KINH BỔN SANH
(Chuyện Tiền Thân Đức Phật)
Jàtaka
Trần Phương Lan dịch
29. ĐƯỜNG HẦM VĨ ĐẠI.
Lúc bấy giờ vua Brahmadatta cùng các vương hầu ấy đã sống một năm ở kinh thành Uttarapãncàla.
Một ngày kia, Kevatta nhìn bóng mình trong gương, thấy vết sẹo trên trán, nghĩ thầm: “Cái này là do gã nông dân ấy gây ra, gã biến ta thành trò cười trước các vương hầu ấy”. Lão thấy uất hận tràn ngập trong lòng, lão nghĩ thầm: “Làm sao trừ khử nó? Ồ mưu kế này đây. Công chúa của ta là Pãncàlacandì, có nhan sắc tuyệt thế, chẳng khác nào tiên nữ trên trời. Ta sẽ cho vua Vedeha thấy nàng. Vua ấy sẽ say mê nàng như thể cá mắc câu. Ta sẽ bắt lấy vua cùng gã Mahosadha và giết trọn cả hai rồi nâng chén rượu mừng chiến thắng”. Quyết định như thế xong, lão đến chầu vua:
– Tâu Đại vương, thần xin dâng ý kiến này.
– Này Đại sư, ý kiến của khanh đã làm trẫm không còn mảnh vải che thân nữa. Bây giờ khanh còn muốn gì nữa đây? Hãy bình tâm lại.
– Tâu Đại vương, chưa bao giờ có mưu kế nào sánh với kế này được.
– Vậy khanh hãy nói đi.
– Tâu Đại vương, xin chỉ nói riêng giữa Đại vương và tiểu thần.
– Thì hẳn là vậy.
Lão Bà-la-môn liền đưa vua lên thượng lầu và nói:
– Tâu Đại vương, thần sẽ lôi cuốn vua Vedeha bằng tham dục để đem cho được vua ấy về đây và giết đi.
– Này Đại sư, thật là diệu kế, nhưng phải làm sao để gợi tham dục của vua ấy được?
– Tâu Đại vương, công chúa Pãncàlacandì có sắc đẹp vô song, ta sẽ bảo các thi sĩ ca tụng nhan sắc và đức hạnh của nàng bằng thi ca rồi phổ biến các bài ca đó tại thành Mithilà. Khi nào ta thấy vua ấy tự nhủ thầm: “Nếu vị anh quân Vedeha không chiếm được nữ báu này, thi ngai vàng cùng quốc độ này còn nghĩa lý gì nữa đối với ta!”. Khi vua ấy đã bị lôi cuốn vào tư tưởng kia, thần sẽ đi định ngày sính lễ, vào ngày đã định, vua ấy sẽ đến. Như cá nuốt câu, gã nông dân kia cũng đến với vua, thế là ta sẽ nuốt trọn.
Vua nghe vậy đẹp ý và chấp nhận ngay.
– Này Đại sư, thật là diệu kế, ta sẽ làm như vậy.
– Nhưng có một con chim mayneh đứng bên cạnh vương sàng, đã ghi nhận sự việc trên.
Sau đó vua cho gọi các thi sĩ tài hoa, ban tiền bạc rất hậu hỷ, cho họ được chiêm ngưỡng công chúa rồi bảo họ làm thơ ca tụng nhan sắc nàng, nên họ làm những bài ca vô cùng du dương rồi ngâm thơ cho vua nghe. Vua lại ban thưởng họ rất trọng hậu. Các nhạc sĩ học các bài ca này từ các thi sĩ kia, đem ra hát giữa dân chúng, nhờ vậy chúng được truyền bá rất nhanh ra ngoại thành. Khi chúng đã lan rộng khắp nơi, vua cho triệu các ca sĩ vào và phán:
– Này các con, ban đêm hãy trèo lên cây cùng với chim chóc và ca hát, rồi sáng mai, buộc chuông lục lạc vào cổ chúng, thả chúng bay đi xong, trèo xuống.
Vua cho thi hành việc này để thế nhân có thể bảo chính chư Thiên ca tụng sắc đẹp của công chúa Pãncàla. Vua lại triệu các thi sĩ kia vào và phán:
– Này các con hãy làm thơ đưa tin này: Công chúa diễm lệ kia không dành cho vua nào ở cõi Diêm-phù-đề trừ vua Vedeha ở thành Mithilà. Các con hãy ca tụng oai danh của vua ấy cùng nhan sắc của công chúa.
Họ vâng theo, rồi tường trình công việc ấy, vua ban thưởng họ rất hậu, rồi bảo họ đi Mithilà, ca hát trên đường và tán tụng như trên. Họ liền đến Mithilà. Dân chúng tụ tập lại nghe hát rất đông và hoan hô nhiệt liệt. Ban đêm họ trèo lên cây ca hát, buổi sáng họ lại buộc chuông lục lạc vào cổ chim rồi mới trèo xuống.
Dân chúng nghe tiếng lục lạc trên không, rồi khắp kinh thành vang dậy tin đồn rằng chính các Thiên thần đang tán tụng nhan sắc diễm kiều của công chúa. Vua hay tin cho triệu các thi sĩ vào và mở hội ngay trong cung điện. Vua tưởng rằng họ muốn dâng công chúa diễm lệ vô song của vua Cùlani cho ngài, nên ngài ban thưởng họ rất hậu. Sau đó, về nước, họ trình vua Brahmadatta, Kevatta liền thưa:
– Tâu Đại vương, đã đến lúc thần đi định ngày sính lễ.
– Này Đại sư, thật là tuyệt diệu, khanh muốn đem theo vật gì?
– Xin cho thần một tặng vật nhỏ.
Vua liền ban nó ngay. Lão đem quà đi, cùng với một đoàn tùy tùng đông đảo hộ tống đến kinh đô Vedeha. Khi lão cho báo tin lão đã đến, cả thành chấn động lên:
– Hai vua Cùlani và Vedeha sẽ kết tình thân hữu – họ bảo nhau như vậy – vua Cùlani sẽ gả công chúa cho Đại vương của ta và Kevatta đến đấy định ngày sính lễ.
Vua Vedeha nghe tin này và bậc Đại Sĩ cũng nghe tin, liền nghĩ thầm: “Ta không thích lão ấy đến đây, ta phải tìm hiểu xem sao cho đúng”. Thế là ngài thông tin với các thám tử đang ở tại nước vua Cùlani. Họ trả lời:
– Chúng thần không hiểu rõ việc này. Vua cùng Kevatta ngồi đàm đạo riêng trong vương thất, nhưng có con chim Maynah đứng cạnh bên vương sàng hiểu rõ việc này.
Nghe vậy, bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Muốn cho kẻ thù ta không đắc thắng lợi, ta phải ngăn chia kinh thành từng phần và trang hoàng cho đẹp, mà đừng cho Kevatta thấy được
Thế là từ cổng thành đến cung điện và từ cung điện đến tư dinh ngài, hai bên đường ngài cho dựng hàng rào lưới, phủ thảm lên trên, treo đầy tranh ảnh, rải hoa khắp mặt đường, đặt bình nước khắp nơi, cờ xí rợp trời. Khi Kevatta vào thành, lão không thể thấy mọi việc sắp đặt như trên, lão tưởng vua trang hoàng kinh thành để đón lão, chứ không hiểu người ta làm vậy để che mắt lão. Khi lão yết kiến vua, lão dâng tặng vật, cung kính chúc tụng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi được đón tiếp trọng thể, lão đọc hai vần kệ tuyên bố lý do lão xin yết kiến:
74. Một vì vua muốn kết thân bằng,
Tặng bảo vật này đến Đại vương,
Mong các sứ thần lời êm dịu,
Từ nơi chốn nọ chóng lên đường.
75. Ước mong lời lẽ họ ôn hòa,
Đem lại hân hoan cho chúng ta,
Mong ước thần dân Vi-đề quốc,
Hòa đồng với tộc Pañ-cà-la.
Lão lại tiếp tục nói:
– Tâu Đại vương, đáng lẽ quốc vương của thần sai kẻ khác đi thay thần nhưng ngài đã phái thần đi, vì tin chắc rằng không ai nói chuyện này dễ nghe cho bằng thần. Ngài bảo: “Này Đại sư, Đại sư hãy đi thuyết phục đức vua ấy xem xét chuyện này thật thuận lợi và rước đức vua ấy về đây”. Vậy tâu Đại vương, xin Đại vương ngự lên xe giá, Đại vương sẽ đón về một công chúa tuyệt trần diễm lệ và tình thân hữu sẽ được tạo lập giữa Đại vương và quốc vương của thần.
Vua rất đẹp ý khi nghe lời tâu trình này, ông say sưa vì ý tưởng sắp đón về một công chúa diễm lệ vô song, liền phán:
– Này Đại sư, trước kia có mối bất hòa giữa Đại sư và bậc Trí giả Mahosadha tại trận Pháp chiến. Nay Đại sư hãy đi gặp vương tử của trẫm, hai bậc Trí giả hãy hòa giải và sau khi đàm đạo cùng nhau, xin trở lại đây.
Lão Kevatta hứa đi hội kiến bậc Trí giả, rồi lui ra.
Ngày ấy, bậc Đại Sĩ quyết định tránh mọi việc đàm luận với con người độc ác kia, nên buổi sáng ngài uống một chút bơ tươi rồi bảo quân hầu bôi phân bò ướt trên sàn nhà, bôi dầu vào cột nhà, dẹp hết mọi ghế ngồi, sàng tọa trừ một sàng tọa nhỏ hẹp vừa cho ngài nằm. Ngài ra lệnh cho quân hầu:
– Khi lão Bà-la-môn ấy bắt đầu nói, các ngươi hãy bảo: “Thưa Tôn sư Bà-la-môn, xin ngài đừng trò chuyện với bậc Trí giả, hôm nay bậc Trí giả đã dùng một liều bơ tươi”. Và khi ta làm như thể muốn trò chuyện với lão thì phải ngăn lại và bảo: “Tâu Chúa công, ngài đã dùng một liều bơ tươi, xin đừng nói chuyện nữa”.
Sau khi căn dặn họ, bậc Đại Sĩ khoác hồng y nằm trên sàng tọa, cùng sắp đặt quân hầu ở bảy tháp canh xong xuôi. Khi Kevatta đến cổng thành thứ nhất, liền hỏi bậc Đại Sĩ ở đâu, các quân hầu trả lời:
– Thưa Tôn giả Bà-la-môn, xin đừng gây tiếng ồn ào, nếu ngài muốn vào thành, xin giữ yên lặng. Hôm nay bậc Trí giả dùng bơ tươi, nên cử tiếng ồn.
Khi đến các cổng thành kia, họ cũng bảo như vậy. Đến cổng thứ bảy, lão hội kiến bậc Đại Sĩ và bậc Đại Sĩ ra vẻ muốn nói chuyện, quân hầu liền thưa:
– Thưa Chúa công, ngài vừa uống một liều bơ tươi thật mạnh, cớ sao ngài lại trò chuyện với lão Bà-la-môn khốn nạn này?
Thế là họ ngăn ngài lại. Khi lão kia bước vào, lão không tìm được chỗ ngồi cũng không có chỗ nào đứng bên tọa sàng của ngài được, lão liền bước qua lớp phân bò ẩm ướt rồi đứng lại. Lúc ấy một kẻ nhìn thấy lão, liền dụi mắt, một kẻ nhướng mày và một kẻ gãi cùi chỏ. Lão thấy vậy, bực mình bảo:
– Thưa bậc Trí giả, ta đi đây.
Một kẻ khác đáp:
– Ô hay, tên Bà-la-môn khốn nạn kia, đừng làm ồn ào, nều không ta sẽ bẻ gãy xương ngươi ra.
Lão hoảng hốt nhìn lui, thì một kẻ lấy gậy đánh lưng lão, kẻ khác nắm cổ lão đẩy ra, kẻ khác đấm vào lưng lão cho đến lúc lão kinh hoàng bỏ chạy như con hươu trong miệng hổ báo và trở về cung.
Lúc bấy giờ vua nghĩ thầm: “Hôm nay vương nhi sẽ hài lòng khi được tin này. Hai bậc Trí giả sẽ đàm đạo tương đắc biết bao về đạo pháp. Hôm nay họ sẽ giải hòa và ta sẽ là người thắng cuộc”, vì thế khi vua thấy Kevatta, ông liền ngâm kệ hỏi về cuộc đàm đạo ấy:
76. Việc ngài hội kiến Ma-sa-dha,
Diễn tiến ra sao, Ke-vat-ta,
Xin hãy nói ngay cho trẫm biết,
Ma-sa-dha có muốn cầu hòa?
Kevatta đáp lại:
– Tâu Đại vương, Đại vương nghĩ đó là bậc Trí giả, nhưng thật chẳng có kẻ nào tồi tệ hơn nữa.
Và lão ngâm kệ:
77. Kẻ kia bản chất thật gian tà,
Tâu Đại vương, ngoan cố, xấu xa,
Khó chịu, tính tình đầy độc ác,
Như người câm điếc, chẳng lời ra.
Lời này không làm vừa lòng vua, nhưng vua cũng không bắt bẻ gì được. Vua liền ban cho Kevatta và đám hầu cận mọi thứ cần dùng và một ngôi nhà để ở, rồi bảo lão lui về an nghỉ. Sau khi lão đi rồi, vua nghĩ thầm: “Vương nhi là bậc Trí, biết rõ cách cư xử nhã nhặn, tuy thế vương nhi lại không muốn nói chuyện lịch sự với lão này, cũng không muốn thấy lão, chắc hẳn vương nhi đã thấy nguyên cớ bất an sau này rồi”. Và ông ngâm kệ:
78. Quyết định này sao khó hiểu vầy,
Một nguyên nhân thật rõ ràng thay,
Được người dũng cảm này tiên đoán,
Vì vậy thân ta rung động đây,
Ai sẽ là người mất tính mạng,
Và rơi vào địch thủ cao tay?
Chắc chắn vương nhi đã thấy mối nguy hại nào đó trong cuộc viếng thăm cũa lão Bà-la-môn này. Lão chẳng đến đây vì mục đích thân hữu đâu. Ắt hẳn lão muốn lôi kéo ta bằng sắc dục, khiến ta phải đến kinh thành của lão rồi bắt lấy ta. Bậc Trí giả chắc thấy trước nguy cơ nào đó sắp xảy ra?”. Trong lúc vua đang quay cuồng lo lắng với những ý nghĩ trong đầu, thì bốn hiền thần bước vào. Ông bảo Senaka:
– Này Senaka, khanh nghĩ trẫm có nên đến thành Uttarapãncàla và cầu hôn công chúa Cùlani chăng?
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, sao Đại vương lại nói vậy? Khi duyên lành đến Đại vương, ai dám xua đuổi nó được? Nếu Đại vương đến đó và cầu hôn công chúa, thì chẳng có vị vua nào sánh bằng Đại vương trong toàn cõi Diêm-phù đề trừ vua Cùlani Brahmadatta, vì Đại vương đã kết duyên được với công chúa của vị Đại đế đệ nhất. Đại đế kia biết các vương tử khác đều chỉ là chư hầu của ngài, còn vua Vedeha duy nhất có thể sánh bằng ngài thôi, nên mới mong gả công chúa diễm lệ vô song ấy. Xin Đại vương cứ làm theo lời ngài và chúng thần cũng sẽ được ban tặng y phục cùng vật trang hoàng.
Khi vua hỏi các vị kia, họ cũng đều trả lời như vậy. Trong lúc họ đang đàm đạo thì lão Bà-la-môn Kevatta từ tư dinh đến tạ từ vua để ra về, lão nói:
– Tâu Đại vương, thần không thể ở lại đây được nữa, xin cho phép thần ra về, tâu Chúa thượng.
Vua trọng đãi lão rồi cho lão ra về.
Khi bậc Đại Sĩ hay tin lão đi rồi, ngài tắm rửa, thay quần áo và vào chầu vua, cung kính bái vua rồi ngồi qua một bên. Vua nghĩ thầm: “Vương nhi Mahosadha là bậc Trí giả vĩ đại, đầy tài ứng biến, thông hiểu quá khứ hiện tại và vị lai, vậy sẽ biết được ta nên đi hay không”. Tuy thế, bị mê mờ vì tham dục, vua không giữ được quyết định đầu tiên, và ngâm kệ hỏi:
79. Sáu người một ý thật hòa đồng
Là các bậc hiền trí thượng nhân,
Đi, hoặc không đi và ở lại,
Ma-ho-sad hãy nói ta cùng.
Lúc ấy bậc Trí giả nghĩ thầm: “Vua này ham đắm sắc dục quá độ, nên mù quáng điên rồ nghe theo lời bốn lão kia. Ta sẽ bảo cho vua biết việc ra đi tai hại dường nào và can gián ngài”. Thế là ngài ngâm bốn vần kệ sau:
80. Ngài có biết chăng, tâu Đại vương,
Cù-la-ni thế lực hùng cường,
Vua kia muốn giết ngài như thể,
Lập hố bắt nai với lúa hương!
81. Như cá tham ăn, không nhận thấy,
Lưỡi câu giấu kín dưới mồi ngon,
Một người đời chẳng hề trông thấy,
Bóng dáng đâu đây của tử thần.
82. Cũng vậy, đầy tham dục, Đại vương,
Không sao nhận thấy vị công nương,
Con Cù-la đế là thần chết,
Vì chính ngài là một thế nhân.
83. Đại vương cứ đến Pãn-cà-la,
Và tự diệt vong chốc lát mà,
Như chú nai kia lâm đại nạn,
Trên con đường nọ bị sa cơ.
Nghe lời quở trách nặng nề như thế, vua nổi cơn thịnh nộ: “Gã này tưởng ta là nô lệ của gã”. Ông nghĩ thầm: “Gã quên rằng ta là vị chúa tể, gã biết rằng vị Đại đế kia nhắn gả công chúa cho ta mà không nói ra được một lời chúc tụng tốt lành nào, lại dám tiên đoán ta sẽ bị bắt, rồi bị giết như con nai ngu xuẩn hay con cá mắc câu hoặc con hươu bị bắt trên đường”. Lập tức vua ngâm kệ:
84. Trẫm thật điếc ngấm câm, ngu dại thay,
Hỏi ngươi những việc tối cao vầy!
Làm sao ngươi hiểu như người khác
Khi đã lớn lên bám lưỡi cày?
Cùng với những lời thóa mạ này, vua phán:
– Gã nông dân này đang cản trở duyên may của trẫm, hãy cút đi!
Rồi ông ngâm kệ, để tống ngài ra:
85. Bắt lấy gã này, tóm cổ mau,
Tống ra khỏi xứ sở ta nào,
Con người dám nói hòng ngăn cản,
Việc trẫm sắp đi lấy bảo châu!
Nhưng ngài thấy vua thịnh nộ, liền nghĩ thầm: “Nếu có kẻ nào tuân lệnh vua lôi cổ, nắm tay ta hay đụng vào thân ta, ta sẽ bị ô nhục đến ngày tàn, vậy ta muốn tự mình ra đi mà thôi”. Thế là ngài từ tạ vua về tư dinh.
Lúc bấy giờ vua chỉ nói thế trong cơn thịnh nộ, nhưng vì kính nể bậc Đại Sĩ nên ông không ra lệnh cho ai thi hành điều ấy cả. Bậc Đại Sĩ lại nghĩ thầm: “Vua này thật ngu muội, không biết chuyện lợi hại cho mình. Vua lại đang si tình, nên định đi đón công chúa về, mà không thấy hiểm họa đang kề gần, sẽ đi đến chỗ diệt vong. Ta không nên bận tâm đến lời lẽ của vua. Đó là Đại ân nhân của ta, đã hậu đãi ta lâu nay. Ta phải tỏ lòng trung thành với vua, nhưng trước hết ta phải cho gọi chim két vào và tìm hiểu sự thật, rồi ta sẽ đích thân đi việc này”. Thế là ngài cho gọi chim két.
*
Bậc Đạo Sư giải thích việc này như sau:
86. Sau đó ngài đi khuất mắt vua,
Nói cùng chim két Mà-tha-ra:
“Đến đây, anh vũ màu xanh lục,
Bạn hãy làm công việc giúp ta.
87. Pãn-cà Đại đế có May-nah,
Canh giữ vương sàng của đức vua,
Hỏi nó ngọn nguồn, vì nó biết,
Điều cơ mật của Ko-si-ya”.
88. Mà-tha-ra, trí điểu nghe rồi,
Két lục bay đi đến tận nơi,
Trú ngụ chim May-nah quý tộc,
Ma-tha-ra trí điểu trao lời,
Với May-nah giọng du dương ấy,
Trong chiếc lồng son đẹp tuyệt vời:
89.- Bạn ơi, bạn có được khang an,
Trong chiếc lồng vàng của bạn chăng,
Hạnh phúc có tràn đầy, Vệ-xá,
Họ cho bạn đủ mật, ngô rang?
90. Em đầy an lạc, hỡi Tôn ông,
Quả thật nơi đây hạnh phúc tròn,
Họ tặng em ngô rang, mật ngọt;
Hỡi Anh vũ có trí tinh thông,
Sao ngài đến, vậy ai sai đến,
Em chẳng hề nghe thấy quý ông?
Khi nghe vậy, két nghĩ thầm: “Nếu ta bảo ta từ Mithilà đến, chắc nó chẳng bao giờ tin cậy ta, vì lo bảo vệ sinh mạng mình. Trên đường đi ta có thấy kinh thành Aritthapura, trong quốc độ Sivi, vậy ta sẽ bịa chuyện nói là vua Sivi phái ta đến đây”. Két bảo:
91. Ta là thị giả Chúa Si-vi,
Ở chính trong cung điện xứ kia,
Từ đó vị minh quân giải thoát,
Các tù nhân được tự do đi.
Chim Maynah liền cho két bắp rang tẩm mật cùng nước mật để sẵn cho nó trên dĩa vàng, rồi bảo:
-Thưa Tôn ông, ngài từ phương xa đến, ngài mang theo những vật gì?
Két bịa chuyện, vì muốn biết điều bí mật và đáp:
92. Ta có vợ hiền một thuở xưa,
Du dương tiếng hót, một May-nah,
Rồi chim ưng nọ vồ nàng chết,
Mang xác nàng đi trước mắt ta.
Chim Maynah hỏi:
– Làm thế nào diều hâu giết hại hiền tỷ được?
Két liền kể câu chuyện này:
– Cô nương hãy nghe đây. Một ngày nọ vua ta cho phép ta dự tiệc nước của ngài. Ta và hiền thê cùng đến nô đùa. Buổi chiều tối chúng ta cùng vua trở về cung, muốn cho lông khô ráo, ta cùng hiền thê bay ra đậu trên nóc cung điện. Lúc ấy một con diều hâu sà xuống chụp lấy chúng ta khi chúng ta vừa rời nóc cung, ta kinh hoảng bay nhanh để bảo vệ tính mạng, còn hiền thê ta đang thai nghén nên không bay nhanh được, thế là nó giết hại nàng ngay trước mắt ta và tha đi. Đức vua thấy ta thương khóc vì mất nàng nên hỏi nguyên do. Khi nghe sự việc xảy ra, ngài phán: “Thôi hiền hữu, thế là đủ rồi, đừng khóc nữa, hiền hữu hãy đi tìm vợ khác”.Ta đáp: “Tâu Chúa công, tiểu thần đâu cần cưới một vợ khác độc ác xấu xa? Tiểu thần sống một mình tốt hơn”. Ngài bảo: -“Này hiền hữu, trẫm biết một con chim đức hạnh như vợ bạn, cận thần của vua Cùlani cũng là một chim Maynah như vợ bạn vậy. Hãy đi cầu hôn nàng. Xin nàng đáp lại. Nếu nàng ưng thuận, hãy đến nói cho trẫm rõ, trẫm hoặc hoàng hậu sẽ đi cưới nàng về thật trọng thể”. Nói xong, ngài phái ta đi, vì thế ta đến đây.
Két lại nói:
93. Yêu quý vợ hiền, ta đến đây,
Nếu nàng cho phép, tự hôm nay,
Chúng ta có thể cùng nhau hưởng,
Cuộc sống lứa đôi hạnh phúc thay.
Lời này khiến Maynah vô cùng đẹp ý nhưng không muốn lộ ý ra, nàng đáp như thể không ưng thuận:
94. Anh vũ phải yêu Anh vũ thôi,
May-nah kết hợp May-nah hoài,
Làm sao có thể đem hòa hợp,
Anh vũ, May-nah thật đẹp đôi?
Két nghe vậy nghĩ thầm: “Nàng đâu khước từ ta, nàng chỉ làm ra vẻ quan trọng thế thôi, chắc chắn nàng yêu ta thật tình rồi. Ta sẽ tìm lời ví von cho nàng tin tưởng ta”. Vì thế két bảo:
95. Khi kẻ si tình yêu quý ai,
Dù Chiên-đà hạ liệt mà thôi,
Họ đều đồng đẳng bên nhau cả,
Trong ái tình không có khác sai.
Nói xong, két lại tiếp tục hỏi về mức độ khác nhau trong dòng giống loài người:
96. Mẫu thân của Chúa thượng Si-vi,
Tên gọi là Jam-bà-va-tì,
Bà đã được lên ngôi chánh hậu,
Và Su Hắc đế vẫn yêu vì.
Lúc bấy giờ mẫu hậu của vua Sivi, bà Jambàvatì, thuộc dòng Chiên-đà-la, là ái hậu của vua Vàsudeva, một vị vua trong bộ tộc Kanhàgana, vị thái tử trong số mười hoàng tử. Chuyện kể rằng, một ngày nọ ngài từ cung Dvàravatì vào ngự viên, trên đường ngài gặp một kiều nữ đứng bên vệ đường, trong lúc nàng đi làm công chuyện từ làng Chiên-đà-la của nàng đến thị trấn, vua yêu nàng ngay rồi hỏi gốc gác nàng, khi nghe là một kẻ Chiên-đà-la, vua rất buồn phiền, song khi biết nàng chưa chồng, ngài trở về cung ngay, mang theo nàng về cung và trang điểm nàng với đủ loại trân bảo rồi phong nàng làm chánh hậu. Nàng sinh hạ được một hoàng nam Sivi sau đó cai trị thần dân Dvàravatì khi vua cha mất.
Sau khi nêu gương ấy xong, két lại tiếp tục:
– Như vậy, ngay một vương tử như vua kia còn sánh duyên với một thiếu nữ Chiên-đà-la, huống hồ chúng ta chỉ ở thế giới loài vật? Nếu ta muốn sánh duyên với nhau thì chẳng có gì phải nói thêm nữa.
Và két đưa ra một gương khác như sau:
97. Ra-tha-va nọ, một tiên nga,
Cũng đã từng yêu quý Vac-cha,
Người ấy đã yêu loài thú vật,
Trong tình yêu chẳng khác nhau mà.
Vaccha là một ẩn sĩ và cách chàng yêu nàng như sau: Ngày xưa, một Bà-la-môn thấy rõ những tội lỗi của tham dục, nên từ bỏ cảnh phú quý xuất gia tu hành, sống trong vùng Tuyết Sơn dưới túp lều lá tự xây. Không xa lều này có một bầy tiên (nửa người nửa thú) sống trong hang đá, cùng nơi ấy lại có một con nhện. Con nhện này thường giăng tơ đâm thủng đầu các tiên nữ này để hút máu. Lúc bấy giờ các tiên cô yếu đuối và nhút nhát, con nhện thì hung bạo độc ác, nên họ không làm gì chống lại nó được, liền đến gặp ẩn sĩ. Đảnh lễ xong. họ kể cho ông nghe câu chuyện con nhện đang tàn phá họ như thế nào và họ bơ vơ không ai giúp đỡ, nên họ xin ông giết con nhện để cứu họ. Nhưng vị ẩn sĩ đuổi họ ra và la lên:
– Người như ta không sát sinh.
Một tiên nữ trong đám này tên là Rahavati chưa chồng và họ trang điểm cho nàng thật diễm lệ rồi đem đến ẩn sĩ bảo:
– Xin cho nàng này làm thị nữ của ngài và xin ngài giết kẻ thù của chúng tiện nữ.
Khi ẩn sĩ thấy nàng đem lòng yêu ngay và giữ nàng lại với mình, rồi nằm đợi con nhện ở miệng hang, khi nó bò ra kiếm mồi, liền lấy gậy giết nó, sau đó vị này sống với cô tiên, sinh con đẻ cái với nàng rồi qua đời, như vậy tiên nữ đã yêu vị này.
Con két kể gương này xong, liền bảo:
– Ẩn sĩ Vaccha, dù là người, vẫn sống với một tiên nữ thuộc nòi giống vật. Thế thì sao ta lại không làm như vậy, khi ta đều là loài chim?
Nghe xong, nàng đáp lại:
– Thưa tôn ông, con tim không phải lúc nào cũng chung thủy, em rất sợ cảnh chia ly với bạn tình.
Nhưng két ta là con vật khôn ngoan hiểu rõ mọi trò quyến rủ của nữ giới, nên ngâm kệ này thử nàng thêm nữa:
98. Quả thật ta gần cất cánh xa,
Hỡi nàng thánh thót giọng May-nah,
Đây là lời chối từ ta đấy,
Chắc chắn nàng đang khinh bỉ ta.
Nghe vậy nàng thấy tim dường như muốn vỡ ra, nhưng trước mắt chàng, nàng làm như thể đang bừng cháy lên một tình yêu mới mẻ đối với chàng, liền ngâm một vần kệ rưỡi như sau:
99-100. Không phước lành cho kẻ vội vàng
Mà-tha-ra, két lục khôn ngoan,
Ở đây cho đến khi triều kiến,
Chúa thượng và nghe tiếng dậy vang,
Của các trống chiêng khua đủ loại,
Và nhìn Đại đế đẹp huy hoàng.
Thế rồi lúc hoàng hôn xuống, chúng vui chơi cùng nhau, hưởng trọn tình bằng hữu hân hoan thích thú. Lúc ấy, két nghĩ thầm: “Nay nàng không giấu bí mật với ta nữa, ta phải hỏi nàng rồi ra đi”.
– Này nàng Maynah hỡi-Chàng bảo.
– Thưa chàng, có việc gì?
– Ta muốn hỏi nàng một vài chuyện. Có nên nói chăng?
– Xin chàng cứ nói.
– Thôi được, không hề gì, hôm nay là ngày hội, để ngày kia sẽ xem lại sao.
– Nếu thuận tiện trong ngày hội xin chàng cứ nói, còn nếu không thì thôi đừng nói nữa, thưa chàng.
– Đúng ra chuyện này thuận tiện trong ngày hội.
– Vậy xin chàng nói đi.
– Nếu nàng muốn nghe, ta mới nói.
Rồi két hỏi chuyện bí mật trong một vần kệ rưỡi như sau:
100-101. Tiếng đồn này thật lớn truyền ra,
Khắp cả miền đất nước của ta:
Công chúa Pãn-cà-la Đại đế,
Như sao rực sáng, được vua cha,
Đem gả Vi-đề-ha quý tộc,
Lễ thành hôn sắp đến đây mà!
Nghe vậy, nàng bảo:
– Này chàng ơi, trong ngày hội này mà chàng nói chuyện xui xẻo quá!
– Ta cho đó là chuyện may mắn, sao nàng lại bảo xui xẻo, thế là nghĩa gì?
– Thưa chàng em không nói được đâu.
– Cô nương ơi, từ giờ phút nàng từ chối cho ta rõ bí mật mà nàng biết, thì mối lương duyên của đôi ta chắc phải đứt đoạn.
Nghe chàng nài nỉ, nàng liền đáp:
– Vậy thì chàng hãy nghe đây:
102. Đừng để cho ai, dẫu kẻ thù,
Tác thành hôn lễ, Ma-tha-ra,
Giống như cách của hai vua ấy,
Pãn-cà-la và Vi-đế-ha.
Két hỏi:
– Cô nương ôi, tại sao nàng bảo như vậy?
Nàng đáp:
– Xin hãy nghe đây, em sẽ nói mọi tai hại của việc này.
Rồi nàng ngâm kệ:
103. Vua hùng của xứ Pañ-cà-la,
Sẽ quyến rủ vua Vi-đế-ha,
Và sẽ giết vua kia lập tức,
Nàng đây chẳng phải bạn đâu mà.
Nàng kể mọi chuyện bí mật cho két khôn ngoan và con két khôn ngoan nghe vậy cứ khen ngợi Kevatta hết lời:
– Vị Đại sư thật là đa mưu túc kế, giết vua kia như vậy thật là diệu kế. Nhưng việc rủi ro nào sẽ xảy ra cho ta đây?
– Vậy giữ yên lặng là thượng sách.
– Thế là cuộc hành trình của két đã đạt kết quả. Sau khi ở lại đó một đêm với nàng, két bảo:
– Cô nương ơi, ta phải về xứ vua Sivi và tâu trình vua là ta đã tìm được một ái thê.
– Rồi két từ giã nàng qua câu kệ:
104. Nay xin từ giã bảy đêm trường,
Ta sẽ tâu trình với Đại vương,
Của xứ Sivi, ta đã gặp,
May-nah và lập tổ uyên ương.
Lúc bấy giờ chim Maynah, dù không muốn xa két cũng không thể nào từ chối được, liền ngâm kệ sau:
105. Em để chàng đi trong bảy đêm,
Sau nếu chàng không trở lại em,
Em sẽ tự mình tìm nắm mộ,
Chàng về em cũng sẽ quy tiên!
Két đáp lại:
– Cô nương ơi, sao nàng lại nói thế, nếu sau bảy ngày ta không gặp nàng, làm sao ta sống được?
Miệng nói thế, nhưng trong lòng két nghĩ thầm: “Nàng sống hay chết, ta đâu có quan tâm đến làm gì?”. Két vươn cao đôi cánh, sau khi bay một khoảng ngắn về phía xứ Sivi, nó quay lại về hướng thành Mithilà. Rồi đứng trên vai bậc Trí giả, khi bậc Đại Sĩ đem nó lên thượng lầu và hỏi tin tức, nó kể với ngài tất cả. Ngài ban thưởng nó trọng thể như trước kia.
*
Bậc Đạo Sư giải thích chuyện này như sau:
106. Rồi Mà-tha, két khôn ngoan,
Trình Ma-ho-sad Trí nhân sự tình.
*
Nghe xong bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Nhà vua sẽ đi, dù ta muốn hay không cũng vậy và nếu ngài đi, ngài sẽ bị tiêu diệt ngay. Còn nếu ta cứ oán hận một vị vua đã ban cho ta nhiều phú quý vinh hoa như vậy mà không giúp ích ngài, thì thật đáng hổ thẹn. Khi tìm được một người tài trí như ta, làm sao người bị tàn hại được? Ta sẽ khởi hành trước vua và sẽ gặp vua Cùlani, ta sẽ sắp đặt mọi việc chu đáo. Ta sẽ xây một kinh thành cho vua Vedeha ngự với một lối đi nhỏ hơn dài một dặm và một đường hầm lớn dài nửa dặm. Ta sẽ làm lễ thụ phong công chúa của vua Cùlani làm vương hậu của vua ta, rồi ngay khi kinh thành bị một trăm lẻ một vương hầu cùng đạo binh mười tám vạn quân sĩ bao vây, ta sẽ cứu chúa như thể mặt trăng được cứu khỏi móng vuốt của thần Ràhu (La-hầu) rồi đưa ngài về nước. Việc ngài hồi cung chỉ ở trong tay ta”.
Khi ngài nghĩ như vậy, nỗi hân hoan tràn ngập khắp châu thân, rồi do niềm hân hoan thúc đẩy, ngài thốt lên ước nguyện này:
107. Con người luôn phải thực hành,
Vì quyền lợi của người mình thọ ân.
Sau đó ngài tắm rửa xoa dầu thơm xong, phục sức cực kỳ sang trọng đi vào cung, kính lễ vua, rồi liền đứng sang một bên.
– Tâu chúa thượng-ngài tâu-Chúa thượng sắp ngự xa giá đến kinh thành Uttarapãncàla chăng?
– Phải đấy vương nhi, nếu trẫm không chiếm được công chúa Pañcàlacandì, thì vương quốc này có nghĩa gì đối với trẫm? Vương nhi đừng rời trẫm nữa, hãy cùng đi với trẫm. Đến đó, trẫm sẽ được hai mối lợi lớn: “Trẫm sẽ được đệ nhất nữ báu và kết thân với vị vua kia “.
Bậc Đại Trí liền đáp:
– Tâu Chúa thượng, tiểu thần sẽ đi trước, xây cung điện cho Chúa thượng ngự, Chúa thượng sẽ đến khi tiểu thần tâu trình về.
Nói xong ngài ngâm hai vần kệ:
108. Thần sẽ ra đi trước Đại vương,
Đến kinh thành tráng lệ huy hoàng,
Pãn-cà-la để xây cung điện,
Dâng chúa Vi-đề- ha vẻ vang.
109. Khi nào thần đã dựng xây xong
Dâng chúa Vi-đề mỹ lệ cung,
Thần sẽ tâu trình ngài đến ngự,
Hỡi vị chúa tể đại anh hùng!
Vua nghe vậy rất đẹp lòng, vì thấy ngài không bỏ mặc ông, nên bảo:
– Này vương nhi, nếu con đi trước, con có cần gì chăng?
– Tâu Đại vương, tiểu thần cần một đạo binh.
– Vương nhi muốn cứ đem bao nhiêu tùy ý.
Bậc Trí giả nói tiếp:
– Tâu Chúa thượng, xin cho mở bốn ngục thất, phá xiềng xích các kẻ cướp bóc và cho họ cùng đi với tiểu thần.
– Vương nhi cứ làm như ý muốn- Vua bảo.
Bậc Đại Sĩ cho mở các cửa ngục, đem ra những kẻ anh hùng, dũng mãnh, có thể làm phận sự khi được giao và bảo họ phụng sự ngài. Ngài trọng đãi các kẻ này và đem theo ngài mười tám đoàn thợ hồ, thợ rèn, thợ mộc, thợ sơn, những người có tài thủ xảo, mỹ thuật trang bị đầy đủ lưỡi dao, xẻng cuốc và nhiều dụng cụ khác. Với đoàn tùy tùng rầm rộ như vậy, ngài từ giã kinh thành.
*
Bậc Đạo Sư diễn tả việc này qua vần kệ sau:
110. Bậc Đại trí liền cất buớc ra,
Đến thành hoa lệ Pañ-cà-la,
Để xây dựng thật nhiều cung điện,
Dâng chúa vinh quang Vi-đế-ha.
*
Trên đường đi, bậc Đại Sĩ xây làng ở mỗi dặm đường, giao cho một viên quan ở lại đảm trách mỗi ngôi làng, với lời căn dặn:
– Để dự phòng việc vua hồi cung cùng công chúa Pañcàlacandì, các ông phải chuẩn bị voi ngựa, chiến xa để đánh đuổi quân thù, rồi tức tốc đưa đức vua về thành Mithilà.
Khi đến bờ sông Hằng, ngài gọi Ànandakumara đến và bảo:
– Này Ànanda, hãy đem ba trăm thợ mộc đến thương lưu sông Hằng, tìm loại gỗ thật tốt, đóng ba trăm chiếc thuyền, bảo họ chặt thật nhiều gỗ tích trữ cho kinh thành, chở gỗ nhẹ cho đầy thuyền và mang về đây.
Ngài cũng đích thân đi thuyền vượt qua sông Hằng và từ chỗ ngài cập bến, ngài tính khoảng cách và nghĩ thầm: “Khoảng cách này chừng nửa dặm, phải có một đường hầm lớn, chỗ này phải xây thành cho vua ngự, từ chỗ này về cung, xa chừng một dặm phải có lối đi nhỏ”. Ngài đánh dấu chỗ đó xong rồi vào thành.
Khi vua Cùlani nghe tin Bồ-tát đến, ông rất hài lòng, vì ông nghĩ: “Bây giờ tâm nguyện của ta đã thỏa mãn, gã ấy đã đến, chẳng bao lâu vua Vedeha cũng đến, thế là ta giết trọn cả hai và biến toàn cõi Diêm-phù-đề thành một quốc độ”.
Cả kinh thành sôi động lên. Họ đồn đại:
– Đấy là bậc Trí giả Mahosadha, người đã đánh đuổi một trăm lẻ một vương tử như thể con quạ bị ném hòn đá cho hoảng sợ.
Bậc Đại Sĩ tiến vào cổng thành trong lúc dân chúng chiêm ngưỡng dung mạo tuyệt đẹp của ngài, rồi ngài xuống xe, nhờ người trình vua. Vua bảo:
– Đưa vị ấy vào.
Và ngài vào cung, triều bái vua rồi ngài ngồi xuống một bên. Vua nhã nhặn nói chuyện với ngài, rồi hỏi :
– Này vương tử, khi nào đại vương đến?
– Tâu Chúa thượng, khi nào tiểu thần thỉnh cầu ngài.
– Nhưng cớ sao vương tử đến đây?
– Thần đến để xây cung điện cho Đại vương của thần ngự, tâu Chúa thượng.
– Này vương tử, thế thì tốt lắm.
Vua liền cho phép ngài được một đám cận vệ theo hầu, trọng đãi ngài rất hậu hỷ, ban cho ngài một tư thất rồi phán:
– Này vương tử, cứ ở đây cho đến khi Đại vương ngự đến, nhưng đừng ăn không ngồi rồi, mà phải làm những việc đáng làm.
Ngay khi ngài vào cung, đứng ở bậc thang gác, ngài nghĩ thầm: “Ở đây phải làm cửa hầm nhỏ ấy”, ngài lại nghĩ đến điều này: “Nhà vua này bảo ta phải làm những việc cần làm, vậy ta phải cẩn thận để thang gác này khỏi sập trong khi ta đang đào hầm”. Rồi ngài tâu vua:
– Tâu Chúa thượng, khi tiểu thần bước vào đứng bên chân cầu thang, nhìn vào công trình mới xây này, tiểu thần thấy một khuyết điểm trong cầu thang lớn này. Nếu Chúa thượng ưng thuận, xin phán bảo cho phép tiểu thần sửa sang lại.
– Này vương tử, tốt lắm, cứ làm đi.
Ngài quan sát chỗ ấy cẩn thận, định nơi làm lối ra của đường hầm rồi ngài dời cầu thang đi nơi khác và để cho đất chỗ ấy khỏi sụp, ngài đặt một sàn gỗ giữ cầu thang thật chắc chắn cho nó khỏi sụp. Nhà vua vô tình tưởng ngài làm việc này vì thiện ý cho mình. Bậc Đại Sĩ ở đó một ngày xem xét việc sửa chữa, rồi hôm sau trình vua:
-Tâu Chúa thượng, nếu tiểu thần được biết Đại vương của tiểu thần sẽ phải ngự ở đâu, tiểu thần sẽ xin thu xếp chu đáo việc đó.
– Này bậc Trí giả, tốt lắm, ngài cứ chọn nơi nào ngài muốn trong kinh thành này, trừ cung điện trẫm ra thôi.
– Tâu Đại vương, chúng thần là ngoại nhân, Đại vương có nhiều bậc trọng thần, nếu chúng thần chiếm tư dinh của họ, binh sĩ của Đại vương sẽ gây chiến với chúng thần. Vậy chúng thần phải làm sao đây?
– Này bậc Trí giả, đừng nghe họ, cứ chọn nơi nào vừa ý ngài là được.
– Tâu Đại vương, họ sẽ đến kêu nài với Đại vương mãi, việc ấy sẽ không làm Đại vương hài lòng đâu. Song nếu Đại vương ban phép, chúng thần sẽ đến canh giữ cho đến khi chiếm xong các tư thất ấy, họ sẽ không đi ra cửa được, mà rồi phải bỏ đi thôi. Như vậy cả Đại vương lẫn chúng thần đều được toại ý.
Vua chấp thuận.
Bậc Đại Sĩ liền cho quân hầu canh ở chân và đầu cầu thang, ở đại hoàng môn và khắp nơi, rồi ra lệnh không cho ai đi qua cả. Ngài lại ra lệnh cho quân hầu đến cung thái hậu, làm như thể sắp phá cung. Khi họ bắt đầu gỡ ngói, gạch, đất sét khỏi cổng và tường, thái hậu nghe tin vội nói hỏi:
– Này các ngươi sao lại phá sập cung của ta?
– Bậc Trí giả Mahosadha muốn phá cung này để xây cung khác cho đức vua của ngài ngự.
– Nếu vậy thì các ngươi cứ ở cung này cũng được.
– Đoàn tùy tùng của Đại vương chúng thần rất đông đảo, cung này không đủ, chúng thần phải xây cung rộng hơn cho ngài.
– Các ngươi không biết ta ư, ta là thái hậu, ta sẽ đi gặp vương nhi xem lại việc này.
– Chúng thần đang thi hành lệnh vua, nếu lệnh bà ngăn cản được thì cứ làm.
Thái hậu nổi giận bảo:
– Để ta xem cách gì trị các ngươi đây. Rồi bà đến cung môn, nhưng họ không để bà đi vào.
– Này các khanh, ta là thái hậu mà.
– Chúng thần biết lệnh bà, nhưng đức vua ra lệnh không cho ai vào cả. Xin lệnh bà lui ra.
Bà không vào cung được đành đứng nhìn. Một tên quân hầu bảo:
– Lệnh bà làm gì đây, xin lui ra.
Gã nắm lấy cổ bà ném xuống đất. Bà nghĩ thầm: “Chắc chắn phải có lệnh vua, nếu không chúng không dám làm vậy đâu. Ta tìm gặp bậc Trí giả mới được”. Bà hỏi ngài:
– Này Vương tử Mahosadha, tại sao Vương tử phá sập cung của ta?
Song ngài không muốn nói chuyện với bà. Một người đứng cạnh đó hỏi:
– Tâu lệnh bà nói gì?
– Này nam tử, tại sao bậc Trí giả phá sập cung của ta?
– Để xây cung cho vua Vedeha ngự.
– Cớ sao vậy này nam tử, trong kinh thành rộng lớn này ngài không tìm được một cung thất nào để vua ngự sao? Hãy nhận lễ vật mọn này, một trăm ngàn đồng tiền và thưa với ngài đi xây dựng nơi khác.
– Tâu lệnh bà, thế thì tốt lắm, chúng thần sẽ để yên cung của lệnh bà, nhưng xin lệnh bà chớ cho ai biết việc nhận lễ vật này để họ khỏi lo lót cho chúng thần để yên nhà của họ.
– Này nam tử, nếu họ kháo nhau rằng thái hậu phải cần lo lót thì nhục nhã cho ta biết bao! Ta không cho ai hay đâu.
Người kia bằng lòng nhận một trăm ngàn đồng tiền rồi rời cung. Sau đó gã đến cung Kevatta, lão này vừa đến cửa cung, đã bị cây tre quất vào lưng tét cả da thịt mà cũng không vào cung được, nên cũng lo lót một trăm ngàn đồng tiền . Cứ bằng cách này họ chiếm nhà khắp kinh thành, để đòi của đút lót, họ thu được chín mươi triệu đồng tiền vàng.
Sau đó bậc Đại Sĩ đi khắp kinh thành, rồi trở về cung. Vua hỏi ngài đã tìm ra chỗ chưa. Ngài bảo:
– Tâu Đại vương, dân chúng đều muốn dâng nhà cửa, nhưng khi chúng thần đến nhận gia sản, họ hết sức âu sầu, chúng thần không muốn gây nên sự bất mãn. Ngoài kinh thành, khoảng một dặm, giữa kinh thành và sông Hằng có một nơi chúng thần có thể xây cung điện cho Đại vương của chúng thần.
Vua nghe vậy liền đẹp ý, rồi ông nghĩ thầm: “Đánh nhau trong kinh thành thật nguy hiểm, vì khó phân biệt bạn thù, chứ ngoại thành thì dễ đánh, vậy ta sẽ đánh giết chúng ở ngoại thành”.
Thế là vua bảo:
– Được lắm, này Vương tử, cứ xây cung ở chốn đã tìm được.
– Tâu Đại vương, xin vâng lệnh. Nhưng dân chúng không được đến nơi chúng thần xây cất để kiếm củi hay cây thuốc, nếu không, chắc chắn sẽ có tranh chấp cãi cọ không hay gì cho Đại vương lẫn chúng thần.
– Tốt lắm, này Vương tử, cứ cấm hết lối ra vào phía ấy.
– Tâu Đại vương, bầy voi của chúng thần thích vui đùa dưới nước, nếu nước sông bị khuấy đục bẩn bùn và dân chúng than phiền vì Trí giả Mahosadha đến đây mà họ không có nước sạch để uống, thì xin Đại vương lượng thứ việc ấy.
Vua đáp:
– Được, cứ cho voi xuống vui chơi.
Rồi vua truyền đánh trống ra lệnh:
– Kẻ nào đến chỗ bậc Trí giả Mahosadha đang xây cung sẽ bị phạt một ngàn đồng tiền.
Sau đó, bậc Đại Sĩ tạ từ vua, cùng đám tùy tùng ra ngoài thành bắt đầu xây một thành trì ở nơi đã được dành riêng ra. Bên kia sông Hằng ngài đã xây một ngôi làng đặt tên là Gaggali. Nơi đó ngài dự trữ voi ngựa, xe pháo, trâu, bò.
Chính ngài đích thân xây thành ấy và giao cho mỗi người một phận sự. Khi đã phân chia nhiệm vụ xong, ngài bắt đầu xây đường hầm lớn, miệng hầm ở trên bờ sông Hằng, có sáu mươi ngàn quân sĩ đào hầm. Họ bỏ đất mới đào vào các bao da vứt xuống sông, hễ nơi nào đất được thả xuống thì bầy voi đến dẫm lên, khiến sông Hằng vẩn đục cả bùn. Dân chúng than phiền rằng từ khi ngài Mahosadha đến đây, họ không có nước sạch để uống, nước sông vấy bùn, phải làm sao đây? Quân thám tử của bậc Đại Sĩ bảo họ rằng bầy voi của ngài đang chơi đùa dưới nước làm khuấy bùn lên, cho nên nước mới đục.
Lúc bấy giờ mọi dự định của Bồ-tát đều được thành tựu, vì thế trong hầm mới, các rễ cây, sỏi đá đều chìm xuống đất. Lối vào đường hầm nhỏ ở bên trong kinh thành, có bảy trăm quân đang đào hầm nhỏ ấy. Họ mang đất trong bao da đổ vào thành, mỗi lần mang đến một đống, họ lại trộn với nước xây một bức thành để dùng vào việc khác.
Còn lối vào hầm lớn nằm trong kinh thành có cửa vào, cao mười tám gang tay, có máy móc để khi bấm một nút thì tất cả đều đóng chặt. Phía bên kia hầm được xây bằng gạch và hồ vữa, mái lợp ván, trét hồ vữa và sơn trắng. Bên trong có tám mươi cửa lớn và sáu mươi bốn cửa nhỏ, tất cả đều được đóng lại hoặc mở ra bằng một nút bấm. Trên mỗi phía đều có hàng trăm ổ đèn trang bị máy móc, để khi một đèn được bật sáng thì tất cả đều bật, khi một đèn được tắt thì tất cả đều tắt.
Mỗi phía có một trăm lẻ một gian phòng cho một trăm lẻ một chiến vương. Trong mỗi phòng đặt một tọa sàng đủ màu, trong đó lại có một trường kỷ lớn được che bằng lọng trắng, mỗi phòng lại có một chiếc ngai đặt gần trường kỷ lớn ấy, một tượng mỹ nhân, nếu không sờ tay vào thì không ai bảo các tượng đó không phải người thật.
Ngoài ra, trong mọi phía hầm, các họa sĩ tinh xảo đã vẽ đủ loại tranh: Cảnh huy hoàng của Thiên chủ Đế Thích, các miền núi Sineru (Tu-di), các biển cả cùng đại dương bốn châu, dãy Himavat (Tuyết Sơn), hồ Anotatta, núi Hồng Thổ, mặt trăng, mặt trời, cõi Tứ Thiên vương với sáu tầng trời cõi Dục và các thành phần trong đó.
Tất cả đều hiện ra trong địa đạo này, nền đất rải cát trắng như một phiến bạc, trên các mái đầy hoa sen nở. Hai bên có lều quán đủ loại, rải rác các rèm hoa lơ lững tỏa mùi thơm ngát. Như vậy họ trang hoàng địa đạo rực rỡ chẳng khác nào thiên đình Sudhamma (Thiện Pháp đường ở cõi trời ba mươi ba).
Lúc bấy giờ sau khi ba trăm thợ đóng ba trăm chiếc thuyền xong, họ liền chất đầy thuyền mọi dụng cụ sẵn sàng lúc cần đến, rồi đem xuống trình bậc Trí giả. Ngài dùng họ ở kinh thành, bảo họ giấu chúng ở một nơi bí mật để đưa chúng ra khi có lệnh ngài.
Trong kinh thành các hào nước, trường thành, hoàng môn, tháp canh, cung thất cho vương tử và nhà dân chúng, chuồng voi, hồ nước đều đã xong xuôi. Như vậy đại địa đạo và tiểu địa đạo cùng toàn kinh thành được xây xong trong bốn tháng .
Sau đó, bậc Đại Sĩ gởi sớ trình xin vua đến ngự.
Khi vua được sớ, ông rất đẹp lòng, liền cùng đoàn xa giá rầm rộ lên đường.
*
Bậc Đạo Sư bảo:
111. Vị Đại vương cùng bốn đạo binh,
Bấy giờ liền ngự giá du hành,
Cùng vô số cỗ xe hầu cận,
Đến viếng Kam-pil-la hiển vinh.
Vào giờ đã định, vua đến sông Hằng, bậc Đại Sĩ ra lệnh đón vua vào kinh thành ngài vừa xây xong. Vua vào cung hưởng một bữa tiệc cao lương mỹ vị và sau khi nghỉ ngơi một lát xong, về buổi chiều ông gửi thông điệp báo cho vua Cùlani biết ông đã đến.
Lúc bấy giờ vua Brahmadatta cùng các vương hầu ấy đã sống một năm ở kinh thành Uttarapãncàla.
Một ngày kia, Kevatta nhìn bóng mình trong gương, thấy vết sẹo trên trán, nghĩ thầm: “Cái này là do gã nông dân ấy gây ra, gã biến ta thành trò cười trước các vương hầu ấy”. Lão thấy uất hận tràn ngập trong lòng, lão nghĩ thầm: “Làm sao trừ khử nó? Ồ mưu kế này đây. Công chúa của ta là Pãncàlacandì, có nhan sắc tuyệt thế, chẳng khác nào tiên nữ trên trời. Ta sẽ cho vua Vedeha thấy nàng. Vua ấy sẽ say mê nàng như thể cá mắc câu. Ta sẽ bắt lấy vua cùng gã Mahosadha và giết trọn cả hai rồi nâng chén rượu mừng chiến thắng”. Quyết định như thế xong, lão đến chầu vua:
– Tâu Đại vương, thần xin dâng ý kiến này.
– Này Đại sư, ý kiến của khanh đã làm trẫm không còn mảnh vải che thân nữa. Bây giờ khanh còn muốn gì nữa đây? Hãy bình tâm lại.
– Tâu Đại vương, chưa bao giờ có mưu kế nào sánh với kế này được.
– Vậy khanh hãy nói đi.
– Tâu Đại vương, xin chỉ nói riêng giữa Đại vương và tiểu thần.
– Thì hẳn là vậy.
Lão Bà-la-môn liền đưa vua lên thượng lầu và nói:
– Tâu Đại vương, thần sẽ lôi cuốn vua Vedeha bằng tham dục để đem cho được vua ấy về đây và giết đi.
– Này Đại sư, thật là diệu kế, nhưng phải làm sao để gợi tham dục của vua ấy được?
– Tâu Đại vương, công chúa Pãncàlacandì có sắc đẹp vô song, ta sẽ bảo các thi sĩ ca tụng nhan sắc và đức hạnh của nàng bằng thi ca rồi phổ biến các bài ca đó tại thành Mithilà. Khi nào ta thấy vua ấy tự nhủ thầm: “Nếu vị anh quân Vedeha không chiếm được nữ báu này, thi ngai vàng cùng quốc độ này còn nghĩa lý gì nữa đối với ta!”. Khi vua ấy đã bị lôi cuốn vào tư tưởng kia, thần sẽ đi định ngày sính lễ, vào ngày đã định, vua ấy sẽ đến. Như cá nuốt câu, gã nông dân kia cũng đến với vua, thế là ta sẽ nuốt trọn.
Vua nghe vậy đẹp ý và chấp nhận ngay.
– Này Đại sư, thật là diệu kế, ta sẽ làm như vậy.
– Nhưng có một con chim mayneh đứng bên cạnh vương sàng, đã ghi nhận sự việc trên.
Sau đó vua cho gọi các thi sĩ tài hoa, ban tiền bạc rất hậu hỷ, cho họ được chiêm ngưỡng công chúa rồi bảo họ làm thơ ca tụng nhan sắc nàng, nên họ làm những bài ca vô cùng du dương rồi ngâm thơ cho vua nghe. Vua lại ban thưởng họ rất trọng hậu. Các nhạc sĩ học các bài ca này từ các thi sĩ kia, đem ra hát giữa dân chúng, nhờ vậy chúng được truyền bá rất nhanh ra ngoại thành. Khi chúng đã lan rộng khắp nơi, vua cho triệu các ca sĩ vào và phán:
– Này các con, ban đêm hãy trèo lên cây cùng với chim chóc và ca hát, rồi sáng mai, buộc chuông lục lạc vào cổ chúng, thả chúng bay đi xong, trèo xuống.
Vua cho thi hành việc này để thế nhân có thể bảo chính chư Thiên ca tụng sắc đẹp của công chúa Pãncàla. Vua lại triệu các thi sĩ kia vào và phán:
– Này các con hãy làm thơ đưa tin này: Công chúa diễm lệ kia không dành cho vua nào ở cõi Diêm-phù-đề trừ vua Vedeha ở thành Mithilà. Các con hãy ca tụng oai danh của vua ấy cùng nhan sắc của công chúa.
Họ vâng theo, rồi tường trình công việc ấy, vua ban thưởng họ rất hậu, rồi bảo họ đi Mithilà, ca hát trên đường và tán tụng như trên. Họ liền đến Mithilà. Dân chúng tụ tập lại nghe hát rất đông và hoan hô nhiệt liệt. Ban đêm họ trèo lên cây ca hát, buổi sáng họ lại buộc chuông lục lạc vào cổ chim rồi mới trèo xuống.
Dân chúng nghe tiếng lục lạc trên không, rồi khắp kinh thành vang dậy tin đồn rằng chính các Thiên thần đang tán tụng nhan sắc diễm kiều của công chúa. Vua hay tin cho triệu các thi sĩ vào và mở hội ngay trong cung điện. Vua tưởng rằng họ muốn dâng công chúa diễm lệ vô song của vua Cùlani cho ngài, nên ngài ban thưởng họ rất hậu. Sau đó, về nước, họ trình vua Brahmadatta, Kevatta liền thưa:
– Tâu Đại vương, đã đến lúc thần đi định ngày sính lễ.
– Này Đại sư, thật là tuyệt diệu, khanh muốn đem theo vật gì?
– Xin cho thần một tặng vật nhỏ.
Vua liền ban nó ngay. Lão đem quà đi, cùng với một đoàn tùy tùng đông đảo hộ tống đến kinh đô Vedeha. Khi lão cho báo tin lão đã đến, cả thành chấn động lên:
– Hai vua Cùlani và Vedeha sẽ kết tình thân hữu – họ bảo nhau như vậy – vua Cùlani sẽ gả công chúa cho Đại vương của ta và Kevatta đến đấy định ngày sính lễ.
Vua Vedeha nghe tin này và bậc Đại Sĩ cũng nghe tin, liền nghĩ thầm: “Ta không thích lão ấy đến đây, ta phải tìm hiểu xem sao cho đúng”. Thế là ngài thông tin với các thám tử đang ở tại nước vua Cùlani. Họ trả lời:
– Chúng thần không hiểu rõ việc này. Vua cùng Kevatta ngồi đàm đạo riêng trong vương thất, nhưng có con chim Maynah đứng cạnh bên vương sàng hiểu rõ việc này.
Nghe vậy, bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Muốn cho kẻ thù ta không đắc thắng lợi, ta phải ngăn chia kinh thành từng phần và trang hoàng cho đẹp, mà đừng cho Kevatta thấy được
Thế là từ cổng thành đến cung điện và từ cung điện đến tư dinh ngài, hai bên đường ngài cho dựng hàng rào lưới, phủ thảm lên trên, treo đầy tranh ảnh, rải hoa khắp mặt đường, đặt bình nước khắp nơi, cờ xí rợp trời. Khi Kevatta vào thành, lão không thể thấy mọi việc sắp đặt như trên, lão tưởng vua trang hoàng kinh thành để đón lão, chứ không hiểu người ta làm vậy để che mắt lão. Khi lão yết kiến vua, lão dâng tặng vật, cung kính chúc tụng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi được đón tiếp trọng thể, lão đọc hai vần kệ tuyên bố lý do lão xin yết kiến:
74. Một vì vua muốn kết thân bằng,
Tặng bảo vật này đến Đại vương,
Mong các sứ thần lời êm dịu,
Từ nơi chốn nọ chóng lên đường.
75. Ước mong lời lẽ họ ôn hòa,
Đem lại hân hoan cho chúng ta,
Mong ước thần dân Vi-đề quốc,
Hòa đồng với tộc Pañ-cà-la.
Lão lại tiếp tục nói:
– Tâu Đại vương, đáng lẽ quốc vương của thần sai kẻ khác đi thay thần nhưng ngài đã phái thần đi, vì tin chắc rằng không ai nói chuyện này dễ nghe cho bằng thần. Ngài bảo: “Này Đại sư, Đại sư hãy đi thuyết phục đức vua ấy xem xét chuyện này thật thuận lợi và rước đức vua ấy về đây”. Vậy tâu Đại vương, xin Đại vương ngự lên xe giá, Đại vương sẽ đón về một công chúa tuyệt trần diễm lệ và tình thân hữu sẽ được tạo lập giữa Đại vương và quốc vương của thần.
Vua rất đẹp ý khi nghe lời tâu trình này, ông say sưa vì ý tưởng sắp đón về một công chúa diễm lệ vô song, liền phán:
– Này Đại sư, trước kia có mối bất hòa giữa Đại sư và bậc Trí giả Mahosadha tại trận Pháp chiến. Nay Đại sư hãy đi gặp vương tử của trẫm, hai bậc Trí giả hãy hòa giải và sau khi đàm đạo cùng nhau, xin trở lại đây.
Lão Kevatta hứa đi hội kiến bậc Trí giả, rồi lui ra.
Ngày ấy, bậc Đại Sĩ quyết định tránh mọi việc đàm luận với con người độc ác kia, nên buổi sáng ngài uống một chút bơ tươi rồi bảo quân hầu bôi phân bò ướt trên sàn nhà, bôi dầu vào cột nhà, dẹp hết mọi ghế ngồi, sàng tọa trừ một sàng tọa nhỏ hẹp vừa cho ngài nằm. Ngài ra lệnh cho quân hầu:
– Khi lão Bà-la-môn ấy bắt đầu nói, các ngươi hãy bảo: “Thưa Tôn sư Bà-la-môn, xin ngài đừng trò chuyện với bậc Trí giả, hôm nay bậc Trí giả đã dùng một liều bơ tươi”. Và khi ta làm như thể muốn trò chuyện với lão thì phải ngăn lại và bảo: “Tâu Chúa công, ngài đã dùng một liều bơ tươi, xin đừng nói chuyện nữa”.
Sau khi căn dặn họ, bậc Đại Sĩ khoác hồng y nằm trên sàng tọa, cùng sắp đặt quân hầu ở bảy tháp canh xong xuôi. Khi Kevatta đến cổng thành thứ nhất, liền hỏi bậc Đại Sĩ ở đâu, các quân hầu trả lời:
– Thưa Tôn giả Bà-la-môn, xin đừng gây tiếng ồn ào, nếu ngài muốn vào thành, xin giữ yên lặng. Hôm nay bậc Trí giả dùng bơ tươi, nên cử tiếng ồn.
Khi đến các cổng thành kia, họ cũng bảo như vậy. Đến cổng thứ bảy, lão hội kiến bậc Đại Sĩ và bậc Đại Sĩ ra vẻ muốn nói chuyện, quân hầu liền thưa:
– Thưa Chúa công, ngài vừa uống một liều bơ tươi thật mạnh, cớ sao ngài lại trò chuyện với lão Bà-la-môn khốn nạn này?
Thế là họ ngăn ngài lại. Khi lão kia bước vào, lão không tìm được chỗ ngồi cũng không có chỗ nào đứng bên tọa sàng của ngài được, lão liền bước qua lớp phân bò ẩm ướt rồi đứng lại. Lúc ấy một kẻ nhìn thấy lão, liền dụi mắt, một kẻ nhướng mày và một kẻ gãi cùi chỏ. Lão thấy vậy, bực mình bảo:
– Thưa bậc Trí giả, ta đi đây.
Một kẻ khác đáp:
– Ô hay, tên Bà-la-môn khốn nạn kia, đừng làm ồn ào, nều không ta sẽ bẻ gãy xương ngươi ra.
Lão hoảng hốt nhìn lui, thì một kẻ lấy gậy đánh lưng lão, kẻ khác nắm cổ lão đẩy ra, kẻ khác đấm vào lưng lão cho đến lúc lão kinh hoàng bỏ chạy như con hươu trong miệng hổ báo và trở về cung.
Lúc bấy giờ vua nghĩ thầm: “Hôm nay vương nhi sẽ hài lòng khi được tin này. Hai bậc Trí giả sẽ đàm đạo tương đắc biết bao về đạo pháp. Hôm nay họ sẽ giải hòa và ta sẽ là người thắng cuộc”, vì thế khi vua thấy Kevatta, ông liền ngâm kệ hỏi về cuộc đàm đạo ấy:
76. Việc ngài hội kiến Ma-sa-dha,
Diễn tiến ra sao, Ke-vat-ta,
Xin hãy nói ngay cho trẫm biết,
Ma-sa-dha có muốn cầu hòa?
Kevatta đáp lại:
– Tâu Đại vương, Đại vương nghĩ đó là bậc Trí giả, nhưng thật chẳng có kẻ nào tồi tệ hơn nữa.
Và lão ngâm kệ:
77. Kẻ kia bản chất thật gian tà,
Tâu Đại vương, ngoan cố, xấu xa,
Khó chịu, tính tình đầy độc ác,
Như người câm điếc, chẳng lời ra.
Lời này không làm vừa lòng vua, nhưng vua cũng không bắt bẻ gì được. Vua liền ban cho Kevatta và đám hầu cận mọi thứ cần dùng và một ngôi nhà để ở, rồi bảo lão lui về an nghỉ. Sau khi lão đi rồi, vua nghĩ thầm: “Vương nhi là bậc Trí, biết rõ cách cư xử nhã nhặn, tuy thế vương nhi lại không muốn nói chuyện lịch sự với lão này, cũng không muốn thấy lão, chắc hẳn vương nhi đã thấy nguyên cớ bất an sau này rồi”. Và ông ngâm kệ:
78. Quyết định này sao khó hiểu vầy,
Một nguyên nhân thật rõ ràng thay,
Được người dũng cảm này tiên đoán,
Vì vậy thân ta rung động đây,
Ai sẽ là người mất tính mạng,
Và rơi vào địch thủ cao tay?
Chắc chắn vương nhi đã thấy mối nguy hại nào đó trong cuộc viếng thăm cũa lão Bà-la-môn này. Lão chẳng đến đây vì mục đích thân hữu đâu. Ắt hẳn lão muốn lôi kéo ta bằng sắc dục, khiến ta phải đến kinh thành của lão rồi bắt lấy ta. Bậc Trí giả chắc thấy trước nguy cơ nào đó sắp xảy ra?”. Trong lúc vua đang quay cuồng lo lắng với những ý nghĩ trong đầu, thì bốn hiền thần bước vào. Ông bảo Senaka:
– Này Senaka, khanh nghĩ trẫm có nên đến thành Uttarapãncàla và cầu hôn công chúa Cùlani chăng?
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, sao Đại vương lại nói vậy? Khi duyên lành đến Đại vương, ai dám xua đuổi nó được? Nếu Đại vương đến đó và cầu hôn công chúa, thì chẳng có vị vua nào sánh bằng Đại vương trong toàn cõi Diêm-phù đề trừ vua Cùlani Brahmadatta, vì Đại vương đã kết duyên được với công chúa của vị Đại đế đệ nhất. Đại đế kia biết các vương tử khác đều chỉ là chư hầu của ngài, còn vua Vedeha duy nhất có thể sánh bằng ngài thôi, nên mới mong gả công chúa diễm lệ vô song ấy. Xin Đại vương cứ làm theo lời ngài và chúng thần cũng sẽ được ban tặng y phục cùng vật trang hoàng.
Khi vua hỏi các vị kia, họ cũng đều trả lời như vậy. Trong lúc họ đang đàm đạo thì lão Bà-la-môn Kevatta từ tư dinh đến tạ từ vua để ra về, lão nói:
– Tâu Đại vương, thần không thể ở lại đây được nữa, xin cho phép thần ra về, tâu Chúa thượng.
Vua trọng đãi lão rồi cho lão ra về.
Khi bậc Đại Sĩ hay tin lão đi rồi, ngài tắm rửa, thay quần áo và vào chầu vua, cung kính bái vua rồi ngồi qua một bên. Vua nghĩ thầm: “Vương nhi Mahosadha là bậc Trí giả vĩ đại, đầy tài ứng biến, thông hiểu quá khứ hiện tại và vị lai, vậy sẽ biết được ta nên đi hay không”. Tuy thế, bị mê mờ vì tham dục, vua không giữ được quyết định đầu tiên, và ngâm kệ hỏi:
79. Sáu người một ý thật hòa đồng
Là các bậc hiền trí thượng nhân,
Đi, hoặc không đi và ở lại,
Ma-ho-sad hãy nói ta cùng.
Lúc ấy bậc Trí giả nghĩ thầm: “Vua này ham đắm sắc dục quá độ, nên mù quáng điên rồ nghe theo lời bốn lão kia. Ta sẽ bảo cho vua biết việc ra đi tai hại dường nào và can gián ngài”. Thế là ngài ngâm bốn vần kệ sau:
80. Ngài có biết chăng, tâu Đại vương,
Cù-la-ni thế lực hùng cường,
Vua kia muốn giết ngài như thể,
Lập hố bắt nai với lúa hương!
81. Như cá tham ăn, không nhận thấy,
Lưỡi câu giấu kín dưới mồi ngon,
Một người đời chẳng hề trông thấy,
Bóng dáng đâu đây của tử thần.
82. Cũng vậy, đầy tham dục, Đại vương,
Không sao nhận thấy vị công nương,
Con Cù-la đế là thần chết,
Vì chính ngài là một thế nhân.
83. Đại vương cứ đến Pãn-cà-la,
Và tự diệt vong chốc lát mà,
Như chú nai kia lâm đại nạn,
Trên con đường nọ bị sa cơ.
Nghe lời quở trách nặng nề như thế, vua nổi cơn thịnh nộ: “Gã này tưởng ta là nô lệ của gã”. Ông nghĩ thầm: “Gã quên rằng ta là vị chúa tể, gã biết rằng vị Đại đế kia nhắn gả công chúa cho ta mà không nói ra được một lời chúc tụng tốt lành nào, lại dám tiên đoán ta sẽ bị bắt, rồi bị giết như con nai ngu xuẩn hay con cá mắc câu hoặc con hươu bị bắt trên đường”. Lập tức vua ngâm kệ:
84. Trẫm thật điếc ngấm câm, ngu dại thay,
Hỏi ngươi những việc tối cao vầy!
Làm sao ngươi hiểu như người khác
Khi đã lớn lên bám lưỡi cày?
Cùng với những lời thóa mạ này, vua phán:
– Gã nông dân này đang cản trở duyên may của trẫm, hãy cút đi!
Rồi ông ngâm kệ, để tống ngài ra:
85. Bắt lấy gã này, tóm cổ mau,
Tống ra khỏi xứ sở ta nào,
Con người dám nói hòng ngăn cản,
Việc trẫm sắp đi lấy bảo châu!
Nhưng ngài thấy vua thịnh nộ, liền nghĩ thầm: “Nếu có kẻ nào tuân lệnh vua lôi cổ, nắm tay ta hay đụng vào thân ta, ta sẽ bị ô nhục đến ngày tàn, vậy ta muốn tự mình ra đi mà thôi”. Thế là ngài từ tạ vua về tư dinh.
Lúc bấy giờ vua chỉ nói thế trong cơn thịnh nộ, nhưng vì kính nể bậc Đại Sĩ nên ông không ra lệnh cho ai thi hành điều ấy cả. Bậc Đại Sĩ lại nghĩ thầm: “Vua này thật ngu muội, không biết chuyện lợi hại cho mình. Vua lại đang si tình, nên định đi đón công chúa về, mà không thấy hiểm họa đang kề gần, sẽ đi đến chỗ diệt vong. Ta không nên bận tâm đến lời lẽ của vua. Đó là Đại ân nhân của ta, đã hậu đãi ta lâu nay. Ta phải tỏ lòng trung thành với vua, nhưng trước hết ta phải cho gọi chim két vào và tìm hiểu sự thật, rồi ta sẽ đích thân đi việc này”. Thế là ngài cho gọi chim két.
*
Bậc Đạo Sư giải thích việc này như sau:
86. Sau đó ngài đi khuất mắt vua,
Nói cùng chim két Mà-tha-ra:
“Đến đây, anh vũ màu xanh lục,
Bạn hãy làm công việc giúp ta.
87. Pãn-cà Đại đế có May-nah,
Canh giữ vương sàng của đức vua,
Hỏi nó ngọn nguồn, vì nó biết,
Điều cơ mật của Ko-si-ya”.
88. Mà-tha-ra, trí điểu nghe rồi,
Két lục bay đi đến tận nơi,
Trú ngụ chim May-nah quý tộc,
Ma-tha-ra trí điểu trao lời,
Với May-nah giọng du dương ấy,
Trong chiếc lồng son đẹp tuyệt vời:
89.- Bạn ơi, bạn có được khang an,
Trong chiếc lồng vàng của bạn chăng,
Hạnh phúc có tràn đầy, Vệ-xá,
Họ cho bạn đủ mật, ngô rang?
90. Em đầy an lạc, hỡi Tôn ông,
Quả thật nơi đây hạnh phúc tròn,
Họ tặng em ngô rang, mật ngọt;
Hỡi Anh vũ có trí tinh thông,
Sao ngài đến, vậy ai sai đến,
Em chẳng hề nghe thấy quý ông?
Khi nghe vậy, két nghĩ thầm: “Nếu ta bảo ta từ Mithilà đến, chắc nó chẳng bao giờ tin cậy ta, vì lo bảo vệ sinh mạng mình. Trên đường đi ta có thấy kinh thành Aritthapura, trong quốc độ Sivi, vậy ta sẽ bịa chuyện nói là vua Sivi phái ta đến đây”. Két bảo:
91. Ta là thị giả Chúa Si-vi,
Ở chính trong cung điện xứ kia,
Từ đó vị minh quân giải thoát,
Các tù nhân được tự do đi.
Chim Maynah liền cho két bắp rang tẩm mật cùng nước mật để sẵn cho nó trên dĩa vàng, rồi bảo:
-Thưa Tôn ông, ngài từ phương xa đến, ngài mang theo những vật gì?
Két bịa chuyện, vì muốn biết điều bí mật và đáp:
92. Ta có vợ hiền một thuở xưa,
Du dương tiếng hót, một May-nah,
Rồi chim ưng nọ vồ nàng chết,
Mang xác nàng đi trước mắt ta.
Chim Maynah hỏi:
– Làm thế nào diều hâu giết hại hiền tỷ được?
Két liền kể câu chuyện này:
– Cô nương hãy nghe đây. Một ngày nọ vua ta cho phép ta dự tiệc nước của ngài. Ta và hiền thê cùng đến nô đùa. Buổi chiều tối chúng ta cùng vua trở về cung, muốn cho lông khô ráo, ta cùng hiền thê bay ra đậu trên nóc cung điện. Lúc ấy một con diều hâu sà xuống chụp lấy chúng ta khi chúng ta vừa rời nóc cung, ta kinh hoảng bay nhanh để bảo vệ tính mạng, còn hiền thê ta đang thai nghén nên không bay nhanh được, thế là nó giết hại nàng ngay trước mắt ta và tha đi. Đức vua thấy ta thương khóc vì mất nàng nên hỏi nguyên do. Khi nghe sự việc xảy ra, ngài phán: “Thôi hiền hữu, thế là đủ rồi, đừng khóc nữa, hiền hữu hãy đi tìm vợ khác”.Ta đáp: “Tâu Chúa công, tiểu thần đâu cần cưới một vợ khác độc ác xấu xa? Tiểu thần sống một mình tốt hơn”. Ngài bảo: -“Này hiền hữu, trẫm biết một con chim đức hạnh như vợ bạn, cận thần của vua Cùlani cũng là một chim Maynah như vợ bạn vậy. Hãy đi cầu hôn nàng. Xin nàng đáp lại. Nếu nàng ưng thuận, hãy đến nói cho trẫm rõ, trẫm hoặc hoàng hậu sẽ đi cưới nàng về thật trọng thể”. Nói xong, ngài phái ta đi, vì thế ta đến đây.
Két lại nói:
93. Yêu quý vợ hiền, ta đến đây,
Nếu nàng cho phép, tự hôm nay,
Chúng ta có thể cùng nhau hưởng,
Cuộc sống lứa đôi hạnh phúc thay.
Lời này khiến Maynah vô cùng đẹp ý nhưng không muốn lộ ý ra, nàng đáp như thể không ưng thuận:
94. Anh vũ phải yêu Anh vũ thôi,
May-nah kết hợp May-nah hoài,
Làm sao có thể đem hòa hợp,
Anh vũ, May-nah thật đẹp đôi?
Két nghe vậy nghĩ thầm: “Nàng đâu khước từ ta, nàng chỉ làm ra vẻ quan trọng thế thôi, chắc chắn nàng yêu ta thật tình rồi. Ta sẽ tìm lời ví von cho nàng tin tưởng ta”. Vì thế két bảo:
95. Khi kẻ si tình yêu quý ai,
Dù Chiên-đà hạ liệt mà thôi,
Họ đều đồng đẳng bên nhau cả,
Trong ái tình không có khác sai.
Nói xong, két lại tiếp tục hỏi về mức độ khác nhau trong dòng giống loài người:
96. Mẫu thân của Chúa thượng Si-vi,
Tên gọi là Jam-bà-va-tì,
Bà đã được lên ngôi chánh hậu,
Và Su Hắc đế vẫn yêu vì.
Lúc bấy giờ mẫu hậu của vua Sivi, bà Jambàvatì, thuộc dòng Chiên-đà-la, là ái hậu của vua Vàsudeva, một vị vua trong bộ tộc Kanhàgana, vị thái tử trong số mười hoàng tử. Chuyện kể rằng, một ngày nọ ngài từ cung Dvàravatì vào ngự viên, trên đường ngài gặp một kiều nữ đứng bên vệ đường, trong lúc nàng đi làm công chuyện từ làng Chiên-đà-la của nàng đến thị trấn, vua yêu nàng ngay rồi hỏi gốc gác nàng, khi nghe là một kẻ Chiên-đà-la, vua rất buồn phiền, song khi biết nàng chưa chồng, ngài trở về cung ngay, mang theo nàng về cung và trang điểm nàng với đủ loại trân bảo rồi phong nàng làm chánh hậu. Nàng sinh hạ được một hoàng nam Sivi sau đó cai trị thần dân Dvàravatì khi vua cha mất.
Sau khi nêu gương ấy xong, két lại tiếp tục:
– Như vậy, ngay một vương tử như vua kia còn sánh duyên với một thiếu nữ Chiên-đà-la, huống hồ chúng ta chỉ ở thế giới loài vật? Nếu ta muốn sánh duyên với nhau thì chẳng có gì phải nói thêm nữa.
Và két đưa ra một gương khác như sau:
97. Ra-tha-va nọ, một tiên nga,
Cũng đã từng yêu quý Vac-cha,
Người ấy đã yêu loài thú vật,
Trong tình yêu chẳng khác nhau mà.
Vaccha là một ẩn sĩ và cách chàng yêu nàng như sau: Ngày xưa, một Bà-la-môn thấy rõ những tội lỗi của tham dục, nên từ bỏ cảnh phú quý xuất gia tu hành, sống trong vùng Tuyết Sơn dưới túp lều lá tự xây. Không xa lều này có một bầy tiên (nửa người nửa thú) sống trong hang đá, cùng nơi ấy lại có một con nhện. Con nhện này thường giăng tơ đâm thủng đầu các tiên nữ này để hút máu. Lúc bấy giờ các tiên cô yếu đuối và nhút nhát, con nhện thì hung bạo độc ác, nên họ không làm gì chống lại nó được, liền đến gặp ẩn sĩ. Đảnh lễ xong. họ kể cho ông nghe câu chuyện con nhện đang tàn phá họ như thế nào và họ bơ vơ không ai giúp đỡ, nên họ xin ông giết con nhện để cứu họ. Nhưng vị ẩn sĩ đuổi họ ra và la lên:
– Người như ta không sát sinh.
Một tiên nữ trong đám này tên là Rahavati chưa chồng và họ trang điểm cho nàng thật diễm lệ rồi đem đến ẩn sĩ bảo:
– Xin cho nàng này làm thị nữ của ngài và xin ngài giết kẻ thù của chúng tiện nữ.
Khi ẩn sĩ thấy nàng đem lòng yêu ngay và giữ nàng lại với mình, rồi nằm đợi con nhện ở miệng hang, khi nó bò ra kiếm mồi, liền lấy gậy giết nó, sau đó vị này sống với cô tiên, sinh con đẻ cái với nàng rồi qua đời, như vậy tiên nữ đã yêu vị này.
Con két kể gương này xong, liền bảo:
– Ẩn sĩ Vaccha, dù là người, vẫn sống với một tiên nữ thuộc nòi giống vật. Thế thì sao ta lại không làm như vậy, khi ta đều là loài chim?
Nghe xong, nàng đáp lại:
– Thưa tôn ông, con tim không phải lúc nào cũng chung thủy, em rất sợ cảnh chia ly với bạn tình.
Nhưng két ta là con vật khôn ngoan hiểu rõ mọi trò quyến rủ của nữ giới, nên ngâm kệ này thử nàng thêm nữa:
98. Quả thật ta gần cất cánh xa,
Hỡi nàng thánh thót giọng May-nah,
Đây là lời chối từ ta đấy,
Chắc chắn nàng đang khinh bỉ ta.
Nghe vậy nàng thấy tim dường như muốn vỡ ra, nhưng trước mắt chàng, nàng làm như thể đang bừng cháy lên một tình yêu mới mẻ đối với chàng, liền ngâm một vần kệ rưỡi như sau:
99-100. Không phước lành cho kẻ vội vàng
Mà-tha-ra, két lục khôn ngoan,
Ở đây cho đến khi triều kiến,
Chúa thượng và nghe tiếng dậy vang,
Của các trống chiêng khua đủ loại,
Và nhìn Đại đế đẹp huy hoàng.
Thế rồi lúc hoàng hôn xuống, chúng vui chơi cùng nhau, hưởng trọn tình bằng hữu hân hoan thích thú. Lúc ấy, két nghĩ thầm: “Nay nàng không giấu bí mật với ta nữa, ta phải hỏi nàng rồi ra đi”.
– Này nàng Maynah hỡi-Chàng bảo.
– Thưa chàng, có việc gì?
– Ta muốn hỏi nàng một vài chuyện. Có nên nói chăng?
– Xin chàng cứ nói.
– Thôi được, không hề gì, hôm nay là ngày hội, để ngày kia sẽ xem lại sao.
– Nếu thuận tiện trong ngày hội xin chàng cứ nói, còn nếu không thì thôi đừng nói nữa, thưa chàng.
– Đúng ra chuyện này thuận tiện trong ngày hội.
– Vậy xin chàng nói đi.
– Nếu nàng muốn nghe, ta mới nói.
Rồi két hỏi chuyện bí mật trong một vần kệ rưỡi như sau:
100-101. Tiếng đồn này thật lớn truyền ra,
Khắp cả miền đất nước của ta:
Công chúa Pãn-cà-la Đại đế,
Như sao rực sáng, được vua cha,
Đem gả Vi-đề-ha quý tộc,
Lễ thành hôn sắp đến đây mà!
Nghe vậy, nàng bảo:
– Này chàng ơi, trong ngày hội này mà chàng nói chuyện xui xẻo quá!
– Ta cho đó là chuyện may mắn, sao nàng lại bảo xui xẻo, thế là nghĩa gì?
– Thưa chàng em không nói được đâu.
– Cô nương ơi, từ giờ phút nàng từ chối cho ta rõ bí mật mà nàng biết, thì mối lương duyên của đôi ta chắc phải đứt đoạn.
Nghe chàng nài nỉ, nàng liền đáp:
– Vậy thì chàng hãy nghe đây:
102. Đừng để cho ai, dẫu kẻ thù,
Tác thành hôn lễ, Ma-tha-ra,
Giống như cách của hai vua ấy,
Pãn-cà-la và Vi-đế-ha.
Két hỏi:
– Cô nương ôi, tại sao nàng bảo như vậy?
Nàng đáp:
– Xin hãy nghe đây, em sẽ nói mọi tai hại của việc này.
Rồi nàng ngâm kệ:
103. Vua hùng của xứ Pañ-cà-la,
Sẽ quyến rủ vua Vi-đế-ha,
Và sẽ giết vua kia lập tức,
Nàng đây chẳng phải bạn đâu mà.
Nàng kể mọi chuyện bí mật cho két khôn ngoan và con két khôn ngoan nghe vậy cứ khen ngợi Kevatta hết lời:
– Vị Đại sư thật là đa mưu túc kế, giết vua kia như vậy thật là diệu kế. Nhưng việc rủi ro nào sẽ xảy ra cho ta đây?
– Vậy giữ yên lặng là thượng sách.
– Thế là cuộc hành trình của két đã đạt kết quả. Sau khi ở lại đó một đêm với nàng, két bảo:
– Cô nương ơi, ta phải về xứ vua Sivi và tâu trình vua là ta đã tìm được một ái thê.
– Rồi két từ giã nàng qua câu kệ:
104. Nay xin từ giã bảy đêm trường,
Ta sẽ tâu trình với Đại vương,
Của xứ Sivi, ta đã gặp,
May-nah và lập tổ uyên ương.
Lúc bấy giờ chim Maynah, dù không muốn xa két cũng không thể nào từ chối được, liền ngâm kệ sau:
105. Em để chàng đi trong bảy đêm,
Sau nếu chàng không trở lại em,
Em sẽ tự mình tìm nắm mộ,
Chàng về em cũng sẽ quy tiên!
Két đáp lại:
– Cô nương ơi, sao nàng lại nói thế, nếu sau bảy ngày ta không gặp nàng, làm sao ta sống được?
Miệng nói thế, nhưng trong lòng két nghĩ thầm: “Nàng sống hay chết, ta đâu có quan tâm đến làm gì?”. Két vươn cao đôi cánh, sau khi bay một khoảng ngắn về phía xứ Sivi, nó quay lại về hướng thành Mithilà. Rồi đứng trên vai bậc Trí giả, khi bậc Đại Sĩ đem nó lên thượng lầu và hỏi tin tức, nó kể với ngài tất cả. Ngài ban thưởng nó trọng thể như trước kia.
*
Bậc Đạo Sư giải thích chuyện này như sau:
106. Rồi Mà-tha, két khôn ngoan,
Trình Ma-ho-sad Trí nhân sự tình.
*
Nghe xong bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Nhà vua sẽ đi, dù ta muốn hay không cũng vậy và nếu ngài đi, ngài sẽ bị tiêu diệt ngay. Còn nếu ta cứ oán hận một vị vua đã ban cho ta nhiều phú quý vinh hoa như vậy mà không giúp ích ngài, thì thật đáng hổ thẹn. Khi tìm được một người tài trí như ta, làm sao người bị tàn hại được? Ta sẽ khởi hành trước vua và sẽ gặp vua Cùlani, ta sẽ sắp đặt mọi việc chu đáo. Ta sẽ xây một kinh thành cho vua Vedeha ngự với một lối đi nhỏ hơn dài một dặm và một đường hầm lớn dài nửa dặm. Ta sẽ làm lễ thụ phong công chúa của vua Cùlani làm vương hậu của vua ta, rồi ngay khi kinh thành bị một trăm lẻ một vương hầu cùng đạo binh mười tám vạn quân sĩ bao vây, ta sẽ cứu chúa như thể mặt trăng được cứu khỏi móng vuốt của thần Ràhu (La-hầu) rồi đưa ngài về nước. Việc ngài hồi cung chỉ ở trong tay ta”.
Khi ngài nghĩ như vậy, nỗi hân hoan tràn ngập khắp châu thân, rồi do niềm hân hoan thúc đẩy, ngài thốt lên ước nguyện này:
107. Con người luôn phải thực hành,
Vì quyền lợi của người mình thọ ân.
Sau đó ngài tắm rửa xoa dầu thơm xong, phục sức cực kỳ sang trọng đi vào cung, kính lễ vua, rồi liền đứng sang một bên.
– Tâu chúa thượng-ngài tâu-Chúa thượng sắp ngự xa giá đến kinh thành Uttarapãncàla chăng?
– Phải đấy vương nhi, nếu trẫm không chiếm được công chúa Pañcàlacandì, thì vương quốc này có nghĩa gì đối với trẫm? Vương nhi đừng rời trẫm nữa, hãy cùng đi với trẫm. Đến đó, trẫm sẽ được hai mối lợi lớn: “Trẫm sẽ được đệ nhất nữ báu và kết thân với vị vua kia “.
Bậc Đại Trí liền đáp:
– Tâu Chúa thượng, tiểu thần sẽ đi trước, xây cung điện cho Chúa thượng ngự, Chúa thượng sẽ đến khi tiểu thần tâu trình về.
Nói xong ngài ngâm hai vần kệ:
108. Thần sẽ ra đi trước Đại vương,
Đến kinh thành tráng lệ huy hoàng,
Pãn-cà-la để xây cung điện,
Dâng chúa Vi-đề- ha vẻ vang.
109. Khi nào thần đã dựng xây xong
Dâng chúa Vi-đề mỹ lệ cung,
Thần sẽ tâu trình ngài đến ngự,
Hỡi vị chúa tể đại anh hùng!
Vua nghe vậy rất đẹp lòng, vì thấy ngài không bỏ mặc ông, nên bảo:
– Này vương nhi, nếu con đi trước, con có cần gì chăng?
– Tâu Đại vương, tiểu thần cần một đạo binh.
– Vương nhi muốn cứ đem bao nhiêu tùy ý.
Bậc Trí giả nói tiếp:
– Tâu Chúa thượng, xin cho mở bốn ngục thất, phá xiềng xích các kẻ cướp bóc và cho họ cùng đi với tiểu thần.
– Vương nhi cứ làm như ý muốn- Vua bảo.
Bậc Đại Sĩ cho mở các cửa ngục, đem ra những kẻ anh hùng, dũng mãnh, có thể làm phận sự khi được giao và bảo họ phụng sự ngài. Ngài trọng đãi các kẻ này và đem theo ngài mười tám đoàn thợ hồ, thợ rèn, thợ mộc, thợ sơn, những người có tài thủ xảo, mỹ thuật trang bị đầy đủ lưỡi dao, xẻng cuốc và nhiều dụng cụ khác. Với đoàn tùy tùng rầm rộ như vậy, ngài từ giã kinh thành.
*
Bậc Đạo Sư diễn tả việc này qua vần kệ sau:
110. Bậc Đại trí liền cất buớc ra,
Đến thành hoa lệ Pañ-cà-la,
Để xây dựng thật nhiều cung điện,
Dâng chúa vinh quang Vi-đế-ha.
*
Trên đường đi, bậc Đại Sĩ xây làng ở mỗi dặm đường, giao cho một viên quan ở lại đảm trách mỗi ngôi làng, với lời căn dặn:
– Để dự phòng việc vua hồi cung cùng công chúa Pañcàlacandì, các ông phải chuẩn bị voi ngựa, chiến xa để đánh đuổi quân thù, rồi tức tốc đưa đức vua về thành Mithilà.
Khi đến bờ sông Hằng, ngài gọi Ànandakumara đến và bảo:
– Này Ànanda, hãy đem ba trăm thợ mộc đến thương lưu sông Hằng, tìm loại gỗ thật tốt, đóng ba trăm chiếc thuyền, bảo họ chặt thật nhiều gỗ tích trữ cho kinh thành, chở gỗ nhẹ cho đầy thuyền và mang về đây.
Ngài cũng đích thân đi thuyền vượt qua sông Hằng và từ chỗ ngài cập bến, ngài tính khoảng cách và nghĩ thầm: “Khoảng cách này chừng nửa dặm, phải có một đường hầm lớn, chỗ này phải xây thành cho vua ngự, từ chỗ này về cung, xa chừng một dặm phải có lối đi nhỏ”. Ngài đánh dấu chỗ đó xong rồi vào thành.
Khi vua Cùlani nghe tin Bồ-tát đến, ông rất hài lòng, vì ông nghĩ: “Bây giờ tâm nguyện của ta đã thỏa mãn, gã ấy đã đến, chẳng bao lâu vua Vedeha cũng đến, thế là ta giết trọn cả hai và biến toàn cõi Diêm-phù-đề thành một quốc độ”.
Cả kinh thành sôi động lên. Họ đồn đại:
– Đấy là bậc Trí giả Mahosadha, người đã đánh đuổi một trăm lẻ một vương tử như thể con quạ bị ném hòn đá cho hoảng sợ.
Bậc Đại Sĩ tiến vào cổng thành trong lúc dân chúng chiêm ngưỡng dung mạo tuyệt đẹp của ngài, rồi ngài xuống xe, nhờ người trình vua. Vua bảo:
– Đưa vị ấy vào.
Và ngài vào cung, triều bái vua rồi ngài ngồi xuống một bên. Vua nhã nhặn nói chuyện với ngài, rồi hỏi :
– Này vương tử, khi nào đại vương đến?
– Tâu Chúa thượng, khi nào tiểu thần thỉnh cầu ngài.
– Nhưng cớ sao vương tử đến đây?
– Thần đến để xây cung điện cho Đại vương của thần ngự, tâu Chúa thượng.
– Này vương tử, thế thì tốt lắm.
Vua liền cho phép ngài được một đám cận vệ theo hầu, trọng đãi ngài rất hậu hỷ, ban cho ngài một tư thất rồi phán:
– Này vương tử, cứ ở đây cho đến khi Đại vương ngự đến, nhưng đừng ăn không ngồi rồi, mà phải làm những việc đáng làm.
Ngay khi ngài vào cung, đứng ở bậc thang gác, ngài nghĩ thầm: “Ở đây phải làm cửa hầm nhỏ ấy”, ngài lại nghĩ đến điều này: “Nhà vua này bảo ta phải làm những việc cần làm, vậy ta phải cẩn thận để thang gác này khỏi sập trong khi ta đang đào hầm”. Rồi ngài tâu vua:
– Tâu Chúa thượng, khi tiểu thần bước vào đứng bên chân cầu thang, nhìn vào công trình mới xây này, tiểu thần thấy một khuyết điểm trong cầu thang lớn này. Nếu Chúa thượng ưng thuận, xin phán bảo cho phép tiểu thần sửa sang lại.
– Này vương tử, tốt lắm, cứ làm đi.
Ngài quan sát chỗ ấy cẩn thận, định nơi làm lối ra của đường hầm rồi ngài dời cầu thang đi nơi khác và để cho đất chỗ ấy khỏi sụp, ngài đặt một sàn gỗ giữ cầu thang thật chắc chắn cho nó khỏi sụp. Nhà vua vô tình tưởng ngài làm việc này vì thiện ý cho mình. Bậc Đại Sĩ ở đó một ngày xem xét việc sửa chữa, rồi hôm sau trình vua:
-Tâu Chúa thượng, nếu tiểu thần được biết Đại vương của tiểu thần sẽ phải ngự ở đâu, tiểu thần sẽ xin thu xếp chu đáo việc đó.
– Này bậc Trí giả, tốt lắm, ngài cứ chọn nơi nào ngài muốn trong kinh thành này, trừ cung điện trẫm ra thôi.
– Tâu Đại vương, chúng thần là ngoại nhân, Đại vương có nhiều bậc trọng thần, nếu chúng thần chiếm tư dinh của họ, binh sĩ của Đại vương sẽ gây chiến với chúng thần. Vậy chúng thần phải làm sao đây?
– Này bậc Trí giả, đừng nghe họ, cứ chọn nơi nào vừa ý ngài là được.
– Tâu Đại vương, họ sẽ đến kêu nài với Đại vương mãi, việc ấy sẽ không làm Đại vương hài lòng đâu. Song nếu Đại vương ban phép, chúng thần sẽ đến canh giữ cho đến khi chiếm xong các tư thất ấy, họ sẽ không đi ra cửa được, mà rồi phải bỏ đi thôi. Như vậy cả Đại vương lẫn chúng thần đều được toại ý.
Vua chấp thuận.
Bậc Đại Sĩ liền cho quân hầu canh ở chân và đầu cầu thang, ở đại hoàng môn và khắp nơi, rồi ra lệnh không cho ai đi qua cả. Ngài lại ra lệnh cho quân hầu đến cung thái hậu, làm như thể sắp phá cung. Khi họ bắt đầu gỡ ngói, gạch, đất sét khỏi cổng và tường, thái hậu nghe tin vội nói hỏi:
– Này các ngươi sao lại phá sập cung của ta?
– Bậc Trí giả Mahosadha muốn phá cung này để xây cung khác cho đức vua của ngài ngự.
– Nếu vậy thì các ngươi cứ ở cung này cũng được.
– Đoàn tùy tùng của Đại vương chúng thần rất đông đảo, cung này không đủ, chúng thần phải xây cung rộng hơn cho ngài.
– Các ngươi không biết ta ư, ta là thái hậu, ta sẽ đi gặp vương nhi xem lại việc này.
– Chúng thần đang thi hành lệnh vua, nếu lệnh bà ngăn cản được thì cứ làm.
Thái hậu nổi giận bảo:
– Để ta xem cách gì trị các ngươi đây. Rồi bà đến cung môn, nhưng họ không để bà đi vào.
– Này các khanh, ta là thái hậu mà.
– Chúng thần biết lệnh bà, nhưng đức vua ra lệnh không cho ai vào cả. Xin lệnh bà lui ra.
Bà không vào cung được đành đứng nhìn. Một tên quân hầu bảo:
– Lệnh bà làm gì đây, xin lui ra.
Gã nắm lấy cổ bà ném xuống đất. Bà nghĩ thầm: “Chắc chắn phải có lệnh vua, nếu không chúng không dám làm vậy đâu. Ta tìm gặp bậc Trí giả mới được”. Bà hỏi ngài:
– Này Vương tử Mahosadha, tại sao Vương tử phá sập cung của ta?
Song ngài không muốn nói chuyện với bà. Một người đứng cạnh đó hỏi:
– Tâu lệnh bà nói gì?
– Này nam tử, tại sao bậc Trí giả phá sập cung của ta?
– Để xây cung cho vua Vedeha ngự.
– Cớ sao vậy này nam tử, trong kinh thành rộng lớn này ngài không tìm được một cung thất nào để vua ngự sao? Hãy nhận lễ vật mọn này, một trăm ngàn đồng tiền và thưa với ngài đi xây dựng nơi khác.
– Tâu lệnh bà, thế thì tốt lắm, chúng thần sẽ để yên cung của lệnh bà, nhưng xin lệnh bà chớ cho ai biết việc nhận lễ vật này để họ khỏi lo lót cho chúng thần để yên nhà của họ.
– Này nam tử, nếu họ kháo nhau rằng thái hậu phải cần lo lót thì nhục nhã cho ta biết bao! Ta không cho ai hay đâu.
Người kia bằng lòng nhận một trăm ngàn đồng tiền rồi rời cung. Sau đó gã đến cung Kevatta, lão này vừa đến cửa cung, đã bị cây tre quất vào lưng tét cả da thịt mà cũng không vào cung được, nên cũng lo lót một trăm ngàn đồng tiền . Cứ bằng cách này họ chiếm nhà khắp kinh thành, để đòi của đút lót, họ thu được chín mươi triệu đồng tiền vàng.
Sau đó bậc Đại Sĩ đi khắp kinh thành, rồi trở về cung. Vua hỏi ngài đã tìm ra chỗ chưa. Ngài bảo:
– Tâu Đại vương, dân chúng đều muốn dâng nhà cửa, nhưng khi chúng thần đến nhận gia sản, họ hết sức âu sầu, chúng thần không muốn gây nên sự bất mãn. Ngoài kinh thành, khoảng một dặm, giữa kinh thành và sông Hằng có một nơi chúng thần có thể xây cung điện cho Đại vương của chúng thần.
Vua nghe vậy liền đẹp ý, rồi ông nghĩ thầm: “Đánh nhau trong kinh thành thật nguy hiểm, vì khó phân biệt bạn thù, chứ ngoại thành thì dễ đánh, vậy ta sẽ đánh giết chúng ở ngoại thành”.
Thế là vua bảo:
– Được lắm, này Vương tử, cứ xây cung ở chốn đã tìm được.
– Tâu Đại vương, xin vâng lệnh. Nhưng dân chúng không được đến nơi chúng thần xây cất để kiếm củi hay cây thuốc, nếu không, chắc chắn sẽ có tranh chấp cãi cọ không hay gì cho Đại vương lẫn chúng thần.
– Tốt lắm, này Vương tử, cứ cấm hết lối ra vào phía ấy.
– Tâu Đại vương, bầy voi của chúng thần thích vui đùa dưới nước, nếu nước sông bị khuấy đục bẩn bùn và dân chúng than phiền vì Trí giả Mahosadha đến đây mà họ không có nước sạch để uống, thì xin Đại vương lượng thứ việc ấy.
Vua đáp:
– Được, cứ cho voi xuống vui chơi.
Rồi vua truyền đánh trống ra lệnh:
– Kẻ nào đến chỗ bậc Trí giả Mahosadha đang xây cung sẽ bị phạt một ngàn đồng tiền.
Sau đó, bậc Đại Sĩ tạ từ vua, cùng đám tùy tùng ra ngoài thành bắt đầu xây một thành trì ở nơi đã được dành riêng ra. Bên kia sông Hằng ngài đã xây một ngôi làng đặt tên là Gaggali. Nơi đó ngài dự trữ voi ngựa, xe pháo, trâu, bò.
Chính ngài đích thân xây thành ấy và giao cho mỗi người một phận sự. Khi đã phân chia nhiệm vụ xong, ngài bắt đầu xây đường hầm lớn, miệng hầm ở trên bờ sông Hằng, có sáu mươi ngàn quân sĩ đào hầm. Họ bỏ đất mới đào vào các bao da vứt xuống sông, hễ nơi nào đất được thả xuống thì bầy voi đến dẫm lên, khiến sông Hằng vẩn đục cả bùn. Dân chúng than phiền rằng từ khi ngài Mahosadha đến đây, họ không có nước sạch để uống, nước sông vấy bùn, phải làm sao đây? Quân thám tử của bậc Đại Sĩ bảo họ rằng bầy voi của ngài đang chơi đùa dưới nước làm khuấy bùn lên, cho nên nước mới đục.
Lúc bấy giờ mọi dự định của Bồ-tát đều được thành tựu, vì thế trong hầm mới, các rễ cây, sỏi đá đều chìm xuống đất. Lối vào đường hầm nhỏ ở bên trong kinh thành, có bảy trăm quân đang đào hầm nhỏ ấy. Họ mang đất trong bao da đổ vào thành, mỗi lần mang đến một đống, họ lại trộn với nước xây một bức thành để dùng vào việc khác.
Còn lối vào hầm lớn nằm trong kinh thành có cửa vào, cao mười tám gang tay, có máy móc để khi bấm một nút thì tất cả đều đóng chặt. Phía bên kia hầm được xây bằng gạch và hồ vữa, mái lợp ván, trét hồ vữa và sơn trắng. Bên trong có tám mươi cửa lớn và sáu mươi bốn cửa nhỏ, tất cả đều được đóng lại hoặc mở ra bằng một nút bấm. Trên mỗi phía đều có hàng trăm ổ đèn trang bị máy móc, để khi một đèn được bật sáng thì tất cả đều bật, khi một đèn được tắt thì tất cả đều tắt.
Mỗi phía có một trăm lẻ một gian phòng cho một trăm lẻ một chiến vương. Trong mỗi phòng đặt một tọa sàng đủ màu, trong đó lại có một trường kỷ lớn được che bằng lọng trắng, mỗi phòng lại có một chiếc ngai đặt gần trường kỷ lớn ấy, một tượng mỹ nhân, nếu không sờ tay vào thì không ai bảo các tượng đó không phải người thật.
Ngoài ra, trong mọi phía hầm, các họa sĩ tinh xảo đã vẽ đủ loại tranh: Cảnh huy hoàng của Thiên chủ Đế Thích, các miền núi Sineru (Tu-di), các biển cả cùng đại dương bốn châu, dãy Himavat (Tuyết Sơn), hồ Anotatta, núi Hồng Thổ, mặt trăng, mặt trời, cõi Tứ Thiên vương với sáu tầng trời cõi Dục và các thành phần trong đó.
Tất cả đều hiện ra trong địa đạo này, nền đất rải cát trắng như một phiến bạc, trên các mái đầy hoa sen nở. Hai bên có lều quán đủ loại, rải rác các rèm hoa lơ lững tỏa mùi thơm ngát. Như vậy họ trang hoàng địa đạo rực rỡ chẳng khác nào thiên đình Sudhamma (Thiện Pháp đường ở cõi trời ba mươi ba).
Lúc bấy giờ sau khi ba trăm thợ đóng ba trăm chiếc thuyền xong, họ liền chất đầy thuyền mọi dụng cụ sẵn sàng lúc cần đến, rồi đem xuống trình bậc Trí giả. Ngài dùng họ ở kinh thành, bảo họ giấu chúng ở một nơi bí mật để đưa chúng ra khi có lệnh ngài.
Trong kinh thành các hào nước, trường thành, hoàng môn, tháp canh, cung thất cho vương tử và nhà dân chúng, chuồng voi, hồ nước đều đã xong xuôi. Như vậy đại địa đạo và tiểu địa đạo cùng toàn kinh thành được xây xong trong bốn tháng .
Sau đó, bậc Đại Sĩ gởi sớ trình xin vua đến ngự.
Khi vua được sớ, ông rất đẹp lòng, liền cùng đoàn xa giá rầm rộ lên đường.
*
Bậc Đạo Sư bảo:
111. Vị Đại vương cùng bốn đạo binh,
Bấy giờ liền ngự giá du hành,
Cùng vô số cỗ xe hầu cận,
Đến viếng Kam-pil-la hiển vinh.
Vào giờ đã định, vua đến sông Hằng, bậc Đại Sĩ ra lệnh đón vua vào kinh thành ngài vừa xây xong. Vua vào cung hưởng một bữa tiệc cao lương mỹ vị và sau khi nghỉ ngơi một lát xong, về buổi chiều ông gửi thông điệp báo cho vua Cùlani biết ông đã đến.
Hết phần Chuyện Đường Hầm Vĩ Đại (Tiền thân Mahā-Ummagga) (6) (Mahā-Ummagga)