A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà-tẩu-bàn-đậu
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN

(PHẦN 4)

Là không như đây chăng?

Nhân nầy có phần đối với sự sinh của pháp khác, đều là vô thường. Do lời nói ấy với pháp vô vi nầy, chính vì không ngăn làm chủ thể, nên lập làm nhân. Về nghĩa nầy đã bị bác bỏ.

Ở trong kinh khác nói: Cảnh của đối tượng duyên, không nói là không thể ngăn cấm làm nhân. Nghĩa nhân của pháp vô vi ở trong kinh không thành lập, vì lẽ không nói. Mặc dù không nói, nhưng cũng không chính thức bác bỏ. Vô lượng kinh khác có thể chỉ rõ về nghĩa ấy, đều đã bị hao mòn, tiêu diệt, sao quyết định chấp nghĩa nầy không phải do kinh nói?

Nếu vậy, pháp nào gọi là lìa diệt? Hay vì trước đây đã không nói đến?

Trạch diệt, nghĩa là ly khai vĩnh viễn, mỗi mỗi đều đối trị các kết. Trước kia đã hỏi: Pháp nào là trạch diệt? Đáp: Là lìa diệt. Hiện nay, Hỏi: Pháp nào là lìa diệt? Đáp: Là trạch diệt. Cách giải thích nầy lại hỗ tương nương tựa, để rồi chung quy không thể làm sáng tỏ tự tánh. Thế nên, cần phải dẫn ra nghĩa riêng nhằm nêu rõ thể tánh của trạch diệt kia.

Các Thánh nhân đều có khả năng tự chứng thể tánh của pháp nầy. Nếu muốn nói đến các tướng như đây, tất nhiên cũng có thể thuyết minh được, nghĩa là thường trụ, thiện, có vật thể riêng. Nếu tư duy xét lường, tức là trạch diệt lìa diệt.

Sư Kinh bộ thuyết minh: Tất cả pháp vô vi đều là không có vật thể. Vì sao? Vì pháp nầy không như sắc, thọ v.v… có vật thể riêng.

Không có vật thể riêng là sao?

Chỉ không có sự chạm xúc, nói là hư không.

Cớ sao như đây?

Ở trong bóng tối, con người kia không bị ngăn ngại và nếu nói trái lại là hư không.

Do sức lựa chọn, nên hoặc tùy miên hiện tại và sinh lìa diệt. Về sau, tập khổ khác không sinh lại nữa, gọi là trạch diệt. Ly khai sự lựa chọn nầy, do duyên không đủ, nên các pháp không sinh lại, nói là phi trạch diệt. Ví như tàn dư của tụ đồng phần chết ở trung gian, không sinh lại.

Sư bộ khác thuyết minh: Trong hoặc tùy miên không sinh lại, và Bát-nhã có công năng. Chính công năng nầy, được gọi là trạch diệt. Nỗi khổ sau không sinh lại, do hoặc tùy miên đã bị tiêu diệt, tan hoại. Vì duyên sinh không đủ, nên pháp nầy được thành. Ở trong đó, Bát-nhã không có công năng, thành thử diệt nầy được mang tên phi trạch diệt. Pháp nầy nếu rời ngoài sự lựa chọn, thì sẽ không được thành. Thế nên, diệt ấy tức là trạch diệt.

Có sư khác nói: Nếu pháp trước đã sinh, sau diệt, là tự chưa diệt, nói là phi trạch diệt. Đối với phi trạch diệt trong lối chấp nầy, nên trở thành vô thường.

Nếu pháp chưa diệt, vì chưa có phi trạch diệt hay là vì không như đây?

Trạch diệt của ông ở đây, đồng với vấn nạn trước kia không khác. Vì lấy sự lựa chọn làm ưu tiên: Nếu chúng ta không chấp trạch diệt ở sau sự lựa chọn. Vì sao? Vì không phải lựa chọn trước, rồi về sau mới chưa sinh các pháp, hay không được sinh.

Đối tượng chấp ra sao? Thời gian trước đã có các pháp không có sinh. Nếu ly khai sự lựa chọn, thì pháp nầy lẽ ra đã sinh. Sau khi sự lựa chọn khởi, thì pháp nầy sẽ vĩnh viễn không sinh. Ở trong đây là công năng lựa chọn. Nghĩa là trước kia chưa có sinh chướng ngại, hiện nay sinh chướng ngại. Nếu ông chấp chỉ không sinh là Niết-bàn, thì làm sao lãnh hội ý để giải thích câu văn của kinh nầy? Như kinh nói: Nếu năm căn như tín v.v… được sự, được tu, được thường tập, vì lìa diệt mọi nỗi khổ trong quá khứ, vị lai, đời hiện tại, nên sinh khởi sự lìa diệt, tức là Niết-bàn. Sự không sinh chỉ căn cứ ở vị lai, ở đời quá khứ, hiện tại, đều có nghĩa sinh. Điều nầy thật sự có như vậy. Tuy nhiên, vì có thể duyên hoặc nơi ba đời diệt, nên Đức Thế Tôn gọi là khổ diệt.

Phán quyết như đây là thế nào?

Như kinh khác nói: Tham ái nơi sắc, các ông nên diệt trừ. Nếu tham ái đã diệt, rồi thì sắc nầy đối với các ông, tức sẽ diệt, tức sẽ lìa, nói rộng như kinh, cho đến thức cũng như thế.

Nếu vậy, sự lìa diệt nỗi khổ ở ba đời cũng thế?

Nếu có chấp như đây, thì vì diệt trừ hoặc quá khứ, vị lai, hiện đời, nên nói kinh nầy, và giải thích đạo lý tất cả đều nên như vậy. Nếu có chấp như đây tất nhiên hoặc quá khứ, đã sinh ở quá khứ, hoặc hiện đời, đang sinh ở hiện đời. Ví như trong hành vi tham ái, nói mười tám hành tham ái. Căn cứ ở đời quá khứ, tức là căn cứ ở sự sinh quá khứ, cho đến hiện tại cũng thế. Do hoặc của hai đời nầy, ở trong sự nối tiếp hiện nay, đã lập vững chắc chủng tử làm sinh khởi hoặc vị lai và vì do chủng tử đã diệt, nên nói hoặc kia cũng sẽ diệt. Ví như do quả báo đã hết, nên cũng nói nghiệp hết. Vì nỗi khổ vị lai nầy và hoặc vị lai không có chủng tử, nên vĩnh viễn sẽ không sinh lại. Do đó nói là lìa diệt.

Nếu chấp quả thì quá khứ nầy và đời hiện tại sẽ có gì có thể diệt trừ? Đối với pháp đã diệt và định hướng diệt, là công dụng diệt, lại có quả gì?

Nếu vô vi thật sự không có vật thể, thì kinh Đức Thế Tôn đã nói: Các pháp hiện có, nghĩa là hữu vi, vô vi, và ở trong đó thuyết minh pháp lìa dục không có bằng nhau. Làm sao không có pháp ở trong cái không có, nói là không có bằng nhau nếu chúng ta không nói vô vi là không có?

Ta nói có như đây, như cái mà ta đã nói. Như nói âm thanh có trước không có mà có, sau không có. Mặc dù có là có lời nói, chứ không phải có vật thể nên sau cùng sẽ không thành có. Nên biết, pháp vô vi cũng thế.

Có không có cái có rất đáng khen ngợi. Nghĩa là tất cả tai ương đều vĩnh viễn không có lại. Ở đây không có, ở chỗ khác không có sự trội hơn. Vì không có bằng nhau, nên có thể khen ngợi. Vì khiến cho đáp lại sự ưa cầu pháp nầy của đệ tử tiếp nhận sự giáo hóa của Phật, nên nếu vô vi chỉ không có sở hữu diệt, lìa, thì không phải Thánh đế. Vì sao? Vì ở đây không có sở hữu.

Nếu vậy, đế có nghĩa gì? Hay là không như đây?

Không có lộn ngược là nghĩa. Hai pháp nầy cũng không có đảo ngược. Như nỗi khổ mà Thánh nhân đã thấy là như thật khổ. Khổ không hề có, như không có sở hữu (vô sở hữu).

Nếu vậy, đối với Thánh đế có mâu thuẫn gì?

Nếu nói không sở hữu, thì sẽ trở thành Thánh đế thứ ba và trở thành nghĩa Thánh đế. Đã nói thứ hai, tiếp theo, vô gián, vì Thánh đã thấy, đã nói, nên thành thứ ba. Nếu vô vi chỉ không sở hữu thì duyên nơi hư không, Niết-bàn làm cảnh của thức, lẽ ra phải trở thành không có cảnh giới. Nghĩa nầy, ở trong quá khứ, vị lai, thật sự có tư duy, xét lường và sẽ phán quyết.

Nếu ông thừa nhận pháp vô vi thật sự có vật thể riêng, thì phải có sở hữu và sở hữu cái gì ?

Theo nghĩa gốc của Tỳ-bà-sa, ấy là được ủng hộ, chư thiên nên ủng hộ. Nếu chư thiên kia biết người nầy, tất nhiên có thể ủng hộ. Lối chấp nầy không phải chân thật.

Không phải chân thật là sao?

Vô vi nầy không như tự tánh của sắc, thọ v.v… có thể chứng, không như nhãn căn v.v… có thể dùng sự việc để chứng, mà sự lìa diệt nầy là diệt lìa khổ, hoặc, được an lập như đây.

Làm sao có thể thành?

Sự lìa diệt nầy với hoặc v.v… không tương quan, vì nghĩa nhân, quả v.v… không có, chỉ ngăn ngừa, bác bỏ lối chấp kia. Nghĩa nầy có thể đúng. Nghĩa là cái tên đó, vật thể nào đó không có. Nếu chấp có thật vật thể riêng, thì do hoặc, đắc đạt đến và đoạn trừ đắc đạt đến. Vì sự lìa diệt nầy, nên nói đây là lìa diệt hoặc.

Lại có nhân gì có công năng quyết định đắc đạt đến của pháp nầy?

Trong kinh nói: Tỳ-kheo đã đắc đạt đến Niết-bàn hiện pháp. Nếu không có gì làm sao đắc đạt đến? Vì do đối trị của đắc đạt đến, nên phiền não của đắc đạt đến và sự sinh sau vĩnh viễn mâu thuẫn nhau. Vì nương dựa nên nói Niết-bàn của đắc đạt đến.

Các kinh trong A-hàm biểu thị rõ pháp nầy. Chính không có cái có là nghĩa. Kinh A-hàm nói: Mọi nỗi khổ nầy, diệt không còn, từ bỏ không có biên vực, cùng tận lìa dục, lìa diệt, sự tĩnh lặng, đoạn mất, không nối tiếp nỗi khổ khác, không nhận lấy, không sinh, là pháp tĩnh lặng tốt đẹp vi diệu. Nghĩa là buông bỏ tất cả ái còn sót, tận cùng lìa dục, lìa diệt, gọi là Niết-bàn.

Thế nào là không thừa nhận như đây : vì ở cõi kia không sinh, nên gọi là vô sinh?

Chúng ta nhận thấy nghĩa nầy không tương ưng với lý. Văn nầy đã biểu thị rõ được cái gì? Nếu tương ưng với pháp đã có, thì xưa nay lẽ ra không có sinh, vì Niết-bàn thường trụ. Nếu tương ưng với pháp đã đắc đạt đến, thì từ đắc đạt đến nầy có thể phân biệt pháp nầy đã có, hoặc đã đắc Vậy ông nên thừa nhận nỗi khổ không sinh là thí dụ rất tương ưng với lý. Ví như ánh sáng, Niết-bàn, tâm giải thoát cũng thế. Như ánh

sáng, Niết-bàn không phải là vật thể có. Tâm Thế Tôn giải thoát cũng thế. Tạng A-tỳ-đạt-ma cũng thuyết minh như đây. Tạng ấy nói: Thế nào là pháp không có loại? Đáp: Là pháp vô vi. Không có loại, tức là không có thể. Lời nói ấy chứng minh rõ không có tự tánh.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Nghĩa của câu văn không như thế.

Nếu vậy thì nghĩa gì?

Loại có năm thứ:

1. Loại tự tánh. Như kinh nói: Nếu đã được loại nầy, thì người nầy tất nhiên tương ưng với loại đó.

2. Loại cảnh. Như kinh nói: Tất cả pháp như chỗ biết của trí tuệ.

3. Loại kết. Như kinh nói: Nếu ở trong loại nầy, thì sẽ tương ưng với kết dục, tức có tương ưng với kết giận không?

4. Loại nhân. Như kinh nói: Những gì là pháp có loại? Tất cả pháp hữu vi có năm loại thâu tóm. Như kinh nói: loại ruộng, loại nhà cửa v.v…

Nhân ấy trong văn nầy, dùng loại để gọi rõ. Thế nên, tất cả vô vi thật sự có vật thể riêng.

Sư Tỳ-bà-sa nói như vầy: Pháp vô vi không có nhân, không có quả.

Đã thuyết minh ba vô vi xong. Quả có năm thứ, trong đó, quả nầy với nhân nào? Nhân nầy với quả nào?

Kệ nói: Nhân sau, quả quả báo

Giải thích: Nhân quả báo được nêu sau cùng nên gọi là sau. Nhân nầy dùng quả quả báo làm quả

Kệ nói: Nhân trước, quả tăng thượng.

Giải thích: Nhân tùy tạo, vì nói trước hết, nên gọi là trước. Nhân nầy lấy quả tăng thượng làm quả. Nhân nầy chỉ không thể ngăn ngừa làm tánh. Có tăng thượng nào? Tức đây là tăng thượng. Nhân tùy tạo lại có công năng hỗ trợ. Ví như có công năng đối với năm thức, mười nhập. Lại, có công năng đối với các nghiệp của khí thế giới. Các căn nhĩ v.v… liên tục có tăng thượng ở trong nhãn thức sinh, do nghe muốn thấy sinh.

Như theo đấy v.v… nên tư duy.

Kệ nói: Đồng loại và biến hành, đẳng lưu.

Giải thích: Hai nhân quả nầy vì đều giống nhân, nên đều dùng quả đẳng lưu làm quả.

Kệ nói: Hai công sức.

Giải thích: Hai, tức là nhân câu hữu, nhân tương ưng, đồng dùng quả công sức làm quả. Vì không có năng lực của trượng phu, nên gọi là công sức. Công sức nầy tức là quả của đẳng lưu kia.

Pháp nào gọi là công sức?

Pháp nầy đã có công năng đối với pháp khác. Công sức nầy ví như năng lực của trượng phu, nên gọi là công lực. Như thế gian nói: Chân gà, cỏ thuốc, voi say, tướng quân. Vì nhân khác cũng có quả của công sức. Vì chính hai nhân nầy nên nhân khác cũng có. Nhân của quả báo khác do quả của công sức, hoặc câu sinh, hoặc vô gián sinh. Quả quả báo thì không thế. Nhân của quả báo nầy cũng có quả của công sức xa. Ví như nhà nông đã thích ứng được lúa.

Pháp nào gọi là quả quả báo, cho đến pháp nào gọi là quả tăng thượng?

Kệ nêu: Quả báo pháp vô ký.

Giải thích: Là pháp vô phú vô ký.

Quả báo nầy là tên gọi của phi chúng sinh?

Kệ nói: Chúng sinh.

Giải thích: Pháp nầy chỉ thuộc nội tại, vì không phải đắc chung, nên gọi là tên chúng sinh.

Pháp nầy là tăng trưởng hay đẳng lưu?

Kệ nói: Hữu ký sinh.

Giải thích: Hai pháp thiện, ác, vì có thể ghi nhận về quả báo nên nói hữu ký. Từ thời điểm sau nầy sinh, không phải vô gián sinh, đây gọi là quả báo. Tướng quả báo như đây, không phải pháp. Tên của chúng sinh cũng từ nghiệp sinh.

Sao không gọi quả báo?

Vì được đắc chung. Pháp nầy, người khác cũng có thể sử dụng chung như thế, còn quả báo thì không có đắc chung. Vì sao? Vì quả báo nghiệp mà người kia đã gây tạo, đây là được sử dụng chung, thì không có lý nầy.

Quả tăng thượng cũng là đối tượng sinh của nghiệp, sao lại nói sử dụng chung, vì từ nghiệp chung sinh?

Kệ nêu: Đẳng lưu giống nhân mình.

Giải thích: Nếu quả giống với nhân, gọi là quả đẳng lưu, như nhân quả của đồng loại, biến hành.

Nếu nhân quả đồng loại, biến hành, đều đồng loại, sao không thừa nhận đều là nhân đồng loại?

Do quả nầy căn cứ ở địa, căn cứ nơi nhiễm ô, đồng với nhân gốc, chứ không do tất cả loại. Nếu pháp do tất cả loại tương ưng với quả, nên thừa nhận pháp nầy là nhân đồng loại. Vì nghĩa nầy nên lập bốn 8 luận chứng.

Nếu pháp đối với pháp nầy là nhân đồng loại, thì đối với pháp nầy cũng là nhân biến hành không?

Có bốn luận chứng:

  1. Không phải nhân biến hành, chỉ là nhân đồng loại.
  2. Nhân biến hành của bộ riêng.
  3. Nhân của một bộ biến hành.
  4. Trừ ba luận chứng trước.

Kệ nói: Lìa diệt do trí tận.

Giải thích: Tận, nghĩa là vĩnh viễn lìa diệt. Trí, nghĩa là ba căn trong ba đạo. Vì nhân trí khổ, tập nầy theo thứ lớp tận, nên gọi là vĩnh viễn lìa diệt, tức là trạch diệt, hay nói tên là quả lìa diệt.

Kệ nói: Nếu do sức của pháp sinh quả nầy.

Giải thích: Nếu do công năng của pháp nầy, pháp kia sinh, thì pháp kia là quả của công sức thuộc pháp nầy. Như tâm gia hạnh của địa dưới, tâm biến hóa, tâm định hữu lưu, vô lưu, Tam-ma-đề của địa trên.

Trạch diệt như thế v.v… do công năng của đạo, nên chỉ nói đắc đạt đến.

Kệ nói:

Trước chưa có hữu vi

Quả tăng thượng hữu vi.

Giải thích: Từ trước kia, pháp hữu vi đã sinh và sinh riêng pháp hữu vi, gọi là quả tăng thượng.

Quả công sức với quả tăng thượng khác nhau thế nào?

Quả được chứng đắc do chủ thể tạo tác, gọi là quả của công sức. Không phải là quả đã được do chủ thể tạo tác, gọi là quả tăng thượng. Như sự công xảo đã được, gọi là quả công sức cũng là quả tăng thượng. Nếu sự chứng đắc khác chỉ là quả tăng thượng.

Lại nữa, trong sáu nhân như đây, nhân nào, vào thời điểm nào có thể nhận lấy quả và có thể cho quả?

Kệ nói: Năm hiện đời nhận quả.

Giải thích: Lìa nhân tùy tạo, năm nhân khác ở đời hiện tại, có thể nhận lấy quả của mình. Vì không phải quả quá khứ đã nhận lấy, nên cũng không phải vị lai. Vì không có công sức, nên nhân tùy tạo cũng thế. Nhân nầy không nhất định có quả nên không nói.

Kệ nói: Hai thời ấy cho quả. Giải thích: Hai nhân câu hữu và tương ưng, cũng cho quả ở đời hiện tại. Vì sao? Vì hai nhân này nhân và cho quả đồng tại một thời điểm.

Kệ nói: Hai: Hiện tại, quá khứ:

Giải thích: Là hai nhân: Đồng loại và biến hành. Hai nhân này cho quả ở quả khứ có thể đúng, nhưng nếu cho quả ở đời hiện tại tức là quả đẳng lưu. Do thứ tự sinh, nên nếu quả đã sinh, thì hai nhân nầy tức dứt quá khứ. Nếu đã cho quả, thì về sau sẽ không cho lại.

Có nhân đồng loại chỉ có thể nhận lấy quả, không cho quả không?

Trong đây có bốn luận chứng:

1. Người đoạn trừ căn thiện, thì đắc đạt đến sẽ đoạn sau cuối.

2. Người tiếp nối lại căn thiện, thì đắc đạt đến sẽ được đầu tiên, nên nói người nầy như đây, đã tiếp nối lại đắc đạt đến trước kia.

3. Người không dứt trừ căn thiện, ở phần vị khác.

4. Trừ ba luận chứng trước, nếu nhân đồng loại ác.

Luận chứng thứ nhất: Là người đang được lìa dục đắc đạt đến sự xả bỏ sau cuối ở cõi Dục.

Luận chứng thứ hai: Nếu người thoái lui sự lìa dục cõi Dục, đắc đạt đến đầu tiên đạt được lẽ ra nói như thế là người lùi lại đắc đạt đến trước kia.

Luận chứng thứ ba: Không lìa dục cõi Dục ở phần vị khác. Luận chứng thứ tư: Trừ ba luận chứng trước, như đây, quả A-la-hán, và thoái lui đắc đạt đến của nhân đồng loại hữu phú, vô ký. Ở đó, như lý nên tư duy, vô phú vô ký không có luận chứng sau.

Nếu nhân có công năng cho quả, tất nhiên sẽ có công năng nhận lấy quả. Có công năng nhận lấy quả, không thể cho quả, như ấm sau cuối của A-la-hán.

Nếu căn cứ có nhân đồng loại của cảnh giới, tùy thuộc sát-na, phán quyết có nhân đồng loại thiện, chỉ nhận lấy quả, không cho quả không?

Trong đây có bốn trường hợp :

  1. Nếu từ tâm thiện, theo thứ lớp khởi tâm nhiễm ô vô ký hiện tiền.
  2. Trái với ba trường hợp thứ ba trước.
  3. Tâm thiện, theo thứ lớp khởi tâm thiện.
  4. Trừ luận chứng trước.

Như thiện bốn trường hợp của, bất thiện v.v… cũng nên tư duy như lý.

Kệ nói: Một quá khứ cho quả.

Giải thích: Nhân của quả báo ở quá khứ, có công năng cho quả.

Vì sao? Vì quả báo không có đều cùng khởi, và không có vô gián khởi.

(Khởi liền ngay).

Có sư khác nói: Có bốn thứ quả:

1. Quả nương dựa: Ví như nhân thủy luân cho quả của phong luân, cho đến cỏ v.v… cho quả của đất.

2. Quả gia hạnh: Ví như nhân quán bất tịnh là quả của Vô sanh trí.

3. Quả của tập: Ví như nhãn v.v…, nhãn thức v.v…

4. Quả tu tập: Ví như đạo cõi Sắc cho quả là biến hóa.

Bốn thứ quả nầy, thuộc về quả tăng thượng, và quả công sức.

Đã thuyết minh về nhân và quả xong. Những gì là pháp? Do nhân nào sinh? Do bao nhiêu nhân sinh?

Nếu lược nói pháp có bốn thứ:

  1. Pháp nhiễm ô.
  2. Pháp của quả báo sinh.
  3. Pháp vô lưu đầu tiên.
  4. Pháp tàn dư của hai pháp trước

Những gì là pháp tàn dư? Là vô ký tức phần còn lại sau khi tách rời quả báo. Là tách rời vô lưu đầu tiên, còn lại pháp thiện.

Bốn thứ pháp nầy, như kệ nói:

Phần còn lại của Nhiễm ô quả báo

Thứ tự tiếp theo vô lưu đầu tiên

Trừ biến hành, quả báo

Hai đồng loại khác sinh.

Giải thích: Pháp nhiễm ô trừ một nhân của quả báo, từ năm nhân còn lại sinh. Pháp của quả báo sinh, trừ một nhân biến hành, từ năm nhân còn lại sinh. Pháp còn lại. Trừ hai nhân biến hành và quả báo, từ bốn nhân khác sinh. Pháp vô lưu đầu tiên, trừ hai nhân: biến hành, quả báo, lại trừ nhân đồng loại và từ ba nhân còn lại sinh.

Bốn pháp nầy là pháp nào?

Kệ nói: Tâm và các tâm pháp.

Giải thích: Bốn pháp nầy từ nhân còn lại sinh, chỉ là tâm, tâm pháp.

Nếu vậy, thì không phải là pháp tương ưng và sắc.

Đây là thế nào?

Kệ nêu: Như đã lìa tương ưng khác.

Giải thích: Trừ một nhân tương ưng, là pháp khác nhiễm ô v.v… như tâm, tâm pháp sinh như đây, pháp nhiễm ô trong ấy từ bốn nhân sinh, pháp của quả báo sinh từ bốn nhân sinh, pháp còn lại đều từ ba nhân sinh. Pháp vô lưu đầu tiên từ hai nhân sinh, không có một pháp nào từ một nhân sinh (Giải thích rộng về nhân đã xong).

Thế nào là duyên? Có mấy loại?

Kệ nói: Duyên có bốn loại.

Giải thích: Trong kinh nói có bốn loại duyên: 1. Nhân duyên; 2. Thứ đệ duyên; 3. Duyên duyên; . Tăng thượng duyên. Trong đây nói loại tức là duyên tự tánh. Nhân duyên là gì?

Kệ nói: Nhân duyên là năm nhân.

Giải thích: Trừ một nhân tùy tạo, năm nhân còn lại thuộc về Nhân duyên.

Kệ nói:

Tâm, tâm pháp chẳng sau.

Đã sinh Thứ đệ duyên.

Giải thích: Trừ tâm tâm pháp sau cuối của A-la-hán. Đã sinh tâm tâm pháp khác gọi là Thứ đệ duyên. Thế nào gọi là Thứ đệ duyên? Vì pháp này đẳng vô gián duyên nên gọi là Thứ đệ duyên. Thế nên sắc không phải thứ đệ duyên. Tại sao? Vì từ sắc của cõi Dục, sau đó thứ tự đến vô biểu của cõi Dục. Sắc sinh, sau đó sắc vô lưu, sắc của cỏi Dục sinh; sau đó ba loại sinh, sắc ấy hiện tiền lẫn lộn, quá nhiều nhân sinh, mà duyên thứ đệ thì không thể quá nhiều nhân lẫn lộn như thế, vì do nghĩa duyên sinh.

Đại đức Bà-tu-mật-đa-la nói: Làm tăng trưởng không trái nghịch chuỗi tương tục có hai thứ sinh sau đó: 1. Từ nhân tối thiểu, tối đa sinh; 2. Từ sắc lớn, sắc nhỏ sinh. Ví như lúa, thóc sinh ra tro than.

Hoặc từ sắc lớn sắc nhỏ sinh ví như nhân trong hạt của cây Bối đa, thứ tự chuyển sinh cho đến cành nhánh tàn là xum xuê chuyển thành cây Ni-cù-lô-đà. Là không như đây chăng? Có khi tâm, tâm pháp được sinh nhiều, hoặc ít như trường hợp tâm thiện ác, vô ký, trường hợp có giác quán, hoặc căn cứ loại riêng của ba định. Không thể dựa vào tự loại thì không có lực lãnh thọ nhiều sinh, tưởng v.v… cũng vậy. Vì dựa vào tự loại lập thứ đệ duyên, phải có nghĩa như thế. Tại sao? Vì đầy đủ là một tụ. Nếu đầy đủ từ hai loại làm Thứ đệ duyên thì không từ pháp lãnh thọ ít, mà có sinh pháp lãnh thọ nhiều. Nghĩa này đã nói ở trước.

Bộ nói tương tục đồng loại cũng chấp như đây nghĩa là cho rằng tự loại là Thứ đệ duyên chứ không phải loại khác. Ví như tâm làm, thứ đệ duyên cho tâm. Thọ v.v… cũng vậy, nói rộng ra nên biết.

Như từ không nhiễm ô thứ đến sinh pháp nhiễm ô, do trước diệt nhiễm ô làm duyên thứ đệ cho nhiễm ô? Như nhập vô tâm định làm thứ đệ duyên cho xuất hiện tâm định?

Nay không thể tư ý chấp như đây, vì không phải pháp tương ưng hành, cũng do hiện tiền lẫn lộn quá nhiều nguyên nhân sinh, nên không thành thứ đệ duyên.

Pháp của ba cõi và không hệ thuộc một lúc sinh ở hiện tiền, sao không chấp nhận pháp vị lai làm thứ đệ duyên?

Vì duyên kế tiếp lẫn lộn vì đời vị lai trước sau không có sai biệt.

Nếu vậy sao đức Thế tôn đắc trí như đây: Pháp vị lai này ứng ở đời trước sinh; pháp kế tiếp này ứng ở đời sau sinh. Căn cứ tất cả chúng sinh cho đến tận cùng giới hạn sinh tử, thứ tự đều biết?

Do dựa vào quá khứ hiện tại so sánh biết vị lai, kinh kia nói: Đức Thế Tôn thấy đời quá khứ như loại nghiệp này, như loại báo này đã sinh, theo đó các pháp sinh ra cũng vậy: đời nay cũng có như loại nghiệp này. Từ loại nghiệp này như loại quả báo này đời sau sẽ sinh, theo đó các pháp sinh ra cũng vậy. Được biết như đây, như đây là Như Lai nguyện trí, không phải do Tỉ trí mà so sánh đời quá khứ hiện tại để biết vị lai. Đức Thế Tôn đã chứng kiến rõ mọi vật tán loạn lẫn lộn ở đời vị lai, sinh trí tuệ biểu, người này làm nghiệp như thế rồi ắt phải nhận lấy quả báo vị lai như thế.

Nếu vậy, Đức Thế Tôn không thấy đời trước lẽ ra không thể biết đời sau!

Có sư khác nói: Ở trong sự nối tiếp nhau của tất cả chúng sinh, đã có pháp khác biệt hữu vi, tương ưng với tâm, là trạng mạo của quả đương lai. Đức Thế Tôn quán sát tướng nầy, biết quả vị lai, nếu các định và thông, tuệ chưa hiện tiền.

Nếu vậy, Như Lai chính là do quán tướng nên biết không thể chứng lại. Thế nên, tất cả cảnh giới của Đức Thế Tôn đều tùy thuận dục chánh biến tri.

Thuyết của Kinh bộ nói như vầy: Vì lẽ gì Đức Thế Tôn lại nói: Cảnh giới của chư Phật không thể tư duy, nghị luận. Nếu pháp vị lai không có thành lập theo thứ lớp, làm sao pháp thứ đệ duyên tiếp theo khổ pháp trí sinh, không phải pháp sinh khác, cho đến định kim cương, tâm tiếp theo tận trí sau sinh, không phải pháp khác sinh? Nếu pháp có thể ngăn ngại pháp khác sinh, thì từ vô gián của pháp nầy, pháp khác sẽ được sinh. Ví như từ hạt giống v.v…, mầm v.v… không có thứ đệ duyên.

Sao tâm sau cuối của A-la-hán không phải thứ đệ duyên?

Vì không tương ưng với tâm khác.

Nếu vậy, vô gián diệt tâm làm ý? Vì sao?

Vì sau vô gián, thức không sinh. Nếu không lập làm thứ đệ duyên, lẽ ra cũng sẽ không lập tâm sau cuối làm ý. Vì ý do y chỉ tánh được biểu lộ rõ, không phải do công năng được sáng tỏ, nên có nghĩa tương tự.

Do duyên khác không đủ, nên thức khác không sinh có phải không?

Do duyên kia không phải nương dựa, nên thức không sinh. Thứ đệ duyên là công năng được sáng tỏ. Nếu có pháp được duyên nầy nhận lấy làm quả, thì pháp nầy, và tất cả pháp khác và các chúng sinh đều không có khả năng ngăn cản, gây trở ngại, khiến cho thức kia không sinh. Nếu pháp có thứ lớp với tâm thì có thể nói là vô gián với tâm không? Trong đây có bốn luận chứng:

1. Từ định vô tâm, phát ra tâm quán và sát-na v.v… của Tam-mabạt-đề thứ hai.

2. Sát-na của Tam-ma-bạt-đề (Chánh định hiện tiền) đầu tiên đối với phần vị hữu tâm và sinh v.v…

3. Sát-na của Tam-ma-bạt-đề đầu tiên và phần vị của hữu tâm.

4. Sát-na v.v… của Tam-ma-bạt-đề thứ hai và sinh v.v… đối với tâm xuất định.

Nếu pháp theo thứ lớp với tâm, có làm thứ lớp với Tam-ma-bạt-đề không?

Trong đây có bốn luận chứng:

Luận chứng thứ ba, thứ tư trước, tức là luận chứng thứ nhất, thứ hai ở đây.

Luận chứng thứ nhất, thứ hai trước, tức là luận chứng thứ ba, thứ tư ở đây.

Phát ra tâm diệt định và thời điểm đoạn cách rất xa tâm trước.

Nay, sao lại từ tâm trước nói là thứ lớp?

Vì không có ngăn cách với tâm riêng.

Đã nói thứ đệ duyên xong.

Thế nào là tướng duyên duyên?

Kệ nói: Duyên duyên tất cả pháp.

Giải thích: Tất cả pháp tức năm tụ. Trong đây, nên biết như lý về tướng duyên duyên. Ví như nhãn thức và pháp tương ưng. Dùng sắc làm duyên duyên cho tiếng của nhĩ thức, hương của tị thức, vị của thiệt thức, xúc của thân thức. Tất cả pháp của ý thức cũng thế.

Nếu pháp là duyên duyên của pháp nầy, tất nhiên, pháp ấy sẽ

không có lúc nào không phải duyên duyên của pháp ấy. Nếu không phải là đối tượng duyên, thì cũng là duyên duyên, vì thể tướng là một. Ví như củi không phải đối tượng đốt, cũng gọi là củi, vì thể tướng là một. Tâm và tâm pháp do định nhập vào sát-na của vật thể.

Đối với định như đối tượng duyên của mình, là do dựa nơi định hay là không định?

Nếu ngần ấy định sinh, tất nhiên sẽ tương ưng với nương dựa.

Chưa sinh và đã sinh là, ly khai với nương dựa.

Sư khác nói: Hoặc quá khứ cũng được lập do nương dựa.

Đã nói duyên duyên xong.

Kệ nói: Tùy tạo tăng thượng duyên.

Giải thích: Tùy nhân tạo tức là tăng thượng duyên, nên tăng thượng duyên, tức là duyên duyên. Vì sao? Vì tất cả pháp là duyên duyên.

Hai duyên nầy, duyên nào rộng?

Đều cùng có pháp là duyên duyên, thì không có lý nầy. Hoặc có lý nầy vì được làm tăng thượng duyên, nên tăng thượng duyên rộng. Do vì nghĩa duyên rộng nên gọi là tăng thượng. Duyên nầy đều lìa tự tánh đối với pháp hữu vi, đều là tăng thượng duyên.

Có pháp đối với pháp khác do bốn duyên trở thành duyên không có, tức là tự tánh đối với tự tánh, tha tánh đối với tha tánh, hữu vi đối với hữu vi, vô vi đối với vô vi.

Bốn duyên nầy nếu khởi công năng, thì sẽ khởi công năng ở trong pháp vị nào?

Nhân duyên: Đã nói năm thứ.

Kệ nói:

Tạo ra được công năng

Đối hai nhân chánh diệt.

Giải thích: Chánh diệt: Nghĩa là pháp hiện đời. Vì sao? Vì pháp hiện đời đã được sinh. Nay, vì hướng đến diệt, nên nhân câu hữu trong phần vị nầy và nhân tương ưng, tạo ra công năng. Vì sao? Vì nhân nầy có công năng ở trong quả câu sinh.

Kệ nói: Ba nhân ở chánh sinh.

Giải thích: Chánh sinh: Nghĩa là pháp vị lai. Vì sao? Vì pháp vị lai chưa được sinh. Nay vì hướng đến sự sinh, nên trong phần vị nầy, nhân đồng loại, nhân biến hành, nhân quả báo tạo ra công năng. Công năng nhân duyên như đây.

Kệ nói:

Hai duyên trái với

Trước có công năng.

Giải thích: Do đạo lý công năng, phân-tích nhân duyên làm hai. Trái với công năng nầy, nên biết tức là phần vị công năng của thứ đệ duyên, duyên duyên. Thứ đệ duyên tạo ra công năng đối với chánh sinh. Vì với phần vị kia, nên duyên duyên đối với chánh diệt tạo ra công năng. Vì tâm, tâm pháp hiện đời đã nhận lấy, nên tăng thượng duyên có mặt trong tất cả phần vị. Do không ngăn ngừa, nên trở thành duyên, tức là công năng của thứ đệ duyên.

Đã nói các duyên và công năng xong.

Lại nữa, những gì là pháp? Do bao nhiêu duyên được sinh?

Kệ nói: Do bốn duyên tâm pháp.

Giải thích: Tâm và tâm pháp vốn có mặt trong đây. Nhân duyên là có năm nhân. Thứ đệ duyên: ở tâm, tâm pháp trước, không phải đối tượng gián đoạn của tâm, tâm pháp khác.

Duyên duyên: Như ứng với năm trần sắc v.v… và tất cả pháp.

Tăng thượng duyên: Nghĩa là tất cả pháp khác ngoài tự tánh.

Kệ nói: Hai định do ba duyên.

Giải thích: Định diệt tâm, định vô tưởng không có duyên duyên. Hai định nầy không duyên nơi cảnh khởi.

Nhân duyên trong đây có hai nhân, nghĩa là nhân câu hữu, tức như sinh v.v…, nhân đồng loại tức trước kia đã sinh pháp thiện của địa đồng.

Thứ đệ duyên: Tâm Tam-ma-bạt-đề của pháp tương ưng chung.

Tăng thượng duyên: Như trước đã nói.

Hai định nầy do công dụng của tâm sinh, nên dùng tâm làm thứ đệ duyên. Do công năng ngăn ngừa tâm sinh, nên ngoài tự nó không phải thứ đệ duyên.

Kệ nói: Pháp khác do hai sinh.

Giải thích: Pháp khác, nghĩa là với tâm pháp bất tương ưng và pháp có sắc, do nhân duyên, tăng thượng duyên sinh. Từ sáu nhân, bốn duyên đã lập như trước, tất cả pháp có sinh được sinh.

Tất cả thế gian đều không dùng ngã tự tại, thắng tánh v.v… làm một sinh nhân. Trong đây, sẽ dùng nhân tố nào để làm chứng?

Ông chấp tất cả nhân duyên của sự thành lập, đã tạo là không như đây ư?

Do lối chấp nầy, đã trái bỏ nghĩa cơ bản mà ông đã nói. Nghĩa là một tự tại v.v… là nhân tố của tất cả thế gian.

Lại nữa, kệ nói: Không phải thứ lớp của tự tại

Giải thích: Thế gian không từ Tự tại v.v… sinh, vì thứ lớp sinh. Nếu ông chấp chỉ một tự tại là sinh nhân của tất cả thế gian, hoặc chấp nhân tố khác, thì tất cả thế gian lẽ ra phải cùng khởi trong một thời điểm.

Tất cả sự sinh theo thứ lớp, đều rõ ràng, có thể thấy. Nếu ông chấp sự sinh thứ lớp nầy là tùy ý tự tại muốn thành, thì sẽ mong muốn cho pháp nầy được sinh hiện nay, mong cho pháp nầy sẽ diệt hôm nay, mong muốn cho pháp nầy sẽ sinh diệt ở sau. Do sự ước muốn có khác, nên nghĩa nầy được thành, nghĩa là nhân không phải là một. Sự mong muốn nầy có khác, lẽ ra một thời điểm đều cùng khởi. Có sự mong muốn tự tại. Thì không phải có khác, nên nếu vì quán sát sự khác biệt của nhân khác mà thành, thì không phải tự tại làm nhân, mà là sự mong muốn trong sinh thứ lớp. Nếu quán sát nhân riêng, tất nhiên, sẽ có vô cùng lỗi lầm. Nếu không quán nhân riêng, thì sẽ không có nghĩa thứ lớp. Nhân ấy chuyển vận vô biên khác biệt.

Do tin vô thủy, nên người nầy ưa chấp tự tại làm nhân tố, không vượt qua đạo lý mà đệ tử của Đức Thích-ca đã biểu dương sáng tỏ.

Nếu ông nói: Sự mong muốn tự tại mặc dù đều cùng khởi, nhưng thế gian không đều cùng khởi, vì tùy ý muốn sinh, thì nghĩa nầy không đúng. Vì ý muốn của tự tại nầy ở đời sau không có lý do. Vì công dụng lớn như đây hóa sinh thế gian, thì tự tại sẽ được lợi ích gì? Nếu ông nói: Thường lấy sự mừng, vui làm công dụng, thì nghĩa nầy không hợp lý. Vì thú vui nầy nếu rời phương tiện tự tại, tất nhiên sẽ không thể được. Do vậy, đối với ưa tự tại chẳng phải tự tại, đối với pháp khác cũng thế.

Lại nữa, nếu tự tại thấy địa ngục v.v…, thì thế gian phần nhiều vì chống đỡ do nỗi khổ bức não. Do vậy, nên sinh khởi niềm vui. Than ôi! Đâu dùng tự tại thô ác nầy, nương dựa Tự tại thiên, và cõi thế gian tức sẽ trở nên an vui.

Do lợi thường thiêu, nguy hiểm

Đáng sợ, luôn làm khổ người

Ưa ăn thịt cùng máu, tủy

Khiến kêu khóc tội người khác.

Nếu ông tin nhận tự tại v.v… là một nhân của thế gian, thì có pháp khác sẽ lấy gì để chứng kiến? Nhân công làm nhân, sẽ bị từ bỏ. Nếu ông phân biệt chấp nhân khác chung của Tự tại, thì chấp nầy chỉ vì yêu kính, nên nói. Vì sao? Vì lìa mọi nhân, thì công năng của Tự tại không thể thấy. Các nhân, tất nhiên, vì cần hòa hợp với nhân khác, nên có thể

tạo ra Tự tại. Nếu vậy thì không phải Tự tại.

Lại nữa, nếu tạo hóa đầu tiên lấy Tự tại làm nhân, thì tạo hóa nầy vì không quan sát nhân khác, nên lẽ ra phải thành lập như Tự tại không có ban đầu. Đối với ngã và thắng tánh v.v… lập và phá cũng vậy. Thế nên, thế gian không có nghĩa một nhân, mà là nghiệp do mình đã gây tạo. Đối với đạo, đối với sự xen tạp, có thể sinh thế gian. Người không có trí tuệ thật đáng xót thương! Tự tiếp nhận quả quả báo của mình và tự tiếp nhận quả công sức khởi phân biệt tà cho tự tại v.v… là nhân.

Nghĩa nầy đã bỏ. Trước kia nói: Pháp khác do hai sinh.

Lời nói nầy thế nào?

Nếu đại đối với đại, thì trở thành nhân duyên.

Kệ nói: Hai thứ đại, nhân đại.

Giải thích: Nếu lập bốn đại là nhân của bốn đại, thì sẽ có hai thứ nhân: nhân đồng loại, nhân câu hữu.

Kệ nói: Đối với năm thứ được tạo.

Giải thích: Nếu bốn đại là nhân của sắc được tạo thì sẽ thành năm thứ nhân. Thế nào là thành? 1. Khả năng sinh; 2. Khả năng làm nương dựa; 3. Khả năng duy trì; . Làm cho tru; 5. Làm cho tăng trưởng. Đó chính là nhân tùy tạo.

Do nghĩa nầy chia làm năm thứ:

  1. Nhân, chủ thể sinh: Vì từ nhân nầy sinh.
  2. Nhân nương dựa: Vì đã sinh, theo đuổi nhân nầy.
  3. Nhân duy trì: Vì đối tượng được duy trì, ví như sự sắc với vách tường là nhân duy trì cho sự vẽ.
  4. Nhân trụ: Nhân nầy làm cho sự nối tiếp kia không đứt đoạn.
  5. Nhân tăng trưởng: Nhân nầy khiến cho sự nối tiếp kia được viên mãn.

Như bốn đại nầy đối với sắc do bốn đại tạo là nhân của sự sinh, đổi khác, gìn giữ, dừng lại, tăng trưởng, cả năm nghĩa được thiết lập.

Kệ nói: Sở tạo cùng ba thứ

Giải thích: Nếu sắc được tạo tạo ra sắc được tạo là do ba thứ nhân, tức là nhân câu hữu, nhân đồng loại và nhân quả báo. Vì nhân tùy tạo bình đẳng khởi, nên không luôn đếm kể. Câu hữu trong đây lại làm nhân lẫn nhau, nghĩa là tùy tâm biến đổi hai nghiệp thân, khẩu, không phải sắc được tạo khác.

Nhân đồng loại: Tất cả sự sinh trước đối với đồng loại sau.

Nhân quả báo: Do hai nghiệp thân, khẩu chiêu cảm với căn nhãn v.v… làm quả báo.

Kệ nói: Đại được tạo, một nhân

Giải thích: Nếu sắc được tạo, bốn đại tạo thì chỉ một nhân, nghĩa là nhân quả báo. Nếu thân nghiệp, khẩu nghiệp dùng bốn đại làm quả báo, trước kia đã nói chung tâm, và tâm pháp là thứ đệ duyên, nhưng chưa nói một cách quyết định, tâm nào làm thứ đệ duyên, tâm nào từ thứ đệ duyên sinh. Nay sẽ thuyết minh về nghĩa nầy.

Trong đây, nếu lược nói sẽ có mười hai tâm.

Kệ nói:

Tâm cõi Dục thiện, ác

Hữu phú và vô phú.

Giải thích: Tâm trong cõi Dục có bốn thứ, nghĩa là thiện, ác, hữu phú vô ký, vô phú vô ký.

Kệ nói: Ở hai cõi trừ ác, còn lại đều có.

Giải thích: Ở cõi Sắc, không có ác, có ba thứ còn lại. Cõi Vô sắc cũng thế. Mười tâm như đây, đều là hữu lưu.

Kệ nói: Vô lưu, hai.

Giải thích: Nghĩa là vô lưu Hữu học và vô lưu Vô học. Do tâm như đây hợp thành mười hai nên trong đây.

Kệ nói: Ở dục theo thiện, chín.

Giải thích: Nói theo thứ lớp, sau lẽ ra phải nói: Ở trong cõi Dục, tâm thiện hiện có, từ chín tâm nầy, theo thứ lớp được sinh. Ở địa mình có bốn tâm, cõi Sắc, Vô sắc có hai tâm. Hoặc chánh nhập quán là tâm thiện, hoặc người nhờ sinh là tâm hữu phú vô ký. Cõi Vô sắc chỉ có tâm hữu phú vô ký, nghĩa là khi nương tựa sinh, vì rất xa nên không có thiện. Cõi Vô sắc do bốn sự xa. Ở cõi Dục rất là xa, nghĩa là nương dựa nhận lấy cảnh giới tướng, vì đối trị xa và tâm Hữu học, Vô học.

Kệ nói: Thiện nầy, từ tám sinh.

Giải thích: Lại nữa, tâm thiện cõi Dục nầy từ tám tâm, theo thứ lớp sinh: bốn tâm của địa mình, hai tâm cõi Sắc, tâm thiện, nghĩa là khi xuất định.

Tâm hữu phú vô ký, nghĩa là bị bức xúc do định có nhiễm ô, nên trở lại dựa vào tâm thiện của địa dưới.

Tâm Hữu học, Vô học, nghĩa là khi xuất quán.

Kệ nói: Từ mười tâm ác sinh.

Giải thích: Trừ tâm Hữu học, Vô học. Vì sao? Nếu người thác sinh ở cõi Dục, sẽ từ tất cả tâm cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, theo thứ lớp được sinh.

Tâm ác, kệ nói: Từ bốn tâm nầy.

Giải thích: Từ tâm ác cõi Dục, chỉ bốn tâm của địa mình theo thứ lớp sinh, như nói tâm ác cõi Dục.

Kệ nói: Hữu phú cũng như thế.

Giải thích: Tâm hữu phú vô ký cõi Dục, cũng từ mười tâm trong ba cõi theo thứ lớp sinh. Từ tâm hữu phú vô ký cõi Dục, cũng chỉ bốn tâm của địa mình theo thứ lớp sinh.

Kệ nói: Từ năm tâm vô phú.

Giải thích: Ở cõi Dục, đã có tâm vô phú vô ký. Từ năm tâm theo thứ lớp sinh: bốn tâm của địa mình và tâm thiện cõi Sắc, tức là sinh tâm biến hóa của cõi Dục.

Kệ nói: Lại từ bảy tâm nầy.

Giải thích: Từ tâm vô phú vô ký cõi Dục, bảy tâm theo thứ lớp sinh. Bốn tâm của địa mình, hai tâm cõi Sắc, và tâm thiện. Nghĩa là từ tâm biến hóa theo thứ lớp sinh tâm nhiễm ô, tức là khi sinh tâm nhiễm ô cõi Sắc, nghĩa là lúc thác sinh.

Kệ nói: Từ mười một thiện cõi Sắc.

Giải thích: Từ tâm thiện hiện có của cõi Sắc, mười một tâm theo thứ lớp sinh, trừ tâm vô phú vô ký cõi Vô sắc.

Kệ nói: Từ chín ấy lại sinh.

Giải thích: Tâm thiện cõi Sắc, từ chín tâm theo thứ lớp sinh, trừ hai tâm nhiễm ô nơi cõi Dục và tâm vô phú vô ký của cõi Vô sắc.

Kệ nói: Từ tám hữu phú sinh.

Giải thích: Tâm hữu phú vô ký cõi Sắc, từ tám tâm theo thứ lớp sinh, trừ hai tâm nhiễm ô cõi Dục và tâm Hữu học, Vô học.

Kệ nói: Sáu tâm nầy.

Giải thích: Từ tâm hữu phú vô ký cõi Sắc, sáu tâm theo thứ lớp sinh tức ba tâm của địa mình. Ba tâm cõi Dục, trừ vô phú vô ký.

Kệ nói: Ba vô phú.

Giải thích: Tâm vô phú vô ký cõi Sắc chỉ từ ba tâm của địa mình theo thứ lớp sinh.

Kệ nói: Sáu tâm nầy.

Giải thích: Từ tâm vô phú vô ký cõi Sắc, sáu tâm theo thứ tự sinh tức ba tâm của địa mình, hai tâm nhiễm ô cõi Dục, và tâm nhiễm ô của cõi Vô sắc. Như nói: Tâm vô phú vô ký của cõi Sắc, đối với đạo lý của cõi Vô sắc cũng thế.

Kệ nói: Vô sắc lý như thế.

Giải thích: Tâm vô phú vô ký của cõi Vô sắc. Ở địa mình, cũng chỉ từ ba tâm theo thứ lớp sinh. Từ sáu tâm nầy, theo thứ lớp sinh ba tâm 80 của địa mình.

Ba tâm nhiễm ô của địa dưới.

Kệ nói: Từ thiện chín.

Giải thích: Từ tâm thiện cõi Vô sắc, chín tâm theo thứ lớp sinh, trừ tâm thiện cõi Dục và tâm vô phú vô ký cõi Sắc, tâm khác được sinh.

Kệ nói: Từ sáu tâm.

Giải thích: Tâm thiện cõi Vô sắc, từ sáu tâm theo thứ lớp sinh: ba tâm của địa mình và tâm thiện cõi Sắc, tâm Hữu học, Vô học.

Kệ nói: Hữu phú bảy.

Giải thích: Từ tâm hữu phú vô ký cõi Vô sắc, bảy tâm theo thứ lớp sinh tức ba tâm của địa mình, tâm thiện cõi Sắc và tâm nhiễm ô.

Cùng hai tâm nhiễm ô ở cõi Dục.

Kệ nói: Đây cũng thế.

Giải thích: Tâm hữu phú, vô ký của cõi Vô sắc nầy, từ bảy tâm theo thứ lớp sinh. Trừ tâm nhiễm ô cõi Dục, cõi Sắc và tâm Hữu học, Vô học, từ tâm khác sinh.

Kệ nói: Từ bốn ấy, Hữu học.

Giải thích: Tâm Hữu học nầy từ bốn tâm theo thứ lớp sinh tâm thiện của ba cõi và tâm Hữu học.

Kệ nói: Từ nơi năm tâm nầy.

Giải thích: Từ tâm Hữu học nầy, năm tâm theo thứ lớp sinh, tức bốn tâm trước kia và tâm Vô học.

Kệ nói: Vô học cũng từ năm.

Giải thích: Tâm Vô học nầy từ năm tâm đã nói như trước, theo thứ lớp sinh.

Kệ nói: Từ bốn tâm Vô học.

Giải thích: Từ tâm Vô học, bốn tâm theo thứ lớp sinh tâm thiện của ba cõi và tâm Vô học.

Đã thuyết minh mười hai tâm xong. Nay lại tạo ra kệ:

Mười hai tạo hai mươi.

Giải thích: Thế nào là tạo tác?

Kệ nói:

Gia hạnh và sinh đắc

Chia thiện ba cõi hai.

Giải thích: Tâm thiện ở trong ba cõi, mỗi tâm thiện được chia làm hai tâm:

  1. Gia hạnh đắc.
  2. Sinh đắc.

Kệ nói:

Quả báo và oai nghi

Công xảo và biến hóa

Bốn vô ký cõi Dục.

Giải thích: Tâm vô phú vô ký cõi Dục được chia làm bốn:

  1. Tâm sinh của quả báo.
  2. Tâm tạo ra oai nghi.
  3. Tâm của xứ công xảo.
  4. Tâm biến hóa.

Kệ nói: Cõi Sắc trừ công xảo.

Giải thích: Tâm vô phú vô ký cõi Sắc được chia làm ba, trừ tâm của xứ công xảo. Vì ở cõi Sắc kia không có công xảo. Như mười hai tâm nầy, lại chia thành hai mươi tâm. Thiện có sáu tâm, vô phú vô ký có tám tâm như oai nghi v.v… Ở trong cõi Vô sắc không có sự oai nghi v.v… Bốn trần: sắc, hương, vị, xúc là cảnh giới của ba tâm. Tâm công xảo cũng dùng tiếng làm cảnh. Bốn tâm nầy chỉ là ý thức, năm thức nầy ở xứ oai nghi và công xảo cũng được dẫn sinh do tâm gia hạnh.

Sư khác nói: Có ý thức được oai nghi dẫn khởi, dùng mười hai nhập làm cảnh giới.

Trong hai mươi tâm như đây, tâm nào là thứ đệ duyên? Tâm nào theo thứ lớp sinh?

Từ tâm gia hạnh trong tám tâm cõi Dục, mười tâm theo thứ lớp sinh.

Ở địa mình có bảy tâm, trừ tâm biến hóa, tâm gia hạnh cõi Sắc và tâm Hữu học, Vô học. Tâm nầy từ tám tâm theo thứ lớp sinh. Từ tâm thiện, tâm nhiễm ô của địa mình, tâm nhiễm ô, tâm gia hạnh cõi Sắc, tâm Hữu học, Vô học, đều từ tâm sinh đắc, chín tâm theo thứ lớp sinh. Bảy tâm của địa mình, trừ tâm thông quả, tâm nhiễm ô của cõi Sắc, Vô sắc. Tâm nầy từ mười một tâm theo thứ lớp sinh. Từ bảy tâm của địa mình sinh (như trước đã nói). Tâm gia hạnh cõi Sắc và tâm nhiễm ô, tâm Hữu học, Vô học, từ tâm ác và tâm hữu phú vô ký. Bảy tâm theo thứ lớp sinh: Nghĩa là tâm của địa mình (như trước). Hai tâm nầy từ mười bốn tâm theo thứ lớp sinh. Bảy tâm của địa mình, bốn tâm cõi Sắc, trừ tâm gia hạnh và tâm thông quả. Ba tâm cõi Vô sắc, trừ tâm gia hạnh, từ tâm oai nghi, tâm quả báo. Tám tâm theo thứ lớp sinh: sáu tâm của địa mình, trừ tâm gia hạnh và tâm thông quả.

Hai tâm nhiễm ô của cõi Sắc, Vô sắc. Hai tâm nầy từ thứ lớp bảy tâm sinh, nghĩa là bảy tâm của địa mình (như trước đã nói). Từ tâm công xảo, sáu tâm theo thứ lớp sinh, nghĩa là sáu tâm của địa mình, trừ tâm gia hạnh và tâm thông-quả. Tâm nầy từ bảy tâm theo thứ lớp sinh, nghĩa là bảy tâm của địa mình, trừ tâm thông quả. Từ tâm biến hóa, hai tâm theo thứ lớp sinh, nghĩa là tâm thông quả của địa mình và tâm gia hạnh cõi Sắc. Tâm nầy cũng từ hai tâm theo thứ lớp sinh, tức hai tâm trước.

Nay sẽ căn cứ ở cõi Sắc để thuyết minh về thứ lớp của sáu tâm. Từ tâm gia hạnh cõi Sắc, mười hai tâm theo thứ lớp sinh: Hai tâm thiện cõi Dục, tâm thông quả, sáu tâm của địa mình, tâm gia hạnh cõi Vô sắc, tâm Hữu học, Vô học. Tâm nầy theo thứ lớp của mười tâm sinh: tâm gia hạnh cõi Dục, tâm thông quả, bốn tâm của địa mình, trừ tâm oai nghi, tâm quả báo, tâm gia hạnh của cõi Vô sắc, và tâm nhiễm ô.

Tâm Hữu học, Vô học từ tâm sinh đắc, tám tâm theo thứ lớp sinh: Hai tâm nhiễm ô cõi Dục, năm tâm của địa mình, trừ tâm thông quả.

Tâm nhiễm ô cõi Vô sắc: Tâm nầy, từ thứ lớp của năm tâm sinh, nghĩa là năm tâm của địa mình, trừ tâm thông quả.

Từ tâm nhiễm ô, theo thứ lớp của chín tâm sinh: Bốn tâm cõi Dục, tâm thiện, tâm nhiễm ô, năm tâm của địa mình, trừ tâm thông quả. Tâm nầy theo thứ lớp của mười một tâm sinh: Tâm sinh đắc cõi Dục, tâm oai nghi, tâm quả báo, năm tâm của địa mình, trừ tâm thông quả, ba tâm của cõi Vô sắc, trừ tâm gia hạnh. Từ tâm oai nghi, theo thứ lớp của bảy tâm sinh: hai tâm nhiễm ô cõi Dục, bốn tâm của địa mình, trừ tâm gia hạnh, tâm thông quả.

Tâm nhiễm ô cõi Vô sắc, tâm nầy theo thứ lớp năm tâm sinh: Năm tâm của địa mình, trừ tâm thông quả, tâm quả báo cũng thế. Từ tâm thông quả, theo thứ lớp hai tâm sinh, nghĩa là tâm gia hạnh của địa mình, tâm thông quả. Tâm nầy cũng theo thứ lớp hai tâm sinh, như trước đã nói.

Nay sẽ căn cứ ở cõi Vô sắc để thuyết minh thứ lớp của bốn tâm. Từ tâm gia hạnh của cõi Vô sắc, theo thứ lớp bảy tâm sinh: Tâm gia hạnh cõi Sắc, bốn tâm của địa mình. Tâm Hữu học, Vô học, tâm nầy từ thứ lớp sáu tâm sinh: Tâm gia hạnh cõi Sắc, ba tâm của địa mình, trừ tâm quả báo, tâm Hữu học, Vô học. Tâm nầy theo thứ lớp sáu tâm sinh: Tâm gia hạnh cõi Sắc, ba tâm của địa mình, trừ tâm quả báo. Tâm Hữu học, Vô học, từ tâm sinh đắc, theo thứ lớp bảy tâm sinh, bốn tâm của địa mình, tâm nhiễm ô của địa dưới, tâm nầy theo thứ lớp của bốn tâm sinh, nghĩa là bốn tâm của địa mình. Từ tâm nhiễm ô, theo thứ lớp tám tâm sinh: Bốn tâm của địa mình, tâm gia hạnh cõi Sắc, tâm nhiễm ô, hai tâm nhiễm ô cõi Dục. Tâm nầy theo thứ lớp mười tâm sinh: Bốn tâm của địa mình, tâm quả báo oai nghi, sinh đắc của cõi Dục, cõi Sắc. Từ tâm quả báo sáu tâm theo thứ lớp sinh: ba tâm của địa mình, trừ tâm gia hạnh, tâm nhiễm ô của địa dưới, tâm nầy theo thứ lớp bốn tâm sinh, nghĩa là bốn tâm của địa mình. Từ tâm Hữu học sáu tâm theo thứ lớp sinh: Tâm gia hạnh của ba cõi, tâm sinh đắc cõi Dục, tâm Hữu học, Vô học. Tâm nầy theo thứ lớp bốn tâm sinh là tâm gia hạnh của ba cõi, tâm Hữu học. Từ tâm Vô học năm tâm theo thứ lớp sinh. Như năm tâm của Hữu học, trừ tâm Hữu học, tâm nầy theo thứ lớp của năm tâm sinh tâm gia hạnh của ba cõi, tâm Hữu học, Vô học.

Lại có nhân gì theo thứ lớp của tâm gia hạnh sinh tâm công xảo, oai nghi, quả báo nhưng tâm nầy không từ tâm ấy sinh?

Do sức gia hạnh có thể dẫn sinh oai nghi công xảo, nên tâm yếu kém nối tiếp nhau, không thể dẫn dắt gia hạnh. Thế nên, không tùy theo tâm gia hạnh. Tâm xuất quán không do công dụng khởi, từ sau tâm gia hạnh, tâm nầy sinh có thể đúng.

Nếu vậy, từ tâm nhiễm ô, không nên được sinh tâm gia hạnh, vì không có đức. Tuy nhiên, nếu người chán cùng cực hoặc bị bức bách thực hiện tâm gia hạnh, thì có thể khiến cho xa lìa, nên từ sau tâm nhiễm ô, sẽ được sinh tâm gia hạnh, tâm sinh đắc cõi Dục, vì phân biệt rõ. Từ tâm Hữu học, Vô học, theo thứ lớp của tâm gia hạnh cõi Sắc được sinh. Vì không do công dụng khởi, nên từ tâm kia, đây không được sinh. Từ tâm nhiễm ô cõi Sắc, tâm sinh đắc cõi Dục được sinh, do phân biệt rõ. Từ tâm nhiễm ô của cõi Vô sắc, tâm sinh đắc cõi Sắc không được sinh, vì không phân biệt rõ.

Tư duy có ba thứ:

1. Tư duy tự tướng: Như sắc lấy sự đổi thay hủy hoại làm tướng, cho đến thức dùng liễu biệt làm làm tướng. Như thế v.v… gọi là tư duy tự tướng.

2. Tư duy tướng chung: Nghĩa là mười sáu hạnh của bốn đế nhận lấy tướng, tư duy tương ưng.

3. Tư duy dục lạc: Quán bất tịnh, vô lượng giải thoát chế nhập, tư duy biến nhập v.v…

Từ ba tư duy theo thứ lớp có thể sinh Thánh đạo, khiến hiện tiền. Từ Thánh đạo sinh tư duy cũng thế.

Nếu vậy, tương ưng với lời nói nầy không mâu thuẫn nhau. Nghĩa là người quán hạnh tu tập niệm phần giác, tương ưng với quán bất tịnh.

Sư khác nói: Tư duy tướng chung hiện tiền, tức là Thánh đạo. Từ đây, cũng được thứ lớp sinh ba tư duy. Nếu người do quán bất tịnh, điều phục tâm xong, từ tư duy tướng chung, theo thứ lớp sinh Thánh đạo. Vì căn cứ sự lưu truyền, nên nói: Tu tập niệm phần giác, tương ưng với quán bất tịnh.

Có sư khác nói: Theo thứ lớp Thánh đạo, chỉ sinh tư duy tướng chung. Nghĩa nầy cũng có thể hợp lý. Nếu chỗ dựa không phải ba địa bằng nhau đạt đến, nhập tụ chánh định, thì từ Thánh đạo của ba địa, thứ lớp sinh tư duy tướng chung cõi Dục.

Nếu chỗ dựa của định thứ hai, đồng nhập tụ chánh định, thì nghĩa nầy thế nào? Vì lẽ gì tâm cõi Dục nầy không có khả năng đáp lại đạo nầy?

Vì lẽ địa rất xa, nên tư duy tướng chung của địa cõi Dục, không phải đối tượng chứng đắc của địa định thứ hai, trừ năng lực của phần quyết trạch (Quyết định lựa chọn).

Lại nữa, Thánh nhân lại sinh phần quyết trạch, có thể khiến hiệntiền. Nên biết không có lý nầy. Vì sao? Vì nếu người đã đạt đến đắc quả, lại khiến cho quả gia hạnh hướng đến hiện tiền. Nghĩa nầy cũng không tương ưng.

Nếu vậy, lời nói nầy tương ưng ra sao, có tư duy tướng chung, riêng, đã tu tập sinh Thánh đạo với đồng loại kia, nghĩa là tất cả hữu vi vô thường, tất cả pháp vô ngã, Niết-bàn tĩnh lặng, tất nhiên, phải khiến Thánh đạo nầy hiện tiền?

Sư Tỳ-bà-sa không nói nghĩa nầy. Nếu người nương dựa không phải định đạt đến, được quả A-la-hán, về sau tâm xuất quán, hoặc không phải định đạt đến làm địa, hoặc dùng cõi Dục làm địa. Nếu dựa vào Vô sở hữu xứ làm địa, được quả A la-hán, về sau, tâm xuất quán. Hoặc dùng Vô sở hữu xứ làm địa, hoặc dùng Hữu đảnh làm địa, ở địa khác xuất quán, chỉ dựa vào địa mình. Ở cõi Dục có ba thứ tư duy:

  1. Tư duy văn tuệ.
  2. Tư duy tư tuệ.
  3. Tư duy sinh đắc tuệ.

Ở cõi Sắc cũng có ba thứ tư duy, tức là văn, tu, sinh đắc, không có tư tuệ. Vì sao? Vì nếu người A la-hán kia đã tạo ra tư duy công dụng, liền nhập Tam-ma-đề.

Ở cõi Vô sắc có hai thứ tư duy: Tu đắc, sinh đắc. Trong đây, từ năm tư duy, được thứ lớp sinh Thánh đạo, khiến hiện tiền, trừ ba sinh đắc. Do Thánh đạo thuộc về gia hạnh, nên từ Thánh đạo chỉ được thứ lớp sinh một đời được tư duy, nghĩa là sinh đắc nơi cõi Dục. Do hiểu rõ, sáng suốt, nên thuyết trước đã nói mười hai tâm. Ở trong đó, tâm nào hiện tiền, cần phải được bao nhiêu tâm?

Kệ nói:

Trong tâm nhiễm ba cõi

Được sáu, sáu hai tâm.

Giải thích: Tâm nhiễm ô của cõi Dục, đang khởi hiện tiền, nên được sáu tâm trước với sáu tâm bất tương ưng sau. Vì được trở lại, nên tâm thiện cõi Dục trước đã lìa nhau. Do nghi hoặc tiếp nối trở lại căn thiện, nên do lùi lại cõi dưới, lại được tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký. Lại, được tâm nhiễm ô cõi Sắc, do vì lùi lại, do vì lùi lại định. Lại, được tâm nhiễm ô cõi Vô sắc và vì lùi lại định, lại được tâm Hữu học, tâm nhiễm ô cõi Sắc khởi hiện tiền thích đáng, cũng được sáu tâm và được ba tâm cõi Sắc, lại được tâm vô phú vô ký cõi Dục, do vì lùi lại cõi dưới, lại được tâm nhiễm ô của cõi Vô sắc và tâm Hữu học, do lùi lại định. Tâm nhiễm ô của cõi Vô sắc đang khởi hiện tiền được hai tâm, do lùi lại định nên được tâm nhiễm ô và tâm Hữu học.

Kệ nói: Ở cõi Sắc, thiện, ba.

Giải thích: Tâm thiện cõi Sắc đang khởi hiện tiền được ba tâm, và được tâm thiện của địa mình. Lại được tâm vô phú vô ký của cõi Dục, cõi Sắc.

Kệ nói: Học bốn.

Giải thích: Tâm Hữu học đang khởi hiện tiền được bốn tâm, nghĩa là tâm Hữu học, tâm vô phú vô ký của cõi Dục, cõi Sắc. Tâm thiện cõi Vô sắc, do Thánh đạo khi lìa cõi Dục, cõi Sắc.

Kệ nói: Khác dựa theo đây.

Giải thích: Nếu có chỗ không nói được tâm, trong đó, nên biết là dựa theo tâm nầy.

Có sư khác nói: Không phân biệt được tâm, như kệ nói:

Khi tâm nhiễm ô khởi

Nói được chín thứ tâm

Ở thiện, được sáu tâm

Vô ký, theo tâm nầy.

Trong đây, đối với tâm thiện, nên nói được bảy tâm: Được tâm thiện cõi Dục, do khi chánh kiến giao tiếp với căn thiện, được tâm vô phú vô ký của cõi Dục, cõi Sắc. Vì do được lìa dục, nên được tâm thiện của cõi Sắc, Vô sắc. Vì do được định kia, nên được tâm Hữu học, Vô học. Do nhập tụ chánh định và khi chứng quả A-la-hán, là phần còn lại cũng do sự giải thích nầy, nên tự tư duy. Vì thâu tóm nghĩa trước, nên nói kệ:

Khi thác sinh nhập quán

Khi lìa dục, thoái định

Khi tiếp thiện được tâm

Là không phải trước được.