VIÊN NGỘ PHẬT QUẢ THIỀN SƯ NGỮ LỤC

Đời Tống, phủ Bình giang, Hổ khê Sơn môn, Thiệu Long soạn.

MỤC LỤC

LỜI TỰA 1

Phật dùng một âm mà diễn nói pháp, cho nên tất cả pháp đồng một âm này, ba đời chư Phật một âm này, sáu đời Tổ sư cũng một âm này, các lão Hòa thượng trong thiên hạ cũng một âm này. Ta có Chánh pháp nhãn tạng giao phó cho Ma-ha Ca-diếp chính là một âm này Chánh pháp nhãn tạng hướng về con lừa mù mà diệt một âm này. Cho đến gió thổi động, gây âm hưởng rừng, suối hang vang lên cũng một âm này. Tiếng ầm ầm của sấm sét xen với tiếng rào rào của mưa cũng một âm này. Tiếng ồn ào của chợ trộn lẫn tiếng người nói, tiếng chim bồ câu, tu hú, rắn, ếch, ve… cũng một âm này. Ba cân mò, cây bá trước sân, được tủy được da, Lão huynh chưa thấu triệt cây gậy nhảy vọt lên trời Tam thập tam. Quán Âm bánh hồ (bánh bao) đều là âm này. Cho đến tất cả nói năng, đồng la đựng dầu, chén bạc đựng tuyết, chim chá cô hót trong khóm hoa, san hô bắt trăng chẳng rơi chẳng mê, chung thân khắp thân, đem tâm ta an cho, uống hết nước Tây giang, cũng đều là âm này. Chẳng làm âm này mà hiểu lại nói năng điêu ngoa, dối sinh phân biệt thì không có chỗ đó. Xưa Dương Kỳ dùng âm này làm tiếng trống khua khắp thiên hạ. Đến Viên Ngộ Đại Thiền sư thì âm này cùng rền vang. Sư nhân đó gọi là tiếng của tiểu ngọc gọi người hầu cốt cho người bạn tình ngoài bờ tường nghe thấy (Tây Sương Ký). Sau mới hô to âm này. Chẳng kể bài ca Đức Sơn hay khúc Yểm Đảo Vân Môn. Phàm Lâu Tử ta như tiếng Vô Tâm cho đến âm Bàn Sơn Hồng Luân về Tây đều đang đứng dưới gió hầu hết là Lão đống nồng. Do đó mà trong niên hiệu Kiến Viêm Trung Hưng thiên tử tấu âm này. Trước không dám lên tiếng. Bốn biển vắng lặng, Vân Cư An Lạc Đường cùng truyền một âm này, mọi người ganh ghét mà không dám họa. Thử hỏi Lão Tử này nương ân lực ai, mà được kỳ đặc như thế. Xưa Khổng Tử cuối cùng ở Trần sái, ngồi tựa cây khô, gõ nhánh khô mà Ca Phong của họ Diễm có đủ mà không số, có tiếng mà không cung bậc. Tiếng gỗ cùng tiếng người (đích xác có tâm của người). Bèn nói rằng: Nay người ca là ai, đó cùng là âm này, mà đời chưa biết thôi, Viên Ngộ Lão Sư thì biết rõ. Tôi sớm noi gương Phật, chiều thấy Lão Sư cũng gõ một âm này mà không gì khác. Kẻ học trò là Nhược Bình cũng hát khúc Sư gia, tập họp các yếu ngữ của thầy mình mà đem in ra nhờ tôi viết lời tựa để ở đầu quyển. Nếu ai biết âm này thì dùng nói năng danh tự để cầu hiểu đó là tà đạo, chẳng thể thấy được Lão sư.

Năm Thiệu Hưng thứ ba ngày 20 tháng 12

Cảnh Diên Hy kính tựa

LỜI TỰA 2

Viên Ngộ Thiền sư rất cần khổ từng nói pháp cho Kim Thượng Hoằng đế nêu bày Chánh pháp nhãn tạng, đạo ngài rất thạnh hành. Tăng Nhược Bình góp công của muốn đem lời pháp của Thầy mà truyền khắp thiên hạ mà đợi kẻ hậu học. Bèn nhờ ngài Thiên Ninh Lão Nguyên Bậc ở Nghiêm Châu mượn tôi viết lời tựa. Ôi đây là Bổn Chỉ của Quả Sư. Tôi nghe sư thường ngồi yên trong một thất dứt hết nói năng chuyển Vô thượng pháp luân không cho bàn cãi nhướng mày mở miệng đứng đến nát thân, vừa khởi niệm nhỏ nhặt thì nắm tay của Lão Sư tùy đánh. Mỗi khi nêu lên thì không cùng vạn pháp làm bạn công án, đã là kéo nước dính bùn rơi vào nghĩa thứ hai. Nay muốn giữ gìn tập hợp các lời ho khạc ngày mà phô bày khen ngợi. Sư nghe mà không nói ra (giải thích?). Tuy nhiên Sư bất đắc dĩ mà có nói năng, ta biết rõ vậy. Cũng như khi mưa tùy vật mà được thấm, nơi xa xôi chỗ kín vắng, rễ khô, mầm sâu, hoặc lớn hoặc nhỏ đều thấm ướt. Mà Thái hư không vốn tự không hình tướng cũng không có làm lụng tạo tác. Người xe, thấy đây thì ắt được lời và ý. Làm theo tập sách này thì nơi nơi chốn chốn đều được thần vật hộ trì.

Năm Thiệu Hưng thứ tư ngày tốt tháng hai Trương Tuấn kính tựa.