VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT VẤN BỒ ĐỀ KINH LUẬN

(Còn có tên là KINH GIÀ DA SƠN ĐẢNH)
Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN THƯỢNG

Thấy các chúng sinh bị phiền não trói buộc,
Phát nguyện Bồ-đề cứu bạt cho chúng sinh,
Đấng chánh giác Từ Bi tôn kính như vậy,
Nay con đảnh lễ tạo luận giải thích kinh.
Con luận có thể hết phiền não oán thù,
Cứu hộ các đoạn tuyệt những đường ác,
Hai loại lợi ích thật thù thắng như vậy,
Không có trong luận của tất cả ngoại đạo.

Kinh này gồm có chín phần:

  1. Phần tựa.
  2. Phần thành tựu về đệ tử tùy thuận được nghe.
  3. Phần Tam-muội.
  4. Phần năng quán thanh tịnh.
  5. Phần pháp sở quán.
  6. Phần phát khởi.
  7. Phần thuyết giảng.
  8. Phần uy lực công đức của Bồ-tát.
  9. Phần hạnh sai biệt của Bồ-tát.

Kinh: “Tôi nghe như vậy: Một thuở nọ Đức Bạt-già-bà an trú tại tòa tháp trên đỉnh núi Già-da thuộc thành Già-da lúc mới đạt được Bồ đề cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đầy đủ một ngàn người quy tụ, trước kia họ đều là những Phạm chí bện tóc, bây giờ họ là những vị mà việc đáng làm đã làm, việc đã làm thì đã làm xong, từ bỏ gánh nặng đạt được lợi mình, hết các kiết sử trong ba cõi, có trí tuệ chính xác, tâm được giải thoát, tất cả tâm được tự tại, đã đến bờ giác ngộ, đều là bậc A-la-hán.

Vô lượng vô biên vị Đại Bồ tát, đều từ mười phương thế giới đến tề tựu, có uy đức to lớn, đều đạt được các pháp Nhẫn, các Đà-la-ni, các Tam-muội sâu xa, đầy đủ các thần thông. Các vị ấy tên là Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đắc Đại Thế, Bồ tát Hương Tượng, Bồ tát Dũng Thí, Bồ tát Dũng Tu Hành Trí…, đều là bậc thượng thủ.

Các đại Bồ tát như vậy số đông vô lượng, cùng với các chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-lagià, người và loài Phi nhân… Tất cả đại chúng vây tròn xung quanh”.

Luận: Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ… Là lời chỉ sự tập hợp nghe pháp.

Cư trú nơi kinh thành Già-da, là thị hiện nơi cư trú được thành tựu.

Đỉnh núi Già-da là thị hiện hình tướng núi kia là nơi đại chúng cư trú, đi lại.

Tháp là thị hiện vì các Bồ-tát kia luôn luôn cúng dường và phát khởi sự cúng dường.

Mới đạt được Bồ-đề; tức là lúc Như Lai mới thành Phật.

Cùng với chúng Đại Tỳ-kheo là số chúng rất đông, không thêm không bớt mà đầy đủ một ngàn Tỳ-kheo.

Phạm chí bện tóc: Đây là trình bày về các Tỳ-kheo hữu học-vô học đó gọi là thành tựu về người nghe. Ngoài ra là nói đến hạnh sai biệt của các Bồ-tát.

Hạnh của Bồ-tát có hai loại thuộc về nhiếp pháp. Những gì là hai? Đó là:

  1. Thuộc về nhân.
  2. Thuộc về quả.

Tháp nơi đỉnh núi Già-da, là căn bản của phần Tựa. Bởi vì đây là

trú xứ của vô lượng chư Phật, chỉ rõ trú xứ đó là nơi tập hợp của chư Phật Như Lai.

Pháp môn này đã được chư Phật Như Lai thâu nhiếp bảo vệ Nên nghe Tu-đà-la này là thành tựu về nhiếp thủ.

Học-vô học trước kia đều là Phạm chí bện tóc.

Lại nữa, vô học có tám loại đức. Những gì là tám? Đó là:

1. Việc làm đã hoàn tất, như kinh nói: Những việc đáng làm đã làm.

2. Cuối cùng vượt qua công việc đáng làm đã làm, như kinh nói: Việc đã làm thì đã làm xong.

3. Xa lìa chướng ngại đến Tam-muội, như kinh nói: Từ bỏ mọi nặng.

4. Lìa bỏ gánh nặng mà mình nhận lấy, như kinh nói: Đạt được lợi ích cho mình. Gánh nặng ấy chính là nói đến năm ấm.

5. Chứng đắc Niết-bàn, như kinh nói: Hết các kiết sử trong ba cõi.

6. Vượt qua ba cõi, như kinh nói: Có trí tuệ chính xác được giải thoát.

7. Dựa vào không điên đảo mà tiếp nhận giáo pháp để tu hành, như kinh nói: Tất cả tâm được tự tại, đã đến bờ giác ngộ. Bởi vì khéo rời xa các phiền não.

8. Tu hành như thật bốn Như ý túc, như kinh nói: Đều là bậc Ala-hán.

Lại nữa, A-la-hán là người có khả năng tiếp nhận và tin tưởng, chính là người được bố thí các vật cho nên gọi là ứng cúng.

Bậc Hữu học có hai loại. Những gì là hai? Đó là:

1. Khéo giữ giới hoàn toàn và học đạo.

2. Như điều tâm mong cầu đều được hoàn toàn viên mãn. Tiếp đến là nói về phần Tam-muội:

Kinh: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn một mình yên lặng không có bóng người, nhập vào Tam-muội rất sâu xa của chư Phật, quán sát về pháp giới.”

Luận: Nhập Tam-muội quan sát, chỉ rõ không phải là cảnh giới của tư duy, lường xét.

Lại nữa, nhập Tam-muội là chỉ rõ không giống như hàng Thanh văn và bích-chi Phật. Đây là trình bày rõ không phải cảnh giới của Thanh văn và Bích-chi-Phật.

Đã nói xong phần Tam-muội. Tiếp theo là nói đến phần năng quán thanh tịnh.

Kinh: “Mà dấy lên ý niệm này: Ta đạt được quả vị vô thượng Chánh đẳng chánh giác, đạt được tất cả trí tuệ, việc đã làm thì đã làm xong, loại bỏ những gánh nặng, vượt qua đường nguy hiểm của ba cõi, diệt trừ vô minh đạt được tuệ minh chân thật, nhổ các mũi tên độc, đoạn tuyệt nguồn khát ái, làm thành thuyền pháp, gióng lên trống pháp, thổi tiếng loa pháp, dựng cột cờ pháp, chuyển chủng loại sinh tử, thị hiện tánh Niết bàn, đóng chặt đường tà, mở ra đường chánh, lìa các ruộng tội lỗi, chỉ rõ phước thiện.”

Luận: Năng quán thanh tịnh là chỉ rõ Đức Phật đã chứng đắc Bồđề, như kinh nói: Mà dấy lên ý niệm này: Ta đạt được ngộ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác…

Chứng ngộ Bồ-đề là chỉ rõ trí chứng ngộ hơn hẳn Thanh văn và Bích-chi-Phật kia, như kinh nói: Đạt được tất cả trí tuệ.

Đức Phật đạt được tất cả trí tuệ, có mười bảy loại. Những gì là mười bảy? Đó là:

1. Bản nguyện đầy đủ, như kinh nói: Việc đã làm thì đã làm xong.

2. Rời bỏ gánh nặng mà mình nhận lấy, như kinh nói: Loại bỏ những gánh nặng. Gánh nặng ấy chính là nói đến năm ấm.

3. Khéo đoạn trừ chướng ngại của tất cả các phiền não, như kinh nói: Vượt qua đường nguy hiểm của ba cõi.

4. Khéo đoạn trừ tất cả chướng ngại đến trí, như kinh nói: Diệt trừ vô minh.

5. Chứng ngộ pháp mầu nhiệm như thật, như kinh nói: Đạt được tuệ minh chân thật.

6. Xa lìa mọi mũi tên tà, như kinh nói: Nhổ các mũi tên độc.

7. Xa lìa các điên đảo, như kinh nói: Đoạn tuyệt nguồn khát ái.

8. Thành tựu tuệ xuất thế gian, như kinh nói: Làm thành thuyền pháp.

9. Vận chuyển pháp luân mầu nhiệm, như kinh nói: Gióng lên trống pháp.

10. Phát ra âm thanh vô ngã vi diệu có thể hàng phục tất cả các ma, như kinh nói: Thổi tiếng loa pháp.

11. Khéo có khả năng hàng phục hết thảy ngoại đạo, như kinh nói: Dựng cột cờ pháp.

12. Khéo đoạn trừ nhân duyên của tất cả kiết sử, như kinh nói: Chuyển chủng loại sinh tử.

13. Nói pháp mầu nhiệm thế gian và xuất thế gian, như kinh nói: Thị hiện tánh Niết-bàn.

14. Khéo có thể xa lìa mọi sự chấp tướng điên đảo, như kinh nói: Đóng chặt đường tà.

15. Vận chuyển tám Thánh đạo, như kinh nói: Mở ra đường chánh.

16. Khéo có thể lìa bỏ ruộng phước của ngoại đạo, như kinh nói: Xa lìa các ruộng tội lỗi.

17. Thị hiện ruộng phước Tam bảo, như kinh nói: Chỉ rõ ruộng phước thiện.

Đã nói phần năng quán thanh tịnh.

Tiếp theo là nói phần pháp sở quán.

Kinh: “Hôm nay Ta nên quán sát pháp ấy. Ai đạt được quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Dùng trí như thế nào để đạt được quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Thế nào là quả vị Vô thượng

Chánh giác đã chứng được?”

Luận: Nhờ vào người như thế nào mà có năng lực chứng quả Bồđề? Nhờ vào trí như thế nào mà có thể chứng quả Bồ-đề? Thế nào là quả vị Bồ-đề đã chứng? Quán sát ba pháp ấy, thì ở trong ba đời đều là hư vọng phân biệt chứ không có Thể chân thật.

Kinh: “Là dùng thân đạt được, hay là dùng tâm đạt được? Nếu dùng thân đạt được, nhưng thân thì không biết-không hiểu, như cỏ câynhư đất đá-như bóng ảnh, không hề nhận biết đều là do bốn đại tạo ra, từ cha mẹ sinh ra, tánh của thân là vô thường, nhờ vào áo quần-ăn uống-đồ nằm-tắm gội mà được tồn tại. Pháp này chắc chắn quay về với hư hoại và hủy hoại”.

Luận: Kinh nói là dùng thân đạt được, hay là dùng tâm đạt được? Vốn nêu rõ thân và tâm không chứng được bồ đề. Đây là trình bày nghĩa gì? Bởi vì tách rời thân-tâm lại không có gì là thật, giống như người ngu si phân biệt hư vọng mà thôi, chứ vốn không có sự chứng ngộ Bồ-đề như vậy. Nhờ vào người như thế nào mà có năng lực chứng được Bồ-đề? Pháp ấy ở trong ba đời đều là phân biệt hư vọng chứ không có thể chân thật, là chỉ rõ không phải là thân mà chứng được Bồ-đề có tám loại pháp chỉ rõ thân ấy không chứng được Bồ-đề. Những gì là tám pháp? Đó là:

1. Không có người làm ra, như kinh nói: Nếu dùng thân đạt được nhưng thân thì không biết-không hiểu.

2. Hư vọng giữ lấy tướng thành tựu, như kinh nói: Như cỏ cây-như đất đá-như bóng ảnh.

3. Xa lìa mọi ý tưởng, như kinh nói: Không hề nhận biết.

4. Nhờ vào các nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, như kinh nói: Đều là do bốn đại tạo ra.

5. Thể vốn là bất tịnh, như kinh nói: Từ cha mẹ sinh ra.

6. Ý niệm không dừng lại, như kinh nói: Tánh của thân là vô thường.

7. Như vật mục nát nguy hiểm không thể giữ gìn còn mãi, như kinh nói: Nhờ vào áo quần-ăn uống-đồ nằm-tắm gội mà được tồn tại.

8. Thể là không chân thật, như kinh nói: Pháp này chắc chắn quay về với hư hoại và hủy diệt. Đã nói về phần nêu rõ không phải do thân mà chứng được Bồ-đề, nhờ vào người như thế nào mà có năng lực chứng được Bồ đề, vì pháp ấy ở trong ba đời đều là phân biệt hư vọng chứng không có thể chân thật. Tiếp theo nói về phần nhờ vào trí như thế nào mà có thể chứng được Bồ đề? Pháp ấy ở trong ba đời đều là phân biệt hư vọng chứ không có Thể chân thật, là nêu rõ không phải do tâm mà chứng được Bồ đề.

Kinh: “Nếu dùng tâm đạt được, nhưng tâm thì như huyễn từ các duyên mà sinh ra, không có nơi chốn-không có hình tướng-không có vật-không có gì vốn có”.

Luận: Có sáu loại pháp nêu rõ tâm ấy không đạt được Bồ đề. Như thế nào là sáu pháp? Đó là:

1. Phàm phu ngu si bị mê hoặc lừa dối hư vọng mà nhìn thấy pháp điên đảo, như kinh nói: Tâm thì như huyễn.

2. Dựa vào những nhân duyên thiện-bất thiện sinh ra, như kinh nói: Từ các duyên mà sinh ra.

3. Trú xứ không nhất định, như kinh nói: Không có nơi chốn.

4. Phân biệt hư vọng giữ lấy tướng chứ thật ra không thể có được, như kinh nói: Không có hình tướng.

5. Tự tánh rỗng không, như kinh nói: Không có vật gì.

6. Hành xa xăm, như kinh nói: Không có gì vốn có.

Đã nói về phần nêu rõ không phải do tâm mà chứng được Bồ-đề, dùng trí như thế nào để đạt được Bồ-đề, vì pháp ấy ở trong ba đời đều là phân biệt hư vọng chứ không có Thể chân thật. Tiếp theo nói về phần thế nào là Bồ-đề đã chứng được? Bởi vì pháp ấy ở trong ba đời đều là phân biệt hư vọng chứ không có Thể chân thật.

Kinh: “Bồ-đề là chỉ có tên gọi, do thế tục mà nói, chứ nó không có âm thanh, không có hình sắc, không có thành tựu, không có hành động, không có đi vào, không thể trông thấy, không thể nương tựa, đoạn tuyệt con đường tới lui, vượt qua mọi ngôn từ diễn tả. Vượt ra ngoài ba cõi, không thấy-không-nghe-không hiểu-không vướng, không quán sát-lìa hý luận, không tranh cãi-không nêu ra, không thể nhìn-không thể thấy, không có tiếng vang-không có văn tự, lìa ngôn ngữ nói năng”.

Luận: Kinh nói Bồ-đề là chỉ có tên gọi do thế tục mà nói, là chỉ rõ pháp có thể chứng ngộ chỉ có tên gọi, do sự phân biệt hư vọng chứ Thể của nó không có thật.

Bồ-đề chỉ có tên gọi do thế tục mà nói, có hai mươi ba loại: Những gì là hai mươi ba loại? Đó là:

  1. Không có sự việc, như kinh nói: Không có âm thanh.
  2. Vượt qua cảnh giới của giác, như kinh nói: Không có hình sắc.
  3. Thể các pháp rỗng không, như kinh nói: Không có thành tựu.
  4. Lìa các tướng, như kinh nói: Không có hành động.
  5. Vượt qua tất cả cảnh giới của phàm phu thế gian, như kinh nói: Không có đi vào.
  6. Vượt qua cảnh giới của thức, như kinh nói: Không thể trông thấy.
  7. Không có nơi có thể dựa vào, như kinh nói: Không thể nương tựa.
  8. Không sinh-diệt, như kinh nói: Đoạn tuyệt con đường tới lui.
  9. Vượt qua tất cả tên gọi của thế gian, như kinh nói: Vượt qua mọi ngôn từ diễn tả.
  10. Hành thiện-hành bất thiện nhưng các pháp không thể có được, như kinh nói: Vượt ra ngoài ba cõi.
  11. Lìa cái thấy, như kinh nói: Không thấy.
  12. Vượt qua cảnh giới của nhĩ thức, như kinh nói: Không nghe.
  13. Vượt qua cảnh giới của ý thức, như kinh nói: Không hiểu.
  14. Không đứng lại, như kinh nói: Không vướng.
  15. Như hư không, như kinh nói: Không quán sát.
  16. Vô vi, như kinh nói: Lìa hý luận.
  17. Không có các hoạn nạn, lìa các hữu lậu, như kinh nói: Không tranh cãi.
  18. Vượt qua cảnh giới của trí nhỏ hẹp, như kinh nói: Không nêu ra.
  19. Vô lượng, như kinh nói: Không thể nhìn.
  20. Người khác không thể trông thấy, như kinh nói: Không thể thấy.
  21. Trong tâm không biết gì, như kinh nói: Không có tiếng vang.
  22. Không có vật gì có thể trông thấy, như kinh nói: Không có văn tự.
  23. Không thể nói, như kinh nói: Lìa ngôn ngữ nói năng.

Kinh: “Như vậy, người có năng lực chứng được Bồ đề, dùng trí như thế nào để chứng được Bồ-đề, pháp Bồ-đề đã chứng được; thì các pháp như vậy chỉ có danh tự, chỉ nói theo giả danh, chỉ nói theo sự hòa hợp của tên gọi. Dựa vào tên gọi của thế tục mà nói, không có phân biệt nhưng phân biệt mà nói, giả thành tựu chứ không có thành tựu, không có vật mà lìa xa vật, không giữ lấy, không thể diễn tả, không vướng mắc. Nơi ấy không có người chứng ngộ, không dùng pháp nào để chứng ngộ, cũng không có pháp nào đáng chứng ngộ. Thông đạt như vậy thì đó gọi là đạt được quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không khác biệt-lìa xa khác biệt, không có tướng Bồ-đề”.

Luận: Tiếp theo nói đến chứng ngộ Bồ đề như thế nào? Bồ đề cũng chỉ có danh tự-giả danh, dựa vào thế tục mà nói, vốn là phân biệt hư vọng chứ không có thể chân thật.

Sự chứng ngộ đó dựa vào tên gọi của thế tục mà nói có sáu loại. Những gì là sáu loại? Đó là:

  1. Phân biệt không thật, như kinh nói: Không có phân biệt nhưng phân biệt mà nói.
  2. Thể rỗng không, như kinh nói: Giả thành tựu chứ không có thành tựu.
  3. Ngã không thể có được, như kinh nói: Không có vật, mà lìa xa vật.
  4. Vượt qua tuệ của thế gian, như kinh nói: Không giữ lấy.
  5. Vượt qua ngôn ngữ diễn tả, như kinh nói: Không thể diễn tả.
  6. Xa lìa ngã và ngã sở, như kinh nói: Không vướng mắc.

Lại nữa, kinh nói: Nơi ấy không có người chứng ngộ, không dùng pháp nào để chứng ngộ, cũng không có pháp nào đáng chứng ngộ. Thông đạt như vậy thì đó gọi là đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đây là trình bày về nghĩa gì? Trình bày về người có năng lực chứng ngộ, trình bày về trí được sử dụng để chứng ngộ và trình bày về cảnh giới đã chứng ngộ.

Pháp như vậy, thì dùng pháp như thế nào? Dùng trí tuệ chính xác tuyệt vời, biết đúng như thật về điều đã thấy-điều đã biết-điều đã chứng, đó gọi là đạt được quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Lại nữa, kinh nói: Không khác biệt-lìa xa khác biệt, không có tướng Bồ-đề. Đây là trình bày về nghĩa gì? Hai câu không khác biệt-lìa xa khác biệt là trình bày về pháp được chứng đắc là thanh tịnh vắng lặng. Không có tướng Bồ-đề, nghĩa này như trước đã nói.

Đã nói xong phần pháp sở quán, tiếp theo nói đến phần phát khởi.

Trong này lại có nghĩa gì? Bởi vì nói nhập Tam-muội xong, mà lúc thuyết pháp đã đến, vì vậy thuận theo phát khởi. Lại nữa, ở trong này có hai nghĩa:

1. Dùng nghĩa đã quán sát trong Tam-muội, Đức Phật muốn nói cho Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi biết.

2. Bồ-tát Văn-thù hỏi, Đức Như Lai trả lời. Vì sao Đức Như Lai chỉ nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mà không nói với các vị khác? Vì dựa vào trả lời cho Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Như Lai mới giảng nói pháp này. Lại nữa, tại sao chỉ nói pháp này với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi? Vì pháp môn Như Lai giảng nói ở đây rất sâu xa, cho nên Đức Như Lai nói cho Bồ-tát trí tuệ thâm diệu (Văn-thù) ấy thôi.

Lại nữa, vì sao chỉ có Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi? Vì Như Lai chỉ bảo với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mà thôi, cho nên, Bồ-tát Văn-thù hỏi vốn có nghĩa tùy thuận.

Bồ-tát Văn-thù nêu ra câu hỏi, vì tâm thanh tịnh cho nên hỏi và trả lời đều thanh tịnh. Tiếp theo là nói rõ phần thuyết giảng.

Kinh: “Lúc bấy giờ pháp vương tử văn-thù-sư-lợi ở trong đại hội, đứng bên phải Đức Phật cầm lọng quý báu lớn để che phía trên Đức Phật. Lúc ấy văn-thù-sư-lợi ngầm biết Đức Thế Tôn đã nghĩ như vậy, liền thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Nếu Bồ đề như vậy, thì người thiện nam-người thiện nữ làm sao trú vào Bồ đề mà phát tâm? Đức Phật bảo với văn-thù-sư-lợi: Người thiện nam-người thiện nữ nên biết tướng Bồ đề như vậy mà phát tâm an trú. Văn-thù-sư-lợi thưa: Thưa Đức Thế Tôn! Tướng Bồ đề thì nên biết thế nào? Đức Phật bảo vănthù-sư-lợi: Tướng Bồ đề là vượt ra ngoài ba cõi, vượt qua tất cả ngôn ngữ danh tự của thế tục, vượt qua tất cả tiếng vang không có phát khởi mà phát tâm, không còn những phát khởi là phát tâm an trú Bồ đề. Vì vậy, này văn-thù-sư-lợi! Các đại Bồ tát vượt qua tất cả những sự phát khởi là phát tâm an trú. Này văn-thù-sư-lợi! Không có phát khởi là phát tâm an trú Bồ đề. Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không trú vào vật nào mà phát khởi là phát tâm an trú Bồ đề. Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề không trú vào chướng ngại là phát tâm an trú Bồ đề.

Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, như trú vào pháp tánh là phát tâm an trú bồ đề. Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không chấp trước tất cả các pháp là phát tâm an trú bồ đề. Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không phá hoại đúng như thật tế là phát tâm an trú Bồ đề. Này vănthù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề không đổi-không thêm-không khác-không một là phát tâm an trú Bồ đề. Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, như cảnh tưởng trong gương, ngọn lửa lúc nóng bức, như bóng ảnh-như tiếng vang-như hư không, như ánh trăng trong nước, nên thích hợp như vậy mà phát tâm an trú Bồ đề!”

Luận: Phát khởi thanh tịnh đối với tâm Bồ đề, có chín loại. Những gì là chín loại? Đó là:

1. Từ bỏ tất cả hý luận, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Không có phát khởi là phát tâm an trú Bồ đề.

2. Từ bỏ chấp thủ các pháp, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không trú vào vật nào mà phát khởi là phát tâm an trú Bồ đề.

3. Như hư không, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không trú vào chướng ngại là phát tâm an trú Bồ đề.

4. Vắng lặng, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, như trú vào pháp tánh là phát tâm an trú Bồ đề.

5. Từ bỏ chấp thủ vào tướng thường-vô thường, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, không chấp trước tất cả các pháp là phát tâm an trú Bồ đề.

6. Không phỉ báng đạo-không từ bỏ đạo, như kinh nói. Này vănthù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề không phá hoại đúng như thật tế là phát tâm an trú Bồ đề.

7. Lìa xa bài báng-lìa xa đắm trước, như kinh nói: Này văn-thù-sưlợi! Phát tâm Bồ đề, không đổi-không thêm-không khác-không một là phát tâm an trú Bồ đề.

8. Tiến vào một tướng của tất cả các pháp, như kinh nói: Này văn-thù-sư-lợi! Phát tâm Bồ đề, như cảnh tượng trong gương, như ngọn lửa lúc nóng bức, như bóng ảnh-như tiếng vang-như hư không, như ánh trăng trong nước, nên thích hợp như vậy mà phát tâm an trú Bồ đề.

9. Như thật tu hành Bát nhã Ba-la-mật, còn lại bốn câu như vượt ra ngoài ba cõi…, như trước đã nói, nên biết. Đã nói rõ về phần thuyết giảng, tiếp theo nói về phần uy lực công đức của Bồ tát.

Kinh: Lúc bấy giờ trong pháp hội có Thiên tử tên gọi Nguyệt Tịnh Quang Đức, đạt được tâm bất thối chuyển đối với đạo vô thượng Chánh đẳng chánh giác, hỏi văn-thù-sư-lợi rằng: Các đại Bồ tát, ban đầu quán sát pháp nào mà thực hành Bồ tát hạnh? Dựa vào pháp nào mà thực hành Bồ tát hạnh? Văn-thù-sư-lợi đáp rằng: Này Thiên tử! Các đại Bồ tát thực hành, lấy Đại bi làm căn bản giúp cho các chúng sinh. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm Đại bi của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp? Này Thiên tử! Tâm Đại bi của các Đại Bồ tát, lấy trực tâm làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Trực tâm của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này thiên tử! Trực tâm của các đại Bồ tát, lấy tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh của các Đại Bồ tát, lấy hạnh không khác biệt-xa rời khác biệt làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Hạnh không khác biệt-xa rời khác của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thùsư-lợi đáp: Này Thiên tử! Hạnh không khác biệt-xa lìa khác biệt của các Đại Bồ tát, lấy tâm rất thanh tịnh làm văn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm rất thanh tịnh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm rất thanh tịnh của các Đại Bồ tát, lấy tâm vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm căn bản.

Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này thiên tử! Tâm vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đại Bồ tát, lấy Lục độ Ba-la-mật làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thùsư-lợi! Lục độ Ba-la-mật của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Vănthù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Lục Độ ba-la-mật của các đại Bồ tát, lấy tuệ phương tiện làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tuệ phương tiện của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tuệ phương tiện của các Đại Bồ tát, lấy tâm không phóng túng làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm không phóng túng của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thùsư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm không phóng túng của các đại Bồ tát, nlấy ba thiện hạnh làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Ba thiện hạnh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Ba thiện hạnh của các Đại Bồ tát, lấy mười thiện nghiệp đạo làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Mười thiện nghiệp đạo của các Đạt Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sưlợi đáp: Này Thiên tử! Mười thiện nghiệp đạo của các Đại Bồ tát, lấy trì giới làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự trì giới của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự trì giới của các Đại Bồ tát, lấy sự nhớ nghĩ chính đáng làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự nhớ nghĩ chính đáng của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự nhớ nghĩ chính đáng của các Đại Bồ tát, lấy sự quán sát chính xác làm căn bản. Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự quán sát chính xác của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự quán sát chính xác của các đại Bồ tát, lấy ý niệm vững chắc không quên làm căn bản”.

Luận: Uy lực công đức của Bồ tát có hai loại. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Như tâm mong cầu thì tất cả đều thỏa mãn.
  2. Lạc thuyết biện tài, thuyết pháp không có gì chướng ngại.

Như tâm mong cầu thì tất cả đều thỏa mãn, bởi vì phát khởi các pháp vô cùng thù thắng, tốt đẹp bậc nhất. Phát khởi các pháp vô cùng thù thắng, tốt đẹp bậc nhất ấy, có mười bốn loại. Những gì là mười bốn loại? Đó là:

1. Tiếp nhận giáo pháp không quên, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự quán sát chính xác của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự quán sát chính xác của các Đại Bồ tát, lấy ý niệm vững chắc không quên làm căn bản.

2. Khéo tiếp nhận chánh giáo quán sát các pháp hữu vi, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự nhớ nghĩ chính đáng của các Đại Bồ tát lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự nhớ nghĩ chính đáng của các Đại Bồ tát, lấy sự quán sát chính xác làm căn bản.

3. Không có lỗi lầm nơi trú xứ của mình, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Sự trì giới của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Sự trì giới của các Đại Bồ tát, lấy sự nhớ nghĩ chính đáng làm căn bản.

4. Không tùy thuận với những lỗi lầm, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Mười thiện nghiệp đạo của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Mười thiện nghiệp đạo của các đại Bồ tát, lấy trì giới làm căn bản.

5. Cố gắng tu tập mười thiện nghiệp đạo, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Ba thiện hạnh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Ba thiện hạnh của các Đại Bồ tát, lấy mười thiện nghiệp đạo làm căn bản.

6. Nghiệp của thân-miệng-ý là ba pháp thanh tịnh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm không phóng túng của Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm không phóng túng của các Đại Bồ tát, lấy ba thiện hạnh làm căn bản.

7. Giới thanh tịnh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tuệ phương tiện của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tuệ phương tiện của các đại Bồ tát, lấy tâm không phóng túng làm căn bản.

8. Tùy thuận lợi ích cho tất cả chúng sinh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Lục độ Ba-la-mật của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Lục độ Ba-la-mật của các Đại Bồ tát, lấy tuệ phương tiện làm căn bản.

9. Đầy đủ tất cả các pháp trợ đạo Bồ đề, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đại Bồ tát, lấy Lục Độ-ba-la-mật làm căn bản.

10. Không hề mệt mỏi, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thùsư-lợi! Tâm rất thanh tịnh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Vănthù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm rất thanh tịnh của các Đại Bồ tát, lấy tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm căn bản.

11. Nghiệp quả thanh tịnh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa vănthù-sư-lợi! Hạnh không khác biệt-xa rời khác biệt của các đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Hạnh không khác biệt-xa rời khác biệt của các Đại Bồ tát, lấy tâm rất thanh tịnh làm căn bản.

12. Tu hành thanh tịnh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thùsư-lợi! Tâm bình đẳng đối với các chúng sinh của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này thiên tử! Tâm bình đẳng đối với các chúng sinh của các Đại Bồ tát, lấy hạnh không khác biệt-xa rời khác biệt làm căn bản.

13. Làm lợi ích thanh tịnh cho tất cả chúng sinh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Trực tâm của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Trực tâm của các đại Bồ tát, lấy tâm bình đẳng với tất cả chúng sinh làm căn bản.

14. Tâm thanh tịnh, như kinh: Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sưlợi! Tâm đại Bi của các Đại Bồ tát, lấy gì làm căn bản? Văn-thù-sư-lợi đáp: Này Thiên tử! Tâm đại bi của các Đại Bồ tát, lấy trực tâm làm căn bản.

Còn trong kinh nói: “Lúc bấy giờ trong pháp hội có Thiên tử tên gọi Nguyệt Tịnh Quang Đức, đạt được tâm bất thối chuyển đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hỏi văn-thù-sư-lợi rằng: Các Đại Bồ tát, ban đầu quán sát pháp nào mà thực hành Bồ tát hạnh? Dựa vào pháp nào mà thực hành Bồ tát hạnh? Văn-thù-sư-lợi đáp rằng: Này Thiên tử! Các Đại Bồ tát thực hành, lấy Đại bi làm căn bản giúp cho các chúng sinh”. Trong kinh lần lượt hỏi đáp như vậy, từ sau hướng đến trước giải thích rõ ràng, nên biết.

Đã nói về phần như tâm mong cầu, tất cả đều được thỏa mãn. Tiếp theo nói về phần lạc thuyết biện tài, thuyết pháp không có gì chướng ngại.

Kinh: “Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ tát có mấy loại tâm, có thể thành tựu nhân-có thể thành tựu quả? Văn-thù-sưlợi đáp rằng: Này Thiên tử! Các đại Bồ tát có bốn loại tâm, có thể thành tựu nhân-có thể thành tựu quả. Những gì là bốn loại? Đó là:

  1. Bắt đầu phát tâm.
  2. Thực hành phát tâm.
  3. Phát tâm không thối chuyển.
  4. Phát tâm Nhất sinh bổ xứ.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như gieo hạt giống; thứ hai là thực hành phát tâm, như mầm non sinh ra và lớn lên; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như cành lá hoa quả mới bắt đầu thành tựu; thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như hoa quả lá cành đã có sử dụng. Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như trí của người thợ đóng xe tập trung vật liệu, thứ hai là thực hành phát tâm, như trí đẽo gọt sửa chữa gỗ gạc làm cho sạch sẽ; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trí lắp đặt xong xuôi các loại gỗ gạc; thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như trí làm xong cỗ xe để vận hành chuyên chở.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như trăng mới mọc; thứ hai là thực hành phát tâm, như trăng ngày mồng năm; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trăng ngày mồng mười; thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như trăng đêm mười bốn. Trí tuệ của Như Lai như trăng trong đêm rằm.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm có năng lực vượt qua địa vị Thanh văn, thứ hai là thực hành phát tâm có năng lực vượt qua địa vị Bích chi Phật, thứ ba là phát tâm không thối chuyển có năng lực vượt qua địa vị Bất định, thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ an trú trong địa vị Định.

Lại nữa, này thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như trí học bài đầu tiên; thứ hai là thực hành phát tâm, như trí học những bài học khác nhau; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trí học về tính toán, thứ tư là phát tâm nhất sinh bổ xứ, như trí thông hiểu tất cả các luận.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm là từ nhân mà sinh ra, thứ hai thực hành phát tâm là từ trí mà sinh ra, thứ ba phát tâm không thối chuyển là từ đoạn mà sinh ra, thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ là từ quả mà sinh ra.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm thuộc về nhân, thứ hai thực hành phát tâm thuộc về trí, thứ ba phát tâm không thối chuyển thuộc về đoạn, thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ thuộc về quả.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm do nhân mà sinh, thứ hai thực hành phát tâm do trí mà sinh, thứ ba phát tâm không thối chuyển do đoạn mà sinh, thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ quả mà sinh.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm là phần sai biệt của nhân, thứ hai thực hành phát tâm là phần sai biệt của trí, thứ ba phát tâm không thối chuyển là phần sai biệt của đoạn, thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ là phần sai biệt của quả.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như phương tiện chọn lấy cỏ thuốc; thứ hai thực hành phát tâm, như phương tiện phân biệt cỏ thuốc; thứ ba phát tâm không thối chuyển, như phương tiện có bệnh thì uống thuốc; thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như phương tiện có bệnh được chữa lành.

Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như học hỏi sinh trong nhà pháp vương; thứ hai thực hành phát tâm, như học hỏi phương pháp của pháp vương, thứ ba phát tâm không thối chuyển, có năng lực đầy đủ để học hỏi phương pháp của Pháp vương, thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ, học theo phương pháp của Pháp vương có năng lực đạt được tự tại”

Luận: Lạc thuyết biện tài, thuyết pháp không có gì chướng ngại, có bốn loại phát tâm Bồ-đề nhiếp thủ cả mười Địa, dùng các loại sai biệt mà giải thích. Các loại sai biệt ấy có mười hai câu.

Kinh nói: “Thiên tử lại hỏi: Thưa văn-thù-sư-lợi! Các đại Bồ tát có mấy loại tâm, có thể thành tựu nhân-có thể thành tựu quả? Văn-thùsư-lợi đáp rằng: Này Thiên tử! Các Đại Bồ tát có bốn loại tâm, có thể thành tựu nhân-có thể thành tựu quả. Những gì là bốn loại? Đó là:

  1. Bắt đầu phát tâm.
  2. Thực hành phát tâm.
  3. Phát tâm không thối chuyển.
  4. Phát tâm Nhất sinh bổ xứ”.

Bắt đầu phát tâm, có thể làm nhân cho thứ hai là thực hành phát tâm. Thứ hai thực hành phát tâm, có thể làm nhân cho thứ ba là phát tâm không thối chuyển. Thứ ba phát tâm không thối chuyển, có thể làm nhân cho thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ. Câu này trình bày về nhân thù thắng trước kia không mất.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như gieo hạt giống; thứ hai là thực hành phát tâm, như mầm non sinh ra và lớn lên; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như cành lá hoa quả mới bắt đầu thành tựu; thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như hoa quả lá cành đã có sử dụng”. Đây là nêu rõ từ nhân thanh tịnh mà thành tựu qiả thanh tịnh.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như trí của người thợ đóng xe tập trung vật liệu”. Đây là dựa vào các nguyện thì có thể nhiếp thủ tất cả Phật pháp”. Thứ hai là thực hành phát tâm, như trí đẽo gọt sửa chữa gỗ gạc làm cho sạch sẽ”. Đây là thành tựu về giới thanh tịnh”. Thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trí lắp đặt xong xuôi các loại gỗ gạc”. Đây là dựa vào tuệ phương tiện tu tập tất cả các hạnh đều tương ưng”. Thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như trí làm xong cổ xe để vận hành chuyên chở”. Đây là bởi vì không bỏ gánh nặng đã nhận lấy trước kia.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm như trăng mới mọc; thứ hai là thực hành phát tâm, như trăng ngày mồng năm; thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trăng ngày mồng mười; thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như trăng đêm mười bốn. Trí tuệ của Như Lai như trăng trong đêm rằm”. Đây là nêu rõ đại lực thanh tịnh thù thắng bậc nhất.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm có năng lực vượt qua địa vị thanh văn”. Đây là nêu rõ lợi căn của Bồ tát trước Sơ địa, quán sát tất cả các pháp phần Bồ đề”. Thứ hai là thực hành phát tâm có năng lực vượt qua địa vị Bích-chi-Phật”. Bởi vì Bồ tát trước Sơ địa dựa vào trí Bát nhã thù thắng, có năng lực tập hợp vô lượng hạnh của các Bồ tát. “Thứ ba là phát tâm không thối chuyển có năng lực vượt qua địa vị Bất định”. Đây là tiến vào Sơ địa đạt được trí chứng ngộ. Vả lại, vượt qua hàng Thanh văn và Bích chi-Phật, là bởi vì vượt qua tất cả công dụng thực hành. “Thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ an trú trong địa vị Định”. Bởi vì khéo an trú trong địa vị của hàng Vương Tử.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như trí học bài đầu tiên”. Bởi vì quán sát pháp tiến vào địa”. Thứ hai là thực hành phát tâm, như trí học những bài học khác nhau”. Bởi vì trí tuệ tăng trưởng sai biệt”. Thứ ba là phát tâm không thối chuyển, như trí học về tính toán”. Bởi vì trí phương tiện có năng lực tính biết tất cả các pháp. “Thứ tư là phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như trí thông hiểu tất cả các luận”. bởi vì đạt được trí chứng ngộ.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm là từ nhân mà sinh ra”. Bởi vì tự tánh thanh tịnh vốn đã thành tựu. “Thứ hai thực hành phát tâm là từ trí mà sinh ra”. Bởi vì dùng văn tuệ phương tiện để nhiếp thủ các pháp thế gian và xuất thế gian. “Thứ ba phát tâm không thối chuyển là từ đoạn mà sinh ra”. Bởi vì vượt qua tất cả mọi hý luận của thế gian”. Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ là từ quả mà sinh ra”. Bởi vì tất cả công hạnh thành tựu tự nhiên.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm thuộc về nhân”. Bởi vì Tín-Hạnh trợ đạo được thuần thục, và nhờ vào quán sát cảnh giới của Sơ địa. “Thứ hai thực hành phát tâm thuộc về trí”. Bởi vì dựa vào cảnh giới thuần thục mà quán sát công dụng của các hạnh”. Thứ ba phát tâm không thối chuyển thuộc về đoạn”. Bởi vì dựa vào cảnh giới tu hành mà chưa được pháp quán của Phật. “Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ thuộc về quả”. Bởi vì dựa vào quả thuần thục, hễ nơi nào là quốc độ của Phật, thì thuận theo thành tựu xứ sở của Phật, thành vị Phật ở nơi ấy.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm do nhân mà sinh”. Bởi vì tánh của thiện căn tu hành không điên đảo. “Thứ hai thực hành phát tâm do trí mà sinh”. Bởi vì tánh cuối cùng là pháp không hề điên đảo. “Thứ ba phát tâm không thối chuyển do đoạn mà sinh”. Bởi vì tánh tu hành không hề điên đảo. “Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ do quả mà sinh”. Bởi vì đạt được tâm tự tại.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm là phân sai biệt của nhân”. Bởi vì nhiếp thủ vô lượng thiện căn. “Thứ hai thực hành phát tâm là phần sai biệt của trí”. Bởi vì cuối cùng thâu nhiếp vô lượng vô biên pháp môn. “Thứ ba phát tâm không thối chuyển là phân sai biệt của đoạn”. Bởi vì tiến vào vô lượng Tam-muội môn. “Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ là phần sai biệt của quả”. Bởi vì vô lượng thần thông đều sử dụng tự tại tùy theo ý mong muốn được lợi ích thỏa mãn.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như phương tiện chọn lấy cỏ thuốc”. Bởi vì nhiếp thủ các pháp đối trị với căn bệnh phiền não. “Thứ hai thực hành phát tâm, như phương tiện phân biệt cỏ thuốc”. Bởi vì biết cách đối trị với căn bệnh phiền não tùy theo từng loại thuốc tương ưng. “Thứ ba phát tâm không thối chuyển, như phương tiện có bệnh thì uống”. Bởi vì dựa vào trí của các loại phương tiện tùy thuận tương ưng mà thọ dụng. “Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ, như phương tiện có bệnh được chữa lành”. Bởi vì căn bệnh phiền não đã được diệt trừ.

Lại nữa kinh nói: “Lại nữa, này Thiên tử! Bắt đầu phát tâm, như học hỏi kinh trong nhà pháp vương”. Bởi vì làm cho tất cả Thanh văn và Bích-chi-Phật phải hàng phục. “Thứ hai thực hành phát tâm, như học hỏi phương pháp của Pháp vương”. Bởi vì học hỏi tất cả các pháp để đạt được nơi chốn thù thắng. “Thứ ba phát tâm không thối chuyển, có năng lực đầy đủ để học hỏi phương pháp của pháp vương”. Bởi vì đạt được quả thù thắng của sự tu đạo. “Thứ tư phát tâm Nhất sinh bổ xứ, học theo phương pháp của pháp vương có năng lực đạt được tự tại”. Bởi vì ở trong tất cả các pháp có năng lực đạt được tự tại không có gì chướng ngại.

 

QUYỂN HẠ

Luận: Đã nói về phần uy lực công đức của Bồ tát, tiếp theo nói về phần hạnh sai biệt của Bồ tát.

Kinh: “Lúc bấy giờ trong đại chúng có Thiên tử tên gọi Định Quang Minh Chủ, đạt được tâm bất thối chuyển đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lúc ấy Thiên tử Định Quang Minh Chủ, thưa hỏi Pháp vương tử văn-thù-sư-lợi rằng: Như thế nào là đạo tóm tắt cuối cùng của các đại Bồ tát? Các đại Bồ tát dùng đạo tóm tắt này, nhanh chóng đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Văn-thùsư-lợi đáp rằng: Này Thiên tử! Đạo tóm tắt của các Đại Bồ tát có hai loại, các Đại Bồ tát dùng hai đạo này, nhanh chóng đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Những gì là hai? Đó là:

  1. Đạo phương tiện.
  2. Đạo trí tuệ.

Phương tiện là trí biết thâu nhiếp mọi pháp thiện trí tuệ là trí biết như thật về các pháp. Lại nữa, phương tiện là trí quán sát về các chúng sinh, trí tuệ là trí lìa xa các pháp. Lại nữa, phương tiện là trí biết các pháp tương ưng, trí tuệ là trí biết các pháp không tương ưng. Lại nữa, phương tiện là trí quán sát về nhân của đạo, trí tuệ là trí diệt nhân của đạo”.

Luận: Đức Thế tôn là Đấng Pháp vương đích thân ở trong Đại chúng, tại sao lại hỏi văn-thù-sư-lợi? Bởi vì cần phải nêu rõ công đức của các Đại Bồ tát. Đây là vì nghĩa gì? Bởi vì các chúng sinh đối với Bồ tát mà khởi tâm khinh mạn, thì khiến cho họ phát sinh tâm niệm tôn trọng cung kính. Hạnh sai biệt của các Đại Bồ tát có hai loại đạo.

Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo của nhân thanh tịnh.
  2. Đạo của công đức thanh tịnh.

Đạo của nhân thanh tịnh, là nêu rõ nhân thanh tịnh thù thắng. Nhân thanh tịnh thù thắng ấy, dùng bốn loại phát tâm để nói. Những gì là bốn loại? Đó là:

  1. Nói về trợ đạo thanh tịnh.
  2. Nói về công đức trí đạo.
  3. Nói về thật tế chứng đạo.
  4. Nói về như thật tu hành đạo.

Đạo của công đức thanh tịnh thì có tám loại. Những gì là tám loại? Đó là:

1. Nhiếp thủ trí giáo hóa tất cả chúng sinh, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí biết thâu nhiếp mọi pháp thiện”.

2. Có năng lực nhẫn chịu các hành bất thiện của tất cả chúng sinh, như kinh nói: “Trí tuệ là trí biết như thật về các pháp”.

3. Quy tập các pháp thanh tịnh, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí quán sát về tất cả chúng sinh”.

4. Quán sát tất cả pháp phần Bồ-đề, như kinh nói: “Trí tuệ là trí lìa xa các pháp”.

5. Biết các pháp là tướng hòa hợp, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí biết các pháp tương ưng”.

6. Biết tướng của các pháp không giống nhau, như kinh nói: “Trí tuệ là trí biết các pháp không tương ưng”. Vả lại, trí tuệ là trí biết các pháp không tương ưng, là bởi vì các loại tâm nguyện.

7. Biết đúng như thật về chúng sinh có thể hóa độ, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí quán sát về nhân của đạo”.

8. Quy tập các loại trợ đạo, như kinh nói: “Trí tuệ là trí diệt nhân của đạo”.

Đã nói về phần đạo của công đức thanh tịnh. Tiếp theo nói về đạo của nhân thanh tịnh.

Kinh: “Lại nữa, phương tiện là trí biết các pháp sai biệt, trí tuệ là trí biết các pháp không hề sai biệt. Lại nữa, phương tiện là trí trang nghiêm cõi Phật, trí tuệ là trí trang nghiêm cõi Phật bình đẳng không hề sai biệt. Lại nữa, phương tiện là trí phù hợp với các căn hành của chúng sinh, trí tuệ là trí không thấy chúng sinh. Lại nữa, phương tiện là trí có thể đến được đạo tràng, trí tuệ là trí có năng lực chứng được pháp Bồ-đề của hết thảy chư Phật”.

Luận: Đạo của nhân thanh tịnh cũng có tám loại. Những gì là tám loại? Đó là:

1. Quán sát các pháp thiện và bất thiện, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí biết các pháp sai biệt”.

2. Xa lìa các nhân duyên căn bản của tất cả các pháp, như kinh nói: “Trí tuệ là trí biết các pháp không hề sai biệt”.

3. Xa lìa tất cả chướng ngại, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí trang nghiêm cõi Phật”.

4. Đoạn trừ tất cả các tướng hòa hợp, như kinh nói: “Trí tuệ là trí trang nghiêm cõi Phật bình đẳng không hề sai biệt”.

5. Biết đúng như thật, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí phù hợp với các căn hành của chúng sinh”.

6. Hòa vào một pháp môn, như kinh nói: “Trí tuệ là trí không thấy chúng sinh”.

7. Biết đúng như thật tất cả phàm phu đều phân biệt hư vọng, như kinh nói: “Lại nữa, phương tiện là trí có thể đến được đạo tràng”.

8. Chứng được cảnh giới tịch tịnh, như kinh nói: “Trí tuệ là trí có năng lực chứng được pháp Bồ đề của hết thảy chư Phật.”

Kinh: “Lại nữa, này Thiên tử! Các Đại Bồ tát lại có hai loại đạo tóm tắt, các đại Bồ tát dùng hai đạo này, nhanh chóng đạt được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Trợ đạo.
  2. Đoạn đạo.

Trợ đạo là năm hạnh Ba-la-mật, đoạn đạo là Bát nhã Ba-la-mật.

Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Có trở ngại đến đạo.
  2. Không trở ngại đến đạo.

Có trở ngại đến đạo là năm hạnh Bala-mật, không trở ngại đến đạo là Bát nhã Ba-la-mật. Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo hữu lậu.
  2. Đạo vô lậu.

Đạo hữu lậu là năm hạnh Ba-la-mật, đạo vô lậu là Bát nhã Ba-lamật. Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo hữu lượng.
  2. Đạo vô lượng.

Đạo hữu lượng là giữ lấy tướng phân biệt, đạo vô lượng thì không giữ lấy tướng phân biệt. Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Trí đạo.
  2. Đoạn đạo.

Trí đạo là từ Địa thứ nhất cho đến địa thứ bảy, đoạn đạo là từ Địa thứ tám cho đến Địa thứ mười”.

Luận: Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo thuộc công đức.
  2. Đạo thuộc trí.

– Đạo thuộc công đức là quy tập các loại thiện căn, như kinh nói: “Trợ đạo là năm hạnh Ba-la-mật”.

– Đạo thuộc trí là thông hiểu tất cả các pháp, như kinh nói: “Đoạn đạo là Bát nhã Ba-la-mật.”

Lại như kinh nói: “Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Có trở ngại đến đạo.
  2. Không trở ngại đến đạo.

Có trở ngại đến đạo là năm hạnh Ba-la-mật”. Bởi vì hành của ba cõi, đây là từ địa thứ nhất trở về trước. “Không trở ngại đến đạo là Bát nhã Ba-la-mật”. Bởi vì vượt qua ba cõi tiến vào địa thứ nhất chứng được trí tuệ thù thắng.

Lại như kinh nói: “Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo hữu lậu.
  2. Đạo vô lậu.

Đạo hữu lậu là năm hạnh Ba-la-mật”. Bởi vì thành tựu quả của thế gian, đây là từ địa thứ nhất trở về trước. “Đạo vô lậu là Bát nhã Bala-mật”. Bởi vì thành tựu quả của xuất thế gian, đây là đã đạt được trí tuệ xuất thế gian.

Lại như kinh nói: “Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Đạo hữu lượng.
  2. Đạo vô lượng.

Đạo hữu lượng là giữ lấy tướng phân biệt”. Bởi vì giữ lấy tất cả các cảnh giới của Thức. “Đạo vô lượng là không giữ lấy tướng phân biệt”. Bởi vì vượt qua cảnh của Thức, không giữ lấy tất cả những gì trông thấy.

Lại như kinh nói: “Lại có hai loại đạo tóm tắt. Những gì là hai loại? Đó là:

  1. Trí đạo.
  2. Đoạn đạo.

Trí đạo là từ Địa thứ nhất cho đến Địa thứ bảy”. Bởi vì biết đúng như thật về cảnh giới hữu vi. “Đoạn đạo là từ địa thứ tám cho đến Địa thứ mười”. Bởi vì biết đúng như thật về pháp giới vô vi.

Kinh: “Lúc bấy giờ trong chúng hội có Đại Bồ tát tên là Dũng Tu Hành Trí, hỏi Pháp vương tử văn-thù-sư-lợi rằng: Thế nào là nghĩa của Đại Bồ tát? Thế nào là trí của Đại Bồ tát? Văn-thù-sư-lợi đáp rằng: Này người Thiện nam! Nghĩa là không tương ưng, trí gọi là tương ưng. Bồ tát Dũng Tu Hành Trí nói: Thưa văn-thù-sư-lợi! Thế nào là nghĩa gọi là không tương ưng? Thế nào là trí gọi là tương ưng? Văn-thù-sư-lợi: Này người thiện nam! Nghĩa gọi là vô vi, nghĩa đó không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng. Tại vì sao? Bởi vì không thay đổi-không có tướng. Nghĩa thì không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng, bởi vì nghĩa vốn không thành tựu. Vì vậy không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng. Nghĩa thì không thay đổi-không tăng thêm, không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng”.

Luận: Kinh nói: “Này người thiện nam! Nghĩa gọi là không tương ưng, trí gọi là tương ưng”. Đây là nêu rõ thật tế có bốn loại. Lại như kinh nói: “Này người thiện nam! Nghĩa gọi là vô vi, nghĩa đó không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng. Tại vì sao? Bởi vì không thay đổi-không có tướng”. Bởi vì xa lìa các lỗi lầm về vô thường. Vì vậy kinh nói: “Nghĩa thì không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng”. Bởi vì trú trong tánh của tự thể, như kinh nói: “Bởi vì nghĩa vốn không thành tựu”. Vì vậy kinh nói: “Không có một pháp nào cùng tương ưng không có một pháp nào không cùng tương ưng”. Bởi vì chân như pháp giới thường an trú trong thể chân thật. Vì vậy kinh nói: “Nghĩa thì không thay đổi-không tăng thêm, không có một pháp nào cùng tương ưng, không có một pháp nào không cùng tương ưng”. Vả lại, không có một pháp nào-không thay đổi-không tăng thêm, là bởi vì pháp giới vốn không tăng thêm-không giảm bớt.

Kinh: “Này thiện nam! Trí thì gọi là đạo, đạo là tâm cùng tương ưng chứ không phải là không tương ưng. Này người thiện nam! Bởi vì nghĩa này, cho nên trí gọi là tương ưng chứ không phải là không tương ưng. Lại nữa, này người thiện nam! Trí gọi là đoạn tương ưng. Vì vậy cho nên, này người thiện nam! Trí gọi là pháp tương ưng chứ không phải là pháp không tương ưng. Lại nữa, này người thiện nam! Trí gọi là khéo léo quán sát năm ấm-mười hai nhập-mười tám giới-mười hai nhân duyên-thị xứ phi xứ. Này người thiện nam! Bởi vì nghĩa này, cho nên trí gọi là tương ưng chứ không phải là không tương ưng”.

Luận: Kinh nói: “Này người thiện nam! Trí thì gọi là đạo, đạo là tâm cùng tương ưng chứ không phải là không tương ưng”. Từ đây trở xuống là tiếp theo nói về sự chứng ngộ pháp giới, có ba loại phân biệt (cú) và sáu loại về mười pháp. Điều này trình bày về nghĩa gì? Dùng trí như thế nào? Sao nói là chứng? Vì nghĩa gì, an trú nơi nào mà có thể chứng được pháp giới? Dùng trí như thế nào? Dùng ba loại phân biệt và sáu loại về mười pháp để nêu rõ. Thế nào là ba loại phân biệt nêu rõ trí như thế nào? Trí thì gọi là đạo, đạo là tâm cùng pháp tương ưng chứ không phải là pháp không tương ưng. Vì vậy kinh nói: “Này người thiện nam! Bởi vì nghĩa này, cho nên trí gọi là tương ưng chứ không phải là không tương ưng”. Vả lại, trí cùng với quyến thuộc có thể chứng được pháp giới. Tại vì sao? Bởi vì tâm thanh tịnh cho nên đạo thanh tịnh, bởi vì đạo thanh tịnh cho nên tâm thanh tịnh.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Trí gọi là đoạn tương ưng. Vì vậy cho nên, này người thiện nam! Trí gọi là pháp tương ưng chứ không phải là pháp không tương ưng”. Bởi vì lần lượt cùng dựa vào nhau.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Trí gọi là khéo léo quán sát năm ấm-mười hai nhập-mười tám giới-mười hai nhân duyên-thị xứ phi xứ. Này người thiện nam! Bởi vì nghĩa này, cho nên trí gọi là tương ưng chứ không phải là không tương ưng”. Bởi vì biết đúng như thật về cảnh giới có thể biết được.

Đã nói về ba loại phân biệt. Tiếp theo nói đến sáu loại mười pháp. Thứ nhất nói về mười loại trí.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát có mười loại trí. Những gì là mười loại? Đó là:

  1. Trí thuộc nhân.
  2. Trí thuộc quả.
  3. Trí thuộc nghĩa.
  4. Trí thuộc phương tiện.
  5. Trí thuộc trí tuệ.
  6. Trí thuộc thâu nhiếp.
  7. Trí thuộc Ba-la-mật.
  8. Trí thuộc Đại bi.
  9. Trí thuộc giáo hóa chúng sinh.
  10. Trí không đắm trước tất cả các pháp.

Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại trí của các Đại Bồ tát”.

Luận: Kinh nói “Các Đại Bồ tát có mười loại trí. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Trí thuộc nhân. Bởi vì khéo léo biết rõ chủng tử giải thoát từ vô thỉ đến vị lai.

2. Trí thuộc quả, bởi vì biết đúng như thật về các loại nghiệp báo từ vô thỉ đến vị lai.

3. Trí thuộc nghĩa, bởi vì khéo léo biết rõ về tự lợi và lợi tha.

4. Trí thuộc phương tiện, bởi vì có năng lực tăng trưởng thiện căn nhỏ nhoi làm cho trở thành vô lượng.

5. Trí thuộc trí tuệ, bởi vì có năng lực quán sát các pháp thiện và bất thiện.

6. Trí thuộc thâu nhiếp, bởi vì nhiếp thủ hai loại là pháp thí và tài thí.

7. Trí thuộc Ba-la-mật, bởi vì khéo léo biết rõ các loại thiện căn thành tựu.

8. Trí thuộc Đại Bi, bởi vì dựa vào thiện căn có năng lực phát khởi thiện hạnh.

9. Trí thuộc giáo hóa chúng sinh”, bởi vì khéo léo quán sát đúng lúc và không đúng lúc.

10. Trí không đắm trước tất cả các pháp, bởi vì xa lìa hai bên mà tu hành trung đạo. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại trí của các Đại Bồ tát.

Đã nói phần thứ nhất là mười loại trí. Tiếp theo nói phần thứ hai là mười loại phát khởi.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát có mười loại phát khởi. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Thân phát khởi, vì muốn khiến cho thân nghiệp của tất cả chúng sinh được thanh tịnh.

2. Miệng phát khởi, vì muốn khiến cho khẩu nghiệp của tất cả chúng sinh thanh tịnh.

3. Y phát khởi, vì muốn khiến cho ý nghiệp của tất cả chúng sinh được thanh tịnh.

4. Bên trong phát khởi, bởi vì không phân biệt hư vọng đối với tất cả các chúng sinh.

5. Bên ngoài phát khởi, bởi vì thực hành bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.

6. Trí phát khởi, bởi vì đầy đủ Phật trí thanh tịnh.

7. Quốc độ thanh tịnh phát khởi, bởi vì nếu rõ tất cả công đức trang nghiêm trong quốc độ chư Phật.

8. Giáo hóa chúng sinh phát khởi, bởi vì biết tất cả các loại thuốc chữa căn bệnh phiền não.

9. Chân thật phát khởi, bởi vì Định tụ thành tựu.

10. Trí vô vi tâm đầy đủ phát khởi, bởi vì không chấp trước tất cả ba cõi. Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại phát khởi của các Đại Bồ tát”.

Luận: Kinh nói “Các đại Bồ tát có mười loại phát khởi. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Thân phát khởi, vì muốn khiến cho thân nghiệp của tất cả chúng sinh được thanh tịnh.

2. Miệng phát khởi, vì muốn khiến cho khẩu nghiệp của tất cả chúng sinh thanh tịnh.

3. Ý phát khởi, vì muốn khiến cho ý nghiệp của tất cả chúng sinh được thanh tịnh. Bởi vì làm cho thân-khẩu-ý nghiệp xa lìa tất cả các ác hành phát khởi tinh tiến vô cùng.

4. Bên trong phát khởi, bởi vì giáo hóa tất cả chúng sinh khiến cho học theo điều ấy; “không phân biệt hư vọng đối với tất cả chúng sinh”, bởi vì không chấp trước các pháp

5. Bên ngoài phát khởi, thực hành bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, bởi vì xa lìa tất cả tâm lý yêu-ghét.

6. Trí phát khởi, bởi vì đầy đủ Phật trí thanh tịnh, dùng hạnh bình đẳng giáo hóa tất cả chúng sinh.

7. Quốc độ thanh tịnh phát khởi, bởi vì nêu rõ tất cả công đức trang nghiêm trong quốc độ chư Phật, là dùng trí của Vân Tuệ không sai lạc mà cầu pháp.

8. Giáo hóa chúng sinh phát khởi, bởi vì biết tất cả các loại thuốc chữa căn bệnh phiền não”, là bởi vì ở trong tất cả các pháp môn được tự tại.

9. Chân thật pháp khởi, bởi vì Định tụ thành tựu, là bởi vì tâm biết đúng như thật khiến cho tùy thuận tương ưng mà thuyết pháp.

10. Trí vô vi tâm đầy đủ phát khởi, bởi vì chứng được pháp chân thật; “không chấp trước tất cả cả ba cõi, bởi vì tâm không đắm theo pháp hư vọng. Vả lại, thật hay không thật thì tâm vẫn xa lìa chấp vào tướng hư vọng. Như kinh nói “Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại phát khởi của các Đại Bồ tát”.

Đã nói phần thứ hai là mười loại phát khởi. Tiếp theo nói phần thứ ba là mười loại hành.

Kinh: Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát có mười loại hành. Những gì là mười loại? Đó là:

  1. Hành Ba-la-mật.
  2. Hành Nhiếp sự.
  3. Hành thuộc tuệ.
  4. Hành phương tiện.
  5. Hành Đại bi.
  6. Hành cầu pháp trí tuệ.
  7. Hành cầu pháp trợ trí.
  8. Hành thuộc tâm thanh tịnh.
  9. Hành quán sát các Đế.
  10. Hành không tham trước đối với tất cả mọi điều ưa thích hay không ưa thích.

Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại hành của các Đại Bồ tát.

Luận: Kinh nói “Các đại Bồ tát có mười loại hành. Những gì là mười loại? Đó là:

  1. “Hành Ba-la-mật”, bởi vì đầy đủ pháp hỗ trợ Bồ đế.
  2. “Hành nhiếp sự”, bởi vì có năng lực giáo hóa chúng sinh.
  3. “Hành thuộc tuệ”, bởi vì quán sát các pháp sinh diệt đúng như thật.
  4. “Hành phương tiện”, bởi vì biết tất cả các pháp đúng như thật.
  5. “Hành Đại Bi”, bởi vì tâm không mong cầu chứng đến Niết bàn.
  6. “Hành cầu pháp trợ tuệ”, bởi vì giúp cho đạt được bốn pháp vô úy.
  7. “Hành cầu pháp trợ trí”, bởi vì giúp cho tự nhiên đạt được tất cả các pháp.
  8. “Hành thuộc tâm thanh tịnh”, bởi vì ở trong tất cả các pháp không còn gì nghi hoặc.
  9. “Hành quán sát các Đế”, bởi vì tiến vào Đệ nhất nghĩa đế.
  10. “Hành không tham trước đối với tất cả mọi điều ưa thích hay không ưa thích”.

Như trước đã nói về xa lìa tất cả tâm lý yêu-ghét. Như kinh nói

“này người thiện nam! Đây gọi là mười loại hành của các Đại Bồ tát.” Đã nói về phần trí như thế nào, tiếp theo nói về phần thế nào là chứng? Thứ tư là nêu rõ về mười một loại quán sát vô tận.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát có mười một loại quán sát vô tận. Những gì là mười một loại? Đó là:

  1. Quán sát về thân vô tận.
  2. Quán sát về sự về vô tận.
  3. Quán sát về phiền não vô tận.
  4. Quán sát về pháp vô tận.
  5. Quán sát về ái vô tận.
  6. Quán sát về kiến vô tận.
  7. Quán sát về trợ đạo vô tận.
  8. Quán sát về thủ vô tận.
  9. Quán sát về không đắm trước vô tận.
  10. Quán sát về tương ưng vô tận.
  11. Quán sát về đạo tràng trí tánh vô tận.

Này người thiện nam! Đây gọi là mười một loại quán sát vô tận của các Đại Bồ tát.”

Luận: Kinh nói “Các Đại Bồ tát có mười một loại quán sát vô tận.

Những gì là mười một loại? Đó là:

1. Quán sát về thân hữu vi-vô vi Thánh và chẳng phải Thánh.

2. Quán sát về sự việc vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về nghĩa của thật hay không thật.

3. Quán sát về phiền não vô tận”, bởi vì đúng như thật quán sát về pháp nhiễm tịnh.

4. Quán sát về pháp vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về tất cả các pháp bậc thượng-trung-hạ.

5. Quán sát về ái vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về pháp thiện và bất thiện.

6. Quán sát về kiến vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về các kiến chấp điên đảo-không điên đảo.

7. Quán sát về trợ đạo vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về các loại pháp môn tu tập thiện căn hồi hướng quả vị Đại Bồ đề.

8. Quán sát về thủ vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về cảnh giới của chúng sinh là vô biên.

9. Quán sát về không đắm trước vô tận, nghĩa về không đắm trước, như trước đã nói.

10. Quán sát về tương ưng vô tận, bởi vì đúng như thật quán sát về nghĩa đúng-nghĩa sai.

11. Quán sát về đạo tràng trí tánh vô tận, bởi vì tùy thuận niềm tin của chúng sinh mà thị hiện an tọa nơi đạo tràng. Như kinh nói “Này người thiện nam! Đây gọi là mười một loại quán sát vô tận của các Đại Bồ tát.”

Đã nói về phần thế nào là chứng, tiếp theo nói về phần bởi vì nghĩa gì? Thứ năm là nêu rõ về mười loại pháp đối trị.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát có mười loại pháp đối trị. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Đối trị tâm keo kiệt tham lam, rưới làn mưa bố thí.

2. Đối trị tâm phá giới, dùng pháp thanh tịnh đối với ba nghiệp thân-khẩu-ý.

3. Đối với tâm sân giận, tu hành Đại Từ Bi thanh tịnh.

4. Đối trị tâm lười nhác, cầu pháp của chư Phật không hề mệt mỏi.

5. Đối trị tâm giác quán bất thiện, đạt được thiền định giải thoát phấn khởi vương lên tự tại.

6. Đối trị tâm ngu si, phát sinh pháp phương tiện hỗ trợ dứt khoát cho Định Tuệ.

7. Đối trị các tâm phiền não, phát sinh pháp hỗ trợ đạo.

8. Đối trị đạo điên đảo, quy tập thật đế trợ đạo phát sinh đạo không điên đảo.

9. Đối trị tâm không tự tại, nói pháp đúng lúc-không đúng lúc được tự tại.

10. Đối trị chấp có tướng ngã, quán sát các pháp là không có ngã. Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại pháp đối trị của các Đại Bồ tát”.

Luận: Kinh nói “Các đại Bồ tát có mười loại pháp đối trị, đây là dùng mười hạnh Ba-la-mật thanh tịnh. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Bố thí Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm keo kiệt tham lam, cho nên rưới làn mưa bố thí”.

2. Trì giới Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm phá giới, cho nên dùng pháp thanh tịnh đối với ba nghiệp thân-khẩu-ý”.

3. Nhẫn nhục Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm sân giận, cho nên tu hành Đại Từ Bi thanh tịnh”.

4. Tinh tiến Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm lười nhác, cho nên cầu pháp của chư Phật không hề mệt mỏi”.

5. Thiền định Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm giác quán bất thiện, cho nên đạt được thiền định giải thoát phấn khởi vươn lên tự tại”.

6. Bát nhã Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm ngu si, cho nên phát sinh pháp phương tiện hỗ trợ dứt khoát cho Định Tuệ”.

7. Phương tiện Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị các tâm phiền não, cho nên phát sinh pháp hỗ trợ đạo”.

8. Nguyện Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị đạo điên đảo, cho nên quy tập thật tế trợ đạo phát sinh đạo không điên đảo”.

9. Lực Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị tâm không tự tại, cho nên nói pháp đúng lúc-không đúng lúc đều được tự tại”.

10. Trí Ba-la-mật thanh tịnh, như kinh nói: “Đối trị chấp có tướng ngã, cho nên quán sát các pháp là không có ngã”. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại pháp đối trị của các đại Bồ tát”.

Đã nói về phần bởi vì nghĩa gì, tiếp theo nói về phần an trú nơi nào? Thứ sáu là nêu rõ về mười nơi chốn tịch tịnh.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát có mười loại nơi chốn tịch tịnh. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Thân tịch tịnh, bởi vì xa lìa ba loại-nghiệp bất thiện của thân.

2. Khẩu tịch tịnh, bởi vì thanh tịnh bốn loại nghiệp của miệng.

3. Tâm tịch tịnh, bởi vì xa lìa ba loại ác hành của ý.

4. Nội tâm tịch tịnh, bởi vì không đắm theo tự thân.

5. Cảnh giới bên ngoài tịch tịnh, bởi vì không đắm theo tất cả các pháp.

6. Trí công đức tịch tịnh, bởi vì không chấp vào đạo.

7. Tịch tịnh thù thắng, bởi vì quán sát địa vị bậc Thánh đúng như thật.

8. Đời vị lai tịch tịnh, bởi vì trợ hạnh của tuệ ở bờ giác ngộ.

9. Những công hạnh làm việc thế gian tịch tịnh, bởi vì không lừa dối tất cả chúng sinh.

10. Không tiếc thân tân tịch tịnh, bởi vì dùng tâm Đại Từ bi giáo hóa tất cả chúng sinh. Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại nơi chốn tịch tịnh của các Đại Bồ tát”.

Luận: Kinh nói “Các đại Bồ tát có mười loại nơi chốn tịch tịnh. Những gì là mười loại? Đó là:

1. Thân tịch tịnh, bởi vì xa lìa ba loại nghiệp đạo bất thiện của thân.

2. Khẩu tịch tịnh, bởi vì thanh tịnh bốn loại nghiệp của miệng.

6. Tâm tịch tịnh, bởi vì xa lìa ba loại ác hành của ý. Đây là dùng ba loại giới thiện làm cho thanh tịnh.

7. Nội tâm tịch tịnh, bởi vì không đắm theo tự thân, bởi vì xa lìa ngã kiến tà vạy.

8. Cảnh giới bên ngoài tịch tịnh, bởi vì không đắm theo tất cả các pháp, bởi vì xa lìa pháp thường-vô thường.

9.  Trí công đức tịch tịnh, bởi vì không chấp vào đạo, bởi vì không chấp vào có vật hay không có vật.

10. Tịch tịnh thù thắng, bởi vì quán sát địa vị bậc Thánh đúng như thật”, bởi vì không thấy địa vị Thanh văn và Bích chi Phật, quán sát đúng như thật về Thánh địa của chư Phật và Bồ tát.

11. Đời vị lai tịch tịnh, bởi vì trợ hạnh của tuệ ở bờ giác ngộ, bởi vì xa lìa tất cả các tướng chấp thủ hư vọng.

12. Những công hạnh làm việc thế gian tịch tịnh, bởi vì không lừa dối tất cả chúng sinh, bởi vì biết đúng như thật về Thế đế và Đệ nhất nghĩa đế, cho nên thuyết pháp không điên đảo.

13. Không tiếc thân tâm tịch tịnh, bởi vì dùng tâm Đại Bi giáo hóa tất cả chúng sinh, bởi vì giáo hóa cho chúng sinh, tất cả mọi nơi sinh ra đều không cảm thấy mệt mỏi vất vả. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là mười loại nơi chốn tịch tịnh của các Đại Bồ tát”.

Đã nói về phần chứng ngộ pháp giới. Từ đây trở xuống là nói về nghĩa tùy thuận như thật tu hành của các Đại Bồ tát.

Kinh: “Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát đúng như thật tu hành đạt được Bồ đề, chứ không phải là không đúng như thật tu hành mà đạt được Bồ đề. Này người thiện nam! Thế nào gọi là các đại Bồ tát đúng như thật tu hành? Này người thiện nam! Đúng như thật tu hành là như giáo pháp luôn luôn thực hành; không đúng như thật tu hành, là chỉ có nói năng giảng giải chứ không luôn luôn tu hành đúng như thật.

Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Trí về đạo tu hành đúng như thật.

2. Đoạn về đạo tu hành đúng như thật. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các đại Bồ tát.

Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Điều phục tự thân tu hành đúng như thật.

2. Giáo hóa chúng sinh tu hành đúng như thật. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các đại Bồ tát.

Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Trí có công dụng tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại?

Đó là: 1. Trí có công dụng tu hành đúng như thật.

2. Trí không có công dụng tu hành đúng như thật.

Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát.

Lại nữa, này người thiện nam! Các đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Khéo léo biết phân biệt các địa đúng như thật tu hành.

2. Khéo léo biết các địa không hề sai biệt mà phương tiện đúng như thật tu hành. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát.

Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Xa lìa lỗi lầm của các Địa như thật tu hành.

2. Khéo léo biết từng Địa từng địa thay đổi phương tiện đúng như thật tu hành. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các địa Bồ tát.

Lại nữa, này người thiện nam! Các địa Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Có năng lực giảng giải về địa vị Thanh văn và Bích-chi-Phật đúng như thật tu hành.

2. Khéo léo biết phương tiện bất thối chuyển của Bồ đề quả Phật đúng như thật tu hành. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát”.

Luận: Kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát đúng như thật tu hành đạt được Bồ đề, chứ không phải là không đúng như thật tu hành mà đạt được Bồ đề. Này người thiện nam! Thế nào gọi là các Đại Bồ tát đúng như thật tu hành? Đúng như thật tu hành là như giáo pháp luôn luôn thực hành; không đúng như thật tu hành, là chỉ có nói năng giảng giải chứ không luôn luôn tu hành đúng như thật”. Đây là bởi vì đúng như giáo pháp luôn luôn tu hành như vậy, không trái với những pháp đã nói trước đây.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Trí về đạo tu hành đúng như thật.

2. Đoạn về đạo tu hành đúng như thật. Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát”. Bởi vì biết đúng như thật mà chứng được trí Thanh văn và Bích-chi-Phật, nhưng không giữ lấy nơi đó để làm cứu cánh.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Điều phục tự thân tu hành đúng như thật”, đây là bởi vì tự mình chọn lấy đạo vi diệu mà tu hành đúng như thật.

2. Giáo hóa chúng sinh tu hành đúng như thật”, là bởi vì cảm hóa chúng sinh khác khiến cho tiến vào Chánh đạo đúng như thật mà thuyết pháp. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các đại Bồ tát”.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Trí có công dụng tu hành đúng như thật”, đây là bởi vì dấy lên tâm thực hành hạnh Bồ tát có trí làm công dụng.

2. Trí không có công dụng tu hành đúng như thật, đây là Bồ tát trú vào trong sự tu đạo, mà không hề dấy tâm thực hành hạnh Bồ tát cho nên trí thực hành không có sự dụng công. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát”.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Khéo léo biết phân biệt các Địa đúng như thật tu hành, bởi vì khéo sử dụng trí tuệ làm phương tiện.

2. Khéo léo biết các Địa không hề sai biệt mà phương tiện đúng như thật tu hành, bởi vì hòa nhập cùng một tướng. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát”.

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Xa lìa các lỗi lầm của các Địa đúng như thật tu hành”, đây là bởi vì xa lìa hai bên.

2. Khéo léo biết từng Địa thay đổi phương tiện đúng như thật tu hành, đây là tinh tiến tu hành pháp thiện không ngừng nghỉ. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát.”

Lại như kinh nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Các Đại Bồ tát lại có hai loại tu hành đúng như thật. Những gì là hai loại? Đó là:

1. Có năng lực giảng giải về địa vị Thanh văn và Bích chi Phật đúng như thật tu hành”, đây là bởi vì khéo biết rõ tất cả các pháp.

2. Khéo léo biết phương tiện bất thối chuyển của Bồ đề quả Phật đúng như thật tu hành”, đây là dùng phương tiện chứng được pháp Chân như đúng như thật tu hành. Như kinh nói: “Này người thiện nam! Đây gọi là hai loại tu hành đúng như thật của các Đại Bồ tát”.

Kinh: “Này người thiện nam! Các đại Bồ tát có vô lượng vô biên cách thức tu hành đúng như thật thuộc loại người; các Đại Bồ tát thuận theo học cách tu hành đúng như thật như vậy; các Đại Bồ tát nếu luôn luôn tu hành đúng như thật như vậy; thì nhanh chóng đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không lấy gì làm khó khăn”.

Luận: Bốn loại nhân tố thù thắng của sự tu hành, thành tựu bốn loại quả thù thắng và những cách thức tu hành đúng như thật, đều dựa theo công hạnh đúng đắn như vậy. Quả thù thắng ấy có nghĩa là Như Lai trí, ở trong một niệm biết rõ mọi việc của ba đời, vốn là đều tương ưng.

Kinh: “Lúc bấy giờ Đức Phật khen ngợi pháp vương tử văn-thùsư-lợi rằng: lành thay, lành thay! Này văn-thù-sư-lợi! Nay ông khéo léo có năng lực vì các Đại Bồ tát, giảng giải về đạo nghiệp của mình, đích thực như lời ông đã giảng giải”.

Luận: Lành thay, là bởi vì thuyết pháp không điên đảo, vốn dĩ tùy thuận giáo pháp của Như Lai đã thuyết giảng.

Kinh: “Lúc giảng giải về pháp này, có mười ngàn Bồ tát đạt được vô sinh pháp nhân. Pháp vương tử văn-thù-sư-lợi cùng tất cả các hàng người-trời-A tu la ở thế gian, nghe Đức Phật thuyết đều vô cùng hoan hỷ tin nhận vâng lời thực hành”.

Luận: Có ba loại nghĩa cho nên hoan hỷ. Những gì là ba loại? Đó là:

1. Người thuyết giảng thanh tịnh, bởi vì đối với các pháp luôn luôn được tự tại.

2. Pháp đã thuyết thanh tịnh, bởi vì đúng như thật chứng biết thể của pháp thanh tịnh.

3. Dựa vào pháp đã thuyết mà đạt được quả thanh tịnh, bởi vì đạt được cảnh giới thanh tịnh vi diệu. Như kinh nói: “Đều vô cùng hoan hỷ tin nhận vâng lời thực hành.”