SỐNG MỘT ĐỜI VUI
Yongey Mingyur Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
Một số thuật ngữ
bất thiện hạnh – mi–gewa – Tính từ trong tiếng Tây Tạng, chỉ cho điều gì làm suy nhược, yếu đuối; thường dịch sang tiếng Anh là nonvirtuous. Xem thêm: thiện hạnh. (Tibetan: An adjective used to describe something that weakens; often translated as “nonvirtuous.”)
Bồ–đề tâm hành – application bodhicitta – Thực sự có những thực hành cụ thể để nuôi dưỡng khả năng giải thoát tất cả chúng sinh hữu tình ra khỏi mọi hình thức và nguyên nhân của khổ đau thông qua sự nhận biết được tánh Phật của họ. Xem thêm: Bồ-đề tâm tuyệt đối, Bồ-đề tâm nguyện, tâm Bồ-đề, Bồ-đề tâm tương đối. (Taking steps to cultivate the liberation of all sentient beings from all forms and causes of suffering through recognition of their Bud-dha nature. See also absolute bodhicitta, Aspiration bodhicitta, Bodhicitta, Relative bodhicitta.)
Bồ–đề tâm nguyện – aspiration bodhicitta – Nuôi dưỡng sự khát khao tha thiết nâng tất cả chúng sinh lên một trình độ cho phép họ nhận thức được tánh Phật của họ. Xem thêm: Bồ-đề tâm tuyệt đối, Bồ-đề tâm hành, tâm Bồ-đề, Bồ-đề tâm tương đối. (Cultivation of the heartfelt desire to raise all sentient beings to the level at which they recog-nize their Buddha nature. See also Absolute bodhicit-ta, Application bodhicitta, Bodhicitta, Relative bodhi-citta.)
Ca–nhĩ–cư – Kagyu – Tên một dòng truyền thừa Tây Tạng mà nền tảng là truyền thống khẩu truyền từ vị thầy sang các đệ tử. Tên gọi này trong tiếng Tây Tạng gồm chữ ka có nghĩa là “lời nói” hay “chỉ dẫn”, và chữ gyu có nghĩa là “dòng truyền thừa”. (A Tibetan Buddhist lineage based on the oral transmission of teachings from master to student; from the Tibetan words ka, meaning “speech,” and gyu, meaning “lineage.”)
chánh niệm – mindfulness – Trụ tâm trong sự tỉnh giác đơn thuần về các niệm tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm giác quan. (Resting the mind in bare awareness of thoughts, feelings, and sensory experienc-es.)
chấp thủ – dzinpa – từ ngữ gốc Tây Tạng, chỉ sự nắm bắt hay cố chấp vào một điều gì, không chấp nhận thay đổi. (Tibetan: grasping or fixa-tion.)
chất dẫn truyền xung động thần kinh – neurotransmitter – Một hóa chất truyền tải các tín hiệu hoá-điện giữa các tế bào thần kinh với nhau. (A substance that pass-es electrochemical signals among neurons.)
cho và nhận – tonglen – Danh từ Tây Tạng, là tên một pháp tu trong đó hành giả gửi toàn bộ hạnh phúc của mình đến những chúng sinh khác và nhận lãnh về mình sự khổ đau của họ. (Tibetan: “Sending and taking.” The practice of sending all one’s happiness to other sentient beings and taking in their suffer-ing.)
chúng sinh hữu tình – sen-tient being – Bất kỳ sinh vật nào sẵn có khả năng suy nghĩ hay cảm giác. (Any creature en-dowed with the capacity to think or feel.)
con người – purusha – Từ ngữ Sankrit, nghĩa đen là “một cái gì có sức mạnh”, thường dùng để chỉ một con người. (San-skrit: Literally, “something that possesses power”; usually used to refer to a human being.)
cộng hưởng hệ viền – lim-bic resonance – Một loại khả năng [giao tiếp] giữa não bộ với não bộ, giúp nhận biết những trạng thái cảm xúc của người khác qua nét mặt, các hoạt chất tương tác và tư thế của thân thể hay cơ bắp của họ. (A kind of brain-to-brain capacity to recog-nize the emotional states of others through facial ex-pression, pheromones, and body or muscular posi-tion.)
cực vi trần – dul–tren – từ ngữ gốc Tây Tạng, chỉ hạt vật chất nhỏ nhất; cũng dùng dul–tren–cha–may – hạt vật chất không thể chia chẻ được nữa. (Tibetan: smallest particle; indivisible particle.)
cuống não – brain stem – Lớp tế bào thấp nhất và lâu đời nhất của bộ não loài người, có nhiệm vụ điều hòa những chức năng cơ bản và không chủ ý như trao đổi chất, nhịp đập của tim, và phản ứng phản vệ: “chạy hay chống”. Xem thêm: não bò sát. (The lowest and oldest layer of the human brain, responsible for regulating involuntary functions such as metabolism, heart rate, and the fight-or-flight response. See also Reptilian brain.)
duyên khởi – interde-pendence – Sự hòa hợp các nhân duyên khác nhau để tạo thành một kinh nghiệm nhất định. (The coming together of different causes and conditions to create a specific experi-ence.)
dự chuyển – velocity – Tốc độ và phương hướng di chuyển của các hạt nguyên tử. (The speed and direction of the movement of subatomic particles.)
Đại ấn – Mahamudra – Từ gốc Sanskrit, cũng dịch là Đại thủ ấn. (Sanskrit: Great Seal or Great Gesture.)
Đại Bảo Pháp vương – Karmapa – Vị đứng đầu dòng truyền thừa Karma Kagyu trong Phật Giáo Tây Tạng. (The head of the Karma Kagyu lineage of Tibetan Bud-dhism.)
Đại Thành tựu giả – Mahasiddha – Từ gốc Sanskrit, chỉ vị hành giả đã trải qua những thử thách phi thường để đạt đến sự liễu ngộ sâu xa. (Sanskrit: A person who has passed through ex-traordinary trials to achieve profound understand-ing.)
Đại Viên mãn – Dzogchen – từ ngữ gốc Tây Tạng, chỉ giáo lý về tự tánh của tâm theo truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Xem thêm: Đại thủ ấn – Mahamudra (Tibetan: The Great Perfection.)
điện tử – elec-tron – một hạt hạ nguyên tử có mang điện tích. (An electronically charged subatomic parti-cle.)
đồng bộ thần kinh – neu-ronal synchrony – Một tiến trình qua đó các nơ-ron phân bố trên khắp những vùng cách biệt nhau của não bộ đều tự động và tức thời giao tiếp với nhau. (A process in which neurons move across widely separated areas of the brain spontaneously and in-stantaneously communicate with one anoth-er.)
giác ngộ – enlightenment – Thuật ngữ Phật giáo chỉ sự nhận biết chắc chắn và không thể lay chuyển về tánh Phật của mình. Xem thêm: tánh Phật, tâm bản nhiên. (In Bud-dhist terms, the firm and unshakable recognition of one’s Buddha nature. See also Buddha nature, Natu-ral mind.)
hạch hạnh nhân (hay a–mi–đan) – amygdala – Một cấu trúc tập hợp các nơ-ron trong não bộ có vai trò thiết lập các khía cạnh cảm xúc của ký ức, nhất là sợ hãi và khoái lạc. (A neuronal structure in the brain involved in forming the emotional aspects of memory, particularly fear and pleasure.)
hệ thống thần kinh tự điều phối – autonomic nervous system – Một vùng trong cuống não (brain stem) có chức năng tự động điều phối các phản ứng của cơ bắp, nhịp tim và các tuyến hạch. (The area of the brain stem that automatically regulates muscle, car-diac, and glandular responses.)
hồi hải mã – Hippocam-pus – Một cấu trúc nơ-ron trong não bộ liên quan đến việc hình thành khía cạnh ngôn ngữ và chiều không gian của ký ức. (A neuronal structure in the brain involved in forming the verbal and spatial aspects of memory.)
khả năng xét lại của hệ viền – limbic revision – Khả năng thay đổi hay xét lại mạch nơ-ron trong vùng hệ viền thông qua kinh nghiệm trực tiếp với người khác. (The capacity to change or revise the neuronal circuitry of the limbic region through direct experience with an-other person.)
khâu não – thalamus – Một cấu trúc thần kinh nằm ngay trung tâm não, thông qua đó các tín hiệu từ những giác quan được phân loại trước khi chuyển đến các vùng não khác. (A neuronal structure located at the very center of the brain, through which sensory messages are sorted before being passed to other areas of the brain.)
khối lượng – mass – Khối lượng vật chất đo lường được trong một vật thể. (The measure of the amount of matter in an object.)
Kinh lượng bộ – Sau-tantrika – Danh từ Sanskrit, tên một trường phái triết học Phật giáo vào thời kỳ ban đầu. (Sanskrit: An early school of Buddhist philoso-phy.)
Kinh tạng – Sutra – Từ ngữ Sanskrit, nghĩa đen là “sợi dây”, “sợi chỉ”, “giềng mối” . Trong thuật ngữ Phật giáo, từ này đặc biệt dùng để chỉ những lời dạy trực tiếp của đức Phật được “xâu lại” xuyên suốt qua những năm hoằng hóa của Ngài. (Sanskrit: Literally, “thread.” In Buddhist terminology, a specific refer-ence to the actual words of the Buddha “threaded” throughout the years of his teachings.)
lòng bi mẫn – ny-ing–jay – Từ gốc Tây Tạng, chỉ tâm bi (trong Tứ Vô lượng tâm); một sự hoàn toàn rộng mở tâm hồn. (Tibetan: Compassion; an utterly di-rect expansion of the heart.)
lớp vỏ não mới – neocortex – Lớp vỏ trên cùng của não, là đặc trưng ở động vật có vú, cung cấp khả năng lý luận, hình thành khái niệm, lập kế hoạch và điều chỉnh các phản ứng cảm xúc. (The uppermost layer of the brain, specific to mammals, which provides capacities for reasoning, forming concepts, planning, and fine-tuning emotional responses.)
luân hồi – samsara – Từ ngữ Sanskrit, mang nghĩa đen là “bánh xe” hay “vòng tròn”; theo thuật ngữ Phật giáo, từ ngữ này chỉ cho vòng luân chuyển của những khổ đau. (Sanskrit: Wheel; in Buddhist terms, the wheel of suffering.)
Luận tạng – Shastra – Từ ngữ Sanskrit, chỉ cho tập hợp những bản văn chú giải và luận giảng một tư tưởng hay một từ ngữ do đức Phật giảng thuyết lúc còn tại thế. (Sanskrit: An explanation of or commentary on an idea or term expressed by the Buddha during his lifetime.)
năng tri – sem – Từ ngữ Tây Tạng, có nghĩa là “cái nhận biết”, phân biệt với sở tri là đối tượng được nhận biết. (Tibetan: That which knows.)
não bò sát – reptilian brain – Lớp đầu tiên và lâu đời nhất của bộ não con người, có nhiệm vụ điều hòa những chức năng cơ bản và không chủ ý, như hô hấp, trao đổi chất, nhịp đập của tim và phản ứng phản vệ “chạy hay chống”. Xem thêm: cuống não. (The lowest and oldest layer of the human brain, responsible for regulating many involuntary functions, such as metabolism, heart rate, and the fight-or-flight response. See also Brain stem.)
nghiệp – karma – từ gốc Sanskrit, mang nghĩa là nghiệp, hay hành động. (Sanskrit: Action or activity.)
ngữ – speech – Khía cạnh của sự tồn tại liên hệ đến sự giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ. Xem thêm: thân thể, tâm ý. (The aspect of existence that in-volves verbal and nonverbal communication. See also Mind, Body.)
nguyện – samaya – Danh từ Sanskrit, mang nghĩa thệ nguyện hay sự cam kết. (Sanskrit: A vow or commit-ment.)
Nhất thiết hữu bộ – Vaibhasika – Danh từ Sanskrit, chỉ một trường phái triết học Phật giáo vào thời kỳ ban đầu. (Sanskrit: An early school of Buddhist philoso-phy.)
Như Lai Tạng – Tathaga-tagarbha – Danh từ Sanskrit, mang nghĩa: “thể tánh của những ai đã từng đi qua con đường đó”, một cách miêu tả những ai đã đạt được giác ngộ viên mãn; cũng được dịch là “tánh Phật”, “giác thể”, “tâm bình thường”, và “tâm bản nhiên”. (Sanskrit: “The nature of one who has gone that way,” a way of describing someone who has attained complete en-lightenment; also translated as “Buddha nature,” “en-lightened essence,” “ordinary nature,” and “natural mind.”)
nhu nhuyễn – le–su–rung–wa – từ gốc Tây Tạng. (Tibetan: pliability.)
Niết–bàn – nirvana – Từ gốc Sanskrit, nghĩa đen là “dập tắt” hay “thổi tắt” (như sự thổi tắt ngọn lửa của cây nến), thường được diễn dịch như là một trạng thái của sự hỷ lạc hay hạnh phúc viên mãn, sinh khởi từ sự phá trừ hay “thổi tắt” cái tự ngã hay ý niệm về “cái ta”. (Sanskrit: Extinguishing or blowing out – as in the blowing out of the flame of a candle; often interpreted as the state of total bliss or happi-ness arising from the extinguishing or “blowing out” of the ego or the idea of “self.”)
Ninh–mã – Nyingma – Tiếng Tây Tạng có nghĩa là “cổ xưa”, đặc biệt được dùng chỉ cho dòng truyền thừa cổ xưa nhất của Phật Giáo Tây Tạng, được thành lập ở Tây Tạng vào thế kỷ 7. (A Ti-betan term roughly translated as “old ones”; refers specifically to the oldest lineage of Tibetan Buddhism established in Tibet during the seventh century C.E.)
nơ–ron – neuron – Tế bào thần kinh. (A nerve cell.)
Pháp – Dharma – Từ ngữ gốc Sanskrit, mang nghĩa là chân lý, hay cách thức tồn tại của sự vật. (Sanskrit – The truth, or the way things are.)
Pháp tử tâm yếu – heart son – những vị đệ tử chính của một bậc thầy lớn. (The main students of a major teach-er.)
Phật học viện – Shedra – Danh từ Tây Tạng, chỉ một tu viện đào tạo Phật học ở trình độ cao cấp. (Tibetan: A monas-tic college.)
quang phổ nguyên tử – spectrum – Một loạt cấp độ năng lượng, vốn là khác nhau tùy theo mỗi loại nguyên tử. (The set of energy levels, which is different for each type of atom.)
quang tử – photon – Một hạt nguyên tử ánh sáng. (A par-ticle of light.)
sợi trục – axon – Thân của một tế bào thần kinh. (The trunk of a nerve cell.)
sự trong sáng – clarity – sự nhận biết, giác tri tự nhiên; khía cạnh nhận biết vô hạn của tâm thức. Cũng còn được gọi là tâm quang minh. (Spontaneous awareness; the unlimited cognizant aspect of the mind. Also known as the clear light of mind.)
tâm bản nhiên – natural mind – Tâm thức an trụ trong trạng thái tự nhiên, thoát khỏi những giới hạn của khái niệm. Xem thêm: tánh Phật, giác ngộ. (The mind in its nat-ural state, free from conceptual limitations. See also Buddha Nature, Enlightenment.)
tâm Bồ đề tương đối – rel-ative bodhicitta – Ý nguyện nâng tất cả chúng sinh lên đến một trình độ cho phép họ nhận thức được tánh Phật của họ, tuy còn ở trong vòng tương quan đối đãi giữa ta và người khác. Xem thêm: tâm Bồ-đề tuyệt đối, Bồ-đề tâm hành, Bồ-đề tâm nguyện, tâm Bồ-đề. (The intention, within the relativistic framework of self and other, to raise all sentient beings to the level at which they recognize their Buddha nature. See also Absolute bodhicitta, Application bodhicitta, Aspiration bodhicitta, Bodhi-citta.)
tâm Bồ đề tuyệt đối – ab-solute bodhicitta – Sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của tâm. Xem thêm: Bồ-đề tâm hành, Bồ-đề tâm nguyện, tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề tương đối. (Direct insight into the nature of mind. See also application bodhicitta, aspiration bodhicitta, Bodhi-citta, relative bodhicitta.)
tâm Bồ–đề – Bodhicitta – từ ngữ gốc Sanskrit, có thể dịch là “giác tâm” hay “giác trí”. Xem thêm: Bồ-đề tâm tuyệt đối, Bồ-đề tâm hành, Bồ-đề tâm nguyện, Bồ-đề tâm tương đối. (Sanskrit: The “mind” or “heart” of awakening. See also Absolute bodhicitta, Application bodhicitta, Aspiration bodhi-citta, Relative bodhicitta.)
Tam chuyển Pháp Luân – Three Turnings of the Wheel of Dharma – Ba thời thuyết giáo về bản chất kinh nghiệm mà đức Phật đã thuyết giảng vào những thời điểm và địa điểm khác nhau. (The three sets of teachings on the nature of experience given by the Buddha at different times and places.)
tâm từ – loving–kindness – Theo Phật giáo, tâm từ là tâm nguyện mong cho tất cả chúng sinh hữu tình – ngay cả những chúng sinh mà ta không ưa – có thể có được sự an vui tự tại mà ta mong muốn cho chính bản thân mình. (In Buddhist philosophical terms, the aspiration that all other sentient beings – even those we dislike – experience the same sense of joy and freedom that we ourselves aspire to feel.)
tâm ý – mind – khía cạnh của sự tồn tại có liên hệ đến sự nhận thức. Xem thêm: thân thể, khẩu. (The aspect of exist-ence that involves consciousness. See also Body, Speech.)
tánh Không – empti-ness – Tạng ngữ tương ứng là tongpa–nyi, chỉ nền tảng vốn có và không thể miêu tả được của vạn pháp, bất kỳ mỗi một sự việc nào cũng đều sinh khởi từ đó. Xem thêm: thực tại tuyệt đối. (The inher-ently indescribable basis of all phenomena from which anything and everything arises. See also Absolute re-ality)
tánh Phật – Buddha na-ture – Trạng thái tự nhiên của tất cả chúng sinh hữu tình, vốn là tính giác tri vô hạn, tâm từ bi vô hạn và khả năng vô hạn để tự trình hiện. Xem thêm: giác ngộ, tâm bản nhiên. (The natural state of all sentient beings, which is infinitely aware, infinite-ly compassionate, and infinitely able to manifest it-self. See also Enlightenment, Natural mind.)
thần chú – mantra – Từ gốc Sanskrit, chỉ sự lặp lại một kết hợp đặc biệt những âm tiết cổ xưa. (Sanskrit: The repetition of special combinations of ancient sylla-bles.)
thân thể – body – Khía cạnh thể chất của sự sống. Xem thêm: tâm thức, ngữ. (The physical aspect of existence. See also Mind, Speech.)
thiền chỉ – shamata – Từ ngữ Sanskrit, chỉ việc tu tập để đạt đến sự an định, bằng cách dừng lại mọi suy nghĩ, hoàn toàn để tâm an trụ trong trạng thái tự nhiên của nó. Danh từ Tây Tạng tương đương là Shinay. (Sanskrit: Calm abid-ing practice; simply allowing the mind to rest calmly as it is. See also Shinay.)
thiện hạnh – gewa – Tính từ trong Tạng ngữ chỉ cho một điều gì làm tăng thêm năng lực hay sức mạnh, thường được dịch sang Anh ngữ là “virtuous”. (Tibetan: An adjective used to describe something that empowers or strengthens; often translated as “virtu-ous.”)
thiền tập – gom – Từ ngữ Tây Tạng có nghĩa đen là “trở nên quen thuộc với”, thường dùng để dịch chữ thiền tập. (Tibetan: literally “to be-come familiar with”; the common term for medita-tion.)
thực tại tương đối – rela-tive reality – Kinh nghiệm thay đổi hay chuyển hóa không ngừng của các niệm tưởng, cảm xúc và nhận thức từ giác quan qua từng thời điểm. (The moment-by-moment experience of endless changes and shifts of thoughts, emotions, and senso-ry perceptions.)
thực tại tuyệt đối – abso-lute reality – Tiềm năng vô hạn khiến cho bất kỳ sự việc gì cũng có thể xảy ra. Xem thêm : tánh Không, Tongpa-nyi. (The infinite potential for anything to occur. See also Emptiness, Tongpa-nyi.)
tính chất “có thể thay thế” của não bộ – neuronal plasticity – Khả năng thay thế các nhóm liên kết nơ-ron cũ bằng các nhóm mới. (The capacity to replace old neu-ronal connections with new ones.)
Tứ thánh đế – Four Noble Truths – Những bài pháp đầu tiên mà đức Phật thuyết giảng ở Varanasi sau khi Ngài thành đạo; cũng được biết như lần thứ nhất trong Ba lần chuyển pháp luân. (The name applied to the first teach-ings given by the Buddha in Varanasi after he at-tained enlightenment; also known as the first of the Three Turnings of the Wheel of Dharma.)
vị tái sinh – Tulku – Danh từ Tây Tạng, chỉ một bậc thầy giác ngộ đã tự nguyện tái sanh làm người [vì mục đích làm lợi lạc cho chúng sanh.] (Tibetan: An enlight-ened master who has chosen to reincarnate in human form.)
vô ngại – magakpa – Từ ngữ Tây Tạng, thường được dịch là “khả năng” hay “năng lực”. Khía cạnh của tánh Phật vốn siêu việt những ý niệm theo thói quen về sự giới hạn cá nhân. (Tibetan: Unimpededness; of-ten translated as “ability” or “power.” The aspect of Buddha nature that transcends habitual ideas of per-sonal limitation.)
vùng dưới đồi – Hypothal-amus – Một cấu trúc nơ-ron nằm dưới phần đáy vùng hệ biên (hay viền não), liên quan đến tiến trình tiết những nội tiết tố vào máu. (A neuronal structure at the base of the limbic region involved in the process of releasing hormones into the bloodstream.)
vùng hệ biên (hay viền não) – limbic region – Lớp giữa của não bộ bao gồm một loạt những kết nối nơ-ron cung cấp khả năng thể nghiệm các cảm xúc và kích thích khuynh hướng nuôi dưỡng con cái. (The middle layer of the brain, which includes neuronal connections that provide the capacity to experience emotions and the impulse to nurture.)
xâu chuỗi – mala – Từ gốc Sanskrit, chỉ một xâu chuỗi gồm các hạt tròn nhỏ, dùng để đếm số lượt khi cầu nguyện, niệm Phật. (Sanskrit: A string of prayer beads, usually used to count repeti-tions of a mantra.)
xi–nap – synapse – Những khoảng cách thông qua đó các nơ-ron truyền tin cho nhau. (The gap across which neurons communicate.)
xung điện thế hoạt động – action potential – Sự truyền tải thực sự tín hiệu [hóa-điện] từ nơ-ron này sang nơ-ron khác. (The actual transmission of a signal be-tween one neuron and another.)