HỒI KÝ PHÙNG PHÙNG
Hạnh Đoan biên dịch

 

TAM THẬP TAM GIAN ĐƯỜNG

Tạp chí Nội Minh từng đăng cảnh Kyoto Nhật Bản có Tam Thập Tam Gian Đường, đây là Ngôi Chùa Thờ ngàn lẻ một (1001) pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật Giáo Nhật Bản.

Lúc đó tôi rất muốn đem những tư liệu liên quan đến Tam Thập Tam Gian Đường này ra nghiên cứu, nhưng do bận rộn nên tìm không ra cuộn phim tôi chụp tại Kyoto hồi đó, đành tự nhủ: Thôi thì cứ đợi vậy, bao giờ tìm được rồi hẵng tính.

Đợi đến nửa năm, dời nhà mấy lần, đồ đạc chất lộn xộn, làm thế nào cũng tìm không ra.

Tôi hiểu tư liệu Tam Thập Tam Gian Đường có thể mọi người đều biết, nhưng tôi vẫn muốn lượm lặt thu thập, bàn luận thêm.

Đến Kyoto, không ai mà không tới chiêm ngưỡng Tam Thập Tam Gian Đường, nó cùng với các thắng cảnh nổi danh như: Kim Các Tự, Ngân Các Tự, Nhị Điều Thành, Bình An Thần Cung, Tây Bổn Nguyện Tự, Đông Bổn Nguyện Tự, Thi Sơn Đường v.v… của Kyoto đều đã vang danh quốc tế.

Nếu nói phong cảnh, đương nhiên có nhiều nơi rất tuyệt, nhưng tôi  đặc biệt ưa thích Tam Thập Tam Gian Đường, vì nơi này trưng bày ngàn tượng điêu khắc Bồ tát Quan Âm, nhìn rất mỹ thuật phi phàm, hơn nữa tôi thấy đây là ngôi chùa Phật giáo cực kỳ phong phú đặc biệt, ít mang hơi hướm Đông Dương Thần Xã (những ngôi kiến trúc thờ Thần ở Đông Dương)

Tại Kyoto, tôi lên xe điện không lâu thì xe dừng trước Tam Thập Tam Gian Đường, nghe trên xe quảng cáo: Đến Tam Thập Tam Gian Đường rồi, hoan nghênh quý khách đến tham quan.

Tôi không rành Nhật ngữ, nhưng cũng nghe được và nhận ra mấy từ Tam Thập Tam Gian Đường.  Đây là biệt viện của Diệu Pháp

Viện, thuộc Tông Thiên Đài Phật Giáo Nhật Bản. Tam Thập Tam Gian Đường còn gọi là Liên Hoa vương Viện, nhưng do nó xây theo kiểu hành lang dài chứa Tam Tam Thập Tam Gian Đường, nên lâu dần tục danh lấn át chân danh… thực ra  Tam Thập Tam Gian Đường có bao nhiêu tượng điêu khắc Quan Âm thì ngay chính người dân ở Kyoto cũng còn không rõ nữa. Bọn họ sẽ nói với bạn: Tổng cộng có ba vạn, ba ngàn, ba trăm, ba mươi ba tượng…

Nhưng khi tôi vừa tiến vào sơn môn, thì trong lòng bỗng vang lên âm thanh xác nhận: Tổng cộng có một ngàn lẻ một pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát!

Tôi tiến vào gian chính, thấy có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát cực lớn ngồi xếp bằng trên hoa sen, hai bên có năm trăm tượng lớn nhỏ tạc kim thân Quan Âm đứng, bổn đường này ngang dài khoảng 150 mét, (khoảng 500 thước anh), Phật tượng dung nhan trang nghiêm từ hòa, tôi lập tức quỳ xuống chân thành đảnh lễ khấn nguyện, sau đó mới ngẩng lên chiêm ngưỡng.

Tất cả gồm có 33 gian, mỗi gian có mấy hàng tượng Quan Âm kim sắc đứng, cảnh tượng hùng vĩ, thực là chưa từng thấy qua. Đáng tiếc là ở trước tượng đều có làm thêm hàng rào song sắt, khiến giảm bớt nét mỹ quan.

Mỗi tượng có mười một mặt, tay cầm đủ pháp vật.

Lúc này có một âm thanh vang lên trong tôi: Mỗi tôn tượng có 42 tay, tổng là cộng 42.042 tay, cả thảy có 10.010 đầu Phật, mà những con số này tôi cũng không biết dựa vào đâu để khảo chứng, chỉ đành đợi chư vị đại đức hữu tâm kiểm tra vậy.

Tam Thập Tam Gian Đường, là 33 gian điện thờ to lớn hùng vĩ, dựa theo kinh Pháp Hoa nói: “Bồ tát Quan Thế Âm hóa hiện ba mươi hai thân độ thế”… mà tôn tạo.

Đang lúc tham bái, tôi cảm thấy như có luồng linh lực rưới xuống mình, bèn ngẩng đầu lên, thì có cảm giác như đôi mắt của từng tượng Quan Âm đang chuyển động, ngàn tay động đậy, có thể giải thích đây là linh cảm, cũng có thể nói là tượng nhìn sống động như thực.

Đồng thời tôi còn cảm nhận là có hai vị đế vương và hai vị đại tướng quân, cùng nhiều tướng quân đại thần thời cổ  đang tồn tại. Bọn họ đều quỳ trên đất lễ bái qui y, dập đầu sát đất. Khi tôi mở mắt ra thì tất cả đều tan biến hết, chỉ có tượng Phật gỗ tĩnh lặng bất động, lại thêm một đoàn du khách nữa đến tham quan, đang ở bên ngoài1… Đợi ông người Nhật hướng dẫn khách du lịch đến, tôi tranh thủ hỏi ông ta: Ngôi Phật tự này có phải do hai vị Thiên Hoàng và hai vị đại tướng quân nối tiếp nhau kinh doanh?

Đúng vậy! – Ông ta đáp – Dường như tiên sinh biết rất rành lịch sử Nhật Bản? Ngôi Phật tự này  được xây dựng vào năm 1132, do Điểu Vũ Thiên Hoàng sắc cho Bình Trung Thịnh tướng quân xây lần đầu tiên. Còn có tên khác là Trường Thọ Viện. Sau đó Bạch Hà Pháp Hoàng kế vị, do kính tin Phật giáo, nên ông đổi tên Thiên hoàng thành Pháp hoàng và tiếp nối di nguyện phụ vương, cho xây mở rộng thêm. Con của tướng quân Bình Trung Thịnh là Bình Thanh kế vị, hỗ trợ Bạch Hà Pháp Hoàng xây thêm Liên Hoa Vương Viện.

– Sau đó công trình này hình như đã bị một trận hỏa hoạn thiêu rụi? Có việc này hay không vậy?

(Tôi hỏi vậy vì trong tâm trí mình bỗng hiện ra một cảnh tượng đầy lửa cháy… thế nên tôi mới khởi niệm thắc mắc và đoán rằng ngôi kiến trúc này đã được xây lại).

– Vâng! Quả đúng thế! Vào năm 1249, Tam Thập Tam Gian Đường bị lửa thiêu hủy, phải mất 37 năm mới trùng kiến lại thành ngôi điện thờ như bây giờ.

– Thế thì ai đã thiết kế, phác họa cho tượng Phật được điêu khắc tinh xảo, trang nghiêm… mang tính mỹ thuật cao siêu như thế này? (Tôi hỏi vì thấy mỗi tôn tượng đều có phong cách đường nét khác nhau, hình như là được cùng một vị Sư hướng dẫn cho đoàn thợ điêu khắc hoàn thành).

Ông người Nhật đáp:

– Tiên sinh nói rất đúng, những tượng Quan Âm này là do tuyệt thủ của Đại sư Vận Khánh, ngài chủ trì phác họa hướng dẫn và cũng đích thân làm. Ngoài ra, con trai ông là Trạm Khánh cũng hợp cùng các môn đồ điêu khắc, làm ngót 17 năm mới hoàn thành. Hiện nay đã được chính phủ Nhật xếp vào hàng văn hóa quốc bảo!

Vì đoàn khách đến tham quan tiếp theo là người Tây Âu, do không hiểu chúng tôi đang trao đổi, bàn luận gì với nhau, nên họ lộ vẻ không hứng thú và tỏ ra mất kiên nhẫn vì phải chờ đợi… Vì vậy tôi không tiện hỏi nhiều thêm nữa, đành tự chiêm ngưỡng một mình.

Cha con Bình Trung Thịnh và Bình Thanh, tức là Mộ phủ (Mộ phủ tướng quân là cơ quan quân phiệt cầm đầu trước thời Minh Trị ở Nhật Bản, thực tế họ là người thống trị, còn gọi là Bình Thị Mộ phủ),

Lẽ ra, Bình Thị kính tin Phật giáo như thế, thì đời ông không thể nào có kết cục bi thảm được. Tôi suy nghĩ mãi cũng không hiểu tại sao, bèn nhắm mắt quán sát… thì chợt hiểu rõ hết.

Té ra hai đời của tướng quân Bình Thị, từng Đông chinh Tây phạt, đã giết hại rất nhiều và tạo ra oan nghiệt quá lớn! Hơn nữa Bình Thị không hề thành tâm tin Phật, mà chỉ lợi dụng ngôi kiến trúc hoành tráng này để mua chuộc nhân tâm và có ý thông qua đây để có được nhiều ủng hộ của các nhân sĩ Phật giáo.

Tôi không phải là ông ta, nhưng ngay trong lúc dùng tâm linh quán sát (quay về thời quá khứ) thì đột nhiên tôi hiểu rõ, phát hiện ra: Nếu như ông thực sự thành tín, tuân thờ theo Phật dạy, thì tại sao lại ra tay giết người quá nhiều? Chỉ thương cho hàng con cháu quyến thuộc không may của Bình Thị, đồng phải lãnh chung cộng nghiệp báo ứng sát sinh của tổ tiên mà thôi.

Tam Thập Tam Gian Đường vốn là công cụ chính trị để các thế lực “Mộ phủ” thời cổ đại tranh giành quyền lực với nhau. Chùa Phật ở Nhật Bản vào thời cổ đại hầu như nhiều ít gì cũng có liên quan đến các Mộ phủ Tướng quân và hàng võ sĩ kiếm khách.

Tam Thập Tam Gian Đường này cũng không ngoại lệ, vì biết rõ nên tôi cảm thấy thật quá điếm nhục cho chốn Phật môn tôn nghiêm này, nếu như thờ Phật mà không có được năng lực kiến thức trí huệ, thì Phật tượng cũng giống như máy thu thanh hay truyền hình, hay chỉ là gỗ tạc mà thôi. Nếu như bạn không chịu bật công tắc trong tâm để mở khai thần trí (nhờ thực hành theo giáo pháp Ngài), thì đền đài Phật tượng, cho dù có rộng lớn nguy nga, lộng lẫy bao nhiêu, cũng chỉ là một hình thức kinh doanh, tranh quyền đoạt lợi mà thôi!