PHẬT TỔ THỐNG KỶ
Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 1
NÓI VỀ SỰ XÉT DUYỆT PHẬT TỔ THỐNG KỶ
Đức Phật lấy tâm ấn truyền cho các Tổ, các Tổ cùng truyền nhau đến các Sư. Trong lúc đó thì tùy cơ mà lập kiến giải, lấy quyển bày thật, mạch lạc phân hợp rõ ràng do đó mà không thể nghĩ bàn vậy.
Trong khi tôi đang nghỉ ngơi tại núi Ô chiêm thì bỗng có ngài Ấp hầu Du Công mời đến thăm lầu Trừng tâm của Tư Mã Khấu. Ông ta đem việc xét duyệt nhờ tôi, tôi hỏi là muốn xét duyệt sách gì thì ra đó là bộ Phật Tổ Thống Kỷ Tôi vì việc nối lớn chí xưa nên không dám chối từ ngay, vừa đốt hương mở sách ra. Có một vị khách tiến đến thưa rằng: “Tôi nghe rằng ba thứ tâm, Phật và chúng sinh vốn không sai khác, vậy sao giữa Phật và Tổ lại khác nhau ư? Và đạo vốn dứt hết các biểu tượng bên ngoài. Lý không còn số lượng thì sao lại có Thống Kỷ. Nếu cảnh tức tâm là Thiền quán, vốn tự nó đã có vị đề hồ thì cớ gì lại cố theo phép mà chỉ tìm sữa trâu ở miền thôn giả?”
Ta bảo rằng: Ông chỉ nói phần hơi giống mà chưa thật đúng với đạo. Nếu đạo không Nhất thống tất sẽ phân tán, còn Nhất thống mà không kỷ cương tất sẽ rối loạn. Đã phân tán rối loạn thì đạo lý còn nương tựa vào đâu? Song đạo nhân lời mà hiển bày, lý do giáo pháp mà sáng tỏ, há có thể lìa ngôn giáo mà tìm thấy được đạo lý ư? Nay ta thử đem sách này mà dụ cho thôn xóm, danh cú năng thuyên dụ cho trâu bò, các nghĩa sở thuyên dụ cho sữa và tô lạc đề hồ. Nếu bảo rằng cứ lấy thẳng chất đề hồ ngon quý mà không cần nhọc sức chế tạo sữa trâu, thì xin mời ông cứ bỏ sữa trâu mà tìm lấy đề hồ xem thử được chăng? Nếu muốn thấy rõ đạo của Thánh xưa thì hãy từ Thống Kỷ này mà đến được vậy. Ông lại còn nghĩ điều chi? Sở dĩ Dương Thị Ngự vì Phật và Tổ mà phát tâm, Du Ấp Hầu vì chúng sinh mà giáo hóa, Dục Đạo Nhân… nỡ đem hổ chúa để lầm người học chăng? Khách bèn đảnh lễ rút lui.
Nhà Đại Minh, tháng quý hạ, năm Giáp Dần niên hiệu Vạn Lịch.
Nước Tây Thục, Phụ Từ Sa-môn Minh Dục kính bút.
Lời nói đầu của Phật Tổ Thống Kỷ.
Pháp sư Chí Bàng với một sách Phật Tổ Thống Kỷ ghi chép thứ tự rõ ràng về việc truyền trao thọ nhận của các Tổ xưa cũng như nguồn gốc sâu xa của sự phân chia chi phái khác nhau, khác nào một hoa có năm cánh truyền y thọ ký nối nhau rõ ràng. Từ đấy cõi Thiên đài đều là một nhà quyến thuộc, rộng ra thì cả các chốn địa ngục Thiên cung của Hoa tạng thế giới và các Thánh hiền liên xả, chư Tăng Ni vãng sinh đối với pháp vận lúc hưng hay suy, mà lòng càng tha thiết, dụng tâm càng cần mẫn. Đó là ý muốn vì lửa củi tàn mà truyền đèn nối tiếp mãi. Gần đây các Tông môn thạnh hành hoặc giảng luật hoặc phế bỏ, mà không biết rằng như xe kia phải có hai bánh, chim kia phải đủ hai cánh thì mới có thể nối dõi được giống Phật. Nếu thật như Tông Thiên thai thâm nhập vào Pháp hoa Tam-muội, chính mình thấy rõ hội Linh sơn còn đủ chưa tan, các phái cuồng thiền đánh hét đều rút chạy. Đó là cái ý khắc in thống kỷ của các bậc Thánh hiền như Y Doãn, Trọng Ni vậy.
Đức Sơn Dương Hạc kính đề.
LỜI TỰA PHẬT TỔ THỐNG KỶ
Tham dự của trời đất, làm chủ sự biến hóa của vạn vật, cong tuy đồng mà khác ngôi vị… đó chính là loài người. Cho nên từ lúc có con người đến nay, ngây ngô một đám dân đen ắt phải lập bậc Đại nhân làm vua để chăn dắt, đó là bốn vị Luân vương thống lãnh bốn châu, hàng Túc tán cai trị các cõi khác. Nhưng nước Chấn Đán ở Nam Thiệm-bộ châu Thật là một nước quân tử ở phương Đông. Từ khi Phục Hy xưng đế mới bắt đầu vẽ bát quái truyền xuống ba đời, văn vật sáng rỡ. Đến khi Đức Thế Tôn chúng ta xuất hiện ở Thiên Trúc sắp hoằng hóa đến phương này. Bèn trước khiến ba Thánh vương khéo dắt dẫn đời, trước dùng lễ nhạc mở đường, sau mới dạy về chân đạo. Khi cơ thành thời đến thì đại pháp được lưu truyền. Thế nên vua nhà Hán nằm mộng thấy điềm lành báo việc ngài Ma-đằng sang Đông độ. Đời Ngụy Tấn trở đi thì rầm rộ dịch kinh, các Sư cùng tranh nhau lên bục giảng. Dù ai nấy riêng lập nghĩa môn để lấy danh đương thời, nhưng hãy còn mê mờ về ý một đời giáo hóa của Như Lai, tông Thiên thai dốc đời, nối thịnh vận mệnh của Pháp Lấy tám giáo, năm thời và bốn thứ Tam-muội cùng ý chỉ sự lý tức cụ cảnh quan “không hai” để làm gốc vào đạo của hàng hậu học. Lời dạy dỗ quý báu ấy được các Sư nối tiếp truyền nhau đời đời đến nay đã bảy trăm năm, giữ gìn không mất. Ngài Hàn lâm Lương Tử nói rằng: Nói về Phật pháp, nếu lấy Thiên thai làm Ty Nam la bàn thì có nhiều luận thuyết khác nhau sẽ rút lui, lời luận này thật đúng thay!
Ngài Chí Bàng soạn sách này học với các thầy rất lâu, luôn nghĩ rằng các Thánh tích của Phật và Tổ truyền trao, nếu không chép thuật lại thì đời sau lấy gì để nghe biết. Như thuở xưa ngài Lương Chử soạn bộ Chính Thống, tuy mới lập pháp thể nhưng nghĩa trái văn vụng. Còn ngài Cảnh An soạn bộ Tông Nguyên, nhưng chỉ được xếp vào loại văn truyện, lời thô việc ít, đến nỗi bỏ quên không người thâu cất, ấy đều là lỗi này. Thế nên lấy tác phẩm của cả hai nhà vừa sửa, vừa bổ túc, căn cứ vào phép viết sử mà hợp thành sách của một nhà. Đây bắt đầu từ Đại Thánh Thích-ca và cuối cùng là ngài Pháp Trí. Một Đức Phật và hai mươi chín Tổ đều gọi là Bản Kỷ. Do đó nói rõ việc hoằng hóa mà thắt chặt mối Đạo vậy. Đến như các Tổ xếp vào thế gia thì từ ngài Quảng Trí trở đi là Liệt truyện, danh ngôn hạnh tốt đều cho vào loài này, nhưng thuật kể nêu lên chí hướng thì không phải nghĩa một môn, mà đủ cả Thông Lệ, có thể suy ra mà biết. vả lại đã dùng cách biên niên bắt đầu từ đời Chiêu vương nhà Chu cho đến triều đại vua ta đã riêng vì pháp vận hưng suy. Việc lập pháp của Nho, Thích, Lão, việc khai tông của Thiền, Giáo, Luật hội chung vào nhau, tất cả đều ghi chép đầy đủ. Đặt tên là Phật Tổ Thống Kỷ gồm năm mươi bốn quyển ghi chép truyện thế gia thì bắt chước theo Thái sử Công, ghi chép việc hưng suy thì bắt chước theo Tư Mã Công. Sách viết xong liền mang đến Bạch vân đường ngưỡng cầu Pháp sư Phật Quang hiệu khảo và các bạn đồng chí cùng tính việc khắc bản in để lưu truyền, đem về khiến mọi nhà đều có bản này. Ai đọc sách này thì tánh linh nhân tâm sẽ mở mang giúp sáng tỏ hóa trị của nước, đâu không thể bảo là có lợi ích lớn cho đời ư? Từ năm Mậu Ngọ, ngài Bảo Hựu đứng đầu việc sửa văn suốt mười năm xem xét, năm lần sao đi chép lại mới thành bản thảo ngày lại nối đêm, công lao thật bội phần, chỉ mong báo đáp ân Phật, đền trả nghĩa vua, không phụ sở học, chí ở tại đây vậy.
Đời Tống, niên hiệu Hàm Thuần thứ năm, ngày tám tháng tám năm Kỷ Tỵ. Đất Bốn Minh, Phước tuyền, Sa-môn Chí Bàn, ngụ tại núi Nguyệt ba ở Đông hồ, kính tựa.
Đồng hiệu chánh, Cát Tường An Lạc Sơn, Giáo Trung Báo Quốc Giáo Tự, Thủ Tọa, Sa-môn Tất Thăng.
Hiệu Chánh Tiền, Trụ Trì Hoa Đình Tiên Phước Giáo Tự, Truyền Thiên Thai Tống Giáo, Sa-môn Tuệ Chu.
Hiệu chánh, trụ trì Cát Tường An Lạc Sơn, Giáo Trung Báo Quốc Giáo Tự Truyền Thiên Thai Tông Giáo, Sa-môn Thiện Lương.
Hiệu chánh, trụ trì Đông hồ Nguyệt Ba Sơn, Từ Bi Phổ Tế Giáo Tự Truyền Thiên Thai Tông Giáo, Sa-môn Tôn Tịnh.
Hiệu chánh, Đặc Bốn Phật Quang Pháp sư, Tả Hữu Nhai Đô Tăng Sáu Chủ Quản, Giáo Môn Công Sự, trụ trì Thượng Thiên Trúc Giáo Tự, Bốn Kim Lan Y Pháp, xem xét Phật Tổ Thống Kỷ thông lệ.
Thích bản kỷ (Bản kê về họ Thích)
Đức Thích-ca Như Lai, việc đầu tiên sau khi mới thành Phật là đem lòng đại Bi cứu độ muôn loài suốt đến đời vị lai không ngơi nghỉ. Thế nên sau khi chứng quả thì hiện bày quyền biến, thường thường xuất hiện trên đời. Chớ nên lấy ba đời mà tính có trước sau.
Huống là khắp cả mười phương quốc độ bảo sinh bảo diệt mọi chỗ không đồng. Há có thể chỉ ở một cõi Nam Thiệm-bộ châu này mà hoàn thành xong sự nghiệp của ngài ư? Nhưng nay việc ghi chép thì chỉ đặc cử các yếu hội truyền giáo ở phương này mà biết khắp cả mười phương cũng đều giống đây không khác. Cả ba đời đều chỉ ở một tâm sao còn có việc dị đồng ư? Nay căn cứ vào các nhân hạnh của Như Lai từ lúc còn là phàm phu cho đến khi được gọi là bậc Pháp vương mà nêu rõ bản tánh và Thánh nguyên, trình bày tám tướng lớn nhỏ, phân chia hai mối đốn tiệm, trải qua năm thời, phô bày một giáo pháp viết nên bộ Bản Kỷ về giáo chủ Thích-ca Mâu-ni Phật, bốn quyển. Từ ngài Đại Ca-diếp đến Tôn giả Sư Tử đều hay kính vâng theo lời Phật dạy hoằng truyền Đại pháp, gọi đó là Kim Khẩu Tổ Thừa. Căn cứ vào Phó Pháp Tạng (Pháp truyền giao) mà soạn thành Tây Độ Nhị Thập BốnTổ Kỷ, một quyển.
Từ thời Bắc Tề mới mở đạo Long thọ cho đến tông Thiên thai truyền bá Pháp Hoa thì ngài Chương An tập họp làm sớ luận, ngài Kinh Khê viết lời giải thích rõ ràng, đều ở tại Chấn Đán (Trung Quốc) mà vâng theo Giáo Quán. Đó gọi là sư nay Kế đến tổ, viết thành bộ Đông Độ Cữu Tổ Kỷ, hai quyển. Từ ngài Pháp sư Thúy nối nghiệp ngài Kinh Khê, thầy thầy truyền nhau trải suốt năm đời Vãn đường, đến triều vua ta giáo pháp tan mà lại họp. May nhờ ngài bốn minh Pháp Trí ra dung trung hưng đạo giáo quán của Thiên thai, công lớn ngang với chín Tổ kia, nên viết ra Hưng Đạo Pháp Sư Hạ Bát Tổ Kỷ, một quyển. Bộ này ghi kể các chuyện từ ngày Đức Phật giáng sinh đến năm ngài Pháp Trí thị tịch gồm cả thảy có một Đức Phật và hai mươi chín vị Tổ, bắc đầu từ năm Giáp Dần vào đời Chu Chiêu Vương thứ hai mươi sáu cho đến năm Mậu Thìn, niên hiệu Thiên Thánh thứ sáu, đời Tống Nhân Tông, gồm hai ngàn hai năm chung làm một Bản Kỷ xếp vào Chánh thống, giống như các vua chúa ở đời chấn chỉnh ngôi báu để truyền nghiệp lớn.
Thích thế gia:
Từ khi núi Nam nhạc xuất hiện Thiền sư Tuệ Chiếu cho đến các sư Từ Vân… đều truyền giáo pháp làm rõ tông môn, chia đèn soi sáng thế gian, cùng với các Tổ Chánh Thống đều là ánh sáng, nên viết bộ Chư Tổ Thế Giả, hai quyển.
Thích liệt truyện (Liệt truyện về họ Thích):
Từ ngày bốn minh các dòng nối nhau lỗi lạc nhất có mười mấy vị. Hàng con cháu Kế đến thừa thì chỉ có ba ngài Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình là sáng chói nhất, giữ vững pháp nhà, chống kẻ lấn hiếp bên ngoài mà hoằng đạo độ người. Do đó, viết ra bộ Chư Sư Liệt Truyện gồm mười một quyển. Nói về kẻ phản Tông phá Tổ, mất người thừa Kế đến thì có vài ba người, nên viết ra Tạp Truyện, một quyển. Nói về những người có công với giáo môn, nhưng sự việc lâu xa lại không ghi chép, nên viết Vị Tướng Thừa Tự Truyện, một quyển.
Thích biểu:
Khảo sát việc truyền thụ của chư Tổ, trình bày việc nối pháp lo đời, muốn biết việc thiên cổ thì phải xét chuyện thời nay. Vì muốn nói rõ các việc từ thời Bắc Tề, cho đến thời ngài Pháp Trí nên phải thuật lại từ lúc có các dòng Chánh Thống đến nay. Viết ra Lịch Đại Truyền Giáo Biểu là muốn trình bày rõ Đức Thích-ca cùng các Tổ cho đến các Sư ngày nay. Để nói việc truyền Đăng vô tận, nên viết ra Phật Tổ Thế Hệ Biểu gồm hai quyển.
Thích chí:
Cùng trình bày với lối văn trang nhã là văn tán Phật, mỗi thứ đều có chương nghĩa phát huy Tổ nghiệp. Ở đây muốn củng cố sự hưng thịnh của Pháp môn, nên viết ra Sơn Gia Giáo Điển Chí, một quyển.
Người mà lý, giáo, hạnh thành tựu đầy đủ. Từ ngũ trược lên bậc Cửu phẩm thì chỉ có đạo Niệm Phật Tam-muội mới có khả năng như thế. Cơ nghi đơi mạt pháp bắt đầu từ núi Lô, nên viết ra Tịnh Độ Lập Pháp Giáo Chí, ba quyển.
Các ngài Đạt-ma, Hiền Thủ, Từ Ân, Quán Đảnh, Nam Sơn… đều là một đời lỗi lạc. Đặc biệt tuy cùng làm sáng tỏ đạo này nhưng mỗi vị chuyên biệt một môn, cách xa các Tông khác, nên viết ra Chư Tông Lập Giáo Chí, một quyển.
Nhìn thấy ngàn Phật nối nhau thịnh vượng thì biết rõ vô tận đăng. Từ một châu trông khắp thì biết rõ vô biên cõi. Vì ải tục khó nghe thấy, nên viết ra Tam Thế Xuất Hưng Chí và Tam Giới Danh Thể Chí, gồm ba quyển.
Mọi thứ hương đăng cúng dường và các hình thức lễ, tụng, ca, ngâm là che lấp giấu vết chính của duyên nhân, gia hạnh ví chỉ có người hiểu lý mới thành tựu các Phật sự, nên viết bộ Pháp Môn Quang Hiển Chí, một quyển.
Đại Pháp truyền sang Đông độ (Trung Quốc), Thánh hiền đời đời nối nhau, do đó Tam bảo được giữ gìn không để dứt mất. Song trải bao năm tháng lâu xa khi hưng khi phế, ấy là vì sự đời vô thường biến đổi, chứ đối với Đạo mầu nào có nên hư. Xem xét đủ mọi việc làm từ xưa nay để thấy cái tướng của vận pháp thông hay tắt. Đến như các giáo thuyết của Nho và Lão trên đời, có lúc bị ép bức hay được mở mang, nhưng các giáo thuyết ấy đều sáng rỡ, có thể dùng để dạy và răn. Nên soạn ra bộ Pháp Vận Thông Tắc Chí, mười lăm quyển.
Vận pháp thông tắt, sự biến đổi dẫy đầy, nếu căn cứ vào biên niên thì không rõ ngọn ngành, nay muốn thông suốt cổ kim để mọi người tìm biết, nên viết ra bộ Lịch Đại Hội Yếu Chí, bốn quyển.
Hàng môn đệ của Phật và Nho cao quý, có người dùng văn tự để phô trương Đạo lớn hoặc làm tiêu biểu cho Pháp môn, thì không thể không tóm tắt ghi chép, do đó mà soạn bộ Danh Văn Quang Giáo Chí, hai quyển.
Tự cổ chế:
Khoảng niên hiệu Chánh Hòa đời vua Huy Tông nhà Tống, ngài Ngô Hưng Dĩnh Pháp sư mới soạn ra bộ Tông Nguyên Sáu để thuật lại các việc truyền thọ nhau của một tông Thiên thai kể từ đời Bắc Tề cho đến năm Nguyên Hựu của triều đại nhà Tống, vẽ nên bản đồ hệ thống hóa Mối Đạo, do đó mới có thể khảo sát tìm biết được Tổ Tông của các giáo môn.
Khoảng niên hiệu Khánh Nguyên đời Ninh Tông nhà Tống, ngài Khải am Ngô Khắc Kỷ lấy bộ Sáu của ngài Pháp sư Dĩnh mà nói rộng thêm ra, có tên là Thích Môn Chánh Thống, chưa kịp lưu hành thì mất. Vào khoảng năm Gia Định, ngài Cảnh Am Thiên Pháp sư lại lấy bản sáu của Pháp sư Dĩnh và bộ Cảnh Am Tân Đồ mà viết thêm phần giải thích ở sau và phụ thêm truyện của hơn sáu mươi vị, đặt tên là Tông Nguyên Sáu.
Vào đầu niên hiệu Gia Hy đời vua Lý Tông nhà Tống, ngài Tiền Đường Lương Chữ Giám Pháp sư, lấy bản sáu ở đời Ngô rồi theo pháp viết sử mà viết ra các thứ sách bản kỷ, thế gia, liệt truyện, tải ký,… nhưng vẫn dùng tên cũ là Thích Môn Chánh Thống. Song bản của ngài Cảnh Am thì có lỗi là không lập thể của Thống kỷ, còn bản của ngài Lương Chữ thì có nhiều danh vị lầm lẫn. Cho đến các thứ như văn rườm, lời thô, việc ít, nghĩa trái thì đều có đủ. Nhưng tên sách gọi là Thích Môn thì quá bao quát, còn những sự cần yếu thì chỉ nói sơ qua. Vậy cần nên thảo luận, sửa đổi, trao chuốt thêm nữa, vì không thể đòi hỏi sự hoàn bị ở một người, nay xin nói rõ. Những điều kể thuật hôm nay là căn cứ vào hai Bộ Tông Nguyên Sáu và Thích Môn Chánh Thống, có tham khảo đối chiếu văn nghĩa, sửa sang bổ túc thêm. Rồi lại lấy thêm các văn từ ở các Kinh điển Đại tạng, sở ký Giao môn, sử tịch Nho tông và 0 các truyện sáu của các nhà… cho đến viện dẫn cả các sách Tú Sư Long Hưng Thống Kỷ, Tú Sư Thích Trị Thống Kỷ… để việc dẫn giúp vào. Rồi dựa theo phép của Sử thị mà viết thành bốn quyển Phật Kỷ, bốn quyển Tổ Kỷ, hai quyển Thế Gia, mười một quyển Liệt Truyện, một quyển Tạp Truyện, một quyển Vị Tướng Thừa Sự Truyện, hai quyển Biểu, ba mươi quyển Chí… tạo thành một bộ toàn thư của một nhà. Đến như sau một truyện thì có phần khen ngợi đức hạnh của vị ấy, sau mỗi chuyện lại có phần bình luận để giải nghi. Về văn nếu phần nào việc dẫn việc xưa có nghĩa khác thì có chú thích ở dưới, khiến người đọc dễ hiểu. Nếu căn cứ trong đây và văn giải thích liệt truyện ở trước thì tất biết phần liệt truyện về các Sư có mười một quyển và về bản kỷ chỉ có mười quyển.
Dụng tam lệ:
Các Sư ở đời gần đây, theo phép lập truyện thì phải dùng ba lệ sau:
- Quán hạnh tu minh.
- Giảng huấn hữu chỉ.
- Trứ Thư Minh Tông .
Nếu không phải ba thứ này thì là lạm dụng. Đến như đối với Lý sự của Kinh pháp mà khen ngợi giáo môn, lại đem ra ghi chép là muốn khiến người đời sau có chỗ kính ngưỡng. Như đám con cháu các quan, các bậc Danh hiền, Nho sinh, Cư sĩ… biết được Đạo này nếu không phải có do công huân tu từ nhiều đời trước mà được như thế, ấy là do thời xưa mà có vậy.
Thích đề nghĩa:
Phật Tổ là gì? Đó là Giáo chủ của ta và chư Tổ hệ thuộc.
Thống Kỷ là gì? Nêu rõ lý chung về việc truyền thụ của Phật và Tổ (Sử Ký Công Thần Biểu nói rằng: Cần yếu là lấy việc thành công để làm Thống Kỷ. Hán Cao Tổ Kỷ, Nhan Sư Cổ chú rằng: Kỷ là sửa trị; Thống là sửa trị các sự việc có liên hệ với tháng năm.
Bản Kỷ là gì? Là ghi chép các việc chánh thống truyền giáo của một vị Phật và hai mươi chín vị Tổ, bắt đầu từ Đức Thích-ca và kết thúc vào đời ngài Pháp Trí.
Thế Gia là gì? Là giữ vững nghiệp nhà với đời để gánh vác Tổ đạo.
Liệt Truyện là gì? Là ghi chép ngôn hạnh của các đời Tổ sư để có người thừa Kế đếnTổ đạo.
Biểu là gì? Là trình bày về đầu mối của giáo pháp và thời gian khi truyền giáo.
Chí là ghi các sự việc như Sơn Gia Giáo Điển hoặc việc các Tông lập giáo hoặc việc vãng sinh tịnh độ, hoặc thế giới thành hoại, hoặc việc pháp môn hiển sáng, hoặc về vận pháp thông tắt, hoặc các lãnh hội các điều cốt yếu để thông suốt cổ kim, hoặc thuật văn để làm sáng tỏ đại giáo… thì chí đều có xét đến.
Thích sư danh:
Nêu tên các Sư thường theo tám nguyên tắc (lệ): Hoặc do tên nước như Bắc Tề, Cao Ly, hoặc theo tên núi như Nam nhạc, Thiên thai. Hoặc theo hiệu thầy như Trí Giả, Pháp Trí. Hoặc theo tên đất như Chương An, Tiên Thành. Hoặc theo tên chùa như Pháp hoa, Thiên cung.
Hoặc theo tên riêng như Thảo đường, Tức am. Hoặc theo tên quận như Tiền đường, Bốnminh. Hoặc theo tên sách mình viết như Phù Tông, Hiến Chương. Đời gần đây phần đông người ta dùng tự hiệu, tuy tên gọi không phải một, nhưng khi gọi tên ai thì đúng là thật có người ấy.
Chấm dứt các nghi ngờ:
Để viết nên bộ sách này thì hoặc do văn cũ mà sửa lại, hoặc gom góp các văn khác rồi bổ túc thêm, hoặc lấy văn từ các luận phẩm của thầy và bạn, hoặc soạn thuật từ các bi ký. Sở dĩ không chú thích rõ từng trích văn là vì theo phép “Tu Sử” thì phải như thế. Trong đó có nhiều chuyện liên quan cần phải dẫn nhiều chứng cứ chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Vả lại sách này dùng các tạng điển giáo văn thì không phải nho sinh cư sĩ nào cũng hiểu dễ dàng cả đâu. Có kẻ từng chữ, từng câu nghiên cứu ra các nghĩa lý nên đã nghi ngờ. Tin tưởng vào các Sa-môn thì tất thấu nghĩa nhập thần, sau đó mới biết đến Phật. Nếu coi thường đọc lướt qua không thấu rõ ý chỉ tất là không ích gì cho ai cả. Lại các Nho sĩ ở đời thường đưa luận của hai ông Hàn, Âu bài bác Phật giáo, nhưng không biết rằng vào lúc cuối đời cả hai ông này đều quay về với đạo Phật. Nay có người dằn bớt sự bồng bột đọc kỷ sách này mới biết rõ lại các lập thuyết của Hàn, Âu đều có ý giúp dương trợ âm.
Dẫn văn kinh:
Văn trong sách này được trích dẫn từ các sách như:
Kinh điển Đại tạng như các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy-
06 ma, Niết-bàn, Thụy Ứng, Phạm Võng, Lâu Thán, Dược Vương, Phổ Diệu, Thiện Quyền, Đại Quyền, Hiền Ngu, Đề-vị, Lăng-già, Đại Tập, Di Giáo, Nhân Quả, Vô Lượng Nghĩa, Đại Bát-nhã, Phó Pháp Tạng, Pháp Diệt Tận, Đại Phương Tiện, Thập Nhị Du, Phật Bản Hạnh, Vị Tằng Hữu, Tập Bảo Tạng, Trung Bản Khởi, Thủ-lăng-nghiêm, Pháp Cú Dụ, A-dục Vương, Bát Quan Trai, Trường A-hàm, Tạp A-hàm, Diệu Pháp Hoa, Phổ Hiền Hành Pháp, Bồ-tát Xử Thai, Bồ-tát Bản Hạnh, Ưu-bà-tắc Giới, Tăng Nhất A-hàm, Phân Biệt Công Đức, Tư Ích Phạm Thiên, Ương-quật-ma-la, Tịnh Phạn Nê-hoàn, Thăng Đao-lợi Thiên, Quán Phật Tam-muội, Thắng Man Sư Tử, Tượng Pháp Quyết Nghi, Phật Mẫu Nê-hoàn, Ma-da Phu Nhân, Nhân Vương Bát-nhã, Văn-thù Bát-nhã.
Các luật như Đàm-vô-đức, Thập Tụng, Bốn Phần, Tăng-kỳ, Disa-tắc, Thiện Kiến, Ngũ Phần.
Các luận như Đại Trí Độ, Tân-bà-sa, Đại Trang Nghiêm, Tát-bàđa, Câu-xá, Khởi Tín, Phật Đạo Luận Hành, Dịch Kinh Đồ Ký, Lương Cao Tăng Truyện, Đường Cao Tăng Truyện, Tống Cao Tăng Truyện, Hoằng Minh Tập, Thích-ca Phổ, Tây Vức Ký.
Văn của Thiên thai giáo, gồm có các bộ sau:
Pháp Hoa Văn Cú, Diệu Lạc, Pháp Hoa Diệu Huyền, Thích Thiên Tầm Quán Luận, Phụ Hành, Niết-bàn Huyền Nghĩa, Quan Âm Biệt Hạnh, Pháp Giới Thứ Đệ, BốnGiáo Nghĩa, Nam Nhạc Nguyện Văn, Trí Giả Biệt Truyện, Nhị Sư Khẩu Nghĩa, Quốc Thanh Bách Sáu, Bảo Vân Chấn Tổ Tập, BốnMinh Giáo Hạnh Sáu, Thiên Trúc Biệt Tập, Thảo Am Di Sự, Phiên Dịch Danh Nghĩa, Cửu Tổ Lược Truyện.
Các sách về đạo Phật, gồm các bộ:
Chu Thư Dị Ký, Lô Sơn Tập, Quốc Thanh Bi, Ngọc Tuyền Bi, Thập Bát Hiền Truyện, Tăng Cảnh Sáu, Quang Vương Từ Đường Ký, Tịnh Độ Vãng Sinh Truyện, Pháp Hoa Hiển Ứng Sáu, Bát-nhã Cảm Nghiệm Sáu, Quan Âm Cảm Ứng Sáu, Thiên Nhân Cảm Thông Truyện, Tăng Sử Lược, Lâm Gian Sáu, Tăng Bảo Truyện, Hộ Pháp Luận, Cảnh Đức Truyền Đăng Sáu, Phổ Đăng Sáu, Đại Tuệ Võ Khố, Tương Sơn Dã Sáu, Âu Dương Ngoại Truyện, Thạch Môn Văn Tự Thiền, Dục Vương xá-lợi Truyện, Thiền Môn Bảo Huấn.
Các sách về đạo Nho, gồm các bộ:
Khổng Tử Gia Ngữ, Luận Ngữ, Lễ Ký, Mạnh Tử, Tuân Tử, Dương Tử, Sử Ký, Tây Hán Thư, Đông Hán Thư, Tam Quốc Chí, Tấn Thư, Nam Bắc Sử, Đường Thư, Ngũ Đại Sử, Kê Cổ Sáu, Tục Kê Cổ Sáu, Quốc Triều Hội Yếu, Hoàng Triều Loại Uyển, Hoàng Triều Long Phi Ký, Bản Triều Thông Giám, Hoàng Triều Cảnh Mệnh Sáu, Hàng Xương Lê Văn Liễu Tử Hậu Văn, Bạch Thị Trường Khánh Tập, Nhan Thị Già Huấn, Dậu Dương Tạp Trở, Tuyên Thất Chí, Dương Văn Công Đàm Uyển, Quảng Lăng Chí, Sát Thị Tòng Đàm, Tiền Thị Đổng Vi Chí, Đông Pha Văn Tập, Vương Thị Tiểu Súc Tập, Lỗ Trực Văn Tập, Thái Bình Quảng Ký, Đông Pha Chỉ Chưởng Đồ, Sáu Nhất Cư Sĩ Tập, Dị Kiên Chí, Hồng Dung Trai Tùy Bút, Tăng Thị Độc Tĩnh Chí, Đông Đô Sự Lược.
Các sách về đạo Lão, gồm các bộ:
Lão Tử, Liệt Tử, Trang Tử, Lão Tử Nội Truyện, Lão Quân Thật Sáu, Huyền Diệu Nội Thiên, Hán Võ Nội Truyện, Đổng Minh Ký, Thập Châu Ký, Vân Cấp Thập Xâm, Thiên Sư Gia Truyện, Lưu Hướng Liệt Tiên Truyện, Cát Hồng Thần Tiên Truyện, Tục Tiên Truyện, Tập Tiên Truyện, Tiên Uyển Di Sự, Hoàng Phủ Cao Sĩ Truyện, Chân Cáo, Ngộ Chân Thiên, Lâm Linh Tố Truyện.
Các bậc Hiền trong việc tu thư, gồm có:
Nguyên Dĩnh Pháp sư, là người Ngô hưng, khoảng niên hiệu Chánh Hòa, ở tại viện Trí giả có soạn ra bộ Tông Nguyên Sáu. Có chuyện kể.
Ngô Khắc Kỷ, người ở Phủ giang vụ nữ, hiệu Khải Am, khoảng niên hiệu Gia Định, có soạn bộ Thích Môn Chánh Thống. Có chuyện kể.
Chí Chiêu Pháp sư, là cháu của ngài Khải Am, người ở Tả khê vụ nữ, có soạn bộ Thích-ca Phả Lịch Đại Tông Thừa Đồ. Thấy trong Khải Am Truyện.
Cảnh Thiên Pháp sư, người ở Dư diêu, theo học với ngài Đông sơn Quảng Giáo, hiệu là Cảnh Am, khoảng niên hiệu Gia Định, ở tại Thiên Trúc Linh Sơn. Có soạn bộ Tông Nguyên Sáu và viết thêm trong Ngô Bản hơn sáu mươi truyện.
Tông Giám Pháp sư, là người ở Lương Chử Tiền Đường, đầu niên hiệu Gia Hy, ở tại chùa Nhân thọ trương, viết nối Bộ Thích Môn Chánh Thống của ngài Khải Am. Ngài lại viết ra các thứ bản kỷ, thế gia, liệt truyện, các chí và tải ký.
Kể thêm các nhà tu thư:
Tổ Tú, đầu niên hiệu Long Hưng, ở tại Long môn. Có soạn ra bộ Phật Vận Thống Kỷ, phỏng theo cách ngụ ý khen chê của Tả Thị và thuật thêm các tai ương phản nghịch, thí chúa soán ngôi. Ngài viết Vĩnh Gia Tiết Hợp. Khi làm bài tựa Thích-ca Phả có nói: Thống Kỷ của Tú Sư phần lớn phụ thêm các kiến thức nhỏ hẹp. Bậc học tối thượng thừa như thế mà còn sai lầm nặng nề như thế thay!
Đức Tu, khoảng niên hiệu Thuần Hy, ở tại Kim hoa có soạn bộ Thích Thị Thông Kỷ. Ở phần kỷ về Đức Thích-ca có phụ thêm ba trời Giáo của ngài Từ Ân, Một Đời Giáo Hóa… nhưng nói rất sơ lược. Vả lại lấy các thứ Ngũ Vận Đồ, Thạch Trụ Minh, Tam Bảo Sáu mà nói ngày sinh của Phật không giống nhau. Có lẫn lộn nhiều thứ tạp nhạp trong Phật Kỷ chánh văn, khiến việc soạn thuật có nhiều lầm lỗi. Việc sắp xếp các chuyện đương thời so với bản của Tú Tổ có so le nhau và lời văn dài dòng vô ích.
PHẬT TỔ THỐNG KỶ MỤC SÁU
– Đời Tống, năm Hàm Thuần, đất Bốn minh, Đông hồ.
– Sa-môn Chí Bàn soạn.
Quyển 1: Thích-ca Mâu-ni Phật Bản Kỷ – Phần 1, -I.
Nói về: Nêu rõ bản tích, xếp Thánh nguyên, tên Thích-ca.
Quyển 2: Thích-ca Mâu-ni Phật Bản Kỷ – Phần 2, -I.
Nói về: Giáng Đâu-suất, gá thai mẹ, ở thai mẹ, giáng sinh, xuất gia, thành Phật đạo.
Quyển 3: Thích-ca Mâu-ni Phật Bản Kỷ – Phần 3, -I.
Nói về: Chuyển pháp luân (năm thời): Hoa nghiêm, Lộc uyển, Phương đẳng, Bát-nhã, Pháp hoa Niết-bàn.
Quyển 4: Thích-ca Mâu-ni Phật Bản Kỷ – Phần , -I.
Nói về: Phật nhập Niết-bàn, chia xá-lợi, kết tập ba tạng.
Quyển 5: Bản Kỷ về hai mươi bốn vị Tổ ở Tây độ – Phần II.
Nói về các Tôn giả như Đại Ca-diếp, A-nan-đà, Thương-na Hòatu, Mạt-điền-địa, Cúc-đa, Đề-ca-đa, Di-già-ca, Nan-đề, Mật-đa, Hiếp Tỳ-kheo, Dạ-xoa, Mã Minh, Ma-la, Long Thọ (mười ba vị Tổ kể trên được Đông đô nhận là Chánh tổ), Đề-bà, La-hầu, Tăng-khư, Da-xá, Cưu-ma-la, Xà-dạ-đa, Bàn-đà, Ma-noa-la, Hạc-lật-na, Sư Tử.
Quyển 6: Bản Kỷ về chín vị Tổ ở Đông độ – Phần 1, -III
Nói về: Long Thọ Tôn giả, Bắc Tề Thiền sư, Nam Nhạc Thiền sư, Trí Giả Thiền sư.
Quyển 7: Bản Kỷ về chín vị Tổ ở Đông độ – Phần 2, -III
Nói về: Chương An Thiền sư, Pháp Hoa Thiền sư, Thiên Cung Thiền sư, Tả Khê Thiền sư, Kinh Khê Thiền sư.
Quyển 8: Bản Kỷ về tám Tổ từ Hưng Đạo trở xuống – Phần IV
Nói về: Hưng Đạo Pháp sư, Chí Hạnh Pháp sư, Chánh Định Pháp sư, Diệu Thuyết Pháp sư, Cao Luận Pháp sư, Tịnh Quang Pháp sư, Bảo Vân Pháp sư, Pháp Trí Pháp sư.
Quyển 9: Chư Tổ chia ra các Thế gia. Phần 1, -V.
Nói về: Nam Nhạc Thế gia (có hai mươi mốt vị từ Tăng Chiếu Thiền sư trở xuống), Thiên thai Thế gia (có năm mươi sáu vị từ Chân Quán Thiền sư trở xuống).
Quyển 10: Chư Tổ chia ra các Thế gia – Phần 2, -V.
Nói về: Chương An Thế gia (có sáu vị từ Hoằng Cảnh Thiền sư trở xuống, Thiên Cung Thế gia (có một người tức Chân Giác Thiền sư), Tả Khê Thế gia (có hai mươi tám vị từ Thần Ung Thiền sư trở xuống), Kinh Khê Thế gia (có mười bốn vị từ Phổ Môn Thiền sư trở xuống), Hưng Đạo Thế gia (có hai vị từ Thủ Tố Pháp sư trở xuống), Chí Hạnh Thế gia (có năm vị từ Lương Từ Pháp sư trở xuống), Chánh Định Thế gia (có bốn vị từ Kỉnh Hưu Pháp sư trở xuống), Diệu Thuyết Thế gia (có năm vị từ Thường Tháo Pháp sư trở xuống), Cao Luận Thế gia (có mười chín vị từ Chí Nhân Pháp sư trở xuống), Tịnh Quang Thế gia (có hai mươi vị từ Tông Dục trở xuống), Bảo Vân Thế gia (có tám vị từ Tuân Thí trở xuống).
Quyển 11: Chư Tổ Liệt Truyện – Phần 1, VI.
Nói về: Các nhóm Từ Vân (có hai mươi chín vị), nhóm Hưng quốc (có hai vị), nhóm Tiền Đường (có hai vị).
Quyển 12: Chư Sư Liệt Truyện – Phần 2, VI.
Nói về: Đời thứ hai của ngài Pháp Trí, ngài Quảng Trí (có hai mươi lăm vị).
Quyển 13: Chư Sư Liệt Truyện – Phần 3, VI.
Nói về đời thứ ba của ngài Pháp Trí và nói về nhóm sáu nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình, Tam Học, Phù Thạnh, Quảng Từ (có bốn mươi vị).
Quyển 14: Chư Sư Liệt Truyện – Phần , VI.
Nói về đời thứ tư của ngài Pháp Trí và nói về nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình (có ba mươi bảy vị).
Quyển 15: Chư Sư Liệt Truyện – Phần , VI.
Nói về đời thứ năm của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình (có năm mươi hai vị).
Quyển 16: Chư Sư Liệt Truyện – Phần 6, VI.
Nói về đời thứ sáu của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình (có ba mươi lăm vị).
Quyển 17: Chư Sư Liệt Truyện – Phần , VI.
Nói về đời thứ bảy của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình (có bốn mươi vị).
Quyển 18: Chư Sư Liệt Truyện – Phần , VI.
Nói về đời thứ tám của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình (có sáu mươi mốt vị).
Quyển 19: Chư Sư Liệt Truyện – Phần , VI.
Nói về đời thứ chín của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình.
Quyển 20: Chư Sư Liệt Truyện – Phần 10, VI.
Nói về đời thứ mười của ngài Pháp Trí, nhóm ba nhà là Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình.
Về nguyên văn của Chư Sư Liệt Truyện chỉ có mười quyển, nhưng mục sáu và thông lệ đều ghi là có mười một quyển và đem phân phối trên hai mươi mốt quyển, ở đây nói người thuật đã lầm. Cho nên các quyển sau đều bác bỏ. Theo mục sáu thì có năm mươi lăm quyển, nhưng bản kỷ chỉ có năm mươi bốn. Nay y theo bản kỷ thì văn liệt truyện không có quyển mười một, nên trong mục sáu liền bỏ đi. Lại đổi hai mươi hai quyển trong mục sáu thành hai mươi mốt quyển và đổi năm mươi lăm quyển thành năm mươi bốn quyển để họp với số của bản kỷ.
Quyển 21: Chư Sư Tập Truyện – Phần VII.
Nói về các sư Tịnh Giác, Thần Trí – Thảo Am.
Quyển 22: Vị Tường Thừa Tự Truyện – Phần VIII
Nói về từ Đông dương Đại sĩ trở xuống (gồm có bốn mươi mốt người).
Quyển 23: Lịch Truyền Đại Giáo Biểu – Phần IX.
Quyển 24: Phật Tổ Thế Hệ Biểu – Phần X.
Quyển 25: Sơn Gia Giáo Điển Chí – Phần XI.
Quyển 26: Tịnh Độ Lập Giáo Chí, Phần 1, -XII.
Nói về bảy Tổ ở Liên xã, mười tám Hiền ở Liên xã, một trăm hai mươi ba người ở Liên xã, các bậc Hiền không vào Liên xã.
Quyển 27: Tịnh Độ Lập Giáo Chí, Phần 2, -XII. Nói về các Cao Tăng được Vãng Sinh.
Quyển 28: Tịnh Độ Lập Giáo Chí, Phần 3, -XII.
Nói về: Các cao Ni vãng sinh, các chúng khác vãng sinh, các hàng Công khanh vãng sinh, các thường dân vãng sinh, các nữ lưu vãng sinh, các kẻ ác vãng sinh, chim cá vãng sinh, các loài khác được vãng sinh.
Quyển 29: Chư Tông Lập Giáo Chí – Phần XIII.
Nói về: Đạt-ma, Hiền Thủ, Từ Ân, Quán đảnh Nam Sơn.
Quyển 30: Tam Thế Xuất Hưng Chí – Phần XIV.
Nói về: Ngàn Phật kiếp Trang nghiêm thời quá khứ, ngàn Phật Hiền kiếp thời hiện tại, tiểu tam tai, ngàn Phật kiếp Tinh tú thời vị lai, đại tam tai.
Quyển 31: Thế Giới Danh Thể Chí, Phần 1, -XV.
Nói về: Hoa tạng thế giới đồ, Vạn ức Tu-di đồ, Cửu sơn bát hải đồ, đại thiên tam giới đồ, Đao-lợi Thiên cung đồ, luận chung về chư Thiên.
Quyển 32: Thế Giới Danh Thể Chí, Phần 2, XV.
Nói về: Đông Hoa địa lý đồ, Tây Vức chư quốc đồ, năm xứ Ấn Độ ở Tây Vức, bát nhiệt địa ngục đồ, thập sáu Du Tăng đồ, bát hàn địa ngục đồ.
Quyển 33: Pháp Môn Quang Hiển Chí, Phần XVI.
Quyển 34: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 1, XVII. Nói về hai đời Chu, Tần.
Quyển 35: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 2, XVII. Nói về các đời: Tây Hán, Đông Hán, Tam Quốc.
Quyển 36: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 3, XVII. Nói về các đời: Tấn, Tống, Tề.
Quyển 37: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần , XVII. Nói về các đời: Lương, Trần.
Quyển 38: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần , XVII. Nói về các đời: Bắc Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu.
Quyển 39: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 6, XVII.
Nói về: Đời Tùy (Văn Đế, Dạng Đế, Cung Đế), đời Đường (Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông, Võ Hậu).
Quyển 40: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần , XVII.
Nói về đời Đường (Trung Tông, Duệ Tông, Huyền Tông, Túc Tông).
Quyển 41: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần , XVII.
Nói về đời Đường (Đại Tông, Đức Tông, Thuận Tông, Hiến Tông).
Quyển 42: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần , XVII.
Nói về đời Đường (Mục Tông, Kỉnh Tông, Văn Tông, Võ Tông, Tuyên Tông, Ý Tông, Hy Tông, Chiêu Tông, Cảnh Tông).
Thời Ngũ Đại: Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu.
Quyển 43: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 10, XVII. Nói về đời Tống (Thái Tổ, Thái Tông).
Quyển 44: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 11, XVII. Nói về đời Tống (Nhân Tông).
Quyển 45: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 12, XVII. Nói về đời Tống (Nhân Tông, Anh Tông, Thần Tông)
Quyển 46: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 13, XVII.
Nói về đời Tống (Triết Tông, Huy Tông, Khâm Tông).
Quyển 47: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 1, XVII.
Nói về đời Tống (Cao Tông, Hiếu Tông, Quang Tông).
Quyển 48: Pháp Vận Thông Tắc Chí – Phần 1, XVII.
Nói về đời Tống (Ninh Tông, Lý Tông).
Quyển 49: Danh Văn Quang Giáo Chí – Phần 1, XVIII.
Nói về: Thiên Thai Thiền Lâm Tự Bi (của Lương Túc), Thiên Thai Chỉ Quán Thống Lệ (của Lương Túc), Trí Giả Đại Sư Truyện Luận (của Lương Túc), bài bia về Vô Tánh Hòa thượng ở chùa Thánh an (Liễu Tông Nguyên), Vô Tánh Hòa thượng bi âm ký (của Liễu Tông Nguyên), bài ký về Tịnh độ viện ở chùa Long hưng (của Liễu Tông Nguyên), bài bia về hạnh nghiệp của Trí Giả Đại sư (của Triệu Biện), bài ký về Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (của Trần Quyền), Tam Thiên Hữu Môn Tụng (của Trần Quyền), thư gởi Pháp sư Minh Trí (của Trần Quyền), bài ký về Tịnh độ viện ở Nam hồ (của Trần Quyền).
Từ bài bia của phái Thiên thai ở chùa Thiền lâm cho đến bài thư cho Dụ Cống Nguyên gồm có mười bảy thiên, Nam Tạng Mục Sáu đem ghép vào quyển năm mươi. Từ bài Thủy Chung Tâm Yếu cho đến bài Tây Môn Tông Tổ Nghị gồm bảy thiên thì đem để vào quyển năm mươi mốt. Nay sửa đúng theo bản kỷ nên đem mười một thiên trước để vào quyển bốn mươi chín và để mười ba thiên sau vào quyển năm mươi.
Quyển 50: Danh Văn Quang Giáo Chí – Phần 2, XVIII.
Nói về: Nhân Vương Bát-nhã Kinh Sớ Tự (của Triều Thuyết Chi), Minh Trí Pháp Sư Bi Luận (Triều Thuyết Chi), Bài Tán về Nam Hồ Trí
Giả Đại Sư (của Chân Ẩn Cư Sĩ), Vĩnh Gia Tây Hồ Pháp Minh Tự Sớ (của Diệp Thích), Trùng San San Định – Chỉ Quán Tự (của Ngô Khắc Kỷ), Thư Cho Du Công Nguyên (của Ngô Khắc Kỷ), Thủy Chung Tâm Yếu (của Đường Kinh Khê Thiền Sư), BốnThập Nhị Chương Kinh Số Tự (của Cô Sơn), Thư Cho Lạc Ngự Sử (của Cô Sơn), Nam Nhạc Chỉ Quán Tự (của Từ Vân), Thư Thân (Luận Ngữ Tử Trượng viết thư cho các Thân Hào), Viên Đốn Chỉ Quán Thập Pháp Giới Đồ (của Tư Vân), Tông Môn Tôn Tổ Nghị (của Sa-môn Chí Bàn).
Quyển 51: Lịch Đại Hội Yếu Chí – Phần 1, -XIX.
Nói về: Vua kính thờ pháp, Thường Chầu Lễ Phật, Thiên Thơ Ngự Chế, Thánh Quân Hộ Pháp, Thí Kinh Độ Tăng, Đặc Ân Độ Tăng, Tấn Nạp Độ Tăng, Sĩ Phu Xuất Gia, Sa-môn Phong Tước, Tăng Chức Sư Hiệu, Không Lạy Vua Cha, Bất Xưng Thần Tăng, Sùng Lễ Cao Hạnh, Sa-môn Trứ Thư.
Quyển 52: Lịch Đại Hội Yếu Chí – Phần 2, XIX.
Nói về: Túc mệnh tiền thân, phóng sinh cấm sát, kỳ đảo tai dị, quốc triều điển cố, các nước triều cống.
Quyển 53: Lịch Đại Hội Yếu Chí – Phần 3, XIX.
Nói về: Răng Phật ở Bắc Thiên Trúc, Mậu sơn xá-lợi, phụng liệng quanh xương Phật, Trần Lưu Phật Chỉ, Thụy Tượng Ứng Thế, Thánh hiền xuất hóa, lập đàn thọ giới, thiết tượng trí kinh, xây dựng chùa tháp, sang Tây thiên cầu pháp, dịch kinh ở Đông độ, kinh mục tăng số, Thiên thai truyền giáo, Thiền Uyển Truyền Đăng, luật Tông Thùy Phạm, Thần ni dị hạnh, danh sơn thắng tích, Thánh giáo cảm thông, trì tụng công thâm, Tây du lạc quốc.
Quyển 54: Lịch Đại Hội Yếu Chí – Phần , XIX.
Nói về: Tam giáo xuất hưng, tam giáo ách vận, tam giáo yêu ngụy, đàm luận về tam giáo, tăng đạo giáo pháp, Tăng Tiên đạo hậu, nội luật phân tài, tăng chế trị phạt, tăng tịch miễn đinh, Bốn Ích Phong Pháp, Bao Tuất Chung Vong, điềm lành khi lâm chung, quân thần mạng pháp, Hàn Âu bài Phật, Hóa Hồ ngụy kinh, sư ma tà đảng, hủy pháp ác báo.
PHẬT TỔ THỐNG KỶ
– Nhà Tống, Năm Canh Định, đất Bốn Minh, Đông hồ. Sa-môn Chí Bàn soạn.
QUYỂN 1
Phần 1: GIÁO CHỦ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT BẢN KỶ (1) NÓI VỀ BẢN TÍCH
Lời tựa nói rằng: Thánh Nhân Như Lai xuất hiện đem lợi ích lớn cho đời. Thế nên có việc kỳ diệu Giáng Bản Thùy Tích, mở Tích bày Bản. Bản là chỉ cho Pháp thân, còn Tích là chỉ về tám tướng (theo nghĩa của Thích Thiêm). Do Pháp thân mà hiện ra tám tướng, từ tám tướng mà hiển bày Pháp thân. Bản và Tích dung hợp nhau khó thể nghĩ bàn. Nếu không phải ở hội Pháp hoa nói việc mở cái gần để bày các xa, mở tích bày bản thì không đủ sức để hiểu rõ ý chỉ này. Cho nên nêu lệ chung của tám tướng xếp riêng thứ tự năm thời, tan ra thì dẫn khắp các kinh, hội lại thì về một chỗ Thật, dùng để nói rõ ý nghĩa cả một đời thuyết giáo, hoặc Bản hay Tích đều bao trùm hết trong đó.
Kinh Diệu Huyền giải thích Bản và Tích có sáu nghĩa:
Gọi bản, thì lý của bản của đạo một thật tướng rốt ráo (trong Đại Luận, Phật nói: Chỉ có một đạo một rốt ráo, không có đạo nhiều rốt ráo).
Về tích, thì trừ các pháp thật tướng kia ra, còn lại đều là tích. Lại sự thì gọi là bản (khoa nói rằng lý là chân, sự là tục), còn việc nói lý nói sự thì gọi là giáo (thích thiêm nói rằng: Chân, tục là lý, còn việc nói về chân tục là giáo). Lại giáo của sự lý thì đều gọi là bản. Còn vâng theo giáo mà tu hành thì gọi là tích. Như người nương vào xứ thì có hành tích, tìm tích thì có thể được xứ. Lại, hành hay chứng được thể, thì thể là bản. Còn dựa vào thể mà khởi dụng thì dụng là tích. Lại, thật mà được thể dụng thì gọi là bản. Còn quyền mà làm ra thể dụng thì gọi là tích. Lại, cái đang hiển bày thì gọi là bản, còn các trước nay đã nói thì là tích. Đó là sáu nghĩa luận chung về bản tích của chư phật. Nếu luận riêng thì ở 16 ngay đức phật hiện tại cũng có sáu nghĩa.
1. Căn cứ vào sự lý để nói rõ bản tích: Từ vô trụ bản lập ra tất cả pháp. Lý vô trụ tức lúc bản là thật tướng, tức chân đế. Còn tất cả pháp là khi bản là sum la vạn vật tức tục đế (đây là giải thích cái tướng của bản và tích. Thích Thiêm có nói: Vô minh vì tất cả pháp làm ra bản, vậy vô minh tức là pháp tánh. Vô minh lại lấy pháp tánh làm bản, nên phải biết là các pháp cũng lấy pháp tánh làm bản, vậy pháp tánh tức là vô minh. Pháp tánh lại lấy vô minh làm bản nên pháp tánh là vô minh. Pháp tánh không có trụ xứ mà vô minh tức là pháp tánh nên vô minh cũng không có trụ xứ. Vô minh và pháp tánh dù đều là không có trụ xứ, nhưng lại làm bản cho tất cả pháp. Cho nên nói rằng: Từ vô trụ bản lập ra tất cả pháp. Bản vô trụ đã thông, thế nên chân đế là chỉ cho lý, còn tất cả pháp là sự vậy).
Do Chân Bản thật tướng mà hiện ra Tục Tích, tìm ở Tục Tích thì liền hiển bày Chân Bản, dầu chúng khác nhau nhưng đồng nhất khó thể nghĩ bàn. Văn Kinh nói: Quán tất cả pháp không đúng như thật tướng (để nói rõ về Bản Tích hễ tướng hiển bày thì Lý dung nạp. Thích Thiêm nói rằng: Lý Tánh của Bản Tích này do đây mà có ngoại dụng của Bản Tích).
2. Nói rõ Lý Giáo để làm sáng tỏ Bản Tích: Tức là lúc Bản soi chiếu hai Đế không thể nói, thì đều gọi là Bản. Thuở xưa Đức Phật đã phương tiện nói ra, thì đó là giáo của hai Đế, mà Giáo thì gọi là Tích (giải thích tướng của Bản Tích). Vì nếu không có Bản của hai Đế thì cũng không có giáo của hai thứ. Nếu không có Giáo Tích thì đâu có thể hiển bày được Bản Đế. Dù Bản và Tích khác nhau mà đồng nhất khó thể nghĩ bàn (Tướng đã bày thì Lý dung nạp). Văn Kinh nói: Pháp này không thể chỉ bày vì đã bặt cả Tướng ngôn thuyết. Vì phương tiện nên có việc nói Pháp chi năm vị Tỳ-kheo (trích văn để dẫn chứng).
3. Giáo Hạnh là Bản Tích: Đầu tiên là lấy Giáo của các Phật xa xưa làm Bản, cho nên vó việc Tu Nhân để đạt Hạnh quả (giải thích Tướng của Bản Tích. Cần có ba chữ để làm Tích). Do Giáo nói Lý mà khởi được Hạnh, do Hạnh hiểu được Giáo mà hiển bày được Lý, dầu Bản và Tích rất khác nhau nhưng vẫn đồng nhất khó thể nghĩ bàn (Tướng hiển bày Lý dung nạp). Văn Kinh nói: Các Pháp xưa nay Tướng thường tự vắng lặng, Phật tử hành đạo rồi, tương lai sẽ thành Phật (trích văn để dẫn chứng).
4. Căn cứ vào Thể Dụng mà nêu rõ Bản Tích: Trước hết, do tu hành từ xa xưa, đã khế lý mà chứng được Pháp thân là Bản, vì mới được Pháp thân là Bản nên Thể liền Khởi các Dụng của Ứng Thân (giải thích tướng Bản Tích. Nên thêm ba chữ: Để làm Tích). Do từ Ứng thân mà hiển bày Pháp thân, dầu Bản Tích khác nhau mà đồng nhất khó nghĩ bàn (Tướng hiển thì Lý dung nạp). Văn Kinh nói: Ta từ thành Phật đến nay rất lâu xa, nay chỉ vì phương tiện giáo hóa chúng sinh nên nói như thế (Trích văn dẫn chứng).
5. Căn cứ vào Thật Quyền mà nêu rõ Bản Tích: Thuở đầu tiên rất lâu xa được hai thứ Pháp và Ứng thân thì gọi là Bản. Trong khoảng giữa nhiều lần nói sinh nói diệt, do mọi thứ quyền biến mà tạo nên hai Thân Ứng và Pháp, nên gọi là Tích (giải thích Tướng của Bản Tích). Nếu lúc xa xưa không có Bản của Pháp và Ứng thân, thì cũng không có Tích của Pháp và ứng ở khoảng giữa. Đó là do Tích mà hiển bày được Bản, dầu Bản Tích khác nhau mà đồng nhất khó nghĩ bàn (Tướng hiển thì Lý dung). Văn Kinh nói: Đó là Ta phương tiện, chư Phật cũng thế (trích văn dẫn chứng).
6. Căn cứ vào đã qua và hiện nay mà luận Bản Tích: Từ trước đến nay, các giáo đã nói về Sự Lý cho đến Quyền Thật, thì đều là Tích cả (đã là Tích thì liền là Tích Môn và các Giáo Tích thì nay liền là Bản. Nay đã là Bản thì liền là Bản Môn. Bản Môn đã có từ trước nên gọi là “Đã qua”, Từ phẩm Dũng Xuất trở đi mới gọi là “hiện nay”).
Nay kinh nói các Sự Lý sâu xa cho đến quyền Thực thì đều gọi là Bản (giải thích Bản Tích). Không phải cái Bản lâu xa nay đã nói thì cũng không do đâu mà hiện ra cái Tích đã nói. Nếu không có cái Tích đã nói thì đâu thể hiển được cái Bản hiện nay, dù Bản Tích khác nhau nhưng đồng nhất khó nghĩ bàn (Bản Tích có tướng hiện thì Lý dung). Văn Kinh nói: Phật pháp đã lâu sau, cần nên nói Chân thực (trích văn để dẫn chứng).
Cái Bản đầu tiên thì chỉ là Bản mà không phải là Tích (cái thật đầu tiên đã thành nhưng chưa hiện ra Tích cho nên thuộc về Bản). Cái đã nói sau cũng thì chỉ là Tích mà không phải Bản (cái Tích Môn đã nói là lúc Bản chưa hiển bày cho nên chỉ thuộc về Tích). Ở khoảng giữa thì cũng Tích cũng Bản (vì khoảng giữa đối nhau nên cùng làm Bản Tích cho nhau. Lại ở khoảng giữa mà hiện Tích thì gọi là “Cũng Tích”, khi Bản hiển bày thì gọi là “Cũng Bản”). Nếu không có cái Bản lúc là Bản thì không thể hiện ra cái Tích của khoảng giữa sau cùng. Nếu không có cái Tích đã nói thì (nêu cái Tích môn ngày nay) thì không thể hiển được cái Bản nay đang nói (Bản môn ngày nay) dầu là Bản Tích khác nhau nhưng đồng nhất khó nghĩ bàn (từ trước đến đây đều là văn nhắc 1 lại sáu thứ Bản Tích).
Nếu chấp tích là Bản thì người này không hiểu Tích cũng không biết Bản. Có nơi bảo rằng: Văn-thù, Quan Âm và Điều-đạt thì hoặc gọi là thầy hoặc gọi là đệ tử. Kẻ mê lầm chưa hiểu, hoặc chối bỏ khoảng giữa thì không thứ nào không phải là Tích, do đó mà có thể hiểu rõ được Bản Tích. Nếu chấp tích mà nghi Bản thì cả hai nghĩa đều lỗi (văn của Sa Huyền).
Bản đồ sáu lớp Bản Tích:
Lý Sự: Quán tất cả pháp không đúng như thật tướng (Lý), chỉ vì nhân duyên mới có từ điên đảo sinh ra cho nên nói thế (Sự), Tích của phẩm An Lạc Hạnh.
Lý Giáo: Pháp ấy không thể chỉ bày, tướng nói năng đều vắng lặng (Lý). Vì sức phương tiện nên có việc nói pháp cho năm vị Tỳ-kheo (Giáo), Phương Tiện Phẩm Tích.
Giáo Hạnh: Các pháp xưa nay vốn tướng vắng lặng (Giáo). Phật tử hành đạo rồi tương lai sẽ thành Phật (Hạnh), Phương Tiện Phẩm Tích.
Thể Dụng: Ta thành Phật đến nay rất lâu xa (Thể). Chỉ vì phương tiện giáo hóa chúng sinh (Dụng), Thọ Lượng Phẩm Bản.
Thật Quyền: Đó là Ta phương tiện, chư Phật đều cũng thế (Quyền). Nay nói với các ông Sự thật rất rốt ráo (Thực), Dược Thảo Dự Bản.
Đã qua hiện nay: Các Phật pháp lâu sau (đã qua). Cần phải nói chân thực (hiện nay), Phương Tiện Phẩm Bản.
****
Thích Thiêm nói rằng: Đã qua tức là Tích, là chỉ cho Tích Môn, là các Giáo Tích. Còn hiện nay là Bản, là chỉ cho Bản Môn, Bản môn đã có trước nên gọi là đã qua. Từ phẩm Dũng Xuất về sau mới gọi là Hiện nay. Cho nên nói rằng: Sự Lý đã nói, cho đến Quyền Thực thì gọi là Tích Sự Lý hiện nói cho đến quyền thực thì gọi là Bản, cho nên biết hoặc không có Tích trong Sự Lý, cho đến Quyền thực thì làm sao có thể hiển bày được cái Bản lâu xa. Lại nói “đã qua và hiện nay” tuy là khác năm thứ trước, nhưng cũng là một thứ đã qua chỉ về thọ lượng gọi là “Bản hiện nay.” Nếu so với “Bản xưa” thì phải giản lược bớt đi cái “đã qua và hiện nay” không giống nhau đáo.
Từ hội Pháp hoa trở về trước, các kinh đã qua hay hiện nay đều thuộc về Tích, còn Kinh hiện nay nói ra là nói thẳng về Bản lâu xa, tức là đã nói cái đã qua và hiện nay làm Tích. Nay nói cái đã qua và hiện nay làm Bản thì mới là nói thực. Sở dĩ phải trích văn dẫn chứng sáu môn, ba thứ trước cho Tích, ba thứ sau cho Bản là sao? Song ba thứ trước lại chung cả Bản và Tích, đều có Sự Lý cho đến Giáo Hạnh, Thể Dụng… ba thứ. Nhưng trong chung lại có riêng. Đã nói rằng Bản Dụng Bản Quyền, không phải là văn của Tích có thể hiển bày được. Huống lại lấy Bản Môn làm hiện nay, rõ ràng không thể dẫn Tích. Vì cái nghĩa ấy nên ba lần dẫn văn cho Tích, ba lần dẫn văn cho Bản. Vả lại với ba đoạn văn trước chỉ nói về Nhân. Vì Nhân của Bản quá hẹp, nhưng vì lấy Tích làm lệ cho Bản cho nên chỉ dẫn Tích Môn.
Độc Giáo Ký nói rằng: Sáu lớp Bản Tích chỉ có một lớp Thể Dụng là dẫn văn Bản Tích, còn năm thứ kia đều là Tích. Thích Thiêm nói rằng: ba thứ trước là dẫn Tích, ba thứ sau là dẫn Bản. Đây là do Độc Giáo Ký điểm văn theo huyền ý. Thực Quyền đã qua và hiện nay là chỉ cho Văn Tích làm Bản môn vậy. Cho nên nói rằng: “Nay nói cái đã qua và hiện nay làm Bản thì mới là Thật nói.” Song ba đoạn văn trước không chỉ cho Bản là sao? Đáp rằng: ba đoạn trước là chung, chỉ lấy Tích mà nêu lên Bản. Còn ba đoạn sau là trong chung lại có riêng, cho nên cần phải chỉ Tích là Bản. Nên đọc kỷ hai chữ “Chung, riêng”, hai thứ này ở đây rất nhiều.
Như câu văn nói về Bản Tích thì đầu tiên dẫn phẩm Thọ Lượng nói rằng: “Ta thành Phật đến nay rất lâu xa.” Và phẩm Phương Tiện nói: “Ta vốn đã lập thệ nguyện khắp khiến tất cả chúng sinh đồng chứng được đạo này.” Lại trong phẩm Ngũ Bách Thọ Ký thì nói: “Bên trong giấu kín hạnh Bồ-tát, bên ngoài hiện làm Thanh văn.” Kinh Diệu Lạc giải thích rằng: Đầu tiên đúng là dẫn văn Bản, Kế đến là phương tiện, sau là dẫn văn Tích. Vì trong Tích đã ngầm chỉ cái ý của Bản. Nếu nói trắng ra thì là Bản Tích ở trong Tích. Đoạn văn dưới đã hiển bày rồi thì được dẫn dùng.
Lề Diệu Lạc lại giải thích về mười đôi Quyền Thật của phẩm Phương Tiện rằng: Trong tám đôi này thì bảy đôi trước thuộc về Tích môn, cò đôi thứ tám thuộc về Bản môn. Bản tuy chưa đến nhưng Lý Quyền thực biến khắp. Cho nên đoạn văn dưới nói rằng: “Ấy là Ta phương tiện, chư Phật cũng thế.” Cho nên tên Phương tiện thông chung cả Bản Tích. Văn ấy mầu nhiệm giải thích không giống nhau. Nay các nhà cùng thương lượng rằng: hoặc ba đoạn văn trước là từ Bản mà hiện ra Tích, còn ba đoạn văn sau là phát khởi Tích thì hiển bày Bản. Cho nên nói là ba lần dẫn văn Tích. Hoặc nói ba đoạn văn trước là nhân làm Tích, ba đoạn văn sau là quả làm Bản. Hoặc bảo là nói trọn ý lớn không phân biệt văn Bản hay Tích. Hoặc cho rằng riêng hàm chứa ý của Bản.
Cho nên nói là ba lần dẫn văn Bản.
Quan Âm Biệt Hạnh Huyền Ký nói rằng: Như về Lý Sự, Lý Giáo, Giáo Hạnh, Thể Dụng, bốn lớp Bản Tích ấy không chỉ riêng kinh hiện nay mà, các bộ đều có. Nếu các kiếp nhiều như bụi trần từ trước đã thành Phật mà lấy làm Thật Bản, thì trong khoảng giữa ngày nay thị hiện việc thành Phật đều gọi là Quyền Tích. Đây gọi là Bản Tích Quyền Thật. Bản môn đã mở xong thì thân này tức là Bản Tích môn đã nói và các Bộ nói đến đều gọi là Tích. Đó gọi là Bản Tích “đã qua và hiện nay.” Hai lớp này thì các kinh đều dứt hết nghị luận. Cho nên nói là: “Các giáo không nói nên Pháp Hoa mới nói.”
Trong Bồ-tát Địa Dũng Phẩm có nói: Phật bảo các Bồ-tát rằng: “Thế giới Ta-bà này có sáu vạn hằng hà sa Bồ-tát, mỗi Bồ-tát lại có sáu vạn hằng hà sa quyến thuộc, sau khi ta diệt độ rồi thì họ sẽ giữ gìn, đọc tụng rộng nói kinh này. Lúc đó thế giới Ta-bà này đất đai rung động mạnh và có vô lượng Bồ-tát đồng thời xuất hiện, nghe tiếng Phật nói liền từ dưới đất vọt lên, bay thẳng đến tháp màu bảy báu trên hư không rồi hướng về hai Đức Thế Tôn mà lạy dưới chân Phật.” Bấy giờ, Đức Di-lặc và đại chúng muốn hết nghi liền đọc kệ hỏi Đức Phật rằng:
Đại chúng các Bồ-tát
Từ đâu mà đến đây?
Từ ai phát tâm đầu
Tu tập Phật đạo nào?
Con ở giữa chúng đây
Chưa từng biết một ai
Bỗng từ đất vọt lên
Xin nói nhân duyên ấy.
Đức Phật bảo Di-lặc rằng: “Các Bồ-tát ấy, khi ta chứng quả Bồđề xong đã giáo hóa khiến họ phát đạo tâm.” (tóm mở gần để bày xa, động chấp nên sinh nghi). Khi đó ngài Di-lặc… tâm sinh nghi ngờ bạch Phật rằng: Đức Như Lai chứng quả A-nậu Bồ-đề mới hơn bốn mươi năm, vì sao trong thời gian ngắn lại làm được Phật sự lớn (ban đầu nghi mới thành Phật gần đây mà giáo hóa được nhiều, đây là chấp gần mà nghi xa). Chúng Bồ-tát này rất đông, giả sử có người đếm hoài suốt ngàn vạn ức kiếp cũng không hết được, vì họ đã từ lâu xa luôn tu phạm hạnh (Kế đếnđó nghi số chúng được giáo hóa đông và có hạnh vị thâm diệu. Đây là mà nghi gần).
Trong phẩm Thọ Lượng, Phật bảo đại chúng rằng: Các Thiên nhân A-tu-la trong tất cả thế gian đều cho rằng ta ra khỏi cung thành họ Thích và cách Già-da không bao xa đã ngồi ở đạo tràng mà chứng được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề (rộng mở gần để hiển xa, dứt nghi sinh tin). Song ta thật đã thành Phật từ vô lượng, vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp (phá gần hiểu xa). Ta thường ở tại thế giới Ta-bà này nói pháp giáo hóa và cũng ở khắp vô số nước khác mà dắt dẫn lợi ích chúng sinh (Diệu Huyền nói rằng: Quả sơ chứng thì gọi là bản quả, Ta-bà của Diệu Bản tức là Diệu của Bản Độ. Văn Cú nói: Trên đã dẫn việc ở rất lâu tại nơi nào, cho nên nói là ở tại cõi này và các nước khác làm Phật sự). Đó là khoảng mà ta nói Đức Phật Nhiên Đăng… Lại nói việc nhập Niết-bàn đều dùng phương tiện để phân biệt (Kinh Văn Cú nói rằng: Quét Nghi trên chấp Tích – Giáo xưa đã nói: chỗ tu nhân, chỗ chỗ được thọ ký, tức là nghi về quả. Nay bỏ cái nghi này nếu chỉ cho Phật Nhiên Đăng thì liền bỏ được nghi về Nhân, còn nói nhập Niết-bàn liền bỏ được nghi về quả như Nhân quả này thì không phải là duy nhất, đều là do ta phương tiện chứ không phải thật nói vậy. Diệu Lạc nói rằng: Đó là Bồ-tát Thích-ca nhập diệt, không được nói là Phật Nhiên Đăng Niết-bàn, cũng không phải là Thích-ca, vì lúc đó ở đời Phật Nhiên Đăng đã từng thành Phật mà nhập Niết-bàn. Vì không thể có hai Đức Phật hiện ra đời cùng một lúc. Thế nên chỉ lấy việc được thọ ký, truyền giáo và mạng chung làm quả). Nếu có chúng sinh nào đến chỗ ta, thì ta sẽ dùng Phật nhãn nhìn xem các căn tín… của họ lợi hay độn rồi tùy cơ mà hóa độ. Chỗ chỗ đều tự nói danh tự không đồng nhau, tuổi tác có lớn nhỏ (không phải sinh mà hiện ra sinh) cũng lại hiện nói sẽ nhập Niết-bàn (không phải diệt mà hiện ra diệt, đây là lấy hình mà làm lợi ích chúng sinh), lại dùng mọi thứ phương tiện để nói pháp vi diệu (đây là dùng tiếng để lợi ích chúng sinh). Như Lai thấy các chúng sinh ham thích tiểu pháp, đức mỏng, tội nhiều, hãy nói cho người ấy biết rằng: Ta thuở nhỏ xuất gia, chứng được quả A-nậu Bồ-đề (hiện sinh) song thật ra ta thành Phật đến nay rất là lâu xa, nay chỉ vì phương tiện giáo hóa chúng sinh khiến họ đều vào Phật đạo nên nói như thế (không phải sinh kinh Diệu Lạc nói: Thọ lượng sâu xa nhiều gấp bội bụi vi trần, khoảng giữa bị dẹp bỏ, Già-da không phải thực. Đây là luận thân chân thực để nói về cái Bản xa).
Phẩm Học Vô Học nói: Đức Phật bảo rằng: Ta cùng A-nan đồng ở chỗ Phật Không Vương, cùng lúc phát tâm Bồ-đề. A-nan thường ham học nhiều, còn ta thì luôn siêng năng tinh tấn. Thế nên ta được thành Anậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề mà A-nan thì hộ trì pháp của ta (kinh Văn Cú nói: Xưa cùng ta đồng phát đại tâm, tức là đồng học. Do ta tinh tấn nên được thành Phật trước, do ông ta học nhiều mà vẫn còn trì kinh).
Phẩm Thường Bất Khinh nói: Thời rất xưa có Đức Phật tên là Oai Âm Vương. Sau khi ngài diệt độ thì lại có Đức Phật khác ra đời cũng hiệu là Oai Âm Vương, cứ như thế mà có đến hai vạn ức Phật đều đồng một hiệu. Đức Như Lai Oai Âm Vương đầu tiên có một vị Tỳ-kheo tên là Thường Bất Khinh. Phàm khi gặp Bốnchúng thì ông đều lễ bái khen ngợi nói rằng: Tôi không dám khinh thường quý vị, quý vị đều sẽ thành Phật. Trong bốn chúng có người giận dữ lớn tiếng mắng chửi rằng: “Chúng ta không cần những lời thọ ký dối trá đó.” Trải qua nhiều năm nhiều người đã dùng gậy cây ngói đá mà đánh đuổi đi. Ông chạy ra xa vẫn còn lớn tiếng nói rằng: “Tôi không dám khinh thường quý vị, quý vị đều sẽ thành Phật.” Do ông thường nói câu đó nên bốn chúng Tăng Thượng Mạn gọi ông là Thường Bất Khinh.
Vị Tỳ-kheo này lúc sắp lâm chung, nghe trên hư không có tiếng Đức Phật Oai Âm Vương trước hết nói kinh Pháp Hoa liền được sáu căn thanh tịnh lại tăng thêm tuổi thọ, rông vì người nói pháp. Bấy giờ nhóm bốnchúng Tăng Thượng Mạn đã đặt tên ngài là Thường Bất Khinh thấy ngài đã có đại thần thông thì đều tin phục theo về. Vị Bồ-tát này ngài lại hóa độ cho cả ngàn vạn ức chúng khiến họ trụ vào Bồ-đề. Sau khi mạng chung sẽ được gặp hai ngàn ức Phật đều cùng hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh. Ở trong pháp ấy mà nói kinh Pháp Hoa. Lại gặp được hai ngàn ức Phật, cùng hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương, vì chúng mà nói kinh này. Sau đó lại gặp được một ngàn ức Phật cũng nói kinh ấy. Khi công đức thành tựu sẽ thành Phật. Thường Bất Khinh lúc đó chính là ta đây (kinh Văn Cú nói: Thích-ca ra đời do dự không nói, còn Thường Bất Khinh một khi thấy mặt thì vội vàng nói ngay, là tại sao? Đáp: Vì Bản đã thiện thì Thích-ca lấy pháp Tiểu thừa mà hộ trì, còn Bản chưa thiện thì Thường Bất Khinh lấy Đại pháp mà cưỡng độc).
Trong phẩm Đạt-đa, Phật nói rằng: Ta ở trong vô lượng kiếp quá khứ, cầu kinh Pháp Hoa không hề lười mỏi. Trong nhiều kiếp ta thường làm quốc vương đã phát nguyện cầu đạo Vô thượng Bồ-đề, vì muốn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, siêng tu hạnh bố thí, không tiếc thân mạng quên cả ngôi vua, ủy thác cho Đông cung Thái tử, tuyên bố mình đi cầu pháp. Lúc đó có vị Tiên nhân A-tư đến thưa với vua rằng: Ta có kinh Đại thừa tên là Diệu Pháp Hoa, nếu vua làm theo ý ta, ta sẽ nói cho vua nghe. Vua nghe xong vui mừng hớn hở liền theo Tiên nhân cung phụng đủ mọ thứ cần thiết như hái quả, xách nước, lượm củi nấu ăn cho đến dùng thân làm giường ghế, mà thân tâm không hề mỏi mệt. Khắp vì tất cả chúng sinh cần cầu đại pháp và cuối cùng thì được thành Phật. Vị vua lúc đó chính là ta đây, còn vị Tiên nhân lúc đó chính là Đề-bà-đạt-đa vậy. Do Đề-bà-đạt-đa làm Thiện tri thức mà khiến ta được đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
Trong phẩm Hóa Thành Dụ, Đức Phật nói rằng: Ở thời quá khứ có Đức Phật tên là Đại Thông Trí Thắng. Từ khi ngài diệt độ đến nay trải vô lượng, vô biên trăm ngàn ức a-tăng-kỳ kiếp. Ta đã dùng sức tri kiến Như Lai mà quán sát thấy các việc đã lâu xa, rõ ràng như mới ngày hôm nay. Khi vị Phật ấy chưa xuất gia có mười sáu người con. Khi nghe cha mình chứng đạo Bồ-đề thì họ đến chỗ Phật xin chuyển pháp luân để được xuất gia mà làm Sa-di từ bé. Khi ấy Đức Phật nhận lời và qua hai vạn kiếp sau ngài nói pháp Đại thừa ấy tên là Diệu Pháp Liên Hoa suốt tám ngàn kiếp. Rồi nhập định trong suốt tám vạn bốn ngàn kiếp. Khi đó mười sáu vị Sa-di đều ngồi pháp tòa cũng trong tám vạn bốn ngàn kiếp. Vì bốn bộ chúng mà rộng nói kinh Pháp Hoa. Mỗi mỗi vị đều hóa độ được sáu trăm vạn ức na-do-tha hằng hà sa chúng sinh khiến họ đều phát tâm Bồ-đề (xưa cùng nói pháp để kết duyên). Mỗi vị Bồ-tát cùng các chúng sinh được giáo hóa ấy đời đời sinh ra đều gặp và nghe pháp với các Bồ-tát ấy mà được tín giải (trong khoảng giữa thường gặp nhau). Cả mười sáu vị Sa-di ấy nay đều chứng đạo Bồ-đề và hiện đang thuyết pháp khắp ở mười phương quốc độ, một vị tên là A-di-đà… Người con thứ mười sáu chính là ta, Phật Thích-ca Mâu-ni (kết thầy xưa và nay). Khi chúng ta làm Sa-di thì ai nấy đều giáo hóa vô lượng chúng sinh. Những người nghe ta nói pháp là bậc A-nậu Bồ-đề (gặp các đệ tử xưa nay, một là gặp các đệ tử hiện tại. Chương này trước nói về bậc Bất thoái trụ Bồ-đề). Các chúng sinh có người hiện nay đang ở bậc Thanh văn, ta luôn giáo hóa họ về A-nậu Bồ-đề, vì pháp ấy khiến lần lần nhập vào Phật đạo (Kế đến nói về bậc Thoái chuyển hiện đang ở hàng Thanh văn). Bởi vì sao, là vì trí tuệ của Như Lai rất khó tin khó hiểu (giải thích ý thoái chuyển). Số vô lượng chúng sinh được giáo hóa đó chính là các ông Tỳ-kheo hiện nay (chánh kết xưa nay) và sau khi ta diệt độ thì đó là các đệ tử Thanh văn ở vị lai. (Kế đến gặp các đệ tử ở vị lai. Diệu Huyền nói rằng mười sáu vị Vương tử hoằng kinh để kết duyên đều là ở trong khoảng giữa mà tạo nhân Phi Bản. Từ đây trở về trước những kẻ hành đạo thì gọi là Bản, tức là diệu nhân của Bản vậy).
Trước đây ta đã tám ngàn lần đến ở thế giới Ta-bà này mà ngồi tòa Kim cang Hoa quang vương (Phạm Võng Kinh).
(Từ trên là Đại cơ nói rõ về văn Bản Tích).
Thụy Ứng nói: Phật bảo rằng: Ta nhớ đời trước của ta cách nay vô số kiếp vốn là một kẻ phàm phu từ xa xưa vì cầu Phật đạo đến nay đã chịu khổ trong năm đường sinh tử vô lượng, nếu kể thân cũ của ta thì không thể nào đếm hết được.
Kinh Bồ-tát Bản Hạnh nói: Ta đã ở chỗ vô lượng, vô biên các Đức Phật mà gieo trồng các thiện căn, làm Chuyển luân Thánh vương, gặp vô lượng Đức Phật. Đầu tiên gặp được ba mươi ức Phật cùng tên là Thích-ca (trong a-tăng-kỳ đầu tiên vị Phật này là trước nhất nên gọi là “Đầu tiên”. Trong Đại Luận kể rằng: Như Lai đời trước là một người thợ ngói tên là Đại Quang Minh. Khi đó có Đức Phật hiệu là Thích-ca Văn cùng đầy đủ các đệ tử đến nhà ông thợ ngói nghỉ tạm qua đêm. Ông thợ ngói kính dâng tòa cỏ, đèn sáng và nước mật, nhân đó phát nguyện rằng: Ở tương lai con sẽ được làm Phật và có tên như Phật đương thời).
Diệu Huyền nói rằng: Nhân của Tích có nhiều thứ. Hoặc nói: Xưa là ông thợ đồ gốm gặp Đức Phật Thích-ca thuở trước dâng ba thứ cúng dường phát nguyện được thọ ký tên chữ đều giống như Phật trước. Đó là phát tâm trong tăng-kỳ thứ nhất, không sáng suốt đoạn hoặc nên biết là che lấp cái tướng hạnh nhân của phật. Hoặc nói xưa là người gặp Đức Phật Nhiên Đăng, kính rải năm thứ hoa, trải tóc che bùn, phóng thân lên hư không mà được Vô sinh nhẫn được Phật thọ ký cho, có hiệu là Thíchca Văn. Bảo rằng đã đoạn hoặc cho nên biết thấu Tướng hạnh nhân của Phật Hoặc nói xưa là Phạm chí Bảo Hải, ở chỗ Đức Phật Bảo Tạng trong nước San-đề-lam mà tu hạnh đại tinh tấn, đem hoa cúng dường khắp mười phương Phật, chính là cha của Phật Bảo Tạng, lại là thầy của Phật Di-đà. Kể về công đức của ngài thì không thể nghĩ bàn, nên biết đó là từng trường hợp làm tròn đầy tướng hạnh nhân của phật.
Kế đến gặp tám ức Đức Phật cùng tên Nhiên Đăng. Kế đến gặp ba ức Đức Phật cùng tên là Phất-sa. Kế đếnđến gặp chín vạn Đức Phật cùng tên là Ca-diếp. Kế đến gặp sáu vạn Đức Phật cùng tên là Đăng Minh. Kế đến gặp một vạn tám ngàn Đức Phật cùng tên Ta-la Vương. Kế đến gặp một vạn bảy ngàn Đức Phật cùng tên Độ Bỉ Ngạn. Kế đến gặp một vạn năm ngàn Đức Phật cùng tên Nhật Phật. Kế đến gặp hai ngàn Đức Phật cùng tên là Kiều-trần-như. Kế đến gặp sáu ngàn Đức Phật cùng tên Long Phật. Kế gặp một ngàn Đức Phật cùng tên Tử Tràng. Kế đến gặp năm trăm Đức Phật cùng tên Liên Hoa Thượng. Kế đến gặp sáu mươi bốn Đức Phật cùng tên Loa Kế đến (Luận Câu-xá gọi là Kế-
na Thi-khí, Hán dịch là Bảo Kế đến tức là kinh Loa Kế đến này vậy. Phiên Dịch Danh Nghĩa nói rằng: Phật ta gặp Phật này vào cuối tăngkỳ đầu, cùng với đức phật thứ hai trong bảy Đức Phật là Thi-khí, cách hai tăng-kỳ). Kế đến gặp một Đức Phật tên là Chánh Hạnh (Phật này ở đầu Tăng-kỳ thứ hai). Kế đến gặp tám vạn tám ngàn Bích-chi-phật. Kế đến gặp một Đức Phật tên là Thiện Tư. Lúc đó ngài Di-lặc làm Chuyển luân Thánh vương tên là Tỳ-lô-giá-na, ở chỗ Đức Phật ấy mà phát tâm đầu tiên bốn mươi kiếp trước. Kế đến gặp một Đức Phật tên là Thị Hải Tràng. Lúc đó ta làm Chuyển luân Thánh vương tên là Lao Cung ở chỗ Đức Phật ấy mà phát tâm Bồ-đề nguyện ở vị lai sẽ thành quả Phật mà giáo hóa chúng sinh (ở chỗ Phật Không Vương, cùng với A-nan phát tâm đầu tiên. Ở chỗ Phật Thích-ca xưa lúc làm thợ ngói mà phát tâm. Nay gặp Phật Hải Tràng, lúc đó làm Thánh vương Lao Cung mà phát tâm… Đây đều là Như Lai phương tiện nói ra). Kế đến vô lượng kiếp gặp vô lượng Đức Phật như Phật Đế Thích Tràng… Kế đến gặp một Đức Phật tên là Nhiên Đăng (cuối tăng-kỳ ba thì gặp Phật này). Ta là Nho Đồng dùng hoa sen xanh đem cúng dường đức Phật ấy và ta được thọ ký rằng hơn a-tăng-kỳ kiếp sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (đây là theo nhân địa phát nguyện của người thợ ngói mà trao cho tên hiệu. Từ đây trở đi các Phật thọ ký nhau đều đồng một tên ấy. Kinh Kim Cang nói: Ta ở trước Phật Nhiên Đăng đã được gặp tám trăm bốn mươi vạn ức na-do-tha Phật, ta đều cúng dường hầu hạ không hề bỏ qua. Kinh Pháp Hoa nói: Trong khoảng ta nói Đức Phật Nhiên Đăng… ấy là đều vì phương tiện mà phân biệt).
Lúc đó Đức Phật Nhiên Đăng sống được tám trăm bốn mươi vạn ức tuổi. Khi Đức Phật ấy diệt độ thì ta lên làm Bốn Thiên vương và xuống làm Chuyển luân vương (đây là ba Luân ngân luân…) cho đến lên làm Phạm vương xuống làm Thánh vương (đây là Kim luân) mỗi thứ đều ba mươi sáu lần (Đây là luận dọc là thân Bồ-tát thọ báo) và tùy theo sự biến hóa mà tùy lúc hiện ra đời. Hoặc làm hàng Nho lâm như quốc vương, đạo sĩ… không thể ghi chép, kể tính hết được (đây là luận ngang thân Bồ-tát biến hóa không phải một). Sau đó gặp lại Đức Phật Thắng Nhất Thiết, sống lâu đến tám vạn ức tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta hơn mười ức kiếp nữa sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Phật này ở đầu tăng-kỳ thứ ba). Kế đến gặp Đức Phật Liên Hoa Thượng sống đến tám vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta hơn mười vạn kiếp nữa sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (từ đây trở đi những ai được làm Phật đều có tên là Thích-ca Mâu-ni).
Kế đến gặp Phật Tối Thượng Hạnh sống đến bảy vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta hơn một ngàn kiếp nữa sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Thượng Danh Xưng, sống đến bảy vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta hơn năm trăm kiếp nữa sẽ được làm Phật. Kế đến về sau Đức gặp Phật Cổ Thích-ca, sống đến tám vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta hơn một trăm kiếp nữa sẽ được làm Phật (xét Cổ Phật Thích-ca là ở đầu tăng-kỳ thứ nhất, đều chỉ cho ba mươi ức Phật đầu tiên đồng tên. Đây là ở sau Đức Phật Nhiên Đăng nên không dùng chữ “Cổ”, sợ e lấy Phật Thích-ca đời nay kể vào, nên phải gọi là “Cổ”).
Kế đến gặp Đức Phật Đế-sa, sống lâu đến sáu vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta hơn chín mươi lăm kiếp sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Phất-sa, sống đến sáu vạn tuổi. Lúc đó ta nhón một chân đọc bài kệ khen Phật rằng:
Trên trời, dưới đất không ai bằng Phật
Mười phương thế giới không ai bằng
Người trên thế gian con thấy hết
Tất cả không ai sánh bằng Phật.
Đức Phật ấy thọ ký cho ta qua chín mươi bốn kiếp sẽ được làm Phật. Đại Luận có nói: Dùng một bài kệ khen ngợi Phật Phất-sa suốt bảy ngày bảy đêm, vượt qua chín kiếp, ở kiếp chín mươi mốt sau đó được thành Bồ-đề. Các kinh phần lớn đều nói vượt chín kiếp chính là Phật Tỳ-bà-thi).
Kế đến gặp Phật Kiến Chân Nghĩa, sống bốn vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta qua chín mươi ba kiếp sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Tỳ-bà-thi sống tám vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta qua chín mươi mốt kiếp sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Thi-khí, sống bảy vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta qua ba mươi mốt kiếp sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Tỳ-xá-phù, sống sáu vạn tuổi. Phật ấy thọ ký cho ta qua ba mươi kiếp sẽ được làm Phật.
Thuật rằng: Đời nói bảy Phật là căn cứ theo kinh Dược Vương có ngàn Phật ở kiếp Trang nghiêm thời quá khứ. Bắt đầu từ Phật Hoa Quang và cuối cùng là Phật Tỳ-xá-phù. Ở Hiền kiếp hiện tại thì bắt đầu là Phật Câu-lưu-tôn và cuối cùng là Phật Lâu-chí. Thế nên biết ba Phật từ Phật Tỳ-bà-thi đến Phật Tỳ-xá-phù đều ở trong kiếp Trang nghiêm thời quá khứ. Còn bốn Phật từ Câu-lưu-tôn đến Phật Thích-ca thì đều ở Hiền kiếp thời hiện tại. Bảy Phật đó trước sau nối tiếp nhau chỉ cách một kiếp. Các Kinh phần nhiều nói là Phật Tỳ-bà-thi ở kiếp chín mươi mốt còn hai vị Phật kia ở kiếp ba mươi mốt, cách nhau rất xa. Hình như không ở trong kiếp Trang nghiêm. Song cuối tăng-kỳ thứ ba thì gặp ngay Đức Tỳ-bà-thi, từ một trăm kiếp này gieo trồng tướng tốt, thì chín mươi mốt kiếp nói trên là hợp, bởi trừ bớt chín kiếp vượt hơn do khen Phật trước đây vậy. Như hai nghĩa trên là do phương tiện phân biệt, nhưng e người dịch ở cõi này (Trung Quốc) các bộ khác nhau không đồng, này hãy đều còn, dùng để dẫn chứng cứ (Người duyệt nói rằng: Nếu bảo bảy Phật trước sau nối nhau chí cách một kiếp thì đúng là Phật Tỳ-bà-thi, được thọ ký là qua sáu kiếp sẽ được làm Phật. Cho đến Phật Ca-diếp được thọ ký là qua một kiếp sẽ được làm Phật. Sao lại bảo một trăm kiếp gieo trồng tướng tốt thì chín mươi mốt kiếp nói trên là hợp? Ở đoạn văn sau lại nói: Bốn Phật trên ở trong Hiền kiếp là kiếp giảm thứ chín nối nhau ra đời… đều trái với câu nói chỉ cách nhau một kiếp. Xem sẽ rõ.
Kế đến gặp Đức Phật Câu-lưu-tôn sống năm vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta ở đời vị lai sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Câu-nahàm Mâu-ni sống bốn vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta, ở đời vị lai sẽ được làm Phật. Kế đến gặp Đức Phật Ca-diếp sống hai vạn tuổi, Phật ấy thọ ký cho ta ở đời vị lai ông sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (bốn Phật trên ở trong Hiền kiếp, hai mươi kiếp Trụ vào kiếp giảm thứ chín nối nhau ra đời. Văn này chỉ chung cho đời vị lai). Như thế ta đã phụng sự chư Phật, tu học ý Phật. Khi đó ta sinh lên cung trời Đâu-suất, trụ vào bậc Nhất sinh bổ xứ (ở trên đều rút từ kinh Bản Hạnh. Kinh Niết-bàn nói cõi trời này hơn hết của Dục giới. Các bổ xứ Bồ-tát đều thị hiện sinh ở đấy để giáo hóa chúng sinh). Ta nay ra đời mạng người chỉ sống có một trăm tuổi, quá tuổi này thì ít, dưới tuổi này thì nhiều (theo kinh Trung A-hàm). Đáng lý Phật Thích-ca ra đời lúc mạng sống của người là một vạn tuổi nhưng vì quán sát chúng sinh không có căn cơ để hóa độ nên khi còn một trăm tuổi thấy khổ bức bách mà kiếp sắp hết nên mới ra đời (theo Đại Luận, từ trên đều là căn cơ Tiểu thừa nói văn Bản Tích).
Xét theo kinh Nhân Quả thấy rằng: Ở quá khứ cách vô số a-tăngkỳ kiếp có vị Tiên nhân tên Thiện Tuệ (cả hai kinh Thụy Ứng và Bản Hạnh đều gọi là Nho Đồng). Lúc đó thái tử con vua Đăng Chiếu tên Phổ Quang (kinh Thụy Ứng gọi là Định Quang, các kinh Pháp Hoa Kim Cang, Bản Hạnh đều gọi là Nhiên Đăng) xin vua cha cho xuất gia và thành đạo Bồ-đề. Thiện Tuệ lúc đầu giảng luận Đạo Nghĩa cho năm trăm vị ngoại đạo, mọi người dâng lên tiền bạc. Sau đó ngài từ giã nhóm ngoại đạo rồi đến chỗ Phật Phổ Quang, định thiết lễ cúng dường thì gặp một người hầu của Vương gia cầm bảy cành hoa sen xanh đi ngang qua. Ngài theo hỏi hoa này có bán chăng? Người hầu đáp: Sắp đem vào nôi cung để dâng lên Đức Phật. Ngài Thiện Tuệ lấy năm trăm đồng tiền bạc nài lại năm cành hoa để cúng dường Phật. Người hầu đồng ý lại gởi hai cành hoa để cúng Phật cầu từ nay trở đi luôn được làm vợ ông. Lúc đó vua và các quan lễ Phật tung hoa nhưng tất cả hoa đều rơi xuống đất, chỉ có năm cành hoa của ngài Thiện Tuệ vẫn ở trên không trung và hóa thành đài hoa. Sau đó tung hai cành hoa thì trụ ở hai bên Đức Phật. Phật khen ngài Thiện Tuệ rằng: Qua a-tăng-kỳ kiếp ông sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Kinh này và kinh Bản Hạnh đều nói là a-tăng-kỳ kiếp, còn kinh Thụy Ứng lại nói là chín mươi mốt kiếp, dài ngắn như thế không đồng tuy là phương tiện phân biệt. Song các kinh đều nói ngài Tỳ-bà-thi thọ ký chín mươi mốt kiếp là đúng. Vậy điều nói của kinh Thụy Ứng có thể tin). Ngài Thiện Tuệ thấy đất dơ ướt, lòng tự nghĩ rằng làm sao lại để bàn chân có giấu Thiên luân đạp lên đây mà qua được, liền cởi áo da nai trải trên đất nhưng không che hết mình, ngài liền xỏa tóc trải lên. Đức Như Lai đạp lên bước qua xong, nhân đó thọ ký rằng: Sau này ông làm Phật sẽ ở cõi ác thế ngũ trược mà độ hàng trời người. Lúc đó ngài Thiện Tuệ đọc kệ khen Đức Phật (Văn dài nên không có ghi), xin Phật được xuất gia. Đức Phật bảo: “Thiện lai, Tỳ-kheo!” thế là râu tóc tự rụng, mình mặc áo ca-sa liền thành Sa-môn. Ngài Thiện Tuệ sau khi mệnh chung liền sinh lên làm Bốn Thiên vương sinh xuống làm Chuyển luân vương. Cho đến sinh lên làm Phạm Thiên vương thứ bảy và sinh xuống làm Thánh vương mỗi thứ đều ba mươi sáu lần. Hoặc làm Tiên nhân, hoặc làm ngoại đạo, sáu sư, Bà-la-môn, Tiểu vương. Nơi nào cũng sống hết tuổi thọ, nhiều không thể kể xiết. Thiện Tuệ lúc đó chính là ta đây, còn người hầu kia là Gia-du-đà-la vậy. (Theo kinh Nhân Quả, kinh Thụy Ứng thì bảo là cô gái bán hoa tên Cù-di, gọi bằng tiếng đệ nhất phu nhân. Như Bản Kinh và kinh Pháp Hoa đều gọi là Gia-du là mẹ đẻ của La-hầu. Nay lấy nghĩa sau làm chính).
Bốn Giáo Nghi dẫn Đại Luận rằng: Khi Như Lai tu đạo Bồ-tát từ Đức Cổ Thích-ca cho đến Phật Thi-khí thì gặp được bảy vạn năm ngàn Đức Phật đó gọi là a-tăng-kỳ đầu. Ngài thường tu Sáu độ. Kế đến Phật Thi-khí đến Phật Nhiên Đăng thì gặp được bảy vạn sáu ngàn Phật gọi là a-tăng-kỳ thứ hai. Lúc đó ngài cúng dường bảy cành hoa sen, trải tóc che sình và được thọ ký hiệu Thích-ca Văn. Kế đến từ Phật Nhiên Đăng đến Phật Tỳ-bà-thi thì gặp được bảy vạn bảy ngàn Phật gọi là cuối a-tăng-kỳ thứ ba. Trải qua thời gian như đã kể, ngài tu hạnh Sáu độ, lại trụ một trăm kiếp gieo trồng nhân tướng tốt, tu trăm phước thành một tướng (xét kinh Ưu-bà-tắc Giới thì ta ở chỗ Phật Thích-ca đầu tiên mà phát tâm, ở thời Phật Ca-diếp trọn ba a-tăng-kỳ. Thiết nghĩ khi cuối a-tăng-kỳ thứ ba thì chính là ở thời Phật Tỳ-bà-thi. Nay nói Ca-diếp thì gồm cả một trăm kiếp gieo trồng tướng tốt mà nói vậy).
Lời thuật rằng: Trộm xét nghĩa Bản – Tích của Như Lai là do lấy việc đã qua và hiện nay mà so sánh, có xen lẫn cái Bản xa hay gần mà không thể dùng cái thấy của Cơ Đại hay Tiểu thừa để phân biệt. Nay cùng các Bộ bàn nói phần thô, còn Pháp Hoa triển khai phần Diệu. So sánh mà luận bàn thì cái thấy của Cơ Đại Tiểu Thừa không chấp nhận không xét đoán được. Như chỉ có tám Tướng nhưng do cái thấy của cơ Đại Tiểu thừa mà có khác nhau.
Trình bày Thánh nguyên:
Lời tựa rằng: Nguồn gốc trước tiên của Như Lai bắt đầu từ bậc Đại nhân, ngài làm Chuyển luân ở cung vua, thứ lớp nối nhau. Xem xét các điển tích trình bày tóm tắt về nguồn gốc Thị tộc. Nhân đó nói rõ việc thực hiện ra đời của Đức Thế Tôn ta vốn sinh vào gia thế tôn quý nhiều đời làm Thánh vương.
Vào đầu Đại kiếp, khi thế giới mới thành thì các trời Quang âm hóa làm người… Họ họp nhau bàn thảo lập lên một người có oai đức để thưởng thiện phạt ác gọi là Bình Đẳng Vương mọi người đều phải cung phụng cấp dưỡng, do đó mà có tên là Dân chủ (theo kinh Trường Ahàm, cũng thấy trong Tam Thế Xuất Hưng Chí). Vua dân chủ đầu tiên hiệu là Đại Nhân. Vị vua thứ hai tên là Trân Bảo, vị vua thứ ba tên là Hảo Vị, vị vua thứ tư tên là Tĩnh tề Vua thứ năm tên là Đảnh Sinh, cho đến vua thứ ba mươi ba tên là Thiện Tư (theo Trường A-hàm, Bốn Phần Luật. Vị vua ba mươi ba này đều là con cháu nối nhau. Tên các vua thấy ghi đủ trong Bản Kinh).
Từ sau vua Thiện Tư thì có mười tộc Chuyển luân Thánh vương nối nhau ra đời.
Người thứ nhất là Chân Xà Vương tử Bà-diên-ca (Chân Xà tức là vua A-hàm Thiện Tư). Tộc này có năm Chuyển luân vương.
Tộc thứ hai là Đa-la Nghiệp có năm Chuyển luân vương.
Tộc thứ ba là A-ba-diệp, có bảy Chuyển luân vương.
Tộc thứ tư là Kiện-đà-lợi có tám Chuyển luân vương.
Tộc thứ năm là Ca-lăng-ca có chín Chuyển luân vương.
Tộc thứ sáu là Chiêm-ba có mười bốn Chuyển luân vương.
Tộc thứ bảy là Câu-la-bà có ba mươi mốt Chuyển luân vương.
Tộc thứ tám là Bát-xà-la, có ba mươi hai Chuyển luân vương.
Tộc thứ chín là Di-thi-lợi, có tám vạn bốn ngàn Chuyển luân vương (xét theo kinh Bản Hạnh vị vua sau cùng tức là Đại Mâu Thảo Vương Tiên vậy).
Tộc thứ mười là Ý-ma-di, có một trăm Chuyển luân vương (theo Lâu Thán Kinh, Di-sa-tắc gọi là Uất-ma; Trường A-hàm gọi là Ý-ma;
BốnPhần Luật gọi là Ý-sư-ma, tức là Cam Giá vương là tổ tiên của Thiện Sinh vương. Lương Hựu Luật sư, Thích-ca Phã nói: Dòng họ Thích coi Ý-ma là tổ tiên).
Tên Thích-ca:
Lời tựa rằng: Người đời đều biết Đức Như Lai thuộc Thánh chủng Sát-đế-lợi, nhưng rốt cục vẫn không hiểu rõ ý nghĩa việc đặt tên hai chữ Cù-đàm và Thích-ca. Nên cần biết tiếng Cù-đàm có bốn nghĩa hoặc gọi Thuần Thục hay Tối Thắng. Đây là theo đức mà gọi tên, hoặc gọi Cam Giá hay Nhật Chủng. Đây là theo duyên mà gọi tên. Còn tiếng Thích-ca thì có ba ý. Nếu do đức mà đặt tên thì gọi là Năng Nhân. Nếu do chỗ mà đặt tên thì gọi là Xá-di hay Trực Lâm. Nhưng khởi đầu của Thích-ca thật ra là ở bốn đứa con của Cam Giá vương. Cam Giá là tiếng Phạm. Đã có chữ Cù-đàm thì tên Thích-ca cũng từ Cù-đàm mà ra. Trước là Cù-đàm sau là Thích-ca, tuy có hai tiếng nhưng thật ra là một họ. Người xưa lại dùng thêm ba tiếng Nhật Chủng, Cam Giá và Xá-di, tất cả là năm họ thì ngọn ngành lẫn lộn không biết đâu mà quyết đoán. Nay muốn luận đầy đủ để kẻ hậu học khỏi lầm.
Phàm “Tánh” (họ) là hệ thống để trăm đời khỏi cách biệt nhau. Về Thị là chỗ để phân biệt con cháu do đâu mà ra. Về tộc tánh, ở Ấn Độ có bốn dòng:
- Sát-đế-lợi, tức dòng vua chúa.
- Bà-la-môn, tức dòng tịnh hạnh.
- Phệ-xa, tức là kẻ thương buôn (xưa đọc là Tỳ-xá).
- Tuất-đà-la tức hàng thường dân (xưa đọc là Thủ-đà).
Bốn dòng này thì hai dòng trước sang, hai dòng sau hèn (Đây là rút từ Tây Vức ký) tùy lúc mà quý trọng. Đức Phật giáng sinh xuất thân từ dòng Thích-ca, vì thuộc đời cang cường nên phải sinh vào dòng vua để có uy quyền. Còn Ca-diếp gặp thời thuận trị nên chọn dòng Tịnh hạnh để nêu Đức hạnh (Đại Luận). Chuyện kể: Thuở xưa, cách a-tăng-kỳ kiếp có vị Bồ-tát làm vua một nước, cha mẹ mất sớm, vua nhường ngôi cho em rồi theo Bà-la-môn Cù-đàm học đạo và nhận luôn họ Cù-đàm (Bản Kinh dịch là Thuần Thục, còn Ứng Pháp sư dịch chữ Cù-đàm tên là Tối Thắng. Đây đều là theo nghĩa của Đức Hạnh. Vì vua tu hạnh khất thực nên khi trở về nước thì không ai biết, họ gọi ngài là Tiểu Cù-đàm. Ngài lấy vườn Cam Giá ở ngoại thành làm tinh xá. Một hôm có kẻ trộm vặt của quan, chạy ngang qua vườn, quan quân đuổi theo giấu trộm bắt ngài. Nhà vua ra lệnh lấy gậy đâm xuyên mình ngài đến chết. Đại Cù-đàm thấy được khóc lóc thảm thiết đem tẩm liệm ngài vào quan tài, lại vắt lấy bùn máu vo thành cục, đem về để ở tinh xá, đặt hai cục bùn máu ở hai bên. Đại Cù-đàm nói: “Nếu Đạo sĩ này chí thành xin trời thần chứng giám khiến máu hóa thành người.” Cách mười tháng sau quả nhiên cục bên trái hóa thành con trai, cục bên mặt hóa thành con gái. Nhân đó mà đặt họ của Cù-đàm là họ Thuần Thục (Theo kinh Thập Nhị Du).
Lại chuyện kể, ở quá khứ có vua Chuyển luân Thánh vương tên là Đại Tự Tại (tức là tộc Di Thi-lợi thứ chín) có con cháu nôi nhau được tám vạn bốn ngàn đời vua. Vị vua sau cùng tên là Đại Mâu Thảo, đã già mà không con. Bèn giao việc triều chính cho các quan đại thần rồi cạo tóc xuất gia, mọi người gọi là Vương Tiên. Các đệ tử lúc đó đều phải khất thực, Vương Tiên đã già nên không đi được, bèn lấy lồng cỏ treo khắp dưới cành cây để phòng cọp sói. Bỗng một thợ săn nhìn thấy cho là Bạch Điểu nên bắn chết. Máu chảy xuống đất, sau đó mọc lên hai cây Cam Giá. Mặt trời chiếu nóng khiến cây tách ra, một cây sinh ra người nam, còn cây kia sinh người nữ. Các đệ tử bảo hộ nuôi lớn hai trẻ, rồi đem chuyện báo lên các quan. Mọi người đều bảo là dòng vua, khiến thầy tướng bói quẻ, đặt tên là Thiện Sinh, xưng hiệu là Cam Giá vương. Người nữ tên là Thiện Hiền được lập làm Phi thứ nhất. Lại vì mặt trời chiếu nóng cây Cam Giá mà sinh ra nên cũng gọi là Nhật Chủng (Theo Bồ-tát Bản Hạnh).
Lời thuật rằng: Về Cù-đàm, một tên dịch là Cam Giá là căn cứ vào chuyện duyên hai gốc Cam Giá trong kinh Bản Hạnh; một tên dịch là Nê Thổ là lấy chuyện bùn máu của kinh Thập Nhị Du. Thế thì biết các kinh tiếng Phạm gọi Cù-đàm thì tiếng Hoa gọi là Cam Giá hay Nê Thổ. Hoa, Phạm gọi khác nhau thật ra chỉ có một nghĩa.
Bà phi thứ nhất của vua Cam Giá tên là Thiện Hiền sinh một người con tên là Trường Thọ, con bà phi thứ hai thì sinh được bốn người con trai, người thứ nhất tên là Cự Diên, người thứ hai tên là Kim Sắc, người thứ ba tên Tượng Chúng, người thứ tư tên là Biệt Thành (Theo Bồ-tát Bản Hạnh).
Lời thuật rằng: Di-sa-tắc nói rằng: Người con thứ tư của vua Uấtma là Ni-lâu, Bản Hạnh Kinh gọi là Ni-câu. Đây (Trung Quốc) dịch là Biệt Thành. Hựu Luật sư thì chỉ cho vua Ý-ma, là tổ tiên của họ Thích. Con thứ tư là Trang Nghiêm nối dõi vua Bạch Tịnh. Nam Sơn chỉ đó là Ý-ma, tức vị Luân vương thứ mười, cách Bồ-tát đến một trăm đời. Người con thứ tư là Trang Nghiêm tức người nối dõi là vua Bạch Tịnh. Tóm lại các thuyết ấy giống nhau. (Riêng việc nối dõi vua Trang Nghiêm thì có hai bản dịch không giống nhau, nhưng chỉ là một người là Ni-câu).
Lúc đó bà phi Thiện Hiền muốn lập Trường Thọ lên làm vua bèn tâu xin đuổi bốn người con kia ra khỏi nước, họ đến phía Bắc núi Tuyết sơn tự xây thành để ở. Không bao lâu nơi ấy đã sầm uất thành một cường quốc (theo kinh Bản Hạnh thì họ đến Tuyết sơn dựng nước, thành tên là Ca-tỳ-la, vua tên là Biệt Thành, xa gần đều khâm phục).
Về sau vua cha hối tiếc sai sứ đến triệu về, nhưng cả bốn con đều tạ lỗi không đi. Vua cha ba lần than rằng con ta là Thích-ca (đây dịch là Năng Nhân, theo kinh Bản Hạnh) tới núi Tuyết vào ở rừng Trực thọ nên có tên là Thích-ca (Hán gọi là Trực Lâm, theo kinh Trường A-hàm). Họ đến xây thành dựng nhà ở rừng Xá-di gần phía Bắc núi Tuyết, nhân đó gọi là nước Xá-di (theo Ngũ Phần Luật).
Lời thuật rằng: Xá-di là tên rừng, cũng lấy làm tên nước, lại lấy làm tên Thị Tộc. Trộm nghĩ Xá-di e dịch là Trực; tức Trực Lâm ở núi Tuyết đã nói trước. Diệu Huyền bảo Xá-di là một tộc tánh sang trọng ở Tây Vức. Đây chỉ căn cứ theo nghĩa, chưa thấy trích ra từ kinh nào. Con của vua Biệt Thành là Câu-lô. Con của Câu-lô là Cù-câu-lô (theo Bồ-tát Bản Hạnh). Con thứ tư của vua ý-ma là Trang Nghiêm (tức Biệt Thành) Ý-ma có một trăm Luân vương, vị vua cuối cùng tên là Đại Thiện Sinh (xét theo BốnPhần Luật thì Ý-sư-ma lần lược có trăm vua. Sau đó có vua tên là Đại Thiện Sinh. Nam Sơn Thích-ca Phả nói rằng: Đại Thiện Sinh tức là Tổ bảy đời của Như Lai).
Từ sau một trăm Luân vương thì tổ sáu đời là vua Ô-bà-la, tổ năm đời là vua Lệ-bà-la, tổ bốn đời là vua Ni-cầu-la, tổ ba đời là vua Niphù-la, tổ hai đời (ông nội) là vua Sư Tử Giáp. Cha là vua Tịnh Phạn vương. Vua Sư Tử Giáp có bốn con:
- Tịnh Phạn vương (các kinh hoặc gọi là Bạch Tịnh) có hai con, người anh là Thái tử Tất-đạt, em là Nan-đà.
- Bạch Phạn vương, có hai con, anh là Điều-đạt (các kinh gọi là Đề-bà-đạt-đa, em là A-nan-đà).
- Hộc Phạn vương có hai con, anh là Ma-ha-nam (hoặc là Thái tử Câu-lợi, là một trong năm Tỳ-kheo), em là A-na-luật (hoặc gọi là A-nâu-lâu-đà).
- Cam Lộ Phạn vương, có hai con, anh là Bà-sa, em là Bạt-đề (là một trong năm Tỳ-kheo – Theo Trường A-hàm).
Từ sơ kiếp trở lại đây các con nối nhau làm Chuyển luân vương. Hai vua đời gần đây chỉ làm vua cõi Diêm-phù-đề (theo kinh Đại Phương Tiện. Nên biết hai vua Sư Tử Giáp và Tịnh Phạn riêng làm vua ở Nam Châu, chỉ là hàng Thiết luân vương).
Bát-xa-la-vương (tộc thứ tám này có ba mươi hai chuyển luân vương).
Bản đồ về thế hệ Chánh Thống của các Pháp vương:
Bình Đẳng Vương (Dân Chủ Bình Đẳng Vương, cũng gọi là Sátđế-lợi, con cháu đích tôn nối nhau đến đời thứ ba mươi ba là vua Thiện Tư).
Thiện Tư Vương (Từ Bình Đẳng Vương đến đây là ba mươi ba đời. Sau đó có mười tộc).
Ba-diên-ca Vương (con vua Thiện Tư là Tộc thứ nhất có năm Chuyển luân vương).
Đa-la Nghiệp Vương (Tộc thứ hai này cũng có năm Chuyển luân vương).
A-ba-diệp Vương (Tộc thứ ba này có bảy Chuyển luân vương).
Kiện-đà-lợi Vương (Tộc thứ tư này có tám Chuyển luân vương).
Lăng-ca Vương (Tộc thứ năm này có chín Chuyển luân vương).
Chiêm-bà Vương (Tộc thứ sáu này có bốn Chuyển luân vương).
Câu-la-bà Vương (Tộc thứ bảy này có ba mươi mốt Chuyển luân vương).
Di-thi-lợi Vương (Tộc thứ chín này có tám vạn bốn ngàn Chuyển luân vương, một vua sau cùng tên là Đại Mâu Thả Vương cũng gọi là Vương Tiên, con là Ý-ma-di Vương).
Ý-ma-di Vương (Tộc thứ mười này có một trăm Chuyển luân vương. Ý-ma-di Vương cũng gọi là Cam Giá Vương. Dòng họ Thích nhận vua này là Thủy Tổ. Vua này có hai bà Phi. Bà Phi thứ nhất sinh ra con lớn tên là Trường Thọ Vương, bà Phi thứ hai sinh bốn con, người thứ nhất tên Cự Diện Vương, người thứ hai tên Kim Sắc Vương, người thứ ba tên Tương Chúng Vương, người thứ tư tên Biệt Thành Vương.
Các vị trên đều là đời thứ hai).
Câu-lô Vương (đời thứ ba).
Cù-câu-lô Vương (đời thứ tư, dần dà truyền đến đời vua sau cùng thứ nhất trăm là Thiện Sinh Vương).
Thiện Sinh Vương (tổ bảy đời của Thái tử Tất-đạt).
Ô-bà-la Vương (tổ sáu đời của Thái tử Tất-đạt).
Lệ-bà-la Vương (tổ năm đời của Thái tử Tất-đạt).
Ni-cầu-la Vương (tổ bốn đời của Thái tử Tất-đạt).
Ni-phù-la Vương (tổ ba đời của Thái tử Tất-đạt).
Sư Tử Giáp Vương (tổ hai đời (ông nội), có bốn con).
Tịnh Phạn Vương (có hai con: Một là Thái tử Tất-đạt; hai là Nan-đà).
Bạch Phạn Vương (có hai con là Điều-đạt và A-nan).
Hộc Phạn Vương (có hai con là Ma-ha-nam và A-na-luật).
Cam Lộ Phạm Vương (có hai con là Bà-sa và Bạt-đề).
Trên đây là bốn vua sinh tám con.
Lời thuật rằng: Kinh Lâu Thán gọi Ý-ma có một trăm Luân vương. Kinh A-hàm và BốnPhần Luật đều nói vua sau cùng tên là Đại Thiện Sinh. Nói sau cùng tức là thứ một trăm vậy. Nam Sơn chỉ Đại Thiện Sinh là Tổ bảy đời của Phật đây là căn cứ theo Trường A-hàm. Từ Ôbà-la Vương… sáu vua thì đến Thái tử là đời một trăm lẻ bảy. Nhưng lại nói: Cách Bồ-tát một trăm đời, vậy phải bỏ đi số bảy. Từ vua Dân Chủ đến vua Thiện Tư là ba mươi ba đời, con cháu nối nhau. Từ vua Ba-diên-ca mười Tộc trở xuống hoặc do các dòng thứ xen vào, hoặc do anh em thay nhau cai trị, phân làm mười dòng tất phải có nghĩa thân sơ sau trước. Song nhận mệnh trời làm vua thống lãnh bốn châu thì nguyên do được đạo vua đều giống. Kể chung về mười Tộc thì gồm có tám vạn bốn ngàn hai trăm mười một đời vua. Nếu kể cả ba mươi ba đời vua Dân Chủ trước, sáu đời Tổ Phụ và bản thân Thái tử nữa thì có tất cả là tám vạn bốn ngàn hai trăm năm mươi đời vua.