KINH BỔN SANH
(Chuyện Tiền Thân Đức Phật)
Jàtaka
Hòa Thượng Thích Minh Châu – Trần Phương Lan dịch
24. CON ĐƯỜNG BÍ MẬT.
Từ ngày ấy, vinh quang của Bồ-tát thật lẫy lừng và hoàng hậu Udumbarà điều hành chu đáo mọi việc cho ngài.
Khi ngài được mười sáu tuổi, bà nghĩ thầm: “Tiểu đệ đã lớn, danh vọng thật lẫy lừng, vậy ta phải tìm nơi xe duyên cho tiểu đệ”. Bà liền tâu chuyện này với vua, và vua rất hài lòng:
– Tốt lắm, ái khanh, cứ nói chuyện cho vương nhi biết.
Bà nói với ngài chuyện ấy, ngài ưng thuận và bà nói:
– Vậy để ta tìm tân nương cho con.
Bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Ta sẽ chẳng bao giờ vừa ý cho ai chọn vợ cho ta, ta sẽ tự chọn lấy mà thôi”. Ngài liền đáp:
– Tâu hoàng hậu, khoan nói chuyện này với thánh thượng trong vài ngày nữa đã, xin để tiểu đệ tự đi tìm vợ cho hợp ý mình, rồi tiểu đệ sẽ tâu trình sau.
– Được rồi, em cứ làm như vậy.
Ngài từ giã hoàng hậu, đi về nhà thông báo cho các thân hữu. Rồi ngài tìm cách kiếm được bộ đồ nghèo của thợ may, một mình đi ra cửa Bắc, tiến vào Bắc thị trấn.
Lúc bấy giờ ở đó có một gia đình thương nhân cổ kính bị suy sụp, là gia đình của cô gái tên là Amarà (Bất tử) rất xinh đẹp, khôn ngoan, có đầy đủ mọi tướng tốt của phúc phận. Sáng sớm hôm ấy cô gái đi đến nơi cha nàng cày ruộng, để đem cháo nàng nấu cho cha, tình cờ nàng cũng đi trên con đường ấy. Khi bậc Đại Sĩ thấy nàng đi đến, ngài tự nhủ: “Một nữ nhân đủ mọi tướng tốt lành thay! Nếu nàng chưa có gia thất, nàng phải làm vợ ta”. Còn nàng khi vừa trông thấy ngài, cũng tự nhủ: “Nếu ta được chung sống với một nam nhân như vậy, ta có thể khôi phục cơ đồ sự nghiệp”.
Bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Ta không biết nàng có gia thất chưa, vậy ta sẽ hỏi nàng bằng cách ra dấu tay và nếu nàng thông minh, nàng sẽ hiểu”. Thế là đứng đằng xa, ngài nắm chặt tay lại. Nàng hiểu rằng ngài hỏi nàng có chồng chưa, liền xoe tay ra. Thế rồi ngài vội đi đến hỏi tên nàng. Nàng đáp:
– Tên thiếp là cái hiện nay không có, trước kia đã không có và sau này cũng sẽ không có được.
– Thưa nương tử, không có gì trên đời này bất tử cả, vậy chắc hẳn tên quý nương là Amarà, người Bất tử, phải chăng?
– Đúng vậy, thưa công tử.
– Nương tử đem cháo cho ai?
– Cho vị thần ngày xưa.
– Các thần ngày xưa là cha mẹ ta. Vậy chắc quý nương muốn nói đến quý phụ thân?
– Đúng vậy, thưa công tử.
– Quý thân phụ hiện đang làm gì?
– Người đang làm một thành hai.
Lúc bấy giờ làm một thành hai là cầy ruộng.
– Người đang cầy ruộng chăng, hỡi quý nương?
– Thưa công tử, phải.
– Thế ruộng người cày ở đâu?
– Ở nơi người ra đi nhưng không trở lại nữa.
– Nơi người ra đi không trở lại là nghĩa địa, vậy người đang cầy ruộng gần nghĩa địa?
– Đúng thế, thưa công tử.
– Quý nương có trở lại đây nữa chăng?
– Nếu nó đến thì thiếp không đến, còn nếu nó không đến thì thiếp sẽ đến, thưa công tử.
– Có lẽ quý thân phụ cày ruộng cạnh bờ sông, nên nếu nước dâng thì quý nương không trở lại được, còn nước không dâng thì quý nương sẽ trở lại, phải chăng?
Sau cuộc trò chuyện trao đổi này, nàng Amarà mời ngài uống nước cháo. Bậc Đại Sĩ nghĩ nếu từ chối thì khiếm nhã, nên ngài nhã nhặn xin nàng một ít. Khi nàng để bình nước cháo xuống đất, ngài nghĩ thầm: “Nếu nàng mời ta mà không rửa cái hũ và cho ta nước rửa tay, ta sẽ từ giã nàng ra đi”.
Nhưng nàng lấy nước trong hũ đưa ngài rửa tay, rồi đặt chiếc hũ không xuống đất chứ không đưa ngài cầm, khuấy nước cháo trong bình xong, nàng đổ đầy vào hũ. Nhưng thấy rất ít gạo trong nước cháo, ngài bảo:
– Này quý nương, có ít gạo quá!
– Thưa công tử, trước đây chúng tôi không có nước.
– Quý nương muốn bảo là lúa đang mọc, quý nương không đưa nước vào đó chăng?
– Đúng vậy, thưa công tử.
Rồi nàng để lại một ít nước cháo cho cha, và mời Bồ-tát một ít. Ngài uống xong, súc miệng và hỏi:
– Thưa quý nương, ta muốn đến thăm nhà quý nương, xin quý nương làm ơn chỉ đường.
Nàng chỉ đường cho ngài bằng cách đọc bài kệ đã được đưa ra trong Chương Một:
38. Nhờ món bánh và cháo nấu nhừ,
Cùng cây song điệp trổ muôn hoa,
Bàn tay thiếp để ăn và chỉ,
Chẳng phải bàn tay thiếp bỏ qua,
Đó chính là đường đi thị trấn,
Con đường bí mật phải tìm ra.
Đến đây chấm dứt Vấn đề Con đường Bí mật.
25. BẬC TRÍ GIẢ ĐI CƯỚI VỢ.
Ngài đến nhà nàng theo cách đã chỉ dẫn, mẹ Amarà thấy ngài, liền mời ngài ngồi:
– Ta muốn mời công tử dùng cháo, được chăng?
– Xin cám ơn hiền mẫu, hiền muội Amarà đã cho tiểu sinh ăn cháo rồi.
Bà mẹ liền nhận ra ngay là chắc hẳn ngài đến đây vì ái nữ của bà. Bậc Đại Sĩ thấy cảnh nghèo túng của họ, lại nói:
– Thưa hiền mẫu, tiểu sinh làm nghề thợ may, hiền mẫu cần may vá gì không?
– Thưa công tử, có chứ, nhưng không có tiền để trả công.
– Thưa hiền mẫu, không cần phải trả công, hiền mẫu cứ đem các thứ ra đây cho tiểu sinh may vá.
Bà liền đem áo quần cũ ra, Bồ-tát vá từng thứ, công việc của người có trí bao giờ cũng trôi chảy và ngài lại bảo bà:
– Hiền mẫu đi báo cho dân chúng ngoài đường biết nhé.
Bà liền thông báo khắp làng, chỉ một ngày nhờ công việc may vá, bậc Đại Sĩ kiếm được một ngàn đồng tiền. Bà lão nấu cơm trưa cho ngài ăn và buổi chiều bà hỏi cần nấu bao nhiêu nữa.
– Thưa hiền mẫu, nấu đủ cho mọi người trong nhà thôi.
Bà liền đi nấu cơm với cà ri và thêm các thứ gia vị vào.
Buổi xế chiều, Amarà từ khu rừng trở về nhà, mang theo một bó củi trên đầu và bó lá quanh hông. Nàng vứt củi xuống ở cửa trước và đi vào cửa sau. Cha nàng cũng về sau đó. Bậc Đại Sĩ ăn một bữa cơm thật ngon miệng; cô gái hầu cơm cha mẹ trước khi ăn, rồi rửa chân cho cha mẹ cùng Bồ-tát. Ngài ở đó vài ngày thăm dò nàng. Rồi một ngày kia, để thử nàng, ngài bảo:
– Ái nương Amarà ơi, đem nửa đấu thóc ra làm cho ta một cái bánh, một nồi cháo và một nồi cơm.
Nàng bằng lòng ngay, đi sàng gạo sạch trấu, lấy hột lớn nấu cháo, hột vừa nấu cơm, hột nhỏ làm bánh, thêm gia vị cho đầy đủ. Nàng đem nấu cháo đã nêm gia vị mời bậc Đại Sĩ.
Ngài vừa ăn một miếng đã cảm thấy mùi thơm đặc biệt thấm qua cổ họng, tuy nhiên để thử nàng, ngài bảo:
– Quý nương ơi, nếu nàng không biết nấu, sao nàng lại làm hỏng gạo cơm của ta?
Rồi ngài nhổ cháo xuống đất, nhưng nàng không hề giận, chỉ trao bánh cho ngài và bảo:
– Nếu cháo không ngon, thì xin ăn bánh.
Các bánh kia ngài cũng nói như thế và từ chối món cơm, ngài bảo :
– Nếu nàng không biết nấu nướng sao lại phí phạm của cải ta?
Rồi như thể giận dữ lắm, ngài trộn cả ba thứ với nhau bôi khắp người nàng từ đầu đến chân, bảo nàng ngồi xuống bậc cửa.
– Hay lắm, thưa công tử.
Nàng vâng lời ngồi xuống, không tỏ vẻ giận dữ gì. Thấy nàng không có vẻ cao ngạo, ngài bảo:
– Quý nương ơi, đến đây.
Vừa nghe ngài gọi tiếng đầu, nàng đã đến ngay.
Khi Đại Sĩ đến đây, ngài có đem theo một ngàn đồng tiền vàng và một chiếc áo trong giỏ cau trầu.
Bấy giờ ngài lấy nó ra, đưa cho nàng và bảo :
– Quý nương ơi, hãy cùng bạn hữu đi tắm và mặc áo này vào và đến đây với ta.
Nàng vâng lời. Bậc Trí giả trao cho cha mẹ nàng tất cả số tiền ngài đem theo và vừa kiếm được, khuyên nhủ đôi lời, rồi đem nàng lên kinh thành.
Tại đây ngài muốn thử nàng, liền bảo nàng ngồi trong nhà người canh cổng, nói cho bà vợ người canh cổng biết mưu kế của ngài, rồi về nhà ngài. Tại đó ngài cho gọi các quân hầu của ngài đến và bảo:
– Ta có để lại một nữ nhân ở nhà kia, hãy đem một ngàn đồng tiền đến thử nàng xem.
Ngài đưa tiền và bảo họ đi. Họ làm theo lời ngài dặn. Nàng từ chối, bảo:
– Số tiền này không đáng giá bằng đám đất bụi bám trên chân công tử của ta.
Đám quân hầu trở về kể lại cho ngài nghe kết quả cuộc thử. Ngài lại bảo họ đi lần nữa, đến lần thứ ba, thứ tư, rồi bảo họ kéo nàng đi bằng vũ lực. Họ vâng theo và khi nàng nhìn thấy bậc Đại Sĩ uy nghi rực rỡ, nàng không nhận ra ngài, mà chỉ cười rồi khóc khi nhìn ngài. Thấy thế ngài hỏi cớ sao, nàng đáp:
– Thưa công tử, thiếp mỉm cười khi ngắm vẻ huy hoàng của công tử và nghĩ rằng công tử được hưởng cảnh huy hoàng này không phải là không có nhân duyên, mà là do thiện nghiệp của công tử đời trước: “Hãy xem quả phước báo”. Thiếp nghĩ vậy và mỉm cười. Nhưng rồi thiếp khóc khi nghĩ rằng công tử sẽ gây tội ác phá hại tài sản mà kẻ khác chăm sóc trông nom và sẽ xuống địa ngục, nên vì thương cảm, thiếp phải khóc.
Sau lần thử này, ngài biết nàng rất tiết hạnh, nên bảo họ đem nàng về chỗ cũ. Ngài giả dạng người thợ may, trở về với nàng và ở lại đêm đó.
Sáng hôm sau, ngài trở về cung, kể mọi chuyện với hoàng hậu Udumbarà. Bà báo cho vua biết xong, trang điểm cho Amarà đủ ngọc vàng trân bảo đặt nàng ngồi trên một cỗ xe sang trọng, đầy vẻ uy nghi, vinh hiển rước nàng về cung của bậc Đại Sĩ và mở ngày lễ hội vương hầu.
Vua ban thưởng Bồ-tát món quà đáng giá một ngàn đồng tiền, dân chúng trong thành đem quà đến dâng, từ người giữ cửa trở đi. Nàng Amarà chia quà vua ban làm hai phần, gửi lại một phần dâng lên vua; các quà dân chúng tặng, nàng cũng chia như vậy, trả về cho họ một nửa, vì thế rất được lòng dân. Từ ngày ấy, bậc Đại Sĩ cùng nàng sống rất hạnh phúc và chỉ bảo cho vua mọi thế sự cũng như thánh sự.
Một ngày kia Senaka bảo ba người kia nhân lúc họ đến thăm:
– Này các bạn, chúng ta chưa đấu trí nổi vôí Mahosadha con nhà dân giả này, nay nó tìm được vợ khôn lanh hơn cả nó nữa, làm sao chúng ta kiếm kế ly gián nó với đức vua đây?
– Thưa Tôn sư, làm sao chúng tiểu đệ biết được? Chuyện đó tùy ngài định đoạt.
– Được rồi đừng lo gì, ta đã có cách. Ta sẽ trộm hạt bảo châu trên vương miện, hiền hữu Pukkusa trộm chuỗi đeo cổ bằng vàng của đức vua, hiền hữu Kavinda trộm chiếc áo lông của ngài và hiền hữu Devinda lấy đôi hài bằng vàng của ngài.
Cả bốn người ấy tìm cách làm các việc này. Sau đó Senaka nói:
– Song ta phải bỏ vào nhà gã này mà không cho nó biết.
Thế là Senaka để hạt bảo châu vào bình hạt dẻ, bảo một tỳ nữ:
– Nếu ai mua bình hạt dẻ này, ngươi đều từ chối, chỉ bán cho người nhà Mahosadha mà thôi.
Người tỳ nữ đem lọ đến nhà bậc Trí giả đi lên đi xuống và rao:
– Ai muốn mua hạt dẻ?
Nhưng nàng Amarà đứng bên cửa nhìn thấy rõ, nàng nhận xét cô nữ tỳ nọ không đi nơi nào khác ngoài nhà nàng, chắc phải có điều gì bên trong chuyện này. Nàng liền ra dấu cho tỳ nữ của nàng lại gần, còn chính nàng kêu to gọi cô gái:
– Đến đây cô bé, ta muốn mua hạt dẻ.
Khi cô gái đến, bà chủ gọi các nữ tỳ ra, nhưng không có ai trả lời cả, nên phải nhờ cô gái đi kiếm hộ. Khi cô gái đi rồi, Amarà thọc tay vào bình tìm ra hạt bảo châu. Khi cô gái trở lại, Amarà liền hỏi:
– Cô là tỳ nữ nhà ai?
– Thưa phu nhân, nhà bậc Trí giả Senaka ạ.
Nàng liền hỏi tên họ tỳ nữ cùng tên mẹ cô gái rồi bảo:
– Nào cho ta ít hạt dẻ.
– Thưa hiền mẫu, nếu mẹ cần thì cứ lấy cả bình, con không lấy tiền đâu.
– Vậy thì cô về đi.
Amarà bảo người tỳ nữ ra rồi, nàng viết trên một ngọn lá: Vào ngày ấy tháng ấy, đại sư Senaka gửi đến một hạt bảo châu trên vương miện để làm quà tặng do một nữ tỳ tên họ ấy đem đến.
Pukkusa gửi đến chuỗi đeo cổ bằng vàng giấu trong giỏ hoa lài, Kàvinda gửi đến chiếc cẩm y giấu trong giỏ rau, Devinda gửi đến đôi hài bằng vàng để trong bó rơm. Nàng nhận tất cả và viết tên họ vào ngọn lá, cất đi rồi kể lại cho bậc Đại Sĩ nghe mọi chuyện. Khi năm vị hiền thần kia vào cung, liền hỏi vua:
– Tâu Đại vương, sao Đại vương không đội vương miện có bảo châu?
– Được đem nó ra đây cho trẫm mang vào. Vua bảo.
Nhưng họ không kiếm ra viên bảo châu và các thứ kia. Thế là cả bốn vị bảo:
– Tâu Đại vương, các vật trang sức của Đại vương đều nằm trong nhà Mahosadha, gã ấy đang dùng chúng đấy, gã con trai nhà dân giả ấy chính là kẻ thù của Đại vương đấy.
Họ vu cáo cho ngài như vậy. Sau đó những kẻ tốt bụng đi tìm Mahosadha kể chuyện cho ngài, ngài bảo:
– Để ta yết kiến đức vua và đi tìm.
Ngài đến chầu vua. Đang cơn thịnh nộ, vua phán:
– Trẫm chẳng nhìn nhận tiểu tử kia nữa, nó còn muốn gì ở đây?
Vua không cho phép ngài vào trần tình. Khi bậc Trí giả biết vua đang cơn thịnh nộ, ngài trở về nhà. Vua ban lệnh bắt ngài và ngài biết được nhờ những kẻ tốt bụng, nên bảo cho Amarà biết đã đến lúc ngài phải ra đi, rồi ngài trốn ra khỏi kinh thành, đến Nam thị trấn giả dạng làm nghề thợ đồ gốm ở trong một lò gốm. Cả kinh thành loan tin ngài bỏ trốn. Khi Senaka và ba vị kia hay tin ấy mỗi người liền gửi cho phu nhân Amarà một bức thư mà không cho ba vị biết, nhắn tin với nàng: Xin phu nhân đừng ngại gì, chúng ta không phải là những trí giả hay sao?
Nàng cất cả bốn bức thư rồi trả lời cho mỗi vị đến gặp nàng vào một ngày giờ nào đó. Khi họ đến, nàng cho người lấy dao cạo râu tóc họ sạch nhẵn, ném họ vào buồng tắm, hành hạ họ thật khổ sở, rồi lấy mền quấn họ lại và thông báo cùng vua biết. Nàng đem họ cùng bốn bảo vật đến cung đình, tung hô vua xong, nàng nói:
– Tâu Đại vương, bậc Trí giả Mahosadha không phải là kẻ trộm, mà chính đây là các kẻ trộm: Senaka trộm bảo châu, Pukkusa trộm dây chuyền vàng, Devinda trộm đôi giày mạ bằng vàng vào ngày ấy tháng ấy, do tay của một nữ tỳ, các vật này được gửi đến làm quà tặng. Xin Đại vương nhìn ngọn lá này và nhận lại các bảo vật rồi thả các kẻ trộm ra.
Làm cho các vị kia chịu muôn phần sỉ nhục như thế xong, nàng liền ra về.
Tuy nhiên, vua lại bối rối trước chuyện này, vì từ khi Bồ-tát ra đi và không có bốn bậc hiền thần kia, ngài không nói gì nữa, chỉ bảo họ tắm rửa rồi ra về.
26. VỊ NỮ THẦN VÀ CON ĐOM ĐÓM.
Lúc bấy giờ vị nữ thần ở trong chiếc lọng hoàng gia không được nghe giọng Bồ-tát thuyết pháp, không hiểu nguyên nhân gì và khi bà biết được, liền quyết định đem bậc Trí giả trở về.
Vì thế ban đêm, bà hiện ra từ một cái lỗ quanh lọng, hỏi vua bốn vấn đề được tìm thấy trong “Các vấn đề của Nữ thần” Chương IV, với các vần kệ bắt đầu: “Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay”. Vua không trả lời được, nhưng hứa sẽ hỏi các vị hiền thần và xin gia hạn một ngày.
Hôm sau, vua ban lệnh triệu hồi họ, nhưng họ đều đáp:
– Chúng thần hổ thẹn nếu xuất hiện trước công chúng. Vì chúng thần bị cạo râu tóc sạch nhẵn.
Thế là ngài gửi cho họ bốn chiếc mão đội đầu (dân chúng cho rằng đó là nguồn gốc các chiếc mão).
Khi họ đến, họ được mời ngồi xong, vua bảo:
– Này Senaka, đêm qua vị thần ở trong chiếc lọng của trẫm hỏi trẫm bốn vấn đề mà trẫm không giải đáp được, phải bảo là trẫm sẽ hỏi các hiền thần. Vậy các khanh hãy giải đáp cho trẫm.
Và ngài đọc bài kệ thứ nhất:
39. Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay,
Đánh luôn cả mặt mũi tai mày,
Tuy nhiên kẻ ấy, tâu Hoàng thượng;
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ thay !
Senaka lắp bắp các chữ đầu:
– Đánh làm sao, đánh ai đã chứ?
Rồi ông chẳng tìm ra đầu đuôi gì cả. Ba vị kia đều im lặng . Vua hết sức túng thế. Đêm đến nữ thần lại hỏi ngài đã giải đáp câu đố được chưa, ngài bảo:
– Trẫm đã hỏi bốn hiền thần mà không ai nói được cả.
Bà đáp:
– Họ có biết gì đã chứ, trừ bậc Trí giả Mahosadha, chẳng ai giải đáp được cả. Nếu Đại vương không triệu ngài về giải đáp các vấn đề này, ta sẽ chặt đầu Đại vương với lưỡi dao oan nghiệt này.
Sau khi dọa vua như vậy, bà nói tiếp:
– Tâu Đại vương, khi Đại vương cần lửa, đừng thổi con đom đóm, khi cần sữa đừng vắt cái sừng bò.
Rồi bà lập lại Vấn đề con Đom đóm trong Chương V:
– Khi lửa tắt, có ai đi tìm lửa từng nghĩ rằng con đom đóm có thể làm mồi lửa được chăng, nếu người ấy trông thấy đom đóm ban đêm? Nếu người ấy vò vụn phân bò và cỏ chất lên nó thì thật là điên rồ, vì không thể làm nó bắt lửa được.
Cũng vậy, một thú vật không ích lợi gì cho ta nếu ta dùng nó theo cách sai lạc, ví như vắt sữa sừng bò, thì chẳng bao giờ sữa chảy ra. Con người được lợi lạc nhờ nhiều phương tiện như là trừng phạt kẻ thù và tỏ tình thân ái với bằng hữu. Nhờ chinh phục các tướng lãnh giữa chốn ba quân và lời bằng hữu khuyên răn, các vị chúa tể trên thế gian ngự trị cả thế gian và hưởng thụ trọn vẹn.
Các vị vua ấy chẳng giống Đại vương đang thổi con đom đóm và tưởng đó là lửa. Đại vương giống như người thổi con đom đóm khi ngọn lửa đang sẵn sàng bên cạnh, như người ném cái cân xuống và đo lường bằng tay, như người cần sữa vắt sừng bò, khi ngài đem các vấn đề sâu xa như vậy mà hỏi Senaka và những kẻ tương tự lão ấy, chúng nó biết gì đâu chứ? Chúng chỉ là những con đom đóm, còn Mahosadha sáng ngời trí tuệ mới là ngọn lửa vĩ đại đang cháy bùng rực rỡ, nếu Đại vương không tìm ra lời giải đáp vấn đề này, Đại vương sẽ là cái xác không hồn.
Sau khi dọa cho vua khiếp sợ như thế, bà biến mất.
Đến đây chấm dứt Vấn đề con Đom đóm.
*
Từ đấy vua kinh hoàng vì sợ chết. Sáng hôm sau vua ra lệnh bốn cận thần lên bốn cỗ xe đi ra bốn hoàng môn và bất kỳ nơi nào họ tìm được vương tử, bậc Trí giả Mahosadha, đều phải đón chào ngài thật trọng thể rồi lập tức rước ngài về hoàng cung. Ba vị trong số này không tìm được bậc Trí giả ; nhưng vị thứ tư đi ra phía Nam môn tìm thấy bậc Đại Sĩ ở Nam thị trấn, lúc ấy đang ngồi trên bó rơm lấm lem bùn đất, ăn những vắt cơm chấm ít nước canh sau khi đã kiếm xong đất sét và quay bánh xe cho chủ lò gốm. Ngài đã làm như vậy là vì ngài nghĩ rằng vua có thể nghi ngờ ngài muốn lên cầm vương quyền, nhưng nếu vua hay tin ngài đang sống bằng nghề thợ gốm thì mối nghi kỵ sẽ tan ngay. Khi ngài trông thấy vị cận thần, ngài hiểu ông đi đến tìm ngài, ngài hiểu rằng vinh quang của ngài đã được phục hồi, ngài sẽ được thưởng thức mọi cao lương mỹ vị do phu nhân Amarà dọn ra thiết đãi, vì thế ngài thả vắt cơm đang cầm và đứng dậy súc miệng. Vừa lúc ấy vị cận thần đi đến, đây là một người trong vây cánh của Senaka nói với ngài một cách thô lỗ như sau:
– Thưa Tôn sư, những lời mà bậc hiền giả Senaka nói đều là những điều báo trước rất hữu ích cho ngài: vinh quang của ngài đã mất, tài trí của ngài chả ích lợi gì, bây giờ đây ngài ngồi trên đống rơm bê bết bùn lầy đất mà ăn cơm như vậy đó.
Rồi gã này đọc bài kệ trong chuyện Bhùri-pãnha hay Vấn đề Trí tuệ, Chương X:
40. Có thật ngài là bậc Trí nhân,
Như người đồn có trí uyên thâm,
Vậy tài trí, đại vinh quang ấy,
Chẳng phục vụ ngài đúng nghĩa chăng,
Và đã trở thành không ý nghĩa,
Trong khi ngài nuốt chút cơm hầm?
Bậc Đại Sĩ liền đáp lại:
– Tên ngu si mê muội kia, nhờ tài trí của ta, khi nào ta muốn phục hồi vinh quang đều được cả.
Rồi ngài ngâm hai vần kệ:
41. Vinh quang ta tạo bởi gian truân,
Đúng lúc, trái thời, ta biệt phân,
Để ẩn náu mình theo ý muốn,
Mở toang các cửa lợi vô ngần,
Cho nên ta biết điều tri túc,
Với chút cơm hầm, vẫn muốn ăn.
42. Khi ta nhận thấy đúng thời cơ,
Nỗ lực tạo thành mối lợi to,
Theo kế hoạch, ta liền chịu đựng,
Can cường chẳng khác một thanh sư,
Và nhờ năng lực oai hùng ấy,
Ông sẽ thấy ta trở lại mà.
Lúc ấy vị cận thần đáp:
– Thưa bậc Trí giả, vị thần ở trong chiếc lọng hoàng gia đặt một câu hỏi cho đức vua, ngài liền hỏi cả bốn vị hiền thần nhưng không ai giải đáp nổi, vì thế đức vua ra lệnh tiểu thần đi rước ngài về.
Bậc Đại Sĩ đáp:
– Trong trường hợp như thế mà ông chưa thấy được uy lực của trí tuệ hay sao? Những lúc như vậy của cải nào có ích gì, chỉ có trí là hữu ích.
Ngài tán thán trí tuệ như vậy. Sau đó vị cận thần trao cho bậc Đại Sĩ ngàn đồng tiền và bộ y phục vua ban, để ngài tắm rửa và thay quần áo ngay. Người chủ lò gốm kinh hãi vì đã lầm tưởng bậc Trí giả Mahosadha là thợ gốm của lão, tuy nhiên bậc Đại Sĩ liền trấn an lão:
– Tôn ông đừng sợ, ông đã cứu giúp ta thật quý giá vô cùng.
Rồi ngài tặng lão ngàn đồng tiền và với thân mình còn lấm lem bùn đất, ngài đã leo lên xe về kinh thành ngay. Viên cận thần báo tin cho vua biết ngài đã về.
– Này hiền khanh đã tìm ra bậc Trí giả, vương nhi ở đâu?
– Tâu Đại vương, vương tử đang sống bằng nghề làm đồ gốm ở Nam thị trấn, nhưng vừa được tin Đại vương triệu ngài về là ngài về ngay chẳng đợi tắm rửa gì, đất còn lấm lem cả người.
Vua nghĩ thầm: “Nếu nó là kẻ thù của ta thì nó đã trở về trong cảnh xa hoa long trọng có tùy tùng hầu hạ kia chứ, như vậy nó chẳng phải là đối thủ của ta rồi”.
Vua liền ban lệnh đưa ngài về tư thất tắm rửa, trang sức cho ngài rồi trở lại chầu vua với lễ nghi rực rỡ long trọng mà vua đã ban. Khi mọi việc xong xuôi, ngài trở vào triều, tung hô vua xong, liền đứng sang một bên. Vua nói năng ôn tồn với ngài, rồi muốn thử ngài, ông ngâm kệ này:
43. Lắm kẻ không gây tạo lỗi lầm,
Bởi vì họ đã được giàu sang,
Nhưng nhiều người chẳng gây lầm lỗi,
Vì sợ bùn nhơ cấu uế tâm,
Con đủ tài năng làm sự nghiệp,
Sao con không hãm hại vương quân?
Bồ Tát đáp lại:
44. Bậc Trí giả không tạo lỗi lầm,
Chỉ vì lạc thú hưởng giàu sang,
Thiện nhân dù gặp cơn tai họa,
Và bị lâm vào cảnh khốn nàn,
Chẳng vì thân hữu hay thù hận,
Mà phải khước từ đạo chánh chân .
Vua lại đọc bài kệ này, là những lời huyền bí của một vị Sát-đế-lị (quý tộc):
45. Người nào vì bất cứ nguyên nhân,
Dù nhỏ, dù to, với bản thân,
Đưa chính mình lên từ chỗ thấp,
Về sau tiến bước đạo Như chân.
Còn bậc Đại Sĩ đọc kệ này lấy ví dụ cái cây để minh họa:
46. Dưới một gốc cây bóng mát lành,
Nếu ta ngồi xuống nghỉ thân mình,
Chặt cành lá ấy là làm phản,
Bọn giả dối, ta phải ghét khinh.
Rồi ngài tiếp tục:
– Tâu Đại vương, nếu chặt cành của một cây mà ta đã hưởng lợi lạc là chuyện phản bội, thì còn nói gì đến kẻ sát nhân? Đại vương đã ban cho phụ thân tiểu thần hưởng đại phú quý và sủng ái tiểu thần phúc lộc tràn trề, làm sao tiểu thần có thể phản trắc làm hại Đại vương được?
Sau khi bày tỏ lòng trung thành của mình, ngài lại khiển trách vua về lầm lỗi ấy:
47. Nếu một người khai đạo chánh chân,
Đánh tan nghi hoặc của tha nhân,
Người này thành một nơi nương tựa,
Và bảo hộ cho chính bản thân,
Bậc Trí không bao giờ hủy diệt,
Mối dây này kết hợp thân bằng.
Bấy giờ để khuyến giáo vua, ngài ngâm hai vần kệ:
48. Ta ghét thế nhân đắm dục tình,
Giả tu là dối gạt rành rành,
Hôn quân xử án không nghe thấy,
Sân hận người hiền chẳng biện minh.
49. Vị vua thận trọng suy tư kỹ,
Xử án đầy suy xét tận tình,
Vua chúa suy tư phân xử đúng,
Đời đời danh vọng mãi quang vinh.
Khi vua nghe xong liền mời bậc Đại Sĩ ngồi lên ngai vàng dưới chiếc lọng hoàng gia mở rộng, còn chính vua ngồi xuống một ghế thấp và nói:
– Thưa bậc Trí giả, vị thần ở trong chiếc lọng trắng này hỏi trẫm bốn câu. Trẫm đã vấn ý bốn hiền thần mà không ai tìm ra giải đáp. Vậy xin vương nhi giải đáp cho trẫm.
– Tâu Đại vương, dù là vị thần trong chiếc lọng, hay bốn Đại thiên vương, hoặc dù ai đi nữa, xin cứ hỏi, tiểu thần sẽ giải đáp.
Vua liền đưa câu hỏi nữ thần đã đọc ra và nói:
50. Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay,
Đánh luôn cả mặt, mũi, tai, mày,
Tuy nhiên kẻ ấy, tâu Hoàng thượng,
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ thay!
Khi bậc Đại Sĩ nghe câu hỏi xong, ngài thấy ý nghĩa lộ rõ ràng, chẳng khác nào vầng trăng hiện lên bầu trời:
– Xin Đại vương nghe đây, Ngài nói. Khi đứa bé ngồi trong lòng mẹ sung sướng chơi đùa lấy tay đánh mẹ nó, kéo tóc mẹ nó, nắm tay lại đấm mẹ nó, mẹ nó bảo: “Này ranh con, sao dám đánh mẹ?”. Rồi bà âu yếm ôm sát con vào ngực và không nén được lòng thương yêu con, bà mẹ hôn hít con, vào lúc đó đứa con còn thân thiết với bà còn hơn là cha nó nữa.
Ngài đã làm sáng tỏ vấn đề như thể đem vầng nhật lên bầu trời, nghe xong, nữ thần hiện nửa thân qua kẽ hở của chiếc lọng và nói bằng một giọng dịu dàng:
– Câu hỏi đã được giải đáp thỏa đáng.
Sau đó bà tặng bậc Đại Sĩ một giỏ đầy hoa tiên và hương thần, rồi biến mất.
Vua cũng ban thưởng ngài các loại hương hoa như vậy rồi đọc câu kệ thứ hai, hỏi vấn đề thứ hai:
51. Bà mắng kẻ kia thật tệ tàn,
Nhưng bà muốn nó ở kề gần,
Kẻ kia, tuy vậy, tâu Hoàng thượng,
Còn thiết thân hơn chính cả chồng.
Bậc Đại sĩ:
– Tâu Đại vương, đứa bé lên bảy, có thể làm theo lời mẹ dặn. Khi bà bảo nó ra đồng hay đến tiệm tạp hóa, nó đáp: “Nếu mẹ cho con bánh kẹo con sẽ đi”; bà mẹ bảo: “Bánh kẹo đây con”, rồi đưa bánh kẹo cho nó. Nó ăn xong lại nói: “Này mẹ, mẹ ngồi trong nhà im mát mà con lại phải đi ra ngoài làm công việc cho mẹ”. Nó nhăn mặt, làm bộ điệu chế nhạo mẹ nó, rồi không chịu đi. Bà nổi giận chụp lấy chiếc gậy la lên: “Mày ăn các thứ ta cho mày rồi lại không chịu ra đồng làm việc cho ta”. Bà dọa nó, nó vụt chạy thật nhanh, bà theo không kịp bà liền la lên: “Đi đi cho kẻ trộm xé xác mày ra”. Thế là bà mắng nhiếc nó thật thậm tệ, nhưng dù miệng nói gì đi nữa, bà cũng không muốn thế tí nào, bà chỉ muốn nó ở gần bà. Nó đi chơi lang thang suốt ngày, đến tối không dám trở về nhà, nó đến nhà bà con. Bà mẹ trông ra đường chờ nó về mà không thấy, nghĩ rằng nó không dám về, lòng bà đau đớn, nước mắt ràn rụa, bà đi đến nhà các quyến thuộc tìm nó. Khi thấy con, bà ôm nó hôn hít kéo nó sát vào lòng và thấy thương yêu nó hơn bao giờ hết, bà kêu lên: “Con tưởng mẹ nói thật sao?”, thế là tâu Đại vương, lúc giận người mẹ lại thương con hơn trước nữa.
Ngài giải đáp vấn đề thứ hai như vậy. Nữ thần lại tặng thưởng ngài như lần trước và vua cũng thế. Sau đó vua hỏi ngài vấn đề thứ ba qua một vần kệ khác:
52. Nàng mắng nhiếc chàng chẳng lý do,
Và nàng trách móc thật vu vơ,
Tuy nhiên, chàng ấy, tâu Hoàng thượng,
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ chưa?
Bậc Đại Sĩ đáp:
– Tâu Đại vương, khi một đôi uyên ương lén lút hưởng lạc thú ái tình, người nọ bảo người kia: “Người chẳng hề để ý đến ta, ta biết tâm hồn người để tận đâu đâu”. Tất cả đều ngụy tạo và không có lý do gì cả, họ la mắng trách móc lẫn nhau, rồi họ càng thân thiết nhau hơn. Đó là ý nghĩa câu hỏi trên.
Nữ thần lại tặng quà cho ngài và vua cũng vậy. Sau đó vua lại hỏi câu nữa qua vần kệ thứ tư:
53. Lấy thực phẩm, y phục, tọa sàng,
Thiện nhân mang mọi vật lên đàng,
Tuy nhiên, các vị, tâu Hoàng thượng,
Còn thiết thân hơn chính cả chồng.
Ngài đáp:
– Tâu Đại vương, vấn đề này liên hệ đến các khất sĩ Bà-la-môn chân chính. Các gia đình sùng đạo tin tưởng vào đời này và đời sau, thường cúng dường các vị này và hoan hỷ lúc cúng dường. Khi họ thấy các Bà-la-môn nhận vật cúng dường và ăn uống liền nghĩ thầm “Chính các vị này đến nhà ta khất thực để thọ dụng”, họ càng tăng mối cảm tình đối với các vị này. Thật vậy, các vị này nhận phẩm vật, đặt lên vai mọi vật cúng dường và trở thành thân thiết với gia chủ.
Khi ngài giải đáp xong vấn đề này, nữ thần bày tỏ mối đồng tình bằng tặng vật như trước và đặt dưới chân bậc Đại Sĩ một giỏ quý đựng đầy bảy báu vật xin ngài nhận lấy. Vua cũng hoan hỷ phong ngài làm đại tướng.
Từ đó vinh quang của ngài càng chói lọi huy hoàng hơn nữa.
Đến đây chấm dứt Vấn đề của Nữ thần.
Từ ngày ấy, vinh quang của Bồ-tát thật lẫy lừng và hoàng hậu Udumbarà điều hành chu đáo mọi việc cho ngài.
Khi ngài được mười sáu tuổi, bà nghĩ thầm: “Tiểu đệ đã lớn, danh vọng thật lẫy lừng, vậy ta phải tìm nơi xe duyên cho tiểu đệ”. Bà liền tâu chuyện này với vua, và vua rất hài lòng:
– Tốt lắm, ái khanh, cứ nói chuyện cho vương nhi biết.
Bà nói với ngài chuyện ấy, ngài ưng thuận và bà nói:
– Vậy để ta tìm tân nương cho con.
Bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Ta sẽ chẳng bao giờ vừa ý cho ai chọn vợ cho ta, ta sẽ tự chọn lấy mà thôi”. Ngài liền đáp:
– Tâu hoàng hậu, khoan nói chuyện này với thánh thượng trong vài ngày nữa đã, xin để tiểu đệ tự đi tìm vợ cho hợp ý mình, rồi tiểu đệ sẽ tâu trình sau.
– Được rồi, em cứ làm như vậy.
Ngài từ giã hoàng hậu, đi về nhà thông báo cho các thân hữu. Rồi ngài tìm cách kiếm được bộ đồ nghèo của thợ may, một mình đi ra cửa Bắc, tiến vào Bắc thị trấn.
Lúc bấy giờ ở đó có một gia đình thương nhân cổ kính bị suy sụp, là gia đình của cô gái tên là Amarà (Bất tử) rất xinh đẹp, khôn ngoan, có đầy đủ mọi tướng tốt của phúc phận. Sáng sớm hôm ấy cô gái đi đến nơi cha nàng cày ruộng, để đem cháo nàng nấu cho cha, tình cờ nàng cũng đi trên con đường ấy. Khi bậc Đại Sĩ thấy nàng đi đến, ngài tự nhủ: “Một nữ nhân đủ mọi tướng tốt lành thay! Nếu nàng chưa có gia thất, nàng phải làm vợ ta”. Còn nàng khi vừa trông thấy ngài, cũng tự nhủ: “Nếu ta được chung sống với một nam nhân như vậy, ta có thể khôi phục cơ đồ sự nghiệp”.
Bậc Đại Sĩ nghĩ thầm: “Ta không biết nàng có gia thất chưa, vậy ta sẽ hỏi nàng bằng cách ra dấu tay và nếu nàng thông minh, nàng sẽ hiểu”. Thế là đứng đằng xa, ngài nắm chặt tay lại. Nàng hiểu rằng ngài hỏi nàng có chồng chưa, liền xoe tay ra. Thế rồi ngài vội đi đến hỏi tên nàng. Nàng đáp:
– Tên thiếp là cái hiện nay không có, trước kia đã không có và sau này cũng sẽ không có được.
– Thưa nương tử, không có gì trên đời này bất tử cả, vậy chắc hẳn tên quý nương là Amarà, người Bất tử, phải chăng?
– Đúng vậy, thưa công tử.
– Nương tử đem cháo cho ai?
– Cho vị thần ngày xưa.
– Các thần ngày xưa là cha mẹ ta. Vậy chắc quý nương muốn nói đến quý phụ thân?
– Đúng vậy, thưa công tử.
– Quý thân phụ hiện đang làm gì?
– Người đang làm một thành hai.
Lúc bấy giờ làm một thành hai là cầy ruộng.
– Người đang cầy ruộng chăng, hỡi quý nương?
– Thưa công tử, phải.
– Thế ruộng người cày ở đâu?
– Ở nơi người ra đi nhưng không trở lại nữa.
– Nơi người ra đi không trở lại là nghĩa địa, vậy người đang cầy ruộng gần nghĩa địa?
– Đúng thế, thưa công tử.
– Quý nương có trở lại đây nữa chăng?
– Nếu nó đến thì thiếp không đến, còn nếu nó không đến thì thiếp sẽ đến, thưa công tử.
– Có lẽ quý thân phụ cày ruộng cạnh bờ sông, nên nếu nước dâng thì quý nương không trở lại được, còn nước không dâng thì quý nương sẽ trở lại, phải chăng?
Sau cuộc trò chuyện trao đổi này, nàng Amarà mời ngài uống nước cháo. Bậc Đại Sĩ nghĩ nếu từ chối thì khiếm nhã, nên ngài nhã nhặn xin nàng một ít. Khi nàng để bình nước cháo xuống đất, ngài nghĩ thầm: “Nếu nàng mời ta mà không rửa cái hũ và cho ta nước rửa tay, ta sẽ từ giã nàng ra đi”.
Nhưng nàng lấy nước trong hũ đưa ngài rửa tay, rồi đặt chiếc hũ không xuống đất chứ không đưa ngài cầm, khuấy nước cháo trong bình xong, nàng đổ đầy vào hũ. Nhưng thấy rất ít gạo trong nước cháo, ngài bảo:
– Này quý nương, có ít gạo quá!
– Thưa công tử, trước đây chúng tôi không có nước.
– Quý nương muốn bảo là lúa đang mọc, quý nương không đưa nước vào đó chăng?
– Đúng vậy, thưa công tử.
Rồi nàng để lại một ít nước cháo cho cha, và mời Bồ-tát một ít. Ngài uống xong, súc miệng và hỏi:
– Thưa quý nương, ta muốn đến thăm nhà quý nương, xin quý nương làm ơn chỉ đường.
Nàng chỉ đường cho ngài bằng cách đọc bài kệ đã được đưa ra trong Chương Một:
38. Nhờ món bánh và cháo nấu nhừ,
Cùng cây song điệp trổ muôn hoa,
Bàn tay thiếp để ăn và chỉ,
Chẳng phải bàn tay thiếp bỏ qua,
Đó chính là đường đi thị trấn,
Con đường bí mật phải tìm ra.
Đến đây chấm dứt Vấn đề Con đường Bí mật.
25. BẬC TRÍ GIẢ ĐI CƯỚI VỢ.
Ngài đến nhà nàng theo cách đã chỉ dẫn, mẹ Amarà thấy ngài, liền mời ngài ngồi:
– Ta muốn mời công tử dùng cháo, được chăng?
– Xin cám ơn hiền mẫu, hiền muội Amarà đã cho tiểu sinh ăn cháo rồi.
Bà mẹ liền nhận ra ngay là chắc hẳn ngài đến đây vì ái nữ của bà. Bậc Đại Sĩ thấy cảnh nghèo túng của họ, lại nói:
– Thưa hiền mẫu, tiểu sinh làm nghề thợ may, hiền mẫu cần may vá gì không?
– Thưa công tử, có chứ, nhưng không có tiền để trả công.
– Thưa hiền mẫu, không cần phải trả công, hiền mẫu cứ đem các thứ ra đây cho tiểu sinh may vá.
Bà liền đem áo quần cũ ra, Bồ-tát vá từng thứ, công việc của người có trí bao giờ cũng trôi chảy và ngài lại bảo bà:
– Hiền mẫu đi báo cho dân chúng ngoài đường biết nhé.
Bà liền thông báo khắp làng, chỉ một ngày nhờ công việc may vá, bậc Đại Sĩ kiếm được một ngàn đồng tiền. Bà lão nấu cơm trưa cho ngài ăn và buổi chiều bà hỏi cần nấu bao nhiêu nữa.
– Thưa hiền mẫu, nấu đủ cho mọi người trong nhà thôi.
Bà liền đi nấu cơm với cà ri và thêm các thứ gia vị vào.
Buổi xế chiều, Amarà từ khu rừng trở về nhà, mang theo một bó củi trên đầu và bó lá quanh hông. Nàng vứt củi xuống ở cửa trước và đi vào cửa sau. Cha nàng cũng về sau đó. Bậc Đại Sĩ ăn một bữa cơm thật ngon miệng; cô gái hầu cơm cha mẹ trước khi ăn, rồi rửa chân cho cha mẹ cùng Bồ-tát. Ngài ở đó vài ngày thăm dò nàng. Rồi một ngày kia, để thử nàng, ngài bảo:
– Ái nương Amarà ơi, đem nửa đấu thóc ra làm cho ta một cái bánh, một nồi cháo và một nồi cơm.
Nàng bằng lòng ngay, đi sàng gạo sạch trấu, lấy hột lớn nấu cháo, hột vừa nấu cơm, hột nhỏ làm bánh, thêm gia vị cho đầy đủ. Nàng đem nấu cháo đã nêm gia vị mời bậc Đại Sĩ.
Ngài vừa ăn một miếng đã cảm thấy mùi thơm đặc biệt thấm qua cổ họng, tuy nhiên để thử nàng, ngài bảo:
– Quý nương ơi, nếu nàng không biết nấu, sao nàng lại làm hỏng gạo cơm của ta?
Rồi ngài nhổ cháo xuống đất, nhưng nàng không hề giận, chỉ trao bánh cho ngài và bảo:
– Nếu cháo không ngon, thì xin ăn bánh.
Các bánh kia ngài cũng nói như thế và từ chối món cơm, ngài bảo :
– Nếu nàng không biết nấu nướng sao lại phí phạm của cải ta?
Rồi như thể giận dữ lắm, ngài trộn cả ba thứ với nhau bôi khắp người nàng từ đầu đến chân, bảo nàng ngồi xuống bậc cửa.
– Hay lắm, thưa công tử.
Nàng vâng lời ngồi xuống, không tỏ vẻ giận dữ gì. Thấy nàng không có vẻ cao ngạo, ngài bảo:
– Quý nương ơi, đến đây.
Vừa nghe ngài gọi tiếng đầu, nàng đã đến ngay.
Khi Đại Sĩ đến đây, ngài có đem theo một ngàn đồng tiền vàng và một chiếc áo trong giỏ cau trầu.
Bấy giờ ngài lấy nó ra, đưa cho nàng và bảo :
– Quý nương ơi, hãy cùng bạn hữu đi tắm và mặc áo này vào và đến đây với ta.
Nàng vâng lời. Bậc Trí giả trao cho cha mẹ nàng tất cả số tiền ngài đem theo và vừa kiếm được, khuyên nhủ đôi lời, rồi đem nàng lên kinh thành.
Tại đây ngài muốn thử nàng, liền bảo nàng ngồi trong nhà người canh cổng, nói cho bà vợ người canh cổng biết mưu kế của ngài, rồi về nhà ngài. Tại đó ngài cho gọi các quân hầu của ngài đến và bảo:
– Ta có để lại một nữ nhân ở nhà kia, hãy đem một ngàn đồng tiền đến thử nàng xem.
Ngài đưa tiền và bảo họ đi. Họ làm theo lời ngài dặn. Nàng từ chối, bảo:
– Số tiền này không đáng giá bằng đám đất bụi bám trên chân công tử của ta.
Đám quân hầu trở về kể lại cho ngài nghe kết quả cuộc thử. Ngài lại bảo họ đi lần nữa, đến lần thứ ba, thứ tư, rồi bảo họ kéo nàng đi bằng vũ lực. Họ vâng theo và khi nàng nhìn thấy bậc Đại Sĩ uy nghi rực rỡ, nàng không nhận ra ngài, mà chỉ cười rồi khóc khi nhìn ngài. Thấy thế ngài hỏi cớ sao, nàng đáp:
– Thưa công tử, thiếp mỉm cười khi ngắm vẻ huy hoàng của công tử và nghĩ rằng công tử được hưởng cảnh huy hoàng này không phải là không có nhân duyên, mà là do thiện nghiệp của công tử đời trước: “Hãy xem quả phước báo”. Thiếp nghĩ vậy và mỉm cười. Nhưng rồi thiếp khóc khi nghĩ rằng công tử sẽ gây tội ác phá hại tài sản mà kẻ khác chăm sóc trông nom và sẽ xuống địa ngục, nên vì thương cảm, thiếp phải khóc.
Sau lần thử này, ngài biết nàng rất tiết hạnh, nên bảo họ đem nàng về chỗ cũ. Ngài giả dạng người thợ may, trở về với nàng và ở lại đêm đó.
Sáng hôm sau, ngài trở về cung, kể mọi chuyện với hoàng hậu Udumbarà. Bà báo cho vua biết xong, trang điểm cho Amarà đủ ngọc vàng trân bảo đặt nàng ngồi trên một cỗ xe sang trọng, đầy vẻ uy nghi, vinh hiển rước nàng về cung của bậc Đại Sĩ và mở ngày lễ hội vương hầu.
Vua ban thưởng Bồ-tát món quà đáng giá một ngàn đồng tiền, dân chúng trong thành đem quà đến dâng, từ người giữ cửa trở đi. Nàng Amarà chia quà vua ban làm hai phần, gửi lại một phần dâng lên vua; các quà dân chúng tặng, nàng cũng chia như vậy, trả về cho họ một nửa, vì thế rất được lòng dân. Từ ngày ấy, bậc Đại Sĩ cùng nàng sống rất hạnh phúc và chỉ bảo cho vua mọi thế sự cũng như thánh sự.
Một ngày kia Senaka bảo ba người kia nhân lúc họ đến thăm:
– Này các bạn, chúng ta chưa đấu trí nổi vôí Mahosadha con nhà dân giả này, nay nó tìm được vợ khôn lanh hơn cả nó nữa, làm sao chúng ta kiếm kế ly gián nó với đức vua đây?
– Thưa Tôn sư, làm sao chúng tiểu đệ biết được? Chuyện đó tùy ngài định đoạt.
– Được rồi đừng lo gì, ta đã có cách. Ta sẽ trộm hạt bảo châu trên vương miện, hiền hữu Pukkusa trộm chuỗi đeo cổ bằng vàng của đức vua, hiền hữu Kavinda trộm chiếc áo lông của ngài và hiền hữu Devinda lấy đôi hài bằng vàng của ngài.
Cả bốn người ấy tìm cách làm các việc này. Sau đó Senaka nói:
– Song ta phải bỏ vào nhà gã này mà không cho nó biết.
Thế là Senaka để hạt bảo châu vào bình hạt dẻ, bảo một tỳ nữ:
– Nếu ai mua bình hạt dẻ này, ngươi đều từ chối, chỉ bán cho người nhà Mahosadha mà thôi.
Người tỳ nữ đem lọ đến nhà bậc Trí giả đi lên đi xuống và rao:
– Ai muốn mua hạt dẻ?
Nhưng nàng Amarà đứng bên cửa nhìn thấy rõ, nàng nhận xét cô nữ tỳ nọ không đi nơi nào khác ngoài nhà nàng, chắc phải có điều gì bên trong chuyện này. Nàng liền ra dấu cho tỳ nữ của nàng lại gần, còn chính nàng kêu to gọi cô gái:
– Đến đây cô bé, ta muốn mua hạt dẻ.
Khi cô gái đến, bà chủ gọi các nữ tỳ ra, nhưng không có ai trả lời cả, nên phải nhờ cô gái đi kiếm hộ. Khi cô gái đi rồi, Amarà thọc tay vào bình tìm ra hạt bảo châu. Khi cô gái trở lại, Amarà liền hỏi:
– Cô là tỳ nữ nhà ai?
– Thưa phu nhân, nhà bậc Trí giả Senaka ạ.
Nàng liền hỏi tên họ tỳ nữ cùng tên mẹ cô gái rồi bảo:
– Nào cho ta ít hạt dẻ.
– Thưa hiền mẫu, nếu mẹ cần thì cứ lấy cả bình, con không lấy tiền đâu.
– Vậy thì cô về đi.
Amarà bảo người tỳ nữ ra rồi, nàng viết trên một ngọn lá: Vào ngày ấy tháng ấy, đại sư Senaka gửi đến một hạt bảo châu trên vương miện để làm quà tặng do một nữ tỳ tên họ ấy đem đến.
Pukkusa gửi đến chuỗi đeo cổ bằng vàng giấu trong giỏ hoa lài, Kàvinda gửi đến chiếc cẩm y giấu trong giỏ rau, Devinda gửi đến đôi hài bằng vàng để trong bó rơm. Nàng nhận tất cả và viết tên họ vào ngọn lá, cất đi rồi kể lại cho bậc Đại Sĩ nghe mọi chuyện. Khi năm vị hiền thần kia vào cung, liền hỏi vua:
– Tâu Đại vương, sao Đại vương không đội vương miện có bảo châu?
– Được đem nó ra đây cho trẫm mang vào. Vua bảo.
Nhưng họ không kiếm ra viên bảo châu và các thứ kia. Thế là cả bốn vị bảo:
– Tâu Đại vương, các vật trang sức của Đại vương đều nằm trong nhà Mahosadha, gã ấy đang dùng chúng đấy, gã con trai nhà dân giả ấy chính là kẻ thù của Đại vương đấy.
Họ vu cáo cho ngài như vậy. Sau đó những kẻ tốt bụng đi tìm Mahosadha kể chuyện cho ngài, ngài bảo:
– Để ta yết kiến đức vua và đi tìm.
Ngài đến chầu vua. Đang cơn thịnh nộ, vua phán:
– Trẫm chẳng nhìn nhận tiểu tử kia nữa, nó còn muốn gì ở đây?
Vua không cho phép ngài vào trần tình. Khi bậc Trí giả biết vua đang cơn thịnh nộ, ngài trở về nhà. Vua ban lệnh bắt ngài và ngài biết được nhờ những kẻ tốt bụng, nên bảo cho Amarà biết đã đến lúc ngài phải ra đi, rồi ngài trốn ra khỏi kinh thành, đến Nam thị trấn giả dạng làm nghề thợ đồ gốm ở trong một lò gốm. Cả kinh thành loan tin ngài bỏ trốn. Khi Senaka và ba vị kia hay tin ấy mỗi người liền gửi cho phu nhân Amarà một bức thư mà không cho ba vị biết, nhắn tin với nàng: Xin phu nhân đừng ngại gì, chúng ta không phải là những trí giả hay sao?
Nàng cất cả bốn bức thư rồi trả lời cho mỗi vị đến gặp nàng vào một ngày giờ nào đó. Khi họ đến, nàng cho người lấy dao cạo râu tóc họ sạch nhẵn, ném họ vào buồng tắm, hành hạ họ thật khổ sở, rồi lấy mền quấn họ lại và thông báo cùng vua biết. Nàng đem họ cùng bốn bảo vật đến cung đình, tung hô vua xong, nàng nói:
– Tâu Đại vương, bậc Trí giả Mahosadha không phải là kẻ trộm, mà chính đây là các kẻ trộm: Senaka trộm bảo châu, Pukkusa trộm dây chuyền vàng, Devinda trộm đôi giày mạ bằng vàng vào ngày ấy tháng ấy, do tay của một nữ tỳ, các vật này được gửi đến làm quà tặng. Xin Đại vương nhìn ngọn lá này và nhận lại các bảo vật rồi thả các kẻ trộm ra.
Làm cho các vị kia chịu muôn phần sỉ nhục như thế xong, nàng liền ra về.
Tuy nhiên, vua lại bối rối trước chuyện này, vì từ khi Bồ-tát ra đi và không có bốn bậc hiền thần kia, ngài không nói gì nữa, chỉ bảo họ tắm rửa rồi ra về.
26. VỊ NỮ THẦN VÀ CON ĐOM ĐÓM.
Lúc bấy giờ vị nữ thần ở trong chiếc lọng hoàng gia không được nghe giọng Bồ-tát thuyết pháp, không hiểu nguyên nhân gì và khi bà biết được, liền quyết định đem bậc Trí giả trở về.
Vì thế ban đêm, bà hiện ra từ một cái lỗ quanh lọng, hỏi vua bốn vấn đề được tìm thấy trong “Các vấn đề của Nữ thần” Chương IV, với các vần kệ bắt đầu: “Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay”. Vua không trả lời được, nhưng hứa sẽ hỏi các vị hiền thần và xin gia hạn một ngày.
Hôm sau, vua ban lệnh triệu hồi họ, nhưng họ đều đáp:
– Chúng thần hổ thẹn nếu xuất hiện trước công chúng. Vì chúng thần bị cạo râu tóc sạch nhẵn.
Thế là ngài gửi cho họ bốn chiếc mão đội đầu (dân chúng cho rằng đó là nguồn gốc các chiếc mão).
Khi họ đến, họ được mời ngồi xong, vua bảo:
– Này Senaka, đêm qua vị thần ở trong chiếc lọng của trẫm hỏi trẫm bốn vấn đề mà trẫm không giải đáp được, phải bảo là trẫm sẽ hỏi các hiền thần. Vậy các khanh hãy giải đáp cho trẫm.
Và ngài đọc bài kệ thứ nhất:
39. Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay,
Đánh luôn cả mặt mũi tai mày,
Tuy nhiên kẻ ấy, tâu Hoàng thượng;
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ thay !
Senaka lắp bắp các chữ đầu:
– Đánh làm sao, đánh ai đã chứ?
Rồi ông chẳng tìm ra đầu đuôi gì cả. Ba vị kia đều im lặng . Vua hết sức túng thế. Đêm đến nữ thần lại hỏi ngài đã giải đáp câu đố được chưa, ngài bảo:
– Trẫm đã hỏi bốn hiền thần mà không ai nói được cả.
Bà đáp:
– Họ có biết gì đã chứ, trừ bậc Trí giả Mahosadha, chẳng ai giải đáp được cả. Nếu Đại vương không triệu ngài về giải đáp các vấn đề này, ta sẽ chặt đầu Đại vương với lưỡi dao oan nghiệt này.
Sau khi dọa vua như vậy, bà nói tiếp:
– Tâu Đại vương, khi Đại vương cần lửa, đừng thổi con đom đóm, khi cần sữa đừng vắt cái sừng bò.
Rồi bà lập lại Vấn đề con Đom đóm trong Chương V:
– Khi lửa tắt, có ai đi tìm lửa từng nghĩ rằng con đom đóm có thể làm mồi lửa được chăng, nếu người ấy trông thấy đom đóm ban đêm? Nếu người ấy vò vụn phân bò và cỏ chất lên nó thì thật là điên rồ, vì không thể làm nó bắt lửa được.
Cũng vậy, một thú vật không ích lợi gì cho ta nếu ta dùng nó theo cách sai lạc, ví như vắt sữa sừng bò, thì chẳng bao giờ sữa chảy ra. Con người được lợi lạc nhờ nhiều phương tiện như là trừng phạt kẻ thù và tỏ tình thân ái với bằng hữu. Nhờ chinh phục các tướng lãnh giữa chốn ba quân và lời bằng hữu khuyên răn, các vị chúa tể trên thế gian ngự trị cả thế gian và hưởng thụ trọn vẹn.
Các vị vua ấy chẳng giống Đại vương đang thổi con đom đóm và tưởng đó là lửa. Đại vương giống như người thổi con đom đóm khi ngọn lửa đang sẵn sàng bên cạnh, như người ném cái cân xuống và đo lường bằng tay, như người cần sữa vắt sừng bò, khi ngài đem các vấn đề sâu xa như vậy mà hỏi Senaka và những kẻ tương tự lão ấy, chúng nó biết gì đâu chứ? Chúng chỉ là những con đom đóm, còn Mahosadha sáng ngời trí tuệ mới là ngọn lửa vĩ đại đang cháy bùng rực rỡ, nếu Đại vương không tìm ra lời giải đáp vấn đề này, Đại vương sẽ là cái xác không hồn.
Sau khi dọa cho vua khiếp sợ như thế, bà biến mất.
Đến đây chấm dứt Vấn đề con Đom đóm.
*
Từ đấy vua kinh hoàng vì sợ chết. Sáng hôm sau vua ra lệnh bốn cận thần lên bốn cỗ xe đi ra bốn hoàng môn và bất kỳ nơi nào họ tìm được vương tử, bậc Trí giả Mahosadha, đều phải đón chào ngài thật trọng thể rồi lập tức rước ngài về hoàng cung. Ba vị trong số này không tìm được bậc Trí giả ; nhưng vị thứ tư đi ra phía Nam môn tìm thấy bậc Đại Sĩ ở Nam thị trấn, lúc ấy đang ngồi trên bó rơm lấm lem bùn đất, ăn những vắt cơm chấm ít nước canh sau khi đã kiếm xong đất sét và quay bánh xe cho chủ lò gốm. Ngài đã làm như vậy là vì ngài nghĩ rằng vua có thể nghi ngờ ngài muốn lên cầm vương quyền, nhưng nếu vua hay tin ngài đang sống bằng nghề thợ gốm thì mối nghi kỵ sẽ tan ngay. Khi ngài trông thấy vị cận thần, ngài hiểu ông đi đến tìm ngài, ngài hiểu rằng vinh quang của ngài đã được phục hồi, ngài sẽ được thưởng thức mọi cao lương mỹ vị do phu nhân Amarà dọn ra thiết đãi, vì thế ngài thả vắt cơm đang cầm và đứng dậy súc miệng. Vừa lúc ấy vị cận thần đi đến, đây là một người trong vây cánh của Senaka nói với ngài một cách thô lỗ như sau:
– Thưa Tôn sư, những lời mà bậc hiền giả Senaka nói đều là những điều báo trước rất hữu ích cho ngài: vinh quang của ngài đã mất, tài trí của ngài chả ích lợi gì, bây giờ đây ngài ngồi trên đống rơm bê bết bùn lầy đất mà ăn cơm như vậy đó.
Rồi gã này đọc bài kệ trong chuyện Bhùri-pãnha hay Vấn đề Trí tuệ, Chương X:
40. Có thật ngài là bậc Trí nhân,
Như người đồn có trí uyên thâm,
Vậy tài trí, đại vinh quang ấy,
Chẳng phục vụ ngài đúng nghĩa chăng,
Và đã trở thành không ý nghĩa,
Trong khi ngài nuốt chút cơm hầm?
Bậc Đại Sĩ liền đáp lại:
– Tên ngu si mê muội kia, nhờ tài trí của ta, khi nào ta muốn phục hồi vinh quang đều được cả.
Rồi ngài ngâm hai vần kệ:
41. Vinh quang ta tạo bởi gian truân,
Đúng lúc, trái thời, ta biệt phân,
Để ẩn náu mình theo ý muốn,
Mở toang các cửa lợi vô ngần,
Cho nên ta biết điều tri túc,
Với chút cơm hầm, vẫn muốn ăn.
42. Khi ta nhận thấy đúng thời cơ,
Nỗ lực tạo thành mối lợi to,
Theo kế hoạch, ta liền chịu đựng,
Can cường chẳng khác một thanh sư,
Và nhờ năng lực oai hùng ấy,
Ông sẽ thấy ta trở lại mà.
Lúc ấy vị cận thần đáp:
– Thưa bậc Trí giả, vị thần ở trong chiếc lọng hoàng gia đặt một câu hỏi cho đức vua, ngài liền hỏi cả bốn vị hiền thần nhưng không ai giải đáp nổi, vì thế đức vua ra lệnh tiểu thần đi rước ngài về.
Bậc Đại Sĩ đáp:
– Trong trường hợp như thế mà ông chưa thấy được uy lực của trí tuệ hay sao? Những lúc như vậy của cải nào có ích gì, chỉ có trí là hữu ích.
Ngài tán thán trí tuệ như vậy. Sau đó vị cận thần trao cho bậc Đại Sĩ ngàn đồng tiền và bộ y phục vua ban, để ngài tắm rửa và thay quần áo ngay. Người chủ lò gốm kinh hãi vì đã lầm tưởng bậc Trí giả Mahosadha là thợ gốm của lão, tuy nhiên bậc Đại Sĩ liền trấn an lão:
– Tôn ông đừng sợ, ông đã cứu giúp ta thật quý giá vô cùng.
Rồi ngài tặng lão ngàn đồng tiền và với thân mình còn lấm lem bùn đất, ngài đã leo lên xe về kinh thành ngay. Viên cận thần báo tin cho vua biết ngài đã về.
– Này hiền khanh đã tìm ra bậc Trí giả, vương nhi ở đâu?
– Tâu Đại vương, vương tử đang sống bằng nghề làm đồ gốm ở Nam thị trấn, nhưng vừa được tin Đại vương triệu ngài về là ngài về ngay chẳng đợi tắm rửa gì, đất còn lấm lem cả người.
Vua nghĩ thầm: “Nếu nó là kẻ thù của ta thì nó đã trở về trong cảnh xa hoa long trọng có tùy tùng hầu hạ kia chứ, như vậy nó chẳng phải là đối thủ của ta rồi”.
Vua liền ban lệnh đưa ngài về tư thất tắm rửa, trang sức cho ngài rồi trở lại chầu vua với lễ nghi rực rỡ long trọng mà vua đã ban. Khi mọi việc xong xuôi, ngài trở vào triều, tung hô vua xong, liền đứng sang một bên. Vua nói năng ôn tồn với ngài, rồi muốn thử ngài, ông ngâm kệ này:
43. Lắm kẻ không gây tạo lỗi lầm,
Bởi vì họ đã được giàu sang,
Nhưng nhiều người chẳng gây lầm lỗi,
Vì sợ bùn nhơ cấu uế tâm,
Con đủ tài năng làm sự nghiệp,
Sao con không hãm hại vương quân?
Bồ Tát đáp lại:
44. Bậc Trí giả không tạo lỗi lầm,
Chỉ vì lạc thú hưởng giàu sang,
Thiện nhân dù gặp cơn tai họa,
Và bị lâm vào cảnh khốn nàn,
Chẳng vì thân hữu hay thù hận,
Mà phải khước từ đạo chánh chân .
Vua lại đọc bài kệ này, là những lời huyền bí của một vị Sát-đế-lị (quý tộc):
45. Người nào vì bất cứ nguyên nhân,
Dù nhỏ, dù to, với bản thân,
Đưa chính mình lên từ chỗ thấp,
Về sau tiến bước đạo Như chân.
Còn bậc Đại Sĩ đọc kệ này lấy ví dụ cái cây để minh họa:
46. Dưới một gốc cây bóng mát lành,
Nếu ta ngồi xuống nghỉ thân mình,
Chặt cành lá ấy là làm phản,
Bọn giả dối, ta phải ghét khinh.
Rồi ngài tiếp tục:
– Tâu Đại vương, nếu chặt cành của một cây mà ta đã hưởng lợi lạc là chuyện phản bội, thì còn nói gì đến kẻ sát nhân? Đại vương đã ban cho phụ thân tiểu thần hưởng đại phú quý và sủng ái tiểu thần phúc lộc tràn trề, làm sao tiểu thần có thể phản trắc làm hại Đại vương được?
Sau khi bày tỏ lòng trung thành của mình, ngài lại khiển trách vua về lầm lỗi ấy:
47. Nếu một người khai đạo chánh chân,
Đánh tan nghi hoặc của tha nhân,
Người này thành một nơi nương tựa,
Và bảo hộ cho chính bản thân,
Bậc Trí không bao giờ hủy diệt,
Mối dây này kết hợp thân bằng.
Bấy giờ để khuyến giáo vua, ngài ngâm hai vần kệ:
48. Ta ghét thế nhân đắm dục tình,
Giả tu là dối gạt rành rành,
Hôn quân xử án không nghe thấy,
Sân hận người hiền chẳng biện minh.
49. Vị vua thận trọng suy tư kỹ,
Xử án đầy suy xét tận tình,
Vua chúa suy tư phân xử đúng,
Đời đời danh vọng mãi quang vinh.
Khi vua nghe xong liền mời bậc Đại Sĩ ngồi lên ngai vàng dưới chiếc lọng hoàng gia mở rộng, còn chính vua ngồi xuống một ghế thấp và nói:
– Thưa bậc Trí giả, vị thần ở trong chiếc lọng trắng này hỏi trẫm bốn câu. Trẫm đã vấn ý bốn hiền thần mà không ai tìm ra giải đáp. Vậy xin vương nhi giải đáp cho trẫm.
– Tâu Đại vương, dù là vị thần trong chiếc lọng, hay bốn Đại thiên vương, hoặc dù ai đi nữa, xin cứ hỏi, tiểu thần sẽ giải đáp.
Vua liền đưa câu hỏi nữ thần đã đọc ra và nói:
50. Kẻ ấy đánh bằng chân lẫn tay,
Đánh luôn cả mặt, mũi, tai, mày,
Tuy nhiên kẻ ấy, tâu Hoàng thượng,
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ thay!
Khi bậc Đại Sĩ nghe câu hỏi xong, ngài thấy ý nghĩa lộ rõ ràng, chẳng khác nào vầng trăng hiện lên bầu trời:
– Xin Đại vương nghe đây, Ngài nói. Khi đứa bé ngồi trong lòng mẹ sung sướng chơi đùa lấy tay đánh mẹ nó, kéo tóc mẹ nó, nắm tay lại đấm mẹ nó, mẹ nó bảo: “Này ranh con, sao dám đánh mẹ?”. Rồi bà âu yếm ôm sát con vào ngực và không nén được lòng thương yêu con, bà mẹ hôn hít con, vào lúc đó đứa con còn thân thiết với bà còn hơn là cha nó nữa.
Ngài đã làm sáng tỏ vấn đề như thể đem vầng nhật lên bầu trời, nghe xong, nữ thần hiện nửa thân qua kẽ hở của chiếc lọng và nói bằng một giọng dịu dàng:
– Câu hỏi đã được giải đáp thỏa đáng.
Sau đó bà tặng bậc Đại Sĩ một giỏ đầy hoa tiên và hương thần, rồi biến mất.
Vua cũng ban thưởng ngài các loại hương hoa như vậy rồi đọc câu kệ thứ hai, hỏi vấn đề thứ hai:
51. Bà mắng kẻ kia thật tệ tàn,
Nhưng bà muốn nó ở kề gần,
Kẻ kia, tuy vậy, tâu Hoàng thượng,
Còn thiết thân hơn chính cả chồng.
Bậc Đại sĩ:
– Tâu Đại vương, đứa bé lên bảy, có thể làm theo lời mẹ dặn. Khi bà bảo nó ra đồng hay đến tiệm tạp hóa, nó đáp: “Nếu mẹ cho con bánh kẹo con sẽ đi”; bà mẹ bảo: “Bánh kẹo đây con”, rồi đưa bánh kẹo cho nó. Nó ăn xong lại nói: “Này mẹ, mẹ ngồi trong nhà im mát mà con lại phải đi ra ngoài làm công việc cho mẹ”. Nó nhăn mặt, làm bộ điệu chế nhạo mẹ nó, rồi không chịu đi. Bà nổi giận chụp lấy chiếc gậy la lên: “Mày ăn các thứ ta cho mày rồi lại không chịu ra đồng làm việc cho ta”. Bà dọa nó, nó vụt chạy thật nhanh, bà theo không kịp bà liền la lên: “Đi đi cho kẻ trộm xé xác mày ra”. Thế là bà mắng nhiếc nó thật thậm tệ, nhưng dù miệng nói gì đi nữa, bà cũng không muốn thế tí nào, bà chỉ muốn nó ở gần bà. Nó đi chơi lang thang suốt ngày, đến tối không dám trở về nhà, nó đến nhà bà con. Bà mẹ trông ra đường chờ nó về mà không thấy, nghĩ rằng nó không dám về, lòng bà đau đớn, nước mắt ràn rụa, bà đi đến nhà các quyến thuộc tìm nó. Khi thấy con, bà ôm nó hôn hít kéo nó sát vào lòng và thấy thương yêu nó hơn bao giờ hết, bà kêu lên: “Con tưởng mẹ nói thật sao?”, thế là tâu Đại vương, lúc giận người mẹ lại thương con hơn trước nữa.
Ngài giải đáp vấn đề thứ hai như vậy. Nữ thần lại tặng thưởng ngài như lần trước và vua cũng thế. Sau đó vua hỏi ngài vấn đề thứ ba qua một vần kệ khác:
52. Nàng mắng nhiếc chàng chẳng lý do,
Và nàng trách móc thật vu vơ,
Tuy nhiên, chàng ấy, tâu Hoàng thượng,
Thân thiết hơn chồng nữa, lạ chưa?
Bậc Đại Sĩ đáp:
– Tâu Đại vương, khi một đôi uyên ương lén lút hưởng lạc thú ái tình, người nọ bảo người kia: “Người chẳng hề để ý đến ta, ta biết tâm hồn người để tận đâu đâu”. Tất cả đều ngụy tạo và không có lý do gì cả, họ la mắng trách móc lẫn nhau, rồi họ càng thân thiết nhau hơn. Đó là ý nghĩa câu hỏi trên.
Nữ thần lại tặng quà cho ngài và vua cũng vậy. Sau đó vua lại hỏi câu nữa qua vần kệ thứ tư:
53. Lấy thực phẩm, y phục, tọa sàng,
Thiện nhân mang mọi vật lên đàng,
Tuy nhiên, các vị, tâu Hoàng thượng,
Còn thiết thân hơn chính cả chồng.
Ngài đáp:
– Tâu Đại vương, vấn đề này liên hệ đến các khất sĩ Bà-la-môn chân chính. Các gia đình sùng đạo tin tưởng vào đời này và đời sau, thường cúng dường các vị này và hoan hỷ lúc cúng dường. Khi họ thấy các Bà-la-môn nhận vật cúng dường và ăn uống liền nghĩ thầm “Chính các vị này đến nhà ta khất thực để thọ dụng”, họ càng tăng mối cảm tình đối với các vị này. Thật vậy, các vị này nhận phẩm vật, đặt lên vai mọi vật cúng dường và trở thành thân thiết với gia chủ.
Khi ngài giải đáp xong vấn đề này, nữ thần bày tỏ mối đồng tình bằng tặng vật như trước và đặt dưới chân bậc Đại Sĩ một giỏ quý đựng đầy bảy báu vật xin ngài nhận lấy. Vua cũng hoan hỷ phong ngài làm đại tướng.
Từ đó vinh quang của ngài càng chói lọi huy hoàng hơn nữa.
Đến đây chấm dứt Vấn đề của Nữ thần.
Hết phần Chuyện Đường Hầm Vĩ Đại (Tiền thân Mahā-Ummagga) (3) (Mahā-Ummagga)