KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
Giảo chính: Hòa Thượng Quảng Độ
HỘI ĐẦU – PHẦN ĐẦU
XI. PHẨM THÍ DỤ
(Giữa quyển 41 đến đầu quyển 45 )
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi, nhà ảo thuật có khả năng học bốn tịnh lự, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi, nhà ảo thuật có khả năng học bốn niệm trụ, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học pháp môn giải thoát không, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học năm loại mắt, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học sáu phép thần thông, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học mười lực của Phật, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào?
Phật bảo: Thiện Hiện! Ta hỏi lại ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Sắc cùng với huyễn có khác chăng? Thọ, tưởng, hành, thức cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc, sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhãn xứ cùng với huyễn có khác chăng? Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhãn xứ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhãn xứ, nhãn xứ tức là huyễn, huyễn tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Sắc xứ cùng với huyễn có khác chăng? Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc xứ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc xứ, sắc xứ tức là huyễn, huyễn tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhãn giới cùng với huyễn có khác chăng? Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhãn giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhãn giới, nhãn giới tức là huyễn, huyễn tức là nhãn giới; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhĩ giới cùng với huyễn có khác chăng? Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhĩ giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhĩ giới, nhĩ giới tức là huyễn, huyễn tức là nhĩ giới; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Tỷ giới cùng với huyễn có khác chăng? Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì tỷ giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác tỷ giới, tỷ giới tức là huyễn, huyễn tức là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thiệt giới cùng với huyễn có khác chăng? Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì thiệt giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác thiệt giới, thiệt giới tức là huyễn, huyễn tức là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thân giới cùng với huyễn có khác chăng? Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì thân giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác thân giới, thân giới tức là huyễn, huyễn tức là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ý giới cùng với huyễn có khác chăng? Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì ý giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác ý giới, ý giới tức là huyễn, huyễn tức là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ðịa giới cùng với huyễn có khác chăng? Thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì địa giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác địa giới, địa giới tức là huyễn, huyễn tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thánh đế khổ cùng với huyễn có khác chăng? Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì Thánh đế khổ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tức là huyễn, huyễn tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Vô minh cùng với huyễn có khác chăng? Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì vô minh chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác vô minh, vô minh tức là huyễn, huyễn tức là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bốn tịnh lự cùng với huyễn có khác chăng? Bốn vô lượng, bốn định vô sắc cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì bốn tịnh lự chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bốn tịnh lự, bốn tịnh lự tức là huyễn, huyễn tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bốn niệm trụ cùng với huyễn có khác chăng? Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì Bốn niệm trụ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức là huyễn, huyễn tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Pháp môn giải thoát không cùng với huyễn có khác chăng? Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát không tức là huyễn, huyễn tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bố thí Ba-la-mật-đa cùng với huyễn có khác chăng? Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bố thí Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa tức là huyễn, huyễn tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Năm loại mắt cùng với huyễn có khác chăng? Sáu phép thần thông cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì năm loại mắt chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác năm loại mắt, năm loại mắt tức là huyễn, huyễn tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Mười lực của Phật cùng với huyễn có khác chăng? Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì mười lực của Phật chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác mười lực của Phật, mười lực của Phật tức là huyễn, huyễn tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Quả vị Giác ngộ cao tột cùng với huyễn có khác chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác quả vị Giác ngô cao tột, quả vị Giác ngộ cao tột tức là huyễn, huyễn tức là quả vị Giác ngô cao tột.
Phật bảo: Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Huyễn có tạp nhiễm, có thanh tịnh chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Huyễn có sanh, có diệt chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn tịnh lự, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn niệm trụ, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học pháp môn giải thoát không, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học năm loại mắt, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học sáu phép thần thông, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học mười lực của Phật, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Khác năm uẩn … các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, có đại Bồ-tát chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chỉ đối với năm uẩn … các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Ðúng vậy!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải chỉ đối với năm uẩn … các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, có tạp nhiễm, có thanh tịnh, có sanh, có diệt chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không có tưởng, không có các tưởng, không giả lập, không ngôn thuyết, không có danh, không có giả danh, không có thân, không nghiệp của thân, không có lời nói, không có nghiệp của lời nói, không có ý, không có nghiệp của ý, không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng lấy vô sở đắc như vậy làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng, thì nên biết đại Bồ-tát ấy, có thể thành tựu trí nhất thiết trí.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, thì khi tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên như nhà ảo thuật tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả mọi việc, không có sự phân biệt. Vì sao? Vì nên biết nhà ảo thuật tức là năm uẩn …, năm uẩn … tức là nhà ảo thuật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như năm uẩn … huyễn có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì năm uẩn … huyễn vậy, lấy vô tánh làm tự tánh, mà tự tánh của vô tánh chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như chiêm bao, như tiếng vang, như bóng sáng, như ảnh tượng, hoa trong hư không, như ánh nước, như ảo thành, như ngũ uẩn biến hóa v.v… có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì chiêm bao, năm uẩn … cho đến năm uẩn biến hóa như vậy, lấy vô tánh làm tự tánh, mà tự tánh của vô tánh, chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như huyễn … năm uẩn … các pháp ấy, chúng có gì khác nhau?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn … ấy, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức như mộng …; sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn … ấy, tức là sáu căn … như huyễn ….; sáu căn … như huyễn … ấy, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn …. đều do nội không, nên chẳng thể nắm bắt được, cho đến đều do vô tánh tự tánh không, nên chẳng thể nắm bắt được.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát mới phát tâm hướng về Ðại-thừa nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, tâm vị ấy sẽ không kinh hãi, sợ sệt chăng?
Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mới phát tâm hướng đến Ðại-thừa, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu không có phương tiện thiện xảo, chẳng được bạn lành hổ trợ, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, thì tâm vị ấy có sự kinh khiếp, có hãi hùng, có sợ sệt.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Những đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm các vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên dùng cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của sắc là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy, chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên dùng cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi khởi lên sự quán chiếu đó, lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình mà nói cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp, là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được, thì này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do bố thí Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng nên lấy cái tâm của Thanh-văn, Ðộc-giác, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện. Này Thiện Hiện, đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tịnh giới Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tịnh giới Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được, thì ở trong đó thường được an nhẫn vui vẻ. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước an nhẫn Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do an nhẫn Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được. Tuy lấy vô sở đắc làm phương tiện, nhưng thường chẳng bỏ ý niệm tương ưng với trí nhất thiết trí. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tinh tấn Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tinh tấn Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng nên lấy tâm Thanh-văn, Ðộc-giác, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được. Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên ở trong đó, chẳng nên khởi cái tâm của Thanh-văn, Ðộc-giác và các tâm bất thiện khác mà làm tán động. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tịnh lự Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tịnh lự Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên khởi lên sự quán chiếu thế này: sắc chẳng phải là không nên không là sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy. Nhãn xứ chẳng phải là không nên không là nhãn xứ, nhãn xứ tức là không, không tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy. Sắc xứ chẳng phải là không nên không là sắc xứ, sắc xứ tức là không, không tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy. Nhãn giới chẳng phải là không nên không là nhãn giới, nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Nhĩ giới chẳng phải là không nên không là nhĩ giới, nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Tỷ giới chẳng phải là không nên không là tỷ giới, tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Thiệt giới chẳng phải là không nên không là thiệt giới, thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Thân giới chẳng phải là không nên không là thân giới, thân giới tức là không, không tức là thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Ý giới chẳng phải là không nên không là ý giới, ý giới tức là không, không tức là ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Địa giới chẳng phải là không nên không là địa giới, địa giới tức là không, không tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy. Thánh đế khổ chẳng phải là không, nên không là Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tức là không, không tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy. Vô minh chẳng phải là không nên không là vô minh, vô minh tức là không, không tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lực xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy. Bốn tịnh lự chẳng phải là không nên không là bốn tịnh lự, bốn tịnh lự tức là không, không tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy. Bốn niệm trụ chẳng phải là không nên không là bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy. Pháp môn giải thoát không chẳng phải là không nên không là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát không tức là không, không tức là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng lại như vậy. Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải là không nên không là bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa tức là không, không tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng lại như vậy. Năm loại mắt chẳng phải là không nên không là năm loại mắt, năm loại mắt tức là không, không tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông, cũng lại như vậy. Mười lực của Phật chẳng phải là không nên không là mười lực của Phật, mười lực của Phật tức là không, không tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không chấp trước Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa được sự hỗ trợ của các thiện hữu, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt?
Phật bảo Thiện Hiện: Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của sắc là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt?
Phật bảo Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đối với sự tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa đó có cái chứng đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thì đối với sự tu hành tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành bốn tịnh lự, thì đối với sự tu hành bốn tịnh lự đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì đối với sự tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành bốn niệm trụ, thì đối với sự tu hành bốn niệm trụ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đối với sự tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành pháp môn giải thoát không, thì đối với sự tu hành pháp môn giải thoát không đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì đối với sự tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành năm loại mắt, thì đối với sự tu hành năm loại mắt đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành sáu phép thần thông, thì đối với sự tu hành sáu phép thần thông đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành mười lực của Phật, thì đối với sự tu hành mười lực của Phật đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì đối với sự tu hành bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh của sắc, thì đối với sự quán cái không của sắc, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội … cho đến cái không không tánh tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức thì đối với sự quán cái không của thọ, tưởng, hành, thức đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhãn xứ, thì đối với sự quán cái không của nhãn xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, thì đối với sự quán cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sắc xứ, thì đối với sự quán cái không của sắc xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, thì đối với sự quán cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhãn giới, thì đối với sự quán cái không của nhãn giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhĩ giới, thì đối với sự quán cái không của nhĩ giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của tỷ giới, thì đối với sự quán cái không của tỷ giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thiệt giới, thì đối với sự quán cái không của thiệt giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thân giới, thì đối với sự quán cái không của thân giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của ý giới, thì đối với sự quán cái không của ý giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của địa giới, thì đối với sự quán cái không của địa giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, thì đối với sự quán cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của Thánh đế khổ, thì đối với sự quán cái không của Thánh đế khổ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo, thì đối với sự quán cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của vô minh, thì đối với sự quán cái không của vô minh đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, thì đối với sự quán cái không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn tịnh lự, thì đối với sự quán cái không của bốn tịnh lự đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì đối với sự quán cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn niệm trụ, thì đối với sự quán cái không của bốn niệm trụ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đối với sự quán cái không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp môn giải thoát không, thì đối với sự quán cái không của pháp môn giải thoát không đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì đối với sự quán cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, thì đối với sự quán cái không của bố thí Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì đối với sự quán cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của năm loại mắt, thì đối với sự quán cái không của năm loại mắt đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sáu phép thần thông, thì đối với sự quán cái không của sáu phép thần thông đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của mười lực của Phật, thì đối với sự quán cái không của mười lực của Phật đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì đối với sự quán cái không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của các ác hữu, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt?
Phật bảo Thiện Hiện: Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, hoặc bảo nhàm chán, xa lìa pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc bảo nhàm chán xa lìa pháp tương ưng tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nói như thế này: Này thiện nam tử! Các ngươi đối với sáu pháp tương ưng đáo bỉ ngạn này, chẳng nên tu học. Vì sao? Vì pháp này nhất định chẳng phải Như Lai nói, mà do kẻ văn tụng lừa dối chế tạo ra, vì vậy các ngươi chẳng nên nghe theo, chẳng nên tu tập, chẳng nên thọ trì, chẳng nên đọc tụng, chẳng nên tư duy, chẳng nên suy cứu, chẳng nên vì người khác mà tuyên thuyết khai thị.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma thì có ác ma hiện làm hình Phật đến dạy đại Bồ-tát nhàm chán xa lìa sáu phép Ba-la-mật-đa, nói: Thiện nam tử! Nay ngươi cần chi tu Ba-la-mật-đa này! Nay ngươi cần gì tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa!
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được giác ngộ rồi. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Phật đến nói pháp tương ưng Thanh-văn, Ðộc-giác cho đại Bồ-tát, đó là khế kinh cho đến luận nghị, phân biệt, khai thị, khuyên phải tu học.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Phật đi đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Như ngươi thì không có chủng tánh Bồ-tát, không có tâm Bồ đề chơn thật, chẳng có khả năng chứng đắc bực Bất thối chuyển, cũng chẳng có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi,
Nếu Đại Bố tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma thì có ác ma hiện làm hình Phật, đi đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Sắc là không, không có ngã, ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là không, không có ngã, ngã sở; nhãn xứ là không, không có ngã, ngã sở; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, không có ngã, ngã sở; sắc xứ là không, không có ngã, ngã sở; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, không có ngã, ngã sở; nhãn giới là không, không có ngã, ngã sở; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; nhĩ giới là không, không có ngã, ngã sở; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; tỷ giới là không, không có ngã, ngã sở; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; thiệt giới là không, không có ngã, ngã sở; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; thân giới là không, không có ngã, ngã sở; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; ý giới là không, không có ngã, ngã sở; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; địa giới là không, không có ngã, ngã sở; thủy, hỏa, phong là không, thức giới là không, không có ngã, ngã sở; Thánh đế khổ, là không, không có ngã, ngã sở; Thánh đế tập, diệt, đạo, là không, không có ngã, ngã sở; vô minh là không, không có ngã, ngã sở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, không có ngã, ngã sở; bốn tịnh lự là không, không có ngã, ngã sở; bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, không có ngã, ngã sở; bốn niệm trụ là không, không có ngã, ngã sở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, không có ngã, ngã sở; pháp môn giải thoát không là không, không có ngã, ngã sở; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, không có ngã, ngã sở; bố thí Ba-la-mật-đa là không, không có ngã, ngã sở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không, không có ngã, ngã sở; năm loại mắt là không, không có ngã, ngã sở; sáu phép thần thông là không, không có ngã, ngã sở; mười lực của Phật là không, không có ngã, ngã sở; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, không có ngã, ngã sở. Này thiện nam tử! Các pháp đều là không, không có ngã, ngã sở thì ai có thể tu tập sáu phép đáo bỉ ngạn; lại ai có thể chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột? Dù cho chứng quả Giác ngộ đi nữa, thì dùng để làm gì?
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Ðộc-giác đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Mười phương đều không; chư Phật, Bồ-tát và chúng Thanh-văn đều không có.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Thanh-văn, đi đến chỗ đại Bồ-tát, chê bai pháp tương ưng trí nhất thiết trí, khiến khởi lên ý nghĩ rất nhàm chán, xa lìa, khen ngợi pháp tương ưng Thanh-văn, Ðộc-giác, khởi lên ý nghĩ rất ưa thích.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm bậc thầy mô phạm, đi đến chỗ đại Bồ-tát dạy bảo, khiến cho nhàm chán, xa lìa thắng hạnh của Bồ-tát, đó là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa; và khiến nhàm chán, xa lìa trí nhất thiết trí, đó là năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng; chỉ dạy tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Người học pháp này thì mau chứng quả Thanh-văn, hoặc quả Ðộc-giác cứu cánh an lạc; cần gì phải siêng năng, cực khổ cầu đạt đến quả vị Giác ngô cao tột?
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình cha mẹ, đi đến chỗ đại Bồ-tát, bảo rằng: “Nầy con! Con nên siêng năng cầu chứng quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, đủ để được vĩnh viễn xa lìa đại khổ sanh tử, mau chứng Niết-bàn cứu cánh an lạc. Cần gì phải cầu đạt quả vị Giác ngộ xa xôi. Người cầu Giác ngộ, cần phải trải qua vô lượng, vô số đại kiếp luân hồi sanh tử, giáo hóa hữu tình, xả thân, xả mạng, chặt đứt các bộ phận cơ thể, chỉ tự chuốc lấy sự lao khổ. Con mang ơn của ai? Việc cầu Giác ngộ của con, hoặc là đạt được, hoặc là chẳng đạt được.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đã Giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình các Bí-sô … đi đến chỗ đại Bồ-tát, lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được.
Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình đại Bồ-tát, đi đến chỗ đại Bồ-tát, khuyên quán cái không nội, có sở đắc; khuyên quán cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, có sở đắc; khuyên tu bốn tịnh lự, có sở đắc; khuyên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có sở đắc; khuyên tu bốn niệm trụ, có sở đắc; khuyên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có sở đắc; khuyên tu pháp môn giải thoát không, có sở đắc; khuyên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có sở đắc; khuyên tu bố thí Ba-la-mật-đa, có sở đắc; khuyên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có sở đắc; khuyên tu năm loại mắt, có sở đắc; khuyên tu sáu phép thần thông, có sở đắc; khuyên tu mười lực của Phật, có sở đắc; khuyên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có sở đắc.
Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi.
Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.
Vì vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với các ác hữu phải mau xa lìa.