TỪ-ĐIỂN PHẬT HỌC
tìm kiếm theo điều kiện
Tìm chính xác mục từ
Tìm kiếm theo mục từ
Tìm kiếm trong nội dung mục từ
Filter by Custom Post Type
Tìm kiếm theo từ điển
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Anh - Việt)
Phật Học Đại Từ Điển
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc (Sanskrit – Pali – Việt)
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt - Anh)
Từ Điển Đạo Uyển
Phật Học Từ Điển (Anh – Việt)
Từ Điển Thuật Ngữ Phật Học Hán Ngữ
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc [Anh - Việt]
Phật Quang Đại Từ Điển
Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo
Thuật ngữ Phật học Anh Hán
Từ Điển Pali - English
Từ Điển Phật Học Việt - Anh Minh Thông
Concise Pali-English Dictionary
Từ Điển Phật Học Việt - Việt
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc
Tự Điển Pāli-Việt Giản Lược
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc (Việt - Anh)

Thử tìm từ: 默理龍華會bất động Phậtmộc hoạn kinhPrajāpaya-Viniscaya-Siddhi ...

Cát Tạng
Ban biên dịch Đạo Uyển
Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu.
Kĩ thuật vi tính: Chân Nguyên, Nguyễn Tấn Việt, Nguyễn Trần Quý.
Tổng biên tập: Chân Nguyên.
Latinum 
Pāli 
Sanskrit 
Chinese吉藏 /jízàng;/
Tibetan 
Japanesekichizō
1

cũng được gọi là Gia Tường Ðại sư Cát Tạng, 549-623;

Một trong những danh nhân của Tam luận tông (三論宗) và là đệ tử giỏi nhất của Pháp Lãng. Sư viết nhiều bài luận nổi tiếng về ba bài luận (tam luận) căn bản của tông này, đó là Trung quán luận (s: madhyamaka-śāstra), Thập nhị môn luận (s: dvādaśadvā-ra-śāstra) của Long Thụ (s: nāgārjuna) và Bách luận (s: śata-śāstra) của Thánh Thiên (s: āryadeva). Sư cũng viết nhiều bài luận về những bộ kinh Ðại thừa, một luận nói về lí thuyết Tam luận tông (Tam luận huyền nghĩa 三論玄義). Sư được xem là người đã đưa giáo lí Tam luận tông đến tuyệt đỉnh. Lúc còn trú tại chùa Gia Tường (嘉祥寺), sư thường được gọi là Đại Sư Gia Tường.

Sư người gốc An Tức (parthie) và một thời gian ngắn sau khi Sư ra đời (549 ở Nam Kinh) thì cha của Sư xuất gia học đạo. Năm bảy tuổi Sư vào một chùa thuộc về Tam luận tông và bắt đần học hỏi những kinh luận của Trung quán tông. Vì tình thế chính trị lúc đó căng thẳng nên Sư phải lánh về phía Nam Trung Quốc và trong thời gian viễn li này Sư viết những bộ luận tuyệt hảo đã nêu trên. Lí luận của Sư về »hai chân lí« (Nhị đế; s: satyadvaya) rất quan trọng và được chia làm ba cấp:

Chân lí tương đối (Thế tục đế; s: saṃvṛti-satya): 1. Chấp Hữu, cho rằng tất cả đều có; 2. Chấp hữu hoặc chấp vô; 3. Chấp hoặc không chấp cả hữu lẫn vô.
Chân lí tuyệt đối (Chân đế; s: paramārtha-satya): 1. Chấp vô, cho rằng tất cả là không; 2. Không chấp cả hữu lẫn vô; 3. Không chấp và cũng không không chấp cả hữu lẫn vô.
Từ lí thuyết này Sư đạt được (qua nhiều phủ nhận) một giai cấp, nơi cả hữu lẫn vô đều có ý nghĩa. Ðây chính là mức độ cao nhất của Trung đạo (s: madhyamā-pratipadā).
Tiếng tăm lừng lẫy của Sư vang đến Vương triều và vì vậy Sư được Vua thỉnh về Trường An truyền pháp. Người theo học pháp với Sư có lúc lên đến hàng vạn. Vì sự đóng góp phát triển Phật giáo Trung Quốc quá lớn nên đời sau xếp Sư vào mười vị Ðại sư đời Hậu tuỳ (618-626).

error: https://tangthuphathoc.net/