úm

Phật Quang Đại Từ Điển

(唵) Cũng đọc là án, chữ (oṃ) Tất-đàm, là lời cầu nguyện đứng đầu các câu văn thần chú, hàm ý là thần thánh. Trong kinh Veda, chữ Án vốn nghĩa là bằng lòng, ưng ý, lại được dùng trong thánh âm (Phạm: Praịava) phát ra đầu tiên trong các câu chú và văn cầu nguyện. Đến Áo nghĩa thư phụ thêm nghĩa bí mật mà thành là đối tượng quán tưởng, lại tiến thêm bước nữa, Án trở thành Phạm, thế giới, nương theo sự tu hành quán tưởng chân thực này thì đạt được pháp Đệ nhất nghĩa đế (Phạm). Bí tạng kí phần cuối liệt kê năm nghĩa của chữ Án là: Đính lễ, cúng dường, ba thân, thức tỉnh và nhiếp phục; nhưng thường thì chỉ dùng ba nghĩa trước. Chữ Án này do ba chữ (a) (u) (ma) hợp thành. A có các nghĩa: Tâm bồ đề, các pháp môn, không hai, các pháp quả, tính, tự tại, cũng có nghĩa là pháp tâm. U nghĩa là báo thân; Ma nghĩa là hóa thân. Hợp ba chữ này lại thành chữ Án, bao hàm vô lượng nghĩa, vì thế nó đứng đầu, như Đại Nhật Chân Ngôn: Án-ti-la-hồng-khiếm-sa-bà-ha, Lục tự minh chú của Lạt ma giáo Tây tạng: Án-ma-ni-bát-di-hồng v.v.. đều dùng hình thức này. Nếu tu hành quán tưởng chữ Án này, thì ba thân hiển hiện gia trì ủng hộ hành giả, nhờ công đức ấy mà hành giả đạt thành vô thượng chính đẳng giác. Vì chữ Án do ba chữ (a, u, ma) hợp thành, nên trong tư tưởng Ấn độ đời xưa, chữ Án biểu thị ba tính nam, nữ, trung, hoặc biểu thị ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai; lại phối với ba Phệ đà (Veda), hoặc phối với ba trạng thái tỉnh, mộng, ngủ say; hoặc phối với ba loại: lửa, gió, mặt trời; hoặc phối với thức ăn, nước uống, mặt trăng; hoặc phối với trời, hư không, đất. Về sau, trong Ấn Độ giáo, chữ Án lại được so sánh với ba vị thần: Tì-thấp-nô (Phạm: Viwịu), Thấp-bà (Phạm: Ziva), Phạm (Phạm: Bràhman), cũng tức là ba vị thần cùng một bản thề (Phạm:Trimuti) trông coi việc hộ trì, phá hoại và sáng tạo. [X. kinh Thủ Hộ Quốc Giới Q.9; Bí Tạng Kí Sao Q.9].