NẺO VỀ HAI LỐI
Hòa thượng Thích Giác Quả
HỌC ĐỂ LÀM GÌ?
Nơi đây, chúng tôi chỉ đề cập đến cái học của người xuất gia và chỉ trình bày vắn tắt một số điểm trong vấn đề này mà thôi.
I. Nội dung học.
Đại để, nội dung mà người xuất gia hẳn nhiên phải học là Luật, Kinh và Luận hay Giới, Định và Tuệ (Tam học). Đó là ba yếu tố mà bất cứ một người xuất gia nào cũng cần phải học (Văn), cũng cần phải tập (Tư, Tu) để chuyển hoá Tam học thành Tam-vô-lậu học.
Về tiến trình học tập, theo truyền thống, trước hết phải học Luật kế đến mới học Kinh, chứ không được đảo lộn thứ tự, ngay việc học Kinh cũng không được chọn Kinh ứng phó đạo tràng để học (Kinh để cúng tế). Đồng thời, cũng không được học tập các sách ngoại đạo, các sách thế tục, ngoại trừ được Bổn Sư cho phép hay những vị thượng căn trí lực có thừa, muốn đối chiếu sự sâu cạn giữa nội giáo và ngoại giáo, chứ không có ý tưởng học tập.1
II. Mục đích học.
Mục đích sự học tập của người xuất gia, đại khái, là để chứng ngộ các quả vị giải-thoát, mà quả vị cao nhất là Đại A-la-hán hay Phật- đà. Các quả vị này được diễn đạt theo ba hệ thống:
1) Hệ thống Thiền: Là tiến trình chứng ngộ gồm chín quả vị, đó là Tứ Thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền), Tứ Không Định (Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định) và Diệt thọ tưởng định.
2) Hệ thống Thanh- văn: Gồm bốn quả vị Thánh, đó là Tu- đà- hoàn, Tư-đà- hàm, A- na- hàm và A- la- hán.
3) Hệ thống Bồ- tát: Gồm năm mươi hai quả vị, đó là mười quả vị Bồ- tát cấp Tín, mười quả vị Bồ- tát cấp Trụ, mười quả vị Bồ tát cấp Hạnh, mười quả vị Bồ- tát cấp Hướng, mười quả vị Bồ- tát cấp Địa, kế đến là quả vị Đẳng- giác và Diệu- giác.
Trong ba hệ thống trên, với Thiền thì chứng ngộ Diệt thọ tưởng định là quả vị cao nhất, với Thanh- văn thì A-la–hán là quả vị cao nhất, và với Bồ- tát thì quả vị Diệu- giác (Phật- đà) là cao nhất.
III. Cái học thời Chánh-Tượng pháp.
Ở thời đại Chánh pháp và Tượng pháp, các vị xuất gia đều nhất hướng học tập Giới-Định-Tuệ với phong thái nhiệt tâm, kiên định và được hướng dẫn bởi các bậc thầy là những Thánh tăng. Do nhân duyên này, nên hầu hết quý vị xuất gia bấy giờ đều chứng quả A-la-hán, nhất là thời Chánh pháp. Sở dĩ có được thành tựu viên mãn như thế là phát xuất từ năng lực Chánh kiến của quý ngài về lý do và mục đích xuất gia, để rồi quý ngài nhất quán giữa học và tập hay tri và hành một cách niêm mật, dõng liệt nhằm đạt được mục đích của mình.
IV. Cái học thời Mạt pháp.
Theo kinh Hiền Kiếp, thời Chánh pháp có năm trăm năm, thời Tượng pháp có một ngàn năm. Như vậy, năm Phật lịch 1501 là khởi đầu đi vào thời Mạt pháp, và đến thời điểm hiện tại thì đã đi sâu vào thời Mạt pháp trên ngàn năm.
Xét về cái học của hàng xuất gia đương thời, trên thực tế, cái học đó đã lệch hướng quá xa về cả nội dung lẫn mục đích học, so với hai thời kỳ trước. Bây giờ, đa phần người xuất gia không còn tuân thủ Giới – Luật để học tập theo thứ tự, là học Luật trước Kinh sau; và ngay cả nội dung cần phải học, bắt buộc phải học là Giới- Định- Tuệ cũng bị giới Tu sĩ này đặt ngang bằng, hoặc thậm chí còn thua kém, không hấp dẫn so với các môn, các ngành của thế học. Do tư tưởng mù mờ như thế dẫn đến khá nhiều Tu-sĩ đã quay lưng hoặc ruồng bỏ Phật pháp, để dấn thân học tập sống chết với các môn, các ngành của ngoại giáo, thế giáo. Riêng về những Tu-sĩ học nội giáo, xét kỷ thì người có lý tưởng trong học tập rất tối thiểu; ngược lại, đại bộ phận là do ảnh hưởng trào lưu thời đại mà đi học. Dưới cái nhìn của nhân quả, thì “nhân nào quả đó”, nguyên nhân học tập đã mang tính thế tục thì hệ quả sẽ đồng tính chất là tục đế, tức là dùng cái sở học ấy để trang bị hay tôn vinh “tự ngã”và “sở hữu tự ngã”. Vì thế và chính thế, những vị Tu- sĩ này đã tự mình và trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện thuận tiện cho các học Tăng, học Ni xem thường hay vi phạm Oai nghi, Giới luật, đưa đẩy thế hệ Tăng- Ni trẻ vào cuộc sống theo bản năng thế tục, chẳng cần quá trình hành Điệu, hành Sa-di, chẳng cần nương tựa Thầy Tổ, chẳng cần duy trì nếp sống Thiền môn v.v …
Trước thực trạng suy thoái trầm trọng về sự học tập của đa phần người xuất gia hiện tại như thế, là Tu sĩ, chúng ta cần tư duy đứng đắn về lý do và mục đích xuất gia của mình để kịp thời điều chỉnh sự tu học đi đúng hướng “Văn-Tư-Tu” mà Phật, Tổ đã dạy, nhằm cụ thể hoá mình là “thân tâm đều xuất gia” hoặc “tâm hình dị tục”; tức là, học để làm “Phật”, chứ không phải học để làm “Ma”.
BÌNH GIẢI MƯỜI BA VIỆC CHƯỚNG NGẠI
SỰ TU TẬP CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
Trong quyển 48 của “Chánh pháp Niệm Xứ” ghi mười ba việc chướng ngại cho sự tu tập đđối với hàng xuất gia như sau:
- Nói nhiều.
- Chữa bệnh.
- Hội họa.
- Đờn ca xướng hát, làm thơ ngâm vịnh.
- Chiêm tinh (Xem thiên văn).
- Đoán đđiềm triệu (Bói toán).
- Tham ăn ngon.
- Thích của báu (vàng bạc, ngọc ngà, đđồ cổ v.v…).
- Thân cận quyền quí.
- Hy vọng đđược mời, thỉnh.
- Không cầu học Chánh pháp.
- Xã giao rộng.
- Ở chung với người xấu.
Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt giải bình vắn tắt các điểm ấy.
1) Nói nhiều: Là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ ba phạm vi được thấy, được nghe và được suy nghĩ.
Theo giáo lý Nghiệp, hiện tượng nói nhiều thuộc về Tập quán nghiệp. Tức là người có thói quen thích nói, nói nhiều.
Thế thì, tại sao “nói nhiều” lại gây chướng ngại cho người xuất gia?
– Theo kinh nghiệm nhân gian, người nói nhiều thì sai lầm nhiều (đa ngôn đa quá).
– Theo Thiền Sư Đại Viên: “Người xuất gia là muốn vượt đến phương trời siêu thoát, tâm niệm và hình tướng khác với người thế tục, nối tiếp làm hưng thịnh dòng giống của Phật, gây rúng động về nhiếp phục ma quaân, đđể đền đáp bốn ơn, cứu giúp ba cõi” (phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu)2
Nếu người xuất gia không lập hạnh như thế, mà lại: “Ăn rồi, xúm đầu chuyện trò náo nhiệt, chỉ nĩi toàn những chuyện bậy bạ của thế gian” (Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đản thuyết nhân gian tạp thoại)3. Những người này thì Thiền Sư gọi là: “Người xuất gia nếu không lập hạnh như vậy, tức là Ma – Quỷ trà trộn vào hàng ngũ chúng Tăng. Lời nói và việc làm sơ suất, trống rỗng; thọ hưởng uổng phí phẩm vật của tín đồ; lối đi năm cũ không thay đổi một tấc, một bước; quờ quạng một đời, lấy gì nương tựa!” (Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí, tích niên hành xứ, thốn bộ bất di, hoảng hốt nhất sanh, tương hà bằng thị!)4.
Thế nên, về nói phô, người xuất gia phải vận dụng mọi cách để đạt đđược Chánh ngữ hữu lậu, kế đến thành tựu viên mãn Chánh ngữ vô lậu. Đây là cứu cánh về sự nói phô của hàng xuất gia. Cần nói thêm rằng, phản nghĩa của Chánh ngữ là tà ngữ. Nội dung của tà ngữ rất phong phú, giả như, một người nói đúng Pháp, đúng Luật; nhưng phát xuất từ tâm niệm vì danh, vì lợi; hoặc nói không đúng thời, không đúng chỗ v.v… cũng vẫn nằm trong nội dung của tà ngữ.
2) Chữa bệnh: Là khám xét rồi dùng thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây hay các phương tiện khác như Nhân điện v.v…đđể trị các bệnh về tâm – sinh lý cho bệnh nhân.
“Chữa bệnh” là một thiện pháp, tại sao lại bảo gây chướng ngại cho người xuất gia?
– Đúng thế, chữa bệnh (Y phương minh) là một vieäc thieän đđược đức Thế Tôn cho phép hàng xuất gia thực hành. Hơn thế nữa, Ngài còn cho phép sử dụng ngôn ngữ văn chương (Thanh minh), công nghệ kỹ thuật (Công xảo minh) và lý luận học (Nhân minh) để đem lợi lạc đến cho nhân quần xã hội. Tuy nhiên, người được phép sử dụng bốn phương tiện này phải là người có sở kiến, sở tu, sở chứng về Kinh, Luật và Luận (Nội minh). Tức là người có kiến giải chân xác sâu sắc về Tam tạng giáo điển, đã tinh tấn hành trì nghiêm túc Giới-Định-Tuệ và đã ngộ đạo chứng quả. Nói cách khác, người được phép thực hành bốn phương tiện trên là người đã làm chủ được tâm ý của mình, không còn bị những ô-uế của thế tục xâm nhiễm. Và đây chính là sự phát tâm thực hiện hạnh Bồ-tát của vị ấy để tăng trưởng hai đức tính Bi – Trí, nhằm chứng những đạo quả cao hơn của sự giải thoát.
Điều kiện người xuất gia được sử dụng Thanh minh, Công xảo minh, Nhân minh và Y phương minh phải là như thế, nên đức Thế Tôn mới chế Luật để ngăn ngừa các Tỷ-kheo phàm phu tự tiện làm quấy, như giới thứ 82 của Ba-dật-đề5v.v…
Do vậy, một Tỷ-kheo phàm phu làm nghề thầy thuốc (chữa bệnh) được xem là việc tồi tệ, thấp hèn, thường bị các Tỷ-kheo khác khinh bỉ. Tuy nhiên, đức Thế Tôn không cho phép một Tỷ-kheo mà khởi vọng tâm như thế. Điều nàyđđược ghi ở Kính pháp thứ ba, điểm “Nêu tội”, rằng: “Tỷ-kheo ni không được nói tội Tỷ-kheo… nói rằng: Tỷ-kheo thầy thuốc… Tỷ-kheo lẩm cẩm”6.
3) Hội họa: Là dùng các dụng cụ chuyên môn để vẽ các hình ảnh về người, về cầm thú hay về phong cảnh. Nghệ thuật viết chữ (thư pháp) cũng thuộc ngành hội hoạ này.
“Hội hoạ” là hoa hương làm cuộc sống con người thêm tươi đẹp, tại sao lại bảo gây chướng ngại cho sự tu tập?
– Người làm nghề hội hoạ (họa sĩ), thứ nhất là phát xuất từ lòng đam mê nghệ thuật, thứ đến là vì kinh tế. Hai lý do này là tâm lý của người thế tục, không liên quan đến nội dung sinh hoạt của người xuất gia. Với người xuất gia thì họ thấy biết rõ rằng, tâm lý đam mê (tham ái) là nguồn gốc của tội lỗi và đau khổ, cần phải đđược chế ngự vàđđoạn tận. Còn kinh tế (tiền của) thì không quan trọng để phải lao tâm khổ tứ; bởi lẽ, căn bản đời sống của người xuất gia là một kẻ ăn xin (khất sĩ) với tư tưởng thiểu dục tri túc. Vật chất chỉ là phương tiện tối thiểu nhằm trợ duyên cho thân thể vật lý khỏi bị bệnh tật, gầy yếu để tấn tu đạo nghiệp. Do thế, chư Phật, chư Tổ đều răn dạy hàng xuất gia không được học nghề hội họa. Chẳng hạn: “Không được học tập thi từ. Không được để tâm tập chữ cho đẹp v.v….8. Còn Sa-di ni thì giữ giới thứ 8: “Không được ca, múa, tấu nhạc” (Bất ca vũ âm nhạc giới)9. Hoặc Tỷ-kheo ni thì giữ thêm giới thứ 79 của Ba-dật-đề10, người thọ giới Bồ-tát thì giữ thêm giới thứ 3311. Và, ngay đối với Kinh đđiển người xuất gia cũng khoâng đđược sử dụng sai mụcđđích, như: “Không được chọn Kinh ứng phó đạo tràng mà học tập… Không được học tập cách xướng Kinh, họa Kệ v.v…”12.
Về Kinh, nếu cần tham khảo thêm thì hãy đọc Tạp A-hàm và Tương Ưng Bộ Kinh v.v…
5 và 6) Chiêm tinh (Xem thiên văn), đoán điềm triệu (bói toán):
Xem thiên văn và bói toán có cùng một mục đích là tìm hiểu các sự kiện tốt hay xấu, chỉ khác nhau ở điểm, thiên văn thì tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên như nắng – mưa, bão – lụt v.v… Còn bói toán lại tìm hiểu mọi phương diện tương quan đến đời sống con người như sức khoẻ, danh vọng, mồ mả v.v… Do vậy, chúng tôi hợp lại để cùng giải và bình một lượt.
“Xem thiên văn” và “bói toán” sẽ giúp con người biết được những sự việc tốt – xấu xảy ra chung quanh cuộc sống của mình, đó là một đđiều tốt, tại sao đạo Phật lại bảo sẽ gây chướng ngại cho sự tu tập của người xuất gia?
– Cách nuôi sống của người xuất gia, hẳn phải là chân chánh (Chánh mạng) được xây dựng trên lập trường thiểu dục tri túc qua thực hành hạnh trì bình khất thực. Đó là nhân duyên thuận lợi nhất cho sự tu tập tiến về giác ngộ giải thoát. Ngược lại, nếu người xuất gia làm những nghề mà Giới – Luật ngăn cấm để sinh sống là rơi vàođđời sống tại gia, tà mạng, đi vào con đường sanh tử, khổ đau. Cuộc sống tà mạng ấy cố bốn thứ13:
– Hạ khẩu thực: Làm nghề nông hay nghề thầy thuốc để kiếm sống.
– Ngưỡng khẩu thực: Làm nghề thuật số, ngước lên trời xem tinh tú, mặt trời, mặt trăng, xem gió, mưa, sấm, chớp để cầu cơm ăn áo mặc.
– Phương khẩu thực: Luồn cúi nịnh bợ những nhà quyền thế, giàu có để được họ sai làm việc này việc nọ, múa mép ba hoa để mà sinh sống.
– Duy khẩu thực: Duy là tứ duy (Bốn phương trời), chỉ các Tỷ-kheo học các chú thuật, bói toán lành dữ để cầu cơm áo mà sinh sống.
Trong các bộ Luật, chúng ta thấy đức Thế Tôn đã chế nhiều giới để ngăn cấm người xuất gia chọn cách nuôi sống theo các việc tà mạng, chẳng hạn:
“…Không được học tập Kinh điển ngụy tạo. Không được học tập sách coi số, sách coi tướng, sách thuốc, sách quân sự, sách bói, sách thiên văn, sáchđđịa lý, sách sấm truyền, cho đến những sách luyện đan, thần kỳ quỷ quái, phù thuỷ v.v…”14.
Hoặc trong Luật Tỷ-kheo có các giới số 117, 118, 169 và 170 v.v…15.. Về giới Bồ tát thì có:
– “Giới 29: Khoâng đđược sống bằng tà mạng.
Phật tử nếu vì độc ác và vụ lợi mà buôn bán dâm nam, dâm nữ… Coi tướng nam nữ, đoán mộng tốt xấu, đoán thai trai gái, làm các chú thuật, xảo thuật… Nếu cố ý làm thì phạm tội khinh cấu.
– Giới 33: Không được tà tâm làm quấy.
Phật tử thì không được bằng tâm lý đen tối mà xem sự đấu sức của nam nữ, của quân trận… Không được xem nghe ca vũ, khoâng đđược cờ bạc, khoâng đđược bói toán, không được làm liên lạc cho đạo tặc… Nếu cố ý làm thì phạm tội khinh cấu”16.
7) Tham ăn ngon: Là tham cầu, thích thú ăn uống các thực phẩm hợp với bản năng, hợp với khẩu vị.
“Tham ăn uống vị ngon món lạ” sẽ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tại sao đạo Phật lại bảo gây chướng ngại cho sự tu tập?
– Theo quan niệm nhân gian: “Ăn đđể sống, chứ không phải sống để ăn”. Cho nên, người nào tham ăn uống, thì đó là một thói xấu, đánh mất một phần phẩm chất con người.
Vậy, theo quan điểm của đạo Phật thì thế nào?
– Thứ nhất, tham ăn uống là thuộc phạm vi thế tục; bởi lẽ, nghĩa thấp nhất của từ “xuất gia” là xuất thế tục gia. Một người xuất gia mà tham ăn uống, trên nghĩa này, là đã “hoàn gia”. Tức làđđang sống cách sống của thế tục, đang bị trói buộc, nô lệ bởi ngũ dục lạc (tài, sắc, danh, thực và thụy).
– Thứ hai, tham ăn uống là vi bội tiêu chuẩn hay lập trường cách nuôi sống của người xuất gia. Người xuất gia là “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, luôn vận hành và an trú hỷ lạc trên tư tưởng thiểu dục tri túc, Chánh nghiệp và Chánh mạng, để làm nền tảng nhằm tấn tu thành tựu Chánh định và Chánh tuệ.
– Thứ ba, người xuất gia mà tham ăn uống là vi phạm Giới-luật đđã thọ.
Thời đức Thế Tôn tại thế, tại Ấn Độ về tám món: Tô, dầu, mật, đường, sữa, lạc, cá và thịt, được xem là những món ăn uống cao cấp vừa ngon vừa bổ dưỡng. Đức Thế Tôn chế đđịnh rằng, nếu Tỷ-kheo không bệnh mà đòi ăn uống các món ấy là phạm Hối quá (Ba-la-đề đề-xá-ni)17.
Thậm chí, ăn phi thời hay ăn đồ ăn cách đêm cũng phạm Ba-dật-đề (giới 37, 38)18. Ngoài ra, những việc liên quan đến ăn uống, đức Thế Tôn cũng chế đđịnh đến 36 điều19 ,trong đó có 11 giới của Ba-dật-đề, 4 giới của Ba-la-đề đề-xá-ni và 12 đđiều của Pháp phải học.
Nơi đây, chúng tôi cần nói thêm một ý nhỏ rằng, Tăng già thời đđức Thế Tôn, cách nuôi sống hoàn toàn tuân theo hạnh tu “trì bình khất thực” và một ngày chỉ ăn một bữa (ngọ trai). Món ăn là “tuỳ thí tuỳ thực” (cho gì ăn đó), không nhất thiết phải ăn chay hay mặn. Riêng về món ăn mặn (cá, thịt) cần phải hội đđủ ba yếu tố (Tam tịnh nhục) thì được ăn mà không phạm giới. Ba yếu tố đó là20:
1. Kiến: Không thấy con vật bị giết và không phải bị giết vì mình.
2. Văn: Không nghe tiếng đđau đớn của con vật bị giết và không phải bị giết vì mình.
3. Nghi: Không nghi ngờ người ta giết con vật vì mình.
Hiện giờ, hệ phái Nam tông vẫn duy trì vấn đề ăn mặn. Nhưng, phải chăng vẫn trung thực với tinh thần “tuỳ thí tuỳ thực” như thời kỳ nguyên thuỷ?
Tuy nhiên, theo Phật giáo Bắc tông, ăn thịt cá là tổn hại tâm từ bi. Đức Thế Tôn khai ba thứ tịnh nhục chỉ là quyền biến, chứ nguyên tắc của Kinh – Luật Bắc tông là cấm chỉ vấn đề ăn thịt cá. Điều này đã được ghi trong Tứ phần luật, quyển 42; Thập tụng luật, quyển 37; Thủ Lăng Nghiêm nghĩa sớ chú kinh, quyển 9; Phạm Võng kinh yếu giải, quyển 5; Niết Bàn kinh, quyển 4 v.v…21.
8) Thích của báu: Là yêu thích, tham cầu những vật dụng quý hiếm rất có giá trị trên thị trường, như vàng – bạc, ngọc – ngà,đđồ cổ v.v…
Tại sao “thích của báu” lại gây chướng ngại cho sự tu tập của người xuất gia?
– Ở các điểm trên, chúng tôi giới thiệu nhiều lần về lập trường sinh sống của người xuất gia màđđức Thế Tôn đã chế định,đó là lập trường “Thiểu dục tri túc” hay “Tam thường bất túc”. Do vậy, người xuất gia mà ham thích của báu là đi ngược lại hướng sống của đạo Phật. Để trợ duyên hàng đệ tử xuất gia đi đúng hướng, đđức Thế Tôn đã chế nhiều giới đđể ngăn cấm sự liên hệ đđến của cải, vàng bạc. Chẳng hạn, Sa-di thì phải: “Mười là không đđược nắm giữ vàng bạc, bảo vật (Thập viết bất tróc trì sanh tượng kim ngân, bảo vật). Còn Sa-di ni thì: “Giới thứ chín là không đđược nắm giữ vàng ngọc” (Đệ cửu bất tróc trì kim bảo giới)22. Với Tỷ-kheo thì phải giữ thêm giới 18, 19 thuộc Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề và giới 82 thuộc Ba-dật-đề23. Tỷ-kheo ni thì phải giữ thêm giới 9, 10 thuộc Xả-đoạ và giới 66 thuộc Đoạ24. Về giới Bồ tát, thì giới 17 dạy rằng: “Không được ỷ thế ham cầu”. Tức là, “Phật tử nếu tự mình vì đđồ ăn… vì tiền của… thân cận với quốc vương… rồi ỷ thế làm oai… chiếm đđoạt tiền tài, sản vật của người… thì phạm tội khinh cấu25.
9 và 12) Thân cận quyền quý và xã giao rộng: Điểm 9, là cố tình thân thiện với những người có quyền lực, những người cao sang, giàu có. Điểm 12, là cố tình quan hệ với mọi người đđủ các giai cấp trong xã hội. Hai đđiểm nàyđđược hợp lại bởi có điểm chung, là “cố tình làm thân với người khác”.
“Thân cận quyền quý, xã giao rộng” tại sao lại gây chướng ngại cho sự tu tập?
– Bổn phận người xuất gia là hành trì Giới-Định-Tuệ để chế ngự vàđđoạn tận tham-sân-si nhằm chứng đđạt quả vị giải thoát tối hậu là quả Phật-đà. Điểm 9 và 12 chẳng liên quan gì đđến nội dung tu tập của một hành giả. Trên sự thật, việc thân cận với các nhà quyền quý, không vì lợi thì cũng vì danh, vấn đề xã giao rộng cũng tương tự như thế.
Chính hai đđiểm này gây chướng ngại cho sự tu tập, nên đức Thế Tôn đã chế các giới để ngăn cấm hàng xuất gia thực hành việc ấy. Như giới Ba-dật-đề thứ 84, 8526 và 9927., hay giới thứ 17 của Bồ-tát.v.v…28.
10) Hy vọng được mời, thỉnh: Là ao ước, trông mong được cá nhân hay tập thể mời hoặc thỉnh. Như, ngày xưa làđđược tínđđồ mời ngọ trai, hay được Yết-ma cử đđi giáo giới Ni. Ngày nay thì trông mong được mời rất nhiều việc, như mời Ứng phó đạo tràng, mời trai Tăng, mời làm Giáo thọ sư, mời vào Ban Trị Sự, mời làm Trú trì, mời tham quan, mời xuất ngoại v.v…
Tại sao “hy vọng được mời, thỉnh” lại chướng ngại sự tu tập?
– Bởi lẽ, thứ nhất, tâm trông mong được mời, thỉnh là vọng tâm, là tâm hướng ngoại; thứ hai, vì vọng tâm nên dùđđược mời thỉnh tham dự những việc chân chính đi nữa, thì việc ấy cũng trở thành “Ma sự” (Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp)29.
11) Không cầu học Chánh pháp: Là không có tâm mong cầu học hỏi Kinh, Luật và Luận, là Chánh pháp được đức Thế Tôn và chư Thánh Tăng chỉ dạy.
Tại sao “không cầu học Chánh pháp” là chướng ngại sự tu tập?
– Nói đơn giản, người xuất gia gọi nôm na là người đi tu. Nghĩa của từ “Tu” là sửa đổi, sửa chữa. Vậy người đi tu sửa chữa cái gì? – Là sửa chữa cái tâm ý tại gia (uế trược) trở thành cái tâm ý xuất gia (thanh tịnh). Vậy nương vào cái gì để sửa chữa? – Nương vào Giới-Định-Tuệ (Chánh pháp) để sửa chữa. Cho nên, tu tập mà không học hỏi Chánh pháp gọi là “Tu mù”.
Vì thế, đức Thế Tôn đã chế nhiều giới để sách tấn những người xuất gia mà xem thường việc học tập Chánh pháp. Chẳng hạn, như giới Ba-dật-đề số 71, 72, của Tỷ-kheo30., giới Ba-dật-đề số 56, 130, 131 của Tỷ-kheo ni31, hay như giới Khinh số 6, 7, 22, 44 và 114 của Bồ tát giới32.
Về Kinh, thì có nhiều Kinh đức Thế Tôn dạy về vấn đề này. Như kinh Cầu Pháp (Trung A-hàm), kinh Thừa Tự Pháp (Trung Bộ Kinh), trong đó Ngài dạy các Tỷ-kheo rằng: “Các thầy hãy thừa tự pháp, chứđđừng là những người thừa tự ẩm thực”. Hoặc như kinh A-lê -tra (Arittha – Trung A-hàm), kinh Ví Dụ Con Rắn (Trung Bộ Kinh), Ngài lại dạy hàng Tỷ-kheo về phương pháp học tập. Đó là, người học Phật pháp phải thông qua tiến trình “Văn-Tư-Tu” một cách niêm mật để thành thục Chánh pháp đã được học, nếu không như vậy, thì sẽ rơi vào kiến chấpđđể đón nhận những phiền luỵ, khổ đau. Không nghiêm túc, thiện xảo học tập Chánh pháp thì tương tợ như kẻ bắt rắn ở đuôi, sẽ bị rắn cắn hoặc bị khổ sở hay bị tử thương.
Hiện nay, Tăng – Ni, Phật tử có thiện duyên lớn, nên đa phần đều được học Phật pháp. Nhưng tháiđđộ học thuộc loại nào dưới đây?
– Thứ nhất, “không nghe nên không nghe”: Là những người đến đạo tràngđđể nghe Pháp mà ngủ gà ngủ gật, không nghe tiếng, không nghe Pháp mà tâm cũng không nghe.
– Thứ hai, “nghe mà không nghe”: Chỉ nghe âm thanh chứ không nghe Pháp, nghe tiếng nói đạo lý của tâm.
– Thứ ba, “nghe mà nghe”: Tức vừa nghe rõ ràng từng tiếng, vừa nghe Pháp, lại vừa hội lĩnh sâu sắc đạo lý của Pháp. Đây là cách nghe trọn vẹn nhất.
– Thứ tư, “không nghe mà nghe”: Không nghe âm thanh mà chỉ nghe tiếng nói của tâm.
13) Ở chung với người xấu: Người xấu tại đây là chỉ những người xuất gia; bởi lẽ, người xuất gia thì không đđược phép sống chung với người tại gia. Do vậy, nghĩa của câu ấy là sống chung, sinh hoạt chung với những người đđồng tu cùng một chùa, cùng một tổ chức (trường lớp, ban ngành), mà tâm ý của những người ấy chứa chất nhiều mùi vị thế tục.
Tại sao “ở chung với các đạo bạn xấu ác” lại gây chướng ngại cho sự tu tập?
Trong câu hỏi đã hiển lộ khá rõ đáp án rồi; vì lẽ, ai cũng biết “gần mực thì đđen, gần đèn thì sáng”. Đại đđể, căn cứ bốn loại xuất gia (Tứ loại xuất gia), thì người xuất gia được gọi là xấu ác là loại “thân xuất gia mà tâm không xuất gia”. Nếu căn cứ vào bốn hạng Tỷ-kheo, thì Tỷ-kheo xấu ác là hạng “nội thân có cấu uế mà không biết như thật mình có cấu uế”33.
Thời đức Thế Tôn tại thế, thành phần người xuất gia xấu ác rất tối thiểu, về hàng Tỷ-kheo thì có nhóm “Lục quần Tỷ-kheo”, gồm Xiển-đà, Ca-lưu-đà-di, Tam-văn-đạt-đa, Ma-kê-sa-đạt-đa, Mã-sư, Mãn-túc; và nhóm “Thập thất quần Tỷ-kheo”, là 17 người bạn thân của nhau, lớn nhất là 17 tuổi, nhỏ nhất là 12 tuổi, đđứng đầu là Upli. Về hàng Tỷ -kheo ni thì có nhóm “Lục quần Tỷ-kheo ni”, gồm Thâu-la-nan-đà, Sai-ma, Uỷ-thứ, Tô-ma, Bà-phả-di và Di-đa-la34.
Bây giờ là thời đại Mạt-pháp, đã mạt trên một ngàn năm; vì thế, thành phần xấu ác trong hàng xuất gia hẳn nhiên chiếm đđa phần. Tuy vậy, phải thấy như thật rằng, Phật pháp suy mạt là trách nhiệm của mỗi người xuất gia, như “Phạm Võng kinh, Bồ tát giới bổn” đã xác chứng: “Như con sâu trong thân Sư tử ăn thịt Sư tử, chứ không phải con sâu bên ngoài: Chính những kẻ Phật tử tự phá hoại Phật pháp, chứ không phải ngoại đạo, quỷ thần mà pháđđược” (Như Sư tử thân trung trùng, tự thực Sư tử nhục, phi dư ngoại trùng. Như thị Phật tử tự phá Phật pháp, phi ngoại đạo thiên quỷ năng phá).
Tóm lại, mười ba điểm mà “Chánh pháp Xứ Niệm” giới thiệu, chỉ là các điểm tiêu biểu tối thiểu. Trên thực tế, trong đời sống của người xuất gia có vô số việc gây chướng ngại cho sự tu tập. Đại đđể, bất cứ hành động gì của người xuất gia mà thiếu tỉnh giác, thì chính hành động ấy làm chướng ngại cho sự tu tập của đương sự. Thế nên, để sự tu tập được thuận duyên, thì tối thiểu, người xuất gia phải sống trên lập trường thiểu dục tri túc và luôn có tâm niệm tàm quý. Nếu nói đủ, thì phải hoàn thiện ba yếu tố, là Chánh kiến, Trì giới và hành Oai nghi.