HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
GIẢI THOÁT KHỎI SỰ SỢ CHẾT
Nguyên bản: Liberation from Fear
Sự sống của ta ở giữa những nguyên nhân của sự chết
Như ngọn đèn dầu đứng giữa cơn gió mạnh
– LONG THỌ – TRÀNG HOA QUÝ BÁU –
***
Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma đã viết mười bảy thi kệ mà người Tây Tạng thường tập trung quán chiếu trong đời sống hàng ngày về sự chết. Tựa đề của thi kệ là: Nguyện Ước Giải Thoát Khỏi Tình Cảnh Nguy Hiểm Của Thân Trung ấm, Anh Hùng Thoát Ra Từ Sự Sợ Hãi. Nhằm để được giải thoát khỏi những tình cảnh nguy nan, chẳng hạn như bị bao vây bởi những kẻ cướp giật, côn đồ, hay thú dữ, chúng ta cần một sự hướng dẫn quả cảm và có năng lực để giải cứu ta. Tương tự thế, để được giải thoát khỏi sự kinh khủng của những hiện tướng vọng tưởng trong khi lâm chung và trong tình trạng trung ấm giữa những kiếp sống, ta cần thực tập sự hướng dẫn được cống hiến trong thi kệ này, vốn cung cấp những kỷ thuật thâm sâu cho việc thoát khỏi những sợ hãi ấy. Bằng việc quán chiếu trên thi kệ ta học vấn đề chết xảy ra như thế nào, và kiến thức sẽ hữu dụng trong tiến trình thật sự như thế nào. Lâm chung là một thời điểm mà những trình độ sâu xa của tâm thức tự biểu hiện, việc quán chiếu hàng ngày cũng mở ra cánh cửa đến những trình độ ấy.
Thi kệ chứa đựng một loạt những nguyện ước được sử dụng bởi bất cứ ai trong chúng ta vì thế khi sự chết thình lình xảy đến, tâm thức sẽ [tự động] phản ứng trong một cung cách đạo đức. Một số cố gắng để phát sanh một động cơ đạo đức đầy năng lực vào lúc lâm chung để củng cố và kích thích những khuynh hướng thiên về đạo đức, vốn đưa họ đến một sự tái sanh có ích. Mục tiêu của họ là việc đạt được sự chuyển tiếp vào kiếp sống mới [thuận lợi] để tiếp tục sự thực tập tâm linh của họ. Những người khác, như chúng ta sẽ thấy, cố gắng lợi dụng những trình độ sâu xa hơn của tâm biểu hiện trong lúc lâm chung để thành tựu những thể trạng tâm linh tiến bộ hơn. Tất cả mọi hành giả hướng đến là việc phụng sự người khác.
Thi kệ của Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma diễn tả ba trình độ của sự thực tập tâm linh – đối với bậc cao cấp nhất, bậc trung và bậc thường – trong hình thức của nguyện ước tỉnh thức trong tiến trình của sự chết, thể trạng giữa những kiếp sống, và tái sanh. Ngài đã nói chi tiết về những gì ta nên làm ở mỗi giai đoạn. Ta cần chấp nhận và thực tập một trình độ thích ứng cho phần còn lại của kiếp sống cá nhân vì thế vào lúc thời điểm lâm chung ta sẽ hành động thành công hơn qua mỗi giai đoạn.
Khi sự chết thật sự đến, nếu ta không quen với sự thực tập này, thì sẽ rất khó khăn để thành công bất cứ sự quán chiếu lợi lạc nào. Do thế, bây giờ là lúc để thực tập và chuẩn bị, trong khi ta vẫn vui vẻ và hoàn cảnh đời sống của ta là thích hợp. Rồi thì, vào lúc thật sự cần đến và áp lực, sẽ không có gì lo lắng. Nếu, khi ta có thời gian để lắng nghe, suy nghĩ, hành thiền, và đặt câu hỏi, ta không chuẩn bị, thì vào ngày cuối cùng sẽ không có thời gian và ta sẽ không có người che chở hay nương tựa, không có gì sót lại ngoài sự hối tiếc. Tốt nhất là trước thời điểm ấy lâu xa ta tiến hành một sự thực tập liên tục về việc quán chiếu tiến trình của sự chết và thể trạng trung ấm giữa những kiếp sống – quán tưởng những biện pháp để cho chúng trở nên quen thuộc. Điều này rất quan trọng, vì thế sau đó ta có thể đạt được sự thành công phù hợp với năng lực to lớn nhất của ta.
Chỉ kiến thức về tiến trình của sự chết và những thực tập liên quan đến nó thì không đủ, ta phải đạt được sự quen thuộc với những thứ này trải qua hàng tháng hàng năm. Nếu bây giờ, khi những giác quan còn trong sáng và sự chánh niệm chưa bị thoái hóa, mà tâm thức của ta không được rèn luyện có thể tiện dụng và quen thuộc với cung cách của đạo đức, thì sẽ rất khó khăn – khi lâm chung – vì tâm thức sẽ diễn biến phù hợp với chính nó trên một con đường xa lạ. Khi lâm chung, thân thể của ta có thể yếu đuối vì bệnh tật và tinh thần bị áp lực từ những sợ hãi kinh khiếp. Do thế, thật cần thiết để trở nên quen thuộc với những sự thực tập liên hệ đến sự chết. Không có sự thay thế. Không có những viên thuốc.
Nổ lực thực hiện để hiểu rõ những sự thực tập này lệ thuộc vào động cơ nội tại phát sanh từ sự tin chắc rằng những kinh nghiệm về khổ đau và vui sướng tương xứng với những hành vi đạo đức và không đạo đức của chính ta. Do vậy, vào lúc bắt đầu, thật quan trọng để phát triển một sự thấu hiểu về nguyên nhân và hệ quả của hành động, hay nghiệp, được đặt nền tảng trên nhận thức rằng những hành vi tốt lành xuất phát từ một tâm thức thuần hóa, và các hành vi xấu ác sanh khởi từ một tâm thức không được thuần hóa. Mặc dù những hành vi đạo đức và không đạo đức được tiến hành bởi thân thể, lời nói và tâm ý, nhưng tâm ý là quan trọng nhất, cho nên gốc rể của sự thực tập Phật giáo là sự chuyển hóa tâm thức. Sự nhấn mạnh của giáo huấn nhà Phật là trên một tâm thức thuần hóa – nền tảng của nhận thức rằng ta là đấng tạo hóa của mọi sự vui sướng và khổ đau của chính ta. Như Đức Phật đã nói:
Chư Phật không rửa sạch những hành vi xấu ác bằng nước,
Cũng không loại trừ khổ đau của chúng sanh bằng đôi tay của các Ngài,
Cũng không trao truyền sự chứng ngộ của các Ngài cho kẻ khác,
Chúng sanh được giải thoát qua giáo huấn về sự thật, bản chất của mọi thứ.
Chúng ta là đấng tạo hóa của chính chúng ta, thoải mái và không thoải mái ở trong tay của chính chúng ta.
VỊ TRÍ DÒNG TRUYỀN THỪA CỦA CÁC ĐỨC BAN THIỀN LẠT MA
Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma tên thật là Losang Chokyi Gyeltsen, là một giáo thọ của Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma trong thế kỷ 17. Trước thời gian ấy, mặc dù là một tu sĩ thọ giới, người dân địa phương và thầy của ngài vẫn xem ngài như hóa thân của đại du già sư Tây Tạng: Ensaba. Có thể không là một trong những học giả lớn nhất, nhưng ngài là một hành giả vĩ đại. Giống như thầy của ngài, Sengyay Yeshay, ngài có một sự tôn kính chân thành với những dòng truyền thừa Phật giáo khác. Trong Công Trình Thu Thập về thầy của ngài, chúng ta thấy có những từ ngữ của những truyền thống khác, và sự cởi mở này phải ảnh hưởng trong chính sự thực tập của Đức Ban Thiền Lạt Ma Losang Chokyi Gyeltsen. Ngài chắc chắn có một sự đóng góp to lớn cho sự tương kính hổ tương và hòa hiệp giữa những trường phái Phật giáo Tây Tạng.
Đệ thập Ban Thiền Lạt Ma, Losang Trinley Lhundrup Choekyi Gyeltsen, viên tịch năm 1989. Ngài và tôi cùng sanh ra trong một tỉnh đông bắc của Tây Tạng, gọi là Amdo. Vào lúc chọn ngài như hóa thân của vị tiền nhiệm thì có một sự tranh cãi nhỏ. Những chức sắc trong tu viện cua ngài ở Shigatse, vốn ở miền tây của Tây Tạng, trong khi tỉnh Amdo là một vùng dưới ảnh hưởng cai trị của một lãnh chúa Hồi Giáo. Các vị ấy quyết định ngài là một hóa thân thật sự của Đệ cửu Ban Thiền Lạt Ma. Trong Thỏa Thuận 17 Điểm được chính quyền Trung Hoa khuyến khích như một cách để thiết lập mối quan hệ với Tây Tạng, người Trung Hoa đã cho thấy hay có lẽ khăng khăng rằng chính quyền Tây Tạng phải nhìn nhận cậu bé này, người đã ở trong tay họ, như Ban Thiền Lạt Ma. Trong cách này, sự thừa nhận ngài có hơi bị tranh cãi, nhưng chính ngài đã chứng minh rằng ngài là một anh hùng lớn, can đảm trong việc phụng sự cho Phật giáo Tây Tạng và dân tộc Tây Tạng. Không nghi ngờ gì.
Khi tôi gặp ngài lần đầu tiên khoảng năm 1952, ngài rất ngây thơ, rất chân thành, và rất hoạt bát. Năm 1954, cả hai chúng tôi cùng đi Trung Hoa, ngài đến từ miền tây Tây Tạng và gia nhập với tôi ở thủ đô Lhasa trong vài ngày. Ngài đi đến Trung Hoa qua tỉnh Amdo và tôi đã đi qua Konpo. Có lẽ qua sự bất mãn của một số chức sắc của ngài, nên thái độ của ngài hơi thay đổi.
Năm 1956, vào kỷ niệm Phật Đản 2500, khi cả hai chúng tôi ở Ấn Độ, vẫn còn những biểu hiện nhỏ về điều này. Tuy nhiên, vì những sự kiện rất đau buồn – những trận chiến với với quân chiếm đóng Trung cộng – xảy ra trong những năm 1957 và 1958 trong hai tỉnh miền đông. Amdo và Kham, những tin tức về những sự tàn bạo được tiến hành bởi quân đội xâm lược cuối cùng đã đến tai ngài. Ngài hoàn toàn nhận ra rằng, có lẽ một cách muộn màng, rằng tất cả mọi người Tây Tạng phải thống nhất và đối diện với sự đe dọa mới. Trong sự kiểm tra học thuật sau cùng của tôi, ngài đã gửi một chức sắc tu sĩ tin cẩn đến giải thích với tôi rằng hiện tại tư duy của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã thay đổi rất nhiều vì những tin tức mới đây từ nơi sinh quán của ngài. Dưới sự đe dọa mới, ngài đã quyết định dứt khoát rằng tu viện của ngài ở Shigatse sẽ làm việc với chính quyền Tây Tạng.
Sau khi tôi đào thoát đến Ấn Độ năm 1959, Đức Ban Thiền Lạt Ma đã đảm nhận vai trò của tôi như lãnh tụ bên trong Tây Tạng và trong vài năm tiếp theo đã hành động một cách tuyệt vời. Cuối cùng ngài đã bị quản thúc tại gia và bị cầm tù. Sau khi được trả tự do, ngài đã sử dụng cơ hội một cách thông tuệ, mở rộng mọi nổ lực để cải thiện tình hình cho Phật giáo và văn hóa Tây Tạng. Bằng chữ “thông tuệ” tôi muốn nói rằng ngài đã không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm chẳng hạn nền độc lập của Tây Tạng, thay vì thế chỉ đơn giản đem mọi năng lượng của ngài vào việc bảo tồn Phật giáo và văn hóa Tây Tạng. Đôi khi ngài la mắng những người Tây Tạng chỉ mặc áo quần Trung Hoa và chỉ nói tiếng Hoa. Những người Tây Tạng đó bị buộc phải mặc quần áo Tây Tạng và nói tiếng Tây Tạng. Qua những hành động như vậy ngài đã tự chứng minh.
Sự viên tịch của ngài rất đột ngột và quá sớm. Tôi vô cùng đau buồn. Trong khi ngài sinh tiền, có một người Tây Tạng như lãnh tụ lên tiếng ở bên trong quê hương nhân danh dân tộc, trong khi tôi phục vụ từ bên ngoài một cách tối đa. Sau khi mất ngài, bây giờ không còn ai bên trong Tây Tạng có thể làm như ngài. Họ hoặc là quá già hay quá sợ. Sự viên tịch của ngài là một mất mát lớn.
Ngay khi ngài qua đời, tôi đã gửi một thông điệp đến chính quyền Trung Cộng nói rằng tôi muốn gửi một phái đoàn tâm linh để hiến cúng tại tu viện của Đức Ban Thiền Lạt Ma, nhưng họ đã từ chối. Sau vài năm, tôi đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh cho phép một phái đoàn tâm linh tìm kiếm hóa thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma, nhưng họ lại từ chối một lần nữa.
Rõ ràng, vấn đề quan trọng là sự tái sanh của Đức Ban Thiền Lạt Ma phải xác thật. Vào lúc ấy, một số người Tây Tạng khuyến nghị rằng sự tái sanh phải được tìm bên ngoài vùng bị chiếm đóng, nhưng tôi đã xem động cơ của họ là chính trị. Vấn đề quan trọng thật sự là việc tìm ra một vị tái sanh chân thật, cho dù bên trong hay bên ngoài Tây Tạng. Nếu sự tái sanh ở bên trong Tây Tạng, tôi biết sẽ cần thiết để thảo luận với chính quyền Trung Cộng, cho nên tôi muốn gửi một phái đoàn tâm linh đi tìm vị tái sanh.
Yêu cầu đó bị phủ nhận, nhưng trong lúc đó qua một kênh thông tin không chính thức, tôi đã xây dựng sự tiếp xúc với một lạt ma, Chadrel Rinpochay, người đã gửi một danh sách hơn 25 ứng viên cùng với vài tấm hình. Ngay khi tôi thấy tấm hình của Gedhun Choekyi Nyima, tôi đã có một cảm nhận thông giao hay thân thuộc. Tôi đã làm vài sự chiêm tinh, vốn rất tích cực cho Gedhun Choekyi Nyima. Cuối cùng, tôi đã tiến hành một vòng chiêm tinh, một bát với những quả bóng bột chứa đựng những tên họ của các ứng viên sau cùng trong một mãnh giấy bên trong quả bóng bột. Giống như cậu bay ra khỏi bát. Qua những bước này, tôi đã quyết định rằng cậu bé này là hóa thân của Đệ thập Ban Thiền Lạt Ma.
Tuy nhiên, tôi đã không đưa ra tuyên bố. Khi thời gian trôi qua, ngày càng nhiều người Tây Tạng, đặc biệt từ bên trong quê hương Tuyết Sơn, thúc giục tôi quyết định. Tôi cố gắng giữ sự đối thoại với chính quyền Trung Cộng mà không có kết quả. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp để tuyên bố vào ngày Đức Phật giảng dạy giáo huấn Kalachakra hay Thời Luân lần đầu tiên, mà Đức Ban Thiền Lạt Ma có một sự liên hệ đặc biệt. Tôi đã thực hiện một sự chiêm tinh quả bóng bột một lần nữa để xem tôi có nên tuyên bố hay không, và điều ấy có kết quả tích cực.
Tôi đã tuyên bố, và ngày kế tiếp tôi đã nhận một sự gắt gỏng ồn áo từ những vị thầy của chúng tôi, chính quyền Trung Cộng. Nhưng những gì thật sự kinh khiếp là trong vài ngày vị hóa thân trẻ tuổi cùng với cha mẹ, bị đưa ra khỏi nơi sinh quán đến Lhasa, và từ đấy đến Trung Hoa, và từ lúc ấy, không có tin tức gì về họ. Tôi cảm thấy rất buồn về điều này, vì tác động của việc ấy ra sao, theo quan điểm của chính quyền Bắc Kinh những hành vi bất hợp pháp của tôi đã làm đứa bé đau khổ.
Chính quyền Bắc Kinh tin rằng họ phải là thẩm quyền tối hậu. Điều đó thật sự đã xảy ra vài lần trong lịch sử Tây Tạng khi có sự bất đồng của vài nhóm trong cộng đồng Tây Tạng về việc thu hẹp lại sự lựa chọn những ứng viên. Họ hướng đến hoàng đế Trung Hoa, những người cả là Phật tử và bảo hộ Phật giáo Tây Tạng, để thực hiện quyết định sau cùng trước một hình tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua việc sử dụng một bình bằng vàng, trong đó mỗi tên được viết trên một thẻ. Đó là những trường hợp người Tây Tạng thực hiện với sự tranh luận của giới tu sĩ trong một cung cách tôn giáo.
Vị tiền nhiệm của tôi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, được lựa chọn nhất trí bởi chính quyền Tây Tạng sau khi những tiến trình thông thường bên trong mà không có bất cứ sự tham khảo ý kiến bên ngoài nào. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 được hỏi về Đệ cửu Ban Thiền Lạt Ma, ngài đã tuyên bố sự lựa chọn của ngài, nhưng ngài quá trẻ để hoàn toàn có thẩm quyền. vì người Tây Tạng hướng đến bất cứ cách nào dễ dàng hơn, cho nên họ đã quay sang tham khảo chiếc bình vàng, vốn được tiến hành bởi đại sứ Trung Hoa. Tuy thế, tên ứng viên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tiến cử đã xuất hiện từ chiếc bình vàng.
Vì người Tây Tạng tin tưởng hoàng đế Trung Hoa, tự nhiên họ sẽ liên hệ với nhà bảo hộ và ủng hộ họ trong những hành động tôn giáo quan trọng nào đó. Hoàn cảnh loại đó đã hoàn toàn thay đổi với nhà đương cục Bắc Kinh hiện tại, những người chính yếu quan tâm đến việc khống chế. Liên hệ đến Đức Ban Thiền Lạt Ma hiện tại, họ đã biểu diễn một sự chiêm tinh chiếc bình vàng để thực hiện sự lựa chọn của họ về một Ban Thiền Lạt Ma khác, nhưng nó đã được quyết định trước – họ đã ra lệnh cậu bé và gia đình của cậu chờ đợi trong Điện thờ cho một sự tuyên bố công cộng. Sau đó chính quyền đã bắt tu sĩ – người hành động như lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, “chọn” thẻ – quản thúc tại gia. Đây hoàn toàn là chế độ chuyên chế.
Tuy thế, trong hai hay ba trường hợp, tôi đã xem video về Ban Thiền Lạt Ma chính thức của chính quyền, Gyaltsen Norbu, dường như cũng được đấy. Trong một video, ông đang tiến hành một giáo huấn trong liên hệ với một nghi lễ cầu trường thọ. Ông biết nghi thức từ tâm ý và giải thích ý nghĩa của nghi lễ trường thọ rất tốt.
KHÁI QUÁT VỀ THI KỆ
Thi kệ 17 đoạn của Đệ ngũ Ban Thiền Lạt Ma là một sự hướng dẫn về những kỷ thuật đặc thù của Phật giáo cho việc vượt thắng sợ hãi về sự chết và cho khả năng sử dụng những giai đoạn của sự chết cho sự tiến bộ tâm linh. Hy vọng của tôi là sự diễn tả này về những kinh nghiệm tâm lý nội tại và những thay đổi vật lý sẽ cung cấp sự quán chiếu hữu ích cho những ai quan tâm về sự chết và những trình độ sâu hơn của tâm thức, và nó sẽ phục vụ như một nguồn tin tức đáng tin cậy cho những nhà khoa học quan tâm trong việc nghiên cứu với những học giả và du già sư về những vấn đề chung quanh sự chết. Trái lại các nhà khoa học thường xem tâm thức như một sản phẩm của thân thể, nhưng những nhà chuyên môn nào đó đang bắt đầu nghĩ về tâm thức như một thực thể độc lập hơn vốn có thể ảnh hưởng đến thân thể. Rõ ràng rằng những cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như thù oán có thể tác động đến thân thể, nhưng bây giờ các cuộc thí nghiệm đang được tiến hành liên quan đến những thực tập cụ thể về việc rèn luyện một cách chủ tâm, chẳng hạnh như việc phát triển về niềm tin, từ ái, bi mẫn, định nhất tâm, quán chiếu về tánh không, hay các chủ đề hành thiền đặc biệt trong truyền thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng. Những thí nghiệm này cho thấy rằng việc rèn luyện tinh thần có thể có một chức năng tự chủ động, ảnh hưởng đến thân thể, ngay cả làm nó bớt nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc tham với những y tá, đặc biệt ở những nhà dưỡng lão, về những dấu hiệu sắp xảy đến của sự chết cũng rất hữu ích.
Bảy thi kệ đầu của Ban Thiền Lạt Ma giải thích vấn đề tiếp cận với sự chết như thế nào. Sau một thi kệ mở đầu về quy y Phật, giáo lý của Ngài, và cộng đồng tâm linh (được giải thích trong chương này), hai thi kệ tiếp theo (chương ba) nói về tầm quan trọng giá trị của kiếp sống hiện tại như một cơ hội cho sự thực tập tâm linh. Chúng diễn tả vấn đề tận dụng hoàn cảnh quý giá như thế nào bằng việc quán chiếu trên tính vô thường của hiện tại nhằm để làm giảm thiểu sự dính mắc quá mức với những kinh nghiệm thoáng qua. Thi kệ bốn và năm (chương bốn) nói về việc đón nhận một quan điểm vốn có thể xử lý cả khổ đau và những ảo giác áp đảo xuất hiện trong lúc lâm chung. Thi kệ sáu và bảy (chương năm) qui định vấn đề đạt được những điều kiện thuận lợi nhất như thế nào cho sự chết bằng việc nhớ lại những gì đã thực tập và bằng việc duy trì hỉ lạc.
Ba thi kệ tiếp theo (chương sáu) diễn tả chi tiết những hiện tướng xảy ra trong bốn thời kỳ đầu của sự chết và vấn đề hành thiền xuyên suốt chúng như thế nào. Tiết đoạn này đòi hỏi kiến thức của chúng ta về sự suy sụp của những yếu tố vật lý vốn hổ trợ ý thức và những kinh nghiệm tương ứng của chúng. Những thứ này dần dần mở lối cho ba tâm thức sâu hơn, vi tế hơn để chúng tự biểu hiện như được diễn tả trong thi kệ tiếp theo (chương bảy). Chương này phác thảo cấu trúc của tâm thức và thân thể tương ứng với Tantra Yoga Tối Thượng. Thi kệ mười hai và mười ba (chương tám) nói về kinh nghiệm lên đỉnh điểm của tâm thức bản nhiên nền tảng của linh quang. Trình độ sâu nhất này của tâm thức là căn bản của tất cả đời sống ý thức.
Bốn thi kệ cuối cùng (chương chín và mười) diễn tả thể trạng trung ấm (sau khi chết và trước kiếp sống mới) và chỉ ra vấn đề phản ứng thế nào với những sự kiện ghê khiếp vốn có thể xảy ra trong thể trạng trung ấm. Chúng chi tiết những trình độ đa dạng của các hành giả có thể mưu cầu để hướng dẫn sự tái sanh của họ.
Cùng với nhau mười bảy thi kệ này trình bày toàn bộ quy trình chuẩn bị cho sự chết bằng việc loại trừ những điều kiện không thuận lợi, đạt được những điều kiện thuận lợi, học hỏi vấn đề dấn thân trong những sự thực tập tâm linh như thế nào trong khi sắp chết, học hỏi vấn đề xử lý thế nào với thể trạng trung ấm giữa những kiếp sống, và việc tác động đến sự tái sanh theo sau.
Thi kệ mở đầu:
Tôn kính Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Trước khi thi kệ bắt đầu, Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma trước tiên thực hiện một sự biểu lộ cầu nguyện, một sự tôn kính, đến Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, sự biểu hiện vật lý của tuệ trí của tất cả chư Phật. Tác giả xem Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát không khác với chính vị lạt ma hay vị thầy của ngài. Lý do tại sao ngài tỏ lòng tôn kính đến Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát như sau đây.
Gốc rể của sự chết tốt lành và một thân trung ấm tốt lành giữa những kiếp sống, và ngay cả việc đạt đến Quả Phật trải qua một sự tương tục của các kiếp sống, sự thực tập thành công về linh quang của sự chết. Có hai loại thực tập: từ bi và tuệ trí. Sự thực tập về linh quang trong lúc lâm chung bao gồm trong sự thực tập tuệ trí, do thế nó bao hàm trong những giai đoạn của giáo huấn về quan điểm thậm thâm của tính tương hợp của hiện tướng với tánh không của sự tồn tại cố hữu – sự trao truyền pháp môn này xuất phát từ vị Thầy ân cần của chúng ta Đức Phật Thích Ca qua Đức Bồ tát Văn Thù. (Những giai đoạn của giáo huấn về các động cơ từ bi rộng lớn và những hành vi tương tự được trao truyền từ Đức Phật Thích Ca, nhưng qua Bồ tát Di Lặc và Bồ tát Quán Âm). Do vậy, từ sự thực tập công về sự chết và trung ấm thân giữa những kiếp sống chính yếu quan tâm với nhân tố của tuệ trí, Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma cầu nguyện với Đức Bồ tát Văn Thù.
Tôn kính Đạo Sư Văn Thù Sư Lợi
Đã tỏ lòng tôn kính đến sự biểu hiện của tuệ trí, ngài bắt đầu thi kệ:
Thi kệ 1:
Con và tất cả chúng sanh trong khắp không gian, không loại trừ ai
Xin quy y cho đến khi Giác Ngộ tối hậu
Với chư Phật, giáo pháp, và cộng đồng tâm linh trong quá khứ, hiện tại và vị lai.
Nguyện cho chúng con được giải thoát khỏi sự khiếp sợ của kiếp sống này, thân trung ấm, và kiếp sống tới.
Trong một thái độ tự cứu, người Phật tử quy y với Đức Phật như một vị Thầy, với giáo pháp của Đức Phật (nói về sự thực chứng và các giáo lý về chúng) như sự quy y thật sự, và với cộng đồng tâm linh (tăng già) như những sự hướng dẫn cho sự quy y ấy. Người Phật tử phát triền niềm tin rằng việc tiếp thu giáo lý có thể cung ứng sự bảo vệ khỏi khổ đau. Người Phật tử xem Ba viên ngọc quý này (Phật, Pháp, Tăng) là sự quy y rốt ráo.
Tìm cầu sự quy y chỉ để làm nhẹ bớt nổi khổ đau của chính mình và thành tựu sự giải thoát khỏi vòng luân hồi không đáp ứng các phẩm chất cho sự quy y vị tha. Nhận thức của ta sẽ không rộng lớn. Thái độ quy y của ta phải nên vì lợi ich của tất cả chúng sanh, vì sự giải thoát cho họ khỏi khổ đau và thành tựu Quả Phật. Ta nên mong cầu Quả Phật toàn giác nhằm để hoàn thành mục tiêu chính yếu – cứu giúp những người khác.
Ta nên quan tâm đến tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới, và mưu cầu thành tựu sự Giác Ngộ rốt ráo hay vô thượng, vốn vượt trội hơn các hành giả tập trung một cách nhỏ hẹp bởi vì nó liên hệ đến việc tiêu trừ những chướng ngại không chỉ giải thoát khỏi sanh tử luân hồi mà cũng là đến sự toàn giác. Sự Giác Ngộ rốt ráo, hay niết bàn vô thượng, là vượt khỏi những cực đoan của thiên kiến hoặc là trong phương hướng của chúng sanh bị vướng trong luân hồi của vòng lẫn quẩn sanh, già, bệnh, chết hay niềm an bình thụ động, một thể trạng của giải thoát khỏi vòng đau khổ nhưng không có khả năng toàn vẹn để cứu giúp người khác.
Đệ nhất Ban Thiền Lạt Ma hướng dẫn độc giả của ngài quy y với Đức Phật, giáo pháp của ngài, và cộng đồng tâm linh nhằm để đạt đến sự giác Ngộ tối thượng vì lợi ích của những chúng sanh khác. Đây là gọi là Quy Y Nhân; ta đang tiếp nhận việc quy y Ba Viên Ngọc Quý (tam bảo) vốn thiết lập trong sự tương tục tinh thần của những người khác – đặt niềm tin vững chắc một cách đặc biệt trong sự chấm dứt khổ đau và những thể trạng tâm linh mà họ đã thực chứng để chiến thắng khổ đau của họ. Thỉnh cầu những ai sở hữu Ba Viên Ngọc Quý gợi lên lòng từ bi của họ – không phải bằng việc phát sinh nó trong họ mà bằng việc mở lòng chúng ta đến nó.
Bằng việc tiếp nhận Quy Y Nhân, ta đang thực hành giáo pháp được dạy bởi Đức Phật Bổn Sư với cộng đồng tâm linh thực chứng cao độ như kiểu mẫu của chúng ta, chúng ta đang hiện thực hóa con đường tâm linh và nhiều trình độ của chấm dứt khổ đau. Trong cách này, chính ta trở thành một thành viên của cộng đồng tâm linh thực chứng cao độ, dần dần loại trừ tất cả những chướng ngại để giải thoát khỏi vòng luân hồi, và các chướng ngại đối với toàn giác – trở thành một Đức Phật. Chúng ta được thoát khỏi tất cả những kinh sợ và thành tựu toàn giác, vì thế chúng ta biết được tâm tánh của người khác và thấu hiểu kỷ năng nào sẽ ích lợi cho họ. Vì lợi ích của việc thành tựu một sự Quy Y Quả như vậy, cho nên thi kệ này thỉnh nguyện ba nguồn gốc nhân của quy y để thỉnh cầu lòng từ bi của Tam Bảo.
Vì quy y là việc khởi đầu của sự thực hành Phật giáo, cho nên nguyện ước thứ nhất của thi kệ quan tâm đến nó. Không có quy y, thật khó cho những sự thực hành khác thành công được. Tuy nhiên, một thái độ vững tin hoàn toàn trong Tam Bảo tự chính nó thì không đủ. Như Đức Phật đã nói, “Ta dạy các ngươi con đường đến giải thoát. Hãy biết rằng chính sự giải thoát tùy thuộc vào các ngươi.” Đức Phật chỉ là vị thầy của con đường tu tập. Ngài không ban tặng sự thực chứng như như một món quà, ta phải phải thực hành đạo đức, thiền định, và tuệ trí.
Thí dụ, hãy xem việc trì tụng mật ngôn om mani padme hum vốn được thực hành vì mục đích thỉnh cầu lòng từ bi trong chính ta vì tất cả mọi loài chúng sanh. Sau một thời khóa trì tụng – hai mươi mốt, một trăm lẻ tám, và nhiều lần hơn nữa – giá trị của sự thực hành được dâng hiến qua việc trì tụng của một hành giả trong sự nối kết với Bồ tát Quán Thế Âm, vì Ngài là sự biểu hiện thân thể từ bi của tất cả chư Phật.
Qua đạo đức của sự thực hành này,
Nguyện cho tôi nhanh chóng đạt được một thể trạng
Đồng đẳng với Đức Quán Thế Âm
Nhằm để giúp đở tất cả chúng sanh cũng thành tựu được như vậy.
Không thể thành tựu Quả Phật chỉ đơn thuần qua việc trì tụng om mani padme hum, nhưng nếu sự thực hành của chúng ta được kết hợp với lòng vị tha thật sự, thì nó có thể phục vụ như một nguyên nhân của việc thành tựu Quả Phật. Tương tự thế, nếu ta chạm, thấy, hay lắng nghe một đạo sư phẩm chất, thì có thể có một ảnh hưởng tích cực, vốn có thể lợi lạc trong việc phát triển một kinh nghiệm tâm linh sâu sắc hơn. Khi vị giáo thọ trưởng lão của tôi, Ling Rinpochay, và tôi chạm vào trán lúc bắt đầu của một cuộc gặp gở nghi thức hay vào những lúc khác khi tôi nắm tay ngài và chạm nó trên trán tôi, một cách tình cảm thì điều này sẽ cho tôi một cảm nhận thân mật mạnh mẽ liên hệ đến niềm tin và sự tin tưởng lớn hơn. Vào thời Đức Phật, khi người nào đó thật sự tôn kính và yêu mến Ngài thì chạm vào bàn chân ngài, điều này chắc chắn sẽ mang đến một lợi lạc nào đó. Nhưng nếu ai không có niềm tin hay tôn kính Đức Phật thì ngay cả ôm đôi chân Ngài và ấn mạnh vào đầu, chắc chắn sẽ không có sự gia hộ nào. Mặc dù điều gì đó được đòi hỏi từ phía đạo sư, nhưng một cách chính yếu nó đến từ phía của người đệ tử.
Đã có một lạt ma thật sự tuyệt vời đến từ tỉnh Amdo của Tây Tạng, khi được thỉnh cầu ban phước lành bằng việc đặt bàn tay ngài lên đầu của hành giả, thì ngài nói, “Tôi không là một lạt ma có thể ban cho sự giải thoát bằng việc đặt một bàn tay – vốn có bản chất của khổ đau – lên đỉnh đầu của một người.”
TÓM TẮT HƯỚNG DẪN
1. Động cơ thực hành của chúng ta nên là lợi ích của tất cả chúng sanh – sự tự do của họ khỏi khổ đau và thành tựu sự hoàn hảo. Hãy luôn luôn điều chỉnh động cơ của chúng ta đối với việc giúp đở người khác tối đa như có thể. Tối thiểu cố gắng không làm điều gì tổn hại.
2. Chư Phật như những vị Thầy của con đường tâm linh, các Ngài không ban tặng sự thực chứng như một món quà. Chúng ta phải thực hành đạo đức, thiền định, và tuệ trí trên căn bản hàng ngày.
Ẩn Tâm Lộ, Friday, August 3, 2018