ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬN CÂU XÁ

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

 

IV. PHẨM PHÂN BIỆT NGHIỆP

Trước đây phẩm Thế gian nói về kết quả đau khổ của mê lầm, nhưng đã có quả tất phải có nhân, nhân đây chính là hoặc và nghiệp. Hoặc chỉ cho phiền nãotức tâm hư vọngnhận thức sai lầm sự lý của vũ trụ vạn hữu, sanh tâm đắm trước. Rồi từ sự sai lầm đắm trước đó, khởi lên những tác vi nơi thân,nói năng nơi miệng, đó là nghiệp. Đối với kết quả được thành tựu, chính nghiệp là nguyên nhân trực tiếp, còn hoặc là trợ duyên gián tiếp. Vì nếu có phiền não mà không khởi nghiệp thì cũng không thể chiêu cảm quả báo. Hoặc như hạt giống, nghiệp như đất, nước, phân, tro, môi trường. Có hạt giống mà không có môi trường đất nước, hạt giống không thể mọc thành cây. Bởi vậy,tiếp theophẩm Thế gian, ở đây giảng phẩm Nghiệp.

Phẩm Nghiệp gồm 131 bài tụng, chia làm hai đoạn. Xem đồ biểu sau:

PHẨM NGHIỆPThể tánh của nghiệp– Thể tánh của nghiệp
– Các mặt khác của nghiệp
– Ý nghĩa biểu-vô biểu của nghiệp
* Nghiệp được nói trong các kinh

Đoạn I. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP

Thuyết minh về thể tánh của nghiệp, là đề cập đến hai nghiệp, ba nghiệp và năm nghiệp.

Hai nghiệp là tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Chính sự hoạt động tư lự phân biệt trong nội tâm là tư nghiệp. Từ đó phát ra hành động nơi thân, nói năng nơi miệng, đó là tư dĩ nghiệp.

Ba nghiệp là từ hai nghiệp này chia ra: thân nghiệpngữ nghiệp tức tư dĩ nghiệp, và ý nghiệp tức tư nghiệp.

Năm nghiệp lại là từ ba nghiệp trên chia ra, tức là trong hai nghiệp thân và ngữ đều có hai loại biểu nghiệp và vô biểu nghiệp. Như biểu đồ dưới đây:

Hai NghiệpBa NghiệpNăm Nghiệp
NGHIỆPTư nghiệpÝ nghiệpÝ nghiệp
Tư dĩ nghiệpThân nghiệpThân biểu,
Thân vô biểu
Ngữ nghiệpNgữ biểu,
Ngữ vô biểu.

Năm nghiệp như thế nào? Bất luận là một việc gì, trước tiên ta suy nghĩ, tính toán về việc đó, đó là ý nghiệp. Khi sự tính toán được phát động ra nơi thân với những nét rõ rệt trông thấy được, đó là thân biểu nghiệp,nhưng trong khi đang khởi lên thân biểu nghiệp, bên trong vẫn có những năng lực vô hình, chiếu trong quy luật nhân quả kích động thúc đẩy thân hành động hoặc không hành động, đó là thân vô biểu nghiệp, vì năng lực nầy tiềm ẩn khó trông thấy được. Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp cũng tương tự như thế.

Nhưng tại sao ngoài thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp lại thêm vô biểu nghiệp của thân và ngữ như thế?

Chân lý đương nhiên trong vũ trụ, hễ đã có nhân thì có quả. Vậy khi tạo thân và ngữ biểu nghiệp, hoặc lành hoặc dữ, nó nhất định đưa đến kết quả hoặc khổ hoặc vui trong tương lai. Nhưng khi thân và ngữ biểu nghiệp đình chỉ và cũng chưa kết thành quả, trong khi đó, nếu không có cái gì tồn tại liên tục, để dẫn đến kết quả, thì sẽ mắc phải điều rất sai lầm là có tạo nghiệp nhân mà không thọ quả báo, hoặc nghiệp nhân đã tiêu mất mà vẫn có kết qủa, thì hóa ra không nhân cũng có quả. Thế nên biết, phải có năng lực vô hình tồn tại liên tục dẫn từ nhân đến quả, năng lực đó vô hình không thể thấy được, nên gọi là vô biểu nghiệp.

* TIẾT I. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP

Năm nghiệp vừa kể trên lấy gì làm thể?

Ý nghiệp là sự hoạt động tư duy của nội tâm, cố nhiên lấy tư tâm sở làm thể. Còn thân và ngữ vô biểu nghiệp thì có sự tranh luận dị đồng.

Tát-bà-đa bộ cho hình sắc là thể của thân biểu nghiệp, âm thanh là thể của ngữ biểu nghiệp, bởi thân biểu nghiệp tức chỉ cho động tác nơi thân thể mà động tác tất phải dựa vào hình sắc dài ngắn…sai biệtmới có được. Nếu lìa hình sắc có dài ngắn.. .sai biệt thì không thể nào có động tác; ngữ biểu nghiệp tức chỉ cho tác động của ngôn ngữ, nếu lìa âm thanh thì không có tác động của ngôn ngữ.

– Kinh bộ ngược lại, lấy tư tâm sở có khả năng khiến thân thể vận động, gọi tắc là động thân tư, chính cái đó là thể của thân biểu nghiệp, và tư tâm sở có khả năng phát động ngôn ngữ, gọi tắt là phát ngữ tư,đó chính là thể của ngữ biểu nghiệp. Nghiệp có nghĩa là tạo tác, mà tạo tác tức tư tâm sở. Chính tư tâmsở đó dựa nơi thân phát hiện gọi là thân nghiệp, dựa nơi lời phát hiện gọi là ngữ nghiệp, dựa nơi ý phát hiện gọi là ý nghiệpBa nghiệp sở dĩ khác nhau vì có thân, ngữ, ý khác nhau, chứ thật thể không ngoài tư tâm sở.

Còn thân và ngữ vô biểu nghiệp, theo Tát- bà-đa bộ là thật pháp, lấy sắc thân do đại chủng tạo thành làm thể. Kinh bộ ngược lại, cho là giả phápdựa trên chủng tử của tư tâm sở mà giả lập ra thôi. Đó là điểm tranh luận tối yếu của hai bộ với lý lẽ dưới đây:

Tát-bà-đa dẫn ra tám bằng chứng làm cơ sở cho lập nghĩa của mình nhưng đều không được Kinh bộthừa nhậnKinh bộ bác và cũng đưa chủ trương mình ra:

1. Bằng chứng Phật nói có ba loại sắc. Theo kinh Tạp A-hàm cuốn 13, sắc chia ra làm ba loại: Loại có thấy có đối như xanh, vàng, đỏ, trắng v.v…Loại không thấy có đối như năm căn và thanh, hương, vị, xúc chỉ có sự chướng ngại giữa nó với cái khác (hữu đối) chứ không thể thấy. Ngoài hai loại này, kinh còn nói đến không thấy không đối, rõ ràng loại này chỉ cho các sắc vô biểunếu không có sắc vô biểu thật, thì loại sắc không thấy không đối để chỉ cái gì. Kinh bộ không đồng ý, cho rằng sắc không thấy không đối là sắc của cảnh giới trong định, nó không đối ngại và mắt không thấy được, chứ không phải thật có riêng.

2. Bằng chứng về sắc vô lậu, cảnh thấy nghe hay biết của phàm phu như năm căn, năm cảnh đều thuộc hữu lậu, nhưng trong kinh Tăng nhất A-hàm: “Pháp vô lậu là thế nào? Là đối với các sắc ở quá khứvị laihiện tại, nó không làm khởi lên tâm ái nhiễmsân nhuếcho đến đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, đó gọi là pháp vô lậu”. Như thế, ngoài sắc hữu lậu, kinh còn nói sắc vô lậunếu không có sắc vô lậu, thì lấy gì để gọi là sắc vô lậu? Nhưng Kinh bộ cũng cho sắc này cũng là sắc cảnh giới của định, do định vô lậu phát khởi, nên gọi là sắc vô lậu thế thôi.

3. Bằng chứng về phước nghiệp tăng trưởng, có bảy phước nghiệp:

(1). Bố thí cho người đi đường thuyền.
(2). Bố thí cho người đi bộ .
(3). Bố thí cho người bệnh tật.
(4). Bố thí cho người săn sóc bệnh nhân .
(5). Bố thí vườn rừng.
(6). Bố thí cho người thường đi khất thực.
(7). Tùy thời bố thí.

(Bảy phước nghiệp này theo kinh nói có khác hơn).

Kinh Trung A-hàm, phẩm Thế Gian Phước nói tiếp: “Kẻ thiện namtín nữ nào, khi đã tạo được bảy thứ phước thế gian đó, hoặc đi, hoặc đến, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đó vẫn thường sanh, càng lúc càng thâm, càng lúc càng rộng“. Hữu bộ cho phước nghiệpthường tăng trưởng đó là vô biểu sắc thật có. Nhưng Kinh bộ không nhất trí, bộ này cho đó là chỉ dựa trên chủng tử của tư tâm sở mà giả lập ra, chứ không thật có sắc vô biểu. Khi ta suy nghĩ về bố thísuy nghĩ đó thật là hạt giống huân tập tồn tại trong ta. Về sau dù có khi khởi ác tâm, có khi khởi vô ký tâm, nhưng chủng tử đó vẫn âm thầm tương tục biến chuyển để đưa đến kết quả mà gọi là phước nghiệptăng trưởng thế thôi, chứ không sắc gì gọi là sắc vô biểu cả.

4. Bằng chứng không làm mà vẫn thành nghiệp, như có người nuốn giết một kẻ khác, nhưng không tự tay giết, chỉ xúi bảo người khác giết. Khi người bị giết chết, thì người chủ mưu giết dù không tự tay giết cũng mắc ác nghiệpHữu bộ cho cái ác nghiệp không tự làm mà vẫn thành này là vô biểu sắc thật có. Nhưng theo Kinh bộ đó chỉ là chủng tử của tư tâm sở, lấy tư tâm sở làm thể. Bởi chính trong khi mưu tính xúi bảo người khác giết đó, thì chủng tử của một niệm xúi giết dấy lên trong tâm và tiếp tục chuyển biến tăng trưởng cho đến khi người xúi bảo hoàn thành công việc giết chết kẻ mưu giết, khi ấy, người mưu tính xúi bảo mắc tội ác nghiệp sát sanh thế thôi, chứ không cần thật có một vô biểu sắc nào cả.

5. Bằng chứng sắc pháp xứ, kinh Tạp A-hàm 13 nói: “Bí-sô nên biết, pháp thuộc ngoại xứ sẽ không nhiếp vào mười một xứ, nó không thấy không đối“. Theo đây, về pháp xứ sở, kinh nói đó là pháp khôngthấy không đối, chứ không nói vô sắc. Vậy nên nói pháp xứ không có nghĩa ngăn cấm sự tồn tại riêng biệt của vô biểu sắc. Nếu pháp xứ không phải là vô biểu sắc, cớ sao kinh không nói ngay là vô sắc mà chỉ nói là không thấy không đối. Như Kinh bộ lại vẫn cho sắc đó thuộc cảnh giới của định, và bác những điều trích dẫn của Hữu bộ không đủ để chứng minh sự thật có của sắc vô biểu được.

6. Bằng chứng là tám chi thánh đạo, trong tám chi thánh đạo, có ba chi thuộc sắc pháp, đó là chánh ngữchánh nghiệp và chánh mạng. Người tu chánh đạo, khi nhập chánh định, thân không hoạt độngnên không có chánh nghiệp, miệng không nói năng nên không có chánh ngữ, không đi khất thực nên không có chánh mạng. Tuy trong định không có ba chi đó, nhưng vẫn phải thừa nhận người nhập địnhđó có đủ tám chi Thánh đạo, chính nhờ có sắc vô biểu của chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng trong khi nhập định. Nếu giả sử không có sắc vô biểu của ba chi đó, thì khi xuất định, ba chi đó từ đâu hiện ra? Vô lẽ người nhập định lại không có tám chi Thánh đạo như người không nhập định sao? Nhưng Kinh bộ cũng không nhất trí, họ cho trong khi nhập đ?nh vẫn có chánh ngữchánh nghiệpchánh mạnglà do dựa nơi tư tâm sở mà giả lập, chứ không có thật thể. Trong định không có biểu nghiệp về chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng nhưng nhờ có tư tâm sở suy nghĩ về ba chi chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng đó, nên khi xuất định có ba chi đó xuất hiện, chứ không phải từ sắc vô biểu.

7. Bằng chứng về giới biệt giải thoát, khi một người thọ đắc giới biệt giải thoát, sau đó có lúc khởi ác tâmvô ký tâm, thậm chí vô tâm, nhưng giới thể vẫn không mất. Hữu bộ cho giới thể không mất ấy là sắc vô biểu thật có. Nhưng Kinh bộ vẫn cho giới thể đó lấy tư tâm sở làm thể. Từ nơi tư chủng tử, có khả năng phòng phi chỉ ác, gọi đó là giới thểdựa vào đó thành lập luật nghi biệt giải thoát, chứ chẳng có sắc vô biểu gì cả.

8. Bằng chứng giới là bờ đê. Khi thọ giới xong, lấy giới làm bờ đê ngăn chận không cho nước tràn ra ao hồ, đã biết giới là bờ đê, tất nó có thật thể mới ngăn chận được, và có ngăn chận được mới gọi là bờ đê. Hữu bộ cho đó là sắc vô biểu thật có. Nhưng Kinh bộ vẫn cho tư tâm sở là thể có khả năng ngăn chận đó. Người thọ giới khi phát nguyện từ nay về sau quyết định không phạm điều tội ác, từ đó mỗi niệm mỗi niệm tiếp tục tự nhiên ngăn chận không cho phạm tội ác, đó gọi là bờ đê, chứ không có sắc vô biểu nào nào cả.

Tóm lạiHữu bộ chủ trương ý nghiệp, lấy tư tâm sở làm thể, hình sắc và ngôn ngữ do tư tâm sở phát động dẫn sanh ra, gọi là thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp, đều thuộc sắc pháp. Thân biểu lấy hình sắc làm thể, ngữ biểu lấy âm thanh làm thể, rồi từ đó dẫn khởi ra một sắc pháp không thể biểu thị, không có đối ngại gọi là vô biểu sắc, hay vô biểu nghiệp, nó lấy sắc do đại chủng tạo làm thật thể. Như vậy, theo Hữu bộ, biểu và vô biểu sắc đều có thật thể. Nhưng Kinh bộ ngược lại, luận Tỳ-bà-sa 122, 123 nói: “Biểu, vô biểu nghiệp đều không thật thể“. Nhà thí dụ sư (Kinh bộ) nói: “Nghiệp thân, ngữ, ý đều chỉ là tư” (Biểu, vô biểu nghiệp, vô thật thể tánh,thí dụ giả thuyết thân ngữ, ý, nghiệp giai thị nhất tư). Và theo Kinh bộ, tư chia ra bốn thứ: 1) Thẩm lự; 2) Quyết định; 3) Động thân; 4) Phát ngữ. Khi ta định làm gì, trước tiên suy xét (thẩm tư lự), tiếp đó quyết định làm, và làm bằng cách nào (quyết định tư), cả hai đều thuộc ý nghiệp; từ hai tư đó, có sự cử độüng thân (động thân tư) và phát ra ngôn ngữ (ngữ phát tư), tức thân nghiệp và ngữ nghiệp. Do đó, đủ biết thân biểu nghiệp, ngữ biểu nghiệp đều không có thật thể, hoàn toàn do tư tâm sở phát động. Đến như vô biểu nghiệp cũng vậy, không phải có một loại sắc thật có riêng biệt gọi là sắc vô biểu, mà chính do tư tâm sở huân tập thầm kín, tiếp tục chuyển biến mà hình thành, nó là giả có. Như vậy, vô biểu nghiệp hay vô biểu sắc không gì khác hơn là chủng tử của tư tâmsở vi tế tiềm tàng tiếp tục chuyển biến vậy. Xem đồ biểu:

CÁC NGHIỆP LẤY GÌ LÀM THỂ, THEO CHỦ TRƯƠNG CỦA HỮU BỘ VÀ KINH BỘ sau:

Ý NGHIỆPÝTư tâm sở làm thểHữu bộ
Thẩm lự tưKinh bộ
Quyết định tưKinh bộ
BIỂUThânHình sắc làm thểHữu bộ
Phát động làm thểChính lượng bộ
Động thân tưKinh bộ
NgữÂm thanh làm thểHữu bộ
Hành động làm thểChính lượng bộ
Phát ngữ tưKinh bộ
VÔ BIỂUThânSắc do đại chủng tạoHữu bộ
Chủng tử tư tâm sởKinh bộ
NgữSắc do đại chủng tạoHữu bộ
Chủng tử tư tâm sởKinh bộ

Về nghĩa của chủng tử tư tâm sở của Kinh bộ như thế nào?

Như việc thọ giới, từ khi phát nguyện dứt bảy chi tội ác của thân, ngữ, nhưng chưa chính thức thọ giới, còn ở giai đoạn của hạnh vị, thì huân tập thành bảy chủng tử tư gia hạnhCho đến sau khi gặp thắng duyên (cơ duyên tốt), qua lần kiết-ma thứ ba xong, từ nơi chủng tử tư gia hạnhhuân tập thành chủng tử tư căn bản, từ đó, bảy chi chủng tử này cứ mỗi niệm tăng trưởng mãi đến khi gặp duyên xả giới mới mất. Về ác giới cũng vậy, lại cũng có nghĩa từ một chủng tử tư, sát-na sát-na, bảy chi công năng tăng trưởngĐại thừa cũng chia xẻ nghĩa này, nhưng cho rằng tư chủng tử huân tập nơi thức thứ tám, thức thứ tám nắm giữ tư chủng tử đó. Trong khi đó Kinh bộ lại nói, tư chủng tử này hân tập nơi sắc tâm, vàsắc tâm nắm giữ tư chủng tử, nếu lìa sắc tâm tư chủng tử không thể có được.

TIẾT 2: CÁC MẶT KHÁC CỦA NGHIỆP

Trong tiết này, luận văn trước hết nêu ra bốn loại là lọai có chấp thọ không chấp thọ, loại năm sự, loại tình phi tình, loại đại chủng đồng dị và sau mới nói đến tánh chất hệ thuộc vào ba cõi, chín địa của nghiệp, nhưng ở đây, chỉ nói về loại sau hết, tức là tánh chất hệ thuộc của nghiệp vào ba cõi, chín địa mà thôi.

VỀ TÁNH CHẤT CỦA NGHIỆP

Nghiệp có ba tánh: thiện, ác, vô ký, song chỉ có hai tánh thiện và ác mới là nghiệp, chứ vô ký tánh khôngphải nghiệp. Do ý nghiệp thiện hay ác mà phát sinh ra thân biểu và vô biểu nghiệp, cũng như khẩu biểu và vô biểu nghiệp thiện hay ác. Nhưng ý nghiệp vô ký chỉ phát ra thân hoặc ngữ biểu nghiệp vô ký, chứ không có thân, ngữ vô biểu nghiệpTại sao vậy? Vì tính vô ký chẳng phải lành dữthế lực của nó quá yếu không thể chiêu cảm được kết quả như nghiệp thiện hay ác, vì vậy, chỉ có thân, ngữ biểu nghiệp vô ký. Chứ không có vô biểu vô ký.

Nhưng sao gọi là thiện ác vô ký?

Luận Tỳ-bà-sa 51 nói: “Nếu pháp không chiêu cảm quả khả ái, lạc thọ thì gọi là thiện, còn nếu chiêu cảm quả không khả ái, khổ thọ thì gọi là ác, nếu khác với cả hai sự đó thì gọi là vô ký“.

Luận Câu-xá 15 nói: “Nghiệp an ổn hay chiêu cảm được quả báo khả ái và Niết-bàn, tạm thời và vĩnh viễn xa lìa thống khổ gọi là thiện, nghiệp không an ổn hay chiêu cảm quả báo bất khả ái, gọi là ác; còn nghiệp trái với hai tánh trên gọi là vô ký. Đây là căn cứ sự cảm quả để phân biệt thiện, ác, vô ký tánh“.

Luận Câu-xá13: ‘’Lại căn cứ vào nguyên do để chia ba tánh thiện, ác, vô ký; mỗi tánh đều có bốn thứ là: thắng nghĩatự tánhtương ưng, đẳng khởi”.

Bốn thứ thiện

1. Thắng nghiã thiện: Chỉ Niết-bàn rất an ổnvĩnh viễn, bặt dứt dấu vết thống khổThắng nghĩa có nghĩa là tuyệt vờituyệt đối.

2. Tự tánh thiệnTức chỉ cho năm tâm sở tàm, quý, vô thamvô sânvô si, có tự thể là thiện, chứ không nhờ cái khác mới có như tương ưng và đẳng khởi thiện.

3. Tương ưng thiện: Tức những tâm sở nhờ tương ưng với năm tâm sở tự tánh thiện ở trên mà thành, chứ tự thể nó không phải là thiện.

4. Đẳng khởi thiện: Chỉ cho thân, ngữ thiện nghiệp do sự phối hợp bình đẳng của tự tánh thiện và tương ưng thiện mà khởi lên.

Bốn thứ ác

1.Thắng nghĩa ác: Chỉ sanh tử, và sanh tử tự tánh rất là khổ, xấu ác cùng cực.

2. Tự tánh ác: Chỉ năm tâm sởvô tàmvô quý, tham, sân, si; vì tự thể nó là ác, chứ không phải chờ tương ưngđẳng khởi mới thành ác.

3. Tương ưng ác: Chỉ các tâm tâm sở mà tự tánh không phải ác, nhưng và tương ưng với năm tâm sởtự tánh ác mà thành.

4. Đẳng khởi ác: Chỉ thân, ngữ ác nghiệp do sự phối hợp bình đẳng của tự tánh ác và tương ưng ác mà khởi lên.

Vô ký tánh chỉ có thắng nghĩa vô kýtức chỉ cho hư không vô vi và phi trạch diệt vô vi. Vì thể của hai vô vi này là thường trú, nên gọi là thắng nghĩa, nhưng nó không phải là cái chứng đắc của đạo nên không được gọi là thiện mà chỉ gọi là vô kýNgoài ra, trong 46 tâm sở, thứ nào cũng thông cả hai hoặc ba tánh, nhưng không có thứ nào thuần là vô ký, nên không lập tự tánh vô ký, và đã không có tự tánh vô kýthì cũng không có tương ưng và đẳng khởi vô ký.

Nếu lại lấy giới và địa để phân biệt năm nghiệp vừa nêu trên thì sẽ thấy ý nghiệp thiện và vô ký ở cả ba cõi, chín địa đều có; còn ác nghiệp chỉ giới hạn ở cõi Dục; thiện vô biểu thông cả hai cõi Dục và Sắc. Ác vô biểu chỉ giới hạn ở cõi Dục. Thân, ngữ thiện biểu nghiệp thông cả cõi Dục và Sơ thiền, còn ác biểu nghiệp chỉ giới hạn ở cõi Dục. Tánh vô phú vô ký chỉ giới hạn ở Sơ thiền.

BIỂU ĐỒ NGHIỆP PHÂN BIỆT THEO GIỚI ĐỊA

NGHIỆPNghiệpThiệnở ba cõi, chín địa
Vô ký
Ácchỉ có ở cõi Dục
BiểuThiệnchỉ có ở cõi Dục và Sơ thiền
Hữu phúchỉ có ở cõi Dục
Vô ký
Ácchỉ có ở cõi Dục và cõi Sắc
Vô biểuThiệnchỉ có ở cõi Dục
Ác

* TIẾT 3. Ý NGHĨA BIỂU NGHIỆP

VÔ BIỂU NGHIỆP

Tướng trạng biểu nghiệp – vô biểu nghiệp như thế nào? Vô biểu có ba:

1. Luật nghi vô biểu: Thuộc thiện, lại chia làm ba:

a. Biệt giải thoát luật nghi vô biểuThành tựu do sự dứt trừ từng tội nơi thân và ngữ.

b. Tịnh lự luật nghi vô biểu: Cũng gọi là “định cộng giới” nhờ nhập địnhtự nhiên rời bỏ các tội lỗi nơi thân và ngữ. Vô biểu này phát sinh trong khi nhập định, khi xuất định thì mất.

c. Vô lậu luật nghi vô biểu: Còn gọi là “đạo cộng giới” Khi thiện tâm vô lậu khởi lên, tự nhiên lìa bỏ các tội lỗi nơi thân, ngữ. Nó phát sinh ngay khi thiện tâm vô lậu phát sinh, và diệt mất ngay khi thiện tâm vô lậu diệt.

2.Bất luật nghi vô biểu: Thuộc ác.

3. Phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu: Ở giữa hai thứ trên.

Biệt giải thoát luật nghi có tám thứ: Bí-sô, Bí-sô-ni, Chánh học, Cần sáchCần sách nữ, Cận sự namCận sự nữ và Cận trụ luật nghi. Nhưng thực chất chỉ có bốn: Bí-sô, Cần sáchCận sự và Cận trụ. Vì lìa Bí-sô không thể có Bí-sô ni, lìa Cần sách không thể có Cần sách nữ và Chánh học. Lìa Cận sự không thể có Cận trụ luật nghi.

Trong tám biệt giải thoát luật nghiCận trụCận sự namCận sự nữ thuộc giới tại gia. Còn năm thứ kia thuộc về giới xuất gia. Lại nữa, cận trụ luật nghi là giới chỉ thọ trong một ngày một đêm, qua khỏi một ngày một đêm gọi là đêm hết (dạ tận) giới tự nhiên xả, cò bảy thứ kia là giới thọ suốt đời.Về giới Cận trụ, theo Kinh bộ, không những chỉ thọ trong một ngày đêm là có thể thọ trong nhiều ngày đêm.

Hỏi: Luật nghi và bất luật nghi vô biểu nghiệp phải chăng đều do biểu nghiệp sanh hay không do biểu nghiệp sanh?

Đáp: Do biểu nghiệp sanh cũng có, không do biểu nghiệp sanh cũng có. Xem biểu đồ dưới đây sẽ rõ:

VÔ BIỂULuật nghi (Thiện)Biệt giải thoát luật nghiBí sô giới
Bí sô ni giới
Chánh học
Cần sách
Cần sách nữ
Cận sự giới
Cận sự nữ
Cận trụ giới
Biểu và Vô biểu nghiệp
– Tịnh lự luật nghi
– Vô lậu luật nghi
Chỉ do Vô biểu
Bất luật nghi (Ác)Biểu và Vô biểu nghiệp
Phi luật Phi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác)

Hỏi: Vô biểu ấy làm sao thành tựu được? Như thế nào là xả bỏ?

Đáp: Trong ba thứ luật nghiBiệt giải thoáttịnh lự và vô lậu. Trước nói về biệt giải thoát luật nghiCâu-xá ký14 nói ” Luật nghi biệt giải thoát do người khác dạy mà được thàh tựu“. Nghĩa là nhờ sự truyền dạy của người khác mà đắc giới. Có hai cách:

1. Từ cá nhân Tăng-già (Tăng-già bổ-đặc-già-la) mà thọ đắc, đó là giới Cận sựCận sự nữ, Cận trú, Cần sáchCần sách nữ. Câu-xá Quang ký 14 nói: “Cần sáchCần sách nữ từ nơi hai vị Tăng mà thọ đắc; Cận sựCận sự nữ, Cận trú chỉ từ một vị Tăng mà thọ đắc“.

2. Từ Tăng già (Tăng chúng, bốn nguời trở lên) mà thọ đắc. Đó là giới Bí-sô, Bí-sô-ni và Chánh học, phải từ nơi năm vị hoặc mười vị Tăng mà thọ đắc.

Nếu nói rộng về sự duyên đắc giới cụ túc, thì có sự bất đồng giữa bốn bộ luật, năm bộ luận.

Sự bất đồng trong bốn bộ luật:

a. Luật Thập Tụng nêu mười duyên đắc giới.
b. Luật Tứ Phần nêu năm duyên.
c. Luật Tăng Kỳ nêu bốn duyên.
d. Luật Ngũ Phần nêu năm duyên.

Sự bất đồng trong năm bộ luận:

a. Luận Tỳ-ni mẫu, năm duyên.
b. Luận Ma-đắc-lặc-già, mười duyên .
c. Luận Thiện Kiến, tám duyên.
d. Luận Tát-bà-đa, bảy duyên.
đ. Luận Minh Liễu, bảy duyên.

Giữa các thuyết dị đồng đó, Câu-xá chọn Thập Tụng luật nêu mười duyên đắc giới:

1. Tự nhiên đắc: Trường hợp Phật và Độc giác do vô sư trí ngộ đạo tự nhiên đắc giới.
2. Kiến đế đắc: Còn gọi là nhập chánh tánh ly sanhtrường hợp năm Tỳ-kheo Kiều-trần-như, thấy lý Tứ đế mà đắc giới.
3. Thiện tai đắcTrường hợp Da-xá, do Phật bảo: “Thiện lai Tỷ kheo“(Ehi Bikkhu) mà đắc giới.
4. Tự thệ đắc: Tức trường hợp Đại Ca-diếp do tin và phát lời thệ rằng: “Phật là Đại sư của mình” mà đắc giới.
5. Luận nghị đắc: Hoặc gọi là “đáp vấn” tức trường hợp chú bé bảy tuổi Tô-đà-di, nhân Phật hỏi: “Nhà ngươi ở đâu?” Chú bé đáp: “Ba cõi không nhà (tam giới vô gia)”, câu đáp làm vừa ý Phật, nên dù tuổi chưa đủ hai mươi, Phật vẫn cho phép Tăng kiết ma thọ cụ túc cho.
6. Thọ trọng pháp: Tức trường hợp Đại Sanh Chủ thọ tám kỉnh pháp mà đắc giới.
7. Khiển sứ đắc: trường hợp Pháp Thọ Tỷ-kheo-ni. Muốn đến giữa Tăng thọ giới nhưng vì tướng mạođoan nghiêm sợ đi đường bất trắc, Phật sai sứ đến truyền giới cho.
8. Biên ngũ đắc: Do bốn người làm Tăng chúng và vị trì luật làm người thứ năm để Kiết ma (trì luật vi đệ ngũ nhân), tức trường hợp ở nơi không đủ mười vị Tăng kiết ma truyền giới.
9. Kiết-ma đắc: Hoặc còn gọi do thập chúng, tức trường hợp ở nơi đủ mười Tăng kiềt-ma truyền giới, nhiều hơn không ngại.
10. Tam quy đắc: Còn gọi là tam ngữ đắc, tức trường hợp nhóm sáu mươi người hiền (lục thập hiền bộ). Tuy nhiên, đối với tam ngữ đắc này, Luật Thập Tụng 60 nói: “Nếu khi Phật chưa chế pháp bạch tứ kiết ma, người nào quy mạng về Phật, xướng ba lần: Tôi theo Phật xuất gia, người đó đã khéo thọ đắc cụ túc giới. Nhưng nếu sau khi Phật đã chế pháp bạch tứ kiết ma, thì xướng ba lần xuất gia không gọi là đắc cụ túc giới”. Luận Hữu bộ nói: “Tam ngữ đắc, tam quy đắc, chỉ trong thời gian tám năm sau Phật thành đạo thì được, còn sau tám năm đó thì không thể đắc giới“.

Trong mười cách đắc giới trên, tám cách sau có đủ biểu, vô biểu nghiệp, còn hai cách trước chỉ có vô biểu nghiệp.

Tịnh lự luật nghi vô biểu cũng gọi là định cọng giới vô biểu. Khi nhập định hữu lậu vị, chí, trung giancăn bản hay cận phần thì liền có vô biểu cùng định tâm phát sinh.

Vô lậu luật nghi vô biểu cũng gọi là đạo cọng giới, cũng vậy, khi nhập định vô lậu vị chítrung gian hay căn bản, hễ pháp vô lậu xuất hiện, thì cùng lúc xa lìa xác tội lỗi nơi thân, ngữ, nên tự nhiên phát sinh vô biểu [*].

[*] Cõi sắc và vô sắc chia ra tám địa (bốn thiền, bốn định), mỗi địa đều có căn bản định và cận phần định. Khi dứt hết tư hoặc của cõi dục, chính thức được định sơ thiền, đó gọi là sơ thiền căn bản định, nhưng khi mới phục được tư hoặc của cõi dục, chỉ phát sinh thiền định tương tự gần với căn bản định, đó gọi là sơ thiền cận phần địnhNhị thiền cho đến phi phi tưởng mỗi địa cũng đều có căn bản và cận phần định như thế. Nhưng cận phần định của sơ thiền là từ dục giới tán địa bước lên sắc giới định địa, đó là điểm khác với các phần định kia, nên cận phần định sơ thiền được mang tên riêng là vị chí địnhhay vị đắc định thay vì gọi cận phần địnhTrung gian định cũng gọi là trung gian thiền, trung gian tịnh lựSơ thiền còn có cả tâm sở tầm và từ, Nhị thiền trở nên đều dứt hết tầm từ. Nhưng khi sắp ra khỏi sơ thiền và chưa lên nhị thiền, thì đã vứt bỏ tầm chỉ còn từ (vô tầm duy tứ địa),chính tại đây gọi là trung gian định, ở chót sơ thiền và đại phạm thiên vương thường trụ thiền định này

Tịnh lự và vô lậu luật nghi không cần nhờ bởi người khác truyền thọ, nên không có biểu nghiệp.

Trong ba thứ luật nghi trên, biệt giải thoát là giới không chuyển theo tâm (bất tùy tâm chuyển), nghĩa là khi đã đắc giới rồi, sau đó, dù tâm có thay đổi, lúc ác, lúc vô ký hoặc vô tâm, nhưng không xả giới hì giới thể vẫn tồn tại không mất. Ngược lại, định cọng giới và đạo cọng giới là giới chuyển theo tâm (tùy tâmchuyển), hễ tâm nhập định thì có, xuất định thì mất.

Lại, ba luật nghi đều có công năng phòng phi chỉ ác, nhưng cách thức đạt được khác nhau. Biệt giải thoát chỉ ở tán tâm vị và loài người thành đạt được qua cả ba giai đoạn gia hạnh, căn b?n và hậu khởi. Chẳng hạn, về việc sát sinhtrước tiên móng lên ý nghĩ sát sinh, hoặc chuẩn bị dụng cụ để giết, đó là gia hạnh nghiệp đạo. Khi chính thức giết và người, vật bị giết chết hẳn, đó là căn bản nghiệp đạo. Sau khi giết xong, chẳng những không h?i hận, lại còn thích thú đắc ý, do đó vô biểu nghiệp sát tiếp tụckhông dứt, đó là hậu khởi nghiệp đạo. Khi thọ đắc giới, đối với ba cách hay ba giai đoạn sát sinh có thể thề dứt bỏ không làm. Như vậy là biệt giải thoát giới từ ba cách hay ba giai đoạn đó mà đạt được. Nhưng tịnh lự và vô lậu luật nghi lại khác, chỉ do định tâm mà đạt thành, khi tâm nhập định thì có, khi xuất định thì mất. Vì vậy, hai luật nghi này chỉ đắc thành ở căn bản nghiệp đạo, chứ không đắc thành từ gia hạnh và hậu khởi.

Lại nữa, đối với bất cứ chúng sanh nào và bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ vì lẽ gì, thọ trì cấm giới, quyết dứt bảy chi tội của thân ngữ đối với đối tượng đó, mới gọi là đắc giới. Nếu chỉ dứt tội lỗi theo năm sự hạn định sau đây, thì chỉ gọi là diệu hạnh, chứ không thể gọi là giới. Năm hạn định là:

a. Hữu tình định: Tức thề rằng, ta chỉ lìa sự giết đối với loài hữu tình này chứ không đối với loài khác.
b. Chi định: Tức thề ta chỉ giữ cấm giới không giết hoặc không trộm… chứ không phải giữ cả bảy chi tịnh giới.
c. Xứ định: Chỉ lìa sát sinh ở chỗ này chứ không phải ở chỗ khác.
d. Thời địnhTức chỉ lìa sát sinh trong thời gian này, chứ không phải ở thời gian khác.
đ. Duyên định: Tức như thề lìa mọi sự sát sinh, trừ vì lý do chiến đấu.

 


Hỏi: Còn bất luật nghi vô biểu (ác giới) làm sao đắc thành?

Đáp: Do hai lý do: 1. Làm; 2. Thề làm.

1. Làm: Như trường hợp sanh vào nhà bất luật nghi, như nhà thợ săn, đồ tể… lúc thơ ấu có mục kíchviệc làm ác, tự nhiên tâm tập nhiễm suy tư theo thói ác đó, nhưng chưa nhúng tay làm thì chưa thành ác giới, đến khi nhúng tay làm tức liền thành ác giới vô biểu.

2. Thề làm: Như trường hợp không sanh vào nhà ác giới, nhưng do thấy việc ác như sát sinhtrộm cắp… có lợi lộc nhiều, bèn thề nguyện suốt đời làm các việc đó để nuôi sống. Ngay khi thề nguyện như vậy, liền thành ác giới vô biểu, dù chưa nhúng tay làm.

Tuy vậy, theo Hữu bộ, dù làm hay thề làm cũng phải đối với tất cả chúng sanh suốt đời, và đủ cả bảy chi mới thành ác giới vô biểunếu không, chỉ thành sự ác ở chặng giữa là phi luật nghi, phi bất luật nghi mà thôi. Ngược lại, theo Kinh bộ, dù không đủ cả bay chi, không suốt đời, không đối với tất cả chúng sanh, nhưng nếu làm hoặc thề làm điều ác, vẫn thành bất luật nghi vô biểu (ác giới vô biểu).

Hỏi: Còn phi luật nghi phi bất luật nghi do thế nào mà đắc thành?

Đáp: Phi luật nghi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác giới) đắc thành từ ba phương diện:

1. Do ruộng phước: Tức đối với người có phước đức thường bố thícúng dường hoa quả, vườn cây… hoặc ngược lại, đánh mắng làm tổn thương,… Khi rời khỏi sự làm thiện hoặc làm ác như vậy, liền đắc thành phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu.

2. Do thọ lãnh: Tức thề làm. Như tự thề: “Hễ chưa đánh mắng hoặc chưa lễ Phật thì chưa ăn“, khi vừa phát lời thề như vậy, liền đắc thành phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu.

3. Do làm: Tức sau khi phát thiện tâm (lễ Phật) hay phát các tâm (đánh mắng) một cách hăng hái, đưa đến hành động, thì ngay khi hành động liền đắc thành phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu.

Tóm lạiluật nghi và bất luật nghi vô biểu do biểu nghiệp dẫn đầu. Như tịnh lự và vô lậu luật nghi là hai giới tùy tâm chuyển, chỉ có vô biểu chứ không có biểu nghiệp. Biệt giải thoát luật nghi nếu từ người khác thọ đắc, thì chắc chắn có biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp. Nếu trường hợp tự nhiên đắc, kiến đế đắc, không từ người khác thọ đắc, thì chỉ có vô biểu mà không có biểu nghiệp. Còn bất luật nghi vô biểu, nếu tự mình làm, thì trước hết do biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp, nhưng nếu theo do người khác làm thì không do biểu nghiệp cũng vẫn thành vô biểu nghiệp.

Hỏi: Trên đã nói sự duyên đắc thiện giớiác giới (luật nghibất luật nghi), vậy xả thiện giớiác giới như thế nào?

Trước hãy nói về xả biệt giải thoát giới. Như đã biết, biệt giải thoát giới có tám thứ, trong đó trừ giới cận trú, còn bảy giới kia đều do bốn duyên xả:

Cố ý xả giới;
Mệnh chung;
Nam nữ căn cùng xuất hiện;
Đoạn thiện căn.

Giới cận trú ngoài bốn duyên trên còn thêm một duyên nữa là mãn một ngày đêm, vì giới này chỉ thọ một ngày đêm, hễ hết hạn thì giới tự nhiên xả.

Về việc xả giới này, Kinh bộ có quan điểm: “Bốn trọng giới sát, đạo, dâm, vọng là giới đoạn đầu, rất nặng, hễ phạm một trong bốn giới ấy, thì tất cả giới xuất gia đều mất”. Hữu bộ trái lại, cho rằng giả sửphàm một trong bốn trọng giới đó cũng không hẳn mất hết giới xuất gia, nếu biết chân thành sám hối, thề không trái và hộ trì các giới còn lại. Luận chủ theo kinh bộ.

Hỏi: Xả tịnh lự luật nghi thế nào?

Đáp: Có ba duyên xả:

1. Dịch địa: Tức đổi vị trí, như từ hạ địa sanh lên thượng địa thì xả giới tại hạ địa, từ thượng địa sanh xuống hạ địa thì xả giới thượng địa, vì định cọng giới hữu lậu luôn luôn ràng buộc theo giới và địa vậy.
2. Thối chuyểnLúc đầu được thắng định, sau sanh phiền não, mất thắng đ?nh nên giới cũng mất.
3. Mạng chung

Hỏi: Xả vô lậu luật nghi như thế nào?

Đáp: Do ba duyên xả:

a. Được quảKhi chứng được quả vị cao hơn, thì vô lậu đạo của quả vị thấp không còn nên giới cũng mất.
b. Luyện căn: Trước là độn căn, nhờ luyện tập trở nên lợi căn, nên giới của độn căn cũng mất, và phát sinh giới lợi căn.
c. Bị thối chuyển: Khi quả vị bị thối thất thì giới cũng mất theo luôn.

Hỏi: Xả bất luật nghi thế nào?

Đáp: Do ba duyên xả: 1. Chết; 2. Nam nữ căn cùng xuất hiện; 3. Thọ đắc thiện giới.

Hỏi: Xả phi luật nghi phi bất luật nghi thế nào?

Đáp: Do sáu duyên xả:

1. Tâm thể làm chấm dứt, như thề trong một thời gian nào làm thiện hoặc làm ác, nhưng đến nửa chừng hối hận, thề bỏ lời thề trước đó đi, thì giới cũng liền xả.
2. Do thế lực chấm dứt, tức do thế lực của lòng tin thanh tịnh dẫn sanh vô biểu thiện, do thế lực của phiền não dẫn sanh vô biểu ác, như sức bay của mũi tên, đến ngang độ nào đó thì rơi xuống. Cũng thế, đến độ nào đó thì giới xả.
3. Tác nghiệp chấm dứtvô biểu vốn do tác nghiệp thiện ác tạo thành, nếu khi lời thề còn, nhưng tác nghiệp chấm dứt, thì giới cũng xả.
4. Sự vật chấm dứt, như bố thí phòng xá, cầu,vườn, hoặc đặt lưới bẫy… Khi những thứ này hư hoại thì giới cũng xả.
5. Thọ mạng chấm dứt.
6. Thiện căn chấm dứt.

Đoạn 2: CÁC LOẠI NGHIỆP ĐƯỢC NÓI TRONG CÁC KINH

Trên đã nói thể tánh của nghiệp, đoạn này nói về các loại nghiệp được nói trong các kinh. Câu-xá Luận15 nêu mười một thứ nghiệp:

1. Tam tánh nghiệp: Tức ba nghiệp thiện, ác, vô ký.

2. Phước thảy ba nghiệpTức là phước nghiệp (nghiệp lành) ở cõi Dục, phi phước nghiệp (nghiệp ác) ở cõi Dục, bất động nghiệp ở cõi Sắc và Vô sắc.

3. Tam thọ nghiệp: Tức nghiệp thuận theo lạc thọ ở cõi Dục và ở cõi Sơ, Nhị, Tam thiền; nghiệp thuận theo khổ thọ là nghiệp bất thiện ở cõi Dục; nghiệp thuận theo bất khổ bất lạc thọ ở từ Tam thiên lên đến trời Hữu đảnh.

4. Tam thời nghiệp: Thời kỳ nghiệp thọ quả báo có hiện tại và vị lai, và thuận thứ thọ, thuận hậu thọ. Về điểm này có ba chủ trương khác nhau:

a. Nhà bốn nghiệp: Chủ trương có thuận hiện nghiệp là hiện tại tạo nghiệp, hiện tại thọ quả. Thuận sanh nghiệp hiện tại tạo nghiệp, đời kế thọ quả. Thuận hậu nghiệphiện tại tạo nghiệp, đời thứ ba trở đi mới thọ quả. Thuận bất định nghiệphiện tại tạo nghiệp, nhưng thời kỳ thọ quả không nhất định.

b. Nhà năm nghiệp: Chủ trương ngoài ba cách thọ quả báo trên. Riêng thuận bất định nghiệp lại chia ra có quả báo nhất địnhthời hạn thọ quả báo không nhất định, và quả báo cùng thời hạn thọ quả báo đều nhất định.

c. Nhà tám nghiệp: Căn cứ bốn nghiệp nói trên, chia mỗi nghiệp ra làm hai thứ mà thành tám nghiệp. Xem đồ biểu:

TÁM NGHIỆPThuận hiện nghiệpBáo định – Thời định
Báo bất định – Thời định
Thuận sanh nghiệpBáo định – Thời định
Báo bất định – Thời định
Thuận hậu nghiệpBáo định – Thời định
Báo bất định – Thời định
Thuận bất định nghiệpBáo định – Thời bất định
Báo bất định – Thời bất định

Đối với ba chủ trương trên, luận Câu-xá 15 nói, “Ba nghiệp thuận hiện pháp thọ là định, cộng thêmnghiệp thuận bất định thành bốn, thuyết này đúng hơn“. Trong chỉ rõ thời gian thọ quả định bất định, chính là giải thích bốn nghiệp tướng của kinh đã nói vậy. Như vậy đủ thấy luận chủ Thế Thân chấp nhậnthuyết bốn nghiệp. Nhưng trong bốn nghiệp đó, nghiệp nào dẫn đến quả tổng báo gọi là dẫn nghiệp?Nghiệp nào dẫn đến quả riêng mà gọi là mãn nghiệp? Theo luận Tỳ-bà-sa 114n có ba thuyết:

(1) Hai nghiệp thuận sanh thọ, thuận hậu thọ, có đủ cả dẫn nghiệpmãn nghiệp; còn hai nghiệp thuận hiện thọ, thuận bất định thọ thì chỉ giới hạn nơi mãn nghiệp.

(2) Ba nghiệp thuận sanh thọ, thuận hậu thọ, và thuận bất định thọ có đủ cả dẫn nghiệpmãn nghiệp, còn nghiệp thuận hiện thọ chỉ giới hạn ở mãn nghiệp.

(3) Bốn nghiệp đều có đủ cả dẫn nghiệpmãn nghiệp, luận Tỳ-bà-sa 2 đồng với thuyết này.

5. Thân tâm thọ nghiệpTức nghiệp do thân tho, nghiệp do tâm thọ. Nghiệp do tâm thọ là nghiệp thọquả báo (dị thụctương ưng với đệ lục ý thức. Như thiện nghiệp ở từ trung gian định của Sắc giới đến cõi trời Hữu Đảnh, nó chỉ chiêu cảm do tâm lãnh thọNghiệp do thân thọ là nghiệp chiêu cảm dị thục do thân lãnh thọ, như ác nghiệp ở cõi Dục.

6. Ba nghiệp khúc trược uế: Tức do siểm khúc phát sinh ra nghiệp thân ngữ ý gọi là nghiệp; do sân phát sinh ba nghiệp gọi la uế nghiệp. Do tham phát sinh ra nghiệp thân ngữ ý gọi là trược nghiệp.

7. Hắc bạch nghiệp: Gồm hắc hắc nghiệp là nghiệp ác thọ quả báo ác ở cõi Dục; bạch bạch nghiệp là nghiệp lành thọ quả lành ở cõi Sắc; hắc bạch hắc bạch nghiệp là nghiệp lành dữ xen lộn nhau thọ quả báo khả ái phi khả ái xen lộn ở cõi Dục.

8. Tam mâu-ni nghiệp: Ba nghiệp mâu-ni và ba nghiệp thanh tịnh như biểu đồ:

Ba nghiệp mâu niBa nghiệp thanh tịnhBa nghiệp
– Thân mâu-ni (…..)
– Ngữ mâu-ni (…..)
– Ý mâu-ni (…..)
Thân thanh tịnh
Ngữ thanh tịnh
Ý thanh tịnh
(…..) Thân
(…..) Ngữ
(…..) Ý

Mâu-ni tiếng Phạn là Muni, tàu dịch là tịch mặc, có nghĩa là phiền não dứt sạch, vắng lặng. Hàng thánh giả vô học dứt sạch mọi phiền não, nên thân nghiệp được gọi là thân mâu-ni, ngữ nghiệp được gọi là ngữ mâu-ni, ý nghiệp được gọi là ý mâu-ni. Thân ngữ ý đều thành diệu hạnh, nên gọi là thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnhý thanh tịnh. Diệu hạnh thông cả hai loại thiện hữu lậu, thiện vô lậu, vì tạm thời và vĩnh viễn nó xa lìa mọi ác hạnh phiền não cấu uế.

9. Ba ác hạnh: Tức ba ác hạnh và ba diệu hạnh. Ba ác hạnh là hết thảy ba nghiệp ác của thân, ngữ, ý; ba diệu hạnh là hết thảy ba nghiệp lành của thân, ngữ, ý. Trong đó, ý ác hạnh và ý diệu hạnh không những nhiếp trọn ý nghiệp thiện ác mà ý ác hạnh còn nhiếp luôn cả tham, sân, tà kiếný diệu hạnh còn nhiếp luôn cả vô thamvô sânchánh kiến. Xem biểu đồ sau:

a. Ba ác hạnh:Ba nghiệp
Thân ác hạnhThân nghiệp
Ngữ ác hạnhNgữ nghiệp
Ý ác hạnhÝ nghiệp và tham, sân, tà kiến.
b. Ba diệu hạnh:Ba nghiệp
Thân diệu hạnhThân nghiệp
Ngữ diệu hạnhNgữ nghiệp
Ý diệu hạnhÝ nghiệp và vô thamvô sânchánh kiến.

10. Mười nghiệp đạo: Có hai loại: mười ác nghiệp đạo và mười thiện nghiệp đạo:

10 ác nghiệpThânSát, đạo, dâm (3)
NgữNói dối, hai lưỡi, thô ác, thêu dệt (4)
ÝTham, sân, tà kiến (3)
10 thiện nghiệpThânLìa sát, lìa đạo, lìa dâm (3)
NgữLìa nói hai lưỡi, thô ác, thêu dệt (4)
ÝLìa tham, lìa sân, chánh kiến (3)

Tất cả việc lành dữ phát động ở thân, ngữ, ý đều kinh qua ba giai đoạn gia hạnhcăn bản và hậu khởi (Kinh Ưu-bà-tắc Bồ-tát Giới, phẩm nghiệp nói là phương tiện trang nghiêmcăn bản, thành dĩ. Kinh Phạm võng Bồ-tát giới nói là sát nhân, sát duyên, sát pháp, sát nghiệp).

Gia hạnh là tiền phương tiệncăn bản là ngay lúc sự việc hoàn thành; hậu khởi là những hành động kế tiếp sau đó như bắt thú, lột da, xẻ thịt… Trong ba phần gia hạnhcăn bản, hậu khởi đó, chỉ phần căn bảnmới gọi nghiệp đạo. Luận Câu-xá 16 nói: “Về bất thiện, thân ác nghiệp đạo trừ một phần của thân ác hạnh không kể vào, đó là các thân nghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi, và các nghiệp như uống rượu, đánh, trói… vì những việc này không thô bạo rõ rệt bằng những thân ác hạnh làm kẻ khác mất mạng, mất của, mất vợ, mà như Phật dạy, đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ác chính làm kẻ khác mất mạng, mất của… mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ngữ ác hành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinh vi. Ý ác nghiệp đạo không kể những ý ác hạnh thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ… Về thiện, thân thiện nghiệp đạo trừ một phần của thân diệu hạnh không kể vào, đó là thân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việc khác như bố thícúng dường, lìa uống rượu… Ngữ thiện nghiệpđạo, trừ một phần của ngữ diệu hạnh như ái ngữthật ngữ… không kể vào. Ý thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ý diệu hạnh như các tư duy thiện không kể vào.

Hỏi: Vì sao chỉ căn cứ vào phần căn bản để lập nghiệp đạo?

Đạo là đường đi. Trong 10 ác nghiệp, tham, sân, tà kiến là đường đi của tư tâm sở. Ba nghiệp thân, bốn nghiệp ngữ tự nó là nghiệp và cũng là đường đi của tư nghiệp (ý nghiệp), nên gọi là nghiệp đạo, hoặc gọi đủ là nghiệp nghiệp đạo. Nghĩa của 10 thiện nghiệp đạo cũng chiếu theo đó để hiểu.

Hỏi: Mười điều lànhmười điều ác làm sao trở thành nghiệp đạo?

Trước nói mười điều ác trở thành nghiệp đạo:

1. Thành nghiệp đạo sát sanh do đủ năm duyên:

a. Có tâm muốn giết.
b. Đối tượng là loại hữu tình.

2. Tưởng đó là loại hữu tình.

a. Dùng sức giết.
b. Không giết lầm.

3. Thành lập đạo không cho mà lấy (trộm) do đủ năm duyên:

Móng tâm lấy cắp.
Đối với tài vật của kẻ khác.
Tưởng đó là tài vật của kẻ khác.
Dùng sức lấy.
Không phải lấy lầm đem về làm của mình.

4. Thành nghiệp đạo tà dâm có đủ bốn duyên:

Đối với không phải cảnh (vợ, hầu) mà làm việc không đáng làm.
Đối với không phải nơi (đạo) mà làm việc không đáng làm.
Đối với không phải chỗ mà làm việc không đáng làm.
Đối với phi thời mà làm việc không đáng làm.

5. Thành nghiệp đạo vọng ngữ (hư cuống ngữ) do đủ bốn duyên:

Tâm ô nhiễm.
Tư tưởng và phát ngôn trái với điều luật nói.
Người bị lừa hiểu rõ điều được nghe.
Người nói dối biết rõ người nói dối.

6. Thành nghiệp đạo hai lưỡi (ly gián ngữ) do đủ bốn duyên:

Tâm ô nhiễm.
Phát lời nói hại kẻ khác.
Người nghe hiểu rõ.
Người nói biết rõ mình nói hai lưỡi.

7. Thành nghiệp đạo nói thô ác (ác khẩu) do đủ bốn duyên:

Tâm ô nhiễm.
Phát lời cộc cằnthô bạo, chửi mắng kẻ khác.
Người nghe hiểu rõ.
Người nói biết rõ mình nói thô ác.

8. Thành nghiệp đạo nói thêu diệt (ỷ ngữtạp uế ngữ) do có đủ hai duyên:

Tâm ô nhiễm.
Phát lời tà vạythêu dệt vẽ vờidua nịnh, tạo các từ khúc sai trái dâm ô.

Phạm vi ỷ ngữ rất rộng, trừ ba thứ hư cuống ngữ, thô các ngữ, ly gián ngữ, tất cả ngôn từ điên đảotà vạy, phát ra với tâm ô nhiễm đều thuộc loại ỷ ngữ này.

9. Thành nghiệp đạo tham, do đối với tài vật của người khác sanh lòng tham, mong cầu nghĩ tưởng làm sao vật đó thuộc về mình, chứ không còn thuộc người khác.

10. Thành nghiệp đạo sân, do đối với loại hữu tình, sanh lòng giận giữ, muốn làm hại.

11. Thành nghiệp đạo tà kiến, do mê lầm bài bác lý nhân quả chính đáng, và chấp theo nhân quả tà vạy.

Hỏi: Trên đã nói đến 10 nghiệp đạo ác, còn thành tựu 10 nghiệp đạo thiện như thế nào?

Đáp: Đây nói về người cần sách thọ giới Cụ túc. Khi lên giới đàn, lễ đại Tăng, phát lời thành thật thỉnhThân giáo sư truyền giớicho đến xong lần kiết-ma thứ ba, ngay ở sát-na này thành tựu 10 nghiệp đạothiện.

Hỏi: Dựa vào tâm nào để thành tựu mười nghiệp đạo thiện và ác ấy?

Đáp: Gia hạnh của mười nghiệp đạo ác do ba căn bất thiện là tham, sân,si mà phát sinh. Nhưng rốt cuộcchính thức thành nghiệp đạo thì là do tâm sân nhuế mà thành nghiệp đạo sát sanh; do tham dụcmà thành nghiệp đạo trộm cắptà dâm; do cả tham, sân, si mà thành hư cuống ngữly gián ngữ tạp uế ngữ; do sân nhuế mà thành thô ác ngữ, do tham phiền não mà thành nghiệp đạo tham; do sân phiền não mà thành nghiệp đạo sân; do si phiền não mà thành nghiệp đạo tà kiến.

Còn mười nghiệp đạo thiện, luận Câu-xá 16 nói:” Các nghiệp đạo thiện vô luận là gia hạnhcăn bản, hay hậu khởi đều từ ba thiện căn vô thamvô sânvô si mà khởi phát, mà là thiện tâm tất nhiên tương ưng với ba thiện căn.

11. Ba tà hạnh: Tức tà ngữ (nói lời tà), tà nghiệp (hành động tà), tà mạng (nuôi sống tà). Tà ngữ là ngữ nghiệp do sân và si phát sinh. Tà nghiệp là thân nghiệp do sân và tham phát sinh. Tà mạng là thân ngữ nghiệp do tham và si phát sinh.

Hỏi: Tại sao ngoài tà ngữtà nghiệp còn lập thêm tà mạng nữa?

Đáp: Luận Bà sa 16 nói: “Như trong ngữ nghiệp tạo bất thiện nghiệp, nếu do lòng tham mà phát khởi thì gọi là tà ngữ, cũng gọi là tà mạng, vì trong đó gồm có mục đích nuôi sống nữa. Nếu do tâm sân si mà phát khởi, thì chỉ gọi là tà ngữ, chứ không gọi là tà mạng, bởi không vì mục đích nuôi sống. Và thân nghiệp đạo bất thiện cũng vậy, nếu do lòng tham phát khởi, thì gọi là tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nhưng nếu do sân si mà phát khởi, chỉ gọi là tà nghiệp chứ không gọi là tà mạng“.

Lại hỏi: Nếu vậy thì sao Phật lại dạy riêng hai thứ chánh mạng và tà mạng?

Vì tà mạng là cuống hoặc lòng người, vi tế khó nhận thấy, cũng khó trừ cho sạch được. Như thế, lối nuôi sống tà vạy là hành vi khó cấm chế, nên Phật nêu riêng ra để nhắc nhở cần phải cố gắng sống theo lối sống chánh mạng.

Ngoài mười một loại nghiệp nói trên, Luận Câu-xá 17 còn đề cập đến hai thứ dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo chung (cựu dịch là tổng báo nghiệp),mãn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo riêng (cựu dịchbiệt báo nghiệp).Ví như loài người tuy không đồng nhau về cơ thể, trai, gái, lớn, bé, mập, gầy, xấu, đẹp cao, lùn, mạnh, yếu; về trí tuệ sáng, tối, nhanh, chậm; về tính tình lành, dữ, nhiều tham, sân, si, mạn, ít tham, sân, si, mạn; cho đến sang, hèn, thọ, yểu; cuộc đờisuông sẻ hay gặp khó khăn… nhưng vẫn đồng nhất dưới dạng con người chứ không phải trời, hay thú vậtNguyên nhân đưa đến kết quả đồng nhất đó gọi là dẫn nghiệpCòn mọi sự bất đồng về cơ thể, trí tuệtính tình giữa người này với người khác, gọi đó là biệt báo, và nguyên nhân đưa đến biệt báo ấy gọi là mãn nghiệp.Vậy, nhân nghiệp thiện hay nghiệp ác mà phải sanh đến cõi lành hay cõi dữ, đó là do dẫn nghiệp; tuy đồng sanh ra ở cõi lành hay cõi dữ, nhưng từ cơ thể đến tính tình không ai giống ai đó là do mãn nghiệp.

Hỏi: Nhưng dẫn nghiệp ấy đều do nhiều nghiệp hợp lại hay chỉ do một nghiệp dẫn sanh đến cõi này hay cõi khác? Và chỉ dẫn sanh ra một đời hay nhiều đời?

Đáp: Luận Câu-xá 17 giải thích:” Nhất nghiệp dẫn nhất sanh, đa nghiệp năng viên mãn”. (do một nghiệp dẫn sanh một đời, do nhiều nghiệp làm cho trọn vẹn). Như người thợ vẽ phát họa hình dáng một đồ hình tổng quát, một con người hay một con trâu chẳng hạn, phát họa đó dụ cho dẫn nghiệp; lại từ trên đồ hình đó, tô vẽ thêm đủ các bộ phận, màu sắc đầy là dụ cho mãn nghiệp.

Tóm lại, nghiệp có nhiều thứ, nhưng không ngoài ba thứ thân, ngữ, ý hoặc thiện, hoặc ác, hoặc trung dung, thuộc hữu lậu hay thuộc vô lậu. Nghiệp thiện hữu lậu, tánh nó ít nhiều mùi vị bất lương, vị ngãtrong đó. Còn thiện vô lậutrái lạihoàn toàn thanh tịnh, thoát hẳn mùi vị bất lương, vị ngã. Đó là diệu thiện.

Nay đây, nói nguyên nhân của mê không những chỉ ba nghiệp ác, mà cũng gồm luôn cả ba nghiệp thiện hữu lậu, vì nó là nguyên nhân trực tiếp chiêu cảm quả báo tốt lành trong cõi ngườicõi trời. Nhưng đồng thời nó cũng là trợ üduyên tiến lên thiện vô lậu, mở đường cho sự giác ngộ, nên không thể xem thườngđược.

-ooOoo-

PHỤ LỤC PHẨM NGHIỆP

Theo Tân Thượng tọa bộ như ngài Phật Minh (Buddhaghosa), căn cứ trên ba điểm là thời giancông dụng,và quả báo nặng nhẹ để phân loại các nghiệp như sau:

1. Căn cứ trên thời gian

Cấp hiệu nghiệp: Nghiệp chỉ thọ quả báo ngay trong đời này, nếu vì một tha lực nào đó ngăn chặn không thể thọ quả báo thì nghiệp đó không còn hiệu lực nữa. Như người thợ săn bắn mũi tên đến con vật, nhưng không trúng thì mũi tên đó coi như bỏ, con vật không bị thương. Nghiệp này tương tự thuận hiện thọ nghiệp nói trên.

Hưởng hiệu nghiệp: Nghiệp sẽ thọ quả báo vào đời sau, nếu đời sau vì một tha lực nào đó mà nghiệp bị ngăn cản không thực hiện được thì nghiệp ấy vĩnh viễn không thực hiện được.

Vô định kỳ hiệu nghiệp: Nghiệp sẽ thọ quả báo vào bất cứ lúc nào trong tương lai, trừ khi người đó chứng được Niết-bàn trước khi thọ quả báo thì nghiệp ấy trở thành vô hiệu. Đây cũng tương tợ định nghiệp được nói trên.

Vô hiệu nghiệp hay Dĩ hữu nghiệp: Đây là chỉ chung cả ba nghiệp trên, mà hoặc vì tự nó bạt nhược, không thể sanh kết quả, hoặc bị nghiệp lực khác mạnh hơn làm tiêu hủy thì trở thành vô hiệu.

2. Căn cứ trên công dụng: Tức về mặt hành tướng, chia nghiệp ra làm ba thứ:

Năng sanh nghiệp: Đây chỉ cho hữu chi trong mười hai nhân duyên. Nó tiềm ẩn chờ cơ hội thuận hay nghịch mà phát sinh quả hay không phát sinh quả. Nghiệp này có tính chất như hoãn hiệu nghiệp trên kia.

Năng tiêu nghiệp: Nghiệp này làm cho năng sanh và năng trì nghiệp dù thiện dù ác, đều bị thủ tiêu.

Năng hủy nghiệp: Nghiệp này còn mạnh hơn năng tiêu nghiệp. Nó đủ sức nhổ tận gốc rễ các nghiệp đang phát hiện hay sẽ phát hiện.

3. Căn cứ trên quả báo nặng nhẹ: Chia ra bốn thứ:

a. Cực trọng nghiệp: Nghiệp rất mạnh, rất nặng, đủ sức lôi cuốn các nghiệp khác theo nó về thiện hay về ác, nên nó có thể bao hàm bốn tánh chất năng sanh, năng trì, năng tiêu, năng hủy nghiệp trên kia.

b.Cận tử nghiệp: Là nghiệp có tính chất quyết định cho sự thọ sanh đời sau hiện lên trong khi sắp chết. Một người có cực trọng nghiệp tự nhiên đã quyết định sự thọ sanh đời sau vào cảnh khổ hay vui, nhưng nếu cực trọng nghiệp này không có, thì kẻ sắp chết, trong giờ phút đó bất cứ nghiệp gì hiện lên, nghiệp ấy đủ khả năng quyết định sự thọ sanh về sau của người đó.

c.Tập quán nghiệp: Nghiệp do sự tập quán liên tục về ngôn ngữ, hành động, suy tư, nó yếu hơn cận tử nghiệp, nhưng nếu chiến thắng các nghiệp khác thì nó trở thành cận tử nghiệp.

d.Tích lũy nghiệp: Là nghiệp tiïch lũy từ vô thỉ mà mỗi hữu tình đều có đủ toàn bộ trong mình. Có thể gọi nó là con chó săn thuộc vô định kỳ hiệu nghiệp. Nếu không có những nghiệp mới làm thay đổi, thì tích lũy nghiệp này sẵn sàng hiện lên trong giờ sắp chết và trở thành cận tử nghiệp. Phi kẻ trí khó lòng nhận rõ được nó, nên các nhà Tân Thượng tọa bộ ví nó như một hòn đá được người ngu ném đi, mà dù khi chưa ném, hòn đá cũng đã vẫn ném rồi, nghĩa là tự nó rơi xuống, không cần đợi ném rơi.

Du-già tông còn căn cứ trên các điểm dị, đồng tự biến, cọng biến mà chia ra có cọng nghiệp và bất cọng nghiệp (biệt nghiệp). Như mọi người tương đồng tạo nghiệp đưa đến kết qủa hiện thành một thế giới, một xã hội tương đồng, hoặc như mười người chung sức dựng lên một ngôi nhà, đó là cọng báo do cọng nghiệp, tức do công sức đồng nhau của mọi người trong đó tạo ra. Đó là cọng nghiệpTuy nhiên, trong cùng một thế giới, một xã hội, hay một ngôi nhà, nhưng mỗi người có mỗi cơ thể, mỗi thái độ tâm lý, tình cảm khác nhau, hoặc mỗi người làm mỗi nghề, tập mỗi việc khác nhau để đưa đến mỗi đời sốngkhông giống nhau. Đó gọi là bất cọng nghiệp và bất cọng báo (biệt nghiệpbiệt báo). Nhưng hai thứ cọng nghiệp và bất cọng nghiệp này cũng luôn gắn liền nhau nên lại diễn ra nghiệp cọng trung bất cọngnhư cùng ở chung trong một ngôi nhà, rủi bị bão, nhà bị sập, có người chết, có người gãy tay, có người u đầu… nhưng có người bình yên vô sự, kiểu như nói “đồng sàng dị mộng”. Và nghiệp bất cọngtrung cọng, như trong ngôi nhà đó có một người tập tánh uống rượu, nói khùng, gây gỗ, thậm chí châm lửa đốt nhà, và người đó bị chết thiêu, như vậy là nghiệp riêng người đó làm, người đó chịu, nhưng những người khác ở cùng nhà cũng phải chịu họa lây. Đó là bất cọng trung cọng.