LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 10

PHẦN QUYẾT TRẠCH

Phẩm 1: ĐẾ (Phần 5)

Lại nữa, tất cả phần pháp Bồ-đề không có sai khác, đều do năm môn mà đắc Kiến vị, là Sở duyên, Tự thể, Trợ giúp, Tu tập, Tu quả. Như thứ nhất là bốn niệm trụ có năm môn, các Bồ-đề Phần pháp khác cũng vậy.

Cảnh sở duyên của bốn niệm trụ, là Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Lại có bốn sự:

  1. Sự ngã nương tựa.
  2. Sự ngã thọ dụng.
  3. Sự ngã tự thể.
  4. Sự ngã nhiễm tịnh.

Vì sao chỉ lập bốn việc nầy làm cảnh của sở duyên? Vì sự nhận biết ngu si điên đảo của phàm phu thường chấp ngã, dựa vào hữu căn thân mà thọ dụng khổ vui, lấy cảnh đã biết rõ làm tướng, do nhiễm ô của tham… do thanh tịnh của tín… do đó đầu tiên thực hành chánh quán sát chân thật sự tướng, nên lập ra bốn việc nầy làm cảnh sở duyên.

Tự thể của niệm trụ, là tuệ và niệm, vì trong kinh Phật có đối với thân… có câu “Tuần quán (quán lần theo)”, và câu “niệm trụ”, như thứ lớp của nó.

Trợ giúp của niệm trụ, là bỉ tương ưng với tâm và tâm pháp, bỉ là hai pháp niệm và tuệ.

Tu tập niệm trụ, là đối với nội thân tu quán tuần thân… như đối với nội thân, thì đối với ngoại, đối với nội ngoại thân cũng vậy. Nội thân, là tất cả Nội sắc xứ trong thân nầy, vì căn Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân trong thân nầy là thuộc về nội xứ, vì thuộc về số hữu tình nên gọi là nội. Ngoại thân là tất cả Ngoại sắc xứ bên ngoài. Do ngoại sắc thanh hương vị xúc… là thuộc về ngoại xứ, không phải số hữu tình nên gọi là ngoại. Nội ngoại thân, là tất cả Nội xứ tương ưng với chỗ nương về ngoại xứ căn. Do năm xứ như nhãn… trong thân mình tương ưng với căn chỗ mà nương trụ, tất cả Ngoại xứ của sắc… thuộc số hữu tình là thuộc về ngoại xứ nên gọi là nội ngoại. Lại nữa, tất cả Nội sắc xứ trong thân người, thì y cứ theo xứ lập, dựa theo thân lập mà gọi là Nội Ngoại.

Hỏi: Thế nào là đối với thân mà tu tuần thân quán?

Đáp: Là vì phân biệt thân ảnh tượng bình đẳng với thân bản chất, quán lần theo đối với thân cảnh, quán lần theo thân tương tự tánh, gọi là đối với thân tu tuần thân quán, là quán sát lần theo môn phân biệt thân ảnh tượng và quán sát thân bản chất.

Nội thọ, là thọ được sinh từ nội thân, duyên vào nhãn xứ… làm cảnh giới, là nương vào tự thân mà sinh nên gọi là nội.

Ngoại thọ, là thọ được sinh từ ngoại thân, duyên xứ như sắc … làm cảnh giới, nương vào thân người mà sinh nên gọi là ngoại.

Nội ngoại thọ, là thọ được sinh dựa vào Nội Ngoại thân, duyên ngoại xứ trong tự thân làm cảnh và duyên nội xứ trong thân người làm cảnh nên gọi là nội ngoại. Như thọ, thì tâm và pháp cũng vậy, như đối với thân tu tuần thân quán, như vậy đối với thọ… thì tu các quán như tuần thọ… như thứ lớp của nó.

Lại nữa, tu tập, là dục, cần, sách, lệ, mạnh mẽ, bất tức, chánh niệm, chánh tri và không buông lung, vì tu tập sai khác. Dục tu tập, là đối trị khiến tác ý không Tùy phiền não. Cần tu tập, là đối trị tùy phiền não biếng trễ. Sách tu tập, là đối trị tùy phiền não trầm trạo. Lệ tu tập, là đối trị tùy phiền não tâm tánh yếu kém. Tâm tánh yếu kém là đối với thắng phẩm công đức đã chứng, do chỗ tự khinh miệt mà tâm sinh tánh yếu đuối. Mạnh mẽ tu tập, là đối trị tùy phiền não tủng lậu mệt mỏi. Tủng lậu mệt mỏi là những nơi chỗ có thể dẫn phát muỗi mòng mà sinh bức não.

Bất tức tu tập, là đối trị tùy phiền não được chút ít pháp thiện mà sinh mừng đủ, do được chút ít thiện sinh mừng đủ mà ngừng dứt phẩm thiện khác cao đẹp hơn.

Chánh niệm tu tập, là đối trị tùy phiền não quên mất sự tôn kính. Chánh tri tu tập, là đối trị tùy phiền não hủy phạm truy hối. Hủy phạm truy hối là đối với các việc qua lại thì bất chánh tri mà làm, trước hết vượt bỏ học xứ, sau đó thì sinh ăn năn hối hận.

Không buông lung tu tập, là đối trị tùy phiền não xả các thiện ách. Xả thiện ách là do tội lỗi của buông lung, đối với tu phẩm Thiện Thắng Tiến đã tạo, thì xả phương tiện cần nên không thể rốt ráo.

Tu quả niệm trụ là dứt bốn điên đảo tiến vào bốn đế, thân… lìa trói buộc gọi là tu quả đoạn. Bốn điên đảo là bốn niệm trụ, theo thứ lớp của nó có thể đoạn bốn thứ điên đảo là Tịnh, Lạc, Thường và Ngã, vì tu quán bất tịnh, biết rõ các thọ đều là khổ, thông đạt các thức dựa vào duyên sai khác mà niệm niệm đổi khác, quán sát nhiễm tịnh chỉ có các pháp mà không có người tác dụng. Lại , bốn thứ nầy như thứ lớp của nó mà tiến nhập bốn đế cũng gọi là tu quả. Do thân niệm trụ tiến nhập Khổ đế, tất cả sắc thân đều là tướng của hành khổ, vì sự hiển của thô nặng, nên khi tu quán hạnh thì có thể đối trị khinh an nầy, vì thân sai khác mà sinh. Do thọ niệm trụ tiến nhập Tập đế, vì các thọ khổ, vui… là chỗ nương của ái hòa hợp. Do tâm niệm trụ tiến nhập Diệt đế, quán lìa ngã thức nên không có môn sợ hãi về đoạn ngã sinh kinh sợ Niết-bàn và xa lìa hẳn. Do pháp niệm trụ tiến nhập đạo đế, là dứt pháp được đối trị và tu pháp có thể đối trị . Lại nữa, bốn thứ nầy như thứ lớp của nó có thể chứng đắc thân, thọ tâm và pháp nơi quả lìa hệ. Do tu tập nầy dần dần có thể xa lìa thô nặng của thân, thọ, tâm pháp.

Cảnh sở duyên của bốn chánh đoạn, là các pháp đã sinh, chưa sinh, năng trị, sở. Chánh đoạn thứ nhất duyên pháp đã sinh cần đối trị làm cảnh, để dứt pháp ác bất thiện đã sinh, vì lạc dục sinh. Chánh đoạn thứ hai duyên pháp chưa sinh cần đối trị làm cảnh. Chánh đoạn thứ ba duyên theo pháp năng trị chưa sinh làm cảnh. Chánh đoạn thứ tư duyên với pháp năng trị đã sinh làm cảnh. Như kinh đã nói, nên phối hợp giải thích rộng .

Tự thể của chánh đoạn, là tinh tiến.

Trợ giúp của chánh đoạn, là chánh đoạn đó tương ưng với tâm tâm pháp.

Tu tập của chánh đoạn, như kinh nói: “Sinh, dục, sách, cần, phát khởi chánh cần, sách tâm, trì tâm”. Các câu trong đây là hiển tu chánh cần và chỗ nương. Chỗ nương là dục của dục lạc, vì trước phát khởi tinh tiến. Chánh cần là khuyến khích, thúc đẩy, trong chỉ, cử, xả tướng tác ý… nếu do các tướng tác ý của chỉ… không cố nhìn lại cảnh sở duyên mà thuần tu tập đối trị, lúc đó gọi là khuyến khích, thúc đẩy, vì muốn tổn giảm hôn trầm trạo cử mà phát khởi chánh cần. Vì sao? Nếu khi tùy phiền não hôn trầm sinh, muốn làm tổn giảm hôn trầm kia, thì dùng tác ý của các tịnh diệu… để thúc đẩy, tu luyện tâm đó. Nếu khi tùy phiền não trạo cử sinh, thì dùng nội chứng môn tóm thâu để chế phục và nắm giữ tâm đó, lúc nầy gọi là phát khởi chánh cần, tức là vì hiển bày phương tiện khéo léo của chánh cần tổn giảm trầm trạo, nên kế là nói “Sách tâm trì tâm”.

Tu quả của chánh đoạn, là từ bỏ hết tất cả sở trị, đối với năng đối trị hoặc đắc hoặc thêm đó gọi là tu quả. Chánh đoạn thứ nhất và thứ hai thì bỏ hết tất cả trị, như sự thích ứng của nó mà dứt xả tất cả pháp ác bất thiện đã sinh và chưa sinh. Chánh đoạn thứ ba thì đắc năng đối trị, vì có thể sinh khởi các pháp thiện chưa sinh. Chánh đoạn thứ tư thì tăng năng đối trị, pháp thiện đã sinh khiến cho rộng thêm.

Cảnh sở duyên của bốn thần túc, là mọi sự đã được Định làm đầy đủ. Điều nầy lại là thế nào ? Là đã thành tựu đầy đủ lực Tam-ma-địa,

phát khởi các thứ sự thần biến là cảnh của sở duyên Tự thể của thần túc, là Tam-ma-địa.

Thần túc trợ giúp, là dục, cần, tâm, quán và tâm tâm pháp tương ưng với thần túc kia. Dục Tam-ma-địa là do ân trọng phương tiện chứng tâm một cảnh tánh. Ân trọng phương tiện là do phương tiện của lạc dục mãnh lợi và phương tiện cung kính mãnh lợi đắc Tam-ma-địa. Cần Tam-ma-địa là do phương tiện vô gián xúc với tâm một cảnh tánh. Cần là thường tinh tiến không có lúc nào tạm xen hở. Tâm Tam-ma-địa là do trước tu năng lực định xúc với tâm một cảnh tánh. Vì sao? Vì ở đời trước thường tu lực định, khiến công năng của hạt giống kia tăng trưởng. Do năng lực của hạt giống khiến tâm mặc tình đối với Tam-ma-địa thuận theo chuyển biến, do đây mau chóng chứng tâm một cảnh tánh. Quán Tam-ma-địa là do nghe giáo pháp từ người khác mà tự bên trong chọn lựa xúc với tâm một cảnh tánh.

Lại nữa, dục Tam-ma-địa là do sinh dục xúc với tâm một cảnh tánh. Cần Tam-ma-địa là do thúc giục phát khởi chánh cần xúc với tâm một cảnh tánh. Tâm Tam-ma-địa là do trì tâm xúc với tâm một cảnh tánh. Quán Tam-ma-địa là do sách tâm xúc với tâm một cảnh tánh. Vì để hiển tánh nhân phát sinh thần túc, dẫn các câu trì tâm, sách tâm của dục, sách, lệ sinh khởi trong chánh tu đoạn là thứ lớp nầy. Tâm Tamma-địa là do trì tâm nên đắc Định trì tâm, bên trong vắng lặng lược tóm mau chóng chứng định. Quán Tam-ma-địa là do sách tâm nên đắc định, nương vào môn pháp quán mà thúc giục tu luyện tâm đó mau chóng đắc định.

Tu tập thần túc, là thường tu tập tám thứ hạnh đoạn. Tám hạnh đoạn là: 1. Dục. 2. Tinh tiến. 3. Tín. 4. An. 5. Chánh niệm. 6. Chánh tri. 7. Tư. 8. Xả.

Như vậy tám thứ lược tóm làm bốn thứ:

  1. Gia hạnh.
  2. Nhiếp thọ.
  3. Kế thuộc.
  4. Đối trị.

– Gia hạnh là dục, tinh tiến và tín. Tín làm nhân của dục. Vì sao? Là do dục cầu, vì đắc nghĩa nầy nên phát khởi cần tinh tiến, như vậy dục cầu không lìa tín và thọ, vì hữu thể.

– Nhiếp thọ là an, do khinh an nầy thâu nhiếp lợi ích thân tâm.

– Kế thuộc là chánh niệm chánh tri. Do không quên sở duyên, an tâm ở một cảnh, nếu có buông lung sinh khởi thì như thật biết rõ, tùy theo thứ lớp của nó.

– Đối trị là tư và xả. Hai lực gia hạnh sách tâm và trì tâm đã sinh thì trầm và trạo có thể xa lìa hẳn, lại cũng có thể dẫn phát lìa tùy phiền não và các tướng như chỉ…

Lại nữa, dục, cần tâm, quán và tu có hai thứ, là cùng nhân duyên tụ tán xa lìa, tu không kém không tán loạn và tu thuận theo hai chỗ nương. Trong đây chỉ rõ dục… có khả năng xa lìa nghĩa hai thứ tu tụ tán và nhân duyên. Tụ nhân duyên là xa lìa Tỳ-bát-xá-na, do chìm trong biếng trễ sinh ra. Tán nhân duyên là xa lìa tưởng bất tịnh, do sự cao ngạo của môn trạo động sinh ra. Tụ là do vội vã bồn chồn bên trong của môn hôn trầm, ngủ nghĩ. Tán là do theo đuổi tứ tán bên ngoài của môn thuận theo tướng tịnh diệu. Tu thuận theo không kém yếu là nương vào tướng quán sát mà quán sát các pháp. Tu thuận theo không tán loạn là nương vào tưởng bất tịnh mà quán sát các sự tóc, lông… tu thuận theo hai chỗ nương kia là tu tưởng ánh sáng, nương theo thứ lớp như vậy. Đức Bạc-già-phạm nói: “Dục lạc của ta không có yếu kém cũng không có cao cử, bên trong không tụ, bên ngoài không tán, có tiền tưởng, hậu tưởng, thượng tưởng và hạ tưởng khai phát tâm đó mà xa lìa trói buộc, cùng với ánh sáng đồng thời tự tu tâm, sẽ khiến cho tâm ta không có các chướng che ngăn”.

Tu quả của thần túc, là đã khéo tu trị Tam-ma-địa rồi, nên tùy điều muốn chứng pháp, điều thông đạt pháp, liền có thể tùy tâm thông đạt biến hiện. Lại nữa, trong pháp riêng từng nơi , chứng đắc gắng nhận tác dụng tự tại, như đã nguyện lạc có thể phân rõ sự của các thứ thần thông, lại cũng có thể dẫn phát công đức thắng phẩm.

Cảnh sở duyên của năm căn, là bốn thánh đế, do sự thâu nhiếp của đế phương tiện hiện quán mà khởi hạnh nầy.

Tự thể của năm căn, là tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ.

Trợ giúp của năm căn, là năm căn kia tương ưng với tâm tâm pháp.

Tu tập của năm căn, là tín căn đối với các đế khởi có thể hành tu tập, tinh tiến căn đối với các đế sinh nhẫn được rồi, vì giác ngộ nên khởi hành tinh tiến tu tập, niệm căn đối với các Đế phát tinh tiến rồi, khởi hành không quên mất tu tập, định căn đối với các Đế đã buộc niệm rồi khởi tâm một cảnh tánh hành tu tập, tuệ căn đối với các Đế, tâm đã đắc định rồi khởi hành lựa chọn tu tập.

Tu quả của năm căn, là có thể mau chóng phát khởi hiện quán đế, do năng lực tăng thượng nầy thì không lâu sẽ sinh Kiến đạo. Lại cũng có thể tu trị Noãn Đảnh, Dẫn phát nhẫn pháp Thế bậc nhất, tức là hiện tại thân nầy đã nhập thuận quyết trạch phần vị.

Như năm căn, năm lực cũng vậy, có sai khác là do năm lực nầy có thể làm tổn giảm chướng bị đối trị, không thể khuất phục nên gọi là lực. Cảnh sở duyên của năm lực tương tự với căn , nhưng quả thì có khác. Vì sao? Như nói quả, là có thể làm tổn giảm chướng của bất tín… thù thắng hơn quả trước, tuy cùng với tự thể nơi cảnh giới của sở duyên của năm căn tương tự, nhưng nghĩa “không thể khuất phục” thì có khác nhau, nên nêu riêng phần lực.

Cảnh sở duyên của bảy giác chi, là tánh như thật của bốn thánh đế. Tánh như thật là sở duyên thanh tịnh.

Tự thể của giác chi, là niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ, an, định, xả. Như vậy bảy pháp là tự thể của giác chi. Niệm là chỗ nương của chi, do hệ niệm nên khiến cho các pháp thiện đều không quên mất. Trạch pháp là chi tự thể, là tự tướng của giác. Tinh tiến là chi xuất ly, do thế lực của chi nầy mà có thể đến nơi phải đến. Hỷ là chi lợi ích, do thế lực của chi nầy mà thân điều thuận thích hợp. An, định và xả là chi bất nhiễm ô, là do chi nầy mà không nhiễm ô, nương vào bất nhiễm ô nầy mà thể là bất nhiễm ô. Như thứ lớp của nó, do an nên bất nhiễm ô, do an nầy có thể trừ lỗi thô nặng, nương vào định nên bất nhiễm ô, nương vào định mà đắc chuyển y, xả là thể của bất nhiễm ô, dứt hẳn trừ tham và ưu, vì vị bất nhiễm ô làm tự tánh.

Trợ giúp giác chi, là tâm tâm pháp tương ưng với giác chi kia.

Tu tập giác chi, là nương tựa xa lìa, nương tựa vô dục, nương tựa vắng lặng, hồi hướng khí xả tu niệm giác chi. Như niệm giác chi, cho đến xả giác chi cũng vậy. Như vậy bốn câu tùy theo thứ lớp của nó mà hiển bày duyên cảnh của bốn đế tu tập giác chi. Vì sao? Nếu khi duyên khổ, thể làm khổ não, thì đối với cảnh giới của khổ chắc chắn phải cầu xa lìa, nên gọi là nương tựa xa lìa. Nếu khi duyên tướng ái khổ tập làm khổ tập, thì đối với cảnh giới nầy chắc chắn phải cầu lìa dục, nên gọi là nương tựa lìa dục. Nếu khi duyên khổ diệt làm Khổ Diệt, thì đối với cảnh giới nầy chắc chắn phải cầu tác chứng, nên gọi là nương tựa vắng lặng. Khí xả là tiến đến hạnh khổ diệt, do thế lực ấy mà từ bỏ khổ, do đó nếu khi duyên cảnh nầy thì đối với cảnh giới nầy chắc chắn phải cầu tu tập, nên gọi là hồi hướng xả bỏ.

Tu quả của giác chi, là thấy đạo mà vĩnh đoạn phiền não, vì bảy giác chi là tự thể của Kiến đạo.

Cảnh sở duyên của tám chi Thánh đạo, tức là chi nầy sau khi tánh như thật của bốn thánh đế, do cảnh giới sở duyên sau Kiến đạo, tức đã thấy trước kia là tánh như thật của các đế làm thể.

Tự thể của đạo chi, là:

  1. Chánh kiến.
  2. Chánh tư duy.
  3. Chánh ngữ.
  4. Chánh nghiệp.
  5. Chánh mạng.
  6. Chánh tinh tiến.
  7. Chánh niệm.
  8. Chánh định.

Tám pháp như vậy gọi là tự thể của đạo chi.

– Chánh kiến là chi phân biệt, như đã chứng về xét chọn chân thật trước kia.

– Chánh Tư duy, là chi răn dạy người, như đã chứng phương tiện của nó mà an lập phát ngôn ngữ.

– Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, là chi khiến cho người tin, như thứ lớp của nó, khiến cho người khác đối với bậc chứng lìa chắc chắn. Tin có tánh chánh mạng, kiến giới thanh tịnh. Vì sao? Vì chánh ngữ nên tùy theo sự chứng của tự mình, có thể khéo hỏi đáp, luận nghị và quyết trạch, do đó mà biết rõ có kiến thanh tịnh. Vì chánh nghiệp nên qua lại tiến dừng, chánh hạnh đều đầy đủ, do đó biết rõ có giới thanh tịnh. Vì chánh mạng nên như pháp cầu xin sự cho phép về của Phật, cho y bát, vật dụng nuôi sống, do đó biết rõ có mạng thanh tịnh.

– Chánh tinh tiến, là chi dứt sạch chướng phiền não, do chi nầy mà dứt hẳn tất cả kết.

– Chánh niệm, là chi dứt sạch chướng tùy phiền não, do chi nầy mà không quên tướng của chỉ, cử đúng đắn… không bao giờ dung chứa tùy phiền não trầm trạo…

– Chánh Định, là chi có khả năng dứt sạch chướng công đức tối thắng, do chi nầy có thể dẫn phát vô lượng công đức thù thắng của thần thông…

Trợ giúp đạo chi, là tâm tâm pháp tương ưng với đạo chi.

Tu tập đạo chi, nói như giác chi, là nương tựa xa lìa, nương tựa vô dục, nương tựa vắng lặng, hồi hướng khí xả, tu tập chánh kiến, cho đến nói rộng. Nghĩa của các câu như vậy, như đã nói đạo ly ở trước, phải thuận theo mà biết.

Tu quả của đạo chi, là phân biệt chỉ dạy người, khiến cho người khác tin chướng phiền não thanh tịnh, chướng tùy phiền não thanh tịnh và công đức chướng tối thắng thanh tịnh.

Bốn Chánh hành, là khổ trì thông hành, khổ tốc thông hành, lạc trì thông hành, và lạc tốc thông hành. Hành thứ nhất là độn căn chưa đắc tĩnh lự căn bản. Hành thứ hai là lợi căn chưa đắc tĩnh lự căn bản. Hành thứ ba là độn căn đã đắc Tĩnh lự căn bản. Hành thứ tư là lợi căn đã đắc Tĩnh lự căn bản. Khổ chánh hành là nương vào định vị chí và địa Vô Sắc, như thứ lớp của nó, Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na suy yếu. Lạc chánh hành là nương vào Tĩnh lự mà hai đạo song song chuyển. Trì thông là độn căn nương vào hai địa khổ và vui. Tốc thông là lợi căn nương vào hai địa khổ và lạc.

Bốn pháp tích, là vô tham, vô sân, chánh niệm, và chánh định. Vô tham vô sân có thể khiến cho giới học thanh tịnh tăng thượng, không do theo môn tham sân mà hủy phạm học xứ. Chánh niệm có thể khiến cho tâm học tăng thượng thanh tịnh, vì đối với sở duyên không quên mất việc giữ tâm cho định. Chánh định có thể khiến cho tuệ học thanh tịnh tăng thượng, vì tâm định có thể như thật biết khắp.

Xa-ma-tha, là bên trong thâu nhiếp tâm:

  1. Khiến trụ.
  2. Đẳng trụ.
  3. An trụ.
  4. Cận trụ.
  5. Điều thuận.
  6. Vắng lặng.
  7. Tối cực vắng lặng.
  8. Chuyên chú một cõi.
  9. Bình đẳng nhiếp giữ.

Chín hạnh như vậy khiến cho tâm an trụ là Xa-ma-tha.

– Khiến trụ: Là bên ngoài thâu nhiếp các phan duyên, bên trong lìa tán loạn, vì đầu tiên buộc giữ tâm.

– Đẳng trụ là đầu tiên đã trói buộc tâm thô động rồi, thì liền đối với duyên nối tiếp giữ niệm, nhỏ nhiệm dần dần lược bớt.

– An trụ, hoặc có khi mất niệm, dong ruổi tứ tán bên ngoài, vì tầm thu tóm trở lại.

– Cận trụ là từ mới đầu đến nay, vì khiến cho tâm đó bên ngoài không tán loạn, vì thân cận niệm trụ.

– Điều thuận là từ trước đến nay, nhân tán loạn trong các pháp như sắc… vì dấy khởi năng lực tăng thượng của tưởng sai lầm, nên điều phục tâm đó khiến cho không lưu tán.

– Vắng lặng là thấy sâu tội lỗi trong tâm nhiễu động, ác giác tán loạn và tùy phiền não, vì thâu nhiếp tâm đó khiến cho không lưu tán.

– Rất vắng lặng, hoặc có khi thất niệm, giác tán loạn… chợt vậy hiện hành, thì liền điều phục khiến không khởi lại nữa.

– Chuyên một cõi là tinh cần gia hạnh vô gián vô khuyết, nối tiếp an trụ trong Tam-ma-địa thù thắng.

– Bình đẳng nhiếp giữ là vì khéo tu tập, không do gia hạnh xa lìa công dụng, tâm định nối tiếp lìa tán loạn chuyển. Tỳ-bát-xá-na là lựa chọn các pháp đến sự lựa chọn tối cực, tầm tư phổ biến xem xét khắp hết, vì muốn đối trị tướng kiết thô nặng, vì muốn điều phục các điên đảo, khiến cho tâm vô đảo khéo an trụ. Các câu trong đây là nói theo cảnh sở duyên của chánh hạnh, hoặc nói theo cảnh sở duyên của khéo léo mà nói, hoặc nói theo cảnh sở duyên của phiền não thanh tịnh. “Xét chọn các pháp”, là hết tất cả. “Tối cực xét chọn”, là như tất cả. “Phổ biến tầm tư”, là do có phân biệt, tác ý đồng hành với tuệ mà lập ra các pháp tướng. “Xem xét khắp hết”, là giao phó tìm cầu đầy đủ.

Lại nữa, nương vào Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na mà lập bốn thứ đạo. Hoặc có một loại đã đắc Xa-ma-tha không phải Tỳ-bát-xá-na. Loại nầy nương vào Xa-ma-tha mà tiến tu Tỳ-bát-xá-na. Hoặc có một loại đã đắc Tỳ-bát-xá-na không phải Xa-ma-tha. Loại nầy nương vào Tỳ-bát-xána mà tiến tu Xa-ma-tha. Hoặc có một loại chưa đắc Xa-ma-tha cũng không phải Tỳ-bát-xá-na. Loại nầy chuyên tâm điều phục trầm, trạo, tu hai đạo. Hoặc có một loại đã đắc Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na. Loại nầy thì hai đạo Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na hòa hợp bình đẳng đều chuyển. Trong đây là nương vào chỉ quán mà nói bốn thứ đạo. Đạo thứ nhất là đã đắc chỉ, nên ngồi yên trụ tâm, cho đến nhiếp giữ bình đẳng, vì chưa đắc quán nên trở lại ngồi thẳng, nương vào Tam-ma-địa mà xét chọn các pháp cho đến quán xét khắp hết. Đạo thứ hai trái với đạo thứ nhất. Đạo thứ ba và đạo thứ hai đều chưa đắc nên tiến tu cả hai. Thế nào là tu tập? Là nghe pháp, do môn thọ trì tiến tu chánh quán, lấy đây làm đầu để tiến tu nơi chỉ. Đạo thứ tư đã đắc hai thứ tương ưng đồng thời chuyển.

Ba căn, gồm:

  1. Vị tri dục tri căn.
  2. Dĩ tri căn.
  3. Cụ tri căn.

– Vị tri dục tri căn là đối với đạo phương tiện và tất cả các căn của mười lăm tâm sát-na trong Kiến đạo. Trong đây hiển bày sự thâu nhiếp đạo phương tiện của thuận quyết trạch phần và tất cả các căn của mười lăm sát-na trong Kiến đạo, là thể của vị tri dục tri căn. Nói “Các căn”, là ý căn, trong năm căn như tín căn. Do chỗ nương sai khác các địa của định Vị chí, như sự thích ứng của nó mà có lạc căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn tùy theo mỗi thứ. Ưu căn là khi đạo phương tiện sau thuận quyết trạch phần, đối với giải thoát của cõi trên mong cầu muốn chứng sự thâu nhiếp của sầu lo. Mười căn như vậy, trước hết là chưa biết chân, vì muốn được biết nên tu tập chuyển, gọi là Vị tri dục tri căn.

– Dĩ tri căn là từ Kiến đạo tâm sát-na thứ mười sáu trở lên, là tất cả các căn trong tất cả đạo Hữu học, là thể của Dĩ tri căn. Vì sao? Ngay tại mười căn trước, từ Kiến đạo tâm sát-na thứ mười sáu cho đến định Kim Cương dụ, trong đạo Hữu học như vậy, không có cảnh đáng nên biết, từng là điều không biết, gọi là Dĩ tri căn.

– Cụ tri căn là tất cả các căn trong đạo Vô học. Nói “Các căn”, tức là chín căn đã nói ở trước trừ ưu căn ra, trong đạo Vô học gọi là Cụ tri căn. “Cụ tri”, là tất cả các căn nầy của A-la-hán gọi là Cụ tri căn. Trong thân của bậc Vô học không có ưu căn, vì điều đáng học không có.

Lại nữa, nương vào tu đạo mà phân biệt nghĩa của tu, là nương vào Sơ Tĩnh lự địa khi hiện hành tu đạo, cũng là tu tất cả gốc lành thuộc cõi Dục, vì đối với cõi Dục kia được tự tại. Như nương vào Sơ Tĩnh lự địa mà tu thiện cõi Dục, như vậy nương vào tất cả địa cõi trên khi hiện hành tu đạo đều có thể tu tập tất cả gốc lành của hạ giới và hạ địa, vì đối với giới địa kia được tự tại. Phải biết đã nói nghĩa trong đây là nương vào thượng địa hiện tiền khi tu tập đạo, thì tất cả có gốc lành của hạ giới hạ địa tuy không hiện tiền nhưng cũng đều là tu tập. Vì sao? Vì đối với các giới địa kia được tự tại. “Tự tại”, là chuyển thêm thù thắng hiện hành tự tại.

– Đạo rốt ráo, là nương vào định Kim Cương Dụ tất cả thô nặng đã dứt hẳn dứt mất, tất cả hệ đắc đã dứt hẳn, chứng hẳn tất cả lìa hệ đắc, từ đây xoay vần chuyển y vô gián, chứng đắc mười pháp Vô học của tận trí và vô sinh trí. Mười pháp Vô học là Vô học chánh kiến cho đến Vô học chánh định, Vô học chánh giải thoát, Vô học chánh trí. Các pháp như vậy gọi là đạo rốt ráo.

Hỏi: Thế nào gọi là tất cả thô nặng ?

Đáp: Nói lược có hai bốn thứ:

  1. Nhất thiết biến hành hý luận thô nặng.
  2. Lãnh thọ thô nặng.
  3. Phiền não thô nặng.
  4. Nghiệp thô nặng.
  5. Dị thục thô nặng.
  6. Phiền não chướng thô nặng.
  7. Nghiệp chướng thô nặng.
  8. Dị thục chướng thô nặng.
  9. Cái thô nặng.
  10. Tầm tư thô nặng.
  11. Ẩm thực thô nặng.
  12. Giao hội thô nặng.
  13. Mộng thô nặng.
  14. Bệnh thô nặng.
  15. Già thô nặng.
  16. Tử thô nặng.
  17. Lao quyển thô nặng.
  18. Vững chắc thô nặng.
  19. Thô thô nặng.
  20. Trung thô nặng.
  21. Tế thô nặng.
  22. Phiền não chướng thô nặng.
  23. Định chướng thô nặng.
  24. Sở tri chướng thô nặng.

Như vậy hai mươi bốn thứ lược tóm tất cả thô trọntg.

– Nhất thiết biến hành hý luận thô nặng, là chấp các pháp tập khí của nhãn… từ vô thỉ đến nay nương tựa thức A-lại-da mà nối tiếp không dứt, các tập khí nầy gọi là tập khí hý luận, từ tập khí nầy, các pháp của nhãn và danh ngôn chấp niệm niệm sinh khởi.

– Lãnh thọ thô nặng là tập khí hữu lậu của các thọ.

– Phiền não thô nặng là phiền não tùy miên.

– Nghiệp thô nặng là tập khí của nghiệp hữu lậu.

– Dị thục thô nặng là Dị thục không có tánh đảm trách.

– Phiền não chướng thô nặng là tánh phiền não mãnh lợi lâu dài.

– Nghiệp chướng thô nặng là tánh nghiệp chướng có thể chướng đạo vô gián…

– Dị thục chướng thô nặng là cùng trái với hiện quán đế , là tự thể đắc của địa ngục.

– Cái thô nặng là tánh của tham dục thịnh có thể chướng ngại phẩm thiện phương tiện.

– Tầm tư thô nặng là tánh của dục tầm tư có thể chướng ngại việc ưa thích xuất gia.

– Ẩm thực thô nặng là thực cực đa hay thiểu đối với hành phương tiện không có tánh gánh vác.

– Giao hội thô nặng là hai hình giao hội, thân tâm mệt nhọc tổn tánh.

– Mộng thô nặng là sự phát tánh hôn liệt nơi thân của ngủ nghĩ.

– Bệnh thô nặng là sự phát tánh bất an ổn của các giới trái nhau.

– Già thô nặng là sự khởi tánh bất tùy chuyển của đại chủng suy biến.

– Chết thô nặng là các tánh căn loạn khi sắp qua đời.

– Mệt nhọc thô nặng là sự khởi tánh chi thể đốn tệ (trì trệ chậm lụt).

– Vững chắc thô nặng là người không có pháp Niết-bàn, như sự thích ứng của nó, tất cả tánh của các thứ hý luận thô nặng.

– Thô thô nặng.

– Trung thô nặng.

– Tế thô nặng, là tất cả thô nặng trong cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc, như thứ lớp của nó.

– Phiền não chướng thô nặng là sự đối trị Bồ-đề của Thanh văn Độc giác.

– Định chướng thô nặng là sự phát công đức đối trị của chín định thứ đệ.

– Sở tri chướng thô nặng là sự trị của tánh Nhất thiết trí.

Như vậy tùy sự thích ứng của nó mà tất cả thô nặng đã dứt hẳn dứt mất, nên gọi là đạo rốt ráo. Hành giả như vậy là tâm giải thoát tròn đầy, tuệ giải thoát tròn đầy, thì thân thô nặng dứt hết hẳn, vì thành tựu niệm làm nhân, đối với môn đầu tiên khéo điều phục, khéo hộ, khéo phòng, khéo che chở hết sức khéo tu trị, là đối với sắc được nhận biết của nhãn cho đến đối với pháp được nhận thức của ý cũng vậy.

Hệ đắc, là đối với thô nặng chứa nhóm mà giả lập tánh hệ đắc.

Lìa hệ đắc là đối với thô nặng lìa tán mà giả lập tánh lìa hệ đắc.

Định Kim Cương Dụ, là ở vào sau rốt của Tu đạo tất cả Tam-mađịa của đạo vị dứt kiết. Đạo nầy lại có hai thứ:

1. Đạo phương tiện thâu nhiếp.

2. Thuộc về Đạo vô gián. thuộc về Đạo phương tiện nhiếp là từ đây trở đi không bị mọi thứ chướng làm ngại mà có thể phá trừ mọi thứ chướng. Đạo vô gián nhiếp là từ vô gián nầy mà tận trí và vô sinh trí sinh khởi.

Lại nữa, Tam-ma-địa nầy vững chắc nhất vị vô gián đầy khắp. Thế nào là định Kim Cương Dụ gọi là vô gián? Là vì dòng nối tiếp nầy không phải sự gián đoạn thiếu sót của hành thế gian. Vững chắc là không bị các chướng làm hư hỏng, mà có thể hủy hoại tất cả chướng, vì rất vững chắc và mạnh mẽ. Một vị là tánh vô phân biệt thuần một vị, Biến mãn là duyên tất cả nơi đối tượng nhận biết pháp Chân như cộng tướng làm cảnh. Để nói lên nghĩa nầy, Đức Bạc-già-phạm nói: “Như núi đá to, không có khuyết, không có khe hở, không có một đoạn hang lỗ nào, mười phía rất tròn khéo, gió mạnh không thể động chuyển”.

Vô gián chuyển y là tất cả ba thứ chuyển y của người đã chứng đắc đạo Vô học, ba thứ chuyển y là:

  1. Tâm chuyển y.
  2. Đạo chuyển y.
  3. Thô nặng chuyển y.

– Tâm chuyển y là đã đắc đạo Vô học, chứng đắc pháp tánh, tự tánh tâm thanh tịnh, vì lìa hẳn tất cả tùy phiền não khách trần, gọi là chuyển y, tức là nghĩa Chân như chuyển y.

– Đạo chuyển y là đạo thế gian trước kia khi hiện quán thì chuyển thành xuất thế gọi là Hữu học, ngoài ra là có điều tạo tác, nếu trừ hẳn tất cả điều cần đối trị, khi lìa hẳn dục của ba cõi thì tự thể của đạo rốt ráo tròn đầy, lập làm chuyển y.

– Thô nặng chuyển y là tất cả phiền não của thức A-lại-da xa lìa hẳn, gọi là chuyển y.

Tận trí, là trí do nhân tận mà đắc, hoặc duyên tận làm cảnh. Vì sao? Vì có tận cho nên khởi trí nầy, gọi là tận trí, hoặc duyên tận làm cảnh nên gọi là tận trí. Nghĩa nầy có ý nói, trong vị nầy do dứt hẳn tập không còn thừa, sự đắc trí đó gọi là tận trí, hoặc duyên nhân tận làm cảnh nên gọi là tận trí.

Vô sinh trí, là trí sở đắc do quả dứt, hoặc duyên quả bất sinh làm cảnh. Vì sao? Vì có vô sinh mà đắc trí nầy, nên gọi là Vô sinh trí, hoặc duyên vô sinh làm cảnh gọi là Vô sinh trí. Nghĩa nầy có ý nói, do có vị lai, nên pháp tánh của tất cả quả khổ rốt ráo bất sinh mà đắc trí nầy, tuy duyên các đế khác làm cảnh nhưng cũng gọi là Vô sinh trí, hoặc duyên Khổ đế bất sinh làm cảnh, nên gọi là Vô sinh trí.

Lại nữa, mười pháp Vô học, phải biết là nói theo giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, và giải thoát trí kiến uẩn Vô học. Vì sao? Vì Vô học chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là Vô học giới uẩn, Vô học chánh niệm, chánh định là Vô học định uẩn, Vô học chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tiến là Vô học tuệ uẩn, Vô học chánh giải thoát là Vô học giải thoát uẩn, Vô học chánh trí là giải thoát trí kiến uẩn.

Lại nữa, Đạo đế có bốn hành tướng:

  1. Tướng đạo.
  2. Tướng như.
  3. Tướng hành.
  4. Tướng xuất.

Hỏi: Tại sai gọi là tướng đạo?

Đáp: Vì nhân theo tướng đạo nầy mà tìm cầu nghĩa chân thật. Vì sao? Vì Thánh đạo nầy là con đường của các bậc Thánh chứng chân nghĩa, nên gọi là Đạo.

Hỏi: Vì sao gọi là tướng như?

Đáp: Vì có công năng đối trị các phiền não. Vì sao? Tất cả phiền não đều là đạo bất như ly, vì có thể trừ nên đạo nầy gọi là Như.

Hỏi: Vì sao gọi là tướng hành?

Đáp: Vì khéo có thể thành tựu tâm khiến không điên đảo. Vì sao? Tâm không giác ngộ đạo ly chân thật, đối với các pháp Vô thường mà khởi điên đảo chấp thường, vì khéo có thể đối trị tâm điên đảo nầy, khiến lìa điên đảo giác ngộ nghĩa chân thật, nên gọi là Hành.

Hỏi: Vì sao gọi là tướng xuất?

Đáp: Vì tiến đến dấu vết của chân thường. Vì sao? Vì Thánh đạo nầy có thể tiến hướng ra khỏi rốt ráo thường tích, nên gọi là xuất.

Hỏi: Trong các đế có mười sáu hạnh đều chung cho thế gian và xuất thế gian, hành thế gian và hành xuất thế gian có gì sai khác?

Đáp: Đối với cảnh đã nhận biết có tánh ngộ nhập bất thiện và tánh ngộ nhập thiện sai khác, tánh hữu chướng và tánh vô chướng sai khác, tánh hữu phân biệt và tánh vô Phân biệt sai khác. Vì sao? Vì mười sáu hành thế gian của Vô thường, khổ… trong các đế đối với cảnh giới của chỗ nhận biết không thông đạt tánh Chân như, vì bị tùy miên của phiền não, nương vào môn danh ngôn mà khởi hý luận. Như thứ lớp của hành thế gian là ngộ nhập bất thiện, có chướng ngại, có phân biệt, thì hành xuất thế gian trái với thế gian nầy, là ngộ nhập thiện, không chướng ngại, không phân biệt, do lý nầy mà thế gian và xuất thế gian khác nhau.

Hỏi: Thế nào là hành xuất thế không có phân biệt mà khéo ngộ nhập?

Đáp: Cảnh giới sở tri khi do các hạnh kia hiện ở trước, tuy hiện tại chứng kiến nghĩa Vô thường, nhưng không dựa vào môn danh ngôn hý luận mà thấy đây là nghĩa Vô thường. Như hạnh Vô thường đối với nghĩa Vô thường, các hạnh khác đối với các nghĩa khác, tùy sự thích ứng của nó cũng giống như vậy.