VƯỢT KHỎI TRÁCH HỜN

Beyond Blame / TRICYCLE – Issue # 72

Tác giả: Mark Epstein
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 18/02/2011

 

Hug, David Hilliard, 2008, c-print, 3 panels, 24×20 inches

– Bạn có thể tha thứ cho cha mẹ của bạn chứ?

Vâng, bạn có thể, khi bạn nhận ra rằng niềm hạnh phúc của bạn không lệ thuộc vào những hoàn cảnh ngoại tại. – Mark Epstein [1]-

– Không chỉ chúng ta hoàn toàn có thể làm tổn thương người khác, nhưng chúng ta cũng có thể có khả năng của một sự đồng cảm sâu sắc. – Mark Epstein –

Tôi đang lái xe vào một buổi sáng sau khi đưa các con tôi đến trường, búng nhẹ một cách thiếu kiên nhẫn vào những nút rà đài trong máy truyền thanh, khi tôi chợt nghe một giọng quen thuộc nói trong những điều dườn như là phạm vi không quen thuộc. Đấy là một giọng nam sâu lắng mà tôi nhận ra nhưng không thể nhớ ra nơi chốn: một sự cộc lốc của người công nhân nhưng lên xuống tự nhiên đang tìm cách giải quyết một vấn đề dường như rất nhạy cảm gần như là ghê gớm. Ông ta đang nói về việc nuôi dưỡng con cái khó khăn như thế nào khi thời niên thiếu của ông ta đã không toàn vẹn. “Chúng tôi tiếp nhận những gì tốt đẹp từ cha mẹ chúng tôi và bỏ đi những phần khác. Đấy là việc chúng tôi đã vinh danh cha mẹ chúng tôi như thế nào,” giọng ấy đang nói. Tôi nhanh chóng điều chỉnh âm thinh cho lớn hơn, cố gắng để hình dung ông ta là ai. Làm cha mẹ là một chủ đề thông thường, nhưng người đang nói không giống như một giọng nói của người có trách nhiệm có thể nghe trên đài truyền thanh công cộng. Ông ta nghe giống như một binh sĩ nói về những đồng đội ngã xuống, và chủ đề của ông ta đau buồn vô cùng về việc nuôi dạy con cái. Tôi đã không phải chờ lâu hơn nữa đề xác định đấy là giọng của Bruce Springsteen [2] và nhận ra rằng ông đang trả lời phỏng vấn trong việc tham gia giới thiệu một dĩa nhạc. Nhưng vấn đề là chủ đề – có con cái ở tuổi trung niên và phản chiếu những khó khăn của chính mình trong việc trưởng thảnh đã ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng con cái như thế nào – không là một việc thông thường trong việc quảng cáo của một ngôi sao trên phương tiện công cộng.

Bác sĩ Mark Epstein

Tôi đã bị gây ấn tượng bởi tuệ trí của Springsteen trong việc bình luận rằng chúng ta vinh danh cha mẹ chúng ta bằng việc tiếp nhận những gì tốt đẹp và bỏ qua những thứ còn lại. Có một hương vị phảng phất của Đạo Phật ở đấy, mặc dù sẽ khó cho tôi để nhấn mạnh trong việc xác định những gì chính xác thuộc về Đạo Phật. Trong thiền quán, chúng ta được dạy không đẩy đi những gì không thoãi mái và không bám víu những gì hân hoan – điều này có hơi khác. Đây là nói về việc không phủ nhận cha mẹ chúng ta bởi vì họ không toàn vẹn, không cố gắng để thúc đẩy họ nhận thức những khuyết điểm của họ, không từ chối trở thành cha mẹ do bởi những gì đã xãy ra cho chúng ta, không dính mắc với những vết thương lòng mà cha mẹ chúng ta đã tạo nên, không thúc giục chính mình giả vờ rằng cha mẹ mình tốt đẹp khi họ không như thế, nhưng chỉ đơn giản biểu lộ khả năng có thể tiếp nhận những gì tốt và bỏ lại sau lưng những gì không đẹp. Không có sự phiền trách trong ngôn ngữ của Springsteen hay giọng nói của ông – đó là những gì đã chiếm lấy sự chú ý của tôi. Sau những năm tháng lắng nghe âm nhạc của Springsteen, với sự gợi lên nổi sợ hãi bị giam hảm ấy lớn lên trong một thị trấn cối xay nhỏ ở New Jersey, tôi thấy lời bỉnh luận của ông bây giờ là thật là thấm thía. Ở đây một người đàn ông có thể vinh danh cha mẹ ông ta bằng việc từ chối tái tạo những gì họ đã làm rối rắm, người đàn ông đã thấu hiểu rằng trong chính sự loại bỏ những điều không hay đã là một sự cảm kích cho nổ lực của cha mẹ ông. Tuy nhiên, trong việc cố gắng để hành động tốt hơn, ông có thể giữ cho trái tim ông rộng mở đối với họ, những điều không toàn vẹn và tất cả.

Tuệ trí này đến từ nơi nào? Có một ít điều trong cuộc phỏng vấn đã biểu lộ cội nguồn của nó. Khi tha thứ được dạy trong hầu hết những phạm vi tâm linh, sự nhấn mạnh thường là trong việc gởi đi cảm nhận yêu thương ngay cả đến những người đã làm tổn thương chúng ta sâu xa nhất. Trong khi nhiều người tìm thấy sự tiếp cận này hữu ích, nó lại cho tôi chú ý rằng Springsteen đã chỉ ra một cung cách khác. Sự tha thứ mà ông hình thành được tiếp tục để nhận ra sự tổn thương mà ông cảm nhận. Trong việc đón nhận những gì tốt đẹp và bỏ qua những gì còn lại, ông đã hàm ý rõ ràng rằng tất cả đã không được hoàn tất một cách hoàn hảo. Đúng hơn trau dồi một tâm thức từ bi rồi thì có thể tha thứ sự ngược đãi quá mức, ông dường như đang tìm kiếm sự tha thứ trong việc nhận ra sự sống sót [của ông] một cách đơn thuần. Hiện lên từ những năm tháng lạnh lẽo trước đây, không nghi ngờ gì nữa cộng thêm sự cống hiến đến âm nhạc của ông, ông khám phá ra rằng ông đã không bị hủy hoại. Khả năng sáng tạo phong phú của ông ta, khát vọng cho một gia đình của chính ông, và năng lực yêu thương là có lý trí và tất cả không hề bị sứt mẻ. Đối với tôi dường như rằng sự nhận thức về sự toàn vẹn không hề sứt mẻ của chính ông đã làm ông an lòng trong việc cần thiết để phiền trách và cho phép ông tha thứ một cách tự nhiên tốt hơn là một mô thức tự sáng chế ra.

Cội nguồn của sự tha thứ, dường như Springsteen bao hàm, dựa trên nhận thức rằng chúng ta không phải là những sản phẩm đơn độc của những gì dã được hoàn tất đối với chúng ta, việc nhận định rằng có điều gì đấy căn bản trong chúng ta không nhất thiết bị làm lu mờ bởi những kinh nghiệm tai hại. Trong khi điều này mâu thuẩn nhiều sự căn cứ được cho là đúng đắn mà hằng trăm năm tâm lý trị liệu đã góp phẩn tạo nên nền văn hóa của chúng ta, thì đấy là một khái niệm được tìm thấy nhiều sự hổ trợ trong những truyền thống tâm linh ở phương Đông. Trong những nền văn hóa Phật Giáo, có một sự thừa nhận sẳn sàng hơn của một khả năng cho hoan hỉ hay yêu thương mà không phụ thuộc trên những hoàn cảnh ngoại tại, không thỏa hiệp do sự chấn thương tâm lý hay ngược đãi, và có thể tồn tại qua sự tàn phá. Trong khi tiến trình cổ điển Đông phương để thừa nhận niềm hoan hỉ cố hữu này là thiền quán, sự bình luận của Springsteen cho thấy rằng, ít nhất là đối với ông, sự sáng tạo âm nhạc có thể giống như dùng để cứu vãn.

Bruce Springsteen và TT Obama

Sự khám phá rằng khả năng của chúng ta cho niềm vui là cố hữu và không lệ thuộc trên những sự kiện ngoại tại là thuốc giải hay sự đối trị đến tất cả tình trạng thật gay go của một đứa trẻ bị ngược đãi dường như gánh lấy quá nhiều trách nhiệm cho những gì mà nó không thể kiểm soát gì được. Khả năng của Springsteen bỏ lại sau lưng những gì ông không tôn trọng đến thái độ của cha mẹ ông hiện trên khuôn mặt của hầu hết mọi người đáp ứng đến sự chấn thương tâm lý như thế. Một cách thông thường hơn, những người bị xâm phạm trong thời thơ ấu có một thời gian kinh khủng để thấy sự thật một cách rõ ràng. Họ thường, thí dụ, cảm thấy giống như họ thế nào đấy, phiền trách nhiều hơn đối với bất cứ điều gì đã làm tổn thương họ. Hay họ có thể quá biến thành quỷ cho kẻ đã gây ra, mà họ đã đánh mất cái nhìn đối với bản chất nhân tính của thủ phạm. Trong một kịch bản, họ đã quá dính chặc với sự ngược đãi; trong một khía cạnh khác, họ hoàn toàn từ chối người ngược đãi, nhưng không bao giờ thoát khỏi sự xác định họ như một nạn nhân. Trong một họa tiết cung cấp bởi một trong những bệnh nhân của tôi có thể soi sáng một ít cho điều này.

Joe, một người đàn ông bốn mươi tuổi đã kết hôn, nhớ lại lúc ông mười tuổi, phản ứng tại cửa ra vào khi bà mẹ ly thân của ông bất chợt đến thăm gia đình ông. Bà ra đi khi ông được năm tuổi, bỏ chồng và bốn đứa con và ném cho cha ông một nổi chán chường không nguôi. Trên việc thấy mẹ ông tại cửa ra vào, Joe chạy nhanh vào kiếm cha ông, la lên, “Cha ơi, cha ơi, đây là điều mà cha đã từng chờ đợi!” Khuấy đông ông từ việc học tập và nắm tay ông đến hành lang, Joe khám phá ra rằng mẹ ông đã rời đi một cách bất ngờ cũng như khi bà đến. “Tôi cảm thấy quá tội lỗi,” ông đã nói với tôi, giống như nó là lỗi của ông thế nào ấy trong việc mẹ ông đã biến mất một lần nữa.

Vài năm sau này, Joe đã có một phát giác quan trọng khi nhận ra rằng sự nghiện rượu của vợ ông là vấn đề của bà ta và không phải là lỗi của ông. Cho đến sự khám phá đó, ông đã ở trong một thói quen rất thường của việc cố gắng để giúp bà ta bỏ rượu mà điều ấy sẽ làm cho ông cảm thấy khá hơn. Ông đã làm cho sự an vui của ông hoàn toàn lệ thuộc trên thái độ của bà vợ ông như thế nào. Sự nghiện rượu của bà vợ đã làm tàn lụi tình yêu của họ, làm cho ông không thể nương tựa trong sự gần gũi và thoãi mái của mối quan hệ giữa hai người, và nó cũng làm cho ông hung dữ và bất hạnh. Ông đã lấy sự nghiện rượu của bà vợ một cách cá nhân, giống như nó trực tiếp với ông, giống như nó là một phản chiếu về sự thiếu vắng tình yêu đối với ông hay sự không xứng đáng của chính ông. Điều ấy cũng giống như sự lĩnh lấy trách nhiệm quá mức mà đã làm cho ông cảm thấy tội lỗi đối với việc mẹ ông bỏ đi lúc ông mười tuổi và nó cũng tô vẻ cho mối quan hệ với vợ ông. Sau khi tham gia một loạt những buổi gặp gở của những người Nghiện Rượu Nặc Danh ông bắt đầu thừa nhận rằng việc nghiện rượu của bà ta chỉ liên hệ một ít với ông. Điều này lại cho ông một phạm trù mới. Công nhận những gì tốt và bỏ qua những gì còn lại , không đưa đến sự thừa nhận tất cả những sai sót của ông ta, và cũng không tách rời năng lực của chính ông cho việc hạnh phúc từ những hoàn cảnh bao vây ông và cho phép Joe bắt đầu một chương trình của việc tách rời những sự kéo ngược lại đến mẹ ông và vào trong hiện tại của vợ ông. Joe thiết lập một làn ranh mới mà cuối cùng sẽ làm cho vợ ông đi tìm sự giúp đở. Ông tìm thấy một khả năng của sự tha thứ mà không phải là một sự thanh minh của những gì ông đã từng, hay đã, bị ngược đãi: nó hiện lên khi Joe có thể nhận thức sự tổn thương ông phải chịu trong khi không kết quyện quá hơn sự cần thiết với chấn thương tâm lý.

Sự giải thích của Joe chỉ ra một phương cách mới và bất thường về suy tư. Một người mà nhà phân tích tâm lý Jsessica Benjamin đã gọi là “vượt khỏi người thực hiện và hoàn thành”. Đối với Benjamin sự phản ứng thông thường nhất đến sự bất lực của chấn thương tâm lý hay ngược đãi là đơn thuần đảo ngược lại kịch bản: cố gắng mang lấy một năng lực nào đấy bằng việc tự trở thành thủ phạm, bằng việc đổ lỗi hay làm tổn thương người khác hay bằng việc tự trách và tổn thương chính mình. Bà đã gọi đây là trạng thái tâm lý “cù cưa”: người này lên và người kia xuống. Lối thoát của chấn thương tâm lý trong tình trạng tinh thần này là để đi tìm một sự trả thù hay phục hận, hạ thấp người khác trong khi nâng mình lên. Trong mô thức “vượt khỏi người thực hiện và hoàn thành” , điều gì đấy di chuyển: Người ta, ngay cả là người làm tổn thương chúng ta, không còn trãi nghiệm một chiều, hoặc là toàn tốt hoặc là toàn xấu. Lòng tự trọng không còn tùy thuộc trên việc làm kẻ thắng trận, hay trên việc thể hiện đúng đắn. Lên và xuống không còn là sự bình phẩm bởi sự ước lượng của đời sống. Tình trạng cù cưa cho một lối đến vòng xoay bất tận, được biết trong văn hóa Phật Giáo như bánh xe của đời sống hay luân hồi. Trong mô thức này, rõ ràng chúng ta lưu chuyển qua tất cả những biểu hiện [3] của những gì muốn nói đến con người. Chúng ta di chuyển từ tình trạng này đến tình trạng khác, đôi khi làm cho chúng ta đau đớn và thỉnh thoảng lại đem đến niềm vui cho nhau. Như tình trạng cù cưa cho một cách đến vòng xoay bất tận, một nhận thức sâu sắc được đạt đến để thấy những sự khó khăn và phức tạp liên hệ trong việc làm con người. Không phải chúng ta hoàn toàn chỉ có khả năng để làm tổn hại người khác mà chúng ta cũng có khả năng của một sự đồng cảm sâu sắc, ngay cả đối với những ai đã làm tổn thương chúng ta hay đối với những người chúng ta khinh thị.

Trong sự bình luận ngắn ngủi ít ỏi của Springsteen trên đài truyền thanh buổi sáng nọ, tôi đã nghe một âm thinh của tuệ trí kêu gọi xuyên qua tất cả mọi thế hệ, một người dường như đang đạt đến một cung cách mới của liên hệ. Một bậc thầy của bài ca tình yêu thanh niên, Springsteen có một giai điệu quyến rũ mà chính tôi đã tìm thấy một sự ngân nga ngày ấy, một trong những bài ca giản dị đó với một cái móc câu tiêm nhiễm mà tôi thường lập lại như một chân ngôn vô thức: Tất cả tôi đang nghĩ là về người ấy [4]. Như tôi yêu mến bài hát ấy bao nhiêu, những ngôn từ của người nhạc sĩ buổi sáng hôm ấy thậm chí sâu sắc hơn. Chúng ta vinh danh cha mẹ chúng ta bằng việc tiếp nhận những gì tốt đẹp và bỏ qua những gì còn lại, ông ấy nói, tôi có thể cảm thấy rằng tình trạng cù cưa đã nổ tung [vòng xoay bất tận đã dừng lại, sự luân hồi đã chấm dứt].

Phụ chú:

[1] Mark Epstein, (sinh năm 1953), là một bác sĩ tâm lý trị liệu ở New York, đã sáng tác một cách rộng rãi về Đạo Phật và tâm lý trị liệu và là tác giả của nhiều quyển sách, bao gồm: Tư Tưởng Không Có Người Tư Duy Đi Đến Từng Mãnh Mà Không Tan Thành Từng Mãng. Một sưu tập những bài viết mới: Tâm Lý Trị liệu Vô Ngã, ….

[2] Bruce Frederick Joseph Springsteen (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1949), biệt danh “The Boss“, là một ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Ông đã đi lưu diễn cùng nhóm E Street Band từ năm 1972. Các sản phẩm âm nhạc của ông vừa có các tác phẩm nhạc rock xen kẽ với thể loại âm nhạc dân gian phương Đông.

[3] Lưu chuyển trong sáu nẽo.

[4] All I’m thingkin’ is you. – Bruce Springsteen –

All I’m thinkin’ about is you, baby
All I’m thinkin’ about is you, honey
All I’m thinkin’ about is you, baby
All I’m thinkin’ about is you
There ain’t nothing in this world I can do about it
All I’m thinkin’ about is you

Nhưng ở đây hẳn Bác sĩ Epstein muốn nhắc đến những bậc làm cha mẹ!

Tuệ Uyển chuyển ngữ – 21/02/2011