KINH BỔN SANH
(Chuyện Tiền Thân Đức Phật)
Jàtaka
Hòa Thượng Thích Minh Châu – Trần Phương Lan dịch
27. NĂM VỊ HIỀN NHÂN.
Bốn vị hiền thần lại bảo nhau:
– Gã thường dân lại càng cao danh vọng hơn nữa, ta phải làm sao đây?
Senaka bảo họ:
– Được rồi, ta đã có kế, ta cứ đến gặp gã và hỏi: Ta nên nói chuyện bí mật với ai? Nếu gã bảo: Không nên nói với ai cả, ta sẽ nói xấu để hại gã với đức vua và bảo gã là tên phản bội.
Cả bốn vị liền kéo đến nhà bậc Trí giả và chào ngài xong, liền bảo:
– Thưa bậc Trí giả, ta muốn hỏi bậc Trí giả một chuyện.
Ngài bảo:
– Xin cứ nói ngay.
Senaka nói:
– Thưa bậc Trí giả, con người phải an trú vững chắc ở đâu?
– Ở chân lý.
– Xong rồi, còn phải làm gì nữa?
– Phải tạo sự nghiệp.
– Rồi phải làm gì nữa?
– Phải học hỏi các lời khuyến thiện.
– Và sau đó nữa?
– Đừng nói với ai chuyện bí mật của mình.
– Xin đa tạ bậc Trí giả.
Họ nói xong sung sướng ra về và nghĩ: “Hôm nay ta sẽ tống cổ gã đi khuất mắt”. Rồi họ vào yết kiến vua và tâu:
– Tâu Đại vương, gã ấy là tên phản bội Đại vương.
Vua đáp:
– Trẫm không tin các khanh đâu, bậc Trí giả không bao giờ phản bội trẫm.
– Tâu Đại vương, xin hãy tin chúng thần vì đó là sự thật, nếu Đại vương không tin, xin cứ hỏi gã: “Ta nên nói điều bí mật với ai, nếu gã không phản bội, gã sẽ bảo nói với người này người nọ, còn nếu gã phản bội, gã sẽ bảo: “Không nên nói điều bí mật với ai cả. Khi nguyện ước đã thành tựu rồi mới nói được”. Xin Đại vương hãy tin chúng thần, đừng nghi ngờ gì nữa.
Thế là một ngày kia, khi cùng ngồi với các cận thần, vua đọc bài kệ đầu trong “Vấn đề của bậc Trí giả” Chương XX:
54. Năm vị hiền nhân họp buổi nay,
Vấn đề trẫm chợt nghĩ, nghe đây:
Cùng ai, bí mật nên bày tỏ,
Dù tốt xấu, hay dở, nói ngay!
Senaka muốn kéo vua về phe mình, liền ngâm kệ:
55. Xin Đại vương cho biết ý trời,
Muôn tâu Chúa thượng ở trên đời,
Là người bảo hộ, cưu mang nặng,
Năm trí giả mong hiểu ý ngài,
Cùng sở thích ngài, xin hãy nói,
Muôn tâu chúa tể cõi trần ai!
Vua vốn bản chất yếu đuối, liền ngâm kệ:
56. Nếu nữ nhân đức hạnh phục tùng,
Tuân theo ý nguyện của phu quân,
Đầy tình thân ái thì nên nói,
Điều bí mật, hay dở mặc lòng!
“Nhà vua theo phe ta rồi”. Senaka nghĩ thầm, sung sướng đọc câu kệ nói rõ lối xử thế của mình:
57. Ai bảo vệ người bệnh khốn cùng,
Là nguồn cấp dưỡng, chốn nương thân,
Thì nên bày tỏ cùng thân hữu.
Điều bí mật, hay dở mặc lòng.
Rồi vua lại hỏi Pukkasa:
– Hiền khanh nghĩ sao, Pukkasa? Phải nói chuyện bí mật với ai?
Pukkasa liền ngâm kệ:
58. Dù già hay trẻ, hoặc trung niên,
Nếu chú em đức hạnh, đáng khen,
Với chú em này, điều bí mật,
Dù là tốt xấu, hãy nêu lên.
Kế đó vua hỏi Kàvinda và ông ngâm kệ:
59. Khi đứa con vâng phục ý cha,
Con trai thành thật, trí cao xa,
Với con như vậy, thì nên nói,
Điều bí mật, dù tốt xấu mà.
Sau đó, vua hỏi Devinda và ông ngâm kệ:
60. Muôn tâu Chúa tể của quần sinh,
Nếu mẹ yêu con thật tận tình,
Đối với mẹ này, điều bí mật
Dở hay, có thể nói cho rành.
Sau khi hỏi bọn họ xong, vua hỏi:
– Này bậc Trí giả, con nghĩ sao về việc này?
Và ngài ngâm kệ:
61. Giữ gìn bí mật chính là hay,
Chẳng đáng khen cơ mật tỏ bày,
Người khôn phải giữ điều thầm kín,
Khi việc chưa thành tựu, khéo thay!
Sau lúc thực hành điều bí mật,
Khi người muốn, có thể nêu ngay.
Khi bậc Trí giả nói xong, vua phật ý nên nhìn Senaka và Senaka cũng nhìn lại vua. Bồ-tát thấy ngay điều này và nhận rõ sự thật là trước kia bốn kẻ này đã vu cáo ngài với vua, còn vấn đề này ắt hẳn cũng được đặt ra để thử ngài.
Lúc bấy giờ trong lúc họ đang đàm luận thì mặt trời đã lặn, đèn đã được thắp sáng. Ngài nghĩ thầm: Cung cách vua chúa thật khó lắm thay, chẳng ai còn biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa, thôi ta phải lo nhanh chân tẩu thoát mới được”.
Thế là ngài liền đứng dậy, vái chào vua rồi ra về, và nghĩ thầm: “Trong bốn vị này, người thì bảo phải nói với bạn, người thì bảo nói với anh em, người thì bảo với con trai, người thì bảo nói với mẹ, chắc hẳn họ đã làm hay thấy cái gì rồi, hoặc ta chắc chắn rằng họ đã nghe các kẻ kia kể những điều trông thấy. Thôi được rồi, ta phải tìm ra nội hôm nay”.
Lúc bấy giờ vào các ngày khác, khi bốn vị này ra khỏi cung, thường ngồi trên ống dẫn nước ở cửa cung, bàn bạc mưu kế trước khi về nhà, vì thế bậc Trí giả nghĩ rằng ngài phải núp dưới ống dẫn nước đó mới có thể biết được những chuyện bí mật của họ. Do vậy, ngài giở ống nước lên, trải một tấm nệm phía dưới và bò vào, ra lệnh cho quân hầu của ngài tìm ngài khi bốn vị kia ra về sau cuộc bàn bạc.
Đám quân hầu tuân lệnh ra đi. Trong lúc ấy Senaka tâu với vua:
– Tâu Đại vương, ngài không tin chúng thần, bây giờ Đại vương tính sao?
Vua liền công nhận lời của các kẻ gây hận thù này mà không cần tìm hiểu điều tra gì cả, hốt hoảng hỏi:
– Hiền khanh Senaka, bây giờ phải làm sao đây?
– Tâu Đại vương, phải giết nó đi, không được trì hoãn, không được tiết lộ với ai.
– Này Senaka, không ai lưu tâm đến quyền lợi của trẫm ngoài ái khanh. Vậy hiền khanh hãy đem thân hữu đến đợi ở cửa, sáng mai gã đến chầu trẫm, hãy lấy kiếm chặt đầu gã đi.
Nói xong, vua trao cho họ thanh bảo kiếm của mình.
– Tâu Đại vương, tuyệt quá. Đại vương chớ sợ gì, chúng thần quyết giết nó cho được.
Họ đồng bước ra và nói:
– Chúng ta đã tống cổ được kẻ thù đi rồi.
Và họ ngồi trên ống xối. Rồi Senaka hỏi:
– Này các hiền hữu, ai sẽ hạ thủ thằng đó?
Các vị kia đáp:
– Thưa Đại sư, chính ngài.
Họ giao trách nhiệm cho lão.
Senaka lại hỏi:
– Này các hiền hữu, các vị đã nói rằng nên tiết lộ bí mật với người nọ người kia, vậy các vị đã làm hay nghe thấy chuyện đó chăng?
– Thưa Đại Sư, đừng ngại gì, khi ngài bảo nên tiết lộ bí mật với một thân hữu, vậy chính ngài đã làm điều đó chăng?
– Điều ấy có liên quan gì đến các vị đâu? Lão hỏi.
Họ đồng đáp:
– Xin Đại Sư cho chúng tiểu đệ biết với.
Lão đáp:
– Giá như đức vua biết chuyện này thì đời ta phải tiêu ma.
– Xin Đại Sư đừng sợ, không ai ở đây tiết lộ bí mật của ngài đâu, xin Đại sư cho chúng tiểu đệ biết với.
Senaka liền đập trên ống xối và bảo;
– Nếu thằng nhà quê ấy núp dưới này thì sao?
– Thưa Đại Sư, thằng nhãi ấy đang hưởng vinh hoa, đời nào lại bò xuống dưới chỗ này làm gì? Chắc nó đang mê mẩn trong cảnh phú quý rồi, xin Đại Sư nói đi.
Senaka liền kể bí mật của mình ra:
-Các vị có biết cô ả bán phấn nọ trong kinh thành này chăng?
– Thưa Đại Sư, chúng đệ có biết.
– Giờ đây có ai thấy ả chăng?
– Thưa Đại Sư, không.
– Trong khóm Sà-la kia, ta đã ân ái cùng ả, sau đó giết ả đi để lấy nữ trang, ta đã buộc thành một gói đem về nhà treo trên chiếc ngà voi để trong phòng kia của tầng lầu nọ, nhưng ta chưa dùng chúng được cho đến khi câu chuyện chìm đi, ta đã tiết lộ tội ác này với một người bạn. Người này không nói với ai nữa, nên ta mới bảo là có thể tiết lộ bí mật với bạn.
Bậc Trí giả nghe chuyện bí mật của Senaka liền ghi nhớ thật kỹ. Sau đó Pukkasa kể bí mật của lão:
– Trên đùi đệ có một vết hủi lở. Buổi sáng em trai của đệ rửa ráy nó xong, bôi thuốc rồi băng lại mà chẳng hề nói với ai. Những khi đức vua yếu lòng, ngài kêu lên: “Này Pukkasa đến đây”. Và ngài thường đặt đầu lên đùi của đệ, nhưng nếu ngài biết, chắc ngài giết đệ mất. Mà chẳng ai biết trừ em trai của đệ, vì thế đệ nói: “Có thể kể chuyện bí mật với anh em”.
Kàvinda lại kể chuyện bí mật của lão:
– Về phần đệ, trong nửa tháng tối trời vào ngày trai giới, một con yêu quỷ tên Naradeva cứ cắn lấy đệ và đệ sủa như chó dại. Đệ kể chuyện với con trai đệ, nên con trai đệ mỗi khi thấy đệ bị quỷ ám, liền trói đệ trong nhà, rồi đóng cửa lại, tổ chức đám hội đông đảo để che lấp tiếng sủa ồn ào của đệ. Vì thế đệ mới nói là có thể tiết lộ bí mật với con trai..
Sau đó cả ba vị hỏi Devinda và ông tiết lộ bí mật.
– Đệ là viên tuần tra các đồ trang sức của đức vua và đệ đã trộm một viên ngọc thần ban phúc lộc, đó là tặng vật của Sakka Thiên chủ ban vua Kusa và đệ đã đem về cho mẹ. Mỗi khi đệ vào cung, mẹ của đệ lại trao cho đệ mà không nói với ai. Nhờ có viên ngọc ấy đệ tràn đầy phúc phận mỗi khi vào cung, Đức vua ban phán với đệ trước các vị, cho đệ tiêu dùng tám đồng tiền hoặc mười sáu hoặc ba mươi hai, hoặc sáu mươi bốn. Nếu Đức vua biết đệ lấy viên ngọc ấy, chắc đệ phải chết mất! Vì lẽ đó đệ bảo chuyện bí mật có thể nói với mẹ.
Bậc Đại Sĩ ghi nhớ cẩn thận mọi chuyện bí mật của họ, còn bọn họ, sau khi tiết lộ bí mật như thể mổ bụng phơi bày gan ruột rồi, liền đứng dậy đi về bảo nhau:
– Chắc chắn ta phải đến sớm mà giết thằng khốn đó mới được!
Khi họ đi rồi, đám quân hầu của bậc Trí giả đến lật ống xối lên đưa bậc Đại Sĩ về nhà. Ngài tắm rửa, thay áo quần ăn uống xong xuôi và ngài biết rằng chị ngài, hoàng hậu Udumbarì ngày hôm ấy sẽ gửi cho ngài một thông điệp từ hoàng cung, nên ngài cử người thân tín ra canh chừng, bảo gã thấy ai từ hoàng cung đến phải đưa vào trong lập tức. Rồi ngài nằm ngủ trên giường.
Lúc ấy vua cũng nằm trên vương sàn nhớ lại công đức của bậc Trí giả: “Bậc Trí giả Mahosadha đã phụng sự ta từ khi mới bảy tuổi, chưa bao giờ làm gì sai trái cả. Khi nữ thần hỏi ta, giá như không có bậc Trí giả thì ta đã chết rồi, nay tin theo lời các kẻ báo thù, trao kiếm cho chúng rồi ra lệnh giết bậc Trí giả vô thượng, thật là chuyện ta chẳng nên làm, từ ngày mai ta chẳng còn thấy bậc Trí giả nữa”. Ngài buồn bã, mồ hôi đổ ra như tắm, lòng nặng trĩu ưu phiền, ngài thấy bất an. Hoàng hậu Udumbarì ở bên cạnh ngài trên long sàng, thấy tâm trạng ngài như vậy, liền hỏi:
– Tâu Đại vương, thần thiếp có làm gì xúc phạm đến Đại vương chăng? Chẳng hay việc gì khiến Đại vương sầu muộn?
Rồi bà ngâm kệ:
62. Vì sao lo lắng, tâu Quân vương?
Thần thiếp chẳng nghe giọng Chúa công,
Hoàng thượng nghĩ gì sinh khổ não,
Có gì lầm lỗi, thiếp làm chăng?
Vua liền ngâm kệ:
63. Chúng tâu: “Trí giả Đại Sa-dha
Phải bị giết ngay vì đức vua”,
Đệ nhất hiền nhân, ta xử trảm,
Khi ta nghĩ vậy, trí buồn lo.
Không gì lầm lỗi từ khanh cả,
Hỡi ái hậu yêu dấu của ta.
Nghĩ đến việc này, trẫm buồn phiền lắm, Ái khanh không có lỗi gì.
Nghe xong, nỗi sầu muộn âu lo vì bậc Đại Sĩ đè nặng bà như cả tảng đá, bà nghĩ thầm: “Ta biết kế an ủi đức vua rồi, khi ngài ngủ ta sẽ gửi thông điệp cho em ta”. Bà liền thưa:
– Tâu Đại vương, chính nhờ Đại vương trọng dụng mà gã thường dân ấy được lên đài vinh quang, Đại vương phong gã làm tổng tư lệnh. Bây giờ họ bảo gã đã trở thành kẻ thù của Đại vương. Không có kẻ thù nào không đáng kể đâu, phải giết gã đi, vậy xin Đại vương đừng ưu phiền.
Nàng cứ thế an ủi vua, khiến nỗi buồn của vua vơi dần và ngài ngủ thiếp đi, hoàng hậu Cây Sung liền trở dậy về phòng bà viết thư báo tin như sau: Mahosadha, bốn vị hiền thần đã vu cáo hiền đệ, khiến đức vua phẫn nộ, ngày mai ra lệnh giết hiền đệ tại cửa cung. Vậy đừng vào cung sáng mai, hoặc hiền đệ có đến, thì phải đặt toàn kinh thành dưới quyền điều khiển của hiền đệ.
Bà đặt thư trong gói kẹo, buộc dây, bỏ vào một cái bình mới, rảy nước hoa xong, dán kín lại, trao cho một nữ tỳ và dặn:
– Đem gói kẹo này cho em ta.
Nàng ấy tuân lệnh. Ta không lạ gì chuyện nàng ấy ra khỏi cung ban đêm, vì vua đã ban đặc ân này cho hoàng hậu, nên không ai cản trở nàng. Bồ-tát nhận được quà tặng ấy, rồi bảo tỳ nữ ra về. Nàng này về tường trình việc đã giao xong, lúc ấy hoàng hậu trở lại nằm cạnh vua. Bồ-tát mở gói kẹo, đọc thư xong hiểu rõ mọi chuyện, sau khi tính toán mọi việc phải làm rồi ngài đi nghỉ.
Sáng hôm sau, bốn vị hiền thần cầm kiếm đứng ở cung môn, nhưng không thấy bậc Trí giả, họ thất vọng buồn bã đi vào yết kiến vua.
Vua hỏi:
– Này, tên khốn kiếp ấy đã bị giết chưa?
Họ đáp:
– Tâu Đại vương, chúng thần không thấy gã đâu cả.
Còn bậc Đại Sĩ, lúc tảng sáng, nắm toàn binh lực trong tay, cử quân thị vệ khắp nơi, rồi ngài lên xe cùng đoàn tùy tùng rầm rộ uy nghi tiến vào cung môn. Vua đứng nhìn ra từ cửa sổ. Khi ấy bậc Đại Sĩ xuống xe liền vái chào vua và vua nghĩ thầm: “Nếu gã là kẻ thù của ta, thì gã đã không vái chào ta”. Rồi vua cho mời ngài vào, xong ngồi trên ngai. Bậc Đại Sĩ bước vào, ngồi qua một bên, bốn vị hiền thần cùng ngồi xuống đó. Vua làm như thể không biết chuyện gì cả, ngài bảo:
– Này vương nhi, hôm qua vương nhi bỏ ra về, hôm nay lại đến đây, tại sao vương nhi thờ ơ đối với ta như vậy?
Rồi vua ngâm kệ:
64. Chiều tối hôm qua, con đã đi,
Bây giờ lại đến, hỡi vương nhi!
Điều gì lo sợ trong tâm trí,
Hoặc giả con nghe nói những gì?
Ai bảo con làm, này Trí giả,
Nào ta lắng đợi, nói ngay đi!
Bậc Đại Sĩ bảo:
-Tâu Đại vương, Đại vương đã nghe lời bốn hiền thần này, ra lệnh giết tiểu thần vì thế tiểu thần không đến.
Rồi ngài ngâm kệ trách vua:
65. Bậc hiền trí Đại O-sadha,
Phải bị giết ngay, nếu tối qua,
Ngài kể chuyện này cho chánh hậu,
Thì điều bí mật bị phơi ra!
Vua nghe vậy giận dữ nhìn hoàng hậu, cho rằng có lẽ bà đã nhắn tin này lập tức cho ngài. Thấy vậy bậc Đại Sĩ bảo:
– Tâu Đại vương, tại sao Đại vương nổi thịnh nộ với hoàng hậu? Tiểu thần biết việc quá khứ, hiện tại và vị lai mà. Giả sử hoàng hậu tiết lộ bí mật của Đại vương, thì ai tiết lộ bí mật của các vị Senaka, Pukkusa và đồng bọn? Nhưng tiểu thần biết hết cả.
Rồi ngài kể chuyện bí mật của Senaka qua câu kệ:
66. Tội ác bạo tàn Se-na-ka,
Đã làm trong bụi rậm Sà-la,
Lão cho bạn biết nơi thầm kín,
Thần đã nghe: cơ mật lộ ra!
Nhìn Senaka, vua hỏi:
– Có thật không?
– Tâu Đại vương, có thật.
Vua ra lệnh bắt giam lão lại. Rồi bậc Đại Sĩ kể chuyện bí mật của Pukkusa qua vần kệ:
67. Trong người này, lão Pu-ku-sa,
Có một bệnh không thích hợp cho,
Một đấng quân vương nào đụng chạm,
Lão đem bí mật nói riêng tư,
Cho em mình biết, điều thầm kín,
Thần đã nghe, được tiết lộ ra.
Vua nhìn lão và hỏi:
– Có đúng không?
– Tâu Đại vương, đúng.
Vua lại bắt giam lão. Rồi bậc Trí giả kể bí mật của Kàvinda qua vần kệ:
68. Kẻ kia bệnh hoạn, tính tà gian,
Bị quỷ Na-ra ám ảnh tâm,
Lão nói cho con điều bí mật,
Thần nghe bí mật bị phơi trần!
Vua hỏi:
– Có đúng không Kàvinda?
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, đúng.
Vua lại bắt giam lão. Bấy giờ bậc Trí giả nói chuyện bí mật của Devinda qua vần kệ:
69. Bát giác ngọc thần ấy thuở xưa,
Thượng hoàng được tặng bởi Sak-ka,
De-vin-da giữ trong tay lão,
Lão kể chuyện kia với mẹ già,
Trong chỗ kín, thần nghe thấy được,
Điều cơ mật ấy được phôi ra!
– Có đúng không Devinda? Vua hỏi.
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, đúng.
Thế là vua bắt giam lão. Như vậy, những kẻ âm mưu giết Bồ-tát đều bị giam cầm. Bồ-tát lại nói:
– Vì thế tiểu thần bảo là ta không nên tiết lộ bí mật với ai cả, kẻ nào bảo phải tiết lộ bí mật, kẻ đó sẽ bị suy tàn.
Rồi ngài ngâm các vần kệ tuyên thuyết đạo lý cao siêu hơn:
70. Giữ điều bí mật mới là hay,
Bí mật không nên được tỏ bày,
Người trí phải duy trì bí mật,
Khi người thành tựu mục tiêu này,
Thì người hãy nói như mình muốn.
Vậy chớ phơi ra bí mật vầy,
Phải giữ nó như kho bảo vật,
Người khôn chẳng lộ việc riêng tây.
71. Người trí chẳng nên nói lộ ra,
Một điều bí mật với đàn bà,
Với cừu địch, người ham tư lợi,
Hoặc bởi tình thân ái thiết tha.
Người tiết lộ ra điều bí mật,
Vì lo sợ bạn chẳng tin ta,
Về sau phải chịu làm nô lệ,
Cho chính kẻ kia thật dại khờ!
72. Càng nhiều người biết chuyện riêng tư,
Càng có thêm nhiều mối sợ lo,
Vậy chẳng nên phơi bày bí mật,
Ban ngày hãy đến một nơi xa,
Nói điều bí mật, còn đêm tối,
Hãy nói giọng nho nhỏ ấy mà,
Vì lắm người nghe lời nói ấy,
Nên lời ấy thoáng chốc tuôn ra.
Khi vua nghe bậc Đại Sĩ nói xong, liền nổi trận lôi đình và nghĩ thầm: “Các tên kia phản bội quân vương mà lại bảo bậc Trí giả phản bội ta”. Vua liền bảo:
– Đem chúng ra khỏi thành đóng cọc qua thân chúng hay chặt đầu đi.
Bậc Trí giả thưa:
– Tâu Đại vương, họ là những cựu Đại thần của Đại vương, xin tha tội cho họ.
Vua chấp thuận, cho họ làm nô lệ, rồi phóng thích họ ra. Vua lại bảo:
– Thôi, chúng không được sống trong quốc độ ta nữa.
Rồi vua ban lệnh đuổi họ đi. Nhưng bậc Trí giả van xin vua tha tội lỗi mù quáng của họ, ngài xoa dịu vua và thuyết phục vua cho họ phục hồi chức vị cũ. Vua rất đẹp ý vì bậc Trí giả: đối với các kẻ thù ngài mà ngài từ bi như vậy, huống gì đối với các người khác. Từ đó, bốn vị hiền nhân như rắn mất răng, nọc độc đã hết, nên không còn nói gì được nữa, ta cũng biết vậy.
Đến đây chấm dứt Vấn đề Năm vị Hiền nhân hay chuyện Đại vu cáo.
Bốn vị hiền thần lại bảo nhau:
– Gã thường dân lại càng cao danh vọng hơn nữa, ta phải làm sao đây?
Senaka bảo họ:
– Được rồi, ta đã có kế, ta cứ đến gặp gã và hỏi: Ta nên nói chuyện bí mật với ai? Nếu gã bảo: Không nên nói với ai cả, ta sẽ nói xấu để hại gã với đức vua và bảo gã là tên phản bội.
Cả bốn vị liền kéo đến nhà bậc Trí giả và chào ngài xong, liền bảo:
– Thưa bậc Trí giả, ta muốn hỏi bậc Trí giả một chuyện.
Ngài bảo:
– Xin cứ nói ngay.
Senaka nói:
– Thưa bậc Trí giả, con người phải an trú vững chắc ở đâu?
– Ở chân lý.
– Xong rồi, còn phải làm gì nữa?
– Phải tạo sự nghiệp.
– Rồi phải làm gì nữa?
– Phải học hỏi các lời khuyến thiện.
– Và sau đó nữa?
– Đừng nói với ai chuyện bí mật của mình.
– Xin đa tạ bậc Trí giả.
Họ nói xong sung sướng ra về và nghĩ: “Hôm nay ta sẽ tống cổ gã đi khuất mắt”. Rồi họ vào yết kiến vua và tâu:
– Tâu Đại vương, gã ấy là tên phản bội Đại vương.
Vua đáp:
– Trẫm không tin các khanh đâu, bậc Trí giả không bao giờ phản bội trẫm.
– Tâu Đại vương, xin hãy tin chúng thần vì đó là sự thật, nếu Đại vương không tin, xin cứ hỏi gã: “Ta nên nói điều bí mật với ai, nếu gã không phản bội, gã sẽ bảo nói với người này người nọ, còn nếu gã phản bội, gã sẽ bảo: “Không nên nói điều bí mật với ai cả. Khi nguyện ước đã thành tựu rồi mới nói được”. Xin Đại vương hãy tin chúng thần, đừng nghi ngờ gì nữa.
Thế là một ngày kia, khi cùng ngồi với các cận thần, vua đọc bài kệ đầu trong “Vấn đề của bậc Trí giả” Chương XX:
54. Năm vị hiền nhân họp buổi nay,
Vấn đề trẫm chợt nghĩ, nghe đây:
Cùng ai, bí mật nên bày tỏ,
Dù tốt xấu, hay dở, nói ngay!
Senaka muốn kéo vua về phe mình, liền ngâm kệ:
55. Xin Đại vương cho biết ý trời,
Muôn tâu Chúa thượng ở trên đời,
Là người bảo hộ, cưu mang nặng,
Năm trí giả mong hiểu ý ngài,
Cùng sở thích ngài, xin hãy nói,
Muôn tâu chúa tể cõi trần ai!
Vua vốn bản chất yếu đuối, liền ngâm kệ:
56. Nếu nữ nhân đức hạnh phục tùng,
Tuân theo ý nguyện của phu quân,
Đầy tình thân ái thì nên nói,
Điều bí mật, hay dở mặc lòng!
“Nhà vua theo phe ta rồi”. Senaka nghĩ thầm, sung sướng đọc câu kệ nói rõ lối xử thế của mình:
57. Ai bảo vệ người bệnh khốn cùng,
Là nguồn cấp dưỡng, chốn nương thân,
Thì nên bày tỏ cùng thân hữu.
Điều bí mật, hay dở mặc lòng.
Rồi vua lại hỏi Pukkasa:
– Hiền khanh nghĩ sao, Pukkasa? Phải nói chuyện bí mật với ai?
Pukkasa liền ngâm kệ:
58. Dù già hay trẻ, hoặc trung niên,
Nếu chú em đức hạnh, đáng khen,
Với chú em này, điều bí mật,
Dù là tốt xấu, hãy nêu lên.
Kế đó vua hỏi Kàvinda và ông ngâm kệ:
59. Khi đứa con vâng phục ý cha,
Con trai thành thật, trí cao xa,
Với con như vậy, thì nên nói,
Điều bí mật, dù tốt xấu mà.
Sau đó, vua hỏi Devinda và ông ngâm kệ:
60. Muôn tâu Chúa tể của quần sinh,
Nếu mẹ yêu con thật tận tình,
Đối với mẹ này, điều bí mật
Dở hay, có thể nói cho rành.
Sau khi hỏi bọn họ xong, vua hỏi:
– Này bậc Trí giả, con nghĩ sao về việc này?
Và ngài ngâm kệ:
61. Giữ gìn bí mật chính là hay,
Chẳng đáng khen cơ mật tỏ bày,
Người khôn phải giữ điều thầm kín,
Khi việc chưa thành tựu, khéo thay!
Sau lúc thực hành điều bí mật,
Khi người muốn, có thể nêu ngay.
Khi bậc Trí giả nói xong, vua phật ý nên nhìn Senaka và Senaka cũng nhìn lại vua. Bồ-tát thấy ngay điều này và nhận rõ sự thật là trước kia bốn kẻ này đã vu cáo ngài với vua, còn vấn đề này ắt hẳn cũng được đặt ra để thử ngài.
Lúc bấy giờ trong lúc họ đang đàm luận thì mặt trời đã lặn, đèn đã được thắp sáng. Ngài nghĩ thầm: Cung cách vua chúa thật khó lắm thay, chẳng ai còn biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa, thôi ta phải lo nhanh chân tẩu thoát mới được”.
Thế là ngài liền đứng dậy, vái chào vua rồi ra về, và nghĩ thầm: “Trong bốn vị này, người thì bảo phải nói với bạn, người thì bảo nói với anh em, người thì bảo với con trai, người thì bảo nói với mẹ, chắc hẳn họ đã làm hay thấy cái gì rồi, hoặc ta chắc chắn rằng họ đã nghe các kẻ kia kể những điều trông thấy. Thôi được rồi, ta phải tìm ra nội hôm nay”.
Lúc bấy giờ vào các ngày khác, khi bốn vị này ra khỏi cung, thường ngồi trên ống dẫn nước ở cửa cung, bàn bạc mưu kế trước khi về nhà, vì thế bậc Trí giả nghĩ rằng ngài phải núp dưới ống dẫn nước đó mới có thể biết được những chuyện bí mật của họ. Do vậy, ngài giở ống nước lên, trải một tấm nệm phía dưới và bò vào, ra lệnh cho quân hầu của ngài tìm ngài khi bốn vị kia ra về sau cuộc bàn bạc.
Đám quân hầu tuân lệnh ra đi. Trong lúc ấy Senaka tâu với vua:
– Tâu Đại vương, ngài không tin chúng thần, bây giờ Đại vương tính sao?
Vua liền công nhận lời của các kẻ gây hận thù này mà không cần tìm hiểu điều tra gì cả, hốt hoảng hỏi:
– Hiền khanh Senaka, bây giờ phải làm sao đây?
– Tâu Đại vương, phải giết nó đi, không được trì hoãn, không được tiết lộ với ai.
– Này Senaka, không ai lưu tâm đến quyền lợi của trẫm ngoài ái khanh. Vậy hiền khanh hãy đem thân hữu đến đợi ở cửa, sáng mai gã đến chầu trẫm, hãy lấy kiếm chặt đầu gã đi.
Nói xong, vua trao cho họ thanh bảo kiếm của mình.
– Tâu Đại vương, tuyệt quá. Đại vương chớ sợ gì, chúng thần quyết giết nó cho được.
Họ đồng bước ra và nói:
– Chúng ta đã tống cổ được kẻ thù đi rồi.
Và họ ngồi trên ống xối. Rồi Senaka hỏi:
– Này các hiền hữu, ai sẽ hạ thủ thằng đó?
Các vị kia đáp:
– Thưa Đại sư, chính ngài.
Họ giao trách nhiệm cho lão.
Senaka lại hỏi:
– Này các hiền hữu, các vị đã nói rằng nên tiết lộ bí mật với người nọ người kia, vậy các vị đã làm hay nghe thấy chuyện đó chăng?
– Thưa Đại Sư, đừng ngại gì, khi ngài bảo nên tiết lộ bí mật với một thân hữu, vậy chính ngài đã làm điều đó chăng?
– Điều ấy có liên quan gì đến các vị đâu? Lão hỏi.
Họ đồng đáp:
– Xin Đại Sư cho chúng tiểu đệ biết với.
Lão đáp:
– Giá như đức vua biết chuyện này thì đời ta phải tiêu ma.
– Xin Đại Sư đừng sợ, không ai ở đây tiết lộ bí mật của ngài đâu, xin Đại sư cho chúng tiểu đệ biết với.
Senaka liền đập trên ống xối và bảo;
– Nếu thằng nhà quê ấy núp dưới này thì sao?
– Thưa Đại Sư, thằng nhãi ấy đang hưởng vinh hoa, đời nào lại bò xuống dưới chỗ này làm gì? Chắc nó đang mê mẩn trong cảnh phú quý rồi, xin Đại Sư nói đi.
Senaka liền kể bí mật của mình ra:
-Các vị có biết cô ả bán phấn nọ trong kinh thành này chăng?
– Thưa Đại Sư, chúng đệ có biết.
– Giờ đây có ai thấy ả chăng?
– Thưa Đại Sư, không.
– Trong khóm Sà-la kia, ta đã ân ái cùng ả, sau đó giết ả đi để lấy nữ trang, ta đã buộc thành một gói đem về nhà treo trên chiếc ngà voi để trong phòng kia của tầng lầu nọ, nhưng ta chưa dùng chúng được cho đến khi câu chuyện chìm đi, ta đã tiết lộ tội ác này với một người bạn. Người này không nói với ai nữa, nên ta mới bảo là có thể tiết lộ bí mật với bạn.
Bậc Trí giả nghe chuyện bí mật của Senaka liền ghi nhớ thật kỹ. Sau đó Pukkasa kể bí mật của lão:
– Trên đùi đệ có một vết hủi lở. Buổi sáng em trai của đệ rửa ráy nó xong, bôi thuốc rồi băng lại mà chẳng hề nói với ai. Những khi đức vua yếu lòng, ngài kêu lên: “Này Pukkasa đến đây”. Và ngài thường đặt đầu lên đùi của đệ, nhưng nếu ngài biết, chắc ngài giết đệ mất. Mà chẳng ai biết trừ em trai của đệ, vì thế đệ nói: “Có thể kể chuyện bí mật với anh em”.
Kàvinda lại kể chuyện bí mật của lão:
– Về phần đệ, trong nửa tháng tối trời vào ngày trai giới, một con yêu quỷ tên Naradeva cứ cắn lấy đệ và đệ sủa như chó dại. Đệ kể chuyện với con trai đệ, nên con trai đệ mỗi khi thấy đệ bị quỷ ám, liền trói đệ trong nhà, rồi đóng cửa lại, tổ chức đám hội đông đảo để che lấp tiếng sủa ồn ào của đệ. Vì thế đệ mới nói là có thể tiết lộ bí mật với con trai..
Sau đó cả ba vị hỏi Devinda và ông tiết lộ bí mật.
– Đệ là viên tuần tra các đồ trang sức của đức vua và đệ đã trộm một viên ngọc thần ban phúc lộc, đó là tặng vật của Sakka Thiên chủ ban vua Kusa và đệ đã đem về cho mẹ. Mỗi khi đệ vào cung, mẹ của đệ lại trao cho đệ mà không nói với ai. Nhờ có viên ngọc ấy đệ tràn đầy phúc phận mỗi khi vào cung, Đức vua ban phán với đệ trước các vị, cho đệ tiêu dùng tám đồng tiền hoặc mười sáu hoặc ba mươi hai, hoặc sáu mươi bốn. Nếu Đức vua biết đệ lấy viên ngọc ấy, chắc đệ phải chết mất! Vì lẽ đó đệ bảo chuyện bí mật có thể nói với mẹ.
Bậc Đại Sĩ ghi nhớ cẩn thận mọi chuyện bí mật của họ, còn bọn họ, sau khi tiết lộ bí mật như thể mổ bụng phơi bày gan ruột rồi, liền đứng dậy đi về bảo nhau:
– Chắc chắn ta phải đến sớm mà giết thằng khốn đó mới được!
Khi họ đi rồi, đám quân hầu của bậc Trí giả đến lật ống xối lên đưa bậc Đại Sĩ về nhà. Ngài tắm rửa, thay áo quần ăn uống xong xuôi và ngài biết rằng chị ngài, hoàng hậu Udumbarì ngày hôm ấy sẽ gửi cho ngài một thông điệp từ hoàng cung, nên ngài cử người thân tín ra canh chừng, bảo gã thấy ai từ hoàng cung đến phải đưa vào trong lập tức. Rồi ngài nằm ngủ trên giường.
Lúc ấy vua cũng nằm trên vương sàn nhớ lại công đức của bậc Trí giả: “Bậc Trí giả Mahosadha đã phụng sự ta từ khi mới bảy tuổi, chưa bao giờ làm gì sai trái cả. Khi nữ thần hỏi ta, giá như không có bậc Trí giả thì ta đã chết rồi, nay tin theo lời các kẻ báo thù, trao kiếm cho chúng rồi ra lệnh giết bậc Trí giả vô thượng, thật là chuyện ta chẳng nên làm, từ ngày mai ta chẳng còn thấy bậc Trí giả nữa”. Ngài buồn bã, mồ hôi đổ ra như tắm, lòng nặng trĩu ưu phiền, ngài thấy bất an. Hoàng hậu Udumbarì ở bên cạnh ngài trên long sàng, thấy tâm trạng ngài như vậy, liền hỏi:
– Tâu Đại vương, thần thiếp có làm gì xúc phạm đến Đại vương chăng? Chẳng hay việc gì khiến Đại vương sầu muộn?
Rồi bà ngâm kệ:
62. Vì sao lo lắng, tâu Quân vương?
Thần thiếp chẳng nghe giọng Chúa công,
Hoàng thượng nghĩ gì sinh khổ não,
Có gì lầm lỗi, thiếp làm chăng?
Vua liền ngâm kệ:
63. Chúng tâu: “Trí giả Đại Sa-dha
Phải bị giết ngay vì đức vua”,
Đệ nhất hiền nhân, ta xử trảm,
Khi ta nghĩ vậy, trí buồn lo.
Không gì lầm lỗi từ khanh cả,
Hỡi ái hậu yêu dấu của ta.
Nghĩ đến việc này, trẫm buồn phiền lắm, Ái khanh không có lỗi gì.
Nghe xong, nỗi sầu muộn âu lo vì bậc Đại Sĩ đè nặng bà như cả tảng đá, bà nghĩ thầm: “Ta biết kế an ủi đức vua rồi, khi ngài ngủ ta sẽ gửi thông điệp cho em ta”. Bà liền thưa:
– Tâu Đại vương, chính nhờ Đại vương trọng dụng mà gã thường dân ấy được lên đài vinh quang, Đại vương phong gã làm tổng tư lệnh. Bây giờ họ bảo gã đã trở thành kẻ thù của Đại vương. Không có kẻ thù nào không đáng kể đâu, phải giết gã đi, vậy xin Đại vương đừng ưu phiền.
Nàng cứ thế an ủi vua, khiến nỗi buồn của vua vơi dần và ngài ngủ thiếp đi, hoàng hậu Cây Sung liền trở dậy về phòng bà viết thư báo tin như sau: Mahosadha, bốn vị hiền thần đã vu cáo hiền đệ, khiến đức vua phẫn nộ, ngày mai ra lệnh giết hiền đệ tại cửa cung. Vậy đừng vào cung sáng mai, hoặc hiền đệ có đến, thì phải đặt toàn kinh thành dưới quyền điều khiển của hiền đệ.
Bà đặt thư trong gói kẹo, buộc dây, bỏ vào một cái bình mới, rảy nước hoa xong, dán kín lại, trao cho một nữ tỳ và dặn:
– Đem gói kẹo này cho em ta.
Nàng ấy tuân lệnh. Ta không lạ gì chuyện nàng ấy ra khỏi cung ban đêm, vì vua đã ban đặc ân này cho hoàng hậu, nên không ai cản trở nàng. Bồ-tát nhận được quà tặng ấy, rồi bảo tỳ nữ ra về. Nàng này về tường trình việc đã giao xong, lúc ấy hoàng hậu trở lại nằm cạnh vua. Bồ-tát mở gói kẹo, đọc thư xong hiểu rõ mọi chuyện, sau khi tính toán mọi việc phải làm rồi ngài đi nghỉ.
Sáng hôm sau, bốn vị hiền thần cầm kiếm đứng ở cung môn, nhưng không thấy bậc Trí giả, họ thất vọng buồn bã đi vào yết kiến vua.
Vua hỏi:
– Này, tên khốn kiếp ấy đã bị giết chưa?
Họ đáp:
– Tâu Đại vương, chúng thần không thấy gã đâu cả.
Còn bậc Đại Sĩ, lúc tảng sáng, nắm toàn binh lực trong tay, cử quân thị vệ khắp nơi, rồi ngài lên xe cùng đoàn tùy tùng rầm rộ uy nghi tiến vào cung môn. Vua đứng nhìn ra từ cửa sổ. Khi ấy bậc Đại Sĩ xuống xe liền vái chào vua và vua nghĩ thầm: “Nếu gã là kẻ thù của ta, thì gã đã không vái chào ta”. Rồi vua cho mời ngài vào, xong ngồi trên ngai. Bậc Đại Sĩ bước vào, ngồi qua một bên, bốn vị hiền thần cùng ngồi xuống đó. Vua làm như thể không biết chuyện gì cả, ngài bảo:
– Này vương nhi, hôm qua vương nhi bỏ ra về, hôm nay lại đến đây, tại sao vương nhi thờ ơ đối với ta như vậy?
Rồi vua ngâm kệ:
64. Chiều tối hôm qua, con đã đi,
Bây giờ lại đến, hỡi vương nhi!
Điều gì lo sợ trong tâm trí,
Hoặc giả con nghe nói những gì?
Ai bảo con làm, này Trí giả,
Nào ta lắng đợi, nói ngay đi!
Bậc Đại Sĩ bảo:
-Tâu Đại vương, Đại vương đã nghe lời bốn hiền thần này, ra lệnh giết tiểu thần vì thế tiểu thần không đến.
Rồi ngài ngâm kệ trách vua:
65. Bậc hiền trí Đại O-sadha,
Phải bị giết ngay, nếu tối qua,
Ngài kể chuyện này cho chánh hậu,
Thì điều bí mật bị phơi ra!
Vua nghe vậy giận dữ nhìn hoàng hậu, cho rằng có lẽ bà đã nhắn tin này lập tức cho ngài. Thấy vậy bậc Đại Sĩ bảo:
– Tâu Đại vương, tại sao Đại vương nổi thịnh nộ với hoàng hậu? Tiểu thần biết việc quá khứ, hiện tại và vị lai mà. Giả sử hoàng hậu tiết lộ bí mật của Đại vương, thì ai tiết lộ bí mật của các vị Senaka, Pukkusa và đồng bọn? Nhưng tiểu thần biết hết cả.
Rồi ngài kể chuyện bí mật của Senaka qua câu kệ:
66. Tội ác bạo tàn Se-na-ka,
Đã làm trong bụi rậm Sà-la,
Lão cho bạn biết nơi thầm kín,
Thần đã nghe: cơ mật lộ ra!
Nhìn Senaka, vua hỏi:
– Có thật không?
– Tâu Đại vương, có thật.
Vua ra lệnh bắt giam lão lại. Rồi bậc Đại Sĩ kể chuyện bí mật của Pukkusa qua vần kệ:
67. Trong người này, lão Pu-ku-sa,
Có một bệnh không thích hợp cho,
Một đấng quân vương nào đụng chạm,
Lão đem bí mật nói riêng tư,
Cho em mình biết, điều thầm kín,
Thần đã nghe, được tiết lộ ra.
Vua nhìn lão và hỏi:
– Có đúng không?
– Tâu Đại vương, đúng.
Vua lại bắt giam lão. Rồi bậc Trí giả kể bí mật của Kàvinda qua vần kệ:
68. Kẻ kia bệnh hoạn, tính tà gian,
Bị quỷ Na-ra ám ảnh tâm,
Lão nói cho con điều bí mật,
Thần nghe bí mật bị phơi trần!
Vua hỏi:
– Có đúng không Kàvinda?
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, đúng.
Vua lại bắt giam lão. Bấy giờ bậc Trí giả nói chuyện bí mật của Devinda qua vần kệ:
69. Bát giác ngọc thần ấy thuở xưa,
Thượng hoàng được tặng bởi Sak-ka,
De-vin-da giữ trong tay lão,
Lão kể chuyện kia với mẹ già,
Trong chỗ kín, thần nghe thấy được,
Điều cơ mật ấy được phôi ra!
– Có đúng không Devinda? Vua hỏi.
Lão đáp:
– Tâu Đại vương, đúng.
Thế là vua bắt giam lão. Như vậy, những kẻ âm mưu giết Bồ-tát đều bị giam cầm. Bồ-tát lại nói:
– Vì thế tiểu thần bảo là ta không nên tiết lộ bí mật với ai cả, kẻ nào bảo phải tiết lộ bí mật, kẻ đó sẽ bị suy tàn.
Rồi ngài ngâm các vần kệ tuyên thuyết đạo lý cao siêu hơn:
70. Giữ điều bí mật mới là hay,
Bí mật không nên được tỏ bày,
Người trí phải duy trì bí mật,
Khi người thành tựu mục tiêu này,
Thì người hãy nói như mình muốn.
Vậy chớ phơi ra bí mật vầy,
Phải giữ nó như kho bảo vật,
Người khôn chẳng lộ việc riêng tây.
71. Người trí chẳng nên nói lộ ra,
Một điều bí mật với đàn bà,
Với cừu địch, người ham tư lợi,
Hoặc bởi tình thân ái thiết tha.
Người tiết lộ ra điều bí mật,
Vì lo sợ bạn chẳng tin ta,
Về sau phải chịu làm nô lệ,
Cho chính kẻ kia thật dại khờ!
72. Càng nhiều người biết chuyện riêng tư,
Càng có thêm nhiều mối sợ lo,
Vậy chẳng nên phơi bày bí mật,
Ban ngày hãy đến một nơi xa,
Nói điều bí mật, còn đêm tối,
Hãy nói giọng nho nhỏ ấy mà,
Vì lắm người nghe lời nói ấy,
Nên lời ấy thoáng chốc tuôn ra.
Khi vua nghe bậc Đại Sĩ nói xong, liền nổi trận lôi đình và nghĩ thầm: “Các tên kia phản bội quân vương mà lại bảo bậc Trí giả phản bội ta”. Vua liền bảo:
– Đem chúng ra khỏi thành đóng cọc qua thân chúng hay chặt đầu đi.
Bậc Trí giả thưa:
– Tâu Đại vương, họ là những cựu Đại thần của Đại vương, xin tha tội cho họ.
Vua chấp thuận, cho họ làm nô lệ, rồi phóng thích họ ra. Vua lại bảo:
– Thôi, chúng không được sống trong quốc độ ta nữa.
Rồi vua ban lệnh đuổi họ đi. Nhưng bậc Trí giả van xin vua tha tội lỗi mù quáng của họ, ngài xoa dịu vua và thuyết phục vua cho họ phục hồi chức vị cũ. Vua rất đẹp ý vì bậc Trí giả: đối với các kẻ thù ngài mà ngài từ bi như vậy, huống gì đối với các người khác. Từ đó, bốn vị hiền nhân như rắn mất răng, nọc độc đã hết, nên không còn nói gì được nữa, ta cũng biết vậy.
Đến đây chấm dứt Vấn đề Năm vị Hiền nhân hay chuyện Đại vu cáo.
Hết phần Chuyện Đường Hầm Vĩ Đại (Tiền thân Mahā-Ummagga) (4) (Mahā-Ummagga)