LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP
SỐ 1606
Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Quyển 2
Phẩm 1: BA PHÁP TRONG PHẦN BẢN SỰ (Phần 2)
Hỏi: Tâm Bất tương ưng hành gồm những gì?
Đáp: 1. Đắc; 2. Vô tưởng định; 3. Diệt tận định; 4. Vô tưởng dị thục; 5. Mạng căn; 6. Chúng đồng phần; 7. Sinh; 8. Già; 9. Trụ; 10. Vô thường; 11. Danh thân; 12. Cú thân; 13. Văn thân; 14. Dị sinh tánh; 15. Trôi lăn; 16. Định dị; 17. Tương ưng; 18. Thế tốc; 19. Thứ đệ; 20. Thời. 21. Phương; 22. Số; 23. Hòa hợp… như vậy tâm bất tương ưng hành lấy năm môn lập ra sai khác, là nương vào xứ, tự thể, giả lập, tác ý, địa. Hai định vô tâm đầy đủ năm môn, trời dị thục vô tưởng trừ tác ý, còn lại chỉ có ba môn đầu.
1. Đắc, là đối với các pháp thiện, bất thiện và vô ký, hoặc tăng hoặc giảm mà giả lập đạt được thành tựu. “Pháp Thiện, Bất thiện và Vô ký”, là nói về chỗ nương. “Hoặc tăng hoặc giảm”, là nói về tự thể. Vì sao? Vì có tăng nên gọi là thành tựu thượng phẩm tín…, do có giảm nên gọi là thành tựu hạ phẩm tín… “Giả lập đạt được thành tựu”, là nói về giả lập. Như vậy phải biết các pháp còn lại tùy sự thích ứng của nó mà lập ra.
2. Định vô tưởng, là đã lìa dục Biến Tịnh, chưa lìa dục của cõi trên, trước hết xuất ly tưởng tác ý, đối với bất thường hằng pháp tâm tâm sở diệt mà giả lập định vô tưởng. “Đã lìa dục biến tịnh”, là đã lìa tham của tĩnh lự thứ ba. “Chưa lìa dục của cõi trên”, là chưa lìa tham của tĩnh lự thứ tư trở lên. “Xuất ly tưởng tác ý làm đầu”, là giải thoát tưởng tác ý làm tiền phương tiện. “Bất thường hằng”, là thuộc về chuyển thức. “Diệt”, là sự dẫn tâm định không thường hiện hành, nên các pháp tâm tâm sở tạm thời gián đoạn diệt chỗ nương khác nhau, vì có thể diệt nên gọi là diệt.
3. Diệt tận định, là đã lìa dục của Vô sở hữu xứ, vượt qua hữu đảnh, trước hết tạm ngừng tưởng tác ý, đối với các pháp tâm tâm sở bất thường hằng và một phần thường hằng pháp tâm tâm sở diệt, mà giả lập diệt tận định. Trong đây đã nói “chưa lìa dục cõi trên” là nói về lìa dục của hữu đảnh, A-la-hán… cũng đắc định nầy. “Một phần thường hằng”, là thuộc về ý nhiễm ô.
4. Vô tưởng Dị thục, là đã sinh vào trời hữu tình vô tưởng, đối với bất thường hằng pháp tâm tâm sở diệt mà giả lập Vô tưởng Dị thục.
5. Mạng căn, là đối với sự chiêu cảm nghiệp đời trước của chúng đồng phần, khi trụ thì chắc chắn giả lập tuổi thọ, trong một đời các uẩn nối tiếp. “Khi trụ thì chắc chắn”, là bằng thời gian như vậy khiến cho chúng đồng phần thường được an trụ, hoặc trải qua trăm năm, hoặc ngàn năm… Do nghiệp đã dẫn công năng sai khác.
6. Chúng đồng phần, là như vậy như vậy hữu tình đối với các thứ chủng loại tự thể tương tự mà giả lập Chúng đồng phần. “Đối với các thứ chủng loại”, là đối với chủng loại sai khác của nhân thiên. “Đối với tự thể tương tự”, là đối với một chủng loại tánh.
7. Sinh, là đối với các hành của chúng đồng phần vốn không có hữu tánh nầy mà giả lập làm sinh.
Hỏi: Các sắc bên ngoài cũng có sinh tướng, vì sao chỉ đưa ra chúng đồng phần?
Đáp: vì đối với hữu tình nối tiếp mà lập ra tướng hữu vi, vì sao? Vì đã nói về hữu vi tướng thành hoại của các sắc bên ngoài, là đã nói về Sinh Già ở tướng hữu vi bên trong.
1. Già, là đối với các hạnh nối tiếp nơi tánh đổi khác của Chúng đồng phần mà giả lập làm già.
2. Trụ, là đối với các hạnh nối tiếp nơi tánh bất đổi khác của Chúng đồng phần mà giả lập làm trụ.
3. Vô thường, là đối với các hạnh nối tiếp nơi tánh đổi khác của Chúng đồng phần mà giả lập Vô thường nối tiếp. “Biến hoại”, là khi xả tuổi thọ, phải biết trong đây nương vào nối tiếp vị mà lập ra sinh… không nương vào sát-na.
4. Danh thân, là đối với tự tánh các pháp tăng ngôn mà giả lập danh thân. “Tự tánh tăng ngôn”, là nói các sự việc như: trời người, mắt, tai v.v…
5. Cú thân, là đối với các pháp sai khác thêm lời mà giả lập cú thân. “Sai khác thêm lời”, là nói các hành là Vô thường, là nghĩa tất cả hữu tình phải chết…
6. Văn thân, là đối với các tự (văn tự) của hai chỗ nương kia mà giả lập văn thân. “Các tự (văn tự) của hai chỗ nương kia”, là các tự chỗ nương của tự tánh sai khác thêm lời, như các mẫu tự vĩ, nhất, ổ… Lại nữa, tự tánh sai khác và hai thêm lời nầy thâu nhiếp tất cả, như vậy tất cả đều do biểu sở thuyên của ba thứ nầy, do đó lập ra ba thứ nầy làm danh cú văn thân. Văn nầy có thể hiển rõ danh cú kia, nên văn nầy cũng gọi là hiển năng hiển nghĩa, văn nầy lại gọi là tự vì không có dị chuyển. Vì sao? Như danh của nhãn khác với nhãn, danh nầy bên ngoài lại có soi rõ chỉ dẫn danh khác cải chuyển, vì danh kia đồng loại với tưởng nầy, không phải các mẫu tự vĩ nhất…. lìa sai khác của vĩ nhất… ra, lại có sai khác có thể hiển mẫu tự nầy nên không có dị chuyển nói danh làm tự (chữ). “Không có dị chuyển”, là không có trôi lăn biến đổi.
7. Dị sinh tánh, đối với Thánh pháp không có nên giả lập tánh dị sinh.
8. Trôi lăn, là đối với các thứ nhân quả nối tiếp không đoạn mà giả lập trôi lăn. Nguyên nhân chỉ đối với nối tiếp không dứt mà lập trôi lăn, là đối với một sát-na, hoặc đối với gián đoạn thì không có câu nói nầy.
9. Định dị, là đối với các thứ nhân quả sai khác mà giả lập định dị. “Các thứ nhân quả sai khác”, là hạnh diệu của quả khả ái làm nhân, ác quả của quả bất khả ái làm nhân, các thứ nhân quả như vậy xoay vần sai khác.
10. Tương ưng, là đối với nhân quả tương ưng mà giả lập tương ưng. “Nhân quả tương ưng”, tuy là nhân quả dị loại nhưng cùng thuận lẫn nhau cũng gọi là tương ưng, cũng như bố thí mà chiêu cảm giàu có tài sản…
11. Thế tốc, là đối với nhân quả trôi lăn mau chóng mà giả lập Thế tốc.
12. Thứ đệ, là đối với nhân quả từng một từng một trôi lăn mà giả lập thứ đệ. “Nhân quả từng thứ một trôi lăn”, tức là không đồng thời trôi lăn.
13. Thời, là nhân quả nối tiếp trôi lăn mà giả lập làm thời. Vì sao? Vì có nhân quả nối tiếp chuyển, nếu nhân quả nầy đã sinh đã diệt thì lập quá khứ thời, nhân quả nầy chưa sinh thì lập thời vị lai, đã sinh chưa diệt thì lập thời hiện tại.
14. Phương, tức là đối với Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn duy, Thượng, Hạ, nhân quả sai khác mà giả lập làm phương. Vì sao? Tức là đối với mười nhân quả biến mãn mà giả nói là phương, phải biết trong đây chỉ nói nhân quả thuộc pháp sắc, pháp Vô Sắc không có công năng ở khắp các nơi.
15. Số, là đối với các hạnh từng thứ sai khác mà giả lập làm số. Mỗi pháp sai khác”, là đối với số một không khác với số hai, số ba là không đúng ly.
16. Hòa hợp, là đối với nhiều duyên nhân quả nhóm hợp mà giả lập hòa hợp. “Nhiều duyên nhân quả nhóm hợp”, cũng như pháp thức nhân quả nối tiếp phải mượn nhiều duyên hòa hợp, là căn không hoại thì cảnh giới hiện tiền, có thể sinh thức nầy là tác ý chánh khởi. Như vậy đối với các thức khác phải biết đúng như ly.
Các tâm Bất tương ưng hành pháp như vậy chỉ nương vào phần vị mà lập ra, phải biết đều là giả có, là đối với phần vị sai khác của thiện, bất thiện… mà lập ra một loại, đối với phần vị sai khác của pháp tâm tâm sở lập ra ba loại, đối với phần vị sai khác của trụ mà lập ra một loại, đối với phần vị sai khác của tương tự mà lập ra một loại, đối với phần vị sai khác của tướng mà lập ra bốn loại, đối với phần vị sai khác của nói năng mà lập ra ba loại, đối với phần vị sai khác của bất đắc mà lập ra một loại, đối với phần vị sai khác của nhân quả mà lập ra các loại còn lại. “Nhân quả”, là tất cả pháp hữu vi có thể sinh pháp khác nên gọi là nhân, từ pháp khác sinh ra nên gọi là quả.
Hỏi: Thế nào là lập ra thức uẩn ?
Đáp: Là của tâm, ý, thức khác nhau.
Tâm, là sự huân tập tập khí của uẩn giới xứ. Tất cả hạt giống thức A-lại-da cũng gọi là thức Dị thục, cũng gọi là thức A-đà-na, vì có thể chứa nhóm các tập khí. “Tập khí”, là do uẩn… hiện hành khiến cho các hạt giống đó đều được tăng ích. “tất cả hạt giống thức”, là sự chứa nhóm có thể sinh các pháp hạt giống của uẩn… “Thức A-lại-da”, là có thể thâu chứa các hạt giống, lại cũng là thức mà các hữu tình chấp lấy làm ngã. “Thức Dị thục”, là sự sinh của nghiệp trước kia. “Thức A-đà-na”, là có thể thường khiến cho sinh nối tiếp, nhiếp lấy các căn… khiến cho không hoại. Lại nữa, tâm có thể chứa nhóm tập khí của tất cả pháp.
Hỏi: Vì sao biết có thức A-lại-da ?
Đáp: Tụng nói:
Nếu không có thức nầy,
Chấp thọ, sơ, minh liễu,
Hạt giống, nghiệp, thân thọ,
Định vô tâm, qua đời,
Các thức đều không có,
Đều là không đúng ly.
Để giải thích bài tụng trên, như phần nhiếp Quyết trạch nói: “Do tám thứ tướng, nên chứng thức A-lại-da chắc chắn là có, nếu lìa thức A-lại-da thì sự nương tựa chấp thọ không thể được, sinh khởi đầu tiên không thể được, sinh khởi sáng tỏ không thể được, thể tánh hạt giống không thể được, thể tánh nghiệp dụng không thể được, thể tánh thân thọ không thể được, xử định vô tâm không thể được, thức qua đời không thể được.
Hỏi: Thế nào là nương tựa chấp thọ không thể được ?
Đáp: Do năm nhân:
1. Hành nhân của thức A-lại-da chiêu cảm nhãn…, khi chuyển thức hiện thì nhân duyên phát khởi, như nói căn cảnh và lực tác ý do đó mà các chuyển thức sinh, cho đến nói rộng, là nhân thứ nhất.
2. Lại nữa, thiện ác khả đắc của sáu thức thân, là nhân thứ hai.
3. Lại nữa, một loại, Dị thục của sáu thức thân thuộc tánh Vô ký thì không thể được, là nhân thứ ba.
4. Lại nữa, sáu thức thân mỗi thức đều có chuyển y riêng, tùy chỗ nương mà thức kia khi sinh thì liền xứng với chỗ nương của thức kia chấp, các chỗ không chấp thọ khác không đúng đạo ly, hoặc thừa nhận chấp thọ khác cũng không xứng lìá, vì lìa thức, là nhân thứ tư.
5. Lại nữa, chỗ nương lẽ ra phải thành thường thường chấp thọ tội lỗi, vì sao? Vì nhãn thức kia trong một thời chuyển, một thời không chuyển, các thức khác cũng vậy, là nhân thứ năm.
Hỏi: Thế nào là sinh khởi đầu tiên không thể được ?
Đáp: Nếu có vấn nạn: “Nếu có thức A-lại-da, thì lẽ ra một hữu tình hai thức đồng thời khởi”. Nên nói với người đó rằng: “Ông đối với quá khứ đã vọng sinh tưởng quá khứ, vì có chứa hai thức đồng thời chuyển, vì sao? Cũng như có một hữu tình đồng thời muốn thấy cho đến muốn biết, hễ có bất cứ một thức đầu tiên nào sinh khởi thì không đúng ly”. Vì sao? Vì lúc đó tác ý không có sai khác, căn và cảnh giới không hoại thì hiện tiền. Vì sao thức không đồng thời chuyển ?
Hỏi: Thế nào là sinh khởi sáng tỏ không thể được ?
Đáp: Nếu có chắc chắn chấp thức không đồng thời sinh, cùng với nhãn thức… đồng thời hiện hành một cảnh, thì ý thức sáng tỏ lẽ ra không thể được. Vì sao? Vì lúc đó hễ nhớ lại bất cứ cảnh nào đã từng thọ thì lúc đó ý thức không sáng tỏ sinh khởi, không phải sự sinh ý thức của hiện cảnh, được có tướng không sáng tỏ như vậy, nên phải tin các thức đồng thời chuyển, hoặc phải thừa nhận ý thức thứ sáu kia không có tánh sáng tỏ.
Hỏi: Thế nào là hạt giống thể tánh không thể được?
Đáp: Là sáu chuyển thức thân mỗi thức đều khác nhau, vì sao? Vì sáu chuyển thức nầy từ thiện vô gián tánh bất thiện sinh, thì bất thiện vô gián tánh thiện lại sinh, từ hai vô gián mà tánh vô ký sinh, cõi dưới vô gián thì trung giới sinh, trung giới vô gián thì diệu giới sinh, diệu giới vô gián thì cho đến hạ giới sinh, hữu lậu vô gián thì vô lậu sinh, vô lậu vô gián thì hữu lậu sinh, thế gian vô gián thì xuất thế gian sinh, xuất thế gian vô gián thì thế gian sinh, chẳng phải tướng thức như vậy làm hạt giống thể mới đúng đạo ly. Lại nữa, tâm nối tiếp thường khi xen hở, thì trải qua lâu dài trôi lăn không dứt, do đó chuyển thức có thể duy trì hạt giống thì không đúng ly.
Hỏi: Thế nào là thể tánh nghiệp dụng không thể được ?
Đáp: Nếu không có các thức đồng thời sinh khởi mà nghiệp dụng đồng thời chuyển thì không đúng đạo ly. Vì sao? Nói lược nghiệp thức có bốn thứ:
- Biết rõ ngoại khí.
- Biết rõ chỗ nương.
- Có thể biết rõ ngã.
- Biết rõ cảnh giới.
Bốn thứ thức như vậy biết rõ nghiệp, trong mỗi sát-na đều hiện khả đắc, không phải trong một thức sáy sát-na có các nghiệp dụng sai khác như vậy, nên chắc chắn có các thức đồng thời khởi.
Hỏi: Thế nào là thế tánh thân thọ không thể được ?
Đáp: Là như có một hoặc tư duy đúng như ly, hoặc tư duy không đúng như ly, hoặc không tư duy, hoặc lại suy tầm hoặc tâm ở trong định hoặc chẳng tại định, thân thọ sinh khởi không phải một hay nhiều, nếu không có thức A-lại-da thì thân thọ như vậy đáng lẽ không thể được, nhưng đã hiện khả đắc nên chắc chắn có thức A-lại-da.
Hỏi: Thế nào là ở trong định vô tâm không thể được?
Đáp: Như Thế Tôn nói: “Nhập định Vô Tưởng và định Diệt tận, phải biết lúc đó thức không lìa thân. Nếu không có thức A-lại-da thì lúc đó thức phải lìa thân. Nếu thức lìa thân thì lẽ ra bỏ mạng, chẳng phải ở trong định”.
Hỏi: Thế nào là thức lúc qua đời không thể được ?
Đáp: Là khi sắp chết thì thức tạm bỏ chỗ nương là phần thân mà phát sinh cảm xúc lạnh hoặc trên hoặc dưới, không phải ý thức kia có khi không chuyển, nên biết chỉ có thức A-lại-da, có thể chấp trì thân tùy theo thân phần. Nếu lìa bỏ thức nầy khiến cho xúc lạnh có thể đắc thì thân không có giác thọ, ý thức thì không như thế, nên nếu không có thức A-lại-da thì thức khi qua đời không thể được.
Ý là bất cứ lúc nào cũng duyên thức A-lại-da, tư duy lượng xét làm tánh, thường tương ưng với bốn phiền não, là Ngã kiến, Ngã ái, Ngã mạn và Vô minh. Lại nữa, ý nầy đi khắp tất cả các vị Thiện, Bất thiện và Vô ký, chỉ trừ khi Thánh đạo hiện tiền, hoặc trong định diệt tận và tại địa Vô học. Lại nữa, sáu thức lấy thức vô gián diệt là làm ý, phải biết trong đó do sở duyên, thích nghĩa, tương ưng và thời sinh khởi mà hiển rõ ý.
Hỏi: Thế nào là Thánh đạo hiện tiền không có ý nhiễm ô?
Đáp: Do trí thắng nghĩa cùng với ngã kiến hiện hành, vì rất trái nhau nên sau khi ra khỏi Thánh đạo thì từ thức A-lại-da lại sinh khởi, vì vị Hữu học chưa dứt hẳn. Lại nữa, định diệt tận so với định vô tưởng , vì rất vắng lặng, nên ý nhiễm ô nầy không được hiện hành. “Ý vô gián diệt”, là do tùy giác, nghĩa của giác vô gián là nghĩa của ý, phải biết trong đây tùy theo hiển tướng mà nói.
Thức, là sáu thức thân, từ nhãn thức cho đến ý thức. Nhãn thức, là nương vào nhãn duyên sắc, phân biệt làm tánh. Nhĩ thức, là nương vào nhĩ duyên thanh, phân biệt làm tánh. Tỷ thức, là nương vào tỷ duyên hương, phân biệt làm tánh. Thiệt thức, là nương vào thiệt duyên vị, phân biệt làm tánh. Thân thức, là nương vào thân duyên xúc, phân biệt làm tánh. Ý thức, là nương vào ý duyên pháp, phân biệt làm tánh. Phải biết trong đây do chỗ nương, chỗ duyên, tự tánh mà lập ra đối với thức.
Hỏi: Thế nào là lập cõi?
Đáp: Là sắc uẩn, tức mười cõi là nhãn nơi giới năm căn là giới năm cảnh và một phần pháp giới của sắc. Thọ tưởng và hành uẩn là một phần pháp giới. Thức uẩn tức là bảy thức giới, là nhãn nơi sáu thức giới và ý giới. Vì sao lập giới và xứ không có tướng riêng? Trong lập uẩn đã nói nhãn… mỗi pháp đều có tướng riêng, nên từ trong các uẩn đưa ra giới để lập, từ trong giới đưa ra xứ để lập.
Hỏi: Thế nào là không thuộc về giới pháp uẩn?
Đáp: Trong pháp giới thì pháp vô vi thuộc về uẩn không. Pháp vô vi nầy là có tám thứ:
- Pháp thiện Chân như.
- Pháp bất thiện Chân như.
- Vô ký pháp Chân như.
- Hư không Chân như.
- Phi trạch diệt Chân như.
- Trạch diệt Chân như.
- Bất động diệt Chân như.
- Tưởng thọ diệt Chân như.
Như vậy trong lập ra tám vô vi, phải biết vì chỗ nương sai khác, nên phân tích Chân như giả lập ba thứ, không do tự tánh.
Pháp thiện Chân như, là tánh vô ngã, tánh không, thật tế vô tướng, pháp giới thắng nghĩa.
Hỏi: Vì sao Chân như gọi là Chân như ?
Đáp: Vì tự tánh đó không có đổi khác, là tất cả thời thật tánh vô ngã không có chuyển đổi nên nói là vô đổi khác, phải biết đây là tánh vô ngã, vì lìa hai ngã.
Hỏi: Vì sao lại nói Chân như nầy là tánh không ?
Đáp: Vì là điều mà tất cả tạp nhiễm không hiện hành. Vì sao? Vì duyên tánh không nầy có thể khiến cho tất cả tạp nhiễm đều vắng lặng. Tuy có khi nói có tạp nhiễm, thì phải biết chỉ là nhiễm ô của phiền não khách trần.
Hỏi: Những gì gọi là khách trần nhiễm ô ?
Đáp: Là do hạt giống của sở thủ, năng thủ chưa dứt trừ, khiến cho hai hành tướng của tâm tha tánh kia chuyển, chẳng phải tâm pháp tánh, vì tự tánh pháp tánh của các pháp thanh tịnh.
Hỏi: Vì sao lại nói Chân như nầy là Vô tướng ?
Đáp: Vì tướng vắng lặng. “Các tướng”, là sắc thọ… cho đến Bồđề, là món hý luận, trong tánh Chân như thì chư tướng nầy vắng lặng, nên gọi là Vô tướng.
Hỏi: Vì sao lại nói Chân như nầy là thật tế ?
Đáp: Vì sở duyên không trái ngược. “Thật”, là không có trái ngược, vì Chân như nầy ở trong rốt ráo nên gọi là thật tế, vượt quá tánh vô ngã thì lại càng không có chỗ cầu.
Hỏi: Vì sao lại gọi Chân như nầy là thắng nghĩa ?
Đáp: Là nơi hoạt động của Thánh trí tối thắng.
Hỏi: Vì sao lại nói Chân như nầy là pháp giới ?
Đáp: Là tướng mà tất cả pháp mầu của Thanh văn, Độc giác và Chư Phật nương tựa. Như pháp thiện Chân như, thì pháp bất thiện Chân như, vô ký pháp Chân như cũng vậy. “Hư không”, là tánh Vô Sắc, dung chứa tất cả nghiệp đã làm. “Tánh Vô Sắc”, là trái với sắc, vì không có tánh, tướng, cảnh giới ý thức, nên gọi à hư không. “Cảnh giới ý thức” là thuộc về cõi Sắc, chỉ trái với chữ sắc, vì biệt thọ v.v… có chung Chân như, trạch diệt, phi trạch diệt, tánh Vô thường… tuy sừng thỏ cũng là vô tánh, nhưng sừng thỏ không trái với pháp tướng, vì sừng thỏ kia chỉ là tất cánh không. Lại nữa, sừng thỏ không phải duy trái với sắc, do cùng chung với các pháp của thọ, nên chỉ nói trái với sắc, không nói tánh tướng. Vì thọ riêng pháp của Vô Sắc, vì sao? Vì tự thể của thọ là tướng hữu tánh, chẳng phải tướng vô tánh.
Phi trạch diệt, là diệt chứ không phải lìa hệ, vì không dứt bỏ phiền não.
Trạch diệt, là diệt, là lìa hệ, vì trừ bỏ hẳn phiền não.
Bất động, là đã lìa dục biến tịnh, chưa lìa dục cõi trên, là vô vi tắt ngấm vui khổ.
Tưởng thọ diệt, là đã lìa dục Vô sở hữu xứ, vì ngừng dứt tưởng và tác ý làm đầu. Các pháp tâm tâm sở bất thường hằng và một phần thường hằng pháp tâm tâm sở diệt là vô vi.
Phải biết trong đây có hai pháp nên dứt, là các phiền não và chỗ nương nơi thọ nầy. Thọ có hai thứ, là đổi khác và bất đổi khác, phải biết phiền não dứt như thứ lớp của nó là khổ lạc và phi khổ vui. Lập ra trạch diệt và hai thọ dứt, như thứ lớp của nó mà lập ra bất động và thọ tưởng diệt. “Phiền não dứt”, là trừ sự đắc chuyển y của phẩm thô nặng nầy. “Thọ dứt”, là trừ sự đắc chuyển y của năng đối trị định chướng nầy, do đó khi đắc tĩnh lự thứ hai, tuy chứng khổ diệt nhưng không lập ra vô vi, vì đổi khác thọ chưa dứt hết. Lại nữa, hoặc ngũ chủng sắc uẩn, hoặc thọ tưởng hành uẩn, và đã nói tám pháp vô vi. Như vậy mười sáu thứ gọi chung là pháp giới.
Hỏi: Thế nào là lập ra xứ ?
Đáp: Là mười cõi Sắc tức là mười sắc xứ, bảy thức giới tức là ý xứ, pháp giới tức là pháp xứ.
Do đạo ly nầy thuộc về ba pháp Uẩn Giới Xứ, là sắc uẩn, pháp giới và ý xứ. Do sắc uẩn thâu nhiếp mười cõi Sắc, pháp giới thì thâu nhiếp pháp giới, ý xứ thì thâu nhiếp thất thức giới, nên ba pháp thâu nhiếp tất cả pháp.
Như vậy đã lập ra uẩn giới xứ rồi, bây giờ nương theo nghĩa nầy lại phân biệt.
Hỏi: Nhãn, nhĩ và tỷ mỗi căn đều có hai thứ, vì sao không lập hai mươi mốt giới ?
Đáp: Nhãn nhĩ tỷ kia tuy mỗi căn đều có hai thứ, nhưng giới thì không khác, vì sao? Vì tướng của nó tương tự đồng như tướng nhãn, đã tạo tương tự đồng với nhãn cảnh, vì nhãn thức là một đã tạo tác. Như vậy nhĩ và tỷ, tùy theo lìá phải biết, thân đoan nghiêm thì mỗi căn đều sinh ra hai thứ, vì sao? Như vậy phân bố ra một giới hai chỗ thân đắc đoan nghiêm, không do pháp nào khác.
Hỏi: Là thường nương vào mỗi nhãn mà nhãn thức được sinh, hay cũng nương vào cả hai ?
Đáp: Cũng nên nương vào cả hai, vì thủ sáng tỏ, vì sao? Nếu đồng thời mở hai nhãn thủ sắc sáng tỏ chẳng giống như mở một, ví như trong một ngôi nhà mà đốt hai ngọn đèn, đồng thời phát sáng chiếu soi thì rất sáng tỏ, như vậy một ánh sáng nương vào hai ngọn đèn mà chuyển, phải biết lìa ở đây cũng vậy.
Hỏi: Đối với mỗi căn môn, các thứ cảnh giới đều hiện tiền, tại đó có nhiều cảnh hay có nhiều thức thứ lớp khởi, hay là đồng thời khởi ?
Đáp: Chỉ có các thứ hành tướng của một thức đồng thời khởi. Nếu các đoạn thực hợp với thiệt căn, phải biết thân thức và thiệt thức hằng đồng thời khởi. Lại nữa, âm thanh gián đoạn không từ dị xứ xoay vần sinh khởi nối tiếp tiến đến các phương khác, nhưng ví như ngọn đèn đặt ở xứ của tự mình thì có thể bất cứ lúc nào, tùy thế lực của nó mà chiếu khắp, lìa của âm thanh mau chóng phát đi khắp thì cũng vậy.
Hỏi: Vì sao đối với chướng gần thì âm thanh nghe không rõ ?
Đáp: Âm thanh có tương đối, vì đối với chướng ngại nhỏ nhiệm, kẽ hở nhỏ mà sinh, cho nên không rõ.
Hỏi: Trong sáu thức có bao nhiêu hữu phân biệt ?
Đáp: Chỉ có một ý thức do ba phân biệt nên là hữu phân biệt. Ba phân biệt là:
- Tự tánh phân biệt.
- Tùy niệm phân biệt.
- Kế đạc phân biệt.
Tự tánh phân biệt, là đối với hiện tại đã thọ các hành, tự tướng hiện hành phân biệt. Tùy niệm phân biệt, là đối với chỗ trước kia đã từng thọ các hành mà nhớ lại hành phân biệt. Kế đạc phân biệt, là đối với các sự trong quá khứ vị lai hiện tại không hiện thấy mà tư duy tưởng tượng hiện hành phân biệt.
Lại có bảy thứ phân biệt:
- Sở duyên Nhậm vận phân biệt.
- Hữu tướng phân biệt.
- Vô tướng phân biệt.
- Tầm cầu phân biệt.
- Từ sát phân biệt.
- Nhiễm ô phân biệt.
- Bất nhiễm ô phân biệt.
Nhậm vận phân biệt, là năm thức thân như tướng sở duyên không có phân biệt khác nhau, đối với tự cảnh giới thì nhậm vận mà chuyển. Hữu tướng phân biệt, là hai thứ lớp tánh phân biệt và tùy niệm phân biệt, chấp lấy các thứ tướng hiện cảnh của quá khứ. Vô tướng phân biệt, là mong cầu cảnh vị lai hiện hành phân biệt. Các phân biệt khác đều dùng kế đạc phân biệt để làm tự tánh. Vì sao? Vì nghĩ lường, các thứ phân biệt hoặc có khi tầm cầu, hoặc có khi tứ sát (quán xét), hoặc có khi nhiễm ô, hoặc không nhiễm ô, từng thứ phân biệt.
Hỏi: Nếu biết rõ sắc… mà gọi là thức, vì sao chỉ gọi là nhãn… thức, không gọi là sắc… thức?
Đáp: Vì nương vào năm thứ như nhãn… để giải thích đạo ly thành tựu, mà chẳng phải đối với sắc… vì sao? Vì thức trong nhãn nên gọi là nhãn thức, nương vào sở của nhãn mà thức được sinh. Lại nữa, có nhãn thì thức được có, vì sao? Nếu có nhãn căn, nhãn thức chắc chắn sinh, thì người mù cho đến người ở trong chỗ tối cũng đều thấy được. Nếu không do có sắc mà nhãn thức chắc chắn sinh, vì người mà không thể thấy. Lại, nhãn là chỗ phát thức nên gọi là nhãn thức, vì nhãn biến thì thức cũng đổi khác, vì sắc tuy không có đổi khác nhưng thức có đổi khác, như bệnh Ca-mạt-la tổn hoại nhãn căn, thấy màu sanh thành màu vàng. Lại nữa, thức thuộc nhãn nên gọi là nhãn thức, do hạt giống thức đuổi theo nhãn mà được sinh. Lại nữa, thức trợ nhãn nên gọi là nhãn thức, vì khởi tổn và ích nhãn kia, vì sao? Vì căn hòa hợp với thức thì có chỗ lãnh thọ khiến cho căn tổn và ích, vì chẳng phải cảnh giới. Lại như, thức của nhãn nên gọi là nhãn thức, đồng thời thuộc về số hữu tình, sắc thì không như vậy, vì không chắc chắn. Nhãn thức đã như thế, thì các thức khác cũng vậy.
Hỏi: Là nhãn thấy sắc, hay thức thấy sắc ?
Đáp: Chẳng phải nhãn thấy sắc cũng chẳng phải thức thấy sắc, vì tất cả pháp không có tác dụng, do có hòa hợp giả lập làm kiến. Lại nữa, do sáu tướng, vì nhãn là tối thắng trong sự thấy sắc mà chẳng phải thức, nên nói nhãn có thể thấy tất cả sắc. Do sáu tướng là:
- Do sinh nhân, là nhãn có thể sinh kiến.
- Do chỗ nương, vì kiến nương nhãn.
- Do vô động chuyển, là nhãn thường là nhất loại.
- Do tự tại chuyển, là không chờ duyên hòa hợp mà niệm niệm sinh.
- Do đoan nghiêm, vì chuyển là chỗ nương thân của đoan nghiêm nầy.
- Do Thánh giáo, như trong kinh nói: “Nhãn có thể thấy sắc”. Như vậy đã nói sáu thứ tướng mạo trong thức… đều là không thật có.
Thức động chuyển, phải biết là do nhiều thứ sai khác sinh khởi.
Hỏi: Vì sao Vô vi kiến lập ở Giới Xứ mà không lập ở Uẩn ?
Đáp: Vì không có nghĩa uẩn. Vì sao? Vì các pháp như sắc… có quá khứ vị lai… các thứ khác nhau, chứa nhóm chung riêng gọi là uẩn. Nghĩa chứa nhóm là nghĩa uẩn, pháp thường trụ thì không có nghĩa nầy, nên Vô vi không thuộc về uẩn.
Hỏi: Vì sao ngay các pháp như vậy mà dùng môn Uẩn Giới Xứ sai khác để nói ?
Đáp: Vì muốn cho sự hóa độ hữu tình đối với môn rộng lược mà sinh khéo léo, vì sao? Vì trong môn uẩn nói lược sắc thức, trong môn giới xứ thì tùy theo sự thích ứng của nó mà nói rộng mười bảy thứ. Lại nữa, trong môn uẩn nói rộng thọ… trong môn giới xứ thì nói lược làm một pháp giới pháp xứ. Lại nữa, trong môn uẩn, chỉ nói lập ra pháp tướng hữu vi, môn giới thì nói rộng lập ra năng thủ sở thủ và thể tánh thủ, môn xứ thì chỉ nói lập ra năng thủ, đối tượng thủ, do đây chỉ hiển môn thủ sinh. Đã nói về nghĩa lệ thuộc, bây giờ sẽ giải thích bản văn.
Hỏi: Như trong kinh nói nhãn và nhãn giới, hoặc nhãn cũng là nhãn giới, hay nhãn giới cũng là nhãn ?
Đáp: Có khi nhãn nhưng không phải nhãn giới, là nhãn sau rốt của A-la-hán. Hoặc có nhãn giới nhưng không phải nhãn, là ở trong trứng thì chê trách khi Yết-la-lam, khi Át-bộ-đàm, khi Bế-thi, trong bụng mẹ hoặc chưa được nhãn, hoặc đã được nhãn rồi mất, hoặc chỗ có nhãn nhân của dị sinh sinh Vô Sắc. Hoặc khi có nhãn cũng là nhãn giới, là ở các vị khác. Hoặc có khi vô nhãn vô nhãn giới, là đã nhập Niết-bàn giới vô dư, và các bậc Thánh sinh cõi Vô Sắc, như nhãn và nhãn giới, như vậy nhĩ tỷ thiệt thân cùng với nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới phải biết tùy theo sự thích ứng của nó. A-la-hán với nhãn sau rốt, là sát-na sau rốt khi nhập Niết-bàn, lúc đó thì nhãn chẳng phải nhãn giới, vì chẳng phải nhãn nhân khác. Dị sinh cõi Vô Sắc có nhãn nhân, là từ cõi Vô Sắc kia đọa xuống hữu cõi Sắc đang sinh, vì thức A-lại-da nhiếp lấy hạt giống của nhãn, chắc chắn sẽ sinh nhãn, sinh các bậc Thánh Bất Hoàn kia thì không có nhãn giới. Có khi thân giới chẳng có thân, là chỉ sinh dị sinh cõi Vô Sắc, vì Vô Sắc kia chỉ có nhân thân, chẳng phải sống trong trứng… vì Vô Sắc kia có thân, hễ thân hoại diệt thì tuổi thọ cũng không có.
Hỏi: Hoặc có khi ý cũng là ý giới, hay có ý giới cũng là ý ?
Đáp: Có ý cũng chẳng phải ý giới, là ý sau rốt của A-la-hán. Hoặc có khi ý giới không phải ý, là tất cả ý nhân của người ở trong định diệt. Hoặc có khi ý cũng là ý giới, là đối với các vị khác. Hoặc có vô ý vô ý giới, là đã nhập Niết-bàn vô dư, trong “Chỉ có khi ý giới chẳng phải ý” thì nguyên nhân là người không chọn nhập định vô tưởng, vì người đó có ý nhiễm ô.
Hỏi: Nếu sinh trưởng các địa kia tức là dùng nhãn xúc địa kia trở lại thấy sắc của địa kia phải không ?
Đáp: Hoặc có địa thì dùng nhãn của địa kia lại thấy sắc của địa kia. Hoặc các địa khác sinh trưởng ở cõi Dục dùng nhãn của dục hành trở lại thấy sắc của dục hành, hoặc dùng nhãn của sắc hạnh trở lại thấy sắc của sắc hạnh, hoặc dùng nhãn của địa trên thấy sắc của địa dưới. Như dùng nhãn đối với sắc, dùng nhĩ đối với thanh cũng vậy. Như sinh trưởng ở cõi Dục, sinh trưởng cõi Sắc cũng vậy. Sinh, là khi mới thọ sinh. Trưởng, là tăng trưởng sau khi sinh. Hoặc sinh trưởng cõi Dục tức là dùng tỷ thiệt thân của dục hạnh, lại ngửi nếm xúc chạm biết hương vị xúc của dục hành. Hoặc sinh trưởng ở cõi Sắc tức là dùng thân của sắc hạnh lại xúc chạm biết của tự địa, tự tánh của giới kia chắc chắn không có hương vị, vì lìa tham đoạn thực, do ly nầy cũng không có hai thức tỷ và thiệt. Hoặc sinh trưởng cõi Dục tức là dùng ý của dục hành mà biết rõ pháp ba cõi và pháp vô lậu, như sinh trưởng cõi Dục, sinh trưởng cõi Sắc cũng vậy. Hoặc sinh trưởng cõi Vô Sắc tức là dùng ý của hành Vô Sắc để biết rõ pháp tự địa của hành Vô Sắc và pháp vô lậu. Pháp vô lậu, là nói theo các Thánh đệ tử. Hoặc ngoài dị sinh ra chỉ hiểu rõ pháp tự địa. Nếu người trụ pháp nầy, hoặc có do năng lực văn huân tập trước kia, cũng có khi do năng duyên địa trên để khởi pháp nầy.
Hỏi: Vì sao các uẩn theo thứ lớp như vậy ?
Đáp: Vì thức trụ, là bốn thức trụ và thức. Lại nữa, uẩn trước làm chỗ nương cho uẩn sau, như sắc tướng của nó mà lãnh thọ, như đã lãnh thọ mà biết rõ, như đã biết rõ mà tư duy tạo tác, như đã tư duy tạo tác tùy các xứ kia mà phân biệt. “Như sắc tướng của nó mà lãnh thọ”, là do thuận theo hai năng lực căn cảnh của lạc thọ… mà lạc thọ… sinh. “Như đã lãnh thọ mà biết rõ”, là tùy đã thọ mà chấp lấy các tướng. “Như đã biết rõ mà tư duy tạo tác”, là tùy chỗ tưởng mà tạo các nghiệp. “Như đã tư duy tạo tác tùy các xứ kia mà phân biệt”, là tùy đã tạo tác nghiệp đối với các cảnh giới và thức chuyển biến trong các đường khác. Lại, do nhiễm ô, thanh tịnh, hoặc nương vào xứ đó mà khởi nhiễm tịnh, hoặc do lãnh thọ chấp tướng để tạo ra nhiễm ô, thanh tịnh, hoặc nơi nhiễm ô và chốn thanh tịnh do ly nầy mà uẩn có thứ lớp. “Hoặc nương vào xứ đó mà khởi nhiễm tịnh”, là nương vào hữu căn thân. “Hoặc do lãnh thọ”, là do các thọ hữu nhiễm và vô nhiễm, theo thứ lớp của nó mà nhiễm ô, thanh tịnh. “Hoặc do chấp tướng để tạo tác”, là do như ly và bất như ly mà chuyển, như thứ lớp của nó mà nhiễm ô, thanh tịnh. “Hoặc đã nhiễm ô và đã thanh tịnh”, là tâm có thô nặng và thô nặng sinh.
Hỏi: Vì sao các giới theo thứ lớp như vậy ?
Đáp: Vì tùy theo thế sự sai khác mà chuyển.
Hỏi: Thế nào là tùy thế sự sai khác mà chuyển ?
Đáp: Là tướng kiến đầu tiên của thế gian, đã có tướng kiến rồi thì liền có thăm hỏi, đã có thăm hỏi rồi thì liền tắm gội thoa hương đeo tràng hoa, kế đó thọ các thức uống ăn thơm ngon, kế đó thọ các thứ đồ nằm và người hầu nữ, sau đó ý xứ phân biệt khắp nơi, vì nội giới có thứ lớp nên lập ra ngoại giới, tùy theo thứ lớp nầy mà lập ra thức giới. Như giới thứ lớp, xứ cũng vậy.
Hỏi: Nghĩa uẩn là thế nào ?
Đáp: Các sắc sở hữu hoặc quá khứ hoặc vị lai hoặc hiện tại, hoặc nội hoặc ngoại, hoặc thô hoặc tế, hoặc kém hoặc hơn, hoặc xa hoặc gần tất cả thứ đó nói lược là một sắc uẩn, vì có nghĩa chứa nhóm, như tài sản hóa vật chứa nhóm, như vậy cho đến thức uẩn phải biết là nương vào mười một thứ, vì là chỗ nương của ái. Đối với pháp của sắc, thọ… mà kiến lập sự sai khác quá khứ, hiện tại và vị lai. Mười một thứ ái là:
- Cố luyến ái.
- Hy vọng ái.
- Chấp trước ái.
- Nội ngã ái.
- Cảnh giới ái.
- Dục ái.
- Định ái.
- Hành vi ác khổ ái.
- Diệu hạnh lạc ái.
- Viễn ái.
- Cận ái.
Do cảnh sở duyên của ái như vậy, như thứ lớp của nó mà lập các thứ sai khác quá khứ, hiện tại và vị lai. Lại có sai khác, là đã sinh và chưa sinh sai khác, nên năng thủ sở thủ sai khác, nội môn và ngoại môn sai khác, nhiễm bất nhiễm sai khác, xa gần sai khác, như sự thích ứng của nó đối với các pháp như sắc… mà lập ra sai khác quá khứ hiện tại và vị lai. Đã sinh, là quá khứ và hiện tại. Chưa sinh, là vị lai. Ngoại môn, là địa bất định. Nội môn, là các địa Định. Những câu còn lại thì dễ hiểu, không phân biệt nữa. Lại vì tướng khổ rộng lớn nên gọi là uẩn, như đống gỗ to, nương vào sắc… mà phát khởi sinh khổ rộng lớn. Như kinh nói: “Như vậy thuần là uẩn tập của các khổ lớn. Lại nữa, gánh một gánh tạp nhiễm nên gọi là uẩn, như gánh một gánh nặng trên vai. “Gánh tạp nhiễm”, là các pháp tạp nhiễm của phiền não nương vào sắc… ví như một phần thân của thế gian có thể đảm đương gánh vác thế gian, tức là một phần nầy gọi là vai, gọi là uẩn. Sắc… cũng vậy, có thể gánh tạp nhiễm, gọi là uẩn.
Hỏi: Nghĩa giới là thế nào ?
Đáp: Là nghĩa hạt giống của tất cả pháp, là các pháp hạt giống trong thức A-lại-da gọi là Giới, giới nghĩa là nhân. Lại nữa, nghĩa có thể duy trì tự tướng là nghĩa của giới. Lại nữa, nghĩa có thể duy trì tánh nhân quả là nghĩa của giới. “Có thể giữ gìn tánh nhân quả”, là các giới của căn cảnh trong mười tám giới và sáu thức giới, như thứ lớp của nó cũng thâu nhiếp giữ chắc nghĩa của tất cả pháp sai khác, là nghĩa giới. “Nhiếp giữ tất cả pháp sai khác”, là trong các kinh nói các giới như địa… và giới chỗ khác, tùy theo sự thích ứng của nó đều thuộc về mười tám giới.
Hỏi: Nghĩa của xứ là thế nào ?
Đáp: Nghĩa của thức nơi môn sinh trưởng là nghĩa xứ, phải biết nghĩa hạt giống thâu nhiếp nghĩa của tất cả pháp sai khác, cũng là nghĩa của xứ.
Lại nữa, như Phật đã nói: “Sắc như chùm bọt, Thọ như bong bóng, Tưởng như sóng nắng, Hành như cây chuối, Thức như huyễn hóa”.
Hỏi: Vì sao sắc như chùm bọt, cho đến thức như huyễn hóa ?
Đáp: Vì vô ngã, vì lìa tịnh, vì thiểu vị, vì không chắc thật, là nghĩa không phải có xa lìa luống dối không chắc thật, đó là các cú nghĩa mà kinh nói. Cũng để đối trị bốn điên đảo Ngã, Tịnh, Lạc và Thường, nên như thứ lớp của nó mà nói các câu sai khác như Vô ngã…