A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà-tẩu-bàn-đậu
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 2
Phẩm 1: PHÂN BIỆT GIỚI
(PHẦN 2)
Trong mười tám giới, pháp nào là chủ thể chặt (chém), pháp nào là đối tượng bị chặt? Pháp nào là chủ thể đốt? Pháp nào là đối tượng bị đốt? Pháp nào là chủ thể cân lường? Pháp nào là đối tượng được cân lường?
Kệ nói:
Chủ thể, đối tượng chặt
Tức là bốn giới ngoài.
Giải thích: Sắc, hương, vị, xúc, được gọi là chiếc búa, gọi là củi, tức chủ thể chặt và đối tượng bị chặt.
Pháp nào bị chặt?
Tương ưng với tụ lưu sinh, cắt lìa sự sinh khởi kia, gọi là chặt, chém. Thân căn v.v… không phải là đối tượng bị chặt, vì nếu bị chặt thì hoàn toàn không thể khiến thành hai phần. Vì sao? Vì nếu các căn bị chia cắt làm nhiều phần thì sẽ không thành căn. Vì các phần bị chặt không phải căn, nên cũng không phải là chủ thể chặt, như ánh sáng của châu báu thanh tịnh. Như chủ thể chặt, đối tượng bị chặt, chính là bốn giới ngoài.
Kệ nói: Đối tượng bị đốt, cân như vậy.
Giải thích: Chính bốn giới ngoài là đối tượng bị đốt, là đối tượng được cân lường, chứ không phải các căn. Vì sao? Vì thanh tịnh vi tế.
Cũng như ánh sáng, âm thanh cũng thế, vì tự tánh đoạn.
Kệ nói: Chủ thể đốt tịnh, đối tượng gọi.
Giải thích: Sư Hữu bộ nói: Bốn giới ngoài là chủ thể đốt, là đối tượng được cân lường. Các sư Hữu bộ nói: Trong đó, chỉ hỏa đại là chủ thể đốt, chỉ sự chạm xúc nặng là đối tượng được cân lường.
Có bao nhiêu giới từ quả báo sinh? Bao nhiêu giới từ sự tăng trưởng sinh? Bao nhiêu giới từ đẳng lưu sinh? Bao nhiêu giới có vật thật? Bao nhiêu giới chỉ một sát-na sinh?
Kệ nói: Quả báo tăng trưởng sinh: Năm nội.
Giải thích: Năm giới nội, nghĩa là năm căn như nhãn v.v… từ quả báo và sự tăng trưởng sinh, không từ đẳng lưu sinh. Vì lìa quả báo tăng trưởng, không có đẳng lưu riêng.
Ở đây, từ nhân của quả báo sinh, gọi là quả báo sinh. Bỏ chữ nhân ở giữa nên gọi là quả báo sinh. Ví như nhân từ bò kéo xe.
Lại nữa, nghiệp nầy đến khi quả báo đã thành thục, gọi là quả báo, Chính có thể thành thục, từ đây sinh, nên nói quả báo. Sinh quả, tức gọi là thành thục.
Lại nữa, ở nhân được lập tên quả, cũng như trong quả lập tên nhân. Như kinh nói: Sáu thứ xúc nhập nầy, nên biết là do nghiệp đời trước với thức uống ăn, vật nuôi dưỡng, sự ngủ nghỉ, Tam-ma-đề v.v… Sự hổ trợ làm tăng ích của các duyên thù thắng, gọi là tăng trưởng sinh.
Có sư khác nói: Do phạm hạnh tăng trưởng.
Lời nói nầy không đúng. Vì sao? Vì phạm hạnh chỉ không làm suy tổn chứ, không có nghĩa tạo tăng ích, đối với sự nối tiếp nhau của quả báo, khiến tăng trưởng nối tiếp, chỉ có thể bảo vệ, gìn giữ, cũng như ngoại thành phòng thủ nội thành. Thanh giới hoặc tăng trưởng sinh, hoặc đẳng lưu sinh.
Kệ nói: Thanh chẳng phải là báo.
Giải thích: Thế nào là không từ quả báo sinh mà thuận theo dục sinh? Nếu vậy, đối với giả danh trong luận giả danh, sao lại nói do vĩnh viễn lìa ác khẩu, khéo tu giới không ác khẩu, nên được sinh phạm âm, là tướng đại nhân sinh.
Có sư khác nói: Thanh thuộc về phần truyền đi thứ ba, từ nghiệp sinh bốn đại sương khư, từ bốn đại sương khư sinh ra âm thanh.
Lại có Sự khác nói: Thanh thuộc về phần truyền đi thứ năm, từ nghiệp sinh bốn đại quả báo, từ bốn đại quả báo sinh bốn đại tăng trưởng, từ bốn đại tăng trưởng sinh bốn đại đẳng lưu, từ bốn đại đẳng lưu sinh thanh.
Nếu vậy, thân tiếp nhận bốn đại được sinh từ nghiệp sinh ra, không nên trở thành quả báo? Nếu tiếp nhận như âm thanh thì sẽ trái với đạo lý.
Kệ nói:
Tám thứ giới vô ngại
Lưu sinh, quả báo sinh.
Giải thích: Những gì là tám? Bảy thức giới và pháp giới, là do đẳng lưu sinh, vì từ nhân đồng loại và nhân biến hành sinh ra. Quả báo sinh, nghĩa là từ nhân của quả báo sinh. Tám giới nầy không có tăng trưởng sinh, vì pháp vô ngại không có tăng trưởng.
Kệ nói: khác thì thuộc về ba.
Giải thích: Bốn giới khác, nghĩa là sắc, hương, vị, xúc, thuộc về ba là: quả báo sinh, tăng trưởng sinh, hoặc đẳng lưu sinh.
Kệ nói: Một có vật.
Giải thích: Pháp vô vi có thuần là thật nên thành vật. Vật nầy tồn tại trong pháp giới nên chỉ một pháp giới là có vật.
Kệ nói: Ba giới sau, một sát-na.
Giải thích: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, do thứ lớp của câu văn nên nói ba giới sau. Ba giới nầy ở vô lưu ban đầu, trong một sát-na của khổ pháp nhẫn, vì không phải do đẳng lưu sinh, nên nói một sát-na. Ý với, Ý giới cùng với khổ pháp nhẫn cộng sinh pháp tương ưng tâm lẽ ra phải chọn lựa nghĩa nầy. Nếu người không tương ưng với nhãn giới, sau đến khi đắc tương ưng thì có tương ưng nhãn thức giới không?
Nêu người tương ưng nhãn thức giới có tương ưng pháp giới không?
Kệ nói:
Nhãn căn với giới thức
Lại có riêng và đều.
Giải thích: Riêng một mình được. Nghĩa là có tương ưng với nhãn giới, không tương ưng với nhãn thức. Như người ở trong cõi Dục, theo thứ lớp đến đạt được nhãn căn. Hoặc từ cõi Vô sắc, rơi vào trong định thứ hai. Có tương ưng với nhãn thức, không tương ưng với nhãn giới, như người đã sinh nơi định thứ hai xong, dẫn đến sinh nhãn thức hiện tiền, rồi từ định có lùi lại, sinh ở cõi dưới.
Hoặc đều cùng được: Nghĩa là có tương ưng cùng một thời điểm với nhãn giới, nhãn thức giới. Như người từ cõi Vô sắc bị đọa sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi sơ định. Hoặc đều cùng không đạt được, nghĩa là trừ ba luận chứng trước.
Nếu người tương ưng với nhãn giới, có được tương ưng nhãn thức giới không?
Có bốn luận chứng:
1. Nếu người đã thọ sinh trong định thứ hai, thì sẽ không dẫn phát nhãn thức, khiến cho hiện tiền.
2. Nếu người ở cõi Dục chưa được nhãn căn và đã mất nhãn căn.
3. Nếu người ở cõi Dục, đã được nhãn căn không mất, hoặc sinh trong sơ định, nhị định, thấy đúng về sắc.
4. Trừ ba luận chứng trước.
Nhãn giới với sắc giới, nhãn thức giới với sắc giới, về nghĩa câu “đến đạt được”, nên tư lương như đây, vì dẫn phát tư lương như đây, nên nói. “Lại có”.
Lại có bao nhiêu giới là ngã nương tựa? Bao nhiêu giới là ngã nương tựa bên ngoài?
Kệ nói: Mười hai giới ngã nương tựa.
Giải thích: Những gì là mười hai?
Kệ nói: Trừ sắc v.v…
Giải thích: Sáu thức, sáu căn là mười hai giới, được gọi là chỗ nương tựa của ngã. Sáu trần giới như sắc v.v… gọi là ngoài. Ngã đã là không sao nói là ngã nương tựa và ngã nương tựa bên ngoài? Vì là chỗ nương dựa của ngã mạn, nên giả nói tâm là ngã. Như kệ nói:
Ngã là ngã khéo dựa
Khác ngã, dựa hơn nào?
Nếu ngã khéo điều phục
Người trí được giải thoát.
Nhiều nơi khác, Đức Phật, Thế Tôn nói: “Chỉ điều phục tâm”.
Như kệ nói:
Điều phục tâm hơn hết
Tâm điều phục dẫn vui.
Tâm nầy, thế gian nói là ngã. Nhãn v.v… là chỗ dựa của ngã nầy, vì gần gũi, thế nên nói nhãn v.v… gọi là ngã. Vì dựa vào sắc v.v… là cảnh giới, nên gọi là ngoài.
Nếu vậy, sáu thức giới lẽ ra không thành chổ nương tựa của ngã. Vì sao? Vì sáu thức khi chưa đến vị ý giới, không được là chổ nương tựa của tâm. Thời điểm nầy nếu tạo ra ý giới, tức sáu thức tạo ra, chứ không phải thứ khác, nên sáu thức không rời thể của ý giới. Nếu không thế, thì ý giới chỉ là quá khứ không phải vị lai, hiện tại, nên bộ kia thừa nhận mười tám giới có mặt trong ba đời. Nếu thức vị lai, hiện tại, thì không có thể tướng của ý giới, ở trong quá khứ cũng không thể lập làm ý giới. Vì sao? Vì tướng ở ba đời thì không có nghĩa bất định.
Bao nhiêu giới có đẳng phần? Bao nhiêu giới không phải đẳng phần? Hoặc hoàn toàn có đẳng phần?
Kệ nói: Đẳng phần của pháp giới.
Giải thích: Trần nầy đối với thức nhất định là cảnh. Nếu thức ở đó đã sinh và quyết định sinh là pháp, thì trần nầy sẽ được nói là đẳng phần. Không có một pháp giới nào mà vô biên ý thức trong ấy lại không phải đã sinh, không phải nên sinh. Vì sao? Vì tất cả Thánh nhân tâm đều duyên với pháp giới, tâm tương tự như sự sinh nầy. Nghĩa là tất cả pháp vô ngã, tâm nầy lìa tự tánh và cùng có pháp. Tất cả pháp khác đều là cảnh giới. Tâm sát-na nầy đối với tâm sát-na thứ hai đều trở thành cảnh giới. Tất cả pháp ở trong sát-na thứ hai đều trở thành cảnh giới, thế nên pháp giới luôn là đẳng phần.
Kệ nói: Còn lại chẳng phải đẳng phần.
Giải thích: Trừ pháp giới, các giới còn lại thì không phải đẳng phần và cũng có đẳng phần.
Pháp nào chẳng phải đẳng phần?
Kệ nói: Không tạo ra việc mình.
Giải thích: Nghĩa đến đã nói: Nếu làm việc của mình sẽ gọi là có đẳng phần. Nếu nhãn giới đã thấy sắc, đang thấy sắc, sẽ thấy sắc, gọi là có đẳng phần, cho đến giới ý cũng vậy. Do đối với trần, tự có công năng thành lập gọi là đẳng phần.
Sư nước Kế Tân nói: Chẳng phải đẳng phần của mắt có bốn thứ. Nếu nhãn căn không thấy sắc đã diệt, đang diệt, sẽ diệt, thì vô sinh là pháp.
Các sư phương Tây nói: Có năm thứ vô sinh là pháp được chia làm hai phần:
- Tương ưng với thức.
- Không tương ưng với thức.
Cho đến thân cũng vậy. Ý căn chỉ vô sinh là pháp, gọi là không phải là đẳng phần. Sắc nếu đã thấy, đang thấy, sẽ thấy, gọi là có đẳng phần, không phải đẳng phần có bốn thứ. Nếu sắc không phải đã thấy, đã diệt, đang diệt, sẽ diệt thì vô sinh là pháp gọi không phải là đẳng phần, cho đến xúc cũng thế, do công năng của tự căn. Nên biết sắc… có đẳng phần. nghĩa chẳng đồng phần là nghĩa đẳng phần, là mắt đẳng phần của một người, tức là không phải đẳng phần đối với tất cả mọi người, cho đến ý cũng thế. Sắc thì không như vậy, tùy theo người này có thể thấy, mà trở thành đẳng phần. Nếu người này không thể thấy, thì, sẽ là không phải là đẳng phần. Vì sao? Vì có nghĩa như đây. Sắc nầy là sắc của một người thấy. Cũng có thể là đối tượng trông thấy của nhiều người, như trong khi nhìn ngắm cảnh thì thấy tướng mặt trăng chiếu sáng Không có nghĩa như đây. Do một nhãn căn, hai người trông thấy sắc. Thế nên các căn không cùng được thấy. Dựa trên một tương tục mà phân biệt đẳng phần, và chẳng phải đẳng phần thì sắc do cùng được thấy gọi là đẳng phần. Nếu không dựa trên một tương tục để lập đẳng phần và chẳng phải đẳng phần thì như các giới sắc thanh, hương, vị, xúc, nên biết cũng vậy. Thanh giới có thể thừa nhận như đây: Ba giới như hương vị xúc tùy theo mỗi một người vốn nhận được, người khác không thể đạt được. Vì sao? Vì ba giới như hương v.v… nầy đều đi đến căn, nên không thể cùng chung nhân được. Nếu lập tương tự như mắt, thì lẽ ra đạo lý ấy dù không chung, nhưng vẫn có đạo lý như đây có thể lập thành chung nhận được. Vì sao? Vì có nghĩa như đây. Hương v.v… nầy có khả năng phát sinh tỷ thức v.v… của một người, cũng có thể sinh tỷ thức v.v… của người khác, mắt v.v… thì không vậy. Thế nên, hương vị xúc giống như sắc có thể được so sánh để nói. Còn nghĩa đẳng phần, chẳng phải đẳng phần của các thức như nhãn v.v… do có quyết định sinh và quyết định không sinh nên cũng như ý giới.
Đẳng phần có nghĩa gì? Tức căn, trần và thức, lại tương ưng lẫn nhau, cùng tạo ra tất cả công năng, lại vì đồng dùng một xúc làm sự.
Chẳng phải đẳng phần, là đồng loại với đẳng phần. Mặc dù giống với đẳng phần, nhưng chẳng phải đẳng phần kia, nên gọi là chẳng phải đẳng phần.
Bao nhiêu giới do kiến đế diệt? Bao nhiêu giới do tu đạo diệt? Bao nhiêu giới không phải đối tượng diệt?
Kệ nói:
Mười giới tu đạo diệt
Năm giới cũng như thế.
Giải thích: Mười giới như sắc v.v… và năm thức giới hoàn toàn do tu đạo diệt.
Kệ nói: Ba giới sau có ba.
Giải thích: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, mỗi giới nầy đều có ba thứ (Tu đạo, kiến đạo và không phải đối tượng diệt). Tám mươi tám tùy miên, hoặc và pháp có chung với thùy miên kia, là pháp cuối cùng được chung với loại bạn của pháp kia, đều do kiến đế diệt. Hữu lưu còn lại đều do tu đạo diệt. Vô lưu không phải là đối tượng diệt, lại có pháp riêng, là đối tượng diệt của kiến đế.
Nếu không như vậy, thì sao nói là pháp riêng?
Tánh phàm phu có thể chiêu cảm đường ác. Hai nghiệp thân, miệng vì mâu thuẫn với Thánh đạo, nên nghiệp nầy không phải do kiến đế diệt.
Trong đây, lược thuyết minh về tướng diệt của kiến đế.
Kệ nói:
Chẳng phải nhiễm chẳng phải kiến diệt
Chẳng phải sắc, chẳng phải sáu sinh.
Giải thích: Đối tượng diệt của kiến đế, thuận theo một pháp, đều nhiễm ô. Sắc cũng không phải do kiến đế diệt, vì tánh phàm phu là vô ký, không có nhiễm ô, phàm phu đoạn căn thiện và người lìa dục, vì tương ưng với tánh vô ký nầy, nên hai nghiệp thân, miệng là sắc, thế nên không phải do kiến đế diệt. Vì sao? Vì không thể trái với bốn đế lý.
Nếu vậy thì thời điểm khổ pháp nhẫn sinh, tánh phàm phu lẽ ra tồn tại, tức trở thành trái với vấn nạn về sự thừa nhận?
Sáu tức là ý nhập. Nếu lìa ý nhập nầy, sinh ở xứ khác, gọi là không phải sáu sinh, nghĩa là từ năm căn sinh. Pháp nầy cũng không phải do kiến đế diệt.
Trong mười tám giới, bao nhiêu giới là kiến? Bao nhiêu giới không phải là kiến?
Kệ nói: Một phần pháp giới của nhãn là kiến.
Giải thích: Những gì là một phần?
Kệ nói: Có tám thứ.
Giải thích: Năm kiến như thân kiến v.v…, chánh kiến của thế gian, chánh kiến của Hữu học, chánh kiến của Vô học, tám thứ nầy là một phần của pháp giới, gọi là kiến, pháp giới khác không phải là kiến.
Năm kiến như thân kiến v.v… trong đây, khi đến phẩm “Phân biệt Hoặc”, sẽ nói rộng.
Chánh kiến của thế gian: Là thiện tương ưng của ý thức là tuệ hữu lưu.
Chánh kiến của Hữu học: Tức tuệ vô lưu của Hữu học. Vô học cũng vậy. Bốn thứ thấy, nầy sai biệt như trông thấy sắc nơi ngày đêm có mây, không có mây, có nhiễm ô, không có nhiễm ô, kiến thế gian, kiến học Vô học quán các pháp cũng vậy.
Sao nói là chánh kiến của thế gian do nghĩa chỉ tương ưng với ý thức?
Kệ nói:
Năm thức cùng sinh trí
Không phải kiến, không lường.
Giải thích: Kiến: lấy sự quyết định lường xét làm thể, vì có thể khởi sự lựa chọn phải trái. Trí tương ưng với năm thức thì không như vậy, vì không phân biệt, thế nên không phải kiến. Nếu trí kia có nhiễm 880 ô hoặc không có nhiễm ô, đều không phải kiến.
Nếu thế thì nhãn căn cũng không có quyết đoán, lường xét, cớ sao gọi là kiến? Do chủ thể ngắm xem sắc.
Làm sao biết được?
Kệ nói: Mắt thấy sắc.
Giải thích: Nếu mắt thấy sắc, tương ưng với thức khác, thì con người phải được thấy sắc. Nếu không phải tất cả mắt trông thấy sắc, thì cái gì có thể thấy?
Kệ nói: Đẳng phần.
Giải thích: Vào thời điểm nầy, mắt ấy có thức là thời điểm có thể trông thấy, khác với thời điểm nầy, tất nhiên không thể trông thấy.
Nếu vậy lẽ ra phải thừa nhận cần dựa vào nhãn căn thì thức mới có thể trông thấy?
Kệ nói: Nhãn thức không phải là chủ thể nương tựa.
Giải thích: Không thể lập nhãn thức là chủ thể trông thấy. Vì sao?
Kệ nói:
Do sắc không phải có thể thấy
Vì bị chướng, kia chấp như thế.
Giải thích: Sắc nầy do vách tường đã ngăn ngại, thì mắt không thể trông thấy. Nếu thức có thể thấy, thì thức không có chướng ngại, nên đối với vật chướng ngại như vách tường v.v…, tất nhiên sẽ không bị trở ngại. Thế nên, lẽ ra phải thấy sắc bị chướng ngại, nhưng đối với sắc bị chướng ngại ấy, thức đã không sinh làm sao có thể thấy?
Thế nào là không sinh?
Nếu con người chấp chỉ mắt thấy sắc, thì ở người nầy vì mắt có ngăn ngại, không có công năng sắc bị ngăn. Cho nên thức không sinh.
Vì dựa vào một cảnh chung để khởi nên nghĩa này phải thế.
Nếu vậy sao mắt không đến cảnh cũng như thân căn?
Do không thấy sắc bị chướng ngại, vì có ngăn ngại.
Nếu vậy, sắc bị chướng ngại do vân mẫu, lưu ly, thủy tinh, nước sạch, làm sao được trông thấy? Thế nên, không do các sắc có ngăn ngại, bị chướng ngại, nên mắt không thể thấy.
Nếu vậy vì sao không thấy ánh sáng của chỗ nầy xuyên suốt với nhau, không có cách trở, và nhãn thức được sinh đối với sắc bị chướng ngại kia? Nếu ánh sáng nơi nầy bị ngăn cách không đi suốt qua, thì ở đó, nhãn thức sẽ không nẩy sinh. Do vì không sinh, nên nhãn thức không thể trông thấy sắc bị chướng ngại.
Nếu như vậy sao trong kinh nói: Do mắt trông thấy sắc?
Vì trong kinh nầy thuyết minh do nương dựa nên được trông thấy, là ý của kinh nầy. Như nói: Do ý căn nhận biết pháp, ý không thể nhận biết pháp, vì do quá khứ.
Vậy cái gì có thể nhận biết?
Chính là ý thức.
Kinh nói do mắt thấy cũng vậy.
Lại nữa, ở trong đối tượng nương tựa, thuyết minh sự việc của chủ thể nương tựa, ví như Lâu khiếu (từ lầu gác phát ra tiếng kêu).
Lại nữa, như kinh khác đã nói: Mắt đã nhận thức các sắc đáng yêu, đáng muốn, hài lòng, nhưng sắc nầy không phải được mắt nhận thức.
Lại nữa, có kinh khác nói: Mắt của Bà-la-môn chính là cái cửa, vì trông thấy các sắc.
Do các chứng cứ nầy, nên biết nhờ mắt làm cửa, dùng thức để thấy sắc. Nghĩa nầy là chứng cứ rõ. Đối với mắt, chủ thể thấy, thì trở thành cửa. Vì sao? Vì nếu mắt trở thành trông thấy, vì thấy các sắc, nghĩa nầy không đúng. Vì lẽ nếu thức có thể thấy, thì pháp nào có thể nhận thức? Hai luận điểm nầy đâu có khác. Vì sao? Vì nhận thức sắc nầy tức là thấy sắc. Ví như có giải thoát, gọi là kiến, hoặc gọi là trí. Như ở đây, có thức, hoặc gọi là thấy, hoặc gọi là nhận thức.
Lại có sư khác nói: Nếu mắt có thể thấy, thì mắt sẽ trở thành tác giả, pháp nào là việc thấy riêng? Sẽ có lỗi lầm như đây.
Lời nói nầy không phải vấn nạn. Như ông đã thừa nhận, thức là chủ thể nhận thức, qua đó không lập tác giả và sự khác biệt, mắt là chủ thể thấy sắc cũng vậy.
Lại có sư khác nói: Nhãn thức gọi là thấy, vì là chỗ nương dựa của thấy, nên nói là mắt có thể thấy. Ví như vì chỗ nương dựa của việc đánh, nên nói là chuông tạo ra tiếng.
Nếu vậy, vì sự nương dựa của thức về nghĩa rốt ráo, nên nói là mắt có thể nhận thức hay không? không thể thích hợp với chỗ đạt được.
Vì sao? Vì nhãn thức nầy là do ở thế gian thành lập nên gọi là thấy.
Làm sao biết được?
Vì khi thức nầy sinh, nói sắc là đối tượng trông thấy, không nói là đối tượng nhận thức. Trong Tỳ-bà sa tự nói như thế nầy: Nếu đối tượng đến của mắt, là đối tượng tiếp nhận của nhãn thức, thì chính là đối tượng thấy. Do vậy, nói mắt thấy, không nói nhãn thức. Nhưng do thức tồn tại, gọi là chủ thể nhận thức. Ví như nói mặt trời tạo ra ban ngày.
Kinh bộ nói: Do đâu tụ chung phá không. Vì sao? Vì dựa vào mắt duyên nơi sắc thì nhãn thức được sinh. Ở đây, pháp nào là chủ thể thấy? Pháp nào là đối tượng thấy? Tất cả không có sự, nhưng chỉ có pháp, tức là nhân và quả.
Trong ấy, vì hỗ tương hiển thị, nên tùy ý giả nói. Như nói: Mắt có thể thấy, thức có thể nhận thức. Ở đó, không nên chấp vướng. Đức Phật, Thế Tôn nói: Các ông đừng chấp trước nơi phương ngôn, chớ chạy theo danh tự thế gian đã lập.
Sư Tỳ-bà-sa, nước Kế Tân, Tất Đàn, phán quyết như thế nầy: Mắt có thể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi, lưỡi có thể nếm, thân có thể cảm xúc, ý có khả năng nhận thức. Là dùng một mắt thấy sắc, hay là dùng hai mắt thấy sắc? Tại đây không có nhất định.
Kệ nói:
Hoặc do hai mắt thấy
Vì thấy sắc rõ ràng.
Giải thích: Cũng do hai nhãn căn thấy sắc. Sư A-tỳ-đạt-ma nói như thế nầy: Vì sao? Nếu mở hai mắt để thấy sắc, thì rất sáng rõ, nếu mở một mắt, nhắm một nửa mắt, sẽ thấy hai mặt trăng. Do tùy thuộc một sự biến đổi khác thì sẽ thấy không sáng rõ, không thể do chỗ nương tựa mà chia riêng thức làm hai. Vì thức không có chỗ ở, nên không đồng với sắc.
Nếu mắt có thể thấy, tai có thể nghe, cho đến ý có thể nhận thức, thì trần kia là đến hay không đến?
Kệ nói:
Mắt, tai và ý căn
Do không duyên đến trần.
Giải thích: Như mắt nầy có thể thấy sắc xa là sao? Nếu dùng thuốc thoa vào mắt, thì sẽ không thể trông thấy. Tai có thể nghe tiếng xa, nếu mắt tai duyên đến trần, thì người tu hạnh quán, thiên nhãn, thiên nhĩ, sẽ không được ứng thành, cũng như sự việc của mũi.
Nếu vậy sao không thể trông thấy tất cả trần không đến, trần rất xa và bị trần chướng ngại?
Nếu vậy sao đá nam châm không hút tất cả sắt không đến? Nếu có khả năng duyên đến trần, thì vấn nạn nầy sẽ ngang bằng nhau. Vì sao không thể thấy tất cả trần đến, nghĩa là thuốc mắt và thẻ v.v… Như mũi v.v… duyên với hương trần, không duyên với tất cả trần đến, không thể cùng nắm bắt hương v.v… Như trần không đến xưa mắt này không phải tất cả không đến, đều là sắc trần của mắt. Ý không có sắc, không có công năng đến, nên không duyên đến trần.
Có sư khác nói: Tai duyên đến, không đến thanh trần, do tai nghe tiếng bên trong. Tai Mũi, lưỡi, thân thì thế nào.
Kệ nói: Ba khác.
Giải thích: Do đi đến là trần, làm sao biết được mũi duyên đến trần? Nếu dứt hơi thở (nín thở) thì sẽ không nghe, ngửi mùi hương. Vậy đến là pháp nào?
Sinh không có gián đoạn là đến.
Lân hư là sự va chạm hỗ tương hay là không chạm xúc nhau?
Sư nước Kế Tân nói: Không chạm xúc nhau. Vì sao? Vì nếu do tất cả thể chạm vào nhau, thì các vật thể lẽ ra phải lẫn lộn với nhau. Nếu do một phần thể chạm nhau thì Lân hư sẽ có phương phần nhưng vì các Lân hư đều không có phương phần.
Nếu vậy, làm sao phát ra âm thanh? Do vì không có gián đoạn. Nếu nói chạm xúc vào nhau, thì hai tay cọ xát vào nhau, lẽ ra phải dính vào nhau? Đá ném vào đá cũng vậy.
Nếu thế thì tụ cực vi áp sát nhau, sao chúng không tan nát?
Vì đã được giới gió duy trì. Vì sao? Vì có giới gió có thể phá tan. Như vào thời kỳ mạt kiếp, sẽ có giới gió có thể hợp lại gìn giữ, như thời kỳ kiếp thành. Sao hiện nay lại nói ba căn trần do vô gián đến duyên đối với trần, là nghĩa vô gián của duyên. Trần kia, nói là đến, nghĩa là ở trung gian không có vật riêng.
Lại nữa, vì vật của tụ cực vi có phương hướng, phần vị, nên nếu chạm xúc vào nhau thì sẽ không mất.
Nếu tạo ra chấp như đây, thì câu văn nầy trong Tỳ-bà-sa sẽ được hình thành: Xúc nầy là do sự chạm xúc làm nhân sinh, hay là không phải do sự chạm xúc làm nhân sinh? Tạo ra câu hỏi như thế, hãy căn cứ ở nhân để giải đáp.
Có khi dùng sự xúc làm nhân, chẳng phải xúc được sinh, nếu vật phân tán.
Có lúc do không phải xúc làm nhân, xúc được sinh, nếu vật tăng trưởng.
Có khi do xúc làm nhân, xúc được sinh, nếu vật tăng trưởng.
Có khi do xúc làm nhân, xúc được sinh, nếu tụ với tụ được hợp chung.
Đôi lúc do không phải xúc làm nhân, không phải xúc được sinh, như vi trần trong kẽ hở.
Đại đức Bà-tu-mật-đa-la nói: Nếu Lân hư có tiếp xúc nhau thì nên được trụ lại đến sát-na sau. Lân hư không chạm xúc nhau, ở trong vô gián, thế gian giả lập tên xúc.
Ý của Đại đức có thể tiếp nhận. Nếu không như thế, Lân hư sẽ có gián đoạn, trung gian đã có rỗng, thì pháp nào có thể dứt sự vận hành của Lân hư kia, nói là Lân hư có ngăn ngại? Tụ nầy không khác với Lân hư. Nếu tụ xúc chạm với nhau, tức là Lân hư sẽ chạm xúc vào nhau, như có thể biến đổi, hủy hoại. Nếu ông nói, Lân hư có phương hướng, phần vị, hoặc xúc, không phải xúc thì đều trở thành lỗi lầm là có phần vị. Nếu không có phần vị, phương hướng, thì đối với ông không thừa nhận đó là sắc. Nếu có sự chạm xúc, thì có thể lập vấn nạn nầy. Các căn như mắt về việc nhận lấy trần là cân xứng với tự lượng của các căn đó, do sự nhanh chóng. Cũng như vòng lửa xoay tròn, cho đến thấy khắp núi lớn. Sắc là khả năng nhận lấy trần với số lượng bằng nhau, không bằng nhau, là điều trước kia đã nói.
Duyên đến là đến trần.
Kệ nói:
Ba căn, tức là tị v.v…
Cho nhận trần như lượng.
Giải thích: Như Lân hư, lượng của căn, Lân hư trần cũng vậy. Hợp chung sinh tị thức còn Nhãn, nhĩ thức thì không quyết định: Có lúc nhận lấy sắc trần rất bé nhỏ, như thấy chót sợi lông. Có khi nhận lấy sắc trần với lượng bằng nhau, như trông thấy hạt Bồ-đào. Có lúc nhận lấy sắc trần rất to, như nhìn thấy quả núi lớn. Đối với nghe, tai cũng như vậy. Hoặc nghe tiếng muỗi mòng, hoặc nghe tiếng sấm nổ vang. Ý đã không có “thể”, tất nhiên không thể nói về hình lượng của nó. Hình tướng Lân hư của các căn như nhãn v.v… ra sao? Có thể biết Lân hư của nhãn căn trụ trong đồng tử của mắt, như khi bị màu xanh của lá hoa che khuất, thế nên không phân tán.
Có bộ khác nói: Như trụ ở tụ nhiều lớp, không chướng ngại nhau, trong suốt như pha lê, ngọc kha. Lân hư của nhĩ căn trụ ở trong tai như da phù hưu xà. Lân hư của tị căn trụ ở giữa trán và mũi. Ba căn trước được tạo nên góc độ thành hàng ngang, không có cao thấp. Lân hư của thiệt căn, như nửa vầng trăng, thuyết kia nói ở trung ương lưỡi, lượng bằng đầu sợi tóc, không phải như Lân hư của thiệt căn bị che khuất. Lân hư của thân căn như tướng thân. Lân hư của nữ căn như trán trống. Lân hư của nam căn như ngón tay to. Ở đây Lân hư của nhãn căn đôi khi là tất cả đẳng phần, đôi khi chẳng phải là đẳng phần. Cho đến Lân hư của thiệt căn cũng thế. Lân hư của thân căn không có tất cả đẳng phần.
Hoặc chúng sinh bị chìm đắm trong địa ngục Nhiên diệm, có Lân hư của vô lượng thân, cũng không phải tất cả đẳng phần. Vì sao? Vì nếu tất cả đều phát khởi thân thức, thì thân sẽ tan hoại. Không chỉ có căn của một Lân hư, trần của một Lân hư, có thể sinh ra thức, mà vì năm thức cũng dùng tụ cực vi làm căn trần. Thế nên Lân hư không có hiển sắc không thể thấy. Sáu thức giới, như trước đã nói. Nghĩa là nhãn thức cho đến ý thức, ở đó, trần của năm thức chỉ đời hiện tại, trần của thức sau cùng ở ba đời. Vậy giới của sáu thức kia có nương tựa được như đây không?
Nói là không như vậy.
Không như vậy là sao?
Kệ nói: Giới sau dựa quá khứ.
Giải thích: Giới của Ý thức (pháp) vô gián diệt làm chổ nương tựa của thức nương tựa.
Kệ nói: Năm giới nương cũng chung.
Giải thích: Cũng nói làm sáng tỏ quá khứ. Trong đây nhãn thức nương tựa, vì có chung đồng một đời, cho đến thân thức cũng vậy. Sự nương tựa nơi quá khứ kia, tức là ý căn. Như tụ của năm thức nầy nương tựa hai căn sinh, nên nói “như đây”: Nếu pháp có thể làm chỗ dựa cho nhãn thức, thì có thể làm duyên thứ lớp cho nhãn thức đó không?
Trong đây, có bốn luận chứng:
- Nhãn căn là chỗ nương tựa và duyên thứ.
- Là duyên thứ tư cho pháp giới, pháp của tâm vô gián đã diệt.
- Là duyên thứ tự của tâm đã diệt.
- Trừ ba luận chứng trước.
Cho đến tự căn của thân thức, cũng nên nói như đây: Ở ý thức, chỉ không có luận chứng thứ nhất.
Nếu pháp làm chổ nương tựa, tất nhiên sẽ làm duyên thứ lớp. Nếu có pháp làm duyên thứ lớp, thì không phải là chủ thể nương tựa. Nghĩa là vô gián diệt tâm pháp, pháp giới, thức sinh tùy thuộc vào hai duyên.
Lại có nhân nào? Chỉ nói mắt là chỗ nương tựa của nhãn thức, không nói sắc.
Kệ nói:
Tùy căn khác, thức khác
Nên mắt v.v… thành nương tựa.
Giải thích: Do căn như mắt có khác biệt, nên các thức cũng có khác biệt. Căn như mắt nếu có sự tổn hao tăng thêm, thì các thức sẽ theo căn như mắt, tức sẽ có sáng, tối, chứ không do sự khác biệt của sắc mà các thức biến đổi khác. Ở trong hai duyên của thức, vì mắt trội hơn, nên lập làm chỗ nương tựa của thức, không nói sắc, vì sắc là đối tượng nhận biết của thức.
Lại có nhân gì nói là nhãn thức, cho đến ý thức, không nói là sắc thức, cho đến pháp thức?
Vì do mắt là chỗ nương tựa của thức kia, nên căn cứ ở căn để nói thức.
Lại nữa, kệ nói:
Do nhân không chung kia
Nên dựa căn nói thức.
Giải thích: Thế nào là nhân không chung? Nhãn căn nầy không được làm chỗ nương dựa cho thức khác. Sắc có thể làm duyên của ý thức và làm cảnh của nhãn thức, cho đến thân cũng vậy. Do là chổ nương tựa của thức và do nhân không chung, thế nên, căn cứ ở căn để nói thức, chứ không căn cứ nơi sắc. Ví như tiếng trống hay mầm lúa mì. Nếu người ở trong thân nầy, do mắt thấy sắc, thì thân, mắt, sắc, thức tồn tại ở một nơi (địa) hay là khác nơi thì tất cả đều khác?
Nếu người sinh nơi cõi Dục, do mắt của địa mình nhìn thấy sắc của địa mình, thì bốn thứ nầy đồng ở tồn tại ở địa của mình.
Nếu người nầy do mắt của sơ định thấy sắc của địa mình, thì thân và sắc đều tồn tại trong địa của mình, còn mắt và thức thuộc sơ định. Nếu thấy sắc của sơ định, thì ba thứ sẽ thuộc về sơ định.
Nếu do mắt của hai định thấy sắc của địa mình thì thân và sắc tồn tại địa của mình, mắt sẽ thuộc về hai định, thức thuộc sơ định.
Nếu thấy sắc của sơ định, thì sắc và thức thuộc về sơ định, thân tồn tại ở địa mình, mắt thuộc về hai định.
Nếu thấy sắc của hai định, thì mắt và sắc thuộc về hai định, thân tồn tại ở địa của mình, thức thuộc về sơ định. Do ba định, bốn định như đây. Nếu mắt trông thấy sắc của địa mình và địa dưới mình thì cũng nên suy xét như lý kết hợp. Nếu người sinh ở địa sơ định, do mắt của địa của mình thấy sắc của địa mình, thì bốn thứ nầy đều thuộc về địa mình. Nếu thấy sắc của địa dưới, thì có ba thứ ở địa của mình: 1: Nếu do mắt của hai định thấy sắc của địa mình thì có ba thứ tồn tại ở địa của mình. Nếu thấy sắc cõi Dục, thì thân và thức ở địa của mình, sắc ở cõi dưới và mắt thuộc về hai định. Nếu thấy sắc của hai định, thì mắt và sắc thuộc về hai định, hai thứ còn lại, (thân và thức) tồn tại ở địa của mình. Do mắt của ba định v.v… cũng nên kết hợp mà suy diễn như lý. Nếu sinh ở địa của hai định v.v… do mắt của địa mình nếu thấy sắc của nơi mình, nơi người khác, cũng kết hợp suy diễn như lý trong đây mà định đoạt.
Kệ nói: Mắt không nghĩa thân dưới.
Giải thích: Mắt, sắc thân có năm địa, tức là địa cõi Dục, cho đến địa của định thứ tư. Nhãn thức có hai địa, tức là cõi Dục và sơ định.
Ở đây, thuận theo nhãn căn của địa thân, hoặc địa bằng nhau, hoặc định của địa trên, không có địa dưới, thuận theo nhãn căn, sắc của địa, hoặc địa bằng nhau (đẳng địa) hoặc địa dưới, là cảnh giới của mắt.
Kệ nói: Sắc trên, không là cảnh dưới.
Giải thích: Chưa từng có sắc của địa trên, mắt của địa dưới có thể trông thấy.
Kệ nói: Thức.
Giải thích: Thức không được ở trên địa của mắt, ví như sắc.
Kệ nói:
Ở đây, sắc hiện khắp
Nơi thân hai, tất cả.
Giải thích: Ở đây, nghĩa là nhãn thức đã nói ở trước. Tất cả sắc là cảnh giới của nhãn thức kia, hoặc trên, hoặc dưới, hoặc bằng nhau. Hai, nghĩa là thức và sắc, đối với thân, hai thứ này đều có. Như nói rộng về nhãn căn, nên biết như đây.
Kệ nói: Tai cũng thế.
Giải thích: Tai không có nghĩa ở thân địa dưới; tiếng của địa trên không phải cảnh của địa dưới mà thức đối với tiếng này được khắp. Hai thứ này tất cả đều có ở thân. Nói rộng như lý, nên biết như mắt.
Kệ nói: Ba còn lại đều thuộc địa mình.
Giải thích: Giới tị, thiệt, thân. Thân trần của chính nói và thức, đều thuộc về địa mình. Như đây, đã lập chung, không có khác biệt. Về sau, vì giản biệt lại lập lời nói riêng.
Kệ nêu: Thân thức, địa mình dưới.
Giải thích: Thân ở cõi Dục, xúc cũng ở cõi Dục, ba thứ nầy luôn ở địa mình. Thân thức có xứ thuộc địa mình, như người sinh nơi cõi Dục và sơ định, có xứ thuộc địa dưới, như người sinh hai định.
Kệ nói: Ý căn, địa bất định.
Giải thích: Có lúc ý căn với thân, ý thức, pháp, đồng ở một địa, đôi khi trên, dưới là địa. Ở thân ý của năm địa, v.v… thuộc về tất cả địa, nghĩa là khi nhập quán và lúc thọ sinh. Với đạo lý như đây, ở trong Phẩm phân biệt Tam-ma-bạt-đề sẽ nói rộng. Vì đến phẩm ly hệ sẽ nói lại, nên không thuyết minh trong phẩm nầy. Vì sao? Vì công nhiều, 888 dụng ít.
Từ trước đến nay đã thuyết minh qua, lại thuận theo sự mong muốn nói về điểm tương quan xong, nay cần nên suy xét về nghĩa nầy:
Đối với mười tám giới và sáu thức giới, đối tượng nhận biết là của giới nào? Chủ thể nhận biết là của thức nào?
Kệ nói: Năm ngoại, hai sở tri (đối tượng nhận biết).
Giải thích: Giới sắc, thanh, hương, vị, xúc, như thứ lớp đó, là đối tượng nhận thức của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, lại là đối tượng nhận biết của ý thức.
Ngoài trần nầy, thuận theo đối tượng nhận biết của một, hai thức, mười ba giới còn lại, vì không phải là cảnh của năm thức, nên chỉ là đối tượng nhận biết của một ý thức giới. Đây là nghĩa rốt cuộc đã sáng tỏ.
Trong mười tám giới, có bao nhiêu giới thường trụ, bao nhiêu giới vô thường?
Không có một giới nào thường trụ đầy đủ. Mặc dù vậy, kệ nói: Pháp thường trụ: vô vi.
Giải thích: Vô vi là một phần của pháp giới, tức là thường trụ, còn giới khác đều là vô thường.
Bao nhiêu giới là căn? Bao nhiêu giới là không phải căn?
Kệ nói:
Nửa pháp giới gọi căn
Và mười hai ngã dựa.
Giải thích: Ở trong kinh nói: Căn có hai mươi hai.
Những gì là hai mươi hai căn?
Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri, dục tri căn, tri căn, tri dĩ căn.
Sư A-tỳ-đạt-ma đã phá, sự an lập thứ tự của sáu nội nhập, tức tiếp theo sau mạng căn là nói ý căn, vì có khả năng duyên nơi cảnh.
Một nửa pháp giới trong đây, tức là trong mười một căn như mạng v.v…, có ba căn thuộc một phần nơi pháp giới.
Mười hai ngã dựa: Năm căn như nhãn v.v…, như đã nói về danh của mình. Giới bảy tâm, được gọi là ý căn. Nam căn, nữ căn, đều là một phần của giới thân. (Sẽ thuyết minh sau). Năm giới còn lại và một phần pháp giới được thành lập không phải là căn.
Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN
(PHẦN 1)
Đã nói hai mươi hai căn xong. Nghĩa căn là thế nào?
Căn là nghĩa tự tại hơn hết. Vì tự tại tăng thượng ở trong tác dụng của tự mình. Lại dùng ánh sáng để trang sức làm nghĩa, vì rất sáng tỏ ở trong thân. Thế nên, dùng ánh sáng tự tại hơn hết để trang sức làm nghĩa.
Được tự tại ở trong căn nào? Xứ nào?
Kệ nói: Năm căn tăng thượng ở bốn nghĩa.
Giải thích: Thuận theo một trong hai căn nhãn, nhĩ, tăng thượng ở trong bốn nghĩa:
1. Tăng thượng ánh sáng trang sức nơi thân mình. Nếu là người đui, điếc, thì hình tướng sẽ rất xấu xí.
2. Đối với tăng thượng dẫn đến sự bảo vệ thân mình, hoặc thấy, hoặc nghe, có thể ly khai sự không yên ổn mà ở chỗ tốt đẹp.
3. Đối với việc sinh nhãn, nhĩ thức và tăng thượng trong pháp tương ưng chung, do thức và pháp tương ưng, tùy thuộc vào sự tăng, giảm của nhãn, nhĩ thức kia mà có sáng, tối.
4. Đối với sự tăng thượng của nhân không chung thấy sắc, nghe tiếng, vì không phải ý thức là nhân của thức người khác và ý thức. Ánh sáng của tị, thiệt, thân căn trang sức cho thân mình, như hai căn trước. Nghĩa thứ hai đối với sự tăng thượng dẫn đến việc bảo vệ thân mình. Do ba căn nầy có thể dùng đoạn thực. Nghĩa thứ ba đối với sinh ba thức như tỷ v.v… và tăng thượng trong pháp tương ưng chung. Nghĩa thứ tư đối với xúc giác ngửi mùi hương, nếm vị, là tăng thượng nhân không chung.
Kệ nói: Ở hai, hai, bốn căn.
Giải thích: Nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn. Ở hai căn, thuận theo một tăng thượng nơi hai căn. Nữ căn, nam căn, đối với sự khác biệt của chúng sinh và sự tăng thượng bất đồng của tướng mạo.
Sự khác biệt, nghĩa là phân biệt tướng mạo nam, nữ bất đồng, tức là hình trạng như vú v.v…, giọng nói, oai nghi đều khác hẳn.
Lại có sư khác nói: Đối với tăng thượng là có nhiễm ô, thanh tịnh. Vì sao? Vì tự tánh là huỳnh môn, nên tạo ra huỳnh môn. Và người hai căn, không thể bảo hộ việc không có nghiệp vô gián, và đoạn căn thiện căn v.v… Ngay cả việc giữ gìn đưa đến quả lìa dục cũng không có. Hai hành vi nầy chỉ có ở nam, nữ. Mạng căn tương ưng với đồng phần ở tụ và tăng thượng trong chấp trì. Ý căn tương ưng với sự gửi vào hữu sau, 80 và thuận theo từ sự tăng thượng trong tự tại.
Tương ưng với hữu sau trong đây: như kinh nói: Bấy giờ, Cànthát-bà theo một trong hai ý hiện tiền, hoặc tương ưng với sự dục, hoặc tương ưng với giận dữ, tùy thuận theo. Như kệ nói:
Ý dẫn theo thế gian
Ý đổi thay khiến khác
Là một pháp ý căn,
Tất cả pháp hành theo.
Năm căn như lạc thọ v.v… và tám căn như tín v.v… đối với tăng thượng thế nào?
Kệ nói:
Năm và tám đối với
Nhiễm ô và thanh tịnh.
Giải thích: Theo thứ tự nên biết duyên tăng thượng của các căn kia. Năm căn như lạc thọ v.v… đối với sự tăng thượng nhiễm ô. Các hoặc như dục v.v… đối với tùy miên kia. Tám căn như tín v.v… ở nơi tăng thượng thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả thanh tịnh đều do tín v.v… kia mà thành.
Có sư khác nói: Lạc thọ v.v… cũng có tăng thượng đối với thanh tịnh, do yên vui, nên tâm tức được định. Đức Phật nói: Đức tin lấy nỗi khổ làm tư lương.
Lại nữa, có sáu thọ như hỷ v.v… là chỗ nương tựa của sự xuất ly.
Sư Tỳ-bà sa tạo ra thuyết như đây.
Lại có sư khác nói: Không do hai căn nhãn, nhĩ đưa đến việc bảo vệ thân mình, mà là do trước kia đã biết xa lìa sự không yên ổn để ở chỗ tốt đẹp.
Hai căn nầy chỉ đối với thức là tăng thượng, không có thấy sắc, nghe tiếng khác với thức. Thế nên, hai căn nhãn, nhĩ, không nên lại ở trong nhân không chung, lại lập ra duyên tăng thương. Vì thế, nên nhãn v.v… không nên có duyên tăng thượng như vậy.
Nếu vậy thì duyên tăng thượng kia thế nào?
Kệ nói:
Tăng thượng trần của mình
Được tất cả sáu căn.
Giải thích: Năm căn như nhãn v.v… tăng thượng trong việc đạt được trần của mình, ý căn tăng thượng trong việc đạt được tất cả trần. Thế nên, sáu căn nầy, mỗi mỗi đều được lập làm căn.
Nếu vậy, các trần đã có tăng thượng như ở trong đây sao không lập làm căn?
Không có tăng thượng. Vì sao? Vì chủ trội hơn, nên gọi là tăng thượng. Mắt là chủ hơn hết trong việc nhận được sắc, là được nhân chung cho việc nhận được tất cả sắc. Do sự tăng, giảm của mắt kia, nên thức theo đó có rõ, mờ. Sắc thì không như vậy. Vì trái lại với hai nghĩa nầy, như đây, cho đến ý căn và pháp, nên biết cũng thế.
Kệ nói:
Tăng thượng tánh nữ, nam
Từ thân, lập hai căn.
Giải thích: Lại từ thân căn, lập nên hai căn nữ, nam. Hai căn nầy không khác với thân căn, là một phần hiện hữu trong thân căn. Ở chỗ cửa dưới, theo thứ lớp, được tên nữ căn, nam căn, vì làm tăng thượng đối với tánh nữ, nam. Tánh nữ, nghĩa là tiếng, tướng hành dục lạc, của nữ. Tánh nam là tiếng tướng hành dục lạc với nữ khác. Do phần của thân nầy, nên hai tánh được thành tựu và có thể phân biệt rõ. Vì đối với hai tánh nầy là tăng thượng, nên lập làm căn.
Kệ nói:
Trụ đồng phần nhiễm ô
Tăng thượng ở thanh tịnh
Thọ mạng và năm thọ
Cùng tín v.v… lập làm căn.
Giải thích: Trong đồng phần của tụ trụ , thọ mạng sống là tăng thượng. Đối với sự nhiễm ô, năm thọ làm tăng thượng.
Thế nào là như đây?
Tùy miên dục đối với lạc thọ, sự giận dữ đối với khổ thọ,vô minh đối với bất khổ, bất lạc thọ. Trong kinh nói: “Đối với năm căn như tín v.v… thanh tịnh làm tăng thượng”.
Thế nào các hoặc như đây là đối tượng mà tín v.v… kia đã khuất phục được, không thể khởi lên? Thánh đạo do năm căn như tín v.v… kia dẫn sinh. Thế nên thừa nhận lập mỗi mỗi tín kia làm căn.
Kệ nói:
Vị tri, dục tri, tri
Trị dĩ, lập làm căn
Đến hậu đắc, đạo sau
Niết-bàn v.v… đều tăng thượng.
Giải thích: Mỗi một trong ba căn, nên lập làm căn. Vì chỉ bày rõ nghĩa nầy, nên nói như thế: Vị tri, dục tri, đến cuối cùng được tăng thượng trong hiểu biết, nên lập làm căn. Nhận biết đến cuối cùng được tăng thượng trong tri dĩ (biết xong) và được tăng thượng. Nhận biết rồi nơi cuối cùng đạt được Niết-bàn tăng thượng, nên lập làm căn. Vì sao? Vì nếu tâm người chưa giải thoát, tất nhiên không được nghĩa Niết-bàn.
Nói “vân vân” là chỉ rõ nghĩa loại riêng khác.
Nghĩa khác là sao?
Ở kiến đế, nên loại trừ nơi hoặc diệt, vị tri dục tri căn là tăng thượng. Ở tu đạo, nên bỏ đi hoặc diệt, tri căn là tăng thượng. Tri dĩ căn trụ nơi yên vui ở hiện đời là tăng thượng. Chủ thể chứng, vì tiếp nhận mừng vui giải thoát, nếu dùng nghĩa tăng thượng để lập căn. Các hoặc như vô minh v.v… cũng phải lập làm căn. Vì sao? Vì các phần của vô minh v.v… ở trong hành v.v… cũng có tăng thượng, thế nên phải lập vô minh v.v… làm căn. Lời nói v.v… có lẽ cũng thế, nghĩa là lưỡi, tay, chân, lúa, đạo nam, nữ, đều nên lập làm căn. Đối với tăng thượng trong ngôn thuyết, cầm nắm, lìa, hướng, buông bỏ vui đùa, vì thế nên lập làm căn.
Không thể lập làm căn. Vì sao? Do tác dụng của căn như vậy.
Kệ nói:
Tâm dựa sai biệt nầy
Trụ kia và nhiễm ô
Tư lương và thanh tịnh
Như thế, xét lập căn.
Giải thích: Trong đây, tâm nương dựa, nghĩa là sáu căn như nhãn v.v… Loại chúng sinh vì dùng sáu nhập làm căn bản, nên chổ dựa của sáu thứ này khác biệt. Do hai căn nam, nữ trụ cùng thời với mạng căn tạo nên. Sự nhiễm ô nầy do năm thọ căn hình thành. Tư lương thanh tịnh do năm căn như tín v.v… tạo nên. Thanh tịnh thật do ba căn vô lưu hình thành. Thế nên, không thừa nhận lập vô minh v.v… làm căn.
Kệ nói:
Lại có sinh dựa sinh
Sinh trụ sinh thọ dụng
Lập mười bốn, tám sau
Theo giải thoát, lập căn.
Giải thích: Lại nói vì chứng tỏ chấp riêng của các bộ. Bộ khác nói: Sự nương tựa của sinh, tử, gọi là sáu căn. Sáu căn nầy dựa vào sự sinh do pháp nào? Do hai căn nam, nữ. Căn nầy trụ nhờ vào mạng căn, vì thuận theo mạng căn nối tiếp nhau. Sự thọ dụng do năm thọ. Vì chỉ rõ về nghĩa nầy, nên lập mười bốn căn. Dựa vào bốn nghĩa ấy, căn cứ ở giải thoát còn lại cũng lập làm căn.
Năm căn như tín v.v… là sự nương tựa của giải thoát. Vi tri, dục tri là sinh, tri là trụ, tri dĩ là thọ dụng. Thế nên, lượng căn như vậy, không tăng, không giảm. Vì thế, nên thứ lớp cũng vậy, không thể đảo lộn. Lưỡi không thể lập làm căn ở trong nói năng. Vì sao? Vì quan sát học trội hơn công năng. Tay, chân không nên lập làm căn ở trong việc cầm, nắm và lìa, hướng, vì không có khác. Vật nầy do tướng mạo khác, ở chỗ khác sinh nên gọi là cầm, nắm và lìa hướng, lìa tay, lìa chân loài rắn v.v… cũng có thể cầm nắm, có thể lìa hướng, nên tay, chân đối với hai động tác nầy không thể lập làm căn. Lúa, con đường không thể đối với sự dứt bỏ lập làm căn. Vật nặng ở giữa khoảng không, rơi tất cả chỗ. Lại, do gió cuốn hút nên văng ra. Âm nữ, nam không thể lập làm căn ở trong sự vui đùa, , vì sự vui đùa giữa nữ, nam, không do âm của mình thành, mà phải phát khởi hỗ tương, nên ở các chi tiết cổ họng, răng, mắt, má. Vì tăng thượng trong động tác nuốt, nhai, mở, nhắm, co vào, duỗi ra, nên lập làm căn. Tất cả nhân duyên tạo tăng thượng cho sự vật chính nó đều nên lập làm căn.
Nếu không thừa nhận nghĩa căn của lưỡi v.v… như ở đây, thì nghĩa nầy cũng sẽ không thành. Nhãn căn trong ấy là trước hết, nam căn là sau. (Trước đã giải thích rộng)
Mạng căn là hành bất tương ưng. Trong pháp bất tương ưng sẽ giải thích rộng.
Năm căn như tín v.v… sẽ giải thích rộng ở trong tâm pháp. Lạc thọ, vị tri, dục tri v.v… nầy, sẽ giải thích, tức sẽ như thứ lớp giải thích:
Kệ nói:
Khổ căn không phải là
Đối tượng ái thân thọ.
Giải thích: Không phải đối tượng ái, nghĩa là có thể gây tổn não vì do khổ.
Kệ nói: Lạc căn, đối tượng ái.
Giải thích: Lạc căn nghĩa là đối tượng ái, thân tiếp nhận, có thể làm lợi ích.
Kệ nói:
Tâm tiếp nhận định thứ ba Gọi là lạc căn.
Giải thích: Ở định thứ ba là sự tiếp nhận khả ái, dựa vào địa tâm khởi, gọi là lạc căn. Vì sao? Vì ở trong định thứ ba không có sự tiếp nhận của thân, do không có năm thức.
Kệ nói: Lạc nầy nơi xứ khác là hỷ căn.
Giải thích: Trừ định thứ ba, ở xứ khác, nghĩa là trong hai định: cõi Dục và sơ định. Nếu ở địa tâm mà lập, sẽ gọi là hỷ căn. Ở định thứ ba, do lìa hỷ dục, nên chỉ thành lạc căn, không thành hỷ căn. Vì sao? Vì hỷ thô, vẩn đục, nên chỉ được mang tên hỷ căn.
Kệ nói: Khổ của tâm địa là ưu căn.
Giải thích: Không tiếp nhận đối tượng ái, nếu ở địa tâm, sẽ gọi là ưu căn.
Kệ nói: Xả căn: ở giữa.
Giải thích: Chẳng phải đối tượng ái, chẳng phải đối tượng chẳng phải ái, nghĩa là không phải lạc thọ, không phải khổ thọ, nên gọi là ở giữa, lập làm xả căn.
Xả căn là thân tiếp nhận hay là tâm tiếp nhận?
Kệ nói: Cả hai.
Giải thích: Hoặc thân tiếp nhận, hoặc tâm tiếp nhận.
Nhân nào hợp hai tiếp nhận nầy lập làm một căn?
Kệ nói: Vì không có riêng khác.
Giải thích: Nỗi khổ, vui của địa tâm phần nhiều từ phân biệt sinh. Thân tiếp nhận thì không như vậy, chỉ theo trần sinh. Ở A-la-hán sinh cũng như vậy, thế nên, hai tiếp nhận nầy là căn có khác biệt.
Xả thọ: Nếu người không phân biệt, do tự tánh sinh, hoặc ở thân, hoặc ở địa tâm, nên hợp hai làm một căn. Thân lạc lợi ích có khác, tâm lạc cũng vậy, khổ cũng như vậy. Sự tổn hại, nỗi khổ của thân có khác, nỗi khổ của tâm cũng thế.
Sự phân biệt nầy không có đối nơi xả thọ. Vì không có sự phân biệt ấy, nên không chia làm hai căn.
Kệ nói: Đạo kiến, tu, Vô học, chín, ba.
Giải thích: Ý lạc, hỷ, xả, và năm căn như tín v.v… là chín căn, trong ba đạo, nói là ba căn. Ở nơi kiến đạo, gọi là vị tri, dục tri căn.
Trong tu đạo, gọi là tri căn. Ở trong Vô học đạo, gọi là tri dĩ căn.
Thế nào là như đây?
Ở trong kiến đạo, vì biết cảnh thật, chưa từng biết, thế nên tu hành. Ở trong tu đạo không có cảnh, trước đây chưa từng biết, tức mới nên biết, là chỗ đã nhận biết trước, nay biết lại. Vì loại trừ phiền não còn lại, nên ở trong đạo Vô học, đã biết, biết như đây. Lại nữa, vì có thể giữ gìn chỗ đã biết.
Nói giữ gìn chỗ đã biết. Vì sao? Vì do đã được tận trí, vô sinh trí, nên khổ ta đã lìa, không phải lìa trở lại. Nếu người ở phần vị nầy đã được căn, hoặc gọi là dĩ tri căn, hoặc gọi là dĩ tri hộ căn.
Đã giải thích về thể tánh xong. Sự khác biệt của loại căn nay sẽ nói:
Bao nhiêu căn là hữu lưu? Bao nhiêu căn là vô lưu? Như thế v.v… trong đây là căn vô gián đã nói, tức là vị tri, dục tri làm căn.
Kệ nói: Vô cấu ba.
Giải thích: Vô lưu là nghĩa vô cấu. Cấu là tên riêng của lưu.
Kệ nói: Hai khổ của mạng có sắc, hữu lưu.
Giải thích: Có sắc là bảy căn: mạng căn, khổ căn, ưu căn, hoàn toàn là hữu lưu. Vì sao? Vì nhãn v.v… có sắc. Bảy căn thuộc về sắc ấm, nên là hữu lưu.
Kệ nói: Chín căn gồm hai thứ.
Giải thích: Ý lạc, hỷ, xả và năm căn như tín v.v… chín căn nầy hoặc thuộc hữu lưu, hoặc thuộc vô lưu.
Có sư khác nói: Tín v.v… là hoàn toàn vô lưu. Vì sao? Vì Phật, Thế Tôn nói: “Nếu tất cả loại người không có năm căn như tín v.v…, thì Ta sẽ nói loại người nầy ở ngoài chánh pháp, trụ trong chúng phàm phu”.
Kinh nầy không đủ làm chứng. Căn cứ ở vô lưu mà nói, kinh nầy làm sao biết Phật, Thế Tôn an lập Thánh nhân xong mới nói kinh nầy? Nếu tất cả giống người không có năm căn như tín v.v… (nói rộng như kinh).
Phàm phu có hai hạng:
- Ở trong chánh pháp, không đoạn thiện căn .
- Ở ngoài chánh pháp, đoạn trừ thiện căn .
Đức Phật vì căn cứ nơi hạng người nầy, nên nói: “Ta nói người nầy ở ngoài chánh pháp, ở trong chúng loại phàm phu”.
Trong kinh, Phật nói: “Có các chúng sinh, sinh nơi thế gian, trưởng thành ở thế gian, hoặc là căn nhạy bén, căn trung, căn hạ, khi chưa vận chuyển Pháp luân vô thượng, thì biết là có năm căn như tín v.v… thuộc hữu lưu”. Cũng ở trong kinh, Đức Phật lại nói: “Cho đến khi ta chứng biết như thật năm căn như tín v.v… tập sinh và diệt lỗi lầm thấm nhuần vị và xuất ly, tất nhiên ta chưa có thể biết từ thế gian nầy có trời, có phạm, nói rộng như kinh. Nếu các pháp vô lưu thì cũng không có như phẩm loại giản trạch nầy.
Hỏi: Có bao nhiêu căn là quả báo? Bao nhiêu căn không phải là quả báo?
Đáp: Hoàn toàn là quả báo.
Kệ nói: Quả báo nơi mạng.
Giải thich: Nếu như vậy, Tỳ-kheo A-la-hán hành hóa dẫn mạng, khiến trụ nơi hành hóa mạng nầy, cũng là mạng căn, hay là quả báo 8 của pháp nào?
Trong Tạng A-tỳ-đạt-ma nói: Thế nào là dẫn sinh hành mạng, khiến trụ ở Tỳ-kheo A-la-hán? Có khi như ý Thánh thành thông tuệ, đến được quả vị tâm tự tại, hoặc ở trong đại chúng, hoặc ở với một người, xả thí, hoặc bát, hoặc ca-sa, hoặc theo tư lương thuộc mạng một Sa-môn. Nhân đấy phát nguyện nhập định thứ tư, quán Tam-ma-đề của biên vực xa. Từ định nầy khởi, tạo ra tâm như thế, nói lời như thế nầy: Phàm là nghiệp của ta, nên thành thục, chiêu cảm giàu, vui. Nguyện nghiệp nầy thành thục, sinh thọ mạng của ta.
Lúc nầy, nghiệp A-la-hán ấy nên chiêu cảm giàu vui, chuyển sinh mạng sống lâu dài.
Lại có sư khác chấp: “Quả báo của nghiệp tàn dư, chuyển biến thành thục, họ nói là nghiệp do đời trước đã gây tạo, có quả báo tàn dư, do sức tu tập, dẫn phát nhận lấy, thọ dụng, làm sao từ bỏ hành mạng? Xả thí như đây, phát nguyện nhập định thứ tư, quán Tam-ma-đề của biên vực xa. Từ định nầy khởi, tạo ra tâm như thế, nói lời như thế nầy: Phàm là nghiệp của ta, nên thành thục, chiêu cảm thọ mạng, nguyện cho nghiệp nầy thành thục, sinh cho ta sự giàu vui, như dục lạc của vị kia đã chuyển biến nghiệp thành thục như đây”. Đại đức Cù-sa nói: “Ở trong chỗ nương dựa của mình, do sức định dẫn sinh bốn đại nơi cõi Sắc, khiến hiện tiền, có thể tùy thuận mạng sống lâu dài, hoặc trái nghịch với bốn đại, do phương tiện như thế, dẫn sinh hành mạng khiến trụ, kể cả từ bỏ, nên trở thành như vậy. Các A-la-hán có sức định tự tại như thế, do sức định nầy, nên nghiệp đời trước đã sinh các căn, bốn đại, đến thời lượng dẫn trụ, đều xoay lại trước kia, chưa từng có thời lượng dẫn trụ của Tam-ma-đề, hiện nay thì dẫn sinh tiếp. Thế nên, mạng sống không phải là quả báo. Khác với thọ mạng nầy, gọi là quả báo. Từ câu hỏi lại khởi lên câu hỏi khác”.
Nguyên nhân nào, A-la-hán lại phát nguyện dẫn sinh mạng hành hóa, để cho trụ, hoặc vì đem lại lợi ích cho người khác, hoặc vì muốn cho chánh pháp được trụ lâu ở đời. Các A-la-hán nầy đã nhận thấy thọ mạng của thân mình sắp hết, nên ở trong hai sự kiện ấy, không thấy người nào khác có khả năng như thế. Lại, do nhân duyên gì từ bỏ thọ mạng vào thời điểm có mạng, đang thấy ít việc lợi ích cho người khác, trong khi chính bản thân mình đang bị bức bách do bệnh khổ, như kệ nói:
Tu phạm hạnh đã xong
Thánh đạo đã khéo tu
Do bỏ mạng, hoan hỷ
Như người được lành bệnh.
Nếu vậy, sự dẫn sinh tuổi thọ của mạng hành hóa, khiến cho trụ và từ bỏ, nên biết ở xứ nào, người nào có khả năng làm sự việc nầy?
Ở trong nhân đạo, nơi ba châu, đối với nam, nữ, A-la-hán phi thời giải thoát, người đạt câu giải thoát, được Tam-ma-đề của biên vực xa. Vì sao? Vì người nầy có tự tại đối với các định. Sự nối tiếp nhau của định đó, không bị hoặc huân nhiễm.
Trong kinh nói: Đức Thế Tôn đã nguyện để lại các mạng hành hóa, buông bỏ các hành sống lâu dài.
Sư khác biệt của hai hành mạng và thọ là thế nào?
Có sư khác nói: Không có sự khác biệt.
Làm sao biết được?
Trong kinh nói: Cái gì là mạng căn? Tức là sự sống lâu của ba cõi.
Lại có sư khác nói: Nếu do hành mạng nầy được dừng lại trong tụ đồng phần, gọi là hành sống lâu. Nếu do hành sống lâu nầy, lúc được trụ tạm thời, gọi là hành mạng. Các lời nói: Do nguyện để lại nhiều hành mạng sống lâu, do sinh khởi. Vì sao? Vì sinh khởi ở một sát-na, không có nguyện để lại khả năng nầy.
Lại có sư khác nói: Không một vật nào được gọi là mạng sống, dài lâu, được trụ tạm thời.
Vì biểu thị rõ nghĩa nầy nên có các lời nói.
Lại có các sư khác nói: Ở trong nhiều hành, giả lập tên mạng và thọ không có một vật riêng khác nào gọi là thọ mạng. Nếu không như vậy, thì Đức Phật không nên nói hành.
Hỏi: Sao Đức Thế Tôn xả bỏ hành sống lâu, mà nguyện lưu lại hành mạng?
Vì chứng tỏ Đức Thế Tôn đã có tự tại đối với cái chết, nên xả bỏ hành sống lâu, vì chỉ rõ Đức Thế Tôn đã được tự tại đối với mạng sống, nên mong muốn để lại hành mạng.
Sao chỉ ba tháng không quá?
Do việc đạt lợi ích của đệ tử tiếp nhận Phật hóa độ đã hoàn tất. Hơn nữa, Đức Thế Tôn kiến lập nghĩa nói: Nếu Tỳ-kheo tu tập, thường xuyên thực hành bốn như ý túc, nếu muốn trụ, thì có thể được một kiếp, hoặc quá một kiếp. Vì chỉ rõ nghĩa đã kiến lập, nên để lại sự xả bỏ mạng sống lâu dài.
Sư Tỳ-bà-sa nói: Đối với năm ấm và cái chết, vì biểu thị rõ khả năng trội hơn của mình, nên trước hết, Đức Thế Tôn đã đến bên cội cây Bồ-đề, đã phá trừ ma phiền não và thiên ma, chứng đắc năng lực vượt trội hơn hết, tùy thuận ứng luận, lại dừng nơi chỗ dựa là nghĩa gốc, nay nên nói như thế:
Kệ nói: Mười hai căn, hai thứ.
Giải thích: Những gì là mười hai?
Kệ nói: Trừ tám sau, ưu căn.
Giải thích: Lại trừ mạng căn, mười hai căn còn lại có hai thứ: có căn là quả báo, có căn không phải là quả báo. Bảy căn như nhãn v.v… trong đây, nếu là quả tăng thượng thì không phải là quả báo, còn các căn khác đều là quả báo. Ý, khổ, lạc, hỷ, xả căn, nếu thiện, nhiễm ô, thì không phải là quả báo. Nếu tương ưng với oai nghi, công xảo, biến hóa, cũng không phải là quả báo, còn lại là quả báo. Trừ mạng căn và mười hai căn như nhãn v.v… căn khác không phải là quả báo. Nghĩa nầy cuối cùng được thành. Nếu ưu căn thì không phải là quả báo.
Kinh nầy nói thế nào?
Như kinh nói: Có nghiệp đối với hỷ thọ tốt đẹp, có nghiệp đối với ưu thọ tốt đẹp, có nghiệp đối với xả thọ tốt đẹp. Vì căn cứ vào tương ưng tốt đẹp, nên nói lời nầy: Nếu nghiệp tương ưng với ưu thọ, gọi là đối với ưu thọ tốt đẹp. Ví như xúc tương ưng với với lạc thọ, nói là xúc đối với lạc thọ tốt đẹp.
Nếu vậy, nghiệp đối với hỷ thọ, xả thọ tốt đẹp, lẽ ra cũng trở thành như thế?
Như điều ông muốn, ta cũng bằng lòng, đối với pháp tương ưng không có mất, đối với quả báo cũng không có mất.
Nếu vậy, do không có năng lực, nên đều thừa nhận như đây, đâu có đạo lý nào riêng khác có thể lập ưu thọ không phải là quả báo?
Ưu thọ là do sự phân biệt sai khác sinh ra. Nhưng nói do phân biệt mà dứt quả báo thì không đúng.
Nếu vậy, đối với hỷ thọ cũng nên như thế, không nên lập hỷ làm quả báo.
Nếu ưu là quả báo, thì người tạo ra nghiệp vô gián, rồi nhân nghiệp vô gián mà sinh ưu thọ. Nghiệp nầy lẽ ra thành thục, hỷ cũng nên thế. Nếu hỷ là quả báo, thì người tạo ra nghiệp phước, nhân nghiệp phước sinh hỷ thọ, và nghiệp phước lẽ ra là thuần thục. Nghĩa nầy không đúng.
Lại có chứng riêng. Các người lìa dục nên không có ưu thọ còn quả báo thì không như thế. Các người lìa dục cũng không có hỷ căn vô ký.
Nếu vậy, quả báo có tướng gì?
Thuận theo tướng quả báo đó, nếu có phần vị thích hợp của nghiệp đời trước, thì tuy lại như vậy, nhưng hỷ căn vẫn có thể có quả báo tàn dư, ưu căn thì không có, vì tất cả thứ căn khác không khởi hiện hành. Do vậy, sư Tỳ-bà-sa nói: Ưu không phải là quả báo, do mạng căn là thứ tám, quả báo của nghiệp thiện ở trong đường thiện, quả báo của nghiệp ác ở nẻo ác, ý căn đối với quả báo của hai nghiệp nơi hai nẻo. Ba căn lạc, hỷ, xả là quả báo của nghiệp thiện, khổ căn là quả báo của nghiệp ác. Người của hai căn đối với nẻo thiện, do nghiệp ác được.
Phần vị như đây, luận nầy đã nói, phần vị khác, lẽ ra cũng sẽ nói.
Bao nhiêu căn có quả báo? Bao nhiêu căn không có quả báo?
Ưu căn trong đây, ở vô gián trước đã nói.
Kệ nêu: Nhất định có quả báo.
Giải thích: Một ưu căn nầy có quả báo. Lời nói nhất định là quyết định. Ưu căn khác với pháp khác, căn nầy không có vô ký, cũng không có vô lưu. Vì ở địa tán động, thế nên ưu căn không có tức không có quả báo.
Kệ nói: Mười, hai thứ.
Giải thích: Hai thứ, nghĩa là có báo, không có báo.
Những gì là mười?
Kệ nói: Ý, Thọ, Tín v.v… khác.
Giải thích: Thọ khác: nên biết là khác với ưu căn. Tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Ý, lạc, hỷ, xả căn trong đây nếu là ác, nếu là thiện, hữu lưu, sẽ có quả báo. Khổ căn, nếu thiện, nếu ác, sẽ có quả báo, nếu vô ký sẽ không có quả báo. Năm căn như tín v.v…, nếu hữu lưu sẽ có quả báo, căn khác không có nghĩa quả báo, mà cuối cùng tự thành.
Hỏi: Bao nhiêu căn là thiện? Bao nhiêu căn là ác? Bao nhiêu căn là vô ký?
Đáp: Trong đây, hoặc hoàn toàn thiện.
Kệ nói: Tám căn thiện.
Giải thích: Năm căn như tín v.v… và ba căn như dục tri, vị tri v.v…
Kệ nói: Hai thứ ưu.
Giải thích: Hoặc thiện, hoặc ác.
Kệ nói: Ý, thọ khác, ba thứ.
Giải thích: Năm căn nầy có ba thứ: thiện, ác, vô ký.
Kệ nói: Một thứ khác.
Giải thích: Những điều gì là khác?
Nhãn căn là thứ nhất, cho đến căn thứ tám là mạng căn, tám thứ nầy hoàn toàn vô ký.
Căn nào tương ưng với giới nào ở trong hai mươi hai căn?
Kệ nói: Cõi Dục có, trừ tịnh.
Giải thích: Căn tương ưng với cõi Dục, nên biết trừ hoàn toàn vô lưu, là ba căn vị tri, dục tri v.v… Vì sao? Vì ba quyết định nầy không phải là tương ưng của ba cõi.
Kệ nói: Sắc có trừ nữ, nam: hai khổ.
Giải thích: Trừ vô lưu như trước. Hai khổ, tức là hai căn khổ, ưu. Người ở cõi Sắc lìa dục, pháp dâm dục, nên lại khiến nương dựa không phải đáng yêu, thế nên, ở cõi Sắc kia không có hai căn nữ, nam.
Nếu vậy, sao nói người cõi Sắc kia là trượng phu?
Chỗ nào nói?
Như kinh nói: Không có xứ, không có lý. Người nữ tạo ra phạm, có xứ, có lý, trương phu tạo ra phạm. Ở cõi Sắc kia có riêng tướng trượng phu, ở cõi Dục, chỉ là điều trượng phu được. Ở cõi Sắc kia không có khổ căn, vì chốn nương dựa là tịnh diệu. Lại vì không có nghiệp ác, nên cũng không có ưu căn. Vì Xa-ma-tha dịu dàng thuận hợp nối tiếp nhau. Lại vì không có cảnh giới của loại ân hận.
Kệ nói: Hữu Vô sắc, trừ hai lạc và sắc.
Giải thích: Trừ hai căn nữ, nam, trừ hai khổ căn và căn vô lưu.
Có bao nhiêu căn khác?
Ý, mạng, xả, năm căn như tín v.v… Nhiều căn như thế, nên biết tương ưng với cõi Vô sắc, không có căn khác.
Bao nhiêu căn do kiến đế diệt? Bao nhiêu căn do tu đạo diệt? Bao nhiêu căn không phải đối tượng diệt?
Kệ nói: Ý, ba thọ, ba thứ.
Giải thích: Những gì là ba thọ? Lạc, hỷ, xả căn.
Kệ nói: Ưu căn kiến, tu diệt.
Giải thích: Ưu căn do hai đạo diệt: vì là đối tượng diệt của kiến đạo, tu đạo.
Kệ nói: Chín, tu đạo diệt.
Giải thích: Nhãn căn là thứ nhất, mạng căn là thứ tám và khổ căn do tu đạo diệt.
Kệ nói: năm hoặc không phải diệt.
Giải thích: Năm căn như tín v.v… hoặc do tu đạo diệt, hoặc không phải là đối tượng diệt, vì có hữu lưu, vô lưu.
Kệ nói: Ba không phải.
Giải thích: Ba căn như vị tri, dục tri v.v…, không phải là đối tượng diệt của kiến đạo, tu đạo, vì vô lưu là pháp không có lỗi lầm, nên không thể loại trừ.
Đã thuyết minh về sự sai biệt nơi phẩm loại của các căn xong.
Nay sẽ nói:
Bao nhiêu căn là quả báo ở cõi nào trước kia đã được?
Kệ nói: Trong cõi Dục, đầu được hai.
Giải thích: Vì thân căn, mạng căn là quả báo, nên chính trong khi đang nương tựa vào thai, trước hết là được hai thứ nầy.
Kệ nói: Chẳng phải hóa sinh.
Giải thích: Trong bốn sinh, trừ hóa sinh, còn ba sinh: thai, noãn, thấp, nên biết đã thừa nhận, sao không nói hai căn ý, xả, ngay khi đang thọ sinh? Hai căn nầy tất nhiên là ô nhiễm. Nếu hóa sinh, đầu tiên được quả báo thì sẽ có bao nhiêu căn?
Kệ nói: Cõi Sắc kia được sáu.
Giải thích: Cõi Sắc kia không có căn nữ, nam, như sinh ở kiếp sơ.
Những gì là sáu? Là sáu căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, mạng.
Kệ nói: Bảy.
Giải thích: Nếu người nơi cõi Sắc kia sinh một căn, thì như sinh ở cõi trời v.v…
Kệ nói: Tám.
Giải thích: Người nơi cõi Sắc kia sinh hai căn.
Người hóa sinh có thể có hai căn chăng?
Nếu ở cõi ác thì có thể có, ở cõi Dục, đầu tiên, được như đây.
Ở cõi Sắc, cõi Vô sắc thì thế nào?
Kệ nói: Trong cõi Sắc là sáu.
Giải thích: Vì lẽ dục trội hơn, nên gọi là cõi Dục, hoặc chỉ gọi là dục. Vì do sắc trội hơn, nên gọi là cõi Sắc, hoặc chỉ gọi là sắc. Trong kinh nói: Sự giải thoát tĩnh lặng nầy vượt qua sắc, phi sắc. Ở trong cõi Sắc, quả báo đã được đầu tiên có sáu căn. Căn nơi cõi Sắc kia đồng với cõi Dục, không có hai căn hóa sinh đã được.
Kệ nói: Khác, một.
Giải thích: Cõi Vô sắc vì khác với cõi Sắc, nên gọi là khác. Do Tam-ma-bạt-đề khác, vì do sinh trội hơn, nên quả báo đã được đầu tiên trong đây chỉ có một mạng căn, căn khác thì không phải.
Thuyết minh đạt đến xong, về sự từ bỏ, nay sẽ nói:
Đang chết ở cõi nào? Từ bỏ bao nhiêu căn?
Kệ nói:
Người đang chết từ bỏ
Nơi Vô sắc mạng, ý, xả căn.
Giải thích: Nếu người đang chết ở cõi Vô sắc, với tâm sau cùng, từ bỏ ba căn: mạng, ý, xả.
Kệ nói: Ở cõi Sắc tám.
Giải thích: Nếu người đang chết ở cõi Sắc, với tâm sau cùng từ bỏ tám căn: ba căn như trước đã nói và năm căn như nhãn v.v… Vì sao? Vì hết thảy chúng sinh hóa sinh, thọ sinh đủ căn, chết cũng đủ căn.
Kệ nói: Cõi Dục mười, chín, tám.
Giải thích: Nếu người đang chết ở cõi Dục, với tâm sau cùng, nếu là người đủ hai căn, thì sẽ từ bỏ mười căn, tám căn, như trước đã nói. Lại, căn nữ, nam, nếu là người một căn, thì sẽ từ bỏ chín căn, nếu người không có căn, thì chỉ bỏ tám căn. Nếu chết cùng một lúc, thì hiển thị đạo lý như thế.
Kệ nói: Chết thứ lớp bỏ bốn.
Giải thích: Nếu người chết theo thứ lớp, thì ở tâm sau cùng sẽ cùng một thời điểm, từ bỏ bốn căn, tức là thân, mạng, ý, xả. Vì sao? Vì bốn căn nầy không có lìa căn tận. Nếu với tâm nhiễm ô và tâm vô ký chết, lẽ ra phải biết đạo lý như đây. Nếu là người với tâm thiện chết, sẽ rơi vào thời điểm nầy.
Kệ nói: Ở các xứ thiện, năm.
Giải thích: Nếu là người với tâm thiện chết, sẽ được sinh tất cả chỗ, như trước đã nói. Nếu từ bỏ căn, lại sẽ bỏ năm căn như tín v.v…Vì sao? Vì năm căn như tín nầy, với tâm thiện, tất nhiên sinh đầy đủ.
Như thế, ở cõi Vô sắc, từ bỏ tám căn, ở cõi Sắc, từ bỏ mười ba căn. Như vậy, căn cứ ở thứ lớp trước kia, nên lại nói rộng, ở trong căn Già-lan-đà, lựa chọn pháp tất cả căn, nên biết như vậy.
Lại nữa, Sa-môn nào, nếu là quả sẽ do bao nhiêu căn có thể được?
Kệ nói: Chín, được hai quả biên.
Giải thích: Do chín căn đến được Sa-môn của biên vực trước, sau.
Nếu là quả thì biên là gì?
Quả Tu-đà-hoàn và quả A-la-hán, vì đã được biên vực trước sau.
Bao nhiêu quả ở nghĩa tế?
Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Trong đây, tín v.v… nơi quả Tư-đà-hàm, trừ tri dĩ căn và ý căn, xả căn. Do chín căn nầy, được quả của biên vực trước. Vị tri, dục tri căn, ở đạo thứ lớp, tri căn ở đạo giải thoát. Từ hai căn nầy được quả Tu-đà-hoàn. Theo thứ lớp có thể dẫn sinh trạch diệt, đến chứng đắc, và có khả năng làm nương dựa cho đạo giải thoát. Lại có tín v.v… nơi quả A-la-hán, trừ vị tri, dục tri căn, ý căn, thuận theo một trong lạc, hỷ, xả căn, từ chín căn nầy, được quả của biên vực sau.
Kệ nói: Hai trong bảy tám, chín.
Giải thích: Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm vì quán trước, sau, nên gọi là giữa. Hai quả nầy, mỗi mỗi đến chứng đắc, do bảy, tám, chín căn. Vì sao như thế? Quả Tư-đà-hàm, nếu người tu theo thứ lớp, mới được. Hoặc nương tựa đạo thế gian, thì quả nầy sẽ do bảy căn được, là năm căn như tín v.v… và hai căn xả, ý. Nếu dựa vào đạo xuất thế, thì quả nầy sẽ do tám căn được: Bảy căn, như trước đã nói. Tri căn là thứ tám.
Nếu người trước đây phần nhiều đã ly khai dục, mới được quả nầy, sẽ do chín căn được, như được quả Tu-đà-hoàn, quả A-na-hàm. Nếu người tu theo thứ lớp mới được, nếu dược vào đạo thế gian, thì quả nầy sẽ do bảy căn được, như trước đây đã nói là được quả Tư-đà-hàm. Nếu nương tựa đạo xuất thế, thì quả nầy sẽ do tám căn được, cũng như trước đã nói là được quả Tư-đà-hàm. Nếu trước kia, người đã lìa dục mới được quả nầy, do chín căn được, cũng như trước đã nói là quả Tưđà-hàm. Quả nầy với quả trước kia có khác, nghĩa là: lạc, hỷ, xả, thuận theo một căn tương ưng, vì do sự khác biệt của chỗ dựa. Nếu người tu theo thứ lớp, thì ở đạo giải thoát thứ chín, nếu nhập định căn bản, dựa vào đạo thế gian, thì bấy giờ sẽ do tám căn được quả A-na-hàm. Vì sao? Vì ở trong đạo giải thoát thứ chín, hỷ căn là thứ tám, đối với đạo thứ lớp, sẽ dùng định, xả căn. Do hai căn nầy, được quả A-na-hàm. Nếu người dựa vào đạo xuất thế, nhập đạo giải thoát thứ chín, tất nhiên người nầy sẽ do chín căn được quả A-na-hàm. Tri căn trong đây là thứ chín.
Nếu vậy, trong tạng A-tỳ-đạt-ma, sao lại nói như thế nầy ?
Trong tạng kia nói:
Do bao nhiêu căn có thể được quả A-la-hán?
Tạng kia đáp: Do mười một căn.
Thế sao trong đây lại nói là do chín được?
Định do chín căn.
Kệ nói:
Mười một được La-hán
Nói dựa một người thành.
Giải thích: Có đạo lý như thế là một người đã lùi lại. Đã lùi lại do căn lạc, hỷ, lại được quả A-la-hán, thế nên nói là do mười một căn, thì không có lý nầy. Ba căn: lạc thọ v.v… đều cùng được sinh trong một thời điểm.
Sao đối với người đắc A-na-hàm lại không biệt luận nghĩa như thế?
Vì A-na-hàm nầy không được như vậy. Vì sao? Vì không có trước kia đã lùi lại, thời gian sau, do lạc căn chứng lại quả gốc.
Lại nữa, nếu người lìa dục trước kia, không có nghĩa lùi, đọa, thì người lìa dục nầy sẽ được chứng hai đạo, nên về nghĩa nầy cần phải tư duy, tra xét, xem đã tương ưng chung với căn nào.
Có bao nhiêu căn quyết định tương ưng chung?
Kệ nói:
Tương ưng xả, mạng, ý
Tất tương ưng với ba.
Giải thích: Nếu người thuận theo một tương ưng với căn xả v.v…, thì người nầy phải tương ưng với ba căn, tức là xả, mạng, ý. Vì sao? Vì ba căn nầy không có xa rời nhau. Vì tương ưng, nên tương ưng với căn khác, không nhất định hoặc tương ưng, hoặc không tương ưng.
Ở đây, người sinh nơi cõi Vô sắc, không tương ưng với căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt. Nơi cõi Dục cũng thế. Nghĩa là nếu người chưa được và đã mất, rồi sinh nơi cõi Vô sắc, không tương ưng với thân căn. Người sinh nơi cõi Sắc, Vô sắc, không tương ưng với nữ căn. Sinh ở cõi Dục cũng thế. Nghĩa là nếu chưa được và đã mất, với nam căn cũng vậy. Nếu là phàm phu sinh lên định thứ ba, định thứ tư và cõi Vô sắc, sẽ không tương ưng với hỷ căn. Nếu phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, sẽ không tương ưng với khổ căn. Hoặc người lìa dục, sẽ không tương ưng với ưu căn. Nếu là người đoạn trừ căn thiện, sẽ không tương ưng với căn như tín v.v…
Phàm phu và người đạt được quả vị, không tương ưng với vị tri, dục tri căn. Phàm phu và người kiến đạo, người đạo Vô học, không tương ưng với tri căn. Phàm phu và người Hữu học, không tương ưng với tri dĩ căn. Ở trong phần vị không phải ngăn ngừa như trước đã nói, nên biết tương ưng với căn khác.
Kệ nói: Với bốn, có thân lạc.
Giải thích: Nếu người tương ưng với lạc căn, thì người nầy tất nhiên tương ưng với bốn căn, nghĩa là ba căn như xả v.v… và lạc căn. Nếu người tương ưng với thân căn, thì người nầy tất nhiên tương ưng với bốn căn, tức ba căn như trước và thân căn.
Kệ nói: Với năm tức có nhãn v.v…
Giải thích: Nếu người tương ưng với nhãn căn, thì người nầy tất nhiên tương ưng năm căn, tức là căn xả, mạng, ý, thân và nhãn. Việc tương ưng với nhĩ, tỷ, thiệt, nên biết cũng thế.
Kệ nói: Có hỷ cũng như thế.
Giải thích: Nếu người tương ưng với hỷ căn, tất nhiên người nầy sẽ tương ưng với năm căn, tức là căn xả, mạng, ý, lạc và hỷ.
Nếu người sinh định thứ hai, chưa được định thứ ba, thì sẽ tương ưng với lạc căn nào?
Sẽ tương ưng với lạc căn nhiễm ô của định thứ ba.
Kệ nói: Có khổ cùng với bảy.
Giải thích: Nếu người nầy tương ưng với khổ căn, tất nhiên sẽ tương ưng với bảy căn, tức là thân, mạng, ý, và tương ưng với bốn thọ khác.
Kệ nói: Có nữ cùng với tám.
Giải thích: Nếu người nào tương ưng với nữ căn, thì người ấy tất tương ưng với tám căn: bảy căn, như trước đã nói và nữ căn. Nói vân vân, nghĩa là thâu tóm nam căn, ưu căn và tín căn v.v…
Nếu người được căn như đây, thì thuận theo mỗi một căn, đều tương ưng với tám căn: bảy căn như trước đã nói, và nam căn là thứ tám.
Nếu người tương ưng với ưu căn, thì bảy căn như trước đã nói, ưu căn là thứ tám.
Nếu người cùng với căn như tín v.v… tương ưng, thì người ấy tất cùng với năm căn như tín v.v… tương ưng, cùng với căn xả, mạng, ý tương ưng.
Kệ nêu: Cùng mười một, có tri, tri dĩ căn.
Giải thích: Nếu người cùng với tri căn tương ưng, người ấy tất cùng tương ưng với mười một căn. Nghĩa là năm căn: lạc, hỷ, xả, mạng, ý, lại năm căn như tín v.v…, tri căn là thứ mười một. Cùng với tri dĩ căn tương ưng cũng vậy. Mười căn như trước đã nói, tri dĩ căn là thứ mười một.
Kệ nêu: Vị tri, dục tri căn, cùng mười ba tương ưng.
Giải thích: Những gì là mười ba? Nghĩa là ý căn, mạng căn, thân căn, căn nam nữ tùy một và ba thọ căn, năm căn như tín v.v…, vị tri dục tri căn là thứ mười ba.
Lại nữa, nếu người cùng với căn rất ít tương ưng, là cùng với bao nhiêu căn tương ưng?
Kệ nêu: Rất ít không thiện, tám, thọ, ý, thân, mạng hợp.
Giải thích: Nếu người đoạn căn thiện, gọi là không thiện. Rất ít là cùng với tám căn tương ưng. Nghĩa là năm thọ căn cùng với căn thân, ý, mạng. Như người đoạn căn thiện, cùng với rất ít căn tương ưng.
Kệ nêu: Phàm phu và Vô sắc.
Giải thích: Nếu phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, cùng với tám căn tương ưng.
Kệ nêu: Xả, mạng, ý và tín v.v…
Giải thích: Ba căn xả, mạng, ý và năm căn như tín v.v… tín căn v.v… hoàn toàn là thiện. Người trừ đoạn căn thiện, tất cả xứ đều chung. Nếu thế thì các căn như vị tri dục tri v.v… đối với cõi kia cũng nên lập. Vấn nạn nầy không đúng. Do lập tám căn, là dựa nơi phàm phu. Nếu người rất nhiều, cùng với bao nhiêu căn tương ưng?
Kệ nêu:
Rất nhiều cùng mười chín
Lìa ba căn vô lưu, hai căn.
Giải thích: Trừ ba căn vô lưu. Nếu người đủ nam căn, nữ căn, cùng đủ các căn khác, tức cùng với mười chín căn tương ưng. Lại có người khác biệt nào cùng tương ưng với rất nhiều căn?
Kệ nêu: Thánh có dục.
Giải thích: Nếu Thánh nhân Hữu học chưa lìa dục, hoặc cùng với rất nhiều căn tương ưng, cũng tương ưng với mười chín căn.
Kệ nói: Một căn trừ hai tịnh.
Giải thích: Trừ một căn và trừ hai căn vô lưu, nghĩa là trừ tri dĩ căn, tức thuận theo trừ một căn của hai căn trước. Các căn do nghĩa saibiệt của giới phân biệt, dẫn đến, được căn cứ vào nghĩa phân biệt rộng đã thuyết minh.