KINH TĂNG CHI BỘ
Anguttara Nikàya
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
Chương X – Mười Pháp
I. Phẩm Lợi Ích
(I) (1) Ý Nghĩa Gì
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
– Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
– Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
– Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì? Này Ananda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
– Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
– Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
– Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
2. Như vậy, này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ. Hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
(II) (2) Nghĩ Với Dụng Ý
1. – Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo, với người có hân hoan, hoan hỷ sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hoan hỷ , không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng thân ta được khinh an”, Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng ta cảm thọ an lạc”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng tâm ta được Thiền định”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có tâm Thiền định, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta biết, ta thấy như thật”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham” Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, sẽ nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến; như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham; định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến; an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định; khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc; hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an; hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ; không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các Thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh; các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.
(III) (3) Sở Y
1. – Này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không có không hối tiếc, với hối tiếc không đầy đủ, hân hoan sở y bị diệt. Với hân hoan không có, với hân hoan không đầy đủ, hỷ sở y bị diệt. Với hỷ không có, với hỷ không đầy đủ, khinh an sở y bị diệt. Với khinh an không có, với khinh an không đầy đủ, an lạc sở y bị diệt. Với an lạc không có, với an lạc không đầy đủ, chánh định sở y bị diệt. Với chánh định không có, với chánh định không đầy đủ, như thật tri kiến sở y bị diệt. Với như thật tri kiến không có, với như thật tri kiến không đầy đủ, nhàm chán, ly tham sở y bị diệt. Với nhàm chán, ly tham không có, với nhàm chán, ly tham không đầy đủ, giải thoát tri kiến sở y bị diệt. Ví như cây không đủ cành và lá, các mầm non (cũng có nghĩa là vỏ ngoài) của cây ấy không đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không hối tiếc không có, với không hối tiếc không đầy đủ…. giải thoát tri kiến sở y bị diệt.
Này các Tỷ- kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ, hân hoan có sở y. Với hân hoan có mặt, với hân hoan có đầy đủ, hoan hỷ có sở y. Với hoan hỷ có mặt, với hoan hỷ có đầy đủ, khinh an có sở y. Với khinh an có mặt, với khinh an có đầy đủ, an lạc có sở y. Với an lạc có mặt, với an lạc có đầy đủ, chánh định có sở y. Với chánh định có mặt, với chánh định có đầy đủ, như thật tri kiến có sở y. Với như thật tri kiến có mặt, với như thật tri kiến có đầy đủ, nhàm chán, ly tham có sở y. Với nhàm chán, ly tham có mặt, với nhàm chán, ly tham có đầy đủ, giải thoát tri kiến có sở y. Ví như này các Tỷ-kheo, một cây có đầy đủ cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ… giải thoát tri kiến có sở y.
(IV) (4) Có Sở Y ( Do Sariputta Thuyết)
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Sàriputta thuyết).
(V) (5) Có Sở Y (Do Tôn Giả Ananda Thuyết)
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Ananda thuyết).
(VI) (6) Ðịnh Do Bậc Ðạo Sư Thuyết
1. Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể đi trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Này Ananda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
2. – Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tưởng như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
(VII) (7) Ðịnh Do Tôn Giả Sariputta Thuyết
1. Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:
– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong địa đại, không tưởng đến địa đại… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau, tuy vậy, vị ấy vẫn tưởng?
– Này Ananda, có thể như vậy. Một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
2.- Nhưng thưa Hiền giả Sàriputta, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất, … trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Này Hiền giả Ananda, một thời ở đây, tôi trú ở Sàvatthi, trong rừng Andha. Tại đây, tôi chứng được Thiền định như sau: Trong đất, tôi không tưởng đến đất, trong thế giới đời sau, tôi không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, tôi vẫn có tưởng.
3- Nhưng trong lúc ấy, Tôn giả Sàriputta tưởng đến gì?
– Một tưởng khác khởi lên trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Ví như, này Hiền giả, lửa được đốt cháy từ mảnh đá nhỏ, một ngọn lửa khác khởi lên, một ngọn lửa khác diệt đi. Cũng vậy, này Hiền giả, một tưởng khác khởi lên trong tôi, thưa Hiền giả: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Tuy vậy, trong lúc ấy tôi vẫn có tưởng.
(VIII) (8) Người Có Lòng Tin
1. – Vị Tỷ-kheo có lòng tin, này các Tỷ-kheo, nhưng không có giới. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào để ta có lòng tin và có giới nữa? “. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, như vậy về chi phần ấy, Tỷ-kheo có viên mãn.
2. Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới nhưng không có nghe nhiều… có nghe nhiều nhưng không có nói pháp… có nói pháp nhưng không thường tham gia với hội chúng… thường tham gia với hội chúng, nhưng không vô úy thuyết pháp cho hội chúng … có vô úy thuyết pháp cho hội chúng nhưng không trì luật… có trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, nhưng không có được không khó khăn, không có được không mệt nhọc, không có được không phí sức, … đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn.
Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, và do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta có thể chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?”
Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
(IX) (9) Tịch Tịnh Giải Thoát
(Như kinh 8 ở trên, cho đến… là người ở rừng ở các trú xứ vắng…)
…. là người trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng … là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy không cảm giác với thân và an trú, đối với các tịch tịnh giải thoát , vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này không viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, ta có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, là vị ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
(X) (10) Với Các Minh
(Như kinh trước cho đến: Vị ấy trì luật…) là người trì luật, nhưng không nhớ đến rất nhiều đời sống trước, một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhớ đến rất nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhưng không với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ…, vị ấy với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, về chi phần này, vị ấy không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, có thể nhớ đến nhiều đời sống trước như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm,… với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, là vị thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, nhớ đến nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm…. với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, có viên mãn trong mọi phương diện.
II. Phẩm Hộ Trì
(I) (11) Trú Xứ
1. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận, chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Và này các Ty-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không lừa đảo, man trá, nêu rõ mình như chân đối với bậc Ðạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (của các pháp), thể nhập thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh, đoạn diệt khổ đau.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần. Này các Tỷ-kheo, như thế nào là trú xứ thành tựu năm chi phần?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, trú xứ không quá xa, không quá gần, thuận tiện cho đi và đến, ban ngày không đông đủ, ban đêm không ồn ào, không huyên náo, ít xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, và các loại rắn rít. Trú tại trú xứ ấy, tìm được không mệt nhọc các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Tại trú xứ ấy, các trưởng lão Tỷ-kheo đến ở là những bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu, thường thường đến các vị ấy tìm hiểu, hỏi han: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? ” Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa mở rộng, trình bày những gì chưa trình bày, đối với những vấn đề còn khởi lên những nghi vấn, vị ấy giải tỏa các nghi vấn ấy. Này các Tỷ-kheo, trú xứ như vậy thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí có thể chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
(II) (12) Các Chi Phần
1. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Không dục tham, không sân,
Không hôn trầm thụy miên
Không trạo cử, không nghi,
Tỷ-kheo hoàn toàn không
Với vô học giới uẩn,
Với vô học định uẩn,
Ðầy đủ với giải thoát,
Với tri kiến như vậy.
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Ðầy đủ năm chi phần,
Ðoạn tận năm chi phần,
Trong Pháp và Luật này,
Ðược gọi vị đầy đủ
Hoàn toàn mọi phương diện.
(III) (13) Các Kiết Sử
1. – Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười?
2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.
Thế nào là năm hạ phần kiết sử?
3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.
Thế nào là năm thượng phần kiết sử?
4. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử.
(IV) (14) Tâm Hoang Vu
1. – Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược chưa được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
Như thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận?
2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được đoạn tận.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các Học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được đoạn tận.
Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa cắt đứt?
4. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được cắt đứt.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh với mong cầu được sanh Thiên giới, có ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được cắt đứt. Như vậy là năm tâm triền phược chưa được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược này chưa cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tâm hoang vu đã đoạn tận, năm tâm triền phược đã cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận?
7. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được đoạn tận.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, … là tâm hoang vu thứ hai đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, … là tâm hoang vu thứ ba đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Học Pháp, … là tâm hoang vu thứ tư đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, không cứng rắn, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được đoạn tận. Như vậy là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được cắt đứt?
9. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục, không có tham ái, không có luyến ái, không có khát ái, không có nhiệt não, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được cắt đứt.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh, không mong cầu được sanh Thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được cắt đứt.
Như vậy là năm tâm triền phược đã được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được đoạn tận, năm tâm triền phược này đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong độ tăng trưởng về dung sắc, được tăng trưởng về hình tròn, được tăng trưởng về ánh sáng, được tăng trưởng về bề cao, bề rộng của quỹ đạo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm.
(V) (15) Không Phóng Dật
1. Này các Tỷ-kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp. Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.
Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào.. trong tất cả các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên-đàn đỏ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
(VI) (16) Ðáng Ðược Cúng Dường
1. – Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là mười?
2. Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, bậc Ðộc giác, bậc Giải thoát cả hai phần, bậc Tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến chí, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành, bậc Chuyển tánh.
Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
(VII) (17) Vị Hộ Trì (1)
1. – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người sống không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, mười pháp này tạo thành vị hộ trì. Thế nào là mười?
2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thể nhập với chánh kiến; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
5.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào, phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào có trí tuệ… đoạn tận khổ đau; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
(VIII) (18) Vị Hộ Trì (2)
1. – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp tác thành vị hộ trì này. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người có giới… chấp nhận và học tập trong các hoc pháp, nghĩ rằng: “Thật sự có giới là Tỷ-kheo này. Vị này trú, được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng nói đến, đáng được giáo giới… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm, đây là pháp tác thành vị hộ trì.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị nghe nhiều… khéo thông đạt nhờ chánh kiến, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này là vị nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát bằng ý, khéo thông đạt nhờ chánh kiến”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành sự hộ trì.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này làm bạn với hiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này, dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, phàm có những công việc gì cần phải làm hoặc lớn hoặc nhỏ, đối với các đồng Phạm hạnh, ở đây vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu suy tư đến các phương tiện vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-niên… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật nghĩ rằng: ” Thật sự vị Tỷ-kheo này ưa Pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm việc đã làm, đã nói từ lâu, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng… đã làm, đã nói từ lâu”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, nghĩ rằng: ” Thật sự Tỷ-kheo này có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau”. Các Tỷ-kheo trưởng lão nghĩ đến Tỷ-kheo đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Các trung niên Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy được nói đến, đáng được giáo giới. Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú có vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
(IX) (19) Thánh Cư (1)
1. – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được khéo giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống.
(X) (20) Thánh Cư (2)
1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru tại một thị trấn của dân tộc Kuru gọi là Kammàsadhama. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo… Thế Tôn nói như sau:
2. – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các vị Thánh đã sống, đang sống, và sẽ sống. Thế nào là mười?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đoạn tận năm chi phần?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần?
5. Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc, khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì một sự?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo thành tựu với tâm được niệm hộ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì một sự. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có đắn đo thân cận một sự, có đắn đo kham nhẫn một sự, có đắn đo tránh né một sự, có đắn đo trừ khử một sự. Như vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với những sự sai biệt phổ thông được các Sa-môn, Bà-la-môn phổ thông chấp nhận, như: “Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn; thế giới có giới hạn, thế giới không giới hạn, sinh mạng với thân thể là một, sinh mạng với thân thể là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”… Tất cả những tin tưởng được trừ diệt, trừ bỏ, xả bỏ, quăng bỏ giải tỏa, đoạn tận, từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử những sự thật cá nhân.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã được đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn tận dục tầm cầu, đã đoạn tận hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Ty-kheo các tư duy không có uế trược?
10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ty-kheo đã đoạn tận dục tư duy, đã đoạn tận sân tư duy, đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các tư duy không có uế trược.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an?
11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền Thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát?
12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tâm được giải thoát khỏi tham, tâm được giải thoát khỏi sân, tâm được giải thoát khỏi si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát?
13. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rõ biết rằng: “Tham ái đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai”, rõ biết rằng: “Sân đã được đoạn tận nơi ta… trong tương lai”, rõ biết rằng: “Si đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. “Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát.
14. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong quá khứ đã sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đã sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong tương lai sẽ sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy sẽ sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong hiện tại sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đang sống theo mười Thánh cư này.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư mà các vị Thánh đã sống đang sống, và sẽ sống.
(I) (1) Ý Nghĩa Gì
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
– Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
– Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
– Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
– Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì? Này Ananda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
– Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
– Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
– Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
– Này Ananda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
2. Như vậy, này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ. Hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
(II) (2) Nghĩ Với Dụng Ý
1. – Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo, với người có hân hoan, hoan hỷ sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hoan hỷ , không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng thân ta được khinh an”, Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng: “Mong rằng ta cảm thọ an lạc”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng tâm ta được Thiền định”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có tâm Thiền định, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta biết, ta thấy như thật”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham” Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, sẽ nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý: “Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến”. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến; như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham; định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến; an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định; khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc; hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an; hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ; không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các Thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh; các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.
(III) (3) Sở Y
1. – Này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không có không hối tiếc, với hối tiếc không đầy đủ, hân hoan sở y bị diệt. Với hân hoan không có, với hân hoan không đầy đủ, hỷ sở y bị diệt. Với hỷ không có, với hỷ không đầy đủ, khinh an sở y bị diệt. Với khinh an không có, với khinh an không đầy đủ, an lạc sở y bị diệt. Với an lạc không có, với an lạc không đầy đủ, chánh định sở y bị diệt. Với chánh định không có, với chánh định không đầy đủ, như thật tri kiến sở y bị diệt. Với như thật tri kiến không có, với như thật tri kiến không đầy đủ, nhàm chán, ly tham sở y bị diệt. Với nhàm chán, ly tham không có, với nhàm chán, ly tham không đầy đủ, giải thoát tri kiến sở y bị diệt. Ví như cây không đủ cành và lá, các mầm non (cũng có nghĩa là vỏ ngoài) của cây ấy không đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không hối tiếc không có, với không hối tiếc không đầy đủ…. giải thoát tri kiến sở y bị diệt.
Này các Tỷ- kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ, hân hoan có sở y. Với hân hoan có mặt, với hân hoan có đầy đủ, hoan hỷ có sở y. Với hoan hỷ có mặt, với hoan hỷ có đầy đủ, khinh an có sở y. Với khinh an có mặt, với khinh an có đầy đủ, an lạc có sở y. Với an lạc có mặt, với an lạc có đầy đủ, chánh định có sở y. Với chánh định có mặt, với chánh định có đầy đủ, như thật tri kiến có sở y. Với như thật tri kiến có mặt, với như thật tri kiến có đầy đủ, nhàm chán, ly tham có sở y. Với nhàm chán, ly tham có mặt, với nhàm chán, ly tham có đầy đủ, giải thoát tri kiến có sở y. Ví như này các Tỷ-kheo, một cây có đầy đủ cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ… giải thoát tri kiến có sở y.
(IV) (4) Có Sở Y ( Do Sariputta Thuyết)
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Sàriputta thuyết).
(V) (5) Có Sở Y (Do Tôn Giả Ananda Thuyết)
(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Ananda thuyết).
(VI) (6) Ðịnh Do Bậc Ðạo Sư Thuyết
1. Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể đi trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Này Ananda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
2. – Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tưởng như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
(VII) (7) Ðịnh Do Tôn Giả Sariputta Thuyết
1. Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:
– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong địa đại, không tưởng đến địa đại… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau, tuy vậy, vị ấy vẫn tưởng?
– Này Ananda, có thể như vậy. Một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.
2.- Nhưng thưa Hiền giả Sàriputta, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất, … trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?
– Này Hiền giả Ananda, một thời ở đây, tôi trú ở Sàvatthi, trong rừng Andha. Tại đây, tôi chứng được Thiền định như sau: Trong đất, tôi không tưởng đến đất, trong thế giới đời sau, tôi không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, tôi vẫn có tưởng.
3- Nhưng trong lúc ấy, Tôn giả Sàriputta tưởng đến gì?
– Một tưởng khác khởi lên trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Ví như, này Hiền giả, lửa được đốt cháy từ mảnh đá nhỏ, một ngọn lửa khác khởi lên, một ngọn lửa khác diệt đi. Cũng vậy, này Hiền giả, một tưởng khác khởi lên trong tôi, thưa Hiền giả: “Hữu diệt là Niết-bàn.” Một tưởng khác diệt đi trong tôi: “Hữu diệt là Niết-bàn”. Tuy vậy, trong lúc ấy tôi vẫn có tưởng.
(VIII) (8) Người Có Lòng Tin
1. – Vị Tỷ-kheo có lòng tin, này các Tỷ-kheo, nhưng không có giới. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào để ta có lòng tin và có giới nữa? “. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, như vậy về chi phần ấy, Tỷ-kheo có viên mãn.
2. Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới nhưng không có nghe nhiều… có nghe nhiều nhưng không có nói pháp… có nói pháp nhưng không thường tham gia với hội chúng… thường tham gia với hội chúng, nhưng không vô úy thuyết pháp cho hội chúng … có vô úy thuyết pháp cho hội chúng nhưng không trì luật… có trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, nhưng không có được không khó khăn, không có được không mệt nhọc, không có được không phí sức, … đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn.
Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, và do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta có thể chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?”
Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
(IX) (9) Tịch Tịnh Giải Thoát
(Như kinh 8 ở trên, cho đến… là người ở rừng ở các trú xứ vắng…)
…. là người trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng … là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy không cảm giác với thân và an trú, đối với các tịch tịnh giải thoát , vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này không viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, ta có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, là vị ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.
(X) (10) Với Các Minh
(Như kinh trước cho đến: Vị ấy trì luật…) là người trì luật, nhưng không nhớ đến rất nhiều đời sống trước, một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhớ đến rất nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhưng không với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ…, vị ấy với thiên nhãn siêu nhân… vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, về chi phần này, vị ấy không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng: “Làm thế nào ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, có thể nhớ đến nhiều đời sống trước như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm,… với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát? ” Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, là vị thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, nhớ đến nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời… có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm…. với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc… chứng ngộ, chứng đạt và an trú; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, có viên mãn trong mọi phương diện.
II. Phẩm Hộ Trì
(I) (11) Trú Xứ
1. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận, chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Và này các Ty-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không lừa đảo, man trá, nêu rõ mình như chân đối với bậc Ðạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (của các pháp), thể nhập thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh, đoạn diệt khổ đau.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần. Này các Tỷ-kheo, như thế nào là trú xứ thành tựu năm chi phần?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, trú xứ không quá xa, không quá gần, thuận tiện cho đi và đến, ban ngày không đông đủ, ban đêm không ồn ào, không huyên náo, ít xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, và các loại rắn rít. Trú tại trú xứ ấy, tìm được không mệt nhọc các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Tại trú xứ ấy, các trưởng lão Tỷ-kheo đến ở là những bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu, thường thường đến các vị ấy tìm hiểu, hỏi han: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? ” Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa mở rộng, trình bày những gì chưa trình bày, đối với những vấn đề còn khởi lên những nghi vấn, vị ấy giải tỏa các nghi vấn ấy. Này các Tỷ-kheo, trú xứ như vậy thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí có thể chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
(II) (12) Các Chi Phần
1. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.
Không dục tham, không sân,
Không hôn trầm thụy miên
Không trạo cử, không nghi,
Tỷ-kheo hoàn toàn không
Với vô học giới uẩn,
Với vô học định uẩn,
Ðầy đủ với giải thoát,
Với tri kiến như vậy.
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Ðầy đủ năm chi phần,
Ðoạn tận năm chi phần,
Trong Pháp và Luật này,
Ðược gọi vị đầy đủ
Hoàn toàn mọi phương diện.
(III) (13) Các Kiết Sử
1. – Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười?
2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.
Thế nào là năm hạ phần kiết sử?
3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.
Thế nào là năm thượng phần kiết sử?
4. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử.
(IV) (14) Tâm Hoang Vu
1. – Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược chưa được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
Như thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận?
2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được đoạn tận.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các Học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được đoạn tận.
Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa cắt đứt?
4. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được cắt đứt.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không phải không tham ái, không phải không luyến ái, không phải không khát ái, không phải không nhiệt não, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh với mong cầu được sanh Thiên giới, có ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm của vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được cắt đứt. Như vậy là năm tâm triền phược chưa được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược này chưa cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tâm hoang vu đã đoạn tận, năm tâm triền phược đã cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận?
7. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được đoạn tận.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, … là tâm hoang vu thứ hai đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, … là tâm hoang vu thứ ba đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Học Pháp, … là tâm hoang vu thứ tư đã được đoạn tận.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, không cứng rắn, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được đoạn tận. Như vậy là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được cắt đứt?
9. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục, không có tham ái, không có luyến ái, không có khát ái, không có nhiệt não, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được cắt đứt.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên, không có tham ái, … như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được cắt đứt.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh, không mong cầu được sanh Thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được cắt đứt.
Như vậy là năm tâm triền phược đã được cắt đứt.
Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được đoạn tận, năm tâm triền phược này đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong độ tăng trưởng về dung sắc, được tăng trưởng về hình tròn, được tăng trưởng về ánh sáng, được tăng trưởng về bề cao, bề rộng của quỹ đạo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm.
(V) (15) Không Phóng Dật
1. Này các Tỷ-kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp. Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.
Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào.. trong tất cả các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên-đàn đỏ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào… trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
(VI) (16) Ðáng Ðược Cúng Dường
1. – Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là mười?
2. Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, bậc Ðộc giác, bậc Giải thoát cả hai phần, bậc Tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến chí, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành, bậc Chuyển tánh.
Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
(VII) (17) Vị Hộ Trì (1)
1. – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người sống không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, mười pháp này tạo thành vị hộ trì. Thế nào là mười?
2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thể nhập với chánh kiến; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
5.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào, phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào có trí tuệ… đoạn tận khổ đau; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
(VIII) (18) Vị Hộ Trì (2)
1. – Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp tác thành vị hộ trì này. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người có giới… chấp nhận và học tập trong các hoc pháp, nghĩ rằng: “Thật sự có giới là Tỷ-kheo này. Vị này trú, được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng nói đến, đáng được giáo giới… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm, đây là pháp tác thành vị hộ trì.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị nghe nhiều… khéo thông đạt nhờ chánh kiến, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này là vị nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát bằng ý, khéo thông đạt nhờ chánh kiến”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành sự hộ trì.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này làm bạn với hiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này, dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy… tác thành vị hộ trì.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, phàm có những công việc gì cần phải làm hoặc lớn hoặc nhỏ, đối với các đồng Phạm hạnh, ở đây vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu suy tư đến các phương tiện vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-niên… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật nghĩ rằng: ” Thật sự vị Tỷ-kheo này ưa Pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp”. Các trưởng lão Tỷ-kheo… Các trung niên Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm việc đã làm, đã nói từ lâu, nghĩ rằng: “Thật sự Tỷ-kheo này chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng… đã làm, đã nói từ lâu”. Các Tỷ-kheo trưởng lão… Các trung niên Tỷ-kheo… Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới… tác thành vị hộ trì.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, nghĩ rằng: ” Thật sự Tỷ-kheo này có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau”. Các Tỷ-kheo trưởng lão nghĩ đến Tỷ-kheo đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Các trung niên Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy được nói đến, đáng được giáo giới. Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Ðây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, hãy trú có vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Ðau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
(IX) (19) Thánh Cư (1)
1. – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được khéo giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống.
(X) (20) Thánh Cư (2)
1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru tại một thị trấn của dân tộc Kuru gọi là Kammàsadhama. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo… Thế Tôn nói như sau:
2. – Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các vị Thánh đã sống, đang sống, và sẽ sống. Thế nào là mười?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đoạn tận năm chi phần?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần?
5. Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc, khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì một sự?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo thành tựu với tâm được niệm hộ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì một sự. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có đắn đo thân cận một sự, có đắn đo kham nhẫn một sự, có đắn đo tránh né một sự, có đắn đo trừ khử một sự. Như vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với những sự sai biệt phổ thông được các Sa-môn, Bà-la-môn phổ thông chấp nhận, như: “Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn; thế giới có giới hạn, thế giới không giới hạn, sinh mạng với thân thể là một, sinh mạng với thân thể là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”… Tất cả những tin tưởng được trừ diệt, trừ bỏ, xả bỏ, quăng bỏ giải tỏa, đoạn tận, từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử những sự thật cá nhân.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã được đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn tận dục tầm cầu, đã đoạn tận hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Ty-kheo các tư duy không có uế trược?
10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ty-kheo đã đoạn tận dục tư duy, đã đoạn tận sân tư duy, đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các tư duy không có uế trược.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an?
11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền Thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát?
12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tâm được giải thoát khỏi tham, tâm được giải thoát khỏi sân, tâm được giải thoát khỏi si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát?
13. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rõ biết rằng: “Tham ái đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai”, rõ biết rằng: “Sân đã được đoạn tận nơi ta… trong tương lai”, rõ biết rằng: “Si đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. “Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát.
14. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong quá khứ đã sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đã sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong tương lai sẽ sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy sẽ sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong hiện tại sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đang sống theo mười Thánh cư này.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư mà các vị Thánh đã sống đang sống, và sẽ sống.
Hết phần Phẩm 01 đến phẩm 02 (Anguttara Nikāya)