VIÊN NGỘ PHẬT QUẢ
THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1997

QUYỂN 18

Đời Tống, phủ Bình giang, Hổ khê Sơn môn, Thiệu Long soạn.

NIÊM CỔ 3

– Nêu: Tăng hỏi Mã Đại sư: Lìa bốn câu dứt trăm quấy, thỉnh Sư chỉ thẳng con ý Tây Trúc đến? Đại sư nói: Ta nay lười biếng (mệt mỏi) chẳng thể nói với ông, hỏi Trí Tạng đi.

Sư nói: Nói lầm.

Tăng hỏi Trí Tạng, Tạng nói ta nay nhức đầu chẳng thể nói với ông, đi hỏi Hải Huynh đi.

Sư nói: Nói lầm. Tăng đi hỏi Hải. Hải nói ta đến chỗ ấy chẳng hiểu.

Sư nói: Nói lầm. Tăng bèn đem hỏi Mã Đại sư. Đại sư nói đầu Tạng trắng, đầu Hải đen.

Sư nói: Lầm lầm. Sư bảo: Nếu là kẻ mắt sáng thì một nêu liền biết chỗ rơi.

Bạch Vân Liên Sư nói: Tăng ấy gánh một gánh không hiểu gì, đổi được sự chẳng an lạc. Mã Đại sư nói Tạng đầu trắng, Hải đầu đen. Bạch Vân nói: Phong Hậu tiên sinh chỉ biết một mà chẳng biết hai. Chỉ như sơn Tăng nêu năm nhầm. Lại hỏi: Rơi chỗ nào, chớ đem học rỗng không mà hiểu, mai một tâm Tổ sư.

– Nêu: Tăng hỏi Vân Môn: Như thế nào là việc pháp thân hướng thượng. Vân Môn nói hướng thượng nói với ông thì chẳng khó mà, làm sao hiểu pháp thân? Tăng nói: Thỉnh Hòa thượng soi xét. Viên Môn nói: Giám thì được (cho gì cho gì?). môn nói cái ấy là Trường Liên (luôn ở?) trên giường học được. Ta hỏi ông: Pháp thân có ăn cơm không? Tăng không đáp được. Tuyết Đậu nói: Sắp thành núi chín nhận, chẳng dâng đất một chiếu. Bảo Phước nói: Thiếu một hạt cũng không được. Lại Cổ đức nói gọi gì là cơm. Sư nói: Vân Môn đáng gọi là đuổi trâu người cày, cướp cơm người đói. Quyền hành Phật tổ, qui giám Tông thừa. Do đó các tôn túc đời sau đều ra mắt phò giúp tông phong. Tuy thế chỉ nói được việc bên pháp thân, chưa sáng được việc pháp thân hướng thượng. Lại như thế nào là việc pháp thân hướng thượng. Trong cõi không quay lưng, ngoài thành có quyền hành.

– Nêu: Bảo Thọ mở pháp đường, Tam Thánh đưa ra một Tăng. Bảo Thọ liền đánh. Thánh nói: Người ấy chẳng phải là Tăng mù mắt, mù mắt là người một thành Trấn châu. Bảo Thọ liền trở về phương trượng.

Sư nói: Bảo Thọ toàn cơ gánh vác chẳng ngại kỳ đặc mà lại chỉ được một bên. Lúc ấy nếu khéo pháp môn Chánh pháp nhãn tạng của Lâm Tế, đợi Tam Thánh nói người ấy chẳng phải là Tăng mù mắt, mà mù mắt là người cả một thành Trấn châu thì liền cho bổn phận thảo liệu. Vì sao thế? Vì một chẳng làm hai chẳng nghỉ.

– Nêu: Kim Ngưu cơm ăn rồi, hỏi Bàng cư sĩ: Sinh tâm thỏ thực (mà ăn) thì Tịnh Danh đã trách, hai đường này cư sĩ cam chịu chăng. Cư sĩ nói ngay lúc Thiện Hiện há chẳng làm trâu nói: Há can dự việc khác cư sĩ nói: Ăn đến bên miệng bị người cướp lấy, Kim Ngưu liền đi ăn. Cư sĩ nói chẳng tiêu một câu.

Sư nói: Thiện Hiện làm Kim Ngưu kỳ đặc, bởi bị Bàng cư sĩ một lúc hiểu qua. Chỉ như Bàng cư sĩ nói chẳng tiêu một câu. Lại hỏi là một câu gì? Ngồi thẳng nhận cúng dường, thí chủ thường an lạc.

– Nêu: Tăng hỏi Thạch Môn: Năm cùng tháng hết lúc đó thế nào? Thạch Môn nói: Đông Thảo Vương Lão đêm đốt tiền.

Sư nói: Đáng gọi là thần thông diệu dụng. Tăng lại hỏi Khai Tiên Xiêm Hòa thượng rằng: Khi năm cùng tháng hết thì thế nào? Xiêm nói theo cũ Mạnh xuân cũng lạnh.

Sư nói: Chẳng ngại đất ruộng ẩn kín. Bỗng có người hỏi Đạo Lâm khi năm cùng tháng hết thì thế nào? Thì chỉ đáp rằng: Trên bàng tinh chuyển xa gió.

– Nêu: Tam Thánh nói: Ta gặp người thì ra, ra thì chẳng vì người. Hưng Hóa nói ta gặp người thì chẳng ra, ra thì liền vì người.

Sư nói: Một người ở một mình trên đỉnh núi cao mặt đất đầu tro. Một người ở ngã tư đường, chém đinh chặt sắt. Có đầu có đuôi đồng chết đồng sống. Lại hỏi ra thì chẳng vì người là sao ra thì liền vì người là sao. Đưa cây phất tử lên bảo rằng: Đầm vắng muôn xưa trăng giữa trời, ba lần mò lặn mới nên biết.

– Nêu: Long Nha hỏi Thúy Vi: Như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Vi nói: Đưa Thiền bảng cho ta. Long đưa Thiền bảng cho Thúy Vi. Vi tiếp được liền đánh. Nha nói: Đánh thì mặc đánh, vẫn không có ý Tổ sư Tây Trúc đến. Nha lại hỏi Lâm Tế như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến. Lâm Tế nói: Đưa ta cái bồ đoàn. Nha đưa bồ đoàn cho Lâm Tế. Tế tiếp bèn đánh. Nha nói đánh thì mặc đánh, vẫn không có ý Tổ sư Tây Trúc đến. Ở sau việc Tăng hỏi: Hòa thượng năm nay thấy hai tôn túc là chịu họ hay chẳng chịu. Nha nói chịu thì chịu mà không có ý Tổ sư Tây Trúc đến.

Sư nói: Lão ấy tham đến rụng răng chỗ học vẫn mịt mù. Tuy trông trước nhìn sau làm sao dấu thân bày ảnh. Đã không có ý Tổ sư Tây Trúc đến thì chịu làm gì? Nếu bước trong đó mà biện được, thì sơn Tăng cho ông cây gậy. Nếu biện chẳng được thì một lúc liền mất lỗ mũi.

– Nêu: Tăng hỏi Vân Môn: Khi cây tàn lá rụng thì thế nào? Môn nói thể bày gió vàng.

Sư nói: Vân Môn phương tiện khéo léo, có thể gọi là tức sự tức lý tức ẩn tức hiển, ba câu có thể biện một mũi nhọn trên không. Tuy nhiên cũng là dán da làm xương. Nếu có người hỏi Tưởng Sơn khi cây tàn lá rụng thì thế nào, thì chỉ đáp rằng: Chống trời chống đất. Lại hỏi: Là ba câu hay một mũi nhọn. Thử ngọc phải qua lửa, tìm châu phải lìa bùn.

– Nêu: Lại Toản Hòa thượng nói: Ta có một lời dứt lo quên duyên, khéo nói chẳng được chỉ cần tâm truyền.

Sư nói: Lão già ấy là cá bơi nước đục bày vẻ chẳng ít. Tuy thế, nếu trong đó có người biết quên duyên dứt nghĩ ngợi thì bước ra nói, thế nào là tâm truyền. Nếu chẳng hiểu thì tâm tức lại bỏ rốt ráo là một lời nói gì. Trở về nhà hết đi.

– Nêu: Tuyết Đậu nói trong khoảng càn khôn vũ trụ trong đó có một vật báu treo trên vách. Đạt-ma chín năm ngó vách, chẳng dám chánh mắt nhìn thấy. Như nay nạp Tăng muốn thấy liền đánh vào lưng.

Sư nói: Tuyết Đậu là diệu trong diệu, kỳ trong kỳ, hướng trên đầu Phật tổ mà nắm giữ, trên đỉnh môn nạp Tăng mà đục lỗ chẳng ngại tự tại. Lại cần chỉ thấy đầu chày bén mà chẳng thấy đầu đục vuông. Nếu là Tưởng Sơn thì không thế. Trong khoảng càn khôn vũ trụ, trong đó có một bảo vật và đưa gậy lên bảo rằng: Trên đầu gậy nêu ra trời đất hồi chuyển buông ra rạp cỏ gió đi. Có lúc tám tay ba đầu có lúc vách đứng ngàn nhận. Như nay chẳng nói nạp Tăng muốn thấy, có nhiều ngàn Thánh cùng ra, các Tổ cùng đến, đều phải lui ngược về ba ngàn dặm.

Dám hỏi đại chúng. Lại hỏi: Người nào họp được thọ dụng phân phó Thiên thai Mộc Thượng tọa, đột xuất Nam Sơn con lạc đà lỗ mũi ba ba, bèn ném gậy xuống tòa.

– Nêu: Tăng hỏi Đại Mau như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Tăng đem hỏi như thế với Diêm Quan. Quan nói: Một cái quan tài gỗ,  hai người chết. Tuyết Đậu nói: Ba người cũng có.

Sư nói: Một xuyên suốt.

Nêu: Linh Vân tụng rằng:

Ba mươi lại tìm kiếm khách

Mấy hồi lá rụng lại trơ cành

Từ khi một thấy hoa đào rồi

Thẳng đến như nay lại chẳng nghi.

Huyền Sa nói: Rất đúng, rất đúng! Dám bảo Lão huynh chưa thấu suốt.

Sư nói: Xướng càng cao, họa càng hiếm tuyết khúc dương xuân, dao giết người kiếm cứu người, vốn yếu là lợi vật. Có người nào còn câu chấp thấy nghe theo lời nói mà hiểu, liền nói lừa nhau ai chẳng biết, mặt trời lặn một ngọn đèn côi đã mất sáng trước, rốt ráo chỗ nào là chưa thấu suốt. Trong cung (khổn) ngày tháng dài.

– Nêu: Huyền Sa hỏi Tăng: Gần đây lìa đâu? Tăng nói Đoan Nghiêm. Sa hỏi: Đoan Nghiêm có câu nói nào? Tăng nói: Luôn kêu lớn “ông chủ”, rồi tự “dạ dạ”, “Tỉnh tỉnh nhé”. Ngày khóc chớ để người lừa. Huyền Sa nói: Một hạng đùa tinh hồn cũng rất kỳ lạ. Lại nói sao không lại ở trong đó. Tăng nói: Đoan Nghiêm tịch rồi. Huyền Sa nói: Như nay lại gọi được chăng? Tăng không đáp được. Tuyết Đậu nói: Trời xanh trời xanh.

Sư nói: Đầm lạnh vạn tượng trăng thấu đáy ở trong tâm. Núi tùng ngàn thước nương gió trời sinh hang kín. Dù cô tiêu lẫm lẫm, phong thái lắng đọng. Cho đến trăng lìa núi biếc, bóng lạc đường mây. Bèn ở trước mặt mà sai. Lúc đó Tăng ấy nếu là Lão ấy đợi ông ấy nói tức nay lại gọi được chăng? Thì ngay đó liền hét. Không phải chỉ cầm định chức vụ quan trọng của Huyền Sa mà cũng cùng Lão Đoan Nghiêm thở ra.

– Nêu: Tăng hỏi Phong Huyệt: Chín hạ thưởng công mệt nhọc. Thỉnh Sư nói ra. Phong Huyệt nói: Một nắm hương cầm chưa rảnh, gậy vàng sáu vòng tiếng vang không.

Sư nói: Phong Huyệt dùng được việc rõ ràng, chẳng ngại phong lưu nho nhã, lại muốn chỉ nói được câu giữa đường. Hoặc có người hỏi Đạo Lâm: Chín Hạ thưởng công mệt nhọc thỉnh Sư nói ra, thì đáp rằng: Bốn dứt bên nhà trình đoạn khí, ba bờ Tương Giang cướp tiêu cao.

– Nêu: Một hôm Xá-lợi-phất vào thành, thấy cô Nguyệt Thượng ra thành, Xá-lợi-phất hỏi rằng: Đi đâu? Cô gái đáp: Như chỗ Xá-lợi-phất đi. Xá-lợi-phất nói: Ta mới vào thành, còn cô ra khỏi thành sao nói như Xá-lợi-phất đi. Cô gái hỏi đệ tử chư Phật đang trụ chỗ nào? Xá-lợi-phất nói đệ tử chư Phật đang trụ Đại Niết-bàn. Cô gái nói đệ tử chư Phật đang trụ Đại Niết-bàn, ta nay như Xá-lợi-phất đến đó.

Sư nói: Trụ chỗ không trụ, đi chỗ không đi thấy chỗ không thấy, dùng chỗ không dùng. Dưới chân các người rộng đồng thái hư. Như mười mặt trời cùng chiếu gặp đâu cũng rực rỡ. Nếu biết như thế thì cùng cô Nguyệt Thượng đồng chứng vô sinh, được bất thối chuyển, tùy chỗ đi lại mà đều được ở trong Đại giải thoát, lỗ mũi ba đời chư Phật cùng lúc xuyên suốt, nói gì như Xá-lợi-phất đi.

– Nêu: Sư Tổ hỏi Nam Tuyền rằng: Châu ma-ni người chẳng biết trong kho Như Lai mà thân lấy được như thế nào là kho. Tuyền nói: Là nơi Vương Lão sư cùng Ngài ở đó. Tổ nói: Ngay khi không ở thì thế nào? Tuyền nói: Cũng là kho. Tổ hỏi: Thế nào là châu? Tuyền gọi: Tổ sư. Tổ liền: Dạ. Tuyền nói: Đi đi! Ngài không hiểu lời con nói.

Sư nói: Nam Tuyền một hẹn đưa tay, nắm buông bắt thả thì chẳng không. Lại chưa cần thấy việc hướng thượng ở đó chỉ như hết cả đại địa đều là kho Như Lai thì hướng vào đâu mà để châu, hết cả đại địa đều là châu ma-ni thì gọi cái gì là kho. Nếu biết có chỗ chuyển thân, cho nó chỉ đủ một con mắt.

– Nêu: Tăng hỏi Hương Lâm: Như thế nào là việc dưới nạp y. Lâm nói: Tháng chạp lửa đốt núi.

Sư nói: Nêu một mà biết ba lỗ của nạp Tăng, ngàn sai một vết vốn không kềm búa. Tuy thế hoặc có người hỏi Đạo Lâm như thế nào là việc dưới nạp y thì chỉ đáp rằng: Đá đặc biệt được ba bông.

– Nêu: Nam Tuyền hỏi Tăng: Đêm qua gió tốt không. Tăng đáp: Đêm qua gió tốt. Tuyền nói: Gió thổi gãy một cây tùng trước cửa. Tăng cũng nói gió thổi gãy một cây tùng trước cửa. Nam Tuyền lại thấy Tăng hỏi: Đêm qua gió tốt không? Tăng hỏi: Gió nào? Tuyền nói: Thổi gãy một cây tùng trước cửa. Tuyền nói: Một được một mất.

Sư nói: Đại phàm đáp gọi tùy cơ để mắt biện rồng rắn khác đạo tục. Chỗ gọi đánh trống chơi đàn, gặp nhau hai nhà hiểu. Chỉ như Nam Tuyền nói một được một mất. Dám hỏi cái gì được cái gì mất. Đến đó phải là người hướng thượng mới được. Lại hiểu rõ chăng? Ngỗng chúa chọn sửa trong, chẳng phải loài vịt.

– Nêu: Tu Sơn Chủ có tụng rằng:

Hai phá chẳng thành một,

Một pháp chấn động mãi mãi,

Nếu người một, hai hiểu,

Suốt kiếp chịu trầm luân.

Sư nói: Giống như cây ỷ trường thiên kiếm thần oai lẫm liệt, hướng vào chỗ bằng phẳng mà vách đứng ngàn nhận, chỗ vách đứng ngàn nhận bằng phẳng, tuy chỉ nói được một nửa. Đạo Lâm thì chẳng thế, hai pháp chẳng thành một, một pháp cũng chẳng còn, chẳng làm hiểu một, hai, suốt kiếp chịu trầm luân.

– Nêu: Đạo Ngô hỏi Vân Nham: Thoát xác lậu tử hướng chỗ nào mà thấy nhau. Nham nói hướng vào chỗ chẳng sinh chẳng diệt mà thấy nhau.

Sư nói: Thái hồ tuấn sinh (chồn lớn sinh ở chót núi). Đại phàm Thiện tri thức nêu một lời đưa ra (độ) một cơ. Phải biết cội nguồn sinh tử khiến tất cả người minh (sáng) tâm kiến (thấy) tánh đi, há chẳng vui sao? Hoặc có người hỏi Đạo Lâm thoát xác lậu trỉ hướng vào chỗ nào mà thấu nhau, thì đáp rằng: Chỗ nào chẳng gặp nó.

Nêu: Tu Sơn chủ tụng rằng:

Muốn biết Đạo giải thoát

Các pháp chẳng đến nhau

Mắt tai dứt thấy nghe

Thanh sắc ồn ào lắm.

Sư nói: Thanh chẳng đến tai, sắc chẳng đến mắt, thanh sắc giao tham vạn phàp thành hiện. Lại nói: Chỗ bước vào đạo giải thoát cũng không. Chẳng tỉnh cái ý ấy, tu hành luống đắng cay.

Nêu: Tăng hỏi Thạch Củng rằng: Khi sinh tử đến làm sao tránh? Củng nói: Địch đó không có sinh tử.

Sư nói: Lại biết đích ấy chăng? Chim cắt giỏi lướt trên không. Chim mù đậu trên rào.

– Nêu: Người xưa nói: Trong sinh tử có Phật thì chẳng mê sinh tử. Lại nói: Trong sinh tử không Phật thì không sinh tử.

Sư nói: Phải thì phải, mà hai cây kiếm báu kim cương, lại muốn phất lược hư không. Kim Sơn thỉ chẳng thế. Sinh tử là căn cơ của chư Phật. Chư Phật lấy sinh tử làm lò rèn. Nếu hiểu hiểm tuyệt thừa đương thì chứng sáu thần thông tám giải thoát.

 

TỤNG CỔ I

– Nêu: Đức Sơn Tiểu Tham dạy chúng rằng: Lão Tăng đêm nay chẳng trả lời câu hỏi, ai hỏi sẽ bị đánh ba mươi gậy. Lúc đó có Tăng ra lễ bái. Đức Sơn liền đánh. Tăng nói: Con chưa hỏi, vì sao đánh con. Đức Sơn nói: Ông là người ở đâu? Tăng đáp: Người Tân La (Triều Tiên).

Sư nói: Chưa khoe mạn thuyền, đáng cho ba mươi gậy. Pháp Nhãn nói: Đại Tiểu Đức Sơn nói làm hai cộc. Viên Minh nói Đại Tiểu Đức Sơn đầu rồng đuôi rắn. Tuyết Đậu nói: Đức Sơn nắm oai quyền ở ngoài thành, có đáng dứt chẳng dứt, chẳng mời chẳng phải kiếm gây loạn. Phải biết Tăng Tân La chỉ là kẻ chột mắt lắc khua cột trụ.

Lò đúc nấu vàng bỗng sấm kinh động xuân, cây cỏ đẹp phát sáng rực ngày mới, chẳng phí sức mảy may. Bắt giữ kỳ lân thiên hạ, toàn oai giết cứu được tự tại. Ngàn xưa chiếu sáng đồng như vòng băng. Nói làm hai cọc, trong câu nhãn hoạt, đầu rồng đuôi rắn lấy ngón tay dụ ngón tay, gỡ khua cột trụ nạp Tăng chột mắt. Lấp dứt cổ họng không ra hơi. Định nghĩ bàn thì cách ngăn vạn núi, inh ỏi đầu lưỡi ba ngàn dặm.

– Nêu: Đức Sơn mặc áo kép đến Qui Sơn lên pháp đường, từ Đông qua Tây, từ Tây qua Đông. Qui Sơn ngồi làm thinh không nhìn. Đức Sơn nói: “Không, không!” Liền xuống đi. Cũng chẳng được “thảo thảo”. Bèn đủ oai nghi mà gặp Qui Sơn. Bèn đưa tọa cụ lên nói: Hòa thượng. Qui Sơn định lấy phất tử thì Đức Sơn liền hét. Lúc ấy trong pháp đường đang mang giày cỏ liền cởi giày cỏ rồi đi ra. Đến chiều Qui Sơn hỏi Thủ tọa: Người mới đến ở đâu. Thủ tọa nói: Ở trong pháp đường mang giày cỏ rồi liền bỏ đi. Qui Sơn hỏi: Lại biết ông này chăng. Sau này ở trên đảnh núi cao một mình cất am tranh, mắng Phật mạ tổ.

Đại Dụng chẳng câu chấp khuôn mẫu xưa nay nghiêng đổ thì nắm đuôi mọt gỗ, bình thường thì vuốt râu cọp. Nếu chẳng luận sâu mánh khóe sao lại ngồi xem thành bại. Tuấn xứ dĩnh thoát nang chùy. Cao đến cuốn mở phương ngoài. Trên đỉnh núi cao sóng dậy trời, chánh lệnh phải làm nát trăm mảnh. Hét.

– Nêu: Nam Tuyền tham Bách Trượng Niết-bàn Hòa thượng. Bách Trượng hỏi: Từ trên các Thánh lại có chẳng vì người nói pháp chăng? Nam Tuyền nói: Có. Bách Trượng hỏi thế nào là chẳng vì người nói pháp? Nam Tuyền nói: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật. Bách Trượng nói: Nói xong rồi. Nam Tuyền nói: Phổ Nguyện chỉ như thế, chưa biết Hòa thượng như thế nào? Bách Trượng nói: Ta lại chẳng phải Thiện tri thức, sao biết có nói hay không nói. Nam Tuyền nói: Phổ Nguyện chẳng hiểu. Bách Trượng nói: Ta quá mức vì ông nói xong. Keo loan dứt nối dây đàn, màu sư tử hóa sửa lừa, từ nay trở đi chẳng vì người, cổ kim tham Phật tổ tên đã lìa đàn không trở lại, sắp muốn cướp lấy ắt cố cho. Nói lúc im, im lúc nói. Người từ Đông châu đến, liền đến Hứa châu đi.

– Nêu: Bách Trượng lại tham Mã Tổ, Tổ đưa phất tử lên. Bách Trượng nói: Tức dụng này lìa dụng này Tổ máng cây phất tử vào chỗ cũ, đứng chờ một lúc. Tổ nói: Ông từ đây trở đi mở miệng như thế nào vì người? Bách Trượng dơ cây phất tử lên. Tổ nói: Tức dụng này lìa dụng này. Bách Trượng đeo cây phất tử. Tổ liền hét thì Trượng đại ngộ. Sau gọi Hoàng Bá bảo rằng: Ta lúc đó bị Mã Tổ hét một tiếng thẳng điếc tai đến ba ngày.

Dựng phất tử đeo phất tử toàn cơ ra vào, tức đây lìa đây xét như một bức họa. Đảnh môn ngay đó bị sét đánh. Kim ra khỏi bao ắt chết nhanh, thừa đương một tiếng hét điếc tai ba ngày. Sư tử thần oai mặc tình ném ngược lại, vàng ròng trăm luyện phải mất màu. Lại nói: Có chăng, có chăng? Hét.

– Nêu: Đạo Ngô đến một nhà điếu tang, Tiệm Nguyên vỗ quan tài hỏi sống ư, chết ư? (sống hay chết). Ngô nói: Sống cũng chẳng nói, chết cũng chẳng nói. Nguyện hỏi: Vì sao chẳng nói? Ngô nói: Chẳng nói, chẳng nói! Sau đem hỏi Thạch Sương mới biết chỗ rơi. Một hôm, Nguyên vác cái mai lên pháp đường, từ Đông qua Tây từ Tây qua Đông. Sương hỏi: Làm gì? Nguyên đáp: Tìm linh cốt Tiên sư. Sương nói: Sóng to rộng xa, sóng bạc ngút trời tìm linh cốt nào? Nguyên nói: Tốt nhất là gắng sức. Thái Nguyên Phù nói: Linh cốt Tiên sư còn đấy.

Sống ư! Chết ư! Do dự khái trứ, chẳng nói chẳng nói, dấu đầu ló sừng, linh cốt vàng ròng khua rỗn rang, sóng bạc ngút trời cao, ân cần vì người nói thấu cửa, vạn dặm ánh sáng lẻ loi luôn rực sáng. Không đòi hỏi. Triệu Châu Thạch Kiếu thành lược (?).

– Nêu: Trên hội Linh Sơn có một cô gái nhập định ở trước Phật. Phật sai Văn-thù bước ra Văn-thù đã nhiễu quanh cô gái ba vòng, búng tay một cái cô gái nhập định nghiễm nhiên. Văn-thù dùng thần lực ném cô gái lên Phạm thiên, cô gái cũng nghiễm nhiên nhập định. Phật nói không phải chỉ sức mình ông làm cô gái xuất định được, dẫu có trăm ngàn vạn ức Văn-thù cũng chẳng được. Ở hạ giới có Võng Minh Bồ-tát có thể làm xuất định này. Phật nói: Chưa xong thì Võng Minh từ đất vọt lên. Phật sai ngài làm cho cô gái xuất định. Võng Minh đi quanh cô gái ba vòng búng tay một cái. Cô gái bèn xuất định – Lão Túc Vi nói Văn-thù là thầy của bảy Phật vì sao khiến cô gái xuất định không được? Võng Minh vì sao khiến được? Đại Định như hư không, rộng lớn ai phân biệt được. Cô gái cùng Cù Đàm, theo lịnh sao cứ thế. Sư tử hăng hái hề lay động trời đất. Tượng vương quay về hề chẳng cần sức khác, ai thắng, ai thua. Ai ra, ai vào. Mưa tan mây thâu trời xanh ngày trắng. Ông chẳng thấy ngựa chạy đạp chết người thiên hạ. Lâm Tế chưa phải là giặc Bạch niêm.

– Nêu: Thanh Nguyên bảo Thạch Đầu rằng: Người người nói hết Tào Khê có tin tức. Thạch Đầu nói: Có người chẳng nói Tào Khê có tin tức. Nguyên nói: Kho lớn kho nhỏ từ đâu được? Thạch Đầu nói: Hết cả đều từ trong ấy. Có tin tức rất chìm khuất, không tin tức chuyển thành mai một, kho lớn kho nhỏ từ đó ra, ném đất rải cát không trọn hết, ngọt như mật, đắng như (?) sáng như mặt trời, đen như sơn. Đánh nát ngàn năm hang chồn rừng, lấp khe lấp hang ít người biết.

– Nêu: Tăng hỏi Vân Môn: Phật pháp như trăng trong nước phải chăng? Vân Môn nói: Sóng xanh không đường thấu. Tăng hỏi: Hòa thượng từ đâu được. Môn nói: Lại hỏi cái gì đến? Tăng nói: Lại lúc ấy đi như thế nào? Môn nói: Chập chùng ải núi non. Khắp cõi chẳng dấu, sóng xanh lắng yên. Đổi nhau đầu cơ, tên nhọn chống nhau, đưa kềm búa hướng thượng, đá lửa điện chớp chẳng kịp, đó liền cách trở quan san, đầm biếc mây ngoài chẳng liên quan.

– Nêu: Tăng hỏi Long Nha: Hai chuột vào dây mây lúc đó thế nào? Nha nói: Phải biết có chỗ ẩn thân mới được. Tăng hỏi: Như thế nào là chỗ ẩn thân. Nha hỏi lại thấy nhà nông chăng? Đường đường thành kiến, kín kín khó thấy. Hai chuột tuy điểm chẳng gặp được tiện lợi. Cành mây thấu qua trước khi chưa sinh, chánh nhãn rõ ràng khéo đổi nhau. Long Nha Lão Cơ nhanh như điện. Gặp hèn tức quý, quý tức hèn.

– Nêu: Kinh Viên Giác nói: Lấy đại Viên giác làm Già-lam ta, thân tâm an cư bình đẳng tánh trí. Mảy may chẳng lưu dấu, ngang dọc tự do. Ngoài thành càn khôn rộng lớn, đại phương không ngoài ưu du sáng rỡ ý Tổ sư, sáng rỡ đầu trăm cỏ, phá bỏ lưới nghi, cắt đứt dòng sông ái. Dẫu có sức hồi thiên sao bằng ngay đây dứt. Đạo trong bốn đường sạch làu làu, thả ra con trâu đực Qui Sơn.

– Nêu: Tăng hỏi Tuyết Đậu: Khi ở khe xưa suối lạnh thì như thế nào? Phong nói: Trơ mắt chẳng thấy gì. Tăng hỏi: Uống vào như thế nào? Phong nói: Chẳng từ miệng vào. Sau có Tăng đem hỏi Triệu Châu, Châu đáp: Chẳng từ lỗ mũi mà vào. Tăng liền hỏi: Khi khe xưa suối lạnh thì như thế nào? Châu đáp: Khổ. Tăng hỏi uống vào như thế nào? Châu đáp: Chết. Tây phương nghe thì bảo rằng: Triệu Châu là Cổ Phật do đây chẳng đáp thoại.

Triệu Châu núi Tượng cốt, cả đời không ai sánh, cùng vỗ mất dây đàn, ngàn năm trong tai người. Khe xưa suối lạnh trơ mắt ngưng nhiên. Chẳng từ miệng vào, uống vào quên lời. Lại nói: Lời khổ, lại chết chẳng trả lời đồng kia đây, gặp nhau nhà hai hội, đánh trống chơi đàn cầm sắc, trong đó ai là đích. Cò trắng vào hoa lau.

Nêu: Ngoại đạo hỏi Phật: Chẳng hỏi có nói chẳng hỏi không nói. Thế Tôn im lặng hồi lâu. Ngoại đạo nói: Thế Tôn đại từ đại bi, mở mây mê khiến con được vào. Ngoại đạo đi rồi A-nan hỏi Thế Tôn: Ngoại đạo có chỗ chứng nào? Thế Tôn nói: Như ở đời ngựa giỏi thấy bóng voi liền chạy.

Chẳng hỏi có nói không nói. Trước lời lập câu hỏi, hai bên đều quét sạch, một kiếm ỷ thiên hàn, bóng soi chưa động lịch khối quả đô. Cửa từ đã mở đôi có nghiến không. Xa trời lỗ mũi phải xuyên thông, ai là ngựa trời giỏi truy phong.

– Nêu: Tăng hỏi Lục tổ: Ý chỉ Huỳnh Mai là ai được? Tổ nói: Người hiểu Phật pháp được. Tăng hỏi: Hòa thượng có được không? Tổ nói ta chẳng được. Tăng hỏi: Vì sao chẳng được? Tổ nói: Ta chẳng hiểu Phật pháp – Chém đinh chặt sắt rất khéo như vụng, một câu riêng nêu chẳng hiểu Phật pháp. Hết cả lá rụng thì hoa nở, chẳng hỏi xuân lạnh thu không riêng khác, đầm biếc ngàn xưa trăng giữa trời.

– Nêu: Thái Nguyên Phù Thượng tọa hỏi Cổ Sơn rằng khi cha mẹ chưa sinh thì lỗ mũi ở đâu? Sơn nói: Như nay sinh rồi thì lỗ mũi ở đâu. Phù chẳng chịu bèn bảo: Ông hỏi ta, ta sẽ đáp. Sơn hỏi: Khi cha mẹ chưa sinh lỗ mũi ở đâu? Phù chỉ Đông cây quạt mà thôi. – trước khi cha mẹ sinh, sinh rồi cũng chỉ như thế. Có một thứ lấy được khéo léo ngay đây vẫn đục, như trong lửa hoa sen mọc ra đốt nay đốt xưa. Hết sức diệu huyền thật đáng thương, thanh phong luôn đầy tòa một vận tám ngàn năm.

– Nêu: Càn Phong dạy chúng rằng: Nêu một chẳng được nêu hai, bỏ qua một rơi vào thứ hai. Vân Môn ra nói rằng: Hôm qua có một ông Tăng từ Thiên thai đến, đi đến Kính Sơn. Phong nói Điển tọa ngày nay chẳng được phổ thỉnh – Xuân Lan cùng Thu Cúc, mỗi mỗi đều đúng lúc, chỗ nào không hồi hỗ oán ai phân tủy da. Gió tới chim đã biết, sương rơi hạc biết trước. Hỏi ông làm gì, người ấy trước chẳng biết.

– Nêu: Vân Nham hỏi Đạo Ngô: Đại bi Bồ-tát dùng nhiều tay mắt làm gì? Ngô nói: Giống như người đang đêm lấy tay mò gối sau lưng. Nham nói: Con hiểu rồi. Ngô hỏi: Ông hiểu gì? Nham nói: Toàn thân là tay mắt. Ngô nói: Thật nói chỉ nói được tám thành. Nham hỏi: Ông lại làm gì? Ngô nói: Toàn thân là tay mắt. Khắp thân là phải hay thông thân là phải. Tô Lạc đề hồ là một vị. Đầu lông phun ra núi Tu-di, hạt cải hút hết nước biển xanh. Mười hư nuốt sáng, Chánh nhãn trống vắng. Chiếu dụng đồng thời, nhân cảnh đều cướp, đầu gậy hét rồi lầm thừa đương. Tay sau lưng nắm lại cũng mất. Chớ chớ nước là nước hề núi là núi, rất kỵ không dây mà tự trói.

– Nêu: Động Sơn cuối hạ dạy chúng rằng: Đầu thu cuối hạ phải hướng vào vạn dặm không tấc cỏ mà đi. Chúng không đáp được. Tăng đem việc hỏi Thạch Sương. Sương nói: Sao chẳng nói ra cửa liền là cỏ. Đường Tân Phong bằng phẳng há việc Chánh thiên viên, vạn dặm không tấc cỏ. Ai có thể đến trước, cơ chẳng chuyển rơi trần duyên, thấu được thoát phạm phong uyên Lưu dương đoan phá hết trung biên. Ra cửa đã là cỏ thiên miên. Đầu cơ lỗi lạc biết mạch đến, hai bờ đều huyền một chẳng toàn. Lại nói: Xem dưới chân.

– Nêu: Định Sơn và Giáp Sơn cùng đi. Định Sơn nói: Trong sinh tử không Phật thì không sinh tử. Giáp Sơn nói: Trong sinh tử có Phật thì chẳng mê sinh tử. Hai người đều bảo mình nói thân thiết đến chỗ Đại Mai nêu ra mà hỏi, Mai nói: Một thân một sơ, hai người xuống đi. Hôm sau Giáp Sơn đến hỏi người nào là thân. Mai nói: Thân thì chẳng hỏi, hỏi thì chẳng thân. Giáp Sơn ở viện sau nêu việc này bảo chúng rằng: Ta lúc ấy mất một con mắt. Tuyết Đậu nói: Giáp Sơn chẳng biết lúc ấy đổi được một con mắt. Có Phật chẳng mê không Phật thì mê. Đại Mai đảnh môn Chánh nhã khi hoạch thì đã nghiệm thân sơ. Nhà ôm ngọc kinh sơn, người nắm châu linh xà, mất liền cho đổi được đồng về đường dứt xưa. Tác gia, chùy vàng ném trước mặt, gặp lúc chim diêu giỏi đuổi chẳng kịp. Sắp gọi Hồ tóc đỏ, lại có tóc đỏ Hồ?

– Nêu: Triệu Châu nói: Lão Tăng trả lời đi. Có ai hiểu câu hỏi thì đem câu hỏi đến đây. Lúc đó có Tăng ra lễ bái. Châu nói: So với ném gạch dẫn ngọc thì liền dẫn được ngói. Rồi xuống tòa. Sau pháp nhãn đem hỏi Giác Thiết Chủy ý này như thế nào? Giác nói: Cùng Hòa thượng nói thí dụ giống như quốc gia bái tướng vậy, hỏi ai đi được. Có một người nói con đi được. Đáp rằng: Ông đi chẳng được. Pháp Nhãn nói: Con hiểu rồi.

Một ngàn năm ruộng tám trăm chủ, ai đương cơ biện chỗ đến. Triệu Châu cần trả lời ném gạch mà dẫn ngói. Giác Lão nói mánh khóe giống như việc bái tướng, đi được đi chẳng được, nói rồi phân Đạo tục, trong đó ở núi cao vạn nhận, chẳng động mảy may cầm giữ Phật tổ.

Sung Ninh bắt chước xưa trả lời câu hỏi đi, hoặc có người bước ra chỉ hướng ông ấy nói xong.

– Nêu: Mã Tổ, Bá Trượng, Tây Đường, Nam Tuyền cùng ngắm trăng. Tổ chỉ trăng hỏi Tây Đường: Ngay lúc ấy như thế nào. Tây Đường đáp: Rất đáng cúng dường. Hỏi Bá Trượng, Trượng đáp: Chính đáng tu hành.

Hỏi: Nam Tuyền, Tuyền phủi tay áo rồi đi. Tổ nói: Kinh vào tạng, thiền về biển. Chỉ có Phổ Nguyện riêng vượt ngoài vật. Sáng rỡ ngọc bích ngưng hư, trầm trầm phát tia sáng. Sắc thu cùng lắng trong, suốt đêm đến Hoàn Hải, tu hành cúng dường đậu viên cơ. Nhờ nghe liền đi vượt phương ngoài, ngựa con và sư tử rất khác nhau. Muôn xưa định càn khôn, một lời toàn giết cứu. Lại nói: Mở mắt ra.

– Nêu: Kim Ngưu đi ăn hỏi Bàng cư sĩ rằng: Sinh tâm thọ thực, ngài Tịnh Danh quở trách, bỏ (đi?) hai đường này cư sĩ lại cam chịu chăng? Cư sĩ nói: Lúc ấy Thiện Hiện há chẳng làm nhà. Ngưu nói; Há can dự việc khác. Sĩ nói ăn đến bên miệng bị người cướp. Kim Ngưu liền đi ăn. Sĩ nói: Chẳng tiêu một câu – Tịnh Danh quở trách Thiện Hiện Kim Ngưu khám phá Bàng Lão, kia đây chẳng nhiều Tuấn Cơ không rơi cỏ. Mây làm mưa sấm chạy điện quét, giết cọp hãm cọp, ra cỏ vào cỏ. Tỳ-bà-thi Phật sớm lưu tâm, dù cho như nay chẳng được diệu.

– Nêu: Sư Tổ hỏi Nam Tuyền: Châu ma-ni người chẳng biết, trong kho Như Lai thân thâu được. Như thế nào là kho. Tuyền nói Vương Lão sư cùng Ngài qua lại đó là kho. Tuyết Đậu nói lão trong cơ. Tổ nói: Ngay khi không qua lại thì thế nào. Tuyền nói: Cũng là kho. Tuyết Đậu nói: Trên tuyết lại thêm sương. Tổ hỏi: Như thế nào là châu. Tuyền gọi: Sư Tổ, Tổ: Dạ. Tuyết Đậu nói: Đầu sào trăm thước làm tài giỏi chưa là hiểm. Nếu hướng trong ấy để (làm) được một mắt, chủ khách đổi nhau thì có thể vào sâu hang cọp, hoặc chẳng thế dù cho Sư Tổ ngộ đi, cũng là lão đầu rồng đuôi rắn. Ưng xanh rượt thỏ, ly long giỡn châu, lọt mắt xanh chẳng nháy mắt, chiếu vật tay thà trống, qua lại, chẳng qua lại, trong cỏ gạt thoa hồ, đầu sào trăm thước vào hang cọp, rõ ràng trên trăng lớn san hô.

– Nêu: Tăng hỏi Dược Sơn như thế nào là quý nhất trong đạo. Sơn nói: Siễm khúc. Tăng hỏi lúc chẳng siễm khúc thì như thế nào? Sơn nói: Nghiêng nước chẳng đổi. Báu nhất trong đạo là cứu đời không người sánh, Dược Kiêu phát kho sâu. Chỉ nói chớ siễm khúc chẳng siễm khúc, nghiêng nước đáp nhau (cùng đáp) chẳng thẳng nhau (cùng thẳng).

Vách đứng ngàn nhận tâm này chân, không cần sau này hỏi Di-lặc.

– Nêu: Tăng hỏi Vân Môn: Người học chẳng khởi một niệm lại có lỗi chăng. Vân Môn nói: Núi Tu-di – Măng đá trơ cành, trâu đất rống trăng. Ai liệu đồng thuyền từ Hồ đến. Ứng cơ vọt ra núi Tu-di. Một niệm chẳng sinh tuyết chỗ nào, bảo kiếm kim cương đương đầu cắt.

– Nêu: Tăng hỏi Đầu Tử: Một Đại tạng giáo lại có việc kỳ đặc chăng? Tử nói: Diễn ra một Đại tạng. Đốn, Tiệm, Thiên, Viên quyền thật có không. Miệng đinh lưỡi sắt, mắt sông, miệng biển. Một đạo thanh hư nêu cổ kim, tám rừng bàn thạch trong không chạy.

– Nêu: Trí Môn hỏi Ngũ Tổ Giới Hòa thượng rằng: Nóng đi lạnh đến thì chẳng hỏi, dưới rừng gặp nhau việc thế nào? Giới nói: Trước Ngũ Phụng Lầu nghe ngọc rơi. Vân Môn nói: Hề gì chủ núi bàn cao núi thấp. Giới nói: Trên đảnh Tu-di gõ chuông vàng. Cao cao đảnh núi lật ngược sóng bạc, đáy biển sâu sâu dậy bụi hồng, chuông vàng ngọc rơi thù tạc nhau. Nghi giết cuồn cuộn người thiên hạ. Nếu chẳng phải tác giả ai hỏi quan tân cầm roi quay đầu bốn biển thương nhau. Anh chẳng thấy Trọng Ni ôn Bá Tuyết, nghiêng long gặp nhau cũng kỳ tuyệt.

– Nêu: Bổn Nhân dạy chúng rằng: Tầm thường chẳng muốn hướng tiến trước cầu sau chơi trống nam nữ nhà người. Vì sao? Vì tiếng chẳng phải tiếng, sắc chẳng phải sắc. Tăng hỏi: Như thế nào là tiếng chẳng phải tiếng? Bổn Nhân nói: Gọi sắc được chăng. Tăng hỏi: Như thế nào là sắc chẳng phải sắc. Bổn Nhân nói gọi là tiếng được chăng. Tăng không đáp được. Bổn Nhân nói: Lại nói vì ông nói đáp lời ông. Nếu người biện được, cho ông có chỗ vào. – Tiếng ra hư sắc sinh không, tiếng trước câu sau chuyển đường hồ. Khoảng chẳng dung sợi tóc, sao có thể gọi khuôn mẫu Đường Đường viên ứng mất truy thù (số rất bé), khèo bày lò rèn phí công sơ, sao như dưới gậy vô sinh nhẫn, nghe tiếng thơm tho đầy đường đi.

– Nêu: Vân Môn hỏi Tăng rằng: Cổ Phật cùng cột trụ giao nhau là cơ thứ mấy. Tăng không đáp được. Vân Môn nói: Ông hỏi đi, ta nói. Tăng hỏi. Vân Môn đáp: Một điều thao ba mươi văn. Tăng hỏi: Như thế nào là một điều thao ba mươi văn. Vân Môn nói: Đánh cho. Đáp thay lời rằng: Núi Nam mây nổi, núi bắc mưa xuống. Du nhiên mây núi Nam, Bái nhiên mưa núi Bắc. Cột trụ cười ha ha, lồng đèn vượt Phật tổ. Giữa vọt bên mất, Tây Thiên Đông Độ, lầu các cửa mở trọn ngày nhàn. Lão quê chẳng biết chỗ nào đi.