AI ĐỦ TRÍ TUỆ ĐỂ BỎ BÁT KỈNH PHÁP
Kính bạch chư tôn thiền đức Tăng,
Kính thưa chư vị Tăng Ni sinh thân mến!
Kính gởi TS. Nhật Từ!
Dưới đây con có đôi lời bày tỏ quan điểm của mình khi nghe bài giảng của TS. Nhật Từ về đề tài Giáo đoàn Tỳ kheo ni và Bát kỉnh pháp, ngày 11/11/2005 tại Học viện Phật giáo Việt Nam được phổ biến trên website: tusachphathoc.com. Cúi mong chư tôn thiền đức lắng nghe và xét cho.
Như con được biết, do sức ảnh hưởng bởi cao trào kêu gọi bình đẳng toàn cầu, mà điểm xuất phát từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phương Tây, nên sự phân công lao động xã hội cần phải được sắp xếp lại và một số tu sĩ Phật giáo không hiểu thế nào là đích thật của sự bình đẳng nam nữ nên cũng đòi xóa bỏ Bát kỉnh pháp[1]. Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thốngkinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
Ở đây, con thiết nghĩ, chúng ta đừng đem giá trị thời đại để kêu gọi xóa bỏ những giá trị đã từng tồn tạimấy ngàn năm lịch sử. Làm như thế chúng ta vô tình ném vào lịch đại tôn sư trong quá khứ, những người đã từng chấp nhận và giữ gìn nó một mớ ngôn từ bất kính, phạm thượng. Còn nếu ai đủ sức thay thì cứ thay, không làm được thì để đó; chứ chúng ta không thể dựa vào thời đại mà nói Bát kỉnh pháp là sai lầm, không phải do Phật nói. Bởi vì Bát kỉnh pháp chính là các điều khoản cơ bản để giữ gìn trật tựcủa Tăng, nếu mất nó thì trật tự Tăng sẽ rối loạn.
Kính thưa chư vị,
Như chúng ta biết, phong trào kêu gọi nam nữ bình quyền chỉ mới xuất hiện khoảng 100 năm nay. Điều này có thể còn kéo dài ra bao nhiêu thời gian nữa, chúng ta chưa biết. Nhưng một điều chúng ta có thể biết chắc rằng sự phân công lao động trong xã hội tương lai sẽ còn biến chuyển. Nếu vài trăm năm sau, xã hội loài người không có hình thức lao động tập trung vào các công ty, xí nghiệp phổ biếnnhư ngày nay; mà mỗi gia đình có thể sản xuất một linh kiện nào đó trong hệ thống dây chuyền công nghiệp siêu hiện đại, thì sự phân công lao động chắc chắn sẽ khác đi. Chừng đó người phụ nữ trong xã hội sẽ có vai trò hoàn toàn khác so với ngày nay. Biết đâu, nam giới đến ngày đó phải đứng lên kêu gọi bình quyền cũng có. Sự biến thái của vấn đề nam nữ bình quyền này đã xuất hiện nhiều tệ nạn như người nữ tuổi trẻ vì để chứng tỏ mình là đàn ông nên hút thuốc lá nhiều và tệ hại hơn nữa là khi ra đường họ để trần như nam giới…
Theo quan điểm của TS. Nhật Từ thì phải có nam nữ bình quyền, xã hội mới phát triển được. Vậy chúng ta nghĩ sao về chuyện bình quyền ở Nhật bản? Khi lập ra hiến pháp, Nhật phải đưa cho Mỹ xem và Mỹ buộc Nhật phải đưa điều luật cho người nữ tham gia vào quốc hội. Sự thật điều này là chính người Mỹ vận động bình quyền cho người Nhật, chứ truyền thống người Nhật không chấp nhận. Tuy không đồng ý, nhưng chính phủ Nhật rất khôn ngoan, họ biết nhẫn nhục để rồi 10 năm sau kinh tế Nhật đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Thế thì nguyên do kinh tế Nhật phát triển là nhờ có phụ nữ trong quốc hội hay sao? Điều này chưa hẳn là chân lý. Nó chỉ đúng trong một thời gian và bối cảnh xã hội cá biệt.
Như vậy bản chất của vấn đề nam nữ bình quyền chính là nhu cầu của sự phân công lao động xã hội, chứ không thể đem cào bằng theo luận điệu “nam cũng như nữ” được.
Trở lại vấn đề sự thành lập Bát kỉnh pháp trong Phật giáo, chúng ta có thể đặt vấn đề rằng ai là người có đủ tuệ giác để soạn ra Bát kỉnh pháp? Điều này với chúng ta ngày nay thì hoàn toàn chưa có một cứ liệu khoa học nào cả. Tuy nhiên, không hẳn việc gì cũng đem ánh sáng khoa học ra để soi đường cho giá trị chân lý. Vì sao, vì giá trị khoa học đôi lúc chỉ là giá trị thời đại và bản thân nó có khi lại phủ định kết quả khảo sát của chính mình.
Có người nói Bát kỉnh pháp được Tôn giả Ca Diếp lập ra trong cuộc kiết tập kinh điển đầu tiên tại thành Vương Xá. Vì ngài thường bị mấy cô ni chửi, nên trong đợt yết ma lần này, Ngài soạn ra Bát kỉnh phápđể Tăng chúng về sau không còn bị trường hợp như ngài nữa. Vì sao có chuyện này? Vì Tỳ kheo niThâu-la-nan-đà rất thần tượng và bênh vực Tôn giả A-nan nên thường mạ lỵ ngài Ca Diếp.
Chuyện là thế này, Tôn giả A-nan đối với ngài Ca Diếp thì chỉ là hàng hạ tọa, nên lúc nào ngài cũng tôn kính ngài Ca Diếp như bậc thầy và xưng con. Một hôm đi giáo thọ cho Ni chúng, ngài A-nan theo làm thị giả cho ngài Ca Diếp, thì Tỳ kheo ni Thâu-la-nan-đà nói rằng: Ông Bà-la-môn Ca Diếp dám giảng trước mặt đại trí A-nan. Chỉ là người bán kim mà đi rao bán cho người làm kim, thế chẳng khác nào như hành động của kẻ múa rìu qua mắt thợ.
Ngài Ca Diếp nói: A-nan, tôi với ông ai là người làm kim, ai là người bán kim? Tôn giả A-nan thưa: Dạ con là người bán kim. Đúng như thế, vì Tôn giả A-nan chỉ mới chứng sơ quả thì rõ ràng đạo lý thánh quả phải do bậc A-la-hán Ca Diếp nói ra. Thế nên nói Bát kỉnh pháp do Tôn giả Ca Diếp soạn trong đợt kiết tập lần thứ nhất và có mấy điều khoản được thành lập thì chưa có cơ sở để kết luận. Do đó con nghĩ, đây cũng chỉ là một quan điểm mang tính suy luận qua vài tình tiết ghi lại trong kinh điển mà thôi.
Một khía cạnh khác nữa, chúng ta cần phải xét là vấn đề truyền bản bằng hình thức truyền khẩu(tạng thổ ngữ). Như chúng ta biết, ngay cả việc sao chép chữ viết còn nhầm thì huống chi là vấn đề này. Cho nên các tình tiết trong một đoạn có sự đảo lộn qua thời gian lưu truyền là chuyện thường thôi. Rồi từ bản Sankrit được dịch qua mấy bản Hán ngữ cũng vậy. Tại sao chúng ta phải xét về tình tiết diễn tiếncủa một vấn đề? Bởi lẽ điều này có một ý nghĩa hết sức lớn, vì chỉ cần đảo lộn tình tiết, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thâm sâu của nó.
Chuyện là thế này, khi biết vua Tịnh Phạn sắp qua đời, các Tỳ kheo thuộc dòng họ Thích Ca về để tang. Sau khi vua qua đời thì bà Cù-đàm-di Đại Ái[2] không còn nghĩa vụ với vua nữa, nên xin Phật xuất gia. Ở đây, chúng ta nên lưu ý rằng chuyện đối đáp phải theo thứ tự, nếu đảo ngược thì ý nghĩa sẽ khác liền.
Giả sử, nếu chúng ta theo thứ tự của truyền bản thứ nhất: Bà Cù-đàm-di Đại Ái xin xuất gia, đức Phậtkhông cho, sau đó bà cạo tóc[3]. Rồi từ Ca-tỳ-la-vệ, đức Phật về thành Xá-vệ (khoảng 80 km), bà và các cung nữ mệnh phụ chạy theođến xin nữa. Đức Phật cũng không chấp nhận, rồi bà ra trước cổng khóc. Tôn giả A-nan thấy vậy đi xin, đức Phật cũng không chấp nhận, vì nữ đi tu thì Chánh pháp giảm 500 năm. Tôn giả A-nan hỏi nam nữcó khả năng chứng thánh quả như nhau không? Phật nói bình đẳng. Sau đó Phật cho nữ giới xuất giavà nói Bát kỉnh pháp. Như vậy, nếu chúng ta xét truyền bản này thì nguyên do giảm 500 chánh pháp là do người nữ xuất gia và để cứu vãn tình thế nên đức Phật phải ban hành Bát kỉnh pháp. Theo con nghĩ thì tình tiết của truyền bản này bị nhầm.
Truyền bản thứ hai[4] chép rằng, sau 3 lần thưa thỉnh đức Phật cho phép xuất gia của Cù-đàm-di Đại Ái (Mahāpajāpatī Gotamī) và 3 lần của Tôn giả A-nan, đến đoạn nói về khả năng chứng thánh quả của nữ nhân thì đức Phật cho phép người nữ xuất gia, nhưng phải trọn đời giữ gìn Bát kỉnh pháp. Khi trong Pháp và Luật có người nữ thì phạm hạnh không được dài lâu. Truyền bản này không thấy nói đến sự hiếu đạo và vấn đề giảm 500 chánh pháp.
Theo thứ tự của truyền bản thứ ba[5], chúng ta sẽ phân tích kỹ truyền bản này. Sau khi Cù-đàm-di Đại Ái xin xuất gia ba lần, đức Phật không chấp nhận, thì Tôn giả A-nan đến thưa Phật:
“Tôn giả A-nan đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nữ nhân có thể đắc quả thứ tư được chăng[6]? Do nhân duyên này nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo được chăng?”
Đức Thế Tôn nói: “Thôi! Thôi! A-nan, người chớ nên nghĩ rằng ‘Nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo’. A-nan, nếu cho nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnhnày sẽ không tồn tại lâu dài[7]. A-nan, ví như gia đình có nhiều người nữ, ít người nam thì gia đình này có được hưng thịnh lâu không?
“Bạch Thế Tôn, không thể vậy”. “Cũng vậy, này A-nan, nếu có nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnh sẽ không được tồn tạilâu dài. “A-nan, ví như trong ruộng lúa dé, ruộng lúa tẻ có sanh cỏ uế [8] thì ruộng lúa kia chắc chắn bị hư hại. Cũng vậy, này A-nan, nếu cho nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏgia đình, sống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnh này sẽ không được tồn tại lâu dài”.
Tôn giả A-nan lại bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Cù-đàm-di Đại Ái đã đem lại cho Thế Tôn nhiều lợi ích. Vì sao? Vì sau khi thân mẫu Thế Tôn mất, Cù-đàm-di Đại Ái đã bảo dưỡng Đức Thế Tôn”.
Đức Thế Tôn nói:
“Đúng vậy, A-nan! Đúng vậy, A-nan! Cù-đàm-di Đại Ái đã đem lại cho Ta nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Ta sau khi thân mẫu Ta mất. Nhưng này A-nan, Ta cũng đem lại cho Cù-đàm-di Đại Ái nhiều lợi ích. Vì sao? Này A-nan, Cù-đàm-di Đại Ái nhờ Ta mà được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ ba ngôi tôn quý và Khổ – Tập – Diệt – Đạo, thành tựu tín tâm, phụng trì giới cấm, tu học bác văn, thành tựu hạnh bố thí, được trí tuệ, xa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát; xa lìa nghiệp không cho mà lấy, đoạn trừ nghiệp không cho mà lấy; xa lìa nghiệp tà dâm, đoạn trừ nghiệp tà dâm; xa lìa nghiệp nói dối, đoạn trừ nghiệp nói dối; xa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu.
“A-nan, nếu có người nhờ người mà được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ ba ngôi tôn quý và Khổ -Tập – Diệt – Đạo, thành tựu tín tâm, phụng trì giới cấm, tu học bác văn, thành tựu bố thí, được trí tuệ, xa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát; xa lìa nghiệp không cho mà lấy, đoạn trừ nghiêïp không cho mà lấy; xa lìa nghiệp tà dâm, đoạn trừ nghiệp tà dâm; xa lìa nghiệp nói dối, đoạn trừ nghiệp nói dối; xa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu. Rồi, này A-nan, giả nhưngười này cúng dường người kia y phục, ăn uống, tọa cụ, thuốc thang, các vật dụng cho cuộc sống, cho đến trọn đời, chẳng lẽ nào lại không được đền ơn”[9].
Ở đây, con không biết TS. Nhật Từ có đọc và hiểu ý đoạn kinh trên nói về chuyện đền ơn đáp nghĩa hay không, mà thầy lại nói: “Ngài A-nan lý luận rằng Di mẫu đã thương Như Lai Thế Tôn như là con ruột, nuôi nấng chăm sóc vỗ về và nhờ công ơn trời biển đó mà Như Lai có được ngày hôm nay, lẽ nào Như Lai dạy chúng con về đạo lý hiếu thảo, Như Lai lại không cho phép dì của mình trở thành người cao thượng. Đánh vào tâm điểm của lòng thương tưởng hiếu kính, làm cho Như Lai Thế Tôn cũng lính quýnh, không biết phải giải quyết thế nào (Phút thứ 8).”
Đọc đoạn kinh trên, con thấy đức Thế Tôn giảng về hiếu nghĩa thật rõ ràng, chứ Thế Tôn “lính quýnh” hồi nào? Con thật không biết TS. Nhật Từ giải thích như thế nào về đoạn kinh trên và dùng lời lẽ như thế có phải là ngôn ngữ tôn kính của một tu sĩ đối với Phật bảo hay không? Có lẽ vì không hiểu nghĩa của đoạn kinh này nên đến phần sau (phút thứ 28) thầy còn tiếp tục suy luận một cách võ đoán: “Cái thứ hai là về tuệ giác, nếu chúng ta áp dùng theo công thức lý luận là gậy ông đập lưng ông thì Như LaiThế Tôn đã bị A-nan gài vào một cái bẩy rất là lớn, đó là tất cả mọi chúng sanh đều có tiềm năng thành Phật, mà chúng sanh này không chỉ nam mà bao gồm luôn nữ và bao gồm luôn cả bêđê. Thì rõ ràngđâu thể nào loại trừ Ni giới. Cái thứ hai nữa là nếu như người nữ có thể thành Phật, thành Thánh thông qua con đường phát triển tâm linh, chuyển hóa đạo đức thì rõ ràng không có lý do gì không cho họ trở thành những con người như vậy. Bởi vì tiềm năng Phật tính dành cho mọi loài chứ không phải chỉ dành cho người nam. Như
vậy là cơ sở lý luận thua A-nan và tuệ giác cũng thua Anan ở chỗ là A-nan lúc đó mới có 25 tuổi đầu vì Anan nhỏ hơn đức Phật là 15 tuổi. Đức Phật thành đạo theo Nam tông là 35 tuổi, 5 năm sau thiết lập Ni đoàn, lúc đó là ngài 40 thì A-nan mới có 25, còn là phàm phu tục tử giống như chúng ta thôi.” Ở đây con muốn nói thêm rằng, cho dù lúc bấy giờ Tôn giả A-nan chưa chứng thánh quả, nhưng liệu căn cơ của ngài có giống như phàm phu chúng ta theo lời giảng của TS. Nhật Từ hay không?
Trở lại vấn đề truyền bản này, chúng ta thấy Phật dạy:
“Này A-nan, Ta vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn sư[10], nữ nhân không được trái phạm, nữ nhânphải phụng trì suốt đời.
“A-nan, ví như người thợ đánh cá và đệ tử của người thợ đánh cá đắp đập ở khoảng nước sâu để giữ nước, không cho chảy ra ngoài; cũng vậy, này A-nan, nay Ta vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn sư, nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Ý của đoạn kinh này thì rõ ràng đức Phật vì giữ gìn trật tự Tăng như giữ gìn dòng nước mà tuyên bố Bát kỉnh pháp, chứ hoàn toàn không có ngầm ý nào ám chỉ một bên là cao vĩ và một bên là bình thườngnhư lời TS. Nhật Từ nói: “Mặc dầu ngài nói bằng một ngôn ngữ rất là văn chương, thế nhưng mà chúng ta phải hiểu ngầm ở trong, đó là nếu như không có Bát kỉnh pháp này thì mối quan hệ quá thân mật giữa Tăng và Ni theo hướng hai chiều có thể tạo ra sự rắt rối về phát sinh tình cảm, dẫn đến chấp trướcmang tính cách hệ lụy, làm mất đi bản chất giải thoát của người xuất gia. Cho nên có Bát kỉnh pháp để vai trò của hai bên được tách biệt. Một bên được xem như là cao vĩ, còn một bên được xem là bình thường.” (phút thứ 13).
Xét bản kinh này, chúng ta thấy diễn tiến của sự kiện đến đây thì đức Phật chấp nhận cho người nữ xuất gia trong giáo pháp của Ngài, hoàn toàn không đề cập đến vấn đề giảm thiểu 500 chánh pháp. Tuy nhiên, để giữ gìn trật tự Tăng trong ý nghĩa xã hội thì Bát kỉnh pháp chính là điều kiện bảo vệ chánh pháp, cho nên đức Phật phải ban hành.
Còn việc tại sao đức Phật không chấp nhận cho nữ giới xuất gia khi bà Cù-đàm-di Đại Ái thưa xin lần đầu tiên, mà phải đợi đến qua 6 lần xin ngài mới chấp nhận? Điều này dễ hiểu thôi. Tùy vào bệnh mà đấng Điều Ngự cho thuốc và chỉ cần nhìn vào gương phát tâm cầu đạo của lịch đại tổ sư, chúng ta cũng có thể hiểu được.
Tuy nhiên, sự kiện này với cặp mắt nhìn nhận của TS. Nhật Từ thì lại khác, nó khác đến mức giống như cái nhìn của ngoại đạo đối với Phật giáo. Thầy nói: “Khi đức Phật cho phép Ni giới vào trong thì ngài cho một cách bất đắc dĩ qua 6 lần thỉnh cầu; 3 lần của di mẫu, 3 lần của ngài Anan (26phút: 15giây).
Một người có lòng từ bi thật sự là không cần phải năn nỉ, cơ chế của năn nỉ là cơ chế của ô dù trù dập. Ai có o bế mình, khen tặng mình thì mình nâng đỡ, còn bằng không thì mình đì đọt chết luôn. Cơ chế đó là cơ chế của các thần linh tôn giáo ngoại đạo, chứ không phải là cơ chế của lòng từ bi đạo Phật.” Do đó, thầy mới kết luận Bát kỉnh pháp không phải do đức Phật nói. Nếu nói như thầy thì việc tổ Huệ Khả – Thần Quang đứng suốt đêm trong tuyết và chặt cánh tay bày tỏ lòng cầu đạo đã biến tổ Bồ-đề-đạt-ma thành kẻ sát nhân rồi. Có lẽ trong đời này, thầy chưa bao giờ phát tâm tha thiết cầu đạo nên làm sao thầy hiểu được ý nghĩa thâm sâu mầu nhiệm trong chuyện này.
Kính thưa quý vị, đức Phật tuyên bố: “Tám pháp đó là những gì?”
Điều 1: “A-nan, Tỳ-kheo-ni phải cầu thọ giới Cụ túc nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bốpháp tôn sư thứ nhất. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Phân tích điều khoản này, trước tiên chúng ta nên hiểu rằng: Đủ nghĩa của Tăng phải gồm có hai bộ là Tỳ kheo tăng và Tỳ kheo ni tăng. Bản kinh Pali có dùng từ Hòa thương Tăng, Hòa thượng Ni. Khi truyền giới thì dùng từ Hòa thượng đường đầu Tăng, Hòa thượng đường đầu Ni. Cho nên trong yết ma của Tỳ kheo tăng thì nói “đại đức tăng xin lắng nghe”, còn với Tỳ kheo ni tăng thì nói “chư đại tỷ tăng xin lắng nghe”. Ở thế gian cũng vậy, khi gia đình có một người con trai, nay có thêm người con gái nữa, gia đìnhấy nghiễm nhiên có 2 thành viên anh và em.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng: tại sao khi cầu thọ giới, bên Tăng chỉ có một yết ma, nhưng bên Ni thì phải hai yết ma? Như chúng ta biết, ý nghĩa cơ bản của lễ thọ giới chính là lễ kết nạp Tăng. Tức là trong Tăng sau lễ thọ giới có thêm một số Tỳ kheo và Tỳ kheo ni nữa. Cho nên việc đi yết ma trình diện nhau là chuyện bình thường, thể hiện tính trật tự trong Tăng. Đại diện Ni dắt giới tử Ni qua trình diện Tăng, chính là lý do hòa hợp tất yếu của toàn thể Tăng, chứ chúng ta không nên đặt chuyện bình quyền ở trong này.
Nếu nói việc này phải bình đẳng nên đến ngày thọ giới, một nửa Tỳ kheo qua trình diện Ni và một nửa Tỳ kheo ni qua trình diện Tăng, thì thử hỏi còn gì là trật tự của Tăng đoàn nữa? Hơn nữa, nếu số giới tửcầu thọ Tỳ kheo giới là số lẻ thì làm sao chia nửa đây? Còn nữa, khi bình đẳng trình diện nhau thì bên nào qua trước, hay hai bên cùng qua lại? Thử hỏi trật tự Tăng đoàn trong ngày cầu thọ giới mà như một đám ô hợp thế sao? Ngay cả luật giao thông cũng phải có trật tự, chứ không thể chạy qua chạy lại theo ý mình.
Cho nên, nghĩa lý trong điều này chỉ là việc trình diện Tăng sao cho có trật tự, chứ hoàn toàn không có chuyện bình đẳng hay không bình đẳng gì cả. Nếu ai đó gọi điều này bất bình đẳng thì đó chỉ là do nhu cầu bản ngã cá nhân mà thôi. Thật sự thì Ni qua chỉ là trình Tăng, chứ có trình mấy ông Tỳ kheo cá biệtnào đâu. Ở đây, Tăng làm đại diện nên coi như là Tăng nhiếp chánh vậy thôi.
Điều thứ 2, Phật dạy: “A-nan, Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng phải đến thọ giáo nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ hai. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Khi bố tát, trong luật quy định có câu: “Có ai sai Tỳ kheo ni sang thỉnh giáo giới không?” Tức là mỗi nửa tháng Tăng phải có sự họp mặt, trao đổi những thông tin cần thiết. Nhưng thử hỏi, cứ đến nửa tháng thì sư ông sư bà qua lại lộn xộn thế hay sao? Còn nếu chúng ta nói trong xã hội hiện đại phần ai nấy sống, không cần có sự liên lạc với nhau, liệu Tăng đoàn có còn là một thể thống nhất nữa hay không? Cho nên điều này chỉ mang tính chất bảo vệ sự liên lạc có tính cố kết một cách trật tự trong Tăng, chứ không thể nói là bất bình đẳng được.
Ví như một gia đình có hai anh em, hôm nay cha chết, ai thờ lư hương bát nước? Hay là phần ai nấythờ? Đó là chưa nói đến những xung đột trong chúng, cần phải có Tăng yết ma can gián. Hơn nữa thời Phật tại thế, việc đi học tập và truyền đạo rất khó khăn bởi chuyện cướp đáp, nên Ni chúng không thể đi cầu học một cách tự do được. Cho nên từ đời sống vật chất cho đến tinh thần của Tỳ kheo ni, Tỳ kheophải có trách nhiệm về mặt giáo giới cho đến bảo vệ sự an toàn sinh hoạt tu tập. Nếu không tuyên bốđiều luật này thì quả thật đức Thế Tôn chính là người thiếu lòng từ bi và tuệ giác, đem con bỏ chợ.
Trong điều khoản này, TS. Nhật Từ cũng đã chấp nhận: “… Cho nên họ tới để học trong những dịp Bố tát là một trong những điều không thể nào không có. Nhưng mà trên thực tế, chúng ta thấy rằng không phải bất kỳ chư Tăng nào cũng được thỉnh giáo giới. Chỉ có một số tăng già giỏi về giới luật. Thông thường là tôn giả Ưu Ba Ly được tới thỉnh giáo giới, còn những vị khác thì không thấy.” Ở đây, thầy đã chấp nhận việc Tăng giáo giới cho Ni trong thời Phật là một sự thật. Và tất nhiên, một vị Tỳ kheo giáo giới phải đủ phẩm hạnh [11]. Nhưng không biết từ cơ sở nào, TS. Nhật Từ cho rằng điều này là một sự bịa đặt của người đời sau, Bát kỉnh pháp không phải lời Phật dạy.
Tiếp theo thầy còn nói: “Trong khi đó giáo đoàn của Tỳ kheo ni sau những lịch sử biến thiên, không còn giống như cấu trúc của xã hội Ấn Độ nữa. Tức là Ni được học ngay từ lúc mới vào chùa, chẳng những học Phật pháp mà còn học luôn cả thế học, có thể nghiên cứu viết sách dịch kinh. Như vậy là họ đâu cần có cái nhu cầu để thỉnh giáo giới. Lấy một cái điều khoản được ra đời từ nhiều thế kỷ về trước để áp dụng cho cơ chế xã hội hiện tại, đôi lúc nó không cần, mà trên thực tế nếu có làm thì cũng làm cho ngoại lệ qua loa. Nó đâu có ý nghĩa gì đâu. Chủ nghĩa hình thức là điều nên cấm kỵ.”
Theo luận điệu này, TS. Nhật Từ muốn xóa bỏ Bát kỉnh pháp vì nó là “Chủ nghĩa hình thức là điều nên cấm kỵ”. Nhưng không biết thầy sẽ thay hình thức liên lạc trong hai bộ phái của Tăng bằng cách nào để không xảy ra điều hệ lụy?
Điều thứ 3, Phật dạy: “A-nan, nếu nơi trụ xứ không có Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo-ni không được thọ hạ an cư. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ ba. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Xét về tính an toàn trong đời sống thời đại xưa, đoàn thể Ni chúng là những người từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong một xã hội mạnh được yếu thua, nhiều trộm cướp; nếu không có sự bảo hộ của Tăng thì điều gì sẽ xảy ra? Lỡ có chuyện xung đột xảy ra trong Ni chúng, ai là người giải quyết tranh chấp? Nhìn vào án lệ luật tạng, chúng ta thấy trong Tỳ kheo còn có trường hợp phải đi mời Tăng đủ trí ở nhiều trú xứ về giải quyết tranh chấp. Nếu là Tỳ kheo ni thì làm sao đi như thế được?
Xét về giới luật, để người thế gian bảo hộ Tỳ kheo ni, làm sao chúng ta có thể tin họ được. Họ có thể quyến rũ quý cô, luật thế gian đâu có xử được trong chuyện này. Còn Tăng bảo hộ, nếu ai phạm thì có luật Tăng đủ để xử trị. Nếu đức Phật không đặt ra điều này thì ai bảo vệ Ni chúng? Như thế, đức Phậtcó còn là đấng từ bi và tuệ giác nữa hay không, và không lý Ni chúng muốn ở đâu thì ở hay sao? Nếu xét cho cùng về bản chất của giới, ngày nay điều này hoàn toàn đầy đủ giá trị; chỉ có điều chúng takhông chịu thực hiện nên không thấy lợi ích thiết thực mà thôi, chứ không thể nói là không thích hợpnữa.
Một lý lẽ thật dễ hiểu như thế, nhưng không biết sao TS. Nhật Từ lại lý luận rằng: “Liệu là cái nhu cầubảo vệ đó có cần thiết trong thời đại ngày hôm nay hay không? Khi mà chư Ni đã có những cái chùa riêng và chùa của họ lớn hơn chùa của Tăng và họ cũng đâu hề có lời thỉnh cầu bảo hộ nào đâu, mà mình cũng chưa hề bảo hộ họ lần nào, ngày nào cả. Họ muốn bảo hộ, họ điện thoại lên công an, công an xuống lo hết trơn (54phút,55 giây). Hoặc là an ninh văn phòng, họ xuống sẽ làm hết hà. Vệ sĩ, bây giờ có công ty vệ sĩ nhiều lắm.”
Trong xã hội ngày nay, đặc biệt là ở Việt Nam, sự thật về điều này có đúng như lời thầy nói hay không? Ai đến bao vây chùa Giác Hoa trong ngày giỗ tổ Nguyên Thiều? Ai kéo áo xô xát không cho HT. Thích Quảng Độ – Viện trưởng Viện hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đến dự lệ húy kỵ? Ai đang tâm trù dập, chia rẽ, bôi nhọa bằng đủ mọi luận điệu đối với một Giáo hội dân lập khiến choTăng Ni ly tán, nghi kỵ, tranh đấu nhau, chia rẽ ý thức hệ một cách sâu sắc? Ai đã làm điều này suốt 30 năm để chính phủ Hoa Kỳ phải bênh vực bằng cách đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia vi phạmnhân quyền trầm trọng trên thế giới?
Người Việt Nam trên thế giới xấu thay cho đất nước mình, đau khổ thay cho một dân tộc nghèo nàn lạc hậu, đạo đức suy thoái, điều này ai cũng biết; tại sao đứng trước giảng đường Học viện Phật giáo, một người mang danh Tiến sĩ mà thầy dám nói sai sự thật rằng: “Họ muốn bảo hộ, họ điện thoại lên công an, công an xuống lo hết trơn (54phút,55 giây). Hoặc là an ninh văn phòng, họ xuống sẽ làm hết hà”.
Ngày nay, mọi người dân Việt Nam đều nhận ra sự quan liêu tham nhũng đến thối nát trong bộ máy nhà nước. Không lý nào người có học vi Tiến sĩ như thầy mà không nhận ra một sự thật như thế? Vậy ai đã bảo thầy ca ngợi điều này? Thầy muốn giao trứng cho ác hay sao? Vì sao thầy nói một điều lố bịch như thế mà không thấy ngượng miệng? Nếu quả thật đó là sự hiểu biết của thầy thì con không còn gì để chia sẻ nữa.
Thầy còn cổ xúy rằng: “bây giờ có công ty về sĩ nhiều lắm.” Tức là thầy muốn biến những ngôi gìa lam trang nghiêm thanh tịnh thành các công ty, các siêu thị buôn bán hàng hóa hay sao mà thầy nói thuê vệ sĩ để bảo hộ chùa, bảo hộ quý cô?
Thầy có biết thế hệ Tăng Ni trẻ đang ngồi dưới giảng đường chính là nầm non tương lai thừa tự ngôi nhà Phật giáo hay không, kế sao thầy lại gieo vào đầu họ một chủng tử thế pháp phá hoại trật tự Tăng như thế? Xét về giới luật, nếu thầy không dám nói ra một sự thật đau lòng mà Phật giáo Việt Nam đang gánh chịu thì thầy nên im lặng. Còn cố ý nói sai thì thầy đã mắc tội vọng ngữ, không còn xứng đáng làm công tác giáo dục đạo đức nữa.
Ngày nay, sự thật có chuyện công an bảo hộ Tỳ kheo ni trong tinh thần giới luật hay không, mọi ngườichúng ta học luật đều biết! Và không biết khi công an xâm phạm Tỳ kheo ni, thì TS. Nhật Từ sẽ lấy luật nào để xử họ???
Điều thứ 4, đức Phật dạy: “A-nan, Tỳ-kheo-ni sau khi thọ hạ an cư phải đối trước hai bộ chúng thỉnh cầuchỉ rõ về ba sự kiện, thấy, nghe và nghi. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ tư. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Trong nghi thức này, chúng ta thấy ngày Tự tứ của Ni (tức ngày 15/7), đại diện Ni đến trong đại Tăngkính lễ cúi đầu, chấp tay, khép mình bạch: “Tăng tỳ-kheo-ni hạ an cư xong. Tăng tỳ-kheo hạ an cư xong. Tăng tỳ-kheo-ni muốn nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Xin Đại đức dũ lòng thương chỉ bảo con. Nếu con thấy có tội sẽ như pháp sám hối”[12]. Chúng ta thấy điều này rất khách quan, chỉ cần đại diệnTỳ kheo ni Tăng đến nói ba việc tự tứ, chứ đâu phải tất cả Ni chúng đứng trước cá nhân vị Tỳ kheo nào nói ba việc này, và nếu Ni nhận thấy có lỗi thì như pháp sám hối mà thôi.
Như đã nói ở trên, thời Phật tại thế Tỳ kheo tăng là thành phần nhiếp chánh, bảo hộ, dạy dỗ,… cho Ni chúng; nên một lẽ hiển nhiên rằng trong quá trình đó, do vô tình nhìn thấy, nghe người khác nói hay nghi ngờ Tỳ kheo ni làm hạnh phi pháp; phải đến ngày Tự tứ, đại Tăng suy nghĩ đúng pháp trong thời gianba tháng an cư vừa qua, nhân việc Ni chúng cầu chỉ rõ về ba sự thấy, nghe, nghi thì mới nói được chứ.
Nếu làm ngược lại, Tăng đi cầu ba sự trước Ni trong một điều kiện xã hội như thế liệu có hiệu quảkhông? Hơn nữa, việc cầu chỉ rõ ba sự kiến văn nghi trong ngày Tự tứ, Tỳ kheo tăng (vào ngày 14/7) cũng phải làm cơ mà. Do đó, chúng ta không thể phủ nhận rằng: Bát kỉnh pháp không phải do Phật nói.
Ngoài ra, như chúng ta biết, người nữ đa phần có tâm lý nói nhiều, và ít kín miệng, nếu nhận làm việc này thì có thể tạo điều kiện cho họ dễ phạm vào giới “kể lỗi người này cho người khác nghe”, và pháp yết ma trong điều kiện xã hội như thế liệu có bảo đảm không? Nhưng ở đây, TS. Nhật Từ cho rằng: “Nếu như tự nói lỗi để hoàn thiện nhân cách của mình, thì tại sao chỉ có Ni mới tự nói lỗi, còn Tăng không tự nói lỗi. Còn nếu như là nói lỗi trước hai bộ Tăng và Ni để cho có nhiều người có ý kiến nhiều hơn thì mình sẽ được hoàn thiện nhiều hơn, thì tại sao chư Tăng không làm việc đó tương tự?”
Trong khía cạnh khác, TS. Nhật Từ nói: “Có nhiều người nói rằng Ni nghiệp cảm nặng. Câu nói đó là câu nói cửa miệng của rất nhiều người, tôi mà thấy chư Ni xuống làm bếp thì nói: ồ ni nghiệp nặng nên mới xuống làm bếp. Mình đì người ta xuống làm bếp rồi nói người ta nghiệp nặng.” Rõ ràng trong vấn đề này TS. Nhật Từ chưa hiểu gì cả. Những vấn nạn thầy nói thay cho người khác chỉ là một điều kiệnthiếu y cứ. Chúng tôi xin hỏi thầy: Luật nào dạy Tỳ kheo trong ngày Tự tứ mà không cầu ba sự kiến vănnghi? Ai áp đặt quý cô là nghiệp năng rồi đì xuống làm bếp?
Tiếp theo, TS. Nhật Từ còn lý luận rằng: “…Vấn đề mấu chốt nữa là vấn đề mời gọi chư Tăng chỉ điểm ba việc thấy, nghe và nghi; dựa vào tư tưởng kinh điển nhà Phật nó không thích hợp? Chúng ta thấy trong kinh tạng Pali, đức Phật dạy trong sự tu tập, các hành giả phải kiểm thúc sáu giác quan của mình, khi tiếp xúc thì nên hạn chế tối đa nếu không có việc cần. Nếu như phải tiếp xúc thì đừng bao giờ để cho các giác quan của mình đặt trên nền tảng ái nhiễm. Và nếu như phải tiếp xúc mà cơ hội đó có thể diễn ra thì Ngài đã dạy cái mẹo vặt, đừng bao giờ quan sát tướng chung và tướng riêng. Tức là một người nam mà quan sát những đặc điểm, những cá tính, sở trường và sở đoản của người nữ thì lâu ngày dày tháng tình cảm cũng phát sanh.
Bởi vì việc quan sát sẽ tạo ra hệ lụy. Và sự nghe ngóng cũng vậy, nếu như nghe âm thanh của người kia nhiều quá thì bỗng dưng mình có cảm giác đam mê. (…) Đức Phật dạy mỗi người phải phản quan chính mình về các giác quan, thông qua thiết lập chánh niệm tỉnh thức trong từng cử chỉ đi đứng, nằm, ngồi. Tự quan sát mình, tự hoàn thiện mình chứ Ngài không có kêu là phải đi quan sát dùm. Chẳng lẽ, mấy ông thầy tối ngày đi rình mấy bà Ni làm gì, rồi đến cái ngày Bố tát mới chỉ điểm thấy nghe và nghi thì vô lý. Còn không thôi tối ngày cứ đi nghe ngóng coi bà đó bả làm gì. Rất là vô lý, chúng tôi thấy nó ra sao đó.”
Thật là một kiểu lý luận “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” rồi mô tả một khuông mặt quái thai khiến người nghe kinh khiếp. Không biết trong đời sống thường nhật, có khi nào thầy góp ý cho quý cô chưa? Nếu có thì chính thầy đã đi “rình mấy bà Ni” đó rồi. Ngay cả trong cuộc sống thường nhật, người đời cũng cầu mong người khác góp ý. Nói như TS. Nhật Từ thì tất cả những ai muốn làm cái việc góp ý, đều phải “đi rình”, đi “quan tướng chung và tướng riêng hết hay sao”?
Thật sự điều khoản này, đại Tăng chỉ làm pháp lắng nghe lời cầu thỉnh của đại diện Ni, rồi suy nghĩ góp ý ba việc kiến văn nghi đã biết có tính chất vô tình hay hữu duyên trong ba tháng an cư mà thôi.
Điều thứ 5, đức Phật dạy: “A-nan, nếu Tỳ-kheo không cho phép Tỳ-kheo-ni thưa hỏi thì Tỳ-kheo-ni không được thưa hỏi Tỳ-kheo về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. Nếu cho phép hỏi thì Tỳ-kheo-ni mới được thưa hỏi về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ năm. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Điều thứ 6, đức Phật dạy: “A-nan, Tỳ-kheo-ni không được nói điều trái phạm của Tỳ-kheo, nhưng Tỳ-kheo được quyền nói điều trái phạm của Tỳ-kheo-ni. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ sáu. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Với điều khoản 5 và 6 này, con chưa có bản kinh cụ thể nào để hiểu hết ý nghĩa của nó nên không dám lạm bàn. Nhưng dưới đây, con sẽ lập lại vấn đề này trong ý nghĩa giới luật.
Với điều khoản thứ 6, TS. Nhật Từ nhận lại nhận định rằng: “Nếu chúng ta phân tích về nội dung chúng ta thấy mâu thuẫn, bởi vì đức Phật dạy dù Tăng hay Ni, tại gia hay xuất gia phải hành trì pháp ái ngữ, tức là nói với tất cả lòng tôn trọng hiểu biết và lòng có từ bi. (…) Chỉ cần đưa học thuyết về ái ngữ thôi, chúng ta thấy rằng là cái nhu cầu giao tế bằng những lời lẽ rất đẹp lòng nhau không thể tạo ra những lời phê bình chỉ trích lẫn nhau được. Do đó, nó phải được áp dụng chung cả hai tình huống Tăng và Ni, tức là bên nào cũng phải dùng ái ngữ, chứ không phải chư Ni thì phải ái ngữ, còn chư Tăng thì muốn nói sao thì nói. Rõ ràng đức Phật đâu bao giờ dạy như vậy.”
Luận cứ này dựa vào phương diện chân lý của kinh, con hoàn toàn chấp nhận. Nhưng dùng nó để nói về Bát kỉnh pháp thì lại rơi vào phạm trù giới luật, nên con không đồng ý với luận điểm này và cảm thấynó không ngoài cách “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” như đã phân tích ở trên.
Điều thứ 7, đức Phật dạy: “A-nan, Tỳ-kheo-ni nếu phạm Tăng già bà thi sam [13] thì phải đối trước hai bộ chúng hành bất mạn trong vòng mười lăm ngày. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ bảy. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.
Như đã nói ở trên, vì tính thống nhất của Tăng đoàn, nên việc xử trị của Tỳ kheo ni cũng phải có sự thống nhất của Tăng.
Điều thứ 8, đức Phật dạy: “A-nan, Tỳ-kheo-ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu đến một trăm năm, nhưng đối với trước Tỳ-kheo mới thọ giới Cụ túc vẫn phải khiêm cung cúi đầu làm lễ, cung kính chắp tay thưa hỏi. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ tám. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.”
Nói đến đây, đức Phật tuyên bố: “A-nan, Ta đã vì nữ nhân tuyên bố tám pháp tôn sư này, nữ nhânkhông được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời. A-nan, nếu Cù-đàm-di Đại Ái phụng trì tám pháp tôn sư này thì được ở trong Pháp Luật chân chánh mà xuất gia học đạo, được thọ giới Cụ túc, làm Tỳ-kheo-ni”.
Theo bản kinh này thì đến đây, đức Phật đã chấp nhận cho nữ giới xuất gia. Hoàn toàn ngài chưa hề nói đến việc giảm 500 chánh pháp. Đoạn kế tiếp: “Khi ấy Tôn giả A-nan nghe Đức Phật dạy, khéo léo nhận lãnh và ghi nhớ, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra, đi đến chỗ Cù-đàm-di Đại Ái, nói rằng:
“Cù-đàm-di, nữ nhân đã được phép ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo. Cù-đàm-di, đức Thế Tôn đã vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn sư, nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.
…
Khi ấy, Cù-đàm-di Đại Ái bạch: “Thưa Tôn giả A-nan, cho phép tôi nói ví dụ này, người trí tuệ nghe dụ này phải hiểu rõ nghĩa lý. Thưa Tôn giả A-nan, giả sử có thiếu nữ Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ hay Công sư đoan chánh, đẹp đẽ, tắm gội sạch sẽ, lấy hương xoa khắp thân, mặc y phục mới, dung mạo trang sức bằng đủ thứ anh lạc, nếu có người nghĩ tưởng đến thiếu nữ ấy, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, liền đem tràng hoa sen xanh, tràng hoa chiêm bặc, tràng hoa Tu-ma-na,tràng hoa Bà-sư, hoặc tràng hoa A-đề-mưu-đa trao tặng thiếu nữ ấy, thiếu nữ ấy vui mừng, hai tay nhận lãnh, đem cài lên đầu mình. Cũng vậy, thưa Tôn giả A-nan, Đức Thế Tôn đã vì nữ nhân mà tuyên bốtám pháp tôn sư này, tôi nguyện suốt đời nhận lãnh phụng trì”.
Xét về điều khoản thứ 8, khi mới nhìn vào chúng ta thường cho rằng nó hết sức bất bình đẳng. Nhận định của TS. Nhật Từ cũng không ngoại lệ. Nhưng khi xét kỹ hơn, chúng ta thấy đức Phật dạy:
“Bấy giờ Cù-đàm-di Đại Ái ở trong Pháp Luật chân chánh xuất gia học đạo, được thọ giới Cụ túc mà làm Tỳ-kheo-ni.
Cù-đàm-di Đại Ái, về sau trở thành Đại Tỳ-kheo-ni, cùng với các Trưởng lão Thượng tôn Tỳ-kheo-ni, là những vị danh tiếng trong hàng vương giả, tu hành phạm hạnh đã lâu, đồng đi đến chỗ Tôn giả A-nan cúi đầu làm lễ rồi đứng một bên mà bạch rằng:
“Thưa Tôn giả A-nan, nên biết, các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão Thượng tôn này là những vị danh tiếng tronghàng vương giả, tu hành phạm hạnh đã lâu, còn các Tỳ-kheo kia nhỏ tuổi, mới học đạo, xuất gia sau, vào nơi Pháp Luật chân chánh này chưa được bao lâu, mong rằng các thầy Tỳ-kheo ấy đối với các Tỳ-kheo-ni nên tùy theo lớn nhỏ mà cúi đầu làm lễ, cung kính chắp tay thưa hỏi.
Khi ấy Tôn giả A-nan nói: “Cù-đàm-di, hãy đứng dậy, để tôi đi đến Đức Phật thưa hỏi việc này”.
Cù-đàm-di Đại Ái Đạo bạch rằng: “Kính vâng, thưa Tôn giả A-nan!”
Rồi thì Tôn giả A-nan đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng một bên, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay Cù-đàm-di Đại Ái cùng các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão Thượng tôn là những vị danh tiếng trong hàng vương giả, tu hành phạm hạnh đã lâu, đồng đi đến chỗ của con, cúi đầu đảnh lễsát chân con rồi đứng qua một bên, chắp tay mà nói với con rằng: ‘Thưa Tôn giả A-nan, các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão Thượng tôn này là những vị danh tiếng trong hàng vương giả, tu hành phạm hạnh đã lâu, còn các thầy Tỳ-kheo nhỏ kia còn nhỏ tuổi, mới học đạo, xuất gia sau, vào nơi Pháp Luật chân chánh này chưa được bao lâu, mong rằng các thầy Tỳ-kheo ấy đối với Tỳ-kheo-ni nên tùy theo lớn nhỏ mà cúi đầu làm lễ, cung kính chắp tay thưa hỏi’”.
Đức Thế Tôn nói:
“Thôi, thôi! A-nan, hãy gìn giữ lời nói này. Hãy thận trọng, chớ có nói điều đó. A-nan, giả sử người hiểu biết như Ta biết thì một câu cũng không nên nói, huống nữa là đã nói như vậy.
“A-nan, ví như nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì các Phạm chí, cư sĩ sẽ lấy áo trải lên đất mà nói rằng: ‘Thưa Sa-môn tinh tấn, ngài có thể đi lên trên này. Thưa Sa-môn tinh tấn, ngài đã làm việc khó làm, khiến cho chúng tôi được lợi ích, phước lành, an ổn, khoái lạc lâu dài’.
“A-nan, ví như nữ nhân không được Pháp Luật chân chánh, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đìnhmà học đạo thì các Phạm chí, Cư sĩ sẽ đem đầu tóc mình trải lên đất mà nói rằng: ‘Thưa Sa-môn tinh tấn, ngài có thể đi lên trên này. Thưa Sa-môn tinh tấn, ngài đã làm việc khó làm, khiến cho chúng tôiđược lợi ích, phước lành, được an ổn, khoái lạc lâu dài’.
“A-nan, ví như nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo, thì các Phạm chí, cư sĩ nếu trông thấy Sa-môn, hai tay sẽ bưng các thức ănra đứng bên đường chờ đợi mà nói rằng: ‘Thưa Tôn giả, xin thọ nhận món ăn này. Có thể mang đi tùy ýthọ dụng để cho chúng tôi được lợi ích phước lành, được an ổn khoái lạc lâu dài’.
“A-nan, ví như nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo, thì các Phạm chí, cư sĩ nếu trông thấy Sa-môn tinh tấn liền sanh tâm kínhmến, dìu đỡ vào nhà, đem các tài vật ra cúng dường Sa-môn tinh tấn mà nói rằng: ‘Thưa Tôn giả, xin thọ nhận tài vật này. Có thể mang đi tùy ý thọ dụng để cho chúng tôi được lợi ích phước lành, được an ổn khoái lạc lâu dài’.
“A-nan, ví như nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo, thì dù cho mặt trời mặt trăng này có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng đối trước đức oai thần của vị Sa-môn tinh tấn vẫn không thể sánh bằng, huống nữa là đối với hàng dị đạo dở chết ấy!”
Căn cứ theo lời Phật dạy trong đoạn kinh này, chúng ta thấy có ý nghĩa xã hội rất lớn trong việc đức Phật xác lập điều khoản thứ 8. Đức Phật dạy rằng khi trong Tăng có người nữ xuất gia đông, chánh pháp có thể giảm là vì sao? Đứng trên khía cạnh xã hội mà xét thì rõ ràng địa vị tôn kính dành cho Tỳ kheo Tăng không còn như trước nữa. Bởi lẽ, yếu tố tâm lý xã hội của người tại gia nhìn vào phương diện ly dục của Tăng trong điều kiện có người nữ thường xuyên kề cận, họ có quyền nghi ngờ và giảm thiểu lòng tôn kính là điều dễ hiểu thôi.
Đặc biệt, nếu không tuyên bố điều thứ 8 này thì đồng nghĩa với việc đức Phật chấp nhận có một giai cấpquý tộc trong giáo đoàn của Ngài, mà như lời Cù-đàm-di Đại Ái đã thưa với Tôn giả A-nan rằng: “Thưa Tôn giả A-nan, nên biết, các Tỳ-kheo-ni Trưởng lão Thượng tôn này là những vị danh tiếng trong hàng vương giả…” Chúng ta thấy đức Phật là người giải phóng giai cấp thì không thể chấp nhận câu này, nếu chấp nhận thì lẽ tất nhiên sẽ không có một người nữ nô tỳ nào có thể tồn tại được trong Ni đoàn. Nếu chấp nhận điều này thì đức Phật chính là người chú trọng giai cấp quý tộc, mà không nghĩ đến các giai cấp thấp và nếu chấp nhận điều này thì đạo Phật còn gì gọi là bình đẳng nữa?
Tuy nhiên, đối với vấn đề trên, TS. Nhật Từ sau khi đưa ra một số dẫn chứng từ kinh điển, rồi diễn giảitheo tính logic học và đi đến kết luận: “Chúng ta thấy rõ ràng cái này được tạo ra như là một cái phản ứng đối lập giữa Ni bộ và Tăng bộ trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà phải gán ghép vào lời của Như Lai Thế Tôn để người ta không có cơ hội nào để biện hộ được (53phút:29 giây). Bắt buộc phải chấp nhận, dĩ nhiên sự chấp nhận này vẫn có lợi cho Ni chứ không phải là nó không có lợi. Nhưng mà nó không có lợi cho tổng thể Phật giáo và cho đại cuộc của Phật giáo. Cho nên nếu chúng ta tin tưởng mà không có đặt vấn đề Bát kỉnh pháp thì chúng ta sẽ làm và giáng tiếp tiếp tay, làm cho đạo Phật mất đi vai trò độc tôn từ vị trí chủ trương học thuyết bình đẳng trên đạo đức, trên giới tính, trên tâm linh và trên sự chứng đắt.”
Sự thật qua 2500 năm lịch sử, điều này cho đến hôm nay có đúng như lời TS. Nhật Từ hay không là tùy vào nhận định của mọi người. Nếu ai trong chúng ta chấp nhận nghĩa lý thâm sâu khi bàn về đoạn kinh vừa phân tích ở trên trong phương diện ý nghĩa xã hội thì lẽ dĩ nhiên, chúng ta chấp nhận điều thứ 8 trong Bát kỉnh pháp là do Phật nói.
Và ở đây, không biết TS. Nhật Từ có nhận ra điều này hay không? Nếu thầy không chấp nhận, con mong rằng thầy hãy đưa ra đầy đủ cứ liệu về truyền bản này là thiếu khoa học lịch sử, khoa học khảo cổ,… để bác bỏ, chứ thầy không nên phán một cách võ đoán rằng: “Nó thương tổn lòng từ bi ở một điểm nữa đó là ngài đã tạo ra một cái bản án nghìn đời vô số đời, vình viễn kiếp số về sau cho đến lúc nào cơ chế Bát kỉnh pháp đó được giải thể thì thôi, rằng Ni giới có mặt làm giảm thọ bản chất của Chánh pháp. Nếu chúng tôi là Ni, chúng tôi không đi tu đâu. Đi tu vô làm giảm 500 năm Chánh pháp mà Chánh pháplà mang an lạc hạnh phúc cho cuộc đời, mà giảm Chánh pháp có nghĩa là mang lại khổ đau cho cuộc sống. Đi tu để mang khổ đau cho cuộc sống thì đi tu để làm cái gì? Rõ ràng là lòng từ bi bị thương tổn ghê gớm lắm.”
Thực tế không có thể phủ nhận khi chúng ta nhìn vào khía cạnh đạo đức thì Tăng với Ni, ai có đạo đứchơn sẽ được người đời tôn trọng. Còn trật tự Tăng Ni là phải tôn kính nhau. Phép xã giao bình thương ở đời khi chúng ta được ai đó tôn trọng thì tất nhiên mình phải tôn trọng lại, vì đó là tính tự trọng của con người. Không lý nào một thầy Tỳ kheo tu hành phạm hạnh lại có thái độ bất kính với Tỳ kheo ni. Nếu thật sự điều này có xảy ra thì trong Luật yết ma của Ni có cho phép làm pháp yết ma “bất kỉnh” vị Tỳ kheo có thái độ như vậy. Pháp yết ma này có hiệu lực cho đến khi nào vị Tỳ kheo ấy nhận ra lỗi và đến sám hối thì Ni mới làm pháp yết ma xả bỏ và tôn kính trở lại.
Giới luật của bậc toàn trí có sức uyển chuyển là như thế đó. Tuệ giác non kém của phàm phu chúng tađừng có suy luận nông cạn rồi áp đặt và kêu gọi xóa bỏ.
Tiếp theo, bản kinh cho chúng thấy lời Phật dạy:
“A-nan, giả như nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo thì chánh pháp sẽ tồn tại đến ngàn năm. Thế nhưng, giờ đây đã mất hết một nửa, chỉ còn lại có được năm trăm năm.
“A-nan, có năm việc nữ nhân không làm được. Nếu nói rằng nữ nhân được thành Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, hoặc Chuyển luân vương, Thiên Đế Thích, Ma vương hay Đại Phạm thiên, điều này nhất định không thể có.
Nhưng có năm việc nam nhân làm được. Nếu nói rằng nam nhân được thành Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, hoặc Chuyển luân vương, Thiên Đế Thích, Ma vương hay Đại Phạm thiên vương, điều này chắc chắn có thật”.
Sự thật về điều này con không đủ tuệ giác nên không dám lạm bàn, ngưỡng mong chư tôn đức chỉ giáo.
Như vậy theo trật tự của truyền bản này, chúng ta thấy: Bà Cù-đàm-di Đại Ái xin xuất gia, đức Phậtkhông cho, sau đó bà cạo tóc. Rồi từ Ca-tỳ-la-vệ Phật về thành Xá Vệ (khoảng 80 km), bà và các cung nữ mệnh phụ chạy theo đến xin nữa. Đức Phật cũng không chấp nhận rồi bà ra trước cổng khóc. Tôn giả A-nan kể công nuôi dưỡng, bị đức Phật không chấp nhận. Tôn giả A-nan lại hỏi về khả năng chứng thánh quả của người nữ. Đức Phật nói bình đẳng và cho nữ giới xuất gia, nhưng phải giữ Tám kỉnh pháp. Sau đó mới nói đến việc Chánh pháp giảm.
Việc này chúng ta còn thấy có nhắc lại trong kỳ kiết tập tại Vương Xá, Tôn giả A-nan bị ngài Ca Diếpquở trách. Ngài A-nan thưa rằng: Phật là đại trí, cho hay không là ở ngài, còn con là trách nhiệm phải đi xin. Theo tình tiết sự kiện này, chúng ta thấy ý nghĩa của vấn đề hoàn toàn khác ý nghĩa của truyền bản thứ nhất và thứ hai.
Ngoài các điều khoản của Bát kỉnh pháp ra, chúng ta còn thấy trong giới Tỳ kheo ni có các điều như sau:
“Điều 139: “Tỳ-kheo-ni nào, cho người thọ giới cụ túc, để cách đêm mới dẫn đến trong tỳ-kheo tăng xin nhận giới cụ túc, ba-dật-đề.”
Điều 141: “Tỳ-kheo-ni nào, mỗi nữa tháng không đến trong tăng cầu giáo thọ, ba-dật-đề.”
Điều 143: “Tỳ-kheo-ni nào, hạ an cư nơi không có tỳ-kheo, ba-dật-đề.”
Điều 142: “Tăng tỳ-kheo-ni, hạ an cư xong phải đến trong Tăng tỳ-kheo nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Nếu không như vậy, ba-dật-đề.”
Điều 172: “Tỳ-kheo-ni nào, muốn hỏi nghĩa với tỳ-kheo, không xin phép trước mà hỏi, ba-dật-đề.”
Điều 145: “Tỳ-kheo-ni nào, mạ lị tỳ-kheo, ba-dật-đề”.
Điều 175: “Tỳ-kheo-ni nào, dù 100 tuổi, thấy tỳ-kheo mới thọ giới mà không đứng dậy nghinh đón, cung kính lễ bái, hỏi chào, ba-dật-đề.”[14]
Như vậy, xét về các điều khoản trong Bát kỉnh pháp với luật Tỳ kheo ni chúng ta thấy có sự tương đồng. Điều này có thể giải thích tại sao trong khi truyền giới Tỳ kheo ni, không có truyền Bát kỉnh pháp.
Nếu ủng hộ lời kêu gọi của TS. Nhật Từ rằng: “chúng ta ứng dụng những điều đó thì đạo Phật được cái gì? Mất cái gì? Rõ ràng là nó có rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, đạo Phật sẽ mất đi học thuyết bình đẳngnhư là một sự sáng tạo về tư tưởng học thuyết của đức Phật. Đức Phật sẽ mất lòng từ bi, sẽ được nhìn nhận như một người không còn tuệ giác nữa, vì Ngài đã chấp nhận một cách bất đắc dĩ và có điều kiệnlà tạo ra một cái bản án rất nặng nề là để trở thành một vị Tỳ-kheo ni phải mang vào mình một tội lỗi đó là làm cho Chánh pháp bị giảm thiểu.
Rõ ràng những điều đó nếu chúng ta không mạnh dạng đặt lại vấn đề thì sự tổn thất sẽ nằm về đức Phật, về đạo Phật. Rõ ràng xóa bỏ Bát kỉnh pháp đi thì chư Tăng vẫn là chư Tăng, chư Ni vẫn là chư Ni. Hai bên vẫn cùng làm Phật sự. Ni bộ riêng, Tăng bộ riêng, hỗ trợ lẫn nhau về phương pháp luận, về chính sách hoằng pháp, chính sách giáo dục… rõ ràng rằng đạo Phật sẽ phát triển rất mạnh trong xã hội. Còn bằng không thì giống như con người có hai vai, chúng ta nếu chặt một vai thì làm sao tồn tạiđược?”; thì lẽ tất nhiên, chúng ta phải bỏ luôn các điều trong luật Tỳ kheo ni như vừa nêu trên. Nếu không bỏ các điều luật này thì bỏ Bát kỉnh pháp có làm thay đổi gì đâu?
Nhìn nhận từ thực tế, chúng ta thấy ngày nay cách áp dụng bát kỉnh pháp không có tính tuyệt đối và có một số vị Tỳ kheo tăng đã lạm dụng Bát kỉnh pháp để áp đặt. Như trường hợp trong lễ tang của cô Trí Hai vừa rồi, không được dùng từ “giác linh” mà phải dùng “chơn linh” vì lý do cô Trí Hải là Ni. Nếu thật sự quý cô đã chứng thánh quả, chúng ta cũng nên lễ bái cầu phước như dân gian lễ đức mẹ Quán Thế Âm vậy. Và sự thật khi vãng sanh vào cõi Tịnh Độ, tùy vào phước đức tu tập mà hóa sinh trong hoa sen có phẩm vị khác nhau, chứ làm gì có chuyện Ni không thể sinh vào phẩm vị cao hơn Tăng. Đây là một ví dụ về chuyện lạm dụng Bát kỉnh pháp do sự sai lầm của một số vị hiểu biết mà thôi.
Tóm lại, chúng ta nên nhớ rằng bản chất của Bát kỉnh pháp chính là các điều khoản giữ gìn trật tự trong Tăng, chứ không có chuyện cao thấp và kêu gọi nam nữ bình đẳng ở trong này. Nếu mất nó đi thì trật tựTăng sẽ bị rối loạn. Ví như hai cái ly để gần nhau, mỗi bên đều có giá trị của nó, chúng ta không thể nói cái bên này hơn cái bên kia được. Làm sao chúng ta có thể để hai cái ly thành một trong thế giới đối đãisai biệt này? Nếu ai đủ khả năng thay các điều khoản khác vào trật tự ấy để tránh lời dèm pha của các tôn giáo khác thì cứ thay, và tất nhiên là phải thay luôn các điều trong luật Tỳ kheo ni và một số điều trong luật Tỳ kheo quy định về việc giáo giới, bố tát, tự tứ… nữa.
Chúng ta đừng nghĩ “Bụt giấy không thiêng”, không giá trị. Còn nếu không đủ tuệ giác mà thay đổi Bát kỉnh pháp thì trong trật tự Tăng sẽ rối loạn, người ấy sẽ mang tội “phá hòa hợp tăng”, đọa địa ngục A-tỳlà điều chắc chắn. Có ai trong chúng ta làm nổi điều này không? Xin thưa, TS. Nhật Từ có làm nổi chuyện này không?
Trong tương lai, nếu có một giây phút nào tâm hồn thầy yên tĩnh suy nghĩ lại, hoặc một ngày thầy rảnh rỗi tìm thêm sự tương quan của vấn đề Bát kỉnh pháp có trong các bộ kinh luật khác, thầy nhận ra mình đã bị nhầm thì con mong thầy nên thành tâm sám hối tội bất kính tam bảo, phỉ bán lịch đại tôn sư. Mạnh dạn cải chính những điều thầy nói để một số Tăng Ni trẻ không còn nhầm vì bị ảnh hưởngbởi cách lý luận của thầy; và con luôn kính trọng, khâm phục nghĩa cử này, bởi Phật dạy người có lỗi mà dám sửa thì thanh tịnh bằng người không phạm lỗi.
Kính bạch chư tôn đức,
Kính thưa chư vị Tăng Ni sinh!
Cuối cùng, con xin trích một đoạn trong lời giảng của TT. Thích Tuệ Sỹ về Bát kỉnh pháp để kết thúcquan điểm của mình: “Trong xã hội ngày nay, với hệ thống kinh luận và đặc biệt là hệ thống luật tạng, chúng ta giữ được điều gì thì giữ, chứ đừng nói rằng điều đó không còn phù hợp thời đại mà muốn làm gì thì làm. Còn nếu đủ sức sửa các điều luật để Tăng Ni tu tập cho hợp với thời đại khoa học nhưng phải đảm bảo rằng điều đó chắc chắn người tu tập sẽ đạt đến thánh quả thì cứ làm.
Ở đây, trong chúng ta ai là người đã từng giải quyết những khúc mắc trong đời sống Ni chúng, ai đã từng giải quyết những sáo trộn tâm lý, những xung động bức xúc trong đời sống người Ni, ai đủ khả năng nhìn thấy những diễn biến tâm lý để đưa ra những điều luật giúp họ tu tập chứng thánh quả? Còn những quan hệ trong trật tự Tăng chúng thì như thế nào? Vị ấy đã đủ tuệ giác thấu triệt chưa? Còn nếu không biết thì chúng ta đừng có tùy tiện đặt lung tung, đừng có tự hào rồi làm bậy. Anh không phải luật sư thì đừng đặt các điều luật sai trái để giết người ta. Anh không phải là nhà luật sư kinh tế thì đừng đặt luật thương mại khiến cho rối loạn thị trường. Đừng vì sự hời hợt trong chuyện bình đẳng nam nữ ở phương Tây mà làm mất trật tự là không được.”
Kính chúc chư tôn đức Tăng Ni luôn thanh tịnh, hòa hợp.
Nguyện cầu Tỳ-ni cửu trụ.
Con: Tỳ Kheo Thích Nhựt Chấn
Địa chỉ liên hệ: email: ThichNhutChan@yahoo.com
Chú thích:
[1]- Những bản dịch về danh hiệu Bát kỉnh pháp:
– Tứ phần luật, Tỳ kheo ni Kiền Độ thứ 17, Đại chánh tạng, cuốn 22, tr 158 gọi là “Tám điều không thể vượt qua”.
– Ngũ phần luật, Tám pháp Tỳ kheo ni, Đại chánh tạng, cuốn 22, tr 158 gọi là “Tám pháp không thể vượt qua”.
– Đại Ái Đạo Tỳ kheo ni giới kinh, quyển thượng, Đại chánh tạng, cuốn 24, tr 946; Cù Đàm Di lai tác Tỳ kheo ni, phẩm 9, Đại chánh tạng, cuốn 4, tr 158; Thiện kiến luật Tỳ bà sa, quyển 15, Đại chánh tạng, cuốn 24, trang 782; Hành sự sao chúng biệt hành thiện, Đại chánh tạng, cuốn 40, tr 154 đều gọi là “Tám pháp bát kính”.
– Cù Đàm Di kinh, quyển10, Đại chánh tân tu, cuốn 1, tr 66 thì gọi là “Tám pháp tôn sư”.
– Tôn Bà Tu Mật Bồ tát sở tập luật thứ 8, Đại chánh tạng, cuốn 28, tr 779 gọi là “Tám pháp trọng”.
– Căn bản Tát bà đa bộ luật, quyển 10, Đại chánh tạng, cuốn 24, tr 582 gọi là “Tám pháp tôn trọng”.
[2]- Cù-đàm-di Đại Ái 瞿 曇 彌 大 愛. Pāli: Mahāpajāpatī Gotamī.
[3]- Theo Luật Tứ phần: sau khi Bà không được Phật cho phép nữ giới xuất gia, bà cùng với năm trăm người nữ khác tự cạo tóc, mặc áo ca-sa và vẫn đi theo Phật khẩn nguyện Ngài chấp thuận. Bản Pāli cũng vậy, Bà theo Phật đến Vesāli và tự cạo tóc tại đây.
[4]- Mahāpajāpatī Gotamī, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, năm 1996, tr 649-658
[5]- TT. Thích Tuệ Sỹ dịch, Kinh Cù Đàm Di, Phẩm Lâm, Trung A Hàm, Tương đương Pāli A.8.51 Gotamīsutta. Biệt dịch No.60. Kinh nói về sự thiết lập Tỳ-kheo ni tăng, do đó được kể trong tất cả Luật tạng. Tham chiếu, Luật Pāli, Cv. 10.1; Tứ Phần Luật 48 (Đại 22, tr.922), Ngũ Phần Luật 29 (Đại 22, tr.185), và các luật khác.
[6]- Bản Pāli, A-nan nghĩ, Phật không chấp nhận thỉnh cầu, ta hãy dùng cách khác, và hỏi như vậy (yaṃnūnāhaṃ aññepi pariyāyena bhagavantaṃ yāceyyaṃ…).
[7]- Trong bản Pāli, Phật chỉ nói điều này sau khi đã chấp thuận cho nữ xuất gia.
[8]- Hữu uế 有 穢, ruộng có cỏ xấu mọc lan. No.60: bạc vũ, mưa đá. Tứ phần (nt) sương bạc. Pāli: sālikkhette setaṭṭhikā nāma rogajāti, trong ruộng lúa có loại bệnh gọi là “bạch chứng” (tức sương muối? Hay do một giống nấm ăn trắng cây?).
[9]- Tứ phần (nt): Phật vẫn chưa chấp thuận, Tôn giả A-nan hỏi về khả năng đắc Thánh quả của nữ nhân, Phật xác nhận, rồi A-nan nói: “Nếu nữ nhân có thể đắc Thánh quả, họ cũng có thể xuất gia”. Do đó Phật chấp thuận và thiết lập tám kỉnh pháp.
[10]- Bát tôn sư pháp 八 尊 師 法, tức Bát kỉnh pháp. No.60: Bát trọng pháp Pāli: attha garu dhamma. Trong bản Hán, garu: kính trọng; được hiểu là guru: tôn sư.
[11]- Kinh tăng chi bộ, phẩm Ai giáo giới, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1996, tr 658,659
[12]- Tứ phần luật (nt)
[13]- Tăng-già-bà-thi-sa 僧 伽 婆 尸 娑. Thường dịch là Tăng tàn, với mười bảy điều khoản dành cho ni, nếu vi phạm, bị bắt buộc phải sống biệt chúng một thời gian theo giới kinh quy định. Pāli: saṅghādisesa.
[14]- Tứ phần luật, quyển 3, phần Bất cộng giới, Tỳ kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng dịch – Tỳ kheo Thích Nguyên Chứng hiệu chính và chú thích.