Tụng Kinh

(Trước phải: rửa tay, mặt, súc miệng… dưng hương, đèn…như các bài ở khoản trước của “Tịnh đàn” đã chép rõ; kế đọc bài lạy:)

Qui mạng thập phương điều ngự sư, diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp, tam thừa tứ quả giải thoát tăng, nguyện tứ từ bi ai nhiếp thụ.

Cúi lạy: mười phương các “Phật đà”;
Nêu bày “pháp bảo” lẽ cao xa;
Ba thừa, bốn quả “tăng già” chúng.
Xin duỗi từ bi đoái thiết tha!

Nhứt tâm đảnh lễ Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai, Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trú Tam Bảo. (1 lạy)

Nhứt tâm đảnh lễ, Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng, thiên hoa đài thượng, bách bửu quang trung, vạn đức từ dung, thuyết kinh giáo chủ, Bổn Sư Thích -ca Mưu -ni Văn Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Đương Lai Há Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù sư Lợi Bồ -tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ -tát, Hộ Pháp Vi Côn Bồ -tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ -tát. (1 lạy)

Nhứt tâm đảnh lễ, Nam Mô An Dưỡng Quấc, cực lạc giới, đại từ đại bi, đại nguyện đại lực, đại thánh thế tôn, Tiếp Dẫn Đạo Sư, A-di-đà Phật, Đại Bi Quan Thế âm Bồ -tát, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ -tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ -tát, Lịch Đại Tổ Sư Bồ -tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ -tát, Liên Trì Hải Hội Phật Bồ -tát. (1 lạy)

(Hoặc quì hay ngồi, tụng hay tán).

Dưng hương

Lư hương sá nhiệt, pháp giới mông huân, chư Phật hải hội tất diêu văn, tùy xứ kiết tường vân, thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ -tát Ma -ha-tát. (3 lần)

Đỉnh trầm bát ngát, cõi pháp un xông;
Đưa thơm nghe tới Phật hội đồng.
Mỗi chớp tỏa mây hồng…
Lòng tưởng thêm nồng! Phật hiện chứng càng đông.

Nam mô Bổn Sư Thích -ca Mưu -ni Phật. (3 lần)

Bài kệ giở cuốn kinh

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộù, ngã kim kiến văn đắc thụ trì, nguyện giải Như lai chân thực nghĩa,

Lẽ cao, riêng thẳm, lẽ kinh mầu;
Vàn kiếp, vô duyên chẳng gặp đâu!
Đệ tử được trông và được tụng;
Nghĩa hay của Phật nguyện thêm làu.

Quán vô lượng thụ Phật kinh,
thượng phẩm thượng sanh chương

Phật cáo A Nan cập Vi Đề Hy, thượng phẩm thượng sanh chương giả, nhược hữu chúng sanh, nguyện sanh bỉ quốc giả phát tam chủng tâm tức đắc vãng sanh, hà đẳng vi tam, nhứt giả chí thành tâm, nhị giả thâm tâm. tam giả phát nguyện hồi hướng tâm, cụ tam tâm giả, tất sanh bỉ quốc, phục hữu tam chủng chúng sanh, đang đắc vãng sanh, hà đẳng vi tam, nhứt giả từ tâm bất sát, cụ chư giới hạnh, nhị giả độc tụng đại thừa, phương đẳng kinh điển, tam giả tu hành lục niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc, cụ thử công đức, nhứt nhựt nãi chí thất nhựt, tức đắc vãng sanh.

Sanh bỉ quốc thời, thử nhân tinh tiến dũng mãnh cố, A-di-đà Như lai, dữ Quan Thế âm, Đại Thế Chí, vô số hóa Phật, bách thiên bí xu, thinh văn đại chúng vô lượng chư thiên, thất bửu cung điện.

Quan Thế âm Bồ -tát, chấp kim cang đài, dữ Đại Thế Chí Bồ -tát, chí hành giả tiền, A-di-đà Phật, phóng đại quang minh, chiếu hành giả thân, dữ chư Bồ -tát, thọ thủ nghinh tiếp, Quan Thế âm, Đại Thế Chí, dữ vô số Bồ -tát, tán thán hành giá, khuyến tấn kỳ tâm.

Hành giả kiến dĩ hoan hỉ dõng dước, tự kiến kỳ thân thừa, kim cang đài, tùy tòng Phật hậu, như đờn chỉ khoảnh, vãng sanh bỉ quốc.

Sanh bỉ quốc dĩ, kiến Phật sắc thân, chúng tướng cụ túc, kiến chư Bồ -tát, sắc tướng cụ túc, quang minh bữu lâm, diễn thuyết diệu pháp văn dĩ tức ngộ vô sanh pháp nhẫn.

Kinh tu du gian lịch sự chư Phật, biến thập phương giới, ư chư Phật tiền, thứ đệ thọ ký, tuyền lai bổn quốc, đắc vô lượng bách thiên đà la ni môn, thị danh thượng phẩm thượng sanh giả.

(Dịch nghĩa bài kinh trên):

Kinh Quán Vô Lượng Thụ,
chương thượng phẩm thượng sanh

Đức Phật Thích -ca Mưu -ni, bảo cho thị giả là A -nan và, hoàng hậu là Vi -ñeà-hy: “bực thượng phẩm thượng sanh” đó, là có người muốn sanh về nước “An dưỡng” của Phật A -di-đà thì cần phải phát khởi ba cái tâm nguyện nầy: 1. tâm chí thành; 2. tâm thâm tín; 3. tâm hồi hướng phát nguyện. Người nào đã có và thật hành ba tâm nguyện ấy, tất đặng vãng sanh. – Lại có ba hạng người nầy, sẽ được vãng sanh: một, có lòng từ mẫn, không làm điều sát hại, giữ đủ giới hạnh. Hai, đọc tụng các kinh của đại thừa phương đẳng. Ba, tu hành cả sáu niệm (1). Hành đủ công đức ấy, hồi hướng, nguyện sanh về nước kia; từ một ngày đến bảy ngày, liền được vãng sanh.

Trong lúc người ấy, vì lòng dũng mãnh tinh tiến, nên được sanh sang cõi nước của A -di-đà Phật, cùng với: Quan Thế âm, Đại Thế Chí, các đức Hóa Phật nhiều vô số, đại chúng bí xu Thinh văn đông đến hàng trăm hàng nghìn; chư thiên nhiều cũng vô lượng; cho đến cung điện toàn là bảy báu.

Đức Quan Thế âm, tay bưng cái đài hoa sen bằng kim cang, với đức Đại Thế Chí Bồ -tát đều đến tận trước mặt người ấy; Đức Phật A -di-đà phóng ánh ngọc hào quang chiếu đến thân của người ấy. Phật cùng các Bồ -tát nắm tay người ấy để tiếp dẫn. Đức Quan Thế âm và, Đại Thế Chí, với vô số Bồ -tát, đều khen ngợi, khuyến khích, để người ấy gia tâm tinh tiến thêm!

Người ấy được thấy rồi, vui mừng, hớn hở, tự thấy mình ngồi trên đài kim cang, dõi theo sau Phật, chỉ như trong khảy móng, sanh sang nước kia.

Người ấy sanh về Tịnh độ rồi, thấy sắc thân của Phật, hoàn toàn đủ tướng tốt: thấy các Bồ -tát, cũng đủ tướng tốt. Sắc thân tướng hảo của Phật và chư Bồ -tát, đều rực rỡ như rừng châu báu, và đồng nói các pháp rất hay; người ấy được nghe pháp mầu rồi, liền chứng bực “vô sanh pháp nhẫn”.

Trải qua giây phút, người ấy (2) đã thân đến khắp mười phương, để phụng sự chư Phật, và đối trước các đức Phật, được các ngài thụ ký cho. Người ấy được “thụ ký sẽ thành Phật” rồi, trở về bổn quốc là an dưỡng liền đắc vô lượng trăm ngàn pháp đà la ni môn. Thế gọi là “thượng phẩm thượng sanh”.

(Thời tụng kinh sáng, trước khi niệm Phật, đức Vân Thê bảo chúng đọc chương kinh thượng phẩm thượng sanh đó).

1) Lục niệm = Lục niệm là sáu phép mà người tu cư sĩ thường phải tưởng nhớ luôn: một, niệm Phật là: bực thầy cả thương dắt chúng sanh. Hai, niệm pháp là: mẹ sanh cả Phật ba đời. Ba, niệm tăng là: ruộng phước của nhân, thiên. Bốn, niệm chư thiên là: trường thọ an lạc. Năm, niệm giái là: thanh tịnh thân tâm. Sáu, niệm bố thí là: khắp giúp bần cùng.

2) Vô sanh pháp nhẫn = pháp nhẫn tức là huệ tánh: thấy pháp không sanh, tâm trí vắng lặng, xiết chịu bực bất thối, nên gọi là vô sanh pháp nhẫn, chính là bực Bồ -tát a bệ bạt trí.

3) Đà la ni = Dịch là, năng trì, năng cha, nghĩa là: năng giữ được pháp lành, không mất; năng cấm pháp dữ, không làm, lại dịch: tổng trì, nghĩa là: tu học đắc pháp nghĩa nào, đều duy trì không quên.

Bài “thượng phẩm thượng sanh” đó, là giản tiện cho người sơ bộ, còn như người học lực khá, thì giờ rộng, thì có thể thụ trì được: Đại Bi Thập Chú, hoặc phẩm Phổ Môn, lại càng hay, tùy sức, tụng rồi, đều nên tiếp tụng các bài dưới:

Bát nhã ba la mật đa tâm kinh. Quan Tự Tại Bồ -tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thế khổ ách, Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thụ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa, cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn li điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật, y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nốc đa la, tam miệu tam bồ đề, cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thế khổ, chân thực bất hư, cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Đọc chú tâm kinh trên 1 biến; kế đọc 3 biến chú vãng sanh dưới đây:)

Nam mô a mi tô ba va, tá tha ga tá va, tá da va tha, a mi ri tô ba bi, a mi ri tá, sa tam ba bi, a mi ri tá, bi ca ram tê, a mi ri tá, bi ca ram tá, ga mi ni, ga ga na, ky tô ca lê so, va ha.

(Tổ Vân Thê giải thích ý nghĩa chú vãng sanh, xin lược rõ như dưới:

Thần chú nầy, thấy trong bộ “Truyện bất tư nghi thần lực”, ngài Tam Tạng hiệu Cầu -na-bạt-ñaø-la người Thiên Trúc, qua dịch ra chữ Nho bên Tàu, nhằm niên hiệu Nguyên Gia nhà Tống.

Nguyên đề là: “Bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản đắc sanh tịnh độ đà la ni”: phiền não là nhân của nghiệp, thọ báo là quả của nghiệp; nghiệp là sự hành động của: thân tam, khẩu tứ và, ý tam, gọi là “nghiệp chướng”. Trừ nghiệp chướng: cố trừ ngay nơi gốc, tỷ như gốc rễ đứt rồi thì, lá, hoa, trái đều tiêu diệt, nên nói “bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản”. “Đắc sanh tịnh độ”: luân hồi bởi nghiệp chướng; nay nhờ sức thần chú, nghiệp chướng đã không, uế độ phải diệt, nên được sanh tịnh độ.

Kinh nói: “Thiện nam, và tín nữ tụng thần chú nầy, đức A -di-đà vẫn ở trên đỉnh, ủng hộ, hiện đời an ẩn, lâm chung được tùy nguyện vãng sanh…” Đọc ba câu hồi hướng:)

Nhứt hồi hướng chân như thực tế, tâm tâm khế hợp.

Nhị hồi hướng vô thượng bồ đề, niệm niệm viên mãn

Tam hồi hướng pháp giới chúng sanh, cọng thành Phật đạo.

(Một, hướng về “chân như thực tế”:
Vẫn đồng một thể, lẫn khắp mười phương;
Duy tâm, duy vật mất lường,
Khoa học, khoa viên hóa dở;
Cả các giới: thầy, trò, chủ, tớ,
Suốt mọi nơi: nhà, nước, xóm, làng,
Trên trời, dưới đất cả nhân gian,
Trong đạo, ngoài đời minh Phật tánh.
Hai, hướng về “vô thượng bồ đề”:
Lấp cạn sông mê, đắp cao ngàn giác;
Chấp đoạn, chấp thường hết lạc,
Niệm tình, niệm đạo không lầm;
“Kỷ niệm đài” khấn vái lâm dâm,
“Tù hải đảo” nhớ nhưng mơ, mớ;
Lo nù, tưởng kia bao thầy, thợ,
Tròn quỷ, đầy nhân, bấy thánh, hiền.
Ba, hướng về “pháp giới chúng sanh”:
Lắm điều kiện lành, nhiều nhân duyên dữ;
Hữu tình, vô tình các thứ,
Đồng đạo, dị đạo mọi loài;
Cùng họ hàng, sống, thác, xưa nay,
Cả người vật, xa, gần, mới cũ;
Năm châu giác ngộ đời dân chỷ,
Mười hiệu cọng thành quả Phật đứ).

Nam Mô Bổn Sư Thích -ca Mưu -ni Phật chứng minh (3 lần, 3 lạy).