TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN
QUYỂN 36
Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).
21, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:
- Đức thăng tiến.
- Cõi nước.
- Nơi ở.
- Tên.
- Từ tạ ra đi.
Nước Danh Văn: tiếng tốt của giáo chủ. Nhà bên sông: giới là dòng sông chảy về biển trí. Đồng tử: tịnh giới không đắm nhiễm. Tự Tại chủ: từ trí pháp thân Như Lai vào đời tự tại độ sanh. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp công xảo đại thần thông trí quang minh có bảy ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Trời rồng vây quanh.
- Đến nước Danh Văn tìm đồng tử.
- Trời rồng hiện nơi ơ.
- Đến nơi, Thiện Tài thấy 10 ngàn đồng tử vây quanh.
- Các đồng tử đang chơi trò dồn cát, Thiện Tài cung kính đảnh lễ cầu pháp.
- Đồng tử dạy mười pháp: thư, số, ấn, thế giới, xứ sở (nơi ở của chúng sanh), trị bệnh, kỹ thuật, luyện đan, nông nghiệp, thương nghiệp, biết căn tánh xuất thế của chúng sanh. Phần toán số như phẩm A-tăng-kỳ. Đây là giới Ba-la-mật của hạnh nhiêu ích thứ hai. Vị này chuyên năm sanh bằng mười pháp trên. (Giới Ba-la-mật trong năm vị như trước). 17 hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:
- Đức thăng tiến.
- Cõi nước.
- Nơi ở.
- Tên.
- Từ tạ ra đi.
Nữ cư sĩ Cụ Túc: trọn vẹn mười hạnh Ba-la-mật, ban cho tất cả: thí Ba-la-mật; y phục thanh nhã: giới Ba-la-mật; hủy hoại nhan sắc: nhẫn Ba-la-mật; không sống trong pháp thế gian: tinh tấn Ba-la-mật; lợi sanh bằng trí bi: thiền Ba-la-mật; đạt trí Phật: trí Ba-la-mật; thường sống trong sanh tử độ sanh, không nghiệp nữ nhưng hiện thân nữ hành đại bi: phương tiện Ba-la-mật; độ sanh bằng hạnh: nguyện Ba-la-mật; không sợ sanh tử, luôn thuyết giảng giáo pháp: lực Ba-la-mật; tùy thuận trí, đi khắp mọi nơi, hành hạnh Phật: trí Ba-la-mật. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát vô tận phước đức tạng có 20 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Tuần tự đi về phương nam.
- Đến thành Hải Trụ tìm thiện tri thức.
- Mọi người chỉ nơi ở của thiện tri thức.
- Đến cửa thành, Thiện Tài chắp tay đứng đợi.
- Nhà cửa xinh đẹp.
- Vào nhà, Thiện Tài thấy thiện tri thức an tọa nơi bảo tòa.
- Chiêm ngưỡng thân tướng thiện tri thức.
- 10 ức tòa báu.
- 10 ngàn đồng nữ hầu hạ.
- Thiện tài cung kính thỉnh pháp.
- Thiện tri thức dạy pháp.
- Tên pháp: vô tận phức đức tạng.
- Thức ăn tuy ít nhưng chúng sanh trong sáu nẻo đều no đủ.
- Bồ-tát một đời thành Phật sau khi dùng thức ăn này thành tựu đạo bồ đề.
- Trăm vạn A-tăng-kỳ đại chúng với hạnh nghiệp khác nhau.
- Thiện Tài thấy vô số chúng sanh từ bốn cửa đi vào.
- Ban đầu tùy theo sở cầu.
- Nêu pháp.
- Đức thănh tiến.
Mười ngàn đồng nữ: đầy đủ muôn hạnh. Từ bốn cửa đi vào: bốn tâm vô lượng. Thức ăn tuy ít nhưng chúng sanh đều no đủ: trí pháp giới, hạnh nguyện rộng lớn, mật nhiều đan xen. Pháp phước đức tạng: hạnh nguyện bố thí rộng lớn. Hạnh thứ ba chuyên tu nhẫn Ba-la-mật. Tám hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:
- Đức thăng tiến.
- Cõi nước.
- Tên.
- Từ tạ ra đi.
Thành Đại Hưng: tinh tấn Ba-la-mật, đem lại lợi ích cho chúng sanh. Cư sĩ Minh Trí: hạnh thứ bốn bố thí cả tài pháp. Cư sĩ: sống trong thế gian tạo lợi ích cho chúng sanh. Đoạn từ bây giờ Thiện Tài đến giải thoát tùy ý xuất sanh phước đức tạng có 10 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Đến thành Đại Hưng.
- Mong cầu pháp.
- Luôn siêng năng cầu học.
- Gặp thiện tri thức an tọa nơi bảo tòa ở ngã tư đường.
- Thiện Tài thỉnh pháp.
- Trưởng giả khen ngợi Thiện Tài.
- Thiện tri thức chỉ cho Thiện Tài thấy đại chúng đã phát tâm bồ đề.
- Trưởng giả dạy tên pháp.
- Sau khi đại chúng tập hợp, trưởng giả giảng pháp.
Quán sát hư không… hạnh thứ bốn quán sát pháp không, đoạn trừ phiền não, đạt tâm vô thượng, thấy rõ nghiệp quả của chúng sanh. Trưởng giả dạy: sanh nhà Như Lai, tăng trưởng pháp bạch tịnh. (Năm vị tu tập đan xen như trước). Hạnh này chuyên tu tịnh tấn Ba-la-mật. (Năm vị đoạn nghiệp chứng quả như trước). 1, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:
- Đức thăng tiến.
- Phướng hướng.
- Thành (sư tử như trước).
- Tên trưởng giả: Pháp Bảo Kế.
- Trưởng giả tu tập thiền định tự tại trong thể dụng của pháp giới, đầy đủ pháp môn của các vị.
Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát vô lượng phước đức bảo tạng có 10 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Đến thành sư tử.
- Tìm trưởng giả Bảo Kế.
- Thỉnh thuyết pháp.
- Trưởng giả dắt Thiện Tài về chỗ ở.
- Dạy Thiện Tài quán sát nơi ở.
- Thiện Tài hỏi về nhân tu.
- Trưởng giả trả lời.
- Trình bày ba hạnh.
- Đức thăng tiến.
Tìm trưởng giả quán sát tâm cảnh nơi ba cõi đều rỗng lặng, không định loạn, không tu chứng. Gặp trưởng giả ở trong thành: tịnh loạn bình đẳng, ở trong sanh tử nhưng không mất thể định. Nắm tay Thiện Tài: tiếp dẫn. Dạy Thiện Tài quán nơi ở: quán sát biết nhân tu. Vị này chuyên tu thiền Ba-la-mật. (Lầu gác cung điện trang nghiêm đều là qủa của hạnh tu tập độ sanh như trước). Hồi hướng ba hạnh: nhập định tịch dụng vô ngại, đoạn trừ nghiệp nghèo thiếu, luôn được gặp Phật và thiện tri thức, được nghe chánh pháp. Giải thoát vô thượng phước đức bảo tạng: định này dung nhiếp phước đức bi trí, tất cả pháp. Tác giả nói kệ: “Vườn thiền tự tánh không tạo tác, lầu gác đẹp xinh là trí sáng, mọi vật trang nghiêm đều từ trí, ban bố tài pháp cho chúng sanh, mặc áo giới thể luôn thanh tịnh, tinh tấn từ bi là thể nữ, thiền định hiểu rõ pháp thế gian, địa năm cũng tu hạnh nghiệp này, Bát-nhã tịch tịnh tầng thứ sáu, phương tiện độ sanh là tầng bảy, trí không dụng công tầng thứ tám, tầng chín là nơi pháp vương ở, trọn vẹn quả Phật là tầng 10, tuần tự tu tập các pháp ấy, viên mãn quả vị không trước sau, lợi ích chúng sanh bằng chánh pháp, y báo chánh báo đều từ đó.
10, hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có sáu ý:
- Đức thăng tiến.
- Phương hướng.
- Cõi nước.
- Nơi ở.
- Tên.
- Từ tạ ra đi.
Nước Đằng căn: hạnh thứ sáu đủ trí Bát-nhã, hiểu rõ căn tánh chúng sanh như rễ cây ăn sâu vào lòng đất. Thành Phổ Môn: mắt nhìn xa biết mọi pháp. Trưởng giả Phổ Nhãn: trí huệ hơn người, biết pháp thế xuất thế. Đoạn từ bấy giờ đến gặp Phật vui vẻ có tám ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Đến nước Đằng căn tìm gặp thiện tri thức.
- Gặp thiện tri thức ở ngã tư, thỉnh pháp.
- Trưởng giả dạy pháp.
- Tài chữa bệnh.
- Khả năng thuyết pháp.
- Cúng dường hương thơm.
- Đức thăng tiến.
Cung thành nguy nga: trí huệ siêu việt khó đạt quả của hạnh thứ sáu. Ngã tư đường: trí quán ba không rộng lớn khôn lường, dung nhiếp trí thế gian và xuất thế gian. Chữa bệnh: người đời dùng thuốc chữa trị thân bệnh. Người xuất thế dùng năm pháp quán và mười Ba-la-mật trị bệnh phiền não. Dâng cúng hương thơm: năm hương. Hạnh thứ sáu thanh tịnh thân ngữ ý, tịch dụng tự tại. Về cách chữa bệnh: với người loạn tưởng, Bồ-tát dạy đếm hơi thở, dừng loạn tưởng, nhập định, hiển trí, độ sanh; với người tham dục, Bồ-tát dạy quán bất định, với kẻ ngu si, Bồ-tát dạy quán 12 duyên; với kẻ chấp trước, Bồ-tát dạy quán pháp không. Bồ-tát dùng trí huệ phá trừ nghiệp ác nơi chúng sanh. Hương Tân đều ba la: tân đầu là dòng sông chảy từ miệng trâu vàng đến nước Tín độ của ao A nậu đạt. Ba La: ngạn. Bồ-tát đủ trí huệ, biện tài vô ngại như bốn dòng sông chảy từ ao A nậu. Hương A lư na bạt để: hương xích sắc tiên minh, màu đỏ thuộc phương nam (quẻ ly như trước). Bồ-tát dùng ba trí không, bốn vô ngại biện tài dạy chúng sanh đạt giải thoát. Hương ô lạc ca chiên đàn: ô lạc ca: tên loài rắn. Chiên đàn: cây hương. Loài rắn này rất độc, luôn bị khí độc thiêu đốt nên nó quấn quanh câyhương này để thoát nạn. Cũng thế, chúng sanh nghe hiểu pháp tâm cảnh rỗng lặng, mọi pháp không tánh tướng… thì đoạn trừ phiền não thiêu đốt. Tám hương chính là tám chánh đạo nhập trí Như Lai. Pháp vui vẻ gặp Phật: Bồ-tát khai ngộ chúng sanh nhập trí Phật, đạt pháp lạc. Hạnh thứ sáu chuyên tu Bát-nhã Ba-la-mật. 9, hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:
- Đức thăng tiến.
- Thành.
- Vua.
- Từ tạ ra đi.
Thành Đa la tràng minh tịnh: hạnh thứ bảy dùng trí xuất thế vào đời độ sanh, hiểu rõ căn tánh, tùy thuận lợi ích. Vua Vô yểm túc: luôn tạo lợi ích cho chúng sanh. Đoạn từ bấy giờ đến giải thoát như huyễn có 14 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Đến thành Đa la tràng.
- Hỏi nơi ở của vua.
- Mọi người chỉ chổ ở.
- Đến nơi, Thiện Tài thấy vua an tọa nơi bảo tòa.
- Cung điện là bằng bảy báu.
- Vua chịu hình phạt.
- Thiện Tài nghi ngờ.
- Trong hư không phát tiếng đoạn nghi.
- Thiện Tài trừ nghi, đảnh lễ thỉnh pháp.
- Vua dắt Thiện Tài vào cung.
- Vua dạy pháp, giải thích việc chịu hình phạt khổ đau là để độ chúng sanh, để chúng sanh pháp tâm bồ đề.
- Vua nói rõ hạnh từ bi rộng lớn của mình.
- Đức thăng tiến.
A-na-la-vương: vô yểm túc, hạnh độ kẻ ác, tự hóa thiện làm ác, chịu đau khổ để chúng sanh bỏ ác, chúng sanh thật tu thì chán ngán sanh tử, thành tựu đạo bồ đề. Vị này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật. , hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:
- Đức thăng tiến.
- Nơi ở.
- Tên.
- Đảnh lễ ra đi.
Thành Diệu Quang: đầy đủ trí căn bản và tri sai biệt. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến định tùy thuận thế gian có 15 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Đi về nước ấy.
- Đến thành Diệu Quang.
- Hỏi nơi ở của thiện tri thức.
- Thiện Tài vui mừng khi biết được thiện tri thức ở thành này.
- Thành Diệu quang nguy nga tráng lệ.
- Cảnh đẹp, người hầu trong thành.
- Đến cung của vua Diệu quang.
- Y báo chánh báo trang nghiêm của vua.
- Thiện Tài cúi lạy.
- Thỉnh pháp.
- Hạnh của thiện tri thức.
- Tùy tâm, chúng sanh thấy Diệu quang đẹp xấu khác nhau.
- Vua nhập định (sáu tướng chấn động, tới người cung kính).
- Đức thăng tiến.
Đi về phương nam đến thành Diệu Quang: quán sát các pháp tăng trưởng trí bi, trí bi tự tại, đạt hạnh không dụng công. Mọi người chỉ thành Diệu quang: Thiện Tài đạt trí bi tự tại. Thiện Tài vui mừng: nhập pháp lạc. Thiện Tài suy xét mười pháp vào thành Diệu quang: từ bi không dụng công của hạnh thứ bảy hòa nhập trí không dụng công của hạnh thứ tám. Lầu gác trang nghiêm đều là quả của hạnh độ sanh bằng bảy pháp bồ đề và mười Ba-la-mật. Vua an tọa nơi bảo tòa ở ngã tư đường trong thành: Bốn tâm rộng lớn và bốn nhiếp pháp. (Ý nghĩa các tướng tốt trang nghiêm, y báo chánh báo của vua như trước). Thiện Tài cúi lạy: bi trí của hạnh này dung nhiếp hạnh của năm vị. Vị thứ tám đang trong năm vị đều là người viên mãn hạnh nguyện, tiến tu hạnh Như Lai. Vua nhập định: hạnh từ bi tạo lợi ích cho chúng sanh để kẻ hậu học noi theo. Vì thể tánh của trí không nương tựa, ở Phật và chúng sanh đều như nhau. Đó là nơi quay về nương tựa của tất cả mọi loài. Như vua anh minh thì trời thần phục tùng, rồng lân hiện điềm lành. Cũng thế, trí bi căn bản là thể tánh của mọi loài. Cỏ cây sông núi đều hướng về nhà vua: trí bi hòa hợp. Vì chạy theo vọng tình nên chúng sanh không dung hợp được. Như cảnh giới Liên hoa tạng đủ vô số cõi nước, vượt trên vọng tình, bậc Thánh dùng trí chuyển vọng tình, chúng sanh đều nương tựa. 10 ngàn rồng: trí đi khắp mọi nơi, hành từ bi như rồng tuôn mưa. Các vua cõi Tha hóa tự tại… là hạnh từ bi. , hàng từ đảnh lễ… sự độ sanh nhiều ít, đức thăng tiến. Hạnh thứ tám chuyên tu nguyện Bala-mật. (Năm vị tu tập như trước). 16 hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:
- Đức thăng tiến.
- Phương hướng.
- Nơi ở.
- Tên.
- Từ tạ ra đi.
Vương độ: nơi ở của hạnh Pháp vương thứ chín. (Trong năm vị, vị thứ chín đều có tài thuyết pháp) Ưu-bà-di: (Nữ cư sĩ) người nữ từ 20 tuổi trở lên không cưới chồng, tu đức thoát tục, không đắm nhiễm thế gian. Bất Động: nữ cu sĩ này trải qua vô số kiếp sanh trong cõi Diêm phù nhưng tâm không bị tham sân… năm dục khuynh động. Đoạn từ bấy giờ đến vui vẻ có 17 ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Quyến luyến thiện tri thức.
- Lúc đó, đức Phật sai chư thiên khuyên Thiện Tài đi về thành An trụ.
- Xuất định, Thiện Tài đến thành An trụ.
- Tìm nữ cư sĩ Bất Động.
- Mọi người nói rằng: nữ cư sĩ sống chung với cha mẹ.
- Thiện Tài đến nơi thấy rõ y báo của cư sĩ.
- Nhờ ánh sáng chiếu đến thân, Thiện Tài đạt 00 tam muội.
- Thiện Tài quan sát chánh báo của thiện tri thức.
- Thiện Tài nói kệ khen ngợi, thỉnh thuyết pháp.
- Thiện tri thức thuyết pháp.
- Thiện Tài hỏi về cảnh giới của định.
- Nguyên nhân đạt định.
- Đức Phật ở trong hư không thuyết giảng giáo pháp.
- Trải qua vô số kiếp, nữ cư sĩ đã ở cõi Diêm phù này tu tập hạnh xuất thế và kỹ xảo thế gian.
- Nữ cư sĩ hỏi Thiện Tài về sự thấy biết hạnh tu tập không mỏi mệt của Bồ-tát.
- Đức thăng tiến.
Vì sao Thiện Tài quyến luyến Thiện tri thức? Từ trí tu bi trọn vẹn mười lực của Như Lai.Vì sao Thiện tri thức này là người nữ? Vị Này từ trí không dụng công tu tập hạnh từ bi, độ thóat tất cả chúng sanh. Vua Điện Thọ: trí phá trừ mê hoặc nhanh như ánh chớp. Từ hạnh thứ sáu đến hạnh thứ bảy nương bi tu trí. Từ hạnh thứ tám trở về sau dùng trí tu bi. Hạnh thứ chín, từ trí hành bi không tập nhiễm sống với cha mẹ: phương tiện Ba-la-mật là cha, trí Ba-la-mật là mẹ, nuôi lớn tâm bi: nữ. Giải thoát tạng trí huệ khó khuất phục: trí hạnh điều phục tà luận, đạt mười lực của vị pháp vương. Ta từng nghe pháp cầu học trí lực biện tài của Phật: hạnh nhu hòa thanh tịnh khiêm nhường. Nơi ở trang nghiêm: ánh sáng giáo pháp của hạnh thứ chín. Ánh sáng chiếu đến thân, Thiện Tài đạt 00 tam muội, hiểu tướng các pháp vốn thanh tịnh sáng suốt, hiểu rõ trí không nương tựa, kkhông thuộc có không, tánh vốn tịnh tịnh, định này không đắm nhiễm thế gian. Định Phổ Nhãn xả đắc: mắt trí không nương tựa: xả; hiểu biết mọi pháp: đắc. Định Như Lai tạng: trong trí huệ đó đủ vô số công đức. 00 là hạnh của năm vị. Thiện Tài nhập định này như bảy ngày ở trong thai: người đạt vị này, dùng trí dung hợp từ bi nhu hòa. Chúng sanh thấy đồng nữ là đoạn trừ tâm đắm nhiễm và phiền não: tướng phước đức nhân từ đoan chánh, không đắm nhiễm, trời người thấy được đoạn trừ hoặc nghiệp. Định bất không luân: tu học các pháp thế, xuất thế. Định thập lực trí luân: viên mãn trí sai biệt của Phật. Định Phật chủng vô tận tạng: trí hóa độ rộng lớn. Ba định này là tướng chung, các định khác là tướng riêng. Nghĩa là một nhiều dung nhiếp, đan xen như lưới Đế Thích. Hạnh thứ chín chuyên tu lực Ba-la-mật; 1, hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:
- Đức thăng tiến.
- Nơi ở.
- Tên.
- Đảnh lễ ra đi.
Thành vô lượng đô tát la: đô: vui vẻ, tát la: xuất sanh. Thành này có vô số việc làm cho mọi người vui vẻ. Hạnh này hiện thân sống trong thế gian đem lợi ích ban vui cho chúng sanh. Ngoại đạo xuất gia tên Biến Hành: đủ trí Phật: xuất gia. Vì độ ngoại đạo nên thị hiện xuất gia trong ngọai đạo. Vì lợi ích tất cả chúng sanh nên thị hiện hạnh nguyện như chúng sanh: Biến Hành. Hành hạnh không đắm nhiễm: xuất gia. Hạnh Bồ-tát hóa độ chúng sanh tà kiến: ngọai đạo. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến hạnh Bồ-tát có năm ý:
- Suy xét pháp tiến tu.
- Tìm thiện tri thức.
- Thấy thiện tri thức đang thiền hành trên đỉnh núi.
- Đến nơi, thỉnh thuyết pháp.
- Thiện tri thức dạy pháp.
Hạnh Bồ-tát hóa độ là đạo: Thông thường những người tiến tu nhưng chưa đạt lý trí diệu hạnh của pháp giới nhứt thừa, chưa đạt sự tự tại dung hợp một nhiều, giống khác, như hình tượng hiện trong lưới Đế Thích, đều là ngoại đạo tà kiến. Bồ-tát thị hiện hạnh độ thoát Thánh phàm: ngoại đạo Biến Hạnh, làm tất cả mọi việc để đem lại lợi ích cho chúng sanh không phân biệt đúng sai, tùy thuận độ sanh trong mọi lúc mọi nơi nhưng không đến đi qua lại câu: “Ta đã thành tựu định phổ quán thế gian, thần lực không tạo tác, không nương tựa, Bát-nhã Bala-mật, hiện vô số thân độ thoát tất cả chúng sanh nhưng chúng sanh không hồ biết ta là ai”. Trí Ba-la-mật của hạnh chơn thặt. Mười hạnh là hạnh Phổ Hiền (năm vị tu tập như trước).