THIỆN PHÚC

TỪ ĐIỂN THIỀN
& THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO
DICTIONARY OF ZEN 
& BUDDHIST TERMS

 ANH – VIỆT
ENGLISH – VIETNAMESE
A – I

 

A

 

A (skt): Vô—Không—Chẳng phải—See Phi (2).

Ababa (skt): Habava (skt)—A Bà Bà Địa Ngục— Hell of the only sound to possible to frozen tongues, the fourth of the eight cold hells—Tiếng kêu rít lên vì lạnh, địa ngục thứ tư trong bát hàn địa ngục—See Bát Hàn Địa Ngục.

Abandon (v): Parityajati (skt)—Buông bỏ.

Abandon cruelty: Đoạn trừ các tâm tư não hại. Abandon demerit when it arises: Effort to eliminate sins already arisen—To remove any evil as soon as it starts—Điều dữ đã sanh, phải tinh cần dứt trừ đi—See Tứ Chánh Cần.

Abandon desire: Ly dục (từ bỏ tham dục).

Abandon discriminations: Từ bỏ phân biệt.

Abandon discriminations: Từ bỏ phân biệt.

Abandon evil: Từ bỏ việc ác.

Abandon the eye of impurity: To leave the eye of contamination, and attain the eye which beholds truth and reality—Ly cấu nhãn (rời bỏ uế nhiễm nhãn để đạt được thanh tịnh nhãn nhìn thấu suốt được chân lý của vạn hữu).

Abandon ill-will: Đoạn trừ các tâm tư sân hận.

Abandon illusion and turn to enlightenment: Return to the source—Hoàn nguyên.

Abandon obscurers of hindrances to truth: Ly

Cái (từ bỏ được năm thứ phiền não che mất chân tâm)—See Ngũ Chướng. Abandon negative karma: Từ bỏ ác nghiệp. Abandon the old and embrace the new: Cách cố đỉnh tân (Bỏ cũ dựng mới).

Abandon both pain and pleasure: Xả Thọ—The state in which one has abandoned both pain and pleasure or indifference to sensation—Trạng thái trong đó con người đã xả bỏ sự đớn đau cũng như lạc thú—See Ngũ Thọ. Abandon quests: Đoạn trừ các mong cầu. Abandon the quests for the holy life: Làm an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Abandon the quests for rebirth: Đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu.

Abandon the quests for sense-desires: Đoạn trừ các mong cầu về dục vọng.

Abandon thoughts: Đoạn trừ các tâm tư dục vọng.

Abandon thoughts of sensuality: Đoạn trừ các tâm tư dục vọng.

Abandon vegetarianism: Khai Tố—As is permitted in case of sickness—Ngã mặn, được cho phép trong trường hợp bệnh hoạn (trong trường hợp trên, người bệnh được phép dùng gia vị và thịt, hoặc rượu để chữa bệnh).

Abandonable: Có thể từ bỏ được.

Abandoning: Upeksa (skt)—Upeksendriya

(skt)—Buông xả—Xả bỏ—Xả căn—

Abnegation—Equanimity—Abstaining from— Indifference—To let go—Neutral feeling— Relinquish—Renounce—Self-acrifice—See Xả. Abandoning by cutting off: Đoạn trừ bằng cách cắt đứt.

Abandoning by substitution of opposite: It is like the abandning of darkness at night through the means of a light—Đoạn bằng cách thay vào một pháp ngược lại, giống như thay thế bóng tối bằng ánh sáng.

Abandoning by suppressing: See Ức Đoạn. Abandonment (n): Upeksa-bodhyanga (skt)—Sự buông bỏ hay sự xả bỏ—Detachment—See Xả

Giác Phần.

Abandonment of desire-realm: Dĩ Ly Dục—See

Dĩ Ly Dục Giả.

Abandonment of all materialistic desires for palaces and pleasures: All Buddhas have already abandoned all materialistic desires for palaces and pleasures; they have no craving or obsession—Chư Phật nơi những sắc dục cung điện hay kỹ nhạc đều đã xa lìa không tham nhiễm. Abandonment of thought or recollection of past delights: Cái định của tứ thiền, xả hết các niệm—See Xả Niệm Thanh Tịnh Địa. Abbacy (n): Abbotship—Chức vị hay quyền hạn của vị Tu Viện Trưởng.

Abbatial acolyte: Thị giả hay người theo phục vụ thầy của mình.

Abbess: Head of a nunnery—Nữ viện chủ.

Abbhu (p): Abdhu (skt)—Marvellous—

Wonderful—Kỳ diệu.

Abbhuta-dhamma (p): Abdhuta-dharma (skt)— Marvellous dharma—Wonderful dharma— Supernatural phenomena—Vị tằng hữu pháp

(pháp vi diệu chưa từng có).

Abbot: Viện chủ—Head monks or nuns—The English term “abbot” is appropriately applied to head monks or nuns at training monasteries and large temples, where the monastic community practice Zen meditation. In case of small local temples where there is only one monk in residence, the term “head monk” would be more appropriate. The abbot’s duties include management of the monastery as a whole, handling the administrative work and the spiritual direction of the community. He or she oversees the work done by the other administrative officers. Since the abbot’s primary responsibility is to ensure the smooth operation of the monastery, he or she may pass on a large portion of spiritual guidance or the resident novices and monks to another Zen master. In addition, the abbot represents the monastery in all dealings with the outside world, including relations with the government and with other monasteries or religious bodies. The abbot serves as the primary teacher of the Dharma at the monastery. On several occasions each month, the abbot lectures on the Dharma to the entire monastic community. Sometimes, at the end of the lecture, the abbot invites members of the community to enage in a question-and-answer session. Abbots of major monasteries are usually selected from among a group of qualified Zen masters. The selection process and exact qualifications differ throughout the world, but in general, the qualified candidate has practiced for at least ten years and has held other high-ranking administrative positions. In some large monasteries, candidates were required to have served as the chief seat of a monastery and to have passed a qualifying exam. In Japan, the abbot of major Zen monastery was traditionally appointed by the emperor or military government. In Korean temples today, the abbot is elected by the assembly of monks at the monastery—Thuật ngữ tiếng Anh “Abbot” áp dụng một cách thích hợp cho các tự viện lớn nơi mà cộng đồng Tăng già đang tu tập thiền định. Trong trường hợp những ngôi chùa nhỏ ở địa phương nơi chỉ có một vị Tăng thì từ “Thủ Tọa” sẽ thích hợp hơn. Công việc của một vị Viện chủ bao gồm việc quản lý cả ngôi tự viện, trông coi cả việc hành chánh lẫn sự hướng dẫn tâm linh cho cộng đồng Tăng già trong tự viện. Vị ấy coi sóc luôn cả công việc của những chức sắc Tăng Ni khác. Vì trách nhiệm chính của vị Viện chủ là bảo đảm cho mọi công việc trong tự viện luôn được trôi chảy, nên vị ấy có thể giao phó một phần công việc về hướng dẫn tinh thần hay việc trông coi những vị mới xuất gia và chư Tăng cho một vị Thiền sư khác. Thêm vào đó, vị Viện chủ còn đại diện tự viện trong việc giao tiếp với thế giới bên ngoài, bao gồm những quan hệ với chánh quyền và với những tự viện khác hay các tôn giáo khác. Viện chủ còn là vị Pháp sư của tự vien. Nhiều dịp trong tháng, Viện chủ phải thuyết giảng cho cộng đồng Tăng già trong tự viện. Thỉnh thoảng, vào cuối buổi thuyết giảng, Viện chủ mời một số thành viên trong cộng đồng Tăng già tham gia vào buổi tham vấn. Viện chủ của những tự viện chính thường được lựa chọn ra từ trong số những vị Thiền sư đủ phẩm chất. Tiến trình lựa chọn và phẩm chất đòi hỏi mỗi nơi mỗi khác nhau, nhưng nói chung, ứng viên đủ phẩm chất phải tu tập ít nhất mười năm và đã từng giữ những chức vụ hành chánh cao trong các tự viện. Trong một vài tự viện lớn, ứng viên bắt buộc phải từng giữ chức thủ tọa và phải đậu một kỳ thi sát hạch khả năng. Ở Nhật Bản, vị Viện chủ của ngôi Thiền viện chính theo truyền thống phải được nhà vua hay chánh quyền quân nhân bổ nhiệm. Ngày nay, trong những ngôi tự viện ở Đại Hàn, vị Viện chủ thường được lựa chọn bởi Tăng chúng của tự viện—See Phương Trượng. Abbot’s attendant: Thị giả.

Abbot’s chamber: Phương trượng (phòng của vị sư trụ trì).

Abbot’s dormitory: See Chính Đường.

Abbot’s robe: Y áo của vị viện chủ.

Abbreviated version: Summarized version—

Tiểu Phẩm (phẩm kinh tóm tắt).

Abdhuta-dharma (skt): Abbhuta-dhamma (p)— Wonderful Dhammas—Accounts on miracles performed by the Buddha—Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.

Abdicate: Renounce the throne—Resign from the throne—Thoái vị (từ bỏ ngai vàng).

Aberration: Hallucination—Ảo giác.

Abhabbagamana (skt): Abhibbagamana (p)— Incapable of progressing—Those beings who are obstructed by their evil actions, by their defilements, by the result of their evil actions. Those who are devoid of faith, energy and knowledge, and unable to enter the right path and reach perfection—Không còn khả năng chuyển hóa. Những kẻ bị chướng ngại vì những ác hành và nhiễm ô của họ. Những kẻ không có tín ngưỡng, nghị lực và sự hiểu biết, không thể nào bước vào con đường chánh đạo để đi đến toàn giác được.

Abhasita sutta (p): Sutra on what was not said— Kinh những điều chưa nói.

Abhassa (skt): Ánh sáng.

Abhassara (p): Deva—Radiant devas—Realm of the radiant gods—The “Radiant Ones.”—A class of heavenly beings of the fine-material world

(rupa-loka)—Cõi trời sắc giới.

Abhasvara (skt): Light-sound heavens—Pure heaven of utmost light and sound—Realm of radiance—Cực quang tịnh thiên—Đại Quang Âm Thiên—Cõi trời nhị thiền: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên—Second Dhyana: Minor-Light Heaven, Infinite-Light Heaven, Light and Sound Heaven. Abhasvara-deva (p): Inhabitants of the realm of radiance—Cực quang tịnh thiên tử (những vị trời trong cõi cực quang tịnh thiên). Abhasvaraloka (skt): Quang Âm Thiên Giới— Realm of the Radiant Gods. Abhasvara-vimana (skt): A Ba La—The sixth of the Brahmalokas of light and sound (abhasvara) and its devas—See Quang Âm Thiên. Abhava (skt): Phi Hữu—Vô hữu—Không hiện hữu, không có thật—Non-existence—Not real— Non-reality.

Abhava-padattha (p): Absence of the meaning of a word—Vô thuyết cú nghĩa—Nguyên lý phi tồn tại.

Abhavapramana (skt): Phi Lượng (hiện lượng không đúng).

Abhava-sunyata (skt): Emptiness of the nonexistence—Vô pháp không—Cái không của phi

hiện hữu (các pháp đã hoại diệt thì không có tự tánh).

Abhava-sunyata (skt): Emptiness of non-being— Vo Tánh Không—Không của vô thể.

Abhavasvabhava (skt): Lack of self-substance or absence of the substance of existence—Vô tự tính, không có một thuộc tính độc lập.

Abhava-svabhava-sunyata (skt): Emptiness of the non-being of self-nature—Vô Tánh Tự Tánh Không—Không của vô thể của tự tánh (tất cả các pháp hữu vi và vô vi đều không thật có).

Abhavita-sutta (p): Sutra on Untamedness—Kinh Chưa Thuần Hóa.

Abhaya (skt): Courage—Vô úy—Dauntless— Fearless—Fearlessness— Giving of courage or fearlessness—Vô Úy Thí—See Tam Bố Thí.

Abhaya-bhumi (skt): Fearless bhumi—

Fearlessness position—See Vô Úy Địa.

Abhayadana (skt): Abhayandada (skt)—

Bestower of fearlessness—Fearlessness giving— See Thí Vô Úy Giả.

Abhayagiri (skt & p): A Bạt Da Chỉ Ly: Mount Fearless in Ceylon at Anuradhapura—Vô Úy Sơn—Núi Vô Úy ở A Nâu La Đà Bổ La, cố đô (kinh đô cổ) của nước Tích Lan. Abhayagiri-vasin (skt): Abhayagiri-vasinah (p)— School of Abhayagiri—See Vô Uy Sơn Trụ Bộ. Abhayagiri-vasinah (p): Vô Úy Sơn Trụ Bộ— See Abhayagiri-vasin.

Abhayagiri-vihara (p): Vô Úy Sơn Tự— Abhayagiri monastery—Monastery on the mountain of fearlessness.

Abhayam (p): Protection from danger—

Security—An toàn (bảo vệ khỏi nguy hiểm).

Abhayam-dana (skt): Fearlessness-Giving Bodhisattva—Thí Vô Úy.

Abhayam-kara (skt): A Bà Dựng Ca La—Ly Bố Úy—Free from fear.

Abhayam-kara-tathagata (skt): Free-From-Fear Tathagata—Ly Bố Úy Như Lai. Abhaya-mudra (skt): Thí Vô Úy Ấn—See Mẫu Đà La Pháp Ấn.

Abhayapradana (skt): Abhayandada (skt)—

Bestower of fearlessness—See Thí Vô Úy Giả. Abhaya-siddhi-sastra (skt): Treatise on the accomplishment of fearlessness—Luận Thành

Tựu Vô Úy.

Abhaya-sutta (p): Vô Úy Kinh—Sutra on fearlessness.

Abhetti (skt): A Ma Đề Bồ Tát—Another name for Avalokitesvara—Một tên khác của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Abhibhavayatana (skt): Abhibhayatana (p)— Thắng Xứ—Fields (meditation exercises) of mastery the sphere of the senses of perception in relation to various objects—Cách kiểm soát tri giác về những đối tượng khác nhau trong thiền định—See Bát Thắng Xứ. Abhibhayatana (p): Abhibhavayatana (skt)—

Place of victory—See Bát Thắng Xứ. Abhibhu (p): Adhisthana (skt)—Thắng Giải— Determination—Resolution—Quyết định.

Abhicara (skt): A Tì Già La—Name of a demon—Tên của một loài ma.

Abhicaraka (skt): Subjugator of demons—Hàng phục—Controller of demons—One who can force demons to surrender—Người kiểm soát hay hàng phục được ma quỷ.

Abhidhamma (p): Abhidhamma-pitaka (p)—A Tỳ Đạt Ma—Vi diệu pháp—Wonderful dharma. Abhidhamma analysis: Phân tích luận điển Phật giáo.

Abhidhamma-dhammasangani (p): Book of the Elements of existence—A Tỳ Đạt Ma Pháp Tụ

Luận.

Abhidhamma-dhatu-katha (p): Book of the

Origin of things—A Tỳ Đạt Ma Giới Thuyết Luận. Abhidhamma-dhatu-kaya-pada-sastra (p): Book of Elements—A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận, do Ngài Thế Hữu biên soạn.

Abhidhamma-katha-vatthu (p): Book of

Controversies—A Tỳ Đạt Ma Thuyết Sự Luận. Abhidhamma-patthana (p): Book of causality—

A Tỳ Đạt Ma Phát Thú Luận.

Abhidhamma-pitaka (p): Wonderful dharma— SeeA Tỳ Đàm.

Abhidhamma-puggala-pannati (p): Abhidhamma-puggalapaati (p)—Book of individuals—A Tỳ Đạt Ma Nhân Thi Thiết Luận. Abhidhamma-skandha-pada-sastra (p): Book of things—A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận. Abhidhamma-sangaha (p): Abhidharma-sangaha (skt)—Collection of the Significations of Abhidharma—A Tỳ Đạt Ma Giáo nghĩa Cương

Yếu.

Abhidhamma-thukatha (p): Abhidhamma book of elements—See A Tỳ Đạt Ma Giới Thuyết

Luận.

Abhidhammattha-samgaha (p): Collection of the Significance of Abhidharma—An Encyclopedia of the Abhidhamma—See A Tỳ Đạt Ma Giáo Nghĩa Cương Yếu.

Abhidhamma-vibhanga (p): Book of

Classifications—See A Tỳ Đạt Ma Phân Biệt

Luận.

Abhidhamma-yamaka (p): Book of Pairs—A Tỳ Đạt Ma Song Đối Luận (Kinh Song Đối).

Abhidhammika (p) Abhidharmika (skt)— Abhidhamma master—See Luận Sư. Abhidhanappadipika (p): Kinh Danh Nghĩa Minh Đăng—Name of a sutra.

Abhidharma (skt): Abhidhamma (p)—A Tỳ Đạt Ma (Vi diệu pháp)—See A Tỳ Đàm.

Abhidharma-dharmasangani (p): Book of Elements of existence—See A Tỳ Đạt Ma Pháp

Tụ Luận.

Abhidharma-dharma-skandha-pada (skt): Book of things—See A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận.

Abhidharma-dharma-skandha-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận—Book of things. Abhidharma-dhatukayapada sastra (skt): Book of elements—See A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận.

Abhidharma exegesis: Luận điển Phật giáo chú giải.

Abhidharma-hrdaya-sastra (skt): Heart of the Higher Dharmas—See A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận.

Abhidharma-hrdaya-sastra-sutra (skt): Explanation of the Heart of the Higher Dharmas—See A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận Sớ.

Abhidharma Jnana Prasthana (skt): Book of Starting Point of Knowledge—See A Tỳ Đạt Ma

Phát Trí Luận.

Abhidharma-jnana-prasthana-sastra (skt): Book of the Beginning of knowledge—See A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận.

Abhidharma-kosa (skt): A-Pi-Ta-Mo-Ku-SheLun—Treasure chamber of of the Abhidharma— See A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Tổng Minh Luận. Abhidharma-kosa-bhasya (skt): A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thích.

Abhidharma-kosa-bhasyatika-tattva-rthanama (skt): A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thực Nghĩa Sớ, bộ luận được viết bởi ngài An Huệ—Written by Sthiramati—See An Huệ Bồ Tát. Abhidharma-kosa-karika (skt): A Tỳ Đạt Ma

Câu Xá Luận Bản Tụng.

Abhidharma-kosa-marmapradi (skt): Written by

Dignaga—A Tỳ Đạt Ma Câu Xá LuậnChủ Yếu Nghĩa Đăng, được viết bởi ngài Trần Na.

Abhidharma-kosa-samaya-pradipika-sastra

(skt): A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Hiển Tông Luận—Do Ngài Chúng Hiền biên soạn—See A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Tổng Minh Luận.

Abhidharma-kosa-sastra (skt): Kusha-ron

(jap)—Treasure chamber of of the Abhidharma— See A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Tổng Minh Luận. Abhidharma-kosa-school: Abhidharma-kosa or Pitaka school of Vasubandhu—See Câu Xá Tông. Abhidharma-kosa sect: Abhidharma-Kosa Sect, based on the Abhidharma-Kosa Sastra—Giáo

thuyết Câu Xá Tông dựa trên bộ Câu Xá Luận— See Câu Xá Tông.

Abhidharma mahavibhasa-sastra (skt): A-Pi-TaMo-Ta-Pi-Po-Sha-Lun—See A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận.

Abhidharma of the mahayana: Đại Thừa Luận. Abhidharma master: Abhidhammika (p)— Abhidharmika (skt)—Luận sư.

Abhidharma mrta-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Cam Lộ Vị Luận—Name of a work of commentary written by Srighosaka—Tên của một bộ luận được ngài Cù Sa biên soạn. Abhidharma mrtara-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Cam Lộ Vị Sinh Luận.

Abhidharma-nyanyanusara-sastra (skt): Abhidhamma-nyayanusara-shastra (p)—Book of beginning of knowledge—Thuận Chánh Lý

Luận—See A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận.

Abhidharma-paca-dharma-carita-sutra sastra (skt): The sastra on Sarvastivada’s doctrine—See A Tỳ Đạt Ma Ngũ Pháp Hành Kinh. Abhidhamma-patthana (p): Book of causality— See A Tỳ Đạt Ma Phát Thú Luận.

Abhidharma-pitaka (skt): Abhidhamma-Pitaka (p)—Basket of philosophical treatises—Higher Dharma—Thesaurus of discussions of discourses—See A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng. Abhidharma-prajnaptipada-sastra (skt): Book of Descriptions—See A Tỳ Đạt Ma Thi Thiết Túc Luận and Thất Luận.

Abhidharma-prakarana-pada-vibha-sastra

(skt): A Tỳ Đạt Ma Cúng Sự Tỳ Bà Sa.

Abhidharma prikarana pada (skt): A Tỳ Đạt Ma

Phẩm Loại Túc Luận—Book of Literature—Do

Ngài Thế Hữu biên soạn.

Abhidharma-prakarana-sasana-sastra (skt): Hiển Tông Luận, do Ngài Chúng Hiền biên soạn—See A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận.

Abhidharma-samayapradipika-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận—Book on Right methods, written by Samghabhadra—Được viết bởi ngài Chúng Hiền (Tăng Già Bạt Đà La). Abhidharma-samgiti-Sastra (skt): A tỳ đạt ma tạp tập luận—Composed by Sariputra—Do Ngài

Xá Lợi Phất biên soạn.

Abhidharma-samuccaya (skt): Compendium of Higher Doctrine—See A Tỳ Đạt Ma Tập Luận. Abhidharma-samuccaya-vyakhya (skt): A Tỳ

Đạt Ma Đối Pháp Luận.

Abhidharma-samya-pradipika-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Tạng Hiển Tông Luận—Name of a work of commentary written by Sanghabhadra— Tên của một bộ luận do ngài Chúng Hiền biên soạn.

Abhidharma-sangaha (skt): Abhidhammasangaha (p)—Collection of the Significations of Abhidharma—A Tỳ Đạt Ma Giáo nghĩa Cương

Yếu.

Abhidharma-sangiti-paryaya-pada-sastra (skt): Book of Recitations of the teaching—See A Tỳ Đạt Ma Thập Nhị Môn Túc Luận.

Abhidharma school: Luận Tông—Tông phái

Tam Luận—The Sastra school—The

Madhyamaka school of the San-Lun (Sanron).

Abhidharma stagrantha (skt): A Tỳ Đạt Ma Bát Kiền Độ Luận, được ngài Ca Chiên Diên biên soạn—Written by Katyayana.

Abhidharma sutra (skt): A Tỳ Đạt Ma Kinh.

Abhidharma text: Luận điển Phật giáo. Abhidharma vatara (skt): Book of Recitations— See Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận.

Abhidharma vatara sastra (skt): See

Abhidharma vatara.

Abhidharma vibhasa sastra (skt): A-Pi-Ta-MoTa-Pi-Po-Sha-Lun—See A Tỳ Đạt Ma Tỳ Ba Sa

Luận.

Abhidharma Vijnana Kayapada-sastra (skt): A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận—Book of knowledge (understanding), composed by an Indian Bhikkhu named Devasarman, which denied the ego—Do Tỳ Kheo Ấn Độ tên Đề Bà Thiết Ma biên soạn, phủ nhận cái “ngã”.

Abhidharma-yamaka (skt): A Tỳ Đạt Ma Song Đối Luận—Book of pairs. Abhidharmika (skt) Abhidhammika (p)—See

Luận Sư.

Abhidheya (skt): Ý nghĩa—Meaning.

Abhidheyavikalpa (skt): Sở thuyết bất phân— Wrong discrimination regarding what is described—Sự phân biệt sai lầm về những gì đã được thuyết giảng hay miêu tả.

Abhidya (skt): Abhijjha (p)—Tham lam— Covetousness—Greed—Miserly—Lust. Abhijjha (p): Abhidya (skt)—Tham lam— Covetousness—Greed—Miserly—Lust. Abhijit (skt): Ngưu—Name of one of the twenty eight constellations.

Abhijna (skt): Abhinna (p)—A Sanskrit term for higher knowledge. Super-knowledge are modes of insight attained by the practice of Dhyana—Từ Phạn ngữ có nghĩa là “Thần Thông.” Thần thông là những loại tuệ giác đạt được bằng tu tập thiền định—See Thần Thông.

Abhijna-asrava (skt): Vô Lậu Thông—Thần thông vô lậu—Unconditioned supernatural powers.

Abhijna-riddhi (skt): Worldly supernatural powers—Hữu Lậu Thông.

Abhikirtana (skt): Abhikitteti (p)—Recitation—

Đọc tụng.

Abhikitteti (p): Abhikirtana (skt)—Recitation—

Đọc tụng.

Abhilakshana (skt): Earnestly desiring. By earnestly seeking for the realization of the supreme wisdom which is in one’s inmost consciousness—Chuyên cầu hay mong ước mãnh liệt. Tha thiết mong cầu sự thể chứng trí tuệ tối thượng vốn ở trong tâm thức sâu kín nhất của mình.

Abhilapavikalpa (skt): Wrong discrimination concerning sounds and expressions, i.e., getting attached to various pleasant sounds and songs, etc.—Ngôn thuyết phân biệt hay sự phân biệt sai lầm về các biểu thể, như chấp vào âm thanh, bài hát, vân vân.

Abhilasa (skt): Túc Duyên—Causation or inheritance from previous existence—Nhân duyên truyền lại từ tiền kiếp.

Abhimana (skt): A Supremely (lofty—haughty) arrogant monk—See Tăng Thượng Mạn. Abhimukham (p): Abhimukhi (skt)—Deliverance from the cycle of birth and death—Hiện Tiền địa—See Hiện Tiền Địa and Thập Địa.

Abhimukhi (skt): Abhimukham (p)—Hiện Tiền địa—Deliverance from the cycle of birth and death, which continues only as long as desires are present—Tín giải (tin và hiểu) về sự giải thoát khỏi chu kỳ luân hồi, chu kỳ ấy chỉ tiếp diễn khi nào con người vẫn còn những dục vọng—See Hiện Tiền Địa and Thập Địa. Abhimukhi-bhumi (skt): Face-to-face stage— Hiện Tiền địa—See Thập Địa.

Abhimukti (skt): Abhimukham(p)—Deliverance from the cycle of birth and death—Sự giải thoát khỏi chu kỳ luân hồi—See Hiện Tiền Địa and Thập Địa.

Abhinibbatti (p): Punabhava (skt)—Tái sanh— Rebirth.

Abhinibbuta (p): Abhinirvana (skt)—Ultimate bliss—Ultimate nirvana—Cực niết bàn.

Abhinikkhamana (p): Abhiniskramana (skt)— Pravraj (skt)—Departure from the worldly life to enter the ascetic life—Leave the secular life— Leaving Home—Renunciation—See Xuất Gia. Abhinirupana-vikalpa (skt): Fixation of the thought in the discrimination—Kế Độ Phân Biet. Abhinirvana (skt): Abhinibbuta (p)—Complete serenity and passionlessness—Ultimate bliss— Ultimate nirvana—Cực niết bàn.

Abhiniskramana (skt): Abhinikkhamana (p)— Pravraj (skt)—Leave the secular life—Leaving Home—Renunciation—See Xuất Gia. Abhiniskramana-sutra (skt): Abhinikkhamanasutta (p)—Phật Bản Hạnh Tập Kinh.

Abhinivesa (p & skt): Graha (skt)—Attachment— Tendency for settling down in the mind—Cố chấp chặt—Sự ràng buộc—Clinging or adhering very closely—Cling to things as real. To grasp, hold, or cling to anything—See Chấp Trước. Abhinivesamdhi (skt): Close attachment—Solid attachment—Chấp Chặt—Abhinivesa.

Abhinna (p): Abhijna (skt)—Thần Lực—Thắng trí hay năng lực siêu nhiên—Supernatural power(s)—Spiritual power(s)—Awesome spiritual power(s)—Supernatural science or faculty of a Buddha—Miracle powers include knowing, skillful, clever, understanding, conversant with, remembrance, recollection. Miracles mean ubiquitous supernatural power, psychic power, high powers, supernormal knowledges, or superknowledge. Miraculous Powers are what the Western religious imagination would regard as miraculous or supernatural, attainable only through penetrating insight, as seen in the two Amitabha Sutras as inconceivable—Sức mạnh kỳ dieu bao gồm sự hiểu biết, kỹ xảo, thông minh, trí nhớ, vân vân. Thần thông là những thứ mà sự tưởng tượng của xã hội văn minh trần tục hiện nay cho là phi thường, hay những thứ mà sự tưởng tượng trong các tôn giáo phương tây cho là siêu nhiên; thần lực đạt được bằng trí tuệ sáng suốt, được thấy qua Kinh A Di Đà, và không thể nghĩ bàn—See Thần Thông.

Abhinnalakshana (skt): Dị tướng hay những trạng thái sai biệt—Differentiating marks.

Abhinnavosita (p): Abhijna (skt)—One who has attained supernatural knowledge—Người đã đạt được siêu việt trí—See Thần Thông.

Abhinnaya (p): Abhijna (skt)—Supernormal knowledge—See Thần Thông. Abhirati (skt): A Duy La Đề—A Tỳ La Đề— Diệu Hỷ Quốc—Hoan Hỷ Quốc—Realm of joy— The eastern Pure Land of Aksobhya—See Đông Độ Thiên Đường.

Abhisamacarika-sila (p): Morality consisting in good behavior relates to the external duties of a monk, such as toward his superior. The Buddha taught: “If certain monks and nuns have had no good behavior, in no way they can fulfill the law of genuine pure conduct.”—Giới hạnh oai nghi. Phật dạy: “Chư Tăng Ni nào không có giới hạnh uy nghi thì không thể nào tu hành thanh tịnh

được.”

Abhisamaya (skt): Pratyaksa (skt)—Immediate perception, evidence of the eye or other organ— Immediate realization of enlightenment—Inner realization—Intuitive comprehension—See Hiển Chứng.

Abhisamayakara (skt): A Sanskrit term for “Ornament for Clear Realizations”—See Luận Hoa Nghiêm Minh Chứng.

Abhisamaya-lankara (skt): Adorned to have a clear understanding of dharma—Trang Nghiêm Chứng Đạo.

Abhisamaya-lankara-loka (skt): Bát Thiên Đại Chú—Name of a sutra—Tên của một bộ kinh.

Abhisamaya-lankara-sastra (skt): Hiện Quán Trang Nghiêm Luận—Name of a work of commentary—Tên của một bộ luận.

Abhisamaya-lankara-sphutartha (skt): Bát Thiên Tiểu Chú—Name of a sutra—Tên của một bộ kinh.

Abhisamaya-samyutta (skt): Kinh Tương Ưng Minh Kiến—Sutra on Realization, in the Samyutta Nikaya, chapter 13—Kinh Thực Chứng trong Tương Ưng Bộ kinh, chương 13. Abhisambodha (skt): Chứng hay sự giác ngộ hoàn toàn—Being fully awake—Perfect enlightenment—See Triệt Ngộ.

Abhisambodhati (skt): Absolutely complete enlightenment—See Triệt Ngộ.

Abhisambodhi (skt): Chứng hay sự giác ngộ hoàn toàn—Being fully awake—Perfect enlightenment. Abhisambuddha (skt): Abhisambodha (skt)—A Tỳ Tam Phật Đà—Fully awake—Complete realization—Realizing or manifesting universal enlightenment—Hiện Đẳng Giác Phật.

Abhisambuddhati (skt): Abhisambodhati (skt)— Absolutely complete enlightenment—Perfectly enlightened—See Triệt Ngộ.

Abhisambudhyate (skt): Complete enlightenment—Sự giác ngộ hoàn toàn—See Hiện Đẳng Giác.

Abhisambudhyati (skt): Complete enlightenment—Sự giác ngộ hoàn toàn—See Hiện Đẳng Giác.

Abhisamhara (skt): Abandoned—Từ bỏ.

Abhisamkaroti (skt): Tôn Kính—Homage— Reverence—To have (show or pay) respect for— To reverence and respect—To revere—To respect—To honour—Treat with respect. Abhisamkhara (skt): Abhisankhara (skt)—

Accumulation of karma, merit and demerit— Karma formations, identical with the second link of the paticcasamuppada—Hành Nghiệp, giống như mắc xích thứ nhì trong 12 nhân duyên.

Abhisamparaya (skt): Samparaya (p)—Future life—Kiếp sau.

Abhisamskara (skt): Abhisamskaroti (skt)— Abhisamskarta (skt)—See Hiện Hành.

Abhisanda-sutta (p): Reward Sutra—Kinh Qua

Báo—Name of the Sutra on Rewards in the Anguttara Nikaya—Tên của kinh Quả Báo trong Tăng Nhất A Hàm.

Abhisankhara (p): Hành Nghiệp—The activities of thought, word, deed, moral action; karma— Wholesome and unwholesome volitional activity—Việc làm của thân, khẩu, ý (việc làm thiện ác sẽ gánh chịu quả báo khổ vui).

Abhisecanam (p): Murdhabhisikta (skt)— Abhisecani (skt)—Điểm đạo—Quán Đảnh— Baptism or anointment—Initiation—See Đại Quán Đảnh Kinh.

Abhiseka (skt & p): Murdhabhisikta (skt)—Wang (tib)—Baptism or anointment—Consecration or

Initiation—Consecration ceremony—

Empowerment—Initiation of transmission of power—Điểm đạo—See Đại Quán Đảnh Kinh. Abhisluka (skt): Inauguration—Đăng Quang

(đăng vị).

Abhisthiti (skt): Vĩnh Viễn—Eternal— Everlasting—Endless—Perpetual. Abhivyakti-vada (skt): Tông Hiển Luận—Name of a Vedic sect—Tên của một phái thuộc Tỳ Đà giáo (Phệ đà).

Abhokasa (p): Abhyavakasa (skt)—In the open air—Outside—Ngoài trời.

Abhra (skt): Cloud—Vân (mây).

Abhuta (skt): Not real—Not true— Unoriginated—Unreal—Bất Khởi Phát—Hư vọng

(không thật).

Abhutaparikalpa (skt): Discriminated opinion— Hư vọng phân biệt—A Sanskrit term means “False judgment”—See Biến Kế Sở Chấp. Abhyasa (p & skt): Tu Hành—To cultivate—To observe or keep commandments—To practice— “To cultivate” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “To cultivate” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts; however, the most important factors in real “To cultivate” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get insight. For laypeople, “To cultivate” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds)—Tu có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh và giữ giới; tuy nhien những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quan mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lành dữ.

Abhyatma (skt): Internal—Nội (thường làm tiếp đầu ngữ).

Abhyatma-bahirdha-sunyata (skt): Internalexternal emptiness—Nội Ngoai Không—See Hai Mươi Lăm Cách Giải Thích Về Tánh Không. Abhyatma-vidya (skt): Internal knowledge, a treatise on the inner meaning of Buddhism—Nội Minh, nội giáo của Phật pháp—See Ngũ Minh.

Abhyavagadha (skt): Maturation—Chín muồi.

Abhyavagahya (skt): Abhyavagadha (skt)— Maturation—Matured—Ripened—Chín muồi—

Sự thành thục—See Dị Thục.

Abhyavakasa (skt): Abhokasa (p)—In the open air—Outside—Ngoài trời. Abhyudaya (skt): Begin—Rise—Phát khởi. Abhyudgatosnisa (skt): Name of a Tathagata—

Tối Thắng Phật Đảnh, tên của một vị Phật.

Abide (v): Sthiti (skt)—1) To tolerate: Chịu đựng; 2) To abide one’s fits of temper: Chịu đựng sự nóng giận của ai; 3) Live in a place: Cư trú nơi nào.

Abide alone in a grove: Ở một mình nơi vườn rừng mà làm Phật sự.

Abide in attainment of acceptance, fulfilling the forcast of enlightenment: An trụ đắc nhẫn, vì viên mãn thọ ký—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide (v) by: Tuân theo—Tôn trọng—1) To abide by one’s promise: Giữ lời hứa; 2) To abide by a contract: Tôn trọng hợp đồng; 3) To abude by the terms of an agreement: Tôn trọng những điều khoản trong một thỏa ước. Abide in the center: Trung trụ (trụ ở giữa). Abide in the company of the enlightened, to learn the conduct of Buddhas: An trụ thân cận các Đức Như Lai, vì học Phật oai nghi—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abide in concentration in which all perceptions are extinguished: Bodhisattvas do not stop the activity of enlightening beings—Trụ trong diệt tưởng định, mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh.

Abide in concentration in which all sensations are extinguished: Bodhisattvas do not stop the activity of enlightening beings—Trụ trong diệt thọ định, mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh.

Abide in conformity to austerity: An trụ tùy thuận đầu đà—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư

Đại Bồ Tát.

Abide in conformity to contentment: An trụ tùy thuận tri túc—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in conformity to few desires mean few concerns: An trụ tùy thuận thiểu dục thiểu sự— See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abide in conformity to getting rid of evil: An trụ tùy thuận diệt bỏ những điều ác—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in conformity to moderation in food, clothing, and dwelling: An trụ tùy thuận điều tiết trong ăn, mặc, và ở—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in conformity to universal knowledge:

An trụ tùy thuận nhứt thiết trí—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide contentedly in: Thiện lạc an trụ. Abide in the correct dharma: Trụ chánh pháp

(trụ vào chánh pháp).

Abide in the cosmos of reality, able to observe everywhere: An trụ pháp giới, hay khắp quán sát. Abide in deep faith, bearing the true Teaching: An trụ thâm tín, vì gánh vác chánh pháp—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abide in dispassion: An trụ nơi bình thản vô tư— See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abide in generation of spiritual powers, to fulfill great knowledge: An trụ xuất sanh thần thông, vì viên mãn đại trí—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in the heaven of contentment in all worlds, remaining unhindered: Nơi tất cả thế giới trụ ở cung trời Đâu Suất vô chướng ngại trụ— See Mười Trụ Vô Chướng Ngại Của Chư Phật. Abide in indifference: Vô cố luyến trụ (an trụ chỗ không tham luyến).

Abide in the mental state: Trụ kỳ tâm (trụ vào tâm).

Abide (v) in the nondualistic awareness: Trụ trong cái biết bất nhị (không hai).

Abide in nonduality: Đồng chư Như Lai trụ pháp bất nhị—See Mười Pháp Ấn.

Abide in the principle of absence of selfhood:

Trụ nơi pháp không tự tánh—See Thập Pháp Trụ. Abide by right livelihood: An trụ chánh mạng.

Abide securely in acceptance of nonorigination: An trụ vô sanh nhẫn. Abide securely in dauntless power: An trụ dũng mãnh—See Mười Pháp Làm Cho Chư Phật Hoan

Hỷ.

Abide securely in the enlightening practices:

An trụ đại hạnh.

Abide securely in the fulfillment of the transcendent ways: An trụ đầy đủ các môn Ba La Mật.

Abide securely in great compassion: An trụ đại bi.

Abide securely in great kindness: An trụ đại từ. Abide securely in great vows: An trụ đại nguyện.

Abide securely in knowledge and wisdom: Observing all things have no abode, like empty space—An trụ trí huệ, quán sát chư pháp vô trụ, như hư không.

Abide securely in nonindulgence: An trụ bất phóng dật.

Abide securely in skillful means: An trụ phương tiện thiện xảo.

Abide in the site of enlightenment, fulfilling powers, fearlessness, and all aspects of

Buddhahood: An trụ đạo tràng, vì đầy đủ thập lực, vô úy và tất cả Phật pháp—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in the teaching of truth: An trụ thuyết pháp—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abide in the transcendent ways: An trụ Ba La Mật—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ

Tát.

Abide unsoiled: Live undefiled (unstained)—

Sống không bị ô nhiễm.

Abide where the Buddha-merit is stored: Đã an trụ trong kho tàng phước đức của Phật.

Abide in the will for enlightenment: An trụ tâm Bồ Đề—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ

Tát.

Abide (v) with: Cư ngụ với ai.

Abide without changing: Trụ bất biến (trụ bám không thay đổi).

Abide in all worlds, remaining unhindered: Trụ ở tất cả thế giới, vô chướng ngại trụ—See Mười Trụ Vô Chướng Ngại Của Chư Phật.

Abidings: Trú xứ.

Abding of awakening operation: Phát tâm trụ (an trú ngay trong những hành động phát tâm tu hành).

Abiding in the certainty of attaining enlightenment: Trụ Chánh Định Tụ—Trú ở tánh chắc chắn của sự giác ngộ. Abiding in Certainty Bodhisattva: See Trụ Định

Bồ Tát.

Abiding cognition: Sự hiểu biết lâu dài.

Abiding in correct wisdom: Chánh tri nhi trụ (giữ lấy chánh tri).

Abiding in the dharma: Trụ Pháp Vị—To abide in place in the Dharma.

Abiding in the fruit: See Trụ Quả.

Abiding in goodness: Upavasatha, or Posadha (skt)—Upavasath-posadha (skt)—Thiện Túc (giữ cái thiện)—1) Abiding in goodness: Chỉ trú ngụ nơi điều thiện; 2) A disciple who keeps eight commandments: Một vị Phật tử (tại gia) giữ được tám giới (bát quan trai giới).

Abiding of Great Enlightening Beings: Trụ Xứ của chư Đại Bồ Tát.

Abiding in hardship: Trụ Gian Tân (trú ở sự gian khổ).

Abiding kalpa: Vivarta siddha kalpa (skt)—Trụ Kiếp—The existing kalpa; the kalpa of human existence—Thời kỳ mà các loài hữu tình yên ổn tồn trụ (một trong bốn trung kiếp, thành, trụ, hoại, không).

Abiding in knowledge of the ultimate

profundity: Trụ nơi trí thậm thâm mà làm Phật sự.

Abiding of non-backsliding: The stage where cultivator does not backslide from the experience of emptiness, no desires—Bất thối trụ, là nơi mà hành giả không còn đi lùi về kinh nghiệm tánh không, và cũng không còn tham dục—See Thập

Trụ.

Abiding in non-frivolity: Vô phóng dật trụ—Trụ ở sự không phóng dật (vững tâm). Abiding in one’s seed nature: Trụ chủng tính

(giữ lấy bản tánh chủng tử của mình).

Abiding place: Dwelling place—Trụ địa—One of the ten stages, resting and developing places or abodes of the Bodhisattva, which is entered after the stage of belief has been passed—Một trong thập trụ Bồ Tát, sau khi qua “tín vị” thì trụ lại để phát triển tu tập.

Abiding in a place: Trụ Vị—See Abiding place. Abiding in present manifestation: Trụ hiện tại tiền (trú ở biểu thị hiện tiền).

Abiding in space: Akasa-pratisthita (skt)—Hư không cư (hư không trú).

Abiding state of existence: Sthiti (skt)—Smrtyupasthana (skt)—Trụ Tướng—Abiding, being the state of existence, i.e. birth, existence, change or decay, and death or cessation—Một trong bốn tướng sanh, trụ, hoại, diệt—See Tứ Tướng (A). Abiding Three Treasures: Thọ Trì Tam Bảo. Ability (n): Khả năng (công năng)—Capability— Competence—Power.

Ability to acquire insight: Khả năng nội quán. Ability to emanate networks of pure light, the same as all Buddhas: Phóng đại quang minh thanh tịnh đồng với chư Phật.

Ability to analyze and explain all truths: Khả năng phân tích và giải thích chân lý—See Thập Chủng Thiện Tri Thức.

Ability to annihilate causality karma for sentient beings: Khả năng loại trừ nhân quả nghiệp báo cho chúng sanh—He cannot annihilate causality karma.

Ability to appear before all sentient beings:

Thân nghiệp ở trước tất cả chúng sanh đều có thể thị hiện.

Ability to avoid pride and boasting: The Buddha is able to bestow blessings and happiness upon the people—Phật có khả năng tránh tâm kiêu mạn.

Ability (power) to be anywhere and to do

anything at will: Rddhi-saksatkriya-jnana (skt)—

Khả năng đi bất cứ đâu và làm bất cứ thứ gì tùy ý—See Thần Túc Thông.

Ability to be enlightened: Ngộ tính.

Ability to bear: To undertake—Kham năng.

Ability to bear bodily feelings that are painful: One bears cold and heat, hunger and thirst, and contact with gadflies, mosquitoes, wind, the sun, and creeping things; one endures ill-spoken, unwelcome words and arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, disagreeable, distressing, and menacing to life—Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, thấu đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng.

Ability to bear endurance during practicing:

Tu Nhẫn—Patience in cultivation.

Ability to bear external hardships: Dharmakshanti (skt)—Pháp Nhẫn.

Ability to bring immediate benefits and happines: The Buddha has the ability to bring immediate benefits and happiness in the world through practice of His teaching—Đức Phật có khả năng làm lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh qua thực hành giáo pháp của Ngài. Ability to conceive: Khả năng nẩy mầm.

Ability to concentrate one’s mind: Định lực— The power of meditation (dhyana) or the force of concentration which leads to eliminate all passions and desires—Sức mạnh của Tam Ma địa nhằm loại bỏ đam mê dục vọng.

Ability to conquer all demons: Có thể hàng phục chúng ma—Should be able to conquer all demons.

Ability to control all natural laws: Isitva (skt)— To make everywhere and everthing to be omnipotent or to be able to control all natural laws—Năng hữu chủ Có khả năng làm cho có quyền vô hạn ở khắp mọi nơi và trên mọi vật. Ability to convert the heterodox or opponents: See Nghịch Hóa.

Ability to cover all worlds with one hand: Thân nghiệp dùng một tay có thể che khắp cả thế giới.

Ability to develop the roots of goodness of enlightening beings as appropriate: Tùy thuận phát khởi những thiện căn của Bồ Tát.

Ability to develop all sentient beings: Khả năng khiến thành thục được tất cả chúng sanh—See Thập Chủng Thiện Tri Thức.

Ability to direct and guide all living beings:

Giáo hóa tất cả chúng sanh.

Ability to distinguish spheres of knowledge:

Hay khéo phân biệt cảnh giới trí huệ.

Ability to do what He has spoken: The Buddha is able to bestow blessings and happiness upon the people—Đức Phật có khả năng y ngôn thực hành (Nói làm như nhứt).

Ability to do work: Khả năng làm việc.

Ability to end contamination: Asravaksayajnana (skt)—Lậu Tận Thông.

Ability to end the realm of the living: He cannot end the realm of the living—Khả năng chấm dứt các đường dữ cho chúng sanh.

Ability to expound the characteristics of the four truths: Khéo có thể khai triển tướng của bốn chân đế.

Ability to fulfill the vows of his compassionate heart: Đức Phật có khả năng hoàn thành mãn túc chư nguyện.

Ability to give comfort: An Hòa hay có khả năng làm an lạc và êm dịu mọi tình huống.

Ability to go to the assemblies of all Buddhas: Thân nghiệp qua đến chúng hội của chư Phật.

Ability to grind the iron surrounding mountains of all worlds to dust with one hand: Thân nghiệp có thể dùng một tay chà tất cả kim cang vi thiết sơn nát như vi trần.

Ability to hear all sounds (ability to hear any sound anywhere): Divyasrotra (skt)—Thiên Nhĩ Thông—Khả năng nghe mọi âm thanh. Khả năng nghe và hiểu mọi ngôn ngữ—See Lục Thông. Ability to improve health and nourishing all roots: Có khả năng cải tiến sự khang kiện và bổ khỏe các căn.

Ability to judge of an average person: Prajna (skt)—Khả năng phán đoán mà một người bình thường cũng có.

Ability to judge correctly between right and wrong: Ability to judge correctly between good and bad—Khả năng phán đoán một cách chính xác thiện ác chánh tà.

Ability to keep precepts: Năng Trì—Ability to keep or maintain the commandments—Có khả năng trì giữ giới luật.

Ability (power) to know the thoughts of all other minds: Paracitta-jnana (skt)—See Tha Tâm

Trí.

Ability to know the thoughts of others or power to read thoughts: Paracitta-jnana (skt)— Tha Tâm Thông—See Tha Tâm Trí.

Ability to lead all people by an equal way: Đức Phật có khả năng hướng dẫn chúng sanh một cách bình đẳng.

Ability to lead and guide people to convert to the right way: Đức Phật có khả năng dẫn đạo khiến chúng sanh nhập chánh đạo.

Ability to lead people to enlightenment by teaching his right way: Đức Phật co khả năng giáo đạo chính đạo khiến chúng sanh giác ngộ. Ability to maintain clear wisdom: See Huệ Lực. Ability to obtain the four jhanas at will: Khả năng chứng được Tứ Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú.

Ability to overcome all disturbing thoughts: Samadhibala (skt)—Power of abstract or ecstatic meditation—See Định Lực.

Ability to perceive phenomena: Perceptive faculties, associated with function—The subjective mind—Năng kiến tướng—Có thể thấy được mọi hiện tương.

Ability to provoke pure faith in the minds of all sentient beings: Có thể làm cho chúng sanh phát tâm tin thanh tịnh.

Ablity to quench thirst: Có khả năng làm dịu những khao khát.

Ability to receive visible object: Cakkhu- ppasada-rupa (p)—Nhãn Cảm Thọ—Eye-sense. Ability to regulate physical actions: Thân Tiên Nhãn—The eye that precedes the body, or the ability to regulate our physical actions even before we are conscious of them.

Ability to retain all the teaching one hears: The power to retain all the teaching one hears—Thính trì Đà La Ni—See Tam Đà La Ni. Ability to save countless beings: The Buddha can save countless beings—Khả năng cứu độ vô lượng chúng sanh.

Ability to save all sentient beings they think of: Rốt ráo tùy nghĩ nhớ đến chúng sanh nào có thể cứu hộ.

Ability to save sentient beings unconditionally: Khả năng cứu rỗi chúng sanh một cách vô điều kiện—See Ba Điều Phật Không Thể Làm Được. Ability to see beings passing away and reappearing: Khả năng biết được tử sanh của chúng sanh.

Ability to see all forms: Divyacaksus (skt)—See Thiên Nhãn Thông.

Ability to shake all things: Năng động hay có khả năng làm cho động được.

Ability to transfer the body at will: Thân Túc Thông—The power to transfer oneself to various regions at will, also to change the body at will, or the power to transfer the body through space at will—Thân như ý thông, khả năng tự chuyển mình đến nhiều vùng khác nhau tùy ý, cũng là khả năng chuyển đổi thân hình, hay khả năng di chuyển trong không gian tùy ý.

Ability to travel in all worlds: Thân nghiệp du hành tất cả thế giới.

Ability to traverse the solid as space: Than khắp mọi chốn giống như cõi hư không—See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Ability to undertake birth in all states of being: Thân nghiệp có thể thọ sanh nơi tất cả các loài. Ability to use of one physical organ in place of another: Năng dùng các căn thay cho nhau—See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Ability to use the sense organs to discern the truth: Chính căn—See Nhị Căn.

Ability to wield various kinds of supernormal powers: Khả năng chứng đắc nhiều loại thần thông.

Abject (a): Đê hèn—Mean—Base—Vile. Abjuration (n): Sự tuyên bố chối bỏ—Sự thề bỏ—Sự bội đạo—Renunciation upon oath. Able to accomplish things that are difficult to accomplish: Việc khó làm mà làm được—See Thập Nhị Chân Thật Hảo Tâm Bố Thí Nhân.

Able to be lord: Năng Thiên Chủ.

Able man: 1) Mighty person: Năng Nhân, người có khả năng; 2) Mighty in loving-kindness, able in generosity, indicating Sakyamuni’s character: Có lòng từ bi, chỉ tính chất quảng đại của Phật Thích Ca; 3) Sakyamuni Buddha: Phật Thích Ca; 4) See Karunikaraja.

Able-minded (a): Sáng suốt—Clear-sighted— Clear-headed—Conscious.

Able to rescue when it is difficult to rescue: Việc khó cứu mà cứu được, một trong 12 loại người chân thật hảo tâm bo thí—See Thập Nhị Chân Thật Hảo Tâm Bố Thí Nhân.

Able speak: Năng thuyết.

Abnegation (n): Self-denial or renunciation: Sự phủ định (sự từ bỏ)—Abandonment: Xả. Abnormal (a): Bất thường—Extraordinary—

Irregular.

Abode (n): Cõi—Sở tru—Trụ xứ—Home— Land—Residence—A living place.

(Pure) abode: Cõi Tịnh.

Abode of Akasa-Bodhisattva: Name of the western Buddha land in which Akasa Bodhisatva lives—See Hương Tập.

Abodes of beings: Chỗ an trú của loài hữu tình.

Abode of the Bodhisattva of Fragrance and Light: Hương Phong Sơn—Trụ xứ của Bồ Tát Hương Quang.

Abode of Brahma: Trụ xứ của Phạm Thiên

(Phạm Giới).

Abode for the celibate: Place for pure cultivation—Place for spiritual cultivation—Pure abode—Pure dwelling—See Tịnh Thất (3). Abode of the common or unelightened people: Dim city—Hôn thành (thành lũy tối tăm, chỗ mà kẻ phàm phu hôn ám nương náu).

Abode of compassion: See Từ Bi Thất.

Abode of consciousness: Alaya-vijnana (skt)— The store-house of consciousness from which all phenomena spring, producing and reproducing momentarily—Tạng thức nơi mọi hiện tượng phát khởi, nhất thời sản sinh và tái sản sinh—See Chủng Tử Thức.

Abode of consecration: Chỗ trú của sự hành lễ (Quán đảnh trụ).

Abode of correct mind: Chánh Tâm Trụ—Chỗ trú của sự chánh tâm.

Abode of cultivation: Tu Trụ—Chỗ trú của sự tu hành.

Abodes of demons: All abodes of demons are a grove for Enlightening Beings because they conquer them all—Tất cả cung điện của ma là viên lâm của Bồ Tát, vì hàng phục được chúng ma.

Abode of the dharma-prince: Pháp Vương Tử Trụ—Chỗ trú của Pháp Vương Tử. Abode of the dharmakaya: See Pháp Thân

Tháp.

Abode of equality of all things: By virtue of having gained the prediction of Budhahood—

Dùng tất cả pháp bình đẳng làm chỗ sở trụ, vì được thọ ký.

Abode of formlessness: Animittapatha or Animittadishthana (skt)—Vô Tướng Đạo (vô tướng xứ, nghĩa là con đường hay chỗ ở của vô tướng).

Abode of the gods: Devapura (skt)—Palace of devas—See Thiên Cung.

Abode of great compassion: Not slighting the uncultivated—Dùng đại bi làm chỗ sở trụ, vì chẳng khinh người chưa học—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abode of great equanimity: Regarding the created and uncreated equally—Dùng đại xả làm chỗ sở trụ, vì nơi hữu vi vô vi đều bình đẳng—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abode of great goodwill: Being impartial toward all sentient beings—Dùng đại từ làm chỗ sở trụ, vì tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abode of great joy: Aloof from all vexations—

Dùng chỗ đại hỷ làm chỗ sở trụ, vì rời tất cả ưu não—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abode of infinite space: Akasanantyayatana (skt)—Không vô biên xứ—See Tứ Không Xứ.

Abode of the living: Quốc độ the gian. Abode of mindfulness: Smrty-upasthana (skt)— Niệm Xứ—See Tứ Niệm Xứ.

Abode of Nirvana: Nirvana-dhatu(skt)—Realm of nirvana—Niết Bàn có thể tàng giữ muôn đức vô vi, nơi sanh ra các việc lợi lạc thế gian và xuất thế gian—The realm of nirvana (the abode of Nirvana), or bliss, where all virtues are stored and whence all good comes—See Tam Vô Vi Pháp.

Abode of peace: Tĩnh thất.

Abode of people with superior insight: Chỗ trú của bậc thượng tuệ.

Abode of practice: Tu Hạnh Trụ—Chỗ tu hành.

Abode of producing virtues: Sinh Quí Trụ (chỗ trú của sự tạo ra quí hiển).

Abode of purity and impurity: Tạp Thanh Tịnh

Trụ.

Abode of recollection and awareness: By virtue of full development of recognition of truth—Dùng niệm huệ làm chỗ sở trụ, vì nhẫn pháp thành tựu viên mãn—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại

Bồ Tát.

Abode of signlessness: Not leaving the absolute state—Dùng vô tướng làm chỗ sở trụ, vì chẳng ra hỏi chánh vị—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư

Đại Bồ Tát.

Abode of Sravakas, Pratyeka-Buddhas and

Bodhisattvas: The abode of Sravakas, PratyekaBuddhas and Bodhisattvas, equivalent of samadhi of the immaterial realm, formless and still—

Thánh trụ (trụ xứ của bậc Thánh giả Tam thừa, tức là tam tam muội, không, vô tướng và vô tác). Trụ xứ của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, tương đương với tam ma địa của cảnh giới không, vô tướng và vô tác.

Abode of Tathagata: Như Lai thất (nhà Như Lai).

Abode of all things: Pháp tánh.

Abode of transcendent ways: Being led by the aspiration for enlightenment—Dùng tất cả Ba La Mật làm chỗ sở trụ, vì lấy Bồ Đề tâm làm đầu— See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abode of the Triratna: Precious place—A monastery—Bảo phường. Abode of the true child: See Đồng Chơn Trụ. Abode of universal emptiness: By virtue of skillful analysis—Dùng nhứt thiết không làm chỗ sở trụ, vì thiện xảo quán sát—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát.

Abode of wishlessness: Examining the experience of taking on life—Dùng vô nguyện làm chỗ sở trụ, vì quan sát thọ sanh—See Mười Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát. Abodeless Dharma: Muju-Ho (jap)—See Vô Trụ

Pháp.

Abolish (v): To annul: Bãi bỏ—Eradicate or suppress: Tiêu trừ.

Abolition (n): Sự thủ tiêu.

Abortion (n): Sự phá thai—Terminating life of a fetus—According to Buddhist scriptures, abortion is a grave offence. Any monk or nun who gives advice or supplies abortive medicine will be expelled from the monkhood—Theo kinh điển

Phật giáo thì phá thai là một trọng tội. Bất cứ Tăng Ni nào khuyên hay cung cấp thuốc phá thai đều sẽ bị loại ra khỏi Giáo đoàn.

Abortionist (n): Người phá thai—A person who performs or induces abortions.

About right (a): Gần đúng.

Above: Uttara (skt)—Superior—Trên. Above all (a): Trước tiên—Trước hết—Exceeding all other factors in importance.

Above the ground: On the ground—Địa thượng.

(trên mặt đất).

Above the limit of creation: Vô sinh—Without creation—See Tam Chân Như. Above the limit of a soul: Vô tánh—Without nature—See Tam Chân Như. Above the limitation of form: Vô tướng— Without form—See Tam Chân Như.

Above to seek Bodhi: Thượng cầu Bồ Đề—

Thượng cầu Phật đạo—This is one of the great vows of a Bodhisattva. One other great vow is “Below to transform all beings.”—Đây là một trong những đại nguyện của một vị Bồ Tát. Một đại nguyện khác là “Hạ hóa chúng sanh.”

Abrahmacarya (skt): Impure conduct: Phi phạm hạnh—Sexual immorality or bestiality: Dâm Dục—Adultery: Phạm tội thông dâm. Abrupt Doctrine of the Great Vehicle: Đại Thừa Đốn Giáo—See Ngũ Giáo.

Abrupt experience of enlightenment:

Enlightenment comes upon one abruptly and is a momentary experience—See Đốn Ngộ Nhất

Thời.

Absence (n): Sự vắng mặt—The state of being away or not being present. Absence of anger: Advesha (skt)—Vô sân

(không sân).

Absence of cause: Vô nhân.

Absence of the condition of existence: Abhava (skt)—Không hiện hữu, không có thật—Không có điều kiện tồn tại—Non-existence—Not real— Non-reality—See Phi Hữu.

Absence of cruelty: Ahimsa (skt)—Avihimsa

(p)—Humanity—Non-violence—Bất bạo động— Nhân đạo—Nhân tính (hiền lương).

Absence of desire: Viraga (skt)—Vô tham.

Absence of doubt: The absence of doubt and suspicion when hearing (the expounding of) sutras which he has not heard before—Những kinh chưa nghe, nghe không nghi—See Bát Pháp Thành

Tựu.

Absence of greed: Alobha (skt)—Vô tham

(không tham).

Absence of ignorance: Amoha (skt)—Nondelusion—Vô si (không si). Absence of illness: Arogyra (skt)—Vô bệnh— Healthy—An lành (không bệnh hoạn). Absence of intention: Absence of idea—See Vô

Ý.

Absence of intentional thought: Vô Niệm

(không có sự suy nghĩ chu tâm).

Absence of the meaning of a word: Abhavapadattha (p)—Vô Thuyết Cú Nghĩa—Nguyên lý phi tồn tại.

Absence of objective thought: Without objective, will, or intention—Absence of idea— See Vô Ý.

Absence of passion: Không có dục vọng.

Absence of perception: Vô tri.

Absence of a set doctrine: Vô Định Pháp (không có một pháp chắc chắn).

Absence of the substance of existence: Asvabhava (skt)—Absence of the substance of existence—Without self-nature—Without a nature of its own—No individual nature—No own nature—See Vô Tự Tính.

Absence of thinking: Vô tưởng. Absence of thinking heaven: Asamjni-sattvah (skt)—Heaven above Thought—Vô Tưởng. Absent-minded (a): Inattentive—Tâm bất tại (vô tâm vô hồn hay lơ đãng).

Absent-mindedness: Phóng Tâm (sự lơi lỏng trong việc tập trung).

Absolute (a): Suchness: Chân như—Complete

(perfect): Tuyệt đối (vô hạn định).

Absolute annihilation: Absolute extinction—

Completed extinction of individual existence— Extinguished from existence—Liberated from existence—See Tịch Diệt.

Absolute apart from phenomena: Truth—True principle—Principle of truth—Chân lý. Absolute Bodhicitta: Tâm Bồ Đề tuyệt đối hay sự thấy biết chơn lý cao tuyệt.

Absolute Buddha-truth: Real way—True religion—True way—Thực đạo. Absolute in its causative or relative condition: Absolute causative or relative condition of all things—See Chân Như Duyên Khởi.

Absolute confidence of cease of transmigration: See Lậu Vĩnh Tận Vô Sở Úy.

Absolute dharma: Real dharma—See Chân pháp.

Absolute dharma without attributes: Real dharma—See Chân Pháp. Absolute dharmakaya: All-embracing body— Spiritual body—See Chân Như Pháp Thân. Absolute enlightenment: Biến Giác—The omniscient enlightenment, or universal awareness of a Buddha—Toàn giác của Đức Phật.

Absolute eternal wisdom: Bổn giác—Bodhi which possessed by everyone—Trí huệ hay sự hiểu biết tuyệt đối bên trong hay Bồ Đề vốn sẳn có trong mỗi người—See Ngũ Bồ Đề. Absolute in everything: Ultimate reality behind everything—See Vạn Pháp Nhất Như.

Absolute extinction: Absolute annihilation—

Completed extinction of individual existence— Extinguished from existence—Liberated from existence—See Tịch Diệt.

Absolute freedom of space: Hư không. Absolute and Functional bodies: Thực tướng và

Vi vật thân.

Absolute fundamental reality: Dharmata or Bhutatathata (skt)—Reality, the ultimate, the absolute; the Dharmakaya, or the Bhutatathata— See Thực Tướng.

Absolute indifference: Upeksa (skt)—Limitless indifference—Giving up all things—Complete abandonment—Hoàn toàn xả bỏ—See Xả Vô Lượng Tâm and Tứ Vô Lượng Tâm.

Absolute intuition above the laws of differentiation (of a Buddha): Universal and impartial perception—See Bình Đẳng Giác. Absolute knowledge: 1) Absolute knowledge: Parinispanna (skt)—Kiến thức tuyệt đối (see Ba Cấp Độ Kiến Thức); 2) Pravicayabuddhi (skt): Quán Sát Trí (see Nhị Trí (B)).

Absolute in manifestation: Bất không chân như—See Nhị Đế.

Absolute nature: Bản tánh hoàn hảo—See Tam Tự Tính Tướng.

Absolute Necessity (n): Bất khả kháng.

Absolute oneness of perfect knowledge:

Parinishpanna (skt)—Sự nhất tính tuyệt đối của trí tuệ toàn hảo hay trí viên thành.

Absolute oneness of perfect knowledge excludes the idea of otherness: The parinishpanna excludes the idea of otherness—Sự nhất tính tuyệt đối của trí tuệ toàn hảo hay trí viên thành (parinishpanna) loại trừ cái ý niệm về dị biệt.

Absolute perfection: Inclusive to the uttermost— Viên Cực (viên mãn tuyệt đối). Absolute in phenomena: Bất không chân như— See Nhị Đế.

Absolute power: Quyen tuyệt đối.

Absolute reality: Bhutatathata (skt)— Parinispanna (skt)—Perfect true nature— Incomprehensible entity—See Diệu Hữu.

Absolute realm: Cảnh giới tuyệt đối.

Absolute source and character: Ultimate source and character of all phenomena—Chân như bản tính.

Absolute State (n): Nirvana—Tịch tịnh tuyệt đối. Absolute sunya: Absolute Void—Emptiness— Thực không—Absolute vacuity; all things being produced by cause and environment are unreal— Nhất thiết chư pháp đều do nhân duyên sinh ra, không có tự tính.

Absolute true appearance of all things: Chân thật tướng.

Absolute truth: Paramattha-saccam (p)—

Paramartha-satya (skt)—Chân đế (chân lý hay sự thật tuyệt đối)—Tuyệt đãi chân như—Ultimate truth.

Absolute truth or light of the Buddha: Dharmakaya (skt)—Thực tướng thân hay Pháp thân.

Absolute unconditioned aspect of the bhutatathata: Diệt tướng—Extinction as when the present passes into the past.

Absolute universal enlightenment: Samyaksambodhi (skt)—Đẳng giác.

Absolute universal and wonderful enlightenments: Samyak-sambodhi (skt)—Đẳng giác và Diệu giác—Absolute universal enlightenment, omniscience, a quality of a term for a Buddha. The balanced state of truth, the fifty-first of the fifty-two stages through which a Bodhisattva is supposed to pass on the road to Buddhahood. The attainment of the Buddhaenlightenment which precedes the final stage of truth—Sự giác ngộ của chư Phật bình đẳng nhất như. Quả vị thứ 51 trong 52 quả vị mà Bồ Tát phải trải qua trên đường đi đến quả vị Phật. Đẳng Giác đi trước Diệu Giác hay Phật Quả Giác Ngộ. Absolute Void: Sunyata (skt)—Absolute sunya—Emptiness—Nothingness—See Chân

Không (1).

Absolute as the void: Không chân như—One of the two Truths—See Nhị Đế. Absolute wisdom: Bhutatathata (skt)—Tathata (skt)—Chân như—Bhutatathata wisdom.

Absolute wisdom of Buddhas and Bodhisattvas: Thực trí—Trí huệ tuyệt đối của chư Phật và chư Bồ Tát.

Absolutely: Absolute—Absolutely—Beyond compare—Outstanding—Special—Supreme—

Vượt ra ngoài sự so sánh—See Tuyệt Đối.

Absolutely complete enlightenment:

Abhisambodhati (skt)—Triệt Ngộ.

Absolutely free: Illimitable—Unhindered— Universal—Nhất Thiết Vô Chướng Ngại—Hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại.

Absolutely perfect and complete wisdom: Thực trí hay Như Thực Trí—Chân Thực Trí—Trí chiếu tỏ sáng đạo lý chân thực, bình đẳng, không sai biệt—Tathagata-wisdom—See Nhị Trí Viên Mãn. Absolutely pure: Cứu cánh thanh tịnh (tuyệt đối thanh tịnh).

Absolutely unhindered: Nhất Thiết Vô Chướng

Ngại—Absolutely free—Perfectly unobstructed— Illimitable—Universal—Hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại—Tuyệt đối không còn bị chướng ngại.

Absoluteness: The bhutatathata in its purity— Chân Như (cái tuyệt đối)—Không Như Lai tạng.

Absolution: Lễ siêu đo.

Absolutism (n): Chuyên chính—Thuyết Tuyệt Đối—Thuyết tiền định—Predestinarianism.

Absorb (v): Hấp thụ—To receive. Absorbing: Chan chứa—Extremely interesting or involving

Absorption (n): Appana (p)—1) Thấu Định: Samatha (skt)—Định an chỉ; 2) Actually, meditative absorptions are cultivated not as aims in themselves, but meditative absorptions are believed to lead to the development of wisdom or good qualities: Kỳ thật, định tự nó không phải là cứu cánh trong tu tập, nhưng người ta tin rằng định dẫn tới sự phát triển trí huệ hay những phẩm chất cao đẹp—See Định.

Absorption concentration: Appana-samadhi(skt)—Tịnh chỉ định.

Absorbtion by drops: Thấm từng giọt.

Absorption of mindfulness of the Buddha: Quán Phật (hết lòng chú tâm vào việc quán tưởng vào Phật).

Abstain (v): Kiêng cử—Tiết chế—To refrain.

Abstain from being angry, but being gentle:

Không sân hận, mà ôn nhu.

Abstain from being attached (devoted) to wrong views, but understand correctly: Không mê muội tà kiến, mà hiểu theo chánh kiến.

Abstain from being greedy and covetous:

Không tham lam ganh ghét người.

Abstain from eating meat: Kiêng thịt.

Abstain from all sexual excess: Kamamithyacaradviratih (skt)—Kamesumicchacara (p)—Không tà dâm—Against lust— Not to commit adultery—Not to engage in improper sexual conduct.

Abstain from useless gossiping, but speaking useful words: Không nói lời vô ích, mà nói lời hữu ích.

Abstaining from Committing adultery: Abstain from wrong sexual behavior—Không tà dâm— Không tà hạnh—Sex is described by the Buddha as the strongest impulse in man, If one becomes a slave to this impulse, even the most powerful man turn into a weakling; even the sage may fall from the higher to a lower level—Sự hấp dẫn về giới tính được Đức Phật mô tả như là một xung lực mạnh mẽ nhất trong con người. Nếu trở thành một kẻ nô lệ cho xung lưc nầy thì dù có là người mạnh nhất cũng biến thành yếu ớt, dù là bậc hiền nhân cũng có thể từ bậc cao rớt xuống bậc thấp như thường.

Abstaining from doing something: Vivajjitta (p)—Vivarjana (skt)—Viễn ly (xa rời các hành động tạo tác của tâm thức).

Abstaining from Drinking (intoxicant substance): Không uống những chất cay độc.

Abstaining from Killing: Không giết hại.

Abstaining from Lying: Không vọng ngữ.

Abstaining from Stealing: Không trộm cướp. Abstaining from wrong sexual behavior: Không tà dâm—Không tà hạnh—Abstaining from Committing adultery.

Abstemious (a): Có tiết độ—Tiết chế— Abstemious meal—Bữa ăn đạm bạc.

Abstemiousness (n): Sự kiêng cử hay tiết chế. Abstention (n): Tiết chế—Sự kiêng cử (bất, không, kiêng chỉ).

Abstention from anger: Bất Sân Khuể (không sân hận).

Abstention from consumption of alcohol: Bất Ẩm Tửu—Không uống rượu. Abstention from covetousness: Bất Tham Dục (không tham lam).

Abstention from discrimination in regard to donations and offerings: Không phân biệt khi nhận đồ cúng dường.

Abstention from eating at inappropriate times:

Bất phi thời thực (không ăn trái giờ).

Abstention from eating meat: Đoạn nhục

(không ăn thịt động vật).

Abstention from erroneous views: Mithyadrstiprativirati (skt)—See Bất Tà Kiến. Abstention from getting jealousy: See Không

Tật Đố.

Abstention from malice: Bất hiểm ác (không hiểm độc).

Abstention from opposition to the Sravaka Dharma: Không chống trái với giáo pháp của hàng Thanh Văn.

Abstention from self-adornment with scents or cosmtics: Mala-gandha-vilepana-dharanamandala-vibhusana-sthanad-vairamani (skt) The eight commandment against adorning the body with wreaths of fragrant flowers, or using frgrant unguents—Giới thứ tám, không trang điểm tràng hoa hay dùng nước hoa.

Abstention from sexual indulgence: Bất Dâm (không tà dâm, không chìm đắm trong thú vui nhục dục).

Abstention from speaking of the faults of members of the Sangha: Bất Thuyết Tứ Chúng Quá Tội Giới (không được kể lỗi của các thành viên trong Tăng Già).

Abstinence (n): Virati (skt)—Sự kiêng giữ—Sự kiêng thịt, kiêng rượu, và tiết dục—Tâm Sở Tiết Chế.

Abstinence from: Kiêng cử—Không làm điều gì.

Abstinence from lying: Không nói dối (chẳng nói láo)—Not to lie.

Abstinence from taking fermented liquor: Không uống rượu—Not to drink liquor, beer or wine.

Abstinence from taking food in unprescribed time: Not to eat food out of regulated hours—

Không ăn trái thời.

Abstinence from taking life: Not to kill living beings—Không sát sanh (chẳng giết mạng sống). Abstinence from taking what is not given: Không trộm cắp (chẳng lấy của không cho)—Not to steal—Not to take what is not been given. Abstinence from unchasity: Không dâm dục. Abstinence hall: Trai Đường (nhà ăn trong thiền viện).

Abstinential rules: Trai Giới—Rules for purification, e.g. the eight prohibitions—Thanh tịnh thân tâm hay đề phòng thân tâm lười biếng giải đãi, thí dụ như bát quan trai giới.

Abstract (a): Trừu tượng.

Abstract contemplation: Dhyana (skt)—

Meditation.

Abstract (v) from: Rút ra (từ).

Abstract meditation: See Thiền Định. Abstract meditation in the realms of form and beyond form: Thiền định trong cõi Sắc giới và Vô Sắc giới.

Abstract numbers: Những con số trừu tượng. Abstract objects: Immaterial objects—Trừu tượng sắc.

Abstract postulates: Chứng đắc thế tục đế hay phương tiện an lập đế—Abstract postulates (the four Noble Truths). Đây là một trong tám sự thật—See Bát Đế.

Abstraction (n): Sự trừu tượng—Quan niệm trừu tượng—An example of the Zenist avoidance of abstraction is: When the Zen master TokusanSenkan became enlightened, he said, “All our understanding of the abstractions of philosophy is like a hair in space.” Another, when the idea of difficulty was brought up in the matter of solving a certain problem, remarked, “It is like a mosquito trying to bite into an iron bull.” These two examples show that the Zenists have no objection to analogy, when it serves to express an experience, not to make a comparison—Một thí dụ về việc các Thiền gia tránh trừu tượng là khi Đức Sơn Tuyên Giám Thiền Sư đạt ngộ, ngài nói: “Tất cả những hiểu biết của chúng ta về sự trừu tượng của triết học giống như một cọng tóc trong hư không vậy thôi.” Một thí dụ khác, khi đưa ra một ý tưởng khó khăn để giải quyết, người ta nhận định: “Nó giống như một con muỗi chích vào con trâu sắt vậy.” Hai thí dụ này cho chúng ta thấy chư Thiền gia không chống lại sự tương đồng, khi nó được dùng để diễn tả một kinh nghiệm, chứ không phải là sư so sánh.

Abstractness (n): Tính trừu tượng.

Abstruse (a): Bí ẩn—Thâm thúy—Mysterious.

Abstruse manner: Bút pháp thâm thúy.

Abstruse response: Deep response—Huyền ứng.

Absurd (a): Vô lý—Phi lý—Lố bịch—Ngu xuẩn.

Absurdity (n): Gaganaromantha (skt)— Nonsense—Phi lý—Sự lố bịch và vô lý. Abuda (skt): Ác Bộ Đà Địa Ngục—Át Phù Đà— A Bộ Đàm—The Arbuda hell.

Abundance (n): Long Thạnh (phong phú, dư dã). Abundance of ill fortune: Dư Ương—Có nhiều tai ương.

Abundant (a): Có nhiều.

Abundant afflictions: Phiền Não Đa—Có nhiều phiền não.

Abundant Fruit Heaven: Cõi Trời Quảng Quả.

Abundant merits: Great fruit—Quảng Quả— Broad Phala, the 12th Brahmaloka—One of the nine heavens of the fourth dhyana heaven—See Cửu Phạm.

Abundant Treasure: Prabhutaratna (skt)—

Taho (jap)—Many jewels—Đa Bảo—Abundant treasures Buddha.

Abundant treasures Buddha: PrabhutaratnaBuddha (skt)—Many Jewels Buddha—Abundanttreasures (Many Jewels) Buddha—Đa Bảo Như

Lai.

Abundantly virtuous: Hậu Đức—Công đức thâm sâu (nhiều công đức).

Abuse (v): Lạm dụng—Lợi dụng.

Abuse animals: Lạm dụng thú vật—Take their bones, horns, or skin to make art work or decorations, commit an Expression of Regret Offence—Lấy xương, sừng hoặc da của chúng để làm những tác phẩm nghệ thuật, hoặc để trang trí phòng ốc, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lo sám hối.

Abuse with foul language: Nói lời tục tĩu (Phún phẩn).

Abuse or rude words: Ác khẩu—One of the four un-Ariyan modes of speech.

Abused (a): Bị lạm dụng.

Abyakata (skt): Unexplained—Vô Thuyết (không thuyết).

Abyapada (skt): Bất Sân Khuể—Abstention from anger—Non aversion—Bất sân hận—Không sân hận.

Abyss (n): Vực thẳm—Vực sâu.

Abyss of the mortal life: Sanh tử viện.

Academic (a): Thuộc về học thuật.

Academic Study: Học lý thuyết.

Academic Theories (n): Lý thuyết—Những học thuyết có tính cách học suông.

Academy (n): Hàn lâm.

Acala (skt): Niscala (skt)—Dhruva (skt)—A Xa

La—Immobile—Immovable—Motionless— Unmoved—Bất động.

Acala-bhumi (skt): Immovable ground or immovable stage, the 8th ground of Bodhisattva—

Bất động địa (cảnh giới không còn bất cứ thứ gì có thể làm cho hành giả dao động được nữa)—See Thập Địa (B).

Acala-bodhisattva (skt): Bất Động Tôn Bồ Tát—Immovable Bodhisattva—See Bất Động Minh Vương.

Acala-dharma-mudra (skt): Sacred Dharma seal—Unmoved Dharma seal—Thánh Pháp Ấn.

Acalanatha (p): Bất Động Tôn.

Acalagra-vidyaraja (skt): Immovable

Vidyaraja—Bất động tôn, Bất động Minh vương.

Acala-raksasi (skt): See Vô Yếm Túc (2). Acala-vidya-raja (skt): Immovable vidyaraja— Bất động Minh vương.

Acara (skt): A Chiết La—An arhat of the kingdom of Andhra: Vị A La Hán trong Vương Quốc Andhra—Founder of the Acara monastery:

Người sáng lập tự viện A Chiết La.

Acarika (skt): Tập quán—Habit—Custom. Acarin (skt): Practitioner: Hành giả—An abbot’s attendant: Người thị giả ở phương trượng—Zen Practitioner: Người hành thiền—One who practices and performs the duties of a disciple: Vị đệ tử tu hành theo Phật.

Acarya (skt): A Già Lợi Da—A xà lê—Xà Lê— A Xà Lê—Master—Preceptor—Spiritual teacher (instructor, master, preceptor)—Master of a new or junior monk—Giáo thọ sư—Y chỉ sư hay giáo thọ sư của các Tỳ Kheo vừa mới được thọ giới để dạy dỗ và nhắc nhở trong việc tu hành.

Acariya-mutthi (p): Mật giáo—Esoteric doctrine—Secret teaching.

Acavanadhamma (p): Bất Chung Pháp—Not subject to death.

Accadhaya (p): Having placed one leg upon the other in a slightly changed position—Để chân này tréo lên chân kia trong tư thế hơi thay đổi.

Accana (p): Honor—Danh dự.

Accanta (p): Absolute (a)—Tuyệt đối.

Accasanna (p): Very near (a)—Rất gần.

Accaya (p): Fault—Sin—Lầm lỗi.

Accayika (p): Urgent (a)—Khẩn cấp.

Accayika-sutta (p): Sutra on Urgency, Anguttara Nikaya III. 93—Kinh Khẩn Cấp, Tăng Nhất A

Hàm III.93.

Accede to (v): Đồng ý—Tán thành.

Accelerate (v): Tăng—Làm cho nhanh thêm.

Accept commandments: Receive (v) the precepts—Nạp Giới—Thọ Giới—Thụ giới—To receive or accept the commandments—Thụ giới hay là thụ nhận giới thể nơi thân mình.

Accept (v) the criticisms of others: Chấp nhận sự chỉ trích của người khác.

Accept disciples with the purpose to serve one’s reputation: Commits an Expression of Regret Offence—Nhận học trò vì danh lợi cho riêng mình là đó phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Accept one’s fate: Cam chịu—To be content with one’s lot.

Accept or not to accept angry and displeased: Chấp nhận hay không chấp nhận phẫn nộ và không hoan hỷ.

Accept gifts from laypeople whose mind is not pure: Commits an Expression of Regret

Offence—Nhận quà của người thế tục có tâm mờ ám là phạm giới Ba Dật Đề.

Accept nothing to do Buddha-work for sentient beings: Vì chúng sanh mà lấy sự “không có chỗ thọ” để làm Phật sự.

Accept offerings: Thọ Thí—Nhận đồ bố thí hay cúng dường.

Accept offerings but do not cultivate: Commits an Expression of Regret Offence—Nhận của cúng dường mà không chịu tu tập là phạm giới Ba Dật Đề.

Accept offering from the stable-keeper: Nhận sự cúng dường thực phẩm từ người giữ ngựa—One of the nine distresses of the Buddha—See Cửu Não.

Accept poverty in one’s search for the Way: An bần lạc đạo—To accept to live in poverty so as to nurture one’s virtues.

Accept rules: Nạp Cụ—To accept all the monastic commandments, or rules—Thọ nhận cụ túc giới nơi thân mình.

Accept something as a fact: Recognize something—Thừa nhận điều gì. Accept things to do Buddha-work for sentient beings: Vì chúng sanh mà lấy sự “có chỗ thọ” để làm Phật sự.

Acceptable to (a): Có thể chấp nhận được.

Acceptance (n): Sự chấp nhận. Acceptance of being dreamlike: Như mộng nhẫn.

Acceptance of being echolike: Như hưởng nhẫn.

Acceptance of being fanthomlike: Như hóa nhẫn.

Acceptance of being like a reflection: Như huyễn nhẫn.

Acceptance of being miragelike: Như diệm nhẫn.

Acceptance of illusoriness: Như huyễn nhẫn. Acceptance of the nonorigination of all things: Vô sanh pháp nhẫn.

Acceptance of being spacelike: Như hư không nhẫn.

Acceptance of the voice of the Teaching: Âm thanh nhẫn.

Accepting consciousness: Sampaticchana-citta (p)—Receiving consciousness—Thức thâu nhận.

Access (v): Đến với—Tiếp cận.

Access-concentration: Ability to enter concentration—Khả năng vào định—See Tam

Muội.

Access meditation: Định cận hành—Ability to enter concentration—Khả năng vào định. Accessory conditions: Nội duyên—Sở duyên.

  1. Alambana (skt): Environmental or contributory cause—See Sở Duyên.
  2. Hetupratyaya (skt): Environmental cause— Secondary cause—See Nội Duyên.

Acceti (p): To pass time—Cho qua thời gian.

Accha (p): Clear—Pure—Trong trẻo.

Acchadana (p): Clothing—Quần áo—Y phục. Acchadeti (p): To cover with—To clothe—Mặc quần áo.

Acchambhi (p): Fearless—Not frightened—Vô úy.

Acchara (p): Acchata (skt)—Short moment— Snap of fingers—Đàn Chỉ—Khoảng thời gian ngắn (khảy móng tay).

Acchara-sanghata (p): In a snapping of fingers— Trong một khảy móng tay (trong khoảng thời gian thật ngắn).

Acchariya (p): Wonder—Kỳ diệu. Acchariyabbhutadhamma (p): Vị Tằng Hữu Pháp—Marvellous quality.

Acchariyabbhuta-dhamma-suttam (p): Kinh

Vị Tằng Hữu—Sutra on Marvellous

Phenomena—See Thập Nhị Đại Thừa Kinh. Acchariya manussa (p): Người phi thường—An extraordinary man—A marvellous man—A wonderful man, one of the epithets used to express the respect to the Buddha—Một trong những tên gọi tôn xưng đức Phật.

Acchata (skt): Acchara (p)—Short moment— Snap of fingers—Khoảng thời gian ngắn (khảy móng tay).

Acchecchi (p): Cut out—Destroyed—Phá hủy. Acchejja (p): Unbreakable—Indestructible—Bất hoại.

Acchijja (p): Of the following—Theo sau đây.

Acchindati (p): To rob—To take by force—Cướp.

Acci (p): Flame (n)—Ngọn lửa. Accident (a): Ngẫu nhiên.

Accident Theory (a): Thuyết ngẫu nhiên.

Accidental (a): Bất ngờ—Unexpected. Accidentalism (n): Thuyết ngẫu nhiên—Người theo dị thuyết chủ trương sự kiện phát sanh không có nguyên nhân—Heretic people believe that things happen without any causes.

Accita (p): Esteemed—Honored (a)—Được vinh dự—Được kính trọng.

Accodaka (p): Too much water—Quá nhiều nước.

Accomodation (n): Sự thích ứng—Sự hợp giải.

Accommodate and benefit all living beings: Hằng Thuận Chúng Sanh—See Thập Hạnh

Nguyện Phổ Hiền.

Accommodate and benefit all sentient beings: Hằng thuận chúng sanh—See Thập Hạnh Nguyện Phổ Hiền.

Accommodate (v) a quarrel: Hòa giải một cuộc tranh cãi.

Accommodate (v) oneself to: Tự thích ứng với.

Accommodate (adapt) oneself to circumstances: Tùy cơ ứng biến.

Accommodated body: Nirmanakay (skt)—Hóa

Thân—To embody—Transformation body—

Apparitional body.

Accompanied by (p.p): Cùng đi với ai.

Accompany (v): Đi theo (đồng hành)—To go with.

Accompany by neither pleasure nor pain: Đi theo bởi không lạc không khổ.

Accompany by pleasure: Đi theo bởi sự vui sướng.

Accompany someone: Đi cùng ai.

Accomplish (v): Hoàn thành—To finish.

Accomplish the acts and vows of Universally Good Bodhisattva: To accomplish or undertake the acts and vows of Universally Good Enlightened Beings—Thành Tựu Hạnh Nguyện

Phổ Hiền.

Accomplish all enlightening practices: Rốt ráo thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát.

Accomplish all the far-reaching meditations of enlightening beings: Đầy đủ tất cả Bồ Tát quảng đại thiền định.

Accomplish one’s labour by prolonged sitting: As did Bodhidharma—Ngồi lâu mà thành tựu như Ngài Bồ Đề Đạt Ma—See Hương Lâm Tọa Cửu Thành Lao.

Accomplished all manner of freedom of enlightening beings: Tất cả pháp tự tại của Bồ Tát đều đã thành tựu.

Accomplish (v) a merit: Tạo lập công đức. Accomplish one’s labour by prolonged sitting, as did Bodhidharma: Ngồi lâu sanh mệt nhưng mà thành tựu như Ngài Bồ Đề Đạt Ma—See Hương Lâm Tọa Cửu Thành Lao.

Accomplish the Paths of Enlightening Beings:

Thành tựu Bồ Tát Đạo.

Accomplish (v) rapidly: Hoàn thành một cách nhanh chóng—To finish quickly. Accomplished: Perfection, completion—See

Viên Mãn.

Accomplished master: Vị thầy thành tựu viên mãn.

Accomplished monk: See Tây Đường. Accomplished One: Siddha (skt)—Drup-top (tib)—Ngodrup (tib)—See Thành Tựu Giả. Accomplished Wisdom Buddha: Trí Thành Tựu

Phật.

Accomplishing tolerance: Thành tựu nhẫn. Accomplishing the Way: After six years suffering, subduing mara and attaining enlightenment—Thành đạo sau 6 năm khổ hạnh.

Accomplishment of all Buddha teachings:

Thành tựu Phật pháp của chư Phật.

Accomplishment of good works: Thiện Tu Sự

Nghiệp—Sự hoàn thành các nghiệp thiện.

Accomplishment of the great seal:

Mahamudrasiddhi (skt)—Đại Thủ Ấn Tất Địa—

Sự thành tựu đại thủ ấn, pháp môn cao tuyệt trong Mật giáo.

Accomplishment of several good qualities:

Thành tựu những phẩm chất tốt.

Accomplishment of three stages in one life for final entry: The stage of having only one lifetime to go before enlightenment, generally attributed to Bodhisattvas (associated with 20th vow of Amitabha)—See Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Accomplishment of true awakening: Tu thành chánh đẳng chánh giác.

Accomplishment of Wisdom and

Enlightenment Bodhisattva: Dhimat (skt)— Thành Tựu Giác Huệ Bồ Tát—A Bodhisattva who accomplishes both enlightenment and wisdom. Accord with: Tùy thuận.

Accord with one’s calling: Thuận Phận—To follow out one’s duty; to carry out the line of Bodhisattva progress according to plan—Làm theo nhiệm vụ của một vị Bồ Tát.

Accord with conditions: Tùy Duyên—Tùy thuận với điều kiện xung quanh.

Accord with the Dharma: Xứng Pháp Hạnh—To be in accord with the Dharma. Accord with an enter: Tùy Nhập—Theo đó mà vào.

Accord with and preserve the teaching of the Buddhas: Vì tùy thuận thủ hộ Phật pháp mà thị hiện ở vương cung.

Accord with the unobstructed liberation of all Buddhas: Tùy thuận chư Phật vô ngại giải thoát. Accord with the world: Thuận thế (tùy thuận theo dòng đời).

Accordant action: Tu hành phổ. Accordant cause: In contrast with the resisting accessory cause (nghịch duyên)—Thuận Duyên. According as: Tùy theo—Tu hay không là hoàn toàn tùy ở bạn—You may either cultivate or not completely according as you decide.

According to (pr.p): Tùy theo

According to one’s ability: Tùy Phận—Tùy theo khả năng.

According to one’s ability and strength: Tùy Năng Lực—Tùy khả năng và sức lực.

According to the capacity: See Tùy Căn Cơ. According to one’s capability: Tùy khả năng của chính mình.

According to the circumstances at birth: Tùy

Sở Sinh Xứ—Tùy cảnh ngộ lúc sanh ra—

According to the place of birth. According to classes: According to type—See

Tùy Loại.

According to one’s desire: Tùy Sở Dục—Tùy theo sự ham muốn của mình.

According to the dharma: Như Pháp—Tùy Pháp—According to the Law or rule—Tương ứng với pháp, không trái ngược với lý.

According to experience: Tùy kinh nghiệm.

According to intention: Tùy Nghĩa—According to meaning, or to the right—Tùy theo ý nghĩa. According to the Law: Do Pháp—Như pháp— According to rule—Tùy theo pháp. According to lot: See Tùy Phần.

According to meaning: Tùy Nghĩa—Tùy theo ý nghĩa—According to intention, or to the right.

According to opportunity: According to capacity—See Tùy Cơ.

According to the order or rank: Thuận Thứ— One after the other in the community—Theo thứ tự cấp trật hay tuổi hạ trong giáo đoàn.

According to its place: According to its application, wonderful or effective—See Đương

Vị Tức Diệu.

According to the place of birth: Tùy Sở Sinh Xứ—Tùy cảnh ngộ lúc sanh ra—According to the circumstances at birth. According to one’s power: Tùy Lực—Tùy theo sức lực của mình.

According to prayer: Tùy Cầu—Tùy theo sự cầu nguyện cua chúng sanh.

According-to-prayer Bodhisattva: Tùy Cầu Bồ Tát—Bodhisattva (Kuan-Yin) who sees that all prayers are answered—Bồ tát Quán Âm Tầm Thanh Cứu Khổ.

According to reality: Do Pháp Nhĩ—Tùy theo thực tại.

According to rule: Tùy theo luật lệ. According to the scriptural teaching: Như Khế Kinh Thuyết—Nói theo kinh điển. According to each situation: Tùy Bỉ Bỉ Xứ—Tùy mỗi hoàn cảnh.

According to the sutras and vinaya: See Tùy Kinh Luật.

According to types: Tùy loai.

According to one’s wish: Tùy Sở Nguyện—Tùy theo sở nguyện của mình.

According with: Theo như. According with Conditioning Cause: Resulting from conditioning cause—See Tùy Duyên. According with enlightenment: Tùy thuận Bồ

Đề.

According with faculties: See Tùy Căn Cơ. According with phenomena: Tùy Sự—Tùy theo hiện tượng.

According to the worldly situations or circumstances: Asamkhata (skt)—Bất Tùy Thế. Accordingly contemplate: Tùy Quán (minh sát).

Account (n): Chuyện kể hay bài tường thuật— Narration—The account of the Buddha’s life—

Chuyện kể về cuộc đời Đức Phật.

Account (v) for: Giải thích về—No one can account for other people’s behavior—Không ai có thể giải thích được về cách cư xử của người khác.

Accounts monk: Khố Đầu—Vị sư trông coi kho đụn.

Accrue (v): Đổ dồn về.

Accrue (v) from: Sanh ra từ—Những khó khăn đều do ngu si mà ra—All difficulties accruing from ignorance.

Accuggata (p): Very high (a)—Rất cao.

Accumulate (v): Tích lũy—To pile up.

Accumulate evils: Tích ác.

Accumulate a great amount of wealth: Tích lũy số lượng tài sản lớn.

Accummulate merits: Tích lũy công đức.

Accumulate money and possessions: Commits a Release and Expression of Regret—Tích lũy tiền bạc và của cải là phạm giới xả đọa.

Accumulate all roots of goodness: Rốt ráo chứa nhóm tất cả thiện căn.

Accumulate (v) virtues: Tích đức.

Accumulated blessings: Phước tích tụ được.

Accumulated fire: See Hỏa Tụ.

Accumulated fires of hell: Accumulating one’s own hell-fires—Body as a heap of fire—Fire of angry passions—Ngục Hỏa tụ.

“Accumulated fire” rsi: See Hỏa Tụ Tiên.

Accumulated hindrances: Tích lũy chướng. Accumulated self-nature: Samudaya-svabhava (skt)—See Tập Tự Tánh. Accumulated treasures: Ratna-rasi (skt)— Collection of gems—Gem-heap—Bảo tích. Accumulated wisdoms: Samudaya-jnana (skt)—

See Tập Trí.

Accumulating one’s own hell-fires:

Accumulated fires of hell—Body as a heap of fire—Fire of angry passions—Hỏa tụ. Accumulating all roots of goodness: Y chỉ chứa nhóm tất cả thiện căn thực hành hạnh Bồ Tát. Accumulation (n): Sự tích lũy—An accumulation or heap, implying the five physical and mental constituents, which combine to form the intelligence or nature, and rupa. The accumulation in Buddhism (skandhas) refer only to the phenomenal, not to the non-phenomenal—Tích tập hay chứa nhóm (ý nói các sắc pháp tâm lớn nhỏ trước sau tích tập mà tạo ra tính và sắc). Chỉ là những hiện tượng hữu vi chứ không phải vô vi.

Accumulation of illusion: The remainder or remaining influence of illusion—Dư khí của phiền não gọi là “Tập Khí” hay là “Tập”—See Tập Khí. Accumulation of karma: Nghiệp Tụ—Sự tích chứa nghiệp.

Accumulation of knowledge: Jnanakara (skt)—

Prajna-kuta (skt)—Sự tích tụ trí huệ.

Accumulation of merit: Sự tích lũy công đức— According to the Buddha, the practice of generosity, morality, patience, and energy will result in the accumulation of merit, manifested in the form dimension; while the practice of energy, meditation and wisdom will result in the accumulation of knowledge, manifested in the truth dimension (formless)—Theo Đức Phật thì việc hành trì bố thí, trì giới, nhẫn nhục, và tinh tấn sẽ dẫn đến việc tích lũy công đức, được biểu tượng trong cõi sắc giới; trong khi hành trì tinh tấn, thiền định và trí huệ sẽ dẫn đến việc tích lũy kiến thức, được biểu tượng trong cảnh giới chân lý (vô sắc)—See Tích Lũy Công Đức.

Accumulation of misery produced by false views: Tà Tụ—The accumulation of misery produced by false views—Khổ đau chồng chất vì tà kiến—See Tam Tụ.

Accumulation of the past thoughts: Vasana (skt)—The accumulation of the past thoughts, affections, deeds, and passions—Former habit— Habit energy—Hidden motives—Old habit—Thói quen cũ, sự tích lũy ý nghĩ, tình cảm, việc làm và những dục vọng trong quá khứ)—See Tập Khí. Accumulation from present life: Hiện Pháp Tư Lương—Sự tích chứa từ những việc xảy ra trong hiện tại.

Accumulation from prior lives: Tiền Thế Tư

Lương—Sự tích chứa từ kiếp trước.

Accumulations of purity precepts: Three collections of pure precepts, or three accumulations of pure precepts of the Bodhisattvas. Those cultivating Hinayana’s Sravaka Way do not have these three accumulations of purity precepts. Only Mahayana Bodhisattvas practice them. These three accumulations of pure precepts encompass the “Four Propagation Vows.”—Ba tụ giới của chư Bồ Tát. Ba tụ tịnh giới nầy hàng Thanh Văn Duyên Giác Tiểu Thừa không có, mà chỉ có nơi các bậc Bồ Tát Đại Thừa. Ba tụ tịnh giới nầy nhiếp hết thảy Tứ Hoằng Thệ Nguyện—See Tam Tụ Tịnh

Giới.

Accumulation of sufferings: Samudaya-aryasatya (skt)—Collection of suffering—See Khổ

Tập.

Accumulation of wholesome deeds: Thiện Tích.

Accunha (p): Very hot (a)—Rất nóng.

Accurate (a): Chính xác—Exact. Accurate perception: Chân Hiện Lượng—Sự nhận thức chính xác.

Accurately explain (v): Chân Thật Thuyết—Giải thích chân that và chính xác. Accurately know one’s own mind: Như Thật Tri Tự Tâm—Biết rõ chính tâm mình.

Accurately and thoroughly understand causes: Như Thật Tri Nhân—Hiểu được nguyên nhân một cách thấu đáo và chính xác.

Accurately understand (v): Hiểu biết chính xác

(như lý thông đạt).

Accurately witness (v): Như Thật Chứng—Thực chứng.

Accursed (p.p): Đáng nguyền rủa.

Accusation: See Tác Cử.

Accuse falsely: Đổ thừa oan.

Accuse others of their faults: Thuyết Quá—Nói lỗi của người khác.

Accuse (v) someone of something: Cáo buộc ai về tội gì.

Accusation (n): Sự kết tội—Bản cáo trạng.

(False) Accusation (n): Cáo gian.

Accussanna (p): Much abundant (a)—Rất nhiều. Accuta (p): Accutagama(skt)—Everlasting (a)— Not passing away—Trường tồn. Accutagama (p): One of one hundred Pratyekabuddhas who dwelt in Isigili Mountain—Một trong một trăm vị Phật độc giác trong núi Isigili.

Acela (p): Void of cloth—Naked (a)—Trần truồng.

Acelaka (p): Naked ascetic—Khổ hạnh trần truồng.

Acetana (p): Senseless—Vô giác. Acharya (skt): Acarya (skt)—A Xà Lê— Master—Thầy.

Achieve (v): Gain—Thành tựu.

Achieve Awakening: Đắc quả giác ngộ.

Achieve Consummate Nirvana: To achieve Complete Nirvana (Perfect Nirvana)—See Vô Dư

Niết Bàn.

Achieve (v) Enlightenment: Achieve Awakening—Become a Buddha—Become an

Enlightened One—Thành tựu giác ngộ. Achieve holiness: Đạt thành Thánh quả (chánh quả)—Tu thành chánh quả.

Achieve an impartial mind and cultivate the path of universal knowledge: Thành tựu tâm bình đẳng và tu đạo nhứt thiết trí.

Achieve knowledge: Thành tựu trí huệ. Achieve omniscient knowledge: Thành tựu nhứt thiết chủng trí.

Achieve one’s goal: Thành đạt mục đích. Achieve (v) perfect enlightenment: Thành Vô Thượng Giác—Đạt được giác ngộ tối thượng.

Achieve (v) result: Đạt được kết quả.

Achieve the ten powers of being unhindered in function: Đồng chư Như Lai thành tựu thập lực thực hành vô ngại.

Achieve (attain) threefold knowledge: Đắc tam minh.

Achievement: Attainment—Sự thành tựu.

Achievement of Merit: Thành tựu công đức.

Achievement of Perfection: Đạt đến toàn hảo. Achieve (v) Self-liberation: Đạt được giải thoát cho riêng mình.

Achieve success in life: Thành công trong đời. Achievement (n): Sự thành tựu—Worldly

Achievement (n): Thành tựu thế gian.

Achievements of merits: Công nghiệp.

Achievement of morality dear to the Noble Ones: Thành Tựu Giới Đức Được Các Vị Thánh

Ái Mộ.

Achievement of the unwavering confidence in the Buddha: Thành Tựu Lòng Tin Tuyệt Đối Với Phật.

Achievement of unwavering confidence in the

Dharma: Thành Tựu Lòng Tin Tuyệt Đối Với Pháp.

Achievement of unwavering confidence in the Sangha: Thành Tựu Lòng Tin Tuyệt Đối Nơi Giáo Đoàn.

Achieving Power: Công năng. Achieving rebirth through Mind-power: Tâm Lực Vãng Sanh.

Achieving rebirth through the power of accumulated merits: Phước Lực Vãng Sanh.

Achieving rebirth through spiritual power: Thần Lực Vãng Sanh.

Acinna (p): Acinna-kamma (p)—Habitual karma—Nghiệp Thường—See Thường Nghiệp. Acinna-kamma (p): Nghiệp Thường—See Thường Nghiệp.

Acinna-kappa (p): Allowing monks and nuns to follow their customs and habits (customary practices and precedents); this is also opposed to the rules—Cho làm theo các tập quán trước là vi phạm kỹ luật.

Acinta (skt): Vô niệm—Thoughtlessness—No

thought—Without a thought—Without recollection—Absence of false ideas or thoughts; apart from thought—Không có vọng niệm.

Acinteyya (skt): Acintia (skt)—Beyond comprehension, conception, or power of mentation—Beyond thought, description, discussion, or words—Cannot or could not be thought—Inconceivable—Inexpressible— Surpassing thought—Unexplainable—

Unthinkable—See Bất Khả Tư Nghì.

Acintia (skt): See Bất Khả Tư Nghì.

Acintika (skt): See Bất Khả Tư Nghì.

Acintita-sutta (skt): See Kinh Bất Khả Tư Nghì. Acintiya (skt): Acintia (skt)—Bất Khả Tư Nghì. Acintya (skt): Acinteyya (p)—See Bất Khả Tư Nghì.

Acintya-buddha-visayanirdesa-sutra (skt): Sutra on Manjusri’s preaching on the realm beyond thought and words—Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Bất Tư Nghì Cảnh Giới Kinh. Acintya-dhatu (skt): Realm beyond thought and words—Bất tư nghì giới.

Acintya-jnana (skt): Inconceivable wisdom— Indescribable Buddha’s wisdom—Intuitive knowledge—See Bất Khả Tư Nghì Trí. Acintyaka (skt): Inconceivable—Inexpressible— See Bất Khả Tư Nghì.

Acintyamati (p): Bất Khả Tư Nghị Huệ—See Bất Khả Tư Nghì Trí.

Acintyamatidatta (p): Bất Khả Tư Nghị Huệ Bồ

Tát.

Acintyaparinama (skt): Mysterious transformations—Bất tư nghì huân biến.

Acintyaparinamacyuti (skt): Inconceivable transformation of the death—Bất tư nghì biến dịch tử.

Acintya-prabhasa-bodhisattva-nirdesa-sutra

(skt): Bất Tư Nghì Quang Bồ Tát Sở Thuyết Kinh. Acintya-shakti (p): Acintya-sakti (skt)—Divine forces of mantra—Uy lực của thần chú.

Acira (p): Recent—New (a)—Vừa mới. Aciravata (p): A-Di-Na-Hòa-Đề—Name of a novice.

Aciravati (p): A-Di-La-Bà-Đề—Tên của một trong năm con sông lớn tại Ấn Độ—Name of one of the five big rivers in India.

Acitta (skt): Apart form mind—Mindless— Without mind—No-mind or beyond mentation—

See Phi Tâm.

Acittaka (skt): Deep sleepiness or drowsiness—

Trọng tùy miên.

Acittata (skt): Mindlessness—Phi tâm trạng.

Acclaim (v): Hoan hô—Tán thưởng.

Acknowledge (v): Báo ân—To pay a debt of gratitude—To requite favors—To return good for good.

Acknowledge existence: Hứa Hữu—Đón nhận sự hiện hữu.

Acknowledge favours: Báo Ân—Báo đáp công ân—To return thanks—To render thanks—

Requite favours.

Acolyte: Attendant—Thị Giả—Người theo hầu một vị Tăng có thâm niên.

Acquaint (v) oneself with: làm quen với cái gì.

Acquaintance (n): Biết—Knowing.

Acquired Buddha-nature: Tu Tập Phật tánh.

Acquire a habit: Nhiễm thói quen. Acquire a great depth of vision: Tích lũy tri kiến thâm hậu.

Acquire knowledge: Gain knowledge—Thâu thập kiến thức.

Acquired (a):

  1. Tích lũy: Hoard of acquired wealth—Của cải tích lũy.
  2. Thủ đắc: Do luyện tập mà có được, đối lại với bẩm sinh—Acquired special characteristics through cultivation.

Acquired: Tích lũy—Hoard of acquired wealth:

Của cải tích lũy.

Acquired Habit: Thói quen do những hành động mỗi ngày tích lũy.

Acquired knowledge: Tri thức thâu thập được. Acquired by ourselves: Verification—Thực chứng.

Acquired purity through avoiding pollution: Ly cấu thanh tịnh—Đạt được tâm thể thanh tịnh bằng cách xa lìa mọi ô nhiễm.

Acquire the same variegated arrays of marks and refinements as all Buddhas: Được tướng hảo trang nghiêm đồng với chư Phật.

Acquired wisdom: Thế trí.

Acquiring the Tathagata nature or seed: Dwelling of noble birth—Sinh quí trụ—See Thập Địa and Thập Trụ.

Acquisition (n): Patilabha (p)—Prapti (skt)—Sự đắc—Attainment—Gaining—Obtaining—Sự chiếm đoạt.

Acquisition of personality by another’s volition, not one’s own: Tự thể có được do ý chí của người khác, chứ không do ý chí của mình— See Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới. Acquisition of personality by both one’s own volition, and another’s: Tự thể có được do cả ý chí của mình lẫn ý chí của người khác—See Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới.

Acquisition of personality by neither one’s own volition, nor another’s: Tự thể có được không do ý chí của mình, cũng không do ý chí của người— See Bốn Phương Cách Được Tư Thể Mới.

Acquisition of personality by one’s own volition, not another’s: Tự thể có được do ý chí của mình, không do ý chí của người khác—See Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới. Acquisition and possession: Sự chiếm đoạt và sở hữu.

Acquit (v) someone of something: Tha thứ cho ai về cái gì.

Across way of the Pure Land sect: Hoành xuất. Act (n): Asevati (p)—Asev (skt)—Hành động— Sự thực hiện—To perform—To practice. Act according to circumstances: To improvise— Cơ biến—Tùy cơ ứng biến.

Act against the monastic rules: Hành động ngược lại với giới luật của tịnh xá.

Act against righteousness: Hành động ngược lại lẽ phải.

Act against worthy conduct: Hành động ngược lại với phạm hạnh.

Act (n) of bodhi-mind: See Hành Nguyện Bồ Đề. Act out one’s bodhi-vow: See Hành Nguyện Bồ

Đề.

Acts of the Buddha: Buddhacarita-kavya-sutra (skt)—See Phật Sở Hành Tán Kinh.

Act (n) of Compassion (n): Hành động từ bi. Act (v) in concert with: Hành động phối hợp

(với).

Act (v) evilly: Làm ác.

Act of faith: Hành vi của đức tin—Externalists believe that the act of faith is the most important and beyond the comprehensive level of human knowledge, intelligence and wisdom—Ngoại đạo cho rằng hành vi của đức tin là tối quan trọng và không thể nghĩ bàn, nó vượt ra ngoài sự hiểu biết và trí không của con người.

Act (v) from: Hành động vì.

Act (v) from fear rather than from a sense of duty: Hành động vì sợ hãi hơn là vì ý thức trách nhiệm.

Act (n) of grace (n): Hành động vì biết ơn.

Act in an ill-manered way: Hành sử thô bạo.

Acts of intellectuation: Awareness and pondering—Giác quán.

Act (v) kindly: Hành động một cách từ bi.

Act (v) in Line with the (Moral) Way: Hành động theo đúng đạo đức.

Act as a match-maker: Làm mai làm mối.

Act as models in order to teach and transform living beings: Hành động gương mẫu nhằm chuyển hóa chúng sanh.

Act (v) out of curiosity: Hành động vì tò mò.

Act out one’s vows to save all living beings: Hành nguyện Bồ Đề Tâm.

Act out a role: Play a part—Đóng hay diễn một vai trò.

Act out the role of someone: Đóng vai trò của người nào.

Act performed by speech: Vaca-karma (skt)— See Khẩu Nghiệp.

Act of punishment: Dandakamma (p)—Hành phạt.

Act of right assurance: See Xưng Danh Hạnh. Act (v) for the Truth: Hành động theo chân lý

(lẽ phải).

Act (v) upon: Làm theo. Act and vow: Act out one’s vow—See Hành Nguyện.

Act of walking seven steps: Thị hiện bảy bước.

Act (v) with: Hành động (với).

Act (v) with Kindness and Love: Hành động với tâm rộng lượng và lòng từ bi. Act without attachments: See Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm.

Acting in accord with the ten kinds of dedication: Tùy thuận tu hành nơi mười môn hồi hướng, một trong mười Trí Nghiệp.

Action: Hành động—Karma—All doings that are conditioned by past habits and also condition future habits and state of development—See

Nghiệp.

Action and appropriate result: Kamm (p)— Karma (skt)—Action and reaction—Cause and effect—See Nghiệp.

Action Bodhisattva: Visista-caritra (skt)—

Thượng Hành Bồ Tát.

Action of Body: Kaya Karma (skt)—See Thân

Nghiệp.

Action at will in anything in anywhere: Mind that resides in vows—Nguyện tâm trụ. Action with the body: Phan Tỉnh Thân Nghiệp. Action of the body and vow of the mind: See Hành Nguyện.

Actions of demons: Ma nghiệp.

Actions of knowledge: Trí nghiệp.

Action with the mind: Phản Tỉnh Ý Nghiệp. Action of Mouth: Vac Karma (skt)—The evil karma of speech is the mightiest. We must know that evil speech is even more dangerous than fire because fire can only destroy all material possessions and treasures of this world, but the firece fire of evil speech not only burns all the Seven Treasures of Enlightened beings and all virtues of liberation, but it will also reflect on the evil karma vipaka in the future—Khẩu nghiệp rất ư là mãnh liệt. Chúng ta nên biết rằng lời ác còn quá hơn lửa dữ bởi vì lửa dữ chỉ đốt thiêu tất cả tài sản và của báu ở thế gian, trái lại lửa giận ác khẩu chẳng những đốt mất cả Thất Thánh Tài và tất cả công đức xuất thế, mà còn thêm chiêu cảm ác báo về sau nầy—See Khẩu Nghiệp.

Action non-interrelated: Bất tương ưng hành.

Action non-interrelated with mind:

Cittaviprayuktasamskara (skt)—Bất Tương Ứng Hành (hành động và tâm không tương ứng với nhau).

Action and proof: Tu hành và chứng ngộ—See Hành Chứng.

Action and reaction: Chinchamanavika (skt)— Nhơn quả—Cause and effect.

Action to receive retribution immediately: Thuận Hiện Nghiệp Định Quả—Hành động gây ra báo ứng tức khắc.

Action to receive retribution in the life to come: Thuận Sinh Nghiệp—Hành động gây báo ứng trong đời sống kế tiếp.

Action to receive retribution in one of the lives following the next: Thuận Hậu Nghiệp— Hành động gây báo ứng trong các đời sau, không nhứt định thời gian.

Action to receive retribution in the present life: Thuận Hiện Nghiệp Bất Định Quả—Hành động gây báo ứng trong đời hiện tại (không nhứt định thời gian).

Action with the speech: Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp. Action and vow: Hạnh nguyện—To act out of one’s vow—Resolve or intention—Làm vì lời nguyện.

Activation: Làm cho có sức hoạt động. Activation of mind: Làm cho tâm có sức hoạt động.

Active bondage: Hiện Triền—Sự cột trói hiện tiền.

Active cause: Karana-hetu (skt)—See Năng Tác Nhân.

Active deliverance to Arahatship: Earthly deliverance to Arahatship—Hữu vi giải thoát. Active dharmas: Functioning dharmas—See Hữu Vi Pháp.

Active (swift) and enlightened nature and roots: Nature and roots should be active (swift) and enlightened. This is one of the five basic characteristics of any Zen cultivators—Căn tánh nhanh nhẹn sáng suốt. Đây là một trong năm đức tánh căn bản cua người tu thiền.

Active expression: See Biểu Sắc. Active forces: Hữu lực—Positive or dominant forces.

Active law: Active keeping of the commandments—See Tác Trì Giới. Active observance of commandments: See Tác

Trì Giới.

Active and passive ideas: Ability to transform or transformable and the object that is transformed— See Năng Sở.

Active seed: Chủng Tử Hiện Tiền—Hiện hành chủng tử.

Active sin: Transgression sin by action—See Tác Phạm.

Active space: See Hữu Vi Hư Không.

Active teaching: Chuyển tịnh pháp luân.

Activities (n): Samskara (skt)—Hành—Action— Conception—Disposition—Volitional actions— Karma formation—Impulse—Moral conduct.

Activities of body that incur punishment: Kayadanda (skt)—Thân Phạt Nghiệp—See Tam

Phạt Nghiệp.

Activities of the body, mouth and mind: See

Nhị Biểu Nghiệp.

Activities in the Dharma hall, the main hall and the meditation hall: Sinh hoạt trong Pháp đường, chánh điện và thiền đường.

Activities of karma: Hành nghiệp—The activities of thought, word and deed—Việc làm

của thân, khẩu, ý (việc làm thiện ác sẽ gánh chịu quả báo khổ vui).

Activities of the Mind (n): Mind and actions—Sự hoạt động của Tâm.

Activities of mind that incur punishment: Manodanda (skt)—Ý Phạt Nghiệp—See Tam

Phạt Nghiệp.

Activities of speech that incur punishment: Vagdanda (skt)—Khẩu Phạt Nghiệp—See Tam

Phạt Nghiệp.

Activities of a Tathagata: Như Lai Sự Nghiệp— Việc làm của đức Như Lai.

Activities of thought, word, or deed: Activities of karma—Hành nghiệp. Activities in the three realms: Tam Giới

Hành—Nghiệp trong tam giới (ba cõi). Activities in the world: Thế Gian Hành—Những việc làm ở thế gian.

Activity: Tác Nghiệp—Hành động. Activity ceasing: Function ceasing—See Dụng

Diệt.

Activity and effect: Hành Quả—Deed and result—The inevitable sequence of act and its effect—Hành nghiệp và quả báo. Quả báo tất yếu dựa vào nhan của hành nghiệp. Activity-impression: Nghiệp Tập—Dấu vết của nghiệp.

Activity merely intended: Tư Nghiệp—Hành động có chủ ý.

Activity and nature: Hành Tính—Hành động và bản chất.

Activity-seed: Karma-bija (skt)—Nghiệp Chủng Tử—Karma-seed—Hạt giống của nghiệp—See Nghiệp Chủng.

Actual (a): Hiện có—Thật sự—Genuine—Real— True—Như Thực.

Actual manifestation here in this life: Chân tu (trước nhờ duyên tu, sau khi sanh trong đời rồi thì chân tu)—This is one of the two kinds of devotions—See Nhị Tu.

Actual occurrence (n): Sự việc thật sự xãy ra. Actual states or categories as conceived: Sắc pháp—Các pháp do tâm pháp và tâm sở pháp biến ra.

Actualism (n): Hiện thực luận—Thực tế luận.

Actuality (n): Thực Tại—Tính thực tế. Activity-consciousness: Karma-vijnana (skt)— Karmic consciousness—See Nghiệp Thức.

Actual: True—Real—Genuine—Chân.

Actualization: Chứng.

Actualization of the Supreme Way: Vô Thượng Đạo Chi Thể Hien—See Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền.

Actualization of the Supreme Way in our daily lives: Thể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày—See Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền.

Actualize (v): Chứng.

Actualize the penetrating insight: Chứng Thông Tuệ—Chứng được trí tuệ thấu suốt. Actualize the way: Chứng được đạo—Đạt đạo— See Chứng Đạo.

Actualized awakening: Sự tỉnh thức đã được nhận ra.

Actualized wisdom: Chứng Trí—Đã chứng được trí huệ.

Acuity: Minh Lợi—Sự sắc sảo. Acumen (n): Sự nhạy bén.

A.D.: Anno Domini—Sau Thiên Chúa—A.D. must be written before the date, while B.C. is written after it—A.D. phải được viết trước năm trong khi B.C. thì lại được viết sau năm.

Adahati (skt): Jhapita (skt)—Cremation—Trà Tỳ—Hỏa táng.

Adamantine: See Kim Cang Du. Adamantine absorption: See Kim Cang Du

Định.

Adamantine body: Vajra-body—Golden body— The diamond body—See Kim Cang Thân. Adamantine Determination (n): Sự quyết tâm sắt đá—Tâm kim cang.

Adamantine eye: Kim Cang Nhãn—Con mắt chắn chắn như kim cang.

Adamantine faculties: Như Kim Cang căn.

Adamantine jeweled precepts of the one mind: Nhất Tâm Kim Cang Bảo Giới—Giới vững chắc bất hoại của sự nhất tâm.

Adamantine mind: See Kim Cang Tâm.

Adamantine mountain: Cakravala (skt)— Cakravada (skt)—The Iron Ring Mountain— Mount Sumeru—Thiết Vi Sơn—Núi Thiết Vi. Adamantine sitting: Chỗ ngồi kim cang, vì hàng phục ma quân và ngoại đạo—Conquering demons and false teachers.

Adamantine vehicle:Vajrayana (skt)—The Vajrayana is simply often called Tibetan

Buddhism, and it is divided into four main sects:

Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa and Gelugpa—

Kim Cang Thừa thường được gọi đơn giản là Phật Giáo Tây Tạng và nó được chia ra làm bốn tông phái chính: Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa và Gelugpa—See Kim Cang Thừa. Adamantine vow of all Tathagatas: See Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Thệ Giới.

Adamantine wisdom: See Kim Cang Huệ.

Adana (skt):

  1. Hold firmly: Maintain—Receive—

Receptacle—Chấp trì.

  1. Another name for Alaya consciousness—Tên khác của A Lại Da Thức.

Adana-vijnana (skt): Adana-vinana (p)—Another name for Alaya-vijnana—See Chấp Trì Thức. Adana-vinana (p): Adana-vijnana (skt)—See A

Lại Da Thức.

Adapt (v) to the minds of sentient beings in the polluted world: Vì muốn tùy thuận tâm chúng sanh đời ngũ trược mà thị hiện ở vương cung. Adapt (v) oneself to: To adjust oneself to— Quyền biến—Thích nghi với.

Adapt (v) oneself to the new situations: Tự thích nghi với hoàn cảnh mới.

Adaptability (n): Sự thích ứng—The adaptability of body, mental factors and consciousness. Adaptation (n): Anuloma (skt)—Conformity—Sự phù hợp—Sự thích hợp—Sở Đắc Phẩm Hạnh Phật—Tu tập những phẩm hạnh cần thiết hay phù hợp để trở thành Phật.

Adaptation to external conditions: Thích nghi với ngoại cảnh.

Adapting to conditions fundamtentally unchanging: See Tùy Duyên Bất Biến.

Adapting to sentient beings’ mentalities, predilections, and understandings to teach them as is expedient: Tùy tâm sở thích sở nguyện của chúng sanh phương tiện giáo hóa không thôi nghỉ mà làm Phật sự.

Adaptive cause: Phương tiện nhân—The environmental cause (water and soil help the seed growing).

Adara (skt): A Đà La—To salute with folded hands, palms together—Chấp tay chào. Adarsa (skt): Mirror—Image in the mirror—Kính. Adarsa-jnana (skt): Adarsana-jnana (skt)—Great perfect mirror wisdom—Perfect all-reflecting Buddha-wisdom—See Đại Viên Cảnh Trí. Adarsavimba (skt): Ảnh trong kính—Mirrorimage.

Adattadana (skt): Theft—See Thâu Đạo. Adattadanaviratih (skt): Adinnadana (p)—Not to steal—Không trộm cắp—Against theft—Not to take anything which does not belong to you or what is not given to you—See Ngũ Giới.

Adaya (skt): Bước đầu.

Adbhuta (skt): Hạt Bộ Đa. 1) Remarkable: Thần thông huyền diệu— Miraculous—Supernatural.

2) Never yet been: Rare—Marvelous—Nonsuch—Wonderful—Vị Tằng Hữu (hy hữu).

Adbhuta-dharma (skt): A phù đà đạt ma—Pháp vị tằng hữu—Collection of the description of marvelous phenomena—See Vị Tằng Hữu Kinh.

Adbhutadharma-paryaya (skt): Accounts on miracles performed by the Buddha, one of the twelve divisions of the sutras—See Vị Tằng Hữu Kinh.

Adbhuta-dharma-sutra (skt): Adbhutadharmaparyaya—Kinh A phù đà đạt ma—See Vị Tằng Hữu Kinh.

Addeyabadde (skt): Con trai vua A Xà Thế— Người đã giết và đoạt ngôi vua A Xà Thế—Son of King Ajatasatru—Who killed and dethroned King Ajatasatru.

Addhamasa (p): A fortnight—Mười lăm ngày.

Adhamma (p): Wrong—Unjust—Evil—

Immoral—Phi pháp—Xấu ác.

Addharatta (p): Midnight—Nửa đêm.

Addict (v) to: Say mê—Ham thích—Ghiền.

Addicted to gambling: Đam mê cờ bạc.

Addiction: Đam mê (nghiện).

Addiction of alcohol and drugs: Nghiện rượu và ma túy.

Addiction to concentration: Say đắm tam muội—Addiction to concentration, one of the ten things that Bodhisattvas should avoid. Addiction to strong drinks: Đam mê các loại rượu—Addiction to strong drinks and slothproducing drugs is one way of wasting one’s substance.

Addiction to taste: Say đắm hay ham mê vào vị. Addle (v) one’s brain with: Đầu óc rối bù với. Adept: Vô Học—Người tinh thông (không cần học nữa).

Adesa (skt): Vô Sân—Trừ sân khuể—Không còn sân hận—Lacking hatred.

Adesana-patihariyam (p): Adesana-pratihariya (p)—The miracle of telepathy—Tha tâm thần thông.

Adesana-pratihariya (p): Adesana- patihariyam (p)—The miracle of telepathy—Tha tâm thần thông.

Adhara-svabhumi (skt): See Hạ Địa. Adharma (skt): False dharma—Misconduct—Phi pháp (pháp sai lệch).

Adhere (v) to: To cling to—Dính chặt vào—Bám chặt vào.

Adhere to one Buddha and one sutra: Nhất Trì. Adhered to: Bám chặt vào—Attached to—Clung to.

Adherence (n): Adherent (a)—Gắn liền với—Sự cố chấp không rời.

Adherence to commandments or specifications: Sự tuân thủ giới luật.

Adherence to dispassion: Thọ Trì Viễn Ly—Lúc nào cũng bình tỉnh và giữ thái độ khách quan.

Adherence to moral behavior: Thọ Trì Cấm

Giới—Tuân thủ đúng giới luật.

Adherent (n): Người ủng hộ. Adherent of the three vehicles: Tam Thừa Nhân—Người theo pháp tam thừa. Adhering or clinging to: Abhinivesa (p & skt)—Bám chặt vào hay vướng mắc vào—Gắn bó.

Adhering or clinging very closely: Close attachment—Clinging very closely—See Chấp

Chặt.

Adhering consciousness: Chấp thủ hay duy trì— Holding together—Another name for Alayavijnana. It is known as Adanavijnana—Tên khác của A Lại Da Thức: A Đà Na Thức.

Adhi (skt): Tăng Thượng—Thù Thắng— Distinction—Exalted—Extraordinary—Rare— Superiority—Surpassing—Transcendent.

Adhicitta (p): Tăng thượng tâm—Lofty mind. Adhicitta-sikkha (p): Training in higher thought—Tăng thượng tâm học.

Adhigama (skt): Chứng Đắc Chân Lý— Realization or attainment of truth—See Chứng.

Adhigamavabodha (skt): See Chứng Trí.

Adhikara (skt): Y Xứ—Nền tảng.

Adhikarana-samadha (skt): Seven rules for the participation and settlement of disputed questions—See Thất Diệt Tranh Pháp.

Adhikarana-samatha (skt): Eighth and final section of the pratimoksa—See Diệt Tránh Kiền Độ.

Adhimana (skt):

  1. Vaunting assertion of possessing the truth: Tăng thượng mạn—Khởi tâm kiêu mạn khi chưa chứng đắc Thánh đạo mà cho là chứng đắc.
  2. The pride of thinking onself superior to equals, one of the nine kinds of pride: Ngã Thắng Mạn—Ngã mạn cho rằng ta hơn những kẻ ngang hàng với ta.

Adhimatra (skt): Thượng phẩm—The high quality—High rank (class)—First quality.

Adhimokkha (p): Adhimoksa (skt)—

Determination—Resolution—Sự quyết định—

Thắng Giải—Quyết tâm.

Adhimokkho (p): Decision—Xác Định. Adhimoksa (skt): Adhimokkha (p)—Decision—

Thắng giải (sự quyết định).

Adhimukha (skt): Đối đáp.

Adhimukti (skt): Mospa (tib)—Adhimutti (p)— Atimukti or Abhimukham (skt)—See A Đề Mục

Già.

Adhimukti-caryabhumi (skt): See Giải Hành Địa.

Adhimutti (p): See Adhimukti. Adhipanna-sikkha (p): Training in higher wisdom—Tăng thượng tuệ học.

Adhipateyya (skt): Sutra on Governing Principles, Anguttara Nikaya III.40—Kinh Ngự Pháp, Tăng Nhất A Hàm III.40.

Adhipati (skt): Tăng Thượng—Thế lực lơn mạnh—Additional—Increase—Strengthened—

Superior.

Adhipatiphala (skt): Dominant effects—Fruit of dominant effects—Tăng Thượng Quả—See Ngũ

Quả.

Adhipati-pratyaya (skt): Conditioned condition— The influence of one factor in causing others— Contributory factor as cause or condition— Dominant conditions—Influence of another dominant factor—Duyên có ảnh hưởng lớn—See Tăng Thượng Duyên.

Adhiprajna (skt): Tăng Thượng Tuệ—Quán chiếu chân lý để cắt đứt phiền não—See Tam Học.

Adhiprajna-siksa (skt): Formation of the wisdom—See Tuệ Học.

Adhisambodha (skt): Chứng Đắc—Attained—To realize—To attain truth by personal experience— Thực chứng nơi tự thân (lấy chánh trí chứng ngộ chân lý).

Adhisila (skt): Higher morality—Tăng thượng giới.

Adhisila-sikkha (p): Adhisila-siksa (skt)— Training in higher morality—Tăng thượng giới học.

Adhisila-siksa (skt): Adhisila-sikkha (p)— Training in higher morality—Tăng thượng giới học.

Adhisthana (skt): Adhitthana (p)—Assist and protect—To depend upon—See Gia Trì. Adhisthanabala (skt): Gia trì lực hay uy thần lực—Magical power of determination—See Gia

Trì Lực.

Adhitisthati (skt): Magical power—Supernatural power—Báo thông—Thần thông (đại thần lực). Adhitthana (p): Adhisthana (skt)—Assist and protect—Gia Trì.

Adhitthana-uposatha (p): Observance of determination—Tâm niệm thuyết giới. Adhivacana-pravesa (skt): Samadhi on name and description—Thích Danh Tự Tam Muội. Adhivacana-pravesa-samadhi (skt): Samadhi on name and description—Thích Danh Tự Tam

Muội.

Adhyardhasatika-Prajnaparamita-Sutra: See Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà.

Adhyasaya (skt): Ajjhasaya (p)—Adhyasayati

(skt)—Intent—Mental disposition—Purpose—

Thâm Tâm.

Adhyasayati (skt): Ajjhasaya (p)—Thâm Tâm.

Adhyatma-bahirdha-sunyata (skt): Emptiness of inner-and-outer things—Không của các pháp nội ngoại tại—See Nội Ngoại Không. Adhyatma-sunyata (skt): Emptiness of the inner things—Không của các pháp nội tại—See Nội Không.

Adhyatma-vidya (skt): A treatise on the inner meaning of Buddhism—Một trong ngũ minh, nói về nội giáo của Phật pháp—See Nội Minh and Ngũ Minh.

Adhyesana (skt): Khải Thỉnh—Respecfully inviting monks and nuns to come to preach the Buddha-dharma—Khởi thỉnh giáo huấn Phật pháp.

Adi-Buddha (skt): Primordial Buddha—See A Đề

Phật Đà.

Adiccabandhu (skt): Kinsman of the sun, name of a Buddha as a member of a family of the Solar race—Gia hệ mặt trời, tên của một vị Phật thuộc gia hệ mặt trời.

Adinatha (skt): Primal creator—Chúa Bổn Sơ.

Adinava (p):

  1. Disadvantage: Unsatisfactoriness—Bat lợi.
  2. Danger—Evil consequence—Hậu quả xấu ác.

Adinnadana (p): Adattadanaviratih (skt)—Bất dữ Thủ—Not to steal—Không trộm cắp—Against theft—Not to take anything which does not belong to you or what is not given to you.

Adinnadanam (p): Trom đạo.

Adinnadana-veramani (skt): Bất Thâu Đạo—

Không trộm đạo, giới thứ nhì trong thập giới—Not to steal, the second of the ten commandments— Không Trộm Cắp—See Thập Giới Đại Thừa. Aditta-pariyaya-sutta (p): Sutra on the house on fire—Kinh nhà lửa.

Aditta-sutta (p): Sutra on all will be burnt—Kinh tất cả đều bị thiêu đốt.

Aditthana (p): See Aditthana-paramita.

Aditthana-paramita (skt): Perfection of determination—Nguyện Ba La Mật—The vow paramita, a bodhisattva’s vow to attain bodhi, and save all beings to the other shore—Thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sanh—See Thập Độ Ba La Mật.

Aditya (p): Adithya (skt)—Nhựt Thần—The sun god or spirit—See Thất Tinh. Adityasambhava-Buddha (skt): Born-From-the Sun Buddha—Nhựt sanh Phật. Adiya (p): Benefits to be obtained—Thâu Nhiếp Phúc Lợi—Phúc lợi được hưởng.

Adiya-sutta (p): Sutra on Benefits to be obtained—Kinh Thâu Nhiếp Phúc Lợi—Phúc lợi được hưởng.

Adi-yoga (skt): Phái Đại Toàn Thiện—Pháp mon toàn diện—Great perfection sect.

Adjacent Hells (n): Địa ngục cận biên.

Adjacent to: Gần kề.

Adjudge (v): Xét xử.

Adjudicate (v): Xét xử.

Adjust (v): Điều chỉnh.

Adjust to a new condition: Thích ứng vào hoàn cảnh mới.

Adjust oneself to something: Tự thích nghi vào việc gì.

Adjust oneself to changes of life: Tự thích nghi vào những thay đổi của cuộc sống.

Adjust ourselves and flowing forward in a river of life: See Tự Điều Chỉnh Trong Dòng Chảy Cuộc Đời.

Adjustment (n): Sự điều chỉnh.

Adjustment of oneself: Tự điều chỉnh.

Administrate (v): To administer—Cai quản.

Administration (n): Sự cai quản.

Admirable sound: See Mỹ Âm. Admiration for someone: Admire someone—

Ngưỡng mộ ai.

Admire: Thán phục.

Admire the scenery: Ngắm cảnh.

Admire someone: Ngưỡng mộ ai.

Admirer: Người ngưỡng mộ.

Admit (v) to: Chấp nhận.

Admonish (v): Khiển trách—Khuyến dụ.

Admonisher (n): Người khuyên bảo.

Admonition (n): Lời cảnh cáo—Lời khuyên bảo.

Admonition staff: See Keisaku.

Adodhya: An important city in the Kingdom of the Kosalas—Một thành phố quan trọng trong vương quốc Kiều Tát La—See A Du Đà.

Adopt (v): Nhận.

Adopt a new faith: Accept a new faith—Chấp nhận một tín ngưỡng mới.

Adoption (n): Sự nhận nuôi.

Adorability (n): Sự đáng sùng kính.

Adorable (a): Đáng tôn thờ.

Adoration (n): Sự tôn kính. Adore (v): Look up to—To revere—Put trust in Chiêm ngưỡng—Tôn thờ—Quy ngưỡng.

Adorn (v): Alamkaraka (skt)—Decorate— Ornament—Trang hoàng—Trang Nghiêm—See Adornment.

Adorn an altar or shrine: Decorate an altar—

Trang trí bàn thờ.

Adorn an image of the Buddha: To take an image of Buddha in procession—See Hành

Tượng.

Adorned by excellent characteristics: Tướng Hảo Trang Nghiêm—Tướng thân của đức Phật.

Adorned Flower Bodhisatva: Hoa Nghiêm

Vương Bồ Tát.

Adorned to have a clear understanding of dharma: Abhisamaya-lankara (skt)—Trang

Nghiêm Chứng Đạo.

Adorned with: Được trang hoàng (bằng).

Adorning: Mandana (skt)—Trang hoàng. Adornment (n): Alamkaraka (skt)—Ornament— See Trang Nghiêm.

Adornment atmosphere: Trang Nghiêm phong luân.

Adornment of the Blessedness: Punya (skt)—See Phước Đức Trang Nghiêm. Adornment of blessedness and virtue: Phúc đức trang nghiêm.

Adornments emit marvelous sounds that delight all hearers: Tất cả những đồ trang sức đều tự phát diệu âm, ai nghe cũng đều vui mừng cả.

Adornment of Good deeds: Phúc đức trang nghiêm.

Adornment of the Pure Land: Sukkhavativyuha (skt)—Trang Nghiêm Tịnh Độ. Adornment of the wisdom: Prajna (skt)—See Trí Huệ Trang Nghiêm.

Adosa (p): Non-aversion—Non-hatred—Không

Sân.

Adosa kusala (p): Wholesome root of nonhatred—Vô sân thiện căn.

Aduhkha-sukha-karma (skt): Bất khổ bất lạc nghiệp—Karma which is without suffering nor happiness.

Adukkha asukha (p): Bất khổ bất lạc—Not happy nor suffering—Without suffering, without happiness.

Adukkha-asukha vedana (p): Neither pleasant nor painful feeling—Vô Ký Thọ—Phi khổ phi lạc thọ.

Adukkha asukha-vedaniya-karma (skt):

Receive neither pain nor pleasure in the flow of karma—Thuận Bất Khổ Bất Lạc Thọ Nghiệp. Adukkha-masukha-vedana (p): Indifferent feeling—Thọ Vô Ký. Adult (n): Trưởng thành

Adulterer (n): Kẻ gian dâm

Adulteress (n): Người nữ phạm tội ngoại tình.

Adulterous (a): Thông gian.

Adulterous conduct: Dục Tà Hạnh—Tà Hạnh. Adultery (n): Ngoại tình—Tà dâm—Adulterous conduct.

Advaitananda (skt): Mahamangala (skt)—Bliss of knowledge of the absolute—Real happiness— True happiness—Chân hạnh phúc.

Advance beyond terminology to meditation, or study and accordant action: Quán hạnh Tức Phật—Chẳng những lý giải mà còn thiền quán và y giáo phụng hành—See Lục Tức Phật.

Advance (v) in one’s cultivation: Tiến bộ trong việc tu tập.

Advance progressively: Tiệm tiến.

Advanced: Tiến bộ—Khai triển. Advanced Knowledge: Name of a Bodhisattva—

See Tăng Trí.

Advancing fruit: Adhipatiphala (skt)—Aggregate effect produced by the karma hetu—Quả tập hợp tạo bởi nghiệp nhân—See Tăng Thượng Quả and Ngũ Quả.

Advancing mind: Tăng Thượng Tâm—Advancing or improving mind, superior mind—Tâm tăng trưởng cường thịnh hay thế lực của định tâm, hay tâm siêu việt.

Advantage (n): Lợi ích—See Nhị Ích.

(Personal) Advantage (n): Lợi ích cá nhân.

Advantage of someone: Lợi dụng. Advaya (skt): Advika (p)—Advaita (skt)—Nonduality—See Bất Nhị.

Advaya-siddhi (skt): Luận Thành Bất Nhị— Name of a work of commentary—Tên của một bộ luận.

Advaya-jnatritva (skt): Tri Kiến Bất Nhị—

Knowledge of non-duality—Nondualistic knowledge (the knowledge without thinking of extremes)—Tri kiến không nghĩ đến nhị biên. Advayta or Advaita (skt)—Hindu term meaning non-dual or not two. A state of mind free from subject-object relationship, reasoning, comparing, etc.—Từ ngữ của Ấn Độ giáo có nghĩa là ‘bất nhị.’ Trạng thái không còn quan hệ chủ thể và đối tượng, lý luận, hay so sánh, vân vân.

Adversary (n): Kẻ thù—Enemy. Adverse (a): Bất lợi—Disadvantages—

Unfavorable.

Adverse circumstances: Adversity—Nghịch Cảnh—Nghịch Khảo.

Advertise one’s own power or virtue: Tự thuyết công năng hay nói ra cái hay giỏi của mình hay tự khoe tài giỏi để cầu lợi dưỡng.

Advesa (skt): Adosa (p)—Advesha (skt)— Absence of anger—Non-malevolence—Not angry—Vô sân (không sân hận). Advice to lay people: Kinh Thi Ca La Việt— Kinh dạy người tại gia.

Advika (p): Advaya(skt)—Advaita (skt)—Nonduality—Bất Nhị.

Advise (v): Khuyên—To recommend—To counsel.

Advise (v) against: Khuyên ngăn—To dissuade.

Advise (v) oneself: Tự an ủi.

Advise (v) (exhort) someone of something:

Khuyên ai về việc gì.

Adviser (n): Người hướng dẫn—There are two kinds of advisor.

Advita (p): Advaita or Advaya (skt)—Advaya (p)—See Bất Nhị.

Advocate: (n): Người bào chữa hay biện hộ—(v): Bào chữa hay biện hộ cho ai. Advocate of consciousness-only: Duy Thức Luận

Giả (luận gia về duy thức).

Advocate of the theory of inconsistent causation: Luận gia về bất bình đẳng nhân. Adya-sakti (skt): Primal power—See Tiên Thiên Nguyên Khí.

Aeon (n): Kalpa (skt)—An immeasurable long period of time—See Kiếp.

Aestheticism (n): Duy mỹ chủ nghĩa.

Affair (n): Sự tướng—Phenomena—Practice.

Affected: Cảm động—Moved—Touched.

Affected by: Do bởi.

Affection (n): Ái.

  1. Kàma (skt): Ràga (skt)—Love—Sự mến mộ—Ái tình—Cảm tình.
  2. Maitri (skt): Metta (p)—Affection—Loving kindness—Tenderness—Lòng từ.
  3. Karuna (skt): Compassion.
  4. The eighth of the twelve factors of conditioned arising: Yếu tố thứ tám trong thập nhị nhân duyên—See Thập Nhị Nhân Duyên. Affection for man and kindness towards creatures: Ái nhân lợi vật (lòng nhân của con người).

Affectionate (a): Thương yêu.

Affectionate speech: Priyavacana (skt)—Kind speech, or pleasant words—See Ái Ngữ Nhiếp.

Affective conversion: Sự hoán cải tình cảm.

Affiance (n): Vow—Lời thề hứa trung thành.

Affiliate (v): Gia nhập hay kết nạp, nhận làm hội viên—Affiliate oneself to a society—Tự kết nạp vào hội.

Affiliation (n): Sự gia nhập hay kết nạp, sự hội nhập.

Affinities: Duyên.

Affinity: Duyên phận—Mối quan hệ—See Quan

Hệ Tánh.

Affirm (v): Nhận chắc—Xác nhận. Affirmation (n): Sự khẳng định—See Khẳng Nhận.

(Way of) Affirmation (n): Positive way—Đường hướng tích cực.

Affirmative: Eva (skt)—Yes—Tiếng trả lời khẳng định.

Affix (v) to: Gắn chặt vào.

Affix a seal to a document: Đóng dấu một tài liệu.

Afflict (v): Gây tai họa.

Afflicted consciousness: Nyn yid (tib)—Cấu Thức—Tâm cấu nhiễm—Afflicted mind.

Afflicted with illnesses: Bệnh hoạn nơi thân. Afflicted karma: Phiền Não Nghiệp (nghiệp gây ra phiền não).

Afflicted mind: Nyn yid (tib)—Phiền Não Tâm (tâm phiền não)—Afflicted consciousness.

Afflicted with old age and declining strength: Tuổi cao sức yếu—Even under normal circumstances, when you are in good health, you may be afflicted with old age and declining strength, beset by all kinds of worries and sorrows. Keeping the aging body together is a neverending task; how can you have time for practicing meditation?—Dù bạn chưa có bệnh, nhưng bị tuổi cao sức yếu, đủ sự suy kém, áo não buồn than, chỉ lo sư việc trên cái thân già còn chưa xong, chắc chi đã tu tập thiền định được?

Affliction (n): Distress—Misery—Pain—

Suffering—Nỗi khổ sở—See Phiền Não. Afflictions of those of advanced states of mind: Thượng Tâm Phiền Não—Phiền não của các bậc thượng tâm.

Affliction is bodhi and mortality (samsara) is nirvana: Sanh tử tức Niết Bàn—Phiền não tức bồ đề, sinh tử tức niết bàn.

Afflictions are Bodhi: See Phiền Não Tức Bồ Đề.

Afflictions arising from external stains: Khách trần phiền não.

Afflictions (Klesas) arising from false reasoning: Phân biệt khởi phiền não—Phiền não y nương vào các duyên mà khởi dậy những tà lý luận.

Afflictions arising from the karma of suffering: Illusion, accordant action, and suffering—See Phiền Não Nghiệp Khổ.

Afflictions caused by desire or desire to have: Raga (skt)—See Tham Phiền Não. Afflictions caused by doubt: Vicitiksa (skt)—See Nghi Phiền Não.

Afflictions caused by False views: Drishti (skt)—See Ác Kiến Phiền Não.

Afflictions caused by pride or self-conceit:

Mana (skt)—See Mạn Phiền Não.

Afflictions caused by resentment or anger: Pratigha (skt)—See Sân Phiền Não.

Afflictions caused by stupidity or ignorance: Mudhaya (skt)—See Si Phiền Não. Afflictions of contaminated karma: See Hữu Lậu Chư Nghiệp Phiền Não.

Afflictions countered in the path of cultivation: Tu Hoặc—See Tư Hoặc.

Afflictions of delusion: Phiền não vọng tưởng hay phiền não gây ra bởi si mê.

Affliction and defilement: Phiền não và ô nhiễm.

Afflictions derived from confusion regarding phenomena: Sự Phiền Não hay phiền não sanh ra từ sự lẫn lộn hiện tượng.

Afflictions eliminated by insight into the truth of suffering: See Kiến Khổ Sở Đoạn Phiền Não. Afflictions (annoyances) are inexhaustible (endless), I vow to end (cut) them all: Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Afflictions are eliminated: Phiền Não Đoạn (cắt đứt phiền não).

Afflictions are inherently empty: Phiền Não Bổn Không (phiền não vốn là không. Afflictions (Klesa) natural to all: Câu sinh khởi phiền não—Phiên não do huân tập từ vô thủy đến nay.

Afflictions are inherently non-existent: Phiền Não Bổn Vô (phiền não vốn là không). Afflictions are originally empty: Phiền Não Bổn Lai Không Tịch (phiền não vốn trống không).

Affliction of pride and self-love: Phiền não gây ra bởi ngã mạn và ai kỷ.

Afflictions producing from discrimination: Phân Biệt Khởi Phiền Não—Phiền não do phân biệt mà khởi sanh.

Afflictions removed in the path of cultivation: Tu Đạo Sở Đoạn Phiền Não—Phiền não được giũ bỏ trên bước đường tu hành.

Affliction store: The store of moral affliction or defilement—Phiền Não Tạng (gốc của phiền não, nơi chứa nhóm phiền não uế nhiễm). Affliction and suffering: Phiền não và khổ đau.

Affliction as a thief: Phiền Não Tặc— Temptation or passion, as a thief injuring the spiritual nature—Giặc phiền não làm tổn hại túc mệnh, làm tổn thương pháp thân.

Affliction turbidity: Phiền Não Trược—The turbidity of affliction—See Ngũ Độc. Affliction of unenlightenment: See Si Sử. Afflictive (a): Phiền Não Tánh—Có tính chất gây ra phiền não.

Afflictive and cognitive hindrances: Phiền Não Sở Tri—Phiền não và các trở ngại cho hiểu biết.

Afflictive Emotion (n): Thống cảm.

Afflictive hindrances (n): Klesavarana (skt)— Hindrance of passions—Phiền não chướng hay trở ngại gây phiền não.

Afflictive karmic impressions: Karmic impression of affliction—Phiền Não Tập Khí— Các thói quen gây ra phiền não hay lực của phiền não.

Afflictive obstruction: Phiền Não Ngại—Những trở ngại gây ra phiền não.

Afflictive turbidity: Klesa-kasayah (skt)—See Phiền Não Trược.

Affluences: Lậu hoặc.

Affusion (n): Sự dìm trong nước—Heretic people believe that affusion ceremony (dipping into water) can wash away all their sins—Ngoại giáo cho rằng lễ dìm trong nước có thể xóa sạch tội lỗi.

Afghanistan: Area known today as Afghanistan was formerly known by such name as Gandhara, Kandahar and Balkh. By beginning of Christ Era, this area was still strongly influenced by Buddhism (according to the Archeological research in the 20th century); however, Buddhist culture began to decline in 7th century, and totally replaced by Islam in the beginning of 10th century—Khu vực mà bây giờ là A Phú Hãn, xưa kia là Gandhara, Kandahar and Balkh. Trước kỷ nguyên Thiên Chúa, khu vực nầy là khu vực mà văn hóa Phật giáo (theo nghiên cứu khảo cổ thế kỷ 20) rất thịnh hành. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ bảy thì ảnh hưởng Phật giáo trong khu vực nầy bắt đầu sút giảm, đến thế kỷ thứ mười thì hoàn toàn được thay thế bởi Hồi giáo. Afraid of suffering: Úy Cụ Chúng Khổ (sợ hãi sự khổ đau).

Afro-Asian: Á-Phi.

After: Later—Posterior—Hậu (về sau này).

After all: Cuối cùng.

After being copied a third time, the original text is bound to be lost: Tam sao thất bổn (sau ba lần sao chép thì mất đi bản gốc).

After the Buddha’s death: After the Nirvana—

Diệt hữu.

After death: After death and after this life—See Sau Khi Chết.

After death our physical bodies return to dust:

Sau khi chết thân thể chúng ta trở ve cát bụi. After due consideration: Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.

After food: See Thực Hậu.

After life: Đời sống sau kiếp này—After death. After the Nirvana: After the Buddha’s death—

Diệt hữu.

After rain comes fair weather: Sau cơn mưa trời lại sáng.

After a storm comes a calm: Hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai.

After-taste: Dư vị.

After that: Sau đó.

Afternoon session of zazen: Hôji Zazen (jap)— One of the four periods of meditation (shijizazen), observed daily in Zen monasteries. Although the exact hours differ by monastery, sôshin-zazen is held after lunch, sometimes between three o’clock and five o’clock—Công phu tọa thiền vào buổi trưa, một trong bốn thời thiền tọa được các Thiền viện hành trì. Mặc dầu thời khắc chính xác khác nhau tùy theo tự viện, công phu tọa thiền vào buổi trưa được diễn ra sau giờ thọ thực, có khi giữa ba giờ và năm giờ chiều. Aga (p): Mountain—Núi.

Agada (skt): See A Già Đà.

Agadha (p): Bottomless—Very deep—Không đáy—Thật sâu.

Again and Again: Repeated—Lần nữa và lần nữa—Liên tiếp—Trùng trùng.

Against lust: Kamamithyacaradviratih (skt)— Kamesu-micchacara (p)—Không tà dâm—Not to engage in improper sexual conduct—Not to commit adultery—Abstain from all sexual excess, or refraining from sexual misconduct.

Against lying, deceiving and slandering: Mrsavadaviratih (skt)—Không vọng ngữ—Not to lie, deceive or slander—Refraining from lying speech.

Against murder: Pranatipataviratih (skt)—

Panatipata (p)—Không sát sanh—Not to kill or injure any living being—Refraining from taking life.

Against nature: Siêu phàm—Phi thường.

Against one’s will: Avirodha (skt)—Nghịch ý. Against the Rules: Sái phép—Contrary to the rules.

Against theft: Adattadanaviratih (skt)—

Adinnadana (p)—Không trộm cắp—Not to steal— Not to take anything which does not belong to you or what is not given to you.

Agalu (skt): Fragrant wood—Sandal incense—Gỗ trầm hương.

Agama (skt): Nikaya (p)—A traditional doctrine or precept—Collection of Buddha’s doctrine— Sacred work—Anything handed down and fixed by tradition—See Tạp A Hàm. Agama period: Time of the Deer Park—A Hàm Thời—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo. Agama in Sanskrit: Bộ kinh A Hàm viết bằng tiếng Phạn—See A Hàm and A Hàm Kinh. Agama Sutras Increased by One: Zo-Ichi- Agon-Kyo (jap)—See Tăng Nhất A Hàm. Agamiphala (skt): Fruit of non-returner—Bất Hoàn Quả.

Agamy (n): Chế độ vô hôn nhân—Chế độ độc thân.

Agantu-klesa (skt): External dirt—Guest-dust— Afflictions—Guest-defilement—Phiền Não—See Khách Trần.

Agara (p): Xứ—House—Dwelling place—Nhà—

Nơi cư trú.

Agarika (p): Layman—Người tại gia. Agaru (skt): Aguru (skt)—Trầm Đàn—Cây trầm hương và chiên đàn hương—Sandal incense.

Agastya (skt): A Kiệt Đa—The star Canopus:

Vòm Sao Canopus—Lightning: Tiếng Sét.

Agastya-rsi (skt): See A Kiệt Đa Tiên.

Agata (skt): Lai (đã đến nơi)—Come or arrived.

Agata-gamanani (p): Four ways of going wrong—See Tứ Bất Hành Xứ Hạnh. Agati (skt & p): 1) Wrong course or the wrong path as distinct from the right path, or the path to enlightenment: Tà đạo để phân biệt với Chánh đạo hay con đường đi tới giác ngộ; 2) Rebirth: Tái sanh.

Agati-gamana (p): Evil courses—Evil paths—Ác đạo.

Agati-sutta (p): Off-Course sutra—Sutra on Wrong Course—Kinh Thất Đạo—Kinh nói về con đường sai lầm.

Age (n): Tuổi—1) One of the twenty-four noninteractive activity dharmas: Jara (skt)—Lão— See Hai Mươi Bốn Pháp Bất Tương Ưng Trong Duy Thức Học; 2) Era: Thời đại; 3) 1,000th part of a kalpa: Yuga (skt)—Một phần ngàn kiếp; 4) The world: Loka (skt)—Thế gian. Age after age: Thế Thế—Hết đời này đến đời khác—From generation to generation.

Age of Degenerate Dharma: Pascima-dharma (skt)—Mappo (jap)—Age of Decadent dharma— The Degenerate Age of Dharma—See Mạt Pháp. Age of impurity: Kalpakasayah (skt)—Kiếp

Trược—Kiếp ô uế, kiếp dơ bẩn.

Age-long karmaic influence: Cảnh nghiệp tướng—See Thập Cảnh. Age of a monk as monk: Dharma summer—See

Hạ Lạp.

Age in the order: Tăng Lạp—Precept age— Sacerdotal age—Summer Retreat.

Age in terms of years spent as a monk or nun:

Hạ Lạp—Số năm tu hành của chư Tăng Ni.

Agelessness: Eternal youth—Bất lão.

Aged (a): Jara (skt)—Có tuổi—Lão. Aged (n): The aged—Lão—Người già cả—See

Bát Sư.

Agency (n): Đại lý—Môi giới—Tác dụng—Tác động.

Agenda (n): Tiến trình buổi họp hay buổi lễ.

Agent (n): Kartri (skt)—Tác nhân—Động nhân—

Nhân tố tạo ra tác động.

Agga (p): The highest—Cao nhất. Agganna (p): Known as the highest (a)—Được biết như là người hay sự việc gì cao nhất.

Agganna-sutta (p): Sutra on people or things known as the highest—Kinh Khởi Thế Nhân Bổn—Kinh nói về người hay sự việc gì cao quí nhất.

Aggha (p): Price—Giá trị.

Agghati (p): To be worth—To deserve—Có giá trị.

Aggi (p): Fire—Lửa.

Aggidatta (skt): Ký Đắc—Name of the father of Krakucchanda before He renounced the world— Tên của người cha của đức Phật Câu Lưu Tôn lúc ngài chưa xuất gia.

Aggikabrahmana (skt): Sự Hỏa Bà La Môn—A Brahman who practices fire-worship—Bà La Môn thờ Thần Lửa.

Aggikajatita (skt): See Sự Hỏa Loa Phái. Aggikkhandha (p): A mass of fire—Một đám lửa lớn.

Aggikkhandhopama-suttantakatha (p): Kinh

Hỏa Tụ—Sutra on a mass of fire.

Aggiparicarana (p): Fire-worship—Thờ lửa.

Aggisala (p): Heated room—Phòng được sưởi ấm.

Aggisikha (p): Flame—Ngọn lửa. Aggi-vacchagotta-sutta (p): Aggi-vacchagottasuttam (p)—Kinh về Hỏa trong Trung Bộ quyển 72—Sutra on fire in Majjhima Nikaya 72. Aggivessana (p): A Kỳ Xá Na—Tên của một bộ tộc Bà-La-Môn—Probably name of a Brahmin clan.

Aggregate (n): Skandhas (skt)—Ấm (Kiền Đà)— Tụ—Uẩn (khối kết hợp hay khối tập hợp)—Five Aggregations—Five skandhas: form, feeling, perception, volition (impulse), and consciousness—Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Aggregate of consciousness (n): Vijnana (skt)— Vinnana (p)—Vinnakkhandha (p)—See Thức

Uẩn.

Aggregate demons: Ấm ma—Aggregates themselves become obstacles on the path of cultivation. The five skandhas are considered as maras of demons fighting against the Buddhanature of men—Ấm hay uẩn trở thành những chướng ngại cho bước đường tu tập. Ngũ uẩn được xem như là Ấm ma chống lại Phật tánh của con người—See Ngũ Thập Ấm Ma.

Aggregate of the existence: Ấm—Uẩn—Những yếu tố tạo thành thân tâm của con người—See Ngũ Uẩn.

Aggregate of factors (n): Uẩn—There are five Aggregations—See Ngũ Uẩn. Aggregate of feelings (n): Vedanakkhandha (p)—See Thọ Uẩn.

Aggregate of form: Sắc Uẩn (sắc ấm)—See Ngũ Uẩn.

Aggregates of grasping: Uẩn thủ.

Aggregate of grasping of body: Sắc Thủ Uẩn. Aggregate of grasping of consciousness: Thức Thủ Uẩn—See Ngũ Uẩn Thủ. Aggregate of grasping of feelings: Thọ Thủ Uẩn—See Ngũ Uẩn Thủ.

Aggregate of grasping of mental formations: Hành Thủ Uẩn—See Ngũ Uẩn Thủ. Aggregate of grasping of perceptions: Tưởng Thủ Uẩn—See Ngũ Uẩn Thủ.

Aggregate matter (n): Rupakkhandha (p)—The skandha of form—See Sắc Uẩn. Aggregate of matter: Rupa (p)—Sắc uẩn— Aggregations.

Aggregate of mental activities: Hành Uẩn— Aggregate of mental formation.

Aggregate of mental formation (n): Samskara

(skt)—Sankhara (p)—Samkharakkhandha (p)—

See Hành Uẩn.

Aggregate of perception (n): Samjna (skt)— Sanjna (skt)—Sanna (p)—Sannakkhandha (p)— See Tưởng Uẩn.

Aggregate of sensations: Thọ Uẩn. Aggregate of volition: Hành Uẩn—Sự tích tụ của hành động.

Aggressive intent: Trưng—In Zen, there is a kind of question which contains an aggressive intent. A monk asked Mu-Chou: “The Patriarch came from India and what did he design to do here?” MuChou retorted: “You tell; what did he design?” The monk gave no reply, so Mu-Chou struck him—Trong Thiền, có loại câu hỏi chứa đựng một ý định bức bách. Một vị sư hỏi Mục Châu: “Tổ sư từ Ấn sang đây để làm gì?” Mục Châu cắt nghĩa: “Hãy nói, để lam gì?” Vị sư không đáp. Mục Châu bèn đánh cho—See Phần Dương Thập Bát Vấn. Agha (skt): Ác—Bad—Cruel—Evil—Hateful— Mischievous act—Wicked—Wrong—Wicked deeds which are against the right—Hành vi trái đạo lý (sẽ chuốc lấy khổ báo trong hiện tại và tương lai).

Aghana (skt): A Già Đàm—Not solid, not dense—Không rắn, không đặc. Aghanam (skt): A Yết Đa—A flash in the east, the lightning god; the term is defind as not solid, liquid.

Aghanistha (skt): Sound-accordance realm—Hòa Âm Thiên—Name of a heaven in the Brahman

heavens—Tên của một cõi trời trên trời Phạm Thiên.

Aghata-pativinaya (p): Nine ways of overcoming malice—See Chín Sự Điều Phục Xung Đột and Chín Xung Đột Sự.

Aghata-pativinaya-sutta (p): See Kinh Điều

Phục.

Aghata-sutta (p): Sutra on hatredness, in the Anguttara Nikaya X.80—Kinh Sân Khuể (kinh dạy về sự sân hận), trong Tăng Nhất A Hàm, quyển X.80.

Aghata-vatthuni (p): Chín thứ tổn hại.

Aghi (p): The sky—Bầu trời.

Agility (n): Sự nhanh nhẹn.

Aging: Lão.

Aging-illness-death: Lão Bệnh Tử—Old agesickness-death.

Agitate someone: Ruffle someone—Làm ai dao động.

Agitation (n): Chanda (skt)—Agitation— Excitement—Impulses—Sức thúc đẩy—

Restlessness—Ambitious—Unsettled—Trạo Cử—Những phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh.

Agitation and worry: Uddhacca-kukkucca (p)—

Trạo Cử Hối Quá Triền Cái.

Agnayi (skt): Hỏa Mẫu—Mother of fire, name of a deity—Tên của một vị trời.

Agni (skt): Aggi (p)—A Kỳ Nễ—A Kỳ Ni.

  1. Fire: Lửa.
  2. The fire-deva: God of fire—See Hỏa Thần. 3) A Kỳ Ni—See Ô Di Quốc.

Agni-dagdha (skt): Jhapita(skt)—Lễ hỏa táng hay trà tỳ—Cremation.

Agni-dhatu-samadhi (skt): See Hỏa Giới Định. Agni-hotra (p): Hỏa Tế—An ancient Indian custom of repentance—Một tập tục sám hối thời xưa của Ấn Độ.

Agnostic: (a): Thuộc về thuyết bất khả tri—(n): Người tin theo thuyết bất khả tri. Agnosticism (n): Thuyết Bất Khả Tri Luận—See Bất Khả Tri Luận Thuyết.

Agonshu (jap): A sect founded by Seiyu Kiriyama, which claims to base its doctrines and practices on early Buddhist teachings contained in the Agamas (collections of texts purportedly) taught by Sakyamuni Buddha. Kiriyama claimed that his studies of these texts revealed that most human problems are caused by the malevolent activities of the spirits of the dead, who afflict the living and cause spiritual hindrances and pollution (tatari). The goal of Agonshu is to cut the karmic ties to these spirits, because these ties allow the dead to continue to work their mischief. A tradition with a reputation for aggressive proselytizing, Agonshu is also famous for staging mass ceremonies in which huge bonfires are lit. It is claimed that these rituals serve to cut off massive amounts of karma for many people—Một tông phái được Seiyu Kiriyama sáng lập, tự cho là giáo pháp và thực hành của tông phái mình dựa trên giáo lý Nguyên Thủy của Phật giáo chứa đựng trong các kinh A Hàm, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy. Kiriyama cho rằng giáo thuyết mà ông học được cho thấy hầu hết những vấn đề của con người đều do các hành động hiểm ác của hồn ma của những ngươi chết, gây phiền chuốc não cho người sống cũng như gây ra những chướng ngại và nhiễm ô nơi tâm linh. Cứu cánh của Agonshu là cắt đứt những nối kết nghiệp với người chết, vì những nối kết này cho phép người chết tiếp tục làm chuyện xấu ác. Trường phái này nổi tiếng về việc xông xáo làm thay đổi ý kiến về tôn giáo của người khác. Agonshu cũng nổi tiếng về việc cử hành nghi thức trong đó nhóm lửa mừng thật lớn được đốt lên. Trường phái này cho rằng những nghi thức này nhằm cắt đứt khối nghiệp lớn của nhiều người.

Agony (n): Sự thống khổ—Sự phiền muộn. Agotra: Vô tánh Bồ Tát.

Agotra-bodhisattva (skt): Vô Tánh Bồ Tát— Non-nature Bodhisattva, name of a Bodhisattva—

Tên của một vị Bồ Tát.

Agree with (on, to): Biểu đồng tình—To express agreement—To show sympathy—To be in accord with.

Agura (jap): The loose cross-legged sitting position mostly used by Japanese, which is neither the half, nor the full lotus—Thế ngồi xếp chân lỏng thường được người Nhật dùng, không phải là thế bán hay kiết già.

Aguru (skt): Agaru (skt)—A Già Lâu.

  1. Name of a mountain: Tên của một ngọn núi.
  2. Tagara (skt): A Già Lư—Aloes wood—Eagle wood—Fragrant shrub—Sandal incense— Trầm hương—Một loại trầm hương—Fragrant aloe-wood; the incense that sinks in water. Lignum aloe tree the wood of which is used as incense—Một loại cây mà gỗ của nó được dùng làm nhang thơm để đốt (lõi chìm gọi là trầm hương, phần chìm một nửa là sạn hương,

phần nổi trên mặt nước thì gọi là hoàng thục hương).

Agyo (jap): Granted words—Master’s instructions—Words spoken about the Dharma or Buddhist teachings by a Zen master when teaching his or her students. The term also refers to a student’s expression in understanding the teachings in response to a question by the master—Huấn lệnh của vị thầy. Thuật ngữ cũng chỉ sự diễn tả của người đệ tử trả lời thầy mình ve sự thông hiểu giáo pháp của mình.

Ahaha (skt): Hahava (skt)—A Ha Ha—Cold hell—Hàn ngục—Hell of the only sound to frozen throats—Hổ hổ bà—Ẩu Hầu Hầu Địa Ngục—

Tiếng kêu rên hừ hừ từ trong cổ họng.

Ahamkara (skt): Ahankara (skt)—Ngã Mạn— The false belief of individuality, that the self contains some immortal and unchanging faculty or soul—Tà kiến về cái ngã bất tử và thường hằng.

Ahara (skt): Food—Nutriment—Thức ăn—Thực phẩm—Chất bổ dưỡng.

Ahara-sutta (p): Kinh Thực Phẩm—Sutra on food—Sutra on factors of awakening, in the Samyutta Nikaya, XL VI.51—Trong Tương Ưng Bộ Kinh, quyển XL VI.51.

Ahead of time: Trước thời hạn.

Ahetukacittani (p): Tâm vô nhân—Rootless consciousness.

Ahetuka-cittas (p): Not accompanied by beautiful roots—Unwholesome roots—Bất Thiện

Căn.

Aheya (skt): Nothing left to be cut off—See Phi Sở Đoạn.

Aheya-heya (skt): See Aheya.

Aheya-karma (skt): Vô Đoạn Nghiệp—Noextinction karma—Nghiệp không có sự chấm dứt. Ahicchatra (skt): A Hê Chế Đán La—Á Hê Xiết Đát La Quốc—Á Hê Xiết Đát La Quốc—A citadel of an ancient kingdom in Central India. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, there were about 10 monasteries with more than 1,000 Sammitiya monks—Còn gọi là A Đam Xa Đa La, một kinh đô của vương quốc cổ nằm trong vùng trung Ấn. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, xứ này có khoảng 10 tự viện với trên 1.000 Tăng sĩ thuộc phái Chính Lượng Bộ.

Ahimsa (p): Bất Hại—Bất tổn hại (không làm tổn

hại người khác)—Từ bi—Compassion— Harmlessness—Non harming—Non-injury—Nonviolence—Not hurting—Not harming—Not injuring.

Ahina-sutta (p): Sutra about a snake, in the Anguttara Nikaya, IV,67—Kinh Rắn, trong Tăng Nhất A Hàm, quyển IV.67.

Ahirika (p): Hành động bất thiện.

Ahirikam (p): Shamelessness—Vô Tàm.

Ahosi (p): Nghiệp Vô Hiệu Lực—Defunct karma. Ahosi-karma (skt): Vô Hiệu Nghiệp—Defunct karma—Ineffective karma—Nghiệp không có tác dụng.

Ahrika (skt): Shameless—Shamelessness— Unshameful—Without shame—Vô tàm—Không thấy xấu hổ khi làm việc ác (gây ra tội lỗi tự xét không thấy xấu hổ gọi là vô tàm, làm điều xấu xa trước mat người khác mà không thấy thẹn thùng gọi là vô quí).

Ahrikata (skt): See Ahrika.

Ahrikya (skt): Lack of shame—Shamelessness— Vô tàm—To do wrong, but always feel selfrighteous—Làm sai mà tưởng mình đúng nên không biết xấu hổ.

Ahu (skt): A Hô—Tán thán từ—Aho! An interjection—Kỳ lạ thay! Ahum (skt): See A Hồng.

Ahuneyyaggi (p): The fire of those to be revered—Lửa của người hiếu kính.

Ahura-mazda (skt): Yêu thần—King of the devils—Vua của loài yêu.

Ai (jap): Peace—Hòa.

Aichi-gakkuen (jap): Ái Trí Học Viện—Name of a Buddhist Institute in Japan—Tên của một Viện Phật Học ở Nhật Bản.

Aid: See Tế Độ.

Aids to Enlightenment: Những trợ giúp cho giác ngộ.

Aids to the karma: Trợ nghiệp—Aids to the karma of being born in Amitabha’s Pure Land such as offerings, chantings, etc—Nghiệp có thể trợ giúp cho việc vãng sanh như cúng dường hay niệm Phật.

Aid (v) secretly: Ám trợ.

Aiding to all fulfill poeple’s vows and accomplish their spiritual ends: Linh tha nguyện mãn—Một trong Thập Kim Cang Tâm.

Aiding causes: Trợ nhân.

Aiding karmas: Trợ nghiệp—Aids to the karma of being born in Amitabha’s Pure Land such as offerings, chantings, etc—Nghiệp có thể trợ giúp cho viec vãng sanh như cúng dường hay niệm

Phật.

Aigo (jap): Priya-vacana (skt)—Affectionate speech—Loving speech (words)—See Ái Ngữ. Aikuô (jap): A-Yu-Wang (chi)—See A Dục Vương.

Aikuô-zan (jap): A-Yu-Wang-Shan (chi)—A Dục Vương Sơn—Núi vua A Dục bên Tàu—Asoka Mountain in China—See Asoka Mountain.

Aim after gain: Seek wealth—Cầu tài.

Airavati: A lỵ la bạt đề.

Aitken, Robert: An American Zen roshi who first encountered Japanese culture as a prisoner of war during World War II. In 1950 he traveled to Japan and studied Zen with several famous Japanese masters. In 1974 he was certified as a Roshi by Yamada Doun Roshi and subsequently settled in Hawaii. He is one of the most influential Western Zen masters and has students all over the world. He has written a number of books, including “Taking the Path of Zen.”—Thiền sư người Mỹ người đã đi vào văn hóa Nhật Bản khi còn là một tù binh của đệ nhị thế chiến. Năm 1950, ông du hành đến Nhật Ban và học thiền với vài thiền sư nổi tiếng. Vào năm 1974 ông được thiền sư Yamada Doun Roshi ấn chứng và sau đó ông định cư tại Hạ Uy Di. Ông là một trong những Thiền sư Tây phương có ảnh hưởng lớn và có môn đệ khắp nơi trên thế giới. Ông đã trước tác một số tác phẩm trong đó có tác phẩm “Bước lên Đường

Thiền.”

Ailment: Illness—Bệnh hoạn (nhẹ).

Aim: Artha (skt)—Lợi lạc—Mục đích—

Meaning—Object—Advantage—Use—Wealth—

Motive.

Aim (v) at: Nham vào.

Aim at doing something: Direct one’s effort to something—Nhắm vào việc gì.

Aim of immediate attainment: Will of immediate attainment—Đốn chỉ.

Aim at the initial fruit: Sơ hướng quả (nhắm đến sơ quả).

Aim for the meaning of the Teaching, to quickly attain wisdom: Hạnh xu hướng pháp nghĩa vì mau được trí huệ—See Mười Chỗ Sở Hành Của Chư Đại Bồ Tát.

Air: Vayu (skt)—Vayo (p)—Wind, motion, or energy of motion—See Phong Đại.

Airavana (skt): Nhân La Na—Ế La Diệp—Nhân Na Bà Na—Y La Bà Nô—Y La Bát Đa La—Y La

Bát Na.

  1. See Y Lan.
  2. See Y La Bà Na.

Air element: Vayudhatuh (skt)—See Phong Đại. Air-monger: Người hay mơ tưởng hảo huyền.

Air wheel: Vayumandala (skt)—Wheel of Wind—See Phong Luân.

Aisvara (skt): Bất Tự Tại—Not independent— Not one’s own master—Under governance—

Không được như như tự tại.

Aisvarikas (skt): See A Thuyết La Bộ. Aitta (skt): Citasamprayuktasamskarah (skt)— Mental qualities—Tâm sở hữu pháp. Aizen-myo-o (jap): Ragaraja (skt)—God of Love—See Ái Nhiễm Minh Vương. Ajahn (thai): Teacher—Zen master—A spiritual guide or teacher—A Thai term for “acarya” in Sanskrit, used to refer to a Buddhist meditation master. One who knows or teaches the acara or rules of good conduct, or master or teacher of the dharma. One of the two kinds of spiritual masters (known in Buddhism) who not only has mastered the dharmas also has realized the truths they contain. However, in lay worldly society it can also be used for a senior school-teacher or college instructor—Từ ngữ Thái có nghĩa là Giáo thọ, được dùng để chỉ Thiền sư Phật giáo. Một trong hai loại thầy tinh thần được biết đến trong Phật giáo; ngươi chẳng những thông hiểu giáo lý mà còn thực chứng những chân lý chứa đựng trong đó. Tuy nhiên, trong xã hội của người tại gia thế tục, từ nầy cũng dùng để chỉ một thầy giáo thâm niên ở trung học hay đại học.

Ajajiva-sutta (p): Sutra about the fatalists’ student, Anguttara Nikaya III.73—Kinh người học trò của chủ thuyết vận mạng, Tăng Nhất A Hàm quyển III.73.

Ajalandika (p): Goat’s dung—Phân dê.

Ajana (skt): Vô Trí—Bất ngộ—Không giác ngộ— Lacking wisdom—Non-enlightenment—

Unknowledge.

Ajanana (p): Ignorance—Vô minh. Ajananta (p): Not knowing—Ignorant of—Không biết về cái gì.

Ajanna (p): Unclean—Impure—Bất tịnh. Ajanta: City in the western part of central India, famous for a series of Buddhist historical caves excavated in the sixth century (dating from 200 BC to 700 AD) in northwest Hyderabad, India— Thành phố miền trung tây Ấn độ, nổi tiếng nhờ một dãy những hang động lịch sử Phật giáo đã có từ thời 200 trước Tây Lịch và 700 sau Tây Lịch trong vùng Hyderabad.

Ajapalanigrodha (p): A-Na-Hòa-La-Ni-CâuLoại—Tên của một loại cây bên dòng sông Ni Liên Thiền—Name of a tree on the bank of Neranjara.

Ajara (skt): Avinasya (skt)—Bất Hoại— Eternal—Indestructible—Never decaying— Undecaying—Không tàn tạ hay mục nát—Vô cùng tận.

Ajari (jap): Sharya (skt)—An outstanding monk— Một vị sư xuất chúng—Translation of the Sanskrit term “Acharya”, title of a Buddhist master. In Japanese Buddhism, “Ajari” is used especially for an outstanding monk of the T’ien-T’ai or Shingon schools. However, today this term is used as a polite title for any monk, much as the term “Lama” is often loosely used today for any Tibetan monk. In Soto Zen, the term is used as an honored title of respect for any senior monk. It is not limited to teachers, but applied to any monk who has practiced Zen for more than five years— Từ dịch từ Phạn ngữ “Acharya”, một danh vị của một vị thầy Phật giáo. Trong Phật giáo Nhật Bản, người ta dùng từ “Ajari” để chỉ một vị sư xuất chúng của các tông Thiên Thai và Chân Ngôn. Tuy nhiên, ngày nay từ này được dùng như một danh vị lịch sự để chỉ bất cứ vị Tăng nào, gần giống như việc dùng từ “lạt ma” thường được dùng trong Phật giáo Tây Tạng ngày nay. Trong Thiền Tào Động, thuật ngữ được dùng như một danh hiệu tôn kính cho bất cứ vị Thiền Tăng cao tuổi hạ nào. Nó không chỉ dùng cho các bậc thầy, ma áp dụng cho bất cứ vị Thiền Tăng nào có trên năm năm tu tập thiền định.

Ajata (skt): Anutpatti (p)—Anutpada (skt)—Nonbirth—Not born—Not to be reborn—Exempt from rebirth—Unproductive—Sapless—Bất sinh. Ajata-kaundinya (skt): Ashavajit (skt)—A Nhã Kiều Trần Như.

Ajatasatru (skt): Ajatasattu (p)—See A Xà Thế. Ajatasattu (p): Ajatasatru (skt)—See A Xà Thế. Ajendriya (skt): Faculty of consciousness—Thức Căn.

Ajeyya (p): Invincible—Vô địch (không ai đánh bại được)—Vô Năng Thắng Bồ Tát, danh hiệu của Đức Phật Di Lặc—Ajita-Bodhisattva, a title of Maitreya Buddha.

Ajimha (p): Straight—Not crooked—Không tà vạy.

Ajina: Tri bổn tế—Liễu bổn tế. Ajina Kaundinya: A Nhã Kiều Trần Như—See

Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Ajinapatta (p): Con dơi.

Ajini (p): To conquer—Thống trị.

Ajinna: Vô tri.

Ajira (p): Court yard—Sân.

Ajiravati (skt): Hiranyavati (skt)—A ly la bạt đề—A Thị Đa Phạt Để—A Li Da Bạt Đề—A Thị Da Phạt Để—A Chi La Bà Đề—The river Hiranyavati—Tên sông A Li La Bạt Đề hay Hữu kim (thời Đường gọi sông nầy là Vô Thắng, Đức Thế Tôn đã nhập diệt bên bờ sông nầy).

Ajirika: A-kỳ-tỳ giả—Indigestion—Sự không tiêu hóa—An incorrect way of living—Cách sống không chánh đáng.

Ajita (skt): Ajeyya (p)—A Chế Đa—A Dật Đa

(Vô năng thắng)—Not conquered—Unsubdued— Unsurpassed—Invincible—Irresistible—Name of Maitreya or a future Buddha—Không bị chế ngự—Không bị khuất phục—Tên của Phật Di Lặc hay của một vị Phật tương lai.

Ajita-Bodhisattva (skt): A Dật Đa Bồ Tát—The Bodhisattva Ajita id Maitreya. In the future he will become a Buddha, but now he is at the stage of Equal Enlightenment—Bồ Tát A Dật Đa (Vô Năng Thang), tên riêng của Ngài Di Lặc. Ngài là bậc sẽ thành Phật trong tương lai, nhưng bây giờ Ngài đang ở ngôi Đẳng Giác. Ajita-Kesakambala (skt): A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La.

Ajita-Kesakambali (skt): Ajita Keshakambalin was a contemporary of the Buddha—See A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La and Lục Sư Ngoại Đạo. Ajita Keshakambalin: Ajita-Kesakambala—See A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La. Ajita-manava-puccha (p): Sutra on Ajita’s— Kinh A Thị Đa Vấn.

Ajitavati (skt): The river Hiranyavati—See A Thị Đa Phiệt Để.

Ajiva (skt): Livelihood—Mạng—Chánh Mạng, chánh đạo thứ năm trong Bát Chánh Đạo—Right Livelihood, the fifth step on the Noble Eightfold Path—See Bát Chánh Đạo.

Ajiva-kasayah (skt): Life impurities—Life turbidities—Mạng Trược. Ajivaparisuddhi sila (p): Giới Thanh Tịnh— Morality pertaining to purity of livelihood. Ajivivaka (skt): Tà Mạng Giáo, một giáo phái thời đức Phật—A religion during the time of the Buddha.

Ajja (p): Today—Hôm nay.

Ajjata (p): Từ bây giờ trở đi (tùng kim nhựt thủy)—From now onwards.

Ajjava (p):

  1. Justice: Công lý.
  2. Honesty: Sự lương thiện—Integrity— Straightness—Uprightness.

Ajjhabhasati (p): To speak—To address—Thuyết trình.

Ajjhacara (p): Wrong doing—Transgression— Wrong behavior—Sexual intercourse—Hành động sai trái (hành dâm).

Ajjhacarati (p): To conduct against the rules—To transgress—Phạm tội.

Ajjhasaya (p): Adhyasaya (skt)—Adhyasaya (skt)—Adhyasayati (skt)—Bottom of one’s heart—Mental disposition—Thâm Tâm. Ajhacinna (p): Habitually done—Được làm theo thói quen.

Ajiravati (skt): Hiranyavati(skt)—Sông A Di La Bạt Đề.

Ajjhaga (p): Experienced—Thể nghiệm hay kinh qua bằng kinh nghiệm.

Ajjhapana (p): Teaching—Instruction—Giáo thuyết.

Ajjhapanna (p): Become guilty of an offence—

Phạm tội.

Ajjharuhati (p): To rise up—To climb over—

Trèo lên.

Ajjhasaya (p): Intention—Sự cố ý—Thâm tâm.

Ajjhatta (p): Personal—Thuộc về cá nhân.

Ajjhattika-ayatana (skt): See Nội Giới.

Ajjhavara (p): A candidate—Ứng viên. Ajjhavasati (p): To inhabit—To settle down—Trú ngụ.

Ajjhavuttha (p): Inhabited—Occupied—Chiếm ngụ.

Ajjhaya (p): Chapter—Chương sách.

Ajjhayaka (p): Instructor—Teacher—Thầy dạy.

Ajjhayana (p): Study—Learning—Học. Ajjhesana (p): Invitation—Request (n)—Lời (sự) thỉnh cầu.

Ajjhesati (p): To invite—To request—Thỉnh cầu.

Ajjhogahati (p): To enter—Đi vào.

Ajjhokasa (p): The open air—Ngoài trời.

Ajjhupagacchati (p): To arrive—To reach—Đến. Ajjhupagamana (p): Arrival—Agreement—Sự đến—Sự thỏa thuận.

Ajjhupagata (p): Of the above—Theo trên. Ajjhupekkhana (p): Indifference—Negligence—

Sự lãnh đạm—Sự quen lãng.

Ajjhupekkhati (p): To be indifferent—Lãnh đạm. Ajjhupeti (p): To come near—To approach—Đến gần.

Ajjita (p): Earned—Collected—Thu thập được. Ajjtasena (skt): See Vô Năng Thắng Tướng. Ajna-Chakra (skt): It lies in the sushumna nadi between the eyebrows. One who concentrates on this chakra destroys all karma from previous lives—Điểm nằm giữa hai chân mày. Hành giả tập trung được vào đây sẽ có khả năng trừ được tất cả các hậu quả của hành động trong quá khứ.

Ajnana (skt): Unknowledge—Vô thức.

Ajnanakarmatrishna (skt): Ignorance, karma, and desire —See Vô Minh-Nghiệp-Ái. Ajnata (skt): Anna (p)—Tuệ Viên Mãn—Trí tuệ cao nhất—Trí tuệ kiện toàn—Tuệ tâm linh— Highest knowledge—Perfect knowledge—

Spiritual knowledge.

Ajnata-Kaundinya (skt): Anna konanna (p)— Anna Kodanna (p)—See A Nhã Kiều Trần Như. Ajnata-Vindriya (skt): Power of perfect knowledge of the four Noble Truths—Cụ tri căn. Ajnendriya (skt): The second of the three passionless roots—See Dĩ Tri Căn. Akaca (p): Flowless—Vô lậu (không chảy hay rỉ ra).

Akailiko (jap): Untimely—Phi Thời—Not at the proper or regulation time (from dawn to noon) for meals (after-noon)—Không đúng lúc (sau giờ ngọ).

Akala (p): Inappropriate time—Out of season—

Bất thời (không đúng thời).

Akaliko (skt & p): Timeless—Phi Thời—Không đúng lúc (sau giờ ngọ)—Untimely—Not at the proper or regulation time (from dawn to noon) for meals (after-noon).

Akamaka (p): Unwilling—Không tự nguyện. Akampiya (p): Immovable—Stable—Firm—Bất động.

Akanista (skt): Cõi trời vô sắc.

Akanishtha (skt): Akanittha (p)—Asamjnisattvah (skt)—A Ca Ni Trá—Heaven above thought—No Thought Heaven—Thoughtless Heaven—The highest of the Brahmalokas—The highest heaven of form—See Sắc Cứu Cánh

Thiên.

Akanittha (p): Akanishtha (skt)—Asamjnisattvah (skt)—A Ca Ni Trá—Sắc cứu cánh Thiên. Akanittha-deva (p): Beings in the Akanittha realm—Beings in the heaven of the most rarefied form realm—Sắc cứu cánh thiên chúng—Chúng sanh trên cõi trời sắc cứu cánh.

Akankha-sutta (p): Sutra on wishes, Anguttara Nikaya X.71—Kinh Ước Nguyện, Tăng Nhất A Hàm, quyển X.71.

Akankheyya-suttam (p): Akankha-sutta (p)— Sutra on wishes—Kinh Ước Nguyện.

Akanta (p): Bất thọ—Desireless.

Akarana (p): Non-action—Vô vi.

Akaraniya (p): That should not be done: Không nên làm việc ấy—Improper action: Hành động sai trái.

Akaronta (p): Not doing or not performing—

Không tạo tác.

Akarsana (skt): A Yết Sa Ni—Câu triệu. Akarsani (skt): A Yết Sa Ni—One of the five kinds of esoteric ceremonial—For calling or attracting of good beings or aid. Một trong năm loại tu pháp—Câu triệu hay Nhiếp triệu có nghĩa là vời đến.

Akasa (skt): A Ca Xa—The air—Atmosphere—

Emptiness—The sky space—Space—Hư không— Hư Không Vô Vi—Space is that which gives no hindrance and itself penetrates through any hindrance freely and manifests no change. One of the assamskrta dharmas, passive void or space— Pháp không chướng ngại và thâm nhập qua tất cả mọi chướng ngại một cách tự do không biến chuyển. Một trong những pháp vô vi, hư không vô vi hay không gian không hạn lượng, không biên tế, không tịch diệt, không chướng ngại.

Akasadhatu (skt):

  1. Emptiness element: Không đại.
  2. Space—Hư Không Giới (không gian, hư không).

Akasagarbha (p): Hư Không Tạng—See

Akasagarbha Bodhisattva.

Akasagarbha Bodhisattva (skt): Empty Store Bodhisattva—Space-garbha Bodhisattva—Hư Không Tạng Bồ Tát (hiện làm Đại Tiếu Kim Cương)—See Bát Đại Minh Vương. Akasa-nancayatana (skt): Akasa-nancayatanam (p)—See Akasanantya-yatanam.

Akasanantya-yatanam (skt): The land of infinite space—Sphere of boundless space—See Không

Vô Biên Xứ Định.

Akasanantyatana-Samadhi (skt):

Aksanantyayatana-dhyana (skt)—See Không Vô Biên Xứ Định.

Akasanetra (p): Hư không nhãn. Akasa-pratisthita (skt): Abiding in space—See Hư Không Trụ.

Akasa-pratisthita-bodhisattva (skt): Hư Không Trụ Bồ Tát—Bồ Tát trụ phía nam vũ trụ—A Bodhisattva who abides in the south of our universe.

Akasara (skt): Ác Sát Na—Ác Sát La.

  1. Imperishable: Không biến đổi—Vĩnh cửu— Unchangeable—Permanent—Unalterable.
  2. A root-word: Chữ gốc (không thay đổi)— Word-root—Unchanging word.

Akasa-Samadhi: Hư không tam muội. Akasa-samkrta (skt): Passive void or space—See Hư Không Vô Vi.

Akasa-sutta (p): Sutra on being in the sky, name of a sutra in the Samyutta nikaya XXXVI.12 (the Collection of Kindred Sayings)—Tên của bộ kinh nói về hư không trong Tương Ưng Bộ Kinh XXXVI.12.

Akasa-upama (skt): Examples on space—

Syllogism assuming that all things are unreal as space—Hư Không Dụ (thí dụ chỉ các pháp như hư không).

Akasha (skt): Space—Hư không—See Akasa.

Akashagarbha: See Hư Không Tạng. Akasagarbha Bodhisattva: See Hư Không Tạng

Bồ Tát.

Akasi (p): did, made, or performed—Đã tạo tác hay đã làm rồi.

Akasmatklesa (skt): Agantu-klesa (skt)— Afflictions—External stains—Guest-dust—Guestdefilement—Khách Trần—See Phiền Não. Akata (p): Not done—Not made—Chưa hoàn tất.

Akata (skt): Uncreated—Bất Tạo Tác—See Vô

Vi.

Akatannu (p): Ungrateful—Vô ơn bạc nghĩa.

Akchaya (skt): Endless—Vô tận. Akchayamati: Inexhaustible Bodhisattva—Vô tận Ý Bồ Tát.

Akhetta (p): Unsuitable place—Nơi không thích hợp.

Akincana (p): Untiring—Không mỏi mệt.

Akincanyayatana (skt): Heaven of Formless or the sphere of Nothingness—See Vô Sở Hữu Xứ. Akincanayyatana samadhi: See Vô Sở Hữu Xứ Định.

Akiriya (p): Non-action—See Vô Vi.

Akka (p): The sun—Mặt trời.

Akkamati (p): To step or tread upon—Dẫm lên.

Akkandati (p): Wail—Cry—Khóc than.

Akkanta (p): Stepped upon—Trodden—Dẫm lên. Akkha (p): Sense organ—Căn.

Akkhadasa (p): A judge—An umpire—Quan tòa—Trọng tài.

Akkhadhutta (p): Addicted to gambling—Ghien cờ bạc.

Akkhaka (p): Collar-bone—Xương cổ. Akkhama-sutta (p): Sutra on not resilience, in the Anguttara nikaya, V.139—Kinh nói về sự không còn bật dậy của tham sân si, trong Tăng Nhất A Hàm, V.139.

Akkhana (p): Inappropriate time—Bat thời hay không đúng thời điểm—See Chín Bất Thời Bất Tiết Dẫn Đến Đời Sống Phạm Hạnh.

Akkhana-asamaya-brahmacariya-vasaya (p): Nine unfortunate inappropriate times for leading the holy life—See Chín Bất Thời Bất Tiết Dẫn Đến Đời Sống Phạm Hạnh.

Akkhara (p): A letter: Chữ—Eternal: Vĩnh cửu.

Akkharapadani (p): Letters and words—Từ ngữ.

Akkhata (p): Unhurt—Not wounded—

Faultless—Không bị tổn hại.

Akkhati (p): To announce—To declare—Tuyên bố.

Akkhatu (p): One who relates or preaches—

Người thuyết giảng.

Akkhaya (p): Ajara (skt)—Aksaya (skt)—

Avinasya (skt)—Changeless—Decayless—

Eternal—Never decaying—Indestructible— Undecaying Bất biến—Bất Hoại—Không hoại diệt—Không tàn tạ hay mục nát—Vô cùng tận.

Akkhi (p): Eye—Mắt.

Akkhidala (p): Eyelid—Mí mắt.

Akkhikupa (p): Socket of the eye—Hốc mắt. Akkhitara (p): Pupil of the eye—Con ngươi của mắt.

Akkhitta (p): Not despised or thrown away— Không xem thường.

Akkhobha (p): Imperturbable—Bất động—Điềm tĩnh.

Akkhobha-buddha (p): Aksobhya-Buddha (skt)— Imperturbable Buddha—A Súc bệ Phật. Akkodha (p): Freedom from hatred—Thoát khỏi hận thù.

Akkodha (p): Non-enmity—Bất Nghịch.

Akkodhanao-anupanahi (p): Not disposed towards malice, animosity, and anger—Không buông lung phóng túng theo chiều hướng độc hiểm, thù oán và sân hận.

Akkosa (p): Akrosa (skt)—A Câu Lư Xá—Mạ lỵ—Scolding—Abusing.

Akkosati (p): To abuse—To scold—Lạm dụng. Akkosa-sutta (p): Sutra on insult, in the Samyutta nikaya, VII.2—Kinh nói về sự mạ lỵ trong Tương Ưng Bộ Kinh, VII.2.

Ak-Ku (jap): Mạc Ác Khẩu—Not to bad-mouth. Aklista (skt): Undefiled—Undeluded—Vô

Nhiễm.

Aklista-citta (skt): Vô Nhiễm Tâm—Undefiled mind—Tâm vô nhiễm—Undeluded mind. Ako (jap): Lowering the flame—Lowering the flame is the ritual action of starting the cremation fire at a funeral service. Today, the “Ako” is a symbolic gesture performed by the Buddhist monk leading the funeral service. The officiant symbolically lights the cremation fire with a torch. “Ako” is performed as one of the nine ritual actions comprising the funeral services for an abbot or another prominent member of the monastic community. It is also one of the three ritual actions characterizing Buddhist funerals for ordinary monks and lay believers—Hạ ngọn lửa xuống để bắt đầu lễ hỏa táng. Ngày nay thuật ngữ “Ako” là một điệu bộ tượng trưng của vị chủ Tăng trong tang lễ. Vị chủ Tăng đốt một cách tượng trưng bằng một ngọn đuốc. “Ako” còn một trong chín nghi thức bao gồm trong tang lễ của một vị Tăng trụ trì hay một thành viên nổi trội nào của cộng đồng Tăng chúng trong tự viện. Nó cũng là một trong ba nghi thức biểu thị trong một đám tang theo nghi thức Phật giáo dành cho một vị Tăng bình thường hay những cư sĩ.

Akovida (p): Not clever—Độn căn. Akrosa (skt): Akkosa (p)—A Câu Lư Xá—Mạ lỵ—Scolding—Abusing.

Aksa (skt): Rudraksa (skt)—Ác Xoa—Kim Cang Tử—Name of a tree (Eleocarpus ganitrus) a seed of which rosaries are made. A seed similar to a peachstone used for beads—Một loại cây mà hạt dùng làm tràng chuỗi. Một loại hạt giống như hạt kim cang dùng để làm chuỗi. Aksagarbha (skt): Ganganagarbha (skt)—See Hư Không Dựng.

Aksagarbha-sutra (skt): Akasagarbha-sutra (skt)—Sutra on treasure of space—Hư Không Tạng Kinh.

Aksamala (skt): Malya (skt)—A Xoa Ma La—1) A rosary: Chuỗi; 2) A symbol of the ten perfections: Biểu tượng của Thập Toàn.

Aksanirtha (skt): Akanistha (skt)—Heaven of the most rarefied form—Sắc Cứu Cánh Thiên. Aksapada (skt): Mục Túc Tiên—Founder of the Nyaya, or logical school of philosophers—Vị sáng lập ra phái Nhân Minh Luận.

Aksapada Gotama (skt): See Túc Mục.

Aksara (skt): Letter—Syllable—Chữ (mẫu tự).

Aksaya (skt): Akkhaya (p)—Eternal—Vĩnh cửu.

Aksayamati (skt): See A Sai Mạt. Aksayamati Bodhisattva (skt): Infinite Resolve Bodhisattva—See Vô Tận Ý Bồ Tát. Akshara (skt): Ruta (skt)—Văn Tự—Chữ viết— The letter—See Written words. Aksobha (skt): Calm—Imperturbable—Serene— Unagitated—Unmoved—See Vô Động. Aksobhya (skt): Akkhobha(p)—Bất Động— Immovable.

Aksobhya Buddha (skt): Akkhobha-buddha (p)—

Mi-bskyod-pa (tib)—Bất Động Tôn Như Lai— Đông Phương A Sấm Phật—Aksobya Buddha in the East—Immovable Buddha—Imperturbable Buddha—See A Súc Bệ Phật. Aksobhya-Delight-in-Light Buddha: A Súc Bệ Hoan Hỷ Quang Phật.

Aksobhya-tathagata-syavyuha-sutra (skt): Sutra on Aksobhya-Buddha land—Sutra on Imperturbable Buddha realm—A Súc Phật Quốc Kinh.

Aku-Byodo (jap): Sự đồng nhất tệ hại—A Japanese Buddhist term for “Bad sameness.” This is the tendency to see things as the same in the sense of a misunderstanding of the enlightened experience of the sameness of the nature of all things. In Zen view, this sameness of nature is transitional stage on the path to deeper enlightenment. One who remains stuck here and, because of the overwhelming experience of the sameness of nature of all things, overlooks their distinctness and uniqueness, falls into this bad sameness—Thuật ngữ Phật giáo Nhat Bản có nghĩa là “Sự đồng nhất tệ hại.” Đây là khuynh hướng thấy vạn hữu đồng nhất hay lý giải sai học thuyết về sự đồng nhất căn bản của vạn hữu. Theo quan điểm nhà Thiền, sự đồng nhất được thể nghiệm ấy chỉ là mot giai đoạn trung gian trên con đường dẫn tới đại giác sâu sắc. Người nào dừng lại ở giai đoạn này sẽ không thấy đặc tánh riêng và tánh đặc thù của vạn hữu, đó là bị rơi vào tình trạng “giải thích sai lạc về sự đồng nhất.”

Akudo (jap): Evil path, the term refers to the lower three of the six realms of existence—Ác đạo, thuật ngữ chỉ cho hạ tam đồ trong lục đạo— See Hạ Tam Đồ.

Akulakara (skt): A Cưu La Gia La.

  1. Disturbing: Phiền hà—Quấy rầy—Upsetting.
  2. Name of a wind: Tên của một thứ gió.

Akuppa-ceto-vimutti (p): Unshakeable deliverance of mind—Tâm giải thoát là tâm ở trạng thái bất động—See Bất Động Tâm Giải Thoát.

Akuppam-nanam (p): Immovable knowledge—

See Bất Động Trí.

Akusala (p & skt): Bất Thiện—Demeritorious— Evil (wrong—bad) deeds—Unwholesome deeds (anything connected with the unwholesome root or akasula mula) accompanied by greed, hate or delusion and cause undesirable karmic results or future suffering—Điều ác hay Bất Thiện—Điều không lành mạnh (là cội rễ bất thiện) theo sau bởi tham sân si và những hậu quả khổ đau về sau.

Akusala citta (skt): See Akusala cittam. Akusala cittam (p): Akusala citta (skt)—Bất Thiện Tâm—Unwholesome mind. Akusala-dharma-tathata (skt): Bất Thiện Pháp Chân Như.

Akusala-kamma (p): See Akusala karma. Akusala karma (s): Akusala-kamma (p)—Bất thiện nghiệp—Unwholesome deeds—Unskillful action which will produce painful results— Negative karma—Black path.

Akusala-mahabhumika (skt): General functions of evil—Đại bất thiện địa pháp.

Akusala-maha-bhumika-dharani (skt): See Akusala-maha-bhumika.

Akusalamula (skt & p): Fuzen-gon (jap)—Not wholesome roots—Roots of evil—Unwholesome roots—Bất thiện căn.

Akusala-vitakka: Tư tưởng bất thiện— Unwholesome thoughts.

Akushala (p & skt): Bất Thiện—Evil (wrong— bad) deeds—See Akusala.

Akushu-ku (jap): Trạng thái hư không bị hiểu sai lạc—A Japanese Buddhist term for “Falsely understood Emptiness.” This misunderstanding of the teaching of emptiness arises from the concept that understanding of emptiness can be acquired from learning, not neccesarily from the experience of enlightenment. In this misunderstanding, emptiness is understood as mere nothingness, as a negation of all existence. In the contrary, emptiness, as it is spoken of in Zen, had nothing to do with this purely philosophical concept of nothingness. It is an emptiness that is not the opposite of the existence of all things and their properties but rather the basis of this existence, and bears it and, from the standpoint of complete enlightenment, is absolutely identical with it. Thus, the Mahaprajnaparamita-hridaya-sutra emphasizes, “Form is no other than emptiness, emptiness is no other than form.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Trạng thái hư không bị hiểu sai lạc.” Cách lý giải sai lạc này khởi lên từ việc xem sự am hiểu về hư không có đươc từ sự học chứ không nhất thiết từ sự thể nghiệm đại giác. Trong cái hiểu sai lạc này, hư không ở đây là đối tượng của một sự lý giải về hư vô, nó được đồng nhất với hư vô, hay với sự phủ định về mọi tồn tại. Ngược lại, hư không mà nhà Thiền nói tới không có liên quan gì đến khái niệm thuần túy triết học “hư vô” cả. Đây là chân không, không những trái ngược với sự tồn tại của các sự vật và những phẩm chất của chúng, mà nó chính là nền tảng của sự tồn tại đó. Chính nó làm cho các sự vật hiện rõ lên, chính nó mang các sự vật đó và từ quan điểm viên giác, nó tuyệt đối đồng nhất với các sự vật. Vì thế mà Kinh

Bát Nhã Ba La Mật Đa nhấn mạnh, “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” (hình thức chỉ là hư không, hư không chỉ là hình thức mà thôi).

Akutila (p): Straight—Honest—Not crooked— Thẳng thắn—Thành thật—Không tà vạy.

Akutobhaya (p): Safe from every direction—An toàn từ mọi phía.

Alabdha (skt): Anupalabdhya (skt)—

Anupalambha (skt)—Inaccessible—

Unachievable—Unattainable—Unattained—Bất Khả Đắc—Không thể đạt được—Không thể thành tựu được.

Alabho (p): Loss—Thất—Bất Đắc hay thua kém—Decline.

Alaggadupamasuttam (p): Ahina-sutta(p)— Sutra about a snake—In the Anguttara Nikaya, IV,67—Kinh Rắn, trong Tăng Nhất A Hàm, quyển IV.67.

Alakkhana (p): Without characteristics—See Alaksana.

Alaksana (skt): Vô Tướng.

  1. Without marks or recognizable signs: Không có tướng trạng hay các dấu hiệu có thể nhận được.
  2. Formless: Does not occur—Have no existence—Is not found—Signlessness—No marks or characteristics—Nothingness—

Without appearance, form, or sign—Không có hình tướng.

  1. Absolute truth as having no differentiated ideas: Chân lý dứt tuyệt mọi tướng.
  2. Nirvana: Niết Bàn.

Alaksana Buddha: Nirkasana Buddha (skt)—The Buddha without thirty two or eighty marks, i.e. Nagarjuna—Vô Tướng Phật Phật không có 32 tướng hảo hay 80 tướng tốt, như ngài Long Thọ. Alala (skt): Apapa (p)—A Ba Ba Địa Ngục—Địa ngục A La La—Habava or Apapa—Where it is so cold that only this sound can be uttered—Nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được.

Alamana-vedaniyata (skt): Sở Duyên Thọ— Feeling of objects of perception—Cảm thọ về đối tượng của nhận thức.

Alamba (skt): Quỷ Lam Bà, thường não hại trẻ em—Name of a ghost that usually harms children. Alambalambya (skt): Năng duyên sở duyên hay chủ thể và đối tượng—Mutual dependence, subject and object.

Alambana (skt): Arammana (p)—Sở duyên—See Phan duyên.

Alambana-hetu (skt): Adhipati-pratyaya (skt)— Conditioned condition—The reasoning mind, or the mind reasoning—Intelligence in contact with its object—See Sở Duyên Duyên.

Alambana-pariksa-sastra (skt): A work of commentary (treatise) on the contemplation of mind reasoning—Quán Sở Duyên Duyên Luận. Alambana-pratyaya (skt): Dị Duyên—Sở Duyên Duyên—Things distracting the attention, distracting thoughts; the action of external objects conditioning consciousness—Những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự chăm chú, hay tập trung tư tưởng.

Alambana-vigata (skt): Viễn ly sở duyên— Freeing oneself from mind reasoning—Freeing oneself from environmental or contributory cause.

Alamkaraka (skt): Trang Nghiêm—Adornment— Ornament—Glory—Honour—To ornate—

Stately—Imposing—Dignified—To adorn, e.g. the adornments of morality, meditation, wisdom, and the control of good and evil forces—Dùng những thứ hay đẹp để làm đẹp cho đất nước hay quốc độ, hoặc dùng công đức làm đẹp cho bản thân.

Alamkarrasura (skt): Pure illumination Samadhi—Tịnh chiếu minh tam muội.

Alan Watts (1915-1971): See Watts, Alan. Alapunya (skt): Unhappy—Unfortunate—Vô

Phúc.

Alara-Kalama (p): Uất Đà Ca La La—See A La La.

Alasanda: A lệ tán.

Alatacakra (skt): Tuyền Hỏa Luân—A firewheel—A wheel of fire—See Hỏa Luân. Alatacakra-seal: Seal of a fire-wheel—See Hỏa Luân Ấn.

Alaya (skt): Alaya consciousness—See A Lại Da

Thức.

Alaya consciousness: Alaya Vijnana (skt)—See A Lại Da Thức.

Alaya Heresy: See A Lại Da Ngoại Đao. Alaya-vijnana (skt): Alaya-vinnana (p)—See A Lại Da Thức.

Alaya-vinnana (p)—Alaya-vijnana (skt)—See A

Lại Da Thức.

Aliyavasani-sutra (skt): Sutra on the holy seeds—Kinh Thánh Chủng.

Alchi: The small village of Alchi, located about seventy kilometers west of Leh in Ladakh, on the left bank of the Indus River. Tibetan inscriptions in all three buildings give the names, though no dates, of the founders, who apparently belonged to the ruling families of the Ladakhi kingdom— Một ngôi làng nho có tên Alchi, name khoảng 70 cây số về phía tây thành Leh trong vùng Ladakh, bên bờ trái sống Ấn Hà. Những chữ khắc bằng tiếng Tạng cho biết tên của những người sáng lập, mặc dầu không có niên đại, những người này thuoc gia đình dòng họ cai trị của vương quốc Ladakhi.

Alcohol prohibition (n): Cấm uống rượu.

Alertness (n): Introspect—Cảnh giác—Tỉnh giác—See Thập Pháp.

Alex Wayman: See Wayman, Alex.

Alexander Csoma de Koros : A Hungarian scholar who made a daring journey (1818-1823) from his native Transylvania to India and having learned Tibetan from the monks of Ladakh wrote his Tibetan grammar and his Tibetan dictionary in 1834, and published his famous “Analysis of the Kanjur” (Asiatic Researches, Vol. 20, 1836)—Một học giả người Hung Gia Lợi đã có một cuộc hành trình táo bạo từ năm 1818 đến năm 1823 từ quê hương ông ở Transylvania đến Ấn Độ và sau khi học tiếng Tây Tạng từ các vị sư ở Ladakh, ông đã soạn bộ Văn Phạm Tạng Ngữ cùng cuốn tự điển Tạng Ngữ năm 1834, và xuất bản tác phẩm nổi tiếng của ông, “Phân Tích Thư Mục Kanjur” (trong Asiatic Researches, quyển 20, xuất bản năm 1836)

Alienating words: Words which cause estrangement between friends—Ly gián ngữ. Alienation (n): Sự làm cho xa lìa hay sự tha hóa. Alight (v) from: Xuống từ—Đức Thế Tôn giáng trần từ cung trời Đâu Suất—The Buddha alighted from the Tushita.

Alike: Like—Similar—Identical—Attainmentlike (this is only a temporary situation)—Tương

Tự.

Alike in body and alike in perception: Beings alike in body and alike in perception such as Heavens of pure dwelling—Loài hữu tình có thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như Tịnh Cư Thiên.

Alike in body and different in perception such as Light-sound heavens (Abhasvara): Loài hữu tình có thân đồng nhất, tưởng sai biệt như Quang Âm Thiên.

Alingi (skt): A Lê Nghi—To embrace: Ôm ấp—A small drum: Cái trống nhỏ—A kind of esoteric meditation: Một loại thiền Mật giáo. Alive (a): Jiva or Jivaka (skt)—Lively—Living— Sống động.

All: Nhất Thiết—The whole—Altogether—Hết thảy—Tất cả.

All-absorbing synpathy: Tình cảm chan chứa. All the accessory conditions: Environmental causes which influence life—Chư duyên. All-accomplishing wisdom: Krtyanusthana-jnana (skt)—See Thành Sở Tác Trí. All activities: Nhất Thiết Nghiệp—Tất cả nghiệp—Tất cả mọi hành động—All karmas. All adepts: Nhất Thiết Thánh Nhân—Tất cả các bậc Thánh—All sages—All saints. All afflictions, wrath, and folly: Phiền não tham san si—All afflictions, wrath, and folly are weapons of enlightening beings because they liberate sentient beings through afflictions. Enlightening Beings who abide by these can annihilate the afflictions, bondage, and compulsion accumulated by all sentient beings in the long night of ignorance—Tham, sân, si và tất cả phiền não là khí giới của Bồ Tát, vì dùng môn phiền não để độ chúng sanh. Chư Bồ Tát an trụ nơi pháp nầy thời có thể diệt trừ những phiền não, kiết sử đã chứa nhóm từ lâu của tất cả chúng sanh. All afflictive hindrances: Nhất Thiết Phiền Não Chướng—Hết thảy trở ngại gây nên phiền não.

All in all: Nói chung.

All and all are one, each being a universal cause: The doctrine of conditional causation of Complete Mahayana, in which one is all and all are one, each being a universal cause—Viên Giáo (trừ Đốn Giáo vì loại nầy theo tông chỉ ‘vô tướng ly ngôn’), trong đó một là tất cả, tất cả là một— See Pháp Giới Duyên Khởi.

All alone: Một mình—Đơn độc.

All along: Từ đầu đến cuối.

All around: Xung quanh. All at once: Thình lình.

All ascetic practices: Nhất Thiết Khổ Hạnh—Tất cả các pháp tu khổ hạnh.

All bases: Samanta (skt)—Everywhere—Tất cả mọi nền tảng—Tất cả mọi nơi. All beings: All that exists—Vạn hữu—Tất cả mọi chúng sanh (cả hữu tình lẫn vô tình).

All beings accomplish Buddhahood: Nhất Thiết Chúng Sanh Giai Tất Thành Phật Quả—Tất cả mọi chúng sanh đều thành Phật.

All beings become Buddha: Nhất thiết chúng sanh giai tất thành Phật—All beings have the Buddha-nature and must ultimately become enlightened—Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và cuối cùng rồi cũng đạt được giác ngộ.

All beings obtain wisdom of the divine ear: Thiên Nhĩ Trí Thông Nguyện—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

All beings obtain wisdom of the divine eye: Thiên Nhãn Trí Thông Nguyện—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

All beings possess feeling: Hàm tình.

All beings possessing life: Hàm Sanh—Hàm tình—Hàm Thức—All beings possessing feeling—All sentient beings—Tất cả hàm linh hay chúng sanh đều có mạng sống.

All beings in the ten realms attain

Buddhahood: Nhất Thiết Thập Giới Chúng Sanh Giai Thành Phật—Hết thảy chúng sanh trong mười phương pháp giới đều thành Phật. All benefits: Nhất Thiết Lợi Lộc—Tất cả lợi ích.

All-bestowing: Sarvada (skt)—Nhất Thiết Thí— One who who gives his all—Toàn thí hay bố thí hết tất cả mọi thứ mình có.

All births: Nhất Thiết Sanh—Tất cả sự sanh ra. All Bodhisattvas: Nhất Thiết Chư Bồ Tát—Tất cả các vị Bồ Tát.

All Bodhisattvas and Mahasattvas: Nhất thiết Bồ Tát Ma Ha Tát.

All Bodhisattva stages: Nhất Thiết Chư Bồ Tát Trụ—Tất cả các bậc hay quả vị của chư Bồ Tát. All Buddhas: Nhất Thiết Phật—Tất cả các vị Phật.

All Buddha lands: Nhất Thiết Phật Độ—Tất cả các cõi Phật.

All Buddhist teachings: Nhất Thiết Phật Pháp—

Tất cả giáo pháp của Phật giáo.

All causes and conditions: Nhất Thiết Nhân Duyên—Tất cả nguyên nhân và điều kiện.

All classes of living beings: Quần loại—

Especially the sentient—Tất cả chủng loại chúng sanh, đặc biệt là những chúng sanh hữu tình. All cognitive objects: Nhất Thiết Sở Tri Cảnh— Tất cả sự vật mà mình nhận biết được.

All complete vehicle: Viên thừa—The final teaching of Buddha—Phật Thừa hay giáo pháp viên mãn không thiếu sót.

All compound things: Nhất Thiết Hành—Hết thảy mọi sự vật và hiện tượng.

All compound things are egoless: Sabbesankhara-anatta (p)—Nhất Thiết Hành Vô Ngã— Hết thảy mọi sự vật và hiện tượng đều không có tự ngã.

All compounded phenomena: Nhất Thiết Hữu Vi—All phenomena—The phenomena or all that is prodcued by causative action. Everything that is dynamic and not static—Tất cả pháp hữu vi—Tất cả các hiện tượng do duyên sanh.

All compounded phenomena are suffering:

Nhất Thiết Hành Khổ—Hết thảy mọi sự vật và hiện tượng đều khổ—All compounded things are suffering.

All conceptualization of the dharma: Nhất Thiết Chư Pháp Tưởng—Tất cả mọi khái niệm về hóa pháp.

All conditioned phenomena: See Nhất Thiết Hữu Vi.

All conduct or action: Chư hạnh.

All consciousnesses: Nhất Thiết Thức—Tất cả các ý thức và hiểu biết.

All constituents: Nhất Thiết Y—Tất cả các yếu tố tạo thành.

All contaminants: Nhất Thiết Hữu Lậu—Tất cả những nhiễm trược.

All contaminants are extinguished: Nhất Thiết Hữu Lậu Tận—All contaminations are extinguished—Tất cả những nhiễm trược đều chấm dứt.

All are co-related: Tất cả đều cộng đồng liên hệ. All courses of activities: All courses of karmas—

Nhất Thiết Nghiệp Đạo—Tất cả dòng nghiệp— Tất cả mọi hành động.

All courses of karmas: See Nhất Thiết Nghiệp Đạo.

All day long: Suốt ngày.

All defilements: Nhất Thiết Tạp Nhiễm—Tất cả các tạp nhiễm.

All the deluded: All delusions—Quần mê—Chỉ

chung những chúng sanh hãy còn mê mờ điên đảo. All delusions: Nhất Thiết Mê—Tất cả những ảo tưởng mê lầm.

All demons: Nhất Thiết Ma—Tất cả những ma quỷ hay chướng ngại.

All is devoid of a self: Anatman (skt)—Vô ngã. All dharmas: Nhất Thiết Pháp—Chư pháp—Tất cả các pháp—Vạn pháp.

All-Dharmas-Always-Fulfilled-King Buddha:

Nhất Thiết Pháp Thường Mãn Vương Phật.

All the differentiating characteristics of things: Chư tướng.

All direct disciples: Nhất Thiết Thanh Văn—All direct Sound Heares—Tất cả các đệ tử Thanh Văn.

All direct Sound Heares: Nhất Thiết Thanh Văn—All direct disciples—Tất cả các đệ tử Thanh Văn.

All directions: Thập phương—Ten directions. All distress and suffering: Nhất Thiết Ưu Khổ— Tất cả những lo âu và đau khổ. All the diverse views: All heterodox opinions— Chư kiến.

All are drunk while I alone am sober: Tất cả đều say chỉ có ta là tỉnh (chúng nhân giai túy, duy ngã độc tỉnh).

All-embracing: All inclusive—Viên hợp (dung hợp tất cả).

All-embracing body: Absolute dharmakaya—

Spiritual body—Chân như pháp thân.

All-empbracing mind: Phổ Độ Tâm—Mind of universal salvation—Mind of universal saving.

All-embracing ocean: See Viên Hải.

All-embracing perfect voice: Viên âm (âm thanh tròn đầy).

All-embracing virtues: Catvari-samgraha-vastuni (skt)—Bốn pháp để dẫn dắt chúng sanh—Four elements of popularity—Four ways of leading human beings to emancipation—See Tứ Nhiếp

Pháp.

All is empty: All is of the void—All are empty— Nhất Không—Nhất Thiết Giai Không—Tất cả đều không.

All enlightened beings: Nhất Thiết Giác Giả— Tất cả các bậc giác ngộ (chư Thánh)—All saints.

All equally: Everywhere alike—Universal equality—Phổ đẳng (khắp nơi đều giống nhau). All evil activities: Nhất Thiết Ác Nghiệp—Hết thảy những hành động ác độc. All that exists: All beings—See Quần Hữu and Cửu Hữu.

All existence: Nhất Thiết Hiện Hữu—Tất cả những gì hiện hữu.

All existent things: Shitsu-U (jap)—Tức Hữu, tất cả các pháp hữu vi.

All existent things are empty: See Tức Hữu Tức Không.

All expedient means: Nhất Thiết Phương Tiện— Tất cả những phương tiện.

All experiences are ultimately suffering: Nhất Thiết Giai Khổ—Tất cả những gì chúng ta kinh qua cuối cùng cũng đều là khổ.

All explanations of the dharma: Nhất Thiết Thuyết Pháp—Tất cả sự giải thích của vạn hữu đều thuyết pháp cho chúng ta. All facilities are able to array all worlds with infinite embellishments: Đồ dùng tự tại—Control of facilities—Dùng vô lượng đồ trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới.

All factors: Tất cả những yếu tố.

All faults: Nhất Thiết Quá Hoạn—Tất cả những thiếu sót hay sai lầm.

All that glitters is not gold: Tất cả những gì lấp lánh đều không phải là vàng. All heterodox opinions: All the diverse views— Chư kiến.

All hindrances: Nhất Thiết Chướng—Hết thảy các chướng ngại.

All the honored ones: Chư tôn.

All are illusory: Nhất Thiết Giai Huyễn—Tất cả mọi thứ đều là huyễn ảo và giả tạm. All is impermanent: Anitya (skt)—Nhất Thiết Hành Vô Thường hay vạn vật vô thường.

All-inclusive: All-embracing—Viên hợp (dung hợp tất cả).

All-inclusive cognition: All-knowing wisdom—

Nhất Thiết Chủng Trí—Trí thông hiểu được tất cả.

All-inclusive sutra: See Viên Mãn Kinh. All karmas: Nhất Thiết Nghiệp—Tất cả nghiệp— Tất cả mọi hành động—All activities.

All karmic hindrances: Nhất Thiết Nghiệp Chướng—Tất cả nghiệp chướng—Tất cả mọi chướng ngại của nghiệp (hành động).

All kinds of benefits for sentient beings: Nhất Thiết Lợi Hữu Tình—Hết thảy những lợi ích cho loài hữu tình.

All kinds of characteristics: Nhất Thiết Chủng Tướng—Hết thảy các loại đặc tính. All kinds of conditions: Bỉ Bỉ Duyên—Hết thảy các loại duyên.

All kinds of ignorance: Nhất Thiết Vô Minh—

Hết thảy các loại u mê.

All kinds of purity: Nhất Thiết Chủng Thanh Tịnh—Hết thảy các loại thanh tịnh. All kinds of sentient beings: Nhất Thiết Chủng Hữu Tình—Hết thảy các loài hữu tình. All kinds of teachings: Nhất Thiết Chủng Giáo— Hết thảy các lời dạy của giáo pháp.

All kinds of zeal: Nhất Thiết Tinh Tấn—Hết thảy các cố gắng.

All knowables: See Nhất Thiết Sở Tri Cảnh. All knowledge: See Nhất Thiết Trí and Mười Khí Giới Của Chư Đại Bồ Tát.

All-Knowledge-Accomplished Thus Come One:

Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như Lai.

All-knowing: Sarvajna (skt)—Sarvajnana (skt).

  1. Enlightenment: Giác ngộ—A common epithet of Buddhas, who are regarded as “allknowing” because they know all the paths

that lead to liberation—Know all the paths that lead to liberation—Know the causes and effects of all events and things.

  1. Buddha-wisdom: Perfect knowledge—

Omniscience—See Nhất Thiết Trí. (The) All-knowing One: Đấng Giác Ngộ— Buddha is an All-Knowing One.

All knowing and all pitying: Trí bi. All-knowing virtues: Qualities of a Buddha—Trí Đức.

All-knowing wisdom: Nhất Thiết Chủng Trí—Trí thông hiểu được tất cả—All-inclusive cognition. All-knowing wisdom of the Buddha: Đại trí— Toàn trí—Việc gì cũng biết—Great mind—Great wisdom—Omniscience—Như Thực Trí. All the land: Everywhere—Great earth—The whole earth—Đại địa.

All the living: Quần Sinh—Especially all living, conscious beings—Tất cả chúng sanh, đặc biệt là những chúng sanh hữu tình.

All living beings: Nhất Thiết Chúng Sanh—Tất cả chúng sanh (hữu tình)—All beings—All sentient beings.

All maras: Nhất Thiết Ma—Hết thảy ma quỷ hay chướng ngại—All hindrances or obstructions. All material and immaterial things: Issai-UmuShoho (jap)—Possessions and Buddhist teaching—Nhất Thiết Hữu Vô Chư Pháp. All meditations: Nhất Thiết Tĩnh Lự—Tất cả các pháp thiền định.

All mental disturbances: Nhất Thiết Hoặc—Hết thảy những cản ngại trong tâm trí. All mental states: Nhất Thiết Tâm—Hết thảy các trạng thái của tâm.

All mental states are indetermined: Sabbacittasadharana (p)—Nhất thiết tâm cộng bất định. All merits: Nhất Thiết Phước Đức—Tất cả những phước đức.

All minds: Chư Tâm—Toàn bộ tâm thức. All is mind: Nhất Thiết Giai Tâm—Tất cả đều do tâm mà ra.

All minds and mental factors: Chư Tâm Tâm

Sở—Toàn bộ tâm và ý.

All modes of cultivation: Nhất Thiết Hành Tướng—Hết thảy mọi phương pháp tu hành. All the monks: Sangha (skt)—Assemly at least of three monks—Chúng Tăng.

All natures: Nhất Thiết Tánh—Tất cả các tánh. All negative rebirths: Nhất Thiết Ác Tái Sanh— Tất cả những tái sanh vào ác đạo.

All offense-obstacles: Tất cả tội chướng.

All phenomena: Mọi hiện tượng.

All objects: Nhất Thiết Cảnh—Tất cả các vật.

All in one: Nói tóm lại.

All over the world: Khắp thế giới.

All passing vehicles have tracks, all trees have shade: Có xe chạy qua là có vết tích còn để lại, có cây ắt có bóng (Hữu xa tựu hữu triệt, hữu thụ tựu hữu ảnh). Không có thứ gì có thể giữ bí mật được mãi—Nothing can be kept secret forever. All paths or destinies of sentient existence: From devas, men, asuras, to all beings in purgatory, pretas and animals—Chư thú.

All perceptual referents: Nhất Thiết Sở

Duyên—Toàn bộ đối tượng tri giác.

All pervading: Spreading everywhere—Lan rộng khắp nơi.

All phenomena (n): All that is produced by causative action.

All phenomenal changes: All dharmas change—

Chư pháp vô thường.

All phenomena are empty or immaterial: Câu không—Tất cả đều không.

All phenomena lack self nature: Nhất Thiết Pháp Giai Vô Tự Tính—Toàn bộ hiện tượng đều không có tự tính.

All phenomena are unarisen: Sarvadharmaanutpada (skt)—Nhất Thiết Pháp Bất Sinh—Mọi vật đều không sanh (không tự sanh)—All things are unborn.

All-pitying virtues of a Buddha: Bi Đức.

All practices: Nhất Thiết Gia Hành—Tất cả các pháp tu hành.

All of the precepts: Toàn bộ giới luật.

All that is produced by causative action: Nhất thiết pháp hữu vi—Tất cả pháp sanh diệt bởi duyên nghiệp—All phenomena—Everything that is dynamic, not static. All procedures: All actions—Vạn hạnh. All realms of desire: Nhất Thiết Dục Giới—

Tất cả các dục giới.

All rely on the Buddha-nature: Giai Y Phật

Tánh—Tất cả đều y nương vào Phật tánh. All roots: Chư căn—All roots include eyes, ears, nose, tongue, and body; or faith, energy, memory, meditation, and wisdom, etc.—Chư căn bao gồm

mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; hay tín, tấn, niệm, định, tuệ, vân vân.

All sages: Nhất Thiết Thánh Nhân—Tất cả các bac Thánh—All adepts—All saints.

All the saints: Thánh Chúng—Sacred assembly.

All the same: Cũng thế thôi.

All seeds: Nhất Thiết Chủng Tử—Tất cả những hạt giống (Phật).

All-seeing eye: Pháp Nhãn—Con mắt pháp.

All-Seeing One: The Seer of All, an epithet of the Buddha—Bậc Chánh Biến Tri, một danh hiệu của Đức Phật.

All sentient beings: Hàm loại—Hàm thức (nhất thiết hữu tình chúng sanh)—All living beings.

All sentient beings have the Buddha-nature: Nhất Thiết Hữu Tình Chúng Sanh Giai Hữu Phật Tánh—Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

All-Sidedness of the Bodhisattva Regarder of the Cries of the World: Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn.

All is sorrowful: Duhkha (skt)—Khổ.

All Soul’s Day: Lễ Vu Lan—See Đảo Huyền. All is suffering: Nhất Thiết Khổ—Nhất thiết hành khổ hay mọi thứ đều đưa đến khổ đau. All tainted phenomena: Nhất Thiết Hữu Trược Pháp—Tất cả các hiện tượng nhiễm trược.

All the time: Luôn luôn.

All things: Sarvadhamma (p)—Sarvadharma

(skt)—Chư pháp (vạn pháp, tất cả hiện hữu hay sự vật hiện tượng, thuộc cả tâm lý và vật lý)—See Ten thousand Dharmas.

All things being of Buddha become Buddha:

Bản lai thành Phật.

All things being produced by causes and accessory conditions have no reality: Chư pháp giai không.

All things come into existence and cease to exist: See Sanh Diệt Khứ Lai.

All things are empty: 1) Both things are unreal, both ego and things have no reality: Câu không; 2) Void dharmas: Pháp không.

All things have no self: Chư Pháp Vô Ngã hay vạn pháp đều vô ngã.

All things are the highest truth: Tất cả pháp đệ nhứt nghĩa.

All things are just made by words: Tất cả pháp chỉ văn tự làm ra.

All things are just one mind: Nhất Thức—The Satyasiddhi Sect considered that all things are just one mind—Tông Thành Thực cho rằng vạn hữu duy tâm.

All things are like illusions: Tất cả pháp dường như huyễn.

All things are like reflections: Tất cả các pháp dường như bóng.

All things are mind or mental: Nhất Thiết Nhất Tâm Tưởng—Tất cả đều là tâm. All things only have names: Tất cả pháp chỉ có danh.

All things are nothing but consiousness: Nhất Thiết Nhất Tâm Thức—Tất cả không gì ngoài tâm.

All things only originate conditionally: Tất cả pháp chỉ do duyên khởi.

All things as pan-Buddha in ten forms: All existence discriminated as ten forms of Buddha— See Giải Cảnh Thập Phật.

All things are pure in action: Tất cả pháp nghiệp thanh tịnh.

All things in their real aspect: Chư pháp thực tướng.

All things are the realm of reality: Tất cả pháp là giới pháp.

All things are signless: Tất cả pháp vô tướng.

All things themselves reveal Buddha-nature: Hiện Thành Công Án—See Kiến Thành Công Án. All things are totally empty: See Chư Pháp Giai Không.

All things are the ultimate reality: Tất cả pháp thực tế.

All things are unborn: Sarvadharma-anutpada

(skt)—Nhất Thiết Pháp Bất Sinh—Mọi vật đều không sanh.

All the “true word” rulers: Nhất Thiết Chân Ngôn Chú—Shown in the Garbhadhatu and Vajradhatu groups—Chú “Chân Ngôn” (lời chân thật) được phô bày trong hai nhóm Thai Tạng và Kim Cang giới.

All unwholesome dharmas: Nhất Thiết Bất Thiện Pháp—All unwholesome phenomena—All unwholesome things—Hết thảy những pháp hay hiện tượng bất thiện.

All are utterly non-existent: All is empty—Nhất Thiết Giai Không—Tất cả mọi thứ (vạn vật và hiện tượng) đều là không.

All virtues: Nhất Thiết Công Đức: Vạn đức—Hết thảy mọi công đức (do tu hành mà có). All who are born must perish: Sanh Giả Tất

Diệt—Có sanh tất có diệt.

All wholesome roots: Nhất Thiết Thiện Căn—

Tất cả những căn lành.

All-wise one: Vairocana—Nhất Thiết Trí Huệ

Giả (bậc toàn trí).

All wishes realized: Sarvarthasiddha (skt)— Siddhartha (skt)—Nhất Thiết Nghĩa Thành— Name of Sakyamuni at birth—Tên đặt cho Phật Thích Ca lúc Ngài mới đản sanh.

All are without a self: Tất cả đều không có ngã—According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 20, the Buddha said: “You should be mindful of the four elements within the body, though each has a name, all are without a self. Since they have no self, they are like an illusion.”—Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương,

Chương 20, Đức Phật dạy: “Phải biết rằng tứ đại trong thân, dù mỗi đại có một tên (Đất, Nước, Lửa, Gió), tất cả đều không có ngã; cái ngã đã không có thì cái có chỉ là ảo hóa mà thôi.”

All-in-the-World-Glad-to-See Supreme-Zeal Buddha: Nhất Thiết Thế Gian Lạc Kien Thượng Đại Tinh Tấn Phật.

Allegory (n): Ám dụ—Ẩn dụ.

Alleviate (v): Làm nhẹ đi.

Alliance (n): Đồng minh—Liên minh.

Allocate (v): Chỉ định.

Allot something to someone: To give something to someone—To save something for someone—

Để dành cái gì cho ai.

Allow (v): Cho phép—To permit—To authorize— To empower—To enable—To let.

Allow one’s anger to continue up to seven

days: Để cho sự giận hờn kéo dài đến bảy ngày— A Bhiksu or Bhiksuni who allows his or her anger to continue up to seven days and still has no intention to practice reconciliation, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào để cho sự giận hờn kéo dài đến hơn bảy ngay mà vẫn chưa có ý định thực tập hòa giải, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Allow one’s hair to grow long intentionally: Cố ý để cho tóc mọc dài ra—A Bhiksu or Bhiksuni who intentionally allow his or her hair to grow long, commits an Expression of Regret Offence— Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào cố ý để cho tóc

mình ra dài là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Allow someone to receive the Bhiksu or

Bhiksuni Precepts: Truyền giới Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni cho ai—1) A novice monk is at least twenty years old: Vị Sa Di phải đủ 20 tuổi; 2) A novice nun is at lwast 20 years old, has studied the precepts for two years, and has practiced the six Siksamana precepts well: Vị Ni cô phải đủ 20 tuổi, và phải học giới đủ hai năm, cũng như thực tập thuần thục.

Allow someone to receive the novice precepts: Truyền giới Sa Di cho ai.

Almighty (a): Toàn năng—Ngoại đạo tin rằng có một thượng đế toàn năng trong vũ trụ này— Externalists believe that there exists an Almighty God in this universe.

Almoner (n): Người phát chẩn.

Almonry (n): Nơi phát chẩn (tế bần).

Alms (n): Dana—Của bố thí—Money, food, or clothes offered to the poor—Alms-giving.

Alms bowl: Bát Khất Thực.

Alms box: Poor box—Thùng quyên góp tiền bạc để giúp cho kẻ nghèo.

Alms-doer: The practice of the alms-giving.

Almsgiving: Dana (skt)—Charity—Giving. Almsgiver: Danapati (skt)—Benefactor—Lord of charity—Patron of Buddhism—Đàn chủ (thí chủ).

Almsgiving: Bố thí.

Almsgiving for acquiring a good reputation: Yếu Danh Thí.

Almsgiving for adorning and preparing one’s heart: Bố Thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm.

Almsgiving of the Buddha-truth: Dharmadesana (skt)—Hoằng Pháp—The almsgiving of the Dharma-Truth—Offering of the Buddha- truth—Truth-giving.

Almsgiving of daily food to the monks and

nuns: Bố thí (cúng dường) đồ ăn thường ngày cho chư Tăng Ni.

Almsgiving of the Dharma-Truth: Dharmadesana (skt)—Hoằng pháp—The almsgiving of the Buddha-truth—Offering of the Buddha-truth— Truth-giving.

Almsgiving and faith: Faith of an almsgiver—

Đàn tín.

Almsgiving because of faith: Gifts of the faithful—To practice almsgiving because of faith—Tín Thí—Bố thí do nơi niềm tin (tin nơi hành trì lục độ Ba La Mật mà bố thí).

Almsgiving from fear: Bố Úy Thí.

Almsgiving out of gratitude: Báo ân thí (bố thí để báo ân).

Almsgiving to the hungry: Thí cho người đói khát.

Almsgiving to the monasteries: Bố thí cho tịnh xá chùa chiền.

Almsgiving to the nurses: Bố thí cho người hầu bịnh (trông nom người bệnh).

Almsgiving in petition for restoration from illness: Tán Sinh Trai—Bố thí để cầu xin khỏi bệnh hoạn.

Almsgiving to the sick: Bố thí cho người ốm đau bịnh hoạn.

Almsgiving of things: Vật Thí—Bố thí đồ vật— See Tam Bố Thí.

Almsgiving thinking that it is good to give: Bố Thí vì nghĩ rằng Bố Thí là tốt.

Almsgiving thinking of something in return:

Báo Ân Thí.

Alsmgiving to those from afar (a distance): Thí cho kẻ ở phương xa lại.

Almsgiving to those going afar (going to a distance): Thí cho kẻ sắp đi xa.

Almsgiving to those wise in Buddhist doctrine:

Thí cho người trí huệ và đạo đức.

Almsgiving to travellers: Bố thí cho người đi đường.

Almsgiving to visitors or callers: Bố thí cho khách lạ hay cho người lận đận chốn tha hương.

Almsgiving to visitors, travellers or strangers: Bố thí cho khách và người lỡ bước.

Almsman: Mendicant monk—Mendicant scholar—Khất Sĩ.

Alni (skt): Arni (skt)—See A Lợi Ni. Alobha (skt): Greedlessness—Non-greediness— Absence of greed—Vô tham.

Alobho (p): Non-greed—Không Tham. Alobho kusala (p): Wholesome root of nongreed—Vô tham thiện căn.

Aloe wood: Aguru or Tagara (skt)—Eagle wood—Fragrant shrub—Sandal incense—Trầm hương.

Aloka (skt): Clearness—Minh (rõ ràng).

Aloka-sanna (skt): Perception of light.

Along with: Cùng với.

Alongside with: Sát cạnh—Dọc theo—Cùng với.

Aloof from something: Detached from something—Viễn ly—Không tham luyến điều gì. Aloofness: Detachment—Hạnh viễn ly.

Alpapunya (skt): See Alapunya. Alpeccha (skt): Thiểu dục—Small desire—

Having little or moderate wishes. Altan Khan (1507-1583): A descendant of Chinggis Khan and leader of the Tumet Mongols. In 1578 he met with Sonam Gyatso, the third Dalai Lama, and conferred on him the title “Tale” or “Ocean,” implying that he was an “ocean of wisdom.” The title “Dalai Lama” was also retrospectively given to his two predecessors and has become the most common title by which Sonam Gyatso’s successors are known—Hậu duệ của Chinggis Khan và là lãnh tụ của bộ tộc Tumet của Mông Cổ. Vào năm 1578 ông gặp Sonam

Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương,” ám chỉ Ngài là một biển trí tuệ.” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho 2 vị giáo chủ tiền nhiệm của Ngài, và tước hiệu ấy trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm ngài Sonam Gyatso về sau này.

Altar (n): Bàn hương án—Bàn thờ.

  1. Ancestors’ altar: Bàn thờ tổ tiên.
  2. High altar: Main altar—Bàn thờ chính.
  3. Side altar: Wing altar—Bàn thờ bên hông bàn thờ chính.

Altar of commandments: See Giới Đàn.

Altar at which the commandments are received by the novice: Giới đàn.

Altar for the dead: Linh Tòa—Bàn thờ cho người quá cố.

Altar decoration: Trang trí trong bàn thờ. Altars of the esoteric cult: Lò lửa—Furnace— See Tứ Lô.

Altar for expiatory or atonement ceremony:

Trai đàn (dành cho lễ sám hối trong Phật giáo).

Altar of the law: Mandara (skt)—See Giới Đàn.

Altar for the patriarchs: Bàn thờ Tổ. Altar of transformation: Hóa đàn—The altar of crematorium—Chỗ để thiêu hóa thi hài của vong nhân.

Altar-worship: Đàn pháp.

Altar for worshipping: Bàn thờ (tổ tiên, Phật, hay chư Tổ).

Alter (v): Nirmana (skt)—Parinam (skt)—To be changed or transformed into—To change—To transform—Biến Đổi—Thay đổi—Chuyển hóa.

Alter one’s course (route): Change one’s direction—Turn the head to—Chuyển hướng. Alter one’s route: Alter one’s course—Turn the head to—Change one’s direction—Chuyển hướng. Alteration: Parinama (skt)—Transformation into—Change—Sự biến đổi—Sự chuyển hóa—Sự thay đổi.

Alternation of life and death: Aupapaduka (skt)—Direct metamorphosis—Birth by transformation—Death and reincarnation—See

Hóa Sinh.

Alternatives: Những biên kiến (phân biệt).

Altering: Parinamin (skt)—Đang chuyển hóa.

Altogether: All—The whole—Nhất Thiết.

Altruism (n): See Self-forgetfulness.

Altruistic: See Vị Tha.

Altruistic behavior: Phong thái hay hành động vị tha—An act done without any intent for personal gain in any form—Hành động không đòi hỏi thâu đạt lợi ích cá nhân.

Altruistic intention: Bodhicitta (skt)—Bồ Đề Tâm.

Altruistic joy: Vui với cái vui của người khác.

Altruistic mind of enlightenment: Bồ Đề Tâm. Always: Luôn luôn—Always progressing: Bất thối chuyển.

Always advance toward goodness-never regreesing toward evil: Sugata (skt)—Thiện

Thệ.

Always beyond thoughts and words: Nityamacintyam (skt)—Constantly beyond conception— Constantly inaccessible to reason—Thường Bất Kha Tư Nghì.

Always Grieved Bodhisattva: Thường Thảm Bồ

Tát.

Always remembering: Always repeating—See

Thường Niệm.

Amacchari (p): Not niggardly or stingy, but largehearted or generosity—Không keo kiết bỏn xẻn mà quảng đại rộng rãi.

Amadhyama (skt): Immoderate—Unbalance—

Không quân bình.

Amagadha (skt): A Ma Yết Đà—Vô Độc Hại Giới—Realm of harmlessness—One of the realms of Indra heavens—Một trong những cõi trên trời Đế Thích.

Amagasaki (jap): Xứ Ni Lực Kỳ (Nhật).

Amala (skt): 1) A kind of nut like the betel nut, used as a cure for colds (its scientific name is Emblica officinalis or Phyllanthusemblica): Amala (skt)—Am Ma Lặc Ca, một loại hạt như hạt cau, dùng trị cảm lạnh (quả dư-cam-tử, khi mới ăn thấy hơi đắng, nhưng khi nuốt nước vào trong cổ họng thì nghe ngọt, tên khoa học của nó là Emblicaofficinalis hay Phyllanthusemblica); 2) Stainlessness purity: Vô cấu; 3) Undefiled or pure knowing or knowledge: Amala-vijnana (skt)—Vô cấu thức.

Amalaka (skt): A ma lặc—Pure—Undefiled—Vô nhiễm.

Amala-vijnana (skt): Pure and uncontaminated knowledge—Consciousness of Purity—Vô cấu thức—See Thanh Tịnh Thức.

Amalgate (v): Trộn lẫn.

Amalo (p): Akalanka (skt)—Bất Cấu—Không dơ hay không có dấu vết—Without stains or spots— Spotless.

Amanapa (p): Unpleasant—Bất Lạc. Amanapa Dhamma (p): Bất khả pháp—Unlovely dhamma.

Amanasikara (skt): Inattention—Thất Niệm—

Không chú tâm.

Ama No Hakkikai (jap): Eight parajikas, in relation to the sins of a nun—Tám tội của chư Ni—See Bát Ba La Di.

Amantrana (skt): See Hô Thanh.

Amanussa (p): Amanusya (skt)—Not men—Not of the human race, i.e. devas, kinnaras, nagas, maras, raksas, and all beings of darkness—Không phải người, ngoài loài người ra còn có những chúng sanh phi nhân như loài Trời, Rồng, Ma, và Dạ Xoa, cũng như tất cả các loài trong bóng tối (mắt thường không thể thấy được).

Amanusya (skt): Not men—See Amanussa.

Amara (skt): Anirodha or Anishthita (skt & p)— Bất diệt hay không bị tiêu hủy—Eternal—

Everlasting—Immortal—Undying (not dying)— Not destroyed—No disappearance—Not extinguished—Not subject to annihilation— Unextinguished.

Amarapura Nikaya: One of the three major orders in the contemporary Samgha in Sri Lanka. Its name derives from Amarapura, the former capital of Ceylon. It was founded by Nanavimalatissa Thera, who together with five novices and three laymen traveled to Amarapura and received ordination in a ceremony sponsored by King Bodawpaya. In 1803 it split with the Siyam Nikaya—Một trong ba trường phái chính của Phật giáo Sri Lanka đương thời. Tên của trường phái lấy từ tên Amarapura, cố đô của Tích Lan. Trường phái này được Nanavimalatissa Thera cùng với năm vị Sa Di và 3 vị Phật tử tại gia du hành đến Amarapura thọ giới trong một nghi lễ được vua Bodawpaya bảo trợ. Vào năm 1803 trường phái này tách rơi khỏi trường phái Siyam Nikaya.

Amaravati (skt&p): South Indian city, about 16 miles from west of Guntur, city of magnificent speciment of Buddhist art near Madras; in the second and third centuries was an important center for Buddhist art in which the beginnings of the Mahayana were reflected. Where king Asoka erected a stupa to contain the relics of the historical Buddha—Thành phố Nam Ấn, cách Guntur chừng 16 dặm về phía tây, trung tâm nghệ thuật Phật giáo Đại thừa vào những thế kỷ thứ II và thứ III. Nơi Vua A Dục đã dựng trụ tháp thờ xá lợi Phật.

Amass (v): Góp nhặt (tích lũy).

Amass a fortune: Tích lũy hay góp nhặt tiền của.

Amass merit and virtue: To accummulate merits—See Tích Lũy Công Đức. Amata (p): Amrita (skt)—Đạo quả Vô sanh Bất diệt—Deathlessness—Immortality—Nirvana. Amata-dhatu (skt): The deathless realm—Bất

Diệt Giới.

Amatapada (skt): The deathless state—Trạng thái bất diệt.

Amateur (n): Không chuyên nghiệp (tài tử).

Amaze someone: Surprise someone—Làm ai kinh ngạc.

Amba (skt): A Ma—Mother, a title of respect—

Mẹ, một danh hiệu tôn kính.

Ambalatthika-rahulovada-suttam (p):

Ambalatthika-rahulovada-suttanta (p)—Sutra on advice to Rahula at Amballatthika Forest—Kinh Giáo Giới La Hầu La trong rừng Am Bà Bá Lâm. Ambapali (skt): A courtesan in the city of Vaisali who gave a mansion to the Buddha for the use of the Sangha—Một kỷ nữ thượng lưu trong thành Tỳ Xa Ly, người đã cúng dường ngôi tịnh xá cho Đức Phật và Tăng đoàn.

Ambarisa (skt): Am Bà Lợi Sa—Name of a king in ancient India—Tên của một vị vua thời cổ Ấn Độ.

Ambedkar, Bhimrao Ramji (1891-1956): Also known as Bhimrao Ramji, name of a member of the Mahar (Untouchable) caste, Ambedkar served as the Indian Minister of Law and was one of the fathers and drafters of the post-independence constitution. Founder a a movement to convert the members of the lowest caste of the Indian social system to Buddhism. Ambedkar himself was originally a Hindu, converted publicly to Buddhism in 1956 in a huge ceremony along with 500,000 other lowest caste people. He was the author of the book titled “The Buddha and His Dharma” which served as an entrance guide for his followers. In 1956 he converted to Buddhism in a public ceremony in Nagpur, along with a half million fellow Untouchables. Since then, millions of other Untouchables have followed his lead and converted to Buddhism, which did not adopt Hinduism’s caste system—Tên của một vị hội viên thuộc giai cấp cùng khổ bên Ấn Độ. Ambedkar là Bộ trưởng Bộ Luật Pháp của Ấn Độ và là một trong những cha đẻ cũng như người đã thảo ra bản hiến pháp Ấn Độ sau thời kỳ độc lập. Người sáng lập phong trào qui y Phật cho những người hạ đẳng. Người đã cải đạo từ Ấn giáo sang Phật giáo và lôi kéo hơn 500.000 người khác gia nhập đạo Phật với mình. Người đã viết quyển Đức Phật và Phật pháp làm sách nhập môn cho những ai muốn gia nhập phong trào của ông. Vào năm 1956 ông cải sang đạo Phật trong một buổi lễ công cộng ở in Nagpur với nửa triệu người cùng giai cấp với ông. Từ đó, hàng triệu người khác thuộc giai cấp cùng khổ đã theo chân ông và cải sang đạo Phật, một tôn giáo chối bỏ hệ thống giai cấp của Ấn Độ giáo.

Ambiguous (a): Mơ hồ.

Ambiguity (n): Ám nghĩa—Tối nghĩa.

Ambition (n): Tham vọng.

Ambition for one’s clan or family: Tộc tính giác—Vì cao vọng cho dòng họ—One of the eight wrong perceptions of thought.

Ambrosia (n): Amrta (skt)—See Cam Lộ.

Ambrosia-dharma: See Cam Lộ Pháp. Ambrosia-king: See Cam Lộ Vương.

Ambrosia-rice: Amrtodana (skt)—See Cam Lộ

Phạn.

Ambrosial (n): Mùi thơm huyền diệu.

Ambrosial drum: Cam lộ cổ (trống cam lộ). Ambrosial rain: Cam Lộ Vũ—Cam Lộ Pháp—See Ambrosia-dharma.

Ambrosial truth: Buddha-truth—Cam lộ pháp.

Ambrosy: Amrta (skt)—See Cam Lộ.

Amen-Ryochi (jap): Hạ Diện Liễu Tri—Witness everything from the wings—See Quán Thủy Lai, Điểm Trà Lai.

American Buddhism: Phật Giáo Hoa Kỳ— Current total number of American Buddhists is about over 2 million, but there is no official census on this issue—Hiện tại người ta ước lượng có chừng trên 2 triệu người Mỹ theo Phật giáo, nhưng chưa có thống kê chính thức nào về con số này.

Amgaraka (skt): Huỳnh Tinh Thiên—Name of a deva.

Amia (skt): Sour—Chua.

Amiability (n): Bạn hữu—Sự hòa hợp—Hòa khí. Amida (jap): Amitabha (skt)—See A Di Đà. Amida-butsu (jap): Amida Buddha—Amitabha— See A Di Đà.

Amida Holy Trinity: The Amida Holy Trinity consists of The Amitabha Buddha, the Avalokitesvara and Mahasthamaprapta

Bodhisattvas—Di Đà Tam Tôn gồm Phật A Di

Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

Amidado (jap): A Di Đà Đường. Amida-samadhi (jap): Amitabha-samadhi (skt) —See A Di Đà Tam Muội. Amida’s Vows: See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Amidism: Japanese Pure Land Buddhism—JodoShin-Shu in Japan—See Tịnh Độ Tông Nhật Bản. Amisa-dana (skt): Amisadanam (p)—Giving of material objects—See Tài thí. Amisa-danam (p): Amisadana (skt)—Tài thí—

See Tài thí.

Amita (skt): Amitabha (skt)—See A Di Đà.

Amitabha: Amita (skt)—Amitayus (skt)—The Buddha of Immeasurable Light—Amitabha Buddha—Amida—Buddha of Infinite Light and Boundless (Infinite) Age—Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ Phật—See A Di Đà Phật.

Amitabha Buddha: The Buddha of Illimitable

Light. Amitabha Buddha in the West—Vô Lượng Quang Như Lai. Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật. Amitabha Buddha 15th day: A Di Đà Như Lai, ngày 15.

Amitabha Buddha with His all-encompassing vows: Quảng thâm nguyện của đức Phật A Di Đà—The general tenor of these vows is best exemplified in the eighteenth and eleventh vows—Tiêu biểu cho những lời nguyện nầy là lời nguyện thứ 18 và 11—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Amitabha Buddha has adorned the Western Pure Land with forty-eight lofty Vows: He vows to embrace all sentient beings, from Bodhisattvas to common beings full of evil transgressions—Đức Phật A Di Đà đã làm trang nghiêm cõi Tây Phương Tịnh Độ với 48 lời nguyện. Ngài nguyện tiếp dẫn từ bậc Bồ Tát, cho đến hàng phàm phu nhiều tội ác—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Amitabha-dharma (skt): Pháp của Phật A Di Đà—The law of salvation which Amitabha has made available for us; originating from his primal vow. It works to deliver us from the karmic bondage and leads us to the Pure Land—Pháp mà đức Phật A Di Đà dành sẵn cho chúng ta; xuất phát từ bổn nguyện của ngài. Pháp làm cho chúng sanh thoát khỏi chướng nghiệp để đi đến vãng sanh Cực Lạc.

Amitabha’s Happy Land: Sukhavati (skt)—A Di Đà Cực Lạc Quốc—An lạc quốc. Amitabha-Lotus Sect: Pure Land Sect—Tịnh Độ Tông.

Amitabha meditation: Quán Phật A Di Đà— Meditation on Amitabha Buddha through which one visualizes the image of Amitabha Buddha— Thiền quán đức Phật A Di Đà qua đó hành giả mường tượng hình ảnh của Phật A Di Đà.

Amitabha’s Original Vows: A Di Đà Bổn

Nguyện.

Amitabha’s Paradise in the West, beyond ten thousand million Buddha-realms: Thập Vạn Ức Phật Độ, Tây Phương Cực Lạc A Di Đà. Amitabha-pietism is of four aspects: Bốn sắc thái tín ngưỡng Di Đà.

Amitabha-samadhi (skt): A Di Đà Tam Muội— See Amida-samadhi.

Amitabha Sutra (skt): Sukhavati Vyuha Sutra (skt)—Sutra of Amitabha—Kinh A Di Đà—It is said to be the only sutra that Sakyamuni Buddha preached without being asked. For the sake of facilitating the living beings to practice the Buddha way. Sakyamuni revealed and taught sentient beings the simplest way for liberation and enlightenment—Người ta nói đây là bộ kinh duy nhất mà đức Phật Thích Ca đã thuyết giảng mà không có ai hỏi. Ngài đã hiển lộ và chỉ dạy cho

chúng sanh con đường (phương cách) đơn giản nhất để đạt đến giải thoát và giác ngộ.

Amitabha-Vyuha-Sutra (skt): Đại Bản Kinh— Vô Lượng Thọ Kinh—Sutra of Infinite Life.

Amitabutsu (jap): Amitabha (skt)—See A Di Đà. Amitadhvaga-Buddha (skt): Vô Lượng Tràng

Phật.

Amita-dundubhi-svararaja-dharani (skt): Rolling of drums Buddha—Cổ Âm Thanh Vương.

Amita-dundubhi-svararaja-dharani-sutra (skt): Sutra on Rolling of drums Buddha—Cổ Âm Thanh Vương Kinh.

Amitakyo (jap): Kinh A Di Đà—Amitabha Sutra. Amitaprabha (skt): Amitabha (skt)—Vô Lượng Quang Như Lai—The Buddha of Infinite Light.

Amitaskanda-buddha (skt): Buddha of

Innumerable Characteristics—Vô Lượng Tướng

Phật.

Amitayurdhyana Sutra (skt): See Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Amitayus (skt): Buddha with Infinite Lifespan— Vô Lượng Tho Phật—Amitayus Buddha.

Amitayus-amitabha-tathagata (skt): Infinite Longevity Buddha—Vô Lượng Thọ Như Lai—Vô Lượng Thọ Vương—The Buddha of Infinite Life—Amitabha Buddha.

Amitayus Buddha: Vô Lượng Thọ Phật—This Buddha, in a lifetime during which he was a monk named Dharmakara, had his vows to create a realm that would be the ideal training ground for beings aspiring to Buddhahood—Vị Phật này, trong đời quá khứ tên là Tỳ Kheo Dharmacara, có lời nguyện sẽ tạo ra cõi nước tu tập lý tưởng cho chúng sanh nào muốn đạt thành Phật quả.

Amitayus-Dhyana-Sutra (skt): Kammuryojhkyo (jap)—Sutra on the contemplation of the Buddha Amitayus, one of the three main sutras of the Pure Land sect. A Sutra that teaches the practitioners 16 ways to cultivate to see the Amitabha Buddha—Kinh Quán Vô Lượng Thọ, một trong ba kinh chính của Tịnh Độ tông. Kinh dạy hành giả 16 cách tu tập để nhìn thấy Phật A Di Đà—See Thập Lục Quán.

Amitayus-sastropadesa (skt): Vãng Sanh Luận— Treatise on gaining rebirth to the Pureland, written by Vasubandhu—Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sanh Kệ, được viết bởi ngài Thế Thân.

Amitayus-Sutra (skt): Kammuryojhkyo (jap)— Sutra on the contemplation of the Buddha Amitayus—Amitayus-Dhyana-Sutra—Kinh A Di

Đà.

Amitodana (p): Amrtodana (skt)—See Cam Lộ

Phạn.

Amity: Lòng nhân đức. Ammvana (skt): Ammvana Garden—Am La Thọ Viên—Vườn Am La.

Amogha (skt): Amoghavajra (skt)—A Mục Khư— A Mục Khư Bạt Chiết La—Bất Không— Amoghavajra.

Amoghadarsana (skt): Amoghadarsin (skt)—See

Bất Không Kiến Bồ Tát.

Amoghadarsin (skt): See Amoghadarsana.

Amogha-krodhan-kusaraja (skt): Phẫn Nộ Câu—A form of Kuan-Yin with a hook—Một hình thức cua Quan Thế Âm.

Amoghankusa (skt): Bất Không Câu Pháp Tự Tại Bồ Tát—Dharma hook of Non-Empty Isvara Bodhisattva.

Amoghapasa (skt): See Bất Không Quyên Sách Quan Âm.

Amoghapasa avalokitesvara (skt): Amoghapasa (skt)—See Bất Không Quyen Sách Quan Âm. Amoghapasa-hrdaya-sutra (skt): Name of a sutra—Bất Không Quyên Sách Chú Tâm Kinh. Amoghapasa-kalparaja-sutra (skt): Name of a sutra—Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chân Ngôn Kinh.

Amoghasiddhi (skt): The Tathagata of unerring performance—Who Unerringly Achieves His Goal—See Bất Không Thành Tựu Như Lai. Amoghasiddhi Buddha: See Vi Diệu Thanh

Phật.

Amogha Tripitaka Dharma Master: See Bất Không Tam Tạng.

Amoghavajra (skt): Bất Không Kim Cang.

  1. See A Mục Khư Bạt Chiết La.
  2. A Bodhisattva in the court of Garbhadhatu: A Mục Cát Bạt Chiết La, một vị Bồ Tát trong Thai tạng Giới.

Amoghavajro (skt): Quảng Trí Bất Không—See Bất Không Kim Cang.

Amoha (skt): Absence of ignorance—Wisdom—

Tuệ giác—Vô si (không si).

Amoho kusala (p): Wholesome root of nondelusion—Vô si thiện căn.

Among the blind, the one-eyed man is king:

Trong xứ mù, người chột làm vua.

Amphitheater: Auditorium—Lecture hall—

Preaching hall—Giảng đường.

Ample property: Tài sản đủ đầy.

Amra (skt): Nan phân biệt—Am-ma-la—Xoài— Mango Garden—Ammvana Garden—Am La Thọ Viên—Vườn Am Một La.

Amradarika (skt): Amrapali (skt)—Nại Nữ.

Amradarika (skt): Amrapali or Ambapali (skt)— Am Bà Nữ—Am La Nữ—Am Thụ Nữ—1) The guardian of the amra tree: Người bảo vệ cây amra hay cây xoài; 2) A female who presented to Sakyamuni the Amravana garden, another legend says she was born of an amra tree: Người đàn bà đa hiến cho Phật khu vườn xoài (Amravana), có truyền thuyết khác nói rằng bà sanh ra từ một cây xoài.

Amraka fruit in the midden: Phẩn Quả—Theo Kinh Niết Bàn, thì quả Phẩn là quả amraka nơi đống phân, hay viên ngọc trong bùn—According to the Nirvana Sutra, this is a pearl in the mud. Amrapali (skt): Amradarika (skt)—Name of a garden at the time of the Buddha in Northern India—Am La Ba Lị—See Nại Nữ.

Amrapalika: Am-la-quả.

Amraphala (skt): See Dư Cam Tử.

Amraskyogma (skt): See Am La Quả Nữ. Amrataka (skt): Am Bà La Đa Ca—A celestial fruit—Một loại trái cây của chư Thiên.

Amravana (skt): Am Ma La Viên—Name of a garden at the time of the Buddha in Northern India—Tên của một ngôi vườn tại vùng Bắc An Độ vào thời của Đức Phật.

Amra-vijnana (skt): Vô cấu thức hay Bạch tịnh thức—Undefiled consciousness.

Amrta (skt): Cam Lộ—Tô Đà—Tô Ma (soma). Amrta-dhatu (skt): Cam Lộ Giới—Cam lộ giới được ví với Niết Bàn—The nectar region or nirvana.

Amrtakundalin (skt): See Cam Lộ Vương Tôn.

Amrtodana (skt): Cam Lộ Phạn.

Amrtaraja (skt): See Cam Lộ Vương.

Amsuvarman (skt): See Ương Thu Phạt Ma.

Amudha-vinaya (skt): See Bất Tri (2). Amulets: Bùa chú—Charms—Deviant mantras— Incantation—Spells.

Amulets and talisman (n): Bùa chú và thư tôm— Charms—Deviant mantras—Incantation—Spells.

Amuse (v): Vikridita (skt)—Du hý—To entertain. Amuse someone: Entertain someone—Làm cho ai thích thú.

Ana (skt): A Na—Hít vào (thở vào)—Inhalation. Anabhasa (skt): Imageless or shadowless, i.e. beyond the reach of the sense—Không có hình ảnh hay không có bóng dáng, tức là vượt khỏi phạm vi của các giác quan. Anabhilapyakosa (skt): Unutterable treasure— See Bất Khả Thuyết Tạng.

Anabhinirvritti (skt): Vô sinh khởi—Not rising. Anabhoga (skt): Purposeless—Effortless, or unaware of conscious striving, in contrast with effortful life—Vô dụng công, đối lại với gia hành.

Anabhoga-carya (skt): 1) Manner of action without effort: Hạnh không cố gắng dụng công— See Vô Công Dụng Hạnh; 2) Secret virtue: See Âm Đức.

Anabhraka (skt): 1) Phúc Ái Thiên: Blessed Love Heaven; 2) Vô Vân Thiên: Asannasattadeva (p)—Cloudless Heaven.

Anabodhi (skt): Asvaghosha (skt)—A native of Sravasti. He was the author of the Buddha Carita, a biography of the Buddha. He was the twelfth patriarch in the Indian lineage of Zen—Mã Minh, cư dân của thành Xá Vệ. Ông là tác giả của quyển Buddha carita (Tiểu Sử Đức Phật). Ông là vị tổ thứ 12 của dòng Thiền Ấn Độ—See Mã Minh Bồ

Tát.

Anachronistic (a): Sai năm tháng.

Anagami (p & skt): Anagamin (skt)—NeverReturner—A-Na-Hàm—A na hàm; bất lai; vị đắc tầng thánh thứ ba, không còn tái sanh vào cảnh dục giới, hoàn toàn loại trừ sân hận và tham ái ngũ dục; nhưng còn các phiền não vi tế như: luyến ái cảnh sắc giới, luyến ái cảnh vô sắc giới, ngã mạn, phong dật và vô minh—See Bất Lai. Anagami-magga (p): Path of non-returner—A Na Hàm Đạo.

Anagamin: Non-coming—Non (never)-returner— One who has attained the third stage of the Path— A Na Hàm—See Bất Lai.

Anagarika (skt & p): A homeless one—Người ho trì Tăng chúng—Người thoát ly gia đình—A Sanskrit term for “Homeless.” A person who enters the homeless life but without receiving monastic ordination, or without formally entering the Sangha. At the time of the Buddha, in India there existed numerous groups of Anagarika, among which Sangha was only one of them. In modern times this term was used by the Sri Lankan reformer Anagarika Dharmapala, who intended to develop an institution for Buddhists who were committed to religious practice but who did not wish to take monastic vows—Người thoát ly gia đình, nhưng không thọ giới hay không theo Tăng đoàn Phật giáo. Vào thời Đức Phật ở Ấn độ có vô số nhóm Anagarika mà Tăng già chỉ là một. Hiện nay từ này được dùng để chỉ những người theo nhóm Hộ Pháp Thoát Ly cải cách, những người có ý định xây dựng cơ sở Phật giáo và tu tập theo Phật giáo nhưng không thọ giới Phật giáo. Người hộ tăng. Trong các xứ Phật giáo, người hộ tăng giữ tám giới hay mười giới, thường mặc đồ trắng, sống trong chùa phụ giúp cho Tăng Ni. Anagariya (p): Homelessness—Không gia đình.

Anagata (skt): Aparanta(skt)—Hậu Tế—Vị lai— The future—That which has not come or will come.

Anagata addhana (p): The future—Vị lai. Anagata-bhayani-sutra (skt): Sutra on characteristics of no-self—Kinh Vô Ngã Tướng. Anagata-kosa (skt): Future treasure—Vị Lai

Tạng.

Anagato addha (p): Future—Vị lai.

Anahana (jap): The Japanese form of the Sanskrit word “Anapana,” which in Indian Yoga refers to the regulation of the breath. In Zen, the breath is not “controlled” or “regulated,” and anapana means the natural rhythmic flow of the breath. The practitioner is aware of the flow of the breath but does not try to influence it. Whereas Yoga is based on the point that the regulation of the breath has the effect of calming the mind, the Zen approach is that through the concentration of the mind in sitting meditation, the breathing calms itself whereas the instrusive approach of intentionally influencing the breath leads rather to inner tensions and distracts from actual Zen practice. Beginers in Zen often receive as their first practice “counting the breath,” which, however, is not the anapana in the Indian Yoga sense—Cách đọc của người Nhật với từ Phạn ngữ “Anapana,” chỉ sự kiểm soát hơi thở trong Du già Ấn Độ. Khác với Du già, Thiền không bắt phải điều tiết hay kiểm soát hơi thở. Ở đây “Anapana” tương ứng với dòng thở nhịp nhàng tự nhiên. Trong tu tập thiền định, hành giả chỉ cần chú ý đến nhịp thở của mình mà không cần phải ảnh hưởng tới nó bằng bất cứ cách nào. Trong khi Du già căn cứ trên quan điểm kiểm soát hơi thở để mang lại sự thanh thản cho tinh thần thì Thiền trái ngược lại, người ta dựa vào nguyên lý cho rằng chính sự tập trung tinh thần trong khi tọa thiền sẽ dẫn tới sự điều hòa hơi thở, ngược lại tác động tới sự điều hòa hơi thở chỉ có thể đưa đến những căng thẳng bên trong mà thôi, và do đó, làm sai lệch sự thực hành đích thực của thiền định. Những người mới tập thiền thường nhận được bài thực tập về “đếm hơi thở,” tuy nhiên, sự đếm hơi thở này không theo nghĩa với sự kiểm soát hơi của phái Du Già bên Ấn Độ.

Anahata-Chakra (skt): It lies in the heart region, within the energy channel (middle line in the body). Cultivator who meditates on this center completely master the quality of air (he can fly through the air and enter the bodies of others— Điểm nằm ngay vùng tim trên đường giữa. Hành giả tập trung vào điểm nầy đến thuần thục sẽ kiểm soát hoàn toàn không khí. Người nầy có thể bay và nhập vào thân thể một người khác.

Anahata-Sabda (skt): Anahata-Shabda (p)—A mystic sound which can be perceived during the advanced stage of practicing meditation or at a certain stage of spiritual development. Sometimes OM is also referred to as a mystic sound—Âm thanh huyền bí, chỉ có thể nhận biết khi thiền định đã tiến bộ. Đôi khi người ta dùng âm OM như một âm thanh huyền bí.

Anajnatamajnasyamindriya (skt): Power for learning the four Noble Truths—Vị tri đương tri. Anakara-cinta-raja-sastra (skt): Vô Tướng Tư Trần Luận, được viết bởi Trần Na—Name of a work of commentary written by Dignaga. Analaya (skt): Amanussa—Not men—See Phi

Nhân.

Analogical knowledge: Tri thức tỉ loại (so sánh).

Analogous (a): Giống như.

Analogy (n): Sự tương đồng.

Analysis (n): Sự phân tích—According to Zen Buddhist terms, “Analysis” means “the Mental Factor Analysis,” a mind which investigates its object carefully and precisely. If we use the mind to investigate an object roughly, that is the mind of investigation—Theo thuật ngữ thiền quán Phật giáo, Analysis có nghĩa là “Tâm Sở Tư” nghĩa là tâm tra tầm đối với đối tượng của nó một cách kỹ lưỡng và minh bạch. Nếu chúng ta dùng tâm tra tầm đối tượng một cách thô thiển thì tâm đó được gọi là “Tâm Sở Tầm”.

Analysis of faith (n): Sự phân tích về tín ngưỡng.

Analyst (n): Nhà phân tích

Analytic doctrine of the Buddhist canon: Abhidarma (skt)—A Tỳ Đạt Ma—A Tỳ Đàm—Vi Diệu Pháp—See Luận Tạng.

Analytical answer: Câu trả lời phân tích.

Analytical cessation: Pratisamkhyanirodha

(skt)—See Trạch Diệt Vô Vi Pháp. Analytical emptiness: Tích Không—Tánh không do phân tách mà có (người ta phân tách hay chặt chẻ một kiểu lý luận nào đó để nói về tánh không).

Analytical insight: Tích Trí—See Analytical wisdom.

Analytical wisdom: Tích Trí—In the sutra tradition, one begins by listening to the teachings which means studying the dharma. Then there is contemplation of this dharma which is analytical insight which is done by placing the mind in samatha and putting the mind one-pointedly on these concepts. And lastly, there is actual meditation which is free from concept to liberate oneself. Analytical wisdom, which analyses dharmas and attains to the truth that neither the ego nor the things have a basis in reality—Trong truyền thồng kinh điển, hành giả bắt đầu bằng cách lắng nghe và học hỏi giáo pháp. Rồi quán chiếu trên giáo pháp này với trí huệ phân tích bằng cách nhất tâm trụ vào những khái niệm này. Cuối cùng là thiền quán vượt ra ngoài vòng khái niệm để được tự giải thoát. Trí huệ phân tích các pháp để quán xét “không tính,” chúng ta sẽ thấy rằng “ngã” và chư pháp đều không có thực tánh. Anamtagga (p): Anavaragra (skt)—Beginningless time—Vô thỉ—Thời không có bắt đầu.

Anamtagga-pariyaya-katha (skt): Treatise on the beginningless time—Luận Vô Thủy—Luận về thời không có bắt đầu.

Ananasukha (skt): The bliss of debtlessness—

Hạnh phúc không nợ nần.

Anana-sutta (p): Ananasukha—Sutra on debtlessness—Kinh hạnh phúc không nợ nần.

Ananda (skt): Khánh Hỷ—Joy—A younger brother of Devadatta; he was noted as the most learned disciple of the Buddha. He had a perfect memory and thus was capable of recalling all of the Buddha’s sermons. Ananda was more than any other an advocate for the cause of women. After the Buddha initially refused a request by his stepmother Mahaprajapati that he allow her and other women to be ordained, Ananda interceded with the Buddha on her behalf, and the Buddha eventually agreed to institute ordination for women—A Nan, em trai của Đề Bà Đạt Đa, người nổi tiếng là vị đệ tử học rộng nhất của Đức Phật. Ngài có một trí nhớ toàn hảo và vì thế mà có thể nhớ hết những bài thuyết giảng của Đức Phật. Ông là người binh vực nữ quyền. Sau khi Đức

Phật từ chối lời khẩn cầu của Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề về việc thành lập Ni đoàn, A Nan đã can thiệp cho bà và cuối cùng Đức Phật đã đồng ý cho thành lập Ni đoàn.

Ananda-bhaddekaratta-suttam (p): Kinh A Nan

Đà Nhất Dạ Hiền Giả.

Ananda-bhadra (skt): Another name for Ananda—A Nan Đà Bạt Đà—A Nan Đà Hiền

Giả, tên khác của ngài A Nan.

Ananda Bodhi Tree: A Nan Bồ Đề Thụ— Ananda Bodhi Tree, so called because it was Venerable Ananda who was responsible for the planting of the tree—Còn gọi là cây Bồ Đề A Nan, vì chính ngài A Nan đã trồng nó.

Ananda Metteyya: Ananda Metteyya is the Buddha name of Charles Allen Bennett McGregor (1872-), a pioneering British Bhikkhu who founded the International Buddhist Society. After reading Sir Arnold Edwin’s “The Light of Asia,” he traveled to Sri Lanka and fter that received the novie monk’s ordination in Burma in 1901 and became a fully ordained Theravada monk in the following year. He founded the International Buddhist Society (Buddhasasana Samagama) in 1903—Pháp danh của Charles Allen Bennett McGregor, một vị sư người Anh đi tiên phong trong việc sáng lập ra Hội Phật Giáo Quốc Tế. Sau khi đọc tập thơ “Ánh Sáng Á Châu” của Sir Arnold Edwin, ông du hành sang Sri Lanka và sau đó thọ giới Sa Di tại Miến Điện năm 1901 và trở thành Tỳ Kheo theo Phật giáo Nguyên Thủy vào năm 1902 ông sáng lập ra Hội Phật Giáo Quốc Tế vào năm 1903.

Anandapura (skt): See A Nan Đà Bổ La. Anandasagara (skt): A Nan Ta Già—Name of a monk—Tên của một vị Tăng.

Ananda sutta (p): Sutra to Ananda, on mindfulness of breathing—Kinh A Nan Đà hạnh phúc khi tỉnh thức trong từng hơi thở.

Ananda temple: The temple was built by king Kyanzittha in the mid-eleventh century—Tự viện A Nan Đà được vua Kyanzittha (triều đại Pagan) xây dựng vào giữa thế kỷ thứ XI.

Anangana (p): Vô uế—Without blemishes.

Anangana-suttam (p): Kinh Vô Uế Nhiễm, Trung Bộ Kinh 5—Sutra on without blemishes, Majjhima Nikaya 5.

Ananjasappaya-suttam (p): Sutra on different benefits, Majjhima Nikaya 106—Kinh Bất Đồng Lợi Ích, Trung Bộ Kinh 106.

Anannatam-nassamitindriyam (p): Vị tri đương tri căn—The faculty of knowing that one will know the unknown—Trí căn dùng để biết những gì chưa được biết.

Ananta (skt): Endless—Vô biên—Vô tận.

Ananta-buddha-ksetra-guna-nirdesa-sutra(skt): Sutra on manifestation of endless merits of the Buddha land—Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức Kinh.

Anantacaritra (skt): Vô Biên Hạnh—Endless conduct—Endless manner of action. Ananta-citta (skt): Tâm Vô Biên—According to The Avatamsaka Sutra, this is one of the eleven minds that lead to enlightenment. An endless heart which is like space—Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là một trong 11 tâm dẫn đến giác ngộ. Tâm vô biên như hư không—See Mười Một Tâm Dẫn Đến Giác Ngộ.

Anantamati (skt): Vô Lượng Ý—Boundless mind, intention, will or meaning—Immeasurable intention.

Ananta-mukha-nirhara-dharani-sutra (skt): Kinh A Nan Đà Mục Khư Ni Ha Li Đà La Ni.

Ananta-mukha-sadhaka-dharani-sutra (skt):

Kinh Nhất Hướng Xuất Sanh Bồ Tát. Anantannirdesapratishthana-samadhi: See Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội. Anantaprabha (skt): Endless light—Vô Biên Quang.

Ananta-pratibhana (skt): Vô Biên Biên—Không bờ bến như không gian—Endless edge.

Anantarya (skt): Vô Gián.

Anantarya-karma (skt): Heavy karma with immediate effect—Trọng Nghiệp Tức Thì Quả— Nghiệp nặng cho quả liền.

Anantarya-marga (skt): Vô Gián Đạo—Con đường không gián đoạn—Path of no interruption—Path of no obstruction. Anantasavara-usnisa (p): Phật đảnh Vô Biên Âm.

Anantat: Endless—Vô biên—Vô lượng.

Anantatcharitra: Vô biên hạnh Bồ Tát. Anantatvikramin: Vô lượng lực Bồ Tát— Bodhisattva with infinite power.

Anantava loko (p): Thế giới vô biên—The world is infinite.

Anapana (skt): A Na Ba Na—Exhaling and Inhaling—Hơi thở ra vô—Phép quán sổ tức— Contemplation of the breathing (inhaling and exhaling)—See Sổ Tức Quán. Anapanasati (p): Anapana-smrti (skt)—See Anapanasatti.

Anapanasatisuttam: Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm—See Nhập Tức Xuất Tức Niệm.

Anapanasatti (p): Anapana-smrti (skt)—An Ban Thủ Ý—Niệm Tức—Contemplation by counting the breathing (quán hơi thơ bằng cách tỉnh giác trong lúc thở ra hít vào)—Niệm hơi thở— Wakefulness during inhaling and exhaling, or meditation on the breath. One of the most important preliminary exercises for attainment absorptions—Sự chú tâm đối với hơi thở vào va thở ra hay thiền quán hơi thở. Một trong những bài tập quan trọng nhất đưa đến sự định tĩnh—See Niệm Tức and Nhập Tức Xuất Tức Niệm.

Anapanasatti-sutta (p): Mindfulness of the breathing—Tỉnh thức trong hơi thở—See Nhập Tức Xuất Tức Niệm.

Anapana-smrti (skt): Anapanasatti (p)—An Ban Thủ Ý—Niệm Tức—Niệm Tức Xuất Tức Niệm— See Sổ Tức Quán.

Anapana-samyutta (p): Sutra on mindfulness of breathing—Kinh Tương Ưng A Nan Đà.

Anapatrapya (skt): Lack of remorse—Nonbashfulness—Vô quí (không biết thẹn). Anapranasmrti (skt): Anapanasatti (p)—Sổ Tức Quán—Mindfulness on the in-and-out breathing.

Anaravibhanga-suttam (p): Sutra on discrimination without strife—Kinh Vô Tránh

Phân Biệt.

Anasava (p): See Anasrava.

Anasrava (skt): Anasava (p)—No leakage— Without leakage—Liberation—Nirvana—No drip—No leak—No leakage—Outside the passion stream—Passionless—A state without emotional distress—Unconditioned—See Vô Lậu. Anasrava-samapatti (skt): Attainment of the unconditioned—Vô Lậu Đẳng Chí (chứng được pháp vô lậu).

Anasravendriyani (skt): Vô Lậu Căn—Cái căn bản của vô lậu trí—Faultlessness—Roots which produce pure knowledge.

Anatamagga-samyutta (p): The unimaginable beginnings of samsara and transmigration—See Tương Ưng Vô Thủy.

Anatanirdesapratisthana samadhi: See Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội.

Anatarya-karma (skt): Anantarya-karma (skt)— Immediate retribution karma—Heavy karma with immediate effect—Trọng Nghiệp Tức Thì Quả— Nghiệp nặng cho quả liền.

Anatattha (Skt): Manasarovara or Manasa-sarovara (skt)—Excellent manasa lake, the lake without heat, cold lake, or lake of No Heat—See Vô Nhiệt Trì.

Anatavikramin (skt): Anantavikramin (skt)— Bodhisattva with infinite power—Vô Lượng Lực

Bồ Tát.

Anatavirya Buddha (skt): Buddha of Infinite efforts or virya—Vô Lượng Tinh Tấn Phật. Anathapindada (skt & p): A Na Tha Tân Đồ Đà—A Na Đà Tân Đồ Đà—See Cấp Cô Độc. Anathapindika (skt & p): A Na Tha Tân Đồ Đà—A Na Đà Tân Đồ Đà—See Cấp Cô Độc. Anathapindikovada-suttam (p): Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc.

Anathapindika-Vihara (skt): Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên—See Cấp Cô Độc.

Anaticari (p): Pure in conduct—Đức hạnh trong sạch.

Anatman: Nairatmyam (skt)—Anatta (p)—NoSoul—No-Self—Nonself—Not self—Not spiritual—Without self—No self—Destitute of spirit or self—Something different from spirit or soul. Anatma or Egolessness, no-self, not self, non-ego, or the emptiness of a self. Anatman is a Sanskrit term for “No-self.” One of the “three characteristics” (tri-laksana) that the Buddha said apply to all conditioned (samskrita) phenomena, the others being impermanence and unsatisfactoriness or suffering. The doctrine holds that, contrary to the assertions of the brahmanical orthodoxy of the Buddha’s time, there is no permanent, partless, substantial “self” or soul. The brahmanical tradition taught that the essence of every individual is an eternal, unchanging essence (called the atman). The Buddha declared that such an essence is merely a conceptual construct and that every individual is in fact composed of a constantly changing collection of “aggregates” (skandha)—Anatman là từ ngữ Bắc Phạn có nghĩa là “vô ngã.” Một trong ba đặc tính mà Đức Phật đã dạy áp dụng cho tất cả pháp hữu vi, hai đặc tính khác là vô thường và khổ đau hay bất toại. Giáo pháp này trái ngược với giáo pháp của Bà La Môn vào thời Đức Phật còn tại thế. Truyền thống Bà La Môn dạy rằng cốt lõi của mọi người là cái “thường ngã” hay cái ngã vĩnh hằng không thay đổi. Ngược lại, Đức Phật lại tuyên bố rằng cái được gọi là “ngã” ấy chỉ là một khái niệm được dựng lên, kỳ thật mỗi cá nhân đều là sự kết hợp của các uẩn luôn thay đổi—See Vô Ngã.

Anatolia (skt): Name of an ancient place in history, that is presently called Turkey—Tên của một địa danh cổ mà bây giờ được gọi là Thổ Nhĩ Kỳ.

Anatta (p): Anatma (skt)—Egoless—Not-Self— Non-self—Non-ego—Absence of a permanent, unchanging self or soul—Vô ngã, phi ngã, không có tự ngã, không có bản chất, không đáp ứng được sự mong ước của con người. Một trong Tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã—See Vo Ngã.

Anatta lakkhana (p): Characteristics of nonself—Nonself characteristic—Đặc tính hay tướng vô ngã. Hiện tượng vượt ngoài khả năng kiểm soát.

Anatta lakkhana-sutta (p): Sutra of the characteristics of non-ego—Sutra on characteristics of nonself—Kinh Vô Ngã Tướng.

Anatta-niya (p): Not belonging to a self—Not related to a self—See Vô Ngã. Anatta-nupassana-nana (p): Tuệ giác thấy được sự vô ngã. Trực giác được rằng không ai có thể điều khiển, kiểm soát các pháp.

Anattata (p): Egolessness—See Vô Ngã.

Anava (skt): Bất Giác—Not knowing.

Anavabodha (skt): Not knowing—See Bất Giác. Anavadatta (skt): Anavatapta (skt)—A Na Bà Đạt Đa Long Vương.

Anavadatta-raja (skt): Anavatapta-raja (skt)—A Na Bà Đạt Đa Long Vương. Anavajjasukha (p): The bliss of blamelessness— See Hạnh Phúc Không Bị Khiển Trách.

Anavakara-sunyata (skt): Emptiness of dispersion—Không của sự phân tán (chư pháp giả hòa hợp, cuối cùng đều là tướng tan diệt)—See Tán Không.

Anavaragra (skt): Anamtagga (p)—

Beginningless time—Vô thỉ—Thời không có bắt đầu—Without beginning. Anavaragra-sunyata (skt): Emptiness of limitlessness—Vô Tế Không—Không không biên tế.

Anavatapa (skt): Vô Nhiệt Trì—See Anatattha. Anavatapta (skt): Vô Nhiệt—Không có sức nóng—No heat—See Đạt Thủy. Anavatapta-deva (skt): Heaven without heat or affliction—See Vô Nhiệt Thiên. Anavatapta-naga-raja (skt): See Anavatapta.

Anaya-vyaya (skt): Anagamana-nirgama (skt)— Neither coming into nor going out of existence— See Bất Lai Bất Khứ.

Ancestor (n): Tổ tiên.

Ancestors’ blessing: Phúc ấm—The beneficent influence of one’s ancestors’ virtue—Anh hưởng phúc đức từ tổ tiên.

Ancestor hall: Tổ Đường—Nhà thờ họ (nơi thờ phụng ông bà tổ tiên).

Ancestor worship: Thờ cúng tổ tiên.

Ancestral tablet: Bài vị—Inscription board.

An-Ch’an Zen master: See An Thiền Thiền Sư.

Anchoress (n): Nữ ẩn sĩ.

Anchoret (n): Anchorite—Ẩn sĩ.

Anchoretic (a): Anchoritic—Ẩn tu. Anchorite (n): Người ở ẩn—Người sống xa nhân thế.

Ancients (n): Cổ nhân. Ancient Buddhas: Kobutsu (jap)—Cổ Phật—

Phật quá khứ.

Ancient examples: Niêm Cổ—Niêm Đề—To refer to ancient principles—Nêu lên những nguyên tắc thời xưa.

Ancient masters: Cổ Đức—Ancient sages.

Ancient masters’ saying: Trí của bậc cổ đức—In Zen, there is a kind of question in which an ancient master’s saying is referred to. A monk said to Yun-Mên: “What would one do when no boundaries are seen, however wide the eyes are open?” Said Yun-Mên: “Look!”—Trong Thiền, có loại câu hỏi đặc ra lời nói của một bậc lão túc. Một nhà sư hỏi Vân Mon: “Trừng mắt lên mà cũng không thấy bờ mé thì làm sao?” Vân Môn bảo: “Xem kìa?”

Ancient merits: Cổ Đức—Công đức của người xưa.

Ancient path: Con đường cổ xưa (con đường mà đức Phật đã đi qua, đã tu và đã chứng đắc). Ancient sages: Ancient scholars—Master of the past—Tiền triết—Cổ Đức—Meritorious person of the past—Bậc Thánh, bậc học giả, bậc thầy, hay bậc có nhiều công đức vào thời xưa.

Ancient scholars: Cổ Đức—Ancient sages.

Ancient seven Buddhas: Buddha Sakyamuni and the other six Buddhas who preceded him—Phật Thích Ca Mâu Ni và sáu vị Phật trước Ngài—See Thất Phật.

Ancient times: Đời xưa—Thời cổ đại.

And so on: Vân vân.

Andae (jap): Antarivasaka (p)—Antaravasa

(skt)—A Japanese term for an inner garment of a monk or nun, the five-strip inner garment worn by Buddhist monks and nuns—See An Đà Hội.

Andaja (p & skt): Oviparous birth—Noãn Sanh— Egg-born, or birth from eggs. Oviparous, as is the case with chicken, goose, birds, etc.—Loài sanh từ trứng, như loài chim; loài nầy ở trong trứng tạo thành hình thể, đúng ngày thì trứng vỡ ra, như loài gà vịt, chim, ngỗng, vân vân—See Tứ Sanh.

Andhaka (skt): The Purvasailah and

Avarasailah—See Án Đạt La Phái.

Andhakara (skt): Darkness—Tối ám.

Andhakavinda-sutta (p): Name of a Buddhist sutra—Tên của một bộ kinh Phật giáo.

Andhra (skt): Án Đạt La—A kingdom in Southern India, between the Krishna and Godavari rivers, whose capital was Vengi; the country south-east of this was known as MahaAndhra—Một vương quốc nằm về phía nam Ấn Độ, giữa hai con sông Krishna và Godavari, kinh đô của nó là Vengi; nước nằm về phía đông nam của Án Đạt La được biết đến với cái tên Đại Án Đạt La.

Andira: An Để (Lễ) La Đại Tướng. Andjali (skt): To salute with two inner palms joining together right in fron of the chest—Cách chào với hai bàn tay chấp lại ngay trước ngực— See Hiệp Chưởng.

Andô (jap): Attendant hall—The living quarters for novices at Zen monasteries during the Sung Dynasty (960-1280)—Tên gọi nơi cư ngụ của các vị sa di trong các Thiền viện vào thời nhà Tống (Trung Hoa).

Anecdote (n): Giai thoại.

Anekajati (skt): Đa sinh—Many births—Many reincarnations—Kiếp sống trải qua nhiều kiếp của vòng luân hồi sanh tử.

Anenjabhisankharo (p): Imperturbable karmic formation—Bất động hành.

Anenjata (skt): Immovability—Bất động.

Anga (skt):

Anga (skt): 1) A limb of the body: Chi (tay chân); 2) The division of the teaching of the Buddha into twelve angas or limbs: Bộ Loại hay sự phân chia giáo pháp của Đức Phật ra làm 12 phần; 3) Name of one of the 16 great countries in ancient India:

Tên của một trong 16 nước thời cổ Ấn Độ; 4) Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who lived a long time on Mount Isigili: Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác đã sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Angajata (skt): Name of a disciple of the Buddha—See Nhan Yết Đà. Angaraka (skt): A Già La Già—The planet Mars; a star of ill omen; a representation in the Garbhadhatu—Hỏa tinh—One of the seven brilliant ones, and Nine luminaries. Angels in heaven: Deva (skt)—Thiên.

Anger (n): Krodha or Dosa or Dvesa Pratigha

(skt)—Aversion—Hate—Ill-will—Repugnance— Resentment—Phẫn (sân nhuế hay sân hận)—See Sân Hận.

Anger is a bar to remembrance: Niệm Chướng—This is one of the five hindrances which the Buddha mentioned in the Lotus Sutra— Sân hận hay giận dữ là một chướng ngại cho chánh niệm. Đây là một trong năm chướng ngại mà Đức Phật đã nói tới trong Kinh Pháp Hoa— See Ngũ Triền Cái.

Anger as fetter in cultivation: Phẫn Kết—Giận dữ là một trong những trở ngại trên đường tu tập— The bond of anger.

Anger and foolishness: Giận dữ và cuồng dại. Anger caused by ignorance: Giận dữ sanh ra bởi si mê.

Anger penetrating the bones to the marrow: Giận vào xương tủy (Oán nhập cốt tủy)—Very angry.

Angirasa (p): Ương Kỳ La—Name of a hermit at the time of the Buddha—Tên của một ẩn sĩ thời đức Phật.

Angkor Wat: A major temple complex in central Cambodia built during the reign of King Suryavarman II (1113-1150). Originally dedicated to the Hindu god Visnu, but after that it became a Buddhist establishment following the conversion of the succeeding Khmer kings to Buddhism, Angkor Wat served as a Buddhist holy place. After the destruction of the Angkor by the Thais in the fifteenth century, Khmer capital moved to Phnom Penh. It was not rediscovered until the nineteenth century—Một dãy những tự viện ở trung bo Cam Bốt được xây vào thời vua Suryavarman đệ nhị. Ban đầu được xây để thờ phượng thần Visnu của Ấn Độ giáo, nhưng sau đó trở thành cơ sở Phật giáo. Sau khi các vua Khmer cải đạo và trở về quy y Phật, ngôi đền được dùng để thờ cúng theo Phật giáo. Sau khi Angkor Wat bị người Thái tàn phá vào thế kỷ thứ 15 (1431), kinh đô Khmer đã dời về Nam Vang và ngôi đền chỉ được tìm thấy lại vào thế kỷ thứ 19.

Ango (jap): Rains retreat—An cư kiết hạ—A Japanese Buddhist term for “Dwelling in peace.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Sống trong an lạc—See An Cư Kiết Hạ.

Angry (a): Phẫn Nộ—Cáu kỉnh—Giận dữ.

Angry demons: Asura-gati (skt)—The state of angry demons—Asuras’ realm where those who are wicked, hot-tempered, violent or are initiated into paganism (the path of asuras is filled with quarrelling and acrimonious competition)—A-Tu-

La, tiếng Phạn gọi là Asura, nghĩa là tánh tình xấu xa, cũng có nghĩa là phước bao không bằng chúng sanh ở hai cõi người và trời. Đây là cảnh giới của những chúng sanh xấu ác, hay giận dữ, tánh tình nóng nảy, thích bạo động hay gây gỗ, và si mê theo tà giáo (chúng sanh trong cảnh giới nầy cũng có phước báo, nhưng lại bị tham vọng, dối trá, kiêu mạn, là quả của những tiền nghiệp lấn lướt, nên tâm thường hay chứa đầy tức giận và chấp trước).

Angry despair is to be abandoned: Phẫn não cần phải từ bỏ—See Tám Pháp Đưa Đen Sự Đoạn Tận.

Angry and displeased with one’s fellows: Tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh—One of the five mental blockages.

Angry and ill-will: Phẫn nộ và uất hận.

Anguish: Nỗi đau đớn hay đau khổ—In

Buddhism, anguish means painful resistance to the reality of mortality—Trong Phật giáo, đây là nỗi đau khổ về bộ mặt thật của sanh tử tử sanh. Angulimala (skt): Angulimalya (skt)—Chỉ Man

(Vô Não)—The killer who was converted by the Buddha—Một kẻ sát nhân được Đức Phật chuyển hóa—See Ương Quật Ma La. Angulimala-paritta (skt): Angulimala-Sutra— Kinh Chỉ Man (Vô Não).

Angulimala-Sutra (skt): Angulimala-paritta (skt)—Chỉ Man Kinh—Sutra of the story of Angulimala—Kinh kể về chuyện của chàng Vô Não.

Angulimalya (skt): Angulimala—Vô Não. Angulimalya-sutra (skt): Angulimala-sutra—Chỉ Man Kinh.

Anguli-parvan (skt): Chỉ Tiết—Finger-joint: Lóng tay—A measure, the 24th part of a forearm (Hasta (skt): Đơn vị đo lường tương đương với 1/24 cánh tay.

Anguttara Nikaya (p): Numerical Arranged Subjects—Numerical discourse—Tăng Nhất A Hàm (Tăng Chi Bộ Kinh).

Anguttarapa (p): Ương Già Bắc Phương Thủy— Name of a place related to Buddhism, north of Magadha—Tên của một địa danh có liên hệ đến Phật giáo nằm về phía bắc xứ Ma Kiệt Đà.

Angya (jap): A Japanese Buddhist term for

“Wandering on foot” or “pilgrimage on foot.”— Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “du hành bằng cách đi bộ” (hành hương bằng chân)— See Hành Cước and Hành Cước Tăng.

An-Hui: An Huệ—One of the ten famous

Southern Indian exponents on Buddhist doctrine, spcially of the Vijnaptimatratasiddhi sastra, in the fifth century—Một trong mười luận sư nổi tiếng người Ấn vào thế kỷ thứ năm (đặc biệt về Duy Thức Học).

Anicca (p): Anitya (skt)—Vô thường— Impermanence.

Anicca lakkhana (p): Impermanent characteristics of all phenomena—Đặc tính hay tướng vô thường. Hiện tượng sinh diệt của các pháp.

Anicca-nupassana-nana (p): Knowledge of the law of impermanence—Tuệ giác thấy được sự vô thường. Trực giác được sự diệt tận nhanh chóng của các pháp.

Anicca-sanna (p): Tưởng Vô Thường—

Perception of impermanence. Anicca-sutta (p): Sutra on impermanence—Kinh Vô Thường.

Aniccata (p): Nature of impermanence—Vô

Thường Tánh.

Anicchantika (skt): A Xiển Để Ca—Without desire, i.e. undesirous of nirvana—Vô dục, chỉ sự không tham mong niết bàn.

Anidas-sana-appatigham-rupam (p): Invisible and unresisting matter—Vô kiến vô đối sắc. Anidassana-sappatigham rupam (p): Invisible and resisting matter—Vô kien hữu đối sắc.

Anigha (p): Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who resided in Mount Isigili— Tên của một trong số một trăm vị độc giác Phật sống trong núi Isigili.

Aniksiptadhura (skt): Never retiring

Bodhisattva—Bất Hưu Tức Bồ Tát—Never-giving up Bodhisattva.

Anila: Át Nể (Lễ) La Đại Tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

Anilambha-samadhi (skt): Unpropped samadhi —See Vô Duyên Tam Muội. Anima and animus: The invisible soul inhabiting in the visible body—See Hồn Phách. Animals: Tirascina (skt)—Tiryagyoni (skt)—Súc vật—Súc sanh—Beasts—One of the three evil ways, and also one of the four fields for cultivating happiness (blessing)—Súc sanh, một trong ba ác đạo, cũng là một trong bốn mảnh ruộng phước điền—See Tam Đồ and Tứ Phước Điền.

Animal abuse: Hành hạ thú vật—A Bhiksu or Bhiksuni who commits animal abuse, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào hành hạ thú vật là phạm giới Ba Dật Đề, phai phát lồ sám hối.

Animal food: Thực phẩm bằng thịt thú vật. Animal food is filthy, not at all clean as a nourishing agency for the Bodhisattva: Thịt của thú vật dơ bẩn, chẳng sạch sẽ chút nào để làm nguồn dinh dưỡng cho một vị Bồ Tát.

Animal-gati: Huyết Đồ—Another name for the gati or destiny of rebirth as an animal—Tên khác của súc sanh đạo—See Tam Đồ. Animal ghost: Mei Ghost—Mỵ quỷ. Animal kingdom: Súc sanh giới (vương quốc của loài súc sanh).

Animal path: Bang Sanh Thú—The animal path, that of rebirth as an animal—Con đường của súc sanh—See Lục Đạo.

Animals previously killed: Con thú đã bị giết từ trước—Món thịt đã làm từ trước khi có sự hiện diện của mình tại đó—See Cửu Tịnh Nhục. Animal realm: Tirracchana (p)—Thú Đạo. Animal womb: Tirascinayoni (skt)—Cảnh giới súc sanh.

Animal world: Tirascinayoni (skt)—Cảnh giới súc sinh.

Animalism (n): Thuyết nhân loại động vật (cho rằng con người cũng chỉ là một loại đong vật thuần túy, không có phần tâm thức hay tậm linh). Animalist (n): Người tin theo thuyết động vật nhân loại (tin rằng con người cũng như con thú, không sai khác ở nhục dục và dục cảm).

Animality: See Tiryagyoni-gati.

Animan (skt): Năng tiểu—To shrink self or others (to make self or others smaller), or the world and all things to an atom—Có khả năng làm cho nhỏ lại được.

Animation: Jivitindriya (skt)—Breath of life— Liveliness—Vitality—Sinh khí. Animeshalochana Stupa: The Animeshalocana stupa is located within the courtyard of the Maha Bodhi Temple in Bodhgaya. This is a small stupa erected at the site where the Buddha stood during the third week, out of gratitude, stood gazing at the Bodhi Tree for giving him shelter, while he attained Supreme Enlightenment. The stupa was built in bricks, some of which are carved. It is square at the base and, tapering towards the top, the height being 55 feet—Tháp Animeshalocana tọa lạc trong sân Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là một ngôi tháp nhỏ được dựng lên tại nơi Đức Phật đã đứng trong suốt tuần lễ thứ ba để cảm niệm ân đức của cây Bồ Đề đã che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời gian Ngài thiền định để đạt đến đại giác. Tháp được xây bằng gạch, một số được chạm khắc. Nền tháp hình vuông, nhọn về hướng đỉnh, với chiều cao khoảng 55 bộ Anh.

Animism: See Sùng Bái Tinh Linh.

Animitta (skt): Having no-signs—Không Tướng—Signlessness (formlessness) or absence of characteristics of all dharmas; the mark of absolute truth, which is devoid of distinctions— See Vô Tướng.

Animittasukha (skt): Bliss of formlessness—See Vô Tướng Lạc.

Animitta-samadhi (p): The concentration on the signlessness—Vô tướng định—Concentration on the signless (imageless)—Định không khởi lên một dấu hiệu nào về hình ảnh.

Animosity (n): Sự thù oán.

Aninjya-karma (skt): Bất Động Nghiệp— Immovable karma.

Anirodha (skt): Anishthita (skt & p)—Bất diệt— Eternal—Everlasting—Immortal—Undying (not dying)—No disappearance—Not extinguished— Not destroyed—Not subject to annihilation—

Unextinguished—Bất diệt hay không bị tiêu hủy. Anirodhanutpada (skt): Bất Diệt Bất Sinh—Vượt khỏi sự sinh và sự diệt—Neither dying or being reborn—Immortal—No disappearance nor appearance.

Aniruddha (skt): Anuruddha (skt)—A Na Luật— A Nâu Lâu Đà—One of the ten great disciples of the Buddha. He is known for his possession of the divine eye. He was a cousin of Sakyamuni and was one of the six princes in the Sakyamuni Buddha throne to cultivate the Way. He had the greatest vision (deva insight) among all Buddha’s Arhat disciples. The Buddha predicted Anuruddha to reappear as the Buddha Samantaprabhasa—A Nậu Lâu Đà, một trong mười môn đồ lớn của Đức Phật. Ngài nổi tiếng với Thiên Nhãn. Là em họ của Phật Thích Ca và là một trong trong sáu hoàng tử của dòng Thích Ca, đệ nhứt thiên nhãn trong số nhưng đệ tử A-La-Hán của Phật. Đức Phật thọ ký A Nậu Lâu Đà sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai.

Anissaravada (p): Agnosticism—The doctrine of agnostics that claims that human mind cannot know whether there is a God or an ultimate cause, or anything beyond material phenomena—Chủ nghĩa chân lý tuyệt đối bất khả tri.

Anissuki (p): Not jealous—Không ganh tỵ.

Anisthita (skt): Anitthita (p)—Bất tận—Vô Tận—Limitlessness—Timeless—Inexhaustible— Without limit—Endless.

Anitthita (p): Anisthita (skt)—Bất tận—Vô Tận—Limitlessness.

Anitya (skt): Anicca (p)—Ephemeral—

Impermanence—Inconstant—Transient— Unsual—Not everlasting—Occasional—

Incidental—Irregular—Unstable—Uncertain— Không tồn tại mãi mãi—See Vô Thường. Anityah-sarva-samskarah (skt): Vạn vật thường biến chuyển (Theo Kinh Niết Bàn: “Chư hành vô thường là pháp sinh diệt.”—Whatever is phenomenal is impermanent—See Chư Hành Vô Thường.

Anityata (skt): Impermanence: Vô thường—

Unfixed: Bat định.

Anityata-bhumika (skt): Indeterminate functions—Bất định địa pháp.

Anivattaniya (p): Avaivartika (skt)—Bất thối chuyển—Never receding—Non-retrogression— Non-Retrogression—Non-regression—Never retreating but going straight to nirvana—See Hạnh Bất Thối Chuyển.

Anityata-sutra (skt): Sutra on conditioned phenomena—Chư Hành Hữu Vi Kinh. Aniyada (skt): Aniyata (p)—Indeterminate wrong-doing—Bất định tội.

Aniyata (p): Bất Định Pháp—Nhị Giới Bất Định. Aniyata-bhumika-dharma (skt): See Bất Định Địa Pháp.

Aniyataikatara-gotra (skt): Indeterminate nature—Bất Định Chủng Tánh. Aniyatarasi (skt): Indeterminate class of nature— Bất Định Tánh Tụ—Nhóm không rõ rệt.

Aniyato rasi (p): Indeterminate—Bất định tụ.

Anja (jap): 1) A Japanese Buddhist term for “A Zen monk who attends the Zen master.”

Historically, “Anja” were lay people who lived on temple grounds before being ordained. In China and Vietnam, it was quite common for lay novices to live and work on temple grounds for extended periods of time without seeking ordination. In Japan, that practice was less common; in most cases, Japanese anja were young men or boys who had not yet completed their training for ordination. At a Zen temple, novices serve a variety of functions and perform most of the manual labor for the monastic community: tending fields, assisting with preparation and serving of meals, cleaning temple buildings and grounds. Traditionally anja had their own quraters within the temple grounds, separate from those of the ordained monks. Today, younger monks in training at Zen monasteries, also called “Anja”, serve the same functions: Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Một vị Tăng tu Thiền làm thị giả cho một vị thầy.” Về mặt lịch sử, thuật ngữ Nhật Bản “Anja” là những người cư sĩ tại gia sống trong đất nhà chùa trước khi được thọ giới. Ở Trung Hoa và Việt Nam thì việc này rất thường xảy ra. Ở Nhật Bản thì việc này ít thông dụng hơn; trong đa số các trường hợp những người cư sĩ tại gia sống trong đất nhà chùa trước khi được thọ giới là những thanh niên hay những cậu bé chưa được tu tập để thọ giới. Trong một Thiền viện, những người cư sĩ tại gia sống trong đất nhà chùa trước khi được thọ giới làm nhiều nhiệm vụ khác nhau và phụ trách công việc tay chân nặng nhọc cho cộng đồng Tăng già: làm ruộng, giúp chuẩn bị những bữa ăn, quét dọn phòng ốc trong chùa. Theo truyền thống thì những người cư sĩ tại gia sống trong đất nhà chùa trước khi được thọ giới co khu ở riêng biệt của họ trong đất chùa, cách biệt với chỗ ở của chư Tăng. Ngày nay, những vị Tăng trẻ trong các Thiền viện, cũng được gọi là “Anja”, làm các công việc này. 2) The pronunciation customary in Zen of a word otherwise pronounced “Gyoja”: this is Japanese term for the Sanskrit term “Acharin,” denoting a Buddhist ascetic or wandering monk: Lối phát âm thường dùng trong nhà Thiền thay cho từ “Gyoja,” có nghĩa là khổ hạnh hay một người tu Phật giáo theo lối du hành. Anjado (jap): Living quarters of “Anja” within the temple grounds—See Anja (1). Anjali (skt): Ấn Mẫu—Salutation with joined palms—See Hiệp Chưởng. Anjali-Mudra (skt): Mẫu Đà La Pháp Ấn—See Ấn Hiệp Chưởng.

Anjanavana (skt): A Xà Na Lâm—A place in central India between Kosambi and Savatthi— Một khu rừng ở miền trung Ấn Độ, giữa hai xứ Câu Đàm Di và Xá Vệ Quốc.

Anjin (jap): Anshin (jap)—Santi (skt)— Upasamayama (skt)—Tranquility of mind—See

An Tâm.

Ankokuji (jap): Chùa An Quốc (Nhật).

An-lu-shan (chi): An Lộc Sơn—Name of a Chinese general—Tên của một vị tướng Trung Hoa.

Anna (skt): Át Na—Name of a mountain in

India—Tên của một ngọn núi ở Ấn Độ. Anna konanna (p): Anna Kodanna (p)—Ajnata- Kaundinya (skt)—A Nhã Kiều Trần Như.

Annals of the Transmission of the Dharma Treasure: Den Hôbôki (jap)—Ch’uan Fa-pao Chi, a compilation of the biographies of seven Chinese Zen masters. These include Bodhidharma, Hui-k’o (487-593), Seng-ts’an (?-606), Tao-hsin (580-651), Hung-jen (601-674), Fa-jung, and Shen-hsiu, who are considered the Chinese patriarchs of the Northern school of Zen. The text was written by a lay practitioner, Tu Fei—Truyền Pháp Bảo, bộ biên niên biên soạn về tieu sử của bảy vị Thiền Sư Trung Hoa. Những vị này bao gồm Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Pháp Dung, và Thần Tú, được xem như là những vị Tổ của Thiền Bắc Tông.

Annata-indriyam (p): Cụ tri căn—The faculty of the one who knows—Trí căn của bậc thức giả.

Annexation (n): Sự thêm vào. Annihilate (v): To disperse—To put an end to— To cause to cease—Tiêu diệt.

Annihilate the barriers or hindrances: Hóa giải trở ngại.

Annihilating: Đoạn diệt.

Annihilation: Sự đoạn diệt.

Annihilation of all desire: 1) This is also one of the eight misleadings: Đoạn, đây cũng là một trong tám thứ mê—See Bát Mê; 2) See Diệt Bệnh and Tứ Bệnh.

Annihilation-illusion: See Holding to the view of total annihilation.

Annihilation trance: Nirodha-samapatti (skt)—

Diệt tận định.

Annihilation view: Uccheda (p & skt)— Ucchedaditthi (p)—Ucchedadarsana (skt)— Annihilation-illusion—Heterodox teaching denies the law of cause and effect. It holds to the idea of annihilation—Ngoại thuyết chối bỏ luật nhân quả. Ngoại giáo cho rằng mọi thứ đều đoạn diệt—See Đoạn Kiến and Bát Tà Kiến. Annihilationism (n): Chủ thuyết đoạn kiến—See Annihilation view.

Annihilationist (n): Người theo thuyết đoạn kiến. Annihilationist view: Vibhava-ditthi (p)—Đoạn kiến—See Annihilation view.

Annin (jap): Ksanti (skt)—Endurance— Forebearance—Patience—An nhẫn. Annindriyam (p): Dĩ tri căn—The faculty of highest knowledge—Trí căn tối thượng.

Anniversary (n): Lễ kỷ niệm hàng năm.

Anniversary of death: See Nenki. Anniversary of the death of a person: See Kỵ

Nhật.

Anniversary of the descent: See Giáng Đản. Anno Domini (Latin): After the Day of Christ

(A.D.).

Announcement: Jnapti (skt)—Declaration—

Tác bạch.

Announcement of distribution of the kathina garment: See Xuất Đội Ca Để.

Announcement of the time of day: See Kaihan. Annoy everybody: Não chúng (làm cho mọi người phiền não).

Annoy and harm: Não hại.

Annoy someone: Cause someone trouble—Gây phiền nhiễu cho ai.

Annoy and trouble: Não loạn.

Annoyance: Disturbance—Perplexity—

Trouble—Phiền.

Annunciate (v): Báo cho biết trước—Tác Bạch.

Annunciation (n): Sự báo cho biết trước.

Annyo (jap): See An Dưỡng Địa.

Annyoin (jap): Viện an dưỡng (Nhật).

Anoint (v): Xức dầu, rải nước trong các cuộc lễ. Anoint the hand or cut it off: Instances of love and hatred—See Đồ Cát.

Anoint oneself with perfumes: Tẩm mình với các loại hương.

Anointing: Abhiseka (skt)—Quán Đảnh. Anoku-Bodai (jap): Anuttara-samyak-sambodhi (skt)—A Nậu Bồ Đề.

Anokutara-Samyaku-Sanbodai (jap): Anuttarasamyak-sambodhi (skt)—A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Anonymous Pali chronicle: Dipavamsa (p)—

Biên Niên Sử Phật Giáo Nam Truyền—Biên Niên Sử Pali—See Dipavamsa.

Another kalpa: Kalpantara (skt)—Kỳ kiếp khác. Another life: Tha Sinh—Tha Thế—Another world, either previous or after this—Đời khác hay thế giới khác, hoặc đời trước hoặc đời sau.

Another lifetime: Dư Sinh—Cuộc đời khác.

Another place: Dư Xứ—Nơi khác.

Another world: Tha Độ—Thế giới khác. Anottappam (p): Fearlessness of wrong-doing—

Vô Quý.

Anpapaduka (skt): Opapatika-yoni (p)—Hóa Sanh.

Anraku (jap): Ksema (skt)—Tranquil—Quiet—Pacify—See An Lạc.

Anrakudo (jap): Nehandô (jap)—Nirvana hall— See Niết Bàn Đường.

Anraku Homon (jap): An Lạc Pháp Môn—The peaceful and joyful gate of Dharma. Anro (jap): An Lão—Peaceful old-age—See An

Lạc Đường.

Anroku (jap): A Japanese term for a brief biographical account of any Zen master’s pilgrimages and enlightenment experience—

Thuật ngữ Nhật Bản, tiểu sử ngắn của những chuyến hành hương và kinh nghiệm giác ngộ của bất cứ vị Thiền sư nào.

An-Shi-Kao: An Shigao—See An Thế Cao.

Anshin (jap): Anjin (jap)—See An Tâm. Anshô-no-zen (jap): A Japanese term for a Zen follower, lay or monk, who, though he has some experience of Zen, is unjustified in regarding himself as enlightened and makes his ignorance plain by mouthing truths that he knows only from hearsay—Thuật ngữ Nhật Bản chỉ người tại gia hay một vị Tăng, dầu có được chút ít kinh nghiệm Thiền, nhưng không chứng minh được tự mình giác ngộ và chỉ nói suông chân lý giải thoát khỏi ngu si mê muội bằng miệng với những gì mình biết được qua tin đồn.

Ansoku-Ko (jap): An Tức Hương—See Peaceful breath incense.

Answers to Doubts and Skepticism

Commentary: See Quần Nghi Luận.

Answers to Kôans: Lời giải đáp cho công án— The reader of Zen texts who finds koans strange or alienating, must always keep in mind that koans are by definition ununderstandable, inaccessible to the reasoning mind precisely because they are challenges to transcend logicalconceptual mind. Zen practitioners should always remember that even in cases where illuminating interpretations of koans present themselves, from the standpoint of Zen they are false if they are thought out and will be quickly exposed as such by any Zen masters. Zen master Hakuin classified the different kinds of answers traditionally connected with the standard koans, such as: First, Hosshin (Pháp thân), by repeating the Master’s words, gestures, actions or even silence in a way which shows that the pupil has caught on. Second, Kikan, by an action or the use of some handy object. Third, Gonsen, by a short talk, referring to something concrete, but free from thoughts or abstractions. Fourth, Nento, by a reply difficult to grasp because seemingly quite unconnected.

Fifth, Goi, referring to the five relations and nonrelations of the absolute and the relative. There are also some more, mostly for the very advanced students, such as Jujukin, relating to daily life, etc.—Người đọc các văn bản về công án ve những công án đánh lạc hướng đừng bao giờ quên rằng những văn bản này, theo định nghĩa của chúng, là khó hiểu, không thể dùng trí tuệ phàm tục để hiểu được. Mục đích của chúng là kích thích hành giả vượt qua những giơi hạn của lý luận và tư duy duy lý. Hành giả nên luôn nhớ rằng những lời giải về công án ngay cả những giải thích tự nó chiếu sáng, rõ ràng là sai lầm theo quan điểm Thiền nếu chúng được tìm ra bằng cách lập luận và diễn dịch mà bất cứ một bậc thầy chân chánh nào đều dễ dàng nhận ra. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đã sắp xếp nhiều cách giải đáp khác nhau theo đúng truyền thống cho những công án tiêu chuẩn. Thứ nhất là bằng cách lặp lai lời nói, cử chỉ hay hành động của vị thầy, hay giữ im lặng trong cách mà người đệ tử đã nắm bắt được. Thứ nhì là bằng hành động với cách sử dụng những đồ vật ở gần đó. Thứ ba là bằng một cuộc nói chuyện ngắn, nham vào cái gì đó một cách cụ thể, nhưng không vướng mắc tư tưởng và sự trừu tượng. Thứ tư là câu trả lời khó khăn nắm bắt vì nó hoàn toàn không dính dáng vì đến câu hỏi của công án. Thứ năm là sử dụng năm sự liên hệ (see Động Sơn Ngũ Vị) và không liên hệ giữa cái tuyệt đối và tương đối. Hãy còn nhiều cách giải đáp nữa cho những Thiền sinh ở trình độ cao, như là nói đến cái gì liên quan đến cuộc sống hằng ngày, vân vân.

Answering questions: Đối đáp hay trả lời câu hỏi.

Antagnahadrsti (skt): Biased views—Extreme views—One-sided standpoint—One-sided views—See Biên Kiến.

Antagraha-drsti (skt): Extremism—See Kiến

Chấp.

Antara-bhava (skt): Bardo (tib)—Thân Trung Hữu—The intermediate state of existence—Thân tâm sau khi chết (trạng thái tồn tại ở giữa lúc chết và lúc đi tái sanh).

Antara-kalpa (skt): Intermediate kalpa—A small kalpa—Tiểu Kiếp—A period of growth and decay of the universe—An intermediate kalpa—Một giai đoạn tăng giảm thành hoại của vũ trụ.

Antaravasaka (skt): Antarivasaka (p)— Antaravasa(skt)—Inner garment of a monk—An Đà Hội—Y hạ trong ba bộ y của nhà sư.

Antarayikadhamma (p): Anatara-yika-dharma—

Chướng pháp.

Antarayikadharma (skt): Anatara-yika-dhamma (p)—Obstructing condition of the passage to Nirvana—Chướng pháp. Antarikravavasina (skt): Living in the air—

Không cư (trú ngụ trên không).

Antariksavasina (skt): Không Cư Thiên—Devas dwell in space—The heavenly regions—Heavens in space, i.e. the devalokas and rupalokas—Chư

Thiên cư ngụ tầng trời trên không.

Antarivasaka (p): Antaravasa(skt)—Inner garment of a monk—An Đà Hội—Y hạ trong ba bộ y của nhà sư.

Antarvan (skt): Inner garment of a monk—An Đà

Hội.

Antarvasaka (skt): Inner garment of a monk—An

Đà Hội.

Antecendent causality: Thứ Đẳng Duyên—Quan hệ nhân quả quá khứ.

Antecendent Existence Body: See Thân Tiền

Hữu.

Antevasika (p): Disciple—Môn đệ—Học trò.

Antevasin (skt): Thị Giả—Companion—

Attendant—Personal attendant—Servant—

Helper, e.g. as Ananda was to the Buddha—

Người giúp đỡ như ông A Nan làm thị giả cho Đức Phật.

Anthology: Tuyển tập.

Anthology of the Most Distinguished and Talented Zen Masters: Tuyển Tập Các Thiền Sư Nổi Tiếng và Tài Danh Nhất.

Anticipating gifts in return: Cầu Báo Thí—One gives, thinking: “He will give me something”— See Bát Chủng Bố Thí.

Anticlerical (a): Bài bác tu sĩ. Anticlericalist (n): Người có tư tưởng hay chủ trương bài bác và chống đối tu sĩ.

Antidote: Đối Trị—Thuốc giải độc.

Antinomian (n): Sự mâu thuẫn.

Antinomianism: Chủ nghĩa mâu thuẫn (theo cái nay mà cũng muốn theo cái kia)—In Buddhism, antinomianism means a notion that one wants to live in the monastery but ignoring the precepts; or one who just believes in faith and ignoring the precepts—Trong Phật giáo, người sống theo chủ nghĩa mâu thuẫn là người muốn sống trong tự viện nhưng không chịu giữ giới; hoặc là người chỉ tin vào niềm tin chứ không chịu giữ giới.

Anti-religions: Chống tôn giáo.

Anu (skt): A Nã—Minute—Infinitesimal—The smallest aggregation of matter—A molecule consisting of seven atoms—Phân tử hay thành phần gồm bảy nguyên tử—See Thất Vi.

Anubhava (skt): Kinh nghiệm—Experience— Experience means knowledge derived from personal experiment; impression on the mind not from memory—Sự hiểu biet xuất phát từ sự quan sát của cá nhân hay thực nghiệm; ấn tượng của tâm chứ không từ ký ức.

Anubhuti (skt): To verify—Experimental evidence—See Chứng Nghiệm. Anubodhi (skt): Anuttara-samma-sambodhi (p)— Anuttara-samyak-sambodhi (p)—Vô Thượng Bồ Đề—Complete and perfect enlightenment. Anubuddha-sutta (p): Sutra on understanding, in the Anguttara nikaya IV.1—Kinh Thông Hiểu

(liễu nghĩa), trong bộ Tăng Nhất A Hàm IV.1. Anuddatya (skt): Uddhacca (p)—Restlessness—

Trạo cử—Phóng dật.

Anuddhatya-kukrtya (skt): Restlessness— Ambitious—Unsettled—Trạo hối (những phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh). Anudhamma (p): Tùy Pháp—Đi theo pháp—To follow the dharma.

Anuggahita (p): Bảo vệ, đặc biệt cho việc hành thiền.

Anujna: A Sanskrit term for “Lesser authorization.”—See Thiểu Quyền.

Anukrama (skt): Thứ Đệ—In turn—One after another—Thứ lớp trước sau của pháp hữu vi.

Anuloma (skt): Adaptation—Conformity—Sở Đắc Phẩm Hạnh Phật (tu tập những phẩm hạnh cần thiết để trở thành Phật).

Anulomiki-dharma-kshanti (skt): Anulomiki- kshanti (skt)—The patience of meekness—See Nhu Thuận Nhẫn.

Anulomiki-kshanti (skt): Anulomiki-dharmakshanti—See Nhu Thuận Nhẫn.

Anumanapramana (skt): Comparison and inference—Inference, i.e. fire from smoke—See Tỷ Lượng.

Anumana-suttam (skt): Sutra on thought- food—See Kinh Tư Lương.

Anumatikappa (p): Tùy Tịnh Ý—In compliance with the pure mind—See Sinh Hòa Hợp Tịnh. Anumodana (p): Appreciation of someone else’s wholesome deeds—Lời cầu chúc của nhà sư sau khi nhận lãnh của tín thí (tứ vật dụng).

Anunaya (p): Complaisance—Ái Kiết Sử. Anupada-suttam (p): Sutra on unceasing—Sutra on without ceasing—Kinh Bất Đoạn—Kinh nói về sự không ngừng nghỉ (không dừng, không đứt đoạn).

Anupadhisesa (skt): Anupadisesa-nibbana (p)— Vô Dư Niết Bàn—Final nirvana without remainder of reincarnation.

Anupadisesa-nibbana (p): Anupadhisesa (skt)— Vô Dư Niết Bàn—Final nirvana without remainder of reincarnation—Nibbana with no fuel remaining.

Anupadisesa-nibbana-dhatu (p): Anupadhisesanirvana-dhatu (skt)—Cảnh Giới Vô Dư Niết Bàn—The realm of final nirvana without remainder of reincarnation. Anupalabdhya (skt): Beyond laying hold of— Unobtainable—See Bất Khả Đắc.

Anupalambha (skt): Alabdha (skt)—

Anupalabdhya (skt)—Không thể đạt được— Không thể thành tựu được—Inaccessible— Unachievable—Unattained—See Bất Khả Đắc. Anupalambha-sunyata (skt): Emptiness of unattainability—Bất Khả Đắc Không—Không của cái bất khả đắc.

Anupama (skt): A Bà Ma—A title of the Buddha, defined as “Unequalled rank.”—Một danh hiệu của Đức Phật, được định nghĩa là “Vô Đẳng

Đẳng.”

Anupameya (skt): Vô Song—Matchless—

Peerless.

Anupassampaa (p): Any monks or nuns who have not received full ordination—Bất cứ vị Tăng hay Ni nào chưa thọ cụ túc giới.

Anupassana (p): Contemplation—Thiền quán—

Trầm tư mặc tưởng.

Anupubha-nirodha (p): Chín sự đoạn diệt—One of the nine successive cessations.

Anupubbena-carikam-caramano (p): Hành cước—To wanderfrom place to place: Đi từ nơi nầy đến nơi khác—A wandering monk who wanders to convert people: Du Tăng tu hành theo lối du phương hoằng hóa.

Anupubbi-katha (p): Gradual doctrine—Gradual teaching—Tiệm Giáo—Phương pháp tiến tu từ từ. Anuradha (skt): Phòng—Name of one of the twenty eight constellations—One of the twenty eight constellations—See Twenty eight constellations.

Anuradhapura: A Nậu La Đà Bổ La—Name of the northern city and old capital of Sri Lanka (Ceylon) until the 10th century. It is the site of the three most important early monasteries: the Mahavihara, Jetavana, and Abhayagiri. After the tenth century, Anuradhapura fell into oblivion when the capital moved to Colombo and only rediscovered in the nineteenth century. There are two gigantic stupas there: Ruwenwali and Thuarama—Tên kinh đô cũ của Tích Lan trước thế kỷ thứ X, nằm về phía bắc đảo. Nơi có ba tịnh xá quan trọng nhất vào thời sơ khai của Phật giáo tại xứ này là Mahavihara, Jetavana, và Abhayagiri. Sau thế kỷ thứ mười, Anuradhapura bị quên lãng sau khi kinh đô được dời về Colombo cho tới thế kỷ XIX mới được phát hiện. Có hai tháp mộ lớn tại đây là Ruwanweli và Thuarama. Anu-raja (skt): Loha-raja (skt)—Vi trần—Cực nhỏ—Very small—Minute—Slight—Small— Subtle—It is used in the sense of a molecule seven times larger than an atom—Vi trần cực nho hay vi tế, được dùng với nghĩa là một phân tử, bảy lần lớn hơn một nguyên tử.

Anuruddha (p): A Na Luật—See A Nậu Lâu Đà. Anuruddha-samyutta-sutta (p): Sutra to

Venerable Anuruddha—Kinh Trưởng lão A Na

Luật.

Anuruddha-suttam (p): Sutra to Anuruddha— Kinh A Na Luật.

Anurudha (skt): A Na Luật—See A Nậu Lâu Đà. Anus: Hậu môn—See Cửu Khổng Bất Tịnh. Anusasana patiharia (p): The miracle of instruction—Giáo giới thần thông.

Anusasani-patihariyam (p): Anusasana patiharia (p)—Anusasana pratiharya (skt)—The miracle of instruction—Giáo giới thần thông—Giáo giới thị đạo—Giáo giới thị hiện—Lậu tận thị hiện.

Anusasana pratiharya (skt): Anusasanipatihariyam—The miracle of instruction—Giáo giới thần thông.

Anusaya (p): Latent tendency—Proclivity—See

Tùy Miên.

Anuseti (skt): Regret—To repent—Hối tiếc—Hối Hận—Regret can be either a wholesome or unwholesome or neutral mind. Anushaya (skt): Latent tendency—Proclivity— See Tùy Miên.

Anusmarana-vikalpa (skt): Tùy Niệm Phân Biệt—Discriminating by remembrance of affairs that are past.

Anusmrti (skt): Attentive—Contemplation—

Chuyên chú.

Anusotagamin (p): Anusrotogamin—Thuận Lưu. Anusota-sutta (p): Sutra on the flow—Kinh Sanh Tử Lưu—Sutra on the flow of transmigration.

Anusrotogamin (skt): Anusotagamin (p)—Thuận Lưu—To flow with it in continual re-incarnation, or going with the stream of transmigration—Xuôi theo dòng luân hồi không ngừng nghỉ.

Anussati (p): Remembrance—Tùy Niệm—Đề mục suy niệm.

Anutpada (skt): Anutpatti (p)—Ajata (skt)—Nonbirth—Not to be reborn—Exempt from rebirth— Unproductive—Sapless—Bất sinh. Anutpada-jnana (skt): Vô Sanh Trí—Nirvana wisdom.

Anutpado-nirvanam (skt): Niết Bàn Bất Sinh —Nirvana means no-birth (anything that is subject to birth-and-death is not Nirvana).

Anutpatti (skt): Anutapada or Anutpanna (skt)—

Ajata (skt)—Non-birth—Unproductive—

Sapless—Bất sanh—Unborn: Non-birth (not being born)—Not to be reborn—Exempt from rebirth— Uncreated—Non-appearance—See Vô Sanh. Anutpattikadharma (skt): Ways in which the conception of no-birth is established—See Bát Bất Sinh Pháp.

Anutpattikadharmakshanti (skt): Realization of the Dharma of non-appearance—Vô sinh khởi pháp nhẫn—See Bất Khởi Pháp Nhẫn.

Anuttara (skt): Vô Thượng—Peerless— Supreme—Unsurpassed.

Anuttara-Puja (skt & p): Saijo-Raihai (jap)—To make Supreme offering to—Tối thượng lễ bái cúng dường.

Anuttara-purusa (skt): Vô Thượng Sĩ—The supreme master—The peerless nobleman, the Buddha, one of the ten titles of the Buddha—Một trong mười danh hiệu của Phật.

Anuttara Purusa-Damya-Sarathi (skt): Charioteer of Men—Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu—Người đứng trên cả mọi loài trong ba cõi—Unsurpassed Knight—Taming and Subduing Hero—One who stands the highest among all beings in the Three Worlds.

Anuttara-samma-sambodhi (p): Anuttarasamyak-sambodhi (p)—Vô Thượng Bồ Đề— Complete and perfect enlightenment—Perfect universal enlightenment—Unexcelled complete enlightenment.

Anuttara-samyak-sambodhi (skt): Anuttarasamma-sambodhi (p)—Complete and perfect enlightenment—See Vô Thượng Bồ Đề.

Anuttara-yoga (skt): Highest yoga—Vô Thượng Du Già

Anuttara-yogacara (skt): Nal jor la na me pay ju (tib)—Highest Yogacara—Vô Thượng Du Già Tông—See Anuttara-yoga-tantra.

Anuttara-yoga-tantra (skt): Vô Thượng Du Già Tông—A Sanskrit term for “Highest yoga tantra.” The fourth and highest of the four classes of Buddhist Tantras, according to Tibetan Tantric Buddhism. These classes of tantra focus on meditational practices relating to subtle energies called “winds” (prana) and “drops” (bindu), which move through the subtlest “channels” (nadi) in our bodies. The practices of this class of tantra are divided into two main stages—Từ Bắc Phạn chỉ

“Du Già Mật Tông Tối Thượng.” Theo Mật tông Tây tạng, thì đây là loại mật chú thứ tư và là loại cao nhất trong bốn loại mật chú. Những loại mật chú này tập trung vào thiền tập liên hệ tới những năng lực vi tế được gọi là “gió” và “những giọt,” di chuyển qua những kênh vi tế nhất trong thân thể chúng ta. Thực tập của loại mật chú này được chia làm hai giai đoạn:

  1. The “generation stage” (upatti-krama): Giai

đoạn phát động

  1. The “completion stage” (sampanna-krama). In the first stage the meditator generates a vivid image of a buddha from the wisdom consciousness realizing emptiness (sunyata), and in the second stage invites the buddha to merge with him or her, so that the practitioner and buddha are viewed as inseparable: Giai đoạn hoàn thành. Trong giai đoạn đầu, hành giả phát sanh ra một hình ảnh sinh động của một vị Phật để từ thức tuệ chứng nghiệm “tánh không,” và giai đoạn thứ nhì hành giả thỉnh vị Phật ấy hòa hợp với mình làm một, sao cho mình thấy rằng mình và vị Phật ấy không thể tách rời được nữa.

Anuvyajnana (skt): Bát Thập Chủng Hảo— Eighty characteristic physiological marks—Tám mươi tướng hảo của đức Phật.

Anuyoga (skt): A Sanskrit term for “Subsequent yoga”—See Hệ Quả Du Già. Anvayajnana (skt): Knowledge which is of the same order—See Loại Trí.

Anxiety: Băn khoăn lo lắng.

Anxious (a): Lo lắng.

Anxious to find out the master’s attitude: See Thiên Tích and Phần Dương Thập Bát Vấn. Anyathatva (skt): Dị—Differentiation—Bất hòa hợp tính.

Any day is a good day (everyday is a good day): Ngày nào cũng là ngày tốt—See Công Án Vân Môn Nhật Nhật Thị Hảo Nhật.

Anyhow: Dù sao đi nữa. Anyo-in (jap): Rest house—Retirement house— Viện an dưỡng.

Anzen (jap): Peaceful Zen—See An Thiền.

Apabharani or Bharani (skt): Vị—Name of one of the twenty eight constellations—See Twenty eight constellations.

Apacayana (skt): Vandani (skt)—Paying reverence, worship—Cung kính lễ bái—See Kính

Lễ.

Apadana (p):

  1. This is one of the eight cases of nouns in

Sanskrit: Sở tòng thanh hay từ biểu thị vật đó từ đâu tới. Đây là một trong tám trường hợp chuyển thanh trong Phạn ngữ (subanta)—See Bát Chuyển Thanh.

  1. Sutra of exposition of the dharma through allegories: Kinh Thí Dụ—One of the fifteen chapters of Khuddaka Nikaya about the struggle for enlightenment of the Buddha and 599 monks and nuns—Một trong 15 chương trong kinh Tiểu A Hàm nói về sự cố gắng đạt được giác ngộ của đức Phật và 599 Tăng Ni. Apadana-sutra (skt): See Apadana.

Apadhatu (skt): Apo (p)—Thủy Đại—Water element—See Tứ Đại.

Apalokana (p): Declaration—Tác bạch—Tuyên

Bố.

Apamaa (p): Apramana (skt)—Vô Lượng.

Apannaka-suttam (p): Sutra on nothing can change (shift) one’s direction—Kinh Không Gì Chuyển Hướng.

Apapa (p): A Ba Ba Địa Ngục—Địa ngục A La La.

Apara (skt): West—Hướng tây.

Aparagati (skt): A Ba Na Già Đê—Evil directions—Evil incarnations—Ác thú—The three evil paths, i.e. animal, hungry ghost, hell—Tam ác đạo, như súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Aparagodana (skt): A Bát Lợi Cụ Đà Ni— Continent at the West of Mount Meru—Tây Ngưu

Hóa Châu (lục địa ở về phía Tây của núi Tu Di).

Apara-godani (skt): See Apara-godaniya.

Apara-godaniya (skt): Apara-godani (skt)— Godaniya (skt)—See Ngưu Hóa Châu and Tứ

Châu.

Aparajita (skt): Thiên Nữ Vô Năng Thắng— Unconquerable, invincible, unsurpassable goddess—Minh vương trong Viện Thích Ca Thai Tạng Mạn Đồ La.

Aparanta (skt): Anagata (skt)—Hậu Tế—Vị lai—The future—That which has not come or will come.

Aparapariya-vedaniya-kamma (p): Indefinitely effective karma (karma rippening in a later life, but there is no definite time frame)—See Vô Hạn Định Nghiệp.

Aparappaccaya (p): Aparapraneya (skt)—Not depending on others—Not relying on others—Bất Do Ư Tha—Mạc Ỷ Lại, không dựa vào người khác—Không ỷ lại (không lệ thuộc vào người khác).

Aparapraneya (skt): Aparappaccaya (p)—Not depending on others—Not relying on others—Bất Do Ư Tha—Mạc Ỷ Lại, không dựa vào người khác—Không ỷ lại (không lệ thuộc vào người khác).

Apararajagirika (skt): Posterior Royal Mountain sect—See Hậu Vương Sơn Trụ Bộ. Aparasaila (skt): Aparasaiyah (skt)—A La

Thuyết Bộ—See Tây Sơn Trụ Bộ.

Aparasaiyah (skt): Aparasaila—See Tây Sơn Trụ

Bộ.

Aparihani (p): No falling away—Bất Đọa Lạc. Aparihani-sutta (p): Sutra on no falling away— Kinh Bất Đọa Lạc.

Aparimitayur-dharani (skt): Vô Lượng Thọ Quyết Định Đà La Ni—Infinite Life Resolution Dharani.

Aparimitayur-nama-dharani (skt): Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh—Essential Mahayana Infinite Life Sutra.

Aparimitayur-sutra (skt): Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ—Mahayana Infinite Life Sutra—Sutra of Undending Life.

Apart from birth and death: Creation and destruction—Immortal—Ly sanh tánh—See Thập Nhị Chân Như.

Apart From Defilement Buddha: Phật Ly Cấu. Apart from mind: Without mind—Phi tâm (ngoài tâm).

Apart from mind there is no Buddha: The mind is Buddha—See Ly Tính Vô Biệt Phật. Apartment or a room for elderly retired monks: Nhàn Liêu Phòng—Phòng dành cho các vị Tăng cao tuổi.

Apas (skt): Apo (p)—Water element—See Thủy

Đại.

Apasmara (skt): A Ba Ma La (Nhân từ quỷ): Malevolent demons, epilepsy, and the demons who cause it—A Bà Sa Ma La (Quỷ động kinh):

Epileptic demons, demons of epilepsy.

Apathy: Aversion—Ác cảm. Apatrapya (skt): Ashamed for the misdeeds of others—Bashfulness—Embarrassment—Quý—

Hổ thẹn vì việc làm xấu của người (đối với việc xấu mình làm mà không ai biết, tuy nhiên bản thân mình cảm thay xấu hổ thì gọi là “Tàm.” Đối với việc xấu mình làm mà người khác thấy, mình thấy xấu hổ thì gọi là “Quý” hay hổ thẹn).

Apatrapyadhana (skt): Quý Tài—Being afraid of cause and effect is a treasure of Enlightened Beings—Lấy việc kinh vì quả báo làm của báu của bậc giác ngộ.

Apatthidesana (p & skt): Apatthipradesana (skt)—To reveal—To manifest—To confess—To confess one’s negative actions to all Buddhas— Phát lồ, hay bộc lộ rõ tội đã phạm phải không một chút nào dấu diếm.

Apavada (p&skt): Reproach—Blaming—Phỉ Báng—See Bài Bác.

Apaya (p & skt): Realm of suffering—The four evil destinies or four inferior (lower) modes of existence: hells, hungry ghosts, animal, and asuras (which is sometimes evil sometimes good)—Tứ

Ác Thú—Có bốn cảnh khổ: súc sanh, ngạ quỉ, a tu la, địa ngục. Chúng sinh ở những cõi này thiếu thiện nghiệp nên không có hạnh phúc.

Apaya-bhumi (skt): Lower realm—Realm of suffering—Đoạ Xứ.

Apaya-kosallam (p): Skills in going down—Tổn ích thiện xảo.

Apaya-mukha (skt): Khổ Đọa Xứ—Suffering in the lower realm.

Ape-like passion: Tình viên—The passion like an ape, never still—Tình cảm dục vọng cũng giống như con khỉ, không bao giờ đứng yên một chỗ.

Apex: Đỉnh—Crown—Summit—Top.

Apkritsna-samadhi (skt): Asakrt-samadhi (skt)— A samadhi in more than one formula or mode— Bất Cộng Tam Muội—Biến cách tam muội— Variant samadhi.

Apo (p): Apadhatu (skt)—Water element—See

Thủy Đại.

Apocrypha: The term ‘Apocrypha’ refers to Buddhist literature that developed in various parts in Asia in imitation of received texts from the Buddhist Buddhist homeland of India; however, they are not uniform in their literary style or content—Từ dùng để chỉ cho văn học Phật giáo phát triển ở các vùng khác nhau ở châu Á với cách bắt chước theo Phật giáo bản địa ở Ấn Độ; tuy nhiên, chúng không đồng nhất với văn chương Phật giao bản địa ở Ấn Độ về mặt văn học và nội dung.

Apodhatu (skt): Apo (p)—Water element—Thủy đại.

Apogee (n): Điểm xa quả đất nhất.

Apologize in advance: Xin lỗi trước. Appamada-sutta (p): Kinh Bất Phóng Dật—Sutra on no slackness—Sutra on heedfulness.

Appamado (p): No slackness—No looseness— Concentration of mind and will on the good—

Không tự tiện phóng túng, mà phải tập trung tư tưởng vào những điều thiện lành—See Bất Phóng Dật.

Appamana (p): Immeasurable mind—Vô Lượng Tâm—Tâm rộng và cao thượng vô lượng.

Appamanabha (p): Apramanabha (skt)—

Immeasurable splendor—Limitless light—Infinite light—Vô Lượng Quang.

Appamanabha-deva (p): Apramanabha-deva (skt)—Realm of immeasurable splendor—Realm of limitless light—Realm of infinite light—Vô Lượng Quang Thiên (cõi trời vô lượng quang).

Appamanasubha-deva (p): Apramanasubha-deva (skt)—Heaven of infinite purity—See Vô Lượng Tịnh Thiên.

Appana (p): Absorption—Thiền định.

Appana-samadhi (skt): Absorption concentration—Tịnh chỉ định.

Appanihita (p): Apranihita (skt)—

Desirelessness—Wishlessness—See Vô Nguyện. Appanihito samadhi (p): The concentration on desirelessness—Vô nguyện định.

Apparent form: Tự Sắc—Sắc hiển hiện.

Apparent mind: Tự Tâm—Tâm hiển hiện.

Apparitional body: Nirmanakay (skt)—Hóa

Thân—To embody—Transformation body— Accommodated body—Buddha Nirmanakaya which may take any form at will. Appeal to the Buddhas: Khuyến Thỉnh.

Appeal to the universal Buddhas to keep the law-wheel rolling: Khuyến Thỉnh—Khuyến thỉnh thập phương chư Phật chuyển pháp luân.

Appear: Arise—Come into being—Display— Exhibit—Manifest—Sinh khởi—Thị hiện—Xuất hiện.

Appear to abide in a mansion with spouse, children, and retinue: Appearing to abide in a mansion with spouse, children, and retinue, is a palace of Enlightening Beings, because they develop their past associates—Thị hiện ở nội cung thê tử quyến thuộc là cung điện của Bồ Tát, vì thành tựu chúng sanh đồng hạnh thuở xưa. Appear to be born as a child: Hiện thân sơ sanh. Appear to be born in all lands: Hiện thân mọi nơi—For the sake of sentient beings they appear to be born in all lands.

Appear to be born in a royal palace: For the sake of sentient beings they appear to be born in a royal palace—Thị hiện đản sanh nơi vương cung.

Appear in the body of an Asura: Hiện thân A Tu La.

Appear in the body of a Bhikshu: Hiện thân Tỳ Kheo.

Appear in the body of a Bhikshuni: Hiện thân Tỳ Kheo Ni.

Appear in the body of a Brahma King: Hiện thân Phạm Thiên.

Appear in the body of a Brahman: Hiện thân Bà La Môn.

Appear in the body of a Buddha: Hiện Phật than.

Appear in the body of a dragon: Hiện thân Rồng.

Appear in the body of an elder: Hiện thân Trưởng Giả.

Appear in the body of a Gandharva: Hiện thân

Càn Thát Bà.

Appear in the body of a god: Hiện thân Trời. Appear in the body of a god from the Heaven of Self-Mastery: Hiện thân Trời Tự Tại. Appear in the body of a god from the Heaven of Great Self-Mastery: Hiện thân Trời

Đại Tự Tại.

Appear in the body of a gracious lady: Hiện thân đồng nữ.

Appear in the body of a great Heavenly

General: Hiện thân Trời Đại Tướng Quân. Appear in the body of a human king: Hiện thân Nhân Vương.

Appear in the body of a Kinnara: Hiện thân Khẩn Na La.

Appear in the body of a Mahoraga: Hiện thân Ma Hầu La Già.

Appear in the body of noblewoman: Hiện thân mệnh phụ.

Appear in the body of one enlightened to condition: Hiện thân Duyên Giác.

Appear in the body of one of the Four

Heavenly Kings: Hiện thân Tứ Thiên Vương. Appear in the body of an official: Hiện thân Tể Quan.

Appear in the body of a person: Hiện thân người.

Appear in the body of a Prince from the kingdoms of the Four Heavenly Kings: Hiện thân Thái Tử của Tứ Thiên Vương.

Appear in the body of a pure youth: Hiện thân đồng nam.

Appear in the body of a Shakra: Hiện thân Đế Thích.

Appear in the body of solitarily enlightened one: Hiện thân độc giác Phật.

Appear in the body of a Sound-Hearer: Hiện thân Thanh Văn.

Appear in the body of an upasaka: Hiện thân Cư Sĩ.

Appear in the body of an upasika: Hiện thân nữ cư sĩ.

Appear in the body of a Yaksha: Hiện thân Dược Xoa.

Appear as children: Thị hiện thân đồng tử. Appear in countless worlds: Appearing in countless worlds is a way of generating qualities of Buddhahood, by maturing sentient beings—Vô số thế giới đều thị hiện là đạo xuất sanh Phật pháp, vì thành thục chúng sanh.

Appear to descend from heaven in infinite worlds: All Buddhas can, in a single instant, appear to descend from heaven in infinite worlds—Trong một niệm, tất cả chư Phật hay thị hiện vô lượng thế giới, từ cõi trời giáng xuống.

Appear and disappear: Biến hiện. Appear to dwell in the rank of ruler, celestial world guardian, Indra, or Brahma: In order to tame beings with the mentality of controllers— Thị hiện ở ngôi luân vương, tứ thiên vương, đế thích, phạm vương là cung điện của Bồ Tát, vì điều phục chúng sanh tâm tự tại.

Appear to live in a royal palace: Thị hiện nơi vương cung.

Appear as leaving home: Hiện thân xuất gia.

Appear as princes: Hiện thân làm Thái tử. Appear supernaturally: Hiển linh—To make one’s appearance (deceased person)—To make one’s presence felt.

Appear to testify to those who enter the ranks of truth: Nếu có chúng sanh hay nhập pháp vị, thời Phật đều hiện chứng.

Appear (arise) to this world: Giáng hiện.

Appearance (n): Nimitta or Rupa (skt): Vật chất—Appearance—Form—Image—Outward— Bề ngoài—Diện mục—Arising—Sự xuất hiện— Birth—Sự sanh ra—Hình ảnh—Appearances or phenomena. Appearances (nimitta) mean qualities belonging to sense-objects such as visual, olfactory, etc—Các pháp hữu vi hay hiện tượng (tướng). Tướng nghĩa là các tính chất thuộc đối tượng cảm quan như mắt, mũi, vân vân.

Appearance of the Buddha: See Hóa Hiện.

Appearance of death: See Tử Tướng.

Appearance and disappearance in a ksana:

Khanabhana (p)—Ksana-bhanga (skt)—SetsunaShometsu (jap)—See Sát Na Sinh Diệt.

Appearance of meditation: See Định Tướng. Appearance of phenomena: Hoa Khai—Sự xuất hiện của mọi hiện tượng.

Appearances or phenomena: Tướng. Appearance is unreal: Seeming is unreal—

Tướng Vô Tánh.

Appearance of the white curl of hair between the eyebrow: Bạch Hào Tướng—See Bạch Hào. Appearing in various forms and utilizing various means to save beings: By various means, perform Buddha-work in all regions, all networks, all circles, all systems, in all worlds—Dùng các thứ phương tiện ở nơi tất cả phương, tất cả lưới, tất cả vòng, tất cả hệ thống, tất cả thế giới mà làm Phật sự.

Appease (v) the mind: Điều tâm (làm tĩnh tâm). Appellation (n): Samabhidha (skt)—Danh hiệu (đại trượng phu)—Appellation of greatness.

Appellation designation: Epithet—Danh hiệu.

Applaud (v): Hoan nghênh.

Apple of one’s eye: Pupil—Con ngươi của mắt. Application (n): Upanaya (skt)—Áp dụng Kinh— Hợp—Sự áp dụng.

Application of patience: Nhẫn Gia Hành—Thực hiện nhẫn nại.

Applied Buddhism: Phật giáo ứng dụng—Phật giáo thực tiển.

Applied thought: Discursive thought—Thought applied, directed to an object—Tầm, ý tưởng dán vào hay hướng đến một đối tượng (sự suy nghĩ lý luận).

Apply (v) for: Xin hay thỉnh cầu.

Appoint (v): Chỉ định Appoint one’s heir: Lập tự.

Appreciate (v): Trân quý—Biết ơn. Appreciate a Dharma talk: Ca ngợi cuộc Pháp thoại.

Appreciate one’s wholesome actions: Trân quý những hành động thiện lành của mình.

Appreciation: Sự biết ơn.

Appreciation of someone else’s wholesome deeds: Anumodana (p)—Lời cầu chúc của nhà sư sau khi nhận lãnh của tín thí (tứ vật dụng).

Appreciative joy: Mudita pana (p)—Hỷ—See Năm Mươi Hai Tâm Sở.

Apprehend: Hiểu rõ.

Apprehend clearly: Anna (p)—Ajna or Ajnati (skt)—See Liễu Ngộ.

Apprehend and hold in memory: Niệm trì (duy trì trí nhớ không gián đoạn).

Apprehend the immateriality of all things: To interpret the immateriality of all things—Giải không.

Apprehend the idea of reality: Enter into the idea of reality—Perceive the idea of reality— Giác ngộ lý thực tướng, hay nhập vào lý thực tướng—See Ngộ Nhập.

Apprehend the realm of reality: Thông Đạt

Pháp Giới—Hiểu được cảnh giới thực tại.

Apprehensible: Đắc Tri—Hiểu rõ, thấu rõ.

Apprehensions: Giác (biết).

Apprehension of the meaning of reality through wisdom: Tuệ nghĩa.

Apprehension of ultimate reality: Dharmaviraja (skt)—Pure dharma—Pure truth—Thanh tịnh pháp—Tinh chân.

Apprehensive (a): Asanki (p)—Asanta (skt)— Bất An—Anxious—Discomfort—Want of tranquility.

Apprehensive and carefully, as if on the brink of a deep gulf, or as if treading on thin ice: Sợ hãi cẩn thận như đến chỗ nước sâu hay đi trên băng mỏng (chiến chiến căng căng, như lâm thâm uyên, như lý bạc băng).

Approach (v): Tiến đến.

Approach of admonishment: Pháp giữ giới—See Giới Môn.

Approach dying: Lâm chung—To approach on the brink of death.

Approach the gods or Buddhas in worship:

Tham Nghệ—Khi lễ bái, người ta tin rằng mình có thể đến học hỏi với chư Thiên hay chư Phật. Approach of meditative absorption: The door of dhyana—Tam Ma Địa Môn—See Pháp

Môn Thiền Định.

Approach (v) to the problem of knowledge:

Cách lý giải về vấn đề kiến thức.

Approaching the midday: Lâm Tề—Gần giờ ngọ—Near noon.

Appropriate: (a): Correct—Suitable—Đúng—

Phù hợp—(v): Chiếm hữu.

Appropriate audience for the occasion

Appropriate conduct: Hạnh kiểm thích hợp (của một người con Phật)—To be a good Buddhist, you should have an appropriate conduct of a real Buddhist. You should always conduct yourself according to the Buddha’s teachings. To achieve these, you will not only become a noble man and attain happiness in this very life, but you will also be able to leave this world without fear for you have committed no sins—Làm một phật tử thuần thành, bạn phải có hạnh kiểm thích hợp của một người con Phật chơn thuần. Bạn phải luôn hành xử theo những lời Phật dạy. Làm được như vậy chẳng những bạn trở thành một con người cao thượng, đạt được hạnh phúc ngay trong đời này, mà còn có thể bạn sẽ rời khỏi cõi này không chút sợ sệt vì bạn không phạm phải lỗi lầm nào.

Appropriate explanation: Tùy Nghi Thuyết—Sự giải thích thích hợp.

Appropriate methods: Phương cách hay pháp môn hợp lý—One should select an appropriate method and practice it perseverance until reaching the Western Pure Land—Chúng ta nên lựa một phương cách hợp lý cho đến khi về Tây Phương Tịnh Độ.

Appropriate revision: Hiệu đính (sửa chữa lại cho thích hợp).

Appropriating consciousness: Adana-vijnana

(skt)—A Đà Na Thức—Alaya consciousness— Another name for Alaya-vijnana—Thức có tánh chấp chặt—See A Lại Da Thức.

Appropriation (n): Sự thích hợp.

Approval: Mudra (skt)—Acceptance—Sự chấp thuận Biểu tượng (dấu hiệu)—Stamp— Approval—Assurance—Emblem—Proof—Seal— Sign—Symbol—Manual signs indicative of various ideas.

Approval of enlightenment: Seal of approval— See Ấn Khả.

Approval of enlightenment of a disciple by the master: Ấn Khả Chứng Minh—Sự chứng minh của vị thầy đối với sự giác ngộ của đệ tử.

Approve: Accept—Chấp thuận. Approximate enlightenment: See Tương Tự

Giác.

Approximately (adv): Áng chừng—About. Appurtenances: Appurtenances of a monk—See

Thất Sự Tùy Thân.

Apramada (skt): Exertion—Bất phóng dật.

Apramana (skt): Apamaa (p)—Vô lượng— Boundless—Countless—Immeasurable— Infinite—Measureless—Unlimited.

Apramanabha (skt): Infinite (Immeasurable) Infinite Light Heaven—Light or splendor—See Vô Lượng Quang Thiên.

Apramanabha-deva (skt): Appamanabha-deva (p)—Realm of infinite light—Cõi trời vô lượng quang—See Vô Lượng Quang Thiên.

Apramana-dhyana (skt): The measurelessmeditations—See Tứ Vô Lượng Thiền. Apramanani (skt): Immeasurable minds—See

Vô Lượng Tâm.

Apramanasubha (skt): Boundless purity—

Infinite (Limitless) Purity—Vô lượng Tịnh. Apramanasubh-deva (skt): Infinite (Limitless) Purity Heaven—Vô lượng Tịnh Thiên.

Apranihita (skt): Appanihita (p)— Wishlessness—Desirelessness—Vô Nguyện

(không có bất cứ sự ham muốn nào).

Apranihita-samadhi (skt): Appanihita-samadhi (p)—Samadhi on non-contrivanceWishless samadhi—Vô nguyện tam muội.

Aprapti (skt): Non-acquisition—Phi đắc.

Apratihata (skt): Unhindered—See Vô Ngại.

Apratisamkhyanirodha (skt): An annihilation taking place without premeditated efforts—See

Phi Trạch Diệt.

Aprati-samkhya-nirodha-samkrta (skt):

Apratisamkhyanirodha—Phi trạch diệt. Apratisthita (skt): Không trụ vào đâu—Nonabiding—See Vô Sở Trụ. Apratisthita-nirvana (skt): Nirvana of No Abode—Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

Apravishtam (skt): See Bất Nhập.

Apriorism: Thuyết về bổn hữu (thuyết dựa trên những cái đã biết).

Apriyasamparayoyga (p): Meet the hateful is suffering—See Oán Tắng Hội Khổ.

Apsara (skt): Phi Thiên—Not devas, i.e. asuras— Không phải là chư Thiên, mà phải chịu quả báo giống như chư Thiên, thí dụ như A Tu La.

Apunnabhisankharo (p): Demeritorious karmic formation—Phi phước hành.

Apunya-karma (skt): Demeritorious karmaformation—Phi phước nghiệp. Aputtaka-sutta (p): Sutra on heirlessness, in the Samyutta-nikaya, III. 19-20—Kinh Vô Thừa Tự (không có người nối dòng truyền thừa), trong Tương Ưng Bộ Kinh, III. 19-20.

Araa (p): Araakanga (p)—Aranya (skt)—A Lan

Nhã—Forest—A remote place with stillness—

Một nơi yên tĩnh trong rừng sâu.

Araakanga (p): Aranya (skt)—See Araa. Araa-sutta (p): Araakanga-suttam (p)—Sutra on the wilderness, in the Samyutta nikaya I.9—Kinh A Lan Nhã Xứ, trong Tương Ưng Bộ Kinh I.9. Arabbha-vatthuni (p): Bát Tinh Tấn Sự (tám sự tinh tấn)—Occasions for making an effort. Arada-kalama (skt): Alara-kalama (p)—Uất Đà Ca La La—See A La La.

Aradanakalpalata (skt): Buddha’s stories written in Sanskrit—Như Ý Man Dụ—Phật truyện bằng tiếng Phạn.

Araddhaviriyo (p): Arden and zealous—Hăng say và nhiệt thành.

Araha (p): Completely pure, worthy of worship or respect from humans and gods—Hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, xứng đáng được người, trời và phạm thiên kính trọng. Đây là ân đức đầu tiên trong mười ân đức của Phật.

Arahant (skt): Arhat (p)—A La Ha—A-LaHán—The arhan who has overcome mortality— Ứng Cúng—See Thập Hiệu.

Arahant is incapable of committing sexual intercourse: Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý hành dâm.

Arahant is incapable of deliberately taking the life of a living being: Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý sát hại đời sống loài hữu tình.

Arahant is incapable of storing up goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life: Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú vui dục lạc như khi còn là cư sĩ.

Arahant is incapable of taking what is not given so as to constitute theft: Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý lấy của không cho để tạo tội trộm cắp.

Arahant is incapable of telling a deliberate lie: Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tự mình biết mà nói láo.

Arahanthood: Arahantship—A-La-Hán.

Arahantship: Arahanthood—See Tứ Thánh Quả.

Arahatta (p): Arhattva (skt)—Quả vị A La Hán— Sainthood—The final stage of sainthood, or the state of being an Arhat. A person who has eradicated all passions and desires—Bậc chứng quả vị thánh cuối cùng, ngươi đã nhổ tận gốc ham muốn và dục vọng.

Arahatta-magga (p): A La Hán Đạo—Path of Arahantship—Con đường của bậc A La Hán.

Arahatta-phala (skt): Ariyaphalam (p)— Arahanthood—The fruition of arahantship—The fruit of Arhat discipline—The fruit of Arhatship— See A La Hán Quả and Tứ Thánh Quả. Arajas (skt): Anu-raja (skt)—Thủy Trần—Cực nhỏ—Very small—Minute—Slight—Small— Subtle—It is used in the sense of a molecule seven times larger than an atom—Vi trần cực nhỏ hay vi tế, được dung với nghĩa là một phân tử, bảy lần lớn hơn một nguyên tử.

Arama (p&skt): Monastery—Temple—Một tự viện cho các Tỳ Kheo.

Aramana (p): Aranna (skt)—A lan nhã.

Arammana (p): Alambana (skt)—Perceptual referent—Referential object—Phan duyên—Sở duyên.

Arangaka (p): Vệ Đà Lâm Luận—A Vedic treatise on forest.

Aranna (skt): Aramana (p)—A lan nhã—A forest: Một ngôi rừng—A monastery in the forest: Một ngôi tịnh xá trong rừng.

Arannavasi (skt): A Sanskrit term for “forest dweller.” General term for Theravada monks who eschew life in cities or settled monasteries and attempt to recreate the eremitical life of the early Buddhist order. Like the monks of the Pali Canon, they wander from place to place, only taking shelter during the rainy season retreat, and subsist solely on alms—Từ Bắc Phạn chỉ “người trú ngụ trong rừng rậm.” Một từ tổng quát trong Phật giáo Nguyên Thủy để chỉ những vị Tăng chối bỏ cuộc sống an định trong các tự viện và cố tái tạo cuộc sống ẩn sĩ của giáo đoàn Phật giáo buổi sơ khai. Cũng giống như các nhà sư trong kinh điển Pali. các vị Tăng này rày đây mai đó, chỉ trụ lại vào mùa mưa, và chỉ sống bằng của cúng dường của thí chủ mà thôi.

Aranya (skt): Araa (p)—Araakanga (p)—Arinya (skt)—Forest—Remote place—A solitary place, usually in the forest—See A Lan Nhã. Aranyaka (skt): One who lives in the forest to practice the dharma: Người tu trong rừng— One who leave his home to seek enlightenment: Người xuất gia đi tìm sự giác ngộ—Nhàn cư.

Arannya-Biku (jap): See Forest monk.

Aranya Bhikshu (skt): A Luyện Nhã Tỳ Kheo— A forest Bhiksu—A monk who lives a solitary life in the forest—Lâm Tăng hay Sơn Tăng, vị Tỳ Kheo sống độc cư trong rừng.

Arata-kalama (skt): Giải đãi. Arati (p & skt): Discouragement—Bất như ý—

Nản chí.

Arava-kayanam (skt): Thanh văn—One of the five vehicles.

Arayashiki (jap): Alaya-vijnana (skt)—A Lại Da Thức—Alaya consciousness (store), one of the eight consciousnesses—See A Lại Da Thức and

Bát Thức.

Arbitrary (a): Độc đoán—Dogmatic. Arbuda (skt): Abuda (skt)—Ác Bộ Đà—See Át Phù Đà Địa Ngục.

Arca (skt): See A Lợi Sa.

Arcana path: Huyền Du—Con đường bí ẩn.

Archaeology: Khảo cổ học.

Archaic style: Lối văn chương cổ.

Arched insteps: See Arched top feet. Arched top feet: Arched insteps—Trên bàn chân nổi cao đầy đặn.

Archery: The Art of Archery and Zen—Archery is one of the traditional East Asian martial arts most closely associated with the Zen sect of Buddhism—Một trong những lối võ thuật của cư dân vùng Đông Á có liên hệ mật thiết thiền tông trong Phật giáo—See Cung Đạo and Nghệ Thuật Bắn Cung Và Thiền.

Archetype: Khuôn mẫu—Model. Archishmati (skt): Blazing land—Ground of blazing wisdom—Diễm Huệ địa.

Archishmati-bhumi (skt): Diễm Huệ địa. Architecture: The art of building—Khoa kiến trúc.

Archive (n): Văn khố.

Archpriest: See Tọa Chủ Nô.

Ardent (a): Nhiệt tâm.

Ardent desire: Mãnh Lợi Dục Lạc—Lòng ham muốn mãnh liệt—Fierce desire.

Ardra (skt): Bahu (skt)—Tham—Name of one of the twenty eight constellations—See Twenty eight constellations.

Area of a vihara: Area of a monastic establishment—Đại giới.

Areligious (a): Vô tôn giáo.

Arfura (skt): A Châu Đà—Name of a hermit who was said to be a previous life of Maudgalyayana—Tên vị đạo sĩ tiền thân của Mục Kiền Liên.

Arghya (skt): Fragrant liquid—Nước thơm.

Argpya: Offering—See Cúng Dường.

Argue (v): Cãi—To dispute—To quarrel.

Argue (v) against: Lý luận chống lại. Argue (v) in a circle: Rơi vào vòng lý luận lẩn quẩn.

Argue (v) in favour of: Lý luận nghiêng về.

Argue in a loud voice: Commits an Expression of Regret Offence—Tranh cãi lớn tiếng là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối) Argue with obstinacy: Dùng chữ bướng để cãi lý (Cưỡng từ đoạt lý).

Arguing of right and wrong: Tranh luận thị phi

(đúng sai).

Argument (n): Luận chứng—The four arguments which Vasubandhu quoted from the Exegetic Literature. Vasubandhu prefers Vasumitra’s opinion as the best of the four arguments though he was not entirely satisfied with it—Bốn luận chứng mà ngài Thế Thân đã trích dẫn từ nền văn học Luận Tạng. Trong đó Thế Thân tán đồng quan điểm của Thế Hữu là hợp lý nhất trong số bốn luận chứng, dù ông không hoàn toàn thỏa mãn với nó—See Tứ Luận Chứng.

Argumentation (n): Luận thuyết.

Arhan: A La Hán—See Tứ Hướng. Arahattamagga (p): A La Hán Đạo—Path of Arahantship—Con đường của bậc A La Hán.

Arhat (p): A-la-hán—Arhat literally means “foe destroyer,” or “worthy of respect.” In early Indian Buddhism, the arhat was the most respected figure in the Buddhist community, for arhat was the one who had attained nirvana, who had servered affliction and would not be reborn into the world of suffering. According to the Theravada School, Arhat is the highest rank of attainment in Theravada Buddhism. Araht is one who has cut off all afflictions and reached the stage of “Nothing left to learn.” This is the highest stage of the four kinds of holy phalas in Hinayana Buddhism—A La Hán có nghĩa là “Bố Ma,” hay “Ứng Cúng.” Trong thời Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy, A La Hán là một hình ảnh đáng kính nhất trong cộng động Phật giáo, vì A La Hán là bậc đã đạt được Niết Bàn, bậc đã cắt đứt phiền não và sẽ không còn tái sanh trong thế giới khổ đau nữa. Theo Phật giáo Nguyên Thủy, A La Hán là mức độ đạt đạo cao nhất trong Phật giáo Nguyên Thủy. A La Hán là bậc đã đạt tới giai đoạn “Vô Học.” Đây là Thánh quả cao nhất trong Tứ Thánh Quả Tiểu Thừa—See Tứ Thánh Quả.

Arhat’s deliverance from hindrances to

wisdom: Huệ giải thoát—Trí huệ giải thoát của bậc A La Hán, ám chỉ các bậc A La hán độn căn đã lìa bỏ chướng phiền não.

Arhat images: Hình tượng các vị A La Hán. Arhatship: Stage of an arhat—A La Hán địa (A La Hán quả)—See Tứ Thánh Quả.

Arhattva (skt): Arhat (skt)—See Tứ Thánh Quả. Aranyaka (skt): Hermitage—Live in retirement—A lan nhã—Nhàn cư.

Arhats or saints: Thánh nhân—See Bát Phúc

Điền.

Arhya (skt): Argha (skt)—A Già—1) Water: Nước; 2) Ceremonial water, e.g. offerings of scented water, or water containing fragrant flowers in ceremonies: Nghi thức dâng nước thơm trong các buổi lễ.

Arinya (skt): Araa (p)—Araakanga (p)—A lan nhã.

Arise: Appear—Come into being—Khởi dậy—

Sinh khởi—Xuất hiện—The Tathagata arises in the world, the Arhat, the Fully Self-Awakened One—Đức Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Arise (appear) in the world: Be born or come into life—Xuất hiện ở đời.

Arisen from prior habituation: Tiền Tập Khởi—

Nảy sinh từ thói quen đã có từ trước.

Arisen light: The light in temporary manifestations—See Hiện Khởi Quang. Arishta (skt): Bất diệt, không thể tiêu diệt được— The imperishable.

Arising: Sinh Khởi—Nảy sinh ra. Arising of citta: Uppada-khana (p)—Sanh Khởi Tâm—Arising of thought.

Arising of delusions: Khởi lên những sai lầm.

Arising, dwelling, decaying, and passing away: Sanh, Trụ, Dị, Diệt—Birth, growth, decay and death are the four phases of existence on earth— Bốn giai đoạn hiện hữu trên thế gian. Arising of errors: Khởi lên những sai lầm—See Nhị Khởi.

Arising and extinction: Utpadanirodha (skt)— Sanh và Diệt—See Sanh Diệt. Arising in a good place, a heavenly world after death: Người giữ giới, sau khi thân hoại mệnh chung được sanh lên thiện thú hay Thiên giới—See Năm Điều Lợi Ích Của Người Giữ Đủ

Giới.

Arising of personality: Sakkaya-samudayo anto (p)—Hữu thân tập biên.

Arising from the primal nature: See Tánh Khởi.

Arista (skt): Arittha (p)—See A Túc Tra.

Aristaka (skt): A Lê Tra—Name of a monk.

Aristocracy (n): Tầng lớp quý tộc. Aristotle (n): Triết gia Hy Lạp (384-322 B.C.)— Greek philosopher (384-322 B.C.).

Arittha (p): See Arista.

Ariya (p): Aryaka (skt)—Saint—Noble person who has attained enlightenment—Thánh nhân—

Đấng Tối thượng.

Ariya-atthangika-magga (p): Bát Thánh Đạo— Noble Eightfold Path.

Ariya-dana (p): See Ariya-dhanani. Ariya-dhanani (p): Seven Treasures of

Enlightened Beings—See Thất Thánh Tài. Ariyaka (skt): Ariya(p)—Thánh nhân—Đấng Tối thượng.

Ariya-magga (p): Arya marga (skt)—Thánh đạo—Noble path—Path of holiness.

Ariyan (p): Arya (skt)—Aryaka(skt)—Saint— Noble person who has attained enlightenment— Thánh nhân—Đấng Tối thượng.

Ariyan-abiding: Ariyo-viharo (p)—Thánh trú. Ariyan dispositions: Thánh cư—Ariya-vasa (p)— See Mười Thánh Cư.

Ariya-pariyesa (p): Thánh Cầu—Holy seeking—

Noble seeking of renunciation for enlightenment—Xuất gia cầu đạo giác ngộ. Ariya-pariyesa-suttam (p): Kinh Thánh Cầu— Sutra on holy seeking—Sutra on noble seeking of renunciation for enlightenment—Kinh xuất gia cầu đạo giác ngộ.

Ariyaphalam (p): Thánh Quả—The holy truth— Fruit of the saintly life (bodhi or nirvana)—Holy fruition—Fruit of Arhatship—The fruition of holiness—Đạo quả của bậc Thánh, đạt được Bồ Đề hay Niết Bàn.

Ariya-puggala (p): Arya (skt)—Ayiraka (skt)— Genuine sages—Noble people—The saint—See

Thánh Giả.

Ariya-sacca (p): Tứ Diệu Đế—Four Noble Truth. Ariyasaccani (p): Noble truth—Thánh Đế—Chân lý cao thượng.

Ariya-samgha (p): Community of noble ones—

Thánh Tăng Đoàn.

Ariya-savaka (p): Noble disciple—Noble hearer—Thánh Thanh Văn. Ariyatthangikamagga (p): Aryàstangikamàrga (skt)—Noble Eightfold Path—Bát Chánh Đạo. Ariya-vamsa (p): Tứ Thánh Chủng—See Tứ Thánh Hành.

Ariya-vamsa-sutta (p): Kinh Tứ Thánh Hành, trong Tăng Nhất A Hàm IV.28—Sutra on the traditions of the noble ones, in the Anguttara nikaya IV.28.

Ariyo (p): Tôn giả—An Honored One—An Honourable One—A sage—A saint—An Arhat. Ariyo-viharo (p): Ariyan-abiding—Thánh trú— See Three dharmas (LII).

Arjaka (skt): A Lê Thụ—A tree with white scented flowers, said to fall in seven parts, like an epidendrum—Một loại cây có hoa thơm. Arjuna (skt): A Chu Đà Na—A Thuận Na—A noble tree in India. Nagarjuna obtained this name because he was born under the foot of this tree— Một loại cây quý bên Ấn Độ. Ngài Long Thọ đản sanh dưới cội cây nầy nên mang tên Nagarjuna.

Arka (skt): A La Ca—A Ca—A Già—Hoa trắng—White flower.

Armor: Áo giáp.

Armor of dedication: Giáp hồi hướng—Use to construct the adornments of all Buddhas—Dùng để kiến lập tất cả sự trang nghiêm của Phật.

Armor of firm stability and freedom from distraction of the mind of universal knowledge: Giáp nhứt thiết trí tâm kiên cố chẳng tán loạn— Use to prevent cultivators from enjoying other vehicles—Dùng để tránh việc ưa thích những thừa khác.

Armor of great benevolence: Giáp đại từ—Use to rescue all sentient beings—Dùng để cứu hộ tất cả chúng sanh.

Armor of great commitment: Giáp đại nguyện—Use to fulfill all their tasks—Dùng để hoàn tất mọi việc làm đến chỗ rốt ráo.

Armor of great compassion: Giáp đại bi—Use to endure all suffering—Dùng để kham chịu tất cả sự khổ.

Armor of single-minded certainty: Giáp nhứt tâm quyết định—Help freeing from doubts and confusion in regard to all things—Nhằm giúp xa lìa nghi hoặc nơi các pháp.

Armor of skill in means: Giáp thiện xảo phương tiện—Use to generate universal roots of goodness—Dùng để xuất sanh thiện căn phổ môn. Armor of virtue: Giáp phước đức—Use to benefit all sentient beings—Dùng để làm lợi ích tất cả chúng sanh.

Armor of the ways of transcendence: Giáp Ba

La Mật—Use to liberate all conscious beings—

Dùng để độ thoát tất cả chúng sanh.

Armor of wisdom: Giáp trí huệ—Use to destroy the darkness of affliction of all sentient beings—

Dùng để dứt tối ám phiền não của tất cả chúng sanh.

Armorous net: Love net—Lưới tình. Armpit-covered inner robe: Sanikaloka (skt)—

Kiệt Chi.

Army of afflictions: Phiền Não Quân—The army of temptations, tempters or allurements. Army of Asura: A tu la quân.

Army of liberation: Vimukti-sena (skt)—Giải Thoát Quân.

Army of Mara: Ma quân(quân binh ma ác)— Demonic afflictions—The mara or the tempter of the passions who troubles mind and body, obstructs the entrance to bodhi—Loại ma có thể làm rối loạn thân tâm, chướng ngại bồ đề—See Ma Phiền Não and Tứ Ma.

Army of temptations: Đạo quân cua sự cám dỗ.

Arni (skt): Alni (skt)—See A Lợi Ni.

Arnold, Sir Edwin (1832- 1904): One of the famous British literary figures, author of an influential poem on Buddhism entitled “The Light of Asia,” which was published in 1879. The poem describes the life and teaching of Sakyamuni Buddha. This poem has made a considerable contribution to the Dharma propagation among Westerners since then. Although a devout Christian, Arnold still saw much in common between Christianity and Buddhism. He became Principal of Deccan College in Poona, India, in 1856, at the age of 25. At the same time he composed Buddhist poetry and translated many texts from Sanskrit to English. He visited Bodhgaya in 1885 and campaigned for funds to restore it from its dilapidated condition—Sir Edwin Arnold, một trong những khuôn mặt văn chương nổi tiếng của Anh Cát Lợi, tác giả của tập thơ có ảnh hưởng trong Phật giáo chủ đề “Ánh Sáng Á Châu,” được xuất bản năm 1879. Tập thơ diễn tả lại cuộc đời và giao pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Thi phẩm này đã đóng góp phần lớn vào việc truyền bá chánh pháp đến người Tây phương từ đó đến nay. Mặc dù là một tín hữu Cơ Đốc thuần thành, Arnold vẫn thấy có nhiều điểm tương đong giữa Cơ Đốc và đạo Phật. Ông trở thành Viện trưởng của Viện đại học Deccan, ở Poona, Ấn Độ vào năm 1856, vào tuổi 25. Vào thời đó ông cũng làm thơ và phiên dịch nhiều kinh điển ra Anh ngữ từ ngôn ngữ Bắc Phạn. Ông viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng vào năm 1885 và phát động quỹ trùng tu Đạo Tràng từ tình trạng đổ nát.

Arogya (skt): An Lành—Welfare—See Kha Lộ

Chỉ.

Arogya-mada (skt): The great intoxication of health—Trạng thái độc hại của sự vô bệnh. Arogya-mado (p): Vô bệnh kiêu—Intoxication with health—Kiêu mạn vì thân không bệnh.

Arogyra (skt): Healthy—Absence of illness—An lành.

Aroma (n): Mùi hương.

Around: On every side—Chu (chung quanh).

Arousals of craving: Ái sanh. Arouse (v): Khai Giác—To awaken, or to allow the original Buddha-nature to open and enlighten the mind—Làm cho Phật tánh bản sơ được khai mở và tâm trí được giác ngộ.

Arouse (v) energy: Tha thiết sống tinh tấn. Arouse the determination for enlightenment with extraordinary will: Dùng thù thắng nguyện phát Bồ Đề tâm, tự biết thọ ký.

Arouse right energy: Bodhisattvas arouse right energy, diligently cultivating all difficult practices of enlightening beings, entering the ten powers of Buddhas without hindrances—Khởi chánh tinh tấn, siêng tu tất cả khổ hạnh của Bồ Tát, nhập thập lực của Phật không chướng ngại.

Arrange (v): To fix at—To place or put—An vị.

Arrange one’s robe: Sửa y áo lại cho ngay thẳng. Arrangement: The arrangement, which can arrange and distribute all skillful and good deeds—Trang nghiêm phong luân, có khả năng làm trang nghiêm và phân bố các điều thiện xảo.

Arrangement of all the goodness: Trang

Nghiêm Phong Luân, có khả năng trang nghiêm và phân bố các điều thiện xảo.

Array: Alamkaraka (skt)—Adornment—Array— Glory—Ornament—To ornate—To adorn—See

Trang Nghiêm.

Array of pure lights atmosphere: Tịnh Quang Trang Nghiêm phong luân.

Arrest: To seize—To take—Câu (bắt giữ). Arrive at the truth is without difficulty: ShodoMunan (jap)—See Chí Đạo Vô Nan.

Arrogance (n): Sự kiêu mạn—1) Kiêu (khi lờn người khác)—See Thất Mạn and Bát Kiêu; 2) Mana (skt): Mạn, ngã mạn tự cao tự phụ; 3) Devout Buddhists should always remember that envy is generated by one’s feeling of inferiority, while pride, haughtiness, and arrogance are born from a false sense of superiority. These kinds of pride and arrogance are caused by looking at things from a distorted, self-centered point of view. Those who have truly understood the Buddha’s teachings and been able to obtain a right view of things will never succumb to such warped thinking—Phật tử thuan thành nên luôn nhớ rằng tật đố phát sinh do người ta có cảm giác mình thấp kém, trong khi kiêu mạn (tà mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, etc.) phát sinh từ cảm giác tự tôn sai lầm. Những thứ tự kiêu này sinh ra do người ta nhìn các sự vật từ một quan điểm sai lệnh. Những ai đã thực sự thông hiểu Phật pháp và có thể đạt được cái nhìn đúng đắn về sự vật sẽ không bao giờ nhân nhượng lối suy nghĩ lệch lạc như thế.

Arrogance is to be abandoned: Quá mạn cần phải từ bỏ.

Arrogance because of clan or name: Cậy nơi gia thế hay tiếng tăm mà kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance because of cleverness: Cậy nơi thông minh trí tuệ mà kiêu mạn—See Bát Kiêu. Arrogance because of good looks: Cậy nơi tướng hảo mà kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance because of independence or high

position: Cậy nơi tự tại hay quyền cao chức trọng mà kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance because of strength: Cậy mình mạnh hơn người nen kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance because of wealth: Cậy nơi nhiều tiền lắm bạc mà kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance and pride: Kiêu Mạn—Arrogance and pride, a kind of klesa—Kiêu mạn là tên một loại phiền não—See Ngũ Thượng Phan Kết. Arrogance because of strength: Cậy mình mạnh hơn người nên kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogance because of wealth: Cậy nơi nhiều tiền lắm bạc mà kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Arrogant and haughty: Ngã mạn cống cao. Arrogant thoughts: Mạn tưởng (những tư tưởng kiêu mạn).

Arrow of desire: Dục Tiển.

  1. The arrows of desire, or lust: Những mũi tên của lòng tham dục.
  2. The darts of the Bodhisattva, who hooks and draws all beings to Buddha: Dục Kim Cang— Những mũi tên Kim Cang của Bồ Tát, dùng để câu móc và lôi kéo chúng sanh về với Phật.

Arrow’s flight: Nhất Tiển Đạo—Đường tên bay. Arrow and rock: See Thỉ Thạch.

Arsagatha (skt): A Li Sa Kệ—Natural fulfilment mantra—Tự Nhiên Thành Tựu Chân Ngôn.

Art: Nghệ thuật—According to extant records of the earliest Buddhist community, iconographic representation was discouraged by Sakyamuni Buddha and his followers, who wanted to prevent the development of cults that focus on the figure of the Buddha, rather than on the doctrines and practices he taught. In addition, the central focus of the monastic community was introspective meditation, rather than external symbolism. As Buddhism grew and attracted more followers, artistic representations began to appear. There was, however, an initial reclutance to represent the Buddha directly, and so he was often depicted in aniconic motifs, such as his footsprints (buddhapada) or the Bodhi Tree (Bodhi-Vrksa). The most widespread aniconic representation of the Buddha was in the form of reliquaries called “Stupas.” These continue to be popular throughout the Buddhist world, and a plethora of styles has developed. In Indian Buddhism it was commonly thought that they physically represented the Buddha, and some texts indicate that it was widely believed that venerating a stupa was equivalent to venerating the Buddha himself. Iconic representations began to appear on stupas some time after the reign of Asoka (272- 236 B.C.), and a number of figures are found on stupas at Bharhut, Sanci, and Amaravati. These monuments have carved depicting scenes from the life of the Buddha. Around the end of the first century, artists began to fashion representations of the Buddha, and the Buddha dispersed symbol in Buddhist art all over the world. The earliest known examples of the Buddha image borrowed motifs from non-Buddhist traditions, since there was at that time no accepted notion regarding how he should be represented. Artists in Mathura, present-day north central India, for example, adopted imagery from the depiction of Yaksas, and in Gandhara, present-day Afghanistan, artists appear to have been influenced by Greek art. As Buddhism spread to other parts of the world this trend continued, and the Buddha image has acquired the characteristics and artistic motifs of the local populations of every Buddhist society. Despite Buddhism’s initial rejection of artistic representation, Buddhist art flourished both in India and throughout Asia. With the development of tantric Buddhism in India, art and imagery also became integrated into meditative practice. As tantric Buddhism spread to Tibet, Mongolia, China, Japan, Korea and Vietnam, elaborate use of imagery became widespread in many quarters—Theo những hồ sơ còn sót lại của cộng đồng Phật giáo, những biểu tượng bằng hình ảnh không được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài khuyến khích, vì các Ngài muốn tránh về sau này phát triển ra những hệ phái chỉ nhắm vào hình tượng Phật, hơn là giáo pháp mà Ngài đã giảng dạy. Hơn nữa, điểm tập trung chủ yếu của cộng đồng Phật giáo là thiền định về tự xem xét nội tâm của chính mình, hơn là những biểu tượng bên ngoài. Khi Phật giáo phát triển và thu hút nhiều tín đồ hơn thì sự tiêu biểu về nghệ thuật bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, có sự rụt rè ban đầu để biểu trưng về Đức Phật, và thường thì Ngài được vẽ dưới những dạng không phải người mà cũng không phải là động vật, như dấu ban chân của Ngài hay là cây Bồ Đề. Lan truyền rộng rãi nhất là những “tháp.” Những tháp này tiếp tục phổ cập trong thế giới Phật giáo, và quá nhiều kiểu cách đã phát triển. Trong Phật giáo Ấn Độ người ta thường nghĩ rang những tháp này tiêu biểu cho hình thể Đức Phật, và trong một vài kinh điển người ta còn tin tưởng một cách rộng rãi rằng tôn kính tháp cũng như tôn kính Đức Phật vậy. Những biểu tượng về hình thể bắt đầu xuất hiện trên những tháp ở Bharhut, Sanci, và Amaravati. Những tượng đài này đã được khắc những cảnh họa về đời sống của Đức Phật. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, các nhà họa sĩ bắt đầu vẽ các kiểu biểu trưng về Đức Phật hay những dấu hiệu tản mác về Ngài từ khắp nơi trên thế giới. Những thí dụ sớm nhất về hình tượng của Đức Phật được mượn từ những chủ đề không phải là của Phật giáo, vì có lúc người ta không chấp nhận khái niệm về phai nên họa Ngài như thế nào. Thí dụ như những nhà họa sĩ ở Mathura, bây giờ là Bắc Trung Ấn, chấp nhận hình ảnh từ bức họa miêu tả của những Dạ Xoa, và ở Kiện Đà La, bây giờ là A Phú Hãn, các nhà họa sĩ dường như chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp. Khi Phật giáo được truyền đi tới các nơi khác trên thế giới thì khuynh hướng này vẫn tiếp tục, và hình tượng Đức Phật có hơi hướng địa phương của các cộng đồng phật giáo này, nghệ thuật và hình tượng cũng đã quyện vào thiền tập. Mặc dầu sự chối bỏ tiên khởi của Phật giáo về những biểu tượng nghệ thuật, nghệ thuật Phật giáo vẫn thịnh hành ngay trên đất Ấn và khắp Á Châu. Với sự phát triển của Mật Tông ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bổn, Đại Hàn và Việt Nam, việc sử dụng hình tượng một cách trau chuốt đã trở nên phổ cập ở nhiều nơi.

Art of archery: Kyu-do (jap)—Cung Đạo—See Nghệ Thuật Bắn Cung Và Thiền. Arts of the Buddhist religion: Methods of the Buddhist religion—Đạo thuật.

Art of fencing and Zen: Bushido (jap)—The Art of Samurai and Zen—Kiếm thuật và Thiền—See Kiếm Đạo và Thiền.

Art of Samurai and Zen: Bushido (jap)—The art of fencing and Zen—Kiếm thuật và Thiền—See Kiếm Đạo và Thiền.

Art of Zen: See Nghệ Thuật Thiền.

Artcraft Circle: Karma-mandala (skt)—A circle of sculptured figures—Kiết Ma Mạn Đà La—See Tứ Chủng Ma Mạn Đà La (4). Arteries and veins: Two linked things which are closely connected—See Huyết Mạch.

Arts of Buddhist religion: Methods of Buddhist religion—Đạo thuật (phương pháp hay nghệ thuật tu hành của Phật giáo).

Artha (skt): Lợi lạc—Mục đích—Aim—

Meaning—Object—Advantage—Use—Wealth—

Motive.

  1. Meaning—Nghĩa: When it is used as

“meaning,” it stands contrasted to words or letters, and the latter are thought inadequate to fully describe the former—Khi từ nầy được dùng với nghĩa là “nghĩa,” nó trái nghĩa với ngôn từ hay văn tự, và ngôn từ được cho rằng không tương xứng để miêu tả đầy đủ về ý nghĩa.

  1. Objects—Sự vật: When it means “objects” in general, it is almost equivalent to the external world, which is, however, better expressed by Vishaya. Vishaya seems to have a more collective sense than Artha when both refer to the objective world—Khi từ nầy có nghĩa là các sự vật hay đối tượng thì nó hầu như tương đương với thế giới bên ngoài, tuy rằng thế giới bên ngoài được diễn tả bằng từ Vishaya.

Vishaya hình như có nghĩa chung hơn là Artha khi cả hai đều chỉ vào thế giới khách quan hay đối tượng.

  1. Phenomena in contrast with Noumena. “Practice” or the thing, affair, matter, in contrast with “Theory” or the underlying principle—“Sự” hay các pháp hữu vi do nhân duyên sanh ra, đối lại với “Lý” hay các pháp vô vi xa lìa khỏi mọi nhân duyên sanh ra.

“Thực hành” đối lại với “Lý thuyết”.

Artha-cara (p): See Artha-carya.

Artha-carya (skt): Artha-cara (p)—Lợi hành (hành động vị tha)—Useful conduct—Beneficial conduct—Useful deeds—Beneficial action— Useful conduct, or beneficial action—Conduct profitable to others—See Lợi Hành Nhiếp. Artha-darsimant (skt): Attha-dassimant (p)— Having insight into meanings—Truy xét nghĩa lý. Arthagati (skt): Nghĩa Loại—Meaning of categories of things—Ý nghĩa chủng loại của sự vật.

Arthakatha (skt): Explanation—Commentary—

Bình luận.

Arthakriya (skt): Parahita (skt)—To benefit others—Benefitting others—Lợi Tha. Arthakrtya (skt): Performance of conduct—See Công Hạnh.

Arthapravicayam (skt): See Quán Sát Nghĩa Thiền and Tứ Chủng Thiền Định. Artharva-veda (skt): Arthava-veda (skt)—A-tátthì-đà—See Tổng Tập Thần Chú.

Artha-sastra (skt): Vedic treatise on real benefits—Vệ Đà Thật Lợi Luận.

Arthavada (skt): Thích Nghĩa—Explanation of the meaning of merits of rituals—Giải thích về công đức của nghi lễ.

Arthavasa (skt): Động Lực—Motive power— Purpose—Reason.

Arthava-veda (skt): A Tha Bà Phệ ĐàVệ Đà— See Tổng Tập Thần Chú.

Arthavikalpa (skt): Phân biệt về tài sản— Discrimination about wealth—One of the discriminations or “Vikalpas,” i.e, to get attached to gold, silver, and other various treasures and to the talking about them—Một trong những loại phân biệt, như chấp thủ vào vàng, bạc, và nhiều đồ quý khác hay bằng cách nói về các thứ ấy. Article of faith: Tín điều.

Articles of religion: Tín điều tôn giáo.

Articles for worship: See Phật Cụ.

Artificial (a): Nhân tạo.

Artificial barriers: Chướng ngại nhân tạo. Artificial name: Prajnaptinamamatreyam (skt)— See Duy Giả Thiết Danh.

Artistic work: Work of art—Công trình mỹ thuật. Aruna (skt): Rakta (skt)—Red—Màu đỏ. Aruna-kamala (skt): A Lư Na Hoa—Bông sen đỏ—The red lotus.

Arupa (skt): Formless—Without rupa, form or shape—See Phi Sắc.

Arupa-bhava (skt): Cảnh Giới Phi Sắc—Formless realm—Immaterial realm. Arupa-bhavo (p): Becoming in the formless world—Vô sắc hữu.

Arupa-bhumi (skt): Immaterial realm—See Vô

Sắc Giới.

Arupa-brahma plane: Arupa-brahma heaven—

See Vô Sắc Giới Thiên.

Arupa-dhatu (skt & p): Arupaloka (skt)—The formless element—The realm of formlessness or formless-realm—Being above the realm of form—Realm beyond form—See Vô Sắc Giới and Tam Giới.

Arupajhana (p): Immaterial absorption—Thiền

Vô Sắc.

Arupaloka (p): The formless element—Cảnh giới vô sắc—See Vô Sắc Giới and Tam Giơi. Aruparaga (skt): Craving for birth in the formless heaven—Desire for immaterial existence—See Vô Sắc Tham.

Arupasamadhi (skt): Vô Sắc Định—Mental collectednesses or samapattis belonging to the World of No-Form (arupaloka)—Sự tập hợp của tâm trí thuộc cõi vô sắc—See Tứ Vô Sắc Định. Arupa-tanha (p): Craving for the formless world—Vô sắc ái.

Arupavacara (skt): Arupadhatu (skt)—

Arupavacaro (p)—Immaterial realm—See Vô Sắc

Giới.

Arupavacara-citta (p): Vô Sắc Trí Định— Consciousness of immaterial meditation.

Arupavacaro (p): Arupadhatu (skt)—

Arupavacara (skt)—Immaterial realm—See Vô

Sắc Giới.

Aruppa (p): Arupavacara(skt)—Immaterial realm—See Vô Sắc Giới.

Arupya (skt): Vô sắc định—One of the four immaterial heavens—See Tứ Không Xứ. Arupyacarin (skt): Formless deeds—See Vô Sắc Hành.

Arupya-dhatu (skt &p): The realm of formlessness—See Vô Sắc Giới. Arupaloka (p & skt): Arupadhatu (p & skt)— Formless realms—See Vô Sắc Giơi.

Arupya-samapatti (skt & p): Formless absorptions—Vô sắc định—See Tứ Vô Sắc Định. Arya (skt): Ariya (p)—Thánh—Venerable— Saint—A Lê Da—A Li Da—A Li Dã—A Lược—

A Di—Tôn Giả.

Arya-Acalanatha Raja: Bất Động Minh Vương—One of the fifteen bodhisattvas who represent the Buddha’s dharmakaya, or spiritual body; wisdom in graciousness and a pierce or angry form against evil.

Arya-asrangika-marga (skt): Ariya-atthanikamagga (p)—The Noble Eightfold Path—See Bát Chánh Đạo.

Arya-atthanika-magga (p): Ariya-astangikamarga (skt)—The Noble Eightfold Path—See Bát Chánh Đạo.

Arya-avalokitesvara (skt): Holy Kuan-Yin— Thánh Quan Âm.

Aryabhasa (skt): See Thánh Ngữ.

Aryacalanatha Bodhisattva (skt): Diamondkings, or Bodhisattvas as guardians of

Vairocana—Trừ Cái chướng Bồ Tát (hiện làm Bất Động Tôn Minh Vương). Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật Tỳ Lô Giá Na— See Bát Đại Minh Vương.

Aryadasa (skt): A Lê Da Đà Sa—A monk of the Mahasanghikah—Một vị sư của trường phái Đại Chúng Bộ.

Aryadesa (skt): Thánh phương—Holy land. Aryadeva (skt): Devabodhisattva (skt)—Thánh Đề Bà—Thiên Thần—See Thánh Thiên.

Arya-grahamatrka-dharani (skt): God of wonderful mother of dharani of Tantrism—Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni—Tên của một loại đà la ni trong trường phái Mật tông.

Arya-grahamatrka-dharani-sutra (skt): See

Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni Kinh.

Aryajnana (skt): Holy wisdom—Wisdom of Buddha—Noble knowledge—Supreme knowledge—Supreme knowledge—Sage-like or saint-like knowledge—See Thánh Trí. Aryajnanacakshus (skt): Thánh Trí Nhãn—The eye of supreme wisdom, also called the wisdom eye or Prajnanacakshus—Con mắt của trí tuệ tối thượng, cũng được gọi là tuệ nhãn.

Arya-jnana-svabhava (skt): Thánh Trí Tự Tánh—Holy wisdom of self-nature—Holy wisdom of Buddha nature. Aryajnanasvabhavavastu (skt): Supreme wisdom as constituting the ultimate fact of existence—See Thánh Trí Bách Tính Sự. Aryaka (skt): Arya-pudgala (skt)—Thánh Nhân— Saint—Genuine sages—Noble people.

Arya-ksanti-paramita (skt): Nhẫn Nhục Ba La Mật Bồ Tát (Mật giáo)—Bodhisattva of perfection of forbearance (Esoteric Buddhism).

Arya-magga (p): See Arya-marga.

Arya-mahasahasra-pramardini-sutra (skt): Thủ Hộ Đại Thiên Quốc Độ Kinh—Sutra on guarding the great deva land.

Arya-marga (skt): Ariya-magga (p)—The Noble Path or the Path of holiness. Sacred supermundane path. It consists of the four stages of holiness (four paths that lead to the supramundane state of Nirvana)—Thánh đạo hay con đường siêu nhiên gồm bốn giai đoạn tiến “Thánh”:

  1. Stream enterer: Shrota-apana—See Dự Lưu.
  2. Once returner: Sakridagamin—See Nhất Lai. 3) Never returner: Anagamin—See Bất Lai.

4) Worthy one: Arhat—Ứng cúng—Everyone below this level of attainment is referred to as an “ordinary being” (Prthag-jana)—Bất cứ ai còn dưới quả Ứng Cúng đều được coi như là người phàm—See A La Hán. Aryamogha-purnamani (skt): See Bất Không

Cúng Dường Bồ Tát.

Aryans (skt): A Sanskrit term for a collective group of Indo-European tribes that migrated from central and northern Europe around the beginning of the second millenium B.C.—Từ Bắc Phạn dùng để chỉ một nhóm những bộ lạc thuộc sắc dân Ấn Âu di cư từ miền Trung và Bắc Âu đến miền Bắc Ấn Độ vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhì trước Tây lịch.

Aryan treasures: Thánh Tạng.

Aryaprajnacaksu (skt): Noble eye of wisdom—

Thánh tuệ nhãn.

Aryaprajnaparamita (skt): Prajna Paramita Bodhisattva—Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát.

Arya-pudgala (skt): Ariya-puggala (p)— Enlightened one—Sage—Thánh Nhân—See

Arya-marga.

Arya-puggala (p): See Ariya-pudgala. Arya-sacca (p): Ariya-satya (skt)—Diệu Đế— Noble truths.

Aryasaddharma-lankavatara-nama-mahayanasutra (skt): Lankavatara Sutra (skt)—See Kinh

Lăng Già.

Arya-samgha (skt): Arya-samaj (skt)—Noble community—Thánh Giáo Hội—See Thánh Tăng

Già.

Arya-satya (skt): Ariya-sacca (p)—Holy truth— Noble truth—Diệu Đế—See Thánh Đế. Ariya-savaka (p): Arya-sravaka (skt)—Noble disciple—Noble hearer—Thánh Thanh Văn—

Thánh đệ tử.

Aryasena (skt): A Lê Da Tư Na—A famous monk of the Mahasanghikah—Một vị sư nổi tiếng của trường phái Đại Chúng Bộ. Aryasila (skt): Noble morality—Noble precepts—

Thánh Giới.

Aryasimha (skt): Bhikshu Simha—See Sư Tử

Tôn Giả.

Arya-sravaka (skt): Ariya-savaka (skt)—Noble disciple—Noble hearer—Thánh Thanh Văn—

Thánh đệ tử.

Aryastanga-marga: Ariyatthangikamagga (p)— A Sanskrit term for “eightfold noble path.”—Từ Bắc Phạn chỉ “Tám con đường cao thượng.”—See Bát Chánh Đạo.

Aryasthavira (skt): Sthaviravadin or Theravada—Mahasthavirah or Sthavirah—The elders—Thượng Tọa Bộ—See Phật Giáo Nguyên Thủy.

Aryastupa-mahasri (skt): Đái Tháp—To have a pagoda represented on the head, as in certain images; a form of Maitreya—Tháp tượng trên đỉnh đầu của một vài hình tượng, như tượng Phật Di Lặc.

Aryasura (skt): Name of a Buddhist poet in the fourth century—See Thánh Dũng. Arya-tara (skt): Aryavalokitesvara (skt)—A Lợi Da Đa La—Đức Đa La—One of the titles of Kuan-Yin—Một trong những danh hiệu của Đức Quán Âm.

Arya-tara-sragdhara-strota (skt):

Aryavalokitesvara-sragdhara-strota (skt)—Thánh Đa La Trì Quan Tán—Name of a work of commentary on the performances of Tara (KuanYin)—Tên của một bộ luận về hành trạng của Đức Ta La (Quán Âm).

Arya-upaya-paramita (skt): Bodhisattva of perfection of expedient means—See Phương Tiện Ba La Mật Bồ Tát.

Aryavalokitesvara (skt): Avalokitesvara (skt)— Kuan-Yin Bodhisattva—Quán Âm Bồ Tát. Arya-vamsa (skt): Four holy ways—Tứ Thánh Hành.

Aryavarman (skt): A Lê Da Phạt Ma—See

Thánh Tào.

Arya-vastu-svabhava (skt): Thánh Sự Tự Tánh— Self-nature of holy matter.

Arya-vasumitra-bodhisattva-samcita-sastra

(skt): Name of a work of commentary written by Vasumitra about 400 years after the Buddha’s death—Bà Tu Mật Bồ Tát Sở Tập Luận, được viết bởi ngài Bà Tu Mật, khoảng 400 năm sau ngày Phật nhập diệt.

Arya-virya-paramita (skt): Diligenceparamita—Perfection of effort—Perfection of energy—Tinh Tấn Ba La Mật. As: Tatha (skt)—In such manner—Like—So— Thus—Tathagata.

As black as night (ink): Tối đen như mực.

As bright as day: Sáng như ban ngày. As cool as a cucumber: Bình tĩnh không hề nao núng.

As cunning as a fox: Ranh ma như cáo già.

As dumb as a statue: Câm như hến.

As far as I am concerned: Về phần tôi.

As if: Y như thể.

As if there were nobody near: Bàng nhược vô nhân (xem như bên mình không có ai)—Nhãn trung vô nhân—Mục hạ vô nhân—Too proud for one’s own good.

As if transformed: Như hóa.

As a last resource: Như cách sau cùng.

As long as: Chừng nào.

As long as one hundred kalpas: Kalpasata (skt)—Bách Kiếp—One hundred kalpas—Dài như một trăm kiếp.

As a man makes his bed, so must he lie: Mình làm mình chịu—Nhân nào quả nấy.

As man sows, so shall he reap: Ác giả ác báo.

As a matter of fact: Kỳ thật.

As one does one receives: Làm ra cái gì thì thọ dụng cái nấy—Every man receives the reward of his deed, creating his own karma—See Tự Tác Tự Thọ.

As round as a lotus leaf: Tròn như lá sen—Chiashan’s “a lotus leaf is roundish”—See Hà Diệp Đoàn Đoàn.

As a rule: Theo thường lệ.

As the tree, so the fruit: Rau nào sâu nấy.

As you sow, so shall you reap: Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu—Nhân nào quả nấy. As-You-Will Jewel King Dharani: Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni.

As a whole: Nói chung.

Asaddhamma (p): Thất Phi Diệu Pháp—Seven wrong practices.

Asadha (skt): See A Sa Đà.

Asadhya (skt): Bất Tín—Không có lòng tin—To disbelieve—No faith—To refuse to believe or unable to believe.

Asaiksa (skt): Beyond study—No longer learning—Nothing more to study—Stage beyond study—Where intuition rules—Bất Thoái tướng— See Vô Học.

Asaiksa-marga (skt): Asekha-magga (p)—The path of no longer learning—The path of nothing more to study—See Vô Học Đạo.

Asaiksha (skt): Saint—Thánh.

Asakta (p): Vô ngại.

Asakti-padartha (p): Incapable of creating causes that lead to effects—See Vô Năng Cú Nghĩa.

Asalaha Puja: See Pháp Bảo Nhật.

Asama (skt): Without equal—See Vô Đẳng. Asamadarsana (skt): Unequalled contemplation Bodhisattva—Bất Đẳng Quán Bồ Tát. Asamasama (skt): Equality without equal—See Vô Đẳng Đẳng.

Asambhuta (skt): Vô thành hay không được hợp thành—Not combined.

Asamga-citta (skt): Tâm Vô Ngại—According to The Avatamsaka Sutra, this is one of the eleven minds that lead to enlightenment. An unimpeded heart which wishes to see all the impediments removed for others—Muốn dẹp bỏ tất cả chướng ngại cho kẻ khác.

Asamgha (skt): See Asangha.

Asamjni (skt): Asannasatto (p)—Vô Tưởng— Without thought: Absence of thinking— Senseless—Not having full consciousness—Nonconscious—Non-perception—Không còn suy tưởng.

Asamjnika (skt): Fruition of thoughtless heavenSee —Vô Tưởng Quả.

Asamjnika-samapatti (skt): Thoughtless ecstacy—See Vô Tưởng Định.

Asamjnisamapatti (skt): Meditative concentration in the thoughtless heaven—Vô tưởng định.

Asamjni-sattvah (skt): Vô Tưởng—Absence of thinking—Absence of thinking, or the Heaven above Thought.

Asamjni-sattvah-deva (skt): Asanna-satta-deva (skt)—Realm of thoughtless deva—Vô Tưởng

Thiên.

Asamjnivipaka (skt): Facts obtained by thoughtless meditation—Vô tưởng báo.

Asamkhata (skt): According to the worldly situation or circumstances—Bất Tùy Thế.

Asamkheya (skt): Countless—A Tăng Kỳ Sinh— Exceedingly numerous—Innumerable—A Sanskrit term with the meaning of an extraordinarily long or indefinitely long periodof time. According to the Abhidharmakosa, there are either 47 or 49 number “zero” after number “1” to make one asankhya. According to the Yogacara School, a Bodhisattva must cultivate for at least three incalculable eons before becoming a Buddha—Vô lượng—Vô số kể—Từ Bắc Phạn với nghĩa là một khoảng thời gian thật dài, một khoảng thơì gian vô định. Theo A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, có 47 hay 49 con số “không” theo sau số “một” làm thành một A Tăng Kỳ. Theo trường phái Du Già, một vị Bồ Tát phải tu tập ít nhất trong ba a tăng kỳ kiếp trước khi thành Phật.

Asamkhya (skt): Countless—Exceedingly numerous—Innumerable—Vo lượng.

Asamkhyeya kalpas: Vô lượng kiếp.

Asamprajanya (skt): Improper knowledge—Bất chánh tri hay biết không chơn chánh.

Asamskrita (skt): See Asamskrta.

Asamskrta (skt): Asamskrita (skt)—Asankhata

(p)—Vô Tác—Doing nothing—Non-active— Passive—Not doing—Passive—Inactive, physically or mentally—Not creating— Uncreated—Not becoming—See Vô Vi.

Asamskrta dharma (skt): Asankhata-dhamma (p)—Unconditioned or unproduced dharma—Vô vi pháp—See Diệt Pháp.

Asamskrta dharmakaya (skt): Eternal body of a Buddha: Asamskrta dharmakaya (skt)—See Vô Vi Pháp Thân.

Asamskrtakosa (skt): Vô Vi Tạng—

Unconditioned treasure.

Asamskrtasila (p): Bồ Đề tâm giới—Kim cang bất hoại giới.

Asamskrta-sunyata (skt): Asamskrita-sunyata (skt)—Emptiness of things uncreated—Non-active void—See Vô Vi Không.

Asana (skt & p): Sitting posture in meditation— Tọa Pháp.

Asangajnana (skt): Vô Ngại Trí—The omniscience of the Buddha—Trí thông đạt của

Đức Phật.

Asangha (skt): Unattached: Không nhiễm trước— Name of Asanga Bodhisattva: Tên của Vô Trước Bồ Tát—See Vô Trước (2).

Asangha Asamgra Bodhisattva: Vô Trước Bồ tát—Brother of Vasubandhu, natives of Peshawar in fifth century.

Asangha Bodhisattva: Mujaku (jap)—Vô Trước

Bồ Tát.

Asankharika (p): Không bị xúi dục—Not induced—Unprompted, either by oneself or by someone else—Không bị chính mình hay người khác xúi dục.

Asankhata (p): Asamskrta (skt)—Asamskrita (skt)—Vô Tác—Vô vi—Doing nothing—Nonactive—Not doing—Passive—Inactive, physically or mentally—Not creating—Uncreated—Not becoming—Unconditioned.

Asankhata-dhamma (p): Asamskrta (skt)— Asamskrita (skt)— Vô vi pháp—Doing nothing— Non-active dharma—Unconditioned reality.

Asankhata-samyutta (p): Kinh Tương Ưng Vô

Vi, trong Tương Ưng Bộ Kinh 43—Sutra on the unfashioned nirvana, in the Samyutta nikaya 43.

Asankhya (skt): See Asankhyeya.

Asankhyeya (skt): Asankhya (skt)—A tăng kỳ— Countless—Innumerable—Numberless—Vô số— See Asamkheya.

Asankhyeyas of eons: Uncountable eons—Vô lượng kiếp.

Asankhyeya kalpas (skt): A tăng kỳ kiếp—There are three asankhyeya kalpas, or the three countless aeons, or the periods of a bodhisattva’s development—Ba a tăng kỳ kiếp hay ba giai đoạn phát triển của một vị Bồ Tát.

Asankrta-dharma (skt): Negative becoming dharmas—Non-created elements—Vô Vi Pháp— See Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông. Asanna (p): Death-proximate karma—Cận Tử

Nghiệp.

Asanna-kamma (p): Asanna (skt)—Near-death karma—Cận Tử Nghiệp.

Asannasattadeva (p): Asamjni-sattvah-deva (skt)—Vô Vân Thiên—The heaven above thought—Thoughtless Heaven—Những cõi trời sắc giới—A group of heavens in the world of matter—See Vô Tưởng Thiên. Asara (p): Asaru (p)—Anutpatti or Anutapada or Anutpanna (skt)—Không khởi sinh—Chẳng sanh hay chẳng tái sanh—Exempt from rebirth—Nonbirth (not being born)—Non-appearance—Not to be reborn—Sapless—Unarisen—Unborn— Uncreated—Unproductive—Worthless—See Bất Sanh.

Asaraddhya: Bất tín.

Asarava (skt): Asrava (skt)—See Bất Sanh. Asaru (p): Unarisen—Unborn—Non-birth (not being born)—See Bất Sanh. Asarya (skt): Teacher—A Xà Lê—Giáo thọ sư. Asatkaryavada (skt): Nhân Trung Vô Quả— Effectless cause—A cause that has no effect. Asava (p): Asarava (skt)—Asrava (skt)—Phiền não—Afflictions—Cankers—Corruptions— Defilement—Stains—Taints—Cấu uế—See Lậu

Hoặc.

Asavakaya (p): Asavakkhayanana(skt)—Lậu tận thông (chấm dứt tất cả những lậu hoặc)— Extinction of cankers.

Asavakkhayaana (p): The deliverance of mind from passions—See Lậu Tận Minh.

Asavakkhaya-karannanam (skt): See

Asavakkhayanana.

Asavakkhayanana (skt): Asavakaya (p)—See

Lậu Tận Thông.

Asavanam-khaye-nanam-vijja (p): Knowledge of the destruction of the corruption—Lậu tận trí minh.

Asavatthaniyadhamma (p): Hữu Lậu Pháp—

Conditioned dharmas—Dharmas with outflows—

Chư pháp trong thế giới hiện tượng, bị ô nhiễm bởi tham, sân, si.

Asaya (skt): Asraya (skt)—Desired to (pleased to): A Thế Da (ham muốn)—Seed: Chủng tử— Base (basis): Sở Y (Asraya (skt).

Asayha (p): Name of one of one hundred pratyeka-buddhas who resided for a long period of time on Mount Isigili—Tên của một trong một trăm vị độc giác Phật sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Asbestos cassock: A non-inflammable robe—See Hỏa Hoản Bố Cà Sa.

Ascarya (p): Trừ nghi Quái.

Ascend: To come up—Bước lên—Đi lên.

Ascend the altar: Bước tới bàn thờ để làm lễ. To ascend the seat (platform): Thăng Tòa—To ascend the platform to expound the sutras, or to go up to the Dharma Hall to preach or to expound the sutras—Đăng đàn thuyết pháp. Ascend the throne: Đăng Tòa—Bước lên tòa

(một vị Pháp Sư sắp thuyết pháp).

Ascension (n): Sự lên cao.

Ascertain (v) the Truth: Liễu đạt được hay hiễu rõ chân lý—To Comprehend—To recognize. Ascetic: Ascetic practices—Mendicant conducts—See Khổ Hạnh.

Ascetics of all kinds: Tu hành khổ hạnh. Ascetics who burn themselves alive: See Phó Hỏa Ngoại Đạo.

Ascetics who dressed in rags and ate garbage: See Thù Trưng Già.

Ascetic life: Cuộc sống đạo hạnh—Religious life. Ascetic monk: Vị sư tu theo khổ hạnh—A monk who engaged in austerities.

Ascetic monk in the mountain of the bamboo Forest: King Tran Nhan Tong, the first patriarch of Vietnamese Zen sect in the Mountain of the Bamboo Forest—Trúc Lâm Đầu Đà (Vua Trần Nhân Tông, vị sơ tổ của tông phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử).

Ascetic practices: Dhuta (p)—Duskara-carya (skt)—Đời sống khổ hạnh—The Zen tradition maintains many of the modified forms of ascetic practice observed by other forms of Buddhism, especially within the monastic setting. Like other

Buddhist monks and nuns, Zen monastic traditionally remain celibate, consume food only before the noon hour, limit their diet to exclude liquor, intoxicants, some spices and meats, and maintain a strict schedule of early rising and relatively short period of sleep. These practices are intended to promote concentration during meditation and to reduce attachment to worldly values. At the same time, they are designed to maintain the physical health of the body, which the Buddha felt contributed positively to the meditative life. Nevertheless, there are a number of notable examples in Zen literature of practitioners who displayed extraordinary levels of ascetic practice in their single-minded quest for enlightenment. Bodhidharma, the First Patriarch, is said to have spent nine years facing a wall in meditation; he was so intent on attaining his goal that he lost the use of his arms and legs. Hui-k’o (487-593), the Second Patriarch, is said to have cut off his own arm in order to demonstrate to Bodhidharma his absolute dedication to pursuing the Dharma. Other Zen monks, such as the Japanese monk Bankei Yôtaku, followed the Buddha’s example and practiced forms of extreme asceticism until it threatened their lives. Like the Buddha, Bankei found that the answer was not achieved through self-punishment—Truyền thống nhà Thiền vẫn còn duy trì nhiều hình thức đã được thay đổi của khổ hạnh được tu tập bởi những hình thức khác trong Phật giáo, đặc biệt là cuộc sống trong khuôn viên tự viện. Cũng giống như chư Tang Ni Phật giáo khác, cuộc sống Thiền viện theo truyền thống độc thân, ăn trước giờ ngọ, hạn chế trong ăn uống, không uống rượu và những chất cay độc, không ăn đồ gia vị và thịt, và duy trì một chương trình nghiêm ngặt thức dậy sớm và ngủ nghỉ tương đối ít. Những cách tu tập này nhằm làm tăng sự định tĩnh trong thiền tập và làm giảm thiểu chấp trước vào những giá trị của trần tục. Đồng thời, các Thiền Tăng duy trì một sức khỏe lành mạnh cho thân thể, mà đức Phật cảm thấy nó góp phần tích cực vào cuộc đời tu tập thiền định. Tuy nhiên, có một số thí dụ nổi tiếng trong văn chương Thiền về những hành giả tỏ ra tu tập khổ hạnh ở những mức độ phi thường trong việc họ nhất tâm tầm cầu giác ngộ. Người ta nói Bồ Đề Đạt Ma, Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa, đã diện bích chín năm trong thiền định; ngài đã quyết tâm đạt được mục tiêu của mình đến độ không còn sử dụng được tay chân nữa. Người ta nói Huệ Khả, Nhị Tổ Thiền tông Trung Hoa, đã cắt đứt cánh tay của chính mình để chứng tỏ cho Bồ Đề Đạt Ma thấy được sự quyết tâm của mình trong việc cầu Pháp. Những Thiền Tăng khác, như Thiền Sư Bàn Khuê Vĩnh Trác, đi theo gương tu ép xác khổ hạnh cực đoan của đức Phật cho đến khi mạng sống của họ bị đe dọa. Cũng giống như đức Phật, Bàn Khuê Vĩnh Trác đã tìm thấy câu trả lời là không thành tựu được giác ngộ bằng tự ép xac khổ hạnh—See Đầu Đà.

Ascetic practices of dwelling in the forest: Hạnh A Lan Nhã—Hạnh tu khổ hạnh trong rừng. Ascetic practice of purification: Khổ hạnh thanh tịnh.

Ascetic practices as supports for the cultivated path: Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên để tu hành, đừng quá tham cầu các thứ ngũ dục.

Ascetic with tangled hair: Jatila (p)—Khổ hạnh tóc rối.

Ascetical spirituality: Tinh thần tu khổ hạnh. Asceticism (n): Chủ nghĩa Khổ hạnh—Cuộc sống khổ hạnh—Life of ascetisism—Asceticism, in which the body is uselessly subjected to all forms of mortification—Chủ trương khổ hạnh, nó luống công bắt sắc thân chịu mọi hình thức ép xác—See Khổ Hạnh and Mười Lầm Lạc Thiền Giả Có Thể Bị Rơi Vao.

Asceticism or selfish Hinayana salvation: See Nhị Thừa.

Ascription: Adhyasa (skt)—Cho là—In Zen, practitioners should avoid “ascription”. One must not ascribe to the thing seen a resemblance to something seen before—Trong Thiền, hành giả nên tránh cho rằng sự việc là như vậy. Hành giả không nên cho là việc đang thấy giống vơi việc gì đó đã thấy trước đây.

Asekha (p): Asaiksa (skt)—The non-learner—

Bậc vô học.

Asekho puggalo (p): The non-learner—Vô học nhân.

Ashamed (a): Hổ thẹn.

Ashamed for the misdeeds of others: Apatrapya (skt)—Quý—Hổ thẹn—Hổ thẹn vì việc làm xấu của mình mà người khác thấy (đối với việc xấu mình làm mà không ai biết, tuy nhiên bản thân mình cảm thấy xấu hổ thì gọi là “Tàm.” Đối với việc xấu mình làm mà người khác thấy, mình thấy xấu hổ thì gọi là “Quý” hay hổ thẹn).

Ashamed of the small and in love with the great: Sỉ Tiểu Mộ Đại—Ashamed of the Hinayana and in love with the Mahayana—Chối bỏ hay mắc cở với cái nhỏ (Tiểu Thừa) và mến mộ cái lớn (Đại Thừa).

Ashavajit (skt): A Xà Bà Thệ—Mã Thắng— Ashavajit, one who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is one of the first five disciples of the Buddha in the Deer Park—Người đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành Phật. Mã Thắng là một trong năm đệ tử đầu tiên của Phật trong vườn Lộc Uyển. Ashikaga period: Giai đoạn nước Nhật dưới sự cai trị của dòng họ Túc Lợi Thị (1392-1568).

Ashikagashi (jap): Dòng họ Túc Lợi Thị (Nhật).

Ashita (skt): Asita (skt)—See A Tư Đà.

Ashoka (skt): See A Dục Vương. Ashraddhya (skt): Lack of faith—Bất tín hay không tín nhiệm hay tin tưởng ai. Ashtamangala (skt): Eight auspicious things— Eight great fortunes—See Bát Cát Tường.

Ashubha (p): Uế—Impure—See Asubha.

Ashura (skt & p): Asura (skt & p)—See A Tu La. Ashvaghosha (skt): Asvaghosa Bodhisattva—See Mã Minh.

Ashta-vimoksa (skt): Eight forms of liberation—

Eight liberations—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Ashwaghosha (skt): Asvaghosa (skt)—Asvaghosa Bodhisattva—Name of an Indian Buddhist scholars of the first or the second century A.D. (600 years after the Buddha’s nirvana), who promoted the doctrine of tathata (thusness or suchness), which later became very prominent in Zen Buddhism. He was the author of a famous work titled “The Mahayana Awakening of Faith”—Tên của một vị học giả Phật giáo, sống vào khoảng sống vào thế kỷ I hoặc II sau Tây lịch (khoảng 600 năm sau ngày Phật nhập diệt), người đa đưa ra học thuyết Chân Như, mà về sau này trở nên nổi bật trong Thiền Phật giáo—See Mã Minh Bồ Tát.

Asipattavanta (p): See Asipattra.

Asipattra (skt): Asipattavanta (p)—Hell of the forest of swords—See Đại Địa Ngục Đại Kiếm Diệp Lâm.

Asita (skt): A Tư Đà—A hermit sage of

Kapilavastu (at that time there were many hermits who lived outside Kapilavastu) named Asita, the most revered among the Brahmans at the time of the Buddha—A-Tư-Đà, một ẩn sĩ nổi tiếng của thành Ca Tỳ La vệ (vào thời đó có rất nhiều ẩn sĩ sống ở ngoại thành Ca Tỳ La Vệ)—See A-Tư-Đà. Asita-rsi (skt): A Tư Tiên—A Tư Đà—A Thị Đa.

  1. A rsi who spoke the Saddharma-pundarikasutra to Sakyamuni in a former incarnation: Vị Tiên trong quá khứ đã nói Kinh Pháp Hoa cho Đức Phật (trong một tiền kiếp) nghe.
  2. The aged saint who pointed out the Buddhasigns on Buddha’s body at his birth: Đạo Sĩ A Tư Đà đã vào hoàng cung xem tướng cho Thái Tử Sĩ Đạt Đa lúc ngài mới đản sanh— See Asita.

Asiti (skt): Eighty—Bát thập (80).

Asivisopama-suttana (p): Avadana (skt)—An exposition of the dharma through allegories— Kinh Thí Dụ.

Ask about another’s welfare: See Vấn Tấn. Ask about Buddha Dharma: Vấn (hỏi về) Phật pháp.

Ask for consideration or pardon: Ksamayati

(skt)—Sám ma (xin sám hối tội lỗi trước chúng).

Ask master Old Vuong on what he is doing:

See Vấn Vương Lão Sư Tác Thập Ma.

Ask for ordination: Xin thọ giới (xuat gia).

Ask for a pardon: Hối Lỗi—Xin được tha lỗi.

Ask questions not with intention to learn:

Hỏi những câu không với ý định học tập.

Ask someone to do something: Bid someone to do something—Tell someone to do something—

Bảo ai làm việc gì.

Ask someone’s permission to do something: Beg someone’s permission to do something—Xin phép ai để làm điều gì—After perceiving the true picture of life, the Buddha asked his father’s permission to renounce the world—Sau khi nhận chân ra bộ mặt thật của đời sống, đức Phật xin phép cha từ giả thế tục.

Ask for something earnestly:Desire something strongly—Crave (v) for something—Tha thiết đòi hỏi điều gì.

Ask about Zen: Hỏi Thiền. Askese (skt & p): Dhuta (skt & p)—Asceticism— See Khổ Hạnh.

Asking for instruction: See Thỉnh Ích and Phần Dương Thập Bát Vấn.

Asking for pardon: Khamapana (skt)—Hối lỗi. Aslesa (skt): Liễu—See Twenty eight constellations.

Asmagarbha (skt): A Thấp Ma Yết Bà—One of the saptaratna, amber, or yellow amber—Hổ phách là một trong thất bảo—Emerald: Ngọc Bích—Agate: Mã Não.

Asman (skt): A Thấp Ma—Hòn sỏi, cục đá—A stone—A rock.

Asmimana (p): Asmimano (p)—Abhimana or atma-mada (skt)—Ego-conceit—See Ngã Mạn.

Asmimano (p): See Asmimana.

Asobhana (p): Asubham (p)—Không thanh tịnh— Bất Tịnh—Không trong sạch—Impurity— Uncleanness—Common—Vile. Asoka (272- 236 B.C.): A Dục Vương— Emperor of India, founder of the Maurya Dynasty. A great Buddhist ruler, who was converted to Buddhism from Hinduism in 259 B.C.—Một vì vua Ấn Độ, người đã tạo dựng triều đại Maurya. Một quân vương Phật tử, đã cải đạo từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo năm 259 trước Tây Lịch. Asoka marble pillar: See A Dục Vương Thạch

Trụ.

Asoka Mountain: A-yu-wang Shan (chi)—Aikuozan (jap)—A Dục Vương Sơn—Asoka Mountain in China, an important religious site for Zen, located present-day Chekiang, China. A-yu-wang is the Chinese name for the Indian Buddhist monarch, Asoka. According to tradition, the Buddhist monk Hui Tah discovered and old stupa on the mountain in 281 A.D. Believing it to be one of the 84,000 stupas erected by Asoka centuries earlier, Hui Tah named the mountain for King Asoka. Centuries later, the mountain became the site of Zen monastery Kuan Li Ssu; A-yu-wang Shan became known as one of the Five Mountains, the most prestigious Zen monasteries in China—Núi vua A Dục bên Tàu, tọa lạc tại chỗ mà ngày nay thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Hoa. A Dục Vương là tên của một vị quân vương Phật tử. Theo truyền thống, Tăng Huệ Đạt đã khám phá ra một ngôi tháp cổ trên núi vào năm 281. Tin rằng nó là một trong tám mươi bốn ngàn ngôi tháp đã được vua A Dục dựng lên vào những thế kỷ trước, nên Huệ Đạt đã đặt tên cho nó là núi Vua A Dục. Nhiều thế kỷ sau đó, ngọn núi này trở thành vị trí của Thiền Viện Quan Lý Tự; A Dục Vương Sơn trở thành nổi tiếng như là một trong Năm ngọn núi, và Thiền viện danh tiếng nhất tại Trung Hoa—See Ngũ Sơn (B).

Asokaraja Sutra (skt): See Kinh A Dục Vương. Asokarama (skt): Name of a vihara in Pataliputra in which the “third synod was held.”— See Vô Ưu Già Lam.

Asoka’s stories: Asokàvadàna-màlà (skt)— Garland of the legends of King Asoka—A Dục Vương Truyện.

Asoka’s stupa: See A Dục Vương Tháp.

Asoka-tree: Vô Ưu Thụ—A Thâu Ca—A Thuật Ca—The tree under which Sakyamuni is said to have been born—Người ta nói Đức Phật đản sanh dưới gốc cây nầy.

Asokàvadàna-màlà (skt): Asoka’s stories— Garland of the legends of King Asoka—A Dục Vương Truyện.

Aspaksa (skt): Dị Phẩm—Of different order, or class—Phẩm loại tương phản hay khác nhau. Aspects: Khía cạnh (giáo pháp)—Two aspects— Nhị Phận.

Aspects of Bhutatathata: Chân Như. Aspect of distinctiveness: Bất Cộng Môn—Khía cạnh phân biệt.

Aspects expressed in words: Y ngon chân như. Aspect of impulse: Hành Xúc—Khía cạnh thôi thúc.

Aspect of non-enlightenment: Bất Giác

Tướng—Khía cạnh phi giác ngộ. Aspects of the omniscience of Buddha: Những khía cạnh siêu việt của Phật—See Tam Đạt. Aspect of sensation: Ái Xúc—Khía cạnh cảm giác.

Aspect of the Shingon Sect on the faith of

Amitabha: Sắc thái tín ngưỡng của tông Chân Ngôn.

Aspect of T’ien-T’ai and Shingon on the faith of Amitabha: Sắc Thái Thiên Thai và Chân Ngôn.

Aspirant (n): Hành giả.

Aspiration (n): Nguyện vọng—Ước nguyện.

Aspiration for Enlightenment and

Buddhahood: Bồ Đề tâm (khao khát Giác Ngộ và thành Phật)—Bodhi mind. Aspiration for freedom from falsity: Vô Hư

Vọng Ý Lạc—Ước vọng thoát khỏi vọng tưởng. Aspiration of the same taste: Đồng Nhứt Vị Ý Lạc—Khát vọng thấy được chân tánh. Aspiration for vast compassion: Quảng Đại Từ Bi Ý Lạc—Ước vọng có được từ bi rộng lớn.

Aspirational mind of enlightenment:

Pranidhana-bodhicitto-pada (skt)—Thệ nguyện giác ngộ.

Aspire (v) for : Khát vọng. Asraddhya (skt): Asraddha(skt)—Non-belief— Unbelief—Bất tín.

Asram (skt): See Asrama.

Asrama (skt): Assama (p)—Hermitage— Monastery—Già Lam—Tịnh xa (Phạm uyển)—A place where celibate discipline is practiced. A living place for hermits—Am hay cốc dành cho ẩn sĩ.

Asrava (skt): Hữu Lậu—See Lậu Hoặc.

Asravakaya (p): Asravakkhayanana(skt)—Lậu Tận Thông—Extinction of cankers—Sự chấm dứt tất cả lậu hoặc—See Lục Thông.

Asravakkhayanana (skt): See Asravakaya.

Asravaksaya (skt): Ksina-asrava (p)— Asravaksya (skt)—Lậu Tận—The end of the passions or the exhaustion of the stream of transmigration—Chấm dứt dục vọng phiền não, hay là cạn dòng sinh tử luân hồi.

Asravaksaya-jnana (skt): Entry into spiritual knowledge which is free from all faults—Vô Lậu Môn (Lậu Tận Thông)—See Lục Thông.

Asravaksya (skt): See Asravaksaya.

Asraya (skt): Asaya (p)—Basis—See Sở Y. Asrayaparavritti (skt): Sudden change from ignorance to awakening—Transformation of the basis—See Chuyển Y. Assada (p): Mãn nguyện—Sự vui thích— Attraction—Enjoyment.

Assaji (skt): Assaji (p)—A Xà Chí—Mã Sư—The disciple of the Buddha whose simple declaration of the doctrine of causation converted Sariputra and Moggallana—Vị đệ tử Phật mà lời tuyên giảng về nhân quả đã chuyển đổi cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

Assakanna (p): Asvakarna (skt)—See Mã Nhĩ Sơn.

Assalayana-suttam (skt): Name of a sutra—Tên của một bộ kinh.

Assama (p): See Asrama.

Assemble (v): Gather—Tụ họp.

Assemble bubbles: Tụ Mạt—The phenomenal world likened to assemble scum, or bubbles—Thế giới hiện tượng hay các pháp vô thường được ví với bọt nước, có đó rồi mất đó.

Assemble (v) together: Tam Muội—Samadhi and Samaya.

Assembly (n): Chúng hội.

Assembly of ascetics: Chúng Sa Môn.

Assembly of Brahma devas: Brahmaparisadya or Parsadya (skt)—See Phạm Chúng Thiên.

Assembly of Brahmains: Chúng Bà La Môn— See Bà La Môn.

Assembly of Brahmas: Assembly of Brahma devas—See Phạm Chúng Thiên. Assembly of all Buddhas: Nhất Thiết Phật Hội—

There are two kinds: Garbhadhatu and Vajradhatu—Có hai loại: Thai Tạng giới và Kim Cang giới.

Assembly of all Buddha and Bodhisattva embodiments in the Vajradhatu mandala: Tự Chứng Đàn—Tự Chứng Hội—Hội chúng của chư Phật hay chư Bồ Tát hiện thân trong Kim Cang Giới Mạn Đà La.

Assembly of devas of the Realm of the Four Great Kings: Chúng Tứ Đại Thiên Vương. Assembly of four monks: See Hòa Hợp Chúng and Bạch Tứ Yết Ma.

Assembly of great charity: Moksa-mahaparisad (skt)—Đại Thí Hội.

Assembly hall: The hall for attendance—Giảng đường.

Assembly of Householders: Chúng Gia Chủ. Assembly for instruction: Congregation—Giáo hội.

Assembly of Khattiyas: Chúng Sát Đế Lợi. Assemly of at least of three monks: Sangha (skt)—All the monks—Hội chúng Tăng. Assembly of Maitreya Buddha: Long Hoa Hội— Dragon-Flower Assembly.

Assembly of maras: Chúng Thiên Ma.

Assembly of all merit and virtue: Công đức tụ— The Buddha and stupas are assemblies of all merit and virtue—Đức Phật và tháp thờ xá lợi của Ngài là những công đức tụ.

Assembly of a monastery fraternity: Hội đồng Tăng lữ—An assembly of a monastery fraternity, usually composed of seven monks—Pháp hội tự viện gồm bảy vị Tăng.

Assembly of monks: Body of monks—

Brethren—Buddhist clergy—Those who practice religion—Tăng chúng (Phạm chúng).

Assembly of monks for chanting before meal:

See Trai Hội.

Assembly of monks or nuns: Pháp chúng.

Assembly of all the monks, nuns, laypersons:

Chúng hội.

Assembly of non-lay Buddhists: Company of at least three or four monks or nuns—Samgha

(skt)—Hội chúng Tăng Ni.

Assembly of nuns: Ni chúng.

Assembly of praise singers: Tán Chúng—The assembly of praise-singers, led by the precentor— Chúng hội tán kinh được hướng dẫn bởi một vị “tán đầu”.

Assembly of the saints: See Hải Hội.

Assembly of spirits: See Minh Dương Hội. Assembly of the Thirty-Three Gods: Chúng Tam Thập Tam Thiên—See Bát Chúng.

Assembly for worship or preaching: Pháp

Hội—An assembly for worship or preaching—

Cuộc đại hội để hành lễ hay nghe thuyết pháp.

Assents to bad actions: Đồng ý các việc ác.

Assert (v): Nhận định.

Asserting superiority over inferiors and equality with equals: Mana (skt)—Mạn—Khởi tâm kiêu mạn cho rằng mình hơn hay mình bằng người.

Assess someone by the worldly work, not by the cultivation: To commit an Expression of Regret Offence—Đánh giá người khác bằng việc làm thế tục, chứ không bằng sự tu tu tập của người ấy là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Asset: Vật quý—Freedom from disease is the greatest asset—Không bệnh hoạn là lợi tối thắng

(là vật quý).

Assiduous practice: Asevana (skt)—Hành miên mật.

Assigning names according to the seeming and unreal with fixation of ideas: Kế Danh Tự Tướng—Gắn tên cố định cho những thứ huyễn hão giả danh nên sanh khổ đau phiền não.

Assimilate one people into another people:

Đồng hóa một dân tộc với dân tộc khác.

Assimilation of the new and rejection of the

old: Hội nhập vào cái mới và bỏ đi cái cũ (Tân trần đại tạ).

Assist (v): Cứu—Giúp đở—To aid—To back up— To deliver—To give a hand—To help—To—To save.

Assist the poor: Tế bần (giúp đỡ người nghèo).

Assist and protect: Adhisthana (skt)—

Determination—Resolution—Gia trì (giúp đỡ và bảo vệ).

Assist someone in misfortune and danger: Save from danger—Cứu khốn phò nguy. Assistant (n): Người phụ tá—Assistant Abbot.

Assistant abbot: Phúc Phương Trượng—Thầy Phó Trụ Trì—Vị sư trợ giúp cho phương trượng (sư trụ trì).

Associate with bad friends: Gần gủi ác tri thức. Associate with all enlightening beings: Thân cận tất cả Bồ Tát.

Associate with all good spiritual friends: Gần gủi tất cả thiện tri thức.

Associated dharmas: Sampayutta-dhamma (p)— Mind and mental actions arise together—Tâm và

tâm sở cùng khởi lên hay liên kết với nhau.

Associated with: Sampayutta (skt)—Liên kết với.

Association (n): Hội đoàn—Buddhist associations—Các hội đoàn Phật Giáo. Associating with all good companions: Y chỉ gần gủi tất cả thiện hữu thực hành hạnh Bồ Tát.

Association with good people: Sappurisasamseva (p)—Thiện nhân thân cận (đi lại với thiện hữu tri thức).

Assume (v): Cáng đáng—To undertake—Giả—

Fallacy.

Assume power: Chấp chính. Assumption (n): Sự giả định—Thừa nhận— Recognition—See Giả Định. Assurance (n): Mudra (skt)—Bảo đảm—Dấu ấn—Approval—Guarantee—Security—Insurance Acceptance—Stamp—Warranty—Sự chấp thuận Biểu tượng (dấu hiệu)—Manual signs indicative of various ideas.

Assurance of ending of the stream of transmigration: Assurance of the attainment of Nirvana. The realization that the stream of transmigration is ended and nirvana attained—

Lậu tận chứng hay lậu tận minh (niết ban). Chứng lý Niết Bàn hay chứng thực sự chấm dứt của dòng luân hồi sanh tử và đạt được đạo quả Niết bàn.

Assurance or realization: Chứng.

Assurance of universal salvation: Quả Trục Nguyện—The twentieth of Amitabha’s forty-eight vows—Sự chắc chắn của việc phổ cứu, nguyện thứ hai mươi trong Tứ Thập Bát Nguyện của Phật A Di Đà—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Assuredly can: Ấn khả—Recognition of ability or suitability—Công nhận khả năng hay sự thích hợp của ai.

Assu-sutta (p): Sutra on tears, in the Samyutta nikaya XV.3—Kinh Nước Mắt, trong Tương Ưng Bộ XV.3.

Asta (skt): Attha (p)—Eight—Tám. Astadasa dhatavah (skt): Eighteen spheres (six senses, their six objects, and corresponding kinds of consciousness)—See Thập Bát Giới. Astadasa-kasa-sastra (skt): Thập Bát Không

Luận—Treatise on the eighteen emptinesses— Luận giải về mười tám tánh không—See Mười Tám Hình Thức Của Không.

Astadasa-sunyatah (skt): Eighteen aspects of emptiness—Eighteen kinds of emptiness—Thập Bát Không—See Mười Tám Hình Thức Của

Không.

Astadvipa (skt): Trung Bộ Châu—Central part of a continent.

Astaksanah (skt): Eight Inopportune situations— Eight places of difficulty—See Bát Nan Xứ. Astalokadharma (skt): Attha-vayubheda (p)— See Bát Phong.

Asta-maha-sri-caitya-samskrta-stotra (skt):

Eight great spiritual or sacred stupas of Buddhism—See Bát Đại Linh Tháp. Astamaka-bhumi (skt): Bát Địa—Bát Nhân Địa—See Đệ Bát Địa.

Astamangala (skt): Eight auspicious symbols—

Bát Cát Tường—Tám biểu tượng cát tường— Eight auspicious things—Eight great fortunes— See Bát Cát Tường.

Asta-marga (skt): The eightfold noble path—See Bát Chánh Đạo.

Astanga-samanvatgatopavasa (skt): Asthangasila (skt)—Atthanga-sila (p)—Ngày tu tám giới và ăn chay—Fasting day in observing the eight precepts—See Bát Quan Trai. Astangika-marga (skt): Ashtangika-Magga (p)— Eight Noble Paths—See Bát Chánh Đạo.

Asta-sahasrika-prajna-paramita-sutra (skt): Eight Thousand Line Perfection of Wisdom

Sutra—See Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật.

Asta-sahasrika-prajna-paramita-vyakhya (skt): Bát Thiên Tụng Bát Nhã Thích Hiện Quán Trang Nghiêm Luận—Name of a work of commentary—Tên của một bộ luận.

Astan (skt): Át Sắc Tra—The eight divisions of the 24 hour day—Tám phần của 24 giờ trong ngày.

Astasahasrika (skt): Treatise on the “Sunyata” of all things—See Bát Thiên Tụng. Astasahasrika-prajnaparamita (skt): See Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật. Astasahasrika-prajnaparamita-sutra (skt): See Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật.

Astasahasrika-prajnaparamita-vyakhya (skt): Name of a work of commentary—Bát Thiên Tụng Bát Nhã Thích Hiện Quán Trang Nghiêm Luận. Asta-vaksana (skt): Eight difficult conditions— See Bát Nan.

Asta-vimoksa (skt): Eight forms of liberation—

Eight liberations—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Astha-guru-dharma (skt): Attha-guru-dhamma (p)—Bát Kính Giới—Eight chief rules for Bhiksunis—See Bát Kính Giáo.

Astha-loka-dharma (skt): Attha-vayubheda (p)— Tám Pháp Thế Gian—Eight winds—See Bát Phong.

Asthanga Sila (skt): Atthanga-sila (p)—Bát quan Trai giới—Eight silas which some laymen take for a certain period (may be 24 hours each month)— See Bát Quan Trai.

Asthangika-marga: Eighfold path—See Bát

Chánh Đạo.

Astha-vijnana (skt): Attha vinnana (p)—Bát thức—Eight consciousnesses—Eight kinds of consciousness—See Bát Thức.

Asthis (skt): Contemplate on left-over white bones—Quán xác chỉ còn lại xương trắng. Tưởng nắng chan mưa gội, thây nay chỉ còn trơ lại một bộ xương trắng—See Cửu Tưởng Quán. Astika (skt): To cling to actuality (existence)— Chấp có—The realists who maintain the universe to be real. The Buddha condemned both realists and non-realists—Kẻ chấp là vũ trụ có thật. Phật phản bác cả hai phái chấp có và chấp không.

Astinasti (skt): Hưu và Vô—Being and nonbeing.

Astivanisrita (skt): Hữu Kiến—Viewing the seeming as real and the ego as real—Cho những thứ giả hợp và cái “ngã” là có thật.

Astottarasatabhuja-vajradhara (skt): Vajra- Treasury King Bodhisattva—Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát—A form of the next entry of the Vajra Treasury Bodhisattva—Kiếp kế tiếp của Kim cang Tạng Bồ Tát.

Astringent taste of all food: Chứng Táo Bón— See Ngũ Chủng Ác Bệnh.

Astrologer (n): Chiêm tinh gia.

Astrology (n): Khoa Thiên văn Tử vi—Fortune teller—Spirit world—Look at the stars to tell people’s fortunes: Nhìn sao đoán mệnh—A Bhiksu or Bhiksuni who looks at the stars to tell people’s fortunes (astrology) in order to earn money, or even not to earn money but to mislead people into superstitions, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào xem sao để đoán vận mệnh để kiếm tiền, hay ngay cả không kiếm tiền cũng là hướng dẫn người sai lạc vào mê tín dị đoan, đều phạm vào giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Astronomical calculations: Calendar—Lịch.

Astrophysicist: Nhà vật lý thiên văn học.

Astute (a): Tinh khôn—Xuất chúng.

Astute intelligence: Trí thông minh xuất chúng. Asubha (p): Uế—1) Evil revealed: Tính độc ác được biểu lộ ra; 2) All kinds of impure water (foul discharges) discharged from human body such as pus, blood and urine, etc.: Chất lỏng bất tịnh hay các loại nước khong sạch sẽ toát ra từ thân người như mủ, máu, nước tiểu, v.v.; 3) Objects of meditation on impurity: Đề Mục về Bất Tịnh. Asubha-bhavana (skt): Meditation on dead body—Quán tử thi.

Asubham (p): Samkilesa (p)—Mala or Samklesa (skt)—Impurity—Sự bất tịnh (không thuần tịnh

hay không trong sạch)—Defilement—

Uncleanness—Nhiễm trược—See Ngũ Trược. Asubhasanna (p): Perception of foulness—Bất tịnh tưởng—See Thất Tưởng. Asubhasmrti (skt): Meditation on impurity—The meditation on the uncleanness of the human body of self or others—Thiền quán về sự bất tịnh của thân thể mình và của người khác—See Bất Tịnh Quán.

Asuddha (skt): Impurity—Bất tịnh.

Asunyata (skt): Asunnàta (p)—Emptilessness— Phi không hay không phải là Không, rỗng tuếch hay không có gì.

Asura (skt): War gods—Fighting-like gods—A Tu Luân—A Tô La—A Tố La—See A Tu La. Asura-army: Tu La Quân—The army of Asuras, fighting on the asura battlefield against Indra— Quân binh của A Tu La, đánh nhau với trời Đế Thích.

Asura-gati (skt): Asura path—A Tu La Đạo. Asura-loka (skt): Asuras Realm—Cõi A-Tu-La— Titanic Demons.

Asura path: Asura-gati (skt)—A Tu La Đạo.

Asuras Realm: Asura-loka (skt)—Cõi A-Tu-La— Titanic Demons—See A Tu La Giới and Tứ Chủng A Tu La.

Asura-way: A Tu La đạo (thường là kẻ hay kiếm chuyện gây gỗ), một trong lục đạo—Asura destiny, one of the six paths—See Lục Đạo. Asura-wine: Sura (skt)—Wine, spirits—See Tu

La Tửu.

Asva (skt): A Thấp Bà—Con ngựa—A horse. Asvabhava (skt): Không có tự tính—No individual nature—Without self-nature—Without a nature of its own—See Vô Tự Tính. Asvabhava-prakarana (skt): Treatise on non- nature—Vô Tánh Luận.

Asvadana-samapatti (skt & p): Vị Đẳng Chí— Chưa chưng đắc—Chưa định—Not yet attainment of an enjoying stage of meditation. Asvaddhya (skt): Bất Tín—Không có lòng tin— To disbelieve—No faith. Asvaghosa: Asvaghosa Bodhisattva—See Mã Minh.

Asvajit (skt): A Thấp Phạ Phạt Đa: A Thấp Bà Thị Đa—A Thấp Bà Thị—Mã Thắng—See A

Thuyết Thị.

Asvaka (skt): Name of a monk who was always a trouble-maker during the time of the Buddha—

Tên của một vị tỳ kheo luôn gây rắc rối trong thời đức Phật còn tại thế.

Asvakarna (skt): Assakanna (p).

  1. See Hoa Quang Đại Đế.
  2. See Mã Nhĩ Sơn.
  3. Nine concentric mountain ranges and eight seas: See Cửu Sơn Bát Hải. Asvakarna-giri-raja (skt): King of the fifth of the seven circles (concentric rings) round Meru—See Mã Nhĩ Sơn Vương.

Asvamedha (skt):

  1. A Thấp Bà Mê Đà: Mã Tế—Tục lệ tế ngưa cổ truyền của Hoàng Gia Ấn Độ—The ancient Indian royal horse-sacrifice.
  2. The horse sacrifice, either as an annual oblation to Heaven, or for specific purposes— Phép tu ngoại đạo lấy ngựa làm vật hiến tế vì muốn cầu xin lên cõi trời hay những mục đích đặc biệt khác (vì muốn cầu xin ở cõi trời, nên dùng phép mã tự. Chọn lấy một con ngựa bạch, thả ra 100 ngày, hoặc ba năm, rồi tìm theo vết chân của nó mà rắc vàng vào, để bố thí cho mọi người. Sau đo bắt lấy con ngựa và giết đi. Phái nầy tin rằng con ngựa sau khi bị giết cũng được sanh lên cõi trời).

Asvattha (skt): A Thuyết Tha—A Thấp Ba Tha— A Xá Ba Đà—A Thâu Tha—1) Bodhi-tree: Cây Bồ Đề; 2) No-sin tree, so-called “No-sin tree,” because whoever goes around it three times is rid of sin: Vô Tội Thụ—Gọi là cây vô tội vì bất cứ ai đi quanh nó ba vòng sẽ hoàn toàn rũ bỏ mọi tội lỗi.

Asvayuj or Asvini (skt): Lâu—Tên của một trong 28 vì sao—See Twenty eight constellations. Asvayuja (skt): A Thấp Phạ Du Nhã—Át Thấp Phược (Bà) Sưu Xa—Át Thấp Bà Sưu Xa—The first month of autumn (September-October)—

Tháng đầu tiên của mùa Thu (tháng chín—tháng mười).

Asvin (skt): Sea-route spirit—A Tu Vân—Thần

Hải Lộ.

Asvina (skt): Asvayuja (skt)—In India, Asvina is name of a month between the months of

September and October.

As-You-Will Jewel King Dharani: Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni—See Thập Chú. Atapa (skt): Rất nóng—The extreme heat of the energy of meditation practice has the ability to burn all kinds of afflictions—Năng lực của thiền có thể đốt cháy phiền não.

Atara-kalpa (skt): Atara-kappa (p)—Small kalpa—Tiểu kiếp.

Atara-kappa (p): Atara-kalpa (skt)—Small kalpa—See Tiểu Kiếp.

Atata (skt): A Đa Đa Địa Ngục—Ha La La—Át Triết Tra—Nghạch chiết sá—Hell of chattering teeth—The third of the eight cold hells, hell of chattering teeth, in which the suferers can only utter these sounds—Địa ngục thứ ba trong tám địa ngục lạnh, nơi tội nhân chỉ có thể rên khẻ những âm thanh “ha la la.”—See Bát Hàn Địa Ngục. At the beginning: Kỳ thủy—At the very start. At ease: Ấm no—To be in easy circumstances— See Khinh An.

At first sight: At the first meeting—Nhất Kiến— Cái nhìn hay cuộc gặp gỡ đầu tiên.

At heart: Tận đáy lòng.

At the highest of youth: Lúc sung mãn của tuổi trẻ.

At home:Tại Gia—Laypeople, and Upasaka. Atimuktata (skt): A Địa Mục Đắc Ca—Acacia flowers—Bông cây keo hay cây xiêm gai.

Atman (skt): Bản ngã—Soul—Ego.

At most: Bất quá—Only.

At the mercy of: Dưới sự khống chế (của)—We are all living at the mercy of desires and pleasures—Chúng ta đang sống dưới sự khống chế của dục lạc.

At no time: Không lúc nào. At once: Suddenly—Immediately—Ngay lập tức

(đốn).

At one’s own will: Tùy Tự—Tùy theo bản nguyện của chính mình—Voluntary At the risk of one’s life: Liều mạng. At the same time: Đồng thời.

At this moment: Now—At present—See Hiện

Tại.

At will: According to desire—Như ý.

Ataccha (p): False (a)—Không thật. Atakkavacara (p): Không thể lý luận—Ngoài vòng lý luận—Beyond logic. Atandita (p): Active (not lazy)—Hoạt động. Atapa ( skt & p): Vô phiền—Thiền có năng lực đốt cháy phiền não.

Atapin (skt): Vigour in progressing in the good and eliminating the evil—See Tinh Cần. Atappadeva (p): Aviha (p)—Avrha (skt)—

Heaven of no anxiety—See Vô Phiền Thiên. Atata (skt): Cold hell—Hàn địa ngục—See Bát Hàn Địa Ngục.

Atavi (p): Forest—Rừng.

Atavika (skt): Vô Tỷ Lực—Lực không thể so sánh được—Incomparable power. Atharva-veda (skt): A Thát Vệ Đà—Nhương Tai Vệ Đà—Thần Ngôn—The fourth Veda, dealing with sorcery or magic—Gồm những bài chú thuật dùng để cầu nguyện.

Athassumegha (p): Name of one of one hundred pratyeka buddhas who has lived for a long period of time on mount Isigili—Tên của một trong một trăm vị độc giác Phật đã sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Atheism (n): Godless religion—Chủ nghĩa Vô thần—Vô Thần.

Atheistic (a): Atheism—Vô thần.

Atheists (n): Người theo chủ nghĩa vô thần.

Atidesa (p): Supernatural spirit—Siêu Thần. Atigacchati (p): To overcome—Vượt qua (trở ngại).

Atikkanta (p): Atikranta (skt)—Past—Quá khứ.

Atimana (skt & p): Over-pride—See Quá Mạn. Atimukti (skt): Adhimukti (skt)—Thắng Giải— Thien Tư Duy—See Adhimukti. Atimuttaka (p): A Chất Mục Đa—A-đề-mâuđa—Acacia flowers—Một loại hoa cõi trời.

Atisa (982-1054): Atisha (skt)—See A Để Sa.

Atisha (skt): Atisa (p)—See A Để Sa.

Atita (skt): Quá khứ—The past.

Atita addhana (p): Qua khứ—The past.

Atita-bhavanga (skt): Past life continuum— Arising and falling away of the stream of thoughts shortly before the start of a process of cittas experiencing on another object through one of the sense-door—Sự liên tục khởi lên và tan biến của dòng tư tưởng ngay trước tiến trình của tâm trên một đối tượng khác thông qua qua cửa ngõ của các giác quan.

Atita kosa (skt): Past treasury—Quá Khứ Tạng.

Atito addha (p): Past—Quá khứ. Atiyoga (skt): A Để Du Già—Đại Thành Tựu Pháp—Great accomplishment dharma. Atkincanyayatana (skt): Land of nothingness— Vô Sở Hữu Xứ Địa (Tam Định—Third samadhi). Atmabodha (skt): Knowledge of the self—Ngã

Thức (trong kinh điển Vệ Đà).

Atmachintana (skt): See Ngã Sở Thức.

Atmadana (skt): See Ngã Sở Hiến. Atmadorsa (skt): Hostility towards the self—See Ngã Sở Nghịch.

Atmahitam (skt): Atmahita (skt)—Tự lợi— Benefitting oneself—Personal benefit.

Atma-graha (skt): Holding to the concept of the reality of the ego—Permanent personality—The atman—Soul—Self—This holding is an illusion— The clinging to the idea of self—See Ngã Chấp.

Atmakatva (skt): Dharmata (skt)—Thể Tính— Self-substance—The essential or substantial nature of all things—Sự không thay đổi của thực chất của vạn hữu.

Atma-mana (skt): Egotism or overweening pride—Pride of self—Khởi tâm kiêu mạn chấp có ta và có cái sở hữu của ta—See Ngã Mạn.

Atman (skt): Attan or Atta (p)—Self—Ego— Personality—Ta—Soul—Self—Ego—See Ngã. Atmananda (skt): Bliss of the self—Personal bliss—Ngã Sở Lạc.

Atman-darshan (skt): Vision of the self—See Ngã Sở Kiến.

Atmandrsti (skt): Believing in the existence of a permanent ego—See Ngã Kiến. Atmangraha (skt): Chấp vào khái niệm của một cái ngã thật—Holding to the concept of the reality of the ego—See Ngã Chấp. Atman-graha-vasana (skt): See Ngã Chấp Tập Khí.

Atmanjnana (skt): Ngã Sở Tri—Knowledge of the self.

Atmankara (skt): Attaniya or Atmaniya (p)—

Atmiya (skt)—Ngã Sở—Cái thuộc về của tôi hay cái do ta sở hữu—Mine—Belonging to oneself.

Atmanmana (skt): Asmimana (p)—Selfsuperiority—Self-sufficiency—Pride of self—

Abhimana or atma-mada (skt)—Sự kiêu hãnh của tự ngã—See Ngã Mạn.

Atmanmoha (skt): Ngã Si—Ego-infactuation, confused by the belief in the reality of the ego. Atmasakti (skt): Ngã Lực—Force of a self—Sức mạnh của cái bản ngã.

Atmasukha (skt): Attasukha (p)—Ngã Lac—Sự vui hưởng của chính mình—Self-enjoyment— Self-happiness.

Atmavada (skt): Lý thuyết về ngã—The theory of ego—In the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “The Tathagatagarbha of which I speak is not like the doctrine of the ego maintained by the philosophers.”—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Cái Như Lai Tạng mà ta nói đến không giống với học thuyết về ngã mà các triết gia chủ trương.”

Atmavirya (skt): See Ngã Tín Liệt.

Atmiya (skt): Attaniya or Atmaniya (p)— Belonging to oneself—Mine—Ngã Sở (cái thuộc về của tôi hay cái do ta sở hữu).

Atmosphere: See Phong Luân. Atmosphere of great knowledge: Đại Trí Phong Luân.

Atmosphere of great knowledge of mental command: Đại Trí Phong Luân Đà La Ni. Atmosphere of great knowledge of skillful dedication: Đại Trí Phong Luân Hồi Hướng Thiện Xảo.

Atmosphere of harmony: Hòa khí.

Atmosphere at peace: Cảnh thanh bình (Thanh phong minh nguyệt)—A cool breeze and a bright moon—A pleasant evening.

Atom (n): Cực Vi—Nguyên tử—Parama—The smallest perceptible into which matter can be divided—Phần nhỏ nhất mà vật chất có thể được phân cắt ra—See Cực Vi Trần.

Atom of dust wandering freely in water: Thủy Trần—Một nguyên tử (hạt) bụi dong ruổi tự do trong nước.

Atom of the earth element: Địa Chủng—Earthseed—See Tứ Đại.

Atom of smell: Grandharammana (p)—Element of smell—The odourferous object—The atom or element of smell, one of the six gunas—See Hương Trần.

Atoms of things: Sắc Vi—Vi trần—Atoms of form, or colour.

Atonement (n): To redeem a fault—To make up for one’s faults—See Chuộc Lỗi.

Atri (skt): See A Để Lý. Atrocities (n): Nổi loan.

Atta (p):

  1. Lawsuit: Vụ kiện tụng.
  2. Attan (p): Self—Ego—Personality—Ta— Soul—Self—Ego—See Atman.

Attabyabadha (p): Tự hại—Self-harm. Attached to: Vướng víu vào—Adhered to—

Clung to.

Attached consciousness: Hữu Thủ Thức—Thức đã bị trói buộc.

Attached to idleness: Lười biếng—See Sáu Nguy Hiểm Của Thói Quen Lười Biếng. Attached to one’s title or position: To commit an Expression of Regret Offence—Vướng mắc vào danh vị hay chức tước là phạm giới phát lồ sám hối.

Attached to one’s views: See Kiến Chấp. Attachment (n): Upàdàna (p & skt)—Bind— Bond—Clinging—Grasping—See Chấp Thủ. Attachment to ability that is not actually ability: Chấp năng phi năng—See Thập Thức Ấm Ma.

Attachment of the atman: Nhân chấp hay chấp cái ngã có thật—See Ngã Chấp.

Attachment to an attainable craving: Chấp tham phi tham—See Thập Thức Ấm Ma. Attachment and aversion: Ái Khuể—Love and hate, desire and hate—Luyến ái và ghen ghét.

Attachment to an awareness that is not

actually awareness: Chấp tri vô tri—See Thập Thức Ấm Ma.

Attachment to Bhava: Bhavasava (p)—

Bhavasrava (skt)—Becoming, rebirth to the world of form and formlessness—Sự tham luyến hiện hữu, tái sanh vào sắc giới và vô sắc giới—See Hữu Lậu.

Attachment to birth that is not actually birth: Chấp sinh vô sinh—See Thập Thức Ấm Ma.

Attachment to bliss: Trước Lạc—Attachment to pleasure regarded as real and permanent—Còn gọi là Chấp Lạc, cho rằng lạc thú trên đời là có thật và thường hằng.

Attachment to both existence and nonexistence: Chấp Diệc Hữu Diệc Không (chấp có cả hai).

Attachment to causes and what which is caused: Chấp nhân và sở nhân—See Thập Thức Ấm Ma.

Attachment or clinging arising from consciouness of pain or pleasure:See Chấp Thủ Tướng.

Attachment of desire: Tham trước là người ta cứ bám vào lòng tham không biết chán.

Attachment to desire: Dục Thủ—Vướng mắc vào tham dục.

Attachment in the desire-realm: Clinging in the desire-realm—Những dục vọng hay luyến ái trong dục giới.

Attachment developed as the result of reasoning: See Phân Biệt Ngã Chấp.

Attachment to dharmas: Attachment to teaching or doctrine in a sutra—See Trước Pháp. Attachment to doctrines about the ego: See

Ngã Ngữ Thủ.

Attachment to the ego: See Trước Ngã.

Attachment to either the cause nor the dharma ideas of void: Ngoại đạo chấp chẳng lý nhị không—Outsiders who do not accept either the cause nor the dharma ideas of void. Attachment to all elements: Chấp thủ vào Pháp Tâm—See Pháp Tâm Chấp. Attachment on Eternalism: See Thường Kiến

Chấp.

Attachment to existence: Hữu Ái—Chấp Hữu

(chấp có)—Chấp vào hiện hữu.

Attachment to fame: Ái Danh—Tham luyến vào tiếng thơm hay danh vọng.

Attachment in the form-realm: Clinging in the form-realm—Sắc ái trụ địa.

Attachment in the formless realm: Clinging in the formless realm—Hữu ái trụ địa.

Attachment to the formless world: Arupa-raga (p)—Vô sắc ái kết hay tham vô sắc—Lust or desire for formlessness—Greed for the immaterial—Love in the realm of formlessness— Craving for the formless world.

Attachment to gain: Ái Đắc—Luyến chấp khi được lợi lộc.

Attachment growing from thinking of others:

See Ái Kiến.

Attachment to human impersonality, but not the unreality of things: Insiders who hold the Abhidharma or Sarvastivadah tenet, which recognizes human impersonality, but not the unreality of things—Nội đạo chấp giữ vào A Tỳ Đạt Ma Luận mà thừa nhận rằng có nhân không, nhưng không có pháp không (đã chứng lý vô ngã nhưng còn chap vào pháp hữu tính).

Attachment to the idea that the skandha of formations is permanent: Chấp hành ấm thường lưu động làm tính thường—Knowing that the skandha of thinking has ended and seeing the flowing of the skandha of formations, this person speculates that the continuous flow of the skandha of formations is permanent, and that the skandhas of form, feeling, and thinking which have already ended are impermanent. Because of these speculations of impermanence and permanence, he will fall into externalism and become confused about the Bodhi nature—Biết tưởng ấm hết, thấy hành ấm còn lưu động. Hành ấm thường lưu động, nên chấp làm tính thường. Các ấm sắc, thụ, tưởng đã hết, gọi là vô thường. Vì so đo chấp trước một phần vô thường, một phần thường như trên, nên đọa lạc ngoại đạo, mê lầm tính Bồ Đề.

Attachment of love: The bondage of desire—

See Ái Trước.

Attachment or love growing from thinking of others: Ái kiến.

Attachment to the own-nature of phenomena:

Chấp Pháp Tự Tính—Chấp vào bản chất của hiện tượng.

Attachment to the nature of a self: Chấp Ngã

Tính—Chấp vào cái bản tính của cái ‘tôi’.

Attachment to neither existence nor nonexistence: Chấp Phi Hữu Phi Không (chấp không có cả hai).

Attachment on Nihilism: See Đoạn Kiến Chấp. Attachment to non-existence: Chấp Vô (chấp không).

Attachment to one’s own erroneous understanding: Drstiparamasra (skt)—Kiến Thủ

Kiến.

Attachment to pleasure: Ái Lạc—Tham luyến vào những lạc thú.

Attachment to the pleasure of meditation: Nikanti tanha (p)—This is one of many subtle afflictions; however, it causes obstruction to the wheel of wisdom—Tham luyến vào những lạc thú do thiền định đem lại. Đây là một trong nhiều loại phiền não rất vi tế; tuy nhiên, nó làm cản trở bánh xe trí tuệ.

Attachment to praise: Tham luyến vào những lời khen tặng.

Attachment to the reality: Thiên Hữu Chấp— Strong attachment to the idea of a real existence of all things—Kiến giải thiên về một bên cho vạn hữu là có và chấp chặt vào đó.

Attachment to the reality of dharma:

Attachment of the reality of dharma, things or phenomena—See Pháp Chấp. Attachment of the reality of dharma, things or phenomena: Attachment to the reality of dharma—See Pháp Chấp. Attachment of the reality of the ego: Nhân chấp hay chấp cái ngã có thật—See Ngã Chấp.

Attachment of the reality of a permanent personality: See Ngã Chấp.

Attachment to the realm of form: Luyến Ái Sắc

Giới.

Attachment to a refuge that is not actually a refuge: Chấp quy vô quy—See Thập Thức Ấm Ma.

Attachment to rite and ritual: Silabbataparamasa (p)—Giới Cấm Thủ Thân Hệ Phược. Attachment to rules: Chấp thủ vào những qui định—See Giới Cấm Thủ Kiến. Attachment of the self: Ngã chấp—Nhân chấp hay chấp cái tự ngã này có thật.

Attachment to self: Attakamanipa (p)—Luyến chấp tự ngã.

Attachment to a self-essence: Tự Thể Chấp—

Chấp vào cái tôi.

Attachment to selfhood: Ngã chấp—Chấp về cái ‘tôi’ của mình.

Attachment to sentient beinghood: Chúng Sanh Chấp—Chấp về cái ‘tôi’ của mình.

Attachment of the soul: Ngã chấp. Attachment to the temporary name: Chấp thủ vào giả Danh Tâm—See Giả Danh Chấp.

Attachment to the tenet of the ‘realists.’: Those in Mahayana who hold the tenet of the

‘realists.’—Đại Thừa lại chấp vào cứu cánh thực tế.

Attachment to things: See Trước Pháp.

Attachment to truth that is not actually truth: Chấp chân phi chân—See Thập Thức Ấm Ma. Attachment to the two meanings of ‘void’ but not clearly: Those who hold the Satyasiddhi tenet which discriminates the two meanings of ‘void’ but not clearly—Thành Thực Tông lại phân biệt hai nghĩa của ‘không’ nhưng lại phân biệt không rõ ràng.

Attachment and views: See Ái Kiến. Attachment to views: Kiến Thủ—Clinging to heterodox views—Kiến chấp tà vạy—See Tứ Chấp Thủ.

Attachment to one’s view: Drstiparamasra (skt)—Wrong views caused by attachment to one’s own erroneous understandings—See Kiến

Thủ Kiến.

Attachment to the view of nihilism or nonexistence: Tổn Diệt Chấp—Chấp chặt vào quan điểm hư vô.

Attachment to the Void itself: Chấp thủ vào Không Tâm—See Không Tâm Chấp.

Attachment to the world of forms: Rupa-raga (p)—Sắc ái kết hay tham sắc—Love in the realm of form—Craving for the world of form.

Attachment to a wrong idea of permanence: Chấp thường phi thường—See Thập Thức Ấm Ma. Attachment to wrong view: Ditthasava (p)—The taint of wrong view—Kiến Lậu hay sự tham luyến tà kiến.

Attack (v): Công kích.

Attack someone: Make an attack on someone—

Công kích ai—Tấn công ai.

Attadanda-sutta (p): Sutra on the Rod-Embraced, in the Samyutta-nikaya IV.15—Tên một bộ kinh trong Tương Ưng Bộ IV.15. Attadhipateyyam (p): The predominant influence on oneself—Ngã tăng thượng. Attadipa (p): Hãy tự làm ốc đảo cho chính mình—Holding oneself as one’s own island. Attahita (p): Isvara (skt)—Free from the idea of clinging to self—Không bị ràng buộc bởi ý tưởng bám chấp vào cái ngã—See Tự Tại.

Attain (v): Đạt đến: To obtain (Labhati (p)—Đắc: To attain, to get, to obtain (Prap or Prapta (skt). Attain (v) Annuttara-samyak-sambodhi: Đắc bất thối chuyển A nậu Đa la Tam miệu Tam bồ đề. Tất cả chư Phật thành chánh đẳng chánh giác chẳng lỗi thời.

Attain Anuttara Samyak Sambodhi at the proper time: Tất cả chư Phật thành chánh đẳng chánh giác chẳng lỗi thời.

Attain Arhatship: Đắc A La Hán—Đắc được quả vị A La Hán.

Attain (v) awareness: Buddhi-labhati (p)—Đạt được tánh giác—To obtain awareness.

Attain (v) Bodhi: Chứng quả Bồ Đề. Attain Bodhi-mind: See Thông Đạt Bồ Đề Tâm.

Attain comfort: Được an nhiên tự tại.

Attain concentration of precisely aware knowledge and are imbued with the ten powers of the enlightened: Bodhisattvas attain concentration of precisely aware knowledge and are imbued with the ten powers of the enlightened, from knowledge of what is so and what is not so up to knowledge of extinction of contaminations—Chư Bồ Tát được thiện giác trí tam muội, đủ Như Lai thập lực, những là thị xứ phi xứ trí lực đến lậu tận trí lực.

Attain definitve analytic and expository powers: Đạt được quyết định biện tài—There is a spiritual friend who enables cultivators to attain definitve analytic and expository powers—Có một loại thiện tri thức khiến được quyết định biện tài—See Thập Chủng Thiện Tri Thức. Attain the depth of the consciousness: Đắc Thậm Thâm Tri Thức—Tự chứng Thánh trí.

Attain desirelessness: Attaining desirelessness, yet always most compassionately pitying all sentient beings attached to desires—Đắc pháp ly dục mà thường dùng đại bi thương xót tất cả chúng sanh nhiễm trước dục lạc.

Attain the dharma: Đắc Pháp—Hiểu được chư pháp.

Attain emancipation from the three realms of existence: Xuất ly ba cõi.

Attain Enlightenment: To Achieve Awakening—To become a Buddha—To become an Enlightened One—Obtain the way—Reach perfection—Đắc đạo—Đắc quả giác ngộ hay thành Phật hay thành bậc Giác Ngộ. Attain (v) the enlightened mind: Thông Đạt Bồ Đề Tâm—See Ngũ Tướng Thành Thân. Attain enlightenment suddenly: Huyền Giác—

Đạt được giác ngộ một cách bất thần.

Attain entry to the Buddha-truth: Đắc nhập. Attain (v) the eternal peace-Nirvana: đạt đến

Niết bàn an lạc vĩnh cửu.

Attain fearlessness: Đắc Vô Sở Úy—Đạt được sự không sợ hãi.

Attain (achieve) the freedom attachment to desire: Đắc Ly Dục—Đạt được sự ly dục hay rời bỏ được sự ham muốn.

Attain (achieve) the freedom of mind and the freedom of wisdom: Be free from all impurities of mind and attain wisdom—Đạt được tâm và tuệ giải thoát—By the destruction of all impurities, the Buddha attained the freedom of mind and the freedom through wisdom—Nhờ đoạn tận lậu hoặc mà Đức Phật đạt được tâm và tuệ giải thoát.

Attain (v) happiness: Được hạnh phúc.

Attain a happy contentment by proper direction of the deeds of the body: Thân An Lạc Hành: An lạc bằng những thiện nghiệp của thân. Attain a happy contentment by the thoughts of the mind: An lạc bằng những thiện nghiệp của ý—See Ý An Lạc Hạnh.

Attain a happy contentment by the will to preach all sutras: Thệ Nguyện An Lạc Hành: An lạc bằng cách giảng dạy kinh pháp.

Attain a happy contentment by the words of the mouth: Khẩu An Lạc Hành: An lạc bằng những thiện nghiệp của khẩu. Attain happines here and now in meditation: Tu Tập Thiền Định Đưa Đến Lạc Trú Ngay Trong Hiện Tại.

Attain the highest knowledge: Vedagu (p)—

Minh trí (đạt được trí tuệ tối thượng hay trí tuệ của một vị Phật).

Attain illumination of knowledge of all things and can think and analyze well: Được tất cả pháp trí huệ quang minh khéo tư duy phân biệt. Attain (v) knowledge: Jnanam-labhati (p)—Đạt được sự hiểu biết—To obtain knowledge. Attain mastery of all meanings in the sphere of omniscience: Nơi nhứt thiết trí đúng nghĩa sở hành đều được tự tại.

Attain natural enlightenment: Thành Tự Nhiên Giác—As all may do by beholding eternal truth within their own heart—Đạt được tự nhiên giác ngộ bằng cách giữ lấy chân lý ngay nơi tâm mình.

Attain (v) nirvana: Đắc Niết Bàn—Chứng đắc

Niết Bàn—Đạt được giác ngộ—Obtain the way— Reach enlightenment—Reach perfection—To enter into Nirvana—To attain Nirvana—See Đắc

Đạo.

Attain (v) one’s aim: To realize one’s wishes—

Đắc chí (đạt được mục đích).

Attain by oneself: Tự Chứng—Tự đạt ngộ.

Attain to perfect enlightenment: Become

Buddha—To attain to perfect enlightenment— Thành Chánh Quả—Thành chánh giác—Thành Đẳng Chánh Giác—Bậc Bồ Tát tu hành ngôi nhân vị tròn đầy bậc toàn giác hay thành Phật.

Attain perfect realization: Đắc Viên Chứng— Đạt được sự thấu hiểu trọn vẹn—Đạt được sự chứng ngộ hoàn toàn.

Attain perfect supreme bodhi: Reach perfect supreme bodhi—Become a Buddha—See Thành

Phật.

Attain perfection: Đắc Cứu Cánh—Đạt được sự toàn thiện viên mãn.

Attain permanent extinction: Đắc Vĩnh Diệt—

Đạt được sự thoát ly sanh tử vĩnh viễn.

Attain permanent freedom: Đắc Vĩnh Ly—Đạt được sự tự do vĩnh viễn.

Attain all phenomena: Đắc Chư Pháp—Hiểu được hết mọi sự vật và hiện tượng. Attain the state of non-retrogression: Đắc Bất Thối Vị—Đạt được quả vị bất thối chuyển.

Attain superknowledge: Achieve (gain) wisdom or enlightenment—Đạt được tối thắng trí hay giác ngộ—The Buddha attained supreme knowledge under the Bodhi tree—Đức Phật đạt được tối thắng trí dưới cội Bồ Đề.

Attain supreme enlightenment and become Buddha: Buddho-vibudhyate(skt)—Giác ngộ thành Phật.

Attain (achieve) threefold knowledge: Đắc tam minh.

Attain perfect wisdom: Đạt tối thắng trí.

Attain the reality body with boundless

tế với chư Phật.

Attain sainthood: Đạt được Thánh quả.

Attained a state of mental concentration without thinking and pondering, by divining another’s thoughts in one’s mind: The fourth

necessary—Chẳng do người dạy mà được vô ngại biện, trí huệ quang minh, có thể chiếu rõ khắp cả Phật pháp, được thần lực của tất cả Như Lai hộ trì đồng một pháp thân với tất cả chư Phật, thành tựu tất cả pháp kiên cố, bí mật, minh tịnh của bực đại

way of teaching Dhamma in regard to telling of nhân, an trụ những thừa giải thoát bình đẳng, cảnh thought—Loại Ký Tâm thứ tư—See Tứ Ký Tâm. giới chư Phật đều hiện ra, đầy đủ tất cả thế trí

knowledge: Đồng được trí huệ pháp thân vô biên Attain supreme complete perfect enlightenment: Sẽ thành Phật được vô thượng Bồ Đề.

Attain the supreme reality-body of Buddhas: Được pháp thân vô thượng sung mãn tam thế của các Đức Như Lai.

Attain true enlightenment, manifesting bodies in infinite ways, attaining true enlightenment for the sake of sentient beings: Thích thành chánh giác, vì tất cả chúng sanh mà dùng vô lượng môn thị hiện thân để thành chánh giác—See Mười Đieu Vui Thích Của Chư Đại Bồ Tát. Attain true enlightenment in the past, present and future: Ở trong tam thế thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

Attain truth by personal experience: To realize truth by personal experience—Chứng đắc bằng kinh nghiệm bản thân.

Attain to the understanding and performance of the moral law: Obtain precepts—Đắc Giới—

Hiểu và hành trì được theo giới pháp.

Attain unhindered intellect and the light of knowledge without being taught by another: Bodhisattvas are able to illumine and understand all Buddha teachings, are sustained by the spiritual power of all Buddhas, are one of the same body of reality with all Buddhas, accomplish all incorruptible mystic states of clarity and purity of great people, abide in all equal vehicles of liberation, are aware of all spheres of Buddhahood, are endowed with the light of all worldly knowledge, and clearly see all realms of sentient beings; they are able to be truth-knowing teachers for sentient beings, yet they make the appearance of ceaseless search for truth; though they are actually unexcelled teachers of sentient beings, they show respect to preceptors and religious mentors, because great enlightening beings, by skillful expedients, abide in the path of enlightening beings, yet manifest whatever is quang minh, soi thấy tất cả chúng sanh giới, có thể vì chúng sanh mà làm tri pháp sư, thị hiện cầu chánh pháp không thôi dứt, dầu thật làm vô thượng sư cho chúng sanh mà thị hiện tôn kính axà-lê. Vì đại Bồ Tát thiện xảo phương tiện trụ Bồ Tát đạo, tùy theo sở nghi đều vì chúng sanh mà thị hiện.

Attain virtues: See Thành Tựu Giới Hạnh. Attain the way: Become enlightened—See Đắc

Đạo.

Attain (v) wisdom: Jnanam-labhati (p)—Đạt được trí huệ—To obtain wisdom. Attainable (a): Labbho (p)—Có thể đạt được— Obtainable.

Attainability (n): Có thể đạt tới được.

Attained to the Sphere of Infinite

Consciousness: Loài hữu tình đã chứng được cõi Thức Vô Biên Xứ—See Thức Vô Biên Xứ.

Attained the sphere of Infinite Space: Loài hữu tình đã chứng được cõi Không Vô Biên Xứ—See Không Vô Biên Xứ.

Attained to the Sphere of Neither-PerceptionNor-Non-Perception: Loài hữu tình đã chứng cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ—See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Attained to the Sphere of No-Thingness: Loài hữu tình đã chứng cõi Vô Sở Hữu Xứ—See Vô Sở Hữu Xứ.

Attained after awakening: Hậu Đắc—Sự chứng đắc sau khi tỉnh giác.

Attaining: Patilabha (p)—Đang đắc được— Acquisition—Gaining—Obtaining. Attaining abstraction: Entering dhyana—See Chỉ Quán.

Attaining moral wisdom from practice of abstract meditation: Bhavanamaya-panna (p)—See Tu Huệ.

Attaining moral wisdom from reading, hearing and instruction: Sutamaya-panna (p)—Văn Huệ—Attaining wisdom based on learning—Đạt được văn huệ qua đọc nghe và những lời giáo huấn.

Attaining moral wisdom from reflection: Cintamaya-panna (p)—Attaining wisdom based on thinking—Tư huệ—Đạt được tư huệ qua suy tư.

Attaining nirvana: Thuyền Bát Nhã. Attaining wisdom based on learning: Sutamayapanna (p)—See Văn Huệ.

Attaining wisdom based on mental development: Bhavanamaya-panna (p)—See Tu

Huệ.

Attaining wisdom based on thinking: Cintamaya-panna (p)—Attaining moral wisdom from reflection—Đạt được tư huệ qua suy tư. Attaining wisdom is all Buddhists’ goal: Duy tuệ thị nghiệp (trí tuệ là cứu cánh của Phật tử).

Attainment (n): Prativedha (skt)—Chứng Ngộ—

Conviction by thinking—Full understanding— Mystic insight—Penetration—Realization—The realization of experiential proof of the dharma in bodhi or nirvana—Chứng pháp hay nhận thức thấu đáo về Pháp (Sự chứng ngộ, sự đạt tới đích).

Attainment of annihilation: The freedom or supernatural power of the wisdom attained in Nirvana, or perfect passivity—Sự giải thoát hay sức mạnh siêu việt của trí tuệ đạt được trong Niết Bàn, hay sự tịch diệt toàn hảo—See Diệt Tận Định.

Attainment of the Buddhahood: Đắc Phật

Quả—Đạt được quả vị Phật.

Attainment of Buddha-seed: Chủng tính trụ. Attainment of the Cessation-of-Perceptionand-Feeling: Thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định, các tưởng và các thọ đều bị đoạn diệt—By the attainment of the Cessation-of-Perception-andFeeling, perception and feeling cease.

Attainment of the dharma: Pativedha(p)— Prativedha (skt)—Realization of the dharma—See Chứng Ngộ.

Attainment of the diamond mind: Thành Kim Cang tâm.

Attainment of discernments and practices:

Giải hành trụ.

Attainment of an enjoying stage of meditation: Suddha-samapatti (skt)—Tịnh Đẳng Chí—See Đẳng Chí.

Attainment of enlightenment: Giác ngộ Bồ Đề—Do nhân hành mà chứng được đạo quả. Attainment of enlightenment for self and others: Tự giác giác tha.

Attainment of the first jhana: By the attainment of the first jhana, perceptions of sensuality cease—Thành tựu Sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt.

Attainment of the fourth jhana: Thành tựu Tứ Thiền, hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt—By the attainment of the fourth jhana, in-and-out breathing ceases.

Attainment of great fearlessness:

Mahavaisaradya (skt)—Đạt được đại vô úy—See Mười Lý Do Liên Hệ Đến Đời Sống Khiến Hành Giả Mong Cầu Giác Ngộ.

Attainment of a knowledge of discrimination: Asesajnana (skt)—Đạt được vô phân biệt trí—See Mười Lý Do Liên Hệ Đến Đời Sống Khiến Hành Giả Mong Cầu Giác Ngộ.

Attainment of liberation through enlightenment: Giải thoát bằng sự giác ngộ.

Attainment-name: Quả Danh—Quả Hiệu—

Reward name or title, i.e., every Buddha indicates his enlightenment—Danh hiệu của mỗi vị Phật chỉ sự giác ngộ của vị Phật ấy.

Attainment of Nirvana: Đạt thành quả vị Niết bàn.

Attainment of a passionless condition and of supreme perfect enlightenment: Đạt tới tình trạng vô dục và vô thượng Bồ Đề.

Attainment of perfect Bodhisattva: Cứu cánh trụ.

Attainment of power to aid others according to need: Năng lực cứu độ tha nhân—Đạt tới khả năng cứu độ tha nhân.

Attainment of powers of correct decision:

Quyet định trụ.

Attainment of powers of the Enlightened:

Thành tựu Như Lai Lực.

Attainment of progress in cultivation: Hành đạo tích trụ.

Attainment in the Pure Land: Phẩm Tịnh Độ— There are three kinds of attainment in the Pure Land—See Tam Phẩm Tịnh Độ. Attainment of purity: Tịnh tâm trụ—Đắc Tịnh— Đạt được sự thanh tịnh.

Attainment of the second jhana: By the attainment of the second jhana, thinking and pondering cease—Nhờ thành tựu Nhị Thiền, tầm tứ đoạn diệt.

Attainment of the solitary realizer: Đắc Độc Giác Quả—Đạt được quả vị Độc Giác.

Attainment of the Sphere of Infinite

Consciousness: The perception of the Sphere of Infinite Space ceases—Nhờ thành tựu Thức Vô Biên Xứ, tưởng hư không vô biên xứ đoạn diệt— See Thức Vô Biên Xứ.

Attainment of the Sphere of Infinite Space: The perception of materiality ceases—Nhờ thành tựu Hư Không Vô Biên Xứ mà sắc tưởng bị đoạn diệt—See Không Vô Biên Xứ.

Attainment of the sphere of NeitherPerception-Nor-Non-Perception: The perception of the Sphere of No-Thingness ceases—Nhờ thành tựu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, mà vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt—See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Attainment of the Sphere of No-Thingness:

The perception of the Sphere of Infinite

Consciousness ceases—Nhờ thành tựu Vô Sở Hữu Xứ, thức vô biên xứ bị đoạn diệt—See Vô Sở Hữu Xứ.

Attainment of spiritual power: Attainment of virtue—Chứng đức.

Attainment of supernatural powers: Đắc

Thông—Đạt được thần thông.

Attainment of supreme enlightenment: Bodhim-labhate (skt)—Bodhi-prapta (skt)—Đắc

Bồ Đề Tối Thượng.

Attainment of the Tao: See Đạt Đạo. Attainment of the ten powers: Dasabala (skt)—

Để đạt được mười oai lực.

Attainment of the third jhana: Thành tựu Tam Thiền, hỷ đoạn diệt—By the attainment of the third jhana, delight (piti) ceases. Attainment of three mysteries: Đắc Tam Mật—

Đạt được ba bí quyết tu hành.

Attainment of the truth of sameness which constitutes Buddhahood: Samatabuddhadharma

(skt)—Để đạt được pháp bình đẳng của Phật.

Attainment of the unconditioned: Anasravasamapatti (skt)—Vô Lậu Đẳng Chí (chứng được pháp vô lậu).

Attainment of virtue: Chứng đức—Đắc Đức (đạt được đức hạnh)—Attainment of spiritual power, through the four dogmas, twelve nidanas and six paramitas, in both Hinayana and Mahayana—

Chứng đức hay chứng được thần lực bằng cách tu tập Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên và Lục Độ, cho cả Tiểu lẫn Đại Thừa.

Attainment of wisdom: Pannaya-patilabha (p)— Đắc huệ—Thành đạt trí huệ— Obtaining of wisdom.

Attainment of wisdom based on learning: Sutamaya-panna (p)—Attainment of moral wisdom from reading, hearing and instruction—

Văn huệ hay trí huệ đạt được bởi thính pháp (đọc nghe và sự chỉ dẫn).

Attainment of wisdom based on mental development: Bhavanamaya (p)—Attaining moral wisdom from practice of abstract meditation—Tu huệ hay trí huệ đạt được do tu hành thiền định.

Attainment of wisdom based on thinking: Cintamaya-panna (p)—Attaining moral wisdom from reflection—Tư huệ hay trí huệ đạt được do bởi suy tư quán chiếu.

Attaka (p): High platform—Bục cao. Attakamanipa (p): Attachment to self—Luyến chấp tự ngã.

Attakilamathan-nuyoga (p): Devotion to practice for oneself—Tự mình tu hành khổ hạnh chỉ mong giải thoát cho chính mình. Attamanata (p): Duyệt Ý—Joyful mentality—

Tinh thần vui vẻ.

Attan-tapo-hoti (p): A certain man who torments himself or is given to self-tormenting—Loại người tự mình làm khổ mình và siêng năng làm khổ mình.

Attannu (p): Knower of self—Tự tri. Attanutthim (p): Ngã (Nhân) Chấp—See Atma-graha.

Attasarana (p): Hãy tự về nương nơi chính mình—Holding oneself as one’s own refuge. Attasukha (p): Atmasukha (skt)—Ngã Lạc—Sự vui hưởng của chính mình—Self-enjoyment— Self-happiness.

Attavada (p): The false belief in an immortal (permanent) soul—Ngã chấp. Attempt to classify or criticize: Cố phân loại hay phê phán—The attempt to classify or criticize according to his own intellectualistic interpretation all the koans left by the ancient masters—Tùy theo giải thích duy trí riêng biệt của mình, tất cả những công án do cổ nhân để lại— See Mười Lầm Lạc Thiền Giả Có Thể Bị Rơi Vào.

Attempting to see where the master stands:

See Sát Biện.

Attend (v): Tham dự—Lay Buddhists should set up time to attend Buddhist lectures on Sundays— Phật tử tại gia nên dành thì giờ tham dự những buổi thuyết giảng về Phật Pháp của quý thầy trong những ngày Chủ Nhật.

Attend or go to sports, games, cinema, or worldly concerts: To commit an Expression of Regret Offence—Tham dự hay đi xem thể thao, các môn chơi, chiếu bóng và nhạc hội thế tục, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Attend a lecture: Tham dự buổi thuyết giảng.

Attend and serve: Cung kính cúng dường. Attend on and serve the Triratna: Cận sự Tam Bảo.

Attendant (n): Acarin (skt)—See Thị Giả. Attendant’s rest house: Thị giả: Ngôi nhà nghỉ— See Công Án Thị Giả Tuần Phố.

Attending fairs: La cà đình đám hý viện.

Attending the wise (good-knowing advisors), respecting and providing for them, honoring them tirelessly: Gần thiện tri thức, cung kính cúng dường, hết lòng tôn trọng, trọn không nhàm mỏi.

Attention (n): Sự chú tâm—Pay attention on something—See Chú Tâm Cảnh Giác (3). Attention of the mind: Manasikara (p)—

Manaskara (skt)—Sự chú ý của tâm.

Attentive: Anusmrti (skt)—Contemplative—

Chuyên chú.

Attentive and diligent charge to someone: Lời ân cần phó chúc cho ai.

Attha (p): Asta (skt)—Eight: Tám—Know how to analyze the meanings: Hiểu biết phân tích về ý nghĩa.

Attha-cariya (p): Eight kinds of beneficial conduct—Bát công đức hạnh.

Attha-carya (p): Artha-carya (skt)—Artha-cara (p)—Lợi hành—Useful conduct—Beneficial conduct—Lợi Hành Nhiếp (hành động vị tha)— Useful deeds—Beneficial action—Useful conduct, or beneficial action—See Tứ Nhiếp

Pháp.

Atthadasa manopavicara (p): Thập bát ý hành— 18 mental ranges.

Attha-dassimant (p): Artha-darsimant (skt)— Having insight into meanings—Truy xét nghĩa lý.

Attha-guru-dhamma (p): Astha-guru-dharma (skt)—Eight chief rules for Bhiksunis—See Bát Kính Giáo.

Atthaka (p): Dạ Xoa—Name of one of the ten ancient rsis of the Brahmins—Tên của một trong mười vị cổ tiên trong đạo Bà La Môn.

Atthakanagara-suttam (p): Sutra on eight sages—Kinh Bát Thánh—Kinh nói về tám bậc hiền thánh.

Atthakarana-sutta (p): Sutra in judgment, in the Samyutta nikaya III.7—Kinh Phán Đoán, trong Tương Ưng Bộ III.7.

Atthaka-sutta (p): Name of a sutra in the Samyutta nikaya XXXVI.17—Kinh Dạ Xoa, trong Tương Ưng Bộ XXXVI.17.

Atthaka-vagga (p): Phẩm Nghĩa—Phẩm cặp tám bài kinh trong Tương Ưng Bộ IV—The Octette Chapter in the Samyutta Nikaya IV.

Attha loka-dharmm (p): Astha-loka-dharma (skt)—Tám Pháp Thế Gian—The eight worldly conditions which are inseparable from life—Eight winds.

Atthama (p): Name of one of one hundred pratyeka-buddhas on Mount Isigili—Tên của một trong số một trăm vị độc giác Phật trên núi Isigili.

Atthana (p): Wrong place—Sai chỗ.

Atthanga-sila (p): Asthanga-sila (skt)—Bát

Quan Trai—Ngày tu tám giới và ăn chay— Fasting day in observing the eight precepts.

Atthangika-magga (p): Astangika-marga (skt)— Eight noble truths—The path leading to enlightenment, taught by Sakyamuni Buddha— Bát Chánh Đạo—Tám con đường đưa đến giác ngộ, được đức Phật Thích Ca giảng dạy.

Atthangika-marga (skt): See Astangika-magga. Atthannu (p): Knower of the meaning—Tri Nghĩa—See Thất Thượng Nhân Pháp.

Atthapada (p): A chessboard—Bàn cờ. Attha Parikkhara (skt): Eight requisites—Tám món cần dùng của Đức Phật—See Bát Sự Tùy Thân.

Atthapatisambhida (p): Nghĩa Vô Ngại— Unobstructed knowledge of the meaning. Atthasalini (p): Treatise on the gathering of dharmas—Pháp Tụ Luận.

Atthasatapariyaya-sutta (p): Sutra of one hundred and eight feelings, in the Samyutta nikaya XXXVI.22—Kinh Một Trăm Lẽ Tám Cảm Thọ, trong Tương Ưng Bộ XXXVI.22.

Attha-vase (p): Motive—Động Lực.

Attha-vayubheda (p): Astha-loka-dharma (skt)— The eight kinds of wind or the eight winds—Eight vicissitudes of life—See Bát Phong.

Attha-vimokkha (p): Asta-vimoksa (skt)—

Eightfold liberation—Eight liberations—Tám giải thoát, hay tám phép thiền định giải thoát khỏi sắc dục—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Attha vinnana (p): Astha-vijnana (skt)—Eight consciousnesses—See Bát Thức. Atthiraga-sutta (p): Sutra on ‘where there is passion’, in the Samyutta nikaya XII.64—Kinh Đâu Là Dục Vọng trong Tương Ưng Bộ XII.64.

Atthissara (p): Phật Độc Giác. Atthisukha (p): Bliss of ownership—See Hạnh

Phúc Có Được Vật Sở Hữu.

Attita:

  1. (p): Grieved (afflicted with–distressed)—Sầu muộn.
  2. (skt): Past—Quá khứ.

Attitude (n): Thái độ.

Attiyana (p): Dislike—Không thích.

Attiyati (p): To be in trouble—Mắc nạn.

Attract (v): Lôi cuốn.

Attracted: Bị lôi cuốn.

Attractive (a): Hấp dẫn.

Attribute: A quality—Đức tính. Attributes of the Tathagata: The greatness of potentialities—See Tướng Đại.

Attribute of Thusness not empty or ‘void.’: Chân Đức Bất Tông Không—One of the ten tenets of the Hua-Yen School—See Thập Tông Cương Yếu.

Attrition (n): Không thành tâm sám hối.

Attukkamsanaparavambhana (p): Self-praise and contempt for others—Tự phụ và khinh miệt— See Thập Ma.

Atyamika (skt): A Điên Để Ca—Tất Cánh— Endless—At the end there is no mind for attaining Buddhahood—Không có cứu cánh để thành Phật. Atyanta (skt): Cứu Cánh—End—Final—At the end—Finality—Utmost—Mục đích cuối cùng. Atyanta-sunyata (skt): Ultimate emptiness—Tất Cánh Không—Không tối hậu. Atyantica (skt): Icchantika (skt)—Abandon Buddha-truth—See Xiển Đề.

Atyantika (skt): Icchantika (skt)—One without desire for Buddha-See Nhất Xiển Đề.

Atyataprakripari-suddhi (skt):The original essence of the Garbha is pure and transparent, means that it is absolutely neutral and transcends all the logical categories that are derived from the dualism of subject and object. This is suchness, the state of being unborn—Như Lai Tạng bổn sinh minh lương thanh tịnh hay bản thể của Như Lai tạng là thanh tịnh và trong suốt, nghĩa là nó tuyệt đối trung tính và vượt khỏi mọi phạm trù luận lý sinh ra từ cái nhị biên của chủ thể và đối tượng. Đây là như như hay trạng thái của bất sinh—See Như Lai Tạng.

Auddhatya (skt):

1) Arrogance: Disdain—Insolence—One of the upaklesa, or secondary hindrances—

Overbearing manner—Kiêu mạn. 2) High-mindedness: Restlessness—Trạo cử (thân thể luôn nhúc nhích không yên).

Audible object: Saddarammana (skt)—See

Thanh Trần.

Audience: Thính Chúng—Người nghe giảng.

Auditor (n): Người dự thính.

Auditorium: Amphitheater—Lecture hall—

Preaching hall—Giảng đường.

Auditory clairvoyance: Thấu nhĩ (âm)— Auditory clairvoyance—The ability to hear very distant sounds.

Auditory consciousness: Nhĩ Thức—Cái biết của

‘nhĩ thức’.

Auditory faculty: Srotrendriya (skt)—Nhĩ Căn— Khả năng nghe—The organ of hearing.

Augment (v): Tăng lên.

Augmented pity of a Bodhisattva: See Tăng Bi.

August: Bhadra (skt)—Auspicious—Virtuous—

Hiền—Thiện lành.

August power of Dharma: Pháp uy đức lực— See Ngũ Lực.

Augustness: Prabhava (skt)—Awe-inspiringmajesty—Demeanors—Imposing exterior— Majestic—Martial bearing—Noble bearing—

Stateliness—See Tứ Oai Nghi.

Aum (skt): Án—See Om. Aum-Mani-Padmi-Hum: See Om Mani Padme Hum.

Aupapaduka (skt): Aupapadaka (skt)— Aupapatika (skt)—Birth from (by) transformation—Ethereal birth—Transformational birth—Direct metamorphosis or birth by transformation, without parentage— Transformational birth—Born (birth) by transformation, or spontaneous rebirth. Metamorphosis, as is the case with maggot transforms into fly, moths from the chrysalis, caterpillar becomes butterfly, or deities and superior beings of the Pure Land—Không nương tựa vào đâu, không nương theo chủng tộc, cũng chẳng nhờ nhân duyên của cha mẹ, mà chỉ dựa vào nghiệp lực mà khởi sanh như loài dòi hóa thành ruồi, bướm bởi sâu mà hóa sanh ra, hay chúng sanh trong chư thiên, địa ngục và sơ kiếp chúng sanh—See Hóa Sanh and Tứ Sanh.

Aupapatika (skt): Opapatika (p)—

Metamorphic—Born by metamorphosis, i.e., not by a mother but rather through the power of karma alone, as in the cases of devas, pretas, hell beings, etc—See Hóa Sanh. Aura: Buddharansi (skt)—Glory—Halo—Light of Buddha—Spiritual enlightenment—Phật quang. Auras around the body becomes dim: Ánh quang minh nơi thân bỗng nhiên mờ yếu.

Aureola (n): Vòng hào quang.

Auricular confession: Private confession—Thú tội riêng với một vị thầy.

Auspicious (a):

1) Sri (skt): Thích hợp—Kiết tường (cát tường)— Đây là một trong sáu ý nghĩa của chữ Thế

Tôn—Favorable—Fortune—Lucky—The six meanings of the Honoured One or Bhagava. 2) Bhadra(skt): August—Auspicious— Virtuous—Hiền.

Auspicious day: Good day—Lương nhật (ngày cát tường).

Auspicious enlightenment of the truths: Surendrabodhi (skt)—Kiết Tường Đế Giác—Sự giác ngộ kiết tường về chân lý.

Auspicious fruit: See Cát Tường Quả. Auspicious grass: Kusa (skt)—See Cát Tường

Thao.

Auspicious Image: Zuizo (jap)—First image of Sakyamuni—See Thoại Tượng. Auspicious indications: Điềm kiết tường—See

Lục Thoại.

Auspicious jar: Bhadra-kumbha (skt)—Hiền Bình—Thiện Bình—Bình Như Ý—Hữu Đức Bình—Magic bottle—See Hiền Bình. Auspicious kalpa: Bhadra-kalpa (skt)—Hiền Kiếp—Good kalpa—Good eon—Propitious kalpa. Auspicious mark: Purvanimitta (skt): Pubbanimitta (p)—Hảo Tướng, tướng tốt đẹp, điềm lành—Good luck marks—Great-fortune marks— See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Auspicious plant: Linh Chi—The emblem of good luck and long life—Một loại cây tượng trưng cho điềm lành và trường thọ.

Auspicious ray:

  1. The auspicious ray sent from between the Buddha’s eyebrows before a revelation (khai pháp): Quang Đoan—Tia sáng cát tường được Phật phóng ra từ giữa hai bộ lông mày của đức Phật trước khi Ngài khai pháp.
  2. Ray emitted from between the eyebrows of the Buddha before his preaching of the Lotus Sutra: Thụy quang—Ánh sáng được phóng ra giữa hai chân mày của Đức Phật trước khi Ngài thuyết kinh Pháp Hoa. Auspicious response: Đáp ứng điềm lành—See Thoại Ứng.

Auspicious river: See Cát Hà.

Auspicious scenes: Thánh cảnh.

Auspicious sea-cloud: Cát tường Hải Vân—Điềm lành của mây và biển. Auspicious sign: Thoại Tướng—Dấu kiết tường—Auspicious—Auspicious aspect.

Auspicious symbols: Biểu tượng cát tường (lành). Auspiciously Joyful mentality: Cát Tường Duyệt

Ý.

Austere (a): Kham khổ—To live in narrow circumstances.

Austere life: Cuộc sống kham khổ (khổ hạnh). Austerity (n): Austere way of life—Hạnh đầu đà—See Lục Khổ Hạnh.

Authentic (a): Orthodox—Genuine—Chính

thống (chân truyền, đích thực).

Authentic scriptures: Chân kinh.

Authentic sect: Orthodox sect—Chính tông.

Authenticity (n): Sự chính thống.

Author (n): Tác giả.

Authoritarian (n): Người độc đoán.

Authoritarianism (n): Chủ nghĩa quyền lực.

Authoritative (a): Có quyền thế.

Authoritativeness: One of the eight chief characteristics of ‘satori’ in Zen—See Tự Tri. Authority (n): Quyền hành—Uy Lực—Authority to govern: Quyền cai quản—Authority to teach: Quyền giáo huấn—Civil authority: Thế quyền— Divine authority: Thần quyền—Venerable authority: Quyền của Tăng sĩ.

Authority and fame: Oai danh. Authority and virtue: Dignity (of respectinspiring virtue)—Oai đức.

Autobiography (n): Tự thuật—Tự truyện.

Autocratic (a): Chuyên quyền.

Autonomous (a): Tự trị.

Autonomy (n): Sự tự trị.

Auttapya (skt): Otapa (p)—Ashamed for the misdeeds of others—See Quý. Autumn Diamond Bodhisattva: Sarada-vajra (skt)—Thu Kim Cang Bồ Tát. Autumn Equinox: Thu Phân—One of the eight royal days—See Higan-e.

Auxiliary condition: Trợ duyên.

Auxiliary karma: See Trợ Nghiệp.

Auxiliary means: See Trợ Đạo. Avabhasa (skt): Quang Minh Quốc—See Quang

Đức Quốc.

Avabodha (skt): Bodhi or Buddhiboddhavya (skt)—Giác—Bodhi from bodha, “knowing, understanding,” means enlightenment, illumination. Buddhiboddhavya also means knowing and knowable—Tiếng Phạn là Bồ Đề có nghĩa là giác sát hay giác ngộ. Giác có nghĩa là sự biết và cái có thể biết được.

Avadana (skt): A Va Đà Na—Dùng thí dụ để nói lên nghĩa lý của giáo pháp—Metaphor—Simile— See Thí Dụ.

Avadana-kalpalata (skt): Sutra on collections of metaphors and similes—See Thí Dụ. Avadanasataka (skt): Sakyamuni’s One Hundred Fables—See Kinh Bách Dụ.

Avadanas-sutra (skt): A Ba Đà Na Kinh—Stories of memorable deeds—See Kinh Xuất Diệu. Avadata (skt): Trắng tinh—White—Pure— Cleansed—Excellent—Blameless—Clean— Clear—Dazzling white—White color. Avadata-vasana (skt): Bạch y—Clothed in white—White robe—Lay person.

Avadhi (skt): See Tự Giác Trí.

Avadhuti (skt): Central channel—Trung Tuyến— A subtle channel of the body which is roughly located along the spine—Đây là một kênh vi tế trong cơ thể nằm khoảng đường xương sống.

Available water: Nước có sẳn.

Avaivarti Bodhisattva (skt): A Never Receding

Bodhisattva, who aims at perfect enlightenment—

Bồ Tát luôn hướng về hướng toàn giác.

Avaivartika (skt): Aparivartya (skt)— Avivartin (skt)—Avinivartaniya (skt)—A Bệ Bạt Trí—A Bề—A Duy Việt Trí—A Tỳ Bạt Trí—Bất Thối

Chuyển—Non-retrogression—Not backsliding— Not losing ground—Always progressing—Never retreating but going straight to nirvana—Never retreat but going straight to Nirvana—Never receding or turning back, always progressing and certainly reaching Nirvana.

Avaivartika-bhumi (skt): A Sanskrit term for “Irreversible levels”—Từ Bắc Phạn dùng để chỉ “Bất thối địa”—See Bat Thối Địa and Thập Trụ. Avajjana (p): Adverting of consciousness to the object which has impinged on one of the six doors—Đề cập về thức trên một đối tượng đã đi vào một trong lục nhập (thí dụ như thức và đối tượng trên nhãn).

Avalokitavrata (skt): Quan Âm Cấm—Tên của một vị đệ tử của ngài Thanh Biện—Name of a disciple of Bhavaviveka.

Avalokiteshvara (skt): Avalokitesvara (p)—See Quán Thế Âm Bồ Tát.

Avalokiteshvara Sutra (skt): Samanta-mukhaparivartonam-avalokitesvara-vikurvana-nirdesa (skt)—Quán Âm Kinh, Quán Thế Âm Phẩm Phổ Môn—Chapter on Avalokitesvara Universal gate.

Avalokitesvara (skt): Avalokiteshvara (p)—Quán Thế Âm—Regarder of the world’s sounds or cries—Goddess of Mercy—A Sanskrit term for “Lord who Looks Down.” A Bodhisattva who stands on the left side of Amitabha Buddha. This is the most important Bodhisattva in Mahayana Buddhism. He is the embodiment of compassion (karuna), which along with wisdom (prajna) is one of the two main characteristics of the awakened mind of a Buddha—Từ Bắc Phạn có nghĩa là “Vị Chủ Nhìn Xuống” (nhìn xuống chúng sanh mọi loài). Vị Bồ Tát đứng bên trái của Phật A Di Đà. Đây là vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài là hiện thân của từ bi, cùng với trí tuệ là một trong hai tính chất quan trọng của tâm giác ngộ của một vị Phật.

Avalokitesvara Bodhisattva (skt): Quán Tự Tại Bồ Tát (hiện làm Mã Đầu Kim Cương). Đây là một trong tám Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật Tỳ Lô Giá Na—This is one of the eight diamond-kings, or bodhisattvas as guardians of Vairocana (Đại Nhựt Như Lai). Avalokitesvara Bodhisattva 18th day: Quán Âm

Bồ Tát, ngày 18.

Avalokitesvara-bodhisattva-mahasthamaprapta-bodhisattva-vyakarana-sutra (skt): Sutra on the prophecy of Avalokitesvara Bodhisattva’s future Buddhahood—Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký.

Avalokitesvara Chapter in the SuddharmaPundarika Sutra: Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ

Môn.

Avalokitesvara-cintamani-bodhisattva-yogadharma-mahartha (skt): Sutra on Avalokitesvara Bodhisattva’s yoga talsmanic wheel—Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Luân Du Già.

Avalokitesvara’s Hall: Quan Âm Đường (điện thờ đức Quan Âm)—Pavilion of Bodhisattva Avalokitesvara—Bodhisattva Avalokitesvara’s Hall—Pavilion of Regarder of the Sounds.

Avalokitesvara-guna-karanda-vyuha (skt): Sutra on adorning the great vehicle of king of treasures—Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương.

Avalokitesvara-guna-karanda-vyuha-sutra

(skt): See Avalokitesvara-guna-karanda-vyuha.

Avalokitesvara Shrine: Điện Quán Âm. Avalokiteshvara (p): Quán Thế Âm—Regarder of the world’s sounds or cries—Goddess of Mercy.

Avalokitesvara-sahasrabhuja-locana (skt): Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát—Thousand-Hand Thousand-Eye Great Mercy Avalokitesvara Bodhisattva.

Avanamita-vaijayanta (skt): Thường Lập Thắng Phan—Ever errect victorious banner—Name of Ananda’s future Buddha-realm—Danh hiệu của

Đức Phật mà ngài A Nan sẽ thành sau nầy.

Avandana (skt): Kinh Thí Dụ—Sutra on stories of the Buddha and his former lives. Avandana-sataka (skt): Collection of a hundred avadanas—Bá Duyên Kinh (kinh thí dụ).

Avantaka: Đại bất khả khí tử bộ.

Avantara (skt): A Bàn Đà La—Trung gian—

Intermediate.

Avanti (skt): Avanti is one of the ancient kingdoms, situated in the north-east of now Bombay. It was one of the major states at the time of the Buddha—Avanti là một trong những vương quốc cổ nằm về phía đông bắc vùng mà bây giờ là Bombay. Đây là một trong những vương quốc quan trọng của xứ Ấn Độ vào thời Đức Phật. Avarahakha (skt): A Phược La Ha Khư—A spell uniting of the powers respectively of earth, water, fire, air, and space—Một loại chú kết hợp sức mạnh của đất, nước, lửa, gió, và hư không.

Avaramatraka-kusala-mula (skt): Lack of wholesome root—Thiểu Thiện Căn—Thiếu gốc rễ tốt lành.

Avarana (skt): Chướng ngại—Concealing— Hiding—Hindrance—Interruption—Mental blindness—An obstacle—Obstruction—Screen and obstruction—See Chướng. Avaranadvaya (skt): Nhị Chướng—Hai chướng ngại.

Avarana-sutta (p): Sutra on hindrance—Sutra on obstructions, in the Anguttara nikaya VI.86—Kinh Chướng Ngại, Tăng Nhất A Hàm, VI.86—Sutra on concealing (hiding, interruption, or mental blindness).

Avarasailah (skt): Avarasaila or Aparasaila (skt)—A Phạt La Thế La— Tây Sơn Bộ—A La Thuyết Bộ—The school of the dwellers in the Western mountains in Dhankataka (south of India); it was a subdivision of Mahasanghika. The second subdivision of Mahasanghika school, one of the twenty Hinayana sects—Trường phái Đường Tháp của những người bên Tây Sơn Tự ở nước Đà Na Yết Kiệt Ca (vùng phía nam Ấn Độ). Đây là một nhánh của trường phái Tiểu Thừa Nguyên Thủy. Tông thứ nhì của Đại Chúng Bộ, một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa—See Tây Sơn Trụ Bộ.

Avarice (n): Macchariyam (p)—Tính bỏn xẻn— Tính tham lam—The characteristic of avarice or stinginess is concealing one’s own success when it has been or can be obtained. Its function is not to bear sharing these with others. It is manifested as shrinking away from sharing and as meanness or sour feeling . Its proximate cause is one’s own sucess—Tánh của xan tham hay bỏn xẻn là muốn che dấu sự thành công hay thịnh vượng của mình vì không muốn chia xẻ với người khác.

Avarice about Dharma: Tham đối với pháp.

Avarice about dwellings: Tham đối với chỗ ở. Avarice about families: Tham đối với quyến thuộc.

Avarice about gain: Tham đối với lợi lộc.

Avarice about praise: Tham đối với tiếng khen.

Avaricious (a): Bỏn xẻn—Stingy.

Avarvartya (skt): Bất thối chuyển—Nonretrogression—Not backsliding—Not losing ground—Always progressing.

Avasa (p): A site occupied by monks during the rainy season retreat. At the time of the Buddha, avasa used to be abandoned after the rains, but later there was a tendency in the Sangha to develop avasas into permanent monastic residences—Vị trí an cư kiết hạ của chư Tăng vào mùa mưa. Trong thời Đức Phật, thường thì giáo đoàn bỏ vị trí an cư để đi nơi khác sau mùa mưa, nhưng về sau này thì Tăng đoàn có khuynh hướng biến nơi ấy thành khu tịnh xá thường trú cho chư Tăng.

Avasa-kappa (p): Trụ Xứ Tịnh—Pure place of residence.

Avasa-vattita (p): Not subject to the exercise of mastery—Không bị chi phối bởi sự tu tập chế ngự (bậc a la hán không còn phải tu tập chế ngự tham, sân, si nữa).

Avastha (skt): Time and position or a state—See Phân Vị.

Avastu (skt): Không phải là thực tính—Non- reality.

Avatamsa (skt): Hoa Nghiêm—1) A ring-shaped ornament (the flower-adorned, or a garland): Vòng hoa trang sức; 2) The name of the Hua-Yen Sutra: Tên của Kinh Hoa Nghiêm; 3) The name of the Hua-Yen school: Tên của Tông Hoa Nghiêm (một tông phái dùng tên kinh nầy làm chỗ sở y và pháp môn cho tông phái mình).

Avatamsaka (skt): Hoa Nghiêm—Hua-Yen— Flower-adorned—Galand Ornament.

Avatamsaka-mantra (skt): Mantra in the Flower Adornment Sutra—Thần chú Hoa Nghiêm (phẩm

Nhập Pháp Giới có 24 âm Phạn ngữ).

Avatamsaka period: Hoa Nghiêm thời.

Avatamsaka sages: Three saints in Avatamsaka Sutra: Vairocana Buddha, Bodhisattva Manjusri, and Bodhisattva Samantabhadra—Ba vị Phật và Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm: Phật Tỳ Lô Giá Na, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, và Phổ Hiền Bồ Tát.

Avatamsaka-samadhi: The Buddha-samadhi of an eternal spiritual realm from which all Buddha activities are evolved—See Hoa Nghiêm Tam

Muội.

Avatamsaka school: Trường phái Hoa Nghiêm— The school based its principal teachings on Avatamsaka Sutra—See Hoa Nghiêm Tông.

Avatamsaka Sect: See Hoa Nghiêm Tông.

Avatamsaka-sutra (skt): Flower Ornament Sutra—Hoa Nghiêm Kinh—Flower Adornment Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm.

Avatamsaka (Hua-Yen) and T’ien T’ai schools: Hoa Thiên—Trường phái Hoa Nghiêm và Thiên Thai.

Avatamsaka world: The lotus world—See Hoa

Tạng Thế Giới.

Avatamsaka-yana (skt): One Vehicle of HuaYen—See Hoa Nghiêm Nhứt Thừa.

Avatar (skt): Vô thượng.

Avatara (p): Sự hiện thân—Manifestation or incarnation.

Avayapada-samkappa (p): Tâm từ. Avenge (v): Báo thù—Phục thù—To give tit for tat—To take upon vengeance.

Avenging ghost: Oán linh (ma oán).

Avenging spirit: Oán linh. Avenika (skt): Special—Exceptional—Đặc Thù—Bất cộng hay nét cá biệt hay bản sắc riêng.

Avenika-buddha-dharma (skt): Eighteen

different characteristics of a Buddha as compared with Bodhisattvas—Mười tám điều không giống nhau giữa một vị Phật và chư Bồ Tát—See Thập Bát Bất Cộng Pháp.

Avenika-dharma (skt): See Bất Cộng Pháp.

Avenika-karman (skt): Individual karma—See

Bất Cộng Nghiệp.

Avenika-paramita (skt): Bất Cộng Bát Nhã— Things special to Bodhisattvas—Những pháp chỉ dành riêng cho chư Bồ Tát.

Avenues of precious trees: Bảo Lâm— The

Groves in the Pure Land: Rừng bảo châu trên cõi Tịnh Độ—Name of the Monastery where the Sixth patriarch once stayed: Tên của ngôi tự viện nơi mà Lục Tổ Huệ Năng đã từng trụ.

Avenues in the Pure Land: Groves of precious trees—Bảo lâm.

Average (a): Trung bình.

Average reader: Độc giả trung bình.

Aversion (n): Ác cảm.

Aversion to bad reputation: Ác cảm với tiếng xấu.

Aversion to blame: Ác cảm với sự chê trách.

Aversion to loss: Ác cảm với sự mất mát. Aversion to pain: Ác cảm với sự đau đớn.

Averting calamities from self and others: Tức Tai Pháp hay tu pháp để trừ ác sự cho mình và người khỏi bị bệnh hoạn tai ương. Avesa (skt): The entering of a deity or a demon in a medium which becomes “possessed.” According to non-Buddhist tradition, this is a way to invite a god to take over a body in order to drive the devil out of that body—Phép biến nhập (nhập xác). Theo ngoại giáo, đây là phép mời thiên thần nhập vào một người để xua đuổi ma quỷ ra khỏi thân thể nay.

Avici (skt): Avichi (p)—A tỳ (ngục vô gián)— Hells of uninterrupted sufferings—Incessant hells—See A Tỳ Địa Ngục.

Avici Hell: Ngục vô gián—The hell of no interval —Uniterrupted hell—The last of the eight great hot hells where whose sufferers die and reborn incessantly—See A Tỳ Địa Ngục. Avichi (p): Avici (skt)—See A Tỳ Địa Ngục. Avidhakarna (skt): A Tỵ Đà Kiết (Yết) Thích Nã—Unpierced ears: Tai không xuyên thủng. Avidhakarna-samgharama (skt): Tịnh Xá Bất Xuyên Nhĩ—See Bất Xuyên Nhĩ Tịnh Xá.

Avidvat (skt): Người vô trí—The ignorant.

Avidya (skt): Avijja (p)—Moha (skt)— Delusion—Ignorance—Stupidity—See Vô Minh. Avidyamanatva (skt): Vô sở hữu—Not existing.

Avidyasrava (skt): Defilement of ignorance— See Vô Minh Lậu and Tam Lậu Hoặc. Aviha (p): Atappadeva (p)—Avrha (skt)— Heaven of no anxiety—See Vô Phiền Thiên.

Avihimsa (skt): Ahimsa (p)—Bất Tổn Hại— Absence of cruelty—Humanity—Non-violence— Not to cause damage—Not be harmful—Hiền lương—Nhân đạo—Nhân tính (hiền lương)—Tánh khí ôn hòa.

Avihimsa-samjna (skt): Bất Hại Tưởng— Harmless perception.

Avihimsa-Samkappa (p): Tánh ôn hòa.

Avijgapti-rupa (skt): Element with no manifestation—Vô biểu sắc.

Avijja (p): Avidya (skt)—Ngu si—Ignorance— Illusion—Delusion—Vô minh—Illusion or darkness without illumination, the ignorance which mistakes seeming for being, or illusory phenomena for realities—Không thấy chân lý, nghĩa là không thấy đươc vô thường, khổ và vô ngã, và thấy sai lầm: cho rằng thế gian là trường tồn, an vui và có tự ngã. Cái tâm ám độn, không chiếu rọi được rõ ràng sự lý của các pháp.

Avijjasava (p): Avidyasrava(skt)—Not understanding the Noble Truths: Vô Minh Lậu hay sự không hiểu biết về các chân lý cao thượng— The defilements of ignorance in mind: Vô minh lậu hay sự uế nhiễm trong tâm khởi lên từ sự ngu si.

Avijjasavo (p): The corruption of ignorance—Vô minh lậu.

Avijja-sutta (p): Sutra on ignorance—Kinh Vô Minh.

Avijnapti (skt): Not expressed—Vô Biểu (không biểu thị ra ngoài).

Avijnapti-rupa (skt): Vô Tác Sắc—See Vô Biểu

Sắc.

Avikalpa (skt): Non-discriminating dharma—Vô phân biệt pháp.

Aviksipta-citta (skt): Nhất Tâm Bất Loạn—One mind unconfused—Một tâm không loạn động. Avinasa (skt): Not to be destroyed—See Bất

Hoại.

Avinasya (skt): Indestructible mark—Bất hoại tướng.

Avinivartaniya (skt): Avaivartika (skt)—Bất thối chuyển—Never receding, always progressing— Not backsliding—Not losing ground—Never retreating but going straight to nirvana, an epithet of every Buddha—Bất thối. Avippatisara (skt): Bất Hối—Not to repent—Not to regret.

Avirahumkham (skt): A Tỳ La Hồng Khiếm—A Ni La Hồng Khiếm—A Vị La Hồng Khiếm—The Shingon “true word” or spell of Vairocana, for subduing all maras, each sound representing one of the five elements, earth, water, fire, wind or air, and space—Chân ngôn của Đưc Đại Nhật Như Lai thuộc thai tạng giới.

Avirajas (skt): See Dương Mao Trần.

Avirodha (skt): Nghịch ý—Against one’s will. Avisati (p): Avisi (p)—Vesa (skt)—See A Vĩ Xả Pháp.

Avitakko-avicaro samadhi (p): The concentration with neither thinking nor pondering—Vô tầm vô tứ định.

Avitakko-vicara-matto samadhi (p): The concentration with pondering without thinking—

Vô tầm hữu tứ định.

Avivarta (skt): Anivartana (skt)—Bất Hoàn

(không có sự thối chuyển).

Avoid (v): Tránh—To keep out of—To shun.

Avoid committing adultery: Không tà dâm.

Avoid all faults of speech: Truly avoiding all faults of speech—Tịnh tu ngữ nghiệp, xa lìa những lỗi lầm của lời nói—See Mười Điều Tịnh Tu Ngữ Nghiệp Của Chư Đại Bồ Tát.

Avoid idle talk: Tránh nhàn đàm hý luận.

Avoid lying: Tránh nói dối.

Avoid back biting: Tránh nói lưỡi hai chiều. Avoid doing any evil doings: Tránh làm các điều ác.

Avoid frivolous talk: Không nói lời vô ích nhảm nhí.

Avoid harsh speech: Tránh nói lời độc ác.

Avoid heavy work and look for light work: To commit an Expression of Regret Offence (except in case of illness or if he or she is weak and has poor health)—Tìm cách tránh công việc nặng để tìm công việc nhẹ, trừ phi vị ấy bệnh hay yếu đuối, hay sức khỏe kém, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Avoid killing: Không sát sanh. Avoid old age: Tránh tuổi già.

Avoid all regression on the path of enlightening beings: Xa lìa tất cả những thối chuyển Bồ Tát đạo—See Mười Luật Nghi Của Chư Đại Bồ Tát.

Avoid rude or harsh speech: Không nói lời ác độc.

Avoid the Sanghakarman Procedure: To commit an Expression of Regret Offence—Tránh pháp Yết Ma là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Avoid sexual misconduct: Tránh tà dâm.

Avoid slandering: Không nói lưỡi hai chiều.

Avoid something: Escape something—Tránh khỏi điều gì.

Avoid stealing: Không trộm cắp. Avoid telling lie: Không nói dối. Avoid unchasity: Không tà hạnh.

Avoid worldly: Naiskramya (skt)—Lánh tục— Giving up the world and leading a holy life or to live the life of a recluse (a hermit)—Từ bỏ thế tục để sống đời tịnh hạnh hay sống đời của một ẩn sĩ. Avoidance of publicity to a dispute within the Sangha: Trnastaraka-vinaya (skt)—Như Thảo Phú Địa.

Avoidance of wrong-doing: Phòng Phi—Tránh điều sai quấy.

Avrha (skt): Aviha (p)—Heaven of no anxiety— See Vô Phiền Thiên.

Avrha-deva (skt): Aviha-deva (p)—Vô Phiền Thiên Chúng—Beings on the heaven of no anxiety.

Avuso (p): Brethen—Co-religion—Friend—Đạo hữu.

Avyakata-samyutta (p): Sutra on not being designated—Sutra on not declaring anything, in the Samyutta nikaya 44—Kinh Vô Thọ Ký, trong Tương Ưng Bộ 44.

Avyakrta (skt): Không tuyên bố gì cả—Not declare anything—See Vô Ký. Avyakrta-dharma-tathata (skt): See Vô Ký Pháp Chân Như.

Avyakrta-karma (skt): Indeterminate activities—See Vô Ký Nghiệp.

Avyapada (p): Kindness—Goodness—Nhân từ Avyapada-samjna (p): Good perception—Bất Nhuế Tưởng—Thiện Tưởng.

Avyapada-samkappa (p): Good will—Thiện chí—Tâm từ.

Avyayibhava (skt): An adverbial compound or a term resulting from neighbouring association— See Lân Cận Thích.

Awake: To become enlightened—Comprehend spiritual reality—Giác ngộ—Enlightenment. Awake others: Enlighten others—Giác tha. Awake from an illusion: To awake to reason—

Cảm ngộ.

Awake to reason: Awake from an illusion—Cảm ngộ.

Awaken (v): Enlightenment—See Giác Ngộ.

Awaken the boundless will to liberate all sentient beings: Phát tâm vô biên độ thoát tất cả chúng sanh.

Awaken-cause: Liễu nhân.

Awaken the truth: Nhập—To enter—

Entrance—Bring or take in—Entry—Awaken to the truth—Begin to understand—To relate the mind to reality and thus evolve knowledge—

Chứng hội hay hiểu biết sự vật.

Awaken to the truth: Ngộ đạo.

Awakened: Giác ngộ—Awakening—

Enlightenment.

Awakened mind: See Giác Ngộ Tâm. Awakened One: Giác Giả—Đấng Giác ngộ— Buddha—See Phật.

Awakened person: Người tỉnh giác (giác ngộ).

Awakened to the way: See Phát Ngộ.

Awakening: Bodhi (p & skt)—Bồ Đề—Tỉnh thức—Tỉnh ngộ—See Giác Ngộ. Awakening of the Bodhicitta: Which takes place in the depths of one’s being, is a great religious event—See Phát Tâm Bồ Đề. Awakening and discipline: Thừa Giới (tỉnh thức và giữ giới).

Awakening of Faith: See Đại Thừa Khởi Tín

Luận.

Awakening of the Mahayana Faith: Luận về truyền thống Phật giáo Đại Thừa—See Đại Thừa Khởi Tín Luận.

Awakenment: Bồ Đề (chứng đắc, giác ngộ).

Awareness of breathing: Anapana (skt)—A Na Ba Na—Breathing meditation (exhalation and inhalation)—Sổ tức quán (sự chú tâm vào hơi thở)—See Quán Sổ Tức.

Awakening to the enlightened knowledge and vision: Ngộ giác tri kiến Phật.

Awakening and Enlightenment: See Giải Ngộ Và Chứng Ngộ.

Awakening vs. Enlightenment: Buddhists should have a clear distinction between “Awakening to the Way” (Great Awakening) and attaining Enlightenment or enlightening the way—Phật tử nên có một sự phân biệt rõ rệt giữa “Thấy được Con đường” và “Đạt được Con đường.” 1) Awakening the Way: Thấy được Con đường:

  1. Through practice of meditation and or Buddha recitation, one can have a complete and deep realization of what it means to be a Buddha and how to reach Buddhahood: Qua thiền tập hay niệm Phật, chúng ta có thể có được một sự toàn chứng sâu sắc về Phật và làm sao để đạt đến Phật quả.
  2. Awakening the way means to see one’s True Nature, to comprehend the True Nature of things, or the Truth: Thấy được Đạo tức là thấy được bản tánh thật của con người và sự vật, hay chân lý.
  3. When a cultivator experiences a Great Awakening (awakens to the Way), he or she only temporarily suppresses afflictions, greed, hatred, and anger, but has not yet eliminated them: Khi hành giả đã thấy được đạo, tức là người ấy đã tạm thời che ngự được những phiền não, tham, sân, si, nhưng chưa tận diệt hoàn toàn.

2) Enlightenment: Chứng Đạo—Attainment of the Way:

  1. Only after becoming a Buddha can one be said to have truly attained Supreme

Enlightenment: Chỉ khi nào thành Phật thì chúng ta mới có thể nói rằng đã chứng đạo.

  1. A cultivator who has already attained the Way or achieved Supreme Enlightenment; that person already got rid of all afflictions, as well as all greed, hatred, and anger: Người Đạt Đạo là người đã tận diệt mọi phiền não, cũng như tham, sân, si.

Awakening of the Faith (Treatise): Uprising of faith—Treatise on Awakening of Faith—A major commentary which presents the fundamental principles of Mahayana Buddhism—Bộ Luận trình bày giáo pháp Phật giáo Đại thừa căn bản— See Khởi Tín Luận.

Awakening of Faith in the Great Vehicle: Đại trí Độ—Treatise on the Awakening of Faith— See Luận Đại Trí Độ.

Awakenings of Great People: Đại nhân giác— See Bát Đại Nhân Giác.

Awakening others: Enlightening or awakening of others—See Giác Tha.

Awakening Path: Con đường Giác Ngộ.

Awakening or seeing into your True-nature: Awakening or seeing into your True-nature and at the same time seeing into the ultimate nature of the universe and all things—Kiến tánh ngộ đạo hay nhìn thấy tự tánh chân thật của mình và đồng thời nhìn thấy bản tánh tối thượng của vũ trụ và vạn vật—See Giác Ngộ.

Awakening stick: See Thiền Bản.

Award (v): Ban cho—To give—To bestow—To endow—To grant.

Aware of: Biết—To know. Awareness (n): Buddhi (p & skt)—Giác—Ý thức—Tỉnh thức—Awakening— Knowledge—Understanding—See Tỉnh Thức.

Awareness that the fire of birth and death is raging: Giác ngộ lửa dữ sanh tử gây ra vô lượng khổ não khắp nơi—See Bát Đại Nhân Giác. Awareness that the five categories of desire lead to difficulties: Giác ngộ rằng ngũ dục dẫn đến lỗi vạ—See Bát Đại Nhân Giác.

Awareness that the human mind never feels satisfied: Giác ngộ rằng tâm chúng sanh không bao giờ biết đủ—See Bát Đại Nhân Giác.

Awareness that ignorance is the cause of the endless cycle of birth and death: Giác ngộ rằng vì si mê nên phải sinh tử tử sinh không dứt—See Bát Đại Nhân Giác.

Awareness that laziness is an obstacle to

practice: Giác ngộ rằng biếng lười là đọa lạc— See Bát Đại Nhân Giác.

Awareness that more desire brings more

suffering: Giác ngộ rằng ham muốn nhiều là khổ nhiều—See Bát Đại Nhân Giác.

Awareness and pondering: Acts of intellectuation—Giác quán.

Awareness that poverty creates hatred and

anger: Giác ngộ rằng nghèo khổ sinh nhiều oán hận giận hờn—See Bát Đại Nhân Giác. Awareness of incompleteness: Cảm thấy sự bất toàn.

Awareness of insufficiency: Cảm thấy không đầy đủ.

Awareness and pondering: Giác quán—Acts of intellectuation, both of them hindrances to abstraction, or dhyana—Suy nghĩ thô sơ và suy nghĩ tường tận, cả hai đều hại đến việc định tâm hay thiền định.

Awareness of all realms of reality: All Buddhas abide in awareness of all realms of reality—Chư

Phật trụ nơi giác ngộ tất cả pháp giới.

Awareness that the world is impermanent:

Giác ngộ rằng cõi thế gian là vô thường—See Bát Đại Nhân Giác.

Awefulness: Oai linh.

Awe-inspiring: Wrathful majesty: Oai nộ— Dreadful (terrible, terrific, terrifying): Khủng khiếp.

Awe-inspiring gods: Satagiri (skt)—Aweinspiring spirit—Oai thần.

Awe-inspiring majesty: Prabhava (skt)— Augustness—Demeanors—Imposing exterior—

Majestic—Martial bearing—Noble bearing— Stateliness—Oai Nghi—See Tứ Oai Nghi. Awe-inspiring spirit: Satagiri (skt)—Aweinspiring gods—Oai thần. Awe-inspiring virtue: Tedjas (skt)—Oai Đức. Awesome power: Đại oai đức lực—See Mười

Lực Của Chư Phật.

Awesome spirit: Oai thần. Awesome spirit of the Buddha: Oai thần của

Đức Phật.

Axiology (n): Giá trị luận.

Axiom (n): Tất Đàn Đa—Cách ngôn (lời vàng)— Chân lý hay sự thật hiển nhiên.

Axis (n): Trục.

Axobya: Another term for Aksobhya—A súc bệ—

Vô nộ, vô sân, vô động.

Ayacana-sutta (p): Sutra on request, in the Samyutta nikaya VI.1—Kinh Thỉnh Nguyện, Tương Ưng Bộ VI.1.

Ayahkanda (skt): A Dạ Kiện Đa—An iron arrow—Thiết tiễn (mũi tên sắt).

Aya-kosallam (p): Skills in going forward—Tăng ích thiện xảo.

Ayan: Quán—Contemplation.

Ayana (skt): Experiential entry into Buddha truth (going to reality): Chứng nhập—Non-yana: Phi

Thừa.

Ayasma (p): Venerable: Thượng Tọa, tôn quý.

Ayaso (p): Bad repute—Defamation—Defame— Disgrace—Malign—Shame—Nhục (Ác Văn) hay tiếng nhơ hay sự hủy báng—See Bát Phong.

Ayatana (skt & p): Sphere—Twelve sense fields—See Thập Nhị Xứ. Ayatane (p): Hành Trì—Conduct and keeping— Practice and continuance.

Ayiraka (skt): Arya (skt)—See Ariya-puggala.

Ayodhya (skt): A du đà quốc—A Du Đồ quốc—A Thâu Đồ—Ayodhya literally means “No

Conflict.”—See A Du Đà. Ayoga-vihita-karma (skt): Not to produce karma—See Bất Ưng Tác Nghiệp.

Ayoniso-manasikara (skt): Unwise attention to an object—Unwise training of thought in meditation—Sự chú ý không khôn ngoan vào một đề mục trong thiền định.

Ayoniso-manasikara-sutta (p): Sutra on inappropriate attention, in the Samyutta nikaya IX.11—Kinh Niệm Không Thích Đáng, Tương Ưng Bộ IX.11.

Ayu (p): Age—Years of age—Niên Tuế—Tuổi. Ayukkhaya (p): Ayuksaya (skt)—Exhaustion of the life span—See Mạng Trược. Ayuksaya (skt): Ayukkhaya—See Mạng Trược. Ayur-sastra (skt): A Do Luận—Treatise on discussing about the art of long life—Luận trường thọ của kinh Vệ đà (Ấn giáo).

Ayurveda (skt): A Do—One of the Sacred Veda

Scriptures, discussing about the art of long life— Một trong các sách Thánh Vệ Đà bàn về nghệ thuật sống cho được trường thọ.

Ayus (skt): Life time—Thọ mạng.

Ayusmant (skt): Having long life—See Cụ Thọ.

Ayusmat (skt): Venerable monk—An experienced-old and veteran senior who possesses of vital power, healthy, long-lived. A kind of honorific title for royal personages and Buddhist monks—Vi sư trưởng lão, có quyen hạn trong tự viện, người có sức khỏe và sống thọ. Một danh hiệu cho những nhân vật hoàng tộc hay các nhà sư Phật giáo.

Ayuta (skt): A Do Đa—A Du Đa—An ancient Indian numerical unit, an extremely large number, approximately a billion—Một đơn vị số lượng cổ Ấn Độ, một số lượng cực lớn, khoảng một ngàn triệu.

Ayutthaya (skt): Name of a kingdom in what is now Thailand. It was ruled by thirty-six kings from 1350 to 1767. Two most important monasteries were built in this kingdom in 1384 (Mahathat) and in 1424 (Ratchaburana)—Tên của vương quốc mà bây giờ là Thái Lan. Vương quốc này được 36 vị vua trị vì từ năm 1350 đến năm 1767. Có hai tu viện quan trọng được xây tại đây vào năm 1384 (Mahathat) vao năm 1424 (Ratchaburana).

A-yu-wang (chi): See Asoka. A-yu-wang Shan (chi): Aikuo-zan (jap)—A Dục Vương sơn—See Asoka Mountain.

Ayya (p): Ariyo (p)—Arya (skt)—See Tôn Giả. Ayyaputta (p): Spoiled son—Con được chiều chuộng quá mức.

Ayyaputtaka (p): Husband—Người chồng.

Azegami Baisen Zen master: Bạn Thương Mai Tuyền Thiền Sư—Name of a Japanese Zen master in modern days—Tên của một Thiền sư Nhật Bản trong thời cận đại.

Azuma Ryuushin: Đông Long Chơn Thiền Sư— Name of a Japanese Zen master, author of the book titled “Soto school” (Ts’ao-Tung-Tsung)— Tên của một Thiền sư Nhật Bản, tác giả của bộ Tào Động Tông.

B

B.C.E.: Before Christian Era—Trước kỷ nguyên thien chúa.

Babylone (n): Thủ đô của đế quốc Babylonia. Backbite (v): Gièm pha—Nói hành nói tỏi—To blacken—To speak ill of someone. Backbiting speech: Pisuna-vaca (skt)—Malicious speech—See Ly Gián Ngữ. Background halo: Hậu Quang—The halo behind the image—Vầng hào quang sau bức tượng. Back-scratcher: Dưỡng Hòa Tử—A term for a ceremonial sceptre, or a talisman—Cây dùng để gãy lưng, một từ dùng để chỉ bùa “như ý”.

Backslide from Mahayana: Revert to

Hinayana—Thoái Đai (lui bước trước Đại Thừa để chuyển bước sang Tiểu Thừa).

Backslide from meditation: Thoái định. Backsliding: Retrogression—Thối chuyển—Trở nên tồi tệ hơn.

Backsliding dharma: Parihana-dharman (skt)—

Thoái Pháp.

Back up (v): Giúp—To give a hand—To help— To assist—To aid.

Backwards: Thụt lùi.

Backward or forward: Nghịch Thuận—The adversaties, resisting and complying, opposing and according with, reverse or direct—Còn gọi là “Vi Thuận.” Trái ngược với chân lý gọi là nghịch, thuận với chân lý là thuận.

Backward step to our original state: Taiho (jap)—Thoái Bộ.

Bactria (skt): Bukhara, or Kusana (skt)—Bạc Khư La—Name of Yueh-Chih, a country north-west of India and Himalayas—Tên nước Nguyệt Chi, nằm về phía tây bắc của Ấn Độ, cũng như dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Bad (a): Unlucky—Bất tường—Xấu.

Bad actions: Akusala-karma (skt)—Ác nghiệp.

Bad advisor: Bad friend—See Ác Tri Thức. Ba-Daishi (jap): Mã Đại Sư—The Great Horse Master—See Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư.

Badaksan (skt): Bạt Sáng Na—Bát Đạc Thương Na—A mountain district of Tukhara. Name of a small country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D.—Một vùng núi thuộc Tukhara. Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch.

Bad character: Nết xấu.

Bad company: Ác hữu (bạn bè xấu ac).

Bad conditions: Evil conditions—Ác Duyên— External conditions or circumstances which stir or tempt one to do evil—Điều kiện, hoàn cảnh, hay sự việc bên ngoài dụ dỗ hay khiến con người làm điều ác.

Bad consequence: Punishment—Recompense for ill. As a man sows, so shall he reap—Ác Báo— Quả báo xấu (Kẻ làm việc ác phải nhận lấy ác báo). Gieo gió gặt bão.

Bad deeds: Ác nghiệp—Hành vi xấu. Bad destiny: Bạc mệnh.

Bad dreams of King Ajatasatru: Những cơn ác mộng của vua A Xà Thế—The five bad dreams of King Ajatasatru on the night that the Buddha entered nirvana—Năm cảnh mộng của vua A Xà Thế trong đêm Đức Như Lai nhập Niết Bàn.

Bad or evil rules and customs: Ác Luật Nghi.

Bad example: Gương xấu.

Bad external conditions: Bad external

circumstances which stir or tempt one to do evil— Ác duyên.

Bad fame: Ác danh.

Bad fortune: Hung—Bad luck—Vận xấu—Vận rủi.

Bad friend: Bad intimate—Bad teacher—Evil friend—Ác Sư Hữu—See Ác Tri Thức.

Bad habits: Thói quen xấu.

Bad influence of stars: Ảnh hưởng xấu của các vì sao.

Bad intention: Evil thoughts—Ill thought—Ác Dục—Subversions or subverters—Tưởng điên đảo hay ác tưởng, hay tư tưởng xấu xa.

Bad intimate: Bad friend—Bad teacher—Evil friend—See Ác Tri Thức.

Bad karma: Bất thiện nghiệp—Ác nghiệp—Bad karma created by committing the five grave sins and the ten unwholesome deeds, which will result in misery—Nghiệp gây ra bởi các tội ác như ngũ nghịch hay thập ác, đưa chúng sanh đến chỗ khổ đau phiền não.

Bad language: Lời thô tục—Foul language— Coarse language.

Bad men stick together to do evil things: Kẻ ác cùng toa rập nhau để làm điều ác (Đồng ác tương tế).

Bad nature: Ác tánh.

Bad News Ghost King: Quỷ Vương Chủ Hao.

Bad reputation for immorality and misconduct:

Người ác giới, tiếng xấu đồn khắp.

Bad (evil) repute: Ayaso (p)—Defame— Defamation—Disgrace—Shame—Malign—Ác

danh—Nhục hay Ác Văn—Tiếng nhơ hay sự hủy báng.

Bad rules and customs: Ác Luật Nghi.

Bad son and rebellious mandarins: Tặc tử loạn thần (ý nói những thứ tham, sân, si, man, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng…—implied greed, hatred, ignorance, pride, doubt, stealing, sexual misconduct, and lying).

Bad teacher: Bad intimate—Bad friend—Ác tri thức.

Bad-tempered: Gắt gỏng.

Bad ways: According to The Path of Purification, “Bad Ways” is a term for doing what ought not to be done and not doing what ought to be done, out of desire, hate, delusion, and fear. They are called “bad ways” because they are ways not to be travel by Noble Ones—Theo Thanh Tịnh Đạo, tà hạnh là làm những điều đáng lý không nên làm, và không làm cái nên làm, do tham sân si và sợ. Chúng được gọi là đường xấu vì đó là những con đường mà bậc Thánh không đi—See Tà Hạnh.

Badakshan (skt): Bát Đạc Thương Na—A mountain district of Tukhara—Một vùng núi thuộc Tukhara.

Baddha (skt): Bà Đà—Phược Đà—Hệ phược— Fettered—Bound—Tied—Fixed.

Bafuku’s Temple Regulations: See Jiin Hattô.

Bahai (n): Tín đồ đạo Ba Hai.

Bahaism (n): Bahaism also known as the

Splendor of God, founded in 1863 by Husayin—

Đạo Ba Hai, còn có tên là Đạo Huy Hoàng Thượng Đế, do ông Husayin sáng lập năm 1863. Bahaist: (a): Thuộc về đạo Ba Hai—(n): Tín đồ đạo Ba Hai.

Bahira (p): Bahya (skt)—Ngoại—Bên ngoài— External—Outside.

Bahirabhava (p): Bahyubhava (skt)—Outside objects—Ngoại Cảnh.

Bahirdha (skt): External—Ngoại (tiếp đầu ngữ).

Bahirdha-sunyata (skt): Ngoại Không— Emptiness of the outer things—Không của các pháp ngoại tại.

Bahlan: See Dược Già Lãng.

Bahlika (skt): Phược Yết Quốc—See Phược Hát. Bahu (skt): Ardra (skt)—Tham—Name of one of the twenty eight constellations.

Bahudhakuta-suttam (p): Sutra on multiple spheres—Kinh Đa Giới.

Bahu-jana (skt): Ignorant and undeveloped beings—See Quần Manh. Bahujanya (skt): Sattva (skt)—Living beings— Conscious beings—Living creatures—All the living—Sentient beings—All who are born—See Chúng Sanh.

Bahula-kamma (p): Acinna (p)—Acinna-kamma (p)—Habitual karma—Thường Nghiệp—Nghiệp Thường.

Bahularatna (skt): Prabhutaratna (skt)—Bào Hưu

La Lan—Abundance of precious things: Đa bảo— Name of the Buddha mentioned in the Lotus Sutra: Tên Đức Phật Đa Bảo Như Lai được nói đến trong Kinh Pháp Hoa. Bahulata: Arya-Rahula (skt)—See La Hầu La Đa.

Bahulika (p): See Bahu-sruta. Bahuna-sutta (p): Sutra to Bahuna—Kinh

Bahuna.

Bahu-sruta (skt): Learned (one who has learned much)—Đa Văn—Nghe và đọc nhiều kinh điển— To hear and repeat many sutras—Wide erudition. Bahusrutiya (skt): Bahusuttaka (p)—See Đa Văn

Bộ.

Bahussutanam (p): Learned—Sức học uyên thâm.

Bahussuto (p): Learned and steeped in knowledge—Trau dồi kiến thức thâm sâu. Bahusuttaka (p): Bahusrutiya (skt)—See Đa Văn

Bộ.

Bahuvedaniya-sutta (p): Sutra on much emotional tone—Kinh Nhiều Cảm Thọ. Bahuvrihi (skt): The sign of possession—Hữu Tài Thích—See Đa Tài Thích. Bahya (skt): Bahira (p)—Ngoại—Bên ngoài— External—Outside.

Bahyamdhyamaka (skt): See Bahyubhava.

Bahyu-ayatana (skt): Bahira-ayatana (p)— External base—Trần (ngoại trần gồm có sắc, thanh, hương, vị, xúc, và các hiện tượng vật chất và tâm lý. Sở dĩ gọi là trần vì chúng làm chất xúc tác cho thân tâm ham muốn và luyến ái).

Bahyubhava (skt): Bahirabhava (p)—Outside objects—Ngoại Cảnh—Cảnh vật bên ngoài— External things—External world—Ngoại vật— The external objects of the six senses—Six gunas—Six dusts—The six sense objects—

External objects—See Lục Trần. Baike-Goyo (jap): Mai Hoa Ngũ Diệp—A plum flower as five petals, represents the oneness of the whole and its parts—Chỉ tánh nhất thể của tổng thể và những thành phần của nó.

Baimasi (chi): Pai-ma-ssu—Name of a famous temple in Lo-Yang, China—Bạch Mã Tự, tên của một ngôi chùa nổi tiếng ở Lạc Dương, Trung Hoa. Baisenji (jap): Mai Tuyền Tự—Name of a famous temple in Japan—Tên của một ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản.

Baito (jap): See Plum tea.

Baiyu-Jikushin (jap): Thiền sư Baiyu-Jikushin (1633-1707)—Name of a Japanese Soto monk who was born in Osaka and became a Buddhist monk at age eleven. Later, he participated in reform movements within the Soto sect. They were successful in their efforts, and “isshi injo” became the norm once again. “Isshi injo” means “one-master seal confirmation” or training of a Zen student by a single master. The neccesity of “one-master seal confirmation” has been stressed, particularly in Japanese Soto Zen since the 17th century, in order to counteract the tendency of Zen student to go from master to master—Tên của một thiền sư thuộc phái Tào Động Nhật Bản, sư sanh ra tại Osaka và xuất gia năm mới 11 tuổi. Về sau, sư đã tham dự vào những phong trào cải cách cho tông Tào Động. Phong trào này đã thành công trong vấn đề “nhất sư ấn chứng” hay ấn chứng xác nhận của chỉ một thầy. Đây là việc đào tạo một thiền sinh dưới sự hướng dẫn của chỉ một thiền sư duy nhất, Sự cần thiết của việc ấn chứng xác nhận của chỉ một thầy bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ XVII, đặc biệt trong phái Tào Động Nhật Bản, nhằm chống lại khuynh hướng của nhiều học trò chạy hết thầy nầy tới thầy khác.

Baiyun Shouduan: Hakuun Shutan (jap)—See

Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư.

Baizhang Huaihai: Hyakujo Ekai (jap)—Paichang-Huai-hai—See Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư.

Baizhang Niepan: Hyakujo Nehan (jap)—Paichang Nieh-p’an—Bách Trượng Niết Bàn—See Bách Trượng Duy Chánh Thiền Sư.

Baizhangqinggui (chi): Hyakujo-Shingi (jap)— BáchTrượngThanh Quy—Baizhang’s precise rules and regulations and the emphasis on manual labor for Zen practitioners.

Bajiao Huiqing: Basho Esei (jap)—Pa-chiao Huich’ing—See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư. Bakhin: Burmese lay Buddhist meditation teacher, who worked for most of his life as an accountant and served as Accountant General of Burma from 1948 to 1953. He developed a method of “Vipassana” practice that emphasized intensive meditation retreats and downplayed the importance of theoretical knowledge. His style of meditation has been carried on by a number of his students who themselves became prominent meditation teachers, such as S.N. Goenka, Ruth Dennison, and Robert Hover, etc—Một Thiền sư tại gia người Miến Điện, cả đời ông làm về kế toán tài chánh, từ năm 1948 đến năm 1953 ông đã làm Trưởng Phòng Kế Toán Tài Chánh. Ông đã khai triển một phương pháp thực tập thiền “Minh Sát” nhấn mạnh đến sự thiền hành sâu sắc nơi ẩn dật và xem nhẹ tầm quan trọng của kiến thức về lý thuyết. Phương thức hành thiền của ông đã được xúc tiến bởi một số đệ tử, những người sau này trở thành những thiền sư nổi tiếng, chẳng hạn như S.N. Goenka, Ruth Dennison, và Robert

Hover, vân vân.

Bakufu (jap): See Military government.

Bala (skt & p):

(A) Bala means strength—Bala có nghĩa là sức mạnh:

  1. Power—Might—Strength—Quyền thế—Oai quyền—Sức mạnh—Authority A Sanskrit term which means “Power.”—Từ Phạn ngữ có nghĩa là “Sức lực.”
  2. Name of the sister of Ananda who offered milk to Sakyamuni: Tên của em gái của Ngài A Nan Đa, người đã dâng sữa lên Đức Phật.
  3. Bạt Lam: Mudrabala (skt)—Số lượng một triệu tỷ tỷ tỷ tỷ—Ten septillions (1042 ).

(B) Bala means ignorant: Bala có nghĩa là ngu muội: Ngu Phu.

  1. A man not yet illuminated, i.e., ignorant: Người không giác ngộ.
  2. Ignorant, immature, a simpleton, dominated by avidya (ignorance): Kẻ bị vô minh chế ngự.

(C) Bala means young—Trẻ.

Bala-abhijna-vasita (skt): The powers supernatural-faculties-self-mastery—Các năng lực siêu nhiên—See Thần Thông. Bala-cakravartin (skt): Chuyển Luân Thanh Vương—Wheel-Turning King.

Baladatta (skt): Dũng Đức Phật—Bravery virtue

Buddha—Courageous virtue Buddha—Vigourous virtue Buddha.

Baladeva (skt): Courageous celestial beings— Dũng thiên—Name of a naga king—Tên của một vị long vương.

Baladitya (skt): Ấu Nhật—See Tân Nhật Vương. Balahaka (skt): Bà La Ha—Vua về ngựa—A king of horses, or possessing horses.

Balam (p): Bala (skt)—Power—Lực.

Balance (v): Quân bình.

Balance in infinite consciousness: The power of perception and understanding are unlimited— See Thức Vô Biên Xứ Định.

Balance in infinite space: The mind becomes void and vast like space—See Không Vô Biên Xứ Định.

Balance in not having anything: The discriminative powers of mind are subdued—See Vô Sở Hữu Xứ Định.

Balanced perspective: Nhãn quan quân bình.

Balanced state: Samadhi (skt)—Jo (jap)—Định— Composing the mind—Intent contemplation— Perfect absorption of thought into the one object of meditation. Abstract meditation, the mind fixed in one direction, or field—Hoàn toàn chú tâm vào một chủ đề thiền quán.

Balanced states which transcend the world of matter: Trạng thái thien định vô sắc—The realm of consciouness or knowledge without thought is reached—See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định. Balanced state of truth: Samyak-sambodhi (skt)—Tokaku (jap)—See Đẳng Giác.

Balance in transcendence of thinking and not thinking: Balanced states which transcend the world of matter—Trạng thái thiền định vô sắc. Balapandita (p): Hiền Ngu—The fool and the wise—Kẻ ngu người khôn.

Balapandita-suttam (p): Kinh Hiền Ngu—Sutra on the fool and the wise—Kinh nói về kẻ ngu và người khôn.

Bala-paramita (skt): Resolution—Bala-paramitas is the most significant paramita of the last four paramitas of the ten paramitas, because it is their focus on their commitment to action—Lực ba la mật là yếu tố có ý nghĩa nhất trong bon ba la mật sau cùng của thập ba la mật bởi vì chính lực ba la mật chuyển Bồ Tát đến thực hành hạnh nguyện— See Lực Ba La Mật and Mười Ba La Mật.

Balaprthagjana (skt): Bà La Tất Lật Thác Ngật Na—Bà La Tất Lý Tha Ngật Na—Bà La Tất Lỵ Tha Già Đồ Na—Ngu Phu.

  1. Low, foolish people: Ngu Dị Sinh—Chỉ hạng phàm phu ngu si thấp hèn.
  2. Natural-minded, as children, of common intelligence and ideas: Tiểu Nhi Biệt Sinh— Trí óc tự nhiên như trẻ con.
  3. A man in his natural state, unilluminated, unenlightened: Người không giác ngộ.

Bala-puthujjana (p): Foolish wordling.

Bala-samyutta (p): Ngũ Dũng—Sutra on the five strengths, in the Samyutta nikaya, 50—Kinh Ngũ Dõng, Tương Ưng Bộ, tập 50.

Balata (skt): Courageous nature—Dõng tánh. Balatchakravartin (skt): Wheel-turning king— Chuyển Luân Thánh Vương.

Bala-vyuha (skt): Lực Tấn—Power of advance. Bala-vyuha-samadhi (skt): Lực Tấn Tam Muội— Power of advance samadhi.

Bald-headed foolish person: Người ngốc đầu hói.

Bald-headed thief: See Trộm Đầu Hói.

Bali (skt): Ba Trĩ—Vua A tu la—King of all asuras.

Balidanam (skt): Giving offering—Bố thí—Dâng cúng—See Cúng Dường.

Balimani (skt): Balimani yaksa—Dạ xoa Bà lợi ma ni—Name of a yaksa who always tries to protect sentient beings from calamities and afflictions—Tên của một loài dạ xoa luôn cố gắng bảo hộ chúng sanh khỏi tai ách và khổ não.

Balimani yaksa: See Balimani.

Balin (skt): Đại lực giả—The strong one, an epithet of the Buddha—Vị có sức mạnh to lớn, một danh hiệu của Đức Phật.

Baling Haojian: Pa-ling Hao-chien—See Ba

Lăng Hạo Giám Nhạc Châu Thiền Sư. Ball of doubt: Nghi Đoàn—A Zen expression for the tension that builds up in a Zen practitioner, especially when teaching or working on a koan. According to Zen master Hakuin Ekaku, the formation of this ball of doubt is one of the essential elements of Zen practice. When the ball of doubt finally shatters, the practitioner has an experience of enlightenment (satori). Zen texts sometimes use the phrase “to smash the ball of doubt” as an expression for attaining great enlightenment—Quả bóng nghi tình, một thuật ngữ Thiền diễn tả sự căng thẳng tăng dần trong tâm của vị hành giả tu Thiền, đặc biệt khi hành giả này đang tu tập một công án. Theo thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, sự thành lập nghi tình là một trong những yếu tố cần thiết trong tu tập thiền định. Cuối cùng khi quả bóng nghi tình này vỡ tung thì cũng là lúc hành giả kinh nghiệm giác ngộ. Sách vở nhà Thiền có khi cũng dùng từ “Đập vỡ quả bóng nghi tình” như sự diễn tả cho việc đạt được đại giác—See Nghi Đoàn and Nghi Tình Và Đại Ngộ.

Ball of hair used in meditation hall: See Thiền Cầu.

Balopacarikam (skt): Dull-witted meditation practitioner—See Ngu Phu Sở Hành Thiền.

Baluka (skt): See Bát Lộc Ca.

Bamboo Forest: Trúc Lâm—See Bamboo Grove.

Bamboo Forest Monastery: Venuvana (skt)— Trúc Lâm Tự—Trúc Viên—Trúc Uyển—See

Trúc Lâm Tịnh Xá.

Bamboo Grove: Venuvana (skt)—See Trúc Lâm. Bamboo-Grove Vihara: Bamboo Forest

Monastery—See Trúc Lâm Tịnh Xá. Bamiyan (skt): Phạm Diễn Na Quốc—See Phạm Diễn Na.

Ban: Forbid (n) or Prohibition: Lệnh cấm—To forbid (v) or to prohibit: Cấm đoán. Band of ascetics: Đoàn tu hành khổ hạnh.

Band of six shavelings: Rokugun-Tokushi (jap)— Lục Quần Thốc Tử—The band of six bald children in the Buddha’s order were Nanda, Upananda, Kalodayin, Chanda, Asvaka, and Punarvasu. It is said that their misconduct led to the formulation of precepts—Nhóm sáu người đầu trọc trong giáo đoàn đức Phật gồm Nan Đà, Bạt Nan ĐàCa Lưu Đà Di, Chiên Đà, A Thấp Bà Ca, và Bán Nô Bà Tô. Người ta nói rằng những hành xử sai trái của họ đã đưa đến việc hình thành giới luật—See Lục Quần Tỳ Kheo.

Bandha (skt): Attachment—Bind—Bond— Bondage—Tie—Phược—Afflictions and Attachment—Another name for affliction—Tên gọi khác của phiền não.

Bandhana (skt): Samyojana (skt)—Binding—Kết. Bandhu-prabha (skt): Prabha-mitra (skt)—See Thân Quang.

Bandhusri (skt): See Thân Thắng. Bandhyaputra (skt): Son of a barren woman— See Thạch Nữ Nhi.

Bandit (n): Đạo tặc.

Bandit of the six organs: The five sense-organs (eyes, ears, nose, tongue, body) and the mind that cause hindrances to the practicing of the Way, compared to bandits—Ngũ căn và ý làm cản trở tu đạo, được ví với đạo tặc—See Lục Tặc.

Bandit without a sword: See Vô Đao Đạo Tặc. Bane: Sự tai hại—The Buddha renounced all magnificences in life when he perceived the bane that lies in desires—Đức Phật từ bỏ tất cả những huy hoàng trong đời sống khi Ngài nhận ra sự tai hại nằm ngay trong các dục.

Banish (v): Thanh loc—Xua đuổi.

Banish karma: Chuyển nghiệp.

Bank of enlightenment: Shore of enlightenment, which Buddha has reached after crossing the sea of illusion—Giác ngạn.

Bank of the Ganges: Gangatira (skt)—Bờ sông Hằng.

Banka (jap): Công phu tối—Kinh chiều—Evening sutra recitation—A Japanese Buddhist term for “Evening session.” The evening sutra recitation, part of the daily routine in a Buddhist temple or a Zen monastery—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Công phu tối.” Đọc kinh buổi chiều, một phần của nghi thức thường nhật trong một tự viện hay Thiền viện.

Bankai (jap): Ten thousand times—Vạn Hồi, vạn lần.

Banka-Zoji (jap): Quét dọn sau thời kinh chiều— A Japanese Buddhist term for “Clean-up after Evening session.” Clean-up of the interior rooms, part of the daily routine of a Buddhist temple or a Zen monastery—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Quét dọn sau thời công phu tối.” Việc quét dọn tự viện sau thời công phu tối, một phần trong công việc hằng ngày trong tự viện hay Thiền viện.

Bankei (jap): Sư Bàn Khuê của Nhật Bản (16221693)—Bankei Eitaku—See Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư.

Bankei Eitaku (jap): Sư Bàn Khuê Vĩnh Trác (1622-1693)—A famous Japanese Zen master of the Lin-Chi school—See Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư.

Bankei Osho (jap): Sư Bàn Khuê của Nhật Bản (1622-1693)—Bankei Eitaku—See Bàn Khuê

Vĩnh Trác Thiền Sư.

Bankei Yotaku (jap): Sư Bàn Khuê (16221693)—Bankei Eitaku—See Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư.

Bankokuji (jap): Vạn Quốc Tự—Name of one of the famous temples in Japan—Tên của một trong những ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản.

Banmin-tokuyo (jap): Sư Vạn Dân Đức Dụng— Name of a famous monk in Japanese Buddhism—

Tên của một nhà sư nổi tiếng trong Phật giáo Nhật Bản.

Banner (n): Dhvaja or Ketu or Pataka (skt)— Phướn—Flag—Streamer. Banner decorated with gems: Ratnadhvaja

(skt)—Bảo phan, phướng.

Banner Of Eternal Light Buddha: Phật Thường Quang Tràng.

Banners and flags: Kỳ phiên—Cờ phướn. Bannô: Affliction (n)—Distress—Misery—Pain— Suffering—Nỗi khổ sở—See Phiền Não.

Banpo (jap): Vạn Pháp—All (ten thousand) dharmas—All things, noumenal and phenomenal existence—Tất cả sự lý của vạn hữu (tự thể quy tắc, ngay cả những điều không có đề cũng gọi là pháp).

Banpo-Sokushin (jap): All dharmas are created only by the mind—Everything is created by mind alone—See Vạn Pháp Duy Tâm Tạo. Banri-Mu-Sunso (jap): See Ten thousand miles, not an inch of grass.

Bansan (jap): Banka (jap)—Kinh Tối—Công phu tối trong thiền viện—Evening devotion or evening sutra recitation in a Zen monastery. Bansho (jap): Myriad phenomena—Vạn tượng. Banter with all sentient beings as sphere of action: Bodhisattvas teach sentient beings according to their needs and cause them to become free—Dùng sự nói chuyện đùa tạp với chúng sanh làm chỗ sở hành, vì tùy nghi giáo hóa và khiến cho chúng sanh được giải thoát. Banyan grove: Rừng đa.

Banyan tree: Nyagrodha (skt)—Cây đa.

Banzan-Hoshaku (720-814): P’an-shan-Pao-chi—

Panshan-Baoji—See Bàn Sơn Bảo Tích Thiền Sư.

Banzuiji (jap): Vạn Trung Tự—Name of one of the famous temples in Japan—Tên của một trong những ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản.

Baoci Xingyan: Hoji Gyogon (jap)—Pao-ts’u Hsing-yen—See Báo Từ Hành Ngôn Thiền Sư. Bao’en Xuanze: Hoon Gensoku (jap)—Pao-ên Hsuan-t’se—See Báo Ân Huyền Tắc Thiền Sư. Bao-Feng-Kewen: Hobo-kokumon (jap)—Bảo Phong Khắc Vân—See Đâu Phong Khắc Vân. Baofeng Weizhao: Hoho Isho (jap)—Pao-fêng Wei-chao—See Bảo Phong Duy Chiếu Thiền Sư.

Baofu Congzhan: Hofuku-Juten (jap)—Pao-fu Ts’ung-chan—See Bảo Phước Tòng Triển Thiền Sư.

Baoning Renyong: Honei Ninyu (jap)—Pao-ningJen-yung—See Bảo Ninh Nhân Dũng Thiền Sư. Bao Quoc Temple in Hanoi: Chùa Bảo Quốc Hà

Nội.

Bao Quoc Temple in Hue: Chùa Bảo Quốc ở

Huế—Name of an old temple in Huế, Vietnam—

Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Việt Nam.

Baoshou Yanzhao Zhenzhou: Hoju Ensho (jap)—Pao-shou Yen-chao—See Bảo Thọ Diên Chiểu Trấn Châu Thiền Sư.

Bao Thap Pagoda: Chùa Bảo Tháp—Bao Thap Pagoda was one of the most ancient pagodas in

Vietnam. It is located in Thuong Phuc hamlet, Ta Thanh Oai village, Thanh Tri District, Hanoi city—Chùa Bảo Tháp là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam. Chùa tọa lạc trong thon Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Bao-Ying-Hui-Yung (chi): Nanin-Egyo (jap)— Bảo Ứng Huệ Ngung—See Nam Viện Huệ Ngung Thiền Sư.

Baptism (n): Quán đảnh—Every Buddha baptized a disciple by laying a hand on his head—Mọi vị Phật đều quán đảnh bằng cách để tay lên đầu đệ tử.

Baptism for admitting disciples: Abhisecani baptism for admitting disciples—Quán đảnh dành cho thu nhận đệ tử.

Baptism for advancement or success:

Abhisecani baptism for advancement or success—

Quán đảnh dành cho sự tiến bộ và thành công. Baptism for controlling evil spirits: Abhisecani baptism for controlling evil spirits or getting rid of difficulties—Quán đảnh dành cho việc kiểm soát những thói hư tật xấu.

Baptism of the esoteric sect: Mật Quán—Lễ quán đảnh theo truyền thống Mật tông.

Baptism for ordaining acaryas: Quán đảnh dành cho A Xà Lê (Giáo thọ sư)—Abhisecani baptism for ordaining acaryas, teachers or preachers of the Law.

Baptism for putting an end to calamities: Abhisecani baptism for putting an end to calamities or suffering for sins—Quán đảnh dành cho chấm dứt tai ương, khổ đau và tội lỗi.

Baptism as the summit of attainment of the conception of Buddhahood: Quán đỉnh trụ.

Baptismal (a): Thuộc về phép quán đảnh. Baptismal candle: Đèn cầy dùng trong lễ quán đảnh.

Baptismal formula: Phương thức quán đảnh. Baptismal vase used by the esoteric sects

for pouring water on the head: Kundika (skt)— Precious vase—Precious vessels used in worship—Bảo bình.

Baptismal water of Shingon sect: Sweet dew of immortality—Bất tử cam lộ (Chân Ngôn tông).

Baptize (v): Làm phép quán đảnh—To administrate the ceremony of taking refuge in the Triple Jewel. Buddhism stresses on those who come to the ceremony voluntarily, but externalists want to baptize anyone, including those who are dying and have lost their consciousness—Phật giáo chủ trương quán đảnh cho những ai tự nguyện quy y Tam Bảo, nhưng ngoại giáo muốn rữa tội cho bất kỳ ai, kể cả những người sắp chết và đã mất đi sự nhận biết.

Baptize a disciple by laying a hand on his head: Ma đảnh quán đảnh (quán đảnh bằng cách để tay lên đầu đệ tử).

Baptize a disciple by predicting Buddhahood to him: Thọ ký quán đảnh (quán đảnh bằng cách tiên đoán Phật quả của đệ tử).

Baptize a disciple by revealing a glory to him to his profit: Phóng quang quán đảnh (quán đảnh bằng cách phóng ánh hào quang đến đệ tử để làm lợi lạc cho đệ tử ấy).

Bar (v) someone’s way: Cản đường ai.

Baranashi (skt): Benares—See Ba La Nại. Baranasi (skt): Benares—See Ba La Nại.

Barbarian: Người Hồ—In Chinese texts, the term may apply to any western foreigner. In Zen materials, the expression refers almost exclusively to Bodhidharma, the traditional founder of Zen in China. He is often called the Barbarian with a Red Beard, since it was commonly believed that all foreigners had red hair—Trong sách vở Trung Hoa, từ người Hồ áp dụng cho bất cứ người phương Tây nào. Trong tài liệu nhà Thiền, từ này dành riêng cho Bồ Đề Đạt Ma, vị tổ sáng lập ra Thiền tông Trung Hoa. Người ta thường gọi ông là lão Hồ Râu Đỏ, vì người ta thường tin rằng tất cả những người ngoại quốc đều có lông và tóc màu hung đỏ.

Barbarian from Lin-Nan: Người mọi rợ từ xứ Lãnh Nam—See Người Có Bắc Nam, Phật Tánh Không Nam Bắc.

Barbarous (a): Dã man—Savage—Barbaric. Bardo: Antara-bhava (skt)—Thân trung ấm—Inbetween state that connects the death of an individual with rebirth—Trạng thái trung gian (giữa sự chết và tái sanh)—See Thân Trung Hữu.

Bardo meditation: Trung Gian Tam Muội— Intermediate state of meditation—Trạng thái trung gian của thiền định.

Bardo retreat: Nhập thất Trung Gian Tam Muội—An advanced vajrayana practice in which practitioner is enclosed in total darkness—Tu tập Kim Cang thừa dành cho hàng tu sĩ thâm niên, trong đó hành giả nhập thất hoàn toàn trong bóng tối.

Bardo stage: Thân trung ấm—The intermediate stage between death and rebirth—Intermediate existence body.

Bardo Thodol (tib): Liberation through hearing in the In-between state—See Tử Thư.

Bareau, André: A French scholar of Buddhism, best known for his work on Indian Buddhist sectarianism and the life of the Buddha—Một học giả Phật giáo người Pháp, nổi tiếng với tác phẩm Tông phái Phật giáo và Cuộc Đời Đức Phật.

Bare entity: Duy Hữu Sự—Chỉ có thực thể mà thôi.

Bare-footed: Chân không—Chân đất.

Bare insight: Càn Tuệ—Chỉ có trí tuệ mà thôi. Bare insight stage: Càn Tuệ Vị—Giai đoạn tu tập trong đó hành giả chỉ để ý tới trí tuệ mà thôi.

Bare on one side: Thiên Đản—Bare on one side, i.e. to wear the toga, or robe, over the right shoulder, baring the other as a mark of respect— Hở một bên vai, như mặc áo cà sa choàng qua vai phải và để hở vai trái. Đây là dấu hiệu của sự tôn kính.

Bargaining: Trả giá (hard bargaining—trả giá kỳ kèo)—When buying a merchandise, a Bhiksu or Bhiksuni should not engage in hard bargaining— Khi mua một món hàng, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên kỳ kèo trả giá.

Barque of the Buddha-truth: Pháp Thuyền— See Pháp Châu.

Barren woman: Vandhya (skt)—Thạch Nữ—A woman who is incompetent for sexual intercourse—Người nữ đá, chỉ người phụ nữ không còn khả năng giao hợp và sanh con nữa.

Barrenness (n): Sự hiếm muộn (hoang vu).

Barrenness of delusion: Si hoang vu. Barrenness of hatred: Sân hoang vu.

Barrenness of lust: Tham hoang vu.

Barricade: Varana (skt)—Avarana (skt)— Sreen—Hindrance; a term for the passions or any delusion which hinders enlightenment—Chướng. Barrier: Vighna (skt)—Chướng—Barriers or hinderers—Obstacle.

Barrier of old knowledge: Barrier built of old knowledge—Old knowledge is the obstacle to new understanding—See Sở Tri Chướng. Barrier of sin: The veil of sin, which hinders the obtaining of good karma, and the obedient hearing of the truth—Tội chướng ngăn trở hành giả hành thiện nghiệp, và nghe được chân lý.

Barrier of temptation: Klesavarana (skt) Barrier of temptation, passion or defilement—Hindrance of impurity—Hindrance on spiritual progress—

Phiền não chướng.

Basasita (skt): Vasiasita or Baysyasita (skt)—See Bà Xá Tư Đa.

Baschpa (skt): Bạt Tư Phát—Bạt Hợp Tư Ba— Bát Tư Ba—Name of a Tibetan Buddhist and advisor of Kublai Khan—Tên của một Phật tử Tây Tạng, mà cũng là một vị cố vấn của Kha Hản Mông Cổ Kublai Khan.

Base (a): Đê hèn—Mean—Abject—Vile.

Base (n): Asraya (skt)—Asaya (p)—Sở Y—Basis. Base character: Low capacity—Hạ căn.

Base of conceptual elaboration: Hý Luận Sở

Y—Cái gốc của sự hý luận.

Base consciousness: Ý Thức Căn Bản—Bản ý. Base of defilement: Tạp Nhiễm Sở Y—Gốc của tạp nhiễm.

Base of defilement and purity: Nhiễm Tịnh Y—

Cái gốc của uế nhiễm và thanh tịnh.

Base of deliverance: Vimuttayatanani (p)—Giải thoát xứ.

Base of mindfulness: Niệm Xứ—Nền tảng suy nghĩ.

Base of nescience: Vô Minh Địa—Gốc của vô minh.

Base (v) on: Căn cứ trên.

Based on: Được căn cứ trên.

Base passion: Dục vọng căn bản.

Base rule: Bổn Tắc—Quy tắc căn bản (công án). Based upon dogma of convention: Thế Đế—

All Buddha’s teaching is “based upon the dogmas” that all things are unreal, and that world is illusion—Tất cả các pháp do Phật nói là “giáo đế” (là chỗ dựa nương cho thế đế và đệ nhất nghĩa), rằng tính của chư pháp là không (người đời lại điên đảo cho là có tức là thế đế; các bậc Hiền Thánh thì biết rõ thực tánh của chư pháp là không tức là đệ nhất đế).

Baseless (a): Mithya (skt)—1) False: Hư giả (vô căn cứ); 2) Bottomless: Không tận (không có đáy). Bashashita (jap): Vasiasita or Baysyasita (skt)— See Basasita.

Bashfulness: Apatrapya (skt)—Quý.

Basho (jap): Basho-Yesei (jap)—Zen Master BaJiao-Hui-Qing—Hui-Qing-Ba-Jiao—See Huệ

Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Basho Esei (jap): Hui-ch’ing Pa-chiao (WadeGiles Chinese)—Huiqing-Bajiao (Pinyin

Chinese)—See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư. Basho Esho (jap): See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Basho Yesei (jap): See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Basi-Asita (skt): Nasasata (skt)—Bà Xá Tư Đa— See Basasita.

Basic (a): Căn bản.

Basic body of the commandments: Embodiment of the commandments in the heart of the recipient—Giới thể.

Basic Buddhist Teaching: Nền tảng Phật pháp.

Basic consciousness: Alaya-vijnana (skt)—

Fundamental consciousness—Root consciousness—Thức căn bản.

Basic deluded views: Deluded views are illusory or misleading views and thoughts—See Căn Bản Kiến Hoặc.

Basic ignorance: Mula-vidya (skt)—Căn Bản Vô Minh—Innate ignorance—Vô minh cố hữu. Basic principle of a sect: Tông nguyen. Basic subjects of Buddhist meditation: Đề mục căn bản trong Thiền Phật giáo.

Basic understanding of the Buddha Dharma

(skt): Hiểu biết căn bản Phật pháp.

Basis (n):

  1. Mula (skt): Root—Origin—Căn—Right foundation—Chánh cơ.
  2. Asraya (skt): Asaya (p)—Sở Y—Base.

Basis of commandments: Body of commandments (the embodiment of the commandments in the heart of the recipient)—

Giới thể.

Basis for conceptual elaboration: Phân Biệt Hý Luận Sở Y—Cái gốc hay nền tảng của sự phân biệt.

Basis for conditions: Duyên Y Xứ—Nền tảng của duyên.

Basis for consciousness: Thức Sở Y—Nền tảng của thức—Basis of the thinking consciousness. Basis of the great vehicle: Đại Thừa Cơ Bản— Mahayana-fundamental—Nền tảng của đại thừa. Basis for life: Root or reincarnation—See Mệnh Căn.

Basis of the mind: Tâm Sở Y—Gốc của tâm. Basis for mistaken views: Đảo Kiến Căn Bản— Nền tảng của những cách nhìn sai lầm. Basis of the thinking consciousness: Thức Sở Y—Nền tảng của thức—Basis for consciousness. Basket of Abhidharma: Matrka (skt)—Bản mẫu

(cái giỏ Vi Diệu Pháp).

Baskets (tripitaka) of Buddhist Teachings: Tripitaka (skt)—The three store houses—Three Buddhist Canon Baskets—See Tam Tạng. Basket of Conduct: Cariya-pitaka (skt)—Collection of the conduct of Gotama in previous lives—See Sở Hạnh Tạng.

Basket of discipline: Luật Tạng—Tỳ Ni Tạng.

Basket of philosophical treatises: AbhidharmaPitaka(skt)—Abhidhamma-Pitaka (p)—Higher Dharma—Thesaurus of discussions of discourses—Baskets (tripitaka) of Buddhist Teachings—See Luận Tạng.

Basket of the troublers: Cage of afflictions, i.e.

the passions—See Phiền Lung. Baso (jap): See Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư. Baso Doitsu (jap): Ma-tsu Tao-i—Mazu Daoyi— See Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư.

Baso-Doitsu-Zenji-Goroku (jap): Records of the Words of Zen Master Matsu-Tao-I—Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư Ngữ Lục—See Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư.

Baso Yesei (jap): See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Baspa (skt): Vaspa (skt)—Bà Sư Ba—One of the first five disciples of the Buddha, DasabalaKasyapa, identified with Maha-Kasyapa—Một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Phật, được người ta coi như là Ngài Đại Ca Diếp—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Bassui Tokusho (1327- 1387): See Bạt Đội Đắc Thắng Thiền Sư.

Bassui Zenji (1327- 1387): Bassui-Tokusho

(jap)—See Bạt Đội Đắc Thắng Thiền Sư.

Bat Buu Phat Dai Stupa: Tháp Bát Bửu Phật Đài—A famous Buddha Stupa, located within a vast field of pineapples in Bình Chánh district, Saigon City, South Vietnam—Bát Bửu Phật Đài là một Phật Tháp nổi tiếng, tọa lạc giữa một cánh đồng thơm bát ngát mênh mông, trong quận Bình Chánh, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Bat-monk: See Điểu Thử Tăng. Bathe (v): Tắm rửa—A Bhiksu or Bhiksuni, while bathing, should not sing, recite the sutra, talk loudly, tease or joke—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, trong khi tắm, không nên vừa tắm vừa hát, không nên đọc kinh, nói lớn tiếng, bông đùa hay giỡn cợt.

Bathe the body and reform the heart: Tắm thân gội đức (tảo thân dục đức), ý nói đức hạnh cũng như thân thể phải luôn được tắm gội.

Bathing of the Buddha: Kanbutsu (jap)— Ceremony, especially one performed in China on the birthday of the historical Buddha. To wash a Buddha’s statue in the ceremony of Buddha’s Birthday—Lễ Mộc Dục trong ngày kỷ niệm Phật Đản Sanh.

Bathing drum: See Dục Cổ.

Bathing in the Ganges: See Gangasnana.

Bathkeeper in a Zen monastery: Chiyoku

(jap)—One of the six offices of the monastery of the Western rank (seihan), held by a senior monk. In a traditional monastery, the bathkeeper is responsible for preparing the bath and supervising conduct within the bathhouse, because some members of the community were children.

Bathing days, the only time hot water is available in large quantities, are scheduled every two weeks. The bathkeeper heats the water over a fire, traditionally using leaves and other stuff from cleaning the grounds as fuel—Vị Tăng trông coi Tẩy Tháo Phòng (nhà tắm) trong Thiền viện. Một trong sáu phòng ban nằm về phía Tây trong tự viện, chức vụ này thường được một vị Tăng cao tuổi hạ đảm nhiệm, vị Tăng đảm trách nhà tắm chịu trách nhiệm chuẩn bị nhà tắm và giám thị cách hành sử trong nhà tắm, vì một vài thành viên trong tự viện là trẻ em. Những ngày tắm, thời điểm duy nhất mà nước nóng được cung cấp được sắp đặt mỗi hai tuần một lần. Vị Tăng trông coi nhà tắm nấu nước trên lò, theo truyền thống nhiên liệu phải dùng là lá cây hay những thứ quét dọn và gom lại trong khuôn viên chùa—See Tẩy Tháo Phòng and Tay Tự.

Bauma (skt): Bhumy-avacara-deva (skt)—Địa Cư Thiên—Indra’s heaven on the top of Sumeru, and below the heaven in space—Trời Đế Thích ở trên đỉnh núi Tu Di, nhưng nằm bên dưới Không Cư Thiên.

Bayana (skt): An ancient kingdom and city in Bokhara (modern Bamian)—See Phạm Diễn Na. Bayon: Name of a Khmer temple, which was built in the twelfth century by king Jayavarman VII (1181-1220) at Angkor Thom in northwest

Cambodia—Tên của một ngôi đền Khờ Me, được vua Jayavarman VII xây dưng tại vùng Angkor Thom, về phía tây bắc Cam Bốt ngày nay. B.C.: Before Christ Era—Trước thời đại Thiên Chúa.

B.C.E.: See B.C.

Bdag-nyid (tib): See Atman. Be abhorent from: Mâu thuẫn với—Trái với—

Không hợp với.

Be abhorent of: Ghét cay ghét đắng (về). Be abhorent to: Bị ghét—Mọi người đều ghét sự lười biếng—Laziness is abhorent to everybody.

Be ablaze: Be in flames—Be on fire—Be burning—Đang bừng cháy.

Be able to cease: Năng trừ diệt (có thể diệt trừ).

Be able to enter: Có thể nhập vào được. Be able to establish: Có thể an lập được. Be able to quickly attain: Có thể đạt được nhanh chóng.

Be able to remove: Có thể diệt trừ được (dứt được).

Be able to shake all things: Năng động (có khả năng làm cho động được—See Bát Biến Hóa.

Be about to: Sắp sửa.

Be absent-minded: Lơ đãng.

Be absorbed in: Mê mẫn—Mãi mê.

Be abused: Bị lạm dụng.

Be in accord with: Biểu Đồng Tình—To express agreement—To show sympathy—To agree with. Be accountable for: Chịu trách nhiệm (về)—To be responsible for—Bạn phải chịu trách nhiệm về cách cư xử của bạn—You must be accountable for your own behavior.

Be accustomed to: Thành thói quen—Quen với. Be acquainted with: Quen—Be accustomed to— To be used to.

Be addicted to drink and women: Trầm nịch tửu sắc (nghiện rượu và đàn bà).

Be adept in something: Be expert in something—Tinh thông điều gì.

Be adulterous: Gian dâm—To commit adultery.

Be advanced: Tiến bộ. Be affected: Influence—Move—Be touched— Be moved—Cảm động.

Be affectionate to: Thương yêu—Love.

Be afflicted at (by, with): Đau đớn (về). Be afflicted with calamities: Be afflicted with misfortune—Hoạn họa làm cho chúng sanh ưu tư và phiền não.

Be afflicted with sorrow: Ưu hoạn (hoạn họa của ưu tư).

Be afraid: Sợ hãi.

Be against the Sanghakarman Procedure: To commit an Expression of Regret Offence—Chống lại pháp Yết Ma là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Be akin to: Na ná giống—Thương hại thường na ná giống như tình thương—Pity is often akin to love.

Be alive to: Giác ngộ hay nhận thức được—We are not at all alive to the danger befalling on us— Chúng ta chẳng hề nhận thức được những nguy hiểm đang giáng xuống đầu chúng ta.

Be all ears: Chăm chú lắng nghe.

Be all for the best: Vì kết quả tốt cuối cùng.

Be all set: Sẳn sàng rồi.

Be allowed to do something: Được phép làm chuyện gì.

Be aloof from something: Viễn ly điều gì—A monk should be aloof from sense pleasures and evil states of mind—Một vị Tỳ Kheo nên viễn ly tham dục và trạng thái tâm bất thiện.

Be amenable to the laws: Tuân theo luật lệ. Be angry: Giận dữ—Be in a temper—To get angry—To lose one’s temper.

Be antidotal: Giải độc—Detoxicate.

Anxiety: Sự nóng lòng.

Be anxious about (upon) something: Lo lắng về cái gì.

Be anxious for doing (to do) something: Be eager for doing something—Chăm lo làm việc gì. Be apart from love: See Thoát Ly Ái Dục. Be appointed National Teacher: Be appointed State Counselor—Được phong làm Quốc Sư. Be appointed State Counselor: Be appointed National Teacher—Được phong làm Quốc Sư.

Be as far as possible non-technical: Càng ít chuyên môn càng tốt.

Be ascertained: Parijneya (skt)—Giải Ngộ—To clear a misunderstanding (to comprehend, to be ascertained): Giải thích rõ ràng sự hiểu lầm— Release and awareness: Giải thoát và giác ngộ— The attaining of liberation through enlightenment:

Giải thoát bằng sự giác ngộ.

Be ashamed: Feel shame—Cảm thấy hổ thẹn— You should be ashamed of your bad behavior—

Bạn phải biết xấu hổ về hạnh kiểm xấu của mình. Be ashamed to do something: Xấu hổ khi làm điều gì—Bạn phải biết xấu hổ khi nói dối—You should be ashamed to tell lies. Be associated with: Liên kết với.

Be awaken: Be illumined—Be enlightened—

Được giác ngộ.

Be born in the Buddha-age is difficult: Ngộ Phật Thế Nan (sanh ra nhằm thời có Phật là khó)—See Cửu Nan Sự.

Be born as a non-human: Thọ sinh làm phi nhân. Be in congruence with: To unite—To blend—To be in congruence with—United and harmonious— See Hòa Hợp.

Be at death’s door: Gần đất xa trời—To have one’s foot in the grave.

Be at the end of one’s resources: Cùng kiệt.

Be at ease: Be comfortable and unworried—Ấm no—Thoải mái—Dễ chịu—To be in easy circumstances.

Be at fault: Lầm lỡ.

Be attached to the outside objects: Chấp ngoại cảnh (trước cảnh).

Be attached to the self: Chấp ngã (trước ngã).

Be attached to someone: Luyến ái ai.

Be attached to something: Luyến ái điều gì.

Attachment: Sự luyến ái—Sự tham đắm.

Be attracted by something: Bị lôi cuốn—When the eye sees a form, a Buddhist should not be attracted by its general appearance or its details— Khi mắt thấy sắc, một Phật tử không nên để bị lôi cuốn bởi các tướng chung hay tướng riêng. Be attracted to: To feel affection for—To like— To love—Ái (yêu)—Love or affection between husband and wife, parents and children, etc—Sự yêu thương giữa chồng vợ, con cái—See Thập Nhị Nhân Duyên.

Be averse to idleness: Ghét thói lười biếng.

Be awake to: Cảnh giác—Tỉnh táo.

Be awakened: Bujjhati (p)—Bodhum or

Sambodhi (skt)—Tỉnh—Tỉnh thức—AllKnowing—Attainment of Enlightenment—To awake—To awaken—To become enlightened— To come to oneself—Enlightenment—To be awakened—To comprehend spiritual reality—To understand completely—To wake up—See Giác

Ngộ.

Be aware: Biết việc gì.

Be aware of: Biết—To know.

Be beneficial: Có lợi.

Be of benefit to all sentient beings: Luôn làm lợi lạc cho chúng sanh—See Tam Thân Thanh Tịnh.

Be beside oneself with anger: Phát khùng.

Be blessed with a secure life: Bổn mệnh vững vàng—Được phước với một cuộc sống vững vàng.

Be blinded: Mù quáng.

Be bored of something: Be tired of something—

Nhàm chán cái gì.

Be born: Xuất Sinh—Sanh ra—To produce. Be born again: Reincarnation—Rebirth as the result of karma—See Tái Sanh. Be born again and again: Sanh tử tử sanh—Tái Sanh.

Be born in the central kingdom is difficult: Sanh Trung Quốc Nan (được sanh ra trong xứ trung tâm là khó)—See Cửu Nan Sự. Be born and grown up: Sinh trưởng.

Be born is not to be born, not to be born is to be born: See Sinh Tức Vô Sinh, Vo Sinh Tức Sinh.

Be born in the Sun Palace among the devas: Inferior rebirth—Hạ phẩm (sanh vào Tu La Cung).

Be born in the Vairocana Pure Land: Superior rebirth—Thượng phẩm ( sanh vào Mật Nghiêm quốc).

Be born in the Western Paradise of the Pure Land: Medium rebirth—Trung phẩm (sanh vào Tây Phương Cực Lạc).

Be bound to do something: Be certain to do something—Chắc chắn làm việc gì.

Be burn out: Kiệt sức—To be worn out—To be exhausted.

Be burning: Be on fire—Be ablaze—Be in flames—Đang cháy.

Be burst: Vỡ tan.

Be busy: Bận rộn.

Be careful: Cẩn thận—Be prudent.

Be carved: Chạm trổ.

Be carved out of marble: Được chạm trổ bằng cẩm thạch.

Be certain: Chắc chắn.

Be clever at: Giỏi về.

Be closely connected with something: Có liên hệ chặt chẻ với cái gì.

Be clumsy with one’s hands: Lỡ tay (vụng về). Be comfortable: An lòng—To ease one’s mind about something.

Be comfortable and unworried: Be at ease—

Thoải mái—Dễ chịu.

Be comparable to: Giống như.

Be compassionate: Bi mẫn—To be kind. Be completed and definitive: Đầy đủ và dứt khoát.

Be comprehended: Parijneya (skt)—To comprehend—To be ascertained—See Giải Ngộ. Be concerned about someone: Lo ngại cho ai.

Be confronted with someone: Đương đầu với ai. Be confronted with something: Đương đầu với điều gì.

Be conquered: Bị chế ngự. Be consecrated President: Được phong làm

Pháp Chủ.

Be in contact with: Giao Thiệp—To associate—To enter a relationship with. Be content: Be satisfied with one’s lot—An phận. Be content with one’s lot: An phận—Be satisfied with what we have.

Be contented somewhere: To dwell contentedly on one’s own native soil—An trụ nơi bản địa của mình.

Be converted: Được cải đạo (được giáo hóa).

Be on the decline: Lu mờ—To eclipse.

Be dedicated to omniscience: Hồi hướng tánh nhứt thiết trí—See Mười Pháp Tối Thắng Của Chư Phật.

Be deeply rooted in someone: Bắt rễ sâu trong ai.

Be deranged: Derangement of mind—To be mad—Loạn trí.

Be desirous of everything: Cái gì cũng muốn với tầm mắt thiển cận (Nhãn bì tử bạc)—Shortsighted. Be destroyed: Bị hủy diệt—Nirvana is a state where birth and death are destroyed—Niết bàn là trạng thai trong đó sanh tử được đoạn tận.

Be detached: Ly tham—When the mind is detached, there is no more question of concentration—Khi tâm không còn tham luyến, không còn vấn đề thiền định nữa.

Be detached from the surroundings: Không tham luyến ngoại cảnh.

Be determined: Quyết định—To make up one’s mind.

Be devoted to: Hết lòng—With all one’s heart.

Be discontented: Bất bình—To be displeased.

Be disgraced: Nhục—Dishonored.

Be desirous of something: Khao khát.

Be devoted to one thing: Concentration—

Chuyên nhất.

Be discolored: Look pale—Nhợt nhạt. Be disillusioned: Loose one’s illusion about sins—Tỉnh mộng.

Be dispassionable: Ly tham.

Be dispelled: Bị xua tan.

Be displeased with someone: Be dissatisfied with someone—Không hài lòng với ai.

Be dissatisfied with someone: Be displeased with someone—Không hài lòng với ai. Be disturbed: Lo âu—Worried.

Be down with one’s luck: Gặp vận rủi.

Be due to: Do nơi.

Be dutiful to one’s parents: Hiếu dưỡng cha mẹ—See Bát Phúc Điền.

Be dynamic: Năng động.

Be at ease: Contented—Be at repose—An ổn.

Be at ease and well-nourished: An dưỡng.

Be effective: Có hiệu quả.

Be elected in a position: Được chọn vào chức vụ. Be emaciated very thin and weak: Gầy gò và yếu ớt.

Be at the end of one’s resources: Cùng kiệt.

Be endowed with: Đầy đủ.

Be engaged in politics: Tham gia chính trị. Be enlightened: Be awaken—Be illumined—See

Chứng Quả.

Be enlightened as the result of insight To reflect—See Quán Chiếu.

Be enlightened by someone: Được ai khai thị.

Be entitled: Được đặt đầu đề.

Be envious: Tật đố—See Bát Triền.

Be equal to: To amount to—Đồng nghĩa hay tương đương với.

Be established: Được an trú vào—Be established in the fruit of the First Path—Được an trú vào sơ quả.

Be excited: Lồng lộn (vô cùng hứng thú).

Be exhausted: Hết sức—At the end of one’s resources.

Be extinguished: Bị dập tắt.

Be face to face with someone: Diện kiến với ai. Be faithful: Trung thành—A husband should always be faithful to his wife—See Năm Phép Cung Kính Của Chồng Đối Với Vợ. Be familiar: Quen thuộc.

Be too familiar: Suồng sả.

Be filial (pious) to one’s parents: Hiếu kính cha mẹ—See Bát Phúc Điền.

Be on fire: Be ablaze—Be in flames—Be burning—Đang bừng cháy.

Be far removed: Vivrj or Vivarjana (skt)—Xa lìa—To leave afar off—To be far removed—Free from—See Viễn Ly.

Be far removed from dust: Viễn Ly Trần Cấu. Be far removed from joy of the first dhyana heaven: See Viễn Ly Lạc.

Be at fault: Lỡ lầm—To be mistaken. Be filial towards one’s parents: Hiếu kính cha mẹ.

Be filled with: Be full of—Tràn ngập.

Be filled with compassion for something: Yearn for something—Khát vọng hay mong mỏi có được cái gì.

Be filled with sadness and joy: Be full of sadness and joy—Tràn ngập nỗi buồn vui. Be filled with something: Be full of something—

Tràn đầy cái gì.

Be in financial difficulties: Quẩn bách.

Be on fire: Be burning—Đang cháy. Be flanked by: Be placed on each side—Được đặt hai bên.

Be fond of: Yêu chuộng—To esteem—To like— To love.

Be foolish: Điên khùng.

Be free: Được giải thoat.

Be free from desires or passions: Leave desires or passions—Ly dục.

Be free from all fetters: Thoát ly mọi phiền trược.

Be free from sexual desires: Thoát khỏi dâm dục.

Be free from transmigration: Cùng Sinh Tử

Uẩn—Chấm dứt cái uẩn căn bản dẫn đến luân hồi sanh tử—To exhaust the concomitants of reincarnation.

Be full of: Be filled with—Tràn đầy.

Be in full bloom: Be flowering—Đang nở rộ.

Be full of compassion: Đầy lòng từ bi.

Be full of hope: Tràn trề hy vọng. Be full of something: Be filled with something—

Tràn đầy cái gì.

Be full of wisdom: Trí tuệ tối thượng.

Be furious: Căm tức.

Be gilded: Thếp vàng.

Be in good health: Kiện khang.

Be granted: Được ban tặng (chức). Be grateful: Biết ơn (cảm ân)—Gratitude—To be thankful.

Be grateful to someone for doing something:

Biết ơn ai đã làm việc gì cho mình.

Be grateful for someone’s kindness and seek to return the favour: Cải ân đồ báo (biết ơn ai đã đối xử tốt với mình và tính chuyện đền đáp lại cái ơn đó).

Be guarded in act and word: Be very careful in acting and speaking—Phòng hộ hành động và lời nói.

Be happy in poverty: Thanh bần.

Be harmful: Phương hai—To be detrimental.

Be haughty: Phách lối.

Be heedful (mindful) and self-possessed (calm and confident): Chánh niệm và tỉnh giác.

Be helpful (useful) to someone: Lợi ích cho ai.

Be highly honored by: Được trọng vọng.

Be honest: Ở lành—Lương thiện—To be upright.

Be in human form is difficult: Đắc Nhân Thân Nan (được thân người là khó)—One of the six difficult things.

Be of humble birth: Xuất thân từ tầng lớp bình dân.

Be idle: Nhàn cư : Lead a life of idleness (Aranyaka (skt)—Ở không hay nhàn rỗi:

Unoccupied.

Be illumined: Be awaken—Be enlightened—

Được giác ngộ.

Be imbued with something: Thấm nhuần với cái gì.

Be immersed in deep thought: Nhập định—Be plunged in meditation—To enter into contemplation state.

Be impertinent to superiors: Phạm thượng. Be in accord with: Biểu đồng tình—To express agreement—To agree with. Be in accordance with something: Phù hợp với điều gì.

Be in charge of: Đặc trách việc gì.

Be inclined to do something: Intend to do something—Có khuynh hướng làm điều gì. Be in comfort: No ấm.

Be inconsistent: Không hợp nhau—Trái nhau.

Be incorperated with: Sáp nhập với.

Be in danger: Gặp nạn.

Be freed from something: Được giải thoát khỏi cái gì.

Be in friendly terms with: Giao hảo—To entertain friendly relation with.

Be in good health: Khang ninh—Khỏe mạnh.

Be at one’s wit end: Cùng kế.

Be in pain: Be suffering—Gặp đau khổ.

Be in placed: An vị.

Be in temper: Giận—To be angry—To get angry—To lose one’s temper. Be insensible to right feeling: Táng tận lương tâm—To be wicked to the point of having no more conscience—To lose one’s conscience. Be instructed in something: Được đào tạo về

(ngành nào đó).

Be intoxicated with something: Say sưa cái gì— Intoxicated with delight: Say sưa hoan lạc—

Intoxicated with lusts: Say mê dục lạc.

Be indebted: Mắc nợ.

Be instrumental: Phuơng tiện.

Be interested in something: Thích thú cái gì. Be involved in: Hệ lụy.

Be an island to oneself: Hãy làm một hải đảo cho tự thân.

Be isolated from reality: Bế môn tạo xa (đóng cửa làm xe, vì đóng cửa nên không biết đường sá thế nào, nên việc làm xe cũng chỉ là vô ích), ý nói về óc thiếu thiết thực.

Be jealous of someone’s success: Ganh tỵ với sự thành công của ai.

Be killed: Bị sát hại.

Be kind: Lòng Từ—To be compassionate—See

Từ.

Be known accurately: Parijneya (skt)—Sở biến trí.

Be a lamp to oneself: Hãy làm ngọn đèn cho chính mình.

Be led beyond one’s control: Không tự kiểm soát được mình (bị quỷ sử thần sai).

Be at leisure in the blissing world: Roam about leisurely in the blissing world—Tiêu dao miền

Cực Lạc.

Be liberated from defilements: Được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

Be liberated from something: Được giải thoát khỏi cái gì.

Be like something: Resemble—Giống như.

Be loyal to: Trung thành với.

Be lucky: May mắn—Fortunate—In luck.

Be made available free: Sẳn sàng tặng không. Be a master of the doctrine: To master the doctrine—Fully understand the teaching—Quán triệt giáo lý.

Be merciful: Be compassionate—Đầy lòng từ bi. Be merciless: Tàn nhẫn—Không có từ tâm. Be mindful and clearly conscious: Chánh niệm và tỉnh giác.

Be mindful (heedful) and self-possessed:

Chánh niệm và tỉnh giác.

Be mistaken: Lỡ lầm—To be at fault. Be mistaken suffering for happiness: Lấy khổ làm vui.

Be moved: Influence—Move—Be affected—Be touched—Cảm động.

Be moved with pity for someone: Cảm thương ai

(tội nghiệp cho ai).

Be moved at the sight: Be moved at the scenery—Xúc Cảnh.

Be or not to be: Sat-asat (p & skt)—Hữu-phi hữu (có hay là không, hiện hữu hay không hiện hữu). Be not clear (dim or vague) with a subject: Lờ mờ không rõ—Not clear with something—See Mê Lý Ma La.

Be obssessed by the devil: Bị ma ám—To be haunted—To obssess—To possess. Be occupied with many things at the same time: Đa mang.

Be on a vegetarian diet: Ăn chay.

Be of one mind: Dung hòa—Harmonize—To regulate.

Be ordained: Be received into the Order— Become a monk—Được nhận vào Giáo Hội. Be of the orthodox faith: Có đức tin chánh thống.

Be overcome by birth and age: Bị sanh lão khống chế.

Be over confident on oneself: Quá tin.

Be overflowing with happiness, drenched with it, full of it, immersed in it: Có những loai hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc—See Tam Chủng Lạc Sanh.

Be paramount: Tối thượng—To be ultimate— Supreme.

Be peaceful: An bình.

Be perfect in the five organs is difficult: Toàn Căn Nan (sanh được đầy đủ các căn là khó)—See Sáu Điều Khó Gặp.

Be pervaded: Bị tràn ngập.

Be physically and mentally sick: Thân bệnh tâm bệnh (Thân tâm giao bệnh).

Be placated: Được xoa dịu.

Be plunged in meditation: Nhập định—To be immersed in deep thought—To enter into contemplation state.

Be popular: Phổ cập tới đại chúng—Phổ thông.

Be possessed by the evil: Ma ám.

Be present at the appearance of each Buddha: Có mặt khi mỗi Đức Phật xuất hiện—See Thập Nguyện Bồ Tát.

Be proud of something: Hãnh diện về điều gì.

Be prudent: Cẩn thận—To be careful. Be punished for a sin committed by others: See Ô Cẩu Ngật Thực Bạch Cẩu Đương Tai. Be qualified to suit the intelligence of one’s hearers: Tùy tha ý ngữ—See Tam Phật Ngữ.

Be quarrelsome: Thích gây gỗ.

Be radical: Cấp tiến.

Be rational: Hữu lý—Reasonable.

Be ready: Sẳn sàng.

Be reasonable: Biết điều—Hợp lý.

Be reborn: Reincarnation—See Tái Sanh. Be reborn among men, become monks, and obtain the truth: Sanh vào cõi người và xuất gia tu hành đắc đạo—See Bát Thắng Xứ.

Be reborn in the Brahma Heaven or meet a

Buddha: Sanh vào cõi Phạm Thiên hay vào thời gặp Phật—See Bát Thắng Xứ.

Be reborn from light and honor to heavens: Từ chỗ giàu sang vinh hiển sanh vào cõi trời—See Tứ Chủng Sanh Tử.

Be reborn from light and honor to obscurity and poverty: Từ chỗ giàu sang vinh hiển sanh vào chỗ nghèo hèn tối ám—See Tứ Chủng Sanh

Tử.

Be reborn in the heavens of desire: Tái sanh vào cõi trời dục giới—See Bát Thắng Xứ.

Be reborn in a lower stage of existence: Thoái một (Tái sanh vào cảnh giới thấp).

Be reborn from obscurity and poverty to the light and honor: Từ chỗ nghèo hèn tối ám sanh vào chỗ giàu sang vinh hiển—See Tứ Chủng Sanh

Tử.

Be reborn from obscurity and poverty to the same condition: Từ chỗ nghèo hen tối ám sanh vào chỗ nghèo hèn tối ám—See Tứ Chủng Sanh

Tử.

Be reborn in this world: Return to life—Hoàn sinh.

Be received into the Order: Be ordained— Become a monk—Được truyền giới.

Be recorded: Được ghi chép—Được thâu băng. Be a refuge to onself: Hãy về nương nơi chính mình.

Be all relatives to one another: Tất cả đều là bà con thân thuộc của nhau.

Be remarkably talented: Lỗi lạc.

Be repaid for our good deeds: Được đền đáp— The Buddha taught: “ We should not wish to be repaid for our good deeds, lest we develop a calculating mind. This leads to greed for fame and fortune.”—Đức Phật dạy: “Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.”— See Mười Điều Tam Niệm.

Be at repose: At ease—Contented—An ổn.

Be reprinted: Tái bản (in lại lần nữa).

Be repulsive: Chán ghét, kinh tởm. Be resolute in something: Quyết tâm trong việc gì.

Be responsible for something: Take charge of something—Take care of something—Deal with something—Chịu trách nhiệm về điều gì.

Be at rest: Quiet the heart, or mind— Reassured—Heartened—An tâm. Be restrained from doing something: Tránh làm điều gì.

Be restrained from indulgence in strong drinks: Give up drinking alcohol and taking drugs.

Be restraint from speaking falsehood: Give up telling lies—Từ bỏ nói dối.

Be restrained from taking life: Tránh sát sanh.

Be restrained from taking what is not given:

Từ bỏ lấy của không cho.

Be restrained from wrong conduct in sensedesires: Từ bỏ tà hạnh tham dục.

Be revenged: Give someone tit for tat—Have one’s revenge—To return evil for evil—Revenge oneself—Báo thù.

Be reverent: Respecfully devoted to one’s parents—Fulfil one’s duty of filial piety—Báo hiếu.

Be rich in hope: Đầy hy vọng.

Be ridiculed: Bị chế nhạo.

Be righteous in one’s living: To be correct in life—To be proper in one’s behavior—Sống chân chánh—Giữ thái độ sống đoan chính.

Be robbed: Bị cướp bóc.

Be in the same realm as all Buddhas: Đồng một cảnh với tất cả chư Phật trong ba đời.

Be satisfied: Toại nguyện—Wish-fulfilled. Be satisfied with one’s lot: Be content—An phận.

Be saved and freed: Save and set free—Cứu thoát.

Be self-controlled in something: Be temperate in something—Tiết độ trong việc gì. Be separated in life and parted at death is the bitterest sorrow: Sanh ly tử biệt thống thiết. Be set aside: Thapaniyo-panha (p)—Trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ hay bỏ qua—See Bốn Cách Trả Lời Câu Hỏi.

Be settled in a place: Ổn định lại một chỗ.

Be shocked by something: Bị xúc động vì điều gì.

Be shy: E lệ—To be bashful.

Be side-tracked: Bị lệch hướng.

Be silent: Làm thinh—Nín—To keep silent—To hold one’s tongue.

Be silent or be lost for words: Á khẩu vô ngôn—Be dumbfounded.

Be sincere: Thành thật.

Be skilful with one’s hands: Thiện thủ.

Be skillful at something: Khéo léo về cái gì. Be slack: Kusito (p)—Giải đãi—See Thất Phi

Diệu Pháp.

Be sleepy or indolent: Thụy miên—See Bát

Triền.

Be slightly drunk: Ngà ngà say.

Be slow in attaining to vision: Thời giải thoát— Taking time in attaining to vision—Những người độn căn cần thời gian và chậm trong việc giải thoát—See Nhị Giải Thoát.

Be sorrowful: Sầu khổ.

Be speechless: Cứng họng—Remain silent.

Be snuffed out: Bị tiêu tan.

Be sophisticated: Tinh vi.

Be static: Tỉnh.

Be stranded: Be left in difficulties—Bị nguy khốn.

Be stuck: Bí lối—Ask for help when you are stuck—Kêu cứu khi bạn bị bí lối.

Be subdued: Bị khuất phục.

Be subject to something: Chịu chi phối bởi điều gì—Man is subject to birth and death: Con người phải chịu sự chi phối của sanh tử—Everything is subject to change by the law of impermanence: Mọi vật chịu thay đổi bởi luật vô thường—All that is subject to arising is subject to passing away: Những gì chịu sanh khởi đều phải chịu sự hoại diệt.

Be sunken in grief: Bị chìm đắm trong sầu muộn.

Be supported by the power of great compassionate commitment: Đại bi nguyện lực gia trì—See Mười Cách Chuyển Pháp Luân Của Các Đức Như Lai.

Be sure: Ăn chắc—Be firm.

Be surprised: Ngạc nhiên. Be in sympathy with: To sympathize with some- one or someone’s feeling—Cảm thông.

Be synonymous: Đồng nghĩa.

Be talented but bad-mannered: Hữu tài vô hạnh.

Be temperate in something: Be self-controlled in something—Tiết độ trong việc gì.

Be thoughtful: Tư lự.

Be in a thundering rage: Lôi đình (giận dữ như sấm sét nổi lên).

Be topped with something: Trên đỉnh có cái gì. Be totally compatible: Hoàn toàn đồng ý với nhau (tâm đầu ý hợp).

Be touched: Influence—Move—Be affected— Be moved—Cảm động.

Be towering: Đạt đến đỉnh.

Be transcendental: Siêu việt—To be transcending—Supermundane—Pass over—

Surpassing—Supreme.

Be transmitted from ‘master’s soul to student’s soul’: Ishin-denshin (jap)—Be transmitted without words—See Dĩ Tâm Truyền Tâm.

Be transmitted without words: Ishin-denshin (jap)—Be transmitted from ‘master’s soul to student’s soul’—See Dĩ Tâm Truyền Tâm.

Be ultimate: Tối thượng—Supreme—To be paramount.

Be unable to continue something: Không thể tiếp tục làm điều gì.

Be unconscious: Ngất đi.

Be under favorable condition: Gặp hoàn cảnh thuận lợi.

Be under the guidance of someone: Dưới sự hướng dẫn của ai.

Be under Mara’s control: Chịu sự kiểm soát của ma quân.

Be under the sponsor (auspices) of someone:

Dưới sự bảo trợ của ai.

Be under unfavorable condition: Gặp nghịch cảnh.

Be under way: Đang tiến hành.

Be undetermined: Không quyết định.

Be undisturbed by: Không bị bận tâm bởi.

Be ungrateful: Bất hối—See Bát Triền.

Be unified into one: Được thống nhứt làm một. Be united with all the Bodhisattvas in oneness of intention: Kết hợp với hết thảy chư Bồ Tát trong sự nhất thể của ý định—See Thập Nguyện Bồ Tát.

Be unmindful: Mutthassati (p)—Thất niệm—One of the seven wrong practices—See Thất Phi Diệu Pháp.

Be unshakable and enter formless concentration: Yet without abandoning life in the realms of desire and form—Nhập vô sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới và sắc giới—See Mười Đạo Của Chư Bồ Tát.

Be upright: Lương thiện—Thẳng thắn—To be honest.

Be used: Được xử dụng.

Be useful: Đắc dụng.

Be useful (helpful) to someone: Lợi ích cho ai. Be at variance with someone: Have a different opinion with someone—Bất đồng ý kiến với ai.

Be vermilion-painted: Thếp vàng.

Be victorious in something: Đắc thắng về cái gì.

Be virtuous through one’s own nature: Giữ đạo đức theo tính tự nhiên.

Be void of something: Be empty of something— Trống vắng cái gì.—The Buddha taught: “The world is void of self. The six sense organs, six objects, six kinds of contact and consciousnesses are void of self.”—Đức Phật dạy: “Thế giới không có tự ngã. Sáu căn, sáu trần, sáu xúc, sáu thức cũng đều không có tự ngã.”

Be weary of the miseries of earth and seeking deliverance: Yếm Cầu—Chán ghét những khổ sở của thế gian mà tìm cầu giải thoát.

Be weary of the world: Renounce the world— Yểm thế—Weary of the miseries of earth and seking deliverance—Yếm Cầu (chán ghét những khổ sở của thế gian mà tìm cầu giải thoát).

Be well-learned: Tinh thông.

Be well-off: Khá giả.

Be wicked to the point of having no more conscience: Táng tận lương tâm—To lose one’s conscience—To be insensible to right feeling.

Be without a blush: Vô quí.

Be without shame: Vô Tàm. Be the witness: Làm chứng.

Be worth: Đáng giá—Valuable.

Be woven: Đan bện vào nhau.

Be wrong: Có lỗi.

Beacon light: Ngọn hải đăng—The Dharma of the Budhha goes through a world of suffering and darkness like a beacon light to guide and illuminate mankind—Giáo pháp Phật xuyên qua thế giới khổ đau tăm tối như ngọn hải đăng chiếu toàn nhân loai.

Beads: Rosary—Chuỗi hạt.

Beam (n): Prabha (skt)—Brightness—Light—

Ray—Splendor—Ánh sáng—Quang minh—

Quang huy—There are three kinds of light—Có ba loại ánh sáng—See Tam Chủng Quang Minh.

Beans: Đậu hạt khô.

Bear (v): Mang vác hay kham chịu—Buddhists believe in the law of cause and effect, and not in the blind belief that the Buddha shall bear all the sins for sentient beings. Furthermore, Buddhists believe that at the time of dying, the person himself/herself is responsible for his/her own good and bad deeds, not simply his/her soul will separate from his/her body and appear before the judgment of the Buddha—Phật giáo đồ tin ở luật nhân quả, chứ không mù quáng tin rằng Phật sẽ gánh lấy tất cả toi lỗi cho chúng sanh. Hơn thế nữa, Phật tử tin rằng khi chết, chính con người ấy phải gánh lấy tội phước do chính mình tạo, chứ không đơn thuần là hồn lìa khỏi xác để đi đến với sự phán xét của Phật.

Bear to do something: Bear doing something—

Chịu đựng làm việc gì.

Bear the grief: Cưu mang sầu khổ (tinh thần).

Bear the pain: Chịu đựng khổ đau (thân xác).

Bear a loss: Chịu thiệt hại.

Bear testimony: Làm chứng. Bear witness to something: Witness—Chứng giám.

Bearers of morality: Thilashin (Bur)—Người mang giới pháp—In Burmese, the term “Thilashin” means “bearers of morality,” which lieterally means female renunciants who follow the rules for novice nuns but do not receive official ordination because the tradition of monastic ordination for women died out in Theravada countries centuries ago. Unlike female renunciants in other Theravada countries, male renunciants can join or leave the Sangha any time they like to, and they will receive ordination in accordance with their seniority. However, female renunciants also enjoy a high social status and command a level of respect from the laity that is nearly equal to that of monks. Like monks, they often make daily alms rounds, and many engage in advanced scriptural studies—”Thilashin” là thuật ngữ Miến Điện chỉ “những người mang giới pháp,” có nghĩa là những người nữ xuất gia giữ giới sa di Ni nhưng không được chính thức thọ giới vì truyền thống thọ giới cho phụ nữ đã tàn lui từ nhiều thế kỷ nay tại các xứ theo Phật giáo Theravada. Không giống như những người nữ xuất gia, những người nam xuất gia, có thể gia nhập hay rời bỏ giáo đoàn bất cứ lúc nào họ muốn, và họ được thọ giới tùy theo tuoi hạ lạp của họ. Tuy nhiên, những người nữ xuất gia cũng có địa vị xã hội cao và được người tại gia trọng vọng cũng gần như ngang hàng với người nam xuất gia. Cũng như chư Tăng, họ cũng phải thường đi khất thực và tham dư vào các cuộc tu tập tâm linh cao cấp.

Beast (n): Wild beast—Ác Thú—Thú dữ— Vicious animal or wild beasts. Evil directions or incarnations. In Buddhism, the evil directions or incarnations include hells, hungry ghosts and animals. Sometimes, asuras are considered as evil incarnations or directions—Trong đạo Phật, ác thú bao gồm địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Thỉnh thoảng A Tu La cũng được xem như là ác thú. Beat about the bush: Quanh quẩn (nói quanh co). Beat the board: Đả Bản—To beat on a wooden block as an announcement or intimation—Đánh vào miếng ván để thông báo sự việc gì.

Beat for silence: Đả Tĩnh—To beat the silencer—Khi chúng hội bắt đầu ồn ào thì vị sư giám chúng “đả tĩnh” để cho chúng hội im lặng trở lại.

Beatific (a): Hạnh phúc—Sung sướng.

Beatific life: Cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Beatifical (a): Beatific—Hạnh phúc—Sung sướng.

Beautiful (a): Đẹp.

Beautiful admirable sound Gandharva:

Madhurasvara (skt)—Mỹ Âm Càn Thát Bà. Beautiful appearance: Sudrsa (skt)—See Thiện

Hiện.

Beautiful but charmless: Hữu sắc vô hương. Beautiful city: Sudarsana (skt)—Hỷ kiến thành— See Thiên Đế Thích Thành.

Beautiful gem: Viên ngọc quý.

Beautiful light of spring time: Thiều quang.

Beautiful mental factors: Tâm Sở Đẹp.

Beautiful mental factors of the sense sphere:Kama-sobhana-citta (p)—Tâm Sở Đẹp cõi Dục giới.

Beautiful pagodas and sceneries: Danh lam thắng cảnh (chùa nổi tiếng và phong cảnh đẹp).

Beautiful to see: Thiện kiến.

Beautiful seeing: Priyadarsana (skt)—Joyful seeing—Joyful to see—Hỷ kiến. Beautiful sound: Fine sound—See Mỹ Âm.

Beautiful Sweet Gandharva: Madhura (skt)— Mỹ Càn Thát Bà—Beautiful sweet celestial musicians.

Beautiful voice: Cực hảo âm—See Bát Âm. Beautifully inoperative mind: Sobhana-kiriyacitta (p)—A mind that gives neither cause nor result—Tâm đẹp không do vận hành của nghiệp, không đưa ra nguyên nhân và cũng không còn tạo quả nữa.

Beautify (v): Làm đẹp.

Beauty-spot: Thắng cảnh.

Beauty and talent: Sắc tài.

Because of: Do bởi.

Bechert, Heinz (1932-): German scholar of Buddhism who specialized in Theravada Buddhism, whose best-known work is Buddhism: Staatund Gesellschaft in den Landern des Theravada Buddhismus—Một học giả Phật giáo người Đức chuyên về Phật giáo Nguyên Thủy. Tác phẩm nổi tiếng nhất về Phật giáo của ông là bộ “Staatund Gesellschaft in den Landern des Theravada Buddhismus.”

Beckon (v): Call—Invite to come—Notify—

Chiêu—Soi đường dẫn lối.

Become (v): Trở thành.

Become angry: Trở nên giận dữ.

Become an Arahant: Nhập Thánh—Trở thành một vị A-La-Hán.

Become an attendant: Làm Thị Giả—To become an attendant to a monk and help him with his daily chores—Làm người hầu hạ và giúp đở công việc hằng ngày cho một vị Tăng.

Become a Buddha: Buddho-bavati (skt)— Achieve Awakening—Attain Enlightenment— Attain perfect enlightenment—Become an Enlightened One—See Thành Phật.

Become Buddha by one’s own power:

Svayambhuvah (skt)—Tự Nhiên Thành Phật Đạo—See Tự Nhiên Ngộ Đạo. Become a Buddhist: See Trở Thành Phật Tử Tại Gia Thuần Thành.

Become calm (peaceful or quiet): Trở nên an tịnh.

Become clear: Become manifest—Biểu lộ rõ ràng.

Become comfortable: Trở nên thoải mái. Become converted to Buddhism: Quy Phật (trở thành Phật tử).

Become crazy: Trở nên điên loạn.

Become creative: Trở nên sáng tạo.

Become debased: Mất giá trị.

Become depressed and melancholy: Trở nên buồn bả thảm sầu.

Become devoted Buddhists: See Trở Thành Phật Tử Tại Gia Thuần Thành.

Become discouraged: Nãn chí.

Become disenchanted: Không còn ảo tưởng. Become dry: Fade—Wither—Héo tàn.

Become dull: Trở nên tẻ nhạt.

Become enlightened: Attain the way—To awake—To comprehend spiritual reality—Giác ngộ—Thành đạo (chứng đạo hay trở thành toàn giác như Phật Thích Ca).

Become an Enlightened One: Thành một bậc

Giác Ngộ.

Become estranged from: Trở nên xa lạ với. Become extinct: Tắt rụi.

Become fond of: Gắn bó—To be attached to. Become fully enlightened to the truth: Hoàn toàn chứng đắc đạo quả giác ngộ.

Become greedy: Trở nên tham dục.

Become increasingly benevolent: Càng trở nên thuần tính nhân ái Become intoxicated: Say rượu.

Become jealous: Lấy làm ganh ghét. Become kind and full of pity: Trở nên rộng lượng.

Become lean and weak: Trở nên gầy yếu.

Become liberated: Được giải thoát.

Become manifest: Become clear—Biểu lộ rõ ràng.

Become a monk: Tác Sa Môn—Be ordained—

Be received into the Order—Trở thành Tăng sĩ.

Become obsessed with: Bị ám ảnh (với).

Become open: Trở nên cởi mở.

Become perfect: Trở nên toàn bích. Become a prey to something: Thành miếng mồi cho cái gì.

Become senseless: Quẩn trí.

Become serene: Trở nên thanh tịnh. Become slaves to sensual pleasures: Trở thành nô lệ cho lạc thú thế gian.

Become stable and calm: Trở nên an định. Become suitable to a situation: Trở nên thích ứng với hoàn cảnh.

Become unexcelled fields of blessings for all beings: Làm phước điền vô thượng cho các thế gian—See Mười Phật Sự Vì Chúng Sanh Của Chư

Phật.

Become visible: Xuất Hiện—To be manifested— To appear (as does a Buddha’s temporary body or nirmanakaya)—Chư Phật vì đại sự nhân duyên mà hiện ra nơi đời hay là ‘hóa thân’ của Phật nơi đời.

Becoming: Bhava (skt)—Pravrti (skt)—Trở thành—States of being that develop in the mind and allow for birth on any of the three forms of sensuality, form, and formlessness—Trạng thái phát triển của tâm thức cho phép sanh vào một trong ba cõi dục, sắc và vô sắc giới.

Becoming attached to emptiness and slandering precepts: Chấp không và pháp giới. Becoming attached to existence and indulging in lust: Chấp có và buông dâm.

Becoming aware: Know by seeing—Tri kiến.

Becoming-Buddha human being: Sa-Butsu-Nin (jap)—Tác Phật Nhân—That is, a man or woman of Zazen—Con người đang làm Phật, đó là người nam hay nữ tu tập Tọa Thiền. Becoming in the formless world: Arupa-bhavo

(p)—Vô sắc hữu.

Becoming and re-becoming: Bhava (skt)— Being—Existence—Existing—Hữu.

Becoming rich in the law: Làm giàu trong chánh phap—See Thất Thánh Tài.

Becoming one with the universe: Hòa nhập làm một với vũ trụ—According to Zen Master Uchiyama Kosho, no matter what the situation, we live the life of the self. We must sit immovably on that foundation. This is “becoming one with the universe.”—Theo thiền sư Uchiyama Kosho, dù hoàn cảnh thế nào đi nữa chúng ta vẫn sống theo bản tính tự nhiên của mình. Ta cần phải ngồi yên trên căn bản đó. Đây gọi là “hòa nhập làm một với vũ trụ.”

Becoming in the world of form: Rupa-bhavo

(p)—Sắc hữu.

Becoming in the world of sense-desire: Kamabhavo (p)—Dục hữu.

Becominglessness: Vô Sinh—Không còn trở thành (cái gì) nữa.

Bedeck something: Adorn something—Trang hoàng vật gì.

Bed of the Ganges: Ganga-madhya (skt)—Lòng sông Hằng.

Bed of thorns: Giường gai.

Bed-ridden: Liệt giường.

Bedding: Giường ngủ (ở)—One of four sources of affection for a bhiksu or bhiksuni—Ở là một trong bốn thứ làm khởi dậy ái dục cho chư Tăng Ni— See Tứ Khởi.

Be’en (jap): Viên Nhĩ Biện Viên—Biện Viên— Name of a monk.

Before anything existed: Originally not a thing existing—Bản lai vô nhất vật.

Before the eyes: Mục hạ.

Before the Lotus: See Hóa Tiền.

Before the very beginning: Vô thủy dĩ lai. Beg for alms: Hành khất (hóa trai)—Beg for food—To go begging—Khất Thực. Beg (v) for food: Beg for alms—To Mendicate— Hóa trai—Khất Thực.

Beg someone’s permission to do something: Ask someone’s permission to do something—Xin phép ai để làm điều gì.

Beget (v): Sinh ra con.

Beget a good heart is difficult: Sanh Thiện Tâm Nan (sanh được thiện tâm là khó).

Beggar (n): Hành khất.

Beggar-bowl (n): Lapatra (skt): Begging bowl— See Bát Khất Thực.

Beggars cannot be choosers: Đói thì không chọn thức ăn (cơ bất trạch thực), ý nói kẻ túng quẫn thường hay làm bậy chứ không làm được những điều thiện lành.

Begging alms: See Khất Thực.

Begging appeals made to the public by priests:

Hóa duyên.

Begging bowl: Patra (skt)—Thiết Đa La—Bát sắt—See Bát Khất Thực.

Begging for food: Khất thực.

Begin (v): Phát khởi—To develop—To spring up.

Begin to draw the bow after the thief has left: See Tặc Khứ Hậu Trương Cung.

Begin a sutra: Khai Kinh Kệ—The text to begin a sutra.

Begin a tea ceremony: Cha-ire(jap)—Trà nhập.

Begin to understand: Nhập—To enter— Entrance—Bring or take in—Entry—Awaken to the truth—To relate the mind to reality and thus evolve knowledge—Chứng hội hay hiểu biết sự vật.

Beginner at the first ground: Sơ Địa—Địa vị thứ nhất trong thập địa đi đến toàn giác và niết bàn—The first stage of the ten bodhisattva stages to perfect enlightenment and nirvana—See Thập Địa.

Beginner’s mind: Shoshin (jap)—See Sơ Tâm. Beginning (n): Prabhu (skt)—First—Nguyên thủy hay lúc bắt đầu (ban sơ).

Beginning of Autumn: Lập Thu. Beginning of the Buddha’s teaching: Hóa

Nguyên—Bắt đầu giáo pháp của Phật.

Beginning of the career of a Bodhisattva: Phát Bồ Đề tâm đánh dấu đoạn mở đầu cho sự nghiệp của Bồ Tát.

Beginning of the day: Sơ Nhật Phần.

Beginning and end: Root and twigs—First and last—Root and branch—Bản mạt (thủy chung). Beginning of Hianyana: When the Buddha preached Agama Sutra at the Deer Park—A Hàm—Phật thuyết kinh A Hàm tại vườn Lộc

Uyển là sự bắt đầu của Tiểu Thừa. Beginning of illumination: Initial enlightenment—See Thủy Giác. Beginning of a kalpa: Kalpadi (skt)—Khởi thủy kiếp (bắt đầu một kiếp).

Beginning of the kalpa of formation: Kiếp sơ—Thời kỳ đầu của Thành Kiếp hay lúc mới hình thành của thế giới.

Beginning of Mahayana: When the Buddha preached the Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra—Hoa Nghiêm—Phật thuyết kinh Hoa

Nghiêm là sự bắt đầu của Đại Thừa.

Beginning mind: Navayana-samprasthita (skt)— Shoshin (jap)—First intention or the initial resolve or mind of the novice—See Sơ Tâm. Beginning period of the formation of the world: Khai thiên lập địa.

Beginning of the right doctrine: Đạo nguyên

(bắt đầu giai đoạn chánh pháp).

Beginning and rise: Pravritti or Utpada (skt)— Birth and what arises from it—Coming into existence—Sanh Khởi.

Beginning of Spring: Lập Xuân—Beginning of the first term of a year.

Beginning of summer: Kiết Hạ—Lập Hạ.

Beginning of winter: Lập Đông. Beginningless consciousness: Ekarasa-skandha

(skt)—Nhất Vị Uẩn—Tâm thức có từ lúc vô thỉ. Beginningless emptiness: Vô Thỉ Không—Hư không không có cái bắt đầu.

Beginningless and endless: Vô thỉ vô chung— Without beginning and without end—The cycle of birth and death or transmigration is without beginning or end—Vòng sanh tử luân hồi vô thủy vô chung.

Beginningless ignorance: Vô Thỉ Vô Minh—Vô minh không có cái bắt đầu.

Beginningless and limitless: See Vô Thủy Vô

Biên.

Beginningless through vast eons: Vô Thỉ

Khoáng Kiếp—Không có bắt đầu trải qua không biết bao nhiêu kiếp.

Beginningless time: Vô Thỉ Thời—Thời không có bắt đầu.

Beginninglessness: Vô Thủy (không có bắt đầu).

Begrudging: Macchariyani (p)—Xan tham.

Begruding as to beauty: Xan tham đối với sắc. Begrudging as to Dhamma: Xan tham đối với

Pháp.

Begrudging as to dwelling-place: Xan tham đối với trú xứ.

Begrudging as to family: Xan tham đối với gia đình.

Begrudging as to gains: Xan tham đối với các vật thâu hoạch.

Behave (v): Cư xử.

Behave impeccably: Hành xử không lỗi lầm.

Behave imprudently: Hành xử không cẩn trọng. Behave like a human being: Làm người—To be a man.

Behave respectfully and courteousy to the

Teacher: Sống cung kính, tùy thuận bậc đạo sư. Behave respectfully and courteously towards the Dharma: Sống cung kính, tùy thuận Pháp. Behave respectfully and courteously towards the Sangha: Sống cung kính, tùy thuận Tăng. Behave respectfully and courteously towards the Training: Sống cung kính, tùy thuận Học

Pháp.

Behave respectfully and in respect with Earnestness: Sống cung kính, không tùy thuận Bất Phóng Dật.

Behave respectfully and in respect of

Hospitality: Sống cung kính, tùy thuận Lễ Phép Xã Giao.

Behavior (n): Carya (skt)—Conduct—Hạnh kiểm—Hành vi.

Behavior of body: Action—Deed—Doing—Thân nghiệp.

Behavior of mind: Thought—Thinking—Ý nghiệp.

Behavior of speech: Speech—Word—

Speaking—Khẩu nghiệp.

Behaviour test: See Tác Thí.

Behold (v): Ngắm nhìn—Chứng kiến—To witness—To testify.

Behold (v) the Buddha: Beholding Buddha—To see Buddhas—Thấy Phật—See Kiến Phật.

Behold (v) the Buddha-nature within oneself:

See Kiến Tánh.

Behold someone: Nhìn ngắm ai.

Behold something: Nhìn ngắm cái gì.

Beholding the Mind, beholding the Nature: Kenshin-Kensho (jap)—Kiến Tâm Kiến Tánh— See Seeing the Mind, seeing the Nature. Beholding of the Precious Stupa: Phẩm Hiện Bửu Tháp.

Beholding of all things as equal: Samadarsana (skt)—See Đẳng Quán.

Beings:

1) Living beings: Sentient beings (all entities that exist)—Chúng sanh. 2) Bhava (skt): Becoming and re-becoming— Existence—Existing—Hữu. Being able to achieve true awakening in any lands whenever desired: Nguyện tự tại—Control of will—Trong các cõi tùy dục tùy thời mà thành chánh giác.

Being able to control: Quản đắc. Being able to experience consequences at any time: Nghiệp tự tại—Control of action—Tùy thời thọ báo.

Being able to manifest birth in all worlds: Thọ sanh tự tại—Control of birth—Thị hiện thọ sanh nơi tất cả thế giới.

Being able to remain alive for untold eons: Mạng tự tại—Control of life—Trụ thọ mạng trong bất khả thuyết kiếp.

Being able to see Buddha filling all worlds: Giải tự tại—Control of understanding—Thấy Phật đầy khắp tất cả thế giới.

Being in accord with the Dharma: See Xứng

Pháp Hạnh.

Beings in the Akanittha realm: Akanittha-deva

(p)—Beings in the heaven of the most rarefied form realm—Sắc cứu cánh thiên chúng—Chúng sanh trên cõi trời sắc cứu cánh.

Beings alike in body and alike in perception: Such as the Subhakinna devas—Có loại hữu tình thân đồng loại và tưởng đồng loại, như chư Thiên cõi trời Biến Tịnh.

Beings alike in body and different in perception: Such as the Abhassara Devas—Có

loại hữu tình thân đồng loại, nhưng tưởng sai biệt, như chư Quang Âm Thiên. Being aloof from all kinds of discriminatory notions: Xa lìa tất cả những phân biệt.

Being anywhere instantly: Thần Túc Thông.

Being who aspires for bodhi or for enlightenment: Bodhisattva (skt)—Bồ Tát (người mong cầu giác ngộ).

Being attached to the visible world, not

knowing it is mind-made: Chấp vào thế giới sở kiến, không biết rằng đấy là do tâm tạo nên.

Beings who have completely transcended all perception of matter: By the vanishing of the perception of sense-reactions and by non-attention to the perception of variety; thinking: “Space is infinite,” they have attained to the Sphere of Infinite Space—Có loại hữu tình vượt khỏi mọi tưởng về sắc, điều phuc mọi tưởng về sân, không tác ý đến các tướng sai biệt, chứng Không Vô Biên Xứ.

Beings with consciousness of nothingness: There are beings who, having transcended the Sphere of Infinite Consciousness, thinking: “There is nothing,” have attained to the Sphere of NoThingness—Có loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Thức Vô Biên Xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì cả,” và chứng Vô Sở Hữu Xứ. Being content with few desires: Chisoku (jap)— See Thiểu Dục Tri Túc.

Being devoured by wild animals: Bị thú dữ ăn thịt.

Beings different in body and alike in perception: Such as the devas of Brhama’s retinue, born there (on account of having attained) the first jhana—Có loại hữu tình thân sai biệt nhưng tưởng đồng loại, như Phạm Thiên chúng vừa mới sanh lần đầu tiên (hay do tu sơ thiền).

Beings different in body and different in perception: Such as human beings, some devas and some states of woe—Có loại hữu tình, thân sai biệt và tưởng sai biệt, như loài người, một số chư Thiên và một số thuộc đọa xứ. Beings of enlightenment: Bodhisattva (skt)—See

Bồ Đề Tát Đỏa.

Beings and all things are formed by the union of casual elements or factors: Chúng sanh và chư pháp là tập hợp của những nhân hay yếu tố. Being free from birth in the world: Yet dying in one place and being reborn in another, carrying on the activities of enlightening beings— Rời sanh thế gian, mà chết đây sanh kia khởi hạnh Bồ Tát.

Being free from all discrimination:

Sarvakalpanavirahitam (skt)—Viễn Ly Nhất Thiết Chư Phân Biệt (tách khỏi mọi phân biệt).

Being free from all that is not good in thought, word, and deed: Ba nghiệp thân, khẩu, ý không có sự bất thiện.

Being free from grasping and rejection: Xa rời thủ xả.

Beings on the heaven of no anxiety: Avrha-deva (skt)—Aviha-deva (p)—Vô Phiền Thiên Chúng. Beings of the highest virtues: Superior and good people—Chư A la hán và chư Bồ Tát. Beings with infinite Consciousness: There are beings who, by transcending the Sphere of Infinite Space, thinking: “Consciousness is infinite,” have attained to the Sphere of Infinite Consciousness— Có loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Không Vô Biên Xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên,” và chứng Thức Vô Biên Xứ.

Being intimate with evil friends, and turning away from good teachers: See Thân Cận Ác Hữu Xa Lánh Lương Sư.

Being living: Sentient being—Chúng sanh.

Being mean or selfish in regard to the supreme law: Khan Lận Thắng Pháp—Ích kỷ trong việc truyền bá Chánh Pháp.

Beings in the sky: Gaganagati(skt)—Habitant in the sky—Chúng sanh trên trời.

Beings not totally endowed with form: Chẳng phải có sắc tướng sinh.

Beings not totally endowed with thought:

Chẳng phải có tưởng sinh.

Beings not totally lacking form: Chẳng phải vô sắc sinh.

Beings not totally lacking thought: Chẳng phải không tưởng sinh.

Beings of Power: Enlightening Beings are called Beings of Power because they have extensive knowledge of the ten powers—Hiệu là Lực Tát

Đỏa, vì biết rộng thập lực.

Being rightly concentrated: Hằng trụ chánh định.

Being in the same division: Sabhaga (skt)—Bỉ đồng phận.

Being single-minded in right collection: Enlightening Beings are single-minded in right collection, without wandering attention—Một bề chánh niệm, không phan duyên khác lạ. Being unable to say anything: Dofutoku (skt)—

Không thể nói bất cứ điều gì—See Đạo Bất Đắc.

Beings with thought: Tưởng tướng sanh.

Being without study: Asaiksa (skt)—Asaika (p)—Mugaku (jap)—No longer learning—Beyond study—See Vô Học. Beings without thought: Vô tưởng sanh. Beito (jap): Nước cơm nóng—Hot rice water— Mễ Thang.

Beizongchan (chi): Northern Zen school—Thiền

Bắc Tong.

Belfry (n): Bell-tower—Tháp chuông.

Belief (n): Sraddha (skt)—Sraddhendriya (skt)— Niềm tin—Tín—See Tín Căn. Belief of the Dharma: Tín pháp—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Belief in the existence of an ego-substance: Atmadrishti (skt)—Ngã Kiến—Tin vào sự hiện hữu của một ngã thể.

Belief growing ever stronger in Buddhism: Adhyasaya-bala (skt)—Tăng Sinh Thâm Tâm

Lực.

Belief of personality: Ngã Kiến—Sự tin tưởng về một cái ngã.

Belief in the Universe: E-Zen (jap)—Y Toàn, tùy thuộc vào cái toàn thể hay tin vào vũ trụ— Reliance on the total.

Believability (n): Credibility—Sự tin tưởng.

Believable (a): Credible—Có thể tin được.

Believe (v) in: Tin vào.

Believe, accept, and understand the Buddha’s Teaching: Great Enlightening Beings hear explanation of the most profound teaching of Buddhas relating omniscience, they are able by their own knowledge to deeply believe, accept, understand, and enter into it—Chư Đại Bồ Tát nghe Phật pháp thậm thâm tương ưng với nhứt thiết trí, có thể dùng tự trí thâm tín, nhẫn khả hiểu rõ, xu nhập.

Believe in and be in accord with all that the Buddha says: Tin tưởng và thực hành lời Phật dạy—According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 39, the Buddha said: “One who studies the Buddha’s Way should believe in and be in accord with all that the Buddha says. When you eat honey, it is sweet on the surface and sweet in the center. It is the same with my sutras;

there is only one taste: the taste of emancipation.”—Theo Kinh Tứ Thập Nhị

Chương, Chương 39, Đức Phật dạy: “Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy, đều chỉ có một vị giải thoát.”

Believe (v) in cause and effect: Tin vào nhơn quả—Believe in cause and effect is a true belief—Tin nơi nhơn quả là niềm tin chánh đáng. Believe clearly in Buddha’s wisdom: See Minh

Tín Phật Trí.

Believe in and entrust oneself in the Triratna: Tín hướng (niềm tin không chút nghi ngờ đối và quay về với Tam Bảo).

Believe and grasp: See Tín Thủ. Believe and obey: Tín thuận (tin tưởng và vâng phục).

Believe in the principle of cause and effect: Tin lý nhân quả.

Believe and receive the doctrine: Receptivity and obedience of faith—See Tín Thọ. Believe and rejoice in the Dharma: The joy of faith—Tín lạc (tin tưởng và hoan hỷ nơi giáo pháp hay niềm vui do sự tin tưởng nơi giáo pháp). Believe and submit oneself to: To trust—Tín

Phục (tin và phục tùng).

Believe and understand: See Tín Giải. Believer (n): Disciple—Follower—Tín Giả—

Người tin tưởng (tín đồ).

Believers in Buddhism: Buddhists—Son of Buddha—Thiện tín.

Believers of the existence of things: Hữu biên— Those who believe that things exist, one of the two extremes—Những người tin vạn hữu hiện hữu.

Believers of the non-existence of things: Vô biên—Those who believe that nothing is selfexistence or things cannot be said to exist, one of the two extremes—Những người tin không có gì tự hiện hữu.

Believing action: Faith and practice—Practice based on belief—See Tín hành.

Believing in consequences of action and not denying causality: Tin hiểu nghiệp báo, chẳng chối nhơn quả.

Believing in the existence of a permanent ego: Atmandrsti (skt)—Ngã Kiến—Tin tưởng vào sự hiện hữu của cái tôi trường tồn.

Believing mind: See Tín Tâm. Believing that nothing is self-existence: Vô biên—Those who believe that nothing is selfexistence or things cannot be said to exist—

Những người tin không có gì tự hiện hữu.

Believing that there is some entity that exists

forever: Eternalism—Vĩnh cửu—Immortality— Believing that there is true existence of real being in objects—Thường biên kiến, tin rằng có sự hiện hữu thật của sự vật, và có những thứ hiện hữu đời đời—See Thường Biên Kiến. Believing that there is true existence of real being in objects: Eternalism—Immortality—Biên kiến—Vĩnh cửu—See Thường Biên Kiến.

Believing that things exist: Hữu biên—Those who believe that things exist—Những người tin vạn hữu hiện hữu.

Believing and understanding: Abhimukti (skt)— Faith and interpretation—See Tín Giải. Bell: Chung—Chuông—See Ngũ Linh.

Bell and drum: Chung Cổ—Chuông và trống.

Bell at dusk: See Hôn Co.

Bell house: Bell pavilion—Chung Các—Gác chuông (trong các tự viện).

Bell sounds: Chung thanh (tiếng chuông).

Bell tower: Belfry—Lầu chuông—Tháp chuông—See Shôrô.

Bellowing yaksa: Varanada (skt)—Bà La Na Đà—A kind of yaksa which makes the loud deep hollow sound as that of a bull—Một loại Dạ Xoa có tiếng rống như bò rống. Belly: Cái bụng.

Belly-Hungry ghosts: Bụng-Ngạ quỷ—See Lục Điểm Tái Sanh.

Belonging: Thuộc về.

Belonging to the four directions: Caturdisa (skt)—Thuộc về bốn phương.

Belonging to oneself: Atmankara (skt)—Attaniya or Atmaniya (p)—Atmiya (skt)—Mine—Ngã Sở

(cái thuộc về của tôi hay cái do ta sở hữu).

Beloved (a): Được yêu quý.

Below to transform all beings: Hạ hóa chúng sanh—This is one of the great vows of a Bodhisattva. One other great vow is “Above to seek Bodhi.”—Đây là một trong những đại nguyện của một vị Bồ Tát. Một đại nguyện khác là “Thượng cầu Bồ Đề.”

Bemmeiron (jap): Biện Minh Luận—Treatise on elucidation.

Benares (skt): Another name for Varanasi—See

Ba La Nại.

Benares discourse: Dharma-cakra-pravartanasutra (skt)—Sutra of the turning of the wheel— See Chuyển Pháp Luân Kinh. Benchubenron (jap): Madhyanta-vibhanga-sastra (skt)—See Biện Trung Biên Luận.

Bendo (jap): See Biện Đạo.

Bendo ho (jap): See Biện Đạo Pháp.

Bendo-Kufu (jap): See Biện Đạo Công Phu. Bendo-Miroku (jap): Maitreya (skt)—Phật Di Lặc—See Maitreya.

Bendôwa (jap): Công Phu Biện Đạo—The Discourse on the Practice of the Way, the first chapter of Dogen Kigen’s Shobogenzo. Dogen composed his first major composition in 1231. He used a question and answer format to structure the text, answering the doubts and queries of a fictitious beginner. He includes an autobiographical account of his own search for enlightenment. He also explains his style of zazen, distinguishing it from other forms of meditation, and invites serious practice by lay people, monks, and nuns alike. Dogen argues that Zazen is not just another style of meditation, but enlightenment itself. He presents Zazen as the original way of the Buddha and all the patriarchs. The Bendôwa has been translated into English by Abe and Waddell—Bài pháp về tu tập đạo, chương đầu tien trong bộ “Chánh Pháp Nhãn

Tạng” được thiền sư Đạo Nguyên viết vào năm 1231. Đạo Nguyên đã dùng hình thức vấn đáp cho chương sách này, trả lời những nghi vấn và những câu hỏi của một người sơ cơ tưởng tượng nào đó. Sư bao gồm luôn cả những tự truyện về việc tầm cầu giác ngộ của chính mình. Sư cũng giải thích cách thiền tọa của mình, phân biệt với những hình thức thiền định khác, và Sư mời gọi chư Tăng Ni cũng như cư sĩ tại gia đồng tu tập giống nhau. Đạo Nguyên biện luận rằng thiền tọa (Zazen) không phải là một lối thiền định khác, mà tự nó là giác ngộ. Sư trình bày thiền tọa như là cách tu tập nguyên thủy của đức Phật và chư tổ. Chánh Pháp Nhãn Tạng được hai học giả Abe và Waddell dịch sang Anh ngữ—See Chánh Pháp Nhãn Tạng. Benefactor: Danapati (skt)—Almsgiver—Lord of charity—Patron of Buddhism—Đàn chủ (thí chủ). Benefactor of Buddhism: Chúng Hựu—Vị hộ pháp—Protector of Buddhism.

Beneficial (a): Có lợi.

Beneficial action: Artha-carya (skt)—Lợi Hành

Nhiếp—Useful conduct, or useful deeds— Conduct profitable to others—Beneficial conduct which helps others love and receive the truth— Lợi Hành Nhiếp hay khởi thiện hành về thân khẩu ý để làm lợi cho người khác để họ nhiếp thụ chân lý—See Tứ Nhiếp Pháp.

Beneficial advice: Lời khuyên bổ ích.

Beneficial concord: See Lợi Hòa Đồng Quân. Beneficial services: Nhiêu ích hạnh—See Thập Hạnh Bồ Tát.

Benefit: Lợi ích.

Benefit (v) all beings: See Lợi Sanh.

Benefit beings with the power of unfailing progress: See Lợi Lạc Tinh Tấn.

Benefits of the Buddha’s teachings surely gained by all sentient beings: Bồ Tát quán sát thấy tất cả chúng sanh được Phật giáo hóa đều chắc được lợi ích.

Benefits of Buddhism: Benefits of the dharma— The blessing of Buddhism—Pháp Lợi (phúc lợi mà Phật pháp mang lại cho chúng sanh).

Benefits of the dharma: Pháp Lợi.

Benefit men and devas: Lợi lạc nhân thiên. Benefits to be obtained: Adiya (p)—Thâu Nhiếp Phúc Lợi—Phúc lợi được hưởng. Benefit (v) other living beings: Làm lợi ích cho chúng sanh khác.

Benefit others without asking for anything in return: Làm việc lợi ích cho người mà chẳng cần trả ơn.

Benefit pertaining to the present life: Ditthadhamma-vedaniya-kamma(p)—Karma rippening in this life time—Hiện nghiệp—Nghiệp có quả ngay trong kiếp này—Immediately effective karma.

Benefits in the present life from serving Buddha: Hiện Sinh Lợi Ích—Những lợi ích hiện đời trong việc cúng dường chư Phật. Benefits to self and others: Kiêm Lợi—Tự Lợi Lợi Tha—Làm lợi ích cho mình và cho người.

Benefits for those who sculpt or paint an image of Earth Store Bodhisattva: Lợi Ích Cho Những

Ai Tô Vẽ Hay Tạc Tượng Thờ Ngài Địa Tạng Bồ

Tát.

Benefitting mind: Ích Tâm (tâm lợi tha). Benefitting both oneself and others: Loại người hành tự lợi và hành tha lợi—Here a man who works for one’s own good as well as for the good of others. It is he who strives for the abolition of evil houghts from mind and at the same time help others to be good—Đây là loại người phấn đấu loại bỏ những tư tưởng xấu trong tâm mình, đồng thời giúp người khác làm điều thiện.

Benefitting neither oneself nor for others: Here a man who works neither for his own good nor for the good of others. It is he who neither strives for the abolition of his own weaknesses, nor does he encourage others to abolish others weaknesses, nor does he do any service to others—Loại người không hành tự lợi, mà cũng không hành tha lợi. Đây là loại người không đấu tranh để loại bỏ nhược điểm của chính mình, cũng chang khuyến khích người khác loại bỏ nhược điểm, cũng không phục vụ người khác.

Benefiting oneself: Tự lợi—Benefiting oneself (Hinayan seeks only one’s own benefit)—Trường phái Tiểu Thừa chỉ mong cầu tìm lợi ích cho chính mình.

Benefitting oneself and benefititng others: Tự

Lợi Lợi Tha.

Benefitting oneself, but not others: Loại người hành tự lợi, không hành tha lợi—Here a man who works for his own good, but not for the good of others. It is he who strives for the

abolition of greed, hatred and delusion in himself, but does not encourage others to abolish greed, hatred and delusion, nor does he do anything for the welfare of others—Đây là loại người chỉ phấn đấu loại bỏ tham, sân si cho chính mình, mà khong khuyến khích người khác loại bỏ tham sân si, cũng không làm gì phúc lợi cho người khác. Benefitting others: Parahita (skt)—Bodhisattva seeks both one’s own benefit and that of others, or personal improvement for the improvement of others—Bồ Tát mong cầu tự lợi và lợi tha—See Lợi Tha.

Benefitting others, but not for oneself: Loại người hành tha lợi, không hành tự lợi—Here a man who works for the good of others, but not for his own good. It is he who encourages others to abolish human weaknesses and do some services to them, but does not strive for the abolition of his own—Đây là loại người chỉ khuyến khích người khác loại bỏ nhược điểm và phục vụ họ, nhưng không tự đấu tranh để loại bỏ nhược điểm của chính mình (năng thuyết bất năng hành). Benefitting others without hope of return: Làm lợi cho kẻ khác mà không mong đền đáp. Ben-Ei (jap): The form of a whip, or the image of a whip, symbolizes the Buddha’s instruction—See Tiên Ảnh.

Ben’en (jap): Enni Ben’en or Enju Ben’en—See Thánh Nhất Quốc Sư.

Benevolence (n): Avyapada (skt)—Benevolent —Clemency—Goodness—Nhân từ (sự bao dung). Benevolence is what makes a man a man; righteousness is what is in conformity with reason: Lòng nhân khiến cho con người là con người; còn đạo nghĩa luôn thích hợp với lẽ phải (Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã).

Benevolence towards all living beings with no expectation of reward: Lợi ích chúng sanh không mong báo đáp.

Benevolent (a): Nhân từ—Hiền hậu—Từ Bi— Compassion.

Benevolent agency: Hội từ thiện. Benevolent gods: Thiện Thần—Các vị thần hiền đức.

Benevolent and Honored One: Nhân Tôn (Đức

Phật).

Benevolent king: Nhân vương—Buddha.

Benevolent king sutra: Karunikaraja-Prajnaparamita-Sutra (skt)—Kinh Nhơn Vương Bát Nhã Ba La Mật—See Kinh Nhân Vương. Bengale: The present site of Bengale—Vị trí ngày nay thuộc vùng Băng Gan (xứ Bangladesh).

Benna (jap): Sư Tịnh A (1162-1238) của Phật giáo Nhật Bản.

Bennen Zen master (jap): Name of a Japanese Zen master of the Rinzai school—Sư Biện Viên của Phật giáo Nhật Bản (1202-1280), thuộc tông Lâm Tế—See Thánh Nhất Quốc Sư.

Benzaiten (jap): Sarasvati-devi (skt)—Diệu Âm Thiên Nữ—Wonderful Sound Goddess—Diệu Âm

Nhạc Thiên Nữ.

Be ordained: Được gia nhập giáo đoàn.

Bequeath (v): Để lại.

Beseech (v): Cầu khẩn—Cầu xin. Beseech someone to do something: Cầu xin ai làm việc gì.

Beseeching all Tathagatas to rain down the saving law: Cần Giảng—See Cửu Phương Tiện.

Besmirch one’s name: Làm ô danh.

Best: Tốt đẹp nhất.

Best medicine in life: Take refuge in the Dharma as the best medicine in life—Quy y Pháp thần y lương dược.

Bestow (v): Cúng dường—To present or to give a gift—To offer—To endow.

Bestow a blessing on someone: To bless someone—Ban phúc cho ai.

Bestow the commandments on a disciple: Phát giới (ban giới luật cho đệ tử). Phát giới cho đệ tử, để họ lấy đó mà tu trì.

Bestow a favour on someone: Bless someone—

Ban phúc cho ai.

Bestow food: Thí Thực—To bestow food on hungry ghosts: Bố thí thức ăn cho quỷ đói.

Bestow an honor on someone: Tặng ai vinh dự. Bestow something on someone: Offer someone something—Ban tặng ai cái gì. Bestow the transforming truth: Thí hóa (ban cho chân lý chuyển hoá).

Bestowal of all acquired merits: Hồi Hướng— See Ngũ Hoi.

Bestower (n): Người cúng dường—Chư Bồ Tát là những vị ban tặng cho khắp thế gian những việc thiện lành—Bodhisattvas are bestowers of all good things in the world.

Bestower of fearlessness: Thí Vô Úy Giả—One who give charity of fearlessness.

Bestowing: Dana (skt)—Almsgiving—Gift—

Giving—Bố thí.

Bestowing of confidence: Abhaya-dana (skt)—

Charity of fearlessness—Gift of fearlessness—Vô úy thí.

Bestowing of courage or confidence: Vô úy thí—Giving courage to someone—Giving of fearlessness—Abhaya-dana (skt)—Courage (unfearful—not dangerous—secure—fearless— undaunted—peace—safety—security)-giving— The bestowing of confidence by every true Buddhist, i.e. that none may fear him—Absence or removal of fear—See Tam Bố Thí. Bestowing one’s merits on others: Hồi Hướng Tâm—See Thập Trưởng Dưỡng Tâm.

Bestowing-Opening-Abrogating: The three periods of Buddha’s teaching in the Lotus Sutra— See Thí Khai Phế.

Betik (skt): Phát Địa—Name of a small country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D.— Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch.

Betray (v): Phản bội.

Betrayal (n): Sự phản bội.

Betrayer (n): Kẻ phản bội. Betsuden (jap): Separately handed down—See

Biệt Truyền and Giáo Ngoại Biệt Truyền. Betsugo (jap): Literally, the word means “to offer a different response” or to provide an alternative answer that a Zen master provides for a koan— Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa đen là “đưa ra một câu trả lời khác” hay vị Thiền sư cung cấp một câu trả lời khác cho công án—See Offer a different response.

Bettoshiki (jap): Office of temple head—Văn phòng của thầy trụ trì trong tự viện.

Between slack and taut: See Không Căng Không Chùng.

Bewildered: Bối rối—Disconcert—

Embarrassed—Abashed.

Bewilderment: Hoang mang bối rối.

Bewilderment of mind: Citta-vaikalya (skt)—

Tâm hoang mang bối rối.

Bewitch (v): Làm mê hoặc—To fascinate.

Bewitchment (n): Sự làm cho mê hoặc.

Beyond (prep): Ở bên kia.

Beyond the border of: Vượt khỏi biên giới của

(cái gì đó).

Beyond compare: Vượt ra ngoài sự so sánh— Absolute—Absolutely—Outstanding—Special— Supreme—See Tuyệt Đối.

Beyond comprehension: See Bất Tư Nghì. Beyond conception: Acintya (skt)—Beyond thought and words—See Bất Tư Nghì. Beyond the condition of thinking: Phi tưởng phi phi tưởng xứ—Vượt ra ngoài vòng suy nghĩ hay không suy nghĩ—See Cửu Vô Vi. Beyond definition: Vượt ra ngoài định nghĩa— The bhutatathata in its inexpressible form. The bhutatathata is beyond definition, and cannot be described in words, in contrast with the bhutatathata in its expressible form (y ngôn)—Ly ngôn (không thể diễn tả được bằng lời, ngược lại với Y ngôn là chân như có thể diễn tả được).

Beyond description: Thắng Nghĩa—Which surpasses mere earthly ideas; superlative; inscrutable—Không thể giải thích bằng lời hay

đối lại với lời của thế tục mà gọi là thắng nghĩa (diệu lý sâu xa vượt hơn hẳn lý thời gian thế tục). Beyond the grave: Bên kia nấm mồ (bên kia thế giới).

Beyond human beings’ power to change: Vượt ra ngoài sức thay đổi của con người.

Beyond language: Vượt ra khỏi ngôn từ.

Beyond laying hold of: Bất khả đắc.

Beyond learning stage: Vô học—No more learning or striving for religious achievement is needed when one reaches this stage. Beyond mentation things: Những điều không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì).

Beyond one’s strength: Quá sức.

Beyond the realm of infinite space

Bodhisattva: Gaganananta-vikrama (skt)—Không

Vô Biên Xứ Việt Bồ Tát.

Beyond speaking: Fugon (jap)—Bất Ngôn— Teaching that does not establish words and letters—Unspoken teachings—See Bất Lập Văn

Tự.

Beyond study: Asaika (skt)—No longer learning—Beyond study—Beyond learning stage refers to the stage of Arhatship—See Vô Học. Beyond the supramundane: Xuất Xuất Thế Gian—Vượt ra ngoài cái xuất thế gian (còn cao hơn cái xuất thế gian).

Beyond thought or description: Beyond conception—Beyond thought or discussion— Beyond thought and words—Inconceivable—See Bất Khả Tư Nghì.

Beyond thought or non thought: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng—The fourth formless realms—Chúng sanh hữu tưởng vô tưởng xứ—See Cửu Hữu. Beyond thought or word: Acintya (skt)—Beyond conception—See Bất Khả Tư Nghì. Beyul (tib): Also called Payul or dPal yul, one of the major monasteries of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism, located in Khams and founded in the seventeenth century by Rikdzin Gunsang Sherap—Cũng còn được gọi là Payul or dPal yul, một trong những tự viện chính của trường phái Nyingmapa của Phật giáo Tây Tạng, tọa lạc tại tỉnh Khams và được Rikdzin Gunsang Sherap xây dựng vào thế kỷ thứ 17.

Bhadanta (skt): Bà Đàn Đà.

  1. Great virtue: Đại Đức—Blessed, of great virtue—Most virtuous—Praised worthy.
  2. A term of respect for a Buddha, or for monks: Một từ tôn kính để gọi Đức Phật hay các vị sư.

Bhadda (skt): See Bạt Đà Nữ.

Bhaddakaccana-bimba-rahulamata (p): See Yasodhara.

Bhadda-kappa (p): See Bhadra-kalpa.

Bhaddekaratta-suttam (p): Sutra on an auspicious day—See Kinh Nhất Dạ Hiền Giả. Bhaddiya (skt): Bhadrika—Bạt Đề Lê Ca—Bà Đề—Bà Đề Lợi Ca—One of the first five disciples of Sakyamuni, said to be a son of king Amrtodana (also father of Anuruddha)—Một trong năm Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người ta nói ông là con của vua Cam Lộ Vương (cũng là cha của A Nậu Lâu Đà).

Bhadra (skt): Bhadda (p).

  1. August—Auspicious—Beautiful—Blessed— Dear—Excellent—Fair—Fortunate—Good—

Hiền.

  1. Bát Đà La Tỳ Ha La—Name of a famous vihara in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D.—Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch.

Bhadra-bhiksu (skt): Thiện Tỳ Kheo—See Bạt Đà La.

Bhadra-caripranidhana (skt): Phổ Hiền Hạnh

Nguyện Tán (bài tán về mười hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền)—Praise on Bodhisattva Samantabhadra’s ten vows—See Thập Hạnh

Nguyện Phổ Hiền.

Bhadradatta (skt): Bạt Đề Đạt Đa—Tên của một vị vua Ấn Độ—Name of an Indian king.

Bhadrakalpa (skt): Bhadda-kappa (p)—Ba Đà Kiếp—Nhơn Hiền kiếp—Thiện Kiếp—The age in which we are living now—Good Kalpa—Lucky kalpa—The present kalpa—The present period—

See Hiền Kiếp.

Bhadrakalpa sutra (skt): Bhadra-kalpika-sutra

(skt)—Sutra of the Lucky Kalpa—Kinh Hiền Kiếp (Kỷ nguyên hạnh phúc)—See Hiền Kiếp Kinh. Bhadrakalpa-vadana (skt): Sutra of the lucky kalpa—See Hiền Kiếp Thí Dụ Kinh.

Bhadra-kalpika (skt): Hiền Kiếp. Bhadra-kalpika-samadhi-sutra (skt): Sutra of the samadhi of Lucky Kalpa—Hiền Kiếp Tam Muội Kinh.

Bhadra-kalpika-sutra (skt): Sutra of the Lucky Kalpa—Sutra of the Fortunate Age—Kinh Hiền Kiếp (Kỷ nguyên hạnh phúc)—See Hiền Kiếp Kinh.

Bhadra-kumbha (skt): Auspicious jar—Magic bottle—See Hiền Bình.

Bhadrapada (skt): The sixth Indian month: Bạt Nại La Bà Nã (tháng thứ sáu bên Ấn Độ)— Bhadrapala Bodhisattva: Hiền Hộ Bồ Tát.

Bhadrapadamasa (skt): Prausthapada (skt)— Between the months of August and September— Bà Nại La Bà Nại Ma Tẩy—See Thập Nhị

Nguyệt.

Bhadrapala (skt): Bạt Pha—See Hiền Hộ. Bhadrapala-bodhisattva (skt): Hiền Hộ Bồ Tát—See Hiền Hộ.

Bhadrapala-bodhisattva-sutra (skt): Sutra composed by Bhadrapala Bodhisattva—Kinh Hiền

Hộ Bồ Tát.

Bhadrapala and Sixteen Bodhisattvas Go In to Bathe: Công Án Khai Sĩ Nhập Dục—See Bạt Đà Bà La Dữ Thập Lục Bồ Tát Nhập Dục.

Bhadraruci (skt): Bạt La Lâu Chi—See Hiền Ái. Bhadrayanika (skt): See Bhadrayaniya (skt). Bhadrayaniya (skt): Bhadrayanika (skt)—Hiền

Trụ Bộ.

Bhadrika (skt): Bạt Đề—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Bhaga (skt): Bà Già—Một phần hay một phân chi—A portion, division, fraction.

Bhagai (skt): See Bột Già Di.

Bhagava (skt): Lokajyestha (skt)—World Most

Venerable or Lokanatha—Lord of worlds—

World’s Honored One—Tôn hiệu của Đức Phật, vị có đủ muôn đức được thế gian tôn trọng—See Thế Tôn and Thập Hiệu.

Bhagava-dharma (skt): Ca Phạn Đạt Ma—See Già Phạm Đạt Ma.

Bhagavad-gita (skt): The Lord’s Song—Chí Tôn Ca—A complete treatise on spiritual development along the lines of Karma Yoga, the way of Right Action.

Bhagavad-ratnaguna-sancaya-gathana-

mapajika (skt): Bạt Già Phạm Công Đức Bảo Tập Tụng Nạn Thích Ngữ—Luận về những công đức khó tu tập quí báu của bậc Vô Thượng.

Bhagavan (skt): Buddha—Blessed One—Exalted One—Holy One—Noble One—World-Honored One—See Thế Tôn.

Bhagavat (skt): Bhagavan (skt)—Bhagavant (skt)—Bạt Dà Phạm—The Holy Lord—The Blessed One—See Thế Tôn. Bhagavati (skt): Bậc Bạt Già Phạm (nữ)— Blessed One (lady).

Bhagu (p): Bà Cữu—Name of a brahman hermit—Tên của một ẩn sĩ Bà la môn. Bhaichad (skt): Bhaisajya (p & skt)—Medicine —Bệ sái (dược).

Bhaichadjyaguru: Bhaisajya-guru (skt)— Bhaishajya-Guru-Buddha—Dược Sư Lưu Ly

Quang Phật—See Dược Sư Phật.

Bhaichadjyaradja: Dược Vương Bồ Tát.

Bhaichadjyaradja-Samudgata: Dược Thượng Bồ

Tát.

Bhaichajya-Guru-Buddha: Bhaishajya-GuruBuddha—See Dược Sư Phật.

Bhairava (skt): See Bội La Phược.

Bhaisajya (skt): Dược—Thuốc—Medicine. Bhaisajya Buddha (skt): Yakushi-Nyorai (jap)— Dược vương Phật.

Bhaisajyaguru: The Buddha of Medicine—The Healing Master—See Dược Sư Phật.

Bhaishajya-Guru-Buddha: Doctor of Medicine— Medicine Buddha, reigns over an Eastern Paradise—See Dược Sư Phật. Bhaishajya-Guru’s Twelve Vows: Dược Sư Thập Nhị Nguyện.

Bhaishajya-Guru-vaidurya-prabhasa (skt): The Buddha of Medicine—Dược sơn Phật—Dược Sư Phật—Bề Sát Xã Lũ Lô—Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai—Đại Y Vương Phật—Y Vương Thiện

Thệ.

Bhaishaya-guru-vaiduryaprabhasa-purvapranidhana-visesavistara (skt): The Medicine Buddha Sutra—See Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức.

Bhaishajyaraja Bodhisattva: Bodhisattva of Healing—See Dược Vương Bồ Tát.

Bhaishajyaraja-samudgata (skt): Dược Thượng—Bodhisattva of healing—See Dược

Vương Bồ Tát.

Bhaishajya Samudgata Bodhisattva (skt): Dược Thượng Bồ Tát—Bhaisajyaraja-samudgata.

Bhaishajya Samudgata Bodhisattva sutra (skt): Kinh Dược Thượng Bồ Tát—Sutra on

Bhaisajyaraja-samudgata.

Bhaja (skt): Name of a Buddhist place, where excavators found the earliest Caitya hall, dating from the second century B.C.—Tên của một địa danh Phật giáo. Nơi đây người ta tìm thấy một đại sảnh Thánh điện đầu tiên có niên đại từ thế kỷ thư hai trước Tây Lịch.

Bhakta (skt): One who aspires to God through love and surrender to God—Người sùng kính thượng đế.

Bhakti (skt): See Người Sùng Kính Thượng Đế. Bhakti-marga (skt): Path of worshipping a God—Qui Ngưỡng Đạo.

Bhakti-sutra (skt): See Kinh Quy Ngưỡng.

Bhakti-yoga (skt): Path of sincere practicing of yoga—Qui Ngưỡng Du Già.

Bhallika (skt): Name of an old city in India: Ba ly, tên của một đô thị cổ ở Ấn Độ—Name of the seventh disciple of the Buddha: Bạt Lê Ca—Tên của vị đệ tử thứ bảy của đức Phật.

Bhalluka (skt): Ba Lợi—Name of a city in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D.—Tên của một thành phố ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch.

Bhandanta (skt): Daitoku (jap)—Most virtuous— Reverend, a title of honour applied to monks— Venerable—Đại Đức.

Bhanga (skt): Bà Nga—Phá vỡ—Breaking. Bhante (p): Ngài Thượng Tọa (tiếng gọi tôn quý)—Sir—Venerable Sir.

Bharadvaja (p): Lợi tánh—Phả Lợi đọa.

  1. Keen mind, or clever: Lợi căn hay thông minh.
  2. Descendant of the ancient sage Bharadvaja, interpreted as one of the six Brahmin

surnames: Còn gọi là Phả La Trá, dòng dõi của một trong sáu họ Bà La Môn.

  1. Name of a farmer in Northern India at the time of the Buddha: Tên của một nông gia Phả Lợi Đọa trong thời Đức Phật còn tại thế—See Kasibharadvaja.
  2. Ẩn Sĩ Bạt La Đà Thẩm Xa: Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who lived a long time on Mount Isigili—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác đã sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Bhargava (skt): Bạt Cà Ba—See Bạt Già Bà.

Bharnaua: Bạc già tiên.

Bharukaccha (skt): Bạt Lộc Yết Thiếp Bà Quốc—See Bạt Lộc Yết Cô Bà Quốc.

Bhasa (skt): Phạm Bái—Dùng một khúc kệ để tán thán đức Phật—Using a verse to praise the Buddha.

Bhaskara (skt): Fire, an epithet of the Buddha— Hỏa, một danh hiệu của Đức Phật. Bhasman (skt): Bhasman (skt)—Pamsupatas, or Pasupatas (skt)—See Đồ Hôi Ngoại Đạo.

Bhasmikaroti (skt): Incinerate—Hỏa thiêu. Bhattuddsaka (skt): A monastery cook—See Hỏa Đầu.

Bhauma (skt): Living on earth—Địa cư.

Bhava (skt): Becoming—Being—Continuity— Coming into existence—Existence—Existing— The process of becoming—See Hữu. Bhavabhava (skt): Hữu Vô—Hữu và phi hữu— Being and non-being.

Bhava-cakra (skt): Bhava-cakka (p)—Cycle of birth and death—Worldly wheel—See Hữu Luân. Bhava-chakra (skt): See Bhava-cakra.

Bhavana (skt & p): Sự hành tập thiền Quán— Mental culture—Mental development—

Meditation or mind development—Tu Tập Thiền Quán.

Bhavana-heya (skt): Tu Sở Đoạn—To cut off illusion in practice or performance—Qua thực tập cắt đứt mọi ảo ảnh.

Bhavana-heya-karma (skt): See Tu Sở Đoạn

Nghiệp.

Bhavana-marga (skt): The way of walking or the way of cultivation—See Tu Đạo. Bhavanamayapanna (p): Bhavanamayo-prajna (skt)—Tu huệ— Tu sanh tuệ—Attaining moral wisdom from practice of abstract meditation—Attaining wisdom based on mental development—Đạt được tu huệ qua tu hành phát triển tâm linh.

Bhavanamaya punna kiriya vatthu (p): The merit of meditation—Tu hành phước nghiệp sự. Bhavanamayo-prajna (skt): Tu Huệ—Trí huệ đạt được do sự tu tập tĩnh lự—Wisdom gained from practicing of meditation.

Bhavanga (p & skt): Tiềm thức—See Hữu Phần. Bhavanirodha (skt): Extinction of life and death cycle—Extinction of the process of existence—

Chấm dứt tiến trình luân hồi sanh tử (hiện hữu).

Bhavanta (skt): Bhadanta (p)—Reverand Sir— Venerable Sir—Đại Đức.

Bhavaraga (skt & p): 1) The desire for existence, which is the cause of existence: Hữu Tham, tham dục hiện hữu; 2) Craving for becoming, the underlying tendency to lust for existence (becoming): Hữu Tham Tùy Miên; 3) Attachment: Luyến ái.

Bhavasattva (skt): Hữu Thể—Sự vật hay hình thức—Form—Substantial—Thing—Anything of ideal or real form (embodied things, bodies, things, dharmas).

Bhavasava (p): Bhavasrava (skt)—1) Becoming: Hữu; 2) Attachment to Bhava, becoming, rebirth to the world of form and formlessness: Hữu lậu, sự tham luyến hiện hữu, tái sanh vào sắc giới và vô sắc giới; 3) Desire for continuous existence, the love of existence in one of the conditioned realms: Hữu lậu, sự ham muốn hiện hữu trong một trong những cảnh giới hữu lậu.

Bhavasrava (skt): See Bhavasava.

Bhavasvabhava (skt): Self-nature, that which constitutes the essential nature of a thing—See Tánh Tự Tánh.

Bhavasavo (p): The corruption of becoming—

Hữu lậu.

Bhavasrava (skt): Bhavasava (p)—Hữu Lậu— Outflow discharge.

Bhava-tanha (p): Bhavatrsna (skt)—Hữu ái— Craving for becoming—Craving for continued existence or self-presevation—Ham muốn tiếp tục hiện hữu—Luyến ái đời sống.

Bhavatrsna (skt): Bhava-tanha (p)—Craving for existence—Hữu ái (ham muốn hiện hữu).

Bhavaviveka (skt): Spokesman of the

Madhyamaka (490-570AD), from South India— See Thanh Biện.

Bhavesana (p): Quests for becoming—Hữu cầu.

Bhavet (skt): Xuất.

1) (v) To exit—To put forth—To go out—To come out—To come forth. 2) (adv) Beyond—Outside this world—Not of this world—Of Nirvana character.

Bhavetabham (p): Phải được phát triển.

Bhavitam (p): Đã được phát triển.

Bhavitatta (p): Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who lived for a long period of time on Mount Isigili—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Bhavuppattiyo (p): Tứ Khởi (Tứ Ái Sanh)—Four sources of affection for a bhiksu or bhiksuni: food, clothes, bedding, and gifts—Bốn thứ làm khởi dậy ái dục cho chư Tăng Ni: ăn, mặc, ở và quà cáp.

Bhavya (490- 570): See Phân Biệt Minh Bồ Tát.

Bhaya (p): Fear—Sợ sệt.

Bhayabherava-suttam (p): Sutra on fear and terror—Kinh sợ hãi và khiếp đảm.

Bhichmagardjita-ghochas-vararadja: Oai Âm Vương Phật.

Bhida (skt): Panca-nada (skt)—See Tỳ Trà.

Bhikkhu (p): Bhiksu (skt)—Tỳ kheo—Bật Sô— Bức Sô—“Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions. Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code—Tỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não. Người thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc—See Cụ Túc Giới Tỳ Kheo.

Bhikkhu-aparihaniya-sutta (p): Sutra on conditions for no decline among the monks— Sutra on no falling away for monks, in the Anguttara nikaya VII.21—Kinh Tăng Bất Đọa Lạc, trong Tăng Nhất A Hàm VII.21.

Bhikkhu-patimokkha (p): See Bhiksupratimoksa (skt).

Bhikkhu-samgha (p): Bhiksu-sangha (skt)—The order of fully ordained monks—Tỳ Kheo Chúng. Bhikkhu-samyutta (p): See Tương Ưng Tỳ Kheo Kinh.

Bhikkhu-sutta (p): Bhiksu-sutra(skt)—Sutra on Bhikkhu—Kinh Tỳ Kheo.

Bhikkhuni (p): Bhiksuni (skt)—Bikuni (jap)—Tỳ kheo ni—A female observer of all the commandments—See Tỳ Kheo Ni. Bhikkhuni-samgha (p): Bhiksuni-sangha (skt)— The order of fully ordained nuns—Tỳ Kheo Ni Chúng.

Bhikkhuni-samyutta (p): See Tương Ưng Tỳ Kheo Ni Kinh.

Bhikkhuni-sutta (p): Bhiksuni-sutra(skt)—Kinh Tỳ Kheo Ni.

Bhikshu (skt): See Bhikkhu.

Bhikshu cloud of Virtue: Tỳ Kheo Đức Vân.

Bhikshuni-khanda (skt):Bhiksu-khanda (skt)— Ni Kiện Độ—A division of Vinaya, containing the rules for nuns—Một phần trong Tứ Phần Luật nói về luật của Tỳ Kheo Ni.

Bhikshuni (skt): Tỳ Kheo Ni—See Bhikkhuni.

Bhikshuni order: Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni. Bhikshu Pars(h)va (skt): Parshwa (skt)—A native of Central India. He is also said to have presided over the Fourth Council, and the tenth patriarch of the Indian Ch’an Sect (Zen Sect)—Là một cư dân vùng Trung Ấn. Ông là người chủ tọa Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư và la tổ thứ mười của dòng Thiền Ấn Độ—See Hiếp Tôn Giả.

Bhiksu (skt): See Bhikkhu.

Bhiksuni (skt): Tỳ Kheo Ni—See Bhikkhuni. Bhiksuni-sangha (skt): Order of Buddhist Nuns— Ni Đoàn (Giáo Đoàn Ni)—Bhiksuni Order.

Bhiksuni-sila: Giới tỳ kheo ni.

Bhiksuni-skanhaka (skt): Ni Kiền Độ—A chapter of the moral rules of nuns—Một chương về luật của Tỳ Kheo Ni—Complete moral precepts for nuns in Mendicant school and Vinaya.

Bhiksuni-vibhanga (skt): Maha-vibhanga (skt)— Tỳ Kheo Ni Phần—Đại Bộ Phân Tích—

Disciplinary code for bhiksuni—Tỳ kheo ni phần (luật dành cho tỳ kheo ni).

Bhiksu-pratimoksa (skt): Bhikkhu-patimokkha

(p)—Tỳ Kheo Giới Bổn—Ba La Đề Mộc Xoa— Disciplinary code—Code of monk’s rules—Giới luật—Precepts—Biệt giải thoát giới—See Giới Bổn.

Bhiksu Precepts: There are 250 commandments for Bhiksu and 348 for Bhiksuni—250 giới Tỳ Kheo và 348 giới Tỳ Kheo Ni. Bhiksu-sangha (skt): Order of Buddhist Monks— Tăng Đoàn (Giáo Đoàn Tăng).

Bhiksu-Sila (skt): Giới Tỳ kheo.

Bhiksu-vibhanga (skt): Disciplinary code for monks—Đại Phần—Tỳ kheo phần (luật dành cho tỳ kheo).

Bhima (skt): See Tỳ Ma.

Bhiru (skt): Trừ Hoạn—Elimination of calamity— Elimination of misfortune.

Bhisakka (p): Thầy thuốc—Lương y—

Physician—Doctor.

Bhisakko (p): The peerless physician. Bhisma-garjita-ghosa-svara-raja (skt): The king with the awe-inspiring voice—See Uy Âm Vương. Bhismagarjitasvara raja (skt): See Không Vương.

Bhogasukha (skt & p): Happiness of possession of property—See Hạnh Phúc Có Được Tài Sản. Bhogavati (skt): Wealthy Bodhisattva—See

Phong Tài Bồ Tát.

Bhojaniya (p & skt): Bồ Đề Ni—Bồ Xà Ni—Đạm Thực—Food in Cereals, fish and flesh—Còn gọi là Bồ Thiện Ni, thức ăn có trong ngũ cốc, cá và thịt.

Bhramara (skt): Bạt La Ma La—Một loại ong đen—A kind of black bee.

Bhramaragiri (skt): A monastery built by Sadvaha for Nagarjuna on the mountain of

Bhramaragiri, 300 miles south-west of Kosala— Tự viện mà Sadvaha đã xây cho ngài Long Thọ, nằm trên đỉnh núi Bhramaragiri, khoảng 300 dặm về phía tây nam Kosala.

Bhranta (skt): Mê giả hay người mê muội—The confused.

Bhranti (skt): Vọng pháp—Mê lầm hay sai lầm— Error.

Bhrauti (skt): Maya (skt)—Mê muội—Deluded— Misleading ideas—Confuse—Delusion—Illusion. Bhrukuti (skt): Tỳ Câu Tri—Tỳ Câu Chỉ—

Knitted brow, one of the forms of Kuan-Yin—

Chân mày đan lại với nhau, một trong những hình thức của Quán Thế Âm.

Bhuma (skt): Living on earth—Địa cư. Bhumi (skt & p): Place—Situation—Spiritual rank—Stage—Position, or character attained by a Bodhisattva—Sanskrit term referring to stages of development of a Bodhisattva. Each succeeding level represents a further stage of spiritual accomplishment and is accompanied by progressively greater power and wisdom—Thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ những giai đoạn phát triển của một vị Bồ Tát. Mỗi giai đoạn kế tiếp tiêu biểu cho một mức độ tiến xa hơn trong việc thành tựu tâm linh đi kèm với sự tiến bộ về trí tuệ.

Bhumi-avacara-deva (skt): Địa Cư Thiên— Indra’s heaven on the top of Sumeru, and below the heaven in space—Trời Đế Thích ở trên đỉnh núi Tu Di, nhưng nằm bên dưới Không Cư Thiên.

Bhumija-sutta (p): See Kinh Phù Di.

Bhumisparsha-mudra (skt): See Thủ Ấn.

Bhuta (skt): See Bộ Đa.

Bhutabhava (skt): Tatbhava, or Vastu (skt)— True nature or true being—See Chân Tánh.

Bhutacitta (skt): Chân tâm—Real mind— Sincere—True character of man—True disposition of man—True-hearted—True mind— True to one’s nature—Chân tâm. Bhutagama (p): Vegetation—A living plant—

Thực Vật.

Bhutah (skt): Phó Đa—A sect of asetics who smeared themselves with ashes—Một phái khổ hạnh lúc nào cũng bôi tro đầy mình. Bhutakoti (skt): Practical—Reality limit—See

Thực Tại Tế.

Bhutamidam (p): Appear—Arise—Come into being (existence)—Xuất hiện—Sinh khởi—Trở thành hiện thực.

Bhutamidam-sutta (p): Sutra on coming into being (existence)—Sutra on this has come into being (existence)—Kinh Sinh khởi (kinh nói về sự trở thành hiện hữu).

Bhutata (skt): Reality—True character of reality—True reality—True suchness—Chân

Như—In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh Mahamati, what has been realized by me, that is the ever-abiding nature of things, suchness, reality, etc.”—Pháp tánh hay thực tánh. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Điều mà ta thể chứng tức là cái bản chất thường trụ của các sự vật, hay như như, hay thực tánh.” Bhutatathata (skt): Thiên chân—The suchness of existence—See Chân Như.

Bhutatathata, the absolute as it exists in itself: See Phi An Lập Đế.

Bhutatathata as contaminated and as pure: Nhiễm Tịnh Chân Như—The bhutatathata as contaminated in phenomena and as pure being— Chân như gồm hai thứ nhiễm trược chân như và thanh tịnh chân như.

Bhutatathata is devoid of all impurity: Như thực không—Trong thể chân như không vọng nhiễm. Bhutatathata, as evil: Bất thiện pháp chân như— See Tam Chân Như.

Bhutatathata is full of merit or achievement: Như thực bất không—Trong thể chân như đã có đủ tất cả công đức vô lậu.

Bhutatathata, as good: Thiện pháp chân như— See Tam Chân Như.

Bhutatathata influenced by environment:

Absolute in its causative or relative condition, or pure and impure conditions, produces all things— Chân Như Duyên Khởi (chân như bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, điều kiện thanh tịnh hay bất tịnh, tạo ra chư pháp).

Bhutatathata, like a mirror, independent of all beings: Như Thực Không Kính (Không Chân Như)—See Tứ Kính.

Bhutatathata, like a mirror, is not hindered by objects: Pháp Xuất Ly Kính (Thể Chân Như)— See Tứ Kính.

Bhutatathata, like a mirror, reveals all objects: Nhân Huân Tập Kính (Bất Không Chân Như)— See Tứ Kính.

Bhutatathata, like a mirror, serves all beings: Duyên Huân Tập Kính (Dụng Chân Như)—See

Tứ Kính.

Bhutatathata-mind: Tâm Lượng Chân Chính Như Lai—Which rests in no place—Tâm lượng chân chính của Như Lai xa lìa mọi năng duyên, sở duyên mà trụ nơi vô tâm.

Bhutathatata as neither good nor evil: Vô ký pháp chân như—See Tam Chân Như. Bhutatathata, as neutral: Vô ký pháp chân như—See Tam Chân Như. Bhutatathata reality: Chân Như Nhứt Thực— Bhutatathata the only reality, the one bhutatathata reality—Chân như là chân lý duy nhất.

Bhutatathata in the relative conditions: The bhutatathata in the phenomenal conditions—See Tùy Duyên Chân Như.

Bhutatathata of unreality: Pháp Không Chân Như—The Bhutatathata as understood when this non-individuality or unreality of things is perceived—Chân như được hiểu như vô ngã và vô tướng của vạn hữu.

Bhutatathata wisdom: Bhutatathata (skt)— Tathata (skt)—Chân như—Absolute wisdom. Bhutatathata without anything that can be called a nature for comparison: Vô tánh chân như—See Tam Chân Như.

Bhutatathata without creation: Vô sanh chân như—See Tam Chân Như.

Bhutatathata without form: Vô tướng chân như, chân Như không có hình tướng—Markless thusness—See Tam Chân Như. Bhutatathata-yana (skt): Như Lai Thừa—All phenomena are of the same essence as the noumena—See Pháp Tánh Tông.

Bhutavadi (skt): Thật Ngữ—Thực Ngữ—True or reliable words—Words corresponding to reality—

Lời nói đúng với sự thật của Đức Phật và các bậc tu hành—Lời nói tương xứng với sự thực, hay hành động tương xứng với lời nói.

Bhutida-mara-tantra (skt): Vajrapani-maratantra (skt)—Tantra on holder (protector) of the vajra who is able to subdue all demons—Kim

Cang Thủ Hàng Ma Chú (Kim Cang Thủ Hàng Phục Bộ Đại Giáo Vương kinh).

Bi (jap): Ghrana (skt)—Nose—Smelling—

Perception of odor—Mũi—Khứu giác. Bias (a): Thiên Chấp—Không khách quan—Thiên vị.

Biased views: Biên kiến—The state of clinging to one of two extremes in the world of relativity, such as clinging to permanence, impermanence, being or non-being, etc.—Trạng thái vướng mắc vào một trong hai cực đoan trong thế giới tươngđãi, chẳng hạn như vướng mắc vào thường và vô thường, hữu và vô hữu, vân vân.

Biases: Thành kiến.

Biases and prejudices: Thành kiến và định kiến.

Bible (n): Kinh Thánh.

Biblical (a): Thuộc về Kinh Thánh.

Bich Dong Pagoda: Bich Dong Pagoda is one of the most ancient pagodas in Vietnam. If Huong Tich Pagoda is ranked “the first marvellous cave of the Southern Sky,” Bich Dong must be the second one. The pagoda was built during the Le Dynasty, located in Hoa Lu district, Ninh Binh province—Chùa Bích Động là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Nếu chùa Hương Tích được xếp hạng là “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì Bích Động phải là “Đệ Nhị.” Chùa được xây dựng vào thời nhà Lê, tọa lạc trên đất Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình.

Bid farewell to this world: Từ giả cõi đời.

Bid someone to do something: Tell (ask) someone to do something—Bảo ai làm việc gì.

Bidatsu (jap): Vua Mẫn Đạt (Nhật). Bien-li Wen (jap): Tales of marvelous events, a genre of Chinese literature used to popularize stories from the life of the Buddha and from various sutras—Những câu chuyện huyền diệu, một loại văn chương Trung Hoa được dùng để phổ thông hóa những câu chuyện về cuộc đời đức Phật được rút ra từ các kinh điển.

Big bell: Đại hồng chung.

Big days of the year in Buddhism tradition: See Tam Nguyên.

Big Ear Tripitaka: Daini-Sanzo (jap)—Đại Nhĩ Tam Tạng—Great Ear Tripitaka—See Đại Nhĩ Tâm Thông.

Big earnings, big spendings: Bội nhập bội xuất (vào nhiều thì ra cũng nhiều)—Big takings, big spendings.

Big fish swallow small fish and small fish swallow little prawns: Cá lớn nuốt cá bé và cá bé thì nuốt tôm tép hay lúa thóc (Đại ngư ngật tiểu ngư, tiểu ngư ngật hà mễ).

Big mouth with empty phrases of goodwill: Mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ. Big rivers of India: Đại hà ở Ấn Độ—See Bát Hà.

Bigamic (a): Lấy hai vợ hoặc hai chồng.

Bigamist (n): Người lấy hai vợ hoặc hai chồng.

Bigamous (a): Có tính cách trùng hôn.

Bigamy (n): Chế độ lưỡng thê hay lưỡng phu.

Bigot (n): Kẻ cuồng tín.

Bigoted (a): Cuồng tín hay tin tưởng một cách mù quáng.

Bigotry (n): Sự tin tưởng mù quáng.

Bihiki (jap): Tỷ Thức—Smell consciousness, one of the eight consciousnesses—See Bát Thức. Bija (p & skt): Vija (skt)—Germ—Root power— Seed—Semen—Karma seed residues in the storehouse consciousness (Alaya-vijnana)—Hạt giống hay mầm mống được chứa đựng trong rễ. Hạt giống nghiệp được chứa đựng trong tàng thức— See Chủng Tử.

Bija-jatani (p): Bhutagama(p)—Thực Vật— Vegetation—A living plant—Plants.

Bijaka (skt): Chủng tử hay hạt giống—A seed.

Bija-mantra (skt): Chủng Tự—Seed syllable— Thực tại tối thượng được cô đọng trong một âm thanh biểu tượng.

Bija-niyama (p & skt): Physical organic order—

Trật tự vật thể hữu cơ.

Bijapura (skt): Bijapuraka (skt)—See Câu Duyên Quả.

Biku (jap): Bhiksu (skt)—Tỳ kheo—See Bhikkhu. Bikuni (jap): Bhiksuni(skt)—Tỳ kheo ni—See Bhikkhuni.

Bilateral (a): Song phương.

Billion-World Universe: Tam thiên đại thiên thế giới—Three thousand great chiliocosmos—ThreeThousand-Great Thousand World.

Bilocation (n): Thuật phân thân ở hai nơi cùng một lúc.

Bimba (skt): Quả—Trái cây (trái tần bà).

Bimbisara (skt): Bình Sa Vương—The name of the king who ruled the ancient kingdom of Magadha during the Buddha’s time—See Tần Bà

Sa La.

Bimbisara and Ajatasatru: Vua Tần Bà Sa La và Thái tử A Xà Thế—According to Buddhist legends, with the scheme and assistance from Devadatta, Prince Ajatasatru imprisoned his father and usurped the throne—Theo truyền thuyết Phật giáo, với âm mưu và giúp sức của Đe Bà Đạt Đa, A Xà Thế đã hạ ngục vua cha để đoạt ngôi.

Bimbisara and Sakyamuni Buddha (skt): See

Tần Bà Sa La và Đức Thích Ca Mâu Ni.

Bi-monthly Fasting (fast): Posadha (skt)— Upavasatha (skt)—Uposana (skt)—Uposatha (p)—Nurturing or renewal of vows—Bi-monthly precept recitation—See Bố Tát. Bi-monthly precept recitation: The bi-monthly reading of the prohibitions for the order and of mutual confession—See Thuyết Giới.

Bind (v): Bandha (skt)—Attachment—Bind tightly—Bond—To chain—To enfetter—Tie—

Phược (bó buộc hay buộc chặt)—Another name for affliction—Tên gọi khác của phiền não— Afflictions and Attachment.

Bind up (v): Trói buộc.

Bind of pleasure: Lạc Trước—The bind of pleasure binding to the phenomenal life—Tham đắm chấp trước vào dục lạc của cuộc sống hiện tượng.

Binders and robbers: Kết tặc (dục vọng hay ảo tưởng)—The passions, or delusion—Những kẻ trói buộc hay những tên giặc, ý nói dục vọng và phiền não.

Bindhu (tib): Tigli (skt)—Psychic energy—Thần lực—See Sinh Khí.

Binding: Tùy thuộc vào.

Binding by afflictions: Phiền Não Hệ—Bị phiền não trói buộc.

Binding and loosing: trói buộc và tháo giải.

Binding three bamboo strings to one’s stomach: Công án cột ba lạt tre vào bụng—See Cổ Đức Tam Miệt.

Bindu (tib): Prana (skt)—Breath—Hơi thở—Khí lực—Sanh lực.

Binzuru (jap): Pindola-Bharadvaja (skt)—See

Tân Đầu Lô Phả La Đọa.

Biogenesis (n): Sinh Vật Phát Sinh—A theory of beings’ rebirth in accordance with their karma. Living beings go up or down depending on their karma—Thuyết sinh vật phát sinh, chủ trương toàn thể vũ trụ khởi nguyên không ngừng tái tạo, mọi sinh vật đều do từ một loài nào đó theo nghiep lực mà trở thành cấp cao hay thấp hơn.

Biographies of Eminent Monks: Gao Seng Zhuan—Stories of Eminent monks—See Cao

Tăng Truyện.

Biographies of famous pilgrims: See Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện.

Biographies of Pure Land Sages and Saints: Collection of Lotus Stories—Tịnh Độ Thánh Hiền Lục—Mấy Điệu Sen Thanh. Biographies of devout Buddhists: See Cư Sĩ

Truyện.

Biological causation: Nhân quả sinh vật.

Bipeds (men): Loài hai chân (con người).

Birds and beasts: Cầm thú. Bird which cries of impermanence: See Vô

Thường Điểu.

Birds of a feather flock together: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu (cùng một thứ tiếng thì đáp ứng nhau, cùng một khí chất thì tìm đến nhau).

Bird’s path: See Điểu Đạo. Bird in the sky: Gaganacara (skt)—Loài chim trên trời.

Bird-tracks: See Điểu Tích.

Birth: Uppàda (p)—Utpàda (skt)—Chatur-Yoni (skt)—Sanh (sự sinh ra hay sự phát sinh)— Coming to existence—Rising—See Tứ Sanh. Birth according to species: Tùy Loại Sanh—

Sanh ra theo loài.

Birth annihilating all states of misery: Diệt trừ tất cả ác đạo.

Birth appearing corporeally everywhere in all worlds in the ten directions: Khắp hiện thân nơi thập phương thế giới mà sanh.

Births to become a Buddha: Sanh thành Phật.

Birth of Blessing Heaven: Cõi Trời Phước Sanh. Birth in a body realizing omniscience: Chứng thân nhứt thiết chủng trí mà sanh.

Birth of the Buddha: Phật Đản Sanh. Birth cause: Janmahetu (skt)—Sinh Nhân

(nguyên nhân của sự sinh).

Birth is not clean: Sơ sanh bất tịnh (Lúc mới sanh chẳng sạch).

Birth coming and gathering innumerable enlightening beings: Chư Bồ Tát đến nhóm họp.

Birth control: Kiểm soát sanh đẻ—

Contraception.

Births-cum-deaths of hungry ghosts: Cơ Khát

Tử.

Birthday verse of Siddharta Gautama: See

Tanjôge.

Birth and death: Utpàda-nirodha (skt)— Samsara—Sanh diệt (sinh ra và mất đi)— Production and destruction (annihilation)—All life or phenomena that have birth and death. The state of transmigration or samsara, where beings repeat cycles of birth and death according to the law of karma. The Madhyamika-Sastra believed that all things coming into existence and ceasing to exist, past and future, are merely relative terms and not true in reality—Các pháp hữu vi dựa vào nhân duyên hòa hợp, từ pháp chưa có trở thành có gọi là sanh; dựa vào nhân duyên mà pháp đã có trở thành không gọi là diệt. Trạng thái luân hồi trong đó vòng sanh tử tùy thuộc nơi nghiệp lực. Trung Luận cho rằng sinh diệt khứ lai, chỉ là những từ ngữ tương đối và không thật (kỳ thật chư pháp vốn là Như Lai Tạng bất sanh bất diệt bất khứ bất lai)—See Luân Hồi.

Birth and death of saints: See Vô Vi Sanh Tử.

Birth and death as sphere of action:

Bodhisattvas accumulate roots of goodness—Chư Bồ Tát dùng sanh tử làm chỗ sở hành, vì chứa nhóm thiện căn.

Birth not derived from karma: Karmaprabhava

(skt)—Bất tùng nghiệp, không sanh bởi nghiệp. Birth eclipsing all demons: Che chói tất cả chúng ma.

Birth emanating the lights of all Buddhas and awakening all sentient beings: Phóng tất cả Phật quang minh khắp giác ngộ tất cả thân chúng sanh mà sanh.

Birth entering contemplative concentration with great knowledge: Nhập đại trí quán sát tam muội thân mà sanh.

Birth-existence: Sho-U (jap)—Existence at the moment of one’s birth—See Sanh Hữu. Birth in the final existence, never to be reincarnated: Trụ tối hậu hữu, chang còn thọ thân sau mà sanh.

Birth from the egg: Andaja (skt)—Noãn Sanh.

Birth on the highest level of the highest grade: Thượng phẩm thượng sanh—Reborn in the uppermost of the Lotus grade.

Birth from the moisture: Samsvedaja (skt)—

Moisture sprung—Thấp Sanh (hàn nhiệt hòa hợp mà sanh ra)—See Tứ Sanh.

Birth from Queen Maha Maya’s side in

Limbini: Giáng sanh tại vườn Lâm Tì Ni.

Birth of Great Enlightening Beings: Thọ sanh của chư đại Bồ Tát.

Birth into the heavens of form: Hữu Sắc. Birth into the heavens of neither thought nor non-thought: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Birth into the heavens of non-form: See Vô

Sắc.

Birth into the heavens of non-thought: See Vô Tưởng.

Birth into the heavens of thought: See Hữu Tưởng.

Birth knowing the triple world to be like an illusion: Biết tam giới như huyễn mà sanh. Birth liberating all sentient beings: Giải thoát tất cả chúng sanh.

Birth from moisture: Samsvedaja (skt)—

Moisture sprung—Thấp Sanh—Hàn nhiệt hòa hợp sinh—See Tứ Sanh.

Birth is non-birth: Sinh Tức Vô Sinh—Sho-SokuMusho (jap)—To be born is not to be born—See Sinh Tức Vô Sinh, Vô Sinh Tức Sinh. Birth Places: Sanh Khởi, một trong mười hai bộ kinh Đại Thừa—See Thập Nhị Đại Thừa Kinh.

Birth place of the Buddha: Nơi Đức Phật đản sanh—At the junction of Kapilavastu and the city of Devadarsita, there was a forest park called Lumbini Park. Queen Maya gave birth to Prince— Giữa đường từ Ca Tỳ La Vệ đến thành Thiên Tí, có khu lâm viên tên gọi Lâm Tỳ Ni, nơi Hoàng Hậu Ma Gia đã sinh ra Thái Tử Tất Đạt Đa Kiều Đáp Ma.

Birth radiating great networks of light beams illuminating the whole universe: Phóng lưới đại quang minh chiếu khắp đại thiên thế giới mà sanh. Birth and rebirth: Jati (skt)—The final outcome of karma—Sinh và tái sinh (sinh rồi tái sinh cứ tiếp tục mãi).

Birth requital: Consequences associated with the causes for a child to be born into a certain family. Transgressions and wholesome deeds we perform in this life, we will receive the good or bad results in the next life—Quả báo và những nhân khiến cho đứa trẻ sanh vào một gia đình nào đó. Sanh báo là những tạo tác thiện ác của đời nầy sẽ có quả báo lành dữ của đời sau—See Sanh Báo and Tam Báo.

Birth with right awareness and right knowledge, free from delusion: Xa lìa ngu si, mà sanh với chánh niệm chánh tri.

Birth shaking all Buddha-lands: Bồ Tát lúc sanh, chấn động tất cả các cõi Phật—When Great Enlightening Beings are born, they shake all Buddha-lands.

Birth stories: Jataka (skt & p)—See Stories of the Buddha’s previous lives. Birth is suffering: Sanh khổ. Birth in the three realms: Tam Giới Sanh—

Sanh vào ba cõi.

Birth by transformation: Aupapaduka (skt)— Ethereal birth—Biến hóa sinh—Birth by transformation, not by gestation. Metamorphic birth such as those of devas, asuras, hungry ghosts, and inhabitants of hells, and the Pure Lands—Hóa sinh chứ không phải sinh từ trong bào thai. Hóa sanh như các chúng sanh cõi trời, atu-la, ngạ quỷ, địa ngục và cõi Cực Lạc—See Tứ Sanh.

Birth in the Utmost Joy Land: Cực Lạc Hóa Sanh—Birth in the happy land of Amitabha by formation throught the Lotus—Vãng sanh vào cõi Cực Lạc bằng cách hóa sanh qua Liên Hoa.

Birth and what arises from it: Pravritti or Utpada (skt)—Beginning and rise—Coming into existence—Sanh Khởi.

Birth from the womb: Jarayuja (skt)—Thai Sanh.

Birth from the womb, from the damp, from an egg, and from transformation:

Thai, thấp, noãn, hóa—See Tứ Sanh. Birth in the world of defilement: Because they enable all sentient beings to cut off afflictions— Sanh vào thế giới tạp nhiễm vì khiến tất cả chúng sanh dứt phiền não—See Mười Cung Điện Của Chư Đại Bồ Tát.

Birthday of an elder monk: See Mẫn Kỵ. Biru-Chojo-Gyo (jap): Tỳ Lư Đỉnh Thượng Hành—See Treading on Vairocana’s head.

Birushana (jap): Vairocana Buddha (skt)— Vairocana-tathagata (skt)—Tỳ Lô Giá Na Như Lai—See Đại Nhật Như Lai and Tỳ Lô Giá Na

Phật.

Bishamon (jap): Vaisravana (sk)—Vessavana (p)—Phệ Thất La Mạt Nã—Tỳ Sa Môn Thiên Vương—A form of Kuvera, a god of wealth—Đa Văn Thiên Vương (Bắc thiên vương)—See Tứ Thiên Vương.

Bisma-garjitasvara-raja (skt): The king with the awe-inspiring voice—Oai Âm Vương Phật—Uy Âm Vương Phật.

Bitter pills cure the illness, true words hurt: Thuốc đắng dã tật (có thể chữa khỏi bệnh), lời thật mất lòng, hay khổ dược lợi bệnh.

Bitter result: Kết quả đắng cay.

Bitter words: Khổ ngôn. Bi-Yan-Lu (chi): Pi-Yen-Lu (chi)—Blue Rock Collection—See Bích Nham Lục. Bizuda (jap): Gensha-Shibi (jap)—Ascetic Bei— Bị Đầu Đà—See Huyền Sa Sư Bị Thiền Sư. Bka’ Brgyud: Kagyu—Oral lineage—Oral transmission lineage of Tibetan Buddhism—See

Tổ Truyền Phái.

Black (a):

  1. Dark: Obscure—Sombre—Tối tăm.
  2. Black with wind: Màu đen với gió—See Tứ Luân (B).

Black adder: Hắc Xà—The black viper, or venomous snake, i.e. klesa, passion, or illusion— Dục vọng và phiền não được ví với con rắn độc.

Black-appearance dharma protector: Kalarupa (skt)—An emanation of Manjusri—Hắc Sắc Hộ

Pháp, vị hộ pháp hóa thân từ ngài Bồ Tát Văn Thù.

Black bee hill: The mountain where Nagarjuna is believed to have spent part of his life—Ngọn đồi có hình con ong màu đen, nơi mà người ta tin là ngài Long Thọ đã sống một phần đời tại đây. Black bonds hells: Kalasutra (skt)—Black rope hells—Hắc thằng địa ngục. Black-and-bright kamma with black-and-bright result: Kanha-sukka-vipakam (p)—Hắc Bạch

Nghiệp, Hắc Bạch Báo. Black deva: Mahakala (skt)—Title of Siva— Danh hiệu của thần Siva—See Hắc Thiên. Black faced devil: Ô Ma Lặc Già—Một loài quỷ mặt đen.

Black garment: See Hắc Y.

Black hindrances: See Hắc Chướng.

Black ink painting: See Suibokuga.

Black karma: See Hắc Nghiệp. Black kamma with black results: Kanha- vipakam (p)—Hắc Nghiệp Hắc Báo—Evil deeds with black results.

Black magic: Ma thuật.

Black mountain: Kalaparvata (skt)—Kokusan (jap)—Name of a mountain in Buddhist legendary, an expression used in Zen for attachment to discriminating thinking—Hắc sơn, Tên một ngọn núi trong huyền thoại Phật giáo, từ ngữ được dùng trong nhà Thiền để chỉ sự chấp trước vào sự suy nghĩ biện biệt—See Kokusan. Black path: Ác đạo—Hắc đạo—Negative path— Unwholesome deeds.

Black pennon in the South: Chính Nam phướn đen—See Bát Sắc Phan.

Black robes: Tri y—Black garments—Dark monastic clothes—See Hắc Y.

Black-robe order: Tri môn (chư Tăng). Black-robe sect: Huyền lưu (trường phái mặc y đen, những vị sư thuộc tông phái áo đen)—The black-robed sect of monks. Black rope hells: Kalasutra (skt)—Black bonds hells—Hắc thằng địa ngục.

Black snake: Rắn đen—Black adder. Black teeth raksasi: Matutacandi (skt)—Loại quỷ La sát răng đen—See Hắc Xỉ La Sát Nữ. Black venomous snake: Hắc nguyên—Black adder.

Black and white: See Hắc Bạch.

Black and white rats: See Bạch Hắc Nhị Thử.

Black wind: Dark storm—Hắc phong (cuồng phong bão tố).

Blacken (v): Gièm pha—To backbite.

Blah-gdamspa (tib): The school of Blahgdamspa—Yellow sect—Trường phái Cam Đan

(Tây Tạng).

Blame (v): Ninda (p)—Chê Trách—Censure— Disparagement—Ridicule.

Blame and praise: Bị chê và được khen—No man is free from blame and praise—Không ai tránh khỏi bị chê và được Khen.

Blame on someone: Đổ Lỗi—To blame something on someone.

Blame someone on something: Đỗ lỗi cho ai.

Blameworthy (a): Đáng trách.

Blameful (a): Đáng trách.

Blameless (a): Không đáng trách.

Blameworthy (a): Blameful—Đáng trách.

Blaming: Apavada (skt)—Reproaching—Bài bác—Trách mắng.

Blaming everyone but oneself: Giận trời trách người chứ không đá động gì đến mình (Oán thiên vưu nhân).

Blank paper: Bạch Chỉ—Trang giấy trắng.

Blaspheme (v): Disparage—Denigrate—

Profane—Phỉ báng.

Blaspmeme (v) gods: Utter (v) blasphemies against gods—Báng bổ thánh thần.

Blasphemer (n): Kẻ lộng ngôn. Blasphemy: Sự lăng mạ—Sự nhạo báng—Sự bất kính—Phạm thượng.

Blazing: Burning—Viêm (đốt cháy).

Blazing land: Archishmati (skt)—Ground of blazing wisdom—Diễm Huệ địa. Blazing-Shoulders Buddha: Phật Diệm Kiên. Blazing stage: Archishmati-bhumi (skt)—The blazing land, or the ground of blazing wisdom— Diễm Huệ địa.

Blazing wisdom: Diễm Huệ—Trí huệ sáng rực. Bleeding from the eyes: Xuất Huyết Mắt—See Ngũ Chủng Ác Bệnh.

Blend (v): Hòa hợp—To unite.

Bless: (n): Ân huệ—(v): Ban phước.

Bless (v) and give (v) joy to sentient beings: Lợi

Lạc Hữu Tình—The work of a bodhisattva—

Mang lại lợi ích cho chúng sanh, khiến họ được vui sướng an lạc. Đây là hạnh tu của một vị Bồ

Tát.

Bless someone: Bestow a blessing on someone— Bestow a favour on someone—Ban phúc cho ai.

Blessed (a): Fortunate—Có phúc.

Blessed deeds: Phúc nhơn.

Blessed deeds produce blessed rewards: Phúc nhơn sanh phúc quả—Phúc nhơn tạo phúc quả ở đời nầy và đời sau.

Blessed land: Phúc địa (thiên đường trần gian). Blessed Love Heaven: Anabhraka (skt)—Phúc

Ái Thiên.

Blessed One: Bhagavan (skt)—Thế Tôn—Đấng Thiện Thệ hay đang tôn kính của thế giới hay Phật—The World Honored One or the Buddha.

Blessed rewards: Phúc quả (phước báo).

Blessed virtue: Blessing arising from good deeds—Good fortune and virtue—Phúc đức. Blessedness of Buddha-dharmakaya: Phước tướng pháp thân.

Blessedness and felicity: Blessed felicity— Congratulate on good fortune—Phước khánh

(mừng may mắn hạnh phúc).

Blessedness and insight: Phúc quán.

Blessedness and wisdom: Goodness and wisdom—Phước tuệ (phước huệ).

Blessing: Punya (skt)—Phước.

Blessing of Buddhism: The benefits of

Buddhism—Pháp Lợi (phúc lợi mà Phật pháp mang lại cho chúng sanh).

Blessing and joy: See Lợi Lạc.

Blessings never come in pairs, misfortunes do: Vận may không đến một lượt nhưng họa thì dồn dập (Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí)— Misfortunes never come singly. Blessing and Profit Ghost King: See Phước Lợi Quỷ Vương.

Blessings and virtues: Punna (p)—Phước Đức.

Blessing and wisdom of virtuous conduct:

Because they civilize sentient beings in the realm of desire—Thập thiện nghiệp đạo phước đức trí huệ là cung điện của Bồ Tát vì giáo hóa chúng sanh cõi dục—See Mười Cung Điện Của Chư Đại

Bồ Tát.

Blind acceptance: Niềm tin mù quáng.

Blind since birth: Sanh Manh—Blind from birth—Mù từ khi lọt lòng mẹ.

Blind and in darkness: Manh Minh—Ignorant of the truth—Sự đuôi mù và trong bóng tối, không thấy được đâu là chân lý.

Blind dragon: See Manh Long.

Blind faith: Niềm tin mù quáng. Blind gain vision: Người đui được thấy—See Mười Phật Sự Vì Chúng Sanh Của Chư Phật.

Blind obedience: Vâng lệnh một cách mù quáng (duy mệnh thị tòng)—To be entirely guided by the orders of someone—Other religions believe that man must obey god without any exception. For Buddhism, this is only a blind obedience—Các tôn giáo khác tin tưởng rằng con người phải tuân mệnh thượng đế không có ngoại lệ. Theo đạo Phật, đây chỉ là sự tuân mệnh mù quáng.

Blind someone: Make someone blind—Lam quáng mắt ai. Blind turtle: See Manh Quy.

Blinded: Mù quáng Bliss (n):

  1. Happiness: Hạnh phúc—Cực lạc—Nirvana is the highest bliss—Niết bàn là lạc tối thắng— In the Anguttara Nikaya Sutra, the Buddha commented on the four kinds of bliss a layman enjoy—Trong Kinh Tăng Nhứt A

Hàm, Đức Phật đã giảng về bốn loại hạnh phúc của người cư sĩ—See Tứ Chủng Hạnh

Phúc.

  1. Sukkha (p): Happiness—Joy—Pleasure—Lạc

(vui sướng).

Bliss of almsgiving: In evoking resultant wealth—Ân phước hay thí loại phước (Quả phước bố thí).

Bliss arising from a concentrated state of mind: Samadhisukha (skt)—See Lạc Tam Muội. Bliss of blamelessness: Anavajjasukha (p)—See Hạnh Phúc Không Bị Khiển Trách. Bliss body: Hoshin (jap)—Sambhogakaya (skt)— See Báo Thân.

Bliss of no debtlessness: Ananasukha (skt)—See Hạnh Phúc Không Nợ Nần.

Bliss of the dharma: See Pháp Hỷ (1).

Bliss of filial piety: Ân phước hay Thế phước.

Bliss of formlessness: Vô Tướng Lạc—

Animittasukha.

Bliss of freedom: Vimutti Sukha (p)—Hạnh phúc giải thoát.

Bliss of the gods: Thiên phước—See Nhị Phước.

Bliss of knowledge of the absolute: Advaitananda (skt)—Mahamangala (skt)—Real happiness—True happiness—Chân Hạnh Phúc. Bliss of observation of commandments: Giới phước.

Bliss of observance of meditation: Observance of meditation in obtaining final escape from the mortal round—Tu loại phước (Phước tu hành).

Bliss of ownership: Atthisukha (p)—See Hạnh

Phúc Có Được Vật Sở Hữu.

Blissful pure mind: Lạc thanh tịnh tâm.

Bliss of pursuing the Buddha way: Hành phước.

Bliss of the Saints: Thánh phước.

Bliss of the self: Atmananda (skt)—Personal bliss—Ngã Sở Lạc.

Bliss of solitude: Hạnh phúc trong tịnh lặng. Bliss From Transformation Heaven: Trời Hóa Lạc—Nirmanarati heaven. Bliss of wealth: Bhogasukha (skt)—See Hạnh

Phúc Có Được Tài Sản.

Blissing world: Sugati (skt)—Happy fate—Cảnh giới hoan lạc.

Block (v): Làm tắt nghẽn—To obstruct. Block-head: Mộc đầu— A stupid person: Người ngu đần—One who break the commandments:

Người phá giới.

Blocked: Bế tắt—Chocked—Obstructed.

Blood (n): Máu huyết.

Blood basin for women in hades: Huyết Bồn Kinh—The sutra describing the blood bath for women in Hades—See Nữ Nhân Huyết Bồn Kinh.

Blood-Eating Ghost King: Đạm Huyết Quỷ Vương.

Blood and flesh: Huyết Nhục—Máu thịt (ruột thịt).

Blood Lineage: Hsueh-mo—See Kechmyaku.

Blood Tiger Ghost King: Quỷ Vương Huyết-Hổ.

Bloody (a): Vấy máu.

Blossom: Kusuma or Padma or Puspa (skt)— Flower—Hoa—See Tứ Thiên Hoa and Lục Cúng

Cụ.

Blossom time: Thời kỳ khai hoa nở nhụy.

Blow the conch of the Law: Xuy Pháp Loa—The Buddha’s teaching—Thổi loa pháp. Ví việc Phật thuyết pháp như thổi tù và hiệu lệnh cho ba quân vậy.

Blue Cliff Record: Hekigan-roku(jap)— Piyenlu—See Bích Nham Lục.

Blue-faced raja: See Thanh Diện Kim Cang.

Blue or green dragon: Thanh Long—Rồng xanh. Blue-head Kuan-Yin: Thanh Đầu Quán Âm—Vị Quán Âm đầu xanh, ngồi trên vách đá dựng đứng—Seated on a steep cliff. Blue lotus: Puskara or Utpala (skt)—Blue lotus— Thanh liên (hoa sen xanh).

“Blue-lotus” ascetic: Thanh Liên Hoa Sa Môn. Blue lotus dragon king: Utpalaka (skt)—Thanh Liên Long Vương—Name of a deity. Blue-lotus eyes of Kuan-Yin: See Liên Hoa

Nhãn.

Blue-neck Kuan-Yin: Thanh Đầu Quán Âm—Vị Quán Âm cổ xanh, có ba mặt—With three faces. Blue pennon in the Northwest: Tây Bắc phướn xanh—See Bát Sắc Phan.

Blue red black white: Thanh hồng tạo bạch (trắng đen rõ ràng, phải trái rõ ràng)— Distinctively right or wrong. Blue Rock Collection: Bi-Yan-Lu (chi)—Pi-YenLu (chi)—See Bích Nham Lục.

Blue vajra: Ni Lam Bà—Thanh kim cang.

Blunt: Dull—Stupid—Độn (ngu độn).

Blurt out a word: Lỡ lời.

B.M. Barua: One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century. He was Prof. Kosambi’s contemporary. He continued the Buddhist philosophical studies started by Dr. S.C. Vidyabhusan. His first work, “The History of Pre-Buddhist Indian Philosophy.” Was an epochmaking publication. Through this work he placed early Buddhism in its real perspective and countered the tendency of studying Buddhism in isolation, independently of pre-Buddhist thought. His second work, “Ajivikas,” brought to light a powerful ancient religious movement, now extinct in its motherland. His “Prakrit Dhammapada” was the fruit of great literary industry. Dr. Barua also wrote many valuable works on Buddhist inscriptions and history. His old Brahmi Inscriptions in the Udayagiri and Khandagiri Caves, Bharhut Inscriptions, Ashoka and his Inscriptions and Ceylon Lectures considerably advanced the study of the history of Buddhism— Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19. Đồng thời với giáo sư Kosambi. Ông đã tiếp tục công việc nghiên cứu triết lý Phật giáo do Tiến Sĩ S.C. Vidyabhusan khởi xướng. Tác phẩm đầu tiên của ông “Lịch Sử Triết Học Phật Giáo Ấn Độ” là cuốn sách mở ra một kỷ nguyên mới. Qua cuốn sách này ông đặt Phật giáo nguyên thủy vào trong bối cảnh thực tế của nó và chống lại xu hướng nghiên cứu đạo Phật một cách biệt lập, không xét đến tình hình tư tưởng trước khi có đạo Phật. Tác phẩm thứ hai của ông là quyển “Ajivikas,” đưa ra ánh sáng một phong trào tôn giáo mạnh mẽ thời cổ đại, mà nay đa tàn lụi ngay trên quê hương của nó. Bộ Pháp Cú bằng tiếng Prakrit của ông là một công trình văn học cần cù đáng phục. Tiến Sĩ Barua cũng viết rất nhiều sách có giá trị về những bản chữ khắc và lịch sử Phật giáo. Các tác phẩm của ông như bộ “Chữ Khắc Bà La Môn Xưa trong các Hang Udayagiri và Khandagiri,” “Chữ Khắc Bharhut,” “A Dục Vương và các Bia Ký,” và “Những Bài Nói tại Tích Lan” đã giúp cho việc nghiên cứu Phật giáo tiến triển đáng kể.

Boast about: To brag—Ba hoa. Boast (v) about oneself: Khoác lác—Tự khoe khoang—To brag—To show off. Boastful (a): Bragging—Self-indulgent—Kiêu ngạo.

Boastful secular people: Phàm phu kiêu ngạo.

Boastfully (avd): Một cách khoe khoang. Boat: Thuyền Phiệt—A raft, i.e. Buddhism—Ý nói Phật giáo như chiếc bè hay chiếc phao cho chúng sanh đang lặn hụp trong biển luân hồi sanh tử.

Boat of wisdom: See Bát Nhã Thuyền. Boat of wonderful dharma: Ship of the fine dharma—See Diệu Pháp Thuyền. Boc Pagoda: Name of an ancient pagoda in North Vietnam. The pagoda was built under the reign of King Le Hy Tong (1676)—Tên của một ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam. Chùa được xây dựng dưới triều vua Lê Hy Tông (1676).

Bodai (jap):

  1. Bodhi or Sambodhi (skt)—Bồ đề—Sự giác ngộ—Sự soi sáng—Sự khai minh— Awakening—Enlightenment (n)—To enlighten—Giác ngộ (Trí tuệ hay sự thức tỉnh

toàn diện về tự thân, tha nhân và thế giới sự vật hiện tượng)—See Ngộ.

  1. A person who has the state of bodhi, that is, a Bodhisattva: Người có trạng thái giác ngộ, đó là một vị Bồ Tát.

Bodai Daruma (jap): Bodhidharma (skt)—P’u-t’i Ta-mo—Puti Damo—See Bồ Đề Đạt Ma.

Bodai-En (jap): Bồ Đề Viên—Nghĩa trang của tự viện—The bodhi garden—The temple cemetery. Bodai-Go (jap): Bồ Đề Ngữ—Speaking bodhi— Words of the truth.

Bodaiju (jap): Bodhidruma (skt)—Cây Bồ đề— See Bodhi tree.

Bodaishin (jap): Bodhicitta (skt)—Awakened mind—The bodhi-mind—See Bồ Đề Tâm.

Bodh-Gaya (skt & p): See Bồ Đề Đạo Tràng. Bodhi (Sanskrit): Enlightenment—Awakening one’s own Buddha nature—Perfect wisdom— Tâm chiếu sáng hay tâm giác ngộ—The illuminated or enlightened mind—See Bồ Đề. Bodhi-Bhikkhu (Jeffrey Block): American Theravada monk who received a Ph.D. in philosophy in 1972 and subsequently traveled to Sri Lanka, where he received the novice vows in 1972 and the full bhikkhu ordination in 1973. In 1984 he became the editor of the Buddhist Publication Society, and he now resides at the Forest Hermitage in Kandy. He has written a number of books, including Nourishing the Roots and the Discourse on the All-Embracing Net of Views—Một Tỳ Kheo Nguyên Thủy người Mỹ, tên thật là Jeffrey Block, tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học năm 1972 và sau đó du hành sang Sri Lanka, tại đây ông thọ giới Sa Di vào năm 1972 và thọ giới Tỳ Kheo năm 1973. Vào năm 1984 ông trở thành chủ bút của Hội Xuất Bản Phật Giáo, và hiện tại ông tru trong một tịnh thất torng khu rừng Kandy. Ông đã viết một số sách bao gồm quyển Nourishing the Roots and the Discourse on the All-Embracing Net of Views.

Bodhi of all Buddhas: Samyak Sambodhi (skt)— Buddha knowledge omniscience—Complete perfect knowledge—Tam miệu tam bồ đề—

Chánh đẳng chánh giác.

Bodhicaryavatara (skt): Bodhisattva-caryavatara (skt)—Sastra on Entrance of Bodhisattvas’ practices—Sastra on Entering the path of enlightenment—See Bồ Đề Hành Luận.

Bodhicaryavatara Sutra: Kinh Bồ Đề Hành Kinh—Entering the Path of Enlightenment, composed by Nagarjuna—Kinh nói về “Đi vào con đường Giác Ngộ” được Ngài Long Thọ soạn. Bodhichitta (skt): Enlightenment mind—See

Bodhicitta.

Bodhicitta (skt): Enlightenment mind—Wisdom

heart—Wisdom mind—Awakened mind—

Thought of awakening—A Sanskrit term means “Mind of Awakening.” In Mahayan Buddhism, this refers to Bodhisattva’s aspiration to attain Buddhahood in order to benefit other sentient beings (the aspiration of a bodhisattva for supreme enlightenment for the welfare of all)— Từ Bắc Phạn có nghĩa là “Tâm giác ngộ.” Trong Phật giáo Đại Thừa, từ này chỉ ước nguyện của một vị Bồ tát là đạt thành Phật quả để làm lợi lạc chúng sanh—See Bồ Đề Tâm. Bodhicitta is beyond the assault of Mara the Evil One: Bồ Đề tâm vượt ngoài vòng chinh phục của Ma vương.

Bodhicitta comes out of a stock of good merit:

Bồ Đề tâm phát sinh từ thiện căn.

Bodhicitta rises from a great compassionate heart: Bồ Đề tâm khởi lên từ tâm đại bi.

Bodhicitta-samsa (skt): Phẩm Tán Bồ đề tâm luận—Name of a work of commentary. Bodhicitta-sastra (skt): Bodhi-hrdaya-sastra (skt)—Bồ đề tâm luận—Explanation on the Transcendence of Bodhicitta—Giải thích về sự siêu việt của Bồ Đề Tâm.

Bodhi day: Giác nhựt—The East Asian festival commemorating the day on which historical Buddha, Siddharta Gautama attained enlightenment. Traditionally observed on the eighth day of the twelfth lunar month, it is now commonly observed on December 8. In East Asian, Buddhists celebrate the birth, death, and enlightenment of the Buddha on separate days. In the Theravadan tradition of South and Southeast Asia, the three events are commemorated on a single day, usually observed on the full moon in May—Ngày lễ của dân vùng Đông Á để tưởng niệm ngày đức Phật lịch sử, Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo. Theo truyền thống được tổ chức vào ngày mồng tám tháng 12 âm lịch, bây giờ thì thường tổ chức vào ngày tám tháng 12 dương lịch. Tại các xứ Đông Á, Phật tử tổ chức ngày Phật đản sanh, nhập Niết Bàn và thành đạo riêng biệt. Trong truyền thống Nguyên Thủy tại các vùng Nam và Đông Nam chau Á, ba buổi lễ này được tổ chức trong một ngày, thường là ngày trăng tròn tháng Năm.

Bodhidharma (skt): See Bồ Đề Đạt Ma.

Bodhidharma’s koan of the Highest Meaning of the Holy Truth: See Đệ Nhứt Nghĩa Đế (2). Bodhidharma’s koan of the Vast emptiness without holiness: Công Án Rỗng thênh không Thánh của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—See Khuếch Nhiên Vô Thánh.

Bodhidharma Pacifies the Mind: See Đạt Ma An Tâm.

Bodhidharma and his rush-leaf boat: See Lư

Diệp Đạt Ma.

Bodhidharma’s vast emptiness: Công án Bồ Đề Đạt Ma Rỗng Không—See Đạt Ma Khuếch

Nhiên.

Bodhidruma (skt): Bodhitaru, or Bodhivrksa (skt)—Bodhiduma (p)—Phật thụ—Bồ Đề Thọ Đạo Thọ—Bồ đề thọ thần—Giác Thọ.

Bodhiduma (p): Bodhitaru, or Bodhivrksa (skt)— Bodhidruma (skt)—Phật thụ—Bồ Đề Thọ Đạo Thọ—Bồ đề thọ thần—Giác Thọ. Bodhi-Gaya (skt): Chánh giác sơn—Phật Già Da—Bồ Đề Đạo Tràng.

Bodhihrdaya: Bodhicitta (skt)—Đạo tâm. Bodhi-hrdaya-sastra (skt): Bodhicitta-sastra (skt)—See Bồ Đề Tâm Luận.

Bodhi in its final stages: Tùy phần giác.

Bodhi in its initial stages: See Thủy Giác. Bodhimanda (skt): Bodh-Gaya—See Bồ Đề Đạo

Tràng.

Bodhimandala (skt): Bodhi Seat—Đạo Tràng— Way-place—See Bồ Đề Đạo Tràng.

Bodhi Mind: Bodhicitta (skt)—Tâm giác ngộ— Aspiration for enlightenment—Great Mind—The mind for or of Bodhi—The Mind of Enlightenment—The awakened or enlightened mind—See Bồ Đề Tâm.

Bodhi-mind that acts out one’s vows to save all living beings: See Hành Nguyện Bồ Đề Tâm. Bodhi-mind which is beyond description: Bodhimind which surpasses mere earthly ideas—Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm.

Bodhi-mind surpasses mere earthly ideas:

Samadhi-bodhi mind—Bodhi-mind which is beyond description, and which surpasses mere earthly ideas—Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm—Thắng Tam Ma Địa Bồ Đề Tâm.

Bodhi mind without seeking attainment: Phát tâm Bồ đề mà đạt đến chỗ vô tu vô chứng.

Bodhim-labhate (skt): Bodhi-prapta (skt)—Đắc Bồ Đề Tối Thượng—Attainment of supreme enlightenment.

Bodhi-nature: Bản tánh Bồ đề.

Bodhipakkhika (p): Bodhipakkhipa (p)— Bodhyanga (skt)—Bồ đề phần—The seven branches of bodhi-illumination—Giác Chi. Bodhipakkhika-dhamma (p): Bodhipaksikadharma (skt)—Đạo Phẩm—Things pertaining to enlightenment or thirty seven prerequisites for the attainment of enlightenment—See Tam Thập

Thất Trợ Đạo Phẩm.

Bodhipakkhila-dhamma (p): Bodhipaksikadharma (skt)—See Thất Giác Chi.

Bodhipakkhipa (p): Bodhipakkhika (p)— Bodhyanga (skt)—Bồ đề phần—The seven branches of bodhi-illumination—See Thất Giác Chi.

Bodhipakshika-Dhamma (skt): BodhipakshyaDhamma—See Tam Thập Thất Trợ Đạo Phẩm.

Bodhipakshya-Dhamma (p): BodhipakshikaDhamma (skt)—Ba mươi bảy phẩm trợ đạo—Bồ Đề Phần—Thirty-seven aids to enlightenment— See Tam Thập Thất Trợ Đạo Phẩm.

Bodhipatha-pradipa (skt): Lamp for the Path to Awakening—Bồ Đề Đạo Đăng Luận—See Giác Đạo Đăng Luận.

Bodhi which possessed by everyone: Absolute eternal wisdom—Bổn giác—Trí huệ hay sự hiểu biết tuyệt đối bên trong hay Bồ Đề vốn sẳn có trong mỗi người.

Bodhi and Prajna: Trí Bát Nhã Bồ Đề.

Bodhi-prapta (skt): Bodhim-labhate (skt)—Đắc Bồ Đề Tối Thượng—Attainment of supreme enlightenment.

Bodhi Puja: A ritual that focuses on the sacred symbol of the Bodhi Tree. It was instituted by Ven. Ariyad-hamma, a forest-dwelling monk in Sri-Lanka. Originally this ritual belonged to Hinduism, but when Buddhism adopted it, it become an increasingly popular ritual. It involves making offerings at statues of Sakyamuni Buddha—Một nghi thức tập trung vào biểu tượng thiêng liêng của cây Bồ Đề. Nghi thức này được Đại Đức Ariyad-hamma, một du Tăng Sri Lanka mà tru xứ là sơn lâm cùng cốc, đã thiết lập. Nguyên thủy, đây là một nghi thức của Ấn giáo, nhưng khi Phật giáo nhận nó thì nó trở thành một nghi thức ngày càng phổ cập. Nghi thức này liên hệ tới việc cúng dường trước tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bodhi-raja-kumara-suttam (p): Sutra on enlightenment of son of the Dharma-king

(Bodhisattva)—Kinh Bồ Đề Pháp vương tử.

Bodhi-rank germ-nature: Đẳng Giác Chủng Tánh—Ngôi Bồ Đề có khả năng tiến đến Phật quả—The bodhi-rank germ-nature which produces Buddhahood.

Bodhi real wisdom: Knowledge of enlightened reality—Thực Trí Bồ Đề.

Bodhi resolve: To vow to devote the mind to bodhi, or to awake the thought of enlightenment, or to bring forth the Bodhi resolve means to generate a true intention in our mind to become enlightened. This is the starting point of the Path to enlightenment. This intention is a seed that can grow into a Buddha—Phát Bồ Đề tâm nghĩa là khởi lên cái tư tưởng về sự chứng ngộ có nghĩa là phát khởi ý chí chân thật về giác ngộ trong tâm. Đây là khởi điểm của con đường đi đến giác ngộ. Ý chí này chính là chủng tử có thể lớn mạnh và cuối cùng là thành Phật—See Phát Tâm Bồ Đề.

Bodhiruchi (jap): See Bồ Đề Lưu Chi. Bodhiruci (Northern Indian): See Bồ Đề Lưu Chi Bắc Ấn.

Bodhiruci (Southern Indian): See Bồ Đề Lưu Chi Nam Ấn.

Bodhi-samadhi (skt): Bodhiyanga-samadhi (skt)—Samadhi on awakening idea—Bồ đề Tam muội—Giác Ý Tam Muội. Bodhisat: Bồ đề tát đỏa—Đại sĩ—Xem

Bodhisattva.

Bodhisatta (p): Bodhisattva (skt)—Bồ Tát, người có hạnh nguyện trở thành một vị Phật toàn giác để có đủ khả năng cứu độ chúng sinh. Còn để chỉ Đức Phật khi chưa giác ngộ—See Bodhisattva.

Bodhisatta-mahasattva (p): Bodhisattva

Mahasattva (skt)—Đại Bồ tát—Great Bodhisattva or Great Enlightened Being. Bodhisatta-yana (p): Bodhisattva-yana (skt)— Bodhisattva-vehicle—Bồ Tát Thừa.

Bodhisattva (skt): Bồ Đề Tát Đỏa— Bodhisattva—A being of enlightenment—One who has Bodhi or perfect wisdom as his essence— See Bồ Tát.

Bodhisattva of Accumulated Wisdom: Huệ Tích

Bồ Tát.

Bodhisattvas’ actions of body, speech and mind are equal to the Buddhas of all times: Bodhisattvas are physically, verbally, mentally equal to the Buddhas of all times, and can comprehend the things of all times in a single thought—Vì ba nghiệp thân ngữ ý đồng với tất cả tam thế chư Phật, trong một niệm biết rõ những pháp trong tam thế.

Bodhisattva’s all-knowledge is definite and firm: Bồ Tát được quyết định an trụ nơi nhất thiết trí.

Bodhisattvas attained the Tolerance of NonBirth: See Vô Sanh Pháp Nhẫn. Bodhisattva-attainment of bodhi in action of the ten faiths: Tương tự giác—Bồ Tát ở ngôi Thập Tín được giác thể tương tự như Thủy Giác.

Bodhisattva Avalokitesvara: Quán Thế Âm Bồ

Tát

Bodhisattva in a balanced state of truth: See Hữu Thượng Sĩ.

Bodhisattva-beautiful: See Hỷ Kiến Bồ Tát. Bodhisattvas who become icchantika to save all beings: Earth Store Bodhisattva—A Xiển đề ca—

Đại bi Xiển đề.

Bodhisattva Beholding All Things As Equal:

Đẳng Quán Bồ Tát.

Bodhisattva Beholding All Things As Equal Yet As Unequal: Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát.

Bodhisattva Beholding All Things As Unequal:

Bất Đẳng Quán Bồ Tát.

Bodhisattva with the Bell: Kim Cang Linh Bồ Tát—Bodhisattvas in the Vajradhatu.

Bodhisattva-bhumi (skt): Grounds (lands) of Bodhisattva—Stages of Bodhisattva—See Bồ Tát Địa and Thập Địa.

Bodhisattva-bhumi-sutra (skt): Địa Trì Kinh— Bồ Tát Địa Trì Kinh—Du Già Sư Địa Luận Trung Bồ Tát Địa—Sutra on Bodhisattva’s controls earthly possessions.

Bodhisattva for Buddhahood: Bồ Tát Tính—Natures of Bodhisattvas.

Bodhisattva Brahma-jala: Phạm Võng Bồ Tát. Bodhisattva-Cakkhu (p): Bodhisattva-eye—Như Thị Nhãn—Pháp nhãn.

Bodhisattvas can support all by spiritual powers: Chư Bồ Tát có thể dùng thần lực gia trì tất cả.

Bodhisattva-carya (skt): Bồ Tát Hạnh—

Bodhisattvas’ practices.

Bodhisattva-carya-pranidhana (skt): Bồ Tát Hạnh Nguyện—Bodhisattvas’ practices and vows. Bodhisattva-carya-vatara (skt): Sastra on Entrance of Bodhisattvas’ practices—Nhập Bồ Tát Hạnh Luận—See Bồ Đề Hành Luận. Bodhisattva of Causeless Contemplation: Vô Duyên Quán Bo Tát.

Bodhisattva with the Chain: Kim Cang Tỏa Bồ Tát—Bodhisattvas in the Vajradhatu.

Bodhisattva-conduct: The way or discipline of a Bodhisattva, to benefit self and benefit others, to enlighten self and enlighten others, and attain complete enlightenment—Phương cách hành đạo của một vị Bồ Tát, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn—See Bồ Tát Hạnh. Bodhisattva of Constant Devotion: Thường Tinh

Tấn Bồ Tát.

Bodhisattvas of Contact: Xúc Kim Cang— Bodhisattvas in the Diamond Realms. Bodhisattva cult: Tu hạnh Bồ Tát—Bodhisattva practice—See Bồ Tát Hạnh. Bodhisattvas of Desire: Bodhisattvas in the Diamond Realms—See Dục Kim Cang. Bodhisattva Destroyer of Demons: Hoại Ma Bồ

Tát.

Bodhisattva-deva (skt): Transcendent

Bodhisattva—Bồ Tát Thiên. Bodhisattva of Dharma-aspects: Pháp Tướng Bồ

Tát.

Bodhisattva Discerner of Sound: Biện Âm Bồ

Tát.

Bodhisattva of the empyrean: Divine son of the bright stars—Minh Tinh Thiên Tử—Phổ Quang

Thiên Tư (Hư không tạng Bồ Tát). Bodhisattva endurance: Bodhisattva patience— Bodhisattva tolerance—See Bồ Tát Nhẫn.

Bodhisattva-enlightenment in action: Attain Bodhi in its final stages—Tùy phần giác—Bồ Tát ở ngôi Thập Trụ, Thập Hành và Thap Hồi Hướng, từng phần được thủy giác.

Bodhisattva-eye: Bodhisattva-Cakkhu (p)— Bodhisattva truth—Objective eye—See Như Thị Nhãn.

Bodhisattva faith: Tín Vị của Bồ Tát.

Bodhisattva fears of causes, ordinary (common) people fear of results (effects): Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả. Bodhisattva-fearlessnesses: See Bồ Tát Tứ Vô Úy.

Bodhisattva’s form of sitting: See Bán Già Phu Tọa.

Bodhisattva Fragrant Elephant: Hương Tượng

Bồ Tát.

Bodhisattva of Fragrance and Light: Hương

Quang Bồ Tát.

Bodhisattva of Free Reflection: Quán Tự Tại Bồ Tát—Bodhisattva Avalokitesvara.

Bodhisattva-garbha: Bồ Tạng.

Bodhisattva Garland: Hoa Nghiêm Bồ Tát. Bodhisattva of Glorious Light: Quang Nghiêm

Bồ Tát.

Bodhisattva-gocaropayavisaya-vikurvana-

nirdesa (skt): Đại Tát Gia Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh—Sutra for Mahasatya-Nirgrantha. Bodhisattva with a Golden Topknot: Kim Kế

Bồ Tát.

Bodhisattva of Great Conduct: Universal Worthy Bodhisattva—Samantabhadra Bodhisattva foremost in practice—See Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.

Bodhisattva of the Great Congregation: Đại

Hải Chúng Bồ Tát.

Bodhisattva of Great Majesty: Đại Nghiêm Bồ

Tát.

Bodhisattva of Great Potentiality: See Đại

Quyền Tu Lợi Bồ Tát.

Bodhisattvas who had accumulated roots of goodness along with Vairocana Buddha: Chư

Bồ Tát trong Kinh Hoa Nghiêm, những vị đã từng cùng tu tập thiện căn với Phật Tỳ Lô Giá Na trong thời quá khứ (Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 1, Thế Chủ Diệu Nghiêm).

Bodhisattvas who have followed the

Bodhisattva path for a long time: Bodhisattvas who have attained the Tolerance of Non-Birth or insight into the non-origination of phenomena—

Bậc tu Bồ Tát đạo đã lâu, đã chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Bodhisattva of Healing: Bhaisajyarajasamudgata (skt)—Dược Vương Bồ Tát. Bodhisattva Holding the Precious Torch: Chấp

Bảo Cự Bồ Tát.

Bodhisattva-hood: Bodhisattvas’ grounds: Bồ Tát địa—Bodhisattvas’ stages or objects in meditation: Bồ Tát cảnh.

Bodhisattvahood samadhi: Thiền Bồ Tát địa— Thiền Phổ Tịnh.

Bodhisattva with the Hook: Kim Cang câu Bồ Tát—Bodhisattvas in the Vajradhatu.

Bodhisattva ideal: See Lý Tưởng Bồ Tát.

Bodhisattva images: Hình tượng Bồ Tát. Bodhisattva’s immortal body: Kim thân bất hoại

Bồ Tát.

Bodhisattva of Indra-jala: Đế Võng Bồ Tát.

Bodhisattva with Infinite Power:

Anantavikramin (skt)—Vô Lượng Lực Bồ Tát. Bodhisattva King of Heavens: Thiên Vương Bồ

Tát.

Bodhisattva-knowledge: See Đạo Chủng Trí.

Bodhisattva Ksitigarbha: Bồ Tát Địa Tạng—A Bodhisattva with a famous vow: “If I don’t go to hell to endure in order to save living beings from pain and bitterness, who will?”—Vị Bồ Tát với lời nguyện trứ danh: “Nếu ta không vào địa ngục cứu độ chúng sanh đang chịu khổ thì ai vào?”

Bodhisattvas on the left of Sakyamuni: Những vị Bồ tát thường đứng bên trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—Five Bodhisattvas sometimes placed on the left of Sakyamuni, indicative of five forms of wisdom—Ngũ Đảnh Luân Vương hay năm vị Bồ Tát thường đứng bên trái của Phật Thích Ca, tượng trưng cho năm trí tuệ—See Ngũ Trí. Bodhisattva levels: Bodhisattva-bhumi (skt)—

See Bồ Tát Địa.

Bodhisattva of Light: Quang Tướng Bồ Tát. Bodhisattva with Lightning Merits: Điển Đức

Bồ Tát.

Bodhisattva of the Lion’s Roar: Sư Tử Hống Bồ

Tát.

Bodhisattva love: Religious love—Pháp ái— Springing from the vow to save all creatures. Bodhisattvas of Love: Ái Kim Cang.

Bodhisattva Mahasattva: Đại Bồ Tát—Great Bodhisattva or Great Enlightened Being—Bồ Đề Tát Đỏa Bà Gia Ma Ha Tát Đỏa Bà Gia—See Bồ Tát and Bồ Đề Tát Đỏa.

Bodhisattva Mahasthama: Đắc Đại Thế Bồ Tát. Bodhisattva Mahasthamaprapta: Bồ Tát Đại

Thế Chí.

Bodhisattva Maitreya: Di Lặc Bồ Tát. Bodhisattva of Majestic Land: Nghiêm Độ Bồ

Tát.

Bodhisattva of Majestic Merits: Công Đức

Tướng Nghiêm Bồ Tát.

Bodhisattva Manjusri: Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát.

Bodhisattva-marga (skt): Bodhisattva path—See

Bồ Tát Đạo.

Bodhisattva with merit of the believing heart: Saddha-dhika-bodhisattva (skt)—Merit of faith Bodhisattva—Virtue of faith Bodhisattva—Tín

Đức Bồ Tát (vị Bồ Tát với công đức của niềm tin).

Bodhisattva’s mortal body: Nhục thân Bồ Tát— Thân sống chết của Bồ Tát. Bodhisattva-nature: Bodhisattva-character—Bồ

Tát Tính.

Bodhisattva Net of Light: Minh Võng Bồ Tát. Bodhisattva Never despite: Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát.

Bodhisattvas not attained the Tolerance of Non-Birth: Bậc chưa chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Bodhisattva of Ocean-Wide Assembly: Bồ Tát Thanh Tịnh Đại Hải chúng. Bodhisattvas and ordinary people: Bồ Tát và Phàm Phu.

Bodhisattva path: See Bồ Tát Đạo.

Bodhisattva-patience: Bồ Tát Nhẫn—

Bodhisattva-endurance—Bodhisattva-tolerance. Bodhisattva with a Pearl in His Topknot: Châu

Kế Bồ Tát.

Bodhisattva of perfection of expedient means: Arya-upaya-paramita (skt)—Phương Tiện Ba La

Mật Bồ Tát.

Bodhisattva of perfection of forbearance: Arya-ksanti-paramita(skt)—Nhẫn Nhục Ba La Mật Bồ Tát (Mật giáo)—Esoteric Buddhism.

Bodhisattva-pitakam (skt): See Bồ Tát Tạng. Bodhisattva practice: See Bồ Tát Hạnh.

Bodhisattva-pranihita (skt): Bodhisattvapranidhana (skt)—Bồ Tát Nguyện—Bodhisattvas’ vows.

Bodhisattva precepts: Bodhisattva-sila (skt)—Bồ tát giới—See Mười Giới Trọng Cua Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Bodhisattva of Precious Boldness: Bảo Dõng Bồ

Tát.

Bodhisattva Precious Conqueror: Bảo Thắng

Bồ Tát.

Bodhisattva of Precious Hands: Bảo Thủ Bồ

Tát.

Bodhisattva of Precious Insight: Bảo Kiến Bồ

Tát.

Bodhisattva of Precious Mudra: Bảo Ấn Bồ Tát.

Bodhisattva of Precious Staff: Bảo Trượng Bồ

Tát.

Bodhisattvas of Pride: Mạn Kim Cang.

Bodhisattva Prince of Joy: Hỷ Vương Bồ Tát.

Bodhisattva real wisdom: The Buddhawisdom—Như lý trí hay Căn bổn trí—Vô phân biệt trí—Chính thể trí—Chân trí—Thực trí như lý chân đế của chư Phật và chư Bồ Tát.

Bodhisattva Root of Joy: Hỷ Căn Bồ Tát. Bodhisattva with the Rope: Kim Cang Sách Bồ Tát—Bodhisattvas in the Vajradhatu. Bodhisattva Ruler of the World: Trì Thế Bồ

Tát.

Bodhisattva saints: See Bồ Tát Thánh Chúng. Bodhisattva-sangha (skt): Bodhisattva-monks—

See Bồ Tát Tăng.

Bodhisattva with the shining net: JaliniprabhaBodhisattva (skt)—Võng Minh Bồ Tát. Bodhisattva-shila (skt): Rules of of discipline of a Bodhisattva—See Bồ Tát Giới. Bodhisattva-sila (skt): Moral rules of

Bodhisattva—See Bồ Tát Giới. Bodhisattva of Sovereign Comfort: Tự Tại Vương Bồ Tát.

Bodhisattva of Sovereign Dharma: Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát.

Bodhisattva of Sovereign Serenity: Định Tự Tại Vương Bồ Tát.

Bodhisattva of Space: Kokuzo (jap)—Hư Không Tạng Bồ Tát—See Akasagarbha-bodhisattva.

Bodhisattva-stages: Bodhisattva-grounds—Bồ Tát trụ—Bồ Tát Vị—See Bồ Tát Địa. Bodhisattva’s stage of joy: Pramudita-bhumi(skt)—See Hoan Hỷ Địa.

Bodhisattva Store of Rhetoric: Biện Tích Bồ

Tát.

Bodhisattva Store of Treasures: Bảo Tích Bồ

Tát.

Bodhisattva with supreme innate state of balance: Jinadhara (skt)—Tối Thắng Nhậm Trì

Bồ Tát.

Bodhisattva with a sword: Jaya (skt)—Jayosnisa (skt)—See Thắng Phật Đảnh.

Bodhisattva’s ten grounds: Dasabhumibodhisattva (skt)—Thập Địa Bồ Tát—Ten-ground Bodhisattva—See Thập Địa. Bodhisattva of Thundering Voice: Lôi Âm Bồ

Tát.

Bodhisattvas in the Ti-Tsang group of the Garbhadhatu: Six Bodhisattvas in the Ti-Tsang group of the Garbhadhatu, each controlling one of the six ways of sentient existence—Sáu vị Bồ Tát hóa thân của Ngài Địa Tạng trong nhóm Địa Tạng của Thai Tạng Giới, mỗi vị kiểm soát một trong sáu đường sanh tử.

Bodhisattva-tolerance: Bồ Tát Nhẫn— Bodhisattva-patience—Bodhisattva-endurance. Bodhisattva treasure: Mahayana treasure—See

Bồ Tát Tạng.

Bodhisattva and the Two Vehicles: Bồ Tát Và Nhị Thừa.

Bodhisattva Universal Virtue: Phổ Đức Bồ Tát. Bodhisattva Universally Expansive: Phật Quảng

Bồ Tát.

Bodhisattva of Unremitting Care: Bất Hưu Tức

Bồ Tát.

Bodhisattva of Ursa Major: Bắc Thần Bồ Tát— Diệu Kiến Bồ Tát (Miao Chien of Ursa Major). Bodhisattvas’ utterances are equal to the minds of all sentient beings: Ngôn âm phát ra của chư Bồ Tát đều đồng với tâm của tất cả chúng sanh.

Bodhisattva in various metamorphoses: See

Hóa Bồ Tát.

Bodhisattva-vavada (skt): See Giáo Bồ Tát Pháp.

Bodhisattva-vehicle: Bodhisattva-yanam (skt)— See Bồ Tát Thừa.

Bodhisattvas’ view of the world: Bodhisattvas view the world as an empty flower—Bồ Tát nhìn thế gian là không như một đóa hoa trống rỗng hay hoa không.

Bodhisattva with a Voice like Rocks Knocking One Another: Sơn Tướng Kích Âm Bồ Tát. Bodhisattva vow: Pranidhana-paramita (skt)—

See Bồ Tát Nguyện.

Bodhisattva way: Bodhisattva-vehicle—

Bodhisattva-yana—See Bồ Tát Thừa. Bodhisattva White Fragrant Elephant: Bạch Hương Tượng Bồ Tát.

Bodhisattva of Wisdom: Tannadhika (skt)— Prajna-paramita-bodhisattva (skt)—Trí Huệ Bồ Tát—Transcendental-knowledge Bodhisattva. Bodhisattva without words: Vajrabhasa (skt)— See Kim Cang Ngữ Bồ Tát. Bodhisattva Womb of Space: Hư Không Tạng

Bồ Tát.

Bodhisattva Wonder Sound: Diệu Âm Bồ Tát. Bodhisattva of Wonderful Rebirth: Diệu Sanh

Bồ Tát.

Bodhisattva-yana (skt): Bodhisatta-yana (p)— Bodhisattva-vehicle—Bodhisattva way—Vehicle of Bodhisattvas—See Bồ Tát Thừa. Bodhisattva-yanam (skt): Bồ Tát Thừa— Bodhisattva-vehicle—Bodhisattva-yana.

Bodhisattva-yoga-cara-catuhsatakatika (skt):

Bồ Tát Du Già Hành KinhTứ Bách Luận Thích— Explanation of four hundred practices of

Bodhisattvas in the Yogacara sect.

Bodhi-seat: Bodhimanda (skt)—Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật đã đạt được đại giác—Truth Plot, holy site, place of Enlightenment—The place where the Buddha attained

Enlightenment—See Bồ Đề Mạn Đà La.

Bodhi-seed: Used for rosaries—See Bồ Đề Tử.

Bodhitaru (skt): Bodhidruma, or Bodhivrksa (skt)—Đạo Thọ—Giác Thọ—Bồ Đề Thọ—Bodhi tree.

Bodhi tree: Bodhidruma (skt)—Cây Bồ đề.

Bodhi tree stands for enlightenment: Cây Bồ đề tượng trưng cho sự giác ngộ—Bodhi tree.

Bodhi Truth Plot: Bodh-Gaya—Place where Buddha attained enlightenment—Place, or method, for attaining to Buddha-truth—Object of or place for religious offerings—Place for teaching, learning or practising religion—Bồ Đề Đạo Tràng.

Bodhi-Vihara (skt): See Bồ Đề Tự.

Bodhi-vrksa (skt): Bodhirukkha (p)—Bodhidruma (skt)—The goddess-guardian of the Bo-tree. The original Bodhi-Tree was destroyed in the seventh century, but it remains an important symbol in Buddhism. In the Mahabodhi Temple in Bodhgaya a descendant of the original tree stands today, grown from a shoot sent to Sri Lanka by King Asoka in the third century B.C.—Vị Thần Nữ hộ trì cây Bồ Đề. Cây Bồ Đề nguyên thủy đã bị hủy diệt vào thế kỷ thứ 7, nhưng vẫn còn lưu lại một biểu tượng quan trọng trong Phật giáo. Tại Chùa Đại Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay vẫn còn một cây con của cây Bồ Đề nguyên thủy, được trồng lại từ một cây con được vua A Dục gửi từ cây Bồ Đề nguyên thủy sang Sri Lanka vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch—For more information, please see Bồ Đề Thọ Thần.

Bodhi Way: Bồ Đề đạo—The awakened way to enlightenment. The path of a Buddhist who is actively seeking enlightenment—Con đường đưa đến giác ngộ. Con đường mà người Phật tử tích cực tìm kiếm giác ngộ—See Xuất Thế Gian Đạo. Bodhyanga (skt): Bojjhanga (p)—A general term for seven factors of enlightenment or seven branches (sapta-bodhyanga) of bodhiillumination—Từ được dùng chung để chỉ thất bồ đề phần hay thất giác chi—See Thất Bồ Đề Phần.

Bodhiyanga-Samadhi: Bodhi-samadhi (skt)— Bojjhanga-samadhi (p)—Samadhi on awakening idea—Bồ đề Tam muội—Giác Ý Tam Muội.

Bodies of Bodhisattvas pervade all worlds:

Thân của chư Bồ Tát cùng khắp tất cả thế giới.

Bodies reach all worlds: Bodhisattvas’ bodies reach all worlds and everywhere they show the body of Buddha that has no resistance—Thân hình đến khắp tất cả thế giới, hiện khắp thân vô ngại của Như Lai.

Bodily (a): Thuộc về thể xác.

Bodily action: Bodily behavior—Nghiệp do thân gây ra—See Thân Nghiệp. Bodily action pertaining to the door of the Bodily form: Thân tướng—The body. Bodily behavior: Bodily action—Nghiệp do thân gây ra—See Thân Nghiệp.

Bodily faculty: Thân Tài—Năng lực của thân.

Bodily immortal: Sự bất tử của thể xác— Externalists believe that there exists an almighty creator who is able to give any human being a bodily and soul immortality if that human being submits himself to that almighty creator—Ngoại đạo tin rằng có một đấng toàn năng có thể ban bố cho con người sự bất tử của thể xác và linh hồn nếu con người ấy chịu vâng phục đấng toàn năng này.

Bodily intimation: Kaya-vinnatti (skt)—body gestures or facial expression—Diễn tả bằng thân. Bodily knot of adherence to dogmatic assertion of truth: Chấp Chân Lý Hệ Phược: Chấp đây là chân lý.

Bodily knot of covetousness: Tham Thân Hệ

Phược.

Bodily knot of distorted grasp of rules and vows: Giới Cấm Thủ Hệ Phược. Bodily knot of ill-will: Sân Thân Hệ Phược. Bodily and mental power: Indriya (p & skt)—

Năng lực của thân và tâm.

Bodily postures:

Bodily resurrection: Sự sống lại của thân xác— Externalists believe that there exists an almighty creator who can cause a bodily resurrection in a dead body—Ngoại đạo tin rằng có một đấng toàn năng có khả năng làm sống lại thân xác đã chết.

Bodily sacrifice: See Xả Thân.

Bodily tie of adherence to rites and rituals:

Giới Cấm Thủ Kết.

Bodily tie of covetousness: Tham Kết.

Bodily tie of ill-will: Sân Kết. Bodily withdrawal into seclusion: Thân thoát tục hay thân tịch tịnh—Tự thân lìa bỏ gia đình để song đời thanh thản yên tĩnh.

Bodily witness: Kayasakkhin (p)—Kayasaksin (skt)—Thân Chứng.

Body: Deha or Kaya or Tanu (skt)—Thân (thân thể tứ đại).

Body of absolute knowledge: Thực tướng trí thân—The body of the complete knowledge of reality, i.e. that of Vairocana—Đức Đại Nhật Như Lai coi pháp giới thể tính trí là thân.

Body of absolute reality: The absolute or ultimate reality—Thực Tướng Pháp Thân—Thực tướng không tính của chư pháp.

Body adorned with marks and characteristics:

Thân Tướng hảo Trang nghiêm.

Body avoiding seductions: Thân đừng xúc chạm êm ái.

Body of Awesome strength: Thân Thế lực. Body of the balanced state: Joshin (jap)— Samadhi-skandha (skt)—See Định Thân. Body becomes like grass or wood: Thân Giống Như Cây Cỏ.

Body of blessedness: Phúc đức thân—The Buddhakaya or body of a Buddha in the enjoyment of the highest bliss—Thân Phật trong niềm hỷ lạc cao nhất.

Body of Blessing and Virtue: Thân Phước đức.

Body of Bodhi: Thân Bồ đề.

Body is born from the karma of lust and attachment: The impure seed—Chủng tử bất tịnh—Thân nầy do nơi nghiệp dâm dục, từ hạt giống tham ái mà sanh.

Body is also Buddha: See Tức Thân. Body of Buddha: Person of Buddha—Pháp tánh sanh thân—Thân Như Lai do pháp tánh sanh ra— The body or person of Buddha born from the dharma-nature.

Body of Buddha can gladden all beings: Thân Đức Như Lai hay làm cho tất cả chúng sanh đều được hoan hỷ.

Body of the Buddhas has no discrimination, no false representations, and do not divide their bodies or have multiple bodies: Thân của Đức Như Lai không có phân biệt, không hý luận, cũng chẳng phân thân, cũng chẳng có các thứ thân. Body of Buddha in infinite places: Thân Như

Lai ở vô lượng xứ.

Body of the Buddha manifests different life spans according to the needs of the situation, yet the Buddha-body is neither increasing nor decreasing: Đức Như Lai cũng tùy theo sở nghi mà thị hiện thọ mạng dài ngắn chẳng đồng, nhưng thân Như Lai không tăng giảm. Body of Buddha is like a treasury of knowledge in which are collected all virtues: Thân của Đức Như Lai là đại bửu tụ, là tạng đại trí huệ tất cả công đức.

Body of Buddha outshines all hearers and

Individual Illuminates: Tướng thân của Đức Như Lai che chói tất cả hàng Thanh Văn Duyên Giác.

Body of the Buddha is pure, without any cognition, without activity, never ceasing the works of Buddhas: Thân Phật thanh tịnh, không tư lự, không động dụng, tất cả Phật sự không hề thôi nghỉ.

Body of the Buddha’s teaching: Năm phần công đức giới, định, tuệ hay lực thuyết giáo của Phật— See Ngũ Phần Pháp Thân.

Body can transcend obstructions: Thân ra khỏi ngại—See Thập Sắc Ấm Ma. Body of the color of true gold: Golden-hued body—Thân thể sáng chói như vàng kim.

Body of commandments: Basis of the commandments—Giới thể. Body, comparable to a mountain: Hình Sơn—

Thân hình, so sánh với một ngọn núi.

Body consciousness: Kaya-vijnana (skt)— Tactile consciousness—Thân Thức.

Body is consciously becoming Buddha by Yoga practices: See Tức Thân Thành Phật. Body-contact: Thân Xúc—See Lục Xúc Thân. Body Contemplation: Kayanupassana (p)— Mindfulness of the body—See Niệm Thân. Body cultivates but the mind does not: See Thân Tu Tâm Chẳng Tu.

Body of dharma: Dharmakaya (skt)—See Pháp

Thân.

Body of doctrine: Corpus of doctrine—Giáo thể—Tông Pháp—Tông Thể—Thực thể nghĩa lý của một tông phái—The body of doctrine of a sect.

Body drinks the mother’s blood: Thực đạm bất tịnh—Khi còn ở trong thai, huyễn thân lại thọ dụng huyết phần của người mẹ.

Body that encompasses all aspects: Nhất Thiết Phổ Môn Thân—Thân bao gồm đủ mọi phương diện.

Body of an enlightened being: True body—Chân thân.

Body of an enlightened man: True body—Own self—Chân thân.

Body of enlightenment: Achieving true wareness at any time, as desired—Bồ Đề thân, vì tùy thích tùy thời thành chánh giác.

Body entrance: Thân Nhập. Body and environment: One’s body—Chánh

Báo—See Thân Độ.

Body of excellent law: Pháp thân.

Body of expedient means: Appearing in all places—Phương tiện thân, vì tất cả xứ hiện tiền.

Body and fame: Thân danh.

Body-field: See Thân Điền.

Body which fills space: See Hư Không Thân.

Bodies fill all worlds with majesty supreme:

Thân Phật sung mãn tất cả thế giới.

Body with its five senses: Hữu Căn Thân—Eye, ear, tongue, body, mind—Có năm căn của thân

(nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).

Body with its five skandhas: Khổ ấm. Body-form of Bhaisajyaguru: See Dược Thụ Vương Thân.

Body formed by the magic powers of the mind: Ý Sinh Thân—Ý thành thân.

Body of four integrative methods: Tứ nhiếp thân.

Body of great benevolence: Đại từ thân.

Body of great compassion: Đại bi thân.

Body hair graceful and curly: Curls upward— Lông trên mình uốn lên trên—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Body as a heap of fire: Accumulated fires of hell—Accumulating one’s own hell-fires—Fire of angry passions—Hỏa tụ.

Body of incarnation in the world: Tự thân—See Ngũ Chủng Pháp Thân.

Body karma: Kaya-sankhara (skt)—See Thân

Nghiệp.

Body of karmic retribution: See Nghiệp Báo

Thân.

Body of the knowledge of liberation:

Vimiktijnana-darsana-skandha (skt)—GedatsuChiken-Shin (jap)—The knowledge of emancipation of the body—Giải Thoát Tri Kiến Thân.

Body as a lamp: See Thân Đăng. Body of liberation: Gedatsu-Shin (jap)—

Vimukti-skandha (skt)—See Giải Thoát Thân.

Body and life: Thân mệnh.

Body of Maintaining with powers: Thân Trụ trì.

Body and mind: Thân tâm.

Body and mind being supple: Reclining of concentration—Chỗ nằm tam muội, vì thân tâm nhu nhuyễn.

Body and mind dropped away: Thân tâm bỏ đi—In meditation and other practicing activities, body and mind dropped away means selfforgotten—Trong thiền và các sinh hoạt tu tập khác, thân tâm bỏ đi có nghĩa là tự quên đi cái ngã của chính mình.

Body and mind at rest: Thân tâm an ổn.

Body and mind are sense organs: Shinjin-Jinsho (jap)—Thân Tâm Trần Xứ—They are the last two of the six sense-organs. The body as a sense organ refers to the sense of touch. The mind as a sense organ is the seat of thought. In Zen, the mind is classified as one of the six senses emphasizes that it is subordinate to real wisdom. However, a practitioner’s mind can be purified though he has not yet attained faultless real wisdom—Thân tâm là những giác quan. Thân là xúc giác, còn tâm là chỗ của tư tưởng. Trong Thiền, tâm được xếp vào một trong lục căn để nhấn mạnh rằng nó phụ thuộc vào chân trí. Tuy nhiên, dầu hành giả chưa đạt được chân trí không lỗi lầm, nhưng ý căn vẫn có thể thanh tịnh.

Body of monks: Assembly of monks—Brethren— Those who practice religion—Đạo chúng. Body in the next stage of transmigration: Hậu thân.

Body is not real: Thân không có thật. Body is nothing but impurity: See Cử Thể Bất Tịnh.

Body of parinirvana: Báo Phật Bồ Đề—Thập địa viên mãn, chứng niết bàn chân thường.

Body or person in the next stage of transmigration: Hậu thân.

Body of the post-learner: Vô Học Thân—Thân của bậc vô học.

Body postures: Oai nghi.

Body of a pratyekabuddha: Bích Chi Phật thân. Body produced by mind: Thân Như ý.

Body as provisional synthesis: Giả Hợp Thân— Cái thân giả hợp (được kết thành bởi tứ đại và nhân duyên).

Body of pure precepts: Three comprehensive precepts—Three kinds of pure precepts—See

Tam Tụ Tịnh Giới.

Body of reality: Being forever free from undergoing birth in conditioned states—Pháp thân, vì lìa hẳn thọ sanh các loài.

Body of reality which is subject to

transformation: Biến Hóa Pháp Thân, pháp thân phụ thuộc vào sự biến đổi.

Body of recompense of a Buddha: Báo thân— Enjoyment body—The functioning glorious body—The reward body of a Buddha—See Thọ

Dụng Thân.

Body was reduced to almost a skeleton: Ốm còn da bọc xương.

Body remain: Relics—Di cốt. Body for the sake of beings: See Tha Thọ Dụng Thân.

Body sentient beings: Chúng Sanh Thân. Body sets free from all physical taint: See Giải Hạnh Thân.

Body smells bad due to uncontrolled discharges: Thân thể hôi thối nhơ nhớp. Body of the solitary realizer: Duyên Giác

Thân—Thân của bậc duyên giác.

Body, speech, mind: In Buddhism, the action that produces karma were subsumed under three categories: body, speech and mind—Trong Phật giáo những hành động tạo thành nghiệp xuất phát từ ba nơi thân khẩu ý.

Body and spirit: Thân xác và tinh thần.

Body of spiritual powers: Manifesting all mystic transformations—Thần lực thân, vì thị hiện tất cả thần biến.

Body is suffering, empty, impermanent and egoless: Thân là khổ đau, không, vô thường và vô ngã.

Body of Tathagata: Tathagatakaya (skt)— Buddha-body—Thân của Như Lai—See Như Lai

Thân.

Body of Tathagatagarbha in its eternal nirvana aspect: Pháp Phật Bồ Đề—Như Lai tạng tính vốn thanh tịnh hay niết bàn miên viễn. Body of the three mysteries: See Tam Bí Mật

Thân.

Body tie of hankering (abhijjha): Kaya-gantha (p)—Tham Thân Hệ Phược.

Body of transcendent ways: Ba-La-Mật thân, vì đều chánh tu hành.

Body of the Trikaya: Thân trong tam thân Phật— The body of each of the Trikaya (Trikaya Tam thân).

  1. One under the bodhi-tree: Ứng Hóa Phật Bồ Đề: Nơi nào nên hiện thì hiện, như Phật Thích Ca đã thành đạo dưới cội Bồ Đề để cứu độ

chúng sanh.

  1. One of parinirvana: Báo Phật Bồ Đề—Thập địa viên mãn, chứng niết bàn chân thường.
  2. One of Tathagatagarbha in its eternal nirvana aspect: Pháp Phật Bồ Đề—Như Lai tạng tính vốn thanh tịnh hay niết bàn miên viễn.

Body of true suchness: See Chân Như Pháp

Thân.

Body under the bodhi-tree: Ứng Hóa Phật Bồ Đề—Nơi nào nên hiện thì hiện, như Phật Thích Ca đã thành đạo dưới cội Bồ Đề để cứu độ chúng sanh.

Body is in union with the thing touched: One of the six unions of the six sense organs with the six objects of the senses—Thân phải hòa hợp với vật tiếp xúc, một trong sáu sự hòa hợp giữa sáu căn với sáu trần.

Body of unlimited power of transformation:

Biến hóa thân.

Body of unlimited space: Hư không thân.

Body as a utensil: See Thân Khí.

Body as a vehicle: See Thân Xa. Body-view: Satkayadrshti (skt)—The illusion of the body or self—See Thân Kiến.

Body of Vows: Thân Nguyện.

Body of wisdom: Prajna-skandha (skt)—Eshin (jap)—Huệ Thân—Being of the same one nature as the bodies of all Buddhas—Trí huệ thân vì đồng một tánh với tất cả Phật thân—See Tuệ Thân.

Body-Witness: Thân Chứng.

(Sacred) body: Linh thể.

Boi Khe Pagoda : Chùa Boi Khê—Boi Khe Pagoda is one of the most ancient pagodas in Vietnam. It was built during the Tran Dynasty, located in Tam Hung village, Thanh Oai district, Ha Tay province—Chùa Bối Khê là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa được xây từ thời nhà Trần, tọa lạc trong làng Tam Hưng, quận Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Bojjhanga (p): Yếu tố giác ngộ—See Bồ Đề Phần.

Bojjhanga-samadhi (p): Bodhi-samadhi (skt)— Bodhiyanga-Samadhi—Giác ý tam muội. Bokan (jap): Spectator—Looker-on—See

Onlooker.

Bokara (skt): Name of a small country in North India—See Bổ Hát.

Bokatsu (jap): A Japanese term “Bokatsu” for “stick and shout”—Thuật ngữ Nhật Bản “Bokatsu” có nghĩa là “Cây gậy và tiếng hét.”—See Stick and shout.

Bokitsu (jap): Mu-Chi—Sư Mục Khê—Name of a monk.

Bokuju Dosho (jap): Mu-Chou—Sự Mục Châu— See Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư. Bokuju (jap): Mu-Chou—Sự Mục Châu—See Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư.

Bokuju-chinsonshuku (jap): Mục Châu Trần

Tôn Túc Thiền Sư—Zen Master Chen-TsunTsu—See Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư.

Bokuseki (jap):

  1. Sư Mặc Tích (Phật giáo Nhật Bản).
  2. “Ink trace”—Mặc tích (dấu vết của mực)—A piece of calligraphy or an ink drawing executed by a Zen master. Bokuseki are said to be expressions of the artist’s understanding of the Dharma. They are often mounted on brocade and hung as art—Một tác phẩm chữ viết đẹp hay một bức vẽ bằng mực được vẽ bởi một vị Thiền sư. Người ta nói “Mặc tích” là cách diễn tả sự hiểu Pháp của một nghệ sĩ. Mặc tích thường được gắn trên gấm thêu và treo trên tường như những tác phẩm nghệ thuật.

Boku-Shaku-Ha (jap): Cây nhúng đã gãy—A wooden dipper is broken—See Mộc Biêu Phá. Bokushu-chinsonshuku (jap): Bokushu-Domei (jap)—Bokushu-Domyo (jap)—See Mục Châu

Đạo Minh Thiền Sư.

Bokushu-domei (jap): Bokushu-Domei (jap)— Bokushu-Domyo (jap)—See Mục Châu Đạo Minh Thiền Sư.

Bokushu-Domyo (jap): Chen-Tsun-Tsu Mu-chou Tao-ming—Chenzunsi Muzhou Daoming—See

Mục Châu Đạo Minh Thiền Sư.

Bokutju (jap): Mu-Chou—Sự Mục Châu.

Bold: Gan lì—Daring—Valiant—Brave—

Fearless—Venturesome.

Boldest step: Bước đi dũng cảm.

Bolor (skt): See Bát Lộ Nhi. Bommokyo (jap): Brahmajala (skt)—Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra—Kinh Phạm Võng. Bompu (jap): Bonpu (jap)—Ordinary people— See Phàm Phu.

Bompu Zen (jap): Bonpu (jap)—Ordinary people—See Phàm Phu Thiền.

Bon (jap): Lễ hội mùa hè bên Nhật (thời kỳ cây cối thay lá).

Bon (tib): A Tibetan tradition that traces its history back to pre-Buddhist practices associated with the cult of early Tibetan kings. It has absorbed many Buddhist practices and doctrines , but it adherents consider Bon to be distinct from Tibetan Buddhism. According to Bon sources, the tradition came to Tibet from Taksik, which appears to refer to roughly the area of Persia. Shenrap, the mythical founder of Bon, brought the religion from Taksik to the kingdom of Shangshung, which was probably an area in western Tibet with Mount Kailash at its center. From there it was disseminated into Tibet—

Truyền thống Tây Tạng có nguồn gốc từ trước thời kỳ Phật giáo được tu tập tại xứ này, nó liên hệ đến việc sùng bái các vị vua tiên khởi của xứ Tây Tạng. Truyền thống này hấp thụ nhiều giáo thuyết và cách thực hành của phật giáo, nhưng những người gắn bó với truyền thống vẫn xem truyền thống này khác biệt với Phật giáo Tây Tạng. Theo nguồn gốc của Bon, thì truyền thống này đến từ Taksik, chỉ vùng Persia. Shenrap, vị sáng lập huyền thoại của truyền thống này đã mang tôn giáo từ vùng Taksik đến với vương quốc Shangshung, co lẽ là một vùng nằm về phía Tây của Tây Tạng với ngọn núi Kailash ở trung tâm.

Từ đó nó được truyền bá vào Tây Tạng.

Bona fide: Ý ngay lành.

Bonbai (jap): To chant verses or hymns. The term usually refers to the highly melodic chanting of sacred texts accompanied by music, which monks performed in front of an image of the Buddha as part of the ritual service. “Bonbai” is generally performed with the voice rising and falling. In the Zen school, there are a number of bonbai chanting styles, including Obaku bonbai. Obaku bonbai is unique in Japanese Zen because monks chant the verses in an approximation of the Fukien dialect of Chinese, the language used by the Obaku founders in the seventeenth century—Tụng kệ có vần có đieu. Thuật ngữ thường chỉ sự xướng tụng thánh điển rất du dương theo điệu nhạc, mà chư

Tăng thường tụng trước hình tượng Phật như là một phần của nghi lễ. Thường thì kệ tụng có vần có điệu bỗng trầm (lên cao xuống thấp). Trong nhà Thiền, có một số kệ tụng có vần có điệu, bao gồm kệ tụng của tông Hoàng Bá. Kệ tụng của tông Hoàng Bá rất cá biệt trong Thiền Nhật Bản vì chư Tăng tụng kệ gần giống như tiếng Phúc Kiến của Trung Hoa, ngôn ngữ được người sáng lập ra tông Hoàng Bá sử dụng vào thế kỷ thứ mười bảy.

Bond: Bhanda or Samyoga (skt)—Fetter—Knot— Tie—Câu Thúc—Kết—Trói buộc.

Bond of anger: Phẫn kết.

Bonds of birth and rebirth: Sanh tử phược.

Bond of defiling: See Cấu Kết.

Bond of desire: Bond of desire, binding in the chain of transmigration—Ái hệ, tham kết hay sự trói buộc trong vòng luân hồi sanh tử.

Bond of existence: Bonds of mortal life—Mortal life—See Hữu Kết.

Bonds of fellowship: Samgaha (p)—Bằng Hữu

Kết—Sự trói buộc của tình bạn bè.

Bond of heterodox views: See Kiến Kết.

Bond of ignorance: See Vô Minh Kết.

Bond of illusion: Hoặc trước (sự trói buộc của phiền não)—The delusive bondage of desire to its environment—See Kiến Phược. Bond of illusion of heterodox views or opinions: Views or opinions of mistaking the seeming for the real which binds men and robs them of freedom—Bị trói buộc vào tà kiến, cái thấy sai lầm cho rằng vạn hữu là có thật tánh cột chặt con người và cướp mất đi của họ sự tự tại.

Bond of karma: See Kết Nghiệp.

Bond of love: Bond of desire—Ái hệ (những hệ phược của ái dục).

Bonds in the lower desire-realms: Những trói buộc trong cảnh thấp dục giới—See Ngũ Hạ Phần Kết.

Bond of marriage: Ràng buộc về hôn phối. Bonds of mortal life: The bond of existence— See Hữu Kết.

Bonds to mortality: Tử kết.

Bond of rebirth: Kết sanh.

Bond of selfish greed: Lợi Dưỡng Phược—One of the two bonds, gain and fame—Phiền trược vì tham lam ích kỷ, một trong hai phiền trược, lợi và danh.

Bond of sins: Ràng buộc về tội lỗi.

Bond of suffering: Khổ phược.

Bond of transmigration: Sự kết buộc của vòng luân hồi sanh tử.

Bond of unenlightenment: Moha-bandhana

(skt)—Si phược—Sự trói buộc của si mê.

Bondages: Ràng buộc—Xiềng xích. Bondage of attachment: Thủ Kết—Trói buộc của sự chấp thủ.

Bondage of desire: Strong attachment of love—Ái Trước—Attachment of love. Bondage of doubt: Vicikitsa-samyojana (skt)—

Nghi Kết (do nghi ngờ lý chân đế, gây vô số vọng nghiệp, nên bị trói buộc vào tam giới không thoát ra được).

Bondage and free from bondage: Ràng Buộc Và

Giải Thoát.

Bondage and investigators of the passion:

Samyojana (skt)—Kiết Sử—Fetters.

Bondage to mortality: See Ái Trước Sinh Tử.

Bondage of possession: See Đắc Thằng.

Bondage of the pride: Mạn kết—See Cửu Kết. Bondage and reincarnation because of the passions: Kết lậu (nghiệp luân hồi sanh tử gây ra bởi dục vọng).

Bondage and release: Kết giải—Trói buộc và giải thoát (bị phiền não trói buộc và giải thoát tự tại).

Bondage of unenlightenment: Triền Vô Minh—

Sự trói buộc của vô minh.

Bondan (jap): Brahmadanda (skt)—Brahmastaff—See Phạm Đàn.

Bone (n): Xương.

Bones of the body: Cốt Thân—The sarira or remain after cremation—Xá lợi hay những gì còn lại sau khi hỏa thiêu.

Bone-Buddha: Cốt Phật (Phật bằng xương).

Bone-chain Deva: Sankara (skt)—Cốt Tỏa Thiên—Thương Yết La—Cốt Tỏa Thiên là hóa thân của Tự Tại Thiên.

Bones and eyes: Cốt Mục—Xương và mắt, ý nói những điều cốt yếu quan trọng nhứt—The essentials.

Bones of former incarnation: See Cố Cốt. Bongyo (jap): Brahma-carya (skt)—Brahma conduct—Pure conduct—See Phạm Hạnh. Bonmô-kyo (jap): Brahmajala (skt)—Bonmo-kyo (jap)—Brahma-Net Sutra—Pure Net Sutra—See Kinh Phạm Võng.

Bonnô (jap): Klesa (skt)—Affliction—Worldly cares, sensual desires, unfortunate longings, suffering, pain, and passions that arise out of a deluded view of the world—See Phiền Não. Bonno-Ma (jap): Phiền Não Ma—Army of mara—Demonic afflictions—Demon of afflictions—The mara of the passions—See Ma

Phiền Não.

Bonpo (tib): See Bon.

Bonpu (jap): Bompu (jap)—Ordinary people— See Phàm Phu. Bonpu-no-joshiki (jap): Ordinary consciousness—See Ý Thức Phàm Phu.

Bonpu-zen (jap): Bompu-zen (jap)—Zen for ordinary people—Phàm phu Thiền. Bonsetsu (jap): Brahmaksa (skt)—Brahmaksha (skt)—Brahmaksetra (skt)—See Phạm Sát. Bonsho-Dogo-Do (jap): Land of common residence of beings and saints—Transformed land—See Phàm Thánh Đồng Cư Địa.

Bonze: A monk—See Bôzu.

Boo (v): La ó—To jeer.

Book (n): Kinh thư.

Book of Analysis: Sutra-vibhanga(skt)— Vibhanga (skt)—Sutra-vibhanga (skt)—Kinh Phần—See Kinh Phân Biệt.

Book of the Beginning of knowledge: Abhidharma-jnana-prasthana-sastra (p)—A Tỳ

Đạt Ma Phát Trí Luận.

Book of the Bible: Kinh Thánh.

Book of Books: Diệu Thư (Thánh Kinh). Book of Brahmanic rituals: Brahmanas (skt)— Tế Nghi Thư.

Book on Buddhist legends: Katakamala (skt)— Bản Man Sanh—Truyện cổ Phật giáo. Book of Causal Relations: Patthana (skt)—Bộ Vị Trí—See Phát Thú Luận.

Book of causality: Abhidhamma-patthana (p)—A Tỳ Đạt Ma Phát Thú Luận.

Book of Changes: Chinese Classics—Kinh Dịch.

Books of Chinese Classics: 1) Four Books: Tứ

Thư hay Tứ Truyện (Đại Học, Luận Ngữ, Trung Dung, và Mạnh Tử); 2) Five Books: Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thơ, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu).

Book of Classifications: Abhidharma-vibhanga (p)—A Tỳ Đạt Ma Phân Biệt Luận.

Book of Controversies: Abhidharma-kathavatthu (p)—A Tỳ Đạt Ma Thuyết Sự Luận. Book of the Death: Bardo thodol (tib)—Sách hướng dẫn tu tập và tụng niệm cho người chết— See Tử Thư.

Book of Descriptions: Abhidharmaprajnaptipada-sastra (skt)—See A Tỳ Đạt Ma Thi Thiết Túc Luận.

Book of Disciplines for the monks: Vinaya (skt)—Pratimoksa or Sila or Upalaksa or

Uparaksa (skt)—Tỳ Nại Da—Giới Luật— Disciplines—Disciplinary code—Law—Monastic rules—Rule—The discipline, or monastic rules—

Những quy luật của cuộc sống trong tự viện.

Book of Elements: Abhidharma-dhatu-kayapada-sastra (p)—A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận.

Book of Elements of existence: Abhidharmadharmasangani (p)—A Tỳ Đạt Ma Pháp Tụ Luận. Book of Emptiness: Khóa Hư Lục. Book of individuals: Abhidhamma-puggalapaati (p)—A Tỳ Đạt Ma Nhân Thi Thuyết Luận.

Book of knowledge: Abhidharma-vijnanakayapada-sastra (skt)—A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận.

Book of Literature: Abhidharma-prakaranapada-sastra (skt)—A Tỳ Đạt Ma Phẩm Loại Túc Luận.

Book of oracles: Sấm—Điềm báo trước— Prognosticate—Prophecy.

Book of the Origin of things: Abhidharma-dhatukatha (p)—A Tỳ Đạt Ma Giới Thuyết Luận. Book of Pairs: Abhidharma-yamaka (p)—A Tỳ Đạt Ma Song Đối Luận (Kinh Song Đối). Book of Peaceful and Joyful Practices: See An

Lạc Tập.

Book of Person: Abhidhamma-puggala-pannati (p)—A Tỳ Đạt Ma Nhân Thi Thiết Luận.

Book of Recitations: Abhidharma-sangitiparyaya-pada-sastra (skt)—A Tỳ Đạt Ma Thập Nhị Môn Túc Luận.

Book of Recitations of the teachings: Abhidharma-sangiti-paryaya-pada-sastra (skt)— See A Tỳ Đạt Ma Thập Nhị Môn Túc Luận. Book of Relations: Kinh Liên Đới.

Book on Right methods: Abhidharmasamayapradipika-sastra (skt)—See A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận.

Book of Starting Point of Knowledge:

Abhidharma Jnana Prasthana (skt)—See A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận.

Book of things: Abhidharma-skandha-pada-sastra (p)—A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận.

Book of Treatise: Kinh Phân Biệt.

Book of Understanding: Abhidharma Vijnana Kayapada-sastra(skt)—Book of knowledge—See A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận.

Book of Zen: Thiền Thư.

Booklet (n): Sách khổ nhỏ.

Boon: A welcome benefit—A request granted.

Border between suffering and nirvana:

Dukkhassanta (skt)—Giới hạn cuối cùng của khổ là cửa vào Niết Bàn—See Khổ Tế.

Border land: See Biên Địa.

Border region: See Biên Địa.

Border region of the Pure Land: See Biên Địa. Bore a well for water: Khoan giếng tìm nước— See Xuyên Tỉnh Tầm Thủy.

Boredom: Tiredness—Nỗi buồn chán.

Borin (jap): Dharma-cakra (skt)—The spiritual wheel—The wheel of dharma—The wheel of law—See Pháp Luân.

Boring: Buồn chán.

Born: Bổn Hữu—Sanh—Birth.

Born again: Rebirth—Tái sanh. Born among the asuras: Bị sanh vào cõi A-TuLa.

Born among the animals: Bị sanh vào cõi bàng sanh.

Born in heaven: Sanh vào cõi Trời.

Born among humans: Sanh trong nhơn gian.

Born blind: Sinh manh (sanh ra là đã mù).

Born in the border: Bị sanh vào chỗ biên địa. Born in bright conditions attains Nibbana: One born in bright conditions attains Nibbana which is neither dark nor bright—Bạch sanh sống tạo Niết Bàn (Phi Hắc Pháp phi bạch pháp).

Born in bright conditions lives a bright life: Bạch sanh sống tạo bạch pháp.

Born in bright conditions lives a dark life: Bạch sanh sống tạo hắc pháp.

Born in dark conditions attains Nibbana: One born in dark conditions attains Nibbana, which is neither dark nor bright—Có người hắc sanh và sống tạo Niết Bàn.

Born in dark conditions, lives a bright life: Có người hắc sanh và sống tạo bạch pháp.

Born in dark conditions, lives a dark life: Có người hắc sanh và sống trong hắc pháp. Born through egg: Noãn sanh (trứng sanh)—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh.

Born emptiness: Không Sanh—The state that is like emptiness—Born emptiness—Trạng thái giống như sự trống rỗng.

Born from foetus: Jalabuja (p)—Jarayuva (skt)— See Thai Sanh.

Born through form: Sắc tướng sanh—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh.

Born to happiness: Born of happiness—Phúc sinh.

Born in a hell-state: Bị sanh vào địa ngục. Born in a long-lived group of devas: Được sanh vào cõi trời trường thọ.

Born in the middle country and is intelligent:

Được sanh vào nước trung tâm và có trí tuệ.

Born in the middle country but lacks wisdom: Được sanh vào nước trung tâm, nhưng ác huệ, ngu si.

Born in the middle country, but he has wrong views and distorted vision, thinking: Được sanh vào cõi trung tâm, nhưng lại theo tà kiến điên đảo.

Born through moisture: Thấp sinh, một trong thập nhị loại chúng sanh.

Born among the petas: Bị sanh vào cõi ngạ quỷ. Born-From-the Sun Buddha: AdityasambhavaBuddha (skt)—Nhựt sanh Phật.

Born through transformation: Anpapaduka (skt)—Opapatika-yoni (p)—Hóa sinh—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh.

Born through womb: Thai sinh—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh.

Born by transformation: Hóa sinh.

Borobudur (skt): A famous stupa in Java, built around the 9th century AD—Tháp nổi tiếng tại Java, được xây vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Tây lịch.

Borrow belongings of other people but do not return them in a timely manner: To commit an Expression of Regret Offence—Mượn vật dụng của người khác mà không trả đúng hẹn là phạm giới Ba Dật Đề.

Bosal (kor): Bodhisattva (skt)—Bồ Tát.

Bosalmin (kor): Femal lay person—Lay woman who helps at a temple—Nữ cư sĩ. Bosatsu (jap): Bodhisattva (skt)—See Bồ Tát.

Bosatsukai (jap): Bodhisattva (skt)—Bồ Tát Giới—See Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Bosatsu-za (jap): Hanka-fuza (jap)—Half-lotus posture—Half-lotus sitting—See Bán Già Phu

Tọa.

Boshuku-domei (jap): Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư—Zen Master Chen-Tzun-Tsu—See

Mục Châu Đạo Minh Thiền Sư.

Boshutsu (jap): Bàng Xuất—Collateral descendants or collateral lineages (bystander or side lineages); lineages of secondary importance—Xuất thân từ những dòng truyền thừa song song chứ không trực hệ. Bosso (jap): Phật Tổ—Buddhas and patriarchs—

Chư Phật và chư tổ.

Both or all empty: Both ego and things have no reality (unreal)—See Câu Không. Both have mistakes: Cả hai đều phạm lỗi—See Nhị Câu Phạm Quá.

Both ways: Câu Phần—Bằng cả hai cách. Both-Ways-Liberated: See Câu Phần Giải

Thoát.

Both will be reborn in the Pure Land: Hai loại đều vãng sanh—See Nhị Loại Các Sanh. Bo-tree: Bodhidruma (skt)—Cây Bồ đề—Bodhi tree.

Botsudan (jap): Shrine of the Buddha—Bàn thờ

Phật.

Bottom floor: Tầng trệt (dưới cùng).

Bottom of the heart: The mental ground or condition—Tâm Khảm—The Mind from which all things spring. The third of the three agents body, mouth and mind—Tâm là gốc của vạn pháp, có thể sản sanh ra hết thảy vạn pháp. Tác nhân thứ ba trong ba tác nhân thân, khẩu và ý—See Tâm Địa.

Bottomless:

  1. Agadha (p)—Very deep—Vô cùng tận

(không có đáy).

  1. Mutei (jap)—Without a base, implies true mind or self-nature—Vô Để, không đáy, chỉ cho chân tâm, tự tánh.

Bound (v): Kết—To tie—To knot.

Bound by the commandments: Bound by the commandments—Kết thành giới luật để hộ trì— See Kiết Giới.

Bound of all reality: Thực tế (chỗ chân thật của chư pháp).

Bondage and release: See Kết Giải.

Boundary: Dhatu (skt)—Limit—Region—Giới. Boundless: Apramana (skt)—Unlimited—Bất tận—Vô Lượng—Boundless—Countless— Infinite—Immeasurable—Unlimited—There are four infinite characteristics of a Bodhisattva: kindness, pity, joy, and self-sacrifice—Rất nhiều, không đong đếm hay đo lường được. Có bốn thứ vô lượng của vị Bồ Tát là Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Boundless abandonment: Upeksa (skt)—Xả vô lượng—Limitless indifference—Giving up all things—Complete abandonment, or absolute indifference—Hoàn toàn xả bỏ—See Xả Vô Lượng Tâm and Tứ Vô Lượng Tâm. Boundless Body Thus Come One: Vô Biên Thân Như Lai.

Boundless compassion: Bi vô lượng.

Boundless dedication equal to the cosmos:

Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng. Boundless, infinite Life Buddha: Vô Lượng Thọ

Phật.

Boundless, infinite Life Tathagata: Vô Lượng Thọ Như Lai.

Boundless joy: Hỉ Vô Lượng Tâm—Boundless joy on seeing others rescued from suffering—

Niềm vui bất tận (Hỷ vô lượng), vui khi thấy các chúng sanh khác được cứu độ—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Boundless karma: Vô lượng nghiệp.

Boundless kindness: Từ vô lượng.

Boundless life: Buddha of Boundless

(Measureless, Infinite) Life—Amitabha. Boundless Life Buddha: Vô Lượng Thọ Phật— Amitabha—A Di Đà Phật—Amitabha.

Boundless Light: Vô Lượng Quang. Boundless Light Tathagata: Vô Lượng Quang Như Lai—See Vô Lượng Quang Phật.

Boundless mind: Anantamati (skt)—Vô Lượng Ý—Boundless intention, will or meaning— Immeasurable intention.

Boundless Mind Bodhisattva: Vô Tận Ý Bồ Tát. Boundless pity: Karuna-apramana-cittani (skt)— See Bi Vô Lượng Tâm.

Boundless purity: Apramanasubha (skt)—Vô biên tịnh—Infinite (Limitless) Purity—Vô lượng Tịnh.

Boundless spiritual possessions: Tài sản vô tận.

Boundless will: Vô biên tâm. Boundless will not to abandon any enlightening practices to attain enlightened power: Phát tâm vô biên vì được Phật lực nên chẳng bỏ tất cả Bồ Đề hạnh.

Boundless will to attend all the Buddhas: Phát tâm vô biên thừa sự tất cả chư Phật.

Boundless will to enter into the inconceivable vast realm of Buddhahood: Phát tâm vô biên nhập khắp cảnh giới quảng đại bất tư nghì của Phật.

Boundless will to enter into the subtle realm of all knowledge and explain all Buddha teachings: Phat tâm vô biên nhập khắp cảnh giới vi tế của nhứt thiết trí diễn thuyết tất cả Phật pháp.

Boundless will to manifest the infinite spiritual metamorphoses of all Buddhas: Phát tâm vô biên thị hiện vô lượng thần biến của tất cả chư Phật.

Boundless will to provide for all Buddhas: Phát tâm vô biên cúng dường tất cả chư Phật.

Boundless will to receive and hold all Buddha teachings without forgetting any: Phát tâm vô biên thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mat. Boundless will to see all Buddhas: Phát tâm vô biên thấy khắp tất cả chư Phật.

Boundlessness of Buddhas’ knowledge:

Enlightening Beings hear of the boundlessness of Buddhas’ knowledge from innumerable Buddhas, are able to make limited assessments—Chư Bồ

Tát nghe được vô biên trí Phật từ vô lượng Phật, không thể đánh giá được.

Bounteous: Rộng rãi—Hào phóng—Tốt bụng— Rộng rãi—Hào phóng—Good-heart—Generous.

Bow: Xá—Join one’s palms to bow.

Bow (v) before someone: Cúi đầu đảnh lễ ai. Bow down (v): Lạy.

Bow (v) down to the ground: Khấu đầu.

Bow of great pity: See Đại Bi Cung. Bow head and face in worship: To bow the head and face in reverence, to fall prostrate in reverence—See Đầu Diện Tác Lễ.

Bow and kneel: Cúi xuống và quỳ gối.

Bow one’s head in prayers: Cúi đầu cầu nguyện. Bow and prostrate to the Buddha: Cúi đầu và khiêm cung chào—Bowing and postration to the Buddha are humble expressions of respect and appreciation for the historical Buddha, our Teacher, who understood the Truth of the universe and our nature—Quỳ lạy đức Phật là một biểu hiện khiêm cung để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Ngài, vị Đạo sư đa thông suốt vũ trụ và bản tánh của chúng sanh.

Bow to someone: Cúi đầu chào ai.

Bow in veneration: Idolize—To worship—Lễ bái.

Bower: A place enclosed by overhanging boughs of trees or by vines on trellis.

Bowing: Lễ lạy.

Bowing to the Buddha Recitation: See Lễ Bái Trì Danh.

Bowing to the Buddha Recitation: Lễ Bái Trì Danh.

Bowl: Patra (skt)—Patta (p)—A bowl: Bát—One

Bowl: Nhứt bát.

Bowl of oil: Một bát dầu—See Dầu Bát.

Box: Kosa (skt)—Cask—Treasury—Câu xá

(chiếc hộp, kho báu).

Boxwood Zen: Kôyôboku no Zen (jap)—The boxwood tree is said to grow an inch a year, but to shrink an inch in leap years. The expression “boxwood Zen” is used in reference to students’ progressing erratically in their practice of Zen. A master also use the expression to reproach a disciple who is overly attached to the notion of enlightenment—Người ta nói cây hoàng dương lớn một tấc trong một năm, nhưng teo lại một tấc trong những năm nhuần. Thuật ngữ “Kôyôboku no Zen” hay “Hoàng dương Thiền” được dùng để chỉ cho những Thiền sinh đang tiến bộ một cách bất định trong tu tập Thiền. Một vị Thiền sư cũng sử dụng từ này để quở trách một vị đệ tử quá vướng mắc vào khái niệm giác ngộ.

Bôzu (jap): The head monk or resident monk of a Japanese Buddhist temple. The term may apply to the resident monk at a small temple, for most of which have only one monk in residence. In a larger temple, with several monks in residence, the term technically applied to only the head monk or abbot. In common usage today, however, people use the term for any Buddhist monk or priest, regardless of status. The term is often rendered in English as “bonze”—Vị thủ tọa hay vị trụ Tăng trong một tự viện Nhat Bản. Thuật ngữ “Bôzu” có thể áp dụng cho vị trú Tăng tại một ngôi chùa nhỏ, vì hầu hết các ngôi chùa này chỉ có một vị trụ Tăng. Trong một ngôi chùa lớn hơn với năm bảy vị Tăng, thì thuật ngữ “Bôzu” chỉ áp dụng cho vị trụ trì mà thôi. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ thường dùng ngày nay, thuật ngữ “Bôzu” dùng để gọi bất cứ vị Tăng nào, bất kể tước vị. Thuật ngữ được dùng trong Anh ngữ là “Bonze”. Brag (v): Khoác lác—To boast about oneself—To show off.

Brag excessively: Múa rìu qua mắt thợ.

Brag (v) of one’s honor: Khoe danh.

Brahma (skt): See Phạm Thiên.

Brahma-abiding: Brahma-viharo (p)—Phạm trú. Brahma-abode: A monastery or a temple—See

Phạm Thất.

Brahma-action: Phạm Hành—Noble action— High conduct.

Brahma-bell: Phạm Chung—Đại Hồng Chung của tự viện—The temple or monastery bell. Brahma-body: Phạm thân—The pure spiritual body: Thân tâm thanh tịnh—Dharmakaya of the Buddha: Pháp thân của Phật. Brahma-books: Phạm Điển—Kinh điển Phật— The Buddhist sutras, or books.

Brahmacakra (skt): Phạm Luân—Bánh xe chuyển pháp của Đức Phật—The Brahmawheel—The wheel of the law, or pure preaching of the Buddha.

Brahmacari (skt): Holy life—Pure living—See Phạm Hạnh.

Brahmacarin (skt): Studying sacred learning; practising continence or chasity: Người xuất gia học Thánh điển và tu hành phạm hạnh—A Buddhist ascetic with his will set on purity: Người Phật tử xuất gia tu đời thanh tịnh—See Phạm Chí. Brahmacariyesana (p): Quests for the holy life— Phạm hạnh cầu.

Brahmacarya (skt): Brahma conduct—Life of a Buddhist monk—Chasity—Pure living—See

Phạm Hạnh.

Brahmacharya (skt): See Brahmacarya. Brahmadana (skt): Brahma-staff—The Brahma (religious) punishment—See Phạm Đàn. Brahmadanda (skt): Phép trị tội Phạm Đàn—See Phạm Đàn.

Brahmadatta (skt): Phạm Dự—Phạm Ma Đạt— See Phạm Thụ Vương.

Brahma-deva (skt): Phạm Thiên—Tạo Thư

Thiên—Tiếng Bà La Hạ Mạ Thiên, là nguồn tạo ra bảng mẫu tự Tất Đàm 12 âm—The devacreator of writing Brahma.

Brahmadhatu (skt): Phạm Thiên—Brahma-lokas. Brahmadhvaja (skt): See Phạm Tướng. Brahmagosha (skt): Phạm Âm—Tiếng nói của Phật—Voice of the Buddha.

Brahmagosha Buddha: Phạm Âm Phật.

Brahma-grove: A monastery—See Phạm Uyển.

Brahma-heavens: Trời Phạm Thiên—The three Brahma-heavens where bodies differ but thinking is the same (the first dhyana heaven—Sơ thiền thiên)—Phạm Chúng Giới Thiên, nơi chúng sanh có nhiều thân khác nhau nhưng tưởng lại giống nhau.

Brahma-heretics: Brahmadeva-heretics—See

Phạm Thiên Ngoại Đạo.

Brahma, Indra, and four deva-kings: See Thiên Bộ Thiện Thần.

Brahma-jala (skt): The net of Brahma—Phạm võng.

Brahmajala-sect: The sect of Ritsu—See Phạm Võng Tông.

Brahmajala sutra (skt): Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra, Sutra of Net of Indra—See Kinh Phạm Võng.

Brahmajala sutta (p): Brahma-Net Sutta, or Indra’s Net Sutta, Sutta of Net of Indra—See Kinh Phạm Võng.

Brahmajala-suttanta (p): Brahmajala sutta—See Kinh Phạm Võng.

Brahamkaya (skt): See Phạm Thân.

Brahamkayia (skt): See Phạm Thân.

Brahma-kayikas (skt): See Phạm Ca Di. Brahma-kayika-deva (skt): See Phạm Ca Di

Thiên.

Brahma-king: Buddha: Đức Phật—The Indian Emperor: Phạm Hoàng, vị vua của Ấn Độ—King of the Brahama heaven in the world of form:

Phạm Thiên Vương Brahma-ksetra (skt): See Phạm Sát. Brahma-ksha: Phạm sát.

Brahma language: See Phạm Ngữ. Brahma letters: Samskrtan (skt)—See Phạm Tự

(2).

Brahma-lokas (skt): The realm of form—See

Phạm Thế Giới.

Brahmaloka heavens of the first dhyana: Trời

Phạm Phụ trong nhất thiền thiên.

Brahma-mani (skt): Pure pearl—See Phạm Ma

Ni.

Brahma-mani-gem: Như Ý Châu—See Brahmamani.

Brahma and mara: See Phạm Ma. Brahma merits: Brahmapunyatva (skt)—Phạm

Phước.

Brahma-mind: The noble or pure mind—See

Phạm Tâm.

Brahma monk: See Phạm Tăng. Brahmana-deva (skt): Phạm Thư—Kinh điển Vệ Đà—Vedic scriptures.

Brahma Net: Brahma-jala (skt)—The net of Brahma—Lưới trời—Supreme net—See Kinh

Phạm Võng.

Brahma Net Sutra: Brahmajala Sutra (skt)—See Kinh Phạm Võng.

Brahman (skt): See Bà La Môn. Brahman caste: Brahmana (skt)—Giai cấp Bà La Môn.

Brahman-Land: Phạm Độ—Ấn Độ—India. Brahman way: Phạm Đạo—Thanh tịnh đạo—

The way of purity, or celibacy.

Brahman-writing: Brahman alphabet—Sanskrit alphabets—Bà La Môn Thư—Chữ viết hay mẫu tự Bà La Môn (chữ viết của Ấn Độ và đa số các xứ ở Tây Vực).

Brahmana (skt): Brahman (skt)—Bà La Môn— Bạt Lạm Ma—Brahman caste—Giai cấp Bà La

Môn—Priestly, born from the mouth of Brahma—

Hạng tu tịnh hạnh (hoặc xuất hoặc tại gia), sanh từ miệng của Phạm Thiên Vương.

Brahmana caste: Brahmin (skt)—The pure clerical caste of India—Giai cấp Bà la môn.

Brahmananda (skt): Phạm Đàn—To send to coventry an obnoxious monk—See Mặc Sấn. Brahmanapura (skt): Bà La Môn Ba—Thành phố nằm về phía đông bắc kinh thành Malava—A city north-east of the capital Malava. Brahmanarastra (skt): See Bà La Môn Quốc. Brahma and Narayana: Phạm Diên—Phạm

Thiên và Trời Na La Diên.

Brahmanas (skt): Tế Nghi Thư—Book of

Brahmanic rituals.

Brahmana-samyutta (p): See Tương Ưng Bà La Môn.

Brahmanaspati (skt): See Kỳ Thọ Chủ Thần.

Brahmana-sutta (p): Kinh Bà La Môn.

Brahmana-veda (p): Brahmanic canon—Kinh điển Vệ Đà.

Brahmanic canon: Brahmana-veda (p)—Kinh Vệ

Đà.

Brahmanic sutra: Kinh điển Bà La Môn. Brahmanical dominance: Thế lực của Bà La Môn.

Brahmanimantanika-suttam (p): Sutra on respectful invitation of a Brahma—Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh.

Brahmanism (n): Đạo Bà La Môn—Ấn Độ Giáo—Hinduism.

Brahma-palace: See Phạm Cung. Brahma-parisadya (skt): Phạm Phụ Thiên— Brahmaparisajja (skt)—See Phạm Chúng Thiên. Brahmaparisajja (skt): Brahmaparisadya or Parsadya (skt)—See Phạm Chúng Thiên. Brahmaparisajja-deva (skt): Brahmaparisajja (skt)—See Phạm Chúng Thiên. Brahmaparohita (skt): Brahma-parisadya (skt)— Phạm Phụ Thiên—See Phạm Chúng Thiên. Brahmaparsadya (skt): Brahmaparisajja (skt)— See Phạm Chúng Thiên. Brahmapunyatva (skt): Brahma merits—Phạm

Phước.

Brahmapura (skt): See Bà La Hấp Ma Bổ La. Brahmapurohita (skt): Phạm Phú Lâu—The ministers, or assistants of Brahma—See Phạm

Thụ Thiên.

Brahma-queen: The queen or wife of Brahma— See Phạm Thiên Hậu.

Bhramaragiri (skt): A monastery built by Sadvaha for Nagarjuna on the mountain of Bhramaragiri, 300 miles south-west of Kosala— Tự viện mà Sadvaha đã xây cho ngài Long Thọ, nằm trên đỉnh núi Bhramaragiri, khoảng 300 dậm về phía tây nam Kosala.

Brahma-realm: Phạm Thiên giới—Realm of Brahma.

Brahmas: See Phạm Thiên.

Brahma-sahampati (skt): Mahabrahmasahampati (skt)—See Phạm Ma Tam Bát.

Brahma and Sakra: See Phạm Thích.

Brahma-sanamku (skt): Ta Bà Thế Giới Chủ— Lord of the Saha-loka-dhatu—Lord of the world of human beings.

Brahma-sikkin (skt): See Loa Kế Phạm Chí. Brahmassara (p): —Characteristics of the voice of the Buddha—Phạm Âm Tướng. Brahma staff: Brahmadanda (skt)—The Brahma (religious) punishment—See Phạm Đàn.

Brahma-study: Phạm Học—The study of Brahmanism: Nghiên cứu về Bà La Môn—The study of Buddhism: Nghiên cứu về Phật Giáo.

Brahmasvara (skt): Brahmassara (p)—

Characteristics of the voice of the Buddha—Phạm Âm Tướng.

Brahmavastu (skt): See Phạm Chương.

Brahmavati (skt): See Phạm Ma Việt.

Brahma vihara (skt & p): Divine state of dwelling—Phạm Trú.

Brahma-viharo (p): Brahma-abiding—Phạm trú.

Brahma-virtue: See Phạm Đức.

Brahma voice: Brahmagosha (skt)—The voice of Buddha: Phạm Thanh, tiếng của Đức Phật hay Phạm Âm—See Phạm Hưởng. Brahma vihara (skt): A pure rest—Abode or purity—See Tịnh Trụ.

Brahma wheel: Brahma-cakra (skt)—See Phạm

Luân.

Brahmayana (skt): See Phạm Thừa. Brahmi (skt): The queen or wife of Brahma—See Phạm Thiên Hậu.

Brahmin (skt): See Phạm Tăng. Brahmins (skt): Brahmanism—Bà La Hạ Ma Nô—See Bà La Môn (1).

Brain is the ocean, and the mind is its wind and wave: Trí óc là biển cả, tâm địa là sóng gió. Brain and the Totality: See Não Bộ Và Tổng

Thể.

Bram-dze (tib): See Brahmana.

Branches of enlightenment: Principles of enlightenment—Factors of wisdom—Factors of enlightenment—Various branches of enlightenment—See Thất Bồ Đề Phần. Branch sect: Ngụ Tông—Chi nhánh của một tông phái—One school appertaining to another. Branch temple: Honji matsuji (jap)—A Buddhist temple that has institutional ties to a larger main temple or main monastery. The pattern of affiliation between main and branch temples emerged in Japan during the medieval period (1185-1600) and was later systematized in the early modern period (1600-1867) and from the modern to present. The practice continues today; most Buddhist temples in Japan are branches under the administrative leadership of a main monastery—Chùa chi nhánh có sự ràng buộc về tổ chức với một ngôi chùa lớn hơn. Khuôn mẫu hội nhập giữa chùa chánh và những chùa nhỏ xuất hiện từ thời trung cổ và sau này trở nên có hệ thống vào đầu thời cận đại và mãi cho đến ngày nay. Phương cách tổ chức này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay; hầu hết những ngôi chùa Phật giao ở Nhật đều là chi nhánh dưới sự lãnh đạo hành chánh của một ngôi chùa chánh.

Branch and twig ignorance: Ignorance in detail or branch and twig illusion—See Chi Mạt Hoặc. Branch wheel: All Hinayana and Mahayana texts—Chi mạt Pháp Luân là các kinh điển Tiểu và Đại Thừa.

Brave and strong Bodhisattva: Sauraya (skt)— Dũng Mãnh Bồ Tát.

Bravely: Một cách can đảm.

Bravery: Can trường—Courage—Great brave:

Đại dũng.

Bravery virtue Buddha: Baladatta (skt)—Dũng

Đức Phật—Courageous virtue Buddha—

Vigourous virtue Buddha.

Brazier: Hộ Ma—See Homa (III)(A). Breach of morality: Silabhedo (skt)—Phá giới— To break the precepts.

Break (v): To cause schism—To destroy—To disprove—To disrupt—To negate—To refute—

Phá.

Break an appointment: Lỗi hẹn. Break the Buddha law: To break the Buddha law by adopting of heresy—See Phá Pháp.

Break commandments: Phá Giới—To break commandments, i.e., to give up the frock— Violate religious commandments—Trả lại áo tu. Break the door: Phá Môn—Rời bỏ tông môn— To leave a sect.

Break (disprove) the false and make manifest the right: Phá Tà Hiển Chánh.

Break the fast: Khai Trai—To begin the breakfast—Chư Tăng Ni ăn sáng (Luật Tỳ Ni nói lúc rạng sáng hay minh tướng (lúc mặt trời soi bóng vào cây Diêm Phù) thì khai trai.

Break the harmony of the community of monks: Sanghabheda (skt)—To cause schism, i.e., by preaching or spreading heretical views—Phá hòa hợp Tăng bằng cách giảng dạy hay truyền bá tà kiến.

Break into a smile: To break into a smile, the mark of Kasyapa’s enlightenment when Buddha announced on Vulture Peak that he had a teaching which was propagated from mind to mind, a speech taken as authoritative by the Intuitional School—Phá lên cười, tướng giác ngộ của Ngài Ca Diếp, khi Đức Phật tuyên bố rằng pháp của Ngài là tâm truyền tâm. Đây chính là chỉ giáo của Thiền Tông.

Break a law: To offend the law: Phạm luật— Transgress a law (go beyond the limit of the law or rule): Phá giới.

Break the monastic rules: To violate (break) religious commandments—Phá Giới.

Break the monastic rule of the regulation food: Ngã mặn—See Phá Trai.

Break the monastic rule of time for meal: See Break the monastic rule of the regulation food.

Break (disrupt or destroy) a monk’s meditation or preaching: See Phá Tăng and Phá Pháp Luân Tăng.

Break the moral precepts: See Phạm Giới.

Break one’s oath: Bội thệ.

Break open the gates of hell: Smash open a prison, or to break open the gates of hells by chants or incantations for the release of a departed spirit—Phá vở cửa địa ngục bằng cách tụng đọc kinh kệ giải thoát cho người quá vãng.

Break out: Bùng nổ ra.

Break the power of transmigration: See Phá

Hữu.

Break the precepts: Silabhedo (skt)—Phá giới— A breach of morality.

Break the promises: Thất hứa (Sai lời) là phạm giới Ba Dật Đề—To dishonour one’s promise— To break one’s words, to commit an Expression of Regret Offence.

Break the silence: Kaijo (jap)—Khai Tịnh—To rouse from sleep—Khai Tĩnh—Phá tan sự yên lặng vào buổi sáng—Traditionally, the clapping of a wooden board at the end of Zazen is called “small release of stillness,” and the ringing of the bell is called “great release of stillness”—Theo truyền thống, đánh vào tấm bảng bằng gỗ thì được gọi là tiểu khai tịnh, và đánh vào chuông thì gọi là đại khai tịnh.

Break and subdue: See Shakubuku.

Break one’s vow: Bội nguyện.

Break one’s words (promises): Bội ước.

Break through (destroy) someone’s concentration: Phá vỡ định lực của ai.

Break through (destroy) something: Destroy something—Phá vỡ cái gì.

Breakdown of the mind: Suy nhược tinh thần.

Break open the gate of hells: Phá địa ngục.

Break through: Xuyên ngang—Đột phá.

Break the weightier laws: Phạm trọng giới. Breaking a mirror: Phá Kiến (Kính)—See Hakyo.

Breaking precepts: Law-breaking—Khong giữ giới luật.

Breath: Prana (skt)—Hơi thở—Contemplation on the breath—Meditation on the breath—Quán sổ tức.

Breath-by-Breath Recitation: Tùy Tức Trì Danh.

Breath of life: Jivitindriya (skt)—Animation— Liveliness—Vitality—Sinh khí. Breath out: Xuất Tức (thở ra)—Xuất Tức Bất Trì Nhập—See Xuất Tức Bất Bảo Nhập Tức.

Breathe (v): Thở.

Breathing control: Paranayama (skt)—To count the breathings—See Sổ Tức.

Breathing in: Thở vào.

Breathing meditation: Trì Tức Niệm—The contemplation in which the breathing is controlled. The Method of taking hold of one’s breath as follows: “Be ever mindful when you breathe in and mindful when you breathe out. Breathing in a long breath, you know ‘I am breathing in a long breath’. Breathing out a long breath, you know ‘I am breathing out a long breath’. Breathing in a short breath, you know ‘I am breathing in a short breath’. Breathing out a short breath, you know ‘I am breathing out a short breath.’ ‘Experiencing a whole breath-body, I shall breathe in,’ thus you train yourself. ‘Experiencing the whole breath-body, I shall breathe out,’ thus you train yourself. ‘Calming the activity of the breath-body, I shall breathe in,’ thus you train yourself. ‘Calming the activity of the breath-body, I shall breathe out,’ thus you train yourself.” Thus when we practice, we should know how to breathe to maintain mindfulness, for breathing is not only a wonderful tool to prevent dispersion, but it is also a connection between our body and our thoughts. Whenever our mind becomes scattered, we should use our breath as a means to take hold of our mind again—Quán hay kiểm soát hơi thở để định tâm. Phương pháp dạy về cách nắm hơi thở như sau: “Tỉnh thức khi thở vào và tỉnh thức khi thở ra. Khi thở vào một hơi dài, ta biết là ta đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, ta biết là ta đang thở ra một hơi dài. Thở vào một hơi ngắn, ta biết là ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, ta biết là ta đang thở ra một hơi ngắn. Ta tự tu tập ‘kinh qua trọn vẹn hơi thở nơi thân khi thở vào.’ Ta tự tu tập ‘kinh qua trọn vẹn hơi thở nơi thân khi thở ra’. Ta tự tu tập là ta đang thở vào và làm cho sự điều hành trong thân thể trơ nên tĩnh lặng. Ta tự tu tập là ta đang thở ra và làm cho sự điều hành trong thân thể trở nên tĩnh lặng.” Như vậy khi tu tập chúng ta nên biết xửa dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiem để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là môi giới giữa thân và tâm. Mỗi khi tâm ý mình phân tán, dong ruổi, chúng ta nên dùng hơi thở để giữ nó lại—See Ngũ Đình Tâm Quán. Breathing out: Thở ra—Xuất Tức—Xuất Tức Bất Trì Nhập—Breath out.

Breed emnity: To contract hatred—To incur hostility—Kết oán.

Breeding animals for slaughter: Súc dưỡng— See Thập Não Loạn.

Brethren: Avuso (p)—The assembly of monks—

Buddhist clergy—Co-religionists—Đạo hữu (bạn đồng tu, Tăng lẫn tục).

Brgua-byin (tib): Indra (skt)—Thiên Đế Thích— Đế Thích Thiên—Sakra, king of the devaloka— Trời Đế Thích, vị chúa tể của cung trời Đao Lợi cùng họ với Phật Thích Ca. Brhaspati (skt): Lord of increase—The planet Jupiter: Mộc Tinh.

Brhaspativara (skt): Thứ Năm—Thursday. Brhatphala (skt): Large or Abundant Fruitage Heaven—See Quảng Quả Thiên.

Bridge of the Buddha-truth: See Pháp Kiều. Bridle on one’s passion: Kềm chế dục vọng— Command one’s passions.

Brief (n): Sự tóm tắt.

Brigand: Robber in the mountain—Sơn tặc.

Bright (a): Visuddhi (p & skt)—Sáng—Clean— Pure—Thanh tịnh (trong sạch, không cấu nhiễm)—Free from evil and defilement—Dứt bỏ mọi sai phạm tà ác và nhiễm trược.

Bright Adornment Bodhisattva: Prabhavyuhabodhisattva (skt)—Quang Nghiêm Bồ Tát. Bright Appearance Bodhisattva: Prabha-KetouBodhisattva (skt)—Light-Appearance

Bodhisattva—Quang Tướng Bồ Tát.

Bright and Clear Light Buddha: Ramiprabhasa-tathagata (skt)—Quang Minh Phật—See Quang Đức Quốc.

Bright or clear way: Minh Đạo—The way of the mantras and dharanis—Con đường sáng—Con đường của thần chú Đà La Ni.

Bright eye: Minh mục.

Bright-eyed daughter: See Quang Mục Nữ. Bright kamma with bright result: Sukkavipakam (p)—Bạch Nghiệp Bạch Báo. Bright laying hold of: Vidya-dhara (skt)—Minh

Trì.

Bright light: Quang huy.

Bright moon: Suklapaksa (skt)—First fortnight of a lunar month—Minh nguyệt (trăng sáng)—Bạch Phần—See Bạch Nguyệt.

Bright-moon mani or pearl: Minh Châu (ngọc châu ma ni trong sáng như ánh trăng)—See Minh Nguyệt Ma Ni.

Bright and pure heavens: See Cực Quang Tịnh

Thiên.

Bright spirits: Minh Thần—The devas, gods, etc. Bright Sunlight Bodhisattva: Surya-prabhasana (skt)—See Nhật Quang Minh Bồ Tát.

Bright Virtue Buddha: Phật Quang Đức.

Brightness (n): Prabha (skt)—Illumination— Light—Splendor—Ánh sáng—Quang minh— Quang huy—Ray—Beam.

Brightness and glory dharani: See Quang Minh Chân Ngôn.

Brightness of the law: Dharmaprabhasa (skt)— See Pháp Minh.

Brilliant (a): Chói sáng—Dazzling.

Brilliant example: Gương sáng.

Brilliant (bright) light: Ánh sáng chói lòa.

Brilliant torchlight: Ngọn đuốc sáng rực.

Bring into agreement: See Hội Thông.

Bring (v) before one’s eyes: Sacchikaroti (p)— Sakshatkaroti (skt)—Đem lại trước mắt—See Realization.

Bring the Buddha’s light to rest: See Thê Quang.

Bring comfort to someone: To give comfort to someone—To comfort or console someone—Đem lại an ủi cho ai.

Bring disasters: Giáng họa.

Bring evil or calamity on oneself: Chiêu họa (tự mình chuốc lấy tai họa).

Bring to face-to-face: Đối Chất—To confront. Bring a family to ruin: Tán gia bại sản (làm cho gia đình tan nát).

Bring forth (v): Sản sanh ra.

Bring forth a heart of great compassion: Khởi lòng đại bi.

Bring illusion to an end: Klesa-prahiyate (skt)— Đoạn Hoặc—Dứt bỏ mê lầm vọng hoặc (bằng chân trí).

Bring immediate benefits and happiness:

Ability to bring immediate benefits and happiness in the world through practice of His teaching— Khả năng làm lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh qua thực hành giáo pháp của Ngài.

Bring (v) over: Convert—Cảm hóa.

Bring (v) shame to: Đem lại xấu hổ (cho).

Bring someone back to life: Làm cho ai sống lại.

Bring someone honor: Honor someone—Vinh danh ai.

Bring into submission: Điều Phục.

Bring into submission the body, mouth, and will: Điều Phục Thân Khẩu Ý. Bring ten fingers together: Hiệp chưởng—Bring two palms together.

Bring together: Hiệp.

Bring two palms together: Bring ten fingers together—Join palms—monks’ salutation—Hiệp chưởng.

Bring under control: To discipline—Điều phục. Bring up: To rear (to educate): Dưỡng dục—To raise: Đưa lên—To repeat over and over again:

Nhắc lại.

Bring up someone’s past offence: Commits an Expression of Regret Offence—Nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của ai trong quá khứ là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Bringing benefit and joy to other sentient beings: Mang lại lợi lạc và niềm vui cho những chúng sanh khác.

Bringing forth goodness not yet brought forth (bring good into existence): Tinh tấn phát triển những điều thiện lành chưa phát sanh—Endeavor to start performing good deeds—Effort to initiate virtues not yet arisen—To produce merit. Brisa (skt): Ox-palace—See Ngưu Cung. Brishaspati (skt): Jupiter—See Mộc Diệu and Cửu Diệu.

British Buddhism: Phật Giáo Anh Quốc. Broad: Vaipulya (skt): Wide—Extensive—Rộng lớn.

Broad cultivation and making abundant offerings: See Quảng Tu Cúng Dường. Broad and extensive body: Quảng Bác Thân—

Thân rộng lớn.

Broad and extensive Human genii: Quảng Bác Tiên Nhân.

Broad-eyed (ugly-eyed) deva: Virupaksa (skt)— Virupakkha (p)—Quảng Mục Thiên Vương—Tây thiên vương.

Broad and great: Quảng đại. Broad great vehicle cognition: Đại Thừa Quảng Trí—Trí đại thừa rộng lớn.

Broad knowledge: Học nhiều hiểu rộng. Broad knowledge or education: Học rộng, hiểu nhiều.

Broad long tongue: Quảng Trường Thiệt—The broad, long tongue of a Buddha, big enough to cover his face—Lưỡi to và dài của Đức Phật— See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Broad and narrow: Quảng hiệp—Rộng và hẹp. Broad ornate city: Vaisali (skt)—Quảng Nghiêm Thành—See Tỳ Xá Ly.

Broad Phala: Abundant merits—Quảng Quả.

Broad Phala heaven: The 12th Brahmaloka— Heaven of great fruit or abundant merits—Quảng Quả Thiên.

Broken color: Kasaya (skt)—Ejiki (jap)—See

Hoại Sắc.

Broken patched robe: Kasaya (skt)—Hano

(jap)—Phá Nạp Y—Bá Nạp Y—A robe of rags— Y làm bằng những miếng vải cũ víu nạp lại với nhau—See Bách Nạp Y.

Broken tile kôan: Hương Nghiêm ném gạch chạm bụi tre—Hsiang-Yen’s throwing a small piece of the tile and it struck a stalk of bamboo— See Hương Nghiêm Kích Trúc.

Bronze incense burner: Lư đồng.

Brook spirits: Thần Suối. Brothers of the clouds and waters: See Vân Chúng Thủy Chúng.

Brother enemies: Cốt nhục thành cừu (anh em ruột thịt biến thành kẻ thù).

Brothers and sisters: Anh chị em.

Brotherhood (n): Tình huynh đệ.

Brought to accomplishment: Mang lại thành tựu—Đã thành tựu: Have been brought to accomplishment—Đang thành tựu: Are being brought to accomplishment—Sẽ (chưa) thành tựu: Will be brought to accomplishment. Brown colour: Kasaya (skt)—It is described as a neutral colour through the dyeing out of the other colours, i.e. for the monks—Hoại sắc—Broken color.

Brush (n): Bàn chảy—A brush.

Brush (v) aside: Quét sạch.

Brush one’s teeth: Chà răng—A Bhiksu or Bhiksuni should clean his or her teeth after every meal. While cleaning the teeth, a Bhiksu or Bhiksuni should not walk back and forth, talk, laugh, or joke—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên làm sạch răng sau mỗi bữa ăn. Trong lúc làm sạch răng, vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên đi tới đi lui, nói chuyện, cười đùa hay giỡn cợt. Brush talks: See Bút Đàm.

Brutality (n): Tàn nhẫn—Cruelty—Malice.

Bsam Yas Debate: See Samye Debate. Budai (chi): Great Reverend—Pu-Tai Ho-

Shang—See Bố Đại Hòa Thượng.

Bu Ston (1290- 1364): Name of one of the great early scholars of Tibetan Buddhism, who wrote an influential history of Buddhism in India and Tibet, entitled “History of the Dharma.”—Tên của một trong những học gia Phật giáo nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng trong buổi ban sơ, người đã viết bộ lịch sử Phật giáo rất có ảnh hưởng ở Ấn Độ và Tây Tạng, với nhan đề “Lịch Sử Phật Pháp.” Bubble (n): Bong bóng (bào)—One of the nine similes—Một trong chín ẩn dụ. Bubble of the universe: Lớp bóng ảo tưởng của vũ trụ.

Bubble on the water: An emblem of all things being transient—Thủy Thượng Bào—Bong bóng nước, một biểu tượng vô thường của vạn hữu.

Bud of Buddhism: Sprout of Buddhism—Pháp nha (mầm non hay sự nẩy mầm của Phật Giáo).

Budda (jap): Buddha (skt)—Awakened One—

See Phật.

Buddaji (jap): Phật Đà Tự—Name of a famous temple in Japan—Tên của một ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản.

Buddha (skt): Fully enlightened One—See Phật. Buddha’s abiding place: Nirvana—Niết Bàn. Buddha’s ability to cut off all illusion and perfect of supreme nirvana: See Đoạn Đức.

Buddha’s ability to overcome hindrance and attain Deliverance: Khả năng đoạn khổ giải thoát.

Buddha-abode: The spiritual region of Buddha— Phật cảnh—The Buddha-abode, the equivalent of the samadhi of the infinite—Phật trụ (trụ xứ của tất cả chư Phật tức là vô lượng tam muội). Cõi Phật tương đương với vô tận Tam ma địa.

Buddha of accommodated body: Nirmakaya (skt)—Ứng Thân—Hóa Thân—See Ứng Hóa

Thân.

Buddhas accumulate immeasurable virtues and dedicate them all to omniscience, without any attachment to the world of its creatures: Chư Phật đem tất cả vô lượng công đức lành đã chứa nhóm hồi hướng tánh nhứt thiết trí với các thế gian trọn không nhiễm trước.

Buddha-action: Phật nghiệp. Buddha adapting to Mentalities: Tùy Nhạo

Phật.

Buddha of Adept Light: Phật Tài Quang—Gifted And Bright Buddha.

Buddhas’ adorned lands are ultimately pure:

Chư Phật trang nghiêm cõi nước rốt ráo thanh tịnh. Buddha’s advices for laymen (Sigalaka sutra): Những lời khuyên của Đức Phật cho người Nam tại gia (kinh Thi Ca La Việt).

Buddha advised everyone to regard his

Teaching as the Master: Đức Phật khuyên mọi người nên lấy giáo pháp của Ngài làm Thầy.

Buddha’s affairs: Buddha-kiccam (p)—Buddha work—Phật Sự—The work of transforming all beings—Công việc chuyển hóa tất cả chúng sanh—See Mười Phật Sự Vì Chúng Sanh Của Chư

Phật.

Buddha-age: The age when the Buddha was on earth—See Phật Thọ.

Buddha’s altar: Phật đài.

Buddha announced his speedy nirvana: Vaisali, where the Buddha announced his speedy nirvana—Tại thành Tỳ Xá Ly, nơi Phật tuyên bố là Ngài sẽ mau nhập Niết Ban.

Buddhas appear in the world: Phật hiện ra nơi đời.

Buddha Assembly: Parsad-mandala (skt)—Phật

Hội.

Buddha of attainment of true enlightenment:

Thành Chánh Giác Phật.

Buddha’s attainment of all the various Buddha stages: Vị diệu.

Buddha of Awesome Lamp of Wisdom King: Phật Huệ Oai Đăng Vương—King Awesome Lamp Of Wisdom.

Buddhabhadra (skt): Name of a Kashimiri monk belonging to the Sarvastivada tradition—See Giác Hiền.

Buddhabhadrassa (skt): Fa-Hsien (?-626)—See

Pháp Hiền.

Buddha-bhagavat (skt): Lord of worlds—Phật Thế Tôn.

Buddha-bhasita-amita-mukha-guhya-dharasutra (skt): Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh—The Buddha’s lecturing on the sutra on Immeasurable methods of Occult cultivation.

Buddha-bhasita-amita-mukhamarajid-dharani-

sutra (skt): See Phật Thuyết Vô Lượng Môn Phá Ma Đà La Ni Kinh.

Buddha-bhasita-astanga-samyan-marga-sutra

(skt): See Kinh Bát Chánh Đạo.

Buddha-bhumi: The Buddha stage—See Phật

Địa.

Buddhabhumisutra-sastra (skt): The sastra explained the Buddhabhumi Sutra—See Phật Địa Kinh Luận.

Buddha’s Birthday: Buddha-Jayanta (skt)— Vesakha (p)—Vesak (skt)—Ngày Phật Đản Sanh—See Phật Đản.

Buddha Birthday Ceremony: See Phật Đản. Buddha’s birthplace: Lumbini Garden, Buddha’s birthplace in Kapilavastu—Vườn Lâm Tỳ Ni trong thành Ca Tỳ La Vệ là nơi đản sanh của Phật.

Buddha’s blessing: Hồng ân của Đức Phật. Buddha’s blessing derived through universal elevation: Lợi ích diệu. Buddha Bodhi: Bồ Tát đạo.

Buddha body: Busshin (jap)—Buddhakaya

(skt)—See Phật Thân.

Buddha’s body always radiates the light of unimpeded knowledge: Thân Phật thường phóng vô ngại trí huệ quang minh.

Buddha-body appears in all worlds: Tướng thân Đức Như Lai đều hiện khắp toàn thế giới.

Buddha’s body can benefit sentient beings everywhere by infinite works: Thân Phật có thể làm lợi lạc chúng sanh với vô lượng Phật sự. Buddha’s body can cause infinite living beings to receive benefits: Thân Phật có thể khiến cho vô lượng chúng sanh ở châu Diêm Phù Đề đều được lợi ích.

Buddha-body cannot be seen by sentient beings of little merit unless they can be tamed by the spiritual power of Buddha: Chẳng phải chúng sanh ít phước đức mà thấy được thân Như Lai, chỉ trừ thần lực tự tại của Phật gia hộ cho kẻ đáng được điều phục.

Buddha-body has no discrimination, no arbitrary conceptions; all benefits it renders reach the ultimate end: Thân Như Lai vẫn không phân biệt, không hý luận. Những điều lợi ích làm ra đều được rốt ráo.

Buddha of Bountless Purity: Amitabha

Buddha—Vô Lượng Thanh Tịnh Phật—Amitabha.

Buddha with Brahma’s face: Phạm Diện Phật— Đức Phật có gương mặt giống như Phạm Thiên, người ta nói vị ấy sống tới 23.000 năm— Said to be 23.000 years old.

Buddha as Buddha-nature: Phật Tính Phật—

Phật là bản thể của Phật.

Buddha and Buddhist patriarchs: The Buddha and other founders of Buddhists sects—Phật và chư tổ.

Buddha’s Caitya: Phật Chi Đề—Buddha’s Stupa—A Buddhist reliquary, or pagoda, where relics of the Buddha (sarira) were kept. Such towers (stupas) have become symbols of

Buddhism—Tháp thờ xá lợi Phật. Những tháp nầy trở thành những biểu tượng của Phật Giáo.

Buddha-Cakkhu (p): Buddha eye—Phật Nhãn hay Thực Nhãn.

Buddhacaksus (skt): Mắt của Phật hay mắt của bậc giác ngộ—See Phật Nhãn. Buddha can reveal all forms: Thân Phật có thể hiển hiện tất cả sắc.

Buddha’s canopy: A halo—Thiên cái (tàng lọng che chở của Đức Phật)—A Buddha’s umbrella, or a nimbus of rays of light.

Buddha as a captain: See Thuyền Sư. Buddhacarita (skt): Life of Buddha—Phật Bổn Hạnh Tập—See Phật Sở Hành Tán.

Buddhacarita-kavya-sutra (skt): A poetic narrative of the life of Sakyamuni—See Phật Sở Hành Tán Kinh.

Buddha-cause: See Phật Nhân.

Buddhacharita (skt): See Buddhacarita. Buddhacharita-kavya-sutra (skt): See

Buddhacarita-kavya-sutra.

Buddha-charity: Phật Đàn—Buddha-giving.

Buddhachaya (skt): See Phật Ảnh. Buddha’s children: Buddhists—Phật Tử—Con

Phật.

Buddha-cinga (skt): Buddhasimha (skt)—

Buddhochinga (skt)—See Phật Đồ Trừng. Buddhacitta (skt): Buddha-mind—Tâm Phật (đầy đủ các tánh từ, bi, hỷ, xả).

Buddha cognition: Anuttara-samyak-sambodhi

(skt)—Phật Trí—Buddha wisdom—Perfect knowledge—Universal gnosis, awareness or intelligence—Omniscience. Buddha-to-come: Phật Di Lặc—Maitreya Buddha.

Buddhas come, slay the Buddha: See Gặp Phật Giết Phật, Gặp Ma Giết Ma.

Buddha’s commandments: Pháp chỉ.

Buddha and the common people are one: Phật

Phàm Nhứt Thể—Phật và phàm phu là một, tất cả đều có Phật tánh—All are of Buddha-nature. Buddha of compassion: Đức Phật của lòng từ bi. Buddha of concentration: Tam Muội Phật—One of the ten types of Buddha.

Buddha-condition: See Quả Đầu Phật.

Buddha consciousness: Purified consciousness— A Ma La Thức—Phật Thức—Vô Cấu Thức— Thanh Tịnh Thức—Chân Như hay chân tâm. Buddha’s continuous and eternally varied forms or Nirmanakaya: Tương tục thường. Buddha-cosmo: A Buddha-domain (a world undergoing transformation by a Buddha)— Buddha-region—Pure Land—Nhất Phật Thế

Giới—Phật giới hay Tịnh độ.

Buddha of the cosmos: Pháp giới Phật.

Buddha-country: Buddhakketta (p)—

Buddhaksetra (skt)—See Phật Quốc. Buddha-dana (skt): Phật đà đàn na—Buddhagiving—See Phật Đàn. Buddhadasa Bhikkhu (1906- 1993): Giác

Thiên—See Giác Sử.

Buddhadatta: Scholar-monk who was one of the most influential Abhidharma commentators in the second century—See Phật Thọ.

Buddhadattha (skt): See Phật Thọ.

Buddha day: See Duyên Nhật.

Buddha’s deeds: The “Buddha-deeds” means the Buddha’s work, which instructs all people, saves them from their sufferings and afflictions, and leads them to nirvana—Phật sự nghĩa là những công việc của Đức Phật, tức là giáo hóa mọi người, cứu họ thoát khỏi khổ đau phiền não, và đưa họ đến Niết Bàn—See Phật Sự. Buddha’s deeds of spiritual power are bound- less and inexhaustible: Thần lực chỗ làm của chư Phật là vô biên vô tận.

Buddha and deluded ordinary people: Ngộ Phật, Mê Phàm—Those who greatly realize delusion are Buddhas; those who are greatly deluded are ordinary people. Buddhadeva (skt): Phật Đà Đề Bà—Sa môn Giác Thiên—One of the four most famous Buddhist commentators—Một trong bốn nhà bình luận nổi tiếng Phật Giáo.

Buddhadeva’ argument from the difference of view or relation: As a woman can at once be daughter, wife, and mother according to the relation she holds to her mother, her husband, and her child—Luận chứng của Giác Thiên, sai biệt về quan điểm hay tương quan; như một người đàn bà có thể cùng một lúc vừa là con gái, là vợ và bà mẹ, tùy theo sự tương quan với mẹ, với chồng hay với con của mình.

Buddha on the deva robe: See Thông Phật.

Buddha Dharma(skt): Buddha-dhamma (p)— Butsudo (jap)—The teaching of the Buddha— Phật pháp—Buddha Teachings, or Law of Buddhist—Buddhist law—Buddhist Method—The Buddha law preached by the Buddha—Buddha Dharma or Buddha Teachings, or Law of

Buddhist—Buddhist law—Buddhist Method—The

Buddha law preached by the Buddha—

Buddhadharma is a Sanskrit term which means “Doctrine of the Buddha” or “methods of cultivation taught by the Buddha leading beings to enlightenment.”—Buddhadharma là một từ Bắc Phan có nghĩa là “Giáo pháp của Đức Phật” hay “Những giáo pháp được Phật giảng dạy, mà thực hành theo đó sẽ dẫn đến giác ngộ.”

Buddha-dharma extinction: Sự hoại diệt của Pháp—When deluded thoughts arise in sentient beings’ mind, the Buddha-dharma expelled—Khi những tư tưởng mê mờ khởi lên trong tâm chúng sanh thì Phật pháp liền bị đẩy ra ngoài.

Buddha-dharma is inseparable from that of the secular world: The enlightenment of the Buddhist dharma is inseparable from that of the secular world—Phật pháp bất ly thế gian pháp.

Buddha’s Dharmakaya: Pháp thân Phật (Hư không Pháp thân).

Buddha’s dharmakaya-ksetra: Pháp Tính Độ. Buddha of Dharma-King Victory: Phật Pháp Thắng Vương—Dharma-Victory Buddha.

Buddhadharma in life: See Phật Pháp Trong Đời Sống.

Buddha-dharma-sangha (skt): Phật Bảo Pháp Bảo Tăng Bảo—The Buddhist Trinity—The three Jewels—The three Precious Ones—See Tam

Bảo.

Buddha’s dharma or universal law: Buddha’s way of universal mercy—Phật pháp.

Buddha-dhyana-samadhi-sagara-sutra (skt): Sutra on contemplation of the Buddha-samadhi— Kinh Quán Phật Tam Muội. Buddha’s direct teaching, his real practice, and realization: Bản Hóa.

Buddha’s Disciples: See Sakyamuni Buddha’s

Disciples.

Buddha’s discourses: Buddha’s discourses or mouth, one of the three wheels of the Buddha— Những bài giảng của Phật là một trong Tam Luân của Đức Phật.

Buddha’s discriminating understanding of others: Asociated with his mind—Ký Tâm Luân.

Buddha’s dispensation (giving-out instructions): Buddha-sasana (skt)—Buddhasashana(p)—Buddha’s orders—Buddha’s teaching.

Buddha’s doctrine and meditation on it:

Teaching and meditation—Giáo quán (giáo thuyết của Đức Phật và thiền định).

Buddha-domain: Phật Cảnh có hai loại: chứng cảnh và hóa cảnh—The spiritual region of Buddhas. There are two kinds: domain or state of absolute enlightenment and domain that the Buddha is transforming.

Buddha’s earthly body: Zenshin (jap)—Sinh Thân Phật—Universe as the whole body of the Tathagata.

Buddha is in the East and He is also in the

West: Phía Đông cũng là Phật, mà phía Tây cũng là Phật, ý nói mình phải cẩn thận với tất cả mọi người vì ai cũng là một vị Phật trong tương lai (Đông biên dã thị Phật, Tây biên dã thị Phật). Buddha’s all embracing knowledge: Trí diệu. Buddhas emanate great light: Which is impartially illuminating all places and illuminating all the Buddha teachings—Chư Phật phóng đại quang minh bình đẳng chiếu khắp tất cả chỗ và Phật pháp.

Buddha enlightenment can be attained by any in one lifetime: Nhất Sanh Nhập Diệu Giác.

Buddha’s Enlightenment is ultimate and absolute: Sự giác ngộ của Phật là tối thượng và tuyệt đối.

Buddhas enter into all capital cities: The Buddhas enter into all capital cities toperform Buddha-work for the beings—Chư Phật vào nơi tất cả những vương đô thành ấp.

Buddha entered nirvana: Kusinagara, where the Buddha entered nirvana—Tại thành Câu Thi Na, nơi Phật nhập Niết Bàn.

Buddha’s eternal body: Buddha’s permanent body—Thường thân.

Buddha of Eternal Light Banner: Phật Thường Quang Tràng—Banner Of Eternal Light Buddha. Buddha of Excellent Mind: Wholesome Mind Buddha—See Phật Thiện Ý.

Buddha’s eye: Buddha-Cakkhu (p)—The eye of Buddha—Buddha vision—Phật Nhãn—Thực Nhãn—The enlightened one who sees all and is omniscient—Mắt của Phật hay mắt của bậc giác ngộ nhìn thấu rõ thực tướng của chư pháp (Đức Phật có đủ ngũ nhãn).

Buddhas’ families are ultimately pure: Chư

Phật chỗ có chủng tộc rốt ráo thanh tịnh.

Buddha’s feet: See Bảo Phật Cước.

Buddha-field: See Phật Điền.

Buddhas fill the ten directions without bound: Bodhisattvas like the Buddhas because they fill the ten directions without bound—Chư Bồ Tát thích chư Phật, vì đầy khắp mười phương không biên tế.

Buddha’s Final Disciple was Subhadda: Người đệ tử cuối cùng của Đức Phật—See Tô Bạt Đà La.

Buddha’s Final Teachings: Những lời di giáo cuối cùng của Đức Phật.

Buddha’s First Lay Disciples: Tín đồ tại gia đầu tiên của Đức Phật—After the Buddha accepted Yasas as his sixth disciple, Yasas’ parents whose named Kokika, eminent people in Kasi city. They came to convey their gratitude to the Buddha and took refuge in the Buddha and became the first lay male and female disciples of the Buddha (upasaka and Upasika)—Sau khi Đức Phật nhận Da Xá làm đệ tử thứ sáu, thì song thân của Da Xá, ông bà Kokika, thuộc gia đình vọng tộc trong thành Ca Thi, đến đảnh lễ tạ ơn Đức Phật và trở thanh nam và nữ đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật.

Buddhas’ followings are ultimately pure: Chư Phật có những quyến thuộc rốt ráo thanh tịnh.

Buddha of the Fragrance Land: Gandhalayabuddha (skt)—Hsiang-Chi Buddha—Hương Tích

Phật.

Buddha’s freedom from all bonds: Giải thoát đức—Phật giải thoát, không còn vướng mắc nào.

Buddha-fruit: Buddhaphala (skt)—State of Buddhahood—Phật quả—Quả vị Phật. Buddha of Fundamental Nature: Bổn Tánh

Phật.

Buddhagama (skt): Buddha’s teaching—

Buddhism—Phật giáo.

Buddha-garbha: Phật Tạng.

Buddha-garland-samadhi (skt): Phật Hoa Nghiêm Tam Muội—The samadhi which Samantabhadra enters before preaching the dharma—Tam muội mà ngài Phổ Hiền nhập định trước khi thuyết pháp.

Buddha-gate: The religion of Buddha—Phật môn.

Buddha-gautama (skt): The Gautama Buddha refers to the Buddha who lived between 563 and 483 B.C.—Sakyamuni Buddha—Phật Cồ Đàm—

See Thích Ca Mâu Ni Phật. Buddha-Gaya: Bodh-Gaya (skt & p)—See Bồ Đề Đạo Tràng.

Buddha-Gaya in India, where the Buddha attained Enlightenment: See Bồ Đề Đạo Tràng. Buddhaghosa (4th– 5th century): Phật Ô—See Phật Âm.

Buddha-giving: Buddha-charity—Phật Đàn.

Buddha of Golden-Flower Light: Golden Flowers’ Light Buddha—See Phật Kim Hoa Quang.

Buddha of Golden-Sea Light: Phật Kim Hải Quang—Golden Sea Of Light Buddha.

Buddha-gotra-sastra (skt): Treatise on Buddhata—Treatise on Buddha-nature, written by Vasubandhu—Phật Tánh Luận, được viết bởi ngài Thế Thân.

Buddha-grace: Phật ân.

Buddha on the great precious Lotus throne:

See Biệt Phật.

Buddha is even greater than Gods: Phật còn cao cả hơn Thượng đế.

Buddhas’ great vows are firm and steadfast and cannot be broken: Tất cả đại nguyện của chư Phật kiên cố và không gì ngăn trở phá hoại được.

Buddha-group: See Phật Bộ.

Buddha-guhya (skt): Phật Đà Cù Hý Da—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn.

Buddha’s guidance: See Phật Hướng Đạo. Buddha-guna (skt): Buddha-virtue—See Phật

Đức.

Buddhagupta (skt): See Phật Hộ Vương. Buddha’s hair: Sukra (skt)—Buddhakesa (skt)—

Tóc của Phật.

Buddha hall: Butsuden (jap)—Phật đường—Phật điện—Pagoda.

Buddha-halo: Buddharansi (skt)—The light of the Buddha—See Phật Quang.

Buddha of Healing: Bhaishajya-guru—Dược vương Phật—Buddha of Medicine—Medicine Buddha.

Buddha is in our heart: Phật tại tâm trung (Phật ở trong lòng chứ không ở đâu xa)—If we live in accordance with the Buddha’s teachings, we will certainly have a happy life and one day reach Nirvana, and there is really no need to run East and West to find the Buddha—Nếu chúng ta sống đúng theo lời Phật dạy, chắc chắn chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc và ngày nào đó có thể đạt đến Niết Bàn, chứ không cần phải chạy Đông chạy Tây tìm Phật.

Buddha held up a flower and Kasyapa smiled: See Niêm Hoa Vi Tiếu.

Buddhahetupadesa (skt): Vị giáo đạo về Phật

Tánh—One who teaches the reason of

Buddhahood.

Buddha himself has testified to Buddhism: Phật tự khẩu thuyết.

Buddha of Honoured King of the SupremeInsight Nagas: Phật Long Chủng Thượng Tôn Vương—Supreme And Venerable Dragon-King Buddha.

Buddhahood: Buddhatà (skt)—Phật Quả—Phật

Tánh—Toàn giác—Thực chứng toàn giác là mục đích tối thượng của muôn loài chúng sanh— Awakening—Enlightenment—The realization of perfect enlightenment, which characterizes a Buddha. The attainement of Buddhahood is the highest goal of all beings—See Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả.

Buddhahood mind: Buddhacitta (skt)—Phật tâm

(tâm Phật với đầy đủ các đức tính từ, bi, hỷ, xả).

Buddha-hrdaya-dharani (skt): Sutra on all Buddhas’ dharani—Chư Phật Tâm Đà La Ni Kinh. Buddha’s ideas: Tâm Phật—Buddha’s mind. Buddha-illumination: Chân minh—The truth wisdom.

Buddha’s image: Buddha’s statue—Hình tượng Phật—Phật Tượng—Tỷ Ma Nhẫn Nhục.

Buddha-incarnate: Nirmakaya (skt)—Ứng Thân—Hóa Thân—The Buddha incarnate, the transformation body, capable of assuming any form for the propagation of Buddha-truth—Từ chân thân Phật mà ứng hiện ra Ứng Hóa Thân để tuyên lưu Chánh Pháp—See Ứng Hóa Thân. Buddha of Inconceivable Light: Amitabha (skt)—The Buddha of Infinite Light—See Vô Lượng Quang Phật

Buddha’s inferior human body as seen by ordinary people: Liệt ứng thân—Thân Phật được thị hiện thành thân kém cỏi được thấy nơi phàm phu.

Buddha of Infinite efforts or virya: Anatavirya Buddha (skt)—Vô Lượng Tinh Tấn Phật. Buddha of Infinite Life: Buddha with Infinite Lifespan—Vô Lượng Thọ Phật. Buddha with Infinite Lifespan: Amitayus (skt)— Vô Lượng Thọ Phật—Amitayus Buddha. Buddha of Infinite Light: Vô Lượng Quang Phật—Amitabha—A Di Đà.

Buddha of Infinite Light and Boundless

(Infinite) Age: Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ Phật—Amitabha.

Buddha of Infinite Light and Life: See Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ Phật.

Buddha of Infinite Splendor: Amitabha

Buddha—Vô Lượng Quang Phật.

Buddha of Innumerable Characteristics: Amitaskanda-buddha (skt)—Vô Lượng Tướng

Phật.

Buddha-insight: Phật Tri Kiến—Cái nhìn thấu suốt của Phật.

Buddha-janga: Buddhasimha (skt)—See Phật Đồ

Trừng.

Buddha of Jasmine-Blossom Light: Tu Di Ma Na Hoa Quang Phật.

Buddha-Jayanti (p): The Buddha’s Birth—Phật Đản Sanh.

Buddha-jewel: Buddha-ratna (skt)—Phật Bảo.

Buddhajiva (skt): Giác Thọ—See Phật Đà Thập. Buddha-jnana (p): Tri Kiến Phật—Buddha’s knowledge—Tri kiến Phật hay sự hiểu biết thuần tịnh hay cái thấy của tánh giác.

Buddha of Joyful Light: Quang Hỷ Quang Phật (Amitabha).

Buddha of Joyous Treasury of the Mani-Jewel Heap: See Phật Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích. Buddha’s Juridical capacity: See Quyền Năng

Phật.

Buddha-kalpa (skt): See Đại Kỳ Phật Pháp.

Buddhakaya (skt): 1) The realm of Buddhas, in contrast with the realm of ordinary beings: Kỷ Giới, Phật giới, ngược lại với phàm giới; 2) Body of the Buddha: Buddha’s body—See Phật Thân and Ngũ Chủng Pháp Thân.

Buddhakesa: Phật Phát—Tóc Phật—Buddha’s hair.

Buddha-kiccam (p): Buddha’s affairs—Buddhaworks—See Phật Sự.

Buddha of King Adorned by Vast Glory: King Vast Adornment Buddha—See Phật Quảng Trang Nghiêm Vương.

Buddha of King of Eternal Completion of All Things: Phật Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương.

Buddha of King of Extraordinary Udumbara Blossom: Phật Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương—King Rare As The Udumbara Flower Buddha.

Buddha of the King Gloriously Adorned with Lapis Lazuli: Phật Lưu Ly Trang Nghiêm Vương—King Adorned With Lapus Lazuli

Buddha.

Buddha of King of Merciful Force: Maitribalaraja-buddha (skt)—King of Kindness and Strength Buddha—King of merciful virtue Buddha—See Từ Lực Vương.

Buddha of King of the Sovereign of Lion Roar: Phật Sư Tử Hống Tự Tại Thắng Vương.

Buddha of the King of Sublime and Honoured Insight, and Excellence Quiescent Luna Sound: Phật Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí

Vương—King Well-Stilled Moon-Sound And Wonderful Venerable Wisdom Buddha.

Buddha of the King of the Victorious-Banner Wisdom: Phật Huệ Tràng Thắng Vương— Victorious King Wisdom-Banner Buddha.

Buddha of the King Who Causes All Demons to Submit: See Phật Hàng Phục Chúng Ma Vương.

Buddhakketta (p): Buddhaksetra (skt)—Phật quốc—Tha Thọ Dụng Độ—Phật Độ. Buddha’s knowledge: See Phật Tri Kiến.

Buddha knowledge of the former incarnations of himself and others: See Túc Trú Thông.

Buddha knowledge omniscience: Samyak

Sambodhi (skt)—Bodhi of all Buddhas— Complete perfect knowledge—Tam miệu tam bồ đề—Chánh đẳng chánh giác.

Buddhaksetra (skt): Buddhakketta (p)—Phật quốc—Tha Thọ Dụng Độ—See Phật Độ. Buddhakula (skt): Phật Gia—Buddha family—

See Ngũ Gia Phật.

Buddha of Lamp that Observes the World: Phật Quan Thế Đăng—Lamp That Contemplates The World Buddha.

Buddha-land: Buddhakketta (p)— Buddhaksetra (skt)—Phật địa—See Phật Độ. Buddha-land of peace and bliss: An Dưỡng Phật Quốc.

Buddha’s last instructions to the Sangha: Lời di huấn sau cùng của Đức Phật.

Buddha-law: See Nhập Phật Bình Đẳng Giới. Buddha Law is inconceivable: Phật pháp là bất khả tư nghì.

Buddhas learn physical, verbal and mental practices from Buddhas: Chư Phật tu học thân ngữ ý nơi chư Phật.

Buddhas’ liberation, freedom, accomplishment of their tasks, and arrival at completion are ultimately pure: Chư Phật giải thoát tự tại chỗ đã làm xong đến bỉ ngạn rốt ráo thanh tịnh.

Buddha’s life: Buddha’s age—See Phật Thọ (1). Buddha’s life and activities: Cuộc đời và hành hoạt của đức Phật.

Buddha’s life or works: Tu hành. Buddha of Light of Joy: Quang Hỷ Quang Như Lai—Amitabha Buddha.

Buddha of Light Outshinning the Sun and the Moon: Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai— Amitabha Buddha.

Buddha’s lights of unexcelled great knowledge: Quang Minh Đại Trí Vô Thượng của Phật.

Buddha of the Light of Universally Manifested Form: Form-Body’s Light Appearing Everywhere Buddha—See Phật Phổ Hiện Sắc Thân Quang. Buddha’s light or wisdom always shines upon Pure Landers: The Buddha’s light or wisdom always shines upon them, and, therefore, the Bodhi Mind of these superior people will always progress—Ánh sáng hay trí huệ Phật thường soi đến thân, nên lòng Bồ Đề của chư thiện nhân luôn luôn tăng tiến.

Buddha of Light of Wisdom: Trí Huệ Quang Như Lai.

Buddha of Limitless-Sound King: Phật Vô Lượng Âm Thinh Vương—King Infinite Voices Buddha.

Buddha’s line of reasoning in the secular world: See Thế Giới Tất Đàn. Buddha’s lion-roar: Buddha’s nada, or roar—See Phật Hống.

Buddhalocani (skt): Phật Nhãn Phật Mẫu—The Mother World Honored One. Buddhalokanatha: Bhagavan (skt)—Phật Thế Tôn—The World Honored One. Buddha of Mani Banner: Mani Banner

Buddha—See Phật Ma Ni Tràng.

Buddha of Mani Banner Shinning Lamp: Mani Banner and Lamps’ Light Buddha—See Phật Ma Ni Tràng Đăng Quang.

Buddha mantra: True words—Words of Truth—

Words of Tathagata—Buddha-truth—Dharani— Sacred formulae—Spells—Esoteric words—Chân ngôn.

Buddha-mara, Dharma-mara: See Phật Ma

Pháp Ma.

Buddha-marga (skt): See Phật Đạo.

Buddha’s material world: A Buddha’s material or visible world—See Sắc Tướng Độ. Buddhamatr (skt): Butsumo (jap)—Mother of the Buddha—Phật Mẫu.

Buddha of Medicine: Bhaisajya-guru-vaiduryaprabhasa (skt)—Dược Sư Phật.

Buddha of Mercy Treasury: Phật Từ Tạng— Treasury of Kindness Buddha—See Từ Tạng

Phật.

Buddha-metamorphosic body: Nirmana-kaya

(skt)—Hóa thân.

Buddha-mind: Tâm của Phật—The mind of Buddha—See Phật Tâm.

Buddha is both mind and body: See Tức Thân. Buddha is mind, mind is Buddha: Phật tức tâm, Tâm tức Phật.

Buddha-mind seal: See Phật Tâm Ấn.

Buddha of Mind: Tâm Phật.

Buddha in the mind: Phật tại tâm.

Buddham-saranam (skt): Quy Y Phật—Về nương với Phật— To take refuge in the Buddha. Buddha mind-seal: Mind-seal of the Buddha—

See Phật Tâm Ấn.

Buddha’s Ministry: Sự truyền giáo của Đức Phật. Buddhamitra (skt): See Phật Đà Mật Đa La. Buddha’s modes of discourse: The Buddha’s three modes of discourse.

Buddha-moon: See Phật Nguyệt.

Buddha moral code: Luân lý đạo đức Phật.

Buddha of Mount Sumeru’s Light: Meruprabhasa-Buddha (skt)—Phật Tu Di Quang—Meru-Ray Buddha—Sumeru Light

Buddha—See Tu Di Quang Phật.

Buddha’s mouth: Phật Khẩu Luân—Buddha’s discourses—Những bài giảng của đức Phật—See Tam Luân (A).

Buddha’s mouth but a serpent’s heart: Khẩu Phật tâm xà—Good words but wicked heart. Buddha moved to respond: Response to appeal or need—Cảm ứng.

Buddha-nada (skt): Buddha’s roar—See Phật

Hống.

Buddha name: See Pháp Danh.

Buddha name sutra: See Kinh Phật Danh.

Buddhanandi (skt): See Phật Đà Nan Đề. Buddha nature: Buddhata (skt)—Buddha-nature is the nature or essence of all things—The original nature—Self-nature—True-nature—True mark— True mind—Dharma nature—The concept of dharma nature became one of the most basic teachings within the Zen school. Zen masters and texts commonly refer to seeing one’s innate Buddha Nature, to describe the experience of enlightenment. Buddha Nature, in Zen context, is seen not so much as a seed that holds potential, but an existing reality. Seeing one’s nature or enlightenment is not so much becoming a buddha, but the realization that one already is a buddha. It should be noted that Buddha Nature is not the same as an eternal, abiding, and unchanging self, like the Hindu understanding of the soul or atman. Zen Master Dogen warned against the dangers of misinterpreting Buddha Nature as an essential core that underlies all things. To avoid this trap, Dogen stressed that Buddha Nature be identified with impermanence, the characteristic of emptiness that typifies all phenomena—Khái niệm Phật Tánh trở thành một trong những giáo thuyết căn bản trong Thiền tông. Các Thiền sư và sách vở Thiền thường viện dẫn tới chuyện thấy Phật tánh sẵn có của mình để diễn tả kinh nghiệm giác ngộ. Phật tánh trong những đoạn văn Thiền, là thấy chẳng những một hạt giống có tiềm năng, mà còn là một hiện thực đang hiện hữu. Thấy tự tánh hay giác ngộ không phải là thành một vị Phật, mà là chứng nghiệm được một vị Phật đã có sẵn. Nên ghi nhớ rằng Phật tánh không phải như một cái tự ngã thường hằng, thường trụ, không thay đổi, giống như sự hiểu biết của Ấn giáo về linh hồn hay cái nga. Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền đã cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của việc giải thích sai lạc về Phật tánh như là một thứ cốt lõi thiết yếu nằm dưới mọi thứ. Để tránh mắc bẫy này, Đạo Nguyên đã nhấn mạnh rằng Phật tánh giống với sự vô thường, đặc tính của không tánh, biểu hiệu cho mọi hiện tượng—See Phật Tánh.

Buddha-nature in all beings: Correct or direct cause: Chính nhân—The Buddha-nature which is in all living beings, even those in the three evil paths (gati): Tự tánh trụ Phật tánh.

Buddha-nature in all sentient beings in theory: The Buddha-nature which is fundamentally in all sentient beings—Lý Phật tánh—Phật tánh căn bản trong mọi chúng sanh.

Buddha nature in bonds: Tại triền chân như. Buddha-nature defiled, as unenlightened man: Hữu cấu chân như. Buddha’s nature developed by the right discipline: Dẫn xuất Phật tánh—See Ngũ Phật Tánh.

Buddha nature or Dharmakaya: Bổn tánh thường.

Buddha-nature and Dharma-nature: See Phật

Tánh Và Pháp Tánh.

Buddha-nature ego: See Tánh Ngã.

Buddha-nature’s equal practice: Bussho-Tokaku (jap)—Phật Tính Đẳng Giác, tu tập Thiền tọa trong trạng thái định—The practice of Zazen in the balanced state.

Buddha-nature is never destroyed: See Phật

Tánh Bất Hoại.

Buddha-nature of nothingness: Bussho-mu

(jap)—True nature of nothingness (nonexistence)—Phật Tánh Vô.

Buddha-nature in all beings is originally pure: See Phật Tánh Bổn Lai Thanh Tịnh. Buddha-nature (Buddha-svabhava) is possessed in common by all: Tất cả đều có khả năng chứng đắc như nhau.

Buddha-nature in practice: See Sự Pháp Thân. Buddha’s nature in principle: See Lý Pháp

Thân.

Buddha nature set free by the manifestation of the Buddha and Bodhisattvas: Xuất triền chân như.

Buddha-nature within oneself: The original Buddha—Bổn Phật.

Buddha nature as thusness: Phật Tánh Chân Như—Phật tánh là chân như.

Buddha-nature of understanding the truth: Bussho-u (jap)—Phật Tánh Hiểu Chân Lý—True nature of understanding the truth.

Buddha-nature of void: Bussho-ku (jap)—True nature of void—Phật Tánh Không. Buddha’s nirmanakaya depends, which results in his relation to every kind of condition: Biến Hóa Độ.

Buddha’s Nirvana: See Niết Bàn Nguyệt Nhật.

Buddha of Nirvana: Niết Bàn Phật. Buddhanussati (p): Suy niệm về Đức Phật—The recollection of the Buddha—See Niệm Phật. Buddhanusmrti (skt): Mindfulness of the

Buddha—Continual meditation on Buddha—

Recollection of the Buddha—See Niệm Phật.

Buddha-ocean: The Buddha realm is boundless as the sea—Phật Hải—Phật giới vô tận như biển cả.

Buddhas’ omniscient knowledge, without obstruction, is ultimately pure: Chư Phật nhứt thiết chủng trí không có chướng ngại rốt ráo thanh tịnh.

Buddha for oneself, not teaching others: Pratyeka buddhas (skt)—See Duyên Giác. Buddha’s oral powers of teaching: Associated with his discourses or speech—Giáo Giới Luân. Buddha’s orders: Buddha-sasana (skt)—Buddhasashana (p)—Buddha’s dispensation (giving-out instructions)—Buddha’s teaching. Buddha-pala (skt): See Giác Hộ.

Buddhapalita (skt): Phật Đà Ba Lợi—Phật Hộ— 1) Buddhapalita is a Sanskrit term which means “Protected by the Buddha”: Phật hộ là từ Bắc Phạn có nghĩa là “được Đức Phật gia hộ”; 2) See Phật Hộ.

Buddha Parinirvana (skt): Jo-Jaku-Ko-Do (jap)—Buddha’s physical passing—Eternally peaceful and bright land, which is the abode of those who have realized the truth—Phật nhập diệt—See Thường Tịch Quang Độ. Buddhas’ past great vows are ultimately pure: Đại nguyện của chư Phật thuở xưa rốt ráo thanh tịnh.

Buddhas and patriarchs: Bosso (jap)—Phật

Tổ—Chư Phật và chư tổ.

Buddha and patriarchs’ three sutras: Bussosankyo (jap)—Phật Tổ tam kinh. Buddha perceived as Buddha: Phật Tưởng

Phật—Phật được cảm nhận như là Phật.

Buddha’s perfect insight or doctrine: Buddha’s perfection—Phật Toàn.

Buddha’s perfection: Buddha’s perfect insight or doctrine—Phật Toàn.

Buddha’s permanent body: Buddha’s eternal body—Thường thân.

Buddha with all pervasive light or glory: Amitabha Buddha—Vô Ngại Quang Phật. Buddha-phala (skt): Buddhahood—State of Buddhahood—See Phật Quả. Buddhas physical characteristics and refinements are ultimately pure: Chư Phật sắc thân tướng hảo rốt ráo thanh tịnh.

Buddhas’ physical forms are pure and clean:

Chư Phật sắc than thanh tịnh. Buddha’s physical passing:Buddha-paranirvana (skt)—Phật nhập diệt.

Buddha’s physical remains: Buddha’s relics—

Thân Xá Lợi.

Buddha was pierced by an arrow accidentally: Đức Phật bị mũi tên tự dưng lao tới đâm vào chân—See Cửu Não.

Buddha-pity: Bi Môn—The way of pity directed to others—Bi tâm Phật hướng đến cứu độ tha nhân.

Buddha-power: Buddhavisaya (p)—Phật Lực— The power of Buddha.

Buddha-power to attract and save all beings:

Nhiếp Thọ Kỳ Đặc—Phật lực có khả năng lôi kéo và cứu độ chúng sanh.

Buddha-power to know all previous transmigrations: See Túc Mạng Lực. Buddha’s preaching: Thuyết pháp diệu (Phật thuyết)—See Phật Thuyết.

Buddha’s preaching of Agamas (Coagulated milk): Thời A Hàm (Lạc vị).

Buddha of Precious-Flower Light of the Void: Phật Hư Không Bảo Hoa Quang—Light of Precious Flowers in Space Buddha.

Buddha’s prediction: Phật thọ ký. Buddha of preservation of true teaching: Trụ trì Phật.

Buddha’s prjana: Buddha’s wisdom—Knowing all things in their reality—Bát nhã đức—Trí huệ Phật biết được thực tính của chư pháp.

Buddha’s Pure Land: Especially that of

Amitabha—Nhất Phật Tịnh Đo.

Buddha of the race of honorable dragon-king: Long Chủng Thượng Như Lai—See Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.

Buddha of Radiance of Adept Talent: Phật Tài Quang Minh—Gifted And Brillant Buddha.

Buddharansi (skt): Aura—Glory—Halo— Light of Buddha—Spiritual enlightenment—Phật quang.

Buddha-ratna (skt): Buddha-jewel—Phật Bảo.

Buddha’s ray: Hào quang của Phật.

Buddha realm: Buddhakketta (p)—

Buddhaksetra (skt)—See Phật Giới. Buddha recitation: See Niệm Phật.

Buddha Recitation in a disturbed and agitated way: Niệm Phật tán loạn—Devoted practitioner should never recite the Buddha’s name in a disturbed and agitated way—Phật tử chân thuần không nên niệm Phật tán loạn.

Buddha Recitation and the Four Realizations:

See Tứ Đoạt Niệm Phật.

Buddha Recitation Hall: Niệm Phật Đường. Buddha Recitation and practicing the Six

Paramitas: Niệm Phật Và Lục Ba La Mật. Buddha-Recitation practitioner: See Niệm Phật

Giả.

Buddha recitation with the purpose of rebirth in the Pure Land: See Niệm Phật Vãng Sanh. Buddha recitation samadhi: See Niệm Phật Tam Muội.

Buddha-Recitation school: See Niệm Phật Tông.

Buddha Recitation with singlemindedness:

Nhứt Tâm Niệm Phật.

Buddha Recitation with a strong mind-power and an utterly determined will: Niệm Phật với tâm lực rất mạnh mẽ và ý chí cực quyết định. Buddha Recitation with Sutra Recitation as an ancillary (secondary) practice: Giáo Tịnh—

Niệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ.

Buddha recollection samadhi: Nembutsusamadhi (jap)—See Niệm Phật Tam Muội.

Buddha of recompensed body: Báo thân—See

Tự Thọ Dụng Thân

Buddhas as a reliance: Lấy chư Phật làm chỗ y nương.

Buddha’s relics: See Phật Xá Lợi.

Buddha remains: Phật Xá Lợi. Buddha remembrance: Niệm Phật—To pray to Buddha—To repeat the name of a Buddha.

Buddha Responds to an Outsider: Đức Phật trả lời một người ngoại đạo—See Ngoại Đạo Vấn

Phật.

Buddha’s response to appeal: Cảm ứng diệu.

Buddha revealed his supernatural powers: Jetavana, where the Buddha revealed his supernatural powers—Vườn Kỳ Đà thuộc nước

Xá Vệ, nơi Phật hiện thần thông.

Buddha of rewards of action: Nghiệp Bao Phật.

Buddha’s roar: Buddha’s nada—See Phật Hống.

Buddha’s rules and commandments: All the Buddha’s rules and commandments for the control and development of his order—Tất cả những luật nghi cho giáo đoàn—See Chế Giáo.

Buddha-rupa: Phật Tượng—Hình tượng Phật— An image of the Buddha. Buddha-sahasra (skt): Nhất Thiên Phật—One thousand Buddhas.

Buddha Sakyamuni: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Buddha said: “All sentient beings have

Buddha-nature”: Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.”

Buddha said: “I have become Buddha, all sentient beings will become Buddhas too.”:

Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.”

Buddha-samadhi: Phật Vị Tam Muội—A degree of samadhi in which the Buddhas appear to the meditator.

Buddha’s sambhogakaya realm: Thực Báo Độ hay Tự Thọ Dụng Độ.

Buddha’s sambhogakaya realm for the joy of others: Tha Thọ Dụng Độ. Buddhasamva (skt): Buddhists—Those of the Buddha-clan—Phật chủng tính. Buddha-Sangiti (skt): Sutra on collection of the Buddha-teachings—Kinh Kết Tập Phật Điển.

Buddhasanta (skt): See Phật Đà Phiến Đa.

Buddha-saranam (s): Quy y Phật—Take refuge in the Buddha.

Buddha’s sarira: Relics left after the Buddha’s cremation—Phật xá lợi.

Buddha-sasana (p): Buddha-sashana (skt)—

Buddha’s dispensation (giving-out instructions)— Buddha’s orders—Buddha’s teaching—See Phật

Sắc.

Buddhas save sentient beings: Phật cứu độ chúng sanh.

Buddhas’ saying is not in vain, being able to extract the poison arrows of suffering from sentient beings: Lời nói ra của chư Phật đều không luống công, đều có thể nhổ trừ tên độc đau khổ cho tất cả chúng sanh.

Buddha-seal: See Phật Ấn.

Buddha’s seats of enlightenment: Tòa Bồ Đề của Phật—Which are fully adorned and pervade all worlds in the ten directions—Tòa Bồ Đề của Phật đầy đủ trang nghiêm cùng khắp mười phương tất cả thế giới.

Buddha of Sea-Vast Virtue Radiance: See Phật Hải Đức Quang Minh.

Buddha-seed: The seed of Buddhahood—See

Phật Chủng.

Buddha’s self-manifestation to all creation:

Nhất thiết pháp giới tự thân biểu—Sự tự hiện thân của Phật.

Buddha’s self-sacrifice in previous lives: Ân

Phật tự hy sinh nhiều đời trước.

Buddhasena (skt): Phật Đại Tiên—Name of a Tathagata.

Buddhas’ separation from the confusion of worldly beings is ultimately pure: Chư Phật xa rời những mê lầm thế gian rốt ráo thanh tịnh.

Buddha’s sermons: Dharma-desana (skt)—Bài pháp của đức Phật.

Buddha-sashana (skt): See Buddha-sasana. Buddha with the shining net: JaliniprabhaBuddha (skt)—Võng Minh Phật. Buddha shrine: Botsudan (jap)—The altar of the Buddha—Điện thờ Phật.

Buddha’s silence: Sự im lặng của Đức Phật— Buddha Sakyamuni refrained from giving a definitive answer to many metaphysical questions of his time. This is often referred to as the silence of the Buddha. He always remained silent when the students asked him if the self exists or not, if an enlightened one continues to exist after his death, if the world is eternal and unending or not. The Buddha explained that he was silent on these questions because answers to them would in no way further progress on the path; these answers would not contribute to overcoming of the passions nor to the attainment of wisdom—Đức

Phật từ chối mọi sự trả lời về nhiều vấn đề siêu hình. Ngài đã im lặng khi các môn đồ hỏi Ngài xem cái Ngã có tồn tại, xem những người Đại giác có tồn tại sau khi chết bằng cách nầy hay cách khác, xem thế giới có phải là vĩnh hằng và vô tận hay không, vân vân. Để biện minh cho sự im lặng của mình đoi với những câu hỏi nầy, Đức Phật nói rằng những lời giải thích của Ngài sẽ không giúp ích gì cho ai trên con đường giải thoát, vì chúng không giúp ta chiến thắng đam mê dục vọng để đạt tới trí năng toàn hảo, mà ngược lại chúng chỉ làm cho ta càng xa rời con đường giải thoát mà thôi—See Im Lặng Cao Quí.

Buddhasimha (skt): Buddhacinga or Buddhochinga (skt)—Phật Đà Tăng Ha—Phật Đồ Đặng—Fo-T’u-Ch’êng—See Phật Đồ Trừng.

Buddhasimha-raja (skt): See Sư Tử Giác Vương.

Buddhas sit on the throne of enlightenment: The Buddha sits thereto turn the wheel of the Sublime Teaching—Phật ngồi trên tòa này để chuyển diệu pháp luân.

Buddha’s sitting posture: Padmasana (skt)—To sit cross-legged—See Kiet Già. Buddha in six forms: See Lục Tức Phật.

Buddha smile: Nụ cười Di Lặc—A Buddha’s smile is a sign of compassion.

Buddha’s son: Sakyaputriya (skt)—See Thích Tử. Buddha’s sound: Phật Âm.

Buddha of Sovereign and Universal King of Mountain and Seas Wisdom: Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương—King Wisdom Like Mountains And Seas And Self-Mastery’s

Penetrations Buddha.

Buddha-sphere: Phật Cảnh—Cảnh giới của Phật. Buddha’s spiritual rain of the one flavor of compassion: Đại bi pháp vũ nhứt vị của Đức Như Lai.

Buddha spirituality: Internal perfuming or influence of the bhutatathata—Chân như nội huân.

Buddha-srijnana (skt): Buddhasrynana (p)—Giác Kiết Tường Bồ Tát.

Buddhasrynana (p): Buddha-srijnana (skt)—Giác Kiet Tường Bồ Tát.

Buddha-stage: Phật địa—Perfect stage: Cứu Cánh Tức—The fruition of holiness: Diệu Giác Vị.

Buddha’s statue: Buddha-rupa (skt)—Buddha’s image—See Phật Tượng.

Buddha-store: Phật Tạng—Sự tích chứa Phật tánh hay gốc Phật trong chúng sanh.

Buddha’s stories written in Sanskrit: Aradanakalpalata (skt)—Như Ý Man Dụ—Phật truyện bằng tiếng Phạn.

Buddha-stupa (skt): Phật Tháp—Phù Đồ.

Buddha-sun: See Phật Nhật. Buddha of the Sun and Moon Gems: Phật Nhật Nguyệt Châu Quang.

Buddha of the Sun and Moon Light: Phật Nhật Nguyệt Quang.

Buddha’s supernatural powers: Surpassing qualities of a Buddha: Thần lực—Wonderful superpowers: Thần thông diệu—Powers of bodily self-transformation, associated with the Buddha’s body: Thần Thông Luân.

Buddha’s supernatural retinue: Quyến thuộc diệu.

Buddha’s supporters: Những thí chủ của Phật (những người theo hộ trì Đức Phật).

Buddha Supreme: Đức Phật tối thượng.

Buddha of Supreme in the Great Striving, Whom All the World Takes Joy in Seeing: See Phật Nhất Thiết Thế Gian Nhạo KiếnThượng Đại Tinh Tấn.

Buddha’s surnames: Phật tính (họ của Đức Phật)—The five surnames of Buddha before he became enlightened—See Phật Ngũ Tánh (Tính).

Buddha’s surpassing body as seen by

Bodhisattvas: Thắng ứng thân—Thân Phật được thị hiện thanh thân thù diệu được thấy nơi chư Bồ Tát.

Buddha-svabhava (skt): Buddhata (skt & p)— Phật tánh—Buddha-nature within oneself— Buddhahood or Buddha-nature—See Phật Tánh. Buddhata (p & skt): Buddha-nature within oneself—Buddhahood or Buddha-nature—See

Phật Tánh.

Buddhatara (p): Senior—Seniority—Greater age—Giới Lạp—Trưởng thượng—Tuổi đạo cao. Buddhataram (skt): Period of a Buddha—See

Phật Thời.

Buddha-tathagata (skt): Phật Như Lai.

Buddha always taught the same thing: Nhất Hướng Thuyết—The Buddha always taught the same thing: liberation from suffering and affliction—Đức Phật lúc nào cũng dạy một điều duy nhất: giải thoát khỏi khổ đau phiền não.

Buddha’s teachings: Dharma (skt)—Dhamma (p)—Buddhist doctrine—Buddhist law—See

Teachings of the Buddha.

Buddhas’ teachings are all able to produce spiritual faculties and powers: Ways of awakening, meditations, liberations, concentrations and such phenomena, one of the ten aspects of the turning of the great wheel of teaching—Lời thuyết nào cũng đều có thể giúp phát khởi những pháp căn, lực, giác, đạo, thiền định, giải thoát và tam muội.

Buddha’s teachings for conversion: Hóa giáo—

All the Buddha’s teaching for conversion and general instruction—Tất cả giáo pháp và lời chỉ dẫn của Đức Thế Tôn.

Buddha’ teachings during His period: See Nhất Hóa.

Buddha’s temporal body: Vô Thường thân. Buddhas of the ten directions: Thập Phương Chư Phật—Mười phương chư Phật.

Buddhas from ten directions from past, present and future: Nhất Thiết Chư Phật Mười Phương Tam Thế—Tất cả các Đức Phật trong mười phương ba đời.

Buddhas of the ten directions in the three Generations: Mười Phương Tam Thế Phật. Buddha of Ten-direction Wisdom Torch: See

Phật Huệ Cự Chiếu.

Buddha thesaurus: Sutras of the Buddha’s preaching—Phật pháp tạng—Phật Tạng—The sutras of the Buddha’s preaching—The teaching of Buddha—Tạng kinh điển của Phật.

Buddhas of the three generations and ten directions: Muời phương tam thế chư Phật— Buddhas of the past, present and future in the ten directions.

Buddha’s three laws: Tam pháp diệu (Giới, Định, Huệ).

Buddha’s three modes of discourse: See Tam

Phật Ngữ.

Buddhas of the three periods: Tam Thế Chư

Phật—Ba đời chư Phật (quá khứ, hiện tại và vị lai).

Buddhas of the three times: Tam thế Phật (Ca Diếp, Thích Ca, Di Lặc)—Buddhas of the past, present and future (Kashyapa, Sakyamuni and Maitreya).

Buddha-throne: Lotus-throne—Đài sen (liên tòa)—The lotus throne on which are seated the statue of the Buddha—Tòa sen trên đó đặt tượng Phật.

Buddha on the throne of space: See Viên Phật. Buddha’s touching on the head: Đức Phật xoa đầu—“Buddha’s touching on the head” or “Heads will be caressed by the hands of the Tathagatas” means that believers are praised and trusted by the Buddha. It implies their greatest joy, a life full of religious exaltation—Đức Phật xoa đầu có nghĩa là hàng tín giả được Đức Như Lai khen ngợi và tín nhiệm. Đây là một niềm vui lớn lao, một cuộc sống đạo đầy phấn chấn.

Buddha of Transcendent Light: Amitabha Buddha—Thù Thắng Quang Phật. Buddha’s transformation of His disciples: See

Phật Giáo Hóa Đệ Tử.

Buddhatrata (skt): See Phật Đà Đa La.

Buddha treasure: Buddha-ratna (skt)—Phật Bảo—Bảo thứ nhất trong Tam Bảo—The first of the Triratna.

Buddha-Trikaya: Tam Thân Phật.

Buddha of the Tripitaka: See Tam Tạng Phật.

Buddha-truth: Dharani or mantra (skt)— Ambrosial truth—True words—Words of Tathagata—Words of truth—Cam lộ pháp—Chân Ngôn—Thực Ngữ.

  1. Precept, true words, right discourse, words of truth, or the words of Tathagata, Buddhatruth. One of the three mystic things of the Tathagata: Ngữ mật trong tam mật của Đức Như Lai , chỉ riêng thuyết pháp của pháp thân Phật (còn gọi là bí mật hiệu, mật ngôn, mật ngữ, chú minh).
  2. The term is used for mantra and dharani, indicating magical formulae, spells, charms, esoteric words: True words—Words of Truth—Words of Tathagata—Buddha mantra—Dharani—Sacred formulae—

Spells—Esoteric words—Chân ngôn còn để chỉ Đà La Ni hay Tổng Trì hay Mật Chú.

  1. Buddhas and Bodhisattvas have each an esoteric sound represented by a Sanskrit letter, the primary Vairocana letter, the alpha of all sounds being “a” which is also styled the True Word that saves the world: Chư Phật và chư Bồ Tát đều có mật âm tiêu biểu bởi Phạn ngữ, tiên khởi với âm “a” hay “Chân Ngon Cứu Thế Giả” của Đức Đại Nhật Như Lai.

Buddha-truth mountain: Pháp Sơn—The exalted dharma—Núi chân lý Phật Pháp. Buddhatta (skt): Phật Thọ—See Buddhadattha.

Buddha’s unbroken eternity or

Sambhogakaya: Bất đoạn thường.

Buddha’s understanding of release: Nirvana—

Giải thoát tri kiến (tri kiến về giải thoát của Đức Phật)—See Ngũ Phần Pháp Thân. Buddha of Unhindered Light: See Vô Ngại Quang Như Lai.

Buddha of Unhindered Light Shinning throughout the Ten Directions: JinjippoMukego-Nyora (jap)—See Tận Thập Phương Vô Ngại Quang Như Lai.

Buddha of Universal Brilliance: Universal Understanding Buddha—See Phật Phổ Minh. Buddha’s universal grace and salvation: Ân đức—Đức phổ cứu chúng sanh.

Buddha-universal and impartial perception: Bình đẳng giác—The Buddha’s absolute intuition is above the laws of differentiation—Trực giác tuyệt đối của Đức Phật vượt lên trên những luật dị biệt.

Buddha of Universal Light: Universal Light Buddha—See Phật Phổ Quang. Buddha of Universal Tranquility: Universal Purity Buddha—See Phật Phổ Tịnh.

Buddha of Universally Radiated Golden Light of Adamantine Firm Strength: See Phật Kim Cang Lao Cường Phổ Tán.

Buddha’s universe, sphere, or whole, embracing mind: Cảnh diệu. Buddhas’ utterances pervade all worlds: Khi Đức Phật phát âm, âm thanh của Ngài sẽ vang vọng khắp cùng tất cả thế giới mười phương.

Buddhavaca (skt): Giác Thiên—Name of an

Indian monk—Tên của một vị Tăng người Ấn.

Buddhavacana (skt): Phật Kinh—Word of the Buddha—The term ‘Buddhavacana’ is referred to the Buddhist canon, or the ‘tripitaka’—Từ ‘Buddhavacana’ được dùng để chỉ kinh tạng Phật giáo hay tam tạng kinh điển. Buddhavamsa (skt): Khuddhaka-Nikaya (skt)—Kinh Phật Sự—See Tiểu A Hàm.

Buddha-vamsa-tthakatha-tika (skt): Phật Chủng Tánh Chú Sớ—Explanation of the treatise on the nature of Buddha-seed.

Buddhavanagiri (skt): See Phật Đà Phạt Na Sơn.

Buddhavarman: See Giác Khải. Buddha-vatamsaka-mahavaipulya-sutra: See Đại Phương Đẳng Phật Hoa Nghiêm Kinh.

Buddha-vatamsaka-Sutra: A short form of Avatamsaka-Sutra—Mahayana sutra that constitutes the basis of the teachings of the Chinese Hua-Yen school, which emphasizes above all “mutually unobstructed

interpenetration.” In addition it teaches that the human mind is the universe itself and is identical with the Buddha—Kinh Đại thừa của môn phái Hoa Nghiêm, nhấn mạnh đến “sự thâm nhập tự do lẫn nhau” của tất cả sự vật. Mỗi con người là một vũ trụ và nó đồng nhất với Phật.

Buddhaveda (skt): Phật Vi Đà—Kinh Tạng Phật Giáo—The Tripitaka, the Veda of Buddhism.

Buddha vehicle: The Buddha Conveyance— Buddhayana—Phật Thặng—Viên Giáo—See

Phật Thừa.

Buddha-vehicle morality: See Phật Thừa Giới.

Buddha of Victorious Insight and Wisdom: Wisdom Victory Buddha—See Phật Trí Huệ Thắng.

Buddhas’ view of the world: Buddhas view the world as mind (all things being for or of intelligent mind)—Giác tâm tức Phật (chư Phật quan sát thấy tam giới chỉ là tâm).

Buddha-virtue: Buddha-guna (skt)—See Phật

Đức.

Buddhavisaya (p): Buddha’s power—Phật lực. Buddhavishayajnanadhatu (skt): The world as the object of Buddha-knowledge—Phật Trí Sở Nhập Cảnh Giới (thế giới làm đối tượng của Phật trí).

Buddha’s visible world: Sắc Tướng Độ—A Buddha’s material world—Thế giới sắc tướng của chư Phật (có thể thấy được).

Buddha’s vision: Buddha-cakkhu (p)—Buddha eye—The penetrative of Buddha’s wisdom—See

Phật Tri Kiến.

Buddha’s voice: Phật âm.

Buddha’s Vow: The vow of the Buddha to save all beings—Nguyện Phật—Lời nguyện của Phật là cứu độ hết thảy chúng sanh.

Buddha of the vow: Nguyện Phật—A Buddha of the vow, who passes through the eight forms of an incarnate Buddha—Hóa thân Phật trong tám tướng thành đạo—See Thập Thân Phật and Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Buddha-way: Phật đạo—Con đường tu theo Phật. Buddha-Way (Truth) is supreme (unsurpassed) , I vow to complete (realize) it: Vow to become perfect in the supreme Buddha-law—Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: Nguyện chứng thành Phật đạo vô thượng.

Buddha’s way of universal mercy: Buddha’s dharma or universal law—See Phật Pháp.

Buddha at whose appearance all beings rejoice: Sarvasattva-priya-darsana (skt)—Nhất thiết chúng sanh hoan hỷ kiến Phật—Vị Phật mà khi thấy mặt Ngài chúng sanh cảm thấy hoan hỷ.

Buddha-wisdom: Anuttarasamyak-sambodhi (skt)—Sarvajnana (skt)—All-knowing—Innocent mind in all, which is independant of birth and death—Omniscience—Original mind in all— Perfect knowledge—Real knowledge free from illusion—Unadulterated mind in all—Chân thức— Phật huệ—Đại trí tuệ bình đẳng của Đức Phật (Nhất Thiết Chủng Trí).

Buddha of the wisdom of king of pure flower: Kamaladala-vimalanakchatraraja-samku-sumitabhidjna (skt)—Tịnh Hoa Túc Vương Trí Như Lai. Buddha’s wisdom mind: Nhất Thiết Trí Tâm.

Buddha-wisdom of the phenomenal: Quyền Trí—Buddha-wisdom of the phenomenal, in contrast with knowledge of the fundamental or absolute—Phật trí hiện tượng, ngược với Phật trí tuyệt đối hay thực trí (thông đạt về thực tướng của chư pháp).

Buddha-wisdom store: Đại Trí Tạng—Tạng trí tuệ của Phật (cái gốc của đại trí)—Store of great wisdom—Treasure of great wisdom.

Buddha of wood: Mộc Phật—An image of wood—Tượng Phật bằng gỗ.

Buddha’s words: Phật Ngữ—The words or sayings of Buddha.

Buddha’s works: Buddha-kiccam (p)—Phật sự— Buddha’s affairs—See Phật Sự and Mười Phật Sự Vì Chúng Sanh Của Chư Phật.

Buddha-work of manifesting the sun of knowledge: Hiện trí nhựt mà làm Phật sự. Buddha-work of right recollection: Dùng chánh niệm mà làm Phật sự.

Buddha-work of showing miracles: Hiện thần thông mà làm Phật sự.

Buddha-work of spiritual powers: Dùng thần lực mà làm Phật sự.

Buddha of Worthy and Excellent Leader: See

Phật Hiền Thiện Thủ.

Buddhayana: Buddha-vehicle—Phật thừa—The Buddha Conveyance—Phật Thặng. Buddhayasas (skt): Giác Minh Sa môn—Phật Đà Da Xá—Xích Tư Tỳ Bà Sa—See Giác Danh.

Buddhehparatah (jap): Intuition—Trực Giác.

Buddhi (skt): Intuition—The Vehicle of Enlightenment—The faculty of supreme understanding as distinct from the understanding itself—See Trực Giác.

Buddhiboddhavya (skt): Bodhi (skt)—See Giác. Buddhindriya (skt): Căn—Faculty—Khả năng tâm lý và thể chất.

Buddhism: Buddhagama (skt)—Buddha’s teaching—See Phật Giáo.

Buddhism and Beauty: Cái đẹp trong đạo Phật.

Buddhism in Burma: Miến Điện Phật Giáo.

Buddhism in Cambodia: Phật Giáo Cam Bốt. Buddhism in Central Asia: Central Asian

Buddhism—Trung Á Phật Giáo.

Buddhism in Ceylon: Phật Giáo Tích Lan.

Buddhism in Champa: Phật Giáo Chăm Pa Ka.

Buddhism in China: Phật Giáo Trung Hoa. Buddhism of the Greater Vehicle: Phật giáo Đại Thừa—Mahayana—See Đại Thừa.

Buddhism in India: Phật giáo Ấn Độ.

Buddhism in Indonesia: Phật Giáo Nam Dương.

Buddhism in Japan: See Phật Giáo Nhật Bản.

Buddhism in Korea: Phật Giáo Đại Hàn.

Buddhism in Malaysia: Phật Giáo Mã Lai.

Buddhism in Mongolia: Mông Cổ Phật Giáo

Buddhism is neither optimistic nor pessimistic:

Đạo Phật không lạc quan, cũng không bi quan.

Buddhism in Nepal: Phật Giáo Nepal.

Buddhism vs Philosophy: Phật giáo và triết học. Buddhism and science: Phật giáo và khoa học. Buddhism of the Smaller Vehicle: Tiểu Thừa— Hinayana.

Buddhism in Thailand: Phật Giáo Thái Lan.

Buddhism in Tibet: Phật Giáo Tây Tạng.

Buddhism in Vietnam: Phật Giáo Việt Nam. Buddhism and Zen: Phật giáo và Thiền—See Zen and Buddhism.

Buddhist: Buddhist followers—Buddhist believers—A believer in Buddhism—See Phật

Tử.

Buddhist analysis: Cách phân tích của Phật giáo—The more the modern scientists understand about Buddhist analysis of various factors of form, feeling, perception, volition and consciousness, the more they can see the similarities of Buddhist analysis with that of modern science. From more than 25 centuries ago, not only the Buddha anticipated the primary methods of science such as observation, experimentation, and analysis, but he also had some conclusions about the nature of man and the universe. Buddhism and science are really very close in many areas—Càng hiểu rõ về cách phân tích của Phật giáo về các yếu tố khác nhau như sắc, thọ, tưởng, hành và thức, các nhà khoa học càng thấy rõ cách phân tích này rất gần gủi với cách phân tích theo khoa học hiện đại. Từ hơn 25 thế kỷ về trước mà Đức Phật đã tiên liệu được chẳng những phương pháp căn bản của khoa học như quan sát, thử nghiệm và phân tích, mà còn ở một số kết luận đặc trưng về bản chất con người và vũ trụ. Trên nhiều lãnh vực, Phật giáo và khoa học thật sự rất gần gủi với nhau.

Buddhist abbot: Sư trụ trì.

Buddhist anthem: Phat Giáo Ca.

Buddhist architecture: Kiến trúc Phật giáo. Buddhist ascetic: Brahmacarin (skt)—See Phạm Chí.

Buddhist association: Phật hội.

Buddhist attitude: Thái độ của Phật giáo— Looking at the general agreement between the Buddhist approach and that of modern science we will see that the Buddhist attitude is like that of science, is analytical, and is always clear and practical—Nhìn vào sự hòa hợp tổng quát giữa cách giải quyết của Phật giáo và cách giải quyết của khoa học hiện đại, chúng ta thấy thái độ của Phật giáo giống như khoa học dùng phép phân tích, cũng như luôn luôn rõ ràng và thực tiễn.

Buddhist Brotherhood: Sangha (skt & p)—Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo—The Order of Buddhist monks—The community of Buddhist monks. Buddhist burial: An táng theo nghi thức Phật giáo.

Buddhist canon of the Ming dynasty: Minh Tạng (bộ Hán Tạng được biên soạn và hiệu đính dưới thời nhà Minh, 1368-1644).

Buddhist canonical languages: Ngôn ngữ chuẩn

(kinh điển) Phật giáo.

Buddhist canonical literature: Including Buddha’s images and Buddhist sutras—Phật Kinh bao gồm hình tượng và kinh điển Phật. Buddhist center: Trung tâm Phật giáo.

Buddhist Churches of America: One of the largest Buddhist organizations in North America.

It began as the Buddhist Mission of North America, founded in 1899. It is now the representative of the “True Pure Land” (Jodo Shinshu) tradition in the Western hemisphere and claims over 100,000 members—Đây là một trong những tổ chức Phật Giáo lớn nhất vùng Bắc Mỹ. Tổ chức nầy bắt đầu như một đoàn truyền giáo của Bắc Mỹ, được thành lập vào năm 1899. Hiện tại tổ chức nầy là đại diện chính thức cho trường phái Tịnh Độ Chân Tông tại vùng Tây Bán Cầu nầy và họ nói rằng họ có trên 100.000 hội viên.

Buddhist clergy: Buddhist community—See

Cộng Đồng Tăng Già.

Buddhist community: Sangha—See Cộng Đồng

Tăng Già.

Buddhist conference: Hội nghị Phật giáo. Buddhist confession of offences: Pratidesanìya (skt)—Ba la đề xá ni.

Buddhist congregation: Giáo hội.

Buddhist cosmology: Vũ Trụ Luận Phật Giáo.

Buddhist Councils: Kết Tập Kinh Điển. Buddhist disciple: Pháp Đệ—Phật tử (Phật giáo đồ hay tín đồ Phật giáo).

Buddhist disciples have testified to Buddhism:

Phật đệ tử thuyết hay đệ tử Phật thuyết pháp.

Buddhist disciplinary rules: Giới luật Phật giáo. Buddhist doctrine: Buddhist Law—Principles of Buddhism—Truth—Giáo lý nhà Phật. Buddhists’ duties: Trách Nhiệm của người Phật tử.

Buddhist education: Giáo dục Phật Giáo. Buddhist festivals: Festivals in Buddhism—See

Lễ Hội Phật Giáo.

Buddhist flag: Chabbanna-dhaja (p)—Shadvarnadhavaja (skt)—Cờ Phật giáo. Buddhist folklore: Văn hóa dân gian Phật giáo.

Buddhists follow the Buddha’s teachings without any fear, pain, anger and anguish:

Người Phật tử tuân thủ lời Phật dạy, không sợ, không đau khổ, không hờn giận, không lo âu tuyệt vọng.

Buddhist follower: See Phật Tử.

Buddhist friend: Bạn hữu Phật giáo.

Buddhists who have left home: Chúng xuất gia.

Buddhist heir: Pháp tử (người nối pháp).

Buddhist hermit: Đạo sĩ Phật giáo.

Buddhist Holy, Sacred Places in India: There are four Buddhist Holy, Sacred Places, or Pilgrimage Sites in India—See Tứ Động Tâm. Buddhists who intentionally commit wrongdoing: Papiyan or Papiman (skt)—Any Buddhists who intentionally commit wrong-doing is called a Papiyan or Papiman. Papiyan or Papiman is a Buddhist term for those who intentionally commit wrong doings—Phật tử cố ý làm việc sai trái (còn gọi là ma ba tuần). Một thuật ngữ Phật giáo để chỉ những kẻ cố tình phạm tội.

Buddhist joy-day: Phật hoan hỷ nhật—The 15th of the 7th month, the last day of retreat—Ngày rằm tháng bảy, ngày cuối cùng của mùa kiết hạ an cư.

Buddhist laws: Laws of Buddha’s Teachings—

Phật Luật.

Buddhist life: Đời sống Phật tử.

Buddhist literature: Văn học Phật giáo.

Buddhist logic: Lý Luận Phật Giáo. Buddhist marriage: Hôn nhân theo nghi thức

Phật giáo.

Buddhist meditation: Thiền định Phật giáo.

Buddhist mendicant: Bhikkhu (p)—Bhiksu

(skt)—Tu sĩ Phật giáo—Monk.

Buddhist metaphysics: Siêu hình học Phật giáo.

Buddhist mission: Phái đoàn Phật giáo. Buddhist missionaries: Các nhà truyền giáo Phật giáo.

Buddhist monastery: Vajraksetra (skt)—A sacred house (a Buddhist temple, pagoda, or temple)—Kim địa hay Kim cang sát (tự viện)— Phạm Vũ.

Buddhist monk: Sramana (skt)—Buddhist priest—See Sa Môn. Buddhist monk’s dress (robe): Áo cà sa.

Buddhist monkhood: An assembly of monks or nuns—Pháp chúng. Buddhist monk’s robe (dress): Áo ca sa. Buddhist name: Tên đạo của một Phật tử—See Pháp Danh.

Buddhists and non-Buddhists: Nội ngoại đạo

(Phật tử và không Phật tử).

Buddhist nun: Women of the Sakya clan—Thích nữ—Trưởng nữ của Đức Như Lai (Ni cô).

Buddhist nunnery: Ni viện.

Buddhist outlook on life and world: Nhân sinh quan và vũ trụ quan của đạo Phật—See Nhân Sinh Quan Vũ Trụ Quan Phật Giáo.

Buddhist pagoda: Tự viện—Buddhist monastery.

Buddhist path: Buddha-marga (skt)—Lam (tib)— Phật Đạo—The path leading to the attainment of enlightenment and liberation. According to the tradition of Theravada Buddhism, the path set out by the Buddha is summarized by the four noble truths and the Eightfold Path. Mahayana Buddhism describes the path in the career of Bodhisattva, who seeks enlightenment for him or herself and for all other sentient beings—Con đường dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Theo truyen thống Phật giáo Nguyên Thủy, Phật đạo là con đường mà đức Phật đã sắp đặt được tóm lược bởi Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Phật giáo Đại thừa diễn tả con đường này là hành nghiệp của một vị Bồ Tát, người tầm cầu giác ngộ cho mình và cho những chúng sanh khác.

Buddhist Peace Fellowship: Hội Ái Hữu Hòa Bình Phật Giáo.

Buddhist philosophy: Triết lý nhà Phật.

Buddhist point of view in material life: Nhân sanh quan Phật giáo.

Buddhist practice: Sự thực hành Phật pháp.

Buddhist precepts: Giới luật trong đạo Phật.

Buddhist propagation: Sự truyền bá Phật giáo.

Buddhist religion: Đạo Phật.

Buddhists who still remain at home: Chúng tại gia.

Buddhist Research Institute: Viện nghiên cứu

Phật giáo.

Buddhist ritual services: Kuyô (jap)—See Memorial service.

Buddhist rules: Phật giới (giới luật cho người

Phật tử).

Buddhist Sangha: Tăng Già Phật Giáo.

Buddhist schools: Buddhist Sects—Tông phái Phật giáo—Sects (school or dharma-door) of Buddhism—See Tông Phái.

Buddhist scriptures: Khế kinh (nội điển)— Pháp Điển—The scriptures of Buddhism—Kinh điển Phật giáo—See Kinh Điển Và Thiền. Buddhist sects: Các tông phái Phật giáo—See Tông Phái.

Buddhist sects in Japan: Tông phái Nhật Bản— See Japanese Buddhist sects.

Buddhist shrine: Điện Phật (bàn thờ Phật).

Buddhist Shrines and Images: Tháp và tượng Phật giáo.

Buddhist Sisterhood: The Sangha of Bhikhunis or the Order of Buddhist nuns—Ni chúng hay Giáo Hội Tỳ Kheo Ni.

Buddhist specialties: Ban chuyên môn Phật giáo. Buddhist Studies: Phật học.

Buddhist Studies materials: Tài liệu nghiên cứu Phật học.

Buddhist Studies Project: Chương trình nghiên cứu Phật học.

Buddhist study: Phật học.

Buddhist studies: Nghiên cứu về Phật giáo.

Buddhist sutras: Buddhist books—Buddhist canon—Buddhist canonical literature, including Buddha’s images and Buddhist sutras—Khế phạm (kinh điển Phật giáo)—Phật Kinh bao gồm hình tượng và kinh điển Phật.

Buddhist teaching: Buddha-dharma (skt)—Giáo lý nhà Phật—See Phật Pháp. Buddhist temple: Chùa Phật Giáo (Phật xá)— Buddhist monastery.

Buddhist Theosophical Society: Linh Trí Học

Phật Hội.

Buddhist tolerance: Lòng khoan dung của Phật tử.

Buddhist tongue and viperish heart: Khẩu Phật tâm xà.

Buddhist traveller: Follower of Buddha—Hành nhân.

Buddhist Trinity: Phật Pháp Tăng. Buddhist view of life and the world: Nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật giáo.

Buddhist way: Con đường dẫn đến sự giác ngộ tối thượng hay Phật quả—The path leading to supreme enlightenment or Buddhahood. Buddhist world of felicity: Thế giới Cực lạc— The Western Paradise.

Buddhist year: Vassagga (p)—Một năm của Phật Giáo—See Pháp Lạp.

Buddhistical (a): Thuộc về Phật giáo. Buddho (p): Buddha (skt)—Phật—Enlightened One.

Buddho-bavati (skt): To become Buddha—See

Thành Phật.

Buddhology (n): Môn Học về cuộc đời Đức Phật—See Study of the life of Buddha.

Buddhosnisa (skt): See Phật Đảnh Cốt.

Buddhotpadhatu (skt): The world where the Buddha is born—Phật Xuất Hiện Giới (thế giới mà ở đó Đức Phật ra đời).

Buddho-vibudhyate (skt): To attain supreme enlightenment and become Buddha—Giác ngộ thành Phật.

Budh (skt): Bodhi (skt)—Perfect knowledge—

Toàn trí.

Budha (skt): Mercury—Thủy tinh (thủy diệu).

Budhavara (skt): Thứ Tư—Wednesday.

Buel, Samuel (1825- 1889): A famous British scholar who worked at University College, London, best known for preparing some of the earliest translations of important Chinese Buddhist texts. Among his notable publications is a study of life of Hsuan-Tsang, entitled The Life of HsuanTsang—Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sach vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Huyền Trang.”

Buffalo: Sửu (from 1 to 3 a.m.)—One of the twelve animals.

Buffalo Passes Through the Window: See Ngưu Quá Song Linh.

Bugyo (jap): Devout practicing—See Phụng

Hành.

Build (v): Vyavasthàna (p)—Kiến lập hay giả lập (xây dựng nên hay hình thành)—Kiến Lập. Build bridges across rivers and canals: Bắt cầu qua sông rạch—See Bát Phúc Điền.

Build flats: Xây dưng phòng ốc.

Build a hermitage or pagoda for oneself: Without asking the Order about where or in what style he or she would build it, builds it larger than is necessary and in such a way that it causes inconvenience to others or obstructs a road or path that people use, commits a Sangha Restoration Offence—Xây am cốc hay chùa cho mình mà không được phép của giáo hội về địa điểm và kích thước, rồi đi xây lớn hơn cần thiết làm cản trở đường sá và gây khó chịu cho người khác la phạm tội Tăng Tàn.

Build up a state: Kiến quốc—To found a state. Build bridges across rivers and canals: Bắt cầu—See Eight fields for cultivating blessedness

(II).

Buji (jap): Deceiving attitude of thinking that we all are originally Buddhas. As a result, these individuals push themselves further from their Buddha-nature—Thái độ tưởng lầm bổn lai mọi người đều là Phật. Kết quả là những người này càng đay mình xa khỏi Phật tánh của mình. Buji-Zen (jap): An exaggerated, frivolous attitude towards the training and discipline of Zen. It comes about, for example, when someone, based on the mere thought that he is already Buddha, comes to the conclusion that he need not concern himself with practice, a disciplined life, or enlightenment. This is an attitude can lead to a misunderstanding to the method of cultivation, particularly of the teaching of the Tao-Tung School of Zen—Thái độ thái quá và nông nổi đối với sự giảng dạy Thiền. Thái độ này nảy sinh khi một người tưởng mình đã là Phật, rồi đi đến kết luận rằng mình không cần tu tập, không cần sống đời giới hạnh, không cần đại giác nữa. Thái độ này, đặc biệt là giáo thuyết của phái Thiền Tào Động, có thể dẫn đến sự hiểu lầm trong phương cách tu hành.

Bujjhati (p): Bodhum or Sambodhi (skt)—Tỉnh thức—All-Knowing—To awake—To awaken— To be awakened—To become enlightened—To come to oneself—To comprehend spiritual reality—Enlightenment—To understand completely—To wake up—See Giác Ngộ. Bukan (jap): Feng-kan—Chinese Zen master of the Tang period—See Phương Quảng Thiền Sư. Buke (jap): Giai cấp Vũ Gia của tướng sĩ bên Nhật.

Bukhara (skt): Bactria, or Kusana (skt)—Bạc Khư La—Bổ Yết—Name of Yueh-Chih, a country north-west of India and Himalayas. The present Bokhara—Tên nước Nguyệt Chi, nằm về phía tây bắc của Ấn Độ, cũng như dãy Hy Mã Lạp Sơn. Vị trí mà bây giờ gọi là Bokhara.

Bukka Zenji (jap): Zen master Fo-k’u Wei-tse (751-830)—See Di Tắc Phật Quật Thiền Sư. Bukkho (jap): Fo-Kuang (chi)—The light of the Buddha—Phật Quang.

Bukkho Kokushi (jap): Fo-Kuang (chi)—Phật Quang Quốc Sư (Nhật).

Bukkho-Sogen Zenji (1226-1286): Phật Quang Tổ Nguyên Thiền Sư—Name of a famous

Chinese Zen master in the thirteenth century. He was the founder of the Yangchi branch (Yogiha(jap)—Yogi P’ai) in Japan, the most important branch from Lin-Chi school—Tên của một Thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ XIII. Ông là vị sáng lập ra Thiền phái Dương Kỳ ở Nhật Bản, nhánh thiền quan trọng nhất trong trường phái Lâm Tế—See Vô Học Tổ Nguyên Thiền Sư.

Bukkho-Zenji (jap): Phật Quang Thiền Sư—See Vô Học Tổ Nguyên Thiền Sư.

Bukko-ha (jap): Bukkho school—Phật Quang phái.

Bukkyo (jap): Buddha-sasana (skt)—Buddhadharma—Buddha’s teaching—Buddha-teaching— Buddhism—Phật giáo—See Buddha-dharma.

Bul (kor): Buddha—See Phật.

Bullock cart: Xe Trâu—See Ngưu Xa. Bully (n): Những kẻ bạo động—See Sáu Nguy Hiểm Khi Thân Cận Ác Hữu.

Bully (v): Ăn hiếp—To henpeck.

Bump (v) against: Va chạm.

Bunan (jap): Vô Nan—Không có khó khăn—No difficulty.

Bu’Nan Shido (jap): See Vô Nan Thiền Sư. Bunkyo (jap): Anga (skt)—Division of the teaching—Phân giáo.

Bunshin (jap): To reproduce oneself at infinitum and anywhere—See Phân Thân. Bunyiu Nanjio (1849-1927): One of the eminent Japanese Buddhist scholars. He was a pioneer Sanskrit research on modern lines in Japan. He was sent abroad by the Order of Higashi-HonganJi, the head of the monastery of the Shin Sect, to study under Max Muller at Oxford. During his stay in England, he produced in 1883 the wellknown Catalogue of the Buddhist Tripitaka. He also published in collaboration with Prof. Max Muller such sutras as the “Vajracchedika” and the “Sukkhavati-vyuha.” On his return to Japan in

1884, he began lecturing in Sanskrit studies at the Otaani and Tokyo Universities. This was the beginning of Sanskrit and Indological studies at many of Japan’s national and private universities. During and after his term as a professor and later as President of Otani University, he edited the

“Saddharmna-pundarika” in collaboration with Dr.

H. Kern of Holland and published the

“Lankavatara-sutra” and the “Suvarnaprabhasasutra.”—Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Nhật. Ông là một người đi tiên phong trong việc nghiên cứu tiếng Phan trong thời cận đại. Ông được Tu Viện Trưởng tu viện Tâm Tông là Higashi-Hongan-Ji phái ra ngoại quốc để theo học với Max Muller tại Oxford. Trong thời gian lưu lại Anh Quốc, ông đã lập ra một bản Thư Mục nổi tiếng về Tam Tang Kinh Điển Phật Giáo năm 1883. Ông cũng hợp tác với giáo sư Max Muller xuất bản các kinh Kim Cang và Kinh Lạc Hữu Trang Nghiêm. Khi trở về Nhật Bản năm 1884, ông dạy tiếng Phạn tại các trường đại học Otani và Tokyo. Đây là bước khởi đầu của việc học tiếng Phạn và Ấn Độ học tại các trường đại học quốc gia và tư thục của Nhật Bản. Trong suốt thời gian làm giáo sư và sau đó là Viện trưởng Viện Đại Học Otani, ông đã hợp tác cùng Tiến Sĩ H. Kern (người Hòa Lan) biên tập bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và xuất bản các bộ Kinh Lăng Già và kinh Kim Quang Minh.

Buoyancy: Khinh xúc hay thấy nhẹ nhàng êm ái—See Bát Xúc.

Buppo (jap): Buddha-dharma (skt)—Buddhist method—Phật pháp—Buddha Dharma or Buddha Teachings, or Law of Buddhist—Buddhist law— Buddhist Method—The Buddha law preached by the Buddha—A Japanese term for “Buddha Dharma” or methods of cultivation taught by the Buddha leading beings to enlightenment. According to the Zen understanding, Buppô cannot be expressed in ordinary human language, but must be realized for oneself through a firsthand experience. Zen always maintains that the Buddha Dharma is transmitted from mind to mind, master to disciple—Thuật ngư Nhật Bản có nghĩa là Phật Pháp hay những giáo pháp được Phật giảng dạy, mà thực hành theo đó sẽ dẫn đến giác ngộ. Theo sự hiểu biết của nhà Thiền, Phật pháp không thể được diễn tả bằng ngôn ngữ của người thường, mà phải được hành giả chứng nghiệm nơi tự thân qua kinh nghiệm trực tiếp. Thiền luôn cho rằng Pháp phải được truyền từ tâm qua tâm, từ thầy qua đệ tử—See Pháp.

Buppo-daimeiroku (jap): Phật Pháp Đại Minh

Lục—Collection in fascicle of Buddha-dharma— Collections of Buddha-dharma in Japan, which were brough out in installments prior to its publication in completed form—Những sưu tập về Phật pháp tại Nhật, được đưa ra từng phần trước khi được in trọn bộ.

Burial (n): Việc chôn cất hay mai táng.

Burial ground: Cemetery—Nghĩa trang.

Burial services: Nghi lễ an táng.

Burden (n): Gánh nặng—Heavy load.

Burglar (n): Kẻ trộm—Thief.

Buried in the forest: See Lâm Táng. Buried in the water: Water-burial—See Thủy

Táng.

Burmese Buddhism: Buddhism in Burma— Buddhism in Myanmar—See Miến Điện Phật

Giáo.

Burmese precepts: Dhamma-thatkyaw (p)—Đạt Ma Tha Kiêu—Luật nghi của Phật giáo Miến

Điện.

Burn incense: Đốt nhang—Thắp hương (hành hương).

Burn mock money for the dead: Đốt giấy tiền vàng mã (vàng bạc) cho người chết.

Burn oneself alive: Tự thiêu sống.

Burn sandal-wood: Đốt trầm hương. Burn unsteadily: Cháy leo lét.

Burning: Blazing—Viêm (đốt cháy).

Burning butter lamp-like appearance: Hiện tượng giống như ngọn đèn thắp bằng dầu bơ. Burning or destroying stupas and temples: Đốt hay phá hủy tháp tự—The term “Burning or destroying stupas and temples” means setting fire to or damaging Buddhist temples. Repentance is not allowed for this offense—Từ “Đốt phá tháp tự” có nghĩa là thiêu hủy hay đập phá tháp đền và chùa chiền. Tội này không được phép sám hối.

Burning house: Nhà Lửa Tam Giới—See Tam

Giới Như Hỏa Trạch.

Burning house of the triple world: See Tam

Giới Như Hỏa Trạch.

Burning incense on the heads of monks and nuns: Đốt liều trên đầu Tăng hay Ni—See Đốt Đầu.

Burning Lamp Buddha: Dipankara-Buddha

(skt)—Nento-Butsu (jap)—Nhiên Đăng Phật.

Burning torch-like ghost: Cự Khẩu Quỷ (loại quỷ miệng bốc lửa như ngọn đuốc).

Bursar of a monastery: Tri Khố—Khố Đầu—

Người trông coi kho của tự viện.

Bursar at a Zen monastery: One of the six senior monks known as the Eastern rank at a Zen monastery who assist the abbot in managing the administrative aspects of the community, particularly economic matters—Một trong sáu vị Tăng nhóm Đông Ban phụ tá Sư trụ trì quản lý tài sản của tự viện, đặc biệt về những vấn đề kinh tế—See Stewards and Tsubun.

Burst (v): Vỡ tung.

Burst into laughter: Bật cười.

Burst into tears: Bật khóc.

Bury (v): An táng—To inter—Interment. Bury bones: Nạp Cốt—To bury a skeleton—Thu lấy xương cốt đem chôn.

Burying by casting the corpse into the forest:

See Thí Lâm.

Burying ground: Burial ground—Groundburial—Chôn dưới đất—See Tứ Táng.

Bushi (jap): Samurai (jap)—Warrior—Quân nhân.

Bushido (jap): The art of fencing and Zen—The Art of Samurai and Zen—Swordsmanship and Zen—Kiếm thuật và Thiền—See Kiếm Đạo và

Thiền.

Bushun shiban (1178-1249): Mujun shiban (jap)—Wu-chun Shih-fan—Wuzhun Shifan—See

Vô Chuẩn Sư Phạm Thiền Sư. Business: Thương nghiệp—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Busshi (jap): A disciple of the Buddha; a Buddhist. The Japanese term literally means “Child of the Buddha.” In some Mahayana contexts, it refers specifically to Bodhisattvas. It is said that all sentient beings are busshi, since they all possess the Buddha Nature—Đệ tử Phật, thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “Con Phật.” Trong một vài bản kinh văn Đại thừa, thuật ngữ này đặc biệt gán cho những vị Bồ Tát. Người ta nói rằng tất cả chúng sanh đều là con Phật vì tất cả họ đều có Phat tánh.

Busshin (jap): Buddhakaya (skt)—Buddha body— Trong Thiền, Busshin có nghĩa là tiềm lực khởi lên từ việc thực hiện hoàn toàn Phật tánh—In Zen, it means “the potential that arises from the full realization of Buddha-nature”—See Phật

Thân.

Busshin-ho (jap): Phật Tâm Pháp—The dharma- mind of the Buddha—Tâm pháp của đức Phật. Busshin-in (jap): Buddha mind seal—Mind-seal of the Buddha (the full lotus posture). The stamp of universal Buddha-heart in every one—Dấu ấn phổ quát tâm Phật trong mọi chúng sanh—See Phật Tâm Ấn.

Busshin-shu (jap): The sect of the Buddhaheart—See Phật Tâm Tông. Busshô (jap): Buddhata or Buddhitattva (skt)— Buddha-Nature—See Phật Tánh.

Busshogyôsan (jap): Buddhacarita (skt)—Life of Buddha—Phật Bổn Hạnh Tập—See Phật Sở Hành Tán.

Bussho-ku (jap): Buddha-Nature of void—True Nature of void—Phật Tánh Không.

Bussho-mu (jap): Buddha-nature of

nothingness—True nature of nothingness (nonexistence)—Phật Tánh Vô.

Bussho-Tokaku (jap): Phật Tính Đẳng Giác, tu tập Thiền tọa trong trạng thái định—The Buddhanature’s equal practice; the practice of Zazen in the balanced state.

Bussho-u (jap): Buddha-nature of understanding the truth—True nature of understanding the truth—Phật Tánh Hiểu Chân Lý.

Busso (jap): Soshigata (p)—Patron saint— Founder—Patriarch—Buddhist patriarchs, usually refers to the Buddha or Master Bodhidharma—

Phật Tổ, thường nói đến Đức Phật hay Tổ Bồ Đề Đạt Ma—See Phật and Tổ Sư. Busso-sankyo (jap): Buddha and patriarchs’ three sutras—Phật Tổ tam kinh.

Bustling about and absorbed in the six paths of transmigration: Mang mang lục đạo.

Butcher (n): Đồ tể.

Butcher and huckster: See Đồ Cô. Butcher’s or other low occupations: Chiên đà la—See Thập Não Loạn.

Butchi-kosai-zenji (jap): Phật Trí Hoằng Tế Thiền Sư—Name of a Japanese Zen master. Butcho (jap): Unhisa (p)—Phật Đỉnh—See

Usnisa.

Butsomo (jap): Buddhamatr (skt)—Mother of the Buddha—See Phật Mẫu.

Butsu (jap): Buddha (skt)—Phật—See Phật. Butsu-Butsu (jap): Vật Vật—Thing-thing—Each object.

Butsu-Butsu-So-So (jap): Phật Phật Tổ Tổ—From Buddha to Buddha, from Patriarch to Patriarch.

Butsuchyu Senei Zen master: Phật Châu Tiên Anh Thiền Sư—Name of a Japanese Zen master in modern days—Tên của một Thiền sư Nhật Bản trong thời cận đại.

Butsuda (jap): Buddha (skt)—See Phật Đà.

Butsudan (jap): See Shrine of the Buddha.

Butsuden (jap): Butsudan (jap)—Buddha hall— Shrine of the Buddha—Chánh điện—Phật đường—Main hall in a pagoda—See Phật Điện. Butsudô (jap): Buddha Dharma (skt)—Buddhadhamma (p)—The teaching of the Buddha, butsudo is a Japanese term for Buddha-way or the teaching of the Buddha. The term ‘butsudo’ is often used as a synonym for Buddha-dharma, but stresses more strongly the aspect of practical training on the path of enlightenment—Từ

‘Butsudo’ là thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là Phật Đạo, hay là lời dạy của đức Phật. Tư ‘butsudo’ cũng thường được dùng đồng nghĩa với Phật pháp, nhưng nhấn mạnh hơn nơi sự tập luyện thực tiễn trên con đường dẫn tới giác ngộ.

Butsugai Zen master: Thiền sư Butsugai—Name of a Japanese Zen master—Descendant of a famous warrior, Butsugai was fierce and courageous. Although he entered Buddhist orders when he was only twelve years old, Butsugai mastered archery, horsemanship, and all the other traditional martial arts. Immensely strong, he could punch a hole in just about anything. Because of his physical power, he was called the Monk with Punching Power. In the middle of the nineteenth century, Japan was rocked by civil disturbances. At this time, a certain warrior band called the New Elite came to Kyoto, hoping to rise to power in a new nation order. Rowdy and self-indulgent, this group of warriors became the terror of the townpeople. One day Butsugai was walking along the street in Kyoto, when he happened to pass by the place where the New Elite were quartered. Dawn by the sound of bamboo swords clashing, Butsugai found himself looking in through the window. Presently a few warriors came out, angrily demanding to know what Butsugai was doing there. He apologized, saying he was only a monk who had just come out of the mountains. The warriors decided to have some fun with this monk, so they challenged him to duel with them. “Anyone spying on us here,” they insisted, “must know something about martial arts.” Butsugai couldn’t refuse. He went into the training room with the warriors, who took up bamboo swords one after another to face the ragged monk. Without the slightest fear, Butsugai took his iron ceremonial scepter and smashed down the sword of each attacker. In a matter of minutes, the Buddhist monk had overcome several dozen men. Now the leader of the warrior band picked up a spear and stepped forward. “Your skills are too much for these young knights,” he said to Butsugai, “but now I, Kondo Isamu, am challenging you to a match.” Butsugai appeared to be terrified. Falling to the ground in a gesture of utmost humility, he said, “Kondo Isamu! I have heard of you! They call you a genius of the martial arts. A wandering monk like me could hardly hope to stand up to someone like you. Please let me go.” Further emboldened, the warrior refused to withdraw his challenge. He pressed Butsugai until the monk, unable to avoid a contest any longer, he again took up his iron scepter and stood facing the warrior chief. Kondo said to Butsugai, “You need a weapon. Take a bamboo sword, or a wooden spear, or whatever you want.” Butsugai replied, “As a Buddhist monk, I am not supposed to pick up weapons. This ceremonial scepter will do.” The warrior would not let the monk off. He insisted that Butsugai use a weapon. Ever resourceful, the Zen monk reached into his pouch and took out a pair of wooden bowls. Gripping one in each hand, he said to the warrior, “Okay, go ahead! Just try to spear me if you can!” This insolence infuriated the warrior chief. Now he was determined to knock the monk down with a single thrust. Gripping his spear, he looked for an opening in the monk’s unusual defense. The warrior stood motionless and unblinking for nearly half an hour, unable to see a way to attack. Then he must have thought he noticed an opening, for all of a sudden he thrust his spear with every ounce of power and rage he could muster, intending to shatter the monk’s rib cage. Slipping the attack with great agility, Butsugai immediately caught the spear between the two bowls, holding it fast in a viselike grip. Try as he might, the warrior chief could not wrest his spear free from the clamp of the monk’s begging bowls. He pushed and pulled this way and that, until he was soaked in perspiration. After a good long while of this, Butsugai suddenly released the spear, along with a piercing shout. The warrior tumbled backward, his spear flying twenty or thirty feet behind him. Awed and humbled, the warrior chief bowed to Butsugai and said, “Your skills are truly outstanding, way beyond me. Who are you?” “I am a wandering monk named Butsugai,” the Zen Buddhist replied. “So you’re the famous Monk with a Punch!” exclaimed the warrior chief, who now treated his formerly opponent with greatest respect. After this the name of Butsugai was heard throughout the ancient capital. When Butsugai finished his Zen study, he went into seclusion to mature his enlightenment. Before long, however, people who had heard of him began to gather around him in great numbers to study, either Zen or the martial arts. There was a renowned swordsman who met Butsugai once when he was a young man on a journey to study martial arts. Calling on Butsugai, the young samurai asked for some teaching. Butsugai asked him, “What have you come here for?” The young man replied, “I have come to die at the teacher’s fists.” Butsugai considered this a remarkable answer and let the young swordsman stay for a while. To give the young swordsman an opportunity, Butsugai presented him with a verse, saying: “Even the power of the Howling Spirit; a single layer of mosquito netting.”

By meditating on this verse, the swordsman later related when he had become renowned throughout western Japan, he attained inner understanding of the hidden essence of jujitsu, the “gentle art.” Butsugai became so famous that many of the major barons of western Japan invited him to their domains, offering him the choicest of temples for his residence. Butsugai refused all of them, remaining in a poor temple until he died, wearing old clothing and living contentedly with a bare subsistence, never seeking anything else—Là dòng dõi của một chiến binh danh tiếng, Butsugai rất can đảm và cương trực. Dầu ông xuất gia khi mới lên mười hai tuổi, Butsugai đã tinh thong thuật bắn cung, cỡi ngựa và các môn võ thuật truyền thống. Với sức khỏe phi thường, Butsugai có thể đấm vỡ bất cứ thứ gì. Do có thể lực mạnh như thế, Butsugai còn được người đời biết với cái tên “Nhà Sư Có Cú Đấm Thôi Sơn.” Vào giữa thế kỷ thứ 19, Nhật Bản lâm vào cảnh hỗn loạn vì nội chiến. Vào thời đó, có một nhóm chiến binh tự xưng là “Những Chiến Binh Ưu Tú Mới” tràn vào Kyoto, mong vươn lên nắm lấy quyền hành trong trật tự xã hội của một quốc gia mới. Hống hách và vô tổ chức, nhóm chiến binh này đã trở thành nỗi kinh hoàng cho cư dân Kyoto. Ngày nọ, thiền sư Butsugai đang hành cước trên đường phố Kyoto, khi vô tình đi ngang qua chỗ đóng quân của nhóm chiến binh này. Nghe tiếng gươm tre chạm nhau chan chát, Butsugai ghé mắt nhìn vào cửa sổ. Ngay lúc ấy, có một vài chiến binh bước ra, hạch hỏi một cách giận dữ muốn biết tại sao Butsugai lại xâm nhập vào nơi đây. Butsugai đã xin lỗi và nói rằng ông chỉ là một Tăng sĩ vừa mới từ trên núi xuống đây. Nhóm chiến binh quyết định đùa giởn với vị Tăng này. Họ tuyên bố, “Bất cứ ai muốn rình rập chúng ta, đều phải hiểu biết về võ thuật,” nên họ thách thức ông đấu võ thuật với họ. Không thể thoái thác, Butsugai đành phải theo họ bước vào phòng tập. Tại đó, những chiến binh, người này kế tiếp người kia, đang vung gươm tre xông tới tấn công nhà sư ăn mặc rách rưới. Không chút sợ hãi, Butsugai vung thiết trượng đỡ gạt. Chỉ trong phút chốc, cả nhóm mấy chục chiến binh đều ngã nhào. Lúc bấy giờ viên chỉ huy chụp lấy thanh trường thương bước tới khiêu chiến với Butsugai, hắn nói: “Võ nghệ của ông thật cao đối với đám võ sĩ thủ hạ của tôi. Nhưng Kondo Isamu này thách đấu với ông đấy.” Butsugai tỏ vẻ kinh sợ, Ngã mình xuống đất trong tư thế nhún nhường và nói: “Kondo Isamu, tôi có nghe về danh tiếng của ngài. Người ta gọi ngài là bậc kỳ tài trong giới võ thuật. Một hành cước Tăng như tôi làm sao có thể đối đầu với một bậc thầy võ nghệ như ngài? Xin hãy tha cho tôi đi.” Nghe thế, viên chỉ huy càng kiêu căng hơn nữa, nhất định không chịu rút lại lời khiêu chiến. Ông ta ép Butsugai cho đến khi sư không thể nào tránh được cuộc quyết đấu với ông ta, Butsugai chống thiết trượng mà đứng dậy. Viên chỉ huy nói với Butsugai: “Ông cần có binh khí. Hãy cầm lấy một thanh kiếm tre, hay bất cứ thứ gì mà ông muốn.” Butsugai trả lời: “Tôi là một Tăng sĩ, nên không thể nào dùng binh khí. Thôi thì cây thiền trượng này cũng được rồi.” Viên chỉ huy không chịu, hắn bắt buộc nhà sư phải có binh khí. Butsugai bèn mở khăn gói, lấy ra một cặp bát bằng gỗ. Mỗi tay cầm mỗi cái và nói với vị chỉ huy: “Thôi được! Ông hãy ra tay đi.” Sự nhục mạ này làm cho viên chỉ huy giận dữ. Hắn quyết định phải hạ gục nhà sư chỉ với một đòn thôi. Hắn nắm chặt thanh trường thương, tìm kiếm chỗ sơ hở trong thế thủ khác thường của nhà sư. Viên chỉ huy đứng bất động không nháy mắt hơn nửa tiếng đồng hồ mà cũng không tìm được cơ hội tấn công đối phương. Sau đó, hắn nghĩ rằng hắn đã tìm ra chỗ sơ hở, bất ngờ hắn dùng hết sức lực vung thương tung ra một đòn sấm sét, với ý định nghiền nát lồng ngực của nhà sư. Nhanh như chớp, Butsugai lách người tranh đòn và dùng cặp bát kẹp chặt ngọn thương vào giữa. Cố gắng hết sức mình, viên chỉ huy cũng không tài nào rút ngọn thương ra khỏi cặp bát của nhà sư. Giằng co thế này cho đến khi viên chỉ huy đã toát mồ hôi thấm mệt. Sau một lúc khá lâu như vậy, bất thình lình Butsugai hét to một tiếng và mở cặp bát ra. Viên chỉ huy bật ngửa ra phía sau, cây trường thương văng đi về phía sau của hắn khoảng chín mười thước tây. Sợ hãi và nhục nhã, viên chỉ huy cúi đầu bái phục nhà sư và nói: “Kỹ thuật của sư quả là xuất chúng, hơn tôi nhiều quá. Xin thầy cho biết quí danh?” Vị Thiền Tăng trả lời: “Tôi chỉ là một hành cước Tăng tên là Butsugai.” Viên thủ lãnh bật thốt len: “Ồ! thế ra thầy chính là Nhà Sư Có Cú Đấm Thôi Sơn danh tiếng!” Bây giờ thì hắn lại càng kính nễ người đã từng là đối thủ của mình hơn. Sau lần tỷ thí đó, tiếng tăm của Butsugai vang dội khắp cố đô Kyoto. Khi giác ngộ được lý thiền, Butsugai đi đến chỗ ẩn cư để thành thục sự giác ngộ của mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, người ta cũng biết và bắt đầu hội tụ về đó để học Thiền pháp và võ thuật. Có một kiếm sĩ nổi tiếng người đã một lần gặp được Butsugai lúc còn bôn ba học võ thuật. Đến xin được Butsugai chỉ giáo. Butsugai hỏi: “Ông tìm đến đây với mục đích gì?” Chàng kiếm sĩ trẻ trả lời: “Tôi đến đây để được chết dưới quả đấm của ngài.” Butsugai coi đây như là một câu trả lời thành tâm nên để cho chàng kiếm sĩ trẻ ở lại. Để cho chàng kiếm sĩ một cơ hội, Butsugai ứng kệ:

“Tấm màn thưa che muỗi Đong đưa vô ngại

Trước ngọn thần phong.”

Về sau này khi đã trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng khắc miền Tây Nhật Bản, chàng kiếm sĩ cũng không quên được giây phút qua quán tưởng bài kệ, mà chàng đã liễu ngộ được ý chỉ và bản chất sâu xa diệu dụng của “nhu thuật” trong thế biến động của vạn vật. Danh tiếng của thiền sư Butsugai vang dội đến độ những lãnh chúa lớn ở miền Tây nước Nhật đã tìm đến thỉnh ông về trụ trì trong lãnh địa của mình để giáo hóa. Butsugai đã từ chối mọi lời thỉnh cầu cua họ, và sống thanh bần cho đến ngày thị tịch, chứ không mong cầu bất cứ thứ gì khác.

Butsugen-ha (jap): Thiền Phái Phật Nhãn—FoYen Sect, founded by Zen master Lung-MenCh’ing-Yuan.

Butsugen-on (jap): See Kakushin. Butsugen Seion (jap): Fo-yen Ch’ing-yuan—See Long Môn Thanh Viễn Thiền Sư. Butsugen-zenji (jap): See Long Môn Thanh Viễn Thiền Sư.

Butsu-Hongyo-Jikkyo (jap): Sutra of Collected Past Deeds of the Buddha—Phật Bổn Hạnh Tập Kinh.

Butsu-in (jap): Buddha-seal—Phật tam ấn—See Busshin-in.

Butsu-ji (jap):

  1. See Phật Thông Tự.
  2. Buddha-kiccam (p)—Buddha’s affairs— Buddha-works—A memorial gathering on the anniversary of a person’s death—See Phật

Sự.

Butsuji-ha (jap): See Phật Thông Tự Phái. Butsuju (jap): Myozen Ryonen (jap)—MyozenButsuju (1184-1225)—See Minh Toàn Thiền Sư.

Butsu-Kojo-Gen (jap): Phật Hướng Thượng Nhãn—The term means the optimistic atttitude which derives from the daily practice of Zazen— Thuật ngữ có nghĩa là thái độ lạc quan đạt được qua tu tập tọa thiền.

Butsu-Kojo-Nin (jap): Phật Hướng Thượng Nhân—A person of subtle realization, a person of the Buddhas, a person in the ascendant state of Buddha—Con người có sự chứng nghiệm vi tế, hướng đến trạng thái đi len của Phật.

Butsu-Kyo (jap): Phật Tạng Kinh—Tạng kinh điển của Phật—The sutras of the Buddha’s preaching—The teaching of Buddha—Buddha thesaurus.

Butsuma-Homa (jap): See Phật Ma Pháp Ma. Butsumo (jap): Buddhamatr (skt)—Mother of the Buddha—Phật Mẫu.

Butsu-Seson (jap): Buddha-Bhagavat (skt)—Phật Thế Tôn—Buddha, the World Honoured One— The Honoured of the World. Butsu-shin-in (jap): Buddha-mind-seal—Phật tâm ấn—See Busshin-in.

Butsu-Soku-Ze-Shin (jap): Phật Tức Thị Tâm— Mind here and now is Buddha—See Tức Tâm Thị

Phật.

Butter: Bơ—Thục Tô Vị—See See Ngũ Vị and

Bát Chủng Chúc.

But Thap Temple: See Bút Tháp. Butto-kokushi (jap): See Tịch Thất Nguyên Quang Thiền Sư.

Buttsu Zen master: Thiền Sư Buttsu—Name of a Japanese Zen master—Buttsu nổi tiếng là vị thiền sư dữ tợn trong giới Thiền tông Nhật Bản. Ông hết sức mạnh bạo trong phong cách ứng xử với các thiền giả đến cầu đạo, nên người đời gọi ông là Hổ Sư Buttsu. Không ai biết xuất thân của thien sư Buttsu. Một số nói sư là một chiến binh đến từ miền Đông nước Nhật. Sư đã tu học thiền một thời gian dài và cuối cùng đã triệt ngộ. Trong bài kệ giác ngộ, sư nói:

“Mười tám năm trời

Ôm một khối nghi

Trải bao kiến đắc

Chẳng dứt tư nghì

Một kêu, một đáp

Chợt bặt thị phi

Rỗng rang sáng tỏ

Sạch bóng sở tri.”

Thiền sư Buttsu có một gương mặt nghiêm nghị và lạnh như sắt. Sư giáo chúng theo một phương pháp hết sức nghiêm khắc, không cho phép xen lẫn tình cảm vào trong tiến trình tu học. Nhiều người tầm đạo nghe danh sư bèn tìm đến đao tràng, nhưng không thích ứng được phong cách giáo hóa của sư. Nửa đêm trước khi sư viên tịch, sư nhìn quanh chúng đệ tử rồi nói: “Ta sẽ đi đây.” Nói xong sư ngồi tịch trong tư thế thiền định, như chỉ ngồi ngủ mà thôi—Buttsu was known throughout Japan as one of the fiercest Zen masters in the land. He was so ferocious in the ways they handled seekers that he was Buttsu the Tiger. Nobody knows where Buttsu came from or what his original name was. Some say he was originally a warrior from eastern Japan. He studied Zen for a long time and finally completed the Great Work. In his verse on awakening, he wrote, “This matter’s been on my mind for eighteen years; how many times have I gotten power yet still couldn’t sleep at peace?

One call, one answer, and clarity is complete: I’ve vomitted out the bellyful of Zen that I had learned before.”

Buttsu had a face of iron, severe and cold. He trained Zen students with harsh methods, not allowing human feelings to enter into the process at all. Many seekers who came to him could not bear this and left. In the middle of the night of his death, Buttsu looked around and said, “Shall I go now?” Then he passed away while sitting in meditation, as though he had fallen asleep.

Buu Hung Temple: See Bửu Hưng.

Buu Lam Temple: See Bửu Lâm.

Buu Phong Temple: See Bửu Phong.

Buu Quang Temple: See Bửu Quang (1).

Buu Quang Vihara: See Bửu Quang (2).

Buy goods on credit: Mua chịu—A Bhiksu or Bhiksuni should not buy goods on credit—Ty Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên mua chịu (mua thiếu).

Buy land and homes for self or family: Mua bán nhà đất—To buy land and homes for self or family, not for the Sangha to develop Buddhism. This is one of the eight things unclean to a monk or a nun—Mua đất mua nhà cho bản thân hay gia đình, chứ không phải cho Tăng đoàn để hoằng dương chánh pháp. Đây là một trong tám thứ uế hạnh của chư Tăng Ni.

Buy land for self, not for the monastery: Mua đất cho mình thay vì cho Tam bảo.

Buy or sell stocks or shares: To commit an offence involves Release and Expression of Regret—Mua bán chứng khoán và phần hùng là phạm tội xả đọa (phải buông bỏ và phát lồ sám hối.

Buy and store expensive antiques and cherish them as precious belongings: To commit an offence involves Release and Expression of

Regret—Mua sắm và cất giữ cổ vật nhưng tài sản quí báu là phạm giới xả đọa, phải buông bỏ và phát lồ sám hối.

By all means: Bằng mọi cách.

By avoidance: Do né tránh.

By cultivation: Do tu tập (thực hành).

By degree: Từ từ—Tiệm—Gradual—To flow little by little—Step by step.

Byakubo (jap): Bạch Pháp—White methods— Wholesome dharma—See Thanh Bạch Pháp. Byaku-e (jap): Avadata-vasana (skt)—Clean, clear and pure cloth—White robe—Bạch y (Phật tử tại gia—lay people)—See Bạch Y. Byakue-kannon (jap): Avalokitesvara (skt)— Bạch Y Quán Âm—See Quán Thế Âm Bồ Tát.

Byaku-go (jap): Urna (skt)—Circle of hair— White hair (a circle of hair between the eyebrows)—Chùm tóc trắng giữa hai lông mài. Byakugosha (jap): Bạch Ngưu Xa—Xe Trâu Trắng—Nhứt Thừa cứu độ chúng sanh—White bullock cart—The one universal vehicle of salvation.

Byakushi Butsu (jap): Pratyeka Buddha (skt)— Pacceka-buddha (p)—Solitary Buddha—Solitary practitioners who attain Buddhahood without a teacher—Tất Lặc Chi Để Ca—Nhị Thừa Duyên Giác—Bích Chi Phật—See Chi Phật.

Byakutsui (jap): See White mallet.

Byamaka (p): Name of one of one hundred pratyeka-buddhas who lived on Mount Isigili for a long time—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác sống thật lâu trên núi Isigili.

Byang-chub-kyi-sems (tib): Bodhi-citta (skt)—Bồ đề tâm—Bodhi-mind.

Byang-chub-sems-dpa (tib): Bodhisattva (skt)— Enlightened Beings—See Bồ Tát. Byang-chub-sems-dpa’i-sa (tib): Bodhisattvabhumi (skt)—Bodhisattva-lands—Stages of Enlightened Beings—See Bồ Tát Địa.

Byapada (skt): Ill-will—Sân hận.

By endurance: Do kham nhẫn.

By meditation: Do tu tập thiền quán.

Byodo (jap): Sama or samata (skt)—Equal— Equality—Everywhere—Everywhere the same— Impartial—Without partiality—See Bình Đẳng.

Byodoin (jap): Bình Đẳng Viện (Nhật). Byodo-kan (jap): Meditation on equality, the experience that all things and beings are identical or nondistinct in their true nature or Buddhanature—Sự thể nghiệm vạn hữu đều giống nhau và không phân biệt trong chân tánh của chúng— See Bình Đẳng Quán.

Byôdô-shôchi (jap): The term “Byôdô-shôchi” refers to the wisdom of Equality or the universal wisdom of Ratnaketu. According to the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Seventh, “Byôdôshôchi” means the wisdom of equal nature, which is the mind without disease of sentient beings (the seventh consciousness turned to become the Wisdom of Equal Nature)—Thuật ngữ “Byôdôshôchi” chỉ Bình Đẳng Tánh Trí. Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm thứ Bảy, Bình Đẳng Tánh Trí là tâm không bệnh của chúng sanh (chuyển thức thứ bảy làm Bình Đẳng Tánh Trí).

Byojo-Doji (jap): Children of fire come looking for fire, suggest real effort of a practitioner to pursue what is really there—See Bính Đinh Đồng

Tử.

Byojo-Shin (jap): Bình Thường Tâm—The normal mind—The everyday mind—See Bình Thường

Tâm Thị Đạo.

Byojoshin-kore-do (jap): Everyday mind is the truth—The normal mind is the Way—Ordinary mind is the way—See Bình Thường Tâm Thị Đạo.

By use: Do thọ dụng.

C

 

Ca: Circa—About—Used to signify dates that we are not exactly certain of—Dùng để chỉ ngày tháng năm mà chúng ta không chắc chắn. Cadrapati-sutra (skt): Chiên Đà Việt Quốc Vương Kinh—Name of a sutra.

Caga (p): Abandoning—Giving away— Generosity: Lòng quảng đại—The treasure of renunciation: Thí Tài.

Caganussati (p): Niệm Thí—The recollection of generosity which involves mindful reflection on the special qualities of generosity—Suy niệm về Tâm Bố Thí. Tỉnh thức về việc tu hành hạnh bố thí.

Cagava (p): Generosity—Lòng quảng đại. Cage of afflictions: Phiền Lung—Cái lồng phiền não.

Caitasika (skt): Caitta-dharmah (skt)—Cetasika(p)—Mental factors—Tâm sở.

Caitasika-dharma (skt): Mental function—Tâm sở hữu pháp.

Caitra (skt): See Chế Đát La. Caitrarathavana (skt): The park of chariots in the east, one of Indra’s four parks—Chúng Xa Uyển—See Tứ Uyển.

Caitta (skt): Mental factors—Tâm sở. Caitta-dharmah (skt): Cetasika (p)—Caitasika (skt)—Mental factors—Tâm sở.

Caitya (skt): Cetiya (p)—Sepulchral monument— Pagoda—Shrine—Stupa—Chế đa (tháp mộ)—

See Tháp.

Caityacarika (skt): Go on a pilgrimage—Hành hương.

Caityaka (skt): Cetika (skt)—Object of veneration—Vật dùng trong việc thờ cúng.

Caityasaila (skt): Caityaka (skt)—Caitya-saila sect—See Chế Đa Sơn Bộ.

Caitya-vandana (skt): Chế Để Bạn Đạn Na—An ancient Buddhist sect where its followers pay reverence to, or worship a stupa, image, etc.—

Một tông phái Phật giáo cổ, các tín đồ kính tháp thờ hay hình tượng Phật—See Chế Đa Sơn Bộ. Cakkam (skt): Cakra (skt)—Wheel—Luân. Cakkavala (p): Tiểu Thế Giới—Microcosm—

Little world.

Cakkavattin (p): Minh vương. Cakkavattin-raja (p): Wheel-Turning King—

Chuyển luân thánh vương. Cakkavattirajasìhanada-sutta (p): Sutra on the lion’s roar wheel-turning king—Kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống.

Cakkhu (p): Caksuh (skt)—Nhãn quan—Eye— Mắt (Nhãn)—See Nhục Nhãn.

Cakkhu-dhatu (p): Caksurdhatu (skt)—Nhãn Giới—Eye element—Field of vision, or the eyerealm, or sight faculty; the element or realm of sight.

Cakkhu-dvara (p): Vision door—Nhãn môn.

Cakkhu-dvara-jnana-citta (p): Vision door adverting consciousness—Nhãn môn tâm. Cakkhu-karani (p): Leading to vision—Dẫn đến sự thấy.

Cakkhuppasada-rupa (p): Nhãn Cảm Thọ—Eyesense—Ability to receive visible object.

Cakkhu-samphassa (p): Nhãn Nhập—Eye

contact—The eye entrance, the basis of sight consciousness—See Thập Nhị Nhập.

Cakkhu-sutta (p): Sutra on the eye, Samyutta nikaya, XXVII.1—Kinh nói về mắt, Tương Ưng Bộ, XXVII.1.

Cakkhu-vatthu (p): Nhãn Căn—Eye-base, the organ of sight—See Lục Căn. Cakkhuvinnana (p): Cakshurvijnana (skt)—Eyeconsciousness—Seeing-consciousness—Nhãn thức—See Bát Thức.

Cakra (skt): Disc—Wheel—Luân (bánh xe)— See Chakra.

Cakravada: Circle of iron mountain—Thiết vi sơn—Núi Sở Ca La.

Cakravada-giriraja (skt): King of the nine concentric mountain ranges—Luân Vi Sơn Vương. Cakravaka (skt): See Cakra.

Cakravala (skt): Cakravada (skt)—Trác Ca La Sơn—Luân Vi Sơn—The double concentric circles of mountains forming the periphery of a world. Nine concentric mountain ranges or continents, separated by eight seas, of a universe—Hai vòng núi đồng tâm tạo nên chu vi của thế giới. Vòng núi Thiết Vi tạo thành ngoại biên của vũ trụ. Chín rặng núi hay lục địa bị phân cách bởi tám biển của vũ trụ.

Cakravala-giri-raja (skt): See Cakravada-giriraja.

Cakravarti: Chuyển luân Vương—Luân vương— Ruler the wheels of whose chariot roll everywhere without hindrance. Cakravartin (skt): Cakravartin kings—See Luân Vương.

Cakravatin’s Copper Wheel: Đồng Luân Vương.

Cakravatin’s Gold Wheel: See Kim Luân Vương.

Cakravatin’s Iron Wheel: See Thiết Luân Vương.

Cakravartin kings: Cakravarti-raja (skt)—See Luân Vương.

Cakravatin’s Silver Wheel: Ngân Luân Vương. Cakravartin’s troops: Catur-angabalakaya (skt)—See Tứ Binh.

Cakravatin’s wheel: See Luân Bảo.

Cakravati-raja (skt): Tenrinjo-O (jap)—Wheel king—Wheel-Rolling King—World ruler—Thiên Luân Thánh Vương—See Chuyển Luân Vương.

Cakravati-raja-Simhanada-sutra (skt):

Cakravati-raja- sihanada-sutta (p)—Chuyển Luân Vương Sư Tử Hống Kinh—The Wheel-Rolling King-Lion’s Roar Sutra.

Cakshu (skt): Caksuh (skt)—See Nhục Nhãn.

Cakshu-rupayatana (skt): The eyes that produce the characteristics of form—Nhãn sắc Xứ. Caksu (skt): Caksuh (skt)—See Nhục Nhãn. Caksuh (skt): Eye—Mắt (Nhãn)—See Nhục

Nhãn.

Caksurdhatu (skt): Nhãn Căn—Nhãn Giới— Realm of sight—Field of vision, or the eye-realm, or sight faculty; the element of sight, the organ of sight—See Lục Căn.

Caksurindriya (skt): Eye base—Nhãn căn—Eye faculty—Root of eye—See Lục Căn. Caksur-vijnana (skt): Cakshurvijnana (skt)—Eye consciousness—The sense of vision—Sight consciouness—Seeing—Nhãn thức—Sense of vision—See Bát Thức.

Caksur-vijnana-dhatu (skt): Nhãn Thức Giới— The element of sight-perception—Realm of sight perception—Sense of vision—See Nhãn Thức.

Caksus (skt)—Eye—Nhãn.

Calamities (n): Catastrophe—Disaster—Nạn (tai ương)—Suy Hoạn—The calamities of decadence, famine, epidemics. The calamities of fire, wind and water during the kalpa of destruction—Tai họa của suy thoái như nạn đói hay dịch bệnh. Những thời kỳ tai họa của lửa, gió, nước trong thời hoại kiếp (sau thành kiếp là hoại kiếp, cuối hoại kiếp có ba tai nạn hỏa tai, phong tai, và thủy tai lan tràn phá hoại hết thế giới) .

Calamity of famine: See Cơ Cẩn Tai.

Calamity of fire: Great fire—See Hỏa Tai.

Calamity of fire, wind and water during the kalpa of destruction: Những thời kỳ tai họa của lửa, gió, nước trong thời hoại kiếp (sau thành kiếp là hoại kiếp, cuối hoại kiếp có ba tai nạn hỏa tai, phong tai, và thủy tai lan tràn phá hoại hết thế giới).

Calamity and happiness is of one’s own seeking: Họa phúc đều do chính mình tạo ra (Họa phúc vô bất tự kỷ cầu chi giả)—There is no calamity and happiness that is not of one’s own seeking.

Calamities of pestilence: Tật dịch tai.

Calamities of wars (swords): Đao binh tai.

Calamity of water: Great water—See Thủy Tai. Calamity of wind: The calamity of destruction by wind—Phong tai (đại phong hay nạn gió trong thời hoại kiếp).

Calendraradja (skt): Ta La thọ vương Phật—See Calendraraja.

Calendraraja (skt): King of the Tala trees—See Ta La Thọ Vương.

Call (v): Invite to come—Beckon—Notify—

Chiêu—Kêu gọi.

Call upon Amitabha Buddha within the heart:

Tức Tâm Niệm Phật.

Call upon Buddha at special time: Biệt Thời Niệm Phật.

Call the Buddha to witness: Xin Đức Phật chứng giám.

Call forth a spirit: Call home the soul of someone—Invite the spirit of someone to return home—Invoke a spirit—Chiêu hồn. Call ghosts and spirits to witness: Swear by all the gods—Xin quỷ thần chứng minh.

Call home the soul of someone: Call forth a spirit—To invite the spirit of someone to return home—Invoke a spirit—Chiêu hồn (gọi hồn người chết trở về).

Call a name: Vyapadisati (skt)—Định danh—To designate—To give a name or title—Gọi tên hay đặt tên.

Call on the name of a Buddha with undivided mind: See Nhất Tâm Xưng Danh.

Call on Nirvana: See Xướng Tịch.

Call upon someone to speak: Nhường lời. Call forth a spirit: To call home the soul of someone—To invite the spirit of someone to return home—Chiêu hồn (gọi hồn người chết trở về).

Calligraph: The art of producing beautiful and artistic handwriting using a brush—Thư pháp

(phép viết chữ đẹp bằng bút lông).

Calligraphy: The art of producing beautiful and artistic handwriting using a brush. The art of writing is among the most highly developed artistic forms in East Asia, valued in both secular and the religious realms. Calligraphy is closely associated with the Zen sect of Buddhism, although it predates the development of Buddhism in China and Japan. Calligraphy executed by Zen masters is said to reveal their understanding of the Dharma. It is common practice for Zen monks and nuns to learn the art of calligraphy as part of their monastic training. Calligraphy is known in Japan as either shodô (the way of writing), or shojutso (the art or writing)—Thư pháp (phép viết chữ đẹp bằng bút lông). Nghệ thuật Thư Pháp nằm trong số những hình thức nghệ thuật đươc phát triển cao nhất tại các xứ vùng Đông Á, có giá trị trong cả đời thường và trong lãnh vực tôn giáo. Thư Pháp liên hệ mật thiết với Thiền Phật giáo, mặc dầu nó xuất hiện trước sự phát triển Phật giáo tại Trung Hoa và Nhật Bản. Người ta nói thư pháp được viết bởi các Thiền sư nhằm bộc bạch sự hiểu biết của họ về Pháp. Việc chư Tăng Ni học tập thư pháp là chuyện bình thường như là một phần của sự tu tập trong tự viện. Thư Pháp ơ Nhật Bản được biết như là lối viết hay nghệ thuật chữ viết.

Callous: Nhẫn tâm.

Callous abandonment: Nhẫn tâm từ bỏ.

Calm (a): Ekagga (p)—Ekagra (skt)—Quiet— Sedate—Serene—Peaceful—Silent—An nhiên— Trầm Tĩnh—According to Buddhism, calmness is not weakness. A calm attitude at all times shows a man of civilization and culture. It’s not too hard for man to be calm when things are favorable, but to be composed when things are wrong is extremely hard indeed, and it is this difficult quality that is worth achieving; for by such calm and control he builds up strength of character. It is quite wrong to imagine that they alone are strong and powerful who are noisy and showing off their power—Theo đạo Phật, sự trầm tĩnh không phải là sư yếu đuối. Thái độ trầm tĩnh trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, biểu hiện một con người văn minh và có văn hóa. Giữ tâm trầm tĩnh trong hoàn cảnh thuận lợi không khó khăn, nhưng trầm tĩnh trước hoàn cảnh khó khăn quả thật là khó khăn, và càng có giá trị khi thực hiện được sự trầm tĩnh trước hoàn cảnh khó khăn, vì qua sự trầm tĩnh này chúng ta mới tạo được nghị lực cho cá tính của mình. Thật là hoàn toàn sai lầm khi tưởng rằng mình có sức mạnh và quyền lực khi mình tỏ ra ồn ào và chứng tỏ được quyền lực của mình.

Calm abiding: Tỉnh trụ.

Calm abiding meditation: Calming abiding (samatha) and special insight (vipassana)—See Tịnh Trú Và Quán Sát.

Calm the activity of body: Tịnh chỉ thân hành

(tham ái của thân).

Calm the activities of life: Tịnh chỉ chư hành (tận diệt mọi tham ái trong cuộc sống hằng ngày). Calm the activity of thought: Tịnh chỉ tâm hành (tham ái của tâm).

Calm and clear state of samadhi: Am tường Tam muội.

Calm and illumination: Tịch Quang—Calm and illuminating as are Truth and Knowledge: Chân lý tịch tĩnh và chân lý chiếu rọi—The hidden truth illuminating: Chỗ tịch lý được ánh sáng chiếu rọi.

Calm meditation and insight meditation: See

Thiền Định và Thiền Tuệ Giác. Calm (v) oneself in a crisis: An thể định thần (tự trấn tĩnh lấy mình trong cơn khủng hoảng). Calm, Peaceful, Happy: Tĩnh lặng, an bình, hạnh phúc.

Calm progress: Sama-patipada (p)—Tịch Tịnh

Hành.

Calm and pure: Tỉnh lặng và thanh tịnh.

Calm and quiet: See Tịch Tĩnh.

Calm thought: Tịch Niệm—Tĩnh tư—1) Calm

the mind, contemplation: Suy nghĩ một cách lặng lẽ an nhiên, không để cho tham sân si xen vao; 2) Unperturbed abstraction: Dhyana (skt)—Đà Da Diễn Na (see Tĩnh Lự).

Calm tranquility: An ổn.

Calm water: Định Thủy—Quieting the waters of the heart, and so beholding the Buddha, as the moon is reflected in still water—Định tâm trong sáng ví như mặt nước phẳng lặng.

Calm wisdom: Tĩnh Huệ (tĩnh trí hay tĩnh tuệ)— 1) The wisdom derived from quietness or mystic trance: Trí tuệ có được từ sự tĩnh lặng; 2) Calm wisdom, insight into the void, or immaterial, removed from the transient: Trí huệ tĩnh lặng, có khả năng thấu suốt tánh không của vạn hữu.

Calmadana (skt): See Chiết Ma Đà Na.

Calming: Samatha (skt & p)—Calming is a meditative state characterized by a onepointedness of mind (cittaikagrata) on an internal meditative object—See Chỉ.

Calming the mind: Làm cho tinh thần yên tĩnh.

Calmly joyful life of the mind: Ý An Lạc

Hạnh—Ý xa lìa lỗi lầm để được an lạc vui vẻ— See Tứ An Lạc Hành.

Calmness (n): 1) Stillness: Ekagra (skt)— Quietness—Sự yên lặng; 2) Tranquillity: Sànti (p & skt)—Khinh An, sự tĩnh lặng, tịch tĩnh, sự trầm lặng và tỉnh giác của tâm thức; 3) See Điềm Tĩnh.

Calmness and endurance: Quiet patience—Tịch Nhẫn (tịch tĩnh và nhẫn nhục, hay sự nhẫn nhục tịch tĩnh).

Calmness and extinction: Parinirvana or

Prasama (skt)—Tịch Diệt—Niết bàn tịch diệt, hay Đại Niết Bàn—Tranquility—Extinction—The great nirvana.

Calumniation (n): Sự vu khống.

Calumniatory (a): Nói xấu—Vu khống.

Calumny (n): Lời nói xấu hay vu khống.

Camara (skt): 1) Name of several plants in India: Chiêm Mạt La, tên của vài loại cây ở Ấn Độ; 2) Già Mạt La: See Già Đoạn.

Cambodian Buddhism: Buddhism in

Cambodia—Phật Giáo Cam Bốt.

Campa (skt): Campa or Campaka (skt)—A yellow fragrant flower—See Chiêm Bặc Ca.

Campaka (skt): See Chiêm Ba Quốc. Cam Thanh Zen Master: Zen Master Cảm

Thành (?-860)—See Cảm Thành Thiền Sư.

Camunda (skt): See Già Văn Đồ.

Can be leaders of sentient beings: Chư Phật đều hay vì tất cả chúng sanh mà làm chủ.

Can believe: Năng Tín—Can be believed, contrasted with that which is believed—Năng tín

là có thể tin được, đối lại với sở tín hay cái được tin.

Can see things in the dark: Trong Tối Thấy Vật—See Thập Sắc Ấm Ma.

Can teach all sentient beings: Chư Phật đều hay giáo hóa tất cả chúng sanh.

Canavasa (skt): See Thương Na Hòa Tu.

Canca’s false accuse: Sự vu cáo của Chiên Già—

Canca tried to dishonor him by pretending to pregnant and falsely accusing him—Nàng Chiên Già cố làm nhục Ngài bằng cách giả bụng chửa rồi vu cáo.

Canca’s malicious plot: Âm mưu xấu của Chiên Già—Canca’s false accuse.

Canda (skt): See Nội Hỏa Tam Muội. Candala (skt): Outcast or Untouchable—See Chiên Đà La.

Candala-sutta (p): Sutra on the Outcast—Kinh Chiên đà la—Sutra on the Untouchable. Candali (skt): Canda (skt)—Heat yoga—See Nội Hỏa Tam Muội.

Candana (skt): Gỗ Chiên đàn trắng—White sandalwood.

Candana-Cave-Adornment-Excels Buddha:

Chiên Đàn Quyệt Trang Nghiêm Thang Phật. Candana-gandha-pratyeka-buddha (skt): Chiên đàn hương bích chi Phật—Name of a Tathagata in the Garbhamandala—Tên của một vị Phật trong Thai tạng mạn đà la.

Candana-Merit-Virtue Buddha: Chiên Đàn

Công Đức Phật.

Candanaprabha Buddha: Chiên Đàn Quang

Phật.

Candid (a): Ngay thật—Honest—Sincere.

Candle (n): Cây nến.

Candleholder: Candlestick—Chân nến. Candra (skt): Chiến Đạt La—Chiến Nại La—The moon: Mặt Trăng—The moon deity: Nguyệt Thần—Name of a heretical leader: Tên của một vị lãnh đạo một phái ngoại đạo.

Candlestick: Đèn nến—Essential articles for worship—Vật dụng cần thiết cho việc thờ cúng. Candra (p): Nguyệt cung thiên tử—Nguyệt Thần—Glittering—Shining—Having the brilliancy or hue of light.

Candrabhaga (skt): Nguyệt Phận—Name of a deity—Tên của một vị trời.

Candracchattra (skt): Name of a deity—Tên của một vị trời—See Nguyệt Cái.

Candradeva (skt): The ruler of the moon— Nguyệt Thiên—Name of a deity—Tên của một vị trời.

Candra-dipa-samadhi (skt): See Nguyệt Đăng Tam Muội.

Candra-dipa-samadhi-sutra (skt): Sutra on the king of concentration—See Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh.

Candra-dhvaja-ketu-samadhi (skt): Nguyệt Tràng Tướng Tam Muội—The moon banner appearance concentration, a degree of ecstatic meditation (mentioned in Lotus sutra). Candragomin (skt): The moon palace—See

Nguyệt Cung.

Candrakanta (skt): See Nguyệt Ái Châu. Candrakirti (skt): An influential Madhyamaka philosopher and polemicist—See Nguyệt Xứng. Candraprabha (skt): Moonlight—See Chiến Đạt

La Bát Lạt Bà.

Candraprabha Bodhisattva: Nguyệt Quang Vương.

Candra-surya-pradipa (skt): Sun Moon Torchlight—Sun Moon light (name of a

Buddha)—See Nhựt Nguyệt Đăng Minh Phật. Candravamsa (skt): Descendants of the moon— See Nguyệt Chủng.

Candravarma (skt): Chiến Đạt La Phạt Ma—A learned monk of the Nagavadana monastery. Candra-vimala-surya-prabhasa-sri (skt): See Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Candrottara (skt): Nguyệt Thượng Bồ Tát—Tên của một vị Bồ Tát—Name of a Bodhisattva. Candrottaradarikapariprccha-Sutra (skt): See Kinh Nguyệt Thượng Nữ Kinh.

Cane used to awaken sleepers during meditation: See Cảnh Sách Bổng. Cankamana (p): Walking meditation, usually in the form of walking back and forth along a certain path—Pháp thiền đi bộ, thường là đi bộ tới lui dọc theo một con đường nào đó—See Thiền Hành. Canker (n): Asrava (skt)—Defilment—Lậu

Hoặc.

Canker of becoming: Bhavasava (p)—

Attachment to the world of form and formlessness. It is craving for jhanas accompanied by the false views of eternalism and annihilationism—Tham ái các cõi thiền đi kèm với tà kiến về thuyết thường hằng và thuyết đoạn diệt—See Hữu Lậu. Canker of false views: Ditthasava (p)—See Kiến

Lậu.

Canker of ignorance: Avijjasava (p)—Ignorance of the way or not understanding the Four Noble Truths—Không hiểu đạo hay không hieu Tứ Thánh Đế—See Vô Minh Lậu.

Canker of sense-sphere: Kamasava (p)—

Attachment to the world of sense-desire—Luyến ái cõi dục—See Dục Lậu.

Cankerless: Anasrava (skt)—Free from cankers—Canker-free—Không có lậu hoặc. Canki (p): Thường Già—Name of a Brahman—

Tên của một vị Bà La Môn. Canki-sutta (p): Kinh Thường Già—Sutra on a Brahman named Canki.

Cankramana (skt): 1) Meditative walking by walking up and down. To walk about when meditating to prevent sleepiness: Kinh Hành, hành thiền bằng cách đi tới đi lui để tránh buồn ngủ (có thể đi trong sân nhà, sân chùa, hay quanh Phật điện); 2) Exercise to keep in health; the cankramana was a place for such exercise, i.e. a cloister, a corridor: Tập dưỡng thân phòng bệnh trong hành lang tự viện.

Cankramana (skt): Kinh Hành Xứ—Exercise to keep in health; the cankramana was a place for such exercise, i.e. a cloister, a corridor—Tập dưỡng thân phòng bệnh trong hành lang tự viện.

Cannot be covered: See Vô Cái. Canon (skt): Kinh điển—The discourses of Buddha—Tipitaka.

  1. Tipitaka: Three baskets in Pali recognized by Theravada school.
  2. Mahayana sutras: Written in Sanskrit recognized by the Mahayana school,

including the sutras (kinh), Tantras (luật), and the Commentary (luận). Canon of the dharanis: Vidyadhara-pitaka (skt)—Trì Minh Tạng.

Canon Treasury: The treasury for holy text books—Tàng Kinh Các.

Canonical (a): Thuộc về kinh điển.

Canonical subjects: Các môn nội điển.

Canonically (adv): Hợp với kinh điển.

Canonist (n): Nhà nghiên cứu kinh điển. Canonization (n): Sự liệt kê vào Thánh Điển—Sự công nhận như là Kinh Điển.

Canonize: Phong Thánh.

Canopy (n): Lộng dù.

Canopy of blessing: Cover of blessing—Phước cái.

Caodaism (n): Đạo Cao Đài ở Việt Nam, do ông Ngô văn Chiêu sáng lập năm 1926 tại Tậy Ninh, Nam Việt—Caodaism in Vietnam, founded by Ngo van Chiêu in 1926 in Tây Ninh, South Vietnam.

Caodong (chi): Caodongzong (chi)—Ts’aoTung—See Tào Động.

Caodongzong (chi): Ts’ao-Tung—See Tào Động. Caoshan Benji: Sozan Honjaku (jap)—See Tào Sơn Bản Tịch Thiền Sư.

Cap made of bits of given material: Nạp Mạo— Chiếc nón được làm bằng những vật liệu vải do đàn na bố thí.

Capability (n): Sak (skt)—Ability—Khả năng.

Capacity (n): Năng lực.

Capacity for Buddhism: Vessel of religion—Đạo khí.

Capacity for immediate enlightenment: Đốn Cơ—The opportunity for immediate elightenment—Căn cơ tức thì giác ngộ.

Capacity of any organ: Natural capacity—Căn khí.

Capacity of sentient beings: Chúng Sanh Căn— Khả năng của chúng sanh.

Capacity to use supernatural powers without hindrance: See Thông Lực.

Capital punishment: Tội tử hình—Death penalty. Capital sins: Deadly sins—Tội nặng. Capitalism (n): Chủ nghĩa tư bản—Hình thức tư bản—Thể chế tư bản.

Capping verse: A verse offered by a Zen practitioner to his master as a response to a koan.

The verse expressed the practitioner’s understanding of the koan, and hence of the Dharma—Kệ mà một vị Thiền sinh dâng lên thầy mình để trả lời cho một công án. Kệ diễn tả sự hiểu biết của mình về công án, và từ đó hiểu về Phật pháp.

Captain (n): See Thuyền Sư.

Captain of the great ship of salvation: Đại Thuyền Sư—Phật là vị thuyền trưởng của con thuyền cứu độ—The Buddha.

Captivity (n): Sự nô lệ.

Card reading: Cartomancy—Thuật bói bài để biết tương lai hậu vận—Đức Phật nghiêm cấm Phật tử tin tưởng vào thuật bói bài—The Buddha strictly prohibited Buddhists to believe in cartomancy.

Cardinal (n): Hồng y Thiên Chúa giáo—Chủ yếu—Chính yếu.

Cardinal patience: Ksanti-paramita (skt)—See Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Cardinal virtue: Công đức chủ yếu—See Ngũ Thường.

Care for: Chăm nom—To take care of—To look after.

Career of study of Buddhism: Chuyên môn nghiên cứu về Phật giáo.

Carefree and contented: Người có lòng rộng lượng thì thân cũng thoải mái—Fit and happy—A liberal mind and well-nourished body. Careful: Cẩn trọng—Prudent—Cautious. Careful consideration: Suy đi xét lại (Tâm vấn khẩu, khẩu vấn tâm; lòng hỏi miệng, miệng hỏi lòng).

Careful in speech: Thận ngôn. Carefully: In detail—Tế tâm (còn gọi là tiểu tâm hay cẩn thận).

Careless: Cẩu thả—Neglectful.

Careless speech: Cẩu ngôn. Caretaking Spiritual Advisor: See Ngoại Hộ

Thiện Tri Thức.

Caritra (skt): Phát Hạnh Thành—See Chiết Lợi Đản La.

Caritramati (p): Hành Huệ.

Caritramati bodhisatta (p): Hành Huệ Bồ Tát. Cariya-pitaka (p): Collection of the conducting—

Sở hạnh tạng.

Carnal (a): Thuộc về nhục dục. Carnality (n): Nhục dục.

Carnelian: Cornelian—Mã não.

Caroline Augusta Foley Rhys Davids (18581942): Mrs. C.A.F. Rhys Davids, one of the most eminent English Buddhist scholars in the late nineteenth century, and beginning of the early twentieth century, who brought her mighty contributions to Pali studies as a crowning glory to her husband’s work. She was also one of the outstanding figures of the Pali Text Society and wife of its founder, Thomas W. Rhys Davids. She produced a number of important translations and critical editions of Pali texts, as well as several other independent studies. her notion that the texts of the Pali Canon represent a monkish alteration and corruption of the Buddha’s original message has generated some controversy and is still debated by contemporary buddhologists—Bà

C.A.F. Rhys Davids, một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Anh, người đã có sự cống hiến to lớn cho việc nghiên cứu kinh điển Pali, và đem lại vinh quang cho chồng mình là ông Rhys Davids. Bà cũng là một trong những nhân vật nổi bật của Hội Kinh Điển Pali, và là vợ của người sáng lập ra hội này, Thomas W. Rhys Davids. Bà đã dịch và xuất bản một số kinh điển Pali quan trọng và chủ yếu, cũng như một số bài nghiên cứu độc lập khác, khái niệm của bà về kinh điển Pali được trình bay như là sự sửa đổi cũng như sự làm hư hoại thông điệp nguyên thủy của Đức Phật của các nhà sư đã làm phát sanh ra những tranh luận và cho tới hiện tại vẫn còn sự bàn thảo này bởi những nhà Phật Giáo học đương thời.

Carriage: Cỗ xe—Thừa.

Carry down to the hades: Mang xuống tuyền đài.

Carry (v) on: Mang theo—Nối dòng—Xúc tiến— Nothing anyone did was ever lost, but was carried on from life to life, either happiness or pain— Không có hành động nào mất, việc làm ấy sẽ còn gây đau khổ hay hạnh phúc trong nhiều đời sau.

Carry on the lineage: Nối dòng.

Carry out: Thực hành—To apply—To put into practice—To use.

Carry out conducts that are proper to the truths: Làm đúng như sự thật.

Carry out enlightening practices: Tu hạnh Bồ Tát—Carry out Bodhisattva’s practices, unwearied, without fear of apprehension of anxiety—Thực hành Bồ Tát hạnh không mỏi lười, chẳng kinh sợ.

Carry out all kinds of pure practices: Tu hành những diệu hạnh thanh tịnh. Carry out practices of enlightening beings: Tu hạnh Bồ Tát—Carry out enlightening practices. Carry out religious duty or discipline: Bendo (jap)—Biện Đạo—Thực hành giáo pháp hay giới luật trong đạo.

Carry out the vinaya: To carry out the discipline—Hành giáo (tu tập giới luật)To preach—To carry out the Vinaya—Tu tập hay thực hành y theo luật tạng mà Phật đã chế ra.

Carry someone up: Đưa ai lên.

Carry something in one’s memory: Keep something in mind—Ghi nhớ điều gì trong trí. Carry the thought of offerings in mind: Vận Tâm Cúng Dường—Not to show it up—Chỉ sự suy nghĩ về việc cúng dường trong tâm chứ không hiển lộ ra ngoài.

Carry out wholesome conducts without

boasting to everyone: Làm các việc tốt lành mà miệng chẳng khoe khoang.

Carrying water and lugging firewood: UnsuiHansai (jap)—Gánh nước và kéo củi—See Vận Thủy Ban Sài.

Cart: Thặng—Xe.

Catur-yoni (skt): Chatur-yoni (skt)—Four forms of birth—See Tứ Sanh.

Carvakas (p): Hiện Thực—Người sống theo chủ nghĩa vật chất (thời đức Phật).

Carved dragon-Real dragon: Choryu-Shinryu (jap)—Điêu Long Chân Long—In the Shôbôgenzô, Chapter 27, Zazenshin, Zen master Dogen taught: “Zen practitioners should always remember that the carved dragon and the real dragon both posses the potency of clouds and rain. Just the same as the explanation of Zazen and Zazen itself, both have the potency of experience and enlightenment.”—Trong quyển Chanh Pháp Nhãn Tạng, Chương 27, Tọa Thiền Tâm, Thiền sư Đạo Nguyên dạy: “Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng cả điêu long và chân long đều có tiềm lực của mây và mưa. Lại cũng như sự giải thích của Tọa Thiền và chính Toa Thiền đều có tiềm lực chứng nghiệm và giác ngộ.”

Carya (skt): Già Lê Dạ—Behaviour—Conduct— Cultivation—Practice—Hành vi—Tu hành— Conduct—To observe and do—To cultivate—To practice—To mend one’s ways—To cultivate oneself in right practice—See Tu Hành Chánh

Pháp.

Carya-pada (skt): Hành Cú—An Indian book in Buddhism—Một tác phẩm của Ấn Độ nói về Phật

giáo

Carya-tantra (skt): Hành Chú (Esoteric Buddhism).

Case for the scriptures: Kinh Sương—Rương hay hòm đựng kinh điển—Bookcase or box of scriptures.

Cask: Kosa (skt)—Box—Treasury—Câu xá

(chiếc hộp, kho báu).

Cassock: Kasaya—See Cà Sa.

Cast (v): Ném.

Cast about saving others: Tìm cách cứu độ tha nhân.

Cast aside desires: Loại bỏ tham dục—To get rid of desires—To eliminate desires.

Cast aside love and desire: See Xả Ly Ái Dục.

Cast away: Liệng.

Cast away wicked people: Trịch Ác Nhân—Loại bỏ kẻ ác—To reject, wicked man.

Cast back: Quay trở lại.

Cast down: Vứt xuống.

Cast off: Loại bỏ.

Cast off body and mind: Loại bỏ thân tâm—See Xả Ly Thân Tâm.

Cast oneself into an abyss: Đầu Uyên khổ hạnh—See Lục Khổ Hạnh. Cast oneself upon someone’s mercy: Trông chờ ở lòng thương của ai.

Cast out: Đuổi ra.

Cast something up to someone: Trách móc ai.

Caste: Varna (skt)—Giai cấp.

Caste distinction: Sự chia rẽ giai cấp.

Caste system: Giai cấp xã hội.

Casual practices: Nhân Hành—Tu tập bình thường.

Casualism (n): Chủ thuyết ngẫu nhiên—Học thuyết nhận thức thế giới tự nhiên diễn biến không có bất cứ mục đích nào.

Cat: Mẹo (from 5 to 7 a.m.).

Cataka (skt): Già Đà Ca—A sparrow, which is supposed only to drink falling rain—Chim sẻ, chỉ uống nước mưa.

Catakratu (skt): Cakra (skt)—Đế thích. Catalogues of scriptures: See Thư Mục Đại Tạng Kinh.

Catalogues of the Yuan Tripitaka: Nguyên Tạng Mục Lục—Đại Phổ Ninh Tự Đại Tạng Kinh Mục Lục—Thư mục của toàn bộ Nguyên Tạng. Catastrophe: Calamity—Disaster—Ác họa. Catch the first glimse of something: Thoáng thấy cái gì lần đầu.

Catch (v) red-handed: Bắt quả tang.

Catch (v) someone up: Bắt kịp ai.

Catch a tiger bare-handed and to cross a river without a boat: Bạo hổ bằng hà (tay không đánh cọp, không thuyền vượt sông, ý nói khỏe và can đảm lắm).

Catching the ox: Catching the ox—Được trâu— See Thập Mục Ngưu Đồ.

Catechism (n): Sách giáo lý.

Category (n): Thứ loại—Thứ lớp.

Categories of accumulated knowledges:

Samudaya-jnana-ksanti (skt)—See Tập Loại Trí Nhẫn.

Categories of affliction: Phiền Não Phẩm—Các loại phiền não.

Categories of Buddhism: See Pháp Số. Categories of Buddhist concepts: Categories of Buddhism—See Pháp Số.

Categories of knowledge: Loại Trí Phẩm—Các loại tri kiến.

Categories of phenomena: Sự Phẩm—Các loại hiện tượng.

Categories of pleasure: Lạc Phẩm—Cac loại vui vẻ.

Cathedral (n): Nhà thờ lớn.

Catholic (a): Thuộc về Thiên Chúa giáo—Thiên Chúa Giáo.

Catholic Church: Nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Catholic faith: Tín ngưỡng Thiên Chúa.

Catholic theology: Thần học Thiên Chúa giáo.

Catholicism (n): Thiên Chúa giáo.

Catra-pratidesaniya (p): Pratidesaniya (skt)— Hướng Bỉ Hối Tội—Bát Lặt Để Ba La Đề—Ba La Xá Ni—Đề Xá Ni—Buddhist confession of offences—See Ba La Đề Xá Ni. Catru-parajika (p): Catvarah-parajika-dharma (skt)—Tứ Ba La Di—Tứ Đọa—Tứ Trọng—Tứ Khí—Four parajikas or grave sins of monks and nuns: sexual immorality, killing, stealing, and false speaking—Tứ Cực Trọng Cảm Đọa Tội: dâm, sát, đạo và vọng.

Cattari-ariyasaccani (p): Catvariarya-satyani (skt)—Tứ Diệu Đế—Four noble truths—Bốn chân lý nhiệm mầu trong giáo lý nhà Phật.

Cattaro-mahadeva-raja (p): Caturmaharaja (skt)—Tứ Thiên Vương—Four Great Kings—Bốn vị hộ pháp canh giữ bốn phương trời.

Cattle in human shape: Nhân Thân Ngưu—Trâu ngựa trong lớp con người (ngu, si và không biết làm việc thiện)—Stupid, ignorant and heedless. Catudhatuvavatthana (p): Mahabhuta (skt)— Four tanmatra—Four great elements of which all things are made (produce and maintain life)—Bốn yếu tố lớn cấu tạo nên vạn hữu—See Tứ Đại. Catudipa (p): Caturdvipa (skt)—Tứ châu—Four continents.

Catuhsataka Strota (skt): Tứ Bách Tán—Phật truyện bằng chữ Bắc Phạn—Buddhist stories written in Sanskrit.

Catummaharajika (p): Four Great Deva Kings— The Realm of the Four Great Kings—See Tứ Đại Thiên Vương.

Catura (skt & p): See Chiên Đổ La Đại Tướng.

Catur-abhiseka (skt & p): Catur-bhiseka (skt)— Murdhabhisikta (skt)—Baptism or anointment— Consecration or Initiation—See Tứ Quán Đảnh.

Catur-apramanavihara (skt): Four immeasurable minds—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Catur-arupya (skt): Brahma-lokas (skt)—Tứ thiền vô sắc—Formless jhanas—See Tứ Không

Xứ .

Caturasra (skt): Square—Phương—Vuông.

Catur-bhiseka (skt): Catur-abhiseka (skt & p)— Murdhabhisikta (skt)—Baptism or anointment— Consecration or Initiation—See Tứ Quán Đảnh. Catur-brahmavihara (skt): Tứ Phạm Trú—Bốn chỗ trụ cao thượng: vô lượng từ, vô lượng bi, vô lượng hỷ, vô lượng xả—The four noble states: unlimited love, unlimited pity, unlimited joy, and unlimited indifference—See Tứ Vô Lượng Tâm. Caturdisa (skt): Belonging to the four directions—Chiêu đề.

Caturdvipa (skt): Catudipa (p)—Four continents—See Tứ Châu.

Catuririya-patha (p): Four bodily postures—Four ways of movement for monks and nuns: walking, standing, lying, and sitting—Tứ Oai Nghi: hành, trụ, ngọa, tọa.

Caturmahabhuta (skt)—Catummaha-bhutika (p)—The four primary elements—Bốn yếu tố cơ bản để hình thành nơi sự sống (đất, nước, lửa, gió).

Caturmaharaja (skt): Cattaro-mahadeva-raja (p)—Four Great Kings—Four deva kings of the four heavens—Bốn vị hộ pháp canh giữ bốn phương trời—See Tứ Thiên Vương.

Caturmaharajakayika (skt): Caturmaharaja (skt)—Deities serving the Four Quarter Kings (name of a class of deities)—Gods of the four kings—Belonging to the attendance of those four great kings—See Tứ Thiên Vương.

Catur-maha-raja-kayika-deva (skt):

Catummaharajika (p)—Tứ thiên vương—See Tứ Đại Thiên Vương.

Catur-rddhipada (skt): Tứ thần túc—Four bases of mystical ability—Four mystical feet—See Tứ Như Ý Túc.

Caturtha-dhyana (skt): Catuttha-jhana (skt)— Four jhanas—See Tứ Thiền. Caturupabrahmaloka (skt): Tứ không thiên— Four immaterial heavens—See Tứ Không Xứ. Caturvaisaradya (skt): Four-fold fearlessness— See Tứ Vô Úy.

Caturyoni (skt): Catuyoni (p)—Four forms of birth—Bốn dạng thức sanh của thế giới hữu tình— See Tứ Sanh.

Catushkotika (skt): 1) Four tenets held by various non-Buddhist schools: See Tứ Cú Chấp; 2) The four terms of differentiation of all things (four points of argumentation): Bốn câu phân biệt của vạn pháp—See Tứ Cú Phân Biệt. Catuttha-jhana (skt): Caturtha-dhyana (skt)— Fourth jhanas—Đệ tứ thiền—See Tứ Thiền.

Catutthajjhanabhumi (skt): The fourth region in the four dhyana heavens, equal to a great chiliocosmos—See Tứ Thiền Thiên. Catuyoni (p): Caturyoni (skt)—Four forms of birth—Bốn dạng thức sanh của thế giới hữu tình— See Tứ Sanh.

Catvarah-parajika-dharma (skt): Catruparajika—See Tứ Ba La Di.

Catvarah-pratyayah (skt): Tứ duyên—Four classes of cooperating cause—Four types of circumstance—Four circumstances—Four types of connection—See Tứ Duyên Sanh.

Catvararddhipadah (skt): Rddhipada (skt)— Iddhipada (p)—Tứ Thần Túc—Bốn điều nên biết đủ—Four Sufficiences—See Tứ Như Ý Túc.

Catvari (skt): Four—Tứ—Bốn. Catvari-apramanani (skt): Appamanna or Brahmavihara (p)—See Tứ Vô Lượng Tâm. Catvariaryasatyani (skt): Cattari-ariyasaccani (p)—The four Noble Truths—See Tứ Diệu Đế.

Catvari-riddhipadah (skt): Rddhipada (skt)— Iddhipada (p)—Tứ Thần Túc—Bốn điều nên biết đủ—Four steps to rddhi or supernatural powers— Four sufficiences—See Tứ Như Ý Túc.

Catvari-samgraha-vastuni (skt): The four elements of popularity—The four ways of leading human beings to emancipation—See Tứ Nhiếp

Pháp.

Catvari-samyakprahanani (skt): Tứ Chánh Đoạn—Four kinds of restraint—Right effort of four kinds of restrain—Four right efforts—See Tứ Chánh Cần.

Catvaro-dvipah (skt): The four continents—Four great continents—See Tứ Chau. Catvaro-yonayah (skt): Tứ sanh—Four kinds of birth: Birth from womb, birth from egg, birth from moisture, and birth from metamorphosis—Bốn loại sanh: Thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, và hóa sanh.

Caught up in defiled thoughts: Niệm tục còn vương—See Vấn Vương Tục Niệm. Caula (skt): Culya or Cola (skt)—See Châu Lợi Da.

Cauri (skt): See Tựu Lý Minh Phi.

Causal: Thuộc về nguyên nhân—Thông thường. Causal agency: Karana-hetu (skt) Active cause— See Năng Tác Nhân.

Causal condition: Nhân Vị—Con đường mà hành giả phải đi cho đến khi nhận ra được quả vị. Causal consciousness: Duyên Thức—Ý thức về những nguyên nhân và hậu quả (nhân quả).

Causal force: Nhân Lực—As contrasted with environmental or secondary force (duyên lực)— Đối lại với duyên lực. Đây là nguyên nhân chính sinh ra sự vật.

Causal ground: Fundamental cause—Nhân Địa—Fundamental cause or causal ground., the state of practicing the Buddha religion which leads to the resulting Buddhahood (quả địa)—

Trạng thái thực tập giáo lý nhà Phật dẫn tới quả vị Phật.

Causal viewpoint of conditioned arising: Duyên Khởi Nhân Phân—Quan điểm thông thường về sự nảy sanh có điều kiện từ bên ngoài.

Causality (n): Law of Causality—Law of cause and effect—Relation between cause and effect— Luật Nhơn Quả—See Nhân Quả.

Causality of past and present sutra: Nhân Quả Kinh—Quá khứ hiện tại nhân quả kinh—Kinh nói về tiền thân của đức Phật.

Causality spanning the three periods: Tam Thế Nhân Quả—Nhân và quả trải qua ba đời.

Causally-produced: All things are causally produced (Lập tánh)—Nhân duyên sanh—Sanh sản vì nhân duyên—Nhân Duyên Tông.

Causation (n): Nhân duyên—Nhân Tướng—One of the four kinds of forms or characteristics of Alaya-vijnana, the character of the origin of all things—Một trong bốn tướng (sanh, trụ, dị, diệt), bản chất hay nguồn gốc của vạn hữu—See Tứ Nhân Duyên.

Causation by action-influence: Nghiệp Cảm Duyên Khởi.

Causation-characteristics: Nhân Tướng—See Causation.

Causation of dukkha: Khổ duyên (duyên của khổ đau).

Causation by Ideation-store: Alaya-vijnana (skt)—A Lại Da Duyên Khởi.

Causation or inheritance from previous existence: Túc Duyên (nhân duyên truyền lại từ tiền kiếp).

Causation stories: Tales of cause and effect— See Inga Monogatari.

Causation by Thusness: Chân như Duyên Khởi. Causation by Universal Principle: Pháp giới Duyên Khởi.

Causative devotion: Duyên tu của Bồ Tát đời trước—Causative devotion of a bodhisattva in former life.

Causative position: Nhân Vị—The causative position, i.e. that of a Buddhist, for he has accepted a cause, or enlightenment, that produces a changed outlook—Địa vị tu hành Phật Nhân từ khi phát tâm cho đến lúc thành Phật.

Causation theory: Lý Tắc Duyên Khởi.

Cause (n): Hetu (skt)—Nguyên nhân— Condition—Reason—Căn duyên—Nhơn duyên

(động lực đầu tiên làm sinh ra kết quả, hoặc đưa đến hệ quả)—Cause, antecedent, condition; reason, principle—Nguyên nhân hay cái đi ở trước; điều kiện, lý do, nguyên lý.

Cause of: Nguyên nhân (của). Cause of abiding in the present condition: Trú nhân—Nourishing cause, one of the five causes (four elements of earth, water, fire and wind which are the causers or producers and maintainers of infinite forms of nature (results)— See Ngũ Nhân.

Cause, action, and effect: Nhân, hạnh, và quả (hạt giống, sự nẩy mầm, và trái)—Seed, germination, and fruit.

Cause of affliction: Phiền não nhân. Causes arise the eye-sense (causes that cause the eye-sense to be awakened): Những nguyên nhân khơi dậy nhãn căn—See Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn.

Cause-awakened one: Pratyeka-buddha (skt)—

Bậc Duyên Giác.

Cause (v) beings who are able to develop pure faith to acquire immeasurable roots of goodness: Nếu có chúng sanh hay sanh tịnh tín, thời Phật làm cho họ được vô lượng thiện căn.

Cause (v) beings to be born in the ground of equality of The Enlightened: Khiến họ được sanh trong đất bình đẳng của Như Lai. Cause (v) beings to continue in the boundless good practices of Enlightening Beings: Khiến chúng sanh trụ nơi vô biên diệu hạnh của chư Bồ Tát.

Cause (v) beings to develop all the most excellent qualities: Khiến chúng sanh được thành tựu công đức tối thắng.

Cause (v) beings to plant roots of goodness: Khiến cho chúng sanh gieo căn lành.

Cause of blessedness: Phước nhân (nhân của của phước).

Cause the Buddhas to bleed: Làm thân Phật chảy máu.

Cause all Buddhas of past, future and present to appear: Hiện tam thế tất cả chư Phật.

Cause the Buddha to rejoice: Làm cho chư Phật hoan hỷ.

Cause of Buddhahood: Nhân tu—The practice of Buddhist laws as the cause of Buddhahood—Tu tập Phật Pháp chính là nhân đưa tới Phật quả.

Cause (v) calamity to cease: See Tức Tai. Cause to cease: 1) To cut off (to end, to get rid of): Uccehda (skt)—Đoạn trừ; 2) Put an end to (to annihilate or disperse): Tiêu diệt.

Causes of a childbirth: Children are born from four causes—Con cái được sanh ra vì bốn nguyên nhân.

Cause of coming to the world: See Hóa Duyên.

Causes and conditions: Hetu-pratyaya (skt)— Primary causes and secondary causes—Nhân

Chính Nhân Phụ.

Causes and conditions that accord with the Buddhadharma: Pháp Duyên—Nhân duyên theo đúng pháp của Phật.

Causes and conditions that constitute the basis: Nhân Duyên Y Xứ—Những nhân duyên tạo nên nền tảng.

Causes and conditions of the great matter: Đại Sự Nhân Duyên.

Causes and conditions from prior lifetimes: Tiền Thế Nhân Duyên—Nguyên nhân và điều kiện từ nhiều kiếp trước.

Causes and conditions of wholesome roots: Thiện Căn Nhân Duyên—Nhân duyên của các thiện căn.

Causes of contradiction: Nhân Mâu Thuẫn.

Causes of death: Nguyên nhân đưa đến sự chết. Causes to develop Bodhi Mind: Nguyên nhân phát tâm Bồ Đề.

Cause of development: Tăng trưởng nhân. Cause of Dharma propagation: Sự nghiệp hoằng trì đạo pháp.

Cause of different resultant conditions: Differentiated karma—Biệt nghiệp. Cause disharmony within the Sangha: Phá hoại sự hòa hợp trong giáo hội (phạm tội Tăng Tàn)— Commits a Sangha Restoration Offence.

Cause of Dukkha: Nguyên nhân của khổ. Cause and effect: Chinchamanavika (skt)—Nhơn quả—Action and reaction—See Nhân Quả.

Cause and effect and corresponding relations: See Nhân Quả Ứng Báo.

Cause and effect of delusion and enlightenment: See Mê Ngộ Nhân Quả. Cause and effect in the future: Nhân quả xuất thế gian.

Cause and effect permeates all three life spans: See Nhân Quả Ba Đời. Cause and effect in the present life: Nhơn quả thế gian.

Cause and effect in the present and future lives: Nhân quả trong đời này và những đời tương lai.

Cause-effect relationship: Quan hệ nhân quả— Luật nhân quả.

Cause and effect are the same: Nhân Quả Nhất Như—Nhân và quả tuy nói là hai nhưng lại là một.

Cause Enlightening Beings to be full of knowledge and not depend on another for understanding: Làm cho chư Bồ Tát ở nơi đạo Bồ Đề đủ sáng trí huệ chẳng do tha ngộ.

Causes Enlightenment of the Buddha: Những căn nhân của hiện khởi trong sự giác ngộ của Phật—These causes are known to be boundless. The effects are manifold or limitless, but they do not hinder each other; rather they cooperate to form a harmonious whole—Những căn nhân này được coi như vô hạn, những cảm quả là vạn trạng vô biên, nhưng chúng không chướng ngại nhau mà lại còn cộng tác để hình thành một toàn thể nhịp nhàng.

Cause of erroneous ideas: The unreality of one’s environment—See Vọng Duyên.

Causes of evil actions: Những nguyên nhân khởi lên ác nghiệp—See Bốn Nguyên Nhân Gây Nên Ác Nghiệp.

Cause of giving: Lý do bố thí—Causes of dana. Cause of good or bad deeds: Tập đế—See Tứ

Diệu Đế.

Cause and its effect ressemble each other:

Nhân và hậu quả của nó giống nhau.

Cause leading to the extinction of passion and mortality in the future life: Xuất thế gian nhân quả (Đạo đế)—See Tứ Diệu Đế.

Causes of malice: Aghata-vatthuni (p)—Nguyên nhân của xung đột khởi lên bởi tư tưởng—Causes of malice which are stirred up by the thought—See Chín Xung Đột Sự. Cause may be stated, but result is beyond description: See Nhân Phần Khả Thuyết, Quả Phần Bất Khả Thuyết.

Cause-nature-environment: See Căn Tánh

Duyên.

Cause and origin: Nhân nguyên.

Cause of pain: Cause of suffering—See Tập Đế. Cause all past, present and future Buddhaworks: Hiện tam thế tất cả Phật sự.

Cause all past, present and future miracles:

Hiện tam thế tất cả thần thông.

Cause perfects and the effect completes: See Nhân Viên Quả Mãn.

Cause of pleasure: Lạc nhân.

Cause in the present life: Thế gian nhân quả (Tập đế)—The suffering (Khổ đế) and the cause (Tập đế) in the present life—See Tứ Diệu Đế. Cause in previous existence: Túc Nhân—Good or evil cause in prvious life—Nghiệp nhân, cả thiện lẫn ác, đã gieo trồng từ nhiều đời trước.

Cause produces its effect in a different life: Vipaka-hetu (skt)—Cause ripening in a different life—See Dị Thục Nhan.

Cause produces all sense and perceptions, either good or evil: Năng sinh nhân. Cause or reason: Hetusvabhava (skt)—Nhân Tự Tánh—Nguyên nhân hay lý do.

Cause of rebirth: Sinh nhân—Nourishing cause—See Ngũ Nhân.

Cause of rebirh as an animal: The karma, of rebirth as an animal—See Súc Sanh Nhân. Cause is result, result is cause: Simultaneity of Cause And Effect—Nhơn quả đồng thời.

Cause of retribution: Báo nhân. Cause ripening in a different life: Vipaka-hetu (skt)—See Dị Thục Nhân.

Cause roots of goodness of their colleagues of the past to develop to maturity: Vì muốn làm cho những chúng sanh đồng tu hành với Bồ Tát đời trước được thành thục thiện căn mà thị hiện ở vương cung—See Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Ở Vương Cung.

Causes of the same kind as the effect:

Sabhagahetu (skt)—See Đồng Loại Nhân. Cause sentient beings addicted to sensual pleasures to joyfully take pleasure in truth: Vì muốn làm cho những chúng sanh tham đắm dục lạc mến thích pháp lạc mà thị hiện ở thân đồng tử. Cause sentient beings to believe, honor, praise, and behave courteously: Khiến cho chúng sanh kính tin, cúi đầu đảnh lễ, ca ngợi khen tặng, thăm viếng hỏi thăm, dùng tất cả những thứ nầy mà làm Phật sự.

Cause sentient beings to detach from sensual and selfish pleasures: Khiến chúng sanh lìa xa dục lạc và ngã lạc.

Cause sentient beings to give up their attachment: Khiến chúng sanh nhàm chán sự tham đắm tại gia.

Cause sentient beings to know where the world of Buddhahood is: Làm cho chúng sanh biết có cõi Phật.

Cause sentient beings never turn back on the Path of Enlightenment: Chư Đại Bồ Tát dùng tâm đại bi mà vì chúng sanh thuyết pháp, khiến họ trọn chẳng thối chuyển nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Cause all sentient beings of past, present, and future to appear: Hiện tam thế tất cả chúng sanh.

Cause sentient beings to perceive the miracles of Buddha: Làm cho chúng sanh thấy thần biến của Phật.

Cause sentient beings to perfect concentration: Làm cho chúng sanh định tâm viên mãn.

Cause sentient beings to recollect accumulated deeds: Làm cho chúng sanh nhớ nghiệp đã huân tập.

Cause sentient beings to turn away from the world: Khiến chúng sanh nhàm rời thế gian. Cause sentient beings to want to seek the truth: Vì muốn làm cho chúng sanh thích cầu pháp chân lý.

Cause someone agony: Làm cho ai đau đớn. Cause someone to be pure: Làm cho ai trở nên thanh tịnh.

Cause someone trouble: Annoy someone—Gây phiền nhiễu cho ai.

Cause of sorrow: Nguyên nhân của buồn khổ— According to the Buddha, the cause of our grief and sorrow is attachment. If we want to transcend sorrow, we have to give up attachment. Cause sub-cause: Hetu-pratyaya (skt)—See

Nhân Duyên.

Cause of suffering: Dukkha-nidana (skt)—See

Tập Đế.

Cause of suffering are craving and ignorance (n): Nguyên nhân của khổ đau là tham dục và si mê.

Cause transforms itself into an effect: See

Nhân Năng Biến.

Cause untold Buddha-lands to appear: Làm cho bất khả thuyết chư Phật thị hiện.

Cause untold Enlightening Beings receiving predictions of Buddhahood: Hiện bất khả thuyết

Bồ Tát thọ ký.

Cause without effect: No future consequences— See Hữu Nhân Vô Quả.

Cause all worlds of past, present and future to appear: Hiện tam thế tất cả thế giới.

Causeless (a): Vô duyên—Uncaused— Independent—Without immediate causal connection.

Causeless and spontaneous: Nivrtti (skt)—Vô

Vi Tự Nhiên (tự nhiên và không do nhân mà có). Causing pollution of the environment: Làm ô nhiễm môi trường—A Bhiksu or Bhiksuni who pollutes the environment, i.e., burning or destroying forests, or using toxic chemicals, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào làm ô nhiễm môi trường, tỉ như đốt hay phá rừng, hay sử dung chất độc hóa học, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Cautious (a): Thận trọng—careful—Prudent.

Cave: Hang động.

Cave of the Dharma: Kokkutsu no sôge (jap)—A place where Buddhism is practiced, especially a meditation hall at a Zen monastery. Hakuin Ekaku (1685-1768), the Zen Master of the Tokugawa period (1603-1866), used the expression “talons and teeth of the Cave of the Dharma” to describe the powers acquired through Zen meditation, which could then be used to aid others—Pháp Quật, nơi người ta tu tập Phật Pháp, đặc biệt là Thiền sảnh trong Thiền viện. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, một vị Thiền sư dưới Triều đại Đức Xuyên của Nhật Bản, đã sử dụng từ ngữ “Nanh vuốt Pháp Quật” để diễn tả sức mạnh đạt được qua Thiền định, mà sau đó có thể được sử dụng để giúp đở người khác.

Cave of the green dragon: See Thương Long

Huyệt.

Cave for meditation: Thiền Quật—A cell for meditation, or retirement from the world—Hang động để hành thiền hay an cư.

Cave sanctuaries: Hang động thánh tích—Cave sanctuaries are manmade structures built into natural or excavated caves in the side of a mountain, canyon wall or cliff. They were found

in India, Afghanistan and China—Những hang động thánh tích là những cấu trúc nhân tạo, được xây dựng trong những hang động tự nhiên hay được đào xới bên triền núi. Người ta tìm thấy nhiều hang động này tại Ấn Độ, A Phú Hãn và Trung Hoa.

Cavern genie: Earth-rsi—Địa tiên.

Cease (v): Ngừng.

Cease to do wrong and do what is right: See

Chỉ Trì Tác Trì.

Cease to exist: Chấm dứt tồn tại.

Cease to keep precepts: Prahana-samvara

(skt)—Đoạn Luat Nghi—Không giữ giới luật nữa.

Cease (v) to live for his senses or himself:

Ngừng sống theo giác quan hoặc cho riêng mình.

Cease (v) the transforming: See Tức Hóa.

Ceaseless (a): Không ngừng.

Ceaseless mutation: Đột biến không ngưng.

Ceasing and reflecting: Samatha and Vipasyana (skt)—Shikan (jap)—Quiet and Reflecting—Chỉ

Quán.

Ceceti (skt): Intention—Chủ định.

Cede (v): Nhượng bộ—To yield—To give in—To make concessions.

Celebrate the anniversary of (a deceased): Commemorate the anniversary of (a deceased)—

Cúng giỗ.

Celebrate the anniversary of defunct (the dead): Puja (skt)—Make offerings—Cúng dường. Celebrate birthday at a layperson’s house or in a restaurant: To commit an Expression of Regret Offence—Tổ chức lễ sinh nhật của mình tại nhà cư sĩ là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Celebrate a ceremony to worship the Healing

Master: Làm lễ tế đàn Đức Phật Dược Sư. Celebrate the service: Officiate the service— Take or conduct the service—Hành lễ.

Celebrated: Nổi tiếng—Famous.

Celebration of sprinkling the Buddha: Yokubutsu (jap)—Ritual bathing of the Buddha Statue—See Dục Phật.

Celebrity (n): Danh nhân—Famous man—Great name.

Celestial (a): Thuộc về Trời.

Celestials (n): Deva-gati (skt)—See Thiên Đạo. Celestial birds: Thiên điểu.

Celestial city: Thành quách trên Trời.

Celestial deities: Thiên thần.

Celestial demons: See Thiên Ma.

Celestial drum: Trống Trời—Drum of the teaching—Haevenly drum—See Thiên Cổ. Celestial ear: Thiên Nhĩ—With the celestial ear they hear all Buddhas teaching, absorb and remember their teachings, and expound them widely to sentient beings according to their faculties—Thiên nhĩ nghe rõ chư Phật thuyết pháp, thọ trì ghi nhớ, rộng vi chúng sanh tùy căn cơ để khai diễn—See Lục Thông. Celestial eye: See Thiên Nhãn Thông and Lục Thông.

Celestial flower: Manjusaka (skt)—Mạn Thù Sa—Tên của loài hoa Xích Đoàn trong vùng bắc Ấn—Name of a type of flower in north India.

Celestial happiness: Phúc lạc của chư Thiên.

Celestial and human realms: Thiên Nhân Thế Giới—Cõi trời và cõi người—The realms of devas and men.

Celestials and humans are unable to detach themselves from the mundane states: Bồ Tát quán sát thấy trong đời quá khứ, hàng nhơn thiên cùng mình tập hội, mà nay vẫn còn ở bực phàm phu, không xả ly được, mà cũng nhàm mỏi.

Celestial kings: Devaraja (skt)—Heaven King— See Thiên Vương.

Celestial messenger: Duta(skt)—Cetaka (skt)— Ceti (skt)—Duti (skt)—Thiên sứ giả.

Celestial music: Thiên Nhạc—Heavenly music— The music of the inhabitants of the heavens—

Nhạc trời hay nhạc của chư Thiên.

Celestial musician: Gandharva (skt)—Càn thát bà (Hương âm thần).

Celestial spirit: Deva and gods—See Thiên

Thần.

Celestial vase: Tempyo (jap)—Thiên Bình. Celibacy of the monks and nuns: Cuộc sống độc thân của chư Tăng Ni.

Celibate (a & n): Người độc thân.

Cemeterial (a): Thuộc về nghĩa trang.

Cemetery (n): Burial ground—Nghĩa trang.

Cense (v): Xông hương.

Censer: See Hỏa Xá.

Censor (v): Kiểm duyệt.

Censure (n): Censorship: Sự kiểm duyệt (sự chế tài)—Blame, disparagement, ridicule (Ninda (p): Chê Trách.

Censure by authority: Uy quyền chế tài hay kiểm duyệt.

Census of monks and nuns: Kiểm soát chư Tăng Ni—See Chúng Trướng.

Center (n): Trung tâm—Trung ương.

Central Asian Buddhism: Phật Giáo Trung Á.

Central Buddhist Sangha: Giáo Hội Phật Giáo Trung Ương.

Central channel: Avadhuti (skt)—Susumnadi

(skt)—A subtle channel of the body—See Trung Tuyến.

Central concept: Quan điểm chính. Central court of the Womb Treasury: See Bát

Diệp Viện.

Central dogma: Tín điều trọng tâm.

Central Garbhadhatu: See Trung Thai Tạng. Central heart madala: Bí Mật Mạn Đà La—See Nội Tâm Mạn Đà La.

Central Honored One: Trung Tôn (vị ở chính giữa trong hàng chư tôn).

Central part of a continent: Astadvipa (skt)— Trung Bộ Châu.

Central Patriarchal Temple: Tổ Đình Trung

Tâm.

Centrifugal (a): Thuộc về lực ly tâm. Centripetal (a): Có khuynh hướng hướng tâm— Thuộc về hướng tâm.

Cereals: Ngũ cốc.

Ceremonial: Nghi thức tu pháp—See Ngũ Chủng Tu Pháp.

Ceremonial robe: Samghati (skt)—Tăng Già Lê Y—See Đại Y.

Ceremonial sprinkling of water on a bodhisattva’s head: See Quán Đảnh Bồ Tát.

Ceremony (n): Buổi lễ—Nghi thức.

Ceremony of anointment: Abhisekana or

Murdhabhisikta (skt)—Cittamanitara (skt)—Điểm đạo (nghi thức quán đảnh của Mật Tông)—See Quán Đảnh.

Ceremony of anointment of the dharaniilluminant: Vidya-dhara-abhiseka (skt)—Trì Minh Quán Đảnh.

Ceremony to avert calamity: Nhưỡng Tai—

Nghi thức cầu nguyện lễ tống gió.

Ceremony of Buddha’s Enlightenment: Lễ Phật Thích Ca thành đạo.

Ceremony of the end of the rainy retreat:

Pavarana (skt)—Lễ ra Hạ (giải hạ).

Ceremony on entering the hall for service: Đình Nghi—Nghi thưc khi tiến vào chánh điện trong buổi lễ.

Ceremony of expiation: Lễ sám hối.

Ceremony of opening the eyes: Khai Quang

Điểm Nhãn—Introducing to the light—

Introducing the light and opening the eyes—See Khai Quang.

Ceremony platform: Pulpit—Pháp đàn. Ceremony to put Buddha statue in place: Lễ an vị Phật.

Ceremony of transfer: Lễ bàn giao.

Certain concentration of the dharma realm: Dharma-dhatu-niyata-samadhi (skt)—Tất pháp tánh tam muội.

Certain concentration on external

appearance: Niyata-dhvaja-ketu-samadhi (skt)— Tất Tràng Tướng Tam Muội.

Certain entrance on the concentration of unobstructed eloquences: Nirukti-niyatapravesa-samadhi (skt)—Tất Nhập Biện Tài Tam Muội.

Certain things: There are three sure or certain things for the true disciple.

Certain understanding: Quyết định giải (sự hiểu biết chắc chắn).

Certain understanding of the realm of sentient beings: Những thứ mà Bồ Tát Biết Rõ (hiểu biết chắc chắn) Chúng Sanh Giới.

Certain understanding of all the teachings:

Quyết rõ các pháp.

Certainty (n): Quyết định—Vững vàng—Tính xác thật.

Certainty of effortlessness: Vô công dụng quyết định—See Lục Chủng Quyết Định.

Certainty of effortless abode in truth and wisdom: Vô Công Dụng Quyết Định—Do trí huệ lực, chẳng thêm công hành vẫn trụ được nơi chân lý và trí tuệ—See Lục Chủng Quyết Định.

Certainty of no retrogression to lower conditions: Bất Thối Quyết Định—Do lực nhẫn nhục các thiện pháp đã tu nhất định chẳng bao giờ bị lùi mất—See Lục Chủng Quyết Định.

Certainty of progress in cultivation: Tu tập quyết định—See Lục Chủng Quyết Định. Certainty of progress in practice: Tu Tập Quyết Định—Nhờ luôn tu tập thiện pháp nhất định sẽ không bao giờ gián đoạn—See Lục Chủng Quyết Định.

Certainty of rebirth in honourable families: Sinh Thắng Quyết Định—Do lực trì giới nhất định thường được sanh vào nhà quý thắng (Sát Đế Lợi, Bà La Môn, trưởng giả…)—See Lục Chủng Quyết Định.

Certainty of Unfailing good karma: Định nghiệp quyết định—See Lục Chủng Quyết Định. Certainty of wealth: Tài Thành Quyết Định—Do lực bố thí mà được đại tài hay của cải lớn—See Lục Chủng Quyết Định.

Certificate of ordination (of a monk): Độ Điệp—See Giới Điệp.

Certificate of retreat: See Tọa Hạ Do. Certify to the Tenth Ground: Chứng được Thập Địa.

Certify to unobstructed wisdom: Chứng đặng trí vô ngại.

Certitude: Tính xác định—Tính xác quyết.

Cessation (n):

1) Samatha (skt)—Yên lặng hay yên tỉnh— Tranquility—Absence of passion—

Calmness—See Samatha. 2) Nirodha (skt)—Diệt (sự chấm dứt)— Extinction—Nirvana. Cessation of defilements: Tạp Nhiễm Hoàn

Diệt—Sự chấm dứt tạp nhiễm.

Cessation of delight: Hỷ đoạn diệt.

Cessation of in-and-out breathing: Hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt.

Cessation of all mental operation: Chỉ Bệnh—

Chỉ vọng tức chân (tịch niệm để cầu viên giác là chỉ bệnh, vì viên giác chẳng phải do chỉ niệm mà được)—See Tứ Bệnh. Cessation of mind: Tâm Diệt—Sự chấm dứt mọi suy nghĩ phân biệt.

Cessation and observation: Diệt va Quan Sát— Ngưng và quan sát.

Cessation of perceptions: Dục tưởng bị đoạn diệt.

Cessation of Perception-and-Feeling: Tưởng và các thọ đều bị đoạn diệt.

Cessation of perception of materiality: Sắc tưởng bị đoạn diệt.

Cessation of perception of the Sphere of

Infinite Consciousness: Thức vô biên xứ bị đoạn diệt.

Cessation of perception of the Sphere of

Infinite Space: Tưởng hư không vô biên xứ đoạn diệt.

Cessation of perception of the Sphere of No-

Thingness: Vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt. Cessation of personality: Sakkaya-noridho anto (p)—Hữu thân diệt biên—See Tam Pháp (W).

Cessation of the process of becoming: Nibbana (p)—Nirvana (skt)—Diệt độ—Calmness and extinction—Eternal peace—Extinction of reincarnation and escape from suffering—Niết

Bàn (chấm dứt tiến trình hiện hữu).

Cessation of sufferings and afflictions: Chấm dứt khổ đau phiền não—The end of sufferings and affliction is the most important goal of Buddhism; however, this cannot be done through studying, but one must practice with your personal experiences. When we speak of the end of sufferings and afflictions in Buddhism, we mean the end of sufferings and afflictions in this very life, not waiting until a remote life. Sincere Buddhists should always remember that Nirvana in Buddhism is simply a place where there are no sufferings and afflictions. So if we can cultivate ourselves to eliminate sufferings and afflictions, we reach what we call “Nirvana in this very life.”—Chấm dứt khổ đau phiền não là mục đích quan trọng nhất của đạo Phật. Tuy nhiên không phải học mà chấm dứt được đau khổ, mà người ta phải thực hành bằng kinh nghiệm tự thân của chính mình. Khi chúng ta nói đến chấm dứt khổ đau phiền não trong đạo Phật, chúng ta muốn nói đến chấm dứt đau khổ ngay trong đời này kiếp này chứ không đợi đến một kiếp xa xôi nào. Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng Niết Bàn theo Phật giáo đơn giản chỉ là nơi không có khổ đau phiền não. Vì vậy nếu chúng ta có thể tu tập tự thân để chấm dứt khổ đau phiền não, là chúng ta đạt được cái mà chúng ta gọi là “Niết Bàn ngay trong kiếp này”.

Cessation of thinking and pondering: Tầm tứ đoạn diệt.

Cessation through knowledge:

Pratisamkhyanirodha (skt)—Trạch diệt (đoạn diệt bằng tri thức).

Cessation through non-arising: See Bất Sanh Đoạn.

Cessation without knowledge:

Apratisamkhyanirodha (skt)—See Phi Trạch Diệt. Cessational effect: Visamyoga-phala (skt)—Quả dựa vào đạo lực giải thoát của Niết Bàn mà chứng được—See Ly Hệ Quả.

Cetaka (skt): Duta(skt)—Ceti (skt)—Duti (skt)—Celestial messenger—Thiên sứ giả.

Cetana (skt & p):

  1. Cetana (p): Volition—Hành uẩn—Tác Ý

(hành hay động cơ phát xuất hành động)—A factor of consciousness—Karma-producing impulses—Volition or intentional action—

Hành động tạo tác của ý thức.

  1. Cetana (skt): Will—Tư.

Cetana-sutta (p): Sutra on act of will—Sutra on intentional action—Sutra on volition—Kinh Tác

Ý.

Cetani (skt): Tác ý (hành).

Cetasikas (p): Mental actions—Mental conducts—Mental factors—Mental conditions or emotions—See Tâm Sở.

Ceti (skt): Cetaka (skt)—Duta(skt)—Duti (skt)— Celestial messenger—Thiên sứ giả.

Cetika (skt): Caityaka (skt)—Object of veneration—Vật dùng trong việc thờ cúng. Cetiya (p): Caitya (skt)—1) Assembly hall of a Buddhist monastery for meditation and presentation of teaching: Chánh điện, phòng họp trong tu viện cũng làm nơi thiền và giảng pháp; 2) Stupa of relics: Tháp thờ xá lợi.

Cetiyavada (p):Caityasaila (skt)—See Chế Đa Sơn Bộ.

Ceto-khila (p): Tâm Hoang Vu—Mental blockages.

Ceto-khila-suttam (p): Kinh Tâm Hoang Vu— Sutra on mental blockages.

Ceto-pariya-ana (skt): Paracittajnana (skt)—See Tha Tâm Trí.

Ceto-samatha (p & skt): Tâm Chỉ—Niệm yên lặng hay tâm yên lặng—Tranquility of thoughts— Mental quiescence.

Ceto-vimutti (p): Tâm Giải Thoát—Deliverance of the mind—Liberation of the mind—A mind or heart delivered from all desires—Một cái tâm đã được giải thoát khỏi tất cả mọi dục vọng.

Ceya (skt): Kệ—Gatha (skt)—Già Đà—Già

Tha—Phúng Tụng (gồm bốn câu với số chữ nhứt định trong mỗi câu)—Chant—Metrical hymn or chant—Poem—Stanza—Verse. Ceylon: Former name of Sri Lanka—Tích Lan, tên gọi trước đây của xứ Sri Lanka.

Chabana (jap): Tea flower—Trà Hoa. Chabbanna-dhaja (p): Shadvarna-dhavaja (skt) —Buddhist flag—Phật giáo kỳ (cờ Phật giáo).

Chabbisodhana-suttam (p): Sutra on six kinds of purity, Majjhima Nikaya 112—Kinh Lục Thanh Tịnh, Trung Bộ Kinh 112.

Chaddanta (skt): Name of a place where

Kaundinya stayed, cultivated and passed away— See Lục Nha.

Chadô (jap): Tea ceremony—Tea way—The way of tea, a Japanese art form closely associated with the Zen sect of Buddhism—See Trà Đạo. Chagayana (skt): See Xích Ngạc Nhai Na. Chah, Ajahn (1918- 1992): Achann Chah—Name of a Thai meditation teacher who belonged to the forest monk tradition. Born in a rural village in northeast Thailand, he received Bhikshu ordination at the age of twenty, after which he studied meditation with a number of teachers. For several years he pursued an ascetic lifestyle, sleeping in foresrs, caves, and cremation grounds. Eventually he settled in a forest hermitage near his birthplace, and a large monastery named Wat Pah Pong grew there as he attracted followers. In 1975 it was designated as a special training center for Westerners and named Wat Pah Nanachat, and since that time a number of influential Western Buddhist teachers have studied there. In 1979 the first of several European branch monasteries were established in Sussex, England by his senior Western disciples, among them Ajahn Sumedho, who became the senior monk at Amaravati Buddhist Monastery in England. Today there are branch monasteries in other European countries, as well as in Australia and New Zealand—Tên của một vị Thầy dạy Thiền người Thái, thuộc truyền thống Sơn Tăng. Ông sanh ra trong một ngôi làng ở vùng quê thuộc miền Đông Bắc Thái Lan, thọ cụ túc giới ở tuổi 20 sau khi học Thiền với một số vị thầy. Trong mấy năm trời ông theo đuổi cuộc sống của một du Tăng khổ hạnh, ngủ trong rừng, trong hang và nghĩa địa. Cuối cùng ông trụ lại trong một ngôi ẩn thất gần nơi ông sanh ra, và một tự viện lớn tên là Wat Pah Pong được dựng lên tại đó vì ông đã thu hút rất nhiều đệ tử. Vào năm 1975, tự viện này được chỉ định là trung tâm huấn luyen Thiền cho người Tây phương và được đặt tên là Wat Pah Nanachat, và từ lúc đó có một số thầy có ảnh hưởng đến Phật giáo Tây phương đã theo học Thiền tại đây. Năm 1979, chi nhánh đầu tiên trong số những chi nhánh ở Âu Châu được một đại đệ tử người Tây phương của ông thiết lập tại Sussex, Anh Cát Lợi, trong số các vị này có Ajahn Sumedho, người trở thành vị trưởng lão tại tự viện Amaravati ở Anh. Ngày nay có nhiều chi nhánh ở các xứ Âu Châu khác, cũng như ở Úc Châu và Tân Tây Lan. Chahitsu (jap): Tea house—Trà thất. Chai (chi): Fasting feasts (days for religious observance of not eating meat)—Trai (ăn chay).

Chaining: Bondage—See Trói Buộc.

Cha-ire (jap): Begin a tea ceremony—Trà Nhập.

Chaitika (skt): Hinayana (skt)—Small Vehicle— See Tiểu Thừa.

Chaitya (skt): Cetiya(p)—Assembly hall of a Buddhist monastery for meditation and presentation of teaching—Chánh điện, phòng họp trong tu viện cũng làm nơi thiền và giảng pháp.

Chaja-chenpo (tib): Mahamudra (skt)—Great Seal—See Đại Thủ Ấn.

Cha-jin (jap): Tea person—See Trà Nhân. Chakgya (tib): Mudra (skt)—Ấn—Seal—Seal of the temple—Sign—signet—Symbol—Emblem— Proof—Approve—Asurance.

Cha-kin (jap): Tea-napkins—Napkins used in a tea ceremony—Trà cân—Khăn dùng trong nghi thức trà đạo.

Chakoka (skt): Cugopa (skt)—See Trác Cú Ca. Chakra (p) Cakra (skt): Vòng tròn—Bánh xe. Chakra-samvara (skt): Korlo-dompa (tib)—A meditational deity—See Luân Giới. Chakravartin (skt): Wheel-Turning King—

Chuyển Luân Thánh Vương. Chakugo (jap): Jakugo (jap)—Primary expression of a koan, part of koan practice—See Trước Ngữ.

Chakuho-Kakubun (jap): Pravicara (skt)— Dharma factor—Discrimination—See Trạch Pháp

Giác Phần.

Chalabhia (p): Abhijna (skt)—Abhinna (p)—

Thần thông.

Challenge (n): Sự thách đố—There are two kinds of challenges.

Challenging words: Lời thách thức.

Champaka tree: Campa or Campaka (skt)—A yellow fragrant flower—See Chiêm Bặc Ca. Ch’an (chi): Jhana (p)—Dhyana (skt)—To meditate—Zen—See Thiền.

Ch’an art: See Nghệ Thuật Thiền. Chance (n): Cơ hội—Dịp may—Opportunity— Occasion.

Chancellor (n): Chưởng ấn (vị trông coi văn khố).

Chanda (p & skt): Ý muốn—Dục vọng—Will— Intention—Desire—Desire means to want for something—Dục là mong muốn cái gì đó.

Chandagarika (p): Channa-garika (p)—

Sannagarikah (skt)—Mật Lâm Sơn Bộ—See Tiểu Thừa Thập Bát Bộ.

Chandaka (skt): Channa (p)—See Xa Nặc. Chandala (skt): The lowest class in the Indian caste system—See Chiên Đà La. Chandana-fragrance Buddha: Tamalabhadra

(skt)—Chiên Đàn Hương Phật.

Chandaraga (p): Ái dục—Love and Desire—

Love of family—Luyến ái và dục vọng, hoặc tình thương yêu gia đình.

Chanda-rddhi-pada (skt): Dục Như Ý Thần Túc—Desire to develop magic—Strong aspiration or will—Sufficience of desire—See Dục Thần

Túc.

Chanda-samadhi (skt): Magic powers—See Dục

Thần Túc.

Chandas sastra (skt): See Xiển Đà Luận. Chando (p): Desire—Dục—See Năm Mươi Hai

Tâm Sở.

Chandracarma (skt): Candravarma (skt)— Nguyệt Trụ—A learned monk of the Nagavadana monastery.

Chandrakirti (skt): One of the most important representatives of the school of Madhyamika in the 8th century. He played an important role and had great influence on the development of the Madhyamika in Tibet—Một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ tám, ông đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền bá trường phái Trung Đạo vào đất Tây Tạng.

Ch’ang-an (chi): Trường An—Name of the old capital of China—Tên của cố đô Trung Hoa.

Chang-ching Huai-hui: Shokei-Eki (jap)— Zhangjing Huai-hui—Thiền Sư Trường Khánh Hoài Huệ (756-815)—See Chương Kính Hoài Huy Thiền Sư.

Ch’ang-ch’ing Hui-lêng: Chokei-Eryo (jap)— Ch’ang-ch’ing Hui-lêng (Wade-Giles Chinese)— Chang-qing Hui-leng (Pinyin Chinese)—See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Ch’ang-Ch’ing Ta-an (chi): Chokei-Daian (jap)—Trường Khánh Đại An—Name of a

Chinese monk in the eighth or ninth century—Tên của một vị sư người Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ 8 hay thứ 9.

Ch’ang Ch’ing’s Three Poisons: See A La Hán Tam Độc.

Chang-cho (chi): Zhang-Juo—See Tú Tài Trương Chuyết.

Chang-cho Hsiu-ts’ai (chi): Zhang-Juo HsiuTs’ai—See Tú Tài Trương Chuyết.

Ch’ang-chuang-yuan (chi): Trương Trung Nguyên—Name of a China monk—Tên của một vị sư người Trung Hoa.

Chang-Chub Kyi Sem (tib): See Bồ Đề Tâm. Chang-Chue: Trương Giác—Zhang Jue—Name of a monk.

Chang-Chung-Yuan: Trương Trung Nguyên— Name of a monk.

Chang-Hsien: Trương Tiên—Zhang Xien—Name of a monk.

Chang of Hsi-shan: See Khê Sơn Chương Thiền Sư.

Chang-Hsiu: Trương Tú—Name of a monk. Chang-Hsiung: Kakushin (jap)—A Chinese master of the Fuke school of Zen—See Giác Tâm Thiền Sư.

Chang Po Tuan: Zhang Boduan—See Trương Bá

Đoàn.

Chang-Qing-Huai-Hui: Shokei-Eki (jap)— Chang-ching Huai-hui (Wade-Giles Chinese)— Zhangjing Huai-hui (Pinyin Chinese)—See Chương Kính Hoài Huy Thiền Sư.

Chang-sha Ching-ts’ên: Chosha Keishin (jap)— Changsha Jingcen—See Trường Sa Cảnh Sầm

Thiền Sư.

Ch’ang Sha’s fragrant grasses and falling flowers: Ch’ang Sha’s Wandering in the Mountains—See Công Án Phương Thảo Lạc Hoa.

Ch’ang Sha’s Wandering in the Mountains: Ch’ang Sha’s fragrant grasses and falling flowers—See Công Án Phương Thảo Lạc Hoa. Chang-Shing Hui-Leng (chi): Ch’ang-Ch’ing Hui-Leng—See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Ch’ang-shui Tzu-hsuan: Chosui Shisen (jap)— Changshui Zixuan—See Trường Thủy Từ Huyền Thiền Sư.

Ch’ang-Shun (chi): Trường Thuận—Tên của một vị sư Trung Hoa—Name of a Chinese monk.

Change (v): Paravrit (skt)—Biến đổi.

  1. To transform: To exchange—To turn back— Biến Đổi—Thay đổi—Chuyển đổi.
  2. Change, one of the four forms of activity: Dị, một trong bốn loại hữu vi tướng—See Tứ Hữu Vi Tướng.

Change for better prospects: Cải tiến.

Change one’s cult: See Cải Tông. Change one’s direction: Turn the head to—Alter one’s course (route)—Chuyển hướng. Change and impermanence: Chuyển biến và vô thường.

Change through maturation: Vipaka (skt)— Differing from the cause—See Dị Thục. Change a roommate: Đổi người cư trú cùng phòng—A Bhiksu or Bhiksuni who has not changed his or her roommate after eight months, except with the permission of the Order, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào sau tám tháng mà vẫn chưa đổi người cư trú cùng phòng, trừ khi có sự cho phép của giáo hội, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Changeability (n): Tính khả biến (thay đổi).

Changeable: Thay đổi được. Changeable spirit: Tâm thần bất định—A restless mind.

Changeableness (n): Changeability—Tính khả biến (thay đổi).

Changeful (a): Thường biến.

Changeless (a): Bất di bất dịch.

Changeless essence: An lập chân như—One of the two Truths.

Changeless substance: Bất biến chân như—One of the two Truths.

Changing: Parinamin (skt)—Đang chuyển hóa

(thay đổi).

Changing consciousness: Pravrtti-vijnana (skt)— See Chuyển Thức.

Changing Dharma lineage: The practice of changing Dharma lineage according to the temple at which a monk serves as abbot—See In’in

Ekishi.

Changing factors: Những yếu tố thay đổi. Changing one’s appearance theatrically: Trá

hien dị tướng hay giả dối hiện ra dị tướng để gạt người.

Changqing Huileng: Chokei-Eryo (jap)—See

Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư. Changsha Jingcen: Chang-sha Ching-ts’ên—See Trường Sa Cảnh Sầm Thiền Sư. Changshui Zixuan: Ch’ang-shui Tzu-hsuan—See Trường Thủy Từ Huyền Thiền Sư.

Chan-Jan (717-782): See Trạm Nhiên Đại Sư. Chan Khong Zen Master (1045-1100): See Chân Không Thiền Sư.

Ch’an-kuan Ts’e-chin: See Zenkan Sakushin.

Chan Lin Seng Bao Zhuan: Treasured Biographies of the Monks of the Zen

Monasteries—See Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện. Ch’an-men Kuei-shih: Thiền Môn Qui Thức— Zen Monastic Code—See Zenmon Kishiki. Ch’an-na (chi): Jhana (p)—Dhyana (skt)—To meditate—Zen—See Thiền. Channa (skt): Chandaka—See Xa Nặc. Channa-dorje (tib): Vajrapani-bodhisattva (skt)—See Kim Cang Thủ Bồ Tát. Channa-garika (p): Chandagarika (p)—See Sannagarika.

Channel (n): Kênh—Máng. Channovada-suttam (p): Sutra about Channa—

Kinh Giáo Giới Xa Nặc. Cha-no-yu (jap): Chado (jap)—Tea ceremony— Tea way—See Trà Đạo.

Ch’an school: Zen school—Thiền tông.

Ch’an-shih (chi): Kammatthanacariya (p)—Butto Kokushi (jap)—Jakuhitsu Genko (jap)—Zenji (jap)—Dhyana master—A Zen Master—A meditation teacher—See Thiền Sư. Ch’an-Tsung (chi): Zen school—See Thiền Tông. Chant (n): Gatha (skt)—Metrical hymn or stanza or verse—Ca khúc—Kệ. Chant a hymn to praise the Buddha: Sing a hymn to praise the Buddha—Ngâm kệ tán Phật. Chant and maintain the sutra and the mantra: Tụng Trì—Assiduously recite.

Chant a name: Niệm hồng danh (Phật).

Chant a sutra: Tụng Kinh. Chant the sutra and to recite the Buddha’s name: Tụng kinh niệm Phật. Chant (v) verses or hymns: See Bonbai. Chanting: The ritual recitation of the sutra or other Buddhist texts—See Tụng Kinh. Ch’an-tsung (chi): Ch’an-zong(chi)—Zenshu(jap)—Zen sect—See Thiền Tông.

Ch’an-tsung Wu-mên-kuan (chi): Mumonkan (Jap)—The Gateless Barrier of the Zen School, the full title for the Wu-mên-kuan—Thiền Tông Vô Môn Quan—See Vô Môn Quan. Ch’an-yuan Ch’ing-kuei: Zen’on Shingi (jap)— See Zen’en Shingi.

Ch’an-yuan Chu-ch’uan-chi Tu-hsu: The Complete Compilation of the Source of Zen—A book written by Zen master Kuei-feng in the tenth century. In the preface, Tsung-mi distinguishes five types of meditation and characterizes three schools of early Chinese Zen. The three schools of Chinese Zen he describes are the Northern school of Shen-hsiu (606-706), the Southern school represented by Ma-tsu Tao-i (709-788) and his disciples, and the He-tse tsung to which Tsungmi claimed to belong—Thiền Nguyên Chư

Thuyên, được viết bởi Thiền sư Khuê Phong Tông Mật vào thế kỷ thứ mười. Trong lời tựa, Tông Mật phân biệt có năm loại Thiền và ba tông phái trong Thiền sơ kỳ ở Trung Hoa. Ba tông phái thời đó Tông Mật diễn tả là Bắc tông của Thần Tú, Nam Tông được đại diện bởi Mã Tổ Đạo Nhất va Hà Trạch tông, mà Tông Mật nói Sư thuộc về tông này—See Ngũ Chủng Thiền and Thiền Nguyên Chư Thuyên.

Ch’an-zong (chi): Ch’an-tsung (chi)—Zenshu (jap)—Zen sect—See Thiền Tông.

Chao Chou’s Attaining the Way is not difficult: See Công Án Triệu Châu Chí Đạo Vô Nan.

Chao Chou’s Big Turnips: Triệu Châu củ cải lớn—See Công Án Triệu Châu Đại Thái. Chao-Chou Can’t Explain: See Công Án Triệu Châu Bối Rối.

Chao-Chou’s Dog: Chao-Chou’s Dog—Con Chó của Triệu Châu—See Công Án Triệu Châu Cẩu

Tử.

Chao-chou’s Fire! Fire!: See Công Án Triệu Châu Cứu Hỏa.

Chao-chou’s Four Gates: Bốn cửa của Triệu Châu—See Công Án Triệu Châu Tứ Môn. Chao-Chou and the Hermits: See Công Án Triệu Châu Khám Am Chủ. Chao Chou: I am washing my feet: See Tòng Thẩm Tẩy Cước.

Chao-Chou Investigates the Old Woman: See Công Án Triệu Châu Khám Bà.

Chao Chou’s Man Who Has Died the Great

Death: See Công Án Triệu Châu Đại Tử Nhân.

Chao-Chou Monastery: Triệu Châu Tự—A monastery during the T’ang dynasty, where ChouChou got his pseudonym—Tên một tự viện vào thời nhà Đường, nơi mà Triệu châu được danh hiệu nầy.

Chao Chou’s Newborn Baby: See Hài Tử Thức. Chao Chou’s Stupid Oaf: See Công An Triệu Châu Chí Đạo Vô Nan.

Chao Chou’s Three Turning Words: See Công Án Triệu Châu Tam Chuyển Ngữ. Chao-chou-Ts’ung-shên: Zhaozhou Congshen— See Triệu Châu Tòng Thẩm Thiền Sư. Chao-Chou “Wash Your Bowl”: Triệu Châu

Rửa Bát—See Công Án Triệu Châu Tẩy Bát. Chao Khung: A Thai term for “Noble Lord.” A title given to senior monk in Thailand in recognition of their learning and/or meditative accomplishments. Those who receive the title are also given a new honorific name—Thuật ngữ Thái Lan dùng để chỉ “Đấng Tôn Quý.” Một danh hiệu dùng cho một vị cao Tăng Thái Lan được công nhận có những thành tựu về tu tập và thiền quán. Những ai nhận được danh hiệu này đều được ban cho một cái tên danh dư.

Chao-lun: Seng Chao’s Treatise—The Treatise by Seng Chao—See Triệu Luận.

Chaos (n): Cuộc hổn độn—Nhiễm trược—One of the five kinds of turbidity.

Chaotic (a): Lộn xộn.

Chapel (n): Nhà nguyện—Buddhist Chapel—

Nguyện Phật Đường (trong quân đội). Chaplain (n): Vị linh mục tuyên úy (trong quân đội).

Chaplet of skulls: Lâu Man—A chaplet or wreath of skulls—Vòng chuỗi sọ người—Skull-wearer.

Chapter (n): Chương (sách)—Phẩm. Chapter of belief and understanding: Tín Giải Phẩm—Chương thứ tư trong kinh Liên Hoa. Chapter of benefits responding with joy: Phẩm Tùy Hỷ Công Đức (kinh Pháp Hoa).

Chapter of benefits of the teacher of the law: Phẩm Pháp Sư Công Đức (kinh Pháp Hoa). Chapter of bestowal of prophecy: Phẩm Thọ Ký (kinh Pháp Hoa).

Chapter of Bodhisattvas’ mental states: Phẩm Tâm Địa Bồ Tát (kinh Pháp Hoa). Chapter of Bodhisattva stages: Phẩm Thập Địa (kinh Pháp Hoa).

Chapter of Devadatta: Phẩm Đề Bà Đạt Đa (kinh Pháp Hoa).

Chapter on expedient means: Phẩm Phương

Tiện (kinh Pháp Hoa).

Chapter on the guardian of commandments:

Samprajanyaraksana (skt)—Phẩm Hộ Giới—

Chapter on the protection of precepts. Chapter of Merits of Joyful Acceptance: Phẩm Tùy Hỷ Công Đức (kinh Pháp Hoa). Chapter of the Parable: Phẩm Thí Dụ (kinh Pháp Hoa.

Chapter of Prediction: Phẩm Thọ Ký (kinh Pháp Hoa).

Chapter on the protection of precepts: Samprajanyaraksana (skt)—Phẩm Hộ Giới— Chapter on the guardian of commandments. Chapter of Tactfulness: Phẩm Phương Tiện (kinh Pháp Hoa).

Chapter of the universal gate: Phẩm Phổ Môn (kinh Pháp Hoa).

Character (n): Tính chất—Đặc tính—Một nhân vật đặc biệt.

Character of the alaya seed and its development: Đặc tính của A lại da thức và sự phát triển của nó (chủng tính)—See Nhị Chủng Tính.

Character of Bodhicitta: Đặc điểm của Bồ Đề Tâm.

Character acquired in a previous existence and maintained: Túc Chấp (bản chất thiện ác chấp trước từ đời trước và được lưu lại trong tâm cho đến đời nầy).

Character of Dependence upon others:

Paratantra-laksana (skt)—Temporary or transitory existence—See Giả Hữu Tánh. Character of skandha: Uẩn Tính—Tính chất của uẩn.

Character of Sole Imagination: Parikalpitalaksana (skt)—False existence—Vọng Hữu

Tánh—See Biến Kế Sở Chấp.

Character of Ultimate Reality: Parinispannalaksana (skt)—See Chân Hữu Tánh. Characteristics: Tướng Trạng (của thân Đức Như Lai).

Characteristics before passing away: Tướng Trạng Báo Trước Khi Sắp Lâm Chung.

Characteristics of the body of the Buddha:

Tướng thân Như Lai.

Characteristics of Bodhi: Bồ Đề phần.

Characteristics of Bodhisattvas in the Gandavyuha Assembly: Những đặc tính của chư Bồ Tát trong chúng hội Hoa Nghiêm—See Hai Mươi Sáu Đặc Tính Của Chư Bồ Tát Trong Chúng Hội Hoa Nghiêm.

Characteristics of Buddha’s nature: See Ngũ

Phật Tánh (A).

Characteristics of a Buddha’s speaking: Tài hùng biện của Đức Như Lai—See Bát Biện.

Characteristics of consciousness-only:

Characteristics of mind-only—Tướng Duy Thức. Characteristics of constancy: Thường Trụ

Tướng—Đặc tính của sự thường hằng bất biết. Characteristics of dharma: Đặc tánh của chư pháp.

Characteristics of differentiation: Sai Biệt Chi Tướng—Đặc tính của sự phân biệt. Characteristics of disintegration: Biến Hoại Tướng—Đặc tính của sự phân hủy. Characteristics of ‘Enlightenment’ In Zen: Đặc tính của “Giác ngộ” trong nhà Thiền.

Characteristics of form: Samsthanarupa (skt)— Long, short, square, round, high, low, straight, crooked—Hình sắc.

Characteristics of impermanence: Vô thường tướng—Đặc tánh của vô thường.

Characteristics of karma: Nghiệp Tướng—Tánh chất của nghiệp—See Tam Tướng Vi Tế. Characteristics of manifestation: Tướng xuất hiện (của Đức Như Lai).

Characteristic marks: Lakshana (skt)—Các tướng đặc thù.

Charateristics of non-retrogression: Bất Thối (Thoái) Tướng—See Cửu Vô Học. Characteristics of the obstacles: Chướng

Tướng—Đặc tính của các chướng ngại.

Characteristics of other dependence:

Paratantra (skt)—Nature of dependent arising— Not having an independent nature—Not a nature of its own, but constituted of elements—Không có tánh độc lập, chỉ nương nhau mà thành—See Y Tha Khởi Tính.

Characteristics and perception: Tướng Tưởng—

Hien tượng và sự nhận thức.

Characteristics of permanence: Thường

Tướng—Đặc tính của sự thường hằng.

Characteristics of all phenomena: Pháp

Tướng—Đặc tính của hiện tượng.

Characteristics of all phenomenal existence: Trilaksana (skt)—Tilakkhana (p)—Đặc tánh của sự hiện hữu của các hiện tượng.

Characteristic physiological marks: Dvatrimsadvaralakshana (skt)—Physiological marks which attribute a natural reward for a specific kind of good karma the Buddha creates during many past lives—Tướng tốt của Phật hiện lên do thiện nghiệp từ nhiều đời trước—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Characteristics of the precepts: Luật Tướng— Pháp tướng của giới luật hay đặc tính của giới luật—The discipline and its characteristics.

Characteristics of quiescence: Tịch Tịnh

Tướng—Đặc tánh của sự tịch tịnh.

Characteristics of the voice of the Buddha: Brahmassara(p)—Brahmasvara(skt)—Phạm Âm Tướng.

Characteristics of water: Đặc tính của nước—It is said that these are characteristics of water in the lakes and ponds in the Pure Land of Amitabha Buddha—Người ta nói đây là tánh đặc thù của nước trong những ao hồ nơi cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà—See Bát Công Đức Thủy.

Charaka (skt): See Sa Lạc Ca.

Chariot (n): Xe ngựa.

Charioteer (n): Người đánh xe ngựa (vị quản xa).

Charioteer of Men: Anuttara Purusa-DamyaSarathi (skt)—Điều Ngự Trượng Phu—Người đứng trên cả mọi loài trong ba cõi—Unsurpassed

Knight—Taming and Subduing Hero—One who stands the highest among all beings in the Three Worlds—See Thập Hiệu.

Charishing others: Vị tha—Yêu mến tha nhân.

Charismatic (a): Thuộc về uy tín.

Charitable (a): Bác ái—Lòng từ thiện. Charitable Giving-Paramita: See Bố Thí Ba La

Mật.

Charitable Institution: Cơ sở từ thiện.

Charitable Organization: Tổ chức từ thiện. Charitable work: Thiện cử—Công việc từ thiện (Hảo sự)—Good deeds.

Charitable works and cultivation: Công tác từ thiện và sự tu tập—A Bhiksu or Bhiksuni who does not focus on the cultivation, but only focuses on charitable works, forcing the Sangha to work so hard that they neglect their cultivation, commits an Expression of Regret Offence—Vị Ty Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào không chịu tập trung vào sự tu tập, mà chỉ chú tâm tập trung vào công tác từ thiện, khiến Tăng Ni chúng phải làm việc vất vả mà lãng quên đi việc tu hành, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sam hối.

Charity (n): Dana (skt)—Dana—Đàn Na—Bố thí—Phúc đức tư lương—Giving—Almsgiving. Charity of fearlessness: Abhaya-dana (skt)— Gift of fearlessness—Vô Úy Thí.

Chariya-Pitaka (skt): See Khuddaka-Nikaya.

Charkhlik (skt): See Nạp Phược Ba. Charles S. Prebish (1944 – ): See Presbish, Charles S.

Charm (n): Amulets (deviant mantras, incantation, spells): Bùa chú—Charming (grace, cute): Duyên dáng.

Charm with talk: Say mê trò chuyện. Charming: Diễm lệ—Lovely.

Charming voice: Kalasvana (skt)—Giọng quyến rũ.

Charms: Bùa phép.

Charm used by the esoterics: Hộ Phù—Bùa được dùng bởi trường phái Mật Tông.

Charm for immortality: Trường Sanh Phù—

Buddhism—Phép trường sanh bất tử, ý nói Phật Giáo.

Charnel ground contemplation: See Quán Nghĩa Địa.

Charter: Hiến chương.

Charvakas (skt): See Trường Phái Khoái Lạc. Charya (jap): Sharya (skt)—An outstanding monk—Một vị sư xuất chúng—See Ajari.

Chase (v) for fame: Chạy theo danh tiếng.

Chashitsu (jap): Trà thất (Nhật Bản).

Chaste (a): Great virtue—Righteous—Conduct according to Buddha-truth—Đạo hạnh.

Chastity (n): Guna (skt)—Chastity—Moral power—Morality—Virtues—Phẩm hạnh—Tiết hạnh (đức tinh khiết)—Virtues—See Công Đức. Chattering: Vacala or Vagvana (skt)—Nói huyên thuyên—To talk too much.

Chattering mind: Vacalo-manasa (p)—Vacikacitta (skt)—Tâm Ngôn—Talkative or chattering mind. Also understood as silent voices

(tunhibhuto-vaca)—Tâm ngôn hay còn được hiểu là tiếng nói thầm lặng.

Chattering or talkative mind: Tâm ngôn—See Chattering mind.

Chatur-yoni: Catur-yoni (skt)—Four modes of birth—See Tứ Sanh. Chau Thoi Temple: See Châu Thới Tự. Chavalata-sutta (p): Sutra on the Fire-brand— Sutra on the Torch—Kinh Cây đuốc.

Cha-wan (chi): Trà Uyển—Tea garden. Chaya (skt): Ảnh—Thái—A shadow or reflection—Bóng hay sự phản chiếu.

Ch-chong (tib): Dharma protector—Pháp Hộ.

Cheat (v): Ăn gian—To defraud.

Cheaters: Nguy hiểm của những kẻ trá ngụy— The danger of cheaters—See Sáu Nguy Hiểm Khi Thân Cận Ác Hữu.

Checks and balance: Kiểm soát và quân bình.

Cheer (v): Đem niềm vui đến.

Cheerful (a): Joyful—Happy—Vui vẻ—Hạnh phúc.

Cheerfulness or high spirits: Pritisambodhyanga (skt)—Piti (p)—Hỷ Giác Chi (hỷ lạc)—See Thất Bồ Đề Phần.

Che Hsin (chi): Sesshin (jap)—Tâm Tập Trung— Collecting the mind, also called Sesshin, a week of specially long meditation which occurs once each month during April to August and October to February. During these weeks of Che-hsin, the manual labor of the monastery is reduced to a minimum. The meditation begins at 3:00 a.m. in the summer and 4:00 a.m. in the winter, and goes on till late at night, with intervals for eating, exercising and relaxation. The Roshi gives daily discourses and grants interviews. There is also a lecture everyday, in connection with which two text books are particularly used, namely “Hekiganshu” and “Rinzairoku”. And there are also recitations of the Prajna-paramita-hridayasutra—Tiếp Tâm, một tuần lễ tu tập thiền định xảy ra một lần mỗi tháng trong khoảng từ tháng tư đến tháng tám và tháng mười đến tháng hai. Trong những tuần lễ Tiếp Tâm này, công việc lao tác trong tự viện được giảm thiểu đến mức tối thiểu. Những buổi tu tập thiền bắt đầu từ 3 giờ sáng vào mùa hè và 4 giờ sáng vào mùa đông, và tiếp diễn cho đến khuya, chỉ nghỉ để ăn uống, tập thể dục và thư giản mà thôi. Vị Thầy thuyết giảng và cho phép tham vấn. Cũng có thuyết giảng hằng ngày, với những bài giảng liên hệ với hai quyển Bích Nham Lục và Lâm Tế Lục. Và cũng có tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—See Tiếp Tâm.

Chela: A student, especially a spiritual seeker who serves his master while waiting for the teaching from his his master. This relationship can only be fruitful if it goes beyond the mere teacher-student relationship in that the student manifests complete trust in his master—Người học trò, một môn đồ đang tìm kiếm tâm linh, và phục vụ thầy trong khi chờ thầy giảng giáo. Mối liên hệ thầy trò chỉ có kết quả khi nó vượt qua sư liên hệ bình thường, nơi mà thầy trở thành siêu việt và có sự tin tưởng hoàn toàn nơi đệ tử.

Chen-chueh (chi): Chân Giác—The true and complete enlightenment, i.e. the perfect nirvana of Buddha, the perception of ultimate truth—Sự toàn giác chân chính, như niết bàn toàn thiện của Phật.

Cheng-fa-hua-ching (chi): Real Lotus Sutra— Chánh Pháp Hoa Kinh.

Cheng-fa Yen-tsang: See Shobo-genzo. Ch’eng-huang (chi): Village protector diety—

Thành hoàng (vị thần bảo hộ dân làng).

Ch’eng-kuan: Hua-Yen Sect—See Hoa Nghiêm

Tông.

Chên-hsieh Ch’ing-liao: Zhenxie Qingliao—See Chơn Yết Thanh Liễu Thiền Sư.

Chen-jen (chi): See Shinnin.

Chen-ju (chi): Bhutatathata or Tathata (skt)— Chân Như—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên Thành

Thực Tính—Real—Reality—Suchness— According to reality—Natural purity.

Ch’en, Kenneth K.S. (1907 – ): Name of one of the most influential scholars of Chinese Buddhism. Born in Hawaii in 1907, he received a Ph.D. from Harvard University, and subsequently held a number of teaching positions. For many years he taught at Princeton University and he was the author of Buddhism in China: A Historical Survey, which remains one of the most authoritative works on the subject—Tên của một trong những học giả có ảnh hưởng trong Phật giáo Trung Hoa. Ông sanh tại Hạ Uy Di vào năm 1907, nhận bằng Tiến Sĩ tại trường Đại Học Harvard, và sau đó giữ chức giảng sư tại nhiều trường Đại Học khác nhau. Ông đã dạy tại Đại Học Princeton trong nhiều năm và ông là tác giả của quyển Phật Giáo Ở Trung Quốc: Nghiên Cứu Lịch Sử, vẫn còn là quyển sách có thẩm quyền nhất về đề tài này.

Chen-Lang (chi): Zen master Chen-Lang—See

Chấn Lãng Thiền Sư.

Chenrezi (tib): Avalokitesvara (skt)—Chenrezi (tib)—Kuan-Yin—Quán Thế Âm. Ch’en Ts’ao’s just one eye: See Công Án Trần Tháo Độc Nhãn.

Chen-Tsun-Tsu Mu-chou Tao-ming: Chenzunsi Muzhou Daoming—See Trần Tôn Túc Mục Châu Đạo Minh Thiền Sư.

Chenzunsi Muzhou Daoming: Bokushu-Domyo (jap)—Chen-Tsun-Tsu Mu-chou Tao-ming—See

Trần Tôn Túc Mục Châu Đạo Minh Thiền Sư. Chen-yen: True Words—See Chân Ngôn.

Chen-Yuan Zen Master: Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726)—See Chân Nguyên. Ch’eng-Kuan: See Trừng Quán.

Cheng-Yuan-Xiang-Lin: Zen master ChengYuan-Xiang-Lin—See Trừng Viễn Hương Lâm

Thiền Sư.

Chenresi: Nhìn với đôi mắt sáng, hình thức Quán Thế Âm của Tây Tạng—Looking with clear eyes, a form of Avalokitesvara in Tibet.

Che-rim (tib): Development stage—Giai đoạn phát triển—Generation stage.

Cherish (v): Yêu thương—Có cảm tình. Cherishing nothing: Cherishing none—Tâm tánh bình đẳng, xả bỏ ghét thương.

Ch’e of Shih-men: Zen master Shih-men Ch’e— See Thạch Môn Triệt Thiền Sư. Chetasika (skt&p): Cetasika (skt&p)—Factors of mind or consciousness, the mental concomitants

connected with a simultaneously arising consciousness and conditioned by it—Các nhân tố trí tuệ hay tâm linh, những hiện tượng tâm thần kèm theo sự xuất hiện mỗi trạng thái ý thức và bị ý thức qui định.

Chi (jap): Jnana (skt)—Knowing—Wisdom— Trí—Knowledge, especially the higher knowledge derived from meditation—Trí đạt được qua thiền định.

Chi-An (chi): Enkan Seian (jap)—Yen-kuan Ch’ian (Wade-Giles Chinese)—Yanguan-Qi’an (Pinyin Chinese)—See Diêm Quan Tề An Thiền Sư.

Chia-shan’s “a lotus leaf is roundish”: Tròn như lá sen—As round as a lotus leaf—See Hà Diệp Đoàn Đoàn.

Chia-shan Shan-hui: Kassan Zenne (jap)—Chiashan Shan-hui (Wade-Giles Chinese)—Jiashan Shanhui (Pinyin Chinese)—See Giáp Sơn Thiện Hội Thiền Sư.

Chia-shan’s throwing out his sword: See Giáp Sơn Huy Kiếm.

Chia t’ai P’u-teng Lu (chi): Kaitai Futô Roku (jap)—The Chia-t’ai Comprehensive Records of the Lamp a supplement to earlier historical chronicles of the Zen school. It was compiled by Lei-an Cheng-shou (1146-1208) in 1204. The text includes biographies and writings of Zen masters and prominent Buddhist masters from other schools of Buddhism, as well as biographies of emperors and government officials who favored Zen. Its primary focus is on the Northern Sung and Southern Sung dynasties. The text is the fifth and final of The Records of the Five Lamps (Wudeng Huiyuan, which was compiled during the South Sung Dynasty in China)—Bộ Gia Thái Phổ Đăng Lục là một bộ sách viết để bổ sung cho bộ Biên Niên Sử Thiền Tông trước đó. Bộ sách được Sư Lei-an Cheng-shou biên soạn vào năm 1204. Sách bao gồm tiểu sử và những bài viết cua các Thiền sư và những vị thầy nổi trội Phật giáo của các tông phái khác, cũng như là tiểu sử của các vị vua và viên quan ưa thích Thiền tông. Bộ sách tập trung chính yếu vào các triều đại Bắc Tống và Nam Tống. Bộ sách cũng là phần thứ năm và là phần cuối của bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên (được soạn vào triều đại Triều đại Nam Tống bên Trung Hoa (1127-1279).

Chi-chao-shen-pien-san-mo-ti (chi): Samadhi of miraculous transformations of Nirvanaillumination—See Tịch Chiếu Thần Biến Tam Ma Địa.

Chi-Che (chi): Chigi (jap)—Chih-I—Chih-I, founder of the T’ien-T’ai school—See Trí Khải. Chi-Che-Taishi (chi): Chigi (jap)—Trí Khải Đại Sư—Chih-I, founder of the T’ien-T’ai school— See Trí Khải.

Chi-Ching Master: See Tế Chính Bổn Giác.

Chiden (jap): See Prefect of the Buddha hall. Chidon Kusho (jap): Si Độn Không Tánh—Name of a monk.

Chie (jap): Prajna (skt)—Panna (p)—She rab (tib)—Hannya (jap)—Wisdom—See Bát Nhã.

Chief (a): Chủ.

Chief among the Buddha’s hearers: Ananda—

Đa văn đệ nhất.

Chief causes: Hetu-pratyaya (skt)—Căn chính— Nhân Duyên.

Chief cook: Temple chef—See Tenzo.

Chief Dharma Hall: See Hattô. Chief disciple: Sthavira (skt)—Chief disciple— Đại đệ tử (đệ tử lớn hay đệ tử nối pháp).

Chief disciples of Sakyamuni Buddha: Những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chief Lecture Hall: See Hattô.

Chief of the managing board: Trưởng ban tri sự. Chief monk: Lập Tăng Thủ Tọa—See Thủ Tọa.

Chief monk of affairs: The chief monk or director of affairs in a monastery—See Đầu Thủ. Chief of the organizing board: Trưởng ban tổ chức.

Chief purpose: Chủ ý—Main idea.

Chief retainers of the Water Deva: Thủy Thiên Quyến Thuộc—Placed on his right—Quyến thuộc của Thủy Thiên, bên cánh phải.

Chief seat: The chief seat in an assembly or in a monastery—Thủ tòa (chỗ ngồi chính trong tự viện hay pháp hội).

Chief Supervisor Monk: See Tsusu. Chien-chen: Ganjin (jap)—Jian-Zhen (688763)—See Giám Chân.

Chien-chung Ching-kuo: Kenchu Seikoku Zokutô Roku (jap)—The Chien-chung Ching-kuo Supplementary Record of the Lamps, the thirtysection chronicle of early Zen history, presented in the biographies, sermons, and anecdotes of prominent Zen masters. It was compiled by Fokuo Wei-po in 1101 and published in 1103. Fu-kuo was a scholar monk of the Yun-men school of Zen. He intended the work to be a continuation of the Ching-te Ch’uan-teng Lu, therefore concentrating the majority of the chapters on Zen masters from the five houses of Zen active during the Northern Sung dynasty (960-1279). The text is the third of the five Zen chronicles known collectively as the Five Records of the Lamp— Kiến Trung Tịnh Quốc Kế Đăng Lục, Biên Niên Sử về Lịch Sử Thiền Sơ Kỳ, trình bày với tiểu sử, bài giảng, và giai thoại về những Thiền sư nổi trội. Bộ Biên Niên được Thiền sư Phật Quả Duy Bách biên soạn vào năm 1101 và xuất bản năm 1103. Phật Quả là vị Tăng học giả của Thiền phái Vân Môn. Sư có ý định là bộ Biên Niên này tiếp tục theo bộ Truyền Đăng Lục, vì vậy, Sư tập trung những chương chính vào các vị Thiền sư từ Ngũ Gia Thiền dưới thời Bắc Tống. Văn bản là một trong năm văn bản biên niên được biết dưới tên “Ngũ Đăng Hội Nguyên.”—See Ngũ Đăng Hội Nguyên.

Ch’ien-fêng Yueh-chou: Esshu Kempo (jap)— Qianfeng Yuezhou—See Kiền Phong Việt Châu Thiền Sư.

Chien-hsing (chi): Kenshô (jap)—Seeing one’s nature—See Kiến Tánh.

Chien-Yuan Chung-Shing (chi): Zengen Chuko (jap)—Name of a Japanese Zen master—See

Tiệm Nguyên Trọng Hưng Thiền Sư. Chierin (jap): Sư Trí Tuệ Luân (Nhật Bản-thuộc trường phái Chân Ngôn).

Chieu-Thien Temple: See Chiêu Thiền Tự. Chi-fei Ju-I (1616-1671): Thiền sư Như Nghĩa— See Sokuhi Nyoichi.

Chigan (jap): Zen Master Chih-yen (600-677)— See Trí Nham Thiền Sư.

Chigi (jap): Trí Khải—Chih-I—See Thiên Thai

Trí Khải Đại Sư.

Chigotsu Daie (jap): Si Ngốc Đại Huệ—Name of a monk.

Chih-Ch’an: See Chi Sấm.

Chih-Chien: See Chi Khiêm.

Ch’ih-hsiu Pai-chang Ch’ing-kuei: Chokushu Hyakujo-Shingi (jap)—Paichang-Chingkuei—See Bách Trượng Thanh Quy. Chih-Huang (chi): Zen master Chih-Huang— See Trí Hoàng Hà Bắc Thiền Sư.

Chih-I (chi): See Thiên Thai Trí Khải Đại Sư. Chih-Kuan: Samatha and Vipasyana—See Chỉ

Quán.

Chih-Lang: Chi Lang—Chih-Lang, formerly a polite term for a monk, said to have arisen from the fame of the three chih of the Wei dynasty, Chih-Ch’ien, Chih Ch’an and Chih Liang—Tên gọi xưa kia của các vị Tăng, người ta nói tên nầy bắt nguồn từ “Tam Chi” thời nhà Ngụy là Chi Khiêm, Chi Sám và Chi Lượng.

Chih-Li: See Tri Lễ (2).

Chih-men (chi): See Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư.

Chih Men’s Body of Wisdom: See Công Án Trí Môn Bát Nhã Thể.

Chih-men Kuang-tso: Chimon Koso (jap)— Zhimen Kuangzuo—See Quang Tộ Trí Môn

Thiền Sư.

Chih Men’s Lotus Flower, Lotus Leaves: See

Công Án Trí Môn Liên Hoa Hà Diệp.

Chiho (jap): Sư Trí Phụng (Nhật Bản).

Chih-Tao-lin: Chih-tun (chi)—See Trí Đôn. Chih-tsang (chi): Zen master Zhi-T’sang-HsiT’ang—See Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư.

Chih-Tun: Chih-tao-lin (chi)—See Trí Đôn.

Chih-wei (646-722): Zen master Chih-wei—See Trí Oai Thiền Sư.

Chih-yen (600-677): Chigan (jap)—Zen Master Chih-yen—See Trí Nham Thiền Sư.

Chih-yen (600-668): See Trí Nghiễm. Chih-yueh (chi): Hui-Neng’s altar of the law—

Giới đàn Huệ Năng.

Chii (jap): Zen master Chih-wei(646-722)—See Trí Oai Thiền Sư.

Chijii (jap): Ino (jap)—A monk who is in charge of the supervision and leading of ceremonies in a Zen monastery—Vị sư chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các cuộc lễ trong thiền viện.

Chijin (jap): Tri Nhân—Knower of persons— Knowing a person, means the intuitive ability to know whether a person is true.

Chikdha (skt): See Trịch Chỉ Đa. Chiken (jap): Prajna (skt)—Real wisdom—True or transcendental wisdom—Tri kiến (trí tuệ siêu việt).

Chiken-Haramitsu (jap): Parajnaparamita (skt)— Tri Kiến Ba La Mật—Trí Tuệ Bát Nhã—Wisdom paramita, or real wisdom experienced throughout the body and mind when the nervous system is set right in Zazen—Trí huệ thật sự được kinh nghiệm cả thân tâm khi hệ thần kinh được đặt ngay vào Thiền tọa.

Chiken’in (jap): Ấn Trí Quyền (của Đức Đại Nhật Như Lai).

Chiko (jap): Jnanaprabha (skt)—Trí Quang.

Chi-kuan (chi): See Chỉ Quán and Công Án. Chikuan Shikei (jap): Chu-an Shih-kuei—Zhu’an Shigui—See Thủ An Thạch Qui Thiền Sư. Chikuan Shikei (jap): Chu-an Shih-kuei—Zhu’an Shigui—See Thủ An Thạch Qui Thiền Sư.

Chikugo (jap): Xứ Trúc Hậu (Nhật Bản). Chikuhei (jap): Shippei (jap)—Bamboo stick— See Trúc Trượng.

Chikushô (jap): Animals—See Súc Sanh.

Child (n): Đứa trẻ.

Child of the Buddha: A disciple of the Buddha; a Buddhist—See Busshi. Child of the Dharma: Pháp tử—Dharma

Successor.

Child molestation: Quấy nhiễu tình dục nơi trẻ em—Child molestation is a grave sin and is strictly advised against because it harms the child emotionally and mentally—Quấy nhiễu tình dục nơi trẻ em là một trọng tội và bị nghiêm cấm vì nó sẽ gây nên những thương tổn tâm lý và tình cảm nơi trẻ.

Child-nature of simplicity: Đồng Chân—A term for a monk, who should have the simple nature of a child—Từ để gọi các vị Sa Di, bản tánh đơn giản như trẻ con.

Children (n): Trẻ (plural).

Children of Buddha: Con Phật—Children of Buddha are those who keep his Dharma, practise his teachings, and pass them (these teachings) on to posterity—Con Phật là những người hộ trì Chánh Pháp, thực hành những lời dạy dỗ của Ngài, và đem truyền lại cho đàn hậu bối những giáo pháp ấy.

Children’s Game: Trò chơi của trẻ con.

Children’s rebirth to claim the past debts: Đòi nợ đời trước mà cha mẹ đã thiếu mình bằng cách sanh vào làm con.

Chilliness (n): Lãnh đạm—Indifference—Apathy. Chiliocosm: Đại thiên thế giới—Countless universes.

Chime (n): Tiếng rung lặp đi lặp lại của gió.

Chimera: Utopia—Fantasy—Wild fancy—Ảo tưởng.

Ch’i-ming (chi): Tzu-Ming (chi)—Từ Minh—TzuMing, a noted monk of the Sung dynasty—Một vị sư nổi tiếng đời nhà Tống—See Từ Minh Sở Viện Thiền Sư.

Chimon Koso (jap): Chih-men Kuang-tso— Zhimen Kuangzuo—See Quang Tộ Trí Môn

Thiền Sư.

China: Đông Độ—Trung quốc—Eastern Lands. China-Bhukti: Name of an ancient kingdom in northern India. This place was selected by Emperor Kaniska for the residence of his Chinese hostages. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, the king always gave good treatment to his Chinese guests. Also according to Hsuan-Tsang, there were about 10 monasteries there, but he did not mention the number of monks nor their sects. There was another monastery known as Tosasana (pleasuregiving seat), in which dwelt the famous sastramaster Vinitaprabha, who wrote commentaries on the Abhidharma texts. Hsuan-Tsang himself stayed in this monastery with the sastra-master for 14 months to study the Abhidharma treatises— Tên của một vương quốc cổ ở miến Bắc Ấn Độ. Nơi này được vua Ca Nị Sắc Ca chọn lam nơi trú ngụ cho các vị khách Trung Hoa của ông. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, nhà vua luôn trọng đãi những khách người Hoa của ông. Cũng theo Huyền Trang, tại đây có trên 10 ngôi tự viện, nhưng ngài không nói ve số lượng chư Tăng cũng như trường phái của họ. Có một ngôi tự viện khác tên là Tosasana (Hỷ Thí Tọa), trong đó có một vị Luận sư nổi tiếng về Luận tên

Vinitaprabha trụ trì. Chính Huyền Trang đã lưu lại đây với vị Luận sư này 14 tháng để nghiên cứu những tạng Luận.

Chincho (jap): Trân Trọng—Respectfully—Value yourselves highly or take good care of yourselves. Zen masters usualy use this term when they finish their talk and taking their leave—Các Thiền sư thường dùng từ ngữ này để chào tạm biệt khi nói chuyện xong và rời chỗ ngồi.

Chindati (skt): To discriminate: Nhận rõ—To distinguish: Phân biệt.

Chinese Buddhism: Phật giáo Trung Hoa. Chinese Buddhist Association: Hiệp Hội Phật Giáo Trung Hoa.

Chinese Buddhist Canon: See Kinh Tạng Trung Hoa.

Chinese Buddhist Sects: Ten schools of Buddhism came to be developed in China. The Hinayana schools included Abhidharmakosa, Satyasiddhi, and Vinaya; but these did not last long. The Mahayana schools included

Madhyamika (elaborated and completed by Chitsang), Yogacara (developed by Hsuan-tsang and his pupil Kuei-chi), Meditation (under Bodhidharma and Huineng), and Mystical (developed by Subha-karasimha). The Chinese schools included Hua-yen, T’ien T’ai, and Pure Land—Mười tông phái phát triển ở Trung Hoa. Tiểu thừa bao gồm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá tông, Thành Thực tông, và Luật tông; nhưng những tông phái này không tồn tại được lâu. Đại thừa bao gồm Tam Luận tông, Du Già tông, Thiền tông, và Mật tông. Những tông phái xuất phát từ Trung Hoa bao gồm Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, và Tịnh Độ tông.

Chinese Classics: Tứ Thư Ngũ Kinh của Trung Quốc.

Chinese Compilations of Zen writings: Tch’antsung-Tchou-chou (chi)—Thiền Tông Trứ Thuật. Chinese Patriarchs: Chư tổ Thiền Trung Hoa— Six Chinese Patriarchs—Sáu tổ dòng Thiền Trung Hoa—See Lục Tổ Thiền Trung Hoa. Chinese Pure Land Sect: Tịnh Độ Tông Trung Hoa—Pure Land in China.

Chinese Pure Land patriarchs: Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa—See Mười Ba Tổ Tịnh Độ Trung Hoa.

Chinese version: Chinese translation—Bản dịch bằng tiếng Hoa.

Chinese Zen Buddhism: Phật giáo Thiền Trung Hoa—Zen schools in China—See Thiền Tông Trung Hoa.

Chinese Zen Records of lectures: Tch’an-tsungYulu (chi)—Thiền Tông Ngữ Lục—The Chinese Zen Records of teachings.

Ching-Ch’i: Kinh Khê—Name of the ninth T’ienT’ai patriarch Chan-Jan—Tức Trạm Nhiên Đại Sư, vị tổ thứ chín của tông Thiên Thai ở Trung Hoa.

Ching-ch’ing’s Man in the Weeds: Cảnh Thanh Thốt Trác Cơ—See Kính Thanh Đạo Phó Thiền Sư.

Ching-ch’ing Tao-fu: Kyosei-Dofu (jap)—Jing- qing Dao-fu—Cảnh Thanh Đạo Phó (863/or 68937)—See Kính Thanh Đạo Phó Thiền Sư. Ching-Jui Solitary and Destitude: See Thanh

Nhuệ Cô Bần.

Ch’ing-kuei: Shingi (jap)—Thanh Quy—See Bách Trượng Thanh Quy.

Ch’ing-lin Shih-ch’ien: Seirin Shiken (jap)— Qinglin Shiqian—See Sư Kiền Hậu Động Sơn Thiền Sư.

Chingo Kokka No Sambukyô (jap): Three

Buddhist scriptures revered in Japan as beneficial for the welfare of the ruler, the nation, and the people. The three sutras are the Golden light sutra (Konkômyôkyô), the Wonderful Law Lotus Flower (Hokkekyô) and the Benevolent king sutra (Ninnôkyô). Japanese emperors ordered these sutras distributed to temples throughout the country, where they were recited and copied for the sake of the nation—Ba bộ kinh được tôn quý ở Nhật vì chúng đem lại lợi lạc cho các đấng quân vương, cho quốc gia và dân tộc. Ba bộ kinh này bao gồm bộ Kim Quang Minh Kinh, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika-Sutra (skt), và Kinh Nhơn Vương Bát Nhã Ba La Mật (Karunikaraja-Prajnaparamita-Sutra (skt). Các vị vua Nhật Bản ra phân phối những bộ kinh này cho các chùa viện trên khắp xứ, nơi mà chúng được trì tung và sao chép thêm cho việc truyền bá.

Ch’ing-shan: Kính Sơn—See Kinzan.

Ch’ing-shan Tao-ch’in (714-792): Kinzan Dôken (jap)—Name of a Chinese Zen monk of the T’ang dynasty, the final master of Oxhead School. He was the Dharma heir of Hsuan-su— See Kính Sơn Pháp Khâm Thiền Sư.

Ching-te Ch’uan-Teng-Lu (chi): Records of the Transmission of the Lamp for the Ching-Te Era— See Cảnh Đức Truyền Đăng Lục.

Ching-te ssu (chi): Keitoku-ji (jap)—Name of an important Chinese Zen monastery on T’ai po Shan, located in modern day Chekiang. The full name of the monastery was T’ien-t’ung Ching-te Ch’an Ssu; it became known as one of the Five Mountains, the most prestigious Zen monasteries in China—Cảnh Đức Tự, tên của một ngôi Thiền viện Trung Hoa, tọa lạc trong vùng mà bây giờ thuộc tỉnh Chiết Giang. Tên đầy đủ là Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự; được biết đến như là một trong Ngũ Sơn, nơi có những Thiền viện lừng danh nhất của Trung Hoa.

Ching-tu: Jodo (jap)—Pure Land—See Tịnh Độ. Ching-tu Tsung: Pure Land School—See Tịnh

Độ Tông.

Ching-Tzu ssu (chi): Jinju-ji (jap)—Name of an important Chinese Zen monastery of the Soto Zen Sect, located on Nan-shan in modern day Chekiang. The full name of the monastery was Ching-tzu Pao-en Kuang-hsiao ssu; it became known as one of the Five Mountains, the most prestigious Zen monasteries in China—Cảnh Từ Tự, tên của một ngôi Thiền viện Trung Hoa, tọa lạc trên núi Nam Sơn, trong vùng mà bây giờ thuộc tỉnh Chiết Giang. Tên đầy đủ là Cảnh Từ Báo Ân Quang Hiểu Tự; được biết đến như là một trong Ngũ Sơn, nơi có những Thiền viện lừng danh nhất của Trung Hoa.

Ch’ing-yin K’ai: Zen master K’ai of Ch’ing-yin— See Tịnh Nhân Khải Thiền Sư.

Ch’ing-yuan Hsing-ssu: Seigen-Gyoshi (jap)— Ch’ing-yuan Hsing-ssu (Wade-Giles Chinese)— Qingyuan Xingsi (Pinyin Chinese)—See Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư.

Ch’ing Yuan “What is the price of rice in LuLing?”: Thanh Nguyên: Lô Lăng Mễ Giá—See Lô Lăng Mễ Giá.

Chinju (jap): The monk in charge of cleaning the toilet—See Tịnh Đầu. Chin-kor (tib): Mạn đà la—See Mandala.

Ch’in-Kuang king: Tần Quảng Vương—Ch’inKuang, the first of the ten kings of Hades—Vị vua thứ nhất trong thập ngục vương.

Chin-kuan-ming-tsui-sheng-wang-ching (chi):

Suvarnaprabhasa-Sutra (skt)—Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương—The Sutra of Golden Light—Golden Light Supreme King Sutra. Chin-lien (1745-1816): See Kim Liên Tịch

Truyền Thiền Sư.

Chin-niu (chi): Kingyu (jap)—See Kim Ngưu

Thiền Sư.

Ch’in Shan “A single arrowhead smashing three barriers”: Kính Sơn Nhất Thốc Phá Tam Quan—See Công Án Nhất Phốc Phá Tam Quan.

Ch’in-shan-Wên-sui: Kinzan-Bansui (jap)— Qinshan Wensui—See Khâm Sơn Văn Thúy

Thiền Sư.

Ch’in-shan-wen-sui’s one Arrowpoint Smashes Three Barriers: Công Án Khâm Sơn Một Mũi

Tên Phá Ba Cổng—See Công Án Nhất Phốc Phá Tam Quan.

Chinsô (jap): 1) A formal portrait of a Zen master: Sahasrara (skt)—See Đảnh Tướng; 2) The portrait of a Zen master, a traditional form of Zen art. Chinsô include realistic portraits of prominent Zen abbots painted during the subject’s life or shortly after death, as well as traditional depictions of famous Zen patriarchs from the past, especially Bodhidharma. Formal portraits typically present the master in formal ceremonial dress, seated in a chair. It has been long been held that Zen masters bestowed chinso onto their disciples as a symbol of Dharma transmission. Scholars also believe that chinsô were used in many different ritual contexts, especially to represent the deceased during memorial services: Bức chân dung của một vị Thiền sư, một hình thưc nghệ thuật truyền thống của Thiền. “Chinsô” bao gồm những chân dung thật của các vị trụ trì Thiền nổi trội được vẽ trong lúc sinh tiền hay một thời gian ngắn sau khi các vị ấy thị tịch, cũng như là những bức vẽ truyền thong của những vị Tổ Thiền trong quá khứ, đặc biệt là Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Những bức chân dung chính thức giới thiệu một cách tiêu biểu vị thầy trong bộ lễ phục chính thức, ngồi trên ghế. Đã từ lâu người ta cho rằng các Thiền sư ban cho người đệ tử bức chân dung của mình như là một biểu tượng của sự truyền Pháp. Các học giả cũng tin rằng “Chinsô” được sử dụng trong nhiều văn bản nghi lễ khác nhau, đặc biệt là nó tiêu biểu cho người quá cố trong tang lễ.

Chintamani (p): Cintamani(skt)—A mystical jewel with the power to fulfill its possessor’s every desire—Bảo châu mani, bảo vật đáp ứng những ước muốn.

Chinul (1158- 1210): See Trí Nột Thiền Sư. Chinzei-ha (jap): Chinzei-Ryu—Phái Trấn Tây

(Nhật Bản).

Chion-in (jap): Tri Ân Viện (Nhật Bản).

Chiran (jap): Sư Trí Loan (Nhật Bản).

Chiren-in (jap): Nhất Liên Viện—Name of a famous monastery in Japan—Tên của một tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản.

Chirograph (n): Thư viết tay có chữ ký của ai (thường là những vị có chức sắc trong giáo hội).

Chiromancer (n): Người coi chỉ tay.

Chiromancy (n): Thuật coi chỉ tay. Chisha (jap): Zen master Chih-Che—Trí Giả— Chih-I—See Trí Khải.

Chisha-Daishi (jap): Zen master Chih-Che—Trí Giả—Chih-I—See Trí Khải.

Chishakuin (jap): Trí Tích Viện (tên một ngôi chùa ở Tokyo, Nhật Bản).

Chishiki (jap): Tri Thức.

  1. Knowledge: See Tri Thức (1).
  2. False ideas: See Tri Thức (2).
  3. A good friend. Literally, the term means wisdom. It is often used as a polite form of address for worthy or prominent monks who practice Zen. Sometimes used synonymously with Zenchishiki—Thiện tri thức. Thuật ngữ có nghĩa là trí huệ. Nó thường được dùng như một hình thức lịch sự để gọi một vị Tăng nổi trội trong việc tu tập Thiền. Có khi nó được dùng một cách đồng nghĩa với từ Zenchishiki—See Thiện Tri Thức. Chisho-Daishi (jap): Trí Chứng Đại Sư—Tên của một Thiền sư Nhật Bản—Name of a Japanese Zen master.

Chishu (jap): Sư Trí Châu (Nhật Bản). Chisoku (jap): Being content with few desires— See Thiểu Dục Tri Túc.

Chi-Sun: Tế Tỉnh Đại Sư—The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism—Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa.

Chi Ta (tib): Ucchedavada (p & skt)—Đoạn Diệt Luận—Nihilism.

Chitatsu (jap): Sư Trí Đạt (Nhật Bản).

Chi-Tsang: Trí Tạng.

  1. (549-623): Name of the most influential philosopher of the Chinese San-Lun school (Three Treatises)—Tên của một học giả rất có ảnh hưởng của Tam Luận Tông Trung

Hoa.

  1. Zhi-T’sang-Hsi-T’ang: Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư.

Chitsu (jap): Sư Trí Thông (Nhật Bản).

Chitta (skt): Mạt na—A synonym for Manas (thinking mind) and consciousness (vijnana), mental processes and manifestations and is equated with thinking discriminating mind. According to Yogachara, it means “storehouse consciousness” (alaya-vijnana) or source of all mental activities—Đồng nghĩa với Mạt na (tinh thần tư biện—Manas) và Ý thức (vijnana), chỉ những quá trình tâm thần khái niệm và phân biệt. Theo Yogachara, Chitta đồng nghĩa với ý thức di truyền (alaya-vijnana), hay là nguồn gốc của mọi hoạt động tâm thần—See Mạt Na Thức.

Chiu-Fa Shan (chi): See Cửu Hoa Sơn. Chiu-fêng Ch’in: Kyuho Gon (jap)—Jiufeng Qin—See Cửu Phong Cần Thiền Sư. Chiu-fêng Tao-ch’ien: Jiufeng Daoqian—See Cửu Phong Đạo Kiền Thiền Sư.

Chiu-t’o (chi): Cứu Thoát—To save and set free—To be saved and freed—To rescue—To save—Cứu độ và giải thoát.

Chiyoku (jap): The bathkeeper—Tẩy tháo phòng Tăng (vị Tăng trông coi nhà tắm)—See Seihan and Bathkeeper in a Zen monastery.

Chiyu (jap): Sư Trí Hùng (Nhật Bản).

Chizen Akanuma (1884-1937): One of the most eminent Japanese Buddhist scholars in the late nineteenth century and early twentieth century. He was sent to England and Ceylon by HigashiHonagan-Ji to study early Buddhism. In Ceylon, under the guidance of Nanissara Thera, he perfected his knowledge of Pali Buddhism. He thus became a pioneer in the field of Pali Buddhism in Japan. As professor in Pali Buddhism at Otani University, he published a number of books on Buddhist literature, among which the most well-known are: “The Comparative Catalogue of Chinese Agamas and Pali Nikayas” (1929), and “The Dictionary of Proper Names of Indian Buddhism” (1931). He was responsible for a number of Japanese translations from the Pali Nikayas and from the Abhidharma. After his death, his disciples at Otani University collected his lectures and published them in three volumes—Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng nhất của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông được ngài Higashi-Honagan-Ji gửi sang Anh và Tích Lan để nghiên cứu về Phật giáo nguyên thủy. Tại Tích Lan, dưới sự hướng dẫn của Trưởng Lão Nanissara, ông đã đạt đến kiến thức toàn hảo về Phật giáo Pali. Do đó ông trở thành nhà tiên phong về lãnh vực Phật giáo Pali tại Nhật Bản. Khi về xư ông dạy khoa Phật giáo Pali tại đại học đường Otani, ông đã cho xuất bản một số sách về văn học Phật giáo, trong số đó nổi tiếng nhất là bộ “Thư Mục So Sánh Kinh A Hàm tiếng Hoa và Kinh Tạng tiếng Pali” năm 1929 và bo “Từ Điển Danh Từ Riêng Phật Giáo Ấn Độ” vào năm 1931. Ông đã đảm trách việc dịch ra tiếng Nhật một số tập trong Kinh Tạng Pali và trong bộ A Tỳ Đạt Ma. Sau khi ông mất, các đồ đệ của ông tại Đại Học Otani đã thu thập các bài giảng của ông và in ra thành ba tập.

Chizô (jap):

  1. Chief librarian in a Zen monastery. One of the six offices of the monastery of the Western rank (seihan), usually held by a senior monk. Also known as the sutra prefect, or zôsu, the librarian is responsible for the proper care of the monastery’s collection of books and scrolls, including preservation of texts and the acquisition of new materials. The Chizô is usually a monk educated in Buddhist literature, especially Zen. In contemporary Zen monastery, the position is often held by a highly trained scholar-monk— Vị Tăng quản lý thư viện trong Thiền viện. Một trong sáu chức vụ thuộc Tây Ban, thường được một vị Tăng cao tuổi hạ nắm giữ. Vị này chịu trách nhiệm chăm sóc sưu tập kinh điển và sách vở, bao gồm những sách có san và tìm kiếm những sách mới. Chức vụ này thường được nắm giữ bởi một vị Tăng có học về văn chương Phật giáo, đặc biệt là về Thiền. Trong những Thiền viện ngày nay, chức vụ này được một vị Tăng học giả có học vị cao nắm giữ.
  2. Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang—See Trí

Tạng Tây Đường Thiền Sư.

Ch-ku (tib): Dharmakaya (skt)—Body of dharma—Pháp thân.

Ch-ngn-pa (tib): Sastra (skt)—Commentaries— Treatises—Luận.

Ch-nyi (tib): Dharmata (skt)—Tathagata-garbha (skt)—Chơn tánh tuyệt đối của vạn hữu—See Pháp Tánh.

Cho-agon-kyo (jap): Digha-nikaya (p)—Long Agama Sutra—See Kinh Trường A Hàm.

Chocked: Bế tắt—Blocked—Obstructed.

Chod (tib): Cut off—Cắt đứt.

Chodo Zen master: Thiền sư Chodo—Name of a Japanese Zen master—Chodo studied Zen with master Kogetsu and realized the state of Nothingness. Now at this time, the school of Zen master Hakuin was flourishing, and seekers from all over the country were flocking to the great teacher. Chodo wanted to go and have a Zen debate with Hakuin, but Kogetsu advised him not to go. Chodo wouldn’t listen, so Kogetsu said, “If you insist, then let me write a letter of introduction.” So Chodo headed for Hakuin’s place, carrying a letter of introduction from Kogetsu. Chodo reached the temple where

Hakuin lived just as the great master was taking a bath. Barging right in, Chodo presented his understanding. Hakuin said, “If you are this way, you haven’t come here for naught. But go take a rest for now.” Now Chodo thought that Hakuin also approved of him. When Hakuin at length emerged from the bath, Chodo went to meet him formally, presenting the letter of introduction from

Kogetsu. Opening the letter from Chodo’s teacher, Hakuin found that it simply said, “This youngster is not without some insight, but he is a man of small measure. Please deal with him expediently.” Hakuin immediately hollered at Chodo, “You have a small capacity and an inferior potential. What good will it do to consider this completion of the Great Work?” Having his view snatched away, Chodo immediately went mad and never recovered. He went back to his hometown and built a little meditation hall, where he practiced Zen discipline by himself. In Zen monasteries it is traditional to observe a special session of intensive meditation in the first week of the last month of the year commenmorating the enlightenment of the Buddha. Chodo used to bring child monks and cats to his meditation hall on these occasions and have them sit. When the cats would run away, Chodo would catch them and beat them for breaking the rules. Hakuin used to lament, “I have taught many people, but I only made mistakes in two cases, that of Chodo and one other.”—Thiền sư Chodo tu học dưới sự hướng dẫn của thiền sư Kogetsu và ngộ được Không Giới. Vào thời gian này, đạo tràng của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc rất hưng thịnh, thiền giả khắp nơi trong xứ đổ về đó để được nghe lời chỉ dạy của vị đại thiền sư này. Sư Chodo muốn đến để tranh luan pháp với thiền sư Bạch Ẩn, nhưng Kogetsu khuyên ông đừng đi. Chodo không nghe, nên thiền sư Kogetsu bảo: “Nếu con cứ nài nỉ, thôi để ta viết một lá thư giới thiệu cho Bạch Ẩn.” Thế là Chodo mang lá thư của thầy và khởi hành đi đến chỗ của thiền sư Bạch Ẩn. Khi Chodo đến nơi thì thiền sư Bạch Ẩn đang tắm, Chodo bước ngay vào phòng và trình bày ngay chỗ sở ngộ của mình. Bạch Ẩn nói: “Nếu ông nôn nóng như vậy, chắc là không muốn trở về tay khong. Nhưng thôi bây giờ thì ông hãy tạm ở lại đây cái đã.” Lúc bấy giờ, Chodo nghĩ rằng Bạch Ẩn đã ấn chứng cho mình. Khi tắm xong, Chodo đến tham kiến thiền sư Bạch Ẩn theo đúng nghi thức, trình lá thư của Kogetsu. Mở lá thư của thầy ông Chodo, Bạch Ẩn thấy lá thư chỉ có vỏn vẹn đôi dòng: “Chàng trai này không phải là người không có kiến giải, nhưng anh ta có khí độ nhỏ nhen. Xin hãy vui lòng dùng phương tiện mà độ cho anh ta.” Đọc xong thư, Bạch Ẩn lập tức quát Chodo: “Ông chỉ là hạng căn tánh trì độn, tâm lượng hẹp hòi. Có lợi ích gì khi ông vọng tưởng đến chuyện thành đạo?” Khi bị Bạch Ẩn giựt mất đi kiến giải của mình, Chodo liền phát điên lên, không the phục hồi thần trí được. Ông trở về bản quán và dựng lên một thiền sảnh nhỏ, tự mình tu luyện và giáo chúng. Theo truyền thống thiền viện, vào tuần lễ đầu tiên của tháng chạp, các thiền viện tại Nhật thường tổ chức tuần lễ “Lạp Bát Nhiếp Tâm” để kỷ niệm ngày Phật Thích Ca thành đạo. Vào dịp này, Chodo thường bắt các chú tiểu và các chú mèo vào ngồi thiền trong thiền sảnh. Mỗi khi các chú mèo bỏ chạy, Chodo thường bắt chúng lại và đánh phạt vì vi phạm luật lệ. Về sau này, Bạch Ẩn thường tự trách mình: “Ta đã từng giáo hóa cho rất nhiều đồ đệ, chỉ phạm lỗi trong hai trường hợp, mà Chodo là một”.

Cho-en-ji (jap): Trường Viên Tự—Name of a monastery in Japan.

Cho gen (jap): Name of a monk—See Trọng

Nguyên.

Chogo (jap): A long kalpa—Trường Kiếp.

Chogo-Jobu (jap): Purisa-dammasarathi (p)— Purusa-damya-sarathi (skt)—Controller-rider of stout men—See Điều Ngự Trượng Phu.

Chogyam Trungpa Rinpoche (1940-1987): Reincarnate lama of the Kagyupa order of Tibetan Buddhism, recognized in 1941 as the eleventh Drungpa. He fled Tibet in 1959 following the Chinese invasion, and in 1963 he was awarded a fellowship to study at Oxford. In 1973 he traveled to America, where he established the Vajradhatu Foundation (1973), which later grew to be one of the largest Buddhist organizations in the country. In 1974 he founded the Nalanda Foundation, and in 1976 passed on the leadership of the organization to his “Vajra Regent” Osel Tanzin (Thomas Rich). He was the author of a number of popular books, including “Cutting Through Spiritual Materialism,” and “Sambhala: Sacred Path of the Warrior.”—Vị Lạt Ma tái sanh trong trường phái Kagyupa của Phật giáo Tây Tang, được công nhận năm 1941 như là vị Drungpa đời thứ 11. Ngài đào tỵ khỏi Tây Tạng vào năm 1959 theo sau cuộc xâm lăng Tây tạng của Trung quốc, và năm 1963 ngài được tặng học bổng tại trường Đại Học Oxford. Năm 1973 ngài du hành đến Mỹ châu, tại đây ngài thiết lập Hiệp Hội Vajradhatu (1973), sau này hội lớn mạnh và trở thành một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Mỹ. Năm 1974 ngài sáng lập Hiệp Hội Na Lan Đà, và năm 1976 ngài nhường vai trò lãnh đạo lại cho Osel Tanzin (Thomas Rich). Ngài là tác giả của một số sách rất phổ cập, bao gồm các quyển “Cutting Through Spiritual Materialism,” và “Sambhala: Sacred Path of the Warrior.” Chogye-Chong (chi): The largest Buddhist order in Korea—See Tào Khê Tông. Chogye order (chi): Chogye-Chong—See Tào

Khê Tông.

Chogyel Pakpa Lodro (1235-1289): Name of a Tibetan monk who reportedly converted Khubilai Khan (1260-1294) and his consort Chaamui to Buddhism—Tên của một vị sư Tây Tạng, người mà theo lời tường thuật, đã cải đạo cho hoàng đế Khubilai Khan và hoàng hậu Chaamui qua đạo

Phật.

Chogyesa: Headquarters of Chogye-Chong, Korea’s largest Buddhist order, located in downtown Seoul. It was built in 1910 and became the order’s main temple in 1936—Trụ sở trung ương của Tông Tào Khê Triều Tiên, truyền thống Phật giáo lớn nhất tại xứ này, tọa lạc ngay trong thành phố Hán Thành. Trụ sở này được xây dựng vào năm 1910 va trở thành ngôi tự viện chính cho truyền thống vào năm 1936.

Chogye school: Chogye-Chong—See Tào Khê

Tông.

Choices: Lựa chọn—To make choices Choir (n): Ca đoàn—Buddhist Choir—Ca đoàn

Phật giáo.

Choirboy: Ca viên nam (trong giáo đoàn).

Choirgirl: Ca viên nữ.

Choirmaster (n): Trưởng ca đoàn.

Choja (jap): Tọa chủ—Trụ trì—Trưởng lão.

Chôka (jap): Morning section—Thời kinh sáng— Morning sutra recitation; part of the daily routine of a Zen monastery—Việc đọc kinh buổi sáng, một phần của nghi thức hằng ngày trong thiền viện.

Chokaku-ji (jap): Trường Lạc Tự—Name of a temple in Japan.

Chokei (jap): Hui-Leng-Chang-Shing—See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Chokei-Daian (jap): Ch’ang-Ch’ing Ta-an (chi)— Trường Khánh Đại An Thiền Sư—See Đại An Phúc Châu Thiền Sư.

Chôkei-Eryô (jap): Ch’ang-ch’ing Hui-lêng— Chang-qing Hui-leng—See Huệ Lăng Trường Khánh Thien Sư.

Choki (jap): Extended kneeling: knees on the floor, thighs and torso extending in a straight line—See Trường Quỳ

Choko (jap): Thính Hứa—Permission, approval, or agreement, here suggests acceptance of things as they are—Thuật ngữ đề nghị sự chấp nhận hay đồng ý sự việc như chúng là.

Choku (jap): Trường Không—The long sky or wide sky.

Chokushu Hyakujo-Shingi (jap): Ch’ih-hsiu Paichang Ch’ing-kuei—The Imperial Compilation of the Pai-chang Monastic Code, a Yuan dynasty (1260-1368) collection of monastic codes prepared for Zen monasteries in 1336. Although the title contains the name Pai-chang and it is often abbreviated as the “Pai-chang Code,” Paichang himself did not compose any part of the text. The text was transmitted to Japan in about 1350 and served as the basis for governing life at Gozan (Five Mountains) monasteries—Bộ Biên Soạn Bách Trượng Thanh Quy của Hoàng Gia vào thời nhà Nguyên, được triều đình biên soạn vào năm 1336. Mặc dầu nhan đề chứa đựng ten của

Thiền sư Bách trượng và thường được tóm lược là Bách Trượng Thanh Quy, nhưng Bách Trượng không soạn ra phần nào của Thanh Quy này. Bộ sách được truyền sang Nhật Bản vào năm 1350 và được dùng như là luật lệ nền tảng quản lý đời sống các Thiền viện thuộc Ngũ Sơn—See Bách Trượng Thanh Quy.

Chong-shou’s Chair: See Công Án Sùng Thọ

Đắng Tử.

Ch’ont’ae school: T’ien-T’ai school in Korea—

Tông Thiên Thai ở Đại Hàn.

Choose (v): Lựa chọn—To select—Trạch.

  1. To pick: To select—To choose—Chọn Lựa.
  2. The second of the seven bodhyanga or dharmapravicara: Pravicara (skt)—Trạch Pháp Giác Phần—See Thất Bồ Đề Phần.

Choose-acarya: See Giản Sư. Choose the milk out of watered milk: See Trạch Nhũ Nhãn.

Chopper: Knife—Dao—See Bát Sự Tùy Thân. Choraku-ji (jap): Trường Lạc Tự—Tên một ngôi chùa ở Nhật Bản—Name of a temple in Japan.

Choral music: Nhạc hợp xướng.

Chôrô (jap): Juji (jap)—Sthavira (skt)—Elder Venerable Bhiksu—Sư Trưởng lão—The highest ranking monk or nun at a large training monastery—See Abbot.

Chorten (tib): Stupa (skt)—Ch-ten (tib)—Tháp. Choryu-Shinryu (jap): Điêu Long Chân Long— See Carved dragon-Real dragon. Chosa (jap): Chang-Sha-Ching-Shen—See

Trường Sa Cảnh Sầm Thiền Sư.

Chosha Keishin (jap): Chosa Shin (jap)—Changsha Ching-ts’ên—Changsha Jingcen—See Trường Sa Cảnh Sầm Thiền Sư.

Chosan (jap): Tĩnh Tọa Sáng—A Japanese term for “morning practice.” This is a period of sitting meditation practice (Zazen) in which Zen monks engage during the early morning—Thuật ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “Công phu sáng.” Đây là buổi tọa thiền mà các vị sư thực tập vào buổi sáng sớm.

Chosa Shin (jap): See Chosha Keishin.

Chosen people: Dân được chọn riêng— According to Catholicism, Israeli is chosen by Jesus Christ; while in Buddhism, Indian people are chosen people for the Buddha to save first— Theo Thiên Chúa giáo thì dân Israel là dân được Chúa chọn; còn theo Phật giáo thì dân Ấn Độ là dân được Đức Phật chọn để cứu độ đầu tiên.

Chosetsu-Yusai (jap): Chang-cho (chi)—ZhangJuo Hsiu-Ts’ai—See Tú Tài Trương Chuyết. Chos-kyi-dbyungs (tib): Dharmadhatu (skt)— Dharma realm—Pháp giới.

Chosha Keijin (jap):Chang Sha Ching Chen (chi)—Chosa Shin (jap)—See Trường Sa Cảnh Sầm Thiền Sư.

Cho-sho-ji (jap): Trường Thắng Tự—Name of a monastery in Japan.

Chôshu (jap): Tây Ban—The monastic officers who guide the meditation practice and training at a Zen monastery—Những vị Tăng phụ trách việc huấn luyện và tu tập thiền định trong Thiền viện—See Western Ranks and Tây Tự.

Choso (jap): Trường Trảo—Long-nailed—Để móng tay và móng chân thật dài.

Chosui Shisen (jap): Ch’ang-shui Tzu-hsuan— Changshui Zixuan—See Trường Thủy Từ Huyền Thiền Sư.

Chou-Hung (chi): See Chu-hung. Cho-yu (jap): Jakugo (jap)—Primary expression of a koan, part of koan practice—See Trước Ngữ.

Christian (n): Tín hữu Ki Tô giáo (Thiên Chúa). Christian burial: Nghi thức an táng theo Thiên Chúa giáo.

Christian doctrine: Giáo lý Thiên Chúa giáo.

Christian education: Giáo dục Thiên Chúa Giáo. Christian Era: Thời đại Cơ Đốc. Christian-like: Giống như người theo đạo Thiên Chúa.

Christian literature: Văn chương Thiên Chúa giáo.

Christian marriage: Hôn nhân theo nghi thức Thiên Chúa giáo.

Christian name: Tên Thánh (theo Thiên Chúa giáo).

Christian religion: Đạo Thiên Chúa—

Catholicism.

Christianity (n): Ky Tô Giáo—Catholicism.

Christianization (n): Sự làm cho theo đạo Ky Tô giáo.

Christless (a): Không tin Thiên Chúa.

Christmas (n): Lễ Chúa Giáng Sinh.

Chronic: Lasting for a long time—Kinh niên.

Chronic disease: Cố tật.

Chronicle (n): Sách ký sự (biên chép theo niên kỷ).

Christianity and Buddhism: Cơ đốc và Phật giáo.

Chrysanthemum-shaped lamp: Cúc Đăng—A kind of lamp used in temples, usually in front of the Buddha—Một loại đèn cúng trong chùa, thuờng trước bàn Phật.

Ch-ten (tib): Stupa (skt)—Tháp.

Chu-Agon-Kyo (jap): Madhyamagama (skt)— Majjhima-nikaya (p)—Middle Agama Sutra—See Kinh Trung A Hàm.

Ch’uan-hsin-fa-yao (chi): An abbreviation for the title of the work “Huang-po-shan Tuan-chi-ch’anshih ch’uan-hsin-fa-yao—Tên tắt cho tác phẩm “Hoàng Bá Sơn Đoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu”—See Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư. Chu-an Shih-kuei: Chikuan Shikei (jap)—Zhu’an Shigui—See Thủ An Thạch Qui Thiền Sư.

Ch’uan-Teng-Lu (chi): Records of the Transmission of the Lamp—See Cảnh Đức

Truyền Đăng Lục.

Ch’uan-tzu Tê-ch’êng: Sensu Tokujo (jap)— Chuanzi Decheng—See Thuyền Tử Đức Thành Thiền Sư.

Chuanzi Decheng: Sensu Tokujo (jap)—Ch’uantzu Tê-ch’êng—See Thuyền Tử Đức Thành Thiền Sư.

Chu-chih: Gutei (jap)—Koti (skt)—See Câu Chi Thiền Sư.

Chu-chih Raises One Finger: Câu Chi Thụ Chỉ—See Câu Chi.

Chu-do (jap): Madhya or Madhyama (skt)—

Middle path.

Chu-e (jap): Uttarasanga (skt)—Middle robe, one of the four outer robes. The others are upper robe, seven-strip robe, and robe for going among the Sangha—Y trung, một trong bốn thứ y ngoại. Ba y kia là y thượng, y thất điều, và y nhập chúng.

Chugan Engetsu Zenji (1300-1375): See Trung Nham Viên Nguyệt.

Chugan-Ha (jap): U-ma (tib)—Middle View School—Phái Trung Quán—See Trung Luận

Tông.

Chuho ha (jap): Trung Phong Phái—Name of a Buddhist sect in Japan.

Chuho Myohon (jap): See Trung Phong Minh

Bản Thiền Sư.

Chu-Hung (chi): Chou-Hung (chi)—Zhou-Hong (1535-1615)—See Châu Hoằng Đại Sư.

Chuin (jap): Antara-bhava (skt)—Bardo (tib)—Intermediate Existence Body—Trung Ấm—See Thân Trung Hữu.

Chu-Indo (jap): Trung Ấn, trung tâm Ấn Độ— Central India.

Chukai (jap): A Japanese term for “taking off the robe”; a rest break between periods of practice in a Zen monastery. In these breaks, monks can leave the zendô and lie down to rest in the monastery dormitories—Thuật ngữ Nhật Bản chỉ việc “cởi áo ra”; lan nghỉ giải lao giữa những thời tọa thiền trong tự viện. Trong những lần nghỉ ngơi này, chư Tăng có thể rời Thiền đường và nằm nghỉ trong phòng ngủ của tự viện. Chu Kokushi (jap): Chung-kuo-shih (chi)—Trung Quốc Sư—See Huệ Trung Nam Dương Thiền Sư.

Chulavamsa (skt): A supplement to the Mahavamsa. It was composed during different periods by many authors. It gave an overview of Sinhalese Buddhism history until the 18th century—Quyển Lịch Sử Nhỏ, bổ túc cho quyển Biên niên Mahavamsa. Chulavamsa được soạn vào những thời kỳ khác nhau bởi nhiều tác giả. Nó đưa ra cái nhìn bao quát về Phật giáo Tích Lan cho tới thế kỷ thứ 18.

Chumu (jap): Trung Mộng—The idealistic function of concentrating upon one’s dream or aiming to realize one’s dream—See Mộng Trung Thuyết Mộng.

Chunda (p): See Thuần Đà.

Chundi (skt): A female appearance of Avalokitesvara—Bồ Tát Quán Thế Âm dưới hình thức người nữ—Chuẩn Đề.

Chung-feng Ho-shang Kuang Lu: Tenmoku Chuhu Osho Kôroku (jap)—Trung Phong Hòa Thượng Quảng Lục—Ngữ lục của Thiền sư Trung Phong Minh Bổn—Records of Teachings of Zen master Chung-feng Ming-pen—See Records of Teachings of Chung-feng Ming-pen. Chung-i Hung-ên: Chuyu Koon (jap)—Zhongyi Hongen—See Trung Ấp Hồng Ân Thiền Sư. Chung-kuo-shih (chi): Chu Kokushi (jap)—Trung Quốc Sư—See Huệ Trung Nam Dương Thiền Sư.

Chung-Nan-Shan:

  1. Chung-Nan Shan, a mountain in Shan-Si Province: Ngọn núi Chung Nam trong tỉnh Sơn Tây.
  2. A posthumous name for Tu-Shun, founder of the Hua-Yen or Avatamsaka School in China: Tước hiệu của ngài Đổ Thuận, sơ tổ tông Hoa Nghiêm bên Trung Quốc.

Chung-tsung (chi): See Trung Tông. Churon (jap): Madhyamika-Sastra (skt)—Trung Luận—See Madhyamika-sastra.

Chu-Rut: Trí Húc Đại Sư—Name of a great monk of the Chinese Pure Land school—Tên của một vị đại sư của Tịnh Độ tông Trung Hoa.

Ch’u-Shan-Shao-Chi: See Sở Sơn Thiệu Kỳ.

Chu-U (jap): Anatar-bhava (skt)—Thân Trung

Hữu—The intermediate stage of existence— Intermediate Existence Body—Middle existence—See Trung Hữu. Ch’u-yuan (chi): Shih-shuang Ch’ing-chu—See Khánh Chư Thạch Sương Thiền Sư. Chuyu Koon (jap): Chung-i Hung-ên—Zhongyi Hongen—See Trung Ấp Hong Ân Thiền Sư.

Chuzan (jap): Trọng Toán—Name of a learned Japanese monk in the tenth century—Tên của một danh Tăng Nhật Bản vào thế kỷ thứ 10.

Ch-ying (tib): Dharmadhatu (skt)—Dharma realm—Pháp Giới.

Cikitsa (skt): Y Phương Minh (y hoc và y dược)— Study of Medicine—Hiểu biết về y và dược—See Ngũ Minh.

Cikitsavidya (skt): Y Phương Minh—See Ngũ Minh.

Cina (skt): See Chấn Đán.

Cina Deva Gotra (skt): Chi Na Đề Bà Cù Hằng La—Hán Thiên Chủng—The “solar deva” of Han descent, first king of Khavandha, born to a princess of the Han dynasty on her way as a bride elect to Persia, the parentage being attributed to the solar deva.

Cinca (skt): The woman who falsely accused the Buddha about her pregnancy—Chiến Già, người đàn bà vu cáo Phật về bào thai giả trong bụng của bà ta.

Cintamani (skt & p): 1) The philosopher’s stone, granting all one’s wishes: Ma Ni, ngọc ước của nhà hiền giả; 2) Fabulous gem: Ngọc như ý— See Chấn Đa Mạt Ni.

Cintamani-cakra-Avalokitesvara (skt): Như Ý Luân Quán Âm.

Cintamani-cakra-Bodhisattva (skt): Như Ý Luân Quán Âm Bồ Tát.

Cintamayo-prajna (skt): Cintamaya-panna (p)—Tư huệ—Tư sanh tuệ—Attaining moral wisdom from reflection—Attaining wisdom based on thinking (wisdom based on thought)—Trí huệ đạt được qua suy tư (phân tích và suy ngẫm). Cintana (skt) Cinta-maya-panna (p)—Thinking wisdom—Tư duy.

Cinteti (skt): Cinteti (p)—Cintayati (skt)—Suy Nghĩ—To have thought or idea—To ponder—To think—To think about—To think of.

Circle: Various kinds of circles drawn in the air or on the ground became frequent in the Ikyo schools (Igyo), to indicate the contents of enlightenment—Nhiều loại vòng tròn khác nhau được vẽ trong không trung hay trên mặt đất trở nên thông thường đối với các trường phái Quy Ngưỡng, để chỉ sự đồng ý về sự giác ngộ.

Circle of Dharma: Dharma-mandala (skt)—Mạn Đà La Pháp—See Pháp Mạn Đà La.

Circle of fire: Alatacakra (skt)—Wheel of fire— Whirling fire—Hỏa Luân—See Tứ Luân.

Circle of light behind the Buddha: Quang bối. Circle seven times: Đi Nhiễu Bảy Vòng—A traditional ritual, practiced in India over 2,500 years ago, to show respect and admiration for the Buddha—Một nghi thức cổ truyền Ấn Độ trên 2.500 năm trước, để biểu lộ lòng kính trọng và ngưỡng mộ với Phật.

Circle of wind: Wheel of wind—Phong luân— One of the four wheels, the wheel, or circle, of wind below the circle of water and metal on which the earth rests; the circle of wind rests on space—Một trong tứ luân, phong luân khởi lên từ bên trên không luân, thủy luân sanh ra trên phong luân, và kim luân sanh ra trên thủy luân, và địa luân dựa trên kim luân—See Tứ Luân.

Circulate (v): Pradaksina (skt)—Tuần Hoàn— Moving around so that the right shoulder is towards the object of reverence—Đi vòng vai phải hướng về đấng tôn quý.

Circumstance: Hoàn cảnh—Environment. Circumstantial: Pratyaya (skt)—Hetupratyayahetu (skt)—Duyên—Conditioning or secondary cause, in contrast with hetu or the direct or fundamental cause—Nhân phụ, đối lại với nhân chính.

Circumstantial cause of retribution: Báo duyên. Circumumbulate: 1) To go round, to wind round, to revolve around, to encompass: Đi vòng quanh, đi nhiễu vòng quanh; 2) To pay respect by walking around the object of regard: Đi vòng quanh để tỏ lòng tôn kính.

Circumumbulate the hall: To patrol the hall— Tuần Đường—Canh tuần tự viện. Circumumbulate an image of the Buddha: See

Nhiễu Phật.

Circumumbulating hall: See Tuần Đường. Citadel of mind: Tâm thành (served as guardian over action).

Citavana (skt): Thi Đa Bà Na—The cold forest— See Hàn Lâm.

Cite with proof: Dẫn chứng.

Citra (skt): Giác—See Twenty eight constellations.

Citrabhanu (skt): See Hỏa Biện.

Citta (skt & p): Chất Đa—Tâm Pháp—Tâm ý— Lự tri tâm— Concentration—Consciousness— Heart—Intention—Manas—Mind—Will—Mental or Intellectual consciousness.

Cittaa (skt & p): Name of a bhiksu at the time of the Buddha—Tên của một vị tỳ kheo vào thời đức Phật.

Citta-bhavana (p): Development of mind—Tâm tu.

Citta-caitta (skt): Tâm Tâm—Every mind—Mind and mental conditions (Tâm và tâm sở).

Citta-dharma (skt): Mind—Tâm Pháp—Những yếu tố phụ thuộc vào tâm, những gì không có chất ngại mà duyên khởi nên các pháp gọi là Tâm

Pháp—Mental dharma which is devoid of substance or resistance, or the root of all phenomena.

Cittaikagrata (skt): Ekaggata (p)—Onepointedness of mind—See Nhất Điểm Tâm. Cittadrisyadhara-visuddhi (skt): Citta-visuddhi (p)—Purity of mind—Tâm thanh tịnh. Cittajjukata (p): Cittujjukata (p)—Rectitude of consciousness—Tâm Chánh Trực.

Cittakalapa (skt): Tâm Tụ (hệ thống tâm thức)—Mental system—Mentation system, or the whole mental system is evolved mutually conditioning like a bundle of bamboo-sticks—

Toàn bộ hệ thống tâm thức được phát sinh và ảnh hưởng lẫn nhau như một bó tre.

Citta-kammannata (p): Wieldiness of consciousness—Tâm Thích Ứng. Citta kushala (skt): Wholesome mind—Thiện tâm.

Cittalahuta (p): Lightness of consciousness— Tâm Khinh An.

Cittalambanadhatu (skt): The world as the object of thought—Tâm Sở Duyên Thế Giơi (thế giới làm đối tượng của ý tưởng).

Citta-Manas-Vijnana (skt): Cittam-manas ca vijnana (skt)—Mind, thought, and perception (discernment)—Mind-Will-Consciousness—See

Tâm Ý Thức.

Cittamanitara (skt): Abhisekana (skt)—

Murdhabhisikta (skt)—Điểm đạo (nghi thức quán đảnh của Mật Tông)—Ceremony of anointment. Citta-Matra (skt): Mind-Only—Nothing but mind—All-Mind—See Duy Tâm.

Cittamatradrisya (skt): See Duy Tâm Sở Kiến. Citta-Matravada (skt): Vijnanavada (skt)—Duy

Thức Tông.

Cittam-avyakritam-nityam (skt): Tâm thường vi vô ký—The mind remains eternally quiescent, or neutral, or undivided—Tâm thường vô ký pháp, nghĩa là tâm mãi mãi tịch lặng hay trung tính, hay không bị phân chia.

Cittam-hi-sarvam (skt): See Tâm Biến Nhất

Thiết Xứ.

Cittamuduta (p): Malleability of consciousness— Tâm Nhu Thuận.

Cittam-vishayasambandham (skt): Tâm vi cảnh sở hệ—Tâm bị trói buộc bởi trần cảnh bên ngoài—The mind is bound up by an external world.

Cittanirabhasa (skt): Tâm Vô Tướng—Tâm không có hình tướng—The mind that has no form. Citta-niyama (skt): Mental order—Psychological law—Định luật tâm lý—Trật tự của tâm thức. Citta-nupassana (p): Contempaltion of mind— See Tâm Niệm Xứ.

Citta-pagunnata (p): Proficiency of consciousness—Tâm Tinh Luyện. Citta-pakrti-parabhasvara (p): Tâm Thanh Tịnh Bổn Nhiên—Sự thanh tịnh tự nhiên buổi ban đầu của tâm—Original purification of mind—Original purity of mind—Original serenity of mind.

Cittapassadhi (p): Tranquility of consciousness— An tâm—Tâm vắng lặng.

Citta-rddhi-pada (skt): See Niệm Như Ý Thần

Túc.

Citta-samadhi (skt): Miracle of psychic power of the mind—Tâm Thần Túc.

Citta-samprayukta-sanskara or Caitasika (skt): Concomitant mental functions—Tâm Sở Pháp. Citta-Samyukta-Samskara (skt): Concomitant Mental Functions—See Tâm Sở Pháp.

Citta-samyutta-sutta (p): Sutra on citta of the householder—Kinh tâm tương ưng của người gia trưởng.

Citta-sankhara (p): Citta-samskara (skt)— Mental actions—See Tâm Hành. Cittasantana (skt): Mental continuum—Dòng tâm thức.

Citta-smrtyupasthana (skt): Meditation and full realization on the evanescence or impermanence of mind and thoughts—See Tâm Niệm Xứ.

Citta-sucarita (skt): See Ý Diệu Hạnh. Citta-sutra (skt): Sutra about the mind—Kinh Tâm Vương.

Citta-uppada (skt): Mano (p)—Mana (skt)—The mind or thoughts—Ý—Mạt Na—Trung tâm tư

tưởng

Cittasvabhava (skt): Tâm tự tính (tự tính của tâm)—The self-nature of mind, mind as it is, mind in itself.

Citta-vaikalya (skt): Tâm hoang mang—

Bewilderment of mind.

Citta-vimukti (p): Ceto-vimutti (p)—Tâm Giải Thoát—Deliverance of the mind—Liberation of the mind—A mind or heart delivered from all desires—Một cái tâm đã được giải thoát khỏi tất cả mọi dục vọng.

Citta-vipallasa (p): Tâm Đắm Trước—Tâm đồi trụy—Perversion of mind.

Citta-viprayukta-samskara (skt): Things that are not associated with mind—See Bất Tương Ưng

Pháp.

Citta-visuddhi (p & skt): Tâm thanh tịnh— Purification of mind—Purity of mind—Serenity of mind.

Citta viveka (p): Tâm ẩn cư—A mind that dwells in seclusion or in retirement; or a mind without the domination of afflictions—Tâm ẩn cư khỏi mọi phiền não làm cản trở sự phát triển minh sát. Tương đương với liên tục chánh niệm, không để cho phiền não chế ngự.

Cittaye (skt): Tích tập—To accumulate. Cittekaggata (skt): Cittakagrata (skt)—Nhứt tâm—One-pointedness of mind. Cittra (skt): Chủng chủng—Nhiều—Manifold— Manifoldness.

City of Beautiful: Hỷ Kiến Thành—See Thiên Đế Thích Thành.

City of Brahmans: See Bà La Môn Thành.

City of the Buddha’s skull bone: The modern

Hidda, situated about 5 miles south of Jalalabad— Thành phố nơi thờ sọ xá lợi của đức Phật, vùng mà bây giờ là Hidda, tọa lạc khoảng 5 dậm về phía Nam của Jalalabad.

City of enlightenment: See Giác Thành.

City of flowers: Kusumapura (skt)—Pusapura (skt)—Known as Pataliputra, the modern Patna. It was the residence of King Asoka, there convoked the third synod—See Hoa Thị Thành. City full of precious things: Bảo Thành—The city full of precious things, in the Nirvana Sutra, i.e. the teaching of the Buddha—Thành chứa đầy bảo vật, như Phật Pháp trong Kinh Niết Bàn. City god: Thành Hoàng Thần—The city protector of the wall and moat and all they contain—Vị

Thần bảo vệ thành.

City of hunchback women: Kanyakubja—See

Khúc Nữ Thành.

City of the hungry ghosts: Ngạ Quỷ Thành— Thành trì của loài ngạ quỷ—The region of the hungry ghosts—Preta-realm. City of all ideas or aims: Đại Nghĩa Thành. City of mystic wisdom: Trí Thành—The city of mystic wisdom, Buddhahood—Thành lũy của mật trí hay Phật quả.

City of Royal Palaces: Rajagrha (skt)—Oshajo (jap)—Vương Xá Thành—Rajagaha. City of Sakra: The city of beautiful—See Thiên Đế Thích Thành.

City Spirits: Chủ Thành Thần. Cityavadin (skt): Caityasaila (skt)—Cetiyavada (p)—See Chế Đa Sơn Bộ. Civara (skt & p): Chấn Việt—A mendicant’s garment—See Chi Phạt La. Civic religion: Tôn giáo dân gian—Popular cultural elements and institutions that bring a community together, i.e., Zen is a kind of civic religion of Japanese culture—Tôn giáo mang những yếu tố văn hóa và hiệp hội trong cộng đồng lại với nhau, chẳng hạn như thiền là một loại tôn giáo dân gian trong văn hóa Nhật Bản.

Civilization (n): Nền văn minh Civilize (v): Khai Hóa—To teach, to transform the character by instruction—Khai mở chuyển hóa bằng cách dạy dỗ.

Civilizing force: Lực lượng khai hóa.

Claim to be a Buddhist: Tự xưng là Phật tử.

Claim (v) one’s innocence: Kêu oan. Claim to attain enlightenment: Tuyên bố chứng đắc.

Claiming not to have heard what one has heard: Nghe nói không nghe.

Claiming to have heard what one has not heard: Không nghe nói nghe.

Claiming not to have known what one has known: Biết nói không biết.

Claiming to have known what one has not known: Không biết nói biết.

Claiming not to have seen what one has seen:

Thấy nói không thấy.

Claiming to have seen what one has not seen:

Không thấy nói thấy.

Claiming not to have sensed what one has sensed: Nghĩ nói không nghĩ.

Claiming to have sensed what one has not sensed: Không nghĩ nói nghĩ. Claiming the reality of things, but disclaiming the reality of personality: See Pháp Hữu Ngã Vô Tông.

Clairaudience: Divyasrotra (skt)—See Thiên Nhĩ Thông and Lục Thông.

Clairvoyance (n): Divyacaksus (skt)—Năng lực thấu thị—See Thiên Nhãn Thông.

Clamor (v): To cry out loudly. Clan: Bộ tộc—An early social group composed of several families of the same race or ancestors (a group of people tracing descent from a common ancestor)—Một nhóm hay một bộ tộc thời nguyên thủy, gồm nhiều gia đình có cùng chủng tộc hay cùng tổ tiên.

Clap of just one hand: Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay—See Chích Thủ.

Clarifications to make comparisons: So sánh bằng cách làm sáng tỏ.

Clarified buter: Đề Hồ Vị.

Clarity (n): 1) Clearing: Sự trong suốt, sự sáng tỏ, sự rõ ràng; 2) Emptiness of mind or pure mind: Selwa (tib): Tịnh tâm hay tâm không.

Clarity of awareness: Sampajanna (p)— sampasjnanin (skt)—Tỉnh giác—Biết rõ ràng— Clarity of awareness—Clear awareness. Clarity and cleanliness: Trong sạch hay lắng sạch—See Trừng Tịnh.

Clarity of Consciousness: Sampajanna (p)— Clear Comprehension—Tỉnh thức.

Class: Giai cấp—Bộ phái.

Classes of Buddhists: Các loại Phật tử.

Classes of devas: Host of devas—Host of heaven—Thiên bộ.

Classes of wealth in the world: Tầng lớp giàu có của thế gian—See Ngũ Gia Sở Cộng.

Classifications of Sakyamuni’s teaching: The eight T’ien-T’ai classifications of Sakyamuni’s teaching, from the Avatamsaka to the Lotus and Nirvana Sutras—Sự phan loại giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tám giáo pháp do trường phái Thiên Thai đặt ra từ những lời giáo huấn của Phật từ lúc Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm, đến Pháp Hoa và Niết Bàn—See Bát Giáo. Clay which is molded into earthernware would certainly disintegrate: Như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất cũng lại như thế—Take the case of clay which is molded into earthernware would certainly disintegrate. The strong probability that those who have merely experienced an Awakening will retrogress during transmigration is similar to the above examples.

Clean (a): Vimala (p & skt)—Visuddhi (p & skt)—Tinh sạch—Thanh tịnh (trong sạch, không cấu nhiễm)—Bright—Pure.

Clean flesh: Tịnh nhục (thịt thanh tịnh).

Clean karma: Bạch nghiệp—Nghiệp lành. Clean and pure: Thanh Lương—Clear and fresh

(cool)—Trong sạch và tươi mát, ý nói thanh tịnh.

Clean and Pure Mountain: See Thanh Lương

Sơn.

Clean someone out: Bóc lột—To take advantage of someone—To exploit.

Clean one’s teeth: Làm sạch răng—Brush one’s teeth.

Clean a tomb: Tảo mộ—To sweep a grave.

Clean up: Dọn sạch.

Cleaned nail: Trảo Tịnh—Nail “cleaned,” i.e. fruit, etc, that can be peeled with the nails, one of the five kinds of clean food—Trái cây, một trong năm loại “tịnh thực”.

Cleanse: Thanh khiết—Thuần khiết.

Cleanse the hair: See Tịnh Phát.

Cleansed by the water: Thủy Tịnh—Được tẩy sạch bằng nước—Edibles (eatables) recovered from flowing water are “clean” food to monks and nuns—Tất cả những thức ăn được lấy lên từ dòng nước chảy đều là “tịnh thực” cho chư Tăng Ni.

Cleansing: Tẩy Tịnh—Especially after stool— Phép rửa tay sau khi đi đại tiểu tiện xong.

Clear apprehension: Complete enlightenment—

Liễu ngộ.

Clear (a) awareness: Sampajanna (p)—

Sampasjnanin (skt)—Tỉnh giác—Biết rõ ràng— Clarity of awareness.

Clear and believing mind: Shinjinmei (jap)—Tín Tâm Minh.

Clear and bright: Trong sáng—To explain or to state clearly—Giải thích rõ ràng.

Clear challenges: Minh Khảo—Testing conditions which occur right before the practitioner’s eyes—Những khảo đảo xảy ra ngay trước mắt hành giả—See Lục Chủng Khảo. Clear comprehension: Sati-sampajna (p)—Hiểu rõ—Mindfulness.

Clear comprehension of the objects of mindfulness: Gocara-sampjnana (skt)—Thông hiểu rõ ràng về đối tượng thiền.

Clear conceptions: Ý niệm trong sáng. Clear conscience: Clear heart—Good heart—

Bạch tâm—Thiện tâm.

Clear and cool: Thanh lương (trong trẻo tươi mát)—See Bát Công Đức Thủy. Clear and deep understanding: Vibhavana

(skt)—Thiện trì (hiểu rõ ràng và thâm sâu).

Clear distinction between black and white, right and wrong, good and bad: Phân biệt rõ ràng giữa trắng đen, đúng sai, tốt xấu.

Clear emancipation: Vijjavimutti (p)—Minh

Giải Thoát.

Clear explanation: Hiển Liễu Thuyết—Giải thích rõ ràng.

Clear heart: Clear conscience—Good heart—

Bạch tâm—Thiện tâm.

Clear (v) ignorance in one’s mind: Khai thông tâm trí—To remove ignorance in one’s mind. Clear and innocent mind: Tâm trong sáng và vô tư.

Clear and keen: Be able to penetrate all mysteries—See Minh Lợi.

Clear light: Prabhasvara-citta (skt)—Pabhassaracitta (p)—See Linh Quang (1). Clear matter: Clear principle—See Liễu Nghĩa

(1).

Clear (a) mind: Tâm ý trong sạch.

Clear (v) the mind: Làm sáng suốt tâm trí.

Clear one’s mind from ignorance: Remove ignorance form one’s mind—Làm tâm trí sáng suốt.

Clear minded people always do significant deeds, delude-minded people often do nonsense ones: Người có tâm trí trong sáng luôn làm việc có ý nghĩa, người có tâm trí mê mờ thường làm việc vô nghĩa.

Clear (v) misunderstanding: Parijneya (skt)— Giải Ngộ—To comprehend (to be ascertained): Giải thích rõ ràng sự hiểu lầm—The attaining of liberation through enlightenment: Giải thoát bằng sự giác ngộ.

Clear and objective presentation of the traditions of Buddhism: Sự trình bày trong sáng và khách quan về truyền thống Phật giáo.

Clear observation of phenomena: Pháp Hiện

Quán—Quan sát rõ ràng các hiện tượng.

Clear up (dissolve) obstructing conditions: Hóa giải chướng duyên.

Clear perception: Vibhavana (skt)—Thiện Tri—

Nhận biết rõ ràng.

Clear picture: Bức tranh rõ ràng.

Clear principle: Liễu Nghĩa—Clear matter—

Revelation of the whole meaning or truth— Complete understanding—Hiểu hết ý nghĩa một cách rõ ràng.

Clear Pure-Light: Vimalaprabha (skt)—Tịnh Quang Minh.

Clear Pure-Light samadhi: Vimalaprabhasamadhi (skt)—Tịnh Quang Minh Tam Muội. Clear realization: Abhisamaya (skt)—Pratyaksa (skt)—Immediate perception, evidence of the eye or other organ—Immediate realization of enlightenment—Inner realization—Intuitive comprehension—Nirvana—See Hiện Chứng. Clear rules: Thanh Quy—Quy luật rõ ràng trong tự viện.

Clear-sighted: Sáng suốt—Clear-headed— Conscious—Able-minded.

Clear-sighted king: Minh quân.

Clear and sober mind: Tâm ý trở nên trong sáng và thuần hậu.

Clear and solid position and viewpoint: Lập trường vững chắc và sáng suốt.

Clear someone of a crime: Exculpate someone from a charge—Exonerate someone from a charge—Giải oan.

Clear understanding: Thorough penetration—

Liễu đạt.

Clear understanding of the Buddha’s Teachings: Understand clearly the Buddha teachings and skillfully distinguish right from wrong, as well as true from false—Thấu triệt giáo lý của Đức Phật (hiểu rõ chân lý và khéo phân biệt chánh tà chân ngụy)—See Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền. Clear understanding of the Dharma: See Liễu

Đạt Đạo Lý.

Clear understanding of the one hundred dharmas: See Bách Pháp Minh Môn Luận.

Clear (v) of one’s unjust charge: Giải oan.

Clear understanding and mental control:

Dwelling of the ground of regulation—Trì địa tru.

Clear and upright: Quang minh chánh đại.

Clear and upright: Quang minh chánh đại. Clear vision of the saint: Supernatural insight— See Thiên Nhãn Minh.

Clear (v) waste land for cultivation: Khai khẩn. Clearly to apprehend: Completely and clearly enlightened—Giác liễu.

Clearness of hearing: See Thử Độ Nhĩ Căn Lợi. Clemency (n): Avyapada (skt)—Absence of the desire to injure—Benevolence—Benevolent— Goodness—Nhân từ (sự bao dung).

Clement (a): Khoan dung—Nhân từ.

Clenched: Che dấu.

Clenched hand: Dấu diếm.

Clergical (a): Thuộc hàng giáo phẩm. Clergical marriage in Japan: Hôn nhân trong hàng giáo phẩm ở Nhật Bản—Since the time of Shinran (1173-1262), the founder of the True Pure Land in Japan, clerical followers of Shinran started to get married and passed on their temples from father to son—Từ thời Nhật Liên, vị sáng lập ra Tịnh Độ tông Nhật Bản, hàng giáo phẩm Nhật Liên tông bắt đầu kết hôn và truyền thừa chùa viện lại từ đời cha sang đời con.

Clergy (n): Chúng Xuất gia—Giới xuất gia (the clergy)—Giao sĩ—Tăng sĩ.

Clergy man: Tăng sĩ.

Cleric (a): Clergical—Thuộc hàng giáo phẩm.

Clerical officer: Scribe—See Shoki.

Clerk in a monastery: Nội Ký—The writer of petitions, or prayer in a monastery—Người biên chép sổ sách hay sớ trong tư viện.

Clever: High capacity—Intelligent—Thông minh—Thượng Căn.

Clever envoy: Lợi Sử—Sharp envoy—See Ngũ

Lợi Sử.

Clever people are bound to meet cleverer people: Cao nhân tất hữu cao nhân trị (tài đến đâu cũng có người tài hơn)—Diamond cuts diamond.

Climb (v) a tree to catch fish: Leo cây bắt cá (Duyên mộc cầu ngư). Ý nói một việc không thể xảy ra được hay một việc làm không có kết quả— An impossible undertaking or a fruitless approach. Cling (v): Bám víu vào—Dính mắc vào—To hold to.

Cling (v) to actuality: Chấp có.

Cling (v) to anything: Abhinivesa or graha (skt)—Chấp Trước hay nắm giữ vào sự vật—To cling to things as real. To grasp, hold, or cling to anything—Dính mắc vào tư tưởng cho rằng vạn hữu là thực (dính chắc vào sự vật mà không rời lìa. Mỗi pháp đều có nhiều nghĩa tương đối, nếu chấp chặt vào một nghĩa, chẳng biết dung hòa, chang biết tùy nghi, chấp trước như vậy chỉ là tự hạn hẹp lấy mình mà thôi).

Cling (v) to our body: Bám vào thân xác.

Cling (v) to the characteristics of dharmas: Lagna-laksana (skt)—See Chấp Tướng. Cling (v) in the desire-realm: Attachment in the desire-realm—Những dục vọng hay luyến ái trong dục giới.

Cling (v) to one’s doctrine: Lagna-dharma (skt)—Chấp Pháp—To comply with the law: Bám chặt vào giới luật—To cling to the dharma: Bám chặt vào giáo lý.

Cling (v) to ego-belief: Attavada (p)—Ngã

Thuyết Thủ hay chấp thủ vào ngã tín.

Cling (v) to emptiness: Chấp không—Nonrealist—To cling to emptiness (non-existence)— To carry the term “Emptiness.”

Cling (v) to the enjoyment of pleasures: Bám víu vào thú vui dục lạc.

Cling (v) to existence: Astika (skt)—Upadana

(skt)—Realist—Laying hold of—Grasping— Thủ—To cling to actuality (existence). Who maintains the universe to be real. The Buddha condemn both realists and non-realists—Kẻ chấp là vũ trụ có thật. Phật phản bác cả hai phái chấp có và chấp không.

Cling (v) to existence and non-existence:

Clinging to existence or (clinging) to emptiness

(non-existence)—See Chấp Có Chấp Không. Cling (v) to forms due to the habit-energy: Bám chặt vào các hình sắc do bởi tập khí của những suy luận không vững chắc và những kiến giải sai lầm từ vô thỉ.

Cling (v) in the form-realm: Attachment in the form-realm—Sắc ái trụ địa.

Cling (v) to heterodox ascetic views: Clinging to heterodox ritual and rules—Giới Cấm Thủ—Chấp theo tà giáo hay chấp theo nghi lễ cúng kiến. Cling (v) to heterodox views: Kiến Thủ—Kiến chấp tà vạy—See Tứ Chấp Thủ.

Cling (v) to the idea of self: Atma-graha (skt)— Câu sinh ngã chấp—Phân biệt ngã chấp—Soul— Self—See Ngã Chấp.

Cling (v) to our life: Upadhi (skt)—To cling to life—Cling to rebirth—Tham Sanh—Bám víu vào cuộc sống.

Cling (v) to one’s opinion: Khăng khăng giữ ý.

Cling to roots of goodness: Chấp lấy thiện căn— See Mười Điều Thối Thất Phật Pháp Mà Chư Đại Bồ Tát Nên Tránh.

Cling to rebirth: Upadhi (skt)—Tham Sanh—To cling to life.

Cling (v) to rules and ritual: Silabbata-paramasa (p)—Giới Cấm Thủ hay chấp thủ vào giới cấm hay lễ nghi.

Cling (v) to sensuality: Dục Thủ hay chấp thủ vào dục lạc.

Cling (v) to things as real: Abhinivesa or graha (skt)—See Chấp Trước.

Cling to wrong views: Ditthi (p)—Thủ Kiến—

Chấp theo tà kiến.

Clinging: Upadana (skt)—Bám víu—Attachment.

Clinging or attachment: Vướng mắc. Clinging very closely: Abhinivesa (skt)—Chấp

Chặt.

Clinging consciousness: Adana-vijnana (skt)— Alaya consciousness—See A Đà Na Thức.

Clinging in the formless realm: Attachment in the formless realm—Hữu ái trụ địa—See Ngũ Trụ Địa.

Clinging to the “I”: Chấp thủ cái Ta—Egoism— Chấp Ngã—See Lagna-atman. Clinging to the idea that things are real: Chấp Hữu—Clinging to existence.

Clinging to mere rules and rituals:

Silavrataparamarsa (skt)—Giới cấm thủ kiến.

Clinging to one’s interpretation: Lagnasamkhyam (skt)—Chấp Kiến. Clinging to life: Bhava (skt)—Hữu Lậu hay sự bám víu lấy đời sống—Poisonous outflows.

Clinging to mere rules and rituals:

Silavrataparamarsa (skt)—Giới Cấm Thủ Kiến.

Clinging to the theory and ignoring practices: Grasping at theory and neglecting practice—Chấp lý bỏ sự.

Close: (a): Near—Near to—Intimate—Cận—(v):

Chấm dứt—To end—To bring to an end—To shut.

Close attachment: Abhinivesamdhi or lelya (skt)—Clinging or adhering very closely—See

Chấp Chặt.

Close communications at the borders: Bế quan tỏa cảng (đóng cửa ải lại, không chịu giao thương với nước ngoài).

Close correspondence: Sự tương đồng gần gủi.

Close or far: Thân sơ.

Closed lotus flower: See Hợp Liên Hoa.

Closely related: Thân thiết.

Cloth-bag monk: Great Reverend—Pu-Tai HoShang—See Bố Đại Hòa Thượng. Clothe oneself in flower gauze: Mặc quần áo kết bằng hoa.

Clothes: Quần Áo—A Bhikhsu should wear old and cast-off garments—Một vị Tỳ Kheo chỉ nên mặc y bá nạp bằng những vải cũ rách—See Tứ Khởi.

Clothes of patched rags: Nạp Y—Bộ y vá nhiều mảnh.

Clothing: Quần áo—See Clothes.

Clothing, food, housing, medicine: Mặc, ăn, ở, bệnh (Y thực trú dược), là bốn thứ cần thiết cho một nhà tu—See Tứ Y.

Clothing of liberation: Giải Thoát Phục—Quần áo của sự giải thoát.

Clothing made of wild flax: Sám ma y.

Cloud (n): Mây, một trong chín ẩn dụ—One of the nine similes.

Cloud of compassion: Từ vân—Mây từ bi. Cloud of delusion: Vọng Vân—Đám mây ảo hóa, che mờ tâm trí.

Cloud of dharma stage: Dharmamegha-bhumi (skt)—Pháp Vân địa—Land of dharma clouds, or the ground of the Dharma cloud. Clouds of falsity: Tà Vân—Clouds of heterodoxy, which cover over the Buddha-nature in the heart—Đám mây tà kiến phủ trùm Phật tánh trong tâm.

Cloud-Gate Monastery: Vân Môn Thiền Tự— Name of a monastery in Kuang-Tung province, from which Wen-Yen derived his title—Tên của một tự viện Vân Môn, nơi mà Thiền Sư Văn Uyển đạt được danh hiệu “Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.”—See Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.

Cloud and Sea Bodhisattva: Vân Hải Bồ Tát. Cloud and Sea Offering Bodhisattva: Pujameghas-agarah (skt)—Cúng Dường Vân Hải Bồ

Tát.

Cloud-shaped gong: See Vân Bản. Cloud-water: Unsui (jap)—Clouds and Water— See Vân Thủy.

Clouds and Water: Vân Thủy—Mây và nước, ám chỉ các thiền sinh mới—Imply Zen novices. Clouds and Water Hall: Vân Thủy Đường— Transient Monks’ Quarters.

Cloud of wisdom: See Tuệ Vân. Clouded heart: Vân Tâm—Tâm sầu não— Depressed.

Cloudless Heaven: Vô Vân Thiên, một trong chín tầng trời của tứ thiền thiên—One of the nine heavens of the fourth dhyana heaven—See Cửu Phạm.

Clumsiness is Heaven’s way: Vụng về là đạo của trời (chuyết giả thiên chi đạo), ý nói đạo trời là đạo của tự nhiên chứ không cần trí xảo.

Clung to: Vướng víu vào—Attached to—Adhered to.

Cluster of cloud: Áng mây.

Clutches of death: Nanh vuốt tử thần.

Coagulated milk: Lạc Vị—One of the five flavors of making ghee—See Ngũ Vị.

Coal (n): Than.

Coarse: Sthula (skt)—Coarse—Rude—Rough— Crude—Unrefined—Immature—Thô.

Coarse attachment: Thô Chấp—Sự bám giữ thô thiển.

Coarse body: Thô Thiển Thân—Cái thân thô thiển.

Coarse discrimination: Thô Phân Biệt—Sự phân biệt thô thiển.

Coarse and evil language: Slanderous language—Thô ác ngữ. Coarse form: Crude appearance—Crude form— Thô Tướng—See Lục Thô Tướng. Coarse language: Lời thô tục—Foul language— Bad language.

Coarse man: Immature man—Thô Nhân—

Immature man of Hinayana.

Coarse and pure faith: Thô Tịnh Tín—Đức tin thô thiển và thuần khiết.

Coarse words: Crude, evil, immature, rough, words—Thô Ngôn—Rude, rough, immature words or talk: Evil words—Rough outline, preliminary words—Lời nói thô ác khó nghe. Coarser stages: Thô tướng—See Lục Thô Tướng. Coarseness: Thô tục lỗ mãng, một trong sáu đối tượng thiền quán. Bằng thiền quán chúng ta có thể vượt qua mọi ảo tưởng dục vọng—Coarseness, one of the six subjects in meditation. By meditations on the distasteful and the delight, delusions and passions may be overcome—See

Lục Hạnh Quán.

Cock: Dậu (from 5 p.m. to 7 p.m.).

Code of conduct of a novice:

Sramanerakasamvera (skt)—Cần sách luật nghi.

Code of canon law: Pháp điển của giáo hội.

Code of Mahayana Rules: Luật Đại Thừa. Code of monk’s rules: Pratimoksa (skt)—

Disciplinary code—Giới luật—Precepts.

Code of moral discipline: Precepts—Giới luật.

Code of rules: Qui ước.

Codify (v): Thành lập điều lệ.

Coemergent wisdom: Sahajajnana (skt)—See

Câu Sinh Trí Huệ.

Co-existence: Sự cùng nhau hiện hữu (kết hợp). Co-existent: Sahabhu (skt)—Câu Hữu—Cùng song song tồn tại (hiện hữu). Co-existent cause: Sahabhu-hetu (skt)—See Câu Hữu Nhân.

Coffer (n): Tủ sắt.

Coffin (n): Cỗ áo quan (hòm).

Cognition (n): Sự nhận thức hay nhận biết.

  1. Pancavijnana (skt)—The five senses of consciousness or five parijnanas, perceptions or cognitions; ordinarily those arising from the five senses form, sound, smell, taste, touch—Năm thức hay tâm thức dựa vào mắt, tai, mũi, lưỡi và thân mà sinh và duyên vào năm cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc.
  2. Samjna (skt)—Sanna (p)—See Tưởng Uẩn. Cognition of consciousness: Duy Thức Trí—Trí duy thức.

Cognition of dependent origination: Duyên

Khởi Trí—Trí nhận ra cái gốc hay căn nguyên gây nên sinh khởi.

Cognition and discrimination: See Nhận Biết

Và Phân Biệt.

Cognition of essential identity: Cái trí biết tánh bình đẳng của vạn hữu—See Bình Đẳng Tánh Trí. Cognition of all existents: Trí hiểu biết hết thảy các hiện hữu—See Như Sở Hữu Trí.

Cognition of the gate to full enlightenment: Dẫn Phát Môn Trí—Trí biết được con đường đi đến giác ngộ.

Cognition of the indescribable: See Bất Khả Xưng Trí.

Cognition of the ineffable: Bất Khả Xưng Trí— Cognition of the indescribable.

Cognition-mind: Thưc tâm hay tâm vương của thức (lục thức hay bát thức). Thức tâm còn có nghĩa là nhận rõ tự tâm—Cognition-mind means the perceptive mind. It also means to conceive one’s own mind.

Cognition of all places: Nhất Thiết Sở Trí—Trí biết het mọi nơi.

Cognition of things as they really are: Như Thị Trí—Trí biết sự vật đúng như chúng đang là.

Cognition of the ultimate truth of all phenomena: Nhất Thiết Pháp Đệ Nhất Nghĩa Trí—Trí biết ra chân lý tối hậu của mọi hiện tượng.

Cognitive faculties and objects: Căn Trần—Khả năng nhận biết và các đối tượng của chúng. Cognitive faith: Niềm tin do nhận thức (có được từ sự nhận thức).

Cognitive function: Liễu Biệt Tác Dụng—Tính năng nhận biết.

Cognitive obscurations: Jneyavarana (skt)—Trở ngại của tri thức—Hindrance of knowledge— Hindrance of worldly wisdom—See Sở Tri

Chướng.

Cognitive obstruction: See Trí Ngại.

Cognizable: Đắc Tri—Có thể nhận biết được. Cognizance of non-arising: Mushonin (jap)—Nothought Tolerance—Sự nhận biết về tánh không khởi sanh—See Vô Sanh Nhẫn.

Cognizer: Tri Giả—The knower, or the person within who perceives—Thể của thần ngã trong thân thể con người có thể biết được sự vật.

Cognizing a mental object with the mind: Ý nhận thức pháp.

Cognizing subject and cognized object: Năng Thủ Sở Thủ—Chủ thể nhận biết và đối tượng được nhận biết.

Coincidence (n): Trùng hơp—Ngẫu nhiên.

Coinherence (n): Hỗ tương giao lưu.

Cold ashes and Dead Trees: Zen masters sometimes use expressions such as cold ashes and dead trees as metaphors for Zen practice of seated meditation (zazen), in which one transcends the hindrance of ordinary passions and desires—Có lúc các vị Thiền sư dùng thuật ngữ “Tro lạnh cây khô” như là những ẩn dụ cho việc thực tập tọa thiền, trong đó hành giả phải siêu việt chướng ngại của dục vọng và ham muốn trần tục. Cold forest: Sitavana (skt)—Thi Đa Bà Na—See Hàn Lâm.

Cold forest using as cemetery: Sitavana (skt)— See Hàn Lâm.

Cold fountain and the ancient stream: Khe suối xưa nước lạnh—See Cổ Giản Hàn Tuyền.

Cold hells: Ahaha (skt)—Atata (skt)—Hàn địa ngục—There are eight cold narakas or hells—Có tám địa ngục lạnh—See Bát Hàn Địa Ngục.

Cold wind to cause the Buddha’s back pain:

Đức Phật bị gió lạnh thổi làm đau lưng.

Coldness: Lãnh xúc—Thấy thân thể lạnh như nước.

Col. Henry Steele Olcott (1832-1907): American who co-founded the Theosophical Society with Helena Blavatsky. He took Buddhist refuge vows in Sri Lanka in 1880 and was involved in a number of contemporary Buddhist issues. He is perhaps best known for developing a “Buddhist flag” and a “Buddhist Catechism.”—Một người Mỹ cùng với Helena Blavatsky đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học. Ông thọ giới quy-y tại Sri Lanka vào năm 1880 và quan hệ với một số vấn đề Phật giáo đương thời. Ông được nổi tiếng nhất là đã phát triển là cờ Phật giáo và viết bộ Giáo Lý Vấn Đáp Phật Giáo.

Collapse (v): Ngã xuống.

Collateral line: Liên hệ huyết tộc hàng ngang (anh chị em chú bác, cô cậu hay bạn dì).

Colleague (n): Đồng nghiệp—Co-worker. Collect (v): Nhiếp—Quyên góp—Thâu góp—Bao trùm—To collect—To gather together—To combine—To include.

Collect and arrange: Compile—Kết tập (kinh điển).

Collect contributions of food: La trai—An almsbowl—Khất thực.

Collect (v) the mind: Concentrate the attention— See Nhiếp Tâm.

Collect money and other material objects at laypeople’s house: To commit an offence involves Release and Expression of Regret—

Quyên góp tiền của tài vật tại nhà người tại gia là phạm giới xả đọa (phải buông bỏ và phát lồ sám hối).

Collect and receive: Gather and receive—Nhiếp thọ.

Collected Past Deeds of the Buddha (Sutra): Butsu-Hongyo-Jikkyo (jap)—Phật Bổn Hạnh Tập Kinh.

Collected state of mind: Samadhi (skt)— Samahita (skt)—Thắng Định—See Tam Muội.

Collecting and fixing of the Buddhist canon: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils. Collecting the mind: Sesshin (jap)—Tâm Tập Trung—See Tiếp Tâm.

Collection (n): Sự quyên góp—Sự góp nhặt.

Collection of accomplishment of dharmas:

Sadhana-samuccaya (p)—Sadhana-mala (skt)—

See Thành Tựu Pháp Tập. Collection or aggregate: Amudayasvabhava

(skt)—Tập Tự Tánh—Sự tập hợp hay tụ tập.

Collection of commentaries on sutras:

Abhidharma (skt) Abhidhamma (p)— Commentaries on the Dharma—Luận Tạng.

Collection of the conducting: Cariya-pitaka (p)—Basket of Conduct—Sở hạnh tạng.

Collection of the description of marvellous phenomena: Adbhutadharma (skt)—Rare and wonderful dharmas—Pháp hy hữu—See Vị Tằng Hữu Pháp and Thập Nhị Đại Thừa Kinh.

Collection of Discourses Arranged in Accordance With Number: Tăng Chi Bộ Kinh. Collection of essential passages concerning birth in the Pure Land: Ojoyoshu (jap)—See

Vãng Sanh Yếu Tập.

Collection of Essentials for Continuation of the Extending Torch: Rento-eyo (jap)—Liên Đăng

Hội Yếu.

Collection of gems: Ratna-rasi(skt)— Accumulated treasures—Gem-heap—Bảo tích.

Collection of a hundred avadanas:

Avadanasataka (skt)—Bách Duyên Kinh. Collection of Kindred Sayings: Tương Ưng Bộ Kinh.

Collection of Little Texts: Khuddaka Nikaya

(p)—Những câu kệ ngắn, chia làm 15 tập— Smaller collection consists of fifteen books—See Tiểu A Hàm.

Collection of Long Discourses: Trường Bộ Kinh. Collection of Mahayana sastras: MahayanaSamparigraha-Sastra (skt)—See Nhiếp Đại Thừa

Luận.

Collection of mantras: See Bí Mật Kết Tập. Collection of Middle Length Discourses: Trung Bộ Kinh.

Collection of Passages Concerning Birth in the Land of Peace and Bliss: See An Lạc Tập. Collections of philosophical treatises: Bộ luận giải Phật pháp—See Luận Tạng.

Collection of the practices of the three patriarchs of the Eihei-ji: Eihei-ji-sanso-gyo-ki (jap)—Vĩnh Bình Tự Tam Tổ Hành Nghiệp Ký— See Vĩnh Bình Tự.

Collections of pure precepts: See Tụ Tịnh Giới. Collection of rules: Vinaya Pitaka (skr)—Giới luật tạng.

Collection of same categories of tantra: Cuhyasamaja-tantra (skt)—Mật Tập Hội. Collection of the Significations of Abhidharma: Abhidharma-sangaha (p)—A Tỳ Đạt Ma Giáo nghĩa Cương Yếu.

Collection of six Zen essays: Sáu cửa vào động thiếu thất—See Shôshitsu Rokumon. Collection of the Song-texts of Veda: Rgveda (skt)—Câu thi Vệ Đà.

Collection of the stories of the Buddha’s former births: Jàtaka (P)—Bổn sinh kinh. Collection of the stories on ghostly beings: Stories of the Departed—See Tái Sanh Ngạ Quỷ Truyện

Collection of sutras: Collection of writings—An interpretation of pitaka—See Tạng Kinh. Collection of writings: Collection of sutras—See Tạng Kinh.

Collective karma: Deeds of the community—

Cộng nghiệp.

Collective Retribution: Shared retribution—See Cộng Báo.

Collectivism: Chủ nghĩa tập thể.

Columbarium: Phổ Đồng Tháp—Tháp để tro cốt người quá cố.

Combination: Sự phối hợp.

Combination of both of Qualified and

Unqualified and methods: Tùy tự tha ý ngữ.

Combination and dispersion: Hợp Tán—Hợp lại rồi tan ra.

Combining practices: Tạp Hạnh—Mixed cultivation—Mixed practices—Sundry practices. Come out to appear: Vyanjita (skt)—To reveal—To disclose—Clearly manifested—Hiển lộ tất ca bản tính của chúng sanh (các pháp lý sự nhân quả mà Đức Phật đã hiển thị)..

Come into being (existence): Bhutamidam (p)— Appear—Arise—Xuất hiện—Sinh khởi—Trở thành hiện thực.

Come close to: Đến gần—To approach.

Come down: Descend—Go down (from heaven)—Giáng.

Come down to this world: See Giáng Hạ. Come into existence: Trở thành hiện hữu.

Come-face-to-face: Đối đầu.

Come in great number: Dập dìu.

Come to grief: Chuốc lấy sầu khổ.

Come (v) to life again: To be reborn in this world—To return to life—To revive—See Hoàn Sanh.

Come into meditation: Enter into meditation— Pass into meditation—Nhập định.

Come out of meditation: Xuất Định—To come out of the stage of dhyana (deep meditation)—To exit (emerge) from meditation—Ra khỏi trạng thái “Thiền Định”.

Come in response to an invitation: Lai Ứng— To answer prayer by a miracle—Đến theo lời cầu nguyện.

Come in search of: Tìm đến.

Come and see and believe: Đến xem để nhận xét hay đến để tin theo—See Đến Thấy và Tin.

Come into sight: To appear—To become visible—To come into sight—To manifest—To be manifested—To reveal—See Xuất Hiện.

Come out to appear: Hiển lộ.

Come out of meditation: Come out of the state of dhyana—Emerge from meditation—Pass out of meditation—Xuất định.

Come to nothing: Pass into nothingness—Đi vào hư không.

Come to tempt: Đến cám dỗ.

Come true: Become true—Thành sự thật—A dream comes true—Giấc mộng thành sự thật. Come into the world: Hạ phàm (sanh ra nơi cõi phàm trần).

Comeliness: Good-look—Vẻ đẹp bên ngoài. Comely (a): Good-looking—có dáng đẹp—Tướng hảo.

Comfort (v): An ủi.

Comfort (v) the desperates: An ủi người tuyệt vọng.

Comfort: Dễ chịu—Tự tại.

(Worldly) comfort: Lạc thú trần tục.

Comfortable: Thoải mái—An lòng—To ease one’s mind about something. Comfortable and at ease: Tự tại—See Sáu Ý Nghĩa Của Chữ Thế Tôn.

Comforter (n): Người an ủi—Pacifier.

Comforting words: Lời an ủi—Words of comfort.

Coming of Bodhidharma from India to China:

See Tây Lai Ý.

Coming to existence: Pravritti or Uppàda (p)— Utpàda (skt)—Birth—Beginning and rise— Rising—Birth and what arises from it—Sinh khởi (sự sinh ra hay sự phát sinh)—See Tứ Hữu Vi Tướng.

Coming into existence and ceasing: Birth and death—See Sanh Diệt Khứ Lai.

Coming and going: Lai vãng.

Coming and leaving: Đến và đi. Coming from the root: Bản lai—Originally— Fundamentally.

Command (v): Chỉ huy.

Command of a Buddhist Congregation: Giáo lệnh của Giáo Hội Phật Giáo.

Command of a master: Giáo Sắc—The commands of a master or father—Mệnh lệnh của sư phụ hay nghiêm phụ.

Command one’s passions: Kềm chế dục vọng— To bridle one’s passions. Commands of school: Directions of a sect—

Instructions of a school—Giáo lệnh.

Command of a sect: Giáo lệnh.

Commandments (n): Sila (skt&p) or Traidhatuka

(skt)—Giới cấm—Commandments—Discipline— Precepts—Giới—Rules and prohibitions—Những giới luật ngoài giới căn bản—Prohibitions arising out of the fundamental rules.

Commandments accepted on leaving the world: Giải thoát giới.

Commandments against adultery: Dâm giới. Commandment-breaking: Phá Giới—One of the six sins that smother the six paramitas or the pure mind—See Lục Tế.

Commandments of the esoteric vehicle:

Esoteric precepts—Bí mật giới. Commandments of Hinayana: See Tiểu Thừa

Giới.

Commandments based on the primary laws of human nature: Honsokai (jap)—See Tánh Giới. Commandments that bless all the living: Sattvarthakriyasila (skt)—Tiếp Sanh Giới—See Nhiếp Chúng Sanh Giới.

Commandments for Bodhisattvas: See Viên

Đốn Giới.

Commandments of the esoteric vehicle: Bí mật giới—Giới luật của Mật giáo, hay Mật tam muội da giới.

Commandments of Hinayana: See Tiểu Thừa

Giới.

“Commandment” knee: Giới Tất—The

“commandments’ knee,” i.e. the right knee bent as when receving the comandments—Giới Tất hay quỳ gối chân phải khi thọ giới.

Commandments are pure: Giới thanh tịnh.

Commandments of Sramanera: Sa Di Giới—

See Mười Giới Sa Di.

Commandments in various forms: Precepts or rules in their various forms—Giới tướng.

Commemorate (v): Kỷ niệm—In remembrance of someone of something.

Commemorate the anniversary of (a deceased): Celebrate the anniversary of (a deceased)—Cúng giỗ. Commemorative ceremony: Commemoration—

Lễ kỷ niệm.

Commence expounding the truth: Phát giảng.

Commencement: Sự bắt đầu.

Commend (v): Ca tụng (tán dương)—To congratulate—To compliment—To laud—To praise.

Commendable (a): Đáng khen—Worthy of praise—Praise-worthy.

Commendable way of life: Lối sống đáng ca ngợi.

Commendation (n): Sự ca tụng.

Comment (up) on classics: Elucidate holy scriptures—Giảng kinh.

Comment and explain: Arthakatha (skt)—Luận

Giải.

Comments on the words and deeds of past masters: Nenko (jap)—See Niêm Cổ. Commentarial literature: Luận giải văn chương Phật giáo—Buddhist commentarial writing, both Indian and Chinese commentaries, spans a period of more than two thousand years, of which only a fragment has survived nowadays—Luận tạng

Phật giáo, cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa, trải dài trên khoảng hai ngàn năm, mà ngày nay chỉ còn lại một phần rất ít—See Luận Tạng.

Commentaries (n): Arthakartha (skt)— Explanation—Bình luận—Luận giải—

Abhidharma—See Luận Tạng.

Commentary: Chương Sớ—Lời chú giải.

Commentary on the Accomplishment which is Great Wisdom: Maha-prajna-paramitopadesa (skt)—Đại Trí Độ Luận—Prajnaparamita sastra— See Luận Đại Trí Độ.

Commentary on the Amitabha sutra: A Di Đà

Kinh Sớ—Luận giải về kinh A Di Đà. Commentary on the Awakening of Faith: Khởi

Tín Luận—Luận về sự khởi sanh đức tin.

Commentary on the Awakening of Mahayana

Faith: Mahayana-sraddhotpada-sastra—See Đại Thừa Khởi Tín Luận.

Commentary on the book of the precepts in the sutra of Brahma’s Net: See Phạm Võng Giới Bổn Sớ.

Commentary on the chapter of the

Bodhisattva precepts in the sutra of Brahma’s Net: See Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Tư Ký.

Commentary on the chapter of ‘ten stages of the Garland sutra’: Hoa Nghiêm Thập Địa Sớ— Path of easy practice—See Dị Hành Đạo.

Commentary on the contemplation sutra: Shan-Tao’s teachings—See Quán Kinh Nghĩa Sớ. Commentary on the stage of development of wisdom: Nanodaya (skt)—Luận Phát Trí Độ. Commentary of the Dharani of six gates: Lục Môn Đà La Ni Kinh Luận—Luận về sáu cửa thần chú (Mật giáo).

Commentary of the Dharmapada:

Dharmapadarthakatha (skt)—Pháp Cú Kinh Luận.

Commentary on the discourse on the ten lands: Dasabumika-sutra-sastra(skt)—See Thập Địa Kinh Luận.

Commentary on the doctrine of the

Bodhisattva precepts: Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ— Luận về các ý nghĩa của giới luật Bồ Tát.

Commentary on the doctrine of the sutra of the Bodhisattva precepts of Brahma’s Net: Phạm Võng Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ—Luận về các ý nghĩa của giới luật Bồ Tát trong kinh Phạm Võng.

Commentary Guide to Buddhism: Phật Học Chỉ Nam.

Commentary and Interpretation on “Entering the Middle View”: Madhyamaka-vatara-bhasya (skt)—See Nhập Trung Luận Thích.

Commentary on the Lankavatara Sutra: Nhập Lăng Già Tâm Huyền Nghĩa—Luật về kinh Lăng

Già.

Commentary on the Lotus Sutra: Sớ Pháp Hoa—See Huyền Sớ.

Commentary on the Madhyamika-sastra:

Trung Quán Luận Sớ—Bình chú về Trung Quán Luận.

Commentary on the Maha-Vairocanaabhisambodhi-tantra: Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích—Thích nghĩa kinh Đại Nhật. Commentary on the Mahayana-Samparigraha-

Sastra: Nhiếp Đại Thừa Luận Vô Tính Thích. Commentary on the meanings: Nghĩa Chú Sớ—

Giải thích nghĩa.

Commentary on the samdhinirmocana-sutra:

Giải Thâm Mật Kinh Sớ.

Commentary to the Satipathana-sutta: Papacasudani (p)—Luận giảng Kinh Tứ Niệm Xứ—See Kinh Tứ Niệm Xứ. Commentary on the Satyasiddhi-sastra: Thành Thực Luận Sớ—Thích Nghĩa Thành Thật Luận.

Commentary on the secrets of the five cakras and nine syllables: Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí

Mật Sớ.

Commentary on the sound-contemplator petitioning sutra: Lục Tự Thần Chú Vương Kinh. Commentary on the Srimala-devisimha-nadasutra: Thắng Man Kinh Nghĩa Sớ—Luận về ý nghĩa của kinh Thắng Man.

Commentary on the summary of the great vehicle: See Nhiếp Đại Thừa Luận Thích. Commentary on the sutra of the doctrine of Bodhisattva precepts: Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ—Luận về ý nghĩa của kinh Bồ Tát Giới.

Commentary on the three sutras: See Tam

Kinh Sớ Thích.

Commentary on the Vairocana-abhisambodhitantra: Đại Nhật Kinh Sớ—Chú giải về kinh Đại Nhật.

Commentary on the Yogacaryabhmi-sastra:

See Du Già Sư Địa Luận Thích.

Commingle (v): Trộn lẫn.

Comission (n): Sự phạm tội—Sự ủy thác.

Commit (v): Phạm tội.

Commit (v) adultery: Dâm bôn.

Commit crimes: Phạm tội.

Commit the five gross sins: Phạm tội Ngũ nghịch.

Commit a grave offense: Phạm Trọng—Phạm trọng tội.

Commit (v) intentionally: Hành động có chủ ý. Commit (v) offense: Phạm lỗi—Phạm tội.

Commit oneself to the Triratna: Quy Y Tam Bảo—Take refuge in the Triratna—Take refuge in the Triple Gem.

Commit (v) a Parajika (major) offense: A major offense (one of the ten major offenses of a

Bodhisattva) which warrants expulsion from the Buddhist Order; however, in pratice, monks and nuns are given the oportunity to repent and reform—Một trong những tội Ba La Di (một trong mười trọng tội của Bồ Tát) đưa đến việc bị loại khỏi Giáo Đoàn. Tuy nhiên, trên thực tế, Tăng Ni được cơ hội sám hối và sửa đổi.

Commit or perpetrate a crime: Phạm tội. Commit (v) positive or negative actions: Làm

(tạo tác) những hành vi tốt hay xấu.

Commit (v) sexual acts: Làm sự dâm loạn.

Commit a special relationship with a layperson: To commit an Expression of Regret

Offence—Kết tình thân đặc biệt với người thế tục là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Commit suicide: Tự Tận—Tự vận—Quyên sinh—Immolation—Killing oneself—Suicide—

See Tự Sát.

Commitment (n): Sự cam kết—Sự dấn thân— Nguyện.

Common (a): Prthag-jana (skt)—Earthly—

Puthujjana (p)—Ordinary—Profane—Vulgar—

Worldly—Phàm phu (thuộc về trần tục, chung, thông thường, thường tình).

Common acts of daily life: See Hành Lý.

Common attainment: Sự thành tựu bình thường. Common axioms: Common principles—Normal unenlightened idea—Tục đế. Common “butting goat”: See Dị Sinh Đê Dương Tâm.

Common commandments for the laity: Giới dành cho Phật tử tại gia—See Tục Giới.

Common consent: Samvrti (skt)—Convention—

Quy ước (ước định của thế tục).

Common defilement of all beings: See Chúng

Sanh Cấu.

Common delusions to humanity: Thường hoặc

(nghi hoặc thông thường).

Common desire: Dục lạc trần tục.

Common dharmas: Ordinary dharmas—The world law—See Thế pháp.

Common Doctrine: See Thông Giáo.

Common doctrinal postulates: Đạo lý thế tục đế hay tùy sự sai biệt đế—Common doctrinal postulates (the five skandhas)—See Bát Đế. Common dust: Tục Trần—Earthly pollution, or this world—Bụi bặm của phàm tục, nói về tất cả các việc của thế gian.

Common Era: Thời đại cộng sinh—Công

Nguyên.

Common fellow: Phàm Phu—Ordinary people.

Common flow: See Tục Lưu.

Common good: Công ích.

Common illusions of the unenlightened: Dị sanh tánh chướng.

Common knowledge: See Đẳng Trí. Common mortal body: Ordinary individual—

Phàm thân.

Common mortal people: Unenlightened mortal people—Hạng người ngu dốt tối tăm—See Ignorant mortal people.

Common nature of all men: Phàm phu tánh.

Common objective teaching: Đồng Qui Giáo. Common patience: Ordinary patience—See Sinh Nhẫn.

Common people: Phàm dân—Ordinary people— Unenlightened people—Phàm Phu— Ordinary people.

Common postulates on reality: Thế gian thế tục đế hay vô thật đế—Common postulates on reality, considering the nominal as real. Common Practice Spiritual Advisor: See Đồng

Tu Thiện Tri Thức.

Common prajna: See Cộng Bát Nhã.

Common precepts for the laity: Tục giới. Common principles: The common flow or run— See Tục Lưu.

Common Residence Impure Land: See Phàm

Thánh Đồng Cư Uế Độ. Common Residence Pure Land: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ.

Common rules: Công lệ.

Common run or flow: Tục lưu. Common statement: Samvrti-satya (skt)—Thế đế—Ordinary categories in contrast with categories of reality (chân đế). Common or ordinary statement, as if phenomena were real— See Tục Đế.

Common tendency to consider things as real: See Câu Sinh Pháp Chấp.

Common things: Laukika (skt)—Common or worldly ways or views—Ordinary things—Thế tục.

Common underlying nature of all men: Prithagjanatva (skt)—Dị Sanh Tính—Phàm Phu

Tánh.

Common understanding: Thế tục trí—Lý lẽ thông thường.

Common unenlightened conduct: Hạnh tà chướng.

Common or unenlightened man: Phàm nhân. Common views: Laukika (skt)—Common ways— Common things—Ordinary things—Thế tục. Common wisdom: Worldly wisdom—See Tục

Trí.

Common worldling man: Prthagjana (skt)— Ordinary man—Phàm nhân. Commonly accepted truth: Vohàra-sacca (p)—

Ẩn hiển đế (tục đế hay sự thật ước định).

Communal prayer: Public prayer—Lời nguyện chung.

Communal religious abode: Pháp đồng xá—A monastery—Tự viện.

Communicate (v): Truyền đạt. Communicate (v) by speech: Vacika-abhinaya

(skt)—Truyền thông bằng lời. Communicating: Vijnapti (skt)—Information—

Biểu thị.

Communication (n): Sự cảm thông. Communication with the family: See Liên Lạc Với Gia đình.

Communication by other media: Truyền đạt bằng những phương cách khác. Communication by speech: Truyền đạt bằng lời nói.

Communication between the Universe and living beings: Kanno-Doko (jap)—Mystical communication between Buddhas and living beings—See Cảm Ứng Đạo Giao. Communication by writing: Truyền đạt bằng chữ viết.

Communionship: Sabhagata (skt)—Đồng phần.

Community (n): Đoàn thể. Community of Buddhist monks: Cộng đồng Tăng lữ—Buddhist Brotherhood.

Community of Buddhist nuns: Cộng đồng Ni chúng—Buddhist Sisterhood. Community of the faithful: Đoàn thể Phật tử thuần thành.

Community of laypersons: Đoàn thể giáo đo tại gia.

Community of monks and nuns: Sangha—Tăng đoàn.

Community (congregation) of monks, nuns, and lay Buddhists: Sangha (skt): An assembly of monks—Order of the Monks—See Tăng Già. Community of noble ones: Ariya-samgha (p)— Thánh Tăng Đoàn.

Companion (n): Bạn đồng hành.

Companion when you frequent fairs: Là bạn khi mình la cà đình đám hý viện.

Companion when you indulge in gambling: Là bạn khi mình đam mê cờ bạc.

Companion when you indulge in strong drink:

Là bạn khi mình đam mê các loại rượu.

Company of disciples: Đồ chúng. Company of at least three or four non-lay

Buddhists: Phật tử.

Company of monks who are studying: Fellowstudents—Học lữ.

Company of pure monks and nuns: Tịnh lữ—

Bạn lữ đồng tu thanh tịnh, như chư Tăng Ni.

Company with someone: Giao du—To frequent.

Comparative perfect with limited salvation:

Tích Viên—See Tương Đãi Viên.

Comparative religion: Đối chiếu tôn giáo học. Comparative view of teaching: Comparative view, compared with all previous teaching—

Tương đãi diệu.

Comparatively speaking perfect doctrine: Giáo Viên—Tích Viên—See Tương Đãi Viên. Compare the pride with a lofty mountain: Mạn Sơn—Ví lòng kiêu ngạo như núi cao. Comparisons of body with unreal things: See Ỷ Tha Thập Dụ.

Comparison and inference: See Tỷ Lượng. Comparisons of superiority, equality and inferiority: So sánh cao, bằng và thấp. Compassion (n): Karuna (skt)—Bi tâm hay lòng bi mẫn—Pity—Active sympathy—Heart of pity— Feeling of pity and sympathy for someone who is in distress, and the desire to help him—Lòng thương xót đối với ai và muốn giúp đỡ người ấy— See Bi.

Compassion based on awareness of the suffering of sentient beings: Chúng Sanh Duyên Từ—Lòng từ bi dựa trên sự biết cái khổ của chúng sanh.

Compassion based on awareness of the true nature of phenomena: Pháp Duyên Từ—Lòng từ bi dựa trên sự biết về bản chất của vạn hưu.

Compassion in all things: Từ bi với chúng sanh mọi loài—See Từ Bi Vạn Hạnh. Compassion Buddha: White-robed form of KuanYin—Bạch y Quán Âm.

Compassion-contemplation: Contemplation in which pity destroys resentment—Quán chiếu lấy từ bi triệt tiêu oán hận—See Quán Từ Bi.

Compassion, Equality, Enlightenment and Emancipation: Từ bi, Bình đẳng, Giác ngộ và

Giải thoát.

Compassion-fields: Bi Điền. Compassion mind: Heart of compassion—Từ Bi Tâm—Mercy—Benevolence.

Compassion and patience: Từ Nhẫn—Two of the three souces of cultivation, compassionate tolerance—Hai trong ba nguồn cội tu hành, từ bi và nhẫn nhục—See Tam Quỹ.

Compassion and pity: See Từ Bi.

Compassion salvation: Đại bi cứu độ.

Compassion speech: All Buddhas abide in compassion speech—Chư Phật trụ nơi đại bi ngữ. Compassion and strictness: Từ Nghiêm—Từ bi mà nghiêm khắc—Mother and father. The maternal-cum paternal spirit—Mẹ Cha. Compassion and understanding: Lòng bi mẫn và sự hiểu biết.

Compassion-Wisdom: Pity and wisdom—See Bi-

Trí.

Compassion, Wisdom, Courage: Bi Trí Dũng. Compassionate (a): Từ bi (lòng trắc ẩn)—Be compassionate— Thương xót. Compassionate attitude: Ai Mẫn Tâm—Thái độ hay lòng thương xót chúng sanh.

Compassionate contemplation: The contemplation for saving beings from suffering, and the merciful contemplation for giving joy to all beings—Bi quán từ quán.

Compassionate cultivators: Compassionate practitioners—Hành giả có bi tâm.

Compassionate eye: Eyes of the Buddha—Từ nhãn (ánh mắt từ bi của Đức Phật).

Compassionate garment: Monk’s robe—Từ bi y

(đức danh của pháp y, hay áo cà sa của chư Tăng).

Compassionate heart: Karuna (skt)— Compassion—Pity—Active sympathy—A compassionate heart—See Bi Tâm.

Compassionate-honored one: Từ tôn—

Maitreya.

Compassionate intention: Ai Mẫn Lạc Ý—Ý định tốt lành.

Compassionate and merciful contemplation: Compassionate contemplation for saving beings from suffering, and the merciful contemplation for giving joy to all beings—Bi quán nhằm cứu độ chúng sanh thoát khổ, và từ quán nhằm ban niềm vui cho hết thảy chúng sanh—See Quán Từ Bi. Compassionate mind: Tâm Bi and Từ Bi Tâm— Heart of compassion.

Compassionate One: Maitreya—Từ Thị.

Compassion and patience: See Từ Nhẫn.

Compassionate power: Từ lực.

Compassionate teachings: Lời từ huấn.

Compassionate vow: See Bi Nguyện.

Compassionateness (n): Tính hay thương người.

Compel (v): Bắt buộc.

Compendium (n): Bài toát yếu (tóm tắt), sách yếu lược.

Compendium of Higher Doctrine: Abhidharmasamuccaya (skt)—See A Tỳ Đạt Ma Tập Luận. Compendium of Philosophy: See Thắng Pháp

Yếu Luận.

Compensate (v) for: Đền bù—To pay someone compensation in cash—To make up for.

Compensation (n): Sự bồi thường.

Compete (v): Cạnh tranh—Kình chống—To contend.

Compete (v) with someone in talent: Đua tài. Competitor: Opponent—Rival—Địch thủ—Đối thủ.

Compilation of Buddha’s Teachings: Kết tập những lời giảng dạy của Đức Phật—Kết tập kinh điển.

Compile (v): Collect and arrange—Soạn thảo—

Sưu tập.

Compile the Vietnamese Tripitaka: Kết tập

Việt tạng.

Complain (v): Parideva (p)—Ta thán.

Complain bitterly: Oán trách.

Complain about one’s lack of material resources in order to receive offerings: Than phiền túng thiếu để nhận cúng dường, là phạm giới Ba Dật Đề—Commit an Expression of Regret Offence.

Complain to laypeople about difficulties and conflicts in the Sangha: Commits an Expression of Regret Offence—Than phiền với người thế tục về những khó khăn và bất đồng trong giáo hội là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (cần phải phát lồ sám hối).

Complain about the precepts and fine manners: Commits and Expression of Regret Offence—Chê trách hay than phiền về giới luật và uy nghi là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Complaint has entered the vital region: The complaint is hopeless—See Bệnh Nhập Cao Hoang.

Complaisance: Anunaya (p)—Ái Kiết Sử.

Complement (v): Bổ khuyết. Complementarity by mutual supply: Ẩn Mật

Hiển Liễu Câu Thành Môn.

Complementary (a): Bổ túc—Bổ khuyết—Bổ sung—hỗ tương.

Complemented by: Được bổ khuyết bởi. Complete (a&n): Perfect—Cụ (viên mãn)—Hoàn toàn.

Complete (v): Hoàn thành—Viên mãn.

Complete abandonment: Hoàn toàn buông bỏ.

Complete achievement or attainment: Vị viên

(Công đức đủ đầy, quả vị viên mãn)— Perfect achievement or attainment.

Complete altruism: Ân vị tha bao la.

Complete annihilation: Sự hoại diệt hoàn toàn.

Complete assembly: See Mãn Tọa. Complete bodhi-enlightenment: See Quả Giới

Viên Hiện.

Complete Buddhahood: Quả viên (quả vị tròn đầy)—Pefect Buddhahood. Complete cause: Nhơn viên (Nhơn duyên tròn đầy góp phần đưa tới quả vị Phật)—Perfect cause.

Complete in Clarity and Conduct: Vidyacarana-Sampanna (skt)—Minh Hạnh Túc.

Complete combination: See Viên Dung. Complete commandments: Tăng giới—Cụ Túc Giới—Đại giới—Mãn phần giới.

Complete commandments for monks and nuns:

See Cụ Túc Giới.

Complete contentment with: Samtustah (skt)— Complete satisfaction with—See Tri Túc.

Complete Countless Myriads of Bright and Clear Light Buddha: Rasmi-satasahasraparipurna-dhvadja (skt)—See Cụ Túc Thiên Vạn Quang Minh Như Lai.

Complete cutting off: See Viên Đoạn.

Complete deliverance: Câu giải thoát— Simultaneous emancipation—Giải thoát cùng lúc—Simultaneous liberation. Complete discrimination in regard to wrong views and thoughts: Dĩ biện địa—The stage of an arhat.

Complete elimination of afflictions: Kilesa parinibbana (p)—Hoàn toàn loại trừ phiền não. Complete enlightenment: Sự giác ngộ hoàn toàn—See Hiện Đẳng Giac.

Completed extinction of individual existence:

Absolute annihilation—Absolute extinction— Extinguished from existence—Liberated from existence—Tịch diệt.

Complete extinction of passion and delusion: Đoạn viên (Dứt trừ mọi phiền não)—Perfect extinction of passion and delusion—See Bát Viên. Complete extinguishment of defilments: Kilesa parinibbana (p)—Complete elimination of afflictions—Hoàn toàn loại trừ phiền não.

Complete faith: See Viên Tín.

Complete or final Prediction of the Buddha: See Vô Dư Thọ Ký.

Complete formation during the eighth week of the human foetus: Hình Tướng Hoàn Bị—See

Bát Vị Thai Tạng.

Complete fruit: Quả Viên—Fruit complete, i.e. perfect enlightenment—Quả vị viên mãn—See

Bát Viên.

Complete happiness: Toàn phúc.

Complete harmony of noumenon, phenomenon, and the middle way: Viên Diệu (sự phối hợp hoàn toàn tuyệt diệu của ba đế Không, Giả và Trung).

Complete harmony of theory and practice: See Lý Sự Viên Dung.

Complete and immediate teaching: Viên Đốn giáo—Viên Giáo—Perfect teaching.

Complete and immediate: Immediate and the whole—See Viên Đốn.

Complete indeterminism: See Vô Nhân Sinh. Complete insight into all truths: Giác liễu pháp tánh.

Complete knowledge: Trí viên (Trí tròn đầy thông hiểu vạn sự)—Perfect knowledge or wisdom.

Complete mandala: A magic circle—See Luân

Viên Cụ Túc.

Complete meaning: Liễu nghĩa—Kinh điển giải thích đay đủ.

Complete moral precepts for monks: See Cụ

Túc Giới.

Complete moral precepts for monks in the

Mendicant school: Tăng giới—Cụ Túc Giới dành cho chư Tăng trong hệ phái Khất Sĩ.

Complete moral precepts for nuns in

Mahayana Buddhism: Three hundred forty-eight moral precepts for nuns—Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Ni.

Complete moral precepts for nuns in

Mendicant school: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Ni trong hệ phái Khất Sĩ—Three hundred forty-eight (348) Commandments for Bhikkhunis in the Mendicant School: Tỳ Kheo Ni 348 Giới cho chư Ni trong hệ phái Khất Sĩ.

Complete moral precepts for nuns in

Theravadan Buddhism: Cụ túc giới Tỳ Kheo Ni trong Phật giáo Nguyên Thủy—Orders of Nuns in Theravadan Buddhism died out hundreds of years ago; however, if they are restored in the future, complete moral precepts for nuns should be the same as the ones for Mahayana Buddhism or Mendicant school—Những giáo hội Ni trong Phật giáo Nguyên Thủy đã tàn lụi từ hàng trăm năm qua; tuy nhiên, nếu được phục hoạt thì những giới luật dành cho chư Ni cũng phải giống như những giới luat dành cho chư Ni trong Phật giáo Đại Thừa hay Khất Sĩ.

Complete moral self-control: Vào giới.

Complete Nirvana: Vô Dư Niết Bàn Đế.

Complete perfect doctrine: Complete perfect teaching—Round Doctrine—Round Teaching—

Viên Giáo.

Complete perfect knowledge: Samyak Sambodhi (skt)—Bodhi of all Buddhas—Buddha knowledge omniscience—Tam miệu tam bồ đề— Chánh đẳng chánh giác—Chánh Biến Tri.

  1. Buddha-knowledge: Phật Trí.
  2. Omniscience; the bodhi of all Buddhas:

Chánh Đẳng Chánh Giác.

  1. One of the ten titles of the Buddha: Một trong mười danh hiệu của Phật—See Thập Hiệu. Complete perfect teaching: Viên Giáo (phép dạy tròn đầy).

Complete perfection: Viên thành (thành tựu viên mãn—Kinh Lăng nghiêm: “Phát ý viên thành, nhứt thiết chúng sanh vô lượng công đức).

Complete Power: Như Ý.

Completed practices: Công hạnh rốt ráo—Đạo trang nghiêm viên mãn của chư Đại Bồ Tát. Complete practicing or cultivating: Hạnh viên (Hạnh tu hành tròn đầy)—Perfect practicing or cultivating.

Complete Precepts: Cụ Túc Giới.

Complete Precepts of a monk and a nun: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Tăng và Ni—250 for a monk and 348 for a nun—250 giới cho tỳ kheo và 348 giới cho tỳ kheo ni.

Complete prediction of the Buddha: Prediction in finality—Vô Dư Thọ Ký. Complete purification: Cụ Túc Thanh Tịnh—

Thanh tịnh hoàn toàn.

Complete Rain Retreat once a year: To commit an Expression of Regret Offence—An cư kiết hạ mỗi năm một lần là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Complete release: Câu Giải Thoát—The freedom of the arhat from moral and meditative hindrances—Bậc A La Hán đã hoàn toàn giải thoát, bậc đã lìa bỏ ca tuệ và định giải thoát.

Complete rules or commandments:

Upasampada (skt)—250 for the monks and 348 for the nuns—See Cụ Túc Giới. Complete satisfaction with: Samtustah (skt)— Complete contentment with—See Tri Túc.

Complete-seat part-seat: Zenza-Bunza (jap)—

See Toàn Tọa Phần Tọa.

Complete serenity and passionlessness: Abhinirvana (skt)—Abhinibbuta (p)—Ultimate bliss—Ultimate nirvana—Cực niết bàn.

Complete sutra: See Viên Mãn Kinh. Complete teaching: Giáo viên (phép dạy tròn đầy).

Complete teaching of the esoteric school: See Viên Mật.

Complete teaching of the Hua-Yen: Perfect teaching of the Hua-Yen—See Viên Giáo. Complete theory: Lý viên (Lý tròn đầy mầu nhiệm)—Perfect theory.

Complete turnabout: Hoàn toàn đổi hướng.

Complete understanding: Liễu nghĩa.

Complete understanding of the triple world: Tam Thế Liễu Đạt—Hiểu tam thế một cách trọn vẹn.

Complete universal knowledge and assurance of the deva-ear: Divyasrotra (skt)—Deva Ear— The Divine (Celestial—Supernatural or transcendental hearing—See Thiên Nhĩ Thông.

Complete vacuity: See Viên Không.

Complete vision: See Liễu Kiến. Complete wisdom: Trí viên (Trí tròn đầy thông hiểu vạn sự)—Perfect knowledge or wisdom.

Complete without lack: Cụ túc vô khuyết. Complete word: Mãn tự—The complete word of the Mahayana in contrast with “half word” or

“incomplete word” of the Hinayana—Mãn tự của

Đại Thừa giáo, đối lại với bán tự hay bất toàn tự của Tiểu Thừa giáo—See Mãn Tự Giáo. Complete-word teaching: The teaching of which teaching causes wholesome deeds—Thuyết ngôn tăng trưởng thiện pháp—See Mãn Tự Giáo. Completely apprehend the truth: See Viên

Ngộ.

Completely bound: See Cụ Phược. Completely and clearly enlightened: Clearly to apprehend—Giác liễu.

Completely enlightened: Samyaksambuddha (skt)—Universal knowledge of a Buddha—Chánh

Biến Tri.

Completely full: Pari (skt)—Viên mãn (hoàn toàn thành tựu).

Completely just and impartial: Chí công vô tư

(hết sức công bằng).

Completely true: Perfectly true—Thành thật. Completeness (n): Fullness: Sự đầy đủ—

Plenitude.

Completing those who failed to hear the Lotus:

Quận thâu giáo.

Completion: Viên mãn (hoàn toàn thành tựu). Completion of Enlightenment: Cứu cánh giác— See Tam Giác Ngộ.

Completion stage: Sampanna-krama (skt)— Dzorim(tib)—Giai đoạn viên mãn—A Sanskrit term for “completion stage.” Second stage of a tantric practice that begins the “generation stage” (upattikrama). In the first stage, one visualizes a vivid image of a buddha (and often complex retinue) in front of one, and mentally imagines it to be possessed of all the ideal qualities of a buddha. After one gains mastery over this, one moves on to “sampanna-krama,” in which one invites the buddha to merge with oneself, and imagines that this occurs, with the result that one’s body, speech, and mind are transformed into those of a buddha, and one is engaged in performing the compassionate activities of a buddha. The transformation is connected with the mystical physiology of highest yoga tantra (anuttara-yogatantra), which conceives of the meditator in terms of subtle energies (called winds and drops) that move through subtle energy channels. The visualization process is believed to bring about real transformation, which only occurs at the level of the subtle body—Từ Phạn ngữ chỉ “giai đoạn viên mãn.” Giai đoạn thứ nhì trong tu tập theo Mật giáo bắt đầu bằng giai đoạn “phát sinh.” Trong giai đoạn đầu, hành giả quán tưởng về một hình ảnh sống động của một vị Phật đang hiện ra ngay trước mặt mình, và tâm thần tưởng tượng đến những phẩm chất lý tưởng của một vị Phật. Sau khi đã chế ngự được giai đoạn này, hành giả tiến đến gia đoạn “viên mãn,” trong đó hành giả thỉnh một vị Phật hòa nhập với mình, và tưởng tượng rằng việc này xay ra, với kết quả là từ thân, khẩu, đến ý của hành giả đều được chuyển hóa thành thân, khẩu và ý của Phật, và hành giả bắt đầu thực hành những sinh hoạt từ bi. Sự chuyển hóa này liên hệ với sinh lý thần bí cao cấp nhất trong du già, trong đó nhận thức về hành giả chỉ còn là những năng lượng vi tế (gọi là gió và những giọt) chạy trong những đường rãnh năng lượng vi tế mà thôi. Tiến trình quán tưởng được tin rằng sẽ mang lại sự chuyển hóa thật sự, chỉ xảy ra ở mức độ của thân vi tế.

Completion of virtues by work together harmoniously and brightly: See Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn.

Complex (a): Phức tạp.

Complex desire: Nhiều sự mong muốn phức tạp.

Complexity (n): Sự phức tạp.

Complicated affairs: Đa đoan.

Compliment (v): Ca tụng—To praise—To congratulate—To commend. Comply with the pure mind: Anumatikappa (p)—Tùy Tịnh Ý—In compliance with the pure mind.

Component: Thành phần hay một phần của tổng thể.

Component things: Mọi sự duyên hợp.

Compositions of vows: Lời văn phát nguyện.

Composure: Sự tĩnh lặng—Trầm tư.

Compound of: Tập hợp của.

Compounded: Outflow discharge—See Hữu Lậu. Compounded things: Conditioned dharmas—See

Hữu Vi Pháp.

Comprehend (v): Samvetti (skt)—Thấu đáo— Liễu đạt—Biết chắc chắn—Giải hội—To ascertain—Understand thoroughly—The Tathagata has comprehended (understood thoroughly) the Middle Path—Đức Như Lai đã liễu ngộ Trung Đạo.

Comprehend (v) the inner of Buddha teaching:

Hiểu sâu Phật pháp.

Comprehende (v) the number of all ages: Rốt ráo tất cả kiếp số.

Comprehend (v) spiritual reality: To awake— To become enlightened—See Giác Ngộ.

Comprehension (n): See Kiến Giải. Comprehension of what is suitable: Sappayasampajnana (skt)—Hiểu biết cái gì thích hợp.

Comprehensive mind: Tâm cùng khắp.

Comprehensive precepts:Giới thanh tịnh tròn đầy.

Comprise (v): Bao gồm.

Compulsory (a): Cưỡng bách.

Compunction (n): Sự cắn rứt (lương tâm).

Concatenation of causal chains: See Nhân

Duyên Cộng Tập Hội.

Conceal (v): To hide—Che đậy—Dấu diếm.

Conceal a Degradation Offence: Che dấu tội Rơi Rụng là phạm tội Tăng Tàn (Bhiksus or Bhiksunis)—A Bhiksu or Bhiksuni who conceals a Degradation Offence of another Bhiksu or Bhiksuni, commits a Sangha Restoration Offence. Conceal one’s faults and to display one’s qualities: Ẩn ác dương thiện. Conceal (v) one’s name: Mai danh ẩn tích hay lui về sống dấu tên ẩn mặt—To live in retirement.

Conceal oneself: To lie hidden—Ẩn phục. Conceal selves from views: Ẩn thân chẳng hiện mà làm Phật sự.

Concealed: Hidden—Mysterious—Ẩn.

Concealing: Hiding—Che đậy—Dấu diếm. Concealment: Mraksa (skt)—Phú—See Bảy

Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông.

Conceit: Mana (p)—Kiêu mạn.

Conceit about the ego: Atmamana (skt)—Ngã Mạn—Kiêu mạn về cái ngã—See Tứ Đại Phiền Não.

Conceited action: Mạn nghiệp.

Conceive (v): Thụ thai.

Conceive one’s idea of self: Chấp nhận ý tưởng về cái Ta.

Concentrate the attention: To collect the mind—Powers of mind-control—To concentrate the attention—Thu nhiếp ái tâm tán loạn lại làm một (Phật dạy trong Kinh Di Giáo: “Thường nên thu nhiếp cái tâm ở tâm.”)—See Nhiếp Tâm.

Concentrate (v) immediately: Đốn định. Concentrate (v) on: Chuyên tâm—To give all one’s attention to—To apply oneself to. Concentrate on something: Tập trung tư tưởng vào cái gì.

Concenrated energy: Tập trung năng lượng.

Concentrated mind: Samahitam-cittam (p)— Mind of concentration—Tâm định tĩnh—The state of mind of one who has achieved full or partial

concentration through practice of meditation—

Trạng thái tâm của bậc đã đạt được sự toàn định hay phần định qua tu tập thiền quán.

Concentration (n): Samadhi (skt)—Định lực—

Chuyên chú tâm tập trung tư tưởng vào một cái gì đó.

Concentration on abandonment: Upeksabodhyanga-samadhi (skt)—Upeksa-yangasamadhi (skt)—Samadhi on abandonment—Xả

Giác Phần Tam Muội.

Concentration ability: Samadhi-sambodhyanga (skt)—Định giác chi.

Concentration on absolute truth: Lý thiền— The dhyana or concentration on absolute truth which is free from phenomenal contamination— Lý thiền hay thiền định vào chân lý, không bị vướng víu bởi những triền phược của hiện tượng.

Concentration arisen from great compassion: Đại Bi Sanh Tâm Tam Muội Da—Sự định nảy sanh từ lòng đại bi.

Concentration on the bodhyanga of discrimination: Dharma-sapta-bodhyangasamadhi (skt)—Trạch Pháp Giác Phần Tam Muội. Concentration of cessation: Diệt Tận Định— Attainment of annihilation—See Diệt Thọ Tưởng Định.

Concentration (contemplation) of compassion: Từ Bi quán, lấy từ bi diệt trừ sân hận—The compassion-contemplation, in which pity destroys resentment—See Ngũ Đình Tâm Quán. Concentration on consciousness: Citta-samadhi (skt)—Tâm thần túc.

Concentration on desirelessness: Appanihito samadhi (p)—Vô nguyện định. Concentration on emptiness: Sunnato-samadhi (p)—Không định.

Concentration of energy: Viriya-samadhi (skt)—Tinh Tấn Tam Muội.

Concentration of the energy branch of enlightenment: Virya-sapta-bodhyanga-samadhi (skt)—Tinh tấn giác phần tam muội. Concentration on the enjoyment of the state of truth: Priti-sapta-bodhyanga-samadhi(skt)—Hỷ Giác Phần Tam Muội.

Concentration of expedient means: Samantakasamadhi (skt)—Cận Phần Định—Gia Hạn Định— Phương Tiện Định.

Concentration on external appearance:

Laksana-samadhi (skt)—Tướng Tam Muội.

Concentration of the formless realm: Arupyasamadhi (skt)—Mental collectednesses or samapattis belonging to the World of No-Form (arupaloka)—Sự tập hợp của tâm trí thuộc cõi vô sắc—See Vô Sắc Định.

Concentration of great compassion: See Đại Bi Tam Muội.

Concentration of great quiescience: Samadhi of great tranquility—The samadhi which Sakyamuni entered prior to his delieverance of the Larger Sutra—See Đại Tịch Định.

Concentration and insight: See Định Tuệ. Concentration by invocation: See Khẩu Xưng Tam Muội.

Concentration on the kind heart: Maitreyasamadhi (skt)—Từ định—Từ Tâm Định. Concentration of liberation from form: Vô Sắc Giải Thoát Tam Muội—Sự tập trung giải thoát khỏi sắc tướng.

Concentration on Loving-kindness: Maitreyasamadhi (skt)—Concentration on the kind heart— Từ Định.

Concentration of mind: Dhyana (skt)—Tĩnh Lự. Concentration of all mysteries: See Nhất Thiết Chủng Diệu Tam Muội.

Concentration of neither perception nor nonperception: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tam Muội—Sự định của phi tưởng lẫn phi phi tưởng. Concentration of no defiled attachment to any phenomena: See Bất Nhiễm Trước Chư Pháp Tam Muội.

Concentration of no thought: See Vô Tưởng Định.

Concentration of non-abiding: Vô Trụ Tam

Muội—Sự định không trụ vào đâu.

Concentration on phenomena: Dhyana on phenomena—Sự Thiền.

Concentration with pondering without thinking: Avitakko-vicara-matto samadhi (p)—

Vô tầm hữu tứ định.

Concentration power of a zen practitioner is inconceivable: Định lực của Thiền giả là bất khả tư nghì.

Concentration by practicing respiratory exercises: Anapanasati (p)—Anapanasmrti (skt)—Kinh An Ban Thủ Ý, kinh quán niệm hơi thở của hệ phái Nguyên Thủy—A Theravadan sutra for practicing meditation. Concentration of purity: Prasadavati (skt)— Thanh Tịnh Tam Muội—Samadhi of purity.

Concentration on reality: Lý quán—The concept of absolute truth—Khái niệm về chân lý tuyệt đối.

Concentration in the realm of desire: Culaggata-samadhi (skt)—Tiểu Định—Samadhi in the realm of desire—Định ở cõi dục giới.

Concentration in the realm of form and formlessness, to foster quick return to noncontamination: Hạnh chánh định sắc giới và vô sắc giới, vì làm cho họ mau xoay trở lại—See Mười Chỗ Sở Hành Của Chư Đại Bồ Tát.

Concentration or Samadhi: Định—Tâm không dao động.

Concentration of Satipatthana Sutra: Kinh

Quán Tứ Niệm Xứ.

Concentration on seven awakening states: Samadhi-sapta-bodhyanga-samadhi (skt)—Định Giác Phần Tam Muội.

Concentration of seven factors of enlightenment: Sambojjhanga-samadhi (p)— Sapta-bodhyangani-samadhi (skt)—Thất Giác Chi Tam Muội—Phép tam muội dùng quán tưởng để đắc thất Bồ Đề phần hợp thành quả Bồ Đề. Concentration on the signless: Vô tướng định.

Concentration on the signlessness: Animittosamadhi (p)—Vô tướng định.

Concentration of thinking and pondering: Savotakko-savicaro samadhi (p)—Hữu tầm hữu tứ định.

Concentration of thought: Samadhi (skt)—Đẳng

Trì (tập trung tư tưởng).

Concentration on torch of wisdom: Djnanolkasamadhi (skt)—Huệ Cự Tam Muội. Concentration of wisdom seal: Jnana-mudrasamadhi (skt)—Trí Ấn Tam Muội.

Concentration with neither thinking nor pondering: Avitakko-avicaro samadhi (p)—Vô tầm vô tứ định.

Concentrative meditation: Samadhi-bhavana

(p)—Tu tập thiền định.

Concentric mountain ranges: Cakravala (skt)— Rặng núi trung tâm—See Cửu Sơn Bát Hải. Concept (n): Quan điểm—Khái niệm—Quan niệm—Opinions—Outlook—When in Zen there is the advice to give up all concepts, it must of course include the concept of no-concept. The difficulty or paradox of this is solved by an understanding of what samadhi is. It is a nondualistic state of mind in which there is no distinction between subject and object, inner and outer, in which, in other words, there is no ‘mind’ of meditator or subject that is directed toward an object of meditation or concentrated on a ‘point’ so called one-pointedness of mind—Khi Thiền có lời khuyên từ bỏ những khái niệm, dĩ nhiên nó bao gồm khái niệm của không khái niệm. Cái kho của việc này được giải quyết bởi một sự hiểu biết của cái gì là tam muội. Đây là trạng thái phi nhị nguyên, mà đặc trưng của nó là mọi sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, bên trong và bên ngoài, tinh thần của hành giả hay chủ thể và đối tượng thiền định đều biến mất.

Concept of Bhutatathata is unreal: See Thắng Nghĩa Vô Tính.

Concept that all beings have reality: Chúng sanh kiến.

Concept of ego: Egoism—See Ngã Tướng.

Concept of non-attachment in Zen Buddhism (n): See Khái Niệm Về Không Chấp Trước Trong Nhà Thiền.

Concept of Sunyata in Mahayana Canon: See Khái Niệm về Tánh Không trong Kinh Điển Đại Thừa.

Concept of Sunnata (Sunyata) in the

Theravada Buddhism: See Khái Niệm về Không theo Phật giáo Nguyên Thủy.

Conception (n):

  1. Samskara (skt)—Action—Activity— Disposition—Volitional actions—Karma formation—Impulse—Moral conduct—Hành.
  2. Gabbha-vakkanti (p): Garbha-vakranti (skt)— Thác Thai—Sự thụ thai trong bụng mẹ—A womb—Conception.

Conception of desire: Kamasamjna (skt)—Dục Tưởng—Thought of desire. Conception of no-birth: Anutpattikadharma (skt)—See Khái Niệm Về Vô Sanh.

Conception (idea or thought) about a permanent life: Jivasamjna (skt)—Sự suy tưởng một về cá thể trường tồn—See Thọ Giả Tưởng. Conceptual knowledge: Tri thức trừu tượng hay khái niệm.

Conceptual mind: See Tâm Phân Biệt.

Conceptual distractions: Tư tưởng tán loạn.

Conceptualization: Parikalpita (skt)—Sự khái niệm hóa—See Biến Kế.

Conceptually (adv): Theo quan niệm.

Concern (n): Liên quan.

Concern oneself with one’s own duty: Turn the light inwards on oneself—Hồi quang phản chiếu. Concern (v) with outside world: Lo lắng hay quan tâm cho thế giới bên ngoài.

Concerning something: With regard to something—Liên hệ đến điều gì. Conch of the law: Dharmasankhasabda (skt)— See Pháp Loa.

Conciliate (v): Giải hòa—To reconcile—To make peace.

Conciliation (n): Sự hòa giải.

Conclude a lecture: See Kết Giảng. Conclude a sermon: End a discourse—Kết thúc một bài pháp.

Conclude (v) a vow: See Kết Nguyện. Conclusion of the sermon: Vào lúc kết thúc bài pháp.

Concordance (n): Sự phù hợp. Concomitant with affliction: Hoặc Tương Ứng—

Đi liền với phiền não.

Concomitant cause: Saprayukta-hetu (skt)—See Tương Ưng Nhân.

Concomitant with emptiness: Không Tánh

Tương Ứng—Tương ứng (đi liền) với tánh không.

Concomitant with the great vehicle: Đại Thừa Tương Ứng—Tương ứng (đi liền) với pháp đại thừa.

Concomitant mental functions: Cittasamprayukta-sanskara or Caitasika (skt)—See

Tâm Sở Pháp.

Concomitant with the momentariness of mind: Tâm Sát Na Tương Ứng—Tương ứng (cùng lúc) với khoảng tích tắc của tâm.

Concord (n): Hòa thuận.

Concourse (n): Sự tham dự.

Concrete (a): Cụ thể.

Concrete eye: Ningen (jap)—Nhân Nhãn—

Function of seeing.

Concrete numbers: Những con số cụ thể.

Concrete way: Một cách cụ thể.

Concubinage (n): Sự thông dâm.

Concubine (n): Ái thiếp.

Concubiscent (a): Ưa thích nhục dục.

Concur (v): Đồng ý—To agree—To agree with someone’s opinion—To be in agreement with someone.

Concurrent conditions: Câu Sinh Duyên—Các điều kiện xảy ra đồng thời.

Concurrent negative and positive karma: Hắc Bạch Câu Nghiệp—Cả nghiệp xấu lẫn nghiệp tốt.

Condemn (v): Kết án—Xử phạt.

Condemn (v) someone behind their back: Chê ai sau lưng.

Condemnation (n): Sự định tội.

Condemnation of unconfessioned sin:

Yadbhuyasikiya-vinaya (skt)—See Đa Mích Tội Tướng.

Condition (n): Pratyaya (skt)—See Duyên.

Condition (v): Tạo điều kiện. Condition of advance to a higher stage: See Tăng Thượng Duyên.

Condition becoming an object of cognition: Alambana-hetu (skt)—Điều kiện trở thành một đối tượng của nhận thức—See Sở Duyên Duyên. Conditions for being upside down: Tình trạng điên đảo.

Condition of the Buddha’s self-expression as wisdom: Sắc Tướng Độ.

Conditions and Comparative Merits and

Virtues of Giving: Nhơn duyên công đức của sự bố thí.

Conditions of dhyana and samadhi: Cảnh thiền định.

Condition of discrimination: Vikalpapratyaya(skt)—Phân biệt duyên.

Condition of distinction: Tình trạng phân biệt— See Sai Biệt Duyên.

Conditions environing the mind created by the six gunas: See Trần Duyên.

Condition of equality: Điều kiện bình đẳng—See Bình Đẳng Duyên.

Condition of an eunuch: Bất nam.

Condition governing the succession of events: Samanantara-hetu (skt)—Đệ Vô Gián Duyên hay điều kiện điều động sự diễn tiến của các sự kiện—See Thứ Đệ Duyên.

Condition of karmic action: See Nghiệp Tướng. Condition of liberation: See Giải Thoát Tướng. Condition of life: Mệnh Duyên—Hoàn cảnh sống.

Condition of nescience: Vô Minh Duyên—Điều kiện mê mờ (vô minh).

Condition of nirvana: Không tịch—The condition beyond disturbance—Immaterial.

Condition of no-mind: Vô Tưởng Sự—Sự vô tâm.

Conditions relating to passions and delusions:

Lậu hoặc.

Conditions in which sentient beings enjoy to dwell: Cõi chúng sanh hưởng thụ hỷ lạc—See Cửu Hữu.

Condition of Tathagata: State of Tathagata— Như Lai địa.

Condition in which things are manifested as if illuminated by a light: Vyanjana-hetu (skt)—See Hiển Liễu Nhân.

Conditions of time and place of rebirth: See Thời Xứ Chi Duyên.

Condition of visibility: See Kiến Tướng. Conditional cause: See Duyen Nhân.

Conditionalism (n): Điều kiện chủ nghĩa. Conditionality of all physical and psychical

phenomena: Paticcasamupàda (p)—

Pratiyasamuppada (skt)—Duyên sinh—Original dependence—See Duyên Khởi. Conditionally ordinary alms: Thế gian đàn— Cách bố thí của phàm phu còn mong phước báo hữu lậu.

Conditioned: Samkrta (skt)—Compounded—

Formed—Cấu tạo (hữu vi)—See Hữu Lậu. Conditioned activity: Duyên Hành—Hoạt động có điều kiện.

Conditioned arising: Pratiya-samutpada (skt)— Independent arising—Originating codependently—See Duyên Khởi. Conditioned by becoming, there is birth: Duyên Hữu Hữu Sinh—Bị tùy thuộc vào việc trở thành, nên có sanh ra.

Conditioned Bhutatathata: See Chân Như Tùy Duyên.

Conditioned by birth, there arise old age and death: Duyên Sinh Hữu Lão Tử—Bị tùy thuộc vào duyên sanh, nên khởi lên lão và tử.

Conditioned cognition: Duyên Trí—Sự nhận biết bị tính tùy thuộc chi phối (có tính tùy thuộc).

Conditioned condition: Adhipati-pratyaya (skt)—See Sở Duyên Duyên.

Conditioned by consciousness, there are name and form: Duyên Thức Hữu Sắc Danh—Bị tùy thuộc bởi ý thức có danh và sắc.

Conditioned by contact, there is sensation: Duyên Xúc Hữu Ái—Bị tùy thuộc bởi tiếp xúc nên có cảm giác.

Conditioned by craving, there is grasping: Duyên Ái Hữu Thủ—Bị tùy thuộc bởi lòng tham nên có chuyện bám giữ.

Conditioned cyclic existence: Hữu Vi Thế Gian—Thế gian có tính phụ thuộc—Sự hiện hữu tuần hoàn có tính phụ thuộc.

Conditioned dharmas: Asavatthaniya-dhamma (p)—Sankhata dhamma (p)—See Hữu Vi Pháp.

Conditioned dharma which produces afflictions: The condition in which they can prevail—The conditioned dharma which produces afflictions (passions and delusions)—Pháp có phiền não hoặc làm tăng trưởng phiền não—See Hữu Lậu.

Conditioned energy: Duyên Khí—Năng lực có tính điều kiện.

Conditioned essence: Ever-changing essence or substance—Tùy duyên chân như.

Conditioned by ignorance, there are formative forces: Duyên Si Hữu Hành—Bị tùy thuộc vào vô minh (sự si mê) nên có lực tạo thành.

Conditioned immutable: See Bất Biến Tùy

Duyên.

Conditioned by name and form, there are six sense-fields: Duyên Sinh Sắc Hữu Lục Nhập—Bị tùy thuộc vào danh sắc nên có sáu trần cảnh.

Conditioned nirvana: Hữu Vi Niết Bàn—Niết

Bàn còn bị duyên (tính phụ thuộc) chi phối.

Conditioned phenomena: Samskrita-dharma (skt)—Sankhata-dhamma (p)—Formed or conditioned things—See Hữu Vi Pháp. Conditioned phenomena of the past: Quá Khứ Chư Hành—Những hiện tượng còn bị duyên chi phối trong quá khứ.

Conditioned by sensation, there is craving: Duyên Thụ Hữu Ái—Bị tùy thuộc vào cảm giác nên có lòng tham muốn.

Conditioned states are impermanent and passing away: Hành pháp vô thường, là pháp diệt mất—See Hành Pháp Vô Thường.

Conditioned states are miserable: See Hành

Pháp Khổ.

Conditioned substance: Ever-changing essence or substance—Tùy duyên chân như. Conditioned things: Conditioned dharmas—See

Hữu Vi Pháp.

Conditioned thought: Duyên Tưởng—Duyên

Niệm—Suy nghĩ có tính phụ thuộc.

Conditioned thusness: Conditioned essence— Conditioned substance—Ever-changing essence or substance—See Tùy Duyên Chân Như. Conditioning power: Năng Duyên—See Phan

Duyên.

Conditioned world: Thế giới hữu vi.

Conduct: Carya (skt)—Conduct according to

Buddha-truth; great virtue; righteous, chaste— Đạo hạnh—Behavior—Behaviour—Hành vi—

Hạnh kiểm.

Conduct according to Buddha-truth: Đạo hạnh—The discipline of religion—Virtuous. Conduct arises from one’s compliant nature: Thuận tánh hạnh—Bodhisattva’s compliant nature—Bồ Tát thuận tánh tu hành.

Conduct arises from one’s native goodness: Tự tánh hạnh—Bồ Tát vốn dĩ hiền lành, hiếu kính cha mẹ, kính tín sa môn đủ mười điều thiện.

Conduct arises from one’s transforming nature: Chuyển tánh hạnh—Bodhisattva’s transforming nature (powers of conversion or salvation)—Nhờ công hạnh tu hành mà chuyển phàm thành Thánh.

Conduct arises from one’s vows: Nguyện tánh hạnh—His vow-nature is in accordance with the six paramitas—Bồ Tát thuận theo sáu Ba La Mật mà tu hành.

Conduct of benefitting: Nhiêu ích hạnh—See

Thập Hạnh Bồ Tát.

Conduct that causes karma: Tác Nghiệp. Conduct that does not cause karma: Vô Tác Nghiệp.

Conduct of endlessness: Vô tận hạnh.

Conduct of freedom from deluded confusion:

Ly si loạn hạnh.

Conduct of happiness: Hoan hỷ hạnh. Conduct and keeping: Ayatane (p)—Hành Trì— Practice and continuance.

Conduct natural to a bodhisattva: Tánh hạnh của một vị Bồ tát.

Conduct that is neutral: Phi Tác Phi Vô Tác. Conduct of non-attachment: Vô trước hạnh— See Thập Hạnh Bồ Tát.

Conduct of non-opposition: Vô sân hận hạnh— See Thập Hạnh Bồ Tát.

Conduct oneself: Cư xử.

Conduct profitable to others: Artha-carya (skt)—Beneficial action—Useful conduct, or useful deeds—Beneficial action—See Lợi Hành Nhiếp and Tứ Nhiếp Pháp.

Conduct of realization of wisdom: Pratyatmagatigocharam (skt)—Chứng Trí Sở Hạnh.

Conduct results in blessing: Phúc hạnh.

Conduct of true actuality: See Chân Thật Hạnh.

Conduct of veneration: Tôn trọng hạnh.

Conduct of wholesome dharma: Thiện Pháp hạnh—See Thập Hạnh Bồ Tát.

Conduct of wholesome manifestation: Thiện hiện hạnh—See Thập Hạnh Bồ Tát.

Conductive to: Đưa tới.

Conduct supportive recitation: Tụng kinh hộ niệm.

Confer (v): Ban cấp cho.

Confer blessings to someone: Ban phúc cho ai— According to Buddhist theories, blessing or not blessing depends on oneself, no one has the ultimate right to confer blessings or to cause calimities to anyone else—Theo giáo lý Phật giáo, tội phúc do tự mình chứ không ai có quyền tối hậu, ban phúc hay giáng họa cho ai.

Conference (n): Hội nghị.

Confess (v): Phát lồ (sám hối).

Confess a crime: Nhận tội—To admit one’s sin.

Confess one’s breach of the rules before the Buddha and seek remission: Tác pháp sám— See Tam Chủng Sám Hối Pháp.

Confess one’s negative actions to all Buddhas: Phát lồ sám hối trước chư Phật về những hành động bất thiện của mình.

Confess one’s sinful thoughts and negative actions before the Buddha statue and seek remission: Phát lồ sám hối trước tượng Phật về những suy nghĩ tội lỗi và hành động bất thiện của mình và cầu được tha thứ.

Confess of past sins and forbidding them for

the future: Sám Hối—Phát lồ sám hối tội lỗi đã qua để ngăn ngừa tái phạm.

Confess sin or wrong-doing: Thuyết tội (nói ra những tội lỗi mình đã phạm trước chúng Tăng để phát lồ sám hối).

Confessant (n): Người thú tội hay xưng tội. Confession (n): Khamapana (p)—Sự thú tội hay xưng tội.

Confession and forgiveness: Sám trừ. Confession and reform: Ksama or Ksamayati (skt)—Confession and reform—Repentance.

Confessional (a): Thuộc về thú tội.

Confidence (n):

  1. Belief: Lòng xác tín—Sự tin tưởng.
  2. Prasrabdhi (skt): Khinh an.

Confide: To have faith and confidence in—To trust—Tín nhiệm.

Confidence: Prasrabdhi (skt)—Khinh an. Confidence and assurance: Whatever assembly he approaches, whether of Khattiyas, Brahmins, Ascetics, or Householders, he does so with confidence and assurance—Người giữ giới, khi vào hội chúng nào, Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Sa Môn hay cư sĩ, vị ấy vào một cách đường hoàng, không dao động—See Năm Điều Lợi Ích Của

Người Giữ Đủ Giới.

Confident (a): Tin tưởng.

Confine (v): Giam hãm—To imprison—To detain.

Confine to bed by sickness: Ngọa Bịnh—To fall ill—Forced to stay in bed due to illness. Confinement to the object of meditation: Giới hạn sự chú tâm vào đối tượng thiền định.

Confirm (v): Xác nhận.

Confirm the doctrine: Thuận đạo. Confirmation (n): Sự khẳng định—Sự xác chứng hay xác định—Sự kiên định—In Zen, confirmation means an affirmation of Realization by one’s master. However, experientially speaking, Realization is itself Confirmation— Trong nhà Thiền, xác chứng là sự khẳng định chứng ngộ của một đệ tử từ vị thầy. Tuy nhiên, nói theo kinh nghiệm thì chứng ngộ tự nó xác chứng chứ không cần đến ai.

Confirmatory reply to a question: Nhất Hướng Ký—Câu trả lời khẳng định.

Confirmatory sign of rebirth: Xác nhận vãng sanh Tịnh độ—Proofs of rebirth in Pure Land.

Confiscate something: Tịch thu cái gì.

Conflagration catastrophe: The calamity of fire—Hỏa Tai—The conflagration catastrophe, for world destruction—Hỏa tai thường xảy ra trong thời kỳ hoại diệt của một thế giới—See Tam Tai.

Conflict (n): Đánh nhau—Xung đột—Mâu thuẫn.

Conflict of reason: Sự xung đột của lý lẽ.

Conform (v) oneself to: Thích nghi với. Conform (v) oneself to a custom: Thích nghi với một tục lệ.

Conformative acceptance: Thuận nhẫn—See

Thập Nhẫn.

Conformed with truth: Yathàbhutam (p)— Yathàbhùta (skt)—Chánh thật—Như thật— Real—Evident—In truth.

Conformity (n): Anuloma (skt)—Adaptation—Sự phù hợp—Sự thích hợp—Sở Đắc Phẩm Hạnh Phật (tu tập những phẩm hạnh cần thiết hay phù hợp để trở thành Phật).

Confront (v) with someone: Đối đầu—To face. Confrontation (n): Sự đương đầu—Chạm trán—

Đối kháng.

Confucian: (a): Thuộc về Khổng giáo—(n):

Người theo đạo Khổng.

Confucianism (n): Đạo Khổng—Đạo Nho.

Confucianist scholar: Học giả Khổng giáo.

Confucius: An ancient Chinese Philosopher (approximately 3000 years ago) who taught people to practice love and respect toward their parents and to be loyal to King—Một nhà triết học Trung Hoa thời cổ (khoảng gần 3000 năm về trước), người đã dạy dân về kính hiếu với cha mẹ và trung thành với vua chua.

Confucius and Mencius: Khổng Mạnh.

Confused: Dull: Hôn muội—Mixed up: Lẫn lộn. Confused death: Chết trong mê loạn—Người ác phá giới, chết một cách mê loạn khi mệnh chung—At the end of his life, he dies confused— See Năm Điều Nguy Hiểm Của Người Ác Phá

Giới.

Confused goodness: Loạn Thiện—To disturb the good—The confused goodness of those who worship, etc., with divided mind—Chúng sanh trong cõi dục giới đem tâm tán loạn làm thiện căn lễ Phật, tụng kinh.

Confused knowledge: Dull knowledge—Hôn thức.

Confused mind: Disorderly mind—Pertubed mind—Loạn tâm (tâm niệm tán loạn, không trụ một nơi).

Confused noise: Kalakala (skt)—Ồn ào hổn loạn. Confused thoughts: Tán Loạn—Scattered mind. Confused vision: Deceptive vision—Illusive vision—Huyễn.

Confusion (n): Rắc rối.

Confusion of thought: Tư duy tán loạn—One of the five senses of mental distraction—See Ngũ Tán Loạn.

Confusion through multiplicity of duties: Trần sa—Rối loạn vì trách vụ tư bề.

Confute: Biện luận.

Congee: Cháo.

Congenial (a): Có cùng tính chất.

Congenial atmosphere: Không khí thân mật. Congenital (a): Prakrtja (skt)—Thuộc về thiên phú—Bẩm sinh—Inborn—Innate.

Congestion is always followed by decongestion:

Hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai (Tắc cực tất thông). Conglomeration: Tổng Chấp—Sự kết lại thành một khối—Form or collect into a rounded mass. Congratulate (v): Ca tụng—To praise—To compliment—To commend.

Congratulate oneself: Tự khen (mừng).

Congregate (v): Nhóm họp. Congregation (n): An assembly for instruction—

Giáo hội.

Congregation authority: Giáo quyền—Quyền uy của giáo hội.

Congregation of the faithful: Đoàn thể Phật tử thuần thành.

Conjecture (n): Sự phỏng đoán.

Conjurer: Illusionist—Ảo sư.

Conjuring tricks: Methods of Bodhisattva’s transformation—Ảo pháp.

Connaturality (n): Sự đồng bản tánh. Connected Collection: Samyutta Nikaya (p)— Tương Ưng A Hàm.

Connected with someone: Giao tiếp với ai. Connecting the mind to the object: Đặt liên hệ giữa tinh thần và đoi tượng.

Connection of cause and effect: The law of karma—Nhân quả báo ứng (nghiệp lực).

Connexion (n) Sự nối kết.

Connotation (n): Sự hàm súc, sự rộng nghĩa.

Conquer (v): Chế ngự—To conquer others is not difficult. To conquer oneself is more difficult: Chế ngự người khác xem ra còn dễ hơn chế ngự lấy chính mình.

Conquered: Bị chế ngự.

Conquering army: Prasenajit (skt)—Thắng Quân—Conqueror of an army; king of Kosala and patron of sakyamuni—Vua Ba Tư Nặc của xứ Kosala, người hộ trì Phật pháp đắc lực trong thời Đức Phật còn tại thế.

Conquering of demons: Hàng phục ma quân.

Conquering tolerance: Self-control tolerance, one of the five kinds of Paramita Tolerance or five stages of Bodhisattva-ksanti, patience or endurance—Phục nhẫn hay điều phục nhẫn, một trong năm loại nhẫn nhục Ba La Mật.

Conqueror (n): Jina (skt & p)—Buddhas have conquered the armies of maras. This is one of the most common epithets of the Buddha, which indicates that he has triumphed over the factors that bind ordinary beings to continued the cycle of birth, death and rebirth, such as anger, desire, and obscuration, etc.—Chư Phật là những bậc đã chế ngự đội ma quân Đây là một trong những danh hiệu thông dụng nhất của Đức Phật, chỉ rằng Đức Phật đã chiến thắng vẻ vang những yếu tố trói buộc phàm nhân vào vòng sanh tử luân hồi như sân hận, tham dục, và si mê, vân vân—See Ngươi Chế Ngự.

Conqueror in the Battle: An epithet of the

Buddha—Bậc Thắng giả, một danh hiệu của Đức

Phật.

Conqueror of discontent and delight: See

Nhiếp Phục Lạc Và Bất Lạc. Conqueror of fear and dread: See Nhiếp Phục

Lo Âu Sợ Hãi.

Conquest (n): Chinh phục—Sự chiến thắng. Consanguine (a): Cùng chung huyết thống.

Consanguineous (a): See Consanguine. Consanguineousness (n): Huyết tộc—

Consanguinity.

Consanguinity (n): Consanguineous-ness—Huyết tộc.

Conscience (n): Lương tâm—Lương tri—Ý thức—See Vijnana.

Conscience of humanity: Lương tâm nhân loại. Conscienceless (a): Vô lương tâm.

Consciencelessness: Vô Tàm—See Thập Phiền Não.

Conscientious (a): Có lương tâm.

Conscientization (n): Ý thức hóa.

Conscious (a): Có ý thức.

Conscious beings: Chúng sanh có ý thức—Living beings (creatures)—Sentient beings.

Conscious knowledge that the Buddhas of past, present and future: Trí tùy giác tam thế chư Phật—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of the inconceivability of all realms of sentient beings: Trí tùy giác tất cả chúng sanh bất tư nghì—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of the infinite differentiations of all worlds: Trí tùy giác tất cả thế giới vô lượng sai biệt—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of the infinite undertakings and vows: Trí tùy giác tất cả Như Lai vô lượng hạnh nguyện—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of all things: Trí tùy giác tất cả pháp—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of the ultimacy of all realms of space: Trí tùy giác tất cả hư không giới rốt ráo—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of the vastness of all spheres of reality: Trí tùy giác tất cả pháp giới rộng lớn—One of the ten kinds of conscious knowledge—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of all worlds entering the past: Trí tùy giác tất cả thế giới nhập quá khứ thế—See Thập Tùy Giác Trí. Conscious knowledge of all worlds entering the future: Trí tùy giác tất cả thế giới nhập vị lai thế—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious knowledge of all worlds entering the present: Trí tùy giác tất cả thế giới nhập hiện tại thế—See Thập Tùy Giác Trí.

Conscious and tainting environment to produce all phenomene: Vô minh nhiễm duyên. Consciousness (n) Vinnana (p)—Vijnana (skt)— Hồn—See Thức.

Consciousness aggregate subject to clinging: Thức Thủ Uẩn.

Consciousness is both gone and not gone: Thức như khứ chẳng như khứ.

Consciousness of Cognition: See Tưởng Thức

Trú.

Consciousness containing all seeds: Nhất Thiết Chủng Tử Thức—Ý thức chứa đựng hết thảy các chủng tử.

Consciousness as contingent object: Thức Duyên—Ý thức như một đối vật có tính phụ thuộc.

Consciousness of covering the inferior and manifesting the superior: See An Liệt Hiển Thắng Thức.

Consciousnesses that discern objects: Liễu Phân Biệt Cảnh Thức—Những thức nhận rõ được đối vật.

Consciousness of the fine-material sphere: Rupavacara-citta (p)—Mind that clings to the realm of form—Tâm Luyến Ai Sắc Giới.

Consciousness is finite: Thức hữu biên.

Consciousness is both finite and infinite: Thức cả hữu lẫn vô biên.

Consciousness and five faculties perceive at the same time: Manasapratyaksa(skt)—Ngũ Câu Ý Thức Hiện Lượng—Ý thức cộng với năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) cùng lúc nhận thức.

Consciousness is gone: Thức như khứ. Consciousness group: Vijnana-skandha (skt)—

Thức Uẩn.

Consciousness of the hearing: Nhĩ Thức.

Consciousness of immaterial meditation:

Arupavacara-citta (p)—Vô Sắc Trí Định.

Consciousness is impermanent: Thức là vô thường.

Consciousness is infinite: Thức vô biên—Tâm Hành Thiền trong Thức Vô Biên Xứ: Functional consciousness pertaining to the base of infinite consciousness—See Mười Hai Tâm Vô Sắc Giới. Consciousness of infinite space: Tâm Thiền Hành trong Không Vô Biên Xứ—Functional consciousness pertaining to the base of infinite space—See Mười Hai Tâm Vô Sắc Giới. Consciousness itself: Thức Thể—Bản thân của ý thức.

Consciousness of like and dislike arising from mental conditions: See Trí Tướng (2). Consciousness of manas: Mạt Na Thức—A Đà Na Thức—Ý căn.

Consciousness of the mental perception: A Lại Da Thức—Tàng thức.

Consciousness of the mind: Ý Thức.

Consciousness is neither finite nor infinite:

Thức phi hữu phi vô biên.

Consciousness is neither gone nor not gone:

Thức phi như khứ phi chẳng như khứ.

Consciousness of neither perception nor nonperception: Tâm Thiền Hành trong Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ—Functional consciousness pertaining to the base of neither perception nor non-perception—See Mười Hai Tâm Vô Sắc Giới. Consciousness is neither permanent nor impermanent: Thức là phi thường phi vô thường. Consciousness is not gone: Thức chẳng như khứ.

Consciousness is not separated from the body: Thức Bất Ly Thân—Ý thức không bị tách rời khỏi thân.

Consciousness of nothingness: Tâm Thiền Hành trong Vô Sở Hữu Xứ—Functional consciousness pertaining to the base of nothingness—See Mười Hai Tâm Vô Sắc Giới.

Consciousness-only: Vijnanavada or Yogacara (skt)—Chỉ có ý thức mà thôi—See Duy Thức. Consciousness-only school: Dharmalaksana

(skt)—See Pháp Tướng Tông.

Consciouness of pain and pleasure resulting from the knowledge or consciousness, causing continuous responsive memory: Coarser stages, i.e., suffering and happiness—Những thô tướng như đau khổ và vui sướng—See Tương Tục Tướng.

Consciousness is permanent: Thức là thường.

Consciousness is both permanent and impermanent: Thức là cả thường lẫn vô thường. Consciousness of phenomenon: Sắc Thức Trú.

Consciousness of Purity: Amala-vijnana (skt)— Pure and uncontaminated knowledge—Vô cấu thức—Thanh Tịnh Thức—Undefiled or pure knowing or knowledge.

Consciousness of reaction: Hành Thức Trú.

Consciousness of receptivity: Thọ Thức Trú. Consciousness rooted in attachment: Lobhamula-citta (skt)—Tham Tâm—Mind rooted in attachment.

Consciousness of the sight: Nhãn Thức.

Consciousness of the smelling: Tỷ Thức.

Consciousness store: Thức Tạng—The store-house of Tathagata—The storehouse of mind, or discernment, the alaya-vijnana whence all intelligence or discrimination comes—Như Lai tạng cùng với vô minh hòa hợp mà tạo thành A Lại Da thức, sinh ra hết thảy pháp môn—See Như Lai Tạng.

Consciousness of the tasting: Thiệt Thức. Consciousness at the time of death: Mệnh

Chung Thời Thức—Ý thức lúc lâm chung.

Consciousness of touch: Thân Thức.

Consciousness as unreal: Thức Huyễn—Ý thức không có thực (sự giả tạm của thức).

Consciousness with a wide range of referents (objects): Quảng Duyên Thức—Thức có vô số vật đối tượng (vô số duyên).

Consecrate (v): Cung hiến.

Consecrate someone a title: Phong tước cho ai. Consecrated objects: Anointing an object with sacred water—See Điểm Nhãn.

Consecration (n): Sự cúng bái—Sự tận hiến. Consecration of the Buddha statue: Lễ An Vị

Phật.

Consensus (n): Sự đồng ý.

Consent (v): Bằng lòng—To content—To be content.

Consequence (n): Hậu quả—Effect—Fruit— Result—Retribution—Reward—See Tam Quả. Consequences or cause and effect are unavoidable: Nhơn duyên chẳng tránh được.

Consequence of deeds done in former existence: Túc Báo (quả báo cảm ứng từ nghiệp nhân ở đời trước, hay hậu quả của những hành động trong tiền kiếp).

Consequences of one’s own actions: Hậu quả của những hành động do chính mình làm ra— According to the law of cause and effect in Buddhsm, a man must bear the consequences of his own actions—Ai làm việc gì phải chịu hậu quả của hành vi đó (Nhất nhân tác sự, nhất nhân đương) theo đúng luật nhân quả của nhà Phật. Consequences of past deeds: Reward-fruit—Báo quả.

Consequences of one’s previous life: Quả Báo—Retribution.

Consequences of one’s previous life in four forms of the present life: Quả Báo Tứ Tướng. Consequent activity with all the variety of deeds: Khởi Nghiệp Tướng—Hậu quả của các thứ nghiệp thiện ác (thô tướng)—Wholesome and unwholesome deeds of coarser stages. Consequent afflictions: Consequent delusions— Tùy Hoặc—See Tùy Phiền Não. Consequent delusions: Tùy phiền não—

Consequent afflictions.

Consequent klesas: Tùy phiền não (khởi lên từ căn bổn phiền não).

Consequent necessity: Tính tất yếu của hậu quả.

Conservation (n): Sự bảo tồn—Sự bảo thủ.

Conservatism (n): Chủ nghĩa bảo thủ.

Conservative (a): Bảo thủ.

Conserve (v): Bảo thủ—Giữ gìn—To guard—To preserve—To maintain.

Conserve one’s energies: Bảo tồn năng lượng— A Bhiksu or Bhiksuni should always find the way to conserve the three energies: sexual, breath and spirit—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên luôn tìm cách bào tồn ba thứ năng lượng của mình là tinh, khí và thần.

Consider carefully: Cân nhắc kỹ lưỡng—To deliberate.

Consideration (n): Remark—Sự nhận định.

Consideration for others: Tôn trọng người khác Considering what is impure to be pure: Bất tịnh mà cho là tịnh. Đây là một trong những tà kiến— This is one of the inverted (wrong) views.

Considering and planting roots of goodness:

Quán sát và gieo trồng những căn lành.

Considering what is really impermanence to be permanence: Vô thường mà cho là thường hằng. Đây là một trong những tà kiến—This is one of the inverted (wrong) views. Considering what is really non-ego to be selfego: Vô ngã mà cho là tự ngã. Đây là một trong những tà kiến—This is one of the inverted (wrong) views.

Considering what is really suffering to be joy: Khổ mà cho là lạc. Đây là một trong những tà kiến—This is one of the inverted (wrong) views. Considering and recognizing mind: Ryo-ChiShin (jap)—Lự Tri Tâm—See Duyên Lự Tâm.

Consistently: Thường hay. Consolation (n): Sự an ủi—Comfort—Solace— Words of consolation.

Console (v): An ủi—To comfort.

Consort of the Water-deva: Thủy Thiên Phi— Represented on his left—Người phi của Thủy

Thiên bên cánh trái.

Conspiracy (n): Âm mưu—Plot—Scheme.

Constancy, happiness, authonomy, and purity: Jo-Raku-Ga-Jo (jap)—See Thường Lạc Ngã Tịnh. Constant (a): Continuous (perseverence, persistence): Hằng hữu hay liên tục—Endless (without ceasing, unceasing, perpetual, everlasting): Bất đoạn—Unchanging (invatiable): Bất biến—Unshakable (unmovable): Bất chuyển. Constant change: Thay đổi không ngừng—Luôn luôn thay đổi.

Constant companions of the Buddha: See

Thường Tùy Chúng.

Constant effort: Virya-sambodhyanga (skt)— Viriya (p)—Tinh Tấn Giác Chi—See Thất Bồ Đề Phần.

Constant or eternal dharma: Joho (jap)—

Thường Pháp—Pháp thường trụ vĩnh cửu.

Constant and eternal light: Thường quang.

Constant halo from the bodies of Buddhas: Thường quang—Ánh quang minh thường xuyên phát ra từ thân của chư Phật.

Constant interaction: Continuous stream of latent predisposition—Lưu chú sinh.

Constant light: Eternal light—Thường quang.

Constant prayer: Cầu nguyện liên tục.

Constantly (adv): Aksaya (skt)—Continuously— Non-decaying—Một cách liên tục—Thường hằng. Constantly abiding: Nitya (skt)—Joju (jap)— Eternal existence—Thường trụ—See Joju.

Constantly beyond conception: Nityamacintyam (skt)—Always beyond thought and words—Constantly inaccessible to reason—

Thường Bất Khả Tư Nghì.

Constantly doing: Thường hành. Constantly inaccessible to reason: See

Constantly beyond conception.

Constantly murmuring: Nói thầm liên tục. Constantly Walking Samadhi: Pratyutpanna Samadhi (skt)—See Bát Chu Tam Muội. Constellations’ irregular: Unlucky stars—Nạn bởi các vì sao lỗi độ.

Constituent (n): Sự cấu tạo.

Constitution (n)—Hiến pháp—Sự kiến lập—Sự thiết lập.

Constitutive (a): Thuộc về cấu trúc—Thuộc về hiến pháp.

Constrain (v): Buộc—To oblige—To force—To bind—To compel.

Constraining to goodness: Constructive goodness—Tác trì (làm những điều lành)—See

Tác Trì Giới.

Constraints of karma: See Nghiệp Ách.

Construction by mutual penetration of minute and abstruse matters: Vi Tế Tương Dung An Lập Môn—See Thập Huyền Môn. Construction and protection of the Buddhist

Sangha: Xây dựng và bảo vệ Tăng Già.

Constructive goodness: Constraining to

goodness—Tác trì (làm những điều lành)—See Tác Trì Giới.

Constructive purpose: Mục tiêu xây dựng.

Consubstantial (a): Đồng chất—Đồng thể. Consubstantiality (n): Tính đồng thể hay đồng tính.

Consubstantiate (v): Làm cho đồng tính.

Consult a Buddhist monk: Tham vấn với một tu sĩ Phật giáo.

Consultation: (n): Trao đổi ý kiến.

Consummation of life: Ayuksaya (skt)—Tận thọ. Consummation of the stage of the nonreturner: Bất Hoàn Quả—Quả vị không còn bị quay trở lại nữa—The fruits, fruition, or rewards of the last—See Bất Hoàn.

Consummate Nirvana: Complete Nirvana—

Perfect Nirvana—Bát Niết Bàn—See Vô Dư Niết Bàn.

Consummate philosophy: Dai-Ichi-Gi-Tai (jap)—Dondam (tib)—The philosophy which is number one in meaning—See Đệ Nhứt Nghĩa Đế. Consummate purity: Cứu Cánh Chân Tịnh—Sự thanh tịnh tột đỉnh.

Contact (v): Phassa-kaya (p)—Tiếp xúc—Xúc (một trong thập nhị nhơn duyên)—Touch.

Contain much that is suggestive: Hàm súc. Contain oneself: Keep oneself under control—

Tự kềm chế.

Container: Tạng—Kho chứa.

Containing all appropriate means: Phương tiện đại trí phong luân.

Contaminate: Pollute—Nhiễm.

Contaminated: Polluted—Bị uế nhiễm.

Contaminated by bad customs: Polluted by bad habits—Nhiễm tập—Nhiễm trược do bởi những thói quen hay tập quán.

Contaminated evil world: Trược ác xứ—See

Trược Ác Xứ, Ta Bà, Ngũ Trược, and Thập Ác.

Contaminated food: Unclean food—See Uế

Thực.

Contaminated goodness: Hữu Lậu Thiện—Cái thiện bị uế nhiễm.

Contaminated karma: Trược nghiệp—That produced by desire—Nghiệp uế trược sản sanh bởi dục vọng.

Contaminated mind: Polluted mind—Nhiễm Tâm—A mind contaminated with desire or sexual pasion—Tâm nhiễm trược bởi ái trước và dâm dục.

Contaminated truth of arising: Hữu Lậu Tập

Đế—Chân lý không thực về sự sinh khởi.

Contaminated and uncontaminated virtue: Contamination and noncontamination—See

Nhiễm Hạnh-Vô Nhiễm Hạnh. Contaminating influenced by desire: Tainting—

Dục nhiễm.

Contamination: Sự uế nhiễm.

Contamination of desire: Tham trược—Sự nhiễm uế của tham dục—1) The poison of desire, one of the three poisons: Chất độc của tham dục, một trong tam độc—See Tam Độc; 2) The poison of desire or love which harms devotion to

Buddhist practices: Độc dục hay ái độc làm tổn hại cho việc tu hành Phật pháp. Contamination of illusion: Taints of delusion— Hoặc nhiễm.

Contamination and noncontamination: Contaminated and uncontaminated virtue—See Nhiễm Hạnh-Vô Nhiễm Hạnh.

Contemn (v): Rẻ rúng—To scorn—To disregard.

Contemplate (v): Vipasyana or Vidarsana (skt)— Meditate (study, look into, examine) on something—Think about something deeply—

Practice mental development—Quán hay suy tư sâu sắc về cái gì—Quán xét—See Tham Thiền. Contemplate and act as a Buddha: See Quán

Hành Tức Phật.

Contemplate Amitabha Buddha in the mind and repeat his name: Quán tưởng niệm Phật. Contemplate on a bloated corpse: Vyadh- mataka-samjna (skt)—Quán xác sình lên (tưởng thây vừa mới chết và bắt đầu sình lên)—See Cửu Tương Quán.

Contemplate on blood leaking out from a corpse: Vilohitakas (skt)—Quán xác rỉ máu (tưởng thây sình bấy nức rã và rỉ máu)—See Cửu Tưởng Quán.

Contemplate on the bones reduced to ashes: Vidagdhakas (skt)—Quán tro còn lại (tưởng xương tiêu mụt theo thời gian, nay chỉ còn trơ lại một nhúm tro)—See Cửu Tưởng Quán. Contemplate upon Buddha: To meditate upon Buddha—Quán Phật—Quán Tưởng Niệm Phật. Contemplate all Buddha teachings: Rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp.

Contemplate on the characterisitc marks of a Buddha: Quán Phật Tam Muội—Nhứt tâm quán tưởng tướng mạo hình sắc của Phật (thành tựu được tam muội nầy thì thấy Phật hiện đến).

Contemplate on a corpse changing color to dark purple: Vinilakas (skt)—Quán xác đổi sắc bầm tím (tưởng thây chết đổi sắc bầm xanh tím)— See Cửu Tưởng Quán.

Contemplate on a corpse covered with pus: Vipuyakas (skt)—Quán xác bị phủ đầy máu mủ (tưởng thây chết sình lên đầy dẫy máu mủ và sắp rã)—See Cửu Tưởng Quán.

Contemplate on a corpse in decomposition: Asubha-bhavana (skt)—Quán thây chết đang trên tiến trình hủy hoại—See Cửu Tưởng Quán.

Contemplate on a corpse that torn apart by

wild birds and wild beasts: Vikhaditakas (skt)— Quán xác bị thú ăn (tưởng thây rã ra từng khúc, làm mồi cho chim thú)—See Cửu Tưởng Quán.

Contemplate on a decaying corpse:

Vipadumakas (skt)—Quán xác rút nhỏ lại (tưởng thây đang hoại diệt)—See Cửu Tưởng Quán. Contemplate on the emptiness: Always reflect upon the emptiness and essencelessness of all existents, that all comforts and delights are not truly real—Thường quán các cõi rỗng không chẳng có thể tánh, tất cả đồ vui thích đều chẳng có thật.

Contemplate and expound the ultimate reality:

Quán Giải—Quán niệm và giải lý được chân lý. Contemplate the four truths: Quán Tứ Đế—Suy gẫm về tứ diệu đế.

Contemplate the holy truth: Quán Thánh Đế—

Suy gẫm các chân lý cao thâm huyền diệu.

Contemplate and illuminate with the wisdom: See Trí Tuệ Quán Chiếu.

Contemplate the image of Amitabha Buddha and repeat his name: Hoa Tọa Quán—Quán tưởng hình tượng của Đức Phật A Di Đà.

Contemplate the image of the Buddha: See

Quán Tượng Niệm Phật.

Contemplate on the impurity of self: To be penetrated with the concept of the essential impurity of self, or to contemplate on the impure body.

Contemplate on left-over white bones: Asthis (skt)—Quán xác chỉ còn lại xương trắng (tưởng nắng chan mưa gội, thây nay chỉ còn trơ lại một bộ xương trắng)—See Cửu Tưởng Quán. Contemplate a living beings: Quán Chúng Sanh. Contemplate the nature of Dharma: Quán xét bản chất của chư pháp.

Contemplate on the own nature of something:

Quán chiếu tự tánh của sự vật.

Contemplate and ponder: Quán Niệm—Nhìn vào sự vật để quán tưởng—Look into (things) and think over.

Contemplate on practices of colleagues in past ages: The Enlightening Beings see that Enlightening Beings who were their colleagues in past ages have become obsessed with other things and cannot attain the great virtues of the Buddha teaching—Bồ Tát quán sát thấy trong đời quá khứ chư Bồ Tát đồng hành nhiễm trước việc khác, nên chẳng được công đức quảng đại của Phật pháp.

Contemplate on the scattered limbs of a corpse: Viksiptakas (skt)—Quán xác bị rả ra từng phần (tưởng thây đang tan rã ra từng phần).

Contemplate a skeleton: Cốt Nhân—To contemplate a skeleton to eliminate passions—Bộ xương (tọa thiền quán sát về bộ xương khô để trừ bỏ tham dục).

Contemplate on a string of flowers: See Quán Hoa.

Contemplate on the temporary conditions of man: See Nhân Không Quán.

Contemplate all things as unreal: Quán Không—Quán chiếu vạn hữu giai không hay không tướng của các pháp—See Không Tánh.

Contemplate and think: Meditate and think—

Quán tưởng.

Contemplate ultimate reality and unravel or expound it: Quán giải—To contemplate and expound the ultimate reality—Quán niệm và giải lý được chân lý.

Contemplate on unreal dharmas: Quán pháp giả—See Tam Giả.

Contemplate on unreal names: Quán danh giả—See Tam Giả.

Contemplate on unreal sensations: Quán thọ giả—See Tam Giả.

Contemplating bone samadhi: Quán cốt tam muội.

Contemplating the reality of noncreation but does not take noncreation as an object of attainment: Tu học pháp Vô Sanh không lấy Vô Sanh làm chỗ tu chứng.

Contemplation (n): Dhyana (skt)—Thiền quán— Visualization—Meditation—Calling to attention—Imagining in the mind—To contemplate—To focus—To visualze—To meditate and think—Sự suy gẫm—Sự quán chiếu—See Quán.

Contemplation and accordant action: Quán Hành—Quán lý ở tâm rồi đích thân thực hành đúng theo lý đó.

Contemplation and action: Quán hành—Quán tưởng và hành động.

Contemplation on the air wheel: Quán phong luân—Wind or air corresponds to Half-moon and Black color—Phong (gió) tương ứng với Bán Nguyệt và màu Đen.

Contemplation on arising from emptiness: Sinh Không Quán—Quán về sự sinh khởi từ tánh không.

Contemplation of beholding of all beings without distinction: See Đẳng Quán. Contemplation on birth and death: Quán sanh diệt.

Contemplation of body: See Quán Thân. Contemplation on body, feeling, mind and dharma: See Quán Tứ Niệm Xứ. Contemplation of the breath: Quán hơi thở— See Mindfulness of the breath. Contemplation of the Buddha Recitation: Quán Phật Trì Danh.

Contemplation on Causality: See Quán Nhân Duyên.

Contemplation on Cause and Condition: See Quán Nhân Duyên.

Contemplation of cessation: Quán diệt.

Contemplation of change: Quán biến đổi. Contemplation of cognition-only: Quán sát về duy thức—See Duy Thức Quán. Contemplation (concentration) of compassion

(n): See Quán Từ Bi.

Contemplation on Compassion and Lovingkindness: See Quán Từ Bi.

Contemplation on the compassionate mind: Meditation on the development of the compassionate heart—Từ tâm tam muội.

Contemplate the concept of unreality of self: Quán vô ngã—See Bát Tam-Ma-Địa.

Contemplation of controlling the breath: Trì Tức Niệm, quán hay kiểm soát hơi thở để định tâm—The contemplation in which the breathing is controlled—See Ngũ Đình Tâm Quán.

Contemplation of correct knowledge and vision: Quán chánh tri kiến.

Contemplation on counting breath: Quán Sổ tức (trì tức niệm)—See Sổ Tức Quán.

Contemplation by counting the breathing:

Quán trì tức niệm—See Sổ Tức Quán.

Contemplation of danger of reliance on formation: Quán sự nguy hiểm của các hành.

Contemplation of destruction: Quán hoại.

Contemplation of Dharmas: Dhammanupassana

(p)—Dharma-niyama or Dharmnusmrti (skt)— Niệm pháp—Contemplation of Mental Objects or Mind Contents—See Quán Pháp.

Contemplations of the Dharmalaksana: Four contemplations of the Dharmalaksana—Bốn pháp tầm tư quán của Pháp Tướng Tông—See Tứ Tầm Tư Quán.

Contemplation on the discrimination of different realms: Dhatu-prabheda-smrti (skt)— See Giới Phân Biệt Quán.

Contemplation of dispassion: Quán ly dục. Contemplation on the earth wheel: Quán địa luân—The Earth corresponds to Square and Yellow—Địa (đất) tương ứng với hình Vuông và màu Vàng.

Contemplation of emptiness mind: Tâm không quán.

Contemplation on the emptiness of living and things: Sinh pháp nhị không quán.

Contemplation of extinction: See Diệt Quán.

Contemplation of fading away: Quán ly tham.

Contemplation of fall: Quán diệt.

Contemplation of feelings: Vedanasmrtyupasthana (skt)—Quán thọ thị khổ—Chánh niệm trên cảm thọ—Mindfulness and sensation— Meditation and full realization on the evils of sensations—See Thọ Niệm Xứ. Contemplation on the fire wheel: Quán hỏa quân—Hỏa (lửa) tương ứng với hình Tam Giác và màu Đỏ—Fire corresponds to Triangular and Red color.

Contemplation on the five elements: See Ngũ Luân Quán.

Contemplation of feeling: Quán cảm thọ. Contemplation by following one’s breath: Tùy Tức—See Tùy Tức.

Contemplation on good heart: See Thiện Tâm Quán.

Contemplation of an Image Recitation: See

Quán Tượng Niệm Phật.

Contemplation of the immaterial reality: See

Vô Sở Quán.

Contemplation of impermanence: Quán vô thường—Quán sát về sự vô thường.

Contemplation on impurity: The meditation on the uncleaness of the human body of self and others—Bất tịnh quán.

Contemplation of the impurity of the body: Quán thân bất tịnh—Contemplation on the impure body.

Contemplation on the Infinite Life Sutra: Quán Vô Lượng Thọ Kinh.

Contemplation of the joys of Amitabha’s Pure Land: Quán sát mon.

Contemplation of knowledge: Trí quán sát. Contemplation on magic powers: Vimamsasamadhi (skt)—Quán Thần Túc. Contemplation of the mean: See Trung Quán.

Contemplation and meditation: Quán thiền—

Quán sát và thiền định—To sit in abstract trance.

Contemplation of mental objects: Dhammanupassana (p)—See Quán Pháp. Contemplation of mind: Citta-nupassana (p)— Dhammanupassana (p)—Quán tâm—The position of insight into the truth that nothing has reality in itself—See Pháp Niệm Xứ.

Contemplation of mind contents: Dhammanupassana (p)—Contemplation of Mind Objects— See Quán Pháp.

Contemplation of mind-objects:

Dhammanupassana (p)—Contemplation of mental objects—Meditation on the mind-objects—See

Quán Pháp.

Contemplation of the mind and its thoughts: Tâm quán (quán tâm và những tư tưởng của nó)— See Quán Tâm.

Contemplation of the mind as transient: Quán sát về sự giả tạm của tâm—See Quán Tâm Vô Thường.

Contemplation of the non-obstruction between noumena and phenomena: The meditation of the non-obstruction between noumena and phenomena—Quán lý sự vô ngại. Contemplation of not self: Quán vô ngã. Contemplation on one-pointedness: Nhất điểm quán—See Nhất Quán.

Contemplation of pain: Quán khổ đau.

Contemplation of the perfect Buddha-wisdom: See Đại Cảnh Trí Quán.

Contemplation of pervasive inclusiveness: The meditation of non-obstruction between phenomena and phenomena—Quán sự sự vo ngại. Contemplation on phenomena: Sự Quán—

Contemplation (meditation) on the external forms or the phenomenal—Quán tưởng về hình tướng bên ngoài.

Contemplation of the provisional: Quán về tính giả tạm—See Giả Quán. Contemplation on reality: Samadhi (skt)—See Tam Ma Địa.

Contemplation of reflection: Quán tư duy.

Contemplation of relinquishment: Quán từ bỏ. Contemplation of selflessness: Vô Ngã Quán— Quán sát về vô ngã—See Bát Tam-Ma-Địa. Contemplation of sensations: Vedananupassana (p)—Quán pháp niệm thọ—See Quán Thọ.

Contemplation of signlessness: Quán vô tướng. Contemplation of something: Meditation on something—Sự suy tư sâu xa về cái gì. Contemplation on the space wheel: Quán hư không luân—Space corresponds to Spherical shape and Blue color—Hư Không tương ứng với hình Tròn và màu xanh da trời.

Contemplation of state of higher understanding: Quán tăng thượng tuệ.

Contemplation of the state of nothingness: Akincanayatana (skt)—The contemplation of the state of the immaterial, in which ecstasy gives place to serenity—Thiền định đi vào cõi vô sở hữu xứ—See Vô Sở Hữu Xứ Định.

Contemplation by stop thinking or getting rid of distraction so that the mind can be fixed in one place: See Chỉ Quán Tâm Định Nhứt Xứ. Contemplation of suffering: Khổ Quán—Quán sát về sự khổ.

Contemplation on the theory of causation:

Idam-pratyayata-pratisamutpada-Smrti (skt)— Duyên Khởi Quán—Contemplation on the twelve links of “Cause and Effect” or “Karmic Causality.”—See Duyên Khởi.

Contemplation of all things as void or immaterial: Quán không—To contemplate (regard) all things as unreal (no fundamental reality—Quán chiếu vạn hữu giai không hay không tướng của các pháp.

Contemplation of thought: See Quán Tâm. Contemplation by Thought Recitation: Pháp Quán Tưởng Niệm Phật.

Contemplation of true emptiness that cuts off marks: The meditation of true emptiness that cuts off marks—Quán chân không lìa tướng. Contemplation of turning away: Quán quay đi.

Contemplation on the twelve links of

Dependent Origination: See Quán Nhân Duyên and Thập Nhị Nhân Duyên.

Contemplation on the ultimate state of things: See Như Thị Quán Chiếu.

Contemplation of all as unreal, transient and temporal: See Giả Quán.

Contemplation on vast wisdom: Quảng Đại Trí Huệ Quán—Quán sát về trí huệ vô biên.

Contemplation of voidness: Quán không. Contemplation on the water wheel: Quán thủy luân—Water corresponds to Round and White color—Thủy (nước) tương ứng với hình Tròn và màu Trắng.

Contemplation on the wheel elements: Luân Quán.

Contemplative (a): Anusmrti (skt)—Attentive— Chuyên chú—Quán tưởng. Contemplative knowledge: Tri thức do quán tưởng mà có.

Contemplative prajna: See Quán Chiếu Bát

Nhã.

Contemplative tradition: Truyền thống tư duy.

Contemplative virtues of a Buddha: Định Đức. Contemporary Buddhism: Phật Giáo hiện đại. Contemporary Vietnam Buddhism: Phật giáo

Việt Nam hiện đại.

Contemporary western society: Xã hội tây phương ngày nay.

Contempt: Coi thường—Khinh rẻ.

Contemptuous: Mục trung vô nhân.

Contemptuously: Một cách khinh bỉ.

Content: Satisfied—Hài lòng.

Content with any alms-food one may get: Bằng lòng với đồ khất thực nhận được. Content with few desires: See Thiểu Dục Tri Túc.

Content with any old lodging-place or sitting under trees: Bằng lòng ngồi dưới gốc cây hay một phòng xá cu kỹ.

Content with any old robe: Bằng lòng mặc đồ bá nạp từ vải rách.

Content of reasoning: That which is estimated; or reasoning—See Sở Lượng.

Contented: Vừa ý—Satisfied.

(Be) contented (satisfied) with one’s lot: An lòng.

Contentment: Satisfaction—Sự hài lòng. Contentment with few desires: Tri túc thiểu dục.

Contentment leads to happiness: An phận dưỡng phúc (chịu an phận mình sẽ đưa đến hạnh phúc)—Contentment with one’s position in life leads to happiness.

Context (n): Phương sách—Mạch văn—Tình cảnh—Tình huống.

Contextual (a); Thuộc về hoàn cảnh. Contextualization (n): Phương pháp thích ứng với hoàn cảnh.

Continency (n): Sự kiêng cử—Sự tiết dục.

Continents: Catur-dvipa (skt)—Four Saha Continents or four great continents of a world.

According to ancient Buddhist cosmology, there are four inhabited continens of every universe. They are land areas and situated in the four directions around Mount Sumeru—Theo khoa cổ vũ trụ học Phật Giáo, có bốn châu trong thế giới Ta Bà, tứ hướng xung quanh núi Tu Di.

Contingency (a): Ngẫu nhiên tính.

Continual mindfulness: Niệm Tương Tục—Sự tỉnh thức liên tục không ngừng. Continually: Liên tục, không ngừng nghỉ. Continuance of the mental stream: Tâm Tương

Tục—Sự liên tục của dòng tâm thức.

Continuation: Sự liên tục—Trụ. Continuation of activity even in the formless realm: Vô tướng gia hành chướng.

Continuation of distinctive marks without break: Tự Tướng Tương Tục Bất Đoạn—Sự liên tục không ngừng của các tự tướng.

Continue (v): Tiếp tục—To follow.

Continue to carry out the practices of

Enlightening Beings in all ages: Tất cả kiếp, thực hành hạnh Bồ Tát, tự biết thọ ký.

Continued rebirth, in realms beyond the trailoka: Quả dư.

Continuing instant in unbroken thought:

Unbroken continuity—Niệm niệm tương tục. Continuing process of cause and effect: Tiến trình liên tục của nhân quả—Nghiệp. Continuity (a): Santati (skt)—Sự tương tục.

Continuity of cause and effect: Tập Nhân Tập Quả—As the cause so the effect—Sự tương tục của nhân và quả (niệm trước là nhân, niệm sau là quả).

Continuity-consciousness: See Tương Tục Thức.

Continuity of illusory ideas: See Tương Tục

Giả.

Continuity of memory: See Tương Tục Tướng. Continuity in the unbroken processes of nature: See Nhất Đoạn Sự.

Continuous (a): Liên tục.

Continuous consciousness: See Tương Tục Thức. Continuous Deaths and Rebirths: Sanh tử luân hồi—Samsara or transmigrations—Chết đi đầu thai lại không ngừng nghỉ.

Continuous and eternally varied forms of a Buddha: Nirmanakaya (skt)—Tương tục thường (ứng hóa thân)—See Tam Chủng Thường.

Continuous flow: Dòng chảy liên tục—All things are in continuous flow, born and destroyed every instant. Perpetual and simultaneous transformations of thought—Mọi vật đều nằm trong dòng chảy liên tục, sanh diệt trong từng sát na. Vĩnh cửu và đồng thời chuyển hóa tư tưởng. Continuous mind: Unceasing thought—Tương tục tâm (ý nghĩ không gián đoạn).

Continuous renewal of attention: Luôn luôn thay đổi sự chú tâm.

Continuous stream of latent predisposition: Constant interaction—Lưu chú sinh.

Continuous transformation: Chuyển hóa liên tục.

Continuously Linked Recitation: See Truy Đảnh Trì Danh.

Continuum (n): Môi trường liên tục.

Contraception (n): Sự ngừa thai—Birth control.

Contraceptive (a): Có tính cách ngừa thai.

Contract (n): Khế ước.

Contract a habit: Develop or acquire a habit— Tập nhiễm.

Contract hatred: Breed emnity—To incur hostility—Kết oán.

Contraction (n): Khế ước—Giao kèo.

Contradict (v): Chống lại—Ngược lại. Contradiction with experience: Hiện Lượng Tương Vi—Mâu thuẫn với kinh nghiệm.

Contradictory to common sense: Lokaviruddha (skt)—Thế Gian Tương Vi—One of the thirtythree logical errors, set up a premise contrary to human experience—Một trong 33 lỗi lý luận, lập ra tông pháp mà chẳng biết đó là trái với kinh nghiệm hiểu biết của mọi người.

Contradictory mind: Viparyasa-citta (skt)—

Trạng thái tâm lẫn lộn—Wrong state of mind.

Contrary: Vama (skt)—To go against— Opposite—Nghịch (chống lại hay đối nghịch lại). Contrary cause: Nguyên nhân trái ngược—See Nghịch Duyên.

Contrary example: Dị Loại Thí Dụ—Ví dụ trái ngược.

Contrary to morality: Immoral—Nghịch luân

(trái với đạo lý).

Contrary to reality: Viparyaya (skt)— Inverted—Upside down—See Điên Đảo.

Contrary to virtue: Nghịch đức (ngược lại với đạo đức hay đức hạnh trong tôn giáo).

Contrast: Đối chiếu.

Contribute something: Take part in something—

Góp phần vào việc gì.

Contributing-to-life goods: Shishogu (jap)—Tư Sanh Cụ—Những thứ cần thiết trong đời sống— Necessities of life.

Contributory cause: See Duyên Nhân.

Contributory conditions: Phương Tiện Duyên— Y Sư—Phương tiện có tính hỗ trợ—Điều kiện phụ—Supporting conditions.

Contributory factor as cause or condition: Adhipati-pratyaya (skt)—See Tăng Thượng Duyên.

Contrite (a): Ăn năn tội lỗi.

Contrition (n): Sự ăn năn tội lỗi.

Control (v): To manage—Moderate—Kiểm soát (chấp sự)—Tiết độ—Tự tại (theo danh từ Phật giáo).

Control of action: Nghiệp tự tại—Being able to experience consequences at any time—Tùy thời thọ báo.

Control of birth: Thọ sanh tự tại—Being able to manifest birth in all worlds—Thị hiện thọ sanh nơi tất cả thế giới.

Control the body: Kềm thúc nơi thân—See Thân Diệu Hạnh.

Control desires: Restrain one’s desires—Tiết dục.

Control of doctrine: Pháp tự tại—Revealing boundless gateways to truth—Thị hiện vô biên pháp môn.

Control emotions: See Kiểm Soát Tình Cảm. Control evil spirits: Điều Phục Ma Quân—To subjugate evil spirits.

Control of facilities: Đồ dùng tự tại—All facilities are able to array all worlds with infinite embellishments—Hay dùng vô lượng đồ trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới.

Control of knowledge: Trí tự tại—In each moment of thought manifesting the ten powers of fearlessness of Buddhas, attaining true enlightenment—Trong mỗi niệm thị hiện Như Lai thập lực vô úy thành chánh giác.

Control of life: Mạng tự tại—Being able to remain alive for untold eons—Trụ thọ mang trong bất khả thuyết kiếp.

Control of the material universe: Kiểm soát vũ trụ vật chất.

Control of the mind: See Kiểm Soát Tâm.

Control the mind: Kềm thúc nơi ý. Control the mouth: Kềm thúc nơi khẩu—See Khẩu Diệu Hạnh.

Control (v) one’s anger: Nén giận.

Control one’s body for not doing bad deeds:

Kềm thân không cho làm điều ác.

Control (v) one’s mind: Kiểm soát tâm ý.

Control one’s mind for not wandering with unwholesome karma: Kềm tâm—Kềm tâm không cho dong ruổi tạo nghiệp bất thiện.

Control one’s mouth for not speaking vain talk or harsh speech: Kềm khẩu—Kềm khẩu không cho nói những điều vô ích hay tổn hại.

Control oneself: Tự chế—Restrain oneself. Control of religion: Restraints of religion—Đạo Kiểm—Sự kềm chế kiểm soát giới hạnh.

Control of senses: Samyatendriyah (p)—Kiểm soát các căn.

Control of spiritual powers: Thần lực tự tại— Showing all kinds of great mystical displays—Thị hiện tất cả đại thần thông.

Control of understanding: Giải tự tại—Being able to see Buddha filling all worlds—Thấy Phật đầy khắp tất cả thế giới.

Control of will: See Nguyện Tự Tại.

Control (v) the will: Điều Ý—To control the mind, and to subdue its evil—Kiểm soat tâm ý và hàng phục ma quân—Control the mind. Controlled in body and wise in mind: Thân giới tâm huệ—Thân mình giữ gìn giới hạnh, tâm mình giữ cho trong sáng.

Controlled progress: Dama-patipada (p)—Điều Phục Hành.

Controller of all affairs in a monastery: An abbot—Head of a monastery—Tự Chủ—Vị sư trong coi tổng quát trong tự viện.

Controller-rider of stout men: Purisadammasarathi (p)—Purusa-damya-sarathi (skt)— Chogo-Jobu (jap)—See Điều Ngự Trượng Phu. Controversial (a): Đang tranh cãi—Đang biện luận.

Controversy (n): Sự biện luận—Tranh cãi.

Convene (v): Triệu tập.

Convenience (n): Upaya (skt)—Thoải mái—Tiện lợi—Phương Tiện.

Convent (n): Tu viện—Nunery—Monastery. Convention: Samvrti (skt)—Common consent—

Quy ước (ước định của thế tục).

Conventional ego: Đảo ngã, đối ngược với sự chân thực. Cái ngã không có thực tế vì cái ngã do vọng kiến điên đảo—The reverse of reality—See Tứ Điên Đảo.

Conventional terms: Tục đế.

Conventional truth: Sammuti-saccam (p)— Samvriti-satya (skt)— Ordinary truth—Relative truth—Superficial truth, or ordinary ideas of things—Worldly truth—See Thế Tục Đế.

Conventional truth of the mundane world subject to delusion: Sammuti-saccam (p)— Samvrti-satya (skt)—Tục đế hay chân lý quy ước—Superficial truth, or ordinary ideas of things—Conventional Truth—Relative truth—See

Thế Tục Đế.

Conventional wisdom: Trí huệ qui ước—Thế

Gian Tuệ—Trí khôn của người đời.

Conventionalize (v): Qui ước hóa.

Conventual (n): Người ở trong tu viện.

Convergence (n): Sự hội tụ—Sự tập trung. Conversion (n): Sự chuyển biến—Sự trở lại— Qui hóa.

Conversion through preaching and observing Buddhist precepts: Hóa Hành—Teaching and discipline—Giáo hóa bằng thuyết pháp và hành trì giới luật Phật.

Conversion to the right way: Chính hóa.

Convert from evil to good: Transform from delusion to deliverance—Hoa chuyển. Convert the heterodox or opponents: See

Nghịch Hóa.

Convert or transform people according to their conditions: See Tùy Duyên Hóa Vật. Convert someone: Giáo hóa ai (đưa ai vào đạo)—The Buddha converted the Three Brothers of Kasyapa—Đức Phật giáo hóa ba anh em Tôn giả Ca Diếp.

Convert someone to a religion: Giáo hóa ai theo đạo nào.

Convert (v) and transport (v): To teach and save: To rescue and teach—To transform other beings. The region, condition, or environment of Buddha instruction or conversion—Giáo hóa và cứu độ. Môi trường, điều kiện hay hoàn cảnh nơi Phật hóa độ chúng sanh—See Hóa Độ.

Converted to Buddhism: Được giáo hóa theo đạo Phật.

Converted followers: See Hóa Thuộc.

Convey (v): Truyền đạt.

Convey something: Carry on (transmit) something—Truyền bá cái gì. Convey (v) to the treasury: See Ký Khố.

Conviction: Xác tín—Personal conviction—Firm belief—Niềm tin tưởng kiên cố—Xác tín cá nhân.

Conviction by thinking: Prativedha (skt)— Attainment—Full understanding—Mystic insight—Penetration—The realization of experiential proof of the dharma in bodhi or nirvana—Chứng pháp hay nhận thức thấu đáo về Pháp—See Chứng Ngộ.

Convince someone: Thuyết phục ai.

Convoke (v): Triệu tập.

Convolvulus: A kind of bindweed, implies attachment—Một loại dây leo (bìm bìm), ám chỉ sư bám víu.

Conze, Edward (1904-1979): Name of one of the pioneering European scholars of Buddhism, best known for his famous work on the “Perfection of Wisdom” (Prajna-Paramita) literature—Tên của một trong những vị học giả Phật giáo tiên phong ở Âu Châu, ông nổi tiếng nhờ tác phẩm trứ danh “Bát Nhã Ba La Mật.”

Cook meat for dogs and cats: To commit an Expression of Regret Offence—Nấu thịt cho chó mèo ăn là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Cook sand for food: Cooking sand for food, which is impossible—Chưng Sa Tác Phạn (nấu cát làm cơm).

Cooking group: Cooking team—Ban Trai soạn. Cooking and working: See Nấu Nướng Và Làm

Việc.

Cool off (v): Nguội lạnh.

Cooling water: Nước cam lồ.

Coolness: See Thanh Lãnh.

Cooperate (v): Hợp tác.

Co-operating cause: Pratyaya (skt)—En (jap)— Circumstance—Condition—Duyên—See Duyên. Cooperation (n): Samana-arthata (skt)—Đồng sự—Sự hợp tác—Like work—Sharing a common aim—Engaging in the same work—See Đồng Sự

Nhiếp.

Co-operative (a): See Đồng Sự Nhiếp.

Co-operative causes: Sahabhuhetu (skt)—Cooperative causes—See Câu Hữu Nhân.

Co-operative things: Câu Hữu Pháp—Coexistent conditions, or circumstances—Chư pháp (tứ đại địa, thủy, hỏa, phong) cùng hiện hữu và cùng là tác nhân trong mọi điều kiện hay hoàn cảnh.

Cope (v) with: Đương đầu với—To cope with difficulties: Đương đầu với những khó khăn. Copier of classical works: Kinh Sinh—Bản văn ghi lại của các bộ kinh (không phải nguyên bản).

Copper cakra: Copper wheel—Đồng Luân—

Đồng Luân Vương.

Copper wheel: Copper cakra—Đồng Luân—Đồng Luân Vương.

Copper-wheel king: Đồng Luân cho Thập Trụ— The copper-wheel king to the ten grounds, one of the six kinds of cakravarti, or wheel kings, each allotted to one of the six positions—See Lục Luân.

Copulation in the first and the second devalokas: See Tứ Đao Lợi Giao Hình. Copy (v): Bắt chước—To imitate—To mimic. Copy the scriptures: Lekhana (skt)—Chép kinh—Thư Tả.

Co-ordination (n): Sự phối hợp.

Corabhariya (p): Thievish wife—Loại vợ núp dưới hình thức một tên trộm—See Thất Chủng Phu Nhân.

Co-relation, co-existence and simultaneous rise: Đồng Thời Cụ Túc Tương Ưng Môn.

Co-religionist: Đạo hữu.

Core: Cốt lõi—Nhân.

Core of the Buddha’s Teaching: Giáo pháp cốt tủy của Đạo Phật—See Cốt Lõi Phật Pháp.

Core of Pure Land method: See Cương Yếu

Niệm Phật.

Coronated by all Buddhas together: Tất cả Như Lai cùng chung quán đảnh.

Coronation as a mornach of all knowledge, supremely independent: The guarantee that all Buddhas receive of coronation as a mornach of all knowledge, supremely independent, is a palace of Enlightening Beings because they abide among the adornments of the ten powers and perform the autonomous deeds of all mornachs of truth—Tất cả chư Phật thọ ký nhứt thiết trí, quán đảnh tự tại vô thượng là cung điện của Bồ Tát, vì trụ thập lực trang nghiêm, làm việc tự tại của Pháp Vương.

Corporal punishment: Nhục hình.

Corporality: Thân thể.

Corporeal features: Rupalakshana (skt)— External manifestation—Material appearance—

See Sắc Tướng.

Corporeal group: Sắc uẩn.

Corporeal manifestation of the spiritual Buddha: Pháp hóa sinh thân—The nirmanakaya of the spiritual Buddha.

Corpse (n): Tử thi.

Corpse-ghost: See Thi Quỷ.

Corpus of doctrine: Body of doctrine—Giáo thể. Correct: Chính (chánh)—Đúng—Lẽ phải— Genuine—Just— Right—True. Correct awakening: Chánh Giác—Sự nhận thức đúng đắn.

Correct cause: Chính nhân—Direct cause

(Buddha nature of all beings).

Correct contemplation: Right meditation— Chánh quán—Như thực quán—Suy gẫm đúng đắn—Suy xét như thật—See Chánh Định.

Correct Deeds: See Chánh Nghiệp. Correct dharma: Saddharma (skt)—Saddhamma (p)—See Chánh Pháp.

Correct doctrines of the Buddha: Saddharma (skt)—Correct views of the Buddha—Chánh pháp—Phật kiến.

Correct doctrine of the Buddha is divided into five parts: Chánh pháp của Đức Phật được chia làm năm phần.

Correct effort: Samyak-vyayama (skt)—Chánh tinh tấn.

Correct Energy: Correct devotion—Correct Zeal—Chánh tinh tấn—Right energy. Correct enlightenment: Sambuddha (skt)—The truly enlightened one or Correct enlightenment— Tam Phật Đà—Sự giác ngộ đúng đắn. Correct Examination: Vicara (skt)—Tư hay cứu xét chính chắn làm cho tâm tánh yên ổn.

Correct and false: Genuine and false—Orthodox and heretic—Chánh tà.

Correct inference: Chân Tỷ Lượng—Sự suy luận đúng đắn.

Correct insight: Samma-nana (p)—Correct vision through wisdom—Chánh Trí—Sự nhìn thấy bằng trí tuệ.

Correct karma: See Chánh Nghiệp. Correct kindness: Như Lý Lân Mẫn—Lòng tốt theo đúng chân lý (không có ý lợi dụng).

Correct knowledge: Samyak-jnana (skt)—Chánh trí.

Correct Law: Chánh pháp—Correct dharma. Correct Law Eye-Treasury: See Chánh Pháp

Nhãn Tạng.

Correct Livelihood: Correct Profession—See Chánh Mạng.

Correct Meditation: Chánh quán hay sự thiền định đúng đắn—Correct Concentration—Right meditation—See Chánh Định. Correct Memory: Chánh niệm—Correct Remembrance—See Chánh Niệm. Correct memory and correct samadhi: Niệm định—See Chánh Định and Chánh Niệm.

Correct mind: Chánh tâm. Correct mindfulness: Chánh định—Sự chú ý đúng—See Chánh Định.

Correct oneself: Cải ác tùng thiện—To leave the evil and follow the good. Correct recompense: One’s body—See Chánh

Báo.

Correct rules: Chánh giới.

Correct-Semblance-Termination: See Chánh Tượng Mạt, Chánh Pháp, Tượng Pháp, and Mạt Pháp.

Correct Speech: See Chánh Ngữ.

Correct and straight: Chánh trực.

Correct thinking: Như Lý Tư Duy—Sự tư duy đúng—See Chánh Tư Duy. Correct Thought: Samyaksamkalpa (skt)—See Chánh Tư Duy.

Correct understanding: Như Thật Giải—Sự hiểu đúng—Right Understanding—See Chánh Kiến. Correct View: Right view—Quan điểm đúng (cái nhìn đúng)—See Chánh Kiến. Correct views of the Buddha: Correct doctrines of the Buddha—Phật kiến.

Correct Vision: See Chánh Kiến.

Correct Vision Sutra: See Kiến Chanh Kinh.

Correct vision through wisdom: Samma-nana (p)—Correct insight—Sự nhìn thấy bằng trí tuệ— See Chánh Trí.

Correct way of developing the Bodhi Mind: Chánh—Cách phát tâm Bồ Đề đúng đắn—One of the eight ways of developing the Bodhi Mind. Corrective wisdom: Samyagjnana (skt)—Trí huệ chân chánh—See Chánh Trí. Correctly concentrated: Bodhisattvas’ minds are always correctly concentrated, they enter the door of inconceivable liberation of enlightening beings, and in one concentration they produce all concentrations—Tâm thường chánh định, khéo nhập môn Bồ tát bất tư nghì giải thoát, ở trong một tam muội xuất sanh tất cả môn tam muội. Correctly receptive heart: Chính Thụ Tâm. Correlated (Favorable) conditions: Thuận duyên.

Correlation: Hỗ tương—Tương quan—Quan hệ. Correspondence (n): Tương xứng—Phù hợp—

Tương tự.

Correspondence of hand, mouth and mind: See Thủ Khẩu Ý Tương Ưng.

Corresponding causation: Sahabhuhetu (skt)— Mutual causation—Simultaneous causes—The simultaneous causal interaction of a number of things, e.g. earth, water, fire, and air. Corresponding or mutual causation, i.e. mind, or mental conditions causing mentation—Tứ đại cùng thay phiên nhau làm nhân duyên. Tâm vương là nhân mà khởi lên tâm sở, coi tâm sở là nhân mà khởi lên tâm vương (ví bỉ thử tương ứng nên gọi là tương ứng nhân)—See Lục Nhân. Corresponding dharmas: Mutual dharmas—See Tương Ứng Pháp.

Corresponding hinders: Mutual hinders—See Tương Ứng Phược.

Corresponding law: Abhidharma (skt)—See Đối

Pháp.

Corresponsibility: Đồng trách nhiệm.

Corrupt or bad meanings: Vitanda (skt)—Hoại Nghĩa—Một trong thập lục đế của phái Chánh Lý ở Ấn Độ.

Corrupt feudalism: Phong kiến tham nhũng.

Corrupt public morals: Bại tục đồi phong.

Corrupt views: Hoại kiến—Corruptive views. Corrupted: Bại hoại—Debauched—Immoral— Depraved.

Corrupted morals: Bại luân. Corruption (n): Sự trụy lạc—Hủ bại—Tệ hóa—

Bại hoại.

Corruption of becoming: Bhavasavo (p)—Hữu lậu.

Corruption of desire: Kamasavo (p)—Dục lậu. Corruption of ignorance: Avijjasavo (p)—Vô minh lậu.

Corruption of insight: Vipassanupakkilesa (skt)—See Minh Sát Lậu. Corruptive views: Drsti-kasaya (skt)—Hoại Kiến—See Kiến Trược and Ngũ Trược.

Cosmic body: Body of the dharma realm— Dharma realm body—Buddha’s body in

correspondence to the needs of sentient beings— Thân thị hiện của đức Phật tương ứng với như cầu của chúng sanh—See Pháp Thân.

Cosmic Buddha: See Pháp Thân Phật.

Cosmic Buddhism: Phật Giáo Vũ Trụ Luận— Buddhist cosmology—See Vũ Trụ Luận Phật

Giáo.

Cosmic fire: Kiếp Hỏa—According to Buddhist tradition, the cosmic fire destroys all the world up to the Brahma heaven—Theo truyền thống Phật giáo, kiếp hỏa hủy diệt toàn bộ thế giới đến tận trời Phạm thiên.

Cosmic mudra: See Hokkai Jôin. Cosmic period of the chaos of the world: Kaliyuga (skt)—Không kiếp.

Cosmic period of the world destruction:

Samvarta-kalpa (skt)—Diệt kiếp. Cosmic redemption: Sự cứu độ phổ quát— Universal redemption.

Cosmogenesis (n): Thuyết Vũ trụ tiến hóa. Cosmogony: Kiếp—Sự thành lập vũ trụ— Formation of the world.

Cosmological argument: Vũ trụ biện luận.

Cosmology: Vũ trụ luận—Buddhist cosmology. Cosmos (n): Pháp giới—Billion-world universe— Dharma realm—Universe.

Cosmos is infinite: Pháp giới vô biên—One of the ten kinds of infinite path of Great Enlightening Beings—See Mười Vô Lượng Đạo Của Chư Đai

Bồ Tát.

Couch of flowers: Sàng tọa kết bằng hoa.

Council (n): Đại hội kiết tập—Buddhist Councils.

Council for esoteric scriptures: Collection of mantras, dharanis etc and of the Vajradhatu and Garbhadhatu literature, attributed to Ananda or Vajrasattva, or both—Bí mật kết tập.

Council of Lhasa: A public debate reported in several Tibetan and Chinese sources, which purportedly involved the Indian scholar-monk Kamalasila and the Chinese meditation master Ho-Shang Mo-Ho-Yen—Một cuộc tranh luận công khai được vài nguồn tin của Tây Tạng và Trung Quốc tường thuật lại, cuộc tranh luận chủ yếu quan hệ tới học giả Phật giáo Tây Tạng tên Kamalasila và Thiền sư Trung Quốc là Hòa Thượng Ma Ha Diễn.

Council of Rangoon: Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Ngưỡng Quang—Canonical council that was convened from 1954 to 1956 to commemorate the 2,500 year after Sakyamuni Buddha’s death—Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Ngưỡng Quang được triệu tập từ năm 1954 đến năm 1956 để tưởng niệm 2.500 năm sau ngày Đức Phật nhập diệt.

Council of the Sangha: Hội đồng Tăng già. Counsel (v): Khuyến dụ—To advise—To give advice.

Council of the senior monks: Kalonlama (tib)— Hội Đồng Trưởng Lão.

Counselled by a good spiritual advisor at the time of near death: Previous or current good karma. Although the person has created evil karma, he has also practiced samadhi during his curent lifetime. Thus, at the time of death, when he is reminded by others, he easily achieves concentration—Hành giả tuy có tạo ác, song hoặc hiện đời đã có tu tam muội, nên khi lâm chung nghe người nhắc bảo, định lực được dễ thành.

Counselor (n): Cố vấn—Khải đạo viên.

Count (v) the beads: Lần chuỗi.

Count (v) the breath: Anapanasatti (p)—To count the breathings in order to calm the mind and body for meditation—Thiền bằng cách đếm hơi thở để làm thanh tịnh tâm thân—See Quán Sổ Tức.

Count the breathings: Paranayama (skt)—

Breathing control—See So Tức.

Countable: Khả Số—Có thể đếm được.

Countenance (n): Dung nhan—Appearance.

Counteractive kamma: Upanidaka-kamma (p)— Ahosi (p)—Defunct karma—See Nghiệp Vô Hiệu

Lực.

Counterfeit (v): Giả mạo—To forge—To fake—

To falsify.

Counterfeit Law: The period of Counterfeit Law is the time when the truth preached by the Buddha still exists but is learned and practiced as a matter formality, and there is no longer enlightenment— Thời tượng Pháp là thời mà chân lý do Đức Phật thuyết giảng vẫn còn, nhưng được học và thực tập theo kiểu nghi thức, và không còn sự chứng ngộ nữa—See Tượng Pháp.

Counterfeit teaching: Tự Chính Pháp—Giống như chánh pháp, nhưng không đúng chánh pháp. Counterpart: A person who corresponds to someone else, who has the same function as someone else—Người tương xứng (đồng sự với người khác).

Counting one’s breath: The method of counting the breath—Phương pháp đếm hơi thở—See Sổ

Tức.

Countless (a): Vô Lượng—Boundless— Immeasurable—Infinite—Unlimited—There are four infinite characteristics of a Bodhisattva: kindness, pity, joy, and self-sacrifice—Rất nhiều, không đong đếm hay đo lường được. Có bốn thứ vô lượng của vị Bồ Tát là Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Countless aeons: See Tam Kiếp.

Countless births and deaths: Vô Lượng Sanh Tử. Countless factors of the mind: Vô số yếu tố của tâm.

Countless hundreds of thousands of millions of living beings: Vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh.

Countless incalculably long eons: Vô Lượng A Tăng Kỳ.

Countless and limitless: Vô Lượng Vô Biên. Countless multitude: Vô Lượng Chúng (vô số kể).

Countless myriads: Thiên Vạn Ức—Nhiều vô số kể.

Countless sentient beings: Vô Lượng Chúng Sanh.

Countless skillful means: Vô Số Phương Tiện. Countless universes: Đại thiên thế giới—Vô Số Vũ Trụ—Chiliocosm.

Countless varieties: Vô Lượng Phẩm Loại—Vô lượng chủng loại.

Countless-Voices-King Buddha: Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật.

Countless worlds: Vô lượng thế giới.

Countlessness of types: Vô Số Chủng Loại.

Country of all fragrance: Chúng Hương Quốc Độ—The Pure Land—Quốc độ của tất cả hương thơm hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.

Country people: Hương Nhân—Người trong làng—People of one’s village. Country of surpassing joy: Ramsvaranta (skt)— Thắng Lạc Quốc.

Couple with : Đi đôi với.

Courage:

  1. Can trường—Bravely.
  2. Kiên trì (bất thối).

Courage-Donate Buddha: Dũng Thí Phật. Courage of Great Enlightening Beings: Sự can đảm của chư Đại Bồ Tát—Great Enlightening Beings carry out enlightening actions without concern for their own bodies or lives. No one can discourage or frustrate them—Bồ Tát thực hành Bồ Tát hạnh chẳng kể thân mạng không gì trở ngại được.

Courageous celestial beings: Baladeva (skt)— Dũng thiên—Name of a naga king—Tên của một vị long vương.

Courageous giving: Dõng thí. Courageous Giving Bodhisattva: Pradanasura (skt)—See Dõng Thí Bồ Tát.

Courageous Giving Buddha: Phật Dõng Thí. Courageous mind: Tâm dũng mãnh—See Mười Thâm Tâm Của Chư Đại Bồ Tát.

Courageous nature: Balata (skt)—Dõng Tánh. Courageous virtue: Punna-balam (skt)—Dõng Đức—Force of virtue.

Courageous virtue Buddha: Baladatta (skt)— Dũng Đức Phật—Bravery virtue Buddha— Vigourous virtue Buddha.

Course or declination of the sun to the south:

Daksinayana (skt)—See Nam Hành.

Course of actions: Dòng Hành Động.

Course of life and death: Dòng Sanh Tử. Court of blessedness: Hall of blessedness— Monastery—Phúc đình.

Court of the eight-petalled lotus in the middle of Garbhadhatu: Điện Sen tám Cánh—See

Trung Đài Bát Diệp Viện.

Course of existence: Gati(skt & p)—Gatiyo (p)—Đường (dòng sanh tử)—Entrance—Gate— Path—Realm—Way of going.

Court expense: Án phí—Court fees or costs.

Court of Manjusri: The second court of Manjusri in the sacred host of the four courts—Viện Văn Thù (đệ nhị viện) trong Tứ trùng mạn đà la.

Court of Sakyamuni: The third court of

Sakyamuni in the sacred host of the four courts— Viện Thích Ca (đệ tam viện) trong Tứ trùng mạn đà la.

Court of Vairocana: Như Lai Bộ—Tathagata in the Garbhadhatu group.

Courtesans (n): Kỷ nữ.

Courtesy (n): Politeness—Lễ phép—Thanh tao nhã nhặn.

Covenant (n): Khế ước—Giao ước.

Cover (v): Che dấu—To hide.

Covers and bonds: Cái Triền—Covers and bonds, i.e. the passions and five covers and ten entanglements or bonds—Triền cái và trói buộc, như dục vọng, năm triền cái và thập triền.

Cover of desire: See Tham Dục Cái.

Cover the face: Yểm Sắc—To cover the form, or face, i.e. the death of the Buddha, or a noted monk, referring to the covering of the face—Che mặt người chết.

Cover the head with a bundle of thatch: See Nhất Bả Mao Cái Đầu.

Covering: Mraksha (skt)—Phú (che dấu)—

Covering or hiding something inside.

Covering the mud with straw: Trnastarakavinaya (skt)—See Như Thảo Phú Địa and Thất Diệt Tranh Pháp.

Covering over with grass: Trnastaraka-vinaya (skt)—See Như Thảo Phú Địa.

Covet (v): Ham muốn—Thèm muốn—To desire—To be fond of.

Coveteous (a): Tham lam.

Coveting: See Tham Lam. Coveting as the result of passion: Desire and coveting—Dục tham.

Covetous mind: A desirous, lustful, or passionate mind—Dục tâm.

Covetousness(n): Raga (skt)—Ragacarita (p)— Abhijjha (p)—Bẩm tánh tham ái—Sự tham lam— Lustful temperament.

Cow-bezoar aid: Ngưu Vương Gia trì—See Ngưu Hoàng Gia Trì.

Cow-commandments: See Ngưu Giới.

Cow-dung: Gomaya (skt)—See Ngưu Phẩn. Cow-herding Simile: Jugyunozu (jap)—Cattlegrazing—Ox-herding—See Thập Mục Ngưu Đồ.

Cowardly: Hèn nhát.

Craftman: Thợ thủ công nghệ.

Craftmanship: Thủ công nghệ.

Crane-Grove: See Hạc Lâm.

Crave: Thèm khát.

Crave for sensuality: Love and desire—Love of family—Craving for non-existence—Ái dục. Crave (v) for something: Ask for something earnestly—Desire something strongly—Tha thiết đòi hỏi điều gì.

Craving: Tanha (p)—Trsnà (skt)— Tham ái— Desire—Greed—See Ái Dục. Craving for annihilation: Vibhavatrsna (skt)—

Huỷ ái (lòng ham muốn tự mình hủy diệt).

Craving for becoming: 1) The underlying tendency to lust for existence (becoming): Bhavaraga (p)—Hữu Tham Tùy Miên; 2) Bhava-tanha

(p): Hữu ái.

Craving for birth in the formless heaven: Aruparaga (skt)—Attachment to the formless meditative worlds—See Vô Sắc Tham.

Craving for cessation: Diệt ái.

Craving for continued existence: Bhava-tanha (p)—Hữu ái—Craving for becoming—Craving for self-presevation—Ham muốn tiếp tục hiện hữu— Luyến ái đời sống.

Craving for eternal life: Khao khát sống đời vĩnh cửu.

Craving for existence: Bhavatrsna (skt)—Hữu ái—See Hữu Khát Ái.

Craving for extermination: Phi hữu khát ái (không muốn hiện hữu).

Craving for extinction: Vibhava-tanha (skt)—Vô hữu ái.

Craving is a fire which burns in all beings: Tham ái là ngọn lửa đang cháy trong mỗi chúng sanh.

Craving for the formless world:

  1. Arupa-raga (p): Vô sắc ái kết hay tham vô sắc—Lust or desire for formlessness—Greed for the immaterial—Love in the realm of formlessness—Attachment to the formless

world.

  1. Arupa-tanha (skt): Vô sắc ái.

Craving for good clothes: Khao khát mặc đẹp.

Craving for good food: Khao khát ăn ngon.

Craving and ill-will: Tham Dục Sân Nhuế—Ham muốn và ác ý.

Craving for immaterial existence: Aruparaga

(skt)—Vô sắc dục.

Craving for immortality: Tham vọng muốn bất tử.

Craving is linked to ignorance: Ái dục liên hệ với vô minh.

Craving for material things: Khao khát vật chất. Craving for mind-objects: Pháp Ái. Craving for non-existence: Vibhava-tanha (p)— Vô Hữu Ái—See Phi Hữu Ái.

Craving for pleasures: Khao khát thú vui.

Craving for power: Tham đắm quyền thế. Craving (thirst) for sensual pleasures: Dục

Khát Ái.

Craving for sensuality: See Dục Ái.

Craving for sights: See Sắc Ái.

Craving for smells: Hương Ái.

Craving for sounds: Thanh Ái—One of the six groups of craving—See Lục Ái Thân. Craving for tastes: Vị Ái—One of the six groups of craving—See Lục Ái Thân.

Craving for things begets sorrow: Tanhayajayati-soko (p)—Lòng khát ái mọi vật gây nên đau khổ—See Khát Ái.

Craving for touches: Xúc Ái—One of the six groups of craving.

Craving for the world of form: Rupa-raga (p)— Rupa-tanha (skt)—Sắc ái—Sắc ái kết hay tham sắc—Attachment to the world of forms—Greed for the fine-material—Love in the realm of form—Lust or desire for form. Craving for the world of Sense-Desire: Kamatanha (skt)—Dục ái.

Craving for the world of sensual desire: Kamatanha (p)—Dục ái—Craving for the world of Sense-Desire.

Craving for worldly material gain and power:

Tham đắm vật chất và uy quyền trần thế.

Craving for worldly possessions: Thế Tài Tham Hỷ—Thèm muốn của cải thế gian—Enjoyment for worldly possessions.

Crazy: Cuồng (ngông cuồng).

Crazy ambition: Cuồng vọng.

Cream of mushroom: Kem nấm.

Create (v): Sáng tạo—Tấn phong.

Create (v) enemies: Gây thù kết oán. Create a favorable condition: Tạo điều kiện thuận lợi.

Create (v) negative karma: Tạo tác ác nghiệp.

Create (v) positive karma: Tạo nghiệp tốt.

Create (v) an opportunity: Tạo cơ hội.

Create (v) an oportunity for splitting hairs:

Gây rắc rối

Create the danger of a split in the Sangha: To commit a Sangha Restoration Offence—Tạo ra nguy cơ rạn nứt trong giáo hội là phạm tội Tăng Tàn.

Create (v) unhappiness: Tạo ra điều bất hạnh.

Created dharmas: Hữu Vi Pháp.

Creating obstacles for oneself due to lack of full understanding of the Dharma: Tự gây chướng nạn vì không am tường giáo pháp—See Ba Nguyên Nhân Phát Sanh Chướng Nghiệp. Creation (n): Sự sáng tạo—Sự tấn phong trong giáo hội.

Creation of human: Sự tạo nên con người. Creation of the mind: Citta-samskara (skt)—Sự sáng tạo của tâm—See Tâm Hành.

Creation period: Vivarta (skt)—Thành kiếp— One of the four periods or kalpas known as vivarta.

Creation stage: Che-rim (tib)—Development stage—Giai đoạn phát triển.

Creation without a cause, or spontaneous generation: Vô Nhân Hữu Quả—Effect independent of cause—Chấp muôn vật không nhân, tự nhiên mà có (không có nhân mà có quả). Creationism (n): Thuyết sáng thế.

Creative (a): Active—Creative—Causative— Functioning—See Hữu Vi.

Creatively: Một cách sáng tạo.

Creativity (n): Tính sáng tạo.

Creator (n): Đấng sáng tạo—Hóa Công—Thiên công.

Creatures (n): Satta-sacetano (p)—Sattvasacetana (skt)—Living beings—Chúng sanh— Hàm linh—Living creatures—Conscious beings— Sentient beings.

Creatures that crawls on their bellies: Hung Hành—Such as snakes—Loài bò sát bằng bụng, như loài rắn.

Creatures not killed for me: Con vật không phải vì mình mà bị giet—See Cửu Tịnh Nhục.

Credibility (n): Tính đáng tin.

Credulity: (n): Tính nhẹ dạ.

Creed (n) Tín điều.

Cremate a body: Hỏa thiêu xác (trà tỳ).

Cremate onself alive: Nhục Đăng—To cremate oneself alive as a lamp or as incense for Buddha—Khoét thân mình làm đèn để cúng dường Phật.

Cremation: Agni-dagdha (skt)—Jhapita (skt)—

Hỏa táng—Lễ trà tỳ (hỏa thiêu).

Crematorium: (n): Lò hỏa thiêu.

Crest of flame: Ngọn lửa.

Crime: Tội.

Criminal: Kẻ phạm tội. Crimson Tiger Ghost King: Quỷ Vương Xích

Hổ.

Crispy (a): Dòn.

Criterion (n): Tiêu chuẩn—Criteria (plural).

Critical importance of the moment of death:

Sự khẩn yếu lúc lâm chung.

Critical reflection: Phê bình phản tỉnh. Criticism (n): Sự chỉ trích—Sự phê bình—Textual criticism—Phê phán văn tự.

Criticize (v): Phê bình—Chỉ trích—To find fault with.

Criticize or condemn things that one is not sure: To commit an Expression of Regret Offence—Phê bình và lên án những gì mình không biết rõ là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Criticize or look down on an offering made by a donor: To commit an Expression of Regret Offence—Phê bình hay coi thường phẩm vật cúng dường của thí chủ là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Criticize oneself: Tự chê trách mình.

Criticize too severely: Mạt sát.

Criticized: Bị chỉ trích.

Critique of Pure Reason: Phê bình lý tính thuần lý.

Crooked: Tà vạy—Dishonest.

Crookedness: Tà—Nghiêng (quanh co, không thẳng).

Crop Spirits: Chủ Giá Thần.

Cross (n): Hình chữ thập.

Cross-legged position: Padmasana (skt)—Sitting in a lotus posture—Ngồi kiết già hay ngồi trong tư thế hoa sen—See Kiết Già.

Cross over: Paramita or Samatikram (skt)—To pass over—To save—To transform—To transgress—Chuyển hóa—Độ—Siêu quá. Cross over the cycle of death and rebirth: See Siêu Sanh.

Cross over the single log bridge, i.e. only one string to the bow: See Quá Mộc Kiều. Cross (v) someone over: Chuyển hóa hay độ thoát ai—To rescue—To liberate. Cross over the threefold world: Siêu quá tam giới.

Cross a river: Độ Hà—Qua sông. Crosswise and lengthwise: Hoành Tung—Ngang dọc—Across and direct.

Crosswise or short way of Mahayana: Hoành siêu—Đường ngang hay đường tắt của Đại thừa.

Crosswise and upright: Hoành Thụ—To lay across or stand upright—Hoành Tung hay Ngang

Dọc.

Crow-Nested Zen Master: Thiền Sư Ô Sào.

Crowd (n): Đàn (bầy)—Flock—Herd—Multitude. Crown (n): 1) Vương miện; 2) Apex, summit, top:

Đỉnh.

Crown-Enlightenment: See Đảnh Thánh.

Crown prince: Hoàng thái tử.

Crown of release: Giải Thoát Quan—Nón giải thoát.

Crown (warm spot) stands for rebirth in the Sainthood: See Đảnh Thánh.

Crucial elements all Pureland cultivators:

Những điều cốt yếu mà người Phật tử tu Tịnh Độ cần phải nên ghi nhớ nằm lòng—See Tám Điều Cốt Yếu Của Người Tu Tịnh Độ.

Crude appearance: Coarse form—Crude form— Unrefined manifestation—Thô Tướng—See Lục Thô Tướng.

Crude words: Thô Ngôn—Coarse, evil, immature, rough, words—Coarse, rude, rough, immature words or talk—Evil words—Rough outline, preliminary words—Lời nói thô ác.

Cruel act: Bạo hành.

Cruel ghost: Lệ quỷ.

Cruel habit of eating meat: Thói quen ăn thịt tàn nhẫn—This habit of eating meatwill cause an entire transformation in the features of a Bodhisattva, whose skin emits an offensive and poisonous odour—Thói quen ăn thịt tàn nhẫn nầy làm thay đổi toàn bộ dáng vẻ đặc trưng của một vị Bồ Tát, khiến da của vị ấy phát ra một mùi hôi thối khó chịu và độc hại.

Cruelty (n): Tàn bạo—Hại giới. Crusade (n): Thánh chiến (trong lịch sử của giáo hội Thiên Chúa).

Crush prairie grass with a stone block: Dùng tảng đá đè lên cỏ dại.

Cry for sale the robes of a deceased monk: See Xướng Y.

Cryptic single-word reply to a question: Nhất Tự Thiền—Requiring meditation for its apprehension. It is Zen or Ch’an method.

Crystal: Clear—trong như pha lê.

Crystal-Adornment-King Buddha: Lưu Ly

Trang Nghiêm Vương Phật.

Crystal clear: Trong sáng.

Crystal-wheel king: Lưu Ly Luân cho Thập Địa—The crystal-wheel king to the ten stages, one of the six kinds of cakravarti, or wheel kings, each allotted to one of the six positions—See Lục Luân.

Cuda (skt): Chu Đạo La—See Chu La Phát.

Cudapanthaka (skt): Chú Đồ Bán Thác Ca—

Name of the sixteenth of the sixteen arhats—Tên của vị La Hán thứ 16 trong 16 vị La Hán.

Cuddhatya (skt): Trạo Cử—Ambitious— Agitation—Restlessness—Unsettled—Những

phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh (bao gồm những dao động, rung động và xúc động).

Cuhya-samaja-tantra (skt): Collection of same categories of tantra—Mật Tập Hội. Cuiwei Wuxue: Suibi-Mugaku (jap)—Ts’ui-wei Wu-hsueh—See Thúy Vi Vô Học Thiền Sư. Cuiyan Kezhen: Suigan Kashin (jap)—Tsui-yenK’o-chên—See Khả Chân Thúy Nham Thiền Sư.

Cuiyan Lingyan: Suigan Reisan (jap)—Ts’ui-yen Ling-yen—See Thúy Nham Linh Nham Thiền Sư. Cula-deva (p): Minor deva—Tiểu đề bà.

Cula-dhamma-samadana-sutta (p): Shorter sutra on taking on practices—See Kinh Tiểu Kinh Pháp Hành.

Cula-dukkhakkhanda-suttam (p): Shorter sutra on the mass of sufferings—Tiểu Kinh khổ Uẩn.

Culaggata-samadhi (skt): Tiểu Định—

Concentration in the realm of desire—Samadhi in the realm of desire—Định ở cõi dục giới.

Culagosingasuttam (p): Shorter sutra on the oxhorn forest—Tiểu Kinh rừng sừng bò. Culahatthi-padopama-sutta (p): Short sutra on the Elephant’s Footprint—Tiểu Kinh Dấu Chân Voi.

Cula-kamma-vibhanga-suttam (p): Sutra on the shorter exposition of kamma—Tiểu Kinh Nghiệp

Phân Biệt.

Culalokadhatu (p): A small chiliocosm—See

Tiểu Thiên Thế Giới.

Cula-malunkyaputta-sutta (p): Sutta of small exemples—Cù la kinh—See Tiểu Dụ Kinh. Culapati (skt): Grhapati or Kulampuriso (p)— Kulapurusha (skt)—Laypeople—See Cư Sĩ. Cula-punnama-suttam (p): Shorter sutra on the full-moon night, in the Majjhima Nikaya 110— Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, trong kinh Trung Bộ, quyển 110.

Cula-rahulovada-suttam (p): Shorter sutra of advice to Rahula—In the Majjhima Nikaya 63— Tiểu Kinh Giáo Giới La Hầu La, trong kinh Trung Bộ, quyển 63.

Culasakul-udayi-suttam (p): See Tiểu Kinh Thiện Sanh Ưu Đà Di.

Culasaropama-suttam (p): Shorter sutra of examples on heart-wood—Shorter sutra of examples on the core of wood—Tiểu Kinh Thí Dụ

Lõi Cây.

Culasihanada-suttam (p): Shorter sutra on the lion’s roar, in the Majjhima Nikaya 11—Tiểu Kinh Sư Tử Hống, trong kinh Trung Bộ, quyển 11. Cula-sunnata (p): The Hinayan doctrine of the void—See Tiểu Không.

Cula-tanhasankhava-suttam (p): Short sutra on annihilation of attachment, craving, or desire— Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái—Kinh ngắn dạy cắt đứt hết thảy mọi ái dục.

Culavagga (p): Sutra on the Lesser Chapter, one of the six chapters of the Vinaya Pitaka—Kinh Tiểu Phẩm, một trong sáu chương của Luật tạng. Cula-vedalla-sutta (p): Sutra on shorter set of questions and answers—In the Majjhima Nikaya 44—Tiểu Kinh Phương Quang, trong kinh Trung Bộ, quyển 44.

Culaviyuha-sutta (p): Sutra on the lesser array, in the Samyutta nikaya IV.12—Tiểu Kinh Trang Nghiêm, trong Tương Ưng Bộ IV.12.

Culminate (v): Đạt đến cao độ hay cực điểm.

Culmination (n): Apex—Chóp đỉnh.

Culpability (n): Tình trạng có tội.

Culpable (a): Có tội—Đáng trách.

Cult: Tông phái—Sect.

Cult of Vairocana: Đại Nhựt Tông—The cult of Vairocana especially associated with the Garbhadhatu or phenomenal world—Trường phái

Đại Nhựt, liên hệ với Thai Tạng Giới hay thế giới hiện tượng.

Cultivate (v): Abhyasa (p & skt)—Trau dồi—Đào luyện— To develop.

Cultivate application: Tu Gia Hành—Tu hành.

Cultivate the awareness: Tu tập tỉnh thức.

Cultivate Bodhicitta: Practice Bodhicitta— Develop the mind of Enlightenment—Tu tập Bồ

Đề tâm.

Cultivate the Bodhisattva’s virtues: Tu Bồ Tát hạnh.

Cultivate correct dharma (practices): Tu Chính Hành—Tu đúng theo chánh pháp. Cultivate and eliminate: Tập Diệt—To practice the good and destroy the evil—Thực tập điều tốt và loại bỏ điều xấu.

Cultivate ethical conduct: Sila (skt)—Giới— Keeping the precepts—Training in Moral discipline by avoiding karmically unwholesome activities—Huấn luyện đạo đức, từ bỏ những hoạt động nghiệp không trong sạch.

Cultivate evil: Tu Ác—Huân tập những điều ác, ngược lại với bản tánh ác—Cultivated evil in contrast with evil by nature. Cultivate extensive great practices: Tu quang đại hạnh.

Cultivate to gather merits: Tu Phước—Tu hành tích tụ phước đức.

Cultivate with good advisors: Any Zen cultivators should always cultivate with good advisors, who have a thourough knowledge of the sutras and who zealously practise meditation to obtain the right guidance—Hành giả tu Thiền luôn nương theo chư thiện hữu tri thức, những người làu thông kinh điển, tinh chuyên tu hành để được hướng dẫn đúng đắn—See Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền.

Cultivate good deeds with zeal: Nhiếp Thiện Tinh Tấn—Chăm tu thiện pháp không biết mệt mỏi.

Cultivate a good heart: Plant a good heart—Đào luyện thiện tâm.

Cultivate good roots: Tu tập căn lành.

Cultivate goodness: Tu Thiện—The goodness that is cultivated, in contrast with natural goodness—Tu tập thiện pháp, đối lại với bẩm tánh thiện.

Cultivate goodness and eliminate evil: Tu Thiện Diệt Ác—Tu tập thiện nghiệp và diệt trừ ác nghiệp.

Cultivate goodness and to eliminate harmful habits: Tu Thiện Nghiệp Diệt Ác Tập—Tu tập thiện nghiệp và diệt trừ thói quen xấu ác.

Cultivate gradually: To cultivate little by little or step by step—Tiệm tu.

Cultivate of happiness by doing offerings to those who are still in training in religion: Học nhân điền—Tu tập phước bằng cách cúng dường những người hãy còn đang tu học.

Cultivate the heart: Tu tâm. Cultivate in helping those in trouble: Field of compassion—Bi điền.

Cultivate measureless virtues: Vô lượng công đức đều tu hành đủ.

Cultivate merit: Tu Phước—Vun bồi phước đức.

Cultivate meritorious virtues: Tu các công đức. Cultivate the mind: Tu Tâm—Tu tập tâm ý.

Cultivate the nature: Tu Tính—Tu chỉnh rèn luyện thân tâm để trở về cái bản tánh thanh tịnh của chúng sanh (Phật tánh)—The natural proclivity.

Cultivate one’s heart and improve one’s character: Tu tâm dưỡng tánh.

Cultivate one’s mind: Fortify oneself spiritually—Tu tap tâm (tu dưỡng). Cultivate oneself in right practice: Carya (skt)—Tu hành.

Cultivate the perfection: Trau dồi sự toàn thiện toàn mỹ—A True Buddhist always cultivates his or her perfection of patience and forebearance— Người Phật tử chơn thuần luôn trau dồi sự toàn thiện bằng sự nhẫn nại và bền chí.

Cultivate practices assiduously: Tu Tập Chuyên Cần—Tu Tập Đa Tu Tập—Tu tập một cách chuyên cần.

Cultivate the practices of Enlightening Beings: Tu hạnh Bồ Tát.

Cultivate the practices of Enlightening Beings unceasingly: Tu hạnh Bồ tát không thôi nghỉ. Cultivate right action: Bodhisattvas always cultivate right action, teaching sentient beings to make them peaceful and harmonious—Hằng tu chánh nghiệp, giáo hóa chúng sanh, khiến cho họ được điều phục.

Cultivate all roots of goodness and bringing them to fulfillment: Tu tất cả thiện căn đều khiến thành tựu, tự biết thọ ký.

Cultivate all roots of goodness to perfection:

Chư Bồ Tát tu tất cả thiện căn đều khiến rốt ráo.

Cultivate skillful means: Tu Phương Tiện—Tu bồi các phương tiện.

Cultivate the small, expend the great: Nuôi cái nhỏ thì mất cái lớn (Dưỡng tiểu dĩ thất đại).

Cultivate ten good deeds: Tu hành thập thiện.

Cultivate all things to be cultivated: Trau dồi tất cả những gì cần trau dồi.

Cultivate (v) true awareness: Luôn tu chánh niệm.

Cultivate unwearying practices: Tu Hạnh Không Mệt Mỏi—Tu Hành Vô Yếm Quyện Hạnh.

Cultivate virtues: Tu các công đức.

Cultivate virtue: Improve oneself morally—Tu đức.

Cultivate the way and attain the realization: Tu đạo và chứng đắc.

Cultivate wholesome factors: Tu Tập Chư Thiện Pháp—Vun bồi các yếu tố thiện lành.

Cultivate wholesome roots: Tu Tập Thiện

Căn—Vun bồi các căn lành.

Cultivate the wisdom: Tu Huệ—Vun bồi trí tuệ. Cultivated virtues to consummation: Tu các công đức đều đã viên mãn.

Cultivating: Trồng trọt—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Cultivating the mind: To cultivate the mind—

See Tu Tâm.

Cultivating the practices of Enlightening

Beings: Tu Bồ Tát hạnh biết đó như hóa.

Cultivating all the sciences of enlightening beings: Giới tu tất cả sở học của Bồ Tát.

Cultivation (n): Abhisevana or Abhyasin (skt)— Sự tu tập (sự vun bồi, trau dồi, tu dưỡng)— Practice—Practicing.

Cultivation apart from all definitions and constructions: Bất khả thuyết, vô ngôn thuyết, ly ngôn thuyết.

Cultivation of attention: Tác Ý Tu Tập—Vun bồi sự chú tâm trong tu tập.

Cultivation of calm abiding and insight: Tu Chỉ Quán—Tu tập sự tỉnh lặng và cái nhìn thấu suốt. Cultivation of compassion: Tu Bi—Tu tập lòng bi mẫn.

Cultivation and completion: Tu Tập Viên

Mãn—Tu hành và chứng đắc hoàn toàn.

Cultivation in contrary order: Dự Tu—Nghịch Tu—To observe in contrary order; to observe before death the Buddhist rites in preparation for it—Những Phật sự sau khi một người đã quá vãng. Cultivation of egolessness: Tu Vô Ngã—Tu tập vun bồi cái vô ngã—Cultivation of selflessness.

Cultivation of Emptiness, signlessness, wishlessness, and nondoing: Tu tập về không, vô tướng, vô nguyện, vô tác.

Cultivation on Equanimity: See Tu tập Tâm Xả. Cultivation of good roots for those in want of merits: Dùng các pháp lành để cứu tế người không đức.

Cultivation of goodness: See Tu Thiện. Cultivation of Great Enlightening Beings: Sự tu hành của chư Đại Bồ Tát.

Cultivation of happiness by doing offerings to those who are still in training in religion: Học nhân điền—Tu tập phước bằng cách cúng dường những người hãy còn đang tu học.

Cultivation of the indestructible realm of reality: Bất hoại pháp giới.

Cultivation means changing the karma: See Tu Là Chuyển Nghiệp.

Cultivation method: Dharma Door—See Pháp

Môn.

Cultivation of mindfulness of the body: See Thân Hành Niệm Tu Tập.

Cultivation of moral and spiritual growth: Rèn luyện đạo đức và tinh thần.

Cultivation of morality: Trau dồi đạo đức. Cultivation of no thoughts, no dwelling, no cultivation, and no accomplishment: See Tu Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng. Cultivation of the non-movement: See Tu Hạnh Bất Động.

Cultivation in patience: See Tu Nhẫn. Cultivation of the Perfect School: See Biệt Hướng Viên Tu.

Cultivation of ponderance: Tư Duy Tu—Thực tập tư duy.

Cultivations of pure precepts: Tu Tịnh Giới— See Tam Tụ Tịnh Giới.

Cultivation and realization: Tu Chứng—To practice and to experience—To practice and to realize.

Cultivation of seeing all things without doubt or confusion: Hiện thấy tất cả pháp không nghi lầm.

Cultivation is a self improvement from bad to good: Tu hành là tự cải thiện từ xấu sang tốt. Cultivation of selflessness: Tu Vô Ngã—Tu tập vun bồi cái vô ngã—Cultivation of egolessness.

Cultivation in six directions: Lục Phương Hành Trì (theo kinh Thi Ca La Việt).

Cultivation and training: Tu Luyện—To cultivate and to train.

Cultivation of the truth: Tu Tập Chân Lý—Tu tập theo chánh pháp.

Cultivation of the ultimate reality of True

Thusness: Bất hoại chơn như thực tế.

Cultivation of vast wisdom: Trí huệ quảng đại.

Cultivation of virtue: Trồng Các Cội Đức. Cultivation without any clinging: Tu hành xa rời chấp trước.

Cultivation without coming or going: Tu hành bất lai bất khứ.

Cultivation without increase or decrease: Bất tăng bất giảm.

Cultural Buddhism: Văn hóa Phật giáo.

Cultural influence: Ảnh hưởng văn hóa.

Cultural manner: Tính cách văn hóa.

Culture-bound: Kết chặt với văn hóa.

Cumulate (v): Chất chứa—To accumulate—To amass—To gather.

Cunavarman (skt): Cầu Na Bạt Đà Ma—Công Đức Khải—Name of an Indian monk, who translated Buddhist sutras into Chinese—Tên của một vị Tăng người Ấn Độ, người đã dịch kinh điển Phật giáo sang Hoa ngữ.

Cunda (skt): Cunda or Chunda (skt)—See Thuần

Đà.

Cunda-kamma-raputta-sutta (p): Sutra to Cunda the silverman, in the Anguttara nikaya X.176— Kinh người thợ rèn Thuần Đà, trong Tăng Nhất A Hàm X.176.

Cunde (skt) Mantra: Cunde Dharani (skt)—Chú Chuẩn Đề—Jwun Ti Mantra—One of the Great Compassion Mantras, or Thousand-armed

Avalokitesvara Mantra—See Chuẩn Đề. Cunde Bodhisattva: Cundi (skt)—Bồ Tát Chuẩn Đề—See Chuẩn Đề.

Cundi (skt): Candi (skt)—Cundi Bodhisattva— See Chuẩn Đề.

Cundi Spirit Mantra: Chuẩn đề thần chú—Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú.

Cunning: Gian xảo—Crafty.

Cunning and deceitful: Lừa đảo và lường gạt.

Cunning fellow: Gã lừa đảo.

Curdled milk: Sinh Tô Vị.

Cure a patient is like countering flood and fire: Cứu bệnh như cứu hỏa—Prompt action. Cure the sickness of the worldly life: Trị lành sự đau khổ của cuộc sống trần tục.

Curl between Sakyamuni’s eyes: Bạch hào tướng—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Curl of white hairs, between the eyebrows of the Buddha: Urna (skt)—Mi Gian Bạch Hào Tướng—Chùm lông trắng ở giữa hai chân mày của Đức Phật—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Curly hair of the Buddha: Loa Phát—Tóc xoắn trên đỉnh đầu của Đức Phật—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Curna (skt): Perfumed powder—Mạt hương— Powdered incense to scatter over images (Buddhas)—Giã trầm hương thành bột để rắc trên hình tượng (Phật).

Current activities: Những sinh hoạt hiện tại.

Current requital: See Hiện Báo. Current of transmigration: Dòng sanh tử—See Nhị Lưu.

Curricular (a): Thuộc về chương trình học— Extra-curricular activities—Những sinh hoạt ngoại khóa.

Curriculum: Chương trình học. Curse (v): Chửi rủa—Mạ lỵ (lăng nhục hay chửi bới)—To scold.

Curve one’s back: Khom lưng.

Cushion (n): Bồ đoàn—Một loại gối tròn mềm vừa phải dùng để ngồi thiền—A round mildly soft for sitting meditation.

Custom (n): Acara (skt)—Thói quen. Custom of Buddhism: Thích Phong—Phong tục

Phật Giáo.

Customs of a sect: Traditions of a sect—See Tông Phong.

Cut off: Uccehda (skt).

  1. Cutting off: Đoạn diệt (diệt trừ hay xả bỏ)— Annihilation.
  2. To cause to cease—To end—To get rid of—

Đoạn trừ

Cut off the bonds: Đoạn Kết—To exterminate the bonds, i.e. of passion—Cắt đứt sự trói buoc của phiền não dục vọng.

Cut off the delusions of arising and destroy of things with realization of the doctrine that all is unreal: See Bất Sanh Đoạn. Cut off delusions by practicing or cultivating: Tu sở đoạn (nhờ tu hành mà đoạn diệt được những ảo tưởng)—See Tam Đoạn.

Cut off delusions of view: Kiến sở đoạn (cắt đứt những ảo tưởng của tà kiến)—See Tam Đoạn. Cut off evil: Cut off wickedness—To get rid of wickedness—Đoạn ác.

Cut off the external bonds: Cut off the objective cause of delusion—Duyên phược đoạn—Illusion being ended, the causal nexus of the passions disappear and the attraction of external ceases— Tất cả những ảo tưởng, nguyên nhân liên hệ đến tham dục và những ngoại duyên gây nên phiền trược đều bị đoạn diệt—See Tam Đoạn (B).

Cut off the fruit: See Quả Ly. Cut off the fruit of former karma: See Quả Đoạn.

Cut off illusion: Đoạn trừ ảo tưởng.

Cut off illusion in practice: Bhavana-heya (skt)—Tu sở đoạn—Cut off illusion in

performance—Qua thực tập cắt đứt mọi ảo ảnh— See Tam Đoạn (B).

Cut off the nature: Cut off roots of delusions— Tự tính đoạn—See Tam Đoạn (B).

Cut off obstacles: Đoạn trừ những chướng ngại. Cut off at one stroke: Đốn đoạn (đoạn lìa ngay tức khắc).

Cut off at one stroke all the passions: Đốn đoạn.

Cut off reincarnation and enter Paradise: To end (thwart, intercept) reincarnation and enter Paradise—Cắt ngang dòng sinh tử của ba cõi sáu đường mà vãng sanh Cực Lạc.

Cut off and overcome: Đoạn phục.

Cut off and overcome passion and illusion: Đoạn Phục—Cắt đứt và chế ngự hay khuất phục (không cho phiền não và ma quân ẩn núp trong thân tâm).

Cut oneself off from the Sangha and set up a hermitage or a pagoda of one’s own: To commit a Sangha Restoration Offence—Tự mình ly khai Tăng Thân để đứng ra lập am cốc hay chùa miếu cho riêng mình là phạm tội Tăng Tàn.

Cut off passion or illusion with the incoming of wisdom: See Tự Tính Đoạn. Cut off by pressing down of water-weed: See

Ức Đoạn.

Cut off roots of goodness: Đoạn Thiện Căn—To destroy roots of goodness—Cắt đứt và đoạn tận thiện căn.

“Cut off roots of goodness” Icchanti: See Đoạn Thiện Xiển Đề.

Cut off the studies of Prajna: See Đoạn Học Bát Nhã.

Cut off by substituting of opposite: According to the Path of Purification Abandoning by substitution of opposite. It is like the abandoning of darkness at night through the means of a light— Theo Thanh Tịnh Đạo, đoạn trừ bằng cách thay vào một pháp ngược lại, giống như thay thế bóng tối bằng ánh sáng—See Tam Đoạn (C).

Cut of the ties of retribution: Quả Phược Đoạn—Cutting off the ties of retribution, entering nirvana, entering salvation—Cắt bỏ mọi trói buộc tức là nhập vào Niết Bàn—See Tam Đoạn (C). Cut off until nothing is left: Phi sở đoạn (cắt đứt cho đến khi không còn gì sót lại).

Cuti (skt): Marana (skt)—Death—Dying—Tử— Chết.

Cuti-citta (skt): Dying consciousness—Tử Tâm—

Cái tâm chết.

Cutter of good roots: Dan-Zenkon (jap)— Kusala-mula-samuccheda (skt)—One who cuts off good roots—See Đoạn Thiện Căn. Cutting of annihilation: Đoan Diệt—Giũ bỏ, cắt đứt.

Cutting away delusion: Đoạn.

Cutting off false speech: Đoạn Vọng.

Cutting off killing: Đoạn Sát.

Cutting off lust: Đoạn Dâm.

Cutting off stealing: Đoạn Đạo. Cutting off suffering and its cause: Bỉ Đoạn Phương Tiện Đế.

Cutting-off view: Ucchedaditthi (p)— Ucchedadarsana (skt)—Danken (jap)—Nihilism— Holding to the view of total annihilation—See Đoạn Kiến.

Cutting view non-Buddhism: Danken-Gedo (jap)—Đoạn Kiến Ngoại Đạo—See Đoạn Kiến Chấp.

Cutupapatanana (skt): The knowledge of the disappearing and appearing of beings of varied forms—Thấy được chúng sanh chết từ kiếp nầy tái sanh vào kiếp khác—See Thiên Nhãn Minh. Cuu Chi Zen Master: See Cứu Chỉ Thiền Sư.

C.V. Rajvade: One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century. Even though he died very young at the age of 30, but he was a worthy student of Dharmananda Kosambi. He edited, for the first time, in Devanagari characters the first fifty suttas of the Majjhimanikaya, and the Hatthavanagallaviharavamsa, a small Pali text of the 13th century A.D. His Marathi translation of the Digha-Nikaya, particularly of the first volume, shows his scholarship and critical acumen—Một trong những học giả Phật giáo người Ấn Độ rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. Dù ông mất rất trẻ ở tuổi 30, nhưng là một đồ đệ xuất sắc nhất của giáo sư Kosambi. Ông là người đầu tiên biên soạn bằng tiếng Devanagari năm mươi bản kinh đầu tiên của

Trung Bộ Kinh và cuốn

“Hatthavanagallaviharavamsa,” một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Pali thuộc thế kỷ thứ 13. Bản dịch Trường Bộ Kinh ra tiếng Marathi của ông, nhất là tập đầu tiên, đã cho thấy trình độ uyên bác và sự bén nhạy của ông.

Cycle (n): Chu kỳ (vòng tròn).

Cycle (circle) of birth and death: Samsara (p & skt)—Vòng sanh tử luân hồi—Circle of misery— Circle of suffering—See Luân Hồi Sanh Tử. Cycle of birth and rebirth: Samsara (skt)—Vòng luân hồi sanh tử—Cycle of living-death—Cycle (circle) of birth and death.

Cycle of existence: Samsara (skt)—Vòng luân hồi sanh tử.

Cycle of karma: Vòng luân hồi nghiệp báo.

Cycle of life and death: Vòng luân hồi sanh tử. Cycle of living-death: Samsara (skt)—Vòng luân hồi sanh tử—Cycle (circle) of birth and death.

Cyclon of life: Vòng luân hồi.

Cypress tree at the front of the courtyard: Cây bách trước sân—See Công Án Tiền Đình Bach Thụ Tử.

Cyuta (skt): Thối—Quay trở lại.

Cyuta-udbhava (skt): Sanh Tử—Sống chết.

Cyuti (skt): Tử—Death.

Cyutyupapada-jnana (skt): Tri Thiên Nhãn Vô

Ngại Trí Lực—Trí lực biết rõ sự hoại diệt và tái sinh của chúng sanh—The unhindered power of the wisdom of the celestial or deva eye.

D

Da Bao Zen Master: Zen Master Đa Bảo—See

Đa Bảo Thiền Sư.

Dabba-malaputta (p): Đà La Ni Phiêu—Name of a disciple of the Buddha—Tên của một đệ tử của đức Phật.

Dabba-malaputtra (p): Chất liệu—Substance. Dabbha (p): Kusa-grass—Cát Tường Thảo—Cỏ cô sa.

Dabbila (p): Name of one of one hundred pratyeka-buddhas who lived on Mount Isigili for a long period of time—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác đã sống rất lâu trên núi Isigili.

Dadana (skt): To give alms—Giving—

Offerings—Đàn Na—See Bố Thí. Dadhi (skt): Lạc—A thick, sour milk which is highly esteemed as a food and as a remedy or preventive—Chất tinh chế ra từ sữa bò (Thanh Văn ví như sữa, Duyên Giác ví như Lạc). Dagme (tib): Egolessness—Vô ngã.

Dagoba (p): Stupa—Tháp. Daguang Juhui: Daiko Kokai (jap)—Ta-kuang Chu-hui—See Đại Quang Cư Hối Thiền Sư. Dagui Muche: Daii Botetsu (jap)—Ta-kuei Muchê—See Đại Qui Mục Tắc Thiền Sư. Dag-zhing (tib): Pure realm—Cảnh giới thanh tịnh.

Dahana (p): Fire—Lửa.

Dahara (p): Young (a)—Trẻ.

Dahara-sutta (p): Sutra on being young—Kinh nói về sự trẻ trung.

Dahati (p): To accept—Chấp nhận.

Dahong Zuzheng: Daiko Sosho (jap)—Ta-hung Tsu-chêng—See Đại Hoằng Lão Na Từ Đăng Thiền Sư.

Dahrah (skt): A monk who has been ordained for less than ten years—Một vị sư thọ cụ túc giới ít hơn mười năm.

Dahui-Zonggao: Daie Soko (jap)—Ta-hui Tsungkao—See Đại Huệ Tông Cảo Thiền Sư. Dai (jap): Dhatu (skt)—Elements—Đại—See Tứ

Đại.

Daianji (jap): Phái Đại—An Tự (Nhật Bản).

Dai-anjin (jap): Dai-anshin (jap)—Great peace of mind, a Zen expression for complete enlightenment—Đại an tâm, thuật ngữ Thiền chỉ sự đại giác toàn hảo.

Dai-anshin (jap): See Dai-anjin. Dai-An-Shoja (jap): Đại An Tinh Xá—Spiritual house or spiritual hut.

Daibai Hojo (jap): T’a-mei Fa-ch’ang—Damei Fachang—Zen master T’a-Mei-fa-Chang—See

Đại Mai Pháp Thường Thiền Sư.

Dai-biku-san-zen-yuigi-kyo (jap): The Sutra of Three Thousand Dignified Forms for ordained Monks—Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi Kinh. Daibirushanakyo (jap): Đại Tỳ Lô Giá Na Mật giáo kinh.

Daibonten-o-monbutsu-ketsugi-kyo (jap): Sutra of Questions and Answers between Mahabrahman and the Buddha—Kinh Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi.

Dai-Bosatsu (jap): Mahasattva (skt)—Đại Bồ

Tát—Bồ Tát lớn—Maha Bodhisattva—

Bodhisatva Great Bodhisattva. Daibutchô Mangyô shuryôgon darani (jap): The full title in Japanese for “Ryôgon-ju”—See Shurangama Mantra.

Daibutsu (jap): Great statue of the Buddha—Đại tượng Phật.

Daibutsu-ji (jap): Đại Phật Tự—Temple where there is a great statue of the Buddha.

Daibyakuho (jap): Great White Peak, another name for Tendo Zan mountain, where Master Tendo Nyojo led the order from 1224 until his death—Đại Bạch Phong, tên gọi khác của núi Thiên Đồng, nơi Thiền sư Như Tịnh dẫn chúng từ năm 1224 cho đến khi ngài thị tịch—See Thiên Đồng Như Tịnh Thiền Sư. Dai-Byakumyo-Zan (jap): Tendo-zan (jap)—See Great White Famous Mountain. Daichi (jap): Mahamati or Mahaprajna (skt)— Great wisdom—See Đại Trí. Daichidoron (jap): Nagarjuna’s commentary on the Mahaprajnaparamita—See Đại Trí Độ Luận. Daichi-Sokei (jap): Sư Đại Trí Tổ Kế (Phật giáo Nhật Bản).

Daichu-Soshin (jap): Sư Đại Trùng Tông Sầm

(Phật giáo Nhật Bản).

Daidemboin (jap): Đại Truyền Pháp Viện (Nhật Bản).

Dai-e (jap): Samghati (skt)—The large robe, a kind of garment, a monk’s robe—Đại y.

Daienkyôchi (jap): According to the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Seventh, the great perfect mirror wisdom of Aksobhya. The wisdom of the great, perfect mirror is the clear and pure nature of all sentient beings (the eighth consciousness turned to become the wisdom of Great Perfect Mirror)—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm thứ Bảy, Đại Viên Cảnh Trí (Cua Phật A Súc). Đại Viên Cảnh Trí là tánh thanh tịnh của chúng sanh (chuyển thức thứ tám làm Đại Viên Cảnh Trí).

Daie Soko (jap): Ta-hui Tsung-kao—DahuiZonggao—See Đại Huệ Tông Cảo Thiền Sư. Daifunshi (jap): See Đại Quyết and Ba Yeu Tố Cần Thiết Cho Giác Ngộ.

Daifunshin (jap): Great determination—Đại Quyết—Great perseverance, one of the three essentials of Zen practice—Một trong ba điều cần thiết trong nhà Thiền—See Đại Quyết and Ba Yếu Tố Cần Thiết Cho Giác Ngộ. Daigaku (jap): 1) University: Trường đại học; 2) Realization of the state of truth—See Đại Giác.

Dai-gedatsu (jap): Great liberation—See Đại

Giải Thoát.

Dai-Gedatsu-chi (jap): A Japanese Buddhist term for “Ground of Great Liberation.” The term literally means to get free of all hindrances— Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Đại giải thoát địa.” Thuật ngữ có nghĩa đen là trạng thái thoát khỏi mọi chướng ngại.

Daigen Soshin (jap): Đại Nguyên Tông Chơn

Thiền Sư, tên của một Thiền sư Nhật Bản vào thế kỷ thứ XVIII, đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc—Name of a Japanese Zen monk in the eighteenth century, a disciple of Zen master Gasan-jo-seki.

Dai-gi (jap): Dai-gidan (jap)—Great doubt—See Đại Nghi.

Dai-gidan (jap): Great doubt—One of the three essentials of Zen practice. The others are great faith and great perseverance—Một trong ba điều cần thiết trong nhà Thiền. Hai điều kia là đại tín và đại quyết—See Đại Nghi. Daigo (jap): 1) Hoàng đế Đề Hồ (Nhật Bản); 2) A Japanese Buddhist term for “Great realization”: Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Đại ngộ” (see Great enlightenment); 3) Sarpirmanda (skt): See Đề Hồ.

Daigoji (jap): Daigo temple—Chùa Đề Hồ (Nhật

Bản).

Daigo-tettei (jap): Đại Giác Địa—Ground of Great enlightenment—See Đại Ngộ Địa.

Daigu-Ryokan (Jap): Thiền sư Đại Ngu Lương Khoan (Phật giáo Nhật Bản)—See Lương Khoan Đại Ngu Thiền Sư.

Daigu Shushi (jap): Ta-yu Shou-chih—Dayu Shouzhi—See Đại Ngu Thủ Chi Thúy Nham

Thiền Sư.

Daigu-Sôchiku (1584-1669): Sư Đại Ngu Tông Trước (Phật giáo Nhật Bản)—Name of a Japanese Rinzai monk from Myoshinji-ha (Myoshinji lineage). Daigu was born in Mino to a samuraiclass family. He is one of the Zen reformers who tried to revitalize Rinzai Zen during the early Tokugawa period (1603-1866). After achieving considerable success within the Rinzai institutional hierachy, Daigu set out to attain enlightenment through the practice of meditation. Believing that there were no qualified master in Japan to confirm his experience, Daigu regarded himself as a “self-confirmed” master. He is best known for his efforts in restoring ruined temples—Tên của một Tăng Nhật Bản, tông Lâm Tế, phái Diệu Tâm Tự. Đại Ngu Tông Trước sanh ra tại tỉnh Mino trong một gia đình thuộc giai cấp võ sĩ. Sư là một trong những vị Thiền sư đã cố công làm sống lại tông Lâm Tế dưới thời Đức Xuyên. Sau khi đã đạt được những thành công đáng kể trong hệ thống phái Lâm Tế, Đại Ngu bắt đầu ra đi tầm cầu giác ngộ qua tu tập thiền định. Tin rằng chẳng có ai có thẩm quyền xác nhận kinh nghiệm giác ngộ của mình, nên Đại Ngu tự xem mình như là vị Thiền sư tự xác nhận. Sư nổi tiếng với những nỗ lực tái tạo những chùa viện đã bị đổ nát.

Daihannya Haramitsukyo (jap): Maha-PrajnaParamita Sutra (skt)—Perfection of Wisdom Sutra—Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh—See

Kinh Đại Bát Nhã.

Daihannya Haramitta (jap): Maha-prajnaparamita (skt)—Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa— Great wisdom which has arrived at the other shore—Đại trí tuệ đến bờ kia—See Kinh Đại Bát Nhã.

Dai-hannya-kyo (jap): Maha-prajna-paramitasutra (skt)—Great Prajna Sutra—Sutra of Great Prajna-Paramita—Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh—See Kinh Đại Bát Nhã.

Daihatsu Nehangyô Shuge (jap):

Mahaparinirvana-sutra (skt)—Great Nirvana Sutra—See Kinh Đại Bát Niết Bàn.

Daihatsu-nehan-kyo (jap): Mahaparinirvanasutra (skt)—Great Nirvana Sutra—Sutra of the Great Demise—See Kinh Đại Bát Niết Bàn.

Daihi (jap): Karuna-bhavana (skt)—Mahakaruna (skt)—Great compassion—Great pity—Most pitiful—See Đại Bi.

Daihi-Bosatsu (jap): Greatly Compassionate Bodhisattva—See Đại Bi Bồ Tát.

Daihon-Zan (jap): Đại Bản Sơn (Nhật).

Daiho-Shakkyo (jap): Maharatnakuta-sutra (skt)—Great Treasure Accumulation Sutra—Kinh

Đại Bửu Tích.

Daii Botetsu (jap): Ta-kuei Mu-chê—Dagui Muche—See Đại Qui Mục Tắc Thiền Sư.

Dai-Ichi-Getsu, Dai-Ni-Getsu (jap): Đệ Nhất Nguyệt Đệ Nhị Nguyệt—See Moon number one and moon number two.

Dai-Ichi-Gi-Tai (jap): Dondam (tib)—The philosophy which is number one in meaning, or the consummate philosophy—See Đệ Nhứt Nghĩa

Đế.

Daiji (jap): Đại Sự—Big affair—Great matter— Important matter—In Zen, the term great matter indicates a realization of Zen. The “Great Matter”, a common Zen expression; it is often used to indicate the Ultimate Truth of Buddhism, which is realized when one attains enlightenment. Also, it may refer specifically to the experience of enlightenment, when one sees one’s own Buddha Nature, or to the practice of meditation that leads to enlightenment. A Zen master may tell his disciples to attend to the Great Matter, in which case any or all the above meanings may apply. The term is actually the common abbreviation for the Japanese expression “the most important cause.” The most important cause for the Buddha to appear in the world was to lead other to enlightenment—Trong thiền, từ đại sự chỉ sự chứng nghiệm thiền. Đại sự là một thuật ngữ Thiền thông thường; nó thường được sử dụng để chỉ Chân Lý Tối Hậu trong Phật giáo, chỉ chứng nghiệm khi nào hành giả đạt được giác ngộ, khi hành giả thấy được Phật Tánh của chính mình, hoặc giả tu tập thiền định dẫn đến sự giác ngộ. Một vị Thiền sư có thể bảo những đệ tử của mình hãy để ý đến Đại Sự, trong trường hợp này tất cả những nghĩa vừa kể bên trên đều áp dụng được. Thật sự thuật ngữ này là chữ tắt của từ ngữ “Nguyên nhân quan trọng nhất.” Nguyên nhân quan trọng nhất khiến đức Phật thị hiện ra nơi đời để dẫn dắt người khác đi đến giác ngộ—See Khai Thị Ngộ Nhập.

Daiji-ji (jap): An important Sôtô Zen monastery, located in Kumamoto Prefecture on the island of Kyushu, Japan. The temple was founded in 1282 by Kangan Giin (1217-1300), a leading disciple of Dôgen Kigen (1200-1253). It was constructed with financial assistance from Kawajiri Yasuaki, a samurai warrior from Kyushu. Daiji-ji became the headquarters of the Higo branch of Sôtô—Chùa Đại Từ (Phật giáo Nhật Bản), một ngôi tự viện thuộc tông Tào Động, tọa lạc trong miền Kumamoto Prefecture, trên đảo Cửu Châu, Nhật Bản. Chùa được Thiền sư Hàn Nham Nghĩa Doãn, một đệ tử hàng đầu của Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền, xây dựng từ năm 1282. Chùa được yểm trợ tài chánh để xây cất từ Kawajiri Yasuaki, một chiến sĩ trên đảo Cửu Châu. Chùa Đại Từ trở thành tổng đàn của nhánh Higo thuộc tông Tào Động.

Daijingu (jap): Cung Đại Thần (thờ Thiên Chiếu Amaterasu-Omikami Đại Thần của Nhật Bản). Daijizaiten (jap): Mahesvara (skt)—Great God of Free Will—See Đại Tự Tại Thiên.

Daijô (jap): Mahayana (skt)—A Japanese Buddhist term for “Great Vehicle.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Đại Thừa.”—See Đại Thừa.

Daijobu (jap): Đại Trượng Phu—Great man.

Daijô-ji (jap): Chùa Đại Thừa (Phật giáo Nhật Bản)—An important Sôtô Zen monastery, located in Kanazawa, Ishikawa Prefecture, Japan. The temple was founded in 1263 by Togggashi Iehisa (?-1329), as his family temple. It was originally a Shingon temple, and its first abbot was the Shingon monk Chôkai. Tettsu Gikai (1219-1309), a direct disciple of Dôgen Kigen, converted the temple to a Zen monastery in 1293—Một tự viện quan trọng của tông Tào Động, tọa lạc trong vùng Kanazawa, thuộc miền Ishikawa, Nhật Bản. Chùa được Togggashi Iehisa, xây dựng vào năm 1236 như là ngôi chùa gia đình của ông ta. Ban đầu nó là một ngôi chùa thuộc tông Chân Ngôn, và vị trụ trì đầu tiên là Sư Chôkai, một vị Tăng thuoc tông Chân Ngôn. Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới, một đệ tử trực tiếp của Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền đã chuyển ngôi tự viện thành ra Thiền viện vào năm 1293.

Daijô-kai (jap): Rules of the great vehicle—

Những giới luật của đại thừa.

Daijô Kishinron (jap): Awakening of Faith— Treatise on Awakening of Faith—A major commentary by the Patriarch Asvaghosha in the first or second century, which presents the fundamental principles of Mahayana Buddhism— Bộ Luận chính do Tổ Mã Minh biên soạn vào thế kỷ thứ nhứt hay thứ nhì, trong đó trình bày giáo pháp Phật giáo Đại thừa căn bản—See Đại Thừa Khởi Tín Luận.

Daijô-Shikyo (jap): Mahayana Elementary Doctrine—Đại Thừa Sơ Giáo. Daijô-shogoron (jap): Mahayanasutra-lamkaratika (skt)—An exposition of the teaching of the Vijnana-vada school—See Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận.

Daijô-shugyo (jap): Mahayana Common

Doctrine—See Đại Thừa Chung Giáo.

Daijô-zen (jap): Mahayana Meditation— Mahayana Zen, for the purpose of seeing into one’s own nature and realizing the Way, leading to enlightenment directly—Thiền Đại thừa, với mục đích thấy tự tánh và đạt Đạo, đưa đến giác ngộ một cách trực tiếp—See Đại Thừa Thiền. Daiju Ekai (jap): Daishu-Ekai(jap)—Zen master Hui-Hai—See Huệ Hải Đại Châu Thiền Sư.

Daikaku-ha (jap): Đại Giác Phái—Name of a Zen school in Japan, an alternative name for the Kenchô-ji, which uses the records of lectures of Daikaku-Zenji as main instructions for cultivation of liberation—Tên của một trường phái Thiền ở Nhật Bản, tên gọi khác của chùa Kien Trường, dùng ngữ lục của thiền sư Đại Giác làm kim chỉ nam để tu hành giải thoát—See Đại Giác Phái and Kiến Trường Tự.

Daikaku-ji (jap): Đại Giác Tự (Japan).

Daikaku-Zenji (jap): See Đại Giác Thiền Sư. Daikaku-Zenji-Goroku (jap): Records of lectures of Daikaku-Zenji—Đại Giác Thiền Sư Ngữ Lục (bộ sưu tập những bài thuyết giảng của Thiền sư Đại Giác).

Daikan (jap): Đại Giám—Cái kính lớn (tấm gương lớn)—Great mirror. Daikan Eno (jap): Ta-chien Hui-nêng—Dajian Huineng—See Huệ Năng Đại Sư.

Daikan-ha (jap): Trường phái Đại Giám (Phật giáo Nhật Bản).

Daikan-Zenji (jap): Đại Giám Thiền Sư—The great miror, a title of the sixth Zen patriarch— Danh hiệu của Lục Tổ Huệ Năng—See Huệ

Năng.

Daiko-ji (jap): Đại Quang Tự—Name of a temple in Japan.

Daiko Kokai (jap): Ta-kuang Chu-hui—Daguang Juhui—See Đại Quang Cư Hối Thiền Sư. Daiko-Koke (jap): Ta-Kuang-Chu-Hui (chi)— See Đại Quang Cư Hối Thiền Sư.

Daikomyo-zo (jap): 1) Literally means ‘treasure house of the great beaming light’: Thuật ngữ có nghĩa đen là ‘vòng hào quang lớn’; 2) Zen expression for one’s own true nature or Buddhanature, of which one becomes cognizant in the experience of enlightenment: Thuật ngữ chỉ bản tính thật hay Phật tính; 3) The cloister on T’ientung Mountain in which the Chinese Zen master T’ien-tung Ju-ching lived: Gian phòng ở đó thiền sư Thiên Đồng đã sống trên núi Thiên Đồng. Daiko Sosho (jap): Ta-hung Tsu-chêng—Dahong Zuzheng—See Đại Hoằng Lão Na Từ Đăng Thiền Sư.

Daikozenji (jap): Đại Hưng Thiện Tự.

Daiku: Mahasunyata (skt)—Paramartra (skt)— Daiku (jap)—Emptiness of highest degree—Great emptiness—The great void—Universal space—

See Đại Không.

Daikya-Osho-Goroku (jap): Đại Giáo Hòa Thượng Ngữ Lục—Records of lectures of Most Venerable Daikya-Osho—Bộ sưu tập những lời thuyết giảng của Hòa Thượng Đại Giáo.

Daikyo-in (jap): Đại Giáo Viện—Name of a temple in Japan.

Daikyu-Shonen (jap): Ta-hsiu Cheng-nien—See Đại Hưu Chánh Niệm Thiền Sư.

Daikyu Zenji (jap): Tên của một Thiền sư Nhật Bản vào thế kỷ thứ XVIII—Name of a Japanese Zen master in the eighteenth century—See Đại Hưu Thiền Sư.

Daily activities in a monastery: Công việc hằng ngày trong tự viện—The daily life of work and religious practice of monks and nuns—See Tăng Ni Thường Nhật Sự.

Daily cleaning of a Zen monastery: See Nitten

Sôjo.

Daily Consultation: See Tham Vấn Hằng Ngày.

Daily existence: Cuộc sống thường nhựt.

Daily expenses: Nhật phí (chi phí hằng ngày). Daily practice of Zazen: Shogon Bendo-Kufu (jap)—Tinh Cần Biện Đạo Công Phu.

Daily recitation: Nhật tụng.

Daily use: Nhật Dụng.

Daimin-Kokushi (jap): Mukan-Fumon (jap)— See Đại Minh Quốc Sư.

Daimoku (jap): Đề Mục—Subject of Buddha recitation—The practice of chanting ‘Namu Myoho Renge Kyo’ in Japanese Pure Land—Pháp niệm ‘Nam Mô Pháp Hoa Kinh’ trong trường phái Tịnh Độ Nhật Bản.

Daimy-ji (jap): Đại Minh Tự—Name of a temple in Japan.

Daimyos (jap): Chức quan Đại Danh (Nhật Bản). Dainichi Butsu (jap): Maha-vairocana-Bhudbha (skt)—See Tỳ Lô Giá Na Phật. Dainichikyo (jap): Vairocana Sutra—Kinh Đại Nhật—Đại Nhựt Kinh.

Dainichi-Nonin (jap): Yu-wang Cho-an—See Đại Nhật Năng Nhẫn Thiền Sư. Dainichi-Nyorai (jap): Vairocana (skt)—The Sun Buddha—See Đại Nhật Như Lai.

Dainichi-Tathagata (jap): Đại Nhật Như Lai. Daini-Getsu (jap): The second moon—Divided consciousness—See Đệ Nhị Nguyệt. Dainin Katagiri: See Đơn Đồng Đại Nhẫn Thiền Sư.

Dainin-Kokusen (jap): Đại Nhẫn Quốc Tiên— Tên của một Thiền sư Nhật Bản—Name of a Japanese Zen master.

Daini-Sanzo (jap): Đại Nhĩ Tam Tạng—Big Ear Tripitaka—Great Ear Tripitaka—See Đại Nhĩ Tâm Thông.

Dai-Ni-To (jap): Head number two—Divided consciousness—See Đệ Nhị Đầu. Daio-Kokushi (jap): Nampô Jômyô (jap)—See Đại Ứng Quốc Sư.

Daio sho (jap): Upadhyaya (skt)—Great venerable—Great Master—A monk of great virtue and old age—Đại Hòa Thượng.

Dairon (jap): Đại Luận—Discussion of the Accomplishment which is Great Wisdom—See

Luận Đại Trí Độ.

Dairyo gumon (jap): Đại Liễu Ngu Môn Tự

(Japan).

Dairyo Zen master: Name of a Japanese Zen master—See Đại Liễu Thiền Sư.

Daisan (jap): Mahasangha (skt)—Great Assembly, the formal Dharma lectures and subsequent discussion sessions held in the Dharma hall (hattô), of a Zen monastery with the entire monastic community in attendance. At the great assembly, the abbot ascends the hall (jôdô), meaning that he mounts the central dais in the Dharma hall and speaks to the community from his Dharma chair (hôza). At this time, the abbot represents the Buddhas and Zen patriarchs who taught the Dharma before him. Most Dharma halls have no Buddhist images, since the abbot serves the same role at a great assembly. The abbot typically gives a formal lecture known in Japanese as a “teishô”. The sermon is usually a commentary on a few passages from one of the Zen classics, such as the Lin-chi Lu (Sayings of Lin-chi). After the formal portion of the lecture, the abbot invites questions from the assembly; the audience then has an opportunity to engage in mondô with the master. In rare cases, a member of the assembly will challenge the abbot to debate. According to the monastic codes, great assemblies should be scheduled every five days. In most modern monasteries, however, they are held during the summer and winter retreats—Đại chúng, những buổi thuyết giảng chính thức và những cuộc đàm luận theo đó được cử hành trong Pháp đường của một Thiền viện với sự tham dự của toàn thể cộng đồng tự viện. Giữa đại chúng, vị trụ trì thăng đường, có nghĩa là ngài bước lên một cái đan trong Pháp đường và nói với cộng đồng Tăng Ni chúng từ Pháp Tòa. Vào lúc đó, vị trụ trì tiêu biểu cho chư Phật và chư Tổ Thiền những người đã dạy Thiền trước ông ta. Hầu hết các Pháp đường đều không có hình tượng Phat, vì vị trụ trì đóng vai trò của chư vị trước đại chúng. Vị trụ trì ban một thời giảng một cách tiêu biểu, được biết như là “teishô” (truyền pháp bằng lời qua hình thức một bài giảng). Thời pháp thường là lời bình về một vài đoạn trong những văn bản cổ điển Thiền, chẳng hạn như Lâm Tế Ngữ Lục. Sau thời pháp chính thức, vị trụ trì sẽ mời gọi đại chúng nêu lên những câu hỏi; thính chúng sẽ có cơ hội tham dự vào một buổi vấn đáp với vị thầy. Trong những trường hợp hiếm hoi, một thành viên của đại chúng sẽ thách thức vị trụ trì tranh luận. Theo luật tự viện, đại chúng sẽ được sắp xếp vấn đáp cứ mỗi năm ngày một lần. Tuy nhiên, trong các tự viện thời cận đại, những buổi vấn đáp được tổ chức vào hai mùa hạ an cư và đông an cư. Daisekiji (jap): Chùa Đại Thạch (Nhật Bản). Daisen’in (jap): Đại Tiên Viện—Chùa Đại Tiên (Nhật Bản).

Daisenkai (jap): Maha-deva-loka (skt)—A Japanese Buddhist term for “Three thousand great thousandfold world” (Realm of form and formlessness)—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Đại thiên thế giới.”—See Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Daisetsu (jap): ksetra (skt)—Sacred spot—See Đai Sát.

Daisetsu Sonô (1313-1377): Name of a Japanese Rinzai monk of Kamakura period (1185-1333) who traveled to China to study Zen. Sonô was a member of of the Fujiwara family and was born and raised in Kamakura, Japan. When he was fourteen he took the tonsure as a Tendai monk on Mount Hiei. At seventeen he joined the Zen assembly at Tôfuku-ji in Kyoto, where he studied with several leading Zen masters before leaving for China in 1344. He went to Cheng-shou Ssu and became the disciple of Ch’ien-yen Yuan-ch’ang, a Dharma heir of Chung-feng Ming-pen (12631323) of the Yang-ch’i (Yôgi) lineage. He received inka in 1346, and was given a Dharma robe belonging to Chung-feng as a symbol of Dharma transmission. He traveled in China for ten years returning home to Japan in 1358, where he founded several temples and served as abbot. It is said that as many as 3,000 disciples joined his assembly at Ryôgon-ji in Ibaraki. Sonô also served as the abbot of two prestigious Zen temples, Kenchô-ji and Engaku-ji. Because of his experience in China and impressive lineage, he was in demand from the Ashikaga government. Although he could not refuse a direct summon from the shogun, it is said that on one occasion he served as abbot of Kenchô-ji for only ten days before resigning. Sonô was the last Japanese monks who studied in China, and his transmission represented the final influx of Chinese teachings for several hundred years. His postthumous title is Kôen Myôkan Zenji—Tên của một vị Thiền Tăng tông Lâm Tế vao thời Thương Liêm, người đã du hành sang Trung Hoa để học Thiền. Sonô là một thành viên của dòng họ Đằng Nguyên và sanh trưởng tại vùng Thương Liêm, Nhật Bản. Lúc lên 14 tuổi, Sư xuất gia thọ giới với tông Thiên Thai tren núi Tỷ Xan. Năm lên 17 tuổi, Sư gia nhập hội chúng Thiền tại Đông Phước Tự, thuộc Đông Đô, Nhật Bản, nơi mà Sư đã học Thiền với năm bảy vị Thiền sư hàng đầu trước khi Sư du hành sang Trung Hoa vào năm 1344. Sư đi đến Sùng Thọ Tự và trở thành đệ tử của Ch’ien-yen Yuan-ch’ang, người nối Pháp của Thiền sư Trung Phong Minh Bản của dòng Dương Kỳ. Sư nhận ấn chứng vào năm 1346 và được y bát từ Trung Phong như là một biểu tượng truyền Pháp. Sư du hành trong xứ Trung Hoa mười năm nữa trước khi trở về Nhật vào năm 1358, nơi mà Sư đã thành lập và làm trụ trì năm bảy ngôi tự viện, và người ta nói rằng có khoảng 3,000 đệ tử đã gia nhập hội chúng tại chùa Ryôgon-ji trong vùng Ibaraki. Sonô cũng trụ trì tại hai ngôi Thiền viện danh tiếng, Kiến Trường Tự và Viên Giác Tự. Vì kinh nghiệm của Sư ở Trung Hoa và dòng truyền thừa rất được cảm kích, chính quyền triều đại Túc Lợi Thị triệu thỉnh Sư lên kinh. Mặc dầu Sư không thể từ chối sự triệu hồi trực tiếp từ tướng quân, người ta nói rằng trong một dịp Sư làm trụ trì Kiến Trường Tự chỉ có 10 ngày trước khi từ nhiệm. Sonô là vị Tăng Nhật Bản sau cùng học tập tại Trung Hoa, và sự truyền thừa của Sư tiêu biểu cho nhóm người sau cùng theo giáo thuyết tại Trung Hoa trong năm bảy trăm năm.

Daishi (jap):

  1. Great death: See Đại Tử.
  2. Great Master—This is a Buddhist title which is usually conferred posthumously (after the master died). In Zen Buddhism, a Great Master is an honorific title which refers primarily to Sakyamuni Buddha, the historical Buddha. By extension it is often used as title of respect for a Bodhisattva or a Buddhist patriarch, the founder of a school of Buddhism. It may also be used more generally for any extraordinarily talented Buddhist teacher. In China and Japan, it became the custom for emperors to confer the title “Great Master” on outstanding Buddhist monks, usually as a posthumous honor. The first Buddhist monk to be so honored in Japan was Saichô (767-822), the founder of the Tendai sect, in 856. In some instances, Japanese make use of the expression as an abbreviation for Kôbô Daishi, the honorific title conferred on the monk Kukai (774-835), founder of the Shingon sect in Japan—Đại Sư, danh hiệu mà các vị thầy Phật giáo thường được truy tặng sau khi tịch. Trong Thiền Phật giáo, một vị Thầy Vĩ Đại là một danh hiệu chỉ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật lịch sử. Nói rộng ra, thuật ngữ được sử dụng như một danh hiệu tôn kính dành cho một vị Bồ Tát hay một vị Tổ Phật Giáo, vị sáng lập ra một tông phái Phật giáo. Nó cũng thường được dùng để chỉ một vị thầy Phật giáo tài giỏi phi thường. Ở Trung Hoa, thói quen của các hoàng đế là ban danh hiệu “Vị Thầy Vĩ Đại” cho những vị Tăng xuất chúng, thường là thụy hiệu (danh hiệu vua ban cho một người sau khi người ấy qua đời). Vị Thầy đầu tiên được ban danh hiệu “Đại Sư” là Sư Tối Trừng, người sáng lập ra tông Thiên Thai vào năm 856. Trong vài trường hợp, tiếng Nhật dùng từ ngữ này như chữ tắt của từ Kôbô Daishi (Hoằng Pháp Đại Sư) một danh hiệu hết sức vinh dự của Sư Không Hải, người sáng lập ra Chân Ngôn tông Nhật Bản.

Dai-shinkon (jap): Great root of faith—One of the three essentials of Zen practice. The others are great doubt and great perseverance—Một trong ba điều cần thiết trong nhà Thiền. Hai điều kia là đại nghi và đại quyết—See Đại Tín. Daisho-ji (jap): Đại Thánh Tự (Phật giáo Nhật Bản).

Daishubu (jap): Mahasanghika (skt)—Great Sangha School—See Đại Chúng Bộ. Daishu-Ekai (jap): Zen master Hui-Hai—See

Huệ Hải Đại Châu Thiền Sư.

Daishukyo (jap): Maha-samnipata-sutra or Mahasamghata-sutra (skt)—Đại Tập Kinh—Great Aggregation Sutra—Great Heap Sutra—See Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh.

Daiso (jap):

  1. See Đại Tăng.
  2. Thái Tông (Đại Tông): A Tang emperor who reigned from 763 to 779, and a student of Master Nanyo Echu—Vua Đường Thái Tông, người trị vì từ năm 763 đến năm 779, là đệ tử của Thiền sư Huệ Trung Nam Dương. Daisojo (jap): Chức Đại Tăng Chánh (trong Phật giáo Nhật Bản).

Daitetsu-Sorei (jap): Name of a Japanese Zen master—Đại Triệt Tông Lĩnh, tên một Thiền sư Nhật Bản.

Daito (jap): Đại Đăng Quốc Sư (Nhật Bản). Daito-Kokushi (jap): The posthumous honotific title by which Shuhô Myôchô (1282-1337), the founder of the Daitoku-ji in Kyoto, is commonly known—Danh hiệu tôn vinh Đại Đăng Quốc Sư, mà Tông Phong Diệu Siêu Thiền Sư, vị sáng lập ra chùa Đại Đức, thường được biết đến—See Đại Đăng Quốc Sư and Tông Phong Diệu Siêu Thiền Sư.

Daitoku (jap): Bhandanta (skt)—Most virtuous— Virtuous One—Reverend, a title of honour applied to monks—Đại Đức. Daitoku-ji (jap): A famous Rinzai monastery of Kyoto, former Capital of Japan—See Đại Đức Tự. Daitokuji-ha (jap): See Đại Đức Tự Phái. Daitoku-Seson (jap): Đại Đức Thế Tôn—WorldHonored Great Virtuous One.

Dai Tong Lam Temple: Đại Tòng Lâm—Name of a newly built Great Vana located by the first highway towards Vũng Tàu, about 45 miles northeast of Saigon City—Tên của một Tòng Lâm mới xây dựng, tọa lạc bên Quốc lộ 1 đi Vũng Tàu, khoảng 45 dậm về phía đông bắc thành phố Sai Gòn.

Daito-roku (jap): Đại Đăng Lục—Records of the Great Lamp.

Daitsu-Chisho (jap): Daitsu-Chisho (jap)— Mahabhijna-Jnanabhibhu—See Đại Thông Trí

Thắng Phật.

Daiun Sogaku Harada (1870-1961): See Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền Thiền Sư. Dai Xa Zen Master (1120-1180): See Đại Xả

Thiền Sư.

Daiye (jap): Ta Hui—Name of Hangchow Master of the Zen school in the Sung dynasty—Đại Huệ, tên của vị Đại Thiền Sư ở Hàng Châu đời nhà Tống.

Daiye-Soko (jap): Tahui-Tsungkao (1089-1163)— Ta Hui Zong Kao—See Đại Huệ Tông Cảo Thiền Sư.

Daiyu-Ho (jap): Đại Hùng Phong—See Great and Mighty Peak.

Daizô (jap): Tripitaka (skt)—Great scriptural store—Toàn bộ kinh điển Phật giáo—The whole of Buddhist canon—See Đại Tạng Kinh. Daizôkyô (jap): Tripitaka (skt)—”Daizôkyô” is the most commonly used Japanese name for the entirety of the Buddhist scriptures. The word is derived from the Chinese expression “Ta-ts’ang ching” which literally means “the Great Storehouse of Sutras,” and is synonymous with issakyô; it is used somewhat loosely, and may refer to the ancient Sanskrit or Pali Tripitaka, the more extensive Chinese Tripitaka, or Japanese editions which include additional materials. There are many complete editions of the Buddhist scriptures, including the most recent Japanese edition, the Taishô Daizôkyô—Tên thường được dùng để gọi toàn bộ kinh điển Phật giáo. Chữ lấy từ từ ngữ Trung Hoa “Đại Tạng Kinh” và đồng nghĩa với từ “issakyo” và tiếng Bắc va Nam Phạn “Tripitaka.”—See Tam Tạng. Daizo-Shozo (jap): Đại Tạng Tiểu Tạng—See Great treasury and small treasury. Daizui Hoshin (jap): Ta-sui Fa-chên—DasuiFazhen—See Đại Tùy Pháp Chân Thiền Sư.

Dajian Huineng: Daikan Eno (jap)—Ta-chien Hui-neng—Đại Giám Huệ Năng—See Huệ Năng Đại Sư.

Daka (skt): Khandro (tib)—Male sky-goer, name of a deity—Không hành nam, tên của một vị trời.

Dakini (skt): Khadroma (tib)—See Đồ Cát Ni.

Dakkha (p): Clever (a)—Khôn ngoan. Dakkhina (p): South (n): Phương Nam—Southern (a): Về phương Nam.

Dakkhina-vibhanga-suttam (p): Sutra on those worthy of offerings—Kinh Phân Biệt Cúng

Dường.

Dakkhineyyaggi (p): The fire of those worthy of offerings (parents, husband, wife, children, monks and nuns)—Lửa của người đáng cúng dường (cha mẹ, vợ con, và các vị xuất gia).

Dakknagri-vihara (skt): Nam Sơn Tự.

Daksina (skt): See Đạt Thấn.

Daksina-carasakta (skt): Hữu Đạo Tánh Lực Phái—Name of a sect in India in the eleventh century—Tên của một tông phái ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ XI.

Daksinagatha (skt): Đặc Kỳ Noa Già Đà—A song offering, or expression of gratitude by a monk for food or gift—Bài Già Đà cầu phúc cho thí chủ (bài kệ tụng cầu phúc cho thí chủ cúng dường Tam Bảo).

Daksinakosala (skt): Nam Kiều Tát La—

Southern Kosala—See Kiều Tát La (2).

Daksinayana (skt): See Nam Hành. Dalada-maligava (skt): Phật Nha Tự—Name of a temple in India.

Dalai-bla-ma (tib): Đạt Lai Lạt Ma—Dalai Lama. Dalai Lama: Đạt Lai Lạt Ma—Dalai-Lama is the head of the Yellow-robe sect of the Tibetan Buddhism, as chief of the nation. A teacher whose wisdom is as great as the ocean, Spiritual head of State of Tibet—Đạt Lai Lạt Ma là giáo chủ phái Hoàng Y bên Tây Tạng, cũng là vị lãnh đạo đất nước. Một vị thầy có trí năng lớn bằng đại dương, vị lãnh đạo tinh thần hay quốc trưởng Tây Tạng.

Dalha (p): Strong—Mạnh mẽ.

Dalidda (p): Poor (a): Nghèo nàn—A poor person: Người nghèo.

Daliddiya (p): Poverty—Nghèo nàn. Damage: Harm or ruin something—Làm hư hỏng cái gì.

Damaka (p): Trainer—Tamer—Huấn luyện viên. Damamuka-nidana-sutra (skt): Balapanditasuttam (p)—Sutra on the fool and the wise—Kinh Hiền Ngu—Kinh nói về kẻ ngu và người khôn. Dambulla: A cave in the hillside near the center of Ceylon containing an enormous reclining Buddha, first century A.D. The level of art in the figure and attendant painting is not high—Một cái hang nằm bên sườn đồi gần trung tâm Tích Lan, trong đó có tượng Đức Phật nằm rất lớn, vào thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Trình độ nghệ thuật và hội họa không được cao lắm.

Damei Fachang: Daibai Hojo (jap)—T’a-mei Fach’ang—See Đại Mai Pháp Thường Thiền Sư.

Dameti (p): To tame—To train—Huấn luyện.

Damn (v): Nguyền rủa.

Damnable (a): Đáng ghét—Undesirable—

Hateful.

Damnation (n): Sự kết án hay nguyền rủa.

Dampati (p): Husband and wife—Vợ chồng.

Dam-sig (tib): Samaya (skt)—Coming together— Meeting—Convention—Riddance of unclean hindrances—Tam Muội Da (trừ cấu chướng).

Damya (skt): Điều ngự—Tamable.

Dan Temple: Chùa Dàn—Another name for Phương Quang Temple located in Chí Quả village, Thuận Thành district, Hà Bắc province, North Vietnam—Chùa Dàn còn gọi là Phương Quang Tự, tọa lạc tại thôn Chí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Bắc Việt Nam.

Dana (skt): Đàn na—Cúng dường— Alms—Alms (money, food, clothes offered to the poor)—To bestow—Charity—To give alms—Giving—

Offerings—Đàn Na—See Bố Thí.

Danadasa (p): Giving little but keeping much— A person who gives little and keeps much—Người thí chủ cho ít mà giữ lại nhiều.

Danagatha (skt): Daksinagatha (skt)—Đà Na Già

Tha—The verse or utterance of the almsgiver—

Lời khẩn nguyện của người bố thí.

Danam (p): Giving—Bố thí.

Danamayam punna kiriya vatthu (p): The merit of giving—Thí hành phước nghiệp sự.

Danapala (skt): See Thí Hộ.

Dana paramita (skt): Charitable GivingParamita—Perfection of generosity—See Bố Thí Ba La Mật.

Danapati (skt): Đàn Việt Bát Để—Benefactor— Lord of charity—Noble giver—See Thí Chủ.

Danasahaya (p): Giving and keeping the same amount of property—A person who gives away property similar to what he keeps—Người thí chủ cho và giữ lại bằng nhau.

Dana-sutta (p): Sutra on giving—Kinh Đàn Na— Kinh Bố Thí.

Danava (p): A titan—Người có sức mạnh phi thường.

Danavatthu (p): Object for a gift—Vật để bố thí.

Dance: See Khiêu Vũ.

Dancing flowers before the eyes: Muscae volitantes—Hoa đốm (cuồng hoa).

Danda (p): Dùi cui—The cudgel—The Buddha is known as one who has dropped the cudgel (nihita danda), one who has dropped the weapon (nihita sattha).

Danda-dharani (skt): Trì Trượng Mẫu—Name of a deity—Tên của một vị trời.

Dandaka (skt): Staff—Stick—Trượng—Cây gậy. Dandaka-aranyaka (skt): See Đàn Thí Ca A Lan

Nhã.

Dandaka forest: See Đạn Trạch Ca Lâm. Dandakamma (p): Act of punishment—Hành phạt.

Danda-sutta (p): Sutra on the stick, in the Samyutta nikaya, XV.9—Kinh Cây Gậy, trong Tương Ưng Bộ XV.9.

Dandha (p): Stupid—Ngu đần. Dandka (p): Dandi (skt)—Khất Sĩ—A Bhiksu—A mendicant scholar—A religious mendicant, an alm man, one who has left home, been fully ordained, and depends on alms for a living. Dando (jap): Dana-paramita (skt)—See Đàn Độ. Dangerous amusements: Hung hý—Những điều thích thú nguy hiểm.

Dan-gyo (jap): Fabaotanjing (chi)—Liu-tsu-fapao-t’an-ching—Sixth Patriarch Sutra—Platform Sutra—See Kinh Pháp Bảo Đàn. Danjo (jap): Materialism and idealism—See Đoạn Thường.

Danka (jap): Đàn gia (tín thí)—Dana (skt)—See Thí Chủ.

Danka Seido (jap): See Japanese Parishioner System.

Danken (jap): Ucchedaditthi (p)— Ucchedadarsana (skt)—Annihilation-illusion or

Annihilation-view—The cutting-off view— Nihilism—Holding to the view of total annihilation—See Đoạn Kiến.

Danken-Gedo (jap): Cutting view nonBuddhism—Đoạn Kiến Ngoại Đạo—See Đoạn

Kiến Chấp.

Dankyô (jap): Fabaotanjing (chi)—Sixth Patriarch Sutra—Platform Sutra—See Kinh Pháp Bảo Đàn. Danmetsuken (jap): Uccheda-drsti (skt)—View of extinction—See Đoạn Diệt Kiến.

Danna (jap): See Bố Thí.

Dannain (jap): Đàn Na Viện (trong các chùa Nhật Bản).

Danna-paramita (p): Giving-paramita—See Bố Thí Ba La Mật.

Dannotsu (jap): Danapati (skt)—Almsgiver—See

Đàn Việt.

Danparamita sound: Tiếng Bố thí Độ.

Danrin (jap): Đàn Lâm—A forest of sandalwood, a monastery—Rừng cây chiên đàn, tiếng chỉ tự viện.

Danrin-ji (jap): Name of a nunery temple in Kyoto, Japan—See Đàn Lâm Tự.

Dan-sheng-yun-yan: Zen master Yun-Yan-T’an-Sheng—See Đàm Thạnh Vân Nham Thiền Sư.

Danta-bhumi-suttam (p): Sutra on the ‘tamed stage’, in the Majjhima Nikaya, 125—Kinh Điều Ngự Địa, Trung Bộ Kinh, 125. Dantakastha (skt): Sỉ Mộc—Cây xỉa răng—The tooth stick—See Đãn Đa Gia Sắc Đa.

Dantaloka (skt): See Đạn Đa Lạc Ca.

Dantalokagiri (skt): Đạn Đa Lạc Ca.

Dantamati (skt): Thiện Ý Bồ Tát—Good intention Bodhisattva—Good will Bodhisattva. Danti (p): Self-control—Tự chủ.

Danti (skt): Elephant—Voi. Danxia Tianran: Tanka Tenen (jap)—Tan-hsiaT’ien-jan—See Đơn Hà Thiên Nhiên Thiền Sư. Danxia-Zichun: Tanka Shijun (jap)—Tan-hsia Tzu-ch’un—See Đơn Hà Tử Thuần Thiền Sư. Danyuan Yingzhen: Tangen Oshin (jap)—Tanyuan-Ying-chên—See Đam Nguyên Ứng Chân

Thiền Sư.

Dan-Zenkon (jap): Kusala-mula-samuccheda (skt)—Cutter of good roots—One who cuts off good roots—See Đoạn Thiện Căn. Danzetsu (jap): Đoạn Tuyệt—Cắt đứt—

Severance.

Dao’ An (312-385): See Tao-An. Dao-Ch’ien (chi): Zen master Tao-Ch’ien—See Khai Thiện Đạo Khiêm Thiền Sư. Dao Hanh Zen Master: Zen Master Đạo Hạnh (?-1115)—See Đạo Hạnh Thiền Sư.

Dao Hue Zen Master: Zen Master Đạo Huệ (?-1172)—Tao-Hui Zen Master—See Đạo Huệ

Thiền Sư.

Daoism (n): Đạo giáo—Lão giáo—Taoism.

Dao Lam Zen Master: See Đạo Lâm Thiền Sư.

Daoming: Zen Master T’ao-Ming—Đạo Minh Thiền Sư—See Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư.

Dao-Sheng (355-434): Tao-Sheng—See Đạo

Sinh.

Daoshi (jap): Nakaya (skt)—Master, leader or guide, one who guides men to Buddha’s teaching—Bậc Thầy hướng dẫn đưa người đến với những lời Phật dạy.

Dao Sinh Zen Master (355-434): See Đạo Sinh. Daosui Zen Master: Thiền sư Đạo Thúy—Thầy của đại sư Tối Trừng—Master of Saicho—See

Tối Trừng.

Dao Tam Zen Master: Zen Master Đạo Tâm— See Đạo Tâm Thiền Sư.

Dao Thien: T’ao-Ch’an Zen Master—See Đạo

Thiền.

Dao Trung Thien Hieu Zen Master: See Đạo

Trung Thiện Hiếu Thiền Sư.

Daowu Yuanzhi: Dogo Enchi (jap)—Tao-wu

Yuan-chih—See Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư. Daoxin (580-651): Doshin (jap)—Tao-hsin—See Đạo Tín.

Daoxuan (chi): T’ao-Hsuan—See Đạo Tuyên.

Daoxuan Zen school in Japan: Dosen school—

Phái Thiền Đạo Tuyên tại Nhat Bản.

Dao-zhe-fu-rong (chi): Zen master T’ao-jia-FuRong—Đạo Giai Phù Dung Thiền Sư—See Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư.

Dappa (p): Arrogance—Sự cao ngạo.

Dappita (p): Arrogant (a)—Cao ngạo.

Dara (p): Sorrow—Buồn phiền.

Daraka (p): Youngster—Boy—Bé trai.

Darani (jap): Dharani (skt)—See Đà La Ni.

Dari (p): Cave—Hang đá.

Darika (p): A girl—Bé gái.

Daring: Gan lì—Bold—Fearless—Brave— Valiant—Venturesome.

Daridra-purusa (skt): Cùng Tử—The poor or prodigal son, of the Lotus sutra, i.e., beings in the three realms—Chàng Cùng Tử trong Kinh Pháp Hoa, ý nói chúng sanh trong tam giới—See Phú Gia Tử Tha Phương Cầu Thực.

Dark (a): Black—Dim—Dusky—Gloomy— Obscure—Sombre—Unclear—Unlit—Hôn ám—

Tối tăm.

Dark adversary: Ignorance—Kẻ thù tối tăm (vô minh).

Dark and dull roots: Căn tánh ám độn. Dark land: Land of darkness—U địa (cảnh giới tối tăm).

Dark and obscure place: U Minh—A dark, obscure, and mysterious which is beyond comprehension, i.e., hells—Nơi xa xôi u tối mà kiến thức bình thường không hiểu nổi, như cõi âm ty.

Dark paths: See U Đồ.

Dark realm: Minh Giới—Cõi U minh—Không có ánh sáng—Hades.

Dark storm: Black wind—Hắc phong (bão tố cuồng phong).

Dark way: U Minh đạo.

  1. Hades: Land of darkness, the shades—Con đường tối ám—Dark paths—See U Đồ.
  2. The way to the abode of the Yama King: Con đường đi đến nơi ở của Diêm Ma Vương. Darkened mind without faith: Thần ám (tâm trí u mê không có niềm tin).

Darkening of the month: Krsnakarma or

Krsnapaksa (skt)—See Hắc Nguyệt. Darkness (n): Bóng tối.

Darkness of ignorance: Si Đồ—The darkness of the unenlightened condition—Sự tối ám của ngu si (bóng tối của vô minh).

Darkness of the unenlightened condition: Si ám.

Darpana (skt): Kính—Mirror.

Darsa (skt): Hắc Nhật—The first day of the month in Indian calendar—Ngày mồng một của tháng trong lịch Ấn Độ.

Darsana (skt): Nại Lạt Xả Nang—Discerning— Discriminating—Judgment—Opinions—Seeing— Views—Thinking—Reasoning—See Kiến Giải. Darsana-bhaga (skt): Subjective or the seeing portion—Kiến Phần.

Darsana-bhumi (skt): The stage of insight—See

Kiến Địa.

Darsana-heya (skt): Kiến Sở Đoạn Pháp—

Factors eliminated in the path of seeing—Những yếu tố bị triệt tiêu trên đường nhận thức (kiến đạo).

Darsana-heya-dharma (skt): See Darsana-heya.

Darsana-heya-karma (skt): Kiến Sở Đoạn Nghiệp—Karmas or actions that eliminate the path of seeing—Những nghiệp làm triệt tiêu nhận thức.

Darsana-marga (skt): Darshana (p)—Path of seeing—See Kiến Đạo.

Darsana-marga-prahatavyanusaya (skt): Delusive views—Delusions of views—See Kiến

Hoặc.

Darshana (skt): See Darsana.

Darts of the Bodhisattva: Dục Kim Cang—The darts of the Bodhisattva, who hooks and draws all beings to Buddha: Dục Kim Cang—Những mũi tên Kim Cang của Bồ Tát, dùng để câu móc và lôi kéo chúng sanh về với Phật.

Daruma (jap): Đạt Ma—Japanese name for Bodhidharma—See Bồ Đề Đạt Ma.

Daruma-ki (jap): Bodhidharma’s day of death; the death date of the first patriarch of Zen in

China, which is commemorated in Zen monasteries on the fifth day of the tenth month (luna calendar)—Kỷ niệm ngày mất của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma của dòng Thiền Trung Hoa, được cử hành trong các thiền viện vào ngày mồng năm tháng mười âm lịch.

Daruma Sect (jap): Đạt Ma Tông—See Thiền Tông.

Daruma-shu (jap): Đạt Ma Tông—The Tamo or Dharma sect (Meditation or Intuitional School). Literally, “the school or lineage of Bodhidharma,” the Indian monk who is said to have brought Zen from India to China in the sixth century. The name may be used to designate the Zen school, or the teachings of Zen Buddhism—See Thiền Tông. Daruma-sôjô (jap): Hậu duệ của Đạt Ma—The Daruma succession, a Zen expression for the authentic transmission of Buddha-dharma by the Indian master, Bodhidharma and his dharma successors, the patriarchs of the Zen lineage—Sơ tổ Đạt Ma và những hậu duệ của ngài được truyền thụ một cách chính thống, những trưởng lão của dòng Thiền.

Daruna (p): Harsh—Cruel (a)—Thô lỗ.

Das, Sarat Chandra: One of the great Indian explorers in the nineteenth century. He returned from his travels into the interior of Tibet, where he had collected a great deal of material from the ancient libraries of the Sakya and Samye monasteries of Lhasa. The thrilling accounts of his journey have been published in “The Journal of the Buddhist Text Society.” He gave a series of lectures on the Indian pandits in Tibet, in which he brought to light the work of Santaraksita, Kamalasila, Dipankara Srijnana or Atisa (Atisha). These lectures were later published in his “Indian Pandits in the Land of Snow.” His editions of the “Avadana-Kalpalata of Ksemendra” in 1888 and the “Suvarnaprabhasa” in 1898 were substantial contributions to the study of Buddhist Sanskrit literature. He also prepared a Tibetan-English dictionary. Sarat Chandra Das was indeed a pioneer in Tibetan studies. The Buddhist Text Society, which he served for many years, published many unknown texts such as the “Bodhicaryavatara” (1894) and the first few chapters of the “Visuddhimagga” (1893). It is notable that the Society had embarked upon a novel and ingenious scheme of publishing a Sanskrit version of the Pali “Visuddhimagga.” It also published the “Svayambhu-purana” and a translation of the “Astasahasrika-prajna-paramita” by Hara Prasad Shastri. Harimohan

Vidyabhusan’s translation of some portions of Chandrakirti’s Madhyamika-vrtti was also published. Moreover, the Society arranged for the teaching of Buddhists from abroad in the Sanskrit College of Calcutta and thus, opened a new department of Buddhist studies in India—Một trong những nhà thám hiểm lừng danh người Ấn Độ vao thế kỷ thứ 19. Ông trở về nước từ cuộc thám hiểm đi sâu vào nội địa của nước Tây Tạng, tại đây ông đã thu thập được một số tài liệu từ các thư viện cổ về Đức Phật Thích Ca và từ các tu viện Samye ở Lhasa. Những cau chuyện rùng rợn về chuyến đi của ông đã được đăng trong Tạp chí của Hội Kinh Thư Phật Giáo. Ông đã có nhiều bài nói chuyện về các học giả Ấn Độ tại Tây Tạng, trong đó ông nêu rõ các hoạt động của ngài Tịch Hộ, Liên Hoa Giới, A Để Sa. Những bài nói chuyện này sau đó được đưa vào cuốn “Các Học Giả Ấn Độ trên Miền Đất Tuyết” của ông . Việc ông cho xuất bản cuốn Avadana-Kalpalata vào năm 1888 và cuốn “Suvarnaprabhasa” năm 1898 là nhưng đóng góp lớn lao cho việc nghiên cứu văn hệ Phật giáo tiếng Phạn. Ông cũng đã soạn một cuốn Từ Điển Tây Tạng-Anh. Sarat Chandra Das quả thật là một nhà tiên phong trong các công cuộc nghiên cứu về Tây Tạng. Hội Kinh Thư Phật Giáo, nơi ông làm việc trong nhiều năm dài, đã cho xuất bản nhiều kinh sách chưa được ai biết đến như “Nhập Bồ Đề Hành Kinh” năm 1894, và một vài chương đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo năm 1893. Điều đáng nói là hội này đã bắt tay vào một dự án mới mẻ và khôn ngoan là cho xuất bản ra một bản dịch ra tiếng Phạn bộ Thanh Tịnh Đạo bằng tiếng Pali. Hội cũng đã cho in cuốn “Svayambhu-purana” và một bản dịch của cuốn Astasahasrika-prajna-paramita” do Hara Prasad Shastri. Bản dịch của Harimohan Vidyabhusan về một vài đoạn trong cuốn Trung Quán Luận Thích” của Nguyệt Xứng cũng được xuất bản. Hơn thế nữa, Hội còn sắp xếp để dạy cho các Phật tử nước ngoài đến học tại Học Viện Tiếng Phạn ở Calcutta và qua đó đã mở ra một phân khoa mới về nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ.

Dasa (p): Ten: Mười—Slave: Nô lệ. Dasa-akusala (skt): Ten evil things—Thập Ác— Ten evil deeds (acts).

Dasa-asubha (skt): Thap Bất Tịnh—Ten impurities—Mười điều không thanh khiết. Dasabala (p): Ten Powers Kasyapa—See Thập

Lực Ca Diếp.

Dasabala-Kasyaba (skt): See Thập lực Ca Diếp. Dasabhumi-bodhisattva (skt): Bodhisattva of ten grounds—Ten-ground Bodhisattva—Thập Địa Bồ Tát—See Thập Địa.

Dasabhumi (skt): Ten grounds—See Thập Địa. Dasabhumika sastra (skt): Jujiron (jap)—See Thập Địa Luận.

Dasabhumika-sutra (skt): The discourse on the ten lands—See Thập Địa Kinh.

Dasabhumika-sutra-sastra (skt): The

commentary on the discourse on the ten lands— See Thập Địa Kinh Luận.

Dasabhumi-Vibhasa-Sastra (skt): See Thập Trụ

Tỳ Bà Sa Luận.

Dasabhumika (skt): Ten grounds—See Thập Địa. Dasa-bhumi-svara (skt): Ten classes of stage— Thập Địa Phẩm.

Dasa-cakra-ksitigarbha (skt): Địa Tạng Thập Luân—See Dasa-cakra-ksitigarbha-sutra.

Dasa-cakra-ksitigarbha-sutra (skt): Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân Kinh—Name of a sutra in the great Vaipulya (Mahavaipulya), or sutra of Mahayana—Tên của một bộ kinh trong đại phương quảng kinh.

Dasa-dharma-carya (skt): Thập Chủng Pháp Hành—Ten kinds of practice, name of a work of commentary—Mười phương pháp tu hành, tên của một bộ luận.

Dasa-dis (skt): Thập phương—The ten directions

Dasa-disa (skt): Ten directions—Mười phương— In all directions—In all space—In Buddhism, “ten directions” means the endless universe in all directions—Trong Phật giáo, mười phương có nghĩa là vũ trụ vô tận trong mười phương.

Dasa-disah (skt): See Dasa-disa.

Dasa-hetavah (skt): Thập Nhân—Ten Causes— Ten kinds of causation for spiritual and material phenomena—Mười loại nhân cho các hiện tượng về vật chất lẫn tinh thần—See Thập Nhân Thập Quả.

Dasaka (skt): Đà Tác Ca—Kẻ nô lệ—A slave (người nữ nô lệ—A female slave or dasika). Dasa kasina (p): Ten objects in meditation—Ten stages in meditation—Mười đề mục hành thiền: Tứ đại (đất, nước, gió, lửa), bốn màu sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng), không gian, ánh sáng. Những đề mục hành thiền này giúp chế ngự tham ái—See Mười Đề Mục Thiền Định.

Dasa-kasinayata-nani (p): See Dasakrtsnayatanani.

Dasa-krtsnayatanani (skt): Dasa-kasinayata-nani (p)—Thập Biến Xứ—Ten objects for the attainment of absorption—See Mười Biến Xứ. Dasa-kusala (skt): Ten wholesome things—Ten good deeds (acts)—See Thập Thiện. Dasa-akusala-kamma-patha (p): Dasa-akusalakarma-pathani (skt)—Ten unwholesome courses of action—See Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo. Dasa-kusala-karmani (skt): Dasa-kusala (skt)— See Thập Thiện.

Dasanishthapada (skt): Mười lời nguyện vô tận của một vị Bồ Tát ở Hoan Hỷ Địa—Ten inexhaustible vows—See Thập Vô Tận Nguyện. Dasa-padarthath (skt): Thập Cú Nghĩa—Ten meanings of a sentence, a phrase, or a clause— Mười nghĩa của một câu hay một mệnh đề.

Dasa-paramita (skt): Ten transcendent practices—Mười Ba La Mật được các Bồ Tát tu hành giác ngộ—Ten perfections—Ten paramitas cultivated by a bodhisattva who is aspirant for full enlightenment—See Thập Ba La Mật. Dasa-raja-dharma (skt): The Ten Duties of the King—Ten royal dharmas—Mười pháp cho một quân vương—See Thập Vương Pháp. Dasa-samyojana (skt): Ten fetters—See Thập

Kiết Sử.

Dasa-sikkhapada (p): Sutra on the ten training rules—Thập Huấn Lệnh kinh. Dasa sila (skt): Ten precepts—See Thập Giới Đại Thừa.

Dasa silam (p): Ten precepts—Mười giới—See

Thập Giới Đại Thừa.

Dasa silamata (skt): Dasa sila—Ten precepts— Mười giới—See Thập Giới Đại Thừa. Dasa-sila-upasika (skt): Ten precepts for lay women—Thập Giới Ưu Bà Di—Mười giới dành cho nữ cư sĩ.

Dasa silmata (p): Người nữ giữ mười giới—Ten precept mothers. A term that refers to women in Sri Lanka who have adopted ten precepts outlined in the Vinaya for novice nuns—Thuật ngữ Sri Lanka chỉ người phụ nữ đã thọ 10 giới theo Luật nghi cho Sa Di Ni.

Dasa-tathagata-balani (skt): Như Lai Cụ Túc Thập Lực—The ten Tathagata Powers—The ten powers with which a tathagata is equipped—See Thập Lực Như Lai.

Dashabala (skt): Ten Powers Kasyapa—See

Thập Lực Ca Diếp.

Dashabhumika (skt): Ten grounds—Thập Địa.

Dasi (p): A femal slave—Nô lệ nữ (nữ nô).

Dassana (p): Intuition—Trực giác. Dassana-kicca (skt): Nhãn Kiến—Function of seeing.

Dassananuttariyam (p): The unsurpassable of vision—Kiến vô thượng.

Dassu (p): A robber—Kẻ cướp. Dasui-Fazhen: Daizui Hoshin (jap)—Ta-sui Fachên—See Đại Tùy Pháp Chân Thiền Sư. Dasuttara-suttanta (p): Kinh Thập Thượng— Sutra on ten superior things—See Thập Thiện.

Data (n): Dữ kiện.

Datang-Xiyuji (chi): T’a-tang-Xiyuji (chi)—Đại Đường Tây Vực Ký—Ký sự ghi lại bởi Sư Huyền Trang, kể về những nước ở Tây Vực vào đời nhà

Đường—The Record of Western Countries by Hsuan-Tsang of the T’ang dynasty. Date of Buddha’s death: See Niết Ban Nguyệt

Nhật.

Dathavamsa (skt): Phật Nha Sử—Name of a work of commentary.

Datsuma (jap): Dharma—See Pháp. Datsuraku (jap): Thoát Lạc—Getting free of— See Thân Tâm Thoát Lạc.

Datsuraku-Shinjin (jap): Thoát Lạc Thân Tâm— Getting free of body and mind—See Thân Tâm

Thoát Lạc.

Datthabba-sutta (p): Sutra to be known, in the Samyutta nikaya XXXVI.5—Kinh được biết, trong Tương Ưng Bộ, XXXVI.5.

Dattu (p): A stupid person—Người độn căn.

Datu (p): A generous person—Người hảo tâm. Dau Pagoda in Ha Bac: Chùa Dâu—Name of a temple, also called Thiền Định, Duyên Ứng and Pháp Vân, located in Dâu hamlet, Thanh Khương village, Thuận Thành district, Hà Bắc province, North Vietnam—Tên của một ngôi chùa, còn gọi là Thiền Định, Duyên Ứng và Pháp Vân. Chùa tọa lạc tại ấp Dâu, xã Thanh Khương, quận Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Bắc Việt Nam.

Dau Pagoda in Ha Tay: Chùa Đậu—Dau Pagoda is one of the most ancient pagodas in North Vietnam. It is located in Phuc hamlet, Nguyen Trai quarter, thuong Tin district, Ha Tay province—Chùa Đậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Bắc Việt. Chùa tọa lạc trong thôn Phúc, xã Nguyễn Trải, quận Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Daughter (n): Con gái.

Daughter of Gods: Deva dhita (p)—Ngọc nữ

(Thiên nữ).

Daughters of mara: Ma Nữ—The daughters of mara who tempt men to their ruin—Con gái thiên ma chuyên dụ dỗ và phá hại con người (nam giới). Dauntless mind: Tâm Vô Khiếp Liệt—Tâm dũng cảm.

Daurmanasya (skt): Distress—Grief—Mental suffering—Sầu muộn (sự đau đớn về tâm linh). Daurmanasya-vedana (skt): Distress—Grief— Ưu Thọ—See Ngũ Thọ.

Daurmanasya-vedaniya-karma (skt): Thuận Ưu Thọ Nghiệp—To flow with or to follow the sorrow karma—Thuận theo dòng lưu chuyển của ưu thọ nghiệp.

Daurmanasyendriya (skt): Sorrow—Ưu căn. Dausthulya (skt): Quá ác—Khuynh hướng xấu hay sự sai lầm—Evil tendency, or error.

Dausthulya-bandhana (skt): Duttulla-bandhana (p)—Evil tendency—See Khuynh Hướng Xấu Ác.

Dava (skt): Garden—Viên—Khu vườn.

Davadaha (p): Forest fire—Lửa cháy rừng.

David Seyfort Ruegg: See Seyfort Ruegg, David. Davids, Caroline Rhys (1858-1942): A pioneer Pali Scholar. She worked all her life with her husband, Dr. Rhys Davids in the Pali Text Society which she carried on after his death in 1922 to her own in 1942—Bà Caroline Rhys Davids, một nhà tiền phong của Hội Ngữ Học Pali. Bà đã cùng chồng là Tiến Sĩ Rhys Davids cống hiến cả đời cho Hội Ngữ Học Pali, sau khi chồng bà mất năm 1922, bà tiếp tục phục vụ hội này cho đến khi bà qua đời năm 1943.

Davids, Rhys (1843-1922): Dr. Rhys Davids, A pioneer Pali Scholar. In 1864, he entered the Ceylon Civil Service where he learned Pali from the Venerable Sumangala Thera. Back in England he founded in 1881 the Pali Text Societ and gave the rest of his life to it. President of the Buddhist Society in Great Britain and Ireland at its foundation in 1907. He wrote Buddhism in 1878, Buddhism, its history and Literature in 1896, and Buddhist India in 1903. He was also a co-author with Dr. Stede of the Pali-English Dictionary— Tiến sĩ Rhys Davids, một học giả Pali tiền phong. Năm 1864, ông phục vụ cho chính quyền Tích Lan, nơi ông học tiếng Pali từ Thượng Tọa Sumangala Thera. Trở về nước Anh ông thành lập Hội Ngữ Học Pali năm 1881 và cống hiến phần còn lại của đời mình cho hội này. Ông cũng là chủ tịch Hội Phật Giáo ở Anh và Ái Nhĩ Lan khi hội này được thành lập năm 1907. Năm 1878 ông viết tác phẩm Phật Giáo, năm 1896 ông viết cuốn Lịch Sử và Văn Học Phật Giáo, năm 1903 ông viết cuốn Ấn Độ Phật Giáo. Ông cũng là đồng tác giả với Tiến Sĩ Stede soạn ra bộ Tự Điển Pali-Anh. Dawn to dusk: Từ bình minh đến hoàng hôn.

Day of abstinence: Pháp trai nhật (ngày ăn chay)—According to Nagarjuna’s own explanation, the days of abstinence are six days of the month: 8, 14, 23, 29 and 30—Theo sự giải thích của ngài Long Thọ, trai nhật trong tháng có saú ngày: 8, 14, 23, 29 and 30. Day of the Buddha: Phật nhật.

Day of the Buddha’s enlightenment: Lạp Bát (ngày Đức Phật thành đạo)—The eighth day of the 12th month (ngày 8 tháng chạp). Day dedicated to one’s manifestation: Lễ Vía— Day dedicated to a Buddha’s vital spirit.

Day of king’s accession: See Cảnh Mệnh Nhật. Day of mutual confession: Ngày phát lồ sám hối trước chúng của chư Tăng Ni.

Day on which a particular Buddha or

Bodhisattva is worshipped: See Duyên Nhật.

Days of rest: See Oshiku.

Day Spirits: Chủ Trú Thần.

Daya (p): Compassion—Bi mẫn.

Daya-citta (skt): Tâm Ai Mẫn.

Dayada (p): Inheritance—Sự thừa hưởng.

Dayajji (p): Inheritance—Sự thừa hưởng. Dayaka (skt & p): The lay supporter of a Bhikkhu—See Nam Thí Chủ.

Dayang Jingxuan: Taiyo Kyogen (jap)—Ta-yang Ching-hsuan—See Đại Dương Kỉnh Huyền Thiền Sư.

Daydreaming: Mơ mộng

Dayika (p & skt): A female donor—Nữ thí chủ.

Dayita (p): Being sympathized: Cảm thông— Woman (n): Đàn bà.

Daylight: Ánh sáng ban ngày (Thanh thiên bạch nhật)—Completely in the open—Blue sky and bright sun.

Dayu Shouzhi: Daigu Shushi (jap)—Ta-yu Shouchih—See Đại Ngu Thủ Chi Thúy Nham Thiền Sư.

Dbu-mapa (tib): Madhyamaka (skt)—Trung Quán Tông—See Trung Luận Tông, and Trung Quán

Luận.

Dead (a): To die—To expire—To pass way—See

Chết.

Dead Ashes: Shikai (jap)—Tử Hôi—A Zen expression used metaphorically to describe the mind purified of all the harmful passions and attachments of ordinary thought. The term applies especially to practitioners of the Theravada Buddhism who attain the meditative level of extinction, a desirable state—Sự diễn tả của Thiền bằng cách ẩn dụ để diễn tả tâm đã thanh lọc tất cả những dục vọng và chấp trước tai hại của tư tưởng thường tình. Thuật ngữ đặc biệt áp dụng cho những hành giả trong Phật giáo Nguyên Thủy, những người đạt được trình độ thiền định tịch diệt, trạng thái mà hành giả nào cũng kỳ vọng có được.

Dead Buddhism: See Đạo Phật Chết.

Dead drunk: Say khướt hay say mèm. Dead lion is destroyed by worms produced within itself: See Sư Tử Thân Trung Trùng. Dead mind: Cuti-citta (skt)—Shishin (jap)— Dying consciousness—Tử Tâm, cái tâm chết.

Dead phrase: Shiku (jap)—Tử Cú—

Understandable instructions (speeches) from a master—Lời chỉ dẫn của người thầy mà người học trò nghe có thể hiểu được.

Dead Sitting: See Shiza.

Deadly (a & adv): Chết chóc.

Deadly demons: Mara-papiyas (skt)—Shima(jap)—Demons of death—Tử Ma.

Deadly sins: Tội nghiêm trọng.

Deaf are able to hear: Kẻ điếc được nghe.

Deafening like thunder: Công Án Mặc Như Lôi hay sự im lặng sấm sét—Thunder of silence—See Mặc Như Lôi.

Deal with people humanly and to treat other creatures with love: Đối xử nhân đạo với con người và với loài vật bằng tình thương (Nhân dân ái vật).

Deal with something: Take care of something— Take charge of something—Be responsible for something—Chịu trách nhiệm về điều gì.

Dear: Thân yêu.

Death: (n): Death is the abandonment of the body. This is the last of the chain of the twelve Nidanas. As regards mundane affairs most Zenists share in the usual Buddhist beliefs. In this case the belief is that though the body dies, the skandhas live on, and are reborn, subject to existing karmas. Zenists rarely write or think about this, however, as they are intent on realization of the Buddhamind here and now; they are also intent on the cessation of attachment, not on the building of better or greater future lives, in this world or any other. Still, without this belief they would not see how all persons will some time realize Nirvana— Chết là sự lìa bỏ thân xác. Đây là mắc xích cuối cùng của mười hai nhân duyên. Nói về việc đời thì hầu hết các Thiền gia đều có cùng những niềm tin thông thường của Phật giáo. Trong trường hợp này niềm tin là dầu thân chết, nhưng các uẩn vẫn tiếp tục sống và tái sanh, tùy theo nghiệp hiện hữu. Các Thiền gia ít khi viết hay suy nghĩ về điều này, tuy nhiên, khi họ cố ý chứng nghiệm Phật tâm bây giờ và ở đây, họ cũng cố ý về sự ngưng bặt của sự chấp thủ, không phải để tạo dựng cho những kiếp vị lai tốt đẹp hơn hay vĩ đại hơn, trong thế giới này hay bất cứ thế giới nào khác. Không có niềm tin này thì làm sao chư Thiền gia thấy được có lúc người ta chứng ngộ Niết Bàn—See Chết.

Death is certain and natural: Sự chết là chắc chắn và tự nhiên.

Death-consciousness: Chung Thời Thức—Ý thức lúc lâm chung.

Death-contemplation: Quán tử (quán về cái chết).

Death by demons-raised-from-the-death:

Chết vì bị quỷ tử thi làm hại.

Death by drowning: Chết chìm.

Death by evil mantras: Chết vì rủa nộp, trù ẻo. Death-existence: Shi-U (jap)—Existence at the moment of one’s death—Hiện hữu lúc chết—See Bốn Giai Đoạn Của Đời Sống.

Death from external conditions: Ngoại Duyên Tử—Chết theo tình trạng hay duyên bên ngoài.

Death by fire: Chết thiêu.

Death from hunger or thirst, for lack of food and water: Chết vì đói khát khốn khổ. Death by incantations: Chết vì bị ếm đối.

Death by inconceivable transformation: Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch Tử—Chết qua sự biến hóa không thể hiểu được.

Death and life: Mortality—Transmigration—Tử sinh.

Dead and lost: Dead and gone—Tử vong. Death-mara: Demons of death—Tử ma—See

Bát Ma.

Death occurs in four ways: See Bốn Nguyên

Nhân Của Sự Chết.

Death of the physical body: Cái chết của thân thể.

Death is only a physiological erosion of the human body: Chết chỉ là sự hao mòn sinh lý của cơ thể.

Death by poison: Chết vì thuốc độc.

Death-proximate karma: Marana (skt)—Asanna or Maranasanna-kamma (p)—Nghiệp lúc sắp chết—See Nghiệp Cận Tử.

Death and reincarnation: Aupapaduka (skt)— Direct metamorphosis—Birth by transformation— Alternation of life and death—Hóa sinh.

Death-robber: Tử tặc (tử thần).

Death sentence: Án tử hình.

Death is a separation of mind and matter: Chết là sự xa lìa giữa tâm và thân.

Death silence: Lặng ngắt.

Death is suffering: Chết khổ. Death of the superphysical body: The death of the body which is assumed by a Bodhisattva—Cái chết của thân vi tế (thân mà vị Bồ Tát mang lấy). Death is unavoidable: Chết chẳng tránh được—One of the seven unavoidables—See Thất Bất Khả Tỵ.

Deathless message: Thông điệp bất tử. Deathless realm: Amata-dhatu (skt)—Bất Diệt

Giới.

Deathless state: Amatapada(skt)—Trạng thái bất diệt.

Deathlessness: Sự bất tử—The Buddha opened the door of deathlessness to all sentient beings— Đức Phật mở cánh cửa bất tử cho chúng sanh mọi loài.

Debase: Lower or distort the value of something—Làm giảm giá trị.

Debt (n): Nợ—Ân—See Tứ Ân.

Debt of nature: Nợ đời.

Debt to the Buddha: Ân Phật—The debt we owe the Buddha.

Debt to our parents and teachers: The debt we owe our parents and teachers—Ân cha mẹ Thầy tổ.

Debt we owe all sentient beings: Ân chúng sanh. Debt to our spiritual friends: Ân thiện hữu tri thức.

Debt to the Triple Jewel (Buddha, Dharma, Sangha): Ân Tam Bảo.

Decadence (n): Sự suy đồi—Thời Mạt Pháp— Degenerate Age of Dharma.

Decadence of the law: Mạt Pháp—The Degenerate Age of Dharma—The Dharma

Ending Age—The period of the end of Dharma—

See Mạt Pháp.

Decadence and prosperity: Suy thịnh.

Decadent (a): Đọa lạc.

Decadent dharma: Mạt Pháp—Age of Decadent dharma—The Degenerate Age of Dharma—The Dharma Ending Age—The Decadence of the Law—Final law period—Latter dharma—The period of the end of Dharma.

Decay (v): Jara (skt)—Ruin—Diệt—Suy tàn— Hoại diệt—Hư hoại—According to Buddhism, the decay of a body is the lack of co-ordination of mind and matter—Theo Phật giáo, sự hoại diệt gây ra bởi sự thiếu hòa hợp giữa thể xác và tinh thần.

Decay and death: Lão Tử—Già và chết.

Decay and grow: Waxing and waning—Tiêu trưởng (khuyết tròn—tiêu diệt và tăng trưởng). Decay is the lack of coordination of mind and matter: Sự hoại diệt là do thiếu phối hợp của tâm và thân.

Decaying: Aging—Lão hóa—Sự tan rã—Hư hoại.

Deceit: Mayà (skt)—Pride—Huyễn—Lừa đảo— Mạn—Deceit means phone intention or false kindness—Cuống hay là sự dối gạt—Mộng tưởng (ý thức mơ mộng hão huyền, không thực).

Deceitful (a): Màya (skt)—Giả dối—Insincere— False—Fraudulent—Deceptive.

Deceitful and malicious: Che dấu và giả dối.

Deceitful words: Cuống Ngữ—Lời nói dối trá.

Deceive oneself: Tự dối mình.

Deceived intelligence: Vọng Huệ—Trí huệ sai lầm.

Deceived in regard to the reality of phenomena: Pháp Vọng—Bị lừa trong việc nhìn sai thực tướng của hiện tượng.

Decency: Đứng đắn chỉnh tề.

Decent (a): Đứng đắn—Nghiêm chỉnh.

Decent living: Cuộc sống thoải mái.

Deception: Nói lời dối gạt.

Deception is a bar to faith: Tín Chướng (khi dễ hay lừa dối là một chướng ngại cho niềm tin).

Deceptive: Màya (skt)—See Illusion. Deceptive appearance and sensation: Ma Cảnh—Ma Giới—Mara-realm—See Makyô. Deceptive vision: Confused vision—Illusive vision—Huyễn.

Decide (v): Định đoạt—To determine. Decide to die for a good cause: Quyết tử vì lý tưởng.

Decide a dispute and cause harmony: Đoạn Hòa—Quyết định bàn cãi và đi đến hòa hợp (Tăng chúng).

Decide to do something: Make up one’s mind to do something—Quyết định làm điều gì.

Decided karma: Định nghiệp.

Deciding and choosing: See Quyết Trạch. Decimal Recording Recitation: Ký Thập Trì Danh.

Decision: Quyết định—Adhimokkho (p): Xác Định—Adhimoksa (skt): Thắng giải.

Decision made by majority vote or verdict:

Pratijnakaraka-vinaya (skt)—Đa Nhơn Mích Tội—Chuyển lên giáo hội phân xử bằng biểu quyết của đa số.

Decisive discrimination: Quyết định phan biệt— Sự phân biệt mang tánh quyết định.

Decisively: Quyết liệt—Sâu xa.

Decisively influencing: Đang ảnh hưởng sâu xa.

Declaration (n): Apalokana (p)—Sự tuyên bố— Tác bạch—A decision is proposed to the Sangha in the announcer’s own words—Một quyết định được người phát ngôn tác bạch lên Tăng đoàn. Declare (v): Proclaim—Tuyên bố.

Declare (v) the law: Tuyên thuyết Phật pháp— To teach the Dharma—To preach the Dharma.

Decline: Bất Nhiêu Ích—Thời suy thoái—To refuse: Suy tàn (chối từ)—Loss: Thất hay Bất Đắc, thua kém (Alabho (p).

Decline of the dharma: Mạt Pháp—The Degenerate Age of Dharma—The Dharma Ending Age—The Decadence of the Law—Final law period—Latter dharma—The period of the end of Dharma.

Decorate an altar or shrine: Adorn an altar or shrine—Trang trí điện thờ.

Decorate one’s room in a luxurious way: To commit an offence involves Release and Expression of Regret—Trang trí phòng ốc theo kiểu cách sang trọng là phạm giới xả đọa (buông bỏ và phát lồ sám hối).

Decoration (n): Sự trang hoàng—Ornamentation. Decrease (v): Giảm bớt—To relieve—To lessen—To diminish—To reduce—To subside.

Decreasing kalpa: Giảm Kiếp.

Decree(n): Mệnh lệnh.

Decree of God and destiny: Thiên Mệnh— Externalists believe that there exists so called “Decree of God and destiny (fate).”—Ngoại đạo

tin rằng có cái gọi là “Thiên mệnh.”

Decry (v): Run down someone—Discredit—

Vilify—Phỉ báng.

Deddubha (p): A water snake—Rắn nước. Dedicate (v): Parinamana (skt)—Transfer—Hồi Hướng—Transfer of merit.

Dedicate one’s life in: Tận hiến đời mình.

Dedicating all roots of goodness to enlightenment: Giới đem tất cả thiện căn hồi hướng Bồ Đề.

Dedication: Sự tận hiến—See Hoi Hướng.

Dedication door: Hồi hướng Môn.

Dedication equal to all Buddhas’ dedication:

Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi Hướng.

Dedication of merit: Patidana (skt)—

Transference of merit—Hồi hướng công đức. Dedication of merit (Mahayana tradition): See Hồi Hướng Theo Truyền Thống Đại Thừa.

Dedication of merit (Tibetan tradition): See Hồi Hướng Công Đức Theo Truyền Thống Tây Tạng.

Dedication of merit (Tibetan tradition)-Final Lam Rim Dedication Prayer: Kệ Kết Thúc Hồi Hướng theo truyền thống Tây Tạng.

Dedication reaching all places of great enlightening beings: Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Đại Bồ Tát. Dedication and Self-attachment: Hồi Hướng và

Ngã Ái ( sự bám víu vào cái ngã).

Deduction: Suy luận.

Deeds (n): Hành vi—Việc làm—Act—Action— Extensive deeds—Quảng hạnh—Great deeds—

Vast deeds.

Deeds are in accordant with wisdom: See Nhất Thiết Thân Nghiệp Tùy Trí Huệ Hành.

Deeds or action: Hạnh.

Deed as cause: Karma-cause—See Nghiệp Nhân.

Deeds of the community: Collective karma—

Cộng nghiệp.

Deeds done in a former existence: Purva-karma (skt)—Nghiệp tiền thân—Deeds of a former life—Túc tác hay những hành động hay tác nghiệp trong tiền kiếp.

Deed of killing: Sát nghiệp—Nghiệp do sát sanh mà có.

Deeds of non-discrimination: Nirvikalpa-pracara (skt)—Vô Phân Biệt Hành—Hành động không phân biệt.

Deed and result: Hành quả—The inevitable sequence of act and its effect—Hậu quả không tránh khỏi của hành động và hiệu quả của nó. Deeds of the sinner: Lậu nghiệp—Deeds of the sinner in the stream of transmigration, which produce his karma—Nghiệp của kẻ đang lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử.

Deep (a): Sâu xa—Uyên bác—Profound.

Deep affection: Tình thâm.

Deep faith and vow to practice Buddha Recitation: Dùng tín nguyện sâu mà trì danh niệm Phật.

Deep meaning: The meaning of the profound— See Huyền Nghĩa.

Deep in the mountain: Thâm sơn cùng cốc (tận hang sâu trong núi).

Deep principle: Wonderful theory—Diệu Lý—

Nguyên lý thâm sâu.

Deep progress: Thâm Hành—Deepening progress, that above the initial Bodhisattva stage—Hành nghiệp thâm mật từ bậc sơ địa Bồ Tát trở lên.

Deep (abstruse) response: Huyền Ứng—Cảm ứng u huyền.

Deep response: Abstruse response—Huyền ứng. Deep-root (v): Ăn sâu vào.

Deep-rooted (a): Thâm căn cố đế (rễ sâu cuống bền).

Deep seated: Inmost feelings—Ẩn tình.

Deep seated feelings: Ẩn tình—Inmost feelings.

Deep sleepiness or drowsiness: Acittaka (skt)—

Trọng tùy miên.

Deep voice: Thâm viễn âm—Deep voice, one of the eight tones of a Buddha’s voice—Thâm viễn âm, một trong tám âm thanh của Phật.

Deep and wide meaning: Nghĩa sâu rộng.

Deep vow: Thệ nguyện sâu dầy.

Deepen (v) one’s knowledge: Học hỏi.

Deer cart: See Lộc Xa.

Deer Park: Mrgadava, or Rsivadana or Saranganatha (skt)—The deer Park—See Lộc Dã

Viên.

Deer Park stupa: The deer Park, Benares, where the Buddha first preached. . This is one of the eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism—Vườn Lộc Uyển là nơi Phật chuyển Pháp Luân, tại thành Ba La Nại xứ Ca Thi. Đây là một trong tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—See Bát Đại Linh Tháp.

Deer Park, where the Buddha preached his first sermon: Mrgadava or Rsivadana or Saranganatha (skt)—Nơi Đức Phật Thuyết Pháp Đầu Tiên—Isipatana or presently Sarnath in India, where the Buddha set in motion the Wheel of the Dharma (preached his first sermon about the Four Noble Truths) on the full moon day of Asalha (July)—Vườn Lộc Uyển (Isipatana) mà bây giờ gọi là Sarnath, nơi Phật chuyển Pháp Luân (thuyết thời pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế) vào ngày trăng tròn tháng bảy.

Deer-rishi: Lộc Tiên—Sakyamuni as royal stag. He and Devadatta had both been deer in a previous incarnation—Phật Thích Ca cũng từng là một Hươu Vương. Ngài và Đề Bà Đạt Đa cả hai đã từng là “Lộc Tiên” trong tiền kiếp.

De facto: Trên thực tế.

Defamation (n): Ayaso (p)—Defame.

Defame: Apavada (p & skt)—Ayaso (p)—Bad repute—Defamation—Disgrace—Slander—Nhục hay Ác Văn—Tiếng nhơ hay sự hủy báng.

Defeated: Bị thất bại.

Defects: Khuyết điểm.

Defective organ of sense: Blind or deaf—Căn khuyết (mù, câm, điếc, vân vân).

Defend (v): Bảo vệ—Chống đở (bảo hộ)— Guard—Protect.

Defend a Bhiksu or Bhiksuni for whom the Sangha has asked to practice “Dwelling Apart”: Commits an Expression of Regret Offence—Bênh vực cho một vị Tăng hay Ni đã bị Giáo hội xử “Biệt Trú” là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Defend a layperson after having received dontations from him or her: To commit an Expression of Regret Offence—Bênh vực người thế tục sau khi nhận sự cúng dường của người ấy là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Defend oneself: Hộ Thân—Protection of the body.

Defer (v): Hoản lại—To put off to a later time— To delay—To postpone.

Defered reincarnation: Hậu báo (quả báo phải nhận chịu ở kiếp sau)—See Tam Báo.

Deferred result: Recompenses in subsequent lives, or result that is deffered for some time to come—Hậu báo là quả báo về lâu xa sau nầy mới gặt—See Hậu Báo and Tam Báo.

Deficient: Không đầy đủ.

Deficient in study: Nghiên cứu chưa đến nơi đến chốn.

Defile (v): Làm ô nhục—Nhiễm độc. Defile Bhikshus or Bhikshunis: Làm ô phạm (ô uế) Tăng Ni.

Defile the household: See Ô Gia. Defile (v) the pure conduct of someone: Làm ô nhục phẩm hạnh thanh tịnh của người khác. Defiling the Sangharama: Làm Hoen Ố Già Lam.

Defile something: Make something dirty—Làm cấu uế (dơ bẩn) cái gì.

Defiled: Upaklista (skt)—Ô nhiễm—Impure— Polluted—Soiled—Stained—Sở nhiễm—That which is soiled or stained.

Defiled attachment: See Nhiễm Trước.

Defiled Buddha-nature: Hữu cấu chân như.

Defiled conditions: Nhiễm Duyên—Điều kiện nhiễm trược.

Defiled giving: Nhiễm Thí—Thái độ bố thí có vụ lợi (không trong sạch).

Defiled grasping of phenomena: Thái độ chấp thủ hiện tượng sai lầm.

Defiled habituation: Contaminated by bad habits or customs—See Nhiễm Tập. Defiled ignorance: Nhiễm Ô Vô Minh—Vô minh bị uế nhiễm.

Defiled love: Nhiễm Ái—Tình yêu thương bị nhiễm trược.

Defiled mental state: Nhiễm Ô Tâm—Tâm bị nhiễm trược, không trong sạch.

Defiled mind: See Nhiễm Tâm. Defiled phenomena: Nhiễm Ô Pháp—Hiện tượng bị uế nhiễm.

Defiled practice: Nhiễm Hành—Sự hành trì đã bị uế nhiễm.

Defiled realm: The sphere of pollution—See

Nhiễm Giới.

Defiled state of concentration: Lokiya-samadhi (skt)—Nhiễm Định—Thế Gian Thiền—Trạng thái định không thanh khiết.

Defiled thusness: Hữu Cấu Chân Như—Chân như đã bị uế trược.

Defilements (n): Asrava (skt)—Mala (skt)— Samkilesa (p)—Samklesa (skt)—Cấu nhiễm (trần cấu, trần lao)—Dust—Illusion—Impurity— Mental impurity—Moral impurity—Basic defilements are greed, ill-will (anger) and ignorance (delusion). Whatever misleads or deludes the mind—Cấu ô (sự ô nhiễm hay ô trược). Những ô nhiễm căn bản là tham, sân và si—See Nhiễm Cấu.

Defilement of anger: Passion of anger—Sân phiền não.

Defilements by evil acts: Nghiệp Nhiễm— Karmic defilement.

Defilement of the human being condition:

Chúng sanh trược—See Ngũ Trược.

Defilement of ignorance: Avijjasava (p)— Avidyasrava (skt)—Vô minh lậu—Defilements of ignorance in mind—See Ngũ Trược. Defilements of ignorance in mind: Avijjasava (p)—Vô minh lậu—Sự uế nhiễm trong tâm khởi lên từ sự ngu si.

Defilement of the life-span: Kiếp trược—See Ngũ Trược.

Defilement of the passions: Phenomenal defilement—Phiền não độc—Material, or phenomenal defilement; the defilement of the passions—Tên goi chung của phiền não (cảnh trần nhơ bẩn nhập vào căn làm cho thân tâm nhơ bẩn mà gây nên phiền não—See Ngũ Trược.

Defilement of the physical as type of mental illusion: Cấu ô (trong tâm).

Defilement and purity: Impurity and purity— See Nhiễm Tịnh.

Defilement of views: Kiến độc—See Ngũ Trược.

Defilers: Cấu Nhiễm—Tam Độc. Defiling attachment: The taint of desire— Defiling attachment—See Ái Nhiễm.

Define correct terms, rectify oneself, and to rectify others: Nói cho đúng, sửa mình cho ngay thẳng rồi mới sửa người (Chính danh, chính kỷ, chính nhân).

Definition: Định nghĩa—Xác nhận.

Definitive mark: Ấn Của Chư Đại Bồ Tát.

Definitive meaning: Foremost meaning—

Ultimate meaning—Ý nghĩa cao tột.

Definite views: Drista (skt)—Các kiến giải.

Defrock (v): Bị tước áo nhà tu.

Defrocking (n): Sự bị tước áo nhà tu—To be formally expelled from a monastic community. When a monk or nun commits certain offenses, the religious community may take action to expel the individual. The community will often request that items such as monastic robe, certificates of ordination, or lineage charts be returned to the monastery, symbolizing that it has revoked membership privileges—Phạm tội và chính thức bị khai trừ khỏi giáo đoàn mà phải hoàn tục. Khi một vị Tăng hay Ni phạm một số tội, cộng đồng tôn giáo có thể có biện pháp để khai trừ cá nhân này. Cộng đồng Tăng già thường yêu cầu trả lại cho tự viện một số thứ như y áo, giấy chứng nhận thọ giới, hay sơ đồ dòng truyền thừa, tượng trưng cho việc rút lại những đặc quyền của hội viên— See Tứ Trọng Bát Trọng.

Defunct karma: Counteractive kamma— Upanidaka-kamma (p)—Ahosi (p)—See Nghiệp

Vô Hiệu Lực.

Defy (v): Coi rẻ—In defiance of someone.

Degenerate (v): Suy thoái—Suy tàn—To decay. Degenerate age: Dharma-Ending Age—Mạt Pháp—Degenerate Age of Dharma.

Degenerate Age of Dharma: The Dharma Ending Age—The Decadence of the Law—The period of the end of Dharma—See Mạt Pháp.

Degeneration (n): Sự suy tàn. Degradation offences: Parajika (skt)—Giới rơi rụng—Violation of the major precepts warranting expulsion from the community. There are four degradation offences for Bhiksus and eight for Bhiksunis, to be recited once every two weeks—

Đại Giới, phạm một trong đại giới sẽ bị trục xuất khỏi Giáo đoàn. Với Tỳ Kheo có bốn đại giới, nhưng với Tỳ Kheo Ni có tám đại giới đều phải tụng mỗi nửa tháng.

Degree of samadhi: Mức độ thiền định.

Deha (p): Pubba-videha (p)—Purvavideha (skt)— Eastern continent—Đông Thắng Thần Châu—

Phật Bà Đề—Phật Bà Tỳ Đề Ha. Deha (skt): Kaya, or tanu, or deha (skt)—Thân— Body—See Thân.

Dehabhogapratishthana (skt): The combination of the body, material, and abiding—See Tổ hợp

Thân, Vật chất, và Sở Trụ.

Deha-nikkhepana (p): Death (laying down the body)—Chết.

Dehanissita (p): Connected with or belonging to the body (a)—Thuộc về thân thể. Dehi (p): That which has a body—A creature—

Chúng sanh có thân thể.

Deism (n): Triết hữu thần tự nhiên luận (tin có thượng đế nhưng không tin có sự mặc khải). Deist (n): Người tin theo thuyết hữu thần tự nhiên

luận

Deities: See Thần Tiên.

Deities and Buddhas: Thần Phật.

Deities and immortals: Thần Tiên.

Deities and saints: Thần Thánh—Sacred. Deity of love: Kamadeva (skt)—Ái Thần—Deva of love—Thần tình yêu.

Deity yoga: Devata-yoga (skt)—See Linh Thể

Thiền.

Dejected: Kẻ bị hắt hủi.

Dejection (n): Grief—Sadness—Sự ưu bi sầu não. De-kho-na-nyi (tib): Bhutatathata or Tathata (skt)—Chen-ju (chi)—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng— Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên

Thành Thực Tính—Real—Reality—Suchness— According to reality—Natural purity—See Chân Như.

Delay (v): Đình hoãn—To postpone—To put off—To defer—To put off to a later time. Delegate: (n): Đại biểu—(v): Giao phó trách nhiệm cho ai.

Delegating authority: Trao quyền hành.

Deliberate (a): Thận trọng—Dụng tâm—To consider carefully.

Deliberate Doctrine: Tiệm giáo—Gradual

Doctrine.

Deliberate opinion: Ý kiến thận trọng.

Deliberation: Cetana (skt)—Tư (một khi đã có

“tưởng” là “Tư” hay sự suy nghĩ liền theo sau)— Once there is “conceptualization,” then

“deliberation” sets in.

Deliberation voice: Quyền biểu quyết.

Delicate (a): Yếu đuối.

Delicate body: Thân thể yếu đuối.

Delight (a): Khoái lạc—Hoan hỷ—Pleasure. Delight in abandonment of afflictions: Lạc

Đoạn—Cái vui khi đoạn trừ được phiền não. Delight of the assembly: Sự vui mừng của hội chúng.

Delight in Buddhadharma: Delight in Buddhatruth or the religion—Lạc pháp—Sự an lạc của Phật pháp.

Delight and despair: Thích thú và chán chường. Delight in the law: Pháp hỷ thực—Pháp lạc (vui học Phật pháp để thành tựu trí độ).

Delight of Meditation: Tâm thần khoan khoái vui thích của người nhập vào thiền định—Joy of the mystic trance—Delight of Meditation—See Thiền Duyệt.

Delighted: Priti (skt)—Vui mừng—Hỷ—Glad— Joy—Rejoice.

Delighted deva: Sadamatta (skt)—Hỷ Lạc Thiên. Delightful: Nanda (skt)—Pleased—Delightful— Joyful—Full of joy—Take delight in—Pleasure— Glad—See Hoan Hỷ.

Delirium: Mê sảng.

Deliver (v): Mukti—To emancipate—To free— To liberate—To rescue—To save—See Giai

Thoát.

Deliver (v) from a danger: Giải nạn.

Deliver a lecture: Thuyết giảng một bài pháp.

Deliver oral instruction: To initiate—To mention, to deliver oral instruction, or the gist of a subject as done in the Intuitional School—See Đề Xương.

Deliver (v) sermons (discourses): Thuyết pháp.

Deliverance (n): Mukti or Vimutti (p)—Moksha

(skt)—Mộc đề—Mộc xoa—Emancipation—

Liberation—See Giải Thoát.

Deliverance acquired by the ending of all hindrances: Chướng tận giải thoát—Salvation through the complete removal of the obstruction of illusion.

Deliverance from cruelty: Giải Thoát Đối Với Hại Tâm.

Deliverance from forms: Giải Thoát Đối Với

Sắc.

Deliverance from hindrances to wisdom: Huệ giải thoát.

Deliverance from ill-will: Giải Thoát Đối Với Sân Hận.

Deliverance from the karma of illusion: Giải thoát thực.

Deliverance of the mind: Ceto-vimutti (p)— Liberation of the mind—Deliverance of the mind achieved when the mind is being cleansed from lust—Giải thoát tâm đạt được nhờ thanh lọc tâm khỏi tham dục.

Deliverance of mind from passions:

Asavakkhayaana (p)—Lậu Tận Minh Deliverance from Personality: Giải Thoát Đối Với Tự Thân.

Deliverance from sense-desires: Giải Thoát Đối Với Dục Vọng.

Deliverance of the wisdom: Panna-vimutti (p)— Deliverance of wisdom achieved when the mind is being cleansed from ignorance—Giải thoát tuệ thành tựu khi tâm gột rửa khỏi vô minh.

Deliverance through wisdom: Prajna-paramita (skt)—Panna-vimutti (p)—Sự giải thoát bằng trí tuệ—Bát nhã ba la mật đa hay trí tuệ giúp chúng sanh giải thoát—See Tuệ Giải Thoát.

Delude (v): Màya (skt)—Ảo hoặc—To deceive. Delude other people: làm cho người khác mê hoặc.

Deluded (a): Bhranti (skt)—Mê hoặc—Ignorance.

Deluded attachment: See Vọng Chấp (2). Deluded beings: Mê sinh (tất cả những chúng sanh mê muội).

Deluded conceptualization: Vitathavitakka (p)—

False (erroneous) thinking—Erroneous thought— False notions—False ideas—False thoughts—The mental processes of living beings on greed, hatred and stupidity—Chấp giữ mọi phân biệt sai lầm— See Vong Tưởng.

Deluded and confused: Hư Vọng—Deluded

and confused—To charm—To entice—To enchant—To be deluded is to be totally deceived—Deceived in regard to reality—See Mê Hoặc.

Deluded consciousness: Kikutsuri (jap)—Devil’s cave—See Quỷ Quật Lý. Deluded dog: See Si Cẩu.

Deluded in fundamental principles: Delusive objective—Way or direction of illusion—Hoặc thú.

Deluded knowledge: Vọng Tri—Hiểu biết mê lầm.

Deluded mind: Tâm đảo—See Tâm Mê Mờ and Tam Điên Đao.

Deluded and misled: Deluding and false—Mê vọng.

Deluded monkey: See Si Hầu.

Deluded people: Kẻ lừa đảo.

Deluded person: Hoặc nhân (kẻ mê mờ).

Deluded realm: Mê Tân—The ford of delusion, i.e. mortality—Cảnh giới mê muội (ba cõi sáu đường).

Deluded in regard to the fundamental principle: Mê lý—Ignorant of reality—Bị mê muội trong nguyên lý hay mê muội về lý “không.” Deluded son: See Mê Tư. Deluded and sunk: Deluded and sunk in the passions—Mê một (chìm đắm trong dục vọng). Deluded thought: Vitathavitakka (p)—False or misleading thoughts—Transient thoughts—See Vọng Niệm.

Deluded and upset: Deluded and confused—Mê đảo.

Deluded or upside down mind: Tâm Điên Đảo— Mind following the external environments.

Deluded and wise people: Kẻ mê người trí. Deluding: Huyễn hoặc—Deceiving.

Deluge: Great flood—Đại hồng thủy. Delusion (n): Màya or Moha (skt)—False opinion or belief—Ảo tưởng—Phiền não—Illusion— Infatuation—Stupidity—See Si Mê. Delusion in the Akanistha heaven: See Hữu

Đảnh Hoặc.

Delusions that arise naturally among people: Errors that arise naturally among people—See Câu Sinh Khởi Mê Hoặc.

Delusions arising from birth: Errors that arise naturally among people (arising and born with one; spontaneous), in contrast with delusions arising from reasoning and teaching (Phân biệt khởi)—See Câu Sinh Khởi.

Delusions arising from reasoning and teaching: Parikalpa-samutthita (skt)—See Phân Biệt Khởi. Delusions arising from reasoning, teaching and teachers or friends: Phân Biệt Khởi Mê Hoặc— Mê hoặc khởi lên từ tư duy, giáo pháp hay thầy bạn.

Delusions arising from seeing things as they seem, not as they really are: Kiến hoặc ở tam giới khi thấy sự vật theo vẻ dáng chứ không như thật.

Delusions arising from the six senses:

Mulaklesa (skt)—See Căn Bản Phiền Não. Delusion of “dust and sand.”: See Trần Sa

Hoặc.

Delusions and enlightenment are not two (nonduality): See Mê Ngộ Bất Nhị. Delusion and enlightenment are aspects of the one reality: See Mê Ngộ Nhất Như.

Delusion and enlightenment are the same reality: Mê Ngộ Nhất Đồ—Mê và ngộ đồng một thực tính.

Delusions or errors that arise naturally among people: Câu Sinh Khởi Mê Hoặc—Mê hoặc khởi lên do huân tập từ vô thủy đến nay, sinh ra cùng với thân, tự nhiên mà có.

Delusions from external objects: Bì phiền não— Chướng ngại bởi ngoại cảnh.

Delusion of ignorance: See Vô Minh Hoặc. Delusions from internal views: Nhục phiền não—Chướng ngại gây nên bởi nội kiến.

Delusion of pride: Mạn hoặc. Delusion of ignorance: Deluded by ignorance— See Vô Minh Hoặc.

Delusions of the inquiring mind: Tụ hoặc (trong khi tu tập thấy những điều nghi hoặc).

Delusions of the learned and settled mind: Thông thái hoặc (nghi hoặc của những học giả thông thái).

Delusion of love: See Ái Trước Mê.

Delusions from mental ignorance: Tâm phiền não—Chướng ngại gây nên bởi tâm thần mê muội.

Delusions no longer arise: Therefore, nothing produced to cut off. This is the stage of an Arhat—Bất sinh đoạn.

Delusion of self: Ảo tưởng cái ta.

Delusion is the source of all afflictions: Ignorance or stupidity is the source of all afflictions—Si mê là nguồn gốc của tất cả mọi phiền não.

Delusion from the stain of evil destinies: Vô minh từ sự tạp nhiễm của các đường xấu ác.

Delusion and sunk in the passions: Mê Một— Mê muội và chìm đắm trong dục vọng.

Delusion of thought: See Tưởng Ảo. Delusion of views: Delusive views—See Kiến

Ảo.

Delusive (a): Unreal—Không thật.

Delusive bondage: Hoặc Trước—The bond of illusion or the delusive bondage of desire to its environment—Sự trói buộc của phiền não. Delusive concept: Bhranti (skt)—Mê hoặc— Vọng Pháp—Quan niệm mê muội—Going astray, eror—Ill-conduct.

Delusive objective: Deluded in fundamental principles—Way or direction of illusion—Hoặc thú.

Delusive phenomena: Deluded in regard to phenomena—Mê sự.

Delusive view: Darsana-marga-prahatavyanusaya (skt)—Delusions of views—See Kiến Hoặc.

Delver (v): To rescue—Cứu bạt.

Demand (v): Đòi.

Dembôin: Inka-shomèi (jap)—Seal of approval— Seal of Dharma transmission, an alternative expression for Inka-shomèi. The dembôin is an official certification from a Zen master that a disciple has attained the same enlightenment as the master and is qualified to function as a Zen master—See Ấn Chứng.

Demean (v): Hạ mình—To humble oneself—To condescend.

Demeanor (n): Cách cư xử hạ cấp.

Demeritorious karmic formation:

Apunnabhisankharo (p)—Phi phước hành. Demitting the good merits: Demitting the good produced by the above eight methods., to others, universally, past, present and future—See Hồi Hướng Công Đức.

Demitting the good to all others: Hồi Hướng— Dedication.

Democracy (n): Sự dân chủ.

Democratically: Một cách dân chủ.

Demolish (v): Phá—To destroy.

Demon (n): Disembodied spirit—Devil—Evil being—Hallucinations—Mara—Obstacles to cultivation—Any attachment or obsession— Anything that obstructs wisdom—See Ma. Demons’ actions: See Ma Nghiệp.

Demon of afflictions: See Phiền Não Ma. Demons of aggregate: Ma ngũ uẩn—The demons of the mind-body clusters (form, sensation, perception, condition, consciousness)— Ngũ uẩn ma sanh các chấp thủ (sắc, thọ, tưởng, hành và thức).

Demon that carries off the soul: See Đoạt Hồn Quỷ.

Demon that carries off the vital breath of the dying: Đoạt Tinh Quỷ—Loại quỷ đi thu tinh linh của người sắp chết.

Demon-city: Gandharva city—Mirage city—Quỷ thành—Tên khác của thành Càn Thát Bà (lầu do hơi nước biến thành).

Demon of the clusters of mental and material elements: Ngũ uẩn ma. Demon of concentration: Ma tam muội. Demon of death: Mara-papiyas (skt)—Shima (jap)—Deadly demons—Tử Ma.

Demon deity: Ác thần.

Demon of desire: Ái quỷ.

Demon of drunkenness: Ma Men—Ma chướng lúc say rượu.

Demon-followers: Quỷ chúng—The eight groups of demon-followers of the four maharajas—Tám bộ quỷ chúng—See Thiên Long Bát Bộ.

Demon of heaven: Thiên ma—Wish to be in the realm of desire and thus blocks transmundane goodness.

Demons of higher order: Asuras (skt)—A-tu-la.

Demon king: Devaputta (p)—Ma Vương.

Demons of Lust and Attachment: Ái Ma.

Demon of mind: Tâm ma. Demons of monstrous form: Kumbhanda (skt)—

Cát bàn trà, kiết bàn trà.

Demon of the nerves: See Truy Dịch Quỷ. Demon of phenomenon of enlightenment: Bồ

Đề pháp trí ma.

Demons-raised-from-the-death: Quỷ tử thi (quỷ nhập tràng).

Demon of roots of goodness: Thiện căn ma.

Demons of sexual lust: Ma ái dục.

Demon shaped like men: Manusa-krtya (skt)—

Loài quỷ có hình dáng giống như người (Nhân cát giá).

Demon of spiritual teachers: Thiện tri thức ma.

Demon Transforming: Ma Thọ Hóa—Demon Transforming Sutra—Kinh Ma Thọ Hóa.

Demon views: Heterodox teaching—Quỷ kiến (tà kiến hay cái thấy biết của loài quỷ, ví với tà giáo).

Demoniac (al): Thuộc về ma quỷ.

Demoniacism (n): Tình trạng bị ma quỷ ám. Demonianism (n): Demoniacism—Tình trạng bị ma quỷ ám.

Demonic actions: Ma sự—Việc ma—Maradeeds, especially in hindering Buddha-truth— Việc làm của ác ma, gây chướng ngại cho đạo

Phật.

Demonic afflictions: See Phiền Não Ma. Demonic obstacles: Demonic obstructions—

Mara-hindrances—Những trở ngại tai hại.

Demonic obstructions: Ma chướng—Harmful obstructions—Demonic obstacles—Marahindrances—Những trở ngại tai hại.

Demonic possession: Bị quỷ ám. Demonic testing conditions: See Chướng Duyên Ma Khảo.

Demonism (n): Sùng bái ma quỷ—Demonlatry.

Demonist (n): Người thờ ma quỷ.

Demonize (v): Làm cho biến thành ma quỷ.

Demonocracy (n): Quyền cai trị của ma quỷ.

Demonolater (n): Kẻ thờ phượng ma quỷ— Externalists, especially followers of Catholicism, believe that those who don’t worship God are demonolaters—Ngoại đạo, nhất là Ky Tô giáo, cho rằng những ai không thờ phượng Thiên Chúa đều là những kẻ thờ phượng ma quỷ.

Demonolatry (n): Sự thờ phương ma quỷ.

Demonology (n): Tín ngưỡng ma quỷ. Demonstrability: Tính khả chứng—Có thể luận chứng.

Demonstrate the enlightened knowledge and vision: Thị giác tri kiến.

Demonstrate enternal detachment from extreme views: Hiển bày lìa hẳn kiến chấp nhị biên.

Demonstrate and explain all expressions: Diễn nói tất cả cú biện.

Demonstrate and speaking all explanation of all principles: Diễn nói tất cả pháp biện.

Demonstrating the enlightened knowledge and vision: Thị giác tri kiến Phật.

Demonstrative (a): Luận chứng.

Demoralization (a): Đạo đức đồi bại.

Demythologization (n): Sự đả phá thần thoại.

Den’e (jap): “Handing on the robe”— Transmission of the robe and bowl—To hand down the robe (mantle or garments) and alms bowl—See Truyền Y Bát.

Dengyô-Daishi (767-822): Truyền Giáo Đại Sư— Japanese Buddhist scholar who returned from a visit to China, and brought back the Tendai school of thought in 804 A.D.—Một nhà sư Nhật Bản đã thăm viếng Trung Hoa và trở về Nhật năm 804 với giáo thuyết Thiên Thai. Sau đó ngài sáng lập tông Thiên Thai Nhật Bản.

Den Hôbôki (jap): See Annals of the

Transmission of the Dharma Treasure. Den’i (jap): “Handing on the robe”—See Truyền Y Bát.

Denial (n): Sự từ chối.

Denial of appearance: To reject of form characteristics (deny the existence of appearance)—See Bác Tướng.

Denial of the doctrine of reincarnation: Nihilism—Annihilation—See Đoạn Kiến. Denial of the karma consequences: Chối bỏ luật nhơn quả nghiệp báo—Denial of the karma consequences of ill deeds, acting or teaching others accordingly, and unceasing evil life—Chối bỏ luật nhơn quả nghiệp báo, thương xuyên gây nghiệp bất thiện mà còn dạy người gây ác nghiệp, luôn sống đời xấu xa.

Denigrate (v): Disparage—Blaspheme—

Profane—Phỉ báng.

Denkô-roku (jap): Records of the Transmission of the Lamp—See Truyền Đăng Lục. Denne (jap): “Handing on the robe”—See Truyền Y Bát.

Denomination (n): Danh xưng—Tông phái—

Mệnh danh.

Denote (v): Biểu thị.

Denounce (v): Tố cáo.

Denounce someone: Tố khổ—Criticize someone strongly—Chỉ trích nặng nề hay kết tội ai.

Dense forest of the ten pernicious views: Thập Chủng Ác Kiến Trù Lâm—Khu rừng rậm của mười ác kiến.

Denshin-hôyô (jap): Ch’uan-hsin Fa-yao—The Principles of the Transmissionof Mind—Treatise on the essential transmission of mental dharma, name of a work of commentary—Truyền Tâm

Pháp Yếu, tên của một bộ luận.

Denshô (jap): A medium sized temple bell that hangs from the eaves of the Buddha hall

(Butsuden). The denshô is used to call the monks to services in the hall. It is similar in design to the ogane or large monastic bell, although significantly smaller in size. It is rung by striking the side of the bell with a hand mallet or a small swinging mallet (shumolu)—Một loại chuông cở trung, treo ngay nơi mái hiên của Phật điện. “Denshô” được dùng để triệu tập Tăng chúng vào Phật đường. Loại chuông này cũng giống kiểu như đại hồng chung mặc dầu kích thước nhỏ hơn đang kể. Nó được đánh lên bằng cách dùng một cái chày treo bên cạnh chuông để đánh vào bên hông.

Dentô-roku (jap): Ching-te ch’uan-teng-lu— Records of the Transmission of the Lamp—See Truyền Đăng Lục.

Deny (v) the doctrine of Cause and Effect: See Ác Thủ Không.

Deny the resolution that has been accomplished by the Sanghakarman

Procedure: To commit an Expression of Regret Offence—Phủ nhận giải pháp đã được thành tựu trong phép Yết Ma là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Deny something to someone: Refuse to give permission to someone—Prevent someone from doing something—Từ chối hay cản ai làm việc gì.

Deny (v) the truth: Phá chánh.

Deny (v) the truth and support the evil: Phá chánh hiển tà.

Deny (v) the evil and support the truth: Phá tà hiển chánh.

Denying the reality of form, but failing to define reality: Bất Chân Tông (Phá tướng).

Denzuin (jap): Phật Thông Viện (Nhật Bản).

Depart (v): Set out—Start a journey—Khởi hành.

Depart from causation in order to pursue Nirvana: To search for reality through destroying manifestations—Hoại Thế Tướng Cầu Thực Tướng—See Ly Sinh Diệt Cầu Tịch Diệt.

Depart the condition: Xuất tâm.

Depart from pride: Dứt bỏ cống cao ngã mạn.

Departed spirit: Ma—Demon.

Departure (n): Sự khởi hành.

Depend (v) on others: Ỷ lại vào người khác.

Depend on someone: Lệ thuộc vào ai.

Depend upon : Adhisthana (skt)—See Gia Trì.

Dependence: Duyên Tính—Sự phụ thuộc. Dependency (n): Sự lệ thuộc—Tính ỷ lại—Tùy thuộc.

Dependent Arising: Duyên Khởi—The Buddha taught: “The one who sees Dependent Arising sees Dharma.”—Đức Phật dạy: “Ai thấy được lý Duyên Khởi là thấy được Pháp.”

Dependent on something: See Năng Y.

Dependent on another that which arises:

Paratantra (skt)—See Y Tha Khởi Tính. Dependent arising: Pratiyasamutpada (skt)— Paticcasamuppada (p)—See Duyên Sinh. Dependent on cause: Hypostatic cause—See Nhân Duyên Y.

Dependent co-arising: Paticca-samuppadasamyutta(p)—Pratiya-samutpada-samyutta (skt)—Tương Ưng Nhân Duyên.

Dependent condition: See Y Báo.

Dependent on constructive elements: Ỷ Tha Tự

Tánh—A thing without a nature of its own— Không có tự tánh của chính mình—See Vạn Hữu Tam Tự Tánh.

Dependent mind: See Ỷ Tha Tâm.

Dependent nature: Paratantra (skt)—Paratantrasvabhava (skt)—Characteristics of other dependence—Nature of dependent arising—Not having an independent nature—Not a nature of its own, but constituted of elements—Không có tánh độc lập, chỉ nương nhau mà thành—See Y Tha Khởi Tính.

Dependent Origination: Pratitya-samutpada (skt)—Ten-drel (tib)—See Lý Nhân Duyên.

Dependent and perfect: See Ỷ Viên. Depending on other things to arise: Duyên

Khởi Tính—Sự tùy thuộc vào cái khác mà sinh ra. Depersonalization (n): Phi nhân cách hóa—Sự mất nhân cách.

Depict something: Show something by pictures or words—Minh họa (miêu tả) bằng hình hay lời. Depiction (n): Sự miêu tả.

Deplorable (a): Bi thảm—Tragical—Drama— Mournful.

Deport (v): Lưu đày ai.

Deportation (n): Sự lưu đày.

Deposit: Sở Y—Chỗ trụ.

Deposit of faith: Kho tàng đức tin—Treasure of faith.

Depository of rules of morality: Sima-bandha (skt)—Kekkai(jap)—Bounded area—Kết giới— See Bound by the commandments.

Deprave (v): Làm cho hư hỏng.

Depraved customs: Đồi phong bại tục.

Depraved and selfish desires: Tà dục. Depravity (n): Sự bại hoại—Sự bất tịnh—Phiền não—Impurity—Passion.

Depression (n): Sự chán nãn—Phiền muộn. Deprivation (n): Sự cách chức một vị chức sắc trong hàng giáo phẩm.

Deprive (v): Cách chức một vị chức sắc trong hàng giáo phẩm.

Depth and dimension: Sâu và rộng.

Depung (Tib): The “Mound of Rice” monastery, or college of Lamas outside Lhasa, at one time containing eight to ten thousand students. It was founded in 1414—Tu Viện Gò Lúa, hay đại học dành cho các lạt ma nằm bên ngoài thủ đô La Sa của Tây Tạng, có lúc chứa từ tám đến mười ngàn sinh viên. Tu viện này được thành lập năm 1414. Deputy in a monastery: Phó Liêu—Vị phó trụ trì trong tự viện.

Deranged (a): Mad—Wild—Cuồng.

Derivative afflictions: Upaklesha (skt)—Tùy phiền não.

Derivative nature: Seed nature—Germ nature— Inherited nature—Chủng tính.

Derive (v): Đạt được.

Der-sheg-nyingpo (tib): Sugata-garbha (skt)— Thiện Thệ Tạng—Treasury of the Blessed One.

Desa (p): Region (country): Vùng hay xứ—Space:

Phương.

Desacralization (n): Sự phi thần thánh hóa.

Desaka (p): One who expounds (preacher)—

Người thuyết giảng.

Desana (skt): Discourse—Teaching dharma—Bài thuyết giảng—Giảng Pháp—See Ngôn Thuyết Pháp Tướng.

Desanapatha (skt): Languages and writings—See Desanarutapathabhivesatam.

Desanarutapathabhivesatam (skt): Not clinging to letter—See Mạc Chấp Trước Văn Tự.

Desana-vilasa (p): Beauty of instruction—Cái hay cái đẹp của lời thuyết giảng.

Desaniya (skt): Pratidesaniya (skt)—Catrapratidesaniya (p)—Ba La Đề Xá Ni—Hướng Bỉ Hối Tội—Bát Lặt Để Ba La Đề—Ba La Xá Ni— Đề Xá Ni—Buddhist confession of offences—A section of the Vianyana concerning public confession of sins—Một phần trong Luật Tạng nói về tội phải sám hối trước chúng.

Descend (v): To come down or go down from heaven—Giáng Lâm—Giáng trần (xuống trần gian)—To draw near from above, condescend,

e.g. the Buddha, the spirits, etc.

Descend from above: See Giáng Lâm.

Descend to earth: Giáng—Descend from above. Descend to earth from above: Giáng thế— Descend from above.

Descend into hades: Sa vào hỏa ngục.

Descend from the hall: Hạ đường sau khi thuyết giảng Phật pháp (after preaching the Buddhadharma).

Descend from heaven: Giáng hạ.

Descent into all the six states of existence for their salvation: Ân đi vào cõi lục đạo Ta Bà mà cứu độ chúng sanh.

Descend from the Tushita heaven into the mother’s womb: All Buddhas descend spiritually from the heaven of contentment into the mother’s womb—Chư Phật từ cung trời Đâu Suất giáng trần vào thai mẹ.

Descend from the Tushita Heaven Palace:

Xuống từ cung trời Đâu Suất—See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Descend into the womb: Nhập thai.

Descend into the other’s womb unknowing, stays there unknowing, and leaves it unknowing: Có loại không biết mình nhập, trú và xuất bụng người mẹ—See Tứ Chủng Nhập Thai.

Descend into the world: Giáng trần.

Descendants of the moon: Candravamsa (skt)— Nguyệt Chủng—Descendants of the moon, the lunar race of kings or the second great line of Kshatriya or royal dynasties in India—Dòng dõi mặt trăng, một dòng họ thuộc giai cấp Sát Đế Lợi ở Ấn Độ.

Descendants of the Sun: Surya-Vamsa (skt)— Nhật Chủng—According to the legendary, Sakyamuni’s first ancestors having been produced by the sun from “two stalks of sugar-cane.”— Tương truyền tổ tiên của dòng họ Thích Ca được sanh ra bởi mặt trời từ trong cây mía hai nhánh— See Ngũ Phật Tánh.

Descent (n): Sự đi xuống.

Descent of a deity into the human world: Sự giáng thế của một thiên chúng.

Describe an elephant from feeling rather than seeing it: See Quán Tượng. Description of individuals: Thuyết Nhân Duyên. Desecrate (v): Phá mất sự thánh thiện (như sát sanh hại vật).

Desecration (n): Sự phá mất sự thánh thiện (như sát sanh hại vật).

Desert (v): Parityajati (skt)—To give up—To renounce—To abandon—To forsake—To drop— To quit—To reject—To disregard—To leave—Từ

Bỏ.

Desert place: Đồng không mông quạnh.

Desert (v) one’s home: Bỏ nhà.

Deseti (p): To point out—To preach—Thuyết giảng.

Deshan Xuanjian: Tokusan Senkan (jap)—Têshan-Hsuan-chien—See Đức Sơn Tuyên Giám

Thiền Sư.

Deshan Yuanming: Tê-shan Yuan-ming—See

Đức Sơn Duyên Minh Thiền Sư.

De-shi (jap): A disciple or follower of the Buddha; a student who receives instruction from a Buddhist teacher—See Phật Tử.

De-shin-shek-pay-nying-po (tib):

  1. Tathagatagarbha (skt): Deshin-shekpai- nyingpo (tib)—Tathagata Store—Như Lai

Tạng.

  1. Buddha-nature: Phật Tánh—See De-kho-nanyi.

Designate (v): Vyapadisati (skt)—Định danh—To call a name—To give a name or title. Desirable karmic retribution: Khả Ái Dị Thục Quả—Quả nghiệp tốt (đáng mong cầu). Desirable results: Khả Ái Dị Thục—Quả tốt lành.

Desire (n): Kama-raga (p)—Trishna (skt)—Tanha (p)—Tham vọng—Ham muốn—Affection— Craving—Love—Lust.

Desire, anger and ignorance: Raga-dvesa-moha (skt)—Tham Nộ Si (tham dục, phẫn nộ và si mê)—See Nhiễm Khuể Si.

Desire awakened on seeing a beautiful form:

Hình mạo dục.

Desire awakened by touch: See Xúc Dục. Desire that cannot be destroyed by any demons or false teachers or their cohorts: Sự mong muốn mà chúng ma ngoại đạo và quyến thuộc không phá hoại được.

Desire causing desire: Practice or habit as cause—Tập nhân—Đồng loại nhân. Desires connected to the six gunas: Trần dục—

Dục vọng liên hệ tới lục trần.

Desire for continuous existence: Bhavasava(p)—Bhavasrava (skt)—The love of existence in one of the conditioned realms—Sự ham muốn hiện hữu trong một trong những cảnh giới hữu lậu—See Hữu Lậu.

Desire and coveting: Dục Tham—Coveting as the result of passion, or coveting as the result of passion—Dục vọng và ham muốn. Ham muốn là kết quả của dục vọng.

Desire in the desire realm: Dục ái trụ—Dục ái trụ địa—Tư hoặc trong dục giới, mà tham ái là nặng nhất.

Desire and dislike: Ái Hận—Love and hate—

Luyến ái và thù hận.

Desire as eager as that of a hungry ghost: See Ngạ Quỷ Ái.

Desire for existence: Hữu Ái—Lòng mong muốn hiện hữu.

Desire for existing: Hữu Ái—Lòng mong muốn hiện hữu.

Desire for experience: Thọ Dụng Dục—Thèm muốn kinh nghiệm.

Desire for food: Thực Dục—Lust for food, one of the four cravings—Ham muốn ăn uống, một trong bốn thứ ham muốn.

Desire for form: Rupa-raga (p)—Lust for form— Attachment to the world of forms—Greed for the fine-material—Love in the realm of form— Craving for the world of form—Sắc ái kết hay tham sắc, mong muốn đạt đến sắc giới.

Desires in the form-realm: Sắc ái trụ—Tư hoặc hay Ái dục trong sắc giới (dục vọng và luyến ái trong cõi sắc giới).

Desire in the formless realm: Hữu ái trụ—Hữu ái trụ địa—The desire in the world without form of holding on to the illusion of contemplation—Tư

hoặc hay Ái dục trong vô sắc giới—See Vô Sắc Tham.

Desire for formlessness: Arupa-raga (p)—Lust for formlessness—See Vô Sắc Ái Kết.

Desire for fragrance: Hương dục—The lust of the nasal organ—Sự ham muốn mùi thơm. Desire and hate: Love and hate—Ái nhuễ. Desire Heavens: Heavens of Desires. There are several in this realm—Dục Giới Thiên.

Desire for immaterial existence: Aruparaga (skt)—Vô Sắc Tham—Craving for birth in the formless heaven—Attachment to the formless meditative worlds.

Desire is like water carrying things along: Tham Thủy—Tham dục ví như dòng nước chuyên chở hết thảy những điều ác.

Desire to live: Muốn sống.

Desire for long life: Ham muốn bất tử trường sanh—Bất Tử Giác—See Bát Ác Giác. Desire for and love of things of life: Kamaraga (skt)—Tham Dục—Greed and desire.

Desire as mother: See Tham Ái Mẫu. Desire-nature: Desire-nature or lusts—See Tánh

Dục.

Desire for non-existence: Desire for nonexisting—Vô Hữu Ái—Lòng mong muốn không hiện hữu.

Desire for pleasures: Dục Ái—Desire for the pleasant—Lạc dục.

Desire for prosperity and worldliness: Tham vọng thành công trần tục.

Desire realm: Cõi dục (cõi của tham dục)—See Dục Giới.

Desire realm with five destinies: Cõi dục với năm đường luân hồi—See Ngũ Thú.

Desire for renunciation and enlightenment:

Mong cầu xuất gia giác ngộ.

Desire to satisfy the senses: Tham vọng thỏa mãn cảm giác.

Desire on seeing a beautiful form: Hình mạo dục.

Desire for sensual gratification: Ham muốn thỏa mãn dục vọng.

Desire for sex: Dâm dục—Lustful—Debauched. Desire for sleep: Thụy Miên Dục—The lust for sleep, physical and spiritual—Sự ham muốn ngủ nghỉ.

Desire something strongly:Crave (v) for something—Ask for something earnestly—Tha thiết đòi hỏi điều gì.

Desire of all three realms: Tam Giới Dục— Lòng ham muốn ba cõi.

Desires (passions) of the unconverted: Phàm tình.

Desire what ones have created: Beings who desire what they have created—Những loại hữu có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra— See Hóa Lạc Thiên.

Desire what presents itself: Paccuppatthitakama (p)—Dục an trú hữu tình—There are beings who desire what presents itself to them, and are in the grip of that desire, such as human beings, some devas, and some in state of woe—Có những loại hữu tình do dục an trú. Đối với các dục họ chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài người, một số chư Thiên, và một số tái sanh trong các đọa xứ.

Desire or the taint of sensuality: Dục Lậu

Hoặc—Tất cả phiền não trong dục giới, ngoại trừ vô minh.

Desire what have created: Nimmita-kama (p)— There are beings who desire what they have created, such as the devas who rejoice in the own creation (nimmanarati)—Hữu tình có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra, như chư Hóa Lạc Thiên.

Desire world: Kama-dhatu (p)—Human world— Passion world—See Dục Giới.

Desireless: Apranihita (skt)—Vô Dục—Không khao khát hay ham muốn.

Desirelessness: Apranihita (skt)—Wishlessness, one of the three emancipations—Vô nguyện hay vô cầu, một trong ba loại giải thoát—See Tam Giải Thoát.

Desiring heart: Dục tâm—Desiring mind—A mind full of desires—A mind dominated by desires.

Desirous mind: A covetous, lustful, or passionate mind—Dục tâm.

Desirous of odors: Gandhalubdha (skt)—Thích mùi thơm.

Desolate (a): Điêu tàn—Ruined.

Desolation (n): Sự đau khổ—Sự thê lương—Cô liêu tịch mịch.

Despair: Thất vọng—Tuyệt vọng. Desperate (a): Terrible (keen): Gay go—

Despair: Áo não.

Despicable (a): Đáng khinh—Contemptible— Deserving to be despised.

Despite: Cho dù.

Despite the tender care and attention: Dù với sự chăm sóc chu đáo và cẩn trọng.

Despite (v): Khi dễ.

Despite someone: Khi dễ ai.

Dessa (p): Disagreeable (a)—Không đồng ý.

Destination: Đích hay điểm đến.

Destined: Nhắm mục đích.

Destiny (n): Fate—Life—Bản mệnh—Phận—Số mệnh.

Destiny of the animal: Bàng Sanh—Súc sanh thú.

Destiny of human rebirth: Thân phận sanh làm người.

Destiny of the hungry ghosts: Ngạ quỷ đạo.

Destiny of yaksas: See Quỷ Đạo.

Destitute (a): Thiếu thốn, nghèo túng. Destroy (v): Phá hoại hay phá vỡ—Diệt trừ— Diệt—Nirodha.

Destroy all things to be destroyed: Đoạn trừ những gì cần đoạn trừ.

Destroy Buddha statues: Hủy hoại hình tượng Phật.

Destroy the Buddha’s stupa is equal to the sin of shedding the blood of a Buddha: Phá tháp

Phật là đồng tội với làm thân Phật chảy máu.

Destroy completely: Diệt tuyệt.

Destroy darkness and attain light: Phá si ám, được sáng suốt.

Destroy the darkness of delusion of the world by the light of great knowledge: Thường dùng ánh sáng đại trí dẹp tan bóng tối si mê của thế gian.

Destroy darkness and fulfill the vow: See Phá Ám Mãn Nguyện.

Destroy fetters: Remove fetters—Đoạn trừ kiết sử.

Destroy the harmony of the Buddhist Order:

Gây bất hòa trong Tăng chúng.

Destroy the harmony of the community of monks: Sanghabheda (skt)—To cause schism or to disrupt the harmony of the community of monks—Phá hòa hợp Tăng.

Destroy all ignorance and delusions to attain Perfect enlightenment (Fruition of holiness): Cứu Cánh Tức Phật—Phá trừ tất cả vô minh và phiền não để đạt tới toàn giác—See Lục Tức Phật.

Destroy a monk’s contemplation: To break or disrupt a monk’s meditation—See Phá Pháp Luân Tăng.

Destroy a monk’s preaching: Sanghabheda

(skt)—Phá Tăng—See Phá Yết Ma Tăng. Destroy the religion: To destroy the truth, e.g. by evil conduct—See Hoại Đạo.

Destroy one’s seed of Buddhahood: Tiêu diệt chủng tử Phật nơi chính mình—Diệt bỏ hạt giống vô lậu và Phật tính (vĩnh viễn không thể thành Phật)—See Xiển Đề.

Destroy (break through) someone’s concentration: Phá vỡ định lực của ai. Destroy something: Break through something—

Phá vỡ cái gì.

Destroyed: Bị hủy diệt.

Destroyed by worms produced within, not

from outside force: Sư tử trùng thực sư tử nhục— See Sư Tử Thân Trung Trùng.

Destroyers: Mara—Ma—Demon.

Destroyer of good: Name of a mara—Phá Thiện Ma.

Destroyer-wind: Bạo phong—Gió dữ.

Destroying wind: See Tử Phong.

Destructible: Khả Hoại—Có thể phá tan được.

Destruction (n): Uccheda (p & skt)—1)

Extirpation, annihilation: Sự diệt tắt, sự tiêu diệt, sự triệt tiêu; 2) The principal cause of the destruction of wholesome karma is anger and hatred: Nguyên nhân chính của sự tận diệt thiện nghiệp là sân hận.

Destruction of anger: Dosa-kkhaya(p)—Diệt sân nhuế.

Destruction of the cankers: Sự đoạn tận các lậu hoặc.

Destruction of the chance of being reborn:

Nhân sinh đoạn diệt—Diệt tận nhân duyên của sự tái sinh.

Destruction of the corruptions in meditation: Tu Tập Thiền Định Đưa Đến Sự Diệt Tận Các Lậu Hoặc.

Destruction of the corruptions, to be realised by wisdom: Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi tuệ.

Destruction of craving: Diệt ái dục. Destruction of hate: Extinction of hatred—Sự đoạn tận hết hận thù.

Destruction of infatuation: Vọng Tưởng Diệt—

Sự đoạn tận các si mê vọng tưởng.

Destruction of life: Hủy diệt sự sống.

Destruction of lust: Sự đoạn tận các ham muốn. Destruction of pain or affliction: Sự đoạn tận khổ đau phiền não.

Destruction period: Samvarta (skt)—Hoại kiếp—Destructive kalpas.

Destruction of suffering: Khổ Diệt—Sự đoạn tận khổ đau—Destruction of pain. Destruction of wholesome karma: See Tiêu

Hủy Thiện Nghiệp.

Destructive karma: Upacchedaka-kamma (p)—

Đoạn nghiệp—See Nghiệp Tiêu Diệt.

Detach from craving and ill-will: Expound the truth without inhibition in all they say—Rời dục nhiễm sân hại mà dùng tất cả ngữ nghiệp thuyết pháp vô ngại.

Detach from all views: Yet liberating all sentient beings bound by views—Xa rời những kiến chấp mà độ thoát tất cả chúng sanh bị kiến chấp ràng buộc.

Detached (a): Ly tham.

Detached from something: Aloof from something—Viễn ly (không luyến ái) điều gì. Detachment (n): Pavivekavudham (p)—Sự buông bỏ—Vô Trước—Xả ly—Abandonment—To desert—To drop—To foresake.

Detachment from pleasure: Lìa bỏ dục lạc. Detachment from worldly pleasures: Buông bỏ lạc thú.

Detailed (a): Cặn kẻ.

Detailed explanations: Quảng Giải—Sự giải thích tường tận (chi tiết).

Detailed knowledge: Viveka (skt)—See Hậu

Đắc Trí.

Detailed or specific knowledge: Wisdom succeeding upon or arising from fundamental knowledge—Hậu đắc trí (khởi lên từ căn bản trí). Detailed Study of the Fundamental Principles of the Five Houses: Goke Shanshô Yôro Mon (jap)—A Zen text in five sections composed by Tôrei Enji (1721-1792). Using anecdotes, portions of sermons, and other quotations from classical Zen literature, each section presents the distinctive teachings of one of the Five Schools of Chinese Zen. Two essays by Tôrei, the “Rôhatsu jishu” (Instructions for Rôhatsu) and the “Kankin bô” (Sutra chanting announcement board) are attached as appendices. The work was completed in 1788 and first published in 1827—Sự Nghiên Cứu Chi Tiết Về Nguyên Lý Căn Bản Của Ngũ Gia, một văn bản Thiền có năm phần được biên soạn bởi Thiền sư Đông Lãnh Viên Từ. Dùng những giai thoại, những phần của các bài thuyết giảng, và những trích đoạn trong văn học Thiền cổ điển, mỗi phần tiêu biểu giáo thuyết riêng biệt của Ngũ Gia Trung Hoa. Hai bài luận được viết bởi Thiền sư Đông Lãnh Viên Từ, “Lời Giáo Huấn cho Tuần Lễ Quán Niệm” và “Mộc Ngư Thông Báo Niệm Kinh” được đưa vào phần phụ lục. Văn bản được hoàn tất vào năm 1788 và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1827.

Detailed teaching: Full teaching—See Quảng

Giáo.

Detain (v): Giam hãm—To imprison—To confine.

Determine to cultivate the dharma: Quyết chí tu hành.

Deteriorate (v): Thương tổn—Hư hoại.

Deterioration: Sự biến chất—Sự suy đồi—Sự thoái hóa.

Deterioration of view: Kiến độc.

Determination (n): Adhisthana (skt)—

Resolution—Quyết định—Quyết tâm—Thắng

Giải.

Determination for enlightenment: Phát Bồ Đề tâm—Buddhas from their initial aspiration to their attainment of Buddhahood, never lose the determination for perfect enlightenment—Chư

Phật từ lúc phát sơ tâm nhẫn đến lúc thành Phật trọn không thối thất tâm Bồ Đề—See Phát Tâm Bồ Đề.

Determination of length of life: Thọ mệnh kiến—Holding to the idea of fate or determination of length of life.

Determination of previous karma: See Nghiệp

Thọ.

Determination of seeking Buddhahood: Tâm cầu Phật quả.

Determination of seeking omniscience: Having made the profound determination to seek omniscience—Phát thâm tâm cầu nhứt thiết trí. Determination toward all-knowledge: Phát tâm xu hướng nhứt thiết trí.

Determined: Quyết định—Decided to do something.

Determined period of life: Định Mệnh—Fate.

Determining: Votthapana (p)—Quyết Định.

Determining cause: Nguyên nhân quyết định. Determining consciousness: Votthapana-citta (p)—Quyết Định Thức.

Determinism: Phán quyết—Quyết định luận— See Thiên Định.

Detest (v): Chán ghét.

Detest and want to leave the defilement of the Samsara: See Yếm Ly Uế Độ.

Detoxicate: Giải độc—Be Antidotal.

Detrimental (a): Hại—Harmful—Hurtful.

Deva (skt): Devata (p)—Thiên—Cõi Trời— Gods—Celestial—Heavenly being—Angels in heaven—Divine—Deity—Celestial being—Evil demons (rarely applied to)—See Đề Bà. Deva-abiding: Dibbo-viharo (p)—Thiên trú.

Deva “achieving”: Công đức thiện nữ—Deva of

“merit” who causes people to acquire wealth—

Làm cho người được của cải châu báu.

Deva whose amusement causes forgetfulness: See Hý Vong Thiên.

Deva-arya (skt): Thánh Thiên—Name of an Indian monk—Tên của một vị Tăng Ấn Độ. Devabhavana (p): An abode of a deity—Thiên trụ (nơi ở của chư Thiên).

Devabodhisattva (skt): The one-eyed deva (Aryadeva or Kanadeva)—See Đề Bà Bồ Tát.

Deva born simultaneously with the individual: Đồng sanh thiên.

Devas of the Brahma group: Beings who always dwell in the joy of meditation—There are beings who, having continually produced happiness now dwell in happiness, such as the devas of the Brahma group—Hữu tình luôn tạo ra thiền định lạc hay sống trong sự an lạc, như các vị Phạm Thiên.

Deva-Cakkhu (p): God eye—Thiên nhãn—

Celestial eye.

Deva crown: Thiên quan—Surpassing human thought—Vượt ngoài tầm hiểu biết của con người. Deva “dark”: Hắc ám nữ—Who causes people to spend and waste—Khiến người hao tài tốn của và phung phí châu báu.

Devadarsita (skt): Devadista (skt)—Deva-arm city—See Thiên Tý Thành. Devadatta (skt): Devadatta, son of Dronodana raja, and cousin of Sakyamuni Buddha—Đề Bà Đạt Đa, con trai của Hộc Phạn Vương, anh em họ với Phật Thích Ca—See Đề Bà Đạt Đa. Devadatta’s five obnoxious rules: Đề Bà Ngũ

Tà Pháp—Five obnoxious rules of Devadatta— See Đề Bà Ngũ Pháp.

Devadatta and his plotted assassination of the Buddha: Đề Bà Đạt Đa, người em họ của Đức Phật, đã âm mưu ám sát Ngài bằng cách lăn đá xuống đồi khi Ngài đi ngang qua khu núi.

Devadatta tried to destroy the Sangha: Rajargrha, where Dvadatta tried to destroy the Sangha, but later the Sangha was purified again by the Buddha—Tại thành Vương Xá, nơi Đề Bà Đạt Đa phá hòa hợp Tăng, nhưng chư Tăng đã được Phật hóa độ khiến họ trở lại hòa hợp thanh tịnh.

Deva of devas: Devatideva (skt)—See Thiên Trung Thiên.

Deva-dhamma (p): Divine virtue (fear to sin)— Thiên đức.

Deva-drum: Divine drum—Trống trời—See

Thiên Cổ.

Devadundubhi (p): Thunder—Sấm. Deva-duta (skt): Divine messengers—See Thiên

Sứ.

Deva-duta-suttam (p): Kinh Thiên Sứ—Sutra on divine messenger.

Devas dwell in space: Devalokas (skt)—Không cư thiên.

Deva-ear: Divyasrotra (skt)—Thiên nhĩ thông— Celestial ear—Divine ear—Supernatural hearing—Ability to hear the sounds of human and nonhumans, distant and near sounds—See Lục Thông.

Devas on the earth: Địa cư thiên. Deva of earthquakes: Kampa or Bhukampa (skt)—Kiếm Ba—Chấn Địa Thiên. Deva and earth spirits: Thiên thần địa kỳ (Thiên thần địa thần).

Deva eye: Deva-Cakkhu (p)—Divyacaksus (skt)—Thiên nhãn—Celestial or eye—Heavenly eye—Unlimited eye—See Thiên Nhãn and Lục Thông.

Deva in female form: Hóa Nhân Nữ—Một chúng sanh cõi trời trong lốt người nữ.

Deva-flower: Precious flowers—Divine flowers—Bảo hoa—See Thiên Hoa. Deva-food: Sudha (skt)—Food of the gods—See

Thiên Thực.

Deva-foot-ubiquity: Rddhipada or Rddhi-

Saksatkriya (skt)—See Như Ý Thông.

Deva-garments: Thiên y.

Deva-garments dust the rock for thousand of years: Áo trời ngàn năm—See Thiên Y Phất Thiên Tuế.

Deva gate-guardian of a temple: Thủ Môn

Thiên—Vị trời giữ cửa tự viện.

Deva gati (skt): Devasopana (skt)—Realms of devas, the highest path of the six paths—See

Thiên Đạo.

Deva guardian: Dhrtarastra or Maharaja (skt)— Trì Quốc Thiên Vương—See Tứ Thiên Vương. Devas have testified to Buddhism: Bậc Thánh nhân hay chư Thiên thuyết—See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.

Deva who hears much and is well-versed:

Vaisravana or Dhanada (skt)—Vessavana (p)— Đa Văn Thiên Vương—Bắc thiên vương. Devas in Heavely realm: Dyans (skt)—Thần Thiên Giới—Gods in Heavely realm. Deva hearing: Divyasrotra (skt)—Thiên Nhĩ

Thông.

Deva holder of the Vajra: Vajrapani-vajradhara (skt)—Protector of the Law—Chấp Kim Cang Thần—Any deva holder of the vajra—Bất cứ vị trời nào tay cầm chày kim cương.

Deva-immortals: Thiên tiên. Deva incense: Divine or excellent incense—

Thiên hương.

Deva of increase and growth (blue color): Virudhaka (skt)—Virulhaka (p)—Tăng Trưởng Thiên Vương—Nam thiên vương—Southern Heavenly (Guardian) Kings.

Devakanna (p): A heavenly maiden—Thiên nữ.

Deva-kanya (skt): Apsaras (skt)—Thiên Nữ— Goddess—Female deity—Attendants on the regents of the sun and the moon—Wives of Gandharvas.

Deva-karica (p): A journey in heaven—Thiên trình (một cuộc hành trình trong cõi của chư Thiên).

Devakaya (skt): Group of gods—Chư thiên. Devakhan (skt): Thiên đường—The heaven halls—The mansions of the devas, located between the earth and the Brahmalokas. Deva-kings: Mahasvara or Maharaja-devas (skt)—See Thiên Vương.

Deva-king mara: Thiên ma—See Bát Ma. Devaksema (skt): Devasarman (skt)—See Đề Bà Thiết Ma.

Deva-kula (skt): Temple for gods—Thiên Từ.

Deva-kumara (p): A divine prince—Thiên tử. Devala (skt): Thiên La Quốc—The kingdom of the king with kalmasapada (with spotted or striped feet).

Deva-language: The language of Brahma or Sanskrit—See Thiên Ngữ.

Devalaya (skt): Devatagara or Devatagrha (skt)— Thiên Từ—Brahminical temples—Đình miếu Bà La Môn.

Deva-light: Thần quang—The light of the gods. Deva-library of the sutras: See Thiên Cung Bảo Tạng.

Devalokas (skt): Heaven—Realms of the devas— World of gods—Cõi trời—Thiên giới—The devalokas, equivalent of charity, morality, patience and goodness of heart—Thiên trụ (trụ xứ của lục dục thiên). Cõi thiên trụ tương đương với bố thí, trì giới, nhẫn nhục, và thiện tâm.

Deva-loka-raja (skt): King of the devas, spirit guardians of Buddhism—Thiên vương, những thiên hộ thiện thần hộ trì Phật giáo.

Deva of long life: See Trường Thọ Thiên.

Deva of love: Kamadeva (skt)—Ái Thần—Deity of love—Thần tình yêu.

Deva-manusyanamsastr (skt): Thiên Nhân Sư— An Unequaled teacher of Humans and Heavenly beings—See Thập Hiệu.

Deva Mara (skt): See Thiên Ma.

Deva-mara-papiyan (skt): Đề Bà Ma La Bá Bại—Mara—The evil one, king of demons—See Ma Vương.

Devas and men: Thiên nhân. Deva “merit”: Deva of “achieving” who causes people to acquire wealth—Công đức thiện nữ— Làm cho người được của cải châu báu.

Deva-messengers: Heaven messengers—Thiên sứ giả—See Ngũ Đại Sứ Giả.

Deva musicians: Lạc Thần.

Deva-Naga (skt): See Thiên Long. Devas-nagas-and other of the eight classes: See Thiên Long Bát Bộ.

Devas, nagas, yaksas: Thiên long dạ xoa. Deva-nagara (p): The city of the devas—Thiên long thành.

Devanampiya Tissa (p): Devanampriya Tissa (skt)—See Thiên Ái Đế Tu Vương. Devanampriya (skt): Beloved of the gods— Preferred by devas—See Thiên Ái. Devanampriya Tissa (skt): Devanampiya Tissa (p)—Thiên Ái Đế Tu Vương.

Deva-nikaya (p): A community of devas—Cộng đồng chư Thiên.

Devannatara An inferior deity—Một vị Tiên ở cấp thấp.

Devanubhava (p): Divine power—Thần thông.

Devanusmrti (skt): See Niệm Thiên. Devaparisa (p): An assembly of devas—Hội đồng của chư Thiên.

Deva path: Deva-gati (skt)—Thiên Đạo.

Devapati (skt): The lord of devas—See Thiên

Chủ.

Devas of pleasure: Nandikesvara (skt)—The joyful devas—Đại Thánh Thiên—Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên—See Hoan Lạc Thiên. Devaprajna (skt): Đề Vân Bát Nhã—See Thiên

Trí.

Deva-puppha (p): Deva-puspa (skt)—Divyapuspa (skt)—Deva or divine flowers—See Thiên Hoa.

Devapura (skt): Thiên Cung—Abode of the gods—Palace of devas—A celestial city—See

Thiên Thành.

Devapura-mara (skt): See Thiên Ma.

Devapuspa (skt): Bhupadi (skt)—Deva-puppha (p)—Divya-puspa (skt)—Phất Ba Đề—Devaflowers—Divine flowers—See Thiên Hoa.

Devaputra-Isvara (p): Tự Tại Thiên tử.

Devaputra-mara (skt): Thiên tử ma—Celestial demons—Demons who are sons of gods. Devaputta (p):Devaputra-mara(skt)—Son of a god—Thiên tử ma.

Devaputta-samyutta (p): Sutra on son of the devas, in the Samyutta Nikaya 2—Tương Ưng

Thiên tử kinh, trong Tương Ưng Bộ, tập 2.

Devara (p): Brother-in-law (husband’s or wife’s brother)—Anh em rễ.

Deva-raja (skt): Tenno (jap)—Mahasvara— Maharaja-devas—God-king—Celestial Kings— Guardian of the worlds—See Thiên Vương.

Deva-raja who bears the pagoda in his palm:

See Thác Tháp Thiên Vương.

Devaraja tathagata: See Thiên Vương Như Lai. Deva realms of desire: Các tầng trời Dục Giới. Devas in the realm of form: See Sơ Thiền Phạm

Thiên.

Deva-rsis (skt): Deva and rsis—Heavenly fairies—Immortals—Deva genii—See Thiên

Tiên.

Devarukkha (p): A celestial tree—Thiên thụ. Devarupa (p): An image of a deity—Ảnh tượng của chư Thiên.

Deva of sacred treasury of precious things: See Thánh Bảo Tạng Thần.

Deva with the same name as the individual:

Đồng danh thiên.

Devasarman (skt): See Đề Bà Thiết Ma.

Devaksema (skt): Devasarman (skt)—Hiền Tịch—Thiên Tịch—See Đề Bà Thiết Ma. Devanampriya-tissa (skt): See Thiên Ái Đế Tu Vương.

Devaputta (p): Mara-raja (skt)— Demon king— Mara-king—See Ma Vương.

Devasena (skt): Đề Bà Tê Na—Celestial host: Thiên Chúng—Name of an Arhat: Tên của một vị A La Hán.

Devasika (p): Happening daily (a)—Xảy ra hằng ngày.

Devas in the sky: Hư không thiên.

Devasopana (skt): Deva-gati—See Thiên Đạo.

Deva-Subhuti (skt): See Thiên Tu Bồ Đề.

Devata (skt):

  1. Celestial beings: Thiên chúng.
  2. Aryadeva (skt)—Thánh Đề Bà—The fifteenth patriarch of Indian Zen Lineage—Vị

tổ thứ 15 của dòng Thiền Ấn Độ.

Devatanussati (p): The recollection of the devas—Suy niệm về chư Thiên—See Niệm

Thiên.

Devata-samyutta (p): Sutra on devata—Tương Ưng Thiên Chúng kinh.

Devata-yoga (skt): Deity yoga—See Linh Thể

Thiền.

Deva from the three lights: See Tam Quang

Thiên Tử.

Deva-throne: Spirit throne—Thần tọa. Devatideva (skt): Deva of devas—Đề Bà Địa Đề Bà—See Thiên Trung Thiên.

Deva tree: See Thiên Ý Thụ.

Devatta (p): Divinity—Thiên tánh.

Devattabhava (p): Divine body—Thiên thân. Deva of universal wisdom: Sarvajnadeva (skt)—

Nhất Thiết Trí Thiên.

Devas in the upper realms of form and nonform: Thượng giới thiên. Devavana (p): Forest of devas—Thiên Lâm—

Rừng của chư thiên.

Deva vehicle: Devayana (skt)—The Divine Vehicle—See Thiên Thừa.

Devavimana (p): Heavenly mansion—Thiên cung.

Deva-vision: Divyacaksus (skt)—See Thiên Nhãn Thông.

Deva-wine: Cam Lộ—See Amrta.

Devavana (p): Thiên Lâm—Rừng chư Thiên— Deva forest.

Devayana (skt): Thiên thừa—The path to heaven. Develop (v): Phát triển.

Develop and achieve Boundless intellectual powers: Phát triển và thành tựu vô biên biện tài.

Develop and achieve countless intellectual powers: Phát triển và thành tựu bất khả sổ biện tài.

Develop and achieve Endless intellectual powers: Phát triển và thành tựu vô cùng biện tài. Develop and achieve Inexhaustible intellectual

powers: Phát triển và thành tựu vô tận biện tài.

Develop and achieve infinite fearlessness of the Buddhas as well as intellectual powers: Chư Phật luôn trụ nơi pháp giới thành tựu vô lượng Phật vô úy và những biện tài.

Develop and achieve Ceaseless intellectual powers: Phát triển và thành tựu vô đoạn biện tài.

Develop and achieve Measureless intellectual

powers: Phát triển và thành tựu bất khả lượng biện tài.

Develop and achieve True intellectual powers:

Phát triển và thành tựu chơn thật biện tài.

Develop and achieve Unique intellectual powers: Phát triển và thành tựu bất cộng biện tài.

Develop an adamantine mind: Phát tâm kim cang, vì tất cả chỗ thọ sanh không quên mất.

Develop Bodhicitta: See Phát Tâm Bồ Đề.

Develop Bodhi Mind because of life and death: This should be the common path of all

Buddhists—Vì sự sanh tử mà phát lòng Bồ Đề. Đây là đường lối chung của tất cả những người học đạo.

Develop knowledge without attachment; free from desire, clear and pure: Ly dục thanh tịnh. Develop loving-kindness: Phát triển lòng từ ái.

Develop and mature sentient beings with afinity at the appropriate time: Tất cả chư Phật thành thục kẻ có duyên chẳng lỗi thời.

Develop mental culture: Định.

Develop the mind: To open the heart—Khai tâm. Develop a mind adorned with virtues: Phát tâm công đức trang nghiêm, vì học tất cả hạnh Bồ Tát. Develop a mind of great benevolence: Phát tâm đại từ, vì cứu hộ tất cả chúng sanh.

Develop a mind of great compassion: Phát tâm đại bi, vì chịu khổ thay cho tất cả chúng sanh. Develop a mind like a mountain: Phát tâm như núi Tu Di, vì tat cả ác ngôn đều nhẫn thọ.

Develop a mind that thinks of omniscience above all: Phát tâm nhớ nhứt thiết trí làm trước nhất, vì thích cầu tất cả Phật pháp.

Develop a mind of total giving: Phát tâm thí tất cả, vì đều xả bỏ tất cả sở hữu.

Develop a mind with ultimate transcendent wisdom: Phát tâm Bát Nhã Ba La Mật cứu cánh, vì khéo quán sát tất cả các pháp hữu vi.

Develop mindfulness and discrimination: Satinepakke (p)—Quán sát tự niệm—Here a monk who develops mindfulness and discrimination, and wants to persist in this—Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm trong tương lai.

Develop morality: Phát triển giới luật. Develop the Noble Eightfold Path: See Tu Tập Bát Thánh Đạo.

Develop an oceanic mind: Phát tâm như biển vì tất cả các pháp thanh tịnh đều chảy vào.

Develop one’s powers of concentration: Vun bồi định lực.

Develop one’s mind: Trau dồi trí tuệ. Develop a peaceful mind: Phát tâm an ổn, vì ban sự vô úy cho tất cả chúng sanh.

Develop penetrative insight: Phát triển kiến giải—Here a monk who develops penetrative insight, and wants to persist in this—Ở đây vị Tỳ Kheo tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai.

Develop the physical marks and refinements of goodness: Chư Phật đều thành tựu sắc thân tướng hảo.

Develop sentient beings with low understanding: Thành tựu những chúng sanh có trình độ hiểu biết kém.

Develop a vast treasury of wondrous adornments: Thành tựu tạng diệu trang nghiêm quảng đại.

Developing cause: A contributory cause—See Duyên Nhân.

Developing goodness that has already arisen

(develop existing good): Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh. Development (n): Bhavana (p)—Sự phát triển— Tiến triển—Diễn biến—Sự tu hành. Development of the Bodhi Mind: Phát Tâm Bồ

Đe.

Development of boundlessly vast mind: Phát tâm quảng đại vô biên.

Development of Compassionate Mind: Phát khởi Bi Tâm.

Development of concentrative calmness: Sự tu tập “định”—See Định.

Development of Doctrine: Sự phát triển về giáo thuyết.

Development of Dogma: Sự phát triển về tín lý. Development of the emotions: Kaya-bhavana (p)—Thân tu.

Development of fearlessness: Phát tâm vô úy.

Development of the fundamental Buddhanature: Developing cause—Duyên nhân. Development of mind: Citta-bhavana (p)—Tâm tu.

Development of the power of concentration:

See Phát Triển Định Lực.

Development of sentient beings: Thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by clearly showing all worlds: Dùng thị hiện rõ ràng tất cả thế giới để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by cooperation: Dùng đồng hạnh để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by giving:

Dùng bố thí để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by nonattachment: Dùng không nhiễm trước để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by physical bodies: Dùng sắc thân để thành tựu chúng sanh. Development of sentient beings by showing the great magnificent qualities of the Buddha teachings: Dùng thị hiện oai đức lớn của Phật pháp để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by showing the practices of Enlightening Beings: Dùng khai thị Bồ Tát hạnh để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by teaching:

Dùng thuyết pháp để thành tựu chúng sanh.

Development of sentient beings by various manifestations of spiritual powers: Dùng những thần thông biến hiện để thành tựu chúng sanh. Development of sentient beings by various subtle skillful means: Dùng những phương tiện vi mật thiện xảo để thành tựu chúng sanh.

Development stage: Utpattikrama (skt)—Cherim (tib)—Creation stage—Generation stage—

Giai đoạn phát triển—See Giai Đoạn Phát Sinh.

Development of Sunyata in Prajna-paramita Sutra: See Phát Triển Tánh Không Theo Kinh

Bát Nhã.

Development of wisdom: Panna-bhavana (p)—

Tuệ tu.

Devendra-samaya (skt): Thiên Chủ Giáo Pháp— Doctrinal method of the lord of devas.

Devi (skt): Goddess—Queen-deva—Thiên nữ. Deviant (a): Tà lệch—Improper—Evil— Deflected—Erroneous—Heterodox—Depraved. Deviant concentration: Tà định—Wrong concentration.

Deviant livelihood: Tà mệnh (của một vị Tăng hay Ni).

Deviant mantras: Bùa chú—Amulets—

Charms—Incantation—Spells.

Deviant views: Tà kiến.

Deviant way: Paganism—Heterodox way or doctrine—Giáo thuyết tà vạy—See Tà Đạo.

Deviate (v): Đi lệch.

Device (n): Phương tiện.

Deviddhi (p): Divine power—Sức thần thông.

Devil: Ác—Possessed by the devil—See Ma.

Devils (inner and outer): Nội và ngoại ma.

Devil’s Cave: Kikutsuri (jap)—Deluded consciousness—Zen texts use the expression as a metaphor for an attachment to false views of reality, especially nihilism—Các kinh văn Thiền dùng từ ngữ này như một ẩn dụ cho sự vướng mắc vào tà kiến, đặc biệt là đoạn kiến—See Quỷ Quật Lý.

Devil deity: Ác thần.

Devil of the five aggregates: Ngũ Ấm Ma—Ma ngũ uẩn.

Devil-like: Ác độc—Malicious—Devilish.

Devil makes work for idle hands: Ở không thường hay làm những chuyện xằng bậy (Nhàn cư vi bất thiện)—Too much spare time leads to trouble making.

Deviless (n): Ma nữ.

Devilet (n): Tiểu yêu.

Devilish (a): 1) Malicious: Ác độc, mờ ám, tội lỗi; 2) Devil-like (malice): Giống như ma quỷ.

Devilish plot: Ác kế.

Devilishness (n): Sự giống như ma quỷ—Sự nham hiểm quỷ quyệt.

Devilism (n): Devilishness—Sự nham hiểm quỷ quyệt.

Devise (v): Để lại di sản.

Devisi (p): A divine seer—Người có Thiên nhãn thông.

Devoid of appearances: Animitta (skt)—Không Tướng—Having no-signs—See Vô Tướng.

Devoid of natures: Vô Tính.

Devote: Tận tụy—Hết lòng. Devote (v) a large amount of time and energy to Dharma practice: Dành nhiều thì giờ và năng lượng để thực hành Phật Pháp.

Devote one’s life to all the Buddhas Equallly: Namah Samanta Buddhanam (p)—Quy Mạng

Bình Đẳng Chư Phật.

Devote one’s life to the Buddha: Entrust one’s life to the Buddha—Obey the Buddha’s teaching—Quy mệnh (quy mạng) hay là phó thác thân mình.

Devote to one thing: Chuyên nhứt.

Devoted: Faithful—Tận tụy—Thành tín. Devoted Buddhists’ vows: See Lời Nguyện Của Phật Tử Thuần Thành.

Devoted to: Whole-heartedly—With single mind—Chuyên tâm—Hết lòng.

Devoted to one thing: Chuyên nhứt. Devotee (n): A devout follower or believer—Phật tử thuần thành—Người mộ đạo. Devotion (n): Sự nhiệt tình—Lòng mộ đạo—Sự kính bái—Sùng bái.

Devotion in cultivation: Tu hành tinh chuyên.

Devotion to indulging in sense pleasures: Kamasukhallika-nuyoga (p)—Liên tục luyến ái dục trần.

Devotion in invocation of the name of Amitabha Buddha: Chuyên niệm hồng danh

Phật.

Devotion in meditation: Chuyên Quán.

Devotion to practice for oneself: Atta-kilamath-anuyoga (p)—Tự mình tu hành khổ hạnh chỉ mong giải thoát cho chính mình.

Devotion in praising Buddhas: Chuyên Tán thán chư Phật.

Devotion in reciting or reading sutras: Chuyên Độc Tụng kinh điển.

Devotion and vow: Hạnh nguyện. Devotion on wakefulness: See Chú Tâm Cảnh

Giác.

Devotion in worship: Chuyên Lễ. Devotional Bodhisattva: Saddhadhika Bodhisatta (p)—See Tín Tâm Bồ Tát.

Devotional gates of the Pure Land sect: Pháp hành đạo của tông phái Tịnh Độ.

Devour: Destroy—Hủy hoại—Time devours everything—Thời gian hủy hoại mọi vật.

Devout (a): Vatava (p)—Chân thành—Thuần thành—Sincerity.

Devout follower: A devout follower or believer—Phật tử thuần thành—Người mộ đạo.

Devout layman: Cư sĩ thuần thành.

Devout person: Chân tu.

Devout religious people: Người đạo hạnh.

Devout supporter: Người ủng hộ nhiệt tình. Devout temperament: Saddhacarita (p)—Bẩm tánh có nhiều đức tin—Faith. Devoutness (n): Sự chân thành—Sự mộ đạo. Devupapatti (p): Rebirth among gods—Tái sanh vào cõi trời.

Dew: Sương (sương mù)—One of the nine similes—See Cửu Dụ.

Dew-drops: Drops of dew—Giọt sương—

According to the Buddha, the life of all living beings is fashioned like dew drops on the grass— Theo Đức Phật, đời sống mọi loài đều giống như sương mai trên đầu cỏ.

Dew on the ground: Lộ Địa—Sương trên đất— Dewy ground—Like dew on the ground—Bare ground.

Dew-like life: Lộ Mệnh—Cuộc sống ngắn ngủi như sương.

Dew-receivers: Thừa Lộ Bàn—The metal circles at the top of a pagoda—Những lớp hình vòng tròn trên đỉnh tháp.

Dezhin-shekpa (tib): Tathagata (skt)—The Thusgone—Thus-Come One—See Như Lai.

Dgahldan (tib): The monastery of Yellow sect— See Cam Đan.

Dgon-pa (tib): The most common Tibitan term for a monastery.

Dgra-compa (tib): A la hán—See Arhat.

Dhaja (p): 1) A symbol: Dấu hiệu; 2) Pennants:

Ketu (skt)—Tràng phan.

Dhajagga-paritta-sutta (p): See Dhajagga-sutta. Dhajagga-sutta (p): Sutra on top of the standard, in the Samyutta nikay XI.3—Kinh Tràng Đảnh Minh Hộ, Tương Ưng Bộ XI.3.

Dhajini (p): An army—Quân đội.

Dhamek Stupa: The Dhamek Stupa is very famous in the Buddhist world. This is a solid cylindrical tower, the sole surving symbol of the ancient glory of Sarnath, is now generally regarded to mark the original spot where the Buddha first encountered the five Parivrajikas and where He delivered the first sermon. The location of the stupa in relation to the other four monuments associated with the life of the Buddha at Sarnath also give credence to this identification—Tháp Dhamek rất nổi tiếng trong thế giới Phật giáo. Đây là một ngôi tháp hình trụ, một biểu tượng duy nhất còn tồn tại của một thời Ba La Nại cổ huy hoàng, bây giờ được xem như là địa điểm nguyên thủy nơi mà lần đầu tiên gặp gỡ năm anh em Kiều Trần Như và cũng là nơi Đức Phật lần đầu tiên chuyển Pháp Luân. Vị trí của ngôi tháp có liên quan tới bốn tượng đài khác liên hệ tới đời sống của Đức Phật tại Ba La Nại.

Dhamma (p): Dharma (skt)—Pháp—Teaching— Doctrine—Doctrine of truth—Law— Righteousness—The timeless law of enlightenment—The teaching of Buddha as the fullest expression of that law—All things and states conditioned or unconditioned. Any teaching set forth as formulated system—Chư pháp hữu lậu và vô lậu. Pháp, những lời dạy của Đức Phật; bản chất của sự vật; luật thiên nhiên; chân lý.

Dhamma-abhisamaya (p): Understanding of the Truth—Thông hiểu chân lý.

Dhamma-anudhamma (p): Lawfulness

(conformity with the Norm)—Phù hợp với giáo pháp.

Dhamma-anusari (p): Acting in conformity with the Norm—Hành động đúng theo giáo pháp. Dhamma-anuvatti (p): Acting in conformity with the Law—Hành động phù hợp với giáo lý.

Dhammassami (p): Pháp Vương. Dhamma-bhandagarika (p): Bảo Thủ Giáo Pháp (Đức A Nan).

Dhamma-cakka (p): Dharma wheel—The wheel of law—The wheel of the Norm—Wheel of

Truth—Bánh xe chân lý—See Pháp Luân.

Dhamma-cakkam (p): Dhamma-cakka (p)—The wheel of law—Wheel of Truth—See Pháp Luân. Dhammacakkappavattana-sutta (p): See Dhammachakkappavattana-sutta. Dhamma-cakka-pravattana (p): The first discourse of the Buddha after his Enlightenment which delivered to his first converts in the Deer Park at Benares. Preaching the wheel of the Norm or the universal righteousness—Chuyển bánh xe chân lý hay giảng chánh pháp—See Chuyển Pháp Luân Kinh.

Dhamma-cakka-pravattana-sutta (p): Dharmacakra-pravartana-sutra (skt)—Chuyển Pháp Luân Kinh—The Wheel of the Dhamma.

Dhamma-cakka-sutta (p): See Dhamma-cakkapravattana-sutta.

Dhamma-cakkhu (p): The eye of wisdom— Eye of Truth—Pháp Nhãn—Con mắt của chân lý. Dhammacari (p): 1) (n) One who walks in the righteousness—Người sống trong chân lý; 2) (a) Righteous: Đúng đắn.

Dhammacariya (p): 1) (n) Observance of righteousness: Pháp Hạnh, sự thực thi đúng theo đạo lý; 2) (a) Virtuous: Đạo đức.

Dhammacariya-sutta (p): Sutra on observance of righteousness—Kinh Pháp Hạnh—Kinh giúp hành giả thực thi đúng theo đạo lý.

Dhammacetiya (p): A shrine in which sacred texts are enshrined—Tàng Kinh Các. Dhammacetiya-suttam (p): Sutra on adornment of dharma—Kinh Pháp Trang Nghiêm. Dhammac(h)akka (p): See Dharma-cakra. Dhammachakkappavattana-sutta (p): The setting in motion of the Wheel of the Law—See Kinh Sơ Chuyển Pháp Luân.

Dhammachakra-Mudra: —See Mẫu Đà La

Pháp Ấn.

Dhamma-danam (p): Dharma-giver—Giver of spiritual gift—Bố thí pháp.

Dhamma-dasa (p): Pháp Kính—The Dharma mirror, reflecting the Buddha-wisdom—Pháp kính phản chiếu trí huệ Phật.

Dhammadayada (p): Spiritual heir—Pháp tử

(người thừa tự pháp).

Dhammadayada-sutta (p): Sutra on spiritual heir—Kinh Thừa Tự Pháp—Kinh Pháp tử (người thừa tự pháp).

Dhamma desana (p): See Hoằng Pháp.

Dhamma-Devotee: Tùy Pháp Hành.

Dhammadhara (p): One who knows the Norm by heart—Người thuộc nằm lòng giáo pháp.

Dhamma-dhatu (p): Dharma realm—Element of dharma—Realm of dharma—Pháp giới.

Dhamma-dhatus (p): Chư pháp giới.

Dhammadhipateyyam (p): The predominant influence on the Dhamma—Pháp tăng thượng. Dhammagutta (p): Dharmagupta (skt)—Đàm Ma Cúc—Đàm Ma Đức—Đàm Ma Quật Đa Ca—Đạt Ma Cúc Đa—Đàm Vô Cúc Đa—See Đàm vô

Đức.

Dhammaguttika (p): Dharmaguptaka (skt)— Dharmaguptikas (skt)—Dharma-Storage School— See Pháp Tạng Bộ.

Dhammajivi (p): Living righteously—Sống một cách có đạo đức.

Dhammakama (p): Lover of the truth—Người yêu chuộng chân lý.

Dhammakamma (p): An act in accordance with

Vinaya rules—Hành động hợp với giới luật. Dhammakatha (p): Religious talk or discussion— Pháp đàm.

Dhammakaya (p): Dharmakaya (skt)—The normal body—Pháp Thân—Pháp thân—Thân bất tử—The body of the Dharma—The body of the great order—See Pháp Giới Thân. Dhammakkhana (p): Preaching of the doctrine—

Giảng dạy giáo pháp.

Dhammaladdha (p): Righteously (adv)—Một cách đúng đắn (có đạo đức).

Dhammam Saranam Gacchami (p): Tôi xin quy y Pháp—I take refuge in the Dharma.

Dhamma-niyama (p): See Dharma-niyama. Dhamma-niyama-sutta (p): Sutra on the orderliness of the dharma—Kinh Niệm Pháp—

Kinh trật tự vạn pháp.

Dhammannu (p): One who knows the doctrine—

Người hiểu biết giáo pháp.

Dhammannu-sutta (p): Sutra on one who knows the doctrine—Kinh người hiểu biết giáo pháp.

Dhammanupassana (p): Contemplation of mind—Quán pháp—Contemplation of mental objects—Contemplation of mind-objects— Meditation on the mind-objects—See Pháp Niệm Xứ and Thập Niệm Xứ.

Dhammanusarin (p): Dharma-nusarin (skt)— Practice according to the teachings—See Tùy Pháp Hành.

Dhammanussati (p): Niệm Pháp—Suy niệm về giáo pháp—The recollection of the Dharma—Ten recollections—See Thập Niệm Xứ. Dhammanvaya (p): Traditional dharma—Pháp truyền thống.

Dhammapada (p): Dharmapada (skt)—A line or stanza of the Norm—Khuddaka-Nikaya—See

Kinh Pháp Cú.

Dhammapada-tthakatha (p): Explanation on the Dharmapada sutra—Pháp Cú kinh chú.

Dhammapala (p): Dharmapala (skt)—Name of an Indian famous monk in the sixth century—Tên của một vị Tang Ấn Độ nổi tiếng vào thế kỷ thứ sáu—See Pháp Hộ.

Dhammapala-jataka (p): Jataka(skt)—Stories of Buddha’s previous lives—Túc Sanh Truyện.

Dhammapali (p): Moggaliputta Tissa (p)—Đàm Ma Ba La—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn—See Mục Kiền Liên Tư Đế Tu.

Dhammapalinama (p): See Dhammapali. Dhammapatisambhida (p): Unobstructed eloquence in the Law—See Pháp Biện Tài Vô

Ngại.

Dhammarakkhita (p): Dharmagupta (skt)—See

Đàm Vô Đức.

Dhammaramana (p): See Pháp Giới Sở Duyên. Dhammasakaccha (p): Discussion about the

Law—Luận bàn giáo lý.

Dhammasangani (p): Dhammasanghani (p)—Bộ Pháp Tụ—Pháp Trụ hay Phân Loại Các Pháp— Classification of Dhamma—See Pháp Tập Luận. Dhammasangiti (p): Recital of sacred scriptures—Trùng tụng (đọc lại hay kể lại) thánh điển.

Dhammasarana (p): Putting one’s faith on the

Law—Đặt niềm tin vào giáo lý.

Dhammassami (p): King of dharma—Pháp vương (đức Phật).

Dhammassanvana (p): Listening to the dharma— Thính Pháp.

Dhammassanvana-sutta (p): Sutra on listening to the dharma, in the Anguttara nikaya V.202—Kinh Thính Pháp, trong Tăng Nhất A Hàm V.202. Dhammata (p): General rule—Nature—Luật tự nhiên.

Dhammatakka (p): Right reasoning—Lý luận đúng đắn.

Dhamma-thatkyaw (p): Burmese precepts—Đạt Ma Tha Kiêu—Luật nghi của Phật giáo Miến

Điện.

Dhammatthiti(p): The real nature of the Norm—

Thực tánh của giáo pháp.

Dhammavadi (p): Speaking according to the Law—Nói đúng theo giáo pháp.

Dhammavara (p): The excellent doctrine—Giáo pháp tối hảo.

Dhamma-vicaya (p): 1) Search of Truth

(investigation of doctrine): Tìm cầu chân lý hay trạch pháp giác chi, một tâm sở thấy rõ bản chất các pháp, hay thấy rõ Niết bàn. Chi thứ hai trong bảy giác chi—See Thất Giác Chi; 2) One who understand the Law: Người thông hiểu giáo lý.

Dhammavihara (p): Living according to the Law—Sống theo giáo pháp. Dhamma-vijaya (p): Chế ngự bởi lòng hiếu thảo—Conquest by piety. Dhamma-vinaya (p): The Doctrine and the

Discipline—Kinh và Luật Tạng. Dhammavinichaya (p): Righteous decision—

Quyết định đúng đắn (có đạo lý).

Dhammika (p): Righteous (a)—Có đạo đức.

Dhammika-sutta (p): Sutra on the righteousness—Kinh đạo đức. Dhammikatha (p): Religious talk—Pháp đàm. Dhammutariya (p): Dharmottariyah (skt)—Pháp Thượng Bộ.

Dhana (p): Wealth—Riches—Của cải. Dhanada (skt): Vaisravana (skt)—Well-learnt— Đa Văn.

Dhanakataka (skt): Amaravati (skt)—Đà Na Yết Kiệt (Trách) Ca—An ancient kingdom in the north-east of modern Madras residency—Một vương quốc cổ nằm về phía đông bắc của khu vực mà bây giờ người ta gọi là “Madras”.

Dhana-sutta (p): Sutra on treasure—Kinh tài sản. Dhanika (p): A creditor—Người chủ nợ.

Dhank (skt): Dhank is the name of a place in west India, about thirty miles north-west of Junagadh and seven miles south-east of Porbandar. Here, four plain caves are preserved, the rest having been destroyed through decay in the soft rock. However, the octagonal pillars with their square bases and capitals still stand. There are also be found some rude mythological sculptures of a later date—Dhank là một địa danh thuộc miền tây Ấn Độ, nằm cách Junagadh 30 dặm về phía tây bắc và cách Porbandar 7 dặm về phía nam. Tại đây có bốn hang còn được giữ nguyên ven, số còn lại đã bị hư hại do sự rã mục của loại đá mềm. Tuy nhiên, các cây trụ bát giác không có bệ vuông thì vẫn tồn tại. Ở đây còn tìm thấy một số tác phẩm điêu khắc thần thoại thô sơ thuộc thời kỳ sau.

Dhara (p): Torrent (stream): Dòng nước—The earth: Trái đất.

Dharana (skt): Retention of mind—Intense concentration upon one interior object to the complete exclusion of all else—Tổng Trì. Dharani (skt): Darani (jap)—Mantra (skt)—Chân ngôn—Buddha mantra—Buddha-truth—Esoteric words—Magical words—Right discourse—Sacred formulae—Spells—True words—The words of Tathagata—Words of Truth—The short sutras that contain magical formulas, or mantras—See Đà La Ni.

Dharani of Aryacalanatha: Hỏa Giới Chú—Hỏa Giới Chân Ngôn hay là tên Đà La Ni của Đấng Bất Động Tôn.

Dharani Bodhisattva (skt): One who has great power to protect and save—Vị có đại lực hộ trì và cứu độ chúng sanh—See Đà La Ni Bồ Tát.

Dharani door: Pháp môn đà la ni. Dharani formula: Thích Đà La Ni vì thọ trì pháp chẳng quên để dạy lại cho chúng sanh—They enjoy mental command of dharani formula because they hold all the doctrines without forgetting and hand them on to others, one of the ten kinds of enjoyment of Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme enjoyment of truth of all Buddhas. Dharanimdhara (skt): Holder or ruler of the earth Bodhisattva—Trì Địa Bồ Tát—See Trì Địa.

Dharani of the Most Compassionate One: Chú

Đại Bi.

Dharani-pada (skt): Sutra on the portion of a dharani verse—Kinh đà la ni chú. Dharani for Rebirth in Pure Land: Chú Vãng Sanh.

Dharanis: Phẩm Đà La Ni—One of the twentyeight chapters in the Lotus Sutra.

Dharanis of the Shingon sect: Storehouse of miraculous words—Mantras of the Shingon sect—

Diệu ngữ tạng.

Dharanisvararaja (p): Tổng trì tự tại. Dharati (p): To live: Sống—To last: Tồn tại—To continue: Tiếp tục.

Dharma (skt): Dhamma (p)—Doctrine—Law— Phenomena—Thing—Truth—As the medium of all things—The Dharma that is the law of beginningless and endless becoming, to which all phenomena are subject according to causes and conditions. In Buddhism, the dharma of the Buddha denotes both his teachings and the direct experience of nirvana—Pháp từ vô thỉ vô chung mà tất cả mọi hiện tượng theo nhân duyên tùy thuộc vào đó. Trong Phật giáo, Phật pháp định nghĩa cả giáo pháp lẫn kinh nghiệm trực tiếp về niết bàn—See Pháp.

Dharma abode: Meditation dharma—Pháp Trụ— See Pháp Định.

Dharma action: See Pháp Hành.

Dharma which is applicable to oneself: Dharma exposition applicable to oneself—See Lợi Ích Cho Tự Ngã.

Dharma-aranya (skt): Pháp-Lan—See Trúc Pháp Lan.

Dharma arises from direct or indirect causes:

See Nhân Duyên Sanh Pháp.

Dharma-attachment: See Pháp Chấp. Dharma awakened by the Buddha: Pháp được

Thế Tôn giác ngộ.

Dharma-ayatna (skt): See Pháp Nhập. Dharmabala (skt): The power of Buddha-truth— See Pháp Lực.

Dharma-barque: See Pháp Châu.

Dharma-benevolence:

  1. Ho-Eki (jap)—Pháp Ích—A master’s preaching of Dharma—Thuyết giảng pháp của một vị thầy.
  2. Dharma-vardhan (skt)—Đạt Ma Bà Đà Na— Tên của một trong những người con trai của vua A Dục—Name of one of Asoka’s sons.

Dharmabhadra (skt): Fa-Hsien—See Pháp Hiền.

Dharma-bhanaka (skt): Expounder of the Law— See Pháp Sư.

Dharma-bhanaka-bodhisattva (skt)—Dharmika (skt)—Expounder of the Law Bodhisattva—Pháp

Sư Bồ Tát.

Dharma bell: See Pháp Linh. Dharma-blessing: The benefits of Buddhism—

See Pháp Lợi.

Dharma bliss: Pháp duyệt.

Dharma body: Dharma-kaya (skt)—Body of diamond—Ultimate reality—The true nature of Buddhahood—Pháp thân hay thân Kim cương— See Pháp Thân.

Dharma body of dharma-nature: Dharmatadharma-kaya (skt)—Pháp thân của Pháp tánh.

Dharma body of expediency: Upayadharmakaya (skt)—Pháp thân phương tiện—The body of manifestation for the sake of guiding sentient beings.

Dharma body has no form; it is not born nor extinctive: Pháp thân Như Lai không hình dáng; không sanh không diệt.

Dharma book: Pháp thư.

Dharma-bridge: Pháp Kiều—The bridge of

Buddha-truth, which is able to carry all across to nirvana—Cầu Chân Lý Phật Pháp có khả năng giúp cho chúng sanh đáo bỉ ngạn niết bàn.

Dharma-bud: Pháp Nha—The sprout or bud of Buddhism—Mầm non trong Phật Giáo.

Dharma-Buddha: Đạt Ma Phật—Pháp Phật.

Dharma-cakra (skt): Dhamma-c(h)akka (p)— The wheel of law—Wheel of Truth—See Pháp

Luân.

Dharmacakra (chakra)-mudra (skt): Dhammachakka-mudra (p)—Gesture of the

Setting in motion of the Wheel of Doctrine— Chuyển pháp luân ấn—Ấn chuyển pháp luân— See Mẫu Đà La Pháp Ấn.

Dharma-cakra-pravartana (skt):

Dhammachakkappavattana(p)—The Wheel of the Dhamma—Turning the wheel of truth or the Buddha’s first preaching—Chuyển Pháp Luân hay cuộc thuyết pháp lần đầu tiên của Đức Phật—See Chuyển Pháp Luân.

Dharma-cakra-pravartana-sutra (skt): Dhammachakkappavattana-sutta (p)—Sutra on the Wheel of the Dhamma—See Chuyển Pháp Luân Kinh.

Dharmacakra Sutra (skt) Kinh Pháp Luân—The establishment of wisdom—The wheel of Truth which the Buddha preached at the Deer Park, in Isipatana, near Benares—Pháp luân mà Phật đã chuyển trong vườn Nai, gần Ba La Nại. Dharmacaksus (skt): All-seeing eye—See Pháp Nhãn.

Dharma-caksu-vyudha (skt): See Pháp Nhãn Tịnh.

Dharma-cala (skt): Pháp Thời—Dharma period. Dharmacandra (653-743): Pháp Nguyện, tên của một vị danh Tăng Trung Hoa vào thời nhà Đường (618-907)—Name of a Chinese famous monk who lived during the T’ang Dynasty in China.

Dharma-categories: See Pháp Số.

Dharma cause: See Pháp Duyên.

Dharma-chakra (skt): See Dharma-cakra. Dharmachakra-Mudra (skt): See Mẫu Đà La

Pháp Ấn.

Dharmachakra-pravartana (skt): See

Dharmacakra-pravartana.

Dharmachakra-pravartana-sutra (skt): Sutra of the Turning the Wheel—See Dharma-cakrapravartana-sutra.

Dharma child: Child of the Dharma or Dharma Successor—See Pháp Tử.

Dharma-citadel: See Pháp Thành.

Dharma-cloud: See Pháp Vân Địa.

Dharma Combat: Hossen (jap)—Dharma dual— Sự tranh luận về Phật pháp—Dharma struggle— Dharma dueling—See Pháp Chiến. Dharma-companion: Pháp Lữ—Người tu hành— A companion of the Dharma—A disciple. Dharma compilation: Buddhist Councils—See

Kết Tập Kinh Điển.

Dharma content: Pháp Tang—Nội dung giáo pháp.

Dharma contest: Hossen (jap)—Dharma dueling—See Pháp Chiến. Dharma-Curtain Buddha: Dharma-vaja (skt)—

Phật Pháp Tràng.

Dharma-dana (skt): Dhamma-danam(p)—Dharma-giver—Giver of spiritual gift—Bố thí pháp—See Pháp Thí.

Dharma-dara (skt): Trì Pháp Phật—DharmaMaintaining Buddha.

Dharma-desana (skt): The almsgiving of the Buddha-truth—The almsgiving of the DharmaTruth—Offering of the Buddha-truth—Truthgiving—See Hoằng Pháp. Dharmadara (skt): Trì Pháp. Dharma Day: Asalaha Puja (p)—Ngày của Pháp Bảo—See Pháp Bảo Nhật.

Dharmaddana (skt): Pháp ấn—The Dharma-seal that which fasten the dharma together.

Dharmadeva (skt): See Pháp Thiên.

Dharma-Devotee: See Tùy Pháp Hành.

Dharmadhara (skt): Pháp Trì—Name of a deity—Khẩn Na La Vương, tên của một vị thần.

Dharma dharani (skt): See Pháp Đà La Ni. Dharmadharma (skt): Real and unreal—Thing and nothing—Being and non-being—Pháp Phi

Pháp.

Dharma-dhatu (skt): Dharmaksetra (skt)—Đạt

Ma Đà Đô—Dharma realm—Dharma factor— Dharma element—Cosmos—Billion-world universe—Universe—Dharma-element, factor, or realm—The world where Dharma prevails—Pháp Giới (thế giới trong đó Pháp là thù thắng)—See Pháp Giới (2).

Dharmadhatu Buddha (skt): Universal

Buddha—See Pháp Giới Phật.

Dharmadhatu meditation: See Pháp Giới Định. Dharma-dhatu-niyata-samadhi (skt): Certain concentration of the dharma realm—Tất pháp tánh tam muội.

Dharmadhatu palace: See Pháp Giới Cung.

Dharmadhatu-prakrti-jnana (skt): Intelligence as the fundamental nature of the universe—See Pháp Giới Thể Tính Trí.

Dharma-dhatu-pravesa (skt): Interpenetration— See Nhập Pháp Giới.

Dharma-dhatu reality: See Pháp Giới Thực

Tướng.

Dharma-dhatu-stava (skt): Praise on the dharma realm—Pháp Giới Tán.

Dharmadhatu-storehouse: See Pháp Giới Tạng. Dharmadhatu-wisdom: Dharmadhatu-prakrtijnana—See Pháp Giới Thể Tính Trí.

Dharma discussion: Pháp Đàm—Luận bàn về pháp.

Dharma doll: A paper-mâché doll or tumbler representing Bodhidharma, the first patriarch of Zen. A popular item in Japanese culture today, the Dharma doll is known simply in Japanese as Daruma or the Zen legend of Bodhidharma—Một con búp bê lật đật bằng giấy tiêu biểu cho Bồ Đề Đạt Ma, Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Một đề mục trong văn hóa Nhật Bản ngày nay, con búp bê Pháp được biết một cách giản đơn trong tiếng Nhật là Bồ Đề Đạt Ma hay những huyền thoại ve ngài.

Dharma door: Dharmaparyaya (skt)—Pháp môn—Cultivation method—Dharma Gate—Door of liberation—Method—School—Tradition— 84,000 entries into the stream of the Buddha’s teaching and realization.

Dharma Door of Buddha Recitation: Pháp Môn Niệm Phật.

Dharma Door of Emptiness: Emptiness

Cultivated Door—See Không Môn. Dharma Door of Existence: Existence

Cultivated Door—See Hữu Môn. Dharma Door of Hung-Jen: See Đông Sơn Pháp Môn.

Dharma door of patience: See Pháp Môn Nhẫn

Nhục.

Dharma-drum: The drum of the law—See Pháp

Cổ.

Dharma dual: A verbal contest of wisdom of the dharma—See Pháp Chiến.

Dharma dueling: Hossen (jap)—See Pháp Chiến. Dharmaduta (skt): Những người đầu tiên truyền bá chơn lý—A missioner—One who proclaims the Dhamma, the teaching of the Buddha. Dharmadvaya (skt): Nhị Biên—Duality—Two sides—Two extreme views—Two dualistic views expressly rejected in Buddhism—Hai loại biên kiến đều bị Phật giáo bác bỏ.

Dharma-element: Dharma-dhatu (skt)—Dharmafactor, or realm—Pháp Giới—Dharma-dhatu. Dharma-emperor: Pháp đế—Dharma emperor, i.e. the Buddha—Phật được ví như một vị Pháp Vương (Vua Pháp).

Dharma-Ending Age: Thời Mạt Pháp—Last Age—See Mạt Pháp.

Dharma entry of the single path: Nhất Đạo Pháp Môn—Cửa nhập vào pháp chỉ là một đạo duy nhất.

Dharma exposition applicable to oneself: See Pháp Môn Lợi Ích Cho Tự Ngã.

Dharma-extinction: Pháp Diệt—The extinction of the Law, or Buddhism, after the third of the three stages—Sự tận diệt của Phật pháp, sau thời kỳ thứ ba của ba thời kỳ Chánh Tượng Mạt. Dharma-eye: To see clearly or purely the truth— The (Bodhisattva) Dharma-eye which is able to penetrate all things. Zen masters may use the term “Dharma eye” more broadly to refer to enlightenment. For example, Zen texts use expressions such as “opening the Dharma eye” in reference to enlightenment experiences. In particular, the Zen tradition uses the related expression “True Dharma Eye,” or “Treasury of the True Dharma eye” (Shôbôgenzô), as an expression for the fundamental Buddhist understanding that is transmitted from generation to generation within the Zen school—Pháp nhãn có thể thấu suốt vạn hữu, có thể thấy rõ sự thật. Các vị Thiền sư có thể dùng thuật ngữ “Pháp Nhãn” một cách rộng rãi hơn để chỉ sự giác ngộ.

Thí dụ, các văn bản Thiền dùng từ ngữ “mở Pháp Nhãn” để chỉ cho những kinh nghiệm giác ngộ.

Đặc biệt, truyền thống Thiền dùng từ ngữ liên hệ “Chân Pháp Nhãn” hoặc “Chánh Pháp Nhãn

Tạng,” như một từ ngữ để chỉ sự hiểu biết căn bản Phật giáo được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong Thiền tông—See Pháp Nhãn.

Dharma Eye that penetrates all things: Bodhisattva-Cakkhu (p)—Objective eye—See Như Thị Nhãn.

Dharma-factor: Dharma-dhatu (skt)—Dharmaelement, or realm—Pháp Giới—The world where Dharma prevails—Pháp Giới (thế giới trong đó

Pháp là thù thắng).

Dharma Flower Sutra: Suddharma-Pundarika Sutra—The Lotus Sutra—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Dharma-food: Dharmahara (skt)—See Pháp

Thực.

Dharma of freedom from worldly desire: Ly

Dục Pháp—Pháp từ bỏ dục vọng (của dục giới).

Dharma friend: A friend in the Dharma—Bạn đạo.

Dharmagahanabhyudgata-raja (skt): A Buddha with a knowledge of the absolute—See Không Vương Phật.

Dharma-garden: See Pháp Uyển. Dharma-garment: Kasaya (skt)—Monk’s robe— Pháp phục—Pháp y—See Cà Sa.

Dharma gate: Dharma door—See Pháp Môn. Dharma gate of non-duality: Pháp Môn Bất Nhị—Pháp môn không hai.

Dharma gate of patience: Dharma door of patience—See Pháp Môn Nhẫn Nhục. Dharma gate of unfathomable liberation: Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn—Pháp môn giải thoát không thể nghĩ bàn. Dharma gate of unity of character: Nhất Tướng Pháp Môn—Cửa pháp chỉ có một tướng duy nhất. Dharmaghosa (skt): Dharma-voice—The sound of preaching—The sound of Truth—Pháp Âm. Dharma-giver: Dhamma-danam(p)—Giver of spiritual gift—Bố thí pháp.

Dharma-giving: Pháp thí.

Dharma-grace: Pháp ân—The grace of

Triratna—Ân Tam Bảo.

Dharma-guardian: Hộ Pháp—Dharma

protector—To protect and maintain the Buddhatruth—Ủng hộ chánh pháp của Đức Phật.

Dharmagupta (skt): Đàm Ma Cúc—Đàm Ma

Đức—Đàm Ma Quật Đa Ca—Đạt Ma Cúc Đa— Đàm Vô Cúc Đa—Đàm vô Đức (Pháp Chính)— See Đàm Vô Đức.

Dharmagupta Vinaya (skt): See Tứ Phần Luật Đàm Vô Đức Bộ.

Dharmaguptaka (skt): Dharma-Storage School— Đàm Ma Cúc Đa—See Pháp Tạng Bộ. Dharmaguptikas (skt): Dharma-Storage

School—See Pháp Tạng Bộ. Dharma-hall: Temple—Pháp đường hay giảng đường—The chief hall—Lecture Hall—See Pháp

Điện.

Dharma-hara (skt): Food of the Truth—Truth as food—Pháp Thực—Đồ ăn chân lý—Truth is dharma-food—Chân lý là pháp thực.

Dharma heir: Truyền Thừa Nhân—See Pháp Tử. Dharma idea: Dharma-mati (skt)—Pháp ý. Dharma-Image Age: Saddharma-pratirupaka

(skt)—Thời Tượng Pháp.

Dharmas interactive with the Mind: Tâm sở duyên với tâm.

Dharma-Isvara Bodhisattva: Pháp Tự Tại—A Bodhisattva’s complete dialectical freedom and power, so that he can expound all things unimpeded.

Dharma Jewel Platform Sutra: Sutra of HuiNeng—Platform Sutra—Sixth Patriarch Sutra— See Kinh Pháp Bảo Đàn.

Dharma-jnana (skt): Enlightened understanding—Knowledge of the Dharma—The understanding of the law—Pháp Trí—Dharmawisdom, which enables one to understand the law—Vô Lậu Trí hay sự hiểu biết của bậc giác ngộ.

Dharma-Joy: Joy of the Law—Religious joy—

See Pháp Duyệt.

Dharmakala (skt): Đàm Ma Ca La—See Pháp

Thời.

Dharmakara (skt): Dharma-store—See Pháp

Tạng.

Dharmakara’s Vows: Pháp Tạng Nguyện—Bốn mươi tám Hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà. Dharma-kaya (skt): Pháp thân—Thân bất tử— The body of the Dharma—The body of the great order—See Pháp Thân.

Dharmakaya born on a disciple’s conversion: Pháp Thân Hóa Sanh—The spiritual body born or formed on a disciple’s conversion. Dharmakaya Buddha: Pháp Thân Phật—Thể của pháp tính (có cái đức giác tri) gọi là Pháp Thân Phật.

Dharmakaya of complete enlightenment: Quả

Cực Pháp Thân—Pháp thân quả mãn cực thành.

Dharmakaya evolved by Buddha-virtue, or achievement: Công đức pháp thân—Thân do muôn đức của Như Lai mà hợp thành. Dharmakaya-gatha (skt): See Pháp Thân Kệ. Dharmakaya Mahasattva: Pháp Thân Bồ Tát—

See Pháp Thân Đại Sĩ.

Dharmakaya of meditation: Định Thân—One of the five forms of the Buddha-dharma-kaya—Một trong ngũ phần pháp thân.

Dharmakaya and Nirmanakaya: Chân và Hóa thân.

Dharmakaya in its phenomenal character: Conceived as becoming—See Pháp Thân Lưu

Chuyển.

Dharmakaya remains: The sutras—Spiritual remains—Kinh xá lợi—See Pháp Thân Xá Lợi.

Dharmakaya response: See Pháp Ứng.

Dharmakaya and sambhogakaya: Chan thân. Dharmakaya of self-assurance: See Tự Chứng

Thân.

Dharmakaya Tathagata (skt): See Pháp Thân Như Lai.

Dharmakaya with unlimited powers of transformation: See Biến Hóa Pháp Thân.

Dharmaketu (skt): See Pháp Tướng. Dharmaketu Bodhisattva (skt): Pháp Tướng Bồ

Tát.

Dharma King: Dharmaraja (skt)—Amitabha

Buddha—Buddha—King of the Dharma—

Dharma Prince—King of the Law—Nectar-king— Cam lộ vương—See Pháp Vương.

Dharmakirti (530-600): See Pháp Xứng. Dharmakshanti (skt): Tolerance of non-birth— See Pháp Nhẫn.

Dharmalaksana (skt): Duy Thức Tông—Also called Yogacara Sect, Samparigraha School, or Consciousness-Only School—Còn gọi là Du Già Tông, Nhiếp Luận Tông hay Duy Thức Tông— See Pháp Tướng Tông.

Dharmalaksana school: Duy Thức Tông, Pháp Tướng Tông—See Trung Tông. Dharmalaksana sect: Vijnanavada sect—See

Duy Thức Tông.

Dharmalaksanyana (skt): Duy Thức Tông, Pháp Tướng Tông—See Trung Tông.

Dharma-lamp: See Pháp Đăng. Dharma that leads to the cut off of affairs: See Tám Pháp Đưa Đến Sự Đoạn Tận. Dharma lectures composed in Japanese: See Kana Hôgo.

Dharma of Liberation: Buddha’s Dharma—See

Pháp Giải Thoát.

Dharma-life: See Pháp Mệnh.

Dharma light: Light of right teaching and conduct—Pháp quang.

Dharma lineages based upon the temple of residence: Garanbô (jap)—Dharma lineages based upon the temple of residence rather than one’s actual teacher. Although Dharma transmission in the Zen school is theoretically based upon a face-to-face encounter between a master and a disciple, other forms of Dharma transmission may occur. The practice of “Garanbô” was an institutional form of Dharma transmission common within the Sôtô school in Japan beginning in the medieval period (11851600). It was later rejected during the reform movements of the Tokugawa period (1600-1867). Although less widespread than in the Sôtô school, the practice was sometimes followed in Rinzai temples during the medieval period. According to the “Garanbô” process, a monk would assume the Dharma lineage of the former abbots of the temple at which he served as abbot or headmonk. If a new head monk was from outside the temple in question, he would change his lineage (in’in ekishi). His name would be added to the Dharma lineage of the temple, and he would receive a lineage chart of its line. This occur regardless of his actual connections with the previous abbots. The Dharma lineage of the temple would thus remain constant, while the lineage of an individual monk could change several times in a career. In Vietnam, this kind of Dharma transmission practice is more common in all Zen schools and other Buddhist sects than the practice of a face-to-face encounter between a master and a disciple—Dòng truyền thừa dựa trên tự viện trú xứ hơn là vị thầy thực sự. Mặc dầu trên lý thuyết mà nói, sự truyền Pháp trong Thiền tông dựa vào cuộc gặp gỡ mặt đối mặt giữa một vị thầy và một vị đệ tử, những hình thức khác ve sự truyền Pháp cũng có thể xảy ra. Dòng truyền thừa dựa trên tự viện trú xứ là một hình thức truyền pháp thông thường được đặt ra bên trong nội bộ của tông Tào Động Nhật Bản, bắt đầu từ thời trung cổ. Về sau này, vào thời Đức Xuyên, những phong trào cải cách bác bỏ việc truyền thừa này. Mặc dầu kiểu truyền thừa này không lan rộng như tông Tào Động, thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong tông Lâm Tế vào thời trung cổ. Theo tiến trình của dong truyền thừa dựa trên tự viện trú, một vị Tăng nhận lấy dòng truyền thừa từ những vị trụ trì trước đây của ngôi tự viện nơi mà vị Tăng ấy phục vụ như là một vị trụ trì. Nếu vị Tăng ấy nằm bên ngoaì dòng truyền thừa, thì ông ta phải đổi dòng truyền thừa của chính mình. Tên của ông ta sẽ được ghi thêm vào dòng truyền thừa của ngôi tự viện này, và ông ta sẽ nhận được một biểu đồ của dòng truyền thừa mà ông ta mới được chuyển qua. Việc này xảy ra dầu cho vị Tăng này không dính dấp gì đến những vị trụ trì trước đây. Dòng truyền thừa của tự viện sẽ giữ mãi, trong khi dòng truyền thừa của cá nhân vị Tăng sẽ phải thay đổi có khi đến năm bảy lần. Ở Việt Nam, kiểu truyền thừa dựa trên tự viện trú xứ thông dụng hơn trong các tông phái Thiền hơn là các tông phái Phật giáo khác.

Dharma-lord: Pháp Chủ—Buddha.

Dharma-love: Religious love—See Pháp Ái. Dharma-Maintaining Buddha: Dharma-dara

(skt)—Phật Trì Pháp.

Dharma-mandala (skt): The Dharma Circle is the circle of letters (bija-aksara)—See Pháp Mạn Đà La.

Dharma-mandala-sutra (skt): Sutra on the Circle of Dharma—Mạn Đà La Pháp Kinh.

Dharma-mara: Pháp Ma—The illusion that things are real and not merely seeming—Ảo tưởng nhìn thấy vạn hữu là có thật.

Dharma master: Pháp sư—An honorific title for a monk of maturity and high standing. Dharma master is a title of respect used to address a Buddhist Bhiksu (monk) or Bhiksuni (nun). It implies that the person so addressed has mastered the Dharma and is qualified to teach it—Pháp sư là danh xưng tôn kính được dùng để gọi một vị Tăng hay Ni. Ám chỉ rằng vị ấy đã quán triệt Phật Pháp và đủ phẩm chất để giảng dạy Phật pháp.

Dharma-mati (skt): Dharma idea—Pháp ý.

Dharma matter: See Hôji.

Dharma-medicine: Pháp Dược—The medicine of the law (capable of healing all misery)—Diệu pháp có thể chữa lành phiền não cho chúng sanh. Dharma-megha (skt): See Pháp Vân.

Dharma-megha-bhumi (skt): Pháp Vân địa— Buddhism as a fertilizing ground—Buddhism as a fertilizing cloud—Ground of the Dharma cloud— Land of dharma clouds—Phật pháp như đám mây lợi nhuận chúng sanh—See Pháp Vân (1).

Dharma-method: See Pháp Độ (1).

Dharma-milk: See Pháp Nhũ (1). Dharma-mind of the Buddha: Busshin-ho

(jap)—Phật Tâm Pháp—Tâm pháp của đức Phật. Dharma-mirror: Dhamma-dasa (p)—See Pháp

Kính.

Dharmamitra (skt): Dharmamutra (skt)—Đàm ma mật đa—See Pháp Tú.

Dharma-mountain: Pháp Sơn—Buddha-truth mountain, i.e. the exalted dharma—Núi chân lý Phật Pháp.

Dharma-mudra(skt): Dharma seal—Pháp Ấn. Dharmamutra (skt): Dharmamitra (skt)—Đàm ma mật đa—See Pháp Tú.

Dharmanairatmya (skt): Egolessness of phenomena—Selflessness of phenomena—

Selflessness of things—See Pháp Vô Ngã.

Dharmanairatmyajnana (skt): The knowledge or wisdom of the dharmanairatmya—See Pháp Vô

Ngã Trí.

Dharma name: Pháp danh. Dharma name upon taking the tonsure: See

Hômyô.

Dharmananda (skt): Joy in the Law—Joy of learning of tasting dharma—See Pháp Hỷ (1).

Dharmananda Kosambi: One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century—Một trong những học giả

Phật giáo nổi tiếng nhất của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19.

Dharmanandi (skt): See Đàm Ma Nan Đề.

Dharma-nature: Tathagata-garbha (skt)— Dharmakaya, or Dharmata (skt)— Tính độ—The absolute nature underlying all phenomena— Buddha-nature—Essence of things—Nirvana— Thusness—True Suchness—See Pháp Tánh.

Dharma-nature and bhutatathata: Pháp Tánh Chân Như—Pháp tánh và chân như (khác tên nhưng tự thể giống nhau).

Dharma-Nature or dharmakaya: Pháp tánh pháp thân—Chân thân của Phật đã chứng lý thể pháp tánh.

Dharma-nature as a mountain: Pháp Tánh Sơn—Pháp tánh như núi, cố định, không lay chuyển được—Fixed and immovable.

Dharma-nature in its phenomenal character: See Pháp Tánh Tùy Duyên. Dharma-nature Sect: Hua-Yen, T’ien-T’ai, Shingnon—See Pháp Tánh Tông. Dharmanendin (skt): Pháp hỷ—See Đàm Ma Nan Đề.

Dharma-net: Giáo võng—Pháp võng—Teaching viewed as a net to catch and save mortals—Giáo

võng để bắt và cứu những kẻ lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử).

Dharma-niyama (skt):

  1. Contemplation on the dharma: Niệm Pháp (sự suy niệm về Chánh Pháp).
  2. Dharma order: Trật tự của vạn pháp.

Dharmaniyamata (skt): See Pháp Vị.

Dharma of non-appearance: Anutpattikadharmakshanti (skt)—Insight into the nonorigination of dharmas—See Vô Sanh Pháp Nhẫn. Dharma of non-duality: Dharmasamata—Pháp

Bất Nhị.

Dharmanusarin (skt): Dhammanusarin (p)—

Follower of the teaching—See Tùy Pháp Hành.

Dharmanusmrti (skt): Dhammanupassana (p)— Dharma-niyama (skt)—Contemplation of Dharmas—Contemplation of Mental Objects or Mind Contents—Quán Pháp—See Niệm Pháp.

Dharma with outflows: Asavatthaniya-dhamma (p)—Conditioned dharmas—Dharmas with outflows—See Hữu Lau Pháp. Dharmapada Sutra (skt): Dhammapada Sutta (p)—See Kinh Pháp Cú.

Dharmapadarthakatha (skt): The commentary of Dharmapada—Pháp Cú Kinh Luận. Dharmapadavadana-sutra (skt): Pháp Cú Thí Dụ Kinh.

Dharmapala (skt): Paladharma (skt)—Guardian of the teaching—Protect or maintain the Buddhatruth—Hộ pháp.

Dharmapala (skt): Name of a native of south India, a famous scholar throughout the Buddhist world, regarded by Pali tradition as the second most influential Abhidharma commentator after Buddhaghosa. He was born 1000 years after the Buddha’s nirvana, in a Tamil area of South India, and studied at the Mahavihara in Anuradhapura— Tên của ngài Dharmapala, người nam Ấn, một học giả nổi tiếng trong giới Phật học. Ông được truyền thống Pali xem như là nhà phê bình có ảnh hưởng lớn hàng thứ nhì, chỉ sau ngài Phật Âm mà thôi. Ông sanh ra sau khi Phật nhập Niết Bàn 1000 năm, tại vùng của người Tamil, và theo học tại Đại Tịnh Xá ở Anuradhapura—See Pháp Hộ.

Dharmapala, Anagarika (A Ceylonese monk): Pháp Hộ—A famous Buddhist propagandist, born in Ceylon in 1864 and died in 1933. David Hevavitarana, a Sri Lankan Buddhist activist, who founded the Mahabodhi Society—Dharmapala, Anagarika là Pháp danh của David Hevatarana, một nhà hoạt động người Sri Lanka, đã sáng lập ra Hội Đại Bồ Đe.

Dharmapancakam (skt): Five laws or categories—See Ngũ Pháp. Dharma-Paramita: Pháp Ba La Mật—One of the four Paramita Bodhisattvas in the Diamond realm—Một trong bốn vị Bồ Tát Ba La Mật trong Kim Cương Giới.

Dharma-Paramita Bodhisattva (skt): Pháp Ba La Mật Bồ Tát—One of the four female attendants on Vairocana in the Vajradhatu, evolved from him, each of them a mother of one of the four Buddhas of the four quarters—Một trong bốn vị nữ Bồ Tát thân cận của Đức Tỳ Lô Giá Na trong Kim Cang Giới, đều do Ngài lưu xuất, mỗi vị là mẹ của một trong bốn vị Phật trong tứ phương.

Dharmaparyaya (skt): The Dharma Door—See

Pháp Môn.

Dharma period: Dharma-cala (skt)—Pháp Thời. Dharmaprabhasa (skt): Pháp Minh Phật—See Phap Minh.

Dharma practitioner: Người tu theo Phật. Dharma-pravicayanga (skt): Trạch pháp giác chi—The bodhyanga of discrimination.

Dharma-pravicaya-sambodh-yanga (skt): Trạch pháp—Phân biệt đúng sai—Discrimination of the true and the false.

Dharma-prince: Kumarabhuta (skt)—Cưu Ma La Phù Đa—Cưu Ma La Phù—Bodhisattva—Son of the Dharma-king—Pháp Vương tử hay Bồ Tát, người kế thừa ngôi vị của Phật để nối truyền Chánh Pháp.

Dharma-prince Manjusri: Manjusrikumarabhuta (skt)—Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương

Tử.

Dharmapriya (skt): Pháp Ái—Pháp Thiện—Đàm ma ty—Name of an Indian monk who arrived in China around 365 A.D.—Tên của một vị sư người Ấn đến Trung Hoa khoảng năm 365.

Dharma propagation: Sự truyền bá giáo phap.

Dharma prosperity: Sự hưng thịnh của đạo pháp.

Dharma-protecting hearers: Kundapadhaniyaka (skt)—Thanh văn hộ pháp.

Dharma protector: Dharmapala (skt)—Dharma guardian—Hộ pháp.

Dharma Protector Bodhisattva: Bồ Tát Hộ pháp.

Dharma-Publishing: A Buddhist printing company with headquarters in Berkeley, California, founded by Tarthang Tulku after he settled in the United States in 1968—Công ty ấn loát Phật giáo có trụ sở đặt tại trường Đại Học Berkeley, California, được ngài Tarthang Tulku sáng lập sau khi ngài đến Hoa Kỳ vào năm 1968. Dharma-puja (skt): Moral offerings—Offerings to the Dharma—Serving the Dharma—See Pháp Cúng Dường.

Dharmaradja (skt): Pháp vương—King of the Law—Buddha.

Dharma-rain: Pháp Vu—The rain of Buddhatruth which fertilizes all beings—Mưa Pháp làm thấm nhuận chúng sanh.

Dharmaraja (skt): Dhammassami (p)—King of the Law—Buddha—Dharma King—King of the dharma—See Pháp Vương. Dharmaraksa (skt): Indu-Dharmaraksa (skt)— Đàm Vô Lan—Pháp Trúc Lan—See Trúc Đàm Ma La.

Dharma-ratna (skt): Dharma-treasure—See

Pháp Bảo.

Dharma of realization: To-pay-ch (tib)—Thực Chứng Pháp—To acquire what our master taught by ourselves—Teachings of the dharma which have been derived from the realization of a master.

Dharma realm: Dharmadhatu or Dharmaksetra (skt)—Đạt Ma Đà Đô—Cosmos—Dharmaelement—Dharma factor—Realm of reality— Realm of truth—Buddha nature—The realm of dharmas—The cosmos—The universe—Mind— The nature or essence of dharmas—Infinity—The infinite universe—See Pháp Giới.

Dharma realm of animals: Súc Sanh Pháp Giới. Dharma Realm of Asuras: A-Tu-La Pháp Giới. Dharma Realm of Bodhisattvas: Bồ Tát Pháp

Giới.

Dharma realm body: Cosmic body—Pháp giới thân.

Dharma realm of Buddhas: Phật Pháp Giới.

Dharma realm of the Conditionally

Enlightened Ones: Duyên Giác Pháp Giới. Dharma realm of gods: Thiện Pháp Giới.

Dharma realm of hell-beings: Địa Ngục Pháp

Giới.

Dharma realm of humans: Nhân Pháp Giới. Dharma realm of hungry ghosts: Quỷ Pháp

Giới.

Dharma realm of non-obstructions of noumena and phenomena (principles and specifics): See

Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới.

Dharma realm of non-obstruction of phenomena and phenomena: See Sự Sự Vô

Ngại Pháp Giới.

Dharma realm of noumena: See Lý Pháp Giới. Dharma realm of the one reality: Nhất chân pháp giới (pháp giới của chân thực).

Dharma realm of phenomena: See Sự Pháp

Giới.

Dharma realm of principles and specifics: Lý sự vô ngại pháp giới.

Dharma realm of Sound Hearers: Thanh Văn

Pháp Giới.

Dharma-receptor: Dharma-ayatna (skt)—Pháp Xứ—See Pháp Nhập.

Dharma-response: See Pháp Ứng. Dharma of reverent love: Kyoaiho (jap)—Kính Ái Pháp—Dharmas of reverence and love.

Dharma-river: See Pháp Hà.

Dharma robe: Áo Tràng—Usually in gray color and for laypeople’s use—Áo thường màu lam dành cho Phật tử tại gia.

Dharma-roof: Dharma canopy or monastery—

Mái nhà Phật Pháp hay tự viện.

Dharmaruci (skt): See Đạt Ma Lưu Chi.

Dharmasala (skt): A rest house for pilgrims, often provided by a rich man for those coming to a special place of pilgrimage—Nhà nghỉ ngơi dành cho những người hành hương, thường được cung cấp bởi một phú hộ cho những người đi đến những nơi đặc biệt.

Dharmasamata (skt): See Pháp Bình Đẳng. Dharmasamgraha (skt): See Pháp Số Danh Tập Kinh Dị Bản.

Dharmasankha (skt): See Pháp Loa. Dharmasankhasabda (skt): Dharmasankha (skt)—Conch of the law—See Pháp Loa.

Dharma-sapta-bodhyanga-samadhi (skt): Trạch Pháp Giác Phần Tam Muội—Concentration on the bodhyanga of discrimination.

Dharma satya (skt): Pháp Thiệt—See Đàm Vô

Đế.

Dharmascasarirah (skt): The Dharma-body is without the body—Pháp thân vô hữu thân, nghĩa là pháp thân mà không có thân.

Dharma-sea: See Pháp Hải.

Dharma seal: Yantra (skt)—Pháp Ấn—The seal of Buddha-truth is a formal certification within the Zen school that Dharma transmission has occured between master and disciple. Receiving the Dharma seal of a Zen master implies that the disciple has attained a mature understanding of the Dharma and is qualified to serve as a Zen master to others—Pháp Ấn là một giấy chứng nhận chính thức trong Thiền tông rằng sự truyền Pháp đã xảy ra giữa thầy và đệ tử. Nhận được Pháp ấn ám chỉ rằng người đệ tử đã đạt được sự hiểu biết thuần thục về Pháp và đủ tiêu chuẩn làm một vị Thiền sư để dạy cho người khác—See Ấn Chứng and Pháp Ấn.

Dharma seat: Dharma throne—The abbot’s formal lecture chair (hôza), located on the raised platform in the Dharma hall (hattô) of the monastery—Chiếc ghế ngồi chính thức của vị trụ trì mỗi khi thuyết giảng, tọa lạc trên một bục gỗ cao trong Pháp đường của Thiền viện.

Dharma-selecting vision: See Trạch Pháp Nhãn.

Dharmas of self-recognition: Pratyatma-dharma (skt)—Tự Chứng Pháp—Dharmas that help practitioners achieve self-recognition state—Pháp giúp đưa đến trạng thái tự chứng.

Dharma Semblance Age: Saddharmapratirupaka (skt)—The age in which the Buddha’s dharma has diminished to 50 percent—Thời kỳ Phật pháp giảm mất 50 phần trăm.

Dharma-shinning: Pháp Chiếu—Sự chiếu sáng của Phật pháp.

Dharmaskandha (skt): 1) The Buddha’s detailed teaching: Pháp Uẩn, giáo thuyết Phật pháp; 2) Element-group: See Pháp Uẩn Túc Luận. Dharma-skandha-pada (skt): See Pháp Uẩn Túc Luận.

Dharma-skandha-pada-sastra (skt): See Pháp

Uẩn Túc Luận.

Dharma-smrtyupasthana (skt): See Pháp Niệm

Xứ.

Dharmasoka (skt): Name given to Asoka on his conversion—See Pháp A Dục.

Dharma-sound: See Pháp Âm.

Dharma source: Bhutatatthata (skt)—The root or essence of al things—Pháp Bổn—Chân như hay tinh yếu của vạn pháp.

Dharmasreathin (skt): See Dharmasri.

Dharmasri (skt): Pháp Thắng (người viết bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận)—A monk who wrote the Abhidharma-hrdaya-sastra (Heart of the Higher Dharmas).

Dharma-state: Bhutatathata (skt)—Pháp vị (chân như)—The grade or position of a monk: Thứ bậc của một vị Tăng.

Dharma of statement: Lung-gi-ch (tib)—Văn Tự Pháp—Scriptural dharma—Teachings based on the Buddhist scriptures—Teachings of the

Tripitaka.

Dharmasthitita (skt): Continuity of existence— Pháp Trụ—Continuity of existence: Sự tương tục của hiện hữu—Dharma abode, i.e., the omnipresent bhutatathata in all things: Diệu lý của chân như dừng trụ trong hết thảy các pháp.

Dharma-Storage School: Dharmaguptika (skt)— Hozo-Bu (jap)—Pháp Tạng Bộ.

Dharma-store: Dharmakara (skt).

  1. The standard of Buddha-truth as an emblem of power over the hosts of Mara: Pháp Tàng—Chân lý Phật Pháp là dấu hiệu tiêu biểu cho sức mạnh chế ngự ma quân.
  2. The treasury of the Buddha’s teaching, or Buddhist library, or the storehouse of all law and truth, i.e. the sutras: Pháp Tạng—Pháp Bảo Tạng—Nơi tồn trữ kinh điển Phật Pháp. Dharma struggle: Pháp Chiến—Sự tranh luận về Phật pháp—Dharma dual.

Dharma Study Foundation: Tổ chức nghiên cứu

Phật Pháp.

Dharma successor: Hassu (jap)—Dharma child—Child of the Dharma—Dharma heir—Pháp Tử—Truyền nhân giáo pháp.

Dharma summer: See Pháp Hạ.

Dharma-sunyata (skt): The non-reality of things—Things are unreal—The emptiness or unreality of all things—See Pháp Không.

Dharma-sutra (skt): Pháp Kinh—Name of a Brahman sutra on rituals of worship—Tên của một bộ kinh Bà La Môn về nghi lễ cúng tế.

Dharmasvabhavanabodhamanomayakaya (skt):

The will-body assumed when the self-nature of things is understood as having no self-nature— See Giác Pháp Tự Tính Ý Thành Thân.

Dharma-sword: The sword of Buddha-truth—

See Pháp Kiếm.

Dharmata (skt): Bhutatathata (skt)—Thực Tướng—Nature of the dharmas, the essence that is the basis of everything—See Chân Như.

Dharmata-dharmakaya (skt): Pháp thân của pháp tánh—Dharma body of dharma-nature. This is the essential reality-body of Buddhas and

Bodhisattvas—Đây là loại thân chân thật cần yếu đối với chư Phật và chư Bồ Tát.

Dharma talk: Pháp thoại—Buddhist preaching— Dharma-words, religious discourses—See Pháp

Ngữ.

Dharmatara-dhyana-sutra (skt): Đạt Ma Đa La Thiền Kinh—Kinh Bất Tịnh Quán—Sutra on contemplation of impurity.

Dharmatata (skt):

  1. Pháp Cứu tôn giả.
  2. Tathagata-garbha (skt): Pháp Tánh—Dharmanature.

Dharmatabuddha (skt): The Buddha as Essence itself—See Pháp Tánh Phật.

Dharma-talk: See Pháp Thoại (1). Dharmatanishyanda-buddha (skt): See Pháp

Tánh Sở Lưu Phật.

Dhamma thero (p): An elder in Dhamma—Pháp trưởng lão.

Dharmas or things: Pháp tướng.

Dharma-thunder: See Pháp Lôi. Dharmatmyalakshana (skt): See Pháp Ngã

Tướng.

Dharma tower: Pháp tháp. Dharma-transformation: Sự biến hóa của chư pháp—See Pháp Hóa. Dharma-transmission: See Truyền Pháp. Dharmatrata (skt): Pháp Cứu—Name of an

Indian monk—Tên của một nhà sư Ấn Độ.

Dharmatrata’s argument from the difference of kind or result: Luận chứng của Pháp Cứu— See Pháp Cứu Luận Chứng. Dharma treasure: The Law or Buddha-truth— Pháp Tạng—See Pháp Bảo.

Dharma tree: See Pháp Thụ.

Dharmas are unreal: Things are unreal—Pháp giả.

Dharma-vaja (skt): Dharma-Curtain Buddha—

Pháp Tràng Phật.

Dharma-vardhan (skt): Dharma-vardhana (skt)— See Pháp Ích.

Dharma-vardhana (skt): Dharma-vardhan

(skt)—Pháp Ích—See Đạt Ma Bà Đà Na. Dharma-vessel: Pháp Thuyền—Công cụ truyền pháp.

Dharma-vicaya (skt): Dhamma-vicaya (p)—

Trạch Pháp—Tìm hiểu quán sát kỹ các pháp— Investigation of (choosing) the law. Dharma-Victory Buddha: Phật Pháp Thắng Vương.

Dharma-Victory-King Buddha: Pháp Thắng

Vương Phật.

Dharmavikurvana (skt): Pháp Tự Tại— Complete dialectical freedom and power—Khả năng thuyết pháp không ngằn mé. Dharmavikurvana-bodhisattva (skt): See Pháp

Tự Tại Bồ Tát.

Dharma-vinaya: The Dharma-Discipline or the Doctrine and Discipline or the Buddha’s teaching in its completeness—Pháp và Luật hay toàn bộ giáo lý của Đức Phật.

Dharmaviraja (skt): Pháp thanh tịnh—Chân lý thanh tịnh—Truth immaculate.

Dharma vision: Pháp nhãn.

Dharma-vivardhana (skt): See Pháp Tăng. Dharma voice: Dharmaghosa (skt)—The sound of preaching—The sound of Truth—Pháp Âm. Dharmas as void: Nhất Thiết Giai Không Tông— See Thập Tông Cương Yếu.

Dharma of void: The non-reality of things— Things are unreal—The emptiness or unreality of all things—See Pháp Không. Dharma-wealth: See Pháp Tài.

Dharma Wheel: Dharmacakra (p)—The wheel of Dharma—The preaching of a Buddha—See Pháp

Luân.

Dharma wheel of universal salvation: Neverreceding Buddha-vehicle—Bất thối chuyển Pháp luân.

Dharma which produces no afflictions: The condition in which they cannot prevail—The unconditioned dharma which produces no

afflictions (no passions and delusions)—Pháp thanh tịnh lìa được phiền não—See Vô Lậu.

Dharma-wisdom: Dhamma-jnana (p)—

Enlightened understanding—See Pháp Trí.

Dharma-words: A word or a phrase of the

Buddha’s preaching: Lời Phật thuyết pháp— Buddhist preaching or religious discourses: Bài thuyết pháp (có thể là của một bậc thầy)—See Pháp Ngữ.

Dharma-work: Religious affairs—Pháp sự (Phật sự).

Dharma-workman: Pháp Tượng—Dharma workman, a teacher able to mould his pupil—Một vị thầy có thể dùng chánh pháp để uốn nắn đệ tử.

Dharmayasa (skt): See Đàm Ma Da Xá.

Dharmayatana (skt): Mental objects—Pháp xứ. Dharmesvara-bodhisattva (skt): See Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát.

Dharmic order: Dharma-niyama (p)—Trật tự của vạn pháp.

Dharmika (skt): Dharma-bhanaka-bodhisattva (skt)—Pháp Sư Bồ Tát—Expounder of the Law Bodhisattva.

Dharmikasa (skt): Tỳ Pháp Giả—Letters carved on coins issued by king Milinda—Chữ khắc trên đồng tiền do vua Di Lan Đà phát hành.

Dharmodgata (skt): 1) One of 47 names for Lotus sutra: Chư Diệu Pháp, một trong 47 tên khác nhau của kinh Pháp Hoa; 2) One of the Bodhisattvas mentioned in the Hua-Yen Sutra:

Pháp Khởi Bồ Tát, một trong vị Bồ Tát được nói đến trong kinh Hoa Nghiêm.

Dharmottara (skt): See Pháp Thượng (2).

Dharmottarah (skt): See Dharmottariya.

Dharmottariya (skt): Dharmottara (skt)—Pháp Thượng Bộ—One of the eighteen Hinayana sects in India—Một trong 18 bộ phái Tiểu Thừa ở Ấn Độ.

Dhata-kayapada (skt): Mental-element-body, written by Purna—Giới Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Phú Lâu Na.

Dhata-kayapada-sastra (skt): See Dhatakayapada.

Dhatarattha (p): Dhrtarastra (skt)—Đông thiên vương (Đa La Tra) cai quản Càn Thát Bà (những vị trời nhạc sư)—Eastern Heaven King—See Trì Quốc Thiên Vương.

Dhatu (skt): Elements—Sphere—Region— Realm—Cảnh giới—A Sanskrit term for “realm,” “element,” or “sphere.”—Từ Phạn ngữ chỉ “cõi,”

“đại,” hay “giới.”

Dhatu-cetiya (p): Sarira-stupa—Tháp xá lợi. Dhatu-garbha (p): A stupa—A dome-like solid structure in which the relics of the Buddha are enshrined—Tháp thờ xá lợi Phật.

Dhatu-jnana-bala (skt): Power of the wisdom on various realms—Giới Trí Lực. Dhatukatha (p): Discourses of Elements—Bộ Chất Ngữ—See Giới Luận. Dhatukathapakarana-atthakatha (skt): See Bổn Luận Chú.

Dhatukaya (skt): The collection of elements, one of the books of the Sarvastivadin Abhidharma Pitaka, written by Purna, discussion of everpresent and negative mental events—Sưu Tập các yếu Tố, một trong các bộ sách của Bộ Luận Tạng của Bộ phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, được ngài Phú Lâu Na biên soạn, trình bày các sự kiện tâm thức tiêu cực và thường hằng.

Dhatu-loka (skt): The eighteen elementary spheres— See Thập Bát Giới. Dhatunirdesa (skt): Giới Phẩm—Cái thể của pháp.

Dhatu-prabheda-smrti (skt): Giới Phân Biệt Quán—Contemplation on the discrimination of different realms.

Dhatu-samyutta (p): Sutra on Elements—Tương Ưng Giới.

Dhatu-sutta (p): Giới Kinh—Sutra on properties—Sutra on realms. Dhatu-Vavatthana (p): Analysis of the elements of the body—See Phân Tích Thân Phần. Dhatu-vibhanga-sutta (p): Sutra on an analysis of the properties, in the Majjhima Nikaya 140— Kinh Giới Phân Biệt, trong Trung Bộ 140.

Dhavati (p): To run away—Chạy thoát.

Dhi (p): Wisdom—Sự khôn ngoan.

Dhiitimantanam (p): Resolute—Kiên trì.

Dhikkharasamatha (skt): See Diệt Tránh Giới.

Dhimantu (p): Wise—Khôn ngoan.

Dhimat (skt): Thành Tựu Giác Huệ Bồ Tát—A Bodhisattva who accomplishes both enlightenment and wisdom.

Dhira (p): The wise—Người trí.

Dhitaka (skt): Dhritaka (skt)—See Đề Đa Ca.

Dhiti (p): Courage—Sự can đảm.

Dhitika (skt):

  1. See Địa Để Ca.
  2. Dhrtaka (skt): See Đề Đa Ca.

Dhitu (p): Son-in-law—Con rễ.

Dhiyati (p): To be born—Sanh ra.

Dhona (p): Wise (a)—Khôn ngoan.

Dhovati (p): To wash—To cleanse—Làm sạch. Dhrtaka (skt): Dhitaka or Dhritaka (skt)—Đề Đa Ca—See Dhitaka.

Dhrtarastra (skt): Dhatarattha (p)—Deva king in the East—Đề Đa La Tra—Trì Quốc Thiên Vương. Dhrtiparipurna (skt): See Kiên Mãn Bồ Tát. Dhruva (skt): Acala (skt)—Niscala (skt)— Immobile—Immovable—Motionless—Bất đong. Dhudanga (p): Hard practice or discipline to shake off or cleanse sins—See Đầu Đà.

Dhukha (skt): Sickness—Bịnh hoạn.

Dhukha-vedana (skt): Bearing suffering— Feeling of suffering—Khổ Thọ—Sự cảm nhận khổ não.

Dhuli (p): Dust—Bụi.

Dhuma (p): Yên—Smoke—Khói.

Dhumayati (p): To smoke—Phun khói. Dhupa (skt): Đột Bà—Nhang thơm—Incense— Frankincense—Fragrant gum.

Dhupayati (p): To emit smoke—Phun khói. Dhusara (p): Dust-colored (a)—Yellowish—Có màu vàng như bụi.

Dhuta (skt & p): Asceticism—See Khổ Hạnh. Dhutadhara (p): One who practices ascetics (dhuta-angas)—Người tu khổ hạnh.

Dhutanga (p): Dhuto (p)—Dhuta (skt)—

Austerity—Hard practice—Mendicant conducts— Đỗ Đa—Đỗ Trà—Hạnh đầu đà—An ascetic—

See Đầu Đà.

Dhuta-rules: Giới đầu đà—Giới khổ hạnh.

Dhuti (skt): Đô đề.

Dhutta (p): One who leads a corrupted life—

Người sống đời buông thả.

Dhuva (skt): Long-lasting—Tồn tại lâu dài.

Dhvaja (skt): Pataka (skt)—Ketu (skt)—Flag— Banner—Đà Phược Nhã—Cờ phướn—Tràng phan.

Dhvajagrakeyura (skt): Diệu Tràng Tướng Tam Muội—The ring on the top of a standard—A degree of ecstatic meditation (mentioned in Lotus sutra).

Dhvajagrakeyura-dharani (skt): Vô Năng Thắng

Phan Vương Như Lai Trang Nghiêm Đà La Ni— Diệu Tràng Tướng Tam Muội Đà La Ni, một trong những bộ kinh của Mật giáo—One of the Esoteric sutras.

Dhyana (skt): Jhana (p)—Meditation (thought— Meditation—State of absorption resulting from practice of meditation—The practice of Dhyana leads to samadhi)—Thiền định—See Thiền Na. Dhyana-abode: A meditation abode—See Thiền Đường.

Dhyana on the absolute truth: The concentration on the absolute truth—See Lý Thiền and Nhị Chủng Thiền (B).

Dhyana-bhadra (skt): Chỉ Không Thiền Sư—Tên của thiền sư Chỉ Không (1289-1363)—Name of a Zen master in the fourteen century.

Dhyana-Bodhisattvas: The five Bodhisattvas (Avalokitesvara or Padmapani, Samantabhadra, Ratnapani and Visvapani)—Năm vị Bồ Tát Thiền Định.

Dhyana-buddha (skt): Thiền Na Phật— Meditation Buddha—Dhyani-buddha—See Ngũ

Phật.

Dhyani-buddha (skt): Năm vị Phật—The five Dhyani-Buddhas—See Ngũ Phật. Dhyana-contemplation: Thiền Quán Về Tâm— Meditation on the mind.

Dhyana heavens: Brahmalokas (skt)—Thiền thiên—Dhyana heavens, four in number, where those who practice meditation may be reborn—Có bốn Thiền Thiên, nơi mà các bậc tu thiền có thể tái sanh về—See Tứ Thiền Thiên.

Dhyana master: Dhyayin (skt)—Zen master—

See Thiền Sư.

Dhyana meditation: Sam ten (tib)—Dhyanasamadhi (skt)—Thiền na và tam muội—See Thiền Tam Muội.

Dhyana-mula (skt): See Căn Bản Định.

Dhyana paramita (skt): Perfection of the meditation—Thiền định Độ—See Thiền Ba La

Mật.

Dhyana on phenomena: The concentration on phenomen—See Sự Thiền. Dhyana-prajna (skt): The mystic trance and wisdom—See Thiền Huệ.

Dhyana-river: See Thiền Hà. Dhyana-rules: Dhyana-samvara(skt)—Luật nghi về tĩnh lự.

Dhyana-samadhi: See Thiền Tam Muội. Dhyana and samadhi: Thiền na và tam muội— See Thiền Tam Muội.

Dhyana samadhi paramita (skt): Abstraction— Concentration—Contemplation—Meditation— Thiền Định Ba La Mật—See Lục Độ Ba La Mật. Dhyana-samvara (skt): Dhyana-rules—Luật nghi về tĩnh lự.

Dhyana seal: Dhyani-Mudra (skt)—Thiền ấn—

See Ấn Thiền.

Dhyana on Suchness: Tathatalambanam (skt)— See Duyên Chân Như Thiền.

Dhyana and wisdom: See Thiền Huệ.

Dhyani-Bodhisattva: Bồ Tát Thiền Định— Avalokitesvara Bodhisattva is the DhyanaBodhisattva of the present age (and the Buddha Gautama is his earthly reflex)—Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thiền định của hiện kiếp. Dhyani-Buddhas: Phật thiền định—See Ngũ Phật (E).

Dhyani-Mudra (skt): Dhyana seal—Mẫu Đà La Pháp Ấn—See Ấn Thiền.

Dhyapayati (skt): See Hỏa Táng. Dhyayin (skt): Jhayin (p)—Dhyana master—Zen master—See Thiền Sư.

Diagnose: Chẩn đoán.

Diagnostic treatment of their moral diseases: Đối Trị Tất Đàn—One of the four kinds of siddhanta—See Tứ Tất Đàn.

Diagram from the river: Hotu (jap)—Hà Đồ.

Dialectic (a): Thuộc về biện chứng. Dialectical Materialism: Thuyết Duy Vật Biện Chứng.

Dialectical theology: Thần học biện chứng.

Dialectical reality: Biện chứng thực tại.

Dialogue (n): Đối đáp—Đối thoại.

Diamond (n): Vajra (skt)—Kim Cang—

Imperishable jewel.

Diamond apex: The diamond crown—See Kim

Cang Đảnh.

Diamond-being: Vajrasattva (skt)—See Kim

Cang Tát Đỏa.

Diamond-blaze: Hỏa Viện—Giới Ấn—Mật Phong Ấn—See Kim Cang Đàm.

Diamond body: Vajra-body, the body of the Buddha and his merits—See Kim Cang Thân.

Diamond Buddha: Vajra-sattva (skt)—KongoSatta (jap)—Kim Cang Tác Bồ Tát—See Kim

Cang Tát Đỏa.

Diamond contemplation: See Kim Cang Quán. Diamond crown: Vajrasekhara (skt)—Kim Cang Đỉnh.

Diamond crown sutra: Vajrasekhara-sutra (skt)—See Kim Cang Đảnh Kinh.

Diamond cuts diamond: Clever people are bound to meet cleverer people—Cao nhân tất hữu cao nhân trị (tài đến đâu cũng có người tài hơn).

Diamond dagger: Vajrakilaya (skt)—See Kim Cang Chủ Y.

Diamond Dharma Bodhisattva: Vajra-dharma (skt)—Kim Cang Pháp Bồ Tát.

Diamond element: Vajradhatu (skt)—Vajra element of the universe—Kim cang giới của vũ trụ—See Kim Cang Giới.

Diamond Enlightenment Bodhisattva: Vajratiksna (skt)—Kim Cang Giác Bồ Tát. Diamond-entrance deva: Vajramukha (skt)— Kim Cang Diên Thiên.

Diamond faith: Kim cang tín—Strong belief on other-power—Other-power faith which is as indestructible as diamond—Tha lực tín như kim cang bất hoại.

Diamond fist: Vajramusti (skt)—Vajra-fist—See Kim Cang Quyền.

Diamond Flower Bodhisattva: Vajrapuspa

(skt)—Kim Cang Hoa Bồ Tát. Diamond-Fragrance Bodhisattva: Vajradhupa (skt)—Kim Cang Hương Bồ Tát. Diamond Freedom Bodhisattva: Vajra-vasani

(skt)—Kim Cang Tự Tại Bồ Tát. Diamond heart: Vajra heart—See Kim Cang

Tâm.

Diamond holder of the vajra Bodhisattva: Vajrahasta-vajradhara (skt)—Kim Cang Thủ Trì Kim Cang Bồ Tát.

Diamond Hook Bodhisattva: Vajrakusahbodhisattva (skt)—Kim Cang Câu Bồ Tát. Diamond Illuminated Jewel Precepts: The Bodhisattva precepts—Giới của chư Bồ Tát—See Giới Pháp Kim Cang Quang Minh Bửu Giới.

Diamond indestructible body: The Buddha— Thân kim cang bất hoại, ý nói Đức Phật với giáo pháp của Ngài.

Diamond-Indestructible Buddha: Kim Cang Bất

Hoại Phật.

Diamond insight: Diamond vision which penetrates into reality—Kim cang quán. Diamond Joy Bodhisattva: Vajrasadhu (skt)— Kim Cang Hỷ Bồ Tát.

Diamond-Karma Bodhisattva: Vajrakarmanbodhisattva (skt)—Kim Cang Nghiệp Bồ Tát.

Diamond king: The Vajra-king, the strongest and finest bull—Kim cang vương, một loại bò mạnh nhất và tốt nhất.

Diamond King Bodhisattva: Kim Cang Vương Bồ Tát—One of the sixteen Bodhisattvas in the Diamond realm—Một trong 16 vị Bồ Tát trong Kim Cang Giới.

Diamond-Lamp Bodhisattva: Vajralokabodhisattva (skt)—Kim Cang Đăng Bồ Tát. Diamond light Bodhisattva: Vajra-tejas (skt)— Kim Cang Quang Bồ Tát. Diamond light deva: Vajraprabha (skt)—Kim Cang Quang—Name of a deity.

Diamond-like mind: Tâm như kim cang.

Diamond-like samadhi: Vajra-meditation—Kim Cang Dụ Định—Tam muội vững vàng như kim cang—See Kim Cang Định. Diamond Lock: Vajrasphota (skt)—Kim Cang

Tỏa.

Diamond Lock Bodhisattva: Vajrasphotabodhisattva (skt)—Kim Cang Tỏa Bồ Tát.

Diamond Lotus: Kim Cang Đài. Diamond-Love Bodhisattva: Vajrakamar (skt)— Kim Cang Ái Bồ Tát.

Diamond mace: Vajra (skt)—Kim cang chùy. Diamond mark: Vajra-lakshana (skt)—Kim Cang Tướng.

Diamond master: Kim Cang A Xà Lê—Bậc thầy có trí tuệ kim cang—Vajra master. Diamond meditation: Vajrasamadhi (skt)— Diamond samadhi—See Kim Cang Diệt Định. Diamond meditation Bodhisattva: Vajropamasamadhi-bodhisattva (skt)—Kim Cang Dụ Định

Bồ Tát.

Diamond messenger: See Vajrakumara.

Diamond mind: Vajra-citta (skt)—Kim cang tâm.

Diamond mouth: Vajramukhi (skt)—A vajra or golden mouth of the Buddha—Kim cang khẩu của Đức Phật—See Kim Cang Khẩu.

Diamond Mudra of joining the palms: Vajrapradama-Mudra (skt)—Mẫu Đà La Pháp Ấn—See Kim Cang Hợp Chưởng Ấn.

Diamond nectar Bodhisattva: Vajramritabodhisattva (skt)—Kim Cang Cam Lộ Bồ Tát. Diamond Net Bodhisattva: Vajrapanijarambodhisattva (skt)—Kim Cang Võng Bồ Tát. Diamond power: Irresistible strength or Vajrapower—Kim cang lực.

Diamond Profundity Bodhisattva: Kim Cang Thậm Thâm Bồ Tát—See Kim Cang Giác Bồ Tát. Diamond quiescence deva: Vajrasanti (skt)— Kim Cang Tịch Tĩnh.

Diamond Quietude Bodhisattva: Vajramuni (skt)—Tịch Nhiên Kim Cang Bồ Tát—Vị Bồ Tát có trạng thái lặng lẽ vô tư lự đối với cảnh như kim cang.

Diamond Rain Bodhisattva: Vajravarsabodhisattva (skt)—Kim Cang Vũ Bồ Tát.

Diamond-Realm Mandala: Vajradhatu-mandala (skt)—Kim Cang Giới Mạn Đà La—See Kim

Cang Giới.

Diamond royal-gem enlightenment: See Kim Cang Vương Bảo Giác.

Diamond samadhi: Vajra-samadhi (skt)— Diamond meditation—Kim Cang định—See Kim

Cang Diệt Định.

Diamond Sceptre: Vajrapani (skt): Kim cang mật tích—See Kim Cang Thần. Diamond seed: Rudraksa (skt)—A seed used for

beads—Kim cang tử, một loại hột dùng làm chuỗi.

Diamond store: Kim Cang Tạng.

Diamond-Strong-Universally-Dispense-GoldLight Buddha: Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật.

Diamond Sutra: Vajracchedika Prajnaparamita Sutra (skt)—Sutra of the Diamond-Cutter of Supreme Wisdom—See Kim Cang Kinh.

Diamond Throne: Vajrasana or Bodhimanda

(skt)—The Vajra throne—See Kim Cang Tọa (1).

Diamond Tooth Bodhisattva: Vajradamstra (skt)—Kim Cang Nha Bồ Tát.

Diamond treasury: See Kim Cang Bảo Tạng. Diamond Vehicle: Vajrayana (skt)—Phật giáo Mật Tông—See Kim Cang Thừa.

Diamond water: Vajra-water—See Kim Cang

Thủy.

Diamond way: Vajrayana (skt)—Tantrayana

(skt)—Dorje-tekpa (tib)—Diamond vehicle— Thunderbolt vehicle—Vajrayana Buddhism—See Kim Cang Thừa.

Diamond wheel: Vajra wheel, symbol of the esoteric sects—Kim cang luân, dấu hiệu của Mật giáo.

Diamond wind: Vajranila (skt)—Kim Cang Phong—Name of a deity.

Diamond wisdom: Kim Cang Tuệ—Kim Cang Huệ—Vajra-wisdom, which by its reality overcomes all illusory knowledge—Trí tuệ thấu rõ lý của thực tướng mà phá vỡ chư tướng hay trí tuệ ảo giác.

Diamond wisdom of a Buddha: Vajramati (skt)—The indestructible wisdom of the Buddha, which can overcome all hindrances of illusory knowledge of ordinary people—Kim cang tuệ, trí tuệ không bao giờ bị hủy hoại của Đức Phật, có thể vượt qua mọi chướng ngại của loại trí tuệ huyễn ảo của phàm phu.

Diamond-Wisdom sastra: Vajracchedika-prajnaparamita-sastra (skt)—Kim Cang Bát Nhã Luận. Dibba (p): Divine—Celestial (a)—Thuộc về cõi trời.

Dibba-Cakkhu (p): Divyacaksus (skt)—The divine eye—Thiên nhãn thông.

Dibba-cakkhuka (p): Endowed with the superhuman eye—Được phú cho thiên nhãn thông.

Dibba-sampatti (p): Heavenly bliss—Thiên phước.

Dibba-sota (p): Divyasrotra (skt)—See Thiên Nhĩ Thông.

Dibba-sotam (p):Divyasrotra (skt)—Thiên nhĩ thông.

Dibba-vihara (p): The supreme condition of heart—Trạng thái tâm tối thượng.

Dibbo-viharo (p): Deva-abiding—Thiên trú.

Dichotomy (n): Sự phân đôi.

Dictation: Ám tả.

Dictatorial: Độc đoán—Dogmatic—Arbitrary. Dictionary of Buddhist Technical Terms: See Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập. Dictum (n): Lời tuyên bố.

Didhiti (p): Light—Radiance—Ánh sáng. Die (v): Pass away—Return to the fairyland— Quy tiên—Death.

Die early: Chết sớm.

Die of cold: Chết rét.

Die of disease: Chết bịnh.

Die of exhaustion: Chết vì kiệt sức.

Die of fright: Chết vì lo sợ.

Die for a good cause: Xả thân vì chính nghĩa (Sát thân dĩ thành nhân).

Die out of grief: Chết vì buồn rầu.

Die gradually: Chết mòn.

Die of old age: Chết già.

Die of starvation: Chết đói—To starve to death. Die suddenly due to unknown cause: Chết bất đắc kỳ tử.

Die of thirst: Chết khát.

Die unjustly (innocently): Chết oan. Dien Huu Pagoda: Chùa Diên Hựu—One-Pillar Pagoda.

Diet: Ăn kiêng—Food rules—The correct obtaining, preparation, and consumption of foot have always been important to Buddhist Sangha— Việc nhận thực phẩm rồi chuẩn bị và thọ dụng một cách chính đáng luôn rất quan trọng đối với Tăng Già Phật giáo.

Dieu Giac: Most Venerable Diệu Giác Hải Thuận, one of the most outstanding disciples of Most Venerable Nhất Định. He was also a royalrecognized monk at Diệu Đế Temple—Hòa

Thượng Diệu Giác Hải Thuận, một trong những đại đệ tử của Hòa Thượng Nhất Định, tăng cang chùa Diệu Đế.

Dieu Nhan: Nun Diệu Nhân (1041-1113)—See Diệu Nhân Thiền Sư Ni.

Difference: Dị (khác biệt).

Differences between Sravakas and

Bodhisattvas: Những khác biệt giữa Thanh Văn và Bồ Tát—See Hai Mươi Sự Khác Biệt Giữa Thanh Văn Và Bồ Tát.

Difference and non-difference: Dị Bất Dị

Tính—Sự khác và không khác. Different (a): Other—Diferentiate—Special—

Khác biệt.

Different in body and alike in perception: Beings different in body and alike in perception such as new-rebirth Brahma—Loài hữu tình có thân sai biệt, tưởng đồng nhất như Phạm chúng Thiên khi mới tái sanh.

Different in body and different in perception: Beings different in body and different in perception such as human beings, some devas and hells—Loài hữu tình có thân sai biệt,tưởng sai biệt như loài người và một số chư Thiên.

Different conditions: Different realms—

Different regions—Different states—Biệt cảnh.

Different groups of commandments: Giới Phẩm—The diferent groupings or subjects of the commandments, or discipline, i.e. the five basic rules, the ten commandments, etc.—Phẩm loại của giới như ngũ giới, thập thiện, vân vân.

Different groupings of the commandments: Different subjects of the commandments—Giới phẩm—Different groups of commandments. Different nature of things: Tánh Phận—The different nature of anything, or the various natures of various things—Tự tính khác biệt của các pháp. Different occasions: Những hoàn cảnh khác nhau.

Different order: Aspaksa (skt)—Dị Phẩm—Of different class—Phẩm loại tương phản hay khác nhau.

Different realms: Different regions, states or conditions—See Biệt Cảnh.

Different region: See Biệt Cảnh.

Different religious teachings: Giáo môn.

Different sect: Dị bộ—Different class, or heterodox schools, etc.

Different sounds, same tune: I-On-Do-Cho (jap)—Dị Âm Đồng Điệu—The term means “different words for the same thing.” We, Zen practitioners should not call cedar trees and the Buddha-nature different words for the same thing because we honestly do not know what they are— Thuật ngữ có nghĩa là những tên khác cho cùng một vật. Chúng ta, những hành giả tu Thiền chớ nên gọi những cây tùng bách và Phật tánh là “Dị Âm Đồng Điệu” bởi vì phải nói một cách thành thật là chúng chẳng biết chúng là cái gì.

Different states: Different realms—Different regions—Different conditions—Biệt cảnh. Different subjects of the commandments: Different groupings of the commandments—Giới phẩm.

Different teaching: See Biệt Giáo.

Different tenet: Dị chấp—To hold to heterodoxy—Cố chấp với cái lý khác với chánh lý.

Different words for the same thing: I-On-DoCho (jap)—Dị Âm Đồng Điệu—See Different sounds, same tune.

Differential or separated teaching: The Buddha’s differential or separated, Bodhisattva teaching, definitely Mahayana—Biệt Giáo hay giáo pháp dành riêng cho Bồ Tát của trường phái Đại thừa.

Differentiate (v): Vikalpa or Vibhaga (skt)—To discern—To discriminate—To distinguish—To select—Giản Biệt—Phân biệt—Lựa chọn hay phân biệt (lựa chọn và phân biệt sự giống và khác nhau của các pháp để làm sáng tỏ sự khác biệt của chúng).

Differentiated doctrine: Different teaching— Separated doctrine, one of the three branches of the Buddha’s teaching—Biệt giáo, một trong ba chi giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Differentiated karma: See Biệt Nghiệp. Differentiated rewards: Differentiated rewards of previous deeds—See Biệt Báo. Differentiated rules of liberation: Biệt Giải

Thoát Giới—Tám loại biệt giải thoát giới.

Differentiated rules of liberation for the eight orders: Bát Chủng Biệt Giải Thoát Giới—Monks, Nuns, Mendicants, Novice male, Novice female, Upasaka or Male disciples, Upasika or Female disciples, the laity who observe the first eight commandments—Tám loại biệt giải thoát giới: Tỳ Khưu giới, Tỳ Khưu Ni giới, Khất Sĩ giới, Sa Di giới, Sa Di Ni giới, Ưu Bà Tắc giới, Ưu Bà Di giới, Cận Trụ giới.

Differentiated teaching: Differentiated doctrine—See Biệt Giáo.

Differentiating knowledge: Kiến thức phân biệt của phàm phu—Provisional wisdom—For ordinary beings, it is the everyday mind continually making distinctions between self and others, right and wrong—Kiến thức biện biệt của phàm phu, phân biệt ta và người, đúng và sai. Differentiation: Anyathatva (skt)—Bất hòa hợp tính.

Differentiation of all things: Catushkotika (skt)—Sự khác biệt giữa vạn hữu—The four terms of differentiation of all things (four points of argumentation)—Bốn câu phân biệt của vạn phap—See Tứ Cú Phân Biệt.

Differentiations of the one Buddha-nature: Như Lai tạng—See Ngũ Chủng Tạng. Differentiation into categories and types: Sai Biệt Phẩm Loại—Sự phân biệt do phẩm loại. Differentiation in practices: Sai Biệt Hành.

Differently: Một cách khác biệt. Differently ripening causes produce differently ripening effects: See Dị Thục Nhơn Dị Thục

Quả.

Differently ripening fruit: Vipakaphala (skt)— Dị Thục Quả.

Differing from the cause: Dị Thục—See Vipaka. Difficult: Laborous—Hard—Gian nan—Khó khăn.

Difficult to attain: Nan Đắc—Khó đạt được.

Difficult to attain and to realize: Nan Đắc Nan Chứng—Khó đạt được và khó nhận chân ra chân lý.

Difficult to avoid: Nan Miễn—Khó tránh được. Difficult to believe: Nan Tín—Khó có thể tin được.

Difficult to believe, difficult to comprehend, and difficult to obey and practise: See Nan Tín Giải Phụng Hành.

Difficult causes: Nan Nhân—Nguyên nhân khó khăn.

Difficult causes and conditions of life: See Mệnh Nan Nhân Duyên.

Difficult to comprehend: Nan Giải—Khó có thể hiểu được.

Difficult conditions: Nan Duyên—Những hoàn cảnh khó khăn.

Difficult conversion: Sự khó chuyển hóa. Difficult of conversion: Khó chuyển hóa—

Difficult of transformation.

Difficult disciplines: Những giới luật khó khăn. Difficult to distinguish: Nan Biệt—Khó phân biệt.

Difficult to eliminate: Nan Đoạn—Khó diệt trừ được.

Difficult to enter: Nan Nhập—Kho bước vào được.

Difficult to explain: Nan giải. Difficult to fathom: Nan Lượng—Thậm Nan

Tư—Khó hiểu thấu đáo được.

Difficult to know: Nan Tri—Khó biết được. Difficult path of practice: Con Đường Khó—The path of the sages—Self-power Path—See Nan

Đạo.

Difficult practice: Nan Hành—See Nan Đạo. Difficult to put into practice: Nan Hành—Khó thực hành.

Difficult to realize: Nan Chứng—Khó nhận chân ra chân lý.

Difficult to be reborn as a human being: Thân Người Khó Được—See Nhân Thân Nan Đắc.

Difficult to be reborn in the human realm: Sanh làm người là khó—See Nhân Thân Nan

Đắc.

Difficult to solve: Nan giải—Khó giải quyết. Difficult to subdue: Nan Phục—Khó khuất phục được.

Difficult to teach: Khó chỉ dạy. Difficult of transformation: Khó chuyển hóa— Difficult of conversion.

Difficult to understand: Nan Khả Tri—Khó hiểu được.

Difficult to understand thoroughly: Nan Liễu Tri—Khó biết tường tận được.

Difficulties: Những khó khăn—Gai gốc— Thorny—Obstacles.

Dig (v) the grave: Đào huyệt—In Buddhism, talking without real practicing is to dig the grave for ourselves—Trong Đạo Phật, nói mà khong hành là tự đào huyệt chôn mình.

Digambara (p & skt): A naked ascetic—Khổ hạnh lõa thể—See Thiên Y Phái.

Digest (v): Lãmh hội—To understand—To comprehend.

Digest (v) suffer and insult: Nhẫn Nhục—See Patience.

Digha (p & skt): Dirgha (skt)—Long—Trường

(dài).

Dighagama (p): Digha-Nikaya (p)—Trường Bộ Kinh—See Kinh Trường A Hàm. Dighanakha (p): Trường Trảo Phạm Chí—Longnailed brahmacarin—Vị phạm chí để móng tay và móng chân thật dài.

Dighanakha-suttam (p): Sutra on long-nailed brahmacarin—See Kinh Trường Trảo Phạm Chí. Digha Nikaya (p): Dirgha agama (skt)—Trường Bộ Kinh—See Kinh Trường A Hàm.

Digha-sumana (p): Tu Mạt Na—Đàm Ma Ba La—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn—See Mục Kien Liên Tư Đế Tu. Dighnamaka (p): Địa Già Na—Name of an

Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn. Digital sign: A digital or manual sign, indicating mail and helmet—See Giáp Trụ Ấn. Dignaga (480-540): Dinnaga (skt)—See Trần Na

Bồ Tát.

Dignified master: Tôn sư.

Dignify (v): Enoble—Exalt—Hiển dương (làm cho trở thành cao quý)—Suy tôn—Tán dương.

Dignitary (n): Phẩm trật trong Giáo Hội.

Dignity: Đoan trang—Oai đức—Oai nghiêm— Authority and virtue (of respect-inspiring virtue)—Decent (a).

Digression: Bàng Luận—Sự lạc đề—Wandering from the main subject in talking or writing.

Diguna (p): Double—Gấp đôi. Dikkhati (p): To become a monk—Trở thành

Tăng sĩ.

Diligence (n): Tu siêng thực hành chẳng lười— See Tinh Tấn.

Diligence-paramita: Virya-paramita (skt)—See Tinh Tấn Ba La Mật.

Diligence and retrogression: Great effort and retrogression—See Tinh Tấn Và Thối Chuyển. Diligent (a): Hard-working—Chuyên cần, siêng năng.

Diligent cultivation: See Tinh Tấn Tu Tập.

Diligent cultivation of Great Enlightening Beings: Sự tinh chuyên tu hành của chư Đại Bồ

Tát.

Diligent effort: Nỗ lực không ngừng.

Diligent practice to awaken the ten powers of enlightenment: Realizing them without obstruction, manifesting them for sentient beings—Siêng tu giác ngộ thập lực Như Lai, vì rõ thấu vô ngại chỉ bày cho chúng sanh—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát. Diligent practice of forbearance: Siêng tu nhẫn nhục—Detaching from notions of self and other, tolerating all evils without anger or malice—Rời quan niệm ta và người (tự tha), nhẫn chịu tất cả điều khổ não, trọn không sanh lòng sân hại—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of giving: Siêng tu bố thí—Relinquishing all without seeking reward—Xả thí tất cả mà không cầu báo đáp—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of great benevolence: Siêng tu đại từ—Knowing that all sentient beings have no nature of their own—Biết tất cả chúng sanh không có tự tánh—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of great compassion: Siêng tu đại bi—Knowing that all things are empty, accepting suffering in place of all sentient beings without wearying—Siêng tu đại bi, vì biết các pháp đều không, thọ khổ cho tất cả chúng sanh không nhàm mỏi—See Mười Điều Tu Tinh

Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of meditation: Siêng tu thiền định—Liberations, concentrations, discovering spiritual powers, leaving behind all desires, afflictions, and contention—Giải thoát, tam muội, xuất hiện thần thông, rời lìa tất cả quyến thuoc, dục lạc, phiền não, và mãn nguyện—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of the non receding wheel of teaching, proceeding to reach all sentient beings: Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sanh—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát. Diligent practice of self-control: Siêng tu trì giới—Having few desires, and being content— Đầu đà khổ hạnh, thiểu dục tri túc—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of vigor: Siêng tu tinh tấn— Their thoughts, words and deeds never confused, not regressing in what they do, reaching the ultimate end—Thân ngữ ý ba nghiệp chưa từng tán loạn, tất cả việc làm đều chẳng thối chuyển mãi đến khi rốt ráo—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát.

Diligent practice of wisdom: Siêng tu trí huệ—

Tirelessly cultivating and accumulating virtues— Tu tập chứa nhóm tất cả công đức không nhàm mỏi—See Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư

Đại Bồ Tát.

Diligent quest for truth, being free from laziness: Tinh tấn cầu pháp, vì xa lìa lười biếng khinh mạn.

Diligently: Một cách tinh tấn.

Diligently accumulating all practices:That foster enlightenment, such as charity, morality, learning, cessation and contemplation, virtue and wisdom— Thí, giới, đa văn, chỉ, quán, phước, huệ, tất cả pháp trợ đạo như vậy thường siêng tinh cần chứa nhóm.

Diliverence (n): Sự giải thoát.

Dilun (jap): Địa Luận Tông—Ti-Lun School.

Dim city: See Hôn Thành.

Dim light: Ánh sáng lờ mờ.

Dimensions (n): Chiều hướng—Góc độ—Phạm vi—Tầm mức.

Diminish (v) arrogance: Giảm bớt cống cao ngã mạn.

Diminish (v) in strength: Giảm sức. Dina (p): Sun: Mặt trời—Day: Ngày—Miserable

(a): Khổ sở.

Dinabha (skt): Dinesvara (skt)—See Đề Na Bà. Dinaccaya (p): Evening—Exhaustion of the day—Hoàng hôn.

Dinapati (p): The sun—Mặt trời.

Dinnaka (p): An adopted son—Con nuôi.

Dinara (skt): Trần Na La—A coin—A gold coin (used in the Middle-East countries)—Đồng tiền Đi Na của các xứ Trung Đông.

Dingo Khyentse Rinpoche (1910-1991): Name of a reincarnate Lama of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism and one of the most influential Dzogchen masters of modern times. Considered to be a mind emanation of Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), he spent over twenty years in meditative retreat and wrote several influential meditation mannuals and commentaries—Tên của một vị Lạt Ma tái sanh theo truyền thống Nyingmapa của Phật giáo Tây Tạng và vị thầy Dzogchen có ảnh hưởng nhất vào thời cận đại. Người ta xem ông như là người thể hiện tâm của Jamyang Khyentse Wangpo, ông đã trải qua trên 20 năm ẩn cư trong thiền thất và viết một số sách chỉ nam và bình luận về thiền rất có ảnh hưởng trong Phật giáo.

Dinh Dynasty: Triều đại nhà Đinh (VN). Dinh Hue Zen Master: Thiền sư Định Huệ—See Định Huệ Thiền Sư.

Dinh Huong Zen Master: Zen Master Định Hương (?-1051)—See Định Hương Thiền Sư. Dinh Khong Zen Master (730-808): Zen Master Định Không—See Định Không Thiền Sư.

Dinnadana (p): Trộm Cắp—Stealing. Dinner-gong: Phạn Khánh—Chiếc khánh nhỏ dùng để đánh báo giờ cơm.

Dinning Hall: Refectory—Trai đường. Dining place in a monastery: Trai Trường—Nơi ăn hay phòng ăn của tự viện.

Dipa (p): A lamp—Cái đèn.

Dipa (skt): Island—Hải đảo.

Dipada (p): A man—Người đàn ông. Dipada-uttama (p): The Enlightened One—Bậc

Giác Ngô.

Dipamkara (skt): Dipankara (p)—One who lights a lamp, name of a former Buddha—Người làm sáng đèn, tên của một vị cổ Phật.

Dipana (p): Explanation—Sự giải thích.

Dipankara (skt & p): Đề Hoàn Kiệt—Đại Hòa Kiệt La—Kindler of lights—Burning Lamp Buddha, or Light-causer (the Luminous)—Lightcauser—See Nhiên Đăng Phật. Dipankara-Buddha (skt): Nhiên Đăng Phật—See Dipankara.

Dipankara-Srijnana (skt): Auspicious wisdom— A Để Sa—Cát Tường Trí—Ngươi xuất chúng. Dipapradipa (skt): Đăng Hỏa hay ánh lửa của đèn—Lamplight.

Dipavamsa (p): Biên Niên Sử Pali—See Biên Niên Sử Phật Giáo Nam Truyền.

Dipeti (p): To make clear—Làm sáng tỏ.

Dipika A torch—Ngọn đuốc.

Dipita (p): Explained—Được giải thích.

Diplomatic note: Công hàm.

Dippana (p): Shining (a)—Chiếu sáng.

Dippati (p): To shine—Chiếu sáng.

Direct answer: Trả lời thẳng—See Tứ Ký.

Direct awareness: Hiện Sự—Cái biết trực tiếp. Direct cause: Chính nhân—Correct cause—Main cause—See Cận Nhân.

Direct cause of attaining the perfect Buddhanature: Chánh Nhân Phật Tánh. Direct Enlightenment: Trực Tiếp Đạt Ngộ—See Trực Ngộ.

Direct information: Transmission by word of mouth—Trực truyền.

Direct insight: Hiện Lượng Trí—Cái trí hiểu thấu suốt trực tiếp.

Direct instruction to return to one’s origin:

Quy nguyên trực chỉ (lời chỉ thẳng phương cách hoàn nguyên).

Direct knowledge: See Hiện Thức.

Direct or levelled up teaching: Bình đạo giáo.

Direct metamorphosis: Aupapaduka (skt)— Alternation of life and death—Birth by transformation—Death and reincarnation—Hóa Sanh.

Direct reasoning: Immediate reasoning—See

Hiện Lượng.

Direct retribution: Thân Độ—Body and environment—See Chánh Báo. Direct retribution of the individual’s previous existence: Chính báo.

Direct retribution of individual’s previous existence and current environment: See Chánh Báo Y Báo.

Direct reward: Body or person, good or bad, depends on or results from former karma—Hệ quả trực tiếp, tốt hay xấu là do bởi kết quả của tiền nghiệp—See Chánh Báo.

Direct teaching: Levelled up teaching—Bình đạo giáo.

Direct teaching without reserve of the whole truth: Direct teaching without reserve of the whole truth, i.e., the Avatamsaka Sutra—Đốn Giáo hay giáo lý trực tiếp giảng hết về chân lý như trong Kinh Hoa Nghiêm. Direct transmission from mind to mind: See Dĩ Tâm Truyền Tâm.

Direct transmission by word of mouth: Trực truyền—Truyền khẩu chứ không qua sách vở. Direct way to Nirvana: Direct way to Buddhaland—Trực đạo—Con đường thẳng đến Niết Bàn hay đất Phật.

Direct ways to perfection: Đốn giáo.

Directedness of mind toward the object of meditation: Hướng tinh thần vào một đối tượng thiền định.

Direction: Hướng—There are eight directions in the universe—Có tám phương vũ trụ—See Bát Phương.

Direction Above: Thượng Phương.

Direction below: Hạ Phương.

Direction’s Heavenly King: Thiên Đồng. Direction of illusion: Way of illusion—Con đường đi tới mê hoặc và phiền não.

Direction leading to anagamin-phala: See A Na Hàm Hướng.

Direction leading to arhatship: See A La Hán Hướng.

Directions of reincarnation: Những nẻo luân hồi.

Directions of a sect: Commands of a sect or school—Instructions of a school—Giáo lệnh.

Direction Spirits: Chủ Phương Thần.

Director of affairs: Karma-dana (skt)—The manager of affairs in a monastery—See Tri Sự. Director of guests: Tri khách (vị Tăng trông coi việc tiếp tân trong chùa).

Director of monks: Đầu Thủ—Tăng Quan—

Tăng Chính—See Đại Tăng Chánh.

Director of the national order: See Đại Thống. Director of the three ceremonies: Tam Lễ Sư—

Vị sư trông coi ba lễ trong tự viện.

Dirghabhavana-samgharama (skt): See Địa Ca Bàn Phược Na Tăng Già Lam.

Dirghagamas (skt): Digha-nikaya (p)—Long collection—Long work scriptures—Cosmological, 22 books—22 quyển, tập hợp những kinh văn dài—See Kinh Trường A Hàm. Dirghayur-deva (skt): Trường thọ thiên—Gods of long life—See Bát Nan Xứ. Dirt of the passion: Dục trần.

Dirty mind: Tâm địa ô uế (ác tâm)—Impure motives.

Disa (p): Enemy: Kẻ thù—Direction: Phương hướng.

Disaffection with all worldly things: Nhất Thiết Thế Gian Bất Khả Lạc Tưởng—Thờ ơ với mọi thứ trên trần thế.

Disagreement: Sự bất đồng—Lục đục— Discord—Dissension.

Disadvantage: Sự bất lợi—Sự thiệt thòi.

Disadvantageous: Bất lợi—Adverse—

Unfavorable.

Disadvantageous circumstances: Bất Nhiêu Ích Sự—Hoàn cảnh bất lợi.

Disampati (p): Name of a king in ancient India— See Địa Chủ Vương.

Disappear (v): Biến mất—Cảm thọ biến mất— Feelings disappear.

Disappear and appear: Biến hiện.

Disappointed: Thất vọng.

Disappointment and satisfaction: Thất vọng và thỏa mãn.

Disasters: Calamities—Tai ương.

Disaster Eradicating Auspicious Spirit Mantra: Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú.

Disbelieve (v): Asadhya (skt)—Unfaithful—Bất Tín—Không có lòng tin—No faith—To refuse to believe or unable to believe.

Disbelieved: Không tin được.

Discard: Loại bỏ.

Discard the old and welcome the new: Ghét cũ ưa mới (Yểm cựu nghênh tân). Discarding the Bodhi-mind: Xả Bồ Đề Tâm—

Phế bỏ Bồ Đề tâm.

Discarding the truth: Xả Chánh Pháp—Phế bỏ Chánh Pháp.

Discern (v): Vikalpa or Vibhaga (skt)— Differentiate—To discriminate—To distinguish— Phân Biệt—Discrimination.

Discern the essence of the sutra: Biện luận thể chất của bộ kinh.

Discern (v) things: Vijanati (p)—Vijna (skt)—To distinguish—Phân biệt chư pháp—Biết có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức.

Discerning:

  1. Seeing: Darsana or Disti (skt)—Discerning— Intuition—Judgement—Opinions—Sight—

Views—Kiến (sự thấy, có sự xét đoán).

  1. Distinguishing: Vijananam (p)—Vijnanana (skt)—Knowing—Understanding—Sự biết

(có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức).

Discerning thought: Smriti-vijnanana (skt)— Niệm biết phân biệt chư pháp—A thought of knowing.

Discernment (n): Passa (skt)—Vijananam (p)— Vijnanana (skt)—See Phân Biệt Tưởng. Discernment of shirkers of confession: Trị tự tứ bất dữ tự tứ (biết tự tứ và không biết tự tứ).

Discharge: Asrava (skt)—Lậu—Cankers or mental intoxicants.

Disciple: Antevasika (p)—Sadhiviharika (skt)— Đệ tử—Môn đệ—Học trò.

Disciple of Buddha: Buddhist—Đệ tử của Đức

Phật.

Disciple of a sect: Tông đồ.

Disciplinary code: Patimokkha (p)—Pratimoksa (skt)—Code of monk’s rules—Giới bổn—Giới luật—Precepts.

Disciplinary code for bhiksuni: Bhiksunivibhanga (skt)—Tỳ kheo ni phần (luật dành cho tỳ kheo ni).

Disciplinary code for monks: Bhiksu-vibhanga (skt)—Tỳ kheo phần (luật dành cho tỳ kheo). Disciplinary precepts: Luật Nghi Giới—The first of the three collections of pure precepts—Giới luật rèn luyện, phần đầu trong Tam Tụ Tịnh Giới.

Disciplinary processes: Hạnh tu.

Discipline (n): Kỷ luật—Luật—Precept. Discipline (v): Sila-paramita (skt)—1) Bring under control: Điều phục; 2) Self-imposed discipline: Kỷ luật tự giác.

Discipline of the attainment of enlightenment: See Giác Hành.

Discipline of a Bodhisattva: Way of a

Bodhisattva, to benefit self and benefit others— See Bồ Tát Hạnh.

Discipline and its characteristics:

Characteristics of the precepts—See Luật Tướng. Discipline-Meditation-Wisdom: See Giới-ĐịnhHuệ.

Discipline of mental concentration: Giới luật thiền định.

Disciplines and methods: Pháp độ.

Discipline oneself in order to convert others: To discipline and to perform onself in order to transform others—Tự dụng công tu hành để sau đó hóa độ người khác—See Tự Hành Hóa Tha. Discipline of patience: Nhẫn Gia Hạnh—See Tứ Gia Hạnh.

Discipline to perform viruous deeds: Hành Đức—Tu tập đức hạnh—Practice of virtue—The virtue of performance.

Discipline in practice: Act according to the rules—Luật hạnh.

Discipline or practice of the immaterial: Usually used to overcome the illusion that ego and all phenomena are realities—Không hạnh, thường được thực tập để vượt ảo tưởng cho rằng cái ngã và tất cả vạn hữu có thực chất.

Discipline school: Vinayisme (skt)—Luật Tông. Disciples: Pháp đồ (đệ tử Phật)—(Prominent) disciples: Đại đệ tử.

Disclaim the reality of personality while claiming the reality of things: See Pháp Hữu Ngã Vô Tông.

Discomfort (a): Bất an—Bực bội. Disconsolate spirit: Forsaken spirit—Solitary spirit—Cô hồn—Spirit that has no relatives to worship him or her—Những vong hồn không có người thân thờ cúng.

Discontent (a&n): Bất mãn—Discontented— Dissatisfied—Disagreeable—Disgruntled.

Discontent is a bar to wisdom: Tuệ Chướng. Discontent and regret: Trạo Hối—Ambition and ripening—Cái tâm bất mãn hay trạo cử và ăn năn hối hận, cùng với những phiền não khiến cho tâm không an tĩnh.

Discontinuous function, though seemingly continuous: See Tiền Hậu Tế Đoạn.

Discord (v): Bất hòa—Xung đột.

Discourage (v): Làm ngã lòng—To dishearten.

Discouraged: Nản lòng—Depressed—Dispirited.

Discouragement (n): Sự thối chí—Nản chí.

Discourse:

1) (n): A lecture—A sermon—Bài pháp. 2) Bhasa or Vac (skt): Language—Speech— Word—Ngôn ngữ. 3) (v): To explain—Expound—Preach—Talk—

Thuyết giảng.

Discourses of Buddha: Kinh điển—Canon—Như Lai Ngữ—One of the three equal and universal characteristics of the one Tathagata—See Mật Giáo Tam Qui Nhất.

Discourse on Fire: Bài thuyết giảng về lửa của Đức Phật—See Bài Giảng Về Lửa.

Discourse of the mindfulness of the breathing: Bài giảng về sự tỉnh thức trong hơi thở—See Nhập Tức Xuất Tức Niệm.

Discourse on mindfulness of death:

Marananussati (p)—Thuyết tỉnh thức về sự chết. Discourse on the Practice of the Way: See Bendôwa.

Discourse on the Pure Land with hymn of birth: An important Pure Land work by Vasubandhu, which denotes the basic idea of the other-power teaching—Kinh Vô Lượng Thọ Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sanh Kệ, được viết bởi ngài Thế Thân, định nghĩa ý tưởng căn bản về giáo thuyết tha lực.

Discourse on the repository of Abhi-dharma discussions: Abhidharma-Kosa (skt)—A-Pi-TaMo-Ku-She-Lun—A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Tổng Minh Luận—Abhidharma Storehouse Treatise or treasury of Abhidharma.

Discourse on the ten lands: Dasabumika-sutra (skt)—Thập Địa Kinh.

Discourses in Zen: Thuyết giảng kinh điển trong Thiền—In Zen monasteries, there is also a lecture everyday, in connection with which two text books are particularly used, namely “Hekiganshu” and “Rinzairoku”. And there are also recitations of the Prajna-paramita-hridaya-sutra. As in other Buddhist temples, before the discourse, lights and flowers are arranged in front of the image of Buddha. The master makes his triple bow to the statue before beginning his discourse and then sit on a high chair facing it at the back of the room, while the students fold their books before putting them on the floor, out of reverence for them. The four-fold vow is then recited three times, the vows to save all living beings, to destroy all worldly passions, to enter the gates of dharma, and to fulfil the path to Buddhahood—Trong các Thiền viện, cũng có thuyết giảng hằng ngày, với những bài giảng liên hệ với hai quyển Bích Nham Lục và Lâm Tế Lục. Và cũng có tụng kinh Bát Nhã Ba

La Mật Đa Tâm Kinh. Cũng như trong các tự viện Phật giáo khác, trước khi thuyết giảng, đèn và hoa được sắp đặt trước hình tượng Phật. Vị thầy lạy ba lạy trước tượng và bắt đầu thuyết giảng, và sau đó thì ông ngồi trên một cái ghe cao quay mặt về phía sau phòng, trong khi đó các thiền sinh xếp kinh sách của họ lại và đặt trên sàn, để tỏ lòng kính trọng. Sau đó thì mọi người sẽ đọc tứ hoằng thệ nguyện, nguyện độ tận chúng sanh, nguyện đoạn tận phien não, nguyện thâm nhập pháp môn, và nguyện hoàn thành Phật đạo.

Discourteous (a): Bất nhã. Discovery and analysis of principles: Tầm Tứ— See Vitarka-Vicara.

Discredit (v): Run down someone—Decry—

Vilify—Phỉ báng.

Discretion (n): Sự phán đoán—Sự cẩn trọng— Thận trọng.

Discriminate (v): Vikalpa or Vibhaga (skt)—

Differentiate—to discern—To distinguish—

Discrimination—See Phân Biệt.

Discriminate from moment to moment: Niệm

Niệm Phân Biệt—Phân biệt từ lúc này qua lúc khác.

Discriminated analysis: Vikappa (p)— Vibhaga (skt)—Phân biệt (tri giác về sự khác nhau theo cái nhìn của mình).

Discriminated appearance by the mind: Cittavikalpa-laksana (skt)—See Tâm Phân Biệt Tướng. Discriminated attachment to phenomena: Sự chấp trước phân biệt vào các hiện tượng—See Phân Biệt Pháp Chấp.

Discriminated bases: Phân Biệt Sở Y—Nền tảng có tính phân biệt.

Discriminated opinion: Abhuta-parikalpa (skt)— Wrong opinion—Hư vọng phân biệt. Discriminated referents: Phân Biệt Sở Duyên—

Đối tượng có tính phân biệt.

Discriminating answer: Trả lời bằng cách phân biệt—See Bốn Cách Trả Lời Câu Hỏi. Discriminating consciousness: See Phân Biệt Sự Thức.

Discriminating doctrines: Phân Biệt Thuyết—

Học thuyết phân biệt.

Discriminating mind: Tâm phân biệt—See Phân Biệt Tâm.

Discriminating perception: Phân biệt thức. Discriminating phenomena: Kiến Phần—Khả năng phân biệt cảnh sở hiện ra trong tâm hay tướng phần.

Discriminating by remembrance of affairs that are past: Anusmarana-vikalpa (skt)—Tùy Niệm

Phân Biệt.

Discriminating understanding of others: Ký tâm luân—See Tam Luân (B).

Discriminating wisdom: Pratyaveksana-jnana (skt)—Viveka (skt)—Diệu Quán Sát Trí—See

Phân Biệt Trí.

Discrimination (n): Vikalpa (skt)—Sự phân biệt—See Phân Biệt.

Discrimination as to dependence:

Sambandhavikalpa (skt)—Tương Tục Phân Biệt

(phân biệt về sự tùy thuộc).

Discrimination of distinctions: Sai Biệt Phân

Biệt—Phân biệt các sự khác biệt.

Discrimination of essence: Phân Biệt Tự Thể.

Discrimination of existence: See Hữu Phân Biệt. Discrimination ‘I am equal.’: Kiêu mạn ‘Tôi bằng’.

Discrimination ‘I am inferior.’: Kiêu mạn ‘Tôi thua’.

Discrimination ‘I am superior.’: Kiêu mạn ‘Tôi hơn’.

Discrimination of Merits: Phẩm Phân Biệt Công Đức.

Discrimination power: Lực Phân Biệt.

Discrimination in terms of attachment to phenomena: Phân biệt theo sự chấp vào các pháp (hiện tượng)—See Phân Biệt Pháp Chấp. Discriminative consciousness: Thức Phân Biệt— Thức suy nghĩ phân biệt.

Discriminative investigation of the Dharma: Investigation of (choosing) the dharma—Trạch pháp.

Discriminatory thought: Tư tưởng phân biệt— Thinking of percepts or concepts as objective realities—Fixation on appearances while ignorant of essence.

Discursive (a): Lan man, không mạch lạc.

Discursive temperament: Vitakkacarita (p)— Bẩm tánh phóng dật—Loose—Unrestrainted, or distracted.

Discursive thought: Tầm—Sự suy nghĩ lý luận.

Discuss: To confute—Discern—Examine—

Judge—Bàn luận—Thảo Luận.

Discuss completely: Cụ Thuyết—Giáo thuyết đầy đủ—To state fully.

Discuss with the master: Thương Lượng—To consult, or to discuss together (between master and pupil)—To negotiate—Thương thảo hay bàn luận với nhau, như học trò bàn đạo với thầy.

Discuss non-existence and talk of existence:

See Đàm Không Thuyết Hữu.

Discussion: Bàn luận.

Discussion of fundamental truth: Lý Luận. Discussion of noumena: Lý Luận—Reasoning on, or Discussing of, principles, or fundamental truth—Luận bàn sự bình đẳng của lý tính hay căn bản chân lý—See Lý Luận Và Thiền. Discussion of phenomena: See Sự Luận. Discussion with reference to elements: Giới thuyết.

Discussion about something: Sự thảo luận về vấn đề gì.

Discussion of the subject: Chính tông phân— Thảo luận Kinh—See Tam Phân Khoa Kinh. Disdain (v): Khinh miệt—To scorn—To despite—

To slight.

Disease: Bịnh—Sickness—Illness—See Decay.

Disease of affliction: Phiền Não Bịnh (Bệnh)— Bệnh phiền não—The disease of moral affliction. Disease of bondage: See Kết Bệnh.

Diseases can be cured: Bệnh có thể chữa được— Diseases can be cured, but personal karma cannot be cured. They must be changed by that person himself—Bệnh có thể chữa được, nhưng nghiệp thì không. Nghiệp phải được chính người ấy chuyển (Y bệnh bất y nghiệp).

Diseases enter by the mouth, calamities come from it, too: Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất (bệnh vào đằng miệng, họa ra đằng mồm). Disease of moral affliction: Phiền não bệnh.

Disease caused by sexual passion: Dâm Dục Bệnh—Bệnh (tâm thần) gây ra bởi sự ham muốn sắc dục.

Disembodied spirit: Preta (skt)—Demon—Evil being—Quỷ.

Disembody the soul: Hồn ra khỏi xác.

Disentangle (v): Tháo gỡ—Cởi ra—Mở ra.

  1. Explain—Expound—Giải thích.
  2. Let go—Release—Unloose—Untie—Giải thoát.

Disgrace: Ayaso (p)—Bad repute—Defame— Defamation—Shame—Malign—Nhục (Ác Văn) hay tiếng nhơ hay sự hủy báng.

Disgrace (v) the good name of the family: Bại hoại môn mi (làm hại danh dự gia đình).

Disgraced (a): Nhục Nhã—Dishonour.

Disgrace someone: Làm nhục ai.

Disguised person: See Lạp Sư.

Disguise onself: Cải dạng.

Disgust with (for) something: Nhàm chán cái gì.

Disgusted (a) with: Ghê tởm với.

Disgusting: Gớm—Dreadful—Horrible.

Disharmony (n): Bất hòa.

Dishonest (n): Bất lương—Tà ngụy—Deceitful— False.

Dishonest people: Dishonest people within the household are very difficult to cope with, the dishonesty in yourself is even more difficult to cope with—Kẻ gian ở trong nhà thì khó đề phòng, sự gian trá nơi chính bạn còn khó đề phòng hơn nữa.

Dishonest and wicked: Gian ác.

Dishonesty or lack of transparency: Ám muội (không ngay thẳng hay không lương thiện).

Dislike: 1) (n): Ill-feeling, antipathy, aversion: Chán, ác cảm; 2) (v): Detest, hate: Chán ghét. Dislike of death: Bất tử giác—Không thích cái chết.

Dislike the world: Nhàm chán thế gian Disloyal: Bất trung—Unfaithful—Faithless.

Dismayed: Mất tinh thần.

Dismiss (v): Pativinodeti (p)—Pariksina (skt)—

Tẩy trừ—Đào thải.

Dismissing of summer retreat: Giải Chế—See

Giải Hạ.

Disobedience (n): Sự bất phục tùng.

Disobedient (a): Bất phục tùng.

Disorder: Rối ren—Confusion.

Disorderly conduct: Loạn hạnh—Wild behavior. Disorderly monk: Loạn Tăng.

Disorderly mind: Confused mind—Pertubed mind—Loạn tâm (tâm niệm tán loạn, không trụ một nơi).

Disorderly sitting: See Bất Lạp Thứ.

Disparage (v): Blaspheme—Denigrate—To oppose—To resist—Chống báng.

Disparage gods: Phỉ báng thánh thần.

Disparage someone behind one’s back: Chỉ trích sau lưng ai.

Disparagement: Ninda (p)—Blame—Censure—

Ridicule—Chê Trách.

Dispassionable (a): Ly tham. Dispel (v): Pativinodeti (p)—Pariksina (skt)—Dẹp bỏ—Xóa tan—To cause to disappear. Dispel the darkness of ignorance: Phá ngu (phá tan bóng tối của si mê).

Dispel all doubts: Giải hoặc (đánh tan những hoài nghi).

Dispel the old habits or the pervasions of passions: Pariksina-vasana (skt)—Tẩy trừ tập khí. Dispensation (n):

  1. An bài: Predetermination—According to Buddhism, there exists no so-called “Dispensation”—Theo Phật giáo thì không có cái gọi là sự an bài.
  2. Hệ thống giáo hội—Qui chế tôn giáo—Sự miễn trừ.

Dispense the Buddha’s teachings: Thí Pháp (ban phát giáo pháp của Đức Phật).

Dispenser (n): Kẻ ban phát—Người thi hành—

Người truyền thụ.

Disperse (v): To annihilate—To put an end to— To cause to cease—Tiêu diệt.

Disperse calamity: Tiêu tai—Put an end to calamity.

Dispersed mind: A perturbed or confused mind— To disturb or unsettle the mind—See Loạn Tâm. Dispersing day: Tán Nhật—A dispersing day, the last day of an assembly—Ngày cuối cùng của cuộc họp chúng.

Dispersion (n): Sự phân tán.

Displace: Shift—Chuyen dịch (di chuyển).

Displaying an unusual appearance: Trá hiện dị tướng hay giả dối hiện ra dị tướng để gạt người.

Displeased: Bực mình—Vexed.

Disponsibility (n): Sai khiến được.

Disport oneself: Amuse oneself—Vui đùa.

Dispose (v): An bài.

Disposing of Hindrances Bodhisattva:

Sarvapayajaha (skt)—Trừ Cái Chướng Bồ Tát.

Disposition: Samskara (skt)—Action—Activity— Conception—Volitional actions—Karma formation—Impulse—Moral conduct—Hành uẩn. Disprove the false and make manifest the right: See Phá Tà Hiển Chánh.

Dispute with other ideologies or religious faiths: Tranh luận với chủ thuyết và niềm tin của các tôn giáo khác—A Bhiksu or Bhiksuni, out of hatred or discrimination, repeatedly and aggressively dispute in words or in writing with other ideologies or religious faiths instead of devoting himself or herself to cultivate, commits an Expression of Regret Offence—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào, vì ganh ghét hay phân biệt mà cứ tranh luận dữ dội với chủ thuyết hay niềm tin của tôn giáo khác chứ không để hết tâm trí của mình lo việc tu tập, là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Disquiet: Áy náy—Anxious—Uneasy—

Restless—Unquiet—Troubled.

Disregard: Parityajati (skt)—Coi rẻ—To abandon—To defy—In defiance of someone—To desert—To disregard—To drop—To forsake—To give up—To quit—To reject—To renounce—Từ

Bỏ.

Disrespect (v): Chẳng tôn kính.

Disrespectful: Khinh lờn (chẳng tôn kính)—Too familiar.

Disrespectful behaviors: Agarava (p)—Cách cư xử không cung kính.

Disrupt (v): Đập gãy, phá vỡ. Disrupt the Buddhist Order: Gây bất hòa trong Tăng chúng.

Disrupt a monk’s meditation: See Phá Tăng. Disrupt the harmony of the community: Phá hòa hợp Tăng.

Disrupt the harmony of the Order:

Sanghabheda (skt)—See Phá Hòa Hợp Tăng. Disrupting monks: Ha-Katsuma-So (jap)—

Disrupting the Samgha of practice.

Disrupting the Samgha of the Dharma-wheel: Ha-Horin-So (jap)—See Phá Pháp Luân Tăng.

Disrupting the Samgha of practice: HaKatsuma-So (jap)—Subverting monk—Phá kiết ma—See Phá Yết Ma Tăng.

Discuss: Luận bàn—To comment. Disseminate (v): Gieo rac—Truyền bá—To scatter—To spread abroad. Disseminate the Buddha’s teachings: Propagate (spread) the Buddha’s teachings—Truyền bá giáo lý của Đức Phật.

Dissemination (n): Sự truyền bá. Dissemination of the dharma: Sự truyền bá giáo phap.

Dissent from good actions: Không đồng ý các việc thiện.

Dissenter (n): Người bất đồng ý kiến.

Dissertation: Luận án—Thesis.

Dissident (n): Kẻ ly khai.

Dissimilar: Not in the same class—Distinctive, each its own—Bất cộng.

Dissimulate (n): Sự giả bộ đạo đức.

Dismissive attitude: Thái độ không đúng. Dissipation: Phóng Dật—Sự phóng đãng và phung phí.

Dissociation condition: Bất tương ưng duyên.

Dissolubility (n): Tính có thể hủy bỏ được.

Dissolution (n): Sự tan rã—Sự giải tán.

Dissolution of marriage: Giải trừ hôn ước.

Dissolve (v): Giải trừ—Tiêu diệt.

Dissolve away: Disappear—Tan biến. Dissolve (annihilate) the suspicion: Hóa giải nghi chấp.

Dissolved: Bị tan rã.

Dissuade (v): Khuyên can—To advise against— To dissuade someone from something.

Dissuade someone against an offence: To commit an Expression of Regret Offence—Không khuyên ngăn ai để khỏi phạm giới là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Distant cause: Indirect cause—Viễn nhân.

Distant and deserted: Liêu tịch.

Distantika (skt): Thí Dụ Luận Sư—Nhật Xuất Luận Giả—Thí Dụ Sư—Vị tổ đầu tiên của Kinh Lượng Bộ (trong số 18 bộ Tiểu Thừa)—Reputed founder of the Sautrankita school.

Distant or indirect cause: Viễn nhân.

Distant place: Nơi xa xôi.

Distaste for suffering: Yếm Khổ Tâm—Tâm ghét khổ.

Distillation (n): Sự chưng cất.

Distinct: Khác biệt—Rõ ràng. Distinct categories of affliction: Phiền Não Phẩm Biệt—Những loại phiền não khác biệt.

Distinct characteristics: Dissimilarity—

Singularity—Những đặc tính riêng biệt. Distinct discrimination: Bất Cộng Phân Biệt—

Sự phân biệt rõ rệt.

Distinct flavor: Hương vị đặc biệt. Distinct practices: Bất Cộng Hành—Những sự thực hành khác nhau.

Distinction (n): Visesa (p & skt)—Sự phân biệt— Sự sai biệt—Sự khác biệt—Thù thắng. Distinction according to (in) meaning: Nghĩa Sai Biệt—Nghĩa Biệt—Sự khác biệt về ý nghĩa. Distinction according to type: Phẩm Loại Sai

Biệt—Sự khác biệt theo loại.

Distinction between: Sự khác biệt giữa.

Distinction between different types of afflictions: Phiền Não Sai Biệt—Sự khác biệt giữa các loại phiền não.

Distinction between subjective ideation and objective reality removed: Tướng Tưởng Câu Tuyệt Tông.

Distinction between the three vehicle teachings: Tam Thừa Sai Biệt Tính—Sự khác biệt về lời pháp giữa ba thừa.

Distinction of class and caste: Sự phân biệt giai tầng xã hội—It’s unfair to make a distinction between people by birth. Thus the Buddha taught us to distinguish between people according to their deeds—Phân biệt mọi người theo nguồn gốc sinh trưởng là điều bất công. Vì thế Đức Phật dạy chúng ta phân biệt mọi người tùy theo nghiệp của họ.

Distinction in five natures: Ngũ Tính Sai Biet— Sự khác biệt qua năm tính chất. Distinction of karma: Pratini-yama (skt)—See Định Dị.

Distinction in levels: Địa Sai Biệt—Sự khác biệt về cấp độ.

Distinction in practice and realization: Tu

Chứng Sai Biệt—Sự khác biệt ở việc tu hành và chứng ngộ.

Distinctive characteristics: Bất cộng pháp—See Thập Bát Bất Cộng Pháp.

Distinctive, each of its own: Not in the same class—Dissimilar—Bất cộng. Distinctively right or wrong: Phải trái rõ ràng (Thanh hồng tạo bạch)—Blue, red, black, white.

Distinguish (v): Vikalpa or Vibhaga (skt)—

Differentiate—to Discern—To discriminate— Phân Biệt—Discrimination.

Distinguish between good and bad states of mind: Phân biệt giữa trạng thái tốt và xấu của tâm.

Distinguished: Xuất chúng.

Distinguished Action Bodhisattva: Visistacaritra (skt)—Thượng Hành Bồ Tát. Distinguisher: Năng phân biệt (khả năng phân biệt tất cả tâm sở thích của chúng sanh).

Distort (v): Bóp méo sự thật.

Distorted views: Đảo kiến. Distract (v): Làm mất sự tập trung tư tưởng— Làm phân tán trí.

Distracted: Vitakkacarita (p)—Bẩm tánh loạn động hay phóng dật—Loose—Unrestrainted, or discursive temperament.

Distracted mind: Viksipta-citta (skt)—Inattentive mind—Unsettled mind—Tán Tâm.

Distraction (n): Tán Loạn—Sao lãng.

Distraction caused by personality and possession: Thô tán loạn hay chấp vào ngã và ngã sở mà bị tán loạn.

Distraction caused by the tenets of me and mine: Thô tán loạn hay chấp vào ngã và ngã sở mà bị tán loạn.

Distress: Daurmanasya (skt)—Affliction— Grief—Mental suffering—Misery—Pain—

Sorrow—Sầu muộn (sự đau đớn về tâm linh). Bịnh—Sufferings.

Distress of present delusions: Thượng Phiền Não—Phiền não lớn—Great affliction.

Distressed: Feeling sorrow—Cảm thấy đau buồn.

Distressers: Great klesa, passions or distressers.

Distresses: Phiền não.

Distribute: Phân phối.

Distributor of Missals: Đường Đạt Sư.

Disturb (v): Làm phiền—To trouble—To annoy. Disturb (v) the good: The confused goodness— See Loạn Thiện.

Disturb the harmony: Thương Hòa Khí—Phá hoại sự hòa hợp.

Disturb the mind: Unsettle the mind—Làm cho tâm loạn động.

Disturb one’s peace: Phá rối niềm an tịnh (của người nào đó).

Disturb someone greatly: Trouble someone greatly—Gây xáo trộn lớn lao cho ai. Disturb someone’s peace: Phá rối niềm an tịnh của người khác.

Disturbance (n): Pamada (skt)—Heedlessness—

Lo âu—Dao động—Disturbance—Distraction—

Mental sloth as opposite of right mindfulness— Filth of the precepts in which intoxicating drinks are prescribed as tending to lead to pamada—

Loạn động trái ngược với chánh niệm.

Disturbance of mind: Sự rối loạn của tâm.

Disturbed: Lo âu.

Disturbed-mind: Citta-vikara (skt)—Klistamanovijnana (skt)—Second power of change, consciousness or self-consciousness which gives form to the universe—Đệ nhị năng biến—Tâm rối loạn.

Disturber (n): Phiền não—Affliction.

Disturbing emotion: Phiền não—Affliction. Disturbing hindrances:Những trở ngại gây xáo trộn—See Hoặc Chướng and Tam Chướng. Disunity of the Buddhist Order: Gây bất hòa trong Tăng chúng.

Ditta (p): Blazing (a)—Cháy bừng lên.

Dittha-dhamma-vedaniya-kamma (p): Karma rippening in this life time—Nghiệp có quả ngay trong kiếp này—Immediately effective karma— Benefit pertaining to the present life—See Hiện nghiệp.

Ditthasava (p): Attachment to wrong view— The taint of wrong view—Tà Kiến Lưu—Kiến Lậu hay sự tham luyến tà kiến.

Ditthena (p): Reproof based on what has been seen—False belief that the skandhas, or constituents of personality, contain an immortal soul. False view also means seeing wrongly—

Niềm tin sai lạc cho rằng trong ngũ uẩn hay những thứ tạo nên cá thể có một linh hồn trường cửu. Tà kiến còn có nghĩa là thấy sự vật một cách sai lầm—See Tà Kiến.

Ditthi (skt): View—Kiến.

Ditthi-carita (p): Tà Tư Duy—Sự tư duy tà vạy— Heterodox reflection or thought. Ditthi-samyutta (p): Tương Ưng Kiến—Things accompanied by wrong view—Những việc hay hiện tượng được đi theo bởi tà kiến.

Ditthi-samyutta-sutta (p): Tương Ưng Kiến Kinh—Sutra on things accompanied by wrong view—Kinh nói về những việc hay hiện tượng được đi theo bởi tà kiến.

Ditthi-sutta (p): Sutra on view—Kinh kiến giải. Ditthi-vipallasa (p): Heterodoxy—Đảo kiến— Perversion of views—Perverted views.

Ditti (p): Brightness—Sự sáng chói.

Diva (p): Heaven—Trời.

Divakara (skt): Địa Bà Ha La—See Nhật Chiếu.

Divasa (p): Day: Ngày— Daytime: Ban ngày.

Diverse (a): Khác nhau

Diverse kinds: Nhiều loại khác nhau (chư). Diverse personalities: Những nhân phẩm khác nhau.

Diverse views: Nhiều cái thấy khác nhau (chư kiến).

Diversified: Varied—Varying—Biến thiên. Diversity (n):

  1. Tính đa nguyên—Đa dạng—Đa chủng.
  2. Dị Tướng: See Lục Tướng.

Diversity of dharmakaya: Biệt tướng pháp thân—One of the two kinds of dharma-body (dharmakaya)—See Nhị Pháp Thân.

Divert (v): Giải trí—To amuse—To relax.

Divert a doubt: Đánh tan sự ngờ vực. Divert (v) by speaking on another subject: Nói lảng sang chuyện khác.

Divide (v): Separate—Part from—Phân chia.

Divide and explain sutras: See Phán Thích.

Divide something into: Chia vật gì ra.

Divided by birth: See Cách Sinh.

Divided consciousness: 1) Daini-Getsu (jap)—The second moon—See

Đệ Nhị Nguyệt.

2) Dai-Ni-To (jap)—Head number two—See Đệ Nhị Đầu.

Divination (n): Bói toán—Divination means the art of prediction future through medium, necromancy, astrology, cartomancy or cardreading, palmistry of reading of the palms, dream interpretation, etc. The Buddha strictly prohibited Buddhist followers to practice divination—Sự bói toán là thuật đoán tương lai vận mệnh bằng đồng cốt, chiêu hồn, chiêm tinh, bói bài, xem chỉ tay, giải mộng, vân vân. Đức Phat nghiêm cấm Phật giáo đồ trong việc bói toán.

Divinatory (a): Thuộc về bói toán.

Divine: Thuộc về thần thánh. Devine: Thuộc về thần thánh.

Devine agency: Thần lực—Lực lượng thần thánh. Divine blessing: Great Blessing—Đại phước đức (đại hồng phúc).

Divine drum: Deva-drum—See Thiên Cổ.

Divine ear: Divyasrotra (skt)—The Divine (Celestial—Deva) Ear—Supernatural or transcendental hearing—Power to hear and understand all languages—Ability to hear the sounds of human and nonhumans, distant and near sounds—See Thiên Nhĩ Thông and Lục Thông. Divine or excellent incense: Deva incense— Thiên hương.

Divine eyes: Dibba-cakkhu (p)—Diviyacaksu (skt)—Celestial eye that can see death and rebirth, or the power to see anywhere any time, or the eye with which we can see very distant things, or the ability to see things and events at great distance, or the ability to see the births and deaths of sentient beings everywhere. Externalists believe that it also means the vision of those who practice hypnotism—Thiên nhãn thông có khả năng thấy được những diễn biến từ xa, cũng như thấy được luân hồi sanh tử của chúng sanh. Ngoại đạo tin rằng nó cũng có nghĩa là mắt của những người thực tập thôi miên—See Lục Thông.

Divine eye of Aniruddha: Thiên Nhãn A Na Luật—Divine sight of Aniruddha.

Divine flower: Deva flowers—See Thiên Hoa. Divine forces of mantra: Acintya-shakti (p)— Acintya-sakti (skt)—Uy lực của thần chú.

Divine healer: Thần y.

Divine healing: Thần lực y trị. Divine hearing: Divyasrotra (skt)—Thiên Nhĩ Thông—See Lục Thông.

Divine incantations: Rddhi-mantra or Dharani (skt)—Thần Chú—Dharani, or magic or divine incantations—Đà La Ni hay những lời chu thần bí. Divine knowledge: Purvanivasanusmrti (skt)— See Túc Mạng Thông and Lục Thông.

Divine life: Đời sống Thánh thiện.

Divine law: Thần luật.

Divine man: Thần nhân.

Divine messengers: See Thiên Sứ.

Divine milieu: Thần cảnh. Divine musician: Nhạc Thần—Hương âm thần—

Càn thát bà.

Divine Phoenix: A title of respect given to T’an Luan (476-542)—Một danh hiệu tôn quí của sư Đàm Loan.

Divine power: Iddhipàdà (p)—Rddhipàda (skt)— Superhuman strength—Thần lực (năng lực của sự thánh thiện)—Supernatural power(s)—Spiritual power(s)—Awesome spiritual power(s). Divine Power of the Tathagata: Phẩm Như Lai

Thần Lực.

Divine right: Thần quyền. Divine sight: Divyacaksus (skt)—Thiên Nhãn Thông—See Lục Thông.

Divine sight of Aniruddha: Thiên Nhãn A Na Luật—Divine eye of Aniruddha. Divine son of the bright stars: The Bodhisattva of the empyrean—Minh Tinh Thiên Tử—Phổ

Quang Thiên Tử (Hư không tạng Bồ Tát).

Divine son of the Moon: Mahasthamaprpta (skt)—Minh Nguyệt Thiên Tử—Bảo Cát Tường Thiên Tử—Nguyên Thiên Tử—Đại Thế Chí Bồ

Tát.

Divine son of the Sun: Avalokitesvara (skt)— Bảo Quang Thiên Tử—Nhựt Thiên Tử—Đức

Quán Âm tên là Bảo Ý Thiên Tử.

Divine speech: Atharva-veda (skt)—A Thát Vệ Đà—Nhương Tai Vệ Đà—Spiritual words—See Thần Ngôn.

Divine spirit: Thần Thánh. Divine state of dwelling: Brahma vihara (skt & p)—Phạm Trú—See Tịnh Trụ.

Divine states of mind: Phạm Tâm—Vô lượng.

Divine utterance: Thần Chú—Sacred formula. Divine vision: Divyacaksus (skt)—Thiên Nhãn. Divine wisdom: Spiritual wisdom—See Thần Trí

(1).

Divine youths: See Thiên Đồng (1).

Diviner (n): Thầy bói.

Divineress (n): Bà thầy bói.

Divinity (n): Thần linh—Buddhism recognizes a wide range of divinities and the term ‘deva’ is translated as ‘god’; however, the Buddha emphasizes that He himself is not divine, but an enlightened human—Phật giáo thừa nhận có thần linh và thuật ngữ ‘đề bà’ được dịch ra là ‘thiên chúng’; tuy nhiên, đức Phật nhấn mạnh rằng Ngài không phải là thần linh, mà chỉ là một con người giác ngộ.

Divinization (n): Sự thần Thánh hóa.

Division (n): Sự phân chia—Separation. Division of a book: Skandhaka (skt)—Chapter— Section of a book—Chương sách. Division of the Buddha’s teaching: Sự phân chia Phật Pháp—See Nhị Hóa. Divisions of Buddhism according to the Huayen School: Sự phân chia giáo phái của tông Hoa Nghiêm—See Ngũ Giáo.

Divisions of the day: The three divisions of the day—Ba phần trong một ngày—See Tam Thời

(A).

Divisions of the teaching of the Buddha: Sự phân chia giáo pháp của đức Phật—See Nhị Hóa. Divisions of a treatise on a sutra: The three divisions of a treatise on a sutra—Ba phần của kinh—See Tam Phân Khoa Kinh. Divisive words: Lời nói ly gián—Using divisive words is to cause others to quarrel or to prevent them from becoming harmonious once they’ve had a falling out—Nói lời ly gián để làm cho người ta gây gổ đối đầu với nhau hay để cho những người đã bị chia lìa không thể hòa hợp thân hữu lại với nhau.

Divyacaksus (skt): Dibbacakkhu (p)—Divine eyes—See Thiên Nhãn.

Divyacaksur-jnana-saksatkriyavidya (skt): Clear vision of the saint—See Thiên Nhãn Minh and Tam Minh.

Divyadundubhimeghanirghosa (skt): See Thiên

Cổ Lôi Âm Phật.

Divya-puspa (skt): Bhupadi (skt)—Deva-puppha (p)—Devapuspa (skt)—Phất Ba Đề—Devaflowers—Divine flowers—See Thiên Hoa. Divyasrotra (skt): The Divine (Celestial—Deva) Ear—Supernatural or transcendental hearing— See Thiên Nhĩ Thông.

Divya-srotra-abhijna (skt): See Thiên Nhĩ Trí Thông.

Divyasrotra-bhinjna (skt): Knowledge of the divine ear—See Thiên Nhĩ Trí Thông.

Divyavadana (skt): A work on heavenly exploits or heavenly good deeds—See Thiên Nghiệp Thí

Dụ.

Diyaddha (p): One and a half—Một rưỡi. Djaladhara-gardjitaghochasusvara-nakchatraradjasamkusumitabhidjna (skt): MeghaDundubhi-Svara-Raja (skt)—See Vân Lôi Âm Vương.

Djambala (skt): Tambula (skt)—Piper Betel— See Đảm Bộ La.

Djambunadaprabha (skt): See Diêm Phù Na Đề Kim Quang Phật.

Djna (skt): Trí huệ.

Djamudra (skt): Trí ấn—Huệ ấn. Djnanolka (skt): Torch of wisdom—Huệ cự— Đuốc huệ—Đuốc trí.

Djnanolka-samadhi (skt): Huệ Cự Tam Muội— Concentration on torch of wisdom. Djyotichprabha-Brahma (skt): Quang Minh Đại Phạm.

Dkah-thub (tib): Duskara-carya (skt)—Ascetic practices—See Khổ Hạnh.

Dkasina (skt): Daksina (skt)—See Đạt Thấn.

Dkham (tib): Desire realm—See Dục Giới.

Dkon mchog gsum (tib): Tiratana (p)—Triratna (skt)—The three Jewels or Gems of Buddhism (the Buddha, the Dharma, the Sangha)—See Tam

Bảo.

Dlkar (tib): Đa La Bồ Tát—White Tara—Tara bodhisattva—See See Đa La Bạch Bồ Tát.

Dlma (tib): Đa La Thanh Bồ Tát—Green Tara. Do (jap): Tao (chi).

  1. Marga (skt): The way—Đạo.
  2. Paramita (skt): To cross over—Đáo bỉ ngạn

(qua bờ bên kia).

Do Buddha-work for sentient beings by means of earth, water, fire and air: Vì chúng sanh mà dùng đất, nước, lửa, gió để làm Phật sự.

Do Buddha-work for sentient beings by means of the realms of objects of Buddha-lands: Vì chúng sanh mà dùng cảnh giới cõi Phật để làm Phật sự.

Do Buddha-work for sentient beings by various names and epithets: Vì chúng sanh mà dùng nhiều thứ danh hiệu để làm Phật sự.

Do Buddha-work while in Buddhas’ dwelling place: Ở chỗ của chư Phật mà làm Phật sự.

Do Buddha-work while dwelling in forest retreats: Ở nơi rừng rậm mà làm Phật sự.

Do Buddha-work while in quiet places, or in desolate places: Ở chỗ tịch tịnh mà làm Phật sự. Do Buddha-work while in samadhi: Trụ trong tam muội mà làm Phật sự. Do business: Trade—Buôn bán trao đổi—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia. Do evil: Tác ác—Làm bậy—Làm ác—(Not to) do evil—Không làm các việc ác.

Do evil, reap evil: Ác giả ác báo (gieo gió gặt bão)—Sow the seeds of strife and reap the tempest—Sow the seeds of discord and reap the whirlwind.

Dofuku (jap): Đạo Phó—Name of a Jappanese monk—Tên của một vị sư Nhật Bản. Dogen (jap): Đạo Nguyên (1200-1253)—See Đạo Nguyên Thiền Sư.

Dogen’s collection in fascicle: See Dogen-oshokoroku.

Dogen-osho-koroku (jap): Đạo Nguyên Hòa Thượng Quảng Lục—Name of Dogen’s collection in fascicle, including a work named ‘The Essence of the True Doctrine’—Tên của toàn bộ ngữ lục của hòa thượng Đạo Nguyên, bao gồm bộ ‘Chánh Pháp Nhãn Tạng’.

Dogo-Enchi (jap): Daowu-Yuanzhi (chi)—Zen master Yuan-Zhi-T’ao-Wu—See Viên Trí Đạo

Ngô Thiền Sư.

Do good: Engage in good work—Tác thiện (làm các việc lành)—Làm phúc—Làm việc thiện. Do good action: Kusala-kiriya (skt)—Làm việc thiện.

Do good and cultivate virtue: Tu nhân tích đức. Do good for its own sake: Thi ân bất cầu báo.

Doha (skt): Gur (tib)—Songs of the mahasiddhas—Songs of masters with perfect abilities. Spiritual songs spontaneously composed by a vajrayana practitioners. It usually has nine syllables per line—Những bài ca chứng ngộ của các bậc thầy toàn hảo. Những bài ca chứng ngộ tâm linh được các thầy Kim Cang thừa sáng tác.

Thường mỗi câu có chín chữ—See Chứng Đạo Ca.

Do homage to the Lord: Đanh lễ Đức Thế Tôn.

Do honor to: Đẹp mặt.

Do all manner of evil acts: Gây tạo nhiều điều tội lỗi.

Do meritorious deeds: Tạo phước đức.

Do mischief: Làm điều ác.

Do no evil, to do only good, to purify the mind, is the doctrine of all Buddhas: Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo.

Do not abandon the practices of Enlightening Beings: Nhưng vẫn chẳng phế hạnh Bồ Tát. Do not abandon sentient beings: Với các chúng sanh lòng không rời bỏ.

Do not be concerned: Xin chớ lo!

Do not cease to exist: Không bị tiêu hủy (không chấm dứt sự tồn tại).

Do not cease the skillful methods of

Enlightening Beings: Chẳng thôi phương tiện thiện xảo Bồ Tát.

Do not cling to desire: Chẳng nhiễm dục vọng.

Do not cling to dependents and followers:

Chẳng nhiễm trước quyến thuộc đệ tử.

Do not cling to enjoyment: Chẳng nhiễm trước dục lạc.

Do not cling to wealth: Chẳng nhiễm trước tài sản.

Do not cut off the grasping of Enlightening

Beings: Chẳng dứt những chấp thủ của Bồ Tát.

Do not do what is evil: Không làm các điều ác.

Do not fall: Bất Đọa—Không bị đọa lạc.

Do not fall into the extreme view of existence: See Bất Đọa Hữu.

Do not give up adorning the world: Chẳng bỏ trang nghiêm thế giới.

Do not give up any of their great vows: Chẳng bỏ tất cả đại nguyện.

Do not give up the deeds of Enlightening

Beings: Chẳng bỏ hạnh Bồ Tát.

Do not give up explaining truth: Chẳng bỏ diễn thuyết các pháp.

Do not give to the poor, but spend all of one’s focus to give to the rich: Thấy kẻ nghèo không bố thí, mà cứ chăm chỉ bố thí cho người giàu. Do not give up the principles of Enlightening Beings: Chẳng bỏ pháp Bồ Tát.

Do not give rise to: Bất Khởi—Không dấy sinh lên.

Do not give up serving Buddhas: Chẳng thừa sự chư Phật.

Do not give up taming sentient beings: Chẳng bỏ điều phục chúng sanh.

Do not give up teaching sentient beings: Chẳng bỏ giáo hóa chúng sanh.

Do not give up the transcendent ways: Chẳng bỏ các Ba-La-Mật.

Do not give up the will for omniscience: Chẳng bỏ tâm nhứt thiết trí.

Do not leave the path: Bất Viễn Ly Đạo—

Không rời xa đạo.

Do not leave the path of Enlightening Beings:

Chẳng rời đạo Bồ Tát.

Do not neglect the works of enlightening beings: Chẳng xao lãng nghiệp Bồ Tát.

Do one’s utmost: Dốc chí—To do with all one’s heart.

Do by oneself: Làm một mình.

Do not put an end to sustaining power of

Enlightening Beings: Chẳng dừng sức trụ trì của

Bồ tát.

Do not run after illusive thoughts, but discern the true nature of the mind: Đừng chạy theo ảo tưởng, nên quay về biện biệt tâm tánh của mình.

Do not slacken the conduct of Enlightening

Beings: Chẳng lơi oai nghi Bồ Tát.

Do not stop doing the tasks of enlightening beings: Chẳng tuyệt việc làm của Bồ Tát. Do not teach the Dharma: To commit a Sangha Restoration Offence—Không dạy giáo pháp là phạm tội Tăng Tàn.

Do not tire of the developmental activities of Enlightening Beings: Chẳng nhàm hoạt động phát triển của Bồ Tát.

Do right: Làm đúng.

Do silly things: Làm bậy.

Do someone a favor: làm ơn cho ai.

Do someone a kindness: Grant someone a favor—Thí ân.

Do someone a service: Làm việc gì dùm ai. Do something in a careless way: Làm ẩu.

Do something for form’s sake: Làm lấy có. Do something wrong: Làm một điều gì quấy (sai trái).

Do things in accord with the adulterated and polluted world: To do so in accord with the adulterated and polluted world. Enlightening Beings use these expendient means of austerities to pacify all sentient beings—Vì muốn tùy thuận pháp phải có của thế giới tạp nhiễm mà thị hiện khổ hạnh. Chư Bồ Tát dùng phương tiện khổ hạnh nầy để điều phuc và làm cho chúng sanh an lạc.

Do things out of fear: Người vì sợ mà làm. Do the transference of merits to someone: Hồi hướng công đức đến ai.

Do what is good: Perform all good deeds: Làm các điều lành—Perform all pure precepts: Làm các hạnh lành.

Do what has to be done: Làm cái cần làm. Do the work of a Buddha: Perform Buddhist ceremonies—Tác Phật sự.

Do worldly work to earn money: To commit an Expression of Regret Offence—Làm việc thế tục để kiếm tiền là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Doan (jap): See Traveling companion. Doan Dohi (jap): T’ung-an Tao-p’i—Tongan Daopi—See Đồng An Đạo Bị Thiền Sư. Doan Kanshi (jap): T’ung-an Kuan-chih—Tongan Guanzhi—See Đồng An Quan Trí Thiền Sư. Doban (jap): A hanging banner used as ornamentation for a temple building or at a memorial service—Một tấm phướn treo để trang hoàng trong phòng ốc tự viện hay trong buổi lễ. Dôchô (jap): Head of the monk’s hall: Vị đứng đầu trong Tăng Đương—The elder monk in a Zen monastery: Vị niên trưởng trong một thiền viện.

Docility (n): Tính tòng thuận.

Doctor (n): Tiến sĩ.

Doctor of canon of Buddhism: Tiến sĩ Phật Học.

Doctrinal (a): Thuộc về giáo lý. Doctrinal censure: Sự thẩm định về giáo lý

(trong các cuộc hội nghị kết tập kinh điển). Doctrinal decision: Sự phán quyết về giáo lý (trong các cuộc hội nghị kết tập kinh điển).

Doctrinal method of the lord of devas:

Devendra-samaya (skt)—Thiên Chủ Giáo Pháp— A work on royalty in the possession of a son of Rajabalendraketu—Giáo pháp của Thiên Chủ. Doctrinal study: Nghĩa Học—Sự nghiên cứu về giáo lý.

Doctrinal system: The fundamental teachings (principles) of the teachings of the Buddha—See Giáo Lý Căn Bản.

Doctrinal terms: Giáo pháp.

Doctrine (n): Dassanam (p)—Darsana (skt)— Giáo lý—Doctrinal system—Dogma—Law—

Philosophical system—Principle. Doctrine of Anicca, Dukkha and Anatta: The doctrine of Impermanence, Suffering and Noself—Giáo ly Vô thường, Khổ và Vô ngã. Doctrine of annihilation: Đoạn Diệt Thuyết—

Thuyết nói về sự đoạn diệt.

Doctrine of complete cutting off: The complete cutting off, at one remove, of the three illusions— Sự cắt đứt tức thời tam phiền—See Viên Đoạn. Doctrine which differentiates the three

vehicles from the one vehicle: Phân Tướng

Môn—Giáo lý thuyết minh về sự sai biệt giữa tam thừa và nhứt thừa.

Doctrine of emptiness: Sunyata-vada (skt)—Lý thuyết về tánh không.

Doctrine of the Hinayana: Tiểu Thừa Giáo.

Doctrine of immortality: Học thuyết bất diệt. Doctrine of kamma: See Samma-kammanta.

Doctrine which maintains the three vehicles to be the one: Cai Nhiếp Môn—Giáo lý thuyết minh tam thừa là nhứt thưa.

Doctrine of mere ideation: Samparigraha (skt)— The school of the collected sastras—See Nhiếp Luận Tông.

Doctrine of “Mind-Only”: Duy Thức Học. Doctrine of mutual dependence: To be in agreement with one another in order to exist— Giáo thuyết tương đãi—See Tương Đãi.

Doctrine of no-self: Dharmanairatmya (skt)— Doctrine of the non-self (non-substantiality of things)—Học thuyết Vô Ngã—See Vô Ngã. Doctrine of non-ego: Pudgalanairatmya (skt)— Selflessness of person—Man as without ego or permanent soul. No permanent human ego or soul—Con người không có sự thường hằng của cái ngã—See Vô Ngã.

Doctrine of non-substantiality of the dharma: Pháp Vô Ngã Thuyết—Thuyết dạy về pháp vô ngã—See Vô Ngã.

Doctrine of reality as beyond creation: See Vô Sanh Môn.

Doctrine of the Small Vehicle: Tiểu Thừa Giáo. Doctrine of sudden: Enlighenment instantly to apprehend, or attain to Buddha-enlightenment— See Đốn Ngộ.

Doctrine of the sutras: Kinh Đạo—Giáo thuyết của kinh.

Doctrine of the sutras as spoken by the

Buddha: Kinh pháp được Đức Phật thuyết giảng. Doctrine of unreality: The teaching that all is unreal—Teaching of unreality—See Không Giáo. Doctrine of the “Void”: See Thông Giáo. Doctrine of wrong path: Mithya màrha (skt)—

Tà đạo.

Document (n): Văn kiện.

Doff jewels and don rags: See Thoát Trân Trước

Tệ.

Dofuku (jap): Tao-Fu (chi)—A disciple of

Bodhidharma—Thiền sư Đạo Phó, học trò cuả tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Dofutoku (jap): Không thể nói bất cứ điều gì— Being unable to say anything—See Đạo Bất Đắc.

Dog: Tuất (con chó).

Dog barks at its own reflection in the well: Cẩu Lâm Tỉnh Phệ—Chó sủa bóng của chính mình dưới đáy giếng.

Dog-heart: See Cẩu Tâm.

Dog-hour: Giờ Tuất (from 7 p.m. to 9 p.m.).

Dog-law: Dog-rule or dog-morals—See Cẩu Giới. Dog in the lion’s skin: See Cẩu Trước Sư Tử Bì. Dog-morals: Dog-rule, i.e. heretics who sought salvation by living like dogs, eating garbage etc— Dog-law—See Cẩu Giới.

Dog-rule: Dog-law—See Cẩu Giới. Dôgen (jap): Tao-Yuan (1200-1253)—Đạo Nguyên—See Đạo Nguyên Hy Huyền Thiền Sư.

Dôgen-Eihei Zenji: Đạo Nguyên Vĩnh Bình Thiền Sư—See Đạo Nguyên Hy Huyền Thiền Sư. Dôgen-Kigen (jap): Tao-Yuan (1200-1253)—Đạo Nguyên—See Đạo Nguyên Hy Huyền Thiền Sư. Dôgen Kigen’s Three Hundred Cases: See Sanbyakusoku.

Dôgen-Zenji (jap): Zen master Tao-Yuan (12001253)—Đạo Nguyen—See Đạo Nguyên Hy

Huyền Thiền Sư.

Dogma (n): Ditthi (p)—Drsti or Marga-dharma (skt)—Teachings—Tenets—Đạo pháp—Tín điều—Tín lý.

(Rigid) dogmas: Giáo điều khắc khe.

Dogma of faith: Tín lý.

Dogma of things are unreal: All Buddha’s teaching is “based upon the dogmas” that all things are unreal, and that world is illusion—Tất cả các pháp do Phật nói là “giáo đế” (là chỗ dựa nương cho thế đế và đệ nhất nghĩa), rằng tính của chư pháp là không (người đời lại điên đao cho là có tức là thế đế; các bậc Hiền Thánh thì biết rõ thực tánh của chư pháp là không tức là đệ nhất đế).

Dogmatic (a): Độc đoán, thuộc về giáo điều— Arbitrary.

Dogmatic beliefs: Niềm tin giáo điều. Dogmatic fanaticism: Idam-sacca-bhinivesa (p)—Thử Thực Chấp Thân Hệ Phược.

Dogmatic treatise: Upadesa (skt)—Luận Nghị Ưu Ba Đề Xá—Dogmatic treatise, the twelfth and last section of the canon—Còn gọi là Ô Ba Đề Thước, Ưu Bà Đề Xá, Ô Ba Đệ Thước, hay Ưu Ba Thế Xá. Nghị luận, phần thứ 12 và cũng là phần chót trong tam tạng kinh điển.

Dogmatic treatise on the wonderful Dharma Lotus Flower Sutra: Saddharma Pundarikamupadesa-sutra (skt)—Diệu Pháp Liên Hoa Ưu Bà Đề Xá Kinh—Luận Nghị ve kinh Pháp Hoa. Dogmatism (n): Chủ nghĩa giáo điều—Độc đoán luận.

(Religious) dogmatism: Giáo điều. Dogmatist (n): Người theo chủ nghĩa giáo điều— Người theo độc đoán luận.

Dogmatizing (a): Chủ trương giáo điều—Chủ trương độc đoán.

Dôgô Enchi (jap): Yuan-chih Tao-wu—YuanzhiDaowu—See Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư.

Dog-rule: Cẩu Giới—Cẩu Pháp—Dog-morals.

Doha (skt): Chứng Đạo Kệ—Gatha or verse of Realization.

Dohaka (p): One who milks—Người vắt sữa bò. Doiku (jap): Taoyu (chi)—Đạo Dục—One of the famous disciples of Bodhidharma—Một trong những đại đệ tử của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Doing and believing: Hành Tín—Act and faith, acting out one’s belief—Tu tập và tin tưởng. Doing Buddha-work for all beings to cause them not to regress: Vì chúng sanh mà làm Phật sự khiến cho họ chẳng thối chuyển.

Doing Buddha-work from the inner palace: Though the Buddhas be in the inner palace, seen by all the people, yet they are performing Buddha-work in all worlds—Dầu ở nội cung mọi người đều thấy, mà vẫn ở trong tất cả các thế giới làm Phật sự.

Doing evil: Sin commission—Làm ác—See Nhị

Kết.

Doing harm to none: Ahimsa (skt)—

Harmlessness—Not injuring—Bất hại.

Doing an injury to someone and pleasant to

me: Người ấy đang làm hại người tôi thương mến—See Chín Xung Đột Sự.

Doing an injury to someone who is hateful and unpleasant to me: Người ấy đang làm hại ngươi tôi không thương không thích—See Chín Xung

Đột Sự.

Doing me an injury: Someone hurts me—Người ấy đang làm hại tôi—See Chín Xung Đột Sự. Doing without doing: Hành Nhi Bất Hành—Làm như không làm.

Doitsu (jap): See Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư.

Doji (jap): Child: Đồng tử—Working together: See Tứ Nhiếp Pháp and Đồng Sự Nhiếp—Name of master Doji, one of the Japanese famous monk: Sư Đạo Từ (Phật giáo Nhật Bản).

Dojidô (jap): Hall of the Guardian Deity. A small temple building traditionally positioned to one side of the Buddha hall of a Zen monastery—

Điện Hộ Pháp Thần, một phòng nhỏ, thường được đặt một bên Phật điện trong một Thiền viện.

Dôjô (jap): Đạo Tràng.

  1. Bodhi Seat: Bodhimandala (skt)—Place of Enlightenment—Bồ Đề Mạn Đà La—A place of practicing the truth—Seat of truth—Truth Plot, holy site—The place where the Buddha attained Enlightenment—Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Đức Phật đã đạt được đại giác—See Bồ Đề Đạo Tràng.
  2. Hall of the way: Phòng Đạo—Hall or room in which one of Japanese ‘ways’ of spiritualpractical training is practiced; as, for example, the Way of sword (kendo) or the Way of the bow (kyudo)—Phòng thực hành một trong nhiều con đường (Đạo) của Nhật Bản, nhằm rèn luyện tâm linh và thực hành, như Kiếm đạo hay Cung đạo.
  3. Dojo is also used as a synonym for ‘Zendo’—

Dojo cũng dùng đồng nghĩa với ‘Thiền đường’. Dojodaijin-Zenji (jap): Đức Tăng Thống của Phật giáo Nhật (Sư Đạo Cảnh).

Doken (jap): Tao-chien—Tao-Chien Zen

Master—See Đạo Khiêm Khai Thiện Thiền Sư.

Dokkaku (jap): Pratyekabuddha (skt)—Độc

Giác—Independently awakened—See Độc Giác

Phật.

Dokubatsu (jap): Độc Ưu—See Unique outstandingness.

Dokugan-Ryu (jap): Meisho (jap)—Myosho Tokken (jap)—Ming-chao Tê-ch’ien—Mingzhao Deqian—Tu-Yen-Lung—One-eyed Dragon—See

Minh Chiêu Đức Khiêm Thiền Sư.

Doku-kaku (jap): Pratyekabuddha (skt)— Independently awakened—Independent realization—An isolated Buddha who works out his individual salvation only—Độc giác Phật, vị Phật chỉ tu tập tự giải thoát mà thôi—See Độc Giác Phật.

Dokusan (jap): To go alone to a high one—See Độc Tham.

Dôkyô (jap): Đạo Cảnh—See Chánh Thọ Lão Ông Thiền Sư.

Dôkyô-Etan (jap): Đạo Kính Huệ Đoan—Name of a Japanese Zen master—Tên của một thiền sư Nhật Bản—See Chánh Thọ Lão Ông Thiền Sư.

Doleful (a): Buồn—Melancholy—Dismal—

Disconsolate.

Dolma (tib): Đà La Tôn—Ta ra—See Tara.

Dolor (n): Sự đau buồn.

Domain (n): Lãnh vực.

Domain of absolute enlightenment: Chứng cảnh—The state of absolute enlightenment—

Cảnh giới mà chư Phật chứng được—Lý Chân Như pháp tánh.

Domain that the Buddhas are transforming: Hóa cảnh—The Pure Land—Cảnh giới mà chư

Phật biến hóa ra hay là Tây phương quốc độ. Domain of transformation: Hóa cảnh—See Nhị Chủng Phật Cảnh.

Domanassa (p & skt): Displeasure— Melancholy—Unpleasant feeling—Cảm giác buồn rầu.

Dombi (skt): See Nỗ Nhị Mi Minh Phi.

Domestic animals: Mục súc—Súc Sanh. Domesticate: To feed—To rear—Súc (nuôi gia súc).

Dominant conditions: Tăng Thượng Duyên—

Duyên có ảnh hưởng lớn.

Dominant effects: Adhipatiphala (skt)—Tăng Thượng Quả—Aggregate effect produced by the karma hetu—Hậu quả có tính chi phối lớn, quả tập hợp tạo bởi nghiệp nhân—See Ngũ Quả. Dominant forces: Hữu lực—Positive or active forces.

Dominant thoughts: Visichamati (skt)—Tăng ý—Increasing thoughts.

Domination (n): Sự thống trị. Domineering spirit: Hào thế—Tinh thần hống hách và độc đoán.

Dominion (n): Quyền cai quản.

Dônai (jap): The area within a Zen monastery in which the monks or nuns live and practice, especially the zendô or meditation hall. The term literally means “inside the hall.” The “dônai” is distinguished from the administrative areas of the monastery known as jôju (Eternal existence)— Khu vực bên trong Thiền viện, nơi mà chư Tăng Ni trú ngụ và tu tập, thường là Thiền đường. Thuật ngữ có nghĩa là “nội sảnh.” Khu vực này phân biệt với những khu hành chánh của Thiền viện. Donald K. Swearer (1934 – ): American buddhologist, one of the leading figures on Theravada Buddhism in Southeast Asia. He received his Ph. D. from Princeton University in 1967, and is currently a Professor of Religion at Swarthmore College in Pennsylvania. His publications include studies of classical Theravada, cross-cultural studies, and contemporary Buddhist movements in Southeast Asia—Nhà Phật giáo học người Mỹ, một trong những nhân vật hàng đầu của trường phái

Theravada ở Đông Nam Á. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại đại học Princeton vào năm 1967, và hiện tại là giảng sư Tôn giáo học tại trường đại học Swarthmore thuộc tiểu bang Pennsylvania. Sách xuất bản của ông bao gồm những nghiên cứu về trường phái Theravada cổ điển, nghiên cứu về sự pha trộn đa văn hóa, và những phong trào Phật giáo đương thời trong vùng Đông Nam Á.

Donate a valuable gift to someone: Tặng món quà có giá trị cho ai.

Donation (n): Dana (skt)—Bố thí—Almsgiving— A thing donated—Offering—Đàn Na. Donation box: Thùng phước sương trong các chùa.

Dondam (tib): Ultimate level—Ultimate truth— See Thánh Đế Đệ Nhứt Nghĩa.

Done me an injury: Người ấy đã làm hại tôi— One of the nine causes of malice—See Chín Xung

Đột Sự.

Dongshan Liangjie: Tozan Ryokai (jap)—Tungshan Liang-chieh—See Lương Giới Động Sơn

Thiền Sư.

Dongshan Shouchu: Tosan Shusho (jap)—Tungshan Shou-chu—See Động Sơn Thủ Sơ Thiền Sư. Dong Thuyen Temple: Chùa Đông Thuyền— Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam—Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt.

Donkatsukan (jap): See Stupid blind oaf.

Donkey lips: Kharostha (skt)—Lư Thần—Môi lừa.

Donkey Year: See Lư Niên.

Donki (jap): Đàm Hy—Name of a Japanese monk—Tên của một vị sư Nhật Bản.

Donor of chasity: Donor of an abode for monks and nuns—Tịnh chủ (cúng dường nơi cư trú của chư Tăng Ni).

Donor of monastic food: Trai Chủ—Thí chủ cúng dường Tăng chúng đồ ăn. Donran (jap): Sư Đàm Loan (Phật giáo Nhật

Bản).

Donrin (jap): Name of a monk—Tên một vị sư. Don’t think of becoming a sage: Không cho là chứng Thánh.

Door: Cửa—Môn—The four doors, or schools of thought, or theories—See Tứ Môn.

Door of Abhidharma: Vi Diệu Pháp Môn—The

Door of Abhidharma. This is one of the eight fundamental principles, intuitional or relating to direct mental vision of the Zen School—Đây là một trong tám nguyên tắc căn bản, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái Thiền Tông—See Bát Câu Nghĩa. Door of beginning and end: Sinh Diệt Môn— Door of creation and extinction.

Doors of concentration: They enjoy the doors of concentration because in one door of concentration they enter all doors of concentration—Thích các môn tam muội vì nơi một môn tam muội nhập tất cả môn tam muội. Door of creation and extinction: Sinh Diệt Môn—Door of beginning and end.

Door of deathlessness: Cửa Bất Tử (Niết Bàn).

Door of the Ganges: Gangadvara (skt)—Cạnh Già Hà Môn (cửa sông Hằng)—The gate of the Ganges.

Door of great wisdom: Đại Trí Huệ Môn—The Buddha-door of great wisdom, as contrasted with that of Great Compassion—Pháp môn Đại Trí

Huệ, phân biệt với Đại Huệ Môn.

Door of liberation: Cửa giải thoát—Dharma door—Door of release—Gate of liberation— Samadhi—The stage of meditation characterized by vacuity and absence of perception or wishes— Cửa giải thoát, giai đoạn thiền quán làm vắng lặng khái niệm hay ao ước (không, vô tướng và vô nguyện)—See Giải Thoát Môn. Door of release: Gate of deliverance—Door of liberation—See Giải Thoát Môn.

Door of returning to self: Meditation of returning to the mind—See Hoàn Môn. Door of Zen: Cửa Thiền—Cửa giải thoát—The gate of diliverence—Door of liberation—See Giải Thoát Môn.

Door into Nirvana: Gate into Nirvana—Niết Bàn Môn—Cửa vào Niết Bàn.

Door to the nirvana: Diệu môn—Cửa Niết bàn. Dora (jap): A musical instrument used in Buddhist ritual services. The dora is a gong, typically made of bronze. It is shaped like a round dish and attached with a cord to a wooden frame. It is sounded by striking it in the center with a mallet. The dora is used during memorial services—Một loại cồng chiêng dùng trong các nghi lễ. “Dora” thường có hình đĩa tròn và được cột với một sợi dây vào một khung bằng gỗ. Nó phát ra tiếng khi người đa dùng một cái dùi để đánh vào nó.

Dori (jap): Principle—Truth—Đạo lý.

Dorje (tib): Vajra (skt)—An indestructible diamond. Dorje represents Prajna and the path to enlightenment, only achieved through meditation—Viên ngọc không thể bị hủy diệt. Dorje tượng trưng cho trí Bát nhã, là con đường dẫn tới đại giác, chỉ có thiền định mới đạt đến được mà thôi.

Dorje Chang (tib): Vajradhara (p)—Kim Cang Trì—Tên của một vị Phật hoá thân. Nhiều giáo thuyết của trường phái Ca Nhĩ Cư đều thuộc dòng truyền thừa Kim Cang Trì nầy—Name of the Dharmakaya Buddha. Many of the teachings of the Kagyu lineage came from Vajradhara—See Kim Cang Trì Bồ Tát.

Dorje Palmo (tib): Vajrayogini (skt)—A semiwrathful yidam—A Tantric Buddha who is particularly associated with the Kagyupa, Sakyapa, and Gelukpa orders of Tibetan

Buddhism. She is generally depicted with red skin and wearing a necklace of skulls. She is also generally naked, symbolizing her non-attachment to all material things—Một vị Phật Mật giáo người đặc biệt có liên hệ tới các truyền thống Kagyupa Sakyapa và Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng. Bà được vẽ có nước da màu đỏ và mang một chiếc kiềng của những cái sọ. Người ta vẽ bà trần truồng để tượng trưng cho sự buông bỏ tất cả vật chất.

Dorje Shukden (tib): A Tibetan term for “Powerful Vajra”—See Kim Cang Dũng Mãnh. Dorje-tekpa (tib): Vajrayana (skt)—Diamond vehicle—Kim Cang Thừa (Mật Tông)—

Vajrayana Buddhism.

Dorjiev, Agvan (1854-1938): Name of a Russian Buddhist who traveled to Tibet and studied at Gomang College of Drebung Monastic University. He distinguished himself in the study of philosophy and debate and was awarded the “Geshe” degree. He was later appointed as a tutor of the thirteenth Dalai Lama and became one of his main political advisors—Tên của một Phật tử người Nga, người đã du hành sang Tây Tạng và theo học tại trường Đại Học Gomang thuộc Tu Viện Drebung. Ông nổi tiếng trong viec học và tranh luận và được cấp bằng “Geshe.” Về sau ông được chỉ định làm người dạy kèm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 và trở thành một trong những cố vấn chính trị chính yếu của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Dormant (a): Ngủ say. Dormant defilements: Những nhiễm trược ngủ ngầm hay sự nhiễm ô tiềm ẩn trong tâm chúng ta.

Dorui-Chu-Sho (jap): Đồng Loại Trung Sinh— See Living among one’s own kind.

Doryu (jap): Sư Đạo Long—A Japanese monk who went to China to study in 1259 and returned to Japan in 1267—Một vị sư Nhật Bản sang du học tại Trung Quốc vào năm 1259 và trở về Nhật Bản vào năm 1267.

Dosa (p): Dvesa (skt)—Pratigha (p)—Anger— Aversion—Hatred—Ill-will—Resentment—One of the three fires which burn in the mind until allowed to die for fuelling—Tâm từ chối các đối tượng không vừa lòng; chẳng hạn, trong lúc hành thiền, tâm khó chịu khi cơ thể bị đau nhức. Sân hận là một trong ba phiền não chính khiến tâm chúng sinh mê mờ. Hai phiền não kia là tham lam và si mê—See Sân Hận.

Dosaggi (p): The fire of anger—Fire of hatred—

Lửa sân.

Dosa kincanam (p): Obstacles of hatred—Sân chướng.

Dosa-kkhana (p): Blaming—Trút lỗi cho ai.

Dosa-kkhaya (p): Destruction of anger—Diệt sân nhuế.

Dosa-mula-citta (p): Sân Khuể Tâm—Sân Tâm—Mind rooted in aversion—The heart of anger, one of the three poisons—Tâm tức giận nóng nảy hay lòng sân nhuế, một trong tam độc. Dosan (jap): A general form of sanzen in which disciples gather as a group to receive instruction from the Zen master—See Đồng Tham. Dosan-Ryokai (jap): Tung-Shan-Liang-Chieh— See Lương Giới Động Sơn Thiền Sư. Dosa-sapagata (p): Free from defect—Không bị lỗi lầm.

Dosa-saropana (p): Finding fault with—Bươi móc lỗi ai.

Dosen (jap): See Đạo Tuyên. Dosen-Bin’eki (jap): Pháp Nhãn Văn Ích—Fa-

Yen-Wen-Yi—See Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư.

Dosen-risshi (jap): Daoxuan (chi)—Tao-hsuan Lu-shih—Đạo Tuyên Luật Sư—Nam Sơn Luật Sư Dosen school: Daoxuan Zen school in Japan—

Phái Thiền Đạo Tuyên tại Nhật Bản. Dôsha Chôgen (?-1660): See Tao-che Ch’ao-yuan.

Doshaku (jap): Sư Đạo Xước.

Dôshin (jap):

1) Tao-hsin: Daoxin—Fourth Chinese Zen Patriarch—Đạo Tín, vị tổ thứ tư của Thiền tông Trung Hoa—See Đạo Tín. 2) Will to the truth—Đạo Tâm—The mind which bent on the right way, which seeks enlightenment—Tâm tu tập chánh đạo tìm cầu giác ngộ.

Dosho (jap): Lived with or born with—Đồng Sanh.

Dôshô (629-700): See Đạo Sanh. Dôshu (jap): Đường Chủ—The monk in charge of the sick room or infirmary (enjudô) at a Zen monastery. The term is sometimes used synonymously with the offices of dôsu (ino)—Vị Tăng phụ trách phòng bệnh cho chư Tăng trong Thiền viện. Thuật ngữ thỉnh thoảng được dùng đồng nghĩa với “Nghi Lễ Tăng”—See Ino.

Dosina (p): Bright—Moonlit—Ánh sáng trăng.

Doso (jap): Sư Đạo Chiếu.

Doso akusala mulam (p): Unwholesome root of hatred—Sân bất thiện căn.

Doson (jap): Đạo Tiến—Name a Japanese Zen master—Tên của một thiền sư Nhật Bản.

Dôsu (jap): 1) Administrator of the monk’s hall: Vị sư cai quản Tăng đường; 2) A monk who is in charge of the supervision and leading of ceremonies in a Zen monastery: Ino (jap)—Chijii (jap)—Vị sư chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các cuộc lễ trong thiền viện.

Dotoku (jap): See Đạo Đức.

Double harmony or unity in both doctrine and practice: Nhị Hòa—Hai loại hòa hợp: Lý Hòa và Sự Hòa—Two kinds of unity: Unity in doctrine and Unity in practice.

Doubled joys: Song hỷ.

Double robe: Tăng già lê.

Double second moon: An optical illusion, unreal—See Đệ Nhị Nguyệt. Double space: The space beyond space, the void beyond the void—See Trọng Không.

Double-storeyed hall at Vaisali: Trọng Các Giảng Đường—Where the Buddha stayed—Khu giảng đường hai tầng ở Tỳ Xá Ly, nơi Đức Phật thường trú ngụ.

Double three samadhi: Double Three

Samadhi—See Trọng Tam Tam Muội.

Double tongue: Lưỡng thiệt—Nói lưỡi hai chiều. Double-tongued (a): Nhị Ngữ—Nói lưỡi hai chiều.

Double-tongue or vain conversation: Nói lưỡi hai chiều nói lời vô ích.

Doubt (n): Vicikiccha (p)—Vicikitsa (skt)—Nghi hoặc—Nghi nghĩa là không tin hay không quyết định được—Doubt signifies spiritual doubt, from a Buddhist perspective the inability to place confidence in the Buddha, the Dharma, the Sangha, and the training—Hoài nghi có nghĩa là hoài nghi về mặt tinh thần. Theo quan điểm Phật giáo thì hoài nghi là thiếu khả năng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng—See Nghi Hoặc.

Doubt that the animal killed to offer to us: Doubt that the animal killed for the offering—Ngờ là người giết vì mình.

Doubts of the body: Nghi về Thân.

Doubts and hesitations about the Dhamma:

Nghi ngờ và lừng khừng với Phật Pháp.

Doubts and hesitations about the Sangha: Nghi ngờ và lừng khừng với Tăng già.

Doubts and hesitations about the teacher: Nghi ngờ và lừng khừng với vị đạo sư.

Doubts and hesitations about the training: Nghi ngờ và lừng khừng với sự huấn đạo.

Doubts and illusion: Nghi hoặc.

Doubts of Life: Nghi về Mạng.

Doubt-mass: Nghi Đoàn—See Nghi Tình.

Doubts of Self: Nghi về Ngã. Doubts about Transgressions: Nghi về Tội—See Tứ Nghi.

Doubtful (a): Bán tín bán nghi—Đáng nghi—Ám muội—Fishy—Suspicious—Underhand. Doubtful net: Nghi võng (lưới nghi hoặc của chúng sanh).

Doubtful or seemingly valid but faulty: Tự năng lập môn (tựa như lập lên được)—See Bát Môn. Doubtful view: Nghi Kiến—Sự nghi ngờ chân lý Phật pháp gọi là nghi kiến—See Thập Tà Kiến.

Doubting mind: Doubting heart—Nghi Tâm— Suspicious or dublious mind—Cái tâm luôn nghi hoặc.

Doubting and repudiating the truth: Nghi báng chánh pháp.

Doubts: Thắc mắc.

Doushpradarsha-Buddha (skt): Nan Trở Phật. Doushuai Congyue: Tosotsu Juetsu (jap)—Toushuai Ts’ung-yueh—See Đâu Suất Tùng Duyệt Thiền Sư.

Dovarika (p): Gatekeeper—Ngườc gác cổng.

Downfall: Sự suy tàn.

Downward turn: See Hạ Chuyển.

Doxology (n): Bái tán ca (bài hát ca ngợi ai).

Dozen (jap): Đường Tiền—See Zazen Hall-front. Dradacanikaya-sastra (skt): Dvadasanikaya sastra (skt)—Treatise of the twelve aspects—See Thập Nhị Môn Luận.

Draft (v): Dự thảo.

Drag (v) on: Dây dưa.

Drag one’s feet until old age: Lần lữa chờ khi lớn tuổi.

Dragons: Naga (skt)—Na Già—Rồng—Long. Dragon-arjuna (skt): Nagarjuna—See Long Thọ

Bồ Tát.

Dragon-books: See Long Chương.

Dragon-bowl: See Long Bát.

Dragon of Buddhism: Long Thần hộ pháp—Any great Buddhist or protector of Buddhism. Dragon-coffin: Long khám (quan tài dành cho chư Tăng).

Dragon daughter: Nagakanya (skt)—Dragonmaid—See Long Nữ.

Dragon deity: Long thần.

Dragon-elephant: Naga (skt)—Long Tượng.

Dragon and the Flower: Long Hoa.

Dragon-Flower Assembly: See Long Hoa Hội. Dragon and the Flower Chief Monk: Long Hoa

Tăng chủ.

Dragon-flower tree: Nagapuspa or puspanaga (skt)—See Long Hoa Thụ. Dragons give birth to dragons, a phoenix gives birth to a phoenix: See Long Sinh Long Tử, Phượng Sinh Phượng Nhi. Dragon-god: Long thần—Spirit—Long chúng, một trong tám bộ chúng—A dragon-god or spirit. Dragon deity, one of the eight groups of demons. Dragon-Honor-King Buddha: Long Tôn Vương Phật.

Dragon king: Anavatapta-naga-raja or Varuna (skt)—Long vương.

Dragon king-Devas: Long Thiên. Dragon king’s joy: Nagabnanga(skt)—Long Vương Chi Hỷ.

Dragon King of the ocean: Ocean-naga—Hải long vương.

Dragon-library: See Long Tạng.

Dragon-maid: Nagakanya (skt)—Dragondaughter—See Long Nữ.

Dragon-palace: A mythical place inhabited by dragons—Long Cung—Một chỗ thần thoại, nơi cư ngụ của long chúng (các loài rồng).

Dragon-palace library: See Long Cung Bảo

Tạng.

Dragon pearls: See Long Châu.

Dragon-quarter: Long phương. Dragon-sagara (skt): Long Vương Sa Kiệt La— Sagar-nagaraja.

Dragon-samadhi: Long chủng tam muội—

Powerful dragon samadhi.

Dragon-Seed-Upward Honored King Buddha:

Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật. Dragon-soup: Hoàng Long Thang—See Long

Thang.

Dragon and tiger: Long Hổ.

Dragon-treasury: Long Tạng—Dragon-library.

Drake and hen of the madarin duck: Đôi Uyên Ương—The drake and hen of the madarin duck who are always together. Buddhism typifies these images for permanence and impermanence—Đôi chim Ca Đề hoặc Uyên Ương thường sống sát cánh bên nhau. Đạo Phật dùng những hình ảnh nầy cho thường hằng va vô thường.

Drama: Bi thảm—Deplorable—Tragical—

Mournful.

Dravida (skt): Đạt La Tỳ Đồ—A district on the east coast of the Deccan—Một khu vực về phía bờ biển đông của Đề Căng.

Dravya (skt): Dabba-malaputtra (p)—See Đà La Ni Phiêu.

Dravya-mallaputra (skt): Dabba-malaputtra (p)—Đà Bà—See Đà La Phiền. Dravya-padarthah (skt): Thực Cú Nghĩa—Real substance of dharma—Thực thể của pháp.

Draw cakes in order to satisfy one’s hunger:

Vẽ bánh ra hầu làm thỏa mãn cơn đói hay ăn bánh vẽ (Họa bính sung cơ)—To come up with a false solution.

Draw hatred upon oneself: Chiêu oán (tự mình chuốc lấy oán thù).

Draw incorrect conclusions: Bất Như Thực Giản Trạch—Rút ra những kết luận không đúng.

Draw a line across water: See Hoạch Thủy.

Draw (v) up a scheme: Lập mưu.

Draw the skin of a tiger is easy: Họa hổ họa bì dung dị (dễ dàng)—Draw the skin of a tiger is easy, but to depict its bones is the most difficult. To see one’s face is easy, but it is extremely diffcult to know his heart—Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm (vẽ da cọp thì dễ chứ vẽ xương rất khó. Biết người biết mặt thì dễ chứ biết tâm địa thì rất khó).

Drawing action: Dẫn Nghiệp. Drawing of all beings to Buddhism: Sangrahavastu (skt)—Blessing them by deeds, words and will—Nhiếp phục thân khẩu ý của chúng sanh— See Lợi Hành Nhiếp and Tứ Nhiếp Pháp.

Draya (skt): Dravya-padarthah (skt)—Thực Cú Nghĩa—Real substance of dharma—Thực thể của pháp.

Draya-mallaputra (skt): See Dravya-mallaputra. Drdhadhyasaya (skt): Firm-Willed Bodhisattva in the Garbhadhatu—Kiên Cố Ý Bồ Tát trong Thai Tạng Giới.

Dreadful: Awe-inspiring—Terrible—Terrific— Đáng sợ—Khủng khiếp.

Dream: Mộng—See Cửu Dụ.

Dream and illusion: See Mộng Huyễn.

Dream practice: Milam (tib)—See Mộng Pháp. Dream-vision: To see in a dream—See Mộng

Kiến.

Drebung: Bras spungs (tib)—A Tibetan term means “Rice Heap.” This is the name of a monastery in Tibet, founded in 1416 and located near Lhasa, it later became one of the three main monasteries of the Gelukpa order of Tibetan Buddhism, the others being Dgaldan and Sera— Thuật ngữ Tây Tạng có nghĩa la “Đống Gạo.” Đây là tên của một tự viện Tây Tạng, được xây dựng vào năm 1416 và tọa lạc gần Lhasa, về sau tự viện này trở thành một trong 3 tự viện chính của trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng.

Dreddhavitakka-sutta (p): Song Tâm Kinh.

Dregs and chaff: See Tào Khang.

Drenched with rain: Ướt đẩm nước mưa. Dress (v): Mặc—To attire—The fine manner of dressing.

Drhapati (skt): Noble person—A householder— See Trưởng Giả.

Dried up: Dry—Càn (khô).

Drifting: Floating—Trôi nổi.

Drifting cloud: Floating cloud—See Phù Vân (1). Drikung Kagyupa: One of the eight lesser suborders of the bKa brgyud pa order of Tibetan Buddhism, the headquarters of which was Drikung Til Monastery—Một trong tám truyền thống phụ của dòng truyền thừa bKa brgyud pa thuộc Phật giáo Tây Tạng, trụ sở chính là Tự Viện Drikung Til.

Drilbu (tib): Linh—Bell—Chuông.

Drill and grind: Mài dũa—See Luyện Ma. Drink beer, wine, or liquor of any kind: To commit an Expression of Regret Offence—Uống bia, rượu nho hay các loại rượu khác là phạm giới Ba Dật Đề, cần phải phát lồ sám hối.

Drink and food: Ẩm Thực—Eating and drinking—Drink and food, two things on which sentient beings depend; desire for them is one of the three passions; offerings of them are one of the five forms of offerings—Thức uống và thức ăn là hai món mà cho chúng sanh dựa vào để sống; ẩm thực dục hay thực dục là một trong tam dục; cúng dường thực phẩm là một trong năm món bố thí—See Ẩm Thực Tiết Độ and Ngũ Cúng Dường (B).

Drinking of intoxicants: Uống những chất cay độc.

Drinking light: Ẩm Quang—Drinking light, name of Kasyapa, one of the ten great disciples of Sakyamuni Buddha. He became an Arhat 3 years 8 days after Siddhartha became a Buddha. He possibly got this title because of his radiant body—Nuốt ánh sáng, tên của ngài Ca Diếp, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ông đắc quả A La Hán 3 năm 8 ngày sau ngày Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. Ông mang tên Ẩm Quang có lẽ là vì thân hình chói sáng của ông.

Drinking wine: Ẩm Tửu—To drink wine or alcoholic liquor, forbidden by the fifth of the five basic commandments, and the second of the 48 lighter precepts in the Brahma Net Sutra—Uống rượu bị cấm trong giới thứ năm của ngũ giới căn bản, và giới thứ hai của 48 giới khinh trong Kinh Phạm Võng.

Drippa nyi (tib): Avaranadvaya (skt)—Nhị Chướng—Two hindrances: hindrance of passions and hindrance of knowledge—Hai chướng ngại: phiền não chướng và sở tri chướng.

Dripping water penetrates stone: See Tiểu Thủy Xuyên Thach.

Drishta (skt): Được nhìn thấy—Seen—See

Drisya.

Drishtanta (skt): Dụ—Illustration or example.

Drishti (skt): False views—Heretical views— Improper views—A wrong view—Ác kiến—Vọng kiến hay kiến giải sai lầm.

Drishtivikalpa (skt): Kiến Phân Biệt—Views based on the dualistic discrimination of existence—Các thứ kiến giải dựa vào sự phân biệt nhị biên về hiện hữu.

Drista (skt): Definite views—Các kiến giải. Drisya (skt): Sở Kiến—What is presented to one’s view—Những gì hiển lộ ra cho người ta thấy.

“Drive away crows” Sramanera: Age from 7 to 13, old enough to drive away crows—Khu Ô Sa

Di—Sa Di đuổi quạ, tuổi từ 7 đến 13 (đủ khả năng đuổi quạ).

Drive someone out: Đuổi ai—To dismiss—To discharge—To expel.

Driving: Lái xe—At the time of the Buddha, no disciples are allow to conduct a chariot; however, time has changed, in most of nowadays society, if we don’t know how to drive, it’s extremely difficult for us to move from place to place. However, we should always be mindful during driving—Vào thời của Đức Phật, không ai được phép đánh xe (thường là xe ngựa). Thời cuộc đã thay đổi, thời nay nếu chúng ta không lái xe được, quả là cực kỳ khó khăn là cho chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác được. Tuy nhiên, lúc nào chúng ta cũng phải lái xe trong tỉnh thức.

Driving-out-demon wand: A wand made of peach wood laid on in driving out demons—See Gia Trì Trượng.

Driza (tib): Gandharva (skt)—Celestial musician—See Càn Thát Bà.

Drona (skt): See Đột Lộ Nã.

Dronastupa (skt): Tháp Dronastupa—A stupa said to contain a jar of relics of Sakyamuni’s body, surreptitiously collected after his cremation by a Brahman—Người ta nói trong tháp nầy có chứa một phần xá lợi của Đức Phật mà một người Ba La Môn đã lén lút dấu lại sau le trà tỳ.

Dronodana (skt): See Hộc Phạn Vương.

Droop: Hư hại—Chán nãn.

Drop: Parityajati (skt)—Từ Bỏ—Renunciation.

Drop a mustard seed on to a point of a needle on earth: See Trụy Giới. Drop out: Bỏ xót—To leave out—To miss out— To omit.

Dropping off body and mind: Buông bỏ thân tâm—An expression used in Sôtô Zen for the experience of enlightenment, which transcends the mundane experience of self—Từ ngữ được dùng trong Thiền Tào Động để chỉ cho kinh nghiệm giác ngộ, siêu việt cái kinh nghiệm về bản ngã của thế tục—See Shinjin Datsuraku.

Droti (skt): Kiến—Seeing—Discerning—

Views—Discriminating—Opinions—Judgment— Reasoning—Selecting truth—Thinking—Suy nghĩ tìm tòi để hiểu rõ mà chọn lựa (khẳng định sự lý, kể cả ý nghĩa chính đáng và không chính đáng).

Drought: Nạn hạn hán.

Drought-ghost: Bạc quỷ—See Phong Bạt Quỷ.

Drowsiness (n): Middha (skt)—Hôn trầm—

Obstacles to cultivation—Discouragement— Afflictions—Sleep—See Thụy Miên Cái.

Drowsy (a): Nửa thức nửa ngủ.

Drsta-dharma-sukha-vihara (skt): Hiện Pháp Lạc Trú—Pleasant abiding in the jhanas in the the present world (manifest world).

Drstanta (skt): Dụ—One of the sixteen kinds of truth of the ‘Right method’ school in ancient India—Một trong 16 thứ chân lý của phái Chánh Lý của Ấn Độ thời cổ.

Drsti (skt): Ditthi (p)—A Sanskrit term that generally refers to “wrong views,” that is, attitudes and doctrines that are antithetical to the teachings and practices of Buddhism—Thuật ngữ Bắc Phạn thường được dùng để chỉ “Tà Kiến,” đó là những tâm thái và giáo thuyết chống lại với giáo thuyết và phương cách tu tập của Phật giáo— See Tà Kiến.

Drstikasayah (skt): Wrong views—Tà kiến—See Kiến Trược and Ngũ Trược.

Drstiparamarsa (skt): Wrong views caused by attachment to one’s own erroneous understandings—See Kiến Thủ Kiến. Drsti-paramarsa-drsti (skt): Drstiparamarsa (skt)—See Kiến Thủ Kiến.

Drsty-upadana (skt): Attachment to views— Clinging to heterodox views—Kiến chấp tà vạy— See Kiến Thủ and Tứ Chấp Thủ.

Drthivi (skt): See Kiên Lao Địa Thần. Drugs and meditation practices: See Ma Túy và Thiền Tập.

Drum, or bell at dusk: Hôn cổ.

Drum of faith: See Tín Cổ.

Drum of the law: Dharma-drum—See Pháp Cổ. Drum ornamented with clouds: See Vân Cổ. Drum Sound Dharani Sutra: Cổ Âm Thanh Đà La Ni Kinh—See Tứ Bộ Kinh.

Drum tower: Lầu trống.

Druma (skt): Khẩn Na La Vương—Pháp Kiên Na La Vương—Vua Kiên Na La—King of the

Kinnaras.

Druma-kinnara-raja (skt): The King of the mahadruma Kinnaras—See Đại Thọ Khẩn Na La Vương.

Drunkard: Kẻ say sưa (nghiện ngập). Drup-top (tib): Siddha (skt)—See Thành Tựu

Giả.

Dry: Dried up—Càn (khô).

Dry and empty prayer: Lời cầu nguyện khô khan trống rỗng (nguyện mà không hề thực hành).

Dry landscape garden: Dry mountains and water—Rock Garden—See Kare Sansui. Dry mountains and water: Dry landscape garden—Rock Garden—See Kare Sansui. Dry stage of wisdom: Unfertilized stage of wisdom—Càn huệ địa—See Thập Địa. Dry or unfertilized stage of wisdom: Dry or unfertilized stage of wisdom, one of the “ten stages” of the development of a Bodhisattva into a Buddha—Càn Huệ Địa, một trong mười giai đoạn phát triển của một vị Bồ Tát để đi đến quả vị Phật—See Thập Địa.

Dry well on a hill top: Khưu Tĩnh—Một cái giếng khô trên đỉnh đồi, biểu trưng cho tuổi già— Symbolical of old age.

Dry wisdom stage: Càn huệ địa.

Du (tib): Duratama Mara or Mara-papiman (skt)—Ma Ba Tuần—Demons of the sixth heaven—Ma của tầng trời thứ sáu.

Dual adornment: Nhị Nghiêm. Dual advantage: Dual benefits—See Nhị Lợi

(A).

Dual aid bestowed by the Buddha: Hai cách Phật gia hộ—See Nhị Gia Hộ. Dual aspects of the Buddha-nature: See Nhị

Phật Tánh.

Dual benefits: See Nhị Ích. Dual division of the Buddha’s teaching: Hai tông phái trong Phật giáo—See Nhị Giáo. Dual lights: Hai thứ ánh sáng—See Nhị Quang. Dual marvel of Lotus Sutra: Hai diệu nghĩa của Kinh Pháp Hoa—See Nhị Diệu.

Dual powers: Hai loại lực—See Nhị Lực.

Dual Practice: The combined practice of Zen meditation and Pure Land devotions—See Thiền Tập and Niệm Phật.

Dual profits: Dual benefits—See Nhị Lợi (A). Dual receptivity: Nhị Thọ—Karma of pleasure and pain of the physical body and karma of the mental or the mind—Hai loại thọ nghiệp: Thân thọ và Tâm thọ.

Dual reward: Hai loại quả báo—See Nhị Báo. Dual self-nature: Nhị Tự Tính—Hai tự tính.

Dualism: Dvaya (p & skt)—Nhị nguyên luận

(phân biệt chủ thể và đối tượng, ta và người)— See Nhị Nguyên.

Dualist (n): Người theo thuyết nhị nguyên.

Dualist world: Thế giới nhị nguyên.

Dualistic conception: Dualistic notion—Khái niệm nhị nguyên.

Dualistic reasoning: Lý luận nhị biên. Dualistic thoughts: Tư duy nhị nguyên—See Nhị Nguyên.

Dualistic wisdom: Trí huệ nhị biên.

Duality: Dharmadvaya (skt)—Two sides—Two extreme views—Two dualistic views expressly rejected in Buddhism—See Nhị Nguyên Tánh. Dubbaca (p): Disobedient (a)—Không tuân thủ

(không vâng lời).

Dubbanna (p): Discolored (a)—Phai màu hay đổi màu.

Dubbhaka (p): Treacherous (a)—Phản phúc.

Dubbhana (p): Treachery—Sự phản phúc. Dubbhara (p): Difficult to bring up or nourish—

Khó nuôi (khó dạy).

Dubbhasita (p & skt): Tà Ngữ—Insulting word (bad speech)—Wrong speech—Lời lăng mạ. Dubbhati (p): To be treacherous or unfaithful— Phản phúc hay không trung thành.

Dubbhi (p): Plotting against (a)—Âm mưu hại ai. Dubbijana (p): Difficult to understand (a)—Khó hiểu.

Dubbhikkha (p): A famine (scarcity of food)—

Nạn đói.

Dubbutthika (p): Rainless (a)—Không có mưa. Dubhaka (p): A treacherous person—Người phản phúc.

Dublious mind: Nghi Tâm—Cái tâm luôn nghi hoặc—Suspicious mind—A doubting heart. Duc Niem: Hòa Thượng Thích Đức Niệm—Most Venerable Thích Đức Niệm, one of the most outstanding Vietnamese monks in the modern era—Hòa Thượng Thích Đức Niệm, một trong những danh Tăng Việt Nam thời cận đại.

Duccaja (p): Difficult to give up—Khó bỏ.

Duccarita (p): Bad conduct—Hạnh kiểm xấu. Duddama (p): Difficult to manage or tame—Khó huấn luyện (khó kềm giữ được).

Duddasa (p): Difficult to understand: Khó mà hiểu được—Misfortune (Duddasã): Nỗi bất hạnh. Duddara-tara(p): More difficult to see (a)—Càng khó hiểu hơn.

Duddha (p): Milk—Sữa.

Duddina (p): An unlucky day—Một ngày không may.

Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje (19041987): Name of a reincarnate lama of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism—Tên của một vị Lạt Ma tái sanh thuộc dòng Nyingmapa trong Phật giáo Tây Tạng.

Due to: Do nơi.

Duggahita (p): Tà kiến—Wrong views.

Duggama (p): Difficult to go—Khó đi được. Dugganda (p): Having a bad smell—Có mùi hôi thúi.

Duggata (p): Miserable—Khổ sở. Duggata-sutta (p): Sutra on miserable times— Sutra on fallen on hard times—Kinh khổ thời. Duggati (p): Realm of miserable existence— Cảnh giới khổ đau.

Dugpas (tib): Hồng Mạo Giáo—Red hat Lama.

Duhana (p): Pollution—Sự ô nhiễm.

Du Hang Temple: Chùa Dư Hàng—Another name for Phúc Lâm Tự, located Hồ Nam quarter, Lê Chân district, Hải Phòng province—Tên khác của Phúc Lâm Tự, tọa lạc tại phường Hồ Nam, quận Lê Chân, tỉnh Hải Phòng, Bắc Việt Nam.

Duhitu (p): Daughter—Con gái.

Duhka (skt): Pain—Sorrow—Suffering—

Trouble—See Khổ.

Duhkha (skt): Dukkha (p)—Suffering—See Khổ. Duhkha-Aryasat (skt): Misery is a necessary attribute of sentient beings—Khổ là chuyện không tránh khỏi của chúng sanh—See Khổ Thánh Đế. Duhkha-Nirodha (skt): Dukkha-Nirodha (p)— Duhkha means sorrow, nirodha means annihilation. This term means the conquest or end or annihilation of sorrow—”Duhkha” có nghĩa là đau khổ, “nirodha” là sự chấm dứt. Sự chấm dứt hay vượt qua đau khổ—See Diệt Đế. Duhkha-ryasatya (skt): The truth of suffering— See Khổ Đế.

Duhkha-samja (skt): Khổ Tưởng—Cognition or perception of suffering.

Duhkhenvaya-jnana-ksanti (skt): The wisdom of endurance is the cause, and Duhkhe-nvayajnanam is the fruit—See Khổ Loại Trí Nhẫn. Duhkhenvaya-jnanam (skt): The wisdom which releases from suffering in all worlds—See Khổ

Loại Trí.

Dujivha (p): A serpent—Con rắn. Dujjaha (p): Difficult to give up or remove—Khó bỏ.

Dujjana (p): Difficult to know—Khó mà biết được.

Dujjivita (p): Wrong livelihood—Tà mạng.

Duka (p): A pair—Một cặp.

Dukhendriya (skt): Suffering or pain—Khổ căn.

Dukkara (p): Difficult to do—Khó làm.

Dukkara-bhava (p): Difficulty—Sự khó khăn. Dukkara-cariya (p): Duskara-carya (skt)— Ascetic practices—See Khổ Hạnh.

Dukkata (p): Wrong action—Hành động sai trái.

Dukkha (p): Suffering—See Khổ. Dukkha-antagu (p): One who has conquered suffering—Người đã chế ngự được khổ.

Dukkha-apagama (p): Removal of pain—Diệt khổ.

Dukkha-ariya-sacca (p): See Dukkha-arya-satya.

Dukkha-arya-satya (skt): Dukkha-ariya-sacca (p)—Chơn lý cao thượng về sự khổ—See Khổ Thánh Đế.

Dukkha as conditioned states: Samkharadukkha (skt)—Suffering due to formations—See Khổ Tánh.

Dukkha-dharma-jnana (skt): See Khổ Pháp Trí. Dukkha-dharma-jnana-ksanti (skt): See Khổ

Pháp Trí Nhẫn.

Dukkha-dukkha (skt): Dukkha as ordinary suffering—Suffering due to pain—See Khổ Khổ

Tánh.

Dukkha-dukkhata (p): Suffering as pain—See

Khổ Khổ.

Dukkha-jnana (p): See Khổ Trí. Dukkha-kkhandha (p): Aggregate of suffering—

Uẩn khổ.

Dukkha-kkhaya (p): Extinction of misery—Sự chấm dứt khổ đau.

Dukkha lakkhana (p): ): Characteristics of suffering of all things—Đặc tính hay tướng của khổ nhờ đó mà thấy được khổ. Bị áp bức, bị đè nén bởi sự vô thường.

Dukkha-nidana (p): Source of suffering—

Nguyên nhân của sự khổ.

Dukkha-nirodha (p): Cessation of suffering— Destruction of pain—Destruction of suffering— Extinction of pain or suffering—See Khổ Diệt Đế. Dukkha-nirodha-ariya-sacca (p): Noble truth of cessation of dukkha—See Khổ Diệt Đế. Dukkha-nirodha-gamini (p): Sự tu tập đưa đến diệt khổ.

Dukkha-nirodha-gamini-patipada (skt): Khổ Diệt Đạo—Path leading to the cessation of suffering—Way leading to the cessation of suffering—Chơn lý về con đường đưa đến sự diệt khổ.

Dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca

(p): See Khổ Diệt Đế Đạo.

Dukkha-nupassana-nana (p): Knowledge of the law of suffering—Tuệ giác thấy được sự khổ. Trực giác được rằng không thể dựa vào ai hay cái gì cả, tất cả mọi đối tượng đều đáng sợ, đáng nhờm gớm, không nơi nào có thể nương nhờ hay ỷ lại vì tất cả đều bị hủy diệt, bị tan biến mau chóng.

Dukkha as ordinary suffering: Dukkha-dukkha (skt)—Suffering due to pain—Khổ Khổ Tánh.

Dukkha-pana (p): Hurting (a)—Tổn hại. Dukkha-pareta (p): Afflicted by misery—Bị khổ não.

Dukkha-peti (p): To cause pain—Làm cho thống khổ.

Dukkha as produced by change: Viparinamadukkha (skt)—Suffering due to change—Suffering by loss or deprivation or change—Khổ gây ra bởi những thay đổi—See Hoại Kho Tánh. Dukkha-sacca (p): Dukkha-satya (skt)—The truth of misery—Chân lý về khổ—See Khổ Đế. Dukkha-Samjna (skt): Khổ tưởng—Cognition or perception of suffering.

Dukkha-samudaya (skt): See Khổ Tập.

Dukkha-samudaya-ariya-sacca (skt): Truths of suffering and arising of suffering—Chơn lý cao thượng về nguyên nhân của sự khổ—See Khổ Tập Đế.

Dukkha-satya (skt): Sự thật về khổ—Suffering or the pain—The truth of suffering—All existence entails suffering—See Khổ Đế. Dukkha-seyya (p): An uncomfortable sleep—

Giấc ngủ không thoải mái.

Dukkhassanta (skt): Khổ Tế—Border between suffering and nirvana or the end point of suffering—Ranh giới giữa khổ đau và niết bàn hay điểm giới hạn cuối cùng của khổ.

Dukkha-sutta (p): Sutra on stress, in the Samyutta nikaya, XXXVIII.14—Kinh Khổ Não, Tương Ưng Bộ, XXXVIII.14.

Dukkhata (skt): See Khổ Hạnh. Dukkha vedana (p & skt): The painful feeling—

Khổ thọ.

Dukkha-vedaniya-karma (skt): To receive suffering in the flow of karma—Thuận khổ thọ nghiệp.

Dukkhi (p): Grieved—Buồn khổ.

Dukkhiyati (p): To feel pain—Cảm thấy đau đớn. Dukkhotinna (p): Fallen into misery—Bị rơi vào nỗi thống khổ.

Dukkhudraya (p): Causing pain—Làm cho đau đớn.

Dukkhupasama (p): Alleviation of suffering— Làm vơi nỗi khổ.

Duksum (tib): See Tam Độc. Dukula (skt): Fine cloth made from he inner bark of the dukula tree—See Đầu Cưu La.

Du-kyi-khor-lo (tib): Kalac(h)akra (skt)— Kalachakra tantra—Wheel of time—See Thời

Luân.

Dull (a): 1) Dismal, dreary, gloomy, overcast, sombre: Ảm đạm; 2) Blunt, confused, stupid: Độn hay hôn muội; 3) Confused, dark, gloomy: Hôn ám; 4) Low capacity—See Độn Căn. Dullabha (p): Difficult to obtain (a)—Khó đạt được.

Dulladdha (p): Obtained with difficulty—Đạt được bằng sự khó khăn.

Dulladdhi (p): Wrong views—See Tà Kiến.

Dull-brained: Ám độn.

Dull capacity: Unable to receive Buddha-truth— Không có khả năng tiếp nhận Phật pháp—See Độn Căn.

Dull faculties: Căn ngu si, đần độn—See Độn

Căn.

Dull and foolish: Đần độn ngu xuẫn—See Độn Căn.

Dull intellect: Độn trí.

Dull knowledge: Confused knowledge—Hôn thức.

Dull powers: See Độn Căn.

Dull root: See Độn Căn.

Dull temptations: Dull Vices—See Ngũ Độn Sử. Dull vices: Những thứ mê mờ ám độn bắt nguồn từ thân kiến mà sanh ra—See Ngũ Độn Sử. Dull-witted meditation practitioner: See Ngu Phu Sở Hành Thiền.

Dullness (n): Thina (skt & p)—Hôn trầm—Thẩn thờ—Sloth—Idleness—Idleness (ngầy ngật)— Sloth—Torpor—Sunk in stupor—To lose consciousness.

Dull-witted (a): Dull—Of dull capacity—Unable to receive Buddha-truth—See Độn Căn.

Dulva (tib): Luật Tạng—Vinaya Pitaka.

Duma (p): Tree top—Ngọn cây.

Dumb (a): Câm.

Dumb sheep monk: See Á Dương Tăng. Dumb sheep school: A kind of heretic sect—See Á Dương Ngoại Đạo.

Dummana (p): Unhappy (a)—Không hạnh phúc.

Dummati (p): An evil-minded person—Người có tâm địa xấu xa.

Dummedha (p): Foolish (a)—Ngu ngốc. Dumuppala (p): Tree producing yellow flowers—

Loại cây trổ bông màu vàng.

Dundubhi (p): A drum—Cái trống. Dundubhisvaranirghosa-Buddha (skt): Supreme Sound Buddha—Tối Thắng Âm Phật. Dundubhisvara-raja (skt): Thiên Cổ Âm—Lord of the sound of celestial drums, such as thunder. Name of each of 2,000 kotis of Buddhas who attained Buddhahood—Vân Tự Tại Đăng Vương.

Dunhuang: Đôn Hoàng—The city in Kansu near which are the Cave-temples of thousand Buddhas—Tên một thành phố trong thành Kansu, gần đó có Vạn Phật Động—See Đôn Hoàng Thạch Thất.

Dunniggaha (p): Difficult to subdue or control— Khó kềm chế.

Dunnimita (p): Bad omen—Điềm chẳng lành. Duplication of ceremony: Việc làm hai cuộc lễ trong một ngày.

Duppamunca (p): Difficult to be freed (a)—Khó được giải thoát.

Duppanna (p): A fool—Người ngu. Dupparihariya (p): Difficult to use or manage (a)—Khó quản lý (khó dùng).

Duppatinissaggiya (p): Difficult to give up or abstain from (a)—Khó bỏ được. Duppativijjha (p): Difficult to understand—Khó hiểu.

Dura (p): Distance—Khoảng cách.

Durable (a): Tồn tại—Lasting—Far off. Durajana (p): Difficult to understand (a)—Khó hiểu.

Durakkha (p): Difficult to protect (a)—Khó bảo vệ.

Duramgama (skt): Far-reaching land—Ground of traveling far—See Viễn Hành Địa.

Duramgama-bhumi (skt): Going-far-beyond stage—Ground of traveling far—Far-reaching land—Cảnh giới có đủ khả năng và phương tiện để giáo hóa chúng sanh—See Viễn Hành Địa.

Durangama (p): Going afar—Đi xa. Durangama-bhumi (p): Going-afar stage— Going-far-beyond stage—See Viễn Hành Địa.

Durannaya (p): One of one hundred pratyekabuddhas on Mount Isigili—Một trong một trăm vị

Phật độc giác trên núi Isigili.

Duranubodha (p): Difficult to understand—Khó hiểu.

Durasada (p): Difficult to be approached (a)—

Khó đạt đến được.

Duratikkama (p): Difficult to pass over (a)—Khó vượt qua.

Duration: Tương Tục—Trụ—Continuity.

Duration or existence: Trụ.

Durdharsa (skt): Nỗ Đạt La Sái—Hard to behold: Khó để ý—Hard to hold: Khó nắm giữ—Hard to overcome: Khó vượt qua—Guardian of the inner gate in Vairocana’s mandala: Hộ pháp trong nội viên Mạn Đà La của Đức Tỳ Lô Giá Na.

Durdharsa-Dvarapala (skt): Bất Khả Việt Thủ Hộ—Nan Thắng Tôn Giả—Hard-to-overcome one—Intranscendable guard—Unconquerable one.

Durga (skt): Bhima or Marici (skt)—See Đột Ca. Durgati (skt): Ác Xứ—Realm of miserable existence—Cảnh giới khốn khổ. During the Buddha’s lifetime: Trong thời Phật còn tại thế.

During meditative absorption: Nhập Định

Thời—Thời gian nhập định.

During the moment of joy and happiness: Trong lúc vui sướng hạnh phúc Durita (p): Bad action—Hành động xấu xa.

Durutta (p): Bad speech—Lời nói xấu ác.

Dusaka (p): One who defiles or defames—Người làm nhơ nhớp.

Dusana (p): Defilement—Sự nhiễm trược.

Duseti (p): To pollute—Làm cho ô nhiễm. Dushpradarsha-Buddha (skt): Hard-to-injure Buddha—Nan Trở Phật.

Dusk: Hoàng hôn.

Duskara-carya (skt): Dukkara-cariya(p)— Ascetic practices—See Khổ Hạnh.

Duskrta (skt): Dukkata (p)—Wrong doing—Đột Cát Lật Đa—Đột Sắt Kỷ Lý Đa—Đột Cát La— See Tà Hạnh.

Dussa (p): Cloth—Vải.

Dussaha (p): Difficult to bear on—Khó lòng tiếp tục chịu đựng.

Dussati (p): To offend against—Phạm lỗi.

Dussila (p): Bad character (void of morality)—

Tánh nết xấu xa.

Dust (n): Jin (jap)—Atoms—Molecules—Small particles—Worldly dusts—Vi trần—Hạt bụi—An expression used within the Buddhist tradition for objects of human perception, including sights, sounds, tastes, aromas, textures, and mental images. The term has negative connotations suggesting contamination, since such sensory perceptions may stimulate desires leading to attachment, which ultimately result in suffering and afflictions. Buddhist texts may refer to entry into the Buddhist path, especially becoming a monk or nun, as “shaking off the dust of the world.”—Thuật ngữ được dùng trong truyền thống Phật giáo chỉ những gì có thể nhan biết được trong nhận thức của con người, bao gồm cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, và những hình ảnh trong tâm thức. Thuật ngữ mang những ý nghĩa tiêu cực đề nghị sự nhiễm ô, vì những nhận thức như vậy có thể khơi dậy dục vọng dẫn đến sự chấp trước mà cuối cùng đưa đến khổ đau phiền não. Những văn bản Phật giáo có thể chỉ sự nhập đạo, đặc biệt là trở thành chư Tăng Ni như là việc “Giũ bụi hồng trần.” Dust of afflictions: Phiền Não Trần Ai—Bụi phiền não.

Dust of the passion: Dục trần. Dust and sand: 1) Numberless: Hằng hà sa số; 2) Uncountable or endless illusions: Cát bụi.

Dust-storms: Emblematic of hate, one of the four films or things that becloud—Bão Cát, biểu tượng của sân hận, một trong bốn màn che phủ—See Tứ

Ế.

Dust-storms of hate: Resentment—Sân hận.

Duster: Fly-brush—Bàn chải.

Dustless Stainless Dharma vision: Vô trần pháp ly cấu pháp nhãn.

Dusty path: The phenomenal world, or worlds— See Trần Đạo.

Dusum-Khyenpa (tib): The first Karmapa who was a student of Gampopa and founded the Karma-Kagyu linage—Vị Phật Hạnh Giả đầu tiên (1110-1193 C.E.), người sáng lập dòng Phật giáo Karma-Kagyu ở Tay Tạng.

Duta (skt): Cetaka (skt)—Ceti (skt)—Duti (skt)— Celestial messenger—Deva messenger—Thiên sứ giả.

Duti (skt): Messenger—Sứ giả.

Duties of Ascetics and Brahmins: Bổn phận của tu sĩ và Bà-la-môn (theo Đức Phật và Phật Pháp)—Dissuade other beings from evil.

Persuade them to do good. Love them with a kind heart. Make them hear what they have not heard and clarify what they have already heard. Point out the path to a heavenly state—Khuyên nhủ và cản ngăn chúng sanh không để họ rơi vào tội lỗi. Nhắc nhở và dẫn dắt họ làm điều thiện. Hết lòng thương mến họ. Thuyết giảng những điều họ chưa được nghe, và giải thích cặn kẻ những điều họ đã nghe. Vạch cho họ thấy con đường dẫn đến những cảnh giới an vui hạnh phúc. Duties of a Buddhist: Bổn phận của Phật tử. Duties of Buddhist adepts toward monks and nuns: Bổn phận của Phật tử đối với chư Tăng Ni—They should be deferential, obedient and sincere toward their master and listen carefully to the explanations of the latter. They should read and try to understand the Buddha’s teachings in order to make spiritual progress. In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “The Zenith denotes ascetics and Brahmins. Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a man should minister to ascetics and Brahmins as the Zenith.” A Buddhist must have kindness in bodily deed, kindness in speech, kindness in thought, keeping open house for them, and supplying their bodily needs—Đối với Tăng Ni phai cung kính vâng lời, thành thật và chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các thầy; cần học hành để mỗi ngày thêm tinh tiến. Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Phương Trên cần được hiểu là Sa Môn, Bà La Môn. Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa Môn, Bà La Môn như phương Trên.” Một Phật tử phải có lòng từ trong hành động về thân; phải có lòng từ trong hành động về khẩu; phải có lòng từ trong hành động về y; phải mở rộng cửa để đón các vị ấy; và phải cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết—See Mười Bổn Phận Của Một

Phật Tử.

Duties of Buddhists toward other religions:

Bổn phận của Phật tử đối với các tôn giáo khac— They should not disparage other religions since it could create more conflicts—Đối với tôn giáo thì không bài xích tôn giáo của người khác, làm như vậy thêm mâu thuẫn và cũng là đào huyệt chôn chính tôn giáo mà mình đang theo.

Duties of children toward parents: Bổn phận con cái đối với cha mẹ.

Duties of employees toward their employer: Bổn phận công nhân đối với chủ—Employees should do their best to improve their output. They must be diligent and honest—Người làm phải cố gắng phục vụ sao cho công việc được tốt hơn; phải chuyên cần, lương thiện.

Duties of employer toward employee: Bổn phận chủ đối với công nhân—The employer must take care of his employees’ health. He must be impartial when distributing services to them and pay them their due salary—Chủ phải chăm sóc sức khỏe người làm, công bình mà phân công việc, trả lương thích đáng.

Duties of a friend towards his good advisor (The Buddha and His Teachings): Bổn phận của

Thiện hữu tri thức đối với bằng hữu (Đức Phật và Phật Pháp)—Protect him when he is heedless. Protect his property when he is heedless. Become a refuge when he is afraid. Not forsake him when he is in danger. Be considerate towards his progeny (relatives)—Bảo vệ bạn trong lúc cô đơn, cứu vớt bạn trong cơn sa ngã. Bảo vệ tài sản của bạn khi không có ai trông nom. Hết lòng đùm bọc làm chỗ nương tựa khi bạn lâm cơn khủng hoảng. Không bỏ khi bạn lâm nguy. Luôn nhã nhặn khiêm tốn với bà con dòng họ của bạn.

Duties of the head of the family: Bổn phận của người chủ gia đình.

Duties of the husband toward his wife: Bổn phận của chồng đối với vợ.

Duties of monks and nuns toward lay people: Chư Tăng Ni đối với Phật tử tại gia—They will restrain him from evil. They will encourage him to do good. They will be benevolently compassionate towards him. They will teach him what he has not heard. They will help him purify what he has heard. They will point out to him the way to Heaven—Ngăn không cho họ làm điều ác. Khuyến khích họ làm điều thiện. Thương xót họ với tâm từ bi. Dạy họ những điều chưa nghe. Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe. Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời.

Duties of noble people towards ascetics and Brahmins (The Buddha and His Teachings): Lovable deeds, lovable words, lovable thoughts, not closing the doors against them, and supplying their material needs—Bổn phận của những người cao quý đối với tu sĩ và Bà-la-môn (Đức Phật và Phật Pháp): tỏ lòng từ ái, ái ngữ, tư tưởng thương yêu, luôn mở rộng cửa nhà để tiếp đón họ, và sẳn sàng hổ trợ và dâng cúng những vật dụng cần thiết.

Duties of parents toward children: Bổn phận cha mẹ đối với con cái—They will restrain him from evil. They will support him in doing good. They will teach him some skill. They will find him a suitable wife. In due time, they will hand over his inheritance to him—Ngăn chận con làm điều ác. Khuyến khích con làm điều thiện. Dạy con nghề nghiệp. Cưới vợ xứng đáng cho con. Đúng thời trao của thừa tự cho con.

Duties of servants towards their master (The Buddha and His Teachings): Rise before the master, go to sleep after him, take only what is given, perform their duties satisfactorily, and spread his good name and fame—Bổn phận của tôi tớ đối với chủ (Đức Phật và Phật Pháp): thức dậy trước chủ, đi ngủ sau chủ, chỉ lấy những gì mà chủ cho, tận tình làm cho công việc được vẹn toàn, và giữ gìn danh giá cho chủ.

Duties of the students to their teacher: Bổn phận của trò đối với thầy—By rising to greet them, spread his good name and fame, by serving them, by being attentive, by waiting on them, and by mastering the skills they teach—Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, và chú tâm học hỏi nghề nghiệp.

Duties of the teacher toward his students: Bổn phận của thầy đối với trò—They will give thorough instruction, make sure they have grasped what they should have duly grasped, given them a thorough grounding in all skills, recommend them to their friends and colleagues, and provide them with security in all directions—Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện, dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì, dạy cho thuần thục các nghề nghiệp, khen đe tử với các bạn bè quen thuộc, và bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.

Duties of the wife toward her husband: Bổn phận của vợ đối với chồng—By being skilful and diligent in all she has to do, by properly organising her work, by being kind to the relatives, by not being unfaithful, and by protecting husband’s property—Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc, thi hành tốt đẹp bổn phận của mình, khéo tiếp đón bà con, trung thành với chồng, và khéo gìn giữ tài sản của chồng.

Dutiya (p): Second—Thứ nhì.

Dutiyajjhana (p): Nhị Thiền—The second dhyana.

Dutiyajjhanabhumi (p): Nhị Thiền Thiên—The second dhyana of the four dhyana heavens—See

Tứ Thiền Thiên.

Dutiyika (p): The wife—Người vợ. Duttara (p): Difficult to cross over (a)—Khó vượt qua được.

Duttha (p): Spoilt—Corrupt—Wicked—Hư đốn—

Quỷ quyệt.

Duttha-citta (p): Evil-minded (a)—Có tâm quỷ quyệt.

Dutthagamani Abhaya (101-77 B.C): name of a king of Sri Lanka, who according to the Dipavamsa defeated the Cola ruler Elara and expelled the Damilas (Tamils) from the island— Tên của một vị vua xứ Sri Lanka, người mà theo Biên Niên Sử đã đánh bại nhà cai trị Elara cua chế độ Cola và đuổi quân Ta Min ra khỏi quốc đảo.

Duttha-tthaka-sutta (p): Sutra on being corrupted, in the Samyutta nikaya IV.3—Kinh Suy Đồi, trong Tương Ưng Bộ, IV.3.

Dutthu (p): Badly—Một cách tệ hại.

Dutthulla (p): Inferior (a)—Ha đẳng.

Dutthullam (p): Desire for sex—Dâm Ý—Ham muốn sắc dục.

Duttsi (tib): Amrta (skt)—Tô Đà—Wine of gods—Tô Ma (soma)—The nectar from heaven— See Cam Lộ.

Duty (n): Bổn phận.

Duty office: Phòng trực (trong tự viện).

Duty towards one’s country: Nợ nước.

Duty towards one’s family: Nợ nhà.

Duve (p): Two—Hai.

Duvidha (p): Twofold (a)—Hai phần.

Dvacatvarimashat sutra (skt): See

Dvachatvarimashat sutra.

Dvachatvarimashat sutra (skt): Sutra in Fortytwo Sections—See Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Dvachatvarimshat-khanda-Sutra (skt): See Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

Dvadasa (skt): Twelve—Thập nhị—Mười hai.

Dvadasa-ayatanana (skt): Sáu căn và sáu trần— Twelve bases—Twelve entrances—See Thập Nhị Nhập.

Dvadasa-dvara-sastra (skt): Dvadasa-nikayasastra (skt)—See Thập Nhị Nhập. Dvadasamgha-pratitya-samutpada (skt): See Dvadasanga-pratitya-samutpada.

Dvadasa-mukha-sastra (skt): See

Dvadasanikaya-mukha-sastra.

Dvadasanga-buddha-vacana (skt): Twelve sutras (which are classifications of the Buddha’s teachings—See Thập Nhị Bộ Kinh.

Dvadasanga-pratitya-samutpada (skt): Patichcha-samuppada (p)—Twelve Conditions—

The Twelve Conditions of Cause-and-Effect— Twelve limbs of dependent arising—See Thập Nhị Duyên Khởi.

Dvadasanidana (skt): Dvadasanidana-pratityasamutpada—See Thập Nhị Duyên Khởi. Dvadasanidana-pratitya-samutpada (skt): The Twelve Conditions of Cause-and-Effect—See

Thập Nhị Duyên Khởi.

Dvadasanikaya-mukha-sastra (skt):

Dvadasanikaya-mukha-sastra by Nagarjuna, one book—See Thập Nhị Môn Luận. Dvadasa-nikaya-sastra (skt): Dvadasa-mukhasastra (skt)—Treatise of the twelve aspects—See Thập Nhị Môn Luận.

Dvadasaviharana sutra Sutra of the life of Sakyamuni to his twelfth year—Thập Nhị Du Kinh.

Dvadasayatana (skt): Dvadasayatanani—See

Thập Nhị Nhập.

Dvadasayatanani (skt): Twelve entrances—See Thập Nhị Nhập.

Dvaita (skt): Dvaya, or Dharmadvaya (skt)— Duality—Two extremes—See Nhị Nguyên.

Dvajagrakeyura (skt): Diệu Tràng Tướng Tam Muội—The ring on the top of a standard, a degree of ecstatic meditation (mentioned in Lotus sutra).

Dvanda (p): A couple—Một cặp. Dvandva (skt): Placing two separate ideas into one—See Tương Vi Thích and Lục Ly Hợp Thích. Dvangulakappa (p): Chỉ Tịnh—Tranquility and purity.

Dvara (skt & p): Môn—Cửa—Gate—Door of action—Entrance—Passage. Dvarabaha (p): Gate-keeper—Người gác cổng. Dvara-bhutani (skt): Phương tiện môn—The gate of actual occurences—The gate of expedient means.

Dvaranikaya (p): Môn Phái—Sect—School. Dvarapala (p): Gate-man—Thủ Môn—Người giữ cổng.

Dvarapali (p): Gate-woman—Người nữ giữ cổng. Dvarapati (skt): Dvaravati (skt)—Đọa La Bát Để—An ancient kingdom on the upper Irawaddy—Một vương quốc cổ nằm trên cao nguyên vùng Irawaddy.

Dvatrimsadvara-laksana (skt): Dvattimsavara lakkhana (p)—Thirty-two excellent marks (major marks or marks of perfection)—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Dvatrimshadvara-lakshana (skt): See

Dvatrimsadvara-laksana.

Dvattimsakara (p): Sutra on the thirty-two parts, in the Ksudrakagama—Kinh Ba Mươi Hai Tướng, trong bộ Kinh Tiểu A Hàm—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Dvattimsavara-lakkhana (p): Dvatrimsadvaralaksana (skt)—Ba mươi hai hảo tướng—Thirtytwo major marks (marks of perfection)—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Dvaya (skt): A pair: Một cặp—Duality (dualism): Nhị tính hay tính nhị nguyên (chủ thể và đối tượng, người và ta, vân vân).

Dvayanairatmya (skt): Two categories of nonego (anatman)—See Nhị Vô Ngã. Dvayatanupassana (p): Sutra on the Noble One’s happiness—Kinh Hạnh Phúc của bậc Thánh giả. Dvedhavitakka-sutta (p): Sutra on two sorts of thinking, in the Majjhima Nikaya 19—Kinh Song Tầm, trong Trung Bộ 19.

Dvejana-sutta (p): Sutra on two people, in the

Anguttara nikaya III. 51, 52—Kinh Hai Người, trong Tăng Nhất A Hàm III. 51, 52. Dvejjha (p): Doubtful (a)—Nghi hoặc. Dvesa (skt): Dosa (p)—Pratigha (p)—Anger— Aversion—Hate—Resentment—Sân hận. Dvesa-bandhana (skt): Sân Phược—One of the three fetters, the fetter (bind) of anger—Một trong tam phược, sự trói buộc của sân hận—See Tam Độc.

Dvesakula (skt): Tribe of the anger—Bộ tộc sân. Dvesha (skt): Dosa (p)—1) Anger, one of the three evil passions known as poisons (visha); the other two are desire to have (raga) and stupidity (moha): Sân hận, một trong tam độc, hai độc kia là tham và si; 2) Aversion: Ác cảm.

Dvigu (skt): A numerative term, such as five skandhas (pancaskandha)—Đái Số Thích hay

danh từ có liên hệ đến số lượng như “ngũ uẩn”— See Lục Ly Hợp Thích.

Dvipanca-vijnana (p): Ngũ Thức Uẩn—See Panca-vijnana-skandha.

Dvipatala (skt): 1) Condre island in the South China Sea: Côn Lôn, đảo Côn Lôn trong biển Nam Hải; 2) Dvipatala (skt): Côn Luân—See Côn Lôn Quốc.

Dvisahassiloka-dhatu (p): Majjhima-lokadhatu (p)—A middling chiliocosmos—Trung thiên thế giới.

Dvitiya-dhyana (skt): Dutiyajhanabhumi (p)— The second region, equal to a small chilio cosmos—Cõi trời thứ nhì tương đương với tiểu thiên thế giới—See Nhị Thiền Thiên.

Dviyana (skt): The two vehicles of Sravakahood and Pratyekabuddhahood—See Nhị Thừa. Dvyaniyata (p): Aniyata—See Nhị Bất Định

Giới.

Dwell (v): To reside—Trú ngụ—Trụ Trì—Dwell and control.

Dwell in the abode of nonattachment and nonobstruction: Trụ chỗ vô ngại.

Dwell in absolute reality: Trụ thực tế.

Dwell among tombs: Trủng Gian Tọa (Ở nơi mồ mã nghĩa địa)—See Thập Nhị Hạnh Đầu Đà.

Dwell anywhere: Tùy tọa.

Dwell and control: Trụ trì (an trú và hành trì)— Resident superintendent; to maintain, or firmly hold to faith in the Buddha—An trụ ở đời mà hộ trì Phật pháp.

Dwell at ease: Sống an lạc.

Dwell with endowment with skill-in-means: Phương tiện cu túc trụ—One of the ten grounds— See Thập Trụ.

Dwell in essence: Trụ tự tánh. Dwell as a hermit: A Lan Nhã Xứ hay Viễn Ly Xứ—See Thập Nhị Hạnh Đầu Đà.

Dwell in the house of non-attachment: Đã cư ngụ trong ngôi nhà vô ngại.

Dwell in incomparability: Trụ vô đẳng.

Dwell in the incomparable realm of the

Buddhas: Trụ nơi cảnh giới vô tỷ của chư Phật mà làm Phật sự.

Dwell in the joy of meditation: Thiền Duyệt Trụ. Dwell in liberation: Trụ giải thoát.

Dwell in meditation, rapture and tense: An trú trong thiền định, chánh niệm và nhiệt tâm.

Dwell in nirvana: Trụ niết bàn.

Dwell in noncontention: Trụ vô tránh.

Dwell in nonduality: Trụ vô nhị.

Dwell in profundity: Trụ thậm thâm. Dwell of pure youth: Đồng chơn trụ—One of the ten grounds—See Thập Trụ.

Dwell in quiescence: Trụ tịch tịnh.

Dwell of the rectification of the mind: chính tâm trụ—One of the ten grounds—See Thập Trụ.

Dwell in silent extinction: Trụ tịch diệt.

Dwell in silence among graves: Tịch Mặc Ngoại Đạo—Ascetics who vowed to silence who dwell among tombs or in solitude—Loại ngoại đạo thề nguyền thường ở giữa nơi tha ma mộ địa, lẳng lặng chẳng nói—See Lục Khổ Hạnh.

Dwell in speechlessness: Trụ vô ngôn.

Dwell in the subtle concentration while in the palace and show everything from the attainment of Buddhahood to final extinction: Vì muốn ở tại trong cung trụ tam muội vi diệu, từ thành Phật nhẫn đến Niết bàn đều hiển bày mà thị hiện ở vương cung.

Dwell in such desire, ultimately never turn back from supreme enlightenment: Bồ Tát an trụ trong những sự mong muốn nầy nơi vô thượng Bồ Đề rốt ráo bất thối.

Dwell in truth: Trụ như ly. Dwell under the open sky: Lộ Địa Tọa—See Thập Nhị Hạnh Đầu Đà.

Dwell under a tree: Thụ Hạ Tọa (Ở dưới gốc cây)—See Thập Nhị Hạnh Đầu Đà. Dwell in the world: Live in the world—Sống ở đời.

Dwelling: Ở—Home for a Bhikhsu is where night finds as under a tree or on a rock—Nhà của một vị Tỳ Kheo qua đêm là dưới gốc cây hay trên phiến đá.

Dwelling effortlessly: Thanh thản không cố gắng.

Dwelling place: See Trụ Địa.

Dwelling-in-secular world monk: Sammutisamgha (skt)—Trụ Trì Thế Gian Tăng. Dyans (skt): Devas in Heavely realm—Gods in Heavely realm—Thần Thiên Giới.

Dyed garments: See Nhiễm Sắc Y. Dying consciousness: Cuti-citta (skt)—Shishin (jap)—Dead mind—Tử Tâm, cái tâm chết.

Dynamic (a): Năng động—Động lực.

Dynamism (n): Sức sống—Sinh lực.

Dzogchen (tib): Maha-ati (skt)—Maha-sandhi (skt)—Great perfection, the highest of the tantras—Pháp đại thành tựu.

Dzogchen lineage (tib): Great perfection school—Trường phái Pháp đại thành tựu.

Dzo-rim (tib): Sampa-akrama (skt)—Giai đoạn hoàn thành—Completion stage.

E

E (jap): Knowing—Huệ.

Each cut thrice to pay homage to the Triratna:

See Nhất Đao Tam Lễ.

Each of us: Mỗi chúng ta. Each writing thrice to pay homage to the

Triratna:See Nhất Tự Tam Lễ.

Eager desire for the multitudinousness of forms and appearances: Quá ham muốn cái phức tính của các hình sắc và tướng trạng.

Eagle wood: Aguru or Tagara (skt)—Aloes wood—Fragrant shrub—Sandal incense—Trầm hương.

Ear (n): Srotrendriya (skt)—The organ of hearing—Nhĩ căn—See Lục Căn. Ear avoiding melodious sound: Tai đừng nghe tiếng du dương—See Lục Tặc. Ear consciousness: Srotravijnana (skt)—Auditory consciousness—Ear-discernment—Ear perception—Hearing consciousness—See Nhĩ

Thức.

Ear-contact: Nhĩ Xúc—This is one of the six groups of contacts—Đây là một trong sáu xúc thân—See Lục Xúc Thân. Ear of deliverance: See Giải Thoát Nhĩ.

Ear-discernement: Soto-vinana (p)—

Srotravijnana (skt)—Auditory consciousness—Ear

Consciousness—Hearing consciousness—Ear perception—See Nhĩ Thức.

Ear-door-avderting-consciousness: Sotadvaravajjana-citta (p)—Nhĩ Môn Thức. Ear-door process cittas: Soda-dvarapvithi-cittas(p)—Nhĩ Môn Tâm.

Ear entrance: Nhĩ Nhập—One of the six entrances—See Lục Nhập.

Ears and eyes:Nhĩ Mục.

Ear perception: See Nhĩ Thức.

Ear is in union with the sound heard: Tai phải hòa hợp với âm thanh nghe.

Earlier cause: Cause generated from earlier life—Earlier root—Tiền căn. Earlier conditions: Predestined affinity—Tiền duyên.

Early Buddhism: Phật giáo nguyên thủy.

Early morning consultation: Tảo Tham—The early morning assembly—Buổi tham vấn vào sáng sớm.

Early Ordinations: Những người thọ cụ túc giới đầu tiên—The first five disciples, Moggallana and Sariputta were members of Early Ordination—

Năm vị đệ tử đầu tiên, Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là những thành viên của những người thọ cụ túc giới đầu tiên.

Early stage of enlightement: Initial stage of enlightement, brought about through the external or influence of teaching—See Thủy Giác.

Earn a livelihood by astrology (looking up in the sky to talk about stars): Làm nghề chiêm tinh hay ngước lên trời xem tinh tú, mặt trời, mặt trăng, xem gió mưa sấm sét—See Ngưỡng Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh. Earn a livelihood by bending down: To cultivate the land, collect herbs etc, one of the four heterodox means of living for a monk—See Hạ Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh.

Earn a livelihood by doing work with his hands: Trồng trọt, làm vườn, chế thuốc hay làm việc bằng tay chân để kiếm sống—See Hạ Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh.

Earn a livelihod by flattery (rich people or powerful people): Phương Khẩu Thực—Luồn cúi nịnh bợ (những nhà quyền thế giàu có để được họ ban cho ân huệ)—See Phương Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh.

Earn a livelihood by magic, spells, by fortune- telling: Dùng chú thuật, bói toán lành dữ để kiếm cơm áo—See Duy Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh.

Earn (v) one’s living: Cầu thực.

Earns one’s living (livelihood) by the wrong ways: See Hạ Khẩu Thực and Tứ Chủng Tà Mệnh.

Earnest (a): Đứng đắn, Tinh cần.

Earnest doers: Người hành đạo tinh cần.

Earnest words: Lời tha thiết.

Earnestly trying: Viriyam (p)—Virya (skt)—

Tinh cần—Diligence—Earnestly trying—Effort— Enthusiastic—Exertion—Fortitude—Unchecked progress—Virility—Vigor—Zeal—See Tinh Tấn.

Earnestness (n): Sự tinh cần.

Earth (n): Đất (theo Phật giáo, đây là một trong bốn thứ cấu tạo nên thân thể con người).

Earth-deva in the Garbhadhatu group: Địa

Thiên Cấu.

Earth-devi: Prthivi (skt)—Earth spirit—Land Deities—Địa thần.

Earth-dust: Địa Trần—Atoms of the earth element—Dust of the earth.

Earth element Buddha: Địa Đại Phật. Earth furnace: Square in shape—Địa Lô, lò đất hình vuông.

Earth-goddess: Deity, or spirit—See Kiên Lao Địa Thần.

Earth-immortals: Địa tiên—Địa Hành Tiên— Genii, one of the classes of rsis; i.e. bhudeva or Brahman.

Earth Mother: Địa Mẫu. Earth-prison: Naraka (skt)—Hell or hells—Địa

Ngục.

Earthquakes: Chấn động của đất—See Địa

Động.

Earth’s resources: Tài nguyên của trái đất.

Earth-rsi: Cavern genie—Địa tiên— Subterranean—Earth-immortals—Earth genii—

Land Fairies.

Earth shaken: One of the signs of Buddhapower—Địa động thụy—See Lục Chủng Chấn Động.

Earth-shakings: Chấn động của đất. Earth spirit: Thần Đất (địa thần)—Chủ Địa Thần.

Earth Store Bodhisattva: Ksitigarbha (skt)— Ksitigarbha Bodhisattva—See Địa Tạng Bồ Tát. Earth Store Bodhisattva’s image: Hình tượng vẽ của Bồ Tát Địa Tạng.

Earth-Store Bodhisattva’s original vows: Địa Tạng Bổn Nguyện—Ksitigarbha Bodhisattva’s original vows.

Earth Store Sutra: Kinh Địa Tạng—

Ksitigarbhapranidhana-Sutra.

Earth-traveling immortal: Địa hành tiên.

Earth-Treasury Bodhisattva: Ksitigarbha (skt):

Kshigarbha—Earth-store Bodhisattva—EarthTreasury Bodhisattva—Earth-Womb

Bodhisattva—See Địa Tạng Bồ Tát.

Earth trembles, light shines everywhere: Lúc Phật vào cửa thành thời đại địa chấn động, quang minh chiếu khắp.

Earth-Wisdom (Wealth) Youth: See Địa Trì

(Tài) Huệ Đồng Tư.

Earth-wheel: See Địa Luân.

Earth-Womb Bodhisattva: Ksitigarbha (skt):

Kshigarbha—Earth-store Bodhisattva—EarthTreasury Bodhisattva—See Địa Tạng Bồ Tát. Earthern vessel-Golden vessel: See Ngõa Khí Kim Khí.

Earthly (a): Prthag-jana (skt)—Puthujjana (p)— Phàm phu (thuộc về trần tục)—Common— Ordinary—Profane—Vulgar—Worldly. Earthly body of the Buddha: Sambhogakaya

(skt)—Sinh thân.

Earthly city: Cõi trần.

Earthly deliverance to Arahatship: Active deliverance to Arahatship—Hữu vi giải thoát.

Earthly knowledge: Common knowledge, ordinary knowledge or worldly knowledge—

Phàm thức.

Earthly and Moral bodies: Sinh thân và Pháp thân.

Earthly pollution: Common dust—Tục trần.

Earthly vision: Mamsacakshus (skt)—Nhục Nhãn—The physical eye or eye of flesh (human eye)—See Nhục Nhãn and Ngũ Nhãn.

Earthly wisdom: Ordinary wisdom or normal worldly knowledge or ideas—Phàm trí chấp trước hết thảy hữu vô của chư pháp—See Thế Gian Trí. Earthly-wisdom Youth: Vasumati (skt)—See Địa Huệ Đồng Tử.

Ease (n): Lạc (một trong năm chi trong sơ thiền) —Thoải mái—To be at ease—Ấm no.

Ease of body and joy at heart: Sikha (skt)— Happy—Peace and happiness—Well being—

Comfort—An lạc (thân an tâm lạc).

Ease of body and mind: Tranquility of body and mind—Thanh tịnh thân tâm.

Easily seen are others’ faults; hard indeed to see one’s own faults: The Buddha taught that we should not evade self-responsibility for our own actions by blaming them on circumstances or unluckiness—Thấy lỗi người thì dễ, còn thấy lỗi mình thì thật là khó vô cùng. East:Purva(skt)—Phía Đông.

East continent: Videha or Purvavideha (skt)— Thắng Thần Châu—The continent east of Sumeru Mountain—See Đông Thắng Thần Châu. East guardian deva: Vô Úy Kết Hộ—See Tứ Đại Hộ Pháp.

East Mountain: Tôzan (jap)—See Tung-shan. East Mountain School: Đông Sơn Tông—The teachings and practice of the Chinese Zen masters Tao-hsin (580-651) and Hung-jen (601-674), acknowledged as the Fourth and Fifth Patriarch. The school derived its name from East Mountain, the popular Zen name for Mount Feng-mu in present day Hupei, where Hung-jen established his monastery—Nơi dạy giáo pháp và tu tập của những Thiền sư Trung Hoa Đạo Tín và Hoằng Nhẫn, được biết như là Tứ Tổ và Ngũ Tổ. Trường phái có tên từ núi Đông Sơn, tên phổ biến cho ngọn núi Phong Mục ngày nay nằm trong tỉnh Hồ Bắc, nơi Hoằng Nhẫn đã thành lập Thiền viện của mình.

Eastern Buddhism: Phật giáo Đông phương. Eastern continent: Purva-Videha (skt)—See

Đông Thắng Thần Châu.

Eastern esoteric sect: See Đông Mật.

Eastern Heaven King: Dhrtarastra (skt)— Dhatarattha (p)—See Trì Quốc Thiên Vương and Tứ Thiên Vương.

Eastern land: China—Đông độ. Eastern Mountains move over the waves: See Đông Sơn Hành Tại Thủy Ba Thượng.

Eastern Rank: Tôhan (jap)—See Stewards. Eastern rank in a Zen monastery: Tôhan

(jap)—See Đông Tự (1).

Eastern Roman Empire: Đại Tần—Another name for old Syria Empire—Tên gọi khác của nước Syria thời cổ, đế quốc La Mã ở phương đông.

Eastern Sacred Mountain: One of the famous mountain in Shan-Tung province, China—Thái Sơn hay Đông Sơn, một trong những ngọn núi nổi tiếng trong tỉnh Sơn Đông thuộc Trung Quốc.

Easy (a): Dễ dàng.

Easy-going: Dễ dãi.

Easy life: An nhàn.

Easy Path of Practice: The Pure Land Dharma Door—Con Đường Dễ—See Dị Hành Đạo. Easy practice: Easy Path of Practice—Dị Hành—Con đường dễ.

Easy to say: Dễ nói—Buddhist precepts are easy to say, but difficult to do.

Easy to see the fault of others: Thấy lỗi người thì dễ, thấy lỗi mình khó—It’s hard indeed to see one’s own faults.

Easy success: Dễ thành công—In the Ten Nonseekings, the Buddha taught: “We should not wish that our plans and activities meet with easy success, for we will then be inclined to thoughts of contempt and disrespect. This leads to the transgression of pride and conceit, thinking ourselves to be filled with virtues and talent.”— Trong Mười Điều Tâm Niệm, Đức Phật dạy: “Việc làm thì đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng hay khinh thường kiêu ngạo.” Easy way of salvation: Dị hành đạo—The way of recitation or invocation of Amitabha—Con đường dễ bằng cách niệm hồng danh Phật A Di Đà.

Eat apart from the Sangha and eat in one’s own room: To commit an Expression of Regret Offence—Không ăn cùng đại chúng và ăn trong phòng riêng của mình là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Eat at dawn: Chư thiên ăn vào buổi sáng—The devas eat at dawn.

Eat and drink without moderation: To commit an Expression of Regret Offence—Ăn uống không điều độ là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Eat in the evening: Súc sanh ăn vào buổi chiều—Animals eat in the evening. Eat at night: Quỷ ma ăn vào buổi tối—Demons and ghosts eat at night.

Eat a non-vegetarian meal: To commit an

Expression of Regret Offence—Ăn mặn dù lấy cớ là thiếu dinh dưỡng, vẫn phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Eat at noon: Chư Phật ăn đúng ngọ—All Buddhas eat at noon.

Eat only breakfast and the main noon meal:

Chỉ ăn sáng và bữa ngọ là chính.

Eat only food begged: Chỉ ăn đồ khất thực.

Eat out of hours: Ăn không đúng giờ (phi thời thực).

Eat with limited amount: Tiết Lượng Thực. Eat only the main noon meal: Ekasanika (skt)— Ekasanikanga (p)—See Giới Nhất Thực.

Eat the pollen of flowers: Ăn phấn hoa.

Eat together: Cùng ăn.

Eat too much: Ăn quá lượng.

Eat uncooked food: Ăn thức ăn chưa được nấu chín.

Eat what is difficult for the stomach to digest: Ăn không tiêu được.

Eat what is not allowed to: Không nên ăn mà cứ ăn.

Eat what is not suitable for the stomach: Chẳng ăn quen mà cứ ăn.

Eat when we are hungry and to sleep when we are tired: Đói thì ăn, mệt thì ngủ—See Cơ Lai Khiết Phạn, Khốn Lai Đả Miên.

Eating: Ăn—The fine manner of eating—Uy nghi lúc ăn.

Eating and drinking: Ăn uống. Eating animal meat: Ăn thịt động vật—See Tám Lý Do Không Nên Ăn Thịt.

Eating meat will be alienated by the devas: Ăn thịt sẽ bị chư Thiên ghét bỏ—See Tám Lý Do Không Nên Ăn Thịt.

Eating meat will cause terror among animals: Ăn thịt gây kinh hãi cho thú vật—See Tám Lý Do Không Nên Ăn Thịt.

Eating at night: Night time is the time the demons feed—Quỷ thực thời (ban đêm là giờ ăn của quỷ).

Echigo (jap): Vùng Việt Hậu (Nhật Bản).

Echizen (jap): Vùng Việt Tiền (Nhật Bản).

Echo (n): Dư âm.

Echo arises due to mountains, valley, sound,

and has no form, cannot be seen: Âm thanh của Đức Như Lai ví như tiếng vang do hang núi và âm thanh mà phát ra không có hình trạng, chẳng ngó thấy được.

Eclipse of sun and moon: Emblematic of pride, one of the four films or things that becloud—Nhật Thực hay Nguyệt Thực, biểu tượng của ngã mạn cống cao, một trong bốn màn che phủ—See Tứ Ế.

Economical (a): Cần kiệm—Thrifty.

Ecstasy (n): Kích thích—Khích động. Ecstatic love of God: Prema-bhakti (skt)—Yêu kính thần thánh.

Ecstatic trance of Sakyamuni: Samadhi of the precious place, the samadhi by which the Buddha dispensed His powers and riches to all beings— Bảo xa tam muội.

Edict (n): Chiếu chỉ—Chỉ dụ.

Edification (n): Sự khai đạo.

Edify sentient beings in the realm of life: Action in the realm of life, to freely edify sentient beings—Hạnh thọ sanh tất cả xứ, vì tự tại giáo hóa chúng sanh.

Edo (jap): Thời đại Giang Hộ (Nhật Bản).

Educate (v): Giáo dục—To bring up—To rear.

Educate oneself: Học lấy.

Educate someone: Giáo dục ai—To teach someone or to provide someone with an education.

Educated: Người có học thức.

Education: Học vấn—Giáo dục.

Education only consists in rediscovering one’s own mind, which has been lost: Học cốt để tìm lại cái tâm đã mất chứ không cốt chi khác (Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỉ).

Educational activities: Hoạt động giáo dục.

Educational conference: Hội Nghị Giáo Dục.

Eduction (n): Sự rút ra—Sự suy đoán. Effacement of defilements: Sallekha-dhamma (p)—See Đoạn Giảm Pháp.

Effect (n): Quả Báo—Consequence—Influence. Effect of action: Hữu Vi Quả—The result of action—Hậu quả của hành động. Effect different from the cause: Vipakahetu (skt)—Differential fruition—See Dị Thục Quả. Effects that are directly attributable to a ceratin cause: Y Quả—Quả góp phần trực tiếp cho một nguyên nhân nào đó.

Effects that are directly conditioned from their causes: Tập Quả—Quả do nhân mà ra. Effect is independent of cause: See Vô Nhân Hữu Quả.

Effects of religious practice: Hiệu quả có từ việc tu hành.

Effective (a): Efficacious—Efficient—Có hiệu quả.

Effective causes: Karanahetu (skt)—See Năng Tác Nhân.

Effective drug: Linh dược.

Effective knowledge: Thiện Tri—Sự hiểu biết tốt.

Effective or meritorious gates to Amitabha’s Pure Land: Công đức môn phải thành tựu để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.

Effectiveness (n): Sự công hiệu. Effectless cause: Asatkaryavada (skt)—Nhân Trung Vô Quả—A cause that has no effect. Efficacious mantra: Siddhavidya (skt)—Sacred mantra—See Linh Chú.

Efficacious spirit: Linh thần.

Efficacy (n): Hiệu lực—Công hiệu.

Effluent (a): Asava (skt)—Trầm luân. Effort (n): Viriya (p)—Vayama (p)—Virya (skt)—See Tinh Tấn.

Effort to abandon: See Tinh Tấn Đoạn Trừ.

Effort of abandoning: See Tinh Tấn Đoạn Trừ. Effort to consolidate, increase, and not deteriorate virtues already arisen: Endeavor to perform more good deeds—Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh.

Effort to cultivate from the four good roots to the three studies: See Gia Hạnh Đạo. Effort to develop: Effort to cultivate—See Tinh Tấn Tu Tập.

Effort to develop unarisen good: Tinh tấn phát triển điều thiện chưa sanh.

Effort of development: See Tu Tập Tinh Cần. Effort to eliminate sins already arisen: Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.

Effort not to initiate sins not yet arisen: Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh. Effort to initiate virtues not yet arisen: To produce merit—Tinh tấn phát triển những điều thiện lành chưa phát sanh.

Effort to maintain: See Tinh Tấn Hộ Trì.

Effort to maintain the good which has arisen:

Tinh tấn duy trì điều thiện đã sanh.

Effort of preservation: See Hộ Trì Tinh Can.

Effort and pacience: Tấn Nhẫn—Cố gắng và nhẫn nhục.

Effort to prevent: Samvara (p)—See Tinh Tấn Ngăn Ngừa.

Effort to prevent the arising of evil: Tinh tấn ngăn chận điều bất thiện đang sanh.

Effort to reject evil that has already arisen:

Tinh tấn loại bỏ điều bất thiện đã sanh.

Effort of restraint: Samvara-padhanam (p)— Chế ngự tinh cần—See Tinh Cần Chế Ngự. Effort and retrogression: Tinh Tấn Và Thối Chuyển.

Effort Stage: Stage of applied practice—Stage of initial application—See Gia Hành Vị. Effortless (a): Aceshta (skt)—Không tinh tấn— Motionless.

Effortless action: See Mind of non-existence.

Effortless mortality: See Vô Vi Sanh Tử. Effortless spontaneity: See Hoát Nhiên Chứng Ngộ.

Effortlessness: Sự không cố gắng. Effulgence or bodily halo emitted by Buddhas, Bodhisattvas and devas: Phật quang.

Egaku (jap):

  1. Huệ Ngạc Thiền Sư—Name of a Japanese Zen monk—Tên của một vị Thiền Tăng Nhật Bản.
  2. Prajna (skt)—Wisdom—Bát Nhã (trí tuệ)— See Tam Học.

Egalitarianism: Chủ nghĩa bình đẳng. Egamonogatari (jap): Luận Vinh Hoa Vật Ngữ

(Nhật Bản).

Egg-born: Andaja (skt)—Noãn Sanh—Form of oviparous birth., as with birds—Những loài từ trứng mà sanh ra—See Tứ Sanh. Egg-born asuras or ghosts: Noãn Sanh A Tu La. Egg-Eating Ghost King: Đạm Noãn Quỷ Vương.

Ego (n): Atta or Attan or Puggala (p)—Atman or Pudgala (skt)—See Ngã.

Ego-abode: Ngã Thất—The ego as the abode of all suffering—“Ngã” chính là nhà chứa đựng những khổ đau phiền não.

Ego is the abode of all suffering: Ngã Thất— “Ngã” chính là nhà chứa đựng những khổ đau phiền não.

Ego as apart from the rupa: Lìa Sắc vẫn có Ngã—See Lục Thập Nhị Kiến.

Ego delusion: See Tự Ngã Mê Lầm.

Ego-grasping: Lagna-atman (skt)—Chấp Ngã— Bám chặt vào cái Ta—Egoism (Clinging to the “I”)—See Ngã Chấp.

Ego as the greater, rupa the inferior, and the rupa in the ego: Ngã là lớn, sắc là nhỏ; sắc trụ trong ngã—See Lục Thập Nhị Kiến.

Ego ignorance: See Ngã Ngu.

Ego-infatuation: Atmanmoha (skt)—Confused by the belief in the reality of the ego—Ngã Si.

Ego paramita: See Ngã Ba La Mật. Ego and things have no reality: All things empty—Both things are unreal—Câu không. Ego is unreal, but things are real: Thiên Tiểu Tình—See Ngã Vô Vật Thật.

Ego within: Internal self—See Nội Ngã. Egocentric (a): Vị kỷ, tự cho mình là trung tam hay tư duy hữu ngã.

Egocentricism: Tư duy hữu ngã luận. Egocentrism: Thái độ xem mình là trung tâm— See Ngã Chấp.

Egoism (n): Self-esteem—Vị kỷ—The concept of the ego is real (ego-grasping)—The concept of the ego as real or anyone who believes in a real ego—Ý niệm cho rằng có thực ngã hay bất cứ ai tin rằng có thực ngã.

Egoist (n): Ái Kỷ—Egoism—Selfish—

Selfishness.

Egoistical (a): Ích kỷ—Vị kỷ.

Egoless (a): See Vô Nga.

Egolessness: Anatman (skt)—See Vô Ngã. Egolessness of both the individual soul and external objects: Pudgaladharma (skt)—Nhân

Pháp Vô Ngã—Sự vô ngã hay không có linh hồn cá nhân lẫn các sự vật bên ngoài.

Egolessness of person: See Nhân Vô Ngã.

Egolessness of phenomena: Dharma-nairatmya (skt)—Dag-me (tib)—Selflessness of phenomena—See Chư Pháp Vô Ngã.

Egotism: Atma-mana (skt)—Ngã mạn—Ngã

Chấp Tính—Tính ích kỷ—Overweening pride—

Thói tự cao, tự đại, tự mãn, hay tự đề cao bản thân mình—Khởi tâm kiêu mạn chấp có ta và có cái sở hữu của ta.

Egotism and arrogance: Asmimana (p)— Abhimana or atma-mada (skt)—Ahankara (skt)— See Nga Mạn.

Egotist (n): Người tự cao tự mãn—Egotist cannot be filled with good virtues because he is not willing to empty his dirty mind to make room for what is to come—Người ăn nói hay viết lách tự đề cao mình. Người tự cao tự mãn, không thể còn đưa được điều hay lẽ tốt vào mình được nữa vì họ không chịu trút sạch những tư tưởng ích kỷ để dọn chỗ cho những gì sắp đến.

Egotistic to the point of harming other people’s interests: Chỉ nghĩ đến mình nên làm hại đến người khác (Ích kỷ hại nhân).

Egotistical (a): Tự đề cao bản thân mình.

Egret: Chim hạc.

Ehatsu (jap): Patra-civara (skt)—Patta-civara (p)—Robe and bowl—Y Bát—Robe (cassock) and alms-bowl.

Ehi-bhikkhu (p): Come! Monk!—Hãy lại đây, tỳ kheo!

Ehi-passika (p): Giáo thuyết của Đức Phật—The teaching of the Buddha.

Ehi-passiko (skt & p): Come-and-see—Đến và thấy (tự thể nghiệm lấy chính mình).

Eho (jap):

  1. Rely on the dharma—Dựa vào hay tin cậy vào pháp.
  2. Y Báo—The term “Eho” means dependence results, or circumstances upon which the subject’s existence depends—Thuật ngữ

“Eho” có nghĩa là Y báo hay hoàn cảnh mà sự hiện hữu tùy thuộc vào.

Eicho (jap): See Vinh Triêu Thiền Sư.

Eiei (jap): Sư Vĩnh Đốc (Nhật Bản).

Eifuku-an (jap): Vĩnh Phúc Am—Name of a famous temple in Japan—Tên của một ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản.

Eifuku-ji (jap): Vĩnh Phúc Tự—Name of a temple in Japan—Tên của một ngôi chùa ở Nhật Bản.

Eigan-ji (jap): See Anh Nham Tự.

Eigen-ji (jap): See Vĩnh Nguyên Tự.

Eigenji-ha (jap): See Vĩnh Nguyên Tự Phái.

Eight abandonments: Asta-vimoksa (skt)—Bát

Bối Xả—Eightfold liberation—Eight liberations— See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight abstinences: Astanga-samanvatgatopavasa (skt)—Asthanga-sila (skt)—Atthanga-sila (p)— See Bát Quan Trai.

Eight adversities: Tám cõi tái sanh—The eight conditions under which it is difficult to meet Buddhas and Bodhisattvas or hear the Dharma— See Bát Nan.

Eight aggregates: Bát Kiền Độ—Tám uẩn hay tám khối kết hợp—The combination of the eight aggregates.

Eight amazing characteristics of the ocean: See Đại Hải Bát Bất Tư Nghì.

Eight approaches of developing the Bodhi Mind: Eight ways of developing the Bodhi Mind—See Tám Cách Phát Tâm Bồ Đề. Eight appurtenances: Eight possessions—See

Bát Sự Tùy Thân.

Eight appurtenances of a monk or a nun: Eight possessions—See Bát Sự Tùy Thân.

Eight-arm deva: See Bát Tí Thiên.

Eight aspects: Bát Tướng—Tám khía cạnh.

Eight aspects of Buddha’s life: Eight periods of Buddha’s life—Bát Tướng Thành Đạo—See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Eight aspects of completion: Tám thứ viên dung hay tám món tròn đầy trong Viên giáo—Eight fundamental characteristic of a complete or perfect school of teaching—See Bát Viên. Eight aspects of liberation: Asta-vimoksa (skt)— Eightfold liberation—Eight liberations—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight assemblies: See Bát Chúng.

Eight assemblies in seven different places: Thất Xứ Bát Tằng—Tám chúng tại bảy nơi tu họp khác nhau.

Eight attributes: Tám thuộc tánh.

Eight auspicious symbols: Asthamangala (skt)— Eight auspicious things—Eight great fortunes— See Bát Cát Tường.

Eight Awakenings of Great People: See Bát

Đại Nhân Giác.

Eight awarenesses: Tám cái biết—See Bát Giác. Eight awarenesses of great people: Tám cái biết của bậc thánh—See Bát Đại Nhân Giác.

Eight bad times: Bát Phi Thời—Tám lúc không tốt.

Eight bases for giving: Bát bố thí sự—Eight kinds of almsgiving—See Bát Chủng Bố Thí. Eight basic causes of suffering: See Bát Khổ. Eight big rivers: See Eight big rivers of India at the time of the Buddha—See Bát Hà. Eight big rivers of India at the time of the Buddha: Tám sông lớn ở Ấn Độ vào thời Đức Phật—See Bát Hà.

Eight billion eons: Bát Thập Ức Kiếp—Tám tỷ kiếp.

Eight Bodhisattvas in the Garbhadhatu: See

Bát Diệp Chi Trung Tôn.

Eight Bodhisattvas as guardians of Vairocana: Tám Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật—See Bát Kim Cang Hộ Bồ Tát. Eight burning hells: Eight hot hells—Bát Hỏa Địa Ngục—Tám địa ngục nóng—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục.

Eight calamities: Eight difficult circumstances to see a Buddha or hear his dharma—See Bát Nan. Eight cases of nouns in Sanskrit: Eight classes of nouns in Sanskrit—See Bát Chuyển Thanh. Eight causes of charity: Eight causes of almsgiving—See Bát Chủng Bố Thí.

Eight causes of dana: Eight kinds of almsgiving—See Bát Chủng Bố Thí.

Eight causes of giving: Eight kinds of almsgiving—See Bát Chủng Bố Thí. Eight changeable mental factors: Bát Bất

Định—Tám yếu tố khiến tâm bất định.

Eight characteristics of a Buddha’s speaking: See Bát Biện.

Eight characteristics of Nirvana: Eight flavor of Nirvana—Eight savours (pleasures) of the Buddha’s nirvana—See Bát Vị Niết Bàn. Eight chief characteristics of ‘satori.’ In Zen: Irrationality, intuitive insight, authoritativeness, affirmation, sense of the beyond, impersonal tone, feeling of exaltation, momentary experience (momentary enlightenment)—Tám đặc tánh của giác ngộ trong Thiền: bội lý, tuệ giác, tự tri, khẳng nhận, siêu việt, vô ngã, cảm giác siêu thoát, và đốn ngộ nhất thời—See Tám Đặc Điểm Chính Của Ngộ.

Eight chief rules for Bhiksuni: Attha-gurudhamma (p)—Astha-guru-dharma (skt)—See Bát Kính Giáo.

Eight circumstances in which it is difficult to see a Buddha or hear his dharma: See Bát Nan. Eight classes of beings: Eight classes of divinities—See Thiên Long Bát Bộ. Eight classes of divinities: Eight classes of beings—See Thiên Long Bát Bộ. Eight classes of nagas and devas: The Eight Vajra Deities—See Thiên Long Bát Bộ.

Eight classes of supernatural beings: Bát Đại Bộ Chúng—Tám bậc đại chúng sanh (chúng sanh siêu nhiên)—See Bát Chúng. Eight classes of supernatural beings in the Lotus Sutra: See Bát Bộ Kim Cang. Eight classification or grades of disciples according to the T’ien-T’ai Perfect Teaching: Tám thứ hạng của đệ tử theo Thiên Thai Viên Giáo—See Thiên Thai Bát Vị.

Eight classifications of Sakyamuni’s Teaching: See Bát Giáo.

Eight cold hells: Eight cold narakas—Tám địa ngục lạnh—See Bát Hàn Địa Ngục. Eight cold narakas: Tám địa ngục lạnh—Eight cold hells—See Bát Hàn Địa Ngục. Eight colored pennants: Tám cờ màu—See Bát Sắc Phan.

Eight commands given to a nun before letting her entering the Bhiksuni Order: See Bát Kính

Giáo.

Eight commands of paying respect: Tám điều tôn kính của một tỳ kheo ni—See Bát Kính Giáo.

Eight commandments: Eight prohibitory commandments—See Bát Quan Trai. Eight commandments for laity: Tám giới cho Phật tử tại gia—See Bát Quan Trai. Eight commandments for a nun: See Bát Kính

Giáo.

Eight conditions or circumstances in which it is difficult to see a Buddha or hear his dharma: See Bát Nan.

Eight conditions to fulfill one’s vows: See Tám Điều Kiện Đưa Đến Hoàn Thành Bổn Nguyện. Eight confusions: Pham Tiểu Bát Đảo—Tám thứ lẫn lộn.

Eight consciousnesses: See Bát Thức.

Eight Consciousnesses being classified according to joy, equanimity, knowledge, and prompting: See Tám Tâm Dục Giới Được Xếp Loại Theo Hỷ Xả Trí Và Nhắc Bảo.

Eight consciousnesses (mind) are all separate:

See Bát Thức.

Eight continents: See Bát Trung Châu. Eight correct ways: Eight Noble Paths—See Bát Chánh Đạo.

Eight defilements: Bát Uế—Tám thứ uế nhiễm. Eight degrees of fixed abstraction: See Bát Định.

Eight deliverances, to be realised with the mental body: Tám giác ngộ cần phải chứng ngộ bởi thân.

Eight destroyers: Tám loại ma—Eight Maras— See Bát Ma.

Eight Devalokas: See Bát Thiên.

Eight devas: Bát Thiên—Tám cõi trời gồm Tứ thiền thiên và Tứ Không xứ—The eight devalokas, which is composed of four dhyana devalokas (Tứ Thiền thiên) of the region of form, and four arupalokas (Tứ không xứ)—See Tứ Thiền Thiên and Tứ Không Xứ.

Eight dharmas: See Bát Pháp. Eight dharmas for Pure Land: Bát Pháp Tịnh

Độ.

Eight diagrams: Bát quái.

Eight diamond-kings: See Bát Đại Minh Vương. Eight differentiated rules of liberation: Tám loại biệt giải thoát giới—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight difficult circumstances to see a Buddha or hear his dharma: See Bát Nan.

Eight difficulties: Tám khó khăn—See Bát Nan.

Eight directions: See Bát Phương. Eight directions above and below: Bát Phương Thượng Hạ—Tám hướng trên và dưới. Eight directions in the universe: Tám phương vũ trụ.

Eight distresses: Eight sufferings—See Bát Khổ. Eight Divisions of Divinities: See Thiên Long

Bát Bộ.

Eight divisions of ghosts: Eight Divisions of Divinities—See Thiên Long Bát Bộ.

Eight divisions of gods and dragons: Eight classes of divinities—See Thiên Long Bát Bộ. Eight divinities: Eight kinds of gods and demigods believed to be protectors of Buddhism—See Thiên Long Bát Bộ.

Eight of the early Japanese Buddhist sects: Các tông phái của Phật giáo Nhật Bản thời phôi thai— See Bát Tông.

Eight elegant exercises: Bát Toàn Kinh

(Taosim).

Eight entanglements or evils: Eight fetters—

Tám thứ trói buộc—See Bát Triền.

Eight errors: Tám cái mê vọng (sai lầm)—Tám điên đảo—The eight upside-down views—See

Bát Điên Đảo.

Eight essential things: Tám Pháp môn cần thiết—See Bát Pháp.

Eight excellent liberations: The eight victorious stages or degrees in meditation for overcoming desire, or attchment to the world of sense—Tám giai đoạn chiến thắng trong thiền định nhằm giúp hành giả vượt thắng dục vọng và luyến chấp của thế giới giác quan—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight excellent qualities of the water: Eight kinds of water of virtues, or eight virtues—See Bát Công Đức Thủy.

Eight factors of Yoga abstraction: Eight factors of Yoga concentration—See Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng.

Eight factors of Yoga concentration: See Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng. Eight falls: Bát Đọa—Tám sự sa đọa—See Bát Ba La Di.

Eight fasting commands: Bát trai giới—Eight precepts—See Bát Quan Trai. Eight fetters: Tám thứ trói buộc—The eight entanglements or evils—See Bát Triền. Eight fields for cultivating blessedness: Tám ruộng phước điền—See Bát Phúc Điền. Eight fields of mastery: Abhibhavayatana (skt)— Abhibhayatana (p)—See Bát Thắng Xứ. Eight fields of merit: Eight fields for cultivating blessedness—See Bát Phúc Điền. Eight flavors of nirvana: See Bát Vị Niết Bàn. Eightfold Consciousness being classified according to joy, equanimity, knowledge, and prompting: See Tám Tâm Duc Giới Được Xếp Loại Theo Hỷ Xả Trí Và Nhắc Bảo. Eightfold noble path: The eightfold path—See Bát Chánh Đạo.

Eightfold path: The noble eightfold path—Bát Thánh Đạo—See Bát Chánh Đạo. Eight forms of liberation: Eight freedoms—Bát Giải Thoát—See Bát Phúc Sinh Xứ.

Eight fortunate rebirths: See Bát Phúc Sinh Xứ. Eight freedoms: Eight forms of liberation—Bát Giải Thoát—See Bát Phúc Sinh Xứ. Eight fundamental characteristic of a perfect school of teaching: See Bát Viên. Eight fundamental principles: See Bát Câu Nghĩa.

Eight grades of disciples: See Thiên Thai Bát Vị.

Eight grave precepts: Bát Tôn Trọng Pháp— Tám giới điều quan trọng—See Bát Kính Giáo.

Eight grave prohibitions or sins: Parajikas (skt)—Bát Đọa—Eight serious sins—See Bát Ba La Di.

Eight great hot hells: Eight great narakas—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục.

Eight great narakas: Bát đại địa ngục—Eight great hot hells—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục. Eight great powers of personality: The eight great powers of personality or sovereign independence—Tám cái ngã tự tại lớn—See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Eight great powers of sovereign independence: Tám cái ngã tự tại lớn—Eight great powers of personality—See Bát Đại Tự Tại Ngã. Eight great sorrows: Bát Đại Khổ—Eight great sufferings—See Bát Khổ.

Eight great spiritual or sacred stupas of Buddhism: Asta-maha-sri-caitya-samskrta-stotra (skt)—See Bát Đại Linh Tháp. Eight great teachers: Eight ornaments—See Bát Đại Sư.

Eight groups of demon followers: Bát Bộ Quỷ Chúng—See Thiên Long Bát Bộ.

Eight happy conditions: Eight happy conditions in which one may be reborn—See Bát Phúc Sinh

Xứ.

Eight happy conditions in which one may be reborn: See Bát Phúc Sinh Xứ. Eight heavens and devas at the eight points of the compass: See Bát Phương Thiên. Eight Heavens at the eight directions: Eight heavens and devas at the eight points of the compass—See Bát Phương Thiên.

Eight heterodox practices: Bát Tà Đạo—Eight improper practices—The opposite of the eight correct paths—Eight Wrongnesses—Tám cách thực hành theo tà đạo, đi ngược lại với Bát chánh đạo—See Bát Tà.

Eight holy truths: See Bát Thánh Đạo. Eight hot hells: Eight great hot hells—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục.

Eight immortals: Bát Tiên. Eight improper practices: Bát Tà Đạo—Eight heterodox practices—See Bát Tà. Eight impure things: Tám điều bất tịnh—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Ke Xuất Gia.

Eight incorrect views: See Bát Tà Kiến. Eight inexpressibles: Bát bất tư nghì—Eight things that surpass thought—See Bát Kính Giới. Eight influences: Eight winds—See Bát Phong.

Eight Inopportune situations: Astaksanah (skt)—Eight places of difficulty—See Bát Nan

Xứ.

Eight inverted views: Bát Đảo Kiến—Tám cái nhìn đảo ngược (mê lầm).

Eight investigations: Bát Giáo—Tám sự nghiên cứu (tra xét).

Eight judgements: Tám sự xét đoán. Eight kinds of almsgiving: Eight kinds of dana— See Bát Chủng Bố Thí.

Eight kinds of arrogance: Bát Kiêu—See Bát Mạn.

Eight kinds of beings: Bát Bộ Chúng—Tám loại chúng sanh—See Thiên Long Bát Bộ. Eight kinds of beneficial conduct: Attha-cariya (p)—Bát công đức hạnh.

Eight kinds of charity: Bát Bố Thí—Eight kinds of dana—Eight kinds of almsgiving—See Bát

Chủng Bố Thí.

Eight kinds of cognition: Eight consciousnesses—Tám loại trí hiểu biết—See Bát Thức.

Eight kinds of congee: See Bát Chủng Chúc. Eight kinds of consciousness: Astha-vijnana (skt)—Eight consciousnesses—See Bát Thức.

Eight kinds of dana: Eight kinds of charity—Bát Bố Thí—Eight kinds of almsgiving—See Bát

Chủng Bố Thí.

Eight kinds of deluded perception: Bát Vọng Tưởng—Tám thứ nhận thức mê lầm.

Eight kinds of discrimination: Bát Chủng Phân Biệt—Tám loại phân biệt.

Eight kinds of eloquence: Tám tài hùng biện của Đức Như Lai—See Bát Biện.

Eight kinds of errors: Micchatta (p)—Eight kinds of evils—See Bát Tà.

Eight kinds of evils: Micchatta (p)—Eight kinds of errors—See Bát Tà.

Eight kinds of example: Bát Chủng Dụ—Tám loại thí dụ.

Eight kinds of fresh winds: Asta-vimoksa (skt)— See Bát Chủng Thanh Phong. Eight kinds of gnosis: Eight kinds of jnana—See

Bát Trí.

Eight kinds of great bitter suffering: Bát Đại Tân Khổ—Tám điều khổ lớn—See Bát Khổ.

Eight kinds of great unimpeded objectivity:

Tám cái ngã tự tại lớn—The eight great powers of personality or sovereign independence—See Bát

Đại Tự Tại Ngã.

Eight kinds of gruel: Tám loại cháo—See Bát Chủng Chúc.

Eight kinds of impure things: Bát Chủng Bất Tịnh Chi Vật—Tám thứ không thanh khiết—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Eight kinds of jnana: See Bát Trí. Eight kinds of liberation: Eight forms of liberation—Bát giải thoát—Eight liberations— See Bát Giải Thoát Tam Muội. Eight kinds of mana: Tám thứ kiêu mạn—Eight kinds of pride—See Bát Mạn. Eight kinds of matrices: Bát Tàng—Tám loại cất chứa.

Eight kinds of minor marks: Bát Chủng Tùy Hảo—Tám ấn chứng nhỏ.

Eight kinds of no rest: Bát Bất Nhàn—Tám loại náo loạn.

Eight kinds of people who are worthy of offerings: Eight persons worthy of offerings—See Tám (Hạng) Người Đáng Cung Kính.

Eight kinds of perception: Eight consciousnesses—Eight kinds of cognition—See

Bát Thưc.

Eight kinds of prediction: Tám loại thọ ký—See Bát Chủng Thọ Ký.

Eight kinds of pride or arrogance: Tám thứ kiêu mạn—See Bát Kiêu.

Eight kinds of rebirth due to generosity: See Bát Thí Sanh.

Eight kinds of rules: Tám loại giới luật—See Bát Pháp.

Eight kinds of self-conceit: Bát Mạn—Eight kinds of pride or arrogance.

Eight kinds of Sense-Sphere Resultant

Consciousness: Tám tâm quả Dục Giới—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới (B). Eight kinds of spiritual beings: See Thiên Long

Bát Bộ.

Eight kinds of suffering: Tám loại khổ—See Bát Khổ.

Eight kinds of supermundane beings: Eight classes of divinities—See Thiên Long Bát Bộ. Eight kinds of supermundane mind: See Tám

Tâm Siêu Thế.

Eight kinds of surpassing things: Bát Chủng Thắng Pháp—See Bát Thắng Xứ. Eight kinds of syllogisms in Buddhist logic: See Bát Môn.

Eight kinds of unimpeded subjectivity: Tám cái ngã tự tại lớn—The eight great powers of personality or sovereign independence—See Bát

Đại Tự Tại Ngã.

Eight kinds of unimpedednesses: Tám sự không bị chướng ngại—See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Eight kinds of unsatisfactoriness: Tám loại khổ—See Bát Khổ.

Eight kinds of virtues of water: Eight virtues— Eight kinds of water of virtues, or eight virtues— See Bát Công Đức Thủy.

Eight kinds of water of merits and virtues: Eight kinds of water of virtues, or eight virtues— See Bát Công Đức Thủy.

Eight kinds of water of virtues, or eight virtues: Eight excellent qualities of the water— See Bát Công Đức Thủy.

Eight kinds of wholesome resultant rootless Consciousness: Tám tâm quả Dục Giới—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới (B).

Eight kinds of wind: Attha-vayubheda (p)—The eight winds—See Bát Phong.

Eight ksanti: See Bát Nhẫn.

Eight ksantis or powers of patient endurance:

See Bát Nhẫn.

Eight leading characters: See Bát Tự.

Eight leaf lotus meditation: See Bát Diệp Liên

Đài.

Eight levels of consciousnesses: Tám thức—The eight parijnana, or kinds of cognition, perception, or consciousness—See Bát Thức. Eight levels of mind development during the sleep process: See Tám Tướng. Eight liberations: Asta-vimoksa (skt)—Tám Giải Thoát—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight lines of thought: See Bát Niệm. Eight lines of thought for great men: See Đại Nhân Bát Niệm.

Eight lines of thought for resisting Maraattacks: Tám niệm giúp hành giả chống lại ma quân—See Bát Niệm.

Eight lotus-petals: Bát Diệp Liên Hoa—Another name for Sumeru Mountain—Sen tám cánh, một tên khác của núi Tu Di.

Eight magic words to be placed on eight parts of the body: Tám chữ phân bố trên thân—See Bát Tự Bố Thân.

Eight Maras: Eight destroyers—See Bát Ma.

Eight marvellous characteristics of the ocean: Tám pháp bất tư nghì của biển cả—See Đại Hải Bát Bất Tư Nghì.

Eight meanings of “Mind-only”: See Tám Nghĩa Của Duy Tâm.

Eight mental complications: Eight mental fabrications—See Bát Bất Trung Đạo.

Eight mental fabrications: Eight mental complications—See Bát Bất Trung Đạo. Eight messengers of Manjusri: Bát Đại Đồng Tử của Văn Thù—Tám vị đồng tử hay sứ giả của ngài Văn Thù.

Eight methods: 1) Eight essential things: Tám Pháp môn cần thiết—See Bát Pháp; 2) Eight winds: See Bát Phong.

Eight minds: See Bát Tâm.

Eight misbehaviors: Parajika (skt)—Bát Ba La Di Bát Ba La Di—Tám sự cư xử xấu—Tám sự cư xử xấu.

Eight misfortunes: See Bát Nan.

Eight misleadings: Tám thứ mê—See Bát Mê. Eight misleading concepts: Tám thứ mê lầm— See Bát Mê.

Eight moral rules: See Bát Quan Trai. Eight naraka: Bát Nhiệt Địa Ngục.

Eight natures of Dharmakaya: See Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai.

Eight Negations: See Bát Bất Trung Đạo.

Eight negations of the Madhyamika Doctrine:

Bát bất hiển thực—See Bát Bất Trung Đạo. Eight negations of the middle way: Bát bất hiển thực—See Eight Negations. Eight Noble Paths: Noble Eightfold Path—See

Bát Chánh đạo.

Eight noble truths: Noble Eightfold Path—Eight Noble Paths—See Bát Chánh Đạo.

Eight non-obstructions: Tám pháp vô ngại— Tám sự không trở ngại—The eight universal powers—See Bát Vô Ngại. Eight occasions of indolence: Kusita-vatthuni (p)—See Bát Giải Đãi Sự.

Eight occasions for making an effort: Arabbhavatthuni (p)—See Bát Tinh Tấn Sự.

Eight offerings (boons) to the Sangha (suggested by Visakha) which granted by the Buddha: See Tám Loại Cúng Dường Cho Chư Tăng Ni.

Eight orders of differentiated rules of liberation: Bát chủng biệt giải thoát—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight ornaments: Eight great teachers—See Bát Đại Sư.

Eight parajikas: Ama No Hakkikai (jap)—Eight parajikas, in relation to the sins of a nun—Tám tội của chư Ni—See Bát Ba La Di.

Eight parijnana: Eight kinds of cognition, perception, or consciousness—Tám thức—See

Bát Thức.

Eight Path Factors: See Bát Chánh Đạo. Eight patriarchs of the True Word sect: See

Chân Ngôn Bát Tổ.

Eight patterns of mindfulness: See Bát Niệm. Eight pennons of various colours: See Bát Sắc Phan.

Eight perfections: See Bát Pháp Thành Tựu.

Eight periods of Buddha’s life: Eight aspects of

Buddha’s life—See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Eight persons worthy of offerings: See Tám (Hạng) Người Đáng Cung Kính.

Eigh-petal lotus seal: Ấn hoa sen tám cánh (Bát diệp ấn).

Eight phrases: Bát Cú.

Eight physical sensations: See Bát Xúc.

Eight physical sensations which hinder meditation in its early stages: See Bát Xúc. Eight places of difficulty: Astaksanah (skt)— Bát nan xứ—Eight Inopportune situations—See Bát Nan.

Eight pleasures: Bát Lạc—Tám cái vui thú. Eight possessions: Tám vật tùy thân của người tu—See Bát Sự Tùy Thân.

Eight postulates: Satya (skt)—Bát Đế—Tám sự thật—The eight truths—See Bát Chánh Đạo. Eight powers of endurance: Tám lực nhẫn nhục hay sức nhẫn nhục—Eight ksantis or powers of patient endurance—See Bát Nhẫn. Eight powers of the ocean: The eight virtues, or powers of the ocean—Tám đức tánh (tánh chất) hay khả năng của biển—See Hải Đức.

Eight powers of patient endurance: Bát Nhẫn— Eight ksantis or powers of patient endurance— See Bát Nhẫn.

Eight powers of transformation: See Bát Biến Hóa.

Eight precepts: Asthanga-sila (skt)—See Bát Quan Trai.

Eight priceless things: Bát bảo vô giá.

Eight prohibitory commandments: See Bát Quan Trai.

Eight prohibitions: Bát giới—Tám giới—Eight precepts.

Eight purifications: Bát Trai—Tám sự trai giới— See Bát Quan Trai.

Eight qualities of the Buddha’s tones: Bát Công Đức Âm—See Bát Phạm Âm.

Eight qualities of tones: Tám âm thanh của Phật—The eight tones of a Buddha’s voice—See Bát Âm.

Eight rafts: Bát Phiệt—Tám chiếc bè—This implies the eight noble paths—See Bát Chánh

Đạo.

Eight reasons for not eating animal food: See Tám Lý Do Không Nên Ăn Thịt.

Eight renunciations: Bát Khí—Tám sự từ bỏ.

Eight requisites: Attha Parikkhara (skt)—Tám món cần dùng của Đức Phật—See Bát Sự Tùy Thân.

Eight right ways: Eight Noble Paths—See Bát Chánh Đạo.

Eight roads in eight directions: See Bát Giao

Đạo.

Eight royal days: Tám ngày vương nhật—See Bát Vương Nhật.

Eight rules must be confessed for a Nun:

Patidesanniya (skt)—See Bát Giới Hối Quá. Eight rules of the respect for a nun: See Bát Kính Giáo.

Eight sad conditions: See Bát Nan. Eight sagely way shares: Eight Noble Paths— See Bát Chánh Đạo.

Eight samadhi of emancipation: See Bát Tam Ma Địa.

Eight savours (pleasures) of the Buddha’s nirvana: See Bát Vị Niết Bàn. Eight schools: Tám tông phái—Eight sects—See Bát Tông.

Eight sensations: See Bát Xúc. Eight sons of the last shining Buddha: See Bát Vương Tử.

Eight special natures of Dharmakaya as willbody: Eight natures of Dharmakaya—See Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai. Eight special types of adversities that prevent the practice of the Dharma: See Bát Nan. Eight-spoke wheel: Bát Luân—Implies the eight noble paths—See Bát Chánh Đạo.

Eight stages: See Bát Vị.

Eight stages of the human fetus: Tám thời kỳ của thai nhi—See Bát Vị Thai Tạng.

Eight stages of Mastery: Eight victorious stages—See Bát Thắng Xứ. Eight stages of release: Eight liberations—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Eight stems: Bát Chi—Tám tông phái.

Eight successive founders of the esoteric sect: Tám vị tổ tương tục của trường phái Chân Ngôn— See Chân Ngôn Bát Tổ.

Eight sufferings: Tám cái khổ lớn—Eight great sorrows—See Bát Khổ.

Eight Sunyas: Bát Không—Eighty-one divisions in the Maha-Prajna-Paramita Sutra—See Bát

Thập Nhứt Pháp.

Eight supernatural powers of transformation:

See Bát Biến Hóa.

Eight surpassing things: Bát Chủng Thắng Pháp —See Bát Thắng Xứ.

Eight syllogisms: Tám phương pháp suy luận.

Eight teachers: See Bát Sư. Eight Teaching classifications: Bát Chủng Giáo—Tám loại giáo pháp—See Bát Giáo. Eight Teachings and Five Periods:Five periods and eight teachings of the T’ien-T’ai—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Eight of the ten commandments which the Buddha set forth for lay Buddhists: See Bát Quan Trai.

Eight things: Eight dharmas—See Bát Pháp.

Eight things that lead to the cutting off of affairs: See Tám Pháp Đưa Đến Sự Đoạn Tận. Eight things that monks or nuns are not allowed to possessed: Tám thứ chư Tăng Ni không được sở hữu—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Eight things which are unclean to a monk or a nun: Bát Uế—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Eight T’ien-T’ai classifications of Sakyamuni’s teaching: See Bát Giáo.

Eight times when one doesn’t hear: Bát Bất Văn Thời Tiết—Nói tám lần mà người ta vẫn không nghe.

Eight tolerances: Bát Nhẫn—Tám kiên nhẫn. Eight tones of a Buddha’s voice: The eight tones of a Buddha’s voice—Tám âm thanh của Phật— See Bát Âm.

Eight trances: Tám loại nhập định—The eight degrees of fixed abstraction—See Bát Định. Eight transformations: Bát Thần Biến—Tám sự biến đổi.

Eight treasuries: Nakamura, Hajime (jap)—Bát Luận Tạng—Tám kho chứa hay tám tạng luận. Eight truly precious things: Bát Trọng Trân Bảo—Tám điều quí báu thật sự.

Eight truths: Satya (skt)—The eight truths (postulates or judgments)—See Bát Đế. Eight types of meditation for removing various attachments: Asta-vimoksa (skt)—See Bát TamMa-Địa.

Eight types of sense-sphere functional wholesome minds with roots: Tám loại tâm hành thiện hữu nhân—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới (C).

Eight types of sense-sphere wholesome minds with roots: Kamavacara-kusalacittani (p)—Tám loại tâm hành thiện hữu nhân—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới (C).

Eight types of sense-sphere wholesome resultant minds with roots: Kamavacara vipakacittani (p)—Tám loại Tâm Quả Thiện Hữu Nhân của Dục giới—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới (B).

Eight types of supramundane consciousness: Lokuttaracittani (p)—Tám loại tâm siêu thế—See Tám Tâm Siêu Thế.

Eight unclean things: Bát Bất Tịnh—Eight impure things—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Eight universal powers: Tám pháp vô ngại—See Bát Vô Ngại.

Eight unsurpassed rules of a nun: Bát Kính Giới—Tám điều tôn kính mà một tỳ kheo ni luôn vâng giữ—See Bat Kính Giáo. Eight untranscendables: Bát Bất Khả Việt— Tám điều không thể vượt qua được. Eight upside-down views: Tám thứ điên đảo— See Bát Điên Đảo.

Eight Vajra Deities: The eight classes of supernatural beings in the Lotus Sutra—See Bát Bộ Kim Cang.

Eight vicissitudes of life: Astha-loka-dharma (skt)—See Bát Khổ and Bát Phong.

Eight victorious stages: See Bát Thắng Xứ.

Eight virtues: See Bát Đức.

Eight virtues that enable Buddha to bestow blessing and happiness upon people: See Bát

Đức.

Eight virtues of the ocean: Bát hải đức—The eight virtues, or powers of the ocean—Tám đức tánh (tánh chất) hay khả năng của biển—See Hải Đức.

Eight virtues of water: See Bát Công Đức Thủy. Eight waters of merit and virtue: Eight kinds of water of virtues, or eight virtues—See Bát Công Đức Thủy.

Eight ways of developing the Bodhi Mind: See Tám Cách Phát Tâm Bồ Đề. Eight ways of no-birth: Anutpattikadharma

(skt)—See Bát Bất Sinh Pháp.

Eight weighty and truly precious things: See

Bát Trùng Chân Bảo.

Eight winds: Attha-vayubheda (p)—Astha-lokadharma (skt)—See Bát Phong. Eight winds can hardly move a person: The koan of “Eight winds can hardly move a person (Su-Tung-Po) an inch, but a single puff of wind from the anus (of Zen master Fo-ying) can carry him away”—See Bát Phong Suy Bất Động, Nhất Thi Đả Quá Giang.

Eight worldly conditions: Bát thế duyên—Bát thế pháp—See Bát Phong. Eight worldly dharmas: Bát Pháp Thế Gian— See Bát Phong.

Eight wrong factors: Eight Wrongnesses—See

Bát Tà.

Eight wrong paths: See Bát Tà Đạo.

Eight wrong perceptions of thought: Tám loại ác giác—See Bát Ác Giác.

Eight wrong views: Tám thứ vọng tưởng—Tám cái nhìn sai lầm.

Eight Wrongnesses: Micchatta (p)—See Bát Tà. Eighteen arhats: Thập Bát A La Hán—Mười tám vị la hán.

Eighteen aspects of emptiness: Eighteen kinds of emptiness—See Mười Tám Hình Thức Của Không.

Eighteen brahmaloka: The realm of devas includes the eighteen heavens of form and four of formlessness. A place of enjoyment, where the meritorious enjoy the fruits of good karma, but not a place of progress toward bodhisattva perfection—Mười tám coi trời, cảnh giới cao nhất trong lục đạo, gồm 18 tầng trời sắc giới và bốn tầng trời vô sắc giới. Một nơi hưởng phước, nhưng không là nơi để tiến lên quả vị Bồ Tát.

Eighteen different characteristics of a Buddha as compared with Bodhisattvas: Avenikadharma (skt)—Mười tám điều không giống nhau giữa một vị Phật và chư Bồ Tát—Eighteen distinctive characteristics of Buddhas—See Thập Bát Bất Cộng.

Eighteen distinctive characteristics of Buddhas: Eighteen special qualities of Buddhas—Avenika-buddha-dharma (skt)—See

Thập Bát Bất Cộng Pháp.

Eighteen elementary spheres: Dhatu-loka

(skt)—Ju-Hachi-Kai (jap)—Eighteen realms— See Thập Bát Giới.

Eighteen elements: Dhatu (p)—Mười tám giới— See Thập Bát Giới.

Eighteen fields of sense: Thập Bát Căn Phần— Eighteen spheres (six senses, their six objects, and corresponding kinds of consciousness)—See Thập

Bát Giới.

Eighteen forms of emptiness: See Mười Tám Hình Thức Của Không.

Eighteen heavens of form: See Sắc Giới Thập

Bát Thiên.

Eighteen highest virtues among 123 high virtues of the White Lotus Congregation: See Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền.

Eighteen kinds of emptiness: Astadasa-sunyatah (skt)—Eighteen aspects of emptiness— Thập Bát Không—See Mười Tám Hình Thức Của Không. Eighteen kinds of questions: Thập Bát Vấn— See Phần Dương Thập Bát Vấn.

Eighteen kinds of rootless consciousness: Eighteen rootless minds—See Mười Tám Loại Tâm Vô Nhân.

Eighteen layers of hells: See Thập Bát Trọng Địa Ngục.

Eighteen learners: Thập Bát Hữu Học—Mười tám hạng hữu học (phải học mới biết).

Eighteen merits of a Buddha: Eighteen unique characteristics or eighteen merits that belong only to the Buddha—See Mười Tám Công

Đức Của Phật

Eighteen objects of worship: See Mười Tám Đề Mục Lễ Bái.

Eighteen paths: Thập Bát Đạo—Mười tám con đường.

Eighteen perfections: Thập Bát Viên Mãn—

Mười tám sự viên mãn.

Eighteen principal insights: See Thập Bát Tuệ Quán.

Eighteen realms: Astadasa dhatavah (skt)—See

Thập Bát Giới.

Eighteen realms of sense: Eighteen realms—

See Thập Bát Giới.

Eighteen rootless minds: See Mười Tám Tâm Vô Nhân.

Eighteen sects of Hinayana: Mười tám phái Tiểu thừa—See Tiểu Thừa Thập Bát Bộ.

Eighteen special qualities of Buddhas: Avenika- buddha-dharma (skt)—Eighteen distinctive characteristics of Buddhas—See Thập Bát Bất Cộng Pháp.

Eighteen spheres: Astadasa dhatavah (skt)— Six senses, their six objects, and corresponding kinds of consciousness—Eighteen realms—See Thập

Bát Giới.

Eighteen unique qualities of Buddhas: Eighteen distinctive characteristics of Buddhas—See Thập Bát Bất Cộng Pháp.

Eighteen wise sages: Thập Bát Hiền Thánh—

Mười tám vị hiền thánh.

Eighteenth vow: Đệ Thập Bát Nguyện—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di

Đà.

Eightfold consciousness being classified according to joy, equanimity, knowledge and prompting: See Tám Tâm Dục Giới Được Xếp Loại Theo Hỷ Xả Trí Và Nhắc Bảo.

Eightfold noble path: Astangika-marga (skt)— Ashtangika-Magga (p)—Tám con đường đúng— The eightfold noble path—See Bát Chánh Đạo. Eightfold notion of no-birth: Anutpattikadharma (skt)—See Bát Bất Sinh Pháp.

Eightfold path: See Bát Chánh Đạo. Eighth category of consciousness: Chấp Tri Thức—A đà na thức—See A Lại Da Thức.

Eighth consciousness: See A Lại Da Thức.

Eighth and final section of the pratimoksa: Diệt Tránh Kiền Độ—Phần thứ tám và cũng là phần cuối của giới cụ túc—The Eighth and the last part of the complete moral precepts for monks and nuns.

Eighth ground of Bodhisattva: Acala (skt)— Ground of immovability—See Bất Động Địa.

Eighth sign of the Buddha: See Niết Bàn Tướng. Eighth vijnana: See Đệ Bát Thức.

Eighty characteristic physiological marks: Anuvyajnana (skt)—Bát Thập Chung Hảo—Tám mươi tướng hảo của đức Phật. Eighty-eight afflicted mental stages: Bát Thập Bát Sử—Tám mươi tám mối phiền não.

Eighty-eight Buddhas repentance ceremony: Hồng danh bảo sám (lễ sám hối trước 88 hồng danh Phật).

Eighty-eight deluded viewpoints: Tám mươi tám loại kiến hoặc—See Bát Thập Bát Kiến Hoặc.

Eighty-four thousand dharma-doors: See Tám Mươi Bốn Ngàn Pháp Môn.

Eighty-four thousand signs of perfection of a Buddha: Tám Mươi Bốn Ngàn Tướng Hảo Của

Phật.

Eighty-four thousand wisdoms from the one Prajna: Từ một Bát Nhã phát sanh ra tám muôn bốn ngàn trí tuệ—See Tám Muôn Bốn Ngàn Trí Huệ.

Eighty minor characteristics of the Buddha: Bát Thập Tùy Hình Hảo—Tám mươi tướng tốt của đức Phật.

Eighty minor marks of the Buddha: Tám mươi tướng tốt của đức Phật.

Eighty notable physical characteristics of the Buddha: Tám mươi tướng tốt của đức Phật.

Eighty-one dharmas: See Bát Thập Nhứt Pháp. Eighty-one divisions: See Bát Thập Nhứt Pháp. Eighty-one divisions in the Maha-Prajna-

Paramita Sutra: See Bát Thập Nhứt Pháp. Eighty secondary marks: Tám mươi tướng hảo phụ—The eighty subordinate physical characteristics attending the 32 major marks of the Buddha—Tám mươi tướng hảo bên cạnh 32 tướng tốt của Phật.

Eighty thousand minute conducts: See Tám

Muôn Tế Hạnh.

Eighty vinaya recitations: Bát Thập Tụng Luật—Tám mươi luật tụng.

Eihei Dogen (jap): Yung-p’ing Tao-yuan— Yongping Daoyuan—Vĩnh Bình Đạo Nguyên— See Đạo Nguyên Hy Huyền Thiền Sư.

Eihei-ji (jap): Vĩnh An Tự—A monastery named “Monastery of Eternal Peace”—See Vĩnh Bình

Tự.

Eihei-ji-han (jap): Vĩnh Bình Tự Bản—See Vĩnh Bình Thanh Quy.

Eihei-ji-sanso-gyo-ki (jap): Vĩnh Bình Tự Tam Tổ Hành Nghiệp Ký—A collection of the practices of the three patriarchs of the Eihei-ji—See Vĩnh Bình Tự.

Eihei-Kôroku (jap): Name of a collection in fascicle—Tên của một bộ sưu tập—See Vĩnh Bình Quảng Lục.

Eihei-shingi (jap): Clear rules in Eihei-ji—See Vĩnh Bình Thanh Quy.

Eiho-ji (jap): Vĩnh Bảo Tự—Name of a temple (monastery) in Japan.

Eiko-ji (jap): Vĩnh Hưng Tự—Name of a monastery in Japan.

Eisai-myo-an (jap): Vinh Tây Minh Am—Name of a monastery in Japan—See Minh Am Vinh

Tây Thiền Sư.

Eisai Zenji (1141-1215): See Minh Am Vinh Tây Thiền Sư.

Eisho-ji (jap): Vĩnh Tường Tự—Name of a monastery in Japan.

Eizon (jap): Sư Duệ Tôn (1201-1290)—One who established Japanese Ritsu at Saidaiji—Vị sáng lập ra Luật Tông của Nhật Bản tại Tây Đại Tự.

Ejiki (jap): Kasaya (skt)—Broken color—Hoại Sắc—See Kasaya.

Ejo (jap): Sư Hoài Trang—The second patriarch of the Soto Sect in Japan—Nhị tổ tông Tào Động ở Nhật Bản.

Eka (jap): See Huệ Khả Thiền Sư.

Eka (skt): Một (nhất)—One—Unity—The same—Once.

Ekabbohara (p): Ekavyavaharika (skt)—See

Nhất Thuyết Bộ.

Ekabboharika (p): Ekabbohara (skt)—See Nhất

Thuyết Bộ.

Eka-buddha-ksetra (skt): See Nhất Phật Thế

Giới.

Ekacitta (skt): One mind—The one-thought moment in which a meditator experiences Nonduality—See Nhất Tâm.

Ekacittam (skt): Ekacitta (skt)—See Nhất Tâm. Ekacyana (skt): One vehicle—See Nhất Thừa. Eka Daishi: Hui-K’o (487-593)—See Huệ Khả Thiền Sư.

Ekadasa-mukha (skt): See Đại Quang Phổ Chiếu Quán Âm.

Ekadasa-mukha-avalokitesvara (skt): Ekadasamukha—Thập Nhất Diện Quán Âm.

Ekagga (p): One mind—One pointedness of mind—See Nhất Tâm.

Ekaggata (p): Ekagrata (skt)—Onepointedness—Nhất Điểm—See Nhất Điểm Tâm. Ekaggataramana (p): Ekagrata (skt)—Onepointedness—Nhất Điểm—See Nhất Điểm Tâm. Ekaggati (p): Mind abides in one-pointedness—

Tâm an trụ.

Ekagra (skt): 1) Undeflected concentration, meditation on one object or undefeated concentration: Nhất Tam Muội; 2) Oneness: Nhất duyên; 3) One-mindedness: Nhất tâm. Ekagrata (skt): Ekaggata (p)—Samadhi (skt)— One-pointedness of mind—See Nhất Tâm (3). Ekaika (skt): Vyasta (skt)—Mọi người hay mọi vật—All—Everything—Everyone—One by one. Ekai-Mumon (jap): Zen master Hui-k’ai (11831260), noted for his comments on 48 important koans—See Vô Môn Huệ Khai Thiền Sư. Eka-jataraksa (skt): See Nhất Kế La Sát. Eka-jati-prati-badha (skt): See Nhất Sanh Bổ

Xứ.

Eka-jati-prati-badha-bodhisattva (skt): See

Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát.

Ekakasara-buddhosnisacakra (skt): Nhất Tự Kim Luân Phật Đảnh Pháp—The one word golden wheel magical method (Chân ngôn). Ekakasara-buddhosnisacakra-sutra (skt): Kinh Nhất Tự Kim Luân Phật Đảnh Pháp—Sutra on the one word golden wheel magical method (Chân ngôn).

Ekaks(h)ana (skt): Nhứt tâm—The One Moment of eternal now.

Ekaku (jap): The posthumous name of the Japanese Zen master—See Bạch Ẩn Huệ Hạc

Thiền Sư.

Ekamsamayam (skt): Nhứt thời (một thuở nọ). Ekamsa-vyakaraniyo-panho (p): Question to be answered directly—Trả lời câu hỏi một cách dứt khoát.

Ekamsika (p): Bare on one side—See Thiên Đản. Ekamsika-nikaya (p): Thiên Đản Phái—Name of a school in Burma in the eighteenth century—Tên của một trường phái ở Miến Điện vào thế kỷ thứ XVIII—See Thiên Đản.

Ekan (jap): 1) Name of a Korean Zen master:

Thiền sư Tuệ Quán, tên của một vị Thiền sư Hàn Quốc; 2) Name of a Chinese Zen master: Hoài Giám, tên của một vị Thiền sư Trung Hoa.

Ekan-Seian (jap): Qi An—Zen master Xi-An was born in 750 in Hai-Men, was a disciple of MaTsu—Thiền sư Tề An sanh năm 750 tại Hải Môn, đệ tử của Thiền sư Mã Tổ—See Diêm Quan Tề An Thiền Sư.

Ekarasa-skandha (skt): Beginningless

consciousness—Nhất Vị Uẩn—Tâm thức có từ lúc vô thỉ.

Ekasanika (skt): Ekasanikanga (p)—Giới Nhất Thực—Giới ăn ngày một lần—Eat only the main noon meal—Chỉ ăn bữa ngọ là chính (không ăn sau giờ ngọ, nghĩa là sau 1 giờ chiều).

Ekasanikanga (p): See Ekasanika.

Eka-tattvabhyasa (skt): Repeated activity or study of one reality, the supreme consciousness, which permeates all beings as their inner most—

Hoạt động lập đi lập lại (nghiên cứu) duy nhất về ý thức cao nhất thâm nhập tất cả mọi thực thể như cái ngã sâu nhất.

Ekatu (jap): Posthumous name of the Japanese Zen master Hakuin Zenji—Tên đặt cho thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc sau khi ngài thị tịch. Ekatva-anyatva (skt): Nhất dị (đồng nhất và dị biệt)—Oneness and otherness.

Ekavyavaharika (skt): Name of a Buddhist sect—Nhất thuyết bộ, Tỳ bà ha la—Chấp nhất ngữ ngôn bộ—See Ma Ha Tăng Kỳ Bộ.

Ekavyuha (skt): One act (of body, mouth or mind)—Nhất Hạnh—See Nhất Hạnh Tam Muội. Ekayana (skt): Ekayanam (skt)—Buddhayana— One Yana—See Nhất Thừa.

Ekayanam (skt): See Nhất Thừa.

Ekayana-magga (p): The path of one vehicle— The way of vehicle of oneness—See Nhất Thừa Đạo.

Ekayana-nirdesa (skt): See Thuyết Nhất Thừa Đạo.

Ekayanavabodha (skt): The realization of the One Vehicle—See Ngộ Nhất Thừa.

Ekio (jap): Ích Ông Thiền Sư—Tên của một Thiền sư Nhật Bản—Name of a Japanese Zen master.

Ekkei-shuken (jap): Việt Khê Thốn Khiêm— Name of a Japanese monk. Eko (jap): Parinama (skt)—Dedication—Merittransference—Truyền Thừa Công Đức—See Hồi Hướng Công Đức.

Eko-Hensho (jap): Hồi Quang Biến Chiếu— Withdraw and reflect on one’s own original nature—The term “Eko-Hensho” describes the state in Zazen: “clarification” means not intellectual recognition but illumination by the state of brightness in Zazen—See Hồi Quang

Phản Chiếu.

Ekon (jap): Panna-indriya (p)—Prajna-indriya (skt)—Prajendriya (skt)—The faculty of Wisdom—See Huệ Căn.

Ekottaragama (skt): Ekottara-nikaya (p)— Ekottarikagama (skt)—Agama Sutra Increased by One—See Kinh Tăng Nhất A Hàm. Ekottara-nikaya (p): Ekottaragama (skt)—See Kinh Tăng Nhứt A Hàm.

Ekottarikagamas (skt): Anguttara-nikaya (p)— Ekottara-agama (skt)—See Kinh Tăng Nhứt A Hàm.

Ekwan (jap): Name of a Korean monk—See Kiết

Tạng.

Elaborate (v): Nói rộng ra, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Elapattra (skt): See Ế La Bát Đát La (1).

Elate (v): Làm cho phấn chấn lên.

Elated (a): Dương dương tự đắc—Self-satisfied.

Elders: See Trưởng Lão.

Elder by birth: Jati-thero (p)—Sanh trưởng lão. Elder in Dhamma: Dhamma thero (p)—Pháp trưởng lao.

Elder by convention: Sammuti-thero (p)—Nhập định trưởng lão.

Elder monks: Intimate disciples—Thượng Tọa bộ.

Elders sect: Mahasthavirah (skt)—Thượng Tọa

Bộ.

Elder Shariputra: Trưởng Lão Xá Lợi Phất.

Elder sister: See Đại Tỷ. Elder Venerable Bhiksu: Sthavira (skt)—Choro(jap)—Sư Trưởng lão.

Elder Venerable Bhiksuni: Theri (p)—See

Trưởng Lão Ni.

Elderly: Bậc trưởng thượng.

Eldest son: Eldest child—Trưởng tử.

Elect (v): Tuyển lựa.

Election (n): Sự tuyển lựa.

Electronic: Điện tử âm.

Elegant and clever: Anh tú.

Elegant and talented boys and girls: Nam thanh nữ tú (trai đẹp gái xinh).

Elements (n):

  1. Dhatu (skt): Secondary elements—Sphere— Region—Realm—Cảnh giới.
  2. Pancabhuta (skt): Năm đại hay năm yếu tố lớn: đất, nước, lửa, gió, và hư không—The five elements: earth, water, fire, wind, and

space.

Element of body-senses: Kaya-dhatu (skt)—

Thân Phần.

Element of cessation: Nirodha-dhatu (p)—Diệt giới.

Element of cohesion: Apo (p)—Nước (chất lỏng). Elements of consciousness: Vijnana-dhatu (skt)—Thức Giới—The realm of mind, the sphere of mind, mind as a distinct realm—Tâm vương

(lục thức và bát thức tâm vương) tự giữ lấy thể mà có sai biệt vơi các loại khác.

Elements devoid of motion: Pháp Vô Khứ Lai Tông—See Thập Tông Cương Yếu.

Element of earsense: Sotadhatu (p)—Nhĩ Giới. Element of expansion: Pathavi (p)—Đất (chất rắn).

Element of form: Rupa dhatu (p)—Sắc giới. Element group: Dharma-skandha-pada-sastra (skt)—See Pháp Uẩn Túc Luận. Element of heat or temperature: Tejo (p)—Lửa

(chất nóng).

Elements of living being: Bhuta (skt)—The original or fundamental existing—Primal existence, original dharma which is complete in each individual. The present body and mind. The source or substance of all phenomena—See Bổn Hữu.

Elements making for deliverance: Nissaraniyadhatuyo (p)—Xuất ly giới.

Element of motion: Vayo (p)—Gió (yếu tố chuyển động).

Elements neither substantial forms nor mental functions: Citta-viprayukta-sanskara (skt)—Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp—Pháp không thuộc sắc, cũng không thuộc tâm. Element with no manifestation: Avijnapti-rupa (skt)—Vô biểu sắc.

Elements of popularity:Catvari-samgrahavastuni (skt)—Four elements of popularity—See Nhiếp Pháp.

Element of sense-desire: Kama-dhatu (p)—Dục giới.

Element of sight: Caksurdhatu (skt)—Nhãn Giới—Eye-realm—Field of vision—Realm of sight—Sight faculty—See Nhãn Căn. Element of sight-perception: Caksur-vijnanadhatu (skt)—Nhãn Thức Giới—Realm of sight perception—Eye consciousness—See Nhãn Thức. Element of smell: Grandharammana (p)—Hương trần—Atom of smell—The odorferous object— See Hương Trần.

Elements of supreme enlightenment: Những yếu tố của sự đại giác.

Element water: One of the four elements (earth, water, fire, and wind)—Thủy đại là một trong tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—See Thủy Đại.

Element of wind: Vayodhatu (skt)—Nguyen tố gió—Wind element—Wind or air as one of the four elements—Gió là một trong tứ đại (có tính động)—See Phong Đại.

Elementary Doctrine of the Great Vehicle: Đại Thừa Thủy Giáo—One of the five divisions of Buddhism—See Ngũ Giáo. Elementary Doctrine of the Mahayana: See

Đại Thừa Thủy Giáo.

Elementary Mahayana: See Đại Thừa Thủy

Giáo.

Elephant: Gaya (skt)—Voi (tượng)—See Già Da.

Elephant Bone Mountain: Zokotsu-Zan (jap)— Another name for Mt. Seppo (Hsueh-fêng). In the year 865, Zen master I-ts’un moved to Snow Peak on Elephant Bone Mountain in Fuzhou, where he established the Guangfu Monastery and obtained his mountain name—Tên khác của Tuyết Phong. Vào năm 865, Thiền sư Nghĩa Tồn di chuyển đến đỉnh núi tuyết tren núi Tượng Cốt ở Phúc Châu, tại đây ông đã thiết lập Tự viện Quang Phúc và có được tên núi của mình là Tuyết Phong—See Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư.

Elephant chariot: See Tượng Giá. Elephant Head Mountain: Gajasirsa (skt)—Nui Ca Da—See Tượng Đầu Sơn. Elephant’s hole: Hastigarta (skt)—See Tượng Đọa Khanh.

Elephant honouring country: India—Tượng Tôn Quốc—Chỉ nước Ấn Độ, vì các vị quốc vương của xứ nầy đều tôn quý loài voi.

Elephant incense: See Hương Tượng.

Elephant’s trunk: Vòi voi—See Tượng Tỵ.

Elevate (v): Nâng cao

Elevated mind: High aim—Đại chí.

Elevated proud: Cống cao (ngã mạn).

Elevation (n): Sự đề cao—Sự cất nhắt.

Eleven consciousness: Thập Nhất Thức—Mười một thức.

Eleven-faced avalokitesvara: Thập Nhất Diện Quán Âm—Quán Âm mười một mặt. Eleven Form Dharmas: Thập Nhất Sắc—See

Mười Một Sắc Pháp.

Eleven kinds of emptiness: Thập Nhất Không—

Mười một loại không.

Eleven minds that lead to enlightenment: See Mười Một Tâm Dẫn Đến Giác Ngộ. Eleven patched robe: Áo mười một mảnh—See Nine grades of the monk’s patched robe. Eleven virtues that would conduce towards the well-being of women both in this world and in the next as follows: See Mười Một Phẩm Hạnh. Eleven wisdom: Thập Nhất Trí—Mười một cấp độ trí tuệ.

Eliminate (v): Loại bỏ.

Eliminate afflictions: Pratipaksa (skt)—See Đối

Trị.

Eliminate doubt: Trừ Nghi—Loại bỏ nghi hoặc— Remove doubt.

Eliminate even the smallest negative karma:

Loại bỏ ngay cả những ác nghiệp nhỏ nhất.

Eliminate all evil: Get rid of all evil—Trừ hết thảy mọi việc ác.

Eliminate ignorance: Hóa giải vô minh. Eliminating false ideas: Đào thải tà kiến—Phế bỏ—Sweeping away false ideas—See Đào Thải

(2).

Eliminating Perversions: Loại trừ mê hoặc— Eliminating deluded and confused—Eliminating deceived in regard to reality.

Elimination of afflictions of doubt:

Vimatisamudghatin (skt)—Trừ Nghi Cái—Diệt trừ phiền não và nghi hoặc.

Elimination of all hindrances and afflictions: See Loại Trừ Chướng Ngại Và Phiền Não.

Elimination of suffering: See Loại Trừ Khổ Đau. Elixir of life: Linh dược hồi sinh.

Ellora: Located in Maharashtra near Aurangabad, Ellora is the site of some of the best-preserved

Indian Buddhist cave temples. It also contains Hindu and Jain monuments, including the Kailasanatha temple, dedicated to the Hindu god Siva—Tọa lạc tại Maharashtra gần Aurangabad,

Ellora là vị trí của những chùa nằm trong hang động nổi tiếng còn được bảo tồn của Phật giáo Ấn Độ. Nơi đây cũng chứa đựng những đền đài Ấn Giáo và giáo phái Jain, bao gồm đền Kailasanatha nơi thờ thần Ấn giáo Siva.

Eloquence (n): Biện tài.

Eloquent (a): Citrakathi (p)—Vaco-patu (skt)— Skilled in speech—See Biện Tài.

Eloquent-wisdom: Biện tài trí tuệ.

Elucidate (v): Làm sáng tỏ.

Elucidate the Buddha’s Teachings: Làm sáng tỏ giáo lý của Đức Phật.

Elucidate holy scriptures: Comment (up) on classics—To preach holy scriptures—Giảng kinh. Elucidate something: Make something clear—

Làm sáng tỏ điều gì.

Elucidate the truth by factual illustrations: Thác Sự Hiển Pháp Sinh Giải Môn—See Thập Huyền Môn.

Elucidation: Sự minh chứng. Elysium: Abode of good people after death— Fairyland—Cõi Tiên—Bồng Lai.

Emaciated with grief: Hốc hát.

Emanation (n): Sự phát xuất, sự phát ra.

Emancipate (v): Mukti (skt)—To deliver—To free—To liberate—See Giải Thoát.

Emancipate (v) from transmigration:

Deliverance—See Giải Thoát. Emancipated from desire: See Bất Thọ Nhứt

Thiết Pháp.

Emancipated effect: Visamyoga-phala (skt)— See Ly Hệ Quả.

Emancipation: Vimokshatraya (skt)— Liberation—Release—Deliverance—See Giải

Thoát.

Emancipation from attaching to phenomena:

Vimuttikkhanda (p)—See Giải Thoát.

Emancipation-entrance: Vimokshamukha or Moksa-dvara (skt)—The door of release—Gate of emancipation—The gate of libertaion—See Giải Thoát Môn.

Emancipation of heart: Tâm Giải Thoát. Emancipation of heart through compassion: Tu

Tập Bi Tâm Giải Thoát.

Emancipation of the heart through equanimity:

Tu Tập Xả Tâm Giải Thoát.

Emancipation of the heart through lovingkindness: Tu Tập Từ Tâm Giải Thoát.

Emancipation of the heart through sympathetic joy (mudita): Tu Tập Hỷ Tâm Giải Thoát.

Emancipation of the heed to the idea: ‘I am this,’: Tu Tập Khước Từ Sự Ngạo Mạn.

Emancipation of mind: Ceto-vimutti (p)—Giải thoát về tâm.

Emancipation from all obstructions (obstacles): Salvation through the complete removal of the obstruction of illusion—See Chướng Tận Giải Thoát.

Emancipation in this very life: See Giải Thoát Ngay Trong Đời Nầy.

Emasculation: Kiền Bất Nam hay bị thiến mất nam căn—See Ngũ Chủng Bất Nam.

Embark (v): Lao mình vào.

Emblems: Mudra (skt)—Manual signs indicative of various ideas—Seal—Stamp—Sign—

Symbol—Ấn.

Emblems of specific functions: Karma-jnanamudra (skt)—Yết Ma Trí Ấn—Four wisdom symbols of the Shingon cult—See Tứ Trí Ấn. Embodiment (n): Sự hiện thân—Cụ thể hóa—

Hóa thân.

Embodiments of Buddha are infinite: Như Lai thân vô lượng.

Embodiment of the commandments: Basic or body of the commandments—See Giới Thể. Embodiment of the dharma-body: Nature of the Dharmakaya—See Pháp Thân Thể Tánh.

Embodiment of the Law: Embodiment of all things—See Pháp Thể.

Embodiment of samaya: Báo thân—The embodiment of Samaya—See Tam Muội Hình. Embodiment of truth: Fundamental of religion— See Chân Thể.

Embody (v): Hóa thân.

Embodying a real doubt: See Thẩm. Embosom something: Chứa đựng điều gì trong lòng.

Embrace the feet: See Tiếp Túc Tác Lễ.

Embrace the truth in accord with knowledge and wisdom: Có thể tùy thuận trí huệ nhiếp thủ chánh pháp.

Embracing and protecting by the power of the Buddha’s great, compassionate: Do nguyện lực đại bi của Phật nhiếp trì—See Đại Bi Nguyện Lực Nhiếp Trì.

Embroidered picture of a Buddha: Tú

Phật—Bức hình Phật được thêu trên vải.

Embryo (n): Garbha (skt)—Womb—Thai tạng hay tử cung của đàn bà.

Embryo-stage of the nature of Buddha-truth: Tánh địa—Dry or unfertilized stage of wisdom— See Tánh Địa and Thập Địa.

Emerald: Ngọc Lưu Ly—Lưu ly bảo.

Emerge from meditation: Come out of meditation—Pass out of meditation—Xuat định. Emergency (n): Bất trắc—Khẩn cấp—

Uncertainty.

Eminent (a): Nổi bậc—Cao cả—Nổi danh— Famous—Celebrated—Distinguished—Wellknown.

Eminent disciple: Superior pupils or disicples— Cao túc.

Eminent exiting concentration: Samudgatasamashi (skt)—See Cao Xuất Tam Muội.

Eminent monk: Cao Tăng.

Eminent person: Anh tuấn.

Eminent scholar: Cao sĩ—Old term for

Bodhisattva—Old traduction for Bodhisattva—

Thuật ngữ cổ dùng để chỉ Bồ Tát.

Emit (v): Tỏa ra.

Emit auspicious rays: See Phóng Quang Đoan. Emit bright light: Phóng hào quang —To emit rays of light.

Emit rays of light: Phóng hào quang.

Emit shining light: See Phóng Quang.

Emit (v) thick smoke: Khói hương nghi ngút.

Emitting shining light Samadhi: Rasmipramukta-samadhi (skt)—See Phóng Quang Tam Muội.

Emma (jap): Yama (skt & p)—Bình Đẳng Vương—Tử vương (Diêm vương)—See Diệm Ma

Thiên.

Emmei Jikku Kannonkyô (jap): Kannon Sutra for Long Life in Ten Statements. Zen master Hakuin Ekaku (1685-1768) recommended that ordinary Buddhists recite this text as they went about their daily work—Kinh Quán Âm Trường Thọ Thập Điều. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đề nghị Phật tư tại gia trì tụng kinh này khi đang làm việc hằng ngày—See Quán Thế Âm.

Emmei Jikku Kannonkyô Reigenki (jap): The Wondrous Powers of the Kannon Sutra for Long Life in Ten Statements—Năng lực kỳ diệu của Kinh Quán Âm Trường Thọ Thập Điều. Emmyo (jap): Viên Minh—Name of a Japanese monk.

Emotion (n): Cảm xúc—Afflictions—Love—All feelings and emotions, whether good or bad, wholesome or evil, disturb the peacefulness of the mind.

Emotions arising from the body: Thân Tình hay tình khởi lên từ thân căn.

Emotions arising from the ears: Nhĩ Tình hay tình khởi lên từ nhĩ căn hay tai.

Emotions arising from the eyes: Nhãn Tình hay tình khởi lên từ nhãn căn hay mắt.

Emotions arising from the mind: Ý Tình hay tình khởi lên từ ý căn.

Emotions arising from the nose: Tỹ Tình hay tình khởi lên từ tỹ căn hay mũi.

Emotions arising from the tongue: Thiet Tình hay tình khởi lên tứ thiệt căn hay lưỡi.

Emotions of desire: Emotional behaviour—Ái hành.

Emotional (a): Thuộc về xúc cảm.

Emotional attachment to another person:

Vướng mắc tình cảm với người khác.

Emotional behavior: Ái Hanh—Emotional behavior, or the emotions of desire, as contrasted with rational behavior—Ái hành có nghĩa là tình ái dục vọng, đối lại với “kiến hành” có nghĩa là suy lý.

Emotional desire or behaviour: Emotions of desire, as contrasted with rational behavior—Ái hành, đối ngược lại với Kiến Hành—See Ái Hành. Emotional disturbances: Xáo trộn cảm xúc.

Emotional mind: Citta-vritti (skt)—Tâm xúc cảm. Emotional obscurations: Nyon-sgrib (tib)— Những chướng ngại về tình cảm—See Phiền Não Chướng.

Emotional satisfaction: Thỏa mãn xúc động.

Emotional tone: Cảm thọ.

Empathy between a master and disciple:

Kanno-Doko (jap)—Cảm Ứng Đạo Giao— Mystical communication of the truth to living beings.

Emperor (n): Hoàng đế—King.

Emperor Go-Daigo (1287-1339): The ninety-

sixth Japanese emperor, a patron and student of Zen school of Buddhism. Go-Daigo reigned from 1319 to 1338; during that time he studied Zen with several important Zen masters of the day, including Shuhô Myôchô (1282-1337) and Musô Soseki (1275-1351)—Vị vua Nhật Bản thứ 96, là người bảo trợ và cũng là đệ tử Phật giáo Thiền tông. Vua Go-Daigo trị vì từ năm 1319 đến năm 1338; trong khoảng thời gian đó ngài tu học Thiền với nhiều vị Thiền sư quan trọng thời đó, trong đó có Tông Phong Diệu Siêu và Mộng Sơn Sơ Thạch.

Emperor of heaven: King of Heaven—See

Thiên Đế.

Emperor of Jade: Ngọc Hoàng.

Emperor of the Netherworld’s Ten Kings:

Thập Điện Diêm Vương.

Emperor T’ang Zhuang-Ts’ung obtained a precious pearl: See Công Án Trang Tông Đắc Bảo.

Emperor Wu (502-550): King of Liang—LiangWu-Ti—See Lương Võ Đế. Emphasize (v): Nhấn mạnh—The Buddha always emphasizes the importance of practicing the Noble Path—Đức Phật luôn nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc thực hành Thánh Đạo.

Emphasize creativeness: Nhấn mạnh đến tính sáng tạo.

Emphasize something: Nhan mạnh điều gì—The Buddha emphasizes personal striving for purification—Đức Phật nhấn mạnh về nỗ lực cá nhân để làm thanh tịnh.

Empirical combination: See Giả Hợp.

Empirical ego: False ego—See Giả Ngã. Empirical existence: The phenomenal which no more exists than turtle’s hair or rabbit’s horns— See Giả Hữu.

Empirical knowledge: Paratantra (skt)—See Kiến Thức Thường Nghiệm. Empirical mind: Vastuprativikalpajnana (skt)— See Sự Phân Biệt Thức.

Emperical name: Samketa or Vitatha-naman (skt)—Provisionary symbol or sign—Unreal names—See Giả Danh.

Empirical world, associated with function: Object perceived, associated with function—See Cảnh Giới Tướng.

Emperically named existence: See Giả Danh Hữu.

Empô-Dentô-roku (jap): One of the writings compiled by the Japanese Zen monk Shiban Mangen (1625-1710), which contains the biographies of more than a thousand Zen monks—

Tập biên soạn trên một ngàn tiểu sử của các thiền sư do một thiền Tăng Nhật Bản tên Shiban Mangen soạn.

Empowering cause: See Dữ Lực Nhân.

Empowerment: Abhiseka (skt)—Wang (tib)— Quán đảnh—Điểm đạo—See Đại Quán Đảnh Kinh.

Emptied mind: Mind space—Mind spaciousness—Tâm không. Emptilessness (n): Asunnàta (p)—Asunyata

(skt)—Phi không hay không phải là Không.

Emptiness (n): Sunnàta (p)—Sunyata (skt)—

Tong-panyi (tib)—Không—Pháp không— Absolute void—Nothingness—Transparent—The void—Immaterial—See Tánh Không. Emptiness absorption: Asakrt samadhi (skt)— See Tam Ma Địa Không.

Emptiness of action: Pracarita (skt)—See Hành Không.

Emptiness of Appearance: See Tướng Không. Emptiness of calmness or tranquility: Sunyatasama (skt)—See Không Tịch. Emptiness Cultivated Door: Dharma Door of Emptiness—See Không Môn. Emptiness of dharmas: Tính không của pháp— See Pháp Không.

Emptiness of dispersion: Anavakara-sunyata (skt)—See Tán Không.

Emptiness of emptiness: Sunyata-sunyata (skt)— Không của Không—See Không Không. Emptiness everywhere: Không Nhất Thiết Xứ—

Cái không ở khắp mọi nơi.

Emptiness is form: Sunyata-varupam (p)—See

Không Tức Thị Sắc, Sắc Tức Thị Không. Emptiness is form; form is emptiness: See

Không Tức Thị Sắc, Sắc Tức Thị Không. Emptiness of highest degree: Paramartra (skt)— See Đại Không.

Emptiness of the inner things: Adhyatmasunyata (skt)—See Nội Không.

Emptiness of inner-and-outer things:

Adhyatma-bahirdha-sunyata (skt)—See Nội Ngoại Không.

Emptiness of limitlessness: Anavaragra-sunyata (skt)—See Vô Tế Không.

Emptiness monks: Komuso (jap)—See Hư

Không Tăng.

Emptiness, No-birth, No self-substance, Noduality: Sunyatanutpadanishsvabhavadvaya

(skt)—See Không, Vô Sinh, Vô Tự Tính, Vô Nhị. Emptiness of Non-action: Apracarita (skt)—See Vô Hành Không.

Emptiness of non-being: Abhava-sunyata (skt)— Không của vô thể—See Vô Tánh Không.

Emptiness of the non-being of self-nature: Abhava-svabhava-sunyata (skt)—Vô Tánh Tự Tánh Không—Không của vô thể của tự tánh— See Vô Pháp Hữu Pháp Không. Emptiness of the non-existence: Cái không của phi hiện hữu—See Vô Pháp Không. Emptiness and the no-self: Không Vô Ngã—

Trống không và vô ngã.

Emptiness of the outer things: Bahirdha-sunyata (skt)—See Ngoại Không. Emptiness of person: Impersonality—Cái không nơi con người—See Nhân Không. Emptiness of all phenomena: Pháp Không Tính—Tính không của sự vật và hiện tượng— Unreality of all things.

Emptiness of primary nature: Prakriti-sunyata (skt)—See Bản Tánh Không. Emptiness of Reciprocity: Itaretara (skt)—See Bỉ Bỉ Không.

Emptiness-samadhi: Sunyata Samadhi—See

Không Định.

Emptiness of a self: Egolessness—See Ngã Không.

Emptiness of selfhood: Svalakshana-sunyata (skt)—Không của tự tướng—See Tự Tướng Không.

Emptiness of self-nature: Svabhava-sunyata (skt)—Không của tự tánh—See Tự Tánh Không. Emptiness of self-substance: Bhavasbhava

(skt)—Tự Tính Không (cái Không về Tự Tính). Emptiness of substance: The unreality, or immateriality of substance—See Thể Không. Emptiness of things: Sarvadharma-sunyata

(skt)—Không của vạn hữu—See Nhất Thiết Pháp Không.

Emptiness of things created: Samskrita-sunyata (skt)—See Hữu Vi Không.

Emptiness of things uncreated: Asamskritasunyata (skt)—See Vô Vi Không. Emptiness of the ultimate truth: Paramarthasunyata (skt)—Đệ Nhất Nghĩa Không—See

Thắng Nghĩa Không.

Emptiness of uncompounded phenomena: Asamskrta-sunyata (skt)—The immaterial character of the transcendent—Cái trống không của hiện tượng chưa hiện thành—Tất cả vô pháp là phi vật chất nên không thể nắm bắt được—See Vô Vi Không.

Emptiness of the Unnamability of Existence: Sarvadharma (skt)—See Nhất Thiết Pháp Bất Khả Thuyết Không.

Emptiness of unattainability: Anupalambhasunyata (skt)—See Bất Khả Đắc Không.

Empty (a): Sunyata (skt)—Abhava (p)—Nonexistence—Không tồn tại—See Hư Không. Empty aspect of thusness: Không Chân Như—Khía cạnh không của chân như.

Empty at birth: Sanh Không—Void of birth— Void of a permanent ego—Chúng sanh do ngũ uẩn hợp lại chứ không có thực thể—See Nhị Không.

Empty dream: Ảo mộng—Giấc mộng Nam Kha (the dream of a student who dreamt he was made Governor of Nanke).

Empty fruit: See Không Quả.

Empty-handed: Nothingness—Not a thing to bring or carry away—Nhất Vật Bất Tương Lai— Không có cái gì để mang đi.

Empty kalpa: Không kiếp—See Tứ Kiếp.

Empty mind: Acitta (skt)—An empty mind or heart—No-mind—Not an object of thought—See Không Tâm.

Empty mind and Harmony: See Hư Tâm và Hài

Hòa.

Empty promise: Hẹn Lần Hẹn Lựa—See Hứa

Hão.

Empty space: See Cảnh Giới Trống Rỗng.

Empty within: Nội Không—No soul or self within.

Empty words: False words—See Hư Ngôn.

Emulate (v): Làm theo.

Emyo (jap): Hui-ming (chi)—Huệ Minh—Name of a disciple of Hung-Jung—Tên của một vị đệ tử của ngũ tổ Hoằng Nhẫn—See Huệ Minh Thiền Sư

(1).

En (jap): Pratyaya (skt)—A co-operating cause— Circumstance—Condition—See Duyên. Enable parents, family and relatives to fulfill their wishes: Khiến cha mẹ, gia đình và bà con được thỏa nguyện.

Enable selves and others to abide in the will for enlightenment: Khiến mình và người trụ Bồ Đề tâm.

Enable selves and others to be born in the house of Buddha: Khiến mình và người được sanh tại nhà Phật.

Enable selves and others to cultivate roots of goodness: Khiến mình và người siêng tu thiện căn.

Enable selves and others to enter deeply into the inexhaustible treasury of knowledge of all Buddhas: Khiến mình và người thâm nhập trí tạng vô tận của chư Như Lai.

Enable selves and others to free from anger and strife: Khiến mình và người rời giận hờn đấu tranh.

Enable selves and others to free from the state of ordinary ignorance: Khiến mình và người rời pháp phàm ngu.

Enable selves and others to fulfill the vow of all-knowing enlightenment: Khiến mình và người viên mãn nhứt thiết trí Bồ đề nguyện. Enable selves and others not to repudiate any of the Buddhas’ teachings: Khiến mình và người không phỉ báng tất cả Phật pháp.

Enable selves and others to penetrate the real truth: Khiến mình và người được thâm nhập chân pháp ấy.

Enable selves and others to stay in the path of transcendent ways: Khiến mình và người trụ đạo Ba La Mật.

Enable sentient beings to be born in heaven or in the human realm: Làm cho chúng sanh có khả năng sanh vào cõi trời hay cõi người.

Enable sentient beings to fulfill enlightened knowledge: Làm cho chúng sanh viên mãn Phật trí.

Enable sentient beings to see Buddhas: Làm cho chúng sanh được thấy Phật.

Enable those who had the same aspiration in the past to fulfill their aims: Khiến cho chúng sanh đồng nguyện ở đời trước được thỏa mãn ý nguyện.

Encapsulate (v): Bao bọc lại. Enchin (jap): Sư Nguyệt Trân (814-891)—See Nguyệt Trân.

Encircle: Vi Nhiễu—Đi vòng quanh.

Encompass (v): Bao gồm.

Encompassing Adornments And Merit And Virtue Buddha: Phật Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức.

Encounter (v): Gặp.

Encounter Buddhas: Gặp Phật.

Encounter Buddhas kill Buddhas, encounter Patriarchs kill Patriarchs: See Phùng Phật Sát Phật Phùng Tổ Sát Tổ.

Encounter difficulties: Gặp phải khó khăn. Encounter a good-knowing advisor: Gặp thiện hữu tri thức.

Encounter wicked teacher and evil friends at the time of near death: Lúc cận tử gặp thầy tà bạn ác phá hoại lòng tin.

Encourage (v): Khuyến khích—To stimulate.

Encourage everyone to cultivate the Way (n): Khuyến tu.

Encourage the growth and continuance of good deeds that have already started: Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh.

Encourage Zealous Study of the Zen Barriers: Zenkan Sakushin (jap)—See Ch’an-kuan Ts’echin.

Encouragement of the Bodhisattva Universal

Virtue: Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát.

End (n): Mục tiêu—See Cứu Cánh.

End (v): Uccehda (skt)—To cause to cease—To cut off—To get rid of—Đoạn trừ End of blessings: Hết phước.

End of the branches: Đầu cành.

End the cycle: Destroy the round of rebirth—Tận diệt vòng luân hồi sanh tử.

End the cycle of birth and death: Liễu sanh thoát tử.

End of the day: Hậu Nhật Phần—See Tam Nhật Phần.

End a discourse: Conclude a sermon—Kết thúc một bài pháp.

End (n) justifies the means: Cứu cánh biện minh cho phương tiện.

End of a kalpa: Kalpakshaya (skt)—Kiếp Mạt—

Kỳ kiếp tận—Thời kỳ cuối của một kiếp.

End of the passions: Asravaksaya (skt)—The exhaustion of the stream of transmigration—Lậu tận.

End of suffering: Nirodha-aryasatya (skt)—See

Diệt Đế.

End of summer: Giải Hạ—Hết mùa hè. End of summer meditation retreat: Hạ Mãn—

Kết thúc thời gian tịnh chỉ mùa hè.

End of summer retreat: Hạ Mạt—See Kiết Hạ. End of a sutra: Kết kinh (sự chấm dứt của một quyển kinh).

End of the year: Lạp (giới lạp, hạ lạp)—The end of a monastic year or the end of the annual summer retreat—Cuối năm trong tự viện hay cuối mùa an cư kiết hạ hàng năm.

Endanger the character by improper intimacy:

Nguy hại.

Endeavor (v): Cố gắng—To try—To strive.

Endeavor to eliminate already-formed evil: Effort to eliminate sins already arisen—Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.

Endeavor to perform more good deeds: Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh.

Endeavor to prevent evil from forming: Effort not to initiate sins not yet arisen—Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.

Endeavor to start performing good deeds: Tinh tấn phát triển những điều thiện lành chưa phát sanh.

Ending point of suffering: Dukkhassanta (skt)— Giới hạn cuối cùng của khổ là cửa vào Niết Bàn—See Khổ Tế.

Endless (a): Akchaya (skt)—Ananta (skt)—Bất tuyệt—Constant—Everlasting—Interminable— Perpetual—Unceasing—Without ceasing—Bất đoạn—See Vô Tận.

Endless conduct: Anantacaritra (skt)—Vô Biên Hạnh—Endless manner of action. Endless edge: Ananta-pratibhana (skt)—Vô Biên Biên—Không bờ bến như không gian.

Endless insight into salvation or endless liberated knowledge and vision: See Giải Thoát Tri Kiến Vô Diệt.

Endless life: Mạng thọ vô cùng. Endless light: Anantaprabha (skt)—Vô Biên Quang.

Endless manner of action: Anantacaritra (skt)—Vô Biên Hạnh—Endless conduct.

Endless mindfulness: Endless thought—Niệm Vô Diệt hay niệm không giảm hay tỉnh thức không cùng tận.

Endless punishment: Hình Vô Gián.

Endless salvation or liberation: Giải Thoát Vô Diệt hay giải thoát không giảm hay giải thoát không cùng tận.

Endless succession: Tiến trình vô tận.

Endless time: Thời Vô Gián. Endless wisdom: Huệ Vô Diệt hay tuệ không giảm—Perfection of body.

Endless zeal: Tinh Tấn Vô Diệt hay tinh tấn không suy giảm—Endless zeal or vigor.

Endlessly: Không ngừng nghỉ.

Endow (v): Ban cho—To grant—To bestow—To give—To award.

Endowment (n): Thiên bẩm—Thiên phú. Endurance (n): Ksanti (skt)—Patience—See

Nhẫn Nhục.

Endurance of the assaults of nature: Anutpattika-dharma-kshanti (skt)—Patience of the assaults of nature, i.e., heat, cold, age, sickness, etc—An nhẫn về sự nóng lạnh của thiên nhiên, hay già bệnh, vân vân—See Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Endurance of the cause of suffering: Patience of the cause of suffering—See Tập Pháp Nhẫn. Endurance of cultivation of the Path of elimination of suffering: See Đạo Pháp Nhẫn. Endurance of the elimination of suffering: See Diệt Pháp Nhẫn.

Endurance or forebearing of the body: Thân nhẫn—Patience of the body—Nhẫn nhục nơi thân. Endurance of human assaults and insults: See Chúng Sanh Nhẫn.

Endurance of human beings: Patience of human assaults and insults, i.e. hatred, or abuse—See Chúng Sanh Nhẫn.

Endurance-humiliation robe: See Nhẫn Nhục Y.

Endurance-land: Endurance world—Saha world—See Kham Nhẫn Địa. Endurance and moderation: See Kham Nhẫn Và Điều Hòa.

Endurance of nature calamities: Endurance of the assaults of nature, heat, cold, age, sickness, etc—An nhẫn về sự nóng lạnh của thiên nhiên, hay già bệnh, vân vân—See Vô Sanh Pháp Nhẫn. Endurance of obedient following: See Thuận

Nhẫn.

Endurance-paramita: Ksanti-paramita (skt)— See Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Endurance of suffering: See Khổ Pháp Nhẫn.

Endurance of sufferings for all living beings dedicating all merits to them: Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não.

Endurance-world: Endurance land—Saha world—See Kham Nhẫn Địa. Endure (v): Tồn tại—Chịu đựng—Undergo. Endure abusive and hurtful speech: Kham nhẫn lời nói mạ lỵ và gây thương tổn.

Endure hardships: Ngậm cay nuốt đắng.

Endure many sufferings: Chịu nhiều đau khổ. Endure patiently: Saha (skt)—Bear patiently— See Kham Nhẫn Địa.

Endure the sound we hear: Understanding the truth we hear—See Âm Hưởng Nhẫn. Enduring-humiliation robe: Robe of patience— See—Nhẫn Nhục Y.

Enduring rsi: Ksantirsi (skt)—Patient rsi—See Sằn Đề Tiên Nhân.

Enemy (n): Kẻ thù (oán gia)—Adversary— Ego—Opponent—Affliction—Mortal foes. Energetic Bodhisattva: Viriyadhika Bodhisatta (p)—See Tinh Tấn Bồ Tát.

Energism (n): Chủ nghĩa Năng lực.

Energy (n): Viriya (p)—Viriyam (p)—Virya

(skt)—Viryendriya (skt)—Zealous progress— Vigor (Zeal)—Cường lực—Tấn căn—See Tinh

Tấn.

Energy of concentration: Samadhi-bala(skt)— The power of concentration—See Định Lực.

Energy mode of enlightenment: Viryayanga (skt)—Energy branch of enlightenment—Tinh Tấn Giác Chi—See Tinh Tấn and Thất Bồ Đề Phần.

Engage in good work: Do good—Tác thiện (làm các việc lành)—Làm phúc—Làm việc thiện. Engage primarily in Buddha Recitation but practice Zen as well: Lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ—The first category of cultivators comprises those who engage primarily in Buddha Recitation but practice Zen as well. They are said to practice Zen-Pure Land, also called dual practice of Zen and Pure Land. Here, rebirth in the Pure Land is the principal goal, while seeing the True Nature and becoming enlightened to the Way is a secondary matter which depends on the individual practitioner’s good roots and conditions—Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối thiền tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùy duyên.

Engage in Buddha Recitation as their primary practice and Mantra Recitation as an ancillary

one: Lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ— The third category is composed of those who engage in Buddha Recitation as their primary practice and Mantra Recitation as an ancillary one. They follow the practice of Esotericism-Pure Land. The mantras vary with the practitioner and include such dharani as the Great Compassion Mantra, the Thousand-Armed Avalokitesvara Dharani, the Rebirth Dharani, etc—Những vị lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ, đó là tu về Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi môn đà la ni như Đại Bi, Chuẩn Đề, Vang sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các đà la ni khác.

Engaged Buddhism: Phong trào Phật giáo nhập thế—See Phật Giáo Nhập Thế.

Engagement (n): Hôn ước.

Engaku (jap): 1) Realizer of conditions: Pratyeka Buddha (skt)—See Duyên Giác; 2) Perfect enlightenments, complete enlightenment, the degree of enlightenment attained by a Buddha: Toàn Giác hay trình độ đại giác do một vị Phật thực hiện—See Viên Giác. Engaku-Darani (jap): Viên Giác Đà La Ni— Round realization Dharani. Engaku-ji: Complete Awakening Monastery—

See Viên Giác Tự.

Engakuji-ha (jap): See Viên Giác Tự Phái. Engaku-kyô (jap): Kinh Viên Giác—The Sutra of Perfect Enlightenment—See Kinh Vien Giác.

En-Getsu-So (jap): Round moon form—

Roundness of the moon—Viên Nguyệt Tướng. Engi (jap): Pratitya-samutpada (skt)—Dependent origination—Theory of causation—See Duyên

Khởi.

Engo Kokugon (jap): Yuan-wu-K’ê-Ch’in—See

Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả Thiền Sư. Engrave Buddhist Scriptures: Khắc bản kinh

Phật.

Engulf (v): Nhận chìm.

Engyo (jap): 1) Name of a Japanese monk: Sư Nguyệt Giáo (799-852), người Nhật Bản; 2) Perfect Doctrine: Viên giáo.

Enhencement (n): Sự nâng cao.

Enjaku (jap): Sitting in quietness—See Yến Tọa.

Enjoy (v): Hưởng thụ.

Enjoy life: Du hý nhân gian (hưởng thụ cuộc sống).

Enjoy (v) in peace: An hưởng.

Enjoy one’s work: Lạc nghiệp.

Enjoy the teachings and their meaning tirelessly: Thích pháp thích nghĩa không nhàm đủ. Enjoy together: Cộng hưởng.

Enjoy tranquility and serenity: Thường thích tịch tịnh.

Enjoy worldly pleasures: Get worldly amusements—Have worldly entertainments—

Hưởng thụ dục lạc trần thế.

Enjoyable: Đáng hưởng thu. Enjoyment: Thọ—Hưởng thụ.

Enjoyment body: Báo thân—Body of recompense of a Buddha—The functioning glorious body—The reward body, the sambhogakaya of a Buddha manifested as the result of his supreme merit—See Thọ Dụng Thân. Enjoyment of the dharma: Delight in Buddha-

truth or the religion—Sự an lạc của Phật pháp hay niềm vui với pháp—See Lạc Pháp. Enjoyment of Great Enlightening Beings: Sự vui thích của chư Đại Bồ Tát.

Enjoyment (n) of the pleasures: Tận hưởng dục lạc.

Enjoyment in the present life: Hiện Thế Lạc—

Vui trong cuộc sống hiện tại.

Enjoyment of sensual pleasures: Hưởng thụ khoái lạc.

Enjoyment (n) of the state of truth: Priti-bodh- yanga (skt)—See Hỷ Giác Phần. Enjoyment for worldly possessions: Thế Tài

Tham Hỷ—Thèm muốn của cải thế gian— Craving for worldly possessions.

Enju (jap): Japanese term for monks or nuns responsible for tending the monastery’s vegetable garden—Thuật ngữ Nhật Bản chỉ chư Tăng Ni phụ trách việc trồng rau trong vườn của Thiền viện— See Tending the monastery’s vegetable garden. Enju Ben’en (jap): See Thánh Nhất Quốc Sư. Enjudo (jap): Anrakudo (jap)—Nirvana hall, the sick hall or infirmary in a Zen monastery. The term literally means the “Hall for the Prolongation of Life”—Phòng bệnh cho chư Tăng trong Thiền viện—See Niết Bàn Đường. Enkan Seian (jap): Yen-kuan Ch’i-an—See Diêm Quan Tề An Thiền Sư.

Enlarge (v): Làm cho lớn ra. Enlarge self or others: Mahiman (skt)—See

Năng Đại.

Enlarged Arbuda: Nirabuda (skt)—Ni thích bộ đà—Ni La Phù Đà Địa Ngục—Lạnh quá nứt vỡ da thịt.

Enlighten (v): See Giác Ngộ.

Enlighten others: Parartha (skt)—Awake others—Ngộ Tha—See Giác Tha.

Enlighten self and others: Tự giác giác tha. Enlighten someone as to something: Khai sáng ai về điều gì—The Buddha enlightens men as to the right way of living—Đức Phật khai sáng nhân loại về nếp sống chan chánh.

Enlightened (a): Awakened—Free from the mind’s limitations—See Ngộ. Enlightened apprehension: See Cứu Cánh

Giác.

Enlightened behavior: Cách cư xử sáng suốt.

Enlightened beings: See Bồ Tát. Enlightened to conditions: Pratyeka buddhas (skt)—See Duyên Giác. Enlightened by contemplation on dependent arising: Giác Ngộ Nhờ Quán Nhân Duyên—Giác ngộ do suy nghiệm được sự nảy sinh phụ thuộc.

Enlightened decision: Quyết định sáng suốt.

Enlightened eye: Phật nhãn.

Enlightened heart: To engrave something in one’s memory—Minh Tâm (tâm giác ngộ).

Enlightened idea: Ý kiến sáng suốt. Enlightened, Illuminating Recitation: See Giác Chiếu Trì Danh.

Enlightened by the inner light: See Tự Nhiên Ngộ Đạo.

Enlightened intellect: Trí chiếu sáng—

Illuminated intellect.

Enlightened Knowledge: See Tri kiến Phật. Enlightened man: Giác Nhân—One who has apprenhended Buddha-truth—Người giác ngộ đã thấu triệt chân lý.

Enlightened mind: Perfect knowledge— Transcendent understanding—Perfect wisdom— Illuminated mind—See Giác Ngộ Tâm.

Enlightened mind free from all illusion:

Enlightenment ability—Giác tính.

Enlightened One: See Đấng Giác Ngộ. Enlightened One and the Middle Path: See Bậc Giác Ngộ Và Trung Đạo.

Enlightened opinion: Ý kiến sáng suốt. Enlightened as the result of insight: Chứng Ngộ Là Kết Quả Của Thiền Định.

Enlightened in the self-nature of truth and reason: Đã tự ngộ về tự tính của sự thật và lý tánh.

Enlightened understanding: See Pháp Trí.

Enlightened way: See Vô Lậu Đạo. Enlightened way of escape from miseries of transmigration: Con đường giác ngộ và giải thoát mọi khổ đau của luân hồi sanh tử—See Vô Lậu Đạo.

Enlightened wisdom: Giác Ngộ Trí— Omniscience—Wisdom that extends beyond the limitations of time and sense. Enlightening action: Hành Động Giác Ngộ—

Hành động của bậc Bồ Tát.

Enlightening of all others: Giác tha.

Enlightening Beings: See Bồ Tát. Enlightening beings freely appear in infinite ways for the benefit of sentient beings: Bồ Tát tự tại, vì tất cả chúng sanh dùng vô lượng môn mà hiện thân.

Enlightening others: See Giác Tha. Enlightening self and others: See Tự Giác Giác Tha.

Enlightenment (n): Bodhi or Sambodhi (skt)— Awakening—To wake up—To be awake—To enlighten—Bồ đề—Sự giác ngộ—Sự soi sáng— Sự khai minh—Giác ngộ (Trí tuệ hay sự thức tỉnh toàn diện về tự thân, tha nhân và thế giới sự vật hiện tượng)—See Ngộ.

Enlightenment ability: Enlightened mind free from all illusion—See Giác Tánh. Enlightenment of the Buddha: Phật Bồ Đề—Vô Thượng Bồ Đề (Bồ Đề mà Phật đạt được).

Enlightenment of Buddhahood: The fifty-second stage of a Bodhisattva—Giai đoạn thứ 52 của Bồ Tát hay là giai đoạn giác ngộ Phật quả—See Diệu Giác.

Enlightenment derived for one’s self: Svabodhi (skt)—See Tự Giác Ngộ.

Enlightenment-Flower Samadhi Self-Mastery King Thus Come One: Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.

Enlightenment from ignorance and release from desire: Minh thoát.

Enlightenment by the inner light: See Tự Nhiên Ngộ Đạo.

Enlightenment mark: Ngộ Tích—Dấu tích của sự giác ngộ.

Enlightenment of meditation: Samadhibodhyanga (skt)—See Định Giác Chi. Enlightenment and Nirvana: Giác ngộ và Niết bàn.

Enlightenment power of a Buddha: Supreme bodhi—Supreme enlightenment—See Đại Giác. Enlightenment of Pratyeka-buddhas: Bồ Đề mà hàng Duyên Giác đạt được—See Duyên Giác Bồ Đề.

Enlightenment of Prince Siddhartha: Sự giác ngộ của Thái tử Tất Đạt Đa—Enlightenment of the Buddha.

Enlightenment and release: Minh thoát— Enlightenment from ignorance and release from desire—Giác ngộ và giải thoát khỏi dục vọng. Enlightenment of Rinzai: Sự giác ngộ của Lâm Tế—See Rinzai’s Enlightenment.

Enlightenment of the saints: Holy enlightenment—Thánh minh. Enlightenment for self: One of the three kinds of enlightenment—Tự giác, một trong ba loại giác ngộ—See Tam Giác Ngộ.

Enlightenment of a sound hearer: Sravakabodhi (skt)—Thanh Văn Giác.

Enlightenment of sravakas: Bồ Đề mà hàng Thanh Văn đạt được—See Thanh Văn Bồ Đề. Enlightenment from within: See Tự Giác Ngộ Tâm.

Enmities (n): Hận thù suốt kiếp.

Enmitsu-Zenkai (jap): Viên Mật Thiền Giới— Zen rules for both the complete teaching and the esoteric teaching—Thiền giới cho cả Viên giáo và Mật giáo.

Enmity: Upanaha (skt)—Hận—Sân giới—Sự hận thù.

Enmity should not be consolidated but reduced: Oán thù nên cởi chứ không nên buộc (Oan gia nghi giải bất nghi kết).

Enni-ben’en (jap): Viên Nhĩ Biện Viên—Name of a Japanese monk—See Thánh Nhất Quốc Sư. Ennin (794-864): Jikaku Daishi (jap)—Viên Nhân—Sư Nguyệt Nhân—Name of a student of Saicho and one of the major figures in the early period of the Tendai school in Japan. He traveled to China following Saicho’s death in 838 and returned nine years later with 559 volumes of sutras and commentaries. In China, Ennin was living in the city of Chang-an when emperor Wutsung ordered the persecution of Buddhism. He kept a diary of his experiences while in China. Later published as “Nittô Guhô Junrei Gyôki,” it provides crucial information about Buddhism in T’ang China before the persecutions of 848, as well as first-hand accounts of persecutions. He became the third head monk of the order and played a significant role in increasing its popularity. He is better known by his posthumous title, Jikaku Daishi—Tên của một vị đệ tử của Tối Trừng và là một trong những nhân vật chính trong thời ban sơ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản. Ông du hành sang Trung Hoa sau khi Tối Trừng thị tịch vào năm 838 và 9 năm sau đó ông trở về Nhật với 559 bộ kinh và luận. Ở Trung Hoa, Sư trú ngụ trong thành Trường An trong khi vua Đường Vũ Tông ra lệnh bách hai Phật giáo. Sư giữ bộ nhật ký ghi lại những kinh nghiệm của mình ở Trung Hoa. Về sau này, Sư cho xuất bản sách “Nittô Guhô Junrei Gyôki,” cung cấp tin tức chủ yếu ngay trước cuộc bách hại Phật giáo vào năm 848. Sư trở thành vị tổ thứ 3 của dòng truyền thừa Thiên Thai và giữ một vai trò quan trọng trong việc làm cho nhiều người biết đến tông phái này.

Sư được biết đến qua tôn hiệu vua ban là Từ Giác Đại Sư.

Enno (jap): Viên Năng—Name of a Japanese monk.

Enno-Ozunu (jap): Sư Dịch Tiểu Giác (637701)—Founder of the Shugendo School in Japan—Sơ tổ trường phái Tu Nghiệm Đạo tại Nhật Bản.

Ennyu (jap): Sư Nguyệt Dung (Nhật Bản). E’no (jap): Eno(jap)—Hui-neng—See Huệ Năng Đại Sư.

Enoble: Dignify—Exalt—Hiển dương (làm cho trở thành cao quý).

Enquire (v): Muốn biết.

Enraged: Điên cuồng.

Enrich oneself: Làm giàu.

Enrollment (n): Sự đăng ký hay ghi danh. Enryakuji (jap): Mount T’ien-T’ai—See Thiên Thai Sơn.

Ensho (jap): Zen master Yien-Zhao (Japanese)— Sư Viên Chiếu (1220-1277)—Name of a Japanese Zen monk—Tên của một vị Thiền Tăng Nhật

Bản.

Enshrine (v): Cất giữ.

Enshrine something: Place something in a shrine—Thờ vật gì.

Enshu (jap): Viên tông—The sect of the complete or final Buddha-truth, i.e. T’ien-T’ai. Round teachings or Round school of Buddhism. In East Asian thought, roundness implies perfection. Therefore, to designate a teaching or school as “round” is to claim that it represents Buddhist perfection. The expression most often applies to Tendai teachings, although it may also refer to Zen itself—Tông phái của viên giáo, chỉ tông Thiên Thai. Trong tư tưởng Đông Á, sự tròn đầy ám chỉ sự toàn hảo. Vì vậy đặt cho một giáo thuyết hay tông phái là “Viên” tức là cho rằng nó tiêu biểu cho sự toàn hảo của Phật giáo. Từ ngữ thường áp dụng cho giáo thuyết của tông Thiên Thai, mặc dầu tự nó cũng có thể chỉ cho Thiền. Ensô (jap): Ichi-enso (jap)—Empty circle—Round shape—See Viên Tướng.

Enson (jap): Viễn Tôn—Distant grandchildren in the lineage—Cháu xa trong dòng truyền thừa.

Ensue (v): Do bởi.

Entangle (v): Làm cho rối rắm.

Entanglement (n): Bonds—See Triền Phược. Enter (v): Ayana (skt)—To enter into—Awaken to the truth—Nhập chơn lý (giác ngộ chơn lý). Enter and abide in something: Nhập và trú vào. Enter all ages as one instant: Nhập tất cả kiếp cùng một niệm.

Enter the assembly of monks: See Nhập Chúng. Enter into belief: Nhập Tín—Tin tưởng—To believe.

Enter the bones of a monk into a stupa: See Nhập Tháp.

Enter the Buddha-nature in practice: Hành nhập—Nhờ vào hạnh tu mà thấu nhập vào Phật tánh của chính mình.

Enter the Buddha-nature in theory: See Lý nhập.

Enter the Buddha’s path: Thông Đạt Phật Đạo. Enter Capitals of Birds: Đô ấp của Ca-lâu-la vương.

Enter Capitals of Cherubium: Đô ấp của Càn Thát Bà vương.

Enter Capitals of Demons: Đô ấp của La-sát vương.

Enter Capitals of Goblins: Đô ấp của La-hầu-lagià vương.

Enter Capitals of Hongoblins: Đô ấp của Khẩnna-la vương.

Enter Capitals of Monster: Đô ấp của Ma vương.

Enter Capitals of Serpents: Đô ấp của Tỳ-xá Xà vương.

Enter Capitals of Titans: Đô ấp của A-tu-la vương.

Enter Capitals of water spirits: Đô ấp của Long vương.

Enter Celestial capitals: Đô ấp của Thiên vương.

Enter into concentration: To enter into meditation by tranquilizing the body, mouth and mind—See Nhập Định.

Enter concentration in the realm of form: See Nhập Sắc Định.

Enter concentration, stay in the door of nirvana, and pervade infinite worlds in the ten directions: Nhập định trụ niết bàn khắp cùng mười phương vô lượng thế giới.

Enter countless great concentrations: Hoặc nhập vô số tam muội quảng đại mà làm Phật sự.

Enter deeply into all transcendent ways: Y chỉ thâm nhập tất cả Ba La Mật thực hành hạnh Bồ Tát.

Enter defiled worlds: Nhập thế giới nhiễm. Enter the Dharma Realm: Gandavyuha (skt)—

See Nhập Pháp Giới.

Enter dhyana with immediate concentration:

Đốn định.

Enter the dust: Entering the market place with helping hands—Thõng tay vào chợ (vào chốn trần ai).

Enter the enlightened knowledge and vision:

Nhập giác tri kiến.

Enter the extremely deep Dharma realm and the Prajna samadhi: Nhập pháp giới thậm thâm và Bát Nhã Tam Muội.

Enter the gate of non-duality: See Lý Thể Nhap Bất Nhị Môn.

Enter the gate of the principle of non-duality: Nhập Bất Nhị Pháp Môn—Bước vào pháp môn bất nhị.

Enter the hermitage: Nhập thất. Enter the house of enlightenment with a profound pure mind: Nhập nhà Bồ Đề với thâm tâm thanh tịnh.

Enter human capitals: Đô ấp của nhơn vương.

Enter into: Nhập vào (Consciousness).

Enter into adornment of Buddha-lands: Nhập trang nghiêm Phật quốc.

Enter into all ages and all nonages: Nhập tất cả kiếp cùng là phi kiếp.

Enter into another body: Nhập vào thân xác khác.

Enter into attainment: Nhập thành tựu.

Enter into the command of spiritual powers:

Nhập thần lực tự tại.

Enter into a condition: Nhập tâm.

Enter into contemplation: Nhập quán.

Enter into contemplation state: Nhập định—Be immersed in deep thought—To be plunged in meditation.

Enter into countable ages: Nhập kiếp đếm được. Enter into countable ages as uncountable ages: Nhập kiếp đếm được cùng là kiếp không đếm được.

Enter into different undertakings: Nhập sai biệt nguyện.

Enter the enlightened knowledge and vision: Nhập giác tri kiến Phật—See Tứ Môn Tri Kiến

Phật.

Enter into extinction: Đi vào tịch diệt—See

Nhập Diệt.

Enter into the formless concentration: Nhập Vô Sắc Định—Nhập định vào cõi vô sắc.

Enter into fundamental vows: Nhập bổn nguyện.

Enter into future ages: Nhập kiếp vị lai.

Enter into the highest knowledge in the world: Nhập thế gian thù thắng trí môn—Đi vào trí tuệ thù thắng nhất của thế gian.

Enter into manifestation of incarnation: Nhập thị hiện thọ sanh.

Enter into meditation: Nhập Tĩnh Lự—Come into meditation, or to pass into meditation. To wrap in deep meditation. To seek, inquire or discuss religious instruction. Thought and study for enlightenment in regard to truth—Tham nhập vào đạo thiền, hay tham vấn về thiền tập. Đi vào thiền quán để tự tâm tịch tịnh và tự quán chiếu lý (complete stillness of the mind and thought for enlightenment)—See Tham Thiền. Enter into meditation by tranquilizing the body, mouth, and mind: Nhập định.

Enter into the mother’s womb: Đi vào thai mẹ.

Enter into Nirvana: Nhập diệt (nhập niết bàn).

Enter into past ages: Nhập kiếp quá khứ.

Enter into practices: Nhập hạnh.

Enter into precepts: Nhập giới.

Enter into present ages: Nhập kiếp hiện tại. Enter into quietude: Nhập Tĩnh—Đạt đến tịch tĩnh.

Enter into reality: Nhập Chân—Bước vào thực tại.

Enter (v) into religion: Carya (skt)—Tu tập chánh pháp—Conduct—To observe and do—To cultivate—See Tu Hành.

Enter into rest: To die peacefully as if in a sleep—See Yến Tịch.

Enter into samadhi: A complete stillness of the mind—To enter dhyana—To enter into an utmost concentration—See Nhập Định.

Enter into the state: See Nhập Địa. Enter into the stream: Srota-apanna (skt)— Nhập lưu—See Dự Lưu.

Enter into uncountable ages: Nhập kiếp không đếm được.

Enter into uncountable ages as countable ages: Nhập kiếp không đếm được cùng là kiếp đếm được.

Enter into various understanding: Nhập các thứ tri giải.

Enter into ways of transcendence: Nhập Ba La

Mật.

Enter into wholesome ways: Thường sanh thiện đạo.

Enter inverted worlds: Nhập thế giới đảo lộn

(úp).

Enter large worlds: Nhập thế giới lớn.

Enter the master’s room for instructions: To enter the master’s study for examination or instruction—Vào buồng thầy để hỏi đạo hay được sự chỉ dẫn.

Enter the mind: To enter the heart—To fix in the memory—See Nhập Tâm. Enter the monastic life: Obtain (v) salvation— Obtain transport across the river of transmigration—See Đắc Độ.

Enter nonages as all ages: Nhập phi kiếp cùng là nhập tất cả kiếp.

Enter a particular stage: See Nhập Địa. Enter all the pasts, presents and futures of the cosmos, remaining unhindered: Nhập pháp giới tất cả tam thế, vô chướng ngại trụ.

Enter the Pure Land: Siêu sanh Tịnh Độ.

Enter pure worlds: Nhập thế giới tịnh.

Enter a religion: Nhập đạo (tu hành)—To become a monk or nun—Enter the priesthood. Enter sagehood: Nhập Thánh—Trở thành một vị A-La-Hán—To become an Arahant.

Enter a school: Nhập môn—To enter a sect. Enter the school of monism: See Nhập Bất Nhị Môn.

Enter and shut off oneself: See Nhập Thất.

Enter small worlds: Nhập thế giới nhỏ.

Enter someone else’s room: One should knock slowly three times at the door and wait for the consent before entering—Đi vào phòng của người khác, nên gõ cửa ba tiếng và đợi cho đến khi được sự ưng thuận mới bước vào.

Enter the stage: Nhập địa—Enter the State.

Enter the state of noncontention: Nhập pháp vô tránh.

Enter the status of a disciple: Nhập môn—To enter the master’s study for examination or instruction.

Enter-Stay-Exit: See Nhập Trụ Xuất Tam Tâm.

Enter subtle worlds: Nhập thế giới vi tế.

Enter the temple: Nhập Tự (nhập sơn môn). Enter (again) through the dark gate into mortality: See Nhập Trọng (Trùng) Huyền Môn. Enter upright worlds: Nhập thế giới ngữa.

Enters the womb knowing, stays there knowing, and leaves it knowing: Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, biết mình an trú trong bụng người mẹ và biết mình ra khỏi bụng người mẹ—See Tứ Chủng Nhập Thai.

Enters the womb knowing, stays there knowing, but leaves it unknowing: Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, biết mình an trú trong bụng người mẹ, nhưng không biết mình ra khỏi bụng người mẹ—See Tứ Chủng Nhập Thai.

Enters the womb knowing, stays there unknowing, and leaves it unknowing: Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, nhưng không biết mình an trú trong bụng nguời mẹ và không biết mình ra khỏi bụng người mẹ—See Tứ Chủng Nhập Thai.

Enter worlds within atoms: Nhập thế giới vi trần.

Enter the worlds where there are Buddhas:

Nhập thế giới có Phật.

Enter the worlds where there are no Buddhas:

Nhập thế giới không Phật.

Enter Zen: Nhập môn Thiền.

Entered: Nhập—Entering into the knowledge and vision of the Buddha—Nhập Phật tri kiến. Enterer of the way: One who has entered the way—One who seeks enlightenment, a general name for early Buddhists and also for Taoists— Đạo nhân.

Entering by conviction intellectually that all sentient beings have the Buddha-nature: Thấu nhập lý tính rằng tất cả chúng sanh đều có chân như Phật tánh—See Lý Nhập.

Entering dhyana: See Nhập Định.

Entering Enlightenment: Nhập Như Lai.

Entering the Middle View: Madhyamaka-vatara (skt)—Nhập Trung Luận—A commentary on the Madhyamika—Một bộ luận về việc đi vào Trung Luận.

Entering nirvana (Parinirvana) at the age of

80: Nhập diệt năm 80 tuổi. Entering by proving in practice: Hành nhập—

Thấu nhập vào hạnh tu.

Entering the school of nonism: See Nhập Bất Nhị Môn.

Entering transformation: Senge (jap)—Đi vào sự biến hóa—See Nhập Biến Hóa Sự.

Entering the truth: Nhập đạo—See Nhị Nhập.

Entertain (v): Chiêu đãi—See Du Hý.

Entertain someone: Amuse someone—Làm cho ai thích thú.

Entertain someone with vegetarian food: Đãi khách cơm chay.

Enthrone (v): Lên ngôi.

Enthrone someone: Đưa ai lên ngôi. Enthusiasm: Prti (p & skt)—Sự nhiệt tình hay sự an vui bình thản trong tâm—Joy. Enthusiastic (a): 1) Enthusiastic: Ubbilla (p)— Phấn Chấn; 2) Perseverence: Tinh tấn.

Entice (v): Khuyến dụ.

Enticement (n): Sự cám dỗ.

Entire control: Dharani (skt)—See Tổng Trì.

Entire expulsion and deletion from the order: Diệt Tấn—Xóa tên trong giáo đoàn—See Diệt

Sấn.

Entire obscurity: Minh Nhất—Hoàn toàn tối ám—Pristine darkness.

Entire ten directions: Everywhere—The universe—Tận Thập Phương (hết thảy mười phương pháp giới hay khắp nơi trong vũ trụ). Entire obscure: Pristine darkness—Minh minh

(hoàn toàn tăm tối hay sự tăm tối của thuở ban sơ)—See Minh Minh.

Entire withdrawal from the world or fond of abandoning: Hoàn toàn buông bỏ thế sự.

Entirety of the Buddhist scriptures: See

Issaikyô.

Entirety or Integration: Thành Tướng.

Entity (n): Thực thể—Hữu thể tồn tại.

Entity-in-Dharmadhatu Amitabha Buddha:

Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật. Entities of neither matter nor mind: Phi sắc phi tâm pháp—Những pháp không phải sắc mà cũng không phải tâm.

Entrance (n): Sadayatana (skt)—Sự bước vào. Entrance of the ear: Nhĩ Nhập—One of the twelve entrances—See Thập Nhị Nhập. Entrance to eternal life: Đi vào cuộc sống trường cửu.

Entrances where the organs and objects of physical sense meet: See Sắc Nhập.

Entrance through reason: See Rinyu.

Entreat (v): Khẩn cầu.

Entrenched afflictions: Trụ Địa Phiền Não—

Các phiền não lâu đời.

Entrenchment of attachment to objects in the formless realm: Vô Sắc Giới Trụ Địa—Cứ địa của sự chấp thủ vào vô sắc giới.

Entrenched ignorance: Trụ Địa Vô Minh—Sự vô minh lâu đời.

Entrenchment of all views: Nhất Thiết Kiến Trụ Địa—Cứ địa của tất cả các quan điểm.

Entrust (v): Giao phó—To trust—To confide.

Entrust one’s life to the Buddha: Obey the Buddha’s teaching—Quy mệnh (quy mạng) hay là phó thác thân mình—See Quy Mạng.

Entrust someone with something: Final instructions—Give in charge—Chúc lụy (những lời giáo huấn cuối cùng).

Entrust valuables: Giao cho những thứ có giá trị—See Tứ Bất Khả Ký Phụ. Entrusted with duties: Thừa Sự—Được giao phó nhiệm vụ—To serve—To obey.

Entry (n): Nhập—Entrances.

Entry into ages by Enlightening Beings: Nhập kiếp của chư Đại Bồ Tát.

Entry into the Bodhi-mind: Thông đạt bản tâm Bồ Đề.

Entry into boundless worlds: Nhập vô biên thế giơi.

Entry into concentration of Great

Enlightening Beings: Nhập tam muội của chư

Đại Bồ Tát.

Entry into correct dhyana: Nhập Chánh Định.

Entry into meditation: Vào thiền hay vào định.

Entry into the state by Enlightening Beings:

Nhập Bồ Tát Địa.

Entry by the truth: See Lý Nhập.

Entry into universality: Phổ nhập.

Entry into wisdom: Vào huệ—See Nhập Huệ.

Entry into wisdom and into clear discernment or clear reasoning: Vào huệ cũng như có những lý luận sáng suốt.

Entry into the womb, birth, leaving home, attainment of enlightenment, teaching activity, and ultimate nirvana: Nhập thai, giáng sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết bàn.

Entry into the womb of Queen Maha Maya:

Nhập thai nơi Hoàng Hậu Ma Da.

Entry into the world: Nhập thế. Entsu (jap): Yuan-t’ung—Yuantong—See Viên

Thông Thiền Sư (Nhật Bản).

Entsu-ji (jap): Viên Thông Tự—Name of a famous temple in Japan—Tên của một ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản.

Entsu Zen master: Zen master Entsu—See Viên Thông Thiền Sư (Nhật Bản).

Enumerate (v): Kê khai—To make a list.

Envious and mean: Tật đố và san tham.

Environing cause of attaining the perfect Buddha-nature: Contributory or developing cause—See Trợ Duyên. Environing conditions: See Trần Duyên. Environment (n): Môi sinh—Hoàn cảnh— Trường hợp—Ngoại vi—Cảnh chung quanh. Environment causes: Nguyên nhân gián tiếp do môi trường bên ngoài (ngoại duyên)—See Phương Tiện Nhân.

Environment of the six gunas: See Trần Cảnh. Environmental (a): Thuộc về hoàn cảnh bên ngoài.

Environmental cause: Hetupratyaya (skt)— Duyên—See Phương Tiện Nhân. Environmental causes which influence life: All the accessory conditions—Chư duyên. Environmental cause of all phenomena: See

Pháp Duyên Khởi.

Environmental force: Pratyaya-bala (skt)— Secondary force—See Duyên Lực.

Environmental influence: Ảnh hưởng môi sinh.

Envious (a): Ghen ghét—Jealous. Envoys of stupitity: Panca-klesa (skt)—See Độn

Sử.

Envy: Tật Kết—See Tật Đố.

Enyallatta (skt): See Diễn Nhã Đạt Đa. Enyu-ji (jap): Viên Dung Tự—Name of a temple in Japan.

Enza (jap): ‘Joyful sitting’, another expression for sitting in meditation—Tư thế ngồi vui vẻ, sự diễn tả khác của tọa thiền—See Yến Tọa. Enza-Jakujo (jap): Yến Tọa Tịch Tịnh—See Yến Tọa.

Enzui-daio (jap): Name of a Japanese Zen master—See Viên Thông Đại Ứng Thiền Sư.

Eon: Kiếp: Kalpa.

E-on (jap): Hui-Yuan—Sư Tuệ Viễn—See Huệ

Viễn.

Ephemeral (a): Anicca (p)—Impermanent—Phù du—Tạm bợ—See Vô Thường. Ephemeral life: Kiếp phù sinh (cuộc sống ngắn ngủi).

Epicurism: Chủ nghĩa khoái lạc—A person who is fond of luxury and sensuous pleasures—Người thích cuộc sống xa xỉ và dục lạc.

Epidemics: Bệnh dịch—There are five epidemics in Vaisali during the Buddha’s lifetime—Có năm loại bệnh ngặt nghèo trong thành Vaisali vào thời của Đức Phật—See Ngũ Chủng Ác Bệnh. Episode (n): Giai thoại.

Epistemological (a): Thuộc về nhận thức. Epistemological questions: Tri Thức Luận— Epistemology—See Nhận Thức Luận.

Epistemological questions: Concerning epistemological questions, Buddhism has much more to say than any other philosophy. As sources of cognition Buddhism recognizes the world of sensation (Pratyaksa-pramana), the world of inference (anumana) and the world of pure intuition (dhyana)—Những câu hỏi có tính cách tri thức luận, Phật giáo không bàn đến nhiều như các triết học khác. Đối với nguồn gốc của nhận thức, Phật giáo nhìn nhận có thế giới của cảm giác hay thế giới hiện lượng (Pratyaksa-pramana); thế giới của suy luận hay thế giới tỷ lượng (Anumana); thế giới của trực giác thuần túy hay thế giới thiền định (dhyana)—See Tri Thức Luận. Epistemology (n): Tri thức học—See Tri Thức

Luận.

Epithet: Appellation—Danh hiệu.

Epochs: See Kiếp (2).

Equal: Sama or Samata (skt)—Everywhere— Everywhere the same—Impartial—Like—

Universal—Without partiality—See Bình Đẳng.

Equal comprehension without violating the character of ultimate reality: Chư Phật trụ vào khắp tất cả pháp chẳng trái tướng thực tế.

Equal to matchless: Asamasama (skt)—Equality without equal—The unequalled state of equilibrium—See Vô Đẳng Đẳng.

Equal to me: See Hữu Đẳng Ngã Mạn.

Equal mercy toward all beings without distinction: Universal mercy—See Đẳng Từ. Equal mind: Universal mind—See Đẳng Tâm. Equal state of body: Kayasamati (skt)—Thân bình đẳng.

Equal to those who surpass me: See Ngã Đẳng Mạn.

Equal and universal characteristics: The equal and universal characteristics of the one

Tathagata—Bình đẳng tánh của một bậc Như Lai. Equal or universal currents: The equal or universal currents or consequences—Bình đẳng lưu.

Equaled: Bằng nhau.

Equalitarianism: Chủ nghĩa bình đẳng. Equality (n): Sama or samata (skt)—See Bình

Đẳng Tánh.

Equality in Buddhahood: See Bình Đẳng Phật

Quả.

Equality and Differentiation: Lìa khỏi nói năng—See Ly Khước Ngữ Ngôn. Equality with both faithful and scornful beings: Bình đẳng không sai khác—See Bình Đẳng Vô

Sai Biệt.

Equality and differentiation: Lìa khỏi nói năng, thí dụ thứ 24 của Vô Môn Quan—Feng-hsueh’sequality and Differentiation, example 24 of the Wu-Men-Kuan—See Ly Khước Ngữ Ngôn.

Equality mind: See Bình Đẳng Tâm.

Equality of the nature of reality: Pháp Tánh Bình Đẳng—Tính chất bình đẳng của bản chất thực tại.

Equality of phenomena: Pháp Bình Đẳng Tính—

Tính bình đẳng của mọi hiện tượng.

Equality of phenomena in terms of their nonarising: Bất Sanh Bình Đẳng Tính—Tính bình đẳng của mọi hiện tượng về mặt không sinh khởi. Equality of all sentient beings: Nhất Thiết Chúng Sanh Bình Đẳng—Tính chất bình đẳng của hết thảy chúng sanh.

Equality of speech: Vaksamata (skt)—Ngôn bình đẳng—Bình đẳng về việc phát biểu. Equality in terms of signlessness: Vô Tướng Bình Đẳng Tính—Bình đẳng về mặt vô tướng. Equality without equal: Asamasama (skt)—See Vô Đẳng Đẳng.

Equalization: Bình quân (chia đều ra).

Equanimity (n): Upeksà (skt)—Upeksendriya

(skt)—Abnegationt—Equanimity—To let go— Neglect—Abandoning—Indifference—Neutral feeling—Relinquish—Renounce—See Xả Căn. Equanimity in accumulating all virtues: Tâm bình đẳng chứa nhóm tất cả công đức.

Equanimity in regard to the consequences of actions of all living beings: Tâm bình đẳng nơi nghiệp báo của tất cả chúng sanh.

Equanimity in regard to (all) living beings: Tâm bình đẳng nơi tất cả thân chúng sanh.

Equanimity in regard to nonconceptualization of all practices: Tâm bình đẳng nơi tất cả các hạnh không phân biệt.

Equanimity in regard to the nondifference of all Buddhas’ powers: Tâm bình đẳng nơi tất cả lực khác nhau của chư Phật.

Equanimity in regard to all phenomena: Tâm bình đẳng nơi tất cả các pháp.

Equanimity in regard to all pure and defiled lands: Tâm bình đẳng nơi tất cả các quốc độ tịnh uế.

Equanimity in regard to understandings of all sentient beings: Tâm bình đẳng nơi tất cả tri giải của chúng sanh.

Equanimity in regard the wisdom of all

Buddhas: Tâm bình đẳng nơi trí huệ của tất cả Như Lai.

Equanimity in undertaking all different vows:

Tâm bình đẳng phát tất cả nguyện sai biệt.

Equilibrium (n): Sự cân bằng. Equinoctial point: Equinoxes—Spring equinox— Xuân Phân.

Equinoxes: Equinoctial point—Spring equinox— Xuân Phân.

Equitable (a): Công minh—Vô tư.

Equitableness (n): Sự công minh—Sự vô tư.

Equity (n): Sự quân bình—Công chính.

Era: Thời đại.

Eradicate (v): Pativinodeti (p)—Pariksina (skt)— Trừ khử—Diệt tận gốc.

Eradicate the Buddhas and destroy

Sakyamuni: Haibutsu-kishaku (jap)—See Phế

Phật Hủy Thích.

Eradication (n): Diệt tận gốc Eradication of wrong views: See Tận Diệt Tà Kiến.

Eranda (skt): A foul-smelling tree—Một loại cây có mùi hôi.

Erase (v) the ego: Diệt ngã. Erasion (erasure) of conditions: See Duyên

Tiêu.

Eravana (skt): Name of a tree with beautiful flowers—See Y Lan.

Eravati (skt): Name of a naga-guardian of a sea or lake—See Y La Bạt Đề Hà.

Erect (v): Dựng lên.

Erect and upright body: Thân thể ngay thẳng.

Eremite: Hermit—Recluse—Ẩn sĩ.

Eremitical (a): Thuộc về ẩn tu.

Eriki (jap): Prajna-bala (skt)—Power of perfect understanding—Power of wisdom—See Huệ Lực. Erin-ji (jap): Huệ Lâm Tự—Name of a temple in Japan.

Erotism (n): Nữ sắc.

Err: Sự mê lầm.

Erroneous (a): Sai lầm—Tà—Vọng—False. Erroneous attachment to the reality: Lầm chấp có.

Erroneous attachment to the emptiness: Lầm chấp tánh không.

Erroneous mind: Tà tâm.

Erroneous notion: Khái niệm lầm lẫn. Erroneous reasoning on the idea of self: See

Phân Biệt Ngã Chấp.

Erroneous tenets: Tà Chấp—Heterodox tenets and attachment to them—Cố chấp vào kiến giải bất chính.

Erroneous theory: Ta thuyết. Erroneous thinking: Vọng tưởng (chấp giữ mọi phân biệt sai lầm)—See Vọng Tưởng. Erroneous thought: Tư tưởng sai lầm—See Vọng Tưởng.

Erroneous view: Heretical views—Wrong views—Cái nhìn sai lầm—See Tà Kiến. Erroneous view of an independent nature: See Pháp Ngã Kiến.

kiến—one of the two erroneous views of Escape (v) something: Avoid something—Thoát

Erroneous views of individualism: Ngã individualism.

Erroneous views on a permanent personality: See Nhân Ngã Kiến.

Erroneous views of real existence: See Hữu

Kiến.

Erroneous view that everything exists with an independent nature: Pháp ngã kiến—Vọng kiến cho rằng chư pháp hiện hữu độc lập.

Erroneous view that there is an independent human personality or soul: Nhân ngã kiến—Tà kiến sai lầm cho rằng có một cái ngã độc lập.

Erroneous way: See Tà Hạnh.

Erroneous way of developing the Bodhi Mind: Tà đạo phát triển Bồ Đề Tâm—See Tà Phát Bồ Đề Tam.

Error (n): Fault—Mistake—Quá thất (sai lầm). Errors that arise naturally among people: Câu Sinh Khởi—Phiền não khởi lên tự nhiên.

Erudition (n): Học thức uyên bác.

Escape from becoming pretas: Chẳng làm ngạ quỷ.

Escape from cyclical existence: Miễn Luân

Hồi—Thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Escape death: Trốn chạy tử thần.

Escape death by flying into the air: Trốn tử thần bằng cách bay lên trời.

Escape death by going to the market place:

Trốn tử thần bằng cách đi vào phố chợ.

Escape death by going to the mountain: Trốn tử thần bằng cách lên non.

Escape death by going to the sea: Trốn tử thần bằng cách xuống biển.

Escape (v) death very narrowly: Chết hụt. Escape from falling into the hells: Chẳng đọa địa ngục—See Bất Đọa Địa Ngục. Escape from this defiled world: Ly Uế Thổ—

Thoát khỏi thế giới nhiễm trược.

Escape from falling into the realm of asuras: Chẳng rơi vào cõi A-Tu-La—See Bất Đọa A Tu La.

Escape from meditation: See Đào Thiền.

Escape from mortality: Thoát khỏi sanh tử. Escape (n) from something: Sự vượt thoát khỏi cái gì.

Escape from suffering: Ly Khổ—Thoát khỏi sự khổ.

khỏi điều gì.

Escapism (n): Trốn tránh.

Eschew (v): Kiêng cử, tránh làm việc gì.

Escort someone: Accompany someone—Hộ tống hay tháp tùng ai.

Eschatological questions: See Thế Mạt Luận.

Eshin (jap):

  1. The physical body as basis of consciousness—See Y Thân.
  2. Prajna-skandha (skt)—The body of wisdom— Huệ Thân—See Tuệ Thân.

Eshin’in (jap): A Japanese Buddhist term for “Prajna Mind Hall”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật

Bản có nghĩa là “Tuệ Tâm Viện.” Esho (jap): Sư Nguyệt Chiếu (Nhật Bản).

Esho-Niho (jap): Y Chính Nhị Báo—The term “Eho” means dependence results, or circumstances upon which the subject’s existence depends; and the term “Shoho” means the true result, or the human subject as the result of past karma—Thuật ngữ “Eho” có nghĩa là Y báo hay hoàn cảnh mà sự hiện hữu tùy thuộc vào; và thuật ngữ “Shoho” có nghĩa là hậu quả của nghiệp quá khứ của chúng sanh.

E’shu (jap): Chijii (jap)—A monk who is in charge of the supervision and leading of ceremonies in a Zen monastery—Vị sư chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các cuộc lễ trong thiền viện.

Eshu-Kempô (jap): Yueh-Chou Zen Master— Dược Châu Thiền Sư—Name of a Chinese Zen master of the T’ang dynasty; a student and dharma successor of Zen master Tung-shan Liang-chieh. We encounter him in example 48 of the Wu-menkuan—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thời nhà Đường; đệ tử và truyền nhân nối pháp của Thiền sư Động Sơn Lương Giới. Chúng ta gặp vị Thiền sư này trong thí dụ thứ 48 của Vô Môn Quan.

Esoteric (a): Bí mật—Bí Truyền—Hidden— Occult—Secret—Secret The teaching was not revealed to those unworthy or unfit to receive it. Esoteric acts of a Tathagata: Sự mật—Bí mật của thân khẩu ý của Đức Như Lai.

Esoteric Adornment Sutra: Mật Nghiêm Kinh.

Esoteric aspects: Những khía cạnh về Mật Giáo.

Esoteric Buddhism: Esoteric school—Phật giáo Mật tông—See Mật Tông.

Esoteric canon: Mật tạng—Tạng kinh điển của

Mật tông.

Esoteric cause: Occult cause—Recondite cause—Mật nhân.

Esoteric council: The collection of mantras, dharanis, etc—See Kết Tập Mật Giáo.

Esoteric digital sign: See Mật Ấn.

Esoteric Doctrine: See Lý Mật. Esoteric expression: Samdha (skt)—See Mật

Ngữ.

Esoteric fivefold canon: Ngũ Tạng Mật giáo (kinh điển)—See Mật Giáo Ngũ Tạng. Esoteric incantation: Dharani (skt)—See Mật

Chú.

Esoteric letter of Vairocana: See Mật Tự. Esoteric meaning: Occult or secret meaning— See Ẩn Mật Nghĩa.

Esoteric method: See Mật Pháp. Esoteric practice: Mật Hành—Esoteric practice or discipline, the origin of which is attributed to Rahula—Phương cách thực hành bí mật, bắt nguồn từ thời La Hầu La.

Esoteric precepts: Commandments of the esoteric vehicle—Bí mật giới.

Esoteric scriptures: Mật điển—Esoteric or tantric, or occult scriptures.

Esoteric sect: Chân Ngôn Tông—See Mật Giáo.

Esoteric speech: Samdha (skt)—See Mật Ngữ.

Esoteric spell: See Mật Hiệu. Esoteric superior vehicle: See Mật Giáo Thượng Thừa.

Esoteric sutras: Gyu-tantra (skt)—See Mật Bộ Kinh.

Esoteric or Tantric sects: Esoteric or Tantric methods—Tổng trì môn.

Esoteric teaching: Gyu (tib)—See Bí Mật Giáo

(4).

Esoteric teaching to the invisible audience: See Mật Giáo.

Esoteric terms which cannot be translated such as Dharani mantras: See Bí Mật Chi. Esoteric texts: Đại Nhật kinh—Mật Kinh—The foundation texts of the esoteric school—Kinh điển Mật tông—See Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh.

Esoteric transmission: Secretly transmitted— See Bí Truyền.

Esoteric words: True words—Words of Truth— Words of Tathagata—Buddha-truth—Buddha mantra—Dharani—Sacred formulae—Spells—

See Chân Ngôn.

Esoteric Yoga sect: Yoga rules of the esoteric sect—Bí mật Du già.

Esoterical: Bí Truyền.

Essence (n): Bí yếu—Tính chất—Thực chất—

Tánh thể.

Essence of being: Thực Hữu. Essence of Bodhisattvaship: See Cốt Tủy Bồ Tát Đạo.

Essence of Buddhahood: Svabuddhabuddhata

(skt)—Tự Giác Tính (thể tính của Phật tính).

Essence of Buddhism: Yếu chỉ Phật giáo. Essence of Buddhist doctrine: See Phật Pháp Tinh Yếu.

Essence can be expressed in words: See Y Ngôn Chân Như.

Essence-and-Energy-Eating Ghost: Pisaca (skt)—See Đạm Tinh Khí Quỷ. Essence-and-Energy-Eating Ghost King: Pisaci (skt)—Đạm Tinh Khí Quỷ Vương.

Essence-function: Thể Dụng—Thể và dụng. Essence of hindrances: Chướng Thể—Bản chất của các chướng ngại.

Essence of mind: Tâm Thể—Sự thiết yếu của tâm.

Essence-Nature Empty Space Floral Brilliance Samadhi: Thể tánh Hư Không Hoa Quang Định. Essence-ocean: Shokai (jap)—See Tánh Hải. Essence of omniscient knowledge: Nhứt thiết trí tánh.

Essence of the precepts: See Giới Thể. Essence and souls alternately separate and unite: Tinh Phách Đắp Đổi Hợp. Essence or substance of anything: Tattva (skt)—

Thực tại, hay tinh túy hay bản thể của điều gì. Essence of things: Bổn Trụ Pháp Tướng: Bản chất của sự vật—Tính độ: Dharma-nature. Essence of Zen: Cốt lõi của Thiền—According to Zen Master Ritangen: “Before I practiced Zen, I saw mountains as mountains, rivers as rivers. When I practiced Zen, mountains were no longer mountains, and the rivers no longer rivers. But now I have grasped the essence of Zen, I again see mountains as mountains, and rivers as rivers.”—Theo Thiền sư Ritangen: “Trước khi tôi thực hành thiền, tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi tôi hành thiền thì núi không còn là núi, sông không còn là sông. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu cốt lõi của thiền, thì toi lại thấy núi là núi và sông là sông.”

Essential articles for worship: Cụ Túc (những thứ cần thiết trong hành đạo).

Essential being: Being—Essence—Entity— Nature—Substance—Bản thể—See Pháp Tánh. Essential Buddhism: Cốt lõi đạo Phật—Bản chất tinh yếu của đạo Phật.

Essential characteristic of the bhutatathata:

See Chân Như Thực Tướng.

Essential conditions: Điều kiện tất yếu. Essential elements: Siddhanta or Hetu (skt)— Fundamental law—Ruling principle—See Lý. Essential emptiness: Emptiness—Immateriality of substance—Unreality—See Thể Không. Essential Mahayana Infinite Life Sutra: Aparimitayur-nama-dharani (skt)—Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh. Essential mark of bhutatathata: See Chân Như Thực Tướng.

Essential meanings of the contemplation sutra: Commentary on the contemplation sutra—Quán Kinh Huyền Nghĩa—Shan-Tao’s teachings—See Quán Kinh Nghĩa Sớ.

Essential nature: Substantial nature of all things is not born, so it will never die—See Tánh Thể Bất Sinh Bất Diệt.

Essential nature dharma-body (dharmakaya): Dharmakaya (skt)—See Pháp Tính Pháp Thân. Essential original nature:Prakriti(skt)—Pakati (p)—Svabhava (skt)—See Tự Tánh.

Essential passages: Những bài viết cần thiết.

Essential qualities: Đức tính cần thiết.

Essential reality-body of Buddhas and Bodhisattvas: Dharmata-dharmakaya (skt)—See Pháp Tính Pháp Thân.

Essentials of Salvation: Ojoyoshu (jap)— Collection of essential passages concerning birth in the Pure Land, a Japanese Pure Land text in three or six sections, composed by Genshin (9421017) in 985. The Essentials of Salvation, the first Pure Land text written in Japan, provided a theological basis for the later development of Japanese Pure Land sects—Tác phẩm Vãng Sanh Yếu Tập (Phật giáo Nhật Bản), sưu tập những đoạn văn thiết yếu liên quan đến việc vãng sanh Tịnh Độ, một văn bản Tịnh Độ bằng tiếng Nhật gồm ba hay sáu phần, được Sư Nguyên Tín biên soạn vào năm 985. Vãng Sanh Yếu Tập là văn bản đầu tiên của Tịnh Độ được viết bằng tiếng Nhật, cung cấp căn bản về thần học cho sự phát triển về sau này của những tông phái Tịnh Độ tại Nhật Bản.

Essential steps of the path to the removal of suffering: See Đạo Lộ Diệt Khổ.

Essential tenets: The vehicle of a sect—Tông thừa.

Essentials of the Truth: Pháp yếu—Cốt lõi của chân lý—Yếu chỉ của chư pháp.

Essential unit of the phenomenal realm: Pháp Giới Nhất Tướng (nhất tướng nhất vị hay sự vô ngại Pháp giới).

Essential vow: Sarvasa (skt)—Yếu Nguyện—Lời nguyện quan trọng.

Essentialism (n): Chủ nghĩa bản chất.

Essentially: Thiết yếu.

Esshu Kempo (jap): Ch’ien-fêng Yueh-chou— See Kiền Phong Việt Châu Thiền Sư.

Establish (v): See Kiến Lập.

Establish an association: Thành lập hội đoàn. Establish the Bodhi-mind: Hotsu-Bodaishin (jap)—Phát Bồ Đề Tâm—See Phát Tâm Bồ Đề.

Establish a constitution: Lập Hiến.

Establish a custom: Lập lệ. Establish a monastery: To found a sect—See Khai Sơn.

Establish oneself in life: Lập thân.

Establish a school or a sect: See Lập Giáo. Establish someone in a wholesome place: Đặt ai vào chỗ thiện lành.

Establishing cause: Sthana (skt)—Holding cause—See Lập Nhân.

Establishment (n): Sự thiết lập.

Establishment of differentiation in practices: Prabhadapracara (skt)—Kiến Lập Sai Biệt Hành.

Establishment or initiation of enlightenment: Hotsu-Go (jap)—Sự thiết lập hay khởi sự giác ngộ—See Phát Ngộ.

Establishment in the practice of Universal Good: An trụ trong Hạnh Phổ Hiền—See An Trụ Hạnh Phổ Hiền.

Establishment of Truth: Satyasiddhi (skt)— Jojittsu (jap)—See Truyền Thống Thành Thực Luận.

Esteem: Kính mến—To hold someone in high esteem.

Estimate (v): Đánh giá—To value—To appraise.

Estimate one’s strength: Liệu sức.

Estrangement: Sự xa cách—Sự cách ly.

Eternal (a): Sàsvat (p)—Sanata (skt)—Bất diệt— Vĩnh cửu—Vĩnh hằng—Thường còn (cái không bao giờ kết thúc hay mất đi)—Forever— Perpetual—Anirodha—See Bất Diệt. Eternal abode: See Thường Trụ.

Eternal bliss: Hạnh phúc vĩnh hằng. Eternal bliss of dharma-nature: The highest spiritual state attending realization of the ultimate reality—Pháp tánh tối thắng lạc.

Eternal body of a Buddha: Asamskrta dharmakaya (skt)—See Vô Vi Pháp Thân.

Eternal damnation: Đau khổ mãi mãi. Eternal existence: Nitya (skt)—Joju (jap)— Constantly abiding—See Thường Trụ. Eternal happiness: Hạnh phúc bất diệt—Hạnh phúc miên viễn.

Eternal knowledge: Eternal wisdom—See

Thường Trí.

Eternal law of all Buddhas: Thường pháp của chư Phật.

Eternal life: Long life—Trường sinh. Eternal life spent in saving others: See Hóa Tha Thọ.

Eternal life without death: Trường sinh bất tử. Eternal light: Thường Quang—The constant light, or the unceasing radiance (halo) of the Buddha’s body—Ánh sáng không ngừng của hóa thân Phật.

Eternal nature: Dharmakaya (skt)—Bản tánh thường (Pháp thân)—See Tam Chủng Thường. Eternal nirvana: Eternal peace—Niết bàn tịch tịnh—Tịch Tịnh.

Eternal ordinary: Ngoại phàm—The external ordinary are ordinary belivers who pursue the stage of “ten faiths”—Chỉ nghe và tin tưởng giáo pháp.

Eternal peace: Nibbana (p)—Nirvana (skt)— Thường tịch—See Tịch Tịnh.

Eternal peace-Nirvana: Niết Bàn an lạc vĩnh cửu.

Eternal qualities: Phẩm chất thường hằng—A Buddha in his three eternal qualities—Có ba phẩm chất thường hằng của Phật—See Tam Chủng Thường.

Eternal reality of Buddha-truth: True and eternal—Chân thường (chân lý thường hằng của Phật pháp).

Eternal rest: Miên trường tịch tịnh. Eternal and the source of all things: Uncreated dharmakàya of Vairochana—Bản địa môn. Eternal spiritual nature: The eternal spiritual nature, free from earthly errors—Xuất Thế Tạng hay xuất thế gian thượng thượng tạng.

Eternal survival in Heaven: Sự sống vĩnh hằng nơi thiên đường—In Buddhist thought, there is no eternal survival in heaven or hell.

Eternal unconditioned Nirvana: The realm of the eternal, unconditioned nirvana—Niết Bàn bất sinh bất diệt, lìa mọi tướng hữu vi—Vô Vi Niết Bàn.

Eternal unity or reality behind all things: Thường Trụ Nhứt Tướng—Chân lý phía sau vạn hữu là thường trụ nhứt tướng.

Eternal vigor Bodhisattva: Nitya Bodhisattva (skt)—See Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

Eternal youth: Agelessness—Bất lão. Eternalism: Sasvatavada (skt)—Biên kiến—Chủ thuyết Vĩnh cửu—Thường Biên kiến—Vĩnh cửu— Immortality—See Thường Kiến.

Eternalist (n): Người theo thuyết thường kiến.

Eternalist view: See Thường Kiến. Eternally abiding: Always abiding—Eternal— Eternal existence—See Thường Tru. Eternally abiding without lapse: Thường Trụ

Bất Diệt—Thường trụ mãi không bị tiêu diệt.

Eternally abiding Nirvana: Pratisthita-Nirvana (skt)—Pratishthita-Nibbana (p)—Perfect Nirvana—Thường Trụ Niết Bàn—See Vô Dư Niết Bàn.

Eternally dwelling Triple Gems: Thường trụ Tam Bảo.

Eternally emancipated and are forever lofty paragons of wisdom for the world: Vĩnh viễnđược xuất ly, mãi mãi làm tràng cao trí huệ cho thế gian.

Eternally peaceful and bright land: Jo-Jaku-KoDo (jap)—Buddha Parinirvana, which is the abode of those who have realized the truth—See Thường Tịch Quang Độ.

Eternally so: Thus always—Như là như thường.

Eternally unthinkable: Nityam-acintyam (skt)— Mãi mãi không thể nghĩ bàn được—See Thường Bất Tư Nghì.

Eternity (n): 1) Permanence: Sự vĩnh cửu; 2) Permanent paramita: Thường Ba La Mật—See Thường Lạc Ngã Tịnh; 3) Perpetual abode: See Thường Trụ.

Eternity-belief: Sassata-ditthi (p)—Thường kiến. Eternity and bliss of the dharma-nature: See Pháp Tánh Thường Lạc.

Eternity, Bliss, True self, Purity: See Thường Lạc Ngã Tịnh.

Eternity-view non-Buddhism: Joken-Gedo (jap)—Thường Kiến Ngoại Đạo—See Chấp

Thường Kiến.

Ethereal birth: Upapaduka (skt)— Aupapadaka—Aupapaduka (skt)—

Transformational birth—See Hóa Sanh. Ethereal element: Space element—Nguyên tố không—See Không Đại.

Ethereal world: Thế giới hư không.

Ethic (a): Ethical—Đạo lý.

Ethical (a): Đạo lý.

Ethical behavior: Hành vi đạo đức—Virtuous actions. Ethical codes: Đạo lý.

Ethical endeavour: Đạo đức

Ethical path: Con Đường Đạo Đức.

Ethics (n): See Luân Lý Học Phật Giáo.

Ethics and beliefs: Đạo đức và tín ngưỡng—Does Zen cancel or replace the general rules of conduct and the common beliefs taught by Buddha? The answer is that the average Buddhist Zenist does not alter these when he takes up Zen. He still thinks that if he does not gain realization of Buddha-mind during the lifetime of the present body, he will be born again somewhere else in another body and continue his quest for his own Buddha-mind—Có phải nhà Thiền hủy bỏ hay thay thế những luật lệ tổng quát hay những niem tin thông thường đã được đức Phật tuyên dạy hay không? Câu trả lời là một Thiền gia trung bình không thay đổi những thứ này khi tu tập Thiền. Ông ta vẫn suy nghĩ rằng nếu ông ta không chứng ngộ được Phật tâm trong đời hiện tại này thì ông ta sẽ phải tái sanh ở một nơi nào đó trong một thân hình khác và tiếp tục tầm cầu cái Phật tâm của chính mình.

Ethnonationalism (n): Chủ nghĩa vị chủng, coi quốc gia mình là hay hơn tất cả.

Etiquette: See Nghi Lễ.

Etsu (jap):

  1. Vui vẻ—Please—Pleased.
  2. Powers obtained through medicines, tantric formulae, and so on, as opposed to power which emerges naturally—See Y Thông. Etymology (n): Từ nguyên học, hay môn học về việc truy nguyên nguồn gốc của chữ.

Eulogize (v): Overpraise—Tán Thán.

Eulogy (n): Điếu văn.

Eun (jap): Hui-Wen, a Japanese monk—Sư Tuệ

Vận (798-871), người Nhật Bản.

Eunuch (n): Pandakas (skt)—Hoạn quan—Bất nam (không phải là nam nhân).

Eunuch by castration: Hoạn hay bất nam vì bị thiến.

Eurasia: Âu Á.

European Buddhism: See Phật Giáo Âu Châu. Eva (skt): Affirmative—Yes—Tiếng trả lời khẳng định.

Evade (v): Tránh né.

Evaluational knowledge: Tri thức cụ thể (nhận biết và phê bình về giá trị).

Evam (p & skt): Như thị—This term is used in Thailand as a formal closing to a sermon—Từ được dùng ở Thái Lan để kết thúc một bài thuyết giảng.

Evam maya mutram (skt): Evam-me-sutam (p)—See Evam Maya Srutam Ekasmin Samaye.

Evam maya sutram ekasmin samaye (skt): Evam me satam ekam samayam (p)—Một thuở nọ như vầy tôi nghe—A Sanskrit term for “Thus have I heard at one time.” This is the standard way of introducing Buddhist sutras—Thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ “Một thuở nọ Như vầy tôi nghe.” Đây là cách giới thiệu tiêu chuẩn cho các giáo điển Phật giáo.

Evans-Wentz, Walter Yeeling (1878-1965): Name of a pionering scholar best known for his work on the Tibetan mortuary text “Liberation through Hearing in the Intermediate State” (Bardo Thosgrol), which he translated as “The Tibetan Book of the Dead.” This text was a collaboration with the Tibetan scholars Kazi Dawa-Samdup, who apparently was mainly responsible for the actual translation, as Evans-Wentz indicates in the preface that he did not read Tibetan. This work has been widely influential in introducing Tibetan Buddhism to Western audiences—Tên của một học giả tiên phong nổi tiếng với tác phẩm về Tử Thư Tây Tạng: Giải Thoat Qua việc Lắng Nghe Thân Trung Ấm, mà ông đã dịch từ bộ “Tử Thư Tây Tạng.” Tác phẩm này ông đã kết hợp với một học giả người Tây Tạng tên là Kazi DawaSamdup, người hiển nhiên chịu trách nhiệm về phần dịch thuật, như chính Evans-Wentz đã đề cập trong phần dẫn nhập rằng ông không đọc tiếng Tây Tạng. Tác phẩm này có ảnh hưởng rộng rãi trong việc giới thiệu Phật giáo Tây Tạng với các đọc giả Tây phương.

Evaporator of the great waters: Evaporator of water—See Năng Tiêu Phong Luân. Evaporator of water: See Năng Tiêu Phong

Luân.

Evarana (skt): Airavana (skt)—See Y Lan.

Even: Level—Bình (bằng phẳng).

Even-handedness: Samata-jnana (skt)—Cái trí biết tánh bình đẳng của vạn hữu—Cognition of essential identity—See Bình Đẳng Tánh Trí. Evening assembly: Vãn tham (buổi tham thiền tối).

Evening instruction: See Dạ Tọa Tham Evening meditation: See Dạ Tọa Tham. Evening meditation session: Yaza (jap)—Thời thiền buổi tối—See Dạ Thời Thiền.

Evening gruel: See Vãn Chúc. Evening sutra recitation: Banka(jap)—Công phu tối—Kinh chiều.

Evening service: Công phu chiều. Evening session of zazen: Thời tham thiền vào buổi tối—See Kôkon Zazen.

Even-mindedness: Thản nhiên.

Evenness: See Bình Đẳng Tánh.

Event (n): Sự kiện—Sự cố—Biến cố.

Eventual (a): Rốt ráo.

Eventual realization of liberation: Giải thoát rốt ráo.

Eventually: Cuối cùng.

Ever changing in conditions yet immutable in:

See Tùy Duyên Bất Biến.

Ever-changing essence: Conditioned essence— Conditioned substance—See Tùy Duyên Chân Như.

Ever-changing forms: Phi an lập chân như.

Ever-changing substance: Conditioned essence—Conditioned substance—See Tùy

Duyên Chân Như.

Ever drowning in the sea of mortality: Thường Một—Luôn luôn bị chìm đắm trong biển sanh tử. Ever errect victorious banner: Avanamitavaijayanta (skt)—See Thường Lập Thắng Phan. Everlasting (a): Anirodha (skt)—Constant—

Endless—Eternal—Indestructible—Undying— Imperishable—Unceasing—Unending—Without ceasing—Bất diệt—Bất đoạn—Không ngừng—

Thuộc về trường cửu.

Everlasting dharmas: Sanatanadharma (skt)— Pháp bất diệt—Undying things.

Everlasting happiness: Hạnh phúc trường cửu.

Everlasting joy: Thường lạc.

Ever-shining wisdom: See Liễu Liễu Thường Tri. Every body is aware of his own shortcomings: See Hữu Bệnh Tự Gia Tri.

Every cloud has a silver lining: See Khổ Tận Cam Lai.

Every day is a good day: Ngày nào cũng là ngày tốt—Any day is a good day, example 6 of the PiYen-Lu—See Nhật Nhật Thị Hảo Nhật.

Everyday mind is the truth: Heijoshin-kore-do (jap)—The normal mind is the Way—Ordinary mind is the way—See Bình Thường Tâm Thị Đạo. Every developed cause produces its developed effect: Differently ripening causes produce differently ripening effects—See Dị Thục Nhơn Dị Thục Quả.

Every hair-root dark colored: Imperial blue hair roots—Lỗ chân lông thường ánh ra sắc xanh. Every movement, every action: See Nhất Cử

Nhất Động.

Everything is buried in one grave: See Nhất Khanh Mai Khước.

Everything changes, nothing lasts: Mọi vật đều thay đổi chứ không tồn tại.

Everything has a cause: See Phong Bất Động, Thảo Bất Dao.

Everything derived from constituent materials: See Sinh Vô Tánh.

Everything is emptiness, and emptiness is everything: The physical world is one of total illusion—See Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc.

Everything exists with an independent nature: See Pháp Ngã Kiến.

Everything reverts to its original source: See Diệp Lạc Qui Căn.

Everything reverts to one: equal and non-dual: Muôn pháp đều quy về một mối: bình đẳng và bất nhị—See Công Án Vạn Pháp Qui Nhất; Nhất Qui Hà Xứ?

Everything as unreal: See Không Pháp.

Không Pháp có nghĩa là Niết Bàn.

Everywhere: 1) All the land, great earth, the whole earth: Đại địa; 2) Samanta (skt): Nhất

Thiết Xứ.

Everywhere alike: All equally—Universal equality—See Phổ Đẳng.

Everywhere on every side: Universal—Chu biến—Khắp mọi nơi.

Everywhere exploring: Hensan (jap)—Thorough exploration—See Biến Tham.

Everywhere the same: Sama (skt)—Samata

(skt)—Equal—Universal—Without partiality—

Bình đẳng.

Evidence (n): Sakshita or sakshitva (skt)—Chứng cớ—Chứng thực—Bằng chứng—Proof— Testimony—Witness.

Evidence of a religion: See Giáo Tích. Evidence in the sacred canon: Chính Giáo Lượng—See Thánh Giáo Lượng.

Evident: Chính Thực—Như thực—Real—In reality.

Evidential overcoming suffering: Chứng chuyển.

Evidential turn of the law-wheel: See Chứng Chuyển.

Evil (a&n): Bad—Vice—Wickedness—Wrong—

See Ác.

Evil accumulation with fixed result: Micchattaniyato rasi (p)—Tà định tụ. Evil actions: Ác nghiệp—See Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam.

Evil action springs from attachment: Ác nghiệp làm do tham dục.

Evil action springs from fear: Ác nghiệp làm do sợ hãi.

Evil action springs from ignorance: Ác nghiệp làm do ngu si.

Evil action springs from ill-will: Ác nghiệp làm do sân hận.

Evil activities: Ma Nghiệp—Những hành vi ác độc.

Evil band: See Ác Đảng.

Evil cause: See Ác Nhân.

Evil caused by deeds: See Thân Ác Nghiệp. Evil causes by deeds, words and thoughts: Ác nghiệp tạo tác bởi hành động, lời nói và ý nghĩ. Evil cause-Evil consequence (fruit): Evil fruit from evil deeds—Ác Nhân Ác Quả.

Evil causes suffering to oneself and others:

Điều ác gây đau khổ cho mình và cho người. Evil caused by thoughts: See Ý Ác Nghiệp.

Evil caused by words: See Khẩu Ác Nghiệp.

Evil conduct: Evil karma—See Ác Hạnh. Evil courses: Agati-gamana (p)—Evil paths—See Ác Đạo.

Evil deeds: Ác hành—Ác pháp—Bất Thiện Nghiệp—Điều ác—Evil work—Unwholesome deeds will produce painful results—Unprofitable courses of action—See Bất Thiện Nghiệp. Evil deeds with black results: Kanha-vipakam (p)—Hắc Nghiệp Hắc Báo—Black kamma with black results.

Evil deeds done in a mortal body: See Ác Pháp Hữu Lậu.

Evil deities: Ác thần.

Evil demons: Evil spirit—Evil maras—See Ác Ma.

Evil demon of lust: Dục ma. Evil demons and devil spirits: Ác quỷ ác thần—See Ác Quỷ Thần.

Evil desires: Ác dục—Những ham muốn xấu ác.

Evil desires and wrong views: Ác dục và tà kiến. Evil destinies: Aparagati or Apaya (skt)—Ác Đạo—See Ác Xúc.

Evil directions: Aparagati (skt)—See Ác Đạo.

Evil discussion: Worldly discussion—See Ác

Luận.

Evil doer: Malefactor—Evil doer—Evil person— Wrong doer—Kẻ làm ác—See Ác Giả. Evil doing: Duskrta (skt)—Ác Tác—Đột Cát La—See Ác Tác.

Evil done in a mortal body: See Hữu Lậu Ác

Pháp.

Evil dream: Nightmare—See Ác Mộng.

Evil-Eyed Ghost King: Ác Mục Quỷ Vương.

Evil friend: Bad friend—Ác hữu. Evil fruit: Ác Quả—Evil fruit from evil deeds— Quả ác hay quả xấu do nhân ác gây ra.

Evil ghost: Ác quỷ.

Evil and good: Black and white—Xấu và tốt— See Hắc Bạch.

Evil (bad) habit: Ác tập.

Evil or heterodox views: See Ác Kiến. Evil ideas of the doctrine of voidness: See Ác Thủ Không.

Evil incarnations: Aparagati (skt)—Evil directions—See Ác Thú.

Evil influences: See Ác Lực.

Evil karma: See Ác Nghiệp.

Evil language: See Thô Ác Ngữ. Evil livelihood: Sống theo lối độc ác—See Ác Hạnh.

Evil man: Evil-doer—Người ác—See Ác Nhân.

Evil maras: Evil spirit—Demons enemies of Buddhism—Ác Ma—Tên gọi chung các ác thần gây trở ngại cho việc tu đạo Phật—See Ma. Evil master: A evil teacher who teaches harmful doctrines—Ác sư.

Evil men in power: Wolves occupying the road— Kẻ ác cầm quyền (Sài lang đương đao). Evil mental functions: Klesa (skt)—Căn bản phiền não.

Evil mouth: Evil speech—See Ác Khẩu. Evil by nature: Wrongness—Bad essence—

Naturally evil—Tánh Ác—Tánh ác sẳn có.

Evil One: Pàpiyàn (skt)—Very wicked—The Murderer Màra; because he strives to kill all goodness—Ác Giả—Ác ma—Ba tuần.

Evil passions: Ác dục.

Evil paths: Agati-gamana (p)—Evil courses—Ác đạo—Bất thiện đạo—See Ác Đạo. Evil practices: Ma hạnh (Quỷ xuất điện nhập)— Movements of supernatural beings.

Evil pride: Mithyàmana (skt)—Tà mạn. Evil realms: Ác thú—The states of woe—Realms of woe—Evil ways—Evil ways. Evil repute: Ác danh (tiếng xấu, tiếng chẳng lành).

Evil revealed: Ác lộ (tiết lộ với mục đích xấu xa). Evil rules and customs: Bad rules—See Ác Luật Nghi.

Evil samadhi: Miccha-samadhi (skt)—Wrong concentration—Evil samadhi—See Tà Định. Evil is that which soils our mind: Điều ác làm nhơ bẩn tâm chúng ta.

Evil-speaking person: Người ác khẩu.

Evil speech: Evil mouth—See Ác Khẩu.

Evil spirit: See Ác Ma.

Evil teacher: See Ác Sư.

Evil thoughts: Ác niệm—Bad intention—Ill thought.

Evil thoughts or wrong views on (upside down) perception: See Tưởng Điên Đảo.

Evil tongue: Ác thiệt (miệng lưỡi độc ác).

Evil touch: See Ác Xúc.

Evil (heterodox or wrong) view: See Ác Kiến. Evil ways: The states of woe—Realms of woe— Evil realms—See Ác Đạo.

Evil will: Ác tâm—Ill-will—Malevolence. Evil word: Coarse, rude, rough, immature words or talk—Rough outline, preliminary words—Thô

Ngôn—Lời nói thô ác.

Evil world: Ác thế.

Evil world of the five turbidities: Ngũ trược ác thế.

Evoke (v): Đưa đến—Love evokes love, hatred evokes hatred. Thus, the Buddha taught: “Hatred does not cease by hatred, hatred ceases only by love.”—Tình thương đem lại tình thương, sự thù hận đem lại thù hận. Vì thế Đức Phật dạy: “Hận thù không thể chấm dứt hận thù mà chỉ co tình thương mới chấm dứt được hận thù.”

Evoke transcendent wisdom: Bodhisattvas evoke transcendent wisdom, yet always observing all sentient beings—Xuất sanh Bát Nhã Ba La

Mật, mà luôn quán sát tất cả chúng sanh.

Evolution (n): Sự chuyển hóa hay tiến hóa. Evolutions of the embryo: Những thời kỳ phát triển của thai nhi.

Evolutionary (a): Phát triển—Tiến hóa.

Evolutionism (n): Chủ nghĩa tiến hóa.

Evolve (v): Metamorphose—Biến hóa.

Evolved at will: Manomayakaya (skt)—Ý Thành—Mentally evolved—The will-body—See

Ý Sinh Thân.

Evolve the never-receding wheel whereby to carry out his work of universal salvation: Xoay bánh xe bất thối chuyển mà từ đó thực hiện công việc phổ độ của mình.

Evolving of mind: Pravrtti-vijnana (skt)— Evolving of consciousness—Tâm sinh khởi

(chuyển thức).

Exactly: Chính xác.

Exaggerate (v): Làm tăng quá mức.

Exaggeration (n): Quá mức—Cuống (Dối gạt người khác).

Exaggerator (n): Người hay phóng đại—Người hay thổi phồng.

Exalt (v): Dignify—Enoble—Hiển dương (làm cho trở thành cao quý)—Suy tôn—Tán dương.

Exaltation (n): Sự siêu thăng—Sự đề cao—Sự tán dương—Feeling of exaltation—See Cảm Giác

Siêu Thoát.

Exalted Beings: Maha-sattva (skt)—Những đấng cao cả—Enlightening Beings are called Exalted Beings because they reveal the unexcelled teaching—Hiệu là vô thượng Tát Đỏa, vì khai thị pháp vô thượng.

Exalted One: Đấng Thiện Thệ—Đức Phật.

Exalted virtue: Hiền đức.

Examen (n): Examination of conscience—Sự xét lương tâm của chính mình.

Examine (v): Discern—Discuss—Judge—Biện.

Examine clearly: Minh sát.

Examine and define: See Khám Biện. Examine ourselves: Hãy tự xem xét lấy mình— See Phản Quang Tự Kỷ.

Examine self three times a day: See Ngô Nhật Tam Tỉnh Ngô Thân.

Examine the ways of access to omniscience:

Quán môn nhứt thiết trí.

Examination: Trạch—Sự xem xét.

Examination of conscience: Tự vấn lương tâm.

Examining: Quán sát.

Examplary (a): Gương mẫu.

Example (n): 1) Model, pattern: Khuôn mẫu; 2) Udaharana (skt)—Dẫn Dụ (so sánh với các pháp dễ hiểu).

Examples of kôans: Những thí dụ về công án— Koans have usually issued from Zen Masters at the conclusion of a brief dialogue between Master and pupil, or else simply in response to a question. The following are classical examples: Q: “Who is Buddha?” A: “Three measures of flax.” Q: “What is the meaning of Buddha’s coming from the West?” A: “The cypress tree in the courtyard.” Q: “Does a dog have the Buddha-nature?” A: “Nothing (wu).” Q: “What is the body of space?” A: “Your old teacher is underneath your feet.” Q: “What is Buddha?” A: “The cat is climbing the post.” Sometimes it was the Master who put the question; for example: “Who is it who calls on the name of Buddha?” “What is the sound of the clap of one hand?” “A man is hanging over an abyss by his teeth. Someone asks him why Bodhidharma came to China. If he does not answer he fails. If he does answer he falls. What should he do?” “A buffalo leaves its enclosure on the edge of an abyss. Horns, head and hoofs pass through. Why cannot his tail also pass?”—Thường thì những vị Thiền sư đưa ra công án vào luc cuối cuộc nói chuyện ngắn giữa Thầy và trò, hoặc là chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi. Sau đây là những thí dụ cổ điển: Hỏi: “Phật là ai?” Đáp: “Ba cân gai.” Hỏi: “Thế nào là ý nghĩa của Phật đi về Tây?” Đáp: “Cây tùng trong sân.” Hỏi: “Con chó có Phật tánh hay không?” Đáp: “Không.” Hỏi: “Thế nào hư không thân?” Đáp: “Lão sư trước đây của ông đang ở dưới chân ông.” Hỏi: “Thế nào là Phật?” Đáp: “Con mèo đang trèo lên cây trụ.” Thỉnh thoảng chính vị Thầy đặt ra câu hỏi; tỷ như: “Ai đang niệm Phật?” “Thế nào là âm thanh tiếng vỗ của một bàn tay?” “Một người đang treo lơ lững trên bờ vực thẳm bằng đôi hàm răng của mình. Có người hỏi ông ta lý do tại sao To Đông du. Nếu không trả lời là thất bại. Nếu trả lời là rơi ngay xuống vực. Ông ta phải làm gì đây?” “Một con trâu chui ra khỏi rào ngay bờ vực thẳm. Sừng, đầu và móng đều qua hết. Tại sao đuôi lại không lọt?”

Examples on space: Akasa-upama (skt)—

Syllogism on space—See Hư Không Dụ. Excardinate (v): Ra khỏi một giáo hội để gia nhập vào giáo hội khác.

Excardination (n): Sự ra khỏi một giáo hội để gia nhập vào giáo hội khác.

Exceeding sin: See Việt Tội.

Exceedingly patient: Thượng Nhẫn—Hết sức nhẫn nhục—Extremely patient. Exceedingly rare: Hi Hữu—Hết sức hiếm hoi— Extremely rare.

Exceedingly vast: Thật bao la.

Excel (v): Outshine—Trascend—Siêu bạt—Vượt trội hơn.

Excellence (n): Visesa (p & skt)—Thù thắng.

Excellent! Excellent! (a): Lành thay ! Lành thay! Excellent action: Extraordinary action—See Thù Thắng Hạnh.

Excellent appearance: See Diệu Tướng.

Excellent assembly: See Gia Tập. Excellent causes: Duyên lành—Excellent causes of blessedness.

Excellent deeds which Great Enlightening Beings have been doing to save sentient beings: Những điều lợi ích mà chư Đại Bồ Tát đã làm nhằm cứu độ chúng sanh.

Excellent emancipation: Excellent liberation—

Thiện Giải Thoát.

Excellent enlightenment: Diệu Ngộ—Diệu Bồ

Đề.

Excellent in every detail: Hảo Tướng— Excellent body in every detail—See Tùy Hình

Hảo.

Excellent flavor: Thượng Vị—Hương vị tuyệt vời.

Excellent immovable stage: Bất Động Thắng

Địa.

Excellent liberation: Excellent emancipation—

Thiện Giải Thoát.

Excellent observing awareness: Thiện Quán Sát Giác—Thức quan sát tuyệt với.

Excellent personage: Purusarsabha (skt)— Superior man—See Thượng Nhân. Excellent sages: Thắng Thánh Giả—Các bậc thánh cao tuyệt. Excellent vision: See Thiện Kiến.

Excellent wisdom: Sujnana (skt)—Thiện Huệ—

Trí huệ tuyệt vời, xuất chúng.

Excellent wisdom Bodhisattva: Sujnanabodhisattva (skt)—Thiện Huệ Bồ Tát—Bồ Tát có trí huệ tuyệt vời, xuất chúng.

Exceptional: Àvenika (p)—Đặc thù—Special.

Exceptionally: Một cách đặc biệt.

Excess of strength: Dư sức.

Excessive (a): Quá mức.

Exchange (v): Paravrit (skt)—Chuyển đổi—To change—To turn back.

Excision: See Bất Sanh Đoạn.

Excisions of beguiling delusions: Đoạn.

Excited: Nôn nóng.

Excitement (n): Chanda (skt)—Agitation— Ambitious—Impulse—Restlessness—Unsettled— Unwholesome excitement—See Trạo Cử. Excitement of sensual pleasure: Kamachanda (skt)—Khích dục.

Excluded from catastrophe: Thoát khỏi thảm họa.

Exclusive order: Lệnh độc tôn (trong chế độ quân chủ).

Exclusive teaching: See Nhất Hóa. Exclusively non-empty: Nhất Hướng Bất

Không—Tuyệt đối không không.

Exclusively pay attention to something: Samadhi (skt)—Chuyên chú tâm tập trung tư tưởng vào một cái gì đó—Concentration. Exclusivity: Lãnh thọ một hạnh, từ chối những hạnh khác.

Excommunication (n): Sự khai trừ ra khỏi giáo hội.

Excrement (n): Phân (chất thảy ra từ trong bụng). Excrement hell: Thỉ Phẩn Địa Ngục—Địa ngục chứa đầy phân hôi thúi.

Exculpate: To clear someone of a charge—To exonerate someone from a charge—Giải oan cho ai.

Exculpate someone from a charge: Exonerate someone from a charge—Clear someone of a crime—Giải oan.

Excursions out of four gates: Tứ Môn Xuất Du—Những cuộc đi chơi ngoại thành xuất phát từ bốn cổng—See Tứ Môn Du Quán.

Excusable (a): Có thể tha thứ được. Excusation (n): Exemption—Sự miễn luật (có thể tha thứ được khi không giữ giới vì lý do bệnh hoạn).

Excecuted by royal decree: Bị phép vua tru lục. Rahu (skt)—The spirit that causes eclipses—La Hầu—See Cửu Diệu.

Execution (n): Sự thi hành.

Exegete (n): Nhà chú giải.

Exempt from rebirth: Anutpatti (p)—Anutpada (skt)—Ajata (skt)—Non-birth—Not to be reborn—Unproductive—Sapless—Bất sanh.

Exemption (n): Sự miễn trừ.

Exercise for mental development (spiritual culture): Thực tập thiền quán.

Exercise right thought: See Khởi Chánh Tư Duy.

Exercise of spiritual powers is ceaseless: Thần thông tự tại chưa từng thôi nghỉ.

Exercising restraint and behaving freely: HajoHogyo (jap)—Holding back and letting go—See Bả Định Phóng Hành.

Exert (v): Cố gắng—Thi thố.

Exert great effort: Thi thố một nỗ lực lớn lao.

Exertion: Apramada (skt)—Bất phóng dật.

Exertion of energy: Siêng năng tinh tấn.

Exhalation (n): Sự thở ra.

Exhalation and inhalation: Sự thở ra và hít vào—Expiration and inspiration.

Exhausted: Kiệt quệ.

Exhaustible Knowledges of Buddhas: Những điều biết hết cùng tận (biết hết tất cả các pháp không thừa sót) của chư Phật.

Exhaustion of the Kammic energy:

Kammakkhya (p)—Tận nghiệp—See Nghiệp Dĩ. Exhaustion of the life span: Ayukkhaya (p)—

See Mạng Triệt.

Exhaustion of both the life span and kamma energy: Ubbayakkhaya (p)—See Mạng Triệt

Nghiệp Dĩ Đồng Thời.

Exhaustion of the stream of transmigration:

Asravaksaya (skt)—See Lậu Tận.

Exhibit the truth: See Phát Chân. Exhort (advise) to conversion: To convert—See Khuyến Hóa.

Exhort (advise) someone to do something:

Khuyên bảo ai làm điều gì—See Khuyến Hóa. Exhort to start the the Buddhist way: Utsahana (skt)—See Khuyến Phát.

Exhortation (n): Sự khuyến du.

Exhortation to Hold Firm: Phẩm Trì.

Exhortation and prohibition: See Khuyến Giới. Exhorted: Khuyên bảo—Be energetically

exhorted: Được ân cần khuyên bảo—Be able to exhort another person: Có khả năng khuyến hóa được người khác.

Exile (n): Sự lưu đày.

Exilic (a): Lưu đày.

Exist (v): Hiện hữu.

Existence (n): Bhava (p)—Becoming and rebecoming—Being—Existing—Process of existence—Sự hiện hữu—See Hữu.

Existence as animals: Súc sanh hữu. Existence Cultivated Door: Dharma Door of Existence—See Hữu Môn.

Existence in the Devas: See Thiên Hữu.

Existence of an effetc without a cause: Sự tồn tại của một quả mà không có nhân—See Vô Nhân Hữu Quả.

Existence of element and the non-existence of self: Pháp Hữu Ngã Vô Tông. Existence is emptiness: See Diệu Hữu Tức Chân Không.

Existence in the formless: Existence in the immaterial realm—See Vô Sắc Hữu. Existence in a form-sphere: Hiện hữu sắc giới— See Sắc Hữu.

Existence in the future state: Đương hữu hay thân tâm của đời sau.

Existence in the hells: Địa ngục hữu—See Thất Chủng Hữu.

Existence in the human beings: Nhơn hữu—See Thất Chủng Hữu.

Existence of a human being: Sự hiện hữu của con người—See Thất Chủng Hưu. Existence in the hungry ghosts: Ngạ quỷ hữu— See Thất Chủng Hữu.

Existence in the intermediate stage: Thân trung ấm hữu—See Thất Chủng Hữu. Existence and joy as a deva: See Thiên Hữu and Thất Chủng Hữu.

Existence of maturation of effect: Savipaka (skt)—See Hữu Dị Thục.

Existence or non-existence: Bhavabhava (skt)— See Hữu Vô Nhị Kiến.

Existence of noumenal things: Pháp hữu.

Existence of a permanent ego: See Ngã Kiến. Existence of phenomenal things: Tên không có thật dùng để gọi như cái bàn, người đàn ông, người đàn bà, vân vân—See Giả Danh Hữu. Existence of qualities: See Tương Đối Hữu.

Existence in the realm of desire: Sense-sphere existence—Hiện hữu dục giới—See Dục Hữu. Existence in the realm of form: Sắc Hữu— Form-sphere existence—Hiện hữu sắc giới.

Existence in the realm of formlessness (immaterial realm): Formless-sphere existence—See Vô Sắc Giới Hữu. Existence of a self (atman): Hữu Ngã—Sự hiện hữu của cái ngã.

Existence of both self (atman) and element (dharma): Pháp Ngã Câu Hữu Tông. Existent (a): Hữu—See Bhava.

Existential (a): Thuộc về sự tồn tại. Existential philosophy of religion: Triết học tôn giáo hiện sinh.

Existential theology: Thần học hiện sinh. Existentialism (n): Người theo chủ nghĩa hiện sinh.

Existing: Bhava (skt)—Becoming and rebecoming—Being—Existence—See Hữu. Existing body: Owning one’s body—Being in the body—See Hữu Thân.

Existing kalpa: Vivarta siddha kalpa (skt)—See

Trụ Kiếp.

Existing and non-existing: See Diệc Hữu Diệc Không.

Existing together: See Câu Hữu.

Exonerate someone from a charge: To clear someone of a charge—To exculpate—Exculpate someone from a charge—Giải oan cho ai.

Exorcism (a): Sự trừ tà—Trừ quỷ.

Exorcismal (a): Giống như trừ tà—Thuộc về trừ tà.

Exorcist (n): Người trừ quỷ.

Exoteric (a): Hiển lộ—Rõ ràng.

Exoteric and esoteric: See Hiển Mật.

Exoteric-Esoteric Buddhism: Kenmitsu (jap)— Phật Giáo Hiển Mật Nhật Bản—See Nhật Bản Hiển Mật Giáo.

Exoteric meaning: Hiển nghĩa—Plain meaning—See Hiển Liễu.

Exoteric scriptures: Open or general scriptures—See Hiển Kinh.

Exoteric sect: The Open sects—See Hiển Tông.

Exoteric teaching: See Hiển Giáo.

Exoteric teaching to the visible audience:

Public teaching to the visible audience—See Hiển Giáo.

Exoteric texts: See Hiển Kinh.

Exoterism: Open teaching—See Hiển Giáo.

Expand insight: Phát triển tuệ quán.

Expansion of knowledge: Tăng trưởng kiến thức. Expect that everyone else should be on good terms and in harmony with us: Mong tất cả đều thuận theo ý mình—See Thuận Ngã Ý.

Expectation (n): Kỳ vọng.

Expediency: Phương pháp thích hợp—Phương tiện thích hợp và thiết thực—Suitable and practical means—See Phương Tiện. Expedient: Phương cách thích hợp—See Phương

Tiện.

Expedient dharmas: Pháp phương tiện—

Expedient means.

Expedient gate: Cửa phương tiện.

Expedient means: Upaya (skt)—Adaptability— Be instrumental—Contrivance—Convenient to the place or situation—Expediency— Expedients—Expedient ways—Skillful means— Skill-in-means—Skillful method—Suited to the condition—Tact or skill in teaching according to receptivity—Use of expedient or proper means. There are several interpretations. Expedient means may also refer to any teaching device that a Buddhist master employs to assist others in understanding the Dharma; typical devices include parables, stories, and works of art. Within the Zen tradition, the skillful use of kôan is a prime example of expedient means. Other Zen devices include shouts, slaps, paradoxical comments, unconventional behavior, and even poetry—Phương pháp tiện dụng tùy theo hay thích hợp với sự thụ nhận của chúng sanh. Phương tiện thiện xảo cũng chỉ cho bất cứ phương sách nào của giáo pháp mà một vị thầy Phật giáo dùng nhằm trợ giúp ngưới khác hiểu được Phật pháp; những phương sách điển hình bao gồm những ngụ ngôn ngắn, những câu chuyện, và những tác phẩm nghệ thuật. Trong truyền thống nhà Thiền, cách dùng thiện xảo của công án là thí dụ chủ yếu của phương tiện thiện xảo. Những phương sách khác của Thiền bao gồm hét, đánh, những lời phê bình nghịch lý, những hành vi khác thường, và ngay cả thơ văn—See Phương Tiện Thiện Xảo. Expedient means that are attained: Đắc

Phương Tiện—Phương tiện đạt được.

Expedient means of killing: See Phương Tiện

Sát Sanh.

Expedient school: Undeveloped school—Quyền Môn—The sects which emphasize temporary methods or expedients for saving beings—Những tông phái nhấn mạnh đến việc dùng phương tiện để cứu độ chúng sanh.

Expedient teaching suited to the conditions before the time of the Wu-Liang-Shou-Ching: See Hóa Tiền Phương Tiện. Expedient wisdom: Trí thực dụng—See Quyền

Trí.

Expedients: Upaya (skt)—Skill-in-means— Proper means—See Phương Tien Ba La Mật.

Expedients of Buddhas and Bodhisattvas:

Quyền phương tiện của chư Phật và chư Bồ Tát. Expedients within the T’ien-T’ai Sect: See Thể Nội Phương Tiện Thể Ngoại Phương Tiện.

Expel (v): Đuổi—To drive someone out-To dismiss—To discharge.

Expelled from a monastic community: See Defrocking.

Expenditure on charitable purposes: Chi tiêu về mục đích từ thiện.

Expenditure on food and clothing and other needs: Chi tiêu về thực phẩm, quần áo và các nhu cầu khác.

Expenditure on illness and other emergencies: Chi tiêu về thuốc thang và những trường hợp khẩn cấp khác.

Expenditure on maintain of parents, wife and children and servants: Nuôi cha mẹ, vợ con và người làm.

Expenditures on offering alms in memory of the departed: Cúng dường để tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Expenditures on offering merit to the deities: Dâng lễ cúng dường chư Thiên.

Expenditures on payment of state taxes and dues in time: Trả thuế và lệ phí nhà nước đúng kỳ hạn.

Expenditures on treating one’s relatives: Đối xử với thân quyến.

Expenditures on treating one’s visitors: Đối xử với khách.

Expenditures on offerings to monks and nuns: Dâng lễ cúng dường chư Tăng Ni.

Expense of one’s own life: Hy sinh thân mạng.

Experience (v): See Kinh Nghiệm. Experience ease leads to joy: Thấy an lành hay mừng.

Experience of enlightenment: See Kinh Nghiệm

Giác Ngộ.

Experience by oneself: Jisho (jap)—Siddhanta (skt)—Svasakshatkara (skt)—Svasiddhanta

(skt)—See Tự Chứng.

Experience only perfect happiness: See Biến Tịnh Thiên.

Experience ourselves with our own body and mind: See Tự Thân Tâm Trải Nghiệm.

Experience a pain: Experience a sadness—Cảm thọ nỗi khổ.

Experience pleasing results: Thọ Ái Quả—Kinh qua những kết quả tốt lành.

Experience a pleasure: Thọ Lạc—Experience a joy—Cảm thọ niềm vui—Kinh qua sự vui vẻ.

Experience remorse: Cảm thấy hối hận.

Experience sadness: Kinh qua (chịu) khổ đau.

Experience the same state as the Buddha: Shokai (jap)—Chứng Khế, kinh nghiệm giống như trạng thái của Phật.

Experience something: Cảm thấy điều gì—To feel something.

Experience oneself through insight: Tự mình kinh nghiệm qua tuệ giác.

Experience suffering and distress: Thọ Khổ Não—Kinh qua những khổ não. Experience suffering (pain) and pleasure: Thọ Khổ Lạc—Trải qua khổ đau và vui sướng.

Experienced and concentrated mind: Vriddha (skt)—Shakuju-Shoyo-Shin (jap)—Tích Tụ Tinh Yếu Tâm—Regulated mind of real wisdom. Experienced by the mind: Tâm Sở Lãnh Nạp—

Thể nghiệm bởi tâm.

Experiential consciousness: Thọ Thức—Ý thức dựa trên kinh nghiệm.

Experiential entry into Buddha-truth: Ayana (skt)— Going to reality—Lấy chánh trí như thực chứng được chân lý—See Chứng Nhập.

Experiential knowledge: Adhigamavabodha (skt)—Realization or attainment of truth—See Chứng Trí.

Experiential wisdom: Trí tuệ có được từ kinh nghiệm—See Như Lượng Trí.

Experimental evidence: Anubhuti (skt)—See Chứng Nghiệm.

Experimental process in Buddhist cultivation: Tiến trình thử nghiệm trong tu tập theo Phật giáo—See Tiến Trình Thử Nghiệm Tu Tập.

Expiate (v): Đền tội.

Expiation: Sự chuộc tội—Sám hối.

Expiration: Sự tử vong.

Expiration and inspiration: Sự thở ra và hít vào—Exhalation and inhalation. Expire (v): To die—To pass way—See Chết. Explain: To clear up—Discourse—Expound— Preach—Talk—See Biểu Bạch. Explain as it is: Thuyết Như Thị—Giải thích đúng như sự vật là.

Explain its attributes: Thuyết Kỳ Tướng—Giải thích các thuộc tính.

Explain the Buddha-bodies: Nói Phật thân. Explain the Buddhas’ turning of the wheel of pure Teaching: Nói chư Phật chuyển tịnh Pháp luân.

Explain the complete full unitary vehicle:

Cũng có lúc vì chúng sanh mà chỉ nói viên mãn nhứt thừa.

Explain by contrast: Hỗ Luận—Giải thích bằng phép tương phản.

Explain in detail: Quảng Thuyết—Giải thích tận tường và chi tiết.

Explain a dream: Chẩn mộng.

Explain the extirpation of the roots of all existences: Nói dứt hẳn những căn bổn.

Explain the flawless fulfillment of virtuous qualities: Nói những công đức đã làm xong. Explain forms of the Buddhist teaching in the sutra: Nói về giáo tướng của bộ kinh.

Explain the guiding principle of the sutra: Nói về tôn chỉ của bộ kinh.

Explain the inevitable ending of life: Nói thọ mạng trọn về nơi hết mà làm Phật sự.

Explain the meaning: Thuyết Nghĩa—Giải thích ý nghĩa—Explain the sense—Giảng nghĩa. Explain in outline form: Lược Thuyết—Giải thích tom lược, ngắn gọn.

Explain all past, present and future: Giảng nói tam thế.

Explain (v) principles: Thuyết pháp.

Explain the sense: Expound the meaning—Giảng nghĩa.

Explain something minutely: To make something clear in detail—Giải thích rõ ràng chi tiết.

Explain the sutra’s powerful function: Nói về lực dụng của bộ kinh.

Explain the teaching to those whose minds are unruly: Nếu có chúng sanh tâm chẳng điều thuận thời Phật vì họ mà thuyết pháp.

Explain that there is nothing enjoyable in the world: Nói thế gian không một việc đáng vui. Explain all things: Function of wisdom—Tuệ giải.

Explain three different vehicles of salvation for sentient beings: Có lúc vì họ mà nói ba thừa sai khác.

Explain the three vehicles, and reveal the reality of the one method of salvation: See Khai Tam Hiển Nhất.

Explain the title of the sutra: Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh.

Explain the ultimate reality of all things: Tất cả chư Phật hằng tại chánh định, ở trong một niệm khắp tất cả chỗ nói chơn tế ly dục của tất cả pháp.

Explain all the undertakings of enlightening beings: Nói tất cả những hạnh nguyện của Bồ Tát.

Explaining and handing down the dharmas:

See Phó Pháp Tạng.

Explaining the Thought Sutra: See Kinh Giải Thâm Mật.

Explaining the truth to all sentient beings in a manner appropriate to the time: Vì tất cả chúng sanh thuyết pháp chưa từng lỗi thời.

Explanation (n): Arthakartha (skt)—

Commentaries—Lời giải thích—Luận giải.

Explanation on the Dharmapada sutra:

Dhammapada-tthakatha (p)—Pháp Cú kinh chú. Explanation of the doctrine: Giảng đạo (thuyết giảng về giáo thuyết)—To preach a religion— Thuyết pháp.

Explanation of four hundred practices of Bodhisattvas in the Yogacara sect: Bodhisattvayoga-cara-catuhsatakatika (skt)—Bồ Tát Du Già Hành KinhTứ Bách Luận Thích.

Explanation of the Heart of the Higher Dharmas: Abhidharma-hrdaya-sastra-sutra

(skt)—See A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận Sớ.

Explanation of Meaning: Thuyết Nghĩa. Explanation of the meaning of merits of rituals: Arthavada (skt)—See Thích Nghĩa. Explanation on the perfection of the truth: The Satyasiddhi sastra—See Thành Thực Luận.

Explanation of things: Thuyết giảng về vạn hữu.

Explanation on the transcendence of bodhicitta: Treatise on the transcendence of bodhicitta—See Bồ Đề Tâm Luận. Explanation of the treatise on the nature of Buddha-seed: Buddha-vamsa-tthakatha-tika

(skt)—Phật Chủng Tánh Chú Sớ.

Expletive (a): Hư ngôn—False words.

Explicate: Giải thích—Giảng nghĩa. Explicate the meaning: Giải thích ý nghĩa rõ ràng.

Explicit (a): Minh bạch—Rõ ràng. Explicit-affirmative type of koans: See Minh Nhiên Xác Nhận Công Án.

Explicit faith: Niềm tin bộc lộ rõ ràng.

Exponent (n): Người trình bày. Expose form: Lộ Hình—See Lõa Hình Ngoại

Đạo.

Exposition: Niddessa (p)—Nghĩa Thích—Kinh luận giải (sự phơi bày, sự thuyết diễn).

Exposition of Dharma by the Buddha without awaiting questions or requests from his disciples: Udana (skt)—Kinh Vô Vấn Tự Thuyết—Exposition of Amitabha Sutra. Exposition of kamma: Kammavibhanga (p)—

Nghiệp Phân Biệt.

Exposition of the Teachings of the Buddhas:

Thuyết diễn Phật Pháp.

Expository commentary: Nghĩa Sớ—Lời bình có tánh giải thích.

Expound (v): Khai giải hay giải thích— Disentangle: Cởi ra (mở ra)—Explain: Giải thích—Let go (release, unloose, untie): Giải thoát.

Expound concentration and remembrance of

Buddha: Tuyên nói niệm Phật tam muội. Expound the doctrine: Dhamma desana (p)—

Hoằng pháp.

Expound the inherent nature of indepdent origination of everything: Tất cả chư Phật hằng tại chánh định, ở trong một niệm khắp tất cả chỗ diễn thuyết tất cả duyên khởi tự tánh.

Expound the meaning: Explain the sense—

Giảng nghĩa.

Expound the purification of the senses: Tuyên nói các căn thanh tịnh.

Expound the sphere of Buddhahood: Tuyên nói cảnh giới của chư Phật.

Expound a stanza through countless kalpas:

Thuyết nghĩa một bài kệ trải qua vô lượng kiếp.

Expound the sutra: Thuyết kinh.

Expound the sutra by giving out the main idea: See Nhập Văn Giải Thích.

Expound the Teaching: Hạnh thuyết pháp vì lợi ích chúng sanh.

Expound true teachings spoken by infinite Buddhas, remaining unhindered: Khai thị chánh pháp vô lượng chư Phật nói, vô chướng ngại trụ.

Expound the truth in all worlds, remaining unhindered: Nơi tất cả thế giới diễn thuyết chánh pháp vô chướng ngại trụ.

Expounded: Được giải thích.

Expounder (n): Người chú giải—Giảng Sư.

Expounders of Buddhist sutras and scriptures: Sakya-family—Thích gia (những vị thuyết giảng kinh điển Phật giáo).

Expounder of the Law: Dharma-bhanaka (skt)— See Pháp Sư.

Expounder of the law Bodhisattva: Dharmika (skt)—Dharma-bhanaka-bodhisattva (skt)—Pháp

Sư Bồ Tát.

Expounding the Mind and Expounding the Nature: Sesshin-Sessho (jap)—Thuyet Tâm

Thuyết Tánh.

Expounding a stanza through countless kalpas:

Thuyết nghĩa một bài kệ trải qua vô lượng kiếp.

Express (v): Diễn tả.

Express one’s delight to someone: Bày tỏ niềm hân hoan của mình với ai.

Express any unfriendliness: Nói lời bất nhã. Express a view: Phát biểu—To state.

Expressly (adv): Cốt để, một cách tuyệt đối.

Expressible form: See Y Ngôn.

Expression of the true meaning of the

Buddha’s teachings: Giải thích chân thiệt nghĩa Phật pháp.

Expulsion from a particular monastery: See

Tấn Xuất.

Extant (a): Hiện vẫn còn.

Extension (n): Sự nới rộng ra hay trương độ.

Extensions of Buddhist philosophy: Vaipulya

(skt)—Hoko (jap)—Broad—Enlargement—

Extension—Fuller explanation of the doctrine— Spacious—Square and wide—The whole of the Mahayana sutras—See Phương Quảng.

Extensive (a): Great—Immense—Vast—Bao la—To lớn—Vĩ đại.

Extensive analysis: Quảng Phân Biệt Nghĩa—Sự phân tích rộng.

Extensive benefits: Lợi lạc rộng rãi.

Extensive blessings and virtues satisfying the hearts of all beings: Phước đức rộng lớn làm thỏa mãn lòng chúng sanh.

Extensive deeds: Quảng hạnh.

Extensive discourse: Sự thuyết giảng rộng. Extensive discourses: Vaipulya-sutra (skt)— Extensive sutras—See Kinh Phương Quảng. Extensive Mahayana sutras: Extensive discourses—See Kinh Phương Quảng. Extensive sutras: Extensive discourses—See Kinh Phương Quảng.

Extensively-Adorned-King Buddha: Quảng

Trang Nghiêm Vương Phật. Extensively read: Very learned—Học rộng

(quảng bác).

Exterminate (v): Anirodha (skt)—Diệt—To destroy—To annihilate.

Exterminate (v) a race: Diệt chủng—To wipe out a race.

External (a): Bahya (skt)—Ngoại—Thuộc về bên ngoài—Outside.

External aid: External protection—See Ngoại

Hộ.

External appearance: See Ngoại Tướng.

External Aspect: Ngoại Phận. External base: Bàhira-àyatana (p) Bàhyuàyatana (skt)—See Trần (6). External base-spheres: See Ngoại Trần.

External conceptions: Ngoại Tưởng—Những ý niệm bên ngoài.

External conditions: See Ngoại Duyên.

External Demons: Ngoại Ma.

External dirt: Agantu-klesa (skt)—Khách Trần— Afflictions—Guest-defilement—Guest-dust—See

Phiền Não.

External distraction: Ngoại tán loạn.

External disturbances: Outside disturbances— Disturbances coming from outside—Ngoại ma— Demons and Mara.

External doctrines: See Ngoại Điển.

External ego: Ngoại ngã.

External instruction: See Giáo Ngoại.

External and internal dharmas:

Bahyamdhyamaka (skt)—Các pháp bên trong và bên ngoài—See Nội Ngoại Pháp. External light: Light from the sun, moon, stars, lamps, etc—Ngoại quang. External manifestation: Rupalakshana (skt)— Ngoại dung—See Sắc Tướng. External marks: Hình tướng hay hành vi bên ngoài—External appearance or conduct—See

Ngoại Tướng.

External objects: See Ngoại Cảnh.

External objects of the six senses: Ngoại Trần— Sáu cảnh trần bên ngoài—Six external basespheres—See Lục Trần.

External observances: See Tùy Tướng Giới.

External ordinary believers: See Ngoại Phàm. External power: Other power—See Tha Lực. External practice: Trau chuốc bên ngoài—See Ngoại Tu.

External protection: External aid—See Ngoại

Hộ.

External purity: Ngoại Tịnh—Sự thanh khiết bên ngoài.

External Realms: See Ngoại Giới (4). External sense-spheres: Bahirani-ayatanani (p)—Ngoại xứ.

External show: Ngoại Diện—Appearance— Outward show.

External sons: Ngoại Tử—Who have not yet believed—Người chưa tin đạo. External soul: Bahiratman (skt)—External Ego— See Ngoại Ngã.

External space: Bahirdha-sunyata (skt)—See

Ngoại Không.

External stains: Agantuklesa (skt)—Khách trần hay ngoại trần—See Khách Trần.

External sufferings: See Ngoại Khổ.

External Testing Conditions: See Ngoại Khảo.

External things: Vật ngoài thân—See Ngoại Vật. External world: Bahyubhava (skt)—The object perceived, or empirical world, associated with function—Outside objects—Phenomenal world— Cảnh giới tướng—See Ngoại Vật.

External world prajna: Wisdom of all things— Prajna is subjective, all things are its objective— Cảnh giới bát nhã.

Externalism: Thường kiến. Externalists: Followers of non-Buddhist paths— See Ngoại Đạo.

Extenalist deities and immortals: Thần tiên ngoại đạo.

Externalist demons (evils): Ma ngoại đạo.

Extinct (v): Thất truyền.

Extinct dharma age: Thời mạt pháp.

Extinction (n): Nirodha (skt)—Calmness and extinction—Cessation—Extinction—Great Nirvana—Tranquility—Niết bàn tịch diệt—See

Diệt Độ.

Extinction of all afflictions: Dukkha-ksaya (skt)—Phiền Não Tận—Sự chấm dứt phiền não— See Khổ Diệt and Tứ Diệu Đế. Extinction of all afflictions in the mind: Nội diệt (tiêu diệt những phiền não trong tâm).

Extinction of cankers: Asavakkhayanana (skt)— Asavakaya (p)—Lậu tận (chấm dứt tất cả những lậu hoặc)—See Lậu Tận Thông. Extinction of causes: Duyên Diệt—Chấm dứt các nguyên nhân.

Extinction of the chance of being reborn: Diệt tận nhân duyên của sự tái sinh.

Extinction of the craving: Ai Diệt—Sự chấm dứt ham muốn.

Extinction of delusion: Mohakkhaya (p)—

Mohaksaya (skt)—Diệt tắt si mê.

Extinction due to lack of a productive cause: Sự chấm dứt vì không còn nhân sinh nghiệp—See Phi Trạch Diệt.

Extinction and exhaust all contamination: Sạch hết tất cả hữu lậu—See Lậu Tận.

Extinction of greed and desire: Ragakkhaya (p)—Diệt Tham Dục.

Extinction of hatred: Sân Diệt—Sự chấm dứt sân hận—Diệt tắt hết hận thù.

Extinction through intellectual power:

Pratisamkhya-nirodha (skt)—See Trạch Diệt. Extinction of the law: Extinction of Buddhism— See Pháp Diệt.

Extinction of life and death cycle: Bhavanirodha (skt)—See Sanh Tử Diệt.

Extinction due to lack of productive cause: Apratisamkhya-nirodha (skt)—See Phi Trạch

Diệt.

Extinction of pain or affliction: Chấm dứt khổ đau phiền não—See Khổ Diệt.

Extinction of the passions or afflictions:

Klesakshaya (skt)—Diệt tận phiền não.

Extinction of the process of existence: Bhavanirodha (skt)—Sinh Tử Diệt—Chấm dứt tiến trình luân hồi sanh tử (hiện hữu).

Extinction of reincarnation and escape from suffering: Nirvana (skt)—Cessation of the process of becoming—Chấm dứt tiến trình sanh tử luân hồi—See Diệt Độ.

Extinction of suffering: Dukkha-ksaya (skt)—

See Khổ Diệt.

Extinction of suffering and the way of extinction: Nirodha-arya-satya or Nirodha and marga (skt)—Khổ diệt và Đạo diệt khổ.

Extinguish (v): Nirodha (skt)—Annihilate— Destroy—Exterminate—Put out—Suppress—

Hoại diệt.

Extinguish all ailments: See Diệt Bệnh.

Extinguish karma: See Diệt Yết Ma. Extinguish reflection, yet teach sentient beings with the reflection of omniscience: Dầu trừ quán sát, mà dùng tất cả trí quán sát giáo hóa chúng sanh.

Extinguish all thoughts and perceptions and dwelling in the stage of total extinction: Giải trừ tất cả tư tưởng để trụ vào chỗ ngưng bặt hoàn toàn.

Extinguish thought and reflection: Yet teach sentient beings with the thought and reflection of omniscience—Diệt trừ tư duy (giác), mà dùng tất cả trí tư duy (giác) giáo hóa chúng sanh.

Extinguished: Bị dập tắt.

Extinguished from existence: Absolute annihilation—Absolute extinction—Completed extinction of individual existence—Liberated from existence—See Tịch Diệt.

Extinguisher: Năng diệt (hay diệt tất cả phiền não của chúng sanh).

Extinguishing of the aggregate-continuum: Khanda-parinibbana (p)—Dập tắt sự vận hành liên tục của ngũ uẩn.

Extinguishing all thoughts and perceptions:

Giải trừ tất cả tư tưởng—See Tưởng Diệt.

Extirpation (n): Elimination—Eradication— Removal—Extinction—See Đoạn Diệt.

Extol (v): Tán dương.

Extol and make offerings to Amitabha Buddha: Tán thán cúng dường chánh hạnh—Tán thán cúng dường Đức Phật A Di Đà.

Extol renunciation for the benefit of sentient beings, its purity and blamelessness: Lại vì chúng sanh mà khen nói công đức xuất gia thanh tịnh không lỗi.

Extol the virtues of Buddhas for the benefit of sentient beings: Bodhisattvas always extol the virtues of Buddhas for the benefit of sentient beings, causing them to plant roots of goodness with the Buddhas—Thường vì chúng sanh mà tán thán công đức của Phật, cho họ ở nơi Phật gieo trồng những cội lành.

Extract a passage from a book and insert it in a newspaper: Trích đăng.

Extract a passage from a book and translate it: Trích dịch.

Extra-divine things: Những sự vật ngoài thần linh.

Extramundane (a): Ngoại thế.

Extraordinary (a): Phi thường (thù thắng)— Exceptional—Fantastic—Out of common—

Surpassing—Unnatural.

Extraordinary influence: Ảnh hưởng phi thường. Extraordinary man: Acchariya manussa (p)— Marvellous man—See Dị Nhân.

Extraordinary meeting: Kỳ phùng.

Extraordinary nature: Dị bẩm. Extraordinary thoughts: Tư tưởng siêu phàm

(của chư Đại Bồ Tát).

Extraordinary unprecedented event: Sự kỳ diệu chưa từng thấy.

Extravagant: Hoang phí—To squander one’s money.

Extreme (a): Anta (p & skt)—Biên—Cực đoan.

Extreme arrogance: Đại mạn. Extreme of eternalism: Sasvatavada (skt)—Biên kiến—Chủ thuyết Vĩnh cửu—Eternalism— Immortality—See Thường Biên Kiến.

Extreme of existence: See Hữu Biên.

Extreme heat of the energy of meditation practice: Atapa (skt)—The extreme heat of the energy of meditation practice has the ability to burn all kinds of afflictions—Năng lực của thiền có thể đốt cháy mọi thứ phiền não.

Extreme of indulgence in pleasures: Cực đoan của sự ham mê lạc thú.

Extreme Joys in the Pure Land: Cảnh Giới Cực

Lạc.

Extreme pure bodies: Thân oai đức thanh tịnh. Extreme of tormenting the body: Sự hành hạ thân xác thái quá.

Extreme ultimate energy: T’aichi (chi)—Thái

Cực.

Extreme views: Antargraha (skt)—Biên Kiến— Wrong views on extinction and permanence—See

Biên Kiến.

Extremes: Dvaita, Dvaya, or Dharmadvaya (skt)—Hai đầu cực đoan—Two extremes—See Nhị Nguyên.

Extremes and the Middle Path: See Cực Đoan Và Trung Đạo.

Extremism: Antagraha-drsti (skt)—Henken(jap)—One-sided standpoint—See Biên Kiến.

Extremist (n): Người cực đoan.

Extremity (n): Biện pháp cực đoan.

Extremely (adv): Tột bực—Vô cung. Extremely evil: Dausthalva (skt)— Surpassing evil—Quá ác.

Extremely happy: See Cực Lạc. Extremely patient: Thượng Nhẫn—Hết sức nhẫn nhục—Exceedingly patient. Extremely rare: Hi Hữu—Hết sức hiếm hoi—Exceedingly rare.

Extremeness (n): Tính cực đoan.

Exult (v): Hoan hỷ—Vui mừng.

Exultancy (n): Sự vui mừng.

Exultant (a): Hoan hỷ—Vui mừng.

Exultation (n): Exultancy—Sự vui mừng. Eye (n): Caksuh (skt)—Caksurindriya (skt)—Mắt (Nhãn)—See Nhãn Căn.

Eye ables to distinguish milk from water: See Nhũ Thủy Nhãn.

Eye attained through the cultivation of Buddha-truth: Insight into truth—Keen vision of right dharmas—See Đạo Nhãn.

Eye avoiding beauty: Mắt đừng nhìn sắc đẹp.

Eye-base: Cakkhu-vatthu (p)—See Nhãn Căn. Eye of the blue lotus: See Liên Nhãn.

Eye of the body: The flesh eye—Limited vision—See Phàm Nhãn. Eye of Buddha: Buddha’s eye—The eye of Buddha—See Phật Nhãn.

Eyes cast down: Mắt nhìn xuống. Eye-Celestials: Mắt sanh Thiên—See Nhãn Sanh Thiên.

Eye consciousness: Cakshurvijnana (skt)—The sense of vision—Seeing consciousness—Sight consciousness—Sight-preception—Sense of vision—See Nhãn Thức.

Eye-contact: Cakkhu-samphassa (p)—Nhãn Xúc. Eyes deep (violet) blue: Mắt xanh biếc.

Eye of the dharma: Dhamma-cakkhu (p)— Dharmacaksus (skt)—All-seeing eye—Eye of Truth—The eye of wisdom—Mắt thấy được các pháp một cách thông suốt—See Pháp Nhãn. Eye element: Cakkhu-dhatu (p)—Caksurdhatu (skt)—Field of vision—See Nhãn Giới. Eye of the Enlightened One: Buddha-Cakhu (p)—Buddha eye—See Phật Nhãn.

Eye-entrance: See Nhãn Nhập.

Eye-film: Hoa Đốm—One of the nine similes. Eye of flesh: Mamsacakshus (skt)—The physical eye—See Nhục Nhãn.

Eye and foot: Knowledge and practice—See

Mục Túc.

Eye free of taint: See Ly Cấu Nhãn.

Eyes of judgment: Trí nhãn.

Eye of king-goose: See Nga Vương Nhãn.

Eye of knowledge: See Trí Nhãn. Eye lashes like a royal bull: Lông nheo dài—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Eye of leaving birth-and-death, seeing nirvana:

Xuất sanh tử nhãn, vì thấy Niết Bàn. Eye of light: See Quang Minh Nhãn. Eye of love: Ái nhãn—Also called the Buddha’s eye—Cũng còn được gọi là Phật nhãn.

Eye of the mind: Manas (skt)—See Tâm Căn.

Eye of omniscience: See Nhứt Thiết Trí Nhãn. Eyes of oxen and sheep: See Ngưu Dương Tâm

Nhãn.

Eye that precedes the body: Shinsen-Gen (jap)—Thân Tiên Nhãn—The ability to regulate our physical actions even before we are conscious of them—Khả năng điều hòa hành động của chúng ta ngay trước khi ý thức được chúng.

Eyes that produce the characteristics of form:Cakshu-rupayatana (skt)—Nhãn sắc Xứ.

Eye-realm: Cakkhu-dhatu (p)—Caksurdhatu (skt)—Nhãn Giới—Field of vision, or sight faculty—The element of sight—Realm of sight— See Nhãn Căn.

Eye that sees all things as unreal: PannaCakkhu (p)—Huệ Nhãn—Eye of wisdom—

Hinayana wisdom—Mắt của các bậc Thanh Văn, Duyên Giác và A La Hán, hay là trí huệ soi rõ lý chân không vô tướng—See Tuệ Nhãn. Eye-sense: Cakkhuppasada-rupa (p)—Nhãn Cảm Thọ—Ability to receive visible object.

Eyes shining with Buddha-light: Quang minh nhãn.

Eyes were sunk: Mắt thụt sâu.

Eye of supreme wisdom: Aryajnanacakshus

(skt)—See Thánh Trí Nhãn.

Eye of Truth: Dhamma-cakkhu (p)—

Dharmacaksus (skt)—All-seeing eye—Eye of the dharma—The eye of wisdom—Con mắt của chân lý—See Pháp Nhãn.

Eye is in union with the object seen: One of the six unions of the six sense organs with the six objects of the senses—Mắt phải hòa hợp với vật thấy, một trong sáu sự hòa hợp giữa sáu căn với sáu trần.

Eye of wisdom: See Tuệ Nhãn.

Eye without hindrance: See Vô Ngại Nhãn.

Eye of the world: See Thế Gian Nhãn.

E-Zen (jap): Y Toàn—Reliance on the total or belief in the Universe—Tùy thuộc vào cái toàn thể hay tin vào vũ trụ.

F

Fa-bao-t’an-ching (chi): See Fabaotanjing. Fabaotanjing (chi): Dangyo (jap)—The Platform Sutra—See Kinh Pháp Bảo Đàn.

Fable: Miraculous fable—Truyền thuyết Fabricate (v): Bịa đặt—To make up a story—To forge.

Fabulous (a): Hoang đường—Hard or impossible to believe.

Façade: Mặt tiền—Front.

Face (v): Đối đầu—To confront with someone. Face realities: Đối đầu với sự thật.

Face-face: Men-men (jap)—Diện Diện.

Face-to-face: Mặt đối mặt.

Face-to-face confession: Đối Thủ—Phát lồ sám hối bằng cách mặt đối mặt với vị Y Chỉ Sư.

Face-to-face evidence: Sammukha-vinaya

(skt)—See Tự Thuận.

Face-to-face stage: Abhimukhi-bhumi (skt)— Land in view of wisdom, or the ground of manifestation—See Hiện Tiền Địa. Face-to-face transmission: Menju-shikô (jap)— Truyền Pháp mặt đối mặt—Direct transmission of the Dharma from a Zen master to a disciple through one-on-one encounters between the two. The expression is based upon the assumption that Zen enlightenment cannot be verified through indirect means, such as by letter—Truyền Pháp trực tiếp từ một vị Thiền sư qua một người đệ tử qua sự gặp gỡ một đối một giữa hai người. Từ ngữ được dựa trên sự giả định là giác ngộ trong Thiền không thể được xác nhận qua phương cách gián tiếp, như bằng thư từ chẳng hạn.

Face (meet) something (a difficult situation) fearlessly: Đối đầu với việc gì không chút sợ hãi.

Face stone: To face wall—Quay mặt nhìn tường—See Diện Bích.

Face (v) the truth: Đối diện với chân lý.

Face wall: Face stone—See Diện Bích. Fa-Chan (chi): Dharmapriya (skt)—See Đàm Ma Ty.

Fa-Chao (chi): Name of a monk in China—Tên của một vị sư tại Trung Quốc—See Pháp Chiếu Đại Sư.

Fa-Chen (chi): Pháp Thạnh Thiền Sư—Name of a Zen master.

Fa-ch’ih (635-702): Pháp Trì Thiền Sư—Name of a Chinese Zen master in the seventh century. Fach’ih was the fourth patriarch of the Niu-T’ou School. We do not have sources regarding Zen master Fa-ch’ih and his career of spreading the Dharma. The Hsu-Kao-Seng-Chuan, Sung-KaoSeng-Chuan, and Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu claim that Fa-ch’ih studied under Hung-jen, the Fifth Patriarch of the Bodhidharma tradition, and that he was one of that master’s ten major disciples. However, there are no other data regarding his becoming a disciple of Hui-fang, and his career of spreading the teachings of the NiuT’ou School. Some unofficial sources said that he received his Dharma transmission from the Fifth Patriarch, Hung-jen, before returning to Niu-t’ou shan. Later in life, Fa-ch’ih became a Pure Land practitioner, and regularly chanted the nembutsu. This is one of the earliest examples of dual practice in the Zen school—Thiền sư Pháp Trì là tổ thứ tư của Ngưu Đầu Tông. Chúng ta không có nhiều tài liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp hoằng pháp của Thiền sư Pháp Trì. Các tác phẩm Tục Cao Tăng Truyện, Tống Cao Tăng Truyện, và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thừa nhận rằng Pháp Trì tu học trong hội chúng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, thuộc truyền thống Bồ Đề Đạt Ma, và rằng ông là một trong mười đại đệ tử của Ngũ Tổ. Tuy nhiên, không có tài liệu nào khác nói rõ về việc ông trở thành đệ tử của Thiền sư Hue Phương, và sự nghiệp hoằng pháp của ông trong việc truyền bá giáo pháp của tông Ngưu Đầu. Một vài nguồn không chính thức nói rằng Sư đã nhận sự truyền Pháp từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trước khi trở về lại Ngưu Đầu Sơn. Vào cuối đời, Sư trở thành hành giả tu Tịnh Độ, và thường xuyên niệm Phật. Đây là một trong những thí dụ sớm nhất về việc Thiền Tịnh song tu trong Thiền tông.

Facial (a): Thuộc về khuôn mặt.

Facilitate (v): Làm cho dễ dàng.

Facility (n): Training facility—Cơ sở huấn luyện.

Facing (n): Sự đương đầu.

Facing north: See Bắc Độ.

Facing wall meditation: See Diện Bích.

Fact (n): See Sự Kiện.

Fact and fact world perfectly harmonized: Sự sự vô ngại pháp giới.

Facts obtained by thoughtless meditation:

Asamjnivipaka (skt)—Vô tưởng báo.

Faction: Chi phái.

Factor (n): Yếu tố.

Factors associated with mind: Tâm Tương Ứng

Sở—Những yếu tố đi liền với tâm.

Factors of concentration: Samadhanga (p)—

Định Pháp.

Factors that are not directly associated with mind: Tâm Bất Tương Ưng Pháp—Các yếu tố không liên hệ trực tiếp với tâm thức.

Factors that are not diretly associated with a specific mental function: See Tâm Bất Tương Ưng Hành.

Factors of dissimilarity: Bất Đồng Phận—Những yếu tố không giống nhau.

Factors eliminated in the path of seeing: See Kiến Sở Đoạn Pháp.

Factors of endeavor: Cần chi—See Ngũ Cần Chi.

Factors of enlightenment: Factors of wisdom— Principles of enlightenment—Various branches of enlightenment—See Bồ Đề Phần. Factors of warmth: Nhu Pháp—Yếu tố nhiệt tình (nồng nhiệt).

Factors of wisdom: Factors of enlightenment— Principles of enlightenment—Various branches of enlightenment—Giác chi—See Bồ Đề Phần. Factors of Yoga abstraction or concentration:

Những yếu tố tập trung tư tưởng trong pháp Du

Già.

Factual hypothesis: Hữu thể thi thiết giả. Factual world: World of actual life, or the real world—See Sự Pháp Giới.

Faculties: Các căn.

Faculty (n): Năng lực—Tài năng—Căn.

Faculty of acknowledgement: See Trí Căn.

Faculty of alertness: See Niệm Lực.

Faculty of cognition: See Trí Căn.

Faculty of concentration: Samadhindriya (skt)— Meditation as the root of all virtue—See Định

Căn.

Faculty condition: See Căn Duyên. Faculty of consciousness: Ajendriya(skt)— Thức Căn.

Faculty of faith: Sraddhendriya (skt)—See Tín

Căn.

Faculty of highest knowledge: Annindriyam

(p)—Trí căn tối thượng—See Dĩ Tri Căn.

Faculty of joy: Hỷ Căn—Năng lực của niềm vui. Faculty of knowledge: Ajnendriya (skt)—Thức căn.

Faculty of knowing that one will know the unknown: Anannatam-nassamitindriyam (p)—

See Vị Tri Đương Tri Căn.

Faculty of life: Jivitindriya (skt)—Mạng căn (cơ thể với đầy đủ các quan năng của con người)— Sinh khí—See Mệnh Căn.

Faculty of mind: Manindriya (p)—Faculty of thinking—See Ý Căn.

Faculty of mindfulness: Năng lực của chánh niệm—See Niệm Căn.

Faculty of the one who knows: Annata-indriyam

(p)—Cụ tri căn—Trí căn của bậc thức giả.

Faculty of pleasure: Lạc Căn—The organs of pleasure (eyes, ears, nose, tongue, body)—Những căn của lạc thu hay năng lực của sự vui.

Faculty of reasoning: Lý trí.

Faculty of sense: Indriya (p & skt)—Năng lực của giác quan—Sense—Organ of sense—Căn. Faculty of thinking: Manayatanam (p)—Indriya or Mana-indriya (skt)—Mana-yatana (p)—Năng lực tư duy—See Ý Căn.

Fade (v): Become dry—Lose color—Wither—

Phai mờ—Héo tàn.

Fa-Chan (chi): Dharmanandi (skt)—See Đàm Ma Nan Đề.

Fa-hai: Kôhô (jap)—Zen master Wu-hsing Fahai—See Ngô Hưng Pháp Hải Thiền Sư. Fa-Hsiang (chin): Dharma-laksana (skt)—Hossô (jap)—Marks of existence—See Pháp Tướng.

Fa-Hsiang-tsung (chi): Dharmalaksana (skt)— Yogacara Sect, Samparigraha School, or Consciousness-Only School—See Pháp Tướng

Tông.

Fa-Hsien (337-422): See Pháp Hiển. Fa-hsieng-tsung: Dharmalaksana (skt)—See

Pháp Tướng Tông.

Fa-Hsing: Pháp Hạnh, tên của một vị sư—Name of a monk.

Fa-Hsun-Shih-T’ien (1170-1244): See Pháp Tuân Thạch Điền.

Fa-Hua-Tsung (chi): See Pháp Hoa Tông.

Fail (v): Thất bại.

Fail to complete one’s filial duty toward parents: Lỗi đạo hiếu (bất hiếu).

Fail to cultivate compassion and learn ways to protect the lives of animals: To commit an Expression of Regret Offence—Không tu tập hạnh bi mẫn và không tìm cách bảo vệ mạng sống của súc vật là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Fail to maintain good relationships with other members in the Order: To commit an

Expression of Regret Offence—Không hòa hợp với các thành viên khác trong Giáo Hội là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Fail to meet spiritual friends or good advisors:

Không gặp bạn lành hay thiện hữu tri thức.

Fail to take account: Không chấp nhận.

Failure: See Thất Bại.

Failure and success: Thành Bại.

Fain: Glad—Vui thích—Gladly—Tự nguyện.

Faint: Yếu ớt.

Faint glymse: Hình ảnh thoáng qua.

Fair (a): Công chính—Just.

Fair and impartial: Công bằng và không thiên vị. Fair sex: Female sex—Woman’s world—Nữ giới. Fair-Wisdom: The Wise One, an epithet of the Buddha—Bậc Thiện Thệ, một danh hiệu của Đức

Phật.

Fairness (n): Công đạo—Justice.

Fairyland: Abode of good people after death— Elysium—Cõi Tiên—Bồng Lai—Fairyland is the dwelling area of those who cultivate and attain the path of Taoism. Human beings of this world cannot physically see nor get there. These domains are situated on the seven layers of “Golden Mountains” surrounding the Mount Sumeru or the various islands in the Fragrance

Ocean (an ocean surrounding Mount Sumeru)—

Bồng lai Tiên đảo, chỗ ở của các bậc tu tiên theo Lão giáo đắc đạo. Người phàm phu thế gian không thể thấy và đến được. Cõi nầy ở nơi bảy lớp núi vàng hay “Thất Kim Sơn” bao bọc ở vòng ngoài núi Tu Di, hoặc là các hải đảo trong biển Hương Thủy quanh núi Tu Di.

Faint glymse: Hình ảnh thoáng qua.

Faith (n): Sraddha (skt)—Saddha (p)— Saddhacarita (p)—Sraddhendriya (skt)—Niềm tin—See Tín Căn.

Faith and alms: Tín và thí—Niềm tin và sự bố thí.

Faith of an almsgiver: Almsgiving and faith—

Đàn tín.

Faith to believe: See Tín Lực. Faith in bhutatathata: Tín căn Bản—See Chân Như Tín.

Faith in the Buddha: Tin Phật.

Faith in Buddha recitation: Tín Niệm— Nembutsu-Faith.

Faith in causation: See Tin Nhân.

Faith and contemplation: Tín Hiện Quán—Niềm tin và thiền quán.

Faith-Devotee: See Tùy Tín Hành.

Faith in the Dharma: Tin Pháp.

Faith Discernment: Phẩm Tín Giải.

Faith in effect: See Tin Quả.

Faith endurance: Faith patience—See Tín Nhẫn.

Faith-filled (a): Đầy niềm tin.

Faith healing: Chữa bệnh do đức tin.

Faith-inspiring (a): Arousing faith in others— Inspiring faith—Filling others with faith—Làm phát khởi niềm tin nơi ai.

Faith and interpretation: Abhimukti (skt)— Believing and understanding—See Tín Giải.

Faith-Interpretation-PerformanceRealization: See Tín Giải Hành Chứng. Faith in or invocation of a Buddha name

(Amitabha): See Hoành xuất.

Faith-Liberated: Tín Giải Thoát.

Faith and morals: See Tín Giới.

Faith in others: See Tha Tín. Faith of the other-power: Faith awakened by other-power—Tín tâm được tha lực khơi dậy. Faith-patience: Faith-endurance—See Tín Nhẫn. Faith and practice: Believing action—See Tín Hành.

Faith Practice and Vow: Tín Hạnh Nguyện. Faith pure and purifying like water: Tín

Thủy—Lòng tin trong sạch như nước trong. Faith receive and obey: See Tín Thọ Phụng

Hành.

Faith and receiving: See Tín Thọ. Faith and resolve: Tín Thắng Giải—Tin và quyết tâm.

Faith-root: Sraddhendriya (skt)—The stage of belief—See Tín Căn.

Faith in the Sangha: Tin Tăng. Faith of service: Niềm tin của hạnh phục vụ tha nhân.

Faith in the teaching of others: See Tùy Tín Hành.

Faith in theory: See Tin Lý.

Faith Tolerance: See Tín Nhẫn. Faith of the universal vow: See Tổng Nguyện

Tín.

Faith and vow: Tín nguyện.

Faith and wisdom: See Tín Huệ. Faithful (a): Đầy tin tưởng—Trung thành— Trung tín—Thuộc về niềm tin—Thật tâm.

Faithful to someone: Trung thành với ai.

Faithfulness (n): Sự trung thực—Sự thật tâm— Đức tin vững vàng.

Faithless (a): Ungrateful: Bất nghĩa—Without faith (lack of faith): Không có niềm tin.

Fa-jung (chi): Fa-rong (chi)—Hôyu (jap)—Zen Master Pháp Dung—See Ngưu Đầu Pháp Dung

Thiền Sư.

Fa-Lang (507-581): See Pháp Lãng.

Fall: Đọa vào—Sa vào—Ngã—Sa ngã. Fall asleep to obscure the mind: Middha (skt)— Thụy miên hay buon ngũ làm mờ mịt tâm trí. Fall down: To sink, to let fall, to destroy, to ruin—Đọa.

Fall down in a faint: Hôn Mê—To faint—To lose consciousness.

Fall into decay: To sink—Đọa lạc.

Fall into deep thought: Mặc tưởng. Fall into negative rebirths: Đọa Ác Xúc—Bị tái sanh vào ác đạo.

Fallacious: vitatha (p & skt)—Giả—Không thật— Fallacy.

Fallacious counter-proposition: See Tự Năng

Phá.

Fallacious example: Tự Dụ—Ví dụ sai lạc.

Fallacious postulates: Prajnapti (skt)—Three unrealities or three phenomenals—See Tam Giả.

Fallacious proposition: See Tự Lập Tông.

Fallacious reason: Tự Nhân—Lý do giả lập. Fallacy (n): Mrsavaca (skt)—Sophism—Ngụy biện—See Giả (4).

Fall down: To sink—Đọa lạc.

Fall into the hell: Sa vào địa ngục.

Fall ill: Bịnh.

Fall into decay: Đọa lạc.

Fall into the evil paths: Rơi (sa đọa) vào ác đạo.

Fall (v) out: Rụng.

Fallacious counter-proposition: See Tự Năng

Phá.

Fallen (a): Sa đọa—Sa ngã.

Fallen angels: Fallen devas—Những bậc trời sa đọa.

Fallen flowers: Rakuge (jap)—In Zen the term is used to describe the momentary real state of concrete things, that is, fallen blossoms are just fallen blossoms—Lạc Hoa, trong Thiền thuật ngữ được sử dụng để diễn tả trạng thái thật ngay lúc này của sự việc cụ thể, đó là, hoa rụng chỉ là hoa rụng, thế thôi.

Fallen nature: Bản tính sa đọa.

Fallen state: Tình trạng sa đọa.

Fallibility (n): Sư có thể sai lầm.

Fallible (a): Có thể sai lầm.

Falling among weeds six years: RakusoRokunen (jap)—Lạc Thảo Lục Niên—See Lục Niên Khổ Hạnh.

Falling in an evil state, a bad fate, in suffering and hell: Rơi vào ác đạo.

Falling from high places: Những kẻ té từ trên cao mà vong mạng.

Falling off a mountain or a cliff: Bị rơi từ núi cao xuống vực thẳm.

Falling-Tears Honourable One: See Lệ Trụy

Tôn Giả.

False (a): Mithya (skt)—Erroneous—Untrue—Hư vọng—Vọng (sai lầm)—Illusive(illusory): Ảo— Unreal: Vọng (Vitatho (p)—One of the eight minds and Eight ways of developing the Bodhi Mind: Ngụy phát Bồ đề tâm.

False accusation: Vu Ngôn—Lời cáo giác sai lạc.

False appearance: False form—Ngụy hình.

False argument: Ngụy Biện Luận—Sophism.

False belief: Tà tín.

False belief of individuality: Ahamkara (skt)— See Ngã Mạn.

False boasting: Nói lời khoe khoang lố bịch— One of the five kinds of false speech—See Ngũ Sư Vọng Ngữ.

False concept of human beings: See Chúng Sanh Kiến.

False discrimination: Vọng Phân Biệt—Phân biệt sai.

False doctrine: Adharma (skt)—Heterodoxy or false methods—See Phi Pháp.

False ego: Popular ego—See Tục Ngã.

False emptiness: See Ngoan Không.

False existence: Parikalpita-laksana (skt)— Character of Sole Imagination—Vọng Hữu

Tánh—See Biến Kế Sở Chấp Tính.

False-hearted: Bội ân—Ungrateful. Falsehood: Vitathabhavo (p)—Vitathata (skt)— Không thật—Untruth—See Hư Vọng.

False judgment: Abhutaparikalpa (skt)— Parikalpana (skt)—Discriminated opinion—Biến kế chấp—Hư vọng phân biệt—A Sanskrit term means “False judgment.” In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “As a variety of false judgements is given to objects conceived in their multiplicity, there takes place a strong clinging to the external world.”—Một thuật ngữ Bắc Phạn có nghĩa là “hư vọng phân biệt hay sự phán đoán sai lầm.” Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Vì sự phán đoán sai lầm được nêu ra về các sự vật được quan niệm trong tính phức tạp (tính đa dạng) của chúng nên xảy ra sự chấp thủ mạnh mẽ vào thế

giới bên ngoài.”

False mind: Ngụy tâm—Dellusive mind— Deluded mind—See Vọng Tâm.

False or misleading thoughts: Vitatha-vitakka (p)—Transient thoughts—If we are able to disregard when false thoughts arise, they will naturally vanish—Khi vọng tưởng khởi mà chúng ta bất chấp được thì tự nhiên chúng sẽ biến mất— See Vọng Niệm.

False name: Vitatha-naman (skt)—Giả danh.

False notions: Những ý niệm hư giả.

False notions of anything being a thing in itself:

See Pháp Ngã.

False notions of things: See Pháp Ngã.

False refuge: See Quy Y Sai Lạc.

False religion: Heresy—See Tà Giáo. False speaking: Uttaramanusyadharma-pralapa (skt)—See Vọng Ngữ.

False speech: Lying speech—Nói lời dối trá— Vọng ngữ—See Vọng Ngữ.

False speech is to be abandoned: Nói láo cần phải từ bỏ.

False sutras: Forged sutras—Ngụy kinh. False tenets: Holding on to false views—See Vọng Chấp.

False thinking: Erroneous thinking—Deluded thought—False notions—False ideas—See Vọng Tưởng.

False thoughts: See Vọng Tưởng.

False views: Drishti (skt)—Heretical views— Heterodox views—Improper views—See Vọng

Kiến.

False views based on individual karma: Vọng kiến biệt nghiệp—See Biệt Nghiệp Vọng Kiến. False view based on living beings’ individual karma: See Biệt Nghiệp Vọng Kiến. False View of the collecting share: Vọng Kiến Đồng Phận.

False view that every man has a permanent lord within: See Ngã Kiến. False view that all things are real: See Pháp Hữu.

False view that anything exists with an independent nature: See Pháp Ngã Kiến. False way of developing the Bodhi Mind: See

Ngụy Phát Bồ Đề Tâm.

False witness: Chứng cớ giả tạo.

False words: Expletive—False talk—See Hư

Ngôn.

Falsely accuse: Commits a Sangha Restoration Offence—Vu cáo là phạm giới Tăng Tàn. Falseness of desire: Giả Ái—The unreality of desire.

Falsification (n): Sự giả mạo.

Falsify (v): Giả mạo—To counterfeit—To forge—To fake.

Falsity (n): Tính giả mạo.

Fame (n): Yaso (p)—Honor—Danh lợi—Tiếng tăm—Danh thơm hay vinh dự.

Fame and fortune cannot be compared with a life of leisure: Danh lợi bất như nhàn (danh lợi không bằng cuộc sống an nhàn).

Fame and profit: Danh lợi.

Fame and wealth: Danh văn lợi dưỡng. Famensi (jap): Monastery of the Gate of the Dharma—See Pháp Môn Tự.

Familiar (a): Quen thuộc.

Familiarity breeds contempt: Lờn quá hóa khinh—Thân quá hóa lờn. Family: Gia đình—See Liên Lạc Với Gia đình.

Family attachment: Liên Niệm (thương nhớ luyến ái gia đình).

Family bondage: Sự ràng buộc của gia đình. Family of Buddhism: School of Buddhism— See

Phật Gia.

Family preceptor: See Môn Sư.

Famine (n): Nạn đói.

Famous (a): Celebrated—See Hữu Danh. Famous Ancient Pagodas in Vietnam: Danh

Lam Cổ Tự Việt Nam.

Famous family: Danh môn. Famous Light Buddha: Yasaprabhasa-Buddha (skt)—Danh Quang Phật.

Famous man: Danh nhân—Celebrity—Great name.

Famous master: Danh sư. Famous monasteries in China: Những tự viện nổi tiếng của Trung Hoa—See Tứ Đại Danh Sơn. Famous places of ruins: Famous historical vestiges—Famous monuments—Thắng tích.

Famous rulers on earth: See Danh Thiên.

Famous scholar: Danh sĩ.

Famous teacher: Danh sư.

Famous words: Danh ngôn.

Fan-palm tree: Tala (skt)—Đa la.

Fanatic (n): Kẻ cuồng tín.

Fanatical (a): Chấp nê—Cuồng tín.

Fanaticism: Cuồng tín.

Fanaticize (v): Làm cho cuồng tín. Fang-Hui-Yang-Qi: See Phương Hội Dương Kỳ

Thiền Sư.

Fang-kuang-ta-chang-yen-ching (chi): Vaipulya Sutra (skt)—See Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh.

Fang-yen-k’ou (chi): Release (v) of the burning mouths—Ceremony for the dead. The “burning mouth” is a type of hungry ghost. This ritual, which is of Tantric origin (Mi-ysung), is intended to free the hungry ghosts from their torment and to enable them to be reborn as humans or even in the western paradise—Nghi thức cho ngạ quỷ. Nghi thức này có nguồn gốc từ Mật tông, chủ đích là giải thoát loài ngạ quỷ khỏi sự dày xé và làm cho họ có thể tái sanh làm người và ngay cả việc vãng sanh tây phương cực lạc.

Fantasy: Chimera—Utopia—Wild fancy—Ảo tưởng—Khả năng tưởng tượng.

Fan-Wang-Jing: Brahmajala Sutra (skt)— Brahma Net Sutra—Kinh Phạm Võng. Fa-Pao: Name of a noted monk—See Pháp Bảo

Đại Sư.

Farmers: Sudra (skt)—See Thủ Đà La. Fa-rong (chi): Fa-jung (chi)—Zen Master Pháp Dung—See Ngưu Đầu Pháp Dung Thiền Sư. Farong Niutou: Gozu Hoyu (jap)—Fa-jung Niutou—See Ngưu Đầu Pháp Dung Thiền Sư. Far-reaching: Cao xa—Very high—Exalted. Far-reaching land: Duramgama (skt)—Ground of traveling far—See Viễn Hành Địa.

Fashioned: Hợp thời trang.

Fa-shun (chi): See Pháp Thuận.

Fast (v): Nhịn ăn—Cấm thực.

Fasten: Attach to—Connect—Hệ (hệ lụy). Fasten to things, or the passions: Tie to things, or the passions—Hệ phược.

Fasting: Uposatha (skt)—See Bố Tát. Fasting day: Posadha or Upavasatha (skt)—Trai nhật.

Fasting day in observing the eight precepts: Bát Quan Trai—Ngày tu tám giới và ăn chay. Fasting feasts: Uposatha (skt)—Thời Trai Thực— See Trai.

Fasting period: Trai kỳ.

Fasting room: Trai phòng (trai xá).

Fa-Tsang (643-712): See Pháp Tạng (8). Fat (n): Mỡ—Phần tốt đẹp nhất—Onr of the eight kinds of congee.

Fatalism (n): Thuyết tiền định (định mệnh)—See Tiền Định Thuyết.

Fatality (n): Định mệnh—Vận số.

Fate (n): Tiền định—Thiên mệnh—Determined period of life—See Tiền Định Thuyết.

Fate is endless: Life is endless—Mệnh Vô Gián.

Fate of length of life: See Thọ Mệnh Kiến. Fa-T’eng: Zen master Fa-T’eng was one of the noted monks during the T’ang dynasty—Pháp Đăng Thiền sư là một trong những vị Tăng nổi tiếng đời nhà Đường—See Thanh Lương Thái Khâm Thiền Sư.

Fa-T’eng’s “Not yet enlightened”: See Pháp Đăng Vị Liễu.

Father: See Cha.

Father of all the living: The Buddha—See Nhất Thiết Chúng Sanh Chi Từ Phụ.

Fathers of the Buddhist Church: Sthavira (skt)—A chief disciple, an elder or an abbot of a

Buddhist temple—Thượng Tọa—See Trưởng Lão Tăng.

Fatherhood (n): Đạo làm cha.

Father tantra: Pha-gyu (tib)—Tantra concerned with transforming aggression—Thần chú chuyển hóa sân hận.

Fathom the explanation: Dò tận đáy lời giải thích.

Fathomless ocean of enlightenment: Buddhawisdom—See Giác Hải.

Fa-Tsang (chi): See Pháp Tạng (8).

Fault (n): Error—Mistake—Quá thất (lỗi lầm).

Faults and errors: Quá Cửu—Sơ suất và lỗi lầm. Fault-finding: Tìm lỗi người—Proclaiming the errors of others, whether true or not, is a very bad deed that prevent cultivation of self and others’.

Fault of wrongly transfering object of worship: See Hỗ Dụng Tội.

Faultless (a): Vô Quá Thất—Vô Khuyết—Hoàn hảo—Hoàn toàn—Perfect—Impeccable— Clean—Entire—Complete.

Faultless aspiration: Vô Đảo Ý Lạc—Khao khát không có gì sai trái.

Faultless receive: Faultless taking in—Vô Đảo Nhiếp Thọ—Sự nhiếp thọ không có gì sai trái. Faultless taking in: Faultless receive—Vô Đảo Nhiếp Thọ—Sự nhiếp thọ không có gì sai trái.

Faultlessness: Không lỗi lầm—See Vô Lậu Căn. Faultness or unreality of desire: Sự hư giả hay không thực của dục vọng.

Faulty: Hữu Quá Thất—Thiếu sót—Mắc lỗi.

Favor (n): Ơn huệ.

Favor of God: Ơn Trên—Externalists believe that there exists a so-called The favour of God—

Ngoại đạo tin rằng có một thứ gọi là “Ơn trên”.

Favorable: Tốt—Thuận tiện.

Favorable action: Nghiệp lành—Hành động thuận tiện—See Thiện Nghiệp.

Favorable circumstances: Opportunity— Potentiality and conditions—Hoàn cảnh thuận tiện—Thuận cảnh—See Thuận Khảo.

Favored: Thích hợp—Thuận lợi.

Favorite: Thích.

Favorite attendant: Người hầu thân tín.

Favorite choice: Sự lựa chọn ưa thích— Buddhism is fast becoming a favorite choice for so many people in the world—Phật giáo đã nhanh chóng trở thành một sự lựa chọn ưa thích cho nhiều người trên thế giới.

Favorite circumstances: Hoàn cảnh thuận tiện.

Favorite queen: Ái phi.

Favoritism (n): To commit an Expression of Regret Offence—Có đầu óc thiên vị là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Fa-Xiang school: See Pháp Tướng Tông. Fa-Yan (1024-1104): See Pháp Diễn Ngũ Tổ Thiền Sư.

Fa-yen (chi): Goso-Hoen (jap)—Fa-Yen (10241104)—See Pháp Diễn Ngũ Tổ Thiền Sư.

Fa-yen School: Hogen shu (jap)—See Pháp Nhãn Tông.

Fa-Yen Sect: Ho-gen-shu (jap)—Tông Pháp Nhãn—The teaching of this school was that all things are mind (hsin). This means that every form in the world has been produced by mind—Giáo thuyết của tông phái này là tất cả mọi sư mọi việc đều là tâm. Điều này có nghĩa là mọi hình thức trên thế giới này đều được sản sanh bởi tâm—See Pháp Nhãn Tông.

Fa-yen-tsung: Ho-gen-shu (jap)—See Fa-Yen

Sect.

Fa-yen: Two Monks Roll Up the Blind: Two

Monks Roll Up the Blind, example 26 of the WuMen-Kuan—Pháp Nhãn Nhị Tăng Quyết Liêm, thí dụ thứ 26 của Vô Môn Quan—See Nhị Tăng Quyết Liêm.

Fa-yen Wên-i: Hogen-Bin’eki (jap)—Fayen Wenyi—See Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư. Fayen Wenyi: Hogen-Bin’eki (jap)—Fa-yenWên-i—See Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư. Fa-yen-wu-tsu (chi): Pháp Diễn Ngũ Tổ—See Pháp Diễn Ngũ Tổ Thiền Sư. Fa-Yung (594-657): See Pháp Dung Thiền Sư (China).

Fa-yun-yuan-t’ung (chi): Pháp Nhãn Viên Thông—Universally penetrating the Eye of Truth. Fa-Zang (634-712): Hsien-Shou-Fa-Tsang— See

Hiền Thủ Pháp Tạng.

Fear (v): Bhaya (p)—Sợ hãi—Sợ sệt—To be afraid of—(n) Sự sợ hãi—There are several reasons why the Zenist has little or no fear. He is not looking to something or someone else for his protection or his salvation; he is confident that he has in himself the seed of perfection, and he, if a Buddhist, believes that he will not be cut off from opportunity because as long as he needs it the law of Karma will place it before him. Just as he has confidence in himself, he has confidence in the cosmos, that it is not chaos, and, the river cannot rise above its source, that is, the ethic and spirituality of man are not accidental, but express the fact that he now touches the ethical and spiritual truths or laws of Nature—Có nhiều lý do tại sao một hành giả tu Thiền không sợ hãi hay rất ít sợ hãi. Ông ta chẳng tìm cai gì hay chẳng tìm ai khác để che chở hay cứu rỗi mình; ông ta tự tin rằng chính mình có chủng tử che chở, và ông ta, nếu một Phật tử tin rằng người ấy không bị lấy mất đi cơ hội vì chừng nào mà người ấy còn cần đến luật nghiệp quả ngay trước mặt mình. Cũng như tự tin chính mình, ông ta cũng tự tin nơi vũ trụ, không phải là một thứ vũ trụ đảo lộn mất trật tự, sông suối không bao giờ vượt ra khỏi nguồn của chúng, nghĩa là một con người đao đức và có tâm đạo không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà chính ông ta phải chạm vào cái đạo đức và tâm đạo của chân lý hay luật tự nhiên ấy.

Fear of addressing an assembly: See Đại Chúng Uy Đức Úy.

Fear of bad reputation: See Ác Danh Úy.

Fear of being without existence: Vô Hữu Ái Úy.

Fear of cause and Effect: Sợ nhân quả.

Fear of death: See Tử Úy.

Fear (v) to die: Sợ chết—See Tử Úy. Fear of falling into the Evil Realms: See Ác Đạo Úy.

Fear and hope: Sợ hãi và hy vọng.

Fear of illusion: Kiến tư—Sợ bị ảo tưởng. Fear of intimidation of groups: Đại Chúng Uy Đức Úy—One of the five fears—See Ngũ Úy. Fear of not having enough to live on to continue to cultivate: Sợ không sống đủ để tiến tu—See Bất Hoạt Úy.

Fears are nothing more than states of mind: Sợ hãi chỉ là trạng thái tâm thần.

Fear is only a state of mind: Sợ hãi chỉ là trạng thái tâm thần.

Fear of the pains of hells: Cảm thấy sợ hãi trước những khổ đau của địa ngục. Fear of sacrificing their reputation: See Ác Danh Úy.

Fear of wrong-doing: Ottappam (p)—Quý.

Fearful (a): Đáng sợ—Ghê sợ. Fearing the pains of birth and death: See Sanh Tử Khổ Úy.

Fearless: Abhaya (skt)—Bất bố biện (biện luận không tỏ vẻ khiếp sợ)—See Vô Úy. Fearless bhumi: Abhaya-bhumi (skt)—See Vô

Úy Sở Địa.

Fearless Bodhisattva: A Ma Đề Bồ Tát—Vô Úy Bồ Tát—Vị Bồ Tát vô sở úy. Fearless giving: Abhaya-dana (skt)—See Vô Úy

Thí.

Fearless and incorruptible knowledge: trí vô úy vô hoại của Như Lai.

Fearless kindness: Vô Úy Liên Mẫn—Lòng thương người vô biên.

Fearlessness: Vô úy (không sợ hãi).

Fearlessness asserting the true path to liberation: See Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy. Fearlessness of expounding all obstructions to

liberation: See Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy.

Fearlessness of extinguishing all defilements:

See Lậu Tận Vô Sở Úy.

Fearlessness giving: Abhayadana (skt)— Abhayandada (skt)—Bestower of fearlessness— See Vô Úy Thí.

Fearlessness resultant from having full understanding of all phenomena: See Nhất

Thiết Trí Vô Sở Úy.

Fearlessness of all wisdom: See Nhứt Thiết Trí Vô Sở Úy.

Fearlessness of wrong-doing: Anottappam (p)— See Vô Quý.

Feasts (n): Các trò vui.

Features of the world: See Hiện Tượng.

Feces (n): Đồ phế thải.

Feeble old person: Người già cả ốm yếu.

Feed (v): Cho ăn.

Feed (v) the ox: Chăn trâu.

Feel (v): Cảm thấy.

Feel at ease: Cảm thấy dễ chịu.

Feel calm and relaxed: Cảm thấy nhẹ nhàng yên tỉnh.

Feel compassion for someone: Be compassionate for someone—Cảm thấy thương xót ai.

Feel compassionate for someone: Feel compassion (pity) for someone—Cảm thấy thương xót ai.

Feel contempt for: Khinh thường—Feel contemptuous of something. Feel disgraced: Cảm thấy nhục nhã—To be disgraced.

Feel disturbed: Cảm thấy kho chịu.

Feel fear: Cảm thấy sợ hãi. Feel grateful to someone or something: Hàm ân (mang ơn ai hay cái gì).

Feel one’s way: Lần mò.

Feel pity for: Feel compassion for—Cảm thấy thương xót.

Feel pride: Cảm thấy hãnh diện. Feel pure and light-hearted like a hermit: Lòng thanh sạch nhẹ nhàng như một ẩn sĩ (Thanh tâm quả dục).

Feel regret about: Ân hận về.

Feeling: See Thọ.

Feeling aggregate subject to clinging: Thọ Thủ Uẩn.

Feeling based on body-contact: See Thân Xúc Sở Sanh Thọ.

Feeling based on ear-contact: See Nhĩ Xúc Sở Sanh Thọ.

Feeling based on eye-contact: Cakkhusamphassaja-vedana (p)—See Nhãn Xúc Sở Sanh

Thọ.

Feeling based on mind-contact: See Ý Xúc Sở Sanh Thọ.

Feeling based on nose-contact: See Tỷ Xúc Sở Sanh Thọ.

Feeling based on tongue-contact: See Thiệt Xúc Sở Sanh Thọ.

Feeling of exaltation: See Cảm Giác Siêu Thoát.

Feeling group: Vedana (skt)—See Thọ Uẩn.

Feeling of Guilt: Mặc cảm tội lỗi.

Feeling of objects of perception: Alamanavedaniyata (skt)—See Sở Duyên Thọ.

Feeling and reason: Tình lý.

Feeling of sadness: Nỗi buồn.

Feelings are unreal: One of the three unrealities—Thọ giả, một trong tam giả—See Tam Giả.

Feet: Chân.

Feet of accord: See Tùy Thuận Túc.

Feet of blessedness: See Phước Túc.

Feet of cultivation: See Tu Hành Túc.

Feet of delight in truth: See Lạc Pháp Túc.

Feet of determination: See Thâm Tâm Túc.

Feet of discipline: See Trì Giới Túc.

Feet of energy: See Tinh Tấn Túc.

Feet of psychic powers: See Thần Lực Túc.

Feet of rain of teaching: See Pháp Vũ Túc. Feet of resolute commitment: See Kiên Thệ

Túc.

Feet of spiritual knowledge: See Thần Thông

Túc.

Feign to do something: Làm bộ—To pretend— To assume.

Felicitous Birth heaven: Punyaprasava (skt)— See Phúc Sanh Thiên.

Felicitous herb: See Tường Thảo.

Felicity: Phúc—Three sources of felicity.

Fellow cultivator: Bạn đồng tu.

Fellow-meditator: Fellow-monks—Thiền lữ (bạn đồng tu thiền).

Fellow-ship: Hội đoàn—Đoàn thể. Fellowship of the three treasures: See Sanbôe Kyôdan.

Fellow-spendthrift: Người tiêu pha xa xỉ.

Fellow-students: See Học Lữ.

Female: Girl—Maid—Woman—Người nữ. Female appearance of Avalokitesvara: Chundi (skt)—Chuẩn Đề.

Female beauty: Female lust—Female venery—

Nữ sắc.

Female celestials: Thiên nữ—Female deva—See Nữ Thiên.

Female deva: Devi (skt)—See Nữ Thiên.

Female devotee: Upasika (skt)—See Ưu Bà Di. Female diamond hook Bodhisattva: Vajrakusi (skt)—Kim Cang Câu Nữ Bồ Tát.

Female disciples: Upasika—Ưu Bà Di giới. Female lay devotee: Female devotee—Nữ Phật tử—See Ưu Bà Di.

Female lay disciple: Female devotee—Ưu Bà

Di—Nữ Phật tử.

Female lay follower: Female lay devotee—Ưu

Bà Di—Nữ Phật tử.

Female lay practitioner: Female lay cultivator— Ưu Bà Tư—Nữ tu.

Female lust: female beauty—Female venery—

Nữ sắc.

Female musicians and performers: Kỷ nhạc. Female novice: Siksamana (skt)—Người nữ mới vào tu trong tự viện—See Thức Xoa Ma Na.

Female observer of the minor commandments:

Sramanerika (skt)—Sa di ni.

Female organ: Strindriya (skt)—Nữ căn. Female servant: Upasika (skt)—Ô Ba Ti Ca (Nữ cư sĩ)—Laywoman follower—See Ưu Bà Di.

Female sex: Fair sex—Woman’s world—Nữ giới.

Female sex-organ: Yoni (skt)—Nữ căn.

Female spirit: Goddess—Thần nữ.

Female vajra messenger: Vajrakumari(skt)— Kim Cang Đồng Nữ.

Female venery: Female lust—Female beauty—

Nữ sắc.

Feminine (n): Nữ tính.

Feminine appearance: Nữ tướng.

Feminine attractions: See Nữ Nhân Bát Dục.

Feminine behavior: Feminine virtues—Nữ hạnh. Feminine virtues: Feminine behavior—Nữ hạnh.

Fen-Chou-Wu-Yeh:Fen-Yang-Shan-Chou 9471024—See Phần Dương Thiện Châu.

Feng-hsueh’s equality and differentiation: Lìa khỏi nói năng, thí dụ thứ 24 của Vô Môn Quan— Equality and Differentiation, example 24 of the Wu-Men-Kuan—See Ly Khước Ngữ Ngôn. Feng-Hsueh’s One Atom of Dust: See Phong

Huyệt Nhất Vi Trần.

Feng Hsueh’s Workings of the Iron Ox: See Phong Huyệt Tổ Sư Tam Ấn.

Feng-hsueh Yen-chao: Fuketsu-Ensho (jap)— Fengxue Yanzhao—See Phong Huyệt Diên Chiểu Thiền Sư.

Feng-kan: Bukan (jap)—Chinese Zen master of the Tang period—See Phương Quảng Thiền Sư. Fengxue Yanzhao: Fuketsu-Ensho (jap)—See

Phong Huyệt Diên Chiểu Thiền Sư.

Fen-yang Shan-chao: Fun’yo-Zensho (jap)— Fenyang Shanzhao—See Phần Dương Thiện

Chiêu Thiền Sư.

Fenyang Shanzhao: Fun’yo-Zensho (jap)—Fênyang Shan-chao—See Phần Dương Thiện Chiêu Thiền Sư.

Fen-Yang “The sound of the bell and the chirp of the sparrow”: See Phần Dương Linh Âm Điểu

Hát.

Fen-Yang’s staff: See Phần Dương Trụ Trượng.

Fên-yang Wu-te Ch’an-shih Yu-lu: Fun’yoMutoku-Zenji Goroku (jap)—Phần Dương Vô Đức Thiền Sư Ngữ Lục—Fên-yang Shan-chao’s Records of teachings. The three-section text is also known as the Fen-yang Lu and contains sermons, talks, poetry and miscellaneous writings of the Zen Rinzai master Fen-yang Shan-chao. It was compiled by Shih-shuang Ch’u-yuan (9861039), his Dharma heir, who completed the work in 1101. The text played a significant role in the development of kôan literature. The first section includes Fen-yang Shan-chao’s commentary on the five ranks of Tung-shan. The second section is made up of three collections of one hundred kôan each. The first of these collections consists of old kôan to which Fen-yang added a verse. The second set is kôan of the master’s own devising, including answers. The third set is old kôan to which he added his own answers in place of those previously provided. These collections later served as models for similar collections—Ngữ lục của Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu, văn bản gồm ba phần, được biết dưới tên Phần Dương Ngữ Lục và chứa đựng những thời thuyết giảng, nói chuyện, thi thơ, và những viết lách linh tinh của vị Thiền sư thuoc tông Lâm Tế, Phần Dương Thiện Chiêu. Ngữ lục được người nối pháp của Phần Dương là Thiền sư Thạch Sương Sở Viện biên soạn và hoàn tất vào năm 1101. Văn bản đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc phát triển văn chương Thiền Công Án. Phần đầu của văn bản bao gồm lời phê bình của Phần Dương về Động Sơn Ngũ Vị. Phần thứ nhì bao gồm ba phần sưu tập, mỗi phần 100 công án. Những sưu tập đầu tiên gồm những công án cổ mà Phần Dương có thêm một bài kệ vào. Bộ sưu tập thứ nhì là những công án do sự xếp đặt của chính vị Thiền sư này, bao gồm luôn cả những câu trả lời. Phần sưu tập thứ ba là một chuỗi những công án mà Phần Dương đã thêm vào câu trả lời cua mình thay vào những gì đã được nói trước đây. Những sưu tập này được sử dụng như những kiểu mẫu cho những sưu tập tương tự về sau này—See Phần Dương Thiện Chiêu Thiền Sư.

Ferryboat: Kaula (skt)—Raft—See Phiệt Dụ.

Ferry the living across the sea of reincarnation: Save the sinners from the sea of misery—See Tế Độ.

Ferry over (v): Paramita (skt)—To cross over— To pass over—To save—See Độ.

Fertile (a): Phì nhiêu.

Fertilization (n) of natural conditions: See Nhuận Sinh.

Fertilized karma: See Nhuận Nghiệp.

Fertilizing of Desire: See Nhuận Ái. Fertilizing of love: Ái nhuận—Fertilizing of Desire—See Nhuận Ái.

Fervent prayer: Lời cầu nguyện tha thiết. Festivals: Lễ hội—See Lễ Hội Phật Giáo.

Festival of the Dead: Obon (jap)—Hoan Hỷ hội—See Đảo Huyền and Vu Lan Bồn. Festival of all Souls: Hoan Hỷ hội—See Đảo Huyền and Vu Lan Bồn.

Festival of Departed Spirits: Vu Lan Bồn Hội.

Festival of water and land: See Thủy Lục Trai.

Fetid (a): Hôi hám.

Fetidness (n): Mùi hôi hám.

Fetish (n): Bùa—Tính mê tín một cách mù quáng. Fetishism (n): Tôn thờ linh vật—Bái Vật giáo (những người chủ trương lễ lạy vật thần hay vật thờ)—See Linh Vật Bái.

Fetishist (n): Người theo Bái Vật giáo—See Linh Vật Bái.

Fetter (n): Samyojana (skt)—See Hệ Phược.

Fetter (bind) of anger: See Sân Phược.

Fetter has arisen: Sự ràng buộc vừa phát sanh.

Fetter of attachment to rite and ritual: Silabhata-paramaso (p)—Giới cấm thủ—See Giới Cấm Thủ Kiến.

Fetter of craving for becoming: Hữu Tham Kiết

Sử.

Fetter of doubt: Vici-kiccha (p)—Nghi kiết sử.

Fetter of ignorance: Vô Minh Kiết Sử.

Fetter of nirvana: See Niết Bàn Phược. Fetter of personality belief: Sakkaya-ditthi (p)—

Thân kiến kiết sử.

Fetter someone: Bind someone—Trói buộc ai. Fettered mind: Cái tâm bị trói buộc—See Tâm

Phược.

Fetus in impure: See Trụ Xứ Bất Tịnh.

Feudal (a): Thuộc về phong kiến. Ficus religiosa: Pippala (skt): Ba ba la—The real name for Bodhi-tree—Tên thiệt của cây Bồ đề.

Fidelity: Tiết tháo.

Fiery Arrows: Hell of Fiery Arrows—Địa ngục

Hỏa Tiển.

Few desires: See Thiểu Dục.

Fideism (n): Chủ nghĩa duy tín—Tín tâm luận.

Field (n): See Sát Độ.

Field of Blessedness: See Lương Phước Điền. Field of blessedness Bodhisattva: Punya-ksetra (skt)—Phước Điền Bồ Tát.

Field of Blessing: See Phước Điền.

Field of compassion: See Bi Điền.

Field for cultivating blessedness: Ruộng phước.

Field for cultivating of happiness: Field of blessedness—See Lương Phước Điền.

Fields for cultivating welfare: Phước điền.

Field of grace: See Ân Điền.

Field of karma: See Nghiệp Điền.

Field of knowledge: Lãnh vực kiến thức.

Field of merit: Punya-ksetra (skt)—Fukuden (jap)—Field of Blessedness—See Lương Phước

Điền.

Field of Merit and Virtue: See Công Đức Điền.

Field of the mind: See Tâm Điền. Field of operation: Field of any organ—See Căn Cảnh.

Field of organs: The field of operation—See Căn Cảnh.

Field of pity: See Bi Điền.

Field of religion and reverence: Kính điền. Field of religious power: Field of virtue, i.e. the cult of arhats and Buddhas—See Đức Điền. Field for requiting blessings received: See Báo Ân Điền.

Field of reverence: See Kính Điền. Field of virtue: Field of religious power—See

Đức Điền.

Field of visible form: Sắc Xứ—Cõi hữu hình.

Field of vision: Cakkhu-dhatu (p)—Caksurdhatu (skt)—The eye-realm, or sight faculty—See Nhãn

Giới.

Fierce (a): Dữ—Wicked—Wild—Anger.

Firece afflictions: See Mãnh Lợi Phiền Nãỏ. Fierce-faced holder of a vajra: VajragraVajadhrah (skt)—See Phẫn Nộ Trì Kim Cang.

Fierce maharaja: See Phẫn Nộ Minh Vương.

Fierce maharaja with a hook: See Phẫn Nộ Câu. Fiery, bloody, and knife-sharp paths: See Hỏa Huyết Đao.

Fiery chariot: Hỏa xa—The fiery chariot belongs to the hot hells—Hell of fire-chariot. Fiery chariot of the hells: Hỏa xa trong địa ngục—Hell of fire-chariot. Fiery dog: See Hỏa Cẩu.

Fiery pit: See Hỏa Khanh.

Fiery pit of the five desires: Fiery pit—See Hỏa Khanh.

Fiery way: See Hỏa Đạo.

Fifteen bodhisattvas who represent the Buddha’s dharmakaya, or spiritual body; wisdom in graciousness and a pierce or angry form against evil: See Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, Ngũ Phẩn Nộ. Fifteen Books of Khuddaka-Nikaya: See Mười Lăm Bộ Kinh Tiểu A Hàm.

Fifteen honored ones: Thập Ngũ Tôn—Mười lăm vị tôn giả.

Fifteen images of avalokitesvara: Thập Ngũ Tôn Quán Âm—Mười lăm ảnh tượng của đức Quán Thế Âm.

Fifteen kinds of aspiration: See Thập Ngũ Ý

Lạc.

Fifteen kinds of fine-material-sphere wholesome consciousness: See Mười Lăm Tâm

Thiện Thuộc Sắc Giới.

Fifteen kinds of wisdom and elimination: See Thập Ngũ Trí Đoạn.

Fifteen modes of contemplation: See Thập Ngũ Quán Niệm.

Fifteen patched robe: Áo mười lăm mảnh.

Fifteen types of Fine-Material-Sphere Minds:

Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới.

Fifteenth of the first moon: Thượng nguyên. Fifteenth day of the seventh month: See Tăng

Tự Tứ Nhật.

Fifth element: See Đệ Ngũ Đại.

Fifth jhana functional consciousness: Fifth jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness—Tâm Hành ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm. Fifth jhana moral or wholesome consciousness: Fifth jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and onepointedness—Tâm Thiện ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm.

Fifth jhana path consciousness of stream-entry: Tâm Nhập Lưu Đạo Ngũ Thiền—See Nhập Lưu Đạo Ngũ Tâm.

Fifth jhana resultant consciousness: Fifth jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness—Tâm Quả ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm.

Fifth Patriarch: Hongren (chi)—Gunin (jap)— Konin (jap)—Zen master Hung-Jen (601-674)— See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ.

Fifth stage: See Cực Nan thắng địa.

Fifty Bhiksus in Kasi: Năm mươi Tỳ Kheo trong thành Ca Thi—See Ngũ Thập Tỳ Kheo Thành Ca Thi.

Fifty-eight commandments: See Ngũ Thập Bát

Giới.

Fifty-eight precepts: Fifty-eight commandments—See Ngũ Thập Bát Giới.

Fifty evils: See Ngũ Thập Ác. Fifty first stage of a Bodhisattva: See Đẳng

Giác.

Fifty-five sages: Ngũ Thập Ngũ Thánh—Năm mươi lăm vị thánh.

Fifty maras: Fifty skandha-demon states—See Ngũ Thập Ấm Ma.

Fifty meritorious virtues: Ngũ Thập Công Đức—See Ngu Thập Triển Chuyển. Fifty methods: Năm mươi phương pháp—See

Ngũ Thập Pháp.

Fifty modes of meditation mentioned in the Maha-Prajna: See Ngũ Thập Pháp.

Fifty-one Dharmas interactive with the Mind: Fifty-one mental states—See Năm Mươi Mốt

Tâm Sở.

Fifty-one mental factors: Ngũ Thập Nhất Tâm Sở Hữu Pháp—Fifty-one Dharmas interactive with the Mind—See Năm Mươi Mốt Tâm Sở. Fifty skandha-demon states: See Ngũ Thập Ấm Ma.

Fifty-two mental states : See Năm Mươi Hai

Tâm Sở.

Fifty-two stages in the process of becoming a Buddha: See Ngũ Thập Nhị Vị.

Fight (v): Đánh đập.

Fight against: Chống lại—People always fight against things they dislike: Người đời thường chống lại những điều họ không thích. Fight-War-Victory Buddha: Đấu Chiến Thắng

Phật.

Figurative: Metaphorical—Ẩn dụ. Figure (n): Rupa (skt)—Appearance—Body— Figure—Form—Dáng vẻ.

Filial (a): Hiếu thảo—Be filial to one’s parents:

Hiếu thảo với cha mẹ.

Filial debts: Ân cha mẹ—See Phụ Mẫu Ân.

Filial love: Hiếu ái.

Filial piety: Hiếu kính—Hiếu thuận.

Filiel Piety Day: Ngày Báo Hiếu.

Filiality: Sự báo hiếu.

Filiation (n): Bổn phận làm con đối với cha mẹ. Fill (v) one’s day with labor and toil: Vất vả cực nhọc suốt cả ngày.

Filled with: Tràn đầy—Our daily life is filled with hatred and anger—Cuộc sống thường nhựt của chúng ta dẫy đầy oán ghét và thù hận.

Filling all universes with one body: Đem một thân đầy khắp tất cả pháp giới.

Filling all worlds with the adornment bodies of all Buddhas: Dùng thân trang nghiêm của tất cả Phật đầy khắp tất cả thế giới.

Filling all worlds with one body: Một thân đầy khắp cả pháp giới.

Films: Things that becloud—Màn che phủ.

Filter: Đồ lọc nước—A filter.

Filtering bag: See Lộc Thủy Đái. Filth of human beings’ conduct and guilts of their actions: Ô uế của chúng sanh và tội lỗi của họ—All the water of the Eastern sea will not be enough to wash away the filth of human beings’ conduct, all the bamboo of the Southern Mountain woods will not be enough to record the guilts of their actions—Nước biển Đông cũng không đủ để rửa sạch hành vi ô uế của chúng sanh, trúc rừng núi Nam Sơn cũng không đủ để ghi hết những tội lỗi của họ (Đông hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô, Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác).

Filth of sin: Moral defilement—Tội cấu. Filthy: Ô trược—Defilement—Greed—Ill-will— Impure—Corrupt.

Final age: Mạt Kiếp—Thời kỳ cuối cùng—Final kalpa.

Final aim: See Cứu Cánh.

Final body: Thân cuối cùng—See Tối Hậu Thân. Final body without any remaining karma: See

Tề Nghiệp Thân.

Final catastrophes: Tai họa cuối cùng.

Final cause: Nguyên nhân cuối cùng.

Final Commission: Phẩm Chúc Lụy (name of a chapter in the Lotus Sutra).

Final or complete enlightenment: Cứu cánh giác—Perfect quiescent stage of orginal bodhi— Thành tựu viên mãn bổn giác—See Diệu Giác. Final consummation: Tận thế.

Final death and no rebirth: Anagamin (skt)—

See Độ Ư Tử.

Final destruction of all things by fire: See Hỏa Nhứt Thiết Xứ.

Final destruction of the universe: Mahapralaya (skt)—See Đại Thủy Hỏa Tai. Final dharma age: Degenerate Age of Dharma—

See Mạt Pháp.

Final emancipation: Sự giải thoát cuối cùng— See Cứu Cánh Giải Thoát.

Final end of Buddhism: Mục đích cuối cùng của đạo Phật—See Cứu Cánh Phật Đạo. Final existence: Tối Hậu Hữu—Sự hiện hữu cuối cùng.

Final incarnation of the arhat, or bodhisattva: See Hậu Hữu.

Final instructions: To entrust someone with something—Give in charge—Chúc lụy.

Final law period: The Degenerate Age of Dharma—The Dharma Ending Age—The

Decadence of the Law—The period of the end of Dharma—See Mạt Pháp.

Final Mahayana: See Đại Thừa Chung Giáo. Final Mahayana teaching: See Đại Thừa Chung

Giáo.

Final mind: See Tối Hậu Tâm. Final nirvana: Parinirvana (skt)—Parinibanna (p)—Cứu cánh Niết bàn—See Vô Dư Niết Bàn.

Final nirvana without remainder of reincarnation: See Vô Dư Niết Bàn. Final objective: Cứu cánh cuối cùng (cứu cánh mục đích).

Final passing away of a Buddha or an arhat: Parinibbana (p)—Parinirvana (skt)—Anupadisesanibbana (p)—Anupadhisesa (skt)—See Vô Dư

Niết Bàn.

Final or perfected Buddha-nature: The final or perfected Buddha-nature resulting from the development of the original potentiality—Trí đắc quả Phật tánh.

Final rebirth before Buddhahood: Tối Hậu Sinh—one of the five rebirths—See Tối Hậu

Thân.

Final separation from mortality: See Vô Dư

Tư.

Final stage: Cứu Cánh Địa—Giai đoạn cuối cùng trên bước đường giải thoát.

Final teaching: See Viên Giáo.

Final Triumph: See Chiến Thắng Cuối Cùng. Final trust: An ultimate reliance, i.e. Buddha— See Tất Cánh Y.

Final wisdom: See Tat Cánh Trí.

Final vow: Phát nguyện trọn đời. Finality (n): Chung cuộc—Chung kết—See Cứu

Cánh.

Find (v) fault with: Bắt bẻ—To criticize.

Find the favorable occasion: Gặp dịp.

Find liberation from the three worlds: Tìm cách thoát khỏi tam giới—To want to be free from the three worlds (Desire World: Kamavacara— Dục giới; Form World: Sắc giới—Rupavacara; Formless World: Vô sắc giới—Arupavacara) with no more life, death and reincarnation.

Find out one’s own real face: Discover one’s own real face—Khám phá ra bộ mặt thật của chính mình.

Find salvation: Cứu độ.

Find the truth: Tìm chân lý.

Find the way out: Tìm đường thoát ra.

Find the way out of the path of transmigration: Tìm đường thoát ra khỏi con đường luân hồi sanh tử.

Fine: 1) (a): Beautiful, handsome: Madhura (skt)—Đẹp đẽ; 2) (v): To punish, to penalize: Bắt phạt.

Fine-dharma: Saddharma (skt)—The true law—

Diệu Pháp.

Fine material sphere: Rupadhatu, or rupavacara, or rupaloka (skt)—See Sắc Giới.

Fine-material-sphere consciousness:

Rupavacaram (p)—Tâm thuộc sắc giới—See Tâm

Sắc Giới.

Fine-Material-Sphere Resultant

Consciousness: See Tâm Quả Sắc Giới.

Fine sound: Beautiful sound—See Mỹ Âm. Fine sounding words but a wicked heart: See

Khẩu Phật Tâm Xà.

Fine-Sphere-Material-Wholesome-

Consciousness: Tâm Thiện Sắc Giới—See Năm Tâm Thiện Sắc Giới.

Fine state of truth: Myokaku (jap)—Cứu Cánh Giác—Marvellous enlightenment—See Diệu

Giác.

Fine words but wicked heart: See Khẩu Phật

Tâm Xà.

Fingernails grow long: Móng tay ra dài—A Bhiksu or Bhiksuni should not let his or her fingernails grow long and trim them so that they are tapered—Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên để móng tay dài rồi sau đó giũa nhọn lại. Finger pointing at the moon: See Ngón Tay Chỉ Trăng.

Finger-ring: See Chỉ Xuyến. Finger (v) the rosary: Lần Chuỗi Hạt—To tell one’s beads.

Finical (a): Câu nệ—To stick too much to formalities.

Finish (v): Chấm dứt—To end—To bring to an end—To put an end—To accomplish.

Finite (a): Hữu hạn—Có hạn định (hạn hẹp, hữu lượng)—Finite—Limitation—Limited—

Restricted.

Finiteness: See Hữu Biên (3).

Fire (n): Agni or Sikhin (skt)—See Hỏa (3). Fire altar: Quang Minh Đàn—Hỏa đàn (hỏa lò)—Connected with homa or fire worship—Liên hệ tới việc thờ lửa.

Fire altar of the esoterics: Karo (jap)—Hỏa Lô—Zen texts always emphasize the fact that the Buddhas of the three times are in a brazier, turning the great wheel of Dharma—Các văn bản Thiền luôn nhấn mạnh đến sự kiện tam thế chư Phật chuyển đại pháp luân trong hỏa lô.

Fire of anger: See Sân Hỏa.

Fire of angry passions: Accumulated fires of hell— Accumulating one’s own hell-fires—Body as a heap of fire—See Hỏa Tụ.

Fire-bell: See Hỏa Linh.

Fire of birth and death is raging, causing endless suffering: Giác ngộ lửa dữ sanh tử.

Fire board: See Hỏa Bản.

Fire-brand: Chavalata (p)—Torch—Cây đuốc. Fire-burial: Jhapita (skt)—Cremation—See Hỏa

Táng.

Fire of concentration: Lửa định.

Fire court: Hỏa Viện—See Hỏa Giới.

Fire of delusion: Mohaggi (p)—Lửa si.

Fire of desire: Dục hỏa.

Fire of destruction: Fire in the kalpa of destruction—Kiếp hỏa.

Fire devas: See Hỏa Thiên. Fire dhyana: See Hỏa Định.

Fire element: Tejo-dhatu (skt)—See Hỏa Đại.

Fire of evil karma: See Nghiệp Hỏa. Fireflies appearance: Hiện tượng giống như những con đom đóm—See Hoa Đốm (2).

Fire flame: Fire-light—Hỏa quang. Fire furnace: Triangular in shape—Hỏa Lô, lò lửa hình chữ nhật.

Fire of hate (anger): Lửa sân hận.

Fire of hatred: Dosaggi (p)—Lửa sân.

Fire of hell: Lửa nơi địa ngục.

Fire of the householder: Gahapataggi (p)—Lửa của người gia chủ.

Fire-ice analogy: See Băng Thượng Nhiên Hỏa

Dụ.

Fire of ignorance: Lửa si mê.

Fire in the kalpa of destruction: See Kiếp Hỏa.

Fire of karma: See Nghiệp Hỏa.

Fire of knowledge: See Trí Hỏa.

Fire-light: Ánh lửa—Hỏa quang—Fire flame.

Fire of love: See Ái Hỏa.

Fire of lust: Ragaggi (p)—Lửa tham dục—See Tham Dục Hỏa.

Fire pearls: Hỏa châu—Fire ball—Fire balloon.

Fire-pits: See Hỏa Khanh.

Fire of purgatory: Fire of hell—Lửa nơi địa ngục.

Fire rat: Hỏa thử.

Fire of samadhi: Hỏa Diệm Tam Muội—Hỏa Quang Tam Muội—Hỏa Sinh Tam Muội—See

Tam Muội Hỏa.

Fire of sexual desire: Dâm hỏa (lửa dâm dục)— See Dâm Dục Hỏa.

Fire of sexual passion: Dâm hỏa (lửa dâm dục)— See Dâm Dục Hỏa.

Fire sign: See Hỏa Ấn.

Fire of sorrow: See Ưu Hỏa.

Fire Spirits: Chủ Hỏa Thần.

Fire tender: See Hỏa Bạn. Fire of those to be revered: Ahuneyyaggi (p)—

Lửa của người hiếu kính.

Fire of those worthy of offerings: Dakkhineyyaggi (p)—Parents, husband, wife, children, monks and nuns—Lửa của người đáng cúng dường (cha mẹ, vợ con, và các vị xuất gia).

Fire-vomitting dog in the hell: See Hỏa Cẩu.

Fire-vomitting serpent in the hell: See Hỏa Xà.

Fire-wheel: Alatacakra (skt)—A wheel of fire— Whirling fire—Whirled fire in a circle, the whole circle seeming to be on fire, emblem of illusion— Tuyền Hỏa Luân—See Hỏa Luân.

Fire-worship: See Bái Hỏa Giáo.

Fire-worshipper: Người thờ lửa.

Fire-worshipping: Pyrolatry—See Bái Hỏa Giáo. Firm (a): Drdha or Sthira (skt)—Kiên cố—Kiên Quyết—Determined—Firmly fixed.

Firm beliefs: Niềm tin kiên cố.

Firm belief in the Buddha: Kiên tín nơi Phật. Firm belief in the commandments: Kiên tín nơi giới luật.

Firm belief in the Law: Kiên tín nơi Pháp. Firm belief in the Order (Sangha): Kiên tín nơi Tăng.

Firm and complete Bodhisattva: Dhrtiparipurna (skt)—Kiên Mãn Bồ Tát.

Firm cultivation: Tu hành kiên định.

Firm, dense, and indestructible atmosphere:

Kiên Mật Vô Năng Hoại phong luân.

Firm determination: Quyết tâm vững chắc.

Firm faith: See Đại Tín Tâm.

Firm foundation: Nền tảng vững chắc. Firm heart: Kiên thực tâm—Tâm kiên thật không gì có thể thay đổi hay lay chuyển được.

Firm knowledge or wisdom:

  1. Kiên trí (trí tuệ vững chắc)—Trí huệ không có gì có thể thay đổi hay lay chuyển được.
  2. Name of Vajrapani—Tên của Kim Cang Thủ

Thế Tôn.

Firm mind: Sthiramati (skt)—See Kiên Ý. Firm resolve: Nguyện thực—Vows of selfcontrol.

Firm resolve on wisdom: Settled resolve on wisdom—An huệ.

Firm and solid: Kiên thực—Kiên thật.

Firm and stable: Kiên lao (vững chắc). Firm and stable determination: Ý chí mạnh mẽ vững bền.

Firm-standing: Supratisthita (skt)—An lập— Thiện Trụ—Good abode. Firm-standing concentration: Supratisthitasamadhi (skt)—An Lập Tam Muội. Firm-standing conduct: Supratiehthitatcharitra (skt)—An Lập Hạnh.

Firm-standing conduct Bodhisattva:

Supratichthitatcharitra (skt)—See An Lập Hạnh Bồ Tát.

Firm-standing Tathagata: Samnivesa-tathata (skt)—See An Lập Chân Như.

Firm and sure: Kiên cố.

Firm-Virtue Buddha: Kiên Đức Phật.

Firm-willed: 1) (a): Ý chí kiên cố; 2) (n): Name of a Bodhisattva in the Garbhadhatu—Kiên Cố Ý, tên của một vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới.

Firm-Willed Bodhisattva in the Garbhadhatu: Drdhadhyasaya (skt)—See Kiên Cố Ý Bồ Tát.

Firm-willed Buddhist: Người Phật tử có ý chí kiên cố trong việc tu hành.

Firm wisdom: Firm mind—See Kiên Ý. Firmly-Going Sons of Heavens: Kengyo-Tenshi (jap)—Kiên Hành Thiên Tử.

Firmly vowing lion: See Kiên Thệ Sư Tử.

Firmness:

  1. Imperturbility—Bất động.
  2. Trì lực (sự bền chí tu trì).

Firmness in cultivation: Kiên Tu—Tu hành kiên định.

First (a): Thứ nhất—Beginning (n): Lúc bắt đầu (ban sơ).

First asankhyeya: Incalculable kalpas—Sơ tăng kỳ (a tăng kỳ kiếp thứ nhất).

First Barrier: Shokan (jap)—Shoken (jap)—The first of three sets of kôan used in some Zen monasteries in medieval Japan (1185-1600)—See Tien Khởi Độc Tham.

First born (a): Đầu lòng—First-born child—Con đầu lòng.

First Cause: See Nguyên Nhân Đầu Tiên. First concentration: The first dhyana—See Sơ Thiền Định.

First cultivates: Buddhist beginners—Những người sơ cơ.

First day of the summer retreat of the monk:

Hạ thủ.

First Dhyana: See Sơ Thiền Định. First Dhyana Heavens: Pathamajjhanabhumi (skt)—See Sơ Thiền Thiên. First Dhyana as a Nirvana: Lấy Sơ Thiền làm

Niết Bàn.

First dissemination of Tibetan Buddhism:

Ngadar (tib)—See Phật Giáo Tây Tạng (II)(A). First five of Buddha’s converts: See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

First five learned monks: First Five of Buddha’s Converts—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức

Phật.

First fortnight of a lunar month: Suklapaksa

(skt)—Nửa tháng đầu của tháng âm lịch (khi trăng sáng dần và sáng dần)—See Bạch Nguyệt. First of the four dhyana heavens: First Dhyana Heavens—See Sơ Thiền Thiên.

First fruit: Trái trổ đầu tiên (những thành quả đầu tiên)—See Sơ Quả.

First fruit of “Stream Winner”: See Tu Đà

Hoàn.

First Heaven: See Sơ Thiền Thiên. First intention or the initial resolve: Navayanasamprasthita (skt)—Shoshin (jap)—Mind of the novice—See Sơ Tâm.

First jhana functional consciousness See Sơ Thiền Tâm Hành.

First jhana heaven: Nhất Thiền Thiên—See Sơ Thiền Thiên.

First jhana moral or wholesome consciousness: See Sơ Thiền Tâm Thiện.

First jhana path consciousness of stream-entry: Tâm Nhập Lưu Đạo Sơ Thiền. First jhana resultant consciousness See Sơ

Thiền Tâm Quả.

First and last: Root and branch—Beginning and end—Bản mạt.

First master: Patron saint—Founder—

Patriarch—See Tổ Sư.

First meditation heaven: See Sơ Thiền Thiên.

First nun: See Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên. First Order of Bhiksunis: Giáo Đoàn Ni đầu tiên.

First Patriarch’s going to the East: See Công Án Sơ Tổ Đông Du.

First period of the Buddha’s teaching: See Sơ

Thời Giáo.

First power of change: Alaya-vijnana (skt)— Đệ nhất năng biến—See A Lại Da Thức.

First Sermon: See Bài Pháp Đầu Tiên. First seventh day service: Lễ thất đầu tiên—See Shonan.

First stage: See Sơ Địa.

First and supreme letter: See Đệ Nhất Cú. First of the three periods of the Buddha’s teaching: See Sơ Thời Giáo.

First vijnana: Alaya-vijnana (skt)—See Đệ Nhứt Thức.

First vow: Sơ phát nguyện.

Fish in troubled water: Đục nước béo cò.

Fish weir: Sengyo (jap)—Cái đơm cá—In Zen, the term is used to point to the fact that the reality sought by Zen practitioners in direct experience cannot be found in scriptures or techniques of practice. These are at best only supportive means that can help us come to such an experience but that never contain that reality itself. Thus one should never cling to concepts and methods but should ‘forget’ these in order to make oneself available for the experience of true reality—

Trong Thiền, thuật ngữ nầy được dùng để chỉ hiện thực mà hành giả thể nghiệm trực tiếp không thể tìm thấy trong kinh điển hay các cách thức tu tập. Những thứ đó cùng lắm chỉ là những thứ phụ họa, có thể giúp chúng ta đi đến thể nghiệm, nhưng tự thân chúng không bao giờ chứa đựng hiện thực. Vì vậy hành giả phải tránh sự bám víu vào khái niệm và phương pháp, mà nên quên đi để có thể đạt đến sự thể nghiệm về hiện thực thật sự.

Fishy: Ám muội—Shady—Dark—Doubtful— Underhand—Suspicious.

Fitness: Yutti (p)—Yukti (skt)—Tương ưng (tương hợp, hòa hợp, phù hợp).

Five abhisecani baptism of the esoteric school: See Ngũ Chủng Quán Đảnh.

Five acts that have immediate retributions: See Ngũ Vô Gián Nghiệp.

Five actions of immediate result: Five acts that have immediate retributions—See Ngũ Vô Gián Nghiệp.

Five advantages to one of good morality: See Năm Điều Lợi Ích Của Người Giữ Đủ Giới.

Five advantages for those who attain the Bodhisattvahood: See Năm Điều Thuận Lợi Khi Đạt Bồ Tát Quả.

Five afflictions: Năm nỗi khổ đau của con người—See Ngũ Khổ.

Five afflictions of advanced practitioners: See

Ngũ Lợi Sử.

Five afflictions of beginning practitioners:

Panca-klesa (skt)—See Ngũ Độn Sử.

Five Agamas: See Ngũ A Hàm.

Five aggregates: Pancaskandha (skt)—Five aggregations—See Ngũ Uẩn. Five Aggregates of attachment: Pancakkhandha (p)—See Ngũ Uẩn Thủ.

Five aggregates of clinging or grasping:

Upadanakkhandha (p)—See Ngũ Uẩn Thủ.

Five Aggregations: Panca-skandha (skt)—Pancakhandha (p)—Five aggregates—Five Skandhas— See Ngũ Uẩn.

Five alternatives: Năm loại biên kiến—The five alternatives—See Ngũ Biên.

Five approaches to meditation: The five-fold procedures for quieting the mind—See Ngũ Đình Tâm Quán.

Five areas of spending: See Năm Thứ Chi Tiêu. Five aspects: Ngũ Chủng Tướng—Năm phương diện.

Five attributes of the dharmakaya: Pancadharmakaya—See Ngũ Phần Pháp Thân.

Five bad dreams: See Ngũ Mộng.

Five bad monks who died and went to hells: The five sandhilas—See Ngũ Xiển Đề. Five baptisms of the esoteric school: See Ngũ Chủng Quán Đảnh.

Five bases of deliverance: Vimuttayatanani (p)—See Ngũ Giải Thoát Xứ. Five basic afflictions: The five great passions or disturbers or Klesas—Năm phiền não căn bản— See Ngũ Căn Bản Phiền Não.

Five basic characteristics of any Zen cultivators: See Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền.

Five benefits of Walking Meditation: See Năm Lợi Ích Của Kinh Hành.

Five benefits for the virtuous in the perfecting of virtue: See Năm Lợi Ích Của Người Giữ Đức Hạnh.

Five betrayals: Five hellish deeds—Five Cardinal Sins—See Ngũ Nghịch. Five beyond mentation things: See Ngũ Bất Khả Tư Nghì.

Five bhiksus: The first five of Buddha’s converts—Năm vị Tỳ Kheo đầu tiên được Phật độ—See Ngũ Tỳ Kheo.

Five blessings: Ngũ Phúc—Năm loại phước báo. Five bodhi or stages of enlightenment: Năm loại Bồ Đề—See Ngũ Bồ Đề.

Five Bodhisattvas in the Diamond Realms: See Ngũ Bí Mật.

Five Bodhisattvas who sometimes stand on the left of Sakyamuni, indicative of five forms of wisdom: See Ngũ Phật Đảnh Tôn. Five Bodhisattvas in Vajradhatu: See Ngũ Bí

Mật.

Five bonds: See Ngũ Kết.

Five bonds in the lower desire-realms: Five ties in the lower realm—See Ngũ Hạ Phần Kết. Five bonds to mortality: Ngũ kiết—Five bonds—See Ngũ Kết.

Five Books of the Sutra Pitaka: Năm Bộ Tạng Kinh (A Hàm)—See Ngũ A Hàm. Five Books of the Vinaya Pitaka: See Năm Bộ

Tạng Luật.

Five branches of the Southern School: See Ngũ

Phái Thiền.

Five Buddhas that correspond to the five Bodhisattvas: See Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, và Ngũ Phẫn Nộ.

Five Buddhas that correspond to the five colors: See Ngũ Phật Ngũ Sắc.

Five Buddhas that correspond to the five elements: See Ngũ Phật Ngũ Đại.

Five Buddhas that correspond to the five positions: See Ngũ Phật Ngũ Vị.

Five Buddhas that correspond to the five senses: See Ngũ Phật Ngũ Quan. Five Buddha families: Gyel-wa-rig-nga (tib)— See Ngũ Gia Phật.

Five Buddha-kstera or dependencies: Five realms of a Buddha—Năm cõi sở y—See Ngũ Sở Y Độ.

Five Buddhas five positions: See Ngũ Phật Ngũ Vị.

Five Buddhist offerings: Five kinds of offering— See Ngũ Cúng Dường.

Five burnings: See Ngũ Thiêu. Five Cardinal Sins: Five betrayals—See Ngũ Nghịch.

Five cardinal virtues: Năm đạo làm người—See Ngũ Thường.

Five categories of acarya: Năm loại giáo thọ— See Ngũ Chủng A Xà Lê.

Five categories of desire lead to difficulties: Giác ngộ rằng ngũ duc dẫn đến lỗi vạ—Eight

Awakenings of Great People—See Bát Đại Nhân Giác.

Five categories of dharma: Ngũ Pháp Tạng— Năm loại pháp—See Lý Trí Ngũ Pháp. Five categories of koans: See Ngũ Chủng Công

Án.

Five categories of phenomena and principle: Năm loại hiện tượng và nguyên lý—Lý Sự Ngũ Pháp.

Five causal practices: Five gates of mindfulness—See Ngũ Niệm Môn.

Five causes: See Ngũ Nhân. Five ceaselessness of uninterrupted hells: See Ngũ Vô Gián.

Five Ch’an schools: See Thiền Môn Ngũ Tông. Five characteristics: Năm đặc tính—See Ngũ

Phật Tánh.

Five characteristics of a Buddha-nature: Five surnames of Buddha before he became enlightened—See Ngũ Phật Tánh.

Five characteristics concerning the koan exercise: See Năm Đặc Tính Của Công Án. Five chief colors: Năm màu chính—See Ngũ Đại

Sắc.

Five chief Mahayana sutras: See Ngũ Bộ Đại Thừa Kinh.

Five circumstances (criteria) that can help us determine which events are real and which belong to the demonic realms: See Năm Trường Hợp Để Phân Biệt Cảnh Ma Hay Cảnh Thật.

Five classes of Buddhism: See Ngũ Bộ. Five classes of Buddhists: Năm loại Phật tử— See Ngũ Phật Tử.

Five classes of devas: Năm loại chư Thiên—See Ngũ Chủng Thiên.

Five classes of nobility in European countries:

See Ngũ Tước.

Five classes of wealth: See Ngũ Gia Sở Cộng.

Five “clean” products of a cow: See Ngũ Tịnh. Five closest relatives: Năm người thân trong gia đình: cha, mẹ, anh em, chị em, và chồng vợ—The five closest relatives (kinships) in the family: father, mother, brothers, sisters, and husband and wife.

Five colors of the faculties: The five senses correspond to colours—Năm sắc của các căn— See Ngũ Căn Sắc.

Five commandments: Five precepts—See Ngũ Giới.

Five commandments for laity: Năm giới cho

Phật tử tại gia—See Ngũ Giới.

Five complete utensils for worship: Năm thứ đồ thờ đầy đủ—See Ngũ Cụ Túc.

Five conditions: Five excellent causes of blessedness—See Ngũ Duyên.

Five conditions of all errors found in mortality: See Ngũ Trụ Địa.

Five conditions of mind produced by objective perception: Năm tam khởi lên theo tiến trình giác tri ngoại cảnh—See Ngũ Tâm. Five conditions in mortality: See Ngũ Trú Địa.

Five conditions are necessary for the completion of the evil of stealing: See Năm Điều Cần Thiết Để Thành Lập Nghiệp Trộm Cắp.

Five conditions toward successful achievements for a Zen practitioner: See Năm Điều Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền.

Five consciousnesses: Five kinds of consciousness—See Ngũ Thức. Five constant virtues: Năm đạo làm người—The five cardinal virtues—See Ngũ Thường. Five contemplations: Năm loại quán tưởng—See NgũQuán.

Five continents: Five continents of the world:

Asia, Europe, America, Afirca, and Australia— Ngũ Đại Châu: Á châu, Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, và Úc châu.

Five controlling powers: See Ngũ Quan Đại Sứ. Five correct practices: The five proper courses to ensure the bliss of the Pure Land—See Ngũ Chánh Hạnh.

Five corruptions: Five turbidities—See Ngũ

Trược.

Five courses of speech: See Năm Loại Ngôn

Ngữ.

Five covers: Năm Món Ngăn Che—Five hindrances—See Ngũ Cái. Five coverings: Ngũ Âm Cái—Năm thứ ngăn che—See Ngũ Triền Cái. Five dangers to the immoral through lapsing from morality: Sampada (skt)—See Năm Điều Nguy Hiểm Của Người Ác Phá Giới. Five deadly sins: Five betrayals—See Ngũ Nghịch.

Five deadly sins in Hinayana: Tiểu Thừa Ngũ Nghịch—Five betrayals—See Ngũ Nghịch. Five defilements: Five kinds of turbidity—See Ngũ Trược.

Five degrees of enlightenment: See Động Sơn Ngũ Vị.

Five degrees of nobility in European countries: Five classes of nobility in European countries— See Ngũ Tước.

Five degrees of Tung-Shan-Liang-Chieh: See Động Sơn Ngũ Vị.

Five delusions: The five fundamental passions and delusions—Năm thứ ảo tưởng Năm thứ mê mờ ám độn—See Ngũ Hoặc. Five departments of knowledge: Pancavidya (skt)—Five major sciences—See Ngũ Minh. Five depravities: Five kinds of turbidity—See Ngũ Trược.

Five desires: Panca-kama (skt)—See Ngũ Dục.

Five destinies: Five gatis—See Ngũ Thú.

Five destinies of birth and death: Ngũ Thú Sinh Tử—Năm nẻo sinh tử của loài hữu tình—See Ngũ Thú.

Five deterioration signs and characteristics of heavenly beings who are nearing death: Năm tiểu suy tướng của chư Thiên khi sắp mạng chung—See Ngũ Suy.

Five devas: See Ngũ Thiên.

Five devas in the Garbhadhatu-mandala located in the northeast of Mount Meru: See

Ngũ Thiên Tử.

Five deva-messengers: The five duta—Five great lictors—See Ngũ Đại Sứ Giả.

Five developments: The five evolutions according to the Esoteric Sects—See Ngũ Chuyển.

Five devotions: See Ngũ Chuyên.

Five devotional gates of the Pure Land Sect: Năm cửa hành đạo của tông phái Tịnh Độ—See Ngũ Niệm Môn.

Five dharmas: Pancadharma or Dharmapancakam (skt)—Five laws or categories—Five kinds of dharmas—See Lý Trí Ngũ Pháp, Sự Lý Ngũ Pháp và Tướng Danh Ngũ Pháp.

Five dharma bodies: Panca-dharmakaya (skt)— Ngũ Pháp Thân—See Ngũ Thân.

Five dharmas-Three natures-Eight consciousnesses-Two kinds of ego: See Ngũ Tam Bát Nhị.

Five dhyani Buddhas: Ngũ Thiền Na Phật—Năm vị Thiền Phật—See Ngũ Phật (E). Five dhyani Buddhas’ manual signs: See Ngũ

Phật Kiết Ma Ấn.

Five different paths of samsara: See Ngũ Đạo Luân Hồi.

Five differentiations of the Buddha-nature: Five Stores of the one Buddha-nature—See Ngũ Chủng Tạng.

Five directions: See Ngũ Phương. Five divine knowledges: Năm thứ thần thông— See Ngũ Thông.

Five divisions of Buddhism: See Ngũ Giáo. Five divisions of the Dharmakaya: Pancadharmakaya (skt)—See Ngũ Phần Pháp Thân. Five divisions of Vajradhatu: See Kim Cang

Giới Ngũ Bộ.

Five Doubts: See Ngũ Nghi. Five dull vices: Five envoys of stupidity—See

Ngũ Độn Sử.

Five dusts: See Ngũ Trần.

Five duta: Five deva-messengers—Five great lictors—See Ngũ Đại Sứ Giả.

Five effective gates to Amitabha’s Pure Land: Five meritorious gates of Amitabha’s Pure Land—See Ngũ Công Đức Môn.

Five elements: See Ngũ Đại.

Five elements making for deliverance:

Nissaraniya-dhatuyo (p)—See Ngũ Xuất Ly Giới.

Five elements in esoteric meditation: Contemplation on the five elements—See Ngũ Luân Quán.

Five emptinesses: Ngũ Không—Năm loại không—See Mười Tám Hình Thức Của Không. Five entrenchments of affliction: Ngũ Trụ Địa Hoặc—Năm cội nguồn của phiền não.

Five envoys of stupidity: Panca-klesa (skt)— Five dull, unintelligent, or stupid vices or temptations—See Ngũ Độn Sử. Five epidemics: See Ngũ Chủng Ác Bệnh. Five evil activites: Nivarana (skt)—The five sins—Năm loại ác—See Ngũ Ác. Five evil destinies: Ngũ Ác Đạo—Năm đường tái sanh vào cõi ác—See Ngũ Đạo Luân Hồi.

Five evil realms: Ngũ Ác Giới—See Ngũ Đạo

Luân Hồi.

Five evil views: Ngũ Ác Kiến—Năm cái nhìn sai lầm—See Ngũ Tà Kiến.

Five evils in this world: Năm loại ác trên thế gian nầy—See Ngũ Chủng Ác.

Five evolutions or developments: Five developments—Năm chuyển hóa—See Ngũ

Chuyển.

Five evolutions of the embryo in the womb: See Năm Thời Kỳ Phát Triển Của Thai Nhi. Five excellent causes: Five excellent causes of blessedness—See Ngũ Duyên.

Five existences within the fourth meditation: See Ngũ Tịnh Cư Thiên.

Five external objects: Năm ngoại giới—See Ngũ Cảnh.

Five eyes: See Ngũ Nhãn.

Five-Eye Ghost King: Quỷ Vương Ngũ Mục.

Five factors which blind our vision from the truth: Five hindrances: lust, ill-will, torpor, worry, and doubt—Năm yếu tố (chướng ngại) che mờ nhãn quang nhìn thấy sự thật của chúng ta: tham lam, sân hận, si mê, lo âu, và nghi hoặc.

Five factors of absorption: See Ngũ Chi Thiền.

Five factors of endeavor: See Ngũ Cần Chi.

Five Faculties: See Ngũ Căn.

Five faculties of cognition: Ngũ Tri Căn—Năm năng lực của sự nhận biết.

Five faculties for any cultivators: Pancendriyani (skt)—The five organs of the senses—Five spiritual faculties—See Ngũ Căn. Five Faculties of Power: Năm năng lực—See

Ngũ Lực.

Five false views: Five kinds of wrong views— See Ngũ Kiến.

Five faults: Ngũ Thất—Năm sơ suất.

Five fears: See Ngũ Úy.

Five fears of beginners in the Bodhisattva way: Five fears—See Ngũ Úy.

Five fetters produced in the higher forms of becoming: Five higher bonds of desire—See Ngũ Thượng Phần Kết.

Five fields of knowledge: Ngũ Minh Luận—Năm ngành kiến thức—See Ngũ Minh. Five five-hundred-year period: See Ngũ Ngũ Bách Niên.

Five flavors of making ghee: See Ngũ Vị. Fivefold cravings: Panca-kama (skt)—Five Desires—See Ngũ Dục. Five-fold Dharma-body refuge of the selfnature: See Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương.

Fivefold Mahayana canon: See Ngũ Tạng. Fivefold meditation: Năm môn thiền—See Ngũ Môn Thiền.

Fivefold procedure for quieting the mind: See Ngũ Đình Tâm Quán.

Fivefold sense-pleasures: Kamaguna (p)—Five desires—See Ngũ Dục. Five forbidden pungent roots: See Ngũ Tân. Five forms of Buddha-dharma-kaya: Pancadharmakaya (skt)—Five parts of the dharma body—See Ngũ Phần Pháp Thân.

Five forms of the Buddha-nature: See Ngũ Phật

Tánh (Tính)

Five forms of decaying: Five signs of decay— Năm dấu hiệu suy thoái—See Ngũ Suy.

Five forms of dharmadhatu: Five kinds of reality realm—See Ngũ Pháp Giới. Five fruits or effects: Pancaphala (skt)—Năm quả—See Ngũ Quả.

Five fruits of karma: See Ngũ Quả Nghiệp. Five fundamental conditions of the passions and delusions: Five states or conditions found in mortality—See Ngũ Trụ Địa. Five fundamental passions and delusions: Năm thứ mê mờ ám độn—See Ngũ Hoặc.

Five garments: See Ngũ Y. Five gates of mindfulness: Năm cửa hành đạo của tông phái Tịnh Độ—The five devotional gates of the Pure Land sect—See Ngũ Niệm Môn.

Five gatis: Panca-gatiyo (p)—See Ngũ Thú.

Five germ-natures of bodhisattva development: See Ngũ Chủng Tánh.

Five good deeds: Five roots of goodness—Năm gốc thiện—Five wholesome roots—Five good roots—See Ngũ Thiện Căn. Five good roots: Five faculties—See Ngũ Căn. Five good things: Ngũ thiện—Ngũ giới—See

Ngũ Thiện Căn.

Five grades of disciples mentioned in the Lotus Sutra: See Ngũ Phẩm.

Five grave offenses: Five deadly sins—Five betrayals—See Ngũ Nghịch. Five grave sins: Five betrayals—See Ngũ

Nghịch.

Five great Buddhist schools: See Ngũ Đại Tông

Phái.

Five great deva-messengers: Five great lictors— See Ngũ Đại Sứ Giả.

Five great disturbers: See Ngũ Căn Bản Phiền Não.

Five great fears: Panca-mahabhaya (skt & p)— These are main fears of beginners on the Bodhisattva path—See Sơ Cơ Ngũ Úy. Five great Klesas: The five great disturbers or passions—Năm phiền não căn bản—Five great disturbers—See Ngũ Căn Bản Phiền Não. Five great lictors: Ngũ Thiên Sứ Giả—Năm sứ giả lớn—The five duta—See Ngũ Đại Sứ Giả. Five great mahayana sacred sutras: See Thánh Điển Ngũ Bộ Đại thừa Kinh.

Five great mahayana sutras: Năm bộ kinh chính của phái đại thừa—See Ngũ Bộ Đại Thừa Kinh. Five great messengers: Ngũ Đại Sứ Giả—Ngũ

Thiên Sứ Giả—Năm sứ giả lớn—The five duta—

Five great lictors or deva-messengers Five great passions: Five great disturbers—See Ngũ Căn Bản Phiền Não.

Five great sastras: See Ngũ Bộ Đại Luận. Five great schools in Buddhism: Five sects in Mahayana—See Ngũ Tông. Five gross servants: Five great disturbers—See Ngũ Kiến Thô Thiển.

Five groups of clinging: The five aggregates of grasping—See Ngũ Uẩn Thủ.

Five groups of the one hundred dharmas: Five groups of the one hundred modes—See Ngũ Vị

Bách Pháp.

Five groups of the one hundred modes: See

Ngũ Vị Bách Pháp.

Five groups of the Order: See Ngũ Chúng Xuất Gia.

Five heinous crimes: Năm trọng tội trong Phật giáo—See Ngũ Nghịch.

Five hellish deeds: Five betrayals—See Ngũ Nghịch.

Five heterodox means of living for monks and nuns: See Ngũ Tà Sư.

Five higher bonds of desire: See Ngũ Thượng Phần Kết.

Five higher wholesome deeds: Năm thiện nghiệp—See Ngũ Lợi Sử. Five hindrances: Nivaranas (p)—Ngũ chướng—

See Ngũ Triền Cái.

Five hindrances to spiritual progress: See Ngũ Chướng Ngại.

Five hindrances of women: See Ngũ Chướng

Của Nữ Nhân.

Five houses: Five sects or schools of Chinese Zen Buddhism—See Thiền Tông Ngũ Môn.

Five houses of Ch’an: See Thiền Tông Ngũ Môn. Five Houses and Seven Schools: See Thiền Tông Ngũ Môn and Thất Tông Nhật Bản.

Five Hundred Disciples Receive the Prediction of Their Destiny: Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký—See Nhị Thập Bát Phẩm Pháp Hoa. Five hundred great Arhats: See Ngũ Bách Đại La Hán.

Five hundred questions: See Ngũ Bách Vấn Sự.

Five hundred sects: See Ngũ Bách Dị Bộ.

Five hundred yojanas: See Ngũ Bách Do Tuần. Five immeasurables: The five infinites—Năm thứ vô lượng—See Ngũ Vô Lượng. Five impossible things: See Ngũ Bất Năng Xứ. Five improper things for a monk to eat: Năm thứ không hợp cho một vị Tăng ăn—See Ngũ Bất Chính Thực.

Five improper ways of gaining a livelihood for a monk: Năm thứ tà mệnh của chư Tăng—Five kinds of deviant livelihood—See Ngũ Tà Sư. Five impurities: Five turbidities—Năm thứ ô trược, hay năm thứ dơ ở cõi Ta Bà—See Ngũ Trược.

Five inconceivable things: Five beyond mentation things—See Ngũ Bất Khả Tư Nghì. Five indulgences of the senses: pancavisayarasa (p)—Five dusts—Five senses—See Ngũ Trần. Five inferences in Buddhist logic: Năm phương pháp suy lý trong Phật giáo—See Ngũ Chủng Tỷ Lượng.

Five infinites: Năm thứ vô lượng—Five immeasurables—See Ngũ Vô Lượng. Five inner organs: Gozo (jap)—Ngũ Tạng—The five organs (viscera): heart, liver, stomach, lungs, and kidneys—Năm bộ phận bên trong cơ thể: tâm, can, tỳ, phế, và thận.

Five instances of no-mind: Ngũ Vị Vô Tâm—

Năm sự không có tâm.

Five kasaya periods of turbidity: Five impurities—See Ngũ Trược. Five kinds of almsgiving: Năm loại bố thí—See Ngũ Chủng Bố Thí.

Five kinds of anagamins: See Ngũ Chủng Bất Hoàn.

Five kinds of avarice: Macchariyani (p)—Five kinds of begrudging—See Ngũ Chủng Tham. Five kinds of begrudging: Five kinds of avarice—Five kinds of stinginess—See Ngũ Xan Tham.

Five kinds of bells: Năm loại chuông được dùng trong trường phái Chân Ngôn tại Nhật—See Ngũ Linh.

Five kinds of braziers: See Ngũ Chủng Hộ Ma. Five kinds of a Buddha’s dharmakaya: See Ngũ Chủng Pháp Thân.

Five kinds of chaos: Five kinds of turbidity—The five kysaya periods of turbidity, impurity or chaos—See Ngũ Độc.

Five kinds of charity: Five kinds of almsgiving— See Ngũ Chủng Bố Thí.

Five kinds of clean flesh: See Ngũ Tịnh Nhục. Five kinds of cognition: Năm loại nhận biết— See Ngũ Trí.

Five kinds of concentration: Năm loại thiền— See Ngũ Vị Thiền.

Five kinds of consciousness: The five senses of consciousness—See Ngũ Thưc. Five kinds of consciousness-only: Năm loại Duy Thức—See Ngũ Chủng Duy thức. Five kinds of consecration: See Ngũ Chủng Quán Đảnh.

Five kinds of dana: Five kinds of almsgiving— See Ngũ Chủng Bố Thí.

Five kinds of desires: Panca-kama (skt)—See

Ngũ Dục.

Five kinds of deva: Five classes of devas—See Ngũ Chủng Thiên.

Five kinds of deviant livelihood: Năm thứ tà mệnh của chư Tăng—See Ngũ Tà Sư. Five kinds of devotion: Five devitions—See Ngũ Chuyên.

Five kinds of dharmas: Pancadharma or Dharmapancakam (skt)—Five laws or types or categories—See Ngũ Pháp.

Five kinds of dharma-body: Năm loại pháp thân—The five kinds of a Buddha’s dharmakaya—See Ngũ Chủng Pháp Thân. Five kinds of doubt: Năm loại hoài nghi—See Ngũ Nghi.

Five kinds of enlightenment: The five bodhi or stages of enlightenment—Ngũ Giác—Năm loại giác ngộ—See Ngũ Bồ Đề.

Five kinds of entrenchments: Năm loại gốc chứa phiền não—See Ngũ Trụ Địa. Five kinds of esoteric ceremonial: Nam loại tu pháp—See Ngũ Chủng Tu Pháp.

Five kinds of esoteric ceremonies: Năm phương pháp tu tập theo Mật giáo—See Ngũ Chủng Tu Pháp.

Five kinds of eunuchs: Pandakas (skt)—Five kinds of impotent males—Năm loại bất nam— See Ngũ Chủng Bất Nam.

Five kinds of evil livelihood: Ngũ Tà Mạng— See Ngũ Tà Sư.

Five kinds of exertion: Năm loại cố gắng—The five right efforts of cultivation.

Five kinds of expenditure: Five areas of spending—See Năm Thứ Chi Tiêu. Five kinds of eyes or vision: See Ngũ Nhãn.

Five kinds of false speech: Năm điều vọng ngữ—See Ngũ Sự Vọng Ngữ. Five kinds of false thinking: See Ngũ Vọng Tưởng.

Five kinds of false views: Five kinds of wrong views—See Ngũ Tà Kiến.

Five kinds of faults: Năm loại lỗi lầm—Ngũ Chủng Thất.

Five kinds of fears: Ngũ Chủng Úy Cụ—Năm loại sợ hãi.

Five kinds of feminine beauty: Five kinds of woman’s beauty: hair, skin and flesh, bone, appearance, and youth—Năm vẻ đẹp của người

phụ nữ: tóc, da thịt, xương cốt, dáng vẻ, và tuổi thanh xuân.

Five kinds of fine-material-sphere functional consciousness: See Năm Tâm Hành Sắc Giới. Five kinds of Fine-Material-Sphere Resultant Consciousness: See Năm Tâm Quả Sắc Giới.

Five kinds of Fine-Sphere-Material-

Wholesome-Consciousness: See Năm Tâm Thiện Sắc Giới.

Five kinds of fruits: Pancaphala (skt)—Năm quả—See Ngũ Quả.

Five kinds of gain: Sampada (p)—See Ngũ Sự Thành Tựu.

Five kinds of hindrances: Nivaranas (p)—Five hindrances—See Ngũ Chướng. Five kinds of immediate nirvana: See Ngũ Niết Bàn.

Five kinds of immortals: See Ngũ Chủng Tiên. Five kinds of impotent males: Five kinds of eunuchs—See Ngũ Chủng Bất Nam. Five kinds of impurity: Five kinds of turbidity— See Ngũ Độc.

Five kinds of incense: Ngũ phần hương—See Ngũ Hương.

Five kinds of insight: Năm loại Duy Thức—See Ngũ Chủng Duy Thức.

Five kinds of karma: Năm loại nghiệp. Five kinds of knowledge: See Ngũ Trí. Five kinds of kusala kamma: See Năm Tâm

Thiện Sắc Giới.

Five kinds of loss: Vyasanani (p)—See Ngũ Sự

Tổn Thất.

Five kinds of mara powers: See Ngũ Ma Lực. Five kinds of masters of the Law: Five practices of teacher—Năm loại Pháp Sư—See Ngũ Chủng Pháp Sư.

Five kinds of meanness: Five kinds of selfishness—See Ngũ Khan. Five kinds of meditation: The five varieties of meditation—Năm loại thiền tập—See Ngũ Chủng Thiền.

Five kinds of natures: Năm loại tánh—The five germ-natures or roots of Bodhisattva development—See Ngũ Chủng Tánh. Five kinds of no-returners: Five kinds of anagamins—See Ngũ Chủng Bất Hoàn.

Five kinds of offerings: The five Buddhist offerings—Năm thứ lễ vật để cúng dường—See Ngũ Cúng Dường.

Five kinds of pain: Ngũ Thống—Năm loại đau đớn—The five burnings—See Ngũ Thiêu. Five kinds of paramita tolerance: Năm loại nhẫn nhục Ba La Mật—See Ngũ Nhẫn. Five kinds of path of consciousness: See Ngũ Đạo Tâm.

Five kinds of patience or endurance: Five kinds of paramita tolerance—See Ngũ Nhẫn. Five kinds of people who have testified to Buddhism: See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.

Five kinds of people who pretend to offer alms: See Ngũ Giả Danh Hảo Tâm Bố Thí Nhân. Five kinds of reality realm: Năm loại pháp giới—Five forms of dharmadhatu—See Ngũ Pháp

Giới.

Five kinds of remorse: Năm loại sám hối ăn năn—Five forms of remorse—See Ngũ Hối. Five kinds of samadhi: See Ngũ Chủng Tam

Muội.

Five kinds of selfishness: Năm loại bủn xỉn—See Ngũ Khan.

Five kinds of signs: Năm loại dấu hiệu—The signs of the five kinds of vision. Five kinds of spiritual food: See Ngũ Thực. Five kinds of stinginess: Macchariyani (p)— Ngũ Xan Tham—Five kinds of begrudging.

Five kinds of suffering: See Ngũ Khổ. Five kinds of supernatural powers: Pancabhijna (skt)—See Ngũ Thông.

Five kinds of terms that cannot be translated: See Ngũ Chủng Bất Phiên. Five kinds of those who have testified to Buddhism: See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.

Five kinds of Tolerance: See Ngũ Nhẫn.

Five kinds of turbidity: See Ngũ Độc. Five kinds of varieties of meditation: See Ngũ Chủng Thiền.

Five kinds of wisdom: See Ngũ Trí.

Five kinds of wisdom or insight or idealistic: See Ngũ Chủng Duy Thức.

Five kinds of wisdom of the Tathagata: Ngũ Trí Như Lai—Five kinds of wisdom—See Ngũ Chủng Duy Thức.

Five kinds of wrong-doing: Năm tội của người xuất gia—See Ngũ Thiên Tụ. Five kinds of wrong views: Five types of false views—See Ngũ Tà Kiến. Five ksetras of a Buddha: Five realms of a Buddha—See Ngũ Sở Y Độ.

Five kysaya periods of turbidity: Ngũ Trược— Five kinds of turbidity—Five impurities—Five turbidities—See Ngũ Độc.

Five laws or categories: See Ngũ Pháp.

Five layers of mystic meaning when one explicates the text of a sutra: Năm tầng nghĩa huyền vi khi giải thích một bộ kinh—See Ngũ Trùng Huyền Nghĩa.

Five levels of samadhi: Ngũ Vị Tam Muội—Năm cấp thiền định—Năm loại thiền—Five kinds of concentration—See Ngũ Vị Thiền. Five magical powers: Năm thứ thần thông—Five kinds of supernatural powers—See Ngũ Thông. Five major deterioration characteristics of heavenly beings: Năm suy tướng của chúng sanh nơi cõi trời—See Ngũ Suy. Five major sciences: Pancavidya (skt)—See Ngũ Minh.

Five manual signs: See Ngũ Phật Kiết Ma Ấn.

Five marvels: The five wonders—See Ngũ Diệu. Five masters: Năm loại pháp sư—The five teachers—See Ngũ Sư.

Five Means of the Northern School: See Bắc Tông Ngũ Đạo Pháp Môn. Five means of transportation over the sea of mortality to salvation: Năm phương tiện đưa chúng sanh qua biển sanh tử—See Ngũ Độ. Five meditations: Five-fold procedures for quieting the mind—See Ngũ Đình Tâm Quán. Five meditations and four foundations of mindfulness: See Ngũ Đình Tứ Niệm. Five meditation in Lotus sutra: Năm pháp quán trong Kinh Pháp Hoa—See Ngũ Quán.

Five members of the body: Two knees, two elbows, and head—Ngũ thể: Hai đầu gối, hai cùi chỏ và đầu.

Five mental blockages: Ceto-khila (p)—See Năm Tâm Hoang Vu.

Five mental bondages: Cetaso-vinibandha (p)— See Ngũ Tâm Triền Phược.

Five mental fetters: See Ngũ Triền Cái. Five mental powers: Panca-balani—See Ngũ

Lực (B).

Five meritorious entrances: See Ngũ Công Đức Môn.

Five meritorious gates of Amitabha’s Pure Land: See Ngũ Công Đức Môn.

Five metals: See Ngũ Kim. Five methods of sexual intercourse in the Heaven of Desire: See Dục Thiên Ngũ Dâm.

Five “minor deterioration” characteristics:

Năm Tiểu Suy Tướng Của Chư Thiên Khi Sắp Mạng Chung—See Ngũ Suy.

Five monks: Năm vị tỳ kheo đệ tử đầu tiên của Phật—See Ngũ Tỳ Kheo.

Five moral factors: The five organs of the senses: eye, ear, nose, tongue and body—Ngũ

Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân.

Five moral hindrances: Five hindrances—See

Ngũ Triền Cái.

Five moral rules: See Ngũ Giới.

Five mountains in China: See Ngũ Đài Sơn. Five mountains in India: See Thiên Trúc Ngũ Sơn.

Five mystical powers: Pancabhijna (skt)—Five kinds of supernatural powers—See Ngũ Thần Thông.

Five necessary conditions to complete the evil of killing: See Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Tạo Nên Nghiệp Sát Sanh.

Five natural orders: Panca-niyama (skt)—Five orders of nature—See Năm Định Luật Thiên

Nhiên.

Five natures: See Ngũ Tính. Five natures distinction: Ngũ Tính Cá Biệt—Sự phân biệt ra năm tính—See Ngũ Tính.

Five necessary conditions for any Zen practitioners: See Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền.

Five non-backslidings: See Ngũ Bất Thối.

Five objects of the five senses: See Ngũ Cảnh. Five objects of meditation: The five-fold procedures for quieting the mind—See Ngũ Đình Tâm Quán.

Five obnoxious rules of Devadatta: See Đề Bà Ngũ Pháp.

Five obscurations: Five covers, mental and moral hindrances—See Ngũ Cái. Five obstacles or hindrances of women: See Ngũ Chướng Của Nữ Nhân.

Five oceans: See Ngũ Đại Dương. Five offenses: Five heinous crimes—See Ngũ Nghịch.

Five offerings: Năm loại cúng dường—Five kinds of offering—See Ngũ Cúng Dường. Five orders of beings: See Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh.

Five organs of the senses: Pancendriyani (skt)— Five spiritual faculties—Five Faculties—See Ngũ Căn.

Five paramitas: Ngũ Ba La Mật—Five means of transportation over the sea of mortality to salvation—See Ngũ Độ.

Five parijnanas: See Ngũ Đế. Five parts of the body: Ngũ Thể—Năm phần của thân thể—See Ngũ Thể Đầu Địa. Five parts of correct doctrines: See Ngũ Phần Giáo Pháp.

Five parts of the dharma body: Pancadharmakaya (skt)—Năm loại pháp thân công đức của Như Lai—See Ngũ Phần Pháp Thân. Five parts of a syllogism: Avayava (skt)—Năm chi tạo pháp—See Ngũ Chi Tác Pháp.

Five perceptions of making for maturity of liberation: See Ngũ Giải Thoát Thành Thục Tưởng.

Five perfections: Ngũ Độ—Ngũ Ba La Mật. Five periods of Buddha’s teaching: See Ngũ

Thời Giáo.

Five periods of decay: Five kinds of turbidity— See Ngũ Độc.

Five periods of each 500 years after the Buddha’s death: See Ngũ Ngũ Bách Niên. Five periods and eight teachings of the T’ienT’ai: See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Five periods of impurity: Five kinds of turbidity—See Ngũ Độc.

Five periods of a person after birth: See Thai Ngoại Ngũ Vị.

Five physical senses: Five roots—See Ngũ Căn. Five planets: Năm hành tinh—See Ngũ Tinh. Five places for offerings: The five to be constantly served—See Ngũ Xứ Cúng Dường.

Five pleasures: Năm sự vui thích—The absence of five kinds of suffering—The absence of five sufferings—See Ngũ Lạc.

Five points a monk who wishes to rebuke another should bear in mind: See Năm Pháp Nội Tâm Một Vị Tỳ Kheo Cần Phải Có Nếu Muốn Chỉ Trích Một Vị Khác. Five poisons: Five kinds of turbidity—See Ngũ Độc.

Five powers: Panca-balani (skt)—The powers of five spiritual faculties—The five powers or faculties for any cultivator—See Ngũ Lực.

Five practical suggestions given by the Buddha:

See Năm Đề Nghị Của Đức Phật Cho Hành Giả.

Five practices: See Ngũ Hành (B). Five precepts: The five basic prohibitions of bad conduct for all Buddhists—See Ngũ Giới.

Five precious things: See Ngũ Bảo.

Five primary colors: See Ngũ Sắc.

Five primary elements: See Ngũ Đại. Five principles: Five Buddha families—See Ngũ Gia Phật.

Five principles to make a verdict: See Năm Nguyên Tắc Luận Án.

Five prohibitions: Five precepts—Ngũ Cấm—

Năm điều cấm.

Five proper courses to ensure the bliss of the Pure Land: See Ngũ Chánh Hạnh.

Five protections: See Ngũ Chủng Bảo Vệ.

Five punishments: See Ngũ Hình.

Five pure desires: See Tịnh Khiết Ngũ Dục. Five Pure Dwelling Heavens: Heavens of NoReturn—See Ngũ Tịnh Cư Thiên. Five pure-dwelling heavens in the fourth dhyana: See Ngũ Tịnh Cư Thiên. Five qualifications: See Năm Điều Kiện Cần Thiết Trên Đường Giác Ngộ.

Five ranks: 1) Five stages of the Buddha’s teaching: See Ngũ Vị Nhủ Lạc Sinh Thục Đề Hồ; 2) See Động Sơn Ngũ Vị.

Five ranks of lord and vassal: See Kunshin Goi. Five ranks of princes: Oji Goi (jap)—One of several formulaic expressions of the five ranks, originally developed by Tung-shan Liang-chieh (807-869) and Ts’ao-shan Pen-chi (840-901). In this version of the formula, titles of differing ranks of heirs to the throne are used allegorically to the express the five ranks. The five-part formula may be translated as: 1) the crown prince, 2) an illegitimate son born to the ruler’s concubine, 3) a vassal, 4) a military general, and 5) the king’s younger brother—Năm đang cấp của các thái tử. Một trong những thuật ngữ về ngũ vị, thoạt tiên được khai triển bởi Thiền sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch. Trong quyển sách về công thức này, những danh hiệu của những đẳng cấp khác nhau trong việc nối ngôi được dùng như tánh cách thí dụ để diễn tả năm đẳng cấp. Năm đẳng cấp này bao gồm: 1) hoàng thái tử, 2) con trai không chính thức của một vị thứ phi, 3) một vị đại thần, 4) một vị tướng, và 5) em trai cua nhà vua.

Five realms: See Ngũ Cảnh Giới.

Five realms of a Buddha: See Ngũ Sở Y Độ.

Five realms of existence: Ngũ giới (Hells, Hungry ghosts, Animals, Humans, Heaven)—See

Ngũ Thú.

Five reasons that Buddhists reluctantly go to temple: Five reluctant situations the majority of people go to temple—See Năm Trường Hợp Đi Chùa Bất Đắc Dĩ.

Five rebellious acts: Five heinous crimes—See Ngũ Nghịch.

Five rebirths: See Ngũ Sinh.

Five Records of the Torch: Wudeng Huiyuan— Ngũ Đăng Hội Nguyên—The Records of the Five Lamps were compiled during the South Sung Dynasty in China. The five chronicles recounting the history of Zen and the authentic lineage of the school. All five texts explain the transmission of the Dharma using biographical sketches of important masters. The five texts include: 1) Ching-te Ch’uan-teng Lu (Ching-te Record of the Transmission of the Lamp), completed by a monk called Dogen in 1004, the first year of the Keitoku era. It contains the histories of 1,701 Zen masters, from the seven ancient Buddhas to Master Fayen-Wên-i. 2) T’ien-sheng Kuang-teng Lu or T’ien-sheng Record of the Widely Extending Lamp. 3) Chien-chung Ching-kuo Hsu-teng Lu (Chien-chung Ching-kuo Supplementary Record of the Lamp). 4) Tsung-men Lien-teng Hui-yao (Collection of Essential Material of the Zen Sect’s Successive Records of the Lamp). 5) Chia-t’ai p’uteng Lu (Chia-t’ai Comprehensive Record of the Lamp)—Ngũ Đăng Hội Nguyên sưu tập vào triều đại Triều đại Nam Tống bên Trung Hoa (11271279). Năm bộ biên niên sử kể lại lịch sử Thiền và những dòng truyền thừa chính thống. Cả năm văn bản dùng những phác họa tiểu sử của các vị Thiền sư quan trọng để giải thích sự truyền thừa Pháp. Năm văn bản bao gồm những bộ: 1) Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, được biên soạn bởi Thiền sư Đạo Nguyên vào năm 1004, năm Cảnh Đức nguyên niên. Bộ sách chứa đựng lịch sử của 1.701 vị Thiền sư, từ thơi thất Phật cho đến thời Thiền sư Văn Ích Pháp Nhãn (885-958). 2) Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (see T’ien-sheng Kuang-teng Lu). 3) Kiến Trung Tịnh Quốc Kế Đăng Lục (see Chien-chung Ching-kuo). 4) Tông Môn Liên Đăng Hội Yếu (see Tsung-men Lien-teng Hui-yao). 5) Gia Thái Phổ Đăng Lục (see Chia t’ai P’u-teng Lu)—See See Ngũ Đăng Lục.

Five reluctant situations the majority of people go to temple: Five reasons that Buddhists reluctantly go to temple—See Năm Trường Hợp Đi Chùa Bất Đắc Dĩ.

Five right acts: Five correct practices—See Ngũ Chánh Hạnh.

Five right efforts of cultivation: Ngũ Chủng Tinh Tấn—Năm loại cố gắng—Five kinds of exertion.

Five right objects of faith: See Ngũ Chủng Tín Tâm.

Five roots: Five Faculties—See Ngũ Căn. Five roots of Bodhisattva development: Five germ-natures of bodhisatva development—See

Ngũ Chủng Tánh.

Five roots of goodness: Năm gốc thiện—Five good deeds—Five wholesome roots—Five good roots—See Ngũ Thiện Căn. Five rules among the Bhiksus requested by Devadatta: See Đề Bà Ngũ Giới. Five rules for the entrant: Năm quy luật nhập chúng—See Nhập Chúng Ngũ Pháp. Five Sacret Mountains of China: See Ngũ Đài Sơn.

Five sciences: Pancavidya (skt)—See Ngũ Minh. Five screens: Five hindrances—See Ngũ Triền

Cái.

Five seas: Five oceans—See Ngũ Hải. Five “seas” or infinities seen in a vision by P’u-Hsien: See Ngũ Hải. Five sects in Buddhism: Five sects in the Mahayana—See Ngũ Tông.

Five sects in the Mahayana: See Ngũ Tông. Five sensations: Năm cảm thọ—The five vedanas—See Ngũ Thọ.

Five senses: Pancendriyani (skt)—Five organs of the senses—See Ngũ Căn. Five senses of consciousness: Five kinds of consciousness—See Ngũ Thức. Five senses that correspond to colors: See Ngũ Căn Sắc.

Five senses of mental distraction: See Ngũ Tán Loạn.

Five sense objects: Năm cảnh—See Ngũ Cảnh. Five sense organs: Five faculties: eyes, ears, nose, tongue, and body—Năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

Five sensory consciousnesses: Five consciousnesses—See Ngũ Thức. Five sensuous pleasures: Five desires—See Ngũ

Dục.

Five sets of monastic disciplinary texts: Goburitsu (jap)—Five texts included in the Vinaya and preserved in separate version for monks and nuns by the time of Master Upagupta, the fourth patriarch in the Indian lineage of Zen. These five versions of the vinaya had been established in India: 1) the vinaya of the Dharmaguptakas; 2) the vinaya of the

Sarvastivadins; 3) the vinaya of the Mahissasakas; 4) the Pratimoksa-sutra of the Kasyapiyas; and 5) the vinaya of the Vasiputriyas—Ngũ Bộ Luật, luật dành riêng cho Tỳ Kheo trong các tịnh xá, riêng biệt cho chư Tăng và chư Ni vào thời của ngài U Ba Cúc Đa, vị Tổ thứ tư thuộc dòng Thiền Ấn Độ. Năm bộ luật này đã được lập ra tại Ấn Độ: 1) Luật Pháp Tạng Bộ; 2) Luật Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ; 3) Luật Hóa Địa Bộ; 4) Kinh Biệt Giải Thoát của Ca Diếp Di Bộ; và 5) Luat Độc Tử Bộ. Five shackles in the heart: See Năm Phiền Trược Chưa Được Đoạn Tận.

Five sharp servants: Panca drstayah (skt)—Năm loại kiến giải sai lầm—See Ngũ Kiến Vi Tế. Five sharp wrong views: Five sharp servants— See Ngũ Kiến Vi Tế.

Five signs of decay of people when approaching death: See Ngũ Suy.

Five sins: Nivarana (skt)—See Ngũ Ác. Five skandhas: Five Aggregations—See Ngũ

Uẩn.

Five-skandhas mara: Ma ngũ uẩn. Five skandhas are not the constituents of the living: See Chúng Sanh Kiến. Five skillful means: Ngũ Phương Tiện—Năm cách thích hợp (năm phương tiện). Five spiritual body of Tathagata: Five attributes of the dharmakaya—See Ngũ Phần Pháp Thân. Five spiritual faculties: Panca-Indriyani—Five faculties—See Ngũ Căn.

Five stages: Ngũ Vị—Năm giai đoạn. Five stages of bodhi: Five bodhi or stages of enlightenment—See Ngũ Bồ Đề. Five stages of Bodhisattva-ksanti: Five kinds of paramita tolerance—See Ngũ Nhẫn.

Five stages of the Buddha’s teaching vs. five flavours of making clarified butter: See Thiên Thai Ngũ Vị.

Five stages of enlightenment: Five stages of bodhi—See Ngũ Bồ Đề.

Five stages in ignorance: Five states or conditions found in mortality—See Ngũ Trụ Địa. Five stages of meditation practices: See Năm Giai Đoạn Thiền Tập

Five stages in a penitential service: See Ngũ

Hối.

Five stages of taking refuge: See Ngũ Chủng Tam Quy.

Five stages in Vairocana Buddhahood: See Ngũ Tướng Thành Thân.

Five states of bodhi: Năm loại giác—Five states of enlightenment—See Ngũ Giác. Five states or conditions of all errors found in mortality: See Ngũ Trụ Địa. Five states of enlightenment: The five states of bodhi—See Ngũ Giác.

Five states of mind: See Ngũ Tâm. Five states in mortality: Five states or conditions found in mortality—See Ngũ Trụ Địa. Five Stores of the one Buddha-nature: See Ngũ Chủng Tạng.

Five strands of sense-desire: Panca-kama-guna (p)—See Ngũ Dục Công Đức.

Five-strip inner robe: Antarivasaka (p)— Antaravasa(skt)—Andae (jap)—A Japanese term for an inner garment of a monk or nun, the fivestrip inner garment worn by Buddhist monks and nuns—An Đà Hội—Y hạ trong ba bộ y của Tăng Ni.

Five studies of India: Five sciences—See Ngũ Minh.

Five stupid vices (panca-klesa): One of the five great lictors—See Ngũ Độn Sử. Five subtle afflictions: Ngũ Lợi Phiền Não—

Năm thứ phiền não vi tế.

Five subtle desires: Ngũ Diệu Dục—Năm sự ham muốn thù diệu.

Five subtle elements: Ngũ Vi Trần—Năm nguyên tố vi tế.

Five subtle and rudimentary elements out of which rise the five sensations: Pancatanmatrani (skt)—See Ngũ Duy.

Five sufferings: See Ngũ Khổ. Five superior virtues of a Buddha: See Ngũ Thù Thắng Đức.

Five supernatural powers: Pancabhijna (skt)— See Ngũ Thần Thông.

Five surnames of Buddha before he became enlightened: See Phật Ngũ Tánh (Tính). Five tantric books: Ngũ Bộ Mật Kinh—Năm bộ kinh của mật giáo.

Five tastes: See Ngũ Vị.

Five tastes of meditation: Năm phương pháp thiền định—Năm loại thiền—See Ngũ Vị Thiền. Five Tastes of Zen: Gomi Zen (jap)—Ngũ Vị

Thiền—Năm loại thiền—Ngũ Vị Tam Muội— Five kinds of concentration—Five taste zen, an expression used for any form of zen regarded as impure or inconsistent with the zen of the patriarchs. In this sense, gomi zen is contrasted with single taste zen (ichimi zen), or pure zen. In a more technical sense, the expression refers to five basic varieties of meditative practice identified by Tsung-mi (780-840), a Chinese monk, who studied both Hua-yen and Ch’an Buddhism. According to Tsung-mi’s classification, one can distinguish different meditative styles of five levels of samadhi: Heretic meditation or meditative style of non-Buddhists (gedô zen), meditation of ordinary people (bonpu zen), Hinayana meditation (shôjô zen), meditation of the Mahayana (daijô zen), and meditation of the Supreme Vehicle or meditation of believers in the fundamental Buddha-nature of all things (saijôjô zen)—Ngũ vị Thiền, một thuật ngữ được dùng cho bất cứ hình thức nào của thiền được xem như là bất tịnh hay không hơp với thiền của chư Tổ. Trong nghĩa này, ngũ vị thiền ngược lại với Nhất Vị Thiền, hay thiền thanh tịnh. Nói theo nghĩa có kỹ thuật hơn, từ ngữ chỉ cho năm loại thiền khác nhau do Tông Mật, một vị Tăng Trung Hoa, người nghiên cứu cả Hoa Nghiêm lẫn Thiền. Theo Tông Mật, có năm cấp thiền định: Ngoại Đạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền, Thiền Tối Thượng Thừa (Như Lai Thanh Tịnh Thiền, Nhứt Hành Tam Muội Thiền, Chân Như Tam Muoi Thiền)—See Ngũ Chủng Thiền.

Five teachers: Five masters—See Ngũ Sư. Five tenacious bonds or skandhas attaching to mortality: Five Aggregations—See Ngũ Uẩn. Five terms of twofold truth in the Madhyamika Sastra: See Ngũ Huyền Nghĩa Tam Luận Tông. Five things that keep cultivators from distracting thoughts: See Năm Pháp Tu Tập Tăng Thượng Tâm.

Five things which no one is able to accomplish in this world: See Năm Điều Không Thể Thành Tựu.

Five thought-surpassing things: Five beyond mentation things—See Ngũ Bất Khả Tư Nghì. Five ties in the higher realm: See Ngũ Thượng Phần Kết.

Five ties in the lower realm: See Ngũ Hạ Phần Kết.

Five tolerance: Five kinds of paramita tolerance—See Ngũ Nhẫn. Five treatises: Ngũ Luận—Năm bộ luận. Five turbidities: Five kinds of turbidity—Five impurities—See Ngũ Trược. Five types of Fine-Material-Sphere Functional Consciousness: See Năm Tâm Hành Sắc Giới. Five types of Fine-Material-Sphere Resultant Minds: See Năm Tâm Quả Sắc Giới.

Five types of Fine-Material-Sphere Wholesome Minds: See Năm Tâm Thiện Sắc

Giới.

Five types of impurity of the body: See Ngũ Thân Bất Tịnh.

Five types of mara: Five maras—See Ngũ Uẩn. Five types of meditation: Goshuzen (jap)—Five types of Zen—See Ngũ Chủng Thiền. Five types of path consciousness of steamentry: Năm loại Tâm Nhập Lưu Đạo—See Nhập Lưu Đạo Ngũ Tâm.

Five types of Zen: Five kinds of meditation—See Ngũ Chủng Thiền.

Five ultimate betrayals: Five betrayals—See Ngũ Nghịch.

Five unintelligent vices: Five envoys of stupidity—See Ngũ Độn Sử.

Five untinterrupted hells: Địa ngục với năm thứ vô gián—See Ngũ Vô Gián.

Five untinterrupted hells due to five retributions for karma: See Ngũ Vô Gián Nghiệp Cảm.

Five universal mental activities associated with every thought: See Ngũ Biến Hành. Five unpardonable sins of Devadatta: See Đề Bà Ngũ Nghịch.

Five varieties of meditation: Five kinds of meditation—Five kinds of varieties of meditation—See Ngũ Chủng Thiền.

Five vases: See Ngũ Bình.

Five vedanas: Five sensations—See Ngũ Thọ. Five vehicles: Five levels of dharma—See Ngũ Thừa.

Five views: Panca-drstayah (skt)—Goken (jap)— See Ngũ Kiến.

Five virtues: See Ngũ Đức Tứ Tự. Five virtues at the annual confessional summer retreat: Năm đức tự tứ—See Ngũ Đức Tự Tứ.

Five virtues of the teacher of the discipline: Năm đức của giới sư—See Giới Sư Ngũ Đức. Five viscera: Năm bộ phận bên trong cơ thể con người—The five inner organs—See Ngũ Tạng. Five volumes of Vinaya of Hinayana sects: The first five volumes of Vinayana of Hinayana Sects—See Ngũ Bộ Đại Luật. Five weighty karmas: Ngũ Trọng Nghiệp—Five rebellious acts—See Ngũ Nghịch. Five wheels: Five wheels or things that turn—See Ngũ Luân.

Five wheels of liberation: Five Dhyani-

Buddhas—Ngũ giải thoát luân—See Ngũ Phật. Five wholesome roots: Five good roots—See

Ngũ Thiện Căn.

Five wisdoms: Five kinds of wisdom—See Ngũ

Trí.

Five wonderful meanings: Five terms of twofold truth in the Madhyamika Sastra—See Ngũ Huyền Nghĩa Tam Luận Tông.

Five wonders in the Pure Land: See Ngũ Diệu. Five working organs: Năm căn tạo nghiệp—See Ngũ Tác Nghiệp Thân.

Five worldly blessings: See Ngũ Phúc Thế Gian. Five wrong views: Five kinds of wrong views— See Ngũ Kiến.

Five-year Council: Panca-parisad(skt)—Nominal quinquenial Council—See Ngũ Niên Đại Hội. Five Zen schools: The five Ch’an schools—See Thiền Môn Ngũ Tông.

Fivefold consciousness-only: Năm loại Duy Thức—See Ngũ Chủng Duy thức. Fivefold craving: Ngũ Dục—Five Desires—Năm ham muốn.

Fivefold dharma-body refuge of the selfnature: See Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương.

Fivefold esoteric Canon: Năm tạng kinh điển Mật Giáo—The esoteric fivefold canon—See

Ngũ Tạng Mật Giáo.

Fivefold lawfulness: Ngũ Luật—Năm định luật— See Ngũ Bộ Đại Luật.

Fivefold Mahayana Canon: See Ngũ Tạng Đại

Thừa.

Fivefold meditations: Năm môn thiền—See Ngũ Môn Thiền.

Fivefold obstacle: Ngũ Triền Cái—Five hindrances.

Fivefold procedures for quieting the mind:Five objects of meditation—Five approaches to meditation—See Ngũ Đình Tâm Quán.

Fix the mind (upon): 1) To fix the thought on, to think of, to be drawn to: See Chuyên Niệm; 2) To fix the attention on: See Khán Phương Tiện.

Fix the mind in meditation: See Đình Tâm.

Fixed abode: Nơi sống chính thức. Fixed hour for meals: Kala (skt)—Regular hour for meals—See Ca La thời. Fixed karma: Viniscita-karman (skt)—See Định Nghiệp.

Fixed karma can be changed: See Định Nghiệp Diệc Năng Chuyển.

Fixed Karma and Non-fixed Karma: See Định

Nghiệp Bất Định Nghiệp.

Fixed mind: Settled mind—See Định Tâm. Fixed mind samadhi: Quán Phật Tam Muội— See Định Tâm Tam Muội. Fixed nature Hearers: Định tính Thanh Văn— See Định Tính Nhị Thừa. Fixed nature Pratyekas: Định tính Độc Giác —See Định Tính Nhị Thừa.

Fixed place for an assembly of monks: Kết giới (nơi cố định cho chư Tăng hội họp)—See Kiết

Giới.

Fix the thoughts on one thing: Hệ niệm tư duy. Flag moving, wind moving, or our minds moving?: Công Án Phướn Động, Gió Động Hay Tâm Động?—See Phi Phong Phi Phan. Flagpole: Yasti (skt)—Sekkan (jap)—See Sát Can and Setsuban.

Flag-rising ceremony: Lễ chào cờ.

Flame dhyana: By which the body is selfimmolated—See Hỏa Quang Định. Flame-emitting samadhi: See Hỏa Sinh Tam

Muội.

Flame-mouth demon: Jvala (skt)—Xà Bà Lệ—A class of hungry ghost—Loại quỷ miệng phun ra lửa.

Flame samadhi: Flame-dhyana—Hỏa Quang Tam Muội—See Hỏa Sinh Tam Muội. Flame-shaped tuft of hair: Usnisa (skt)—See

Nhục Phát.

Flaming Brightness Buddha: See Quang Diệm Vương Phật.

Flaming net: The shining net of Buddha—See Diệm Võng.

Flaming womb: See Diệm Thai.

Flash of lightning: Tia chớp.

Flatter: Nịnh bợ.

Flatterer: Người khéo nịnh hot phải được xem không phải là bạn.

Flattery: Shathya (skt)—Siểm (nịnh nọt). Flattery and fawning: Vanka (skt)—Kuhana (skt)—Siểm Khúc.

Flavor: Vị.

Flavor of the Buddha’s teaching: The Buddha’s teaching has only one flavour, the flavour of liberation—Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát.

Flavor of the Dharma: Taste of the dharma—

See Pháp Vị.

Flavor of the Dharma soothing the soul: HomiShin (jap)—The taste of the Dharma lifting the spirit—See Pháp Vị Tư Thần.

Flavor of fresh milk: See Nhũ Vị.

Flavour of liberation: Vimukti-rasa (skt)—Giải Thoát Vị—Flavour of release, or nirvana—Hương vị giải thoát hay Niết Bàn.

Flavor of release: Flavor of Nirvana—Hương vị của giải thoát.

Flavor of religion: Đạo vị (hương vị đạo).

Flavour of sexual attraction: See Sắc Vị.

Flaw: A fault—A mistake—Tì vết. Flaw in a sceptre of jade may be ground away, but a flaw in speech, nothing can be done: Tì vết trong ngọc còn có thể mài được, chứ lời nói bậy bạ thì hết cách chữa.

Flawless: Perfect—Không có tì vết.

Flawless gem: Viên ngọc vẹn toàn như ý.

Flee: Run away from something—Trốn chạy.

Flesh: Mamsa (skt)—Huyết nhục—Xác thịt.

Flesh and blood: Máu thịt.

Flesh of animals that were previously killed:

Món thịt đã làm từ trước khi có sự hiện diện của mình tại đó.

Flesh of animals that were not seasonable or at the right time: Những món thịt không phải do ước hẹn, nhưng tình cờ gặp mà ăn.

Flesh eye: Human eye—Physical eye—See

Phàm Nhãn.

Flesh is not clean: Thân thể chẳng sạch.

Fleshly (a): Thuộc về xác thịt.

Fleshly eye: Mamsa-cakkhu (p)—See Nhục

Nhãn.

Flexibility: Tính dễ thích ứng.

Flexible voice: One of the eight tones of a Buddha’s voice—Nhu nhuyễn âm, một trong tám âm thanh của Phật.

Flick of a finger: Khoảng khảy móng tay.

Fling (v) someone down: Dìm ai xuống.

Flirt girl: Dâm nữ.

Flit: Move lightly—Đi nhẹ nhàng.

Float: Flow—Spread—Wander—Lưu.

Floating: Drifting—Bềnh bồng—Trôi nổi.

Floating bag: Lifebuoy—Swimming float—Phao cứu cấp—See Phù Nang. Floating dust: Floating atoms or unstable matter—See Phù Trần.

Floating pieces of woods in the river will certainly reach the sea: Khúc gỗ nổi và trôi theo dòng nước chắc chắn sẽ ra đến biển—See Đắc Đạo (2).

Floating or shifting sands: Lưu sa (cát trôi).

Flock (n): Đàn (bầy)—Crowd—Herd—Multitude. Floating zendo: Thiền Đường Nổi—Nơi hội họp tạm thời của các Thiền Tăng—Temporary meeting places for Zen Monks. Flood (n): Ogha (skt)—Inundation—Torrent— Dòng thác—Lũ lụt—See Bộc Lưu. Flood of becoming or existence: Hữu Bộc Lưu— See Tứ Bộc Lưu.

Flood of desire: See Ái Lưu.

Flood at the end of the period of cosmic change: See Kiếp Thủy.

Flood of ignorance: Vô Minh Bộc Lưu. Flood in the kalpa of destruction: Nạn hồng thủy trong thời hoại kiếp—See Kiếp Thủy. Flood of sensual desire: The stream of the passion—See Dục Lưu.

Flood of sensuality: Dục Bộc Lưu—See Tứ Bộc Lưu.

Flood of wrong views: Tà Kiến Bộc Lưu—See Tứ Bộc Lưu.

Flow: Float—Spread—Wander—Lưu.

Flow with continual reincarnation: Nhân quả tái sanh lưu chuyển—See Thuận Lưu and Nhị Lưu. Flow of existence: The stream of existence—See

Dục Lậu.

Flow of mind or thoughts: Citta-dhara (skt)—

Dòng tâm hay dòng tư tưởng. Flow or progress of Buddha-truth: Stream of Truth—See Đạo Lưu.

Flow with the sorrow karma: Daurmanasyavedaniya-karma (skt)—See Thuận Ưu Thọ

Nghiệp.

Flow of transmigration: See Sanh Tử Lưu.

Flow upwards against the stream of transmigration to parinirvana: Lội ngược dòng sinh tử đáo bỉ ngạn.

Flowed or floated down: Lưu lai (cứ ở hoài trong vòng luân hồi sanh tử).

Flower: Kusuma or Padma or Puspa (skt)— Blossom—Hoa.

Flower Adornment: Avatamsaka (skt)—Garland Ornament—See Hoa Nghiêm.

Flower Adornment Sutra: Avatamsaka (skt)— Flower Ornament Sutra—The Garland Sutra— See Kinh Hoa Nghiêm.

Flower of Compassion Sutra: Karunapundarika-sutra (skt)—Bi Hoa Kinh. Flower of enlightenment: Giác hoa (hoa giác ngộ).

Flower and fruit: Hoa quả. Flower Garland Scripture: See Kinh Hoa

Nghiêm.

Flower Garland Sutra: Avatamsaka (skt)—See Kinh Hoa Nghiêm.

Flower and incense: Hoa và hương.

Flower of mankind: Đóa hoa của nhân loại. Flower Of Merit And Virtue Buddha: Phật

Công Đức Hoa.

Flower opening one night: Kakai-Ichiya (jap)— Hoa Khai Nhất Dạ—The term means the

Buddha’s experience of balance, on the night of his enlightenment, when he just sat in the lotus posture.

Flowers opening are the occurrence of the world: See Hoa Khai Thế Giới Khởi. Flower Ornament Sect: Hua-yen Sect—See Hoa Nghiêm Tông.

Flower Ornament Sutra: Flower Adornment Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm.

Flower of reality: See Thực Tướng Hoa.

Flower recompense: See Hoa Báo.

Flower-scatterer: Tán hoa Sư. Flowers in the sky: Gaganakusuma (skt)—Spots before the eyes—See Hư Không Hoa. Flower Store World: Cõi Hoa Tạng Thế Giới— See Hoa Tạng Pháp Giới.

Flower-Store World Tathagata: Hoa Quang

Như Lai.

Flower vase: Bình hoa.

Flowery region: See Hoa Phương.

Flowery words: Hoa Ngôn—Lời nói hoa mỹ. Flowing back again: Samsara (skt)—Flowing and returning—Transmigration—Lưu chuyển trong vòng luân hồi sanh tử.

Flowing down: Nisyanda (skt)—Flowing out— See Đẳng Lưu.

Flowing down fruit: Nisyanda-phala (skt)— Flowing out fruit—Fruit of the development of germ—See Đẳng Lưu Quả. Flowing out: Nisyanda (skt)—Flowing down—

Đẳng lưu.

Flowing and returning: Samsara (skt)—Flowing back again—Transmigration—Lưu chuyển trong vòng luân hồi sanh tử.

Flowing through: Lưu thông.

Flowing through without hindrances:

Circulation without hindrances—Lưu thông không chướng ngại.

Flute with no holes: See Công Án Vô Khổng

Địch and Đại Long Kiên Cố Pháp Thân.

Flying in the air: Bay vào không trung.

Flying Body Ghost King: Quỷ Vương Phi Thân. Flying and changing: Phi Hóa—Bay đi và thay đổi.

Flying flowers and falling leaves: Hige-Rakuyo (jap)—See Phi Hoa Lạc Diệp. Flying immortal: Flying genii—Phi hành tiên—

Vị Tiên có thể phi thân từ nơi nầy đến nơi khác. Flying-Knives: Hell of Flying-knives—Địa ngục Phi Đao.

Flying ruler: See Phi Hành Hoàng Đế. Flying yaksas: Phi Hành Dạ Xoa—Mội loại quỷ biết bay—Flying demons.

Foam (n): Bọt bèo.

Focus and concentration to recite Buddha’s name: Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm Phật để làm phương tiện dụng công.

Focused practice: Senju (jap)—Chief or sole duty—Sole or single-minded—See Chuyên Tu. Focusing on carrying out the deeds of Enlightening Beings for innumerable eons: Tác ý trong bất khả thuyết kiếp thực hành hạnh Bồ Tát.

Foetus and Egg-Eating Ghost King: Đạm Thai Noãn Quỷ Vương.

Fo-kuo ch’an-shih (chi): Bukka Zenji (jap)—Zen master Fo-k’u Wei-tse (751-830)—See Di Tắc

Phật Quật Thiền Sư.

Fo-Kuang-Shan: See Phật Quang Sơn. Folk religion: See Tôn Giáo Dân Gian.

Follow (v): Theo sau—See Tùy Thuận. Follow and appreciate the path of Saints: Tùy thuận tin mến đạo Thánh. Follow (v) one’s breath: Theo dõi hơi thở. Follow the Buddha-truth: Walk in the way—See Hành Đạo.

Follow cock and dog discipline: See Kê Cẩu

Giới.

Follow the dharma: Anudhamma (p)—Đi theo pháp—See Tùy Pháp Hành. Follow out one’s duties: Accord with one’s calling—See Thuận Phận.

Follow the East wind when it is blowing and to follow the West wind when it is blowing: To have no firm standpoint—See Đông Phong Ngạnh Tùy Đông Phong, Tây Phong Ngạnh Tùy Tây Phong.

Follow emotion and desire and seek for fame: Thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng— See Thuận Dục Cầu Danh.

Follow external circumstances: Zuita-Ko (jap)—Tùy Tha Khứ—Chạy theo hoàn cảnh bên ngoài.

Follow up one’s footprints: Theo dấu chân của ai.

Follow the forms and discipline of the Buddha:

See Tùy Tướng Giới.

Follow the good: Tùng thiện.

Follow good friends: See Tùy Thuận Thiện Hữu.

Follow a guidance: Theo sự hướng dẫn.

Follow others completely: Zuitako (jap)—Tùy Tha Khứ—This is a traditional expression of the state which is completely harmonized with circumstances—Hoàn toàn tùy thuộc theo người khác. Đây là cách diễn tả theo truyền thống về trạng thái hoàn toàn hòa hợp với hoàn cảnh bên ngoài.

Follow one’s own mind: Tùy Thuận Tự Tâm—Đi theo tâm của chính mình.

Follow the path: Walk the path of Buddhism—Đi theo con đường của đạo Phật—See Hành Đạo. Follow the path of the Bodhisattva: See Hành

Bồ Tát Đạo.

Follow precepts: Tùy Giới—Giữ giới tu hành.

Follow self completely: Zuijiko (jap)—Tùy Tự Khứ—Hoàn toàn tùy theo bản nguyện của chính mình.

Follow someone’s advice on religious and worldly affairs: Nghe theo lời khuyên của ai về cả việc đạo lẫn việc đời.

Follow someone’s example: Noi gương ai. Follow in someone’s footsteps: Follow the same of someone’s lifestyle—Theo bước chân ai.

Follow the teachings of the Buddha at all time:

See Thường Tùy Học Phật.

Follow wrong desires or emotions: Tà dục— Chạy theo tham dục và tình cảm—One of the two classes of misconduct—See Nhị Tà Hạnh. Follow wrong views: Chạy theo tà kiến—See Tà Kiến and Nhị Tà Hạnh.

Follower (n): Vada (skt)—Môn đệ—Người đi sau.

Followers of Buddhism: Thích Lữ—Buddhists— Disciple of the Buddha—Buddhist comrade—Tín đồ Phật giáo—Tăng lữ.

Followers of the esoteric school: See Mật

Chúng.

Follower of Lam-rim school: Kadampa (tib)—A person who practices the lamrim tradition of all Buddhas—Người tu tập tập truyền thống Lam-rim của chư Phật.

Follower of Vibhajyavada: Vibhajyavadin(skt)—Tỳ Bà Xa Bà Đề—Phân Biệt Bộ Giả—See Phân Biệt Thuyết Bộ.

Following one’s breath: Making your breath calm and even—See Tùy Tức. Following One’s Inclinations Samadhi: See Tùy Tự Ý Tam Muội.

Fond father: Affectionate father—Từ phụ. Fond of the sky: Gaganapriya (skt)—Thích ở trên trời.

Food (n): Nutrition—Thực—Thực phẩm—See

Thiền Duyệt Vi Thực. Food of Bliss of Meditation: Lấy sự tham thiền làm thực phẩm—See Thiền Duyệt Vi Thực. Food for the body and its senses: Đoàn thực hay thức ăn cho thân thể—See Suyển Thực.

Food in Cereals, fish and flesh: Bhojaniya (skt)—Đạm Thực—Bồ Xà Ni—Trong ngũ cốc, cá và thịt.

Food and Drink spirits: Thần Chủ Ăn Uống. Food for the emotion: Lạc thực hay thức ăn cho tình cảm.

Food in fruits: Khadaniya (skt)—Khư Xà Ni— Trong trái cây rau quả—See Tước Thực. Food of the gods: Sudha (skt)—Deva-food—See

Thiên Thực.

Food of joy in the Law: Pháp Hỷ Thực—Lấy pháp hỷ làm thức ăn.

Food made clean by fire: See Hỏa Tịnh.

Food in monasteries: Ahara (skt)—Thức ăn trong Thiền viện—Meals in a monasteries—Những bữa ăn trong Thiền viện.

Food offering to ghosts and other souls before the meal: See Xuất Chúng Sanh Thực.

Food of sensation: See Xúc Thực.

Food for thought: Tư niệm—See Tư Thực. Food for wisdom: Thức ăn cho trí tuệ—Food for wisdom (Alayavijnana is the chief).

Fool’s paradise: Thiên đàng hoang tưởng.

Fool’s talk: Kẻ ngu si nói chuyện mộng mơ (Si nhân thuyết mộng).

(the) fool and the wise: Balapandita (p)—Hiền Ngu—Kẻ ngu người khôn.

Fool Zen: Mad Zen—See Cuồng Thiền.

Foolish: Điên khùng—Điên rồ—Ngu xuẫn.

Foolish common people: Phàm phu.

Foolish and dull: Ngu xuẫn và đần độn. Foolish passion of clinging to the unreal: Chấp vào cái không thật—See Chấp Tình.

Foolish people: Balaprthagjana (skt)—Ngu Phu— Ngu Dị Sinh—Chỉ hạng phàm phu ngu si thấp hèn—See Phàm Phu.

Foolish talk: Cuồng ngôn—Loạn thuyết.

Foolish Wisdom: Clever but without calm meditation—Mad wisdom—See Cuồng Huệ. Foolishness: Moha (skt)—Guchi(jap)— Delusion—Ignorance—Ngu si.

Foot (n): Bàn chân.

Foot of blessedness: See Phước Túc. Foot and ground: Chân và đất—See Nature is an excellent Teacher.

Footmark: Footprint—Dấu chân.

Footprint: Footmark—Dấu chân. Footprints of mind: Indications of mind—Mental trace—See Tâm Tích.

Footstep-following Spirits: Chủ Túc Hành Thần.

Foot of tree: Cội cây.

Foot of wisdom: See Trí Túc.

For all one’s labor: Cho công lao.

For appearance sake: Cố làm ra vẻ bề ngoài. For an instance: Trong một sát na (một khoảng thời gian thật ngắn ngủi).

For ordinary human being: Đối với phàm phu. For the purpose of others: Vì lợi ích của người khác.

For the sake of: Vì lợi ích. For the sake of converting the people: See Hóa Tục Kết Duyên.

For the sake of that goal: Vì mục đích ấy. For the sake of a great cause: For the sake of a great matter—See Đại Sự Nhân Duyên. For the sake of peace and purity: Vì an bình và thanh tịnh.

For the sake of sentient beings who are attached to sensual pleasures and selfish pleasure: See Say Đắm Dục Lạc Và Ngã Lạc.

Forbearance: Endurance—Patience—See Nhẫn

Nhục.

Forbearance in speech: See Khẩu Nhẫn.

Forbid (v): Prohibitions—Prohibit—Cấm đoán.

Forbid absolutely: Cấm đứt. Forbid flesh: Mamsa-bhak-sana-vinivrtta (skt)— See Đoạn Nhục.

Forbidden fruit: Trái cấm (ý nói nhục dục). Forbidden pungent roots: Những thứ củ cay nồng bị cấm.

For convenience’ sake: Vì lợi ích.

Force(n & v): Sức lực—Bắt buộc.

Force of active vigor: See Tấn Lực.

Force of belief: See Tín Lực.

Force of concentration: See Định Lực. Force of the energy: Viriya (p)—Virya (skt)—Sự siêng năng hay năng lực của sự siêng năng— Effort—Energy—Vigor—See Tinh Tấn Lực.

Force of faith: Sraddhabala (skt)—See Tín Lực.

Force of habit: Vasana (p & skt)—See Tập Khí. Force of the mind: Power of the mind—See Tâm

Lực.

Force of mindfulness: Power of memory which is achieved through meditation—See Niệm Lực. Force other monks and nuns to do worldly work: Not allow them enough time for their cultivation, commits an Expression of Regret Offence—Bắt buộc Tăng Ni làm việc thế tục không cho phép họ có đủ thời giờ tu tập, là phạm giới Ba Dật Đề.

Force other people to admit offence which they haven’t committed or there is no ground for such offence: To commit a Sangha

Restoration offence—Bắt buộc người khác nhận tội mà họ không phạm hay không có căn cứ gì để buộc tội là phạm tội Tăng Tàn.

Force of purpose: Bala-paramita (skt)—Power of purpose—Strength of purpose—See Lực Ba La

Mật.

Force of a self: Atmasakti (skt)—Ngã Lực—Sức mạnh của cái bản ngã.

Force someone else to adopt one’s views: To commit an Expression of Regret Offence—Bắt ép ai chấp nhận quan điểm của mình là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phát lồ sám hối).

Force someone to swear an oath: To commit an Expression of Regret Offence—Bắt buộc ai phải thề là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Force of virtue: Punna-balam (skt)—Dõng Đức—Courageous virtue. Force of wisdom: Prajnabala (skt)—See Huệ

Lực.

Ford of delusion: See Mê Tân. Ford of life: Ford of life or mortality—Sinh tân (bến sanh tử).

Forebearance: Ksanti (skt)—Patience—See

Nhẫn Nhục.

Forbearance of the body: Thân nhẫn.

Forebearance in both the body and the mind:

See Thân Nhẫn Ý Nhẫn.

Forebearance of the mind: Tâm nhẫn.

Forebearance of the mouth: Khẩu nhẫn. Forebearance-perfection: Ksanti-paramita— See Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Forefather: Cha ông.

Forefront: Tuyến đầu.

Forego (v): Đi trước.

Foreign lands: Xứ lạ quê người hay đất khách quê người (Tha hương dị vực).

Foreign type of kneeling with joining hands: Koki-Gassho (jap)—Hồ Quỵ Hợp Chưởng—See Hỗ Quỵ.

Foreknow (v): Biết trước—To know beforehand.

Foreknowledge: Sự biết trước.

Foremost: Danh tiếng.

Foremost Beings: See Đệ Nhứt Tát Đỏa. Foremost Honoured One in Meditation as

Universal Wise Sovereign: See Phật Đảnh.

Foreordain (v): Predestinate—Định trước.

Foreordination: Sự dự định.

Forerunner (n): Người đi tiên phong.

Foresee (v): Dự đoán—To predict—To forecast. Forest of affliction: Phiền não lâm (rừng phiền não).

Forest burial: Buried in the forest—See Lâm

Táng.

Forest of devas: Devavana (p)—Thiên Lâm—

Rừng của chư thiên.

Forest of knives: Rừng Kiếm—See Đao Kiếm Lâm.

Forest monk: Arannya-Biku (jap)—A monk who lives solitary life in the forest—Vị Tăng sống đời đơn độc trong rừng—See Lâm Tăng.

Forest of sala trees: Salavana (skt)—See Sa La

Lâm

Forest Spirits: Chủ Lâm Thần.

Forest and stream: Lâm tuyền.

Foretell (v): Tiên đoán.

Foretell something through astrology: Tiên đoán sự việc bằng thiên văn tử vi.

Foretell something by clairvoyance: Tiên đoán sự việc bằng thần thông.

Forever: Mãi mãi—Vĩnh cửu.

Forever leaving afflictions: Forever leaving afflictions, yet living together with all sentient beings—Rời hẳn phiền não, mà ở chung với tất cả chúng sanh.

Forever Replete In All Dharmas Buddha: Phật Nhứt Thiết Pháp Thường Mãn Vương.

Foreword: See Huyền Đàm.

Forge (v): Bịa đặt—To fabricate—To make up a story.

Forged sutras: False sutras—Ngụy kinh—See

Kinh Ngụy Tác.

Forget oneself: Vong Ký Tự Ngã—See Vong

Ngã.

Forget the own “Self”: See Vong Ngã. Forget the ox: Self alone—Ox dies, man lives—

Quên trâu còn người.

Forget the ox and self: Both dead—Người trâu đều quên.

Forgetfulness (n): Buông bỏ.

Forgetting: Bỏ qua.

Forgetting the self: Quên đi tự ngã—See Quên Tự Ngã.

Forgive: Tha thứ—To pardon—To excuse.

“Forgive and forget” mind: Tâm hỷ xả. Forgiveness (n): Abandonment—Sự tha thứ

(không chấp giữ trong tâm).

Forgiving: Tha thứ.

Form: Rupa (skt)—Appearance—Body— Figure—Hình thể: Form—Body—Hình thức— Appearance—Object—Màu sắc—Color. Form, appearance or seeming is unreal: Tướng vô tánh—Hình tướng không thật.

Form of behavior: Karma (skt)—Go (jap)— Action—Performance—See Nghiệp. Form-Body’s Light Appearing Everywhere

Buddha: Phật Phổ Hiện Sắc Thân Quang.

Form and Buddha are identical: Tương Tự Tức—Tương Tự Phật—Identity of the Individual and Buddha—See Tương Tự Tức Phật.

Form (v) a cause: Form a basis—To form a connection for future salvation—See Kết Duyên. Forms of component parts: Individuality— Personal—Particular—See Tự Tướng. Forms of dharmadhatu: Các loại pháp giới—See Ngũ Pháp Giới.

Forms that display particular qualities: See Dị Tướng.

Form element: Rupa-dharma (skt)—Sắc pháp.

Form and emptiness: Sắc không. Form is emptiness: Sắc tức thị không—See Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc.

Form and emptiness is the same: See Form is emptiness.

Form is emptiness and the very emptiness is form: Rupam eva sunyata, sunyataiva rupam (p & skt)—See Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị

Sắc.

Form is finite: Sắc là hữu biên.

Form is both finite and infinite: Sắc là cả hữu lẫn vô biên.

Form and formless states: Sắc và Vô Sắc. Form a friendship with someone: Kết giao—

Làm bạn với ai.

Form is gone: Sắc như khứ (sắc kể như mất). Form is both gone and not gone: Sắc như khứ chẳng như khứ (sắc kể như mất mà cũng kể như chẳng mất).

Forms of the images: Maha-jnana-mudra (skt)—

See Đại Trí Ấn.

Form is impermanent: Sắc là vô thường. Forms of Individuality: Personal—Particular— Component parts—See Tự Tướng.

Form is infinite: Sắc là vô biên.

Form of manifestation: The nirmanakaya—Ứng Thân—See Ứng Hình.

Form or matter returns to the void: Tất cả vật chất đều trở về dạng không—See Không. Form and measurement: See Hữu Tướng Hữu Lượng.

Form and mind are identical: See Tức Tướng

Tức Tâm.

Form of moisture-born: Form of water-born, born in damp or wet place—See Thấp Sanh. Form and nature: Tướng tánh—Phenomenon

and noumenon.

Form is neither finite nor infinite: Sắc phi hữu phi vô biên.

Form is neither gone nor not gone: Sắc phi như khứ phi chẳng như khứ (sắc chẳng kể như mất, chẳng kể như chẳng mất).

Form is neither permanent nor impermanent: Sắc là không (phi) thường cũng không (phi) vô thường.

Form and non-form are not different: Sắc cùng vô sắc không khác.

Form is not gone: Sắc chẳng như khứ (sắc kể như chẳng mất).

Form objects: Ruparammana (skt)—Form objects—The visual object—See Sắc Trần.

Form of oviparous birth: See Noãn Sanh.

Form is permanent: Sắc là thường.

Form is both permanent and impermanent:

Sắc là cả thường lẫn vô thường.

Form of all phenomena: Hữu vi tướng. Forms and phenomena are illusive: See Phàm Sở Hữu Tướng, Giai Thị Hư Vọng. Form realm: Rupadhatu, or rupaloka (skt)—Fine material sphere—World of form or material world—See Sắc Giới.

Forms of sameness and universality: See Đồng Tướng.

Form-sphere existence: Existence in the realm of form—Hiện hữu sắc giới—See Sắc Hữu. Form, sound, fame, fortune or profit: Sắc, Thanh, Danh, Lợi.

Forms, sounds, scents, tastes, textures: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Forms of statement: Chân lý.

Forms are only temporary names: Nothing has a nature of its own; therefore, its form is unreal— Vì pháp không có thực tánh của chính nó nên hình tướng của nó cũng là không thật—See Tướng Không.

Forms of things are unreal: See Tướng Không. Forms and trilaksana: See Sắc Và Tam Pháp

Ấn.

Forms of understanding: See Trí. Form is unreal: See Forms are only temporary names.

Form of the void: Mystic form of the

bhutatathata—Subtle form of the bhutatathata— Chân sắc.

Form of wheels: The sign of wheels—See Tướng Luân.

Form one’s will: Rèn luyện ý chí—To cultivate.

Formal (a):

  1. Chính thức—Hợp với luật lệ.
  2. Thuộc về hình thức.

Formal cause: Nguyên nhân mô thức. Formal existence of the dharma: See Tướng

Độ.

Formal object: Hình thức đối tượng—Hình thức khách quan.

Formal portrait of a Zen master: Sahasrara (skt)—Chinso (jap)—See Đảnh Tướng.

Formal principle: Nguyên tắc theo mô thức.

Formal request for personal instruction: ShinEki (jap)—To request the benefit of a master’s instruction—See Thỉnh Ích.

Formal robe: See Y Lễ Phục.

Formal and spatial: Hình tướng. Formal or spacial forms: As length, breadth, ect—Hình tướng.

Formal uniform: Lễ phục—Formal dress. Formalism (n): Chủ nghĩa câu nệ hình thức bên ngoài.

Formality of confession: Tatsvabhavaisiyavinaya (skt)—See Ưng Dữ Tự Ngôn Trị.

Formation: Samskara (skt)—Sankhara (p)—Sự hình thành—See Hành Uẩn. Formation, development, disintegration, and void: Thành, Trụ, Hoại, Không. Formation of hair, nails and teeth: See Mao

Phát Trảo Xỉ.

Formation of the wisdom: The study of wisdom—See Tuệ Học.

Formative Forces: See Lực Thành.

Formative tendencies: See Hành. Formed: Samkrta (skt)—Conditioned—Cấu tạo—

Được tạo thành.

Formed or conditioned things: Samskritadharma (skt)—Sankhata-dhamma (p)— Conditioned phenomena—See Hữu Vi Pháp.

Former: Purva (skt)—Previous—Tiền (trước). Former abidings: Purva-nivasa (skt)—Former habitations—Túc Trú (nơi trú ngụ trong tiền kiếp).

Former Awakened Ones: The Buddhas of the past—Chư Phật quá khứ.

Former connections: Puvayoga (skt)—Những nối kết từ những đời trước.

Former existence: Purvakalpa(skt)—Previous life or lives—See Tiền Kiếp.

Former habits: Vasana (p & skt)—The accumulation of the past thoughts, affections, deeds, and passions—Habit energy—Old habit—

Thói quen cũ—Sự tích lũy ý nghĩ, tình cảm, việc làm và những dục vọng trong quá khư)—See Tập Khí.

Former karma: Earlier karma, the karma of previous existence—Tiền nghiệp hay Túc Nghiệp (nghiệp tiền kiếp).

(The) Former Le Dynasty (980-1009): Nhà Tiền Lê (VN).

Former impression: Vàsana (p & skt)—

Recollection of the past—See Tập Khí.

Former karma: Túc nghiệp (nghiệp đời trước).

Former life: Tiền thế.

Former lives to be realised by recollection: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm.

Former state of things: Original form—Initial form—Bản lai diện mục.

Formerly and now: Trước đây và bây giờ.

Formidable (a): Khốc liệt. Forming-connection Assembly: See Kết Duyên Chúng.

Form-kaya: Rupakaya (skt)—See Sắc Thân.

Formless (a): Arupa (skt)—Formless—

Formlessness—Incorporeal—Non-substantial— Không có hình sắc—Không hình không thể— Without form of holding on to the illusion of contemplation—See Vô Sắc.

Formless beings: Vô sắc tướng sanh. Formless deeds: Arupyacarin (skt)—See Vô Sắc

Hành.

Formless element: Arupa-dhatu (p)—See Vô Sắc

Giới.

Formless forms: Vô tướng tướng—See Vô Sắc Tướng.

Formless heaven: See Vô Sắc Thiên.

Formless and with form: Noumenon and phenomenon—Không sắc—See Vô Sắc.

Formless precepts: Musô-kai (jap)—An understanding of the Buddhist precepts, which sees them not as an external moral code, but rather as the naturally pure behavior that arises from the enlightened mind. The concept appears first in the Platform Sutra of the Sixth Patriarch— Sự hieu biết về những giới luật Phật giáo, thấy chúng không phải là một thứ luật lệ được đặt để từ bên ngoài, mà là cách hành xử thanh tịnh tự nhiên khởi lên từ một cái tâm giác ngộ. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong Kinh Pháp Bảo Đàn—See See Musô shinji kai.

Formless realms: Arupadhatu (p & skt)—

Arupaloka (p & skt)—Immaterial-sphere—

Incorporeal sphere—See Vô Sắc Giới.

Formless Repentance: The markless repentance—See Vô Tướng Sám Hối. Formless-sphere existence: See Vô Sắc Hữu.

Formlessness (n): Na-vidyate, or Nirabhasa, or Animitta, or Alakshana (skt)—Imagelessness or shadowlessness—See Vô Sắc Tướng. Form realm: Rupadhatu, or rupaloka (skt)—See

Sắc Giới.

Form-sphere existence: Sắc hữu.

Formula (n): Công thức—Qui tắc. Formula uttered in behalf of donors, or of the dead: See Chú Nguyện.

Formulation (n): Công thức.

Fornicate (v): Gian dâm—Thông dâm.

Fornication (n): Sự gian dâm—Sự thông dâm. Fornicator (n): Người gian dâm—Người thông dâm.

Fornicatress (n): Người nữ gian dâm—Người nữ thông dâm.

Forsake: Parityajati (skt)—Bỏ rơi—To abandon—To desert—To drop. Forsake spirits: Disconsolate spirit—Forsaken spirit—Solitary spirit—Cô hồn.

Forsaken: Bị bỏ rơi.

Forswear (v): Thề chừa bỏ thói xấu.

Fortify oneself spiritually: Cultivate one’s mind—Tu tập tâm (tu dưỡng).

Fortitude (a): Dũng cảm.

Fortitude in body: Thân Tinh Tấn.

Fortnightly (a): Hai tuần một lần (bán nguyệt).

Fortress (n): Thành lũy.

Fortunate (a):

  1. Auspicious—Srì (skt)—Lucky—Cát tường.
  2. Blessed—Có phước—May mắn.

Fortunate realm: Thiện đạo—White path.

Fortune and misfortune: Cát Hung—Tốt và xấu.

Fortune teller: Người xem bói toán. Fortune-telling: Bói toán—Chiêm tướng kiết hung hay xem bói tướng nói điều lành dữ của người để cầu lợi dưỡng.

Forty bodhisattva positions in Brahma-Net

Sutra: See Tứ Thập Vị.

Forty-eight Aspects of Buddha Recitation: Bốn mươi tam pháp niệm Phật.

Forty-eight Light Precepts: Shijuhachi-kyôkai (jap)—See Bốn Mươi Tám Giới Khinh. Forty-eight Secondary Precepts which the Buddha taught all bodhisattvas in the Brahma-Net Sutra: See Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Forty-eight vows of Amitabha: Tứ Thập Bát Nguyện—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của

Đức Phật A Di Đà.

Forty meditation subjects: See Bốn Mươi Đề Mục Hành Thiền.

Forty-nine-day ceremony: Lễ Thất 49 Ngày— Forty-Nine-Day Ceremony—See Thất Thất Nhật

Lễ.

Forty-six Rainy Season Retreats of the

Buddha: See Bốn Mươi Sáu Mùa An Cư Kiết Hạ Của Đức Phật.

Forty teeth: Bốn mươi cái răng—One of the thirty-two auspicious marks of the Buddha. Forty-two Sections Sutra: Dvachatvarimshatkhanda-Sutra (skt)—See Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

Forty-two species of ignorance: See Tứ Thập Nhị Phẩm Vô Minh.

Fo-Ru: A pea is decrepitating: Phật Nhật: Hạt đậu đang nổ lách tách—See Đậu Độc. Fo Ru Pen K’ung’s tea basket: Phật Nhật Bản Không: giỏ trà—See Bản Không Trà Lam.

Foster father: Dưỡng phụ.

Foster mother: Dưỡng mẫu.

Foster someone: Bảo dưỡng ai. Fo-Teng-Shou-Hsun: Thiền sư Phật Đăng Thủ Tuân (1079-1134)—See Phật Đăng Thủ Tuân. Fo-T’u-Teng (232-348): Name of a Central Asian monk—See Phổ Độ Tăng.

Fotuwa (jap): Bất Đáp Thoại—Không đối đáp— Not conversing.

Fouguen (jap): Samantabhadra (skt)—See Phổ

Hiền Bồ Tát.

Foul language: Lời thô tục—Bad language— Coarse language.

Found (v): Khai sáng—To establish. Found the Sangha (Order of Monks): Thành lập

Giáo Hội.

Found (v) a school: Samaropa (skt)— To build— To establish—To errect—To set up—To found a school—See Kiến Lập.

Found a sect: Khai pháp.

Found a society: Lập hội.

Found a teaching: Khai pháp.

Foundation (n): Nền móng—Establishment.

Foundation of Earth: See Bản Tế.

Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition (FPMT): See Tổ Chức Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa. Foundation texts: Bổn Thư—Giáo Thư Bổn Môn—The foundation books of any school.

Foundation texts of the esoteric school:

Mật kinh.

Founder (n): See Tổ Sư.

Founder’s Hall: Kaisandô (jap)—Mountain founder—The temple building at a Zen monastery, which features an image of the founding abbot (kaisan) and memorial tablet (ihai) inscribed with his name. Memorial services for the founding abbot are held in the hall on the anniversary of his death. The founder’s hall is sometimes called the patriarchal hall (soshidô) or the reflection hall (Eishitsu)—Tổ đường, sảnh đường trong Thiền viện nơi đặt hình tượng của vị trụ trì sáng lập tự viện và bài vị tưởng niệm khắc tên ông. Lễ tưởng niệm vị tổ khai sơn tự viện được tổ chức trong ngày kỵ giỗ của ngài. Tổ đường thỉnh thoảng cũng được gọi là Tĩnh Tâm Đường— See Khai Sơn.

Founder of the Ly Dynasty: Thái Tổ (người sáng lập) nhà Lý (1010-1225).

Founder of a religion: See Giáo Chủ. Founder of the Sankhya philosophy: Kapila

(skt)—See Số Luận Ngoại Đạo Sư.

Founder of a sect: See Khai Tổ. Founding patriarch: Koso (jap)—Patron saint— Founder—See Tổ Sư.

Founder of a religion: Giáo chủ (the Buddha).

Founding teacher: Sơ Tổ—Ancestral Teacher. Fount (n): Mạch nguồn.

Fountain (n): Nguồn suối.

Fountain of the mind: See Tâm Nguyên.

Four (a & n): Số bốn.

Four abidings: See Tứ Chủng Sanh Tử Trụ.

Four abodes of mindfulness: Smrty-upasthana (skt)—Four foundations of mindfulness (in Theravada)—Tứ Niệm Trụ—See Tứ Niệm Xứ.

Four afflictions: See Tứ Khổ.

Four Agamas: Four divisions of the Hinayana scriptures—See Tứ A Hàm.

Four ailments: See Tứ Bệnh.

Four all-embracing virtues: See Tứ Nhiếp Pháp. Four all-encompassing vows: See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Four apprehensions of the Awakening of faith: See Tứ Giác.

Four arguments from Vasubandhu: See Tứ

Luận Chứng.

Four Ariyan lineages: Four holy ways—See Tứ Thánh Hành.

Four Ariyan modes of speech: See Tứ Thánh Ngôn.

Four arts: Bốn nghệ thuật—See Tứ Thuật.

Four ascetic practictioners: Hành Tứ Y—Tứ Thánh Chủng—Bốn thứ mà người tu khổ hạnh phải tuân theo—See Tứ Y Pháp. Four Aspects: Avastha (skt)—The four states of all phenomena—See Tứ Tướng. Four Assemblies: Varga (skt)—Fourfold disciples (assemblies—groups—orders)—The assembly of monks, nuns, laymen and laywomen—Four groups of followers of the Buddha—Tứ Chúng

Tăng Già: tăng, ni, nam cư sĩ, và nữ cư sĩ.

Four axioms (dogmas): Catvari-aryasatyani (skt)—See Tứ Diệu Đế.

Four balanced states which transcend the world of matter: See Tứ Vô Sắc Định.

Four bandhanas: See Tứ Phược.

Four bases of mindfulness: Four kinds of mindfulness—See Tứ Niệm Xứ. Four bases of virtue: Tứ Công Đức—Four virtues—See Tứ Đức.

Four basic principles for thorough understanding Buddhism: Bốn phép nương vào để hiểu thấu Phật Pháp—Four reliances—The four trusts of Dharma—See Tứ Y Pháp.

Four basic subjects of Buddhist meditation: See Tứ Niệm Trú.

Four basic ways to subdue greed, anger and delusion: See Bốn Cách Đối Trị Tham Sân Si. Four benefactions of the order: Bốn thứ để bố thí của chư Tăng Ni—See Tứ Thí. Four black karmas: See Tứ Hắc Nghiệp. Four Bodhisattvas: Tứ Bồ Tát—Bốn vị Bồ Tát— See Tứ Đại Bồ Tát.

Four Bodhisattvas in the Vajradhatu: Tứ Chúng Bồ Tát—See Tứ Nhiếp Bồ Tát. Four Bodhisattva winning devices: See Tứ

Nhiếp Pháp.

Four bodily postures: Iriya-patha (skt)—Four postures—Four ways of movement for monks and nuns—Four forms of behavior—See Tứ Oai Nghi.

Four bodies: Four kayas—See Tứ Thân.

Four bonds: See Tứ Phược. Four books and five classics: See Tứ Thư Ngũ Kinh.

Four books of T’ien-T’ai on meditation: See Tứ Bổn Chỉ Quán.

Four boundless minds: See Tứ Vô Lượng Tâm.

Four boundless stations: See Tứ Vô Biên Xứ.

Four Brahmacarins: See Tứ Phạm Chí. Four braveries and courages being unafraid of anything: Four-fold Fearlessness—See Tứ Vô

Úy.

Four Buddhas of the four regions: Bốn vị Phật ở bốn phương—See Tứ Phương Tứ Phật.

Four Buddha-ksetras: See Tứ Độ.

Four Buddha-realms: See Tứ Độ. Four Buddha’s voices: Four voices of Buddha— See Tứ Chủng Phật Âm.

Four Buddhist Councils: Bốn Hội nghị Phật giáo—See Kết Tập Kinh Điển. Four Buddhist holy places: Four Buddhist Sacred Places, or Pilgrimage Sites in India—See Tứ Động Tâm.

Four Buddhist sacred places: Four Buddhist holy places—See Tứ Động Tâm.

Four canine teeth are pure white: Bốn răng cửa lớn hơn.

Four cardinal directions: Four directions—See Tứ Phương.

Four cardinal points: Four directions—See Tứ Phương.

Four carts: See Tứ Xa.

Four carts which the Buddha mentioned in the Lotus sutra: Four carts—See Tứ Xa.

Four castes in India: See Tứ Giai Cấp Ấn Độ. Four categories of beings: See Tứ Chủng Chúng Sanh.

Four Causations: See Tứ Nhân Duyên.

Four causes that cause the eye-sense to be awakened: See Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy

Nhãn Căn.

Four causes children are born: See Bốn Nhân Sanh Tử Của Con Cái.

Four causes of death (The Buddha and His

Teachings): See Bốn Nguyên Nhân Của Sự Chết. Four causes of evil actions: See Bốn Nguyên Nhân Gây Nên Ác Nghiệp.

Four causes of falling from grace and final excommunication of a monk or nun: Parajika (skt)—See Tứ Đọa.

Four celestial kings: See Tứ Thiên Vương.

Four certainties: See Bốn Niềm Tin Chắc Thật. Four characteristics of Buddha nature: See

Bốn Đặc Tánh Của Phật Tánh. Four characteristics of Buddha’s voice: See Bốn Tướng Của Âm Thanh Của Đức Như Lai. Four characteristics of a stream-winner: See Tứ Dự Lưu Quả Chi.

Four characteristics used to determine a distinguished master in the Pure Land Sect: See Tứ Đức Truyền Thừa Tổ Tịnh Độ.

Four chief disciples of Kumarajiva: Four main disciples of Kumarajiva: Tao-Shêng, Sêng-Chao, Tao-Jung, and Sêng-Jui—Bốn vị đại đệ tử của Ngài Cưu Ma La Thập: Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, và Tăng Duệ.

Four circumstances leading to the “koan” exercises: See Bốn Hoàn Cảnh Dẫn Đến Thiền Công Án.

Four clarifications to make comparisons: See

Tứ Liệu Giản.

Four classes or castes in India at the time of the Buddha: Four castes in India—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ.

Four classes of consciousness: Catubbidha-citta (p)—See Bốn Loại Tâm Vương.

Four classes of deva: See Tứ Chủng Thiên.

Four classes of people in the feudal society: See Tứ Dân.

Four classes of “prayer-beads”: See Tứ Niệm Châu.

Four classifications of karma: See Tứ Chủng Nghiệp.

Four classifications of mankind: Bốn Hạng Người—See Tứ Chủng Nhân.

Four clingings: Upadanani (p)—See Tứ Thủ. Four concentrative meditations: Samadhibhavana (p)—See Tứ Tu Tập Thiền Định. Four conditions that are necessary to complete the evil of lying: See Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Nói Dối.

Four conditions that are necessary to complete the evil of sexual misconduct: See Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Tà Dâm.

Four conditions that are necessary to complete the evil of slandering: See Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Đâm Thọc.

Four contemplations: Four contemplations of the

Dharmalaksana—Four foundations of mindfulness—See Quán Tứ Niệm Xứ.

Four contemplations of the Dharmalaksana: See Tứ Tầm Tư Quán.

Four continents: The four land areas centered around Mount Sumeru—See Tứ Châu.

Four corners: Shi-I (jap)—See Tứ Duy.

Four courses of attainment of Buddhahood:

See Bốn Tiến Trình Tien Đến Phật Quả.

Four courts: See Tứ Trùng Mạn Đồ La.

Four courts of Garbhadhatu mandala: Four courts—See Tứ Trùng Mạn Đồ La. Four currents that carry thinking along: See Tứ Lưu.

Four deadly sins: Tứ Chủng Căn Bổn Tội—See Tứ Ba La Di.

Four Debts of gratitude: Bốn trọng ân—Four Great Debts—See Tứ Ân.

Four defeats: Four grave sins—See Tứ Đọa. Four degrees of the esoterics: See Tứ Độ Gia Hành.

Four degrees of saintliness: Four kinds of sainthood—See Tứ Thánh Quả.

Four delusions: See Tứ Phiền Não. Four delusions in reference to the ego: Tứ Hoặc—See Tứ Phiền Não.

Four demons: In Buddhism, demons refer to obstructions of enlightenment—See Tứ Ma. Four demonic-looking figures deva kings: See Tứ Thiên Vương.

Four desires: Four passions—See Tứ Dục. Four deva-guardians: Four Maharajas—See Tứ Thiên Vương.

Four dharmas: See Tứ Pháp.

Four dharma realms: See Tứ Pháp Giới. Four dharmas and three vows: See Tứ Pháp Tam Nguyện.

Four dhyana concentrations: Tứ Thiền Định—See Tứ Thiền Thiên. Four dhyana heavens: Brahmalokas (skt)—See

Tứ Thiền Thiên.

Four dhyana realms and eight concentrations:

See Tứ Thiền Bát Định.

Four directions: See Tứ Phương.

Four directions and four corners: Hogu-Hokkai (jap)—Phương Ngung Pháp Giới—Concrete reality, as opposed to “the world of Dharma” as a religious concept—Thực hữu cụ thể, đối lại với khái niệm tôn giáo là “Pháp giới’.

Four Discernments: Lâm Tế Tứ Liệu Giản— Four Distinctions—See Tứ Liệu Giản.

Four disciplinary processes: See Tứ Hạnh. Four disciplines for meditation: See Tứ Hành Tướng.

Four-Discourse school: See Tứ Luận Tông. Four discriminations: Four unobstructed eloquences—See Tứ Vô Ngại.

Four distresses: See Tứ Môn Du Quán. Four divine abidings: Catur-brahmavihara

(skt)—See Tứ Phạm Trụ.

Four divine flowers: See Tứ Thiên Hoa. Four divisions of a cakravarti’s troops: Caturangabalakaya (skt)—See Tứ Binh.

Four divisions of Dhamma: See Tứ Pháp Uẩn.

Four divisions of the Enlightened Knowledge: See Tứ Môn Tri Kiến Phật.

Four divisions of vinaya: Dharmaguptaka-Vinaya (skt)—Tứ phần luật—See Tứ Phần Luật Đàm Vô Đức Bộ.

Four doctrines: Four schools—Four teachings—

See Tứ Giáo.

Four doctrines and five periods: Bốn giáo năm thời—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo. Four doctrines of Hinayana: Four schools of Hinayana—See Tiểu Thừa Tứ Môn. Four doctrines of perishing and the other four of flourishing: See Tứ Khô Tứ Vinh. Four doctrines and three meditations: See Tứ Giáo Tam Quán.

Four dogmas: See Tứ Pháp Ấn. Four doors: The four schools of thought, or theories—See Tứ Môn.

Four earnest contemplations: Smrtyupasthana (skt)—Four kinds of mindfulness—See Tứ Niệm

Xứ.

Four efforts: See Tứ Tinh Cần.

Four ejects of the ego in the Diamond Sutra:

See Ngã Nhân Tứ Tướng.

Four elements: Four constituents—See Tứ Đại. Four elements of popularity: Catvari-samgrahavastuni (skt)—See Tứ Nhiếp Pháp. Four emblems: Four Shingon emblems—See Tứ Minh.

Four emblems of the mountain range in

Ningpo: See Tứ Minh Sơn. Four empowerments: Wang-shi (tib)—Tứ chủng điểm đạo—See Tứ Chủng Quán Đảnh.

Four Encounters: Catur-nimitta (skt)—Four sights—See Tứ Cảnh.

Four enemies (maras): Tứ ma—See Tứ Oán.

Four epochs: Four kalpas—See Tứ Kiếp.

Four equal virtues: See Tứ Đẳng.

Four equalities of all things: A fourfold sameness—See Tứ Bình Đẳng. Four erroneous tenets: Bốn thứ câu chấp—See Tứ Chấp.

Four evil destinations: Four evil directions—See

Tứ Thú.

Four evil destinies: See Tứ Ác Thú. Four evil directions: Four evil destinations—See Tứ Ác Thú.

Four evils of the mouth: The four evils of the mouth (lying, double tongue, ill words and exaggeration)—See Khẩu Tứ. Four exertions: Four right efforts—See Tứ

Chánh Cần.

Four expectations of the Buddhas and Bodhisattvas (from the followers): See Bốn Điều Người Phật Tử Mong Đợi Nơi Chư Phật và chư Bồ Tát.

Four extremes: Catushkotika (skt)—Mu-shi (tib)—Bốn thứ câu chấp của ngoại đạo—The four tenets held by various non-Buddhist schools—See Tư Cú Chấp.

Four-Eye Ghost King: Quỷ Vương Tứ Mục.

Four factors of Stream-Attainment:

Sotapattiyangani (p)—See Tứ Dự Lưu Hướng Chi. Four faiths: See Tứ Tín.

Four faiths and five practices: See Tứ Tín Ngũ Hạnh.

Four false beliefs: Four upside-downs—See Tứ Điên Đảo.

Four famous commentaries: Four famous sastras—See Tứ Luận.

Four famous hills in China: Four famous mountains—See Tứ Đại Danh Sơn.

Four famous mountains: See Tứ Đại Danh Sơn.

Four famous sastras: See Tứ Luận.

Four fast days: See Tứ Trai Nhựt. Four favorite pastimes of people in the past generation: Bốn thứ giải trí của con người trong thế hệ quá khứ (Cầm, kỳ, thi, họa—Music, chess, poetry and painting).

Four fearlessnesses: Four-fold fearlessness— See Tứ Vô Úy.

Four fearlessnesses of a Bodhisattva: See Tát Tứ Vô Úy.

Four female attendants on Vairocana: See Tứ Ba La Mật Bồ Tát.

Four female Buddhas in the Tantric tradition:

See Tứ Phật Mẫu.

Four fetters: See Tư Ách Phược.

Four fields of blessings: Four fields for cultivating happiness—See Tứ Điền. Four fields for cultivating happiness: Tứ Điền— See Tứ Phước Điền.

Four films or things that becloud: Bốn màn che phủ—See Tứ Ế.

Four finitenesses: See Tứ Chủng Hữu Biên. Four firm beliefs: Four indestructible beliefs— See Tứ Kiên Tín.

Four floods: See Tứ Bộc Lưu.

Four-fold Assembly: Four kinds of disciples of the Buddha: monks (bhiksu), nuns (bhiksuni), laymen (upasaka), and laywomen (upasika)—Tứ chúng hay bốn chúng đệ tử của đức Phật: tăng, ni, ưu bà tắc, ưu bà di.

Fourfold assembly of a monastery: See Tứ Chúng Xuất Gia.

Fourfold Assembly in the order: Tứ Chúng Tăng Già—See Tứ Chúng.

Fourfold assembly in the T’ien-T’ai sect: See Tứ Chúng Thiên Thai Tông.

Fourfold disciples: Varga (skt)—The assembly of monks, nuns, laymen and laywomen—See Tứ

Chúng.

Four-fold fearlessness: Four fearlessnesses—

See Tứ Vô Úy.

Four-fold middle path: See Tứ Trung Đạo.

Four-fold noble truth: See Tứ Diệu Đế.

Fourfold sameness: See Tứ Bình Đẳng.

Four forms of activity: See Tứ Hữu Vi Tướng. Four forms of asiddha: Tứ Bất Thành—Bốn thứ bất thành trong ba mươi ba lỗi của nhân minh— Four forms of incomplete statement—Part of the thirty-three fallacies in logic.

Four forms of behavior: Four respect-inspiring forms of demeanor (behavior)—See Tứ Oai Nghi. Four forms of birth: Chatur-Yoni (skt)—See Tứ Sanh.

Four forms of birth and six forms of transmigration: See Tứ Sanh Lục Thú. Four forms of existence: Apaya (skt)—The four evil destinies: hells, hungry ghosts, animals, and asuras—Tứ Ác Đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a tu la—See Tứ Ác Thú.

Four forms of unlimited, or unsparing mind of all Buddhas: Hoàn toàn xả bỏ—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Four forms of incomplete statement: See Four forms of asiddha.

Four forms of retribution: See Tứ Quả Báo Tướng.

Four forms of wisdom of a Buddha: Tứ trí của chư Phật—See Tứ Trí.

Four formless Heavens: See Tứ Không Xứ.

Four formless jhanas: See Tứ Không Xứ.

Four foundations of meditation: Four

Foundations of Mindfulness—See Tứ Niệm Xứ. Four foundations of mindfulness: Satipatthana (p)—See Tứ Niệm Xứ.

Four fruits: See Đại Thừa Tứ Quả.

Four fruits of an arhat: See Tứ Thánh Quả.

Four fruits or bodhisattva stages in Mahayana: See Đại Thừa Tứ Quả.

Four functions of cognition: Four parts of function of cognition—See Tứ Phần Pháp Tướng.

Four functions in maintaining the koan exercises in Zen: See Bốn Sứ Mệnh Của Thiền Tông Khi Chấp Nhận Lối Tu Tập Công Án. Four functional divisions of consciousness: See Bốn Phần Của Thức.

Four fundamental evil passions: See Tứ Đại

Phiền Não.

Four fundamental states: See Tứ Bổn Tướng.

Four furnaces: See Tứ Lô.

Four gems: See Four jewels. Four generals: Four generals or guardians of the Law—See Tứ Phương Đại Tướng.

Four givings: See Tứ Xả.

Four good roots: Catus-kusala-mula (skt)—See

Tứ Thiện Căn.

Four grades of earnest doers: See Tứ Chủng Hành Nhân.

Four Grave Offenses: Parajikas (skt)—Four grave sins—See Tứ Ba La Di. Four grave sins: Parajikas (skt)—See Tứ Ba La Di.

Four gravest sins: See Four grave sins.

Four Great Bodhisattvas: See Tứ Đại Bồ Tát. Four Great Bodhisattvas of Lotus Sutra: See

Tứ Đại Bồ Tát.

Four great citations: Mahapadesa (p)—See Bốn Điều Tham Chiếu Lớn.

Four great continents: Catur-dvipa (skt)—See

Tứ Châu.

Four Great Debts: See Tứ Ân. Four great deva kings: Catummaharajika (p)— See Tứ Đại Thiên Vương.

Four great disciples of the Buddha: See Tứ Đại Đệ Tử.

Four great elements: Mahabhuta (skt)—

Catudhatuvavatthana (p)—See Tứ Đại.

Four great elements of which all things are made (produce and maintain life):

Catudhatuvavatthana (p)—Mahabhuta (skt)—Four tanmatra—See Tứ Đại.

Four great Enlightening Beings: See Tứ Đại Bồ

Tát.

Four great guardian devas of the four quarters: See Tứ Đại Hộ Pháp. Four great kings: Catur Maharajas-kayikas (skt)—See Tứ Thiên Vương.

Four great oceans: See Tứ Đại Hải.

Four great references by means of which the word of the Buddha could be tested and clarified: Mahapadesa (p)—See Bốn Điều Tham Chiếu Lớn.

Four great scholars: See Tứ Bình Gia. Four Great Schools: The four Mahayanas—See

Tứ Cá Đại Thừa.

Four great sutras: See Tứ Đại Bộ Kinh.

Four Great Treatises: See Tứ Đại Bộ Luận. Four great voices from the power of the virtuous qualities of Buddha: See Tứ Chủng Âm Thanh Quảng Đại Của Đức Như Lai.

Four great vows: Four universal vows of a Buddha or Bodhisattva—See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Four groups of disciples: Fourfold disciples— See Tứ Chúng.

Four guardians: Tứ Phương Đại Tướng—See Four generals.

Four Guardian Kings: Catur Maharajas-kayikas (skt)—Tchaturmaharajas-kayikas (skt)—Heaven of the four kings—See Tứ Thiên Vương.

Four guidances from Zen master Lin-Chi: Shishoyo (jap)—Tứ Chiếu Dụng—According to the Rinzai-zenji-goroku, there are four guidances from Zen master Lin-Chi for his disciples: 1) reflect first, act later; 2) act first, reflect later; 3. Reflect and act simultaneously; 4) reflect and act beyond simultaneousness—Theo Lâm Tế Ngữ

Lục, có bốn hướng dẫn trong giáo tướng cho các đệ tử tông Lâm Tế: 1) suy nghĩ trước, hành động sau; 2) hành động trước, suy nghĩ sau; 3) suy nghĩ và hành động đồng thời; 4) suy nghĩ và hành động vượt qua sự đồng thời.

Four half points (corners) of the compass: Bốn hướng phụ—See Tứ Duy.

Four hearts of kindness: Four minds of kindness—Tứ từ tâm.

Four heavens of form: Bốn Cõi Trời Hữu Sắc— See Sắc Giới Thập Bát Thiên.

Four heavens of the formless realm: Four immaterial heavens—See Tứ Vô Sắc Giới Thiên.

Four Heavenly (Guardian) Kings: Catur

Maharajas-kayikas (skt)—See Tứ Thiên Vương.

Four heavenly kings (catur-maharajas) and the Trimyastrimsas: See Tứ Đao Lợi Giao Hình. Four Heavenly Kings’ shrine: Đền Tứ Thiên Vương.

Four heterodox means of living of a monk: Bốn cách sống tà vạy của một vị Tăng—See Tứ Chủng Tà Mệnh.

Four Hinayana steps for attaining

Buddhahood: See Tư Giai Thành Đạo.

Four Hindu castes: See Tứ Giai Cấp Ấn Độ. Four Holy Truths: Four Noble truths—See Tứ

Diệu Đế.

Four holy ways: Ariya-vamsa (skt)—See Tứ

Thánh Hành.

Four-Horn Hell: Tứ Giác Địa ngục. Four hours of the night and the eight hours of the day: See Tứ Dạ Bát Trú.

Four hundred and four ailments of the body:

See Tứ Bách Tứ Bệnh.

Four ideas to be gotten rid of: See Tứ Tuyệt. Four immaterial heavens: Catur-arupya (skt)— Brahma-lokas (skt)—See Tứ Không Xứ.

Four immeasurables: Catvari-apramanani (skt)—Appamanna or Brahmavihara (p)—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Four immeasureable minds: Catvari-apramanani (skt)—Appamanna or Brahmavihara (p)—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Four immeasureable vows: Tứ Vô Lượng Nguyện—See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Four imperishables: See Tứ Pháp Bất Hoại. Four important precepts: See Bốn Giới Quan

Trọng.

Four important texts in the Pure Land Sect: Three sutras and one sastra of the Pure Land Sect—See Tịnh Độ Tam Kinh Nhất Luận.

Four improper ways of obtaining a living on the part of a monk: See Tứ Chủng Tà Mệnh.

Four inconceivables: See Tứ Bất Khả Tư Nghì. Four indestructible beliefs: See Tứ Kiên Tín. Four Indian castes: Four Indian classes—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ.

Four Indian clans: Four Indian classes—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ.

Four Indian classes: The four Indian classes, castes or clans—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ. Four inferior modes of existence: Four lower forms of existence—See Tư Ác Thú.

Four inhabited continents of every universe: Catur-dvipa (skt)—See Tứ Châu. Four instants of each unit of consciousness: See Bốn Giai Đoạn Của Một Đơn Vị Tư Tưởng.

Four integrative methods: Four attractions— Four dharmas of attraction—Four means of salvation—See Tứ Nhiếp Pháp. Four integrative practices as their sphere of action: Dùng tứ nhiếp pháp làm chỗ sở hành. Four intelligences: Four apprehensions of the Awakening of faith—See Tứ Giác. Four inversions: Shi-Tendo (jap)—Four inverted, upside-down, or false beliefs—See Tứ Điên Đảo.

Four inverted, upside-down, or false beliefs: See Tứ Điên Đảo.

Four inverted beliefs: Four upside-downs—See

Tứ Điên Đảo.

Four inverted (wrong) views: See Tứ Tà kiến.

Four invisibles: See Tứ Bất Kiến.

Four jewels: Four gems: Buddha, dharma, sangha, and venerable master—Bốn thứ quí báu:

Phật, pháp, tăng, và tôn sư.

Four jhanas: Catuttha-jhana (skt): Caturthadhyana (skt)—See Tứ Thiền.

Four kalpas: See Tứ Kiếp. Four kayas: Bốn thân Phật—The four kayas or bodies—See Tứ Thân.

Four kinds of acts of dana: See Tứ Chủng Hành Nhân Bố Thí.

Four kinds of altar-worship: See Tứ Chủng Đàn Pháp.

Four kinds of asura: See Tứ Chủng A Tu La. Four kinds of atmosphere: See Tứ Chủng Phong Luân.

Four kinds of atmosphere of great knowledge of the Enlightened: Bốn thứ Đại Trí phong luân—See Tứ Chủng Đại Trí Phong Luân. Four kinds of atmosphere produced by great rain: See Tư Chủng Phong Luân. Four kinds of attachment: The four erroneous tenets—See Tứ Chấp.

Four kinds of baptism or anointment: Caturabhiseka (skt & p)—Murdhabhisikta (skt)—Wang (tib)—Four kinds of initiation of transmission of power—See Tứ Quán Đảnh. Four kinds of beings: Caturyoni (skt)—Four categories of beings—See Tứ Chủng Chúng Sanh.

Four kinds of births: Four kinds of rebirth dependent on present deeds—See Bốn Loại Sanh

Tử.

Four kinds of bliss: Four kinds of bliss of lay Buddhists—See Tứ Chủng Hạnh Phúc. Four kinds of bliss of lay Buddhists: See Tứ Chủng Hạnh Phúc.

Four kinds of brazier: Tứ Chủng Hộ Ma—See Homa (III)(A).

Four kinds of burial: Bốn loại tống táng ma chay—See Tứ Táng.

Four kinds of charity: Four kinds of dana—See

Tứ Bố Thí.

Four kinds of clinging: See Tứ Chấp Thủ.

Four kinds of conduct natural to a Bodhisattva: See Tứ Tánh Hạnh.

Four kinds of created dharmas: Hữu Vi Tứ Chủng Pháp—See Hữu Vi Tứ Tướng. Four kinds of cry of Lin Chi: See Lâm Tế Tứ

Hát.

Four kinds of dana: Bốn loại bố thí—See Tứ Bố Thí.

Four kinds of demeanors: See Tứ Chủng Oai Nghi.

Four kinds of deva guardian kings: Four Maharajas—See Tứ Thiên Vương. Four kinds of devotees to Buddhism: See Bốn Hạng Người Mộ Đạo.

Four kinds of Dharani: See Tứ Chủng Tổng Trì. Four kinds of dhyana: See Tứ Chủng Thiền Định.

Four kinds of disciples: See Tứ Bối. Four kinds of examination: See Tứ Chủng Quán Hành.

Four kinds of faith: See Tứ Tín Tâm. Four kinds of faith and five right modes of procedure: See Tứ Tín Ngũ Hạnh.

Four kinds of food: Ahara (p)—Four nutriments—See Tứ Thực.

Four kinds of higher morality: See Bốn Loại Giới Luật Cao Thượng.

Four kinds of holy men: See Tứ Thánh.

Four kinds of horses: See Tứ Mã. Four kinds of human beings: See Tứ Chủng

Nhân.

Four kinds of inference in logic: Bốn tông phái—See Tứ Tông.

Four kinds of initiation of transmission of power: See Tứ Quán Đảnh. Four kinds of inverted: Four inverted, upsidedown, or false beliefs—See Tứ Điên Đảo.

Four kinds of jewels: See Tứ Chủng Trân Bảo.

Four kinds of kamma: See Tứ Nghiệp.

Four kinds of karmas leading to reincarnation: Kammacatukkam (p)—Four types of kamma

(karma)—See Tứ Chủng Luân Hồi Nghiệp.

Four kinds of lands: See Bốn Cõi Duy Tâm. Four kinds of Lin-Chi’s cry: See Lâm Tế Tứ

Hát.

Four kinds of Mandala: See Tứ Chủng Mạn Đà La.

Four kinds of mara: See Tứ Ma.

Four kinds of mindfulness: See Tứ Niệm Xứ. Four kinds of non-backslidings: See Tứ Bất

Thối.

Four kinds of “not-born”: See Tứ Bất Sinh.

Four kinds of offerings: See Tứ Cúng Dường.

Four kinds of progress: See Tứ Hành.

Four kinds of Pure Land: Bốn cõi Tịnh Độ. Four kinds of purification of offering: See Bốn Sự Thanh Tịnh Của Các Loại Cúng Dường. Four kinds of rebirth: Four ways of rebirth—See Tứ Chủng Sanh Tử.

Four kinds of resolve: See Tứ Nguyện. Four kinds of retribution: See Tứ Chủng Quả Báo.

Four kinds of sainthood: See Tứ Thánh Quả. Four kinds of samadhi: See Tứ Chủng Tam

Muội.

Four kinds of sameness: A fourfold sameness— See Tứ Bình Đẳng.

Four kinds of sentient beings: Tứ loài chúng sanh—See Tứ Sanh.

Four kinds of siddhanta: Bốn loại thành tựu— See Tứ Tất Đàn.

Four kinds of ties: Ganthas (p)—See Bốn Loại

Trói Buộc.

Four kinds of truth: Four kinds of siddhanta—

See Tứ Tất Đàn.

Four kinds of unity: See Tứ Nhất.

Four kinds of universe: See Tứ Chủng Vũ Trụ.

Four kinds of wisdom: See Tứ Huệ.

Four kinds of wonderfully perfect additional practices: See Tứ Gia Hạnh.

Four knots: See Tứ Hệ Phược.

Four knots or bonds which hinder free development: Samyojana (skt)—Thân Hệ

Phược—See Tứ Kết.

Four knowledges: See Tứ Trí.

Four knowledges of Opening, Demonstrating, Awakening, and Entering the enlightened knowledge and vision of the Buddha: Tứ Tri Kiến Khai-Thị-Ngộ-Nhập—See Tứ Tri Kiến.

Four lands symbolizing the four processes of Buddhist life: Shido (jap)—Four Buddha-ksetra, or realms—See Tứ Độ.

Four laws: The alpha and omega in four laws or dogmas—See Tứ Pháp Bổn Mạt.

Four limitless minds: Four immeasurable minds—See Tứ Vô Lượng Tâm. Four-line poem: Verse of four lines—Tứ Tuyệt. Four lokapalas: Hộ Thế Tứ Thiên Vương—See

Hộ Thế Giả.

Four Lords of the world: See Tứ Chủ. Four lower forms of existence: Four inferior modes of existence—See Tứ Ác Thú. Four Maharajas: See Tứ Thiên Vương. Four main classes in the feudal society: See Sĩ Nông Công Thương.

Four main demeanors: Four kinds of demeanors—See Tứ Chủng Oai Nghi.

Four major prohibitions: See Tứ Ba La Di.

Four major sources of distraction and delusion: See Tứ Ma.

Four means of accomplishment: Bốn phương cách để thành tựu hay Tứ Thần Túc—See Tứ Như Ý Túc.

Four means of attaining a happy contentment: See Tứ An Lạc Hành.

Four means of attaining to a happy contentment: See Tứ An Lạc Hành. Four means of integration: Four elements of popularity—See Tứ Nhiếp Pháp. Four meditations: Four mindfulness—See Tứ

Niệm Xứ.

Four metaphors of breaking the vow of chasity:

Ba La Di Tứ Dụ—See Tứ Dụ (B).

Four metaphors of infinity: See Tứ Dụ (A).

Four methods of a bodhisattva’s preparation for preaching the Law: See Tứ Sự Pháp Môn. Four methods of Buddha Recitation: See Tứ Môn Niệm Phật.

Four methods of burial: See Tứ Táng.

Four methods of dealing with questions: Bốn phương pháp Phật trả lời câu hỏi—See Tứ Ký.

Four minds: See Tứ Tâm.

Four minds of kindness: Four hearts of kindness—Tứ từ tâm.

Four mindfulnesses: See Tứ Niệm Xứ.

Four miseries: See Tứ Khổ. Four mistaken ways of seeking perfection: See

Tứ Bệnh.

Four modes of conversion: See Hóa Nghi Tứ Giáo.

Four modes of birth: Bốn loại sanh—See Tứ Sanh.

Four modes of conversion or enlightenment:

See Hoá Nghi Tứ Giáo.

Four modes of practice: Four modes of ShanTao’s teachings—Shan-Tao’s teachings—See

Thiện Đạo Niệm Phật Giáo Chỉ.

Four modes of progress: The four stages of progress—See Tứ Đạo.

Four modes of rebirth: See Tứ Chủng Nhập Thai.

Four modes of Shan-Tao’s teachings: Four modes of practice—Shan-Tao’s teachings—See

Thiện Đạo Niệm Phật Giáo Chỉ.

Four modes of the six rebirths or six gati: Trong lục đạo có bốn loại chúng sanh hay bốn loại tái sanh—See Lục Đạo Tứ Sanh. Four modes of teaching: See Thiên Thai Hóa

Pháp Tứ Giáo.

Four monastic annual periods: See Tứ Tiết.

Four months make a season in India: According to Buddhist tradition, following the Indian custom, the year is divided into three seasons: spring, summer and winter. There is no autumn—Theo truyền thống Phật giáo, vì theo tục lệ của Ấn Độ nên một năm được chia ra làm ba mùa là xuân, hạ và đông. Không có mùa thu.

Four most important Chapters of the Lotus sutra: See Tứ Yếu Phẩm.

Four mountains: See Tứ Sơn.

Four necessaries of a monk: See Tứ Y. Four nirvana characteristics in Buddhism: Four nirvana virtues—See Tứ Đức (A). Four nirvana virtues: The four nirvana virtues or characteristics in Buddhism: permanence (nitya), joy (pitti), personality (atman), and purity

(suddhi)—Tứ Đức Niết Bàn: thường, lạc, ngã, tịnh.

Four noble qualities of the Buddha’s life: See Thường Lạc Ngã Tịnh.

Four noble states: Bốn chỗ trụ cao thượng—See Tứ Phạm Trụ.

Four Noble (Holy) Truths: Catvari-aryasatyani (skt)—See Tứ Diệu Đế.

Four “not-born”: See Tứ Bất Sinh. Four nutriments: Bốn loại thực phẩm—See Tứ Thực Phẩm Trợ Duyên.

Four objects on which memory or thought should always dwell: See Tứ Niệm Xứ.

Four objects that can be used to develop concentration: See Bốn Đối Tượng Thích Hợp Cho Việc Tập Trung Tư Tưởng.

Four objects of unfailing faith: Bốn đức tin không hư hoại—See Tứ Bất Hoại Tín. Four Obligations: Shion (jap)—Four Great Debts—See Tứ Ân.

Four obstructions of enlightenment: Four major sources of distraction and delusion—See Tứ Ma. Four offerings: Shiji no Kuyô (jap)—See Tứ Sự Cúng Dường.

Four offerings or provisions for a monk: See Tứ Sự Cúng Dường.

Four “Ones”: Four kinds of unity—See Tứ Nhất.

Four open schools and three esoteric teachings: See Tứ Giáo Tam Mật.

Four options from Yung-Ming Master: Kệ Tứ Liệu Giản Của Đại Sư Vĩnh Minh—Four clarifications to make comparisons—See Tứ Liệu

Giản.

Four ordinary foundations of thought: Tu-nmong-gi-ngon-dro-shi (tib)—See Tứ Thường Niệm Pháp.

Four outer robes: Upper robe, seven-strip robe, middle robe, and robe for going among the

Sangha—Bốn thứ y ngoại: Y thượng (y vai trái), y thất điều, y trung, và y nhập chúng.

Four parajikas: Four grave sins—See Tứ Đọa.

Four parts of dharmas according to

Dharmalaksana school: Four parts of function of cognition—See Tứ Phần Pháp Tướng. Four parts of function of cognition: See Tứ Phần Pháp Tướng.

Four passions: Four desires—See Tứ Dục. Four patidesaniya (skt): Patidesanniya (skt)—

See Tứ Giới Hối Quá.

Four perfect exertions: Catvari-

Samyakprahanani (skt)—Sammappadhana (p)—

Four right (great) efforts (exertions)—Right effort of four kinds of restrain, or four essentials to be practiced vigilantly—Bốn phép siêng năng diệt trừ tội ác và phát triển điều thiện—See Tứ Chánh Cần.

Four periods: Bốn thời—See Tứ Thế.

Four Periods of Meditation: Shiji zazen (jap)— Monks and nuns in a Zen monastery participate in four daily sessions of seated meditation. This tradition dates back to the Sung dynasty (9601280) in China. The time and duration differ from monastery to monastery, but the sessions are generally held before dawn, later in the morning (after breakfast), in the afternoon, and in the late afternoon—Chư Tăng Ni trong một Thiền viện tham dự vào tứ thời tu tập tọa Thiền. Truyền thống này có từ thời nhà Tống bên Trung Hoa. Thời khắc và thời gian dài ngắn tùy thuộc từng tự viện, nhưng bốn buổi thiền tập này thường được thực hiện trước bình minh, sau giờ điểm tâm, vào buổi trưa, và vào buổi xế chiều.

Four periods of teaching: See Thiên Thai Hóa

Pháp Tứ Giáo.

Four perishes and four flourishes: Bốn pháp suy bốn pháp thịnh—See Tứ Khô Tứ Vinh.

Four philosophies: See Tứ Diệu Đế.

Four phrase classification of all phenomena: Dùng bốn câu để phân loại chư pháp—See Tứ Cú Suy Kiểm.

Four places which men cannot conceal from the eye of impermanence: See Sơn Hải Không Thị.

Four planes of existence (Abhidharma): See

Bốn Cảnh Giới Sinh Tồn.

Four phrase classifications of all phenomena: Dùng bốn câu để phân loại chư pháp—See Tứ Cú Suy Kiểm.

Four pleasant practices: See Tứ An Lạc Hành.

Four pleasure grounds: See Tứ Uyển.

Four points of view of the world: See Tứ Nhân Quán Thế.

Four poisonous outflows: Four principal poisonous outflows—See Tứ Hữu Lậu. Four poisonous snakes: See Tứ Độc Xà.

Four possitive states of mind: Caturbrahmavihara (skt)—See Tứ Phạm Trụ. Four postures: Iriya-patha (skt)—Four bodily postures—Four ways of movement for monks and nuns—See Tứ Oai Nghi. Four powers: See Tứ Lực. Four powers for attaining enlightenment: See Bốn Động Lực Giác Ngộ.

Four practices of Buddha Recitation: See Tứ Hạnh Niệm Phật.

Four Prajnas or wisdoms: See Tứ Trí. Four Predominants: Bốn yếu tố Ưu thế (tăng thượng)—See Tứ Tăng Thượng. Four previous generations: Bốn thế hệ trước gồm tổ bốn đời, tổ ba đời, ông nội và cha (tính tư cha quá vãng là khảo cha, tổ nội, tằng tổ hay tổ ba đời, cao tổ hay ông cố nội)—Father, grand-father, great grand-father, great great grand-father. Four prime months of the year: See Tứ Vu

Nguyệt.

Four principal poisonous outflows: See Tứ Hữu Lậu.

Four principal uses of conditional causation:

See Tứ Duyên Sanh.

Four proper lines of exertion: Samvaprahana— Four right efforts—See Tứ Chánh Cần. Four Pure Lands: Four Buddha-realms—See Tứ

Độ.

Four purifications of offerings: Dakkhinavisuddhiyo (p)—See Tứ Sự Cúng Dường Thanh Tịnh.

Four purposes of the Buddha’s appearing: See

Tứ Phật Tri Kiến.

Four realizations in Buddha Recitation: Buddha Recitation and the Four Realizations—See Tứ

Đoạt Niệm Phật.

Four realms: Bốn Quốc Độ—See Bốn Cõi Duy Tâm.

Four realms in the Pure Land: Bốn Cõi Tịnh Độ—See Bốn Cõi Duy Tâm. Four Realms of Reality: Shishu hokkai (jap)— Four dharma realms—See Tứ Pháp Giới.

Four reasons for a Buddha’s appearing in the world: Bốn lý do Phật thị hiện nơi cõi Ta Bà— See Khai Thị Ngộ Nhập.

Four regional Buddhas: See Tứ Phật.

Four reliances: See Tứ Y Pháp.

Four requisites: Four requisites for obtaining transcendental powers—See Bốn Điều Tiên

Quyết.

Four requisites for obtaining transcendental powers: Four requisites—See Bốn Điều Tiên Quyết.

Four resemblances between a mirror and the bhutatathata: See Tứ Kính.

Four respect-inspiring forms of demeanor (behavior): Four forms of behavior—See Tứ Oai Nghi.

Four rewards: Four kinds of holy men—See Tứ Thánh Quả.

Four right efforts: Catvari-Samyakprahanani (skt): Sammappadhana (p)—See Tứ Chánh Cần. Four right objects of faith and five right modes of procedure: See Tứ Tín Ngũ Hạnh. Four Right Procedures: Four right efforts—See Tứ Chánh Cần.

Four rivers in India: See Tứ Hà. Four rules for a homeless Bhikhsu: See Bốn Điều Cần Thiết cho Cuộc Sống Xuất Gia.

Four sacred animals: Tứ linh thú—See Tứ Linh.

Four sacred mountains in China: Tứ Đại Danh Sơn: Phổ Đà (Quan Âm), Cửu Hoa (Địa Tạng), Ngũ Đài (Văn Thù), và Nga Mi (Phổ Hiền). Four sacred stupas: Bốn tháp thiêng—See Tứ Tháp.

Four Saha Continents: See Tứ Châu.

Four saints (rewards): See Tứ Thánh.

Four-Sastra Sect: See Tứ Luận Tông. Four schools: Tứ Môn—Four doctrines of Hinayana—See Tứ Giáo.

Four schools of Hinayana: Tiểu Thừa Tứ Môn— Four doctrines of Hinayana—See Tiểu Thừa Tứ

Bộ.

Four schools and the three esoterics: See Tứ Giáo Tam Mật.

Four seals: Catur-mudra (skt)—See Tứ Ấn.

Four seasons: Tứ Quí (bốn mùa).

Four Sacred Places: See Tứ Động Tâm. Four sects four doors: Four doors or Four periods of teaching—See Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo.

Four self-confidences: Four kinds of confidence, security, safety and fearlessness—See Tứ Vô Úy. Four self-injuries (self-raidings): Bốn điều tự làm tổn hại—See Tứ Tự Xâm.

Four self-raidings: See Tứ Tự Xâm.

Four senior months: See Tứ Vu Nguyệt.

Four serious matters in any cultivator’s life: See Bốn Đại Sự Trong Đời Tu.

Four serious sins of expulsion from the order: See Tứ Biên Tội.

Four sets embodying the impermanence of all things: See Tứ Vô.

Four Shingon emblems: See Tứ Minh. Four short divisions of time: Bốn thứ thời gian ngắn—See Tứ Tu Du.

Four Shouts: Shikatsu (jap)—Bốn thứ tiếng hét của Lâm Tế—Four kinds of Lin-Chi’s cry—See

Lâm Tế Tứ Hát.

Four siddhantas: Four kinds of siddhanta—See

Tứ Tất Đàn.

Four sights: Catur-nimitta (skt)—Four sights or four significant visions—See Tứ Cảnh. Four significant visions: Bốn cảnh tượng có ý nghĩa (trong cuộc đời Đức Phật)—Four sights— See Tứ Cảnh.

Four sins of speech: Bốn tội nơi khẩu—See

Khẩu Tứ.

Four snakes: See Tứ Xà. Four sorts of sameness: A fourfold sameness— See Tứ Bình Đẳng.

Four sources of affection: Bhavuppattiyo(p)— See Tứ Khởi.

Four sovereign powers: See Tứ Tự Tại.

Four special characteristics of Zen Buddhism: See Bốn Nét Đặc Trưng Của Thiền Tông.

Four special extraordinary qualities of the Buddha’s body: Bốn pháp kỳ đặc vị tằng hữu của thân Đức Như Lai.

Four stages: Four modes of progress—See Tứ

Đạo.

Four stages of absorption: Four stages of dhyana in the world of form—Bốn giai đoạn tĩnh tâm trong cõi sắc giới—See Tứ Thiền Sắc Giới.

Four stages of development of Zen in Zen Sect: See Bốn Giai Đoạn Phát triển Thiền Tông.

Four stages in esoteric symbolism: Bốn giai đoạn tu hành trong Mật tông—See Tứ Môn Mật Giáo.

Four stages of formlessness: Four immaterial heavens—See Tứ Thiền Vô Sắc. Four stages in Hinayana sanctity: Bốn Thánh quả trong Tiểu Thừa—See Tứ Hướng. Four stages of life: Shi-U (jap)—See Bốn Giai Đoạn Của Đời Sống.

Four stages of memory: Smrtyupasthana—Four subjects of reflection—See Tứ Niệm Xứ.

Four stages in moral development: See Tứ Giới. Four stages of a thought: See Tứ Vận Tâm. Four states of all beings life: See Tứ Tướng Quả Báo.

Four states of conditions found in mortality: See Tứ Trụ (A).

Four states of conditions found in the three realms of mortality: See Tứ Trụ (A). Four states of formlessness: See Tứ Thiền Vô

Sắc.

Four states of all phenomena: Avastha (skt)— See Tứ Tướng.

Four states of samatha meditation in the form realm: Bốn trạng thái Thiền Chỉ trong cõi sắc giới—See Tứ Thiền Sắc Giới.

Four states of samatha meditation in the

formless realm: Bốn trạng thái Thiền Chỉ trong cõi vô sắc giới—See Tứ Thiền Vô Sắc. Four states of unhappiness: See Bốn Trạng Thái Bất Hạnh.

Four states of universe: Four kinds of universe—See Tứ Chủng Vũ Trụ. Four stations of consciousness: Vinnana-tthitiyo (p)—See Tứ Thức Trú.

Four steps to supernatural powers: See Tứ

Thần Túc.

Four steps towards natural powers: Tứ Như Ý

Túc.

Four sub-causes: See Tứ Trợ Duyên. Four subjects in meditation: Four meditations— See Tứ Niệm Xứ.

Four sublime States: See Tứ Vô Lượng Tâm.

Four sufferings: See Tứ Khổ. Four Sufficiences: Rddhipada (skt)—Iddhipada (p)—See Tứ Như Ý Túc. Four suns (in Buddhism): Catvarah-suryah

(skt)—Bốn mặt trời—See Tứ Nhật.

Four supernatural creatues: Bốn linh vật—See Tứ Linh.

Four supports: See Tứ Y Chỉ.

Four Supreme Efforts: Bốn cố gắng cao thượng—See Tứ Chánh Cần. Four sutras of the Pure Land: Bốn bộ kinh— See Tứ Bộ Kinh.

Four teachings: Bốn giáo—Four doctrines or schools—See Tứ Giáo.

Four teachings and five periods: See Tứ Giáo Ngũ Thời.

Four teachings and three meditations: Four doctrines and three meditations—See Tứ Giáo Tam Quán.

Four tenets: Four tenets held by various nonBuddhist schools—See Tứ Cú Chấp.

Four tenets held by various non-Buddhist schools: Catushkotika (skt)—Bốn thứ câu chấp của ngoại đạo—See Tứ Cú Chấp.

Four terms of differentiation of all things: Catushkotika (skt)—See Tứ Cú Phân Biệt. Four terms of the Satya-siddhi School: See Tứ Cú Thành Thật Tông.

Four theories: Four doors—See Tứ Môn. Four theories regarding finiteness: Four finitenesses—See Tứ Chủng Hữu Biên.

Four theories regarding pervasive permanence: See Tứ Chủng Biến Thường. Four things of a Buddha which are beyond human: Four inconceivables—See Tứ Bất Khả Tư Nghì.

Four things a Dharma-Master must concern: See Bốn Điều Quan Tâm Của Một Pháp Sư. Four things that may not be treated lightly: See Tứ Bất Khả Khinh.

Four things to which one does not entrust valuables: See Tứ Bất Kha Ký Phụ. Four things to be realized: See Bốn Pháp Cần Phải Chứng Ngộ.

Four times a day of going up to worship: Bốn lần thượng đường lễ bái trong ngày—See Tứ Thượng.

Four times for food: Bốn thời ăn—See Tứ Thực Thời.

Four titles applied to four grades of sramanas: See Tứ Quả Danh Hiệu Sa Môn. Four torrents of births and deaths: See Bốn Dòng Thác Sanh Tử.

Four Treatise School: Four-Sastra Sect—See Tứ Luận Tông.

Four troops: Four divisions of a cakravarti’s troops—See Tứ Binh.

Four trusts of dharma: See Tứ Y Pháp.

Four truths: See Bốn Sự Thật.

Four truths or four axioms: Tứ Đế—Eighty-one divisions in the Maha-Prajna-Paramita Sutra—See Tứ Diệu Đế.

Four types of Buddha: See Tứ Chủng Phật.

Four types of doubts: See Tứ Nghi.

Four types of kamma (karma):

Kammacatukkam (p)—Bốn Loại Nghiệp—See Tứ Chủng Luân Hồi Nghiệp.

Four types of people: Four types of persons— See Tứ Chủng Nhân.

Four types of persons: See Tứ Chủng Nhân. Four types of people who can be seen as foes in disguise: See Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Không Nên Xem Là Bạn. Four types of people who can be seen to be loyal friends: See Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Nên Xem Là Bạn Trung Kiên. Four udanas (skt): Four dogmas—See Tứ Ưu

Đàn Na.

Four un-Ariyan modes of speech: See Tứ Phi Thánh Ngôn.

Four unattainables: Bốn điều không thể đạt được—See Tứ Bất Khả Đắc.

Four unhindered bodhisattva powers of interpretation or reasoning: Four Unobstructed Eloquences—See Tứ Vô Ngại. Four universal sufferings: Four miseries—See

Tứ Khổ.

Four universal vows: Four universal vows of a Buddha or Bodhisattva—See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Four universal vows of a Buddha or

Bodhisattva: See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Four unlimited bodhisattva powers of interpretation or reasoning: Four Unobstructed Eloquences—See Tứ Vô Ngại.

Four Unlimited State of Mind: Four immeasureable minds—See Tứ Vô Lượng Tâm. Four Unobstructed Eloquences: Patisambhida (p)—Tứ Vô Ngại Biện—See Tứ Vô Ngại. Four unyokings: See Tứ Ly Ách.

Four upside-downs: See Tứ Chủng Điên Đảo. Four upside-down views for both Hinayana and Mahayana: See Nhị Thừa Tứ Điên Đảo.

Four upside-down views for ordinary people: See Phàm phu Tứ Điên Đảo. Four Vajra-rulers of the four elements: See Tứ Chấp Kim Cang.

Four Vedas: Four Veda Sutras in India—See Tứ Kinh Vệ Đà.

Four vehicles: See Tứ Thặng. Four verses of enlightenment: See Tứ Cú Thành Đạo.

Four views of causality: Bốn quan điểm về luật nhân quả—See Nhân Quả Tứ Quan Điểm. Four view-points to be considered: Four kinds of mindfulness—See Tứ Niệm Xứ. Four vinayas and five sastras: Bốn bộ luật và năm bộ luận—See Tứ Luật Ngũ Luận. Four violent torrents of water: Tứ Bạo Thủy— Bốn dòng cuồng lưu—See Tứ Bộc Lưu.

Four virtues: See Tứ Đức.

Four virtues which a Buddha out of his infinte heart manifest equally to all: See Tứ Đẳng.

Four virtues of Nirvana: See Tứ Đức (A).

Four voices of Buddha: See Tứ Chủng Phật Âm. Four ways of answering questions: See Bốn

Cách Trả Lời Câu Hỏi.

Four ways the Buddha used to save sentient beings: See Bốn Phương Pháp Cứu Độ Chúng Sanh.

Four ways of coming into existence: Catur-yoni (skt)—Chatur-yoni (skt)—See Tứ Sanh. Four ways of descent into the womb: See Tứ Chủng Nhập Thai.

Four ways of description of a Nirvana: See Bốn Cách Diễn Tả Niết Bàn.

Four ways to develop mindfulness: See Bốn

Cách Phát Triển Chánh Niệm.

Four ways of Dhamma: See Tứ Pháp Túc.

Four ways of getting new personality: Attabhava-patilabha (p)—See Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới.

Four ways of going wrong: Agata-gamanani

(p)—See Tứ Bất Hành Xứ Hạnh.

Four ways of leading human beings to emancipation: Four elements of popularity—See

Tứ Nhiếp Pháp.

Four ways of learning Buddhist dharma: See

Tín Giải Hành Chứng.

Four ways of movement for monks and nuns: Catuririya-pattha (p)—Iriya-patha (skt)—Four bodily postures—See Tứ Oai Nghi. Four ways of rebirth: See Tứ Chủng Sanh Tử.

Four ways to subdue greed, anger and delusion: See Bốn Cách Đối Trị Tham Sân Si. Four ways of teaching Dhamma in regard to the telling of thought: See Tứ Ký Tâm. Four ways of undertaking Dhamma: See Tứ

Pháp Thọ.

Four ways of upside-down thinking: The four viparvaya—See Tứ Điên Đảo. Four ways to view the same water: See Nhất

Thủy Tứ Kiến.

Four ways of rebirth: Bốn phương cách tái sanh—See Bốn Chỗ Tái Sanh.

Four wheels: See Tứ Luân.

Four wholesome (good) deeds of the mouth:

See Tứ Thiện Khẩu Nghiệp.

Four to whom one does not entrust valuables:

See Tứ Bất Khả Ký Phụ.

Four wicked Bhiksus: See Tứ Ác Tỳ Kheo.

Four wisdoms: See Tứ Trí.

Four wisdom symbols: Four wisdom symbols of the Shingon cult—See Tứ Trí Ấn. Four wisdom symbols of the Shingon cult: Bốn Trí Ấn của tông Chân Ngôn—See Tứ Trí Ấn. Four wise men who sought escape from death, all in vain: Bốn vị trốn chạy tử thần một cách vô vọng—See Tứ Tiên Tỵ Tử.

Four wishes of Sakka in the Kanha Jataka: Bốn lời ước nguyện của Trời Đế Thích trong Túc Sanh Truyện—See Đế Thích Thiên Tứ Nguyện. Four wrong kinds of livelihood: See Tứ Chủng Tà Mệnh.

Four wrong views: See four inverted views.

Four yokes: See Tứ Ách Phược.

Fourteen fearlessnesses: See Thập Tứ Vô Úy. Fourteen inexpressible things: Mười bốn điều không thể thuyết giảng được—See Im Lặng Cao Quí.

Fourteen kinds of offering: Thập Tứ Chủng Cúng Dường—See Mười Bốn Loại Cúng Dường. Fourteen kinds of personal offering: See Mười Bốn Loại Cung Dường.

Fourteen questions on eternity and infinity: See Thập Tứ Bất Ưng Đáp Vấn.

Fourteen questions a non-Buddhist follower put to the Buddha: See Thập Tứ Bất Ưng Đáp Vấn.

Fourteen unwholesome factors: See Mười Bốn

Tâm Sở Bất Thiện.

Fourth dhyana: See Đệ Tứ Thiền. Fourth Dhyana Heaven: Catutthajjhanabhumi (skt)—See Đệ Tứ Thiền.

Fourth Dhyana as a Nirvana: Lấy Tứ Thiền làm Niết Bàn.

Fourth heaven: See Đệ Tứ Thiên. Fourth jhana functional consciousness: See

Tâm Hành Tứ Thiền.

Fourth jhana heaven: See Tứ Thiền Thiên.

Fourth jhana moral or wholesome consciousness: See Tâm Thiện Tứ Thiền.

Fourth jhana path consciousness of streamentry: Tâm Nhập Lưu Đạo Tứ Thiền. Fourth jhana resultant consciousness: See Tâm Quả Tứ Thiền.

Fourth Patriarch: Doshin (jap)—Tao-hsin— Daoxin—See Đạo Tín.

Foyan Qingyuan: Butsugen Seion (jap)—Fo-yen Ch’ing-yuan—See Long Môn Thanh Viễn Thiền Sư.

Fo-yen Ch’ing-yuan: Butsugen Seion (jap)— Foyan Qingyuan—See Long Môn Thanh Viễn

Thiền Sư.

Fo-Yen Sect: Butsugen-ha (jap)—Thiền Phái Phật Nhãn—Founded by Zen master Lung-MenCh’ing-Yuan.

Fo-Yen-Yuan: Butsugen-on (jap)—See

Kakushin.

Fractions or Differentiation: Hoại Tướng.

Fragmentary samsara: See Phân Đoạn Sanh Tử.

Fragrance: Gandha (skt)—Hương thơm.

Fragrance and beauty: Hương sắc.

Fragrance Land: Hsiang-Chi—See Hương Tích. Fragrance of the mind: Tâm Hương—Hương của tâm.

Fragrance of virtue: Đức hương (hương thơm đức hạnh).

Fragrant blossom: Gandhakasuma (skt)—Hoa thơm.

Fragrant Elephant Bodhisattva: Gandhahastin (skt)—See Hương Tượng. Fragrant Elephant Great Monk: See Hương

Tượng Đại Sư.

Fragrant flowers: See Trà Củ Ma.

Fragrant food: Hương Thực—Fragrance for food—Thức ăn bằng hương thơm, hay lấy hương thơm làm thức ăn.

Fragrant fruit: Gandhaphala (skt)—Hương Quả.

Fragrant Hill: Name of a famous hill in

Himalaya—Hương sơn, tên của một đỉnh núi nổi tiếng trong rặng Tuyết Sơn.

Gragrant kitchen: Monastery kitchen—Hương trù—Nhà bếp của tự viện.

Fragrant leaves: Gandhadala (skt)—Hương Diệp—Lá thơm.

Fragrant Light Buddha: Gandaprabhasa (skt)— Phật Hương Quang.

Fragrant liquid: Arghya (skt)—Át Gia—See Hương Thang.

Fragrant lotus flower: Hoa sen thơm ngát.

Fragrant powder: Gandhayuti (skt)—Bột thơm. Fragrant pyre: See Hương Lâu.

Fragrant root: Gandhamula (skt)—Hương Căn. Fragrant scene: Gandhavisaya (skt)—Hương

Cảnh.

Fragrant seeds: Gandhabija (skt)—Hương Chủng Tử—Hạt thơm.

Fragrant shrub: Aguru or Tagara (skt)—Aloes wood—Eagle wood—Sandal incense—Trầm hương.

Fragrant smoke: Gandhapisacika (skt)—See Hương Yên.

Fragrant water: Gandhajala (skt)—Hương thủy—Nước thơm (dùng trong các buổi lễ tôn giáo).

Fragrant wood: Agalu (skt)—Gandhadaru (skt)— Hương Đàn—Gỗ trầm hương—Aloe wood—Gỗ thơm.

Frail: Yếu đuối.

Frailty: Sự yếu đuối.

Fraternity (n): Tình huynh đệ.

Fraud: Huyễn ảo—Gian trá.

Fraudulence: Saihya (skt)—Cuống.

Frauwallner, Erich (1898-1974): Name of a German scholar who is best known for his groundbreaking work on Vinaya and Abhidharma in Western Buddhism. He was one of the most revered figures in Buddhist Studies, both for his own work and for the many influential students he trained—Tên của một học giả người Đức, nổi tiếng vì tác phẩm đầu tiên về Luật và Luận của Phật giáo Tây Phương. Ông là một nhân vat được tôn kính nhất trong lãnh vực Phật Giáo Học, vì cả tác phẩm của mình và nhiều đệ tử có ảnh hưởng rất lớn với Phật giáo của ông.

Free: Mukti (skt)—Khai phóng—Giải thoát—To deliver—To emancipate—To liberate—To rescue—To save—See Ly (4). Free from afflictions: Ly Phiền Não—Thoát khỏi phiền não.

Free from arrogance: Ly Ngã Mạn—Rời bỏ kiêu căng ngã mạn—Free from pride.

Free from attached love: Thoát khỏi ái dục.

Free from conceptually meaningless argument: See Ly Hý Luận.

Free from consciousness: Ly Thức—Thoát khỏi ý thức.

Free from craving: Ly Tham Dục—Rời bỏ lòng tham dục.

Free from all darkness: Ly Nhất Thiết Ám—

Thoát khỏi mọi tối tăm.

Free from defiled phenomena: Ly Trược

Pháp—Rời bỏ hiện tượng nhiễm trược. Free of demonic obstacles: See Không Bị Ma Chướng.

Free from desire: Ly Dục—Rời bỏ dục vọng. Free from desire realm: Ly Dục Giới—Rời khỏi cõi dục.

Free from discrimination: Nirvikalpa (skt)—Vô Phân Biệt—Không có sự phân biệt—Rời bỏ sự

phân biệt—No discrimination—Nondiscriminating—Undiscriminated. Free of diseases: Không bệnh khổ—Free from disease—See Vô Bệnh.

Free from all distinctive characteristics: Ly Nhất Thiết Tướng—Thoát khỏi mọi tướng phân biệt.

Free from doubt: Ly Nghi—Không còn nghi hoặc nữa.

Free from errors: Ly Quá Thất—Thoát khỏi lỗi lầm—Free from mistakes.

Free from extremes: Ly Biên—Tránh cực đoan.

Free from fear: Abhayam-kara (skt)—A Bà

Dựng Ca La—Ly Bố Úy—See Ly Bố Úy Như Lai.

Free-From-Fear Tathagata: Abhayam-karatathagata (skt)—See Ly Bố Úy Như Lai. Free from form: Ly Sắc—Rời bỏ sắc tướng.

Free from all forms of discrimination: Viễn Ly Nhất Thiết Chư Phân Biệt—Thoát khỏi mọi hình thức phân biệt.

Free from harshness: See Bất Chuyết Sáp Biện.

Free from the idea of clinging to self: Attahita (p)—Isvara (skt)—Không bị ràng buộc bởi ý tưởng bám chấp vào cái ngã—See Tự Tại.

Free from ignorance: Thoát khỏi vô minh.

Free from all influence of the passion-nature: See Vô Sở Trước.

Free from intoxicants: Ly Độc Chất—Rời bỏ hết những chất cay độc.

Free from all kinds of pollution: Thoát khỏi mọi uế nhiễm—See Ly Cấu.

Free from language: Remove from words—Lìa khỏi ngôn từ—See Ly Ngôn. Free from laziness: Ly Giải Đãi—Thoát khỏi lười biếng.

Free from the marks of thought: Ly Niệm

Tướng—Rời khỏi suy tưởng.

Free (v) men from its fetters: Giải thoát con người khỏi gông cùm.

Free of all misfortune: See Không Hoạn Nạn. Free from mistakes: Ly Quá Thất—Thoát khỏi lỗi lầm—Free from errors.

Free from nature: Ly Tính—Rời khỏi bản tánh.

Free from obscuration: Thoát khỏi u mê tăm tối. Free of all obstacles: See Không Khúc Mắc. Free from the ocean of cyclic existence: Ly

Sanh Tử Hải—Thoát khỏi biển luân hồi sanh tử. Free offering of one’s assets without thinking of any returns: No attachment in acts of charity. Free from passions: Ni-klesa (skt)—Không phiền não—Without afflictions.

Free from perception: Ly Tưởng—Rởi khỏi nhận thức.

Free from pride: Ly Ngã Mạn—Rời bỏ kiêu căng ngã mạn—Free from arrogance. Free from the receptivity of things: See Bất

Thọ Nhứt Thiết Pháp.

Free from regret: Vô Hữu Hối—Không hối tiếc. Free from secondary afflictions: Ly Tùy Phiền Não—Thoát khỏi những phiền não thứ yếu.

Free from the six sense bases: Ly Lục Xứ—

Thoát khỏi sáu giác quan.

Free from sorrow: Không lo âu—Without sorrow—Ungrief—Not feeling or not causing sorrow—See Vô Ưu.

Free from thought: Acinta (skt)—Không còn suy nghĩ—Thoughtlessness—No-consciousness— Thoughtlessness—See Vô Niệm. Free from trouble: Vô Phiền—The 13th

Brahmaloka, the 5th region of the fourth Dhyana.

Free from trouble heaven: See Vô Phiền Thiên. Free from two extremes: Ly Nhị Kiến—Vượt khỏi hai cực đoan.

Free from worldly pleasure: Ni-raga (skt)—

Không dục lạc thế gian.

Freed renunciate monk: Hoge-so (jap)—See

Giải Thoát Tăng.

Freedom (n): Liberty: Xả—Tự do—Sự tự chủ— Deliverance—emancipation—Release. Freedom from anger: Bất Nhuế (không sân hận).

Freedom from anxiety: Bình an vô sự—A peaceful existence.

Freedom from arrest: Quyền bất khả xâm phạm.

Freedom of belief: Tự do tín ngưỡng.

Freedom from bondage: Ly Phược—Cỡi bỏ mọi sự câu thúc hay bó buộc.

Freedom from both suffering and joyful: Xả. Feedom from defilement: Ly Nhiễm—Thoát khỏi nhiễm trược.

Freedom from desire: Ly Tham—Thoát khỏi sự ham muốn.

Freedom of entry into all forms of truth: Nhập pháp môn phổ.

Freedom from fear: Bất Bố (không sợ hãi).

Freedom from ignorance: Bất Si (không si mê).

Freedom of Nirvana: Niết Bàn. Freedom from predilections: Bất Ái (không luyến ái).

Freedom from the remaining worldly desires:

Thoát ly những dục lạc trần thế. Freedom from ultimate disctinctions: Chư Pháp Tương Tức Tự Tại Môn.

Freedom from wrong views: Thoát khỏi tà kiến. Freeing from bondage fruit: Visamyoga (skt)— See Ly Hệ Quả.

Freeing oneself from environmental or contributory cause: Alambana-vigata (skt)—See Viễn Ly Sở Duyên.

Freeing oneself from mind reasoning: See Viễn Ly Sở Duyên.

Freely (adv): Một cách thoải mái, tự do.

Freely wander: Tự do đi khắp đó đây. Freewill offering made on the last day of the summer retreat: Rejoicings on the last day of the summer retreat—Đồ ăn cúng dường Tam Bảo trong ngày cuối cùng của mùa An Cư Kiết Hạ.

Frequent lies: Sự nói dối thường xuyên.

Frequents fairs and parties: Lui tới những nơi hội hè đình đám.

Fresh: Tươi, mát mẻ.

Fresh blown flower: Đóa hoa hàm tiếu.

Fresh demand: Nhu cầu mới mẻ.

Fresh milk: Nhủ Vị.

Friend who commends others who speak in praise of you: Khuyến khích những ai tán thán bạn.

Friend in the Dharma: Dharma friend—Bạn đạo.

Friend in happy and unhappy times: Người bạn chung thủy trong khổ cũng như vui.

Friends of one’s humble days should never be forgotten: Bần tiện chi giao mạc khả vong (bạn hữu trong lúc nghèo nàn chẳng nên quên nhau).

Friend who points out what is good for you:

Người bạn khuyên mình những điều lợi ích.

Friend who rejoices at your good fortune: Hoan hỷ khi bạn gặp may mắn.

Friend who does not rejoice at your misfortune: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn.

Friends must remain faithful to one another:

Bằng hữu thủ tín (ý nói bạn bè với nhau thì phải giữ lời hứa).

Friend who stops others who speaks against you: Ngăn chận những ai nói xấu bạn. Friend who is sympathetic: Người bạn có lòng thương tưởng.

Friend of virtue: Kalyanamitra (skt)—See Thiện Hữu Tri Thức.

Friends of the Western Buddhist Order

(FWBO): See Hội Ái Hữu Phật Tử Tây Phương.

Friend when you haunt the streets at unfitting times: Là bạn khi mình du hành đường phố phi thời.

Friendly society: Ái hữu.

Friendly wife: Sakhibhariya (p)—Loại vợ đối với chồng như một người bạn.

Friendship: Đồng Tâm (tâm kết tụ bồ đề quyến thuộc).

Friendship that began when both lived in humble circumstances: Bố y chi giao (tình bạn từ thời còn áo vải cơ hàn).

Frightful (a): Hãi hùng—Dreadful—Fearful.

Frightful hell: Ngục hãi hùng (địa ngục vô gián).

Frighten (v): Đe dọa—To menace—To threaten.

Frighten demons: See Bố Ma.

Frighten a monk or a nun: To commit an Expression of Regret Offence—Hù dọa một vị Tăng hay một vị Ni là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Frightened: Kinh dị.

Fritter (v) away: Lãng phí.

Frivolity: Sự dao động—Sự nhảm nhí.

Frivolous talk: Samphappalapa (p)—Nói lời nhảm nhí vô ích.

Frivolous or unreal discourse: Papaca (p)— Prapaca (skt)—Talking vainly or idly—See Hý

Luận.

Frog-samadhi: See Hà Mô Thiền.

From beginningless time: Từ vô thỉ. From Buddha to Buddha, from Patriarch to

Patriarch: Phật Phật Tổ Tổ.

From dawn to dusk: Từ bình minh đến hoàng hôn.

From disturbed to frightful and distressed: Từ lo âu dẫn đến sợ hãi và phiền não.

From door to door: Từ nhà nầy sang nhà khác. From generation to generation: Từ thế hệ này qua thế hệ khác.

From genuine tradition: Handed down from authentic source—Chánh truyền.

From its own nature: Do Tự Tính—Theo bản tính riêng.

From time to time: Nhiều lần.

From today onwards: Kể từ hôm nay. From the view point (point of view) of the Dharma: Luận điểm Phật pháp.

Frugal way of life: Cuộc sống thanh bạch. Frugality: Sự thanh đạm.

Fruit (n): Phala (skt)—Thành quả— Consequence—Result—Retribution—Reward.

Fruit of Arhat: Ariyaphalam (p)—

Arahattvaphala (skt)—Arahanthood—The fruition of arahantship—See A La Hán Quả. Fruit arising from practices of religion: Results of religious practices—Giáo lý hạnh quả (kết qua khởi lên từ việc tu tập)—See Tu Hạnh Quả.

Fruit of desire and attachment: See Ái Quả.

Fruit complete: See Quả Viên. Fruit corresponding to the seed sown: Flowerrecompense—See Hoa Báo. Fruit of desire and attachment: Suffering—See

Ái Quả.

Fruit of the development of germ: See Đẳng Lưu Quả.

Fruit of dominant effects: Adhipatiphala (skt)— Dominant effects—See Tăng Thượng Quả. Fruit of effort: Gia Hành Quả—Quả đạt được do sự cố gắng.

Fruit of escaping the chain of transmigration:

See Quả Nhân.

Fruit of extinction: See Diệt Quả. Fruit that flows in the same course: Nishyanda (skt)—See Đẳng Lưu Quả.

Fruit of fruit: See Quả Quả.

Fruit of the fruit of Buddhahood: Quả Quả Phật Tánh—The fruition of that fruition, or the revelation of parinirvana.

Fruit of full details of reincarnation: See Mãn Quả.

Fruit of the good deeds: Công quả. Fruit of karma: Kammaphala (p)—Karmaphala (skt)—Result of karma—See Nghiệp Quả.

Fruit of knowledge: See Trí Quả.

Fruit lips: See Quả Thần.

Fruit of the lotus is ripened, the flower also falls at the same time: See Hoa Quả Đồng Lạc.

Fruit of the next rebirth: See Lai Quả. Fruit of non-returner: Agamiphala (skt)—See

Bất Hoàn Quả.

Fruit of Once-Returner: Sakrdagamiphala (skt)—See Tư Đà Hàm Quả.

Fruits or results arising from the practice of a religion: Giáo lý hạnh quả.

Fruits or rewards: Quả pháp.

Fruit-ripening cause: See Quả Thục Nhân.

Fruit ripening differently: See Dị Thục Quả.

Fruit of saintliness: See Thánh Quả.

Fruit of stream-enterer: Sotapatti-phala (p)—

Srotapanna-phala (skt)—Fruit of Stream-entry— See Tu Đà Hoàn Quả.

Fruit of Stream-entry: One who has entered the stream—See Tu Đà Hoàn Quả. Fruits of the various stages of attainment: Be enlightened—Rewards of the various stages of attainment—See Chứng Quả.

Fruitful action: See Hạnh Bất Không.

Fruitful appearance: See Xuất Hiện Bất Không.

Fruitful aspiration: See Phát Khởi Bất Khong.

Fruitful association: See Đồng Trụ Bất Không. Fruitful companionship: See Thân Cận Bất Không.

Fruitful hearing: See Văn Bất Không.

Fruitful seeing: See Kiến Bất Không. Fruitful showering of the rain of Teaching: See Pháp Vũ Bất Khong.

Fruitful skillful methods: See Thiện Xảo Pháp Bất Không.

Fruitful vows: See Nguyện Bất Không. Fruiting: Phalaparinama (skt)—Quả năng biến— Sanh quả—Trổ quả.

Fruition: See Quả Vị.

Fruition of the Buddha-enlightenment: See

Quả Phật Toàn Giác.

Fruition perfect: See Quả Mãn Cực Thành. Fruition of perfect enlightenment: Quả Phật tánh.

Fruition of thoughtless heaven: Asamjnika (skt)—See Vô Tưởng Quả.

Frustrations of afflictions: Phiền Não Biến Dị Sự—Những phiền toái của phiền não.

Fu (jap): A Japanese term for “Wind”—Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “Phong.”

Fubo-misho-izen (jap): A Japanese term, literally means ‘before the birth of one’s parents’; a Zen expression that points to one’s true nature, or Buddha-nature—Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là ‘trước khi cha mẹ mình chào đời’; thuật ngữ thiền chỉ chơn tính hay Phật tính.

Fucha Ryôri (jap): Vegetarian cuisine typical of the Japanese Obaku sect or the Zen school of Buddhism. The founding monks of the Obaku sect emigrated to Japan from Southern China in the mid to late seventeenth century. They preserved the monastic cooking style of their home culture, including the more elaborate cooking used for the vegetarian feasts. Fucha Ryôri remains a distinctive feature at the main monastery of Mampuku-ji in the city of Uji; it is prepared for visitors. Sometimes monks were allowed to enjoy this cuisine if wealthy patrons paid for it as a means to build merit—Đầu bếp nấu đồ chay, tiêu biểu của tông Thiền Hoàng Bá. Những vị sáng lập ra tông Hoàng Bá di cư từ miền Nam Trung Hoa sang Nhật Bản vào cuối thế kỷ thứ XVII. Họ duy trì kiểu nấu ăn theo văn hoá quê nhà của mình, bao gồm việc nghiên cứu kỹ lưỡng việc nấu nướng những bữa tiệc chay. “Fucha Ryôri” vẫn còn giữ đặc tính riêng tại các tự viện thuộc Vạn Phước Tự trong thành phố Uji; nó được chuẩn bị cho khách viếng. Thỉnh thoảng chư Tăng được phép thưởng thức món an này nếu có một thí chủ giàu có chi trả chi phí nhằm tạo phước.

Fudaishi (jap): Fu-ta-shih—Phó đại sĩ. Fudochi-Shimmyô-Roku (jap): A written work of the Japanese Zen master Takuan. It presents the principles of Zen practice by comparing the mental attitude of a Zen practitioner to that of a person practicing the Japanese Wayof the Sword—Trước tác của thiền sư Trạch Am Tông Bành. Văn bản trình bày những nguyên lý của phương pháp thiền và so sánh thái độ tinh thần của hành giả tu thiền với một người theo Kiếm đạo Nhật Bản.

Fudo-Myôô (jap): The immovable rajas— Immovable king of hell—See Bất Động Minh Vương.

Fue (jap): Question of ignorance—See Bất Hội. Fuga (jap): Phong Nhã—Elegant—Courteous.

Fugai Zen master: Thiền sư Fugai—Name of a Japanese Zen master—Fugai met more than ten Zen teachers, but his own mind was so sharp and free that no one could equal him. Finally he met the redoubtable Genro the Wolf and attained great enlightenment at a single saying of the great Zen master. After he mastered the inner teachings, Fugai left Genro and disappeared into anonymity to mature his spiritual development— Fugai đã từng tham vấn trên mười vị thiền sư, nhưng không ai có thể bì được với căn tánh lanh lợi và nhạy bén của ông. Cuối cùng ông gặp Lang Sư Genro, vị sư nổi tiếng hung tợn trong giới Thiền tông Nhật Bản. Chỉ qua một câu đối đáp, Genro đã điểm ngộ cho Fugai. Sau khi thấu triệt yếu chỉ tông môn sau một thời gian tham học, Fugai đã bỏ chỗ của thiền sư Genro đi mai danh ẩn tích để chuyên tâm tu hành cho đến khi hoàn toàn chứng ngộ.

Fugen (jap): 1) Universal virtue, Universal wisdom: Samantabhadra (skt)—See Phổ Hiền Bồ Tát; 2) Universal manifestation: See Phổ Hiện. Fugen-Ka (jap): Anagamin (skt)—The state which is not subject to returning—See Bất Hoàn Quả.

Fugon (jap): Bất Ngôn—Beyond speaking— Teaching that does not establish words and letters—Unspoken teachings—See Bất Lập Văn

Tự.

Fugyo-ni-gyo (jap): 1) A Japanese term for

“actionless action”: Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là ‘không hành động trong hành động’—See Vô Vi; 2) Doing by not doing: See Vô Vi Hành. Fuhitsu (jap): Bất Tất—Không cần thiết—Not necessary.

Fuhôzô (jap): 1) Treasure house of dharma transmission: See Truyền Pháp Tạng; 2) A person in the lineage of patriarchs deriving from the historical Buddha who transmits the dharma: Một vị trong các vị trưởng lão đã tham dự việc truyền thụ Pháp của Phật và có mặt trong dòng truyền thống kể từ đức Phật lịch sử.

Fujakai (651-739): P’u-chi—See Phổ Tịch Thiền Sư.

Fujaku (651-739): Fujakai (jap)—See P’u-chi.

Fuji (jap): Núi Phú Sĩ (Nhật Bản). Fujiwara (jap): Dòng họ Đằng Nguyên (Nhật

Bản).

Fujo-Go (jap): Indefinite karma—Karma in which retribution is received indefinitely or karma that operates in indefinite periods—Bất Định Nghiệp hay Bất định thọ nghiệp.

Fu-jung T’ao-k’ai : Fuyo-Dokai (jap)—Furong Daokai—See Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư.

Fukakusa (jap): Vùng Thâm Thảo (Nhật Bản). Fukaku Zenji (jap): P’u-chueh-ch’an-shih—Phổ Giác Thiền Sư—Name of a Chinese Zen master. Fukan-Tei (jap): Bất Can Để—See State beyond cares.

Fukan-Zazengi (jap): A Japanese term for “General Presentation of the Principles of Zazen”—”General Recommendations for Seated Meditation”—See Nguyên Lý Tọa Thiền.

Fukasetsu (jap): A Japanese term for

“Unutterable”—See Bất Khả Thuyết.

Fukashigi (jap): Acintya (skt)—Beyond comprehension—Beyond conception—

Inconceivable—Inexpressible—Surpassing thought—Unthinkable—See Bất Khả Tư Nghì. Fukatoku (jap): Beyond laying hold of, unobtainable, or unknowable—Ngoài tầm nắm bắt—See Bất Khả Đắc (1).

Fuke (?-860): P’u-hua—See Phổ Hóa Trấn Châu Thiền Sư.

Fuke School: Fu-hua-Tsung (chi)—See Phổ Hóa Tông.

Fuke Sect: Fu-hua-Tsung (chi)—See Phổ Hóa

Tông.

Fukeshu (jap): Fu-hua-Tsung (chi)—See Phổ Hóa Tông.

Fuketsu-Ensho (jap): Fêng-hsuehYen-chao (chi)—See Phong Huyệt Diên Chiểu Thiền Sư.

Fuke Zenji (jap): See Phổ Hóa Thiền Sư.

Fuku (jap): Amoghavajra—See Bất Không. Fukuda gyokai (jap): Ruộng phước—Field of merit—See Phước Điền.

Fukuden (jap): Punya-ksetra (skt)—Field of merit—Field of Blessedness—See Phước Điền. Fukuden-E (jap): The garment of the field of blessing—See Phước Điền Y. Fukusai-ji (jap): Phúc Tế Tự—Name of a temple in Japan.

Fukuzawa yukichi (jap): Phúc Trạch Dạ Kiết— Name of a monk.

Fukuzo (jap): Sivaddhi (skt)—Sirivaddhi (p)— See Phước Tăng.

Fukyô (jap): To recite the Buddhist sutra—To intone sutras—Sutra recitation; Zen expression for the communal recitation of sutras by monks in a Zen monastery—Tụng kinh, thuật ngữ thiền chỉ việc các vị Tăng đọc kinh chung trong một tự viện thiền—See Tụng Kinh.

Fulfill (v): Fulfil—Hoàn tất. Fulfill the assignment (task): Hoàn thành một nhiệm vụ.

Fulfill all enlightening practices and master all concentrations of enlighening beings: Đầy đủ tất cả Bồ Tát hạnh và tự tại du hý tất cả Bồ Tát tam muội.

Fulfill all good: Làm mọi điều lành.

Fulfill one’s duty: Trọn Đạo.

Fulfill one’s duty of filial piety: Be respectfully reverent devoted to one’s parents—Báo hiếu. Fulfill one’s longings: Thành tựu những mong cầu.

Fulfill al the pure means of fostering enlightenment: Viên mãn tất cả pháp trợ đạo bạch tịnh.

Fulfill all vows: Rốt ráo đầy đủ tất cả thệ nguyện. Fulfill vows of Enlightening Beings: Y chỉ đầy đủ tất cả Bồ Tát nguyện thực hành hạnh Bồ Tát.

Fulfilled: Hoàn thành.

Fulfilling action: Mãn Nghiệp.

Fulfilling all qualities of Buddhahood without giving up application of the principles of Enlightening Beings: Hạnh thành tựu viên mãn tất cả Phật pháp, vì chẳng bỏ pháp hạnh của Bồ Tát.

Fulfilling all the ways of transcendence: Làm cho đầy đủ tất cả Ba-La-Mật.

Fulfillment: Sự thành tựu—Viên mãn.

Fulfillment of the Buddha’s teachings: Thành tựu Phật pháp.

Fulfillment of conditions: Cụ Duyên—Sự có đủ các duyên (điều kiện).

Full: Đầy đủ—Tròn đầy.

Full accumulation: Tập Thành.

Full of afflictions and disturbances: Phiền não rộn ràng.

Full assembly: See Mãn Tọa.

Full awakening: Anna (p)—Ajna or Ajnati (skt)—Hiễu rõ—Liễu Ngộ—To apprehend, perceive or understand clearly—Clear knowledge or understanding—Complete or thorough enlightenment—Perfect knowledge.

Full awakening to reality: Sự tỉnh thức trọn vẹn trước thực tại—The full awakening to reality means to have attained fully “productive orientation.” That means not to relate oneself to the world receptively, exploitatively, hoardingly, or in a marketing fashion, but creatively and actively. In the state of full productiveness, there are no veils which separate me from “not me.” The object is not an object anymore; it does not stand against me, but is with me. The rose I see is not an object for my thought, in the manner that when I say “I see a rose” I only state that the object, a rose, falls under the category “rose,” but in the manner that “a rose is a rose.” The state of productiveness is at the same time the state of highest activity; I see the object without distortions by my greed and fear. I see it as it or he is, not as I wish it or him to be or not to be. In this mode of perception there are no parataxic distortions. There is complete aliveness, and the synthesis is of subjectivity-objectivity. I experience intensely yet the object is left to be what it is. I bring it to life, and it brings me to life. Satori appears mysterious only to the person who is not aware to what degree his perception of the world is purely mental, or parataxical. If one is aware of this, one is also aware of a different awareness, that which one can also call a fully realistic one. One may have only experienced glimpses of it, yet one can imagine what it is—Sự tỉnh thức trọn vẹn trước thực tại có nghĩa là đạt được một định hướng có ích lợi viên mãn. Có nghĩa là không liên kết mình với thế giới để thụ nhận, bóc lột, vơ vét, hay theo kiểu mua bán , nhưng một cách sáng tạo, hoạt động. Trong tình trạng phong phú viên mãn không có những tấm màn ngăn cách “cái tôi.” Đối tượng không còn là đối tượng nữa; nó không chống lại cái tôi, mà theo tôi. Đóa hồng tôi thấy không phải là đối tượng cho tư tưởng tôi, theo cái lối khi tôi nói “tôi thấy đóa hồng” tôi chỉ phát biểu rằng cái đối tượng đóa hồng, nằm dưới phạm trù “hồng”, nhưng theo cái lối rằng “một đóa hồng là một đóa hồng.” Tình trạng phong phú viên mãn đồng thời cũng là tình trạng khách thể tính cao nhất; tôi thấy đối tượng mà không hề bị mối tham lam hay sợ hãi của mình bóp méo. Tôi thấy nó như chính nó, chứ không phải như tôi muốn nó là hay không là như vậy. Trong lối tri giác này không có những bóp méo thiếu mạch lạc. Có sự sống động hoàn toàn, và sự tổng hợp là của chủ thể tính khách thể tính. Tôi thể nghiệm mãnh liệt, thế nhưng đối tượng được để yên là cái nó là. Tôi làm nó sống động, và nó làm tôi sống động. Ngộ chỉ có vẻ thần bí đối với những ai không ý thức được rằng tri giác của người ấy về thế giới thuần túy có tính cách tinh thần, hay thiếu mạch lạc tới mức độ nào. Nếu người ta nhận thức được điều này, người ta cũng nhận thức được một nhận thức khác, một nhận thức mà chúng ta có thể gọi là một nhận thức hoàn toàn thiết thực. Có thể người ta chỉ mới thoáng thấy nó, nhưng người ta có thể tưởng tượng nó là cái gì.

Full commandments for Sangha: Complete moral precepts for monks—See Cụ Túc Giới.

Full of compassion: Đầy lòng từ bi. Full of compassion and wisdom: Đầy lòng từ bi và trí tuệ.

Full or complete fruittion of merit: Quả Mãn— Perfect reward—Công đức tròn đầy của bậc quả thượng hay nhân tròn đầy thành bậc chánh giác Full comprehension: Parijnana (skt)—Liễu Tri— Full understanding—Thorough knowledge—Hiểu rõ tường tận—Hiểu trọn vẹn.

Full comprehension of things as they really are: Như Thực Biến Tri—Hiểu rõ mọi sự vật y như chúng đang thật sự là.

Full edition scripture: Đại Phẩm Kinh.

Full effort: Prayoga (skt)—Gia Hành—Gia Hành Đạo—Gia Hành Vị—Cố gắng trọn vẹn và gia tăng dụng công mà tu hành—Added progress— Intensified effort—Earnest endeavour.

Full enlightenment: Toàn giác.

Full explanation: Tường Thuyết—Sự giải thích đầy đủ.

Full extinction of afflictions: Sự hoàn toàn dập tắt mọi phiền não—Incomplete nirvana—See Hữu Dư Niết Bàn.

Full extinction of the groups of existence: Sự hoàn toàn dập tắt sự hiện hữu của mạng căn.

Full fruit: Full karma—See Biệt Báo Nghiệp.

Full of grace: Đầy ân huệ.

Full of hope: Tràn trề hy vọng.

Full of joy: 1) Delightful, glad, joyful, full of joy, pleased, take delight in, pleasure: Nanda (skt)— See Hoan Hỷ; 2) Full-of-joy: Ratiprapurna (skt)—Hỷ Mãn.

Full-of-Joy Buddha: Ratiprapurna-tathagata (skt)—See Hỷ Mãn Phật.

Full-Lap-Adornment-Merit-Virtue Buddha:

Châu Táp Trang Nghiêm Công Đức Phật.

Full-lotus position: Toàn Già Phu Tọa—Kiết

Già Phu Tọa (tư thế ngồi kiết già)—See Kiết Già.

Full-lotus posture: Full-lotus position—Tư thế ngồi kiết già—See Kiết Già. Full-lotus sitting: Thế ngồi kiết già—Placing each foot across the opposite thigh—See Kiết

Già.

Full meditative concentration: Toàn Định— Perfection of concentration—Sự định tĩnh hoàn toàn.

Full of misery: Đầy đau khổ. Full Moon: Purnacandra (skt)—Mãn Nguyệt—

Trăng tròn.

Full Moon Bodhisattva: Purnachandra (skt)—

Mãn nguyệt Bồ Tát.

Full Moon Buddha: Mãn Nguyệt Phật. Full moon honored one: Mãn Nguyệt tôn— Perfect Moon Light Buddha.

Full moon night of the fourth month: Đêm trăng tròn tháng tư.

Full ordainment: Trọn bộ giới luật.

Full ordination: See Cụ Túc Giới. Full reward-body of the Buddha: See Viên Mãn Báo Thân Phật.

Full ripe: Chín mùi.

Full and round shoulders like a Banyan tree:

Hai vai tròn trịa cân phân.

Full set of Bodhisattva precepts: Nhất Thiết Bồ Tát Giới—Toàn bộ giới luật của Bồ Tát hạnh. Full set of precepts: Bối Giới—Toàn bộ các giới luật.

Full-sized heels: Gót chân đầy đặn—Well set and even heels.

Full teaching: Detailed teaching—See Quảng

Giáo.

Full-Understanding: 1) Full understanding, thorough knowledge: Parijna (skt)—Chứng ngộ, liễu tri, hiểu rõ tường tận, hiểu trọn vẹn; 2) To penetrate thoroughly: Parinna (skt)—Quán Triệt. Full understanding as abandoning: See Đoạn

Trừ Liễu Tri.

Full understanding as investigating or judging: See Suy Đạt Liễu Tri.

Full understanding as the known: See Sở Tri

Liễu Tri.

Full of wisdom: Trí tuệ tối thượng.

Fullness: Viên mãn.

Fullness of time: Thời cơ chín mùi.

Fully abiding: Bối Túc Trụ—Trú hoàn toàn.

Fully achieved: Bối Túc Thành Tựu—Đã đạt được trọn vẹn.

Fully acquired: Bối Chứng—Đã hiểu được trọn ven.

Fully actualized view of reality: See Chứng

Kiến.

Fully attain the status of non-returner: Chứng Bất Hoàn Quả—See Bất Hoàn. Fully attain the status of once-returner: Chứng Bất Lai Quả—See Bất Lai.

Fully attain the status of stream-winner: Chứng Dự Lưu Quả—See Dự Lưu.

Fully Awaked: Abhisambuddhati (skt)— Abhisambodhati (skt)—Absolutely complete enlightenment—Perfectly enlightened—Realizing universal enlightenment—See Triệt Ngộ. Fully compassionate: Bối Túc Bi Mẫn—Lòng bi mẫn tràn đầy.

Fully comprehended (a): Được hiểu biết tận tường.

Fully corresponding: Bối Tương Ứng—Tương ứng hoàn toàn.

Fully enlightened (a): Đấng Giác Ngộ hoàn toàn Fully explained teaching: See Liễu Nghĩa Giáo.

Fully express: Bối Hiển—Hiển lộ trọn vẹn.

Fully ordained (a): See Toàn Phần Giới. Fully ordained monk: Bhiksu (skt)—Biku (jap)— Pigu (kor)—Gelong (tib)—See Bật Sô.

Fully ordained nun: Bhiksuni (skt)—Nun—A female observer of all the commandments—See Tỳ Kheo Ni.

Fully realize: See Liễu Đạt.

Fully realized: Bối Chứng Đắc—Đã chứng đắc trọn vẹn.

Fully replete: Nhất Thiết Bối Túc—Hết sức đầy đủ.

Fully revealed teaching: See Liễu Nghĩa Giáo. Fully understand reality: Liễu Tri Chân Thực— Hiểu rõ hết thực tại—See Liễu Tri.

Fumai (jap): Not being unclear—Bất muội—Not being unclear about cause and effect, not falling subject to cause and effect.

Fumai-Inga (jap): Bất Muội Nhân Quả—Without ambiguity in the law of cause and effect, not being unclear about cause and effect—See Bất Lạc Nhân Quả Và Bất Muội Nhân Quả.

Fumbetsu (jap): Vibhajya, Vibhaga, Prativikalpa, or Vikalpa (skt)—Discrimination—Distinction—

Phân Biệt.

Fumetsu (jap): Anirodha or Anishthita (skt & p)— Bất diệt hay không bị tiêu hủy—Eternal— Everlasting—Immortal—Not destroyed—Not extinguished—Not subject to annihilation—No disappearance—Undying (not dying)—

Unextinguished.

Fumigate (v): Huân (xông ướp).

Fumigation (n): Vasita (skt)—See Huân Tập. Fumon (jap): 1) Universal gate: Samantamukuha (skt)—See Phổ Môn; 2) Not hearing:

Bất Văn.

Fumonen (jap): Bất Vọng Niệm—No deluded thought—No false or misleading thoughts—See Vọng Niệm.

Fumon-in (jap): Phổ Môn Viện—Universal gate institute.

Fumon-ji (jap): Phổ Môn Tự—Universal gate monastery.

Fumon Zenji (1212-1291): Phổ Môn Thiền Sư— Name of a famous Japanese Zen master in the thirteen century, of the Shoichiha branch in Japan, one of the branches from Rinzai school—Tên của một Thiền sư nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIII, thuộc phái Thánh Nhất ở Nhật Bản, một trong những nhánh thiền trong trường phái Lâm Tế.

Function (n): Vyapana (skt)—Chức năng—Công dụng—Công năng—Tác dụng—See Dụng Đại.

Function of the Buddha’s profound meditation:

Tác dụng thiền định của Phật thâm áo. Function of cognition: Dụng của tâm vương— See Tâm Vương Dụng.

Function of dharma: Gunapadarthah (skt)—Đức Cú Nghĩa—Công năng của pháp. Functions free from marks: See Ly Tướng Tác Dụng.

Function of hearing: Savaka-kicca (p)—Thính Giác—Sense of hearing.

Functions of the mind: Chức năng của tâm—See Tâm Dụng.

Function of seeing:

  1. Dassana-kicca (skt)—Nhãn Kiến.
  2. Ningen (jap)—Nhân Nhãn—Concrete eye. Function of smelling: Ghayana-kicca (skt)—

Khứu Giác.

Function of taste: Sayana-kicca (p)—Vị Giác— Organ of taste.

Function or temporal body: Vi vật thân.

Function of wisdom: See Tuệ Giải. Functional Buddhism: Phật Giáo Luận Tác

Dụng.

Functional dispensation: Quyền miễn giải chức vụ.

Functional nature of things: Tánh tướng hữu vi.

Functional theory: Tác dụng của giáo lý.

Functionally perfect and complete wisdom:

Quyền trí hay Tục Trí—See Phương Tiện Trí.

Functioning: Hoạt động.

Functioning Buddha-nature: See Hành Phật

Tánh.

Functioning dharma: Active dharmas—See Hữu

Vi Pháp.

Functioning glorious body: Báo thân— Enjoyment body—Body of recompense of a Buddha—The reward body of a Buddha—See

Thọ Dụng Thân.

Functioning of the mind: Sự vận hành của Tâm. Functioning mind and its conditions: See Tâm Vương Tâm Sở.

Functioning mind as a whole: See Tâm Vương. Fundamental (a): Cơ bản—Bản lai—Nguyên lai—Nguồn gốc—Original—Basic—Radical. Fundamental ability: Motive power—Căn cơ. Fundamental afflictions: Klesha (skt)—See Căn Bản Phiền Não.

Fundamental articles: Những tín điều cơ bản. Fundamental awareness: Prakriti-buddhi (skt)— See Bổn Giác.

Fundamental Buddha: See Lý Pháp Thân.

Fundamental Buddha-nature: See Lý Phật Tính. Fundamentals of Buddhism: Nền tảng của Phật giáo—Phật Pháp căn bản.

Fundamental cause: The causal ground—See

Nhân Địa.

Fundamental consciousness: Mula-vijnana

(skt)—Fundamental vijnana—Bổn thức—See A Lại Da Thức.

Fundamental darkness: Original darkness— Original ignorance—Radical Ignorance—See Vô Thủy Vô Minh.

Fundamental delusions: Fundamental passions— See Căn Bản Phiền Não.

Fundamental doctrine: Bổn giáo—The fundamental doctrine (of One Vehicle as declared in the Lotus Sutra).

Fundamental of each individual: True nature, i.e. the Buddha-nature—Chân tính.

Fundamental elements: Sad-dhatavah (skt)— Radical element—Original element—Yếu tố căn bản.

Fundamental essence and external activity:

Absolute and relative—Formless and with form— Noumenon and phenomenon—Principle and practice—Visible and invisible—See Kiến Phi

Kiến.

Fundamental fault: Bổn Trược—Sai lầm căn bản.

Fundamental form: Prakriti (skt)—Hình thái cơ bản—See Bổn Lai.

Fundamental great vow: See Bổn Đại Nguyện.

Fundamental ignorance: The radical, fundamental, original darkness or ignorance—See Căn Bản Vô Minh.

Fundamental illusions: Mulaklesa (skt)—See

Căn Bản Phiền Não.

Fundamental law: Siddhanta or Hetu (skt)— Ruling principle—Essential elements—See Lý.

Fundamental meaning: Supreme meaning, the supreme reality, i.e. enlightenment—Nghĩa căn

bản tối thượng của sự lý hay chân lý tối thượng, hay sự giác ngộ—See Thánh Đế Đe Nhất Nghĩa. Fundamentals of morality: Predisposition to virtue, to a religious life—Đạo căn.

Fundamental nature of all existence is pure like the lotus: See Nhất Thiết Như Lai Chư Pháp Bổn Tánh Thanh Tịnh Liên Hoa Tam Muội. Fundamental nature is originally pure: Tự tánh nguyên thủy là thanh khiết—See Tự Tánh Thanh Tịnh.

Fundamental nature is pure: Prakrtiprabhasvaram (skt)—Bản Nhiên Thanh Tịnh— See Tự Tánh Thanh Tịnh.

Fundamental option: Sự lựa chọn cơ bản. Fundamental passions: Mê mờ nghi hoặc— Fundamental illusions—See Căn Bản Phiền Não. Fundamental person or embodiment of a

Buddha or bodhisattva: See Bổn Pháp Thân. Fundamental principles: Ultimate principles—

Tông cực, giáo lý căn bản.

Fundamental principles of a religion: Giáo lý. Fundamental Purity of the Mind: Tính thanh tịnh căn bản của tâm—See Bổn Tâm Thanh Tịnh.

Fundamental quality: See Tư Chất.

Fundamental reality: See Thực Bổn.

Fundamental reality is the only illumination:

See Thiên Chân Độc Lãng.

Fundamental recognition: Sự chấp nhận cơ bản.

Fundamentals of religion: Đạo thể—

Embodiment of truth—See Chân Thể. Fundamental substance: Body of all things—Lý thể.

Fundamental teachings of the Buddha: Căn bản giáo lý của Đức Phật.

Fundamental tenets of a sect: See Tông Yếu.

Fundamental text: Great book—See Đại Bổn.

Fundamental Verses on the Middle Way: Mulamadhyamakakarika (skt)—See Căn Đế

Trung Quán Luận Thích.

Fundamental vijnana: See Bổn Thức.

Fundamental wisdom: See Thể Trí.

Fundamentalism (n): See Cơ Bản Chủ Nghĩa.

Fundamentalist (n): Người theo chủ nghĩa cơ bản, đối lại với người theo thuyết duy tân hay đổi mới

Fundamentals of the Buddhist faith: Những điều cơ bản trong niềm tin của Phật giáo.

Fundamentals of morality: Predisposition to virtue, or to a religious life—Đạo căn. Fundamental vijnana: The root of all things— See Bổn Thức.

Fundamentally: Coming from the root—

Originally—See Bổn Lai.

Fundamentally unreal: Fundamentally immaterial or void—Chư pháp (hữu vi và vô vi) cuối cùng đều là không—See Tất Cánh Không.

Funeral: (a): Thuộc về tang lễ—(n): Đám tang. Funeral candles: Đèn cầy dùng trong tang lễ.

Funeral ceremony: Đám ma—Funeral service. Funeral oration: Bài điếu văn trong tang lễ.

Funeral services (Buddhist rites): Tang lễ theo nghi thức Phật giáo.

Funeral Zen: A popular expression used to describe the extent to which the Zen school of Buddhism is practiced in Japan today, especially by lay practitioners. Although most Japanese may be considered members of one Buddhist sect or another, most have contact with Buddhism only at funeral or memorial services. This is equally true for lay members of the three major Zen sects: Sôtô, Rinzai, and Obaku. Very few Japanese Zen Buddhists receive instructions in the teachings of Zen or in the practice of seated meditation. Indeed, only a small minority of Buddhist temples and monasteries in Japan offer to lay people the option of joining in sessions of seated meditation. Few Zen clergy regularly practice meditation after initial monastic training which qualifies them for the ordination. Most serve as local parish priests, offering services such as funeral and memorial rites for their members. Historically, the close association of Zen and funeral practices can be explained by studying the rapid spread of Zen during the medieval (1185-1600) and early modern (1600-1867) periods. During the medieval period, Sôtô Zen leaders sought to popularize the sect among the warrior and commoner classes in Japan by offering funeral services to lay members. Later, in the Tokugawa period (16001867), government policies spread the use of

Buddhist funerals throughout the entire populace.

First, the government required that every Japanese be registered as a member of a Buddhist temple. Second, the government required that, when a death occured, a Buddhist monk examine the body before filing a report and issuing a death certificate. Even today, the vast majority of Japanese make use of Buddhist services to honor the deceased—Một thuật ngữ thông thường được dùng để diễn tả sự quảng bá của Phật giáo Thiền tông được tu tập ngày nay, đặc biệt là những người cư sĩ tại gia. Mặc dầu hầu hết người Nhật đều được xem là thành viên cua một tông phái Phật giáo này hay tông phái kia, đa phần có được mối liên lạc với Phật giáo chỉ qua tang lễ hay lễ tưởng niệm mà thôi. Điều này cũng đúng cho cư sĩ của ba tông phái chính: Tào Động, Lâm Tế, và Hoàng Bá. Có rất ít người tại gia nhận được sự chỉ dạy giáo thuyết Thiền hay tu tập tọa thiền. Kỳ thật, chỉ có một thiểu số các chùa viện để cho cư sĩ tại gia sự lựa chọn tham dự vào các thời khóa tọa thiền. Chỉ một vài tu sĩ thường xuyên tu tập thiền định sau huấn luyện lúc đầu để được thọ giới. Hầu hết chỉ phục vụ như những vị linh mục của giáo khu để cung cấp dịch vụ cho tang lễ và những nghi lễ khác cho các thành viên. Về phương diện lịch sử mà nói, sự liên hệ mật thiết giữa Thiền và lễ tang có thể được giải thích bằng cách nghiên cứu sự lan truyền nhanh chóng của Thiền trong thời trung cổ và buổi sơ kỳ của thời cận đại. Trong thời trung cổ, các vị lãnh đạo Thiền Tào Động đã tìm cách phổ thông hóa tông phái của mình trong số giai cấp các chiến sĩ và thường dân ở Nhật bằng phương cách cung cấp những dịch vụ ma chay cho các thành viên tại gia. Về sau này, dưới triều đại Đức Xuyên, với những chính sách của chính phủ làm lan rộng sự sử dụng nghi lễ ma chay trong toàn thể quần chúng. Trước nhất, chính phủ đòi hỏi mọi người dân Nhật đều phải ghi danh làm thành viên của một tự viện. Thứ nhì, chính phủ đòi hỏi rằng khi có người chết, một vị Tăng Phật giáo phải khám nghiệm tử thi trước khi làm báo cáo để cấp giấy khai tử. Ngay đến ngày nay, phần lớn người Nhật vẫn còn sử dụng những dịch vụ theo nghi lễ Phật giáo để vinh danh người quá vãng.

Fun’yo-Mutoku-Zenji Goroku (jap): Phần Dương Vô Đức Thiền Sư Ngữ Lục—See Fên-yang Wu-te Ch’an-shih Yu-lu.

Funyô Roku: Fun’yo-Zensho Goroku (jap)—Ngữ lục của Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu—Fênyang Shan-chao’s Records of teachings—See Phần Dương Thiện Chiêu Thiền Sư.

Fun’yô-Zenshô (jap): Fên-yang Shan-chao— Fenyang Shanzhao—Thiền sư Phần Dương (9471024)—See Phần Dương Thiện Chiêu Thiền Sư. Funzo (jap): Pamsu-kula (skt)—Dust-heap—Filthswept—Rags—See Phấn Tảo.

Funzôe (jap):

  1. Kasaya (skt)—Pháp Phục—Dharma garment—Monk robe—Ca La Sa Dị—See Cà

Sa.

  1. A robe of rags—See Phấn Tảo Y. Furaku (jap): Not falling—Not falling down into—Bất Lạc—Không rơi vào.

Furaku-Inga (jap): Bất Lac Nhân Quả—Không bị rơi vào quả báo nhân quả—No falling subject to karmic retribution, not falling into cause and effect—See Bất Lạc Nhân Quả Và Bất Muội Nhân Quả.

Furin (jap): Vayumandala (skt)—Air wheel— Wheel of Wind—See Phong Luân.

Furious (a): Nóng giận—Hot-headed—Angry.

Furi-Sorin (jap): Pindavana (skt)—Tùng Lâm— Khu rừng cây tùng—Pine forest—A Clump of forest—A large assembly of monks—A monastery—Thick forest.

Furnace: Hỏa lò.

Furong Daokai: Fuyo-Dokai (jap)—Fu-jung T’ao-k’ai—See Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư.

Further karma: See Nghiệp Dư.

Further necessary: Cần thiết hơn nữa.

Further passion and illusion: See Phiền Não Dư.

Further retrogression: Thối chuyển xa hơn nữa.

Furuna (jap): Punna (p)—Purna (skt)—One of the 1250 Arhat disciples of the Buddha—See Phú Lâu Na.

Furuta Oribe (jap): Cổ Điền Chức Bộ—Name of a Japanese Zen monk—Tên của một vị Thiền Tăng Nhật Bản.

Furuta Shokin (jap): Cổ Điền Thiệu Khâm—Tên của một vị Thiền Tăng Nhật Bản—Name of a Japanese Zen monk.

Furyu-monji (jap): A Japanese term, literally means ‘not depending on sacred writings’ or

‘without reliance on words or letters’; practitioner’s nondependence on sacred writings, a characteristic of Zen. The Zen tradition maintains that the Dharma cannot be adequately expressed through human language. Therefore, transmission of the Dharma from a Zen master to a disciple is said to occur from mind to mind, without any dependence upon the written scriptures of Buddhism. The phrase is actually one line of a Chinese verse traditionally attributed to

Bodhidharma—Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là ‘không tùy thuộc vào kinh điển’; sự độc lập của hành giả đối với giáo điển, một trong các đặc trưng của Thiền. Truyền thống Thiền ủng hộ việc Pháp không thể được diễn tả đầu đủ bằng ngôn ngữ của nhân loại. Vì vậy, người ta nói việc truyền Pháp từ một vị thầy sang đệ tử phải từ tâm sang tâm, chứ không tùy thuộc vào văn tự chữ viết trong kinh điển Phật giáo. Kỳ thật, từ ngữ này là một dòng trong bài kệ bằng tiếng Hoa mà người ta cho là của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Fusa (jap): A Japanese term, roughly means ‘tea for all’—See Đại Chúng Trà. Fusatsu (jap): Upavasatha—posadha—Uposana (skt)—Uposatha (p)—See Bố Tát.

Fuse: Unity—Hợp nhứt, dung thông, hòa tan.

Fuse (jap): Dana (skt)—Giving—See Bố Thí.

Fusetsu (jap): Phổ Thuyết—Zen sermon—A

Japanese term, literally means ‘propagation of the words’; general term for the presentation of Buddhist teachings in a Zen monastery—Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là ‘sự truyen bá lời dạy’; từ nói chung về việc trình bày học thuyết Phật giáo trong một thiền viện.

Fu-Shaku-Shinmyo (jap): See Bất Tích Thân Mệnh.

Fu-shan Fa-yuan: See Phúc Sơn Pháp Nguyên Thiền Sư.

Fushan Fayuan: Fuzan Hoen (jap)—See Phúc Sơn Pháp Nguyên Thiền Sư.

Fushi-Gi (jap): Bất Tư Nghĩa—Not to think intellectually.

Fushigi-Gedatsu (jap): Inconceivable liberation—Bất Tư Nghì Giải Thoát, sự giải thoát không thể nghĩ bàn được.

Fushiki (jap): Bất Thức—Không biết—Unaware. Fushin (jap): Không xét rõ—Unattended— Everything is not totally clear—See Bất Thẩm.

Fushiryotei (jap): Bất Tư Lượng Để, trạng thái vượt ra ngoài sự suy nghĩ—The state beyond thinking.

Fushizen-fushiaku (jap): Neither think of wholesome nor unwholesome—See Bất Tư Thiện

Bất Tư Ác.

Fusho (jap): The ultimate state—See Bổ Xứ.

Fushô (jap):

  1. Name of a monk: Sư Phổ Chiếu (Nhật Bản).
  2. Anutpatti or Anutapada or Anutpanna (skt)— Asara (p)—Asaru (p)—Chẳng sanh hay chẳng tái sanh—Unborn—Non-birth (not being born)—See Bất Sanh.

Fusho-Bosatsu (jap): A Bodhisattva at the place of assignment in one life—See Nhất Sanh Bổ Xứ

Bồ Tát.

Fushô-Fumetsu (jap): Unborn and undying or not arising and not passing into extinction—A Japanese Buddhist term for “Neither to be born nor ended,” or “No appearance nor disappearance.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản dùng để chỉ “Bất sanh bất diệt.”—See Bất Sanh Bất Diệt.

Fushô kokushi goroku (jap): Phổ Chiếu Quốc Sư Ngữ Lục—Ngữ lục của quốc sư Phổ Chiếu—Fu- Chao’s teaching records (Chinese National Master).

Fushô Zen (jap): Unborn Zen—Thiền Vô Sanh— See Vô Sanh and Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư.

Fushu-Nyorai (jap): Phổ Thủ Như Lai—Thus Come—One who has arrived at the state of reality.

Fusion (n): Sự hội nhập—Sự sáp nhập.

Fusion of Zen with everyday life: Sự hội nhập thiền quán vào đời sống hằng ngày—See Thiền Trong Đời Sống.

Fusu (jap): Phụ tá Tăng Giám Sát (Giám Tăng)— Assistant supervisor, one of the six senior monks known as the Eastern rank at a Zen monastery who assist the abbot in managing the administrative aspects of the community—Một trong sau vị Tăng nhóm Đông Ban phụ tá Sư trụ trì quản lý tài sản của tự viện—See Stewards and Chief Supervisor Monk.

Futan-ku (jap): Tanku (jap)—Not just emptiness; the insight that the true nature or Buddha-nature of all phenomena is neither existence nor nonexistence, but rather both and yet neither, depending on the viewpoint from which phenomena are regarded—See Chân Không Diệu

Hữu (2).

Futei (jap): Bất Đình—Không ngừng, thời gian không đứng yên ở hiện tại—Not ceasing, the time in the present is not standing still.

Futile (a): Vitatha (p & skt)—Vọng—False— Unreal—Untrue—Vain.

Futility (n): Phù phiếm.

Future: 1) Coming: Anagato addha (p)—Vị lai; 2) Torai (jap): See Đương Lai.

Future aeon: Kiếp trong tương lai—See Tinh Tú

Kiếp.

Future Buddha: Maitreya (skt)—See Di Lặc. Future cause: Nhân vị lai—Nhân về sau nầy.

Future generations: Hậu bối.

Future kalpa: Tinh tú kiếp. Future karma: Quả báo thời vị lai—See Hậu Hữu.

Future life: Kiếp sau.

Future rebirth: Lai Sanh—Kiếp sau—The future life.

Future reincarnation: Sanh báo—Nghiệp báo trong tương lai.

Future requital: Future retribution—See Hậu

Báo.

Future result: See Sanh Báo. Future retribution: Posterior retribution—See Hậu Báo.

Future retribution karma: Apara-paryayavedaniya-karma (skt)—See Hậu Báo Nghiệp. Future treasure: Anagata-kosa (skt)—Vị Lai

Tạng.

Future world : Lai Thế—Kiếp tái sanh trong tương lai—Future rebirth.

Fuyo (jap): Bất Dụng—See Useless. Fuyo-Dokai (jap): Fu-jung T’ao-k’ai—See Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư.

Fuyo-kyo (jap): Lalita-vistara-sutra (skt)—Sutra of Diffusion of Shining—Kinh Phổ Diệu. Fuzan-Genshutsu (jap): Phủ Sơn Huyền Chuyết—Name of a monk. Fuzan Hoen (jap): Fu-shan Fa-yuan—Fushan Fayuan—See Phúc Sơn Pháp Nguyên Thiền Sư. Fuzen-gon (jap): Akusalamula (skt)—Not wholesome roots—Bất thiện căn.

Fuzenna (jap): Không bị ô nhiễm—

Untaintedness—Bất Ô Nhiễm. Fuzoku (jap): Phó Chúc—To deliver (things) and to entrust to (work)—Phó thác hay giao phó, đem vật trao gọi là phó, đem việc trao gọi là chúc.

G

Ga (jap): Atta (p)—Atman (skt)—Ego—I—Me— Self—Myself—See Ngã.

Gabbha (p): Garbha (skt)—Nghiệt Lạt Bà—The womb, interior part—Thai Tạng (bên trong thai). Gabbha-vakkanti (p): Garbha-vakranti (p)—Sự thụ thai trong bụng mẹ—Conception. Gachati (skt): Già Xa Đề—Tiến bộ—Progress. Gachi (skt): An ancient kingdom between Balkh and Bamian—See Yết Chức. Gaddula-sutta (p): See Sutra on the leash.

Gadgadasvara (skt): Wonderful Sound Bodhisattva, master of seventeen degrees of samadhi, whose name heads cap 24 of the Lotus Sutra—See Diệu Âm Bồ Tát. Gadgadasvara-bodhisattva (skt): See Diệu Âm

Bồ Tát.

Gadura (skt): Ca-Lâu-La—See Kim Xí Điểu.

Gagana (skt): Ca Ca Na—Bầu trời hay không trung—The firmament—Space. Gagana (skt): Hư không—Sky—Space. Gaganacara (skt): Birds in the sky—Loai chim trên trời.

Gaganacarin (skt): Giáng Thế—Coming from the sky—Descend to earth from above (as Buddhas). Gaganadhvaja (skt): Aditya (skt)—Mặt trời— Thái Dương—Sun.

Gaganaga (skt): Moving in the sky—Di chuyển trong không trung.

Gagana-gaja (skt): Kim Cang Tràng Bồ Tát— Pennant-Vajra Bodhisattva.

Gagana-garbha (skt): Hư không tạng— Treasure of space.

Gagana-garbha-bodhisattva (skt): Akasagarbha (skt)—Aksagarbha (skt)—Hư Không Tạng Bồ Tát—Bodhisattva of Space—Treasure of space Bodhisattva.

Gaganagati (skt): Beings in the sky—Habitant in the sky—Chúng sanh trên trời. Gaganakusuma (skt): Gaganapushpa (skt)—Hư Không Hoa—Flowers in the sky.

Gaganamala (p): Hư Không Vô Cấu.

Gaganamati (p): Space-like wisdom

Bodhisattva—Hư Không Huệ. Gagananagara (skt): Town in the sky—Hư

Không Thành.

Gaganananta-vikrama (skt): Beyond the realm of infinite space Bodhisattva—Không Vô Biên Xứ Việt Bồ Tát.

Gagananta-vimala-vajradhara (skt): Hư Không Vô Cấu Trì Kim Cang Bồ Tát—Uncontaminated Diamond holding Bodhisattva.

Gaganapriya (skt): Fond of the sky—Thích ở trên trời.

Gaganapushpa (skt): Gaganakusuma(skt)—See Hư Không Hoa.

Gaganaromantha (skt): Absurdity—Nonsense—

Phi lý.

Gaganasad (skt): Gaganagati (skt)—Beings in the sky—Habitant in the sky—Chúng sanh trên trời. Gaganasparsana (skt): Touching the sky—Xúc chạm đến bầu trời.

Gaganastha (skt): Situated in the sky—Ở trên bầu trời.

Gaganatala (skt): Vault of the sky—Vòm trời.

Gaganaviharin (skt): Sporting in the sky—Thể thao trên trời.

Gahakaraka (skt): The builder of the house of self—See Ốc Xá Giả.

Gahapataggi (p): The fire of the householder—

Lửa của người gia chủ.

Gahapati (p): Grhaparti (skt)—Cư sĩ.

Gahattha (p): Laypeople—See Tại Gia. Gaibhakosa (skt): Garbhadhatu (skt)—See Thai

Tạng Giới.

Gaiku (jap): Bahirdha-sunyata (skt)—Emptiness of the outer things—External space—See Ngoại Không.

Gain: Labho (p)—Đắc hay được lợi.

Gain comprehension of the unobstructed realm of the cosmos of reality: Đồng chư Như

Lai liễu đạt pháp giới vô ngại cảnh giới.

Gain control of one’s own mind: Làm chủ được tâm mình.

Gain (win) the Dharma vision: Đắc Pháp nhãn. Gain fame and money: Đạt được danh lợi và tiền tài.

Gain of health: Vô Bệnh Thành Tựu—One of the five kinds of gain.

Gain the Heavenly Eye: Win divine vision—Đắc

Thiên nhãn.

Gain (v) knowledge of: Janati (p)—Jnatum

(skt)—Hiểu biết.

Gain and loss: Success or failure—Thành bại— Đắc Thất—Gain and loss—Winning and losing— Thắng phụ—Được thua.

Gain of morality: Giới Thành Tựu. Gain the path of purity and tranquility: Đạt đến con đường thanh tịnh (thanh tịnh đạo).

Gain, praise, honour, and ill-gotten fame: Labha-siloka-sakkara-micchayasa (p)—Thâu đoạt bất chánh, tiếng tốt, danh vọng, lời khen tặng và lợi lộc.

Gain (get) profit: Được lợi ích. Gain (achieve) the realization: Thành tựu sự thực chứng.

Gain of relatives: Thân Thuộc Thành Tựu.

Gain of right views: Kiến Thành Tựu.

Gain in our social relations: Có lợi trong giao tiếp xã hội.

Gain superknowledge: Attain supreme

knowledge—Achieve wisdom—Đạt được tối thắng trí.

Gain true insight (knowledge or understanding): Đạt được trí huệ như thật (chánh trí).

Gain of wealth: Tài Sản Thành Tựu.

Gaining: Patilabha (p)—Đang đắc được.

Gaining new insights through studying old material or reviewing the past helps one understand the present: Ôn chuyện cũ để biết chuyện mới (Ôn cố tri tân).

Gaining knowledge-and-vision in meditation: Tu Tập Thiền Định Đưa Đến Chứng Đắc Tri Kiến. Gaining rebirth to the Pure Land: To be reborn in the Pure Land—Vãng Sanh Tịnh Độ.

Gaining relinquishment: Xả Thắng Xứ. Gaining tranquility: Chỉ Tức Thắng Xứ.

Gaining truth: Đế Thắng Xứ.

Gaining wisdom: Tuệ Thắng Xứ.

Gaiten-Gaichi (jap): The whole sky (the whole heaven) and the whole earth—See Cái Thiên Cái Địa.

Gaja (skt): Elephants—Tượng (voi). Gajapati (skt): Lord of Elephants—See Tượng Vương.

Gajasira (p): Gajasirsa (skt)—Núi Đầu Voi— Elephant’s Head Mountain—Hai đỉnh đã được nói đến—See Tượng Đầu Sơn. Gajasirsa (skt): Gajasira (p)—See Tượng Đầu Sơn.

Gaki (jap): Preta (skt)—Hungry ghosts—See Ngạ

Quỷ.

Gaku (jap): Saiksa and Asaiksa—A Japanese Buddhist term for “Learn.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản co nghĩa là “Học.”

Gakuchi (jap): Saiksa (skt)—Sekha (skt)—The learning state—The stages in which one who is still learning—Học Địa, những giai vị mà hành giả vẫn còn phải học—See Hữu Học.

Gakudô-Yôjin-Shu (jap): Học Đạo Dụng Tâm Tap—A written work of the Japanese Zen master Dogen Zenji, in which he put forward ten rules for beginners on the path of Zen—Tác phẩm của thiền sư Đạo Nguyên, trong đó trình bày mười quy tắc cho những người mới bắt đầu con đường Thiền.

Gakuji (jap): Inscribed tablets used in Zen monasteries to indicate the name of monastery buildings and offices; tablets also announce upcoming or ongoing functions, such as sermons, Zen sessions, and so on—Những tấm bảng được dùng để ghi tên và nhưng phòng ốc của Thiền viện; những bảng này cũng công bố những công việc đang diễn ra hay sẽ diễn ra, như thuyết giảng, những khóa tu thiền, vân vân.

Gakunin (jap): Học Nhân—Student or disciple. Gakuto (jap): Sư Học Đầu (Nhật Bản).

Galaxies (n): Dãy Ngân Hà—The Milky Way. Gamani (p): Người trưởng làng—Village headman—See Kinh Người Trưởng Làng. Gamani-samyutta-sutta (p): Sutra on the village headman, in the Samyutta Nikaya 42—Kinh

Người Trưởng Làng, trong Tương Ưng Bộ 42. Gamantarakappa (p): Gamantarapappa (p)—See

Tụ Lạc Gian Tịnh.

Gamble or bet on sport games, horse races, car races, and so on: To commit an Expression of Regret Offence—Đánh bạc và cá độ thể thao, đua ngựa, đua xe, vân vân là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Gamblers: Những kẻ cờ bạc.

Gambler cannot afford to maintain a wife: Vấn đề cưới gả không được tín nhiệm, vì người đam mê cờ bạc không thể quán xuyến lo lắng được vợ con—One is not in demand for marriage. Because a gambler cannot afford to maintain a wife.

Gambling: Bài bạc.

Gambling leads to robbery: Cờ bạc dẫn đến trộm cướp (Đổ dữ đạo vi lân, ý nói cờ bạc và trộm cắp là láng giềng).

Gamgadevi (skt): Hà Thiên—Hằng Già Đề Bà— Name of an Indian monk.

Gamini (skt): Name of a king—See Già Di Ni.

Gamini Sutra: See Già Di Ni Kinh. Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153): See Đại

Bảo Cáp Giải.

Gana (p): See Quần (2).

Gana (skt): Ghana (skt)—Già Na—Cứng chắc, dầy—Solid—Thick.

Gandakuti (skt): Phổ Hương Thất—Buddha’s abode at Jetavana—Tịnh thất của đức Thế Tôn trong khu Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.

Gandan (tib): Tusita heaven palace—Đâu Suất thiên cung.

Gandan Monastery: Name of the most influential monastery in Mongolia, located in Ulan Bator. It is the seat of the Khambo Lama, who is the spiritual head of Mongolian Buddhism. The current Khambo Lama is also the president of the Asian Buddhists’ Conference for Peace—Tên của một tu viện có ảnh hưởng lớn nhất ở Mông Cổ, tọa lạc tại Ulan Bator. Đây là trụ sở của Khambo Lama, vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Mông Cổ. Vị Khambo Lama hiện tại cũng là chủ tịch của Hội Hòa Bình của Phật Tư Á Châu.

Gandaprabhasa (skt): Hương Quang Phật—

Fragrant Light Buddha.

Gandavyuha (skt): Trang Nghiêm—See Thiện Tài Đồng Tử and Kinh Hoa Nghiêm.

Gandavyuha-sutra (skt): Flower Ornament Sutra—The Garland Sutra—See Kinh Hoa

Nghiêm.

Ganden: This is the the name of one of the three largest monasteries of the Gelukpa order of Tibetan Buddhism, the other two being Sera and Bras Spings. Its name is a Tibetan translation of Tusita (the paradise of Maitreya Buddha). Prior to the Chinese invasion and annexation of Tibet in the 1950s, it was one of the world’s largest monasteries, but it was largely destroyed by the Chinese Army. It was rebuilt in south India by monks who escaped the invasion, and the original site near Lhasa has been partially restored, although it now only houses a few hundred monks. It has traditionally been the main administrative center of the Gelukpa order, and the abbot of the monastery, the “Throne Holder of Ganden” is the head of the order—Đây là tên của một trong ba tự viện lớn nhất của trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, hai tự viện kia là Sera và Bras Spings. Tên của tự viện là từ tiếng Tây Tạng dịch ra chữ “Đâu Suất” (thiên đường của Đức Phật Di Lặc). Trước khi Trung Hoa xâm lăng và sáp nhập Tây Tạng vào thập niên 1950s, nó là tự viện lớn nhất thế giới, nhưng phần lớn đều bị tàn phá bởi quân đội Trung quốc. Những vị Tăng vượt thoát khỏi Tây Tạng sau cuộc xâm lăng đã tái xây dựng lại mot ngôi tự cũng mang tên “Ganden” tại miền Nam Ấn, và ngôi tự viện cũ gần Lhasa cũng được tái thiết, mặc dù bây giờ nó chỉ còn có khoảng chừng vài trăm Tăng sĩ mà thôi. Nó đã từng là trụ sở hành chánh chính của trương phái Gelukpa, và vị trụ trì của tự viện, “Vị Giữ Ngôi Ganden” là vị tổ của môn phái Gelukpa. Gandha (skt): Kiện Đạt—Smell (scent): Hương thơm—A tree producing incense: Một loại cây làm nhang thơm.

Gandhabba (p): Driza (tib)—Celestial musician—See Càn Thát Bà.

Gandhabbakaya-samyutta (p): Tương Ưng Càn Thát Bà—Sutra on Gandhabba devas, in the Samyutta nikaya XXXI—Kinh Càn Thát Bà Thiên, Tương Ưng Bộ XXXI. Gandhabija (skt): Fragrant seeds—Hương Chủng Tử—Hạt thơm.

Gandhadala (skt): Gandhaparna (skt)—Fragrant leaves—Hương Diệp—Lá thơm. Gandhadaru (skt): Agalu(skt)—Fragrant wood— Hương Đàn—Gỗ trầm hương—Aloe wood—Gỗ thơm.

Gandhadharin (skt): Possessing perfumes—Có mùi thơm.

Gandhadvara (skt): Perceptible through odors—

Biết nhờ có nùi hương.

Gandhagrahaka (skt): Perceiving odors—Ngửi được mùi.

Gandhaguna (skt): Hương Đức—Property of odors.

Gandhahasti (skt): Fragrant elephant—See Hương Tượng.

Gandhahastin Bodisattva (skt): Càng đà ha đề Bồ Tát—Fragrant elephant Bodhisattva—Hương

Tượng Bồ Tát.

Gandhaja (skt): Hương Chất—Fragrant substances.

Gandhajala (skt): Fragrant water—Hương thủy

(nước thơm dùng trong các buổi lễ tôn giáo).

Gandhakasuma (skt): Fragrant blossom—Hương Hoa—Hoa thơm.

Gandhakunjaranaga (skt): Bạch Hương Tượng Bồ Tát—White Fragrant Elephant Bodhisattva. Gandhakuti (skt): House of incense—See Hương

Thất.

Gandhalaya-buddha (skt): Buddha of the Fragrance Land—Hsiang-Chi Buddha—Hương

Tích Phật.

Gandhalubdha (skt): Desirous of odors—Thích mùi thơm.

Gandhamadana (skt): Incense-mountain—See Hương Sơn.

Gandhamadana-giriraja (skt): Hương Sơn Vương—King of incense-mountain. Gandhamatri (skt): Mother of odors—Hương

Mẫu.

Gandhamula (skt): Hương Căn—Fragrant root. Gandhapalin (skt): Preserving perfumes—Giữ mùi thơm.

Gandhaparna (skt): Gandhadala (skt)—Fragrant leaves—Hương Diệp—Lá thơm. Gandhapattra (skt): Gandhadala (skt)—Fragrant leaves—Hương Diệp—Lá thơm. Gandhaphala (skt): Fragrant fruit—Hương Quả.

Gandhapisacika (skt): Fragrant smoke—Hương Yên—Smoke of burnt fragrant resin—Khói thơm của nhựa cây khi được đốt cháy.

Gandhapita (skt): See Gandhakasuma. Gandhaprabhasa-buddha (skt): Hương Quang

Phật.

Gandhapushpa (skt): Gandhakasuma (skt)— Gandhapita (skt)—Fragrant blossom—Hoa thơm. Gandhara (skt): Xứ Kiền Đà Vệ—Name of an ancient kingdom, north of India—See Kiện Đà La.

Gandharaja (skt): See Hương Vương. Gandharaja-Avalokitesvara (skt): Hương Vương Quán Âm—Kuan-Yin Gandharaja.

Gandhari (skt): See Kiện Đà Lê. Gandharva (skt): Gandhabba (p)—Driza (tib)— Celestial musician—See Càn Thát Bà. Gandharva city: Gandharva-upama (skt)—

Mirage city—See Càn Thát Bà Thành.

Gandharva-upama (skt): Syllogism on

Gandharva city—Càn thát bà thành dụ. Gandhastha (skt): Gandhadaru (skt)—See Hương

Đàn.

Gandhastin Bodhisattvas: Aniksiptadhura (skt)—Never-giving up Bodhisattva—Never retiring Bodhisattva—See Càng Đà Ha Đề Bồ

Tát.

Gandhatthena-sutta (p): Sutra on the Thief of a Scent, in the Samyutta nikaya, IX.14—Kinh Kẻ Trộm Mùi Hương, trong Tương Ưng Bộ, IX.14. Gandhavari (skt): Gandhajala (skt)—Fragrant water—Hương thủy (nước thơm dùng trong các buổi lễ tôn giáo).

Gandha-vijnana (skt): Knowing odor—Hương Thức.

Gandhavisaya (skt): Hương Cảnh—Fragrant scene.

Gandhavyuha (skt): Chapter of Practice and vow in the Adornment Sutra—Phẩm Hành Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm.

Gandhayuti (skt): Fragrant powder—Bột thơm. Gandottama-Buddha (sk): Superior Fragrance Buddha—Hương Thượng Phật.

Gandrendriya (skt): Ghayana-kicca (skt)— Function of smelling—Organ of smell—Khứu

Giác.

Ganendra-buddha (skt): See Bất Khả Thuyết

Phật.

Ganga (skt): Ganges River—Hằng Hà.

Gangadatta (skt): See Hằng Già Đạt. Gangadevi (skt): Name of a female disciple of the Buddha—Hà Thiên—See Hằng Già Đề Bà. Gangadhara (skt): Ganges receiver—Ocean is Ganges receiver.

Gangadvara (skt): The gate of the Ganges—See Cạnh Già Hà Môn.

Gangaja (skt): Affluents: Phụ lưu sông Hằng— Sons of the Ganges, inhabitants who live in the vicinities of the Ganges: Những cư dân sống trong các vùng phụ cận của sông Hằng.

Gangajala (skt): Water of the Ganges—Nước sông Hằng—See Ganges.

Gangakusho (jap): A Japanese Buddhist term for “Returning pupil.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Hoàn học sinh” (Tăng sinh nhật du học trở về nước).

Ganga-lahari (skt): Wave of the Ganges—Sóng sông Hằng.

Ganga-madhya (skt): Bed of the Ganges—Lòng sông Hằng.

Gangamahatmya (skt): Poems in praise of the Ganges—Thi ca tán thán sông Hằng.

Ganga-nadi-valuka (skt): Countless as the sands of Ganges (numberless)—Sand of the Ganges—

Nhiều như cát sông Hằng.

Gagananagara (skt): Town in the sky—Thành phố trên trời.

Gangapattri (skt): Opposite the bank of the Ganges—Bên kia bờ sông Hằng. Gangaputra (skt): Ganges pilgrim—Người đi hành hương vùng sông Hằng.

Gangasnana (skt): Bathing in the Ganges, this is one of the wishes of the Ganges pilgrim—Tắm trên sông Hằng là một trong những ao ước của những người đi hành hương vùng sông Hằng. Gangateya (skt): Going in the Ganges—Đi trên sông Hằng.

Gangatira (skt): Bank of the Ganges—Bờ sông Hằng.

Gangayatra (skt): Pilgrimage to the Ganges— Cuộc hành hương vùng sông Hằng. Ganges (skt): The Ganges River—Sông Hằng— Hằng Hà—See Bát Hà.

Ganges pilgrim: Gangaputra (skt)—Người đi hành hương vùng sông Hằng. Ganges receiver: Gangadhara (skt)—Ocean is Ganges receiver.

Ganges River (skt): See Ganges.

Gangoji (jap): Chùa Nguyên Hưng (Nhật Bản).

Gangsters (n): Kẻ cướp bóc. Gangyo (jap): Sư Nguyên Hiểu—See Nguyên

Hiểu Thiền Sư.

Ganjin (jap): Chien-chen—Jian-Zhen (688763)—See Giám Chân.

Gantha (skt): Grantha (skt)—Attaching—Trói buộc—Bonds—Group of defilements—See Hệ

Phược.

Gantô Zenkatsu (jap): Yen-t’ou Ch’uan-huo— Yantou Quanhuo—See Nham Đầu Toàn Khoát

Thiền Sư.

Ganuda (skt): Công Đức Thi Bồ Tát.

Gaoan Dayu: Koan Daigu (jap)—Kao-an Tayu—See Cao An Đại Ngu Thiền Sư.

Gao Seng Zhuan: Biographies of Eminent Monks—Stories of Eminent monks—See Cao

Tăng Truyện.

Garan (jap): Temple—Già lam. Garanbô (jap): See Dharma lineages based upon the temple of residence.

Garan-ho (jap): Temple-dharma—Già lam pháp.

Garava-sutta (p): Sutra on Reverence, in the Samyutta nikaya, VI.2—Kinh Tôn Quí, Tương Ưng Bộ VI.2.

Garbage: Sweepings—Phấn tảo. Garbha (skt): Gabbha (p)—Nghiệt Lạt Bà—The womb, interior part—Thai Tạng (bên trong thai). Garbhadhatu (skt): Thai Tạng Giới—The womb treasury—See Tích Phược Câu.

Garbhadhatu mandala: Nhân Mạn Đà La—See

Thai Tạng Giới Mạn Đà La.

Garbhakosadhatu (skt): Thai Tạng Giới— Garbhadhatu.

Garbha-vakranti (skt): Gabbha-vakkanti (p)— Thác Thai—Sự thụ thai trong bụng mẹ—A womb—Conception.

Garden of Dharma: Buddhism—Pháp Uyển—

Vườn Pháp, chỉ Phật Giáo như một khu vườn sum suê tươi tốt.

Garden of joy: Nandana-vana (skt)—Hoan Hỷ Uyển—Hoan Lạc Viên—Hỷ Lâm Uyển—See Hoan Hỷ Lâm.

Garden of life and death: The mortal world—

See Sinh Tử Viên.

Garden of purity: Pure garden—Thanh tịnh viên—Monastery.

Garjita (skt): Lôi—Thunder—Thundering. Garland (n): Mala (skt)—Rosary—Chuỗi tràng hạt.

Garland of Buddhas Sutra: Buddhavatamsaka Sutra (skt)—MahaVaipulya-Avatamsaka-Sutra— See Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm. Garland of jatakas: Jatakamala-sastra (skt)— Luận Túc Sanh Truyện (Bản sanh man luận). Garland Ornament: Avatamsaka (skt)—Floweradorned—Hua-Yen—See Hoa Nghiêm. Garland Sutra: Avatamsaka-sutra (skt)— Flower Ornament Sutra—Flower Adornment Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm.

Garments: Y áo—Monks’ garments—See Cà Sa. Garment of cast-off rags: Monk’s robe—Phấn tảo y—Wearing patched robes—Broken patched robe—Y bá nạp—Mặc áo nạp y hay phấn tảo y, thứ áo khâu lại bằng những mảnh vải mà người ta đã vứt đi.

Garment of the field of blessing: Monk’s robe— Phước điền y—See Cà Sa.

Garment of liberation: Kasaya (skt)—Robe of liberation—Giải thoát y (áo cà sa)—Giải Thoát Tàng Tướng Y—The monk’s robe—See Cà Sa. Garments of merits: Công Đức Y—Given to monks and nuns after their summer retreat of ninety days—Dâng cúng lên chư Tăng Ni sau 90 ngày an cư kiết hạ.

Garments suited to the time or occasion: See

Thời Y.

Garubhanda (skt): Properties of the Sangha—

See Tài Sản Tăng Già.

Garuda (skt & p): See Kim Xí Điểu.

Garuda-raja (skt): The king of birds, with golden wings, companion of Visnu—Ca Lâu La Vương— See Kim Xí Điểu Vương.

Garu-dharma (skt): Kính Giáo—Unsurpassed rules of a nun—A vow of respect mandatory for all bhiksunis—See Bát Kính Giáo. Garuka (p): Trọng Nghiệp—Weighty karma. Garuka-kamma (p): Trọng Nghiệp—Serious karma—Weighty karma.

Garuka-karma (skt): Trọng Nghiệp—Weighty karma.

Garula (skt & p): Garuda (skt)—See Kim Xí

Điểu.

Gasan-jitô (jap): See Nga Sơn Thiều Thạc Thiền Sư.

Gasan-jo-seki (jap): See Nga Sơn Thiều Thạc Thiền Sư.

Gasô (jap): Họa Sĩ Tăng—”Painter-monk,” Zen monks and nuns traditionally use the visual arts, including a variety of painting and calligraphy styles to express their understanding of the Dharma—Thiền Tăng và Thiền Ni có truyền thống dùng nghệ thuật nhìn bằng mắt, bao gồm những kiểu tranh vẽ hay chữ viết đẹp để diễn đạt sự hiểu biết về Pháp của mình.

Gasshô (jap): Anajali (skt)—Joining together of the palms, a gesture of reverence—Salutation with joined hands—Joining the palms together— See Hợp Chưởng.

Gata (skt): Khứ—Đã ra đi—Chết—Dead— Deceased—Gone or departed. Gataghrina (skt): Không có lòng thương— Pitilessness—Unsympathetic.

Gate (n): Cổng vào.

Gate of adornment: See Trang Nghiêm Môn.

Gate of blessedness and virtue: Phúc đức môn— The first five of the six paramitas—Năm Ba La Mật đầu tiên—See Lục Độ Ba La Mật.

Gate of Buddha-wisdom: Trí huệ môn—One of the two kinds of Tathagata-wisdom—See Nhị Trí Viên Mãn.

Gates to the city of nirvana: Cổng Niết Bàn— See Tam Niết Bàn Môn.

Gate of creation and destruction: See Tâm Sinh Diệt Môn.

Gate of death: See Tử Môn.

Gate of deliverence: Cửa giải thoát—Dharma door—Door of liberation—Door of release—Gate of liberation—See Giải Thoát Môn. Gate of deliverance by the realization of the immaterial: See Không Giải Thoát Môn.

Gate of demons: Gate of ghosts—See Quỷ Môn. Gate of devils: Quỷ Môn. Gate of emancipation: Giải Thoát Môn— Emancipation-entrance.

Gate of enlightenment: See Bồ Đề Môn. Gate of essential teaching: Cửa tối yếu của giáo pháp la “Phát Bồ Đề Tâm Nguyện”—See Giáo Pháp Tối Yếu Môn.

Gate, Gate: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha—The first words of a mantra uttered by the Bodhisattva Avalokitesvara, when he came to the end of his severe mental struggles and broke the last ties of “self”. The whole mantra runs: “Gate, gate, paragate, parasangate, bodhi, swaha.”—Những chữ đầu trong câu thần chú được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc lên khi Ngài chấm cuộc phấn đấu quyết liet ở tâm linh và phá vỡ nút thắc của “tự ngã”.

Gate of immortality: See Vô Sinh Môn. Gate of liberation: Cửa giải thoát—Dharma door—Door of liberation—Door of release—Gate of deliverence—See Giải Thoát Môn. Gate of life-prolonging dharani: See Diên Thọ Môn Đà La Ni.

Gate of mercy: Buddhism—Phật giáo—See Từ Môn.

Gate of a monastery: Sơn môn. Gate into Nirvana: Door into Nirvana—Niết Bàn Môn—Cửa vào Niết Bàn.

Gate of nonduality: Cửa Bất Nhị—See Bất Nhị Môn.

Gate of pity: The Buddha-pity or the way of pity directed to others—See Bi Môn.

Gate of purity: See Tịnh Môn.

Gate of purity to Nirvana: One of the six wonderful doors—See Tịnh Môn. Gate of righteousness: See Nghĩa Môn.

Gate of salvation by the realization of the immaterial: See Không Giải Thoát Môn. Gate of the truth: Gate of the Way, religion etc.; the various schools of Buddhism—Đạo môn.

Gate of upaya: See Phương Tiện Môn.

Gate of the Way: See Gate of the truth. Gateway to all mysteries: Tất cả lẽ huyền diệu—Chúng Diệu Chi Môn—See Tri Chi Nhất Tự Chúng Diệu Chi Môn.

Gate of the Western Paradise: Cổng vào Tây Phương Cực Lạc.

Gate of wisdom: Tuệ môn (cổng trí tuệ, ám chỉ Thiền môn).

Gateless: Vô môn—Completely open.

Gateless Gate: Wu Men Kuan—Mumonkan

(jap)—The Gateless Barrier of the Zen School— See Vô Môn Quan.

Gateway of truth: Chân Môn—Gateway of reality.

Gâthâ (p & skt): Ge (jap)—Phúng Tụng— Recitation—A set of verses—Song—See Già

Tha.

Gatha of enlightenment: Enlightenment

Gatha—See Đầu Cơ Kệ.

Gatha of the mirror: Kệ về tấm kiếng—The verse of Shen Hsiu—See Kệ Thần Tú and Kệ Huệ Năng.

Gatha of pratiyasamutpada: Duyên Khởi Pháp Tụng—See Duyên Khởi Kệ.

Gathaka (skt): Singer—Ca sĩ.

Gathapati (skt): Lord of songs—Chúa tể của tất cả các bài hát.

Gather (v): Assemble—Tụ họp. Gather up the garment: Niêm Y—Thâu nhặt quần áo.

Gather opinions from all sides: Lấy ý kiến từ mọi phía (Tập tư quảng ích)—Three heads are better than one.

Gather and receive: Collect and receive—Nhiếp thọ.

Gather together: Nhiếp (thâu góp)—Bao trùm— To collect—To combine—To include.

Gathering for the purpose of meditation: Gathering of Zen practitioners—See Tọa Thiền

Hội.

Gathering of Zen practitioners: See Tọa Thiền

Hội.

Gati (skt & p): Gatiyo (p)—Đường—Course of existence—Entrance—Gate—Path—Realm— Way of going—See Thú (3).

Gati or path of rebirth as an animal: So called because animals are subjects of the butcher’s knife—Đao đồ.

Gati of rebirth as animals: The way or destiny of rebirth as animals—See Súc Sanh Thú. Gatimantanam (p): Good behavior—Phẩm hạnh cao thượng.

Gatsurin-Doko (1293-1351): See Nguyệt Lâm Đạo Kiểu Thiền Sư.

Gatsurin-Shikan (jap): Yueh-lin Shih-kuan— Yuelin Shiguan—See Dược Lâm Thạch Quan

Thiền Sư.

Gaukulika (skt): Kukkulikas, Kukkutikas, or Kaukkutikas (skt)—See Kê Dẫn Bộ.

Gaunamati : Cồ na mạt đề—Name of a disciple of Sakyamuni Buddha—Đức Huệ La Hán, đệ tử của đức Phật.

Gauri (skt): See Ngao Lý Minh Phi. Gauri-maha-vidya (skt): Great white-bodied bodhisattva—See Đại Minh Bạch Thân Bồ Tát. Gautama (skt): Siddhattha gotama (p)—Tất Đạt Đa Cồ Đàm—According to Buddhist tradition, this is the given name of Sakyamuni Buddha. Siddhartha, the personal name of the historical Buddha (Gautama) before his renunciation of the world, founder of the Buddhism, who became the historical Buddha. Siddhartha was born in 581 BC at Lumbini Grove, into a noble family of the Sakya clan in Kapilavastu, a city in present-day Nepal—Theo truyền thống Phật giáo, đây là tên tộc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tất Đạt Đa, tên tộc Cồ Đàm, tục danh của Đức Phật trước khi Ngài xuất gia. Người sáng lập ra Phật giáo, cũng là Đức Phật lịch sử. Tất Đạt Đa đản sanh vào khoảng 581 trước Tây lịch tại vườn Lâm Tì Ni, từ một gia đình quí tộc thuộc dòng Thích Ca, sống tại thành Ca Tỳ La Vệ, một thành phố thuộc Nepal hiện nay—See Thích Ca Mâu Ni Phật. Gautamaprajnaruchi (skt): Cồ Đàm bát Nhã Lưu Chi (Trí Hy).

Gautama-Siddhartha (skt): Gotama (p)—Cồ Đàm Tất Đạt Đa—Personal name of the

Buddha—Tên riêng của đức Phật trước khi ngài thành đạo—See Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gautami (skt): Mahaprajapati (skt)—The aunt of the Buddha—Di mẫu của Đức Phật—See Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

Gauze filter: Thủy la.

Gavampati (skt): Già Phạm Ba Đề—See Kiêu Phạm Ba Đề.

Gavanipati (skt): Gavampati (skt)—Già Phạm Ba Đề—See Kiêu Phạm Ba Đề.

Gavi-sutta (p): Ngưu Kinh—Sutra on the Cow, Anguttara nikaya IX.35—Kinh nói về loài trâu, Tăng Nhất A Hàm IX.35.

Gay: Đồng tình luyến ái (giữa hai người nam)— See Homosexuality.

Gaya (skt): 1) Elephant: Già Da, voi (tượng); 2) Place of Enlightenment: Bodhimanda (skt)—Già Xa—See Bồ Đề Đạo Tràng. Gayakasyapa (skt): Name of a brother of Mahakasyapa—See Già Da Ca Diếp. Gayasata (skt): Name of the eighteenth Indian patriarch—See Già Da Xá Đa. Gaya-sikkara (p): Gayasiras (skt)—See Tượng Đầu Sơn.

Gayasiras (skt): Gaya-sikkara (p)—Elephant head mountain—See Tượng Đầu Sơn.

Gaze (v): Đưa mắt nhìn.

Ge (jap): Ceya (skt)—Gatha (skt)—Poem— Stanza—Verse—Già Đà—Già Tha—Kệ—Phúng

Tụng (gồm bốn câu với số chữ nhứt định trong mỗi câu)—Chant—Metrical hymn or chant. Ge-ango (jap): U-ango (jap)—Ge-ango (jap)— Vassa (skt)—Summer retreat—Hạ an cư—See An

Cư Kiết Hạ.

Gedatsu (jap): Vimukti (skt)—A Japanese Buddhist term for “Liberation” or

“Emancipation.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Giải thoát.”—See Giải Thoát.

Gedatsu-Chiken-Shin (jap): Vimiktijnanadarsana-skandha (skt)—Body of the knowledge of liberation—The knowledge of emancipation of the body—Giải Thoát Tri Kiến Thân. Gedatsu-Fuku (jap): Giải Thoát Phục—Quần áo của sự giải thoát—The clothing of liberation. Gedatsu-Shin (jap): Vimukti-skandha (skt)—The body of liberation—See Giải Thoát Thân.

Gedatsushonin (jap): A Japanese Buddhist term for “Great Liberation Monk.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Giải thoát Thượng Nhân.”

Gedô (jap): Non-Buddhist—Schools without Buddhist teachings—Ngoại Đạo, tôn giáo hoặc triết học không phải Phật giáo.

Gedo-Dai-U-Gyo (jap): See Ngoại Đạo Đại Hữu Kinh.

Gedô-zen (jap): Non-Buddhist Zen—Zen without Buddhist teachings—See Thiền Ngoại Đạo. Ge-e (jap): Antarvasa (skt)—Under robe—Ngoại

y.

Ge-ju (jap): Ceya (skt)—Gatha (skt)—Già Đà— Già Tha—Phúng Tụng (gồm bốn câu với số chữ nhứt định trong mỗi câu)—Chant—Metrical hymn or chant—Poem—Stanza—Verse. Gekko (jap): Candraprabha (skt)—See Nguyệt Quang.

Gelanna-sutta (p): See Gilana-sutta.

Gelong (tib): Daitoku (jap)—Reverend (REV)—

Bà Đàn Đà—Đại Đức—Một vị Tăng trẻ mới lên từ Sa Di—A junior monk.

Geloups-pas (tib): Yellow sect of Lamaism and Tsong Khapa—See Hoàng Mạo Giáo. Gelugpa (tib): Dge-lugs-pa (tib)—Geloups-pas (tib)—See Hoàng Mạo Giáo. Gelug school: Geloups-pas—See Hoàng Mạo

Giáo.

Geluk: Dge-lugs (tib)—Geluk is a Tibetan term which means the ‘virtuous ones’—Dge-lugs là thuật ngữ Tây Tạng có nghĩa là ‘những người đức hạnh.’

Gelukpa: Yellow sect of Lamaism and Tsong Khapa—See Hoàng Mạo Giáo.

Gem (n): Ratna or mani (skt)—Jewel—Pearl— Precious stone—Precious—Treasure—Gem— Pearl—Anything valuable—Bảo—Bảo châu. Gem in the head-dress: Đỉnh Châu—The gem in the head-dress, or coiffure; the protubereance on the Buddha’ brow—Tướng cục thịt tròn như viên ngọc trên đỉnh đầu của Đức Phật.

Gematsu (jap): End of summer, the end of the summer period of intensive training in a Zen monastery—Cuối hè, cuối kỳ an cư kiết ha, một thời kỳ học tập căng thẳng diễn ra suốt mùa hè trong một thiền viện.

Gembo (jap): Sư Huyền Phưởng (Nhật Bản). Gem of doing as one pleases: Cintamani (skt)— Nyo-I-Ju (jap)—Như ý châu.

Gem-heap: Ratna-rasi (skt)—Collection of gems—Accumulated treasures—Bảo tích. Gem-Heap Buddha: Buddha adorned with heaps of treasures, i.e. powers, truths—See Bảo Tích Phật.

Gem of mind: See Tâm Châu.

Gemmyo (jap): Vua Nguyên Minh (Nhật Bản).

Gem-nature: Chủng Tính.

Gempeiseisuiki (jap): A famous work in Japan— Tác phẩm nổi tiếng Nguyên Bình Thạnh Suy Ký (Nhật Bản).

Gempo (jap): Sư Huyền Phưởng (Nhật Bản).

Gen (jap): Caksus (skt)—Eyes—Seeing—Nhãn. Gen-dun (tib): Sangha (skt)—Tăng Già— Assembly of monks and nuns.

Gendun Drup (1391-1474): One of the main disciples of Tsong Khapa, and later designated as the first Dalai Lama—Một trong những đại đệ tử của Tông Khách Ba, và sau này được chỉ định làm vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tien.

Genealogy (n): Book of generations—Gia phả. Ge-Nen-Ge (jap): Hoa Niêm Hoa—Flowers twirling flowers, means phenomena manifesting themselves as they are—Hiện tượng tự hiển hiện như chúng là.

General: Sadharana (skt)—Altogether—Whole— Chung khắp—The four generals or guardians of the Law. Each has 500 followers and twenty-eight companies of demons and spirits—Bốn Đại tướng hộ pháp ở bốn phương. Mỗi đại tướng đều có 500 đồ đệ cai quản 28 bộ quỷ thần.

General almsgiving of clothing and food according to season: Tùy thời tùy lúc bố thí

(nóng, lạnh, gió bão).

General Amnesty: Đại xá. General Andira: An-Để-La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

General assembly: General meeting—Đại hội.

General body of disciples: See Đại Chúng Bộ.

General Catura: Chiêu Đỗ La đại tướng. General commandments for all disciples: See

Tổng Tướng Giới.

General confession: Public confession—Thú tội trước đại chúng.

General discussion: Khái luận.

General dogma: Tín điều phổ thông. General functions of defilement: Đại phiền não địa pháp.

General functions of evil: Akusalamahabhumika (skt)—Đại bất thiện địa pháp—See Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông.

General functions of good: Kusalamahabhumika (skt)—Đại thiện địa pháp.

General functions or universals: Mahabhumika (skt)—10 pháp—Biến Đại Địa Pháp (nhiệm vụ tổng quát).

General Indra: Nhơn Đạt La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

General introduction: Nhập môn tổng quát (giới thiệu tổng quát).

General karma: See Tổng Báo Nghiệp.

General Kumbhira: Cung tì la Đại tướng.

General law of causation: Hetupratyaya-hetu (skt)— Nhân Duyên hay luật tổng quát về nhân duyên.

General leading karmas: See Dẫn Nghiệp. General Majira: Át Nể La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. General Makuram: Ma Hổ La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

General meaning: Đại ý—Summary of a sutra or sastra—Đại ý của kinh luận.

General meditation: Tán Định—Scattered meditation in the world of desire—Thiền định tổng quát hay tản mạn của Dục Giới.

General meeting: General assembly—Đại hội. General Mihira: Mê-Súy-La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

General offer to all spirits: See Tổng Cúng. General Pajra: Ba Di La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng.

General precepts: See Tổng Tướng Giới.

General principles in Mahayana Buddhism:

Những nguyên lý trong Phật giáo Đại thừa—See Nguyên Lý Đại Thừa.

General Relativity Theory: Thuyết Tương Đối Chung.

General retribution: Tổng báo. General Shandira: San-Để-La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. General Sindura: Chơn Đạt La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. General and Special preaching: Tổng Thuyết

Biệt Thuyết.

General stage of fruition: See Dẫn Quả. General Supervisor of the royal court: See Quang Thống.

General Sutra: Agama (skt)—Tạp A Hàm.

General teaching: Summarized teaching—See

Lược Giáo.

General use of the public: Việc xử dụng của đại chúng.

General Vajra: Phạt Chiết La Đại Tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đai Tướng.

General verses: Sagatha (skt)—Tổng kệ. General Vikarala: Tỳ Yết La đại tướng—See Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. General vow: Universal vows common to all Buddhas and Bodhisattvas—See Tổng Nguyện. Generality (n): Samanya (skt)—Tính tổng quát— Tính phổ biến—See Tổng Tướng. Generalization (n): Sự phổ biến hóa—Khái quát hóa—Khái luận hóa.

Generalize: Khái quát—Tóm lược.

Generate (v): Phát sinh.

Generate a good heart: Phát sinh thiện tâm. Generate great energy: Khởi đại tinh tấn, việc làm rốt ráo—Enlightening Beings generate great energy, finishing their tasks.

Generate knowledge: Phát sinh trí huệ.

Generate (v) power: Phát điện.

Generate spiritual capacities and insights: Có thể phát khởi thần thông và minh mẫn.

Generation (n): A life time—Thế hệ.

Generations after generations: Kiếp kiếp.

Generation stage: Utpatti-krama (skt)—Che-rim (tib)—Giai đoạn phát sinh—Generation stage— Development stage.

Generationism (n): Thuyết sinh thực—Sinh sản luận—Chủ trương con người chỉ đơn thuần là sự sản sinh của cha mẹ.

Generosity (n): Dana (skt & p)—See Bố Thí.

Generosity helps giving up selfishness: Quảng đại bố thí giúp ta từ bỏ sự ích kỷ.

Generous (a): Nhân ái—Rộng lượng—Kindhearted.

Genetic (a): Thuộc về sinh sản.

Genji (jap): Dòng họ nguyên Thị (Nhật Bản).

Genjimonogatari (jap): A famous work in

Japan—Tác phẩm nổi tiếng Nguyên Thị Vật Ngữ (Nhật Bản).

Genjo (596-664): Genjo Sanzo (jap)—HsuanTsang—See Huyền Trang.

Genjô-koan (jap): Enlightenment Appear in Everyday Life—Manifesting Absolute Reality before One’s Eyes—Presence of Things as They A—Sự Hiện Diện Như Thị—See Hiện Thành

Công Án.

Genjo-Sanzo (jap): Hsuan-Tsang (600-664)— Huyền Trang—See Huyền-Trang.

Genju (jap): See Hiền Thủ (5).

Genju-Daishi (jap): Hiền Thủ (5).

Genju-ha (jap): See Huyễn Trụ Phái. Genkaku-Cho (jap): Zen master Hsuan-ChiaoCheng—See Huyền Giác Trưng Thiền sư.

Genkaku-Yoka (jap): Zen master Hsuan-ChiaoYung-Chia—Hsuan-Chiao Zen Master—See

Huyền Giác Vĩnh Gia Thiền Sư. Genkan (jap): Dark or mysterious gateway or a secret gate. In a more concrete terms, the term refers simply to the entry gate of a Zen temple— See Mật Môn.

Genkun (jap): Huyền Huấn—Black instruction— The profound teaching of the Buddha’s truth— Giáo lý thâm sâu của chân lý mà đức Phật đã giảng dạy.

Gennin (jap): See Nguyên Nhân Thiền Sư.

Genro Zen master: Thiền sư Genro—Name of a Japanese Zen master—Genro traveled all over Japan visiting Zen masters from the time he was nineteen years old. Eventually he thought to himself, “The teachers everywhere are alike, giving guidance at random. They are unreliable. If I remain in a community, I will waste a lot of time on trivial things. It would be better for me if I lived alone in a deserted place in order to meditate single-mindedly.” One afternoon as he watched the setting sun, Genro sighed to himself, “I have already spent five years working on Zen day and night. If I just spend my days this way, when will I ever pass all the way through?” Genro then sat on a boulder and plunged into intense concentration. Without realizing it, he sat there all through the night. Unaware of the breaking of dawn, Genro suddenly heard the bell of a distant temple. At that moment his mind opened up and he attained great enlightenment. Twenty-four years old at the time, Genro composed an extemporaneous verse on this happy occasion: “At dawn, in response to the temple bell, the universe opens; The orb of the sun, bright, comes from the Great East.

What this principle is, I do not know; Unawares my jowls are filled with gales of

laughter.”

Từ năm 19 tuổi, Genro đã đi hành cước khắp nước Nhật tầm sư học đạo. Cuối cùng, ông tự nghĩ: “Đời nay, các bậc tôn sư đều giống như nhau cả, chỉ tùy tiện giáo dẫn chứ không đưa ra một đường lối tu hành rõ ràng cho người học đạo nương theo. Nên không có gì là đáng tin cậy cả. Nếu ta ở lại với Tăng đoàn, chỉ e rằng hao tổn công phu và thời gian một cách vô ích. Tốt hơn, ta nên tìm một chỗ sống một mình nơi hoang vắng để chuyên tâm tu hành.” Một buổi chiều khi Genro đang ngồi ngắm cảnh mặt trời lặng, khởi tâm tự trách: “Suốt năm năm ròng rã, ta đã ngày đêm chuyên tâm tham cứu lý thiền và nỗ lực công phu. Nếu ta cứ tiếp tục như thế này thì biết đến chừng nào ta mới chứng đắc được con đường giác ngộ?” Ngồi đắm chìm trong suy tưởng. Một đêm đã trôi qua mà vị ẩn sĩ trẻ cũng không hề hay biết. Đến hừng sáng, Genro bỗng nghe tiếng chuông chùa từ xa trong bầu không khí tĩnh mịch. Ngay lúc đo, Genro hoát nhiên đại ngộ. Lúc ấy Genro vừa mới 24 tuổi. Ông đã làm bài kệ để ghi nhận sự kiện này:

“Chuông chùa ngân nga

Mở toang vũ trụ

Vầng đông ló dạng

Khắp chốn ánh quang

Pháp gì chẳng rõ

Ngữa mặt cười vang.”

Gensaku (jap): Zen master Hsuan-Tse—See

Huyền Sách Vụ Châu Thiền Sư.

Gensan Daishi (jap): Nguyên Tam Đại Sư— Singan-Shonin—Thiền Sư Lương Nguyên—A

Tendai Zen master and Genshin’s master—Từ Tuệ Thiền sư hay Tín Nguyện Thượng Nhân của tông Thiên Thai Nhật Bản, thầy của sư Nguyên Tín.

Gensei (jap): A Japanse monk in the Tendai Sect—Sư Nguyên Chính (Tông Thiên Thai Nhật

Bản).

Gensha-Shibi (jap): Hsuan-sha-Shih-pei— Xuansha Shibei—See Huyền Sa Sư Bị Thiền Sư. Genshiki (jap): Nhãn Thức—Sight consciousness, one of the eight consciousnesses—See Nhãn Thức and Bát Thức.

Genshin (942-1017): 1) See Hiện Thân; 2) See Nguyên Tín.

Genshin-Seppo (jap): Hiện Thân Thuyết Pháp— To manifest body and to preach Dharma.

Gensho (jap): Nhãn Xứ—Eye-place, eyes as the seat of sight; that is, the eyes as a concrete organ. Genso (jap): 1) King Hsuan-Tsung of Japan: Vua Huyền Tông (Nhật Bản); 2) Returning to the saha-world to save other beings: Nhập thế hay trở lại cõi ta bà để cứu độ chúng sanh.

Gensoku (jap): Sư Huyền Tắc (Nhật Bản). Gentile (a): Thuộc về dân ngoại (người Ky Tô muốn ám chỉ dân không phải là Ky Tô giáo).

Gentle (a): Êm dịu—Nhẹ nhàng—Nhu nhuyễn.

Gentle or harsh: Nhu nhuyễn hay thô bạo. Gentle and peaceful nature (disposition): Tánh nhu hòa hiền hậu.

Gentle and persuasive words: Nhu Nhuyễn

Ngữ—Lời nói mềm dẻo dịu dàng, hợp với tình người.

Gentle words: Soft or gentle words adapted to the feeling of men—See Nhuyễn Ngữ. Gentleness (n): Lịch thiệp—Nhu Hòa—Peace and tolerance.

Gento Sokuchu Zenji: See Huyền Thấu Tức Trung Thiền Sư.

Genuine: Actual—Genuine—Real—True—

Authentic—Orthodox—Genuine—Chân chánh—

Chính thống (chân truyền, đích thực).

Genuine and false: Correct and false—Orthodox and heretic—Chánh tà.

Genuine religious: Chân tu.

Genuine and sincere Buddhist: Phật tử thuần thành.

Genuine tradition: Handed down from authentic source—Chánh truyền.

Genuinely religious man: Holy man—Chân tu.

Genuflect (v): To bow—Lạy quỳ. Genze Riyaku (jap): Lợi lạc thế gian—See Worldly benefits.

Genzen Sambô (jap): Three Precious Ones— Three treasures—Triple Jewel—Triple Gem (Buddha, Dharma, Sangha)—See Tam Bảo. Geommancy (n): Thuật bói toán bằng hình (dựa theo các đường của hình học để bói toán).

Gerab-Dorje (tib): Name of a Tibetan monk, also called Pramoda Vajra, the forefather of theDzogchen lineage (great perfection school), who received the transmission from Vajrasattva—Tên của một vị sư Tây Tạng, tổ phụ của trường phái Pháp đại thành tựu, người đã được truyền pháp từ Kim Cang Tát Đỏa.

Germ: Bija (p & skt)—Chủng tử (hạt giống trong tâm thức)—Seed—Semen.

Germ-natures: Seed nature—Derivative nature—Inherited nature—Chủng Tánh. Germ-nature of ability to discriminate all the natures of phenomena: See Tánh Chủng Tánh. Germ-nature of study of the void: See Tập Chủng Tánh.

Germinate (v): Nẩy mầm.

Gesar of Ling: A mythical Tibetan king whose epic saga is one of the best-known literatures in Tibet. There are different Gesar legends in different parts of the Tibetan cultural area, but most share the notion that Gesar was an incarnaiton of Avalokitesvara who ruled the kingodm of gLing and battled against the enemies of Buddhism, particularly proponents of Bon.

Geshe (tib): See Tiến Sĩ Phật Học.

Geshe Lhundrup Sopa (1923 – ): Name of a Gelukpa scholar, born in Tsang province of Tibet. He joined Sera monastery at the age of eighteen and in 1961 earned the Geshe Degree with highest distinction (lha-ram-pa). In 1967 he accepted an offer from Professor Richard Robinson to join the faculty of the University of Wisconsin-Madison, which had the first Ph.D. program in Buddhist Studies in North America. During his career there, he trained a number of students, many of whom have themselves become prominent scholars—Tên của một học giả thuộc trường phái Gelukpa, sanh tại tỉnh Tsang thuộc Tây Tạng. Ông gia nhập tu viện Sera ở tuổi 18 và năm 1961 ông được cấp bằng cao nhất, bằng LhaRam-Pa. Vào năm 1967 ông nhận lời mời của giáo sư Richard Robinson gia nhập phân khoa của trường Đại Học Wisconsin-Madison, nơi có chương trình Tiến Sĩ Phật Học đầu tiên tại vùng Bắc Mỹ. Trong suốt thời gian dạy học tại đây, ông đã huấn đạo một so đồ đệ, nhiều người trong họ đã trở thành những học giả nổi tiếng.

Geshin (jap): See Nguyên Tín.

Gessen (jap): See Nguyên Tín.

Gesshu Shuko (1616-1696): Name of a

Japanese Sôtô master of the Tokugawa period (1600-1867) who inspired reform movements within the Sôtô sect. Gesshu was initially a Shingon monk, but soon began to study with Zen master. He became the Dharma heir of Hakuhô Genteki, the abbot at Daijô-ji. He also studied with two Chinese Zen masters, Tao-che Ch’aoyuan (?-1660) and Yin-yuan Lung-ch’i (1594-

1673), the founder of the Obaku Zen. In 1680, he became abbot at Daijô-ji. His primary disciple and Dharma heir, Manzan Dôhaku (1636-1715), carried out the monastic reforms that Gesshu hoped to accomplish—Tên của một vị Thiền sư thuộc tông Tào Động dưới triều đại Đức Xuyên, người đã từng gây cảm hứng những phong trào cải cách bên trong tông Tào Động. Ban đầu, Sư Gesshu là một vị Tăng thuộc Chân Ngôn tông, nhưng ít lâu sau đó Sư học Thiền với một vị Thiền sư. Sư trở thành người nối pháp của Thiền sư Hakuhô Genteki, vị trụ trì chùa Đại Thừa. Sư cũng học Thiền với những Thiền sư Trung Hoa như Thiền sư Tao-che Ch’ao-yuan, Ẩn Nguyên Long Kỳ, vị sáng lập ra tông Hoàng Bá tại Nhật. Năm 1680, Sư trở thành trụ trì chùa Đại Thừa. Vị đệ tử và Pháp tử chính của Sư là Thiền sư Vạn Sơn Đạo Bạch, tiếp tục những cải cách mà Sư đã từng mong mỏi hoàn tất.

Getsul (tib): An intermediate disciple in Tibetan Buddhist tradition, who keeps 36 precepts—Đệ tử trung cấp, giữ 36 giới.

Gesture of the setting in motion of the Wheel of Doctrine: Dharmacakra-mudra (skt)—Chuyển

Pháp Luân ấn.

Get (v): Prap or Prapta (skt)—To attain—To obtain—Đắc.

Get (v) angry: Become mad—Nóng giận. Get the best profit from something: Tạo được nhiều lợi lạc nhất từ một điều gì.

Get to the bottom of a matter: Tìm hiểu từ ngọn đến gốc (Tầm căn cứu đế)—To make a thorough investigation. Get (v) free: Deliverance—See Giải Thoát. Get the most of something: Xử dụng điều gì một cách lợi lạc nhất.

Get (v) rid of: See Diệt Trừ.

Get rid of calamity: trừ tai ương.

Get (v) rid of completely: Trừ tận. Get rid of covetousness: See Ly Tham Sân Si Hạnh.

Get (v) rid of deluded thoughts: Loại bỏ vọng niệm—See Ly Vọng Niệm Pháp. Get (v) rid of demons by Great Enlightening

Beings: Loại bỏ ma chướng của chư Đại Bồ Tát.

Get (v) rid of desires: See Điều Phục Dục Vọng.

Get rid of doubt: Đoạn trừ nghi hoặc. Get (v) rid of ease and pain: Get rid of happiness and unhappiness—Loại bỏ cả lạc lẫn khổ. Get (v) rid of evil: To cut off wickedness—Đoạn ác.

Get rid of all evil: Trừ Nhứt Thiết Ác—To remove all evil—Trừ bỏ tất cả những điều ác.

Get (v) rid of false views: Xa lìa tà kiến. Get rid of five factors: Đoạn trừ năm chi—See Ngũ Triền Cái.

Get (v) rid of garbage: See Phẩn Trừ.

Get (v) rid of haughtiness toward all sentient beings: Đối với tất cả chúng sanh xa lìa ngã mạn.

Get rid of ill-will: Đoạn trừ sân hận.

Get (v) rid of misfortune: Put an end to calamity—Tiêu tai.

Get rid of sensuality: Đoạn trừ tham dục.

Get rid of sloth and torpor: Đoạn trừ hôn trầm thụy miên.

Get (v) rid of something: Get free or be free of something—Loại bỏ điều gì.

Get rid of worry and flurry: Đoạn trừ trạo hối. Get rid of wrong awareness: Xa lìa tà niệm. Get rid of wrong thoughts: Hishiryo (jap)—See Phi Tư Lượng.

Get to see Buddhas, fulfill pure ways: Thường được thấy Phật đủ những pháp lành.

Get tired of practicing the acts of enlightening beings: Nhàm tu hạnh Bồ Tát—See Mười Điều Thối Thất Phật Pháp Ma Chư Đại Bồ Tát Nên Tránh.

Get (v) well again: Bình phục—To recover—To recuperate.

Get (v) what one desires: Toại nguyện.

Not to get what one desires: Bất toại nguyện. Get worldly entertainments: Enjoy worldly pleasures—Have worldly amusements—Hưởng thụ dục lạc trần thế.

Geta (jap): Wooden footwear—A kind of footwear traditionally worn in Japan. Geta are made from a platform of wood resting on two supporting cross bars which raise the foot off the ground. Geta are held on the foot with cloth traps much like thongs. Although the word geta did not come into common usage until the Tokugawa period (1600-1867), the style of footwear dates back to ancient times in Japan and in other East Asian countries—Một loại guốc mang ở chân theo truyền thống ở Nhật. Guốc được làm bằng gỗ dựa trên hai thanh hỗ trợ để nâng chân lên khỏi mặt đất. Guốc giữ chân bằng đôi quai bằng vải. Dầu thuật ngữ “Geta” không trở thành thong dụng cho đến thời Đức Xuyên, guốc đã có từ thời cổ đại ở Nhật và các xứ Đông Á khác.

Getsul (tib): In Tibetan tradition, ‘getsul’ is a

Buddhist disciple who keeps 36 precepts—Trong Tạng truyền, ‘getsul’ là một vị Phật tử tuân giữ 36 giới.

Getsurin-Shikan (jap): Yueh-Lin Zen master (1143-1217)—See Dược Lâm Thạch Quan Thiền Sư.

Gettan-soko (jap): Nguyệt Am Tông Quang— Name of a Chinese Zen master.

Gettan Zenka (jap): Yueh-an-Shan-kuo—Yue’an

Shanguo—See Nguyệt Am Thiện Quả Thiền Sư.

Geya (skt): Kỳ Dạ—See Ứng Tụng.

Geyaja (skt): Skilful in song—Tụng hay.

Geyarajan (skt): King of songs—Vua các bài hát. Geyya (skt): See Geya.

Geza (skt): A Japanese term, literally means “Summer sitting”—See Hạ Thời Tọa Thế.

Ghambhiramati (skt): Thâm Tuệ Bồ Tát—

Profound wisdom Bodhisattva—Vị Bồ Tát có trí thâm sâu.

Ghana (p): Ghrana (skt)—Tỷ—Lổ mũi.

Ghana (skt): See Kiện Nam.

Ghana-dhatu (skt): Nose element—Tỷ giới. Ghanappasada-rupa (skt): Tỷ Căn—The organ of smell which is capable of receiving odor— Olfactory faculty—Lổ mũi—Khả năng của mũi.

Ghanavinnanam (p): Ghrana-vijnana (skt)— Nose-consciousness accompanied by equanimity—Tỷ thức, đồng phát sanh cùng thọ xả—Olfactory consciousness.

Ghanavyuha sutra (skt): Mahayana Esoteric Adornment Sutra—Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh— Hậu Nghiêm Kinh.

Ghandharva-upama (skt): Gandharva-upama

(skt)—Syllogism on Gandharva city—Càn thát bà thành dụ.

Ghanta (skt): Small bell—Kiền chùy (chuông nhỏ).

Ghasmari (skt): See Khát Tam Ma Lý Minh Phi.

Ghataya-sukkassa-vihara (skt): Gia Thích La Tinh Xá—Name of a monastery in India at the time of the Buddha.

Ghatva-sutta (p): Sutra on having killed, in the Samyutta nikaya ii.70—Kinh Phạm Giới Sát, Tương Ưng Bộ ii.70.

Ghayana-kicca (skt): Function of smelling—

Khứu Giác.

Ghazna (skt): Hosna—See Hạc Tất Na. Ghosa (skt): 1) Uttering a word: Ghosha (skt)— Nói một lời; 2) See Diệu Âm La Hán.

Ghoshanugakshanti (skt): Kshanti in sounds— Sound and echo perseverance—See Âm Hưởng

Nhẫn.

Ghoshanugama-dharma-kshanti (skt): See Ghoshanugakshanti.

Ghosira (skt): See Cụ Sử La.

Ghositarama (p): Mỹ Viên Tịnh Xá—Name of a temple in India.

Ghost (n): Peta (p)—Preta (skt)—Ma quỷ. Ghosts of which bodies are full of tumours: Anh Quỷ—Quỷ thân thể đầy mụn nhọt. Ghosts that eat human leavings: See Hy Thí

Quỷ.

Ghost festival: Ullambana (skt)—Ô Lam Bà Noa—See Vu Lan Bồn.

Ghost genii: Quỷ tiên—Pretas or malevolent rsis. Ghost-haunted: Bị Ma Ám—To be deluded— See Ma Ám.

Ghosts that haunt sacrifices to the dead: Hy Từ Quỷ—Loài quỷ thường lẩn khuất trong đền miếu, hy vọng được ăn uống.

Ghost King Animal Eater: Quỷ Vương Đạm (Dã) Thú—The one who eats tigers and other large beasts.

Ghost King who Brings Disasters: Quỷ Vương Tán-Ương.

Ghost King Evil Poison: Quỷ Vương Ác Độc. Ghost King Thousand Eyes: Quỷ Vương Thiên Nhãn.

Ghost rules and observance: Luật của loài quỷ.

Ghost spirits: Ghost genie—Quỷ tiên. Ghosts and spirits: See Quỷ Thần.

Ghosts’ and spirits’ eating time: See Quỷ Thần Thực Thời.

Ghrana (skt): Ghana (p)—1) Nose, organ of smell: Tỷ (lỗ mũi); 2) Scent, smell: Mùi hương.

Ghrana-gandha (skt): The nose can smell fragrance—Place of nose and smell—Tỷ Hương

Xứ.

Ghrana-vijnana (skt): Ghanavinnanam (p)— Smelling—Scent consciousness—Tỷ thức—Noseconsciousness—Olfactory consciousness. Ghranendriya (skt): Ghanappasada-rupa (skt)—

Nose—Tỷ căn—Lổ mũi—Khả năng của mũi— The organ of smell which is capable of receiving odor—Olfactory faculty. Ghrta (skt): See Tô Dầu.

Ghulovada-sutra (skt): Kinh Thuyết La Hầu La—Sutra about Rahula (the Buddha taught Rahula on what should be done). Ghur (skt): Ghori (skt)—Đổ Hóa La—See Hoạt

Quốc.

Giac Hai Temple: Chùa Giác Hải—Name of a famous ancient pagoda, located in the Sixth district, Saigon City, South Vietnam—Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong quận 6, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Giac Hai Zen Master: See Giác Hải Thiền Sư. Giac Lam Temple: Chùa Giác Lâm—Name of an ancient temple, located in Tân Bình district, Saigon City, South Vietnam—Tên của một ngôi chùa cổ, tọa lạc trong quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Giac Nhien (1923-2015): Hòa Thượng Thích Giác Nhiên—One of the most famous monks of Vietnamese Buddhism, a Tripitaka teacher of dharma. He was born in Cantho, South Vietnam in 1923, left home and became a novice at the age of 8. In 1944 he met and became of of the most imminent disciples of Most Venerable Master Minh Dang Quang (Founder of the Vietnamese Mendicant Order). In 1954, after the secret absence of Master Minh Dang Quang, he headed the Fourth Mendicant Missionary, one of the six main missionaries of Vietnamese Mendicant Order to travel all over the South and central Vietnam to expand the doctrines of the school. He came to the United States of America in 1978, there he founded the International Sangha Bhikshu Buddhist Order in the same year (ISBBA). After the passing away of the second patriarch Giac Chanh in 2004, he became the Third Patriarch of the Vietnamese Mendicant Buddhist Order. During more than seven decades of propagation of the Buddha-dharma, he admitted more than a million of followers, and he also built hundreds of monasteries from all over Vietnam and all over the world. To this day, at the age of 90, he is still traveling all over the world (all over the U.S.A., Canada, Australia, France, England, Belgium, Russia, Vietnam, etc.) to preach the dharma. He calmly passed away on August 3, 2015 in the United States of America— Một trong những cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam, một bậc Tam Tạng Pháp Sư. Ngài sanh năm 1923 tại Cần Thơ, Nam Việt Nam, xuất gia làm chú tiểu từ năm 8 tuổi. Năm 1944, ngài gặp và làm đệ tử Tôn Sư Minh Đăng Quang (vị sáng lập ra Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam). Năm 1954, sau khi Tôn Sư Minh Đăng Quang vắng bóng một cách bí mật thì ngài làm trưởng Giáo Đoàn 4, một trong sáu giáo đoàn của he phái Khất Sĩ Việt Nam, chu du khắp từ Nam ra Trung hoằng trì giáo pháp Khất Sĩ. Ngài sang Mỹ năm 1978 và định cư tại California, cùng năm đó ngài sáng lập ra Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới tại California, Mỹ Quốc. Sau khi nhị tổ Giác Chánh viên tịch năm 2004, ngài trở thành tam tổ của hệ phái Tăng Già Khất Sĩ. Trong suốt hơn bảy thập niên hành đạo, ngài đã thu nạp hàng triệu tín đồ và xây hàng trăm ngôi tịnh xá từ trong Viet Nam ra đến hải ngoại. Ngày nay ở tuổi 90, thế mà ngài vẫn còn chu du khắp nơi trên thế giới thuyết giáo từ khắp nơi trên nước Mỹ, đến Canada, Úc, Pháp, Anh, Bỉ, Nga, vân vân. Ngài an nhiên thị tịch vào ngày 3 tháng 8 năm 2015 tại

Hoa Kỳ—See Minh Đăng Quang, and

Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect. Giac Thien Temple: Giác Thiên—Name of a temple in Vinh Long Town, Vinh Long province, South Vietnam—Tên của một ngôi chùa trong thị xã tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam. Giac Vien Temple: Chùa Giác Viên—Name of a pagoda, located at Đầm Sen area, Eleventh District, Saigon City, South Vietnam—Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong khu vực Đầm Sen, quận 11, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Giai Oan Temple: Chùa Giải Oan—Name of a temple, located on Mount Yên Tử. Mount yên Tử also called Bạch Vân Sơn, over 3,000 feet high, about 7 miles north-west of Uông Bí town, Quảng Ninh province, North Vietnam—Tên của một ngôi chùa trên núi Yên Tử. Núi Yên Tử còn gọi là Bạch Vân Sơn, cao trên 3.000 bộ Anh, chừng 7 dậm về phía tây bắc thị xã Uong Bí, tỉnh Quảng Ninh, Bắc Việt Nam.

Gida-ji (jap): Kỳ Đà Tự—Name of a temple in Japan.

Gidan (jap): Doubt-mass—See Nghi Đoàn. Gifts (n): 1) Almsgiving, giving, bestowing: See Bố Thí; 2) Gift: Quà cáp—See Tứ Khởi.

Gift of the faithful: Almsgiving because of faith—See Tín Thí.

Gift of fearlessness: Abhaya-dana (skt)— Bestowing of confidence—Charity of fearlessness—See Vô Úy Thí.

Gifts of gardens and groves to monasteries: Trồng cây và làm vườn cho tịnh xá—Bố thí vườn tược.

Gift-offering group: Ban cúng dường lễ vật.

Gift of tongue: Món quà về ngôn ngữ.

Gifted And Bright Buddha: Phật Tài Quang. Gifted And Brillant Buddha: Phật Tài Quang Minh.

Gigimmikkyo (jap): Gijimnikkyo (jap)—Giải thâm mật kinh.

Gihin (p): Grhastha (skt)—Nga La Sa Tha—Tục Nhân—Người tu tại gia—An ordinary householder—An ordinary man—The laity. Gijimnikkyo (jap): Gigimmikkyo (jap)—See Giải Thâm Mật Kinh.

Gijjhakuta (p): Grdhrakuta (skt)—Vulture Peak—Núi Kỳ Xà Quật—See Linh Thứu Sơn. Gijo (jap): Great doubt, one of the three antecedent requisites for the attainment of enlightenment—See Đại Tín Căn-Đại Nghi ĐoànĐại Phấn Chí.

Gikai (jap): Sư Nghĩa Giới—The third patriarch of the Soto Sect in Japan—Tam tổ tông Tào Động ở Nhật.

Gike (jap): Nghi Phiền—Doubt and grieve.

Giki (jap): Rites—Rituals—Nghi quỷ (nghi lễ). Giku Zen Master: A special Zen instructor of the Southern School—See Nghĩa Không.

Gikyo (jap): Ngụy Kinh—Forged sutras—False sutras—See Kinh Ngụy Tác. Gilana-sutta (p): Gelanna-sutta (p)—Kinh Người

Bệnh—Sutra on illness—Sutra on sick people— Sutra at the Sick Room, Samyutta nikaya XXXVI.8—Tương Ưng Bộ XXXVI.8. Gilayana-sutta (p): See Gilana-sutta.

Gimhana (p): Mùa nóng. Gimoku-genkai (jap): Nghi Mặc Huyền Kế— Name of a Japanese monk.

Ginkakuji (jap): Chùa Ngân Các (Nhật Bản)— The Silver Pavilion, the popular name for Jishô-ji, a Rinzai temple in eastern Kyoto—See Silver

Pavilion.

Ginzan teppeki (jap): “Silver mountains and iron walls” type of koans. A Zen expression for enlightenment. The mind of enlightenment is compared to a mountain or wall that cannot be climbed by ordinary means, since it cannot be attained through ordinary, discriminating thought. For example, case 57 of the Hekiganroku says, “When you have not penetrated it, it stands before you like a silver mountain or an iron wall. When you have penetrated it, you yourself are the silver mountain and iron wall”—Kim Sơn Thiết Tường Công Án. Thuật ngữ Thiền chỉ sự giác ngộ. Tâm giác ngộ được sánh với núi hay tường không thể leo qua được bằng phương tiện bình thường, vì nó không thể đạt được bằng tư tưởng biện biệt tầm thường. Tỷ như trong tắc thứ 57 của Bích Nham Lục noi: “Khi mà bạn chưa thấu triệt nó, thì nó đứng ngay trước bạn như Kim Sơn Thiết Tường. Một khi bạn đã thấu nhập được nó, thì bạn chính là Kim Sơn Thiết Tường.”—See Bất Khả Thể Nhập Công Án.

Gioi Khong Zen Master: See Giới Khong Thiền Sư.

Giri (skt): Mountain—Sơn (núi). Giri-cakravartin (skt): Sơn Vương—Vua núi— ngôi vị cao nhất—The king of the mountains, the highest peak.

Giridurga (skt): Difficult accessing as surrounded by mountains—Khó vào được vì có núi bao bọc.

Giri-jala (skt): Mountain ranges—Dãy núi.

Girikandara (skt): Mountain cave—Hang núi. Girikshit (skt): Living in the mountain—Ngụ trong vùng núi non.

Girikuta (skt): Mountain peak (summit)—Đỉnh núi.

Girimatra (skt): Having the size of a mountain— Lớn như núi.

Girinaddha (skt): Surrounded or enclosed with mountains—Được núi non bao bọc.

Giri-nati (skt): Giri-cakravartin (skt)—Mountain chief—Vua nui, ngôi vị cao nhất—The king of the mountains, the highest peak. Giri-pura (skt): Mountain town—Thị trấn miền núi.

Giri-raja (skt): Giri-cakravartin (skt)—Vua núi, ngôi vị cao nhất—The king of the mountains— The highest peak.

Girisanta (skt): Inhabiting (living) in the mountains—Sống trong vùng núi non.

Girl: Girl—Female—Maid—Woman—Người nữ. Giryagrapra-mardi-raja-sutra (skt): Sơn Tướng Khích Bồ Tát Kinh—Name of a sutra.

Gisan Zen master: See Nghi Sơn Thiền Sư.

Gisan-Zenrai (jap): Nghi Sơn Thiền Lai—Name of a Japanese Zen master—See Nghi Sơn Thiền

Sư.

Gishin (jap): See Nghĩa Chân. Gita (skt): Chanting sutras—Singing sutras—

Tụng đọc có vần điệu như hát.

Gitadevata (skt): Ca Thiên—Name of a deity—

Tên của một vị trời.

Gitaka (skt): Hymn—Song—Bài kệ để khi tụng đọc thì có vần điệu như hát. Gitamitra (skt): Kỳ Đa Mật—Ca Hữu—Kỳ Mật Đa—See Chỉ Đa Mật.

Giti (skt): Gitaka (skt)—Hymn—Song—Bài kệ để khi tụng đọc thì có vần điệu như hát.

Gitten Gensho (1393-1492): Name of a famous

Japanese Zen master in the fifteenth century— Nghĩa Thiên Huyền Chiếu Thiền Sư, tên của một

Thiền sư nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ thứ

XV.

Giurinaraga (skt): A mountain city—Sơn

Thành—Thành phố trên núi. Giuseppe Tucci (1894-1984): Pioneering Italian scholar of Buddhism, who published a number of ground-breaking studies of Tibetan religion, history, art, and culture. He was one of the first Western scholars to travel extensively in Tibet and surrounding areas, and his publications are often notable for both their content and the author’s adventures during the course of his research—Học giả Phật giáo tiên phong người Ý, người đã xuất bản một số sách mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp Tây Tạng và các vùng phụ cận, và những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mao hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.

Give (v): Ban cho—To award—To grant—To endow—To bestow.

Give alms: To bestow—See Bố Thí. Give alms to the monks: Thí Tăng (cúng dường thức ăn cho chư Tăng đi khất thực).

Give all one’s attention to: Chuyên tâm—To concentrate—To apply oneself to.

Give by basing on someone’s physical

characteristics: Bố thí bất tịnh vì xem tướng mà bố thí.

Give because of fondness for wealth and notoriety: Bố thí bất tịnh vì ham mộ giàu sang, danh vọng mà bố thí.

Give because of jealousy or to ridicule others: Bố thí bất tịnh vì ganh ghét ngạo nghễ mà bố thí. Give because of praises: Bố thí bất tịnh vì được khen ngợi mà bố thí, tức là bố thí để cầu danh và muốn được tiếng tăm khen tặng.

Give because someone has a marvelous voice:

Bố thí bất tịnh vì ca hát mà bố thí.

Give but doubt whether there will be retributions or not: Bố thí bất tịnh vì nghi ngờ là có quả báo hay không có quả báo.

Give but only after insulting someone until gaining contentment: Bố thí bất tịnh vì trước mắng chửi cho hả hê rồi sau đó mới chịu bố thí.

Give but thereafter begin having regrets, resentments, and angers: Bố thí bất tịnh vì bố thí rồi mà trong lòng bực bội, ghét tức và hối tiếc.

Give a Dharma talk: Hold a lecture on the Dharma—Tổ chức thuyết pháp.

Give enlightening beings instructions for the future at proper time: Tất cả chư Phật thọ ký cho chư Bồ Tát chẳng lỗi thời.

Give free rein to one’s emotion: See Buông Lung.

Give as good as one gets: Ân oán phân minh (ân oán giang hồ).

Give a hand: Giúp—To help—to aid. Give a handful of gravel as alms: See Dĩ Sa Thí

Phật.

Give in charge: Entrust someone with something—Final instructions—Chúc lụy. Give in hope of being known throughout the land as a “Great Benefactor.”: Bố thí bất tịnh vì muốn được nổi danh khắp mọi nơi rằng ta đây là một người đại thí chủ.

Give in hope of being wealthy: Bố thí bat tịnh vì muốn cầu giàu sang mà bố thí. Giving for self-benefit: Bố thí bất tịnh vì muốn kiếp sau được giàu sang.

Give in hope of having a son or a daughter: Bố thí bất tịnh vì muốn cầu được con trai, con gái mà bố thí.

Give in hope to learn the tricks of the trade:

Bố thí bất tịnh vì muốn học nghề mà bố thí.

Give in hope of marriage: Bố thí bất tịnh vì muốn cầu hôn nhân mà bố thí.

Give in hope of winning someone’s friendship:

Bố thí bất tịnh vì muốn kết ban mà bố thí.

Give in water of desire: Bố thí bất tịnh vì ái dục. Give instructions: To instruct—Giáo thọ (dạy dỗ).

Give for killing and harming: Bố thí bất tịnh vì muốn giết hại.

Give a lecture: Giảng thuyết.

Give legitimacy: Hợp thức hóa.

Give light to someone: To light—To illuminate—To shed light on something—See Soi

Sáng.

Give little but want a great deal in return: Bỏ ra có một tấc mà muốn thâu vào một thước—See Ngũ Giả Danh Hảo Tâm Bố Thí Nhân.

Give a message: Gửi một thông điệp Give a name or title: Vyapadisati (skt)—Định danh—To designate—To call a name. Give offerings to the late abbot: Dâng lễ vật cúng dường cố viện chủ.

Give oneself airs and graces: Làm duyên.

Give oneself a lot of pains: Mua sầu chuốc não. Give oneself up to serve all enlightening beings and teachers of truth, and receiving the sublime teaching from them: Tịnh tu ngữ nghiệp, xả thân thừa sự tất cả Bồ Tát và các pháp sư để lãnh thọ diệu pháp.

Give out of fear of old age, sickness, and death: Bố thí bất tịnh vì già yếu đau bệnh nên sợ chết mà bố thí.

Give out of threats and coercion: Bố thí bất tịnh vì bị cưỡng ép, hăm dọa mà bố thí.

Give release from the wheel of transmigration:

Độ thoát.

Give satisfaction: Thỏa mãn.

Give someone an assignment: Giao cho ai nhiệm vụ.

Give someone a hand: Giúp ai việc gì.

Give someone due respect: Tôn kính ai.

Give someone encouragement: Khích lệ ai. Give someone priority or priviledge: To commit an Expression of Regret Offence—Ban cho ai ưu tiên hay đặc quyền là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phát lồ sám hối).

Give (v) someone tit for tat: Be revenged— Revenge oneself—Have one’s revenge—Return evil for evil—Báo cừu.

Give teachings that are not in accordance with the Buddha’s teachings: To commit a Sangha Restoration Offence—Thuyết giảng giáo pháp không phù hợp với những lời Phật dạy là phạm tội Tăng Tàn.

Give teachings to sentient beings with profound, pure mind: Tịnh tu ngữ nghiệp, dùng tâm thanh tịnh ban bố chánh pháp cho chúng sanh. Give and then make threats: Bố thí bất tịnh vì mưu đồ đe dọa người mà bố thí.

Give and then say in the future I will reap great meritorious retributions of wealth and luxury: Bố thí bất tịnh vì bố thí rồi mà nói rằng sau nầy mình sẽ được thọ phước báo, giàu sang lớn.

Give and then tell the receivers to become servants, slaves, or various animals to repay the debts you owe me: Bố thí bất tịnh vì bố thí rồi mà nói rằng các người thọ lãnh sau nầy sẽ phải làm thân trâu ngựa, súc vật, tôi tớ để đền trả lại cho mình.

Give tit for tat: Báo thù—To take upon vengeance—To avenge.

Give up: Parityajati (skt)—Từ bỏ—Vất bỏ—To renounce—To abandon—To forsake.

Give up coffee: Bỏ cà phê.

Give up conventional manners: When the Buddhas leave home, they give up conventional manners, abide in noncontention, and fulfill the immeasurable virtues of their fundamental vow— Đương lúc xuất gia bỏ oai nghi thế tục, trụ trong pháp vô tránh, đầy đủ bổn nguyện vô lượng công đức.

Give up doing something: Thôi không làm việc gì nữa.

Give up drinking: Từ bỏ uống rượu.

Give up extremes: Từ bỏ cực đoan.

Give up fighting: Từ bỏ đánh lộn.

Give up joy and emotion: Yet they are most joyful when they see all Buddhas—Xả ly hỷ ái mà thấy tất cả chư Phật lòng rất hoan hỷ.

Give up liquor: Từ bỏ rượu.

Give up the practices of enlightening beings:

Bỏ hạnh Bồ Tát.

Give up searching elsewhere: Từ bỏ chuyện tìm kiếm nơi khác.

Give up smoking: Từ bỏ hút thuốc.

Give up something: Từ bỏ điều gì. Give up sticks and swords: Từ bỏ gậy và đao kiếm.

Give up worldly enjoyments and follow the transcendent enjoyment of the Path of enlightening beings: Rời thế gian lạc mà tùy thuận Bồ Tát đạo xuất thế lạc.

Give up worldly pleasures without craving or attachment: Buddhas also wish that all worldlings would be free from suffering and attain bliss, and have no false ideas—Chư Phật rời bỏ sự vui thế gian chẳng tham nhiễm, mà nguyện khắp thế gian lìa khổ được vui không có hý luận.

Give up wrong deeds: Cải tà.

Give up wrong enjoyment of sense pleasures:

Từ bỏ hưởng thụ khoái lạc bất chánh. Give while being under fire: Bố thí bất tịnh vì bố thí trong lửa.

Give worship to the Buddhas: Thờ Phật— Worship the Buddhas.

Given by: Do bơi.

Giver of life: Đấng ban cho sự sống—Ngoại đạo tin rằng có cái gọi là đấng ban cho sự sống— Externalists believe that there exists a so-called

“Giver of life.”

Giver and receiver: Người cho và kẻ nhận.

Giver of spiritual gift: Dhamma-danam(p)— Dharma-giver—Bố thí pháp.

Giving: Cho—Charitable giving—See Bố Thí.

Giving according to wishes, satisfying others:

Tùy ý bố thí vì thỏa mãn chỗ nguyện cầu.

Giving for acquiring a good reputation: See Yếu Danh Thí.

Giving appropriately, knowing superior, mediocre, and inferior: Tùy nghi bố thí, vì biết thượng, trung, hạ.

Giving away all lest they should have no means: Sợ mình chẳng thể sống nổi nên chẳng thể bố thí hết những thứ mình có.

Giving the Buddha’s truth: Pháp thí. Giving the Buddha’s truth to save sentient beings: Thuyết giảng những lời Phật dạy để độ người—See Pháp Thí.

Giving of convenience: Giving of convenience or to those who come for aid—See Tùy Chí Thí.

Giving of courage or confidence: Giving of fearlessness—See Vô Úy Thí. Giving of courage or fearlessness: Abhaya (skt)—Vô Úy Xả—See Vô Úy Thí.

Giving courage to someone: Bestowing of courage—Bố úy thí.

Giving dedicated to enlightenment, transcended the created and the uncreated:

Hồi hướng Bồ Đề bố thí, vì xa rời hữu vi vô vi. Giving of the doctrine: Giving of the dharma to preach or to speak Dharma to save sentient beings—Nói pháp giảng kinh hóa độ quần sanh— See Pháp Thí.

Giving out of fear: Bố úy thí—Vì sợ mà bố thí (Vì sợ tai ách mà bố thí).

Giving of fearlessness: Abhayadana (skt)—See

Vô Úy Thí.

Giving for gaining name and fame: Giving for acquiring a good reputation—See Yếu Danh Thí.

Giving of goods: See Tài Xả.

Giving out of gratitude: Almsgiving out or gratitude—See Báo Ân Thí. Giving happiness: Jihi (skt)—See Lạc Thí.

Giving because of hoping to adorn and prepare one’s heart: Bố Thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm.

Giving because of hoping to be reborn in a particular heaven: See Hỷ Thiên Thí. Giving for gaining name and fame: See Yếu Danh Thí.

Giving in hope of bliss in the heaven: Hy Thiên Thi—See Hy Cầu Thí.

Giving and keeping the same amount of property: Danasahaya(p)—A person who gives away property similar to what he keeps—Người thí chủ cho và giữ lại bằng nhau.

Giving of Law: Dharmadana (skt)—See Pháp

Thí.

Giving the Law of truth: Dharmadana (skt)— Giving of dharma—See Pháp Thí.

Giving little but keeping much: Danadasa(p)— A person who gives little and keeps much—Người thí chủ cho ít mà giữ lại nhiều.

Giving as occasion offers: Giving of convenience or to those who come for aid—See Tùy Chí Thí. Giving offering:Balidanam(skt)—Dâng Cúng— See Bố Thí.

Giving to others: Xả bỏ mọi vui sướng của mình, đem thí cho người.

Giving for personal virtue: See Công Đức Thí. Giving in return for kindness: Báo Ân Thí— Giving out of gratitude.

Giving of self to the Tathagata: Thí Thân. Giving teachings to sentient beings, never abandoning them, even to the site of enlightenment: Giáo hóa chúng sanh bố thí, vì nhẫn đến đạo tràng chẳng bỏ. Giving because of tradition or custom: See Tập Tục Thí.

Giving of the Truth: Phap Xả. Giving up of the passions and delusions: Phiền Não Xả.

Giving up the worldly life and leading a holy life: Nekkhamma (p)—Naiskramya (skt)—Viễn ly trần cấu (xa rời trần tục để sống đời thánh thiện).

Giving of wealth: Amisa-dana (skt)—See Tài

Thí.

Giving with its three spheres pure: Tam luân thanh tịnh bố thí.

Giving without dwelling, not seeking reward:

Chẳng trụ bố thí, vì chẳng cầu quả báo.

Glacial ocean: Băng dương.

Glad: Nanda (skt): Pleased—See Hoan Hỷ. Glamorous fig tree: Udumbara (skt)—Cây Ưu Đàm—Udumbara tree—See Ưu Đàm Ba La Thụ. Global community: Cộng đồng thế giới.

Global level: Qui mô toàn cầu

At the global level: Trên qui mô toàn cầu.

Global village: Làng thế giới.

Gloomy: Buồn bã—Ảm đạm—Sombre—Dull— Overcast—Dismal—Dreary.

Glorification (n): Sự ca ngợi—Sự tôn vinh.

Glorify (v): Ca ngợi—Tôn vinh. Glorifying of all Buddha-worlds: Trang nghiêm thế giới—See Thập Kim Cang Tâm.

Glorious (a): Magnificent—Huy hoàng—Quang hoa—Cực Thịnh (Huy hoàng)—See Phật Lục

Đức.

Glorious adorned: Nghiêm sức (nghiêm trang).

Glorious and honorable: Hiển vinh. Glorious kalpa: Maha-vyuha (skt)—See Trang

Nghiêm Kiếp.

Glorious and pure: Gloriously pure—Nghiêm tịnh.

Glorious victory: Chiến thắng vẻ vang.

Glory (n): Buddharansi (skt)—Aura—Halo— Light of Buddha—Spiritual enlightenment—Phật quang.

Glory Land: Quang Minh Độ—The Paradise of Amitabha—Tên gọi tắt của Vô Lượng Quang

Minh Độ, là đức danh của cõi Tây Phương Cực Lạc.

Glow (v): Shine—Chiếu sáng.

Glow red: Send out red light—Chiếu sáng đỏ rực. Glutton: Những kẻ loạn hành—One of the six dangers when one keeps bad company.

Gluttonous (a): Ham ăn.

Gluttony (n): Sự ham mê ăn uống. Gnas-ma-bu-pa (tib): Vatsiputriya (skt)—See

Độc Tử Bộ.

Gnosis: Vijjà (p)—Vidyà (skt)—Minh hay sáng suốt (ngược lại với vô minh hay ngu muội)— Knowledge of spiritual things.

Gnostic: 1) A knowledgeable man: Người trí thức; 2) Knowledge that is so pure that it cannot be explained or proven wrong: Tri thức thanh tịnh đến nỗi không thể nào được giải thích hay chứng minh là sai trái.

Gnosticism (n): Chủ nghĩa trí thức.

Go (jap): Kalpa (skt)—An indefinitely long time. A kalpa was explained, for example, as the time it would take to wear away a large boulder if an angel rubbed it once every three years with its sleeve—See Kiếp.

(jap): Karma (skt)—Action—Form of behavior—Performance—See Nghiệp. Go about preaching and converting men: Du hóa (du phương hoằng hóa và cứu độ chúng sanh). Go against (v): Oppose—Resist—Chống báng. Go against the current: To resist the ordinary current way—See Nghịch Lưu.

Go alone on foot: Đi bộ một mình. Go along with and use: Tùy Dụng—Đi cùng và sử dụng.

Go anywhere at will: Tiêu Dao Tự Tại—Roam where one will—Tự tại đến đi bất cứ chỗ nào tùy ý.

Go around: Đi khắp—Chu du đó đây. Go around in the cycle of birth and death: Lăn trôi trong vòng sanh tử.

Go asking for alms: Go begging for alms—Hành khất.

Go away to escape the enemy: Take a flight—

Trốn chạy kẻ thù.

Go back to the secular life: Return to lay life— To go back to the secular life—To return to the world from the order—See Hoàn Tục.

Go backwards: Đi thụt lùi.

Go bankrupt: Phá sản (tán gia bại sản).

Go barefooted: Đi chân đất.

Go on the belly: Đi bằng bụng—See Xà Hành.

Go begging: Hành khất—To ask for alms. Go begging for alms: Go asking for alms—Hành khất.

Go beyond: Paramita or Samatikram (skt)— Cross over—To pass over—To save—To transform—To transgress—Chuyển hóa—Siêu quá.

Go beyond the cycle of birth and death: Vượt qua vòng luân hồi sanh tử.

Go beyond the cycle of death and rebirth: Siêu sinh.

Go beyond the limit of a law: Break a moral law or rule—Transgress a law—Phá giới.

Go and convert: Hành hóa.

Go to destruction: Đoạn diệt.

Go in different directions: Đi tứ tán.

Go different way: Đi khác hướng.

Go down: 1) Descend to the world, come down:

Giáng; 2) Immerse oneself (down to hells): Đi xuống (trầm luân).

Go down from heaven: To descend or come down—Giáng trần.

Go to no end of ordeals: Undergo ceaseless difficulties—Thiên ma bách chiết (thử thách không ngừng nghỉ).

Go to evil rebirths: Vãng Ác Thú Đạo—Tái sanh vào đường dữ.

Go fast: Đi nhanh.

Go to and fro: Go and come—Vãng lai. Go into the hall: Thượng đường (to expound the doctrine—thuyết pháp).

Go forth from home into a homeless life: Leave home for a religious life—Xuất gia sống đời không gia đình.

Go from monastery to monastery: Ramble about the hills—Du sơn.

Go to the hall to expound the Buddha’s teaching: See Thượng Đường.

Go to heaven: To pass away—Du tiên.

Go into inhabited places at appropriate time: Tất cả chư Phật vào các tụ lạc chẳng lỗi thời— Một trong mười điều chẳng lỗi thời của chư Phật. Go to the latrine: To go to the restroom—See

Trừu Thoát.

Go to a layperson’s house or a restaurant: To commit an Expression of Regret Offence—Đi đến nhà cư sĩ hay nhà hàng là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Go in secret: Đi lén.

Go on one’s alms round: Walk for alms food (alms gathering)—Đi khất thực.

Go out of mind: Phát điên—To go crazy—To go mad.

Go form monastery to monastery: To ramble about the hills—Du sơn (đi từ chùa này sang chùa khác).

Go on pilgrimate: Caityacarika (skt)—Make a pilgrimate—Đi hành hương.

Go out of mourning: Đoạn tang.

Go outside the boundaries officially declared for the Rains Retreat: To commit an Expression of Regret Offence—Đi ra ngoài đại giới của vùng an cư kiết hạ là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Go outside of the monastery or nunnery at night: Except in an emergency, and if he does have to go outside, he should let the Sangha know and another monk should accompany him—Chư

Tăng Ni không nên đi ra khỏi tự viện hay ni viện về ban đêm, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp và phải đi ra ngoài về đêm thì vị ấy phải cho giáo hội biết và phải có một vị Tăng khác đi theo.

Go to the other shore: Paragate (skt)—Ba La Yết Đế—Đáo bỉ ngạn—Qua bờ bên kia. Go on a pilgrimage: Caityacarika (skt)—Hành hương.

Go to the privy: See Hành Xí.

Go in response to an invitation: Phó Thỉnh— Đáp lại lời mời của thí chủ mà phó hội—To go to invite.

Go round: To surround, especially to make three complete turns to the right round an image of Buddha—See Vi Nhiễu.

Go to ruin: Decay—Perish—Hoại.

Go the shortest way: Đi đường tắt.

Go straight: Đi thẳng.

Go straight home (Zen): Trở về tự tánh.

Go to and fro: Đi tới đi lui.

Go to the hall to expound the Buddha’s teaching: See Thượng Đường.

Go into the market place: Kẻ đi vào phố chợ.

Go and teach: Hành Hóa—Đi hoang hóa đó đây. Go to the temple: Đi chùa.

Go to untold worlds to guide beings: Chư Phật vì muốn điều phục một chúng sanh, cũng như tất cả chúng sanh, nên trong vô lượng thế giới điều phục chúng sanh không lúc nào đoạn tuyệt.

Go up: Đi lên.

Go upward: Urdvasrotas (skt)—Flow upward—

Thượng lưu (chảy lên).

Go-Vratika (skt): Kukkura-Vratika (skt)— Heretics who live as oxen or dogs—See Ngưu

Cẩu Ngoại Đạo.

Go with short and unsteady steps: Đi chập chững.

Go for a walk: Đi bách bộ.

Goa (skt): Name of a Buddhist place in west

India. According to Prof. Bapat in the TwentyFive Hundred Years of Buddhism, Buddhism flourished in and around Goa, farther south, in the sixth century A.D. is proved by the discovery of the Hire-Gutti plates (north of Kanara district) which record an endowment to a Buddhist vihara by the Bhoja King, Asankita of Goa. Similarly, the discovery of Buddhist statues of later date in the village of Mushir in the Goa district shows that Buddhism continued to flourish at the time of the Kadamba king, Jayakesin, are mentioned to in the Dvyasraya-kavya of the twelfth century—Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tình hình Phật giáo đã phồn thịnh tại Goa và các vùng xung quanh, xa hơn về phía nam, trong thế kỷ thứ sáu, đã được chứng minh qua việc tìm thấy những bản khắc chữ tại Hire-Gutti, phía bắc quận Kanara, ghi lại một sự cúng dường của vua xứ Goa là Asankita thuộc dòng Bhoja, cho một tu viện Phật giáo. Tương tự, việc tìm ra một tượng Phật có niên đại sau hơn trong làng Mushir của quận Goa cho thấy rằng đạo Phật đã tiếp tục phồn thịnh trong một thời gian dài tại đây. Các tu sĩ tại Goa vào thời vua Kayakesin của dòng Kadamba có được nhắc đến trong bộ Dvyasrayakavya của thế kỷ thứ 12.

Goal (n): Mục đích—Objective.

Goal of liberation: Mục tiêu giải thoát.

Goat: Mùi (from 1 p.m. to 3 p.m.).

Goat cart: Xe Dê—The goat cart representing the Sravakas. One of the cart offered by the father in the Lotus Sutra to lure his children out of the burning house—Xe Dê cho bậc Thanh Văn. Một trong những cỗ xe mà người cha trong Kinh Pháp Hoa đã đem ra để dẫn dụ các con của mình thoát ra khỏi căn nhà lửa đang cháy—See Tứ Xa.

Gobharana (skt): See Pháp Lan.

Goblin: Ma Quỷ—Demon.

Gobun-Hosshin (jap): Panca-dharmakaya (skt)— Five parts of the dharma body—See Ngũ Phần Pháp Thân.

Goburitsu (jap): See Five sets of monastic disciplinary texts.

Gocara (skt): Place—Cảnh giới—sở hành— Gocara means experience, mental attitude. Gocara literally means “a range for cattle,” or “a pasturage,” is a field for action and an object of sense. In the Lankavatara Sutra, it means a general attitude one assumes toward the external world, or a better spiritual atmosphere in which one’s being is enveloped—Gocara nghĩa đen là “phạm vi cho súc vật” hay “đồng cỏ cho súc vật,” là một phạm vi cho hành động và đối tượng của giác quan. Trong Kinh Lăng Già, Gocara có nghĩa là một thái độ tâm linh chung mà người ta có đối với thế giới bên ngoài, hay đúng hơn là một khung cảnh tâm linh mà sự hiện hữu của con người được bao bọc trong đó.

Gocara-sampjnana (skt): Clear comprehension of the objects of mindfulness—Thông hiểu rõ ràng về đối tượng thiền.

Gods: Deva (skt) Devata (p)—Celestial being— Evil demons (rarely applied to)—A genius or higher spiritual being—Thiên—Đề bà. God of Air: Vayava(skt)—God of Wind—Phong Thần—Thần Gió.

Gods appear, demons vanish: Shinshutsu-

Kibotsu (jap)—Thần Xuất Quỷ Một, một khi Thần xuất hiện thì quỷ ma tiêu tán.

God of death: Namuci (p)—The Death—The

Destroyer—Tử thần (tên khác của Mara). Gods in Heavely realm: Dyans (skt)—Thần Thiên Giới—Devas in Heavely realm. God of rain: Parjanya (skt)—Ba Nhĩ Cường Đa—

Tên của một vị thần mưa. God of stubbornness: Graha (skt)—Yết La Ha— Thần ngang ngạnh.

God of wonderful mother of dharani: Grahamatrika (skt)—Name of a sutra of Tantrism—Tên của một bộ kinh trong trường phái Mật tông.

Godai-zan (jap): Pancasirsha (skt)—Pancasikha (p)—See Ngũ Đài Sơn. Godana (skt): Godaniya or Apara-godaniya (skt)—See Tây Ngưu Hóa Châu. Godaniya (skt): Apara-godaniya (skt)—Ngưu Hóa Châu—See Tây Ngưu Hóa Châu.

God-child: Con đở đầu.

God-creator: Thượng đế sáng tạo.

God-daughter: Con gái đở đầu.

God eye: Deva-Cakkhu (p)—Thiên nhãn—

Celestial eye.

God of space: Hư Không Thần—Tiếng Phạn là Thuấn Nhã Đa, vị Thần làm chủ bầu trời.

God of thunder: Thiên lôi.

God-deva: Hỏa Thần—See Hỏa Thiên.

God-father: Cha đở đầu. God of fierce storms: Muruts (skt)—Mã Nhĩ Thù—Thần Cuồng Phong.

God of fire: Agni (skt)—Aggi(p)—See Hỏa Thần.

God of fragrance: The musicians of Indra—See Hương Thần.

God of freedom: Isvaradeva (skt)—Tự Tại

Thiên.

God of Free Will: Isvara (skt)—Jizaiten (jap)— Deva and Isvaradeva—Tự Tại Thiên. God of heaven: Deva and gods in general—See

Thiên Thần.

God of Indra’s heaven: Sakra-devanam-indra (skt)—See Hỷ Kiến Thiên.

God of love: Raga who has angry appearance, three faces and six arms—Ái nhiễm Minh vương, một trong những Minh Vương có ba đầu sáu tay với vẻ mặt hung dữ.

God-mother: Mẹ đở đầu.

God-parents: Cha mẹ đở đầu.

God protectors: Thiên vương—Guardian of the world.

God protectors of the dharma: Hộ pháp.

God protectors of the pagoda: Vị thần giữ chùa.

God of the sky: Không Cư Thiên.

God-son: Con trai đở đầu.

God of space: Sungata (skt)—Hư Không Thần— Thuấn Nhã Đa—Tiếng Phạn có nghĩa là vị Thần làm chủ bầu trời.

God of stubbornness: Graha (skt)—Yết La Ha— Thần ngang ngạnh.

God of thunder: Lôi Công—Lôi Thần.

God of wealth: Vaisravana or Dhanada (skt)— Vessavana (p)—Đa Văn Thiên Vương—Bắc thiên vương.

Gods who take joy in magical creations: Trời vui sáng tạo ảo thuật.

God of Wind: Vayava(skt)—God of Air—Phong Thần—Thần Gió.

God of wonderful mother of dharani of

Tantrism: Arya-grahamatrka-dharani (skt)— Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni—Tên của một loại đà la ni trong trường phái Mật tông.

God of the world: Thế Gian Thiên—Các vị thần trên thế gian.

God of the world of living beings: Manu (skt)—

Thần của thế giới chúng sanh sinh hữu tình.

God Yama: Diêm Vương—Yama-raja. Godaigo (jap): Vua Hậu Đề Hồ, hoàng đế Nhật Bản (1287-1339).

Godana: Godaniya (skt)—See Tây Ngưu Hóa Châu.

Godaniya (skt): Apara-godaniya (skt)—Ngưu Hóa Châu—See Tây Ngưu Hóa Châu. Goddess (n): Devakanya or Krsnakarna (skt)— Devi (skt)—Nữ thần (Thiên nữ)—Thiên Nữ. Goddess of eloquence: Diệu Âm Nhạc Thiên Nữ—Goddess of music and poetry.

Goddess of fortune: Laksmi (skt): Công Đức Thiên Nữ (Cát Tường Thiên Nữ)—Siri (p): Than

Tài.

Goddess of fortune and beauty: Mahasri (skt)— See Cát Tường Thiên Nữ.

Goddess of Mercy: Avalokitesvara (skt)—See Bi Mẫn Thần Nữ.

Goddess of music and poetry: Sarasvati (skt)— See Diệu Âm Nhạc Thiên Nữ.

Godless religion: Atheistic—Vô Thần.

Goddess of sensuous desire: Kàma (skt)—Nữ Ái Thần—Ái Dục Thần Nữ—Nữ thần về thèm muốn cảm giác.

Goddess of speech: Sarasvati (skt)—See Biện

Tài Thiên Nữ.

Goddess of speech and learning: Đại biện tài

Thiên nữ.

Goddess youthful eye: Đồng mục Thiên nữ.

Goddess of Wind: Vayavi (skt)—Phong Mẫu. Godo (jap): Ngũ Đạo—The five destinies—Five gatis—See Ngũ Thú.

Godô (jap): A Japanese term, literally means one of two sections of the meditation hall in a Japanese monastery. It also means an elder monk under whose supervision the ‘godo’ section of the meditation hall is placed. In the Soto school, the elder monk to whose charge supervision of the zendo halls—Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là ‘phòng ở phía sau’, một trong hai phần của thiền phòng ở một tu viện Nhật Bản. Nó cũng có nghĩa là vị niên trưởng trong thiền viện trông coi ‘phòng ở phía sau’ của thiền đường. Trong phái Tào Động, thuật ngữ nầy chỉ vị niên trưởng của các vị Tăng chịu trách nhiệm giám sát thiền đường.

Goenka, Satya Narayan (1924 – ): Name of a lay Indian meditation teacher, born in Burma to a Hindu family, who began studying “Vipassana” (Vipasyana—skt) with the Burnese lay teacher U Ba Khin, who belonged to the tradition of the 18th century Burmese master Leidi Sayadaw, hoping

to find relief for migraines. He spent the next fourteen years studying meditation. Upon his return to India in 1969, he began teaching “vipassana courses, and in 1976 he founded Vipassana International Academy in Igatpuri, Maharashtra. In 1982 he founded the Vipassana

Meditation Center in Shellburn, Fall, U.S.A.— Tên của một vị thầy Thiền tại gia người Ấn Độ, sanh trưởng trong một gia đình theo Ấn Độ giáo ở Miến Điện, bắt đầu học thiền minh sát với hy vọng làm dịu đi chứng đau đầu khủng khiếp của ông với thiền sư tại gia U Ba Khin, thuộc truyền thống của thầy Leidi Sayadaw vào thế kỷ thứ 18 tại Miến Điện. Ông đã học thiền trong 14 năm. Sau khi về lại Ấn Độ vào năm 1969, ông bắt đầu dạy thiền minh sát, và năm 1976 ông thành lập Trung Tâm Giáo Lý Thiền Minh Sát tại Igatpuri, Maharashtra. Đến năm 1982 ông thành lập Trung Tâm Thiền Minh Sát ở Shellburn, Fall, U.S.A. Gofu (jap): Abhicaraka (skt)—Hàng Phục—To subdue—To tame—To subjugate. Gofuku (jap): Hàng Phục Pháp—To subdue (to tame, or subjugation of) dharma.

Goga (jap): False self, the belief in and attachment to a false concept of the self or ego. The Japanese term “Goga” refers to the common belief that each individual possesses an eternal and unchanging self or soul. According to Buddhist teachings, there is nothing eternal, unchanging, or abiding within the human self. The historical Buddha taught that human beings suffer primarily because they become attached to the false self. The term also refers to selfish attitudes and states of mind—Tin và chấp vào một khái niệm không thật về tự ngã. Thuật ngữ Nhật Bản “Gago” chỉ cho niềm tin thông thường rằng mỗi cá nhân đều sở hữu một cái ngã hay linh hồn thường hằng bất biến. Theo giáo thuyết Phật giáo, không co cái gì thường hằng bất biến trụ trong chính con người cả. Đức Phật lịch sử đã dạy nhân loại phải chịu đau khổ chính yếu là vì chấp vào cái ngã này. Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ cho thái độ ích kỷ và trạng thái tâm—See Giả Ngã. Gogen (jap): The five eyes or five intuitional states—See Ngũ Nhãn.

Gogo (jap): Tu tập sau giác ngộ—See Practice after enlightenment.

Gogo-an (jap): Ngũ Hiệp Am—Name of a temple in Japan.

Go-Gyaku (jap): Five gravest offenses—Five heinous crimes—Five offenses—Five hellish deeds—Five Cardinal Sins—Five ultimate betrayals—See Ngũ Nghịch. Gogyakuzai (jap): The five deadly actions—Ngũ Nghịch Tội—See Ngũ Nghịch.

Gogyo (jap): Wu-Hsing (chi)—Năm hành—The five elements—See Ngũ Hành (A).

Gohô Jôkan (jap): Wu-fêng Ch’ang-kuan— Wufeng Changguan—See Ngũ Phong Thường

Quan Thiền Sư.

Goho-kaion (jap): Ngũ Phong Hải Âm—Name of a Japanese monk.

Gohonzon (jap): The scroll inscribed by Nichiren (1222-1282), which contains his rendering of the Chinese characters of the Daimoku: “Namo Renge-Kyo” (praise to the Lotus Sutras. This chant is central to the tradiontion inspired by Nichiren—Cuộn giấy ghi lại chư viết của

Nichiren, chứa đựng thủ bút của ông viết bằng chữ Trung Hoa với đại ý: “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh,” được ông khuyến tấn hàng đệ tử trì niệm.

Gohyakkai (jap): Japanese Buddhist term for “Five Hundred Precepts.” In some of Japanese Buddhist sects, monks have to take 500 precepts instead of 250—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Ngũ Bách Giới.” Trong một vài tông phái Phật giáo Nhật Bản, chư Tăng phải thọ 500 giới thay vì 250.

Go-I (jap): Five levels of awakening—Five relative positions of the absolute and the relative—Five degrees of Tung-Shan-Liang-

Chieh—Năm vị thế tương quan giữa cái tuyệt đối và cái tương đối—See Động Sơn Ngũ Vị.

Goi Kôan (jap): See Hoàn Thiện.

Going for almsfood: Thác Bát—See Khất Thực. Going along with cyclic existence: Tùy Thuận Lưu Chuyển—Thuận theo dòng luân hồi sanh tử. Going along with other conditions: Thuận theo các điều kiện khác—Tùy Thuận Tha Duyên. Going along with the mundane: Tùy Thuận Thế Gian—Thuận theo thế gian.

Going to beg for alms for three consecutive days without receiving any food: Vào xóm Bà La Môn khất thực trong ba ngày liền, không ai cúng dường, phải mang bát không về.

Going beyond Mind: Mind is to transcended in Zen—Tâm siêu việt trong Thiền.

Going and coming: Vãng Lai—Đi và đến.

Going-far-beyond stage: Duramgama-bhumi (skt)—The far-reaching land, or the ground of traveling far—See Viễn Hành Địa. Going to reality: Ayana (skt)—Experiential entry into Buddha truth—Chứng nhập. Going and returning: Vãng Hoàn—Đi và Về. Going and returning dedication: Vãng Hoàn Nhị Hồi Hướng.

Going with the stream of transmigation: Thuận lưu (xuôi theo dòng luân hồi không ngừng nghỉ). Going wrong: Agata-gamanani (p)—Làm sai.

Gojin (jap): Pancavisayarasa (p)—Five dusts— Five indulgences of the senses—Objects of the five sense organs—See Ngũ Trần.

Go-jinzu (jap): Pancabhijna (skt)—Năm thần thông—The five supernatural powers—The five mystical powers—See Ngũ Thần Thông.

Gojo (jap): Wu-chang (chi)—Năm đạo làm người—The five cardinal virtues—See Ngũ Thường.

Gojô-e (jap): Five-strip robe—An inner garment or the five-piece cassock—Áo năm mảnh cho chư Tăng Ni—See Ngũ Điều Y.

Gojokuakuse (jap): A Japanese Buddhist term for “Five turbidities.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Ngũ Trược Ác Thế.”—See Ngũ Trược.

Goka (jap): See Wash house of the Monks’ hall. Gokai (jap): Five precepts undertaken by lay Buddhists—See Ngũ Giới.

Goke (jap): Wu-chia—Five houses of Ch’an— Ngũ Gia—Five houses (wu-chia), a Japanese expression used to describe the five distinctive styles of Zen based on the five different lineages which developed during the T’ang dynasty (618907) in China—See Thiền Môn Ngũ Tông.

Gokei Sôton (1416-1500): Name of a Japanese Rinzai monk of the Ashikaga period (1392-1568). He was a seventh-generation descendant of the

Myôshin-ji line started by Kanzan Egen (12771369). He became the Dharma heir of Sekkô Sôshin (1408-1486) and was one of his four principle disciples, Gokei served as abbot at Daitoku-ji, Myôshin-ji, and other major Rinzai monasteries. He founded Zuiryu-ji in Mino, present-day Gifu Prefecture—Tên của một vị Thiền sư thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản vào thời Túc Lợi Thị. Sư là thế hệ thứ bảy của phái Diệu Tâm Tự, bắt đầu từ thời Thiền sư Quan Sơn Huệ Huyền. Sư trở thành pháp tử nối pháp của Thiền sư Sekkô Sôshin và là một trong bốn vị đệ tử chính của vị Thiền sư này. Gokei từng làm trụ trì tại Đại Đức Tự, Diệu Tâm Tự, và các tự viện chính của tông Lâm Tế. Sư khai sơn chùa Zuiryuji ở Mino trong vùng mà bây giời thuộc miền Gifu Prefecture.

Goken (jap): Panca-drstayah (skt)—Five wrong views—See Ngũ Kiến.

Goke Shanshô Yôro Mon (jap): See Detailed Study of the Fundamental Principles of the Five Houses.

Goke-shichishu (jap): Five houses and seven schools—See Ngũ Gia Thất Tông. Goketsu (jap): Five bonds—Five fetters—See

Ngũ Kết.

Gokokuji (jap): Chùa Hộ Quốc (Nhật Bản).

Gokoku Keigen (jap): Hu-kuo Ching-yuan— Huguo Jingyuan—See Hộ Quốc Kinh Viện Thiền Sư.

Gokoku Shucho (jap): Hu-kuo Jing-kuo Shouchêng—Huguo Shoucheng—See Tịnh Quả Hộ

Quốc Tùy Thành Thiền Sư.

Gokon (jap): Panca-indryani (skt)— Pancendriyani (skt)—Five faculties—Five roots— See Ngũ Căn.

Gokudai-Do-Sho (jap): Cực Đại Đồng Tiểu, Cực Tiểu Đồng Đại—The extremely large is the same as the small; the extremely small is the same as the large; boundaries are completely forgotten— Cái cực lớn cũng giống như cái cực nhỏ; cái cực nhỏ cũng giống như cái cưc lớn, biên tế hoàn toàn bị quên lãng ở đây.

Gokulikas (skt): Kukkulikas, Kukkutikas, or Kaukkutikas (skt)—See Kê Dẫn Bộ.

Gokuraku (jap): Pure Land—Land of utmost bliss—Cực Lạc quốc.

Gokuraku-ji (jap): Pure Land temple—Land of utmost bliss temple—Cực Lạc Tự.

Gold: Vàng.

Gold-Blossom-Light Buddha: Kim Hoa Quang

Phật.

Gold branches and jade leaves: Kim chi ngọc diệp—Noble.

Gold cakra: Kim Luân Vương—Gold wheel.

Gold and jade: Kim ngọc.

Gold-Sea-Light Buddha: Kim Hải Quang Phật.

Gold and silver: Kim ngân.

Gold wheel: Kim Luân (vàng). Gold-wheel king: Kim Luân cho Thập Hồi Hướng—See Kim Luân Vương.

Golden abode: See Hoàng Kim Trạch.

Golden Age: Thời cực thịnh (hoàng kim).

Golden Age of Vietnamese Buddhism: Thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.

Golden body: That of the Buddha—Kim thân, của Đức Phật—Golden body—The diamond body, the indestructible body of Buddha—Kiên Thân (than kiên cố)—Chân Thân (thân chân thật)—Thân kim cang bất hoại của Phật.

Golden bones: Kim cốt—Xá lợi của Đức Phật— Buddha’s relics.

Golden cock: See Kim Kê.

Golden coloured (a): Kim sắc.

Golden coloured Diamond Bodhisattva:

Vajrahera-bodhisattva (skt)—Kim Cang Kim Sắc

Bồ Tát.

Golden-colored king: See Kim Sắc Vương. Golden-colored skin: Da màu vàng. trông khỏe mạnh.

Golden-colored world: See Kim Sắc Thế Giới.

Golden door: Golden gate—Kim môn. Golden Flowers’ Light Buddha: Phật Kim Hoa Quang.

Golden-grain Tathagata: See Kim Thóc Như

Lai.

Golden-haired lion: See Kim Mao Sư Tử. Golden-hued body: Body of the color of true gold—Thân thể sáng chói như vàng kim.

Golden-hued peacock king: The protector of travellers—See Kim Sắc Khổng Tước Vương.

Golden light: Kim quang.

Golden light of the Dharma: Ánh Đạo Vàng. Golden Light Drum: Kim Quang Minh Cổ—See Kim Quang Đồng Tử.

Golden Light Supreme King Sutra:

Suvarnaprabhasa-Sutra (skt)—Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh—See Kinh Kim Quang Minh.

Golden Light Sutra: Suvarnaprabhasa-Sutra (skt)—Saisho-O-Kyo (jap)—Tsui-sheng-wangching (chi)—Tối Thắng Vương Kinh—See Kinh Kim Quang Minh.

Golden light sutra of the Supreme King: Suvarna-prabhasottama-raja-sutra (skt)—See Kinh Kim Quang Minh.

Golden lotus bloom: Kim liên. Golden mountain: The Buddha’s body—See Kim

Sơn.

Golden-mountain king: Kim Sơn Vương—

Buddha, especially Amitabha—Phật, đặc biệt là Phật A Di Đà.

Golden mouth: Kim Khẩu—The golden mouth of the Buddha.

Golden pagoda: Kim Tháp—Kim Sát. Golden Pavilion: Rokuon-ji (jap)—See Kim Cát

Tự.

Golden River: Nairanjana (skt)—Neranjara (p)— Ni Liên Thiền Na—See Ni Liên Thiền.

Golden robe: Kim Sắc Y—See Kim Lan Y.

Golden rsi: See Kim Tiên.

Golden rules: Luật vàng.

Golden sand: Kim Sa—Cát vàng.

Golden sand of the Jambu: Jambunada-suvarna (skt)—Jambu-river gold—Diêm Phù đàn kim hay cát vàng của dòng sông Diêm Phù.

Golden Sea Of Light Buddha: Phật Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Phật Kim Hải Quang. Golden staff: See Kim Trượng.

Golden times: Thời cực thịnh (hoàng kim).

Golden tortoise: See Kim Quy. Golden Tranquility Buddha: Kim Tịch—Name of a Buddha.

Golden treasury: The Buddha-nature in all the living—See Kim Tạng. Golden treasury cloud: See Kim Tạng Vân. Golden water: Kim thủy—Wisdom—Nước vàng, ám chỉ trí tuệ.

Golden wheel: See Kim Luan. Golden-wheel gem: Cakra-ratna (skt)—Kim

Luân Bảo.

Golden words: Those of the Buddha—Kim ngôn, những lời của Đức Phật.

Goldstein, Joseph: Name of an American vipassana teacher who trained with S.N. Goenka in India and subsequently help to found the Insight Meditation Society in Barre, MA, U.S.A. He has written a number of books, including “The

Experience of Insight.”—Tên của một vị thay dạy thiền minh sát người Mỹ, người đã theo học với thiền sư S.N. Goenka tại Ấn Độ và sau đó giúp sáng lập Hội Thiền Minh Sát ở Barre, MA, Hoa Kỳ. Ông viết một số sách bao gồm quyển “Kinh Nghiệm Thiền Minh Sát.”

Goma (jap): The ritual performed by the esoteric schools of Buddhism, including Tendai and Shingon. The ritual comes from Indian practices in which Brahmin priests offered sacrifices to the gods by burning food offerings in a specifically designed section of an altar. In the Buddhist ritual, the fire is said to symbolize the wisdom of enlightenment, which burns away any defilements that hinder enlightenment. Goma may be offered to gain Punya (blessing) and diminish bad karma, to pray for a special intention such as recovery from illness, or to pray for the protection of family or nation—Nghi thức cử hành bởi Phật giáo Mật tông, gồm cả hai tông Thiên Thai và Chân Ngôn. Nghi thức bắt nguồn từ các vị Bà La Môn Ấn Độ dâng cúng cho các vị than bằng cách dâng cúng thực phẩm đang đốt cháy trong một khu vực dành riêng trên bàn thờ. Trong nghi lễ Phật giáo, người ta nói lửa tiêu biểu cho trí tuệ giác ngộ, đốt rụi tất cả những nhiễm ô làm trở ngại cho sự giác ngộ. Thuật ngữ “Goma” của Nhật Bản có thể có ý nghĩa dâng cúng để được phước và giảm đi ác nghiệp, hoặc giả cầu nguyện vì một ý định đặc biệt như phục hồi cơn bệnh, hoặc cầu nguyện sự bảo vệ cho gia đình và xứ sở.

Gomaya (skt): Cow dung—Cứt trâu—See Ngưu

Phẩn.

Gombrich, Richard F.: Name of an Eminent scholar of Theravada Buddhism, Professor of Sanskrit at Oxford University. He has published a number of highly influential books, including “Buddhism Transformed: Religious Change in Sri Lanka and Precept and Practice,” and “Traditional

Buddhism in the Rural Highlands of Ceylon.”— Tên của một học giả nổi tiếng của Phật giáo Nguyên Thủy, giảng sư dạy tiếng Bắc Phạn ở trường Đại Học Oxford. Ông đã xuất bản một số sách có ảnh hưởng lớn, gồm các quyển “Phật Giáo Chuyển Hóa: Sự Thay Đổi của Tôn Giáo tại Sri Lanka và Giới Hành,” và “Truyền Thống Phật

Giáo Tại Những Vùng Cao Nguyên Nông Thôn Ở Tích Lan.”

Gomi-no-zen (jap): A Japanese term, literally means “Zen of the five types of tastes”—Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “Ngũ chủng thiền.”— See Ngũ Chủng Thiền.

Gomi Zen (jap):Ngũ Vị Thiền—See Five Tastes of Zen.

Gomizunoo (1596-1680): Name of the 108th Japanese emperor and a patron and devotee of Zen Buddhism. Gomizunoo, the third son of Emperor Go-Yôzei, reigned from 1611 to 1629, the period when Tokugawa rule was firmly established. He was obliged to marry Tokugawa Kazudo, the daughter of the second Tokugawa shogun, Hidetada. Gomizunoo’s displeasure led him to resign. Gomizunoo studied Zen under a series of famous masters. He eventually took the tonsure in 1651 under Ryôkei, a Rinzai monk, who later became an Obaku master. Gomizunoo assumed the Dharma name Enjô Dôkaku; he later became Ryôkei’s Dharma heir and his name is still listed on Obaku lineage charts—Tên của vị hoàng đế Nhật Bản thứ 108 và là người nhiệt tâm bảo trợ Thiền tông. Gomizunoo là con trai thứ ba của hoàng đế Go-Yôzei, trị vì từ năm 1611 đến năm 1629, khi triều đại Đức Xuyên đã đặt nền móng vững chắc. Ông bị ép phải cưới Tokugawa Kazudo, con gái của tướng quân thứ nhì của triều đại Đức Xuyên là Hidetada. Sự bất mãn của Gomizunoo đã đưa đến việc ông thoái vị. Gomizunoo học Thiền với một số những vị Thiền sư nổi tiếng. Cuối cùng ông thí phát vào năm 1651 với Sư Ryôkei, một vị Tăng tông Lâm Tế, sau trở thành một vị Thầy của tông Hoàng Bá. Gomizunoo lấy Pháp danh “Enjô Dôkaku”; Sư trở thành Pháp tử nối Pháp của Thiền sư Ryôkei và tên của ông được liệt kê trong dòng truyền thừa của tông Hoàng Bá.

Gompa (tib): Temple—Chùa.

Go-Mugen-Go (jap): Panca-nantarika-kammani (p)—Panca-nantaryakarmani (skt)—See Ngũ Vô Gián Nghiệp.

Gone and never heard from again: Biệt vô âm tín (vắng bặt, không có tin tức chi cả)—There is absolutely no news from someone. Gongen (jap): Temporary manifestation for saving beings—Quyền Hiện—See Quyền Hóa. Gonji-Nan (jap): Upasaka (skt)—Male devotees or disciples—See Cận Sự Nam. Gonji-Nannyo (jap): Upasaka-Upasika (skt)— Laypeople—Cận Sự Nam Nữ. Gonji-Nyo (jap): Upasika (skt)—Cận Sự Nữ— Female servant or disciples—Laywoman.

Gonkyo (jap): Scriptural text—Spoken teaching—See Ngôn Giáo.

Gonkyu (jap): A Japanese term, literally means “elder who has served”; an elder monk in a Zen monastery or a Zen master who has already led students on the way of Zen for many years and has retired from his activity as a roshi (Zen master)—Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là vị Tăng niên trưởng đã phục vụ; một vị niên trưởng trong thiền viện hay một vị thiền sư đã từng hướng dẫn môn đồ trong nhiều năm và đã về hưu không còn sinh hoạt của một thầy thiền nữa.

Gonsen kôan: A kind of answer to a koan by a short talk, referring to something concrete, but free from thoughts or abstractions—Một loại trả lời công án bằng một cuộc nói chuyện ngắn, nhắm vào cái gì đó một cách cụ thể, nhưng không vướng mắc tư tưởng và sự trừu tượng—See Công Án. Gon-Sojo (jap): Quyền Tăng Chánh (một chức vị lãnh đạo trong Phật giáo Nhật Bản).

Good (a): Bhadra or Kusala or Sadhu (skt)— Lương thiện—Auspicious—Favorable—Honest— Virtuous—Wholesome.

Good abode: Supratisthita (skt)—An lập—Thiện Trụ—Firm-standing—Good realm—Thiện xứ.

Good accumulation with fixed result: Sammatta-niyato rasi (p)—Chánh định tụ—See Tam Pháp (Z).

Good advisor: Kalyana-mitra (skt)—Zenchishiki

(jap)—Good counselor—Good friend—Good-

Knowing advisor—Thiện Hữu Tri Thức.

Good appearance: Hảo tướng—Auspicious marks— Good manner—Good sign—Phong độ. Good-Appearance King: Piyadasi (p)—Thiện Kiến Vương—A title of King Asoka—Danh hiệu của vua A Dục.

Good and bad people do not speak the same language: See Nhân Hữu Nhân Ngôn, Thú Hữu Thú Ngôn.

Good begets good: Good actions produce good results—Thiện nhân sanh quả phước. Good behavior: Hạnh kiểm tốt.

Good cause: Thiện Nhân—A wholesome cause will produce a wholesome result (good fruit)—

Nhân do thiện căn mà tạo ra thiện quả. Good causes, good results: Thiện Nhân Thiện Quả—Nhân lành quả tốt.

Good character already evolved: Dĩ sanh thiện—Các thiện pháp đã từng được tu tập.

Good character that arises from meditation or contemplation: Định thiện—Các thiện pháp đạt được bằng thiền định.

Good character attainable when thought not in meditation: Tán thiện—Các thiện pháp đạt được không bằng thiền định.

Good character not yet arises: Vị sanh thiện—

Các thiện pháp chưa từng được tu tập.

Good citizens: Lương Dân—Law-abiding citizens.

Good (the good) cleanses one’s mind: Điều thiện làm thanh sạch tâm trí.

Good conduct: Đức hạnh (Hạnh kiểm tốt)—Hành trì tốt (tu hành)—Thiện hạnh.

Good counselor: Kalyana-mitra (skt)— Zenchishiki (jap)—Good advisor—Good friend— Good knowing advisor—See Thiện Hữu Tri Thức.

Good deed: Punya (skt)—Virtuous act— Wholesome actions—Wholesome deeds—Thiện nghiệp—See Thiện Sự. Good deeds of the body: Thiện Thân—See Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam. Good deeds done in a mortal body: See Hữu

Lậu Thiện Pháp.

Good deeds done in previous existence: Túc Thiện (những thiện căn gieo trồng trong tiền kiếp).

Good and defiled: Thiện Nhiễm—Tốt và nhiễm trược.

Good deva: Fortune saints—See Thiện Thần. Good dharma: Kusala-dharma (skt)—Meritorious action—Bạch pháp (thiện pháp).

Good Discourse: Hảo Ngữ Tâm (tâm giảng pháp).

Good done in a mortal body: Hữu lậu thiện pháp.

Good education: Một nền giáo dục tốt.

Good in the end: Hậu Thiện—Tốt về sau nầy. Good and evil: Kusala and akusala (skt)— Wholesome and unwholesome—See Thiện Ác.

Good or evil characteristics resulting from habit or practice in a former existence: See Tập Khí Quả.

Good and evil Karma: Thiện Ác Nghiệp—

Nghiệp tốt và xấu.

Good or evil seeds produce good or evil deeds:

See Danh Ngôn Chủng Tử.

Good example: Gương tốt.

Good-Fame-Named-Merit-Virtue Buddha:

Thiện Danh Xưng Công Đức Phật.

Good fortune: Svastika (skt)—Hạnh vận—Good luck—Prosperity—Cát tường (chư Vạn). Good fortune celestials: Đại Cát Tường Thiên— Các vị trời tốt lành—The Good-Fortune Devis. Good-Fortune Devis: Sri-maha-devi (skt)—Good fortune celestials—Đại Cát Tường Thiên—Các vị trời tốt lành.

Good fortune and virtue: Blessed virtue— Blessing arising from good deeds—Phúc đức.

Good friend: Kalyana-mitra (skt)—Zenchishiki (jap)—Good advisor—Good counselor—Lương bằng—Good knowing advisor—See Thiện Hữu

Tri Thức.

Good fruit: Quả lành (thiện quả). Good to give: One gives, thinking: “It is good to give.”—Bố Thí vì nghĩ rằng Bố Thí là tốt.

Good (the good) gives happiness to oneself and others: Điều thiện mang lại hạnh phúc cho mình và cho người.

Good (the good) of giving up lying is truthfulness and trustfulness: Sự tốt lành của từ bỏ nói dối là chân thật và đáng tin cậy.

Good (the good) of giving up unchasty is purity and good: Sự tốt lành của từ bỏ tà hạnh là trong sạch và đàng hoàng.

Good Goddess Mantra: Thiện Thiên Nữ Chú—

See Thập Chú.

Good heart: Clear heart or conscience—Good mind—Wholesome mind—See Thiện Tâm.

Good-hearted: Kusala-citta (p)—Suhada(skt)— Wholesome mind—See Thiện Tâm.

Good idea: Hảo ý.

Good intention: Thiện ý—Chủ ý tốt lành— Goodwill.

Good kalpa: Bhadrakalpa (skt): Nhơn Hiền kiếp (Thiện kiếp)—Lucky kalpa.

Good karma: Good deeds—Skillful action— Kusala karma—Wholesome karma—See Thiện

Nghiệp.

Good karma acquired in a life of activity: Tán nghiệp—Thiện nghiệp do tán tâm sở hành hoạt. Good-Knowing advisor: Thiện Hữu Tri Thức— Good friend—A good knowing friend—See Thiện

Tri Thức.

Good-knowing friend: Thiện Hữu Tri Thức— Good-knowing advisor—See Thiện Tri Thức. Good Law Hall: Thiện Pháp đường (in the

Trayastrimsas heavens—trên cõi trời 33 tầng). Good-looking: Sudarsana (skt)—Thiện Kiến— Beautiful to see—Good to see.

Good luck: Svastika (skt)—Hạnh vận— Auspicious—Good fortune—Prosperity—See Cát Tường.

Good luck marks: Purvanimitta (skt)—Pubbanimitta (p)—Auspicious marks—Great-fortune marks—Prosperous marks—Tướng tốt hay điềm lành—See Cát Tường.

Good man: See Thiện Nhân.

Good man doing good finds the day insufficient; the evil man doing evil likewise finds the day insufficient: See Cát Nhân Vi Thiện Duy Nhật Bất Túc.

Good man and good woman: Good men and believing women—Thiện nam tín nữ—Trai lành gái tín.

Good manifestation: Sudrsas (skt)—See Thiện

Hiện.

Good Manifestation Heaven: Sudrsa (skt)— Heaven of Beautiful Presentation—See Thiện

Hiện Thiên.

Good manners: Educated manners—Lễ giáo. Good marks: Hảo Tướng—See Tam Thập Nhị

Hảo Tướng.

Good medicine: Lương dược.

Good methods: Lương pháp—Thiện pháp. Good Method Sect: Saddhammaikaya (p)—Phái Pháp Lành—See Thiện Pháp Phái. Good mind: Good heart—Good thoughts—See

Thiện Tâm.

Good months: See Thiện Nguyệt.

Good by nature: Tánh Thiện—See Thiện Tánh. Good nature: Thiện tánh—Good by nature. Good thing is not better than nothing: It is better to go without even a laudable thing—See Hảo Sự Bất Như Vô Sự.

Goodness: Avyapada (skt)—Benevolent—

Benevolence—Clemency—Lòng tốt—Nhân từ. Goodness achieved by meditation: See Định

Thiện.

Goodness acquired by effort: Gia Hành Thiện— Phương Tiện Thiện—See Tu Đắc Thiện.

Goodness cultivated during normal life: In contrast with the goodness achieved by meditation (định thiện)—See Tán Thiện. Goodness must be cultivated for the tendency towards evil is ten times stronger: See Đạo Cao Nhất Xích, Ma Cao Nhất Trượng. Goodness is its own reward: See Dĩ Nghĩa Vi

Lợi.

Goodness in theory: Lý thiện. Goodness and wickedness: Thiện và Ác— Wholesome and unwholesome.

Goodness and wisdom: Blessedness and wisdom—Phước tuệ (phước huệ).

Good news: Tin mừng.

Good omen: Phước tường—Tường Thụy—Điềm tốt lành.

Good people: Người thiện. Good perception: Avyapada-samjna (p)—Thiện Tưởng.

Good physician: Lương y.

Good policy: Thiện chính (chánh sách tốt đẹp).

Goodness in practice: Sự thiện.

Good quality: Guna (skt)—Kudoku(jap)— Merit—Virtue—See Công Đức.

Good realm: Thiện giới.

Good reputation: Danh thơm.

Good reputation on moral integrity: Danh tiết. Good reputation for morality and good conduct: Người giữ giới tiếng tốt đồn khắp. Good result: Quả tốt lành—Good fruit from good cause—See Thiện Quả.

Good roots: Kusala-mula (skt)—Virtuous roots— Gốc rễ tốt lành—See Thiện Căn.

Good root of absence of craving: Vô Tham Thiện Căn—Căn lành nơi mà lòng tham không còn nữa.

Good root of keeping commandments: See Giới

Thiện.

Good rules and customs: Thiện Luật Nghi—See

Giới.

Good to see Heaven: Sudarsana (skt)—See

Thiện Kiến.

Good seeds in previous existence: Túc thực (trải rộng ra những chủng tử thiện lành từ kiếp trước).

Good signs: Good appearance—Good marks—

Tướng Hảo.

Good sons: Sons of good families—Gentlemen— See Thiện Nam Tử.

Good spirit advisor: Virtuous friends—Wise person—See Thiện Tri Thức. Good spiritual advisor: Thiện tri thức—Good spirit advisor.

Good (the good) of not stealing is honesty: Sự tốt lành của không trộm cắp là sự liêm khiết.

Good talker: Khéo nói.

Good things free from evil flowings:

Kusalanasrava (skt)—Thiện Vô Lậu Pháp.

Good-thought stage: Sadhumati-bhumi (skt)— The land of good thoughts, or the ground of good wisdom—See Thiện Huệ Địa. A Good turn deserves another: Thiện giả thiện báo.

Good upward directions: See Thiện Đạo. Good upward states of existence: See Thiện

Đạo.

Good Views Heaven: See Thiện Kiến Thiên.

Good virtues free from evil flowings:

Kusalanasrava (skt)—See Thiện Vô Lậu Pháp.

Good way: See Thiện Đạo.

Good wealth: See Thiện Tài Đồng Tử. Good Wealth Bodhisattva: Sudhana (skt)—Bồ

Tát Thiện Tài—See Thiện Tài Đồng Tử. Good weather: Gió hòa mưa thuận (Phong điều vũ thuận).

Good-Will Buddha: Thiện Ý Phật. Good and wise advisor: Good knowing advisor— See Thiện Tri Thức.

Good words: Thiện ngôn—Just cause—Danh chính ngôn thuận.

Good words but wicked heart: See Khẩu Phật

Tâm Xà.

Good works are pure, knowledge is clear: All good works of all Buddhas are already pure, and their knowledge of all life is clear and immaculate—Chư Phật đã thanh tịnh tất cả thiện nghiệp, tất cả sanh trí đều đã trong sáng và thanh sạch.

Good worldly life: Cuộc sống trần tục lương hảo. Good youth: Thiện nam tử.

Goodwill: Thiện chí—Tâm từ Gopaka (skt): Cù Bà Già—Thiên tử Cù Bà Già— Name of a deva-son.

Gopala (skt): Cù Bà La—Long vương Cù Bà La—Name of a dragon-king.

Gopika (skt): Cồ Tỳ Gia—See Cồ Di.

Go-Rajas (skt): The amount of dust that can rest on the top of a cow’s hair (seven times of that on a sheep’s)—See Ngưu Mao Trần.

Goratha (skt): Ngưu Xa—Bullock cart—One of the vehicles of salvation—Xe trâu, một trong những cỗ xe cứu độ.

Gorin (jap): Panca-mandalaka (skt)—Five circles—Five wheels—See Ngũ Luân.

Gorin Sotoba (jap): Five wheel stupa—A stupa with five wheels at the top; chiefly used by the Shingon Sect on graves as indicating the indwelling Vairocana—Ngũ Luân Tháp Ba, theo Chân Ngôn tông, đây là hình Tam Muội trên đỉnh tháp của Đức Đại Nhật Như Lai, thường được xây trên phần mộ.

Goriyaku (jap): Genze Riyaku (jap)—Benefits arising from the practice of Buddhism. The term is an abbreviation for “genze riyaku’—See Worldly benefits.

Gorocana (skt): See Hồ Lư Giá Na.

Goroku (jap): Yulu (chi)—Records of lectures— Records of teachings—Recorded sayings—See

Ngữ Lục.

Gosaga (jap): Thiên Hoàng Ta Nga (Nhật Bản).

Gosan (jap): Wu-Shan—See Ngũ Sơn. Gosan-Bungaku (jap): Literature of the Five Mountains—See Văn Học Ngũ Sơn. Gosanjo (jap): Hoàng đế Hậu Tam Điều (Nhật

Bản).

Gosan Jôdô (jap): To go to the lecture hall for the fifth day sermon—See Lecture the entire community every five days. Goseki (jap): Trace of enlightenment—Dấu tích của sự chứng đắc—See Dấu Tích Chứng Đắc. Gonsen-Kôan (jap): One type of Zen kôan based upon difficult phrases and expressions from the classical texts. The term “Gonsen” literally means “the investigation of words.” The Zen practitioner contemplates and expression originally uttered by one of the great historical Zen masters, seeking insight beyond the literal or technical meaning of the words. The phrases can be thought of as gates leading to deeper understanding of the Zen teachings. Examples of Gonsen kôan include Cases 24 and 27 from the Mumonkan, and Cases 13 and 36 from the Hekiganroku. Since the time of the eighteenth-century reformer Hakuin Ekaku (1685-1768), the Rinzai school of Japanese Zen has employed a system of kôan practice that sets out a regular pattern for approaching kôan after the initial enlightenment experience (kenshô). The system is designed to lead practitioners to deeper levels of understanding by moving through various types of kôan. Within the confines of this system, Gonsen kôan are the third of five types. They follow the Hosshin kôan and Kikan kôan, and precede the Nantô kôan and Goi kôan— Nhóm công án quán xét ngôn từ hay ngữ nghĩa, một loại công án Thien dựa vào những câu hay từ ngữ khó từ những văn bản cổ điển. Thuật ngữ “Gonsen” có nghĩa đen là “Sự xem xét văn tự.” Hành giả quán chiếu từ ngữ đã từng được nói ra bởi một trong những vị đại Thiền sư trong lịch sử, đe tìm cái minh tuệ vượt ra ngoài cái nghĩa văn chương hay kỹ thuật của văn tự. Từ ngữ có thể được nghĩ như là những cánh cửa dẫn vào chỗ thông hiểu sâu xa hơn về giáo lý Thiền. Những thí dụ của “Gonsen” bao gồm những thí dụ 24 và 27 trong Vô Môn Quan, và tắc 13 và 36 trong Bích Nham Lục (See Ba Lăng Ngân Oản Lý Thạnh Tuyết and Công Án Phương Thảo Lạc Hoa). Từ thời của nhà cải cách vào thế kỷ thứ XVIII, Bạch Ẩn Huệ Hạc, trường phái Lâm Tế Nhật Bản đã dùng hệ thống tu tập công án được xếp đặt theo mẫu mực thường để đến với công án sau lần kinh nghiệm giác ngộ đầu tiên. Hệ thống được đặt ra nhằm dẫn dắt hành giả tiến đến những mức độ hiểu biết sâu hơn bằng cách đi xuyên qua những loại công án khác nhau. Bên trong giới hạn của hệ thống này, “Gonsen” là loại thứ ba trong năm loại. Nó theo sau các nhóm công án “Pháp thân” và “công án động lực,” và đi trước các nhóm cong án đặc biệt khó tham thấu và nhóm công án “hoàn thiện.”—See Ngũ Chủng Công Án.

Goshiki (jap): Karma-vijnana (skt)—Karmamajati-laksana (skt)—Karma consciousness—See Nghiệp Thức.

Goshila (skt): See Mỹ Âm Trưởng Giả.

Goshin-Fushi (jap): Hộ Thân Phù Tử—A card to guard the body—In Japan, cards bearing lucky words, which are often sold as talismans at shrines and temples—Thẻ mang những dòng chữ may mắn, thường được bán tại các đền hay chùa ở Nhật Bản.

Goshirakawa (jap): Vua Hậu Bách Hà (Nhật

Bản).

Goshu-Ma (jap): Ngũ Chúng Ma—The five maras associated with the five skandhas—See

Ngũ Uẩn.

Goshuzen (jap): Five kinds of meditation—Five types of Zen—See Ngũ Chủng Thiền. Gosirsa-candana (skt): Ox-head sandalwood— See Ngưu Đàn Hương. Goso-Hôen (jap): Wu-tsu-Fa-yen—Wuzu Fayan—See Pháp Diễn Ngũ Tổ Thiền Sư. Gosozan (jap): Ngũ Tổ Sơn—Hung-jen’s Mountain—See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ. Gosrnga (skt): A mountain 13 li from Khotan— See Ngưu Đầu Sơn.

Gosshiki (jap): Karma-vijnana (skt)—Karmic consciousness—See Nghiệp Thức. Gossips of right and wrong: Thị Phi—Chuyện phải chuyện quấy trên đời.

Gotai Tôchi (jap): The most formal bow performed within the Buddhist community. The word literally means “To cast five parts of the body upon the ground”—See Ngũ Thể Đầu Địa. Gotama (p): Gautama (skt)—Đạo sĩ Cồ Đàm

(Đức Phật).

Gotama-Siddhattha (p): Gautama (skt)—Đạo sĩ Cồ Đàm Tất Đạt Đa (Đức Phật).

Gotami (skt): See Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

Gotami-sutta (p): Sutra to Gotamide, in the Anguttara nikaya, VIII.53—Kinh Kiều Đàm Di, trong Tăng Nhất A Hàm VIII.53. Gotamide (skt): Mahaprajapati (skt)—Kiều Đàm Ni (tên khác của bà Maha Ba xà ba Đề)—See Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

Gotamo (p): Gautama (skt)—Đạo sĩ Cồ Đàm

(Đức Phật).

Gotarabhusana (skt): From an ordinary person to a noble one—See Từ Phàm Lên Thánh. Gotoba (jap): Thiên Hoàng Hậu Điểu Vũ (Nhật Bản).

Gotoroku (jap): Records of the Five Lamps— Wudeng Huiyuan—Ngũ Đăng Hội Nguyên—See Five Records of the Torch.

Gotra (skt): Gotrastha (skt)—See Chủng Tánh. Gotrabhu (skt): Maturity moment—See Thời

Khắc Giải Thoát.

Gotra-bhumi (skt): See Tánh Địa. Gotrani (skt): Định Tánh—Fixed nature—Settled mind.

Gotrastha (skt): Gotra (skt)—See Chủng Tánh. Gotsu (jap): Powers acquired as a result of past practice—See Nghiệp Thông. Gotsuan-funei (jap): Wu-an P’u-ning (jap)—See Ngột Am Phổ Ninh Thiền Sư.

Gottan-funei (1197-1276): Gotsuan-funei (jap)— Wu-an P’u-ning—See Ngột Am Phổ Ninh Thiền Sư.

Go-Uji (jap): Ngô Hữu Thời—My existence-

Time. The term emphasizes that “ExistenceTime” is not only a concept, but our own real life—Thuật ngữ nhấn mạnh rằng “cái có thời gian của tôi” không chỉ là một khái niệm, mà là đời sống thực của chính chúng ta.

Go-un (jap): Panca-skandha (skt)—Pancakhandha (p)—See Ngũ Uẩn.

Govern (v): Thống trị.

Governance (n): Sự thống trị—Sự quản lý.

Govinda, Lama Anagarika (E. L. Hoffmann 1898-1985): Name of a German Buddhist who received Anagarika ordiantion in Burma in 1929. In 1931 he traveled to Darjeeling, where he became interested in Tibetan Buddhism and received initiation in the Drukpa Kagyupa order. He saw himself as belonging to the “NonSectarian” (Ris Med) tradition. His many writings had a wide influence on Western people, particularly “The Foundation of Tibetan Mysticism” and his autobiographical work “Way of the White Clouds.”—Tên của một vị Phật tử người Đức, người đã thọ giới tại Miến Điện vào năm 1929. Vào năm 1931, ông du hành sang

Darjeeling, tại đây ông rất thích thú với Phật giáo Tây Tạng và nhận lễ quán đảnh với trường phái Drukpa Kagyupa. Ông tự xem mình thuộc truyền thống “Không có giáo quyền.” Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn với người Tây phương, đặc biệt là tác phẩm “Cơ Sở Về Những Huyền Bí Tây Tạng” và quyển tiểu sử của ông nhan đề “Đường Mây Trắng.”

Govratika (skt): Kukkura-Vratika (skt)—See Ngưu Cẩu Ngoại Đạo.

Gowa (jap): Ngữ Thoại—The term represents concrete action—Thuật ngữ biểu thị cho hành động cụ thể.

Goya Zazen (jap): See Pre-dawn session of zazen.

Goyoku (jap): Panca-visaya (skt)—Five desires— See Ngũ Dục.

Gozan (jap): Gosan Bungaku—See Ngũ Sơn (B). Gozan-Bungaku (jap): See Gozan Literature.

Gozan Jissatsu (jap): “Five mountains and seven temples,” the common Japanese designation for the Gozan ranking system for Zen monasteries in China and Japan—See Ngũ Sơn (B). Gozan Literature: Gosan-Bungaku (jap)—FiveMountain Literature—See Văn Học Ngũ Sơn.

Gozan-sorin (jap): Ngũ Sơn Tùng Lâm.

Gozan System: Năm núi—Five mountains and monasteries—See Ngũ Sơn (B). Gozan Temples: “Five Mountains,” the highestranking Zen temples according to Chinese and Japanese hierachical system. In the original Chinese system, there were exactly five Zen monasteries at the highest rank. They were Wanshou-ssu, Kuan-li-ssi, Ching-te-ssu, Ling-yin-ssu, and Ching-tzu-ssu. These five became known collectively as Wu-shan in Chinese. When the Japanese adopted the system during the late

Kamakura (1185-1333) and early Ashikaga (13921568) periods, the actual number of Gozan temples varied. There were generally eleven Gozan monasteries, which included the five most influential monasteries located in Kamakura and five in Kyoto, all organized under the eleven head monastery. The Kamakura Gozan monasteries included Kenchô-ji, Engaku-ji, Jufuku-ji, Jôchi-ji, and Jômyô-ji. The Kyoto Gozan monasteries included Tenryu-ji, Shôkoku-ji, Kennin-ji, Tôfuku-ji, and Manju-ji. Nanzen-ji also located in Kyoto, served for many generations as the head monastery in the system. All of these monasteries were affiliated with the Rinzai sect. Lower ranking Rinzai temples that were part of the system were known as Jissatsu temples. In some cases, the term Gozan temple may apply to any temple or monastery that was officially a part of the Gozan system, regardless of ranking—Những ngôi tự viện thuộc hệ thống Ngũ Sơn, Thiền viện cấp cao nhất theo hệ thống đẳng cấp của Trung Hoa và Nhật Bản. Trong he thống nguyên thủy của Trung Hoa, chỉ có năm ngôi chùa ở cấp cao nhất, bao gồm các chùa: Hưng Thánh Vạn Thọ, Quảng Lợi, Cảnh Đức, Linh Ấn, và Tịnh Từ. Năm ngôi chùa này trở thành nổi tiếng chung như là Ngũ Sơn tại Trung Hoa. Khi người Nhật chấp nhận hệ thống này vào cuối thời Thương Liêm đầu thời Túc Lợi Thị, con số thực sự của Ngũ Sơn thay đổi. Thường có 11 ngôi, trong đó bao gồm năm ngôi có ảnh hưởng nhất tọa lạc trong vùng Thương Liem và năm ngôi trong vùng Đông Đô. Năm ngôi ở vùng Thương Liêm gồm có: Kiến Trường, Viên Giác, Thọ Phúc, Tịnh Trí, và Tịnh Diệu. Năm ngôi tại Đông Đô gồm có: Thiên Long, Tướng Quốc, Kiến Nhân, Đông Phúc, và Vạn Thọ. Nam Thiền Tự tọa lạc ở Đông Đô, trong nhiều thế hệ nó phục vụ như là ngôi tự viện đàn chủ trong hệ thống. Tất cả những ngôi tự viện này đều trực thuộc tông Lâm Tế. Những ngôi tự viện Lâm Tế cấp thấp hơn trong hệ thong được biết như những chùa “Jissatsu.” Trong vài trường hợp, từ chùa Ngũ Sơn cũng áp dụng cho bất cứ tự viện nào chính thức trực thuộc hệ thống Ngũ Sơn, không kể đẳng cấp.

Gozo (jap): Ngũ Tạng—See Five inner organs. Gozu (jap): Ngưu Đầu—Đầu trâu—The oxhead—See Ngưu Đầu Pháp Dung Thiền Sư. Gozu Hoyu (jap): Niu-tou Fa-jung—Niutou Farong—See Ngưu Đầu Pháp Dung Thiền Sư. Gozui (jap): Ngô Tủy—Got my marrow—See

Đắc Tủy.

Gozu-shu (jap): Niu-Tou-Tsung (chi)—See Ngưu Đầu Tông.

Gozuzen (jap): Niu-Tou-Chan—Meditation on the unreality of all things (all is dream or illusion)—Ý của Ngưu Đầu thiền xem các pháp không thực, như mộng huyễn.

Grabh (skt): Grau (skt)—Graha (skt)—Seize— Grasp—Hold on to—Maintain—Obstinate—

Chấp.

Grace (n): Thanh nhã—Ân huệ—Favor—

Gratitude.

Grace of the Buddha: Ân Phật—See Phật Ân. Grace of complete altruism: See Vị Tha Ân.

Grace of descending into the world: Ân giáng trần—See Giáng Trần Ân. Grace fields: Gratitude fields—Ân Điền. Grace of great pity: Pitying thought for all creatures—See Đại Bi Ân.

Grace and love: See Ân Ái.

Grace of the parents: Vì nhớ ân cha mẹ. Grace of profound pity: Ân Đại bi—See Đại Bi Ân and Thập Phật Ân.

Grace of relief of the living from distress and mortality: See Cứu Khổ Ân. Grace of revealing his nirvana: See Soi Rạng

Niết Bàn Ân.

Grace of revelation: Ân khai thị—See Khai Thị

Ân.

Grace of salvation: Ân Cứu độ chúng sanh—See Cứu Độ Ân.

Grace of self-sacrifice: Ân hy sinh trong tiền kiếp—See Thập Phật Ân.

Grace of the teachers: Ân sư trưởng.

Grace of teaching in accordance with the capacity of his hearers: Ân tùy thuận hóa chúng—See Tùy Thuận Hóa Chúng Ân. Graceful: Surupa (skt)—Tô Lâu Ba—See Diệu

Sắc.

Graded teaching: Gradual teaching—See Tiệm

Giáo.

Grades of disciples mentioned in the Lotus Sutra: Five grades of disciples mentioned in the Lotus Sutra—Năm phẩm đệ tử được Phật nói đến trong Kinh Pháp Hoa—See Ngũ Phẩm.

Grades of diversity: Trạng thái dị đồng.

Grade of the five classes or stages of lay disciples: Quán Hạnh Tức—Ngũ phẩm vị đệ tử tại gia—See Hạnh Tức Phật Quán. Grades of Sramanera: Thứ bậc Sa Di—There are three grades of Sramanera—See Tam Phẩm

Sa Di.

Grade of the ten classes of ordinary monks and nuns: Tương Tự Tức—Thập tín vị đệ tử hay phàm Tăng phàm Ni.

Gradhakuta (skt): Kukkutapada (skt)—See Kê Túc Sơn.

Gradhrakuta (skt): Gijjhakuta (p)—Vulture Peak—Linh Thứu Sơn—See Kê Túc Sơn. Gradual (a): Từ từ—Tiệm—By degree—Little by little.

Gradual advancement: Tiệm Thứ—Tiện bộ từ từ.

Gradual awakening: Gradual enlightenment, or progressive awakening for beginners—See Tiệm

Ngộ.

Gradual concentration: To concentrate gradually—See Tiệm Định. Gradual cultivation: To cultivate gradually (Little by little or step by step)—Tu hành tiến bộ từng bước—See Tiệm Tu. Gradual decrease: Tiệm Tổn—Giảm từ từ. Gradual dhyana: Gradual from the shallow to the deep—See Tiệm Thứ Chỉ Quán. Gradual doctrine: Gradual school—See Tiệm

Giáo.

Gradual Enlightened Zen: Thiền Tiệm Ngộ. Gradual enlightenment: Zengo (jap)—Sự giác ngộ từ từ—Gradual awakening—Progressive awakening for beginners, the concept that enlightenment may be attained gradually as a process of stages, mastered over an extended period of time. Many schools of Buddhism teach a form of gradual enlightenment, although the concept is generally rejected by Zen teachers. In Zen texts, gradual enlightenment is regarded as an unorthodox concept; it is contrasted with the orthodox understanding of sudden enlightenment. Gradual enlightenment is most often asociated with the Northern school of early Chinese Zen— See Tiệm Ngộ.

Gradual or or graded teaching: Tiệm Giáo như trong Kinh A Hàm, Phương Đẳng và Niết Bàn— Gradual or or graded teaching, i.e., Agama and Nirvana Sutras—See Tiệm Giáo. Gradual from the shallow to the deep: See

Tiệm Thứ Chỉ Quán.

Gradual Mahayana: Đại Thừa Tiệm Giáo. Gradual method: Gradual school—See Tiệm

Giáo.

Gradual perfection: Tiệm viên.

Gradual or progressive: Tiệm.

Gradual school: Zengo (jap)—Gradual doctrine—See Tiệm Giáo.

Gradual stages of cultivation:Tinh Tấn Tu Hành Tiệm Thứ.

Gradual teachings: Anupubbi-katha (p)—Zengyô (jap)—Gradual doctrine—Tiệm giáo như trong Kinh A Hàm, Phương Đẳng và Niết Bàn— Gradual or or graded teaching, i.e., Agama and Nirvana Sutras—See Tiệm Giáo.

Gradual training: Tiệm học—See Tiệm Giáo.

Gradually: Từ từ—Little by little.

Gradually to cut off: Tiem Tiệm Đốn Đốn.

Gradually escape: Tiệm Xuất—Thoát ra từ từ.

Gradually immediate teaching: Tiệm Đốn Giáo. Graduate student: Sinh viên tốt nghiệp.

Graha (skt): Grasp—Hold on to—See Chấp Thủ. Grahaka (skt): Grahana (skt)—Seizing—See

Năng Thủ.

Grahamatrika (skt): See Diệu Mẫu Đà La Ni. Grahamatrika-sutra (skt): Sutra on God of wonderful mother of dharani—See Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh.

Grahya (skt): Sở Thủ—Seized, that which is perceived—Cái bị nắm lấy hay cái bị nhận thức.

Grahyagrahaka (skt): See Sở Thủ Năng Thủ.

Grain of dust: Nhất vi trần (hạt bụi).

Grain of sand in the river Ganges: Hằng sa (Cát sông Hằng).

Grandharammana (p): The odourferous object— See Hương Trần.

Grandiose power: See Quảng Đại Lực. Grandiosity and self-conceit: See Khoa Trương Kiêu Mạn.

Grandmother Zen: Roba-Zen (jap)—Old

Woman Zen—See Lão Bà Thiền. Grandmotherly concern: Rôba shinsetsu (jap)— Old Woman Zen—See Lão Bà Thiền.

Grandsons of the King and children of dukes: The aristocracy—Vương tôn công tử—The children of noble houses.

Grand sutra on inconceivable emancipation: Bất Tư Nghì Giải Thoát Kinh—The Hua-Yen Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm. Grand Unification Theory: Thuyết Đại Tổng

Hợp.

Grant (v): Ban cho—To give—To award—To bestow—To endow.

Grant a favor: Ban ơn.

Grant happiness to someone: Ban phước cho ai—No one has the power to grant happiness or to inflict suffering to all sentient beings—Không ai có quyền năng ban phước hay giáng họa cho cả thảy chúng sanh.

Grant someone a favor: Thí ân cho ai.

Grant someone the posthumous title: Ban tặng ai danh hiệu sau khi người đó chết.

Grant someone the rank of chief disciple: Ban cho người nào địa vị đại đệ tử.

Grant someone the title “Sangha President”:

Phong cho ai tước hiệu Tăng Thống.

Grantha (skt): Già Lan Tha—Verse: Kệ—The

scriptures of the Sikhs: Giáo điển của người Sikhs—Attaching (Gantha (p): Trói buộc.

Grasp (v): Grabh (skt)—Graha (skt)—Grau (skt)—Maintain—Obstinate—Seize—To hold on to, or be held by anything or idea—Chụp lấy— Thủ Trước—Thủ chấp các pháp không lìa bỏ (theo Kinh Niết Bàn: “Hết thảy phàm phu đều thủ trước từ sắc đến thức. Vì mê chấp sắc mà sinh lòng tham, vì tham mà bị trói buộc vào sắc và thức, vì bị ràng buộc nên không thể tránh khỏi khổ đau phiền não, buồn lo, sinh, lão, bệnh, tử). Grasp (v) to anything: Graha (skt)—Chấp trước hay nắm giữ vào sự vật.

Grasp Buddha: Bodhisattvas grasp Buddha—Chư Bồ Tát thủ lấy Như Lai—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasp enlightenment: Bodhisattvas grasp enlightenment—Chư Bồ Tát thủ lấy Bồ Đề—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasp great benevolence: Bodhisattvas grasp great benevolence—Chư Bồ Tát thủ lấy đại từ— See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát. Grasp great compassion: Bodhisattvas grasp great compassion—Chư Bồ Tát thủ lấy đại bi— See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasp names: Thủ Danh—Chấp vào danh.

Grasp all realms of sentient beings:

Bodhisattvas grasp all realms of sentient beings— Chư Bồ Tát thủ lấy tất cả chúng sanh giới—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasp roots of goodness: Bodhisattvas grasp roots of goodness—Chư Bồ Tát thủ lấy thiện căn—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ

Tát.

Grasp at shadows: Bổ phong tróc ảnh (đuổi hình bắt bóng, ý nói lời nói vu vơ không ăn nhập vào đâu cả).

Grasp skill in means: Bodhisattvas grasp skill in means—Chư Bồ Tát thủ lấy thiện xảo phương tiện—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ

Tát.

Grasp all things: Bodhisattvas grasp all things— Chư Bồ Tát thủ lấy tất cả các pháp—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasp the transcendent ways: Bodhisattvas grasp the transcendent ways—Chư Bồ Tát thủ lấy tất cả các ba la mật—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tátt.

Grasp the truth of Emptiness: Pativijjhati (p)— Thể nhận tính Không—See Thể Nhập Tính

Không.

Grasp all worlds: Bodhisattvas grasp all worlds,—Chư Bồ Tát thủ lấy tất cả thế giới—See Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát.

Grasping: Upadana (p)—Chấp thủ—Nắm giữ hay bị cuốn hút bởi cái gì—Attachment— Possession—Clinging to existence—Laying hold of.

Grasping to affairs: Sự Năng Thủ—Chấp vào việc làm.

Grasping to emptiness: Thủ Không—Chấp vào cái không.

Grasping the meaning: Nắm được ý nghĩa.

Grasping to the past: Retention of memories of past joys and sorrows as if they were realities and not illusions—See Chấp Thủ Tướng. Grasping at phenomena: Chấp chặt vào hiện tượng.

Grasping and rejecting: Lấy bỏ (chấp chặt và buông xả).

Grasping at theory and neglecting practice:

Chấp lý bỏ sự.

Grass cannot grow, but its roots are not yet rotten or destroyed: When we crush prairie grass with a stone block, though the grass cannot grow, its roots are not yet rotten or destroyed. If conditions arise that cause the stone to be overturned, the grass will continue to grow as before—Như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ của nó chưa hư thúi; nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ.

Grass couch: Bồ đoàn (kết bằng cỏ).

Grass finger-ring: See Thảo Hoàn.

Grass spirit: Thần Cỏ.

Grass-tips: Ngọn cỏ.

Grateful (a): Thankful—Tri ân.

Grateful to the benefactors: Vì nghĩ ân thí chủ.

Grateful to the sentient beings: Ơn chúng sanh.

Gratefulness (n): Lòng biết ân.

Gratify (v): Ban tặng—Làm vừa lòng. Gratitude (n): Lòng tri ơn—Lòng cảm kích—See Lòng Biết Ơn.

Gratitude to the Buddha: Cảm vì ân đức của

Phật.

Gratitude fields: Grace fields—Ân Điền.

Gratuitous (a): Biết ơn.

Gratuity (n): Ân huệ.

Grau (skt): Grabh (skt)—Graha (skt)—Seize— Grasp—Hold on to—Maintain—Obstinate—

Chấp.

Grave: (a): Nghiêm trọng—(n): Mộ huyệt.

Grave barriers to meditation and enlightenment: Trọng Quan—Những trở ngại nghiêm trọng trong thiền định và giác ngộ.

Grave danger: Đại Nguy—Mối nguy hiểm to lớn.

Grave error: Lỗi lầm lớn.

Grave offense: Sthulatyaya (skt)—Serious crime—Trọng tội—See Đại Tội.

Grave sins: Lỗi nặng.

Gravestone: Bia mộ.

Graveyard (n): Cemetery—Nghĩa trang.

Gravity (n): Dẫn lực của địa cầu (lực hấp dẫn). Gray matter: Chất xám trong não (đây là chất căn bản của trí tuệ con người).

Gray pennon in the Southwest: Tây Nam phướn xám—See Bát Sắc Phan.

Grdhra (skt): Kiết Lật Đà—Linh thứu (kênh kênh)—Vulture.

Grdhrakuta (skt): Gijjakuta (p)—Xà Quật Sơn— Linh Thứu Sơn—Thứu Đầu Sơn—Thứu Lĩnh— Thứu Phong—Vulture Peak—See Kỳ Xà Quật. Great (a): Extensive—Immense—Vast—To lớn—Vĩ đại—Đại (lớn, nói về tâm).

Great abandonment: Đại xả. Great accomplishment dharma: Atiyoga(skt)— A Để Du Già—Đại Thành Tựu Pháp.

Great Accomplished One: Mahasiddha (skt)— Rdzogs chen (tib)—Master with perfect abilities— See Đại Thành Tựu Giả.

Great activity: Đại Thế—Sự hoạt động hết sức mạnh mẽ.

Great achievement: Thành tựu vĩ đại (cự đại thành tựu).

Great adamantine wisdom of the truth of cessation: See Đại Diệt Đế Kim Cang Trí. Great aeon: Mahakalpa (skt)—The period of time between the creation and recreation of a world or universe—See Đại Kiếp.

Great afflictions: See Đại Phiền Não.

Great Aggregation Sutra: Maha-samnipatasutra (skt)—Daishukyo (jap)—Great Heap Sutra—Đại Tập Kinh—See Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh.

Great all-embracing receiver: See Đại Nhiếp

Thọ.

Great almsgiver: Maha-danapati (skt)—Đại thí chủ.

Great appropriate means: Mahapaya (skt)—

See Đại Phương Tiện.

Great Argument Ghost King: Quỷ Vương Đại Tranh.

Great Arhat: Đại A la Hán. Great Ash River: Kharodakanadi (p)—Đại Khôi Hà—Sông Tro.

Great assemblage: The assemblage of

Bodhisattvas in the Pure Land—Bồ Tát Hải Hội trong cõi Tịnh Độ.

Great Assemblies: Mahasangha (skt)—See Đại

Chúng.

Great auspicious: Đại kiết tường.

Great Auspicious Clairvoyance Bodhisattva: Sri-mahavid (skt)—See Đại Cát Tường Minh Bồ

Tát.

Great auspicious indestructibility: Great auspicious indestructible diamond—See Đại Cát Tường Kim Cang.

Great authority: Đại Uy Lực—Uy lực vô biên.

Great Avichi: Đại A Tỳ.

Great Awakening: Đai ngộ.

Great awe-inspiring power and virtue:

Mahatejas (skt)—Đại Uy Đức.

Great baptism: See Đại Quán Đảnh.

Great basis of faith: See Đại Tín.

Great being: See Đại Sĩ.

Great bell: Đại hồng chung.

Great benefit: Đại Lợi—Lợi ích to lớn. Great benefit results from goodness: See Đại

Thiện Đại Lợi.

Great benevolence and compassion: Quá khứ vô lượng đại từ đại bi cứu hộ tất cả chúng sanh.

Great bhikshus: The Great Master—Đại Hòa Thượng—Đại Tỳ Kheo Tăng—Great Bhiksus, one of great virtue and old age. Great bhumi: Đại Địa—Cõi tốt lành vô biên. Great birth: Đại Sinh—Sự sanh ra của bậc

Thánh nhân.

Great bitter sea: The great sea of suffering— See Đại Khổ Hải.

Great black deva: Mahakala (skt)—See Đại Hắc

Thiên.

Great Blazing Perfect Light: Kim Luân Phật Đảnh Tôn—Đại Xí Thạnh Quang—Ánh sáng chứng ngộ bừng sáng.

Great Blazing Shoulders Buddha: Đại Diệm

Kiên Phật.

Great Blessing: Divine blessing—Đại phước đức

(hồng ân).

Great bliss: Phước lớn.

Great bodhi mind: The mind of Mahayana or Buddha-enlightenment—See Đại Bồ Đề Tâm.

Great bodhisattva: Bodhisattva-mahasattva (skt)—Bồ Tát Ma Ha Tát—Đại Bồ Tát (Bồ Tát lớn)—Great Enlightened Being. Great body: Transformable body of the

Buddha—See Đại Thân.

Great bounty: Great favour—Đại ân. Great Brahma: Brahma Sahampati—See Đại

Phạm Thiên.

Great Brahman heaven: Great Brahma—See

Đại Phạm Thiên.

Great Brahma Sutra: See Đại Bà La Môn Kinh.

Great Brahmana: See Đại Bà La Môn.

Great brave: Đại dũng.

Great Bright White-bodied bodhisattva: See

Đại Minh Bạch Thân Bồ Tát.

Great Brightness Buddha: Đại Minh Phật. Great Buddha’s name of Repentance: Hồng

Danh Sám Hối.

Great Buddha Shurangama Mantra: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm.

Great Buddha statues: Great statues of the Buddha—See Đại Tượng Phật.

Great Buddha of Supreme Penetration and

Wisdom: Mahabhijna-Jnanabhibhu (skt)—See

Đại Thông Trí Thắng Phật. Great Buddhist scholar: Pandita-chen-mo (tib)— Maha-pandita (skt)—Đại Học Giả.

Great Buddhist wisdom: See Đại Phật Trí.

Great burning hell: Pratapana (skt)—Đại Thiêu Chích Ngục—Địa ngục lửa rất lớn—See Đại Viêm Nhiệt.

Great calamity: Catastrophe—Đại nạn (đại tai họa).

Great canon of monastic rules: The great canon of monastic rules, translated into Chinese by Buddhabhadra and Fa-Hsien in 40 books—Bộ luật Ma Ha Tăng Kỳ (luật thiền môn) do Phật Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển dịch sang Hoa ngữ thành 40 quyển.

Great capacity: Đại Năng Lực—Đại Ky—Tài năng khéo léo và lớn lao.

Great cause: Đại nghĩa.

Great ceremonial charter: Great code—Đại điển.

Great chapter of Vinaya Pitaka: Maha-vagga

(p)—Đại Phẩm, một trong sáu phẩm của luật tạng. Great characteristics: Yếu tố lớn. Great chiliocosmos: See Tam Thiên Đại Thiên

Thế Giới.

Great Circle: Maha-mandala (skt)—The great mandala—See Đại Mạn Đà La. Great circular iron enclosure: Mahacakravala (skt)—See Đại Thiết Vi Sơn.

Great circular “iron” mountain:

Mahacakravala (skt)—See Đại Thiết Vi Sơn.

Great citations: Mahapadesa (p)—Những điều tham chiếu lớn lao—See Bốn Điều Tham Chiếu

Lớn.

Great Cliff Temple: See Đại Nham Tự.

Great code: Great ceremonial charter—Đại điển. Great Collection: Đại Tập.

Great Collection of name and meaning: Mahavyutpatti (skt)—Danh Nghĩa Đại Tập.

Great Collection Sutra: Maha-samnipata-sutra

(skt)—Mahasamghata-sutra—Great Heap Sutra— Kinh Đại Tập—See Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh.

Great Comforter: Đại An Ủi—Pacifier—A

Buddha’s title—Một vị an ủi lớn, danh hiệu của

Phật.

Great commander: See Đại Nguyên Soái Minh Vương.

Great compassion: Maha-karuna (skt)—Great mercy—Great pity—Most pitiful—See Đại Bi.

Great compassion based on sameness essence: See Đồng Thể Đại Bi.

Great compassion of the Buddhas and

Bodhisattvas: Lòng thương xót vĩ đại của chư Phật và chư Bồ Tát.

Great compassion concentration: Mahakarunasampapatti (skt)—Đại Bi Định. Great Compassion Mantra: Đại Bi Chú. Great compassion mind mantra: Mahakarunikacitta-dharani (skt)—Đại Bi Tâm Đà La Ni— Mantra on great compassion mind.

Great compassion one: Đại Bi Giả—Kuan-ShiYin—The great pitiful one—Bậc đại bi, chỉ Bồ Tát Quán Âm.

Great compassionate heart: See Đại Bi Tâm. Great-Compassionate-Light Buddha: Đại Bi

Quang Phật.

Great compassionate universal manifestation:

Sự thể hiện lòng từ bi bao la ra khắp nơi nơi—See Đại Bi Phổ Hiện.

Great compassionate vow: See Bi Nguyện.

Great complete: Đại mãn.

Great completion: Mahasambhava (skt)—Đại thành.

Great comprehensive dharma-gate: Đại Toàn Pháp Môn—Pháp môn toàn diện.

Great concentration: Mahaggata-samadhi (skt)—Maha-samadhi (skt)—Đại Định—Sự đại nhập định.

Great Concentration of the Action of the Pure Profound Mind: Thanh Tịnh Thâm Tâm Hành Đại Tam Muội.

Great Concentration of Differentiated Bodies of Sentient Beings: Chúng Sanh Sai Biệt Thân Đại Tam Muội.

Great Concentration of Freedom in the

Elemental Cosmos: Pháp Giới Tự Tại Đại Tam Muội.

Great Concentration of Knowledge of the

Adornments of the Buddhas: Liễu Tri Nhứt Thiết Thế Giới Phật Trang Nghiêm Tam Muội. Great Concentration of Knowledge of the stores of Adornments of the Past: Biết Quá Khứ Trang Nghiêm Tạng Đại Tam Muoi. Great Concentration of Subtle Light: Diệu Quang Đại Tam Muội.

Great Concentration of successive journeying to the Buddha-lands: Biến vãng chư Phật quốc độ Đại Tam Muội.

Great Concentration of the Treasury of Light of Knowledge: Trí Quang Minh Tạng Đại Tam Muội.

Great Concentration of the Unimpeded

Wheel: Vô Ngại Luân Đại Tam Muội.

Great Concentration of Universal Light:

Phổ Quang Đại Tam Muội.

Great congregation: Đại hải chúng. Great consoler: Amitabha Buddha—Bậc khuyên giải vĩ đại.

Great conveyance: Mahayana (skt)—Greater vehicle—See Đại Thừa. Great cosmic era of the world: Mahakalpa

(skt)—See Đại Kiếp.

Great courage: Sự can đảm lớn lao. Great and courage: The great hero—See Đại

Hùng.

Great cudgel diamond Bodhisattva: Vajramaha-danda bodhisattva (skt)—Kim Cang Đại

Trượng Bồ Tát.

Great deal of anxiety: Đa Lự—Hết sức lo âu.

Great death: See Đại Tử.

Great Debts: Trọng ân.

Great deception: Đại Cuống—Sự dối trá lớn. Great deed: Quảng hạnh—Extensive deed—Vast deed.

Great desire: Sự mong muốn vĩ đại.

Great destiny: Mệnh lớn—Cuộc sanh tử luân hồi—Destiny or fate (life-and-death, mortality, reincarnation).

Great determination: Đại phụng sự—See Đại Quyết.

Great dharma: Great law—See Đại Pháp. Great dharma of defilement: The great taint— See Đại Nhiễm Pháp.

Great dharma wheel: Mahadharma-Chakra

(skt)—Đại Pháp Luân.

Great disciple: Sthavira (skt)—Chief disciple—

Đại đệ tử (đệ tử lớn).

Great discourse on the foundations of mindfulness: Maha-satipatthana-sutta (p)—Kinh nói về nơi tỉnh thức toàn vẹn—See Kinh Đại Niệm Xứ.

Great doctrine: Đại Đạo—Great teaching— Fundamental doctrine—See Đại Giáo.

Great donation: Đại Thí—Sự bố thí rộng lớn.

Great doubt: Daigi (jap)—See Đại Nghi. Great dragon king heavenly virtue: Thiên Đức Đại Long Vương.

Great dream: Đại mộng—Giấc mộng lớn— Giấc mộng đời—Cuộc đời hay thế giới nầy— Great dream—The dream of life—This life—The world.

Great Ear Tripitaka: Daini-Sanzo (jap)—Đại Nhĩ Tam Tạng—Big Ear Tripitaka—The title was given to a person who has accomplished in studying the tripitaka—See Đại Nhĩ Tâm Thông. Great earth: All the land—Everywhere—The whole earth—Đại địa.

Great Eastern Temple: Todaiji (jap)—See Đông

Đại Tự.

Great effort: Cố gắng vượt bực. Great effort and retrogression: See Tinh Tấn Và Thối Chuyển.

Great ego: See Đại Ngã.

Great elements: Mahabhutas (p)—Những yếu tố lớn.

Great elephant treasure: Đại Tượng Tạng— Great naga treasure, an incense supposed to be produced by nagas or dragons fighting. Great emptiness: Maha-sunyata (skt)—See Đại Không.

Great end: Maha-atyanta (skt)—Tsogchen

(tib)—Đại Cứu Cánh.

Great Enlightened Being: Bodhisattva Mahasattva (skt)—Đại Bồ tát—Great

Bodhisattva.

Great Enlightening Beings’ dedication equal to all Buddhas’: Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi Hướng.

Great Enlightening Beings have the same foundations of goodness as all Buddhas: Đại Bồ tát đồng một thiện căn với tam thế chư Phật.

Great enlightenment: Daigo (jap)—Đại Ngộ— Great realization—An alternative saying or answer that a commentator appends to a kôan to complete the case. The term literally means “words offered in place of another” and refers specifically to cases in which the commentator provides an answer of his own devising when the disciple in the original exchange (mondo) was unable to reply. The term is used for one of two basic kinds of answers that masters would traditionally provide for kôan in compilations of historical cases. The other major style of appended answer is the betsugo (alternative answer), a saying with a different opinion. The term “Daigo” originally referred to the spontaneous comments that masters made during actual question-and-answer sessions with their disciples. If the students failed to respond to a question, the master would make a comment in their stead. In the Pi-Yen-Lu, case 86, for example, Yun men answered his own question in place of his students. When he asked, “Each person posseses their own light, but if one tries to search for it, all is darkness. What is this light?” He received no response. Then he gave two answers, “The monastery halls and gate,” and “Even something one enjoys is not better than nothing.”—Một câu nói hay câu trả lời mà người phê bình thêm vào để hoàn tất một công án. Thuật ngữ có nghĩa là “chữ đưa ra để thế cho chữ khác” và ám chỉ đặc biệt cho những trường hợp trong đó người phê bình đưa ra câu trả lời của chính mình khi người đệ tử trong cuộc tham vấn không trả lời được. Thuật ngữ được dùng trong hai loại trả lời mà những vị thầy thường đưa ra theo truyền thống trong những công án đã được biên soạn sẵn. Một kiểu khác là đưa ra câu trả lời thay thế, một lời nói với ý kiến khác hơn là ý trong câu trả lời của người đệ tử. Thuật ngữ “Daigo” nguyên thủy chỉ cho những lời phê bình phát ra tự nhiên từ những vị thầy trong những cuộc vấn đáp với đệ tử của họ. Nếu những đệ tử không đáp được câu hỏi, vị thầy sẽ đưa ra lời bình để giúp cho đệ tử. Trong Bích Nham Lục, tắc 86, Vân Môn tự trả lời cho câu hỏi của mình thay cho những đệ tử. Khi ngài hỏi: “Mỗi người tự có ánh sáng của chính mình, nhưng nếu cố gắng tìm kiếm, thì tất cả đều là đen tối. Ánh sáng này là cái gì?” Trong chúng hội không ai trả lời được. Đoạn Vân Môn đưa ra hai câu đáp: “Sảnh đường và cổng tự viện,” và “Dầu cho người ta có thưởng thức một thứ gì đó cũng chẳng bằng chẳng thưởng thức thứ gì cả.” Great entrance into perfect rest: Đại Viên Tịch Nhập—See Đại Bát Niết Bàn.

Great eon: Mahakalpa (skt)—See Đại Kiếp. Great error: Đại Quá—Sự sai sót lớn (lỗi lầm lớn).

Great evil diamond Bodhisattva: Vajrabhairava (skt)—Name of a Bodhisattva—Kim Cang Đại

Ác, tên của một vị Bồ Tát.

Great expedient means: Đại Phương Tiện—

Phương tiện lớn.

Great extinction: Parinirvana (skt)—Đại Tịch

Diệt—Đại Bát Niết Bàn—The great nirvana— The great extinction and passing over from mortality.

Great extinction without remainder:

Anupadisesa-nibbana (p)—Anupadhisesa (skt)—

See Vô Dư Niết Bàn.

Great faith: Dai-shinkon (jap)—Great root of faith—See Đại Căn Tín.

Great falsehood: Đại Vọng—Đại Dối Trá—Sự dối trá lớn.

Great fame: Hồng danh.

Great favor: Great bounty—Đại ân (ơn sâu dầy).

Great fiery pit: Đại Hỏa Khanh—Hố lửa lớn.

Great fire: Calamity of fire—See Đại Hỏa Tai. Great Firm Vigor and Courage Buddha: Phật Đại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh.

Great flood: Deluge—Đại hồng thủy.

Great fortune: Cát tường.

Great-fortune marks: Purvanimitta (skt)— Pubba-nimitta (p)—Auspicious marks—Good luck marks—Tướng tốt hay điềm lành. Great friends: Những thiện hữu tri thức lớn— Well acquainted with the good—Great friends. Great fruit: Abundant merits—Quảng Quả— Broad Phala, the 12th Brahmaloka.

Great gain of wealth: Được tài sản sung túc— See Năm Điều Lợi Ích Của Người Giữ Đủ Giới.

Great gathering for almsgiving: Moksamahaparisad (skt)—Great gathering for almsgiving for all, rich and poor—Đại thí hội cho mọi người, giàu lẫn nghèo.

Great god of free-will: Mahesvara (skt)—

Daijizaiten (jap)—Đại Tự Tại Thiên.

Great good improvement: Đại Cải Thiện—Sự cải thiện lớn lao.

Great good-looking: Maha-sudassana (p)—

Maha-sudarsana (skt)—Cái nhìn thù diệu và thiện lành—Đại Thiện Kiến.

Great goodness-promoting monastery: See Đại Hưng Thiện Tự.

Great grace: Đại ân.

Great ground mirror wisdom: Adarsana-jnana

(skt)—Đại Viên Cảnh Trí.

Great guide: Đại đạo sư—See Đại Sư.

Great happiness: Đại phúc—Hồng phúc. Great Heaps Sutra: Kinh Đại Bửu Tích—MahaRatnakuta Sutra.

Great heart: Great mind—See Đại Tâm.

Great hell: Đại Ngục—Địa ngục lớn.

Great hermit: Đại Ẩn Sĩ—One who lives in the deep forests and mountains—Vị Tăng ở ẩn trong rừng sâu núi thẳm.

Great Hero: Mahavira (skt)—Great in

Courage—See Đại Hùng.

Great Hero Shrine: Điện Đại Hùng. Great Hero Precious Shrine: Đại Hùng Bảo

Điện.

Great honorable ones in sutras: Maha-govinda (p)—Đại Điển Tôn—Kinh điển về những bậc tôn quí.

Great house: Burning house—See Nhất Đại

Trạch.

Great ignorance: Đại ngu—Đại si. Great illusion: Đại Ảo—Đại huyễn (huyễn mộng lớn).

Great illustrious Brahman: Jyotisprabha (skt)— Quang Minh Đại Phạm.

Great impediment to the virtuous way: See Đại Chướng Thiện Đạo.

Great import: Đại Nghĩa (ý nghĩa lớn).

Great impostor: Đại gian ác. Great inclusion: Sự thu nạp lớn lao—See Đại Nhiếp Thọ.

Great Infinite Life Sutra: Sukhavati-vyuha Sutra (skt)—Đại Vô Lượng Thọ Kinh—See Kinh Vô Lượng Thọ.

Great insight: Đại định. Great insight-Great wisdom-Great pity: See

Đại Định Trí Bi.

Great Jewelled accumulation sutra: Ratnakutasutra (skt)—See Kinh Đại Bửu Tích. Great joy: Đại hoan hỷ—Niềm hoan hỷ rất lớn (hết sức vui mừng).

Great joy and solace: Đại Hoan Hỷ Và An Ủi—Great joy and solace of the knowledge and wisdom of true enlightenment.

Great kalpa: Mahakalpa (skt)—Đại Kiếp. Great kindness: Đại từ.

Great king: Maharaja (skt)—Superior king—See Đại Vương.

Great klesas: Great afflictions—Đại phiền não— See Lục Đại Phiền Não.

Great lamp: Đại Đăng.

Great law: See Đại Pháp.

Great law drum: See Đại Pháp Cổ.

Great leader: Nayaka (skt)—See Đại Đạo Sư.

Great leader across mortality to nirvana: Buddha or a Bodhisattva—Đại Độ sư. (At) great length: In details—Fully—Với đầy đủ chi tiết.

Great lie: Đại Vọng Ngữ—Sự nói dối nghiêm trọng—Serious lie.

Great Light Arhat: Uptissa (skt)—Ưu Ba Đề Xá—Đại Quang A La Hán.

Great light brilliant king: The Ming-Wang— Sakyamuni in previous existence—See Đại Quang Minh Vương.

Great Light Buddha: Maha-prabha-buddha

(skt)—Đại Quang Phật.

Great light shining everywhere: Great universal light—See Đại Quang Phổ Chiếu.

“Great light shining everywhere”

Bodhisattva: See Đại Quang Phổ Chiếu Quán Âm.

Great Lord of Healing: Đại Y vương—An epithet of Buddhas and Bodhisattvas—Một danh hiệu của Phật và Bồ Tát.

Great loss of property: Thiệt hại nhiều tài sản— See Đại Tổn Thất Tài Sản.

Great lotus heaven: Đại Liên Hoa Pháp Tạng giới—The great lotus Heaven in the Paradise of the West—See Tây Phương Cực Lạc. Great loving-kindness: Great merciful—Great compassion—Most merciful—Đại từ. Great Loving One: Maitreya Bodhisattva—The future Buddha of this saha world—See Di Lặc. Great luminous sound heaven: Abhasvara

(skt)—See Đại Quang Âm Thiên. Great-Magic-Light Buddha: Đại Thông Quang

Phật.

Great magician: See Đại Ảo Sư.

Great majesty: Đại uy lực. Great mandala: Great mandara—See Đại Mạn

Đà La.

Great mandara flower: Great mandala flower— Đại Bạch Hoa—Bông mạn đà la lớn.

Great marks: Đại Tướng—Những tướng trạng lớn.

Great mass of suffering: Đại khổ uẩn. Great master: Daiji (jap)—Great guide—See

Đại Sư.

Great matter: Việc lớn hay việc trọng đại—Big affair—Important matter—See Đại Sự. Great matter of birth and death: Sanh Tử Đại Sự—The great issue of birth and death, or the clarification of life and death is one great purpose of all Buddhists—See Sanh Tử.

Great matter great cause: For the sake of a great cause, or because of a great matter—See Đại Sự Nhân Duyên.

Great means: Mahopaya (skt)—Great expedient means—See Đại Phương Tiện. Great men do not remember the faults of lesser men: See Đại Nhân Bất Ký Tiểu Nhân Quá.

Great mental power: The great mind and power—See Đại Tâm Lực.

Great merciful: Great compassion—Great loving-kindness—Most merciful—Đại từ.

Great mercy: Mahakaruna (skt)—Great compassion—Great pity—See Đại Bi.

Great mercy and great pity: See Đại Từ Đại Bi.

Great Mercy Shrine: Điện Đại Bi.

Great merit: Great achievements—Đại công đức.

Great metaphysical treasuries: See Đại Pháp Tạng.

Great and Mighty Peak: Daiyu-Ho (jap)—Đại Hùng Phong—Pai-chang Mountain, located in Jiang-hsi Province, China—Núi Bách Trượng, tọa lạc trong tỉnh Giang Tây, Trung Hoa.

Great mind: Đại tâm—Đại trí. Great mind of enlightenment: Đại Tâm Giải

Thoát (tâm của chư Đại Bồ Tát).

Great mind ocean: Đại Tâm Hải—Tâm rộng lớn như đại dương—Omniscience.

Great mind and power: Đại tâm lực—The wisdom and activity of a Buddha—Tâm lực rộng lớn bao la, chỉ trí huệ và những hoạt động của Phật.

Great mindfulness: Đại Niệm—Sự tỉnh thức toàn vẹn—Perfect mindfulness.

Great mindfulness and cognition: Đại Niệm Đại Trí—Trí tuệ lơn của sự tỉnh thức toàn vẹn— Wisdom of perfect mindfulness.

Great mindfulness of the Buddha: Đại Niệm

Phật—Thiền định quán tưởng liên tục về Phật—

Meditating on Buddha with continuous concentration.

Great Ming dynasty catalogue of the

Tripitaka: See Đại Minh Tam Tạng Thánh Giáo Mục Lục.

Great mirror: Daikan (jap)—Đại Giám—Cái kính lớn (tấm gương lớn).

Great Monastery: See Đại Tự.

Great Monk: Monk of great virtue and old age— Senior monk—Đại Lão Tăng (Đại Lão Hòa Thượng).

Great mourning: Đại tang. Great mystery: Mysterious mechanism—Occult cause—Mysticism—Huyền cơ. Great naked body: Đại Lộ Thân—Thân trống hoàn toàn.

Great naked powerful spirit: Mahanagna (skt)—Ma Ha Nặc Dà Na—Đại Lộ Thân—Tên của một vị Thần khỏa thân—Quite-naked.

Great name: Hồng danh. Great net: Đại Võng—The main principle of Budhism, likened to the great rope of a net. Great nirvana: Mahaparinirvana (skt)—See Đại

Bát Niết Bàn.

Great nirvana dharma king: The great tranquil dharma king—Tịch Định Pháp Vương. Great Nirvana Sutra: Maha Parinirvana Sutra—

See Kinh Đại Bát Niết Bàn. Great ocean: Mahasamudra-sagara (skt): Đại

Hải—Biển lớn.

Great Ocean Assembly of Peaceful

Bodhisattva: Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Great ocean congregation: See Đại Hải Chúng.

Great ocean of mortality: Sinh Tử Đại Hải. Great ocean seal: Hải Ấn Tam Muội—See Đại

Hải Ấn.

Great offerings: Đại Thí—Sự bố thí rộng lớn— Great donation.

Great order: Đại Mệnh—The great command— Destiny or fate (life-and-death, mortality, reincarnation).

Great Ornament Vaipulya Sutra: See Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh.

Great ornate world: The universe of Akasagarbha Bodhisattva—See Đại Trang

Nghiêm Thế Giới.

Great ox cart: See Đại Ngưu Xa.

Great paramita: Đại Ba La Mật—The great paramitas or perfections of bodhisattvas—Đại ba la mật hay những ba la mật của chư Bồ Tát—See Mười Ba La Mật.

Great peace: Đại An—Sự bình an to lớn.

Great Peace Amoghavajra Bodhisattva: Vajramogha-Samya-Sattva (skt)—A Bodhisattva in the court of Garbhadhatu—Đại An Lạc Bất Không Bồ Tát—Một vị Bồ Tát trong Thai tạng

Giới.

Great peacock king: Mayura (skt)—Đại khổng tước vương.

Great penetration: Đại Thông—Sự thông thấu lớn lao.

Great Penetration Mountain King Thus Come One: See Đại Thông Sơn Vương Như Lai. Great and perfect enlightenment: Buddhawisdom—Đại viên giac—Sự chứng đắc hoàn toàn—Sự giác ngộ to lớn viên mãn hay là Phật trí.

Great and perfect mirror wisdom: Đại viên cảnh trí của đức Phật A Súc—The great perfect mirror wisdom of Aksobhya Buddha—See Đại

Viên Cảnh Trí.

Great perfect wisdom: See Đại Viên Trí.

Great perfection: Adi-yoga (skt)—Maha-ati (skt)—Dzogchen (tib)—Great perfection, the highest of the tantras—See Đại Toàn.

Great perfections: Đại Ba La Mật—Sự toàn thiện lớn lao—The great paramitas or perfections of Bodhisattvas.

Great perfection dharani: Mahapurna (skt)—

Đại Viên Mãn Đà La Ni.

Great pity: Mahakaruna (skt)—Great compassion—Great mercy—See Đại Bi. Great pity samadhi: Concentration of great compassion—See Đại Bi Tam Muội.

Great potentiality: Great powers of Buddhas and Bodhisattvas—See Đại Quyền.

Great powers: Great in power—The great powers obtainable by a Bodhisattva—See Đại

Lực.

Great power of accomplishing a vow: See Đại Nguyện Lực.

Great Power Bodhisattva: Mahavikramin

(skt)—Đại Lực Bồ Tát.

Great powers of Buddhas and Bodhisattvas:

See Đại Quyền.

Great powers of personality: See Đại Tự Tại Ngã.

Great praise: Đại tán thán.

Great Prajna inital part of Perfection: Satasahasrika-prajna-paramita (skt)—Đại Bát Nhã Sơ Phận Ba La Mật.

Great Prajna Sutra: Maha-prajna-paramita-sutra (skt)—Dai-hannya-kyo(jap)—Sutra of Great Prajna-Paramita—Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh.

Great precious flower: See Đại Bảo Hoa.

Great precious mani: Đại Mani—Đại Bảo Ma Ni—Pure pearl—The Buddha-Truth—Viên ngọc quí hay chân lý Phật giáo.

Great precious ocean: Đại Bảo Hải—The great precious ocean of the merit of Amitabha—Biển công đức lớn của Đức Phật A Di Đà.

Great precious region: See Đại Bảo Phương. Great princely almsgiver: Prince “Giver.”—See

Năng Thí Thái Tử.

Great protective sign: Đại Hộ Ấn—Dấu ấn bảo vệ to lớn.

Great psychic power: Đại thần thông. Great qualities that are hard to believe: Phẩm chất vĩ đại khó tin.

Great quiescence: Đại Tịch Tịnh—Sự tịch tịnh vô biên.

Great Quietness and Reflection: Maka-shikan

(jap)—A record of the lectures of Master T’ienT’ai Chih-I—Đại Chỉ Quán—See Ma Ha Chỉ

Quán.

Great radiance: Vầng quang minh rực rỡ. Great realization: Đại Giác—Đại Ngộ—Greatly realize—Great enlightenment. Great realm to learn patience: Saha (skt)—This world—Đại nhẫn thế giới.

Great red lotus: The cold hell—See Đại Hồng

Liên.

Great refuge: Đại quy y.

Great rejoicing: Đại hỷ.

Great reliable Brahmana: Name of Sakyamuni in a previous life—See Đại Kiên Cố Bà La Môn.

Great religious festival: Yatra (skt)—Lễ hội.

Great renunciation: See Đại Xuất Thế.

Great resolution: Chí nguyện lớn.

Great resolve: Mahapranidhana (skt)—Great vow—See Đại Nguyện.

Great Reverend: Cloth-bag monk—See Bố Đại Hòa Thượng.

Great reward: Đại Thắng Lợi—Phần thưởng lớn lao.

Great robe: The monk’s patch-robe—See Đại Y. Great root of faith: Great faith—See Đại Tín. Great sages: Great saints—Đại Thánh—Đại Hiền—A title for Sakyamuni Buddha.

Great saint: Mahamuni (skt)—Đại Thánh.

Great salvation: Đại Độ—Cứu độ rộng lớn.

Great Sangha School: Mahasanghika (skt)— Daishubu (jap)—See Đại Chúng Bộ. Great sastras: Những bộ luận lớn—There are five great sastras—See Ngũ Bộ Đại Luận. Great savior: The great leader across mortality to nirvana—Buddha—Bodhisattva—Bậc thầy lớn dẫn chúng sanh qua bờ sanh tử để đi đến Niết Bàn, chỉ Phật hay một vị Bồ Tát.

Great scholars: See Học Giả Lỗi Lạc.

Great Schools: Trường phái lớn.

Great scriptural store: See Đại Tạng Kinh. Great scripture volume: Đại Kinh Quyển—

Quyển kinh quan trọng. Great sea: Mahasamudra-sagara (skt)—Đại Hải—Biển lớn—Great ocean.

Great sea congregation: See Đại Hải Chúng. Great seal: Chaja-chenpo (tib)—Mahamudra—

See Đại Thủ Ấn.

Great self: Mahatma (skt)—The true personality—See Đại Ngã. Great shaman: Mahasramana (skt)—Đại sa môn (Buddha).

Great ship of salvation: Mahayana—Đại

Thuyền—Đại Thừa, con thuyền lớn cứu độ chúng sanh.

Great snow-white radiant umbrella: Mahapratisara (skt)—Đại Bạch Tản Cái.

Great spirit of inquiry: Nghi lớn.

Great spiritual stupa: Đại linh tháp.

Great spiritual teacher: The great leader across mortality to nirvana—Great savior—See Đại Độ Sư.

Great statue of the Buddha: Daibutsu (jap)—

Đại tượng Phật.

Great storm: Calamities of wind—Typhoon— Đại phong, one of the three destructive calamities to end the world—See Tam Tai.

Great-Strong-Zealous-Bold-Fierce Buddha:

Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật.

Great suffering: Đại khổ—Cái khổ lớn.

Great Sumeru Buddha: Đại Tu Di Phật.

Great Sun: Đại Nhựt.

Great Sun Buddha: Vairocana or Mahavairocana (skt)—Đại Nhật Như Lai.

Great sutras: See Đại Kinh.

Great sutra on the hamlet of horse-herds: Maha-ssapura-suttam (p)—Đại Kinh Xóm Ngựa. Great sutra on the lion’s roar: Maha-sihanadasutta (p)—Sutra on great the lion’s roar, Majjhima Nikaya 12—Kinh Đại Sư Tử Hống, Trung Bộ Kinh 12.

Great sutra on Perfect Moon Light: Mahapunnama-suttam (p)—Đại Kinh Mãn Nguyệt. Great taint: The great dharma of defilement— See Đại Nhiễm Pháp.

Great talent: Đại tài.

Great talker: Người chỉ biết nói giỏi.

Great T’ang Chronicles of the Western World: See Đại Đường Tây Vực Ký.

Great T’ang Records of Western Lands: Great T’ang Chronicles of the Western World—See Đại Đường Tây Vực Ký.

Great teacher: Nayaka (skt)—Great guide—See

Đại Sư.

Great teaching: See Đại Giáo. Great texts: Chief or fundamental book or text— See Đại Bản.

Great thousand: Daisen (jap)—The term stands for “the three-thousand-great-thousand world”— See Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Great Tibetan lama: Panchen Lama (tib)— Panchen Lama—See Ban Thiền Lạt Ma.

Great title: See Đại Danh Hiệu. Great tranquil dharma-king: Vairocana—See Đại Tịch Pháp Vương.

Great tranquility samadhi: See Đại Tịch Định.

Great Transference of Merit: Đại Hồi Hướng.

Great transformation: See Đại Hóa. Great treason: Đại nghịch.

Great treasure: Tài sản quí báu nhất.

Great Treasure Accumulation Sutra: Maharatnakuta-sutra (skt)—Daiho-Shakkyo

(jap)—See Kinh Đại Bửu Tích.

Great Treasure Ocean of Merits: Đại Bảo Đức Hải Công Đức—The great precious ocean of the merit of Amitabha—Biển công đức lớn của Đức Phật A Di Đà.

Great treasury of merits: See Đại Công Đức

Tạng.

Great treasury and small treasury: DaizoShozo (jap)—Đại Tạng Tiểu Tạng—The treasuries of sutras, vinaya, and abhidharma retained in the great vehicle (Mahayana Buddhism) and small vehicle (Hinayana

Buddhism)—Ba tạng kinh, luật, luận được lưu giữ trong truyền thống Đại thừa và Tiểu thừa.

Great treatise master: Đại Luận Sư—Vị luận sư lớn.

Great tree: See Đại Thọ. Great Trust: Dai-shinkon (jap)—Great faith— Great root of faith—See Đại Tín.

Great and unattainable space: Immeasurable space—See Đại Không Bất Khả Đắc.

Great undertaking: See Đại Phát Khởi.

Great Vaipulyas: See Đại Phương Đẳng.

Great Vaipulya Buddha: The fundamental honoured one of the Avatamsaka—See Đại

Phương Quảng Phật.

Great value: Giá trị cao cả.

Great Vehicle: Mahayana (skt)—Northern school—See Đại Thừa.

Great vehicle abhidharma: Đại Thừa Luận— Abhidharma of the Mahayana. Great vehicle aspiration: Đại Thừa Tâm

Nguyện—Tâm nguyện của pháp đại thừa. Great vehicle’s doctrine of equality: Đại Thừa Bình Đẳng Pháp—Pháp bình đẳng của đại thừa. Great vehicle lamp: Mahayana-pradipa (skt)— Light of great vehicle—Đại Thừa Đăng. Great vehicle precepts: Đại Thừa Giới—Giới luật của đại thừa.

Great vehicle sastra on refuting the belief in the reality of things: Mahayana-bhavabhedasastra (skt)—Đại Thừa Phá Hữu Luận. Great vehicle scriptures: Đại Thừa Kinh—Kinh điển của đại thừa.

Great Vehicle Zen: Mahayana Zen—See Thiền

Đại Thừa.

Great venerable: Upadhyaya (skt)—Đại Hòa Thượng—Great Master—A monk of great virtue and old age.

Great vessel: Đại Thuyền—Chiếc thuyền lớn. Great victorious vajra: See Đại Thắng Kim Cang.

Great victory: Đại thắng.

Great Victory Vajra: One of the incarnations of Vairocana—See Đại Thắng Kim Cang.

Great virtue: Chaste—Righteous—Conduct according to Buddha-truth—Đạo hạnh—See Đại

Đức.

Great virtues of all Buddhas: The great virtue that are impeccably pure of all Buddhas—See Đại Phẩm Hạnh.

Great Virtue Monastery: Đại Đức Tự—One of the most important Zen monasteries in Kyoto, built in 1319 by Akamatsu Norimura for the master Myocho, who was also known as Daito Kokushi (1283-1337). It grew to become one of the major Zen centers in Japan. Great voices from the power of the virtuous qualities of Buddha: Âm thanh quảng đại của Đức Như Lai—See Quảng Đại Âm. Great void: Mahasunyata (skt)—The Mahayana parinirvana—See Đại Không.

Great vows: Mahapranidhana (skt)—

Samnahasamnaddha (skt)—Hoằng thệ của chư Bồ Tát—See Đại Nguyện.

Great vow boat of Amitabha Buddha: See Đại Nguyện Thuyền.

Great water: Calamity of water—See Đại Thủy.

Great way: Buddhism—Đại đạo. Great way of developing the Bodhi Mind: See

“Đại” Phát Bồ Đề Tâm.

Great way of the one reality of Amitabha’s vows: See Bổn Nguyện Nhất Thực Đại Đạo.

Great wheel Bodhisattva: Maha-cakrabodhisattva(skt)—Đại Luân Bồ Tát—See Đại Luân Kim Cang.

Great wheel King: Maha-cakra-raja (skt)—Đại Luân Minh Vương—See Đại Luân Kim Cang. Great white-bodied bodhisattva: Gauri-mahavidya (skt)—See Đại Minh Bạch Thân Bồ Tát. Great white lotus: Đại Bạch Liên Hoa—Hoa sen lớn.

Great white-bullock cart: See Đại Bạch Ngưu Xa.

Great White Famous Mountain: Dai-

Byakumyo-Zan (jap)—Tendo-zan (jap)—Another name for Tendo-zan mountain. Keitoku-ji temple on Tendo-zan mountain is the temple where Master Dogen eventually met Master Tendo Nyojo—Đại Bạch Danh Sơn, tên khác của núi Thiên Đồng. Cảnh Đức Tự nằm trên núi Thiên Đồng là nơi mà cuối cùng Sư Đạo Nguyên gặp được Thiền sư Như Tịnh—See Thiên Đồng Sơn. Great white-robe Kuan-Yin: Pandaravasini (skt)—See Đại Bạch Y.

Great wholesome mind: Maha-kusala-citta (p)— Wholesome citta of the sense-sphere—Đại Thiện Tâm—See Thiện Tâm.

Great wide wisdom: Đại quảng trí—See Đại Quảng Trí Tam Tạng. Great wind: Đại Phong—Ngọn gió lớn— Typhoon—Great storm.

Great wisdom: Maha-paa (p)—Mahamati (skt)— Đại trí tuệ—The leading bodhisattva of the Lankavatara-sutra—See Đại Huệ. Great Wisdom-Power Buddha: Phật Đại Huệ

Lực.

Great-Wisdom-Power-King Buddha: Đại Huệ

Lực Vương Phật.

Great wisdom sword: Panna-khagga (p)— Prajna-khadga (skt)—Đại Tuệ Đao—Đại huệ kiếm.

Great work: Đại cuộc.

Great work of the Buddha’s appearance: Phật xuất thế đại sự (đại sự xuất thế gian của Đức Phật).

Great worshipful: See Đại Ứng Cúng.

Great writer: Đại văn hào.

Great zeal: Đại Tinh Tấn—Sự cố gắng lớn lao. Greater age: Buddhatara (p)—Seniority—Giới Lạp—Trưởng thượng—Tuổi đạo cao. Greater baptism: Maha-bhisekamantra (skt)—

See Đại Quán Đảnh.

Greater sutra on annihilating all attachment,

craving, and desire: Maha-tanha-sankhayasuttam (p)—Đại Kinh Đoạn Tận Ái—Đại kinh nói về sự cắt đứt hết mọi ái dục.

Greater sutra on an example of elephant footprints: Maha-hatthipadopama-sutta (p)—

Tượng Tích Dụ Đại Kinh.

Greater Sutra on the cowherd: Maha-gopalakasuttam (p)—Greater Sutra on the Ox-herd—Đại Kinh Người Chăn Bò—Kinh người giữ bò.

Greater sutra on exposition of kamma: Mahakammavibhanga-suttam (p)—See Đại Kinh

Nghiệp Phân Biệt.

Greater Sutra on the Mass of Suffering: Mahadukkha-kkhandha-sutta (p)—In the Majjhima Nikaya 13—Đại Kinh Khổ Uẩn, trong Trung Bộ Kinh 13.

Greater Sutra on the Ox-horn grove: Mahagosinga-suttam (p)—Đại Kinh Ngưu Giác Lâm—

Đại kinh rừng sừng bò.

Greater sutra on the six spheres of sense- organs: Muhasalayatanika-suttam (p)—See Đại Kinh Lục Xư.

Greater Sutra on Taking on Practices: Mahadhamma-samadana-suttam (p)—Majjhima Nikaya 46—Đại Kinh Pháp Hành, trong Trung Bộ Kinh 46.

Greater sutra to the Truth: Maha-saccaka-sutta (p)—In the Majjhima Nikaya 36—Đại Kinh Chân Lý, trong bộ kinh Trung Bộ 36.

Greater than: Tốt hơn.

Greater vehicle: Mahayana (skt)—Great conveyance—See Đại Thừa.

Greatest: Tối Thượng—Cao nhất, lớn nhất. Greatest aspiration: Tối Thượng Ý—Nguyện vọng tối thượng.

Greatest conqueror: Người chiến thang vĩ đại nhứt.

Greatest conqueror was not the subjugation of others but of the self: Chiến thắng vĩ đại nhứt của con người không phải là chinh phục được người khác mà là tự chiến thắng lấy mình.

Greatest freedom: Tự do tối thượng. Greatest path: Tối Thượng Đạo—Con đường cao tột.

Greatest strength and utmost brilliance: Sức mạnh tối cao, ánh sáng cực sáng—See Tối Thắng Quang Minh Lực.

Greatly Compassionate: Lòng đại bi cao cả. Greatly Compassionate Avalokitesvara: Đại Bi Quán Thế Âm.

Greatly Compassionate Bodhisattva: Daihi- Bosatsu (jap)—See Đại Bi Bồ Tát. Greatly Compassionate Light Buddha: Phật Đại Bi Quang.

Greatly enlightened world-honored one: An appellation of the Buddha—See Đại Giác The

Tôn.

Greatness (n): Sự vĩ đại—True greatness—Vĩ đại thật sự.

Greatness of the Dharma: Sự cao diệu của Phật Pháp.

Greatness of the bhutathata in its function:

Dụng đại chân như.

Greatness of the bhutathata in its manifestations: Tướng đại chân như.

Greatness of the bhutathata in its substance:

Thể đại chân như.

Greatness of potentialities: The attributes of the Tathagata—See Tướng Đại.

Greatness in substance: The greatness of quintessence, or fundamental immutable substance of all things—See Thể Đại.

Greed (n): Abhijjha (p)—Lobho (p)—Raga (skt)—Covetousness—Lust—See Tham Lam. Greed is to be abandoned: Tham dục cần phải từ bỏ.

Greed for acquisition and possession: Tham vọng chiếm đoạt và sở hữu.

Greed for adventure: Tham cầu du lịch. Greed to analyze things: Tham cầu biện bạch, phân tách.

Greed and anger: See Tham Lam Và Sân Hận. Greed, Anger and Stupidity: Tham, Sân, Si.

Greed for cleverness and skill: Tham cầu thiện xảo.

Greed and desire: Kamaraga (skt)—Desire for and love of things of life—See Tham Dục.

Greed for immortality: Tham cầu sống lâu.

Greed of life: Tham sống.

Greed for money: Tham tiền.

Greed for past lives: Tham cầu túc mệnh.

Greed for peace and quiet: Tham cầu tĩnh mật.

Greed for power: Tham cầu quyền thế. Greed for profound emptiness: Tham cầu thâm không.

Greed for spiritual powers: Tham cầu thần lực. Greed for spiritual responses: Tham cầu minh cảm.

Greed for union: Tham cầu khế hợp.

Greedy (a): Gian tham.

Greedy for fame: Ham danh.

Greed for the fine-material: Rupa-raga (p)— Sắc ái kết hay tham sắc—Attachment to the world of forms—Craving for the world of form—Love in the realm of form—Lust or desire for form.

Greedy for gain: Ham lợi.

Greed for the immaterial: Arupa-raga (p)—Vô sắc ái kết hay tham vô sắc—Lust or desire for formlessness—Attachment to the formless world—Craving for the formless world—Love in the realm of formlessness.

Greed for material wealth: Tham muốn của cải vật chất.

Greedlessness: Không tham lam.

Greedy mind: Tâm tham trước—Bonds of the mind.

Greed for monetary gains: Tham tiền.

Greedy for property: Ham của. Green face devil: Avadana (skt)—A ba đà na —Quỷ mặt xanh.

Greet by folding palms: Lối chào bằng cách chấp bàn tay lại với nhau—See Chấp Chưởng.

Greeting (n): Lời chào.

Grey hair: Tóc bạc hoa râm.

Grha (skt): Graha (skt)—See Nghiệt La Ha.

Grhaparti (p): Gahapati (p)—Kulampuriso (p)—

Kulapati or Kulapurusha (skt)—Câu La Bát Để— Ca La Việt—A chief (head) of a family—A landlord—Householder—The master of a household—Lay devotee—See Cư Sĩ.

Grhastha (skt): Gihin (p)—Tục Nhân—Người tu tại gia—An ordinary householder—An ordinary man—The laity—See Cư Sĩ.

Grhin (skt): See Grhastha. Grhya-sutra (skt): Sutra on family (Vedas)— Kinh Gia Đình.

Gridhrakuta: Gijjhakuta (p)—Grdhrakuta (skt)— Eagle Peak—Vulture Peak Mountain—See Linh Thứu Sơn.

Grief: 1) Distress, mental suffering, sorrow: Daurmanasya (skt)—Sầu muộn (sự đau đớn về tâm linh); 2) Unfortunate: Upayasa (skt)—Bất hạnh.

Grievance: Doso (p)—Dvesa (skt)—Hatred—Illwill—Resentment—Hận thù—See Sân Hận.

Grinding a brick to make a mirror: Mài gạch làm gương—Story of the brick, a reference to the famous classical kôan about the conversation between Zen master Nan-yueh Huai-jang (677744) and his disciple Ma-tsu Tao-i (709-788).

According to Transmission of the Lamp (Ch’uanTeng-Lu), Volume VI, Ma-Tsu T’ao-Yi constantly practiced Zen meditation upon Mount Heng. One day, Nan-Yueh walked up to him and said: “ What does your Worthiness intend to do by sitting in meditation?” Ma-Tsu said: “I intend to become a Buddha.” Nan-Yueh then picked up a piece of tile from the ground and began grinding on a rock. T’ao-Yi then asked: “What are you trying to make by grinding that?” Nan-Yueh said: “I’m grinding it to make a mirror.” T’ao-Yi said: “How can you make a mirror by grinding a tile on a rock?” NanYueh said: “If you can’t make a mirror by grinding a tile on a rock, how can you become a Buddha by sitting in meditation?” T’ao-Yi said: “What is the correct way?” Nan-Yueh said: “It can be compared to an ox pulling a cart. If the cart doesn’t move, do you strike the cart or strike the ox?” T’ao-Yi didn’t answer. Nan-Yueh then said: “Are you sitting in order to practice Zen, or are you sitting to be a Buddha? If you’re sitting to practice Zen, then know that Zen is not found in sitting or lying down. If you’re sitting to become a Buddha, then know that Buddha has no fixed form. With respect to the constantly changing world, you should neither grasp it nor reject it. If you sit to become a Buddha, you kill Buddha. If you grasp sitting form then you have not yet reached the meaning.” When T’ao-Yi heard this instruction it was as though he had drunk sweet nectar. He bowed and asked: “How can one cultivate mind to be in accord with formless samadhi?” Nan-Yueh said: “You’re studying the Dharma gate of mind-ground, and this activity is like planting seeds there. The essential Dharma of which I speak may be likened to the rain that falls upon the seeded ground. In this same manner your auspicious karmic conditions will allow you to perceive the Way.” T’ao-Yi then asked: “The Way is without color or form. How can one perceive it?” Nan-Yueh said: “The Dharma eye of mind-ground can perceive the true way. The formless samadhi is likewise perceived.” T’ao-Yi then asked: “Does it have good and bad, or not?” Nan-Yueh said: “If the Way is seen in the aggregation and disintegration of good and bad, then it is not the way. Listen to this verse:

“The mind-ground fully sown,

When moisture comes, all seeds sprout

The formless flower of samadhi,

How can it be bad or good?”

At these words T’ao-Yi experienced great enlightenment and unsurpassed realization. After these plain statements from Nan-yueh, no doubts are left for us as to the ultimate end of Zen, which is not sinking oneself into a state of torpidity by sitting quietly after the fashion of Hindu Zen masters and trying to exclude all the mental ripplings that seem to come up from nowhere, and after a while pass away where nobody knows. These plain statements from Nan-yueh will help later generations of Zen practitioners have a deeper understanding of Zen. Zen aims at the opening of enlightenment or acquiring a new point of view as regards life and the universe. As we see, Zen masters are always found trying to avail themselves of every apparently trivial incident of life in order to make their disciples’ minds flow into a channel hitherto altogether unperceived. For Zen masters, opening their disciples’ experiences is just like picking a hidden lock for a long period of time, or the flood of new experiences gushes forth from the opening. It is again like the clock’s striking the hours; when the appointed time comes it clicks, and the whole percussion of sounds is released. Our mind seems to have something of this mechanism; when a certain moment is reached, a so-called closed screen is lifted, and an entirely new view opens up, and the tone of one’s whole life thereafter changes. This mental clicking or opening is called enlightenment by Zen masters and is insisted upon as the main object of their discipline—Mài gạch, một công án cổ đien nổi tiếng nói về cuộc đàm thoại giữa Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng và đệ tử của mình là Mã Tổ Đạo Nhất. Hằng ngày Mã Tổ ngồi thiền. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển VI, hằng ngày Mã Tổ ngồi thiền. Một hôm Nam Nhạc đi đến hỏi: “Đại đức ngồi thiền để làm gì?” Đạo Nhất thưa: “Để làm Phật.” Sau đó sư lấy một cục gạch đến trên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi: “Thầy mài gạch để làm gì?” Sư đáp: “Mài để làm gương.” Đạo Nhất nói: “Mài gạch đâu có thể thành gương được?” Sư hỏi lại: “Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?” Đạo Nhất hỏi: “Vậy làm thế nào mới phải?” Sư nói: “Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?” Đạo Nhất lặng thinh, sư nói tiếp: “Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật, tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi, chẳng đạt ý kia.” Đạo Nhất nghe sư chỉ dạy như uống đề hồ, lễ bái hỏi: “Dụng tâm thế nào mới hợp với vô tướng tam muội?” Sư bảo: “Ngươi học pháp môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo nầy.” Đạo Nhất lại hỏi: “Đạo không phải sắc tướng làm sao thấy được?” Sư nói: “Con mắt pháp tâm địa hay thấy được đạo. Vô tướng tam muội cũng lại như vậy.” Đạo Nhất hỏi: “Có thành hoại chăng?” Sư nói: “Nếu lấy cái thành hoại tụ tán, thiện ác mà thấy đạo, là không thể thấy đạo. Nghe ta nói kệ:

Tâm địa hàm chư chủng,

Ngộ trạch tức giai manh Tam muội hoa vô tướng Hà hoại phục hà thành?

(Đất tâm chứa các giống

Gặp ướt liền nẩy mầm

Hoa tam muội không tướng

Nào hoại lại nào thành?) Nhờ những lời nầy mà Đạo Nhất khai ngộ tâm ý siêu nhiên. Sau những lời giải thích quá rõ ràng của Nam Nhạc, chúng ta không còn nghi ngờ được về cứu cánh tối hậu của Thiền. Cứu cánh ấy đâu phải là hôn trầm trong cái ngồi mặc tĩnh như kiểu những thầy thiền Ấn Độ thuở xưa cố trừ bỏ tất cả tư tưởng, những tư tưởng không biết từ đâu đến rồi lát sau lại đi mất chẳng biết chúng đi về đâu. Những lời giải thích của Nam Nhạc cốt dọn đường để những hành giả tu Thiền hậu thế như chúng ta có thể hiểu sâu hơn về Thiền. Thiền cốt ở khai ngộ và phóng một nhãn quang mới vào vũ trụ và nhân sinh. Như chúng ta thấy, các thiền sư luôn luôn nắm bắt lấy bất cứ sự việc rất tầm thường nào trong đời sống làm cơ duyên chuyển tâm người cầu đạo đi vào một thế giới mới lạ chưa bao giờ chứng thấy. Đối với các thiền sư, khai mở những chứng nghiệm mới cho đệ tử cũng như là mở lấy một ổ khóa bị dấu kín từ lâu lắm rồi, hay khai một mạch nước ngầm, vừa khai xong là ngọn nước phun trào ra bất tận. Lại cũng giống như chiếc đồng hồ điểm giờ, khi giờ đã điểm thì ngay lập tức toàn bộ then máy âm thanh chuyển động liền. Dường như tâm của chúng ta có cái gì thuộc về hệ thống ấy, đến phút giây nào đó, cái gọi là tấm màn bấy lâu che khuất được vén lên, một thế giới hoàn toàn mới hiện ra, và toàn thể cuộc sống của chúng ta chuyển sang một giai đoạn mơi lạ hoàn toàn. Chính cái khai mở ấy các thiền sư gọi là “ngộ”, và đặc biệt nêu lên làm mục tiêu hành Thiền.

Grip of love and desire: Sự chấp trước vào luyến ái và dục vọng khó mà bỏ được—Ái Dục—See Ái Chấp.

Grisma (skt): See Nhiệt Thời.

Grismartu (skt): Grisma (skt)—See Nhiệt Thời.

Groaning hell: See A Phù Địa Ngục.

Gross forms: The grosser or cruder forms of unenlightenment—See Thô Tướng. Gross rupa: Olarika-rupa (skt)—Sense objects and sense organs—Tho Sắc. Gross servants: There are five gross servants— Có năm kiến thô thiển—See Ngũ Kiến Thô

Thiển.

Ground (n): Cơ sở—Địa—Trụ. Ground of blazing wisdom: Archishmati (skt)— Blazing land—See Diễm Huệ Địa.

Grounds of Bodhisattva: Bodhisattvabhumi (skt)—Stages of Bodhisattva—Bồ Tát Độ—See

Bồ Tát Địa.

Grounds of the Buddhahood: See Phật Địa. Ground on which to build the self: Căn bản để xây đắp cái TA.

Ground-burial: Địa Táng—One of the four forms of burial—Chôn dưới đất, một trong bốn loại tống táng người chết—See Tứ Táng.

Ground-burning wisdom: Archishmati (skt)— Blazing land—Ground of blazing wisdom—See Diễm Huệ Địa.

Ground for commendations: Middasa-vatthuni

(p)—Thù diệu.

Ground consciousness: Kunshi-namshe (tib)— See A Lại Da Thức.

Ground of delight: Ground of happiness—See Hoan Hỷ Địa.

Ground of the Dharma cloud: Dharmamegha (skt)—Land of dharma clouds—See Pháp Vân Địa.

Ground of emitting light: Prabhakari (skt)— Land of radiance—See Phát Quang Địa. Ground of excellent wisdom: Giai đoạn hành giả đạt được trí huệ tuyệt vời—See Thiện Huệ Địa. Ground of good wisdom: Sadhumati (skt)—Land of good thoughts—See Thiện Huệ Địa. Ground for great affliction: See Đại Phiền Não Địa Pháp and Đại Phiền Não.

Ground of happiness: Paramudita (skt)—Ground of delight—Land of joy—See Hoan Hỷ Địa. Ground for a happiness karma: Bảy chỗ tạo nghiệp lành qua từ bi với kẻ cơ hàn—See That Hữu Y Phúc Nghiệp.

Ground of immovability: Giai đoạn tâm hành giả không còn bị dao động nữa—See Bất Động Địa.

Ground of invincibility: Sudurjaya (skt)—Land extremely difficult to conquer—See Cực Nan Thắng Địa.

Ground of leaving filth: Vimala (skt)—Land of purity—Land of freedom from defilement—See Ly Cấu Địa.

Ground of manifestation: Abhimukhi (skt)— Land in view of wisdom—See Hiện Tiền Địa. Ground of non-retrogression: See Bất Thối

(Thoái) Địa.

Ground of not losing: The Pure Land, from which there is no falling away—See Bất Thối Địa.

Ground of the solitary realizers: Độc Giác Địa—Cảnh giới của các bậc chứng được quả vị độc giác—See Độc Giác Phật.

Ground of traveling far: Duramgama (skt)—Farreaching land—See Viễn Hành Địa. Groups: Bộ phái—Groups in Buddhism.

Group of concentration: Samadhikkhanda (p)— Tâm Định—Mind of concentration—Nâng cao tâm định.

Group of Discourses: Sutta-nipata (p)—See Tập Bộ Kinh.

Group of gods: Devakaya (skt)—Chư thiên.

Group of mental phenomena: Nama-skandha(skt)—Nama-khandha(p)—Danh Uẩn—Một nhóm những hiện tượng tinh thần.

Groups of the Order: Groups of monks and nuns—Nhóm xuất gia.

Group of wisdom: Pannakkhanda (p)—Trí Uẩn—

Nhóm trí huệ.

Grove: Lâm—Khu rừng.

Grove of great cold: Sitavan (skt)—See Đại Hàn Lâm.

Groves of Great Enlgihtening Beings: Viên lâm của chư Đại Bồ Tát.

Grove of meditation: Meditation forest—See

Thiền Lâm.

Grove of merit and virtue: Công đức lâm (rừng công đức—Buddhist hall or monastery). Groves of precious trees: Avenues in the Pure Land—Bảo lâm.

Groves of Sala trees: In which Sakyamuni Buddha entered Nirvana—Kiên Cố Lâm, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.

Groves of staves: Yasti-vana (skt)—Trượng Lâm—See Thân Nộ Ba Lâm.

Grow (v) brighter: Trở nên sáng suốt hơn— When you have deep concentration in meditation, your wisdom grows brighter.

Grow crops, cook, do business, manufacture things or to sew clothes to sell in order to make money: To commit an offence involves Release and Expression of Regret—Trồng trọt, nấu nướng, làm thương mại, chế tạo vật dụng hay may quần áo để kiếm tiền gửi về cho gia đình, ngay cả để tạo ra lợi tức cho tự viện, cũng là phạm giới xả đọa (phải buông bỏ và phát lồ sám hối ngay).

Grow (v) old: Già—To get old.

Grow (v) into adolescent: Trở thành thiếu niên.

Grow (v) old and gray: Trở nên già nua.

Grow (v) thin: Trở nên gầy gò.

Grow (v) weary: Chán ngán.

Grsti (skt): Tẩn Ngưu—Name of a diety—Tên của một vị trời.

Grudging: Matsara or Lobha (skt)—Avaricious— Stingy—Keo kiết—Xan Tham (tham lam bỏn xẻn).

Grudging and greed: See Khan Tham. Grudging, mean heart: Khan Tâm—Tâm khan tiếc hèn mọn.

Grudhakuta (skt): Núi Kỳ Xà Quật.

Grumble (v): Cằn nhằn.

Gtum mo (tib): Candali (skt)—Gtum-mo (tib)— Nội Hỏa Tam Muội—Nội hoả du già—Heat yoga. Guannan Daochang: Kannan Dojo (jap)—Kuannan Tao-ch’ang—See Quan Nam Đạo Thường

Thiền Sư.

Guan-Yin: Avalokitesvara (skt)—Kuan-Yin—

Quán Thế Âm.

Guangzi (chi): Zen master Kuang-Zuo-ZhiMen—See Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư.

Guarantee (v): Bảo đảm—To warranty. Guard (v): Bảo vệ—Canh giữ—Thủ hộ—Chống đở (bảo hộ)—Defend—Protect. Guard and care for: Protect and keep in mind— Hộ Niệm—Supportive Recitation.

Guard (v) the house: Giữ Nhà—To take care of the house—Because of the attachment and its karma, we may reincarnate and become a dog to guard our own house in the next life—Vì luyến ái và nghiệp lực, chúng ta có thể tái sanh làm chó giữ nhà trong kiếp lai sinh.

Guardian (a& n): (a): Bảo hộ—(n): Người bảo hộ.

Guardian angels: See Thần Hộ Mạng.

Guardian of the Buddha: Vajrapani (skt)—A form of Indra, who drives away all yaksa disturbers—See Mật Tích Lực Sĩ and Kim Cang Mật Tích.

Guardian deva: See Đồng Sanh Thiên. Guardian gods of the world: See Tứ Thiên Vương.

Guardian kings of four directions: See Hộ Thế Tứ Thiên Vương.

Guardian King Zen: See Niô Zen. Guardian of the sense-door: See Hộ Trì Các

Căn.

Guardian-spirit: Guardian angel—Thần hộ mệnh.

Guardian-spirit of commandments: See Hộ

Giới Thần.

Guardian of the teaching: Dharmapala (skt)— Protector of the teaching—See Hộ Pháp. Guardian of a temple: Vetala (skt)—Wei-To— Vi Đà La—See Già Lam Thần.

Guardians of the worlds: Tenno (jap)—King of Heaven—Người bảo hộ tất cả thế giới—See Thiên Vương.

Guardians of the world and of Buddhist faith:

Hộ thế giả.

Guardian of the youth: Protector spirit—See Hộ Đồng Tử Pháp Thần.

Guarding: Vi Hộ—Bảo vệ.

Guarding the sense-door: Indriya-suguttadvarata (skt)—Nhiếp Hộ Căn Môn. Guarding thought: Phòng Lự—Tư tưởng bảo vệ.

Guchi (jap): Moha (skt)—Delusion—

Foolishness—Ignorance—Ngu si. Guchu Shukyu Zenji (1323-1409): See Ngu

Trung Châu Cập Thiền Sư.

Gudô Tôshoku (1579-1661): Name of a Japanese

Zen monk from the early Tokugawa period (16001867). Gudô was a leading figure within the lineage of the Myôshin-ji, where he led a reform movement to revitalize the practice of Rinzai. He served three times as abbot as Myoshin-ji and trained numerous disciples. Among his leading disciples was Shidô Bu’nan (1603-1676), from whose line came the great Rinzai reformer Hakuin Ekaku (1685-1768). Gudô received the posthumous title Daien Hôkan Kokushi. He left behind no written works—Tên của một vị Thiền Tăng Nhật Bản trong buổi sơ kỳ của triều đại Đức Xuyên. Gudô là nhân vật hàng đầu trong dòng truyền thừa Diệu Tâm Tự, nơi Sư dẫn đầu một phong trào cải cách làm sống lại cách tu tập của tông Lâm Tế. Sư phục vụ ba nhiệm kỳ trụ trì Diệu Tâm Tự và giáo huấn rất nhiều đệ tử. Trong số những đệ tử hàng đầu của Sư có Vô Nan Thiền Sư, từ dòng truyền thừa của Thiền sư Vô Nan này sản sanh ra một nhà cải cách vĩ đại của tông Lâm Tế, Bạch Ẩn Huệ Hạc. Sư không để lại tác phẩm nào sau khi thị tịch.

Guenther, Herbert V. (1917 – ): Name of a German buddhologist who has published a number of influential studies of Tibetan Buddhism. He received Ph.D.s from Munich University and the University of Viena, after which he took up an appointment teaching Sanskrit and Buddhist Studies at the Sanskrit University in Sarnath, India. In 1954 he became head of the department of Far Eastern Studies at University of Saskatchewan, where he spent most of his academic career. He developed a unique translation style that uses terminology from continental philosophy to render Buddhist technical terms. This approach is admired by some scholars and criticized by others. He has published plenty of books and articles, including

“Kindly Bent to Ease us and Ecstatic

Spontaneity.”—Tên của một nhà Phật giáo học người Đức, người đã xuất bản một số nghiên cứu rất có ảnh hưởng đối với Phật giáo Tây Tạng. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại đại học đường Munich và đại học đường Viena, sau đó ông được bổ nhiệm dạy tiếng Bắc Phạn và Phật Học tại Đại Học Phạn Ngữ ở Sarnath, Ấn Độ. Năm 1954 ông là Khoa trưởng Khoa Viễn Đông Học tại Đại học Saskatchewan, ông đã cống hiến cả đời dạy học tại đây. Ông đã khai triển một lối phiên dịch dùng thuật ngữ của lục địa này để diễn tả các thuật ngữ Phật giáo. Phương cách phiên dịch này được một số người ngưỡng mộ, nhưng cũng bị một số khác chỉ trích. Ông đã xuất bản rất nhiều sách và bài viết về Phật giáo, bao gồm bộ “Kindly Bent to Ease us and Ecstatic Spontaneity.” Guest-defilement: Agantu-klesa (skt)—See

Khách Trần.

Guest-dust: Agantu-klesa (skt)—Akasmatklesa (skt)—Phiền Não—Afflictions—External stains— Guest-defilement—See Khách Trần.

Guest room: Tiếp Đãi Sở—See Khách Ty.

Guest supervisor: See Tri Khách.

Guest takes precedence over the host: Chủ không làm gì trước khách, đây là một lối tiếp khách rất lịch sự (tiên khách hậu chủ hay chủ bất tiên tan).

Gufu-Shogyô-Zen (jap): Thiền và Giáo—See

Thiền Giáo (2).

Guhatthaka-sutta (p): Sutra on the cave of the body, in the Samyutta nikaya IV.2.

Guhya (skt): Secret—Bí mật. Guhya-bhisheka (skt): Secret initiation—See Mật Quán Đảnh.

Guhyapati: Kim Cang mật tích thiên. Guhya-samaij (skt): Cuhya-samaja-tantra (skt)— Guhyasamaja-tantra (skt)—See Mật Tập Hội. Guhyasamaja-tantra (skt): One of the most important tantras for Tibetan Buddhism—See Bí

Mật Tập Hội Chú.

Guhyasadhatu-mandala (skt): Mandala of the realms of the esoteric sect—Bí Mật Giới Mạn Đà La—Mạn đà la cảnh giới của Mật giáo.

Guidance on meditation: Man ngag (tib)— Hướng Dẫn Thiền—Meditation instructions. Guidance of original teacher: See Tiếp Dẫn Đạo Sư.

Guide (n & v): Leader—Master.

  1. (n): Đạo sư—Người dẫn đường.
  2. (v): Dẫn đường—Hướng dẫn.

Guide-book of the Middle Way School: Madhyamaka Sastra (skt)—The Treatise on the Middle way—See Luận Trung Quán.

Guide to Meditation: Thiền Quan Chỉ Nam. Guide someone: Dẫn đường cho ai—See Dẫn

Đạo (3).

Guide and welcomer to the Western Pure Land: Tây phương Cực Lạc tiếp dẫn đạo sư— Western land of Amitabha Buddha. Guided by a good advisor: See Hướng Dẫn Bởi Thiện Tri Thức.

Guideline of Actual Seeing and Understanding: Learning by seeing and understanding—Học hay tìm hiểu qua thấy biết—See Hiện Chứng Lượng. Guidelines to consolidate one’s faith: Những hướng dẫn nhằm củng cố niềm tin.

Guidelines for a good Buddhist life: Kim chỉ nam cho đời sống tốt của một Phật tử—See Kim Chỉ Nam Đời Sống Phật Tử.

Guideline of Reason: See Lý Trí Lượng. Guideline to the teachings of the sages: See Thánh Ngôn Lượng.

Guifeng Zongmi: Keiho Shumitsu (jap)—Kuei- fêng Tsung-mi—A Zen master of great learning during the T’ang dynasty—Một thiền sư uyên bác đời nhà Đường—See Khuê Phong Tông Mật Thiền Sư.

Gui-Ji (chi): Ksi-Ki—See Khuy Cơ. Guile: Siễm—Slyness and cumning in dealing with others—Mưu mẹo, lừa đảo và bợ đỡ.

Guilt (n): See Cảm Giác Tội Lỗi.

Guilt-feelings: Mặc cảm tội lỗi.

Guiltiness (n): Sự có lỗi.

Guiltless (a): Không có tội.

Guiltlessness (n): Sự không có tội.

Guilty (a): Có tội—Culpable. Guishan Da’an: Isan Daian (jap)—Kuei-shan T’a-an—See Đại An Phúc Châu Thiền Sư. Guishan Lingyou: Isan-Reiyu (jap)—Kuei-shanLing-yu—See Linh Hựu Qui Sơn Thiền Sư.

Guizong Cezhen: Kiso Sakushin (jap)—Ts’ê- chên—See Qui Tông Sách Chân Thiền Sư. Guizong Zhichang: Kisu-Chijo (jap)—See Quy Tông Trí Thường Thiền Sư. Guju (jap): Ayusmant (skt)—Venerable monk—

See Cụ Thọ.

Guju-Zengen (jap): Venerable monk—See Ayusmat.

Gullible person: Mao đầu phàm phu—An ignorant person.

Guna (skt): Công đức—Đức hạnh—Virtues or attributes.

Gunas (skt): Visayo (p)—Vishaya (skt)—See

Trần.

Gunabhadra (skt): See Cầu Na Bạt Đà La.

Gunabharma (skt): See Công Đức Trị.

Gunamati (skt): See Cầu Na Ma Đế.

Gunaksetra (skt): See Trần Sát.

Gunapadarthah (skt): Đức Cú Nghĩa—Function of dharma—Công năng của pháp. Gunaprabha (skt): Đức Quang—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn. Gunarata (skt): Câu Na La Tha—See Câu Na La

Đà.

Gunaratna (skt): Công Đức Bảo—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn. Gunasaraga (skt): Công Đức Hải—Name of an Indian monk—Tên của một vị sư người Ấn.

Gunavarman (skt): See Cầu Na Bạt Ma. Gunavrddhi (skt): Công Đức Tiến—See Cầu Na Tỳ Địa.

Gunavrdhi (skt): Công Đức Tiến—Cầu Na Tỳ Địa, tên của một vị sư người Ấn—Name of an Indian monk.

Gunin (jap): Zen master Hung-Jen (601-674)— Hung-Jen—See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ. Gunsho (jap): Jantu (skt)—Living beings— Miscellaneous beings—Quần sinh.

Gupta (skt): See Cúc Đa (2).

Gur (tib): Spiritual songs—Thánh Ca (Phật giáo). Guru (skt): Garu (p)—Lama (tib)—See Đạo Sư

(4).

Guru-bhakti (skt): Surrender to the guru—Kính ngưỡng thầy.

Guru-deva (skt): Thánh Sư—Highest teacher— Sacred master.

Guru-dhamma (p): Guru-dharma—See Bát Kính

Giáo.

Guru-dharma (skt): Garu-dhamma (p)—Sacred dharma—See Bát Kính Giáo. Guru yoga (skt): Lamay-naljor (tib)—Du Già A Xà Lê—See Du Già Sư.

Gushi (jap): Daridra-purusa (skt)—The poor son—Cùng Tử—See Phú Gia Tử Tha Phương Cầu Thực.

Gusoku-kai (jap): Upasampada (skt)—Complete moral precepts for monks—See Cụ Túc Giới.

Gut: Bụng dạ.

Guts aware of all ways of emancipation: Bụng ngộ tất cả đạo xuất ly, vì khéo thành thục thâm tâm—See Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát. Guts cutting off afflictions: Bụng dứt phiền não, vì đầy đủ trí huệ—See Mười Bụng Của Chư Đại

Bồ Tát.

Guts examining food and drink: Bụng quán sát ăn uống, vì nhớ đến pháp chơn thật—See Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát.

Guts free from deception: Bụng lìa tà vạy, vì tâm thanh tịnh—See Mươi Bụng Của Chư Đại Bồ

Tát.

Guts free from falsehood: Bụng lìa huyễn ngụy, vì tánh chất chơn thật—See Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát.

Guts observing noncreation: Bụng quán sát vô tác, vì giác ngộ duyên khởi—See Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát.

Guts rid of the defilement of all extreme views: Bụng xa rời tất cả cấu nhơ biên kiến—See Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát.

Gutei (jap): 1) A Japanese Buddhist term for “Finger pointing at the moon”: Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Câu Chi” (tay chỉ trăng); 2) Kucha (skt): Câu Chi, Khưu Tư—See Quy Tư.

Gutijjita (p): One of one hundred pratyekabuddhas who had lived a long period of time on Mount Isigili—Một trong một trăm vị Phật độc giác sống rất lâu trên núi Isigili.

Gyelwa Karmapa: The oldest lineage of

reincarnation lamas in Tibetan Buddhism. The Gyelwa Karmapa are believed to be physical emanations of the Bodhisattva Avalokitesvara, and are often referred to as the “Black Hat” lamas because of the hat they wear during special ceremonies. This was given to the fifth Gyelwa KarmapaTeshin Shekpa (1384-1415), by the Chinese emperor T’ai-ming-chen and is said to have been based on a dream in which the emperor saw a black hat woven from the hair of 100,000 dakinis floating over Teshin Shekpa’s head. The first Tusum Khyenpa (1110-1193). The sixteenth Rangjung Rikpe Dorje (1924-1981), was one of the most influential Tibetan masters of the twentieth century. He travel widely and established a number of Tibetan Buddhist Centers all over the world, including the current headquarters of the order, Rimtek Monastery in Sikkim. There is currently a bitter dispute over the succession to the sixteenth Gyelwa Karmapa. The current Shamar Rinpoche and his supporters claim that a boy named Tenzin Khyentse (1982 – ) is the true reincarnation, while Tai Situ Rinpoche and his supporters back a Tibetan child named Urgyen Tinley (1985 – ). The second claimant was officially enthroned in the monastery of Tsurpu in 1992 and has been validated by the Dalai Lama, but the faction (bè phái) led by Shamar Rinpoche continues to reject his claim—Dòng truyền thừa cổ nhất của dòng Lạt Ma tái sanh trong Phật giáo Tây Tạng. Người ta tin rằng dòng Gyelwa Karmapa bắt nguồn từ sự hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, và thường được coi như là phái Lạt Ma “Mũ Đen” vì họ đội mũ đen trong các buổi lễ đặc biệt. Việc này được vua nhà Nguyên ban cho vị Lạt Ma đời thứ 5 là KarmapaTeshin Shekpa (1384-1415), khi nhà vua nằm mộng thấy 100.000 nữ quỷ bay bồng bềnh trên đầu của Teshin Shekpa. Vị Lạt Ma đời thứ 1 là Tusum Khyenpa (1110-1193). Vị Lạt Ma đời thứ 16 là Rangjung Rikpe Dorje (1924-1981), là một trong những vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất của Tây Tạng vào thế kỷ 20. Ngài du hành khắp nơi và thiết lập một số trung tâm Phật giáo Tây tạng khắp nơi trên thế giới, bao gồm trụ sở chính của dòng là Tu Viện Rimtek tại Sikkim. Hiện có sự tranh cãi dữ dội về việc kế thừa vị Lạt Ma đời thứ 16. Hiện tại Rinpoche Shamar và những người ủng hộ ông ta cho rằng cậu bé tên Tenzin Khyentse (1982 – ) mới đích thực là vị tai sanh, trong khi Rinpoche Tai Situ và những người ủng hộ ông ta lại cho rằng cậu bé Tây Tạng tên Urgyen Tinley (1985 – ) mới thật sự là vị tái sanh. Rinpoche Tai Situ và nhóm của ông ta đã đưa cậu bé Urgyen Tinley lên ngai vị tai tu viện Tsurpu vào năm 1992 và đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma phê chuẩn, nhưng nhóm của Rinpoche Shamar vẫn tiếp tục bác bỏ sự lên ngôi vị và được phê chuẩn này.

Gyel-wa-rig-nga (tib): Ngũ Gia Phật—Five Buddha families.

Gynaeceum: Room of forbidden access—Live in seclusion in a room—Cấm phòng.

Gyo (jap): Samskara (skt)—Acting—Carrying out—Hành Uẩn—See Ngũ Uẩn.

Gyo-Bosatsudo (jap): Hành Bồ Tát Đạo, tu tập con đường của bậc Bồ Tát—Follow the path of the Bodhisattva—Practice the path of the Bodhisattva.

Gyô-Butsu (jap): Hành Phật—Functioning Buddha, practicing Buddha, or acting Buddha—To act just as the Buddha, i.e., to practice sitting meditation (zazen)—Hành động như một vị Phật, chẳng hạn như tu tập tọa thiền tĩnh tâm.

Gyôdô (jap): A ritual circumambulation around, or in front of the main image of the Buddha within the main hall of a Zen monastery. The members of the procession chant a sutra. The practice is derived from the ancient custom of walking in a circle around an image to show respect or pay homage. Typically, Zen monks and nuns no longer walk around the image, but form a procession walking in front of the image—See Nhiễu Phật. Gyodo-Samu-e (jap): Practice and work robe—

Hành đạo tác giáo y (y cho chư Tăng Ni mặc lúc hành đạo hay thuyết giáo). Gyogi (668-749) (jap): A Japanese monk of the Nara period—See Hành Cơ.

Gyoho (jap): Going steps (walking)—Hành Bộ. Gyoja (jap): Acarin (skt)—Practitioner—See

Hành Giả.

Gyoji (jap): A Japanese Buddhist term for “Conduct and Keeping” or “Practice and

Continuance”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Hành Trì.”

Gyogi-Bosatsu (jap): See Hành Cơ. Gyo-ju-za-ga (jap): “Walking-standing-lying down-sitting”—See Đi Đứng Nằm Ngồi. Gyokuryu-ji (jap): Ngọc Long Tự—Name of a temple in Japan.

Gyônyu (jap): The entrance through practice, a Japanese term for one of the two entrance (ninyu) to Buddhist enlightenment. Practice is said to include four basic types: endurance of hardship (hôongyô), adapting to circumstances (zuiengyô), seeking nothing (mushogugyô), and practicing in conformity with the Dharma (shôbôgyô). Gyônyu is the opposite of rinyu, or the entrance through reason—Thực hành môn, thuật ngữ Nhật Bản chỉ một trong hai cửa đi vào giác ngộ. Thực hành bao gồm bốn loại: chịu đựng cam go khó nhọc, thích ứng tùy theo hoàn cảnh, không tầm cầu gì cả, và tu tập cho phù hợp với Pháp.

Gyo-O-Zaga (jap): Four kinds of daily activities—See Hành Trụ Tọa Ngọa. Gyorin (jap): Mokugyo (jap)—Wooden fish—SeeMộc Ngư.

Gyôroku (jap): See Anroku.

Gyo-Shu (jap): Aggregate of performing— Aggregate of compositional factors—Karmic volition—Mental formation—Intention—Mental functioning—Hành Chúng—See Hành Uẩn. Gyôyu (1163-1241): Taiko Gyôyu Zenji—See Thối Canh Hành Dũng Thiền Sư.

Gyu (tib): Esoteric teachings—Mật giáo. Gyu-lu (tib): Mayakaya (skt)—Huyễn Thân— Illusory body—See Ảo Thân. Gyu-ma-chen-mo (tib): Maha-maya-tantra

(skt)—See Đại Huyễn Mật Thừa.

Gyu-tantra (skt): Esoteric sutras—Mật Bộ Kinh—Tibetan Great Sutra Canon, including 287 sutras—Kinh tạng Mật giáo bao gồm 287 bộ.

H

Habi (jap): Grasping of the nose—See Ba Tỵ. Habisu (jap): Ba Tỵ Tử—A ring used to lead a water buffalo by the nose, a symbol of selfcontrol—See Ba Tỵ.

Habit (n): Samudaya (skt)—Thói quen. Habit of afflictions: The influence of the passions after they have been cut off—See Phiền Não Tập. Habits of anger: Habits of hatred—See Sân Tập Nhân.

Habits of animosity (resentment): See Oan Tập Nhân.

Habits of arrogance: See Mạn Tập Nhân. Habit as cause: Lust breeding lust—See Đồng

Loại Nhân.

Habit of committing adultery: See Tà Hạnh Tập Nhân.

Habit of craving: Habits of greed—See Tham

Tập Nhân.

Habit and custom: Tập tục. Habits of deceptions: Habits of deceitfulness— See Trá Tập Nhân.

Habit of desire: Desire becomes habitual—Tham tập (thói quen của lòng tham, hay tham mãi thành thói quen).

Habits of disputation: Habits of litigation—See Tụng Tập Nhân.

Habit energy: Vasana (p & skt)—The accumulation of the past thoughts, affections, deeds, and passions—Former habit—Old habit— See Tập Khí.

Habit energy of determination for enlightenment: Tập khí của Bồ Đề tâm. Habit energy of edifying sentient beings: Tập khí giáo hóa chúng sanh.

Habit energy of enlightening practice: Tập khí công hạnh.

Habit energy of meditation on equality: Tập khí tư duy pháp bình đẳng.

Habit energy of roots of goodness: Tập khí của thiện căn.

Habit energy of seeing Buddha: Tập khí thấy

Phật.

Habit energy of transcendence: Tập khí của Ba La Mật.

Habit energy of undertaking birth in pure worlds: Tập khí thọ sanh nơi thế giới thanh tịnh. Habit energy of various differentiations of state: Tập khí của những cảnh giới sai biệt.

Habit energy of vows: Tập khí của thệ nguyện.

Habits of greed (craving): See Tham Tập Nhân. Habits of hatred (anger): See Sân Tập Nhân. Habits of injustice: Habits of unfairness—See Uổng Tập Nhân.

Habits of litigation (disputation): See Tụng Tập Nhân.

Habits of lust: Habit of sexual desire—See Dâm Tập Nhân.

Habits of lying: See Cuống Tập Nhân.

Habit of the passions: See Phiền Não Tập. Habits of resentment: Habits of animosity—See Oan Tập Nhân.

Habits of views: Habits of wrong views—See

Kiến Tập Nhân.

Habits of views (wrong views): See Kiến Tập Nhân.

Habitant in the sky: Gaganagati (skt)— Gaganasad (skt)—Beings in the sky—Thiên

Chúng—Chúng sanh trên trời.

Habitual (a): Theo thói quen.

Habitual cupidity: See Tham Tập Nhân. Habitual greed: Habits of craving—See Tham

Tập Nhân.

Habitual idleness: Quen thói lười biếng.

Habitual karma: Acinna-kamma (p)—See

Nghiệp Thường.

Habituate: Xuyến Tập—Làm cho quen.

Habituated seeds: Tập Chủng Tử.

Habituation to defilement: Cấu tập (sự kết tập của nhiễm cấu).

Hachi (jap): Begging bowls—See Jihatsu. Hachi-Gedatsu: Tel wa gye (tib)—Eight forms of liberation—Eight freedoms—Eight samadhis of emancipation—Bát Giải Thoát—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Hachiju-Kegongyo (jap): Bát Thập Hoa Nghiêm Kinh (Nhật Bản).

Hachikai (jap): Astanga-samanvatgatopavasa (skt)—Asthanga-sila (skt)—Atthanga-sila (p)— Bát Giới—See Bát Quan Trai. Hachikan Jigoku (jap): Eight cold hells—See Bát Hàn Địa Ngục.

Hachimagu (jap): Nhap Phan Cung (điện thờ thần trong Thần Đạo Nhật Bản). Hachiman-Daibosatsu (jap): See Nhập Phan Đại

Bồ Tát.

Hachimen-Reiro (jap): Bát Diện Linh Lung, tiếng chuông vàng, thứ gì đó trong trẻo, sáng sủa, và thanh tịnh—The sound of golden bells, and hence something clear, bright, and serene. Hachi-Nan-Sho (jap): Astaksanah (skt)—Eight places of difficulty—Eight Inopportune situations—See Bát Nan Xứ. Hachinetsu Jigoku (jap): Eight great hot hells— See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục. Hadaya (skt): Hrdaya (skt)—Heart—Intention— Mind—Physical heart—See Nhục Đoàn Tâm. Hadaya-vatthu (p): Mental faculty—See Tâm

Căn.

Hades (n): Hell—See Địa Ngục.

Hahadhara (skt): Ababa (skt)—Ahaha (skt)—See Hầu Hầu Địa Ngục.

Hahava (skt): Ababa (skt)—Ahaha (skt)—See

Hầu Hầu Địa Ngục.

Ha-Horin-So (jap): Disrupting the Samgha of the Dharma-wheel—See Phá Pháp Luân Tăng. Hai Binh Bao Tang: Zen Master Hải Bình Bảo Tạng (1818-1862)—See Hải Bình Bảo Tạng. Haibutsu-kishaku (jap): Eradicate the buddhas and destroy Sakyamuni—See Phế Phật Hủy Thích.

Haiku (jap): Bài Cú—A Buddhist verse with short sentences, phrases, or clauses. A special form of Japanese poetry in three lines, the first having five syllables, the second having seven, and the third again five. Haiku poems are not for instruction, but are for deep enjoyment of sentiments or of knowledge. The following are Zenic examples, by Basho:

“The old pond.

A frog jumps in. Plop.”

“The thief

Left it behind.

The moon and the window.”

It has been said that to catch the original quality or effect of such a haiku one must repeat it several times, or even many times, with deepening contact. From that comes intuition, or, better insight—Hài cú là một bài tụng với những câu, từ ngữ hay mệnh đề ngắn. Thể thơ ba câu, 5-7-5 của Nhật Bản. Hài cú không được dùng để chỉ thị, mà là để cho sự thưởng thức sâu sắc của tình cảm hay kien thức. Dưới đây là những thí dụ về hài cú Thiền của Thiền sư Ba Tiêu Huệ Thanh:

“Một cái giếng cổ.

Con nhái nhảy vào.

Tỏm.”

“Tên ăn trộm Bỏ lại phía sau.

Ánh trăng và song cửa.” Người ta nói rằng để nắm bắt được phẩm chất nguyên thủy của loại hài cú như vậy, người ta phải lặp đi lặp lại năm bảy lần hay nhiều lần với sự tiếp xúc sâu sắc. Từ đó đưa tới trực giác hay tuệ giác khá hơn.

Haikyu (jap): Peihsiu—Bùi Hưu (Phật giáo Nhật Bản).

Haimavatah (skt): Ê Ma Bộ Đa Bộ—See Tuyết Sơn Bộ.

Hai Ninh Temple: Chùa Hải Ninh—Name of an ancient temple, located in Vĩnh Niệm village, An Hải district, Hai Phong province, North

Vietnam—Tên một ngôi chùa cổ tọa lạc tại làng Vĩnh Niệm, huyện An Hải, tỉnh Hải Phòng, Bắc

Việt.

Hai Quynh Tu Phong Zen Master (1728-1811): See Hải Quýnh Từ Phong Thiền Sư. Hair on the Buddha’s body: See Thân Mao Thượng Mi Tướng.

Hair-flower on the head withers: Đầu cổ rối bù như hoa héo.

Hair-hole: Mao Khổng—Lổ chơn lông—Pore. Hair-rope: Mao Thằng—A hair rope (tied up by the passions, as with an unbreakable hair rope. Hair-sharp and stinking: Stinking hair ghosts— Xú Mao Quỷ—Quỷ có lông thối.

Hair of the turtle: Lông rùa—See Quy Mao. Hair on a tortoise and horn of a rabbit: Hair of a tortoise and horn of a hare—The non-existent— See Quy Mao Thố Giác.

Hajahadai (jap): Pajapati Gotami (skt)—Maha Pajapati—See Ma Ha Ba Xà Ma Đề.

Hajo-Hogyo (jap): Holding back and letting go— Exercising restraint and behaving freely—See Bả Định Phóng Hành.

Hajun (jap): Papiyan(skt)—Papiman (skt)—Ba Ty Dạ—See Ba Tuần.

Hakata (jap): Vùng Bát Đa (Nhật Bản). Ha-Katsuma-So (jap): Disrupting the Samgha of practice—Phá kiết ma—See Phá Yết Ma Tăng. Hakkai (jap): A Japanese Buddhist term for “Eight commandments”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Bát giới”—See Bát Quan Trai.

Hakkan Jigoku (jap): Eight cold hells—See Bát Hàn Địa Ngục.

Haklenayasa (skt): Haklena or Padmaratna (skt)—The twenty-third patriarch in the Indian lineage of Zen—Tổ thứ 23 của dòng thiền Ấn Độ—See Hạc Lặc Na Dạ Xa.

Haklenayasha (skt): See Haklenayasa. Hakuhatsu (jap): Bạch Phát—1) Đầu bạc: The white-haired; 2) Tử thi của một lão nhân: The corpse of an old person.

Hakuin Ekaku (1686-1769): See Bạch Ẩn Huệ Hạc Thiền Sư.

Hakuin’s zazen wasan (jap): Zazen-wasan— Praise of Zazen—Ca ngợi Tọa Thiền Tĩnh Tâm— See Bạch Ẩn Thiền Tọa Tụng. Hakuin Zenji (1686-1769): Hakuin Ekaku—See

Bạch Ẩn Huệ Hạc Thiền Sư.

Hakuin Zenji zazen wasan (jap): See Hakuin’s zazen wasan.

Hakujushi (jap): Bách Thụ Tử—See Tree of life. Hakushi (jap): Blank paper—White paper—See

Bạch Chỉ.

Hakuun (jap): Pai Yun ts’ung—See Bạch Vân

Tông.

Hakuun-Egyo (jap): Bạch Vân Huệ Hiểu (12231297)—Name of a Japanese famous monk in the thirteenth century—Tên của một vị danh Tăng

Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIII. Hakuun Rôkyo Yasutani (jap): See An Cốc Bạch Vân Thiền Sư.

Hakuun school: Hakuun-shu (jap)—Pai Yun ts’ung—White Cloud Sect—See Bạch Vân Tông. Hakuun Shutan (jap): Pai Yun Shou-tuan—See Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư. Hakuun-Yasutani (jap): See An Cốc Bạch Vân Thiền Sư.

Hakyo (jap): Phá Kính—Breaking the mirror—In

Zen, the term means getting free of idealism—

Trong Thiền, thuật ngữ có nghĩa là vượt thoát chủ nghĩa tư tưởng.

Half a character: See Bán Tự.

Half-closed eyes: Lim dim.

Half a day fast: Bán Trai—Ăn chay nửa ngày. Half finite and half infinite: Một nửa hữu biên, một nửa vô biên—See Bán Phần Hữu Biên, Bán Phần Vô Biên.

Half in jest, half in earnest: Nửa đùa nửa thật.

Half light: Nửa tối nửa sáng. Half-lotus position: Half-lotus sitting—See Bán Già Phu Tọa.

Half-lotus posture: Half-lotus sitting—See Bán Già Phu Tọa.

Half-lotus sitting: Bán Già Phu Tọa—Thế ngồi bán già—See Bán Già Phu Tọa.

Half-open (v): Hé mở.

Half a person: Hannin (jap)—Bán Nhân—Zen Master Dogen often uses the term “half a person” to represent concrete reality—Thiền sư Đạo Nguyên thường sử dụng từ “Bán Nhân” để biểu thị cho hiện thực cụ thể.

Half points (corners) of the compass: There are four half points (corners) of the compass—Có bốn hướng phụ—See Tứ Duy. Half a step at a breathing on arising from meditation:Nhất Tức Bán Bộ—Một hơi thở đi nửa bước.

Half a word: Half a character—See Bán Tự. Hall (n): Caitya (skt)—Lecture room—Palace— Temple—Điện—Giảng đường. Hall of blessedness: Court of blessedness— Monastery—Phúc đình.

Hall of centenarians: Ido (jap)—Di Đường—Nơi ở của những vị Tăng cao tuổi thọ (trăm tuổi). Hall chief: The controller of the business in a monastery—See Đường Tư.

Hall for devas: Devaloka (skt)—Devapura (skt)—The palace of devas—The abode of the gods—Heavenly palace—See Thiên Cung. Hall of fragrances: Gandhakuti (skt)—Hương Đường.

Hall of Judgment: Pháp Đình.

Hall reserved for “dying people” in a temple: The nirvana hall—See Diên Thọ Đường. Hall of Wonderful Dharma: See Diệu Pháp

Đường.

Hall for worship: See Bắc Đẩu Đường.

Hallow (v): Tôn kính như thần thánh. Hallucination (n): Vipallasa (skt)—Ảo cảnh—Ảo giác—Ảo tưởng tâm linh—Illusive—Illusory— Mirage—Phantasm—See Ảo Giác. Hallucination of mind: Citta-vipallasa (p)— Vipallasa (skt)—Tâm ảo giác—See Ao Giác. Hallucination of perception: Sanna-vipallasa (p)—Vipallasa (skt)—Tưởng ảo giác—Ảo Giác. Hallucination of views: Ditthi-vipallasa (p)— Vipallasa (skt)—Kiến ảo giác—See Ảo Giác. Halo (n): Jvala (skt)—Ấn Quang—Bối Quang— See Hào quang.

Halo from a Buddha’s body: Which can be seen by flesh eyes—See Sắc quang. Halo surrounding the head of a Buddha: See Viên Quang (1).

Halo throne: Hào quang.

Halt (v): To stop—Stopping—See Dừng. Halting place: Nơi dừng chân (túc xá).

Hamartialogy (n): Tội học (biên khảo về tội). Hami (skt): Name of an ancient kingdom and city in central Asia—See Ha Mật.

Hamlet and village: Lân lý.

Hamsa (skt): Mythical swan—See Hạ Nại Sa. Hamsa-samgharama (skt): Dã Ngan Già lam— Wild goose monastery—See Hỗ Sa Già Lam.

Han (jap): A wooden board measuring around 45x30x8 centimeters, used in Zen monasteries, on which a rhythm is beaten three times a day; at dawn, at dusk, and before going to bed. Often the following verse appears on the ‘han’: “Heed, monks! Be mindful in practice. Time flies like an arrow; it does not wait for you.”—Một tấm ván trong các thiền viện, đo chừng 45x30x8, để đánh vào mỗi ngày ba lần: bình minh, hoàng hôn, va giờ đi ngủ. Trên các tấm ván nầy thường thấy khắc câu nầy: “Hãy nghe đây các nhà sư! Hãy chăm chỉ luyện tập, thời gian như tên bay, không

chờ đợi các người.”

Hana Matsuri (jap): Flower Festival, the popular Japanese name for Buddha Day—See Phật Đản.

Hanazono Emperor (1297-1348): Thiên Hoàng Hoa Viên—Name of the ninety-fifth Japanese emperor, a patron and student of Zen school of Buddhism. Hanazono reigned from 1308 to 1318. Hanazono practiced Zen under the guidance of Shuhô Myôchô (1282-1337), for whom he built Daitoku-ji, one of the most important Zen monasteries in Japan. When Shuhô passed away, Hanazono turned to Shuhô’s Dharma heir, Kanzan Egen (1277-1369), the founder of the Myôshin-ji line, for instruction in Zen. Hanazono converted one of his imperial villas into a monastic retreat for his own meditation and practice; he invited Kanzan to serve as the founding abbot. This servesd as the beginning of the extensive Myôshin-ji lineage—Vị vua Nhật Bản thứ 95, là người bảo trợ và cũng là đệ tử Phật giáo Thiền tông. Thiên Hoàng Hoa Viên trị vì từ năm 1308 đến năm 1318. Thiên Hoàng Hoa Viên tu tập Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Tông Phong Diệu Siêu, và ngài đã cho xây dựng Đại Đức Tự, một trong những Thiền viện quan trọng nhất tại Nhật Bản. Khi Thiền sư Tông Phong Diệu Siêu thị tịch, ngài xoay qua tu tập Thiền với Pháp tử của Diệu Siêu là Quan Sơn Huệ Huyền Thiền

Sư, người đã sáng lập nên dòng truyền thừa Diệu Tâm Tự. Thiên Hoàng Hoa Viên đã biến một trong những biệt thự của ngài thành chỗ an cư cho Thiền viện để làm nơi tu tập thiền định cho chính mình; ngài thỉnh Quan Sơn Huệ Huyền làm vị trụ trì đầu tiên tại đây. Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển rộng ra của dòng Thiền Diệu Tâm Tự. Hanazonokai (jap): A Japanese lay association of Rinzai Buddhism, founded by the Myôshin-ji branch of the Rinzai sect in 1947. The purpose of the organization is to spread Zen Buddhism among the general populace. The organization is named for Emperor Hanazono (1297-1348), under whose patronage the Myôshin-ji was originally constructed. Branches of the association exist in Korea, Mexico, the United States, and other countries—Tên của một hiệp hội Phật tử tại gia của tông Lâm Tế, được thành lập tại chùa Diệu Tâm Tự thuộc tông Lâm Tế. Mục đích của hiệp hội này là nới rộng Phật giáo đến với quần chúng. Hiệp hội lấy tên của Thiên Hoàng Hoa Viên, người đã bảo trợ để xây dựng Diệu Tâm Tự. Chi nhánh của hiệp hội tồn tại tại các xứ Triều Tiên, Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ và những xứ khác.

Hand: Thủ—Bàn tay.

Hand-chime: See Thủ Khánh.

Hands of deep faith: Tay thâm tín.

Hand down the garments: Pass down the garments—Truyền y.

Hand down the tradition: Truyền Thừa.

Handsome man and woman: Nam thanh nữ tú.

Hand (n): Bàn tay.

Hand down: To bequeath something to generations to come—Lưu truyền. Hand of faith: Tín Thủ—Bàn tay của đức tin. Hands folded with interlocking fingers: Phản Xoa Hiệp Chưởng—Chấp hai bàn tay lại.

Hands folded in a lotus fashion: Hoa Thủ—Tay chấp theo kiểu hoa sen.

Hands of fostering transcendence of the triple world: Tay khiến siêu tam giới.

Hands of generosity with right teaching: Tay chẳng tiếc chánh pháp.

Hands of giving: Tay bố thí. Hand of Great Enlightening Beings: Bồ Tat

Thủ—Có mười tay của chư Đại Bồ Tát.

Hands of honoring Buddhas: Tay cúng dường chư Phật.

Hands of initiating greetings: Tay hỏi thăm trước.

Hands of learning and skillfulness: Tay đa văn thiện xảo.

Hand Lowering Bodhisattva: Thường Hạ Thủ

Bồ Tát.

Hand Raising Bodhisattva: Thường Cử Thủ Bồ

Tát.

Hands of settlement on the Other Shore: Tay đặt nơi bỉ ngạn.

Hands of skillful use of philosophies: Tay khéo dùng những luận nghị.

Hand something from generations to generations: Hand something through ages—Lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Hand of the “Thousand-Hand” Kuan-Yin:

Nguyệt tinh thủ—See Nguyệt Tinh.

Handbook (n): Sách chỉ nam.

Hand-writing (n): Chữ viết tay.

Handed down from authentic source: Genuine tradition—Chánh truyền. Handed-down tradition: See Truyền Thừa. Handed-Down Tradition in the Pureland

Buddhism: Truyền Thừa theo Tịnh Độ.

Hand reaching below the knees: Long graceful hands of the Buddha which reach below the knees—Khi đứng hai tay của Đức Phật dài quá đầu gối—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Handaikan (jap): The monk or nun responsible for serving the rice to the rest of the monastic community at mealtime. This responsibility rotates among the monks or nuns in residence. In the Rinzai sect, the term sometimes refers to the monks’ hall—Vị Tăng hay Ni chịu trách nhiệm sớt cơm cho chư Tăng Ni trong bữa ăn. Trách nhiệm này được chư Tăng Ni thay phiên nhau phụ trách. Trong tông Lâm Tế, thuật ngữ này được dùng để chỉ Tăng đường.

Handsome: Đẹp đẽ—Good looking—Kind. Hang-chou Lung-Hsing T’ung: See Hàng Châu Long Tỉnh Thông Thiền Sư.

Hang-chou-T’ien-lung: Koshu-Tenryu (jap)— Hangzhou Tianlong—See Hàng Châu Thiên Long Thiền Sư.

Hang-Chou-Wen-Hsi (chi): Koshu-Bunki (jap)— See Hàng Châu Văn Hỷ Thiền Sư.

Hang up one’s bag and staff: See Kata.

Hang upside down: Hanging upside-down—See Đảo Huyền.

Hanging in mid air: Lơ lửng. Hanging upside-down: Hanging upside down—

See Đảo Huyền.

Hangzhou Tianlong: Koshu-Tenryu (jap)—See Hàng Châu Thiên Long Thiền Sư.

Hanka (jap): Half-lotus posture—Half-lotus sitting—See Bán Già Phu Tọa. Hanka-fuza (jap): Bosatsu-za (jap)—Half-lotus posture—Half-lotus sitting, also called Bosatsuza, the bodhisattva position—See Bán Già Phu

Tọa.

Hanker for something: To desire for something—Ham muốn điều gì.

Hankering: Desire—Sự ham muốn.

Hankering and dejection: Tham ái và ưu bi.

Hannaya (jap): A Japanese translation of the Sanskrit “Prajna,” meaning “wisdom” or “insight”—Từ ngữ Nhật Bản dịch từ chữ “Sanskrit” của Bắc Phạn, có nghĩa là “trí tuệ” hay “tuệ”—See Trí Tuệ.

Hannayashingyojutsugi (jap): Bát Nhã Tâm Kinh Thuật Nghĩa—Prajna-paramita Hridaya Sutra.

Hannin (jap): Bán Nhân—See Half a person.

Hannya (jap): Prajna (skt)—See Bát Nhã.

Hannya-do (jap): Prajna Hall—Bát nhã đường.

Hannya-Shingyô (jap): Prajnaparamita-Sutra— Prajna-paramita Hridaya Sutra—See Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Hannyatara (jap): Prajna-dhara—Prajnatara— Bát Nhã Đa La—The twenty-seventh patriarch of the Indian lineage—Vị tổ thứ 27 của dòng thiền Ấn Độ.

Hannya Zanmai (jap): The samadhi, or state of consciousness of perfect wisdom, in which one realizes the reality of emptiness through wisdom. Hannya zanmai is the Japanese transliteration of the original Sanskrit term Prajna samadhi. The realization of emptiness is regarded within the Buddhist tradition as the moment of enlightenment—See Tam Muội. Hano (jap): Broken patched robe—Phá Nạp Y— See Bách Nạp Y.

Han-Shan: Kanzan (jap)—Name of a Chinese Buddhist layman—See Hàn Sơn.

Han-Shan Shih: A collection of Han-Shan’s poems—See Hàn Sơn Thi Tập. Han-shan Te-ch’ing: Chinese Rinzai master (?1623) of the late Ming dynasty (1368-1644). Hanshan was one of a small group of masters who brought about a revival of Buddhism in the late Ming dynasty. He advocated a combined practice of Zen meditation and Pure Land devotion to Amida Buddha. Although he was a Zen monk, he continually chanted the name of Amida

(nembutsu) and claimed that he once had a vision of Amida in a dream—Tên của một vị Thiền sư thuộc tông Lâm Tế vào cuối thời nhà Minh bên Trung Hoa. Hám Sơn là một trong những nhóm nhỏ các vị Thiền sư đã làm sống lại Phật giáo vào cuối thời nhà Minh. Sư bênh vực cho việc tu tập phối hợp giữa Thiền và Tịnh Độ. Mặc dầu sư là một Thiền Tăng, Sư thường xuyên niệm Phật A Di Đà bảo là đã có lần diện kiến đức Phật A Di Đà trong chiêm bao—See Hám Sơn Đại Sư.

Hanshô (jap): A temple bell shaped like the ogane, the largest of the monastery bells, but small enough to hang under the eaves of a temple building. The “hanshô” is sounded by striking its side with a wooden hand mallet—Một loại chuông trong tự viện, có hình dáng giống như loại chuông lớn nhất trong chùa là đại hồng chung, nhưng loại chuông này nhỏ vừa đủ để treo dưới mái hiên của tòa nhà tự viện. Chuông “hanshô” được vang lên khi đánh vào bên hông với một cái chày nhỏ bằng gỗ.

Hanza (jap): Half-seat—See Bán Tọa.

Hanzan (jap): Han-Shan—See Hàn Sơn. Hap-chang (kor): Andjali (skt)—To salute with two inner palms joining together right in fron of the chest—Cách chào với hai bàn tay chấp lại ngay trước ngực—See Hiệp Chưởng. Hapless (old English): Unlucky—Không may. Happen to do something: Do something by chance—Tình cờ làm việc gì. Happen by mere chance: Xảy ra vì tình cờ. Happen to see someone: Meet (see or find) someone by chance—Tình cờ gặp ai.

Happiness: Mangala (skt)—Sukha (skt)—

Felicity—See Hạnh Phúc.

Happiness and benefit: Phúc lợi. Happiness of blamelessness: Anavajjasukha (p)—See Hạnh Phúc Không Bị Khiển Trách.

Happiness of death: Hạnh phúc được chết

yên lành—See Minh Phúc.

Happiness for goodness is unavoidable:

Phước chẳng tránh được.

Happiness of having possessions: Atthisukha (p)—See Hạnh Phúc Có Được Vật Sở Hữu. Happiness of having properties: Bhogasukha (skt)—See Hạnh Phúc Có Được Tài Sản.

Happiness of oneself: Atmasukha (skt)—Tự Lạc—Ngã lạc—Self-success—Hạnh phúc hay sự an lạc của chính mình.

Happiness of owing no debts: Ananasukha

(skt)—See Hạnh Phúc Không Nợ Nần.

Happiness of renunciation: Nekkhamma sukha

(p)—Hạnh phúc của sự khước từ, hạnh phúc của sự xuất gia.

Happiness and sorrow: Vui buồn. Happiness of tranquility: Peaceful and joyful— See An Lạc.

Happiness and wealth: Phúc lộc.

Happy: See Hạnh Phúc.

Happy is the birth of the Buddhas: Hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh.

Happy conditions: Điều kiện hạnh phúc.

Happy contentment:See An Lạc.

Happy day: See Hoan Hỷ Nhật.

Happy day of the Buddha: The ending of the retreat, 15th day of the 7th moon—See Hoan Hỷ

Nhật.

Happy day for monks and nuns: See Hoan Hỷ

Nhật.

Happy fate: Sugati (skt)—See An Lạc Độ. Happy feeling: Somanassa (p)—Happiness—

Cảm giác hỷ lạc—See Hạnh Phúc.

Happy karma: Karma of blessedness—See

Phước Nghiệp.

Happy karma from previous existence: See Túc

Phúc.

Happy land: Abhirati (skt)—Hoan Hỷ Quốc— Diệu Hỷ Quốc—See Lạc Thổ.

Happy life: See Cuộc Sống Hạnh Phúc.

Happy marriage: Lương duyên. Happy meeting: Pleasant assembly—Pleasant gathering—Thắng hội.

Happy rebirths: Lạc Sanh—See Tam Chủng Lạc Sanh.

Happy in spirit: Tâm Hoan Hỷ—Vui vẻ trong tâm—The mind of joy.

Happy you one and all: Cầu xin tất cả an vui hạnh phúc.

Hara (jap):

  1. Domain: Phạm Trù—Scope—Sphere.
  2. Belly: Kikai-tanden (jap)—Gut—Underbody. In Zen, the term means “a person’s spiritual center.” Various systems of Asian meditation identify the hara as the central core of the individual or as one of the body’s energy centers. One method of Zen concentration focuses the attention on the hara, especially its movement as one inhales and exhales— Đan điền (cái rốn), thuật ngữ có nghĩa là “trung tâm tinh thần của một người.” Nhiều hệ thống thiền Á châu nhận ra đan điền là trung tâm cốt lõi của một cá nhân hay là trung tâm khí lực của cơ thể. Một phương pháp Thiền tập trung vào đơn điền, đặc biệt là sự vận hành của nó khi hành giả hít vào và thở ra.

Hara (skt): Kikai-tanden (jap)—See Đan Điền. Harada Roshi Daiun Sogaku (1870-1961): One of the most prominent Zen masters of modern Japan, whose teachings became widely influential in the West due to the efforts of his students and dharma-successor (Hassu), Hakuun Ryoko

Yasutani—Mot trong những Thiền sư nổi tiếng trong thời cận đại của Nhật Bản, mà giáo thuyết của ngài có ảnh hưởng sâu rộng ở Tây phương do những nỗ lực của các đồ đệ và vị Pháp tử của ngài là Hakuun Ryoko Yasutani.

Haraizai (jap): Parajika (skt)—Eight misbehaviors—See Bát Ba La Di. Harali (skt): Hạt Lạt Li—Cloth woven of fine hair—Vải dệt bằng một loại lông mịn.

Harbor doubts: Sanh lòng nghi—Nuôi dưỡng lòng nghi hoặc.

Harbor a grievance: Suffer an injustice—Hàm oan.

Harbour (v): Nuôi dưỡng. Harbouring a good thought: See Nuôi Dưỡng Thiện Tư Duy.

Harbour stolen goods: Chứa chấp của gian.

Hard (a): Khó nhọc—Khó khăn—Laborous. Hard is the appearance of the Buddhas: Khó thay chư Phật ra đời.

Hard-to-conquer stage: Sudurjaya-bhumi (skt)— The land extremely difficult to conquer, or the ground of invincibility—See Cực Nan Thắng Địa. Hard to cross over: Hard to save—Hard to be saved—See Nan Độ.

Hard to enter: Hard to attain—Nan nhập (khó vào đạo).

Hard-To-Injure Buddha: Dushpradarsha-Buddha (skt)—Phật Nan Trở.

Hard labour of one’s parents: See Cửu Tự Cù Lao.

Hard and miserable: Lao khổ.

Hard to overcome: See Nan Thắng. Hard-to-overcome one: Durdharsa-Dvarapala (skt)—Nan Thắng Tôn Giả—Unconquerable one.

Hard to please: Khó tánh. Hard practice: Dhuta (skt)—Austerity—See Khổ Hạnh.

Hard to save: Nan Độ—Nan Hóa—Hard to cross over—See Tam Chủng Nan Độ Chúng Sanh.

Hard to think: See Nan Tư.

Hard way of cultivation: Nan hành đạo.

Hard way to practice: Nan hành đạo. Hard way of salvation: The hard way of works— See Nan Hành Đạo.

Harden (v): Làm cho cứng rắn.

Hardening of heart: Chai lòng.

Hardness of heart: Hardening of heart—Chai lòng.

Hardship (n): See Ách Nan.

Hard-working: Tận tụy.

Hari (skt): Từ Lợi—A lion—Tawny—Còn gọi là

Từ Lê, có nghĩa là con sư tử.

Haribhadra (skt): Sư Tử Hiền—Name of an Indian monk.

Harikesa (skt): See Từ Lợi Chi Xá. Harina (skt): Hạt Lợi Nã—Những loại nai—Deer of several kinds.

Haritaki (skt): The yellow Myrobalan tree and fruit—See Từ Lê Lặc.

Hariti (skt): Ariti (skt)—Harita, or Haridra (skt)— See Quỷ Tử Mẫu.

Harivarman (skt): Bạt Ma—See Ha Ly Bạt Ma. Harm oneself and harm others: See Tự Quyên Quyên Tha.

Harm (v) secretly: Ám hại.

Harman-saranam-gacchami (skt): To take refuge in the Dharma—See Quy Y Pháp.

Harmful (a): Ách Hại—Có hại—Tai hại.

Harmful actions: Ác nghiệp.

Harmful attachments: Mara-bonds

(attachments)—See Ma Phược.

Harmful circumstances: Mara circumstances— Mara conditions or environments—See Ma

Duyên.

Harmful meditation: Mara-dhyana (skt)—Evil or distracted thoughts arise during meditation—See Ma Thiền.

Harmful obstructions: Mara-hindrances—See Ma Chướng.

Harmful offerings: Mara-gifts—See Ma Đàn.

Harming: Vihimsa (skt)—To want to harm other people—Hại hay muốn làm tổn hại ai—See Năm Mươi Mốt Tâm Sở.

Harmless (a): Hiền hòa—Vô Hại. Harmless perception: Avihimsa-samjna (skt)—

Bất Hại Tưởng.

Harmlessness (n): Ahimsa (skt)—Bất hại—Not hurting—Not injury—Doing harm to none.

Harmonious (a): Hòa hợp.

Harmonious and elegant sounds: Hòa nhã âm. Harmonious fusion between Vairocana Buddha and Dharma: The harmonious fusion of the preceding two, which constitutes total reality as experienced by the enlightened—Sự hòa hợp giữa Phật Tỳ Lô Giá Na và Pháp (hai yếu tố trên) tạo thành toàn bộ thực tại như những bậc giác ngộ kinh nghiệm.

Harmonious voice: Hòa thích âm, một trong tám âm thanh của Phật—Harmonious voice, one of the eight tones of a Buddha’s voice. Harmonium (n): Đàn phong cầm. Harmonize (v): Dung hòa—To regulate—Be of one mind.

Harmonize and unify with all spiritual friends:

Với tất cả thiện hữu tri thức hòa hiệp không hai, tự biết thọ ký.

Harmony (n): Hài hòa—See Đồng Điệu.

Harmony of body and mind: Than tâm hòa hợp.

Harmony of mouths: Khẩu hòa.

Harmony with truth: Arhat (skt)—Ứng Chân—A worthy true one who is in harmony with truth—A La Hán, bậc chánh chân xứng đáng được sự cúng dường của người và trời—See A La Hán. Harmony of the world: Sự hòa điệu của thế gian—See Thế Gian Hòa Điệu. Harness: (n): Sự kềm chế—(v): Đóng yên cương. Harsa king: Harsavardhana (skt)—Giới Nhựt Vương—See Giới Nhựt. Harsavardhana (skt): Name of a king of

Kanyakubja—See Hạt Lợi Sa Phạt Đan Na.

Harsh (a): Hung dữ.

Harsh speech: Pharusavaca (p)—Nói lời hung

ác—Lời nói thô lỗ cộc cằn—Nói lời hung dữ— See Thô Ác Ngữ.

Harsh words: Lời thô ác—Harsh speech—See

Thô Ác Ngữ.

Harvest (v): Gặt hái—To reap. Haryô Kôkan (jap): Pa-ling Hao-chien—See Ba Lăng Hạo Giám Nhạc Châu Thiền Sư.

Has done an injury to someone who is dear and pleasant to me: Người ấy đã làm hại người tôi thương mến.

Has done an injury to someone who is hateful and unpleasant to me: Người ấy đã làm hại người tôi không thương không thích.

Hasan (jap): Roughly interruption of religious practice; a Japanese term for a Zen student who in the course of his Zen training comes to an experience of enlightenment—Sự gián đoạn mãnh liệt trong tu tập; thuật ngữ Nhật Bản chỉ việc một Thiền sinh đi đến kinh nghiệm giác ngộ trên đường tu tập Thiền.

Hasara (skt): See Hạc Tát La.

Hasedera (jap): Chùa Trường Cốc (Nhật Bản). Hashin Kyuji (jap): Needle and Moxa. This term refers to the mundane activities of sewing robes and burning moxa, a flammable substance obtained from the leaves of the mugwort plant. In traditional Zen monasteries, monks and nuns sewed their own robes. In addition, they patched and repaired damaged robes to extend their wear. The monastic code limits the number of robes an individual can own at one time and recommends that old robes be completely worn out before a monk or nun acquires a new one. Monks burned moxa on their skin as a medicinal treatment for sore legs and other minor ailments. These activities were typically undertaken on bath day at Zen monasteries, when the regular meditation schedule was not observed. Although these activities may seem separate from the Zen practice of meditation, they nevertheless typify the mindfulness of the Zen life—Kim và thuốc đốt. Thuật ngữ chỉ những hoạt động trần tục của việc may vá y áo và việc châm cứu và đốt thuốc. Trong những Thiền viện truyền thống, chư Tăng Ni tự may lấy y áo của chính mình. Thêm vào đó, họ phải vá lại những chỗ rách để có thể mặc được lâu hơn. Luật tự viện giới hạn số y áo mà một cá nhân có thể có được trong một lúc và đề nghị rằng những bo y cũ phải rách hoàn toàn trước khi vị Tăng hay Ni có được bộ y mới. Chư Tăng đốt thuốc trên da như một cách chữa trị chân đau và những thứ bệnh nhẹ khác. Những sinh hoạt này được làm trong ngày tắm giặt tại Thiền viện, khi không tu tập thời khóa tọa thiền thường lệ. Mặc dầu những sinh hoạt này có vẻ như tách rời khỏi sự tu tập thiền tọa, tuy vậy, chúng vẫn tiêu biểu cho sự tỉnh thức trong đời sống Thiền viện.

Hasituppada-citta (skt): Sanh Hỷ Tâm—Rootless mirth-producing mind—Smile producing consciousness of an arhat.

Hassaikai (jap): Asthanga-sila (skt)—Atthangasila (p)—Eight abstinences—Eight precepts—See Bát Quan Trai.

Hassen (jap): Sư Pháp Toàn (Nhật Bản). Hasshiki (jap): Eight consciousnesses—See Bát

Thức.

Hasshôdô (jap): Eightfold Path—See Bát Chánh Đạo.

Hassock (n): Gối dùng để quỳ.

Hassu (jap): Japanese term for Dharma heir or Dharma-successor. A student who qualifies to succeed his or her master in teaching disciples and transmitting the Dharma—See Pháp Tử. Hasta (skt): An arm—1) A hand: Từ Tức Đa, cánh tay hay bàn tay; 2) Sao Chẩn: See Twenty eight constellations.

Haste makes waste: Muốn nhanh chỉ là lãng phí mà thôi chứ không tới đâu cả (dục tốc bất đạt)— The desire to speed up causes failure to reach destination.

Hastigarta (skt): Elephant’s hole—See Tượng Đọa Khanh.

Hastin (skt): Possessing the mind of faith—Có tín tâm—See Hữu Thủ.

Hasupanna (p): Bậc Hỷ Tuệ—One with a joyful wisdom.

Hat with the shape of “Water” character: See Thủy Quan.

Hate (n & v): Dosa (p)—Dvesa (skt)—See Nhuế

Kết.

Hate and affection: Oán thân (sự oán ghét và sự yêu thương là hai thái cực đối nghịch nhau).

Hate and detest: Não hận.

Hateful (a): Ghen ghét.

Hateful bandits and thieves: Rebellion, invasion and robbers—Nạn giặc cướp.

Hateful temperament: Dosacarita (p)—Bẩm tánh sân hận—Ill-will—See Sáu Loại Tâm Tánh. Hatelessness: Adosa (p)—Advesa (skt)—Không sân hận.

Hatha (skt): A form of yoga, to which practice of posture and breathing control belong—Một hình thức của Du Già kiểm soát tư the và hơi thở.

Hatred: Doso (p)—Krodha or Pratigha or Dvesa (skt)—Dvesa (skt)—Hất La Đà—Grievance—Illwill—Resentment—Sân hận—See Sân Khuể. Hatred and Animosity: See Sân Hận Và Thù Địch.

Hatred is a bar to meditation: Hindrances of concentration—See Định Chướng. Hatred and jealousy: Tăng kỵ (ganh ghét và đố kỵ).

Hatred of labor: The annoyance of labour—See Lao Oán.

Hatsu (jap): Beggar-bowl—Begging bowl—See

Bát Khất Thực.

Hatsui (jap): Alternative pronunciation for “Hoi,” the place where one eats one’s meals in a Zen monastery.

Hatsu Nehan (jap): Parinirvana (skt)— Parinibbana (p)—Complete Nirvana—Total extinction—Ba Lợi Nặc Phược Nam—See Tịch

Tịnh Niết Bàn.

Hatsu-u (jap): Patra (skt)—Bowl—Bát. Hatthaka-sutta (p): Sutra to Hatthaka—Sutra on sleeping well in the cold forest, Anguttara nikaya, III.35—Kinh Ngủ Yên trong Hàn Lâm, Tăng Nhất A Hàm, III.35.

Hatthapasa (skt): A distance of 1.25 meters— Khoảng cách khoảng 1,25 mét.

Hattô (jap): The chief hall—Dharma Hall or lecture hall, generally located behind the Butsuden or Buddha hall. It is used for lectures, as well as for discussions, question and answer sessions and ritual services. Unlike other lecture halls, the Zen Dharma Hall does not usually have an image of a Buddha or Bodhisattva enshrined within it; instead, the abbot is said to represent the Buddhas and Patriarchs when he takes his place on the central platform to instruct the community on the Dharma—Pháp đường hay giảng đường, thường tọa lạc ngay sau Phật điện. Pháp đường được dùng làm nơi thuyết giảng, bàn luận Pháp sự, những thời tham vấn hỏi đáp và những nghi thức lễ lạc. Không giống những giảng đường khác, bên trong Pháp đường trong một Thiền viện thường không có đặt ảnh tượng một vị Phật hay một vị Bồ Tát; thay vào đó, người ta nói vị trụ trì tiêu biểu cho chư Phật và chư Tổ khi ngài ngồi vào bục giữa để giáo huấn cộng đồng Tăng già về giáo pháp.

Haughty (a): Kiêu ngạo—Arrogant—Proud.

Haughtiness (n): Abhimana (skt)—Sự lố bịch— Tăng thượng mạn—High opinion of one’s self— Self conceit—See Kiêu Ngạo.

Haughtiness of mind: Cita-samunnati (skt)—Tâm kiêu mạn.

Haunt (v): Ám—To obsess.

Haunting the streets at unfitting time: Du hành đường phố phi thời.

Have ability to observe adaptive skill in knowledge and meaning: Đồng chư Như Lai ở trong trí thiện xảo, nghĩa thiện xảo hay khéo quán sát.

Have affairs: Hữu sự.

Have an agreement with of one who questions: Pararthanumana (skt)—Tha Tỷ Lượng—Luận thức y cứ vào sự đồng ý của người hỏi.

Have already transcended all worlds and have no attachments to anything: Dĩ Đáo Bỉ Ngạn— Yet Bodhisattvas do not abandon efforts to liberate sentient beings—Đã đến bỉ ngạn, không còn chấp trước thế gian pháp, mà cũng chẳng bỏ hạnh cứu độ chúng sanh.

Have arrived to: Dĩ Đáo—Đã đến nơi.

Have attainment: Chứng đắc.

Have attained: Dĩ Chứng Đắc—Đạt được chứng đắc.

Have attained freedom from attachments: See Dĩ Đắc Ly Chấp.

Have attained freedom from desires: See Dĩ Đắc Ly Dục.

Have attained the noble path: Dĩ Đắc Thánh Đạo—Đạt được Thánh đạo.

Have aversion to Enlightening Beings: Hiềm hận chư Bồ Tát.

Have a bad name: Mang Tiếng—Tiếng xấu—To suffer a bad reputation.

Have the Buddha-nature: Cốt Phật (có Phật tính).

Have no chance to attain enlightenment:

Không có cơ hội đạt được giác ngộ.

Have complete faith in the guidance of all

Buddhas: Nơi tất cả Phật giáo, một bề thâm tín. Have confidence: Receptivity and obedience of faith—To believe and receive the doctrine—See Tín Thọ.

Have no conscience: Vô lương tâm. Have consideration: Kính nể—To have regard for—Reverence.

Have desires, errors, and doubts wiped off by the Buddha: Đã hoàn toàn dứt sạch những nghi hoặc đối với Phật.

Have difficulty in coping with a situation: Gặp khó khăn thích ứng với hoàn cảnh.

Have an ending: Hữu Chung—Có kết thúc.

Have entered: Dĩ Nhập—Đã bước vào. Have entered into the essence of things: Đã thâm nhập yếu tánh của chư pháp.

Have extremely profound inner understanding: Nội trí giải thậm thâm.

Have faith: See Tín Thọ.

Have faith at all times: Luôn tin tưởng.

Have faith and confidence in: Confide—To trust—Tín nhiệm.

Have female slaves: To have maidservant—Giữ nô lệ nữ hay mướn đầy tớ nư—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Have forever cut off opinions and passions: Dwelling in the state of freedom from conflict, same as the Buddhas—Đồng chư Như Lai tuyệt hẳn hai hạnh, trụ pháp vô tránh.

Have form: Satta (skt)—Exist mark—Realness— Being—The fact of being—See Hữu Tướng. Have a good grasp of worldly affairs: Quán xuyến.

Have gotten the way of doing something: Đắc pháp.

Have a great influence on someone: Có ảnh hưởng lớn đến ai.

Have high education, but never willing to practice and cultivate: Hạng người học rộng nghe nhiều, mà lại không bao giờ biết y theo các điều đã nghe học đó mà tu sửa và thực hành.

Have human and celestial retinues but never for a moment leave meditation: Dầu có quyến thuộc nhơn thiên vây quanh, trăm ngàn thể nữ ca múa hầu hạ, mà chưa từng tạm bỏ thiền định, giải thoát, và các tam muội.

Have improper belief: Mê tín tà đạo. Have influence on something: Có ảnh hưởng tới việc gì.

Have an inner perception of the universe: Có một nhận thức tự nội về vũ trụ.

Have an insight into the limit of reality: Đã soi tỏ giới hạn của thực tại.

Have male slaves: To have manservant—Have female slaves—Mướn đầy tớ gái. Have to meet the hateful: Oán tắng hội (phải gặp người mình oán ghét).

Have a mind of mercy, compassion, and filial piety: Có tâm từ bi và lòng hiếu thuận.

Have a mind to: To resolve on—Phát ý. Have a nature: Have the Bodhi-mind—See Hữu Tính.

Have no fighting spirit: An phận thủ thường—To seek contentment in ordinariness—To know one’s place.

Have no more to say: Cạn lời.

Have no obstruction: Không bị trở ngại.

Have no place in: Không có chỗ đứng (trong).

Have a plough in yoke: Đặt cày vào ách.

Have no relevance to: Không thích nghi (với).

Have no right: Không có quyền.

We have no right to take what is not given: Chúng ta không có quyền lấy những gì người ta không cho.

Have (v) one’s revenge: Be revenged—Revenge oneself—Return evil for evil—Give someone tit for tat—Báo cưu.

Have particular qualities: Có biệt tướng.

Have passed the marriageable age: Lỡ thời. Have a passion for: Đam mê—To indulge—To have a great desire for.

Have permanently eliminated something: See Dĩ Vĩnh Đoạn.

Have reached the end: Have reached the terminus—See Dĩ Đáo Cứu Cánh.

Have a rebirth in the Pure Land: Gaining rebirth to the Pureland—Vãng Sanh Tịnh Độ. Have regard and consideration for: Tôn trọng—To honour—Honourable—See Tôn Quí

Kính Trọng.

Have the right: Có quyền.

Have the same roots of goodness equal in all Buddhas of past, present and future: Đồng thiện căn bình đẳng với tam thế chư Phật.

Have a share: Dự phần—To participate in.

Have someone arrested: Khiến cho ai bị bắt. Have something rebuilt: Cho trùng tu lại cái gì (chùa viện).

Have taken a thing into one’s head: Hold on blindly—Chấp mê.

Have thoughts: Có dục tưởng—To have thought of desires—See Hữu Tưởng. Have thought arise: Cetana or Cittotpada (skt)—

Tác ý.

Have thought or idea: Hữu Tưởng—Have form.

Have understood: Dĩ Tri—Đã hiểu. Have unwavering faith: Have firm confidence—

Có lòng tịnh tín bất động.

Have a well deserved reputation: Danh bất hư truyền.

Have the wisdom and knowledge of the Buddhas of past, future and present, definitively, without duality: Chư Phật đều biết tam thế tất cả sát na là một sát na, quyết định không hai.

Have worldly entertainments: Enjoy worldly pleasures—Get worldly amusements—Hưởng thụ dục lạc trần thế.

Having a beginning and an end: Có trước có sau (Hữu thủy hữu chung)—Completed. Having eyes but seeing not: Có mắt như mù

(Hữu nhãn nhi hạt).

Having insight into meanings: Attha- dassimant (p)—Artha-darsimant (skt)—Truy xét nghĩa lý.

Having little or moderate wishes: Alpeccha (skt)—Thiểu dục—Smaller desire—See Thiểu

Dục Tri Túc.

Having a mind to save all creatures: Phát tâm cứu độ hết thảy chúng sanh.

Having no abode still causing the mind to arise: O-Mu-Shoju-Ji-Sho-Go-Shin (jap)—See Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm.

Having no peace: Chẳng an ổn.

Having no reliance: Không chỗ tựa. Having no signs: Signlessness—Vô tướng giải thoát—See Tam Giải Thoát. Having Zen and having Pureland: Hữu Thiền Hữu Tịnh Độ.

Having Zen but not having Pureland: Hữu

Thiền Vô Tịnh Độ.

Haya (skt): Hà Da—Sanskrit name for the horsehead form of Kuan-Yin—Tên tiếng Phạn của Mã Đầu Quan Âm.

Hayagriva (p): The horse-head Dharmapala— See Mã Đầu Minh Vương.

Hayagriva-Dharma-Platform Sutra: See Hà Da

Yết Lợi Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Thụ Pháp Đàn.

Hayagriva dharma-forming and Dharma-

Platform Sutra: See Hà Da Yết Lợi Bà Tượng

Pháp.

Hayes, Richard Philip (1945- ): American born scholar of Buddhism, who has published on a wide range of subjects, including the Epistemological tradition and Madhyamaka, and who has also become a prominent commentator on the emerging field of Western Buddhism. In 1991 he co-founded (with James Cocks) an electronic forum named Buddha-I, which was originally intended as a venue in which professional buddhologists could discuss matters of common concern and interest. Within a few years, however, it had almost eight hundred subscribers, the vast majority of whom were not academics. Among Hayes’ most influential works are Dignaga of Interpretation (1988) and Land of No Buddha (1999)—Một học giả người Mỹ, người đã xuất bản nhiều sách với nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm các truyền thống Tri Thức và Trung Quán. Ông đã trở thành một nhà phê bình xuất sắc của Phật Giáo Tây Phương. Vào năm 1991, ông đã cùng James Cocks sáng lập ra một diển đàn điện tử Phật Giáo mang ten “Buddha-I”, mục đích đầu tiên là dùng để làm nơi hội họp, trong đó các nhà Phật học chuyên nghiệp có thể bàn luận những vấn đề thông thường liên hệ đến Phật Giáo.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng có vài năm mà số người đăng ký lên đến 800 người, mà đa số là những người không có học vị. Những tác phẩm có ảnh hưởng nhất của Hayes gồm những quyển “Sự diễn Giải về Trần Na” vào năm 1988 và “Mảnh Đất Vắng Phật” vào năm 1999.

Head bearing sentient beings: Đầu gánh đội chúng sanh, vì thành tựu tướng nhục kế trên đảnh—Developing an indestructible crown—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát.

Head-Chopping Hell: Địa ngục Tỏa Thủ.

Head (v) a community: Lãnh đạo một hội chúng. Heads crowned with the turban of the state of nonobstruction: Lụa pháp vô ngại dùng đội trên đầu.

Head of formost roots of goodness: Đầu đệ nhứt thiện căn—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát.

Head of the granary: See Giải Viện Chủ. Head of Great Enlightening Beings: Đầu của chư Đại Bồ Tát—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ

Tát.

Head of a hall: The leader of the Hall—See Đường Chủ.

Head of honor: Đầu tôn kính, vì tất cả nhơn thiên đều kính lễ—The head of honor, respected by all humans and celestials—See Mười Đầu Của Chư

Đại Bồ Tát.

Head of the Institute for the Propagation of the Dharma: Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Head of meditation platforms: Tanto (jap)—See Đàn Đầu.

Head of a monastery: An abbot—See Đường

Thượng.

Head monk: Thủ Tọa—Chief Monk, or president of a monastery—Vị tăng đứng đầu trong tự viện.

Head monk of the reading room at a Zen monastery: See Ryôgen.

Head of nirvana: Đầu Niết bàn—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát.

Head North Face West: See Đầu Bắc Diện Tây. Head of not despising others: Đầu chẳng khinh tiện người—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát. Head number two: Dai-Ni-To (jap)—Divided consciousness—See Đệ Nhị Đầu.

Head of a nunnery: An abbess—Nữ viện chủ.

Head of the order: See Đại Thống.

Head phrase: Wato (jap)—A Japanese term for “the point of koan,” which sums up the intent of the paradox that it poses—Từ ngữ Nhật Bản chỉ “Điểm của công án,” tổng kết chủ ý của cái ngược lại với cái mà công án đề ra—See Thoại Đầu. Head of preservation of the eye of reality of Buddhas: Đầu thủ hộ pháp nhãn của chư Phật— See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát. Head seat: Shuso (jap)—Chief monk—See Thủ

Tọa.

Head of a sect: Tác gia (vị đứng đầu một tông phái).

Head-strong: Cứng đầu—Stubborn—Obstinate— Stiff-necked—Pigheaded.

Head of teaching all sentient beings: Đầu giáo hóa tất cả chúng sanh—See Mười Đầu Của Chư

Đại Bồ Tát.

Head of transcendent wisdom: Đầu Bát Nhã Ba La Mật—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát.

Head of union of knowledge and skill in means:

Đầu tương ưng phương tiện trí—See Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát.

Head of universal higher understanding: Đầu thắng giải quảng đại—See Mười Đầu Của Chư

Đại Bồ Tát.

Head of Yajnadatta: Diễn Nhã Đạt Đa Chi Thủ (đầu của Diễn Nhã Đạt Đa)—See Tương Đầu Mịch Đầu.

Heal (v): Trị liệu.

Healer: Bhaichadjyaguru (skt)—Dược Sư.

Healing: Sự trị liệu.

Healing Buddha: Bhaisajyaguru (skt)—Buddha of Healing—Buddha of Medicine—Dược Sư Phật.

Healing Master Shrine: Điện Dược Sư.

Healing nectar: Cam lồ thủy.

Health: Sức khỏe—Absence of illness. Healthy (a): Arogyra (skt)—Khỏe mạnh—Lành mạnh—Absence of illness—Sound—An lành

(không bệnh hoạn).

Heap up: Chất thành đống.

Hear the Buddha’s doctrine: Thính Giáo— Nghe và phụng hành Phật pháp—Those who hear and obey the Buddha’s doctrine.

Hear with one’s own ears and see with one’s own eyes: Tai nghe mắt thấy—See Như Văn Kỳ Thanh, Như Kiến Kỳ Nhân.

Hear and keep dharani: See Văn Trì Đà La Ni.

Hear the recitation of the scriptures: Thính kinh (nghe kinh).

Hear and remember the true teachings of all

Buddhas: Rốt ráo nghe và thọ trì chánh pháp của chư Phật.

Hear (v) and repeat many sutras: Đa văn—Đa văn tỳ kheo.

Hear (v) a rumour: Nghe đồn.

Hear the same word but understand differently: See Đồng Thính Dị Văn.

Hear the Teaching: Hạnh nghe chánh pháp, vì ưa thích chánh pháp—Hearing the Teaching, out of fondness for truth.

Hear about a thing a hundred times is not equal a single look at it: Bách văn bất như nhất kiến (trăm nghe không bằng một thấy)—One glance is worth a thousand words—Seeing is believing.

Hear the same thing and understand it differently: See Đồng Thính Dị Văn.

Hear the teachings: Nghe học thuyết. Hear the true Buddha-law is difficult: Văn Chánh Pháp Nan (nghe được chánh pháp là khó).

Hear (v) vaguely: Nghe mang máng.

Heard the animal killed: Tai nghe giết. Hearer: A disciple who hears the Buddha-

Dharma—Thanh Văn (vị đệ tử nghe Phật Pháp).

Hearing: Paratoghosa (p)—Nghe—See Văn (4).

Hearing consciousness: Soto-vinana (p)— Srotravijnana (skt)—Auditory consciousness—Ear Consciousness—Ear-discernement—Ear perception—See Nhĩ Thức. Hearing Dharma with the ear: Hạ phẩm thính pháp—Nghe Pháp bằng lổ tai.

Hearing Dharma with the mind: Trung phẩm thính pháp—Nghe Pháp bằng tâm. Hearing Dharma with the spirit: Thượng phẩm thính pháp—Nghe Pháp bằng cả tâm thức.

Hearing the doctrine: Dhamma-savana (p)—

Nghe pháp.

Hearing instruction: Văn (Nghe pháp). Hearing more of Dharma law: Nghe nhiều Phật pháps.

Hearing that the Pure Land method is easy to practice but the results are speedy and lofty, some people develop doubts: Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà kết quả rất mau chóng cao siêu nên nghi ngờ.

Hearing a sound-object with the ear: Tai nghe tiếng.

Hearing the true Dharma: Diệu Pháp thính thọ (nghe Chánh Pháp).

Hearken (v): Lắng nghe.

Hearsay: Sự truyền tụng.

Hearsay is not equal to observation: Tai nghe không bằng mắt thấy (Nhĩ văn bất như mục kiến). Heart (n): Consciousness—Mind—Tâm.

Heart acting according to truth, extinguishing all afflictions: Tâm thực hành đúng lý, vì trừ diệt tất cả phiền não.

Heart adorned with an indestructible supreme treasury of marks of felicity: Tâm trang nghiêm thù thắng tạng.

Heart of almsgiving: Thí tâm—Tâm bố thí. Heart of anger: Sân tâm—Sân Khuể Tâm—See Tam Độc.

Heart of benefitting or aiding others to salvation: Ích tâm (lòng làm lợi ích).

Heart-broken: Tan nát cõi lòng (Tâm như đao cắt)—Great sufferings.

Heart of compassion: Compassionate mind—See

Từ Bi Tâm.

Heart of concentration: Tâm định. Heart of concentration in meditation: Định tâm.

Heart of delight in telling the dharma: Hảo ngữ tâm (lòng nói sự tốt).

Heart of eight-petal: The first court of the heart of eight-petal, eight-leaf lotus meditation—Viện Trung Thai Bát Diệp Cửu Tôn (đệ nhất viện). Heart of emptiness, signless, wishlessness, and nonfabrication: Tâm không, vô tướng, vô nguyện, vô tác.

Heart of flesh: Nhục Đoàn Tâm—Hữu hình tâm

(trái tim thịt).

Heart-flower: Good spirit—Tâm hoa.

Heart of great courage and strength, crushing all armies of demons: Tâm dũng kiện vĩ đại, vì dẹp phá tất cả ma quân.

Heart of Great Enlightening Beings: Tâm của chư Đại Bồ Tát.

Heart of great kindness, compassion, joy, and equanimity: Tâm đại phạm trụ (từ, bi, hỷ, xả. Heart-Human Beings: See Tim Sanh Người. Heart of indifference: Tâm xả.

Heart of inherent purity, knowing the mind is immovable, not having any attachments: Tâm tánh thanh tịnh, vì biết tâm bất động vô trước.

Heart of joy: Tâm hỷ.

Heart of joy in progress toward salvation of others: Hỷ tâm.

Heart of kindness: Tâm từ.

Heart of knowledge of sentient beings, adapting to their understanding and inclinations to emancipate them: Tâm biết chúng sanh, vì tùy theo chỗ hiểu biết và sở thích của họ mà làm cho họ xuất ly.

Heart like a monkey: See Ý Mã and Tâm Viên.

Heart of the Mahayana: Mind of the Mahayana—Seeking the mind of Buddha by means of Mahayana—See Tâm Đại Thừa. Heart-mind: Kokoro (jap)—Shin (jap)—Soul and spirit—See Tâm (2).

Heart or mind delivered from desire: Tâm giải thoát.

Heart or mind delivered from ignorance by wisdom: Huệ giải thoát.

Heart-mirror: See Tâm Cảnh.

Heart of nonregression, never ceasing until enlightenment is reached: Tâm chẳng thối chuyển, vì nhẫn đến quả Bồ Đề trọn chẳng thôi dứt.

Heart in peace: Mind in peace—An tâm. Heart of perseverance, accumulating embellishing virtuous practices: Tâm chẳng lười, vì chứa nhóm hạnh tướng hảo phước đức. Heart of pity: Mind of compassion—Tâm bi. Heart of Prajna Paramita Sutra: Prajnaparamita Hridaya Sutra (skt)—Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Heart is pure: Tâm thanh tịnh.

Heart-rending: Đau lòng—Heart broken.

Heart of renunciation: Tâm xả—Xả tâm. Heart shape: Tâm tướng—Manifestation of mind in action.

Heart of a spell: Chú tâm. Heart Sphere of the Great Expanse: Longchen Nyingtig (tib)—See Tâm Giới.

Heart Sutra: Hannya Shingyô (jap)—The Prajnaparamita Hridaya Sutra—See Bát Nhã Tâm Kinh.

Bát Nhã Tâm Kinh Heart of Tathagata: Như Lai Tâm—Tâm Phật.

Heart of all true words: Cốt lõi của hết thảy chân ngôn—Nhất Thiết Chân Ngôn Tâm.

Heart of unity or amity: Đồng tâm.

Heart of wisdom: Huệ tâm—Tâm huệ.

Hearten (v): Reassure—Restore someone to serenity—Thâm nhập nội tâm.

Heartened: Quiet the heart, or mind—Be at rest—Reassured—An tâm.

Heartily: Hết lòng—To be devoted to. Heat (n): Tjas (skt)—Tejo (p)—Fire or heat—See Hỏa Đại.

Heat of the day: Giữa trưa (lúc nóng nhất trong ngày).

Heat element: Hỏa Đại—See Heat.

Heatless: Anavatapta (skt)—Vô nhiệt.

Heatless Dragon king: Vô Nhiệt Long Vương. Heatless heaven: No-Heat Heaven—No heat from worries and affliction—Nơi không còn sức nóng của lo âu phiền não nữa—Vô Nhiệt Thiên. Heatless and Without Rage Dragon king: Vô Nhiệt Não Long Vương—Vị vua rồng không có não nhiệt.

Heaven (n): See Thiên Đang and Lục Đạo (B).

Heaven above: See Thiên Thượng.

Heavens above and earth beneath I alone am the honoured one: See Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn.

Heaven above thought: Akanistha (skt)— Asamjni-sattvah (skt)—Absence of thinking—No Thought Heaven—Thoughtless Heaven—See Vô

Tưởng Thiên.

Heaven of the automatic reception of one’s

sensual desires: Sunirmita or nirmanarati (skt)— Tầng trời nơi chư thiên tự động tiếp nhận dục lạc của người khác—See Lạc Biến Hóa Thiên. Heaven of beautiful presentation: Sudrsa

(skt)—Thiện Hiện Thiên—Heaven of Beautiful Presentation, the third heaven in the five puredwelling heavens—Cõi Trời thứ ba trong Ngũ Tịnh Cư Thiên—See Thiện Hiện. Heaven of beauty: Sudrsanas (skt)—Heaven of good appearance—See Thiện Kiến Thiên. Heaven of boundless light: Apramànàbha (skt)— See Vô Lượng Quang Thiên. Heaven of boundless purity: Appamanabubhadeva (p)—Apramanasubha (skt)—Heaven of infinite purity—See Vô Lượng Tịnh Thiên.

Heaven of boundless space in the formless realm: Akasanantyayatana (skt)—See Không Vô

Biên Xứ.

Heaven of Comfort Gained Through Others’ Transformations: See Tha Hóa Tự Tại Thiên. Heavens of Comfort from Transformation: See

Tha Hóa Tự Tại Thiên.

Heaven who creates objects of sensual enjoyment by thought in accordance with their desires: See Hóa Lạc Thiên. Heavens of desire: Desire heavens—Dục Giới Thiên—See Dục Giới (C).

Heavens of desire or passion: Dục thiên—See

Dục Giới (C).

Heavens of the Desire Realm as a Nirvana:

Dục Giới làm Niết Bàn.

Heavens and devas: Chư Thiên tám hướng—See Bát Phương Thiên.

Heaven existence: Thực hữu ở cõi trời—See Thiên Hữu.

Heaven of existence rewards: Vehapphala (p)— Brhatphala (skt)—See Quảng Quả Thiên. Heavens of form: Rupa-brahmaloka (p)—Sắc

Giới Thiên—See Sắc Giới Thập Bát Thiên.

Heavens in the form realm: See Thất Sắc Thiên.

Heaven of the Four Kings: Catur-maharajakayika (skt)—Catumaharajika (p)—See Tứ Thiên Vương.

Heaven of free enjoyment of others’ manifestations: See Tha Hóa Tự Tại Thiên. Heaven free from all trouble: See Vô Phiền

Thiên.

Heaven of full knowledge: See Tri Túc Thiên. Heaven full of wonderful joy: Tushita Heaven— See Diệu Thiện Túc Thiên.

Heavens of the gods: Thiên—Deva. Heaven of good appearance: See Thiện Kiến

Thiên.

Heaven of the Great Brahma Lord: Trời Đại Phạm.

Heaven of great fruit or abundant merits: The 12th Brahmaloka—Broad Phala heaven—Quảng

Quả Thiên.

Heavens and hells: Thiên ngục—Devalokas and purgatories, places of reward or punishment for moral conduct—Thiên đàng địa ngục.

Heaven of infinite consciousness: Vô Biên Thức Xứ Thiên—Tầng trời nơi chư thiên có ý thức vô cùng vô tận.

Heaven of infinite purity: Appamanasubha-deva

(p)—Apramanasubha-deva (skt)—See Vô Lượng Tịnh Thiên.

Heaven of infinite space: Akasanantyayatana (skt)—Heaven of boundless space in the formless realm—Không Vô Biên Xứ Thiên. Heaven King: Maharajas-kayikas (skt)—Thiên Đế—Hộ Thế Tứ Thiên Vương—See Hộ Thế Giả. Heaven king of Name of Freedom: Tự Tại Danh Thiên Vương—King of the Teaching.

Heaven of Lesser Light:

Parinimmitavasavattideva (skt)—Parittabhas (skt)—Minor light heaven—See Thiểu Quang

Thiên.

Heaven of lesser Purity: Parttasubhas (skt)— Trời Thiểu Tịnh—See Thiểu Tịnh Thiên.

Heaven of Light Sound: Trời Quang Âm.—See

Quang Âm Thiên

Heaven of limitless knowledge: Thức xứ thiên— The second of the four formless heavens (Caturarupya-brahmalokas)—Thức Vô Biên Xứ, cõi trời thứ hai trong tứ Vô Sắc Thiên.

Heaven of Limitless Light: Trời Vô Lượng Quang.

Heavens of limitless perception: Thức Vô Biên Xứ, nơi chúng sanh trụ nơi thức—Limitless perception (the second of the formless realms). Heaven of Limitless Purity: Trời Vô Lượng Tịnh.

Heavens of limitless space: Không Vô Biên Xứ, nơi chúng sanh không xứ trụ—Limitless space (First of the formless realms).

Heaven of little light: Hạp Thiên—Tầng trời nơi mà ánh sáng không rực rỡ cho lắm.

Heaven of Lovely Form: See Ái Thân Thiên. Heaven of merit production: Phúc Sanh

Thiên—Tầng trời sanh ra điều phước.

Heaven messengers: Deva-messengers—Thiên sứ giả—See Ngũ Đại Sứ Giả.

Heaven of the most rarefied form: Akanistha (skt)—Heaven where all forms becomes more refined, more subtle and more lofty—See Sắc Cứu Cánh Thiên.

Heaven of the Multitudes of Brahma: Trời Phạm Chúng.

Heaven of the Ministers of Brahma: Trời Phạm

Phụ.

Heaven by name or title: Tự Thiên (divine king, son of king, etc).

Heaven’s net: Lưới trời—Divine justice. Heaven of no anxiety: Atappadeva (p)—Aviha(p)—Avrha (skt)—See Vô Phiền Thiên.

Heaven of no heat or distress: Anavatapta (skt)—Atapas (skt)—Tầng trời không có sức nóng—Unworried—See Vô Nhiệt Thiên.

Heavens of non thought: Beyond thought or non thought (the fourth formless realms)—See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên.

Heavens of No-Return: Pure Dwelling Heavens—Cõi trời Tịnh Cư—See Ngũ Tịnh Cư

Thiên.

Heavens of nothingness: Nothingness, the place beyong things (the third of the formless realms)— See Vô Sở Hữu Xứ.

Heaven where one can partake of the pleasures created in other heavens: See Tha

Hóa Tự Tại Thiên.

Heavens of Others’ Transformation: Tha Hóa

Thiên.

Heaven as a place of rebirth: Heaven of the gods—Tái sanh Thiên.

Heaven of pure abodes: See Phạm Trụ Thiên. Heaven as a pure Buddha-land: Tịnh Phật Thiên (cung trời nơi chư Phật đồng cư).

Heaven of pure dwelling: See Tịnh Cư Thiên. Heaven of purity: Pure abode heaven—See Tịnh Cư Thiên.

Heaven of radiant sound: Abhasvara (skt)—

Tầng trời của âm thanh và ánh sáng—See Quang Âm Thiên.

Heavens of satisfaction: Tushita Heaven—See

Đâu Suất.

Heavens in space: Không cư Thiên.

Heaven spirit: Thần trên Trời.

Heaven of the Station of Boundless

Consciousness: Thức Xứ.

Heaven of the Station of Boundless Emptiness: Không Xứ.

Heaven of the Station of Neither Thought nor Non-Thought: See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Heaven of the Station of Nothing Whatsoever:

See Vô Sở Hữu Xứ.

Heaven of Thirty Three: Trayastrimsha (skt)— Tavatimsa (p)—Ba Mươi Ba Tầng Trời—See Đao

Lợi Thiên.

Heaven of Thirty Three Gods: Trayastrimsha

(skt)—Tavatimsa (p)—Ba Mươi Ba Tầng Trời— See Đao Lợi Thiên.

Heaven above thought: Asannasattadeva (p)— Asamjni-sattvah-deva (skt)—Thoughtless Heaven—Những cõi trời sắc giới—A group of heavens in the world of matter—See Vô Tưởng

Thiên.

Heaven of transformation of bliss: Nirmanarati (skt)—Nimmanarati (p)—See Hóa Lạc Thiên.

Heaven of transformation of others’ bliss: Parinimmita-vasavati (p)—See Tha Hóa Tự Tại

Thiên.

Heaven-Traveling Immortals: Heaven-

Traveling rsi—Thiên hành tiên.

Heaven of Tushita: Tushita (skt)—Tusita (p)— Trời Hỷ Túc hay Trời vui mừng thỏa mãn—The Tushita Heaven—Tusita is the heaven of delight, for happy dwellers—Đâu Suất Thiên là cõi trời hoan lạc dành cho chư Thiên an trú trong hạnh phúc—See Đâu Suất.

Heaven of universal purity: Subhakina (p)— Tầng trời thanh tịnh cùng khắp—See Trời Biến Tịnh.

Heaven of unlimited light: The heaven of boundless light, the fifth of the Brahmalokas— See Vô Lượng Quang Thiên.

Heaven of unlimited space: Akasanantyayatana (skt)—Heaven of infinite space—Heaven of boundless space in the formless realm—See

Không Vô Biên Xứ.

Heavens of utmost light and purity: Abhasvara (skt)—Light-Sound Heavens—See Quang Âm

Thiên.

Heaven without affliction: Anavatapta (skt)— Heaven without heat—See Vô Nhiệt Thiên. Heaven without form: Arupaloka or Arupadhatu

(skt)—Vô sắc giới.

Heaven without heat: Anavatapta Heaven—See

Vô Nhiệt Thiên.

Heaven of the Yama: Suyama (skt)—Yama

(p)—See Dạ Ma Thiên.

Heavenly (a): Thuộc về Thiên đàng.

Heavenly beings: Deva (skt)—Đề bà—Tịnh Cư Thiên Dân—See Tịnh Cư Thiên Tử.

Heavenly deity: Thiên thần.

Heavenly dragons: Naga (skt)—Loài rồng, có thần thông biến hóa, hoặc giữ cung điện trời, hoặc giữ địa luân, hoặc làm mưa gió.

Heavenly ear: Thiên nhĩ.

Heavenly exploits: Divyavadana (skt)—Phước báo của cõi trời hay hành động thiện lành của bậc trời—Heavenly good deeds.

Heavenly eye: Deva-Cakkhu (p)—Celestial (god or deva) eye—Unlimited eye—Attainable by men in dhyana—See Thiên Nhãn. Heavenly fairies: Deva-rsis (skt)—Thiên Tiên— One of the ten kinds of Immortals.

Heavenly good deeds: Divyavadana (skt)—

Phước báo của cõi trời hay hành động thiện lành của bậc trời—Heavenly exploits.

Heavenly hall: Mansion of the devas—Thiên đường.

Heavenly illumination: Thiên Quang—Ánh sáng mặt trời.

Heavenly king: Maharajas-kayikas (skt)—Thiên Đế—Heaven King.

Heavenly messengers: Deva-messegers—Divine

(heaven) messengers—Thiên Sứ—Sứ giả của trời.

Heavenly music: Celestial music—See Thiên

Nhạc.

Heavenly musicians: Nhạc Thần.

Heavenly palace of Avalokitesvara: Potalaka (skt)—Bổ đà lạc ca—Quan Âm Thiên Cung— Quan Âm Tịnh Độ.

Heavenly regions: Không cư thiên.

Heavely realm: Thiên Giới.

Heavenly sages: Deva-Rsis (skt)—Deva and rsis—Heavenly fairies—Immortals—Deva genii—See Thiên Tiên.

Heavenly Terrace Mountain: Enryakuji (jap)— Mount T’ien-T’ai—See Thiên Thai Sơn.

Heavenward (adv): Hướng về Thiên đàng. Heaviness: Trọng xúc hay hôn trầm—Thấy thân thể nặng nề.

Heavy karma, perfunctory practice: Nghiệp nặng tu vụng.

Heavy karma with immediate effect:

Anantarya-karma (skt)—Immediate retribution karma—Trọng Nghiệp Tức Thì Quả—Nghiệp nặng cho quả liền.

Heavy mountain of delusion: Trọng Sơn—Phiền não chất chồng như núi nặng.

Heavy penalty: See Đại Hình.

Heavy responsibility: Trọng trách.

Heavy stone on the head: See Đảnh Thạch. Hebichigo (jap): A letter in two segments, written by Hakuin Ekaku (1685-1768), a Rinzai monk, in 1754. The letter, composed as a sermon on the Dharma, was addressed to Ikeda Munemasa, daimyô, or military leader, of Iyo province. In the letter, Hakuin discusses the behavior and virtue of a beneficent ruler and explains the karmic repercussions of tyrannical rule—Một bức thư gồm hai phần, được viết bởi Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, một vị Thiền sư thuộc tông Lâm Te. Thư được biên soạn như một bài thuyết giảng về Pháp, được viết để gửi cho Ikeda Munemasa, một vị quan Đại Danh hay một vị lãnh đạo quân đội trong tỉnh Iyo thời đó. Trong thư, Bạch Ẩn bàn luận về phong cách và đạo đức của một nhà lãnh đạo tốt và giải thích sự dội lại của nghiệp báo đối với một nhà cai trị độc tài. Hectoring and bullying: Cao thinh hiện oai hay nói phách những lời mạnh dữ hoặc nói huênh hoang để cầu lợi dưỡng.

Hedonism (n): Chủ nghĩa khoái lạc tin rằng chúng sanh được tạo thành bởi tứ đại. Khi chết đi thì không còn gì—Believe that human beings comprised of four elements (earth, water, fire and air). When people die, nothing remained.

Hedonistic (a): Thuộc về chủ nghĩa khoái lạc.

Heed (n): Chuyên tâm.

Heed (v) someone’s advice: Để tâm đến lời khuyên của ai.

Heedlessness (n): Pamado (p)—Pramada (skt)— Pramada (skt)—Laxity—Laxness—See Phóng

Dật.

Hegemony (n): Quyền bá chủ. Heian (794-1185): Triều đại Bình An (Nhật Bản).

Heian period: Triều đại Bình An (Nhật Bản). Height and stretch or arms equal: Thân hình cao lớn và cân phân.

Heijoshin-kore-do (jap): Ordinary mind is the way—See Bình Thường Tâm Thị Đạo.

Heikan (jap): To shut in; to isolate oneself for meditation—Đóng cửa để tu tập thiền định—See Bế Quan.

Heikemonogatari (jap): Tác phẩm Bình Gia Vật Ngữ Luận.

Heinous crime: Nghịch tội—Tội nặng—Wicked crime.

Heishi (jap): Dòng họ Bình Thị (Nhật Bản).

Heitai-dôji (jap): See Heitei-dôji.

Heitei-dôji (jap): A Japanese term, literally means “fire boy”; the boy in Zen monastery who tends to the maintenance, lighting, and extinguishing of the lamps—Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là “cậu bé giữ lửa”; chú tiểu trong thiền viện phụ trách việc đốt và tắt đèn.

Hekigan-Baramon (jap): A Japanese term, literally means “Brahmin Who Looks at the Wall”, a popular name for Bodhidharma, the first patriarch of Zen of the Chinese lineage—Thuật ngữ Nhật Bản, có nghĩa là “Người Bà La Môn Diện Bích”, tên phổ cập của Bồ Đề Đạt Ma, vị tổ thứ Nhất của dòng Thiền Trung Hoa—See Bồ Đề Đạt Ma and Diện Bích.

Hekigan-roku (jap): Piyenlu—The Blue Cliff Record of Zen Master Yuan Wu—See Bích Nham

Lục.

Hekigan-shu (jap): Piyenlu—An important Zen text-book, especially in the Rinzai Schools. it contains a collection of 100 Zen items, with poetical comments and critical annotations—See Bích Nham Lục.

Hekigo (jap): Kôan series studied after the Hekigan-roku, a classical Chinese Zen kôan collection. During the medieval period (11851600), Zen monks of the Japanese Rinzai school worked through a series of three hundred kôans. The system included three sets of one hundred kôans each: the Hekizen, the Hekigan-roku, and the Hekigo. The manner in which the kôan were used is unknown, since the medieval system was replaced by the current practice developed in the eighteenth century by the reformer Hakuine Ekaku (1685-1768)—Chuỗi công án được nghiên cứu sau thời Bích Nham Lục, một bộ sưu tập những công án cổ điển của Trung Hoa. Trong thời trung cổ, các Thiền Tăng Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế tu tập qua một chuỗi 300 công an. Hệ thống bao gồm ba nhóm, mỗi nhóm 100 công án: một chuỗi công án được nghiên cứu trước thời Bích Nham Lục (Hekizen), thời Bích Nham Lục (Hekigan-roku), và một chuỗi công án được nghiên cứu sau thời Bích Nham Lục (Hekigo). Cách mà công án được dùng vào thời đó thì không ai biết được như thế nào, vì hệ thống thời trung cổ được thay thế bằng cách tu tập hiện thời được nhà cải cách Bạch Ẩn Huệ Hạc phát triển từ thế kỷ thứ XVIII.

Hekikan (jap): Pi-kuan—Wall contemplation— See Bích Quán.

Hekikan-Baramon (jap): Bích Quán Bà La Môn—Wall-gazing Brahman, a title of

Bodhidharma—Một danh hiệu của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Hekizen (jap): Kôan series studied before the

Hekigan-roku. During the medieval period (11851600), Zen monks of the Japanese Rinzai school worked through a series of three hundred kôans. The system included three sets of one hundred kôans each: the Hekizen, the Hekigan-roku, and the Hekigo. The hekizen was the initial set of approximately one hundred kôan to be mastered before moving on to the Hekigan-roku itself— Một chuỗi công án được nghiên cứu trước thời Bích Nham Lục. Trong thời Trung Cổ, các Thiền Tăng tông Lâm Tế Nhật Bản tu tập qua một chuoi 300 công án. Hệ thống bao gồm ba nhóm, mỗi nhóm 100 công án: một chuỗi công án được nghiên cứu trước thời Bích Nham Lục (Hekizen), thời Bích Nham Lục (Hekigan-roku), và một chuỗi công án được nghiên cứu sau thời Bích Nham Lục (Hekigo). Nhóm “Hekizen” là nhóm đầu tiên khoảng 100 công án mà hành giả dùng để tu tập cho thuần thục trước khi chuyển sang thời những công án trong Bích Nham Lục. Held in unenlightenment: Si thủ. Hell (n): Niraya (skt) or Naraka-gati (skt)—Earthprison—See Địa Ngục. Hell beings: Naraka (skt)—Niraya (p)— Purgatory—Hell—See Địa Ngục. Hell of black cords or chains: Kalasutra (skt)— See Hắc Thằng.

Hell of blood: One of the three kinds of unhappy ways—Huyết Đồ, một trong tam đồ—See Tam

Đồ.

Hell of Blood Drinking: Địa Ngục Ẩm Huyết. Hell of blue lotus flower: Utpata (skt)—See Ưu Bát La Địa Ngục.

Hell of Brazen Locks: Địa Ngục Đồng Tỏa.

Hell-bridge: See Nại Hà Kiều. Hell of burning: Tapana (skt)—See Đàn Nhiệt Địa Ngục.

Hell of Burning Foot: Địa Ngục Thiêu Cước.

Hell of Burning Hands: Địa Ngục Thiêu Thủ. Hell of chattering teeth: Atata (skt)—A Đa Đa địa ngục—See Bát Hàn Địa Ngục.

Hell of crushing: See Đôi Áp Địa Ngục.

Hell of Crying Out: Địa Ngục Kiếu Oán. Hell of crying and wailing: Raurava (skt)—See Hiệu Khiếu Địa Ngục.

Hell of deep groaning sound expressing pain: Arbuda (skt)—Groaning hell—Át Bộ Đàm—See A Phù Địa Ngục.

Hell of Embracing Pillar: Địa Ngục Bảo Trụ. Hell of Enlarged Arbuda: Nirabuda (skt)—Ni La Phù Đà—See Ni Lạt Bộ Đà.

Hell envoy: Hell messenger—Infernal emissary—Quỷ sứ.

Hell of fire: Hỏa Đồ—See Tam Đồ. Hell of fire chariot: Hells of the fire-pit with its fiery wheels—See Hỏa Xa Địa Ngục. Hell of fierce heat: Pratapana (skt)—Pratapa (skt)—Mahapratapana (skt)—Hell of great heat— Hottest hell—See Đại Nhiệt Địa Ngục. Hell of the five-pronged forks: Ngũ Xoa Địa Ngục—Địa ngục có loại chĩa năm ngạnh.

Hell of Flowing Fire: Địa Ngục Lưu Hỏa.

Hell of Flying Knives: Địa Ngục Phi Đao. Hell of the forest of swords: Asipattra (skt)— See Kiếm Lâm Địa Ngục.

Hell-gati: The hell-destiny of reincarnation—Địa Ngục Thú—See Địa Ngục Đạo. Hell of great crying: Maharaurava (skt)—See Đại Hiệu Kiếu Địa Ngục.

Hell of great heat: Pratapana (skt)—

Mahapratapana (skt)—Hell of great heat—Hottest hell—See Cực Nhiệt Địa Ngục. Hell of Great lotus flower: Pundarika (skt)—See Phân Đà Lợi (2).

Hell of great screaming: Đại Khiếu Địa Ngục— Địa ngục than khóc.

Hell of great wailing: Maharaurava (skt)—Đại Khiếu Địa Ngục—See Đại Khiếu Hoán Địa

Ngục.

Hell of groaning: A Hô Địa Ngục—Địa ngục rên khóc.

Hell of hot iron: Nhiên Thiết Địa Ngục—Địa ngục sắt nóng.

Hell of hunger: See Cơ Ngạ Địa Ngục. Hell of incessant pain: Avici (skt)—Avici hell— See Vô Gián Địa Ngục.

Hell of intermitted scorching: A Ty Tiêu Nhiệt Địa Ngục—Địa ngục thiêu đốt không ngừng.

Hell of intermitted wailing: A Tỳ Hoán Địa Ngục (địa ngục trong đó chúng sanh kêu khóc không ngừng).

Hell of liquid fire: Hỏa Thang Địa Ngục.

Hell messenger: Hell envoy—Infernal emissary—Quỷ sứ.

Hell of no interval: Avici Hell—Interrupted hell—See Vô Gián Địa Ngục. Hell of the only sound to frozen throats: Ahaha (skt)—Hahava (skt)—Ẩu Hầu Hầu Địa Ngục hay

Hổ Hổ Bà (tiếng kêu rên hừ hừ từ trong cổ họng).

Hell of the only sound to possible to frozen tongues: Ababa (skt)—A Bà Bà Địa Ngục hay

Hoắc hoắc bà (tiếng kêu rít lên vì lạnh).

Hell of Piercing Spears: Địa Ngục Thông Thương.

Hell of Plowing Tongues: Địa Ngục Canh Thiệt.

Hell of Pulling Tongues: Địa Ngục Bạt Thiệt. Hell of Quarreling: Địa Ngục Tranh Luận. Hell of rebirth: Sanjiva (skt)—See Đẳng Hoạt Địa Ngục.

Hell of red-hot ash: Kukkulaniraya (p)—Nhiệt Khôi Địa Ngục—Địa ngục tro nóng. Hell of Red lotus flower: Padma (skt)—See Ba Đầu Ma Địa Ngục.

Hell-river: The inevitable river in purgatory to be crossed by all souls—See Nại Hà. Hell of Sawing Teeth: Địa Ngục Cứ Nha. Hell of shrieking: Raurava (skt)—Hô Hô—Lỗ La Bà—Khiếu Hoán Địa ngục—See Khiếu Hoán.

Hell side-door: Thiên Môn—A side door, one through which offenders are expelled—Cửa hông, cửa mà tội nhân bị tống khứ (nói về cửa hông của địa ngục).

Hell of Solitude: Pratyeka-naraka (skt)—

Separated hell—Cô độc địa ngục.

Hell in which all are squeezed into a mass between two mountains falling together:

Sanghata (skt)—See Chúng Hợp Địa Ngục.

Hell of swords: See Đao Đồ Địa Ngục.

Hell of Thousand Blades: Địa Ngục Thiên Nhẫn. Hell of tumours and blains: Arbuda (skt)—See Át Phù Đà Địa Ngục.

Hell of wailing: Khiếu Hoán Địa Ngục—Địa

Ngục Kiếu Khấp (địa ngục rên rĩ than khóc lớn).

Help (n): Sự giúp đở.

Help (v): Giúp đở—See Tế Độ.

Help malefactors commit more crimes: To pour more fuel on the fire—See Tăng Du Trợ Hỏa. Help mankind: Cứu độ chúng sanh—See Độ

Thế.

Help the needy: Chẩn bần—To relieve the poor.

Help others attain enlightenment: Giác tha.

Help others liberate: Salvation—See Độ Sanh. Help others, not hoping for fame, praise, notoriety or for self-benefits: Giúp đỡ cho người mà chẳng cần danh vọng, khen tặng, hay lợi ích chi cho mình.

Help others relieve themselves from suffering:

Giúp người khác giảm bớt khổ đau.

(Psychological) help: Ích lợi về mặt tâm lý. Help others without wishing for something in return: Làm việc giúp đỡ cho người mà chẳng cần quả báo.

Help people earn merits and achieve happiness: Giúp người được phước và được vui. Help poor relatives and friends: A wife should help poor relatives and friends even if they do not have the ability to repay—Người làm vợ phải giúp đở thân bằng quyến thuộc nghèo khó, dầu họ có tra lại được hay không.

Help the sick and their nurses: Giúp đỡ người bịnh—Bố thí cho người bịnh và giúp đở người hầu bịnh.

Help someone work out his own salvation: Hóa độ (giúp người khác tu hành giải thoát).

Helper or a friend in need: Người bạn giúp đở phải được xem là bạn chân thật.

Helping fruit: Adhipatiphala (skt)—Dominant effects—See Tăng Thượng Quả.

Hemanta (skt): See Tiệm Hàn Thời.

Hemp garments: Tiết Phục—The coarse monastic dress—Y phục cho Tăng Ni làm bằng loại cây đay mọc hoang. Hempseed: Hạt gai.

Henceforth: Từ nay trở đi.

Hen-Chu-Shi (jap): The relative arriving at the middle—See Thiên Trung Chí.

Hen-chu-sho (jap): Sho-shu-hen (jap)—The undifferentiated aspect comes strongly to the fore and diversity recedes into background, one of the five degrees of Tung-Shan-Liang-Chieh—See Thiên Trung Chánh and Động Sơn Ngũ Vị.

Hen-Chu-U (jap): Thiên Trung Hữu—Real existence in the middle way between extremes— Sự hiện hữu thật trong trung đạo giữa những cực đoan.

Henjoji (jap): Chùa Biến Chiếu (Nhật Bản). Henkai (jap): Biến Giới—The whole universe—

Khắp vũ trụ.

Henken (jap): Antagraha-drsti (skt)— Extremism—One-sided standpoint—See Biên

Kiến.

Henku (jap): Futan-ku(jap)—Tanku (jap)—See Chân Không Diệu Hữu (2).

Henotheism: See Nhất Đơn Thần Giáo.

Henpeck (v): Ăn hiếp—To bully.

Henry Clarke Warren (1854-1899): American scholar who studied Sanskrit with Charles Lanman at Johns Hopkins University, and with Lanman at the Harvard Oriental Series. He published a number of influential translation of Sanskrit and Pali texts, including “Buddhism in Translation.”— Học giả người Mỹ, học Phạn ngữ với Charles Lanman tại trường Đại Học Johns Hopkins, và với Lanman tại Harvard Oriental. Ông xuất bản một số kinh điển rất có ảnh hưởng dịch từ tiếng Pali, bao gồm bộ Phật Giáo Phiên Dịch.

Hensan (jap): Everywhere exploring—Thorough exploration—See Biến Tham.

Henshin (jap):

  1. Henku (jap)—Tanku (jap)—One-sided truth, or the Buddhist doctrine of emptiness only— See Chân Không Diệu Hữu (2).
  2. Biến Thân—Thân khắp nơi—The everywhere body.

Henshô Goi (jap): The “five ranks of the real and the apparent,” a standard Japanese re-statement of the five ranks of Tung-shan Liang-chieh (807869). The popular Zen name for Mount Feng-mu in present day Hupei—See Động Sơn Ngũ Vị. Henzan (jap): To travel on a pilgrimage of visiting Zen masters. The term “Henzan” may be used synonymously with “Angya.” Zen master Dôgen Ekaku (1200-1253) included an essay entitled “Henzan” in his Shôbôgenzô (Chapter 62)—Hành cước để tham vấn các vị Thiền sư. Thuật ngữ “Henzan” có thể được dùng đồng nghĩa với “Angya.” Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền đã đưa vào một bài luận nhan đề “Hành Cước” trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng, Chương 62—See Hành Cước and Hành Cước Tăng.

Herald (n): Người báo trước—Sứ giả.

Herb Spirits: Chủ Dược Thần.

Herbs and trees: See Thảo Mộc.

Herbs and trees also have Buddha-nature:

See Thảo Mộc Thành Phật.

Herd (n): Đàn (bầy)—Crowd—Flock—Multitude.

Herd-man: Mục đồng.

Hereafter (n): Đời sau—Kiếp sau—Tương lai. Hereditary: Passed on from parents to child— See Gia Truyền.

Heredity: Di truyền.

Heresy (n): Dị giáo—See Tà Giáo.

Heresy cannot overthrow the truth: Tà bất thắng chánh—The straight need not fear the crooked.

Heresy of individuality: Sự chấp vào thân xác hiện hữu của ngoại giáo—See Thân Kiến.

Heretic (a): Ngoại đạo.

Heretic sect that holds things happen spontaneously: See Tự Nhiên Ngoại Đạo. Heretic view: Drishti (skt)—False views— Heretical views—See Tà Kiến.

Heretical (a): Dị giáo.

Heretical doctrines: Ngoại pháp. Heretical followers of Mahayana: See Phương Quảng Đạo Nhân.

Heretical morality: Tà giới—Heretical rules (precepts)—Giới cấm của tà giáo.

Heretical precepts: Tà giới—Heretical rules.

Heretical rules: Tà giới.

Heretical sect: See Ngoại Đạo.

Heretical view: Ngoại kiến—See Tà Kiến.

Heretical ways: Tà nhơn pháp.

Heretics (n): Người theo dị giáo.

Heretics believe that Nirvana is impermanence: See Vô Thường Điên Đảo. Heretics believe that Nirvana is not a place of bliss: See Vô Lạc Điên Đảo.

Heretics believe that Nirvana is not pure: See Vô Tịnh Điên Đảo.

Heretics believe that Nirvana is not a real Buddha-nature: See Vô Ngã Điên Đảo. Heretics believe in permanence: See Thường

Điên Đảo.

Heretics believe in personality: See Ngã Điên Đảo.

Heretics believe in pleasure: See Lạc Điên Đảo. Heretics believe in purity: See Tịnh Điên Đảo. Heretics’ Denial of material existence: See Sắc Không Ngoại Đạo.

Hermann Oldenberg (1854-1920): An eminent German scholar in nineteenth century, credited for editing the entire “Vinaya Pitaka.” He was a best known German buddhologist for his work on Pali canonical texts and his influential book “The Buddha, his Life, his Doctrine, his Community.” He also translated the Dipavamsa and edited the five volumes of the Vinaya-Pitaka. He was also a great vedic scholar and has set the standard for the critical editions and interpretations of Rigveda. His learned introduction to the Vinayapitaka brought the Discipline of the Buddhist Order to the forefront and a new field was opened for Buddhist ecclesiastical studies. The Vinayapitaka was published during the period from 1879 to 1883 and his English translations of the Patimokkha, the Mahavagga and the Cullavagga, in collaboration with Rhys Davids, appeared in Volumes XIII, XVII, and XX of the Sacred Books of the East (1881-1885). His other celebrated work, The Buddha, was translated into English by Hoey in the year 1882. This was the first textbook in Europe based wholly on first-hand Pali sources. His other major works were the editions of the Thera-Theri-Gatha (1883), the Dipavamsa (Text and English translation, 1897), and Literatur des alten Indien. Apart from these solid works, Oldenberg has many learned articles to his credit. His erudition in Vedic literature helped him to establish the relation between Pali literature and the Vedas. His original suggestion that the introduction to the Samanna-phala-sutta is an initiation of the Yajnavalkya-Janaka dialogue in the Bhradaranyaka Upanisad, and his contention that the Pali Jatakas are akin to the Akhyana hymns of the Regveda are examples of this—Một học giả người Đức nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19, có công trong việc thu thập toàn bộ “Luật Tạng.” Ông là một nhà Phật giáo học nổi tiếng với những văn kinh Pali và bộ “Đức Phật, Cuộc Đời, Giao Pháp, Tăng Đoàn.” Ông cũng phiên dịch Biên Niên Sử Pali (Dipavamsa) và xuất bản 5 quyển trong Luật Tạng. Ông còn là một học giả vĩ đại về Kinh Vệ Đà và là người đã đặt ra những tiêu chuẩn cho việc bình phẩm và giải thích Rigveda. Bài giới thiệu uyên bác của ông trong bộ Luật Tạng đã đưa Giới Luật của Phật giáo lên hàng đầu và mở ra một lãnh vực mới cho việc tìm hiểu Tăng hội Phật giáo. Luật Tạng được xuất bản trong thời gian từ nam 1879 đến 1883, và các bản dịch ra Anh ngữ của ông về các bộ Giới Bổn, Đại Phẩm, Tiểu Phẩm với sự cộng tác của Rhys Davids, đã được đưa vào các cuốn số 13, 17, và 20 của bộ Thánh Thư Phương Đông. Một cuốn sách nổi tieng khác của ông, “Đức Phật,” đã được Hoey dịch ra tiếng Anh vào năm 1882. Đây là cuốn sách giáo khoa đầu tiên ở Âu Châu được căn cứ hoàn toàn trên các tư liệu tiếng Pali. Các công trình quan trọng khác của ông là việc xuất bản các bộ Trưởng Lão Tăng-Ni Kệ vào năm 1883, bộ “Đảo Sử,” nguyên bản dịch tiếng Anh năm 1897, và Literatur des Alten Indien. Ngoài những tác phẩm lớn này, Oldenberg còn có nhiều bài viết uyên bác về văn học Vệ Đà đã giúp ông xác lập mối quan hệ giữa văn học Pali và kinh Vệ Đà. Nhận xét xác đáng của ông cho rằng phần mở đầu kinh “Sa Môn Quả” là sự mô phỏng cuộc đối thoại giữa Yajnavalkya và Janaka trong cuốn Bhradaranyaka Upanisad, và luận điểm của ông cho rằng bộ Túc Sanh Chuyện Pali gần giống với các bài tụng (skt)—Tịnh xá (Phạm uyển); 2) A place where celibate discipline is practiced, a living place for hermits: Am hay cốc dành cho ẩn sĩ; 3) Live in retirement: Aranyaka (skt)—A lan nhã, nhàn cư. Hermitage of Great Serenity: Ts’ung Jung Lu (chi)—Shoryo-roku (jap)—Thong Dong Lục—See Đồng Chủng Lục.

Hero in difficulty or at the end of his life:

Anh hùng mạt lộ (anh hùng gặp lúc cùng đường). Hero of the Trailokya: The Buddha—Tam giới hùng, ý nói Đức Phật.

Heroes do not wait for favorable circumstances, they create them: Anh hùng tạo thời thế.

Heroic (a): Anh hùng tính.

Heroic posture of the Buddha: With his feet and thighs soles upward—See Kiện Dũng Tọa. Heroine: Anh thư (cân quắc anh hùng, tức là anh hùng quấn khăn, hay nữ anh hùng).

Herrigel, Eugen (1884-1955): German author who traveled to Japan and studied archery. He subsequently wrote a book entitled “Zen and the Art of Archery.” He later returned to Germany and reportedly became an enthusiastic member of the Nazi Party—Một tác giả người Đức, ngươi đã du hành sang Nhật Bản và học về ngành bắn cung. Sau đó ông viết quyển sách nhan đề “Thiền và Nghệ Thuật Bắn Cung.” Sau này ông trở về Đức và theo tường thuật thì ông đã trở thành thành viên đắc lực của đảng Phát Xít Đức “Nazi.” Heruka (skt): See Phẫn Nộ Minh Vương (3). Heruka-sadhana (skt): See Hòa Lỗ Ca Thành

Tựu Pháp.

Akhyana trong Thánh kinh Vệ Đà là những thí dụ.

Mahatantra-raja-mayakalpa (skt)—Great spell

Hervajra-dakini-jala-sambara-tantra (skt):

Hermaphrodite: Hoàng môn—See Biến Bất Nam.

Hermeneutics: See Thánh Điển Học.

Hermit (n): Hermitage—Ẩn sĩ (đạo sĩ).

Hermit with an empty mind: See Vô Tâm Đạo

Nhân.

Hermit of Lotus Flower Peak: Renge Hosho (jap)—See Liên Hoa Phong Tường Am Chủ. Hermit of Lotus Flower Peak Holds up His

Staff: See Liên Hoa Phong Trụ Trượng.

Hermit sage: Độc Tu Thánh—Vị Thánh tu khổ hạnh.

Hermitage: 1) Monastery: Asram or Asrama

power or king of spell power—See Đại Bi Không Trí Kim Cang Đại Giáo Vương Nghi Quỹ Kinh.

Hesitate about something: Do dự về việc gì. Hesitating: Do dự—Lừng khừng—Undecided— Wavering.

Hetavadinah (p): Sarvastivadah (skt)—See Nhất Thiết Hữu Bộ.

Heterodox (a): Tà vạy—Deflected—

Erroneous—Depraved.

Heterodox attachment: Tà chấp.

Heterodox clouds: Clouds of falsity ot

heterodoxy, which cover over the Buddha-nature of sentient beings—Tà vân che phủ Phật tánh nơi chúng sanh.

Heterodox contemplation: Tà quán.

Heterodox fanning: See Tà Phiến.

Heterodox ideas: Ý tưởng tà vạy.

Heterodox or improper way to obtain a living:

Mithya-jiva (skt)—See Tà Mệnh.

Heterodox masters: Sư Ngoại Đạo. Heterodox means of living: The heterodox ways of living—See Hạ Khẩu Thực.

Heterodox nature: Tà tính.

Heterodox practice: Ngoại Đạo Hành—Phép tu hành của ngoại đạo (không theo đạo Phật)—See Tà Hành.

Heterodox propaganda: To influence people by false doctrines—Tuyên truyền tà giáo.

Heterodox reflection: Tà tư duy—Heterodox thought.

Heterodox teachers: Ngoại đạo sư—See Tà Sư.

Heterodox teachings: Tà giáo.

Heterodox thought: Ditthi-carita (p)—Tà tư duy—Sự tư duy tà vạy—Heterodox reflection. Heterodox view: Evil view—Không kiến— Wrong views.

Heterodox way: Mithya màrga (skt)—Tà đạo.

Heterodox way or doctrine: Mithya-marga(skt)—Miccha-magga (p)—Paganism—Wrong path—See Tà Đạo.

Heterodox way of obtaining a living on part of a monk: See Tà Mệnh.

Heterodox way of teaching: See Tà Mệnh

Thuyết Pháp.

Heterodoxy: See Tà Kiến. Heterogenous: Hybrid—Mixed—Variegated—

Tạp nhạp.

Heterogeneous effect produced by heterogeneous cause: Fruit ripening differently, i.e. in another incarnation, or life—See Dị Thục Quả.

Hetu (skt & p): Ê Đô—Cause—Antecedent condition—Accumulated karma—Producing cause—See Nhân.

Hetupaccaya (p): Hetupratyaya (skt)—Causes and conditions—See Nhân Duyên. Hetuparinama (skt): A cause that is also an effect—See Năng Biến Nhân. Hetuphala (skt): Law of cause and effect— Relation between cause and effect—See Nhân

Quả.

Hetupratyaya (skt): Hetuppaccaya (p)—Ê Bát La Để Dã—See Nhân Duyên. Hetupratyaya-hetu (skt): The general law of causation. The causative influences for being reborn as a human beings—See Nhân Duyên. Hetu-samutthana (p): Mental action give way to the arising of causes—See Đẳng Khởi Nhân. Hetu-svabhava (skt): Svahetulakshana (skt)— See Nhân Tự Tính.

Hetuvada (p & skt): Hetu-vadinah (skt)—See

Thuyết Nhân Bo.

Hetuvadapurva (p & skt): Hetu-vadinah (skt)— See Thuyết Nhân Bộ.

Hetuvadapurva Sthavirah (skt): See Ê Đâu Bà

Đà Bộ.

Hetu-vadinah (skt): Thuyết Nhân Bộ—Tương tự như Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ—Similar to Sarvastivadah.

Hetuvidya (skt): Ê Đô Phí Đà—The logically reasoning of a cause—See Nhân Minh Thuyết. Hetuvidya-sastra (skt): A treatise explaining causality—See Nhân Minh Luận. Hetuvidyanyaya-dvara-sastra (skt): See Nhân Minh Chánh Lý Luận.

Hetuvikalpa (skt): Nhân phân biệt—

Discriminating cause.

Hevajra (skt): See Hô Kim Cang. Hevajra-tantra (skt): An important tantric text that exists in Sanskrit, Tibetan, and Chinese versions—See Hô Kim Cang Thần Chú.

Heya-sutta (p): See Khưu Da Tô Đa.

Heyday (n): Thời cực thịnh.

Heyday of youth: Hoa niên. He-Ze Shen-Hui (670-762): See Thần Hội Hà

Trạch Thiền Sư.

Heze-tsung (chi): Hà Trạch Tông—See Hà Trạch Tông.

Hi (jap): Karuna (skt)—Bi—Compassion.

Hichiju-Hachi-O (jap): Seven horizontals and eight verticals—Thất Tung Bát Hoành—See Thất Xuất Bát Một.

Hidden: Secret—Occult—Esoteric—Bí. Hidden challenges: Ám Khảo—Những khảo đảo thầm lặng—Hidden or silent testing conditions. Hidden testing conditions: Ám khảo.

Hidden treasury: See Phục Tạng.

Hide: Ẩn—Dấu—Conceal—Retire.

Hide belongings of another person: To commit an Expression of Regret Offence—Dấu đồ của ai là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Hide from the world: Ẩn dật—Retire from the world or seclude oneself from the society. Hide oneself: Che hình dấu bóng (nặc ảnh tàng hình, hay là trốn tránh ẩn dật).

Hidden: Bị che dấu—Ẩn áo—Thâm sâu.

Hidden meaning: Áo Nghĩa—Ý nghĩa thâm sâu. Hiding own unwholesome deeds: Che dấu ác nghiệp của chính mình—See Phú Cái Tự Kỷ Ác nghiệp.

Hiding something inside: Mraksha (skt)—Phú (che dấu)—Covering.

Hiei (jap): Núi Tỷ Xan (phái Tỷ Xan Sơn)— Hieizan.

Hieizan (jap): Name of a mountain near Kyoto— See Tỷ Xan Sơn.

Hien Quang Zen Master (?-1221): See Hien Quang Thiền Sư.

Hierachical (a): Có tôn ti, có thứ bậc.

Higan (jap): Literally meaning “the other shore”—See Bỉ Ngạn.

Higan-e (jap): Autumn equinox which are observed by most Zen monasteries on March 1824 and September 20-26 according to modern calendar. Services are offered at Buddhist temples of all denominations to aid sentient beings, especially the spirits of the dead, to pass from this shore of suffering to the other shore of enlightenment. On more popular level, in East and

Southeast Asian countries, Japanese and Vietnamese families observe the festival period by visiting family graves, cleaning them, and making offerings of flowers, water, and festival foods in honor of deceased family members—Lễ Thu Phân được các Thiền viện cư hành vào khoảng từ 18 đến 24 tháng ba và 20 đến 26 tháng chín trong lịch thời cận đại. Lễ được tổ chức tại các tự viện Phật giáo thuộc mọi hệ phái nhằm cứu độ chúng sanh, đặc biệt là vong linh của những người quá cố, vượt thoát từ bờ khổ đau này qua bên kia bờ giác ngộ. Trong một mức độ phổ biến hơn, tại các xứ Đông Á và Đông Nam Á, những

gia đình người Nhật và Việt Nam cử hành lễ bằng cách thăm viếng mồ mã của người thân trong gia đình, và dâng cúng hoa, nước, và thực phẩm trong lễ hội để tỏ lòng tôn kính người quá cố.

Hi-Gan-Ke (jap): Being obstructed by the eyes— See Bị Nhãn Ngại.

Higashihonganji (jap): Chùa Đông Bổn Nguyện (Nhật Bản).

Higashiyama (jap): Vùng Đông Sơn (Nhật Bản).

Hige-Kyo (jap): Karuna-pundarika-sutra (skt)— The sutra of the Flower of Compassion—Bi Hoa Kinh.

Hige-Rakuyo (jap): Flying flowers and falling leaves—See Phi Hoa Lạc Diệp. High aim: Elevated mind—Đại chí. High aspiration: Những hoài bảo to lớn High and deep: Cao thâm.

High and large: Lồng lộng.

High aspiration: Hoài bảo to lớn.

High capacity: Clever—Thượng Căn.

High discipline: Kỹ luật cao.

High-mindedness: Auddhatya (skt)—Trạo cử.

High opinion of one’s self: Abhimana (skt)—

Haughtiness—Self conceit—See Tăng Thượng Mạn.

High powered and high salaried: Quyền cao lộc trọng (quyền cũng nhiều mà bổng lộc cũng nhiều).

High quality: Thượng phẩm.

High seat: Sthavira (skt)—See Jôza. High standard of intellectual inquiry: Trình độ trí tuệ uyên thâm.

High virtues: Chí đức.

Higher: Cao hơn—Superior. Higher bonds of desire: See Ngũ Thượng Phần

Kết.

Higher Dharma: Vi diệu pháp.

Higher gati: Thượng thú—The higher directions of transmigration.

Higher Hinayana: Satyasiddhi—Phá Tính

Tông—Everything has not a nature of its own. Higher knowledge: Tri thức cao hơn (sáng suốt hơn).

Higher level: Thượng Bối—Thượng Phẩm—Bậc cao hơn—Đẳng cấp cao hơn. Higher Mahayana: Hiển Thực Tông—All comes from the bhutatathata—Revelation of reality. Higher morality: Adhisila (skt)—Tăng Thượng Giới—Giới luật cao thượng.

Higher ordination: Giới cao hơn (cụ túc giới).

Higher spiritual being: Devas (skt)—Gods— Genius—Thiên.

Higher vehicle: Mahayana—Mahayana

Buddhism—Supreme Yana—See Thượng Thừa.

Higher wholesome deeds: See Lợi Sử.

Highest aims: Elevated mind—Đại chí. Highest bliss: Đệ nhất nghĩa lạc—Hỷ lạc tối thượng hay Niết Bàn—Nirvana. Highest class: Superior class—Thượng bối. Highest class of goodness rewarded with the deva life: Thiên đạo—Do nghiệp lành bậc trên mà bước tới.

Highest class great cart: Universal salvation— See Đẳng Nhứt Đại Xa.

Highest disciplinary process: See Thế Đệ Nhất

Pháp.

Highest divine beings: See Thiên Tôn. Highest fruit: Perfect Buddha enlightenment—

Cực quả.

Highest heaven of form: Akanistha (skt)—See

Hữu Đảnh Thiên.

Highest heaven of the form-realm: Akanisthas (skt)—See Sắc Cứu Cánh Thiên.

Highest heaven of the world of form: Akanistha (skt)—Aksanirtha (skt)—See Sắc Cứu Cánh

Thiên.

Highest incarnations of the six paths: See Sanh

Thiên.

Highest Joy: Sukhavati (skt)—Name of the Pure Land of Amitabha Buddha—Amitabha and Sukhavati.

Highest knowledge: Anna (p)—Ajnata (skt)— Highest wisdom—Perfect knowledge—Spiritual knowledge—Đệ nhất nghĩa trí (tuệ viên mãn hay trí tuệ cao nhất)—See Thánh Trí. Highest of the material heavens: Akanistha (skt)—See Sắc Cứu Cánh Thiên. Highest Meaning of the Holy Truth: The first example of the Pi-Yen-Lu—Thí dụ đầu tiên trong

Bích Nham Lục—See Thánh Đế Đệ Nhứt Nghĩa

(2).

Highest meditation: The supreme meditation of T’ien-T’ai—See Đệ Nhất Nghĩa Quán.

Highest of the nine stages of birth in the Pure Land: Thượng phẩm—The three highest of the nine stages of birth in the Pure Land of Amitabha—Ba bậc cao nhất của vãng sanh Tịnh độ.

Highest point: Apex—Ultimate or extreme point—Cực điểm.

Highest principle of dharma: See Thắng Nghĩa

Đế.

Highest quality of the incarnated beings with corresponding to karma: Reborn in the uppermost of the Lotus grade—See Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Highest samadhi practiced by Bodhisattvas: Nhất Thiết Như Lai Định—Thiền định cao nhất được các vị Bồ Tát tu tập.

Highest siddhanta: Highest universal gift of the Buddha—See Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. Highest stage of enlightenment: Enlightenment of a Buddha—Cực vị.

Highest stages in the Pure Land: Thượng phẩm Tịnh Độ—See Thượng Phẩm Liên Đài.

Highest state of concentration: Ocean seal samadhi—See Hải Ấn Tam Ma Địa.

Highest teacher: Guru-deva (skt)—Sacred master—Thánh sư.

Highest of the three highest classes: Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Highest of the three lowest classes (grades): Ha Phẩm Thượng Sanh.

Highest of the three middle classes: Trung Phẩm Thượng Sanh.

Highest truth: Đệ Nhứt Nghĩa Đế—Đệ Nhứt Nghĩa Tất Đàn—See Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa.

Highest universal gift of Buddha: Highest Siddhanta—Highest Truth, his teaching which awakens the highest capacity in all beings to attain salvation—Đệ nhất nghĩa tất đàn—See Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa.

Highest vehicle: Mahayana (skt)—Supreme vehicle—Đệ nhất thừa.

Highest void: Supreme void—The void beyond thought or discussion—See Đệ Nhứt Nghĩa Không.

Highest wisdom: Samyak-sambuddhi or Bodhi (skt)—Highest knowledge—Perfect universal wisdom—Đệ nhất nghĩa trí—Chánh đẳng giác (của một vị Phật)—Đỉnh tâm—See Chánh Đẳng

Giác.

Highest yoga: Anuttara-yoga (skt)—Vô Thượng Du Già.

Highest Yogacara: Nal jor la na me pay ju (tib)—Anuttara-yogacara (skt)—Vô Thượng Du

Già Tông.

Highest yoga tantra: Anuttara-yoga-tantra—Vô Thượng Du Già Chú.

Highly purified light atmosphere: Thiên Tịnh Quang Minh phong luân.

Hihan Bukkyo (jap): A Japanese term for “Critical Buddhism,” a recent movement in academic Buddhist Studies in Japan, led by

Noriaka Hakamaya and Shiro Matsumoto, both of

Komazawa University. The movement investigates developments within East Asian Buddhism in light of the core doctrines of Indian Pali literature and early Mahayana texts, and its exponents have concluded that many of the most widespread doctrines of East Asian Buddhist traditions are fundamentally incompatible with the central tenets of Indian Buddhism. They have generated heated controversy with such provocative (khích động) statements as “Zen is not Buddhism” and “Tathagata-Garbha thought is not Buddhism.” They label such substantialist (người theo triết thuyết thực thể) notions as “Tathagata-garbha” and “original awakening” as attempts to introduce into Buddhism a doctrine advocating a truly existent self (atma-vada), which is explicitly rejected in early Indian sources—Thuật ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “Cấp Thiết về Phật Giáo,” một phong trào mới đây về nghiên cứu Phật giáo tại Nhật Bản, được Noriaka Hakamaya và Shiro Matsumoto của trường Đại Học Komazawa dẫn đầu. Phong trào này xem xét sự phát triển giáo điển Phật giáo Pali tại các xứ Đông Á và kinh văn Phật giáo Đại Thừa trong buổi ban sơ, và những người ủng hộ cho phong trào này kết luận rằng hầu hết những giáo thuyết đã được truyền bá rộng rãi tại các xứ truyền thống Phật giáo Đông Á trên căn bản không tương hợp với Phật giáo Ấn Độ. Những người này đã làm phát khởi lên sự tranh luận nóng bỏng với những lời tuyên bố khích động như “Thiền tông không phai là Phật giáo” và “Tư tưởng về Như Lai Tạng không phải là Phật Giáo.” Họ đã dán nhãn cho những khái niệm về thuyết thực thể như “Như Lai Tạng’ và “Bổn Giác” như là những cố gắng nhằm giới thiệu vào Phật giáo một giao thuyết cho rằng có một cái ngã hằng hữu, đã bị bác bỏ thẳng thừng bởi các tài liệu Ấn Độ buổi ban sơ.

Hi-I (jap): See Bị Vị.

Hijiri (jap): A holy person or a sage—See Thánh Tăng and Thánh Tăng Già. Hill monk: Sansô (jap)—Mountain monk—See Sơn Tăng.

Hill with the stone sutras: See Thạch Kinh Sơn.

Hill of swords:Núi đao—See Đao Sơn.

Hima (skt): Winter—Mùa Đông.

Himadri (skt): Tuyết Sơn—The snow mountains, the Himalayas, northern India—Ngọn Hy Mã Lạp Sơn, nằm về phía bắc Ấn Độ.

Himalaya (skt): Hi Mã lạp sơn—The range of mountains which spreads across India, Ladakh, Tibet, Nepal, Sikkim and Bhutan.

Himalaya-giriraja (skt): Tuyết Sơn Vương—Tên của một vị thần—King of the snow mountains, name of a deity.

Himatala (skt): Hy Ma Đát La—See Tuyết Sơn

Hạ.

Himavanta (skt): Hy Ma Phạ Đa—Responding thought—See Ứng Niệm.

Himavanta-sutta (p): Kinh Ứng Niệm—Sutra on the factors of awakening—Kinh nói về những yếu tố giác ngộ.

Himsati (p): Vihimsa (skt)—To cause damage— Be harmful—Tổn hại.

Hina-dhatu (skt): The low element—The low realm—Liệt giới.

Hinayana (skt): Small Vehicle—See Tiểu Thừa. Hinayana Abhidharma: The Hinayana sastras—

See Tiểu Thừa Luận.

Hinayana Buddhism: Lesser Vehicle Minor Vehicle—Small Vehicle, a derogatory name used by the Mahayana buddhist tradition to describe the early buddhist teachings as well as the surviving Theravada school of Buddhism—Tên gọi có tính cách làm giảm giá trị được dùng bởi truyền thống Đại Thừa để diễn tả giáo thuyết Phật giáo buổi sơ thời cũng như trường phái Phật giáo

Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại—See Tiểu Thừa Hinayana dharma-love: See Tiểu Thừa Pháp Ái. Hinayana doctrine of void: Cula-sunnata (p)— See Tiểu Không.

Hinayana-eighteen sects: Mười tám phái Tiểu thừa—Eighteen sects of Hinayana—See Tiểu

Thừa Thập Bát Bộ.

Hinayana-four doctrines: Four schools or doctrines of Hinayana—Bốn cửa, bốn trường phái hay bốn giáo pháp Tiểu Thừa—See Tiểu Thừa Tứ Môn.

Hinayana-four major sects: See Tiểu Thừa Tứ

Bộ.

Hinayana and the heretical sects: Tiểu Thừa Ngoại Đạo—Tiểu thừa va các tông phái ngoại đạo.

Hinayana and Mahayana: Tiểu Thừa và Đại

Thừa.

Hinayana partial and gradual method of obeying laws and commandments: See Tiểu

Thừa Thiên Tiệm Giới.

Hinayana sastras: Abhidharma (skt)—Hinayana Abhidharma—See Tiểu Thừa Luận. Hinayana scriptures: Kinh điển Tiểu Thừa— Tiểu Thừa Tạng—See Tứ A Hàm. Hinayana sutras: Tiểu Thừa Kinh—See Tứ A

Hàm.

Hinayana teaching: See Tiểu Thừa Tạng Giáo. Hinayana-three characteristic marks: See Tiểu Thừa Tam Ấn.

Hinayana-three major schools: See Tiểu Thừa Tam Tông.

Hinayana’s two major classes: Two major classes of Hinayana—See Tiểu Thừa Nhị Bộ. Hinayana Zen: Tiểu Thừa Thiền—Zen of Small Vehicle.

Hinder (v): Gây cản trở, gây trở ngại.

Hindered by karmic impression: Tập Khí

Chướng—The force of habit that causes karma— Chướng ngại những thói quen có tính tạo nên nghiệp.

Hinderer (n): Vighna (skt)—Chướng ngại— Barrier—Obstacle.

Hindo (jap): Poor way, a humble form used by a Buddhist monk—Hình thức khiêm nhường được một vị Tăng Phật giáo tự gọi—See Bần Đạo. Hindrance (n): Avarana or Nìvarana or Varana (skt)—Triền Cái—Obstacles—See Chướng Ngại. Hindrances of the affairs of life: Sinh Chướng.

Hindrances of affliction: Klesavarana (skt)— Hoặc chướng—Affliction obstacles—See Phiền Não Chướng.

Hindrance-At-All-Time Spirit: Thường Tùy Ma—See Chướng Ngại Thần. Hindrances to deliverance: Vimukti-avarana (skt)—See Giải Thoát Chướng. Hindrance of the delusive passions to entry into truth: Obstruction of the delusive passions to entry into truth—Hoặc chướng. Hindrance of desire: Vaga-avarana (skt)—Ragaavarana (skt)— See Tham Dục Cái. Hindrance of no desire to act: See Bất Dục Hành Chướng.

Hindrance due to discrimination: Phân Biệt Chướng—Chướng ngại nảy sinh do sự phân biệt.

Hindrance of dullness: See Ám Chướng. Hindrance of erroneous behavior: Tà Hành

Chướng—Chướng ngại khởi lên do hành vi tà ác.

Hindrance of formless preparatory practices: See Vô Tướng Gia Hạnh Chướng.

Hindrances of no friendly or competent preceptor: Phát Chướng.

Hindrances of grasping: Holding on to the reality of self and things—See Chấp Chướng. Hindrance of ignorance: Ám Chướng—Chướng ngại của sự ngu độn (chỉ tụng mà không biết nghĩa, hay chỉ tọa thiền mà không biết tọa thiền để làm gì).

Hindrance of illusive passions: Disturbing hindrances—See Hoặc Chướng. Hindrance of ill-will: Vyapada (p)—Sân hận

Triền Cái.

Hindrances and impediments: Khúc mắc. Hindrance of impurity: Klesavarana (skt)— Hindrance by impurity—See Bất Tịnh Chướng. Hindrances of karma: Hindrances of past karma—See Nghiệp Chướng.

Hindrances of karma caused in previous lives: Hindrances of past karma—See Nghiệp Chướng.

Hindrance of knowledge: Jneyavarana (skt)— Cognitive obscuration—Hindrance by one’s own knowledge—The intellectual hindrance—See Sở Tri Chướng.

Hindrance to liberation: Vimukti-avarana

(skt)—See Giải Thoát Chướng.

Hindrance of one’s own knowledge:

Jneyavarana (skt)—The barrier of the known, arising from regarding the seeming as real—Sự chướng ngại của những cái đã biết, khởi lên từ việc xem những cái như là làm chân lý—See Sở Tri Chướng.

Hindrances of partial knowledge: Sở tri

Chướng.

Hindrance of passions: Klesavarana (skt)— Afflictive hindrance—Phiền não chướng—See Sự Chướng.

Hindrances of the passions to entry into nirvana such as desire: See Sự Chướng. Hindrances of passion-nature: Phiền Não Chướng—See Sự Chướng. Hindrances of past karma: Karmavarana (skt)— See Nghiệp Chướng.

Hindrances of phenomena: Hindrances of passions—See Sự Chướng. Hindrances of retribution: Hinderers caused by the retributions—See Báo chướng. Hindrance of sceptical doubt: Vicikiccha (p)— Nghi Triền Cái.

Hindrance of sensuality (sensual desire): Kamacchanda (p)—Tham Dục Triền Cái. Hindrance of sinful behavior: Hindrance of harmful behavior—See Tội Chướng.

Hindrance of sloth: Hindrance by torporlanguor—See Thụy Miên Cái. Hindrance of sloth and torpor: Thina-middha (p)—Hôn Trầm Thụy Miên.

Hindrance Spirit: Chướng Ngại Thần. Hindrances to spiritual progress that hinder the mind: Papanca (p)—Prapanca (skt)—See

Tiến Bộ Tinh Thần Chướng.

Hindrances of taking the seeming for the real:

See Dị Sanh Tánh Chướng.

Hindrance by torpor and lack of vigor: Styanamiddha-avarana (skt)—Thina-middha-avarana (p)—Hindrance by torpor-languor—See Thụy

Miên Cái.

Hindrance to truth: Such as false doctrine—See Lý Chướng.

Hindrances of women: Chướng ngại của nữ nhân—See Nữ Nhân Chướng.

Hindrance of worldly wisdom: Jneyavarana (skt)—Trở ngại của tri thức—Hindrance of knowledge—Cognitive obscuration—See Sở Tri Chướng.

Hindrance of worry and flurry: Uddhaccakukkucca (p)—Trạo Cử Hối Quá Triền Cái.

Hindu religion: Hinduism—See Ấn Độ Giáo.

Hinduism (n): Hindu religion—See Ấn Độ Giáo. Hindukush (skt): Thông Lãnh Sơn—Name of a mountain in north India.

Hinga (p): Name of one of one hundred pratyekabuddhas who lived a long period of time on Mount Isigili—Một trong một trăm vị Phật Độc Giác sống một thời gian rất dài trên núi Isigili.

Hingu (p): See Hinga.

Hingula (skt): Mẫn Câu Ly—Nước Cao Ly (người Ấn Độ gọi nước Cao Ly là Hingula, phiên theo âm Hán là Mẫn Câu Lý)—Korea. Hi-Niku-Kotsu-Zui (jap): Bì Nhục Cốt Tủy—See Bồ Đề Đạt Ma Bì Nhục Cốt Tủy.

Hinju (jap): Tân Chủ—Khách và chủ—Members and leaders—See Động Sơn Tân Chủ Cú. Hinko (jap): Rising the torch, the ritual action of starting the cremation fire at a funeral service. Today, the “hinko” is a symbolic gesture performed during the service. The Buddhist monk leading the funeral service symbolically lights the cremation fire with a torch. In practice, the term sometimes refers to the final words addressed to the deceased by the officiant at the funeral. “Hinko” is performed as one of the nine ritual actions comprising the funeral services for an abbot or other prominent member of the monastic community—Nâng đuốc cao lên, nghi thức để bắt đầu hỏa táng tại tang lễ. Ngày nay, “hinko” chỉ là một dáng điệu tượng trưng được cử hành trong lúc hành lễ. Vị Tăng Phật giáo hướng dẫn tang lễ đốt đèn một cách biểu trưng cho ngọn đuốc trong lễ trà tỳ của tang lễ. Trong thực tế, thuật ngữ thỉnh thoảng chỉ những lời cuối cùng được một vị chủ tế nói cho người quá cố trong tang lễ. “Hinko” được cử hành như một trong chín nghi thức trong một tang lễ của một vị trụ trì hay thành viên nổi trội của cộng đồng Tăng già.

Hino (jap): Vùng Nhật Dã (Nhật Bản).

Hinpotsu (jap):

  1. Taking hold of the whisk, a formal sermon given by a master from the high seat. The name derives from the first action taken by the master after assuming his place on the high seat, which is to take hold of the hossu or whisk, a symbol of the master’s authority to teach Dharma. According to Zen monastic codes, the abbot or another senior officer serving the monastery was obliged to give a “hinpotsu” sermon four times each year, on the opening and closing days of the summer and winter retreats. In Zen corpus, collections of hinpotsu sermons represent a genre in Zen literature—Cầm phất trần trong tay, có nghĩa là một thời pháp chính thức của vị Thiền sư trên Pháp tòa. Tên được lấy từ hành động đầu tiên của một vị thiền sư trước khi thăng tòa thuyết pháp thì trước tiên ngài cầm lấy cây phất trần trong tay, một biểu tượng của quyền được dạy Pháp. Theo luật Thiền viện, vị trụ trì hay một vị Tăng cao tuổi hạ khác trong tự viện bắt buộc phải thăng tòa thuyết pháp bốn lần trong năm, trong những ngày khai mạc và bế mạc an cư mùa hè và an cư mùa đông. Trong Pháp điển Thiền, những bài thuyết giảng “hinpotsu sermons” tiêu biểu trong văn học Thiền.
  2. A qualifying exam—Cuộc thi sát hạch khả năng (để chọn ra một vị Viện chủ tại các Thiền viện ở Nhật Bản): In the Gozan system of Zen temples in medieval period in Japan (1185-1600), “hinpotsu” came to refer to a qualifying exam undertaken by monks who wished to advance to the highest level of seniority. Senior monks were required to pass the “hinpotsu” exam before they qualified to serve as abbot at a major temple or monastery. The exam was held on a yearly basis, when senior monks would take the high seat in place of the abbot and engage in an exchange of Zen questions and answers with younger monks. If an individual’s performance was deemed acceptable by the abbot, the monk would receive a “hinpotsu” certificate—Trong hệ thống Ngũ Sơn dưới thời trung cổ của Nhật Bản, “hinpotsu sermons” chỉ một bài khảo hạch khả năng mà chư Tăng Ni phải thi nếu muốn thăng tiến đến vị trí cao nhất trong thâm niên tuổi hạ. Những vị Tăng cao tuổi hạ bắt buộc phải đậu kỳ thi khảo hạch này trước khi họ có đủ tư cách để phục vụ như một vị trụ trì tại một tự viện chính. Kỳ thi được tổ chức mỗi năm một lần, khi đó những vị Tăng cao tuổi hạ sẽ lên Pháp tòa để trao đổi những câu hỏi đáp về Thiền với những vị Tăng trẻ tuổi. Nếu cách trình

bày của một cá nhân được cho là chấp nhận được bởi vị trụ trì, thì vị Tăng ấy sẽ nhận được một giấy chứng nhận đã đậu kỳ thi. Hint (v): Nói gièm—Ám chỉ—To refer to—To imply—To implicit.

Hirakawa, Akira (1915 – ): Name of an influential Japanese scholar of Buddhism, best known for his encyclopedic studies of Indian Buddhism and Vinaya literature. These include Bukkyo Kenkyu no shmondai (1987) and A History of Indian Buddhism: From Sakyamuni to Mahayana (1990)—Tên của một học giả Phật giáo nổi tiếng người Nhật, nổi tiếng nhất là bộ Bách Khoa Phật Học Ấn Độ và Văn Chương Giới Luật. Những bộ sách này bao gồm bộ Bukkyo Kenkyu no shmondai, xuất bản năm 1987, và cuốn Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ: Từ Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Phật Giáo Đai Thừa, xuất bản năm 1990.

Hiraavati (p): Nairanjana (skt)—Neranjara (p)— Ni Liên Thiền Na—Golden River—Ni Liên Thiền—See Thân Hà.

Hiranyapani (skt): Bảo Thủ Tỳ Kheo—Name of a bhiksu in India.

Hiranyavati (skt): Ajiravati (skt)—Hữu kim—A ly la bạt đề—Thi Lại Nã Phạt Để—Nairanjana River—See Thân Hà.

Hiri (p): The treasure of moral shame—See Tàm

Tài.

Hirima-ottapi (p): A sense of shame and fear of evil deeds—Biết hổ thẹn và kinh vì tội lỗi.

Hiri-ottappa (skt): Conscience—Inner conscience—See Lương Tâm.

Hiri-sutta (p): Sutra on conscience, Samyutta nikaya I.18—Kinh Lương Tâm (biết hổ thẹn những gì cần hổ thẹn), trong Tương Ưng Bộ I.18. Hirosawa-ryu (jap): Phái Hoằng Xích (Phật Giáo Nhật Bản).

Hiru (skt): Lợi Ích Đại Thần—Name of a deva. Hishin (jap): Phi Thân, không phải thân, mà là tâm hay tinh thần—Non-body, i.e., mind or spirit. Hishiryô (jap): 1) Without thinking: See Phi Suy Tưởng; 2) Get rid of wrong thoughts: See Phi Tư Lượng.

Hiso-Hihiso-Sho-Jo (jap): Balance in transcendence of thinking and not-thinking— Heaven of the Station of Neither Thought nor Non-Thought—Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định—See Tứ Vô Sắc Định.

Hisohihisoten (jap): A Japanese Buddhist term for “Heaven of the Station of Neither Thought nor Non-Thought.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Phi tưởng phi phi tưởng Thiên.” Hisohizoku (jap): Phi Tăng phi tục.

Historic Buddha Sakyamuni: The historic Buddha Sakyamuni, who through his perfect enlightenment relaized in himself the truth of the Unified Three Treasures—Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni, người đã thể hiện nơi chính mình sự thật của Nhất Thể Tam Bảo qua sự thành tựu viên mãn của Ngài—See Thích Ca Mâu Ni

Phật.

Historical materialism: Duy vật sử quan.

Historical record: Sử ký (văn bản ghi chép sử).

Historical records: Những văn kiện lịch sử.

Historicity (n): Lịch sử tính.

History of Buddhism: Lịch sử Phật giáo.

Hit the mark every time: Bách phát bách trúng.

Hit another person: To commit an Expression of Regret Offence—Đánh người khác là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối). Hita (p & skt): Lợi lộc—Gain—Profit—Benfit— Advantage—Profitable—Beneficial—Interest .

Hita-citta (skt): Tâm Lợi Ích—See Lợi Ích Tâm.

Hitadhyasayin (p): See Lợi Ích Tâm.

Hita-sutta (skt): Sutra on benefits, in the Anguttara nikaya V.20—Kinh Phúc Lợi, trong Tăng Nhất A Hàm V.20.

Hiten (jap): Asura (skt)—Anti-gods (opponent of the gods)—Demons—Phi Thiên. Hittoku-Zekyo (jap): Decisively getting this sutra—Tất Đắc Thị Kinh.

H. Kern: H Kern was one of the great Buddhist scholars in the nineteenth century. His first work was an edition of the Jatakamala of Aryasura (Vol. I., H.O.S. 1891), a Sanskrit counterpart of the Pali Jatakas. His edition of the Saddharmapundarika (1908) and its translation threw abundant light on the Mahayana, and made the study of the religious aspects of Mahayana Buddhism easier. His famous manual of Indian Buddhism, or the Encyclopedia for Indo-Aryan Research, was published in 1896. It gave for the first time a complete, systematic and concise survey of the long history of Buddhism. Even to this day, it remains a valuable book of reference for students of Buddhism, His other monumental work, Histoire du Buddhisme dans l’Inde in two volumes (1901-1903), gives a detailed account of the life of the Buddha, the Dharma, and the Sangha. It also contains a valuable history of the Buddhist Councils and later developments of various schools and sects—Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. tác phẩm đầu tiên của ông là bộ Túc Sanh Chuyện (năm 1891), một ban tương đương bằng tiếng Phạn của bộ Túc Sanh Chuyện bằng tiếng Pali. Việc ông cho xuất bản bộ Diệu Pháp Liên Hoa vào năm 1908 và bản dịch cuốn này đã soi sáng rất nhiều giáo pháp Đại Thừa và tạo dễ dàng cho việc nghiên cứu các khía cạnh tôn giáo của Phật giáo Đại Thừa. Cuốn Giáo Khoa về Phật Giáo Ấn Độ nổi tiếng của ông, hay Bách khoa dùng cho việc nghiên cứu Ấn Độ, được xuất bản vào năm 1896. Lần đầu tiên đây là cuốn sách cho chung ta một cái nhìn khái quát khá đầy đủ, súc tích và có hệ thống về lịch sử lâu dài của Phật giáo. Mãi đến nay, sách này vẫn còn là cuốn sách tham khảo có giá trị cho các sinh viên học về Phật giáo. Một tác phẩm vĩ đại của ông là quyển Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ được viết thành 2 tập từ năm 1901 đến năm 1903, mô tả chi tiết về cuộc đời Đức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn. Sách cũng có phần nói về lịch sử các Đại Hội Kết Tập Kinh Điển và sự phát triển về sau này của các tông phái khác nhau. (jap):

  1. A Japanese Buddhist term for “Dharma”—

Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là

“Pháp.”

  1. A shout: Katsu (jap)—See Tiếng Hét.
  2. A wooden gong in the shape of a long fish with a pearl in its mouth used in Zen monasteries. In some cases, the “hô” may have the shape of a dragon head on a fish body. In modern Zen monasteries, the “hô” hangs outside the dining hall or monks’ hall (sodô). It is sounded by striking it with a wooden stick and is used to announce meal times in a Zen monastery. In former periods, the hô was known as the “mokugyo”

(literally, “wooden fish”). For this reason, it is sometimes still called “mokugyo” today, although that term generally refers to a distinct instrument used during Buddhist ritual services—Một cái mõ bằng gỗ có hình con cá với một hạt trai trong miệng được dùng trong các Thiền viện. Trong vài trường hợp, ngư bản được treo ben ngoài phòng ăn hay Tăng đường. Nó được đánh lên bằng cách gõ vào nó với một cái dùi cũng bằng gỗ, để báo cho Tăng Ni chúng giờ thọ thực trong Thiền viện. Trong những giai đoạn trước đây, ngư bản được biết đến như moc ngư. Vì lý do này mà thỉnh thoảng người ta còn gọi nó là mộc ngư, dầu thuật ngữ thường chỉ một dụng cụ riêng biệt được dùng trong các nghi thức Phật giáo—See Mộc Ngư.

Hoa Hao Buddhism: Phật Giáo Hòa Hảo—HoaHao Buddhism was originated from South Vietnam, founded in 1939 by Prophet Huynh Phu So—Phật Giáo Hòa Hảo bắt nguồn từ miền Nam Việt Nam, được Đức Ngài Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939.

Hoard of acquired wealth: Của cải tích lũy. Hobble (v): Đi khập khiễng—To limp—To cripple along.

Hôben (jap): Upaya-kausalya (skt)—Upaya- kosallam (p)—Expedient method implies strategically correct—Skilful means—Skills in means to progress—See Phương Tiện Thiện Xảo. Hoben-Uyo-Do (jap): Land of remainder—See Phương Tiện Hữu Dư Độ. Hobodan-gyô (jap): Fa-pao T’an-ching—See

Pháp Bảo Đàn Kinh.

Hôbô-Kokumon (jap): Pao-feng K’o-wen—See Bảo Phong Khắc Vân.

Hodge-podge of food: Tạp Thực—Đồ ăn tạp nhạp—A heterogeneous mixture of foods. Hô-e (jap): Dharma clothing—Pháp Y—See Cà Sa.

Ho-Eki (jap): See Dharma-benevolence. Hofuku Juten (jap): Pao-fu Ts’ung-chan—Baofu Congzhan—See Bảo Phước Tòng Triển Thiền Sư. Hôgen Bin’eki (jap): Fa-yen-Wên-i—Fayen Wenyi—See Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư. Hôgen Buneki (jap): Dosen-Bin’eki (jap)—See Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư. Hôgen Bunki (jap): See Văn Ích Pháp Nhãn

Thiền Sư.

Hô-gen school: Ho-gen-shu (jap)—See Pháp Nhãn Tông.

Hogen shu (jap): The Fa-Yen Sect—See Pháp Nhãn Tông.

Hôge-so (jap): Freed renunciate monk—See Giải Thoát Tăng.

Hô-go (jap): Calligraphy containing a word or phrase of Buddhist preaching—See Pháp Ngữ. Hogu-Hokkai (jap): See Four directions and four corners.

Hoguk pulgyo (kor): Nhà nước bảo vệ Phật giáo—A Korean term for “state-protection Buddhism,” that first developed during the “Three Kingdoms” period in Korea (from late fourth century to 668). As in Japan, Korean Buddhism was associated with magical practices, and Buddhist monks commonly chanted texts and performed ceremonies for the protection of the country. The rulers in turn sponsored the building of temples and the support of monks, in the belief that the merit derived from such activities would lead to security and prosperity—Thuật ngữ Triều Tiên dùng để chỉ “Nhà nước bảo vệ Phật giáo,” đầu tiên được phát triển dưới thời “Ba Vương Quốc” vào cuối thế kỷ thứ 4 đến đầu thế kỷ thứ 7. Cũng như tại Nhật, Phật giáo Triều Tiên liên hệ tới những tu tập huyễn thuật, và các Tăng sĩ thường trì tụng kinh văn và thực hành nghi lễ nhằm bảo vệ xứ sở. Những nhà cai trị đáp lại bằng cách xây dựng chùa tháp và bảo trợ chư Tăng, tin tưởng rằng những công đức có được từ những hành động này sẽ đưa đến sự an ninh thịnh vượng cho đất nước.

Hogyo (jap): Dharma action—Practice based on dharma, i.e., the practice of the Zen sects—See Pháp Hành.

Hoho Isho (jap): Pao-fêng Wei-chao—Baofeng Weizhao—See Bảo Phong Duy Chiếu Thiền Sư. Hoi (jap): Alternative pronunciation for “Hatsui,” a designated place where one eats one’s meals in a Zen monastery. In Japanese Sôtô monasteries, monks and nuns eat, sleep, and sit in meditation, at the same time spot in the monks’ hall. In Rinzai and Obaku monasteries, there is generally a separate dining hall. In either case, assigned places are determined by length of practice and rank—Các phát âm khác của thuật ngữ “Hatsui,” có nghĩa là một nơi đã được quy định để người ta thọ thực trong Thiền viện. Trong các Thiền viện Tào Động tông, chư Tăng Ni ăn, ngủ, và tọa thiền tại cùng một địa điểm trong Tăng đường. Trong các Thiền viện Lâm Tế và Hoàng Bá, có những phong ăn riêng. Trong cả hai trường hợp, nơi chỉ định để thọ thực được quyết định tùy theo thâm niên tu tập và thứ bậc trong tự viện.

Hôji (jap): Literally meaning “Dharma matter,” the term was originally for any Buddhist ritual observance. It now refers specifically to memorial services offered for deceased family members— Nghĩa đen là “Pháp sự,” thuật ngữ đầu tiên dùng để chỉ bất cứ sự hành trì nghi lễ Phật giáo nào. Bây giờ thì nó đặc biệt dùng để chỉ lễ tưởng niệm cho một thành viên quá cố.

Hôji-Bunkin (jap): Paotzu-Wenchin—See Báo Từ Văn Khâm Thiền Sư.

Hôji Gyogon (jap): Pao-ts’u Hsing-yen—Baoci Xingyan—See Báo Từ Hành Ngôn Thiền Sư.

Hôji Zazen (jap): See Afternoon session of zazen. Hoji Zenji (635-702): Zen master Fa-ch’ih—See Pháp Trì Thiền Sư.

Hôjô (jap):

  1. Mười thước vuông (một thước ngày xưa dài khoản 0,32 mét): Ten-foot square.
  2. Lễ phóng sanh: A Japanese Buddhist term for “Ceremony of releasing trapped animals.” Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Lễ phóng sanh.”—See Lễ Phóng Sanh.
  3. The term “Hojo” is used to indicate the cell of the elder monk of a Buddhist monastery: Thuật ngữ “Hojo” chỉ phòng của vị sư trưởng lão trong một ngôi chùa Phật giáo.
  4. The expression is also used to indicate the cell of the legendary Buddhist saint

Vimalakirti, who is said to have attained the degree of enlightenment of a Buddha as a layman: Thuật ngữ cũng được dùng để chỉ phòng của vị thánh huyền thoại tên Duy Ma Cật, một cư sĩ tại gia đã đạt được mức độ giác ngộ của một vị Phật.

  1. The abbot of a Buddhist monastery: Viện trưởng một tự viện Phật giáo.
  2. An honorific title of the elder monk in a Zen monastery: Danh hiệu tôn vinh đối với vị sư trưởng lão trong một thiền viện.

Hôjô Regents: The Hôjô family was a samurai clan that governed Japan as regents (shikken) to the Shôgun during the Kamakura period (11851333). They were very able patrons of Zen Buddhism, beginning with Tokiyori (1227-1263), the fifth regent. The Hôjô helped to establish Zen as an independent school in Japan. They invited prominent Chinese Zen masters to visit and settle in Japan, built many large monasteries in Kumakara and Kyoto, and began the Five

Mountains (Gozan) system of officially sponsored

Zen temples throughout the country—Quan Nhiếp Chính (shikken) Hôjô, gia đình Hôjô là một bộ tộc chiến sĩ đã cai trị Nhật Bản như những Nhiếp Chính cho những Tướng Quân dưới thời Thương Liêm. Họ là những người bảo trợ rất đắc lực cho Thiền Phật giáo, bắt đầu từ thời quan Nhiếp Chính thứ năm, Tokiyori. Gia đình Hôjô đã giúp thiết lập Thiền như một trường phái độc lập ở Nhật. Họ đã cho thỉnh những vị Thiền sư Trung Hoa nổi trội đến thăm viếng và định cư lại Nhật Bản, xây dựng nhiều ngôi tự viện lớn tại vùng Thương Liêm và Đông Đô, bắt đầu chính thức bảo cho những Thiền viện cho hệ thống Ngũ Sơn trên khắp đất nước Nhật Bản.

Hôjô Sadatoki (1271-1311): The seventh Hôjô Regent; he showed an interest in Zen both as a form of personal religious practice and a cultural resource. He practiced Zen meditation under the guidance of the Chinese master I-shan I-ning (1247-1317) and invited the Chinese Sôtô master Tung-ming Hui-jih (1272-1340) to come to Japan to serve as abbot at several of the major monasteries in Kamakura. Sadatoki became closely involved in issues of monastic discipline, issuing a list of regulations for Zen monasteries in 1294. He also oversaw the first introduction of the Gozan system (Five Mountains) of officially sponsored Zen temples. He took the tonsure, shaving the head at ordination as an indication of the break from ordinary secular life and dedication to monastic practice in 1301, but he continued to govern from retirement until his death in 1311—Quan Nhiếp Chính thứ bảy của dòng họ Hôjô; ông ta tỏ ra là người có có hứng thú với Thiền về việc tu tập tôn giáo cá nhân và về cả phương sách văn hóa. Ông tu tập dưới sự hướng dẫn của mot vị Thiền sư Trung Hoa tên Nhất Sơn Nhất Ninh và lại thỉnh vị Thiền sư Tào Động tên

Đông Minh Huệ Tịch đến Nhật Bản đến Nhật để nhậm chức trụ trì tại một số ngôi tự viện lớn tại vùng Thương Liêm. Sadatoki liên hệ mật thiết với việc ban bố thanh quy tự viện, ông đưa ra một danh sách những quy luật về Thiền viện vào năm 1294. Ông cũng giám thị việc giới thiệu hệ thống Ngũ Sơn chính thức bảo trợ các Thiền viện. Ông đã xuất gia, cạo tóc va thọ giới như một dấu chỉ tuyệt giao với đời sống phàm tục và hiến mình cho việc tu tập trong tự viện vào năm 1301, nhưng ông vẫn tiếp tục quyền cai trị trong khi sống ẩn dật cho đến khi ông mất vào năm 1311. Hôjôshi (jap): Dòng họ Bắc Điều Thị (Nhật Bản). Hôjô-Tokimune (1251-1284): The sixth Hôjô Regent, and son of Tokiyori. Tokimune became patron of Zen only late in his life; in his early years he was a supporter of the Ritsu sect. Like his father, he not only acted as patron, he also practiced Zen meditation. Tokimune was in power during the period of the Mongol invasions, and he built the Zen monastery Engaku-ji as a memorial for the Japanese warriors who died in battle against the invaders. He died suddenly at age of thirty-four. On the day of his death, he had taken the tonsure and become a Zen monk—Quan Nhiếp Chánh Hôjô đời thứ sáu (Phái Bắc Điều Thời Tông, Phật giáo Nhật Bản), con trai của Tokiyori. Tokimune trở thành người bảo trơ Thiền rất trể; trong những năm đầu ông là người bảo trợ cho trường phái Luật Tông. Cũng giống như cha mình, ông chẳng những là người bảo trợ, mà còn là người tu tập Thiền. Tokimune nắm quyền trong giai đoạn quân Mông Co đang xâm chiếm Nhật Bản, ông cho xây dựng ngôi Viên Giác Tự để tưởng niệm những chiến sĩ đã chết trong trận chiến chống lại quân xâm lược. Ông mất một cách thình lình ở tuổi 34. Vào ngày ông mất, ông đã thí phát và trở thành một vị Tăng.

Hôjô Tokiyori (1227-1263): The fifth of the Hôjô Regents who governed during the Kamakura period (1185-1333). Tokiyori not only patronized Zen masters and temples, he understood the serious practice of seated meditation and of relugar exchanges with a Zen master (mondô). He assumed the office of regent in 1246, the same year that the prominent Chinese Zen master Lanch’i Tao-lung (1213-1278) immigrated to Japan. The two men met in 1249, and Tokiyori immediately became the monk’s patron. He first established Lan-ch’i as the head monk at Jôrakuji, which he converted to a Zen temple for the master. Tokiyori then began the construction of Kenchô-ji, the first full-scale on the Sung Chinese style. Tokiyori invited Lan-ch’i to serve as the founding abbot. Tokiyori also practiced Zen under the instruction of the Chinese master Wu-an P’uning (1197-1276), who granted the regent formal inka (official certification that a student has attained the same insight into the Dharma as the master) and a Dharma robe as a symbol of the transmission—Quan Nhiếp Chánh Hôjô đời thứ năm trong thời Thương Liêm. Tokiyori chẳng những là người bảo trợ các Thiền sư và tự viện, mà ông còn thông hiểu những phương cách tu tập nghiêm chỉnh trong thiền tọa và thường xuyên có những trao đổi Vấn Đáp với một vị Thiền sư. Ông nhậm chức Nhiếp Chánh vào năm 1246, cùng năm với Thiền sư nổi tiếng Trung Hoa là Lan Khê Đạo Long di cư sang Nhật. Hai người gặp nhau năm 1249, và ngay sau đó Tokiyori đã trở thành người bảo trợ cho vị Tăng này. Trước tiên ông đặt Lan Khê vào chức vụ trụ trì tại Viên Giác Tự, ngôi tự viện mà ông cải biến lại thành Thiền viện cho vị Tăng này. Rồi Tokiyori bắt đầu xây dựng Kiến Trường Tự, ngôi tự viện đầu tiên hoàn toàn theo lối kiến trúc kiểu nhà Tống bên Trung Hoa. Tokiyori thỉnh Lan Khê làm vị trụ trì khai sơn cho ngôi tự viện này. Tokiyori cũng tu tập Thiền dước sự chỉ giáo của Thiền sư Trung Hoa tên Ngột Am Phổ Ninh, người đã ấn chứng và truyền y bát cho Tokiyori.

Hôju Enshô (jap): Pao-shou Yen-chao—Baoshou Yanzhao Zhenzhou—See Bảo Thọ Diên Chiểu Trấn Châu Thiền Sư.

Hokekyô (jap): See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hokekyogisho (jap): Pháp Hoa Kinh Nghĩa Sớ— See Hokkyo.

Hôki (jap): Vessel of the Dharma, the term refers to a Zen practitioner who is capable of attaining enlightenment and is worthy to transmit the Dharma—Thuật ngữ chỉ một người tu tập Thiền có khả năng đạt được giác ngộ và đáng được truyền Pháp—See Pháp Khí. Hokkai (jap): Dharma realm—See Pháp Giới Hokkaiji (jap): Chùa Pháp Giới (Nhật Bản). Hokkai Jôin (jap): The cosmic mudra, the body and hand position generally assumed during periods of Zen meditation. One forms the Hokkai jôin by first crossingthe legs either in the lotus of half-lotus position, with the left foot resting on the right thigh. The right hand rests on the left foot, palm facing up. The left hand rests on the right hand, with the tips of the thumbs lightly touching—Vũ trụ ấn, vị thế của thân và tay trong thời Thiền tập. Hành giả tạo thế “Hokkai jôin” bằng cách trước tiên ngồi chéo đôi bàn chân trong tư thế liên hoa, với chân trái nằm trên đùi phải. Bàn tay phải đặt lên trên bàn chân phải, lòng bàn tay hướng lên trên. Bàn tay trái đặt lên trên bàn tay phải, với hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau.

Hokke (jap): Dharma-flower—Pháp Hoa—

Saddharma Pundarika Sutra. Hokkekyô (jap): Hokekyô (jap)—Saddharmapundarika-Sutra (skt)—Wonderful Law Lotus Flower—The Lotus of the True Law—An alternative pronunciation for Hokekyô—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Hokkeshu (jap): A Japanese Buddhist term for “The Lotus Sect.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Tông Pháp Hoa.”—See Pháp Hoa Tông.

Hokke-Zammai (jap): Fahua-Sanmei—Pháp Hoa Tam Muội—Saddharma-pundarika-samadhi.

Hokki (jap): See Hôki.

Hokkiemetsuzai-no-Tera (jap): Chùa Pháp Hoa

Diệt Tội.

Hokku (jap): Sometimes pronounced “hôku,” a term meaning “Dharma drum,” a drum used during Buddhist services. The Hokku found in Sôtô and Rinzai temples is one of two large drums (taiko) found in the Dharma hall (hattô). The hokku sits in the northeast corner of the hall, while the saku, the “tea drum” used to call monks to tea, sits in the northwest corner. They rest horizontally on wooden platforms and both ends may be played using two wooden sticks. The hokku is sounded at large assemblies of the monastic community, including such occasions as the abbot taking the high seat to give formal sermon (jôdô), the small evening assembly (shôsan), and informal sermons (fusetsu), and so on. The hokku found in Obaku temples is somewhat different in style and usage. Instead of resting horizontally, it sits vertically in a wooden frame, with only one surface for playing. It is used regularly at both morning and evening services— Thỉnh thoảng được phát âm là “hôku,” thuật ngữ có nghĩa là “Pháp Cổ,” một loại trống được sử dụng trong các nghi thức lễ hội Phật giáo. Trống “Hokku” được tìm thấy trong các tông phái Tào Động và Lâm Tế là một trong hai loại trống lớn trong Pháp đường. Trống “Hokku” được đặt ở góc đông bắc của Pháp đường, trong khi trống “saku” hay còn gọi là “trống trà,” trống để gọi chư Tăng đến uống trà, được đặt tại góc tây bắc. Chúng được đặt trên những cái giá bằng gỗ theo chiều ngang và được gióng lên bằng những cái dùi bằng cây. Trống “Hokku” được đánh lên để triệu tập những cuộc hội họp lớn trong cong đồng Tăng già, bao gồm buổi thăng tòa thuyết pháp của trụ trì, những cuộc tập họp nhỏ vào buổi tối và những buổi thuyết pháp không chính thức, vân vân. Trống “Hokku” của tông Hoàng Bá có kiểu dáng và cách sử dụng khác. Thay vì nằm ngang trên giá gỗ, thì nó lại nằm thẳng đứng trong khung gỗ, với chỉ đánh được một mặt mà thôi. Nó được dùng trong các thời công phu sáng và tối.

Hokkukyo (jap): Pháp Cú Kinh—See Sutra of Dharma-phrases.

Hokku poem: Bài cú—See Haiku.

Hokkyo (jap): Saddharma Pundarika Sutra (skt)— The Lotus Sutra—The wonderful law of truth— See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Hokkyozammai (jap): Bảo Kính Tam Muội— Song of Jewel-Mirror, written by Zen master Tung-shan Liang-chieh in the ninth century.

Hôko (jap): Vaipulya (skt)—Extensions (of Buddhist philosophy)—Square and wide—See Phương Quảng.

Hôko-ji (jap): See Phương Quảng Tự. Hô Koji (740-803): Hokoji (jap)—Houn (jap)— P’ang Yun—Pangyun—See Long Uẩn Thiền Sư.

Hôkoji-goroku (jap): P’ang-Yun Yulu (chi)— Bàng Uẩn Ngữ Lục—Records of lectures of P’ang-Yun—Records of teachings of P’ang-Yun. Hôkoji-ha (jap): See Phương Quảng Tự Phái. Hokufu (jap): Baofu—See Bảo Phước Tòng Triển Thiền Sư.

Hokuhon-Nehangyo (jap): Bắc Bản Niết Bàn Kinh—Kinh Niết Bàn—Parinirvana sutra.

Hokujiden (jap): Bắc Tự Tuyền (Nhật Bản).

Hokusan (jap): Bắc Sơn—See Mount North.

Hokushu (jap): Uttarakuru (skt)—Bắc Châu—See Bắc Câu Lư Châu.

Hokushu-zen (jap): Bei-tsung-ch’an (chi)—Thiền theo truyền thống Bắc Tông—Northern tradition Zen—See Bắc Tông.

Hôkyô (jap): Dharma-bridge—See Pháp Kiều. Hôkyô-ki (jap): See Thiên Đồng Như Tịnh Ngữ Lục.

Hôkyô-zanmai (jap): Samadhi of the guardian of the region—See Bảo Cảnh Tam Muội. Hold on to: To hold firmly or to insist firmly on anything—See Chấp Trì.

Hold (v) to: Bám víu—To cling to. Hold to anything: graha (skt)—Chấp trước hay nắm giữ vào sự vật.

Hold on blindly: Have taken a thing into one’s head—Chấp mê.

Hold one’s body upright: Keep one’s body erect—Giữ cho thân mình được ngay thẳng.

Hold one’s breath: Nín thở. Hold (v) to the concept of the reality of the ego: Atma-graha (skt)—See Ngã Chấp.

Hold (v) deviant views: Mê tín tà đạo.

Hold (v) one’s ears: Bịt tai.

Hold (v) fast to something: To continue to believe in something—Nắm vững điều gì—Vững tin điều gì.

Hold (v) a feast: Làm tiệc.

Hold (v) firmly: Adana (skt)—Lagna-graha

(skt)—Receptacle—To insist firmly on anything— Giữ vào hay nắm vào không lay chuyển—See Chấp Trì.

Hold firmly to a one-sided interpretation: Thiên Chấp—Chấp về một phía.

Hold (v) to heterodox views or doctrines: Drstiparamarsa (skt)—Be obsessed with the sense of self—Bị ám ảnh vì một cái ngã.

Hold (v) a lecture on the Dharma: Give a

Dharma talk—Tổ chức thuyết pháp.

Hold (v) in the mouth: Hàm (ngậm trong miệng). Hold on (v): Graha (skt)—To snatch—To take by force Grasp—Maintain—Obstinate—Seize—

Chụp lấy—Đoạt lấy—See Thủ Trước. Hold on blindly: To have taken a thing into one’s head—Chấp mê.

Hold in memory: Trì niệm.

Hold (v) one’s mouth: Bịt miệng. Hold (v) one’s nose: Bịt mũi.

Hold (v) a prayer service: Làm lễ cầu nguyện.

Hold (v) a prayer services for the departed:

Làm lễ cầu nguyện cho người quá vãng.

Hold (v) a prayer service for someone: Làm lễ cầu nguyện cho ai.

Hold (v) a prayer service for world peace and the welfare of all beings: Làm lễ cầu nguyện cho thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.

Hold to or rely on the name of a Buddha: Trì danh.

Hold repentance before the image of the

Buddha: See Thủ Tướng Sám Hối. Hold (v) a service of worship: Làm lễ cúng dường.

Hold (v) a service of worship to the Triple Gem: Làm lễ cúng dường Tam Bảo. Hold (v) someone in high esteem (respect): To esteem—Tôn trọng ai hết mực.

Hold someone sacred: Regard someone as holy—Tôn thờ hay xem ai là linh thiêng.

Hold (v) on to: Grau (skt)—Grabh (skt)—Graha (skt)—Seize—Grasp—Maintain—Obstinate—See

Chấp.

Hold (v) one’s tongue: Giữ miệng.

Holder of the earth Bodhisattva: Dharanimdhara (skt)—Ruler of the earth Bodhisattva—Trì Địa Bồ Tát—See Trì Địa. Holder of the great waters: Năng Trì Phong luân, có khả năng trì đại thủy—See Tứ Luân.

Holder or protector of a vajra: Vajrapani (skt)—See Kim Cang Thủ Bồ Tát. Holder or ruler of the earth: Dharanimdhara(skt)—See Trì Địa.

Holder of the vajra: Vajrapani or Vajradhara (skt)—Kim cang thần hay Chấp Kim Cang

Thần—Protector of the Law—See Kim Cang

Thần.

Holder of water: The holder, which can hold the great waters—Năng trì phong luân, có khả năng cầm giữ đại thủy—See Tứ Luân.

Holding back and letting go: Hajo-Hogyo (jap)—Exercising restraint and behaving freely— See Bả Định Phóng Hành. Holding cause: Establishing cause—See Lập

Nhân.

Holding to the concept of the reality of the ego: Atmangraha(skt)—Chấp vào khái niệm của một cái ngã thật—See Ngã Chấp.

Holding to doubt: Nghi chấp.

Holding to the ego idea: Ngã Kiến Phiền Não.

Holding to the entire unreality: See Vo Kiến. Holding to the illusions of life as realities: See Thủ Tướng.

Holding the memory continually:

Satisambojjhanga (skt)—Niệm Giác Chi—

Recollection—See Thất Giác Chi. Holding precepts (Discipline): Moral conduct— Morality—Giới Ba La Mật: Trì giới.

Holding to the real existence of material things: Hữu kiến—Ý kiến cố chấp cho rằng vạn vật là thực hữu.

Holding on the reality of self and things: See Chấp Chướng.

Holding the root or fundamental: See Trì Bổn. Holding to things as realities: Chấp rằng sự vật là thật—See Pháp Chấp.

Holding to the view of permanence or immortality: The view that personality is permanent—Tà kiến cho rằng cái ngã trường tồn)—See Thường Kiến.

Holding to the view of total annihilation: Ucchedaditthi (p)—Ucchedadarsana (skt)— Annihilation-illusion or Annihilation-view— Nihilism—See Đoạn Kiến.

Holding to the view of permanence: Eternalism—Permanence—The view that holds personality as permanent—Holding to the view of immortality—See Thường Kiến.

Holiness (n): Thánh Đức.

Hollographic paradigm: Ảnh tượng.

Hollographic Universe: Vũ trụ như huyễn.

Hollow speech: Empty promises—Talk of goodness or giving, but they never carry out what they say—Miệng nói tốt, hoặc nói bố thí mà không bao giờ chịu thực hành, chỉ là những lời hứa trống rỗng.

Holy (a): Arya or Sadhu (skt)—Sacred—

Saintly—Bậc Thánh, thuộc về thần thánh.

Holy appearance: Saintly appearance—Thánh nghi.

Holy assembly: Sacred assembly—See Thánh

Chúng.

Holy canon: Holy scriptures—Sacred canon—

Thánh điển.

Holy conditions: Thánh Duyên—Aids to the holy life—Những điều kiện hay trợ lực giúp đưa đến cuộc sống Thánh Thiện.

Holy embryo: Sh’eng-t’ai (chi)—See Thánh Thai. Holy enlightenment: Enlightenment of the saints—Thánh minh—Sự giác ngộ của bậc Thánh.

Holy family: Thánh gia.

Holy fruit: Fruit of the saintly life—Thánh Quả— Holy fruition.

Holy fruition: Ariyaphalam (p)—See Thánh Quả. Holy ghost: Thánh thần—Holy spirit. Holy Grades of Lotus: Phẩm Liên Hoa—See Cửu Phẩm Liên Hoa.

Holy happiness: See Thánh Phúc. Holy honored one: Thánh Tôn—The Buddha—

Vị Thánh được tôn kính như Phật.

Holy image: Thánh Tượng—Sacred statue.

Holy jala: See Thánh Võng.

Holy king: Thánh vương. Holy Kuan-Yin: Arya-avalokitesvara (skt)— Thánh Quan Âm.

Holy land: Arya-desa (skt)—A Ly Đà Tề Xá— Land of the sage—Sacred land—See Thánh Phương.

Holy law: Law of the saints—See Thánh Pháp.

Holy lion: The Buddha—See Thánh Sư Tử.

Holy lion lord: Thánh chủ sư tử (Buddha).

Holy lord deva: Thánh chủ Thiên trung Thiên. Holy man: Genuine religious man—Bậc chân tu—Thánh nhân.

Holy mind: Thánh Tâm—The holy mind, that of Buddha—Tâm của bậc Thánh như tâm Phật.

Holy monk: See Thánh Tăng.

Holy mother: Sh’eng-Mu (chi)—See Thánh Mẫu. Holy multitude: All the saints, or sacred assembly—See Thánh Chúng. Holy nature: Saintivity—See Thánh Tính. Holy nature of self-nature: Nispatti-svabhava (skt)—Thánh Tánh Tự Tánh.

Holy nature apart from unenlightened nature: See Thánh Tánh Ly Sinh.

Holy offering: Thánh Cúng—Those made to the saints, especially to the Triratna. Holy One: Arya-pudgala (skt)—Saintly one—See

Bạc Già Phạm.

Holy Order: Đoàn thể Thánh thiện. Holy path: Thánh Đạo.

Holy Places of Buddhism: Sites visited by Buddhist Pilgrims—Những nơi động tâm của Phật giáo—See Tứ Động Tâm. Holy position: Thánh Vị—The holy life of Buddhists.

Holy practices: See Thánh Hành.

Holy principles: Sacred principles—Thánh Đế. Holy response: The response of the Buddha or saints—See Thánh Ứng.

Holy rsi: Thánh tiên.

Holy Scriptures: Holy canon—Sacred canon— Thánh Điển—Sacred Scriptures. Holy seed: Saintly seed—Saintly seed—See

Thánh Chủng.

Holy seeking: Ariya-pariyesa (p)—Noble seeking—See Thánh Cầu. Holy speech: Aryabhasa (skt)—Sacred speech— See Thánh Ngữ.

Holy statue of the Buddha: Thánh Tượng—Chỉ tượng của Đức Phật.

Holy tablet: Long vị.

Holy tablets of the Patriarchs: Bài vị của chư tổ.

Holy teaching: Sasanakaro (p)—See Thánh Giáo.

Holy truth: The sacred principles or dogmas— See Thánh Đế.

Holy water: Amrta (skt)—Duttsi (tib)—Tô Đà— Thánh Thủy—Wine of gods—See Cam Lộ. Holy way: Arya-marga (skt)—The saintly way— See Thánh Đạo.

Holy wisdom: Aryajnana (skt)—Supreme knowledge—Wisdom of Buddha—See Thánh Trí. Holy wisdom does not belong to the realm of words: See Thánh Trí Phi Ngôn Ngữ.

Holy wisdom of self-nature: Arya-jnanasvabhava (skt)—Thánh Trí Tự Tánh—Holy wisdom of Buddha nature. Holy womb: The womb of holiness—See Thánh

Thai.

Holy words: Words of a saint—Correct words of Buddhism—See Thánh Ngôn.

Homa (skt): Hỏa lò—See Hộ Ma. Homa or Fire heaven in the Southeast: Đông Nam với Trời Hộ Ma—See Hỏa Thiên (2).

Homage (n): Sự tôn kính. Homage to the Amitabha Buddha: Nam Mô A

Di Đà Phật.

Homage to the Bodhisattva Avalokitesvara:

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Homage to the Bodhisattva, Mahasattva of the Clear Cool Ground: Nam Mô Thanh Lương Địa

Bồ Tát Ma Ha Tát.

Homage to the Buddha: Nam Mô Phật.

Homage to the Enlightened Being, Cloud Canopy of Fragrance Bodhisattva,

Mahasattva: Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát.

Homage to the Triratna: Namo-ratnatrayaya (skt)—Nam Mô Tam Bảo (Quy Mệnh Tam Bảo hay về nương nơi Tam Bảo). Home of all Buddhas: Nhà của chư Phật (Pure Land).

Homeless monks: Vân Nạp—Roaming monks—

See Vân Chúng Thủy Chúng.

Homelessness: Anagariya (p)—Pabbajja (p)— Pravrajya (skt)—Renunciation—Không nhà—See Xuất Gia.

Home-market-temple: See Gia-Thị-Tự.

Home-sickness: Thân lý giác—Nhớ nhà. Homi-Shin (jap): Flavor of the Dharma soothing the soul—The taste of the Dharma lifting the spirit—See Pháp Vị Tư Thần. Homocentric (a): Lấy con người làm trung tâm. Homo sapiens: Người có khả năng nhận và phân biệt.

Homogeneity: Đồng tính—Đồng chủng—Đồng loại.

Homogeneous (a): Đồng tính—Đồng chủng—

Đồng loại.

Hômon (jap): Dharma-door—Dharma-gate—See

Pháp Môn.

Hômonji (jap): Chùa Bổn Môn (Nhật Bản). Homosexuality: having sexual intercouse with the same sex—See Đồng Tình Luyến Ái.

Homushi (jap): See Pháp Vụ Tư. Homu-Sojo (jap): Chức Pháp Vụ Tăng Chánh (Phật giáo Nhật Bản)—See Tăng Thống.

Hômyô (jap): Dharma name given to an individual upon taking the tonsure and becoming a monk or nun. The term also often denotes the posthumous Buddhist name granted to a lay person during Buddhist memorial services (hôji). The term hômyô is used less commonly than the related term Kaimyô—Phap danh của một vị được ban cho khi người ấy thí phát làm Tăng hay Ni.

Thuật ngữ cũng thường dùng để chỉ Pháp danh được ban cho một cư sĩ trong tang lễ của người ấy—See Pháp Danh.

Hondô (jap): The main hall at a Buddhist temple or monastery in which the main image (honzon) of a Buddha or Bodhisattva is enshrined. Morning and evening services are generally hell in the Hondô. At Zen temples, the Hondô is formally known as the Butsuden, or Buddha hall. At other Buddhist temples, it is often known as the kondô, or golden hall—Chánh điện trong một tự viện Phật giáo nơi đặt hình tượng của đức Phật hay Bồ Tát. Công phu sáng và tối thường được cử hành trong chánh điện. Tại các Thiền viện, chánh điện chính thức được biết đến như là Phật điện. Tại những ngôi chùa khác, chánh điện được gọi là Kim Sảnh.

Honei Ninyu (jap): Pao-ning-Jen-yung—See Bảo Ninh Nhân Dũng Thiền Sư.

Hônen (1133-1212): Sư Pháp Nhiên—Name of a Patriarch of Japanese “Pure Land”—See Pháp Nhiên Thượng Nhân.

Honenbo-Genku (jap): Honen (jap)—Full name of Honen-Shonin—Tên đầy đủ của đại sư Pháp Nhiên Nguyên Không—See Pháp Nhiên Thượng Nhân.

Honen-Shonin (jap): See Pháp Nhiên Thượng

Nhân.

Honest (a):

  1. Thành thật—Frank—Sincere—candit—Liêm khiết—Upright—Uncorrupted.
  2. Thiện lành: Bhadra or Kusala or Sadhu

(skt)—Good—Virtuous—Wholesome—

Lương thiện.

Honest effort: Tinh chuyên.

Honest man: True man—Chính nhân (người chính trực).

Honesty (n): Sự thành thật—Sincerity.

Honest effort: Tinh chuyên.

Hong Phuc Temple: Chùa Hồng Phúc—Name of a temple, located in Ba Đình district, Hanoi City, North Vietnam—Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Bắc Việt Nam.

Hongaku (jap): A Japanese term for “original awakening”—Original enlightenment or the innate Buddha-nature—See Bổn Giác. Honganji (jap): See Hồng Quang Tự.

Hongji-chan-shi (jap): Hoàng Tế Thiền Sư—A title given to Zen master Xing-Si-Qing-Yuan— Một danh hiệu của Thanh Nguyên Hành Tư Thiền Sư—See Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư. Hongo-Honken (jap): See View that essences are eternal.

Hongren (chi): Zen master Hung-Jen (601-674)— See Hoằng Nhẫn.

Hongyo (jap): Original practice or practice—Bổn Hành.

Hongzhi Zhengjue: Wanshi Shogaku (jap)— Hung-chih Chêng-chueh—See Hoằng Trí Chánh Giác Thiền Sư.

Honji (jap): Itivrtaka (skt)—Stories of past occurences—See Kinh Bổn Sự. Honji matsuji (jap): Chùa chi nhánh—See Branch temple.

Honji-Suijaku (jap): Bổn Tích—A Japanese Buddhist term for “The original Buddha or Bodhisattva and his varied manifestations for saving all beings, i.e. Kuan-Yin with thirty-three forms.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Bổn Địa Thùy Tích”—See Bổn Tích. Honkoji (jap): Chùa Bổn Hưng (Nhật Bản). Honko Zen master: Name of a Japanese Zen master—See Bổn Hưng Thiền Sư. Honmatsu (jap): Gốc và ngọn—Root and twigs— Root and branch—See Bổn Mạt.

Honnoji (jap): Chùa Bổn Năng (Nhật Bản).

Honor:

  1. (n): Yaso (p): Fame—Danh thơm hay vinh dự.
  2. (v): Arya (skt)—Vinh danh—Tôn—Tôn trọng. Honor all Buddhas: Lễ kỉnh chư Phật—Action in all Buddha-lands, honoring all Buddhas. Enlightening Beings who abide by these can achieve the action of Buddhas that has no coming or going—Hạnh lễ bái cúng dường chư Phật trong tất cả cõi Phật. Chư Đại Bồ Tát an trú trong hạnh nầy thời thành tựu hạnh phi khứ phi lai của chư Phật—See Thập Hạnh Nguyện Phổ Hiền. Honor Buddhism: Vinh danh Phật giáo.

Honor and contempt: See Vinh Nhuc.

Honor and dishonor: See Vinh Nhục.

Honor The Enlightened as though protecting one’s own life: Tôn thờ Như Lai như hộ mạng mình.

Honor and provide for all Buddhas: Rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai.

Honor and respect: To have regard and consideration for: Respect and honoured—To honour—Honourable—See Tôn Trọng. Honor and respect all enlightening beings: Tôn trọng cung kính tất cả Bồ Tát.

Honour and serve all the Buddhas: Tôn kính và phụng sự hết thảy chư Phật.

Honor someone: Bring someone honor—Vinh danh ai.

Honor (esteem) someone highly: Tôn trọng ai hết mức.

Honorable commands: Buddha’s teaching—Tôn sắc—Những lời chỉ dạy đáng tôn quý hay những lời dạy của Đức Phật.

Honorable face: Tôn nhan. Honorable one: Arya (skt)—An arhat—A sage—

A saint—Tôn giả.

Honorable scripture: Buddha sutra—Tôn kinh.

Honorable teacher: Tôn sư. Honorary Doctorate Degree in Buddhist

Studies: Bằng Tiến Sĩ Danh Dự về Phật Học. Honored: Pujya (skt)—Kính trọng—See Sáu Ý Nghĩa Của Chữ Thế Tôn.

Honored and advanced in years: Tôn túc (thâm niên trong đạo).

Honored and noble: Tôn quí—See Sáu Ý Nghĩa Của Chữ Thế Tôn.

Honored One: Arya (skt)—Tôn—Honourable— The honoured one—To honour—Bậc đáng tôn kính.

Honored One among men: Nhị túc tôn hay Nhân trung tôn (Phật là bậc đáng tôn quí trong loài người)—The Buddha.

Honored One descends: The descending of the Buddha or Bodhisattva—See Quang Giáng. Honored one of the three worlds: The

Buddha—Tam giới tôn, Đức Phật. Honored Sakya: Sakyamuni (skt)—Shakuson (skt)—Thích Tôn—Buddha.

Honored and victorious: Tôn thắng. Honored and victorious dharma: Tôn thắng pháp.

Honored victorious one: Tôn thắng giả—See Tôn Thắng.

Honoring the Buddhas: Cúng dường chư Phật— Honor all Buddhas.

Honrai-no-memoku (jap): Initial form—Original form—Former state of things—Original face or Buddha-nature—Phật Tánh—See Bản Lai Diện Mục.

Honshi (jap): Tsa way lama (tib)—Original teacher—See Bổn Sư.

Honshin (jap): Oneself—Inner self—The original heart or mind—One’s own heart—See Bổn Tâm. Honshô (jap): 1) Original nature: Buddhahood— See Phật Tánh; 2) Birth Stories or Past Lives Sutra, collection of the stories of the Buddha’s former births: Jataka (skt)—See Bổn Sanh

Truyện.

Honsho-Kyo (jap): Jataka (skt)—Past Life Sutra, legendary stories of the Buddha’s past lives as a Bodhisattva—See Bổn Sanh Kinh.

Honsokai (jap): A Japanese term, literally means precepts of the original nature or commandments based on the primary laws of human nature, a Mahayana expression indicating that observance of the Bodhisattva precepts is a natural expression of one’s inherent Buddha nature. Since one’s true nature is Buddha Nature, the Buddhist precepts are not an external moral code—”Honsokai” là thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “Tánh Giới,” một từ ngữ của Phật giáo Đại Thừa chỉ sự hành trì Bồ Tát giới là sự biểu lộ Phật tánh cố hữu của chính mình. Vì bản tánh chân thật chính là Phật Tánh, nên giới luật Phật giáo không phải giới luật bề ngoài—See Tánh Giới.

Honsoku (jap): A Japanese term, literally means “Original rule”; another term for “koan”—See Quy Tắc Nguyên Thủy.

Hon-U (jap): Original existence—The fundamental existing, or the living of one’s life— Primal existence—See Bổn Hữu.

Honu-Busshô (jap): Bussho (jap)—Buddhata or Buddhitattva (skt)—True Nature—Buddha-Nature present from from the beginning—See Phật Tánh. Honzan (jap): The main monastery for a school of Buddhism. In Japanese Buddhism, every independent sect of Buddhism has one or more honzan, which serve as headquarters for the sect or its branches. In many cases, the honzan also serves as the primary training monastery for Buddhist monks who will serve in local parish temples. Other temples within the sect are generally related to the main monastery as branch temples. The term honzan may also be used for the main temple within a large monastic complex to distinguish it from other subtemples (tanchu) on the grounds. Although the practice of ranking temples is quite old, the hierarchical system of ranking temples as main and branch temples was not formalized until the Tokugawa period (16001867). At that time, every Buddhist temple and monastery was required to fit somewhere within a formal sectarian structure. Honzan were designated as the highest level, and as such, represented the sect as a whole to the government. Under the honzan were various levels of primary temples (honji) and branch temples (matsuji) that are under the control directly or indirectly of the honzan. Today, there are eighteen honzan within the Zen school. The Sôtô sect has two, Rinzai has fifteen (one for each of its main branches), and Obaku sect has one— Ngôi chùa bản doanh của một trường phái Phật giáo, mọi tông phái Phật giáo đều có một hay hai ngôi chùa chính để làm tổng hành dinh cho tông phái hay cho các chùa phụ. Trong nhiều trường hợp, cũng là nơi đào tạo chính yếu cho những vị Tăng phục vụ cho những ngôi chùa của trường phái tại địa phương. Những ngôi chùa khác trong tông phái thường co liên hệ tới ngôi chùa bản doanh và được coi như những ngôi chùa chi nhánh. Thuật ngữ “honzan” cũng có thể được sử dụng như một ngôi chùa bản doanh trong khuôn rào của một tự viện lớn để phân biệt nó với những ngôi chùa phụ nằm trong đất tự viện. Mặc dầu thói quen phân cấp những ngôi chùa đã có từ thời cổ đại, hệ thống phân cấp chùa chính chùa phụ chỉ được chính thức hóa dưới triều đại Đức Xuyên. Vào thời đó, mỗi ngôi chùa đều bắt buộc phải nằm ở đâu đó trong một cấu trúc môn phái chính thức. “Honzan” được chọn là ngôi chùa ở cấp cao nhất, đại diện cho tông phái để giao thiệp với chính quyền. Dưới ngôi chùa bản doanh “honzan” là những ngôi chua chính và phụ khác nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của ngôi chùa bản doanh này. Ngày nay, có 18 ngôi chùa bản doanh trong Thiền tông Nhật Bản. Tào Động có hai ngôi, Lâm Tế tông có 15, và Hoàng Bá tông có một.

Honzon (jap): The Buddha image, the main image at a Buddhist temple or monastery—See Hình Tượng Phật.

Hôô (jap): Dhammassami (p)—Dharmaraja

(skt)—King of the dharma—Pháp Trung Vương— King of the Law—Buddha—Dharma King—King

of the dharma—See Pháp Vương.

Hoodlum: Kẻ vô lại, tính tình hung hãn lộ trên nét mặt (Ngưu đầu mã diện hay đầu trâu mặt ngựa— The head of an ox and the face of a horse). Hoodo (jap): Phụng Hoàng Đường (trong chùa

Nhật Bản).

Hoof (n): Dấu chân.

Hook of desire: The Bodhisattva attracts men through desire—See Dục Câu. Hoon Gensoku (jap): Pao-ên Hsuan-t’se—See

Báo Ân Huyền Tắc Thiền Sư.

Hôongyô (jap): Enduring hardship—Chịu đựng cam go khó nhọc—See Gyônyu. Hope (v): Hy vọng—Mong cầu—To desire—See Hy Vọng.

Hopeful faculties: Hi vọng căn.

Hoping that actions will be compensated and be returned in some way: Bố thí mà trong tâm luôn mong cầu được bồi hoàn bằng các sự đền ơn đáp nghĩa.

Hopkins, P. Jeffrey (1940 – ): American scholar of Buddhism who has written a number of influential books on Gelukpa order of Tibetan Buddhism. He served as the main English interpreter for the Dalai Lama for over a decade and founded a graduate program in Buddhist Studies at the University of Virginia. His books include Meditation on Emptiness (1983) and Emptiness in the Mind-Only School of Buddhism (1999)—Học giả Phật giáo người Mỹ, người đã viết một số sách có ảnh hưởng về trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng. Ông phục vụ như là người thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hơn một thập niên và đã sáng lập ra chương trình tốt nghiệp về Phật Học tại trường Đại Học Virginia. Những quyển sách của ông bao gồm “Thiền Định về Tánh Không” năm 1983, và “Duy Thức Tông Phật Giáo” vào năm 1999.

Hora (skt): See Hỏa La.

Horai-no-menmoku (jap): Initial form—Original form—Former state of things—Original face or Buddha-nature—See Bản Lai Diện Mục.

Horei ( – 635): Sư Pháp Lệ (Phật giáo Nhật Bản).

Hôrin (jap): Dharma-cakra (skt)—Dharmawheel—See Pháp Luân.

Hôrinden (jap): Horin-ji (jap)—Pao-Lin Chuan— Bảo Lâm Truyện—The Japanese title (name) for a Chinese Zen text written from the Pao-lin-ssu, in ten sections, recounting the lineage of Zen masters from the T’ang dynasty (618-907). The monk Hui-chu Chu-ling compiled the work in 801. It represents the traditional standard version of the Zen lineage—Tên Nhật cho văn bản Thiền Trung Hoa viết từ Bảo Lâm Tự, gồm có mười phần, kể lại dòng truyền thừa của các Thiền sư từ đời nhà Đường. Tăng Huệ Châu Châu Lăng đã biên soạn vào năm 801. Nó tiêu biểu cho văn bản truyền thống tiêu chuẩn của dòng truyền thừa Thiền tông—See Bảo Lâm Tự.

Hôrin-ji (jap): Pao-lin-Ssu—Temple of the Sixth Patriarch, Hui-neng, at Sokei, not far from Canton, in the present Kwangtung Province. It was from here that Nangaku Ejo and Seigen Gyoshi spread the movement westward and southward respectively—Chùa Lục Tổ Huệ Năng, tại vùng mà bây giờ là tỉnh Quảng Đông. Từ nơi này mà Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền Sư và Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư đã truyền bá phong trào

Thiền đi về phía tây và phía nam—See Bảo Lâm

Tự.

Horizontal board: Bức hoành phi. Horner, Isabelle Blew (1896-1981): British Pali scholar, who was one of the leading figures of the Pali Text Society. She served as president of the society and was also vice president of the Buddhist Society. She published a number of influential translations of Pali texts, as well as independent scholarly studies, including Women Under Primitive Buddhism and Gotama the Buddha—Một học giả về ngôn ngữ Pali người Anh, một nhân vật hàng đầu trong Hội Kinh Thư Pali. Bà từng làm Chủ Tịch Hội và cũng là Phó Chủ tịch Hội Phật Giáo. Bà đã cho xuất bản một số dịch phẩm rất có ảnh hưởng bằng tiếng Pali, cũng như một số các nghiên cứu độc lập của bà bao gồm quyển “Phụ Nữ Dưới Thời Phật Giáo

Nguyên Thủy và Đức Phật Cồ Đàm.” Horrible (a): Ghê gớm—Dreadful—Disgusting. Horse: Con ngựa—Giờ ngọ (from 11 a.m. to 1 p.m.).

Horse-breaker: Mã Thắng—See Asvajit.

Horse dung: Phân ngựa—See Mã Phẩn.

Horse-grain: See Mã Mạch. Horse-head Dharmapala: Padmantaka (skt)— See Mã Đầu Minh Vương. Horse-head Kuan-Yin: Hayagriva (skt)—See

Mã Đầu Quan Âm.

Horse-park: Mã Uyển (vườn ngựa)—The horse grove—Horse-park monastery. Horse-park monastery: The White Horse

Temple—See Bạch Mã Tự.

Horse-head raksasa: See Mã Đầu La Sát. Horse-will, monkey-mind: The restless will and the mischievous intellect—See Ý Mã Tâm Viên. Hortative turn of the law-wheel: Cần chuyển— See Khuyến Chuyển.

Horyiuji (jap): Temple of the Exalted Law— Chùa Pháp Long (Nhật Bản)—See Pháp Long Tự. Hose (jap): Dharma-dana (skt)—The almsgiving of the Buddha-truth—Giving of dharma—See

Pháp Thí.

Ho-Shan (chi): Hòa Sơn—Name of an abbot at Ho-Shan monastery in Chi-Chou, who died in 960 A.D.—Tên của một vị Tăng trụ trì tại Hòa Sơn Tự ở Cát Châu, sư tịch năm 960 sau Tây Lịch—See Hòa Sơn Ngũ Âm Thiền Sư.

Ho-Shan’s Knowing How to Beat the Drum:

See Hòa Sơn Ngũ Âm.

Ho-Shan-Wu-Yin (chi): Kasan Muin (jap)—See Hòa Sơn Ngũ Âm Thiền Sư.

Hoshi (jap): Paochi—Sư Bửu Chí—Name of a famous monk in Japanese Buddhism—Tên của một vị sư nổi tiếng trong Phật giáo Nhật Bản. Hoshin (jap): The Bliss Body of the Buddha—See Báo Thân.

Hosna (skt): Ghazna (skt)—See Hạc Tất Na. Hospitable to one’s husband’s relatives and friends: A wife should always be hospitable to her husband’s relatives and friends—Ân cần tiếp đón thân bằng quyến thuộc bên chồng—See Năm Phép Cung Kính Của Vợ Đối Với Chồng.

Hossen (jap): Dharma contest—Dharma dueling—See Pháp Chiến.

Hosshi (jap): A Japanese Buddhist term for “Dharma master.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Pháp sư.”—See Pháp Sư.

Hosshin (jap): 1) Sư Pháp Tấn (Nhật Bản); 2) Dharmakaya (skt): Dharma-body, name of one of the three bodies of a Buddha (see Pháp Thân). Hosshin-Kôan (jap): A category of kôan comprising those based on sayings from the classical Zen texts related to the concept of hosshin, or Dharmakaya. The word hosshin is the Japanese translation of the Sanskrit term Dharmakaya, literally meaning “body of the Dharma.” Hosshin kôan generally include comment or verse made by one of the great historical Zen masters when asked about Dharmakaya. As a category of kôan, they encourage a deep understanding of the Buddha Nature that pervades all of reality. Hosshin kôan represent the first of the five stages or Rinzai kôan practice, which follow the initial enlightenment experience (kenshô). The process of working through five categories of kôan, established by the eighteenth century reformer Hakuin Ekaku (1685-1768) and his successors, remains standard practice in the Rinzai school in Japan today. The practitioner undertakes the contemplation of hosshin kôan to expand the initial experience of seeing into one’s own nature—Công án Pháp Thân, một loại công án bao gồm những công án dựa vào ngữ lục trong các văn bản cổ điển Thiền có liên hệ tới Pháp Thân. Công án Pháp Thân thường bao gồm bình luận hay kệ được làm bởi một trong những Thiền sư nổi tiếng trong lịch sử khi được hỏi về Pháp Thân. Như một loại công án, công án Pháp Thân khuyến khích một sự hiểu biết thâm sâu hơn về cái Phật Tánh thâm nhập tất cả thực tại. Cong án Pháp Thân tiêu biểu cho nhóm thứ nhất trong năm nhóm công án của tông Lâm Tế, được tu tập ngay kinh nghiệm giác ngộ ban đầu. Tiến trình tu tập xuyên qua năm loại công án được thiết lập bởi nhà cải cách vào thế ky thứ XVIII, Bạch Ẩn Huệ Hạc và những người nối tiếp theo ngài, ngày nay vẫn còn được xem như là tiêu chuẩn tu tập trong tông Lâm Tế. Hành giả quán chiếu công án Pháp Thân để mở rộng kinh nghiệm kiến tánh ban đầu của chính mình—See Ngũ Chủng Công Án. Hosshô (jap): A Japanese term, literally means “dharma-nature”; the true nature of the phenomenal world, which is experienceable in enlightenment but eludes all description. It is identical with Buddha-nature, with which it is used interchangeably—Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “bản tính của pháp”; bản tính thật của thế giới hiện tượng mà người ta có thể thể nghiệm bằng trực giác trong đại giác, nhưng không thể diễn tả theo duy lý. Thuật ngữ nầy còn được dùng theo nghĩa Phật tính—See Pháp Tánh. Hossho-hosshin (jap): Pháp thân của pháp tánh— SeeDharmata-dharmakaya.

Hossho-Kan (jap): Quán Pháp Tướng—

Reflection of the causal grounds of all things— Reflection of the Dharma-nature.

Hossho-Zanmai (jap): Pháp Tánh Tam Muội— The balanced state in Zazen—A Japanese Buddhist term for “Samadhi as the dharmanature.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Pháp tánh tam muội.”

Hossô (jap): Dharmalaksana Sect—One of the six schools in Japan. Of those six only the Hosso, Kegon and Ritsu now exist. Hosso temples in Japan now number only about 40. The sect followed the Fa-hsiang idealistic school founded in China by Hsuan Tsang (596-664)—Pháp Tướng Tông Nhật Bản, một trong sáu tông phái lớn ở Nhật. Trong số sáu tông phài này chỉ có 3 tông phái còn tồn tại đến ngày nay: Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, và Luật Tông. Con số chùa viện của tông Pháp Tướng tại Nhật Bản hiện nay chỉ còn khoảng 40 mà thôi. Tông phái này tu tập theo giáo pháp của tông Pháp Tướng do ngài Huyền Trang sáng lập ở Trung Hoa—See Pháp Tướng Tông. Hossô school: Hossoshu(jap)—Fa-hsien school of Buddhism—Hosso Sect in Japan, also known as the Yuishiki or Consciousness Only school—See Pháp Tướng Tông.

Hossôshu (jap): See Pháp Tướng Tông.

Hossu (jap):

  1. Vyajana (skt)—Phất Tử—A duster—Fly brush—A short stick or a ceremonial flywhisk, usually made from horse hair attached to a short staff. Originally, Buddhist monks in India carried the whisk to clear the ground in front of them as they walked to avoid inadvertently killing any small insects in their path. In the Zen school, the hossu is carried by a Zen master as a sign of teaching authority. The master may use the whisk as a means of nonverbal communication during encounters with disciples, raising the whisk, throwing it to the ground, or even striking students with it. Because the whisk is regarded as a symbol of a master’s authority to teach and transmit the Dharma, a master may pass a whisk to a disciple as a concrete symbol of Dharma transmission—Phất trần, thường được làm bằng lông ngựa, cột vào một cái cây ngắn. Nguyên thủy, chư Tăng Ấn Độ mang cây phất tran để vạch phần đất trước mặt khi họ đi bộ để tránh sơ ý giết hại những côn trùng trên đường đi. Trong Thiền tông, cây phất trần được một vị Thiền sư mang bên mình như một dấu hiệu của quyền được dạy Pháp. Vị thầy có the dùng cây phất trần như một phương tiện thông tin không lời trong khi gặp gỡ với các đệ tử, đưa phất trần lên, ném phất trần xuống đất, hay ngay cả việc dùng phất trần để đánh đệ tử. Bởi vì cây phất trần được xem như là một biểu tượng có quyền dạy và truyền Pháp của vị thầy, vị thầy có thể truyền cây phất trần lại cho một vị đệ tử như là một biểu tượng cụ thể để truyền Pháp.
  2. Buddhist follower—See Phật Tử. Host and Guest: Chủ Tân—Chủ và khách—See Động Sơn Ngũ Vị.

Host of heaven: Thiên Chúng—Includes Brahma, Indra, and all their host.

Hostile (a): Thù địch.

Hostile conditions: Opposing conditions—See Vi Duyên.

Hostile mind: Tâm thù hận.

Hostility (n): Sự thù hận.

Hostility towards the self: Atmadorsa (skt)—See Ngã Sở Nghịch.

Hotei (jap): Great Reverend—Pu-Tai HoShang—Cloth-bag monk—Canvas-bag monk—

See Bố Đại Hòa Thượng.

Hot-hell: Địa ngục nóng—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục.

Hoto (jap): The lamp of Dharma—See Pháp

Đăng.

Hoto-Akuto (jap): Dharma in equilibrium, bad in equilibrium—See Pháp Đẳng Ác Đẳng.

Hotoke (jap): Buddha—See Phật.

Hoto-zenji (jap): See Pháp Đăng Thiền Sư. Hot rice water: Beito (jap)—Nước cơm nóng— Mễ Thang.

Ho-tsê Shên-hui: Kataku-Jinne (jap)—HezeShenhui—See Thần Hội Hà Trạch Thiền Sư.

Ho-tsê tsung (chi): Kataku-shu (jap)—Hezezong (chi)—See Hà Trạch Tông.

Hotsu-bodaishin (jap): A Japanese term, literally means “arousing the mind of enlightenment” or “to establish the Bodhi-mind”—See Phát Tâm Bồ Đề.

Hotsugammon (jap): A Japanese term, literally means a combination of prayers and supplications prepared by Dogen Zenji for beginners in sitting meditation (zazen)—Bộ sưu tập những lời cầu nguyện do thiền sư Đạo Nguyên soạn ra cho những hành giả mới tu tập tọa thiền.

Hotsu-Go (jap): A Japanese term, literally means

“establishment or initiation of enlightenment”— Thuật ngữ Nhật Bản có nghĩa là “sự thiết lập hay khởi sự giác ngộ.”—See Phát Ngộ.

Hot-tempered (a): Nóng tính. Hottest hell: Pratapana, or Mahapratapana (skt)—See Cực Nhiệt Địa Ngục.

Hôttô Ha (jap): A lineage of Japanese Rinzai and one of the twenty-four lineages of Japanese Zen active during the Kamakura (1185-1333) and early Ashikaga (1392-1568) periods. The Hôttô Ha is a Japanese branch of the Yang-ch’i lineage founded by Shinchi Kakushin (1207-1298). Its name comes from Kakushin’s honorific title Hôttô Zenji. After Kakushin traveled to Sung China, where he became the Dharma heir of the Chinese Rinzai master Wu-men Hui-k’ai (1183-1260), he returned to Japan and established his own lineage at Saihô-ji, later called Kôkoku-ji. The lineage retained Kakushin’s interest to esoteric teachings and rituals. It also emphasized the study of Wumen’s Mumonkan, which Kakushin introduced to Japan. The Hôttô lineage was closely associated with the Southern Imperial Court and therefore received patronage from the Ashikaga bakufu—

Tên của một dòng truyền thừa thuộc tông Lâm Tế và cũng là một trong 24 dòng truyền thừa Thiền vẫn còn hoạt động ở Nhật Bản dưới thời Thương Liêm và đầu giai đoạn nước Nhật dưới sự cai trị của dòng họ Túc Lợi Thị. “Hôttô Ha” là một nhánh Thiền thuộc dòng Dương Kỳ, được Thiền sư Vô Bổn Giác Tâm sáng lập. Sau khi Vô Bổn Giác Tâm du hành sang Trung Hoa dưới thời nhà Tống, Sư trở thành đệ tử nối pháp của một vị Thiền sư thuộc tông Lâm Tế là Vô Môn Huệ Khai, Sư trở về Nhật Bản và thiết lập chùa Tây Phương. Dòng truyền thừa này vẫn duy trì giáo thuyết và nghi thức Mật tông của Thiền sư Vô Bổn Giác Tâm. Nó cũng nhấn mạnh đến giáo pháp Thiền của Vô

Môn Huệ Khai mà Vô Bổn Giác Tâm đã đưa về Nhật. Dòng truyền thừa “Hôttô Ha” có liên hệ mật thiết với Triều đình Nam Phương và vì vậy nó nhận sự bảo trợ từ Túc Lợi Thị Ashikaga bakufu. Hotu (jap): Diagram from the river—Hà Đồ.

Hou Hei: Kô Koku (jap)—Lord Black, one of two clever robbers from China whose names appear occasionally in Zen literature. His partner in crime, Hou Po (Lady White), is a female robber.

Hou Hei is known as Kô Koku in Japanese.

Houn (jap):

  1. P’ang Yun—Pangyun—See Bàng Long Uẩn

Thiền Sư.

  1. Dharma-skandha (skt)—Dharmaaggregates—The Buddha’s detailed teaching—Pháp Uẩn, giáo thuyết Phật pháp. Hou Po: Kô Haku (jap)—Lady White, one of two clever robbers from China whose names appear occasionally in Zen literature. Her partner in crime, Hou Hei (Lord Black), is a male robber.

Hou Po is known as Kô Haku in Japanese.

Hour of wisdom: See Nhật Ngung Trung.

House of chasity: Tịnh thất.

House of the five aggregates: Ngũ Uẩn Trạch —Nhà năm uẩn (thân chúng sanh)—See Thân.

House of incense: Gandhakuti (skt)—Hương thất. Householder: Kulapati (skt)—Lay believers—A lay person who practices Buddhism at home without becoming a monk or a nun—Người tại gia tu tập Phật pháp nhưng không trở thành một vị Tăng hay Ni—See Cư Sĩ.

Households: Upasaka—See Cư Sĩ.

Households and ascetics: Cư sĩ và tu sĩ. Hovel (n): Cốc—Am—Túp lều—A hut.

Hover over: Liên tưởng.

How can you speak without your throat, lips and tongue?: Làm thế nào nói được mà không cần đến cổ họng, môi và lưỡi—See Công Án Tính Khước Yết Hầu Thần Vẫn, Tác Ma Sinh Đạo?

How to requite hatred: Báo Oán Hạnh. How to stay on the site of the Buddha?: Làm thế nào để luôn ở cạnh Như Lai?—See Thân Cận Đức Như Lai.

Hoyen-goso (jap): Fa-Yen-Wutsu—See Pháp Diễn Ngũ Tổ Thiền Sư.

Hôyu (jap): Fa-jung (594-657)—See Ngưu Đầu Pháp Dung Thiền Sư.

Hoyun (jap): Fa-jung (chi)—Zen Master Pháp Dung—See Pháp Dung Thiền Sư (China).

Hôza (jap): Pháp Tòa—Dharma seat or Dharma throne, usually the abbot formal lecture chair located on the raised platform in the hattô, or Dharma hall of the monastery. The abbot addresses the assembly from this seat for formal lectures and informal discussions about the Dharma, When seated in the chair expounding the Dharma, the abbot is said to represent the Buddha and the patriarchs, thus the chair is generally the focus of the Dharma hall, which typically houses no other buddha images—Pháp tòa là chiếc ghế chính thức của vị trụ trì khi giảng pháp, nằm trên một cái bục cao trong Pháp đường của tự viện. Từ chiếc ghế này, vị trụ trì thuyết giảng cho đại chúng, cũng như bàn luận về Pháp. Khi ngồi trên chiếc ghế này để giảng Pháp, người ta nói vị trụ trì là đại diện cho đức Phật và chư Tổ, vì vậy chiếc ghế thường là nơi được chú ý trong Pháp đường, nơi không có hình tượng Phật nào khác. Hozo (jap): 1) Jewel Treasury: Pháp tạng; 2)

Name of a monk: Sư Pháp Tạng—See Pháp Tạng

(6).

Hozo-Bu (jap): Dharmagupta (skt)—DharmaStorage School—Dharmagupta and

Dharmaguptikas—See Pháp Tạng Bộ.

Hrada (skt): See Hạ La Đà.

Hrasva (skt): Short—Đoản—Ngắn.

Hrdaya (skt): Hadaya (skt)—Heart—Intention— Mind—Physical heart—Will—See Nhục Đoàn

Tâm.

Hri (skt): Shame—Tàm—Shyness to commit evils—Biết hổ thẹn những lỗi lầm do mình gây ra.

Hri-cchati (p): See Hri.

Hrich (skt): Hột rị—Chủng tử Phật.

Hridaya (skt): Tâm—Heart—Mind—See Nhục

Đoàn Tâm.

Hrih (skt): Hrih [Ha-Ra-I-Ah] (skt)—Hột Lý Câu—See Hột Lý.

Hrosminkan (skt): Semenghan (skt)—An ancient kingdom near Khulm and Kunduz, northern

India—See Hột Lộ Tất Nê.

Hsia Dynasty: Nhà Hạ (bên trung Hoa).

Hsi-Chung Builds Carts: See Hề Trọng Tạo Xa. Hsi-Lin-Yin-I Dictionary: See Hy Lân Âm Nghĩa.

Hsi-Yuan-Ssu-Ming: Saiin Shimyo (jap)—Zen master Tzu-Ming-Chu-Yuan—See Từ Minh Sở

Viện Thiền Sư.

Hsiang (chi): Renge Hosho (jap)—Lien-hua Fêng-hsiang—See Liên Hoa Phong Tường Am

Chủ.

Hsiang-lin Ch’êng-yuan: Kyorin-Choon (jap)— See Trừng Viễn Hương Lâm Thiền Sư. Hsiang-yen Chih-hsien (?-898): Kyogen Chikan (jap)—See Hương Nghiêm Trí Nhàn Thiền Sư.

Hsiang Lin’s Meaning of the Coming from the West: Ý Nghĩa Việc Tổ Sư Từ Tây Sang—See Trừng Viễn Hương Lâm Thiền Sư. Hsiang-shan wu-wen t’sung Zen master: See Hương Sơn Vô Văn Thông Thiền Sư.

Hsiang-Yen’s interpreting of master Kueishan’s dream: Hương Nghiêm đoán mộng—See Hương Nghiêm Nguyên Mộng. Hsiang-Yen’s throwing a small piece of the tile and it struck a stalk of bamboo: Hương Nghiêm ném gạch chạm bụi tre—See Hương Nghiêm Kích Trúc.

Hsiang-Yen’s Up a Tree: Hương Nghiêm Leo Cây—See Hương Nghiêm Thượng Thụ. Hsiang-Yen-Zhi-Hsien: See Hương Nghiêm Trí Nhàn Thiền Sư.

Hsiao Tzu: See Tiêu Tự.

Hsi-Chung Builds Carts: See Hề Trọng Tạo Xa. Hsien-Shou-Fa-Tsang: Fa-Zang, name of the founder of the Hua-Yen School—Hiền Thủ Pháp Tạng (634-712), tên người sáng lập ra tông Hoa Nghiêm.

Hsien-Shou-Tsung: Tông Hiền Thủ—See Hiền

Thủ (5).

Hsi-He: Name of a famous monk during the T’ang dynasty—See Tây Hà.

Hsi-Ming: See Tây Minh.

Hsin (chi): Shin (jap)—Mind or heart—See Tâm. Hsin-hsin-ming: Shinjinmei (jap)—Clear and believing mind—See Tín Tâm Minh. Hsing-hua’s striking in the middle: Hưng Hóa đánh ở giữa—See Công Án Hưng Hóa Đả Trung. Hsing-hua Ts’un-chiang: Koke Sonsho (jap)— See Hưng Hóa Tồn Tương Thiền Sư.

Hsing-Man: See Hành Mãn.

Hsing-She: See Hành Sách Đại Sư. Hsing Si Quing Yuan: Xing-Si-Quing-Yuan—See Hanh Tư Thanh Nguyên Thiền Sư.

Hsing Szu: Seigen-Gyoshi (jap)—Ch’ing-yuan Hsing-ssu—Qingyuan Xingsi—See Hành Tư

Thanh Nguyên Thiền Sư.

Hsing-yang Ch’ing-jang: Koyo Seijo (jap)—See Hưng Dương Thanh Nhượng Thiền Sư. Hsing-yang Ch’ing-p’ou: Koyo Seibo (jap)—See Hưng Dương Thanh Phẩu Thiền Sư.

Hsing-yang Nonattained Buddha: Phật Đại Thông Trí Thắng—See Hưng Dương Thanh

Nhượng Thiền Sư.

Hsin-Hsin-Ming: Inscribed on the Believing Mind—See Tín Tâm Minh.

Hsi-shan: Seizan (jap)—West Mountain, the Zen monastery established by Tao-hsin (580-651), the fourth Zen patriarch. Hsi-shan is a mountain in Lo-ch’ang in modern day Kuan-tung province. It is also known as Mount Shuang-feng (Sôhô-zan)—

Tây Sơn, Thiền viện được sáng lập bởi Tứ Tổ Đạo Tín. Tây Sơn nằm trong vùng Lô Trường, bây giờ thuộc tỉnh Quảng Đông. Nó cũng được biết dưới tên Sương Phong Sơn.

Hsi-t’a Kuang-mu: Saito Koboku (jap)—See Tây Tháp Quang Mục Thiền Sư. Hsi-t’ang Chih-tsang: Seido Chizo (jap)—See Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư. Hsi-yuan Ssu-ming: Saiin Shimyô (jap)—See Tây Viện Tư Minh Thiền Sư. Hsi-yun (?-850): Obaku-Kiun (jap)—Huang-po Hsi-yun—See Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư. Hsu-an Huai-ch’ang:Kian-Esho (jap)—See Hư Am Hoài Sưởng Thiền Sư.

Hsuan-Chien: Senkan (jap)—1) See Huyền

Giám Cư Sĩ; 2) Zen master Te-Shan-HsuanChien (780-865): Tokusan (jap)—See Đức Sơn Tuyên Giám Thiền Sư.

Hsuan-Ching: See Huyền Cảnh.

Hsuan-Chueh Cheng: Genkaku-cho (jap)— Huyền Giác Trưng—See Huyền Giác Trưng

Thiền Sư.

Hsuan-chueh Yung-chia: Yoka Genkaku (jap)— See Huyền Giác Vĩnh Gia Thiền Sư.

Hsuan-Chung Temple: See Huyền Trung Tự. Hsuan-Fan: See Huyền Phạm.

Hsuan-Hua (1918-1995): A famous Chinese Dharma Master—See Tuyên Hóa.

Hsuan-I: See Huyền Nhứt.

Hsuan-Kao: See Huyền Cao.

Hsuan-Lang: See Huyền Lãng. Hsuan-Sha (835-908): Zen master Hsuan-Sha— See Huyền Sa Sư Bị Thiền Sư.

Hsuan Sha’s Guiding and Aiding Living Beings: See Huyền Sa Nhân Hữu Tam Bệnh. Hsuan-Sha’s listening to the sound of the swallows: See Công Án Huyền Sa Văn Yến Tử Thanh.

Hsuan Sha: The old adepts everywhere all speak of guiding and aiding living beings: See Huyền Sa Nhân Hữu Tam Bệnh.

Hsuan-Sha’s sense of remaining quiet and without any words: See Công Án Huyền Sa Tịch Tịnh Vô Ngôn.

Hsuan-sha-Shih-pei: Gensha-Shibi (jap)—See Huyền Sa Sư Bị Thiền Sư.

Hsuan-Su: See Hạc Lâm Huyền Tố Thiền Sư. Hsuan-Tsang (596-664): See Huyền Trang. Hsuan-T’se: Gensaku (jap)—Huyền Sách— Name of a Chinese Zen master.

Hsuan-Ying (chi): See Huyền Ứng.

Hsuan-Yuan: See Huyền Uyển.

Hsuan-Ying: See Huyền Ứng. Hsueh-Feng: Hsueh-Feng-I-T’sun—See Nghĩa

Tồn Tuyết Phong Thiền Sư.

Hsueh-feng Chen-chueh’s Records of

Teachings: Tuyết Phong Chân Giác Thiền Sư Ngữ Lục—See Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư. Hsueh-feng’s Grain of Rice: See Công Án Tuyết Phong Túc Lạp.

Hsueh-feng I-ts’un: Seppo Gison (jap)— Xuefeng-Yicun—See Tuyết Phong Nghĩa Tồn

Thiền Sư.

Hsueh-Feng’s no-faced man: T’ung-Shan’s questioning a monk “Have you reached the peak?”—See Công Án Tuyết Phong Vô Diện Nhân

Hsueh-feng’s straining the rice: See Công Án Tuyết Phong Đào Mễ Thoại. Hsueh Feng’s Turtle-Nosed Snake: See Công

Án Tuyết Phong Đại Xà.

Hsueh Feng’s What Is It?: See Công Án Tuyết Phong: Thậm Ma?

Hsueh-mo: Blood Lineage—See Kechmyaku.

Hsueh-mo Lun: Kechchimyakuron (jap)— Ketsumyaku Ron (jap)—Treatise on Blood Lineage—Treatise on the Lineage of Faith—See Huyết Mạch Luận.

Hsueh-tou Chih-chien: Setcho Chikan (jap)— Xuedou Zhijian—See Tuyết Đậu Trí Giám Thiền Sư.

Hsueh-tou Chung-hsien: Setcho Juken (jap)— Xuedou Chongxian—See Tuyết Đậu Trùng Hiển Thiền Sư.

Hsueh-Yen: Zen Master Hsueh-Yen—Tuyết Nham Thiền Sư.

Hsuen-Yu-Tu-Ling: Tu-Ling-Huen-Yu (?1049)—Huyện Úc Đồ Lăng—See Đồ Lăng

Huyện, Úc Sơn Chủ.

Hsu-Kao-Seng-Chuan: T’ang Kao Seng Chuan— Tục Cao Tăng Truyện hay Đường Cao Tăng Truyện—Stories of famous monks during the T’ang Dynasty.

Hsu-T’ang (1185-1269): Kido (jap)—Hsu-t’ang Chih-yu—See Hư Đường. Hsu-t’ang Chih-yu: Kidô-chigu (jap)—Kido (jap)—See Hư Đường.

Hsu-t’ang Chih-yu Yu Lu: Kido-roku (jap)—A portion of the Hsu-t’ang Ho-shang Yu Lu, the Recorded Sayings of Master Hsu-t’ang, which circulates as an independent work. It contains a collection of one hundred old kôan with answers. Fifty-three of the kôan have answers in the Tai-yu (daigo) style, in which the master responds for the disciple, and the remaining forty-seven have answers of the pieh-yu (betsugo) style, in which the master offers an alternative answer to the original. The Hsu-t’ang Lu Tai-pienh (Kidô Roku Daibetsu) is used as an advanced text within the Takuju line of modern Japanese Rinzai— Một phần của Hư Đường Hòa Thượng Ngữ Lục, ngữ lục của Thiền sư Hư Đường, lưu truyền như một tác phẩm độc lập. Tác phẩm chứa đựng bộ sưu tập của 100 công án cổ với lời giải đáp. 53 công công án có lời giải đáp theo kiểu những lời giải đáp của thầy cho đệ tử; số 47 công án còn lại thầy đưa ra một câu trả lời thay đổi. Ngày nay bộ sách này được sử dụng như một văn bản cho người có trình độ cao trong dòng Thiền “Takuju” thuộc tông Lâm Tế—See Hư Đường Thiền Sư Ngữ Lục.

Hsu-t’ang Ho-shang Yu Lu: Kido-roku (jap)— See Hư Đường Thiền Sư Ngữ Lục. Hsu-t’ang Lu Tai-pieh: Hư Đường Thiền Sư Ngữ Lục—See Kidô Roku Daibetsu.

Hsu-Yun (1840-1959): See Hư Vân Thiền Sư.

Huai-Hai (chi): Hoài Hải Bá Trượng Thiền Sư— Zen master Bai-Zhang-Huai-Hai—See Bách

Trượng Hoài Hải Thiền Sư.

Huai-Jang (chi): Hoài Nhượng Thiền Sư—Zen Master Nan-Yueh-Huai-Rang—See Nam Nhạc

Hoài Nhượng Thiền Sư.

Huai-Kan (chi): See Hoài Cảm. Huan-Chu (chi): Huyễn Trụ—Name of a Chinese monk—Tên của một vị sư người Trung Hoa. Huangbo Xiyun: Obaku-Kiun (jap)—Huang-po Hsi-yun—See Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư. Huang-long Hui-nan: Oryu-Enan (jap)—See Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư.

Huanglong Zuxin: Kaido Soshin (jap)—Hui-t’ang Tsu-Hsin—See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long Thiền Sư.

Huang-lung Hui-nan: Oryu-Enan (jap)— Huanglong Huinan—See Hoàng Long Huệ Nam

Thiền Sư.

Huang Lung P’ai: Oryo-ha (jap)—The lineage was founded by the Zen master Huang-lung Huinan (1002-1069); it remained active for about 200 years in China before it faded. In the late twelfth century, Eisai (1141-1215), the Japanese Zen monk, transmitted the lineage to Japan, where it became known as Oryô school—Dòng Truyền thừa được sáng lập bởi Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam; nó tồn tại được khoảng 200 năm ở Trung Hoa trước khi tàn lụn. Vào cuối thế kỷ thứ XII, Thiền sư Minh Am Vinh Tây, một vị Thiền Tăng Nhật Bản, đã truyền dòng này sang Nhật Bản, nơi nó được biết dưới tên “Oryô.”—See Hoàng Long Phái.

Huang-Lung Temple: See Hoàng Long Tự. Huang-Lung Zen Master (?-1737): See Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư.

Huang-mei (chi): See Hoàng Mai.

Huang-mei Hung-jen: Hongren (chi)—Obai Gunin (jap)—Konin (jap)—Zen master Hung-Jen (601-674)—See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ.

Huang-mei Shan: Obai-zan (jap)—Yellow Plum

Mountain, the mountain in present day Hupei,

China, where the Fifth Patriarch Hung-jen (601- 674) had his monastery. The mountain is also known by alternative names. It is called Wu-tsu Shan, or Fifth Patriarch Mountain (Goso-zan) in honor of Hung-jen. Some texts refer it as Tungshan, or East Mountain (Tôzan)—Núi Hoàng Mai, ngọn núi ma bây giờ nằm trong tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa, nơi mà Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn lập tự viện của mình. Ngọn núi này cũng được biết đến với nhiều tên khác nhau. Nó được gọi là Ngũ Tổ Sơn để vinh danh Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Một vài văn bản gọi nó là Đông Sơn—See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ.

Huang-Po: Huang Po Hs’i Yun—See Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư.

Huang-Po’s all the Buddhas and sentient beings are nothing but one’s mind: See Hoàng Bá Chư Phật Dữ Chúng Sanh Thị Giá Tâm. Huang-Po’s Gobblers of Dregs: See Hoàng Bá

Tràng Tửu.

Huang-po Hsi-yun: Obaku-Kiun (jap)—Huangbo Xiyun—See Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư.

Huang-po-shan: Obaku-zan (jap)—Mount Huang-po—There are two mountains in China that bear the name Huang-po. One is in Fukien province near the modern city of Foochou in southeastern China, and the other in central China in the western part of Kiangsi. The mountain in Fukien has been the site of a Zen temple since the late eighth century. In 789, a Zen monk named Cheng-kan, a disciple of the Sixth Patriarch Huineng (638-713), constructed a meditation hut there, which was later expanded to a full Zen monastery called Chien-fu-ssu. The Chinese master later known as Huang-po Hsi-yun (?-850) took his monastic vows at Chien-fu-ssu and later named the other Mount Huang-po after his childhood home. Chien-fu-ssu fell into disrepair during the Sung dynasty (960-1280) and was only a ruin by the late Ming dynasty (1368-1644) when a new Zen monastery, Wan-fu-ssu, was built on the same site. Huang-po shan Wan-fu-ssu (Obakusan Mampuku-ji) was the home monastery of Yinyuan Lung-ch’i (1594-1673) who emigrated to Japan in the mid-seventeenth century and founded the Obaku Sect in Japan. Huang-po Hsi-yun, after receiving inka from Pai-chang Huai-hai (720-814), established a monastery of his own on a mountain in western Kiangsi. Hsi-yun named both the monastery and the mountain in central China after Mount Huang-po in the south. His own popular name derives from this latter mountain, since it was there that he trained his own disciples, including Lin-chi I-hsuan (?-867), the founder of Rinzai sect—Hoàng Bá Sơn, có hai ngọn núi ở Trung Hoa mang tên Hoàng Bá. Một trong tỉnh Phúc Kiến gần thành phố Phúc Châu ngày nay ở miền đông nam Trung Hoa, và một ở trung tâm Trung Hoa nằm về phía tây của tỉnh Giang Tây. Ngọn núi trong tỉnh Phúc Kiến là vị trí của ngôi

Thiền viện có từ thời thế kỷ thứ VIII. Vào năm 789, một vị Tăng tên Thường Quan, đệ tử của Luc Tổ Huệ Năng đã xây dựng tại đó một thiền xá, mà về sau này được mở rộng thành ra một ngôi Thiền viện gọi là Giám Phúc Tự. Về sau này, một vị Thiền sư tên Hoàng Bá Hy Vận thọ giới tại chùa này và sau đó đặt tên cho nó theo tên của quê nhà lúc Sư còn nhỏ là Hoàng Bá Sơn. Giám Phúc Tự rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát dưới thời nhà Tống và chỉ còn là một phế tích vào cuối thời nhà Minh khi mà một ngôi Thiền viện mới tên là Vạn Phúc Tự được xây dựng ngay trên vị trí này. Hoàng Bá Sơn Vạn Phúc Tự đã từng là ngôi tự viện nơi tu tập đầu tiên của Thiền sư Long Kỳ Ẩn Nguyên, người đã di cư sang Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ XVII và đã sáng lập ra dòng Thiền Hoàng Bá tại Nhật. Hoàng Bá Hy Vận, sau khi nhận ấn chứng từ thầy mình là Bách Trượng Hoài Hải, đã thiết lập ngôi tự viện của chính mình trên một ngọn núi nằm về phía tây tỉnh Giang Tây. Hy Vận đặt tên cho ca tự viện và ngọn núi ở vùng trung tâm Trung Hoa theo tên của núi Hoàng Bá ở miền nam. Tên phổ biến của ông được lấy từ tên núi sau này, vì đó là nơi ông dạy Thiền cho đệ tử, trong đó có có Lâm Tế Nghĩa Huyền, người đã sáng lập ra tông Lâm Tế.

Huang-Po Zen Sect: Phái Thiền Hoàng Bá, phái Thiền do Thiền sư Hoàng Bá sáng lập—Huang-Po Zen Sect, founded by Zen Master Huang-Po—See

Hoàng Bá Thiền Phái.

Hua-T’o (chi): See Hoa Đà.

Hua-Tou (chi): Wato (jap)—Head phrase—Hoa đầu—See Thoại Đầu.

Hua-Yen: See Hoa Nghiêm Tông. Hua-Yen P’ai: Hua-Yen Sect—See Hoa Nghiêm

Tông.

Hua-Yen period: Thời kỳ Hoa Nghiêm—The Time of the Wreath—See Hoa Nghiêm Thời. Hua-Yen Jing: Avatamsaka-sutra (skt)—Flower Garland sutra—See Kinh Hoa Nghiêm. Hua-Yen School: Hua-Yen Sect—See Hoa

Nghiêm Tông.

Hua-Yen Sect: Flower Ornament Sect—See Hoa Nghiêm Tông.

Hua-Yen Sutra: Avatamsaka (skt)—Flower Ornament Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm. Hua-Yen tsung: Flower Garden School—HuaYen Sect—See Hoa Nghiêm Tông. Hu-Ch’iu-Shan: A monastery at Soo-Chou—See Hổ Khâu Sơn.

Hu-ch’iu Shao-lung: Kokyu-Joryu (jap)—Huqin Shaolong—Hổ Khâu Thiệu Long—See Hộ Quốc Kinh Viện Thiền Sư.

Hue Sinh Zen Master (?-1063): See Huệ Sinh Thiền Sư.

Hue of the skin: Màu da.

Hue Thang Zen Master: See Huệ Thắng. Huguo Jingyuan: Gokoku Keigen (jap)—See Hộ Quốc Kinh Viện Thiền Sư. Huguo Shoucheng: Gokoku Shucho (jap)—See

Tịnh Quả Hộ Quốc Tùy Thành Thiền Sư. Huguo Zen master: Hỗ Khưu Thiền Sư—See Hộ Quốc Kinh Viện Thiền Sư.

Hui-an: Huệ An—Tên của một vị sư người Trung Hoa—Name of a Chinese monk.

Hui-Ch’ao: Huệ Siêu—A Chinese monk who travelled to India—Vị sư trung Quốc du hành sang Ấn Độ.

Hui-chao Asks about Buddha: See Huệ Siêu

Vấn Phật.

Hui-Chi (chi): Huệ Tích—Name of a Chinese monk—Tên của một sư Trung Hoa.

Hui-chiao: Huệ Giác—Name of a Chinese scholarly historian and author of Buddhist biographies up to the date of 519. Out of about 450 people mentioned, he listed 21 as practitioners of dhyana—Tên của một nhà học giả sử học và tác giả của những bộ tiểu sư Phật giáo tính đến năm 519. Trong số 450 người được kể đến thì ông được ghi vào số 21 người tu tập thiền định.

Hui-chiao-lang-yeh (chi): Huệ Giác Lang Nha Thiền Sư—See Huệ Giác Quảng Chiếu Thiền Sư. Hui-Chien (chi): Huệ Giản—Name of a Chinese monk—Tên của một vị sư người Trung Hoa. Hui-ch’in Fo-chien: T’ai P’ing Hui-Ch’in-FoChien—See Huệ Cần Phật Giám Thiền Sư. Hui-ch’ing Pa-chiao: Basho Esei (jap)—HuiqingBajiao—See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Hui-Chu (chi): See Tuệ Cự. Hui-Chueh (chi): Huệ Giác—See Huệ Giác Lang Nha Thiền Sư.

Hui-chung Kuo-shih’s Three Calls: Quốc Sư Tam Hoán—See Huệ Trung Tam Hoán. Hui-Chung national master: Huệ Trung Quốc Sư—See Huệ Trung Thiền Sư. Hui-chung’s pointing at the stone lion: Công án về Huệ Trung chỉ con sư tử đá—See Công Án Đại Chứng Chỉ Thạch Sư Tử. Hui Chung’s Ten-Body Controller: See Huệ

Trung Thập Thân Điều Ngự.

Hui-Hai (chi): See Huệ Hải. Hui-Ji Yang-Shan: Zen Master Hui-Ji YangShan—See Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư. Hui-Jue: Huệ Giác Lang Nha Thiền Sư—See

Quảng Chiếu Huệ Giác Thiền Sư. Hui-K’ai: Huệ Khải—Huệ Khải (in the sixth century)—Hui-K’ai, a monk and author of many famous sastras, also known as Chih-K’ai of the sixth century—Huệ Khải, một vị sư và tác giả của nhiều luận nổi tiếng, cũng được biết qua tên Trí Khải, sống vào khoảng thế kỷ thứ sáu.

Hui-K’ai: Zen master Huệ Khai (1183-1260), according to Transmission of the Lamp, was a disciple of Wan-Shou-Ch’ung-Kuan—Thiền sư Huệ Khai, theo Truyền Đăng Lục, là đệ tử của Thiền sư Vạn Thọ Sùng Quán—See Huệ Khai. Hui-kai-wu-men (chi): Ekai-mumon (jap)—Huệ Khai Vô Môn—See Huệ Khai.

Hui-Ke: Hui-K’o—See Huệ Khả.

Hui-K’o: Eka (jap)—See Huệ Khả Thiền Sư.

Hui-Kuan: See Huệ Quán.

Hui-Kuo: See Huệ Quả.

Hui-Lang: Zen master Hui-Lang—See Huệ Lãng Thiền Sư.

Hui-Leng-Chang-Shing: Yeryo-Chkei (jap)—

See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Hui Lin Master: See Huệ Lâm. Hui-ming (chi): Huệ Minh—Hsuan-Lang—See

Huyền Lãng.

Hui-Nan-Huang-Lung: See Huệ Nam Hoàng Long Thiền Sư.

Hui-Neng: See Huệ Năng Đại Sư. Huiqing-Bajiao: Basho Esei (jap)—Hui-ch’ing Pachiao—See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư. Huiqin Fojian: T’ai P’ing Hui-Ch’in-Fo-Chien— See Huệ Cần Phật Giám Thiền Sư.

Hui-Shang Bodhisattva: Huệ Thượng Bồ Tát. Hui-Sheng-Tsu-Hsin (1025-1100): Maido-Sochin (jap)—See Huệ Thắng Tổ Tâm.

Hui-Shi (chi): See Huệ Thi.

Hui-Ssu: Hui-Ssu (514-577), the third patriarch of the T’ien-T’ai school (if counted from Nagarjuna)—See Huệ Tư.

Hui-Ssu: teaching and saving: See Công Án Huệ Tư Hóa Độ.

Hui-T’ang’s fragrance of wild laurel: Công án Hối Đường Mộc Tê Hương—See Mộc Tê Hương. Hui-t’ang Tsu-Hsin: Kaido Soshin (jap)—See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long Thiền Sư.

Hui-T’ang-Ssu-Hsin Wu-hsin: Shishin Goshin (jap)—See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long

Thiền Sư.

Huitang Zuxin Huanglong: Kaido Soshin (jap)—See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long

Thiền Sư.

Huitang Zuxin Wuxin: Shishin Goshin (jap)— See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long Thiền Sư.

Hui-Tsung Emperor: See Huy Tông Hoàng Đế.

Hui-Wen: See Huệ Văn.

Hui-Yuan (334-416): Zendo (jap)—Huệ Viễn— The Great Master Hui-Yuan, the first Patriarch of Chinese Pureland Buddhism—Huệ Viễn Đại Sư, sơ Tổ của Tịnh Độ Tông Trung Quốc.

Hui-Yuan’s twelve texts: Thập Nhị Trước Tác Của Đại Sư Huệ Viễn (12 trước tác của ngài Huệ Viễn).

Hui-Yun (chi): Tuệ Văn—A Chinese monk, second patriarch of the T’ien-T’ai sect—Một vị sư Trung Hoa, nhị tổ tông Thiên Thai—See Huệ Văn.

Huizhao: See Lâm Tế Nghĩa Huyền Thiền Sư. Hui-Zhung: Nan-Yang-Hui-Ch’ung—See Huệ Trung Nam Dương Thiền Sư. Hui-Zhung Kuo-shih’s Three Calls: See Công Án Huệ Trung Tam Hoán. Hui Zhung’s Ten-Body Controller: See Huệ

Trung Thập Thân Điều Ngự.

Hujikan (skt): See Hồ Thực Kiện. Hu-kuo Ching-yuan: Gokoku Keigen (jap)—See Hộ Quốc Kinh Viện Thiền Sư. Hu-kuo Jing-kuo Shou-chêng: See Tịnh Quả Hộ Quốc Tùy Thành Thiền Sư. Human (a&n): Manusya (skt)—Nhân loại—(a)

Thuộc về con người.

Human affection: Ân ái—Grace and love, which is one of the causes of rebirth—Sự luyến ái của con người, một trong những nhân chính của sự tái sanh.

Human-beings: Manusya-gati (skt)—Chúng sanh con người—See Nhân Loại. Human bhava: Nhân Hữu—Sự hiện hữu của con người—Human existence.

Human birth is difficult: Sanh làm người là khó.

Human body: Nhân thân—Nhân thể.

Human body is not real: Thân xác không thật.

Human centrality: Lấy con người làm trung tâm. Human desire: Nhân dục.

Human determination: Sự quyết định của con người.

Human determination can overcome destiny:

See Nhân Định Thắng Thiên.

Human dignity: Nhân phẩm.

Human divine: Thần nhân.

Human existence: Nhân hữu (sự hiện hữu của con người).

Human eye: Mamsacaksu (skt)—Mắt trần— Phàm Nhãn—Physical eye—The flesh eye, or eye of the body—Limited vision—See Nhục

Nhãn.

Human flesh: Nhân Mãng Sa (da thịt)—Human mamsa.

Human frailty: Sự yếu đuối của con người. Human-gati: Man—Human stage of the six gati or states of existence—See Nhân Thú.

Human generation: See Thế.

Human-genii: See Nhân Tiên.

Human harmony: Nhân hòa.

Human heart: Nhân tâm.

Human imagination: Sự tưởng tượng của con người.

Human immortals: Nhân tiên. Human language: Ngôn ngữ thế gian—Ngôn Từ—See Ngữ Ngôn Văn Tự.

Human life: Nhân thế (kiếp con người)—Life of a human being—See Nhân Sinh.

Human life is difficult to obtain: It is difficult to be reborn as a human being—Thân Người Khó Được—See Nhân Thân Nan Đắc. Human life is in one breath: See Mạng Sống Con Người Trong Hơi Thở.

Human life exists only through its breaths: Đời người qua hơi thở.

Human life is limited: Kiếp người hữu hạn. Human life is only as long as one breath: See Human life is in one breath.

Human life is uncertain and ephemeral: Kiếp người mong manh ngắn ngủi.

Human mind: Human heart—Kind-hearted—

Tâm con người—See Nhân Tâm. Human nature: Manusya (skt)—Bản tánh (chất) của con người—See Nhân Tánh (2). Human and non-human being: Kinnara (skt)— Non-Human Angels—See Nhân Phi Nhân. Human realm: Man—The human stage of the gati or states of existence—See Nhân Đạo.

Human rights: Nhân quyền.

Human rsi: Human genie—Nhân tiên.

Human soul: Nhân ngã.

Human speech: Ngôn ngữ loài người—See Ngữ Ngôn Văn Tự.

Human-touch healing prince: See Nhân Dược Vương Tử.

Human vocabulary: Ngôn từ của nhân loại.

Human welfare: Hạnh phúc nhân loại. Human world: Kama-dhatu (p)—Lower world—

Hạ giới—See Dục Giới.

Humane (n): Nhân đạo—Nhân đức.

Humaneness: Nhân ái.

Humanism: Chủ thuyết nhân văn.

Humanistic Buddhism: Devotion of Buddha’s teachings to the humanities—See Đem Đạo Vào

Đời.

Humanitarian (n): Người chủ trương thuyết nhân đạo.

Humanity (n): Avihimsa (p)—Absence of cruelty—Nhân đạo—Nhân tính (hiền lương).

Humanization (n): Nhân loại hóa. Humble (a): Bình dị—Humility—Modest— Khiêm Tốn—Unpresumptuous.

Humble and courteous: Khiêm nhã.

Humble mind: Hư tâm—Humble heart.

Humiliate (v): Làm nhục—Làm bẽ mặt.

Humility (n): Khiêm nhường—See Khiêm Tốn.

Humphreys, Travers Christmas (1901-1983): British barrister (lawyer) involved in a number of prominent murder trials, who became a devout Buddhist in his late teens. He founded the Buddhist Lodge of the Theosophical Society in 1924. In 1943 the name was changed to the Buddhist Society. The Society publishes The Middle Way, one of the longest-running Buddhist journals in the West—Một vị luật sư người Anh đã liên hệ trong nhiều vụ xử án về sát nhân nổi bật, người đã trở thành một Phật tử thuần thành vào tuổi chưa quá 20. Ong đã sáng lập ra Hội Phật Giáo Thần Trí Học vào năm 1924. Năm 1943 tên của Hội được đổi làm Hội Phật Giáo. Hội đã xuất bản quyển “Trung Đạo,” một trong những tạp chí dài hạn nhất về Phật giáo ở Tây phương.

Hun: See Hồ Tử.

Hun way of kneeling: Kneeling with both knees at once—See Hỗ Quỵ.

Hundreds of aeons: Trăm A-tăng-kỳ kiếp. Hundred battles, hundred victories: Bách chiến bách thắng—Ever-victorious.

Hundred blessings: Bách phúc—Every kind of happiness.

Hundred dharmas: See Bách Pháp. Hundred divisions of all mental qualities: See Bách Pháp and Bách Pháp Pháp Tướng Tông.

Hundred and eight: Một trăm lẽ tám. Hundred and eight beads on a rosary: Bách bát sổ châu (chuỗi một trăm lẽ tám hột).

Hundred and eight karmaic bonds: Bách bát kết nghiệp (một trăm lẽ tám kết nghiệp).

Hundred and eight passions and delusions:

Bách bát phiền não (một trăm lẽ tám phiền não).

Hundred Fables of Sakyamuni Buddha: See

Kinh Bách Dụ.

Hundred kalpas to acquire thirty-two auspicious marks: It takes a Bodhisattva to cultivate one hundred kalpas in order to acquire thirty-two auspicious marks of a Buddha—Một vị Bồ Tát phải tu tập trăm kiếp tu tập để được 32 tướng hảo của một vị Phật—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Hundred Mahayana Dharmas: See Bách Pháp

Pháp Tướng Tông.

Hundreds of millions: Koti (skt)—Oku(jap)— Tens of millions—Ức.

Hundred modes: See Bách Pháp.

Hundred and One Customs of the Mula-

Sarvastivadin School: Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bách Nhất Kệ. Hundred rules of conduct: Bách Giới Chúng

Học Tăng.

Hundred rules of conduct for nuns: Sikkkakaraniya (skt)—Sekhiya (p)—Bách Chúng Học Pháp—Tiếng Phạn gọi là Thức Xoa Ca La Ni— See Chúng Học Pháp.

Hundred seventy-eight rules for mendicant

Bhiksunis: Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề.

Hundred things: Bách Pháp.

Hundreds of thousands of millions of Buddha lands: Thập Vạn Ức Phật Độ.

Hundred thousand myriad transformation bodies of the Buddha: See Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật.

Hundred weed-heads: Hyakusoto (jap)—Bách Thảo Đầu—The term means hundreds of individual concrete things—Hàng trăm việc cụ thể có tánh cách đặc biệt.

Hung-Chih: See Hoằng Trí Chánh Giác Thiền Sư.

Hung-chih Chêng-chueh: Wanshi Shogaku

(jap)—See Hoằng Trí Chánh Giác Thiền Sư.

Hung-chou School: An important lineage of early Zen founded by the T’ang dynasty (618-907) master Ma-tsu Tao-i. The name was coined by Tsung-mi (780-840) after the region where Ma-tsu had his monastery. The Hung-chou school (Kôjushu) is one of the main branch of the so-called Southern school of Zen, which descended from the Sixth Patriarch Hui-neng (638-713). Many of the prominent Zen masters of the T’ang dynasty arose from this lineage, including Pai-chang Huaihai (720-814), Nan-chuan, Huang-po Hsi-yun (?850), Lin-chi I-hsuan (?-867), and Yang-shan Huichi (807-883)—Hồng Châu Tông, tên của một dòng truyền thừa quan trọng của Thiền tông trong buổi sơ kỳ, được Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất sáng lập vao thời nhà Đường. Đây là một nhánh chính của cái gọi là Thiền Nam Tông, được truyền xuống từ Lục Tổ Huệ Năng. Nhiều thiền sư nổi trội thời nhà Đường xuất thân từ dòng truyền thừa này, kể cả Bách trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy Vận, Lâm Tế Nghĩa Huyền và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.

Hunger and cold work against the sense of decency: See Cơ Hàn Thiết Thân, Bất Cố Liêm

Sỉ.

Hunger and thirst: Khuppipasa (p)—Đói và khát.

Hung-Fa: Hoằng Pháp (Japanese).

Hung-Fan (chi): Hồng Phạm—Name of a Chinese monk—Tên của một vị sư người Trung Hoa.

Hung-Jen (601-674): Gunin (jap)—Zen master Hung-Jen—See Hoằng Nhẫn Ngũ Tổ.

Hungnyonsa P’ai (kor): Name of a Korean Zen sect, founded by Zen master Toyun (797-868) in the middle of the ninth century. Its main temple located on Mount Hungnyonsa—Xà Quật Sơn

Phái, tên của một phái Thiền Đại Hàn, được thành lập bởi Thiền sư Phạm Nhật vào giữa thế kỷ thứ IX. Ngôi chua chính của tông phái này tọa lạc trên núi Xà Quật.

Hungry (a): Đói.

Hungry and cold: Cơ hàn—Đói và lạnh. Hungry ghosts: Preta-gati (skt)—Gaki (jap)—See Ngạ Quỷ Đạo.

Hungry spirits: Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ Đạo.

Huo-An’s Beardless Barbarian: Tên Hồ Không Râu (Hồ Tử Vô Tu)—See Hoặc Am Thiền Sư.

Huo-An Shih-T’i (1108-1179): Wakuan Shitai, a Chinese Zen master of the Yogi lineage of Rinzai Zen—See Hoặc Am Thiền Sư.

Hupian (skt): Hộ Tất Na—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Hupian is the capital of Vridjisthana, probably in the neighbourhood of the present Charekoor, to the north of Cabool—Theo Eitel trong trung Anh Phật Học Từ Điển, Hộ Tất Na là kinh đô của Vridjisthana, có lẽ là xứ láng giềng của vùng mà bây giờ gọi là Charekoor, nằm về phía bắc của Cabool.

Huqin Shaolong: Kokyu-Joryu (jap)—Hu-ch’in Shao-lung—Hổ Khâu Thiệu Long—See Hỗ Khưu Thiền Sư.

Hurried: Lật đật—Pressed—In a hurry.

Hurry (v): Đôn đốc—To push—To urge.

Hurrying deva: Vajravega (skt)—Tốc Tật Kim Cang—Tên của một vị trời.

Hurt: Vihimsati (skt)—To injure—Gây tổn hại.

Hurt someone’s pride: Chạm lòng tự ái.

Husband is in charge of things outside the home and the wife is in charge of things within: Nam ngoại nữ nội (đàn ông lo việc bên ngoài, còn đàn bà lo việc nội trợ bên trong). Đây là truyền thống của hầu hết các quốc gia Á châu—This is the old tradition of most of Asian countries. Hutuktu (skt): A chief Lama of Mongolian Buddhism—See Hô Đồ Khắc Đồ.

Hyakuto (jap): Bách Thủ—Hundreds of heads, suggesting miscellaneous concrete things—Hàng trăm đầu, ý nói tạp sự.

Huyen Vi: Hòa Thượng Huyền Vi—Most Venerable Thích Huyen Vi, one of the most outstanding Vietnamese monks in the modern era—Hòa Thượng Thích Huyền Vi, một trong những danh Tăng Việt Nam thời cận đại.

Hwaom (kor): The Korean branch of the HuaYen tradition, which rose to popularity during the Unified Silla period (668-918). It was founded by Uisang (625-702), who traveled to China and studied with the second Chinese patriarch of the tradition, Chih-Yen (602-669). His major work was entitled “Chart of the Avatamsaka OneVehicle Dharmadhatu,” which was written in 661. In 670 he returned to Korea and in 676 founded Pusok-sa, which became the main temple of the Hwaom order—Tông Hoa nghiêm của Phật giáo Triều Tiên, được phổ cập trong thời Liên Hiệp Silla. Tông phái này được Uisang (625-702) sáng lập. Ông từng du hành sang Trung Hoa và tu học với nhị tổ Hoa Nghiêm là ngài Trí Nghiễm. Tác phẩm chính của ông là bộ “Hoa Nghiêm Nhất Thừa Pháp Giới An Lập Đồ,” được viết vào năm 661. năm 670, ông trở về Triều Tiên và năm 676 khai sơn tự viện Pusok-sa, về sau này trở thành tổ đình của tông Hoa Nghiêm Triều Tiên. Hwaom school: Hoa Nghiêm tông Triều Tiên— See Hwaom.

Hwei-hai: Hyakujo Ekai (jap)—See Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư.

Hyakujô Ekai (jap): Pai-chang-Huai-hai— Baizhang-Huaihai—See Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư.

Hyakujô-Isei (jap): Paichang-Weicheng—See Bách Trượng Duy Chánh Thiền Sư.

Hyakujô-Nehan (jap): Pai-chang-Wei-cheng— See Bách Trượng Duy Chánh Thiền Sư.

Hyakujô-Shingi (jap): Japanese title for the Paichang-Chingkuei, a monastic code used in the practice of Zen, attributed to Pai-chang Huai-hai (720-814)—See Bách Trượng Thanh Quy.

Hyakuron (jap): A Japanese Buddhist term for “Shata Shastra.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Bách Luận.”

Hyakuso (jap): Bách Thảo—Hundreds of weeds, the term means miscellaneous natural phenomena—Thuật ngữ có nghĩa là những hiện tượng tự nhiên tạp nhạp.

Hyakusoto (jap): Bách Thảo Đầu—See Hundred weed-heads.

Hyakuto (jap): Bách Thủ—Hàng trăm đầu, ý nói tạp sự—Hundreds of heads, suggesting miscellaneous concrete things.

Hybrid: Heterogenous—Mixed—Variegated—

Tạp nhạp.

Hymalaya (skt): Tuyết Sơn—Hy Mã Lạp Sơn.

Hymn (n): Bài tụng.

Hymns of aspiration for birth in the Pure Land: See Kệ Vãng Sanh.

Hymns and chants: Hát và tụng.

Hymns and chants of gatha: Điều Tụng—Âm điệu trong bài tụng.

Hymns in praise: Tán Bái (tán thán bằng bài tụng).

Hymns in praise of Amitabha Buddha: Bài tụng tán thán đức Phật A Di Đà.

Hymns on the pratyutpanna-samadhi: See Bát Chu Tán.

Hymns on the Pure Land: Tán Tịnh Độ—The first of the three collections of Japanese hymns by Shinran—Bài tán đầu tiên trong ba bài tán của ngài Thân Loan.

Hymns on the seven patriarchs: See Tán Thất

Tổ.

Hymns on True Faith: Shoshinge (jap)—Bài tụng về Chân Thật Tín (niềm tin chân thật).

Hymns on True Faith in Nembutsu: See Chánh

Tín Niệm Phật Kệ.

Hyojo-Shin (jap): Bình Thường Tâm—The everyday mind—See Bình Thường Tâm Thị Đạo. Hyo-Ri (jap): Biểu Lý—Outside and inside— Form and content—Bên ngoài và bên trong, hình thức và nội dung.

Hyôshigi (jap): Wooden clappers used in a Zen monastery to signal specific times and events, such as the start of meals—Một thứ mõ làm bằng gỗ được dùng trong Thiền viện để ra hiệu cho những thời điểm hay sự việc đặc biệt, chẳng hạn như bắt đầu những bữa ăn.

Hyper-personal: Vị cách siêu việt.

Hypocrisy: Thambha (p)—Obduracy—Ra vẻ đạo đức giả.

Hypocrite (n): Kẻ giả nhân giả nghĩa.

Hypostatic cause: Dependent cause—Six organs and their six objects causing the cognitions or six consciousnesses)—See Y Nhân. Hypothesis (n): Prajnapti (skt)—Giả Thiết— Ordinary teaching—Doctrines dervied from the phenomenal or mental construction, or ideation—

Học thuyết dựa vào hiện tượng hay cấu trúc tâm thức.

Hypothetic categories: Bất tương ưng pháp hay pháp giả lập.

Hysterical (a): Não nùng thảm thiết.

I

I (jap): Manas (skt)—Mind—Will—Intention, human intention, opposed to the natural way— See Mind and Consciousness.

I am better than: Thắng mạn—Tôi tốt hơn.

I am equal to…: Đẳng mạn—Tôi bằng. I am not so bad as others: Khởi tâm kiêu mạn cho rằng mình không đến nỗi tệ như người khác— See Ngã Liệt Mạn.

I am worse than…: Ty liệt mạn—Tôi tệ hơn. I-Ba-Shin-En (jap): Horse-will, monkey-mind— See Ý Mã Tâm Viên.

Iccha (skt): Ao ước—Wish—Desire. Icchantika (skt): Issendai (jap)—Sendai (jap)— Unbeliever—See Xiển Đề.

Icchantika without a nature for final nirvana: Vô tính Xiển đề—See Tam Chủng Xiển Đề.

Iccha-sutta (p): Sutra on desire, Samyutta nikaya II.69—Kinh Thuyết Dục Vọng, Tương Ưng Bộ

II.69.

Ice of moral affliction: See Phiền Não Băng. Ice is produced from water but it is colder than water: See Băng Sinh Vu Thủy Nhi Hàn Vu

Thủy.

Ichibô (jap): Ichibo is a Japanese term refers to “one stick”—See Nhất Tích Trượng. Ichidaiji (jap): Single great matter—See Nhất

Đại Sự.

Ichidaiji Innen (jap): Nhất Đại Sự Nhân Duyên— Causes and conditions of the great matter, the most important cause—See Đại Sự Nhân Duyên. Ichien (jap): Nhất Viên Vô Trú—See MujuDôgyo.

Ichi Ensô (jap): Ensô (jap)—Empty circle— Round shape—See Viên Tướng. Ichiji-fusetsu (jap): A Japanese Zen term for “not a word is said,” or “Not a word has been said or declared”—See Nhất Tự Bất Thuyết. Ichiji-Kan (jap): One-word Barrier—See Nhất Tự Quan.

Ichiji-Zen (jap): One-word head phrase—Oneword Zen—Nhất tự thoại đầu—See Nhất Tự

Thiền.

Ichijô (jap): Ekayana (skt)—One Vehicle— Buddha Vehicle—Buddha-Yana—Buddhayana— Tathagata Vehicle—Buddha-Bodhisattva

Vehicle—Phật thừa—See Nhất Thừa.

Ichijôbyodo (jap): Nhất thừa bình đẳng.

Ichi-Mi (jap): Nhất Vị—One flavour—The same flavour—In Zen, one taste may be interpreted as the essence of the Dharma—Chỉ một vị duy nhất (sự đồng nhất của vạn hữu). Trong Thiền, nhat vị có thể được diễn dịch như là bản thể của Pháp. Ichimi-Shabyô (jap): Ichimi-Shabyo is a Japanese Zen term for “one taste pouring of the bowl.” This expression is used for the authentic transmission of the Buddha-dharma from a Zen master to his dharma successor—Ichimi-Shabyo là một thuật ngữ nhà Thiền Nhật Bản có nghĩa là “vẫn một vị khi được sang từ cái chén này sang cái chén khác.” Thuật ngữ này được dùng để chỉ một sự truyền thụ hoàn toàn trung thành pháp của nhà Phật từ một vị thầy sang một pháp tử (người kế vị trong Thiền môn).

Ichimi-Zen (jap): One-taste Zen—See Nhất Vị

Thiền.

Ichinen-fushô (jap): Non-arising of a single thought, the realm in which no delusions arise— See Nhất Niệm Bất Sinh.

Ichinen-Mannen (jap): One moment of consciousness—See Nhất Niệm Vạn Niên.

Ichinen-tanen-mon’i (jap): One Thought and Many Callings—See Nhất Niệm Đa Niệm.

I-Ching (635-713): See Nghĩa Tịnh.

Ichirai-ka (jap): Sakrdagamin (skt)—The effect which is subject to one return—The state of returning only once again—Nhất Lai Quả—Quả vị chỉ còn tái sanh một lần—See Nhất Lai. Ichiren-in (jap): Nhất Liên Viện (Chùa trong Phật Giáo Nhật Bản).

Ichitengo (jap): A turning word—See Nhất Chuyển Ngữ.

Icon (n): Idol—Ngẫu tượng—Tranh tượng.

Iconic statue: Thánh tượng.

Iconoclasm: Chủ nghĩa phá hủy thánh tượng.

Iconoclastic (a): Bài trừ thánh tượng.

Iconographic (a): Thuộc về Ngẫu Tượng học. I-consciousness: Atman-vijnana (skt)—See Ngã

Thức.

Idam-pratyayata-pratisamutpada-Smrti (skt): Contemplation on the theory of causation—Duyên

Khởi Quán—Contemplation on the twelve links of “Cause and Effect” or “Karmic Causality.”—See Duyên Khởi.

Idappaccayata (skt): Conditionality—See Duyên Sinh.

Iddhi (p): Rddhi (skt)—Thần thông biến hóa— Mode of insight attained by the practice of Dhyana—Super knowledge—Supernatural powers—Supernormal powers—See Thần Biến.

Iddhibala (p): See Thần Lực. Iddhipada (p): Rddhipada (skt)—Tứ pháp thần túc—See Tứ Như Ý Túc.

Iddhi-patihariyam (p): The miracle of psychic power—Thần túc thần thông.

Iddhividha (p): See Thần Túc Thông. Iddipada (p): Iddhipada (p)—Tứ pháp thần túc— See Tứ Như Ý Túc.

Iddi-pratiharya (p): Rddhipratiharya (skt)— Như Ý Túc Thị Hiện—Manifestation of power of ubiquity—Manifestation of magical psychic power of ubiquity.

Idea (n): Samjna (skt)—Tư tưởng—Khái niệm. Idea of accumulation of merit: See Ý Tưởng Tích Chứa Phúc Báo.

Idea of annihilation: Holding to the idea of annihilation—Cho rằng mọi thứ đều đoạn diệt— See Đoạn Kiến.

Idea of birth-and-death does not obtain in reality: Ý niệm sinh và diet không tồn tại trong thực tính.

Idea concord: See Kiến Hòa Đồng Giải.

Idea of a creator: See Sĩ Phu Kiến. Ideas grasped and held: Impressions—See Chấp

Thủ.

Idea of permanence: See Thường Kiến.

Idea of the reality of things: See Hữu Kiến (5). Idea of reincarnation: Tế tướng hiện hành chướng (về tái sanh).

Idea of unreality of all things: See Vô Kiến.

Ideal (a): Lý tưởng.

Ideal of Buddhism: See Lý Tưởng Phật Giáo. Ideal realized world: See Lý Sự Vô Ngại Pháp

Giới.

Ideal world: The world of law or principle—Thế giới lý tưởng của định luật hay nguyên ly—See Lý Pháp Giới.

Idealessness: In Zen it means not to be carried away by any particular idea in the use of mentality—See Vô Niệm.

Idealism (n): Duy tâm (chủ nghĩa duy tâm, duy tâm luận, quan niệm luận).

Idealism School: Vijnanavada (skt)—See Duy

Thức Tông.

Idealistic reflection: See Duy Thức Quán. Idealistic representation: See Duy Thức.

Idealization (n): Lý tưởng hóa.

Ideation (n): Sự quan niệm hóa hay nghĩ tưởng.

Identical (a): Tương Tự—Alike—Like— Similar—Identical—Attainment-like (this is only a temporary situation).

Identification (n): Sự nhận dạng.

Identify (v): Nhận diện.

Identify the birth (can tell who the persons in the birth) : Nhận diện tiền thân (có thể nói được tên những nhân vật trong tiền thân ấy).

Identification (n): Nhận dạng.

Identity (n): Thân phận (căn cước). Identity of cultivation and the cultivated: See Tu Tính Bất Nhị Môn.

Identity and difference: Agreement and disagreement—Tức phi (sự giống và sự khác).

Identity of the Individual and Buddha: Similarity in form with the Buddha—See Tương

Tự Tức Phật.

Identity of name and substance: Danh Thể— Cái dùng để gọi cái thể—Name and embodiment.

Identity of phenomena and principle: See Tức

Sự Tức Lý.

Identity of Relative and Absolute: Sandokai (jap)—Ts’an-t’ung-ch’i—See Tham Đồng Khế.

Ideology (n): Quan niệm học.

Idiom (n): Thành ngữ.

Idle: Lazy—Giải đãi.

Idle conversation after tea and wine: Trà dư tửu hậu.

Idle gossip: Ỷ ngữ.

Idle talk: Vain talk or diffusive trivial reasoning—See Nhàn Đàm Hí Luận.

Idle thoughts: Vitathavitakka (p)—Deluded conceptualization—False (erroneous) thinking or thought—False ideas, notions, or thoughts—Chấp giữ mọi phân biệt sai lầm—See Vọng Tưởng. Idleness: Unoccupied (leisure): Nhàn rỗi— Pramada (skt): Phóng dật—Thina (p): Ngầy ngật (hôn trầm)—Indolence: Biếng nhác (lười biếng, giải đãi).

Idleness is the root of all evils: Satan finds some mischief for idle hands to do—Nhàn cư vi bất thiện.

Ido (jap): Di Đường—Nơi ở của những vị Tăng cao tuổi thọ (trăm tuổi)—The hall of centenarians.

Idol (n): Ngẫu tượng.

Idolatry (n): Sự sùng bái ngẫu tượng.

Idolization (n): Ngẫu tượng hóa.

Idolize: Worship—Bow in veneration—Chiêm bái—Tôn sùng.

If it is difficult for the poor to complain, it is easy for the rich to avoid being arrogant: See Bần Nhi Vô Oán Nam, Phú Nhi Vô Kiêu Dị. If you give someone a gift and the person does not want it, the gift still belongs to you: Nếu bạn đem lễ vật để biếu người khác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với bạn— According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 7, the Buddha said: “There was one who, upon hearing that I protect the way and practice great humane compassion, intentionally or voluntarily came to scold me. I was silent and did not reply. When he finished scolding me, I asked, ‘If you are courteous to people and they do not accept your courtesy, the courtesy returns to you, does it not?’ He replied, ‘It does.’ I said, ‘Now you are scolding me but I do not receive it. So, the misfortune returns to you and must remain with you. It is just as inevitable as the echo that follows a sound or as the shadow that follows a form. In the end, you cannot avoid it. Therefore, be careful not to do evil.”—Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 7, Đức Phật dạy: “Có người nghe ta giữ đạo, thực hành tâm đại nhân từ, nên đến mắng ta; ta im lặng không phản ứng. Người kia mắng xong, ta liền hỏi: Ông đem lễ vật để biếu người khác, người kia không nhận thì le vật ấy trở về với ông không? Người kia đáp: “Về chứ.” Ta bảo: “Nay ông mắng ta, ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống như âm vang theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không thể tránh khỏi. Vậy hãy cẩn thận, đừng làm điều ác.”

Igan Butsuji (jap): Moving the coffin of a deceased abbot or other prominent monk or nun to the lecture hall. Igan is one of the nine ritual acts (kubutsuji) performed when a prominent Buddhist monk or nun dies. The coffins of ordinary monks and nuns are left in the infirmary until cremation—Di chuyển quan tài của vị trụ trì quá cố hay một vị Tăng hay Ni nổi trội đến Giảng đường. “Igan” là một trong chín nghi thức được cử hành trong tang lễ của một vị Tăng noi trội. Quan tài của một vị Tăng thường chỉ được đặt trong phòng dưỡng bệnh cho đến khi hỏa táng—See Kubutsuji.

Ignoble (a): Hèn mọn—Mean. Ignoble deeds: Impure deeds—See Bất Tịnh

Hạnh.

Ignoble life: Cuộc sống hèn mọn.

Ignoble trades: See Nghề Hèn Mọn.

Ignorance (n): Avijja (p)—Avidiya or Maya

(skt)—Moha (skt)—Mudhaya (p)—Confusion— Delusion—Folly or Ignorance—Lack of enlightenment—Stupidity—Unenlightened—See Vô Minh.

Ignorance of attachment to phenomena: Pháp Chấp Vô Minh—Vô minh của sự chấp trước vào các hiện tượng.

Ignorance and Bhutatathata: See Vô Minh

Pháp Tính Nhất Thể.

Ignorance and desire: Unenlightened desire—

See Si Ái.

Ignorance and dharma nature are one in essence: Về bản chất mà nói thì vô minh và pháp tính là một—See Vô Minh Pháp Tính Nhất Thể. Ignorance and dull ideas: See Ám Độn Chướng. Ignorance about the ego: Atmamoha (skt)—See

Ngã Si.

Ignorance in the ego: See Ngã Si.

Ignorance as father: See Vô Minh Phụ.

Ignorance, karma and desire:

Ajnanakarmatrsna (skt)—See Vô Minh Nghiệp

Ái.

Ignorance and pride: See Si Mạn. Ignorance in regard to the ego: See Ngã Si

Phiền Não.

Ignorance or stupidity: Ngu Si.

Ignorance in the trailokya: State of unenlightenment—Vô minh trụ địa—See Ngũ Trụ Địa.

Ignorance of the view of self: Ngã Kiến Vô Minh—Vô minh của sự chấp trước vào cái ‘Ngã’. Ignorance of the way of escape: The taint of ignorance—Vô Minh Lậu Hoặc—Vô minh trong tam giới.

Ignorance without beginning: Vô Thủy Vô Minh—1) Primal ignorance: See Nguyên Phẩm Vô Minh; 2) The period of transmigration which has no beginning: See Gián Cách Vô Minh; 3) See Vọng Chân Đồng Thể.

Ignorant (a): Dark—Obscure—Ignorance—

Không biết—Ngu Muội—Ngu si.

Ignorant condition: Unenlightened condition— Considered as in primal action, the stirring of the perceptive faculty, associated with corpus or substance—The objective illusory world—Vô minh hay tình trạng không giác ngộ—See Vô Minh Nghiệp Tướng.

Ignorant condition before discernment and differentiation: Primal ignorance—See Căn Bản Vô Minh.

Ignorant and dull ideas: Ám độn chướng—One of the ten hindrances.

Ignorant law: Immature law, or method—See

Ngu Pháp.

Ignorant like a child: Bàla (skt)—Ngu đồng (ngu như một đứa con nít).

Ignorant monk: Ngu Tăng (vị tăng bị vô minh khống chế).

Ignorant mortal people: Unenlightened mortal people—Hạng người ngu dốt tối tăm—Ordinary people who always examine themselves and realize they are just unenlightened mortal filled with greed, hatred and ignorance, as well as an accumulation of infinite other transgressions in the past, present and future. From realizing this, they develop a sense of shame and then vow to change their way, be remorseful, repent, and give their best to cultivate with vigor such as chanting sutra, reciting the Buddha’s name, or sitting meditation, seeking to quickly end karmic obstructions and to attain enlightenment in a very near future—Hạng người ngu dốt tối tăm, nhưng luôn xét mình là một kẻ pham phu đầy tham sân si, cùng với vô số tội lỗi chất chồng trong quá khứ, hiện tại và vị lai, từ đó sanh lòng tàm quí, rồi phát nguyện tu tâm sửa tánh, sám hối, ăn năn, y theo lời Phật Tổ đã dạy mà hành trì, tu tập, như là tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, vân vân, cầu cho nghiệp chướng chóng được tiêu trừ, mau bước lên bờ giác trong một tương lai rất gần.

Ignorant perception: Views produced by ignorance—See Vô Minh Kiến.

Ignorant preceptor: See Ám Chướng.

Ignorant of the right way of seeing life and phenomena: Si Hoặc—Unenlightened and deluded (ignorance misleads sentient beings to be blind of the right way)—Si mê và nghi hoặc, khiến chúng sanh không thấy được chánh đạo.

Ignorant temperament: Mohacarita (p)—Bẩm tánh si mê—Ignorance—See Vô Minh. Ignorant and undeveloped beings: Bahu-jana (skt)—All the shoots, sprouts, or immature things—See Quần Manh.

Ignorant and unenlightened: Mudha (skt)—Ngu si (không giác ngộ).

Ignorant views: Vô Minh Kiến—Ignorant views or ignorant perception of phenomena which produces all kinds of illusion or views produced by ignorance—Cái nhìn vô minh hay tà kiến sanh ra bởi vô minh.

Ignore the evil and highlight the good: Ẩn ác dương thiện (tốt khoe xấu che).

Igyô (jap): Igyo-Shu (jap)—Quy Ngưỡng Tông— One of the five schools of Zen in China, called also Kuei-yang, having been founded by Kueishan and his disciple of Yang-shan. It opposed the idea of retirement from the world, and emphasized the infusion of the true spirit, so that bodily life itself could become entirely enlightened and transformed. It distinguished bodily activity and “true body”, the former being the functional and the latter the essential nature. The term “fundamental face” was also used, for that self-nature which existed before birth. It also affirm the importance of the return from the essential nature to the functional action for the helping of the world. The Japanese name “Ik-yo” is said to have been formed from two mountains on which its monasteries were located, Isan in Hunan and Kyozan in Kiangse—Một trong năm trường phái Thiền tại Trung Hoa, cũng được gọi là Quy Ngưỡng, được sáng lập bởi Qui Sơn và đệ tử của ngài là Ngưỡng Sơn. Trường phái này chống lại ý tưởng rút lui khỏi thế giới ta bà, và nhấn mạnh vào sự thấm nhập vào chân tâm, để từ đó cái thân trong cuộc sống tự nó có thể hoàn toàn trở thành giác ngộ và chuyển hóa. Nó phân biệt sự hoạt động của thân và chân thân; sự hoạt động của thân là dụng và chân thân là pháp tính. Thuật ngữ “Chân diện mục” cũng được sử dụng, vì đó là tự tánh trước khi sanh ra. Tông phái này cũng xác nhận sự quan trọng của sự trở về từ pháp tính đến hành động của dụng nhằm cứu hộ thế giới ta bà. Người ta nói thuật ngữ Nhật Bản “Ik-yo” được thành lập từ tên của hai ngọn núi nơi mà những tự viện của tông phái này tọa lạc: Quy Sơn trong tỉnh Hồ Nam và Ngưỡng Sơn trong tỉnh Chiết Giang— See Quy Ngưỡng Tông.

Igyô-School: Kuei-yang-tsung (chi)—See Quy Ngưỡng Tông.

Igyô-Shu (jap): Kuei-yang school, a lineage of Chinese Zen active during the T’ang dynasty (618907)—See Quy Ngưỡng Tông.

Ihai (jap): A Japanese Buddhist term for “Ancestral tablet.”—Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản có nghĩa là “Bài vị” (tấm bia nhỏ đề tên người quá cố được thờ trong chùa).

I-ha-ma-yin (tib): Asura (skt)—Jealous gods— See A Tu La.

Ihen-chik-kye-pay-yeshe (tib): Sahajajnana (skt)—Coemergent wisdom—See Câu Sinh Huệ.

I-Hsing (683-727): See Nhất Hành. I-Hsuan: Lin-Chi-I-Hsuan (chi)—See Lâm Tế Nghĩa Huyền Thiền Sư.

Ijuku (jap): Parinata (skt)—Vipaka (skt)—Mature —Maturation of effect—See Dị Thục. Ijuku-Go (jap): Karma of different maturation— See Dị Thục Nghiệp.

Ijuku-In (jap): Vipakahetu (skt)—Cause ripening in a different life—Differential fruition—See Dị Thục Nhân.

Ijuku-ka (jap): Vipaka-phala (skt)—Maturation of effect—See Dị Thục Quả.

Ikebana (jap): Hoa Trì—Pond of flowers—Ao hoa.

Ikeda Daisaku (-1928): Third president of Soka Gakkai, one of the largest Buddhist organizations in Japan. He first encountered the organization in 1947 and became a passionate adherent soon after. Following the death of the organization’s second president, Josei Toda (1900-1958), he succeeded him and began a program of expanding the membership of the organization. Today it claims several million followers in Japan, but the membership has split in recent years as a result of conflict between lay Soka Gakkai and the priests of Nichiren Shoshu over the leadership and direction of the organization. Under Ikeda’s leadership it has also expanded its activities overseas and today has many thousands of members in Europe and in the USA—Vị chủ tịch thứ ba của tổ chức Soka Gakkai, một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Nhật Bản. Lần đầu tiên ông gặp tổ chức này vào năm 1947 và chẳng bao lâu sau đó ông trở nên hết sức gắn bó với nó. Sau khi vị chủ tịch thứ hai là ông Josei Toda qua đời thì ông lên kế vị và bắt đầu chương trình mở rộng tư cách hội viên của tổ chức. Ngày nay tổ chức này tuyên bố có đến vài triệu tín đồ ở Nhật, nhưng số tín đồ đã bị chia chẻ do hậu quả của cuộc tranh chấp giữa nhóm tại gia Soka Gakkai và nhóm Tăng lữ Nichiren Shoshu trong quyền lãnh đạo và đường hướng hoạt động của tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của Ikeda tổ chức đã mở rộng hoạt động ra hải ngoại và ngày nay có hàng ngàn hội viên ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Ikegami (jap): Vùng Trì Thượng (gần Đông Kinh, Nhật Bản).

Ikkatsu (jap): Một tiếng hét—Katsu and Lin-Chi I-Hsuan—Tiếng hét của Thiền Sư Lâm Tế—See Lâm Tế Tứ Hát.

Ikke-Kai-Go-Yo (jap)—Một cành hoa năm cánh—A flower with five petals—See Nhất Hoa Khai Ngũ Diệp.

Ikko Hanko (jap): See One person-Half a person. Ikku-Gatto (jap): Nhất Cú Hợp Đầu—Words in which one phrase fits the head; however, Zen practitioners should always remember that words that can be understood intellectually, are also a stake to which to tie a donkey for ten thousand kalpas—Người học chỉ với một câu của thiền sư ma lãnh ngộ hoàn toàn yếu chỉ nhà thiền; tuy nhiên, hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng ngôn ngữ có thể hiểu được bằng tri thức cũng là cây cột trói buộc con lừa trong vạn kiếp—See Nhất Cú Hợp Đầu Ngữ.

Ikkyu Sôjun (1394-1481): Nhất Hưu Tông Thuần Thiền Sư—Name of a Japanese Rinzai monk from the Ashikaga period (1392-1568). Ikkyu belonged to the Daitoku-ji branch of Rinzai and was a dominant figure in that lineage. He is famous for his calligraphy, painting, and writing, especially poetry. Ikkyu was born in Saga, in western Kyoto—Tên của một vị Tăng thuộc tông Lâm Tế trong giai đoạn nước Nhật dưới sự cai trị của dòng họ Túc Lợi Thị. Nhất Hưu trực thuộc Đại Đức Tự, Sư là một trong những nhân vật nổi trội trong dòng truyền thừa. Sư nổi tiếng về thư pháp, vẽ tranh, và viết lách, đặt biệt là thi thơ. Nhất Hưu sanh ra tại vùng Saga, ở miền tây của Đông Đô—See Nhất Hưu Tông Thuần Thiền Sư.

Ikomayama (jap): Núi Sinh Cư (Nhật Bản). Iksani (skt): Iksana (skt)—A kind of magic mode of reading another’s thoughts—See Y Sát Ni. Iksvaku (skt): Nhứt Soa Cưu Vương—See Cam

Giá.

Iksvaku-Virudhaka (skt): See Cam Giá Vương. I-k’ung (chi): Giku Zen Master, a special Zen instructor of the Southern School—See Nghĩa Không.

Ikyô: Igyo-Shu (jap)—Kuei-Yang-Tsung (chi)— SeeQuy Ngưỡng Tông.

Ikyô Zen: Igyo-Shu (jap)—Kuei-Yang, name of a Zen sect established by Ling-yu of Kuei Shan and

Hui Chi of Yang Shan. It has now died away— Thiền Quy Ngưỡng, một tông phái Thiền được sáng lập bởi Linh Hựu ở Quy Sơn và Huệ Tịch ở Ngưỡng Sơn. Ngày nay dòng Thiền này đã tàn lụn—See Quy Ngưỡng Tông. Ill (a): Sick—A person who is not enlightened is

“ill” by definition. The healing process is the conversion of suffering into the aspiration to attain enlightenment.

Ill-affected: Ác ý—Hatred—Ill-will—Ill-intent— Malicious.

Ill-conduct: Vọng Pháp (mê hoặc). Illegal (a): Bất hợp pháp—Illegitimate— Unlawful—Illicit.

Ill-feeling: Ác Cảm—Aversion—Antipathy—

Dislike—Ill-feeling.

Ill-gotten gains: Của phi nghĩa.

Ills of meditation: Thiền bệnh (including wandering thoughts and illusions—bao gồm tán loạn và ảo tưởng).

Ill-proportioned (a): Quá tỷ lệ (quá cỡ).

Ill-thinking: Bad intention—Ác Giác—Ác niệm. Ill thoughts: Bad intention—Evil thoughts—See Tưởng Điên Đảo.

Ill-treat (v): Bạc đãi—To maltreat.

Ill-treatment, or killing of monks or nuns, or force them to leave the monasteries to return to worldly life: Ngược đãi giết chóc chư Tăng Ni hoặc buộc họ phải hoàn tục.

Ill-will: Vyàpàda (p)—Ác tâm—Grievance— Hatred—Malevolence—Resentment. Ill-will perception: Vyapada-samjna (skt)—Sân Nhuế Tưởng.

Ill-will and wrangling: Ác tâm đấu đá.

Illation (n): Sự suy luận.

Illative sense: Ý nghĩa được suy luận ra.

Illicit (a): Bất hợp pháp.

Illimitable glorious radiance: An endless splendid light—Ánh hào quang huy hoàng vô hạn.

Illimitable spiritual regions of the Buddhas:

See Giới Ngoại.

Illimitables: Vô Lượng—Absolutely free or unhindered—Nhất Thiết Vô Chướng Ngại—Hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại. Illness (n): Bịnh.

Illness and Death: See Bịnh Tử. Illnesses of meditation: Zen illness—See Thiền Bệnh.

Illness as the result of previous karma: Nghiệp Bịnh—Bệnh nghiệp hay bệnh gây ra do nghiệp của nhiều đời trước.

Illuminate (v): Chiếu sáng—Rọi sáng—Dạy dỗ— Giáo hóa.

Illuminated intellect: Illuminated or Enlightened intellect—Trí chiếu sáng.

Illuminated mind: Bodhi Budh (skt)— Bodhihrdaya or Bodhicitta (skt)—Perfect knowledge—Transcendent understanding— Perfect wisdom—Enlightened mind—See Đạo

Giác Tâm.

Illuminating cause: Liễu nhân—The revealing cause (knowledge and wisdom). Illuminating or explaining the law-wheel: See Chiếu Pháp Luân.

Illuminating all things: Chiếu rõ các pháp. Illuminating view of things: Cái nhìn chiếu diệu vào hiện hữu.

Illuminating-Void Suchness: Không Như Chiếu Diệu—The Essence of mind—See Thể Tâm. Illumination (n): Bodhi (skt): Enlightenment—Sự soi sáng—See Quang Minh. Illumination Hall: Shodo (jap)—A senior monk would use this area for instructing other monks while the master of the temple was otherwise occupied. This hall directly separates the Zazen Hall and the washroom—Một vị Tăng cao tuổi hạ có thể sử dụng Chiếu Đường để chỉ dạy những vị Tăng khác trong khi vị Viện chu đang bận. Chiếu đường phân cách Thiền đường và phòng rửa mặt—SeeChiếu Đường.

Illuminations of knowledge: See Trí Quang

Chiếu.

Illumination of knowledge of certain attainment of supreme perfect enlightenment:

Trí quang chiếu quyết định sẽ thành chánh đẳng chánh giác.

Illumination of knowledge developing the determination of enlightenment through association with the wise and accumulation of roots of goodness: Trí quang chiếu y chỉ thiện tri thức phát tâm Bồ Đề tích tập thiện căn.

Illumination of knowledge expounding inconceivable great means of access to truth: Trí quang chiếu diễn thuyết bất khả tư nghì quảng đại pháp môn.

Illumination of knowledge fulfilling all transcendent ways: Trí quang chiếu đầy đủ tất cả các Ba La Mật.

Illumination of knowledge seeing all Buddhas: Trí quang chiếu thấy tất cả Phật.

Illumination of knowledge of seeing all sentient beings dying in one place and being born in another: Trí quang chiếu thấy tất cả chúng sanh chết đây sanh kia.

Illumination of knowledge showing all

Buddhas: Trí quang chiếu thị hiện tất cả chư Phật.

Illumination of knowledge skillfully comprehending the spiritual powers of all

Buddhas: Trí quang chiếu thiện xảo biết rõ tất cả chư Phật thần thông oai lực.

Illumination of knowledge teaching all sentient beings so they may abide in the state of enlightenment: Trí quang chiếu giáo hóa tất cả chúng sanh đều khiến an trụ Như Lai địa.

Illumination of knowledge understanding the doctrines of all scriptures: Trí quang chiếu hiểu tất cả tu-đa-la pháp môn.

Illumination of the teaching: Pháp quang minh.

Illuminative (a): Sáng sủa.

Illuminative way: Con đường sáng.

Illumine the world: Chiếu sáng thế giới. Illusion (n): Màya (skt)—Huyễn ảo—See Bào Ảnh.

Illusions of the aggregates: Uẩn vọng (sự huyễn ảo của các uẩn).

Illusions arise in practice: Sự hoặc. Illusion arises from primal ignorance: See Vô Minh Hoặc.

Illusions arise through contact with the world: Tư hoặc.

Illusion arising from primal ignorance: Vô Minh Hoặc.

Illusion-body: Ảo thân.

Illusion of the body: Satkaya-drsti (skt)—See

Ngã Kiến.

Illusion city: The magic city in the Wonder Lotus Sutra—See Hóa Thành.

Illusions connected with principles: Illusion in regard to fundamental truth—See Lý Hoặc.

Illusion of desire: Illusion of love—Ái hoặc.

Illusion and enlightenment: Mê ngộ.

Illusion and enlightenment are fundamentally the same: See Mê Ngộ Bất Nhị. Illusion of love: Illusion of desire—Ái hoặc. Illusion mind: Vọng tâm—Mind is unreal—See Ảo Tâm.

Illusion of perception: Illusion of mind—Thức ảo (Thức đien đảo).

Illusion in practice: See Tu Hoặc.

Illusion of a real ego: See Ngã Điên Đảo. Illusion of seeing things as they seem, not as they really are: See Kiến Lưu.

Illusions and temptations that arise from ignorance: See Vô Minh Hoặc. Illusions and temptations arise from false views or theories: See Kiến Hoặc. Illusion and temptation through the immense variety of duties in saving others: See Trần Sa Hoặc.

Illusion that things are real and have independent existence: See Tế Hoặc Hiện Hành Chướng.

Illusion of thoughts: See Tư Hoặc. Illusion of the three realm: Giới Hoặc—See

Giới Nội Hoặc.

Illusion of view: See Tà Kiến Điên Đảo.

Illusion of viewing the seeming as real: Kiến Lậu—Ảo tưởng tà kiến cho rằng những thứ giả hợp là có thật.

Illusions without actuality: Huyễn hóa không thiệt.

Illusionism (n): Người theo chủ nghĩa xem vật chất chỉ là huyễn giả.

Illusionist: Conjurer—Ảo sư. Illusive: Màya (skt)—Ảo—Illusory—Unreal— Vague—Illusion.

Illusive mind: Which results in complexity and confusion—See Vọng Tâm. Illusive views of the body or self: Wrong views of the body or self—See Thân Kiến. Illusive views in self-grasping: Wrong views in self-grasping—Thủ Kiến—See Kiến Thủ. Illusive views and thoughts: Misleading views and thoughts—See Kiến Hoặc Tư Hoặc. Illusive views in understanding the precepts: Giới kiến—Wrong views in understanding the precepts.

Illusive vision: Confused vision—Deceptive vision—See Huyễn.

Illusive world: Ảo trần.

Illusory (a): Màya (skt)—Ảo giác (như huyễn)— False feeling—Illusion—Illusive—Magical— Unreal—Vague.

Illusory afflictions: Huyễn Hoặc (phiền não huyễn hoặc).

Illusory appearance: Maya-nimitta (skt)—Ảo tướng—Huyễn tướng—Illusory marks. Illusory body: Gyu-lu (tib)—Ảo thân—See

Huyễn Thân.

Illusory and defiled: Ảo Cấu—See Huyễn Cấu. Illusory discrimination: Huyễn Sai Biệt—Phân biệt sai lầm.

Illusory ego: See Giả Ngã.

Illusory eon: Mayakalpa (skt)—See Ảo Kiếp. Illusory existence: Ảo hữu—Huyễn hữu (hiện hữu không có thật).

Illusory ideas: See Tương Tục Giả. Illusory knowledge: Parikalpita (skt)—See Kiến Thức Huyền Ảo.

Illusory marks: Maya-nimitta (skt)—Huyễn Tướng (hình tướng không có thật)—Illusory appearance.

Illusory mind: Huyễn Tâm (tâm không có thật). Illusory views: Illusory or misleading views and thoughts—See Kiến Hoặc Tư Hoặc.

Illusory vision: Confused vision—Deceptive vision—Illusive vision—Huyễn.

Illustrations of the Three Treasures: A collection of Buddhist stories—See Sanbôe. Illustrations of unreality: Thí dụ về mộng huyễn.

Image (n): Patibimba (p)—Pratibimba (skt)— Reflection—Hình tướng—See Ảnh Tượng. Image of a Buddha: Pratima (skt)—Hình tượng

Phật.

Image of a Buddha or Bodhisattva: Tượng Thánh—See Shôsô.

Image of a Buddha of metal or gold: Kim Thân Đức Phật—Tượng Phật bằng kim loại hay bằng vàng.

Image of the Dharma Wheel: Hình Pháp Luân. Image of gold glory: See Thiệm Bộ Quang

Tượng.

Image or likeness (of Buddha): Pratima (skt)— Hình tướng.

Images and sutras: Tượng kinh—Hình tượng và kinh điển.

Image of Vairocana in the open: Suyễn Phật. Image of wood: Mộc Phật—Tượng Phật bằng gỗ—A Buddha of wood.

Imageless (a): Alaksana (skt)—See Vô Tướng.

Imagelessness: Na-vidyate, or Nirabhasa, or Animitta, or Alakshana (skt)—Formlessness or shadowlessness—See Vô Tướng.

Imagery (n): Vật tưởng tượng.

Imaginary fear: Sự sợ hãi giả tạo. Imaginary and not factual metaphor: See Phi

Dụ.

Imaginary river in the Nirvana: Kim Sa Hà—

Một dòng sông tưởng tượng ở Niết Bàn.

Imagination (n): Sự tưởng tượng.

Imaginative construction: Parikappa (p)—

Parikalpa (skt)—Sự kiến lập từ trí tưởng tượng hay tính chất của những phán đoán sai lầm—Wrong judgment—See Biến Kế Sở Chấp Tính. Imagined characteristic: Phân Biệt Tướng

(tướng do phân biệt).

Imagined nature: Parikalpita-svabhava (skt)— See Biến Kế Sở Chấp.

Imagining (a): Khởi lên các phân biệt (do sự hình dung hay tưởng tượng).

Imagining everything as real: Parikalpita (skt)— See Biến Kế.

Imbalance (n): Sự chao đảo.

Imbalanced emptiness: Thiên Không (cái không nghiêng lệch).

Imbued with the knowledge of the four pure fearlessness: Thanh tịnh đầy đủ bốn trí vô úy. Imcleanness: Bất tịnh.

I and Mine: The self and its possession—See Ngã Ngã Sở.

Imitability (n): Có thể bắt chước được.

Imitate (v): Bắt chước—To copy—To mimic.

Imitate someone: Bắt chước ai.

Imitation (n): Sự bắt chước—Phỏng theo.

Imitative dharma: Saddharma-pratirupaka (skt)—Zobo (jap)—The period of semblance Dharma—Semblance or the period of scholasticism—See Tượng Pháp. Immaculate (a): Vô nhiễm—Perfectly clean— See A Ma La.

Immaculate stage: Vimala-bhumi (skt)— Immaculate stage—Land of purity, or ground of leaving filth—Land of freedom from defilement—Stage of freedom from defilement— Stage of non-defilement—See Ly Cấu Địa. Immanent (a): Nội tại—Remain in—Operate within.

Immanent abiding original good seed-nature:

Bổn tính trụ chủng tính—Bản tính tự nhiên từ vô thủy.

Immanent act: Hành vi nội tại.

Immanent mind: Space-like mind—Bổn giác— One of the two kinds of enlightenment—See Nhị

Giác.

Immanentism (n): Chủ nghĩa nội tại.

Immaterial: Arupa (skt)—Dustless—Formless— Non-form—Vô Hình (phi vật chất)—Vô Trần (không vướng bụi trần hay không vướng các pháp của tam giới).

Immaterial absorption: Arupajhana (p)—Thiền

Vô Sắc.

Immaterial body: Dharmakaya (skt)— Immortal body—Spiritual body—See Thân Bất Tử. Immaterial Buddha-body: The spirit free from all limitations—See Hư Vô Thân. Immaterial constituents: Vô sắc pháp (những yếu tố cấu thành có tánh chất phi vật chất).

Immaterial factor: Yếu tố phi vật chất.

Immaterial factors of the body: Nama-kaya

(skt)—Danh thân là những yếu tố không có thực thể của thân.

Immaterial is the material: Sunyata is rupa—

Không tức thị sắc.

Immaterial objects: Abstract objects—Trừu tượng sắc.

Immaterial realm: Arupa-bhava (skt)—Formless realm—The immaterial realm out of which all things come—Vô Trần Pháp Giới.

Immaterial realm of reality: The immaterial realm out of which all things come—Vô Trần

Pháp Giới.

Immaterial-sphere: Cõi không có hình tướng— See Vô Sắc Giới.

Immaterial-sphere consciousness: Arupavacara-citta (p)—See Tâm Vô Sắc Giới.

Immateriality (n): Tính phi vật chất.

Immateriality of the atman, the soul, the person: Ngã không (Nhân không). Immateriality of substance: Không tánh, không vô, rỗng không, hư không—Unreality— Emptiness—See Thể Không. Immateriality of things: Pháp không—One of the two voids—See Nhị Không. Immature law: Ignorant, or immature method— See Ngu Pháp.

Immature man: See Thô Nhân. Immature and Mature yanas: See Thô Tế Nhị

Thừa.

Immature man of Hinayana: See Thô Nhân. Immature and rough words: Coarse, Crude, evil words—See Thô Ngôn. Immeasurable (a): Apramana (skt)—Bất khả lượng—See Vô Lượng.

Immeasurable absorption: Vô lượng Tam Ma

Địa.

Immeasurable bodies: See Vô Biên Thân.

Immeasurable bodies of the Buddha:

Immeasurable bodies—See Vô Biên Thân. Immeasurable Buddhas: Vô Lượng Phật (vô số vị Phật).

Immeasurable compassion: Karuna (skt & p)— See Bi Vô Lượng Tâm.

Immeasurable concentration: Vô lượng Tam

Muội.

Immeasurable and countless: Vô lượng vô số (số lượng quá nhiều không thể tính đếm đươc).

Immeasurable detachment: Upeksha (skt)— Upekkha (p)—Perfect equanimity—See Xả Vô Lượng Tâm.

Immeasurable enlightenment: Vô lượng giác.

Immeasurable illumination: Quang minh vô tế.

Immeasurable inconceivable Buddhaconcentration: Phật tam muội bất khả tư nghì. Immeasurable inconceivable fulfillment: Vô Lượng Bất Tư Nghì Pháp Viên Mãn. Immeasureable inner joy: Mudita (skt & p)— See Hỷ Vô Lượng Tâm.

Immeasurable intention: Anantamati (skt)—Vô Lượng Ý—Boundless mind, intention, will or meaning.

Immeasurable kalpas: Giới Thạch—Mustardseed kalpa and rock kalpa, the former interpreted as immeasurable kalpas—See Giới Tử Kiếp. Immeasurable Light Buddha: Vô Biên Quang

Phật.

Immeasurable long period of time: Kalpa (skt)—Aeon—Kiếp—Một khoảng thời gian dài không đo lường được.

Immeasurable loving kindness: Maitri (skt)— Metta (p)—See Từ Vô Lượng Tâm.

Immeasurable merit: Vô lượng công đức. Immeasurable methods: Vô Lượng Môn.

Immeasurable minds: Appamana (p)—Vô lượng tâm (tâm rộng và cao thượng vô lượng).

Immeasurable purity: Vô lượng thanh tịnh

(thanh tịnh vô cùng).

Immeasurable-Scooped-Light Buddha: Vô

Lượng Cúc Quang Phật.

Immeasurable sentient beings: Vô Lượng chúng sanh.

Immeasurable Space: Vô Lượng Hư Không.

Immeasurable splendor: Appamanabha (p)— Apramanabha (skt)—Vô Lượng Quang (ánh sáng vô lượng)—Limitless light—Infinite light.

Immeasurable splendor Buddha: Another title of Amitabha Buddha—Vô lượng Quang Như Lai, một danh hiệu khác của Đức Phật A Di Đà.

Immeasurable Wisdom: Vô Lượng Trí Huệ.

Immediacy (n): Tính trực tiếp—Tức thì.

Immediacy and gradualness: Đốn tiệm.

Immediate (a): Đốn (ngay lập tức).

Immediate apprehension: Immediate enlightenment—Enlightenment as opposed to gradual development—Sudden Doctrine—See

Đốn Ngộ.

Immediate attainment: Sudden attainment in contrast with gradualness—See Đốn Ngộ. Immediate awakening: Instant (immediate) Enlightenment—See Đốn Ngộ.

Immediate cause: Direct cause—See Cận Nhân.

Immediate and complete way of enlightenment: See Đốn Viên.

Immediate concentration: See Đốn Định.

Immediate concourse: Sự tham dự trưc tiếp.

Immediate doctrine: Đốn giáo—Sudden doctrine, and Sudden and gradual teachings.

Immediate effective karma:

Ditthadhammavedaniya (p)—See Hiện Nghiệp.

Immediate enlightenment: Immediate apprehension—See Đốn Ngộ. Immediate experience: Kinh nghiệm bây giờ. Immediate experiential enlightenment: See Nhất Như Đốn Chứng.

Immediate fact of observation: Sự kiện trực tiếp (thật)—In Zen, there is a kind of question which starts from an immediate fact of observation. A monk as San-Shêng: “I see that you belong to the Brotherhood, what is the Buddha? What is the Dharma?” San-Shêng replied: “This is the Buddha, this is the Dharma, do you know?”—

Trong Thiền, có loại câu hỏi bắt đầu bằng một lối nhận xét trực tiếp. Một nhà sư hỏi Tam Thánh: “Kẻ học nầy chỉ thấy Hòa Thượng là Tăng, đâu là Phật? Đâu là Pháp?” Tam Thánh đáp: “Đây là Phật, đây là Pháp, biết chăng?”—See Phần Dương Thập Bát Vấn (13).

Immediate fulfilment of all acts: Processes or disciplines by the fulfilment of one—Đốn thành chư hành.

Immediate and gradual: Đốn Tiệm.

Immediate influence of the six senses:

Sadayatana mind—Khởi sự tâm. Immediate intuitive insight: See Trực Giác Tức Khắc.

Immediate knowing: Trực Giác—Immediate understanding—Intuition—Immediate knowing or understanding—The direct knowing or learning of something without the conscious use of reasoning—Knowing without knowing how you know—Biết mà không biết tại sao mình biết.

Immediate method: Đốn giáo.

Immediate mind: Instantaneous mind—Tốt Di tâm hay bất chợt nẩy sinh tâm.

Immediate perception: Abhisamaya (skt)— Abhisamaya (skt)—Pratyaksa (skt)—Trực giác—

Immediate realization of enlightenment— Nirvana—Inner realization, evidence of the eye or other organ—Intuition—Sự hiểu biết khởi lên trong tâm mà mình không biết nó đến từ đâu— See Hiện Chứng and Intuition.

Immediate perfection: Đốn viên.

Immediate realization of enlightenment: Abhisamaya (skt)—Abhisamaya (skt)—Pratyaksa (skt)—Nirvana—Inner realization—Immediate perception, evidence of the eye or other organ— See Hiện Chứng.

Immediate reasoning: Direct reasoning—See

Hiện Lượng.

Immediate recompense: Present life recompense—Immediate retribution—See Hiện

Báo.

Immediate reincarnation: Quả báo hiện tiền— Immediate retribution—See Hiện Báo. Immediate result: Recompeses in the present life for deeds done now—See Hiện Báo. Immediate retribution: Present-life recompense for good or evil done in the present life—See Hiện Báo.

Immediate retribution karma: Anantaryakarma (skt)—Anatarya-karma (skt)—Heavy karma with immediate effect—Trọng Nghiệp Tức Thì Quả—Nghiệp nặng cho quả liền.

Immediate school and sutra of the Mahayana:

See Đốn Đại.

Immediate state of being: Isness (skt)—Being the now of being—Như thực trạng. Immediate sub-cause: Samanantra-pratyaya (skt)—See Thứ Đệ Duyên.

Immediate teaching: See Đốn Giáo. Immediate understanding: Trực Giác—

Intuition—See Immediate knowing.

Immediate ways to perfection: Đốn giáo— There are two immediate or direct ways to perfection—Có hai loại đốn giáo—See Nhị Đốn. Immediate and whole: Viên Đốn Chỉ Quán— See Ma Ha Chỉ Quán.

Immediate and the whole: Complete and immediate—See Viên Đốn. Immediate and whole dhyana: Viên Đốn Chỉ Quán—See Ma Ha Chỉ Quán. Immediately: At once—Suddenly—Ngay lập tức

(đốn).

Immediately effective karma:

Ditthadhammavedaniya (p)—Hiện Nghiệp.

Immediately immediate way: Đốn Đốn Giáo.

Immediately perfect teaching; Đốn Viên Giáo. Immense (a): Extensive—Great—Vast—Bao la—To lớn—Vĩ đại.

Immensity (n): Quảng đại vô lượng.

Immensity of the universe: Mushi-Mushu (jap)—Without beginning and without end—See Vô Thủy Vô Chung.

Immerse (v): Trầm (nhúng vào).

Immerse oneself: Go down—Đi xuống (trầm luân).

Immerse oneself in the gloom of reincarnation and ignorance: See Trầm Minh. Immerse oneself in the sea of pains and sorrows: Trầm luân trong biển khổ.

Immigrate to a place: Di cư đến một nơi.

Imminence (n): Sắp đến.

Immobile: Acala (skt)—Niscala (skt)—Dhruva (skt)—Unmoved—Motionless—Immovable—Bất động.

Immoderate: Amadhyama (skt)—Không quân bình.

Immodest (a): Khiếm nhã—Impolite—Uncivil— Discourteous—Rude.

Immolation (n): Suicide—Tự Tận—Suicide.

Immoral (a): Vô luân.

Immoral dissipation: Dâm dật.

Immortal (a): Amrita (skt)—Amata (p)—Bất tử— Tiên—Deathless—Deva genii—Deva and rsis—Heavenly fairies—See Thiên Tiên. Immortals of Absolute Conduct: Rsi of Absolute Conduct—Tuyệt hạnh tiên.

Immortal among men: See Nhân Tiên. Immortal body: Dharmakaya (skt)—See Thân

Bất Tử.

Immortal with Essential Conduct: Rsi with Essential Conduct—Tinh hạnh tiên.

Immortal eyes: Xuất sinh tử nhãn. Immortals with Illuminating Conduct: Rsi with Illuminating Conduct—Chiếu hạnh tiên. Immortal life: Unborn life—See Vô Sanh Chi Sanh.

Immortal mark: Bất Tử tướng—See Cửu Vô

Học.

Immortal message: See Thông Điệp Bất Tử. Immortal mind: Tathagata-garbha (skt)—Mindnature—Tâm bất sanh bất diệt—See Tâm Tính. Immortal one: Dharmakaya (skt)—See Vô Sanh

Thân.

Immortal paradise of Amitabha: See Vô Sanh

Bảo Quốc.

Immortal of penetrating conduct: Rsi of penetrating conduct—Thông hành tiên. Immortal with Vigorous Conduct: Tinh Hạnh

Tiên.

Immortal with Way-conduct: Rsi with Wayconduct—Đao hạnh tiên.

Immortality (n): See Bất Tử.

Immortalization (n): Làm cho bất tử.

Immovability: Anenjata (skt)—Bất động. Immovable (a): Akuppa (p)—Acala, Dhruva Niscale (skt)—Bất khả di dịch—Bất động—Không động—Motionless—Unshakeable—Not moving—

See Vô Động.

Immovable abstract concentration: See Bất Động Định.

Immovable arhat: Bất Động A La Hán.

Immovable atmosphere: Bất Động phong luân.

Immovable Bodhisattva: Acala-bodhisattva (skt)—Bất Động Tôn Bồ Tát—See Bất Động Minh Vương.

Immovable Buddha: Aksobhya Buddha (skt)—

The Buddha in the Eastern Heaven of Abhirati, the realm of joy—See Bất Động Tôn Như Lai. Immovable ground: Acalabhumi (skt)—The 8th ground of a Bodhisattva—Bo Tát địa thứ 8—See Bất Động Địa.

Immovable karma: Aninjya-karma (skt)

Immovable karma—Bất Động Nghiệp. Immovable king of hell: Fudo-Myo-o (jap)—See Bất Động Minh Vương. Immovable knowledge: Akuppam-nanam (p)—

See Bất Động Trí.

Immovable land: Acala (skt)—See Bất Động

Địa.

Immovable liberation: Bất động giải thoát.

Immovable Raja: Fudo-Myo-o (jap)—

Immovable king of hell—See Bất Động Minh Vương.

Immovable stage: Acala-bhumi (skt)—See Bất Đong Địa.

Immovable vidyaraja: Acala-vidya-raja (skt)— Bất động Minh vương—Bất động tôn. Immutability (n): Bất di bất dịch—Tánh không biến đổi (bất biến dị tính).

Immutability contra mortality and phenomenal variation: Bất biến dịch tánh.

Immutable (a): Vô Biến Tính—Bất di bất dịch, không biến đổi hay thay đổi.

Imoko (jap): Muội Tử.

Impaired: Bất Cụ—Không hoàn bị, không đủ số, hư hỏng.

Impardonable: Intolerable—Inexcusable— Unforgivable—Bất dung.

Impart (v): Truyền đạt.

Impartability (n): Tính bất khả phân.

Impartial: Bình Đẳng—Công bằng—Vô tư— Equal—Like.

Impartial judge and awarder: Yama (skt)—Just judge and awarder—See Bình Đẳng Vương.

Impartial or just judge: See Bình Đẳng Vương. Impartial mind: See Bình Đẳng Tâm.

Impartial salvation: All Buddhas abide in impartial salvation—Chư Phật trụ nơi bình đẳng cứu độ chúng sanh.

Impartial truth that all become Buddha: Universal truth that all become Buddha—See Bình Đẳng Pháp.

Impartiality: Samanattata (p)—See Bình Đẳng. Impartiality in love to all: See Oan Thân Bình Đẳng Tâm.

Impartiality toward all Buddhas: Tất cả Phật bình đẳng.

Impartiality toward all determinations: Tất cả thâm tâm bình đẳng.

Impartiality toward all enlightening beings: Tất cả Bồ Tát bình đẳng.

Impartiality toward all lands: Tất cả cõi bình đẳng.

Impartiality towards living beings with all humility free from pride and arrogance: Bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh. Impartiality toward all practices: Tất cả hạnh bình đẳng.

Impartiality toward all roots of goodness: Tất cả thiện căn bình đẳng.

Impartiality toward all sentient beings: Nơi tat cả chúng sanh bình đẳng.

Impartiality towards sentient beings with all humility free from pride and arrogance: Bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh. Impartiality toward all things: Nơi tất cả pháp bình đẳng.

Impartiality toward all transcendence: Tất cả Ba La Mật bình đẳng.

Impartiality toward all vows: Tất cả nguyện bình đẳng.

Impartially aiding and benefiting all living beings: Bình đẳng lợi ích tất cả chúng sanh. Impatience (n): Akshanti (skt)—Không kiên nhẫn.

Impeccability (n): Tính vô tội—Tính bất khả phạm tội.

Impeccability of mind: Niệm Vô Thất hay ý không lỗi—Perfection of memory—See Vô Thất Niệm.

Impecability of speech: Khẩu Vô Thất hay miệng không lỗi—Perfection of speech—See Vô Thất Khẩu.

Impeccable: Toàn vẹn—Không khuyết điểm.

Impeccable happiness: Hạnh phúc toàn vẹn. Impeccable observation of the precepts: Pure precepts—See Tịnh Giới.

Impeded: Sở Chướng Cách—Bị cản ngại.

Impediment: Chướng—Hindrances. Impedimentary constituents: Chướng Ngại Y—

Những thành phần gây cản trở.

Impedimentary moral indeterminacy: Hữu Phú Vô Ký—Sự mơ hồ tinh thần có tính chất gây ra chướng ngại.

Impenetrable type of koans: See Bất Khả Thể Nhập Công Án.

Impenitent (a): Không sám hối.

Imperfect: Bất Viên—Thiên—Không hoàn hảo, không hoàn toàn.

Imperfect faith: See Bất Cụ Tín.

Imperfect intellection: See Tri Thức Bất Toàn.

Imperfect mind: Thiên tâm.

Imperfect teaching: See Bất Liễu Nghĩa.

Imperfected: Thiên (thiên lệch).

Imperfected way of developing the Bodhi

Mind: Bồ Đề tâm được phát khởi một cách sai lệch—See Thiên Bồ Đề Tâm. Imperfection (n): Sự bất toàn—Không hoàn mỹ. Imperial blue hair roots: Every hair-root dark colored—Lỗ chân lông thường ánh ra sắc xanh— See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Imperial (royal) family: Gia đình hoàng tộc.

Imperial favor: Hoàng ân.

Imperial palace: Hoàng cung. Imperial preceptor: Imperial Teacher—See

Quốc Sư.

Imperial Teacher: See Quốc Sư.

Imperial temples: Royal temples—Thái miếu.

Imperishables: Anirodha (skt)—Everlasting— Indestructible—Immortal—Undying—Bất diệt—

Vô Hữu Diệt—See Tứ Pháp Bất Hoại. Imperishable impression of bliss: Vasanananda (skt)—Phúc Lạc Vô Biên.

Impermanence (n): Anicca (p)—Anityata (skt)— Mujô (jap)—Characteristic of impermanence, the state of not being permanent—Vô Thường Đế— See Vô Thường.

Impermanence of the body and mind: See Thân Tâm Vô Thường.

Impermanence of all dharmas: Chư pháp vô thường.

Impermanence in each cycle: See Nhất Kỳ Vô Thường.

Impermanence of ego: See Vô Thường Cú. Impermanence: an endless moving stream: See Vô Thường: Dòng Chảy Bất Tận.

Impermanence or the impermanent nature of all things: Vô Thường hay bản chất vô thường của vạn hữu.

Impermanence of all karmas: See Chư Nghiệp Vô Thường.

Impermanence of life is sudden and the time truly flies: Phải nghĩ rằng cơn vô thường mau chóng, mới sáng sớm đó đã lại đến xế chiều. Đâu nên không siêng năng, lo dự bị trước hay sao?—It is necessary to think that the impermanence of life is sudden, time truly flies, the morning had just come but night has arrived. Why not be diligent and prepare in anticipation.

Impermanence of all phenomena: Unceasing change—See Niệm Niệm Vô Thường. Impermanence and suffering: Vô thường và khổ đau.

Impermanence, Suffering, Emptiness,

Selflessness: Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã. Impermanence of all things like lightning and shadow: Điện Ảnh—Sự vô thường của vạn hữu cũng giống như ánh điện chớp.

Impermanent (a): Anicca (p)—Anitya (skt)— Everchanging—Subject to change—Vô thường hay sự thay đổi liên tục trong từng giây từng phút—All component things are impermanent— Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường—See Vô Thường.

Impermanent characteristics of all phenomena: Anicca lakkhana (p)—Đặc tính hay tướng vô thường. Hiện tượng sinh diệt của các pháp.

Impermanent world: Thế gian vô thường.

Impersonal (a): Phi cá nhân—See Vô Ngã. Impersonal Tone: See Vô Ngã (2) and Tám Đặc Điểm Chính Của Ngo.

Impersonalism (n): Chủ nghĩa phi cá nhân.

Impersonality (n): Anatma or Nairatmyam

(skt)—Vô Ngã—Tính cách phi cá nhân—Nhân Không—Man is only a temporary combination formed by the five skandhas, the six elements

(earth, water, fire, air, space and mind), and the twelve nidanas, being the product of previous cause, and without a real self or permanent soul— Con người chỉ là một phối hợp tạm thời bởi ngũ uẩn, lục đại (đất, nước, lửa, gió, hư không và tâm thức), và 12 nhan duyên, chứ không có thực ngã hay một linh hồn trường tồn—See Vô Ngã .

Impersonalization (n): Sự phi nhân cách hóa.

Impertinent (a): Bất kính.

Imperturbable (a): Điềm tĩnh—Vô Động— Aksobhya Buddha—The Immovable Buddha—

See Bất Động.

Imperturbable Buddha: Aksobhya Buddha (skt)—A Súc bệ Phật (Bất Động Phật)— Aksobhya Buddha.

Imperturbed Buddha: Aksobhya (skt)—Vô Động Phật—Aksobhya Buddha.

Imperturbable examination: Meditation in the law or of all things—Quán sát pháp nhẫn.

Imperturbable karmic formation:

Anenjabhisankharo (p)—Bất động hành.

Imperturbility: Firmness—Bất động.

Impetus (n): Sự thúc đẩy.

Impiety (n): Sự vô tín ngưỡng.

Implements of the faith: See Đạo Cu.

Implication (n): Hàm ý—Mờ ám. Implicit (v): Ám chỉ—To hint—To refer to—To imply.

Implicit faith: Adhimukti (skt)—Saddha-dhika (skt)—Niềm tin tàng ẩn—See Tín Đức. Implicit-negative type of koans: See Mặc Nhiên Phủ Nhận Công Án.

Implore (v): Năn nỉ—Van lơn.

Important (a): Hệ trọng—Vital.

Important aspects: Những khía cạnh quan trọng.

Important event: Biến cố quan trọng.

Important karma: Garuka-karma (skt)—Nghiệp nặng—Weighty karma—See Trọng Nghiệp. Important sutras in Theravada Buddhism: Những Bài Kinh Quan Trọng Trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

Impose a misfortune on someone: Giáng họa. Impose a restriction on someone: Áp dụng sự hạn chế với ai.

Imposing: Uy nghiêm—Solemn. Imposing exterior: Prabhava (skt)—Aweinspiring-majesty—Demeanors—Oai Nghi. Impossible (a): Bất Đắc—Không thể được.

Impossible things: Những điều không thể làm được—See Ngũ Bất Năng Xứ.

Impotent males: Pandakas (skt)—See Bất Nam and Ngũ Chủng Bất Nam. Impotent male by birth: Sinh Bất Nam—SeeNgũ Chủng Bất Nam.

Impotent male for half a month: Bán Bất Nam hay loại chỉ dùng được nam căn trong nửa tháng— SeeNgũ Chủng Bất Nam.

Impregnate (v): Làm cho sanh sản.

Impress (v): Ghi lòng—Gây ấn tượng—To impress deeply in one’s memory—To engrave.

Impress someone: Gây ấn tượng cho ai.

Impressed: Xúc động.

Impression: 1) Ideas grasped and held: See Chấp Thủ; 2) Samskara (skt): Sankhara (p)—Ấn tượng—See Hành Uẩn. Impressive (a): Cảm xúc—Gây xúc động. Imprint of the foot: Dấu chân—Footprint—Foot mark—Footstep.

Imprison (v): Giam hãm—To detain—To incarcerate—To put someone in prison. Improper (a): Tà—Deviant—Evil—Depraved— Opposite—Erroneous—Heterodox. Improper food: Improper things for a monk to eat—Thức ăn không hợp cho một vị Tăng ăn. Improper knowledge: Asamprajanya (skt)—Bất chánh tri hay biết không chơn chánh.

Improper means of earning a living: Tà mệnh. Improper speech: Unrefined speech—Indecent speech—Smart speech—Vọng ngữ (ỷ ngữ). Improper thought: Bất Chánh Tư Duy—Suy nghĩ không đúng—Incorrect thought.

Improper (wrong) views: Drishti (skt)—Ác kiến—Wrong views—See Tà Kiến. Improper ways of obtaining (gaining) a living on the part of a monk: Tà mệnh (của một vị Tăng hay Ni).

Improve appearance: To commit an Expression of Regret Offence—Trau chuốt bề ngoài là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối.

Improve the habit: Cải thiện thói quen.

Improve (v) oneself: Tu thân. Improve oneself morally: Cultivate virtue—Tu đức.

Improve oneself for the purpose of improving or benefitting others: Self-profit and Profit others—See Tự Lợi Lợi Tha. Improving mind: See Tăng Thượng Tâm. Improvise: Act according to circumstances—Tùy cơ ứng biến.

Impulse (n): Thúc đẩy.

Impulse is the condition for consciousness:

Hành Duyên Thức—Thôi thúc là điều kiện cho sự hiểu biết.

Impulsion: Javana (p & skt)—Tiến trình hay sự thúc đẩy—Process.

Impulsive karma-producing moments: Javana (p)—Impulsion—Tiến trình thúc đẩy hay sự năng động (đó cũng chính là lúc mà nghiệp được thành lập).

Impulsive process: Java (skt)—Thế Tốc—Tiến trình thúc đẩy mau chóng. Impure (a): Klesa (skt)—Bất tịnh—Ignoble— Unclean.

Impure aeon: An impure kalpa—See Trược

Kiếp.

Impure attitude: Thái độ bất tịnh. Impure behavior: Bất Tịnh Hành—Hành vi bất tịnh.

Impure birth: See Thọ Sanh Bất Tịnh.

Impure body: The sinful body of ordinary people—See Uế Thân.

Impure charity: Sullied charity—See Bất Tịnh Thí.

Impure commandments: See Thi La Bất Thanh

Tịnh.

Impure donation: Bất Tịnh Thí—Sự bố thí không trong sạch.

Impure and false: See Trần Vọng. Impure intention: Bất Tịnh Ý—Chủ ý không thanh tịnh (không trong sạch). Impure kalpa: See Kiếp Trược. Impure karma: Uế Nghiệp—Nghiệp bất tịnh— See Tam Nghiệp.

Impure Land: Saha World—The present world—

See Uế Độ.

Impure mind: See Tâm Bất Tịnh.

Impure seed: See Bất Tịnh Chủng Tử. Impure stage: Bất Tịnh Vị—Thứ bậc bất tịnh

(bất tịnh trong giai đoạn tu hành).

Impure or sullied charity: Whose object is personal benefit (expecting something in return)—Bố thí mong cầu phước báo—See Bất Tịnh Thí.

Impure teaching: See Bất Tịnh Thuyết Pháp.

Impure wheel: See Bất Tịnh Luân.

Impure world: Saha—See Ta Bà. Impurities and defilements: Bợn nhơ và uế nhiễm.

Impurity (n): Asubham or Samkilesa (p)—Mala or Samklesa (skt)—Defilement—Uncleanness—

See Bất Tịnh.

Impurity of affliction: Klesa-kasayah (skt)— Afflictive turbidity—See Phiền Não Độc.

Impurity of arrogance: Kiêu cấu. Impurity of the body: Thân bất tịnh—See Bất Tịnh Thân.

Impurity of the death: Cứu cánh bất tịnh—See Bất Tịnh Cứu Cánh.

Impurity of desire: Dục cấu.

Impurity of doubt: Nghi cấu.

Impurity of dwelling: Cư trú bất tịnh. Impurity of external objects: Sự bất tịnh của vạn vật—See Vạn Vật Bất Tịnh.

Impurity of false views: Kiến cấu. Impurity of human life: Mệnh Trược—Sự ô trược của kiếp người.

Impurity of inertia: Thụy miên cấu. Impurity of meanness: Khan cấu (tham lam bỏn xẻn).

Impurity of mind: Passions and delusions—Tâm cấu (sự bất tịnh của tâm gây nên bởi dục vọng và ảo vọng mê mờ).

Impurity of the newly-born baby: See Sơ Sinh

Bất Tịnh.

Impurity of the outer marks: Ngoại tướng bất tịnh.

Impurity of own nature: Bản chất bất tịnh.

Impurity of presumption: Mạn cấu.

Impurity and purity: See Nhiễm Tịnh. Impurity and purity are not apart: See Nhiễm Tịnh Bất Nhị Môn.

Impurity of seeds: Chủng tử bất tịnh. Impurity of sentient beings: Sattvakasaya (skt)—See Chúng Sanh Trược.

In (jap):

  1. Mudra (skt): Seal—Ấn.
  2. Samgharama (skt): Institute—Viện.

In accordance with: Phù hợp (với).

In accordance with one’s condition: See Đương Phận.

In accordance with one’s karma, one will certainly be reborn in either good or evil path: Tùy theo nghiệp lực mà con người phải sanh vào đường lành hay dữ.

(Not) in accordance with: Không phù hợp (với).

In advancing years not to cease sexual intercourse: Lão Bất Chỉ Dâm hay khi lớn tuổi không ngừng dâm dục.

In agreement: Nhất tâm—Unanimous—In chorus.

In broad daylight: Giữa ban ngày.

In chorus: Unanimous—Nhất Trí—Cùng nhau đồng ý.

In this context: Trong phạm vi nầy.

In a cultural manner: Một cách có văn hóa.

In days of yore: In ancient days—Ngày xưa. In detail: Carefully—Tế tâm (còn gọi là tiểu tâm hay cẩn thận).

In drawing people to listen to the Dharma: Khi hướng dẫn mọi người nghe pháp.

In one direction: Tam Miệu—Turn together or in one direction—Right and balanced.

In endless succession: Trong tiến trình vô tận.

In hard times: Trong thời khó khăn.

In harmony with: Hòa điệu với.

In history: Trong lịch sử.

In a honey voice: Bằng giọng điệu ngọt ngào (ca hát).

In a lay condition: Tại tục.

In memory of someone: Để tưởng niệm ai. In the midstream of birth and death: Giữa dòng sinh tử.

In one instant causing all sentient beings to rouse the will for enlightenment: Ở trong một niệm làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Đề.

In one lifetime: Trong một kiếp. In one’s own body to have the Trikaya: See

Nhất Thể Tam Thân Tự Tánh Phật.

In order of years of ordination: Lạp thứ (tuổi đạo hay số năm đã thọ giới).

In the perfection of one all are perfected: One deed includes all—See Nhất Thành Nhất Thiết Thành.

In praise of someone: Để ca tụng ai.

In this present life: Trong kiếp nầy.

In present life not to accept and practice the Buddha’s teaching: Bất Thụ Ngôn Phật hay hiện đời không chịu tiếp thụ và tu tập Phật pháp. In the present situation: Trong hoàn cảnh hiện nay.

In quest of something: In search of something—

Đi tìm cái gì.

In reality: In truth—Như Thực—Như thực tế. In a respectable way: Bằng phương cách đáng kính.

In the same way: Cùng thế đó (cùng cách như vậy).

In search of a solution for (of or to) human problems: Tìm một giải pháp cho các vấn đề của nhân loại.

In search of something: In quest of something—

Đi tìm cái gì.

In search of truth: Tìm chân lý.

In a sense: Trong nghĩa ấy.

In semi-darkness: Trong lúc tranh tối tranh sáng. In spite of someone’s best efforts: Mặc dù có sự hết sức cố gắng của ai đó.

In such manner: Tatha (skt)—As—Like—So— Thus—Như vậy—Như thế ấy.

In times of peace, remember the possibilities of war or danger: An bất vong nguy (Khi yên bình đừng quên lúc nguy nan).

In the true character or disposition of man:

True hearted—Sincere—True to one’s nature—

Chân tâm.

In the truest sense: Trong ý nghĩa đúng nhứt.

In truth: In reality—Như Thực—Như thực tế. In the ultimate sense: Trong ý nghĩa rốt ráo. In wealth not being charitable: Đắc Tài Bất Thí hay giàu sang được của mà chẳng chịu bố thí. In the Western Pure Land, all have the highest level Bodhisattvas: Bồ Tát thượng thiện—See Thượng Thiện Bồ Tát.

In the Western Pure Land, life span is inexhaustible: Thọ lượng vô cùng—See Thọ Lượng Vô Tận.

In youth not to study from morning till night:

Túc Dạ Bất Học hay thiếu thời không chăm học.

Ina (jap): Chijii (jap)—See Ino. Ina-sutta (p): Sutra on Debt, Anguttara nikaya, VI.45—Kinh Nợ Nần, Tăng Nhất A Hàm, VI.45. Inability (n): Vô Kham Nhiệm Tính—Sự không có khả năng.

Inability to annihilate causality karma: Không thể loại trừ nhơn quả nghiệp báo cho chúng sanh. Inability to become Brahma-kings: Chẳng được làm Phạm Thiên Vương.

Inability to become Buddhas: Chẳng được làm

Phật.

Inability to become Cakravarti-kings: Chẳng được làm Chuyen Luân Vương. Inability to become Indras: Chẳng được làm Đế Thích.

Inability to become Mara-kings: Chẳng được làm Ma Vương.

Inability to concentrate the attention: Ý căn trì độn, theo đuổi ngoại trần nên không có khả năng định tĩnh hay chú ý.

Inability to end the realm of the living: Không thể chấm dứt các đường dữ cho chúng sanh sanh. Inability to function: Không hoạt động được. Inability to save unconditionally: Không thể cứu rỗi vô điều kiện sanh.

Inability to think: Đãng trí.

Inability to understand mundane marks thoroughly, and sever them completely: Không có khả năng thấu suốt tướng thế gian—See Bất Khả Minh Kiến Thế Gian Tướng.

Inability to work: Bất lực. Inaccessible: Inattainable—Không đạt được— See Bất Khả Đắc.

Inaccessible to reason: Acintya (skt)—Beyond thought and words—Beyond conception—Bất Tư Nghì—See Bất Khả Tư Nghì.

Inactive (a): Asamskrta—See Vô Tác. Inactive principle pervading all things: Vô vi pháp hay thực tính tĩnh lặng của chư pháp—State of rest—See Vô Vi Pháp.

Inactive realm: Vô vi pháp giới hay Lý pháp giới—Noumenal realm.

Inactivity (n): Sự thụ động—Vô tác—See Tam Niết Bàn Mon.

Inanimate (a&n): Vô tình chúng (vô tri vô giác).

Inanimate objects: Những vật vô tình.

Inapplicable: Unreasonable—Bất ưng (không hợp).

Inattention: Amanasikara (skt)—See Thất Niệm. Inattentive (a): Absent-minded—Tâm bất tại (vô tam vô hồn hay lơ đãng).

Inattentive mind: Tâm dong ruổi lang thang— Distracted mind—Mental wandering—Scattered mind—Unsettled mind—See Tán Tâm. Inauguration ceremony of a new temple: Lễ khánh thành chùa—Dedication ceremony. Inborn: Prakrtja (skt)—Bẩm sinh (câu sinh)— Congenital—Innate—Natural, spontaneous, inborn, or springing from nature, as opposed to acquire—Đồng thời sanh ra, đối lại với do huân tập mà có.

Inborn afflictions: Nhiệm Vận Phiền Não—

Phiền não tự sinh.

Inborn wisdom: See Tự Nhiên Trí.

In-breathing: Thở vào.

Incalculable (a): Vô Số—Không kể siết— Inconceivable—Countless.

Incalculable wisdom: Vô Lượng Trí—Trí huệ vô biên.

Incalculably long eons: Vô Số Kiếp—Không biết bao nhiêu kiếp.

Incantation (n): Chú—Amulets—Charms—

Deviant mantras—Spells. Incantations to delude or confuse others: Mê

Nhân Chú (bùa chú làm mê hoặc người khác). Incantation of the Diamond vehicle: Mantra of the esoteric vehicle—Bí mật chú thừa (Kim Cang Thừa).

Incantation-vow: See Chú Nguyện.

Incarnate (v): Hóa kiếp.

Incarnate Buddha: Nirmana-Buddha (skt)— Metamorphosed Buddha—Nirmanabuddha and Nirmanakaya—See Hóa Phật. Incarnate as a Sravaka: See Ứng Hóa Thanh

Văn.

Incarnated beings have testified to Buddhism:

Hóa nhân hay Phàm phu thuyết.

Incarnation (n): Sự đầu thai.

Incarnation-body: Nirmanakaya (skt)— Transformation-body—Nirmanakaya—See Biến

Hóa Thân.

Incarnation body of the Buddha: Rupakaya

(skt)—Báo thân của Đức Phật.

Incarnation Buddha: A living Buddha—Sinh

Phật—See Hoạt Phật.

Incarnationism (n): Chủ nghĩa nhập thế của chư

Bồ Tát.

Incense: Nhang—Buddhists burn incense before images of the Buddha and other Buddhist figures as a sign of reverence. One will almost find incense burning at various temples of Buddhist schools. The pleasant aroma is said to be a reminder of the Buddha himself who was traditionally described as fragrant. Incense is among the appropriate offerings made to a Buddha or to Buddhist monks and nuns. Incense is also regularly offered as a part of funeral and memorial services—Những người Phật tử đốt hương trước ảnh tượng Phật và những nhân vật Phật giao khác như là dấu hiệu của sự tôn kính. Hầu như người ta có thể tìm thấy sự đốt hương trong nhiều tự viện khác nhau của các trường phái Phật giáo. Người ta nói mùi hương dễ chịu của nhang là sự nhắc nhở về tự thân đức Phật mà theo truyền thống được diễn tả như hương thơm. Dâng hương nằm trong số những cúng dường thích hợp đến một vị Phật hay chư Tăng Ni. Hương cũng thường xuyên được dâng cúng như là một phần của tang lễ hay các buổi lễ tưởng niệm.

Incense balls: Hương Hoàn—Quả cầu hương.

Incense burner: Bát hương—Incense bowl. Incense and candles: Incense and lamps—See Hương Hỏa.

Incense and candle-offering group: Ban đặc trách hương đăng (bông hoa và đèn nhang).

Incense-colored: See Hương Nhiễm.

Incense and flowers: See Hương Hoa. Incense-fragrance: Mùi hương của nhang—The incense-fragrance pervades the main hall—Mùi trầm hương ngào ngạt trong chánh điện.

Incense hall: Hương điện—The incense hall, especially the large hall of the Triratna—Điện thờ Tam Bảo hay Phật Điện.

Incense-ksetra: Monastery—Hương sát.

Incense and lamp: Nhang đèn. Incense of the liquid amber tree: Giao Hương—

Hương nhựa của một loại cây hỗ phách.

Incense made from branches: Nhang làm bằng cành cây.

Incense made from flower: Nhang làm bằng bông.

Incense made from roots: Nhang làm bằng rễ cây.

Incense of the mind: Fragrance of the mind— See Tâm Hương.

Incense-mountain: Gandhamadana (skt)— Gandhamadana—See Hương Sơn.

Incense-offering hymn: Bài kệ dâng hương. Incense Praise at morning recitation: Niệm hương buổi sáng.

Incense region: Hương Giới—Ngôi đền hay ngôi chùa—A temple.

Incense and smoke: Hương khói—Ancestor worship.

Incense stick: Cây nhang.

Incense-yielding tree: Kunduruka or Putchuk (skt)—Mộc Hương—The resin of the plant—Căn Hương—Huân Lục Hương—Đa Già La—Một loại trầm hương.

Incest: Incestuous—See Loạn Luân. Inchi (jap)—Fundamental cause, causal ground, or causal state—See Nhân Địa.

Incinerate: Bhasmikaroti (skt)—Hỏa thiêu.

Incipiency: Sự khởi đầu.

Inclination: Intention—Khuynh hướng—Ý nguyện.

Inclination for wrongdoing: Hữu Quá—Khuynh hướng làm sai trái.

Inclination of the mind: Con đường của tâm. Inclination to: Abhinivesa (p & skt)—Gắn bó— Adhering to—Attachment.

Inclination to a belief: Sự chấp trước.

Include all living beings for salvation: Nhiếp chúng sanh giới hay nhiêu ích hữu tình giới. Included in the field of conceptualization: Pháp Xứ Sở Nhiếp—Được bao gồm trong lãnh vực khái niệm.

Included in the three realms: Tam Giới Sở Nhiếp—Gồm trong ba cõi—Nằm trong ba cõi. Inclusiveness (n): Tư tưởng vị tha—Tính bao hàm.

Incoherent (a): Lả tả—Không mạch lạc—Nhãm nhí—Not sticking together or lacking cohesion.

Incoherent talk: Nói nhãm nhí.

Incommunicable (a): Không thể thông truyền được.

Incommutable (a): Không thể cải biến được— Không thay đổi được.

Incomparable (a): Vô tỷ—Không thể so sánh được.

Incomparable Beings: See Vô Đẳng Tát Đỏa.

Incomparable Body: Vô Tỷ Thân—Thân không gì có thể so sánh được.

Incomparable dharma: Vô Tỷ Pháp—

Incomparable truth or law—Pháp cao tột không gì có thể so sánh được.

Incomparable kinds of power to convert all beings: Thần Thông Kỳ Đặc—Thần lực kỳ đặc hóa độ chúng sanh—See Tam Kỳ Đặc. Incomparable kinds of rareness: Những thứ kỳ đặc—See Tam Kỳ Đặc.

Incomparable light: Vô đối quang. Incomparable Light Buddha: Vô Đối Quang Như Lai.

Incomparable power: Atavika (skt)—Vô Tỷ

Lực—Lực không thể so sánh được. Incomparable truth or law: Vô tỷ pháp (giáo pháp không có gì so sánh được).

Incompatible: Không tương thích.

Incomplete (a): Incomplete: Bất toàn (bất cụ túc, bất thành, bất viên mãn, hữu dư)—Something more (extra additional): Còn thêm nữa—Those who have remainder to fulfil, i.e. karma: Những người hãy còn nghiệp chưa trả để hoàn tất hay thành tựu.

Incomplete explanation: Something further to say—See Hữu Dư Thuyết.

Incomplete meaning: Partial meaning—Bất liễu nghĩa—Kinh đien giấu đi một phần thực nghĩa.

Incomplete nirvana: Sopadhisesa-nirvana

(skt)—Saupadisesa-nibbana or Kilesaparinibbana (p)—See Hữu Dư Niết Bàn. Incomplete prediction: Partial prediction—Hữu dư thọ ký.

Incomplete prediction of a Buddha: See Hữu

Dư Thọ Ký.

Incomplete teaching: The Hinayana incompleteness—See Bất Liễu Nghĩa. Incomplete theory: Thuyết Bất Định. Incomplete understanding: Bất liễu nghĩa—Not understanding the whole meaning or truth— Incomprehensible.

Incomplete-word teaching: See Bán Tự Giáo.

Incompleteness (n): Sự không hoàn toàn.

Incomprehensible (a): Bất liễu nghĩa.

Incomprehensibles (n): Huyền diệu.

Incomprehensible entity: Absolute reality— Supernatural existence, as contrasted with the superficial reality of phenomena—Diệu hữu hay thực tại chân thực (tâm Phật hay Phật tánh)—See Diệu Hữu.

Incomprehensible wisdom: Thần thức—Divine wisdom—Soul—The intelligent spirit—The intelligent Consciousness—Divine wisdom—See Linh Hồn.

Inconceivability of Great Enlightening Beings:

Bất khả tư nghì của chư Đại Bồ Tát.

Inconceivable (a): Acintya (skt)—Bất khả tư nghì—Beyond thought, concepts, or description— Beyond thought or discussion—Beyond the power of mentation.

Inconceivable activity: Bất Tư Nghì Nghiệp— Hành động không thể nghĩ bàn. Inconceivable anointment: See Quán Đảnh Bất Tư Nghì.

Inconceivable Beings: See Bất Tư Nghì Tát Đỏa. Inconceivable, beneficial functions and uses from the pure wisdom: See Bất Tư Nghì Dụng Tướng.

Inconceivable Buddha-lands: See Bất Tư Nghì

Phật Độ.

Inconceivable Dharmakaya: Tánh Của Pháp Thân Như Lai—See Pháp Thân Như Lai Tánh. Inconceivable emptiness: Cái ‘không’ không thể nghĩ bàn—See Bất Tư Nghì Không. Inconceivable knowledge: Bất khả tư nghì trí.

Inconceivable liberation: Fushigi-Gedatsu (jap)—Bất Tư Nghì Giải Thoát, sự giải thoát không thể nghĩ bàn được.

Inconceivable Light Buddha: One of the twelve lights of Amitabha Buddha—Bất Tư Nghì Quang Phật—Nan Tư Quang Phật.

Inconceivable mark of activity: Dấu ấn hành động không thể nghĩ bàn—See Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng.

Inconceivable mind: Bất Khả Tư Nghì Tâm—Cái tâm không thể nghĩ bàn được.

Inconceivable nagas: Dragons or Nagas are beyond human conception—Thiên long bất khả tư nghì.

Inconceivable permeation: See Bất Tư Nghì Huân.

Inconceivable realm: Bất Khả Tư Nghì Giới—

Cõi không thể nghĩ bàn được. Inconceivable sentient beings: See Chúng Sanh Bất Khả Tư Nghì.

Inconceivable sounds: Bất Tư Nghì Âm.

Inconceivable superknowledge: Bất Khả Tư

Nghì Siêu Việt Trí—Cái trí siêu việt không thể nghĩ bàn được.

Inconceivable super-power: Bất Khả Tư Nghì Thần Thông—Thần thông không thể nghĩ bàn được.

Inconceivable task: Sự việc không thể nghĩ bàn. Inconceivable things: Những điều không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì)—See Bất Khả Tư Nghì. Inconceivable transformation: Bất Tư Nghì

Biến Dịch—Sự biến hóa không thể nghĩ bàn được. Inconceivable transformation of the death: Acintyaparinamacyuti (skt)—See Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch Tử.

Inconceivable transformation life: Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử.

Inconceivable transformation of life in the Pure Land: See Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử.

Inconceivable vehicle: Bất Khả Tư Nghì Thừa— Cỗ xe không thể nghĩ bàn được (Đại thừa Phật giáo).

Inconceivable wisdom: Acintya-jnana (skt)—See Bất Khả Tư Nghì Trí.

Inconceivable world: The Buddha’s world is beyond human conception—Thế giới Phật bất khả tư nghì.

Inconclusive reason: See Bất Định Nhân.

Inconclusiveness: See Bất Định Tính.

Incongruity (n): Không hợp nhau—Lack of harmony or agreement.

Inconsciousness (n): Mindless—Effortless action—Mind of non-existence—Without thought, will or purpose—The real immaterial mind free from illusions—See Vô Tâm.

Inconsistent (a): Bất nhất—Inconstant. Inconsistent causation: Unequal causation—See Bất Bình Đẳng Nhân.

Inconspicuous practice: Mật Hạnh—Phương cách thực hành bí mật.

Inconstant: Vô Thường Hằng—Hay thay đổi, không bền vững.

Inconvenient (a): Bất tiện.

Incorporated with: Sáp nhập với.

Incorporation (n): Sự kết hợp—Tổ hợp. Incorporeal: Vô Sắc—Không hình không thể— Formless—Non-substantial.

Incorporeal sphere: Arupadhatu or Arupaloka (skt)—Immaterial-sphere—See Vô Sắc Giới.

Incorrect: Bất Như Thực—Không đúng. Incorrect cognition: Improper knowledge—Bất Chánh Tri.

Incorrect conduct: Evil conduct—Ác hạnh. Incorrect meditation: Tà Thiền—Sự tham thiền sai lầm.

Incorrect thought: Bất Chánh Tư Duy—Suy nghĩ không đúng—Improper thought.

Incorrect views: Tà kiến.

Incorrect view that anything is really mine:

See Ngã Sở Kiến.

Incorrectness: Bất Chánh—Không đúng— Falsehood—Improper—Incorrect.

Incorrigible: Nhất Xiển Đề Già—Không thể sửa chữa được.

Incorruptible adamantine body: Kim Cang Bất Hoại Thân—Thân bền vững như kim cang, không thể bị hoại diệt được.

Increase (v): See Tăng Trưởng. Increase then decrease in the same ratio: See Nhất Tăng Nhất Giảm.

Increase the family of Buddhas: Thêm lớn Phật chủng để tất cả chúng sanh đều được thành Phật. Increase merit when it was already produced:

Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh—See Tinh Tấn Phát Triển Thiện Pháp.

Increased powers of mind through meditation:

See Tăng Thượng Tâm Học.

Increased quarrelling: Tăng trưởng sự gây gỗ.

Increasing heat: Grisma (skt)—See Tiệm Nhiệt.

Increasing and improving merits and blessings:

Zoyakoho (jap)—Tăng Ích Pháp—See Tăng Ích.

Increasing kalpa: See Tăng Kiếp. Increasing power of prayer for cessation of calamity: See Tăng Tức.

Increasing thoughts: Visichamati (skt)— Dominant thoughts—Tăng ý.

Incredible (a): Không lường được. Incredible sufferings: Những khổ đau không lường.

Incur hatred: Mua thù chuốc oán. Incur hostility: Breed emnity—Contract hatred—

Kết oán.

Inda (p): See Indra.

Indara (jap): Indra (skt)—Sakra (skt)—Brguabyin (tib)—Mighty Lord of devas—See Đế Thích. Indaramô (jap): Brahmajala-sutra (skt)—Brahma Net Sutra—Indra’s Jewel Net—See Kinh Phạm Võng.

Indebted: Mắc nợ.

Indecent exposure of one’s person: Để lộ âm tàng.

Indecent speech: Unrefined speech—Improper speech—Smart speech—Ỷ ngữ)—See Vọng Ngữ. Indecision: Inconclusiveness—See Bất Định Tính.

Indefatigably cultivating any practices: 1) Chuyên tu không mỏi mệt, một trong Thập Trí Nghiệp—See Mười Trí Nghiệp; 2) Destroying of demons: phá chúng ma trừ phiền não.

Indefectibility (n): Tính bất diệt.

Indefinite (a): Indeterninate—Undecided— Undetermined—Uncertain—Unsettled—Không nhứt định—See Bất Định Tính. Indefinite commandments: Aniyata (skt): Giới Bất Định.

Indefinite Doctrine: Indeterminate teaching— See Bất Định Giáo.

Indefinite karma: Bất định nghiệp.

Indefinitely: Vô hạn định.

Indefinitely effective karma:

Aparapariyavedaniya (p)—See Nghiệp Vô Hạn Định.

Independence (n): Sự độc lập.

Independence and freedom: Độc lập và tự do.

Independent (a): Free—Độc lập—Tự tại. Independent human personality: See Nhân Ngã

Kiến.

Independent personal power: Tự lực (tự mình tinh tấn dũng mãnh phát tâm Bồ Đề). Independent origin is impossible: Nếu bất cứ sự vật nào đã hiện hữu ở đây, thì không có cái gì có thể thay thế nó được trừ phi chúng ta tự cho rằng có sự phát nguồn độc lập, điều nầy không thể xãy ra được (theo 12 nhân duyên thì không có cái gì được gọi là sự phát nguồn độc lập cả)—If anything is already here, nothing else can take its place unless we assume an independent origin, which is impossible.

Independent personal power: Tự lực.

Independent substance: Bản thể độc lập.

Independentism (n): Chủ nghĩa tự lập. Independently awakened: Pratyeka buddhas (skt)—Duyên Giác.

Indescribable (a): Bất khả định thuyết—Không thể diễn tả được—Cannot be described or beyond the power of description—Indescribably. Indescribable Buddha’s wisdom: Acintya-jnana (skt)—Inconceivable wisdom—Intuitive knowledge—Bất tư nghì trí. Indescribable changes: See Bất Khả Tư Nghì

Biến.

Indescribable fuming: Indescribable vasana— Indescribable suffusing—Bất tư nghì huân. Indescribable objects: Bất Khả Xưng Cảnh—

Cảnh giới không thể diễn tả được. Indescribable suffusing: Indescribable fuming— Indescribable vasana—Bất tư nghì huân. Indescribable vasana (skt): Tập Khí bất khả tư nghì—Indescribable suffusing—Indescribable fuming—Perfuming impression or memory—See

Bất Khả Tư Nghì Tập Khí.

Indestructibility: Bất Hoại Tính—Tính không hủy hoại được.

Indestructibility (n) of the living and the Buddha: See Sinh Phật Bất Tăng Bất Giảm. Indestructibility (n) of the diamond: Kim Cang

Bất Hoại.

Indestructibility of the way: Bất Hoại Đạo Tính—Tính không hủy hoại được cua đạo.

Indestructible (a): Avinasya or Anirodha (skt)—

Không hư hoại—Cannot be destroyed— Everlasting—Immortal—Imperishable—Not to be destroyed—Undying—See Bất Hoại. Indestructible adamantine: Bất Hoại Kim Cang—Kim cương bền vững, không thể huy hoại được.

Indestructible aspiration: Bất Hoại Ý Lạc—Sự mong muốn không thể hủy hoại được.

Indestructible beliefs: Niềm tin kiên cố—There are four firm or indestructible beliefs—Có bốn niềm tin không hoại diệt.

Indestructible character: Bất Hoại Tướng—

Tướng vững bền, không thể hủy hoại được. Indestructible dedication: See Bất Hoại Hồi Hướng.

Indestructible dharma: See Bất Hoại Pháp.

Indestructible drop: Giọt bất hoại—See Minh Điểm.

Indestructible faith: Bất Hoại Tín.

Indestructible Faith in the Buddhas: Tín tâm nơi chư Phật chẳng hoại diệt. Indestructible four dhyana heavens: See Bất

Hoại Tứ Thiền.

Indestructible glowing faculties: Kim Cang quang diệm căn.

Indestructible mark: Avinasya (skt)—Bất hoại tướng.

Indestructible meditations: Pháp thiền định bền vững—Bất Hoại Thiền. Indestructible power: See Bất Hoại Lực. Indestructible way: Bất Hoại Đạo—Con đường bền vững, không thể hủy hoại được.

Indeterminate: Aniyato rasi (p)—Indefinite— Irresolute—Undecided—Unfixed—Unsettled— Undetermined—Uncertain—Bất định—Bất định tụ.

Indeterminate activities: Avyakrta-karma

(skt)—Vô Ký Nghiệp—Nhưng hành động mơ hồ không rõ.

Indeterminates which cannot be noted as good or evil: Hữu phú vô ký—Có tánh ác mà chẳng thấy quả khổ.

Indeterminate class: Bất Định Tụ—Nhóm không rõ rệt.

Indeterminate class of nature: Aniyatarasi (skt)—Bất Định Tánh Tụ—Nhóm không rõ rệt. Indeterminate dharma: Indeterminate method—

Bất định pháp.

Indeterminate functions: Aniyata-bhumika

(skt)—Bất định địa pháp.

Indeterminates which get rid of hindrances:

Vô phú vô ký—Vô ký phap xa lìa chướng ngại.

Indeterminate karma: Vô Định Nghiệp—

Nghiệp mơ hồ, không rõ rệt.

Indeterminate mental functions: Varo-aniata

(skt)—Bất định tâm sở.

Indeterminate meditation: Vô Định Thiền—Sự thiền định mơ hồ, không rõ rệt. Indeterminate mental factors: Vô Định Pháp— Tinh thần mơ hồ, không định tĩnh. Indeterminate mental functions: Vô Định Địa Pháp—Đầu óc mơ hồ, không có chủ định. Indeterminate method: Indeterminate dharma—

Bất định pháp.

Indeterminate nature: Aniyataikatara-gotra

(skt)—Bất định chủng tánh—Bản tánh bất định. Indeterminate teaching: Indefinite Doctrine— See Bất Định Giáo.

Indeterminate type: Vô Định Chủng—Chủng loại không rõ ràng.

Indeterminate wrong-doing: Aniyada (skt)—Bất định tội.

Indeterminism (n): Thuyết vô định. India: Tây Thiên—See Ấn Độ.

Indian Buddhism: Phật giáo Ấn Độ. Indicate (v): Notify—Proclaim—Công bố—

Tuyên bố—Chỉ dạy (chỉ thị).

Indicate the way: Thị đạo (chỉ đường). Indicate the way of Nirvana: Chỉ dạy cách đi đến Niết Bàn.

Indication of approaching death: Suy Tướng— Dấu hiệu khi sắp chết—See Ngũ Suy Tướng. Indications of mind: Footprints of mind—Mark of the mind—Mental trace—See Tâm Tích. Indicative turn of the law-wheel: Postulation and definition of the Four Noble Truths—See Thị Chuyển.

Indifference (n): Upeksa (skt)—Bàng quang— Tính lãnh đạm—Không quan tâm—

Indifference—See Ưu Tất Xả.

Indifference to all disturbances of subconscious or ecstatic mind: Upeksa-sambodhi—See Hành

Xả.

Indifferent (a): Trung tính—Dửng dưng—Lãnh đạm—Apathy—Chilliness. Indifferent feeling: Adukkha-masukha-vedana (p)—Vô Ký Thọ—Cảm xúc dửng dưng.

Indifferent investigations: Những suy tư đến Xả.

Indifferent and treacherous friends: Kẻ tệ bạc.

Indifferentism (n): Chủ nghĩa lãnh đạm.

Indigenization (n): Bản xứ hóa.

Indigenous (a): Thuộc về bẩm sinh.

Indirect cause: Viễn nhân—Distant cause— Indirect cause—Remote cause—Nguyên nhân gián tiếp hay nguyên nhân xa.

Indirect light: Ánh sáng khuếch tán. Indirect or uneven teaching: See Khuất Chiết

Giáo.

Indirect using of physical force: Gián tiếp vận dụng năng lực vật chất—See Năm Đề Nghị Của Đức Phật Cho Hành Giả.

Indirectly: Một cách gián tiếp.

Indiscriminately: Một cách không phân biệt.

Indisolubility (n): Tính không phân tán.

Indispensable (a): Cần thiết.

Indisputable (a): Không thể tranh cãi được.

Individual (a): Pudgala (skt)—Bổ Đặc Ca La— Cá nhân—Personal—Bản ngã—Cá ngã—Cá nhân.

Individual absorption or withdrawal: Pratyahara (skt)—Withdrawal of senses—See

Chế Cảm.

Individual action-influence: Biệt Nghiệp. Individual difference in each dharma: Visista (skt)—Cá Biệt—Điểm đặc biệt của mỗi pháp. Individual Illuminates: Pratyeka buddhas (skt)— Duyên Giác.

Individual karma: Avenika-karman (skt)—

Varied karma, each causing and receiving his own recompense—Biệt nghiệp (bất cộng nghiệp)— See Bất Cộng Nghiệp.

Individual leading karmas: Karma that leads to the individual reward—See Mãn Nghiệp. Individual marks: Svalaksana (skt)—See Tự

Tướng.

Individual phenomena: Sự Pháp—Hiện tượng cá nhân.

Individual self: Tự Ngã—Cá ngã.

Individual soul: Thân mệnh (theo ngoại đạo, đây là phần hồn của từng cá nhân).

Individual treatment, adapting his teaching to the capacity of his hearers: Cá Vị Nhơn Tất Đàn.

Individualism (n): Chủ nghĩa cá nhân.

Individuality (n): Tính cá biệt.

Individuality of things: Namarupa (skt)—Name and form—Mind and matter—Danh sắc.

Individualization (n): Cá thể hóa.

Individualize (v): Cá nhân hóa.

Individualizing side of the existence:

Prabhedapracara (skt)—Kiến lập sai biệt hạnh.

Indolence: Kausidya (skt)—Giải đãi.

Indolent: Kausidya (skt)—Giải Đãi—Idle— Lazy—Negligent—Indolent, lazy or remiss in discipline—Lười biếng hay không hết sức với việc trì giới.

Indomitable mind: Tâm không hạ liệt.

Indonesian Buddhism: Phật giáo Nam Dương.

Indra (skt): Sakra (skt)—Brgua-byin (tib)— Mighty Lord of devas—See Đế Thích.

Indra altar: See Đại Nhân Đà La Đàn.

Indra’s attendant: Indraceta (skt)—Nhân Đà La Thệ Đa—Indra’s attendants—Thị giả của trời Đế Thích.

Indrabhavana (skt): See Thiên Trúc Quốc. Indrabodhi (skt): Rgyal-po-indra-bodhi (tib)— Giác Đế Thích—See Bồ Đề Đế Thích.

Indra and Brahma: Thích Phạm (dòng Đế Thích và Phạm Thiên)—Both of them are protectors of Buddhism—Cả hai đều là hộ pháp của Phật giáo.

Indradhanus (skt): Đế Thích Cung—See Đế Cung.

Indra-dhvaja (skt): Đế Tướng—See Nhân Đà La Đạt Bà Môn Phật.

Indra’s four parks: See Tứ Uyển. Indra as General: See Nhân Đạt Đà La Đại Tướng.

Indra heavens: Cõi trời Đế Thích (Không Cư Thiên)—See Thiên Đế Thích. Indra’s heaven on the top of Sumeru: See Địa Cư Thiên.

Indra-jala (skt): The net of Indra—Đế Thích võng—See Bảo Võng.

Indra’s Jewel Net: Indaramô (jap)—Brahmajalasutra (skt)—Brahma Net Sutra—See Kinh Phạm Võng.

Indra’s Net of gems: Indra-jala (skt)—See Bảo Võng.

Indra Net Sutra: Brahmajala sutra (skt)—See Kinh Phạm Võng.

Indrani (skt): Đế Thích Hậu—Name of a deity—

Tên của một vị trời.

Indranila-Mukta (skt): See Nhân Đà La Ni La Mục Tử.

Indra-Priti (skt): Nhơn đà la bạt đế—Hỷ kiến thành kinh đô vua Đế Thích—See Thiên Đế Thích Thành.

Indra or Sakra heaven in the East: Đông phương với trời Đế Thích—See Đông Thiên Đế Thích.

Indrasilaguha (skt): Đế Nham—See Nhân Đà La Thế La Cầu Ha.

Indravadana (skt): Indrabhavana (skt)—Ấn Trì Già La hay Ấn Đà La Bà Tha Na—The region where Indra dwells—Nơi cư ngụ của Trời Đế Thích.

Indriya (p): Root—Power—Force—Bodily power—Power of the senses—Faculty of sense— A sense-faculty—A sense-organ—Faculty— Organ of sense—See Căn.

Indriya-bhavana-suttam (p): Sutra on the development of the faculties, in the Samyutta nikaya XLVIII.10—Kinh Căn Tu Tập, trong Tương Ưng Bộ XLVIII.10.

Indriyam (skt): Organ of sense—Power of sense—Faculty of sense—See Căn. Indriyanirdesa (skt): Căn Phẩm—Cái dụng của pháp.

Indriyasamvara (p & skt): Indryasamvara (p)— Guarding of the sense organs—See Nhiếp Căn. Indriyasamvara sila (p): Morality pertaining to sense-restraint—Precepts on sense-restraint— Giới Căn—Giới Thu Thúc Lục Căn. Indriya-samyutta (p): Sutra on the five mental faculties, in the Samyutta nikaya 48—Tương Ưng Căn Kinh, Tương Ưng Bộ 48—Sutra on things accompanied by the operations of the five mental faculties.

Indriya-sugutta-dvarata (skt): Nhiếp Hộ Căn Môn—Guarding the sense-door. Indriyavaikalya (skt): Manh Long Á—Mù điếc câm—Blindness, deafness, muteness. Indriya-vibhangasutta (p): Sutra on analysis of the mental faculties, in the Samyutta nikaya XLVIII.10—Kinh Phân Tích Tâm Căn, Tương Ưng Bộ XLVIII.10.

Induce all beings in the most comprehensive sense of the term to turn to the teaching of the Buddhas: Đưa chúng sanh đến với giáo lý của chư Phật bằng những lời lẽ dễ hiểu nhất.

Induce the doing of good deeds: Tinh tấn phát triển những điều thiện lành chưa phát sanh—See Tinh Tấn Phát Triển Vị Sanh Thiện Sự.

Induce King Ajatasatru to let loose a rutting elephant to trample down Sakyamuni: Xúi vua

A Xà Thế thả voi say để giày xéo Phật.

Induce sentient beings to aspire to enlightenment: Làm cho chúng sanh phát Bồ Đề tâm.

Induce sentient beings to deeply believe in Buddha: Làm cho chúng sanh thâm tín nơi Phật.

Induce sentient beings to enjoy the state of calm and tranquility and increase roots of goodness: Vì muốn làm cho chúng sanh thích pháp tịch tịnh, tăng trưởng thiện căn, mà thị hiện khổ hạnh—See Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Khổ Hạnh.

Induce sentient beings to listen to the

Teaching: Làm cho chúng sanh được nghe pháp. Inducing all sentient beings to live by the teachings of Buddha: Giới khiến tất cả chúng sanh an trụ nơi Phật pháp. Induction (n): Phép qui nạp.

Inductive causes: Khiên Dẫn Nhân—Nhân có tính chất cảm ứng.

Inductive faith: Niềm tin (quy nạp) qua kinh nghiệm.

Indulge (v): Thỏa mãn.

Indulge in carnal desires: Ham mê sắc dục. Indulge (v) in false speech: Thỏa mãn tánh lưỡng thiệt.

Indulge in five sense-pleasures: Allow oneself to enjoy deliberately the five sense-pleasures— Tham đắm ngũ dục.

Indulge in heedlessness: Sống buông lung. Indulge oneself in (doing) something: Tham đắm cái gì.

Indulge (v) in sexual misconduct: Thỏa mãn tà dâm.

Indulge oneself in wine and all sorts of pleasures: Tự đắm mình trong rượu và dục lạc.

Indulgence (n): Sự khoan dung. Indulgence in love and desire: See Đam Mê Ái Dục.

Indulgence in strong drinks: Tham đắm rượu chè.

Indus: Sông Tân Đầu hay Ấn Hà—See Bát Hà.

Industrious (a): Cần mẫn—Diligent.

Industry, economy, honesty, and rectitude:

Cần, kiệm, liêm, chính Indwelling: Cư ngụ bên trong.

Ineffable (a): See Bất Khả Thuyết. Ineffable Honoured One: See Bất Khả Tư Nghì Quang Như Lai.

Ineffable Light Buddha: Vô Xưng Quang Như

Lai.

Ineffable vehicle: Buddhism—Bất khả tư nghì

thừa (thừa không thể nói ra được, hay không thể diễn tả được bằng lời).

Ineffective karma: Ahosi-karma (skt)— Defunct karma—Vô hiệu nghiệp—Nghiệp không có tác dụng.

Inequality (n): Bất bình đẳng.

Inert forces: Vô lực—Negative or subordinate forces.

Inevitable (a): Không thể tránh được. Inevitable sequence of act and its effect: Deed and result—Hành quả.

Inevitability (n): Không thể tránh được.

Inexcusable: Intolerable—Impardonable— Unforgivable—Bất dung.

Inexhaustible (a): Ananta (skt)—Without limit— Vô hạn—See Vô Tận.

Inexhaustible analytic powers: Vô tận biện tài. Inexhaustible Bodhisattva: See Vô Tận Ý Bồ

Tát.

Inexhaustible conditioned arising: See Vô Tận Duyên Khởi.

Inexhaustible Intention: Vô tận ý—

Inexhaustible meaning

Inexhaustible Intention Bodhisattva:

Aksayamati Bodhisattva (skt)—Giải Thoát Bồ Tát—See Vô Tận Ý Bồ Tát.

Inexhaustible lamp: See Vô Tận Đăng.

Inexhaustible meaning: Inexhaustible intention—Vô tận ý.

Inexhaustible nature of reality: Vô Tận Pháp Tính—Bản chất vô cùng tận của thực tại.

Inexhaustible ocean: Vô tận hải—The Buddhatruth is as inexhaustible as ocean—Chân lý của Đức Phật vô tận như biển cả.

Inexhaustible qualities: Pháp môn vô tận. Inexhaustible storehouse: Vô Tận Tạng—

Inexhaustible treasury.

Inexhaustible teaching: Vô Tận Pháp—Lời dạy vô cùng tận.

Inexhaustible treasures: Vô tận tạng. Inexhaustible treasury atmosphere: Vô Tận Tạng phong luân.

Inexhaustible treasury of merit: Vô Tận Tạng Công Đức—Kho công đức vô cùng tận. Inexhaustible vows: Dasanishthapada (skt)—See Vô Tận Nguyện.

Inexorably: Thẳng.

Inexperience is ignorance: See Sơ Sinh Ngưu Độc Bất Phạ Hổ.

Inexplicable: Indefinable—Inexpressible in words—Unutterable—Unmentionable—See Bất

Khả Thuyết.

Inexpressible (a): Anabhilapya (skt)—Không thể diễn tả nổi—Không ngôn thuyết—Indefinable—

Inexplicable—Inexpressible in words— Unutterable—Unmentionable.

Inexpressible absolute: See Ly Ngôn Chân Như. Inexpressible absolute, only mentally conceivable: Ly ngôn chân như. Inexpressible form: See Ly Ngôn. Inexpressible karma-merit: See Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng.

Inextricability (n): Không thể giải—Không thể mở.

In faith receive and obey: See Tín Thọ Phụng Hành.

Infallibility (n): Tính đáng tin tuyệt đối.

Infatuation: Moha (skt)—Si mê, vọng tưởng (sự ngu muội, lầm lẫn)—Delusion, in factuation— Stupidity.

Infected with poison: Nhiễm độc.

Infections: Kasaya (skt)—Nhiễm trược.

Infection of the passions: Dục nhiễm—Dục trần. Infection of reincarnation: Tái sanh nhiễm. Inference (n): Sự suy luận (suy lý)—Sự diễn dịch—Sự luận đoán.

Inference from action: Nghiệp Tỷ Lượng—Từ nghiệp tác mà suy lý nghiệp tác.

Inference from appearance: Tướng Tỷ Lượng— Căn cứ vào thứ đã thấy mà suy lý ra những thứ khác.

Inference from cause and effect: Nhân quả tỷ lượng—Thấy cái nhân mà suy ra cái lý của quả. Inference from the corporeal: Thể Tỷ Lượng—

Từ bộ phận mà suy ra cái lý của toàn thể.

Inference from recognized law: See Pháp Tỷ Lượng.

Inferential: See Tỷ Lượng Môn.

Inferential forms: As fire is inferred from smoke—Phiêu tướng.

Infering one thing from another: Pháp tỷ lượng

(suy luận từ cái này ra cái kia).

Inferior (a): Lamako (p)—Hạ đẳng—Hạ liệt—

Kém cõi.

Inferior candles: Junior monks—Hạ lạp.

Inferior class of goodness with the asura state:

A-tu-la đạo—Do nghiệp lành bậc dưới mà bước.

Inferior deities: Á Thần A Tu La.

Inferior disciple: Hạ Sĩ—Người còn ở bậc thấp. Inferior goodness: Hạ Liệt Thiện—Sự tốt đẹp ở bậc thấp.

Inferior human body as seen by ordinary people: See Liệt Ứng Thân. Inferior maturation: Hạ Phẩm Thành Tựu—Sự thành tựu ở bậc thấp.

Inferior mind: Hạ Liệt Tâm—Tâm thấp kém.

Inferior on one count, superior on another:

See Bỉ Sắc Tư Phong.

Inferior patience: Hạ Liệt Nhẫn—Sự nhẫn nhục kém cõi.

Inferior rebirth: To be born in the Sun Palace among the devas—Hạ phẩm (sanh vào Tu La Cung).

Inferior saint: See Tiểu Thánh. Inferior teaching: Smaller teaching—See Tiểu

Giáo.

Inferior vehicle: Hinayana (skt)—The inferior and mean yana—Cỗ xe kém cõi—See Hạ Liệt

Thừa.

Inferior-yana: Lower yana—Mean yana—See

Hạ Liệt Thừa.

Inferiority feeling of guilt: See Mặc Cảm Tội

Lỗi.

Infernal emissary: Hell envoy—Hell messenger—Quỷ sứ.

Infidels (n): Kẻ vô tín ngưỡng.

Infidelity (n): Vô tín ngưỡng.

Infiltrate (v): Nyanti (skt)—See Thâm Nhập. Infinite (a): Apramàna (skt)—Immeasurable— Unlimited—Vô hạn lượng—Vô Lượng.

Infinite aids: See Vô Lượng Trợ Đạo.

Infinite awareness: See Vô Lượng Tâm. Infinite-Body Bodhisattva: Vô Biên Thân Bồ

Tát.

Infinite body or personality: Thân sống vô cực. Infinite Buddha-wisdom: Unhindered Buddhawisdom—Phật vô ngại trí.

Infinite compassion: Bi vô lượng. Infinite compassion for all beings: Bi vô lượng tâm.

Infinite comprehensions of principles and

meanings in the past: Quá khứ vô lượng thông

đạt pháp nghĩa.

Infinite concentration: Vô lượng tam muội. Infinite Consciousness: Consciousness is infinite—See Thức Vô Biên Xứ Giải Thoát.

Infinite continuous commitments of the past:

Quá khứ vô lượng hạnh nguyện tương tục.

Infinite cultivation of virtues and knowledge tirelessly in the past: Quá khứ vô lượng tu các phước trí tâm không nhàm đủ.

Infinite enlightenment: Vô lượng giác. Infinite expansion: Năng thị hiện một trần thân đầy cả đại thiên thế giới—See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Infinite forms: Vô lượng sắc tướng.

Infinite forms of absolute Buddha: Responsive manifestation of the Dharmakaya—See Ứng Hóa Pháp Thân.

Infinite great benevolence and compassion in the past: Quá khứ vô lượng đại từ đại bi.

Infinite Handfuls Of Light Buddha: Phật Vô Lượng Cúc Quang.

Infinite knowledge: Vô lượng trí huệ.

Infinite life: See Vô Lượng Thọ. Infinite life and light: Vô lượng thọ vô lượng quang.

Infinite Life and Light Tathagata: Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang Như Lai. Infinite Life Resolution Dharani: Aparimitayurdharani (skt)—Vô Lượng Thọ Quyết Định Đà La Ni.

Infinite Lifespan Buddha of Infinite Life: Infinite Longevity Buddha—Measureless Life Buddha—Vô Lượng Thọ Phật.

Infinite Life Sutra: Vô Lượng Thọ Kinh.

Infinite light: Appamanabha (p)—Apramànàbha (skt)—Immeasurable or infinite splendor—Vô

Lượng Quang (vô lượng ánh sáng).

Infinite light and boundless age: The Buddha of infinite light and boundless age—Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ Phật. Infinite Light Heaven: Apramanabha (skt)—See Vô Lượng Quang Thiên.

Infinite Longevity Buddha: Amitayus-amitabhatathagata (skt)—Vô Lương Thọ Phật—Vô Lượng Thọ Như Lai—Vô Lượng Thọ Vương—The Buddha of Infinite Life—Amitabha Buddha.

Infinite meaning: Innumerable meaning—The meaning of infinity—See Vô Lượng Nghĩa. Infinite mind: The mind of infinity or the mind as large as infinity—See Vô Lượng Tâm. Infinite mind of enlightenment in the past: Quá khứ vô lượng bồ đề tâm.

Infinite path: Vô lượng đạo.

Infinite powers: Vô lượng oai đức. Infinite pure paths of wisdom and means in the past: Quá khứ vô lượng trí huệ phương tiện thanh tịnh đạo.

Infinite pure virtues of the past: Quá khứ vô lượng thanh tịnh công đức tạng.

Infinite purity: Vô lượng thanh tịnh. Infinite Purity Heaven: Apramanasubha (skt)— Limitless Heaven—Vô Lượng Tịnh Thiên.

Infinite resolve: Vô tận ý.

Infinite Resolve Bodhisattva: Name of

Aksayamati Bodhisattva—See Vô Tận Ý Bồ Tát. Infinite service of Buddhas and education of sentient beings in the past: Quá khứ vô lượng cúng dường chư Phật giáo hóa chúng sanh.

Infinite sounds: Vô lượng âm thanh. Infinite splendor: Apramanabha (skt)—Vô Lượng Quang.

Infinite supreme aspiration of the past: Quá khứ vô lượng chí nguyện thanh tịnh thù thắng. Infinite verbal expressions: Vô lượng ngôn từ. Infinite ways of adornment in the past: Quá khứ vô lượng trang nghiêm đạo trí. Infinite will for enlightenment: Y chỉ vô lượng Bồ Đề tâm thực hành hạnh Bồ Tát.

Infinite wisdom: Trí huệ vô biên.

Infinite world: Numberless worlds—The infinite world, i.e. space; infinite worlds; the numberless worlds in infinite space—Thế giới vô biên trong không gian vô tận.

Infinite world of things: See Vô Biên Pháp Giới. Infinities of things: Vô Lượng Trăm Ngan Vô Số

Sự.

Infinitude (n): Tính vô hạn lượng.

Infinity (n): Tính vô hạn lượng. Infinity of the Buddha’s voice: Vô lượng của âm thanh của Đức Như Lai.

Infinity of Space: See Không Vô Biên Xứ Giải Thoát.

Inflame (v): Châm ngòi lửa. Inflamed: Bị đốt cháy.

Inflict suffering to someone: Giáng họa lên đầu ai.

Influence (n): Ảnh hưởng—Effect—

Consequence—Huân Tập.

Influence (v): Move—Be affected—Be touched—Be moved—Ảnh hưởng. Influence of one factor in causing others:

Adhipati-pratyaya (skt)—Conditioned condition— Tăng thượng duyên.

Influence of karma: See Nghiệp Cảm. Influence of a saint (Buddha): Response of a saint—Thánh ứng.

Influenced: Chịu ảnh hưởng.

Inform (v): See Khải Bạch.

Informal (a): Không chính thức.

Informal short dharma talk: See Tiểu Tham. Informal and unscheduled questions and answers: Informal short dharma talk—See Tiểu Tham.

Informal and unscheduled instruction: Tiểu Tham—Informal short dharma talk.

Information: Vijnapti (p & skt)—

Communicating—Biểu thị—Hiển thị—Tin tức—

Trình bày.

Information and training: Tuyên huấn.

Infringe (v): Xâm phạm.

Infuse (n): Sự thẩm thấu—Sự thâm nhập.

Infused (a): Dấn thân—Hội nhập.

Inga (jap): Hetuphala (skt)—Law of cause and effect—Relation between cause and effect—See Nhân Quả.

Inga Monogatari (jap): Causation stories, or tales of cause and effect; a genre of Buddhist literature used for popular instruction in the workings of karma. In particular the stories are told to demonstrate the negative effects of evil or harmful behavior. Inga monogatari also include miraculous tales of salvation brought about by an individual’s pious behavior or deep faith in a Buddha, Bodhisattva, or sutra. Inga Monogatari is the title of a text composed by Suzuki Shôsan (1579-1655), a Tokugawa period Zen monk, which was published in 1661—Những câu chuyện về nhân quả; một loại văn chương Phật giáo được sử dụng như những lời giáo huấn phổ thông trong sự vận hành của nghiệp. Đặc biệt những câu chuyện được kể ra để chứng minh những hệ quả tiêu cực của cách hành xử xấu ác. Những câu chuyện về nhân quả cũng bao gồm những câu chuyện về sự cứu độ kỳ diệu được mang đến với những cá nhân thuần thành và thâm tín nơi đức Phật, Bồ Tát, và kinh điển. “Inga Monogatari” là nhan đề của một tác phẩm được Thien sư Linh Mộc Chánh Tam dưới triều đại Đức Xuyên biên soạn, xuất bản năm 1661.

Ingata (skt): See Nhân Yết Đà.

Ingei (jap): Mudda (p)—Mudra (skt)—Inzô (jap)—Emblem—Manual signs indicative of various ideas—The seal of Buddha-truth—See

Mẫu Đà La Pháp Ấn.

Ingen (jap): See Ingen Ryuki. Ingen hôgo (jap): Yinyuan-lungqi’s record of teachings—Ẩn Nguyên Long Kỳ Ngữ Lục. Ingen Ryuki (jap): Yinyuan-lungqi—Ẩn Nguyên Long Khí—See Long Kỳ Ẩn Nguyên Thiền Sư.

Ingest (v): Ăn phải.

Inhabitant of the realm of boundless purity: See Appamanasubha-deva.

Inhabitants of the realm of radiance:

Abhasvara-deva (p)—Cực quang tịnh thiên tử— Những vị trời trong cõi cực quang tịnh thiên.

Inhalation (n): Ana or Anapana (skt)—Sự thở vào (breathing in with control).

Inhale (v): Nhập Tức—Thở vào.

Inharmonious working of the four elements:

See Tứ Đại Bất Điều.

In the heavens above and earth beneath, I alone am the Honoured One: See Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn.

Inherent (a): Câu Hữu—Bản lai—Cố hữu, tự nhiên.

Inherent Enlightenment: Potential enlightenment or intelligence of every being—Trí thông minh tiềm ẩn trong mỗi chúng sanh—See Bổn Giác and Tam Giác Ngộ (B).

Inherent existence: Tự Tính Hữu—Sự hiện hữu vốn có.

Inherent intelligence: Inherent knowledge— Knowledge of the bhutatathata—Tính Giác.

Inherent nature: Tánh cố hữu.

Inherent problems: Những vấn đề cố hữu.

Inherent tendency to false view: Wrong views—The underlying tendency to views—Kiến Tùy Miên.

Inherent tendency to greed for sense desire: Kama-raga (p)—Sensous greed—The underlying tendency to sensual lust—See Dục Ái Tùy Miên. Inherent tendency to resentment: Patigha (p)— Resentment—The underlying tendency to aversion—Sân Tùy Miên.

Inherently existent self: Tự Tánh Hữu Chấp— Nhân Ngã Chấp—Chấp vào cái tôi vốn có.

Inheritance: Remainder of karma—Dư nghiệp. Inherited nature: Seed nature—Germ nature— Derivative nature—Chủng tính.

Inherited property: Di sản—Heritage.

Inherit something from someone: Kế thừa.

Inherited conscience: Vijnana (skt)—See Thức.

Inhibition (n): Sự cấm chỉ.

Inhuman (a): Cruel—Ác đức—Bất nhân. Inhuman action: Hành động bất nhân—Cruel action.

In’in Ekishi (jap): The practice of changing Dharma lineage according to the temple at which a monk serves as abbot. According to the “In’in Ekishi” process, when a monk moves from his home temple to become abbot at a different temple, he changes lineage. He gives up his initial lineage inherited from his immediate master and adopts the lineage of the former abbots of the new temple. The change takes place even if the monk never practiced under any of the temple’s previous abbot. In this manner, a monk could change lineage several times during the course of a career, based solely on the temples he serves. The practice of “In’in Ekishi” is not generally regarded as compatible with the Zen ideal of inheriting the Dharma (shihô) directly from one’s master (isshi-inshô). According to normal Zen practice, a disciple becomes a part of the Dharma lineage of his master when he receives formal acknowledgement of enlightenment (inshô or inka). At that time, he is said to inherit the Dharma and become a Dharma heir. Lineage of this type, depicted in much the same way as blood lineage on a family, does not change based on the temple of residence. Nevertheless, “In’in Ekishi” has been the norm in some periods of Zen history. Before Manzan initiated a reform movement in seventeenth century in Japan, for example, “In’in Ekishi” was the common practice for Sôtô Zen— Thói quen đổi dòng truyền thừa Pháp tùy theo tự viện nơi mà vị Tăng nhận chức trụ trì. Theo tiến trình thay đổi dòng truyền thừa Pháp (In’in Ekishi), khi một vị Tăng di chuyển từ ngôi chùa nhà của mình để trở thành trụ trì tại một tự viện khác, thì vị ấy thay đổi dòng truyền thừa. Vị ấy từ bỏ dòng truyền thừa từ vị thầy trực tiếp của mình và nhận lấy dòng truyền thưa của vị trụ trì trước đây tại ngôi tự viện mới này. Sự thay đổi xảy ra dầu cho vị Tăng ấy chưa bao giờ tu tập dưới sự hướng dẫn của vị trụ trì trước đây. Theo cách này thì một vị Tăng có thể thay đổi dòng truyền thừa đến năm bảy lần trong cuộc đời làm Tăng của mình, nếu chỉ căn cứ trên ngôi tự viện mà mình phục vụ. Thói quen đổi dòng truyền thừa Pháp thường không được xem là tương hợp với lý tưởng truyền Pháp trực tiếp từ một vị thầy trong Thiền. Theo thói quen bình thường trong nhà Thiền, một đệ tử trở thành Pháp tử của một vị thầy khi nhận sự thừa nhận chính thức về sự giác ngộ. Vào lúc đó, người ta nói vị đệ tử ấy thừa tự Pháp và trở thành Pháp tử nối pháp. Dòng truyền thừa theo kiểu này, được miêu tả giống như dòng huyết thống trong gia đình, không thay đổi căn cứ trên tự viện nơi trụ xứ. Tuy nhiên, thói quen đổi dòng truyền thừa Pháp là chuyện bình thường trong những giai đoạn nào đó của lịch sử Thiền tông. Thí dụ như trước thời Thiền sư Vạn Sơn Đạo Bạch bắt đầu phong trào cải cách vào thế kỷ thứ XVII ở Nhật Bản, thay đổi dòng truyền thừa là một thói quen thông thường đoi với tông Tào Động. Initial achievement: The initial fruit—See Sơ

Quả.

Initial application: Vitakko (p)—Investigation— Seeking—See Tầm.

Initial determination to seek enlightenment: Sơ phát tâm thời tiện thành chánh giác—See Sơ Phát Tâm.

Initial enlightenment: Beginning of illumination—See Thủy Giác. Initial form: Original form—Former state of things—See Bản Lai Diện Mục. Initial fruit: Srotapanna (skt)—The initial achievement—See Sơ Quả. Initial knowledge: Initial enlightenment—See

Thủy Giác.

Initial ksana: Initial consciousness—See Sơ Sát Na Thức.

Initial mind of the novice: Initial resolve—See Sơ Tâm.

Initial stage of Enlightenment: Early stage of enlightement—See Thủy Giác and Tam Giác Ngộ

(B).

Initial stage of meditation: The first stage of dhyana—Sơ Thiền—See Tứ Thiền Thiên (I). Initial teaching of the undeveloped Mahayana doctrines: See Không Thủy Pháp. Initiate (v): Khởi xướng—Phát khởi—Đề Xướng. Initiate into truth: Develop the mind—Open the heart—Khai tâm.

Initiation (n): Birth: Sinh—Baptism

(consecration): Quán đảnh (điểm đạo).

Initiation Ceremony: Lễ điểm đạo truyền giới. Initiation of change: Alaya (skt)—See Sơ Năng Biến.

Initiation as a disciple by receiving the three refuges: Thọ Tam Quy địa.

Initiation of a thought: Dục Niệm hay sắp nảy ra ý niệm.

Initiative (a): Thuộc về sơ bộ. Initiator of change: Alaya-vijnana (skt)—See Sơ Năng Biến.

Inju (jap): One of the main temple officers charged with general administration of the monastery—See Viện Chủ. Injunctions against stealing: Bất Thâu Đạo Giới—Precepts against stealing—Giới không trộm cắp.

Injure: Vihimsati (skt)—To hurt—Gây tổn hại.

Injure the body of a Buddha or insult the Dharma: Gây thương tích cho thân Phật, hoặc hủy báng Phật pháp.

Injure Sakyamuni with a big stone, shedding his blood: Ném đá lớn làm thân Phật chảy máu.

Injuring the living: See Não Hại Chúng Sanh.

Injury: Vihimsa (skt)—Hại. Injustice (a): Bất công—Oan khuất—Unfair— Unjust.

Injustice must be redressed by eliminating its cause, loan must be paid by the debtor to the creditor: Oan cừu có nguyên do, nợ nần có chủ nợ (Oan hữu đầu, trái hữu chủ). Ink mark: Bút Tích—Lời văn hay chữ viết do các vị thiền sư viết để lại.

Ink trace: See Bokuseki.

Inka (jap): Inka-shomèi (jap)—A seal of Dharma transmission—See Ấn Khả. Inka-shomèi (jap): Seal of approval—See Ấn Chứng.

Inkin (jap): A smal bowl-shaped bell, or a small hand bell, resting on a small cushion and attached to a wooden handle. It sounds by striking the side of the bowl with an attached metal stick—See Tiểu Chung.

Inkling: Ý niệm mơ hồ.

Inmo (jap): Nhậm Ma—1) Như thế: Like this, like that; 2) Trạng thái không thể nghĩ bàn ngay lúc này: The ineffable state at the moment of present. Inmon (jap): Sangharama (skt)—Vihara (skt)— Viện Môn—See Tăng Già Lam Ma. Inmonin (jap): Ungo Doyo (jap)—Yun-chu Taoying—Yunju Daoying—See Vân Cư Đạo Ưng

Thiền Sư.

Inmost feelings: Ẩn tình—Deep seated feelings. Innate (a): Prakrtja (skt)—Bẩm sinh—Thiên bẩm—Thiên phú—Endowment—Inborn—

Springing from nature—Congenital. Innate aspiration: Câu Sinh Ý Lạc—Khác vọng bẩm sinh.

Innate attachment to phenomena: Sự chấp bẩm sinh vào các hiện tượng—See Câu Sinh Pháp Chấp.

Innate delusions: Những mê chấp bẩm sinh—See Câu Sinh Hoặc.

Innate gift: Thiên tư.

Innate enlightenment: Bản Giác—Chứng ngộ bẩm sinh.

Innate grasping of self and person: Câu Sinh Nhân Ngã Chấp—Cái chấp bẩm sinh vào cái tôi và tha nhân.

Innate grasping at the self of a phenomenon: Câu Sinh Pháp Ngã Chấp—Chấp vào bản chất của hiện tượng.

Innate habit: Thói quen do thiên bẩm.

Innate ignorance: Mula-vidya (skt)—Basic ignorance—Spiritual darkness which lies at the basis of one existence—Sự u mê cố hữu—See Căn Bản Vô Minh.

Innate intelligence: Trí bẩm sinh—See Tự Trí. Innate view of self: Câu Sinh Ngã Kiến—Quan điểm bẩm sinh về cái ‘ngã’.

Innate will: Chính khí.

Inn-en (jap): Hetu-pratyaya (skt)—Hetupaccayo (p)—Causes and circumstances—Root condition—Causes and conditions, or direct inner cause and indirect outer effect—See Nhân Duyên and Nội Trực Ngoại Gián Nhân.

Inner (a): Nội—Bên trong. Inner assurance: Inner experience—See Nội

Chứng.

Inner censing: Primal ignorance or unenlightenment, or fumigation within, or inner influence—See Nội Huân.

Inner character and influence: Nội tâm tướng.

Inner company: See Nội Chúng. Inner conscience: Hiri-ottappa (skt)—Lương tâm bên trong—Conscience—See Lương Tâm.

Inner court: Tri Túc Viện—See Nội Viện.

Inner dharma: Nội Pháp.

Inner dialogue: Đối thoại nội tâm—See Nội Thoại.

Inner emptiness: Nội Hư—Cái trống không bên trong.

Inner experience: See Nội Chứng. Inner freedom: An nhiên tự tại.

Inner garbhadhatu: See Nội Thai.

Inner garment: Antaravasaka (skt)—See Nội Y.

Inner garment of monks and nuns:

Antaravasaka (skt)—See An Đà Hội. Inner gunas: Antar-guna or Antar-alambana (skt)—Inner mental objects—See Nội Trần. Inner heat: Nội hỏa (sức nóng bên trong)—See Nội Hỏa Tam Muội.

Inner influence: Fumigation within—See Minh

Huân.

Inner learning: Nội học.

Inner light: Intuitive wisdom—Thần Quang—Nội quang hay trí trực giác.

Inner meaning: Nội Nghĩa—Ý nghĩa bên trong. Inner mental objects: Antar-guna, or Antaralambana (skt)—See Nội Trần.

Inner mind: Nội tâm.

Innermost: Sâu kín tận đáy lòng.

Innermost of oneself: Tâm tánh sâu kín.

Inner mystic mind: See Nội Bí. Inner nature form and function: Tánh Tướng Dụng—Tướng dụng của nội tánh.

Inner organs: Nội tạng—See Ngũ Tạng (A). Inner and outer brightnesses: See Nội Ngoại Kiêm Minh.

Inner and outer garments: Nội và ngoại y (quần áo trong và ngoài).

Inner peace: Tình trạng tâm thức an lạc—An lành trong tâm.

Inner problems: Những vấn đề của nội tâm.

Inner protectors: See Nội Hộ.

Inner quiescence: Nội vô vi.

Inner ranks: See Nội Trận.

Inner realizations: Pratyatma-dhigama (skt)— Pratyak-sakshatkara or antar-sakshatkriya (skt)— Thực chứng nội tâm—Inner experience—See Nội Chứng.

Inner sanctuary: Điện thờ phía sau trong chùa— See Hậu Điện.

Inner self: Oneself—Original mind—Bản tâm.

Inner (internal) sense-spheres: Ajjhattikani ayatanani (p)—Nội Xứ.

Inner silent dialogue: Sự đối thoại thầm lặng bên trong—Inner dialogue—See Nội Thoại. Inner struggle: See Cuộc Chiến Nội Tâm.

Inner study: Nội Học—The inner learning (Buddhism)—Cái học bên trong (tu theo đạo

Phật).

Inner supporters: Nội hộ.

Inner tangle: Network of craving—Nội triền.

Inner wisdom: Nội Trí—Trí bên trong. Inner-witness: Pratyak-sakshatkara or Antarsakshatkriya (skt)—Inner assurance—Inner experience—Nội chứng.

Inner world: World within—See Nội Tâm Thế

Giới.

Innocence (n): Sự vô tội.

Innocent (a): Vô tội.

Innocent mind in all: Original mind in all— Unadulterated mind in all, which is independant of birth and death—Buddha-wisdom—Real knowledge free from illusion—See Chân Thức. Innumerable (a): Asamkheya (skt)—Vô lượng— Tăng Kỳ—An abbreviation for Asamkhya, means innumerable—Tên tắt của A Tăng Kỳ có nghĩa là vô số vô lượng, không thể đếm được.

Innumerable births: Vô lượng kiếp.

Innumerable bodies: Vô Lượng Thân—Rất nhiều thân, không sao kể xiết.

Innumerable characteristics: Vô Lượng

Tướng—Rất nhiều tướng, không sao kể xiết.

Innumerable differences: Vô Lượng Dị Biệt—Khác biệt rất lớn, không sao kể xiết.

Innumerable eons: Vô Lượng Kiếp—Vô số kiếp.

Innumerable and limitless eons: Vô Lượng Vô

Số Kiếp.

Innumerable meanings: Infinite meaning—See Vô Lượng Nghĩa.

Innumerable minor marks: Vô Lượng Thiểu

Hảo Tướng—Vô số vẻ đẹp nhỏ.

Innumerable number of sentient beings is inconceivable: Chúng sanh vô biên bất khả tư nghì.

Innumerable practices: Vô Lượng Hành—Vô số pháp hành.

Innumerable reincarnations: Vô lượng luân hồi. Innumerable sufferings: Vô Lượng Khổ—Vô số khổ não.

Innumerable teachings: Vô lượng phap môn. Innumerable vehicles: Vô Lượng Thừa—Rất nhiều tông phái.

Innumerable worlds: Vô Lượng Thế Giới—Rất nhiều thế giới.

Inô (jap): Karmadana (skt)—Chijii (jap)—Ina (jap)—Duy Na—Keeper of the temple—Person in charge of the pagoda—A monk who is in charge of the supervision and leading of ceremonies in a Zen monastery. He is also in charge of the meditation or monks’ hall (sôdô). In a Zen monastery in Japan, the Ino is one of the six senior offices of the Eastern rank (tôhan), who assists the abbot in the administrative aspects of the community. The Ino plays a crucial role in managing the daily activities within the monastic community because he oversees activities in the monks’ hall. New arrivals register with him, and he determines the relative ranking of seniority among the resident monks. The Ino also sees to it that the monks keep to the daily meditation and ritual schedule, and leads the monks in some ceremonies—Vị sư chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các cuộc lễ trong thiền viện. Vị ấy cũng chịu trách nhiệm cho Thiền đường hay Tăng đường. Trong một Thiền viện ở Nhật Bản, “Ino” là một trong sáu chức vụ của Đông Ban, người phụ giúp trụ trì về các mặt hành chánh trong cộng đồng tự viện. “Ino” đóng một vai trò trọng yếu trong việc quản lý những sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng tự viện vì vị này trông coi những sinh hoạt trong Tăng đường. Những người mới đến đều phải ghi danh với ông ta, và ông ta quyết định thứ bậc liên hệ về tuổi hạ trong số các vị trụ xứ Tăng. “Ino” cũng giám sát chư Tăng trong việc tu tập thiền định hằng ngày cũng như xếp đặt nghi lễ và dẫn chúng trong các buổi lễ—See Stewards.

Inoperative sense-sphere citta of an arhat:

Maha-kiriya-citta (skt)—See Tâm Bất Vận Hành.

Inquire: Hỏi.

Inquire (v) after someone’s well-being: Thăm hỏi ai về đời sống.

Inquiring mind: Óc thích tò mò.

Inquiring spirit: Nghi tình. Inquiring spirit and great enlightenment: See Nghi Tình Và Đại Ngộ.

Inquiry (v): Tìm hiểu.

Inquiry into the mode of a person’s death: See Nghiệm Sinh Nhân Trung.

Inquisitive mind: Tính tò mò. Insalubrious climate: Unhealthy climate—Rừng thiêng nươc độc.

Insane people: Những kẻ mất trí nên không thể chú tâm tu hành được—Those who are insane and cannot focus the Mind on cultivation. Insane regain their sanity: Kẻ điên cuồng được tỉnh.

Insatiable (a): Không biết chán—See Bất Tri Yếm Túc.

Inscribe something on something: Write something on something—Khắc cái gì đó vào vật gì.

Inscribed on the believing mind: Hsin-HsinMing—See Tín Minh Tâm.

Inscription (n): Câu viết.

Inscription board: Bài vị.

Insects may attain Buddhahood: See Côn Trùng

Tác Phật.

Insecured: Bấp bênh—Uncertain—Unstable.

Insei (jap): Viện Chính (trong chùa Nhật Bản).

Insensate (a): Vô tri giác.

Insentient becomes Buddha: See Phi Tình

Thành Phật.

Inseparability (n): Bất Ly Tính—Tánh bất khả phân hay không thể tách rời—Inseparable (a). Inseparable mental factors: Biến hành tâm sở. Inshô (jap): Inka (jap)—A common abbreviation for the expression “Inka-shomèi”, refers to a seal of Dharma transmission—See Ấn Khả.

Inshu (jap): Dharma master Yin-Tsung—See Ấn Tông Pháp Sư.

Inside flame: Kaenri (jap)—See Hỏa Diệm Lý.

Insignia (n): Huy hiệu.

Insight (n): Prajna (skt)—Wisdom—Nội tâm— Minh kiến—Trí minh—Tuệ trí. Insight accordant with reality: Như Thực Tri

Kiến—Sự hiểu biết đúng với thực tại.

Insight arises: Tuệ giác sanh khởi. Insight arising from hearing: Thính Sở Thành Tuệ—Tuệ giác sanh khởi từ sự nghe.

Insight into the ending of the stream of transmigration: Asravaksaya-jnana (skt)—Lậu Tận Thông hay khả năng chấm dứt luân hồi sanh tử.

Insight in the fruits or results of Buddhahood: See Duy Thức Quả.

Insight into immediate presentations: Meditation on immediate presentations—See

Hiện Quán.

Insight in interpretation: Wisdom in interpretation—Giáo Duy thức hay giải thích về Duy Thức.

Insight into the mortal conditions of self and others in previous lives: See Túc Mạng Minh. Insight meditation: Vipassana (p)—SamathaVipasyana (skt)—Minh sát tuệ—Thiền minh sát. Insight in meditation and practice: Wisdom in meditation and practice—Hành Duy thức hay nói rõ quán pháp của Duy Thức.

Insight into the non-arising of dharmas: Anutpattikadharmakshanti (skt)—Tolerance of Non-birth—Vô sanh pháp nhẫn.

Insight into the non-arising of existences: Anutpattikadharmakshanti(skt)—Tolerance of Non-birth—Vô sanh pháp nhẫn.

Insight into the Non-Origination of Dharmas: Tolerance of Non-birth—Vô sanh pháp nhẫn. Insight in objective conditions: Wisdom in objective conditions—Cảnh Duy thức hay căn cứ vào cảnh mà thuyết về Duy Thức.

Insight of the Path: Ditthi-magga (p)—Dristimarga (skt)—Kiến đạo.

Insight into present mortal sufferings so as to overcome all passions or temptations: Nirvana insight—Đoạn trừ tất cả các lậu hoặc (những dục vọng và quyến rủ)—See Lậu Tận Minh.

Insight in principles: Wisdom in principles—Lý Duy thức hay luận về thành tựu đạo lý Duy Thức.

Insight into reality: Meditation on reality—Thực tướng quán hay trí tuệ quán (quán sát chân lý).

Insight into all seeds: Buddha-knowledge— Omniscience—Chủng giác.

Insight into truth: Eye attained through the cultivation of Buddha-truth—Keen vision of right dharmas—Đạo nhãn.

Insight into wisdom: Views of wisdom—Wiseviews—Tuệ kiến.

Insignificant (a): Vô nghĩa.

Insignificant speech: Sambhappalapo (p)—Vô Nghĩa Ngữ—Dâm Ngữ—Tap Uế Ngữ—Lustful words—Meaningless words—Ungrateful words.

Insincere (a): Giả dối—Deceitful—False. Insincerity: Sự không thành thật—Sweet words and clever expressions—See Hoa Ngôn Xảo Ngữ. Insist (v): Đòi hỏi—Khẩn khoản.

Insist firmly on anything: Lagna-graha (skt)—To hold firmly—To hold firmly or to insist firmly on anything—Giữ vào hay nắm vào không lay chuyển—See Chấp Trì.

Insist stubbornly: Nằng nằng.

Insignificance (n): Vô nghĩa.

Inspect all the buildings of a monastery: Tuần liêu (vị sư trực trông coi việc canh tuần tất cả hậu liêu của chư Tăng).

Inspiration (n): Nguồn cảm hứng—Sự gợi cảm. Inspire (v): Gợi nguồn cảm hứng—Khai sáng— To found.

Inspire to progress: To move to zeal—Cảm tấn

(gợi nguồn cảm hứng cho tiến bộ).

Installation of a new abbot at a Zen monastery:

Juen(jap)—See Nyuin.

Instance (n): Ksana (skt)—See Sát Na. Instance of life: Momentariness of existence— See Khoảnh Khắc Của Sự Sống. Instant of a single thought-moment: Nhất Niệm Chi Khoảnh—Một khoảnh khắc của ý nghĩa. Instant of thought: Nhất Niệm Khoảnh—Một khoảnh khắc của ý niệm.

Instantaneous Doctrine: Đốn giáo (đốn ngộ tức thì).

Instantaneous enlightenment: The doctrine of “sudden” enlighenment—See Đốn Ngộ.

Instantaneous and gradual teachings: Sudden and gradual teachings—See Đốn Tiệm. Instantaneous knowledge of all ages in past, present and future: Trí ở trong một niệm đều biết tam the tất cả kiếp số.

Instantaneous mind: Immediate mind—Tốt Di tâm hay bất chợt nẩy sinh tâm.

Instantaneous path: Vô Gian Đạo—Con đường tức thì (nhanh như chớp).

Instantaneous perfect enlightenment: The method of enlightenment of the Hua-Yen—See

Đốn Đốn Viên.

Instantaneous view of anything anywhere in the form realm: Divyacaksus (skt)—Khả năng thấy được tất cả mọi thứ trong sắc giới. Khả năng thấy cái mà mình muốn thấy—See Thiên Nhãn Thông.

Instantly apprehend: Attain to Buddhaenlightenment—See Đốn Ngộ. Instantly arisen: Vô Gian Sinh—Nảy sanh tức thì.

Instantly creative knowledge: Niệm niệm xuất sanh trí (của chư Phật).

Instantly enter the immense Buddha-lands in the ten directions, pervading all places: Tất cả chư Phật hằng tại chánh định, ở trong một niệm khắp tất cả chỗ vào khắp mười phương Phật độ quảng đại.

Instantly enter the past, present and future in all places: Tất cả chư Phật hằng tại chánh định, ở trong một niệm khắp tất cả chỗ vào suốt tam thế.

Instantly knowing, by unhindered knowledge, the action of the minds of all sentient beings: Ở trong một niệm, dùng trí vô ngại, biết tâm hành của tất cả chúng sanh.

Instantly manifest innumerable various Buddha-bodies in all places: Tất cả chư Phật hằng tại chánh định, ở trong một niệm khắp tất cả chỗ hiện khắp vô lượng Phật thân.

Instigation (n): Sự xúi giục.

Instinct (n): Bản năng.

Instinctive (a): Theo bản năng—Having the nature of.

Intinctive cleaving (clinging) to the idea of self or soul: See Câu Sinh Ngã Chấp.

Instinctive tendencies: Bản năng.

Instinctively: Theo bản năng.

Institute of Advanced Buddhist Studies: See Viện Cao Cấp Phật Học. Institute Curriculum Development: Viện Phát Triển Chương Trình Giảng Dạy.

Institute for the Propagation of the Dharma:

Viện Hóa Đạo.

Institution (n): Sự kiến lập—Sáng lập.

Institutional headquarters for a network of branch temples: See Main Temple.

Instruct (v): Pravacana (skt)—To give instruction—Teach—Giáo thọ (dạy dỗ).

Instruct and lead: See Giáo Đạo.

Instruction: Giáo—Sự dạy dỗ. Instruction in the Buddhist principles: See Hóa Pháp.

Instruction and conduct: Teaching and practice—Progress of the teaching—Giáo hạnh. Instructions for the Cook: Tenzo Kyôkun (jap)—Temple chef and instructor—See Điển Tọa Giáo Huấn.

Instructions of a school: Commands of a sect or school—Directions of a sect—Giáo lệnh.

Instructions in the sect or church: Within instruction—See Giáo Nội.

Instruction in the teachings: Sự dạy pháp—See Hóa Pháp.

Instructive Discourses: Gia Ngữ.

Instructor: Acarya (skt)—A xà lê—Spiritual teacher (master, preceptor)—Giáo thọ sư.

Instrumental (a): Phương tiện.

Instrumentalism (n): Chủ thuyết cho rằng quan niệm là công cụ cho hành động.

Insubstantial (a): Anitta—See Vô Ngã.

Insufficiency (n): Sự không đầy đủ.

Insufficient (a): Thiếu thốn—Not enough.

Insufficient food: Thiếu thực phẩm.

Insult (v): To affront—To commit a Sangha Restoration Offence—Mắng nhiếc là phạm tội Tăng Tàn.

Insuperable desire: Sự mong muốn không gì hơn. Insuperable power of Buddha: Sức chẳng khuynh động của Như Lai.

Insurance (n): Bảo đảm—warranty—

Guarrantee—Assurance—Security.

Intact (a): Còn nguyên vẹn. Integral direction of karma: General karma— See Tổng Báo Nghiệp. Integrated: Tổng hợp.

Integration (n): Sự dung hợp—Hợp nhất.

Integrative methods: Catvari-samgraha-vastuni (skt)—Pháp để dẫn dắt chúng sanh—Elements of popularity—See Tứ Nhiếp Pháp. Integrity (n): Sự chính trực—Liêm khiết—Thành thật.

Intellect (n): Jeya (skt)—Mati (skt)—Knowledge capacity—Mind of discrimination—There are two kinds of intellect: keen intellect and dull intellect—Trí năng hay khả năng trí tuệ. Có hai loại trí: lợi trí và động trí.

Intellection (n): Trí Tác Vi—Intellection is knowledge that obstructs enlightenment in Zen—

Trí tác vi là trí làm chướng ngại cho sự thành tựu giác ngộ trong nhà Thiền.

Intellectual (a): See Trí Thức.

Intellectual approach to reality: Đường vào thực tại bằng tri thức.

Intellectual Bodhisattva: Pannadhika-Bodhisatta (p)—See Trí Tuệ Bồ Tát.

Intellectual conversion: Sự hoán cải tri thức.

Intellectual cultivation: Trí dục.

Intellectual discernment: Trí năng sâu sắc. Intellectual education: Cultivation or culture— Trí Dục.

Intellectual explanation: Ý Giải—Sự giải thích của ý thức.

Intellectual faculty: Jnasaki (skt)—Năng lực trí năng.

Intellectual functioning of consciousness: Mana or Mano (p)—Manas (skt)—See Mạt Na Thức. Intellectual hindrances: Jneyavarana (skt)— Hindrance of knowledge—Sở tri chướng.

Intellectual knowledge: Trí huệ.

Intellectual power: Biện Tài.

Intellectual power of freedom from the darkness of doubt: Biện tài không u tối nghi hoặc nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of gladdening all sentient beings according to their mentalities: Biện tài tùy theo của tất cả chúng sanh làm cho họ hoan hỷ.

Intellectual power of not arbitrarily discriminating among things: Biện tài vô phân biệt nơi tat cả các pháp.

Intellecual power of not being attached to anything: Biện tài vô sở trước nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of not fabricating anything:

Biện tài vô sở tác nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of realizing emptiness: Biện tài thấu rõ tánh không nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of receiving support from Buddha in all things: Biện tài Phật gia bị nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of skill in differentiation of expressions of all truths: Biện tài văn cú sai biệt thiện xảo nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of spontaneous awareness of all truth: Biện tài tự giác ngộ nơi tất cả các pháp.

Intellectual power of truthfully explaining all things: Biện tài chơn thật nơi tất cả các pháp. Intellectual pride: Đại mạn—Đại pháp mạn— Arrogance through possession of the Truth—Kiêu ngạo vì nắm được chân lý.

Intellectual temperament: Buddhicarita (p)— Bẩm tánh thiên về tri thức—Wisdom.

Intellectual virtue: Wisdom virtue—Trí đức hay Tánh đức—Trí huệ hay sự thông biết về Phật tánh mà chúng sanh sẳn có.

Intellectual and virtue: Merit (potency) of perfect knowledge—Trí Đức—Trí và đức.

Intellectualism: Chủ nghĩa lý trí—See Duy Trí.

Intellectuality: Lý trí—Trí năng.

Intellectualization (n): Sự lý trí hóa. Intellectuals (n): Intellectual people—Các nhà trí thức.

Intelligences: Pratishthapika (skt)—Giác (biết)— Kiến Lập Trí—See Trí.

Intelligence of every being: Inherent enlightenment—Potential enlightenment—See

Bổn Giác.

Intelligence as the fundamental nature of the universe: See Pháp Giới Thể Tánh Trí. Intelligence keen as a blade, able to penetrate truth: See Thông Lợi.

Intelligence of the living: Mind of the living— The living soul—Sinh linh. Intelligence without calm meditation: Foolish wisdom—Cuồng huệ.

Intelligent (a): Of penetrative powers—Căn lợi— Thông minh.

Intelligent nature: Thần minh—Spiritual nature.

Intelligent spirit: Divine wisdom—Soul—Thần thức.

Intelligence or stupid: Thông minh hay ngu dốt.

Intelligence whereby a proposition is set up: Pratishthapikabuddhi (skt)—Kiến Lập Trí hay cái trí nhờ đó một mệnh đề được thiết lập.

Intelligentsia (n.pl): Giai cấp trí thức.

Intend to do something: Be inclined to do something—Có khuynh hướng làm điều gì.

Intense (a): Tràn trề, mạnh mẽ.

Intense desire: Sự tham dục quá mạnh.

Intense forbearance: Mãnh Lợi Nhẫn—Hết sức nhẫn nhục.

Intense happiness: Hạnh phúc tràn trề.

Intense profound mind: Thâm tâm tăng thượng.

Intensity (n): Cường độ.

Intensive (a): Mạnh kịch liệt (thuộc về cường độ)—Sâu sắc (về thiền quán).

Intention (n): Inclination—Chủ ý—Khuynh hướng—Ý định—Ý hướng—Ý nguyện. Intention to attain emancipation: Xuất Ly Ý

Lạc—Chủ định đạt được sự giải thoát.

Intention to attain nirvana in this very life: Hiện Kiếp Đắc Niết Bàn—Chủ định đạt được niết bàn ngay trong kiếp nầy.

Intention to control the mind: Điều Phục Ý— Chủ định kiểm soát tâm.

Intention to enter the Pure Land by thought: See Ý Niệm Vãng Sanh. Intentions of the mind and the heart are like the horse and the ape: Tâm viên ý mã—Very difficult to bring under control.

Intention to probe into the attainment of the master: See Thám Bạt.

Intention to protect the dharma: Hộ Pháp Tâm—Tâm bảo vệ Phật pháp.

Intention to steal: Cố tình trộm cắp.

Intentional (a): Cố ý—Intentionally (Adv). Intentional action: Cetana (skt)—Hành động tạo tác của ý thức—See Tác Ý.

Intentional karma: See Nghiệp Cố Ý.

Inter (v): An táng—To bury—To interment.

Inter the bones or body of a monk in a stupa: Nhập tháp (mai táng xương cốt của một vị Tăng vào trong tháp).

Interaction (n): Sự tương tác—Hành động hỗ tương.

Interactive realm: Interdependent realm—Diệc Hữu Vi Diệc Vô Vi Pháp Giới hay Sự lý vô ngại pháp giới (cả hữu vi lẫn vô vi)—See Tứ Pháp Giới.

Interbeing Endlessly Interwoven: See Trùng Trùng Duyên Khởi.

Intercede (v): Can thiệp.

Interconnected: Nối liền liên tiếp.

Intercontextual: Hỗ tương cảnh ngộ.

Interdepence of phenomenal and noumenal realm:Dharma realm of non-obstructions of noumena and phenomena (principles and specifics)—Ideal realized world—See Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới.

Interdependence of all things: Interbeing Endlessly Interwoven—See Trùng Trùng Duyên

Khởi.

Interdependent (a): Phụ thuộc lẫn nhau.

Interdependent causes: See Phan Duyên.

Interdependent Origination: Pratitya-samutpada (skt)—Dependent Origination—Dependent causation—Conditioned co-arising or coproduction—See Lý Nhân Duyên. Interdependent realm: Interactive realm—Diệc Hữu Vi Diệc Vô Vi Pháp Giới hay Sự lý vô ngại pháp giới (cả hữu vi lẫn vô vi)—See Tứ Pháp Giới.

Interdict (n): Lệnh cấm.

Interdict narcotics: Bài trừ ma túy.

Interested: Thích thú.

Interesting Sutra: Adhyardhasatika-

Prajnaparamita-Sutra (skt)—See Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà.

Inter-faith dialogue: Đối thoại tín ngưỡng. Interfere (v) with: Can dự vào—To intervene— To meddle.

Interim (n): Thời kỳ trung gian.

Interiorize (v): Nội tại hóa.

Interlocking fingers: See Phản Xoa Hợp

Chưởng.

Intermediary (a): Ở giữa.

Intermediary assembly: See Đối Cáo Chúng. Intermediate (a): Bất định—Thuộc về trung gian—Người trung gian hòa giải. Intermediate aggregate: Middle aggregate—

Trung uẩn.

Intermediate capacity: Middle capacity—Trung

Căn.

Intermediate colors: See Gián Sắc. Intermediate dhyana stage: See Trung Gián Định.

Intermediate doctrine: Interrelated doctrine— Thông giáo—See Tam Giáo (B). Intermediate existence: Antara-bhava (skt)— Chu-in (jap)—Bardo (tib)—See Trung Ấm. Intermediate existence body: Antara-bhava (skt)—See Thân Trung Hữu. Intermediate Grade Afflictions: Trung Tùy

Phiền Não.

Intermediate kalpa: Antara-kalpa (skt)—Biệt Kiếp—Small kalpas—See Tiểu Kiếp. Intermediate land of transformation: See

Phương Tiện Hóa Thân Độ.

Intermediate and perfect schools: Hinayana and Mahayana—Thông giáo và Viên giáo của tông Thiên Thai—See Thiên Viên. Intermediate realization: Pratyaksha (skt)—See Hiện Chưng.

Intermediate retribution: Present-life recompense for good or evil done in the present life—See Hiện Báo.

Intermediate state: Antarabhava (skt)—A Bardo (tib)—See Trung Hữu. Intermediate state of existence: Antara-bhava (skt)—See Trung Hữu.

Intermediate state of meditation: Bardo meditation—See Trung Gian Tam Muội.

Interment (v): An táng—To bury—To inter.

Interminable: Bất tuyệt—Endless.

Intermingling cause: See Hòa Hợp Nhân.

Internal (a): Bên trong.

Internal Aspect: See Nội Phận.

Internal appropriation: Nội chấp.

Internal cause: Nội Nhân (nguyên nhân bên trong).

Internal clarity: Sự thanh khiết bên trong. Internal conception: Nội Tưởng—Nhận thức bên trong.

Internal consciousness: Nội Thức—Ý thức bên trong.

Internal contemplation: Vipassana (p)—Sự quan sát bên trong—Insight meditation—Intuitive vision—See Naikan.

Internal demons and external demons: See Nội Ma Ngoại Ma.

Internal dharma: Nội pháp.

Internal discipline: See Nội Kỷ.

Internal distraction: Mental confusion—Nội tán—Nội tán loạn.

Internal doctrines of a sect: See Giáo Nội. Internal emptiness: Nội Không—Cái không bên trong.

Internal and external: Subjective and objective—Nội ngoại.

Internal-external emptiness: Abhyatmabahirdha-sunyata(skt)—See Nội Ngoại Không.

Internal feeling: Nội Thọ—Cảm xúc bên trong.

Internal form: See Giả Sắc. Internal formations: Samyojana (skt)—See Nội

Kết.

Internal hindrances: Internal obstacles or mental hindrances—See Nội Chướng.

Internal influence of the bhutatathata: Buddha spirituality—Internal perfuming of the bhutatathata—See Chân Như Nội Huân. Internal instruction: Within instruction—See

Giáo Nội.

Internal knowledge: Abhyatma-vidya(skt)—See Nội Minh.

Internal mandala: See Nội Tâm Mạn Đà La. Internal observation: Nội Quan—Sự quan sát bên trong.

Internal ordinary: See Nội phàm.

Internal ordinary believers: Nội phàm.

Internal organs: Nội tạng.

Internal perception: See Nội Tưởng.

Internal perfuming or influence of the bhutatathata: Buddha spirituality—Chân như nội huân.

Internal practice: Chuyển hóa nội tâm. Internal realization: Nội chứng (sự chứng đắc bên trong).

Internal Realms: See Nội Cảnh.

Internal self: Nội Ngã.

Internal sense-spheres: Nội xứ—Inner sensespheres.

Internal situation: Nội Tình—Hoàn cảnh hay tình hình bên trong.

Internal sufferings: Nội khổ.

Internal Testing Conditions: See Nội Khảo.

Internalize the determination for omniscience:

Nhiếp thủ tâm nhứt thiết trí.

International Buddhist Society: (Buddhasasana Samagama (skt)—Buddhist Organization founded by the British monk Ananda Metteyya in 1903. Its first headquarters were in Rangoon, Burma, and it later opened a branch in England—Tổ chức Phật

Giáo được một vị Tăng người Anh tên Ananda Metteyya sáng lập vào năm 1903. Trụ sở trung ương đầu tiên được đặt tại Ngưỡng Quang, Miến Điện, và sau đó nó mở thêm một chi nhánh ở Anh.

International Network of Engaged Buddhists (INEB): Tổ chức Mạng Lưới Phật Giáo Nhập Thế—Organization founded by the Thai lay activists Sulak Sivaraksa. It first met in 1989 and quickly grew into an important international organization devoted to promoting peace and nonviolence, working for human rights and environmental protection, and improving the lives of poor women. Its symbol is the “wheel of dharma” (Dharmacakra), and it is intended as a non-hierarchical and non-authoritarian organization based on core Buddhist principles. It aims “to encourage all involved groups to understand that there are no differences about the linkages between their own concerns and those of other groups. They have the same goal of operation—Tổ chức Mạng Lưới Phật Giáo Nhập Thế được một Phật tử tại gia, cũng là một nhà hoạt động tích cực cho Phật giáo tên Sulak Sivaraksa sáng lập. Tổ chức họp mặt lần đầu tiên vào năm 1989 và nó đã nhanh chóng trở thành một tổ chức quốc tế quan trọng, đã tận lực trong việc khuyến khích hòa bình và bất bạo động, làm việc để bảo vệ nhân quyền và môi trường, và cải thiện đời sống của những phụ nữ nghèo. Biểu tượng của tổ chức là “Bánh xe Pháp,” và chủ ý của nó là một tổ chức là không có đẳng cấp và quyền hành, mà chỉ dựa vào những nguyên tắc Phật giáo. To chức hướng tới việc khuyến khích tất cả các nhóm liên hệ phải thông hiểu sự nối kết giữa những mối quan tâm của họ và các nhóm khác không có sự khác biệt. Họ có cùng chung một mục đích trong hoạt động.

International Sangha Bhikshu Buddhist

Association: Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới—International Sangha Bhikshu Buddhist Association, founded in 1978 in the United States by Most Venrable Thích Giác Nhiên, a Tripitaka teacher of dharma. ISBBA was originated from the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Association whose founder was late

Great Venerable Minh Đăng Quang in 1944—

Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, một bậc Tam Tạng Pháp Sư, thành lập vào năm 1978 tại Hoa Kỳ, thoát thai từ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam sáng lập bởi Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang vào năm 1944.

Inter-origination: See Y Tha Khởi.

Interpenetration (n): Thâm nhập, xuyên vào nhau—Interpenetration of all dharmas—See

Nhập Pháp Giới.

Interpenetration of all dharmas:

Interpenetration of all things—See Nhập Pháp

Giới.

Interpenetration of all things: Interpenetration of all dharmas—See Nhập Pháp Giới. Interpersonal relationship: Sự liên hệ giữa con người.

Interpret the immateriality of all things: Apprehend the immateriality of all things—Giải không.

Interpretation and conduct: Understand and do—Giải hạnh.

Interpretations of compound terms: Sat-samasa

(skt)—Cách giải thích từ kép trong tiếng Phạn.

Interpretation on the Mahayana Madhyamikasastra: Mulamadhyamika-sandhinirmocanavyakhya(skt)—Đại Thừa Trung Quán Luận Thích.

Interpretation of the meanings of the Jataka Sutra: Jataka-tthavannana (p)—Jataka-tthakatha (skt)— Bổn Sanh Nghĩa Thích—Bổn Sanh Chú

Giải.

Interpretation of Pitaka: Tạng Kinh—

Translation of Pitaka.

Interpretation of the seventy treatises on state of emptiness: Sunyata-sapativrtti (skt)—Thất Thập Không Tánh Luận Thích—Interpretation of the seventy treatises on the nature of the Void or immaterial.

Interpretation of things as real: See Hữu Giải.

Interpretation of the Treatise on Holding the Truth: Tattva-Samgraha-panjika (skt)—Nhiếp Chân Thật Luận Thích.

Interpretation of ultimate reality: Doctrine of ultimate reality—Không giải.

Interpreting the meaning of the teachings:

Pháp Nghĩa Thích Từ—Giảng giải ý nghĩa của lời pháp.

Inter-reflection by the Indra net: Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn.

Interrelated doctrine: Interrelated teaching— See Hàm Trung Giáo.

Interrelated teaching: Intermediate doctrine— See Thông Giáo and Interrelatedness.

Interrelatedness: Interrelated teaching—A T’ien-T’ai term for the interrelated teaching which was midway between or interrelated with Hinayana and Mahayana. The Buddhist understanding of reality, which posits that all things and all individuals are mutually dependent on one another. Interrelatedness implies that any action taken toward on individual will impact all others. The concept of interrelatedness is based upon the notion of emptiness, that all things exist as a result of cause and nothing is absolutely selfexistent. A basic component of interrelatedness is compassion, since injuring any other sentient being causes injury to all, including the self— Giáo lý thông giáo của Tông Thiên Thai, nói về Trung Đạo (tức là Thông giáo trong Tứ Giáo Thiên Thai) giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Sự hiểu biết theo Phật giáo về thực tại có thực, cho rằng tất cả sự vật và tất cả những cá nhân đều hỗ tương tùy thuộc lẫn nhau. Sự tương giao ám chỉ rang bất cứ hành động nào vào một các nhân sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Khái niệm tương giao căn cứ trên ý tưởng tánh không, rằng tất cả mọi vật hiện hữu do kết quả của nhân và không có thứ gì là tuyệt đối tư hiện hữu cả. Một bộ phận căn bản của sự tương giao là lòng bi mẫn, vì làm tổn thương bất cứ chúng sanh nào khác là làm tổn thương tất cả, kể cả chính mình—See Thông

Giáo.

Inter-religious dialogue: Đối thoại tôn giáo.

Interrogate (v): Hỏi.

Interrogate or reprimand other monk or nun: To commit an Expression of Regret Offence (without a Sanghakarman Procedure)—Vấn nạn hay la rầy vị Tăng hay Ni khác mà không qua phép yết Ma là phạm giới Ba Dật Đề hay giới Đọa (phải phát lồ sám hối).

Interrogating answer: Phản Vấn Ký—Trả lời theo kiểu hỏi vặn lại—See Phản Vấn.

Interrupt (v) adult: Nói leo các bậc trưởng thượng.

Interrupt something: Làm gián đoạn cái gì.

Intervention: Sự can thiệp.

Interrupted: Not continuous—Not intermingled—See Hữu Gián.

Interview: Xin lời hướng dẫn—To seek Nguyên.

Intrinsic essence: Bản thể nội tại hay chân ngã— See Chân Ngã.

Intrinsic ignorance: Sự u mê bên trong—See Nguyên Phẩm Vô Minh.

Intrinsically enlightened character of the original mind: See Bản Giác Đạo.

instruction, generally as a class—See Tham Vấn. Thanh khiết tự bản tánh.

Intrinsically pure: Bản Tánh Thanh Tịnh—

Intimacy: See Mật Khế.

Intimate: Near—Near to—Close—Cận. Intimate disciples: Elder monks—Thượng Tọa bộ.

Intimate friend: Bạn thân (thân hữu).

Intimately: Mật thiết.

Intimidate: Hăm dọa—To threaten—To menace. Intolerable: Inexcusable (impardonable, unforgivable: Bất khoan dung—Unendurable (insufferable, uncomfortable, not tolerable or unbearable): Khó chịu.

Intolerance (n): Thiếu độ lượng—Bất khoan dung—Lack of tolerance.

Intone the three sutras: See Tụng Đọc Chánh Hạnh.

Intoner: Leader of the chanting—Chủ tế Sư.

Intoxicant of desire or sensual pleasure:

Kamasava (p)—Dục lậu. Intoxicant of worldly desires: Kamasava (p)— See Dục Lậu.

Intoxicate someone with something: Làm say mê ai với cái gì.

Intoxications: Những chất cay độc.

Intoxication with health: Arogya-mado (p)—Vô bệnh kiêu—Kiêu mạn vì thân không bệnh. Intoxication with one’s prosperous life: Jivitamado (p)—Hoạt mạng kiêu—Kiêu mạn vì có đời sống sung túc.

Intoxciation with youth: Yobbana-mado (p)—

Niên tráng kiêu—Kiêu mạn vì tuổi tráng niên.

Intranscendable guardian: Durdharsa-Dvarapala (skt)—Hard-to-overcome one—Unconquerable one—See Bất Khả Việt Thủ Hộ. Intrepid (a): Gan dạ—Dũng cảm—Not afraid— Bold—Fearless.

Intrigued (a): Bị lôi cuốn—Remain intrigue: bị lôi cuốn vào.

Intrinsic(al) (a): Thuộc về bản chất—See Sơ Introduce oneself to someone: Tự giới thiệu mình với ai.

Introduce sentient beings into the purity of Buddhahood: Làm cho chúng sanh nhập Phật thanh tịnh.

Introduce someone to someone else: Giới thiệu người này với người khác.

Introducing the light and opening the eyes: See Khai Quang.

Introduction: Tự phân—Giới thiệu Kinh.

Introduction-Guidance-AwakeningPenetration: See Khai Thị Ngộ Nhập. Introduction to Zen Buddhism: Phật giáo Thiền Nhập Môn.

Introductory Chapter: Phẩm Tựa. Introductory Parts: Phần kinh nói về nhơn duyên trong mười hai bộ kinh.

Introspect (n&v): Cảnh giác—Alertness—To look within or to look into one’s own mind. Introversion (n): Tính nội hướng—See Nội Hướng Tính.

Intuition (n): Immediate perception—Knowledge that springs into the mind full grown from an unknown source; knowing without knowing how you know. This is in contrast to reason, by which knowledge is inferred from previous knowledge or perception. But, it seems, that an intuition must be false if it violates reason. A reaching out for intuition is often the prior cause of an intuition, therefore intuition is not to be regarded as purely fortuitous. A typical example of this is Issac Newton’s discovery of gravitation. “Why do apples fall to the ground?” was a thwarted question of the time. Newton suddenly realized that the apples did not fall to the ground, but the apples and the ground both attracted each other. In Zen, meditation on the humblest things can give rise to most astounding intuitions, even in a moment. A bit of crumpled string or paper, or the edge of a leaf can inspire when viewed Zenically, and the result may be the achievement of the greatest intuitions—Sự hiểu biết khởi lên trong tâm mà mình không biết nó đến từ đâu; biết mà không biết tại sao mình biết. Điều này đi ngược lại với lý luận, biết từ cái biết hay nhận thức đã có từ trước. Nhưng dường như trực giác không thật khi nó vi phạm lý luận. Sự vương ra tìm trực giác thường là tiền nguyên nhân của trực giác, như vậy trực giác không thể nào được xem như là đơn thuần ngẫu nhiên. Một thí dụ điển hình của trực giác là chuyện khám phá ra sức hút của quả đất của Issac Newton. “Tại sao những quả táo rơi xuống đất?” là một câu hỏi hóc búa thời bấy giờ. Issac Newton thình lình chứng nghiệm rằng những quả táo không rơi xuống đất, mà những quả táo và mặt đất thu hút lan nhau. Trong Thiền, thiền định trên những sự vật tầm thường nhất có thể khởi lên những trực giác đáng ngạc nhiên, chỉ trong một khoảnh khắc. Một mảnh giấy nhàu nát,chỉ trong một hay rìa của một miếng lá có thể gây cảm hứng khi được quán sát một cách thiền định, và kết quả có thể là sự thành tựu những trực giác vĩ đại nhất—See Trực Giác. Intuitional knowledge: Cintamaya panna (p)—

Tri kiến trực giác.

Intuitional sect: Meditative sect—See Thiền

Tông.

Intuitional way: Tuệ đạo.

Intuitionism (n): Thuyết trực giác.

Intuitive certainty: Tâm Ấn—Mind seal. Intuitive cognition: Manaketa (skt)—Internal perception—Mental cognition—Mental perception—See Tâm Thức. Intuitive comprehension: Abhisamaya (skt)— Pratyaksa (skt)—Immediate perception, evidence of the eye or other organ—Immediate realization of enlightenment—Inner realization—Clear realization—See Hiện Chứng. Intuitive insight: See Tuệ Giác.

Intuitive knowledge: Acintya-jnana (skt)— Inconceivable wisdom—Trí hiểu biết bằng trực giác—See Bất Tư Nghì Trí.

Intuitive mercy: See Tự Nhiên Từ.

Intuitive nature: See Tánh Giác. Intuitive power: Prajna-bala (skt)—Trí Lực— See Mười Lực Của Chư Đại Bồ Tát.

Intuitive realization of emptiness: Thực chứng trực giác về tánh không.

Intuitive sect: Mind-only Sect—Zen sect—Tâm tông (Thiền tông)—See Thập Tông. Intuitive vision: Vipassana (p)—Minh Sát Tuệ—

Insight—Insight meditation—Internal contemplation—A Buddhist system of meditation practiced in the Theravada—Sự quan sát bên trong—Hệ thống thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy—See Naikan.

Intuitive wisdom: 1) The untaught or inborn wisdom of a Buddha: Tự Nhiên Trí; 2) Untaught to him and outside the causal nexus: Trí bẩm sanh chứ không do thầy dạy của một vị Phật; 3) Inner light: Thần Quang, nội quang hay trí trực giác.

Invaka (skt): Mrgasiras (skt)—Truy—Name of one of the twenty eight constellations.

Invalid (a): Vô hiệu.

Invalid proposition: See Năng Phá Môn.

Invariable (a): Constant—Not changing—Not variable—Unchanging—Bất biến—Không thay đổi.

Invariably (adv): Không thay đổi.

Inverse method in meditation: The adversaties, resisting and opposing with, reverse or backward—See Nghịch Quán. Inverted: Viparyaya (skt)—Contrary to reality— Upside-down—See Điên Đảo.

Inverted and delusive ideas: Upside down and delusive ideas, the illusion that the ego is real or the illusion that the ego has real existence—Điên đảo vọng tưởng, ngã điên đảo, hay phiền não vì cho rằng ngã là có thực—See Tứ Điên Đảo. Inverted perception: Inverted thoughts—See

Điên Đảo Tư Tưởng.

Inverted thoughts: Inverted perceptions, i.e. the illusion of regarding the seeming as real—Suy tưởng điên đảo rồi sinh ra các loại phiền não— See Tưởng Điên Đảo.

Inverted views: Ditthi-vipallasa (p)— Heterodoxy—Perversion of views—Perverted views—Upside down views—Wrong views (seeing things as they seem, not as they really are)—See Đảo Kiến.

Invest in land, money or real-estate: To commit an offence that involves Release and Expression of Regret—Đầu tư vào đất đai, tiền bạc và địa ốc là phạm giới xả đọa (phải buông bỏ và phát lồ sám hối).

Investigate everything thoroughly, to extend one’s knowledge to the utmost, to be sincere, and to be upright: See Cách Vật, Trí Tri, Thành Ý, Chánh Tâm.

Investigating consciousness: Santirana-citta (p)—Tầm.

Investigation: Vitakka (p)—Vitarka (skt)— Dhamma-vicaya-sambojjhanga (p)—Initial Application—Investigation (to cause the mind unstable)—Pondering—Reflection—Sự ngẫm nghĩ hay sự nghiên cứu—Tầm hay tìm cầu sư việc làm cho tâm tánh bất ổn—See Tầm.

Investigation of (choosing) the dharma:

Discriminative investigation of the Dharma—

Trạch pháp.

Investigation of (choosing) the law: Dhammavicaya (p)—Trạch Pháp—Tìm hiểu quán sát kỹ các pháp—See Thất Bồ Đề Phần.

Invincible (a): Ajita (skt)—A title of Maitreya Buddha—Unsurpassed—A dật Đa—Vô năng thắng (không thể đánh bại được).

Invisible (a): Vô Kiến—See Bất Khả Kiến.

Invisible aid: Mysteric aid—See Minh Gia Hộ. Invisible aid of the spiritual powers: See Minh

Gia.

Invisible benefit: Invisible merit, i.e. within spiritual—See Minh Lợi.

Invisible form: See Giả Sắc. Invisible imperceptible things: See Bất Khả

Kiến Vô Đối Sắc.

Invisible mark on the head: See Vô Kiến Đỉnh Tướng.

Invisible objects (sound, voice): Ẩn sắc. Invisible perceptible things: See Bất Khả Kiến Hữu Đối Sắc.

Invisible powers: See Minh Chúng. Invisible and resisting matter: Anidassanasappatigham rupam (p)—Vô kiến hữu đối sắc. Invisible spirits: Spirits in the shades, the souls of the departed—See U Linh. Invisible track: Secret track—Mật tích. Invisible and unresisting matter: Anidassanaappatigham-rupam (p)—Vô kiến vô đối sắc. Invite to come: Call—Beckon—Notify—Thỉnh đến.

Invite (v) respectfully: Cầu thỉnh—Kính mời.

Invite the spirit of someone to return home:

See Invoke a spirit.

Inviter (n): See Triệu Thỉnh Đồng Tử.

Invocation (n): Khẩu xưng (lễ cầu nguyện). Invocation with the mouth: Khen Ngợi Môn hay Khẩu niệm.

Invoke (v): Chú—To wish, either to bless or curse.

Invoke the Buddha’s name: Xưng hồng danh

Phật.

Invoke the name of Amitabha Buddha: Xưng danh chánh hạnh—Xưng tụng hồng danh Đức Phật A Di Đà.

Invoke a spirit: Call home the soul of someone— Invite the spirit of someone to return home—Call forth a spirit—Chiêu hồn (gọi hồn người chết trở về).

Invoker: Trú nguyện Sư.

Invoking Buddha with a loud voice: Đại Niệm Phật—Meditating on Buddha with continuous concentration.

Involve (v): Taranga (skt)—Dính líu.

Involvement (n): Sự tham dự.

Involuntary (a): Vô tình.

Inward invisible power: See Vô Biểu Giới.

Inward spheres: Căn đối với cảnh—See Căn.

Inwardness (n): Bản chất nội tại.

Inzan School: One of two major forms of modern

Japanese Rinzai Zen founded by Inzan Ien (17511814), a second-generation descendant of Hakuin Ekaku (1685-1768). All active lineages of Rinzai Zen in Japan descend from either the Inzan or the Takuju schools. The teaching methods and Zen style of the two schools are nearly identical. Together they encompass what is often known as Hakuin Zen—Tên của một trong hai hình thức chính của Thiền Lâm Tế thời cận đại, được sáng lập bởi Thiền sư Inzan, Pháp tôn thế hệ thứ nhì của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc. Tất cả những dòng Thiền đang hoạt động của tông Lâm Tế tại Nhật Bản đều đi xuống từ hai trường phái Inzan và Takugu. Giáo pháp và cách tu tập của hai trường phái này gần giống nhau, cùng trong cái thường được gọi là Thiền Bạch Ẩn Huệ Hạc—See Inzan Zen master.

Inzan Zen master (1751-1814): Thiền sư Inzan— Name of a Japanese Rinzai Zen master in the eighteenth century during the Tokugawa period. He was a Dharma heir of Zen master Gasan-joseki (Gasan Jitô), a leading disciple of the reformer Hakuin Ekaku—Tên của một vị thiền sư Lâm Tế Nhật Bản vào thế kỷ thứ 18, dưới Triều đại Đức Xuyên (1600-1867). Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc, một trong những đệ tử hàng đầu của nhà sư cải cách Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685-1768)

  • When Inzan was nine years old, a certain Zen master saw him and immediately realized that he was not ordinary. The Zen master went to the boy’s home and persuaded his parents to let him become a monk. The parents were easily convinced. “He was never of this world,” they said, as they gave their permission for the boy to leave home to enter a Zen Buddhist order. When Inzan was sixteen years old, he left his temple to seek a teacher to guide him to ultimate enlightenment and liberation. First he followed Bankoku, who taught the unique method of the late great master Bankei to a large congregation of followers. Three years later he went to Gessen, who was noted for the harsh manner of his way of teaching. When Inzan arrived at Gessen’s place, he was informed by the temple manager that there was no room for any more students. The manager suggested that Inzan was still rather young and would have time for intensive Zen practice later and that he might do well to go elsewhere to pursue academic studies in the meantime. But Inzan was determined to study Zen with master Gessen. He pleaded for seven days, crying so hard that he finally wept tears of blood. Seeing Inzan’s sincerity and determination, the manager told Gessen, who consented to see the young pilgrim. Zen master Gessen asked Inzan, “You insistently ask to be allowed to stay here. What do you want to do?” Inzan replied, “I am only here because the matter of life and death is important, and impermanence is swift.” Gessen loudly retorted, “Here at place there is no big thing to life and no big thing to death. How could it seem that life passes by quickly and death comes swiftly?” Inzan said, “It is precisely this freedom from life and death that I have been wondering about. Please take pity on me.” Gessen said, “You are young, a mere child. If you really want to practice Zen, you might as well go ahead.” So Inzan joined the congregation, studying day and night without slacking. Two years later, at the age of twenty-one, Inzan participated in his first session of collective intensive meditation. He felt that he had realized something, and went to tell Gessen. The master saw that something was different about Inzan and posed a question. “I do not ask about the spoken or the unspoken; try to tell me the answer.” Inzan tried to say something. Gessen remarked, “After all you have fallen into intellectual consciousness,” and sent him off. Inzan went back to the meditation hall in a daze and did nothing but snivel and weep day and night. Everyone laughed at him and called him crazy. Then one night in the midst of a contemplative trance Inzan suddenly saw through the meaning of “no big thing to life and no big thing to death.” He went to tell Gessen, who commented, “You are right, but note that this is just a temporary byway. Do not think this is enough. If you keep on making progress and do not give up, someday you will have your own life.”—Vào năm Inzan lên chín tuổi, một vị thiền sư nhận ra cậu bé là một đứa trẻ có căn khí khác thường nên đã đến nhà cậu bé để thuyết phục cha mẹ cậu cho cậu xuất gia làm Tăng sĩ. Cha mẹ cậu chấp nhận một cách dễ dàng, nói rằng: “Thằng bé vốn không phải là người của cõi trần tục này.” Họ cho phép Inzan xuất gia để gia nhập giáo hội Thiền Phật giáo. Năm lên 16 tuổi, Inzan rời chùa đi hành cước tầm sư để học đạo giải thoát. Thoạt đầu sư tham học với thiền sư Bankoku, người truyền bá giáo pháp độc đáo đã từng được áp dụng trong các Tăng đoan của vị đại thiền sư lỗi lạc Bàn Khuê Vĩnh Trác. Ba năm sau, Inzan lại tìm đến thiền sư Nguyên Tín, nơi nổi tiếng giáo chúng rất nghiêm khắc và hiệu quả. Khi Inzan đến nơi của Nguyên Tín, sư được thông báo là thiền viện khong còn chỗ để tiếp nhận thêm một thiền sinh nào nữa. Sư tri sự của thiền viện còn khuyên rằng sư còn quá trẻ nên có thể có nhiều thì giờ để tu tập thiền định sau này, và trong lúc này sư nên tìm đến nơi khác để theo đuổi việc học giáo pháp căn bản. Nhưng sư Inzan đã quyết chí phải học thiền với thiền sư Nguyên Tín. Sư nài nỉ trong suốt bảy ngày, kêu khóc đến đổi cuối cùng phải bị xuất huyết mắt. Thấy lòng thành của Inzan, vị sư tri sự đã trình bày sự việc với thiền sư Nguyên Tín. Ngay lập tức, Nguyên Tín cho gọi Inzan vào thiền phòng để gặp mặt. Thiền sư Nguyên Tín hỏi Inzan: “Ông đã tha thiết nài nỉ được phép ở lại đây. Vậy thì ông muốn tìm cái gì ở đay?” Sư Inzan đáp: “Tôi chỉ đến đây vì vấn đề sinh tử là hệ trọng mà sự đời vô thường lại chóng qua.” Thiền sư Nguyên Tín nạt lớn: “Chốn này là nơi không phải để bàn đến chuyện sanh tử. Làm gì có chuyện có thể dường như hay không thể dường như cuộc đời chóng qua và cái chết đến nhanh kia chứ?” Inzan thưa: “Chính xác là vì chỗ thoát ly sanh tử mà con luôn tự hỏi trong lòng, nên con đến đây, xin hòa thượng rủ lòng thương mà nhận con.” Nguyên Tín bảo: “Con còn rất trẻ, chỉ là một đứa nhỏ. Nếu con muốn tu tập thiền định, con có thể bắt đầu đi.” Thế là Inzan gia nhập vào đạo tràng của thiền sư Nguyên Tín, ngày đêm chuyên tâm tu tập không chút xao lãng. Hai năm sau, ở tuổi 21, trong lần gia nhập vào tuần nhiếp tâm đầu tiên cùng với một số bạn đồng tu. Sư cảm thấy mình tỏ ngộ được cái gì đó, sư liền đến tìm sư Nguyên Tín để trình kiến giải. Khi vừa gặp mặt Inzan, thiền sư đã nhận ra ngay điều khác lạ của Inzan nên đặt câu hỏi: “Ta không hỏi về điều không được nói, cũng như điều không thể không nói, hãy trả lời ta đi!” Inzan cố nói điều gì, Nguyên Tín ghi nhận liền: “Cuối cùng thì ông cũng rơi vào tam lượng phân biệt,” và đuổi Inzan ra ngoài. Đầu óc choáng váng, Inzan trở về thiền phòng và không làm gì cả mà chỉ khóc suốt ngày đêm. Mọi người đều cười và gọi Inzan là khùng điên. Rồi một đêm kia, Inzan nhập định chơt ngộ ra lẽ “Sanh vốn chẳng đại sự, mà tử cũng không là đại sự.” Sau khi nghe

Inzan bày tỏ chỗ sở ngộ, thiền sư Nguyên Tín nhận xét: “Đúng đó, nhưng nên ghi nhớ rằng đây chỉ là cái ngộ bước đầu tạm bợ mà thôi, đừng voi vàng thỏa mãn với điều này. Nếu tiếp tục nỗ lực công phu đừng bỏ cuộc, chắc chắn ông sẽ đạt được thành quả vượt bực!”

  • In the spring of his twenty-sixth year of age, Inzan left Gessen and went traveling with some companions to visit the distinguished elder Zen masters of Kyoto and western Japan. Inzan met with the elder masters and questioned them to make sure of his own understanding of Zen. All of the masters admired him and treated him kindly. No one prodded him anymore, so Inzan came to think there were no more enlightened masters in the whole country. Inzan then left the area. Coming to central Japan, he went to see a Zen master living there. That master appointed Inzan abbot of a local temple. Now this temple had no patrons, and no fields or gardens. Living contenedly in utter poverty, Inzan sat there for more than ten years. One day, however, a traveling monk came by the temple with news of Zen master Gasan, a distinguished graduate of Hakuin’s school, said to have the foremost eye of wisdom in the land. Inzan packed his bag that very day and went to Edo, where Gasan was lecturing on “The Blue Cliff Record” to an audience of more than six hundred listeners. When Inzan arrived, he went right in to see Gasan. The great master stuck out his hand and asked, “Why is this called a hand?” Before Inzan could reply, Gasan now stuck out a foot and said, “Why is this called a foot?” As Inzan tried to make some remark, the great master Gasan clapped his hands and bellowed with laughter. Dumbfounded, Inzan withdrew. The next day, Inzan went to see Gasan again. The great master said to him, “People who practice Zen today go through the impenetrable koans of the ancients breezily, without ever having done any real work. They versify the koans, or quote them, or add capping phrases, or give answers, all of them running off at the mouth, talking at random. For this reason many of them lose the spirit of the Way after they become abbots. Even if

they don’t run into trouble, none of them can really be teachers. It is truly pitiful. If you really want to practice Zen, then cast off everything you have studied and realized up until now and seek enlightenment singlemindedly.” The Gasan told Inzan to contemplate an advanced koan dealing with his precise problem. Inzan retreated into a local shrine to meditate, never coming out except for gruel and rice at dawn and noon. After several days like this, all of a sudden one morning he realized the meaning of the koan. Hurrying back to Gasan, he presented his understanding. The great master was delighted. Meeting with Gasan everyday after that, Inzan made a thorough study of the most puzzling stories and attained the inner secrets of Zen. He was then thirty-nine years old. Later Inzan became a great Zen teacher in his own right, his fame resounding throughout the land. He had numerous distinguished disciples and left a rich spiritual bequest. After his death at the age of sixty-four, the imperial court awarded him the honorific title Zen Teacher, Lamp of Truth, Light of the Nation—Vào mùa xuân năm sư 26 tuổi, Inzan rời đạo tràng của sư Nguyên Tín, cùng một số bạn đồng tu đến thăm viếng những vị lão thiền sư của vùng Kyoto và miền tây xứ Phù Tang. Inzan đã gặp và tham vấn với nhiều vị thiền sư trưởng lão. Tất cả các trưởng lão đều thán phục và tiếp nhận Inzan rất tử tế, nhưng không cho sư một lời chỉ giáo nào mới mẽ cả. Vì thế mà Inzan nghĩ rằng khắp xứ Phù Tang không còn một bậc tôn sư nào có thể điểm hóa cho mình nữa. Thế rồi Inzan rời bỏ khu vực để đi đến miền Trung nước Nhật. Tại đây Inzan gặp được một vị thiền sư Inzanđã bổ nhiệm ông vào chức trụ trì một tu viện địa phương. Đó là mot tu viện nhỏ không có người bảo trợ, cũng không có ruộng để canh tác. Inzan bằng lòng với cuộc sống thanh bần này trong hơn mười năm. Ngày nọ, có một du Tăng ghé ngang qua tự viện và kể cho Inzan nghe về thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc, một cao Tăng xuất chúng đã đắc đạo từ đạo tràng của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, bậc thiền sư có huệ nhãn bậc nhất trong xứ. Ngay ngày hôm đó, Inzan đã khăn gói lên đường đi đến Edo, nơi thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc đang thuyết giảng bộ Bích Nham Lục trong một pháp hội có hơn sáu trăm người. Đến nơi, Inzan xin được diện kiến Nga Sơn Thiều Thạc ngay. Nga Sơn đưa bàn tay ra trước mặt Inzan và hỏi: “Vì sao cái này được gọi là bàn tay?” Trước khi Inzan có thể trả lời, Nga Sơn lại giơ bàn chân lên hỏi tiếp: “Vì sao cái này được gọi là bàn chân?” Khi Inzan cố gắng trả lời, Nga Sơn vỗ bụng cười. Bối rối một cách ngây ngô, Inzan lặng lẽ rút lui. Hôm sau, Inzan lại xin được diện kiến Nga Sơn. Lần này Nga Sơn bảo sư: “Người học thiền ngày nay tham cứu các công án của chư Tổ để lại như gió thoảng qua, không thâm nhập đến tận cốt lõi của công án. Họ chỉ thi vị hóa công án, trích dẫn đủ loại pháp cú và bày ra đủ thứ luận giải hay đáp án. Rõ ràng đó chỉ là pháp Thiền nơi cửa miệng, chẳng có chút thực chứng nào cả. Bởi lẽ đó nhiều người trong số họ đã đánh mất tinh thần của Thiền tông sau khi họ trở thành sư trụ trì. Ngay bản thân họ, họ không vượt qua được những chướng ngại, và không ai trong họ có thể thực sư làm người dẫn dắt thiền giả cả. Thật là đánh thương xót lắm vậy! Nếu ông thực tâm muốn tu tập thiền, hãy gạt bỏ hết mọi thứ mà ông đã từng học và đã từng nhận thức từ trước để chuyên tâm hành trì nhất niệm giác ngộ.” Sau đó, thiền sư Nga Sơn hướng dẫn Inzan cách quán một công án ở trình độ cao phù hợp với van đề của Inzan. Inzan nhập thất và chuyên tâm thiền định, chẳng bao giờ đặt chân ra ngoaì cửa ngoại trừ lúc ăn cháo sáng và buổi cơm trưa. Sau nhiều ngày, một buổi sáng nọ, ông bỗng chợt ngộ ý chỉ của công án. Inzan vội vã tìm gặp Nga Sơn để trình kiến giải của của mình. Lần này thì thiền sư Nga Sơn rất hài lòng. Kể từ đó, ngày nào Inzan cũng đến gặp thầy Nga Sơn để tham vấn và giải quyết hầu hết các công án và các giai thoại thiền tư xưa đến nay và Inzan đã thâm nhập lý thiền đến chỗ huyền nhiệm. Lúc đó Inzan đã ở tuổi 39. Về sau này, sư đã trở thành một đại thiền sư, danh tiếng của ông vang dội khắp xứ. Sư có nhiều đệ tử kiệt xuất, và sư đã để lại cho Thiền tông Nhật Bản một di sản tinh thần quí báu. Sau khi sư viên tịch ở tuổi 64, triều đình Nhật Bản đã truy phong cho sư là Linh Quang Đăng Quốc Sư.

Inzô (jap): Mudda (p)—Mudra (skt)—Ingei (jap)—Emblem—Manual signs indicative of various ideas—The seal of Buddha-truth—See

Mẫu Đà La Pháp Ấn.

I-On-Do-Cho (jap): Dị Âm Đồng Điệu—The term means “different words for the same thing.”—See Different sounds, same tune. I-On-No (jap): Bhisma-garjita-ghosa-svara-raja (skt)—Name of a legendary Buddha—The name of an extremely old Buddha. According to the Lotus Sutra, “In the eternal past, countless infinite, inconceivable asamkhya kalpas ago, there was a Buddha named King of Majestic Voice.”—Theo Kinh Pháp Hoa, “Trong một kiếp quá khứ, vô số a tăng kỳ kiếp, có một vị Phật tên là Uy Âm Vương.”—See Uy Âm Vương. Ippen (1239-1289): Japanese Pure Land teacher, best known for creating the practice of “dancing nembutsu”—See Nhất Biến Thượng Nhân.

Ippen-Shonin (jap): See Ippen.

Ire (n): Dosa (skt)—Sân—Anger—Hate—For which the meditation on kindness (từ) and pity (bi) is the remedy—See Sân Hận. Irina-Parvata (skt): Hiranya-Parvata (skt)—See Y Lạn Nã Bát Phạt Đa.

Iriya-patha (p): Irya-patha (skt)—Four bodily postures—Four ways of movement for monks and nuns—See Tứ Oai Nghi. Iro-futo (jap): Unreachable by the path of thought; another expression for enlightenment— Không thể đạt tới bằng con đường tư duy, đồng nghĩa với đại giác.

Iron cakra: Iron wheel—See Thiết Luân Vương. Iron Grindstone Liu, an Old Cow: Lưu Thiết Ma, Trâu Cái Già—See Lưu Thiết Ma Lão Ngưu. Iron hammerhead with no hole: Chùy sắt không lỗ—See Công Án Vô Khổng Thiết Chùy. Iron man: Tekkan (jap)—See Thiết Hán. Iron mountain: Iron-Ring Mountain—See Thiết Vi Sơn.

Iron record: See Quỷ Lục.

Iron-Ring Mountain: Cakravala (skt)— Cakravada (skt)—Núi Thiết Vi—See Thiết Vi Sơn.

Iron tablets in hades: See Thiết Trát. Iron thorny thrash or club: Chiếc chùy gai bằng sắt—See Công Án Thiết Tật Lê.

Iron tree: See Thiết Thụ.

Iron wheel: Thiết Luân (sắt).

Iron-Wheel King: See Thiết Luân Vương.

Iron-Wheel mountain: See Thiết Luân Sơn.

Iron will: Ý chí sắt đá.

Ironical (a): Mỉa mai.

Irrational (a): Không hợp lý—Phi lý.

Irrational views: Những quan niệm không hữu lý.

Irrationalism (n): Chủ nghĩa phi lý tính.

Irrationality (n): Bất hợp lý—See Bội Lý. Irrefutable: Bất Khả Phá—Không thể phản bác được.

Irregular causation: Inconsistent causation—See Bất Bình Đẳng Nhân.

Irregular death: Chết bất ngờ—See Cửu Chủng Hoạnh Tử.

Irregular dhyana: See Bất Định Chỉ Quán (2). Irregular hours or times: Samaya (skt)—See Tam Muội Da Thời.

Irregular, simple and complex mixed: See Bất Định Chỉ Quán (2).

Irregularity (n): Bất hợp qui cách. Irrelevance (n): Sự bất tương quan—Không thích đáng.

Irrelevant (a): Không thích đáng.

Irreligious (a): Vô tôn giáo.

Irremovable (a): Bất di bất dịch.

Irresolute: Indeterninate—Indefinite— Uncertain—Undecided—Unfixed—Unsettled— Undetermined—Bất định.

Irrespective of the ordinary or the sage: Bất kể phàm thánh—Regardless of the ordinary or the sage—See Nhược Phàm Nhược Thánh. Irrespective of whether a Buddha appears or not: Dù Phật có thị hiện hay không.

Irresponsibility: Amudha-vinaya (skt)—Mental derangement—See Bất Tri.

Irreversible (a): Không thể chuyển ngược được. Irreversible wheel of the dharma: See Pháp Luân Thường Chuyển.

Irritability and imprudence: Sự khó chịu (nóng giận) và bất cẩn.

Irritation (n): Sự bức rức.

Irsya (skt): Đố kỵ—Envy—Jealousy—See Tật Đố.

Irsyapandaka (skt): Y Lê Sa Bàn Đồ Ca—Y Lê Sa Chưởng Nô—Eunuchs—See Đố Bất Nam.

Irui-Chu-Gyo (jap): Going among alien beings— To enter into the action and practice of different walks of life—See Dị Loại Trung Hành. Iruveda (p): Rig Veda (skt)—See Đọc Tụng Vệ

Đà.

Irya-patha (skt): Iriya-patha (p)—Bodily postures—Oai nghi (nơi thân)—See Tứ Oai Nghi. Isadhara (skt): Y Sa Đà La—See Trì Trục Sơn.

Isaku (skt): Suryavamsa (skt)—Cam Giá Thị— Nhất Xoa Cưu Vương—See Nhật Chủng Thiện Sanh.

Isana (skt): See Y Xá Na Thiên. Isana and Siva heaven in the Northeast: See Y-Sá-Ni.

Isan Daian (jap): Kuei-shan T’a-an—Guishan Da’an—See Đại An Phúc Châu Thiền Sư. Isan-Reiyu (jap): Kuei-shan-Ling-yu—Guishan Lingyou—See Linh Hựu Qui Sơn Thiền Sư.

Ise (jap): Điện Y Thế (thờ Thiên Chiếu Đại Thần bên Nhật Bản).

Isfijab: White-river town in Turkestan—See Bạch Thủy Thành.

I-shan I-ning (1247-1317): Issan-Ichini (jap)— See Nhất Sơn Nhất Ninh Thiền Sư. Ishiki (jap): Ý Thức—Mind consciousness, one of the eight consciousnesses—See Bát Thức. Ishin-denshin (jap): To be transmitted without words—Transmitted from ‘master’s soul to student’s soul’—Transmitting mind through mind, the term describes intuitive communication among human beings—See Tâm Truyền Tâm.

I-Shin-Gaku-Shin (jap): Dĩ Tâm Học Tâm—With the mind learning the mind—See Dĩ Tâm Truyền Tâm.

Ishtadevata (skt): Yi-Dam (tib)—Tutelary deities—Bổn Tôn trong Kim Cang Thừa—Thần giám hộ—See Hộ Thần.

Isi (p): Rsi (skt)—An immortal—Tiên.

Isigili (p): Mount Isigili—See Thôn Tiên Sơn. Isigili-sutta (p): Sutra about Mount Isigili, Majjhima Nikaya 116—See Kinh Thôn Tiên Sơn. Isipatana (p): Rsipatana (skt)—Site of the famous Deer Park—Chư Thiên đọa xứ.

Isipatanarama (skt): See Dã Uyển Tịnh Xá.

Isitva (skt)—See Năng Hữu Chủ.

Islam religion: Hồi giáo.

Isle of the immortals: See Bồng Lai.

Ismna (p): Isana (skt)—See Y Sa Na. Isness (skt): Immediate state of being—Being the now of being—Như thực trạng. Isolated hells: See Địa Ngục Cô Độc Isolated hill: See Cô Sơn.

Isolation: Ở nơi cô liêu (ở nơi cô liêu để thành tựu thiền độ).

Issa (p): Envy—See Tật Đố.

Issaikyô (jap): A general Japanese term for the entirety of the Buddhist scriptures. The word literally means “all the sutras” and is used synonymously with Daizôkyô. The term may refer to the ancient Sanskrit or Pali Tripitaka, the more extensive Chinese Tripitaka, or Japanese editions, which include additional materials— Thuật ngữ Nhật Bản chỉ toàn bộ giáo điển Phật giáo. Từ có nghĩa là “tất cả kinh điển” và đồng nghĩa với từ “Daizôkyô.” Thuật ngữ có thể chỉ thuật ngữ cổ Bắc Phạn hay Nam Phạn “Tripitaka,” bộ Tam Tạng Trung Hoa hay Nhật Bản dài hơn vì bao gồm những tài liệu bổ sung sau này.

Issai-Shujo-Mu-Bussho (jap): Nhất Thiết Chúng Sanh Vô Phật Tính—All living beings without anything covering them, are just the Buddhanature itself—Tất cả chúng sanh giả như không có thứ gì khác che chắn, tự nó chỉ là Phật tính.

Issai-Umu-Shoho (jap): All material and immaterial things, i.e., possessions and Buddhist teaching—Nhất Thiết Hữu Vô Chư Pháp. I-ssan (jap): I-shan (chi)—See Nhất Sơn Nhất Ninh Thiền Sư.

Issan Ichinei (jap): I-shan I-ning (chi)—See Nhất Sơn Nhất Ninh Thiền Sư.

I-ssan-kokushi-goroku (jap): Nhất Sơn Quốc Sư

Ngữ Lục—The teachings of national master IShan—Ngữ lục của quốc sư Nhất Sơn—See Nhất Sơn Nhất Ninh Thiền Sư.

Issattha-sutta (p): Sutra on Archery Skills, in the Samyutta nikaya III.24—Kinh Nghệ Thuật Bắn Cung, Tương Ưng Bộ III.24. Issendai (jap): Icchantika (skt)—Sendai (jap)— Unbeliever—See Xiển Đề.

Isshi-injô (jap): One-master seal confirmation, or to receive the Dharma seal (inka) from only one Zen master—See Nhất Sư Ấn Chứng.

Isshi-inshô (jap): Zen ideal of inheriting the Dharma (shihô) directly from one’s master—Lý tưởng truyền Pháp trực tiếp từ một vị thầy trong Thiền—See Nhất Sư Ấn Chứng.

Isshin (jap): Ekagga (skt)—Singleness of mind— With undivided mind—One Mind, the Japanese term for the mind of enlightenment that perceives ultimate reality and transcends the dualism of ordinary thought and perception—See Nhất Tâm. Isshitô Zen (jap): Chu-chih Raises One Finger— Nhất Chỉ Thiền—See Câu Chi Thụ Chỉ. Issho-Furi-Sorin (jap): A whole life without leaving the temple forest—Nhất Sanh Bất Ly Tùng Lâm.

Issho-Fusho (jap): Eka-jati-prati-badha (skt)— See Nhất Sanh Bo Xứ.

Issho-Fusho-Bosatsu (jap): Eka-jati-prati-badhabodhisattva (skt)—One-life Bodhisattva—See

Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát.

Issoku-Hanpo (jap): Nhất Tức Bán Bộ—One breath per half-step or half a step at a breathing on walking meditation. This is the traditional rule for walking meditation (kinhin) in Japan—Một hơi thở đi nửa bước trong thiền hành. Đây là quy luật truyền thống trong kinh hành ở Nhật Bản.

Isshu (jap): 1) A hand position used during periods of walking meditation (kinhin). The left hand forms a fist around the thumb and the right hand covers the left. The hands are held in front of the body with forearms straight: Vị thế của hai tay trong thời thiền hành. Bàn tay trái làm thành nắm tay bao lấy ngón tay cái và bàn tay phải để lên bàn tay trái. Cả hai bàn tay được đặt trước thân với hai cánh tay thẳng; 2) Southern continent of Jambudvipa upon which human beings are living: Jambudvipa (skt)—Jambudipa (p)—Nhất Châu—See Diêm Phù Đề.

Issue (n): Vấn đề.

Issue (v): Phát xuất.

Issued from something: Come out from something—Xuất phát từ cái gì.

Ista-devata (skt): Yi-Dam (tib)—Tutelary deities—Bổn Tôn trong Kim Cang Thừa—Thần giám hộ—See Hộ Thần.

Istavajra (skt): See Dục Kim Cang. Istavajra-bodhisattva (skt): See Dục Kim Cang

Bồ Tát.

Isvara (skt): Is(h)vara (skt)—Self-existent (independent, absolute), used of Buddhas and Bodhisattvas: Đại Tự Tại, thường dùng để chỉ chư Phật và chư Bồ Tát—The Highest Self, or the God of Free Will: Tự tại thiên.

Isvaradeva (skt): God of freedom—See Tự Tại

Thiên.

Isvaravana (skt): Tự Tại Thanh Phật—Tự Tại Nhân Phật—Tranquilly Pure Voice Buddha. It does not really matter: Thật sự chẳng quan trọng.

It’s believe that: People believe that—Người ta tin rằng.

It’s better to die as a cultured and respected person than to live as a wicked person: Thà chết là một người đức hạnh còn hơn sống như một kẻ quỷ quyệt.

It’s difficult to be reborn (in the human realm) as a human being: See Sanh Làm Người Là Khó. It’s easy to criticize but much more difficult to do: Chỉ trích người thì dễ chứ đến khi mình làm được thì khó (Ngôn dị hành nan). It’s mind, it’s Buddha: Tức tâm tức Phật.

It’s relatively easy to move mountains and rivers, but it is most difficult to change a person’s basic nature: See Giang Sơn Dị Cải, Bản Tính Nan Di.

It sounds reasonable: Có vẻ hữu lý.

Itaretara (skt): See Bỉ Bỉ Không. Itching: Trạo xúc hay ngứa ngái.

Itinerant bonze: Du phương Tăng. Itinerant monk: Wandering monk—Du tăng—

See Hành Cước Tăng.

Itinerary: Hành trình.

Itivrttaka (skt): Ityukta (skt)—Itivuttaka (p)—Y Đế Mục Đa Già—See Bổn Sự Kinh.

Itivrttaka-sutra (skt): Ityukta-sutra (skt)— Itivuttaka-sutta (p)—Y Đế Mục Đa Già Kinh— See Bổn Sự Kinh.

Itivuttaka (p): 1) Thus have I heard (As it was said): Như Thị Ngữ—Kinh ‘Tôi nghe như vầy’ (như thế này)—Kinh Phật thuyết như vầy; 2) See Y Đế Mục.

I-To-Kan-Bi (jap): Dĩ Đầu Hoán Vĩ—See

Replacing a tail with a head. Itoku (jap): Uy Đức—Respect-inspiring virtue; dignified reverence and virtue—Uy nghi và đức hạnh (đáng tôn là uy nghi, đáng kính là đức hạnh). Ittai (jap): One body, the experience of being one and identical with nondualistic nature of the truth experienced in enlightenment, which is not a truth opposed to or varying from other truths. It is the one true nature of reality in which there are no dualistic counterdistinctions, no “true” and no

“false” in the logocal-philosophical sense—See Vũ Trụ Đồng Nhất Thể.

Ittai-Sambo (jap): Three Precious Ones—Triple Jewel—Triple Gem—See Tam Bảo.

Ittengo (jap): Tengo (jap)—Turning words— Chuyển Ngữ—Sharp words that masters use their discretion to make necessary decision, and to take advantage of opportunities to help disciples become awakened. One Turning word, a word or expression usually spoken by a Zen master that turns or shifts one’s point of view and thereby leads the listener to suddenly attain enlightenement—Lời lẽ sắc bén mà bậc thầy tùy nghi lợi dụng cơ hoi nhằm giúp hành giả khai ngộ. Nhất chuyển ngữ, một lời nói hay một từ ngữ thường được nói bởi một vị Thiền sư làm chuyển đổi quan điểm và do đó đưa người nghe tới chỗ thình lình đạt được giác ngộ—See Nhất Chuyển Ngữ.

Ittha-sutta (p): Sutra on What is Welcome, Anguttara Nikaya V.43—Kinh Cái gì được chào đón, Tăng Nhất A Hàm V.43.

Itthi (p): Women—Phụ nữ. Iturtaka (skt): Itivrttaka (skt)—Bổn Sự— Itivrttaka, and Twelve sutras—See Bổn Sự Kinh.

Ityuktas (skt): See Y Đế Mục.

Ivirodha-samapatti (p): Nirodha-Samapatti (skt&p)—Annihilation trance—Meditative concentration in extinction—Mental tranquility— See Diệt Tận Định.

Ivolginsky Monastery: One of the major Buddhist monasteries in Russia, constructed in 1948 about 25 miles from Ulan-Ude. It is the seat of the Hambo Lama, one of the most influential reincarnational lineages among Mongols living in Russia. The two main Buddhist Mongol groups in Russia are Kalmyks and the Buryats, who follow Buddhist traditions imported form Tibet—Một trong những tu viện Phật giáo chính ở Nga, được xây dựng vào năm 1984, cách Ulan-Ude khoảng

25 dặm. Đây là trụ sở của Lạt Ma Hambo, một trong những dòng truyền thừa tái sanh có ảnh hưởng trong so những người Mông Cổ đang sinh sống tại Nga. Hai nhóm Phật tử người Mông Cổ chính tại Nga là nhóm theo truyền thống Kalmyks và nhóm Buryats, cả hai truyền thống này đều được mang đến Mông Cổ từ Tây Tạng.

Ivory flower: See Tượng Nha Hoa.

Izu Zen master: Thiền sư Izu—Name of a Japanese Zen master—Izu studied Zen with Hakuin for a long time. As a teacher in his own right, Izu inherited the harsh manner of the redoubtable master Hakuin but was even sterner. Whenever he would receive people asking about Zen, he would lay a naked sword next to his seat. If they were hesitant or argumentative, he would chase them out with the sword—Izu học thiền với thiền sư Bạch Ẩn trong một thời gian dài, ông đã thừa hưởng phong cách giáo chúng nhạy bén và quyết liệt của vị thiền sư kiệt xuất này. Tuy nhiên, phong cách giáo chúng của thiền sư Izu có phần nghiêm khắc hơn cả thầy mình. Mỗi khi tiếp người đến tham vấn về thiền pháp, sư thường đặt một thanh kiếm tuốt trần bên cạnh chỗ ngồi của mình. Nếu người đến tham vấn tỏ ra do dự hay khởi lên ý tưởng tranh luận, sư liền múa kiếm đuổi họ ra khỏi thiền phòng ngay lập tức.