NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005
LÝ TÍNH ĐÀN HỒI
(屈伸自如)
Người vợ của vị cư sĩ nọ có bản tánh vừahà tiện lại bủn xỉn, đới với bất cứ một một công tác từ thiện nào của xã hội đề ra, bà ta đều tìm cách chối từ không hưởng ứng. Người chồng thấy vậy lấy làm hổ thẹn với mọi người, nhưng không biết làm cách nào để chuyển hóa tâm tánh của bà vợ. Thế rồi, một hôm ông ta thỉnh cầu ngài Mặc Tiên thiền sư khai đạo. Vị thiền sư đáp ứng lời thỉnh cầu, đến nhà vị cư sĩ ấy. Khi ngồi tiếp chuyện với vị nữ chủ nhân, Mặc Tiên thiền sư liền xòe hai bàn tay của mình ra và nói:< Nếu bàn tay này thường cứ xòe duỗi thẳng đơ như thế này, không thể co lại được, thí chủ nghĩ xem bàn tay ấy thế nào?>.
– Vị nữ chủ nhân đáp:< Đó là hình tướng bàn tay dị dạng!>
Mặc Tiên thiền sư lại tiếp tục đưa bàn tay ra và nắm chặt lại, hỏi:< Nếu ngày ngày bàn tay này cứ nắm chặt lại, không thể bung xoè, co duỗi uyển chuyển nhịp nhàng tự nhiên, thì nó sẽ như thế nào>.
– Vị nữ chủ nhân đáp:< Đó là bàn tay dị tật!>
Mặc Tiên thiền sư liền lấy đó khai đạo:<Nếu tự mình không biết yêu quý, trân trọng những vật dụng cần thiết của chính mình, đem cho người toàn bộ, thì đó là đời sống sinh hoạt dị hình dị dạng; hoặc giả tiền của cứ mãi bo bo nắm chặt, một xu cũng dám buông ra, chỉ bảo thủ chặt cái tư lợi của riên g mình, không nghĩ đến nỗi buồn vui của bao người xung quanh thì cuộc sống đó đồng với đời sống sinh hoạt dị hình dị tật không hai!>
Mặc Tiên thiền sư nói xong liền cáo từ ra về. Người vợ của vị cư sĩ nọ lúc này mới hiểu ra được rằng, bản thân mình bình thời không hề chịu vì thế gian phát tâm làm bất cứ việc thiện tốt nào, thì ra mình đã sống một cuộc sống dị hình dị dạng.
Chân thành mà nói thì trên thế gian có không ít người phát tâm hoan hỷ giúp người, nhưng tự mình không chịu hòa nhập cùng sinh hoạt của đại chúng, và cũng không chịu tiếp nhận thiện ý của người khác. Tánh thái đó mặc dầu không phải là hiếu danh hám tiếng, nhưng đã hiển lộ tánh cách sinh hoạt dị thường, biên chấp. Hoặc giả ngược lại, người chỉ mong muốn tiếp nhận sự tặng thưởng tán dương của người khác, còn tự bản thân mình thì không chịu nỗ lực công sức phụng hiến báo đáp ân xã hội, ân đại chúng đã tận thuỷ tận chung cung cấp cho mình tất cả mọi nhu cầu trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần. Hạng người này, ông cha ta thường xếp vào hàng” dị hình hà tiện, bủn xỉn, một xu không buông mà nửa đồng cũng không bỏ.”
Phật giáo thuyết giảng về lý tính <kết duyên> — bạn cho tôi, tôi cho bạn— vốn là nguyên lý đồng đẳng quan trọng. Và đó cũng chính là ý nghĩa về pháp mà đức Phật từng huấn thị hàng đệ tử ” Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt”.Nếu chúng ta biết tiếp nhận thiện ý của người khác, là sự biểu lộ bản thân mình đã làm được việc tốt lợi ích khiến người hoài tưởng nhớ ơn, báo đáp; hoặc mình là người thuần thiện, mở rộng lòng cùng người cầu tiến học hỏi. Nếu chúng ta bố thí cho người, chính là biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với đối phương đã tạo cho mình cơ hội làm việc bố thí, cùng người rộng kết thiện duyên bồ đề quyến thuộc. Hiểu biết được lý tánh cung cầu tương đãi đến đến, đi đi; cho nhận đồng đẳng, và sinh hoạt theo nhu cầu đàn hồi co duỗi tự nhiên thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống hiện tại, đó mới chính là năng lượng vận chuyển cuộc sống “thuận buồm xuôi gió “,” mã đáo thành công” hữu hiệu thiết thực.
Bậc cổ đức thường nói:” Hàng đại trượng phu tự biết co duỗi theo thế thời, tùy cơ ứng biến”, và giáo lý Phật từng khuyến thị:< tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên>, không ngoài chủ đích chỉ đạo cho chúng ta pháp ứng thế cao minh. Người biết xử dụng tài vật cao thủ là người biết buông,giữ, cho nhận thích cảnh, hợp thời’ giống như tứ chi của con người tự nó biết co giãn đàn hồi tự nhiên theo nhu cầu hiện tại cuộc sống, mới khiến cho cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái; và khi ngủ nghỉ, thân thể tự nó biết phải trái chuyển mình theo nhu cầu tuần hoàn để giúp chúng ta an say giấc mộng bồi bổ năng lượng đã tiêu hao. Nếu cơ thể này chỉ có thể duỗi mà không thể co, hoặc chỉ co mà không thể duỗi, thì đó là một cơ thể dị hình dị tật, và nhất định sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Do vậy, tài vật, lời nói… cần phải biết< giữ gìn và buông xả> theo nhu cầu <cần nên> thì mới có thể tích lương gởi hậu; bởi vì biết buông xả thì mới có thu được, và cái có được đó phải biết gìn giữ sử dụng nó sao cho thích đáng hợp thời thì mớibảo tồn được lâu dài. Lại nữa, những của cải mà chúng ta hiện có, nó vốn là sản xuất ra từ quần chúng xã hội, đương nhiên cần phải chi dụng cho quần chúng xã hội khi cần. Nếu người hiểu biết đem của cải vật chất cá nhân chi dụng cho những sự việc lợi ích nhân nghĩa của đoàn thể đại chúng thì đó mới thực sự là cuộc sống giàu có trong hiện tại và vị lai.
< Lý tính co duỗi đàn hồi>, không chỉ là đạo lý triết học sử dụng vật chất mà còn là phương pháp dưỡng sanh công hiệu thiết thực, và đồng thời lại là thông lộ xuyên suốt nghĩa tình đạo vị trong mối quan hệ giao tếø. Tiền đồ của đời sống, không sao tránh khỏi những khó khăn trắc trở chướng ngại; muốn vượt qua vật cản đó chúng ta không thể không dụng công tìm tòi học hỏi, hiểu biết vận dụng thiện xảo pháp “hoán chuyển, chuyển biến” như thế nào để cái “hoán” “chuyển” và”biến” đó được nhịp nhàng thông thương. Do vậy, bậc cổ đức thường nói:< Cùng tắc biến, biến tắc thông> chính là ý chỉ cho <Lý tính co duỗi đàn hồi> trong cuộc sống đời người. Khi lái xe do không rõ đường, đã lái vào đến ngõ hẽm đường cùng, tại sao chúng ta không lập tức nghĩ ra cách lái chuyển hướng để tìm ra tới thông lộ nơi điểm đích mà mình muốn đi đến? Khi trước đại chúng cần biểu thị tư thái tự tôn, chánh trực, tự thân cần nên biết ngẩng thẳng đầu ưỡn ngực; nhưng khi cùng người đối đãi, học hỏi, thì tự mình phải biết thích thời cong thân cúi đầu, nói năng khiêm tốn nhã nhặn, biểu thị hạnh đức tôn trọng cung kính. Nếu chỉ biết dọc ngang ngẩng cao đầu mạnh bước hiên ngang, không biết tuỳ thời chuyển mình cong thân cúi đầu, đương nhiên sẽ không nhận được người triều mến hoan nghênh; Hoặc giả chỉ biết khom lưng uốn gốimột vị, không giữ được phong cách tự trọng, chánh trực tất sẽ bị ngưòi đời khinh thị. Thế nên, trên địa đồ sinh hoạt đa dạng đa năng của đời người, biết vận dụng cơ năng đàn hồi thẳng, cong, tiến, thối uyển chuyển nhịp nhàng tthích ứng với đồ hình sinh hoạt hiện thực mới chính là con đường ứng thế tuyệt diệu!