A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà-tẩu-bàn-đậu
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

Phẩm 5: PHÂN BIỆT HOẶC

(PHẦN 2)

Đã thuyết minh nghĩa về đời xong. Do tương ưng nên nối tiếp.

Nay, nên tư duy về nghĩa ấy:

Loại nầy đã diệt, chúng sinh ở trong đó có được lìa nhau không?

Lại nữa, chúng sinh ở xứ của loại nầy đã được lìa nhau thì loại ấy là đã diệt? Ở đó, nếu đã lìa nhau, thì loại nầy đối với người nầy, nhất định đã diệt. Nếu loại đã diệt, thì trong đó, chúng sinh hoặc đã lìa nhau, hoặc chưa lìa nhau. Ví như, kệ nói:

Diệt khổ trong hoặc dưới

Do hợp biến hành khác

Ở loại trước đã diệt

Cảnh đồng khác hợp hoặc.

Giải thích: Khổ trí đã sinh, tập trí chưa sinh. Tụ loại, đối tượng diệt của kiến khổ, đều đã diệt tận. Do đối tượng diệt của kiến tập đế duyên khổ kia làm cảnh, hoặc biến hành khác, tương ưng với tập đế kia có chín phẩm hoặc trong tụ loại, đối tượng diệt của tu đạo. Ở trong phẩm đã diệt trước kia, do hoặc khác duyên loại kia làm cảnh, tương ưng với loại kia, nên biết nghĩa ấy.

Ở trong loại nào, có bao nhiêu hoặc có thể duyên nơi loại kia sinh?

Nếu đáp mỗi mỗi câu về câu hỏi nầy, thì nên nói là vô số pháp. Vì thế, các luận sư trước đây đã tạo ra lược tập Tỳ-bà-sa.

Sư kia nói: Thế nào là do ít công lực, chúng ta nên vượt qua ? Nếu lược nói thì có mười sáu thứ pháp. Nghĩa là pháp tương ưng của các cõi Dục, Sắc, Vô sắc, mỗi cõi đều có năm phẩm và tâm vô lưu cũng có mười sáu đồng loại nầy. Ở trong đó, pháp nào là cảnh giới của tâm nào?

Nếu người đã biết rõ như đây, trong đó, nhiều hoặc như đây, duyên nơi loại kia được sinh thì nghĩa nầy mới có thể tư duy, xét lường.

Trong đây, kệ nói:

Kiến khổ, tập, tu diệt

Là pháp tương ưng dục

Tự giới ba, một sắc

Cảnh giới vô cấu thức.

Giải thích: Pháp nầy là pháp tự giới. Vì có ba bộ, nên nói tự giới ba. Một bộ của pháp nầy, vì pháp cõi Sắc, nên nói một sắc. Tương ưng hành pháp ở cõi Dục, đối tượng diệt của kiến khổ, tập và đối tượng diệt của tu đạo, đều là cảnh của năm thức.

Ở tự giới có ba thức, nghĩa là ba thức trước. Tâm cõi Sắc một, nghĩa là đối tượng diệt của tu đạo và tâm vô lưu.

Kệ nói:

Tự giới, giới dưới ba

Trên một, cảnh tịnh thức.

Giải thích: Tương ưng hành ở cõi Sắc, pháp có ba bộ như trước, là cảnh nơi đối tượng duyên của tám tâm. Nghĩa là tâm tự giới có ba thứ như trước. Tâm giới dưới có ba, cũng như trước. Tâm giới trên có một, nghĩa là tâm, đối tượng diệt của tu đạo và tâm vô lưu.

Kệ nói:

Vô sắc, ba cõi ba

Vô lưu, cảnh giới thức.

Giải thích: Pháp có ba bộ tương ưng hành ở cõi Vô sắc, là cảnh nơi đối tượng duyên của mười tâm, nghĩa là tâm của ba cõi, mỗi cõi đều có ba thứ như trước và tâm vô lưu có một

Nói đối tượng diệt của kiến khổ, tập ở ba cõi và đối tượng diệt của tu đạo xong.

Kệ nói:

Cảnh của tất cả tự tăng trưởng

Đối tượng diệt của kiến diệt, đạo.

Giải thích: Tự tâm nầy trong pháp đối tượng diệt của kiến diệt, đạo, nghĩa là tâm đối tượng diệt của kiến diệt, đạo. Tâm nầy là tâm tăng trưởng, nên biết, pháp kia là cảnh của tâm nầy.

Thế nào là như đây?

Pháp đối tượng diệt của kiến diệt, tương ưng nơi cõi Dục, chính là cảnh giới của sáu thức. Nghĩa là năm thức và thức tự tăng trưởng đã nói trước kia. Pháp, đối tượng diệt của kiến đạo cũng vậy. Nghĩa là năm thức và thức tự tăng trưởng đã nói trước kia.

Pháp, đối tượng diệt của kiến diệt, đạo của cõi Sắc, Vô sắc như đây, là đối tượng diệt của kiến diệt, đạo, vì là cảnh giới của thức tự tăng trưởng. Thế nên, là bao gồm chín thức và mười một cảnh thức.

Đã thuyết minh pháp của năm bộ nơi ba cõi xong.

Kệ nói:

Vô lưu, sau ba cõi

Cảnh ba tâm vô lưu.

Giải thích: Nếu pháp vô lưu là cảnh giới của mười tâm, nghĩa là tâm ba bộ sau ba cõi, tức tâm, đối tượng diệt của tu, của kiến diệt, đạo và tâm vô lưu.

Lại nữa, vì thâu tóm nghĩa nầy, nên tạo ra một kệ rưỡi:

Kiến khổ, tập, tu diệt

Ở vô lưu ba cõi

Năm, tám và mười thức

Cảnh duyên của mười thức

Nơi diệt kiến diệt, đạo

Tất cả cảnh tự tăng.

Đã giải thích an lập mười sáu tâm như thế, việc chánh của tùy miên, cảnh của mười sáu tâm, trong đó, tư duy, xét lường thế nào?

Đối với duyên nơi lạc căn là trong thức cảnh, có bao nhiêu hoặc tùy miên nương tựa cảnh thức kia được sinh?

Nếu có câu hỏi được nêu ra như đây, chúng ta nên tự tư duy, xét lường.

Lạc căn có bảy thứ, ở trong cõi Dục, chỉ có đối tượng diệt của tu đạo, năm bộ ở cõi Sắc và vô lưu

Lạc căn nầy, lược thuyết minh là cảnh giới của mười hai tâm, bốn tâm cõi Dục, trừ tâm đối tượng diệt của kiến diệt, tâm cõi Sắc có năm, Vô sắc có hai tâm. Nghĩa là tâm, đối tượng diệt của kiến đạo, tu đạo và tâm vô lưu.

Mười hai thức như đây, chủ thể duyên nơi lạc căn làm cảnh. Ở trong đó như lý nên biết hoặc của bộ cõi Dục, hoặc của bộ cõi Sắc duyên nơi cảnh hữu vi. Hai bộ của cõi Vô sắc và các hoặc nơi thức biến hành, trong đó, tùy miên sinh nên biết như đây.

Đối với duyên, chủ thể duyên nơi lạc căn làm cảnh, trong tâm có bao nhiêu hoặc tùy miên nương tựa vào cảnh lạc kia được sinh?

Đã nói chủ thể duyên nơi lạc căn làm cảnh, mười hai thức lại là cảnh giới của thức nào? Tức là mười hai loại thức đã nói ở trước.

Lại nữa, cõi Vô sắc có mười hai bộ, nghĩa là tâm, đối tượng diệt của kiến khổ, tập, là mười bốn tâm, nên biết duyên chủ thể duyên thọ, thức làm cảnh. Trong đây, lại thêm tâm, đối tượng diệt của kiến khổ, tập cõi Vô sắc. Cõi Dục có bốn tâm duyên hữu làm cảnh, cõi Sắc có năm tâm duyên hữu làm cảnh. Dựa vào mười bốn tâm nầy, hoặc tùy miên được sinh. Nghĩa ấy nên biết, do cái khác của phương nầy cũng nên biết. Nếu do tâm hoặc ấy thì sẽ có phước.

Các hoặc nầy ở trong tâm nầy, đều là tùy miên phải không?

Được tùy miên, nếu hoặc tương ưng với tâm không diệt và chủ thể duyên nơi lạc căn kia làm cảnh không diệt. Không thể có tùy miên, nếu hoặc tương ưng với tâm rồi diệt

Nếu tạo ra nghĩa như đây, kệ nói:

Có hai thứ buộc tâm

Nhiễm, không nhiễm do miên.

Giải thích: Nếu tâm có nhiễm ô do hoặc, chủ thể duyên tùy miên, thế nên, tâm có phược (buộc), và do tương ưng với tâm, duyên nơi nhiễm ô kia làm cảnh. Hoặc không thể là tùy miên. Hoặc tương ưng với tâm kia chưa diệt, vì tương ưng lẫn nhau. Nếu không có tâm nhiễm ô, chỉ do có thể hoặc tùy miên và hay duyên nơi lạc căn kia làm cảnh, hoặc không diệt vì là phược (buộc).

Lại nữa, mười thứ lạc sinh khởi thế nào?

Từ đầu tiên, nghĩa là do hoặc tương ưng với si, nên mê tối đối với cảnh đế. Người kia không ưa quán tướng khổ khổ, đối với người đó, hoặc không biểu hiện rõ, cho đến đạo cũng vậy. Thế nên, kệ nói: Từ si, nghi.

Giải thích: Nếu người đã si mê, tối tăm đối với hai nghĩa nầy, khởi nghi, hoặc, nghĩa là đây vì là khổ, hay đây là không phải khổ. Cho đến đạo cũng vậy

Kệ nói: Từ kiến.

Giải thích: Từ nghi hoặc khởi từ kiến. Nếu người có tâm ngờ vực, do do nghe, tư duy bất chính, nên tà trí quyết định khởi, cho đến bác bỏ không có khổ v.v…

Kệ nói: Từ thân kiến.

Giải thích: Người kia nói từ tà kiến, thân kiến sinh, do khổ trừ diệt năm ấm, do vì chấp ngã, ngã sở.

Kệ nói: Biên kiến.

Giải thích: Từ thân kiến, biên kiến sinh, do vì chấp hai biên đoạn, thường của ngã

Kệ nói: Từ giới chấp chủ nầy.

Giải thích: Từ biên kiến, giới chấp thủ kiến sinh. Vì sao? Vì nếu người tùy thuộc chấp biên thì do biên ấy, chấp là thanh tịnh.

Kệ nói: Tiếp theo, kiến thủ.

Giải thích: Từ kiến chấp giới chấp thủ, kiến thủ sinh. Vì sao? Vì nếu do pháp nầy chấp thanh tịnh, tất nhiên sẽ chấp pháp nầy là vượt trội hơn. Ở dưới thấp, chấp trôi hơn, là kiến thủ.

Kệ nói: Tự thấy về dục, mạn.

Giải thích: Vì đối với tự thấy ái, vướng mắc nên tâm khởi. Do tự thấy cao ngạo nên tâm khởi. Thế nên, từ tự thấy dục khởi, mạn khởi Kệ nói: Thấy người khác, sân khởi.

Giải thích: Nếu người ái chấp kiến thức của mình, đối với kiến thức của người khác, có thể đối trị với kiến thức của mình, thì khởi giận dữ.

Có sư khác nói Đối với tự nhận thấy, đã nhận thấy xong, buông bỏ chính giữa, nổi cơn giận dữ.

Kệ nói: Như thứ lớp.

Giải thích: Các hoặc dục v.v…, đối tượng diệt của kiến đế, vì duyên dựa vào tự kiến nối tiếp nhau khởi, nên sinh khởi như thứ lớp ở đây: Nếu dục hoặc sinh khởi, tất nhiiên sẽ do ba nhân duyên được khởi

Nhân duyên của chủ thể khởi Kệ nói:

Từ chưa diệt tùy miên

Và đối căn hiện trần

Do tư duy bất chánh

Nên các hoặc dấy khởi.

Giải thích: Hoặc ví như tùy miên dục. Tùy miên nầy chưa diệt, chưa lìa vĩnh viễn, tương ưng với hoặc dục. Trần đối với căn, được biểu hiện rõ ràng và ở trong đó, khởi tư duy không thích đáng. Do vì đủ ba thứ nhân duyên, nên hoặc dục được khởi.

Thứ lớp ba nhân duyên nầy, nghĩa là sức gia hạnh của nhân duyên.

Kệ nói: Đủ nhân duyên.

Giải thích: Nếu hoặc khác có đủ nhân sinh, nên biết cũng như vậy. Thuyết kia nói có khi do hoặc của sức trần, cũng sinh khởi chứ không sức nhân. Ví như A-la-hán pháp thoái, là hoặc tùy miên. Ở trong kinh, Đức Thế Tôn nói có ba lưu. Nghĩa là dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu.

Hoặc nói là bốn bộc hà, nghĩa là bộc hà dục, bộc hà hữu, bộc hà kiến, bộc hà vô minh.

Hoặc nói là bốn hệ thuộc (trói buộc), tức là bốn sông (hà). Hoặc nói là bốn thủ, nghĩa là dục thủ, kiến thủ, giới chấp thủ, ngã ngôn thủ.

Ở đó, kệ nói:

Cõi Dục khởi đảo chung

Phiền não, gọi dục lưu Lìa si.

Giải thích: Trừ vô lưu, hành cõi Dục khác, các thứ điên đảo chung khởi hoặc. Nên biết, gọi dục lưu có bốn mươi mốt vật. Ba mươi mốt hoặc tùy miên, trừ năm thứ vô minh và mười điên đảo khởi. Hoặc ở đây chỉ là hoặc chứ không phải tùy miên.

Kệ nói:

Chỉ tùy miên Hữu lưu sắc, vô sắc.

Giải thích: Trừ vô minh, nói lưu, tất cả hoặc tùy miên hành của cõi Sắc, Vô sắc, trừ vô minh, gọi là hữu lưu. Có năm mươi hai vật: Hoặc cõi Sắc có hai mươi sáu, trừ năm bộ vô minh. Cõi Vô sắc cũng vậy.

Ở cõi trên, vì không có sự mệt yếu, trạo khởi hai thứ điên đảo khởi chỉ khởi hoặc tà. Như Luận Phân Biệt Đạo Lý nói: Những gì là hữu lưu? Trừ vô minh, là các hoặc khác tương ưng với cõi Sắc, Vô sắc. Nghĩa là kết phược, tiểu hoặc, tùy miên điên đảo khởi hoặc.

Trong đây, sao không thâu tóm?

Sư nước Kế Tân nói: Do vì không tự tại.

Lại, có nhân duyên gì cõi Sắc, Vô sắc hợp nói một hữu lưu?

Kệ nói:

Môn nội vô ký khởi

Dựa địa tĩnh lặng sinh

Nên hợp lại thành một.

Giải thích: Hoặc của hai cõi nầy đồng với tánh vô ký, dựa vào môn trong khởi, nương tựa địa định sinh. Do ba pháp v.v… nầy, thế nên hợp lại làm một. Do nhân ấy lập nghĩa hữu dục, lại do nhân ấy lập nghĩa hữu lưu. Nay, vô minh của ba cõi lập làm vô minh lưu. Nghĩa nầy tự thành.

Có mười lăm vật, sao lại lập riêng vô minh nầy làm lưu?

Tất cả lưu,

Kệ nói: Vì căn lập lưu riêng của vô minh.

Giải thích: Tất cả lưu lấy vô minh làm căn. Thế nên lập riêng vô

minh là lưu. Như nói lưu, nên biết vật khác cũng thế.

Kệ nói:

Bộc hà, hệ cũng vậy

Nên lập riêng kiến minh.

Giải thích: Là dục lưu đã nói, tức là dòng thác dục và sự trói buộc các dục. Dòng hữu lưu đã nói, tức là bộc hà hữu và trói buộc hữu, trừ các kiến.

Thuyết kia nói do phân biệt rõ, nên đối với bộc hà và trói buộc, lập kiến làm phẩm riêng.

Kệ nói:

Không phải đối với lưu

Không có bạn mà là

Do không phải thuận lưu.

Giải thích: Vì còn chủ thể kiến tuôn chảy, nên gọi là lưu. (Các danh từ lưu v.v… sẽ giải thích sau).

Thuyết kia nói: Nếu kiến riêng một mình không có bạn, thì sẽ không thuận theo lưu, do vì sáng, rõ. Thế nên đối với lưu, không lập làm phẩm riêng, mà hợp lập làm phẩm lưu, là sông bộc dục, có hai mươi chín vật, nghĩa là dục, sân, mạn có mười lăm thứ, nghi có mười bốn và mười điên đảo khởi hoặc.

Bộc hà hữu có hai mươi tám vật, nghĩa là hữu dục, mạn có hai mươi và nghi có tám thứ.

Bộc hà kiến có ba mươi sáu vật, bộc hà vô minh có mười lăm vật.

Như bộc hà, nên biết sự trói buộc cũng thế.

Kệ nói:

Như đã nói si chung

Vì có hai phần kiến

Nên gọi đấy là thủ.

Giải thích: Sự trói buộc của dục nầy chung với vô minh, lập làm Dục thủ có ba mươi bốn vật. Nghĩa là vô minh dục, sân, mạn có hai mươi thứ, nghi có bốn và mười điên đảo khởi hoặc. Sự trói buộc của hữu nầy chung với vô minh, lập làm ngã ngôn thủ bao gồm có ba mươi tám vật. Nghĩa là dục, mạn, vô minh có ba mươi thứ, nghi có tám thứ, là sự trói buộc của kiến, trừ giới chấp thủ, lập làm kiến thủ có ba mươi vật, là giới chấp thủ có sáu vật.

Thế nào là từ trong các kiến, lìa giới chấp thủ, lập làm thủ riêng?

Do Thánh đạo đối trị: Do vì hai bộ lừa dối. Nghĩa là bộ tại gia do hoặc nầy gặp phải sự tính toán lừa dối, chấp tự nhịn đói vì đại đạo, bộ xuất gia, do lià bỏ trần đáng yêu, tu tập khổ sở vất vả vì đạo, vì chấp sẽ được giải thoát

Dục thủ và kiến thủ: Là nguyên nhân tranh chấp giữa hai bộ tại gia, xuất gia, nên lập làm hai thủ. Tại gia do chấp lấy năm trần, nên khởi tranh chấp với người tại gia. Xuất gia do chấp lấy các kiến, vì đều bất đồng quan điểm, nên khởi lên tranh chấp với xuất gia. Hai bộ nầy chấp lấy quyết định và quả quyết định. Vì đạo giải thoát, nên lập hoặc của hai cõi làm ngã ngôn thủ.

Thế là hợp với vô minh nói thủ, không lập riêng thủ?

Vì lẽ thường chấp lấy sự sinh tử, nên lập làm thủ.

Kệ nói:

Do vô minh không phải

Chủ thể chấp lấy, nên hợp.

Giải thích: Vô minh lấy sự không hiểu rõ làm tưởng. Vì tối tăm, đần độn, nên không thể chấp lấy. Thế nên, chung với hoặc hợp làm thủ. Ở trong kinh, Phật, Thế Tôn nói: Những gì là sự trói buộc của dục (nói rộng như kinh), cho đến ở trần dục, chúng sinh nhiễm ô dục, muốn cầu dục ái, dục hỷ, dục dục, dục loạn, dục vướng mắc khắp, dục lạc, dục định, dục tham? Dục nầy biến đổi khác, tâm chúng sinh trụ, nói đây là sự trói buộc của dục, cho đến trói buộc của hữu cũng như vậy.

Ở trong kinh khác nói: Ái dục cũng gọi là thủ, thế nên biết chấp lấy dục v.v… Ở trong dục v.v…, chỉ ái dục là thủ (nghĩa nầy đã nói).

Ở trong kinh chỉ hoặc tùy miên, nói tên là thủ trói buộc con sông bộc lưu

Lại nữa, tùy miên danh có nghĩa gì? Cho đến thủ danh có nghĩa gì?

Kệ nói:

Vì theo đuổi vi tế

Nên hai thứ tùy miên

Vì không dụng công luôn

Nên nói tùy miên kia.

Giải thích: Sự vi tế trong đây, nghĩa là vì hai hành tướng rất tinh tế, nên không phải người khác có thể biết được. Sự theo đuổi: Do đắc đạt đến luôn có, nên hiện hai thứ tùy miên nầy. Nghĩa là chúng sinh trôi đi theo dòng chảy, luôn tạo ra hai thứ ràng buộc trong nối tiếp nhau: Sự ràng buộc của cảnh giới, sự ràng buộc của tương ưng. Vì không phải dụng công làm, nghĩa là nếu không tạo ra công dụng cho sự sinh, nếu người kia tạo ra đối trị để ngăn cấm, thì tùy miên kia sẽ thường thường hiện tiền. Do ba nghĩa nầy, nên nói hoặc kia gọi là tùy miên.

Kệ nói:

Khiến trụ và khiến lưu

Thường lôi kéo, kết hợp

Thường chấp lấy, nên nói

Hoặc là tùy miên kia

Là bộc hà chảy mãi.

Giải thích: Khiến trụ trong không thủ hộ, từ sáu môn lậu, có thể bị cuốn trôi theo dòng chảy sinh tử. Do tuôn chảy từ trời Hữu đảnh đến A-tỳ-chỉ, nên gọi là lưu. Có khả năng lôi kéo, dẫn dắt chúng sinh khiến hụp lặn trong biển khổ, nên gọi là bộc hà. Có khả năng kết hợp chúng sinh sao cho không ly khai nỗi đau khổ, nên gọi là trói buộc. Nhân chúng sinh nầy nhận lấy dục v.v… và vì đời đời đều đầy đủ, nên gọi là thủ. Lại, nếu như chúng sinh nầy được giải thoát, là hơn hết. Do lẽ chúng sinh kia cố tình nối tiếp nhau, trôi nổi trong sáu trần, nên nói tùy miên kia là lưu. Như kinh nói: Trưởng lão! Thí dụ như chiếc thuyền do dụng công sức lớn để kéo ngược dòng. Nếu bỏ dụng công, thì thuyền nầy sẽ trôi xuôi theo dòng chảy, thật không có gì khó khăn cả. Các hoặc cũng vậy. Do thuận theo câu văn kinh, nên biết nghĩa lưu là vì lưu lượng quá mạnh mẽ, nhanh chóng. Do vậy, nói hoặc nầy gọi là bộc hà. Vì sao? Vì do hoặc nầy, nên chúng sinh trôi đi qua, chỉ được xuôi theo, không thể lội ngược dòng! Nếu không phải đi qua lưu lượng, gọi là trói buộc. Do có công năng khiến cho mỗi thứ khổ hòa hợp, nên hoặc vì thường thường tương ưng, vì hay nhận thấy dục v.v… Vì nhận thấy sự sinh, vì có thể sinh, nên nhận lấy, gọi là thủ.

Do nghĩa như đây, nên nói hoặc kia gọi là lưu, cho đến gọi là thủ.

Kệ nói:

Do khác biệt của kết

Lại nói năm thứ kết.

Giải thích: Hoặc tùy miên nầy do tùy miên kết nhược, nhiễm ô, điên đảo, khởi sai biệt, nên nói năm thứ. Trong đây, kết có chín thứ, nghĩa là kết tùy thuận, kết trái ngược, kết mạn, kết vô minh, kết kiến, kết thủ, kết nghi, kết ganh tị, kết keo kiệt

Trong đây, kết tùy thuận, nghĩa là dục của ba cõi. Các kết khác, nên như lýmột tư duy.

Kết kiến nghĩa là ba kiến. Kiến thủ nghĩa là hai kiến. Thế nên nói lời nầy: Vì có nghĩa nầy không?

Trong pháp tương ưng với kiến, chỉ do tương ưng của kết tùy thuận, không do kết kiến. Ở trong đó không phải tùy miên của kết kiến, không phải tùy miên nói hữu tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh. Trong pháp, đối tượng diệt của kiến diệt, đạo, tương ưng với kiến thủ, giới chấp thủ. Vì sao? Vì pháp kia tương ưng với kết tùy thuận, không tương ưng với kết kiến. Vì biến hành đã diệt, nên không phải biến hành. Vì pháp kia là cảnh giới, nên tương ưng với kết kiến không có.

Tùy miên kiến đối với tùy miên kia, nghĩa là kiến của hai thủ, chỉ cho tương ưng

Lại có nhân gì ở trong kết, hợp ba kiến, lập làm kết kiến riêng? Lại dùng hai kiến lập riêng làm kết thủ?

Kệ nói:

Vật nhận lấy bình đẳng

Lập kiến làm kết riêng.

Giải thích: Ba kiến, chỉ cho mười tám vật. Hai thủ cũng chỉ cho mười tám vật. Thế nên, thuyết kia nói: Do vì vật v.v…, nên lìa kiến, lập làm hai kết. Hai kết nầy dùng chủ thể giữ lấy làm tánh, pháp khác thì không như vậy, chỉ là đối tượng chấp lấy. Do sự khác biệt giữa chủ thể chấp lấy, đối tượng chấp lấy, nên lập thành hai kết

Thế nào là kết ganh tị, kết keo kiệt, ở trong các kết, được lập làm hai kết, không lập điên đảo khác khởi?

Kệ nói:

Do hoàn toàn bất thiện

Vì do hai tự tại.

Trong đó hoặc ganh tị, keo kiệt lập làm hai kết.

Giải thích: Điên đảo hoàn toàn khởi hoặc, chủng tánh như thế, nếu hai thứ tồn tại ở chỗ nầy, thì chỗ nầy sẽ hoàn toàn bất thiện. Hai thứ ấy lại tự tại khởi, không tùy thuộc người khác. Nếu người chấp chỉ là tám điên đảo khởi thì. Ở đây, con người có thể có giải đáp như đây. Nếu con người lập làm mười điên là đảo khởi, thì đối với người nầy, phẫn, hận và phú tàng và cũng có hai chủng tánh ấy. Thế nên, cách bào chữa nầy bất thành vấn nạn để biện hộ.

Kệ nói:

Không quý trọng của cải

Hay tổn hại hai bộ

Lập riêng kết ganh tị, keo kiệt.

Giải thích: Có sư khác nói: Ở trong điên đảo khởi ganh tị, keo kiệt có ba lỗi lầm nặng. Do ganh ghét, mắc phải báo khi dể, hèn hạ, do keo kiệt, mắc phải báo nghèo cùng. Như kệ nói: Không quý trọng của cải. Không phải người thân của mình, được kính trọng

Do vì tướng ưu, hỷ khởi, nên có thể biểu hiện rõ tướng các hoặc. Do sự ganh ghét, có thể gây tổn hại bộ khác. Do tánh keo kiệt nên có thể gây hao hụt bộ mình. Thấy người khác được sự lợi ích, không thể chịu đựng nổi, nên tự không thể vì người khác làm việc lợi ích. Thế nên, lập sự ganh ghét, keo kiệt làm hai kết.

Lại có chỗ khác, Phật, Thế Tôn đã nói về kết.

Kệ nói: Năm thứ kết phần dưới.

Giải thích: Những gì là năm? Nghĩa là thân kiến, giới chấp thủ, nghi, tham dục, giận dữ.

Sao nói hoặc kia là kết phần dưới?

Vì ở địa dưới ưa thích. Địa dưới nghĩa là cõi Dục. Năm hoặc nầy vì tùy thuận việc ở cõi Dục nên ưa thích.

Thế nào là tốt?

Kệ nói:

Do hai không quá dục

Do ba lại hoàn dưới.

Giải thích: Do tham dục, giận dữ, chúng sinh không thể xuất ly cõi Dục. Do ba thân kiến v.v… nếu đã xuất ly, lại trở lại cõi Dục. Ví như người giữ cổng và tìm kẻ làm phản.

Lại, do ba thứ không vượt qua được phần dưới là chúng sinh, cái gọi là phàm phu chúng sinh. Do hai thứ không vượt qua được cõi phần dưới, cái gọi là cõi Dục, nên nói năm hoặc nầy là kết phần dưới.

Ở quả Tu-đà-hoàn do ba kết diệt hết, nên sáu phiền não đã diệt. Nhân đâu trừ ba kiến, chỉ nói diệt ba kết, nghĩa là thân kiến, giới chấp thủ, nghi? Nếu muốn nói lẽ ra phải nói tất cả, nay sao lại làm bài kệ: Do chấp môn căn ba?

Giải thích: Các hoặc có ba loại, có nghĩa là một thứ, hai thứ, bốn thứ. Trong tất cả môn hoặc, ba hoặc nầy có thể chấp. Lại nữa, biên kiến, do thân kiến sinh. Kiến thủ do giới chấp thủ sinh. Tà kiến, do nghi, hoặc sinh. Thế nên, Tu-đà-hoàn kia vì thường chấp căn.

Có sư khác nói kệ:

Không muốn đi lộn đường

Nẻo nghi, là ba sự

Vì chướng hành giải thoát

Nên nói diệt ba kết.

Giải thích: Nếu người muốn đi đến chỗ khác, có ba thứ chướng:

  1. Không muốn đi.
  2. Vì mê lộn đường, do nhận thấy con đường khác biệt.
  3. Tâm có nghi ngờ về con đường.

Nếu người muốn tu hành cầu giải thoát, tức sẽ có ba chướng như đây. Trong đây, do thân kiến, đối với sự giải thoát (con đường giải thoát), vì nảy sinh tâm sợ hãi, nên không muốn đi. Do giới chấp thủ, đã bỏ đạo Thánh, nhận lấy đạo khác, nên đối với đạo, tâm mê loạn. Vì nghi hoặc đối với đạo thế, xuất thế, khởi tâm hai đạo, nên không được tiến bộ. Do diệt ba hành chướng giải thoát, nên được tiến đến đạo giải thoát, chứng thành Tu-đà-hoàn.

Phật, Thế Tôn vì tiêu biểu rõ đức của Tu-đà-hoàn, nên nói diệt ba kết. Như Đức Thế Tôn đã nói năm kết phần dưới. Lại, thuyết minh như đây:

Kệ nói: Kết phần trên có năm.

Giải thích: Lại, có năm kết ở phần trên ưa thích (thượng phần kết sử). Thế nào là năm?

Kệ nói:

Hai sắc, không phải sắc dục

Trạo cử, khởi mạn, vô minh.

Giải thích: Nên biết năm thứ nầy là tùy thuận kết địa trên, nghĩa là dục cõi Sắc, dục cõi Vô sắc, trạo cử khởi mạn, vô minh. Do chưa diệt năm thứ nầy, nên không thể được xuất ly cõi trên, nên nói năm thứ nầy

Đã phân biệt nghĩa kết ở cõi trên xong Những gì là trói buộc? Trói buộc có ba thứ:

  1. Trói buộc của dục, nghĩa là tất cả dục.
  2. Trói buộc của sân.
  3. Trói buộc của vô minh, nghĩa là tất cả vô minh.

Nói ba thứ nầy gọi trói buộc là sao?

Kệ nói: Nhân thọ nói ba buộc.

Giải thích: Do vì tùy thuộc ba thọ, nên nói ba thứ trói buộc. Vì sao? Đối với lạc thọ, dục trói buộc của tùy miên. Do chủ thể duyên, đối tượng duyên tương ưng đối với khổ thọ, sân, đối với vô minh bất khổ, bất lạc thọ. Dục sân tùy miên thì không thế.

Lại nữa, vì dùng sự tự nối tiếp nhau làm cảnh giới, nên nhất định về nghĩa tùy miên như đây (trước kia đã giải thích). Về hoặc của phần nhỏ, nay sẽ nói.

Hoặc của phần lớn nầy, nên nói tên phiền não, vì có khả năng nhiễm ô tâm. Hoặc của phần nhỏ cũng vậy.

Những gì là hoặc của phần nhỏ?

Kệ nói:

Pháp tâm nhiễm ô khác

Nói tên là hành ấm

Với phần nhỏ phiền não

Nói nhiễm ô kia không phải phiền não.

Giải thích: Pháp khác có nhiễm ô khác hẳn với đại phiền não, là thuộc về hành ấm, là pháp tương ưng của tâm, nói tên là hoặc của phần nhỏ, không phải là hoặc lớn. Hoặc kia đã nói ở trong loại khổ.

Trong đây, điên đảo khởi, thuộc về phiền não nhỏ. Nay, ta sẽ nói:

Pháp nào là đảo khởi?

Phiền não cũng gọi là điên đảo khởi, do trong kinh nói: Dục điên đảo khởi của cõi Dục, do tâm biến hiện như Luận Phân Biệt Đạo Lý đã nói.

Kệ nói:

Không hổ và không thẹn

Ganh ghét keo kiệt, trạo cử khởi

Ưu hối, mệt yếu ngủ

Đảo khởi hoặc có tám Và phẫn, phú.

Giải thích: Nếu theo thuyết đạo lý của Tỳ- bà-sa nói, thì có mười thứ điên đảo khởi: Tám thứ như trước và phẫn hận, phú tàng là mười.

Trong đây không có hổ, không có thẹn (đã giải thích ở trước). Đối với đức viên mãn của người khác, tâm không yêu mừng, gọi ganh ghét. Thế cho nên pháp của thông minh, hiểu biết mâu thuẫn, tâm chấp, gọi là keo kiệt. Tâm phân tán, không tĩnh lặng, gọi là trạo khởi. Lo lắng, ăn năn, mỏi, yếu trước đã giải thích. Gìn giữ thân không có công năng, tâm vi tế, tối mờ gọi là ngủ. An lập các phiền não kia, tất nhiên có nhiễm ô. Lo lắng, ăn năn, cũng vậy trừ giận dữ và bức não. Tâm trái với chúng sinh, phi chúng sinh, gọi là phẫn hận. Sự che giấu kín đáng quở trách, gọi là phú tăng. Đây là mười thứ điên đảo khởi hoặc.

Kệ nói:

Dục sinh, không hổ, không thẹn Khởi keo kiệt.

Giải thích: Hoặc phần nhỏ của ba thứ nầy là đẳng lưu tham dục.

Kệ nói: Đối với sự che giấu.

Giải thích: Có sư khác nói: Sự che giấu là đẳng lưu ái dục.

Có sư khác nói: Là đẳng lưu vô minh.

Có sư khác nói: Sự che giấu là đẳng lưu dục, si. Theo thứ lớp đã biết, chưa biết Kệ nói:

Si sinh mỏi, yếu

Ngủ, không có xấu hổ.

Giải thích: Hoặc nhỏ của ba thứ nầy là đẳng lưu vô minh.

Kệ nói: Ưu, hối từ nghi sinh.

Giải thích: Nếu người đối với nghĩa, vì không hiểu rõ nên nghi, ắt sinh tâm lo lắng ăn năn.

Kệ nói: Lưu phẫn hận, giận dữ.

Giải thích: Hai hoặc nhỏ nầy từ sự giận dữ sinh. Như mười thứ nầy vì do lưu của hoặc lớn, nên nói là hoặc nhỏ.

Kệ nói: Sáu hoặc như khác.

Giải thích: Lại có sáu thứ hoặc nhỏ, nói tên hoặc nhỏ. Nghĩa là, kệ nói:

Lừa dối, dua nịnh, say, như trước

Không xả và lỗi kết, bức não.

Giải thích: Trong đây, giả dối đối với người khác, gọi là tâm lừa dối. Tà vạy gọi là cong queo, dua nịnh. Hoặc nầy không thể biểu lộ rõ ý mình đang tìm cách tránh né. Tín, thọ mơ hồ không phân minh (đã giải thích trước đây). Say cũng thế. Chấp chặc có loại gì, nói là không buông bỏ. Do hoặc nầy, đối với giáo như thật được giáo huấn, không thọ chánh giáo, tâm thường ưu tư, phẫn nộ về việc mình đã nghĩ đến, gọi là lỗi lầm của kết. Gây tổn hại, làm nhục ý người khác, gọi là bức não. Do hoặc nầy, nên áp dụng hành động đánh đập, mắng nhiếc v.v…, gây khốn khổ cho người khác.

Trong sáu thứ hoặc như nầy, kệ nói:

Từ dục sinh lừa dối, say.

Giải thích: Hai hoặc nhỏ nầy, do tự ái, nên lừa dối, và vì không chấp người khác, nên là đẳng lưu dục nhỏ.

Kệ nói:

Giận dữ sinh Lỗi kết và bức não.

Giải thích: Hai hoặc nhỏ nầy, vì tâm định gây tổn hại người khác

đã nảy sinh, nên là đẳng lưu nhỏ giận dữ Kệ nói:

Từ kiến thủ không bỏ

Từ kiến tà vạy, dua nịnh sinh.

Giải thích: Nếu người nào khởi kiến thủ đối với giới chấp thủ, thì ở người đó đã mang hai chấp tà mờ ám nên cần như lý bảo họ từ bỏ. Do hai kiến nầy không thể buông bỏ lối chấp tà mù quáng nầy, nên là hai kiến đẳng lưu. Như kệ nói: Pháp nào gọi là tà vạy.

Nghĩa là tà kiến, đẳng kiến.

Thế nên, sự cong vạy, dua nịnh là đẳng lưu nhỏ của các kiến. Ở trong đó, hoặc nào, đạo nào đã diệt?

Trước kia đã nói mười điên đảo khởi hoặc.

Kệ nói:

Trong đây, không hổ thẹn

Yếu ớt, ngủ, trạo khởi Có hai thứ.

Giải thích: Năm pháp nầy có hai thứ: Hoặc có đối tượng diệt của kiến đế, hoặc đối tượng diệt của tu đạo. Vì tương ưng với hai bộ hoặc, nên hoặc nầy tùy thuộc tương ưng với đối tượng diệt của kiến đế, tức do kiến đế nầy diệt

Kệ nói: Tu khác diệt.

Giải thích: Nói khác, nghĩa là điên đảo khởi hoặc khác với năm pháp nầy, nhất định là do tu đạo diệt. Nghĩa là sự ganh ghét, keo kiệt, lo lắng, ăn năn, giận hờn, che giấu.

Kệ nói: Và hoặc nhỏ tự tại.

Giải thích: Hoặc phần nhỏ của năm pháp nầy, chính vì tương ưng với vô minh, nên như ganh ghét v.v… Năm hoặc phần nhỏ do tu đạo diệt. Hoặc nhỏ tự tại cũng vậy. Sáu thứ hoặc nhỏ, do vì tự tại nên là đối tượng diệt của tu đạo, như trước đã nói.

Tất cả hoặc nhỏ, kệ nói: Đối với dục ác.

Giải thích: Nếu ở cõi Dục, đều là ác.

Kệ nói: Ba, hai thứ.

Giải thích: Sự mệt, yếu, trạo, khởi, ngủ, hoặc ác, hoặc vô lý.

Kệ nói: Cõi trên, vô ký kia.

Giải thích: Từ trên cõi Dục, tùy thuộc hoặc phần nhỏ vốn có, đều là vô ký. Ở trong đó, có bao nhiêu hoặc ở cõi nào có? Nên biết, kệ nói:

Lừa dối, dua nịnh từ cõi Dục

Sơ định.

Giải thích: Hai hoặc nầy ở cõi Dục và sơ định có.

Làm sao biết được ở xứ Phạm có sự lừa dối?

Kệ nói: Vì Phạm đã lừa dối.

Giải thích: Vua Đại Phạm ở cõi Sắc, do như không biểu thị sáng tỏ tự thể, nên đã lừa dối tịnh mạng A-du-thật (đã nói ở trước).

Tánh cong vạy, dua nịnh, do nghĩa tương ưng, nên hay nói lại. Ở đó, cũng nói có sự cong vạy, dua nịnh.

Do vì đạt đến tương ưng, kệ nói:

Sự mệt mỏi, trạo cử, say, ba cõi.

Giải thích: Ba hoặc nhỏ nầy ở ba cõi đều có.

Kệ nói: Hoặc khác chỉ cõi Dục.

Giải thích: Ở trong mười sáu thứ, trừ năm hoặc, mười một hoặc nhỏ còn lại, chỉ hiện hành ở cõi Dục.

Đã thuyết minh hoặc và hoặc nhỏ xong. Ở trong đó, bao nhiêu hoặc dựa vào địa ý thức khởi? Bao nhiêu hoặc nương tựa địa sáu thức khởi?

Nếu lược thuyết minh, kệ nói:

Kiến diệt và mạn, thùy Dựa địa ý thức sinh.

Giải thích: Tất cả hoặc do kiến đế diệt trừ, đều dựa vào địa ý thức khởi. Mạn, thùy miên cũng vậy.

Nếu hai thứ nầy do tu đạo diệt trừ, thì vì lẽ gì hai thứ nầy lại khởi đủ ở địa tâm?

Kệ nói: Hoặc.phần nhỏ tự tại.

Giải thích: Tùy thuộc có hoặc phần nhỏ tự tại khởi. Nếu là do tu đạo đã diệt trừ, nên biết cũng dựa vào địa tâm khởi.

Kệ nói: Khác, dựa sáu thức khởi.

Giải thích: Hoặc lớn và hoặc nhỏ khác, nên biết đều dựa vào địa sáu thức khởi. Vì sao? Vì dục, sân, vô minh nên đối tượng diệt của tu đạo khác và hoặc phần nhỏ khác, tương ưng với dục v.v… Lại, không có hổ, thẹn, mệt mỏi, yếu ớt, trạo cử khởi và khác đối với địa tự tại hoặc như đã nói (trước đã nói).

Năm căn lạc thọ v.v…, ở trong đó, tương ưng với căn nào? Có hoặc nào? Và tương ưng của hoặc nhỏ?

Kệ nói: Dục ứng với hỷ lạc.

Giải thích: Như lý, nên biết, hai căn tương ưng với hỷ lạc.

Kệ nói: Sân, ứng với lo, khổ.

Giải thích: Sân tương ưng với hai căn lo, khổ. Vì sao? Vì hai hoặc nầy do trạng mạo hoan hỷ, lo lắng, bức não, nên do hai thức làm địa.

Kệ nói: Vô minh hơn tất cả.

Giải thích: Vô minh tương ưng với tất cả hoặc, thế nên, tương ưng với năm căn.

Kệ nói: Tà kiến với lo, mừng.

Giải thích: Tà kiến nương tựa địa tâm khởi, thế nên tương ưng với nỗi lo mừng.

Như thứ lớp đối với người có phước hạnh, không có phước hạnh.

Kệ nói: Tương ưng nghi, lo cùng.

Giải thích: Nếu người có tâm nghi, cầu được biết quyết định, thế nên, do nghi sinh lo lắng.

Kệ nói: Hoặc khác hơn với hỷ.

Giải thích: Các hoặc còn lại đều tương ưng với nỗi vui mừng. hoặc nào là khác? Nghĩa là bốn kiến, mạn, do tướng mạo hoan hỷ sinh.

Phân biệt, phán quyết như đây xong.

Các hoặc tương ưng với cõi nào?

Kệ nói: Dục sinh.

Giải thích: Ở cõi Dục, sinh các hoặc, nên phán quyết như đây

Đã thuyết minh quyết định hoặc tương ưng xong. Về tướng mạo chung của tùy miên hoặc, nay sẽ nói.

Kệ nói: Tất cả ứng với xả.

Giải thích: Tất cả hoặc tùy miên đều tương ưng với xả căn, khi nối tiếp nhau đoạn.

Thuyết kia nói: Các hoặc nhất định dựa vào xả thọ khởi.

Nếu vậy, hoặc của địa trên, làm sao phân định?

Kệ nói:

Tùy tự, tự như địa

Hoặc tương ưng địa trên.

Giải thích: Các hoặc của địa trên, tương ưng với tự thọ căn. Nếu ở địa kia, thì sẽ tùy thuộc số lượng của căn nhiều hay ít như ở địa kia? Nếu hoặc dựa vào địa bốn thức khởi, thì như lý nên biết, là thọ tương ưng với địa bốn thức.

Thuyết minh hoặc tùy miên tương ưng với căn xong. Sự tương ưng của hoặc nhỏ, nay sẽ nói.

Kệ nói:

Ưu căn, nên lo, hối

Ganh ghét, phẫn, bức não

Lỗi kết không bỏ tà.

Giải thích: Các hoặc như đây, tương ưng với ưu căn. Vì duyên tướng mạo lo, bức não khởi, nên dựa vào địa ý khởi.

Kệ nói: Keo kiệt trái với nghĩa nầy.

Giải thích: Hoặc ấy tương ưng với hỷ căn, do loại tham ái v.v… ấy, vì duyên tướng mạo hoan hỷ sinh.

Kệ nói:

Lừa dối, cong vạy, dua nịnh

Che giấu, ngủ, ba thứ.

Giải thích: Bốn hoặc nầy tương ưng với hai căn vui mừng, lo. Vì sao? Vì đôi khi tâm lừa dối, hoan hỷ, có lúc tâm lo lắng, bức não, cho đến ngủ cũng vậy.

Kệ nói: Say, mừng, vui.

Giải thích: Nếu say ở định thứ ba, sẽ tương ưng với lạc căn. Nếu say ở địa dưới, sẽ tương ưng với hỷ căn. Nếu say ở địa trên, sẽ tương ưng với xả căn. Vì sao?

Kệ nói: Vì xả khắp.

Giải thích: Tất cả hoặc phần nhỏ tương ưng với xả thọ. Vì sao? Vì xả căn không có chỗ ngăn cấm, ví như vô minh.

Kệ nói: Bốn khác, ứng năm căn.

Giải thích: Không có hổ, thẹn, mệt mỏi, yếu ớt, trạo cử khởi. Bốn hoặc nầy tương ưng với năm căn. Vì thuộc về đại địa ác, nên thuộc về đại địa hoặc.

Năm triền cái đã nói trong kinh, nghĩa là cái tham dục, giận dữ, thùy miên, yếu ớt, trạo cử, ăn năn nghi. Ở trong đây, vì đều nhận lấy thùy miên, yếu ớt, trạo cử, ăn năn nghi thuộc về ba cõi, hay vì chỉ thủ, thuộc về cõi Dục hoặc là tụ ác gồm đủ không xen tạp là năm cái?

Do trong kinh nói: Vì cái kia hoàn toàn ác.

Kệ nói: Năm cái có khắp trong cõi Dục.

Giải thích: Ở cõi khác, vì không lập năm cái, nên chỉ trong cõi Dục có năm cái.

Lại có nhân gì lập hai hoặc nhỏ: thùy miên, yếu ớt làm một cái? Trạo cử, hối cũng thế?

Kệ nêu:

Một đối trị việc ăn

Kết hợp hai và một.

Giải thích: Hai thứ song song nầy, đồng một pháp đối trị. Vì đồng với ăn, vì đồng một việc, nên hợp làm một.

Trong kinh nói: Ngủ, yếu ớt, một ăn, một không phải ăn.

Pháp nào là ăn của cái ngủ, yếu ớt?

Có năm thứ pháp. Nghĩa là mệt mỏi, không yên, thường bày ra cái (sự ngăn ngại) ăn không tiết độ, tâm chìm xuống.

Pháp nào là không phải ăn của cái ngủ, yếu ớt?

Nghĩa tưởng sáng suốt về việc ăn kia, cũng một. Nghĩa là hai hoặc nhỏ nầy hay làm cho tâm chìm xuống

Hai hoặc nhỏ trạo cử, hối cũng nói đồng một cái ăn, đồng một không phải ăn.

Pháp nào là ăn của cái trạo cử, hối?

Có bốn pháp:

  1. Nhận biết về thân thuộc.
  2. Nhận biết, về quốc độ .
  3. Nhận biết, về không chết.
  4. Thường hồi ức sự việc đã từng trải xưa kia.

Nghĩa là Xa-ma-tha, hai pháp nầy cũng đồng một sự việc. Vì sao? Vì hai pháp nầy có công năng không tĩnh lặng. Thế nên, vì việc đồng một đối trị. Hợp hai lập một cái, nếu tất cả hoặc đều là cái.

Sao chỉ nói năm thứ nầy là cái?

Kệ nói: Thường phá tụ pháp, khởi nghi.

Giải thích: Do cái tham dục, giận dữ phá hoại tụ pháp giới. Do cái ngủ, yếu ớt, nên phá hoại tu pháp tuệ. Do cái trạo cử, hối phá bỏ tụ pháp quyết định. Nếu định, tuệ không có, thì sẽ khởi tâm nghi hoặc đối với bốn đế, phá hoại sự giải thoát, giải thoát tri kiến.

Do nghĩa nầy, nên nói năm thứ nầy là cái.

Ở trong chấp nầy, cái trạo cử, hối mâu thuẫn với tụ pháp quyết định, lẽ ra phải ở trước gây chướng ngại tuệ. Vì thế, nên sư khác nói: Như theo thứ lớp của cái, có thể phá tụ định và tụ tuệ. Vì sao? Vì trong kinh nói: Nếu người tu hành định quán, thì sợ ngủ, yếu ớt. Nếu người tu hành pháp lựa chọn, thì sẽ sợ trạo cử, ăn năn.

Có sư khác giải thích: Nghĩa cái có khác. Giải thích ra sao? Nếu người ở vị hành của sáu thức, thì sẽ ở trong trần của tướng mạo đáng yêu, đáng ghét. Vì do chấp tướng nên nếu ở phần vị trụ thì sự tham dục, giận dữ nầy sẽ lấy cái kia làm nhân trước, nên khởi chướng.

Đầu tiên, đang có tâm muốn nhập tướng định. Tiếp theo, nếu đã nhập định, mà vì không như lý tu Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na, nên khởi ngủ, yếu ớt, trạo cử, hối, nghi, như thứ lớp chướng ngại Xa-ma-tha, Tỳbát-xá-na, thành thử giải thoát, giải thoát tri kiến không được thành, chính vì thế, nên nói năm thứ nầy là cái. Nay phải tư duy nghĩa nầy.

Biến hành ấy không đồng với hoặc của giới phần, đối tượng diệt của kiến diệt, đạo, duyên pháp hữu lưu làm cảnh. Các hoặc vào thời điểm nầy, nếu quan sát cảnh hữu lưu kia, thì cũng vào lúc nầy, cảnh hữu lưu kia không diệt, là thời điểm hoặc kia đã diệt. Cảnh hữu lưu kia không thể quan sát.

Do nghĩa nầy, nên cảnh hữu lưu kia làm sao có thể diệt? Không thể nhất định, chỉ do cảnh giới hữu diệt nên các hoặc được diệt.

Sao là do bốn thứ nhân các hoặc được diệt? Những gì là bốn?

Nếu căn cứ ở hoặc, là đối tượng diệt của kiến đế, thì do ba nhân.

Kệ nói:

Do liễu biệt cảnh kia

Thường duyên nơi cảnh diệt

Hoặc của cảnh giới diệt.

Giải thích: Trong đây, do phân biệt rõ ràng cảnh hữu lưu kia, nghĩa là hoặc, đối tượng diệt của kiến khổ, tập, chủ thể duyên địa mình khởi và duyên pháp vô lưu làm cảnh. Vì chủ thể duyên nơi cảnh diệt, nghĩa là hoặc biến hành của giới không đồng phần. Vì sao? Vì được biến hành của giới đồng phần là cảnh hữu lưu kia. Nếu đối tượng duyên là cảnh hoặc diệt, thì chủ thể duyên cũng đồng diệt. Vì cảnh giới hoặc diệt, nên diệt kia nghĩa là hoặc, đối tượng diệt của kiến diệt, đạo, duyên nơi cảnh hữu lưu khởi. Vì sao? Vì duyên nơi cảnh vô lưu khởi hoặc tức là cảnh giới hữu lưu kia cũng đồng diệt.

Hoặc đã do tu đạo diệt làm sao được diệt?

Kệ nói: Vì đối trị khởi nên tận.

Giải thích: Phẩm hoặc ấy, nếu là đạo đối trị khởi, lẽ tất nhiên hoặc nầy sẽ diệt ngay.

Hoặc nào là đối tượng đối trị? Đạo nào là hai chủ thể đối trị?

Hoặc của phẩm tối thượng thượng là đối tượng đối trị. Đạo của phẩm tối hạ hạ là chủ thể đối trị (Nghĩa nầy về sau sẽ thuyết minh rộng).

Đối trị nầy có bao nhiêu thứ?

Kệ nói:

Diệt, giữ thường xa lìa

Chán ác, đối trị bốn

Nói thứ lớp khác biệt.

Giải thích:

1. Diệt đối trị, nghĩa là đạo vô gián.

2. Gìn giữ đối trị, nghĩa là thứ lớp đạo sau đây. Do đạo nầy có năng lựa gìn giữ đạo trước mà được diệt

3. Xa lìa đối trị, nghĩa là đạo giải thoát, về sau sẽ có các đạo, có khả năng làm cho hoặc đã đoạn diệt, được xa lìa nhau hoàn toàn.

Có sư khác nói: Đây tức là giải thoát. Đạo nầy có năng lực khiến cho hoặc đắc đạt đến lìa nhau rất xa

1. Đối trị nhàm chán việc ác, nghĩa là do đạo nầy quan sát các cõi khác, nơi đã có tai hại lỗi lầm và ở trong đó khởi tâm chán lìa Lại nữa, bốn đối trị nên theo thứ lớp như đây:

2. Đối trị chán việc ác, nghĩa là duyên đạo phương tiện mà khổ, tập đã tu.

3. Đối trị diệt, tức là đạo vô gián trước.

4. Đối trị trì, tức là đạo giải thoát.

6. Đối trị xa lìa, nghĩa là đạo đức trội hơn.

Nếu hoặc đang diệt, thì xứ nào có thể diệt?

Kệ nói: Nên trừ hoặc ở cảnh giới mình.

Giải thích: Vì sao? Vì lẽ các hoặc nếu đang diệt, thì không thể khiến cho chúng tương ưng với sự nối tiếp nhau, rời nhau. Vì xứ không thể biết, nên có thể làm cho cảnh giới lìa nhau, do hoặc nầy không thể lại duyên nơi cảnh sinh.

Nếu vậy, phiền não vị lai khả dĩ khiến cho lìa nhau với cảnh. Nếu đã quá khứ, làm sao có thể khiến cho với cảnh rời nhau?

Nếu ông nói: Do phân biệt rõ cảnh giới, nên hoặc nầy có thể khiến lìa nhau, thì nghĩa nầy không hẳn luôn nhất định? Thế nên, cần phải thuyết minh nghĩa nầy.

Có bao nhiêu số lượng nên nói hoặc nầy đã diệt?

Nếu hoặc dựa vào sự nối tiếp nhau sinh, do đắc đạt đến đoạn tuyệt. Nếu hoặc nương tựa người khác nối tiếp nhau sinh, tất cả sắc và tất cả không có pháp nhiễm ô đều có thể duyên hoặc v.v… làm cảnh, hoặc tự nối tiếp nhau sẽ diệt.

Nói hoặc kia vĩnh viễn đã xa lìa. Nếu vậy thì nghĩa xa có bao nhiêu thứ?

Kệ nói:

Vì đối trị khác nhau

Mỗi thứ thời gian riêng

Xứ sở bốn đại giới

Đời hai như nghĩa xa.

Giải thích: Xa lìa: Ví như bốn đại, do vì tướng không đồng, nên dù

sinh chung, nhưng vẫn nói hỗ tương xa. Đối trị xa: Ví như giới đối với phá giới, phá giới đối với giới cũng vậy.

Xứ xa: pháp cách nhau rất xa. Do vì xứ đều riêng khác, nên nói là xa. Ví như biển đông tây.

Thời gian xa: Ví như nói quá khứ, vị lai là xa: Hai thứ xa nầy là xa ở đời nào?

Ở đời hiện tại, nếu vô gián đã diệt và hướng đến sự sinh.

Ở hiện tại, sao lại nói xa?

Do vì đời dị biệt, nên xa, không do đã diệt từ lâu, và đã lâu rồi mới sinh.

Nếu vậy, lẽ ra cũng phải lập hiện đời là xa. Nếu không như vậy, do căn cứ ở công năng nên nói xa.

Nếu như vậy, nghĩa gần của vô vi làm sao được thành? Vì ở trong tất cả đời, đều có đắc đạt đến.

Nếu vậy, ở quá khứ, vị lai lẽ ra cũng như vậy? Hư không lại là thế nào?

Nếu như vậy, thì thời gian quá khứ, vị lai lại xa lẫn nhau, vì hiện đời đã cách biệt. Hiện đời vì đối với hai gần, nên trở thành gần. Pháp vô vi vì không có cách biệt, nên gần.

Nếu vậy, quá khứ, vị lai vì so với đời hiện tại thì gần, nên phải đủ hai nghĩa?

Nếu tạo ra chấp nầy thì với nghĩa nầy, có thể hợp lý, nhưng đối với tự thể tướng của pháp, thì đời vị lai xa. Vì chưa được đạt đến, vì quá khứ đã dứt diệt, nên xa.

Do vội vàng luôn tu, nên ở đạo thắng tấn, các hoặc đều diệt, đạo cũng dần dần chuyển biến trội hơn. Vì nếu không như vậy, thì sẽ không có như đây. Vì sao?

Kệ nói: Các hoặc đồng một diệt.

Giải thích: Hoặc kia nếu phải diệt, thì đạo nầy nếu là đạo diệt hoặc kia, sẽ do đạo nầy, nên hoặc kia đồng một diệt Kệ nói: Lại được vĩnh viễn lìa hoặc kia.

Giải thích: Có bao nhiêu trong thời gian, lại được nói đến sáu thời điểm?

Những gì là sáu?

Kệ nói:

Đối trị quả sinh đắc

Trong sáu thời luyện căn.

Giải thích: Đối trị sinh: Trong nghĩa nầy, nghĩa là đạo giải thoát đắc quả. Nghĩa là bốn quả Sa-môn. Luyện căn: Nghĩa là tu đạo căn trội hơn thêm. Ở trong sáu thời, thường được vĩnh viễn xa lìa các hoặc, đắc nầy, nên như lý biết.

Có người khác ở trong sáu thời điểm được, có người cho đến hai thời điểm được vĩnh viễn xa lìa khai các hoặc nầy.

Ở trong địa vị riêng, được danh từ trí đoạn vĩnh viễn. Đoạn vĩnh viễn có hai thứ:

  1. Trí vĩnh viễn đoạn.
  2. Diệt vĩnh viễn đoạn.

Trí vĩnh viễn đoạn: Nghĩa là trí vô lưu. Diệt vĩnh viễn đoạn, chính là diệt hợp với trí nầy, được mang tên vĩnh viễn đoạn trí. Vì đối với quả, nói nhân, nên tất cả diệt đều là vĩnh viễn đoạn trí.

Vĩnh viễn đoạn trí là sao?

Kệ nói: Vĩnh viễn đoạn trừ chín.

Giải thích: Thế nào là chín?

Kệ nêu: Cõi Dục, hoặc hai bộ đầu diệt.

Giải thích: Hoặc của hai bộ đầu ở trong cõi Dục, đã lìa diệt. Nghĩa là hoặc, đối tượng diệt của kiến khổ, tập đế, là một trí vĩnh viễn đoạn.

Kệ nói: Sau hai diệt lìa ba.

Giải thích: Hoặc, đối tượng diệt của kiến diệt ở cõi Dục, diệt, lìa là hai thứ. hoặc, đối tượng diệt của kiến đạo, diệt lìa là ba thứ, như hoặc, đối tương diệt của kiến đế, tương ưng của cõi Dục, có ba đoạn trí vĩnh viễn.

Kệ nói: Ba trên cũng vậy.

Giải thích: Hoặc, đối tượng diệt của kiến đế, tương ưng với cõi Sắc, Vô sắc, diệt lìa, lập ba trí vĩnh viễn đoạn cũng như vậy. hoặc đối tượng diệt của kiến khổ, tập, diệt, lìa là một. Hoặc, đối tượng diệt của kiến diệt, diệt, lìa là hai thứ. Hoặc, đối tượng diệt của kiến đạo, diệt, lìa là ba thứ. Hoặc, đối tượng diệt của kiến đế ở ba cõi, diệt, lìa thành sáu trí vĩnh viễn đoạn.

Kệ nói:

Sắc phần dưới khác

Tất cả hoặc diệt tận

Lại, ba vĩnh viễn kiến đoạn trí.

Giải thích: Lìa diệt hoặc phần dưới là một thứ, lìa diệt sắc lưu là hai thứ. Nghĩa là dục của cõi Sắc vĩnh viễn đoạn tất cả lưu diệt, ly là ba thứ. Nghĩa là tất cả Kết diệt tận, vĩnh viễn đoạn.

Thế nào là hoặc, đối tượng diệt của tu đạo cõi Sắc, Vô sắc, diệt lìa, lập làm trí vĩnh viễn đoạn riêng?

Đối tượng diệt của kiến đế thì không như thế. Vì đối trị hoặc, đối tượng diệt của tu đạo không đồng, nên chín trí vĩnh viễn đoạn như đây đã nói ở trước.

Kệ nói: Quả của sáu nhẫn.

Giải thích: Hoặc, đối tượng diệt của kiến đế, dùng lìa diệt làm tánh, là quả của tám nhẫn.

Kệ nói: Quả trí.

Giải thích: Ba trí vĩnh viễn đoạn đã lìa diệt hoặc phần dưới và vì là quả của tu đạo, nên nói tên quả trí.

Nếu vậy sao nói là quả nhẫn?

Do nhẫn là loại bạn của trí, thế nên, căn cứ ở Nhẫn, để nói về sự trí. Thí dụ như loại bạn của vua, nói về việc vua. Lại nữa, vì quả với trí đầy, nên kệ nói:

Không phải quả chí định

Tất cả định căn bản

Năm hoặc tám thứ.

Giải thích: Nếu căn cứ ở ý phán quyết của Tỳ-bà-sa, thì tất cả chín phẩm trí vĩnh viễn đoạn, là không phải quả của chí định. Vì sao? Vì dựa vào địa nầy có thể diệt hoặc của hai bộ, đối tượng diệt của kiến, tu trong ba cõi.

Nếu luận về quả của định căn bản, thì có năm thứ. Nghĩa là hoặc, tương ưng của cõi Sắc, Vô sắc, lấy sự lìa diệt làm tánh. Tất cả hoặc cõi Dục, đã được lìa diệt, là không phải quả của chí định.

Ý của Đại đức Cù-sa nói: Tám trí vĩnh viễn đoạn là quả của định căn bản. Vì sao? Vì ý của sư nầy sáng suốt, muốn chứng minh, người đã lìa Dục, nếu nhập quán bốn đế, thì tất cả hoặc do kiến đế cõi Dục đã lìa diệt là quả của kiến đạo. Dựa vào định nầy trở thành nhân, vì định nầy được quả lìa nhau vô lưu. Trí vĩnh viễn đoạn nầy thuộc về quả của địa nầy. Sự lìa diệt hoặc phần dưới, chỉ là quả của chí định, định trung gian như định.

Nếu căn cứ ở định vô sắc, kệ nói: Quả của định vô sắc có một.

Giải thích: Hư không nhập khắp quả đạo là một trí vĩnh viễn đoạn. Nghĩa là trí vĩnh viễn đoạn lìa cõi Dục và Sắc.

Kệ nói: Vốn ba vô sắc một.

Giải thích: Định của ba vô sắc căn bản chỉ có một trí vĩnh viễn đoạn là quả. Nghĩa là tất cả kết diệt tận là quả.

Kệ nói: Quả Thánh đạo, tất cả.

Giải thích: Chín trí vĩnh viễn đoạn, đều là quả Thánh đạo.

Kệ nói: Đạo, đời hai.

Giải thích: Nếu căn cứ ở đạo, đời để biện luận, thì hoặc phần dưới và hoặc cõi Sắc đã lìa diệt. Hai trí vĩnh viễn đoạn nầy chỉ là quả của đạo, đời.

Kệ nói: Loại cũng vậy.

Giải thích: Quả của loại trí cũng có hai thứ, nghĩa là hai trí sau cùng.

Kệ nói: Pháp trí ba.

Giải thích: Pháp trí do thần thông, chủ thể đối trị hoặc, đối tượng diệt của tu đạo trong ba cõi, nên dùng ba trí vĩnh viễn đoạn sau cuối làm quả.

Kệ nói: Hai loại, năm, sáu trí vĩnh viễn đoạn.

Giải thích: Pháp trí, loại, đạo, dùng sáu trí vĩnh viễn đoạn làm quả, nghĩa là một pháp nhẫn, pháp trí, loại trí, loại đạo dùng năm trí làm quả. Nghĩa là hai loại nhẫn, loại trí. Do nói loại, nên thâu tóm chung nhẫn và trí.

Sao không lập một lìa diệt làm trí vĩnh viễn đoạn?

Do đã an lập quả nhẫn làm diệt, thế nên, kệ nói:

Vì được vô lưu lìa

Vì hao hụt phần Hữu đảnh

Vì nhổ bỏ hai nhân, nên đoạn trí.

Giải thích: Nếu có đủ ba nhân ở trong diệt, có thể nói là trí vĩnh viễn đoạn. Phàm phu không có do vô lưu được lìa diệt, cũng không gây tổn hại phần Hữu đảnh. Thế nên, phàm phu đã được diệt, không gọi là trí vĩnh viễn đoạn. Nếu Thánh nhân có quả nhẫn, diệt, thì sẽ ở trong diệt nầy, cho đến tồn tại ở khổ, loại, nhẫn, sẽ có vô lưu vĩnh viễn lìa đắc đã đạt, chưa có tồn tại phần Hữu đảnh. Đối với khổ, loại trí có đủ hai nghĩa nầy, không có nghĩa dứt trừ hai nhân: Nhân biến hành chưa diệt và đối tượng diệt của kiến tập. Ở trong pháp, loại trí khác, có đủ cả ba nghĩa.

Thế nên, ở trong địa vị nầy đã có lìa diệt, được tên trí vĩnh viễn đoạn. Diệt nầy là quả trí, do ba nhân trước, và nhân thứ bốn, được gọi là trí vĩnh viễn đoạn.

Kệ nói: Vì vượt qua cõi.

Giải thích: Nếu người xuất ly cõi, do lìa tất cả cõi Dục, nên đủ được hai kết tương ưng. Thuyết kia nói là nhân thứ năm. Nếu ở trong đó với chủ thể duyên nơi cõi kia là cảnh của đối tượng duyên, thì hoặc riêng sẽ ly khai nhau. Nghĩa nầy có thể hợp lý, do lẽ sự xuất ly cõi nầy không khác gì với việc nhổ bỏ hai nhân. Chính vì thế, nên không cần lập nghĩa của xuất ly cõi để làm nhân thứ năm nữa.

Người nào được bao nhiêu pháp tương ưng với trí vĩnh viễn đoạn?

Kệ nói:

Không có tương ưng với một

Đến năm ở địa vị kiến.

Giải thích: Người phàm phu không có tương ưng với trí vĩnh viễn đoạn. Nếu Thánh nhân ở trong đạo kiến đế, cho đến ở Tập pháp nhẫn, cũng không tương ưng với trí vĩnh viễn đoạn nầy.

Ở tập pháp trí tương ưng với một trí, ở tập loại trí tương ưng với hai trí, ở diệt pháp trí tương ưng với ba trí, ở diệt loại trí tương ưng với bốn trí, ở đạo pháp trí tương ưng với năm trí. Ở đạo loại nhẫn, cũng tương ưng với năm trí, vì chia lìa địa vị kiến.

Kệ nói:

Ở tu, lại với sáu

Cho đến với một và hai.

Giải thích: Nếu Thánh nhân ở trong địa vị tu, nghĩa là đạo, loại trí v.v…, thì sẽ tương ưng với sáu thứ trí, cho đến khi chưa lìa Dục cõi Dục và đã lùi lại. Tiếp theo, từ địa ấy, nếu tiến đến địa vị lìa Dục cõi Dục, hoặc trước, hoặc sau, sẽ tương ưng với một trí đoạn, lìa diệt hoặc phần dưới. Nếu đạt đến quả A-la-hán, lại tương ưng với một trí, nghĩa là tương ưng trí vĩnh viễn đoạn tất cả kết. Nếu lùi lại, do hoặc của tâm trên cõi Sắc, tất nhiên, chỉ tương ưng với một trí đoạn hoặc phần dưới. Nếu tiến đạt đến địa vị lìa dục cõi Sắc, sẽ tương ưng với hai trí. Nghĩa là tương ưng với trí vĩnh viễn đoạn hoặc phần dưới và hoặc cõi Sắc. Nếu lùi lại do hoặc của tâm ở trên cõi Vô sắc, cũng chỉ tương ưng với hai trí nầy.

Vì lẽ gì chỉ A-na-hàm và A-la-hán an lập tương ưng với mỗi một trí vĩnh viễn đoạn, mà không lập nhiều tương ưng với trí?

Do nghĩa nầy, kệ nói:

Kể A-la-hán kia

Do lìa cõi và đến quả Sa-môn.

Giải thích: Do hai thứ nhân toan tính, trí vĩnh viễn đoạn an lập làm một.

Những gì là hai?

Do các cõi lìa dục và được quả Sa môn. Trong hai địa vị nầy có đủ hai nhân. Thế nên, hợp tất cả lìa diệt, lập làm mội một trí vĩnh viễn đoạn. Lại nữa, người nào buông bỏ bao nhiêu trí vĩnh viễn đoạn và được cũng vậy?

Kệ nói:

Có người bỏ một, hai

Năm, sáu không được năm.

Giải thích: Bỏ một, nghĩa là nếu từ quả, A-la-hán lùi lại và từ cõi Dục lìa dục lùi lại. Bỏ hai: Bậc A-na-hàm lìa cõi Dục, Sắc xong. Về sau, lùi lại cõi Dục lìa dục. Bỏ năm: Nếu người trước kia đã lìa dục cõi Dục, về sau, ở địa vị đạo loại trí. Vì sao? Vì người nầy khi được lìa diệt hoặc phần dưới, bỏ năm trí vĩnh viễn đoạn trước kia. Bỏ sáu: Nếu người tu theo thứ lớp, do cõi Dục lìa Dục, như bỏ, được cũng vậy.

Có người được một. Nếu người được chưa từng được, sẽ có được hai trí. Nếu người lùi lại sự lìa dục cõi Vô sắc, sẽ có được sáu trí. Nếu người lùi lại quả A-na-hàm, không lùi lại sáu trí, thì trở lại được năm trí.

Đã biện luận trí vĩnh viễn đoạn xong.