TỪ-ĐIỂN THIỀN VÀ THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO(VIỆT – ANH)

THIỆN PHÚC

– A-

 

A (skt):

  1. Vần bắt đầu của 12 mẫu vận trong Phạn ngữ—The first letter of the 12 Sanskrit Siddham alphabets.
  2. Tất cả những Phạn ngữ khác đều phát sinh từ mẫu tự “A”—All other Sanskrit letters are originated from it.
  3. “A” là tiếng khai khẩu đầu tiên của nhân loại—It is the first sound uttered by the human mouth.
  4. Chữ “A” đứng đầu một chữ có nghĩa phủ định—“A” is a negation if it stands in front of a word.
  5. Chữ “A” là biểu tượng của Vô sanh (hết thảy các pháp không sanh), vô thường, và phi vật chất—“A” symbolizes the unproduced, impermanent, and immaterial.

A Âu: Một tán thán từ của ngoại đạo hay Bà La Môn có nghĩa là không và có (“A” là “Không,” “Âu” là “Có”), đạo Phật lấy hai chữ “Như Thị” đặt ở đầu các kinh—A heretic or brahmanical exclamation. The two letters “A” and “U” fell from the corners of Brahma’s mouth when he gave the seventy-two letters of Kharosthi, and they are said to be placed at the beginning of the Brahmanical sacred books as divine letters, the Buddhists adopting “Thus” instead. A Ba Ba: Ababa or Habava (skt)—See A Ba Ba

Địa Ngục.

A Ba Ba Địa Ngục: Habava or Apapa (skt)—Địa ngục thứ tư trong bát hàn địa ngục, nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được—The fourth of the eight cold hells, where it is so cold that only this sound can be uttered—See Bát Hàn Địa

Ngục.

A Ba Đà Na: Avadana (skt)—See Phược Đà. A Ba Đà Na Kinh: Avadanas-sutra (skt)—Stories of memorable deeds—See Kinh Xuất Diệu. A Ba Hội Thiên: Pure heaven of utmost light— See Cực Quang Tịnh Thiên.

A Ba La: Abhasvara-vimana (skt)—Cõi trời Quang Âm Thiên—The sixth of the Brahmalokas of light and sound (abhasvara) and its devas.

A Ba Ma La: Apasmara (skt)—Nhân từ quỷ— Malevolent demons, epilepsy, and the demons who cause it.

A Ba Na Già Đê: Aparagati (skt)—Tam ác đạo, như súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục—The three evil paths, i.e. animal, hungry ghost, hell.

A Ba Tất Ma La: Apasmara (skt)—Một trong mười lăm loài quỷ thường não loạn trẻ con—One of the fifteen kinds of demons that always tries to disturb children.

A Ba Thoại: Pure heaven of utmost light—See Cực Quang Tịnh Thiên.

A Bà Bà Địa Ngục: See A Ba Ba Địa Ngục. A Bà Dựng Ca La: Abhayam-kara (skt)—Ly Bố Úy—Free from fear.

A Bà Đà Na: Avadana (skt)—A Va Đà Na— Metaphor—Simile—See Thí Dụ.

A Bà Lô Cát Đê Xá Bà La: Avalokitesvara

(skt)—Tên của Quán Thế Âm—Name of Kuan-

Yin.

A Bà Lư Cát Đê Xá Bà La: See A Bà Lô Cát Đê Xá Bà La.

A Bà Ma: Anupama (skt)—Một danh hiệu của

Đức Phật, được định nghĩa là “Vô Đẳng Đẳng”— A title of the Buddha, defined as “Unequalled

rank.”

A Bà Sa Ma La: Apasmara (skt)—Quỷ động kinh—Epileptic demons, demons of epilepsy. A Bàn Đà La: Avantara (skt)—Trung gian—

Intermediate.

A Bát Lợi Cụ Đà Ni: Aparagodana (skt)—See Tứ Châu (3).

A Bạt Da Chỉ Ly: Abhayagiri (skt)—Núi Vô Úy ở

A Nâu La Đà Bổ La, cố đô (kinh đô cổ) của nước

Tích Lan—Mount Fearless in Ceylon at

Anuradhapura.

A Bạt Đa La: Avatara (skt)—Vô thượng—

Peerless.

A Bệ Bạt Trí: Avaivartika or Avivartin, or Aparivartya (skt)—A Bề—A Duy Việt Trí—A Tỳ Bạt Trí—Bất Thối Chuyển.

A Bệ Bạt Trí Bồ Tát: Avaivarti Bodhisattva

(skt)— Bồ Tát luôn hướng về hướng toàn giác— Non-retrogressive bodhisattva—See Bất Thối Chuyển Bồ Tát.

A Bộ Đàm: Át Phù Đà địa ngục—The Arbuda hell—See Địa Ngục.

A Ca Ni Trá: See A Ca Ni Trá Thiên. A Ca Ni Trá Thiên: Akanistha (skt)—Aksanirtha (skt)—See Sắc Cứu Cánh Thiên.

A Ca Sắc: Agham or Akasa (skt)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, agham có hai nghĩa đối nghịch nhau, một là vật chất hữu hình, hai là không giới vô hình— According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Agham has two opposite interpretations, substantial and unsubstantial.

A Ca Xa: Akasa (skt)—Hư không—The sky space—Atmosphere—The air. A Câu Lư Xá: Akrosa (skt)—Mạ lỵ—Scolding— Abusing.

A Chất: Ajatasatru (skt): Ajatasattu (p)—See A

Xà Thế

A Chất Mục Đa: Atimuttaka (p)—A-đề-mâuđa—Acacia flowers—Một loại hoa cõi trời. A Chế Đa: Ajita (skt)—A Dật Đa—See A Kỳ Đa.

A Chi La Bà Đề: Ajitavati (skt)—A Thị Da Phạt Để—A Li Da Bạt Đề—See A Thị Đa Phiệt Để.

A Chiết La: Acara (skt)—Vị A La Hán trong Vương Quốc Andhra: An arhat of the kingdom of Andhra—Người sáng lập tự viện A Chiết La: Founder of the Acara monastery.

A Chu Đà: Tên của Mục Kiền Liên khi còn là một vị Tiên—Name of Mahamaudgalyayana as a rsi.

A Chu Đà Na: See Arjuna.

A Cưu La Gia La: Akulakara (skt)—Quấy rầy (phiền hà): Disturbing, upsetting—Tên của một thứ gió: Name of a wind.

A Da Cát Lợi Bà: Hayagriva (skt)—See Mã Đầu Quan Âm.

A Da Hạ Hàm: See A Gia Hạ Hàm.

A Da Luận: See A Do Luận.

A Dạ Kiện Đa: Ayahkanda (skt)—Thiết tiễn (mũi tên sắt)—An iron arrow.

A Dật Đa: See A Dật Đa Bồ Tát.

A Dật Đa Bồ Tát: 1) Vô Năng Thắng Bồ Tát: Ajita-Bodhisattva; 2) Danh hiệu của Đức Phật Di Lặc: A title of Maitreya Buddha. A Di Đà: Amita, Amitabha, or Amitayus (skt)— Đức Phật A Di Đà—Amitabha Buddha.

A Di Đà Bà: Amitabha Buddha—A Di Đà.

A Di Đà Bổn Nguyện: Những lời cầu nguyện căn bản của Đức A Di Đà. Những lời nguyện căn bản trong tứ thập bát nguyện của Ngài—The original vows of Amitabha Buddha. A Di Đà Bổn Nguyện và Quang Minh Lực: The power of Amitabha Buddha’s original vow and his power of light.

A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Kinh: Amitadundubhi-svararaja-dharani-sutra (skt)—Sutra on Rolling of drums Buddha.

A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh: See A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Kinh.

A Di Đà Đàn Na: Amrtodana (skt)—Cam Lộ Vương, vua xứ Ma Kiệt Đà, cha của A Nậu Lâu Đà, chú của Phật Thích Ca—A king of Magadha, father of Anuruddha and Bhadrika, uncle of Sakyamuni.

A Di Đà Kinh: See Kinh A Di Đà.

A Di Đà Kinh Sớ: Commentary on the Amitabha sutra—Luận giải về kinh A Di Đà.

A Di Đà Như Lai: Amitabha Tathagata.

A Di Đà Phật: Amitabha Buddha—Amitabha là một Phạn ngữ chỉ “Vô Lượng Quang.” Đây là một vị Phật ngự tại Thiên Đường Tây Phương, cõi nước mà chúng sanh sanh vào chắc chắn sẽ đạt thành Phật quả trong một đời. Điều kiện tu tập trong cõi thiên đường này là tốt nhất cho những ai tu tập Phật pháp, y theo những lời nguyện đời trước của Đức Phật A Di Đà. Ngày vía Đức Phật A Di Đà là ngày mười lăm trong tháng—Amitabha is a Sanskrit term for “Limitless Light.” A Buddha who is said to preside over the western paradise of Sukhavati, a realm in which bengs born there are assured of attaining buddhahood in that lifetime. The conditions of the paradise are optimal for practice of Budhism, in accordance with Amitabha’s former vows. Day dedicated to His manifestation (to a Buddha’s vital spirit) is the fifteenth day of the month.

A Di Đà Sưu Tư: Amitayus—A Di Đà.

A Di Đà Tam Muội: Amida-samadhi (jap)— Amitabha-samadhi (skt)—Tam muội mà khi đạt được thì hành giả đồng nhất với đức A Di Đà. Người ta nói đức Thích Ca đã vào tam muội này trước khi thuyết giảng kinh Vô Lượng Thọ—The samadhi in which one attains unity with Amida. It is said that Sakyamuni Buddha entered this samadhi before expounding the Larger Sutra.

A Di Đà Tiểu Bổn Kinh: Sukhavati-vyuha (skt)— Smaller text of Sukhavati-vyuha—See Tiểu Bổn A Di Đà Kinh.

A Diễm Để Ha La: Tên của một loài quỷ bị cháy rụi vì lửa nó ăn vào—Name of a demon burnt up by the fire it eats.

A Do: Ayurveda (skt)—Một trong các bộ kinh Vệ Đà, nói về khoa học và trường thọ—One of the Vedas, the science of life or longevity—See Lục Luận Vệ Đà.

A Do Đa: See Ayuta.

A Do Luận: Ayur-sastra (skt)—Treatise on discussing about the art of long life—Luận trường thọ của kinh Vệ đà (Ấn giáo).

A Du Ca: Vilaksa (skt)—Tất Lạc Xoa—Tất Thích Xoa—Vô Ưu—Dưới gốc cây nầy Thái tử Tất Đạt Đa ra đời—The tree under which Siddhartha was born.

A Du Đà: Ayodhya (skt)—A du đà quốc—A Du Đồ quốc—A Thâu Đồ—A Du Đà có nghĩa là “Không có xung đột.” Kinh đô của xứ Kiều Tát La, tổng hành dinh của Phật giáo thời cổ. Nó là một thành phố quan trọng trong vương quốc Kiều Tát La, nằm về phía đông bắc Ấn Độ trong thời

Đức Phật còn tại thế, bây giờ là vùng Oudh— Ayodhya literally means “No Conflict.” The capital of Kosala, headquarters of ancient Buddhism. It was an important city in the Kingdom of the Kosalas in north-east of India in the time of the Buddha, present Oudh.

A Du Đồ: Ayodhya (skt)—See A Du Đà.

A Du Già: Asoka (skt)—See A Dục Vương.

A Du Già Thụ: See Vô Ưu Thụ.

A Dục Vương: Asoka (skt)—Vị vua thời cổ Ấn Độ, thái tổ của triều đại Maurya. Một quân vương Phật tử, đã cải sang đạo Phật từ Ấn Độ giáo sau một cuộc trường chinh—Emperor of Ancient India, founder of Maurya Dynasty. A great Buddhist ruler, who was converted to Buddhism from Hinduism after a long period of war and conquest.

A Dục Vương Kinh: See Kinh A Dục Vương. A Dục Vương Sơn: Aikuo-zan (jap)—Núi vua A Dục bên Tàu—Asoka Mountain in China.

A Dục Vương Thạch Trụ: Asoka marble pillar— Những trụ đá do vua A Dục của Ấn Độ dựng lên vào khoảng những năm 250 trước Tây Lịch trong vườn Lâm Tỳ Ni của xứ Nepal và những nơi khác, ghi dấu nơi Đức Phật đản sanh năm 624 trước Tây Lịch, những hoạt động hoằng pháp của Đức Phật, cũng như những hoạt động hộ pháp của vua A Dục—Asoka Marble Pillars, erected by Indian king of Asoka in about 250 B.C. in Lumbini garden in present-day Nepal and all over the lace in India, to show that the Buddha was born here in 624 B.C., periods when the Buddha travelled all over India to preach his doctrines, and Asoka’s support of Buddhism.

A Dục Vương Tháp: Ngôi tháp Vua A Dục hay tháp Đại Giác do vua A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề cách nay hơn 2.500 năm tại miền bắc Ấn Độ, bây giờ là một phần của Nepal. Phía sau Tháp Đại Giác, có một tháp nhỏ bằng đá, nằm trong khuôn viên của Bồ Đề Đạo Tràng, với những hình tượng nổi—The stupa of King Asoka or the Maha Bodhi Temple erected by king Asoka in the third century B.C. at

Buddha Gaya where the Buddha attained enlightenment over 2,500 years ago in northern India, present-day part of Nepal. Behind the Maha Bodhi Temple at Buddha-Gaya, there is a small stupa, made of stone with the carved images of Buddhas.

A Dục Vương Truyện: Asoka-vadana-mala (skt)—Legends of King Asoka—Stories of King Asoka.

A Duy La Đề: Abhirati (skt)—A Tỳ La Đề—Cõi Tịnh Độ phương Đông của Đức Phật A Súc (Vô Nộ hay Diệu Lạc Phật)—The eastern Pure Land of Aksobhya.

A Duy Việt Trí: See A Bệ Bạt Trí.

A Đa Đa: Atata (skt)—See Bát Hàn Địa Ngục.

A Đà: Agada (skt)—See A Già Đà. A Đà La: Adara (skt)—Chấp tay chào—To salute with folded hands, palms together. A Đà Na: Adana (skt)—Chấp thủ hay duy trì nghiệp nhân thiện ác: Holding together or maintaining the karma, good or evil—Thân thể của loại hữu tình: Maintaining the sentient organism—Chủng tử hay hạt của cây cối: Maintaining the germ in the seed or plant.

A Đà Na Thức: Adana-vijnana (skt)—Alaya consciousness—Thức có tánh chấp chặt. Tên khác của A Lại Da Thức—Appropriating consciousness.

Another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da

Thức.

A Đề Bạt Trí: See A Bệ Bạt Trí.

A Đề Mục Đa: See A Đề Mục Già.

A Đề Mục Già: Adhimukti or Atimukti (skt).

  1. Tâm giải thoát, được diễn dịch là “Thiện Tư Duy”—Entire freedom of mind, confidence, interpreted as “pious thoughtfulness,” good propensity.
  2. A Đề Mục Già là tên của một loại cây có hoa đỏ, lá màu xanh đậm, hạt ép ra dầu thơm— Atimuktaka, a plant like the “dragon-lick,” suggestive of hemp, with red flowers and bluish-green leaves; its seeds produce fragrant oil, sesame.

A Đề Phật: See A Đề Phật Đà. A Đề Phật Đà: Adi-buddha (skt)—Primordial Buddha—Đây là vị Phật bản sơ của Lạt Ma giáo. Trong cựu phái Kim Cang thừa, A Đề Phật được xem như là ngài Phổ Hiền, hóa thân của đức Phật

Thích Mâu Ni—The primal Buddha of ancient Lamaism. In old Vajrayana, Adi-Buddha was seen as Samantabhadra, a transcendant body of Sakyamuni.

A Để Lý: Atri (skt)—Kẻ nuốt sống: A devourer— Một trong những ngôi sao trong nhóm Đại Hùng: One of the stars in Ursa Major—Một trong những thị giả của Thần Hỏa trong Thai Tạng Giới: One of the assistants of Agni shown in the

Garbhadhatu—Một vị cổ Tiên: An ancient rsi. A Để Sa: Atisa (skt)—A Để Sa, vị sư Phật giáo gốc hoàng gia tại vùng Bengal, Ngài đã đặt ra phương pháp hệ thống hóa sự đại giác. Ngài là trưởng lão của xứ Ma Kiệt đà và là giảng sư rất nổi tiếng của trường Đại học Vikramsila. Ngài đến Tây tạng vào năm 1042 theo lời mời của các nhà lãnh đạo miền Tây của Tây Tạng. Ngài đã ở đấy giảng đạo trong suốt 12 năm sau cùng của cuộc đời. Tại đây ngài đã sáng lập trường phái Kadampa. Những thuyết giảng của Ngài có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Tây Tạng sau nầy. Ngài là nhân vật hàng đầu trong thời kỳ truyền bá Phật giáo sang Tây Tạng lần thứ nhất. Sau khi đến Tây Tạng ngài đã làm việc, cải cách và phục hưng giáo thuyết và phương cách tu tập Phật giáo. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là quyển “Giác Ngộ Đạo Đăng” (đèn sáng cho con đường giác ngộ) trong đó ngài vạch ra con đường tiệm tiến đến Phật quả—A Buddhist scholar of royal family in Bengal, who particularly systematized the method for generating enlightened mind (bodhicitta). He was a patriarch of Magadha and a well-known teacher of Vikramsila University. Atisa arrived in 1042 in response to an invitation from the rulers of western Tibet. He spent the last twelve years of his life there to preach. In Tibet he founded Kadampa school. His teaching tradition had a great influence on Tibetan Buddhism later. He was the leading figure in the “second dissemination” of Buddhism to Tibet. After his arrival he worked to reform and revive Buddhist teachings and practices. His most influential work is “the lamp for the Path to Awakening,” in which he outlined a gradual path to buddhahood.

A Địa Mục Đắc Ca: Atimuktata (skt)—Acacia flowers.

A Điên Ca: See A Điên Để Ca.

A Điên Để Ca: Atyamika (skt)—Tất Cánh— Không có cứu cánh để thành Phật—Endless—At the end there is no mind for attaining Buddhahood. A Gia: Tiếng con gọi người cha—Father—Daddy.

A Gia Hạ Hàm: Xương hàm dưới của người cha (từ chuyện người con nhận bừa cái cầu yên lừa là xương hàm dưới của hài cốt cha mình đã chết nơi chiến trường. Về sau nầy từ ngữ được dùng để chỉ người ngu si, không phân biệt được chân giả)— Stupid person or a thick-headed person. A Già: Nước: Water (Arhya or Argha (skt)—Nghi thức dâng nước thơm trong các buổi lễ: Ceremonial water, e.g. offerings of scented water, or water containing fragrant flowers in ceremonies.

A Già Đà: Agada (skt)—A Yết Đà—Một thứ thuốc phòng ngừa và trị mọi thứ bệnh, mọi thứ độc—Free from disease, an antidote, a medicine that entirely rids of disease, elixir of life, universal remedy (phổ khử).

A Già Đàm: Aghana (skt)—Không rắn, không đặc—Not solid, not dense.

A Già Đàm Ma Văn Đồ: Acala-dharma-mudrasutra (skt)—Thánh Pháp Ấn Kinh—Sutra on sacred Dharma seal—Sutra on seal of the holy law—Sutra on Unmoved Dharma seal. A Già La: Aryacala-bodhisattva (skt)—Bất Động Tôn Bồ Tát—Immovable Bodhisattva—See Bất Động Minh Vương.

A Già La Già: Angaraka (skt)—Hỏa tinh—The planet Mars; a star of ill omen; a representation in the Garbhadhatu.

A Già Lâu: Aguru or Agaru (skt)—Một loại trầm hương: Fragrant aloe-wood; the incense that sinks in water—Tên của một ngọn núi: Name of a mountain.

A Già Lợi Da: Acarya (skt)—A Xà Lê—Giáo Thọ—Spiritual teacher—Master—Preceptor. A Già Ma: Agama (skt)—See A Hàm Kinh. A Già Phôi: Cái bình hay cái bát—The vase or bowl.

A Giác Nữ: Cô gái nhỏ có tóc để xòe ra thành hai góc—A young girl.

A Ha Ha: Ahaha (skt)—Âm thanh của tiếng cười—Sound of laughter.

A Hàm: Agama (skt)—A Cấp Ma—A Hàm Mộ— A Hàm là tên gọi chung của Kinh Tiểu Thừa. A Hàm có nghĩa là Pháp Quy hay muôn pháp đều quy về nơi đây mà không sót; Vô Tỷ Pháp hay diệu pháp không gì sánh bằng; và Thú Vô hay ý chỉ được nói ra cuối cùng không theo về đâu cả— A collection of doctrines, general name for the Hinayana scriptures. Agama means the home or collecting-place of the Law or Truth, the Peerless Law, and the Ultimate or absolute truth.

A Hàm Bộ: See Hinayana.

A Hàm Kinh: Agama (skt)—Nikaya (p)—A Hàm—A Già Ma—A traditional doctrine or precept—Collection of Buddha’s doctrine— Sacred work—Anything handed down and fixed by tradition—There are four Agama sutras:

  1. Trường A Hàm: Dirghagama (skt)—Tập hợp những kinh văn dài, 22 quyểnLong Treatises on cosmogony, 22 books.
  2. Trung A Hàm: Madhya-agama (skt)—Tập hợp các kinh văn không dài không ngắn, 60 quyển—Middle treatises on metaphysics, 60 books.
  3. Tạp A Hàm: Samyuktagama (skt)—Hổn hợp của 3 loại A Hàm kia, 50 quyển— Miscellaneous treatises on abstract contemplation, 50 books.
  4. Tăng Nhứt A Hàm: Ekottaragama (skt)—Sưu tập số của Pháp Môn, 51 quyển—Numerical treatises subjects treated numerically, 51 books.

A Hàm Thời: Thời Đức Thế Tôn nói về kinh A Hàm (Lộc Uyển Thời) trong khoảng 12 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni—The period when the Buddha taught Hinayana doctrine in the Lumbini garden during the first twelve years of his ministry—See Ngũ Thời Giáo.

A Hô: Ahu (skt)—Tán thán từ—Aho! An interjection.

A Hô Địa Ngục: The hell of groaning—See Địa

Ngục (4).

A Hồng: Ahum (skt)—Hai âm “A” và “Hum” là căn bản của hết thảy mọi âm thanh và chữ viết (muôn đức như cát sông Hằng đều bao quát trong hai âm nầy). “A” là sự bắt đầu phát ra âm thanh, “Hum” là sự chấm hết của hơi thở hít vào. Chữ “A” là Đức Tỳ Lô Giá Na, “Hum” là Đức Kim Cang Tát Đỏa, chữ “A” là Bồ Đề Tâm, “Hum” là Niết Bàn, “A” là tuyệt đối hay chân đế, “Hum” là hiện tượng hay thế tục—The supposed foundation of all sounds and writing, “A” being the open and “hum” the closed sound. “A” is the seed of Vairocana, “hum” that of Vajrasattva, “A” being the bodhicitta and “hum” the nirvana, and both have other indications. “A” represents the absolute, “hum” the particular, or phenomenal.

A Kiệt Đa: Agastya (skt)—Vòm Sao Canopus: The star Canopus—Tiếng Sét: Lightning.

A Kiệt Đa Tiên: Agastya-rsi (skt)—Theo Kinh Niết Bàn, A Kiệt Đa là một vị Tiên có sức thần thông dừng nước sông Hằng trong 12 năm, bằng cách cho dòng nước ấy chảy vào một trong hai lổ tai của ông—According to the Nirvana sutra, agastya was one of the genii, who stopped the flow of the Ganges for twelve years by allowing it run into one of his ears.

A Kỳ Đa: Ajita (skt)—Ajeyya (p)—A Chế Đa—A

Dật Đa (Vô năng thắng)—Không bị chế ngự— Không bị khuất phục—Tên của Phật Di Lặc hay của một vị Phật tương lai—Invincible— Irresistible—Not conquered—Unsubdued— Unsurpassed—Name of Maitreya or a future Buddha.

A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La: Ajita-Kesakambali (skt)—Ajita Keshakambalin là một người đồng thời với Đức Phật. Một trong sáu vị sư ngoại đạo nổi tiếng, người chủ trương mọi thứ đều đoạn diệt, cuối cùng chỉ còn lại tứ đại, nên tu hành khổ hạnh, để cho mọi thứ nóng bức thiêu đốt thân thể mà giải thoát—Ajita Keshakambalin was a contemporary of the Buddha. One of the six famous leaders of heretical sects, who taught a more extreme nihilism regarding everything except the four main elements. He did not believe in utility of gifts, in sacrifice, the fruits of good and bad acts, the existence of heavenly worlds or persons possessing higher or supernatural powers. A Kỳ Nễ: Agni (skt)—A Kỳ Ni—Lửa—Fire. A Kỳ Nễ Thần: Thần Lửa—Vị Thần tối cao trong các vị thần trong thần thoại Ấn Độ—The fire-deva.

A Kỳ Ni: Agni (skt)—The gods of fire—See Hỏa

Thần.

A La Ca: Arka (skt)—A Ca—A Già—Hoa trắng—White flower.

A La Già: Raga (skt)—Tham muốn: Desire— Cảm thọ: Feeling—Xan tham: Greed—Giận dữ:

Anger.

A La Ha: Arahant (p)—See A La Hán.

A La Hán: Arhat (skt)—Arahat (p)—Arahant (p)—The perfect one—The worthy one—The perfect understanding one—A saintly man—Một trong những quả vị trên bước đường tu tập. Theo Thượng Bộ, A La Hán là một bậc hoàn thiện hoàn mỹ; nhưng theo Đại Chúng Bộ, A La Hán chưa phải là bậc hoàn mỹ, họ vẫn còn bị những nghi hoặc quấy nhiễu và vẫn còn rất nhiều điều chưa được liễu giải. Chính vì thế mà Phật Giáo Đại Thừa khuyên Phật tử không nên đề cao lý tưởng A La Hán. Thay vì vậy, nên noi gương những bậc đã hiến trọn đời mình, đã hy sinh tự ngã và không ngừng cố gắng nhằm đạt đến mục đích cứu độ chúng sanh cũng như cảnh giới của chư Phật—One of the fruitions of the path of cultivation. According to the Sthaviras, Arhats are perfect beings; but according to the Mahasanghikas, Arhats are not perfect, they are still troubled by doubts and are ignorant of many things. Thus, Mahayana Buddhism advises Buddhists not to hold up Arhats as ideals. Rather those should be emulated as ideals who during aeons of selfsacrifice and continuous struggle to save sentient beings and to attain Buddhahood. A La Hán Đạo: Arahattamagga (p)—Path of Arahantship—Con đường của bậc A La Hán. A La Hán Ha: Arhat (skt)—See A La Hán.

A La Hán Hướng: Một trong bốn hướng. Bậc Thánh của Bất Hoàn tiến lên cắt đứt mọi tàn dư phiền não mà hướng đến quả A La Hán—The direction leading to arhatship, by cutting off all illusion in the realms of form and beyond form.

A La Hán Quả: Ariyaphalam (p)—

Arahattvaphala (skt)— Arahanthood—The fruition of arahantship—The fruit of Arhat discipline—

Người đã đạt được Thánh quả vị thứ tư, không còn tái sanh. Sau khi chết người ấy vào Niết bàn. Đây là quả vị cao nhất cho các hàng Thanh văn. A La Hán là một vị Thánh đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, bằng cách sống đời tịnh hạnh đúng theo lời Phật dạy. Đây là mục tiêu tối thượng của trường phái Theravada, đối lại với quả vị Bồ Tát trong trường phái Đại thừa—Who attains the fourth stage of Sainthood, and is no more reborn anywhere. After his death he attains Parinirvana. The highest rank attained by Sravakas. An Arhat is a Buddhist saint who has attained liberation from the cycle of Birth and Death, generally through living a monastic life in accordance with the Buddha’s teachings. This is the supreme goal of Theravada practice, as contrasted with Bodhisattvahood in Mahayana practice—See Tứ Thánh Quả.

A La Hán Tam Độc: Ch’ang Ch’ing’s Three Poisons, example 95 of the Pi-Yen-Lu—Thí dụ thứ 95 của Bích Nham Lục. Trường Khánh có khi nói: “Thà nói A La Hán có ba thứ độc, chẳng nói Như Lai có hai thứ lời.” Bảo Phước hỏi: “Thế nào là Như Lai nói?” Trường Khánh đáp: “Người điếc đâu được nghe.” Bảo Phước nói: “Biết rõ ông nhằm hai đầu nói.” Trường Khánh hỏi: “Thế nào là Như Lai nói?” Bảo Phước đáp: “Uống trà đi.” Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, Trường Khánh và Bảo Phước ở trong hội Tuyết Phong thường cùng nhau nhắc những công án của cổ nhân để bàn bạc. Trường Khánh nói: “Thà nói A La Hán có ba thứ độc, chẳng nói Như Lai có hai thứ lời.” Tiếng Phạn A La Hán là “Arhat”, Hán ngữ có nghĩa là “Sát tặc,” do công năng mà lập tên, hay đoạn tám mươi mốt phiền não, các lậu đã sạch, phạm hạnh đã xong, đây là bậc A La Hán vô học, Ba độc tức là: tham, sân và si là căn bản phiền não. Tám mươi mốt phẩm còn tự đoạn sạch, huống là ba độc. Trường Khánh nói, “Thà nói A La Hán có ba thứ độc, chẳng nói Như Lai có hai thứ lời.” Đại ý cần nêu lên Như Lai hẳn là nói thật. Kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ đây một sự thật, còn hai thì chẳng chơn.” Kinh lại nói: “Chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba.” Thế Tôn hơn ba trăm hội, xem căn cơ dạy chúng, hợp bệnh cho thuốc, thuyết pháp muôn thứ ngàn loại, cứu cánh không hai thứ lời. Ý của Ngài, các ông làm sao thấy được? Phật dùng một âm diễn nói pháp thì chẳng không. Trường Khánh vẫn còn chưa thấy lời của Như Lai. Tại sao? Giống như người nói ăn, trọn không thể no. Bảo Phước thấy Trường Khánh trên đất bằng nói pháp, liền hỏi: “Thế nào là Như Lai nói?” Trường Khánh đáp: “Người điếc đâu được nghe.” Kẻ nầy biết những lúc khác ở trong hang quỷ làm kế sống. Bảo Phước nói: “Biết rõ ông nhằm trên đầu thứ hai nói.” Quả thật đúng như lời kia, Trường Khánh lại hỏi sư huynh Bảo Phước: “Thế nào là Như Lai nói?” Bảo Phước đáp: “Uống trà đi.” Cán thương đảo ngược bị người khác cướp mất rồi. Trường Khánh mất tất cả mà còn bị tội. Xin hỏi các ông, Như Lai có mấy thứ lời? Phải biết thấy được thế ấy, mới thấy chỗ bại quyết của Trường Khánh và Bảo Phước. Kiểm điểm chính chắn về sau trọn ăn gậy. Phóng một bước nói cùng kia lý hội. Có người nói: “Bảo Phước nói đúng, Trường Khánh chẳng đúng.” Chỉ thiết theo lời sanh hiểu, nói có được có mất. Đâu chẳng biết cổ nhân như chọi đá nháng lửa, tợ làn điển chớp. Người nay chẳng đến chỗ cổ nhân chuyển, chỉ cần chạy dưới câu, nói Trường Khánh khi ấy dùng chẳng tiện, vì thế rơi vào đầu thứ hai. Bảo Phước nói uống trà đi, là đầu thứ nhất. Nếu chỉ xem thế ấy, đến đức Phật Di Lặc hạ sanh cũng chẳng thấy được ý của cổ nhân. Nếu là tác gia thì chẳng khởi loại kiến giải nầy, nhảy khỏi hang ổ ấy, hướng thượng tự có một lối đi. Nếu ông nói người điếc chẳng được nghe, có chỗ nào là không phải? Bảo Phước nói uống trà đi, có chỗ nào là chẳng phải? Càng không dính dáng. Thế nên nói: “Kia tham câu sống, chẳng tham câu chết.” Nhân duyên nầy cùng “khắp thân phải, toàn thân phải” một loại. Không có chỗ cho các ông so tính thị phi. Phải là dước chân các ông lột trần, mới thấy chỗ cổ nhân thấy nhau. Ngũ Tổ Lão Sư nói: “Giống như ngựa đá nhau, phải là mắt nhìn tay nắm.” Công án nầy nếu dùng chánh nhãn xem đó, đều không có chỗ được mất để biện được mất, không có chỗ thân sơ để biện thân sơ. Trường Khánh cũng phải lễ bái Bảo Phước mới được. Vì sao? Vì chỗ khéo này dùng rất tài, giống như điện xẹt sao băng, Bảo Phước quả là trên nanh sanh nanh, trên vuốt sanh vuốt—Ch’ang Ch’ing once said, “Rather say that saints have the three poisons, but do not say that the Tathagata has two kinds of speech. I do not say the Tathagata is speechless, just that he doesn’t have two kinds of speech.” Pao Fu said, “What is Tathagata speech?” Ch’ing said, “How could a deaf man hear?” Pao Fu said, “I knew you were talking on the secondary level.” Ch’ing said, “What is Tathagata speech?” Pao Fu said, “Go drink tea.” According to Yuan-Wu in the Pi-YenLu, Ch’ang Ch’ing and Pao Fu, while in the community of Hsueh Feng, were always reminding and awakening each other, engaging in discussion. Ch’ing said, “Rather say that saints have the three poisons, but do not say that the Tathagata has two kinds of speech. I do not say the Tathagata is speechless, just that he doesn’t have two kinds of speech.” The Sanskrit word for saint is “Arhat,” means killer of thieves; by their virtue and accomplishment they illustrate their name; they cut off the nine times nine, or eightyone kinds of passion, all their leaks are already dried up, and their pure conduct is already established, this is the state of sainthood, where there is nothing more to learn. The three poisons are greed, hatred, and ignorance, the fundamental passions. If they have themselves completely cut off the eighty-one kinds of passion, how much more so the three poisons! Ch’ang Ch’ing said, “Rather say that saints have the three poisons, but do not say that the Tathagata has two kinds of speech.” His general idea was thathe wanted to show that the Tathagata does not say anything untrue. In the Lotus Sutra, it says, “Only this one thing is true; any second besides is not real.” It also says, “There is only one vehicle of truth; there is no second or third.” The World Honored One, in over three hundred assemblies, observed potentiality to set down his teachings, giving medicine in accordance with disease: in ten thousand kinds and a thousand varieties of explanations of the Dharma, ultimately there are no two kinds of speech. His idea having gotten this far, how can you people see? The Buddha widely taught the Dharma with One Voice; this I don’t deny, but Ch’ang Ch’ing actually has never seen the Tathagata’s speech even in a dream. Why? It’s just like a man talking about food, after all that can’t satisfy his hunger. Pao Fu saw him talking about the doctrine on level ground, so he asked, “What is Tathagata speech?” Ch’ing said, “How can a deaf man hear it?” Pao Fu knew that Ch’ang Ch’ing had been making his living in a ghost cave for some time; Pao Fu said, “I knew you were speaking on the secondary level.” And after all, Ch’ang Ch’ing lived up to these words; he asked back, “Elder brother, what is Tathagata speech?” Pao Fu said, “Go drink tea.” Ch’ang Ch’ing had his spear snatched away by someone else, Ch’ang Ch’ing, supposedly so great, lost his money and incurred punishment. No I asked everyone, how many kinds of Tathagata speech are there? You should know that only when you can see in this way, then you will see the defeat of these two fellows. If you examine thoroughly, everyine should be beaten. I’ll let out a pathway, to let others comprehend. Some say that Pao Fu spoke correctly, and that Ch’ang Ch’ing spoke incorrectly; they just follow words to produce interpretations, so they say there is gain and loss. They are far from knowing that the people nowadays do not go to the Ancients’ turning point to look; they just go running to phrase and say, “Ch’ang Ch’ing didn’t immediately act; therefore he fell into the secondary level.” If you only lookat it in this way, even by the time Maitreya Buddha comes down to be born here, you still won;t see the Ancients’ meaning. If you are an adept, you will never entertain such a view; leaping out of this nest of cliché, you’ll have your own road upward. If you say, “What is wrong with ‘How could a deaf man hear?’ What is right about ‘Go drink tea’?” Then you are even further from it. For this reason, it is said, “He studies the living phrase, he doesn’t study the dead phrase.” This story is the same as the story of “It is all over the body; it is all through the body,” there is nowhere you can judge and compare right or wrong. It is necessary for you to be clean and naked right where later teacher Wu Tsu said, “It is like coming to grip on the front line.” It requires a discerning eye and a familiar hand. In this public case, if you see it with the true eye, where there is neither gain nor loss, it distinguishes gain and loss; where there is no near or far, it distinguishes near and far. Ch’ang Ch’ing still should have bowed to Pao Fu to be proper. Why? Because Pao Fu used this little bit o fskill well, like thunder rolling or a comet flying. But Pao Fu couldn;t help but produce tooth upon tooth, nail upon nail.

A La La: Arada-kalama (skt)—Alara-kalama (p)—Uất Đà Ca La La—A La La là tên vị đạo sĩ mà thái tử Sĩ Đạt Đa đã đến hỏi đạo giải thoát ngay sau khi Ngài rời hoàng cung xuất gia để trở thành nhà tu khổ hạnh. Người ta nói đạo sĩ A La La là một triết gia theo phái Số Luận và sống gần thành Tỳ Xá Ly, nay là thành phố Besarh trong quận Muzzaffapur, tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Độ—The name of the hermit to whom Prince Siddhartha visited and asked about the enlightenment immediately after he left his royal palace and became an ascetic. Arada-kalama is said to have been a Samkhya philosopher and to have lived near the Vesali city, modern Besarh in the Muzzaffapur district of Bihar state in the northeast India.

A La La Địa Ngục: Alala(skt)—Apapa (p)—A Ba Ba Địa Ngục—Habava or Apapa—Nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được—Where it is so cold that only this sound can be uttered.

A La Lá: See A La La.

A La Ra Ca Lam: See A La La. A La Thuyết Bộ: Avarasaila or Aparasaila (skt)—Tây Sơn Bộ—See Tây Sơn Trụ Bộ. A Lại Da: Alaya-vijnana (skt)—See A Lại Da

Thức.

A Lại Da Duyên Khởi: Dependent origination from Alaya-vijnana—Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh—Everything arises from conditions and not being spontaneous and self-contained has no separate and independent nature. A Lại Da Ngoại Đạo: Một trong 30 loại ngoại đạo, xem A Lại Da là một chất liệu truờng tồn, sáng tạo và chứa đựng tất cả. Khi được xem như là hiện tượng, thì A Lại Da bao trùm khắp vũ trụ— The alaya heresy, one of the thirty heretical sects which considered the alaya is a sort of eternal substance or matter, creatives and containing all forms; when considered “unrolled,” or phenomenal, it fills the universe. It seems to be of the nature of materialism as opposed to the idealistic conception of the Alaya-vijnana. A Lại Da Tam Tướng: Ba tướng của thức A Lại Da—Three marks of the Alaya-vijnana—See Lại Da Tam Tướng.

A Lại Da Thức: Alaya-vijnana (skt)—A Lợi Da— A Lê Da—A Lạt Da—”Alaya-vijnana” là thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ “Tạng Thức.” Cái tâm thức biến hiện chư cảnh thành tám thức. A-Lại Da hay thức thứ tám được gọi là “Sơ Năng Biến” vì các thức khác đều từ đó mà ra. Một khái niệm về giáo thuyết đặc biệt quan trọng với trường phái Du Già. Thuật ngữ này có khi được các học giả Tây phương dịch là “Tàng Thức,” vì nó là cái kho chứa, nơi mà tất cả những hành động được sản sinh ra. Tàng thức cất giữ những gì được chứa vào nó cho đến khi có hoàn cảnh thích hợp cho chúng hiện ra. Những dịch giả Tây tạng lại dịch nó là “Căn bản của tất cả” vì nó làm nền tảng cho mọi hiện tượng trong vòng sanh tử và Niết Bàn. Qua thiền tập và tham dự vào những thiện nghiệp, người ta từ từ thay thế những chủng tử phiền não bằng những chủng tử thanh tịnh; một khi người ta thanh tịnh hóa một cách toàn diện A Lại Da, thì đó được coi như là “Tịnh Thức.” Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư

Soothill, A Lại Da Thức (sở tri y thức) được diễn dịch như sau: a đàn na thức (chấp trì thức), bản thức (gốc rễ của chư pháp), dị thục thức, đệ bát thức (thức cuối cùng trong tám thức), đệ nhất thức, hiện thức, hữu tình căn bản chi tâm thức, chủng tử thức, tàng thức, tâm thức, trạch thức (là nhà ở của các hạt giống), vô cấu thức, vô một thức, và Như Lai tạng—Alaya-vijnana is a Sanskrit term for “basis consciousness.” The initiator of change, or the first power of change, or mutation, i.e. the alaya-vijnana, so called because other vijnanas are derived from it. An important doctrinal concept that is particularly important in the Yogacara tradition. This term is sometimes translated by Western scholars as “storehouse consciousness,” since it acts as the repository (kho) of the predisposition (thiên về) that one’s actions produce. It stores these predispositions until the conditions are right for them to manifest themselves. The Tibetan translators rendered (hoàn lại) it as “basis of all” because it serves as the basis for all of the phenomena of cyclic existence and nirvana. Through meditative practice and engaging in meritorious actions, one gradually replaces afflicted seeds with pure ones; when one has completely purified the continuum of the alaya-vijnana, it is referred to as the “purified consciousness.” According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist terms composed by Professor Soothill, Alaya-vijnana is interpreted as: adana-vijnana, original mind (because it is the root of all things), differently ripening consciousness, the last of the eight vijnanas, the supreme vijnana, manifested mind, the fundamental mind-consciousness, seeds mind, store consciousness, mind consciousness, abode of consciousness, unsullied consciousness, inexhaustible mind, and Tathagata-garbha. A Lại Da Thức Tam Chủng Cảnh: Ba loại cảnh của a lại da thức: chủng tử (sinh ra hạt giống của tất cả hiện hành pháp hữu lậu và vô lậu), ngũ căn, và khí giới (quả báo của tất cả chúng sanh như núi, sông, cây, cỏ, khí cụ, ăn uống, vân vân)—The three categories of the Alayavijnana: the seed or cause of all phenomena, five organs of sensation, and the material environment in which they depend.

A Lại Da Tứ Phần: Pháp Tướng Tông chia dụng của tâm vương và tâm sở của tám thức ra làm bốn phần—The Dharmalaksana school divides the function of cognition into four parts—See Tứ

Phần.

A Lam: See A La La.

A Lan Nhã: Aranya (skt)—Araa (p)—Araakanga (p)—Arinya (skt)—Chỗ tịch tịnh, thường là trong rừng—Forest—Remote place—A solitary place, usually in the forest—A Lan Nhã có nghĩa là “Rừng,” hay “Nơi hoang dã,” nhưng ở đây A Lan Nhã chỉ một khu rừng yên tịnh được dùng làm nơi tu tập cho các du tăng khất sĩ. Nơi ẩn cư hay nơi dành cho thiền tập—Aranya literally means “Forest,” or “Woods,” or “Wilderness,” but here it refers to the forest as a quiet place of cultivation for wandering monks. A hermitage or a place of retirement for meditation.

A Lan Nhã Đầu Đà: Còn gọi là Viễn Ly Xứ Đầu Đà, tức là ở nơi đồng không mông quạnh xa hẳn nơi dân cư, một trong 12 hạnh tu đầu đà nhằm giúp hành giả thanh tịnh thân tâm và giải thoát khỏi tham dục về ăn uống, áo quần, nơi ở—To dwell as a hermit, one of the twelve ascetic practices help practitioners purify the body and mind and free from the desire of food, clothing and shelter—See Thập Nhị Hạnh Đầu Đà. A Lan Nhã Pháp Bồ Đề Tràng: See Tịch Diệt Đạo Tràng.

A Lan Nhã Xứ: Aranyanatyayatanam (skt)—See A Lan Nhã.

A Lan Nhã Xứ Đầu Đà: See A Lan Nhã Đầu Đà.

A Lê Da: Arya (skt)—A Li Da—A Li Dã—A

Lược—A Di—Tôn Giả—Honourable—Sage—

Sacred—Saintly—Thánh giả, Thánh nhân hay tôn giả (người đã ra khỏi cảnh khổ)—Loyal, honourable, noble—A man who has thought on the four chief principles of Buddhism and lives according to them.

A Lê Da Đà Sa: Aryadasa (skt)—Một vị sư của trường phái Đại Chúng Bộ—A monk of the Mahasanghikah.

A Lê Da Phạt Ma: Aryavarman (skt)—See

Thánh Tào.

A Lê Da Tư Na: Aryasena (skt)—Một vị sư nổi tiếng của trường phái Đại Chúng Bộ—A famous monk of the Mahasanghikah. A Lê Nghi: Alingi (skt)—Ôm ấp: To embrace— Cái trống nhỏ: A small drum—Tên của một loại thiền Mật giáo: Name of a kind of esoteric meditation.

A Lê Thọ: See A Lê Thụ.

A Lê Thụ: Arjaka (skt)—Một loại cây có hoa thơm—A tree with white scented flowers, said to fall in seven parts, like an epidendrum. A Li Da: Arya (skt)—A Li Dã—A Lược—A Di— Tôn Giả—See A Lê Da.

A Li Da Bạt Đề: Ajitavati (skt)—A Thị Da Phạt Để—A Chi La Bà Đề—See A Thị Đa Phiệt Để.

A Lị Da Thức: See A Lợi Da Thức. A Li Sa Ke: Arsagatha(skt)—Tự Nhiên Thành Tựu Chân Ngôn—Natural fulfilment mantra.

A Lợi Da: Alaya (skt)—See A Lại Da Thức.

A Lợi Da Đa La: Arya-tara or Aryavalokitesvara (skt)—Một trong những danh hiệu của Đức Quán Âm—One of the titles of Kuan-Yin.

A Lợi Ni: Alni or Arni (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Arni là một phần của vương quốc cổ Tukhara, tọa lạc nơi nguồn của dòng Oxus—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Arni was a kingdom which formed part of ancient Tukhara, situated near to the source of the Oxus. A Lợi Sa: Arca (skt)—Có liên hệ đến Tiên nhân hay Thánh nhân; đặc biệt chân ngôn thành tựu của các bậc cổ tiên được ghi lại bằng kệ—Connected with the rsi, or holy men; especially their religious utterences in verse.

A Lợi Sa Kệ: 1) Chân ngôn thành tựu của các bậc cổ tiên Thánh hiền: The utterances of the rsi or holy ment written in verse; 2) Danh hiệu của Đức Phật: A title of a Buddha.

A Lợi Sa Trụ Xứ: Trụ xứ hay thành tựu cao nhất—Perfection or the highest position of achievement.

A Lộ Ba: Rupya (skt)—Bạc—Silver. A Lộc Lộc Địa: Nơi mà tất cả mọi thứ đều diễn biến tốt đẹp theo như ý muốn—A land where all goes smoothly along at will. A Luyện Nhã: See A Lan Nhã. A-Luyện-Nhã Tỳ Kheo: Aranya-bhiksu (skt)—A forest Bhiksu—Lâm Tăng hay Sơn Tăng, vị Tỳ Kheo sống độc cư trong rừng—A monk who lives a solitary life in the forest.

A Lư Na: Aruna (skt)—A Lưu Na—Hỏa tinh: Mars—Hướng nam: South—Lửa: Fire—Màu đỏ ửng: Ruddy—Màu ửng hồng của rạng đông:

Dawn-colour.

A Lư Na Bạt Để: Loại nhang có màu đỏ—A redcoloured incense.

A Lư Na Hoa: Aruna-kamala (skt)—Bông sen đỏ—The red lotus.

A Ma: Amba (skt)—Mẹ, một danh hiệu tôn kính—Mother, a title of respect.

A Ma Đa Đa: Mẹ cha—Mother and father.

A Ma Đề Bồ Tát: Abhetti (skt)—Vô Úy Bồ Tát— Vị Bồ Tát vô sở úy, một tên khác của Bồ Tát Quán Thế Âm—Fearless Bodhisattva, another name for Avalokitesvara.

A Ma La: Amala (skt)—Vô cấu (tinh khiết, không tì vết): Immaculate, unstained, spotless—Thanh Tịnh: Pure—Thường Hằng (không thay đổi): Permanent and unchanging.

A Ma La Quả: Amala (skt)—Một loại trái cây ở Ấn Độ thời đức Phật, có hạt như hạt cau, dùng trị cảm lạnh (quả dư-cam-tử, khi mới ăn thấy hơi đắng, nhưng khi nuốt nước vào trong cổ họng thì nghe ngọt, tên khoa học của nó là Emblicaofficinalis hay Phyllanthusemblica)—A kind of fruit in India at the time of the Buddha, which has a nut like the betel nut, used as a cure for colds (its scientific name is Emblicaofficinalis or Phyllanthusemblica).

A Ma La Quán Tự Tại Bồ Tát: Abhetti (skt)— Vô Úy Bồ Tát—See A Ma Đề Bồ Tát.

A Ma La Quốc: Ramagrama (skt)—La Ma

Quốc—Tên của một vương quốc cổ trong vùng bắc Ấn Độ—Name of an ancient kingdom in northern India.

A Ma Lặc: Amalaka (skt)—Pure—Undefiled—

Vô nhiễm.

A Ma Yết Đà: Amagadha (skt)—Phi Khả Hại— Vô Hại—Harmless.

A Mạt La: Amala (skt)—See Am Ma La. A Mạt La Thức: Amala (skt)—Consciousness of purity—Undefiled consciousness—See Vô Cấu

Thức.

A Mật Lợi Đa: Amrta (skt)—Mật Hoa—Nectar— See Cam Lộ.

A Mật Lý Đa: Amrta (skt)—Mật Hoa—Nectar— Ambrosia.

A Mật Lý Đa Quân Trà Lợi: Một trong ngũ Minh Vương—One of the five rajas. A Mục Khư: Amogha (skt)—See A Mục Khư Bạt

Chiết La.

A Mục Khư Bạt Chiết La: Amogha or

Amoghavajra (skt)—Vị Tăng tên Bất Không Kim Cang (Amoghavajra), người Bắc Ấn, đệ tử của trường phái Mật Giáo Phổ Hiền. Ngài Kim Cang Trí rất nổi tiếng và đã sáng lập ra trường phái Mật Giáo Du Già ở Trung Quốc vào khoảng những năm 719-720 sau Tây Lịch. Bất Không kế thừa lãnh đạo trường phái nầy vào năm 732— Amoghavajra, a monk from northern India, a follower of the mystic teachings of Samantabhadra. Vajramati is reputed to have founded the Yogacarya or Tantric school in China about 719-720 A.D. Amogha succeeded him in its leadership in 732.

A Na: Ana (skt)—Hít vào (thở vào)—Inhalation. A Na Ba Na: Anapana (skt)—Sổ tức quán (sự chú tâm vào hơi thở)—Awareness of breathing— Breathing meditation (exhalation and inhalation)—See Quán Sổ Tức.

A Na Bà Bạt Đa: See A Na Bà Đạt Đa.

A Na Bà Đạt Đa: Anavadatta (skt)—Vô Nhiệt Long Vương—Heatless Dragon king.

A Na Bà Đạt Đa Long Vương: Vô Nhiệt Long Vương—Heatless Dragon king. A Na Bà Lâu Cát Để Du: Avalokitesvara (skt)— See Quán Thế Âm.

A Na Già Mê: Anagamin (skt)—Bất Lai—Non- coming—Bất Hoàn—Non-returning—See A Na

Hàm.

A Na Hàm: Anagami (p & skt)—One who does not return—One exempt from transmigration— Never-returner—Non-returner—See Bất Lai.

A Na Hàm Đạo: Anagami-magga (p)—Path of Non-Returner—Bất Lai—Quả vị thứ ba “Bất Lai”—Hành giả cũng đang trong tư thế tu Đạo. Người ấy không còn trở lại sinh tử trong cõi Dục giới nữa—The position of the Way of Cultivation. He no longer has to undergo birth and death in the Desire realm.

A Na Hàm Hướng: Nguời tu hành hướng về quả vị A Na Hàm (hướng vào quả bất lai mà tu hành là hướng thứ ba trong bốn hướng)—One who is aiming at the Anagamin or the fruit of nonreturning.

A Na Hàm Quả: Quả vị bất hoàn—Stage of nonreturner—See Bất Hoàn Quả. A Na Luật: Aniruddha (skt)—See A Nậu Lâu Đà.

A Na Luật Độ: Aniruddha (skt)—See A Nậu Lâu

Đà.

A Na Luật Tôn Giả: Aniruddha (skt)—See A

Nậu Lâu Đà.

A Na Sa Đạt Đa Long Vương: Vô Nhiệt Long Vương—Heatless Dragon king. A Na Tha Tân Đồ Đà: Anathapindada (skt)—A Na Đà Tân Đồ Đà—See Cấp Cô Độc.

A Nã: Anu (skt)—Phân tử hay thành phần gồm bảy nguyên tử—Minute—Infinitesimal—The smallest aggregation of matter—A molecule consisting of seven atoms.

A Nan Bạt Đà: Ananda-bhadra(skt)—Another name for Ananda—A Nan Đà Hiền Giả, tên khác của ngài A Nan.

A Nan Bồ Đề Thụ: Còn gọi là cây Bồ Đề A Nan, vì chính ngài A Nan đã trồng nó—Ananda Bodhi Tree, so called because it was Venerable Ananda who was responsible for the planting of the tree.

A Nan Đà: Ananda (skt & p)—Hoan Hỷ—A Nan là con vua Hộc Phạn (em trai của vua Tịnh Phạn). A Nan là em ruột của Đề Bà Đạt Đa. Ông được chọn trùng tụng về Kinh điển trong lần Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên (4 tháng sau ngày Phật nhập diệt). Người ta nói chính ngài A Nan đã đọc thuộc lòng những bài thuyết pháp của Đức Phật mà về sau được ghi lại thành Kinh Tạng. Ngài là vị Tổ thứ hai sau Đại Ca Diếp. Người ta nói ngài A Nan chứng đạo sau khi Phật đã nhập diệt và ông sống đến 120 tuổi. Phật thọ ký cho ngài sau nầy thành Phật hiệu là Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Phật— Ananda was the son of Dronodana-raja (a younger brother of King Suddhodana). Ananda was a younger brother of Devadatta. In the second year of the Buddha’s ministry, Ananda entered the Sangha together with the other Sakya Nobles (Anuruddha, Devadatta, Bhaddiya, Bhagu, and Kimbala). When the Buddha was fifty-five years old, Venerable Ananda became his chief attendant (he was personal attendant to the Lord Buddha for more than twenty years).

A Nan Đà Bạt Đà: Ananda-bhadra(skt)— Another name for Ananda—A Nan Đà Hiền Giả, tên khác của ngài A Nan.

A Nan Đà Bổ La: Anandapura (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, A Nan Đà Bổ La nằm về hướng đông bắc của Gujerat (bây giờ là Barnagar), gần Kurree, một trong những cứ địa hùng mạnh của phái Jain (ngoại đạo)—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, Anandapura was a place, northeast of Gujerat (presently Barnagar), near Kurree, which was one of the strongholds of the Jain sect (externalists).

A Nan Đà Dạ Xoa: Bạch Xỉ Dạ Xoa hay Dạ Xoa răng trắng—A yaksa, called White Teeth. A Nan Đà Kinh: Ananda-sutta (p)—Sutra to Ananda on Mindfulness Breathing.

A Nan Đà Mục Khư Ni Ha Li Đà La Ni Kinh: Ananta-mukha-nirhara-dharani-sutra (skt)—Tên của một bộ kinh trong đại tạng Trung Hoa—Name of a sutra in Chinese Pitaka.

A Nan Ta Già: Anandasagara (skt)—Name of a monk—Tên của một vị Tăng. A Nậu Đa La: Vô Thượng Sư—Bậc thầy cao tuyệt—Peerless master—Supreme master—

Unsurpassed master.

A Nâu Đạt: Anavatapta (skt)—See A Nâu Đạt Long Vương.

A Nâu Đạt Long Vương: Anavadatta-nagaraja (skt)—Anavatapta-nagaraja (skt)—Vô Nhiệt Não Long Vương—Vị vua rồng không có não nhiệt— Heatless and Without Rage Dragon king. A Nậu: Anu-raja (skt)—Dusts—Motes of dust— See Vi Trần.

A Nậu Bồ Đề: Anuttara-Samyak-Sambodhi (skt)—See A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. A Nậu Đa La: Anuttara (p)—Vô Thượng Sĩ— Unsurpassed One.

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề: AnuttaraSamyak-Sambodhi (skt)—Giác ngộ chánh đẳng chánh giác—Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, trạng thái chứng ngộ của chư Phật—Complete enlightenment—Supreme—Perfect wisdom—The truth—The state of truth—A state of enlightenment reserved only for Buddhas— Supreme correct enlightenment—Unsurpassed Perfectly Enlightened One.

A Nậu Đạt: See A Nâu Đạt Long Vương. A Nậu Đạt Trì: Anatattha (skt)—Manasarovara or Manasa-saro-vara (skt)—See Vô Nhiệt Trì. A Nậu La Đà Bổ La: Anuradhapura (skt)—Kinh đô cổ của nước Tích Lan, nằm về bắc đảo. Vùng nầy là thủ phủ của Tích Lan và là khởi điểm truyền bá của Phật giáo từ khi mới truyền vào cho mãi đến cuối thế kỷ thứ X—A northern city and the old capital of Ceylon, at which tradition says Buddhism was introduced into the island until the end of the tenth century.

A Nậu Lâu Đà: Aniruddha (skt)—Anuruddha (skt)—1) Vô Diệt, vô chỉ tức: No cessation, unceasing; 2) Tên của một vị Tăng nổi tiếng, em họ của Phật Thích Ca và cũng là một trong thập đại đệ tử của Ngài: Name of a famous monk, a cousin of Sakyamuni and one of the Buddha’s ten great disciples—See Thập Đại Đệ Tử.

A Nê Lâu Đậu: See A Nậu Lâu Đà.

A Nê Lô Đậu: See A Nậu Lâu Đà.

A Nhã Câu Lân: See A Nhã Kiều Trần Như. A Nhã Kiều Trần Như: Ashavajit (skt)—Tên của một trong năm đệ tử Phật nổi tiếng là Liễu Pháp (Ajnata-Kaundinya), là thái tử của xứ Ma Kiệt Đà, và là cậu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành Phật. Ông là người nghe được bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc Uyển mà đắc được “Pháp Nhãn.” Và ông cũng tái sanh thành Phật dưới tên Samanta-Prabhasa—A famous disciple named Ajnata-Kaundinya, one of the first five disciples of the Buddha, who heard the Buddha’s first sermon at the Deer Park to attain “Dharma-eye.” He was a prince of Magadha, a maternal uncle of Sakyamuni. Ashavajit, one who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is to be reborn as Buddha under the name of

Samanta-Prabhasa—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

A Nhĩ Ni: See Hỏa Thần. A Noa: Anu-raja (skt)—Dusts—Motes of dust—A Nậu—See Vi Trần.

A Phạ Lư Tích Đế Thấp Phạt La: See Quán Thế Âm.

A Phạt La Thế La: Avarasailah (skt)—Trường phái Đường Tháp của những người bên Tây Sơn Tự ở nước Đà Na Yết Kiệt Ca (vùng phía nam Ấn

Độ). Đây là một nhánh của trường phái Tiểu Thừa Nguyên Thủy—The school of the dwellers in the Western mountains in Dhankataka (south of India); it was a subdivision of Mahasanghika. A Phù Đà Đạt Ma: Supernatural phenomenon— See A Tỳ Đạt Ma.

A Phù Đà Địa Ngục: Arbuda (skt)—Nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters.

A Phù Đạt Ma Kinh: Adbhutadharma (skt)—A

Phù Đạt Ma—Kinh Vị Tằng Hữu Pháp— Collection of the description of marvellous phenomena—Rare and wonderful dharmas. A Phù Địa Ngục: Arbuda (skt)—Át Bộ Đàm— Groaning hell—Địa ngục nơi chúng sanh luôn than khóc—Hell where beings always utter deep sounds expressing pain.

A Phược La Ha Khư: Avarahakha (skt)—Một loại chú kết hợp sức mạnh của đất, nước, lửa, gió, và hư không—A spell uniting of the powers respectively of earth, water, fire, air, and space.

A Sa Ca Na Sơn: Asvakarna (skt)—Mã Nhĩ

Sơn—Tiếng Phạn âm là Ngạch Thấp Phược Yết Nô, tức núi Cửu Sơn, dáng núi hình như tai ngựa, một trong bảy vòng núi bao quanh núi Tu-Di— One of the seven concentric rings around Mount Meru.

A Sa Đà: Asadha (skt).

  1. Tháng tư của Ấn Độ, khoảng tháng sáu và tháng bảy: The fourth month of India, part of June and July—See Thập Nhị Nguyệt.
  2. Chòm sao của Ấn Độ gồm sao “Ky” và sao “Đẩu.”—Asadha, an Indian constellation in Sagittarius—See Twenty-eight constellations.
  3. Tên của một vị Tỳ Kheo Ấn Độ. Người ta nói ông A Sa Đà được độ bởi một vị Tỳ Kheo Ni—Name of an Indian monk. It is said he was converted by a nun. A Sa La: Asaru or Asara (skt)—Cây thầu dầu— The castor-oil plant.

A Sa Ma Bổ Đa: Asamapta (skt)—Không dứt— Incomplete—Unended.

A Sa Ma Sa Ma: Asamasama (skt)—Một trong những danh hiệu của Đức Phật, được định nghĩa là “Vô Đẳng Đẳng”—One of the titles of a Buddha; it is defined as “Unequalled Rank.”

A Sa Phả Na Già: Asvasa-apanaka (skt)—Quán sổ tức—Contemplation by counting the breathings—See Quán Sổ Tức. A Sa Phạ: Asava (skt)—Ba phần thống nhiếp tất cả chân ngôn của Thai tạng Giới: Chữ “A” của Mật giáo là Như Lai. Chữ “Sa” là Liên Hoa bộ. Chữ “Phạ” là Kim Cang Bộ—A formula covering the three sections of the Garbhadhatu: “A” means the Tathagata section. “Sa” means the Lotus section. And “Va” means the Diamond section. A Sai Mạt: Aksayamati (skt)—Bất Thối Chuyển: Unceasing devotion, with an unfailing mind—Tên của một vị Bồ Tát: Name of a Bodhisattva. A Súc: Aksobhya (skt)—A Súc Tỳ—A Súc Bà.

  1. Một trong năm vị Phật, ngài trụ tại cõi nước A Tỷ La Đề hay Thiện Khoái Quốc ở phương đông. Trong Kinh Pháp Hoa, ngài là Bồ Tát Trí Tích, con trai của Đại Thông Trí Thắng trước khi thành Phật—One of the five Buddhas, hia realm Abhirata, Delightful, now being in the east. He represented in the Lotus Sutra as the eldest son of Mahabhijnabhibhu, and was the Jnanakara Bodhisattva before he became Buddha.
  2. Bản chất của Ngài gồm: Bất Động, Vô Động, và Vô Nộ—His natures include Unmoved, Imperturbable, and Free from anger. A Súc Bà Phật: See A Súc Bệ Phật.

A Súc Bất Động Như Lai: See A Súc Bệ Phật.

A Súc Bệ Phật: Aksobhya-Buddha (skt)—

Akkhobha-buddha (p)—Bất Động Tôn Như Lai—

Đông Phương A Sấm Phật—Vô Nộ Phật— Aksobya Buddha in the East—Immovable Buddha—Imperturbable Buddha—Đức A Súc Bệ

Phật của thế giới Diệu Hỷ, ngự trị nơi Đông Độ. Ngài là một trong năm vị Phật Thiền Định hay Siêu Việt. Ngài luôn tỉnh lặng, thanh khiết và vô tham dục. Trong Phật giáo, thiên đường không nhằm chỉ một địa danh, mà là một trạng thái của tâm thức. Ngày vía Đức A Súc Bệ Phật là ngày mồng bốn trong tháng—The Imperturbed (Unperturbed or motionless) Buddha who is always calm, serene and absence of passion. In Buddhism, paradise is not understood as a location but rather as a state of consciousness. Day dedicated to His manifestation (to a Buddha’s vital spirit) is the fourth day of the month.

A Súc Phật Quốc Kinh: Aksobhya-tathagatasyavyuha-sutra (skt)—Sutra on Aksobhya-Buddha land—Sutra on Imperturbable Buddha realm.

A Sư: Tiếng dùng để gọi một vị Tăng—Monk.

A Tăng: Asanga (skt)—See Vô Trước.

A Tăng Già: Asanga (skt)—See Vô Trước.

A Tăng Khư: Asanga (skt)—See Vô Trước. A Tăng Kỳ: Asankhya (skt)—Vô lượng—Vô số kể—Có 47 con số “không” theo sau số “một” làm

thành một A Tăng Kỳ—Innumerable— Countless—There are 47 number “zero” after number “1” to make one asankhya. A Tăng Kỳ Kiếp: Vô lượng kiếp—Asankhyeya kalpas (skt)—Countless eons. A Tăng Kỳ Sinh:Asamkheya (skt)—Countless— Exceedingly numerous—Innumerable.

A Tha Bà Phệ Đà: Atharvaveda or Atharvana (skt)—A Đạt Ba Tỳ Đà—A Thát Ba Đà—Kinh Vệ Đà thứ tư. Kinh nầy nói về thuật chú loại bỏ tai ương (đây là giáo điển của Bà La Môn ghi chép chú văn của việc tế tự và phép cầu đảo để tránh ác quỷ hay tai họa)—The fourth Veda, dealing with sorcery or magic.

A Thát Bà Phệ Đà: Atharvaveda or Atharvana (skt)—A Đạt Ba Tỳ Đà—A Thát Ba Đà—See A Tha Bà Phệ Đà.

A Thát Bà Phệ Đà Kinh: See A Tha Bà Phệ Đà. A Thấp Bà: Asva (skt)—Con ngựa—A horse.

A Thấp Bà Củ Sa: Asvaghosa (skt)—Asvaghosa Bodhisattva—See Mã Minh Bồ Tát.

A Thấp Bà Mê Đà: Asvamedha (skt)—Tục lệ tế ngựa cổ truyền của Hoàng Gia Ấn Độ—The ancient Indian royal horse-sacrifice.

A Thấp Bà Thị Đa: Asvajit (skt)—A Thấp Phạ Phạt Đa—A Thấp Bà Thị—Chánh Ngữ Mã Sư— Mã Thắng—See A Thuyết Thị. A Thấp Ma: Asman (skt)—Hòn sỏi, cục đá—A stone—A rock.

A Thấp Ma Yết Bà: Asmagarbha (skt)—Ngọc Bích: Emerald—Mã Não: Agate. A Thấp Phạ Du Nhã: Asvayuja (skt)—See Thập Nhị Nguyệt (7).

A Thấp Phạ Phạt Đa: Asvajit (skt)—A Thấp Bà Thị Đa—A Thuyết Thị—A Thấp Bà Thị—Đoạt được ngựa trong cuộc tranh tài—Gaining horses by conquest.

A Thấp Phược Thị: Asvajit (skt)—See A Thuyết Thị.

A Thâu Kha: Em trai vua A Dục. Người ta nói Ma Thâu Kha lên ngôi được bảy ngày thì nhường ngôi cho vua A Dục—Younger brother of Asoka. He is said to have reigned for seven days and then resigned to Asoka.

A Thế Da: Asaya (skt)—Ý lạc: Pleased to (desire to, pleasure)—Chủng tử: Seed. A Thi La Bà Na: Sravana (skt)—See Thập Nhị

Nguyệt (5).

A Thỉ Tống Niệu: Đại tiện và tiểu tiện—To go to stool and to urinate.

A Thị Đa: Ajita (skt)—Name of Maitreya or a future Buddha—Không bị chế ngự—Không bị khuất phục—Tên của Phật Di Lặc hay của một vị Phật tương lai.

A Thị Đa Phạt Để: Ajiravati (skt)—A Li Da Bạt Đề—See A Thị Đa Phiệt Để.

A Thị Đa Phiệt Để: Ajitavati (skt)—Còn gọi là A Li Da Bạt Đề—A Thị Da Phạt Để—A Chi La Bà Đề—Tên sông A Li La Bạt Đề (thời Đường gọi sông nầy là Vô Thắng), chảy ngang qua thành Câu Thi Na. Chính tại bờ Tây con sông này, trong rừng Ta La Song Thọ, Đức Thế Tôn đã nhập diệt—The river Hiranyavati which runs through Kusinagara. It was on the western bank of this river in “Sala Forest” where the Buddha entered into Nirvana.

A Thuận Na: Arjuna (skt).

  1. Màu trắng bạc: White—Silvery.
  2. Một loại cây: A kind of tree—Arjuna—Một loại cây quý bên Ấn Độ. Ngài Long Thọ đản sanh dưới cội cây nầy nên mang tên Nagarjuna—A noble tree in India. Nagarjuna obtained this name because he was born under the foot of this tree.

A Thúc Ca: Vô Ưu Tử Phương Ưng—Tên của một vị vua Ấn Độ lên ngôi năm 273 trước tây lịch, xuất gia năm 261 trước tây lịch và thọ giới Tỳ

Kheo năm 259—Name of an Indian king who enthroned in 273 B.C., renounced the world (left the secular life) in 261 and received Bhiksu full precepts in 259 B.C.

A Thuyết La Bộ: Aisvarikas (skt)—Một trường phái thờ Thần ở Népal, đặt A Đề Phật lên hàng Tối Thánh—A theistic school of Nepal, which set up Adi-Buddha as a supreme divinity.

A Thuyết Tha: Asvattha (skt)—A Thấp Ba Tha— A Xá Ba Đà—A Thâu Tha—1) Cây Bồ Đề:

Bodhi-tree; 2) Vô Tội Thụ, gọi là cây vô tội vì bất cứ ai đi quanh nó ba vòng sẽ hoàn toàn rũ bỏ mọi tội lỗi: No-sin tree, because whoever goes around it three times is rid of sin.

A Thuyết Thị: Asvajit (skt)—A Thấp Phạ Phạt Đa—A Thấp Bà Thị Đa—A Thấp Bà Thị—Chánh Ngữ Mã Sư—Mã Thắng—Còn gọi là Mã Sư, âm tiếng Phạn là Ngạch Tỳ, ngài Mã Thắng có phong thái đoan chính uy nghi, như người thầy hướng dẫn cho mọi người. Ngài Xá Lợi Phất lúc bị mất thầy dạy đang đi thất thểu ngoài đường thì gặp được ông Mã Thắng với vẻ uy nghi, bèn đến gần hỏi đạo. Một lần khi Tăng đoàn đang đi vào thành khất thực, một vị trưởng lão nhìn thấy ngài Mã Thắng, liền sanh lòng hoan hỷ, bèn phát tâm dựng 60 phòng ở cho Tăng đoàn. Bồ Tát Mã Thắng là thầy của ngài Xá Lợi Phất, cũng là một trong năm vị Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên và có cùng huyết tộc với Đức Phật—Horse-breaker or Horse-master, name of several persons. Name of one of the first five disciples and relative of Sakyamuni; teacher of Sariputra—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

A Tra Bà Câu: Atavika (skt)—Vô Tỷ Lực—Lực không thể so sánh được—Incomparable power. A Tra Phạ Ca: See A Tra Bà Câu.

A Trí La Phạt Để:Aciravati (p)—A-Di-La-BàĐề—Tên của một trong năm con sông lớn tại Ấn Độ—Name of one of the five big rivers in India.

A Tu La: Asura (skt & p)—A Tu Luân—A Tô La—A Tố La—Asuras—The realm of demigods—War gods—Á thần A Tu La, người hay nổi cơn giận và bản tính thích đánh lộn. Chữ A Tu La có nghĩa là xấu xí, không thánh thiện. Đây là một trong sáu nẻo luân hồi của chúng sanh, những nẻo khác là chư thiên, nhân, súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục—An inverterately angry person, subject to frequent outburst of anger. A devil (unruly being) who is fond of (love to) fighting by nature. The word “Asura” means “ugly” or “ungodly.” This is one of the six destinies (gati) of sentient beings, the others being gods, humans, animals, hungry ghosts, and hell beings. A Tu La Đạo: Asura-gati (skt)—Asura path.

A Tu La Giới: Asura-loka (skt)—Cõi A-Tu-La— Titanic Demons—The realm of Asura—See A Tu

La.

A-Tu-La Pháp Giới: Pháp giới của loài A-tu-la— The Dharma Realm of Asuras.

A Tu La Ứng Thân: The body of Asuras—Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Sáu, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã bạch trước Phật về việc ứng thân làm A Tu La nói pháp, khiến cho chúng sanh được thành tựu—According to The Surangama Sutra, book Six, Avalokitesvara Bodhisattva vowed in front of the Buddha about his appearance as an asura before sentient beings and speak Dharma for them, enabling them to accomplish their wish—See Tam Thập Nhị Ứng

Thân.

A Tu La Vương: King of titans (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 1)—Các A-Tu-La vương nầy đều đã siêng năng xô dẹp ngã mạn và những phiền não—They had all worked energetically to conquer pride and other afflictions. A Tu Vân: Asvin (skt)— Thần Hải Lộ: Sea-route spirit—Thần Y Dược: Medicine spirit. A Túc Tra: Arista(skt)—Arittha (p)—Tên của một trong một trăm vị độc giác Phật đã trú ngụ một thời gian dài trên núi Isigili—Name of one of one hundred pratyeka-buddhas who stayed a long time in Mount Isigili.

A Tư Đà: Asita (skt)—Một ẩn sĩ thông thái trong thành Ca Tỳ La Vệ, bây giờ thuộc Nepal. Khi Thái tử Sĩ Đạt Đa đản sanh, vua Tịnh Phạn đã cho mời ông đến xem tướng Thái tử. A Tư Đà nhận biết 32 tướng tốt nơi một bậc vĩ nhân của Thái tử, tiên đoán rằng Thái tử Sĩ Đạt Đa sẽ trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương trong cõi thế vào tuổi 29, nhưng nếu xuất thế Ngài sẽ đạt được trí tuệ tối thượng và sẽ thành Phật—Asita, a hermit sage, or the seer, of Kapilavastu, modern Nepal. When Prince Siddhartha was born, King Shuddhodana asked Asita to come and examine the newborn child’s physiognomy. Asita, perceiving the thirty-two features of a great man, foretold that if the boy remained in the secular world, he would become a wheel-turning

(supreme) king by the age of twenty nine, but if he renounced the secular life, which was more probable, he would achieve supreme wisdom and attain Buddhahood.

A Tư Đà Đạo Sĩ: Asita (skt)—See A Tư Đà.

A Tư Tiên: Asita-rsi (skt)—A Tư Đà—A Thị Đa.

A Tỳ: Avici (skt)—See A Tỳ Địa Ngục.

A Tỳ Bạt Trí: See A Bệ Bạt Trí. A Tỳ Du Già Atiyoga (skt)—A Để Du Già—Đại Thành Tựu Pháp—Great accomplishment dharma. A Tỳ Đại Thành: Địa ngục có nhiều tường vách cao, một khi đã bị đọa vào không thể thoát ra được—The avici hell with high walls, out of which there is no escape.

A Tỳ Đàm: Abhidharma (skt)—Tạng thứ ba trong ba tạng kinh điển Phật giáo (Tam Tạng Kinh Điển), hay là Luận Tạng của trường phái Nguyên Thủy, hai tạng kia là luật tạng gồm những giới luật Phật chế ra cho tín đồ, và kinh tạng gồm những bài thuyết pháp, bài giảng hay các cuộc đối thoại của Phật. Đây là những lời luận giải về kinh điển, hay những bài thuyết giảng của Đức Phật. A Tỳ Đàm nói về triết lý và tâm lý, A Tỳ Đàm chứa đựng toàn bộ hệ thống luyện tâm, gồm những minh giải có tính chất siêu hình và trừu tượng cao độ về giáo lý Phật giáo. A Tỳ Đạt Ma được dịch sang tiếng Trung Hoa như là Đại Pháp hay Vô Tỷ Pháp (Vô Đối Pháp). Tuy nhiên, trong những tác phẩm Phật giáo Đại Thừa về sau này, người ta thường gán cho từ “A Tỳ Đạt Ma” là giáo thuyết Tiểu Thừa. Kỳ thật, đây chính là những lời giảng và phân tích về các hiện tượng tâm thần và tâm linh chứa đựng trong những thời thuyết pháp của

Phật và các đệ tử của Ngài—The third of the three baskets or Tripitaka, of Buddhist literature of the Theravadan School, the other two being the Vinaya, that is, the precepts or moral rules given by the Buddhs to his followers; and the sutras, which consists of the collection of the Buddha’s sermons, and dialogues. It contains commentaries on the sutra-pitake, or the sermons of the Buddha. Philosophically and psychologically speaking, it contains an entire system of mind training. Abhidharma was translated into Chinese as Great Dharma, or Incomparable Dharma. However, in many later Mahayana works, the term

“Abhidharma” is always referring to Hinayana teachings. As a matter of fact, Abhidharma consists of books of psychological analysis and synthesis. Earliest compilation of Buddhist philosophy and psychology, concerning psychological and spiritual phenomena contained in the discourses of the Buddha and his principal disciples are presented in a systematic order. A Tỳ Đàm Cam Lộ Vị Luận: See A Tỳ Đạt Ma Cam Lộ Vị Luận.

A Tỳ Đàm Luận Sư: See Luận Sư. A Tỳ Đàm Ngũ Pháp Hành Kinh: See A Tỳ Đạt Ma Ngũ Pháp Hành Kinh.

A Tỳ Đạt Ma: Abhidhamma (p)—Vi Diệu Pháp— Analytic doctrine of the Buddhist canon—See A Tỳ Đàm.

A Tỳ Đạt Ma Bát Kiền Độ Luận: Abhidharma stagrantha (skt)—Được ngài Ca Chiên Diên biên soạn—Written by Katyayana. A Tỳ Đạt Ma Cam Lộ Vị Luận: Abhidharma mrta-sastra (skt)—Name of a work of commentary written by Srighosaka—Tên của một bộ luận được ngài Cù Sa biên soạn.

A Tỳ Đạt Ma Cam Lộ Vị Sinh Luận:

Abhidharma mrtara-sastra (skt).

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá: Abhidharma-Kosa (skt)— A-Pi-Ta-Mo-Ku-She-Lun—A Tỳ Đạt Ma Câu Xá (Tổng Minh Luận)—Abhidharma Storehouse Treatise or treasury of Abhidharma—Discourse on the repository of Abhi-dharma discussions. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Hiển Tông Luận: Abhidharma-Kosa-samaya-pradipika-sastra (skt)—Do Ngài Chúng Hiền biên soạn. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận: Abhidharma-kosasastra (skt)—Treasure Chamber of the

Abhidharma—See Câu Xá Luận.

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Bản Tụng: Abhidharma-kosa-karika (skt)—Name of a work of commentary.

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Chủ Yếu Nghĩa

Đăng: Abhidharma-kosa-marmapradipa (skt)—

Được viết bởi ngài Trần Na vào giữa thế kỷ thứ VI—Written by Dignaga in the middle of the sixth century.

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thích: AbhidharmaKosa-bhasya (skt).

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thực Nghĩa Sớ: Abhidharma-kosa-bhasyatika-tattva-rthanama (skt)—Được viết bởi ngài An Huệ—Written by Sthiramati—See An Huệ Bồ Tát.

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Tổng Minh Luận:

Abhidharma-Kosa-sastra (skt)—Kusha-ron (jap)— Treasure chamber of of the Abhidharma—Từ

Phạn ngữ có nghĩa là “Tạng Vi Diệu Pháp,” một trong những tác phẩm Phật giáo quan trọng, được Ngài Thế Thân viết trước khi Ngài chuyển qua Đại Thừa. Kho báu A Tỳ Đạt Ma, phản ảnh việc chuyển từ Tiểu Thừa (Hinayana) sang Đại Thừa (Mahayana). Ngài Thế Thân soạn bộ luận này tại

Kashmir vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch— Abhidharma Storehouse Treatise or treasury of Abhidharma. A Sanskrit term for “Treasury of Higher Doctrine,” one of the most important works of Buddhist scholasticism prior to his conversion to Mahayana. Treasure chamber of the Abhidharma which reflects the transition from the Hinayana to the Mahayana, composed by Vasubandhu in

Kashmir in the fifth century A.D. A Tỳ Đạt Ma Cúng Sự Tỳ Bà Sa: Abhidharmaprakarana-pada-vibha-sastra (skt). A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận: Abhidharma mahavibhasa-sastra (skt)—A-Pi-Ta-Mo-Ta-Pi-PoSha-Lun—Bà Sa Luận—Đại Tỳ Bà Sa Luận, được viết bởi Parsva, được dịch ra Hán văn thành 200 quyển—Parsva’s Great Commentary (Mahavibhasa), translated into Chinese with 200

volumes.

A Tỳ Đạt Ma Đối Pháp Luận: Abhidharmasamuccaya-vyakhya (skt).

A Tỳ Đạt Ma Giáo Nghĩa Cương Yếu: Abhidhammattha-samgaha (skt)—Collection of the Significance of Abhidharma— An

Encyclopedia of the Abhidhamma—A Tỳ Đạt Ma Thắng Pháp Tập Yếu Luận—Một trong những bộ luận quan trọng nhất trong ngôn ngữ Nam Phạn, do một luận sư người Tích Lan tên A Nậu Lâu Đà soạn vào khoảng năm 1100 sau Tây Lịch, giới thiệu tổng quát giáo nghĩa của phái A Tỳ Đàm— One of the most important commentaries in Pali language, composed by Anuruddha, a native of Ceylon, in about 1100 AD, introduced an overview of Abhidhamma.

A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận: Abhidharmadhatukayapada sastra (skt)—Book of elements— Tương đương với bộ A Tỳ Đạt Ma Giới Thuyết Luận của trường phái nguyên thủy, do ngài Thế Hữu biên soạn—Saravastivada’s Abhidharma which is corresponding to Abhidharmadhathukatha of Theravada school, written by Vasumitra.

A Tỳ Đạt Ma Giới Thuyết Luận: Abhidhammathukatha (p)—Abhidhamma book of elements— Một trong bảy bộ A Tỳ Đàm của Phật giáo nguyên thủy được ngài Thế Hữu viết bằng tiếng Nam Phạn—One of seven Abhidhamma books of Theravada school written in Pali language by Vasumitra.

A Tỳ Đạt Ma Hiển Tông Luận: Abhidharmakosa-samaya-pradipika-sastra (skt)—Do Ngài Chúng Hiền biên soạn—See A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận.

A Tỳ Đạt Ma Kinh: Abhidharma sutra.

A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng: Abhidharma-pitaka(skt)—Abhidhamma-Pitaka (p)—See Luận Tạng A Tỳ Đạt Ma.

A Tỳ Đạt Ma Ngũ Pháp Hành Kinh: Abhidharma-paca-dharma-carita-sutra sastra

(skt)—Tên của một bộ luận viết về giáo lý của

Nhất Thiết Hữu Bộ—Name of a work of commentary written on the Sarvastivada’s doctrine.

A Tỳ Đạt Ma Nhân Thi Thiết Luận: Abhidhamma-puggala-pannati (p)—Abhidhammapuggalapaati (p)—Book of individuals—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn—Book of Persons, one of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali.

A Tỳ Đạt Ma Pháp Tụ Luận: Abhidharmadharmasangani(p)—Book of Elements of existence—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn— One of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali.

A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận: Abhidharma

Dharma Skandha Pada (skt)—Book of things—

Một trong bảy bộ luận của Nhất Thiết Hữu Bộ, do Ngài Đại Mục Kiền Liên biên soạn—One of the seven books of the Sarvastivada’s Abhidharma, composed by Maha-maudgalyayana—See Thất

Luận.

A Tỳ Đạt Ma Phát Thú Luận: Abhidhammapatthana (p)—Book of causality—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn—One of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali.

A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận: Abhidharmanyanyanusara-sastra (skt)—Abhidhammanyayanusara-shastra (p)—Book of beginning of knowledge—Do Ngài Chúng Hiền (Tăng Già Bạt Đà La) biên soạn—Book of starting point of knowledge, composed by Shanghabhadra. A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận: Abhidharma-jnanaprasthana-sastra (skt)—Book of Starting Point of Knowledge—Bộ luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí được ngài Chúng Hiền (Tăng Già Bạt Đà La) biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch. Có thuyết nói được Tỳ kheo Ấn Độ Cà Đa Diễn Ni Tử soạn vào khoảng năm 300 sau khi Phật nhập diệt. Bộ luận được ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ vào khoảng những năm 656 và 659—Book of the Beginning of knowledge, written by Shanghabhadra in the first century A.D. Other sources said it was composed in about 300 years after the Buddha passed away by an Indian monk named Katyayanitra. The sastra was translated into Chinese by Hsuan-Tsang around 656 and 659. A Tỳ Đạt Ma Phẩm Loại Túc Luận: Abhidharma Prikarana Pada (skt)—Book of Literature Treatise, one of the seven books of the Sarvastivada’s Abhidharma, composed by Vasumitra—Do Ngài Thế Hữu biên soạn, một trong bảy bộ luận của phái Nhất Thiết Hữu Bộ.

A Tỳ Đạt Ma Phân Biệt Luận: Abhidhammavibhanga (p)—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn— Book of Classifications, one of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali.

A Tỳ Đạt Ma Song Đối Luận: Abhidhammayamaka (p)—Book of pairs—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn—One of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali. A Tỳ Đạt Ma Tạng: Abhidharma-pitaka (skt)—Vi Diệu Pháp—Hinayana Abhidharma.

A Tỳ Đạt Ma Tạng Hiển Tông Luận: Abhidharma-samya-pradipika-sastra (skt)—Tên của một bộ luận do ngài Chúng Hiền biên soạn—

Name of a work of commentary written by Sanghabhadra.

A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận: Abhidharmasamgiti-Sastra (skt)—Composed by Sariputra—Do

Ngài Xá Lợi Phất biên soạn.

A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận: Abhidharma-hrdayasastra (skt)—Heart of the Higher Dharmas, written by Dharmasri—A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận được viết trước hay sau cuộc kết tập kinh điển của vua Ca Sắc Nị Ca, bởi Pháp Thượng (Pháp Thắng), một cao Tăng thuộc chi phái ở Kiện Đà La. Tác phẩm nầy được dịch sang Hán văn vào năm 391 sau Tây Lịch. Một bản chú giải về tác phẩm nầy là Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, do Pháp Cứu, một đồ đệ của Pháp Thượng soạn thảo. Tác phẩm nầy trở thành bản văn căn bản của chi phái Kiện Đà La và sau cùng là của phái A Tỳ Đàm Trung Hoa—The Heart of the Higher Dharma was written by Dharmamottara, either before or after the Buddhist Council of King Kaniska’s reign, by Dharmamottara, a noted monk, belonged to the Gandhara branch. It was translated into Chinese in 391 A.D. A commentary on it called Samyuktaabhidharma-hrdaya was written by Dharmatrata, a pupil of Dharmamottara. This work became the fundamental text of the Gandhara branch and subsequently of the Chinese Abhidharma School. A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận Sớ: Abhidharmahrdaya-sastra-sutra(skt)—Sớ giải thích về A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận, được viết bởi ngài Ưu Ba Phiên Đà—Explanation of the Heart of the Higher Dharmas, written by Upasanta.

A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận:

Abhidharma-sangiti-paryaya-pada-sastra (skt)— Book of Recitations—See A Tỳ Đạt Ma Thập Nhị Môn Túc Luận.

A Tỳ Đạt Ma Tập Luận: Abhidharma-samuccaya (skt)—Phạn ngữ có nghĩa là “Bản trích yếu Vi Diệu Pháp.” Đây là bản luận bằng Phạn ngữ quan trọng được viết bởi Ngài Vô Trước, cố gắng dựng bộ Vi Diệu Pháp cho Phật giáo Đại Thừa. Bản trích yếu này tập trung vào những đặc tính của chư Pháp, đồng thời cũng nhấn mạnh đến tánh không và tự tánh—A Sanskrit term for “Compendium of Higher Doctrine.” This is an important Sanskrit scholastic treatise written by Asanga, which attemps to construct a Mahayana Abhidharma. It focuses particularly on the characteristics of Dharmas, the basic constituents of reality, at the same time also emphasizing their emptiness (sunyata) of inherent existence (svabhava).

A Tỳ Đạt Ma Thắng Pháp Tập Yếu Luận: Abhi- dhammattha-samgaha (skt)—An Encyclopedia of the Abhidhamma—See A Tỳ Đạt Ma Giáo Nghĩa Cương Yếu.

A Tỳ Đạt Ma Thập Nhị Môn Túc Luận:

Abhidharma-sangiti-paryaya-pada-sastra (skt)— Book of Recitations—A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn

Túc Luận, một trong bảy bộ luận của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ—Book of Recitations of the teaching, one of the seven books of the Sarvastivada’s Abhidharma—See Thất Luận.

A Tỳ Đạt Ma Thi Thiết Túc Luận: Abhidharmaprajnaptipada-sastra (skt)—Book of

Descriptions—Một trong bảy bộ luận của phái

Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn— One of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali—See Thất Luận.

A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận: Abhidharma-samayapradipika-sastra (skt)—Book on Right methods—Written by Samghabhadra—

Được viết bởi ngài Chúng Hiền (Tăng Già Bạt Đà La).

A Tỳ Đạt Ma Thuyết Sự Luận: Abhidhammakatha-vatthu (p)—Book of Controversies—Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bằng tiếng Nam Phạn—One of the seven sastra books of the Theravadin, written in Pali— See Thất Luận.

A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận: Abhidharma Vijnana Kayapada-sastra (skt)—

Book of knowledge—Book of Understanding—

Một trong bảy bộ luận của phái Thượng Tọa Bộ được viết bởi Hiền Tịch (Thiên Tịch) một trăm năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn—One of the seven sastra books of the Theravadin, written by Devaksema (Devasarman) one hundred years after the Buddha’s Nirvana—See Thất Luận.

A Tỳ Đạt Ma Tông: Abhidharma Sects—See Câu

Xá Tông.

A Tỳ Đạt Ma Tỳ Ba Sa Luận: A-Pi-Ta-Mo-TaPi-Po-Sha-Lun—Abhidharma vibhasa (skt)—Giải thích cuốn Phát Trí Luận của Cà Đa Diễn Ni Tử và được ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ vào khoảng những năm 656 và 659. Người ta tin rằng có lẽ bộ luận này được biên soạn tại Kashmir vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch. Đây là một bộ luận về triết học của trường phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ biện luận chống lại các trường phái đương thời khác—Explained the Abhidharma Jnana Prasthana of Bhikkhu Katyayanitra (a commentary on the Fa-Chih-Lun) and was translated into Chinese by Hsuan-Tsang between 656 and 659. It is believed that this treatise was probably composed in Kashmir around the first century A.D. It is a philosophical treatise of the Kashmir Sarvastivada School which argues against the theories of various other schools at the time—See Thất Luận.

A Tỳ Địa Ngục: Avici (skt)—Avichi (p)—A tỳ (ngục vô gián)—Hells of uninterrupted sufferings—Incessant hells—Địa ngục của khổ đau không ngừng nghỉ, nơi đó tội nhân phải chịu khổ hình đau đớn cũng như chết đi sống lại nhiều lần cho đến khi trả hết nghiệp báo, mới được sanh lên cảnh giới cao hơn—Hell of uninterrupted suffering, in which suffering, death, and painful rebirth are continuous until the retribution for the sufferer’s evil karma is exhausted, at which time that being will be reborn in a higher plane of existence.

A Tỳ Già La: Abhicara (skt)—Tên của một loài ngạ quỷ—Name of a hungry ghost.

A Tỳ Già Lỗ Ca: Abhicaraka (skt)—Lò hình bát giác tượng trưng cho “Hàng Phục Pháp” hay hàng phục ác đảng, một trong năm loại Hộ Ma— Octagonal brazier meaning exorcising the evil, one of the five kinds of braziers—See Ngũ Chủng Hộ Ma.

A Tỳ Hoán Địa Ngục: Địa ngục kêu khóc không ngừng—Hell of inintermitted wailing.

A Tỳ La Hồng Khiếm: Avirahumkham (skt)—A

Ni La Hồng Khiếm—A Vị La Hồng Khiếm—

Chân ngôn của Đức Đại Nhật Như Lai thuộc thai tạng giới—The Shingon “true word” or spell of Vairocana, for subduing all maras, each sound representing one of the five elements, earth, water, fire, wind or air, and space.

  1. A: Địa đại—“A” is for the earth element.
  2. Tỳ: Thủy đại—“Tỳ” is for the water element.
  3. La: Hỏa đại—The fire element.
  4. Hồng: Phong đại—The wind element.
  5. Khiếm: Không đại—The space element. A Tỳ Lỗ Ca: Abhicaraka (skt)—Người kiểm soát ma quỷ—Exorcism—An exorciser—Controller of demons.

A Tỳ Mục Khư: Adhimukti or Abhimukham

(skt)—1) Hiện Tiền: In presence of; 2) Tiến đến gần: Towards, approaching; 3) Hiện Tiền Địa, trụ thứ sáu trong Thập Trụ: The sixth in the ten grounds or stages—See Thập Địa Phật Thừa; 4) A Mục Khư Da Bồ Tát: Abhimukham Bodhisattva.

A Tỳ Tam Phật Đà: Abhisambuddha or Abhisambodha (skt)—Hiện Đẳng Phật—Fully awake—Complete realization—Realizing or manifesting universal enlightenment. A Tỳ Tiêu Nhiệt Địa Ngục: Địa ngục thiêu đốt không ngừng—Hell of intermitted scorching. A Tỵ Đà Kiết (Yết) Thích Nã: Avidhakarna

(skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, đây là tên của một tự viện cổ gần thành Ba La Nại—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, Avidhakarna was the name of an ancient monastery near Benares (near Yodhapatipura). A Va Đà Na: Avadana (skt)—Dùng thí dụ để nói lên nghĩa lý của giáo pháp—Metaphor—Simile— See Thí Dụ.

A Vĩ Xả Pháp: Avisati (p)—Avisi (p)—Vesa

(skt)—Ngoại đạo dùng phép mời thiên thần nhập xác vào một người để trừ ma quỷ—Externalists invite angels to enter into a person to help exorcising (casting out) demons.

A Xa La: Acala (skt)—Bất Động—Immovable— See Bất Động Minh Vương and Thập Địa Phật

Thừa (8).

A Xà Lê: Acarya (skt)—Ajari (jap)—Teacher. A Xà Na Lâm: Anjanavana (skt)—Một khu rừng ở miền trung Ấn Độ, giữa hai xứ Câu Đàm Di và Xá Vệ Quốc—A place in central India between Kosambiand Savatthi.

A Xà Thế: Ajatasatru (skt): Ajatasattu (p)—Vua

A Xà Thế (oán thù ngay từ lúc chưa sanh ra)— Con trai vua Bình Sa Vương và Hoàng hậu Vi Đề Hi. A xà thế có nghĩa là “kẻ thù trước khi sanh ra.”—Ajatasattu, son of King Bimbisara and Queen Vaidehi. Ajatasatru means “Enemy before birth,” or “enemy while still unborn.” A Xà Thế Vi Đề Hy Tử: Vaidehiputra-Ajatasatru (skt)—See A Xà Thế.

A Xả Bà Thệ: Asvajit (skt)—See A Thuyết Thị.

A Xiển Đề: Atyamika (skt)—A Điên Để Ca— Không có cứu cánh để thành Phật—Endless—At the end there is no mind for attaining Buddhahood. A Xiển Đề Ca: See Đại Bi Xiển Đề.

A Xiển Để Ca: Anicchantika (skt)—Vô dục, chỉ sự không tham mong niết bàn—Without desire for nirvana—See Đại Bi Xiển Đề.

A Xoa Ma La: Aksamala (skt)—Chuỗi: A rosary—Biểu tượng của Thập Toàn: A symbol of the ten perfections.

A Yết Đa: Aghanam (skt)—A flash in the east, the lightning god; the term is defind as not solid, liquid.

Á: 1) Câm: Eda (skt)—Dumb; 2) Câm và điếc: Edamuka (skt)—Deaf and dumb, unable to express oneself; 3) Thứ yếu, hạng nhì, phụ:

Inferior; second, secondary.

Á Dương: A dumb sheep.

Á Dương Ngoại Đạo: Một loại ngoại đạo mà giáo đồ của họ tin rằng câm như dê chẳng nói một lời là phép tu thắng hành sẽ đưa họ về thượng giới— A kind of heretic sect, of which followers believe that to be as dumb as a sheep they can go to heaven.

Á Dương Tăng: Một gian đạo sĩ ngu đần như con dê câm, không biết tốt xấu, cũng không biết sám hối tội lỗi—A dumb sheep monk who is stupid and does not know good from bad, nor enough to repent of sin—See Tứ Chủng Tăng. Á Hê Xiết Đát La Quốc: Ahicchatra (skt)—Còn gọi là A Đam Xa Đa La, một kinh đô của vương quốc cổ nằm trong vùng trung Ấn—A citadel of an ancient kingdom in Central India. Á Mộng Thiền: Cảnh giới thiền ngộ chỉ tự mình biết, giống như người câm nằm mộng, không thể nói cho người khác nghe—The realm of Zen realization can only be realized by oneself, similar to that of a dumb who cannot tell his or her dreams.

Á Pháp: Pháp câm điếc, không thể tuyên lưu được—The doctrine of a deaf and dumb person, which he cannot proclaim.

Á Thánh: Bậc Thánh hàng thứ hai—Saint of second degree.

Á Tử Đắc Mộng: See Á Mộng Thiền.

À: Oh!—Trong nhà Thiền dùng để chỉ tiếng “À” khi hốt nhiên đại ngộ—A term used by a Zen practitioner after his sudden enlightenment. Ác: Agha (skt)—Bad—Evil—Mischievous act—

Vice—Wickedness—Wrong—Unwholesome—

Điều bất thiện hay điều ác: Từ thời khởi thủy, tư tưởng phật giáo đã tranh luận rằng những hành động vô luân là kết quả của vô minh, khiến cho chúng sanh tham dự vào các hành động dẫn đến những hậu quả xấu cho họ. Vì vậy điều ác trong Phật giáo chỉ là vấn đề thứ yếu, sẽ bị triệt tiêu khi khắc phục được vô minh. Vì vậy định nghĩa của tội lỗi và xấu ác theo giáo điển: những hành động xấu ác là những hành động đưa đến khổ đau và hậu quả được nhận biết như là nỗi đau đớn cho chúng sanh kinh qua—From the earliest period, Buddhist thought has argued that immoral actions are the result of ignorance (avidya), which prompts beings to engage in actions (karma) that will have negative consequences for them. Thus evil for Buddhism is a second-order problem, which is eliminated when ignorance is overcome. Thus the definition of sin and evil is pragmatic: evil actions are those that result in suffering and whose consequences are perceived as painful for beings who experience them.

Ác Báo: Punishment—Quả báo xấu (Kẻ làm việc ác phải nhận lấy ác báo)—Bad consequence— Recompense for ill—Gieo gió gặt bão—As a man sows, so shall he reap.

Ác Bệ: Asvajit (skt)—See Mã Thắng.

Ác Bình Đẳng: Bình đẳng sai lầm—Wrong equality.

Ác Cảm: Ill-feeling—Aversion—Antipathy— Apathy—Dislike.

Ác Danh: Bad (evil) repute or fame.

Ác Danh Úy: Sợ tiếng xấu hay sợ mình phải mang tiếng xấu—Fear of bad reputation—Fear of sacrificing their reputation.

Ác Dục: Những ham muốn xấu ác—Bad intention—Evil desires.

Ác Duyên: Điều kiện, hoàn cảnh, hay sự việc bên ngoài dụ dỗ hay khiến con người làm điều ác—

Evil conditions—External conditions or circumstances which stir or tempt one to do evil. Ác Đảng: Một băng hay nhóm người chuyên bóc lột kẻ khác để làm lợi dưỡng cho chính mình—A band or group of people which exploits others for their own gains or benefits.

Ác Đạo: Ác thú—Evil destinty—Realms of woe—Evil realms—Evil ways—The states of woe.

Ác Đạo Úy: Sợ mình sa vào ác đạo—Fear of falling into the Evil Realms. Ác Độc: Devil-like—Malicious—Devilish— Malice.

Ác Giả: Kẻ làm ác—Malefactor—Evil doer—Evil person—Wrong doer—Evil doer.

Ác Giả Ác Báo: Gieo gió gặt bão—Do evil, reap evil—Sow the seeds of strife and reap the tempest—Sow the seeds of discord and reap the whirlwind—As man sows, so shall he reap, i.e., law of cause and effect, or relation between cause and effect—See Nhân Quả.

Ác Giác: Những suy nghĩ hay quán tưởng ngược lại với Phật pháp—Contemplation or thought contrary to Buddhist principles. Ác Giới: Giới luật không thanh tịnh: Impure precepts—Cảnh giới ác: Evil realms. Ác Hành: Evil deeds—See Tội Hành.

Ác Hành Nghiệp: Karmic evil—Những hành động xấu ác trong quá khứ sẽ mang đến hậu quả xấu ác trong những kiếp hiện tại và tương lai— Evil acts in the past will bring about their evil effect in the present and future lives.

Ác Hạnh:

  1. Sống theo lối độc ác: Evil livelihood
  2. Tà hạnh trong cuộc sống: Evil conduct—Evil karma—Ác hạnh nơi ý, khẩu hay thân, đưa đến ác báo—Incorrect conduct in thought, word or deed, which leads to evil recompense.

Ác Hiểm: Malicious—Devil-like.

Ác Hữu: Bạn bè xấu ác—Bad or wicked friends. Ác Hữu Tri Thức: Bad advisor—Bad friend—

See Ác Tri Thức.

Ác Kế: Devilish plot.

Ác Khẩu: Pharusavaca (p)—Parusavaca (skt)— Lời nói thô lỗ cộc cằn (nói lời hung dữ): Harsh speech—Lời nói độc ác hay miệng độc ác (gây phiền não cho người): Slanderous, evil mouth, evil-speech—Người nói lời độc ác: Evil-speaking person.

Ác Kiến: Evil (heterodox, wrong or perverse) views—Ác kiến là kiến giải ác hay sự thấy hiểu xấu ác với những quan niệm sai lầm và cố chấp (sự suy lường điên đảo về tứ diệu đế làm ô nhiễm trí tuệ)—Wrong views mean seeing or understanding in a wrong or wicked and grasping manner.

Ác Kiến Phiền Não: Drishti (skt)—Phiền não gây ra bởi ác kiến hay tà kiến (do ác kiến suy nghĩ đảo điên mà thành tính, ngăn cản thiện kiến rồi hành động tà vạy gây ra ác nghiệp)—Afflictions caused by false views.

Ác Kiến Xứ: Địa ngục nơi những kẻ tội lỗi chứng kiến những tội lỗi đã làm trong đời, là một trong mười sáu địa ngục đặc biệt—The place in hades (hells) where the sinner beholds the evil done in life, one of the sixteen special hells.

Ác Lại Dã Can Tâm: Tâm địa độc ác như tâm địa của loài cầy cáo (Theo Kinh Tát Già Ni Kiền: “Nếu không trì giới thì ngay thân của loài cầy cáo ghẻ lở cũng không có được, huống là thân công đức)—A scabby pariah, a phrase describing the evil of the mind.

Ác Liệt: Fierce—Violent.

Ác Lộ: Asubha (p).

  1. Chất lỏng bất tịnh hay các loại nước không sạch sẽ toát ra từ thân người như mủ, máu, nước tiểu, v.v.—All kinds of impure water (foul discharges) discharged from human body such as pus, blood and urine, etc.
  2. Tính độc ác được biểu lộ ra: Evil revealed.

Ác Luận: Evil discussion—Worldly discussion— Đàm luận hay bàn luận theo kiểu thế gian, kiểu của những người chưa giác ngộ—Ordinary unenlightened ways of description or definition. Ác Luật Nghi: Theo Kinh Niết Bàn, ác luật nghi là những luật nghi và tập tục bất thiện—According to the Nirvana Sutra, these are bad, or evil rules and customs.

Ác Lực: Ma lực làm cản trở việc tu hành—Evil influences or evil powers which hinder cultivation.

Ác Ma: Pàpiyàn (skt)—Evil demon—Evil maras—Evil One—Evil spirit—Very wicked—

Tên gọi chung các ác thần gây trở ngại cho việc tu đạo Phật—Demon enemies of Buddhism or the Murderer Màra; because he strives to kill all goodness—See Ma.

Ác Ma Thần: Evil demons and evil spirits (yaksas—Dạ xoa).

Ác Mộng: Nightmare—Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào gặp ác mộng thì không nên trở lại ngủ tiếp, mà nên ngồi dậy xoa bóp cho máu chảy đều, hoặc thực tập thiền hành (thiền đi) chừng mười phút trước khi trở vào ngủ lại—A Bhiksu or Bhiksuni who has a nightmare should not allow himself or herself to go back to sleep immediately, but should sit up and massage so that blood circulates evenly or practice walking meditation outside for about ten minutes before going back to sleep. Ác Mục Quỷ Vương: Evil-Eyed Ghost King.

Ác Nghiệp: Akusala-karma (skt)—Evil karma— Negative karma—Negative path—Bad actions— Bad deeds—Black path—Hành động của thân khẩu ý làm tổn hại cả mình lẫn người, sẽ đưa đến quả báo xấu—Harmful actions, or conduct in thought, word, or deed (by the body, speech, and mind) to self and others which leads to evil recompense.

Ác Nghiệp Tham, Sân, Si do Thân, Khẩu, Ý Gây: Evil karmas of greed, hatred and ignorance, all created by body, mouth and speech Ác Ngữ: Pharusavaca (p)—Parusavaca (skt)—Lời lẽ xấu xa độc ác—Evil speech—Evil words.

Ác Nhân:

  1. Kẻ làm ác: Malefactor—Evil doer—Evil person—Wrong doer.
  2. Nhân ác hay hành vi gây ra tội ác có thể dẫn tới quả ác báo: A cause of evil, or of a bad fate. An evil cause which leads to recompense for ill.

Ác Nhân Ác Quả: Evil cause-Evil consequence (fruit)—Evil fruit from evil deeds.

Ác Nhân Chính Cơ: Thân Loan (1173-1262) Tổ sư phái Chân Tông ở Nhật nhắm đến việc cứu độ người ác làm chính hay là căn bản chính đáng cho việc tu tập của người tu Tịnh Độ—Shinran the founder of Jodoshinshu aimed at saving evil people first because this is the right basis (or right foundation) for the Japanese Pure Land cultivators.

Ác Niệm: Evil thought.

Ác Niệm Tư Duy Chướng: Obstacle or obstruction of evil thoughts—Khi tu tập Thiền, ác niệm khởi lên do bởi hôn trầm, đó gọi là “Ác niệm tư duy chướng”—When practicing Zen, evil thoughts arise due to torpidity or drowsiness.

Ác Pháp Hữu Lậu: Những ác nghiệp đã lập thành trong một xác thân phải được đền bù tương xứng lại trong một thân khác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh)—Evil deeds done in a mortal body is rewarded accordingly in the character of another body.

Ác Phụ: Wicked woman.

Ác Quả: Quả ác hay quả xấu do nhân ác gây ra— Evil fruit from evil deeds.

Ác Quỷ: Evil demons—Evil ghosts.

Ác Quỷ Ác Thần: See Ác Quỷ Thần. Ác Quỷ Lục Tặc: Evil demons (evil ghosts) and six bandits or bandits of the six sense-organs—Sáu tên giặc quỷ ác—See Lục Tặc.

Ác Quỷ Thần: Ác quỷ và ác thần (làm hại người) như Dạ Xoa, La Sát, vân vân—Evil demons and evil spirits (harmful to people), yaksas, raksasas, etc.

Ác Sát La: Aksara (skt)—Letter—Syllable—Chữ

(mẫu tự).

Ác Sinh Vương: Ill-born king—See Tỳ Lưu Ly

(2).

Ác Sư: Thầy truyền dạy những tà giáo làm hại người—An evil teacher who teaches heretic and harmful doctrine.

Ác Tà Kiến: Tà kiến dẫn đến phạm tội ác— Wrong views which lead to commit wrong deeds. Ác Tác: Kaukrtya (skt)—Ác tác pháp hay những việc làm xấu ác: Evil doings—Sự hối hận sau khi làm điều ác (tâm sám hối): To repent or to hate that which one has done.

Ác Tánh: Bad nature—Evil by nature—Bad essence.

Ác Tâm: Ill-will—Malevolence.

Ác Tập (thói quen xấu): Bad habit.

Ác Tật: Incurable disease.

Ác Thần: Evil deities.

Ác Thế Giới: An evil world.

Ác Thế Ngũ Trược: Ngũ trược ác thế—Evil world of the five turbidities.

Ác Thế Vô Đạo Vương:Kaliraja or Kalingaraja (skt)—See Đấu Tránh Vương.

Ác Thiệt: Miệng lưỡi độc ác—Evil tongue.

Ác Thô Ngữ: Pharusavaca (p)—Harsh speech— Evil language—Ngôn ngữ xấu xa độc ác—See Thô Ác Ngữ.

Ác Thú: Evil directions or incarnations—Trong đạo Phật, ác thú bao gồm địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh—In Buddhism, the evil directions or incarnations include hells, hungry ghosts and animals.

Ác Thủ Đoạn: Phương thức dữ dội của thiền sư khi tiếp dẫn người học—Fierce methods used by a Zen master when welcoming his new students.

Ác Thủ Không: Người theo Không Kiến ngoại đạo, chối bỏ luật Nhân quả (thà khởi lên ngã kiến như núi Tu Di, chứ đừng khởi lên ác thủ không, hay phủ nhận lý nhân quả, cho rằng cái nầy cái kia đều là không)—One who has evil ideas of the doctrine of voidness, to deny the doctrine of cause and effect (Luật nhân quả).

Ác Tính: Malice—Brutality—Cruelty. Ác Tri Thức: Ác Sư Hữu—Thầy tà bạn ác—A bad intimate or friend, or teacher.

Ác Tưởng: Evil thoughts.

Ác Tỳ Kheo: Wicked Bhiksus—Có bốn vị Tỳ Kheo hung ác đã vứt bỏ giáo pháp của Phật Đại Trang Nghiêm sau khi Ngài nhập Niết Bàn nhưng nhờ thanh tịnh lâu đời nên được sanh làm bốn vị Phật ở bốn hướng (A Sấm, Bảo Tướng, Vô Lượng Thọ, Vi Diệu Thanh)—There are four wicked Bhiksus who threw over the teaching of their Buddha, Ta-Chuang-Yen (Great Adornment) after his Nirvana; however, through much purgation ultimately became the Buddhas of the four points of the compass.

Ác Vô Quá: Ngoại đạo tà kiến cho rằng không có gì sai trái khi làm điều ác, hay không có quả báo gì cho cuộc sống ác độc—External heretics believe that it is not wrong to do evil; that there are no consequences attached to an evil life. Ác Xoa: Aksa (skt)—Một loại cây mà hạt dùng làm tràng chuỗi—Name of a tree (Eleocarpus ganitrus) a seed of which rosaries are made. Ác Xoa Tụ: Kim Cang Tử—Gọi là “ác xoa tụ” vì khi hạt rơi xuống đất chúng thường tụ lại một chỗ thành bộ ba, tiêu biểu cho ba tánh chất một lượt: Hoặc, Hành và Khổ—So called the Eleocarpus ganitrus tree because its seeds are said to be formed the triplets (the seeds fall in clusters, and illustrate numbers, or numerous), and illustrate the simultaneous character of: Illusion, Action, and Suffering.

Ác Xúc: Thức ăn bị bàn tay người khác sờ vào thành ra nhơ bẩn (giới luật cho rằng những thức ăn đó không tinh khiết nên cấm không được ăn)—

Evil touch; contaminated as is food by being handled or touched.

Ác Xứ: Durgati (skt)—Realm of miserable existence—Cảnh giới khốn khổ—See Ác Đạo.

Ác Ý: Patigha (p)—Evil thoughts—Hatred—Illwill—Ill intent—Malicious—Ill-affected—

Malevolence.

Ách: Yoke—To yoke someone: Buộc ai vào ách.

Ách Hại: Có hại—Harmful.

Ách Nan: Gian khổ—Khổ đau—Suffering— Sorrow—Wretched—Miserable—Hardship (n).

Ách Phược: Kiết sử—Bonds.

Ai: Tiếng ta thán—Alas!

Ai Lạc Tương Sinh: Vui và buồn tương sinh lẫn nhau. Cái nầy sinh ra cái kia; cái kia sanh ra cái nầy (buồn vui cùng sanh ra lẫn nhau, nghĩa là buồn sinh ra vui, vui sinh ra buồn. Ý khuyên chúng ta khi gặp chuyện vui không nên quá vui, mà khi gặp chuyện buồn cũng không nên quá buồn vì trong vui có buồn và trong buồn có vui)— Sorrow and joy, each producing the other, each being inherent in the other (this produces the other, and the other produces this one).

Ai Mẫn: Ai Lân—Thương xót cái khổ của người—Pity for one in misery. Ai Mẫn Lạc Ý: Compassionate intention—Ý định tốt lành.

Ai Mẫn Tâm: Thái độ hay lòng thương xót chúng sanh—Compassionate attitude.

Ai Nấy: Everybody.

Ai Nhã: Tiếng ta thán về sự đau khổ hay sự bất chợt—An exclamation of pain or surprise. Ai Niệm Phật?: Who is the one who recites the name of Buddha?—See Niệm Phật Thị Thùy? Ai Tạt: Pushing and pulling—Trong Thiền, thuật ngữ này có nghĩa là xô đẩy, luận đáp qua lại để kiểm nghiệm tri kiến siêu thoát của nhau. Như trong Bích Nham Lục, tắc 23, ngọc đem thử lửa, vàng lấy đá thử, kiếm dùng lông thử, nước dùng gậy dò, đến trong cửa Thiền Tăng, trong một lời, một câu, một cơ, một cảnh, một ra, một vào, một xô, một đẩy, cốt để thấy sâu cạn, cốt để thấy tới lui. Nhưng hãy nói xem cái gì thử, mời cử xem!— In Zen, this term means to converse and to test the transcendental knowledge of one another. As in The Pi-Yen-Lu, example 23, jewels are tested with fire, gold is tested with a stone; a sword is tested with a hair, water is tested with a pole. In the school of the patchrobed monks, in one word, one phrase, one act, one state, one exit, one encounter, one response, you must see whether someone is deep or shallow, you must see whether he is facing forwards or backwards. But tell me, what will you use to test him with? I bring this up: look!—See Bảo Phúc Diệu Phong Đỉnh. Ai Tích: Buồn thảm lúc chia ly—Sorrow of parting or be sorrowful at separation. Ai Tín: Tin buồn (thông tri về người quá vãng)— Death notice.

Ai Vãng Chi Ngôn: Lời chia sẻ nổi buồn—Words of condolence.

Ái: Kama, Ràga (skt) or Trishna (skt) Love (v)— Affection—Yêu thương—Ái Kết hay thương yêu tham ái—Có nhiều nghĩa cho chữ “Ái”. Ái có nghĩa yêu hay ham muốn xác thịt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khổ đau và luân hồi sanh tử. Ái có thể có nghĩa là tình thương không vị kỷ đi kèm với lòng từ, bi, hỷ, xả—There are many different meanings of “Love”. Love as craving or sexual desire is one of the major causes of sufferings and rebirth. Love can have the meaning of “selfless love” which accompanies with loving-kindness, compassion, joy, and equanimity.

Ái Biệt Ly: Separation from the beloved. Ái Biệt Ly Khổ: Prua-samparayoyga (skt)—Khổ vì phải xa lìa những người thân thương— Separation from the beloved—Suffering of (due to) separation from our loved ones. The suffering of being separated from those whom one loves. Ái Căn: Dục vọng là gốc sanh ra các phiền não— The root of desire, which produces the passions. Ái Chấp: Sự chấp trước vào luyến ái và dục vọng khó mà bỏ được—The grip of love and desire.

Ái Chủng: Hạt giống dục vọng sẽ gặt lấy khổ đau—The seed of desire, with its harvest of pain. Ai Danh: Attachment to fame—Tham luyến vào tiếng thơm hay danh vọng.

Ái Diệt: Sự chấm dứt ham muốn—Extinction of craving.

Ái Dục: Chandaraga (p)—Tanha (p)—Trsna

(skt)—Craving—Craving for non-existence— Craving for sensuality—Greed—Love and

Desire—Love of family—Luyến ái và dục vọng, hoặc tình thương yêu gia đình—Tham dục (ái dục bao gồm dục ái, hữu ái và vô hữu ái). Ái dục là Luyến ái và dục vọng, hoặc tình thương yêu gia đình. Ái dục là những khối làm hành giả vấp ngã trên bước đường tu hành. Theo Phật giáo, chừng nào bạn còn bị trói buộc bởi những đam mê say đắm của dục vọng, chừng đó bạn phải nhận chịu sự khổ đau phiền não. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm thiểu hay diệt trừ nỗi khổ ấy, bạn sẽ phải chế ngự và từ bỏ lòng tham mãnh liệt về ái dục hay các thú vui dục lạc. Bạn phải đương đầu với sự lựa chọn: thụ hưởng thú vui nhục dục để nhận lãnh quả khổ đau phiền não; hoặc là từ bỏ ái dục để tìm nguồn vui trong hạnh phúc tinh thần, chứ bạn không thể nào có cả hai con đường này cùng một lúc được—Lust (tanha includes craving for sensuality, craving for existence, and craving for non-existence). Love and desire means loves that attach to desires or love of family. Love and desire are the stumbling blocks in cultivation. According to Buddhism, so long as you are caught in the iron pincers of craving, you experience pain and afflictions. However, if you wish to reduce or eliminate that pain, you will have to subdue, and even renounce, your strong craving for sensual pleasure. You are confronted with a choice: to enjoy sensual pleasure, you must be prepared to experience suffering and afflictions, or to renounce craving so as to delight in spiritual happiness. There are no two ways at the same time for you.

Ái Dục Hải: Biển dục—The ocean of desire— Dục Hải—Biển dục vọng thâm sâu và bao la, không đáy và vô bờ bến—So called because of its extent and depth.

Ái Dục Lưu Chú Sinh: Passions and illusions caused by the constant interaction—Ái dục do những tác động liên tục sinh khởi, một trong ba nguồn khởi sinh ái dục—Passions caused by the continuous stream of latent predispositions, one of three sources or causes of the rise of the passions and illusions—See Tam Chủng Sinh Ái Dục.

Ái Dục Tướng Sinh: Ái dục do thế giới khách quan bên ngoài sinh khởi, một trong ba nguồn khởi sinh ái dục—Passions and illusions caused by the objective world, one of three sources or causes of the rise of the passions and illusions—See Tam Chủng Sinh Ái Dục.

Ái Dục Tưởng Sinh: Ái dục do suy nghĩ mà sinh khởi, một trong ba nguồn khởi sinh ái dục— Passions and illusions caused by the mind or active thought, one of three sources or causes of the rise of the passions and illusions—See Tam Chủng Sinh Ái Dục.

Ái Duyên: Ái dục như là nguyên nhân phụ vào cho sự luyến ái—Love or desire as a contributory cause of attachment.

Ái Đắc: Attachment to gain—Luyến chấp khi được lợi lộc.

Ái Độc: The contamination of desire—Độc dục hay ái độc làm tổn hại cho việc tu hành Phật pháp, một trong tam độc—The poison of desire or love which harms devotion to Buddhist practices, one of the three poisons—See Tam Độc. Ái Giả: Sự hư giả hay không thực của dục vọng— The falseness or unreality of desire. Ái Giới: Dục giới—Những người đang trú ngụ trong dục giới—The realm of desire or love— Those who dwell in the realm of desire.

Ái Hà: Tình ái nhận chìm và làm chết đuối con người nên ví với dòng sông (lòng tham bám víu hay giữ chặt không rời)—The river of desire in which men are drowned.

Ái Hải: Biển dục—The ocean of desire—Biển ái—Ocean of love.

Ái Hành: Ái hành có nghĩa là hành theo sự ham muốn tà vạy. Ái hành cũng có nghĩa là tình ái dục vọng, đối lại với “kiến hành” có nghĩa là suy lý— Conduct following wrong desire or emotions. Also means emotional behavior, or the emotions of desire, as contrasted with rational behaviour. Ái Hận: Luyến ái và thù hận—Love and hate— Desire and dislike.

Ái Hệ: Sự trói buộc của ân ái hay dục vọng—The bond of love or desire.

Ái Hỏa: Lửa của luyến ái: Fire of love—Luyến ái là lửa đốt chúng sanh: Love is fire that burns living beings.

Ái Hoặc: Mê hoặc hay ảo ảnh của ái dục—The illusion of love or desire. Ái Hữu: Friendly society.

Ái Kết: Sự kết buộc của ái dục hay phiền não tham ái—The tie of love or desire. Ái Khát: Khát ái hay khao khát dục vọng, hay ham muốn sự sống—The thirst of desire, or thirstily to desire—The will to live. Ái Khuể: Attachment and aversion—Luyến ái và ghen ghét—Love and hate, desire and hate. Ái Kiến: Attachment and views—Ái nghĩa là luyến chấp vào sự. Kiến nghĩa là luyến chấp vào tà kiến. Chấp trước từ con người mà nẩy lên thứ tình yêu hay dục vọng nẩy nở khi nghĩ đến người khác. Ái kiến cũng có nghĩa là tâm chấp luyến vào hình thức, trói buộc chúng ta vào dục vọng và ham muốn trần tục—Love means attachment to things. Views mean attachment to false views. Attachment or Love growing from thinking of others. Love also means the mind of affection attached to forms, which binds us with the ties of worldly passions and desires.

Ái Kiến Đại Bi: Khi hành giả chưa chứng được lý “Thật Tướng” thì đại bi không bao giờ tự nó tách rời khỏi ái kiến—When one has not yet realized the real mark of True Suchness, great compassion never detaches itself from attachment and views. Ái Kiết Chi Quỷ: Vetala (skt)—Ái Kiết Quỷ—Tỳ Đà La—Một loại quỷ bị năng lực thần chú khống chế nên tử thi bị dựng dậy và sai đi giết người (đây là một thứ thần chú của ngoại đạo Tây Thổ)—A demon or evil being which is forced by an incantation for raising the corpse and ordered it to kill another person (this is an heretic incantation).

Ái Kim Cang: Bodhisattvas of Love—Vị đã thành tựu Phật quả và phát nguyện thương yêu chúng sanh, được đặt ở phía Tây—One who has attained the Buddhahood and vowed to love all sentient beings.

Ái Kỷ: Egoist—Selfish—Egoism—Selfishness.

Ái Lạc: Tham luyến vào những lạc thú— Attachment to pleasure—Joy of right love—Sự hoan lạc của tình yêu chân chánh, như tình yêu thiện mỹ hay tình yêu của vị Bồ Tát đối với chúng sanh—The joy of right love, i.e. the love of the good or that of a bodhisattva.

Ái Lạc Kim Cang Nữ: Vajrakamar (skt)— Vajraraga (skt)—Love and Joy Diamond. Ái Lạc Phật: Lư Chí Phật—Vị Phật có sự hoan lạc của tình yêu chân chánh, như tình yêu thiện mỹ hay tình yêu của vị Phật đối với chúng sanh— A Buddha with the joy of right love, i.e. the love of the good or that of a Buddha. Ái Luân: Bánh xe dục vọng làm chúng sanh xoay chuyển trong sáu đường sanh tử—The wheel of desire which turns men into the six paths of transmigration.

Ái Luận: Ham thích lý luận hay bàn luận về dục vọng. Do mê tâm ái trước mà đưa tới những cuộc tranh luận loạn động hay ngôn luận bất chính— Talk of love or desire, which gives rise to improper conversation.

Ái Luận Kiến Luận: Ái luận là ham thích lý luận hay bàn luận về dục vọng. Kiến luận là ham thích lý luận hay bàn luận về lý tri thức. Do mê tâm ái trước mà đưa tới những cuộc tranh luận loạn động hay ngôn luận bất chính—Talk of love or desire, and talk of perception, which give rise to improper conversation.

Ái Luyến: Love attachment.

Ái Luyến Lục Trần: Kama-tanha (p)—Craving for the world of sensual desire—Desire for pleasure of sense—Sensual craving—Dục ái—

Ham muốn dục lạc—Luyến ái trần tục.

Ái Luyến Nhân Sinh: Bhava-tanha (p)—Craving for becoming—Craving for continued existence or self-presevation—Desire for existing—Love attachment to human life—Ham muốn tiếp tục hiện hữu—Luyến ái đời sống.

Ái Luyến Tự Ngã: Attakamanipa (p)—

Attachment to self—Luyến chấp tự ngã.

Ái Luyến Vô Sanh Vibhava-tanha(p)— Vibhavatrsna (skt)—Vô hữu ái—Craving for extinction—Craving for self-annihilation—Desire for non-existing—Luyến ái trong sự vô sanh— Ham muốn tự diệt độ.

Ái Lưu: Tham ái làm mê hoặc lòng người nên ví như dòng lũ dục vọng—The flood of desire which overwhelms.

Ái Mộ: Attachment.

Ái Ngại: Worried—Uneasy.

Ái Ngập Đôi Đầu Kiến Trượng Lục Kim Thân: One sees the sixteen-foot golden body of Buddha in a heap of dust, mottled and mixed up, what is it?—Theo Bích Nham Lục, tắc 39, một vị Tăng hỏi Vân Môn: “Thế nào là Pháp thân thanh tịnh?” Vân Môn đáp: “Hoa Thược Lan.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi ấy thì sao?” Vân Môn đáp: “Sư tử lông vàng.” Trong đống bụi bặm thấy được Phật. Thuật ngữ này biểu thị tính bình đẳng của vạn hữu kể cả Phật tính. Nói cách khác, tâm, Phật, và chúng sanh, tam vô sai biệt—According to the The Pi-Yen-Lu, example 39, a monk asked Yun-mên, “What is the Pure Body of Reality?” Yun-mên said, “A flowering hedge.” The monk asked, “What is it like when one goes on in just such a way?” Yunmên said, “A golden-haired lion.” He sees the sixteen-foot golden body of Buddha in a heap of dust, mottled and mixed up, what is it?. This term shows the equality of everything including the Buddha-nature. In other words, mind, Buddha, and all the living, these three are not different.

Ái Nghiệp: Nghiệp đi liền sau dục vọng—The karma which follows desire.

Ái Ngục: Prison of affection—Ngục tù dục vọng. Địa ngục ái ân đã giam hãm con người trong phiền trược—The prison of desire. The prison of affection, which holds men in bondage.

Ái Ngữ: Priya-vacana (skt)—Aigo (jap)— Affectionate speech—Loving speech—Lời nói yêu thương của một vị Bồ Tát, một trong tứ nhiếp pháp. Ái Ngữ Nhiếp hay tùy theo căn tánh của chúng sanh mà dùng lời lẽ tốt lành để dẫn dắt họ vào con đường đạo đức—The words of love of a bodhisattva, one of the four elements of popularity, or ways of leading human beings to emancipation. Kind words which help beings love and receive the truth—See Tứ Nhiếp Pháp. Ái Ngữ Nhiếp: Priyavacana (skt)—Affectionate speech—Kind communication—Kindly talk—Tùy theo căn tánh của chúng sanh mà dùng lời lẽ tốt lành để dẫn dắt họ vào con đường đạo đức—Kind speech, or pleasant words, or kind words which help beings love and receive the truth—See Tứ Nhiếp Pháp.

Ái Nhạo Pháp Quang Minh Tràng Thiên Vương: Banner of Delightful Light of Truth—Một trong mười Quảng Quả Thiên Vương—See Quảng Quả Thiên Vương.

Ái Nhân Như Ái Kỷ: Theo quan niệm của Khổng giáo thì mình phải thương người như thể thương thân. Người Phật tử phải cố gắng thương người hơn thể thương thân trong cuộc sống hằng ngày. Hãy nhìn đức Phật thay vì sống hưởng thụ và ra đi ở tuổi 100, ngài đã hy sinh hạnh phúc riêng mình và tịch diệt ở tuổi 80, nhờ đó Ngài đã để lại tam tạng kinh điển cho hậu thế tiếp tục phổ độ chúng sanh—According to confucianism, one must love other as much as oneself. Buddhists should try to love other more than themselves in daily life. Let’s look at the Buddha, He died at 80 instead of 100. He left 20 years of his own happiness to his disciples, and also the Tripitaka for universal salvation.

Ái Nhãn: Con mắt yêu thương của Phật—The eye of love (of Buddha).

Ái Nhiễm: Defiling attachment—The taint of desire—Luyến ái nhiễm trược hay tình cảm tham ái phàm tục như tình yêu vợ chồng, con cái, thầy bạn, vân vân—Defiling ordinary love (like that toward wife and children, teachers and elders). Ái Nhiễm Minh Vương: Ragaraja (skt)—Aizen- myo-o (jap)—The King with the affection of love—God of Love—King of Love—Thần tình yêu, một trong những Minh Vương, có vẻ mặt giận dữ với ba đầu sáu tay. Theo Phật giáo, pháp ái nhiễm lớn nhất là sắc dục nhiễm hay sự ái nhiễm của hai tính nam nữ, liên hệ tới Ái Nhiễm Minh

Vương—One of the Ragas, who has angry appearance, three faces and six arms. According to Buddhism, the great taint, or dharma of defilement, sex-attraction, associated with the god of love (Ái Nhiễm Minh Vương). Ái Nhiễm Vương: Taki (skt)—Tra Chỉ Vương— See Ái Nhiễm Minh Vương.

Ái Nhuận: The fertilizing of desire—See Nhuận

Ái.

Ái Phàm Tục: Ordinary love.

Ái Pháp: Tình yêu chân lý là tình yêu chân chánh—Love for Buddha-truth; the method of love.

Ái Quả: Hậu quả hay kết quả của dục vọng và luyến ái—Fruit of desire and attachment

(suffering).

Ái Quỷ: Quỷ dục vọng—The demon of desire.

Ái Quyên: Net of passion.

Ái Tài Như Mệnh: Thương tiền như thương chính thân mình. Phật tử thuần thành phải rất cẩn trọng với cách hành xử này—Love wealth as if it were life itself. Sincere Buddhists should be very careful with this kind of behavior. Ái Tâm: Tâm đầy dục vọng, hay tâm bị dục vọng thống trị—A mind full of desire; a mind dominated by desire; a loving heart.

Ái Tha: Altruistic.

Ái Thân Thiên: Vị Trời Ái Thân ở cõi Dục giới có hình thức tuyệt diệu—The heaven of lovely form in the desire realm which is above the devalokas

(thiện hiện).

Ái Thần: Kamadeva (skt)—Deva of love—Deity of love—Thần tình yêu.

Ái Thích: Nổi khổ đau của luyến ái đau thấu như gai đâm—The thorn of love; the suffering of attachment which pierces like a thorn. Ái Thủy: Dục vọng bón phân cho quả dữ—The passion of desire which fertilizes evil fruit.

Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Monk who loves to preach the Dhamma—Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với

Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamma) and discipline (abhivinaye). Ái Tiếc: Luyến tiếc không rời bỏ—Love and care for; to be unwilling to give up; sparing.

Ái Tình: Love—Passion.

Ái Trước: Attachment of love—Sự chấp trước hay trói buộc mạnh mẽ vào ái dục. Từ sự ái trước nầy lại nẩy sanh ra “từ bi” là nền tảng của tình thương trong Phật giáo—The strong attachment of love; the bondage of desire. From this bond of love also arises pity, which is fundamental to Buddhism. Ái Trước Mê: Mê mờ luyến ái vào sự đổi thay và hoại diệt gọi là “ái trước mê” (tất cả mọi thứ đều do ngũ uẩn hòa hợp mà thành, không hiểu như vậy mà lại cho rằng mọi thứ là vĩnh hằng không thay đổi là ái trước mê)—The delusion of love for and attachment to the transient and perishing. Ái Trước Sinh Tử: Bị trói buộc vào sanh tử là ái trước sinh tử, tận diệt sự ái trước nầy là cần thiết cho cuộc tu giải thoát—Bondage to rebirth and mortality by love of life, and to be rid of this love is essential to deliverance. Ái Trước Tâm: Mind of sensual love—Mind attached to love.

Ái Tử Khán Hý, Tùy Nhân Thượng Hạ: Người lùn đi xem hát, chẳng trông thấy gì nhưng cũng bắt chước người khác vỗ tay tán thưởng. Người tu thiền pháp nhãn không sáng, chỉ làm theo người khác một cách máy móc. Thiền chỉ có thể được thể nghiệm chứ không thể được bắt chước—Zen can only be realized, and cannot be imitated.

Ái Tưởng: Suy nghĩ bám giữ thứ gì có tánh lôi cuốn—Thought of attachment to that which is attractive.

Ái Võng: Net of passion.

Ái Xúc: Khía cạnh cảm giác—Aspect of sensation.

Am:Ngôi nhà tranh dùng như tu viện, chỗ an cư, hay làm nơi tu tập thiền định—A thatched hut as a monastery or retreat. A thatched hut for meditation.

Am Chủ Đồng Phong: Toho Anshu (jap)—T’ungfêng An-chu—T’ungfeng Anzhu—See Đồng

Phong Am Chủ Thiền Sư.

Am Chủ Khê Thâm Thược Bính Trường: See Khê Thâm Thược Bính Trường Am Chủ. Am Hiểu: Biết rõ—To know well—Hiểu tường tận—To understand thoroughly—Hiểu từ trong ra ngoài—To know something inside out. Am La Quả Nữ: Amraskyogma (skt)—Tên của một ca nữ trong thành Tỳ Xá Ly thời đức Phật— Name of a singer in Vaisali during the time of the Buddha.

Am La Thọ Viên: Ammvana(skt)—Ammvana Garden—Vườn Am La.

Am La Thụ Viên: See Am La Thọ Viên.

Am Ma La Thức: A Ma La Thức—A Mạt La Thức—Thanh tịnh thức—Vô cấu thức—Chân Như

Thức—Pure knowledge—Knowledge of bhutatathata.

Am Một La: Amra (skt)—Am-ma-la—Xoài— Mango Garden—Am La Thọ Viên.

Am Thiền: Small pagoda.

Am Tranh: A thatched hut for meditation.

Am Trung Bất Tử Nhân: Người bất tử trong am (Phật tánh sẵn có của mọi người)—The Buddha nature that everybody has.

Am Tự: Am thất—Small temple.

Am Tường: Hiểu tường tận—To know perfectly. Ám: 1) Ám muội: Dark, obscure, gloom, dim, dull, hidden, secret; 2) Bị quỷ ám: To possess, to obsess, to be haunted, to be obsessed by the devil; 3) U ám: To darken, to blacken, to overcast.

Ám Ảnh: To haunt—To obsess Ám Chỉ: To implicit—To hint—To imply. Ám Chứng: Chỉ chuyên vào công phu tọa thiền, mà không thông hiểu nghĩa lý của kinh điển—An ignorant preceptor, only meditation without undestanding the meanings of sutras. Ám Chứng Thiền Sư: Một vị thiền sư chỉ chuyên ngồi thiền theo kiểu đui tu mù luyện, chứ không thông hiểu nghĩa lý của đạo (cách dạy cũng khác hay lập dị với thiền tông)—A charlatan who teaches intuitional meditation differently from the methods of that school; an ignorant preceptor. Ám Chướng: Ignorant preceptor—Chướng ngại của sự ngu độn (chỉ tụng mà không biết nghĩa, hay chỉ tọa thiền mà không biết tọa thiền để làm gì)— The hindrance of ignorance. A person who cares only for meditation without undestanding the meanings of sutras.

Ám Dạ Thần: Kalaratri (skt)—See Hắc Dạ Thần. Ám Đẩu: Trong bóng tối—Chỗ tối ám—In a dark place.

Ám Độn: Ám muội và ngu độn—Ignorant and dull.

Ám Độn Chướng: Chướng ngại khởi lên bởi sự ám độn ngu si—Hindrance of dullness—Ignorant and dull ideas.

Ám Hại: To harm secretly.

Ám Hiệu: Secret signal.

Ám Khảo: Hidden challenges—Hidden or silent testing conditions—Những khảo đảo thầm lặng— See Khảo Đảo Thầm Lặng.

Ám Khứ Minh Lai: Theo Kinh Thẩm Huyền Ký Hoa Nghiêm, bóng tối đi, ánh sáng lại—According to the “Kengonkyotangenki”, when the darkness is gone, the light is automatically there (ignorance gone, wisdom arrived).

Ám Lâm: Tamasavana (skt)—Khu rừng vô minh—A forest of ignorance.

Ám Lệnh: Secret order.

Ám Muội: Fishy—Suspicious—Shady—Dark— Doubtful—Underhand—Distrustful. Ám Muội Tà Gian: Mờ ám dối trá—Lack of transparency and dishonesty.

Ám Nghĩa: Ambiguity. Ám Ngục: Dark hell.

Ám Tâm: Tâm trí ám muội, ngu si, và luôn nghi hoặc—A dark, ignorant, or doubting mind. Ám Tế: Bị vô minh che mờ trở nên ám độn— Dark, ignorant.

Ám Thất: Căn phòng tối dùng để thực tập thiền— A dark room, a place for meditation.

Ám Trợ: To aid secretly.

An: Upasamayati (skt)—To pacify—To become calm or quiet—To make quiet—To tranquilize.

An Ban: See Sổ Tức Quán.

An Ban Thủ Ý: Anapanasati (p)—Anapanasmrti (skt)—Kinh An Ban Thủ Ý, kinh quán niệm hơi thở của hệ phái Nguyên Thủy. Sư An Thế Cao đã dịch bộ kinh từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Cũng nên lưu ý là An Thế Cao, một nhà sư nổi tiếng, người chủ trương mang Thiền vào Trung Quốc vào khoảng 150 sau Tây lịch—A Theravadan sutra on Concentration by practicing respiratory exercises. An-Shih-Kao translated it from Sanskrit into Chinese. It’s also noted that An-Shih-Kao, one of the famous monks, who first advocated of the Zen or meditation doctrine in China in around 150 A.D.

An Bần: To be happy in poverty.

An Bần Lạc Đạo: Thà nghèo mà vui với đạo—To accept poverty, but to enjoy the Way—To accept to live poverty so as to nurture one’s virtues.

An Bình: Peace—To be peaceful.

An Bình Hạnh Phúc: Tranquility and Happiness. An Ca: Angkor Wat—Một dãy những tự viện ở trung bộ Cam Bốt được xây vào thời vua Suryavarman đệ nhị. Ban đầu được xây để thờ phượng thần Visnu của Ấn Độ giáo, nhưng sau đó trở thành cơ sở Phật giáo. Sau khi các vua Khmer cải đạo và trở về quy y Phật, ngôi đền được dùng để thờ cúng theo Phật giáo. Sau khi Angkor Wat bị người Thái tàn phá vào thế kỷ thứ 15 (1431), kinh đô Khmer đã dời về Nam Vang và ngôi đền chỉ được tìm thấy lại vào thế kỷ thứ 19—A major temple complex in central Cambodia built during the reign of King Suryavarman II (1113-1150). Originally dedicated to the Hindu god Visnu, but after that it became a Buddhist establishment following the conversion of the succeeding Khmer kings to Buddhism, Angkor Wat served as a Buddhist holy place. After the destruction of the Angkor by the Thais in the fifteenth century, Khmer capital moved to Phnom Penh. It was not rediscovered until the nineteenth century.

An Cốc Bạch VânThiền Sư (1885-1973): Zen master Hakuun-Yasutani—Thiền sư Nhật Bản quan trọng hiện đại, một trong những thiền sư chân chính đầu tiên có ảnh hưởng ở Nhật cũng như ở phương Tây. Ông đi tu từ năm 11 tuổi và đã theo đuổi những thuyết giảng của nhiều thiền sư nổi tiếng. Sau mười sáu năm dạy học ở một trường trung học ở Đông Kinh, năm 1925 ông được nhận làm môn đồ của Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (Daiun Sogaku Harada) và nhận được ấn xác nhận của thầy vào năm 1943. Từ năm 1962 đến 1969, nhiều lần ông sang Mỹ theo lời thỉnh cầu của các môn đồ thiền. Trong nhiều bài viết của ông, người Nhật biết tới ông nhiều nhất qua những quyển giải thích về công án lớn như Bích Nham Lục, Vô Môn

Quan và Thong Dong Lục—An important

Japanese Zen master of the modern period, one of the first authentic Zen masters, not only to be active in Japan, but also in the West. He was ordained as a monk at the age of eleven, he  trained in his younger years under several wellknown Zen masters. After having taught high school in Tokyo for sixteen years, he was accepted in 1925 as a student of Dauin Sogaku Harada, from whom he received the seal of confirmation in 1943. Between 1962 and 1969 he visited the United States several times at the invitation of followers. Of his writings, best known in Japan are primarily his presentations of the great koan collections, the Pi-Yen-Lu, the WuMen-Kuan, and the Ts’ung-jung-lu.

  • Ở phương Tây tiếng tăm của ông phần lớn dựa vào những bài dẫn luận về phương pháp thiền tập được Thiền sư Phillip Kapleau viết trong quyển “Ba Trụ Thiền,” được công bố vào năm 1981, chủ yếu dựa theo những lời giảng dạy của hai thiền sư Bạch Vân An Cốc và Cô Vân. Giống như thầy mình là Harada, Bạch Vân An Cốc đã kết hợp theo cách của mình phương cách Chỉ quán đả tọa, đặc trưng của truyền thống Tào Động với phương pháp công án riêng của truyền thống Lâm Tế. Thiền sư Bạch Vân An Cốc nói về thiền tọa tĩnh tâm rằng: “Chừng nào còn có một cái gì được viết, vẽ và hình dung ra trong đầu con, chừng đó con không thể đạt tới đại giác. Hãy

vất bỏ mớ bòng bong ấy đi. Tinh thần con cũng phải trống không và trong trắng như một tờ giấy trắng tinh khiết vậy!”—In the West, he became known particularly through an introduction into Zen practice edited by Zen master Phillip Kapleau, which was to a great extent based on the teachings of Zen master Yasutani and his dharma successor Zen master Koun Yamada: Three Pillars of Zen (Garden City, NY, 1980). Like his master Harada Roshi, Yasutani Roshi made use of his style of Zen training of the Shikantaza practice of the Soto tradition (mokusho Zen) as well as the koan practice of the Rinzai tradition (kanna Zen). Hakuun Ryoko Yasutani says about zazen: “As long as there is anything written, recorded, or pictured in your head or heart, you can’t find any enlightenment. Throw everything away. Your mind must be as empty and spotless as a piece of white paper!”

Một hôm Thiền sư An Cốc Bạch Vân thượng đường dạy chúng: Theo Kinh Hoa Nghiêm, vào lúc giác ngộ, đức Phật thốt lên: “Kỳ diệu, kỳ diệu thay! Tất cả mọi chúng sanh, từ bản thể, đều là Phật, với đầy đủ trí huệ và đức hạnh. Nhưng vì cái tâm vọng tưởng mê muội, con người không nhận ra điều đó.” Lời đầu tiên của Phật biểu lộ sự kính sợ và kinh ngạc. Vâng, tuyệt vời làm sao, tất cả chúng sanh, dầu trí hay dầu ngu, nam hay nữ, đẹp hay xấu, đều trọn vẹn, đầy đủ, như họ vốn dĩ như vậy. Điều đó có nghĩa là bản tánh của mỗi con người cơ bản đều không tì vết, hoàn hảo, không khác gì bản tánh của đức Phật A Di Đà hay một vị Phật nào khác. Lời tuyên bố đầu tiên đó của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là lời kết luận tối hậu của Phật giáo. Tuy nhiên, con người, tất bật và lo âu, sống một cuộc sống cuồng loạn bởi vì cái tâm hôn ám, đảo điên ảo tưởng vì mê hoặc. Vì vậy, chúng ta cần phải quay về với sự toàn hảo nguyên sơ của chúng ta, phải thấy xuyên thấu hình ảnh giả tạo của chúng ta là thiếu sót và tội lỗi, và đánh thức tánh thanh tịnh và trọn vẹn cố hữu nơi chúng ta. Phương pháp hiệu quả nhất để đạt đến điều đó là tọa thiền—One day Zen Master Hakuun-Yasutani entered the hall to teach the assembly: “According to the Kegon (Avatamsaka) sutra, at the moment of enlightenment the Buddha spontaneously cried out: ‘Wonder of wonders! Intrinsically all living beings are Buddhas, endowed with wisdom and virtue, but because men’s minds have become inverted through delusive thinking they fail to perceive this.’ The first pronouncement of the Buddha seems to have been one of the awe astonishment. Yes, how truly marvelous that all human beings, whether clever or stupid, male or female, ugly or beautiful, are whole and complete just as they are. That is to say, the nature of every being is inherently without a flaw. perfect, no different from that of Amida or any other Buddha. This first declaration of Shakyamuni

Buddha is also the ultimate conclusion of Buddhism. Yet man, restless and anxious, lives a half-crazed existence because his mind, heavily encrusted with delusion, is turned topsy-turvy. We need therefore to return to our original perfection, to see through the false image of ourselves as incomplete and sinful, and to wake up to our inherent purity and wholeness. The most effective means by which to accomplish this is through zazen.”

  • Hôm khác, Thiền sư An Cốc Bạch Vân thượng đường dạy chúng: “Một người mù, ngay trong cảnh mù lòa, căn bản vẫn là một người toàn vẹn và hoàn hảo. Chiếc dĩa có bị vỡ đi, mỗi mảnh vỡ vẫn giữ được tính toàn vẹn của nó. Những gì mắt trần thấy được chỉ là sắc tướng, thay đổi liên tục, vốn không phải là bản chất. Thật ra, từ ngữ ‘hoàn hảo’ là thừa thãi. Các sự vật không hoàn hảo cũng không khiếm khuyết, chúng chỉ là chúng. Mỗi vật đều có giá trị tuyệt đối của nó. Vì vậy, không thể so sánh vật này với vật kia. Một người cao lớn thì cao lớn, người lùn thì lùn, đó là tất cả những gì bạn có thể nói. Có một công án đề ra câu hỏi: ‘Phật là gì?’ Để trả lời, vị thầy nói: ‘Cây trúc lớn thì lớn, cây trúc nhỏ thì nhỏ.’ Kiến tánh (giác ngộ) chỉ là nhận thức trực tiếp được mọi điều đó trong chớp mắt.”—Another day, Zen Master Hakuun-Yasutani entered the hall to teach the assembly: “A blind man,

even while blind, is fundamentally whole and perfect. The same is true of a deaf-mute. If a deaf-mute suddenly regain his hearing, his perfection would no longer be that of a deafmute. Were this saucer on the table to be broken, each segment would be wholeness itself. What is visible to the eye is merely the form, which is ever-changing, not the substance. Actually the word ‘perfect’ is superfluous. Things are neither perfect nor imperfect, they are what they are. Everything has absolute worth, hence nothing can be compared with anything else. A tall man is tall, a short man is short, that is all you can say. There is a koan where in reply to the question ‘What is the Buddha?’ the master answers: ‘The tall bamboo is tall, the short bamboo is short.’ Enlightenment (kensho) is nothing more than directly perceiving all this

in a flash.”

  • Một lần nọ, Thiền sư An Cốc Bạch Vân thượng đường dạy chúng: “Các công án thường sử dụng những chủ đề thực tiễn, những vật thế tục như con chó, cái cây, cái mặt, ngón tay, để một mặt chỉ cho chúng ta thấy rằng mọi vật đều có giá trị tuyệt đối của nó, và mặt khác, chặn đứng khuynh hướng của trí năng chỉ khư khư bám chặt các khái niệm trừu tượng. Nhưng ý nghĩ của mọi công án đều giống nhau: Thế giới là một khối Nhất Thể tương tùy và riêng mỗi người chúng ta là khối Nhất Thể ấy. Các bậc đại sư Trung Hoa, những thiên tài thâm thúy đã sáng tạo những mấu đối thoại nghịch lý, không ngần ngại mang khoa luận lý và cái đạo thường của người đời ra để diễu cợt trong các tác phẩm của họ. Vã vờ mơn trớn để trí năng thử đưa ra những giải pháp bất khả đắc, các công án cho thấy những giới hạn cố hữu của cái tâm lý luận được dùng làm phương tiện chứng ngộ Chân lý tối hậu. Qua quá trình đó, họ giải thoát tâm thức khỏi cái bẫy của ngôn ngữ vốn đã ‘vừa khít như cái áo khoát chật cứng’, làm giảm bớt sức ép tuân thủ ngặt nghèo những giáo điều và thành kiến, gột rửa cho chúng ta khuynh hướng phân biệt thiện ác và tẩy sạch nơi chúng ta khái niệm sai lầm ‘ta và người’, để cuối cùng, một ngày nào đó, chúng ta có

thể nhận thức được rằng thế giới của toàn hảo thật ra không khác thế gian này, nơi chúng ta đang ăn uống, bài tiết, cười đùa và khóc lóc.”—On one occasion, Zen Master HakuunYasutanientered the hall to teach the assembly: “Koans take as their subjects tangible, down-to-earth objects such as a dog, a tree, a face, a finger to make us see, on the one hand, that each object has absolute value and, on the other, to arrest the tendency of the intellect to anchor itself in abstract concepts. But the import of every koan is the same: that the world is one interdependent Whole and that each separate one of us is that Whole. The Chinese Zen masters, those spiritual geniuses who created these paradoxical dialogues, did not hesitate to thumb their nose at logic and common sense in their marvelous creations. By wheedling the intellect into attempting solutions impossible for it, koans reveal to us the inherent limitations of the logical mind as an instrument for realizing ultimate Truth. In the process they liberate the mind from the snare of language, ‘which fits over experience like a strait jacket,’ pry us loose from our tightly held dogmas and prejudices, strip us of our penchant for discriminating good from bad, and empty us of the false notion of self-and-other, to the end that we may one day perceive that the world of Perfection is in fact no different from that in which we eat and excrete, laugh and weep.”

  • Lần khác, Thiền sư An Cốc Bạch Vân thượng đường dạy chúng: “Dầu bạn có biết hay không biết, khi bạn có mặt ở đây, tham dự một buổi nhiếp tâm tọa thiền, là bạn đang tạo ra thiện nghiệp. Ngồi ôm trọn ba yếu tố căn bản của Phật giáo: giới, định lực, và trí huệ giác ngộ. Điều rõ ràng là lẽ dĩ nhiên khi sự tập trung tư tưởng mạnh lên sẽ giúp cho tâm thức của chúng ta phát triển vững vàng; điều ít hiển nhiên hơn là trong cái ngồi toàn tâm, bạn nhận ra rằng dần dần con mắt trí tuệ của bạn sẽ mở lớn như thế nào khi chân tánh được gột rửa khỏi những mê hoặc và uế nhiễm. Về giới luật, rõ ràng người ta không thể sát sanh, trộm cắp hay vọng ngữ trong lúc tọa thiền. Tuy nhiên, theo ý nghĩa sâu xa hơn, sự trì giữ giới luật có nền tảng trong tọa thiền, bởi vì qua tọa thiền, từ từ bạn đoạn diệt được cái mê hoặc căn bản đưa đến phạm phải điều ác, chủ yếu là sự mê hoặc cho rằng thế giới và bạn là hai phần tách rời và khác biệt. Theo bản thể nội tại, không hề có sự phân tách như vậy. Thế giới không ở ngoài ta, thế giới là ta! Đây chính là sự chứng ngộ Phật tánh của bạn, qua sự trì giữ giới luật một cách tự nhiên và tự phát khởi lên.”—Another occasion, Zen Master Hakuun-Yasutanientered the hall to teach the assembly: “Whether you are aware of it or not, you are creating good karma all the time you are here at a sesshin. Sitting embraces the three fundamental elements of Buddhism, namely, the precepts, the power of concentration, and satori-wisdom. It is obvious, of course, how concentration is strengthened and mind stability developed; it may be less obvious to you how your eye of true wisdom is gradually being opened as your intrinsically pure nature is cleansed of its delusions and defilements in sincere and wholehearted sitting. As for the precepts, clearly one can’t kill or steal or lie during zazen. In a profounder sense, however, observance of the precepts is grounded in zazen, because through zazen you are gradually ridding yourself of the basic delusion which leads man to commit evil, namely, the delusion that the world and oneself are separate and distinct. Inherently there is no such bifurcation. The world doesn’t stand outside me, it is me! This is the realization of your Buddha-nature, out of which observance of the precepts naturally and spontaneously arises.”

An Cốt: An vị—To be in place. An Cư: Varsa or Varsavasana (skt)—To live in peace—Tranquil dwelling.

An Cư Kết Hạ: See An Cư Kiết Hạ.

An Cư Kiết Hạ: U-ango (jap)—Ge-ango (jap)—

Vassa (skt)—The end of the summer retreat—

Chấm dứt kỳ an cư kiết hạ—Cuối năm của tự viện Phật giáo cũng là sự kết thúc của kỳ an cư kiết hạ, nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch—The monastic end of the year is also the end of the summer retreat, the 15th of the 7th month, lunar calendar— See Kiết Hạ.

An Cư Kiền Độ: Chapter on Varsavasana— Chương qui định về An cư Kiết hạ—Chapter on Tranquil dwelling.

An Danh: Ban pháp danh cho người mới vào đạo—To give a religious name to a beginner. An Dưỡng: Annyo (jap)—Peace and provision— To rest—To take a rest.

An Dưỡng Địa: Land of peace and provision— Tên khác của cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà— Land of rest, another name for the Pure Land.

An Dưỡng Quốc: An Dưỡng Địa—See Cực Lạc.

An Dưỡng Sao: Sớ liên quan đến các luận đề về Tịnh Độ—Commentary of the topic (subject) of discussion on the Land of peace and provision (Pure Land).

An Dưỡng Tức Tịch Quang: An Dưỡng là thế giới cực lạc, còn Thường Tịch Quang Độ hay nơi thường trú của chư Phật—Land of peace and provision is the Pure Land, while the realm where permanent tranquility and enlightenment reign, the abode of Buddhas.

An Dưỡng Viện: Anyo-in (jap)—Rest house— Retirement house—Viện an dưỡng.

An Đà Hội: Antaravasaka (skt)—Antarivasaka (p)—Antaravasa (skt)—Y hạ trong ba bộ y của nhà sư. Trung trước y, áo lót mặc bên trong, tức là áo lót mặc sát người, y năm mảnh, Một trong ba loại y của một vị Tăng—Inner garment of a monk, the five-piece cassock. One of the three regulation garments of a monk. An Đằng Tuấn Hùng: Ando Toshio (jap)—Tên của một thiền sư Nhật Bản thuộc tông Thiên Thai vào thế kỷ XX—Name of a Japanese Zen master of the T’ien-T’ai school in the twentieth century.

An Để (Lễ) La Đại Tướng: Andira (skt)—Một trong mười hai vị thần liên hệ với đức Phật Dược Sư—One of the the twelve spirits connected with the Master of Healing Buddha.

An Định: Stable—Firm.

An Đơn: Sau một thời gian tạm trú ở tiền sảnh, vị hành cước Tăng phải tọa thiền cả một tuần lễ trong một phòng kín riêng biệt, với những điều kiện khắc nghiệt. Chỉ sau đó, anh ta mới được nhận hẳn vào cộng đồng tu viện—After a long period of temporary dwelling at the front hall, a traveling monk then must provide a further proof of his seriousness through a week of sitting in a solitary cell under the most austere conditions before he is finally accepted into the monastic community—See Hành Cước Tăng.

An Hạ: To put down.

An Hạ Xứ: A place to rest—Resting place—A place for putting things down, i.e. baggage—A place to stay.

An Hòa: 1) Tên của một vị thị giả của Phật Kim Tịch: Sotthija (skt)—Name of an attendant of the Golden Tranquility Buddha; 2) Có khả năng làm an lạc và êm dịu mọi tình huống, một trong tám đặc tính của nước—Ability to give comfort, one of eight chracteristics of water—See Bát Công Đức Thủy.

An Huệ: Settled or firm resolve on wisdom.

An Huệ Bồ Tát (475-555): Sthiramati (skt)— Settled Wisdom Bodhisattva—Name of a

Bodhisattva—Kiên Tuệ hay Kiên Huệ Bồ Tát, tên của một nhà triết học thuộc trường phái Du Già (Yogachara), một trong mười vị thầy nổi tiếng của trường phái Duy Thức Học. Ngài đã soạn ra những tác phẩm bình luận về các tác phẩm của Ngài Thế Thân và Long Thọ, mong triển khai những chỗ giống nhau giữa Yogachara và Trung Đạo. Ngài sống vào thế kỷ thứ sáu sau Tây lịch. Ngài là người tiêu biểu cho phái duy tâm ôn hòa. Những tác phẩm còn lưu lại của ngài là Luận Đại Thừa Vi Diệu Pháp và Đại Thừa Trung Quán Luận. Ngài rất nổi tiếng trong việc bác bỏ những lý thuyết của ngài Chúng Hiền qua tác phẩm Vi Diệu Pháp Câu Xá Luận và Thế Thân Tam Thập Kệ Luận. Ngài cũng chính là người đã lập ra thuyết “Tự Chứng Phần” (Svasakshatkara)— Name of a philosopher of the Yogachara, one of the ten great masters of the Consciousness-Only School. He wrote several important comments on the works of Vasubandhu and Nagarjuna, in which he attempted to develop the common ground in the teachings of Yogachara and Madhyamika. He lived around the 6th century AD, he advocated a moderate idealism. Extant works by him are the Treatise of Collection of Mahayana-Abhidharma and the Treatise on the Middle View of the Great Vehicle. He was very famous for refuting the theories of Samghabhadra through the Treatise on

Abhidharmakosa and Vasubandhu’s

Consciousness-only in thirty verses. He also established the theory of “Self Witnessing Aspect.”

An Huyền: An-hsuan—Tên của một nhà dịch kinh người Thiên Trúc, đến Lạc Dương vào thời Đông Hán—Name of an Indian sutra-translator, who came to China during the Eastern Han (206 B.C.-220 A.D.).

An Hưởng: To enjoy in peace

An Lạc: Ksema (skt)—Anraku (jap)—Tranquil— Quiet—Pacify—Thanh bình—Hòa bình—An lạc là một cái gì có thể hiện hữu trong giờ phút hiện tại. Thật là kỳ cục khi nói, “Hãy đợi cho đến khi tôi làm xong cái này rồi thì tôi thoải mái để sống trong an lạc được.” Cái ấy là cái gì? Một mảnh bằng, một công việc, một cái nhà, một chiếc xe, hay trả một món nợ? Như vậy bạn sẽ không bao giờ có an lạc. Lúc nào cũng có một cái khác sau cái này. Theo đạo Phật, nếu bạn không sống trong an lạc ngay trong giây phút này, thì bạn sẽ không bao giờ có an lạc. Nếu bạn thực sự muốn an lạc, thì bạn có thể an lạc ngay trong giờ phút này. Nếu không thì bạn chỉ có thể sống trong hy vọng được an lạc trong tương lai mà thôi—Peace can exist only in the present moment. It is ridiculous to say, “Wait until I finish this, then I will be free to live in peace.” What is “this?” A degree, a job, a house, a car, the payment of a debt? If you think that way, peace will never come. There is always another “this” that will follow the present one. According to Buddhism, if you are not living in peace at this moment, you will never be able to. If you truly want to be at peace, you must be at peace right now. Otherwise, there is only “the hope of peace some day.”

An Lạc Độ: Sugati (skt)—An Lạc Mệnh—Cảnh giới hoan lạc—Bliss—Blissing world—Happy fate—Land of peace and bliss (Pure Land). An Lạc Đường: Nhà dưỡng lão để dành cho các vị Tăng già yếu trong các chùa—A nursing home for elderly monks in a temple. An Lạc Hạnh: Peaceful and joyful practice. An Lạc Hạnh Khẩu: Pleasant practice of the mouth of a Bodhisattva—Hạnh an lạc nơi khẩu— See Khẩu An Lạc Hạnh.

An Lạc Hạnh Nguyện: Pleasant practice of the vow of a Bodhisattva—Hạnh an lạc nơi nguyện— See Nguyện An Lạc Hạnh.

An Lạc Hạnh Tâm: Pleasant practice of the mind of a Bodhisattva—Hạnh an lạc nơi tâm—See Tâm An Lạc Hạnh.

An Lạc Mệnh: Sugati (skt)—An Lạc Độ—Cảnh giới hoan lạc—Bliss—Blissing world—Happy fate.

An Lạc Pháp Môn: Anzen (jap)—See An Thiền.

An Lạc Tập: Bộ sách Tịnh Độ được viết bởi ngài Đạo Xước vào thế kỷ thứ bảy. Nội dung có những đoạn nói về nhất tướng tam muội được trích dẫn từ nhiều kinh điển khác nhau. Ý định của tác giả ở đây chứng tỏ rằng tam muội là phương tiện hữu hiệu dẫn hành giả diện kiến hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhưng trên phương diện giải thoát, nhất là trong quan điểm của nhà Thiền, thấy chư Phật thì có lợi ích gì? Thị kiến khách quan của Phật phải phù hợp với sự thể hiện nội tâm mà trên quan điểm tâm lý học, nó là thể tài trọng yếu nhất mà hành giả cần nhận xét— Collection of Passages Concerning Birth in the Land of Peace and Bliss or Book of Peaceful and Joyful Practices, written by Tao-Ch’o in the seventh century. The content of the book includes passages bearing on the Samadhi of Oneness which are quoted from various sutras. The author’s intention here is to prove the Samadhi to be efficient means of bringing the devotee into the presence of all the Buddhas of the past, present, and future. But, from the point of view of salvation or enlightenment, especially the point of view in Zen Buddhism, what is the use of seeing the Buddhas? The seeing of the Buddha objectively must be in correspondance with the inner realization and, as far as psychology is concerned, inner realization is the more important topic of consideration for practitioners.

An Lạc Trong Niết Bàn: Nibbanic bliss.

An Lạc Sâu Xa: Profound peace.

An Lão: Anro (jap)—See An Lạc Đường.

An Lão Tự: Tên của một ngôi chùa trong tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt—Name of a temple in Ninh Binh Province, North Vietnam.

An Lẫm (507-583): An-lin—Tên của một vị sư người Hoa vào thế kỷ thứ VI—Name of a Chinese monk in the sixth century.

An Lập: Supratisthita (skt)—Kiến Lập—To set up—To establish—Firm-standing—To stand firm.

An Lập Chân Như: Samnivesatathata (skt)—Y Chỉ Chân Như—Firm-standing Tathagata—Bất biến chân như (vạn pháp tức chân như). Tùy theo duyên vô minh mà khởi lên trong thế giới hiện tượng mà chân tính bất biến. Chân như của các nền tảng của sự tu tập—The changeless essence or substance. Suchness of the bases of practice. An Lập Hạnh: Supratichthitatcharitra (skt)— Supratisthita-caritra (skt)—Firm-standing conduct—See An Lập Hạnh Bồ Tát. An Lập Hạnh Bồ Tát: Supratichthitatcharitra (skt)—Một trong những vị Bồ Tát đã vân tập về núi Kỳ Xà Quật ủng hộ đức Phật thuyết giảng kinh Pháp Hoa—Firm-standing conduct Bodhisattva, one of the Bodhisattvas who gathered at Mount Grdhrakuta to support the Buddha to preach the Lotus Sutra.

An Lập Tam Muội: Supratisthita-samadhi (skt)— Firm-standing concentration.

An Lập Vô Lượng Thừa: Tùy theo căn tính của chúng sanh mà thành lập vô số pháp môn để cứu độ họ—Based on sentient beings’ capacities to establish numerous methods to save them. An Linh Thủ Ni: An-lin Shou Bhiksuni—Tên của một vị ni sư nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ IV, đệ tử của ngài Phật Đồ Trừng—Name of a famous Chinese nun in the fourth century, who was a disciple of Fo-T’u-Ch’êng (Buddhasimha

(skt).

An Minh: See Tu Di.

An Minh Sơn: Mount Sumeru—See Tu Di.

An Na Bát Na: See Sổ Tức Quán.

An Nhẫn: See Nhẫn Nhục.

An Nhẫn Chướng Ngại: Tolerance of adversity (obstructions, difficulties, obstacles, hindrances). An Nhẫn Thành Tựu: Thành tựu an nhẫn mọi chướng ngại—An achievement of tolerance of adversity (obstructions, difficulties, obstacles, hindrances).

An Nhiên: Calm.

An Nhiên Thị Tịch: Tịch diệt một cách an nhiên—Pass away without sorrow. An Nhiên Thiền Sư: An-ren—Tên của một thiền sư Nhật Bản thuộc tông Thiên Thai hồi thế kỷ thứ IX—Name of a Japanese Zen master of the T’ienT’ai School in the ninth century.

An Nhiên Tự Tại: Inner freedom.

An Ổn: An lạc và yên ổn—Joy and stability.

An Pháp Hiền: See Pháp Hiền.

An Pháp Khâm: An-Fa-Ksing—Tên của một vị Tăng Ấn Độ, người đã đi đến Trung Hoa hồi thế kỷ thứ III sau tây lịch. Vào năm 306, ngài đến Lạc Dương để dịch một số kinh điển từ tiếng Phạn sang tiếng Hoa—Name of an Indian monk who came to China in the third century. In 306 A.D., he arrived at Luo-Yang to translate some sutras from Sanskrit into Chinese.

An Phận: To be content (satisfied) with one’s lot (destiny)—Contentment with conditions.

An Phù Đà Địa Ngục: Arbuda (skt)—Nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters.

An Quốc Huyền Đỉnh Thiền Sư: Zen master Ankuo Hsuan-t’ing—Thiền sư An Quốc Huyền Đỉnh là một trong những đệ tử của Thiền sư Trí Oai ở Nam Kinh. Hiện nay một trích đoạn trong những giáo pháp của ông vẫn còn. Theo Tông Cảnh Lục, một hôm, có một cư sĩ hộ trì hỏi An Quốc Huyền Đỉnh: “Ngài là một người theo Bắc tông hay Nam tông?” An Quốc Huyền Đỉnh đáp: “Ta không phải là một người theo hoặc là của Bắc tông, hoặc là của Nam tông. Tâm là tông của ta.” Ở đây, An Quốc Huyền Đỉnh đang nói về một “tông” theo cái nghĩa của một thực thể môn phái, nhưng chữ “tông” còn chỉ giáo pháp hay nguyên lý giáo pháp. Như vậy, câu hỏi là liệu ngài theo giáo pháp của người phương Bắc hay người phương Nam, và câu trả lời là giáo pháp chân chính của Phật giáo liên quan đến tâm và siêu việt bất kỳ giáo pháp nào mà chúng ta có thể bám vào—Zen master An-kuo Hsuan-t’ing was one of Zen master Chih-wei’s disciples in Nan-king. One of his excerpts his teachings is still extant. According to the Tsung Ching-lu (Records of the Mirror of Truth), one day, a lay supporter asked Zen master An-kuo Hsuan-t’ing: “Are you a follower of the Southern School or the Northern School?” An-kuo Hsuant’ing answered: “I am not a follower of either the Southern School or the Northern School. The mind is my School.” Here, An-kuo Hsuan-t’ing was talking about a schooling the sense of a sectarian entity, but the word “tsung” also indicates a teaching or doctrinal principle. The question is thus whether he follows the teachings of the Northerners or the Southerners, the answer being that the true teaching of Buddhism concerns the mind and transcends any teachings to which one might adhere.

An Quốc Tự: Ankoku-ji (jap)—Tên của một ngôi chùa ở Tokyo, Nhật Bản—Name of a temple in Japan.

An Tâm: Anjin (jap)—Mind at peace—Peace of mind—Settled mind—Tình trạng tâm thức an lạc hay an lành trong tâm. Làm cho tâm yên tỉnh hay đạt được sự yên. Thuật ngữ Phật giáo Nhật Bản “Anjin” có nghĩa là “An tâm hay trái tim an lạc.” Sự an tâm hay an lạc trong tâm, theo quan niệm Phật giáo, là trạng thái tâm thức mà chỉ có sự thể nghiệm giác ngộ mới cho phép chúng ta biết tới. Trong Thiền, cách tập tọa thiền được coi như một trong những con đường ngắn nhất giúp đạt tới sự an lạc trong tâm. Sự an tâm cũng là một trong những công án nổi tiếng trong “Vô Môn Quan,” theo thí dụ 41: “Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào tường. Nhị tổ đứng trong tuyết, tự cắt cánh tay mình và nói, ‘Tâm đệ tử không an. Thưa thầy, con cầu xin thầy an tâm cho con.’ Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói, ‘Hãy mang tâm của nhà ngươi lại đây và ta sẽ an tâm cho ngươi.’ Nhị tổ (Huệ Khả) thưa: ‘Con không tìm được tâm.” Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: ‘Vậy là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó—Inner peace or tranquility of mind. To quiet the heart or mind or to obtain tranquility of mind. “Anjin” is a Japanese Buddhist term for “Heart-mind in peace.” Peace of mind is a state of consciousness that according to Buddhism, is possible only through the experience of enlightenment. In Zen the practice of sitting meditation is seen as the shortest path to peace of mind. Peace of mind is also a renowned koan, the example 41 in the Wu-Men-Kuan: “Bodhidharma sat facing the wall. The second patriarch, who had been standing in the snow, cut off his own arm and said, ‘The mind of yours student still finds no peace. I entreat you, master, please give it peace.’ Bodhidharma said, ‘Bring your mind here and I’ll give it peace.’ The second patriarch said, ‘I’ve looked for the mind, but finally it can’t be found.’ Bodhidharma said, ‘Then I have given it peace thoroughly!’”

An Tâm Khởi Hạnh Tác Nghiệp: An tâm, khởi lên phong thái tu hành, rồi tạo những nghiệp thiện lành. Đây là những bước tu hành trong Tịnh Độ Tông—To settle the mind, to rise the conduct (manner of action in practicing), and to produce wholesome karma. These are steps of cultivation in the Pure Land.

An Tâm Lập Mệnh: Hết lòng vì nhân gian mà hành đạo và an tâm, không bị ngoại cảnh làm xao động—To spread the Buddha-dharma for the sake of the human world, and to tranquilize the mind immovably.

An Tâm Lập Mệnh và Phi Phú Quí Thế Tục: Contentment and unworldly riches—Đối với các thiền sư, các ngài luôn hết lòng vì nhân gian mà hành đạo và an tâm, không bị ngoại cảnh làm xao động. Thiền sư Vô Môn cũng như nhiều thiền sư khác cảm nghĩ đến cái nghèo một cách thiết thực và thơ mộng hơn; các ngài không gợi thẳng đến sự việc của thế gian. Đây là bài kệ nói về cái nghèo của ngài Vô Môn Huệ Khai:

“Hoa xuân muôn đóa, bóng trăng thu.

Hạ có gió vàng, đông tuyết rơi.

Tuyết nguyệt phong ba lòng chẳng chấp.

Mỗi mùa mỗi thú mặc tình chơi.”

Bài kệ trên đây không ngụ ý thiền sư Vô Môn ăn không ngồi rồi, không làm gì khác, hoặc không có gì để làm khác hơn là thưởng thức hoa nở vào một buổi sáng với mặt trời mùa xuân hay ánh trăng thu bàng bạc; có thể ngài đang hăng say làm việc, đang giảng dạy đệ tử, đang tụng kinh, đang quét chùa hay làm ruộng như thường lệ, nhưng tâm của ngài tràn ngập một niềm thanh tịnh và khinh an. Chúng ta có thể nói ngài đang sống Thiền vì mọi mong cầu đều xả bỏ hết, tâm không còn một vọng tưởng nào gây trở ngại, mà chỉ ứng dụng dọc ngang. Đó chính là cái tâm “Không” trong cái thân nghèo. Vì nghèo nên ngài biết thưởng thức hoa xuân, biết ngắm trăng thu. Trái lại, nếu của cải của thế gian chồng chất đầy chùa thì trái tim còn chỗ nào dành cho niềm hạnh phúc thần tiên ấy? Các thiền sư thường nói đến thái độ an tâm lập mệnh và cái giàu phi thế tục của các ngài bằng những hình ảnh cụ thể, chẳng hạn như thay vì nói chỉ có đôi tay không, thì các ngài bảo rằng muôn vật trong thiên nhiên là đầy đủ lắm rồi. Kỳ thật, theo các ngài thì sự tích trữ của cải chỉ toàn tạo nghịch duyên khó thích hợp với những lý tưởng thánh thiện, chính vì thế mà các ngài nghèo. Theo các ngài thì mục đích của nhà Thiền là buông bỏ chấp trước. Không riêng gì của cải, mà ngay cả mọi chấp trước đều là của cải, là tích trữ tài sản.

Còn Thiền thì dạy buông bỏ tất cả vật sở hữu, mục đích là làm cho con người trở nên nghèo và khiêm cung từ tốn. Trái lại, học thức khiến con người thêm giàu sang cao ngạo. Vì học tức là nắm giữ, là chấp; càng học càng có thêm, nên ‘càng biết càng lo, kiến thức càng cao thì khổ não càng lắm.’ Đối với Thiền, những thứ ấy chỉ là khổ công bắt gió mà thôi—For Zen masters, they always spread the Buddha-dharma for the sake of the human world, and to tranquilize the mind immovably. Zen master Wu-Men as well as other masters are more poetic and positive in their expression of the feeling of poverty; they do not make a direct reference to things worldly. Here is Wu-men’s verse on poverty: “Hundreds of spring flowers; the autumn moon; A refreshing summer breeze; winter snow:

Free your mind of all idle thoughts,

And for you how enjoyable every season is!”

The above verse is not to convey the idea that Wu-men is idly sitting and doing nothing particularly; or that he has nothing else to do but to enjoy the spring flowers in the the spring morning sun, or the autumn moon white and silvery; he may be in the midst of work, teaching his disciples, reading the Sutras, sweeping and farming as all the masters have done, and yet his own mind is filled with transcendental happiness and quietude. We may say he is living with Zen for all hankerings of the heart have departed, there are no idle thoughts clogging the flow of life-activity, and thus he is empty and povertystricken. As he is poverty-stricken, he knows how to enjoy the ‘spring flowers’ and the ‘autumnal moon’. When worldly riches are amassed in the temple, there is no room for such celestial happiness. Zen masters always speak positively about their contentment and unworldly riches. Instead of saying that they are empty-handed, they talk of the natural sufficiency of things about them. In fact, according to real masters, the amassing of wealth has always resulted in producing characters that do not go very well with our ideals of saintliness, thus they were always poor. The aim of Zen discipline is to attain to the state of ‘non-attainment.’ All knowledge is an acquisition and accumulation, whereas Zen proposes to deprive one of all one’s possessions.

The spirit is to make one poor and humble, thoroughly cleansed of inner impurities. On the contrary, learning makes one rich and arrogant. Because learning is earning, the more learned, the richer, and therefore ‘in much wisdom is much grief; and he that increased knowledge increased sorrow.’ It is after all, Zen emphasizes that this is only a ‘vanity and a striving after wind.’ An Tâm Pháp Môn: Anzen (jap)—An Lạc Pháp Môn—See An Thiền.

An Thế Cao: An-Shi-Kao—An Shigao—Một trong những vị cao Tăng nổi tiếng, người chủ trương mang Thiền vào Trung Quốc vào khoảng 150 sau Tây lịch. Ngài là người xứ Parthie vào thế kỷ thứ hai, là hoàng thái tử xứ Parthie, người sẽ nối ngôi vua cha; tuy nhiên, ông đã xuất gia tu hành. Ngài đã từng đến Trung quốc năm 148 sau Tây Lịch và là người đầu tiên dịch kinh điển Phật giáo ra Hán tự. Ngài là người đã lập ra trường phái Thiền Na, một trường phái sớm nhất của Phật giáo

Trung quốc—An-Shih-Kao, one of the famous monks, who first advocated of the Zen or meditation doctrine in China, about 150 A.D. He was a Parthian monk of the second century, a crown prince of Parthie and was intended to assume the throne at his father’s death; however, he entered a monastery. He went to China around 148 and was the first to translate Buddhist scriptures into Chinese. He founded the Dhyana school, an early Chinese Buddhism. An Thiền: Anzen (jap)—An Lạc Pháp Môn—An Tâm Pháp Môn—An Trụ Tọa Thiền—To enter into dhyana meditation—“An Thiền hay Thiền êm đềm.” Từ ngữ này thường được dùng để chỉ việc tu tập tốt về tọa thiền, nhờ đó mà thân tâm đạt tới sự thanh thản sáng suốt—Anzen is a Japanese Buddhist term for “Peaceful Zen.” This expression is usually used for proper practice of sitting meditation, in which body and mind come to lucidly wakeful calm.

An Thiền Na: Anjanavana (skt)—A Xà Na

Lâm—Một khu rừng ở miền trung Ấn Độ, giữa hai xứ Câu Đàm Di và Xá Vệ Quốc—A place in central India between Kosambi and Savatthi. An Thiền Lâm: Anjanavana (skt)—See A Xà Na Lâm.

An Thiền Thiền Sư: Zen Master An Thiền—

Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 19. Ngài là tác giả bộ “Tam Giáo Thông Khải” được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Hầu hết cuộc đời hoằng pháp của ngài, ngài trụ tại chùa Đại Giác ở Đồ Sơn, Bắc Ninh. Sư An Thiền đã soạn bộ “Tam Giáo Thông Khảo”. Sách được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Sách gồm ba phần—A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. He was the author of “A Thorough Study on the Three Religions” composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. He spent most of his life at Đại Giác Temple in Bồ Sơn, Bắc Ninh to expand Buddhism. Master An Thiền composed a book titled “A Thorough Study in the Three Religions”. The book was composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. The book included three divisions:

(I) Quyển thứ nhất—Phật Giáo: First volume— Buddhism.

  1. Phụng Chiếu cầu pháp: Việc du học của Thiền sư Tính Tuyền Trạm Công—The travel in seeking the Buddha Dharma of Zen Master Tính Tuyền Trạm Công.
  2. Bản Quốc Thiền Môn Kinh Bản: Các bản kinh khắc ở Việt Nam—Sutras printed in Vietnam.
  3. Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi: Khởi thủy

Thiền học Việt Nam—The beginning of Zen in Vietnam.

  1. Đại Nam Phật Tháp: Các tháp Phật ở Việt

Nam—Buddha stupas in Vietnam.

  1. Vô Ngôn Thông Truyền Pháp: Thiền phái Vô Ngôn Thông—Wu-Yun-T’ung Zen Sect.
  2. Danh Trấn Triều Đình: Các cao Tăng nổi tiếng ở triều đình—Famous monks at the Royal Palace.
  3. Lê Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời Tiền Lê—Famous monks during the Tiền Lê Dynasty.
  4. Lý Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời nhà Lý—Famous monks during the Lý Dynasty.
  5. Trần Triều Danh Đức: Các cao Tăng đời Trần—Famous monks during the Trần Dynasty.
  6. Tỳ Ni Đa Lưu Chi Truyền Pháp: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi—Vinitaruci Zen Sect.
  7. Tuyết Đậu Truyền Pháp: Thiền phái Thảo Đường—Thảo Đường Zen Sect.
  8. Những việc thần bí liên quan đến các Thiền sư Việt Nam qua các triều đại: Mystic things involving Vietnamese Zen masters throughout all dynasties.
  9. Danh từ Phật học và các thần thoại Phật Giáo ở Trung Hoa và Việt Nam: Buddhist terms and mythological stories about Buddhism in China and Vietnam.

(II) Quyển thứ hai—Khổng Giáo: Second volume—Confucianism.

(III)Quyển thứ ba—Lão Giáo: Third volume— Taoism.

An Thọ Khổ Nhẫn: Nhẫn nhục trước khổ đau— Patience under suffering.

An Thổ Địa: To tranquilize the land, or a plot of land, by freeing it from harmful influences.

An Tĩnh: Calm—Quiet—Tranquility—

Quietness—Serenity.

An Tịnh: Vupasamaya (p)—Samatha (skt)—1) Sự an tịnh: Calm and still, tranquil and pure; 2) Không có phiền não: Absence of passions.

An Tòa: An trí tượng Phật nơi chánh điện: To put

Buddha statue in the main hall—Lễ an vị tượng Phật nơi chánh điện: A ceremony to put Buddha statue in place in the Main Hall.

An Toàn: Abhayam (p)—Safety—In security. An Trí: To send someone to a concentration camp.

An Trú: Vasati (p & skt)—To abide—To stay— To dwell—To stop at a place—Phật tử nên luôn tự an trong trong các giáo lý của Đức Phật, chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai khác—Buddhists should always abide (establish themselves) in the teachings of the Buddha, not depending upon anybody else.

An Trú Địa: A dwelling place—Residence— Abode.

An Trú Trong Phật Tâm: Staying in Buddhamind—Thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác viết trong quyển ‘Tâm Bất Sinh’: “Có một lần, trong tự viện của tôi, một vị Tăng ngủ thiếp đi. Một vị Tăng khác thấy vậy, cầm gậy hất vào người vị Tăng đang ngủ. Tôi quở trách anh ta: ‘Tại sao ông lại đánh anh ta vào lúc anh ta đang đánh một giấc trưa ngon lành như thế? Ông nghĩ rằng anh ta xa lìa Phật tâm và đang long bong đâu đó trong lúc ngủ phải không? Nếu ông tỉnh thức, ông tỉnh thức. Nếu ông ngủ, ông ngủ. Khi ông ngủ, ông ngủ trong Phật tâm, chẳng khác nào khi ông thức. Khi ông thức, ông thức trong Phật tâm, chẳng khác nào khi ông ngủ. Ông ngủ trong Phật tâm khi ông ngủ và ông thức và trú trong Phật tâm khi ông thức. Như thế, ông luôn trú trong Phật tâm. Ông không hề rời xa cái Tâm ấy dầu trong khoảnh khắc.'”—In the Unborn, Zen Master Bankei wrote: “There was once a monk in my temple who had been dozing off. Another monk saw him and really laid into him with a stick. I reprimanded him: ‘Why hit him when he’s enjoying a pleasant nap? Do you think he leaves the Buddha-mind and goes somewhere else when he sleeps?… If you stay awake, you stay awake. If you sleep, you sleep. When you sleep, you sleep in the same Buddha-mind you were awake in. When you’re awake, you’re awake in the same Buddha-mind you were sleeping in. You sleep in the Buddha-mind while you sleep and are up and about in the Buddha-mind while you are up and about. That way, you always stay in the Buddha-mind. You’re never apart from it for an instant.'”

An Trụ Bồ Đề Tâm: Persist in the determination for enlightenment—Có một loại thiện tri thức giúp hành giả được an trụ Bồ đề tâm. Đây là một trong mười loại thiện hữu tri thức mà Đức Phật đã dạy trong Kinh Hoa nghiêm—There is a Spiritual friend who helps cultivators persist in the determination for enlightenment. This is one of the ten kinds of spiritual friends who help them along the path to enlightenment in the Flower Adornment Sutra—See Mười Loại Thiện Hữu Tri Thức.

An Trụ Căn: Căn an trụ, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh—Steadfast faculties, not stopping the practices of Enlightening Beings. An Trụ Chánh Đạo, Bất Khí Tà Đạo: Live by the right path but always appear to enter false paths—An trụ trong chánh đạo chẳng bỏ tà đạo— An trụ trong chánh đạo, chánh trí và chánh kiến, mà hay thị hiện vào tất cả tà đạo, chẳng lấy làm thiệt, chẳng chấp làm tịnh, làm cho chúng sanh đó xa rời tà pháp—They live by the right path, right knowledge, and right insight, yet they can appear to enter false paths, without taking them to be true or pure, to cause the sentient beings involved in them to abandon false principles.

An Trụ Đại Thừa: An trụ trong Đại Thừa—Dwell in the Great Vehicle.

An Trụ Hạnh Phổ Hiền: Establishment in the practice of Universal Good—An trụ trong Hạnh Phổ Hiền—Khiến an trụ trong Hạnh Phổ Hiền. Có một loại thiện tri thức khiến hành giả an trụ trong Hạnh Phổ Hiền. Đây là một trong mười loại thiện hữu tri thức mà Đức Phật đã dạy trong Kinh Hoa Nghiêm—There is a spiritual friend who helps establishing cultivators in the practice of Universal Good. This is one of the ten kinds of spiritual friends who help them along the path to enlightenment in the Flower Adornment Sutra— See Mười Loại Thiện Hữu Tri Thức. An Trụ Tâm: Tâm an trụ—A peacefully dwelling mind.

An Trụ Tịnh Tín: Rest on pure faith—Chư Bồ Tát an trụ tịnh tín kiên định và không lay chuyển—Enlightening Beings rest on pure faith, steadfast and imperturbable.

An Trụ Tối Thắng: Perfect rest in the bodhisattva nature.

An Trước: Sắp đặt—To arrange. An Tuệ: Settled or frim resolve on wisdom— Established wisdom.

An Tuệ Bồ Tát: Một trong mười luận sư nổi tiếng người Ấn vào thế kỷ thứ năm (đặc biệt về Duy Thức Học)—One of the ten famous Southern Indian exponents on Buddhist doctrine, specially of the Vijnaptimatratasiddhi sastra, in the fifth century—See An Huệ Bồ Tát. An Tử Sơn: Núi Trúc Lâm Yên Tử trong tỉnh Quảng Ninh, Bắc Việt—Mount Yen Tu in Quang Ninh Province, North Vietnam.

An Tử Sơn Trúc Lâm Thiền Tông Bổn Hạnh:

Tập thơ Nôm của Thiền sư Chân Nguyên (16471726), viết về Thiền tông từ thời đức Phật đến đời nhà Trần ở Việt Nam—A book of old-style Vietnamese language poems, written by Zen master Chan Nguyen, related the history of the Zen sect from the Sakyamuni Buddha till the Tran Dynasty in Vietnam.

An Tức: To rest.

An Tức Hương: Ansoku-Ko (jap)—Loại nhang giúp cho hơi thở được yên bình—Peaceful breath incense.

An Tường: Dáng vẻ thong dong tự tại—Calm and leisurely fashion (manner).

An Tường Tam Muội: Calm and clear state of samadhi.

An Ủi: Consolation—Comfort—Solace—Words of consolation—To console—To comfort—

Comforter—Pacifier.

An Vị: To be in place.

An Vị Phật: Lễ đặt tượng Phật—A ceremony to put Buddha statue in place. An Vị Phi An Vị Đế: Chân lý tuyệt đối tạm thời—Provisional and ultimate truths.

An Ý: Yên lòng—Yên tâm—Yên trí—Mind at peace—Peace of mind—Settled mind.

Án: 1) Bàn của phán quan: A judge’s desk; 2) Cuộc xử án của tòa: A case at law; 3) Dằn xuống: To place, to lay the hand on; 4) Lời chú mở đầu Đà La Ni Kim Cương Giới: A mystical formulae opening a dharani in Vajradhatu; 5) Từ Bắc Phạn là “Om” thường thấy khi bắt đầu trong những bài chú. Từ ngữ nầy rất đơn giản, nhưng lại là một thứ chú thiêng liêng trong Phật giáo và các tôn giáo khác ở Ấn Độ: “Om” is a Sanskrit syllable, often found at the beginning of Buddhist Mantras. The term is the most simple, yet sacred mantra in Buddhism and other Indian religions.

Án Chỉ: To make a finger-mark or sign.

Án Đạt La Phái: Andhaka (skt)—An ancient

Buddhist sect which included the Purvasailah and Avarasailah—Một tông phái Phật giáo cổ, phái này bao gồm Đông Sơn và Tây Sơn Trụ Bộ. Án Đầu: Bàn đọc kinh hay uống trà của chúng Tăng trong tự viện—Reading table or tea table for monks in a temple.

Án Hắc Đậu: Ngậm đậu đen, trong nhà Thiền chỉ người chỉ căn cứ vào văn tự mà lơ là chân ý—To hold black beans in one’s mouth. In Zen, the term is used to imply one who relies on the letter, not on the true meaning.

Án Khiếm Diện: Judgment by default.

Án Lệ: Jurisprudence.

Án Ma Ni Bát Di Hồng: Om Mani Padme Hum

(skt)—Án ma ni bát di hồng có nghĩa là ‘ngọc quí trong hoa sen’. Đây là một nghi thức trì niệm của trường phái Lạt Ma. Mỗi chữ trong sáu chữ có uy lực cứu rỗi những chúng sanh trong các đường dữ—The term means ‘precious pearl in a lotus’. This is a formula of Lamaistic branch. Each of the six syllables having its own mystic power of salvation the lower paths of transmigration.

Án Ngữ: To obstruct someone’s path—To put obstacles in someone’s way. Anh Biện (1247-1314): Ying-pien—Tên của một vị Tăng Trung Hoa thuộc tông Pháp Tướng hồi thế kỷ thứ XIII—Name of a Chinese monk of the FaHsiang-tsung in the thirteenth century.

Anh Đồng: Đứa bé—A child.

Anh Đồng Tâm:Tâm tối thượng của thế gian— Super mind of the worldly world—See Anh Đồng Vô Úy Tâm.

Anh Đồng Vô Úy Tâm: Mind of Taoism and Brahmanism—Tâm Thiên thừa—Giai đoạn chúng sanh ở cõi trời, nỗ lực cho một sức mạng siêu nhiên, như Lão giáo và Bà La Môn giáo (Thiên thừa)—The Vehicle of heavenly beings striving to have a supernatural power, the stage of Taoism and Brahmanism, one of the ten stages of spiritual development.

Anh Hùng Mạt Lộ: Anh hùng gặp lúc cùng đường—Hero in difficulty or at the end of his life. Anh Lạc: Keruva(skt)—Necklace of pearl—

Necklace of diamond—Chuỗi Anh Lạc—Ngọc hay chuỗi ngọc để đeo trên người—A necklace of precious stones—Things strung together. Anh Lạc Kinh: Keruva-sutra (skt)—Sutra of the

Necklace of pearl—Ying-Lo-Ching—See Kinh Anh Lạc.

Anh Linh: Supernatural power.

Anh Nghiem: See Anh Nghiêm Tự.

Anh Nghiêm Tự: Yeganji (jap)—Một trong những ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản—Yeganji temple, one of the famous temples in Japan.

Anh Nham Tự: Eigan-ji (jap)—Một trong những ngôi tự viện nổi tiếng ở Nhật Bản—Yeganji temple, one of the famous temples in Japan.

Anh Nhi Hạnh:Trong kinh Niết Bàn, anh nhi hạnh là tiếng kêu không rõ ràng của trẻ con. Trong Thiền, từ ngữ nầy có nghĩa là ngôn hạnh của đức Như Lai không thiên lệch—In the Nirvana Sutra, this is the unclear sound of children. In Zen, the term means the Buddha’s words and conduct are not partial.

Anh Quỷ: Quỷ thân thể đầy mụn nhọt—Ghosts of which bodies are full of tumours.

Anh Tài: Remarkable talent.

Anh Tỉnh Tú Hùng: Sakurai Syuyu (jap)—Tên của một vị Tăng Nhật Bản hồi thế kỷ thứ XX. Sư là tác giả của bộ Thiền Học Đại Từ Điển của Nhật

Bản—Name of a Japanese monk in the twentieth century. He was the author of a Japanese Great Zen Dictionary.

Anh Tú: Elegant and clever.

Anh Tuấn: Eminent person.

Anh Vũ: Suka (skt)—Parrots—Anh Võ, một trong những danh hiệu của Đức Phật—One of the Buddha’s epithets.

Anh Vũ Thiền: Parrots’ Zen—Thiền tông dùng từ nầy để chỉ người học đạo chẳng rõ thiền ý, mà chỉ học thuộc lòng và nói như két. Đây là phương pháp buông xả hơn là thiền, hành giả tùy thuộc vào sự hướng dẫn của người khác chứ không có khả năng tự vào thiền—This kind of meditation is a mode of relaxation rather than meditation, in which cultivator depends on the leading of others, inability to enter into personal meditation. Anh Vũ Thỉnh Phật: Anh Vũ thỉnh Phật thuyết pháp và tọa thiền suốt đêm, và chính con chim đã bay vòng quanh để bảo vệ đức Phật—A parrot that invited the Buddha to lecture on the Dharma and to sit in meditation for the whole night; and the bird itself flew around to protect the Buddha. Anh Vũ Thuyết Pháp: Anh Vũ thuyết pháp (theo kinh A Di Đà)—Parrots’ lecturing on the Dharma (according to the Amitabha Sutra).

Ánh: Ray—Beam—Light.

Ánh Đạo Vàng: The Golden Light of the Dharma.

Ánh Đơn Sắc: Monochromatic light.

Ánh Hoàng Đới: Zodiacal light.

Ánh Phân Cực: Polarized light.

Ánh Sao: Starlight.

Ảnh: Chaya (skt)—Hình ảnh: Image—Picture— Photograph—Shadow—Reflection—Hint.

Ảnh Ảo: Virual image.

Ảnh Và Âm Hưởng: Shadow and echo.

Ảnh Dụ: Pratibhasa-upama (skt)—Thí dụ chỉ chư pháp giống như hình bóng—Simile on Image, that all dharmas bear a resemblance to a shadow or a reflection.

Ảnh Đường: Ảnh đường là nơi bày biện tất cả những tôn tượng thờ kính hay nơi phụng thờ di tượng của tiên nhân—A hall where are the images, or pictures, of objects of worhship. Ảnh Giả: Virual image.

Ảnh Hiện: The epiphany of the shaddow, i.e. the temporal Buddha.

Ảnh Hộ: Như bóng theo hình, không tách rời thân thể, luôn luôn đi kèm để ủng hộ thân thể—Like a shaddow guardian, always following like a shaddow the substance.

Ảnh Hướng Chúng: Reflection assembly—See Ảnh Hưởng Chúng.

Ảnh Hưởng: Influence—To affect.

Ảnh Hưởng Chúng: Reflection assembly—Còn gọi là Ảnh Hướng Chúng—Những vị đến đáp ứng lời cầu nguyện của chúng sanh như Ngài Văn Thù hay Quán Âm—The responsive group in the Lotus Sutra, who came in response to a call, e.g. Manjusri, Kuan-Yin, etc (those like Manjusri, who reflected on or drew out the Buddha’s teaching). Ảnh Lược Hổ Hiển: Lúc thuyết minh hai sự kiện có liên quan nhau, hễ sự việc này bớt đi thì sự việc kia hiển bày; sự việc kia lược bớt đi là do sự việc này thuyết minh rõ ràng—In interpretation, there are two closely related facts; if this fact decreases, the other clearly manifests; if that fact briefly decreases, this fact clearly interprets itself.

Ảnh Sự: Shadow phenomena—Hiện tượng hư ảo—Hết thảy sự vật trên thế gian đều là hư ảo như hình bóng, chứ không phải là cái chân thực— Shadow things, i.e. all things are mere shadows, not the reality.

Ảnh Tướng: Image—Reflection.

Ảnh Tượng: Patibimba (p)—Pratibimba (skt)— Statue—Image—Shaddows—Ảnh tượng không có sự hiện hữu thật sự, không có tự tánh. Theo Duy Thức Học, ảnh tượng chỉ những hình ảnh hiện lên trong tâm thức do sự phân biệt—Reflections, with no real existence or nature of their own. In Consciousness-only theory, “image” refers to the various images manifested in the mind due to discrimination.

Ảnh Tượng và Kinh Sách: Images and Sutras.

Ảnh Tượng Tâm Linh: Mental image.

Ảnh Tượng Theo Quan Điểm Đại Thừa:

Mahayana-pratibimba (skt)—See Ảnh Tượng.

Áo: Rốt ráo—Totally and completely.

Áo An Đà Hội: See An Đà Hội. Áo Bá Nạp: Bá Nạp Y—Y áo làm bằng vải bá nạp (vải mà người ta đã vứt đi)—Broken patched robe.

Áo Cà Sa: Buddhist monk’s dress (robe)—Robe of a monk.

Áo Cửu Điều: Áo cà sa có phẩm trật thấp nhất— The lowest rank of the patched robe.

Áo Đăng Bá Cách (1854-1920): Hermann

Oldenberg—Một học giả người Đức nổi tiếng về kinh Vệ Đà vào thế kỷ thứ 19, có công trong việc thu thập toàn bộ “Luật Tạng.” Ông là một học giả vĩ đại về Kinh Vệ Đà và là người đã đặt ra những tiêu chuẩn cho việc bình phẩm và giải thích Rigveda. Bài giới thiệu uyên bác của ông trong bộ Luật Tạng đã đưa Giới Luật của Phật giáo lên hàng đầu và mở ra một lãnh vực mới cho việc tìm hiểu Tăng hội Phật giáo. Luật Tạng được xuất bản trong thời gian từ năm 1879 đến 1883, và các bản dịch ra Anh ngữ của ông về các bộ Giới Bổn, Đại Phẩm, Tiểu Phẩm với sự cộng tác của Rhys Davids, đã được đưa vào các cuốn số 13, 17, và 20 của bộ Thánh Thư Phương Đông. Một cuốn sách nổi tiếng khác của ông, “Đức Phật,” đã được Hoey dịch ra tiếng Anh vào năm 1882. Đây là cuốn sách giáo khoa đầu tiên ở Âu Châu được căn cứ hoàn toàn trên các tư liệu tiếng Pali. Các công trình quan trọng khác của ông là việc xuất bản các bộ Trưởng Lão Tăng-Ni Kệ vào năm 1883, bộ “Đảo Sử,” nguyên bản dịch tiếng Anh năm 1897, và Literatur des Alten Indien. Ngoài những tác phẩm lớn này, Oldenberg còn có nhiều bài viết uyên bác về văn học Vệ Đà đã giúp ông xác lập mối quan hệ giữa văn học Pali và kinh Vệ Đà. Nhận xét xác đáng của ông cho rằng phần mở đầu kinh “Sa Môn Quả” là sự mô phỏng cuộc đối thoại giữa Yajnavalkya và Janaka trong cuốn Bhradaranyaka Upanisad, và luận điểm của ông cho rằng bộ Túc Sanh Chuyện Pali gần giống với các bài tụng Akhyana trong Thánh kinh Vệ Đà là những thí dụ—An eminent German Vedic scholar in the nineteenth century, credited for editing the entire “Vinaya Pitaka.” He was a great vedic scholar and has set the standard for the critical editions and interpretations of Rigveda. His learned introduction to the Vinaya-pitaka brought the Discipline of the Buddhist Order to the forefront and a new field was opened for Buddhist ecclesiastical studies. The Vinaya-pitaka was published during the period from 1879 to 1883 and his English translations of the Patimokkha, the Mahavagga and the Cullavagga, in collaboration with Rhys Davids, appeared in Volumes XIII, XVII, and XX of the Sacred Books of the East (1881-1885). His other celebrated work, The Buddha, was translated into English by Hoey in the year 1882. This was the first textbook in Europe based wholly on first-hand Pali sources. His other major works were the editions of the Thera-Theri-Gatha (1883), the Dipavamsa (Text and English translation, 1897), and Literatur des alten Indien. Apart from these solid works, Oldenberg has many learned articles to his credit. His erudition in Vedic literature helped him to establish the relation between Pali literature and the Vedas. His original suggestion that the introduction to the Samanna-phala-sutta is an initiation of the Yajnavalkya-Janaka dialogue in the Bhradaranyaka Upanisad, and his contention that the Pali Jatakas are akin to the Akhyana hymns of the Regveda are examples of this. Áo Đăng Bảo (1863-1934): Sergei Fyodorovich Ol’denburg—Một học giả người Đức nổi tiếng trong việc nghiên cứu kinh Phật bằng Phạn ngữ vào thế kỷ thứ 19—An eminent Russian scholar in studying the Sanskrit Sutras in the nineteenth century.

Áo Não: Harassed—Distressed—Uneasy—

Vexed.

Áo Nghĩa: Nghĩa lý huyền áo—Mysterious meanings.

Áo Nghĩa Thư: Upanisad (skt)—Kinh sách với nghĩa lý huyền áo, giáo điển Ấn giáo vào thế kỷ thứ bảy trước tây lịch—Sutras of mysterious meanings. Hindu religious texts dating from the seventh century B.C.E. The concluding portion of the Vedas.

Áo Ngũ Điều: See Áo Ngũ Thân. Áo Ngũ Thân: Ngũ điều cà sa—Áo của người xuất gia tu Phật thường được may bằng năm mảnh chấp lại—The monk’s robe of five patches, ordinarily worn in the monastery, when abroad and for general purposes.

Áo Nhật Bình: Y áo cho người xuất gia đã nhận mười giới mặc để làm công việc hằng ngày trong tự viện—Robe for every day work, for those who already received ten precepts. Áo Nhĩ Cao Đặc (1832-1907): Olcott, Col. Henry Steele—Một người Mỹ cùng với Helena Blavatsky đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học.

Ông thọ giới quy-y tại Sri Lanka vào năm 1880 và quan hệ với một số vấn đề Phật giáo đương thời. Ông được nổi tiếng nhất là đã phát triển là cờ Phật giáo và viết bộ Giáo Lý Vấn Đáp Phật Giáo— American who co-founded the Theosophical Society with Helena Blavatsky. He took Buddhist refuge vows in Sri Lanka in 1880 and was involved in a number of contemporary Buddhist issues. He is perhaps best known for developing a “Buddhist flag” and a “Buddhist Catechism.” Áo Sa Di: Robes for a sramanera—Robes for a novice monk.

Áo Tăng Già Lê: The double robe—A large robe.

Áo Thất Điều: Y bảy mảnh—The Uttara-sanga (skt)—The outer mantle of a monk, composed of seven pieces.

Áo Tràng: Áo thường màu lam dành cho Phật tử tại gia—Dharma robe, usually in gray color and for laypeople’s use.

Áo Tỳ Kheo: Robes for a Bhiksu—Robes for a monk.

Áo Uất Đa La Tăng: See Áo Thất Điều. Ảo: Mava (skt)—Illusory—False—Illusive—

Hallucination.

Ảo Ảnh: Delusion of views—Tà kiến cho rằng những thứ bên ngoài như ăn, mặc, ngủ, vân vân là thật chứ không là những thứ giả tạm. Đây là loại ảo ảnh thô thiển bên ngoài—Wrong views for externals (clothes, food, sleep, etc), which are viewed as real rather than empty in their true nature. Delusion of views are connected with seeing and grasping at the gross level.

Ảo Cảnh: Mirage.

Ảo Cấu: Ảo ảnh và cấu trược (thân và tâm cũng là ảo ảnh và cấu trược)—Illusory and defiled (body and mind are alike illusion and unclean).

Ảo Dã: The wilderness of illusion (mortal life). Ảo Giả: The illusory—All things

Ảo Giác: Vipallasa (p)—Hallucination— Aversion—Illusion—Perversions—Perversion of perception—Perversion of thought—Perversion of views—Chư pháp trong thế giới hiện tượng là không thật như người ta thường nghĩ. Chúng vô thường, bất định, không có thực thể và luôn biến đổi. Kỳ thật, chúng là những bóng ma ảo ảnh. Vô minh lệ thuộc vào trạng thái ảo giác. Có ba loại ảo giác: tưởng ảo giác, tâm ảo giác, và kiến ảo giác—Things in the phenomenal world are not real or substantial, as ordinary people regard them to be. They are transient, momentary, indefinite, insubstantial, and subject to constant alteration. In reality, they are like phantoms or hallucinations.

Ignorance is subject to the state of hallucination. There are three kinds of hallucination: hallucination of perception, hallucination of mind, and hallucination of views.

Ảo Hóa: Illusion and transformation—Illusory transformation.

Ảo Hoặc: Illusory (a)—To delude (v).

Ảo Huyền: Unreal.

Ảo Hữu: Illusory existence.

Ảo Kiếp: Mayakalpa (skt)—Illusory eon—Ngay cả kiếp này không thật mà chỉ là huyễn giả— Even the eon is not real but an illusion. Ảo Lực: Sức lực của người mơ mộng ảo huyền— An illusionist’s powers.

Ảo Môn: The way or method of illusion, or of bodhisattva transformation. Ảo Mộng: Illusion—To ne under illusion. Ảo Nhựt Vương: Baladitya (skt)—Bà La A Điệt Đa—The morning sun king.

Ảo Pháp: Conjuring, illusion, methods of bodhisattva transformation.

Ảo Sĩ: An illusionist—A conjurer.

Ảo Sư: An illusionist.

Ảo Sư Tâm: The illusion mind (Mind is unreal)— The magician-like mind—Tâm khởi niệm phân biệt sinh ra hết thảy mọi cảnh giới. Cái tâm huyễn sư này, chỉ trong một ngày một đêm, không ngừng tạo ra chúng sanh, nhóm tụ, cõi nước, như là những cõi giả và chân, từ địa ngục cho đến Phật độ. Hành giả chính mình phải quyết định chọn lấy một đường mà tu—The mind which results in complexity and confusion. This magician-like mind, in a single day and night, is constantly creating various sentient beings. aggregates, and various lands, such as tentative and real lands from hell to that of the Buddha. The practitioner must himself decide and choose which path he should follow in order to practice. Ảo Tâm: The illusion mind (Mind is unreal)—

Vọng tâm—Mind is unreal—Tâm khởi niệm phân biệt sinh ra hết thảy mọi cảnh giới—The mind which results in complexity and confusion.

Ảo Thân: Gyu-lu (tib)—Mayakaya (skt)—Huyễn Thân—Illusory body—Ảo thân—Thân này không thật mà chỉ là huyễn giả—This body is not real but an illusion..

Ảo Thị: Optical illusion.

Ảo Thuật: Magic.

Ảo Tướng: Illusion—Illusory appearance. Ảo Tưởng: Illusion—Delusion—Tà kiến dẫn tới phân biệt sai lầm, không rõ rệt, cho sai là đúng, cho đúng là sai. Đây là loại ảo tưởng hay phiền não vi tế—Wrong views for being confused about principles and giving rise to discrimination. Thought delusions are unclear, muddled thoughts, taking what is wrong as right, and what is right as wrong. Delusions of thought are afflictions at the subtle level.

Ảo Tưởng Tâm Linh: Hallucination.

Ảo Tượng Tướng Tâm: Mirage-like appearance—Tướng giống như ảo tượng—Theo Lạt Ma Geshe Kelsang Gyatso trong Phật Giáo Truyền Thống Đại Thừa, tướng giống như ảo tượng là một trong tám tâm phát sinh trong giấc ngủ. Tướng ảo phát sinh khi luồng khí lực của địa đại tan vào bên trong. Nhưng vì hiện tại ta chưa thể xử dụng ký ức hay chánh niệm trong khi ngủ, nên ta không thể nhận ra tướng nầy rõ ràng lắm. Nếu nghiên cứu kỹ bản chất những tướng nầy, thì có thể ta sẽ nhận ra chúng được. Khi phát sinh cái tâm nhận ra được tướng ảo tượng, thì tâm này là một tâm tương đối còn thô. Trong cái tâm vi tế của giấc ngủ, có một số tâm tương đối thô, một số tương đối vi tế hơn những tâm khác—According to Lama Geshe Kelsang Gyatso in Buddhism in Mahayana Tradition, this is one of the eight levels of mind development during the sleep process. The mirage-like appearance develops when the energy wind of the earth element dissolves inwardly. But since at present we cannot use our recollection or mindfulness during sleep, we cannot recognize these signs or appearances precisely. But if we carefully study the nature of these signs, it becomes possible to recognize them. When we develop the mind which perceives the mirage-like appearance, this is a relatively gross mind. Within the subtle mind of sleep, some minds are relatively more gross and some more subtle than others.

Áp: Áp chế—To press—To squeeze—To crush— To repress.

Áp Bức: To oppress.

Áp Chế: To oppress—To bring someone to heel. Áp Dụng Phật Pháp Vào Cuộc Sống Hằng Ngày: To apply Buddhist teachings to daily life.

Áp Lực Cao: High pressure.

Áp Lực Thấp: Low pressure.

Áp Lương Vi Tiện: To degrade noble people to commoners—Làm cho dân lương thiện trở thành hạ tiện. Ép tốt thành xấu. Thiền tông dùng từ nầy để phê phán người hướng ngoại cầu Phật. Trong Vô Môn Quan, một thuở xưa, tại núi Linh Thứu, đức Thế Tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng hội. Bấy giờ mọi người đều im lặng, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật dạy: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm niết bàn, tướng thực không tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập thành văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao lại cho ông Ca Diếp.” Về việc này, Thiền sư Vô Môn Huệ Khai đã bàn luận như sau: “Lão Cồ Đàm mặt vàng không xem ai ra chi, ‘áp lương vi tiện’ (ép tốt thành xấu), treo đầu heo bán thịt chó, coi bộ cũng đáng khen đó! Giả như lúc bấy giờ cả hội chúng đều mỉm cười thì chánh pháp nhãn tạng làm sao truyền? Lại giả như Ca Diếp không cười thì nhãn tạng chánh pháp làm sao truyền được? Nếu nói chánh pháp nhãn tạng có truyền thụ, thì lão Mặt Vàng đã lừa gạt bà con lối xóm; còn nếu bảo không truyền thụ, sao lại chỉ truyền cho Ca Diếp?”—To force something good to become bad or worse. In Zen, the term is used to criticize those who seek Buddhahood from outside. In Wu Mên Kuan, example 6, once, in ancient times, when the World-Honoured One was at Mount Grdhrakuta, he twirled a flower before his assembled disciples. All were silent, Only Mahakasyapa broke into a smile. The World-Honoured One said, “I have the eye treasury of right Dharma, the subtle mind of nirvana, the true form of no-form, and the flawless gate of the teaching. It is not established upon words and phrases. It is a special transmission outside tradition. I now entrust this to Mahakasyapa.” On this Zen master Wu-mên huikai commented, “Gold-faced Gautama insolently degrades noble people to commoners. He sells dog flesh under the sign of mutton and thinks it is quite commendable. Suppose that all the monks had smiled, how would the eye treasury have been transmitted? Or suppose Mahakasyapa had not smiled, how could he have been entrusted with it? If you say the ey treasury can be transmitted, that would be as if the gold-faced old fellow were swindling people in a loud voice at the town gate. If you say the eye treasury cannot be transmitted, then why did the Buddha say that he entrusted it to Mahakasyapa?”

Át Bộ Đàm: Arbuda (skt)—1) A Phù Địa Ngục, nơi chúng sanh luôn than khóc: Groaning hell, where beings always utter deep sounds expressing pain; 2) Thai nhi trong giai đoạn bảy ngày thứ nhì:

The human embryo during the second seven days.

Át Gia: See Hương Thang. Át Già: Arghya (skt)—Fragrant liquid—Nước thơm.

Át Già Hoa: Hoa tươi mát thơm tho, được dùng để cúng Phật—Fresh fragrant flowers, used in offerings to the Buddha.

Át Già Khí: Bình đựng hoa tươi mát thơm tho để cúng Phật—A vase of fresh fragrant flowers, used in offerings to the Buddha.

Át Già Thủy Tỉnh Hoa: Nước rưới lên hoa tươi mát thơm tho để làm phép quán đảnh—The fresh fragrant flower of the water. Át Nại: Ngăn cản, đè nén—To prevent, to oppress.

Át Nể (Lễ) La Đại Tướng: Anila (skt)—Một trong mười hai vị thần liên hệ với đức Phật Dược Sư—One of the the twelve spirits connected with the Master of Healing Buddha. Át Nễ La Thần: Truyền Thống Thần—Tradition

Spirit.

Át Phù Đà Địa Ngục: Arbuda (skt)—Hell of tumours and blains—Nghạch bộ đà (địa ngục quá lạnh nên nổi gai ốc), nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters— Hell of tumours and blains—See Bát Hàn Địa Ngục.

Át Thấp Phược Yết Na Sơn: Asvakarna (skt)— Assakanna (p)—See Mã Nhĩ Sơn. Ăn Chay: To be on a vegetarian diet—To abstain from meat—See Vegetarian.

Âm: Negative.

Âm Ba: Sound-wave.

Âm Cảnh: See Âm Cung.

Âm Cung: Thế giới hiện tại được ví với trạng thái của ngũ uẩn—Hells—Hades—The present world as the state of the five skandhas.

Âm Dung: Voice and countenance.

Âm Dương: Yin-yang (chi)—Negative and positive.

Âm Dương Thần Đạo: Meiyo-no-Shinto (jap)—

Con đường của các vị Thần là tôn giáo tinh thần nhân chủng Nhật Bản—Yin-yang of the Shinto or the Way of Gods is the ethnic spiritual religion of Japan.

Âm Đức: Secret virtue—Âm đức là một nét độc đáo trong tu tập Thiền. Âm đức có nghĩa là chẳng những không lãng phí mà ngược lại phải tận dụng hết thảy những nguồn tài nguyên thiên nhiên; phải quí trọng tất cả mọi thứ trước mắt về cả hai mặt kinh tế và đạo đức; âm đức còn là tự bổn tâm mình phải có lòng biết ơn và tôn kính đối với thế giới. Trong Thiền, âm đức đặc biệt có nghĩa là khi thực hành việc thiện mà không có ý tưởng muốn người khác biết đến. Một người đang bị chết đuối, mình nhảy xuống cứu, và người ấy được cứu. Việc cần làm đã làm xong, Hành giả bước đi, không bao giờ nhìn lại, không nghĩ tưởng gì về chuyện đó. Một đám mây trắng lướt qua bầu trời, bầu trời lại xanh biếc như xưa. Thiền gọi đó là “vô công dụng hạnh” và lấy chuyện gánh tuyết lấp giếng để dụ cho điều này. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng âm đức là chuẩn mực đạo đức cho tất cả những ai muốn tu Thiền—Secret virtue is a very characteristic feature of Zen discipline. It means not to waste natural resources; it means to make full use, economic and moral, of everything that comes your way; it also means to treat yourself and the world in the most appreciative and reverential frame of mind. In Zen, it particularly means practicing goodness without any thought of recognition by others. A person is drowning; one gets into the water, and the person is saved. That is all there is to be done in the case; what is done is done. One walks away, one never looks backward, and nothing more is thought of it. A white cloud passes and the sky is as blue as ever and as broad. Zen calls it “a deed without merit”, and compares it to a man’s work who tries to fill up a well with snow. Zen practitioners should always remember that secret virtue is the guiding principles of morality for all those who want want to practice Zen.

Âm Giáo: Giáo pháp dùng âm thanh để giảng thuyết hay giáo thuyết của Đức Phật—Teaching of the dharma through listening and hearing. Vocal teaching, Buddha’s preaching. Âm Huyễn: Ngũ uẩn giống như huyễn giả trôi đi—The five skandhas like a passing illusion.

Âm Hưởng: Sonority—Echo.

Âm Hưởng Nhẫn: Ghoshanugakshanti (skt)— Kshanti in sounds—Understanding the truth we hear—Kham nhẫn chịu đựng những âm thanh mình nghe hay nhẫn vào những âm thanh tiếng vọng vì nhận thức rằng chúng không thực— Patience in hearing the sound or sound and echo perseverance, the patience which realizes that all is as unreal as sound and echo.

Âm Ma: The mara of the hell or of the underworld.

Âm Mộc: Sounding block—Một loại dụng cụ bằng gỗ để gõ khi tụng kinh, mỗi cuối câu lại đánh nhịp hay gõ phách cho ăn nhịp—Sounding board for keeping time or rhythm.

Âm Mưu: Plot—Conspiracy—Scheme.

Âm Nghĩa: Giải thích âm và nghĩa của các từ trong kinh điển: Sound and meaning, i.e. pronunciation and significance. Âm Nhập Giới: Còn gọi là Ngũ Uẩn, hay 12 cửa vào của thức, hay 18 giới—The five skandhas, the twelve entrances, or bases through which consciousness enters (Ayatana), or eighteen dhatu or elements.

Âm Tàng Tướng: Nam căn ẩn kính—Wellretracted male organ—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Âm Thanh: Vara (skt)—Sound, note, preaching— Voice.

Âm Thanh Bất Tư Nghì: Inconceivable sounds.

Âm Thanh Dục: Attraction to Voice. Âm Thanh Nhẫn: Acceptance of the voice of the Teaching.

Âm Thanh Phật Sự: Phật dùng âm thanh thuyết pháp để cứu độ chúng sanh (có khi Phật lại dùng ánh sáng kỳ diệu để cứu độ)—Buddha’s work in saving by his preaching.

Âm Thanh Thanh Tịnh: Thanh tịnh âm thanh vì rõ thấu tất cả ngữ ngôn—Purity of voice, comprehending all speech. Âm Thần: Female spirit.

Âm Tinh Dương Tinh: See Onsho-Yosho.

Âm Vọng: Ảo tưởng của ngũ uẩn, hay sự không thật của ngũ uẩn—The skandha-illusion, or the unreality of the skandhas.

Âm Vọng Nhất Niệm: Ảo tưởng của ngũ uẩn cũng tương tự như một niệm đi qua. Đây là một trong những phép quán của tông Thiên Thai—The illusion of the skandhas like a passing thought. This is one of the contemplation methods of the T’ien-T’ai School.

Ấm: See Uẩn.

Ấm Cảnh: Realm of the aggregates—Các đối tượng của các uẩn (ngũ uẩn)—Present world as the state of the five skandhas.

Ấm Ma: Maras of the aggregates—Ma của các uẩn (ngũ uẩn).

Ẩm Nhất Bôi Trà: Kissako (jap)—Thuật ngữ “Ẩm Nhất Bôi Trà” hay “hãy uống một chén trà!” là châm ngôn nhà thiền, nguyên lai của đại thiền sư Triệu Châu Tòng Thẩm. Từ nầy nói lên rằng cuộc đời do thể nghiệm thiền đem lại chẳng có gì đặc biệt cả, cũng chẳng tách rời khỏi những công việc hằng ngày—The term “drink a bowl of tea!” is a Zen saying, originally of the great Chinese Ch’an master Chao-chou Ts’ung-shen (Joshu

Jushin). It points to the fact that life based on Zen realization is not something “special” that is separated from everyday affairs. Ẩm Quang Bộ: Suvarsaka (p)—Kasyapiyah

(skt)—See Ca Diếp Di Bộ.

Ẩm Thực Thần Chủ: Thần Chủ Ăn Uống—Food and Drink spirits.

Ẩm Thực Tiết Độ: Moderation in eating—Tiết Độ Trong Ăn Uống—Theo Kinh Hữu Học trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy ‘Thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn uống?’ Đức Phật xác nhận tiết độ trong ăn uống như sau: Quán sát một cách khôn ngoan khi thọ dụng các món ăn. Ăn uống không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức hay tự làm đẹp mình, mà chỉ để cho thân nầy được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì phạm hạnh. Vị ấy nên nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn.”— According to the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha confirmed his noble disciples on moderating in eating as follows: Reflecting wisely when taking food. Eating is not for amusement, not for intoxication, not for the sake of physical beauty and attractiveness, only for the endurance and continuance of this body, for enduring discomfort, and for assisting the holy life. Considering: “Thus I shall terminate old feelings without arousing new feelings and I shall be healthy and blameless and

shall live in comfort.”

Ẩm Tửu Giới: Not drinking wine.

Ân Ái: Grace and love—Sự luyến ái của con người, một trong những nhân chính của sự tái sanh—Human affection, which is one of the causes of rebirth.

Ân Điền: Field of grace—Ân điền gồm có ân cha mẹ, thầy tổ, bậc trưởng thượng, chư Tăng Ni, để đáp lại những lợi lạc mà họ đã ban cho mình; đây là một trong ba loại phước điền—The field of grace consists of parents, teachers, elders, monks, in return for the benefits they have conferred; one of the three blessing fields.

Ân Hà: Dòng tình cảm ân huệ cứ mãi xô đẩy chúng sanh trong dòng sanh tử—The river of grace which keeps or binds men in the flow of transmigration.

Ân Hải: Biển ái ân cứ tiếp tục nhận chìm chúng sanh trong biển đời sanh tử—The sea of grace which sinks men in the ocean of transmigration.

Ân Hận: Repentance—Penitence—Remorse.

Ân Huệ: Mitra (skt)—Grace—Favor—Kindness. Ân Lân: Lòng từ bi lân mẫn—Loving-kindness and pity.

Ân Nghĩa: Kindness and affection. Ân Thiện Hữu Tri Thức: The debt to our spiritual friends.

Ân Triều: Yin Dynasty.

Ân Tùy Thiền Sư: Zen master En-Sui—Tên của một vị Thiền sư Việt Nam hồi thế kỷ thứ XVII. Theo các tài liệu còn lại của chùa Vạn Thiện ở Khánh Hoà thì Sư là người đã xây dựng ngôi chùa này—Name of a Vietnamese Zen Monk in the seventeenth century. According to the existing documents at the Wan-Shan Temple in Khanh Hoa Province, he was the founder of this temple.

Ân Viên Đức: Toàn thiện ân cứu độ chúng sanh— Perfection of Buddha’s grace in the salvation of others.

Ấn: Mudra (skt)—Chakgya (tib)—Seal—Seal of the temple—Sign—signet—Symbol—Emblem— Proof—Approve—Asurance.

Ấn Chỉ: Mảnh giấy nhỏ in hiệu chùa bằng son đỏ—Name of a temple written in red ink on a piece of paper.

Ấn Chính Thiền Sư (1617-1694): Zen master Yin-Chen—Theo Tân Tục Cao Tăng Truyện, tập 4, quyển 56, Ấn Chính là tên của một vị Thiền sư Trung Hoa thuộc tông Lâm Tế, sống vào thời nhà Thanh. Sư đến từ tỉnh Tứ Xuyên, ban đầu Sư nghe giảng và học theo kinh thuyết Lăng Nghiêm, Duy Thức. Về sau, Sư lập chí tu Thiền nên leo lên đỉnh núi Vạn Phong tham phỏng với ngài Phá Sơn Hải Minh và Tượng Nhai Tính Đình. Sau đó Sư tĩnh tọa 6 năm. Năm 1658, Sư trụ trì chùa Đông Ấn. Sư thị tịch ở đó vào năm 1694—According to the Shin-Tzu Biographies of Eminent Monks or Stories of Eminent monks (Gao Seng Zhuan), Zen master Yin-Chen belonged to the Lin-chi Zen sect, lived during the Ch’ing Dynasty (1644-1912). He came from Ch’ing-hai Province. First he studied theories of the Surangama Sutra and the MindOnly. Later, he decided to practice Zen, so he climbed to the top of Mount Thousand-Peaks to study Zen under Zen master Po-shan Hai-ming and Shiang-ai Ts’ing-t’ing. Then he practiced sitting calmly there for six years. In 1658, he dwelted at Tung-Yin Temple and passed away there in 1694.

Ấn Chuyển Pháp Luân: Dhammachakka-mudra (p)—See Mẫu Đà La Pháp Ấn.

Ấn Chứng: Seal of approval—Ấn là con dấu, chứng là chứng nhận. Ấn chứng là sự xác nhận chính thức về phần của một vị thầy rằng một đệ tử của ông đã hoàn tất đầy đủ việc tu luyện với sự hướng dẫn của chính ông, nói cách khác là đã tốt nghiệp, hay đã đạt đạo trong Phật giáo. Với các thiền sư dùng hệ thống công án, thì nó ám chỉ rằng người học trò đã xong mọi công án do ông thầy chỉ định. Các thiền sư không dùng công án thì ban ấn chứng bằng sự thỏa mãn của các vị nầy về mức độ giác ngộ hay thấu triệt giáo pháp của người học trò. Một đệ tử khi đã được ấn chứng, có thể hoặc không có thể được phép bắt đầu dạy người khác, điều nầy tùy thuộc vào mức độ giác ngộ nông sâu, sức mạnh cá tính và sự trưởng thành của người đệ tử. Nói cách khác, ấn xác nhận xác nhận người học trò đã thực chứng sâu đại giác và đã hoàn tất việc học thiền với vị thầy; tuy vậy, không phải mọi người đều có thể mở một thiền đường và trở thành thầy được. Dĩ nhiên điều nầy cũng tùy thuộc rất nhiều vào phẩm cách cá nhân của vị thầy. Nếu vị thầy tài ba đức độ và tiêu chuẩn cao, ông sẽ không dễ dàng khinh suất mà để cho đệ tử bắt đầu dạy cho người khác một cách hời hợt. Nhưng nếu là một vị thầy tầm thường, thì rất có thể môn đệ của ông, ấn chứng hay không ấn chứng, cũng sẽ là “một cái dấu vụng về của một con dấu vụng về.” Trong nhà thiền người ta thường hay nói: “Cây đắng không sanh trái ngọt.”—Formal acknowledgment on the part of the master that his disciple has fully completed his training under him, in other words, graduated, or attained enlightenment in Buddhism. With masters who use the koan system it implies the the disciple has passed all the koans prescribed by that master. The bestowal of the seal of approval by masters who do not use koans signifies their satisfaction with their disciple’s level of understanding. One who recieves the seal of approval may or may not be given permission by his master to begin teaching, for much depends on the depth of the student’s enlightenment, the strength of his character, and the maturity of his personality. In other words, the seal of confirmation confirms that the Zen student has experienced profound enlightenment and has completed Zen training under his master; however, not every student who is so confirmed reaches the point of opening a ‘zendo’ and functioning as a master. Obviously, much also depends on the personal qualities of the master himself. If he is wise, virtuous, and accomplished, with high standards, his permission to teach will not be lightly given. But if he is a mediocre, very likely his disciple, sealed or notyet-sealed, will be “a poor stamp of a poor stamp.” In zen it is often said, “The fruit can be no better than the tree that produced it.” Ấn Chứng Giác Ngộ:Seal of authentication—Sự chứng nhận giác ngộ được vị Thiền Sư trao cho đệ tử, nhằm chỉ rằng vị Thiền Sư hài lòng với sự tiến bộ của người học trò. Sự chứng nhận giác ngộ này cũng ban cho vị đệ tử quyền được dạy đệ tử, nhưng không cho biết rằng vị Thiền Sư đã đạt đến mức thông pháp cao nhất. Hệ thống này quan trọng trong nhà Thiền, trong đó nhằm tuyên bố sự nhận biết trực tiếp qua lối tâm truyền tâm chứ không bằng khái niệm tư tưởng, có từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp cho đệ tử là ngài Ca Diếp. Ấn thực chứng được dùng như là phương cách kiểm soát phẩm chất mà các Thiền Sư có thể đoan chắc rằng giáo pháp và phương pháp tu tập đặc biệt của một người theo đúng với những gì đã được truyền thống chấp nhận—The certification of awakening (Kensho or Satori) given by a Zen Master to a student, which indicates that the master is satisfied with the student’s progress. It also confers authority to teach, but does not indicate that the student has reached the highest level of understanding. This system is important in Zen, which claims to be a mind-to-mind transmission of non-conceptual direct understanding, which began when Sakyamuni Buddha passed the dharma to his student Kasyapa. The seal of authentication serves as a quality-control device by which Zen masters can ensure that a particular person’s teachings and practices accord with those accepted in the tradition.

Ấn Chương: Hiển Thuyết, một trong những cách mà Tịnh Độ Chân Ngôn dùng để thuyết giảng Phật pháp—Preaching of Exoteric texts, one of the ways that the True Pure Land Sect (Jodo Shinshu (jap) used to preach the Buddhadharma. Ấn Đà La Bà Tha Na: Indrabhavana (skt)— Indravadana (skt)—See Ấn Trì Già La.

Ấn Độ: India—Thiên Trúc—Tây Thiên—Tín Độ—Vào thời nhà Đường, lãnh thổ Tín Độ Quốc trải dài trên một chu vi hơn 15.000 dậm. Ba phía giáp biển, phía Bắc nằm trên dãy Tuyết Sơn Hy Mã Lạp Sơn. Phía Bắc rộng, phía Nam hẹp, giống như hình bán nguyệt. Thời tiết rất nóng và ẩm. Kinh thành là Tì Tham Bà Bổ La (Vichavapura)— In the T’ang dynasty, its territory is described as extending over 15,000 miles in circuit, being bounded on three sides by the sea; north is rested on the Snow Mountain (Himalaya); wide at north, narrowing to the south, shaped like a half-moon. It eas extremely hot, well watered and damp. Its capital was Vichavapura.

Ấn Độ Giáo: Hinduism—Ấn Độ giáo, tôn giáo đã ăn sâu vào Ấn Độ mà nguồn gốc hãy còn là một huyền thoại. Tôn giáo không có giáo chủ, cũng không có giáo điển. Nó luôn đưa vào tất cả mọi mặt của chân lý. Người theo Ấn độ giáo tin tưởng vào luật của Nghiệp lực. Đây là tên gọi chung cho hệ thống xã hội, văn hóa và tôn giáo của giống Aryan ở Ấn Độ, đây là giống dân di cư vào Ấn Độ vào ngay trước thời kỳ bắt đầu có lịch sử của nước nầy—The name used in the West to designate the traditional social religious structure of the Indian people and its origin is still mystic. It has neither a founder nor a fixed canon. It incorporated for centuries all aspects of truth. Hindus believe in the law of karma. Hinduism or Brahmanism, the general name given to the social-cultural-religious system of the Indo-Aryan, who migrated into India just before the dawn of history. Ấn Độ Phật Giáo: Phật giáo Ấn Độ—Buddhism in India—Phật Giáo Ấn Độ, bắt đầu tại Ma Kiệt Đà (bây giờ là Bihar), dưới thời Phật Thích Ca, Ngài nhập Niết Bàn khoảng năm 486 trước Tây Lịch. Mặc dù Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, ngày nay truyền thống phật giáo chủ yếu phát triển mạnh mẽ tại các xứ khác. Dĩ nhiên, văn hóa phật giáo đã có cơ sở từ lâu đời tại những vùng biên địa phía Bắc của lục địa, như tại những vùng Ladakh, Sikkim, và Bhutan, và từ năm 1959 vài trăm ngàn người tỵ nạn từ Tây Tạng đã làm tăng lên một cách nhanh chóng số Phật tử tại Ấn Độ. Tuy nhiên, nhóm người đông nhất tại Ấn Độ, gồm những người trước đây thuộc giai cấp “Cùng Khổ” đã nhanh chóng theo gương của Tiến Sĩ B.R. Ambedkar, cải sang đạo Phật để thoát khỏi hệ thống giai cấp Ấn giáo. Phật giáo tại Ấn Độ bắt đầu với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người mà theo truyền thống đã sanh ra trong một gia đình hoàng tộc mà bây giờ là miền Nam Népal. Sau khi rời bỏ vương quốc của vua cha để ra đi tìm giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, người ta nói Ngài đã giác ngộ Bồ Đề, sau đó Ngài bắt đầu hoằng hóa (dạy cho người khác) con đường giải thoát mà Ngài đã khám phá ra. Ngay từ lúc bắt đầu thuyết giảng, Ngài đã thành lập Tăng Già, vài thế kỷ sau thì giáo đoàn này đã lan rộng khắp lục địa Ấn Độ cũng như các quốc gia Á Châu khác—Indian Buddhism, which began in Magadha (now Bihar), under Sakyamuni, the date of whose nirvana was around 486 B.C. Although Buddhism originated in India, today the tradition mainly flourishes in other countries. There are, of course, long-established Buddhist cultures at the northern fringes of the subcontinent, such as in Ladakh, Sikkim, and Bhutan, and since 1959 several hundred thousand Tibetan refugees have rapidly swelled the numbers of Buddhists in India. The largest group of Buddhists in India, however, consists of former Untouchables who, prompted by the example of Dr. B.R. Ambedkar, converted to Buddhism in order to escape the Hindu caste system. Indian Buddhism begins with the life of Sakyamuni Buddha, who according to tradition was born into a royal family in what is now southern Nepal. After leaving his father’s kingdom in order to find liberation from cyclic existence (samsara), he is said to have attained “awakening” (Bodhi), after which he began to teach others the path he had discovered. Early on in his teaching career, he instituted a monastic order (Samgha), which in later centuries spread all over the subcontinent, and also to other countries in Asia.

Ấn Giản Thiền Sư (1202-1257): Zen master YinJian—Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, tập 4, Ấn Giản là tên của một vị Thiền sư Trung Hoa thuộc tông Lâm Tế, sống vào thời nhà Nguyên. Sư đến từ tỉnh Sơn Tây. Năm 1212, Sư tham yết ngài Trung Quán Chiểu rồi xuất gia và thọ cụ túc giới. Sau khi ngài Trung Quán Chiểu thị tịch, Sư vâng lời di huấn của ngài đi đến Yên Kinh, dọc đường gặp cơn mưa lạnh, Sư bèn đánh đá lấy lửa, chợt thấy ánh sáng lóa lên Sư liền đại ngộ, và Sư tự nói: “Nay mới biết mày ngang mũi dọc.” Sư đến chùa Đại Khánh Thọ ở Bắc Kinh, yết kiến ngài Trung Hòa Chương, không bao lâu sau được ấn khả và nối pháp. Từ đó tiếng tăm lừng lẫy. Sư thị tịch năm 1257, được ban thụy hiệu “Phật Nhật Viên Minh Đại Sư”—According to Wudeng Huiyuan, volume IV, Zen master Yin-Jian belonged to the Lin-chi Zen sect, lived during the Yuan Dynasty (1280-1368). He came from ShanHsi Province, China. In 1212, he studied under master Chung-Kuan-Chiao, then he received complete precepts. After master Chung-KuanChiao passed away, he obeyed his instruction to go to Yen-Jing. On the way to Yen-Jing, he was stuck in a heavy rain. When he tried to strike two stones to get fire he was enlightened. He said to himself, “Now I know my own face with horizontal eyebrows and vertical nose.” He then came to Ta-Ch’ing Temple in Bei-jing to see Zen master Chung-He-Chang. Soon later, he received the dharma-seal and became the dharma heir of master Chung-He-Chang. He was famous since then. He passed away in 1257, received the title “The Round and Bright Buddha-Sun Great

Master” from the king.

Ấn Giáo Hóa: Vitarka-mudra (skt)—Seal of teaching and converting (conversion). Ấn Hải Thiền Sư (1927- ): Zen master Yin-Hai— Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ

XX. Vào năm 1949, Sư qua Đài Loan. Năm 1968, Sư du hành diễn thuyết khắp các xứ Đông Nam Châu Á—Name of a Chinese Zen master from Jiang-Tsu Province, China, in the twentieth century. In 1949, he came to Taiwan. In 1968, he traveled and preached Buddha-dharma in

Southeast Asian countries.

Ấn Hiệp Chưởng: Anjali-Mudra (skt)—Mẫu Đà La Pháp Ấn—Hai lòng bàn tay ép vào nhau ngang ngực. Cử chỉ nầy thường dùng để chào hỏi tại Ấn độ. Trong Phật giáo cử chỉ nầy có nghĩa là “Như thế đó.”—The palms are held together at the level of the chest. This is the customary gesture of greeting in India. In Buddhism, it expresses “Suchness.”

Ấn Khả: Inka (jap)—Sự chính thức thừa nhận của một vị thầy về sự kết thúc tu tập thiền định của một đệ tử. Đây là dấu hiệu của sự hài lòng của thầy về trình độ hiểu biết của đệ tử—The seal of

approval, a formal acknowledgement of a student’s completion of Zen training. It is a sign by the master of being satisfied with the student’s level of understanding.

Ấn Khả Chứng Minh: Inka-shomèi (jap)—Sự chứng minh của vị thầy đối với sự giác ngộ của đệ tử—Approval of enlightenment of a disciple by the master.

Ấn Khế: Ấn Tướng—Khế Ấn—Ấn tướng là biểu tượng chỉ rõ những ý nghĩa khác nhau. Có nhiều ấn khế khác nhau và nhiều ấn tướng của chư Phật và chư Bồ Tát. Mỗi ngón tay biểu tượng cho ngũ đại, đất, nước, lửa, gió và hư không, bắt đầu bằng ngón út. Cánh tay trái biểu tượng cho sự định tĩnh. Cánh tay phải biểu tượng cho sự biện biệt hay trí huệ—Manual signs indicative of various ideas. There are many other indications and various symbols of the Buddhas and Bodhisattvas. Each finger represents one of the five primary elements, earth, water, fire, air, and space, beginning with the little finger. The left hand represents “stillness” or “meditation.” The right hand represents “discernment” or “wisdom.” Ấn Phật Tác Pháp: Một phương pháp đặc biệt của trường phái Mật Tông, tìm sự trợ giúp tâm linh bằng cách in hình Phật trên giấy, hay tạo hình Phật trên cát, trong không gian, và cử hành một nghi thức lễ đặc biệt—A specially esoteric method of seeking spirit-aid by printing a Buddha on paper, or forming his image on sand, or in the air, and peforming specific rites.

Ấn Quang: Halo—Ánh sáng chiếu từ biểu tượng trên ngực của Phật hay Bồ Tát—Illumination from the symbol on a Buddha’s or Bodhisattva’s breast. Ấn Quang Đại Sư: Yin-Kuang (Great Master)— Great Master Yin-Kuang—Ngài thường khuyên đại chúng phải nên tín nguyện niệm Phật, cầu vãng sanh về chốn Tây Phương—He always advised his disciples to have faith, vow and practice Buddha Recitation to pray for rebirth in the Western Pureland.

Ấn Thiền: Dhyani-mudra (skt)—Dhyana seal—

Lưng bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái, đầu hai ngón cái chạm nhẹ nhau. Đặt tư thế hai bàn tay nầy ngay trước rốn. Đây là tư thế lúc thực tập thiền định—The back of the right hand rests on the palm of the other in such a way that the tips of the thumbs lightly touch one another. Place both hands right in front of the navel. This Mudra is utilized by cultivators during practicing meditation.

Ấn Thuận: (1906-?): Master Yin-shun—Tên của một danh Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ hai mươi—Master Yin-Shun, name of a famous

Chinese monk in the twentieth century.

Ấn Thuận Định: Yin-shun Ting—Định ấn nhập cảnh sở thủ không, lúc đó cái được nắm lấy hay cái được nhận thức là không—A samadhi that helps practitioners to enter a realm that nothing is perceived.

Ấn Tích: Imprint of a seal.

Ấn Tiền Khôi Khuếch: Khoảng không gian rộng lớn rỗng lặng trước con dấu, trong Phật giáo thuật ngữ này dụ cho cõi không thể nghĩ bàn được—A vast and empty space in front of the seal (mudra), in Buddhism, this term implies an inconceivable realm.

Ấn Tín: Official seal.

Ấn Tông: Inshu (jap)—Yin-Tsung—See Ấn Tông Pháp Sư.

Ấn Tối Thượng Bồ Đề: Uttara-bodhi-mudra (skt)—Supreme Enlightenment Seal. Ấn Tôn Tự: Yin-tsun Temple—Tu Dam Temple—See Từ Đàm.

Ấn Tông: Inshu (jap)—See Ấn Tông Pháp Sư. Ấn Tông Phái: Inshu(jap)—See Ấn Tông Pháp Tính Thiền Sư.

Ấn Tông Pháp Sư: Inshu (jap)—See Ấn Tông Pháp Tính Thiền Sư.

Ấn Tông Pháp Tính Thiền Sư: Zen Master YinTsung Fa Hsin—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ bảy. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Ấn Tông Pháp Tính; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong Truyền Đăng Lục, quyển V: Ấn Tông là một Pháp sư Trung Hoa nổi tiếng. Ban đầu ông đến Kinh sư, được bổ nhiệm trụ trì chùa Đại Kính Ái. Sau Sư đến tham yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Sau nữa, ông gặp Lục Tổ Huệ Năng khi đang giảng kinh Niết Bàn tại chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Ông đã thỉnh cầu Tổ Huệ Năng thuyết pháp cho mình được giác ngộ—Zen Master Yin-Tsung Fa Hsin, name of a Chinese Zen monk in the seventh century. We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some brief information on him in The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume V: He was a famous Dharma Master in China, when he first came to the Capital, he was appointed to stay at Tai Ching Ai Temple. Later, he came to see and study with the Fifth Patriarch Hung-Jen. Then, he met the Sixth Patriarch Hui Neng when he preached the Nirvana Sutra at Fa Hsin Temple in Kuang-Chou; he the asked Hui Neng to preach to help enlighten him.

Ấn Trì Già La: Indrabhavana (skt)—Indravadana (skt)—Ấn Đà La Bà Tha Na—Nơi cư ngụ của Trời Đế Thích—The region where Indra dwells.

Ấn Tướng: Mudra (skt)—Seal-sign—See Ấn.

Ấn Tượng: Impression.

Ẩn Cư Hỷ Lạc: Vivekaja pati sukha (p)—Hỷ lạc, hạnh phúc do sự ẩn cư đem lại, chỉ hai chi thiền thứ ba và thứ tư của tầng thiền định đầu tiên, được xem như phối hợp chung với nhau—Pleasure achieved from dwelling in seclusion or in retirement.

Ẩn Cư Kinh: Viveka-sutta (p)—Kinh Ẩn Cư, Tương Ưng Bộ IX.1—Sutra on Seclusion, Samyutta Nikaya IX.1.

Ẩn Dật: To hide—To live retired.

Ẩn Cư: To dwell in seclusion ( in retirement).

Ẩn Danh: To conceal one’s name.

Ẩn Dật: Living in isolation—Seclude oneself from society—To retire from the world—To live in seclusion.

Ẩn Dụ: Opammam (p)—Aupamya (skt)— Metaphor—Simile.

Ẩn Hiển Tứ Cú: Catushkotika (skt)—Mu-shi (tib)—Four extremes—Tồn Hoại Tứ Cú—See Tứ Cú Chấp.

Ẩn Hình Pháp: Methods of hiding (concealing) oneself.

Ẩn Không Thiền Sư: Zen master Yin-k’ung—Ẩn Không là tên của một vị Thiền sư Việt Nam sống vào thế kỷ thứ XIII—Name of a Vietnamese Zen master in the thirteenth century.

Ẩn Khuất: Hidden—Concealed.

Ẩn Lánh: To retire from sight.

Ẩn Liệt Hiển Thắng Thức: Consciousness of covering the inferior and manifesting the superior—Cấp độ thứ tư trong năm cấp độ của Duy Thức Học. Trong cấp độ này, những tâm sở xấu được che đậy và tâm vương tốt được hiển lộ

ra—The fourth of the five levels of the apprehension of the principle of consciousnessonly. In this level there is a covering of those of the distinctive mental faculty elements which are considered inferior, and a manifestation of the mind’s basic functioning.

Ẩn Lực: Hidden force—Mystic power.

Ẩn Mặt: To hide from someone.

Ẩn Mật: Esoteric—Obscure—Bổ ý ẩn náu kín đáo bên trong lời văn. Nghĩa bí mật, đối lại với hiển liễu hay lời nói văn tự có ý nghĩa phân minh rõ ràng—Esoteric meaning in contrast with exoteric, or plain meaning.

Ẩn Mật Hiển Liễu Câu Thành Môn: Theory of complementarity—Nói về thuyết tựu thành, nhờ đó mà cái ẩn mật và cái biểu hiện cùng tạo thành một toàn thể bằng hỗ tương chi trì. Nếu cái nầy ở trong thì cái kia ở ngoài hay ngược lại. Cả hai hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một nhất thể. Đây là một trong mười nguyên tắc căn bản của Hoa Nghiêm, nhờ đó mà triết lý tổng thể của Hoa Nghiêm được giảng giải và thuyết minh khả tính của thế giới “Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới”—The theory of complementarity by which the hidden and the manifested will make the whole by mutual supply. If one is inside, the other will be outside, or vice versa. Both complementing each other will complete one entity. This one of the ten basic principles (Ten Mysterious Gates) of Hua-yen, by means of which the Hua Yen philosophy of totality is expounded and to elucidate the possibility of the realm of Fact and fact world perfectly harmonized.”

Ẩn Mật Hộ Trì Thanh Tịnh Giới: Thanh tịnh giới ẩn mật hộ trì, vì với giới này chư Bồ Tát khéo cứu vớt chúng sanh phạm giới—The pure discipline of secret protection, skillfully drawing out undisciplined sentient beings.

Ẩn Mật Nghĩa: Esoteric meaning—Nghĩa bí mật

(ý ẩn náu kín đáo bên trong lời văn), đối lại với hiển liễu hay lời nói văn tự có ý nghĩa phân minh rõ ràng—Occult or secret meaning, in contrast with exoteric, or plain meaning.

Ẩn Mình: To hide oneself.

Ẩn Một Như Lai Tạng: Pháp thân Như Lai bị phiền não che đậy—Tathagata dharma body that covered by afflictions.

Ẩn Một Tướng: Ẩn một tướng là một trong những hình thức của Báo Thân Phật—Invisible mark, one of the forms of Recompensed Body

Sambhogakaya of a Buddha.

Ẩn Náu: To refuge—To take refuge.

Ẩn Nguyên Long Khí (1592-1673): Ingen Ryuki (jap)—Yin-Yuan-Lung-Ch’i—See Long Kỳ Ẩn Nguyên Thiền Sư.

Ẩn Nguyên Long Khí Thiền Sư: Yin-Yuan-LungCh’i—See Long Kỳ Ẩn Nguyên Thiền Sư.

Ẩn Nguyên Long Kỳ: Ingen Ryuki (jap)—YinYuan-Lung-Ch’i—See Long Kỳ Ẩn Nguyên

Thiền Sư.

Ẩn Nguyên Long Kỳ Ngữ Lục: Ingen hogo (jap)—Yinyuan-lungqi’s record of teachings. Ẩn Nhạc Tự: Yin-Yueh Temple—Tên của một ngôi chùa nổi tiếng trong tỉnh Triết Giang, Trung

Hoa, được khởi công xây dựng vào khoảng năm 345 và hoàn thành vào năm 356—name of a famous temple in Jie-jiang Province in China, which was built around 345 and completed in 356.

Ẩn Nhẫn: To suffer in silence.

Ẩn Niệm Phật: Nghi thức bí mật khởi điểm của việc tu hành niệm Phật, một trong những cách mà Tịnh Độ Chân Tông, đặc biệt là Sư Thân Loan, Tổ sư phái Chân Tông ở Nhật, dùng để phổ thông hóa pháp tu niệm Phật đến với quần chúng ở Nhật Bản—A secret ceremony of starting cultivation of Buddha Recitation, one of the ways that the True Pure Land Sect (Jodo Shinshu (jap), especially Master Shinran (1173-1262), the founder of Jodoshinshu, used to popularize method of Buddha recitation to common people in Japan.

Ẩn Phong Đảo Hóa: The koan of Zen master Teng-Yin-Feng who passed away standing on his head—Công án Thiền sư Đặng Ẩn Phong lộn ngược để thị tịch—Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển VIII, khi Đặng Ẩn Phong sắp thị tịch ở động Kim Cang, núi Ngũ Đài, bèn bảo: “Ta đã từng thấy các sư nằm mà chết hay ngồi mà chết. Đây có ai thấy có vị nào đứng mà chết hay chưa?” Chư Tăng thưa: “Bẩm, có nghe kể như thế.” Phong nói: “Vậy có ai chổng ngược lên mà chết không?” Chư Tăng thưa: “Dạ, chưa hề có.” Phong bèn chổng ngược lên mà chết. Y phục vẫn dính liền với thân thể. Khi người ta mang hài cốt đi để mà hỏa táng, vẫn để y nguyên tư thế đó. Xa gần đến chiêm ngưỡng và khen lạ. Đặng Ẩn Phong có một người em gái làm ni cô, có mặt giữa đám đông hiếu kỳ này. Bà đến bên hài cốt ông anh mà trách: “Khi anh còn sống không tuân giữ giới luật, nay chết còn làm trò múa rối cho mọi người xem.” Nói xong ni cô bèn lấy tay xô, và xác chết ngã xuống đất kêu cái bịch. Dầu Thiền chế diễu và không ưa những hành động làm phép lạ và thần thông; và hơn thế nữa, dẫu rằng Thiền có cái phương cách thị hiện những thần thông và cái lối diễu cợt chúng một cách trắng trợn, các thiền sư đã đắc pháp tuyệt nhiên không phải là không có khả năng làm những thứ đó. Họ có thể làm nếu họ cho là cần thiết cho một mục đích xứng đáng. Những thần thông này chỉ là cái phó sản tất nhiên của thực ngộ. Một người ngộ hoàn toàn phải có chúng nếu không cái ngộ của người ấy nhiều nhất chỉ có thể coi là mới được phần nào thôi—According to The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uanTeng-Lu), Volume VIII, when Feng was about to pass away at the Vajra Cave, of Wu-tai Shan, he said: “I have myself seen the masters pass away lying or sitting but not standing. Do you know any masters who passed away standing?” The monks said, “Yes, there is the record of such.” Feng asked again, “Do you then know one who passed away standing on his head?” The monks said, “No, never yet.” Whereupon Feng stood on his head and passed away. His garment remained attached to his body. When people carried his body to the crematory it kept its extraordinary position unchanged. It was an object of wonder and admiration. Feng had a sister who was a nun, and she happened to be among the interested crowd. She approached the corpse of the brother and reproached him saying, “O, brother! While still alive, you have not observed the laws, and after death you still try to play a trick on people.” She then poked the brother with her hand, and the dead body went down on the ground with a thud. Although all their mockery and dislike of wonderworking acts and supernatural powers; and furthermore, despite the Zen way of performing miracles and its cynical manner of poking fun at them, the accomplished Zen masters were by no means incapable of performing them. They could so so if they deemed it necessary for a worthwhile purpose. These miracle powers are simply the natural by-products of true Enlightenment. A perfectly enlightened being must possess them, otherwise his Enlightenment can at most be considered as only partial.

Ẩn Phong Phi Tích: The koan of Teng-Yin-Feng Zen master who threw his staff up into the sky and, riding upon it—Công án Thiền sư Đặng Ẩn Phong ném tích trượng lên hư không rồi vọt thân bay qua. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển VIII, mùa đông, Đặng Ẩn Phong thường ở núi Hành Nhạc trong tỉnh Hồ Nam, mùa hè ở núi Thanh Lương tỉnh Sơn Tây. Vào thời Nguyên Hòa đời Đường, khi Sư đi đến núi Ngũ Đài (một tên khác của núi Thanh Lương) vừa đến Hoài Tây, thuộc đất của loạn quân Ngô Nguyên Tế nghịch chiếu lại triều đình. Quan quân và giặc giao tranh, chưa phân thắng bại. Sư tự nhủ: “Ta nên ra tay giải nạn cho họ vậy.” Nói rồi Sư ném tích trượng lên không phi thân mà đi. Quân tướng hai bên ngước mặt lên xem, thấy sự thể hợp với điềm mộng, liền chẳng còn lòng nào giao tranh với nhau nữa. Sau khi Sư đã thị hiện thần thông, sợ rằng như vậy sẽ làm mê hoặc lòng dân, bèn bỏ vào núi Ngũ Đài, định thị tịch trước hang Kim Cang—The

Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uanTeng-Lu), Volume VIII, during the Yuan Ho Period of the the T’ang Dynasty, in the winter, Yin-feng was in the habit of staying at Mount Heng, in Hu-nan Province, Central South China. In the summer, he stayed at Mount Ching Liang in Shan Hsi Province, North China. One summer, a revolution broke out as he reached Huai-Ssu on his way to Mount Wu Tai (another name for Mount Ching Liang). The insurgent general, Wu Yuan Chi, and his solders were fighting the national army. The battles went on, and neither side has as yet gained the upper hand. Master Yinfeng then said to himself, “I think I’ll go to the front and try to reconcile them.” So saying, he threw his staff up into the sky and, riding upon it, quickly reached the battlefield. The soldier on both sides, awestruck at the sight of a flying man, promptly forgot about fighting. Their hatreds and ill will were thus pacified and as a result the battles came to an end. After performing this miracle Yin-feng was afraid that such a demonstration might lead people into misunderstandings, so he went to the Diamond Cave of Mount Wu, and decided to stay there until he passed away.

Ẩn Phong Thiền Sư: Impo (jap)—Teng-Yin-Feng Zen master—See Đặng Ẩn Phong Thiền Sư.

Ẩn Phong Thôi Xa: The koan of Teng-Yin-Feng Zen master who was pushing a cart, he happened to see his master Ma-Tsu stretching his legs a little too far out in the roadway—Công án Thiền sư Đặng Ẩn Phong đẩy xe cán chân ngài Mã Tổ. Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển III, khi Đặng Ẩn Phong đang đẩy chiếc xe cút kít thấy Mã Tổ nằm bên lề đường, chân duỗi ra ngoài. Ẩn Phong nói: “Yêu cầu sư rút cẳng vô.” Mã Tổ đáp: “Đã duỗi ra không bao giờ rút lại.” Ẩn Phong nói: “Cũng vậy, đã đẩy tới không bao giờ kéo lui.” Ẩn Phong bèn thúc xe đi qua, cán chân và gây thương tích cho Mã Tổ. Sau đó Mã Tổ đến Pháp đường, tay cầm búa, nói với Tăng chúng: “Ông nào hồi nảy đẩy xe cán cẳng lão sư hãy bước ra đây mau.” Ẩn Phong tiến thẳng đến trước mặt Mã Tổ, ngửa cổ lên sẵn sàng đón nhát búa, nhưng thay vì chặt cổ Ẩn Phong, Mã đại sư lặng lẽ đặt búa xuống đất. Ẩn Phong sẵn sàng hiến mạng sống để xác định chân lý Thiền qua hành động của Sư gây thương tích cho thầy mình là Mã Tổ. Về phần Mã Tổ, vì muốn thử và muốn biết chắc chắn chỗ chứng vào chánh pháp Thiền của người đệ tử, nên sẵn sàng để cho Ẩn Phong gây thương tích cho mình. Một khi chánh pháp can dự vào là các thiền sư không ngại ngùng hy sinh bất cứ thứ gì, kể cả sinh mạng. Câu chuyện này cũng biểu lộ sống động lòng can đảm và chính trực của Thiền. Tuy nhiên, chúng ta không được coi các hành động tượng trưng và cái tinh thần táo bạo biểu thị ở đây là hành vi vô trách nhiệm hoặc phô trương. Mặc dầu chúng làm khiếp đảm nhiều người có từ tâm, chúng biểu thị sự dị biệt biết bao giữa truyền thống Thiền với tất cả các giáo lý Phật giáo khác. Câu truyện này cũng cho chúng ta thấy Đặng Ẩn Phong đã chịu được sự thử thách của thầy mình và tự chứng tỏ mình là một đệ tử xứng đáng, trong khi Mã Tổ tỏ uy tín thực sự của Thiền. Trong khi trong trường hợp Nam Tuyền, đó là một con mèo bị giết; với Ngưỡng Sơn, là chiếc gương quý bị đập tan; với Mã Tổ thà để gẫy hai chân; có một chữ tín mà một nữ cư sĩ đốt cả ngôi nhà; lại một tín nữ khác quăng con xuống sông. Trường hợp sau cùng rất hi hữu, có lẽ chỉ diễn ra một lần trong Thiền sử. Nhưng những trường hợp khác ít bi tráng hơn thì đầy dẫy, và còn được coi như rất thường tình trong phép dạy Thiền—According to Wudeng Huiyuan, volume III, when Teng Yin-feng was pushing a cart, he happened to see his master Ma-Tsu stretching his legs a little too far out in the roadway. Yin-feng said, “Will you please draw your legs in?” Ma-tsu replied, “A thing once stretched out will never be retracted.” Yin-feng said, “If so, a thing once pushed will never be retracted.” His cart went right over the master’s legs, which were thus hurt. Later Ma-tsu went up to the Preaching Hall, where he carried an axe and said to the monks gathered, “Let the one who wounded the old master’s legs a while ago come out of the congregation.” Yin-feng came forth and stretched his neck ready to receive the axe, but the master, instead of chopping the disciple’s head off, quietly set the axe down. Yin-feng was ready to give up his life to reassert the truth of his deed through which the master got hurt. As for Ma-tsu, he just wanted to try and to ascertain the genuineness of Yin-feng’s understanding of Zen, so he was willing to allow Yin-feng to hurt his legs. When the thing is at stake, the masters do not hesitate to sacrifice anything, including their lives. This story also vividly demonstrates the courage and straightforwardness of Zen. However, these symbolic acts and the daring spirit shown should not be considered irresponsible behaviour or showing off. Although they have shocked many good-hearted people, they demonstrate how distinct the Zen tradition is from all other Buddhist teaching. This story also shows that Yin-feng had passed his Master’s test and proved himself to be a worthy disciple, while Ma-tsu demonstrated true mastership of Zen. While in the case of Nanch’uan, a kitten was done away with; Yang-shan broke a mirror in pieces; a woman follower of Zen burned up a whole house; and another woman follower threw her baby into a river. This latter was an extreme case and perhaps the only one of the kind ever recorded in the history of Zen. But other less sorrowful cases are plentiful and considered almost matters of course with Zen masters.

Ẩn Phú Thọ Ký: Những người đi theo Đức Phật sẽ nhận được sự tiên đoán của Đức Phật về sự giác ngộ và thành Phật trong tương lai, nhưng để tránh cho người ấy sanh tâm tăng thượng mạn, nên đức Phật chỉ làm cho người khác biết là người ấy được thọ ký—To receive from a Buddha predestination, prophecy or giving of a record, prediction, fortelling (to become a Buddha), but to help the person avoid being thinking of high opinion of one’s self, the Buddha let other people know about the person’s predestination.

Ẩn Phú Thuyết: Phương Tiện Ngữ—Dùng lời nói phương tiện để dẫn tới chân lý—Utilization of convenient or expedient speech that is leading into Truth.

Ẩn Phủ Như Lai Tạng: Pháp thân Như Lai bị phiền não che đậy—Tathagata dharma body that covered by afflictions.

Ẩn Sắc: Invisible objects (sound, voice). Ẩn Sĩ: Hermit—Recluse.

Ẩn Sĩ A Sá Ca: Atthaka (p)—Tên của một trong mười vị cổ tiên trong đạo Bà La Môn—Name of one of the ten ancient rsis of the Brahmins. Ẩn Sĩ Bà Cửu: Bhagu (p)—Tên của một ẩn sĩ Bà la môn —Tên của một ẩn sĩ Bà la môn—Name of a brahman hermit.

Ẩn Sĩ Bà Ma Đề Bà: Vamadeva (skt)—Hermit Vamadeva—Bà la môn Bà Ma đề bà.

Ẩn Sĩ Bạt La Đà Thẩm Xa: Bharadvaja (p)— Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who lived a long time on Mount Isigili—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác đã sống một thời gian dài trên núi Isigili.

Ẩn Sĩ Cao Quý: A noble hermit—A retired scholar.

Ẩn Sở: Cầu xí—A privy.

Ẩn Sở Tác Pháp: Pháp tu của hành giả Mật Giáo ngay cả khi ở trong cầu xí (họ thường quán chữ “Lãm” trên đỉnh đầu)—Cultivation method of Tantric practitioners even in the privy.

Ẩn Tàng: Concealed—hidden—Implicit. Ẩn Thân: Tàng hình—To vanish—To become invisible.

Ẩn Tích: Mai danh ẩn tích—To live in retirement—To retire from the world—To seclude oneself from society.

Ẩn Ý: Idea at the back of one’s mind— Dissembled thought.

Âu Bát La: Utpala (skt)—Còn gọi là Ưu Bát, Ô Bát La, hay Ưu Bát Lạt—See Ưu Bát La.

Âu Đạo Huệ Thiền Sư (?-1172): Thiền sư Việt

Nam, quê ở Bắc Ninh, thuộc hệ thứ chín của phái Vô Ngôn Thông—A Vietnamese Zen master, who came from Bac Ninh Province, belonged to the ninth lineage of Vô Ngôn Thông Zen sect.

Âu Sầu: Sorrowful—Grieved—Sad. Ẩu Hầu Hầu Địa Ngục: Hahava (skt)—Ababa (skt)—Ahaha (skt)—See Hầu Hầu Địa Ngục.

Âu Hòa La Câu Xá La: Upaya-kausalya (skt)— Expedient method implies strategically correct— Skilful means—See Phương Tiện Thiện Xảo.

B

 

Ba Ba: Run hither and thither in the samsara—

Chạy vòng vòng (trong vòng luân hồi sanh tử).

Ba Ba Kiếp Kiếp: Chạy vòng mãi trong vòng luân hồi sanh tử—Rushing about forever in the Samsara.

Ba Ba La: Pippala (skt): Ficus religiosa—The real name for Bodhi-tree—Tên thiệt của cây Bồ đề. Ba Bất Tận: Three indestructibles—See Tam Bất Tận.

Ba Cân Gai: Three pounds of hemp—Theo Bích Nham Lục, một hôm, một vị Tăng hỏi Thiền sư Động Sơn Lương Giới: “Phật là gì?” Thiền sư Động Sơn trả lời: “Ba cân gai.” Nhiều người chỉ dựa vào ngôn từ để hiểu, cho rằng Thiền sư Động Sơn đang ở trong nhà kho và đang cân gai khi vị Tăng hỏi ông, vì vậy ông trả lời như thế. Một số khác cho rằng khi người ta hỏi Thiền sư Động Sơn về phương Đông, ông trả lời về phương Tây. Nhiều người khác lại nói rằng vì bạn là Phật mà bạn lại nói về Phật, Thiền sư Động Sơn chỉ trả lời vòng vo. Một số khác nữa lại nói rằng ba cân gai ấy chính là Phật. Những lý giải đó đều không dính dấp gì đến vấn đề. Nếu bạn tìm cách hiểu những câu nói của Thiền sư Động Sơn theo kiểu đó, bạn có thể tham nghiệm cho đến khi Phật Di Lặc hạ sanh, và ngay cả trong chiêm bao, bạn cũng không tìm thấy được. Tại sao vậy? Từ ngữ và lời nói là những con thuyền chở Đạo. Thay vì cố gắng tìm hiểu chủ định của cổ nhân, người ta chỉ cố gắng đi tìm trong chữ nghĩa. Họ có thể hiểu được cái gì? Thế bạn chưa bao giờ nghe thấy câu nói này của cổ nhân sao: “Nguyên thủy, Đạo vốn vô ngôn, chúng ta dùng ngôn ngữ để hiển Đạo. Một khi chứng được Đạo, ngay lập tức, bạn quên hết ngôn từ.” Và để đạt đến cảnh giới đó, trước hết, bạn phải quay lại với trạng thái nguyên thủy của bạn—According to the Blue Cliff Record, one day, a monk asked Zen Master T’sung-Shan (Tozan): “What is Buddha?” T’sung-Shan said, “Three pounds of hemp.” Many people base their understanding on the words and say that T’sungShan was in the storehouse at the time weighing out hemp when the monk questioned him, and therefore he answered this way. Some say that when T’sung-Shan is asked about the east he answers about the west. Some say that since you are Buddha and yet you still go ask about Buddha, T’sung-Shan answers this in a runabout way. And there’s yet another type of… men who say that the three pounds of hemp is itself Buddha. But these interpretations are irrelevant. If you seek from T’sung-Shan’s words this way, you can search until Maitreya Buddha is born down here and still never see it even in a dream. What is the reason? Words and speech are just vessels to convey the Path. Far from realizing the intent of the Ancients, people just search in their words; what grasp can they get on it? Haven’t you seen how an Ancient said, “Originally the Path is wordless; with words we illustrate the Path. Once you see the Path, the words are immediately forgotten.” To get to this point, you must first go back to your own original state.

Ba Cấp Độ Kiến Thức: Three degrees of knowledge—Theo ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận, có ba cấp độ kiến thức: Huyền ảo (sự gán ghép sai lầm một ý tưởng không có thực cho một đối tượng do nhân duyên tạo ra. Đối tượng nầy chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng và không tương ứng với thực tại). Thường nghiệm (sự hay biết về một đối tượng do nhân duyên mà có, đây là kiến thức tương đối và dùng để phục vụ cho các mục đích của cuộc sống). Tuyệt đối (chân lý cao nhất hay chân như, chân lý tuyệt đối. Huyền ảo và thường nghiệm tương ứng với chân lý tương đối, còn tuyệt đối thì tương ứng với chân lý cao nhất của Trung Luận tông)—According to Nagarjuna in the Madhyamika-karika, there are three degrees of knowledge: Illusory knowledge (the false attribution of an imaginary idea to an object produced by its cause and conditions. It exists only in one’s imagination and does not correspond to reality). Empirical knowledge (is the knowledge of an object produced by its cause and conditions; this is relative knowledge and serves the practical purposes of life). Absolute knowledge (the highest truth or tathata, the absolute, the illusory knowledge and empirical knowledge correspond to relative truth, and the absolute knowledge to the highest truth of the Madhyamika system). Ba Cấp Độ Ngồi: Three levels of sitting for any practitioner—See Ba Thế Ngồi.

Ba Chướng:

  1. Tham, sân, si (greed, hatred, delusion)—See Tam Độc.
  2. Ba chướng ngại của người tu Phật: phiền não chướng, nghiệp chướng (đây là chướng nghiêm trọng nhất trong ba chướng), và quả

báo chướng—Three types of obstacles for any Buddhist cultivators: the obstacles of afflictions, the obstacles of karma (this is the most serious obstacles in the three), the obstacles of retribution.

Ba Chướng: Three impediments—See Tam

Chướng Ngại.

Ba Cõi: Traidhatuka (skt)—Trailokya (p)—Three spheres of existence—Ba cõi hiện hữu—See Tam

Giới.

Ba Cõi Ác: Ba đường dữ—Three evil realms—

Three realms (paths) of woe—See Tam Đồ Ác Đạo.

Ba Cửa Vào Niết Bàn: Không, Vô tướng, và Vô tác—The three gates to the city of nirvana: the emptiness (the void, immaterial), formless, and inactivity.

Ba Dật Đề: Patayantika (skt)—Shuddhaprayashchittika (skt)—90 giới ứng đối trị phải phát lồ trước tứ chúng. Những ai phạm giới luật trọng tội như ngũ nghịch, chẳng những bị trục xuất khỏi giáo đoàn, mà còn phải đọa vào a tỳ địa ngục— Ninety standards, violation of which requires public confession. Those who commit one of the five grave sins, will not only be excommunicated from the order, but will also fall into avici forever. Ba Di La: Vajra (skt)—Diamond or adamantine— See Kim Cang.

Ba Di La Đại Tướng: Pajra (skt)—Một trong mười hai vị thần liên hệ với đức Phật Dược Sư— One of the the twelve spirits connected with the Master of Healing Buddha.

Ba Diễn Na: Paryayana (skt)—Ba Nha Na—Một hành lang, sân, hay nơi có mái che để đi hành thiền trong tự viện—An ambulatory, courtyard, or a sheltered place for walking in a temple. Ba Du Bát Đa: Pasupata (skt)—See Ba Thâu Bát Đa.

Ba Đa Ca: Dhvaja (skt)—Ketu (skt)—Banner—

Flag—Streamer—Pennant—Phan—Cờ phướn—

Ba Đa Ca—Lá cờ hay phướn treo tại chùa trong các ngày lễ (vật trang nghiêm biểu tượng cho uy đức của Đức Phật).

Ba Đà La: Patali (skt)—Bát Đảm La—An ancient kingdom in India—Một vương quốc cổ ở Ấn Độ. Ba Đại A Tăng Kỳ: Three asankhyeya maha kalpas.

Ba Đan Xà Lê: Patajali (skt)—Bàn Đạt Xà Lý— Tên của một học giả người Ấn nổi tiếng vào thế kỷ thứ hai—Name of a famous Indian scholar in the second century.

Ba Đầu Ma: Pundarika (skt)—Bông sen— Lotus—See Liên Hoa.

Ba Đầu Ma Địa Ngục: Padma (skt)—Hell of Red lotus flower—Bát đặc ma—Hồng liên hoa—Phạm nhân phải chịu rét đến độ da thị đỏ lên như sen hồng—Red lotus flower, the flesh being covered with sore resembling it.

Ba Đầu Ma Liên Hoa: Pundarika (skt)—Bông sen—Lotus—See Liên Hoa. Ba Đầu Ma Thắng Như Lai: Padma Victory Thus Come One.

Ba Đầu Tử: Engo-kokugon (jap)—Viên Ngộ Khắc Cần Thiền Sư—Yuan-Wu-Ko-Chin—See

Khắc Cần Phật Quả Thiền Sư.

Ba Điều Như Lai Không Cần Gìn Giữ: Ba điều Như Lai không cần gìn giữ theo kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh). Thứ nhất là Như Lai thanh tịnh hiện hành về thân, Như Lai không có ác hạnh về thân mà Như Lai phải gìn giữ. Thứ nhì là Như Lai thanh tịnh hiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ. Thứ ba là Như Lai thanh tịnh hiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ—Three things a Tathagata has no need to guard against (Sangiti Sutta in the Long

Discourses. First, a Tathagata is perfectly pure in bodily conduct. There is no misdeed of the body which He must conceal lest anyone should get to hear about it. Second, a Tathagata is perfectly pure in speech. There is no misdeed of the speech. Third, a Tathagata is perfectly pure in thought. There is no misdeed of thought.

Ba Điều Phật Có Thể Làm Được: Ba thứ mà một đức Phật có thể làm được: khả năng hiểu biết vạn vật, khả năng hiểu biết bản chất thật của vạn hữu, khả năng cứu độ vô lượng chúng sanh—Three things possible to a Buddha: He can have perfect knowledge of all things; He can have perfect knowledge about the nature of all beings; He can save countless beings.

Ba Điều Phật Không Thể Làm Được: Ba điều Phật không thể làm được cho chúng sanh: không thể loại trừ quả nghiệp báo cho chúng sanh; không thể cứu rỗi vô điều kiện; không thể chấm dứt các đường dữ cho chúng sanh—Three things impossible to a Buddha: He cannot annihilate causality karma; He cannot save unconditionally; He cannot end the realm of the living.

Ba Đời: Three generations—Ba đời bao gồm quá khứ, hiện tại và vị lai—Three lifespans include past, present and future.

Ba Đức Phật: Ba Đức Phật trong Đại Hùng Bảo Điện: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư, và

Phật A Di Đà—Three Buddhas in the Main Shrine: Sakyamuni Buddha, Medicine Buddha, and Amitabha Buddha.

Ba Đường Ác: Ba đường dữ—Three evil realms—Three realms (paths) of woe—See Tam

Đồ Ác Đạo.

Ba Già La: Parikara (skt)—See Ba Lợi Già La. Ba Ha Bát Nhã Thích Luận: See Đại Trí Độ Luận.

Ba Hòa Lợi: Pravara (skt)—Pravari (skt)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ

Điển, đây là tên của một tịnh xá vùng Bắc Ấn— According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this the name of a monastery in northern India. Ba Hòa Ly: Tên của một người dì của Phật Di Lặc—Name of a maternal aunt of Maitreya.

Ba Hy Hòa (1878-1945): Pa-Hsi He—Paul

Pelliot—Tên của một học giả Phật giáo nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ thứ XX. Năm 1900, ông trở thành một trng những nhà nghiên cứu chính của Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện—Name of a famous French Buddhist scholar in the the twentieth century. In 1900, he became one of the major researchers of the French Study of the Far East Institute.

Ba Kỳ: Parasi (skt)—Ba La Tức—Ba Tư—Ba Lặc

Kỳ—Vùng đất Ba Tư ngày nay—Persian—

Persia—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Ba La Tức là kinh đô của nước Surasthana, nơi mà người ta cho rằng “bát khất thực” của Phật được mang đến lưu trữ vào khoảng năm 600 sau Tây Lịch—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, in its capital of Surasthana the Buddha’s almsbowl was said to be in 600 A.D.

Ba La: Pala (skt)—Bà la—Bát La—1) Người bảo hộ: Keeper, guardian, protector, warden; 2) Một đơn vị đo lường tương đương với bốn lạng: A particular measure or weight, interpreted as four ounces; 3) Hộ niệm: Supportive recitation; 4) Thịt sống: Flesh, meat.

Ba La Di: Parajika (skt)—Tám sự cư xử xấu— Tám sự cư xử xấu—Bát Ba La Di Bát Ba La Di, một trong sáu chương của Luật Tạng—Eight misbehaviors, one of the six chapters of the Vinaya-Pitaka.

Ba La Di Giới: See Ba La Di.

Ba La Di Pháp: See Ba La Di. Ba La Di Tứ Dụ: Four metaphors of breaking the vow of chasity—See Tứ Dụ (B).

Ba La Đề Mộc Xoa: Patimokkha Sila (p)—Giới luật căn bản mà một vị Tỳ Kheo phải trì giữ—The fundamental moral code, various rules which a monk is expected to observe. Ba La Đề Xá Ni: Pratidesaniya (skt)—Hướng Bỉ

Hối Tội—Bát Lặt Để Ba La Đề—Ba La Xá Ni— Đề Xá Ni—Phát Lồ—Buddhist confession of offences—Một phần trong Luật Tạng nói về tội phải sám hối trước chúng—A section of the Vianyana concerning public confession of sins.

Ba La Già: 1) Đáo bỉ ngạn: Paraka (skt)— Carrying over or saving; 2) Vị đã đáo bỉ ngạn, người đã qua bờ bên kia: Paragata (skt)—One who has reached the other shore. Ba La Già La: Prakara (skt)—Một thứ rào cản— A containing wall—Fence.

Ba La Mạt Đà: Paramartha (skt)—1) Đệ nhất nghĩa, thắng nghĩa: The highest truth, ultimate truth; 2) Chân Đế: Reality, fundamental meaning; 3) Gunarata: Kulanatha (skt)—See Chân Đế Tam Tạng (513-569).

Ba La Mật: Paramita (skt)—Parol tu chinpa (tib)—Ba La Mật Đa—Đáo bỉ ngạn—Thập Độ Ba

La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, trạch pháp, dũng mãnh, phương tiện, phát bồ đề tâm)—Ten Perfections (charity, moral conduct, patience, correct energy, contemplation, knowledge, investigation or choosing of the law, strength, use of expedient or porper means, and vow for Bodhicitta and helpfulness). Ba La Mật Đa: Paramita (skt)—Đáo bỉ ngạn hay vượt qua bờ sinh tử bên nầy để đến bờ bên kia, Niết Bàn. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đưa ra ba loại Ba La Mật—To cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvana.

In The Lankavatara Sutra, the Buddha gave three kinds of Paramitas.

Ba La Mật Tập Khí: Tập khí của Ba La Mật— The habit energy of transcendence. Ba-La-Mật Thân: Thân Ba-La-Mật, vì đều chánh tu hành trong thân này—The body of transcendent ways, due to correctly practicing them all. Ba La Nại: Benares (skt)—Tên khác của thành Varanasi, cũng còn gọi là Kasi, thuộc vùng Bắc Ấn, một thành phố nằm về phía Bắc Ấn Độ, kinh đô của vương quốc cổ Ca Thị nằm bên bờ sông Hằng, một trong mười sáu nước của Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế. Ba La Nại là một thành phố thiêng liêng cho cả Ấn giáo và Phật giáo. Lộc Uyển cách Ba La Nại chừng bảy dậm nơi Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên “Kinh Chuyển Pháp Luân” cho năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài— Another name for Varanasi, a city in northern India. Also called Kasi, a sacred city for both Hinduism and Buddhism. About seven miles from Baranasi was sarnath or the deer Park (the outskirt of Benares) where the Buddha preached his first discourse on the “Sermon on Setting in motion of the Wheel of the Law” to his first five disciples. Baranasi is also the most holy city in India and important in Buddhism.

Ba La Ni Mật Bà Xá Bạt Đề Thiên: Paranirmita- vasavartin (skt)—Tha Hóa Tự Tại Thiên—A deva who is obedient to the will of those who are transformed by others.

Ba La Phả Bà Để: Prabhavati (skt)—Name of a younger sister of Asoka—Tên của một người em gái của vua A Dục.

Ba La Phả Ca La Mật Đa La: Prabhakaramitra (skt)—Người giác ngộ—Enlightener. Ba La Phó: Prabhu (skt)—1) Nguyên thủy hay lúc bắt đầu (ban sơ): Beginning, first; 2) Mạnh mẽ: Powerful, surpassing; 3) Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển: a) đây là danh hiệu của Tỳ Nữu Thiên (Tỳ Ni Thiên), b) nhân cách hóa của mặt trời, Phạm Thiên hay Đế Thích—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms: a) This is a title of Visnu, b) Personification of the sun, Brahma, Indra, etc.

Ba La Xa: Palasa (skt)—Ba La Xa Hoa—Theo

Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Palasa là tên của một loại hoa của một loại cây ở Tây Vực, lá xanh, hoa có ba sắc. Khi mặt trời chưa mọc thì màu đen, mặt trời trưa thì màu đỏ, mặt trời lặn thì màu vàng. Nước cây rất đỏ dùng làm thuốc nhuộm—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, palasa is the name of a blossom of a tree with green leaves and red flowers, whose sap is used to dye fabric stuff. Its flowers are said to be black before sunrise, red during the day, and yellow after sunset.

Ba Lăng Hảo Kiếm: Haryo Kokan (jap)—See Ba Lăng Hạo Giám Nhạc Châu Thiền Sư.

Ba Lăng Hạo Giám Nhạc Châu Thiền Sư: Haryo Kokan (jap)—Pa-ling Hao-chien (Wade-Giles

Chinese)—Baling Haojian (Pinyin Chinese)— Thiền sư Trung Hoa Ba Lăng Hạo Giám, đệ tử và truyền nhân nối pháp của thiền sư Vân Môn Văn Yển vào thế kỷ thứ mười. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Ba Lăng Hạo Giám; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong quyển Bích Nham Lục (tắc thứ 13 và 100) và bộ Truyền Đăng Lục, quyển

XXII—Chinese Zen master Paling Haojian, a disciple and dharma successor of Zen master YunMen-Wen-Yen in the tenth century. We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some brief information on him in the Pi-Yen-Lu (examples 13 and 100) and The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-

Teng-Lu), Volume XXII. 

 Ba Lăng ở trong chúng được hiệu là “Giám Nhiều Lời,” thường vác tọa cụ đi hành cước, nhận được đại sự dưới gót chân của Vân Môn, nên rất phi thường. Ông chỉ dùng ba chuyển ngữ dâng lên Vân Môn: 1) Thế nào là Đạo? Đó là người mắt sáng rơi giếng. 2) Thế nào là Xuy Mao Kiếm? Đó là cành cành san hô chống đến trăng. 3) Thế nào là Tông Đề Bà? Đó là Trong chén bạc đựng Tuyết. Vân Môn bảo sau nầy ngày kỵ của Lão tăng, chỉ cử ba chuyển ngữ nầy là đủ. Về sau quả nhiên không tổ chức trai kỵ, y theo lời dặn của vân Môn, chỉ cử ba chuyển ngữ nầy. Sở dĩ người ta gọi ông là ‘Kiến dài dòng’ vì cách trả lời văn hoa của ông với các môn đồ, khác với thầy mình là Vân Môn, nổi tiếng về cách nói ngắn gọn và những câu ‘một âm tiết’. Ba Lăng có hai người nối Pháp. Chúng ta gặp tên của

ông trong các thí dụ thứ 13 và 100 của Bích Nham Lục—In the community of Yun-men, Pa-ling was called Mouthy Chien. He was always travelling around with his sitting mats. He had attained deeply into the great matter upon which Yun-men tread: thus he was outstanding. He didn’t compose any document of succession to the teaching, but just took three turning words to offer up to Yun-men: “What is the Path A clear eyed man falls into a well.” “What is the sword so sharp it cuts a hair blown against it? Each branch of coral upholds the moon.” “What is the school of Kanadeva? Piling up snow in a silver bowl.” Yun-men said, “Later on, on the anniversary of my death, just recite these three turning words, and you will have repaid my kindness in full.” Thereafter, as it turned out, he did not hold ceremonial feasts on the anniversaries of his death, but followed Yun-men’s will and just brought up these turning words. He had the nickname ‘Garrulous Chien’, because, completely unlike his master Yun-men, who was known for his often literally monosyllabic style of expression, Pa-ling was fond of responding to his students in elegant poetic formulations. Pa-ling had two dharma successors, we encounter him in examples 13 and 100 of the Pi-Yen-Lu.

Vào buổi gặp gỡ đầu tiên với Thiền sư Vân Môn, Vân Môn nêu câu Tuyết Phong nói: “Mở cửa ra và Đạt Ma tới.” Nói xong Vân Môn hỏi Ba Lăng: “Ý Tuyết Phong như thế nào?” Ba Lăng nói: “Dựng ngay lỗ mũi của Hòa Thượng.” Vân Môn nói: “Vua A Tu La nổi giận, tát núi Tu Di một cái rồi nhảy tuốt lên trời Phạm Thiên báo cáo với Đế Thích. Tại sao ông lại chạy vào Nhật Bổn mà giấu thân?” Ba Lăng nói: “Tốt hơn là Hòa Thượng đừng có tâm hạnh lừa người như thế.” Vân Môn nói: “Ông nói dựng lên để làm chi?” Ba Lăng im lặng. Vân Môn nói: “Bây giờ thì lão Tăng biết ông chỉ học theo dòng chảy của văn tự mà thôi.”—At the first meeting with Yunmen, Yumen asked Pa-ling, “Master Xuefeng said, ‘Open the gate and

Bodhidharma comes.’ I ask you, what does this mean?” Pa-ling said, “Blocking the master’s nostrils.” Yunmen said, “The Spirit King of the earth unleashed his evil! A demon leaps from Mt. Sumeru up to Brahma Heaven and pinches the nostrils of the Heavenly Emperor! Why have you concealed your body in Japan?” Pa-ling said, “Better that the master not deceive people.” Yunmen said, “Pinching this old monk’s nostrils, how will you do it?” Pa-ling was silent. Yunmen said, “Now I know you’re just studying the flow of

words.”

  • Một hôm, Vân Môn nói: “Về sau này, trong ngày lễ kỵ của ta, chỉ cần nói lại ba câu chuyển ngữ này là mấy ông đã đền ơn của ta rồi vậy.” Về sau này, trong ngày lễ kỵ của Vân Môn, mọi người đều làm đúng theo lời chỉ dạy của ông. Sau khi Ba Lăng đảm nhận dạy chúng, ông đã không tạo ra kỷ yếu truyền thừa cho học trò của mình. Ông chỉ dùng ba câu chuyển ngữ của Thầy mình như là cách để đạt được yếu chỉ của tông Vân Môn—One day, Yunmen said, “In the future, on my remembrance day, just restate these three turning phrases, then you will have repaid my benevolence.” Later, when Yunmen’s memorial occured, it was in accordance with his instructions. Later, when Pa-ling took up residence as a teacher, he did not create a document of succession for his students. He only used three turning phrases as the way to attain the essence of the Yunmen school.
  • Về sau này có một vị Tăng hỏi: “Ý chỉ Thiền tông và giáo tông giống hay khác?” Ba Lăng đáp: “Gà lạnh lên cây, vịt lạnh xuống nước.” (ý nói Thiền tông và Giáo tông tuy hai phương cách khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau)—Later, a monk asked, “The meaning of the ancestors and the meaning of the scriptural teachings, are they the same or different?” Pa-ling said, “The cold fowl flies up in the tree. The cold duck dives into the water.”
  • Có một vị Tăng hỏi: “Ba thừa giáo nghĩa, mười hai bộ kinh, đều không có gì nghi hoặc, nhưng thế nào là Thiền tông?” Ba Lăng đáp: “Đó chẳng phải là chuyện của Thiền Tăng.” Vị Tăng lại hỏi: “Thế thì chuyện của Thiền Tăng là chuyện gì?” Ba Lăng đáp: “Khi ăn mà

ham dòm sóng trắng là mất cả đôi tay và đôi bàn tay.” (ham muốn tìm Phật bên ngoài sẽ làm mờ đi Phật tánh của chính mình)—The monk asked, “I don’t doubt the three vehicles and the twelve divisions. What is the main affair of our school?” Pa-ling said, “It’s not an affair of patch-robed monks.” The monk asked, “What is the affair of patch-robed monks?” Pa-ling said, “While eating, seeing the white waves. Losing the hands and forearms.”

  • Một hôm, Ba Lăng hỏi một vị Tăng: “Ông đến du sơn, hay đến vì Phật pháp?” Vị Tăng đáp: “Thế giới bao la thanh bình, nói chi đến Phật pháp.” Ba Lăng nói: “Đúng là một vị Thiền khách vô sự.” Vị Tăng nói: “Lúc nào cũng đa sự.” Ba Lăng hỏi: “Ông có vào hạ năm trước ở đây không?” Vị Tăng đáp: “Không.” Ba Lăng nói: “Trong trường hợp đó, ông đã đến đây nhưng chúng ta đã không gặp nhau.”—One day, Pa-ling asked a monk, “Did you come to walk on the mountain? Or did you come for the Buddhadharma?” The monk said, “In the vast, peaceful world, what Buddhadharma can be spoken?” Pa-ling said, “A good Zen guest, without affairs.” The monk said, “There have always been affairs.” Pa-ling said, “Didn’t you spend the summer here last year?” The monk said, “No.” Pa-ling said, “In that case, you’ve come here before but we didn’t meet.”
  • Khi Ba Lăng rời núi, Sư đem cây phất trần cho một vị Tăng. Vị Tăng nói: “Bổn lai thanh tịnh, dùng cây phất trần này để làm gì?” Ba Lăng nói: “Tuy biết là thanh tịnh, nhưng phải luôn luôn không được quên.”—When Pa-ling was leaving the mountain, he gave his whisk to a monk. The monk said, “Originally there is only purity. Of what use is a whisk?” Pa-ling said, “Once you have known purity, nothing

can be forgotten.”

Ba Lăng Kiếm Sắc: Pa Ling’s Blown Hair Sword, example 100 of the Pi-Yen-Lu—See Kiếm Thổi

Lông.

Ba Lăng Ngân Oản Lý Thạnh Tuyết: Pa-ling’s Snow in a Silver Bowl—Công án thứ 13 trong Bích Nham Lục như sau: “Một vị Tăng hỏi Ba Lăng: ‘Phái Đề Bà là gì?’ Ba Lăng nói: ‘Giống như tuyết chất đống lên trong một cái chén nhỏ bằng bạc vậy thôi.'” Công án thứ 13 của Bích Nham Lục cho chúng ta một ý niệm về tài năng diễn đạt quen thuộc của thầy mình. Một vị Tăng hỏi Ba Lăng về trường phái Đề Bà, ám chỉ Ca Na Đề Bà (Kenadeva), tổ thứ mười lăm của dòng thiền Ấn Độ. Ca Na Đề Bà là đệ tử và người nối pháp của tổ Long Thọ tổ thứ mười bốn của dòng thiền Ấn Độ, một trong những nhà triết học lớn nhất của truyền thống Phật giáo. Giống như thầy mình, Ca Na Đề Bà là một trong những nhà triết học xuất sắc và là người tranh luận triết học được Phật giáo xem như nổi tiếng nhất thời đó. Ông đã dùng vô ngại biện chiết phục ngoại đạo khiến cho tông Đề Bà hưng thạnh—The koan 13 in the Pi-Yen-Lu is as follows: “A monk asked Pa-ling, ‘What is the Deva school?’ Pa-ling said, ‘It is like snow heaped in a silver bowl.'” Koan 13 of the Pi-Yen-Lu gives us an impression of the master’s way of expressing himself. A monk asks him in this example about the Deva school. This is a reference to Kanadeva, the fifteenth patriarch in the Indian lineage of Zen. Kenadeva was a student and dharma successor of Nagarjuna, the fourteenth patriarch, one of the greatest philosophers in the Buddhist tradition. Like his master, Kanadeva was an outstanding philosopher and an indomitable foe in the philosophical debates so popular in the Buddhism of his time.

Ba Lăng Ngân Uyển Lý Thạnh Tuyết: Pa-ling’s Snow in a Silver Bowl—See Ba Lăng Ngân Oản Lý Thạnh Tuyết.

Ba Lăng Tam Chuyển Ngữ: The koan of Pa-ling Hao-chien’s three turning phrases—Công án “Tam chuyển ngữ” của Thiền sư Ba Lăng Hạo Giám— Theo Truyền Đăng Lục, quyển XXII, một hôm, Vân Môn nói: “Về sau này, trong ngày lễ kỵ của ta, chỉ cần nói lại ba câu chuyển ngữ này là mấy ông đã đền ơn của ta rồi vậy.” Về sau này, trong ngày lễ kỵ của Vân Môn, mọi người đều làm đúng theo lời chỉ dạy của ông. Sau khi Ba Lăng đảm nhận dạy chúng, ông đã không tạo ra kỷ yếu truyền thừa cho học trò của mình. Ông chỉ dùng ba câu chuyển ngữ của Thầy mình như là cách để đạt được yếu chỉ của tông Vân Môn—The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XXII, one day, Yunmen said, “In the future, on my remembrance day, just restate these three turning phrases, then you will have repaid my benevolence.” Later, when Yunmen’s memorial occured, it was in accordance with his instructions. Later, when Pa-ling took up residence as a teacher, he did not create a document of succession for his students. He only used three turning phrases as the way to attain the essence of the Yunmen school—See Vân Môn Tam Cú. Ba Lăng Tuyết Trung Bạc Oản: Pa-ling’s Snow in a Silver Bowl—See Ba Lăng Ngân Oản Lý Thạnh Tuyết.

Ba Lang Xuy Mao Kiếm: Pa Ling’s Blown Hair Sword, example 100 of the Pi-Yen-Lu—See Ba

Lăng Kiếm Sắc.

Ba Lật Thấp Phược: Parsva (skt)—Parshva (skt)—Parshva là người đã sống 250 năm trước thời Đức Phật—Parshva is now acknowledged to be Mahavira’s predecessor and is believed to lived 250 years before the time of the Buddha.

Ba Lâu Sa Ca: Parusaka (skt)—Một công viên trên cõi trời Đao Lợi—A park in the Trayastrimsas heaven.

Ba Li: Pali (p)—Phạn ngữ Ba Li (Nam Phạn), một trong những ngôn ngữ căn bản ghi lại những giáo điển Phật—One of the basic languages in which the Buddhist tradition is preserved.

Ba Li Tạng: Pali Tripitaka—Pali Canon—Tam tạng kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Pali. Đây là tạng kinh điển của trường phái Theravada—The Scriptures of the Theraveda School written in Pali. This is the Scriptures or scriptural collection of the Theraveda School written in Pali.

Ba Lị: See Ba Li.

Ba Lị Ngữ: See Ba Li.

Ba Liên Phất: Pataliputta (p)—Pataliputra (skt)—Kusumapura or Puspapura (skt)—The city of flowers, or the palace of flowers—See Hoa Thị Thành.

Ba Loại Ba La Mật: Ba loại Ba La Mật: Thế gian Ba La Mật, Xuất thế gian Ba La Mật, Xuất thế gian thượng thượng Ba La Mật—Three kinds of Paramita ideals or methods of perfection: The Paramitas of people in general relating to this world, Paramitas of Sravakas and Pratyekabuddhas relating to the future life for themselves, Paramitas of the supreme one of bodhisattvas, relating to the future life for all.

Ba Loại Giáo Thuyết: Ba thứ giáo thuyết: tạng giáo, thông giáo, và biệt giáo—Three doctrines: the tripitaka doctrine (the orthodox of Hinayana), the intermediate or interrelated doctrine (Hinayana-cum-Mahayana), and the

differentiated or separated doctrine (Early Mahayana as a cult or development, as distinct from Hinayana).

Ba Loại Người: Three kinds of people—See Tam Chủng Nhân.

Ba Loại Người Có Thể Đi Theo Con Đường Đại Thừa: Theo Kinh Thắng Man, có ba loại người có thể bước theo nẻo Đại Thừa. Những người tự mình hiểu được trí năng sâu sắc. Những người hiểu được trí năng bằng cách nghe học thuyết. Những người tuy không hiểu được trí năng cao nhất, nhưng có một niềm tin hoàn toàn vào Đấng Như Lai— According to the Shrimaladevi-Sutra, three are three types of beings who can tread the path of the Mahayana. Those who realize the most profound wisdom or Prajna. Those who realize wisdom through hearing the teaching. Those who cannot realize supreme wisdom, but have devout faith in the Tathagata.

Ba Loại Nhẫn Nhục: Three kinds of patience or forebearance—See Tam Chủng Nhẫn Nhục. Ba Loại Phiền Não: Three afflictions—See Tam Phiền Não.

Ba Loại Thanh Tịnh Của Bồ Tát: Tam chủng thanh tịnh của Bồ Tát: Thân thanh tịnh, Tướng thanh tịnh, và Tâm thanh tịnh—Three purities of a bodhisattva: a pure body, a perfectly pure and adorned appearance, and a mind free of impurity. Ba Loại Thiền:Three kinds of meditation—Ba loại thiền: Đại thừa thiền, Tiểu thừa thiền, và Tổ sư thiền—Three types of meditation: Mahayana meditation, Hinayana meditation, and Patriarchal meditation.

Ba Loại Thiện Căn: See Tam Chủng Thiện Căn. Ba Lợi Bà Sa: Parivasa (skt)—Biệt Trụ, tên của một hình phạt trong Luật Tạng. Kẻ phạm giới phải ở một mình một phòng riêng, không được ở cùng với các vị Tăng khác—Sent to a separate abode, isolation for improper conduct.

Ba Lợi Chất Đa La: Ba Lợi Chất La—Ba Nghi Chất Cấu—Ba Lợi Chất Đa La Câu Đà La—Ba Lợi Thụ—1) Cây Hương Biến, từ cành lá đến quả đều thơm, trên cõi trời Đao Lợi, tỏa ngát hương thơm cùng khắp cõi trời nầy: Paricitra (skt)—A tree in the Trayastrimsas heavens which fills the heavens with fragrance; 2) Ba Lợi Chất Đa La Câu Đà La hay Ba Lợi Thụ, một loại san hô mọc trong vườn của vua Đế Thích, một trong năm loại cây trên cõi nước Cực Lạc (khi Phật còn tại thế, Ngài đã từng lên đây ngồi dưới gốc cây Ba Lợi Chất Đa La nầy mà thuyết pháp cho chư Thiên, người đầu tiên được ngài độ chính là mẹ của ngài là Hoàng Hậu Ma Da): Parijata (skt)—A tree in Indra’s heaven, one of the five trees of the paradise, the coral tree.

Ba Lợi Chất Đa Thụ: Ba Lợi Chất La—Ba Nghi Chất Cấu—See Ba Lợi Chất Đa La (2).

Ba Lợi Già La: Parikara (skt)—Ba Già La—1) Một thứ khăn tắm: An auxiliary garment, loin cloth, towel; 2) Chiếc áo bảo vệ thân thể: A bodyguarding shirt.

Ba Lợi Nặc Phược Nam: Parinirvana (skt)— Parinibbana (p)—Complete Nirvana—Total extinction—See Tịch Tịnh Niết Bàn.

Ba Lối Hành Xử Không Đúng Đắn: Three misconducts—Ba lối hành sử không đứng đắn: thiếu trí tuệ nếu không chịu tinh chuyên hành trì; chịu trách nhiệm cho việc giao cấu với đàn bà đưa đến việc bị trục xuất khỏi giáo đoàn; chịu trách nhiệm về việc phá giới và hoàn tục—Three misconducts committed by those who live in the aranya with a false motivation: lacking in wisdom if one does not practice diligently; liable to have a sexual intercourse upon meeting a woman and thus face the penalty of expulsion from the

Sangha; liable to break the precepts and return to secular life.

Ba Lỗi: Three faults—See Tam Lỗi. Ba Ly: Bhallika (skt)—Tên của một đô thị cổ ở Ấn Độ—Name of an old city in India. Ba Lý Dạ Đát La Quốc: Pariyatra (skt)—See Ba Lý Y Đa La.

Ba Lý Do Ma Sự Phát Sanh: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, niệm Phật cũng có ma sự vì bởi ba nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là không thông hiểu vững chắc về giáo lý. Thứ nhì là không gặp minh sư hay thiện hữu tri thức. Thứ ba là không biết tự xét lấy mình, đây là điểm quan yếu nhất trong ba điểm trên—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, practicing Buddha Recitation also has the element of demonic obstructions, for the three reasons. First, not having a firm foundation and understanding of the Buddha’s teachings. Second, not encountering a good knowledgeable advisor or having virtuous friends. Third, not knowing how to practice mental reflection of one’s self, or lacking self-awareness. This is the most crucial point among the three.

Ba Lý Y Đa La: Pariyatra (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là một vương quốc cổ, 800 dậm về phía tây nam của Satadru, trung tâm của các phái ngoại đạo. Bây giờ là thành phố Birat, phía tây của Mathura—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pariyatra was an ancient kingdom, 800 miles south-west of Satadru, a center of heretical sects. The present city of Birat, west of Mathura.

Ba Mục Tiêu Của Bố Thí: Ba mục tiêu của việc bố thí: học pháp, thuyết pháp, và dẫn dắt chúng sanh đạt đến cực lạc—Three objectives with which one should practice dana: to learn Buddhadharma, to expound the Dharma, and to lead all beings to attain the supreme happiness. Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền: Three Aims of Meditation—Theo Roshi Philip Kapleau, tác giả của quyển Ba Trụ Thiền, có ba mục tiêu của tọa thiền. Thứ nhất là Phát Triển Định Lực. Định lực là năng lực hay sức mạnh phát sinh khi tâm được hợp nhất qua sự tập trung. Người đã phát triển định lực không còn nô lệ vào các đam mê, người ấy luôn làm chủ cả chính mình lẫn các hoàn cảnh bên ngoài, người ấy hành động với sự tự do và bình tĩnh hoàn toàn. Tâm của người ấy như trạng thái nước đã lắng trong và tĩnh lặng. Thứ nhì là Giác Ngộ. Kiến tánh ngộ đạo hay nhìn thấy tự tánh chân thật của mình và đồng thời nhìn thấy bản tánh tối thượng của vũ trụ và vạn vật. Ấy là sự hốt nhiên nhận ra rằng: “Xưa nay ta vốn đầy đủ và toàn hảo. Kỳ diệu thay, huyền diệu thay!” Nếu là thấy Phật tánh thì thực chất sẽ luôn luôn giống nhau đối với bất cứ ai kinh nghiệm nó, dẫu người ấy là Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà hay bất cứ người nào trong các bạn. Nhưng nói thế không có nghĩa là tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm kiến tánh ở cùng một mức độ, vì trong cái rõ, cái sâu, cái đầy đủ của kinh nghiệm có những khác biệt lớn lao. Thứ ba là Vô Thượng Đạo Chi Thể Hiện. Thể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày. Lúc nầy chúng ta không còn phân biệt cứu cánh và phương tiện nữa. Giai đoạn nầy tương ứng với tối thượng thừa thiền. Khi các bạn ngồi một cách hăng say và không vị kỷ, cũng như hợp với sự dẫn đạo của một bậc chân sư, nghĩa là hợp với tâm mình, mặc dù có ý thức đầy đủ, vẫn hoàn toàn vô niệm như một tờ giấy trắng tinh không một vết bẩn, bây giờ dù các bạn đã ngộ hay chưa, Phật tánh thanh tịnh vốn có của mình vẫn khai mở. Nhưng đây phải nhấn mạnh chỉ với chân ngộ các bạn mới có thể trực nhận được chân thể tánh Phật của mình, và tối thượng thừa thiền là loại thuần khiết nhất, không khác gì loại thiền đã được chư Phật thực hành—According to Roshi Philip Kapleau, author of The Three Pillars of Zen, there are three aims of meditation. First, development of the power of concentration, which is the power or strength that arises when the mind has been unified and brought to one-pointedness in meditation concentration. One who has developed the power of concentration is no longer a slave to his passions, he is always in command of both himself and the circumstances of his life, he is able to move with perfect freedom and equanimity. His mind becomes like clear and still water. Second, awakening or seeing into your True-nature and at the same time seeing into the ultimate nature of the universe and all things. It is the sudden realization that “I have been complete and perfect from the very beginning. How wonderful, how miraculous!” If it is true awakening, its substance will always be the same for whoever experiences it, whether he be the Sakyamuni Buddha, the Amitabha Buddha, or any one of you. But this does not mean that we can all experience awakening to the same degree, for in the clarity, the depth, and the completeness of the experience there are great difference. Third, actualization of the Supreme Way in our daily lives. At this point we do not distinguish the end from the means. The highest type of Zen corresponds to this stage. When you sit earnestly and egolessly in accordance with the instructions of a competent teacher, with your mind fully conscious yet as free of thought as a pure white sheet of paper is unmarred by a blemish, there is an unfoldment of your intrinsically pure Buddhanature whether you have had awakening or not.

But what must be mephasized here is that only with true awakening do you directly apprehend the truth of your Buddha-nature and perceive that awakening, the purest type of Zen, is no different from that practiced by all Buddhas.

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo: Satta-timsabodhipakkhiya-dhamma (p)—Thirty Seven Aids to Enlightenment—See Tam Thập Thất Trợ Đạo Phẩm.

Ba Mươi Hai Tướng Tốt Của Phật: Dvatrimshadvara-Lakshana (skt)—Thirty-two marks of perfection—See Tam Thập Nhị Hảo

Tướng.

Ba Mươi Hai Ứng Thân: Thirty-two response bodies—See Tam Thập Nhị Ứng Thân. Ba Mươi Loại Bất Tịnh Thí: See Thirty types of impure giving.

Ba Mươi Sáu Đôi Đối Pháp: Thirty-six pairs of opposites—See Tam Thập Lục Đôi Đối Pháp. Ba Na Sa: Panasa (skt)—Bán Na Sa—The breadfruit tree—Jaka or jack-fruit—Một loại cây như cây mít.

Ba Na Sa Thụ: Panasa (skt)—See Ba Na Sa. Ba Nẻo Sáu Đường: Đức Phật so sánh chúng sanh với những khách lữ hành mù trong đêm tối và những khổ đau trong ba nẻo sáu đường—Three worlds and six realms of life—The Buddha compared sentient beings with travelers who blindly travel in the darkness and suffering of the three worlds and six realms of existence: (A) Ba nẻo: Dục giới, sắc giới, và vô sắc giới— Three worlds: the world of passions (sensuous desires), the world of Beauty (form), and the world of no Beauty (formless).

(B) Sáu đường: thiên, nhân, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh, và địa ngục—Six realm of Heaven: the realm of human, the realm of Asura (Angry spirits), the realm of Pretas (hungry ghosts), the realm of animal, and the realm of hell. Ba Nể Ni: Panini (skt)—Theo Tây Vực Ký thì đây là tên của một vị cổ tiên Salaturiya, cũng là nhà văn và nhà văn phạm (cú pháp chữ Phạn) nổi tiếng của Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Tây Lịch. Ông còn được biết đến với tên Salaturiya— According to the Record of the Western Lands, this was the great Indian grammarian and writer of the fourth century B.C. He was also known as Salaturiya.

Ba Ngàn Oai Nghi: Three thousand demeanors—

Ba ngàn oai nghi bắt nguồn từ nơi Cụ Túc Giới Tỳ Kheo mà thành. Trong 250 giới cụ túc của Tỳ Kheo, mỗi giới đều có đầy đủ bốn oai nghi “Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.” Như vậy 250 giới nhơn cho 4 thành 1.000. Một ngàn oai nghi nầy tương ứng với ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai, tức là 1.000 nhơn cho 3 thành ra 3.000 oai nghi—Three thousand demeanors originate from the Complete Bhiksu Precepts. A Bhiksu maintains 250 Pratimoksa Precepts, each precept is complete with all four demeanors of Walking, Standing, Lying Down, and Sitting. Thus taking these 250 demeanors to multiple with 4 to make 1,000. These 1,000 demeanors transcend across all three periods of Past, Present, and Future. Thus 1,000 demeanors multiply 3 to make 3,000 demeanors— See Tứ Chủng Oai Nghi. Ba Nghiệp: Trividha-dvara (skt)—Trini-karmani (skt)—The three activities—See Tam Nghiệp.

Ba Nghiệp Báo: See Tam Nghiệp.

Ba Nguyên Do Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà Để Cầu Vãng Sanh Cực Lạc: Do sự giới thiệu khuyên dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, do Đức A Di Đà Thế Tôn có 48 lời thệ rộng lớn, và do vì chúng sanh ở cõi nầy có nhân duyên lớn với Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Cực Lạc—Three reasons for Buddhists to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss: because of the teachings of Sakyamuni Buddha, who exhorted us to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss; because Amitabha Buddha has adorned the Western Pure Land with forty-eight lofty vows, and because sentient beings in the Saha World have great affinities with Amitabha Buddha and the Bodhisattva Avalokitesvara. Ba Nguyên Nhân Phát Sanh Chướng Nghiệp: Theo Duy Thức Học, ngoài những trở ngại của ngoại duyên, còn có ba nguyên nhân phát sanh chướng nghiệp cho người tu. Thứ nhất là Sức Phản Ứng Của Chủng Tử Nghiệp. Trong tạng thức của ta có chứa lẫn lộn những nghiệp chủng lành dữ. Khi niệm Phật hay tham thiền, ta huân tập hạt giống công đức vô lậu vào, tất cả nghiệp chủng kia phải phát hiện. Ví như một khu rừng rậm nhiều thú, nếu có cư dân khai hoang, tất cả cây cối bị đốn, các loài thú đều ra. Cảnh tướng và phiền não chướng duyên do nghiệp chủng phát hiện cũng thế. Thứ nhì là Tự Gây Chướng Nạn vì không am tường giáo pháp. Có những vị tu hành chẳng am tường giáo lý, không hiểu những tướng của nội tâm và ngoại cảnh đều như huyễn, chưa phát minh thế nào là chân và vọng, nên nhận định sai lầm. Do đó đối với cảnh duyên trong ngoài sanh niệm tham chấp, vui mừng, thương lo, sợ hãi, mà tự gây chướng nạn cho mình. Thứ ba là Không Vững Lòng Bền Chí Nên Thối Lui. Lại ví như người theo họa đồ đi tìm mỏ vàng, đường xá phải trải qua non cao, vực thẳm, đồng vắng, rừng sâu, bước hành trình tất phải nhiều công phu và gian lao khổ nhọc. Nếu người ấy không vững lòng, không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, tất phải thối lui. Hoặc có khi bỏ cuộc ghé vào một cảnh tạm nào đó, hay chết giữa đường. Lộ trình tu tập cũng thế, hành giả tuy y theo kinh giáo mà thực hành, song nếu không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, sự lập chí không bền lâu, tất sẽ thất bại—According to The MindOnly School, apart from the obstacles caused by external factors, there are three other causes of karmic obstructions. First, the reaction of evil karmic seeds. Various evil and wholesome karmic seeds are stored randomly in our Alaya consciousness. When we recite the Buddha’s name or meditate, we accumulate the seeds of transcendental virtue, and therefore, evil karmic seeds have to emerge. For example, if a dense forest full of wild beasts is cleared for habitation, trees and shrubs are cut down, causing these beasts to flee out of the forest. The development of afflictions and obstacles from evil karmic seeds is similar. Second, creating obstacles for themselves due to lack of full understanding of the Dharma. There are cultivators who practice without fully understanding the Dharma, not realizing that the manifestations of the inner mind and the environment are illusory nor discovering what is true and what is false. They therefore have wrong views. Because of this, they develop thoughts of attachment, happiness, love, worry and fear, creating obstacles for themselves when they are faced with objects and conditions within themselves or in the outside world. Third, not flexible and patient. Take the case of a man who follows a map, hoping to find a gold mind. The path that he takes crosses high mountains, deep ravines, empty open stretches and dense forests, an itinerary naturally requiring much labor, hardship and adversity. If his mind is not steady, and he does not adapt himself to the circumstances and his own strength, he is bound to retrogress. Alternatively, he may abandon his search, stop at some temporary location, or even lose his life enroute. The path of cultivation is the same. Although the practitioner may follow the sutras, if he is not flexible and patient, ready to change according to his own strength and circumstances, and if his determination is weak, he will certainly fail. This obstacle, in the end, is created by himself alone.

Ba Nha Na: Paryayana (skt)—See Ba Diễn Na. Ba Nhĩ Cường Đa: Parjanya (skt)—Name of a God of rain—Tên của một vị thần mưa.

Ba Nhĩ Ni: Panini (skt)—See Ba Nễ Ni. Ba Nhược (562-613): Master Pa-Ruo—Tên của một vị Tăng Triều Tiên vào thế kỷ thứ VII. Sư là một trong 32 vị đắc pháp từ Thiên Thai Trí Khải Đại Sư—Name of a Korean monk in the seventh century. He was among the thirty-two monks who received dharma-transmission from Great Master T’ien-T’ai Chih-I.

Ba Ni: Pana (p & skt)—1) Huệ: Wisdom; 2) Thức uống như nước: Beverage as water; 3) Không Đụng Chạm: Untouchable.

Ba Ni Bồn: Panila (skt)—Bình chứa nước uống— A drinking vessel.

Ba Phả: Prabha-kara-mitra (skt)—Tên của Pháp Sư Tam Tạng, một vị cao Tăng Ấn Độ, đến Trung Quốc khoảng năm 626 sau Tây Lịch—Name of a famous Indian monk, who came to China around 626 A.D.

Ba Phẩm Chất Đặc Biệt Của Hoa Sen: Có ba phẩm chất của hoa sen. Thứ nhất là cánh hoa mang gương sen (trái) giống như pháp phương tiện được giảng giải để hiển bày chân lý. Thứ nhì là khi hoa sen nở, thì gương sen cũng hiện ra ngay bên trong, như chân giáo ẩn tàng trong giáo pháp phương tiện. Thứ ba là khi gương sen (trái) khô thì cũng là lúc bông rụng, ý nói khi chân giáo đã được thiết lập thì pháp phương tiện không còn cần thiết nữa—The special qualities (characteristics) of the lotus. First, the petals are made to bear the fruit, in the same manner with expedient teachings are expounded in order to reveal the true teaching.

Second, when the lotus flower opens, the fruit is seen therein, in the same manner we find the true teaching latent in the expedient teachings. Third, when the fruit is ripened, at the same time the flower also falls. In the same manner, when the true teaching is established, the expedient teachings are no longer necessary.

Ba Phép Minh: Tevijja(p)—Tisrovidya (skt)— Three awarenesses—Three insights—Three kinds of clarity—Three supernatural powers—See Tam Minh.

Ba Phương Pháp Giảng Pháp: Three methods of preaching—Trong kinh Pháp Hoa, phẩm 7, Đức Phật xác định: “Có ba phương pháp giảng giáo pháp.” Thứ nhất là phương pháp lý thuyết hay pháp thuyết. Thứ nhì là phương pháp gợi ý hay tỷ thuyết. Phương pháp này được dùng đến khi thính giả khó hiểu với phương pháp lý thuyết Thứ ba là phương pháp thuyết giảng bằng pháp nhân duyên. Nếu với hai phương pháp trên mà người nghe vẫn không nắm bắt được chân nghĩa của Phật pháp, vị giảng sư nên dùng phương pháp gọi là “nhân duyên thuyết,” tức là thuyết giảng bằng câu chuyện tiền thân của một vị Phật. Thường thì trong các kinh điển, chúng ta có thể tìm thấy cả ba phương pháp kể trên, nhằm làm dễ dàng cho mọi người với mọi căn tính có thể hiểu được giáo lý—

In the Lotus Sutra, Chapter 7, the Buddha confirmed: “There are three methods of preaching the Law. First, theoretical method or preaching by theory. Second, figurative method or preaching by parable. This method is used when it is difficult for the audience to understand the teachings with “preaching by theory.” Third, preaching by causality. If with the two above mentioned methods, the hearers are still unable to grasp the Buddha’s true meaning, preacher can use the method called “preaching by causality,” or preaching by means of the story of the life of a past Buddha. Usually, we can find in the sutras all three methods, so that people of all dispositions can understand the teachings. Ba Sắc: Three kinds of rupa—Three kinds of form—Ba loại sắc tướng—See Tam Chủng Sắc. Ba Sinh: Three lives (past, present and future). Ba Tam Muội: Trayah-samadhayah (skt)—The three samadhis or the samadhi on the three subjects—See Tam Tam Muội.

Ba Tánh: Traya-svabhavah (skt)—Ba loại tánh: tốt, xấu, không tốt không xấu—Three types of characters: good, bad, neutral (undefinable).

Ba Thành Phần Của Thế Giới: Three constituents of the world—Theo Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có ba cách suy nghĩ về xã hội. Thứ nhất là ngũ uẩn thế giới, hay thế giới trong đó một cái tâm cá nhân gây một ảnh hưởng đến những người khác, nói cách khác, hoàn cảnh chung quanh theo nghĩa hẹp. Thứ nhì là chúng sanh thế giới, hay thế giới mà các chúng sanh ở đó được coi là một thành phần, đây là xã hội hay một quốc gia. Thứ ba là quốc độ thế giới, hay thế giới bao gồm nhiều xã hội hay nhiều quốc gia. Thế giới này thường được xem là toàn bộ thế giới—According to the Lotus Sutra, the Buddha taught: “there are three ways of thinking about society.” First is the world where an individual mind exerts an influence upon others, in other words, environment in the narrow sense. Second is the world of which its living beings are regarded as a constituent, this is a society or nation. Third is a world consisting of many societies and countries. This commonly considered to be the whole world. Ba Thân: Trikaya (skt)—Three kayas—Buddha has a three-fold body—See Tam Thân Phật.

Ba Thân Phật: See Ba Thân.

Ba Thấp Phạt Na Đà: Parsvanatha (skt)—

Parshvanatha, tổ thứ XXIII của Kỳ Na Giáo, là người đã sống 250 năm trước thời Đức Phật— Parshvanatha, the twenty-third patriarch of Jainism, is now acknowledged to be Mahavira’s predecessor and is believed to lived 250 years before the time of the Buddha. Ba Thâu Bát Đa: Pasupata (skt)—Phái ngoại đạo khổ hạnh, bôi tro lên khắp thân mình—A particular sect of Sivaites who smeared their bodies with ashes.

Ba Thế Ngồi: Three positions of sitting for any practitioner—Theo thiền sư Khương Tăng Hội, một trong những thiền sư đầu tiên ở Việt Nam, có ba lối ngồi trong thiền, một là ngồi sổ tức, hai là ngồi tụng kinh, ba là ngồi vui nghe kinh. Bên cạnh đó, trong mỗi thế đều có ba cấp ngồi, thứ nhất là ngồi hiệp vị, thứ hai là ngồi an tịnh và thứ ba là ngồi không có kết. Ngồi hiệp vị là ý bám lấy hạnh không rời, ngồi an tịnh là không niệm nghĩ, và ngồi không có kết là thế ngồi dứt hẳn mọi trói buộc—According to Zen master Sanghapala, one of the first Zen masters in Vietnam, there are three ways of sitting. First, to sit and count the breathings (keep your mind on the breathings). Second, to sit and recite the sutras. Third, to sit and happily listen to the chanting of sutras. Sitting has three levels: sit in union, sit in tranquility, and sit without fetters. To sit in union means to sit with your mind becoming one with your body; to sit in tranquility means to sit without thoughts in your mind; and to sit without fetters means all fetters have been destroyed when you sit in meditation. Ba Thí Dụ Về Sự Ngộ Đạo Còn Bị Thối Thất: Ba thí dụ về sự thối thất. Thí dụ thứ nhất như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ của nó chưa hư thúi; nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ. Thí dụ thứ hai như nước lóng trong chum, bùn tuy lắng xuống nằm yên tận đáy, nhưng khi chưa gạn lọc ra được, gặp duyên khuấy động, bùn lại nổi lên. Thí dụ thứ ba như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất, cũng lại như thế— Three analogies of retrogression of the BodhiMind. The first analogy: when we crush prairie grass with a stone block, though the grass cannot grow, its roots are not yet rotten or destroyed. If conditions arise that cause the stone to be overturned, the grass will continue to grow as before. The second analogy: when we pour water into a jar, though the impurities are deposited at the very bottom, they are not yet filtered out. If conditions change and the water is stirred up, the impurities will rise. The third analogy: take the case of clay which is molded into earthernware would certainly disintegrate. The strong probability that those who have merely experienced an Awakening will retrogress during transmigration is similar to the above examples. Ba Thứ Tiếp Diễn: Tritantra (skt)—Triple continuum—Đây là một trong những khái niệm trung tâm của trường phái Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng, được bọc trong ba giai đoạn chính yếu của con đường đi đến Phật quả: 1) Sự xuất hiện của các hiện tượng như là bất tịnh, chỉ cho các nhận thức của phàm phu, dựa trên những tâm thái não phiền và dẫn đến khổ đau, vì tất cả chúng sanh đều phải chịu sự chi phối của nghiệp quả; 2) Sự xuất hiện của kinh nghiệm thiền định, những vị tham dự vào tu tập Đại Thừa và huấn luyện lòng bi mẫn và thương yêu hay lục độ Ba La Mật; 3) Sự xuất hiện thanh tịnh, hay đi đến thành tựu giác ngộ Bồ Đề. Điều này cũng chỉ cho chư Phật, các bậc đã toàn thiện từ bi và trí tuệ, và do đó nhận thức tánh như thực của vạn hữu. Thanh tịnh nhãn của các ngài công nhận rằng mọi hiện tượng trong vòng sanh tử và niết bàn đều đứng trên quan điểm bất nhiễm của chân lý tối thượng rằng không hề có giải thoát để mà thành tựu, cũng không có chư Phật, mà cũng không có chúng sanh. Lamdre hay “con đường và kết quả” của trường phái Sakyapa xác nhận rằng cả ba đều như nhau trên căn bản, và sự khác biệt duy nhất là do chỗ người ta nhận biết nó như thế nào mà thôi. Chủ yếu của việc tu tập này là nhằm định tâm và quán sát—One of the central notions of the Sakyapa order of Tibetan Buddhism, which encapsulates (bao bọc trong) the three primary stages of the path to buddhahood: 1) The appearance of phenomena as impure error. This refers to the perceptions of ordinary beings, which are based on afflicted mental states and lead to suffering. because ordinary beings are subject to the operations of Karma, this is also referred as the “karmic appearance;” 2) The appearance of experience in meditation. This aspect refers to people who engage in such Mahayana practices as training in compassion (karuna) and love (maitri) or the “six perfections” (paramitas), etc; and 3) Pure appearance, or the attainment of Bodhi. This also refers to buddhas, who have perfected compassion and wisdom

(prajna), and thus perceive reality as it is. Their pure vision recognizes that all of the phenomena of cyclic existence (samsara) and nirvana are the display of primordially undefiled standpoint of ultimate reality there is really no liberation to be attained, no buddhas, and no sentient beings. The Lamdre (path of result) tradition of Sakyapa asserts that all three are fundamentally the same and that their only difference lies in how they are perceived. The central training of this level is cultivation of calming (samatha) and higher insight (vipasyana).

Ba Tiêu: Basho (jap)—Basho-Yesei (jap)—Zen Master Ba-Jiao-Hui-Qing—See Huệ Thanh Ba

Tiêu Thiền Sư.

Ba Tiêu Huệ Thanh Thiền Sư: Basho Esei

(jap)—Hui-ch’ing Pa-chiao—Huiqing-Bajiao— See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư. Ba Tiêu Trụ Trượng: Pa-chiao’s Staff—Cây gậy của Ba Tiêu, đây là thí dụ thứ 44 trong Vô Môn Quan. Thiền sư Ba Tiêu thượng đường cầm gậy đưa lên bảo chúng: “Các ông có cây gậy thì ta cho các ông cây gậy, các ông không có cây gậy thì ta cướp cây gậy các ông.” Sư chống gậy đứng, rồi bước xuống tòa. Theo Vô Môn Huệ Khai trong Vô Môn Quan, để vịn qua khe khi cầu gãy, để tìm về xóm lúc không trăng. Nếu gọi đó là cây gậy thì vào địa ngục như tên bắn. Đây là loại công án “mặc nhiên phủ nhận”, nghĩa là, loại công án giải minh chân lý Thiền bằng lối phát biểu hư hóa hoặc phế bỏ—Pa-chiao’s Staff, example 44 of the Wu-Men-Kuan. Zen master Hui-Qing-Ba-Jiao entered hall and held up his staff and said to the monks: “If you have a staff, I give you a staff. If you don’t have a staff, then I take it away from you.” Then, using his staff for support, he got down and left the hall. According to Wu Men HuiKai in the Wu-Men-Kuan, it helps you to cross the stream when the bridge is broken down. It guides you back to the village on a moonless night. if you call it a staff, you enter hell like an arrow. This is an “implicit-negative” koan, a kind of koan that illustrates Zen-Truth through “nullifying” or abrogating expression.

Ba Tra: Nguy nan, khốn đốn—Diffifult—To be in a very bad situation.

Ba Tra Ly Quốc: Patali (skt)—Bát Đảm La—Ba Đà La—An ancient kingdom in India—Một vương quốc cổ ở Ấn Độ.

Ba Trá Lỵ Phất: Pataliputta (p)—Pataliputra (skt)—Kusumapura or Puspapura (skt)—The city of flowers, or the palace of flowers—See Hoa Thị Thành.

Ba Trá Lỵ Phất Thành: See Ba Trá Lỵ Phất.

Ba Trĩ: Bali (skt)—King of all asuras—Vua A tu la.

Ba Trụ (1918- ?): Pa-chu—Tên của một học giả

Phật giáo nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ XX—Name of a famous Chinese Buddhist scholar in the the twentieth century.

Ba Trung Thủ Nguyệt: Mò trăng đáy nước—Dụ chỉ hành vi hư vọng vô ích—To prope the shadow of the moon in the bottom of a well—To run one’s head against the wall—To try to do something that is impossible—To attempt the impossibilities.

Ba Trường Hợp Có Thể Nhận Giúp Đở: Three occasions can get help—Ba trường hợp cực kỳ nguy hiểm, nhưng vẫn có cơ cho mẹ con giúp đở lẫn nhau: hỏa hoạn, lụt lội, và trộm cướp—Three occasions full of perils; however, there still exists a chance for a son or a mother to help each other: a fire, a flood, and a burglary.

Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo: Three reasons elder Bhikkhus are to be blamed—Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo” (Ngài Xá Lợi Phất giảng và được Thế Tôn chấp thuận) trong kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh: vị đạo sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly; những pháp nào vị đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ; những vị nầy sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly—“The Elder Bhikkhus are to be blamed for three reasons” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha: as disciples of a Teacher who lives secluded, they do not train in seclusion; they do not abandon what the Teacher tells them to abandon; and they are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion.

Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Trung Tọa Tỳ Kheo: Three reasons middle Bhikkhus are to be blamed—See Ba Trường Hợp

Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo.

Ba Trường Hợp Không Thể Nhận Giúp Đở: Three occasions cannot get help—Ba trường hợp cực kỳ hiểm nguy khi mà con không giúp được mẹ, cũng như mẹ không giúp được con. Thứ nhất là bệnh hoạn. Con có thể chăm sóc mẹ trong lúc bệnh hoạn, nhưng không làm sao cho mẹ đừng bệnh. Thứ nhì là lão hóa (già). Lần nữa, con có thể chăm sóc mẹ lúc tuổi già, nhưng không cách gì làm cho mẹ đừng già. Thứ ba là cái chết. Dù họ yêu thương và gần gủi nhau thế mấy, mẹ con không cách gì giúp nhau đừng chết khi tử thần đã đến—Three occasions when it is impossible for a son to aid his mother and a mother to help her son. First is the sickness. A son can take care of his mother during the time of sickness, but he cannot do anything to make his mother not to be sick. Second is the growing old. Again, a son can help take care of his mother when she is old but he cannot do anything to stop her growing old. Third is the death. No matter how much they may love or how intimate they may have been, neither can one help the other when the moment of death approach.

Ba Tuần: Papiyan or Papiman (skt)—1) Một thuật ngữ Phật giáo để chỉ những kẻ cố tình phạm tội: A Buddhist term for those who intentionally commit wrong doings; 2) Một kẻ cùng hung cực ác: A very wicked; 3) Ác giả: The evil one, 4) Sát giả: The murderer; 5) Ma quân, ác ma cố gắng cắt đứt thiện căn nơi con người: Mara who strives to kill all goodness in human beings; 6) Một loại ma vương đặc biệt hồi Phật còn tại thế: The evil one. He is the special Mara of the Sakyamuni period.

Ba Tư Nặc: Prasenajit(skt)—Pasenadi(p)—Hòa

Duyệt—Thắng Niên—Thắng Quang—Thắng Quân—Vua Ba Tư Nặc của xứ Kosala, về phía Bắc Ấn, cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông đã trở thành Phật tử và người hộ trì Phật và Tăng đoàn một cách đắc lực. Ông cũng nổi tiếng là người tạc ra tượng Phật đầu tiên. Ông là một trong những đại thí chủ của Đức Phật trong hàng vua chúa—A king of Kosala in Northern India, who lived at the same time with Sakyamuni Buddha. He became a lay follower and supporter or devoted patron of Sakyamuni and the Buddhist order. He was also reputed as the first to make an image of the Buddha. He was one of the great patrons of the Buddha.

Ba Tư Nặc Câu Tát La: Pasenadi-Kosala (p)— See Ba Tư Nặc.

Ba Tư Nặc Vương: See Ba Tư Nặc. Ba Tự Tính: Trisvabhava (skt)—Three forms of self-nature—Three natures—See Tam Tự Tính. Ba Tướng Trạng Của Hiện Hữu: Trilaksana(skt)—Tilakkhana(p)—Three seals of the dharma—See Tam Pháp Ấn.

Ba Tỵ: Habi (jap)—Nắm chặt lỗ mũi hay xỏ mũi trâu. Trong nhà Thiền có nghĩa là xỏ mũi dắt trâu. Thuật ngữ cũng có nghĩa là sự khiêm cung và tự chế—Grasping of the nose, to lead an ox by the nose. The term refers to the ring used to lead a water-buffalo by the nose. It also means humility and self-control.

Ba Tỵ Tử: Habisu (jap)—See Ba Tỵ.

Ba Xà Ba Đề: 1) Pajapati (p): See Chúng Sanh Chủ; 2) Ma Ha Ba Xà Ba Đề, tên của bà di mẫu của Phật: Prajapati (skt)—Mahaprajapati, name of the Buddha’s aunt and nurse.

Ba Xoa: Virupaksa (skt)—Tên của vị Thiên Vương Tây Phương hay Xú Nhãn Thiên Vương, người có đôi mắt xấu xí, đây là một trong tứ Thiên

Vương—Name of the West Heaven King who has irregular eyes (Irregular-Eyed Heaven King), one of the four heaven kings.

Ba Yếu Tố Cần Thiết Cho Giác Ngộ: Three essential elements for enlightenment—Ba yếu tố cần thiết để đưa tới giác ngộ—Theo Thiền Sư Bạch Ẩn, có ba yếu tố cần thiết để đưa tới giác ngộ trong tu chứng hay trong bất cứ nỗ lực nào: đại tín, đại nghi và đại quyết định. Chẳng phải qua sách vở hay kinh kệ mà chúng ta học được ba yếu tố này, mà người ta phải học chúng bằng kinh nghiệm sống hằng ngày. Nếu người ta không bị ép buộc phải sống thực với ba yếu tố này, người ta sẽ không bao giờ có sự kiên trì để vượt qua những khó khăn trên đường tu Thiền. Yếu tố thứ nhất là đại tín. trong nhà thiền, đại tín có nghĩa là tin tưởng nơi thầy mình và nơi chân lý mà thầy của mình là biểu tượng. Nếu phân tích một cách rốt ráo, đó là niềm tin nơi năng lực vô tận của Phật tính mà chúng ta đều vốn đã có sẵn. Thứ nhì là Đại nghi có vẻ như là đối nghịch với sự tin tưởng, thực ra đại nghi khiến ta thường xuyên ý thức đến sự non kém của mình, cũng như những gì chúng hằng ôm ấp trong tâm. Từ cái lực nội tại của con người, Phật tính, đã sanh ra một truyền thống trí tuệ thật kỳ diệu, và chúng ta tin tưởng vững chắc nơi trí tuệ này. Nhưng khi tự xét đến sự non yếu của chính mình và thấy không thể chấp nhận được, chúng ta sẽ thường mang một vấn đề thắc mắc trong tâm, một sự xung đột nội tại. Thứ ba là đại quyết định. Từ đại tín và đại nghi chúng ta phải tiến tới sự quyết tâm lớn, có nghĩa là kiên trì tu tập trong sự dũng cảm—According to Zen Master Hakuin, there are three essential elements for enlighenment to the realization of practice or to any endeavor: great belief, great doubt, and great determination. It was not through books and sermons that one learned about these three elements, one must learn them in day-to-day life. If one is not forced to live out of these essential components, one could never have perserved through anything like Zen training. The first essential element is great belief. In Zen Sects, great belief is belief in your own master and the truth for which he stands. It is the final analysis, belief in the limitless power of Buddha-nature, which is by nature within yourself. The second essential element is great doubt. Great doubt may appear to be the exact opposite of belief, it actually signifies the constant awareness of our own unripeness and the consciousness of a problem that we hold always within ourselves. The innate force of humankind, Buddha-nature, has given birth to a marvelous tradition of wisdom, and we believe firmly in this wisdom. But reflecting upon our own immaturity and being unable to accept it creates a contradiction that stays with us constantly, as a problem. The third essential element is great determination. We then must proceed with great determination, which means sticking to practice with true courage. Ba Yếu Tố Khiến Cho Việc Tu Tập Thiền Được Thành Tựu: Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, có ba yếu tố khiến cho việc tu tập Thiền được thành tựu. Thiếu một trong ba cũng như cái đỉnh gẩy hết một chân, nó sẽ đổ: tin lớn, chí nguyện lớn, và nghi lớn—According to Zen Master D.T. Suzuki in Essays in Zen

Buddhism, Book II, there are three factors making for success in the cultivation of Zen. When any one of the below factors is lacking it is like a caudron with a broken leg, it limps: great faith, great resolution, and great spirit of inquiry—See Đại Căn Tín, Đại Phụng Sự, and Đại Nghi. Bá Chúng Học Pháp: Siksakaraniya (skt)—See Chúng Học Pháp.

Bá Lợi Bà La Xa Ca: Parivrajaka (skt)—Phái tu theo cách quán xác chết trong nghĩa trang—A Sivaitic sect.

Bá Luận: Sataksara-sastra (skt)—Bách Tự Luận, một trong ba bộ luận chính của phái Trung Luận Tông—Treatise of one hundred words, one of the three main sastras of the Madhyamika School— See Bách Luận.

Ba Nạp Y: See Bách Nạp Y.

Bá Nạp Y Đầu Đà: Mặc áo nạp y hay phấn tảo y, thứ áo khâu lại bằng những mảnh vải mà người ta đã vứt đi, một trong 12 hạnh tu đầu đà nhằm giúp hành giả thanh tịnh thân tâm và giải thoát khỏi tham dục về ăn uống, áo quần, nơi ở—To wear garments of cast-off rags, one of the twelve ascetic practices help practitioners purify the body and mind and free from the desire of food, clothing and shelter—See Thập Nhị Hạnh Đầu

Đà.

Bá Ni: Pani (skt)—Lòng bàn tay—The palm of the hand.

Bá Tánh: The people.

Bá Vạn Niên: Mahakappa (p)—Mahakalpa (skt)—Great kalpa—See Đại Kiếp. Bá Viên (1914- ?): Master Po-Yuen—Tên của một danh Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ XX— Name of a famous Chinese monk in the twentieth century.

Bà Bà Già Lợi: Papakarin (skt)—Ác giả: Evildoer—Tên của một vị thái tử: Name of a prince. Bà Bà Hòa Hòa: Anh Nhi Hạnh (trong kinh Niết Bàn)—Tiếng kêu không rõ ràng của trẻ con. Trong Thiền, từ ngữ nầy có nghĩa là ngôn hạnh của đức Như Lai không thiên lệch—The unclear sound of children. In Zen, the term means the Buddha’s words and conduct are not partial. Bà Cữu: Bhagu (p)—Tên của một ẩn sĩ Bà la môn—Name of a brahman hermit. Bà Da: Payas (skt)—Nước hay chất lỏng—Water, liquid, or fluid—Juice.

Bà Đa Ha Di Thi: Không có các căn—Without root—Without organs.

Bà Đạt La Bát Đà: Bhadrapada(skt)—1) Bạt Nại La Bà Nã, tên của tháng thứ sáu bên Ấn Độ: The sixth Indian month; 2) Hiền Hộ Bồ Tát: Bhadrapala Bodhisattva.

Bà Đề: Bhadrika (skt)—Một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật—One of the first five disciples of the Buddha—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của

Đức Phật.

Bà Già Bà: Bhagava (skt)—See Thế Tôn.

Bà Già Phạm: Bhagava (skt)—Lokajyestha (skt)—Lokanatha (skt)—Sugata (skt)—See Thế

Tôn.

Bà Ha: Vaha (skt)—Mang: Carying (bearing)— Cuộc sống siêu nhiên: A supernatural life—Đấu (đong lường): A large grain-container of twenty bushels.

Bà Kỳ Xá: Vangisa (p)—Trưởng Lão Bà Kỳ Xá— Venerable Vangisa—Vangisa-samyutta.

Bà La: Viharapala (skt)—1) Người giữ chùa: Keeper of the pagoda; 2) Vị sư coi việc kiểm chúng trong tự viện: Viharapala (skt)—Warden of a monastery; 3) Người bảo hộ chùa: Pala (skt)— Guardian, warden, keeper of a monastery. Bà La Hấp Ma Bổ La: Brahmapura (skt)—Tên của một vương quốc cổ nằm về phía bắc Ấn Độ, mà những danh hiệu triều đại đều là Nữ Vương, nên còn gọi là Nữ Quốc. Người ta nói bây giờ là vùng Garhwal. Những tên khác của xứ này là Barat-pattana và Lakkhanapura. Đây là một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn vẫn còn tồn tại trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch. Lúc đó có khoảng 5 tự viện nhưng có rất ít Tăng sĩ trú trì—Name of an ancient kingdom of Northern India, the dynastic title of which was entailed upon the female line exclusively. Said to be Garhwal. Its other names were Barat-pattana and Lakkhanapura. This was a small country in North India that still survived at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D. At that time, there were 5 monasteries but with few monks. Bà La Lưu Chi: Ajatasatru (skt)—See A Xà Thế.

Bà La Môn: 1) Một đạo giáo cổ truyền của Ấn Độ cách đây trên bốn ngàn năm, do ông Krishna sáng lập—This is an age-old religion in India, dated 4,000 years ago, and founded by Krishna. Main philosohy is based on the Vedas; 2) Một người thuộc giai cấp tu sĩ tịnh hạnh ở Ấn Độ, chuyên về lễ nghi tế tự, họ cậy vào thế lực Ấn Độ Giáo. Ấn Độ giáo (Hinduism), luôn luôn củng cố địa vị và quyền lợi ăn trên ngồi trước của họ). Họ tạo ra nhiều huyền thoại để củng cố địa vị của mình: Brahman (skt)—One who belongs to the pure clerical caste of India and observes ascetic practices. They created so many legends to strengthen and consolidate their powers. Bà La Môn Bà Tất Sá: Vasettha (skt)—Tên của một ẩn sĩ Bà La Môn—Name of a Brahman hermit.

Bà La Môn Chủng Đức: Sonadanda (p)—Tên của một vị Bà La Môn—Name of a Brahman. Bà La Môn Đạo Đề Da Sở Vấn Kinh: Toddeyamanava-puccha (p)—Tương Ưng Bộ V.9—Sutra on Toddeya’s Question, Samyutta Nikaya, Volume

9.

Bà La Môn Phí Già La Bà La: Pokkhara-smti (p)—Tên của một vị Bà La Môn thời đức Phật—

Name of a Brahman during the time of the Buddha.

Bà La Môn Quốc: Brahmanarastra (skt)—Bà La Môn giới hay nước Ấn Độ (Bà La Môn là giai cấp tôn quý lãnh đạo ở Ấn Độ, nên gọi chung nước nầy là Bà La Môn Quốc)—The realm of Brahmans, India.

Bà La Môn Sanh Lậu: Janussoni (p)—Tên của một vị Bà La Môn—Name of a Brahman. Bà La Môn Tăng: Tăng sĩ tu theo Bà La Môn giáo—Brahman monks.

Bà La Môn Thành: City of Brahmans—Thành phố của cư dân Bà La Môn, từ thành phố nầy Đức Phật trở về tịnh xá với bát khất thực trống không—A city of Brahmans from which the Buddha returned with his begging bowl empty. Bà La Môn Thường Già: Canki (p)—Name of a Brahman—Tên của một vị Bà La Môn.

Bà La Môn Ứng Thân: The body of a Brahman— Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Sáu, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã bạch trước Phật về ứng thân (một trong ba mươi hai ứng thân) của ngài như sau: Nếu có chúng sanh ưa thuật số, thích triết lý, tôi sẽ hiện thân Bà La Môn trước những người đó nói pháp, khiến họ được thành tựu—According to The Surangama Sutra, book Six, Avalokitesvara Bodhisattva vowed in front of the Buddha about his appearance before sentient beings (one of the thirty-two response bodies) as follow: If there are living beings who like reckoning and incantation and who wish to guard and protect themselves, I will appear before them in the body of a Brahman and speak Dharma for them, enabling them to accomplish their wish—See Tam Thập Nhị Ứng

Thân.

Bà La Môn Ương Kỳ La: Angirasa (p)—Tên của một ẩn sĩ thời đức Phật—Name of a hermit at the time of the Buddha.

Bà La Na Đà: Varanada (skt)—Một loại Dạ Xoa có tiếng rống như bò rống—A bellowing yaksa which makes the loud deep hollow sound as that of a bull.

Bà La Nại Tả: Benares (skt)—See Ba La Nại. Bà La Xa: Phalasa (skt)—Một loại cây có bông đỏ và trái có bột như bánh mì—The bread-fruit tree with red flowers.

Bà Lâu Na Long Vương: Varuna (skt)—See

Thủy Thiên.

Bà Lợi A Tu La: Vadisasura (skt)—Tên của một trong những vị vua A Tu La—Name of one of Asura kings.

Bà Lợi Ma Ni: See Bà Lợi Ma Ni Dạ Xoa.

Bà Lợi Ma Ni Dạ Xoa: Balimani(skt)—Balimani yaksa—Dạ xoa Bà lợi ma ni—Tên của một loài dạ xoa luôn cố gắng bảo hộ chúng sanh khỏi tai ách và khổ não—Name of a yaksa who always tries to protect sentient beings from calamities and afflictions.

Bà Lợi Sá: Uparittha (p)—Tên của một trong một trăm vị Phật độc giác sống một thời gian dài trên núi Isigili—Name of one of one hundred Pratyeka-buddhas who lived a long time on Mount

Isigili.

Bà Lợi Xà Đa Ca: Parijataka (skt)—Một loại hoa của chư Thiên—A deve flower. Bà Lô Chi Để Thấp Phạt La: Avalokitesvara (skt)—See Quán Thế Âm.

Bà Lưu Va: Vanena (p)—Tên của một ẩn sĩ thời đức Phật—Name of a hermit at the time of the Buddha.

Bà Ma: Vamaka (skt)—See Bà Ma Đề Bà.

Bà Ma Đề Bà: Vamadeva (skt)—Ẩn Sĩ Bà Ma Đề Bà—Hermit Vamadeva—Bà la môn Bà Ma đề bà.

Bà Phù Đà Ca Chiên Nê: Pakudha-Kaccayana (skt)—See Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên. Bà Sa Ba: Dasa-bala-Kasyapa (skt)—Vappa (skt)—Mahakasyapa—See Thập Lực Ca Diếp. Bà Sa Cù Đà: Vacchagotta (p & skt)—See Du

Tăng Bà Sa Cù Đà.

Bà Sa Cù Đà Bố Thí Kinh: Vacch-sutta (p)— Kinh Bố Thí giảng cho Bà Sa Cù Đà, Tăng Nhất A Hàm III.58—Sutra on generosity to Vaccha, Anguttara Nikaya III.58.

Bà Sa Cù Đà Hỏa Dụ Kinh: Vacchagotta-aggisutta(p)—Sutra on the simile on fire to Vaccha— See Bà Sa Cù Đà.

Bà Sa Cù Đà Tương Ưng Kinh: Vacchagottasamyutta (p)—Trong Tương Ưng Bộ 33—In the Samyutta Nikaya 33—See Bà Sa Cù Đà.

Bà Sa Luận: Abhidharma mahavibhasa-sastra

(skt)—A-Pi-Ta-Mo-Ta-Pi-Po-Sha-Lun—See A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận.

Bà Sa Na Bà: Vatsanabha (skt)—Một loại độc dược làm từ một loại rễ cây—A strong poison, from the root of a tree (maybe aconite).

Bà Sa Ưu Bà Sa: Upasaka-Upasika (skt)—Phật tử tại gia gồm nam và nữ cư sĩ—Lay disciples include male and female disciples dwelling at home.

Bà San Bà Diễn Để: Vasantavayanti (skt)—See Xuân Hòa Thần.

Bà Sư Ca: Vassa (p)—Varsika (skt)—Bà Lợi Sư Ca—Bà Lợi Sứ Ca La—Bà Lợi Sư Ca—Bà Sứ Ca—Bà Lợi Sử Ca La—Bà Sư Ba Lợi—Mạt Lật Sa Ca—Vũ Thời Hoa—Hoa nở lúc trời mưa, còn gọi là Mạt Lật Sa Ca, tên một loài “Vũ Thời” hoa, hay hoa nở về mùa mưa, có sắc trắng và mùi rất thơm (hoa nầy rất thơm, mọc nhiều ở Thiên Trúc, người ta thường nấu hoa lấy dầu thắp đèn trên bàn thờ Phật)—The flower, the aloe, that blooms in the rains, or during the rainy season, described as the aloe of a white colour, and very fragrant. Bà Tất Sá: Vasettha (skt)—Tên của một ẩn sĩ Bà La Môn—Name of a Brahman hermit.

Bà Tẩu: Vasu (skt)—Theo Luận Trí Độ, Bà Tẩu là tên một vị cổ tiên Ấn Độ, người đầu tiên sát sanh để tế trời nên phải đọa xuống địa ngục, nhưng sau vô lượng kiếp trở thành đệ tử Phật— According to the Maha-Prajna-Paramita-Sastra, Vasu, name of an ancient Indian rsi, who was the first to offer slain sacrifices to Heaven, to have been cast into hell, but after countless kalpas to have become a disciple of Buddha—See Thế

Thiên.

Bà Tẩu Bàn Đậu: Vasudeva (skt)—See Thế Thiên.

Bà Tẩu Thiên: Vasudeva (skt)—See Thế Thiên. Bà Tha Na Bà: Vatsanabha (skt)—Một loại độc dược làm từ một loại rễ cây—A strong poison, from the root of a tree (maybe aconite). Bà Thê Điểu: Một loại chim ưng rất hung dữ—A kind of fierce eagle.

Bà Thu Lâu Đa Kha: Bahusrutiya (skt)—See Đa

Văn Bộ.

Bà Trí Ca: Sphatika (skt)—Pha Lê—Phả Lê— Water crystal—Rock crystal—Thủy Ngọc—Đá trong như pha lê, một trong bảy của báu—Rock crystal, or a green indestructible gem, one of the seven precious things.

Bà Tu Đạt Đa: Vasudatta (skt)—Hữu Thiện Thí Hạnh—A person who posseses acts of skillful giving.

Bà Tu Mật: Vasumitra (skt)—Bà Tu Mật Đa— Phiệt Tô Mật Đát La—See Thế Hữu.

Bà Tu Mật Bồ Tát Sở Tập Luận: Aryavasumitra-bodhisattva-samcita-sastra (skt)—See Tông Bà Tu Mật Bồ Tát Sở Tập Luận. Bà Tu Mật Đa: Vasumitra (skt)—Phiệt Tô Mật Đát La—See Thế Hữu.

Bà Tu Mật Tổ Sư: Vasumitra (skt)—Phiệt Tô Mật Đát La—See Thế Hữu.

Bà Tư Tra: Vasistha (skt)—Tối Thắng—1) Tên của một vị Bà La Môn, phủ nhận sự thường hằng của Niết Bàn, còn cho rằng cây cũng có đời sống và trí thông minh: A Brahman who is said to have denied the eternity of nirvana, and maintained that plants had lives and intelligence; 2) Tên của một trong bảy vị cổ Tiên trong Kinh Niết Bàn (39): Nirvana Sutra 39. One of the seven ancient rsis of Brahamanic mythology, one of the champions in the Rgveda of the priesthood; 3) Tên một vị Bà La Môn, bà mẹ của vị nầy vì mất sáu người con mà phát điên, trần truồng chạy lang thang, nhờ gặp Đức Phật mà trở về được với bản tâm, sau đó phát tâm quy-y và trở thành đệ tử của Phật: Name of a Brahman whose mother lost her six sons, she became mad, wandered naked, met the Buddha, was restored and became a disciple. Bà Tư Trá: Ovasista (skt)—Name of an ancient rsi in India—Tên của một vị cổ tiên ở Ấn Độ— See Bà Tư Tra (2).

Bà Tử Quyến Thuộc: Công án của bà lão về cây cỏ khắp sơn hà đại địa đều là quyến thuộc—The koan of an old woman’s all plants of the world are relatives.

Bà Tử Tác Trai: The koan of an old woman treats a lunch meal to the monks—Công án của bà lão Bàng Hành Bà thiết trai. Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển VI, một hôm Bàng Hành Bà làm lễ thiết trai. Thầy Duy Na hỏi ý Bàng Hành Bà muốn cầu điều chi, Bàng Hành Bà cầm lược chải tóc xong và nói: “Hồi hướng rồi!” Nói xong liền rời chùa—The koan of an old woman named Pang Hsing Po who wanted to treat a lunch meal to the monks. The person in charge of the pagoda asked her what she wished. Pang Hsing Po took a comb, combed her hair, then said: “I already transfered the merit!” After speaking, she left the temple. Bà Tử Thâu Duẫn: The koan of an old woman’s stealing bamboo shoots from Chao-chou—Công án của bà lão trộm măng của Triệu Châu. Theo Truyền Đăng Lục, quyển X, một hôm, Triệu Châu gặp một bà lão trên đường đi, liền hỏi: “Bà đi đâu?” Bà Lão đáp: “Đi ăn trộm măng của Triệu Châu.” Triệu Châu hỏi: “Nếu tình cờ gặp Triệu Châu thì bà làm gì?” Bà lão liền táng cho Triệu Châu một bạt tai đau điếng—The koan of an old woman’s stealing bamboo shoots from Chao-chou. According to the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume X, one day Zen master Chao-chou met an old lady on the road, he asked, “Where do you go?” She replied, “I go to steal Chao-chou’s bamboo shoot.” Chaochou asked, “What would you do if you happened to meet Chao-chou?” The old lady gave Chaochou a strong slap.

Bà Tử Thiêu Am: Công án của bà lão đốt am— The koan of an old woman who burns a hermit’s hut—Theo Ngũ Đăng Hội nguyên, quyển VI, xưa có một bà lão cúng dường cho một vị am chủ suốt 20 năm. Trong thời gian ấy bà thường sai cô gái 16 tuổi mang cơm đến cúng dường hầu hạ. Một hôm, bà lão bảo cô gái ôm chặt lấy vị am chủ, và hỏi: “Ngay lúc này thì sao?” Vị am chủ đáp: “Cây khô nương đá lạnh, ba năm không hơi ấm.” Cô gái về thuật lại cho bà lão nghe. Bà lão nói: “Suốt 20 năm, ta chỉ cúng dường cho một kẻ tầm thường.” Bà liền đuổi am chủ đi rồi đốt bỏ am—According to Wudeng Huiyuan, volume VI, once, there was an old lady who had been offering a hermit (Anchu) for twenty years. During that time she always asked a young girl of sixteen years of age to bring meals and to serve the hermit. One day, the old lady instructed the girl to embrace the hermit and asked what he felt of that moment. The hermit said, “A withered tree has leaned on the mountain cliff for three years without any human warmth.” The girl went back to report to the old lady. The lady said, “I’ve been offering to a commoner.” She then drove the hermit out and burned the down the hut.

Bà Tỳ Phệ Da: Bhavaviveka (skt)—See Thanh

Biện.

Bà Tỳ Phệ Già: Bhavaviveka (skt)—See Thanh

Biện.

Bà Xa Tư Đà: See Bà Xá Tư Đa.

Bà Xá Bạt Đề: Vasavartin (skt)—Bà La Ni Mật— 1) Cõi Trời Dục Thiên, nơi trú ngụ của Ma Vương (ma tham, ma tội lỗi, và ma tử): The desireheaven, the abode of Mara (god of lust, god of sin, and god of death); 2) Tha Hóa Tự Tại Thiên: Its occupants avail themselves of the merits of others for their own pleasure; 3) Cõi của vị Hỏa Chủ Phạm Vương tên là Thi Khí: The abode of Sikhin (Brahma) as lord of fire.

Bà Xá Tư Đa: Basi-Asita or Nasasata (skt)— Baysyasita (skt)—Vasasuta (skt)—Vasiasita (skt)—Bà Xá Tư Đa—Là một cư dân của vùng Tây Ấn, hoằng hóa vùng Trung Ấn. Ông là vị tổ thứ hai mươi lăm của dòng Thiền Ấn Độ. Người ta nói ông mất khoảng năm 325 sau Tây Lịch—A native of Western India, who laboured in Central India. He was the twenty-fifth patriarch of the Indian Ch’an Sect. The date of his death is given as 325 A.D.

Bả Bản Tu Hành: Vị Thiền Tăng nương tựa vào giáo pháp mà tu hành, nên không thể vượt lên cảnh giới tự tại được—A Zen monk who depends on the Buddha-dharma to cultivate; so he cannot reach the realm in which the mind is being free from delusion.

Bả Bổng Hoán Cẩu: A staff used to call or command dogs—Cầm gậy gọi chó—Nghĩa đen là gậy điều khiển chó. Trong Thiền, thuật ngữ này ám chỉ tính cách sắc bén của một vị thiền sư khiến người người kính sợ. Nó cũng được dùng để chỉ vị thầy dùng những phương pháp dữ dội khi dẫn dắt đệ tử—The term literally means “To hold a staff in hand to call or to command a dog.” In Zen, the term implies sharp characters of a Zen master that gain awing respect from people. It is also used to express fierce methods that a Zen master uses to guide his students.

Bả Châm: May vá áo quần (trong các tùng lâm thời xưa, tăng chúng thường tự may vá áo quần và pháp phục vào những khi nhàn rỗi ngoài lúc tu tập tọa thiền)—To mend up one’s clothes during the free times.

Bả Định Phong Cương: Giữ vững biên cương quốc gia. Trong Thiền, từ ngữ nầy được dùng để chỉ cho việc lập bày một loại cơ duyên đốn ngộ, bất lập văn tự, quét sạch mọi giải tri kiến, vọng tình và tục niệm—To defend the borders of a nation. In Zen, the term is used to express a setting up of favourable circumstances or opportunities for instant (sudden) attainment of the Buddha-enlightenment through eliminating of all understanding and interpretation of the dharma and without utilizing any words.

Bả Định Phóng Hành: Hajo-Hogyo (jap)—Giữ lại và buông ra, hai thái độ căn bản trong đời sống hằng ngày—Holding back and letting go, exercising restraint and behaving freely, two fundamental attitudes in everyday life.

Bả Kế Đầu Nha: Thật ngu xuẫn—It is so foolish—Cúi đầu tạ tội. Trong Thiền, cụm từ nầy được dùng để chỉ sự ngu xuẩn của Thiền Tăng không tự biết hành động của chính mình—To bow one’s head to beg for pardon. In Zen, the term is used to express the stupidity of Zen students who do not know their own behaviors—See Dược Sơn Chủ Trung Chủ.

Bả Lãm Phóng Thuyền: Nắm chặt dây neo khi đẩy thuyền. Trong nhà Thiền, từ nầy được dùng để diễn tả sự nắm chặt giáo điều (khư khư giữ lấy giáo điều) là một trở ngại lớn lao cho sự giác ngộ—Holding the anchor while pushing the boat. In Zen, the term is used to express the stubborn attachment to the dharma is a big obstacle to the enlightenment.

Bả Mao Cái Đầu: Lấy cỏ tranh che đầu (Thiền Tăng chỉ nên ở trong thảo am mà tu hành)—To cover one’s head with thatched hut (Zen practitioners should stay in a thatched hut to cultivate).

Bả Phóng Trướng: Sổ sách ghi chép việc chi thu trong Thiền viện—Bookkepping records in a Zen monastery—Records of expenses in a Zen monastery—Uncontaminated entry—See Vô Lậu Quan.

Bả Thủ: Tay nắm tay hay tay trong tay. Trong nhà Thiền, người nào qua được cửa không là tay trong tay với lịch đại Tổ sư—Hand in hand. In Zen, when you enter the Door of Emptiness, that is the time you are hand in hand with all the patriarchs.

Bả Thủ Cánh Dữ Trượng: Đã đưa tay nâng đỡ mà còn đưa thêm cái nạng. Trong nhà Thiền, diễn tả sự khai thị không có thủ thuật xuất sắc—To support someone with both hands and crutches. In Zen, the term is used to express a clumsy method that a Zen master uses to enlighten his students. Bả Thủ Duệ Bất Nhập: There is no way to save—To refuse to enter with a helping hand (from a Zen master)—Đưa tay nắm mà không chịu vào. Không có cách nào để cứu được (tuy có dẫn dắt nhưng không thể nào vào được). Theo Hư Đường Thiền Sư Ngữ Lục, một hôm có một vị Tăng hỏi Hư Đường: “Con không biết ai có thể dẫn dắt được Nhị Lâm?” Hư Đường đáp: “Không có cách nào để cứu được.”—According to the Records of teachings of Zen Master Hsu-t’ang, one day, a monk asked Hsu-t’ang, “I don’t know who can guide brother Er-lin?” Hs-t’ang replied, “There is no way to save.”

Bả Trụ: Nắm Bắt—To hold, to grasp.

Bả Trụ Phóng Hành: Phương thức chẳng đồng khi vị Thiền sư lập bày cơ duyên cho đệ tử của mình—Different methods that a Zen master uses to set up favorable circumstances for his students. Bạ Xà Tử Tỳ Kheo: Vrjiputra-bhiksu (skt)—See Bạt Xà Tử Tỳ Kheo.

Bác Ái: Charitable—Philantropy.

Bác Bẻ: To criticize.

Bác Bỏ: To reject.

Bác Địa Phàm Phu: Ordinary people—See Phàm Phu.

Bác Sơn Tham Thiền Cảnh Ngữ: Po-shan sanch’an ching-yu—Tác phẩm được sáng tác vào cuối triều Minh. Đây là những lời cảnh tỉnh của thiền sư Bác Sơn, trong đó vấn đề nghi tình được thảo luận rất kỹ. Sau đây là phần cốt yếu được tóm lược của tác phẩm: “Trong công phu chứng Thiền, điều cần thiết là nuôi dưỡng một khát vọng mãnh liệt muốn hủy diệt cái tâm còn trong vòng sống chết. Khi khát vọng này được khơi dậy, hành giả nghe ra tuồng như mình đang bị một ngọn lửa hừng hực vây phủ. Ý muốn trốn chạy nó lại không thể được, đứng im ra đó cũng không thể được, suy nghĩ vớ vẩn cũng không thể được, mong chờ tha lực lại cũng không thể được. Để khỏi mất thời giờ hành giả phải vận hết sức bình sanh mà nhảy xổ ra, không e dè gì đến hậu quả. Một khi khát vọng ấy được nuôi dưỡng, bước kế tiếp có tính cách thủ thuật hơn, theo đó, phải khơi dậy nghi tình và giữ vững nó trong lòng, cho đến phút chót khi đi tới một giải đáp. Mối nghi này nhắm từ chỗ sinh từ đâu đến, tử đi về đâu, và luôn được nuôi dưỡng bởi khát vọng muốn vượt lên trên sinh tử. Cái đó khó lắm, trừ phi nghi tình được thuần thục và tự bùng vỡ thành một trạng thái chứng ngộ. Phương pháp làm thuần thục nghi tình cốt ở chỗ: ‘không bận lòng đến những pháp thế tục, không đắm mình trong trạng thái tịnh mặc, không dao động bởi vạn vật, luôn tự cảnh tỉnh như mèo rình chuột, tập trung tâm lực vào công án, không cố gắng giải quyết công án bằng trí năng trong khi chẳng có trình tự luận lý nào trong đó, không mổ xẻ công án, không coi công án là một trạng thái vô hành, không coi trạng thái sáng tỏ tạm thời là cứu cánh, và không đọc công án y như kiểu niệm Phật hay tụng chú.’ Khi những chỉ dẫn này được thi hành nghiêm chỉnh, hành giả chắc chắn đưa nghi tâm đến chỗ thuần thục. Nếu không, không những không khơi dậy nổi nghi tình, hành giả còn dấn bước vào những chốn lầm lạc và sẽ không bao giờ có thể vượt khỏi sự ràng buộc của sống chết, nghĩa là không chứng được đạo Thiền. Hành giả có thể rơi vào mười lầm lạc: 1) Duy Trí, ở đây nó ép buộc công án khoác những nội dung luận lý; 2) Mô dạng bi quan của tâm trí; nó khiến hành giả né tránh những hoàn cảnh không thích ý, trốn vào sự mặc nhiên tọa thị; 3) Chủ trương tịnh mặc, nó khiến hành giả trấn áp các ý tưởng và cảm giác hầu chứng trạng thái tịch tĩnh hay ngoan không; 4) Cố phân loại hay phê phán, tùy theo giải thích duy trí riêng biệt của mình, tất cả những công án do cổ nhân để lại; 5) Cái hiểu biết cho rằng chẳng có gì hết trong sắc thân giả hợp nầy, mà trí thức của nó rọi xuyên qua các quan năng; 6) Và trí thức nầy nương vào sắc thân mà tạo tác những hành vi thiện hay ác; 7) Chủ trương khổ hạnh, nó luống công bắt sắc thân chịu mọi hình thức ép xác; 8) Cái ý tưởng tích chứa phúc báo, nhờ đó hành giả mong đạt tới Phật quả hay giải thoát rốt ráo; 9) Chủ trương phóng dật, không chịu ghép mình vào đạo hạnh, luân lý; 10) Khoa trương và kiêu mạn—Po-shan’s Admonitions Regarding the Study of Zen, which belongs to late Ming, the question of an inquiring spirit is discussed in detail. The following is an abstract: “In striving to master Zen, the thing needed is to cherish a strong desire to destroy a mind subject to birth and death. When this desire is awakened, the Yogin feels as if he were enveloped in a blazing fire. He wants to escape it. He cannot just be walking about, he cannot stay quietly in it, he cannot harbor any idle thoughts, he cannot expect others to help him out. Since no moment is to be lost, all he has to do is to rush out of it to the best of his strength and without being disturbed by the thought of the consequence. Once the desire is cherished, the next step is more technical in the sense that an inquiring spirit is to be awakened and kept alive, until the final moment of solution arrives. The inquiry is concerned with whence of birth and whither of death, and to be constantly nourished by the desire to rise above them. This is impossible unless the spirit of inquiry is matured and breaks itself out to a state of enlightenment. The method of maturing consists chiefly in: ‘not caring for worldly things, not getting attached to a state of quietude, not being disturbed by pluralities of objects, being constantly watchful over oneself and behaving like a cat who is after a mouse, concentrating one’s spiritual energy on the koan, not attempting to solve it intellectually where there are no such ones in it, not trying to be merely clever about it, not taking it for a state of doing-nothingness, not taking a temporary state of transparency for finality, not reciting the koan as if it were the Buddha-recitation practice or a form of Dharani.’ When these cautions are properly followed, the Yogin is sure to bring the spirit of inquiry to a state of maturity. If not, not only the spirit refuses to be awakened, but the Yogin is liable to get into wrong ways and will never be able to rise above the bondage of birth and death, that is, to realize the truth of Zen.” There are ten wrong ways into which the Yogin may fall are: 1) Intellectualism, wherein the koan is forced to yield up its logical contents; 2) A pessimistic frame of mind whereby the Yogin shuns such environments as are unfavorable to quiet contemplation; 3) Quietism, by which he tries to suppess ideas and feelings in order to realize a state of tranquilization or perfect blankness; 4) The attempt to classify or criticize according to his own intellectualistic interpretation all the koans left by the ancient masters; 5) The understanding that there is something inside this body of the various combinations, whose

intelligence shines out through the several senseorgans; 6) And which by means of the body functions to perform deeds good or bad; 7) Asceticism, in which the body is uselessly subjected to all forms of mortification; 8) The ida of merit by the accumulation of which the Yogin desires to attain Buddhahood or final deliverance; 9) Libertinism, in which there is no regulation of conduct, moral or otherwise; 10) Grandiosity and self-conceit.

Bác Sơn Thiền Sư (1575-1630): Zen master Poshan—See Bác Sơn Thiền Sư Ngữ Lục, Bác Sơn Tham Thiền Cảnh Ngữ, and Bác Sơn Tứ Dẫn Ngộ Pháp.

Bác Sơn Thiền Sư Ngữ Lục: Po-shan yu-lu—Poshan’s Records of Teachings—Theo Bác Sơn

Thiền Sư Ngữ Lục: “Trong công phu chứng Thiền, điều đáng sợ nhất là mê đắm tĩnh cảnh làm cho hành giả vướng kẹt trong cái cô tịch và đâm ra chán ghét động cảnh. Người lâu nay ở chỗ huyên náo, một lần được hưởng tĩnh cảnh, giống như được ăn kẹo, mật, giống như người mệt lâu muốn ngủ. Làm sao những người như vậy có thể duy trì được sự tỉnh thức của họ? Khi tu tập Thiền, quí ở chỗ khởi nghi tình. Nghi tình là thế nào? Chẳng hạn như không biết mình từ đâu đến trước khi mình sanh ra, chẳng thể không nghi về cái chỗ đến. Chết chẳng biết về đâu, chẳng thể không nghi về cái chỗ về. Không hiểu thấu được cái ách yếu của sanh tử, ắt nghi tình khởi dậy. Hành giả nên dán cái ‘nghi đoàn’ này lên giữa trán cho đến khi buông bỏ cũng không được, đuổi nó cũng không đi. Bỗng nhiên phá vỡ được ‘nghi đoàn’, sanh tử hai chữ là những cái tầm thường biết bao. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ lời khuyên của các bậc cổ đức: ‘Nghi lớn ngộ lớn; nghi nhỏ ngộ nhỏ; không nghi không ngộ’ (Đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, bất nghi bất ngộ). Khi tu tập Thiền, hành giả ngẩng đầu lên không thấy trời, cúi đầu xuống không thấy đất; thấy núi khôn glà núi, sông chẳng là sông; đi không biết mình đi, ngồi không biết mình ngồi. Ở giữa ngàn vạn thiên hạ mà chẳng thấy một người. Ngoài và trong thân lẫn tâm ngoài gánh nặng của khối nghi, tuyệt nhiên không có thứ gì khác tồn tại. Cảm giác này có thể được diễn tả như là sự khuấy đục thế giới. Hành giả nên nguyện chẳng bao giời ngừng công phu một khi khối nghi vẫn chưa phá được. Đây là điều thiết yếu nhất trong Thiền. Quấy đục thế giới nghĩa là gì? Nó là Chân Lý lớn từ thời vô thủy đến nay vốn cụ túc trầm tịch chưa từng được mang ra. Vì thế cho nên hành giả phải tự mình phấn chấn làm trời xoay đất chuyển sóng dậy; hành giả sẽ có lợi lạc lớn từ những con sóng dậy ấy. Trong công phu chứng Thiền, không sợ chết rồi không sống lại được, chỉ sợ sống mà không chết được! Nếu quả thực cùng với nghi tình gần gũi ở một nơi, không đợi phải đuổi động cảnh cũng tự lui, không đợi phải tĩnh vọng tâm cũng tự tĩnh. Một cách tổng quát tự nhiên, hành giả cảm thấy lục căn tự nhiên trở thành hư không trống rỗng. Khi hành giả đạt đến trạng thái này, người ấy giác ngộ chỉ trong một cái xúc chạm và đáp ứng lại một tiếng gọi mỏng manh nhất. Còn lo gì đến không thể sống lại? Khi tu tập Thiền, hành giả chỉ phải dụng tâm vào một công án, chứ không được cố hiểu và giải thích tất cả các công án. Dầu có giải thích đi nữa, rốt cuộc chỉ là kiến giải chứ nào phải là ‘ngộ’ đâu. Kinh Pháp Hoa nói: ‘Pháp này không phải là chỗ mà suy tưởng phân biệt có thể hiểu tới được’ (Thị pháp phi tư lương phân biệt chi sở năng đáo). Kinh Viên Giác nói: ‘Lấy cái tâm suy tưởng mà đo lường cảnh giới giác ngộ viên mãn của Như Lai cũng như đem lửa đom đóm mà đốt núi Tu Di, rốt cuộc chẳng bao giờ được.’ Trong công phu chứng Thiền, hành giả tu Thiền công phu thiền định như vác nặng một gánh ngàn cân; muốn buông xuống cũng không thể làm được. Thời xưa người ta cày ruộng, hái đào, hay làm bất cứ chuyện gì cũng có thể nhập định được. Vấn đề không phải là ngồi không trong những thời gian dài, đè tâm không cho móng khởi suy nghĩ mới là Thiền định. Có phải định là ngưng bặt dòng suy tưởng của hành giả hay không? Nếu như vậy là tà định, chứ không phải là định của Thiền. Trong tham Thiền, điều gây tổn hại nhất là biện minh hóa, khái niệm hóa, hay trí năng hóa, đem tâm làm những chuyện này hành giả sẽ không bao giờ tiến gần đến Đạo được. Trong công phu chứng Thiền, hành giả tu Thiền đi mà không biết mình đi, ngồi mà không biết mình ngồi. Không có thứ gì hiện diện trong tâm ngoài câu thoại đầu. Trước khi phá được nghi tình, thân tâm còn chẳng biết là có, huống là biết có đi có ngồi. Hành giả tham thiền không được đem tâm đợi Ngộ. Chuyện đợi Ngộ này không khác gì một vị khách lữ hành ngồi trên đường để đợi nhà đến với mình. Anh ta sẽ chẳng bao giờ về đến nhà bằng cách này. Muốn về đến nhà anh ta phải cất bước lên mà đi. Cũng vậy, đem tâm đợi Ngộ, hành giả chẳng bao giờ có Ngộ. Anh ta cần phải tu tập bằng chính tâm mình để có được Ngộ. Đạt được đaị ngộ cũng giống như hoa sen bừng nở, như ở trong giấc mộng lớn bỗng bừng tỉnh. Hành giả không thể nào đợi tỉnh mộng được, hết giấc ngủ tự nhiên tỉnh dậy và hết mộng. Hoa chẳng đợi nở. Thời tiết đến, tự nhiên nở. Cũng vậy, tâm chẳng đợi Ngộ, khi nào nhân duyên hội hợp đủ, tự nhiên phải Ngộ. Nói cách khác, hành giả nên để hết sức lực của mình vào câu thoại đầu, dẫn tâm tới chỗ cùng tuyệt để đạt được Ngộ. Hành giả không nên lầm hiểu lời tôi nói mà chỉ đợi ngộ. Khi Ngộ rồi như mây tan trời hiện chẳng có gì che khuất được nữa. Vào lúc đó, trời xoay đất chuyển, một cảnh giới hoàn toàn khác xuất hiện—According to Zen Master Po-shan’s Records of Teachings, “In striving to master Zen, the worst thing is to become attached to quietness, because this will unknowingly cause you to be engrossed in dead stillness. The you will develop an inordinate fondness for quietness and at the same time an aversion for activity of any kind. Once those who have lived amidst the noise and restlessness of worldly affairs experience the joy of quietness, they become captivated by its honey sweet taste, craving it like an exhausted traveller who seeks a peaceful den in which to slumber. How can people with such an attitude retain their awareness? When working at Zen, the important thing is to generate the ‘doubt-sensation’. What is this ‘doubtsensation’? For instance: Where did I come from before my birth, and where shall I go after my death? Since one does not know the answer to either question, a strong feeling of ‘doubt’ arises in the mind. Stick this ‘doubt-mass’ on your own forehead and keep it there all the time until you can neither drive it away nor put it down, even if you want to. Then suddenly you will discover that the doubt-mass has been crushed, that you have broken it into pieces. Zen practitioners should always remember the ancient virtues’ advice: ‘The greater the doubt, the greater the awakening; the smaller the doubt, the smaller the awakening; no doubt, no awakening’. When working at Zen, one does not see the sky when he lifts, nor the earth when he lowers, his head. To him a mountain is not a mountain and water is not water. While walking or sitting he is not aware of doing so. Though among a hundred thousand people, he sees no one. Without and within his body and mind nothing exists but the burden of his doubtsensation. This feeling can be described as ‘turning the whole world into a muddy vortex’. A Zen practitioner should resolutely vow that he will never stop working until this doubt-mass is broken up. This is a most critical point. What does this ‘turning the whole world into a muddy vortex’ means? It refers to the great Truth, which from the time of no-beginning has existedlatent and idle; it has never been brought forth. Therefore, a Zen practitioner should bestir himself to make the heavens spin and the earth and its waters roll; he will benefit greatly from the rolling surges and tossing waves. When working at Zen, one should not worry about not being able to revive after death; what should worry him is whether he can die out from the state of life! If he can really wrap himself up tightly in ‘doubt-sensation’, the realm of movement will be vanquished naturally without his making any specific effort to vanquish it, and his distracted thoughts will be purified spontaneously without effort to purify them. In a whole natural way, he will feel six senses become spacious and vacuous. When he reaches this state, he will awaken to a mere touch and respond to the slightest call. Why then should one worry about not being able to revive? In striving to master Zen, one should concentrate on one koan only, and not to try to understand or explain them all. Even if one were able to do so, this would be merely intellectual understanding and not true realization. The Lotus Sutra says: ‘This Dharma is not understood through thinking and intellection.’ The Total Enlightenment Sutra declares: ‘To preceive the Realm of Enlightenment of the Tathagata with the thinking mind is like attempting to burn Mount Sumeru with the light of a firefly; never will one succeed.’ In striving to master Zen, a Zen practitioner who works with absorption will feel as if he had lifted a thousand-pound load; and even if he wants to put it down, he cannot do so. In ancient times people could enter into Dhyana while tilling land, picking peaches, or doing anything. It was never a matter of sitting idly for prolonged periods, engaged in forcefully suppressing one’s thoughts. Does Dhyana mean stopping one’s thoughts? If so, this is a debased Dhyana, not the Dhyana of Zen. When working at Zen, the most harmful thing is to rationalize, conceptualize, or intellectualize the Way with one’s mind. Zen practitioner who does so will never reach the Way. In striving to master Zen, one knows not whether he is walking or sitting. Nothing is present to his mind but the ‘head phrase’. Before breaking through the doubt-mass, he loses all sensation of his body or mind, let alone of such states as walking or sitting. When working at Zen, one should not just await the coming of Enlightenment with an expectant mind. This is like a traveller who sits idly by the road and expects his home to come to him. He will never arrive home this way. He must walk to get there. Likewise, when working at Zen, one never reaches Enlightenment merely by waiting for it. One must press forward with all one’s mind to get this Enlightenment. Attainment of the great Enlightenment is like the sudden blossoming of the lotus flower or the sudden awakening of the dreamer. One cannot by waiting awaken from a dream, but one does so automatically when the time for sleep is over. Flowers cannot bloom by waiting, but blossom of themselves when the time has come. Likewise Enlightenment is not so attained, but comes on its own when conditions are ripe. In other words, one should exert all one’s strength to penetrate into the ‘head phrase’, pressing one’s mind to the utmost in order to achieve realization. Do not misunderstand what I have said and just wait for awakening to come. In the moment of awakening, the clouds vanish and the clear sky shines vast and empty; nothing can obscure it. In this moment heaven spins and the earth somersaults. An entirely different realm

appears.”

Bác Sơn Tứ Dẫn Ngộ Pháp: Po-shan’s four ways leading to Enlightenment—Theo Bác Sơn Thiền Sư Ngữ Lục, hành giả tham Thiền phải biết phải tuyệt đối buông xả và hoàn toàn tự do theo bốn điểm quan trọng này: phải khẩn, phải chính, phải miên mật, và phải dung hoát. Khẩn mà không chính, ắt phí công; chính mà không khẩn thì chẳng vào được Đạo. Một vị hành giả đạt được trạng thái “Dung Hoát” ắt bên trong chẳng thấy có thân tâm, bên ngoài chẳng có thế giới. Chỉ khi ấy mới là lúc vị hành giả bắt đầu tiến gần đến chỗ vào Đạo. Chỉ ngay trong trạng thái đó, hành giả mới thấy được “Đạo viên đồng thái hư, vô khiếm vô dư” (Đạo tròn đầy như thái hư, chẳng thiếu chẳng thừa). Nhập được Đạo rồi vẫn phải miên mật mới tương ứng với giác ngộ được. Tương ứng với giác ngộ rồi cần phải dung hoát, lúc ấy mới là đến trạng thái hóa cảnh. Đây chính là môi trường, điều kiện hay hoàn cảnh nơi Phật hóa độ chúng sanh. Cảnh giới mà chư Phật biến hóa ra hay là Tịnh Thổ của hành giả—According to Zen Master Po-shan’s Records of Teachings, when working at Zen, Zen practitioners should know these four important points: To work on it with absolute detachment and complete freedom in a painstaking, direct, continuous, and flexible-hollow way. Without directness exertion is completely wasted; and without exertion, directness is useless because it alone can never bring one to the entrance of the Way. In Zen, a practitioner who has really attained the state of flexible hollowness sees no world without and nobody or mind within. Only then can he be considered as having drawn near the entrance of the Way. Only right in that state, a Zen practitioner is able to see the Way is like the great Void, is all-inclusive. It lacks nothing and nothing remains in it. Once the entrance is reached, however, one should maintain an uninterrupted continuity in order to attain a state conforming with Enlightenment. Once this state is achieved, one should strive to be flexible-hollow. Only then can one reach the state of wonder or the transformation realm. This is the region, condition, or environment of Buddha instruction or conversion. The domain that the Buddhas are transforming or the practitioners’ Pure Land.

Bác Túc Vương: See Ban Túc Vương.

Bác Tướng: To reject of form characteristics (deny the existence of appearance)—Lý chính thật là Chân Không, Sự là phần diệu hữu. Diệu hữu tức chân không. Nếu chưa đạt được lẽ nầy thì thà rằng tu hành theo kiểu “Chấp Có,” chứ đừng cầu “Bác Tướng” hay “Chấp Không” trong khi vẫn còn có gia đình, vợ con, nhà cửa, và mong cầu khỏe mạnh. Vì làm như thế sẽ dễ bị lạc vào ngoan không hay cái “Không” sai lầm. Đây chính là hầm khổ đọa của tất cả những kẻ ỷ mình thông minh hôm nay. Bác Tướng tức là bài bác phần “Sự Tướng Hành Trì.” Kỳ thật, tất cả đều là giả tưởng. Bác tướng là chối bỏ sự tu hành theo hình tướng, thí dụ như những kẻ tu Thiền đời nay, luôn miệng nói “Nhất thiết duy tâm tạo” nên ta không “Chấp Tướng,” và do đó chê người tu theo Tịnh Độ chỉ là sự chấp trước ảo tưởng trong tâm. Tuy nhiên, điều mỉa mai là những kẻ nầy tự họ vẫn còn u mê chấp trước vào vợ, chồng, con cái, cửa nhà. Phật tử thuần thành nên luôn cẩn trọng!—Theory is truly emptiness, Practice belongs to existence.

Existence is Emptiness. If this is not yet attained, it’s better to cultivate by being attached to “existence,” or “form,” or “appearance;” but do not claim “nothing exists” or “everything is within the mind” or any such deep theoretical teachings when one is still attached to existence, i.e., family, wife, children, house, or fond of health, etc., for doing these cultivators are easily trapped in the wrong road. Thus, do not say the Pureland is only an illusion manifested within the mind. In reality, in theory, everything is an illusion. To reject of form characteristics is to reject and disregard the “Conducts of form practices.” This practice is often observable with those who cultivate Zen Buddhism in present day. They claim themselves as people who are “unattached to form characteristics” and look down on those who cultivate Pureland as being attached to form characteristics. However, most ironically, they are still ignorantly attached with every part of existence, i.e., having wife, husband, children, house, jobs, etc. Sincere Buddhists should always be careful!

Bác Vô Nhân Quả: Phủ nhận thuyết nhân quả— To reject cause and effect.

Bác Xoa Hà: Sông Bác Xoa—Đây là một trong tám con sông lớn ở Ấn Độ vào thời Đức Phật— Oxus River, one of the eight big rivers of India at the time of the Buddha.

Bạc: Kaladhatu (skt)—Silver. Bạc Ca Phạm: Bạc Già Phạm—Thế Tôn— World-honoured—See Bhagavat. Bạc Câu La: Vakkula (skt)—Vakula (skt)—Bạc Củ La—Bạc La Bà Câu La—See Bạt Câu La.

Bạc Chí Nhược Hành: Chí khí mỏng manh, hành động yếu ớt—Weak and unlikely to act. Bạc Chứng: Sự chứng đắc nông cạn—Shalow insight, weak in mystic experience. Bạc Đề: Bhaddiya (p)—See Năm Đệ Tử Đầu

Tiên Của Đức Phật.

Bạc Địa: Tanu-bhumi (skt)—Quốc độ nghèo nàn và đầy trắc trở—Poor land, i.e. the world, as full of trouble.

Bạc Già Bà: Bhargava(skt)—See Bạt Già Bà.

Bạc Già Phạm: Bhagavan or Bhagavat (skt)— Bậc Vô Thượng—Thế Tôn—Holy On—Saintly one—World-honoured—Bậc Thánh đã bước vào con đường đi đến Niết Bàn—The holy or saintly one; one who has started on the path to nirvana.

Bạc Già Thinh: See Bạc Già Phạm.

Bạc Hạnh: Bad luck—Ill luck. Bạc La: Vakkula (skt)—Vakula (skt)—Bạc Củ La—Bạc La Bà Câu La—See Bạt Câu La.

Bách: Cypress tree, or cedar, arbor-vitae. Bách Bát Ái Hành: Một trăm lẽ tám ái hành— One hundred and eight emotions of desire. Bách Bát Chung: Một trăm lẽ tám tiếng chuông chùa được dóng lên vào buổi sáng và buổi tối (để tán dương công đức của 108 tôn vị cũng như cảnh tỉnh 108 mê muội phiền não)—108 tolls or strokes of the monastery bell (temple bell) struck at dawn and dusk.

Bách Bát Kết Nghiệp: Bách Bát Phiền Não—108 karmaic bonds.

Bách Bát Ma Ni: Bách Bát Niệm Châu—Xâu chuỗi 108 hạt—String of a rosary of 108 beads. Bách Bát Mâu Ni: Bách Bát Tôn—Một trăm lẽ tám vị Mâu Ni trong Kim Cang Giới—The one hundred and eight Honourable Ones in the

Vajradhatu.

Bách Bát Niệm Châu: Bách Bát Ma Ni—Xâu chuỗi 108 hạt—108 beads on a rosary—String of 108 beads.

Bách Bát Phiền Não: Bách Bát Kết Nghiệp—108 passions and delusions.

Bách Bát Sổ Châu: Bách Bát Ma Ni—Xâu chuỗi 108 hạt—108 beads on a rosary—String of 108 beads.

Bách Bát Tôn: See Bách Bát Mâu Ni.

Bách Bất Tri: Không biết gì cả—To know or perceive nothing—Insensible to surroundings.

Bách Bổn Sớ Chủ: Lord of the hundred commentaries—Bách Bổn Luận Sư—Đại Khuy

Cơ ở chùa Từ Ân viết sớ giải cho hàng trăm bộ kinh—Title of K’uei-Chi of the Tzu-Ên monastery, because of his work as a commentator. Bách Chúng Học Pháp: Siksakaraniya (skt)—See Chúng Học Pháp.

Bách Diệp Hoa: Pundarika (skt)—White lotus in full bloom—See Phân Đà Lợi (1).

Bách Đình (1149-1241): Master Pai-t’ing—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ XIII— Name of a Chinese monk from Jie-Jiang Province, China, in the thirteenth century.

Bách Giới Thiên Như: One thousand realms—

Tính nội tại hay cảnh vực của mỗi trong mười thế giới được nhân lên thành 100 thế giới. Thêm nữa, mỗi cảnh vực có mười sắc thái khác nhau (mười hiện tượng của Như là tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo, và bản mạt cứu cánh). Do khám phá ra mười hiện tượng nầy trong 100 thế giới. Vì thế, tông Thiên Thai đạt đến thuyết về 1000 cõi gọi là Bách Giới Thiên Như—The emmanence of each of the ten worlds in all of them accounts for 100 worlds. Further, each of these realms has ten different features (ten features of Thusness as form, nature, substance, force, action, cause, circumstance, effct, remuneration and the ultimate state). By discovering these ten features in the 100 worlds, the T’ien-T’ai School arrives at the doctrine of 1,000 realms.

Bách Hại Phật Giáo: Buddhist persecution (574577)—See Huệ Viễn.

Bách Hạnh Hiếu Hạnh Vi Tiên: Trong tất cả các hạnh thì hiếu hạnh là hơn cả—All of virtues, filial piety is the most important.

Bách Hội: Place of centralization—Phần thượng đỉnh trên đầu nơi mà mọi thứ hội tụ về đây, mọi thứ tinh yếu đều qui vào chỗ nầy. Bách Hội còn chỉ Đức Phật là trung tâm của trí tuệ—Where all things meet, i.e. the head or the place of centralization. It is applied also to the Buddha as the center of all wisdom.

Bách Kiếp: Kalpasata (skt)—Dài như một trăm kiếp—One hundred kalpas—As long as one hundred kalpas.

Bách Liễu Thiên Đáng: Trăm rành ngàn rõ, chỉ cho trạng thái sau khi giác ngộ triệt để—The state in which everything is absolutely clear after the enlightenment.

Bách Luận: Sara-sastra (skt)—Sata-sastra (skt)— Satika-sastra (skt)—One hundred treatises—Bá Luận—Quảng Bá Luận Bổn—Một trong ba bộ luận của trường phái Trung Luận, được gọi là Bách Luận vì gồm một trăm bài kệ, mỗi kệ 32 chữ, được Ngài Đề Bà Bồ Tát soạn (Đề Bà là đệ tử của Ngài Long Thọ) bằng chữ Bắc Phạn. Mục đích của bộ luận nầy là nhằm bác bỏ những tà kiến của Bà La Môn Giáo. Ngài Thiên Thân Bồ Tát giải thích, và được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ, nhưng bản phiên dịch có số câu tăng giảm khác nhau. Cũng có “Quảng Bách Luận Bổn,” là bản triển khai rộng ra của Bách Luận—One of the three sastras of the

Madhyamika school, so called because of its 100 verses, each or 32 words, written in Sanskrit; attributed to Deva Bodhisattva (a pupil of Nagarjuna). This treatise is mainly a refutation of the heretical views of Brahmanism. It was written in Sanskrit and explained by Vasubandhu and translated into Chinese by Kumarajiva, but the versions differ. The is also the Catuhsatakasastrakarita (skt), and expension of the satasastra. Bách Luận Bộ: Sara-sastra (skt)—Sata-sastra (skt)—Satika-sastra (skt)—One hundred treatises—Bá Luận—See Bách Luận.

Bách Luận Sớ: Commentary of One hundred treatises—See Bách Luận.

Bách Lục Thập Tâm: Từ năm căn bản phiền não tham, sân, si, mạn nghi lần lượt hoán đổi vị trí để sinh ra 160 vọng chấp—from the five basic afflictions (the five great passions or disturbers or Klesas) of desire, anger or hatred, stupidity or ignorance, pride, and doubt, spring to 160 false tenets when they take turn to switch positions. Bách Mục: Một thứ đèn lồng bằng đất với nhiều con mắt hay lỗ trống—An earthernware lantern with many eyes or holes.

Bách Nạp Y: Y bá nạp được làm bằng cách may nối nhiều mảnh lại với nhau—A monk’s robe made of patches.

Bách Nghiệp: Karma-sataka (skt)—One hundred karmas.

Bách Nghiệp Kinh: Karma-sataka-sutra (skt)— Sutra on One hundred karmas.

Bách Nhất: Một phần trăm (mỗi một trên một trăm)—One out of a hundred or every one of a hundred.

Bách Nhị Thập Bát Phiền Não: Một trăm hai mươi tám phiền não của tà kiến và tà tư duy—The one hundred and twenty-eight delusions of views and thoughts.

Bách Niên Tam Vạn Lục Thiên Triêu, Phản Phúc Nguyên Lai Thị Giá Hán: In the thirty thousand days of one hundred years; it is you who go and return—Một hôm, Thiền sư Cao Phong

Diệu Tổ thình lình nhìn thấy hai câu cuối trong bài kệ của Thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn “Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày; đi về nguyên lai chính là ông,” ngay lập tức Cao Phong hiểu ra cái câu “Ai kéo cái tử thi đến đây cho ông?” mà thầy ông là Thiền sư Tuyết Nham đã đặt ra cho ông. Ông cảm thấy như hồn phi phách tán, chết đi sống lại. Nó giống như ông vừa trút bỏ được gánh nặng ngàn cân! Thế là ông đã chứng ngộ Thiền—One day, Zen master Kao-fêng happened to see Wu-tsu-Fayen’s last two sentences of his stanza: “In the thirty thousand days of one hundred years; it is you who go and return,” he immediately understood the sentence “Who has dragged this corpse here for you?” For this sentence had stuck in his mind since the day Zen master Hsueh Yen had put it before him. He felt as if his spirit had been extinguished and his mind blown away and then revivied again from death itself. It was like dropping the burden of a carrying pole weighing thousand pounds! So he had achieved his realization of Zen.

Bách Pháp Câu Xá Tông: Theo Câu Xá Luận, tông Duy Thức dùng bách pháp để thuyết minh về muôn vạn hiện tượng thế gian và xuất thế gian— According to the Kosa Sastra, there are one hundred divisions of all mental qualities and their agents of the Consciousness-Only School, or five groups of ine hundred modes or things: 1-8) Tâm pháp: Tám Thức—eight perceptions or forms of consciousness.

9-59)Tâm sở: Hữu pháp—Fifty-one mental ideas—See Năm Mươi Mốt Tâm Sở.

60-70)Sắc pháp: The five physical organs (eye, ear, nose, tongue, body) and their six modes of sense (matter, sound, smell, taste, touch, things).

71-94)Bất tương ưng hành (đắc, mệnh căn, chúng đồng phận, dị sinh tính, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng sự, danh thân, cú thân, văn thân, sinh, lão, trụ, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hợp tính, bất hòa hợp tính)— Twenty four indefinites or unconditioned elements: Twenty-four Things Not Associated with Mind (citta-viprayukta-samskara (skt): acquisition (prapti (skt), life (jivitendriya (skt), nature of sharing similar species (nikayasabhaga (skt), nature of making different species (visabhaga (skt), meditative concentration in thoughtless heaven (asamjnisamapatti (skt), meditative concentration in extinction (nirodhasamapatti (skt), facts obtained by thoughtless meditation

(asamjnika (skt), name (namakaya (skt), word (padakaya (skt), letter (vyanjanakaya (skt), birth (jati (skt), stability (sthiti (skt), age (jara (skt), impermanence (anityata (skt), becoming (pravrtti (skt), distinction (pratiniyama (skt), union (yoga (skt), speed (java (skt), succession (anukrama (skt), region (desa (skt), time (kala (skt), number (samkhya (skt), totality (samagri (skt), and differentiation (anyathatva (skt).

95-100)Vô vi: Sáu vô vi (hư không, trạch diệt, phi trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, chân như)—Six inactive or metaphysical concepts. Bách Pháp Giới: Mười Pháp Giới từ địa ngục cho đến Phật, mỗi pháp giới lại có đủ mười như thị nên làm thành “Bách Pháp Giới”—The realm of the hundred qualities (phenomenal realm), the ten stages from Hades to Buddha, each has ten qualities which make up the hundred. Bách Pháp Minh Môn: Cửa vào tri thức của thế giới hiện tượng, một trong những giai đoạn đầu tiên của Bồ tát (hay Trí Tuệ Môn mà Bồ Tát tu đắc ở Sơ Địa)—The door to the knowledge of universal phenomena, one of the first stages of bodhisattva.

Bách Pháp Minh Môn Luận: Mahayana-sata-

dharma-vidyadvara-sastra (skt)—Clear understanding of the one hundred dharmas—Luận về một trăm điều chân lý, được giảng dạy bởi trường phái Duy Thức. Bộ luận về Bách Pháp Minh Môn, được Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ (1 quyển)—Treatise on one hundred principles of truth, taught by the school of Consciousness-Only. The sastra on the Hundred Divisions of all Mental Qualities, or the door to the knowledge of universal phenomena, translated into Chinese by Hsuan-Tsang (1 book). Bách Pháp Pháp Tướng Tông: Theo tông Pháp Tướng, có một trăm pháp Đại Thừa—According to the Dharmalaksana School, there are one hundred Mahayana Dharmas.

1-8) Tám Tâm Pháp: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức—Eight kinds of Mind (citta-dharma (skt): eye-consciousness (caksur-vijnana (skt), ear-consciousness (srotra-vijnana (skt), nose-consciousness (ghrana-vijnana (skt), tongue-consciousness (jihva-vijnana (skt), body-consciousness (kaya-vijnana (skt), conscious mind (mono-vijnana (skt), subconscious mind (manas (skt), and ideation store (alaya-vijnana (skt).

9-59)Năm mươi mốt Tâm Sở Hữu Pháp: Caitasikadharma (skt)—Fifty-one Mental Functions.

  1. Năm pháp Biến Hành: xúc, thọ, tư, tưởng, tác ý—Five general dharmas (sarvatraga (skt): touch (sparsa (skt), sensation (vedana (skt), thought (cetana (skt), idea (samjna (skt), volition (manaskara (skt).
  2. Năm Biệt Cảnh: dục, thắng giải, niệm, định, và tuệ—Five special dharmas (viniyata (skt): desire (chanda (skt), resolve (adhimoksa (skt), remembrance (smrti (skt), concentration (samadhi (skt), and wisdom (prajna (skt).
  3. Mười một Thiện Pháp: tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, và bất hoại—Eleven good dharmas (kusala (skt): belief (sraddha (skt), shame (hri (skt), bashfulness (apatrapya (skt), absence of covetousness (alobha (skt), absence of hatred (advesa (skt), absence of ignorance (amoha (skt), energy (virya (skt), repose of mind (prasrabdhi (skt), vigilance

(apramada (skt), equanimity (upeksa (skt), and non-injury (ahimsa (skt).

  1. Sáu Phiền Não: tham, sân, si, mạn, nghi, và tà kiến—Six Afflictions (klesa (skt): covetousness (raga (skt), hatred (pratigha (skt), ignorance (mudhi (skt), arrogance (mana (skt), doubt (vicikitsa (skt), and false view

(drsti (skt).

  1. Hai mươi Tùy Phiền Não: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siễm, hại, kiêu, vô tàm, vô quí, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri—

Twenty Minor Evils or Minor Afflictions (upaklesa (skt): anger (krodha (skt), enmity (upanaha (skt), concealment (mraksa (skt), affliction (pradasa (skt), envy (irsya (skt), parsimony (matsarya (skt), deception (maya (skt), fraudulence (sathya (skt), injury (vihimsa (skt), pride (mada (skt), shamelessness (ahrikya (skt), non-bashfulness (anapatrapya (skt), restlessness (auddhatya (skt), low-spiritedness (styana (skt), unbelief (asraddhya (skt), sloth (kausidya (skt), negligence (pramada (skt), forgetfulness (musitasmrtita (skt), distraction (viksepa (skt), and non-discernment (asamprajnaya (skt).

  1. Bốn bất định pháp: hối, thụy miên, tầm, tứ— Four indeterminate dharmas (aniyata (skt): repentance (kaukrtya (skt), drowsiness (middha (skt), reflection (vitarka (skt), and investigation (vicara (skt).

60-70)Mười một Sắc Pháp: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp xứ sở nhiếp. Pháp xứ sở nhiếp sắc bao gồm cực lược sắc, cực huýnh sắc, thọ sơ dãn sắc, biến kế sở khởi sắc và định sở sanh tự sắc—Eleven form-elements (rupa-dharma (skt): eye (caksus (skt), ear (srota (skt), nose (ghrana (skt), tongue (jihva (skt), body (kaya (skt), form (rupa (skt), sound (sabda (skt), smell (gandha (skt), taste (rasa (skt), touch (sprastavya (skt), and forms. Forms included in dharma-ayatana or elements as objects of consciousness (dharmayata-nikani-rupani (skt), which include a substantial form analyzed to utmost, the smallest atom, an unsubstantial form as aerial space or color analyzed to utmost, the remotest atom, a perceptive form conceived at ordination, the innermost impression, a momentary illusive form, and a form produced by meditation.

71-94)Hai mươi bốn Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: đắc, mạng căn, chúng đồng phần, di sanh pháp, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng quả, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh—Twenty-four Things Not Associated with Mind (citta-viprayuktasamskara (skt): acquisition (prapti (skt), life (jivitendriya (skt), nature of sharing similar species (nikaya-sabhaga (skt), nature of making different species (visabhaga (skt), meditative concentration in thoughtless heaven (asamjnisamapatti (skt), meditative concentration in extinction (nirodhasamapatti (skt), facts obtained by thoughtless meditation

(asamjnika (skt), name (namakaya (skt), word (padakaya (skt), letter (vyanjanakaya (skt), birth (jati (skt), stability (sthiti (skt), age (jara (skt), impermanence (anityata (skt), becoming (pravrtti (skt), distinction (pratiniyama (skt), union (yoga (skt), speed (java (skt), succession (anukrama (skt), region (desa (skt), time (kala (skt), number (samkhya (skt), totality (samagri (skt), and differentiation (anyathatva (skt).

95-100)Sáu vô vi pháp: hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động diệt vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, chân như vô vi—Six noncreated Elements (asamskrta-dharma (skt): space (akasa (skt), extinction obtained by knowledge (pratisamkhya-nirodha (skt), extinction not by knowledge but by nature (apratisamkhya-nirodha (skt), extinction by a motionless state of heavenly meditation (aniinjya (skt), extinction by the stoppage of idea and sensation by an arhat (samjnavedayita-nirodha (skt), and true suchness

(tathata (skt).

Bách Phi: Phi Hữu Phi Không—Neither existing nor non-existing—Neither existing nor empty— Chẳng phải có mà cũng chẳng phải không. Nếu chúng ta diển tả câu trả lời, nó phải là “Vừa không phải, vừa không không phải,” nghĩa là không đề cập đến câu hỏi hay không cần phải trả lời—If we express our answer, it must be “Neither yes nor no,” i.e., having nothing to do with the question or no use answering.

Bách Phúc: Trăm phước—The hundred blessings (every kind of happiness).

Bách Quang Biến Chiếu Vương: Đức Đại Nhật Như Lai—The king of all light universally shining—Vairocana—See Đại Nhật Như Lai, Đại Uy Đức, and Đại Uy Đức Giả.

Bách Thiện Hiếu Vi Tiên: Trong trăm điều tốt, hiếu hạnh là quan trọng hơn cả—Of all virtues, filial piety is the most important. Bách Tánh: Bá tánh—The people. Bách Tạp Toái: Lúng túng—Bewildered— Embarrassed—Perplexed—Puzzled.

Bách Tắc Tụng Cổ: Một trăm bài tụng của Thiền sư Tuyết Đậu trùng Hiển (980-1052), với lời bình bằng thi kệ đi kèm của thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063-1135)—One hundred koans compiled by Zen master Hsueh-Tou-Ch’ung-Hsien, with is own commentary in verse accompanying each koan, by Zen master Yuan-Wu—See Bích Nham

Lục.

Bách Tâm Thành Phật: One hundred minds for practitioners to practice to become Buddha. Bách Thảo: Hyakuso (jap)—Những hiện tượng tự nhiên tạp nhạp—Hundreds of weeds, the term means miscellaneous natural phenomena. Bách Thiên Niên Hậu: Một trăm năm sau—One hundred years later.

Bách Thủ: Hyakuto (jap)—Hàng trăm đầu, ý nói tạp sự—Hundreds of heads, the term suggests miscellaneous concrete things. Bách Tòa Hộ Ma: Một trăm lần tu tập phép Hộ

Ma (mỗi lần tu tập hộ ma được gọi là “Tòa”)— One hundred times of worshipping with fire (fire heaven).

Bách Trượng Dã Áp Tử: Pai Chang’s Wild Ducks, example 53 of the Pi-Yen-Lu—See Bách Trượng Dã Ngan.

Bách Trượng Dã Hồ: Pai-Chang and the fox— “Bách Trượng Dã Hồ” là thí dụ thứ 2 của Vô Môn Quan. Mỗi ngày Bách Trượng thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi, sư hỏi: “Ông là người gì?” Ông già thưa: “Con chẳng phải là người. Thời quá khứ thuở Đức Phật Ca Diếp, con làm Tăng ở núi nầy, nhơn học trò hỏi: “Người đại tu hành có còn rơi vào nhơn quả chăng?” Con đáp: “Không rơi vào nhơn quả.” Do đó đến năm trăm kiếp đọa làm thân chồn. Nay thỉnh Hòa Thượng chuyển một câu cho con thoát khỏi thân chồn. Bách Trượng bảo: “Ông hỏi đi.” Ông già hỏi: “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả hay không?” Bách Trượng đáp: “Người đại tu hành không lầm (không mê mờ) nhơn quả.” Ngay câu nói ấy, ông già đại ngộ, làm lễ thưa: “Con đã thoát thân chồn. Con ở sau núi, dám xin Hòa Thượng lấy lễ mà an táng như một vị Tăng. Sư vào trong kêu duy na đánh kiểng bảo chúng ăn cơm xong đưa đám một vị Tăng, đại chúng nhóm nhau bàn tán “Đại chúng đều mạnh, nhà dưỡng bệnh không có người nào nằm, tại sao có việc nầy?” Sau khi cơm xong, sư dẫn chúng đến hang núi phía sau, lấy gậy khơi lên thấy xác một con chồn vừa chết, bèn làm lễ thiêu như một vị Tăng. Tối đến Sư thượng đường kể chuyện lại cho mọi người nghe. Hoàng Bá bèn bước tới hỏi: “Người xưa vì đáp sai một lời mà bị đọa làm thân chồn hoang năm trăm kiếp. Giả như câu nào cũng không đáp sai thì sao?” Bách Trượng nói: “Lại gần đây ta nói cho nghe.” Hoàng Bá lại gần và tát cho sư một bạt tai. Bách Trượng vỗ tay cười nói: “Tưởng râu tên Hồ thì đỏ, lại gặp tên Hồ đỏ râu.” Hành giả tu thiền phải nên luôn nhớ lời dạy của ngài bách Trượng: “Chẳng che mờ nhân quả” (bất muội nhân quả) trên bước đường tu tập giải thoát của chính mình. Câu chuyện trên đây là một trong những phong cách của nghệ thuật Thiền mà Thiền sư Bách trượng dùng để giải minh những giáo lý Phật giáo nào đó. Theo Vô Môn Huệ Khai trong Vô Môn Quan, chẳng rơi vào nhân quả, sao lại đọa kiếp chồn hoang? Chẳng che mờ nhân quả, sao lại thoát kiếp chồn hoang? Nếu ngó thấy được chỗ đó thì hiểu được Bách Trượng xưa, lợi được năm trăm kiếp phong lưu—Pai-Chang’s Fox, example 2 of the Wu-Men-Kuan. Every day when Zen master Bai-Zhang spoke in the hall, there was an old man who would attend along with the assembly. One day when the congregation had departed, the old man remained. Bai-Zhang asked him: “Who are you?” The old man said: “I’m not a person. Formerly, during the age of Kasyapa Buddha, I was the abbot of a monastery on this mountain. At that time a student asked me: “Does a great adept fall into cause and effect?” I answered: “A great adept does not fall into cause and effect.” Thereafter, for five hundred lifetimes I’ve been reborn in the body of a fox. Now I ask that the master say a turning phrase in my behalf, so that I can shed the fox’s body. Bai-Zhang said: “Ask the question.” The old man said: “Does a great adept fall into cause and effect or not?” BaiZhang said: “A great adept is not blind to cause and effect.” Upon hearing these words, the old man experienced unsurpassed enlightenment. He then said: “Now I have shed the body of a fox. I lived behind the mountain. Please provide funeral services for a monk who has died.” Bai-Zhang then instructed the temple director to tell the monks to assemble after the next meal for funeral services. The monks were all mystified by this, because there was no one who was ill in the temple infirmary, so how could this be? After the meal, Bai-Zhang instructed the monks to assemble beneath a grotto behind the mountain. He then brought out the body of a dead fox on his staff, and proceeded to cremate it according to established ritual. That evening, Pai-Chang took the high seat before his assembly and told the monks the whole story. Huang-Po stepped forward and said: “As you say, the old man missed the turning word and was reborn as a fox five hundred times. What if he had given the right answer each time he was asked a question; what would have happened then?” Pai-Chang said: “Just step up here closer, and I will tell you.” Huang-Po went up to Pai-Chang and slapped him in the face. PaiChang clapped his hands and laughed, saying, “I thought the Barbarian had a red beard, but here is a red-bearded Barbarian.” Zen practitioners should always remember the teaching of Zen master Pai-Chang “Not evading the law of cause and effect” on the path of cultivation of emancipation. The above story is one of the manners of Zen art that Zen master Pai-Chang utilized to illustrate a certain Buddhist teaching. According to Wu Men Hui-Kai in the Wu-MenKuan, “not falling under the law of cause and effect.” Why should this prompt five hundred lives as a fox? “Not evading the law of cause and effect.” Why should this prompt a return to human life? If you have the single eye of realization, you will appreciate how old Pai-chang lived five hundred lives as a fox as lives of grace. Bách Trượng Dã Ngan: Pai Chang’s Wild Ducks, example 53 of the Pi-Yen-Lu—Thí dụ thứ 53 của Bích Nham Lục. Mã Tổ cùng Bách Trượng dạo vườn, thấy bầy vịt trời bay qua. Mã Tổ hỏi: “Là cái gì?” Bách Trượng thưa: “Bầy vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Đi đâu rồi?” Bách Trượng thưa: “Bay qua rồi.” Mã Tổ liền nắm lỗ mũi Bách Trượng vặn mạnh. Bách Trượng đau quá la lên. Mã Tổ bảo: “Đâu từng bay qua.” Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, chánh nhãn xem ra lại là Bách Trượng đủ chánh nhơn. Mã Tổ không gió dậy sóng. Các ông cần cùng Phật, Tổ làm thầy tham lấy Bách Trượng, cần tự cứu chẳng xong tham lấy Mã Tổ. Xem cổ nhân trong mười hai giờ chưa từng chẳng ở trong ấy. Bách Trượng xuất gia từ thuở nhỏ, học tập giới định huệ, gặp lúc Mã Tổ xiển hóa ở Nam Xương tận tâm nương đỗ, hai mươi năm làm thị giả, cho đến tái tham dưới tiếng hét mới được đại ngộ. Hiện nay có người nói: “Vốn không chỗ ngộ, làm cái cửa ngộ, dựng lập việc này.” Nếu kiến giải như thế ấy, như trùng trong thân sư tử ăn thịt sư tử. Đâu chẳng thấy cổ nhân nói: “Nguồn chẳng sâu thì dòng không dài; trí chẳng lớn thì thấy chẳng xa.” Nếu hiểu là dựng lập thì Phật pháp đâu đến ngày nay. Xem Mã Tổ cùng Bách Trượng đi dạo vườn thấy bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ đâu không biết vịt trời, tại sao lại hỏi thế ấy? Hãy nói ý của ngài rơi tại chỗ nào? Bách Trượng chỉ biết chạy theo sau. Mã Tổ nắm lỗ mũi Bách Trượng vặn mạnh, Bách Trượng chịu đau không nổi nên la lên. Mã Tổ bảo: “Đâu từng bay qua.” Bách Trượng liền tỉnh ngộ. Ngày nay có người hiểu lầm, vừa hỏi đến liền la lên, buồn cười nhảy chẳng ra. Hàng tông sư vì người phải chỉ dạy cho thấy tột. Nếu họ chưa hiểu, chẳng nệ chạm bén đứt tay, chỉ cốt dạy họ rõ được việc này. Vì thế nói, hội thì giữa đường thọ dụng, chẳng hội thì thế đế lưu bố. Mã Tổ đương thời, nếu chẳng nắm đứng thì chỉ thành thế đế lưu bố. Phải là thấy cảnh gặp duyên xoay trở, dạy trở về chính mình, trong mười hai giờ không chỗ khiếm khuyết, gọi đó là tánh địa minh bạch. Nếu chỉ nương cỏ gá cây, nhận cái trước lừa sau ngựa, có dùng được vào chỗ nào? Xem Mã Tổ, Bách Trượng dụng thế ấy, tuy giống như sáng tỏ tinh lanh, mà chẳng ở chỗ sáng tỏ tinh lanh. Bách Trượng chịu đau không nổi la lên, nếu thấy thế ấy thì khắp cõi chẳng giấu, mỗi mỗi hiện thành. Vì thế nói, một chỗ thấu thì ngàn chỗ muôn chỗ đồng thời thấu. Hôm sau, Mã Tổ lên tòa, chúng vừa tụ họp, Bách Trượng ra cuốn chiếu. Mã Tổ xuống tòa về lại phương trượng, hỏi Bách Trượng: “Ta vừa lên tòa chưa nói pháp, vì sao ông lại cuốn chiếu?” Bách Trượng thưa: “Hôm qua bị Hòa Thượng nắm lỗ mũi đau.” Mã Tổ hỏi: “Hôm qua ông nhằm chỗ nào lưu tâm?” Bách Trượng thưa: “Ngày nay lỗ mũi lại chẳng đau.” Mã Tổ bảo: “Ông biết sâu việc ngày nay.” Bách Trượng làm lễ rồi lui về liêu thị giả khóc. Đồng sự thị giả hỏi: “Ông khóc cái gì?” Bách Trượng nói: “Huynh đến hỏi Hòa Thượng.” Thị giả đến hỏi Mã Tổ. Mã Tổ bảo: “Ông hỏi lấy y xem?” Thị giả lại về liêu hỏi Bách Trượng. Bách Trượng cười ha hả! Thị giả nói: “Ông vừa rồi khóc, giờ đây tại sao lại cười?” Bách Trượng nói: “Tôi vừa rồi khóc, giờ đây cười.” Xem Sư sau khi ngộ lăn trùng trục ngăn chặn chẳng đứng, tự nhiên linh hoạt—Once the Great Master Ma and Pai Chang were walking together they saw some wild ducks fly by. The Great Master asked, “What is that?” Pai Chang said, “Wild ducks.” The Great Master said, “Where have they gone?” Pai Chang said, “They’ve flown away.” The Great Master then twisted Pai Chang’s nose. Pai Chang cried out in pain. The Great Master said, “When have they ever flown away?” According to Yuan-Wu in the Pi-Yen-Lu, if you observe this case with the correct eye, unexpectedly it’s Pai Chang who has the correct basis, whereas Great Master Ma is creating waves where there is no wind. If all of you want to be teachers of Buddhas and Patriarchs, then study Pai Chang. If you want to be unable to save even yourselves, then study the Great Master Ma. Observe how those Ancients were never absent from Here, twenty-four hours a day. At a young age Pai Chang left behind the dusts of worldly life and became well versed in the three studies (discipline, meditation, and wisdom). When Ma Tsu known as Ta Chi was teaching at Nan Ch’ang, Pai Chang set his heart on joining him. For twenty years he served as Ma Tsu’s attendant, until the time of his second calling (on Ma Tsu), when he was finally greatly enlightened at Ma Tsu’s shout. But these days some say, “Where there is fundamentally no enlightenment, they construct the gate of ‘enlightenment’ and establish this affair.” If you view it in this way, you are like a flea on a lion’s body feeding itself on the lion’s flesh. Haven’t you seen where an Ancient said, “If the source is not deep, the stream is not long; if the wisdom is not great, the vision is not farreaching.” If you entertain the understanding that enlightenment is a construct, how could the Buddhist Teaching have come down to the present? Look: once when Great Master Ma and Pai Chang were walking together they saw some wild ducks fly by. How could the Great Master not have known they were wild ducks? Why did he nevertheless ask like this? Tell me, what does his meaning come down to? When Pai Chang merely followed up behind him, Ma Tsu then twisted his nose. Pai Chang cried out in pain and Ma Tsu said, “When have they ever flown away?” At this Pai Chang had insight. But these days some people misunderstand: as soon as they’re questioned, they immediately make a cry of pain. Fortunately they can’t leap out of it. When teachers of our school help people, they must make them penetrate through. You see that Pai Chang didn’t understand, that he didn’t avoid cutting his hand on the point. Ma Tsu just wanted to make him understand this matter. Thus it is said, “When you understand, then the conventional truth prevails.” If Ma Tsu hadn’t twisted Pai Chang’s nose at that time, the conventional truth would have prevailed. It’s also necessary when encountering circumstances and meeting conditions to turn them around and return them to oneself; to have no gaps at any time is called “the ground of nature bright and clear.” What’s the use of one who just haunts the forests and fields, accepting what’s ahead of an ass but behind a home? Observe how Ma Tsu and Pai Chang act this way; though they seem radiant and spiritual, nevertheless they don’t remain in radiance and spirituality. Pai Changcried out in pain; if you see it as such, then the whole world does not hide it, and it is perfectly manifest everywhere. Thus it is said, “Penetrate one place, and you penetrate a thousand places, ten thousand places all at once.” When Ma Tsu went up to the hall the next day, as soon as the congregation had assembled, Pai Chang came forward and rolled up the bowing mat. Ma Tsu immediately left his seat. After he had returned to his abbot’s quarters, he asked Pai Chang, “I had just gone up to the hall and had not yet preached; why did you roll up the mat right away?” Pai Chang said, “Yesterday I had my nose twisted by you, Teacher, and it hurt.” Ma Tsu said, “Where were you keeping your mind yesterday?” Pai Chang said, “Today the nose no longer hurts.” Ma Tsu said, “You have profound knowledge of Today’s affair.” Pai Chang then bowed and returned to the attendants’ quarters, crying. One of his fellow attendants asked, “Why are you crying?” Pai Chang said, “Go ask our Master.” The attendant then went to ask Ma Tsu. Tsu said, “Go ask Pai Chang.” When the attendant returned to their quarters to ask Pai Chang, Chang laughed loudly. The attendant said, “You were just crying, now why are you laughing?” Pai Chang said, “I was crying before, now I’m laughing.” Look at Pai Changafter his enlightenment; turning smoothly, he can’t be trapped. Naturally he’s sparkling clear on all sides.

Bách Trượng Duy Chánh Thiền Sư: HyakujoIsei (jap)—Hyakujo Nehan (jap)—Pai-chang-Weicheng (Wade-Giles Chinese)—Thiền sư Bách Trượng Duy Chánh, đệ tử của Thiền sư Bách

Trượng Hoài Hải—Zen master Pai-Chang-WeiCheng was a disciple of Zen master Paizhang Huaihai.

  • Có rất ít chi tiết về cuộc đời của Thiền sư Bách Trượng Duy Chánh; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên: Khởi thủy Bách Trượng Duy Chánh học kinh Niết Bàn. Người thời đó không kêu ông bằng tên, thay vào đó họ gọi ông là “Thiền Sư Niết Bàn.”—Few other details about Pai-Chang-Wei-Cheng’s life are available in the classical records; however, there is some brief information on him in the Wudeng Huiyuan. Pai-Chang-WeiCheng originally studied the Nirvana Sutra. People did not call him by his name, instead referring to him as “Zen Master Nirvana.”
  • Bách Trượng Duy Chánh là vị thiền sư có lối dạy chúng rất đặc biệt. Sư bảo Tăng chúng ra cày ruộng đi, xong Sư sẽ nói đại nghĩa của pháp Phật cho nghe. Làm xong, Tăng chúng họp lại chờ nghe Sư nói pháp. Sư chỉ dang đôi tay, không nói gì. Có phải những hành động này tiêu biểu cho cách diễn tả đại nghĩa của pháp Phật của Thiền sư Duy Chánh không? Hành động của Thiền sư Duy Chánh cho thấy đại nghĩa của pháp Phật chỉ có ý nghĩa khi cây trục của nội tâm xoay sang một thế giới khác, sâu rộng hơn. Vì một khi thế giới thâm

diệu ấy mở ra là cuộc sống hằng ngày của hành giả, cả đến những tình tiết tầm thường nhất, vẫn đượm nhuần đại nghĩa pháp Phật. Thật vậy, với Thiền, một mặt đại nghĩa của pháp Phật là cái gì tầm thường, vô nghĩa lý nhất đời; nhưng mặt khác, nhất là khi chúng ta chưa hiểu, nó kỳ bí không gì hơn. Và nói cho cùng, ngay cả cuộc sống thường ngày của chúng ta, há chẳng phải đầy những kỳ quan, bí mật và huyền bí, ngoài tầm hiểu biết của trí óc con người hay sao? Kỳ thật, Thiền sư Duy Chánh muốn cho hàng đệ tử của ngài thấy rằng Thiền sống trong chiều hướng hành động, hay nói đúng hơn, Thiền là vận dụng cái thực, là sống cái thực, thay vì chứng minh hoặc biểu thị cái thực bằng ngôn từ, nghĩa là bằng khái niệm. Theo thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, phương pháp trực tiếp có công dụng nắm ngay lấy cuộc sống uyển chuyển trong khi nó đang trôi chảy, chứ không phải sau khi nó đã trôi qua. Trong khi dòng đời đang trôi chảy, không ai đủ thời giờ nhớ đến ký ức, hoặc xây dựng ý tưởng. Nghĩa là không có lý luận nào có giá trị trong lúc này. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng ngôn ngữ có thể dùng được, nhưng ngôn ngữ từ muôn thuở vốn kết hợp chặt chẽ với nét tâm tưởng suy lượng nên mất hết nội lực, không trực tiếp truyền cảm được. Nếu dùng đến ngôn ngữ chỉ diễn tả được một ý nghĩa, một luận giải, chỉ biểu lộ một cái ngoại thuộc, nên không trực tiếp liên hệ gì đến cuộc sống. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều khi các thiền sư tránh chuyện nói năng, tránh xác định, dầu là đối với những việc quá tỏ rõ, quá hiển nhiên cũng vậy. Hy vọng của các ngài là để cho đồ đệ tự tập trung tất cả tâm lực nắm lấy những gì người ấy mong ước, thay vì ghì bắt lấy những mối liên lạc xa xôi vòng ngoài khiến cho người đệ tử bị phân tâm—Zen master Pai-Chang-Wei-Cheng had a very special way of instructing his disciples. He said to the monks, “You open the farm for me and I will talk to you about the great principle of Zen.” When the monks finished attending the farm and came back to the master to discourse on the great principle, he merely extended his open arms and said nothing. Are these acts representing the way that Zen master Wei-cheng used to show the great principle of Buddhism? The acts of Zen master Wei-cheng just shows that the great principle of Buddhism gains meaning when there takes place this turning of the mental hinge to a wider and deeper world. For when this wide and deeper world opens, Zen practitoiners’ everyday life, even the most trivial thing of it, grow loaded with the truths of the great principle of Buddhism. With Zen, on the one hand, therefore, the great principle of Buddhism is a most prosaic and matter-offact thing, but on the other hand, when it is not understood it is something of a mystery. But after all, is not life itself filled with wonders, mysteries, and unfathomabilities, far beyond our discursive understanding? In fact, Zen master Wei-cheng wants to show his disciples that the development of Zen should be towards acting or rather living its truth instead of demonstrating or illustrating it in words; it is to say, with ideas. According to Zen master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, First Series, the direct method is used to get hold of this fleeting life as it flees and not after it has flown. While it is fleeing, there is no time to recall memory or to build ideas. It is to say, no reasoning avails here. Language may be used, but this has been associated too long with ideation, and has lost directions or being by itself. As soon as words are used, they express meaning, reasoning; they represent something not belonging to themselves; they have no direct connection with life. This is also the reason why the masters often avoid such expressions or statements as are intelligible in any logical way. Their aim is to have the disciple’s attention concentrated in the thing itself which he wishes to grasp and not in anything that is in the remotest possible connection liable to disturb him.

Bách Trượng Độc Tọa Đại Hùng Đỉnh: PaiChang’s Sitting Alone on Ta Hsiung Mountain, example 26 of the Pi-Yen-Lu—Thí dụ thứ 26 của Bích Nham Lục. Một vị Tăng hỏi Bách Trượng: “Thế nào là việc kỳ đặc?” Bách Trượng đáp: “Ngồi một mình trên núi Đại Hùng.” Vị Tăng lễ bái. Bách Trượng liền đánh. Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, gặp cơ đủ mắt chẳng đoái nguy vong, cho nên nói chẳng vào hang cọp đâu bắt được cọp con. Bách Trượng bình thường dường như cọp chụp mồi. Vị Tăng nầy cũng chẳng sợ chết sống, dám nhổ râu cọp, nên hỏi thế nào là việc kỳ đặc? Vị Tăng nầy đã đủ con mắt sáng, nên Bách Trượng cho ông gánh vác, nói: “Ngồi riêng một mình trên núi Đại Hùng.” Ông liền lễ bái. Thiền Tăng phải biện biệt ý trước khi hỏi mới được. Vị Tăng nầy lễ bái cùng việc lễ bái hằng ngày chẳng đồng, phải là người đủ mắt sáng mới được. Chớ đem gan mật bình sanh trút cho người, biết nhau lại như chẳng biết nhau. Chỉ xem vị Tăng hỏi: “Thế nào là việc kỳ đặc?” Bách Trượng đáp: “Ngồi riêng một mình trên núi Đại Hùng.” Vị Tăng lễ bái, Bách Trượng liền đánh. Kia buông đi đồng thời đều phải thâu lại thì quét sạch dấu vết. Hãy nói vị Tăng liền lễ bái, ý chỉ thế nào? Nếu bảo là tốt, tại sao Bách Trượng lại đánh ông? Nếu bảo là chẳng tốt, ông lễ bái có chỗ nào là chẳng được? Đến trong đây phải biết hay dở, rành trắng đen, đứng trên ngàn ngọn núi mới được. Vị Tăng nầy liền lễ bái, giống như nhổ râu cọp, chỉ dành cho nhau chỗ chuyển thân. May gặp Bách Trượng có con mắt tại đỉnh môn, trong tay có thần phù chiếu thấu bốn thiên hạ, biện rõ lai phong, cho nên liền đánh. Nếu là kẻ khác thì không làm gì được y. Vị Tăng nầy lấy cơ đầu cơ, dùng ý dẹp ý, cho nên lễ bái. Như Nam Tuyền nói: “Canh ba đêm qua Văn Thù, Phổ Hiền khởi Phật kiến, pháp kiến, cho mỗi vị hai mươi gậy, đày đến hai ngọn núi Thiết Vi.” Triệu Châu ra chúng thưa: “Gậy của Hòa Thượng bảo ai ăn?” Nam Tuyền nói: “Vương lão sư có lỗi gì?” Triệu Châu liền lễ bái. Bậc Tông sư bình thường chẳng thấy chỗ thọ dụng, vừa gặp lúc đương cơ nêu ra, tự nhiên sống linh động. Ngũ Tổ tiên sư thường nói: “Giống như hai con ngựa đá nhau, ông chỉ thường tập thấy nghe thanh sắc, đồng thời ngồi dứt, nắm được đứng, làm chủ được mới thấy Bách Trượng và vị Tăng kia.”—A monk asked Pai Chang, “What’s the extraordinary affair?” Pai Chang said, “Sitting alone on Ta Hsiung Mountain.” The monk bowed; Pai Chang thereupon hit him. According to Yuan-Wu in the Pi-Yen-Lu, he has the eye to face situations and not heed danger or death. Thus it is said, “How can you catch tiger cubs without entering the tiger’s lair?” Pai Chang was ordinarily like a tiger with wings. Nor does this monk shun birth and death: he dares to grab the tiger’s whiskers and asks, “What’s the extraordinary affair?” This monk too haseyes. Pai Chang immediately took up the burden with him saying, “Sitting alone on Ta Hsiung Mountain.” The monk then bowed. Patchrobed monks must be able to discern the meaning before the question. This monk’s bowing was not the same as ordinary bowing: he had to have eyes before he could do this. he didn’t spill all his guts to others. Though they knew each other, they acted like they didn’t. As for “A monk asked Pai Chang, ‘What’s the extraordinary affair?’ Pai Chang said, ‘Sitting alone on Ta Hsiung Mountain.’ The monk bowed; then Pai Chang hit him”: observe how when they let go, they both do so at once, and when they gather back, they wipe away the tracks and obliterate the traces. But say, when the monk bowed right then, what was his meaning? If you say it was good, then why and for what did Pai Chang then hit him? If you say it was no good, what was wrong about his bowing? When you get here, you must be able to to tell right from wrong, distinguish initiate from outsider, and stand on the summits of a thousand peaks, to begin to understand. This monk’s bowing was like grabbing the tiger’s whiskers: he was just contending for a pivital position. Fortunately there’s an eye on Pai Chang’s forehead and a talisman behind his elbow, shining through the four quarters and profoundly discerning oncoming winds. Therefore he immediately hit the monk. If it had been someone else, he wouldn’t have been able to handle the monk. The monk met mind with mind, conveyed intention with intention: that is why he bowed. Nan Ch’uan said, “Last night at midnight, Manjusri and Samanthabhadra came up with views of Buddha and Dharma. I gave them each twenty blows and sentenced them to be hemmed in by twin iron mountains.” At the time Chao Chou came forward and said, “Who should take your beating, Teacher?” Nan Ch’uan said, “Where was my fault?” Chao Chou bowed. Masters of our school do not idly observe how the other takes action. The moment they are in charge of the situation and bring it into play, they are naturally leaping with life. My late teacher Wu Tsu would often say, “It’s like coming to grips in the front lines.” I’m always telling you simply to cut off seeing and hearing, form and sound, all at once, then you’ll be able to hold fast and act with mastery. Only then will you see Pai Chang and that monk.

Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư (720-814/or 818?): Hyakujo Ekai (jap)—Pai-chang-Huai-hai (Wade-Giles Chinese)—Baizhang Huaihai (Pinyin Chinese)—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ chín. Ngoài việc chúng ta gặp tên ông trong các thí dụ thứ 26, 53, 70, 71, và 72 của Bích Nham Lục, có một số chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong Truyền Đăng Lục, quyển VI: Bách Trượng Hoài Hải sanh năm 720 sau Tây Lịch, gốc người ở Trường Lạc, Phúc Châu. Ông là một trong những đại thiền sư thời nhà Đường, môn đồ và là người nối Pháp của Mã Tổ Đạo Nhất, thầy của Quy Sơn Linh Hựu và Hoàng Bá Hy Vận—Zen Master Pai-Chang-Huai-Hai, name of a Chinese Zen master in the ninth century. Beside the fact that we encounter his name in examples 26, 53, 70, 71, and 72 of the Pi-Yen-Lu, there is some interesting information on this Zen Master in the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume VI: He was born in 720 A.D., in the city of Changle in Fuzhou. He was one of the greatest Chinese Zen masters of the T’ang period; a student and dharma successor of Ma-tsu Tao-i, and the master of Kuei-shan Ling-yu and Huang-po Hsi-yun.

  • Ông là vị thiền sư đầu tiên thiết lập một cộng đồng tự viện ở Trung Quốc với những luật lệ quy củ rõ ràng và nhấn mạnh đến việc lao động chân tay trong nhà thiền bao gồm trong quyển Bách Trượng Thanh Quy. Noi theo con đường của Tứ Tổ Đạo Tín, người sáng lập ra cộng đồng độc lập đầu tiên của các thiền sư, Bách Trượng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa phương pháp tọa thiền và công việc hằng ngày trong tự viện hay trên các cánh đồng. Chính Bách Trượng đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng: “Ngày nào không làm, ngày ấy không ăn,” mà chính ông đã theo đúng cho đến cuối đời. Khác với truyền thống khất thực của các nhà sư Ấn Độ, sống bằng đồ cúng dường của đàn na tín thí, các nhà sư Thiền gần như sống bằng sự lao động của chính mình. Tuy nhiên, truyền thống khất thực vẫn được giữ lại như một phương pháp rèn luyện trí tuệ trong khuôn khổ do Bách trượng lập ra. Ngày nay, tuy văn bản quy định các quy tắc của Bách Trượng đã mất đi, nhưng tinh thần của nó vẫn được áp dụng trong các thiền viện. Chúng ta gặp tên ông trong các thí dụ thứ 26, 53, 70, 71, và 72 của Bích Nham Lục. Các công án nầy cho chúng ta biết được tinh thần của vị đại thiền sư nầy nhiều hơn tất cả những chỉ dẫn về cuộc đời và ảnh hưởng của ông— He was an outstanding Zen master, the first to establish the Zen community in China with precise rules and regulations and the emphasis on manual labor. Following the tradition of Taohsin, the fourth patriarch of Zen who founded the first self-supporting community of Zen monks, Pai-chang stressed the importance of combining meditative practice with daily work in the monastery and in the fields. From Pai-chang comes the wellknown Zen saying: “A day without work, a day without food.” He himself lived in accordance with this principle until the end of his life. It should be noted that until this time Buddhist monks in China had lived, following the Indian monastic tradition, from offerings gathered by monks on begging rounds or brought to the monasteries by lay believers. Now the monks of the Ch’an monasteries gained their livelihoods principally through their own manual labor; however, the tradition of making begging rounds was preserved in Pai-chang’s rules as a form of spiritual training. Although the precise written form in which Pai-chang originally set forth his rules has been lost, these rules and their spirit have been preserved in the Zen tradition and are followed today in Zen monasteries. We encounter his name in examples 26, 53, 70, 71, and 72 of the Pi-Yen-Lu. We learn more about the mind of Pai-chang from these

koans than from all historical data concerning his life and significance.

  • Chẳng hạn như qua thí dụ thứ 26 của Bích Nham Lục: “Một vị Tăng hỏi Bách Trượng: ‘Có gì lạ thường ở đó không?’ Bách Trượng nói: ‘Ngồi đó, một mình, trên núi Đại Hùng (Dai Yuho).’ Vị Tăng cung kính cúi đầu chào. Bách Trượng liền đánh vị Tăng nầy.” Bách Trượng không chỉ được biết đến về những tài năng tổ chức của ông, mà còn về kinh nghiệm lớn về thiền cũng như về trí năng của ông, thể hiện biệt hiệu ‘Hoài Hải’, hay kẻ mang đại dương trong ngực của mình, do vị thầy đầu tiên là tứ tổ Đạo Tín đã đặt cho. Bách Trượng là tác giả của bộ ‘Đốn Ngộ’, trong đó ông nêu rõ rằng học thuyết của Nam Tông phù hợp với thực chất sâu sắc của các kinh điển Đại thừa—Here, for instance, in example 26 of the Pi-Yen-Lu: “A monk asked Pai-chang, ‘What is there that’s extraordinary?’ Pai-chang said, ‘Sitting alone on Mount Ta-Hsiung.’ The monk bowed respectfully. Pai-chang hit him.” Pai-chang is not known for his organizational telent alone, rather primarily for his profound Zen realization and his great wisdom, already indicated by the monastic name he received from his first master, Tao-hsin. The name ‘Huai-hai’ means who bears the ocean of wisdom in his chest. Pai-chang is the author of

‘Sudden Enlightenment’ (Tun-Wu), a fundamental Ch’an text concerning ‘sudden enlightenment’. In this work he shows that the teaching of the Southern school of Ch’an is in accord with the deepest sense of the great Mahayana sutras.

  • Một hôm sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ hỏi: “Đó là cái gì?” Sư thưa: “Vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Bay đi đâu?” Sư thưa: “Bay qua.” Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi của sư mà vặn mạnh một cái, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: “Lại nói bay qua đi.” Ngay câu ấy sư tỉnh ngộ. Trở về phòng thị giả. Sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: Huynh nhớ cha mẹ phải không?” Sư đáp: “Không.” Bị người ta mắng chửi phải không? Sư đáp: “Không.” Vị sư hỏi: Vậy tại sao lại khóc?” Sư đáp: “Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương.” Vị thị giả kia lại hỏi: “Có nhơn duyên gì không khế hội?” Sư đáp: “Đi hỏi Hòa Thượng đi.” Vị thị giả ấy tới hỏi Hòa Thượng rằng: “Thị giả Hoài Hải có nhơn duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói.” Mã Tổ

bảo: “Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y.” Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: “Hòa Thượng nói huynh đã hội, nên bảo chúng tôi về hỏi huynh.” Sư bèn cười Hả! Hả! Các vị ấy bảo: “Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười.” Sư đáp: “Vừa rồi khóc bây giờ cười cũng vậy thôi.” Các vị ấy mờ mịt không hiểu gì cả. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, có thể có liên hệ nào không giữa các câu chuyện rửa chén của chú tiểu, thổi tắt ngọn đèn và vặn tréo lổ mũi trên? Ta phải nói như Vân Môn Văn Yển: “Nếu không có gì hết, thì làm sao những người ấy đạt được lý Thiền? Nếu có thì mối thân thuộc ra sao? Cái ngộ ấy là gì? Cái nhãn quan mới thấy là gì? Hễ sự quan sát của ta còn bị giới hạn trong những điều kiện của trước thời mở con mắt đạo, có lẽ ta không bao giờ thấy được đâu là chỗ rốt ráo kết thành. Đó toàn là việc diễn ra hằng ngày, và nếu khách quan Thiền nằm ở chỗ thường nhật ấy thì mỗi chúng ta đều là Thiền sư hết mà không biết. Điều nầy rất đúng bởi lẽ không có cái gì giả tạo được xây dựng trong đạo Thiền, nhưng phải có cái vặn mũi, có cây đèn bị thổi tắt, thì mắt chúng ta mới lột hết vảy cá, và ta mới chú ý đến bên trong, và hướng đến sự động dụng của tâm thức; và chính tại đó tiềm ẩn mối liên hệ mật thiết giữa sự thổi tắt đèn hay cái vặn mũi cũng như vô số những việc khác dệt thành tấm màn thế sự của loài người chúng ta—One day PaiZhang accompanied Ma-Tzu on a walk. A flock of wild ducks flew past them. Ma-Tzu said: “What’s that?” Pai-Zhang said: “Wild ducks.” Ma-Tzu said: “Where’d they go?” Pai-Zhang said: “They flew away.” Ma-Tzu then twisted Pai-Zhang’s nose so hard that he cried out. Ma-Tzu said: “So you say they’ve flown away!” Upon hearing these words, PaiZhang attained enlightenment. Returning to the attendant’s room, Pai-Zhang cried out loudly. One of the other attendants asked PaiZhang: “Are you homesick?” Pai Zhang said: “No.” The attendant said: “Did someone curse at you?” Pai-Zhang said: “No.” The attendant said: “Then why are you crying?” Pai-Zhang said: “Master Ma twisted my nose so hard that the pain was unbearable.” The attendant said: “What did you do that offend him? Pai-Zhang said: “You go ask him.” The attendant went to Ma-Tzu and said: “What did the attendant Huai-Hai do to offend you? He is in his room crying. Please tell me.” The great teacher said: “He himself knows. Go ask him. The attendant returned to Pai-Zhang’s hut and said again: “The master says that you already know, so I should come here and ask you.” Thereupon Pai-Zhang laughed out loud. The attendant said: “A moment ago you were crying, so why are you laughing now?” PaiZhang said: “My crying moment ago is the same as my laughing now.” The attendant was bewildered by Pai-Zhang’s behavior. Is there any connection in any possible way between the washing of the dishes and the blowing out a candle and the twisting of the nose? We must say with Yun-Men: “If there is none, how could they all come to the realization of the truth of Zen? If there is, what inner relationship is there? What is this enlightenment? What new point of viewing things is this? So long as our observation is limited to those conditions which preceded the opening of a disciple’s eye we cannot perhaps fully comprehend where lies the ultimate issue. They are matters of everyday occurrence, and if Zen lies objectively among them, every one of us is a master before we are told of it. This is partly true inasmuch as there is nothing artificially constructed in Zen, but if the nose is to be really twisted or the candle blown out in order to take scale off the eye, our attention must be directed inwardly to the working of our minds, and it will be there where we are flying geese and the washed dishes and the blown-out candle and any other happenings that weave out infinitely variegated patterns of human life.

  • Hôm sau Mã Tổ vừa lên tòa, chúng nhóm họp xong. Sư bước ra cuốn chiếu, Mã Tổ xuống tòa, sư theo sau đến phương trượng. Mã Tổ hỏi: “Ta chưa nói câu nào, tại sao ngươi cuốn chiếu?” Sư thưa: Hôm qua bị Hòa Thượng kéo chót mũi đau.” Mã Tổ bảo: “Hôm qua ngươi để tâm chỗ nào?” Sư nói: “Chót mũi ngày nay lại chẳng đau.” Mã Tổ bảo: “Ngươi hiểu sâu

việc hôm qua.” Sư làm lễ rồi lui ra—The next day Ma-Tzu went into the hall to address the monks just when the monks had finished assembling, bai-Zhang rolled up his siting mat. Ma-Tzu got down from his chair and BaiZhang followed him to the abot’s room. MaTzu said: “Just now I hadn’t said a word. Why did you roll up your sitting mat?” Bai-Zhang said: “Yesterday the master painfully twisted my nose.” Ma-Tzu said: “Is there anything special about yesterday that you’ve noticed?” Bai-Zhang said: “Today, my nose doesn’t hurt anymore.” Ma-Tzu said: “Then you really understand what happened yesterday.” BaiZhang then bow and went out.

  • Vào một dịp khác, Sư đứng hầu Mã Tổ, thấy cây phất tử ở góc giường, Sư bèn hỏi: “Tức đây dùng, lìa đây dùng?” Mã Tổ nói: “Trong tương lai nếu ông đi đến chỗ khác thì làm sao mà dạy người?” Bách Trượng cầm cây phất trượng dựng đứng lên. Mã Tổ nói: “Tức đây dùng, lìa đây dùng?” Bách Trượng để cây phất tử lại trên giá. Bất thình lình Mã Tổ nạt một tiếng lớn đến nỗi Bách Trượng bị điếc đến ba ngày—On another occasion Pai-chang was in attendance to Master Ma-tsu. He saw the abbot’s whisk sitting on its stand and said, “If someone uses this, can they also not use it?” Ma-tsu said, “In the future if you travel to some other place, how will you help people?” Pai-chang picked up the whisk and held it upright. Ma-tsu said, “If you use it this way, what other way can it be used?” Pai-chang placed the whisk back on its stand. Ma-tsu suddenly let out and earth-shaking shout so loud that Pai-chang was deaf for three days.
  • Một hôm, sư thượng đường thuyết pháp. Nhưng sư chỉ bước tới vài bước, đứng yên, rồi mở rộng vòng tay ra, rồi trở về phương trượng. Sau đó đệ tử vào hỏi thì ngài trả lời: “Đó, đại nghĩa của pháp Phật chỉ là vậy.”—One day he entered the hall to preach the BuddhaDharma. But he merely walked forward a few steps, stood still, and opened his arms, then returned to his room. His disciples came to ask for the reason, he said: “That’s all of the great principle of Buddhism.”
  • Trong số những đại đệ tử của Bách Trượng có Hoàng Bá và Qui Sơn. Một hôm Bách Trượng bảo Tăng chúng: “Phật pháp không phải là việc nhỏ, lão Tăng xưa bị Mã Tổ nạt đến ba ngày lổ tai còn điếc.” Hoàng Bá nghe nói bất giác le lưỡi. Bách trượng bảo: “Con về sau nầy thừa kế Mã Tổ chăng?” Hoàng Bá thưa: “Không. Nay nhơn Hòa Thượng nhắc lại, con được thấy Mã Tổ đại cơ, đại dụng, nhưng vẫn không biết Mã Tổ. Nếu con thừa kế Mã Tổ, về sau mất hết con cháu của con.” Bách Trượng bảo: “Đúng thế, đúng thế, thấy bằng với thầy là kém thầy nửa đức, thấy vượt hơn thầy mới kham truyền trao. Con hẳn có cái thấy vượt hơn thầy.” Hoàng Bá liền lễ bái— Foremost among them Bai-Zhang’s students were Huang-Bo and Kui-Shan. One day BaiZhang said to the congregation: “The Buddhadharma is not a trifling matter. Formerly great Master Ma-Tzu shouted so loudly that I was deaf for three days.” When Huang-Bo heard this, he stuck out his tongue. Bai-Zhang said to him: “In the future, will you carry on Ma-Tzu’s Dharma?” Huang-Bo said: “There’s no way I could do so. Today, because of what you’ve said, I’ve seen MaTzu’s great function, but I still haven’t glimpsed Ma-Tzu. If I carry on Ma-Tzu’s teaching by half, then our descendants will be cut off.” Bai-Zhang said: “Just so! Just so! The one who is his teacher’s equal has diminished his teacher by half. Only a student who surpasses his teacher can transmit his teacher’s teaching. So how does the student surpass the teacher?” Huang-Bo then bowed.
  • Tóm lại, sự am hiểu tuyệt vời về kinh điển cho thấy rằng phái ‘Đốn Ngộ’ (đại giác bất thần hoàn toàn hay Nam Tông) không coi thường việc nghiên cứu kinh điển một cách sâu sắc, dù rằng trường phái nầy khẳng định tính ưu việt của sự thể nghiệm đại giác đối với mọi lý thuyết. Đây cũng là đoạn mở đầu trước tác của Bách Trượng, được soạn dưới hình thức đối thoại: “Hỏi: ‘Chúng ta phải làm bài tập nào để đạt tới giải thoát?’ Đáp: ‘Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng đại giác bất thần.’ Hỏi: ‘Đại giác bất thần nghĩa là gì?’ Đáp: ‘Bất thần có nghĩa là người ta thoát khỏi

tất cả những sự mù quáng trong khoảnh khắc. Đại giác nghĩa là hiểu rằng đại giác không phải là điều mà người ta có thể đạt tới được.’ Hỏi: ‘Phải bắt đầu bài tập nầy từ đâu?’ Đáp: ‘Chính là từ gốc rễ.’ Hỏi: ‘Thế thì gốc rễ là những gì?’ Đáp: ‘Tinh thần (ý thức) là gốc rễ.'”—In short, it is evident that Pai-chang was well versed in the sutras. Thus even the school of sudden enlightenment or the Southern School, though the primacy of the enlightenment experience over any ‘theory’ was stressed, great importance was still placed on the study of the sutras. This text, composed by Pai-chang in dialogue form, begins with the following sentences: “Question: ‘What practice must we practice in order to attain liberation?’ Answer: ‘Liberation can only be realized through sudden enlightenment.’ Question: ‘What is sudden enlightenment?’ Answer: ‘Sudden means to liberate oneself in an instant from all delusive thoughts. Enlightenment means the insight that enlightenment is nothing that could be attained.’ Question: ‘Where should we begin with this practice?’ Answer: ‘At the root.’ Question: ‘And what is the root?’ Answer: ‘The mind (consciousness) is the

root.'”

  • Thiền sư Bách Trượng thị tịch ngày mười bảy tháng giêng năm 814. Sau khi thị tịch sư được vua ban hiệu “Đại Trí Thiền Sư: và tháp hiệu “Đại Bảo Thắng Luân.”—The master died on the seventeenth day of the first month in 814. He received the posthumous title “Zen Master Great Wisdom.” His stupa was named “Great Treasure Victorious Wheel.”

Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Ngữ Lục: Records of the Words of Zen Master Pai-ChangHuai-Hai—See Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư.

Bách Trượng Niết Bàn Thiền Sư: Hyakujo (jap)—Zen master Pai-chang Nieh-pan—See

Bách Trượng Duy Chánh Thiền Sư.

Bách Trượng Sơn: Núi Bách Trượng, tọa lạc

trong tỉnh Giang Tây, Trung Hoa—Pai-chang Mountain, located in Jiang-hsi Province, China.

Bách Trượng Thanh Quy: Baizgangqinggui (chi)—Hyakujo Shingi (jap)—Tên của một tác phẩm được ngài Bách Trượng viết về quy luật (thanh quy) của Tăng chúng trong thiền viện. Quy luật chính xác mà ngài Bách Trượng đã nhấn mạnh về lao tác cho người tu tập thiền quán trong thiền viện. Tác phẩm do thiền sư Đức Huy soạn lại, trong đó ghi rõ các quy tắc được đề ra trong văn bản Bách Trượng Thanh Quy đến nay vẫn còn hiệu lực—Name of a book written by Paichang on regulations for monks in a Zen monastery. Baizhang’s precise rules and regulations and the emphasis on manual labor for Zen practitioners. It was redacted by the monk Te-hui, in which the regulations recorded in this work are considered authoritative to the present day.

Bách Trượng Vấn Vân Nham: Pai Chang Questions Yun Yen—Theo thí dụ thứ 72 của Bích Nham Lục. Bách Trượng lại hỏi Vân Nham: “Dẹp hết cổ họng môi mép làm sao nói?” Vân Nham thưa: “Hòa Thượng có hay chưa?” Bách Trượng nói: “Mất hết con cháu của ta.” Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, Vân Nham ở chỗ Bách Trượng hai mươi năm làm thị giả, sau theo Đạo Ngộ đến Dược Sơn. Dược Sơn hỏi: “Ông ở trong hội Bách Trượng làm việc gì?” Vân Nham thưa: “Vượt khỏi sanh tử.” Dược Sơn hỏi: “Lại vượt khỏi chưa?” Vân Nham nói: “Y không sanh tử.” Dược Sơn nói: “Hai mươi năm ở chỗ Bách Trượng mà tập khí chưa trừ.” Vân Nham từ giã ra đi yết kiến Nam Tuyền, sau trở lại Dược Sơn mới khế ngộ. Xem cổ nhân hai mươi năm tham cứu vẫn tự nửa xanh nửa vàng, dính da kẹt xương, không thể chóng thoát, phải ắt là phải, chỉ trước chẳng kết thôn, sau không tạo điếm. Đâu chẳng thấy nói: “Lời chẳng rời hang ổ, đâu hay thoát buộc ràng, cửa hang mây trắng phủ, biết bao người quên nguồn.” Tông Tào Động gọi là xúc phá. Cho nên nói: “Đạp toan sơn trượng lầu phụng hoàng, thời nhơn hiềm xúc thời nay hiệu.” Vì thế nói rừng gai góc phải vượt qua mới được. Nếu chẳng vượt qua trước sau đều mắc kẹt, chặt chẳng đứt. Vừa rồi nói trước chẳng kế thôn, sau không tạo điếm, Vân Nham chỉ quản đi kiểm điểm người khác. Bách

Trượng thấy Sư như thế, một lúc lôi đánh chết— According to example 72 of the Pi-Yen-Lu, Pai Chang also asked Yun Men, “With your throat, mouth, and lips shut, how will you speak?” Yun Yen said, “Teacher, do you have any way to speak or not?” Pai Chang said, “I have lost my descendants.” According to Yuan-Wu in the PiYen-Lu, Yun Yen was an attendant for twenty years at Pai Chang. Later he went along with Tao Wu to Yao Shan. Yao Shan asked him, “When you were in Pai Chang’s congregation, what was your purpose?” Yun Yen said, “To escape birth and death.” Yao Shan said, “Have you escaped yet or not?” Yun Yen said, “There’s no birth and death for this one.” Yao Shan said, “Twenty years at Pai Chang and your force of habit still hasn’t been cleared away yet.” Yun Yen took his leave and went to see Nan Ch’uan. Later he returned to Yao Shan and at last understood and was enlightened. Look how the ancient man Yun Yen studied and investigated for twenty years and still was half green and half yellow (unripe). He stuck to his skin and clung to his bones, and couldn’t break through. He was indeed this way; in fact, ahead he didn’t reach the village, behind he didn’t get to the shop. Haven’t you heard it said: “If your words do not leave the old clichés, how will you be able to get out of what covers and binds you? White clouds lie athwart the valley mouth, making so many people miss the source.” In the Ts’ao Tung tradition this is called “transgression.” Thus they say, “Throw open the well-guarded phoenix tower but avoid transgressing (the prohibition against saying) the present emperor’s name.” Hence it is said, “To attain it is first necessary to pass beyond the forest of brambles. If you do not pass beyond it, then from beginning to end you will get stuck in subtleties without being able to cut them off.” As I just said, “Ahead he didn’t reach his village, behind he didn’t get to his shop.” Yun Yen just went to test the other man’s depths. When Pai Chang saw him acting like this, he immediately held him and struck him dead.

Bách Tụng Thi Tập: Một trăm bài tụng của Ấn Giáo, của nhiều tác giả người Ấn, viết bằng tiếng Phạn, nói về luyến ái và cách xử thế ở đời—One hundred Hindu stanzas, from a variety of authors, written in Sanskrit. The content of the book is about the attachment of love and the way to behave in life.

Bách Tứ Thập Bát Bất Cộng Pháp: Một trăm bốn mươi tám pháp bất cộng của Đức Phật (gồm 32 tướng, 80 chủng hảo hay vẻ đẹp phụ, 4 tịnh, 10 lực, 4 vô úy, 3 niệm xứ, 3 bất hộ, Đại Bi, thường bất vong, đoạn phiền não tập, và 4 nhất thiết hạnh tịnh)—One hundred forty special, or uncommon, characteristics of a Buddha. Bách Tự Luận: Sataksara-sastra (skt)—Bá Luận—Treatise of one hundred words.

Bách Tức Bách Sinh: Một trăm vị niệm Phật là trăm vị được cứu độ—Of one hundred who call on the Buddha, 100 will be saved.

Bách Vạn Biến Niệm:Một triệu niệm—Repeat (v) Amitabha’s name a million times—Bách vạn biến, niệm hồng danh Phật A Di Đà một triệu lần không ngưng nghỉ trong bảy ngày để cầu vãng sanh Cực lạc—To ensure rebirth in Amitabha’s paradise; for a seven days’ unbroken repetition Paradise may be gained.

Bách Vạn Biến Niệm Phật:Một triệu niệm— Repeat (v) Amitabha’s name a million times—See Bách Vạn Biến Niệm.

Bách Văn Bất Như Nhất Kiến: Trăm nghe không bằng một thấy—Seeing is believing—One glance is worth a thousand words—Hear about a thing a hundred times is not equal a single look at it.

Bách Vị: All the good tastes or flavours. Bách Vị Ẩm Thực: All the good tastes or flavours in food.

Bạch: Avadata (skt)—Làm cho rõ ràng—To make clear.

Bạch Ẩn Huệ Hạc Thiền Sư (1686-1769): Zen master Hakuin—Bạch Ẩn Huệ Hạc sanh năm

1686. Ông là một trong những vị thiền sư nhiều tài năng và sáng chói nhất của Nhật Bản. Hồi đang học Thiền với thiền sư Chánh Thọ Lão Ông, Lão Ông đã dùng những thủ đoạn hầu như quá tàn nhẫn. Tuy nhiên, đó là cách mà người xưa dùng để biến một thiền sinh bình thường thành một Tổ Sư Thiền vĩ đại. Trong những trường hợp này, Bạch Ẩn đã đặt lòng tin tuyệt đối ở chân lý Thiền, và ở sự triệt ngộ của thầy mình. Vì Sư hiểu rằng nếu thiếu lòng tin ấy tức là thiếu luôn lòng tin ở khả năng tự tri tự giác của chính mình. Hơn thế nữa, Sư luôn nhớ rằng trong sự tu tập Thiền, sức nội quán chiếu diệu phải đi đôi với đức độ khiêm hạ sâu dày và một cái tâm nhẫn nhục cao độ. Ngày nay, Bạch Ẩn được nhìn nhận là một trong những vị thiền sư vĩ đại nhất trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản. Theo nhiều học giả Nhật Bản, phải đến năm trăm năm mới có một nhân vật như thiền sư Bạch Ẩn xuất hiện. Hầu như chỉ với công sức của bản thân mình, thiền sư Bạch Ẩn đã làm sống lại dòng Thiền Lâm Tế ở Nhật Bản bằng cách phục hồi kỹ luật tu tập đúng theo thanh quy tự viện, tái xác lập vai trò trọng tâm của kinh nghiệm giác ngộ trong đời sống Thiền. Bạch Ẩn thường được gọi là cha đẻ của phái Lâm Tế thời bấy giờ, lý do chỉ một tay ông đã làm sống lại giáo lý Lâm Tế đã tàn lụi dần, qua sự hệ thống hóa các công án của ông. Ông đã hệ thống hóa việc đào tạo bằng công án và khẳng định lại tầm quan trọng của thiền tọa tĩnh tâm, là điều ngày càng bị xem nhẹ để nhường chỗ cho sự nghiên cứu các văn bản thiền theo lối trí tuệ. Các bản văn chính thức của Bạch Ẩn đã được tập hợp lại thành tám bộ tác phẩm đồ sộ. Trong số đó, tác phẩm nổi tiếng và được trân trọng nhất là một bài thơ súc tích được gọi là “Tọa Thiền Ca.” Bài thơ hiện nay vẫn còn được tụng thường xuyên tại các thiền viện thuộc dòng Lâm Tế tại Nhật Bản, và bây giờ âm vang của nó cũng có thể được nghe thấy tại các trung tâm Thiền ở vùng Bắc Mỹ. Trong thánh ca nổi tiếng về thiền tọa tĩnh tâm của mình, Bạch Ẩn ca ngợi ưu điểm căn bản của tọa thiền để đạt tới đại giác, mục đích của con đường Thiền—Bai-In (Hakuin Ekaku) was born in 1686. He was one of the most versatile and brilliant of the Japanese Zen masters. When Hakuin was studying Zen under Shoju, Shoju always utilized methods that seemed inhuman. However, that’s the way the ancients used to turn an ordinary student to a great Zen patriarch. Zen masters In these cases, however, Hakuin knew that there must be absolutely faith in the truth of Zen and in the master’s perfect understanding of it. He knew that the lack of this faith would also mean the same in one’s own spiritual possibilities. Furthermore, he always kept in his mind that in the study of Zen the power of an illuminating insight must go hand in hand with a deep sense of humility and meekness of mind. Hakuin Ekaku is widely regarded as one of the greatest masters in the history of Japanese Zen. As the Japanese put it, someone of Hakuin’s stature appears onle once every five hundred years. Hakuin almost singlehandedly revived Rinzai Zen in Japan by restoring disciplined monasticism and reiterating the centrality of the enlightenment experience. Hakuin is often called the father of Linn-Chih Sect (Rinzai) at that time by reason of the fact that he single-handedly revitalized the Linn-Chih’s teachings, which had been steadily declining, through his systematization of the koans. He systematized koan training and emphasized once again the importance of zazen, the practice of which had been more and more eclipsed by intellectual preoccupation with Zen writings. Hakuin’s formal Zen writings fill eight huge volumes. Yet one of his best-known and mostloved works is a pithy poem called Zazen wasan, or “Chant in Praise of Zazen.” This verse is still chanted regularly in Japanese Rinzai monasteries, and now it can be heard in North American Zen centers as well. In his famous praise of Zazen (Hakuin Zenji zazen-wasan), he extolls the importance of “sitting in meditation” for the actualization of enlightenment, which is the goal of the way of Zen.

  • Bạch Ẩn Huệ Hạc, một đại thiền sư có công phục hưng tông Thiền Lâm Tế Nhật Bản vào thế kỷ thứ 18, ông đã từng theo học thiền với nhiều bậc thầy. Tuy nhiên, chính thiền sư Đạo Cảnh là người đã mở mắt cho ông về cả chiều sâu lẫn chiều rộng của chân Thiền. Đạo Cảnh thường nói: “Thiền tông của chúng ta đã bị suy đồi từ thời nhà Tống (960-1278) và tàn lụn vào thời nhà Minh (1368-1644). Mặc dầu vài hiệu quả còn sót lại đã được truyền sang Nhật Bản, nhưng nó mờ như sao ban ngày. Trạng thái của vụ việc thật là đáng thương.” Đạo Cảnh cũng nói: “Ngày nay người học thiền chỉ là những kẻ bắt chước học theo những tấm bảng chỉ đường mà thôi, với sự chỉ dạy của những thiền sư không có cái nhìn giải thoát. Những người như vậy không mơ ngay cả việc được truyền thụ bởi những người không giác ngộ.” Về sau này, sau khi giác ngộ, Bạch Ẩn Huệ Hạc dạy chúng: “Khi ta nghe lời chỉ trích của lão Shoju, ta tự hỏi tại sao ông ta lại phẫn nộ về những trung tâm Thiền vào thời đó như vậy, với sự sản sinh của nhiều tự viện và sự trổi dậy của nhiều ông thầy nổi tiếng. Về sau này, khi ta hành cước quanh thế giới thiền và thấy một số đáng kể thiền sư, mà ta không gặp được dầu chỉ một vị thiền sư chân chính với trí huệ lớn. Chỉ đến lúc đó ta mới nhận thức được cái cách của lão sư Đạo Cảnh thật là quá cao hơn cách của nhiều trung tâm thiền khác.”—Hakuin, the great Zen master who revived the Rinzai sect in the eighteenth century, studied with many teachers. It was Shoju Rojin, however, who opened his eyes to the depth and breadth of real Zen. Shoju Rojin used to say, “This Zen school of ours declined in the Sung dynasty (960-1278) and died out in the Ming dynasty (1368-1644). Although some of the residual efficacy was transmitted to Japan, but it is as faint as stars in daytime. This state of affairs is truly lamentable.” Shoju also said, “Everything nowadays there are only lifeless imitators studying signposts, ‘Zen teachers’ without liberated vision. Such people haven’t even dreamed of what is transmitted by the enlightened.” Later on, after his own enlightenment, Hakuin would tell people, “When I heard old Shoju’s criticisms, I wondered why he was so indignant about the Zen centers of the time, with the proliferation of monasteries and the emergence of famous teachers. Later, when I traveled around the Zen world and saw a number of ‘masters,’ I did not run into a single true master with great insight. Only then did I realize how the Way of old Shoju was far superior to those of other

Zen centers.”

  • Thiền sư Bạch Ẩn thường kể một câu chuyện xảy ra vào thời Sư còn là một thiền sinh trẻ, trên đường hành cước tìm kiếm danh sư để tham cứu thiền đạo. Lúc đó Sư chuyên tâm thực hành pháp không quán, thanh lọc vọng tưởng và kiến chấp, chuẩn bị cho giai đoạn biến chuyển tâm thức. Có lần, Bạch Ẩn cùng đi hành cước với hai thiền sinh khác. Một trong số hai người yêu cầu Bạch Ẩn mang giúp hành lý cho mình vì lý do bệnh tật. Bạch Ẩn vui vẻ nhận lời, gạt bỏ gánh nặng trên lưng ra khỏi tâm trí và tập trung sâu hơn vào việc thiền quán. Thấy Bạch Ẩn là người trẻ tuổi và nhiệt tình, vị Tăng thứ hai cũng viện cớ đau yếu và nhờ Bạch Ẩn mang hộ hành lý cho mình. Với tinh thần hỷ xả của một Phật tử, Bạch Ẩn vui vẻ vác thêm một gánh nữa lên vai mình, tiếp tục bước đi và dồn hết tâm trí vào việc thiền quán. Cuối cùng, cả ba đi đến một bến đò. Lúc này Bạch Ẩn đã hoàn toàn kiệt sức, nên ngay khi vừa lên đò xong là

nằm lăn ra ngủ say. Khi thức dậy, Bạch Ẩn thật sự bất ngờ. Đò đã đến nơi và cập bến tự lúc nào không biết. Mùi tanh hôi lan khắp con đò. Bạch Ẩn nhìn quanh quất và phát hiện ra mọi người đều bị ói mửa, mặt mày tái xanh. Ai cũng nhìn Bạch Ẩn một cách ngạc nhiên. Thì ra, chuyến đò vừa gặp phải một cơn gió lớn khi ra đến giữa sông. Gió to sóng lớn đã khiến cho chiếc đò bị lắc lư dữ dội, làm cho mọi người kể cả người trạo phu đều bị say sóng nặng. Chỉ trừ một mình Bạch Ẩn, do đã ngủ quá say vì kiệt sức, không bị ảnh hưởng gì từ cơn sóng gió vừa rồi. Sau này, mỗi khi nhắc đến sự kiện ấy, thiền sư Bạch Ẩn thường vui vẻ cho rằng lần đó Sư đã nhận được một phần thưởng xứng đáng—Zen master Hakuin used to tell a story regarding the period when he was a young student, traveling around to see Zen teachers and meditating on emptiness, by which Zen followers seek to clear their minds of subjective imaginings in preparation for perception of objective truth. On one occasion, Hakuin was traveling in the company of two other Buddhist monks. One of them asked Hakuin to carry his baggage for him, pleading weakness and fatigue from illness. The young Hakuin readily assented, taking his mind off the extra load by plunging even more deeply into his contemplation of emptiness. Observing Hakuin’s youth and zeal, the other monk decided to take a load off his own shoulders as well. Claiming illness like the first, he asked Hakuin to carry his baggage too. In the spirit of Buddhist service, Hakuin took up the third load and continued on his way, immersing himself in emptiness more intently than ever. Eventually the three monks reached a point where they could go on only by boat, so they boarded a ferry at the nearest landing. Completely exhausted by now, Hakuin collapsed into a heap and fell sound asleep. When he awoke, the young seeker was momentarily disoriented. It appeared that they had just docked, but he had no memory of the trip. Noticing a foul odor, he looked around and saw that everyone was green in the face and covered with vomit. And they were looking at him very strangely.

It turned out that the ferry boat had run into a squall in the course of its passage and had been tossed about so violently that everyone, including the boatman himself, had become uncontrollably seasick. Only the young Zen student Hakuin, so exhausted from carrying the baggage of his two companions that he slept right through the storm, had not been affected at all. This, related Zen master Hakuin, was how he had first realized through his own experience that the principle that hidden virtue is manifestly rewarded is actually true.

  • Có một thương gia rất kính trọng đức độ của thiền sư Bạch Ẩn. Ông ta thường đến thăm viếng và cúng dường quà cáp, tiền bạc, phẩm vật và thực phẩm cho Bạch Ẩn. Về sau này, con gái của vị thương gia ấy có quan hệ tình dục với môt gia nhân rồi hạ sanh một đứa bé. Khi bị tra vấn, cô gái quá sợ nên đã khai là đã có thai với Bạch Ẩn. Vị thương gia nổi cơn thịnh nộ: “Nghĩ rằng ta đã cúng dường cho tên ác Tăng này trong suốt mười năm trời!” Thế rồi ông giằng lấy đứa bé, mang đến ném vào lòng của Bạch Ẩn và mắng chửi thậm tệ rồi bỏ đi. Bạch Ẩn không tranh cãi gì cả, chỉ lẳng lặng chăm sóc đứa bé ấy như thể nó là con mình vậy. Thấy thế, mọi người đều tin rằng Bạch Ẩn chính là cha ruột của đứa bé. Vào một ngày mùa đông, Bạch Ẩn bồng đứa bé ra ngoài khất thực từ nhà này qua nhà khác dưới trời đầy tuyết. Từ trong nhà, người con gái của vị thương gia nhìn thấy cảnh tượng này, cảm thấy tràn đầy hối hận trong lòng, cô chạy đến gặp cha mình khóc lóc và thú nhận tất cả sự thật. Nghe xong vị thương gia hết sức kinh ngạc. Ông chạy nhanh ra ngoài, đến phủ phục dưới chân Bạch Ẩn, cầu xin ngài tha thứ cho lỗi lầm của mình. Bạch Ẩn chỉ mỉm cười và nói: “Đứa bé có người cha khác ư?”—There was a certain merchant who was deeply impressed by the lofty virtue of Zen master Hakuin. He used to present the monk with gifts of money and goods from time to time. Later, the daughter of the merchant had a love affair with a family servant, resulting in the birth of a child. When the irate merchant demanded an explanation, his daughter said

she had been impregnated by the monk Hakuin. The merchant was furious: “To think that I gave alms to an evil monk like that for ten years!” Then, the merchant picked up the baby in his arms and took it right over to Hakuin. Laying the baby in the Zen master’s lap, the merchant gave him a tough-lashing and left in a huff. Hakuin didn’t argue. He began to take care of the baby as if it were his own. People saw him also believed he had fathered the child. One winter day, when Hakuin was out begging for alms from house to house in the falling snow, carrying the infant with him as he went, the merchant’s daughter saw them and was filled with remorse. In tears, she went to her father and confessed the truth. After hearing the truth, the merchant was totally at a loss. He rushed over to throw himself to the ground at the feet of Zen master Hakuin. begging for forgiveness. Hakuin simply smiled and said, “The child has another father?”

  • Một vị võ sĩ dưới trướng một lãnh chúa trong vùng đến tham vấn với thiền sư Bạch Ẩn. Sư hỏi: “Ông đến vì chuyện gì?” Vị võ sĩ thưa: “Từ trước đến nay, con thường nghe giảng về Phật pháp. Giờ đây, con đang mắc phải tâm bệnh cũng vì Phật pháp.” Bạch Ẩn hỏi: “Đó là tâm bệnh gì?” Võ sĩ thưa: “Mới đầu, con có duyên gặp và tham cứu với một vị thiền sư, người dạy cho con cách tham thiền và tìm hiểu về bản chất của tâm. Sau đó, con gặp một vị cao tăng khác và được học giới luật cũng như các bí pháp của Chân Ngôn tông. Có một lần, trong khi con đang hành trì quán tưởng pháp ấn, bất thình lình các cảnh a tỳ địa ngục hiện lên trong đầu con. Khi con cố gạt chúng ra khỏi tâm bằng cách quán tâm vô thường, những cảnh khủng khiếp ấy biến mất cùng với các hình tượng pháp ấn. Kể từ đó về sau, con luôn sống trong tâm trạng bất an. Đêm ngủ thường có ác mộng, thức dậy lại cảm thấy hoang mang lo sợ.” Bạch Ẩn chắc lưỡi nói: “Ông có biết nỗi sợ hãi địa ngục ấy là gì không?” Vị võ sĩ nói: “Chính là hư vô! Thăm thẳm và mờ mịt! Con đã mắc phải tâm bệnh ấy!” Bạch Ẩn bật dậy, lớn tiếng quát thẳng vô mặt của vị võ sĩ, nói: “Đồ hèn! Võ sĩ

đạo là hạng dũng sĩ trung thành với chủ nhân, không sợ cảnh dầu sôi lửa bỏng, không ngại núi giáo rừng gươm. Cớ sao ông lại sợ cảnh hư không kia chứ? Hãy đi vào các tầng địa ngục ấy ngay lập tức! Hãy căng mắt ra mà nhìn kỹ lại chúng!” Vị võ sĩ than phiền: “Ôi! Sao một vị thiền sư lại có thể xúi người khác chui vào địa ngục như vậy chứ?” Bạch Ẩn phá lên cười, nói: “Ta vẫn luôn vào đó đấy thôi! Số địa ngục mà ta rơi vào lên đến tám vạn bốn ngàn tầng. Nhìn xem chỗ nào mà ta không rơi vào?” Cuối cùng vị võ sĩ vô cùng vui mừng khi nhận ra được yếu chỉ của lời chỉ dạy này—A samurai of the provincial barony came to call on Zen master Hakuin. The master asked the samurai, “What have you done?” The samurai said, “I have always liked to listen to Buddhist teaching. I have become infected with an illness because of this.” Hakuin asked, “What is your illness like?” The samurai said, “I first met a Zen teacher and searched the principle of the essence of mind. Then I met a Shingon Discipline teacher and studied the esoteric canon. Developing doubt and confusion about these two schools, while in the midst of visualization of the letter A, there suddenly arose in my mind images of hells. When I tried to stop them by means of the principle of the essence of mind, the two visions clashed, so my mind has become disturbed. In sleep I have nightmare, and when awake, I only toil at conceptual thinking.” Hakuin clucked his tongue and said, “Do you know what it is that fears hell?” The samurai said, “The view of emptiness! I have caught this illness.” Hakuin shouted at the samurai again and again, shouting him away, saying, “You little knave! A samurai is someone who is loyal to his lord that he does not flee floods or fires, and he exposes his body to spears and swords without quivering or blinking an eye. How can you fear the view of emptiness? Right now, fall into earth of those hells, and let’s check them out!” The samurai complained, “How can a teacher have people fall into an evil state?” Hakuin laughed and said, “The hells I fall into are eighty-four thousand in number! Look, there’s nowhere I don’t fall!” Finally seeing the master’s point, the samurai was overjoyed.

  • Một trong những vị lãnh chúa ở miền Tây nước Nhật tìm đến thiền sư Bạch Ẩn để thỉnh giáo. Ngay lúc đó, có một người dân làng đến cúng dường thiền sư một dĩa bánh hạt kê, Sư bèn lấy bánh mời vị lãnh chúa. Vì đã quen với những thứ cao lương mỹ vị nên vị lãnh chúa không thể nào ăn được thứ bánh dân dã này. Thấy thế, Bạch Ẩn nói: “Ngài hãy cố mà ăn đi! Qua đó, ngài sẽ nếm được mùi vị khổ cực của dân dã. Phật pháp mà ta truyền dạy cho ngài cũng chỉ có vậy thôi!”—One of the great barons of western Japan went to visit the Zen master Hakuin and ask for some instruction. At that time, a villager had brought some millet cakes for the Zen master. Hakuin immediately took the cakes and offered them to the baron. Accustomed to the rich food, the baron had never eaten millet. He could not manage to eat the peasant woman’s simple cakes. Observing this, Hakuin scolded the baron, saying, “Force yourself to eat it; you will get to know the misery of the common folk. My teaching is nothing but this.”
  • Trong chúng của Bạch Ẩn, có một vị Tăng điên rồ, tự cho mình đã đạt được đại giác về tự tánh Phật. Ông Tăng này xé hết kinh điển để làm giấy đi cầu. Những vị Tăng khác đã khuyên lơn vị Tăng này nhưng ông không nghe, mà còn cao ngạo đáp ứng lại một cách gay gắt rằng: “Có gì sai trái khi dùng giấy trong kinh để chùi đích Phật chứ?” Có người báo cho Bạch Ẩn biết việc này. Bạch Ẩn liền đến hỏi vị Tăng: “Chúng Tăng nói ông dùng kinh điển làm giấy đi cầu, có phải vậy không?” Vị Tăng đáp, “Phải, vì chính tôi là Phật. Có cái gì sai trái trong việc lấy kinh điển làm giấy chùi đích Phật chứ?” Bạch Ẩn liền nói: “Ông sai rồi! Tại sao lại lấy giấy cũ và đã có viết chữ để chùi đích Phật chứ? Ông nên dùng giấy trắng sạch sẽ để chùi.” Vị Tăng điên rồ cảm thấy xấu hổ, bèn xin lỗi rồi bỏ đi—In Hakuin’s congregation, there was a crazy monk who thought he had realized the identity of self and Buddha. He tore up Buddhist scriptures and used the pages for toilet paper. Other monks advised him not to

do this, but he paid no attention, haughtily retorting, “What’s wrong with using Buddhist scriptures to wipe a Buddha’s ass?” Someone reported this to Master Hakuin, who asked the crazy monk, “They say you are using

Buddhist scriptures for toilet paper. Is that so?” The crazy monk said, “Yes, I myself am a Buddha. What is wrong with using Buddhist scriptures to wipe a Buddha’s ass?” Hakuin said, “You’re wrong. Since it’s a Buddha’s ass, why use old paper with writing on it? You should wipe it with clean white paper.” The crazy monk was ashamed, so he apologized and left.

  • Vào thời phong kiến Nhật Bản, việc tiêu thụ hàng hóa được qui định tùy theo giai cấp xã hội. Lúc bấy giờ, gần thiền viện của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc có một thương gia giàu có nhưng rất bảo thủ. Qui luật trong nhà của ông ta là cấm người ăn kẻ ở không được mang dù vào nhà. Kết quả là tôi tớ của ông phải gửi dù tại nhà của bạn bè để sử dụng khi cần đến mỗi khi đi ra ngoài. Ngày kia, một nữ tỳ của vị thương gia này sắm một cây dù mới và mang đến thiền viện nhờ sư Bạch Ẩn viết tên cô trên chiếc dù. Khi người nữ tỳ đến, vị phó trụ trì nhận chiếc dù và chuyển lời yêu cầu của cô gái cho thiền sư Bạch Ẩn. Vị phó trụ trì cũng giải thích cho Bạch Ẩn về gia qui của vị thương gia ấy. Nghe xong, thiền sư Bạch Ẩn cầm bút và viết lên dù: “Dầu mưa hay bão, không làm trái ý chủ nhân.” Người nữ tỳ cảm thấy thích thú khi nhận lại dù vì không biết chữ nên cô gái không đọc được thầy đã viết gì trên đó. Cô đinh ninh rằng đó là tên của cô, như cô đã yêu cầu. Một hôm người nữ tỳ có việc phải đi ra ngoài trong lúc trời mưa. Trên đường đi, cô giương cao dù và rảo bước, cô bắt đầu để ý thấy người người đều theo dõi và cười cô. Tự hỏi không biết chuyện gì đã xảy ra, khi hỏi ra mới biết nghĩa của dòng chữ được viết trên dù. Giận dữ, cô gái tìm đến Bạch Ẩn và yêu cầu sư bồi thường cho cô ta chiếc dù khác. Sư Bạch Ẩn đã mời cô gái ngồi xuống và nói cho cô nghe về cách làm việc và phục vụ chủ nhân. Sau đó Bạch Ẩn mang chiếc dù này đến gặp vị thương gia và nói: “Tôi tớ trong nhà cũng là con cái của ai đó.

Xin ông hãy biết như vậy.” Xúc động trước lòng từ bi của thiền sư Bạch Ẩn, vị thương gia đã ra lệnh bãi bỏ ngay những qui định không hợp lý trong nhà mình—In late feudal Japan, consumption of goods was regulated by detailed laws, which differed according to one’s social class. Now in Zen master Hakuin’s area there was a wealthy merchant, but very conservative, whose household rules forbade the servants to carry umbrellas. The consequences of this rule, however, was simply that his servants used to keep umbrellas at the houses of friends, then use them as necessary when going out. One day it happened that a certain maid of that merchant’s house took a new umbrella she had purchased and brought it to the Zen master Hakuin, hoping to have him write her name on it for her. When she got to the temple, and assistant agreed to take the umbrella and relay her request to the master. He also explained to Hakuin the situation in the merchant’s household. Having listened to all this, Hakuin picked up a brush and wrote on the paper umbrella, “Whether it rains or pours, I won’t disobey my employer.” The maid was delighted. being illiterate, she couldn’t read what the master had written. She assumed it was her name, as she had requested. Then one rainy day, the maid asked for some time off to run an errand. As she went on her way, holding her umbrella over her against the rain, she began to notice that people were snickering at her.

Wondering what the matter was, at length she asked someone about it, only to learn what was really written on her umbrella. Furious, the woman went to Hakuin demanding compensation for her umbrella. Instead, the Zen master invited her in to sit down and talked to her about how to work for an employer. Then Hakuin went to see the merchant himself. “A servant is someone’s child too, you know,” he said to the rich man, who was so moved by the great master’s compassion that he changed the unreasonable rules of his house.

  • Bạch Ẩn chẳng những là một thiền sư xuất chúng, mà ông còn là một nhà họa sĩ đại tài, một người viết chữ Hán như rồng bay phượng múa, và một nhà điêu khắc. Sekishu hay “tiếng vỗ của một bàn tay là cái gì?” Đây là một công án nổi tiếng do ông thiết lập. Bài “Tọa Thiền Ca” (Zazen Wasan) phổ biến của ông thường được tụng trong các chùa hay thiền viện. Bài ca bắt đầu: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật” và kết thúc: “Chính chốn nầy là đất sen, chính thân nầy là Phật.” Ông thị tịch vào năm 1769—Not only was Hakuin an outstanding master, he was a highly accomplished painter with great talents, calligrapher, and sculptor. Sekishu, or “What is the sound of one hand?” which he devised, is the best known koan by a Japanese master. His popular Chant in Praise of Zazen, frequently recited in Zem temples, begins: “From the beginning all beings are Buddha” and ends: “This earth where we stand is the pure lotus land, and this very body, the body of Buddha.” He died in 1769 A.D.

Bạch Ẩn Thiền Pháp Dưỡng Sinh: Hakuin’s Curing Zen Sickness—Cũng như nhiều thiền Tăng khác, khi còn trẻ Bạch Ẩn Huệ Hạc đã trải qua trạng thái sơ ngộ trước khi đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Vì vậy ông đã dồn hết tâm lực của mình vào công phu thiền định với ước nguyện đạt được sự chứng ngộ toàn mãn. Sau một tháng chuyên tâm nỗ lực, Bạch Ẩn Huệ Hạc bước vào trạng thái quên ăn quên ngủ. Cuối cùng tâm và phổi của ông bị ảnh hưởng một cách thậm tệ, và ông thường cảm thấy ù tai và tê lạnh nơi chân. Thân thể ông trở nên yếu ớt, tâm thần bồn chồn và liên tục bị ảo giác. Bạch Ẩn Huệ Hạc tự mình cảnh giác; và ông đã tìm thầy chữa trị nhưng bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Sau đó có người khuyên Bạch Ẩn Huệ Hạc nên tìm đến ẩn sĩ Hakuyushi, một dị nhân ẩn cư trong hang động tại vùng núi phía đông cố đô Kyoto. Người ta tin rằng Hakuyushi đã sống trên hai trăm tuổi. Ẩn cư chốn sơn lâm cùng cốc và không thích tiếp xúc với khách viếng. Khi nào có ai đó đến tìm ông, ông thường lẩn tránh. Dân địa phương xem ông như một vị phù thủy. Ông rất thông thạo về chiêm tinh và hiểu biết sâu về y thuật. Tuy nhiên, nếu có người thành tâm đến xin lời khuyên của ông, ông thường cho họ một vài ý kiến rất bổ ích. Sau đó, Bạch Ẩn Huệ Hạc tìm gặp Hakuyushi vào mùa đông năm 1710. Đi sâu vào vùng núi miền đông vùng ngoại ô của cố đô Kyoto, Bạch Ẩn dò đường từ những tiều phu. Cào bới tuyết mà đi bộ qua những vách đá lởm chởm đầy chông gai để đến được một hang động với một bức rèm rong phủ ngay cửa hang. Nhìn qua rèm, Bạch Ẩn thấy Hakuyushi đang ngồi bên trong với đôi mắt nhắm nghiền. Hakuyushi ngồi đó với mái tóc đen dài chấm tới đầu gối với nước da sáng hồng. Trên chiếc bàn đá là ba quyển sách: một cổ thư Nho giáo, một quyển Lão giáo, và một bộ kinh Phật. Không thấy có dụng cụ làm bếp hay giường chiếu gì cả. Cả không gian thanh tịnh và siêu việt thoát trần. Bạch Ẩn ngập ngừng và rụt rè nói với ẩn sĩ Hakuyushi về những triệu chứng bệnh hoạn của mình và cầu xin ông giúp cứu chữa. Thoạt tiên ẩn sĩ Hakuyushi vẫn ngồi yên làm như không nghe thấy gì và xin lỗi không làm gì được, nhưng Bạch Ẩn vẫn tiếp tục nài nỉ cho đến khi Hakuyushi đồng ý xem xét những triệu chứng bệnh hoạn của mình. Sau khi khám bệnh cho Bạch Ẩn, ẩn sĩ Hakuyushi chau mày nói: “Chính ông đã gây ra bệnh hoạn cho mình. Hành thiền quá độ đã dẫn đến những triệu chứng này. Ta sợ rằng giờ đây không ai có thể cứu được ông; các phương thức trị liệu thông thường như châm cứu, xoa bóp, và thuốc men không thể trị được căn bệnh này. Nội quán đã làm ông tàn phế. Nếu ông không gầy dựng những ảnh hưởng tốt của nội quán, không tự mình vận dụng những hiệu quả dưỡng sinh của phép nội quán, bệnh ông sẽ chẳng bao giờ được chữa lành. Đây chính là ý nghĩa của câu nói ‘Kẻ bị té ngã xuống đất chỉ có thể tự mình đứng lên từ mặt đất.'” Bạch Ẩn nói ông sẽ ngưng hành thiền để có thể chữa lành bệnh. Ẩn sĩ Hakuyushi cười nói: “Thật ra, hành thiền không phải là nguồn gốc của bệnh. Nói chung, ‘hành thiền mà không có người hành và không có việc để hành, thì đó mới đích thực là hành thiền.’ Hành thiền quá độ là sai. Ông trở nên bệnh hoạn là do bởi ông hành thiền quá độ; giờ đây ông nên trở về chỗ ‘hành thiền mà không thấy có người hành và không thấy có việc để hành’ để đối trị với tật bệnh của mình.” Nói xong, ẩn sĩ Hakuyushi đã tận tình truyền dạy các kỹ thuật và phương pháp đúng đắn của thanh tịnh thiền, với những lời viện dẫn trong kinh Phật và ngữ lục Thiền. Ẩn sĩ Hakuyushi còn nói đến một kỹ thuật thần diệu dùng để đối trị các chứng căng thẳng thần kinh và suy nhược cơ thể. Bạch Ẩn Huệ Hạc xin vị ẩn sĩ giải thích chi tiết. Ẩn sĩ Hakuyushi giải thích: “Khi cảm thấy mệt mỏi trong lúc thực tập tập trung tư tưởng, ông nên hướng tâm thực hành quán tưởng theo cách như sau. Hãy tưởng tượng một quả cầu mềm có mùi thơm nhẹ nhàng và thanh tịnh của chất bơ đang ngự trên đỉnh đầu. Hương vị của nó làm tươi mát cả cái đầu một cách thật vi tế, rồi từ từ lan xuống vai, ngực, lồng phổi, gan, dạ dày, ruột, rồi xuống tận đến xương mông. Lúc này những nghẽn tắc trong lồng ngực sẽ chảy xuống êm ả như nước qua thân thể rồi đổ thẳng xuống đôi chân rồi dừng lại ở đó. Hãy tiếp tục quán tưởng về một dòng khí ẩm từ quả cầu trên đỉnh đầu chảy dồn xuống cơ thể, tạo thành một khối dược chất thơm tho hòa lẫn vào nhau, từ đan điền tỏa khắp châu thân. Khi dụng tâm quán tưởng như vậy, tất cả chỉ là sự thể hiện của tâm, ông sẽ ngửi được một mùi hương dịu dàng và thọ nhận một cảm giác an lạc khó tả. Thân tâm ông sẽ cùng nhau hòa điệu một cách thư giản và dễ chịu. Sự nghẽn tắc sẽ không còn, khí huyết toàn thân sẽ dễ dàng lưu chuyển, da dẻ tươi nhuận và sẽ có rất nhiều khí lực cũng như nhựa sống tuôn chảy trong thân thể của ông. Nếu ông kiên trì luyện tập như vậy, sức khỏe và tinh thần của ông sẽ tăng dần. Hiệu quả của phép quán tưởng này nhanh hay chậm còn hoàn toàn tùy thuộc vào sự chuyên chú và tinh cần của chính ông. Trong quá khứ ta cũng có nhiều bệnh còn tệ hơn bệnh của ông. Tuy nhiên, nhờ dùng phép quán tưởng này mà ta có thể tự chữa bệnh cho mình chỉ trong vòng một tháng. Bây giờ, ta có thể sống trong vùng núi non mà không phải sợ là phải chịu đói lạnh nữa. Tất cả đều nhờ vào năng lực và hiệu quả của phép quán tưởng này.” Bạch Ẩn ra về sau khi nhận được những lời chỉ giáo này. Sau ba năm luyện tập, ông đã hoàn toàn bình phục. Không những hết bệnh, mà ông còn có khả năng tập trung tư tưởng vào nghi tình nữa. Cuối cùng ông đã nhiều lần nhập được vào đại định, thực chứng cảnh giới cực kỳ an lạc và có nhiều tri kiến phúc lạc kỳ diệu. Bạch Ẩn có tuổi thọ rất cao, nhờ vào những năm tháng luyện tập các pháp môn dưỡng sinh học được từ ẩn sĩ Hakuyushi—When Zen master Hakuin was a young man, like most people he attained partial insight before realizing complete liberation. He therefore determined to make an intensive effort to achieve a thorough breakthrough. After a month of strenuous exertion, Hakuin reached the point where he would forget to eat and sleep. Finally his heart and lungs were adversely affected, and he had a constant ringing in his ears and chills in his feet. Becoming enfeebled and suffering from anxiety and hallucinations, Hakuin was alarmed; he sought medical treatment, but to no avail. Later, someone told him about a man called Hakuyushi, “the Pure Hermit,” who lived in a mountain cave east of Kyoto. Hakuyushi was believed to be over two hundred years old. Outwardly he appeared to be an imbecile. Living deep in the mountains, he did not like to have visitors. Whenever anyone came looking for him, he invariably ran away. The local people considered him a wizard. He was an expert on astronomy and was also deeply versed in medical arts. However, if people sincerely sought answers from him, he would sometimes say something, which on reflection would always prove to be of great benefit. Hakuin set off for Kyoto to see Hakuyushi in the winter of 1710. Entering deeply into the mountains on the eastern outskirts of the ancient capital, he asked directions from woodcutters. Plowing through the snow, walking along the crags, after much difficulty he came to a cave with a reed blind hung at the entrance. Looking in through the gaps in the blind, Hakuin saw Hakuyushi sitting there with his eyes closed. He had dark hair reaching to his knees and a healthy ruddy complexion. On a stone desk were three books: a Confucian classic, a Taoist text, and a Buddhist scripture. There were no utensils or bedding anywhere in sight. The whole atmosphere was one of purity and transcendence, beyond the human realm. Timidly and nervously, Hakuin told the hermit about his symptoms and asked for his help. At first Hakuyushi feigned ignorance and excused himself, but on Hakuin’s earnest and insistent pleas he at length agreed to check his vital signs. After making his examination, the hermit frowned and said, “You’ve done for. Excess in meditation has produced these grave symptoms. I’m afraid no one could cure you with the usual treatments of acupuncture, massage, and medication. You have been maimed by inner contemplation. If you do not strive to build up the positive effects of inner contemplation, you will never get well. This is what is meant by the saying, ‘One who falls on the ground must get up from the ground.'” Hakuin said he would give up Zen meditation so that he might be cured of his affliction. Hakuyushi smiled and said, “In fact, Zen meditation is nothing special. In general, meditation is correct meditation when there is no ‘meditation.’ Too much meditation is wrong meditation. You became sick because of too much meditation; now you should use nonmeditation to heal yourself.” Then the hermit instructed Hakuin in genuinely correct methods of pure meditation, citing Buddhist scriptures and Zen lore. He also mentioned a marvelous technique for relief of mental stress and fatigue, which he said was found in ancient literature. Hakuin asked him about the details. Hakuyushi explained, “When you feel ill during concentration exercises, you should rouse the mind to perform the following visualization. Imagine a ball of soft, pure, fragrant butter on top of your head. Its flavor subtly refreshes the whole head, then gradually flows down to the shoulders, chest, lungs, liver, stomach, and instestines, and down the backbone to the hips. Now the congestion in your chest will flow downward like water, going down through the body, down the legs to the bottom of the feet, where it will stop. Then imagine that the penetrating moisture of the remaining flow accumulates and that all kinds of aromatic medicines are blended together in a tonic that soaks and permeates the body from the umbilical region downward. When doing this visualization, it is all just a manifestation of mind, so you will smell an exquisite fragrance and experience a subtle, soft tactile sensation in your body. Your body and mind will be harmonious and comfortable. Congestion will dissolve, your viscera will be in tune, your skin will become lustrous, and you will gain a great deal of energy and strength. If you persist in this, you will become physically well and mentally elevated. Whether the effect takes place slowly or quickly depends entirely on how diligent you are. In the past I had many illnesses, much worse than your. By using this method, however, I was able to relieve most of my chronic ailments within a month. Now I live in these mountains without fear of cold and without suffering hunger. All this is due to the power and effects of that visualization.” Hakuin left after receiving these instructions. After three years of practice, his sickness was cured. Not only was he relieved of illness, he was able to penetrate his doubt as well. Finally, he attained great ecstasy several times and had numerous blissful insights. He lived to a ripe old age, attributing his health and strength to the residual effects of the techniques he had learned from the hermit Hakuyushi.

Bạch Ẩn Thiền Tọa Tụng: Hakuin’s Zazen wasan—Tụng ca của thiền sư Bạch Ẩn—Các bản văn chính thức của Bạch Ẩn đã được tập hợp lại thành tám bộ tác phẩm đồ sộ. Trong số đó, tác phẩm nổi tiếng và được trân trọng nhất là một bài thơ súc tích được goị là “Tọa Thiền Ca.” Bài thơ hiện nay vẫn còn được tụng thường xuyên tại các thiền viện thuộc dòng Lâm Tế tại Nhật Bản, và bây giờ âm vang của nó cũng có thể được nghe thấy tại các trung tâm Thiền ở vùng Bắc Mỹ. Trong thánh ca nổi tiếng về thiền tọa tĩnh tâm của mình, Bạch Ẩn ca ngợi ưu điểm căn bản của tọa thiền để đạt tới đại giác, mục đích của con đường Thiền. Tụng ca thường bắt đầu bằng câu: “Xét tận cùng, mọi sinh linh đều là Phật” và tiếp tục tụng ca bằng cách ca ngợi thiền tĩnh tọa như phương tiện có hiệu quả nhất để thức tỉnh chân lý căn bản của Phật giáo. Bài tụng nổi tiếng này chẳng những là một lời biện minh cho giá trị của thi kệ Thiền khi khẳng định rằng một khi đã đạt ngộ, mọi lời ca điệu múa đều là Pháp âm (người ta có thể tự tại du hý cõi pháp giới), mà đây còn cho chúng ta thấy được những bút tích của vị đại Thiền sư đã góp phần xứng đáng nhất vào sự luận giải tông chỉ nhà Thiền. Dưới đây là toàn bộ nội dung của “Bạch Ẩn Tọa Thiền Ca,” theo quyển “Thiền:

Buổi Đầu Tại Tây Phương”:

“Khởi thủy chúng sanh là Phật

Tựa hồ nước cùng băng

Ngoài nước, không có băng

Ngoài chúng sinh, chẳng có Phật

Đạo gần bên chẳng biết Mãi tìm cầu xa xôi Thật đáng thương xót thay!

Như kẻ trong nước kêu khát

Như con nhà phú gia

Lại tha phương cầu thực

Ta trôi lăn sáu cõi

Bởi tự ngã mê lầm Vật vờ trong vô minh Làm sao thoát sanh tử?

Pháp môn Thiền Đại Thừa

Cao siêu chẳng thể bàn

Mọi pháp hạnh tôn quý

Bố thí, trì giới, niệm Phật

Sám hối và khổ hạnh

Và mọi công đức khác

Đều phát từ Thiền định

Nên Tọa thiền chánh định

Giải trừ mọi ác nghiệp Đâu còn lầm ác đạo Cõi Tịnh Liên kề bên.

Thành kính nghe pháp này

Ngợi ca và hoan hỷ

Hành trì theo pháp này

Núi phước huệ vô biên

Nếu tự mình nội quán

Kiến chiếu vào tự tánh

Một khi đã thực chứng

Tự tánh vốn dĩ không

Tự ngã đồng vô ngã

Vượt tự ngã xảo ngữ

Nhân quả môn mở toang

Đại Đạo chẳng hai ba Sắc tướng là vô tướng

Lui tới tất thong dong

Tâm niệm là vô niệm

Du hý cõi pháp giới

Trời tam muội bao la

Sáng ngời trăng trí tuệ

Ngoài ta là thứ gì

Bổn lai nào thiếu chi

Niết Bàn ngay trước mắt

Cõi này là Tịnh Liên

Thân này là thân Phật.”

Thiền sư Bạch Ẩn muốn nói gì trong bài Thiền Tọa Tụng này? Thuật ngữ “từ khởi thủy” có nghĩa gì trong lời khẳng định mạnh mẽ này? Phải chăng nó có nghĩa là từ vô số kiếp kiếp về trước mà con người có thể biết được, bằng cách nào đó chúng ta vẫn luôn có, hoặc vẫn luôn là Phật? Câu “Khởi thủy chúng sanh là Phật” chẳng khác gì tiếng chuông cảnh tỉnh. Cái khởi thủy ấy từ đâu? Cái khởi thủy ấy có từ khi nào? Nếu chúng ta không đưa được nó về quá khứ, cũng không đưa nó được đến tương lai, phải chăng chúng ta nên xem xét nó ở thời điểm hiện tại? Khi các triết gia đại chúng nói về cách sống trong hiện tại, “ngay ở đây và ngay lúc này,” họ đã để vuột mất điểm đích. Về cơ bản, không có chuyển động, biến đổi và hình thành: tất cả đều là thời gian. Theo Albert Low trong quyển “Thiền: Truyền Thống và Chuyển Tiếp,” hình ảnh nước và băng giống như ẩn dụ về một cái bình đất nung. Chiếc bình thể hiện cái hình thái bên ngoài và đất sét thể hiện cái bản chất của nó. Ở đây chúng ta có thể nói Phật là bản chất của tất cả chúng sanh. Tất cả mọi nhận thức và ý niệm, kể cả ý thức của chúng ta về cái bản chất ấy, cũng như tất cả mọi thứ mà chúng ta thấy, nghe, nếm, tiếp xúc, cảm giác, đều là hình thức mang cái bản chất Phật tánh ấy. “Đạo gần bên chẳng biết,” quả là như vậy! Mỗi người chúng ta từ sáng cho đến tối, là một dòng hiểu biết không ngừng tuôn chảy, một bản giao hưởng bất tận gồm vô số giai điệu trầm bổng của năng lực tri giác. Chúng ta chẳng bao giờ tách rời khỏi dòng chảy hiểu biết ấy; mọi thời đều là hiện tại. Cuộc sống là một bí ẩn lớn, mà cũng chẳng chút bí ẩn nào cả. Niềm an lạc đến từ việc thấy rằng không có an lạc mà không mâu thuẫn, nhưng niềm an lạc khi nhận thấy rằng mâu thuẫn cũng xuất phát tri kiến thực tại. Chim bay trên trời, cá lội dưới nước, con người sống trong năng lực hiểu biết. Hành giả tu Thiền hãy tự mình thức ngộ. Tất cả những gì người khác tìm thấy vốn không thuộc về mình. Hãy tự mình tìm kiếm và nắm bắt. Khi mình tọa thiền và hít vào, cái gì đang hiện hữu? Khi mình thở ra, cái gì đang hiện hữu? Tất cả những gì người khác thuyết giảng là kinh nghiệm nhận thức của họ, chẳng có quan hệ gì đến mình. Hãy thành tâm tự vấn: Cái gì đang hiện hữu? Thật đáng thương xót thay! Chúng ta, những đứa con nhà phú gia lại tha phương cầu thực. Thật vậy, chúng ta, những chúng sanh con người cũng giống như anh chàng “Cùng Tử” trong Kinh Pháp Hoa, ý nói chúng sanh trong tam giới. Theo Kinh Pháp Hoa, có một đứa con trai của một phú gia đi lạc khỏi nhà và lang thang trong nghèo đói trong nhiều năm, quên mất đi cội nguồn xuất thân của mình. Về sau, bước chân lang bạt cuối cùng đưa anh ta trở lại quê hương bản quán. Nhận ra đứa con trai của mình, vị phú gia biết rằng nếu ông ta nhận con ngay lập tức, đứa con khốn khổ ấy sẽ không khỏi hoài nghi và ngại ngùng. Vì thế, vị phú gia đã thu xếp để mướn anh ta vào giúp việc trong nhà, tạo cho anh ta điều kiện thăng tiến của mình. Từ từ vị phú gia mới kể cho người con nghe về cội nguồn của mình khi nhận ra anh ta đã sẵn sàng biết được sự thật. Câu chuyện này hàm ý nói đến tình trạng của những con người trong đời thường của chúng ta. Chúng ta vốn thừa hưởng một sản nghiệp vô tận, nhưng lúc nào cũng cảm thấy mình đang sống trong thiếu thốn. Với mẫu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi: “Cái gia sản vô tận bị lãng quên ấy, cái kho tàng thuộc quyền sở hữu chính đáng của chúng ta, là cái gì?” Một số người có thể trả lời là tuệ giác huyền thâm, hay suối nguồn yêu thương, hay trạng thái siêu ý thức. Còn về chuyện lăn trôi trong lục đạo, trong vũ trụ quan Phật giáo, sáu cõi luân hồi của chúng sanh (chúng sanh tạo các nghiệp khác nhau rồi bị nghiệp lực thúc đẩy, dẫn dắt đến sáu loại đầu thai, qua lại trong sáu nẻo, sanh rồi tử, tử rồi sanh, như bánh xe xoay vần, không bao giờ dừng nghỉ, hoặc vào địa ngục, hoặc làm quỷ đói, hoặc làm súc sanh, hoặc A Tu La, hoặc làm người, hoặc làm trời, Đức Phật gọi đó là luân chuyển trong lục đạo). Với môt số người, đó có thể là những thế giới khách quan, những địa điểm mà chúng sanh có thể trú ngụ. Số khác lại cho rằng đó là các cảnh giới chủ quan, xuất phát từ kinh nghiệm thức ngộ của con người. Tuy nhiên, cũng có thể sáu cõi ấy không phải là những thế giới cụ thể hay cảnh giới tâm linh nào cả, cũng có thể chúng thuộc về những vùng không gian và thời gian khác, không hẳn là khách quan hay chủ quan đối với tâm trí của chúng ta. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng một khi chúng ta chưa nhận thức và vận dụng kho tàng giác ngộ của mình, không có cảnh giới nào tồn tại ngoài sự vô minh và đau khổ cả. Theo Thiền sư Bạch Ẩn, mê lầm tự ngã đã làm cho chúng ta tiếp tục lăn trôi trong sáu cõi. Nói cách khác, Thiền sư Bạch Ẩn nói rằng nguyên nhân của đời sống vô minh và khổ đau là vọng tưởng sai lầm về tự ngã bởi vì chúng ta đang đón nhận một thứ gì đó mà chúng ta chưa hiểu rõ về nó, từ đó chúng ta cho rằng mình đang thiếu thốn, trong khi thực ra mình vốn có một kho tàng giàu có. Ảo tưởng về tự ngã cũng là ảo tưởng về sự nghèo túng về tâm linh. Ảo tưởng rằng “tôi” là cái gì đó quan trọng hơn tất cả những gì đang hiện hữu. Tại sao lại theo đuổi một mục tiêu chưa rõ ràng để gạt bỏ đi kho báu vốn có của mình. Nếu chúng ta cứ tiếp tục lang thang hết u đồ này tới u đồ khác thì làm sao chúng ta có thể thoát ly sanh tử? Theo Thiền sư Bạch Ẩn, chỉ có Định và Tuệ mới có thể giúp đưa chúng ta đến pháp môn giải thoát (cổng của con đường đi đến tự tại). Thiền, với bản chất cũng như tên gọi của nó, đặt quá trình thực hành thiền định lên trên mọi pháp môn tu tập khác. Theo Thiền sư Bạch Ẩn, hành thiện tích phước, cứu độ chúng sanh, tuân thủ giới luật, và mọi hình thức sống đúng đều xuất phát từ tu tập thiền định. Dĩ nhiên, Sư không có ý nói rằng thiền định có thể thay thế được tất cả những pháp môn khác. Sư nói rằng chánh định có khả năng giải trừ ác nghiệp, chứ không phải chỉ một lần ngồi thiền. Có một lời dạy rằng một khi chúng ta đi theo Phật đạo, một khi chúng ta hoàn toàn dốc tâm tìm kiếm chân lý, mọi thứ đều được chu toàn. Điều này không có nghĩa là chúng ta không còn khổ đau nữa, nhưng khổ đau sẽ được chúng ta nhìn nhận với cách thức hoàn toàn khác. Nhưng chớ nên hiểu lầm lời dạy của Thiền sư Bạch Ẩn là trong cuộc tu tập hằng ngày chúng ta vẫn phải luôn trì giới, chúng ta vẫn phải làm vạn sự thiện và chúng ta phải sống đúng, tuy vậy cách duy nhất để chúng ta có thể thực hiện những việc này một cách đúng đắn là hình thành một nhận thức dựa trên nền tảng thiền định vững vàng. Thiền sư Bạch Ẩn đang nói với chúng ta rằng với chánh định, cõi Tịnh Liên kề bên. Nếu chúng ta nghe chân lý này với một cái tâm khiêm cung và biết ơn; nếu chúng ta ngợi ca và hoan hỷ, và hành trì theo pháp này, sẽ mang lại vô biên phước đức. Hãy tự mở lòng mình để đón lấy chân lý với thái độ khiêm cung và lòng biết ơn, từ đó cảm nhận ý nghĩa của nó, cảm nhận được vẻ huy hoàng của nó, đem nó vào chúng ta để hòa làm một. Bản thân chúng ta vốn hoàn hảo và toàn mãn; chúng ta không cần phải thay đổi bất cứ điều gì cả. Nhưng Thiền sư Bạch Ẩn không dừng lại ở đó. Bài tụng của ngài tiếp tục, lần này đi vào cách giải đáp của “Bát Nhã” hay sự thức ngộ: “Nếu tự mình nội quán và kiến chiếu vào tự tánh.” Chúng ta phải chứng nghiệm bản tánh, phải thấu suốt nó một cách trọn vẹn và không một chút hoài nghi. Cái thấy biết thấu suốt ấy phải được trực nhận một cách rõ ràng xác thực như người uống nước tự biết nóng lạnh. Không lợi ích gì khi người khác bảo chúng ta rằng chúng ta đã thấy được tự tánh. Thiền sư Bạch Ẩn nói tiếp: “Một khi đã thực chứng tự tánh vốn dĩ không, tự ngã đồng vô ngã.” Những dòng chữ này nắm lấy một chân lý thâm sâu. Chúng ngụ ý nói đến cái bản thể được gọi là “bản ngã.” Nhưng cái bản ngã này được diễn tả là “vô ngã” và vì thế chúng ta không còn bám víu vào bất cứ một ý niệm nào về sự thực hữu mà chúng ta tin là bản ngã. Phần kết của bài Thiền Tọa Ca của Thiền sư Bạch Ẩn là một khúc tự tình vui thú, xuất phát từ sự thâm ngộ. Cánh cửa giác ngộ mở ra; Đại Đạo chạy ngay trước mặt; Niết bàn hiển lộ trong ánh sáng trong suốt của tuệ giác; và thế giới này tự nó trở thành thiên đường. Thiền sư Bạch Ẩn nhấn mạnh rằng con đường dẫn tới tất cả những điều kỳ diệu ấy, con đường giải thoát mầu nhiệm ấy không là con đường khác hơn là pháp môn Thiền định. Rồi thì thân này chính là thân Phật—Hakuin’s formal Zen writings fill eight huge volumes. Yet one of his best-known and most-loved works is a pithy poem called Zazen wasan, or “Chant in Praise of Zazen.” This verse is still chanted regularly in Japanese Rinzai monasteries, and now it can be heard in North American Zen centers as well. In his famous praise of Zazen (Hakuin Zenji zazen-wasan), he extolls the importance of “sitting in meditation” for the actualization of enlightenment, which is the goal of the way of Zen. It begins with the words “All beings are fundamentally Buddha” and continues by praising the practice of zazen as the most effective means to awaken to this basic truth of Buddhism. This famous Zazen wasan does not only offer its own justification for poetry by declaring that once enlightenment is attained, our dancing and songs are the voice of the Dharma; but this also shows us handwritings of the great Zen master who did contribute his valuable parts on Zen teachings. Here is Hakuin’s complete “Chant in Praise of Zazen,” in “Zen: Dawn in the West” (p.182-183, Author: Philip Kapleau):

“From the beginning all beings are Buddha.

Like water and ice,

Without water no ice, Outside us no Buddha.

How near the truth

Yet how far we seek,

Like one in water crying, ‘I thirst!’

Like a child of rich birth Wandering poor on this earth, We endlessly circle the six worlds.

The cause of our sorrow is ego delusion. From dark path to dark path we’ve wandered in darkness, How can we be free from the wheel of samara? The gateway to freedom is zazen samadhi, Beyond exaltation, beyond all our praises, The pure Mahayana. Observing the precepts, repentance,

and giving, The countless good deeds, and the way of right living All come from zazen. Thus one true samadhi extinguishes evils; It purifies karma, dissolving obstructions. Then where are the dark paths to lead us astray?

The pure lotus land is not far away.

Hearing this truth, heart humble and grateful, To praise and embrace it, to practice its wisdom, Brings unending blessings, brings mountains of merit. And if we turn inward and prove our True-nature, That True-self is no-self,

Our own Self is no-self,

We go beyond ego and past clever words. Then the gate to the oneness of cause-and-effect Is thrown open. Not two and not three, straight ahead runs the Way.

Our form now being no-form, In going and returning we never leave home.

Our thought now being no-thought, Our dancing and songs are the voice of the Dharma.

How vast is the heaven of boundless samadhi! How bright and transparent the moonlight of wisdom! What is there outside us, What is there we lack?

Nirvana is openly shown to our eyes.

This earth where we stand is the pure lotus land,

And this very body the body of Buddha.”

What does Zen master Hakuin want to say in this Zazen wasan? What does “from the beginning” means in this bold assertion? Does it mean that eons and eons ago we learned all there is to know, that we have somehow carried it throught the years, and that we still have it or are it, that we are still Buddha? Zen practitioners should always remember that the term “From the beginning all beings are Buddha” is a clarion call to wake up. Where is the beginning? When is the beginning? If we cannot put it into the past, if we cannot put it into the future, are we going to say it is the present? When the pop philosophers talk about living in the “here and now,” they have already missed the mark. Fundamentally, there are no things that move and change and become: everything is time. According to Albert Low in “Zen: Tradition and Transition,” the image of water and ice is similar to the analogy of the clay jug: the jug gives the form, and the clay gives the substance. Here we can say that Buddha is the substance. All our perceptions and conceptions, our consciousness itself, all the things that we see, hear, taste, touch, or feel, these are forms this subtance takes. How near the truth indeed! Each one of us, from morning till night, is a continuous flow of knowing, and unending symphony of knowing, a rising and falling of knowing. We are never out of knowing; it is always present. It is a great mystery, and yet there is no mystery to it. The peace that comes from seeing this is not a peace without conflict, but a peace that sees that conflict too is knowing. Birds fly in the air, fish swim in the water, human beings live in knowing. Zen practitioners should always look for yourself. Never mind about all those people who have got this or that. Find for yourself. When you sit in zazen and breathe out, what is it? When you breathe in, what is it? Never mind what others have to say. What is it? How pitiful! We, children of rich birth, but wandering poor on this earth. In fact, we, human beings are like the poor son, or prodigal son, of the Lotus sutra, i.e., beings in the three realms. According to the Lotus Sutra, there is a son of a rich man strays from home and wanders in poverty for many years, forgetful of his origins. Eventually he happens to stray near home again. The father sees the boy but realizes that if he went out and simply said, “You are my son,” the boy would be suspicious and afraid. So instead the father arranges for the boy to be employed as a servant of the house. Gradually the son is promoted until the father is sure he is ready to be told the truth. The story depicts a person who is heir to infinite riches but constantly in a state of poverty. We might ask ourselves, “What is this great wealth, rightfully ours, that we are constantly overlooking?” Some would respond that it is esoteric wisdom, or tremendous reservoir of love, or superconscious state. As for the circling the six ways or conditions of sentient existence, in the traditional cosmology of Buddhism, the six miserable states (sentient beings revolve in the cycle of Birth and Death, along the six paths, life after life. These are paths of hell-dwellers, hungry ghosts, animals, titanic demons or asuras, human beings and celestials). Some say these are objective, geographic realms, places to which we can go. Others say they are subjective states that come about through psychological experience. But it may be that they are neither places nor psychological states; perhaps they belong to a kind of intermediate zone which is neither subjective nor objective. Zen practitioners should always remember that as long as our inherent birthright remains unrealized, no realm of existence grants immunity from ignorance or suffering. According to Zen master Hakuin, ego delusion causes us to continue to circle the six worlds. In other words, Zen master Hakuin says that the cause of our sorrow is ego delusion because we are taking something for granted and so we think we are poor, but we are rich. The ego delusion of spiritual poverty, the delusion that I is something very important rather than all that there is. Why settle just for something unclear and by doing that we completely lose the best treasure. If we continue to travel from dark path to dark path, how can we be free from the wheel of samsara? According to Zen master Hakuin, only Meditation and Wisdom can help us to reach the gateway to freedom. Zen, by its very name and nature, puts meditation practice above all these other kinds of practice.

For Zen master Hakuin, all good deeds, all efforts to save people, all the precepts, and all forms of porper living come out of meditation practice. Of course he is not saying that all of these things are replaced by meditation practice. Of course he is not saying that all of these things are replaced by meditation practice. He means that one true samadhi, not one single sitting, can purify karma. There is a saying that once we are on the Buddha’s path, once we are totally committed to seeking the truth, then everything is taken care of. This does not mean that we are not going to suffer any more, but rather our suffering becomes slanted in an entirely different way. But do not miss Hakuin’s true meaning on this: we must keep the precepts, we must do the countless good deeds and make sure we live rightly; yet the only way we can do these things authentically is with a firm foundation of meditation practice. Zen master Hakuin is telling us that with one true samadhi, then the pure lotus land is not far away. If we hear this truth with humble and grateful heart; if we praise and embrace it, and practice its wisdom; it will bring unending blessings and mountains of merit. Let’s open ourselves to it humbly and gratefully, getting the sense of it, feeling the glory of it, taking it into ourselves as our own. We are whole and complete just as we are; we do not need to change a thing. Yet Hakuin does not stop here. The chant goes on, this time to the response of “Prajna” or awakening: “If we turn inward and prove our True-nature.” We must prove our true nature, know it beyond any question or doubt. This knowing is as intimate as knowing whether the water we drink is hot or cold. It is no use for someone else to tell us that we have this true nature or tell us that we have seen into it. Zen master Hakuin continued, “When we turn inward and prove our True-nature, we’ll see that True-self is no-self, our own Self is no-self. We go beyond ego and past clever words.” These words hold a very deep truth. They refer to a self which is “self.” But this self is best described as “no-self” so that we do not cling to any notion of some thing that exists, believing that to be a self. The concluding section of Hakuin’s chant is a lyrical and joyous evocation of deep enlightenment. The gate opens; the Way runs straight ahead; nirvana is revealed in wisdom transparent light; and this earth becomes paradise itself. Zen master Hakuin emphasizes that the path to all these marvels, the wondrous gateway to freedom, is none other than the dharma door of meditation. Then, this very body the body of Buddha.

Bạch Bạch Nghiệp: Nghiệp thiện sắc giới— Wholesome kamma (karma) pertaining to the fine-material sphere.

Bạch Báo: Quả báo của cuộc sống thiện lành— Pure reward or the reward of a good life.

Bạch Cái: Tàng lọng trắng trên đỉnh đầu của Phật—The white umbrella or canopy over the head of Buddha—See Bạch Tản Cái Phật Đảnh. Bạch Câu Quá Khích: Ngựa trắng phi qua kẽ hở, ý nói thời gian trôi qua rất mau, vụt một cái là đã hết một đời. Hành giả nên luôn cố gắng tu tập để ít nhất nếu chưa giải thoát thì cũng có được một đời sống an lạc ngay trong kiếp nầy—The white colt passes the crack, i.e., a sunbeam passing a crack or time flies extremely fast. Practitioners should always try to cultivate, so that if we are not yet enlightened, at least we have a peaceful life in this very life.

Bạch Chân: 1) Đưa ra những tin tức xác thực: To lay a true information; 2) Tán thán công đức của Tổ Sư: To praise the virtue of the patriarchs. Bạch Chỉ: Hakushi (jap)—Blank paper—White paper—Trang giấy trắng, diễn tả trạng thái ý thức đạt được nhờ tu tập thiền tọa tĩnh tâm, và điều kiện cần thiết để thể nghiệm tỉnh thức và giác ngộ. Đó là trạng thái “trống không và đơn giản của mọi sự vật.” Để thực hiện trạng thái đó, như các thiền sư nhấn mạnh, phải làm biến mất mọi ý nghĩ, ý tưởng, hình ảnh, quan niệm, ý kiến, tín niệm, vân vân. Thiền sư Bạch Vân An Cốc nói về điều nầy rằng: “Chừng nào còn có một cái gì được viết, vẽ và hình dung ra trong đầu con, chừng đó con không thể đạt tới đại giác. Hãy vất bỏ mớ bòng bong ấy đi. Tinh thần con cũng phải trống không và trong trắng như một tờ giấy trắng tinh khiết vậy!”—White paper, an expression for the state of consciousness attained through the practice of sitting in meditation (zazen), which is a precondition for the experience of ‘awakening’ and ‘enlightenment’. It is the state of “empty and devoid of all things.” In order to realize this, as the Zen masters stress, all thoughts, ideas, images, concepts, opinions, and patterns of beliefs must disappear. The Japanese Zen master Hakuun Ryoko Yasutani says about this: “As long as there is anything written, recorded, or pictured in your head or heart, you can’t find any enlightenment. Throw everything away. Your mind must be as empty and spotless as a piece of white paper!” Bạch Chiến: Cuộc chiến không có vũ khí—A fighting without weapons.

Bạch Chiết: Giết bằng tay không—Killing with bare hands.

Bạch Chùy: Đánh kẻng (chùy)—To strike a club. Bạch Chướng: White hindrance—Trong Mật giáo, đây là một chướng ngại nhỏ làm cản trở việc quán tưởng mặt trời lặn—In Tantric Buddhism, this is a slight hindrance to successful visualization of the setting sun.

Bạch Cốt Quán: Quán xác chỉ còn lại xương trắng (Asthis (skt). Tưởng nắng chan mưa gội, thây nay chỉ còn trơ lại một bộ xương trắng. Đây là một trong Chín loại thiền quán về thân thể giúp ta thoát được luyến ái về thân—Contemplate on leftover white bones. This is one of the nine types of meditation on corpse which helps free us from attachment to the human body—See Cửu Tưởng Quán.

Bạch Diên: Pai-Yien—Tên của một vị Tăng nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ III—Name of a famous Chinese monk in the third century. Bạch Đàn: Loại gỗ chiên đàn trắng—White sandal wood.

Bạch Đàn Mạn Đồ La: Mạn Đồ La được làm bằng hương bột của gỗ chiên đàn trắng—Mandala constructed with powder of white sandal wood.

Bạch Đạo: White path—Thiện đạo.

Bạch Đinh: Commoner.

Bạch Đức Thế Tôn: World Honoured One!

Bạch Giao Hương: Sarjarasa (skt)—Tát Đồ La Bà—Nhựa của cây Ta La, dùng làm dầu thơm hoặc nhang thơm—Resin of the Sal-tree, resin used as scent or incense.

Bạch Giáo Lạt Ma: Kargyupta (skt)—See Lạt Ma Giáo.

Bạch Hạ: Báo cáo hằng ngày trước đại chúng để chỉ thị và khuyến khích tấn việc tu hành của đại chúng trong mùa an cư kiết hạ—Daily reports in the summer retreat to instruct and encourage the assembly on how to advance in cultivation during the summer retreat.

Bạch Hạc: White cranes.

Bạch Hào: White curl of hair between the eyebrow—Theo kinh điển Đại Thừa, thì đây là ánh hào quang giữa đôi mày của Phật, từ nơi đó Phật phóng ra những hào quang chiếu rọi khắp các thế giới—According to the Mahayana sutras, this is the curl between Sakyamuni’s eyebrows, from where he sends out a ray of light which reveals all worlds.

Bạch Hào Chi Tứ: Như Lai để lại một phần công đức của tướng bạch hào để cúng dường các đệ tử ở thời Mạt Pháp—A gift from the White-curled One for his disciples in the Ending-Dharma Age. Bạch Hào Tướng: Appearance of the white curl of hair between the eyebrow—See Bạch Hào.

Bạch Hắc: White and dark.

Bạch Hắc Bố Tát: Light and dark uposatha—Hai kỳ bố tát vào ngày rằm và ngày cuối tháng (hắc bố tát vào ngày cuối tháng và bạch bố tát vào ngày rằm)—The observing of the waxing and the waning moon.

Bạch Hắc Nghiệp: Good and evil deeds or karma. Bạch Hắc Nhị Thử: Hai con chuột trong bài ngụ ngôn, ví với ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng (theo Tân Đầu Tư Đột La Xà Vị Ưu Đà Diên Vương Thuyết Pháp Kinh, ngày xưa có người đi trên khu đất rộng hoang vắng gặp một con voi dữ đuổi riết theo. Người ấy cuống cuồng chạy trốn, đang khi không biết ẩn nấp vào đâu bỗng gặp một cái giếng, anh ta liền bám vào rễ cây định tụt xuống để ẩn nấp, không ngờ có đôi chuột, một trắng, một đen, đang cắn gốc cây, bốn phía bên dưới có bốn con rắn độc phóng tới định cắn anh ta. Ở dưới đáy giếng lại có con rồng đang chờ đợi, xung quanh thì sợ bốn con rắn, dưới đáy thì sợ rồng dữ, cái cây đang bám lại bị hai con chuột gặm sắp đứt. Lúc đó từ trên cây có ba giọt mật ong rơi vào miệng anh ta. Vì cây lay động đến tổ ong nên bầy ong bay ra chích tới tấp vào anh ta, bỗng chốc có lửa ở đâu ào tới đốt cháy cành cây. Khu đất rộng ví với sanh tử, người đàn ông ví với phàm phu, con voi ví với vô thường, cái giếng ví với thân người, cái cây ví với mạng người, chuột đen trắng ví với đêm ngày, gốc cây bị cắn ví với thời gian vùn vụt bay đi, bốn con rắn ví với tứ đại, mật ong ví với ngũ dục, đàn ong ví với giác quan, lửa ví với già nua, và rồng dữ ví với sự chết)—The two mice in the parable, one white, the other black, gnawing at the rope of life, i.e. day and night, or sun and moon.

Bạch Hòa: Trong Thiền, trước khi thực hiện pháp vụ cần phải triệu tập đại chúng để thông báo sự việc, khiến cho họ đều đồng thuận theo—In Zen, before starting on a Buddhist project or affair, the manager of the monastery must convene the whole assembly to announce the project and to get their agreement.

Bạch Hương Tượng Bồ Tát: Gandhakunjaranaga (skt)—The Bodhisattva White Fragrant

Elephant—White Fragrant Elephant Bodhisattva. Bạch Lạc Thiên: Pai-Yueh-T’ien—Một nhà thơ lớn đời nhà Đường. Khi làm quan, trong huyện có một thiền sư nổi tiếng với biệt danh là Ô Sào Thiền Sư, vì sư thường hay tọa thiền trên các cành cây chi chít. Thấy vậy Bạch Lạc Thiên bèn bảo vị thiền sư: “Chỗ thầy ngồi trên cây thật là nguy hiểm.” Sư đáp: “Chỗ của ông còn nguy hiểm hơn nhiều.” Bạch Lạc Thiên đáp lại: “Tôi là quan tri huyện, tôi thấy chỗ ấy có gì là nguy hiểm?” Sư đáp: Vậy là tại ông không biết đó thôi. Khi lòng dục ông bừng lên và tâm ông không vững, thì còn gì nguy hiểm hơn?” Thế rồi Bạch Lạc Thiên lại hỏi tiếp: Phật giáo dạy điều gì?” Sư tụng bốn câu kệ nổi tiếng: “Không làm các điều ác,

Làm các điều lành,

Giữ tâm ý trong sạch, Ấy lời chư Phật dạy.”

Tuy nhiên, Bạch Lạc Thiên phản đối nói rằng:

“Cái đó đứa trẻ lên ba cũng biết và nói được.” Thiền sư ngồi trên cây bèn đáp lại: “Ờ thì đứa trẻ lên ba cũng biết và nói được, nhưng ông lão tám mươi vẫn chưa làm được.”—Pai Yueh-T’ien was a great poet during the T’ang dynasty. When he was a governor in a district, there was a Zen master who was living within his jurisdiction popularily known as the “Bird’s Nest,” for he used to practice his meditation on a seat made of thickly growing branches of a tree. Seeing this Pai-Yueh-T’ien told the Zen master: “What a dangerous seat you have up in the tree!” Yours is far worse than mine, retorted the master. Pai-Yueh-T’ien responded: “I am the governor of this district and I don’t see what danger there is in it.” “Then you don’t know yourself! When your passions burn and your mind is unsteady, what is more dangerous than that?” Pai-Yueh-T’ien then asked: “What is the teaching of Buddhism?” The master recited this famous stanza:

“Not to commit evils, To practice all good, And to keep the heart pure, This the teaching of the Buddhas.

Pai-Yueh-T’ien, however, protested: “Any child three years old can know and say that.” “Yes, any child three years old may know and say it, but even an old man of eighty years finds it difficult to practice.” So concluded the Zen master up in the tree.

Bạch Liên: White Lotus.

Bạch Liên Giáo: White Lily Society—Một giáo phái (có thể là tà giáo?), được thành lập vào cuối đời nhà Nguyên, nói rằng Phật Di Lặc sẽ hạ sanh với bông sen trắng nở, và ngày cứu đời. Giáo phái nầy phát triển thành một cuộc cách mạng ảnh hưởng đến sự đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa và sự thiết lập Minh Triều về sau nầy. Dưới thời nhà Thanh, giáo phái nầy sống lại dưới những tên khác nhau (Thanh Thủy, Bát Quái, Vinh Hoa, Hồng Dương, Bạch Dương, Thanh Liên, Hồng Liên) và đã gây ra những cuộc nổi dậy chống Thanh Triều—The White Lily Society, set up near the end of the Yuan dynasty, announcing the coming of Maitreya, the opening of his white lily, and the day of salvation at hand. It developed into a revolution which influenced the expulsion of the Mongols and establishment of the Ming dynasty. Under the Ch’ing dynasty it was resurrected under a variety of names, and caused various uprisings.

Bạch Liên Hoa: See Phân Đà Lợi.

Bạch Liên Hoa Sa Môn: The “White-lotus” ascetic.

Bạch Liên Hội: See Bạch Liên Xã.

Bạch Liên Tông: Pai-Lien-Tsung—School of White Lotus—Một nhánh của trường phái Tịnh Độ, được ngài Mao Tử Nguyên sáng lập vào thế kỷ thứ 12—A branch of the Pure Land school, founded by Mao-Tzu-Yuan in the twelfth century. Bạch Liên Xã: White Lotus Society—Bạch Liên Chi Giao—Liên Xã—Do Pháp Sư Huệ Viễn đời nhà Tấn thành lập vào khoảng đầu thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch tại Lô Sơn. Ông cùng 123 vị khác thề trước bàn thờ Phật để tu Tịnh Độ Tây Phương, và trồng sen trắng làm biểu tượng. Bạch Liên Xã quy tụ hơn 3.000 người, trong đó có 123 vị được tôn là bậc Hiền. Trong số 123 bậc Hiền lại có 18 bậc Thượng Thủ gọi là Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền—A society formed early in the fourth century A.D. by Hui-Yuan at Lu Mount, who with 123 notable, literary, swore to a life of purity before the image of Amitabha, and planted white lotuses in symbol. The White Lotus Congregation composed of more than 3,000 Buddhists. Among them, 123 were honored as the Virtuous and eighteen of them were considered as the Highest Virtues. They were often referred as Đông Lâm Temple’s Eighteen Greatly Virtuous Beings.

Bạch Lộ Trì: White Heron Lake—Ao Cò Trắng trong thành Vương Xá, một cảnh nổi tiếng khi Đức Thế Tôn giảng phần thứ 16 từ quyển 593 đến quyển 600 trong Kinh Bát Nhã, nên còn gọi là Bạch Lộ Trì Kinh—The White Heron Lake in Rajagrha, the scene of sakyamuni’s reputed delivery of part of the Mahaprajnaparamita-sutra, from book 593 to book 600, the last of the 16 assemblies of this sutra, which is also called The White Heron Lake Sutra.

Bạch Ly Phất: Vijani (p)—Valavyajana (skt)— Vyajana (skt)—See Phất Trần. Bạch Mã Đàm Chiếu Thiền Sư: Pai-ma T’anchao—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ X. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bạch Mã Đàm Chiếu; tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ về vị Tăng này trong Truyền Đăng Lục, quyển X: Bạch Mã Đàm Chiếu Thiền Sư sống vào khoảng cuối thời nhà Đường đầu thời nhà Tống (vào khoảng giữa thế kỷ thứ X). Sư thường nói: “Sướng thay! Sướng thay!” Đến khi gần thị tịch, Sư kêu: “Khổ thay! Khổ thay!” Hoặc có khi nói: “Diêm La vương sắp bắt ta rồi!” Một vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng sao vậy? Trước kia ngài bị tiết độ sứ bắt liệng xuống nước, lúc ấy thần sắc không động; nay cái gì quấy phá ngài thế?” Sư cất đầu lên và nói: “Thầy nói thử lúc ấy tôi phải, hay bây giờ tôi phải?” Vị Tăng không trả lời được. Chúng ta thấy, một vị thiền sư thỉnh thoảng, nhưng rất hiếm, như trường hợp của ngài Bạch Mã Đàm Chiếu, cũng biết nghiêng mình xuống bình diện sinh hoạt nhị nguyên của chúng ta để cố gắng nói lên những gì nhằm xây dựng cho môn đồ. Tuy nhiên, đã là một bài nói pháp của đạo Thiền, hẳn phải có cái gì kỳ đặc hơn thường tình—Zen Master Pai-ma T’an-chao, name of a Chinese monk, in the middle of the tenth century. We do not have detailed documents on this monk; however, there is a brief information on him in The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume X: Zen master Pai-ma T’an-chao lived between late T’ang and early Sung (around the middle of the tenth century). He used to say: “How delightful! How delightful!” When he was about to die, he cried, “How agonizing!” Or sometimes, “King Yama has come to take me along!” A monk asked: “How is it, master? When you were once arrested by the governor and thrown into the water, you were quite calm and serene; but what is the trouble with you now?” Pai-ma raised his head and said, “Tell me when I was in the right, then or now?” The monk made no reply. As we can see, for a Zen master occasionally, no quite frequently, like in the case of Pai-ma T’an-chao, comes down to the dualistic level of understanding and tries to deliver a speech for the edification of his pupils. But being a Zen sermon we naturally expect some unusual thing in it.

Bạch Mã Độn Nho Thiền Sư: Pai-ma Tuan-Ru—

Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ IX. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bạch Mã; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Tăng này trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển XIII, và Truyền Đăng Lục, quyển XVII—Zen Master Pai-ma Tuan-Ru, name of a Chinese Zen monk, in the ninth century. We do not have detailed documents on this monk; however, there is a brief information on him in Wudeng Huiyuan, volume XIII and The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-TengLu), Volume XVII—See Bạch Mã Pháp Thân.

Bạch Mã Nhập Lô Hoa: White horse and white reed flowers—Ngựa trắng cùng với bông lau trắng—Trong Thiền, đây là cảnh giới không còn bất cứ ý tưởng nào chấp chặt vào nhân ngã, lớn nhỏ, cao thất, tốt xấu, vân vân—In Zen, this is a realm without any idea of clinging to the ego, big or small, high or low, good or bad, and so on.

Bạch Mã Pháp Thân: Pai-ma’s Dharmakaya— Công án Bạch Mã Pháp Thân. Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển XIII, và Truyền Đăng Lục, quyển XVII: Một hôm có một vị Tăng hỏi Thiền sư Bạch Mã Độn Nho: “Thế nào là việc hướng thượng của Pháp thân?” Bạch Mã đáp: “Ếch ngồi đáy giếng nuốt trăng!”—The koan of Zen Master Pai-ma’s Dharmakaya. According to the Wudeng Huiyuan, volume XIII and The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XVII: one day, a monk asked Pai-ma, “What is the path of the inclination to the good of the Dharmakaya?” Pai-ma said, “A frog sits in the bottom of a well to swallow the moon!” Bạch Mã Tự: Baimasi (chi)—Pai-ma-ssu—White Horse Temple—Tên của một ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời nhất ở Lạc Dương, Trung Hoa. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trung Quốc, có lẽ được xây dựng vào thế kỷ thứ nhất phỏng theo mô hình của Trúc Lâm Tịnh Xá ở Ấn Độ. Chùa Bạch Mã được vua Hán Minh Đế dựng lên và cho người sang Ấn Độ tìm hai vị sư nổi tiếng là Matanga và Gobharana về trụ trì vào khoảng năm 64 sau Tây Lịch thời Hậu Hán. Chùa tọa lạc trong thành Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam, về phía tây của cổ thành, phía đông của thành mới bây giờ. Theo tương truyền thì vào cuối thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, những kinh mang về từ Ấn Độ được chở trên những xe ngựa trắng nên từ đó chùa có tên là Bạch Mã. Đây cũng là nơi mà giáo đoàn truyền giáo đầu tiên của đạo Phật lưu trú. Cũng có truyền thuyết cho rằng chùa nầy được dựng lên để tưởng nhớ hai vị A La Hán Tỳ Kheo đã đến Trung Hoa hoằng Pháp bằng ngựa trắng—Name of a famous and oldest temple in Lo-Yang, China. White Horse Monastery, one of the oldest Buddhist monasteries in China, probably has been built on the model of the Indian Jetavana retreat some time around the first century. The White Horse Temple (Monastery) recorded as given to the Indian monks, Matanga and Gobharana, who are reputed to have been fetched from India to China in 64 A.D. The temple was in Honan, in Lo-Yang, the capital; it was west of the ancient city, east of the later city in Later Han dynasty. According to tradition, originating at the end of the second century A.D., the White Horse Temple was so called because of the white horse which carried the sutras they brought back from India. Also according to tradition, the first missionaries dwelt. Some said this temple was built in memory of the two Arhat Bhikshus who came to China on ‘white horses’ to propagate the Buddha-Dharma.

Bạch Mao:Urna(skt)—Unna (p)—White hair— Tố hào—Mi Gian Bạch Hào Tướng—Chùm lông trắng ở giữa hai chân mày của Đức Phật (sợi lông mày trắng tỏa ánh hào quang, giữa chỗ giao nhau của hai lông mày Đức Phật, có sợi lông trắng dài xoắn lại thành một búi nhỏ luôn tỏa ra ánh sáng), một trong 32 tướng tốt của Đức Phật—The urna or curl between the Buddha’s eyebrows whence streams light that reveals all worlds, one of the thirty-two characteristics of a Buddha—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng.

Bạch Mao Tướng: A white urna or curl between the eybrows—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng. Bạch Nạp: Áo cà sa màu trắng—Áo cà sa vá của Phật Thích Ca ngày trước là một loại áo được nhuộm màu hoại sắc. Luật của nhà Phật là nhuộm sao cho áo cà sa có màu hoại sắc; nhưng ở Trung Hoa, dưới thời nhà Tống (theo Đại Tống Tăng Sử Lược), rất nhiều chư Tăng Ni không chịu mặc áo nhuộm hoại sắc, mà mặc cà sa màu trắng—The patchwork robe of Sakyamuni Buddha is always with a broken colour. A fundamental rule in Buddhism is to dye the kasaya with a secondary color; however, in the Sung dynasty, a lot of monks and nuns did not want to wear broken- coloured robe, but they wore the white robe. Bạch Nghiệp: Kusala kamma (p)—Kusala-karma

(skt)—Thiện nghiệp—Wholesome deeds— Wholesome karma—Good karma—Skillful action which will produce pleasant results. Bạch Nghiệp Hắc Nghiệp: Thiện nghiệp và ác nghiệp—Wholesome and unwholesome deeds—

See Tứ Nghiệp.

Bạch Nguyệt: Suklapaksa (skt)—Bạch Phần— Nửa tháng đầu của tháng âm lịch (khi trăng sáng dần và sáng dần). Trăng sáng, thường chỉ ánh trăng của nửa tháng đầu, đối lại với hắc phần hay ánh trăng tối của nửa tháng sau (theo Tây Vực Ký, từ ngày trăng bắt đầu mọc đến ngày 15 trong tháng, gọi là “Bạch Phần.” Bạch phần có thể là 14 hay 15 ngày tùy theo tháng thiếu hay đủ)—First fortnight of a lunar month. The bright moon, usually the moon light during the first half of the month, or the period of the waxing moon, in contrast with the krsnapaksa dark or latter half. Bạch Ngưu: A white ox—White ox revealed in the open—Theo Kinh Pháp Hoa, đại ngưu bạch xa được Phật dùng để ám chỉ Đại Thừa—According to the Lotus Sutra, the great white ox and ox-cart revealed in the open, i.e. the Mahayana. Bạch Ngưu Xa: Xe Trâu Trắng—Nhứt Thừa cứu độ chúng sanh—White bullock cart—The one universal vehicle of salvation. Bạch Ngưu Vô Giác: A hornless white ox or a white horse.

Bạch Nhãn Tương Khán: Nhìn ai một cách khinh miệt—To look upon someone with disdain. Turn the whites of the eyes upon someone. Bạch Nhất Yết Ma: Jnaptidvitiya-karmavacana

(skt).

  1. Bạch Nhất: Một lần bạch—Mỗi khi trong tự viện có pháp sự thì Tăng chúng họp lại để đệ trình đề nghị—To meet with the body (assembly) of monks to submit the proposal or work to be undertaken during a ceremony.
  2. Yết Ma: Tăng chúng họp bàn, cân nhắc và giải thích xem coi đề nghị có nên được thực hành hay không—The assembly of monks discuss, consider and explain as to how the

proposal or work would be undertaken. Bạch Nhị Yết Ma: Jnaptidvitiya-karmavacana (skt)—Trước tiên là bạch một lần (đưa lên đề nghị); sau đó là yết ma hay bàn luận, xem xét, và giải thích nên thực hiện đề nghị đưa ra như thế nào—First, to meet to submit the proposal; then to discuss, consider and explain as to how the proposal or work would be undertaken—See Bạch Nhất Yết Ma.

Bạch Nhựt: Daylight.

Bạch Niêm Tặc: Bạch Niêm—White finger robber—Trong nhà Thiền, Thiền sư dùng hảo pháp khéo léo để độ đệ tử—In Zen, the term is used to express a Zen master who uses skillful methods to save his students.

Bạch Phạn: See Tịnh Phạn Vương.

Bạch Phạn Vương: Sukkodana(skt)— Suddhodana (skt & p)—Pure Rice King—Hoàng tử con thứ hai của vua Sư Tử Giáp Vương; em trai vua Tịnh Phạn; là cha của Đế Sa, Đề Bà Đạt Đa, và Nan Đề Ca—A prince of Kapilavastu, second son of Simhahanu; younger brother of King Suddhondana (father of Siddhartha); father of Tisya, Devadatta and Nandika.

Bạch Pháp: Byakubo (jap)—Wholesome dharma—See Thanh Bạch Pháp.

Bạch Pháp Tộ: Master Pai Fa Tsu—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Hà Nam vào thế kỷ thứ III, giữa thời Ngụy và Tấn—Name of a Chinese monk from He-Nan Province, China, in the third century, between the Wei and Ch’in dynasties. Bạch Phần: Suklapaksa (skt)—First fortnight of a lunar month—See Bạch Nguyệt. Bạch Phất: Vijani (p)—Valavyajana (skt)— Vyajana (skt)—See Phất Trần. Bạch Phật: Trình lên đức Phật—To tell the Buddha.

Bạch Phổ Nhân (1870-1927): Master Pai F’u Ren—Tên của một vị Tăng Mông Cổ vào thế kỷ thứ XX—Name of a Mongolian monk in the twentieth century.

Bạch Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ Tát—See

Bạch Thân Quán Tự Tại Bồ Tát. Bạch Quán Tự Tại Bồ Tát: Quán Thế Âm Bồ Tát—SeeBạch Thân Quán Tự Tại Bồ Tát.

Bạch Sa Ngõa: Peshawar (skt)—Thành Bạch sa ngõa.

Bạch Sắc: White colored.

Bạch Sắc Bạch Quang: White colored white light.

Bạch Sắc Biến Xứ: White Kasina.

Bạch Tán: Tán thán Đức Như Lai—To speak praises to the Buddha.

Bạch Tản Cái Phật Đảnh: Sitatapatra (skt)—

Sitatapatrobnisa (skt)—Usnisasitapattra (skt)— Tàng lọng trắng trên đỉnh đầu của Phật mang ý nghĩa tịnh đức của Phật là vị chuyển luân vương che mát tất cả chúng sanh, một trong những danh hiệu của đức Quán Thế Âm—The white umbrella or canopy over the head of Buddha, indicating him as a cakravarti, or wheel-king, one of the titles of Avalokitesvara.

Bạch Tán Cái Phật Đảnh Luận Vương: Tát Đát Đa Bát Đát La—Bạch Tản Cái Đà La Ni (đà la ni với lọng trắng), ví với tánh trong sạch không nhơ và che chở hết thảy chúng hữu tình của Như Lai Tạng—A dharani interpreted as a large white canopy indicating the purity of the Tathagata- garbha.

Bạch Tản Phật Đỉnh: Sitatapatra (skt)—Lấy lọng trắng làm hình Tam Muội Da, tượng trưng cho đức đại từ bi trong trắng truyền khắp pháp giới, một trong những danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát—With white parasol, symbol of pure mercy, one of the title of Avalokitesvara.

Bạch Tản Cái Thần Chú: Sitatapatra-dharani (skt)—Một trong nhiều loại thần chú trong Phật giáo—One of several kinds of dharanis in Buddhism.

Bạch Tặc: Cướp bằng tay không và không để lại dấu vết gì cả—Robbing with bare hands and without leaving a trace.

Bạch Tâm: Một cái tâm hay lương tâm trong sáng—A clear heart or conscience. Bạch Thánh (1904-?): Master Pai-Sheng—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở Hồ Bắc vào thế kỷ thứ XX. Vào năm 1948, Sư đến Đài Loan để tổ chức Hội Phật Giáo Trung Hoa tại đây—Name of a Chinese monk from Hu-bei Province, China, in the twentieth century. In 1948, he came to Taiwan to organize the Chinese Buddhist Congregation there.

Bạch Thân Bồ Tát: See Bạch Thân Quán Tự Tại Bồ Tát.

Bạch Thân Quán Tự Tại Bồ Tát: Svetabhagavati (skt)—Avalokitesvara (skt)—White-bodied (White-robed) Bodhisattva.

Bạch Thi Lê Mật Đa La: Srimitra (skt)—Bạch Thi Ly mật đa la—Thất Lợi Mật Đa La—Kiết Hữu—See Thi Lợi Mật Đa La. Bạch Thiện Sơn: Pandava(p)—White Pure Mountain—Name of a mountain.

Bạch Thủy A Di Đà Đường: Sảnh đường xây cất theo kiểu Nhật Bản, nơi người ta đến để cầu phước cho người thân (năm 1160, vợ của Bình Tắc Thông, một người Nhật Bản, vì muốn cầu phước cho chồng mà kiến lập viện A Di Đà trong khuôn viên chùa Nguyện Thành, trên huyện Phúc Đảo, Nhật Bản)—Pai-shui Amitabha Hall, a Japanese style hall where people come to seek blessing for their loved ones.

Bạch Thủy Nhân Thiền Sư: Zen master Jên of Pai-shui—Thiền sư Bạch Thủy Nhân, tên của một vị Thiền sư Trung Hoa. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bạch Thủy Nhân; tuy nhiên, có một cuộc đối thoại giữa Sư và đệ tử trong Ngũ Đăng Hội Nguyên. Khi Bạch Thủy Nhân lập một buổi lễ giỗ cho sư phụ của mình để tưởng niệm ngày thầy thị tịch, một vị Tăng hỏi: “Tiên Sư có đến không?” Bạch Thủy Nhân nói: “Chuẩn bị thêm một lễ nữa.” Phải chăng thiền sư xem người hỏi như một trong các ngạ quỷ? Những lời phát biểu này của các Thiền sư dường như không có vẻ sáng tỏ cho lắm từ quan điểm thế gian bình thường của chúng ta. Và vấn đề làm thế nào các ngạ quỷ lại có một chỗ trong khuôn khổ của quan niệm về thế giới của Thiền vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu đặc biệt trong hệ thống Thiền ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam—Zen master Jên of Pai-shui, name of a Chinese Zen master. We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is a dialogue between him and his disciple in the Wudeng Huiyuan (Five Records of the Torch in the Sung Era). When Jên of Pai-shui set up a feast for his late master on his death-day, a monk asked, “Will the late master come, or not?” Jên of Paishui said, “Have another offering ready.” Did the master take the questioner for one of the hungry ghosts? These statements by the masters do not seem to be very illuminating from our worldly relative point of view. And how the hungry ghosts came to find their place in the scheme of the Zen conception of the world is a subject of special research in the institutional history of Zen in China, Japan, Korea, and Vietnam. Bạch Thủy Thành: Isfijab (skt)—White-river town in Turkestan, situated on a small tributary of the Jaxartes—Thành phố nằm bên dòng Bạch Thủy, một phụ lưu của sông Jaxartes ở Turkestan. Bạch Thử Dụ: The white rat—Chuột trắng ám chỉ ngày hay là việc thiện—See Bạch Hắc Nhị Thử. Bạch Tịnh Thức: White pure consciousness—See Như Lai Tạng.

Bạch Trùy: White baton or hammer—Kiền trùy để gõ mỗi khi muốn thưa việc hay muốn giữ sự im lặng trong tự viện—The informing baton or hammer, calling attention to a plaint, or for silence to give information in a monastery. Bạch Túc: Master Pai Tsu—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ IV. Vào năm 396, Sư đến giảng kinh ở Liêu Đông và Triều Tiên. Đây có lẽ là lần đầu tiên dân Cao Ly được nghe nói về Phật pháp—Name of a Chinese monk in the fourth century. In 396, he arrived in Liao-Tung and Korea to teach Buddha-dharma. This was probably the first time people in Korea heard about Buddha-dharma.

Bạch Tứ Yết Ma: Hội đồng tứ Tăng về những vấn đề nghiêm trọng (trong Tăng chúng khởi hành sự vụ hay thọ giới, trước hết báo cáo với Tăng chúng về sự việc ấy gọi là bạch; sau đó dò hỏi ba lần xem sự việc ấy nên chăng rồi mới làm gọi là tam yết ma). Trong nghi lễ thọ giới, vị sư được thọ giới sẽ trả lời ba lần mỗi câu hỏi của sư chứng minh— To consult with an assembly of four monks on matters of grave moment and obtain their complete assent. One announcement and three responses. It is the mode of ordaining monks, three responses to the one call of the abbot. Bạch Tướng Tâm: Mind of white appearance—

Tâm có tướng màu trắng—Theo Lạt Ma Geshe

Kelsang Gyatso trong Phật Giáo Truyền Thống Đại Thừa, tứớng giống như ảo tượng là một trong tám tâm phát sinh trong giấc ngủ. Lúc ấy mọi sự được tâm nhận thức là hoàn toàn trống rỗng nhưng trắng và sáng. Vào thời điểm nầy tâm vi tế của giấc ngủ phát triển, và tâm ta càng lúc càng trở nên vi tế hơn trước—According to Lama Geshe Kelsang Gyatso in Buddhism in Mahayana

Tradition, this is one of the eight levels of mind development during the sleep process. At this time everything is perceived as totally empty but white and bright. At this point the subtle mind of sleep develops and our mind becomes subtler and subtler.

Bạch Tượng: White elephant—Voi sáu ngà đã đưa Phật Thích Ca vào bụng Hoàng Hậu Ma Da từ cung trời Đâu Xuất. Tất cả chư Phật đều giáng trần bằng phương cách nầy—The six-tusked white elephan which bore the Buddha on his descent from the Tusita heaven into Maya’s womb, through her side. All Buddhas descend the world in similar fashion.

Bạch Vân: Pai Yun—White clouds.

  1. Tên của một ngôi tự viện bên Trung Hoa— Name of a temple in China.
  2. Trong Thiền, Bạch vân ám chỉ không vướng mắc những tham, sân, phiền não, luyến ái, mê vọng, si mê, ngạo mạn, nghi ngờ, tà kiến, vân vân—In Zen, white clouds imply no

attachments in greed, anger, afflictions, loveattachment, delusion, stupidity, arrogance, doubt, improper views, and so on.

  1. Master Pai Yun—Tên của một vị Tăng Trung

Hoa trong tỉnh Hà Nam vào thế kỷ thứ XX— Name of a Chinese monk from He-nan

Province, China, in the twentieth century. Bạch Vân An Cốc: Hakuun-Yasutani(18851973)—See An Cốc Bạch Vân Thiền Sư.

Bạch Vân Huệ Hiểu Thiền Sư (1223-1297): Hakuun-Egyo(jap)—Tên của một vị danh Tăng Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIII—Name of a Japanese famous monk in the thirteenth century.

Bạch Vân Huệ Hiểu Thiền Sư Ngữ Lục:Hakuun-EgyoGoroku (jap)—Ngữ lục ghi lại các lời nói, sưu tập những châm ngôn, những giải thích và thuyết giảng của những thiền sư thuộc Thiền phái Đông Phước Tự, một trong những nhánh thiền quan trọng nhất trong trường phái Lâm Tế ở Nhật Bản. Phái này do Thiền sư Viên Nhĩ Biện Viên (1202-1280) khai sáng. Hiện nay phái này có khoảng 365 ngôi tự viện trên khắp Nhật Bản. Đông Phước Tự Ngữ Lục được Thiền sư Bạch Vân Huệ Hiểu (1223-1297) biên soạn vào hậu bán thế kỷ thứ XIII, gồm 80 tập—Records of teachings or record of words and collection of the instructions, discourses, and sayings of Zen masters of the Tofukuji branch, founded by Zen master Enni Benen. This is one of the most important branches from Lin-Chi school in Japan. Up to now, this branch has about 365 temples throughout Japan. Tofukuji-haGoroku was composed by Zen master Hakuun-Egyo in the second half of the thirteenth century, 80 volumes.

Bạch Vân Lầu Quỳnh Điện Ngọc: Pai-Yun: A jade palace—Một hôm Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan thượng đường thuyết pháp: “Nếu quả thực được một phen xuất hạn, liền nhằm trên một cọng cỏ hiện lầu quỳnh điện ngọc; nếu chưa quả thực được một phen xuất hạn, dù có lầu quỳnh điện ngọc lại bị một cọng cỏ che lấp mất, thế nào xuất hạn? Tự có một đôi tay khéo ấy, đâu từng xem nhẹ vũ tam đài.”—Another day Zen master PaiYun entered the hall to address the monks, saying: “If you go out and really work up a sweat, then when you see a single stalk of grass a jade palace is revealed. But if you don’t put forth this type of effort, then even if you have a jade palace, a single stalk of grass will confound you. How can you really work up a sweat like this? As long as your two hands are tired, you’ll never dance gaily in the three palaces.”—See Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư

Bạch Vân Sơn Miếu: Miếu trên núi Bạch Vân, trong tỉnh Thiểm Tây, Trung Hoa—Pai Yun Mountain Temple in Hsien-hsi Province, China.

Bạch Vân Thiết Bích: Pai-Yun: An iron wall—

Công án nói về những lời dạy dỗ đệ tử của Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan (1025-1072). Một hôm Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan thượng đường thuyết pháp: “Cổ nhân để lại một lời nửa câu, khi chưa thấu sờ đến giống hệt vách sắt, bỗng nhiên một hôm sau khi nhìn được thấu, mới biết chính mình là vách sắt. Hiện nay làm sao thấu? Sư lại nói: Vách sắt! Vách sắt!”—One day Zen master Pai-Yun entered the hall and addressed the monks, saying: “The ancients have passed down a few words, and before we penetrate them they are like an iron wall. Suddenly, one day, after we see through it, we know that we ourselves are an iron wall. What can be done to see through this question?” Zen master Pai-Yun also said: “An iron wall! An iron wall!”—See Bạch Vân Thủ Đoan

Thiền Sư.

Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư (1025-1072):

Hakuun Shutan (jap)—Pai-yun Shou-tuan (WadeGiles Chinese)—Baiyun Shouduan (Pinyin

Chinese)—Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan; tuy nhiên, có một vài chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong Ngũ Đăng Hội Nguyên: Thiền Sư Bạch Vân Thủ Đoan sanh năm 1025 tại Hàn Giang, thuộc tỉnh Hồ Nam. Từ thuở thiếu niên sư đã có khiếu về nghệ thuật. Năm hai mươi tuổi sư thọ cụ túc giới với Thiền sư Úc ở Trà Lăng. Về sau sư đến tham vấn với sư Dương Kỳ, một vị thầy lớn của trường phái Lâm Tế, và sư giác ngộ ở đây. Sau một thời gian dài làm thị giả cho Thiền sư Dương Kỳ, Bạch Vân hành cước du phương và dạy Thiền ở nhiều tự viện khác nhau, mọi nơi Sư đều qui tụ những nhóm lớn đệ tử. Cuối cùng Sư trụ laị dạy Thiền trên núi Bạch Vân, trong tỉnh An Huy—We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some interesting information on him in The Wudeng Huiyuan: Shou-Tuan-Bai-Yun was born in 1025 in HengYang, Hunan province. As youth, he was skilled at scholarly arts. He received ordinationation at age twenty from Zen master named You in ChaLing. Later he traveled to study with Yang-Xi, the great teacher of the Lin-Chi lineage, with whom he attained enlightenment. After spending a long period as Yangqi’s attendant, Pai-Yun traveled and taught Zen at a number of different temples, everywhere gathering large crowds of students. He eventually lived and taught Zen at Pai-Yun Mountain, in Anwei Province.

 Một hôm Dương Kỳ thình lình hỏi sư: “Bổn sư ngươi là ai?” Sư thưa: “Hòa Thượng Úc ở Đồ Lăng.” Dương Kỳ bảo: “Ta nghe ông ấy qua cầu bị té mà được tỉnh ngộ, làm một bài kệ kỳ đặc, ngươi có nhớ không?” Sư bèn nói lại bài kệ:

“Ngã hữu minh châu nhất khỏa, Cửu bị trần lao quan tỏa,

Kim triệu trần tận quang sanh,

Chiếu phá sơn hà vạn đóa.”

(Ta có một viên minh châu,

Đã lâu vùi tại trần lao,

Hôm nay trần sạch sáng chiếu, Soi tột núi sông muôn thú.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch).

One day Yang-Xi suddenly asked Bai-Yun: “Under what teacher were you ordained?” Bai-Yun said: “Master You in Cha-Ling.” Yang-Chi said: “I heard that he stumbled while crossing a bridge and attained enlightenment. He then composed an unusual verse. Do you remember it or not?” Bai-Yun then recited the verse:

“I possess a lustrous pearl Long locked away by dust and toil.

Now the dust is gone and a light shines

Forth,

Illuminating myriad blossoms with the mountains and rivers.”

  • Bất chợt Dương Kỳ cười rồi nhẩy tửng lên. Sư Bạch Vân ngạc nhiên suốt đêm không ngủ. Hôm sau sư đến thưa hỏi, gặp ngày cuối năm, Dương Kỳ hỏi: “Ngươi thấy mấy người hát sơn đông đêm qua chăng?” Sư thưa: “Thấy.” Dương Kỳ bảo: “Ngươi còn thua y một bậc.” Sư lấy làm lạ thưa: “Ý chỉ thế nào?” Dương Kỳ bảo: “Y thích người cười, ngươi sợ người cười.” Sư liền đại ngộ. Sư hầu Dương Kỳ thời

gian khá lâu mới giã từ đi Viên Thông. Sư được Thiền Sư Nột cử sư trụ trì chùa Thừa Thiên.Tại đây tiếng tăm của sư lừng lẫy— Yang-Xi suddenly laughed out loud and jumped up. Pai-Yun was shocked by this behavior so much that he hardly slept that night. Early the next morning Pai-Yun came to question Yang-Xi about what had happened the night before. Yang-Xi asked: “Did you witness an exorcism last night?” PaiYun said: “Yes.” Yang-Xi said: “You don’t measure up to it.” This startled Pai-Yun. He asked: “What do you mean?” Yang-Xi said: “I enjoyed someone’s laughter. You fear someone’s laughter.” Upon hearing these words, Pai-Yun experienced great

enlightenment. Pai-Yun then served as YangXi’s attendant for a long period of time. He later travelled to Yuan-T’ung temple where, at the recommendation of the abbot Zen master Yuan-T’ung Na, he then assumed the abbacy of the temple and taught at ChengT’ien temple. There his reputation became widely known.

  • Thiền sư Bạch Vân thượng đường thị chúng, nói rằng: “Ngày trước có chúng hội trên đỉnh Linh Thứu Sơn, nơi đức Thế Tôn đưa một cành hoa lên, và Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Thế Tôn nói: ‘Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng. Nay Ta trao truyền lại cho Ma Ha Ca Diếp.’ Chánh pháp này được truyền xuống cho đến ngày nay. Lão Tăng nói với chúng hội này rằng nếu nó thật sự là chân Pháp nhãn, thì lão Thích Ca Mâu Ni đâu có được nó, vậy thì làm sao mà truyền lại được đây? Làm sao người ta kể lại một chuyện như vậy? Kỳ thật, mỗi người các ông đều có chân Pháp nhãn. Nhưng mỗi ngày sau khi mấy ông ra khỏi giường, lại có những thứ ‘có, có,’ và ‘không, không’ chia chẽ ‘nam’ và ‘bắc’ và những hành động phân đôi khác, tất cả những thứ đó lấy mất đi ánh sáng của chánh Pháp nhãn tạng. Khi mà mắt này được mở ra, toàn thể vũ trụ và đại địa, nhật, nguyện, tinh cầu, chòm sao, vô số hình tướng của vũ trụ, dầu tất cả đều ở ngay trước mắt của mấy ông, mà lại không hiển hiện chút hình tướng nào cả. Trước khi mắt này được mở ra, nó bị triệt tiêu trong mắt

của mọi người. Hôm nay nó đã mở ra rồi, và nó không chỉ giới hạn tại chỗ này không thôi. Nhưng ai trong mấy ông mà mắt đã mở; lão Tăng không thiếu khả năng, vì vậy lão Tăng sẽ mở nó ra để cho mấy ông thấy.” Bạch Vân bèn đưa tay lên với hai ngón dựng đứng và nói: “Nhìn! Nhìn! Nếu mấy ông thấy nó thì nó giống như lão Tăng đã nói vậy. Nếu mấy ông không thấy nó thì lão Tăng sẽ nói một bài kệ khác vậy:

“Chánh Pháp Nhãn Tạng trong mỗi người. Không tương không xứng cùng ngàn Thánh.

Dòng truyền xuống đến ngươi.

Tỏa sáng khắp Đường bang.

Tu Di sơn quá hải,

Tháng sáu trời sa sương

Dầu ta nói thế ấy

Ngôn tự không truyền tải.”

Zen master Pai-Yun entered the hall and addressed the monks, saying, “In former times there was an assembly at Vulture Peak where the World-Honored One held up a flower, and Mahakasyapa smiled. The World-Honored One said, ‘I have The Treasure of the True Dharma Eye. I pass it to Mahakasyapa.’ This was then passed on in succession down to the present day. I say to this assembly that if it was really the true Dharma eye, then old Sakyamuni didn’t have it, and so how could he have passed it on? How could it have been transmitted? How can such a thing be said? In fact, each of you possesses the treasury of the true Dharma eye. But every day after you get out of bed, there’s ‘yes, yes,’ and ‘no, no,’ dividing up ‘south’ and ‘north,’ and other acts of bifurcation, all of which taken together are the light of the treasury of the true Dharma eye. When this eye opens, the entire universe and the great earth, the sun, moon, stars, and constellations, the myriad forms of the universe, though all right before your eyes, do not manifest a single bit of form. Before the eye opens, it is extinguished in the eyes of all people. Today it has already opened, and it is not limited to this place. But as to those of you for whom the eye has not opened; I don’t lack the ability, so I’ll open it and let you see.” PaiYun then raised his hand with two fingers extended vertically and said, “Look! Look! If you can see it then it’s the same as I’ve said. If you can’t see it, then I’ll have to recite another verse:

‘The Treasury of the True Dharma Eye of

each of you,

Cannot be matched by the thousand sages, The line passes through you, Brilliantly filling the great Tang.

Mt. Sumeru walks into the sea,

In June a cold frost descends,

Though I speak of it thus,

No words can describe it.’ Monks! I’ve spoken a mouthful. So why is it that no words can describe it?” Pai-Yun then shouted and said, “Each of you has two places

to see it!”

 Bạch Vân nói: “Lão Thích Ca Mâu Ni tụng tứ đại nguyện, đó là:

‘Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ.

Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học.

Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành.’ Lão Tăng cũng có bốn đại nguyện. Chúng là:

‘Khi đói, ta ăn;

Khi lạnh, ta mặc thêm quần áo;

Khi mệt, ta nằm duỗi ra ngủ;

Khi nóng, ta tìm nơi gió mát.'”

Pai-Yun said, “Old Sakyamuni recited four great vows, which were:

‘Though the myriad beings are numberless, I vow to save them Though defilements rise endlessly,

I vow to end them;

Though Dharma gates are innumerable,

I vow to study them;

Though Buddha’s way is unsurpassed,

I vow to embody it.’

I also have four great vows. They are:

‘When I’m hungry, I eat;

When it’s cold, I put on more clothes;

When I’m tired, I stretch out and sleep;

When it gets warm,

I like to find a cool breeze.'”

  • Một ngày nọ có một vị Tăng hỏi sư: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Chảo dầu không chỗ lạnh.” Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư

đáp: “Đáy nước thả trái bầu.” Tăng hỏi: “Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang?” Sư đáp: “Quạ bay thỏ chạy.” Tăng hỏi: “Chẳng cầu chư Thánh, chẳng trọng kỷ linh, chưa phải là việc phần trên của nạp Tăng, thế nào là phần trên của nạp Tăng?” Sư đáp: “Nước chết (ao tù) chẳng chứa rồng.” Tăng hỏi: “Khi thế ấy đi thì sao?” Sư đáp: “Lừa chết ngươi.”—A monk asked Pai-Yun: “What is Buddha?” Pai-Yun said: “A hot soup pot has no cool spot.” A monk asked: “What is the great meaning of Buddhism?” Pai-Yun said: “Push the gourd beneath the water.” A monk asked: “Why did Bodhidharma come from the west?” Pai-Yun said: “Birds fly, rabbits walk.” A monk asked: “Praying to the holy ones, believing in one’s self, there are not the concerns of a monk. What are the concerns of a monk?” Pai-Yun said: “Dead water does not conceal a dragon.” The monk asked: “And when it’s like that, then what?” Pai-Yun said: “Gain kills you.”

  • Sư thị tịch năm 1072—Zen master ShouTuan-Pai-Yun died in 1072. Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Quảng Lục: Zen master Pai-yun Shou-tuan’s Records of teachings—See Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư. Bạch Vân Tông: Hakuun (jap)—Pai Yun ts’ung— White Cloud Sect—Một nhánh thứ yếu của Thiền, do thiền sư Trung Hoa tên là Mộng Sơn Sơ Thạch thành lập. Một tông phái Phật giáo được thành lập tại Am Bạch Vân thuộc tỉnh Hàng Châu vào đời nhà Tống; môn đệ của tông phái nầy được gọi là Bạch Vân Thái (vì tất cả đệ tử trong am Bạch Vân đều trường chay). Thiền phái nầy được xem như công khai đối lập với truyền thống thật sự của Pháp. Xuất hiện dưới thời Bắc Tống và tàn lụn dưới thời nhà Nguyên. Tên của tông phái nầy lấy từ tên của một tự viện nơi mà Mông Sơn đã sống—An unimportant secondary lineage of Zen founded by the Chinese Zen master Ch’ing-chueh (Shokaku). A Buddhist school formed in the White Cloud monastery during the Sung dynasty; its followers were known as the White Cloud vegetarians. This sect is regarded as splinter group deviating from the true dharma tradition of Zen. It a rose during the northern Sung Dynasty and died out during the Yuan Dynasty. Its name comes from that of the monastery where Ch’ing-chueh lived.

Bạch Viễn: Master Pai-yien—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Hà Nam vào thế kỷ thứ III—Name of a Chinese monk in He-nan Province in the third century.

Bạch Xứ Quán Âm: See Đại Bạch Y.

Bạch Y: Avadata-vasana (skt)—Hàng áo trắng (nói về Phạm thiên và những người thuộc giai cấp cao), nhưng bây giờ danh từ nầy là dành cho người thường, đặc biệt là những người Phật tử tại gia— White clothes (said to be that of Brahmans and other high-class people), but now the term is used for common people, especially laity or lay men.

Bạch Y Bái Tướng: White clothes madarin—

Người bình dân bỗng nhiên được phong tể tướng. Trong nhà Thiền, từ nầy được dùng để chỉ người thiền sinh hoát nhiên đốn ngộ trong một sát na—In Zen, the term is used to express a student who attains a sudden enlightenment in an instant. Bạch Y Đại Sĩ: Pandaravasini (skt)—Bán Nã La

Phạ Tất Ninh—Bạch Y Quán Âm trên Bạch Liên Hoa (thường mặc áo trắng ngự trên đóa sen trắng)—The white-robed form of Kuan-Yin on a white lotus—See Đại Bạch Y. Bạch Y Phái: Svetambara (skt)—Một nhánh của Kỳ Na giáo ở Ấn Độ—White clothed Sect, a branch of Jainism in India.

Bạch Y Quan Âm: Pandaravasini (skt)—Bạch Y Quán Âm là vị Quán Âm với tất cả đều một màu trắng, sen trắng, tòa trắng, vân vân—The great white-robed one, a form of Kuan-Yin, all in white, with white lotus, white throne—See Quán Thế

Âm Bồ Tát.

Bạch Y Quan Âm Bồ Tát: See Quán Thế Âm

Bồ Tát.

Bái: Lạy—To bow—To pay homage to—To pay respect with the hands.

Bái Ân: To thank for.

Bái Biệt: To say good-bye.

Bái Chào: To salute.

Bái Cụ: Phẩm vật mà Tăng lữ dùng để tặng nhau trong những kỳ lễ hội đặc biệt của Phật giáo— Articles that monks and nuns used to offer to one another in some special occasions in Buddhism.

Bái Đáp: To answer respectfully.

Bái Hỏa Giáo: Parsis (skt)—Zarathustrian—

Zaroastrianism—Tôn giáo có tục lệ lạy thần lửa ở

Ấn Độ theo truyền thống Kinh Vệ Đà—A religion that has the custom of bowing to gods of fire in India, according to the tradition of the Verdic pantheon.

Bái Khí: Những nhạc khí dùng trong thờ phượng—Implements used in worship.

Bái Kiến: To pay a visit to a superior.

Bái Nghênh: To welcome respectfully.

Bái Phật: To worship the Buddha—To pay homage to the Buddha’s image.

Bái Sám: Bowing to the Buddha to make repentance—Phương thức vừa lạy vừa sám hối— This technique consists of making bows as we make repentance.

Bái Sĩ: Chào vị thầy mới một cách tôn kính—To greet the new teacher respectfully.

Bái Sư: To greet the new teacher respectfully.

Bái Thần Giáo: See Linh Vật Bái.

Bái Tịch: Nơi vị trụ trì lễ bái Phật trong bất cứ buổi lễ nào nơi chánh điện—A spot in the main hall where the abbot making bows to the Buddha during any ceremony.

Bái Từ: To leave respectfully.

Bái Vật Giáo: See Linh Vật Bái.

Bái Yết: To visit respectfully.

Bài: Tấm bảng nhỏ dùng để thông báo sự việc cho đại chúng trong Thiền viện—A small board which is used to announce public affairs in a Zen monastery.

Bài Bá Phái: Pai-po Sect—Một phái Phật giáo Tiểu Thừa trong tỉnh Vân Nam, Trung Hoa—A branch of Hinayana Buddhism in Yun-nan

Province in China.

Bài Bác: Apavada (p&skt)—To criticize—To object—Reproach—Blaming—Phỉ Báng—Sự phỉ báng xãy ra khi bản chất bất khả hữu của một mệnh đề được đặt căn bản trên những kiến giải sai lầm không được hiểu rõ ràng. Cổ Đức dạy: “Thí như nhơn thóa thiên, hoàn tùng kỷ thân trụy.” Nghĩa là người phun nước miếng lên trời, nước miếng rơi trở xuống ngay nơi mặt chính họ. Hoặc là “Ngậm máu phun người nhơ miệng mình—A refutation takes place when the impossible nature of a proposition based on wrong views is not clear comprehended. Ancient virtues taught: “Those who spit at the sky, immediately the spit will fall back on their face.” Or To harbor blood to spit at someone, the mouth is the first to suffer from filth.

Bài Bác Nhân Quả: To denigrate the rule of “Cause and Effect.”

Bài Cú: Haiku (jap)—Một bài tụng với những câu, từ ngữ hay mệnh đề ngắn—A Buddhist verse with short sentences, phrases, or clauses.

Bài Điệp: Sắp đặt, lo liệu—To make arrangements.

Bài Giảng Về Lửa: Discourse on Fire—Bài thuyết giảng về lửa của Đức Phật—Theo Kinh Tương Ưng Bộ Kinh, quyển 35, sau khi Đức Phật gặp gỡ ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn đồ đệ của họ, Đức Phật biết được họ là những vị khổ hạnh thờ thần lửa, nên Ngài đã thuyết giảng “Bài Giảng về Lửa” cho họ. “Như vầy tôi nghe, một thuở nọ Đức Thế Tôn đang ở tại núi Tượng Đầu Sơn với một ngàn vị tân Tỳ Kheo, nơi đó Ngài bảo các vị Tỳ Kheo: ‘Này các Tỳ Kheo, tất cả đều đang bốc cháy. Và cái gì đang thiêu đốt? Con mắt, này các Tỳ Kheo, đang bốc cháy. Sắc đang bốc cháy. Nhãn thức đang bốc cháy. Nhãn xúc đang bốc cháy: Lạc thọ, khổ thọ, hoặc không khổ không lạc phát sanh từ nhãn xúc cũng đang bốc cháy. Do nhân gì mà nó đang bốc cháy? Nó bốc cháy vì lửa tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu và não. Ta tuyên bố như vậy. Tai, mũi lưỡi, thân và ý… đều bốc cháy. Khi quán tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, một vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán mắt, hình sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ… Vị ấy nhàm chán tai, âm thanh, nhĩ thức, nhĩ xúc; nhàm chán lỗ mũi, mùi, tỷ thức, tỷ xúc; nhàm chán lưỡi, vị, thiệt thức, thiệt xúc; nhàm chán thân, thân thức, thân xúc; nhàm chán ý, tâm, ý thức, ý xúc và bất cứ cảm thọ nào khởi lên. Vì nhàm chán, vị ấy ly tham; vì ly tham vị ấy được giải thoát. Khi vị ấy được giải thoát, có sự hiểu biết khởi lên rằng vị ấy đã được giải thoát. Và vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái này nữa.’ Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các vị tân Tỳ Kheo hoan hỷ và tín thọ lời Ngài daỵ. Khi Ngài kết thúc bài giảng, tâm của cả ngàn vị Tỳ Kheo đều thoát khỏi mọi phiền trược, không còn chấp thủ và tất cả đều đắc quả A La Hán.”— According to the Samyutta Nikaya or the Kindred Sayings, volume 35, after the Buddha met the three brothers of Kasyapa and their one thousand followers, the Buddha found out that they belonged to the Fire-worshipping Sect, so the Blessed One expounded to them the discourse on fire. “Thus have I heard, the Blessed One was once staying at Gaya Sisa with a thousand Bhiksus. There he addressed the Bhiksus: “O Bhiksus, all is on fire. And what all is on fire? The eye, o Bhiksus, is on fire. Forms are on fire. Eyeconsciousness is on fire. Eye-contact is on fire. Feeling, which is pleasant or painful, or neither pleasant nor painful, arising from eye-contact is on fire. With what is it burning? It is burning with the fire of lust, the fire of hate, ignorance, birth, decay, death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair. So I declare. The ear, the nose, the tongue, the body, the mind… is on fire. Seeing thus, o Bhiksus, a well-taught Ariyan disciple gets disgusted with the eye, forms, eye-consciousness, eye-contact, feeling… He gets disgusted with the ear, sounds, ear-consciousness, ear-contact;… the nose, odours, nose-consciousness, nose-contact;… the body, tactile objects, body-consciousness, body-contact;… the mind, mental objects, mindconsciousness, mind-contact and any feeling that arises. With disgust, he gets detached; with detachment, he is liberated. When he is liberated, there is knowledge that he is liberated. And he understands thus: “Birth is destroyed, the holy life is lived, what should be done is done, there is no more of this state again.” After the Buddha expounded the “Discourse on Fire,” all the Bhiksus were pleased at his words and welcomed them. When the Buddha concluded his sermon, the hearts of the thousand Bhiksus were liberated from defilements, without attachment and they all became Arahants.

Bài Kệ: Gatha (skt)—Già Đà—Những câu phúng vịnh, tán thán nghĩa lý thâm diệu và ca tụng công đức của Phật và Tam Bảo—Verse. Bài Khiển: Ứng phó, đối phó—To cope, to face. Bài Pháp Đầu Tiên: First Sermon—Bài pháp đầu tiên ngay sau khi Phật đạt được đại giác tại Bồ đề đạo tràng. Phật đã đi vào vườn Lộc uyển tại thành Ba La Nại, để giảng bài pháp đầu tiên về Trung

Đạo, Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo—After the Buddha’s Enlightenment at Buddha Gaya, he moved slowly across India until he reached the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First Sermon. The Sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path.

Bài Phê: 1) Chuẩn bị: To prepare; 2) Sắp xếp: To arrange.

Bài Tôn Phái: Pai-tsun Sect—Một phái Phật giáo Tiểu Thừa trong tỉnh Vân Nam, Trung Hoa—A branch of Hinayana Buddhism in Yun-nan

Province in China.

Bài Trang Phái: Pai-Tsang Sect—Một phái Phật giáo Tiểu Thừa trong tỉnh Vân Nam, Trung Hoa— A branch of Hinayana Buddhism in Yun-nan

Province in China.

Bài Trừ: To get rid of.

Bài Vị: Thẻ gỗ dùng để chép tên họ người quá vãng để tiện việc cúng kiến—Ancestral tablet— Inscription board.

Bài Xích: To boycott

Bãi: Ngừng—To cease—To stop—Mark of finality.

Bãi Động: Phấn chấn tinh thần—To be in high spirit.

Bãi Giảng Trai: Thiết trai cúng dường chư Tăng sau một kỳ thiền thất—To provide a meal for monks after a Zen session.

Bãi Tham: Nghỉ việc tham thiền—To dismiss the assembly.

Bại: Failure—Subvert—Defeat—Spoiled— Ruin—Destroy.

Bại Căn: Còn gọi là Bại Chủng. Rễ mục, có nghĩa là căn hay chủng tử xấu, chỉ những kẻ không tu hành Phật quả, mà chỉ an lòng với những quả báo khổ hạnh—Spoiled roots or seed, i.e. those who do not seek Buddhahood, but are content with the rewards of asceticism.

Bại Chủng: See Bại Căn.

Bại Hoại: Corrupted—Spoiled.

Bại Hoại Bồ Tát: Bồ Tát không thành Phật mà lại sanh vào những cảnh giới thấp như vua, thái tử hay long vương—Bodhisattvas who defeat their proper end of becoming Buddha, and who are reborn in lower positions, e.g. as kings or princes, or as dragon-kings, etc.

Bại Hoại Tưởng: Quán xác bị rả ra từng phần (viksiptakas (skt) hay tưởng thây đang tan rã ra từng phần, một trong cửu tưởng quán nhằm giúp hành giả thoát ly chấp trước về thân—To contemplate on the scattered limbs of a corpse, one of the nine types of meditation on corpse which helps free us from attachment to the human body—See Cửu Tưởng Quán.

Bại Khuyết: Bị đánh bại—Defeated.

Bại Luân: Immoral—Corrupted morals. Bại Sa Môn: Vị Sa Môn không giữ giới hạnh—A monk or nun who breaks the precepts.

Bại Sự: Failed affair.

Bại Tục: Corrupted customs. Bám Víu: Attachment—Clinging—To cling to— Grasping.

Bám Víu Vào Cuộc Sống: Cling to our life. Bám Víu Vào Thân Xác: Cling to our body—To hold to

Ban: Đốm: Spotted, striped—Nhóm: Band—Thứ lớp: Class, rank.

Ban Đa Già Da Ta Xoa Đề Ổ Lâm: Quỷ Tập Lâm—Khu rừng nơi quỷ thần qui tập—A forest where ghosts and spirits gather. Ban Đồ Lô Già Pháp: Panduka (skt)—See Bát Chu Đại Tạng.

Ban Già Tuần: Panca-bhijnana (skt)—Pancabhinna (p)—Five divine knowledges—See Ngũ

Thông.

Ban Già Vu Sắc Hội: Panca-parisad (skt)—Ngũ Niên Đại Hội—Five-year Council—Nominal quinquenial Council—Đại hội bố thí cho tất cả mọi người, từ giàu đến nghèo, trên danh nghĩa năm năm một lần—A great gathering for almsgiving to everybody, rich and poor, nominal quinquenial.

Ban Na: Panna (p)—Prajna (skt)—Bát Nhã—Trí huệ—Wisdom or penetrative insight—Trí tuệ trực giác về chân lý tối thượng—See Trí Tuệ.

Ban Thác Ca: Udapanthaka (skt)—Sudapanthaka (skt)—Sudhipanthaka (skt)—Panthaka (skt)—Bán Ca—Bàn Đà Già—Bàn Đặc—Chú Đồ Bán Thác Ca—See Châu Lợi Bàn Đà Già.

Ban Thiền Lạt Ma: Chức Ban Thiền Lạt Ma là chức vị thứ hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma của Phật Giáo Tây Tạng. Vị Ban Thiền Lạt Ma ngự tại điện Tashilhumpo hay Luân Bố Miếu, trong thành Nhựt Cáp Tắc. Vào năm 1640 vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, nhờ sự trợ lực của Mông Cổ, đã nắm trọn quyền hành chánh và tôn giáo trong nước, ngài bèn tôn vinh vị Thầy của mình chức Ban Thiền Lạt Ma, và xây dựng điện Trát Thập Luân Bố cho ngài. Khi vị Ban Thiền Lạt Ma nầy thị tịch, một vị khác (một đứa trẻ) được tìm thay thế, giống như trường hợp của chức vị Đạt Lai Lạt Ma, nhưng vị Lạt Ma tương lai sẽ không được dân chúng thừa nhận cho đến khi nào vị nầy qua được những cuộc khảo nghiệm của các ủy viên hội đồng Phật Giáo

Tây Tạng—The Tibetan Panchen-Lama ranks second only to the Dalai-Lama among the Grand Lamas of the Gelugpa School of Tibetan Buddhism. His seat is in the Tashilhumpo Monastery at Shigatse. In 1640, the fifth Dalai Lama, with the aid of the Mongols, having acquired temporal as well as spiritual control of the whole country, honoured his own tutor with the title of Panchen Lama (a learned Lama), and built the Tashilhumpo Monastery for him. On the death of the title-holder, the new Lama is found in the body of a small child, as in the case of the Dalai Lama, and no new Lama is recognized as such by the people until examined and appointed by a Tibetan commission appointed for the purpose.

Ban Thưởng: To reward—To recompense.

Ban Trị Sự: Board of directors.

Ban Túc Vương: Kamamsapada (p)—

Kalmasapada (skt)—Còn gọi là Ca Ma Sa Ba Đà hay Ca Ma Sa Đà Vương, dịch là Ban Túc Vương hay Lộc Túc Vương, là vị vua có đốm dưới chân, người ta nói ngài là tiền thân của Đức Phật—The king with the marks on his feet, Kalmasapada, said to be the name of a previous incarnation of the Buddha.

Bán: Pan (skt)—Pun (skt)—Half. Bán Ấn: Bắt ấn bằng một tay, thường thường là tay phải—To make a mudra with jus one hand, usually the right hand.

Bán Bất Nam: Impotent male for half a month— Loại Bất Nam chỉ dùng được nam căn trong nửa tháng, một trong năm loại bất nam—One of the five kinds of impotent males or eunuchs—SeeNgũ Chủng Bất Nam.

Bán Ca: See Châu Lợi Bàn Đà Già. Bán Cá Thánh Nhân: Một vị Thánh nhân hiếm có—A rare sage.

Bán Chế Đại Nhiếp Tâm: To collect the mind— To concentrate the attention—See Nhiếp Tâm.

Bán Chi Ca: See Bán Chỉ Ca.

Bán Chỉ Ca: Pancika (skt)—Panika (skt)—1) Dạ Xoa thứ ba trong Bát Đại Dạ Xoa, là hồng của Quỷ Tử Mẫu: The third of the eight great yaksas, husband of Hariti; 2) Một trong tám vị tướng của Tỳ Sa Môn Thiên Vương: One of the eight generals of Vaisravana. Bán Chỉ Ca Đại Tướng: See Bán Chỉ Ca. Bán Chỉ La: Pancika (skt)—Panika (skt)—Cưu Lan Đơn Trà Bán Chỉ La—See Bán Chỉ Ca. Bán Chung: Một loại chuông nhỏ hơn 60 phân tây—A kind of bell which is shorter than 60 centimeters.

Bán Đề: Không hoàn toàn triệt để—Not completely thorough.

Bán Già La: Pancabhijna (skt)—Bán Già La— Năm thần thông hay ngũ thông hay ngũ trí chứng—The five supernatural powers—The five mystical powers—See Ngũ Thần Thông. Bán Già La Đại Tướng: See Bán Chỉ Ca.

Bán Già Phu Tọa: Bosatsu-za (jap)—Hanka-fuza (jap)—Half-lotus posture—Half-lotus sitting—Tư thế ngồi thiền được khuyên dành cho những người nào chưa thể chịu được tư thế kiết già một thời gian dài mà không cảm thấy quá đau đớn, mặc dầu tư thế nầy kém cân bằng và vững vàng, không thuận lợi trong thiền tọa bằng tư thế kiết già. Kiểu ngồi bán già, kiểu ngồi của chư Bồ Tát, bàn chân nầy để lên đùi chân kia, hay ngược lại (chân trái để bên trên đùi phải và chân phải bên dưới đùi trái, hai đầu gối chạm chiếu dưới đất, để giúp hai đầu gối chạm đất dễ dàng chúng ta có thể đặt một cái gối mỏng bên dưới hai đầu gối), khác với kiểu ngồi kiết già của chư Phật (hai bàn chân để lên hai bắp đùi)—A ‘half lotus’ position is a meditation posture recommended to those who cannot maintain the full lotus position for a long period of time without great pain, even though half lotus position is not as balanced and stable and thus not so conducive to absorption as a so-called full lotus position. A Bodhisattva’s form of sitting, one foot on the thigh of the other or vice versa (left foot over right thigh and right foot under left thigh, both knees touching mat, to facilitate the knees resting on the mat, it may be necessary to use a thin suport cushion under the regular round one), different from the completely cross-legged form of a Buddha (with right foot over left thigh and left foot over right thigh).

Bán Già Tư Duy Tượng: Tượng Phật ngồi có vẻ tư duy trong thế bàn già—A statue of Buddha sitting in contemplation in half-lotus posture. Bán Giả Bồ Thiện Ni: Pancabhojaniya (skt)— Bán Giả Bồ Xà Ni—See Ngũ Chính Thực. Bán Giả Bồ Xà Ni: Pancabhojaniya (skt)—See Ngũ Chính Thực.

Bán Giả Kha Đản Ni: Pancakhadaniya (skt)— Bán Giả Kha Đản Ni—Bán Già Khư Đản Ni—See Ngũ Tước Thực.

Bán Giả Khư Xà Ni: Pancakhadaniya (skt)—Bán Giả Kha Đản Ni—Bán Già Khư Đản Ni—See

Ngũ Tước Thực.

Bán Hạ: Nửa mùa an cư kiết hạ—Half period of time of the summer retreat—See An Cư Kiết Hạ. Bán Kệ: Nửa phần sau của một bài kệ—Second part of a verse.

Bán Khai: Semi-civilized.

Bán Khai Bán Hợp: Nửa úp nửa mở—To be equivocal—Not be straightforward.

Bán Lộ Xuất Gia: Xuất gia vào giai đoạn tuổi trung niên—To renounce worldly life at the middle-aged period of time. Bán Mãn Nhị Giáo: Hinayana-Mahayana (skt)— Tiểu Thừa và Đại thừa—Small Vehicle and Great Vehicle.

Bán Nguyệt Đường Nghi: Cử hành lễ bố tát trong Phật điện vào ngày mồng một và ngày rằm—To conduct the semi-monthly service for recitation of precepts in the Buddha Hall on the first and the full-moon days.

Bán Nguyệt Kỳ Tụng Giới: Semi-monthly service for recitation of precepts—Tụng giới mỗi nửa tháng cho chư Tăng Ni và Tại gia Bồ Tát giới. Theo luật tạng, lễ tụng giới bằng cách công khai nhận tội và sám hối. Tuy nhiên, trên thực tế thì nghi thức nầy bị phế bỏ, và sự nhận tội cũng như sám hối thường được tổ chức riêng trước bàn thờ Phật—Semi-monthly service for recitation of precepts, for either the Bhiksu, Bhiksuni or Bodhisattva precepts. According to the Vinaya, the recitation should be preceded by a public confession of transgressions. However, in practice, this kind of service is often omitted, as confession is always done privately before the Buddha Altar. Bán Nô Ta: Punach—Tên của một vương quốc cổ, tọa lạc khoảng 120 dậm về phía đông bắc Kashmir (Ba Thấp Ca)—Name of an ancient kingdom, situated about 120 miles northwest of Kashmir.

Bán Phần Hữu Biên, Bán Phần Vô Biên: Half finite and half infinite—Một nửa hữu biên, một nửa vô biên—Người đó cùng tột cái hành ấm không, do cái chỗ sở kiến, tâm lộ tính xem xét, so sánh tất cả chúng sanh, trong một thân đều có một nửa sinh, một nửa diệt. Rõ biết mọi vật trong thế giới đều một nửa hữu biên, một nửa vô biên. Vì so đo chấp trước hữu biên, vô biên, nên đọa lạc ngoại đạo và mê lầm tính Bồ Đề—This person thoroughly investigates the formations skandha to the point that it becomes empty. Based on what he sees, in his mind he speculates that each and every living being , in its given body, is half living and half dead. From this he concludes that everything in the world is half finite and half infinite. Because of these speculations about the finite and the infinite, he will fall into externalism and become confused about the Bodhi nature— See Tứ Chủng Hữu Biên.

Bán Siêu: Một chúng sanh cõi trời bằng tinh tấn tu hành đã nhảy vọt từ cõi trời thứ nhứt qua cõi trời thứ mười ba trong mười sáu cõi trời sắc giới—A deva who by devotion advances by leaps, escaping from one to thirteen of the sixteen heavens of form.

Bán Thác Ca: Panthaka (skt)—See Châu Lợi Bàn Đà Già.

Bán Thiên Bà La Môn: Chủng loại ngạ quỷ— Half brahmans (a term for hungry ghosts).

Bán Tín Bán Nghi: To be doubtful—To be undecided.

Bán Tọa: Hanza (jap)—Half-seat—Câu chuyện đức Phật nhường nửa chỗ của mình với Ma Ha Ca Diếp—The story that the Buddha shared his seat with Master Mahakasyapa. Bán Trạch Ca: Pandaka (skt)—Hoàng Môn—See Kiện Nam.

Bán Trai: Ăn chay nửa ngày—Half a day fast. Bán Tự: Half a character, a letter of the alphabet—Half a word.

  1. Nửa chữ: Incomplete word: Half a character, a letter of the alphabet—Half a word.
  2. Trong Phật giáo, bán tự ám chỉ người chưa thọ giới tròn đầy, như Sa Di hay người tại gia chỉ giữ năm hay tám giới mà thôi—Incomplete word. In Buddhism, the term is used to indicate those who don’t receive full-

ordination, i.e. lay people or sramaneras, keep only five or eight commandments.

  1. Tiểu Thừa: Hinayana.

Bán Tự Giáo: Incomplete-word teaching—Thuyết ngôn tăng trưởng phiền não hay ác pháp— Incomplete-word teaching of which teaching causes an increase of afflictions or unwholesome deeds.

Bán Vãn: Khoảng thời gian từ giữa trưa đến 3 giờ chiều—The period of time from noon till 3 p.m. Bàn: Cái dĩa: A dish, a plate—Tảng đá lớn: A big rock.

Bàn Bạc: Xem xét kỹ lưỡng: Careful examination—Nương tựa theo một người nào để tu hành: To lean on someone to cultivate. Bàn Cốc: Master Pan-K’u—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Triết Giang vào thế kỷ thứ

XIII—Name of a Chinese monk in Jie-jiang

Province in the thirteenth century. Bàn Đà Già: Udapanthaka (skt)—Sudapanthaka (skt)—See Châu Lợi Bàn Đà Già.

Bàn Đà Vị: Vandani (skt)—Tán thán—To praise—To adore.

Bàn Đại Nhi: Bandhyaputra (skt)—See Thạch Nữ Nhi.

Bàn Đại Tử: Bandhyaputra (skt)—See Thạch Nữ Nhi.

Bàn Đàm: Pan-T’an (chi)—Tên của một vị cư sĩ

Trung Hoa ở tỉnh Giang Tô vào thế kỷ thứ XVII— Name of a Chinese lay-person in Jiang-Ssu Province in the seventeenth century. Bàn Đạt Xà Lý: Patajali (skt)—See Ba Đan Xà

Lê.

Bàn Đặc: Udapanthaka (skt)—Sudapanthaka

(skt)—See Châu Lợi Bàn Đà Già.

Bàn Già: Vac (skt)—Lời nói—Speech—Talk. Bàn Khuê: Bankei Osho (jap)—See Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư.

Bàn Khuê Vĩnh Trác Thiền Sư (1622-1693): Bankei Eitaku (jap)—Thiền sư Nhật Bản nổi tiếng của trường phái Lâm Tế, và được biết tiếng nhất trong thời của ông. Thời niên thiếu ông lang thang khắp nước Nhật và tham học với nhiều thầy khác nhau. Rồi rút về ẩn cư trong 2 năm, chỉ chuyên việc tọa thiền chứ không làm việc gì khác. Trong thời gian này ông xem thường sức khỏe đến nỗi có nguy cơ chết vì lao phổi. Một buổi sáng, sau khi khạt ra một cục máu, ông bỗng đạt được sự thể nghiệm đầu tiên về đại giác. Về sau này ông đã theo học thiền với thiền sư Tao-Che Ch’ao-Yuan, người đã thừa nhận sự chứng ngộ của ông. Sau khi được triều đình bổ nhiệm về trụ trì tu viện Myoshin-Ji ở Kyoto vào năm 1672, ông trở thành nhân vật chủ chốt trong việc phục hưng truyền thống Lâm Tế ở Nhật Bản. Sức mạnh nơi tâm và khả năng thuyết giảng chân lý Thiền bằng ngôn ngữ dân gian một cách đơn giản và dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng đã góp phần mạnh mẽ vào việc phục hưng trường phái Lâm Tế tại Nhật, đã từ lâu bị tắc nghẽn với hình thức bề ngoài cứng nhắt. Tuy nhiên, ông không để lại một trước tác nào và học trò của ông cũng bị cấm ghi lại những bài thuyết giảng của ông. Vì vậy mà có rất ít ngữ lục của ông được đệ tử ghi chép còn sót lại. Thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác vốn là một bậc tôn sư được mọi người kính phục—A famous Japanese Zen master of the Lin-Chi school, and quite the most popular and famous of his time. In his early years, he wandered through Japan and sought out numerous Zen masters. Then for two years he retreated to a hermitage in order to do nothing but practice sitting meditation. During this time he neglected his health to such an extent that he had almost died of consumption when, one morning as he coughed up a clot of blood, he suddenly had an enlightenment experience. Later he studied under the Chinese master Tao-Che Ch’ao-Yuan, who gave him the certification of enlightenment. After being appointed by the Imperial House as abbot of Myoshin-ji Monastery in Kyoto in 1672, he was a key figure in the revival of the Lin-Chi tradition in Japan. The power of his mind and his ability to present the truth of Zen in the language of the people in a way that was simple and widely comprehensive, contributed greatly to the revival of the Lin-Chi school in Japan, which for a long time had rigidified into concern with outer forms. However, he himself left no writings behind and forbade his students to record his teachings in any form. Thus, very few number of his presentations and dialogues were written down by followers.

  • Có lần Thiền sư Bàn Khuê chuẩn bị rời một ngôi chùa tại kinh đô, nơi ngài được mời đến để thuyết pháp. Ngay lúc đó, có một viên thư lại của một vị lãnh chúa hối hả đến báo với ngài rằng chủ nhân ông ta muốn gặp mặt và tham vấn ngài vào ngày hôm sau. Viên thư lại nài nỉ ngài hãy hoản lại chuyến hành trình. Vì thế, ngài đã nhận lời và ở lại chùa. Hôm sau, viên thư lại ấy lại đến chùa một lần nữa để thông báo rằng vị lãnh chúa bận việc gấp cần phải giải quyết nên không thể gặp mặt ngài được. Thay vào đó, viên thư lại trình những vấn đề mà vị lãnh chúa cần tham vấn và ghi nhận câu trả lời của thiền sư để truyền đạt lại. Nghe xong, Bàn Khuê đáp: “Thiền pháp khó lãnh hội, ngay cả khi trực tiếp tham vấn. Làm sao có thể truyền đạt qua người trung gian?” Bàn Khuê không nói gì thêm. Viên thư lại đành phải im lặng ra về—Once when Zen master Bankei was about to leave a temple in the capital where he taught from time to time, a mandarin came to tell the master that his baron asked the master to postpone his departure because he wanted to see the Zen master in person on tomorrow regarding some Zen issues. Zen master Bankei assented and put off leaving. However, the next day, the mandarin came again to inform the master that the baron had some urgent business to take care of and could not come to see the master. The baron had asked the mandarin to relay his question to Bankei, then report the Zen master’s answer back to him. When he had heard the mandarin, Bankei said, “This matter of Zen is difficult to convey even by direct question and direct answer; it is even more difficult to convey by messenger.” Bankei said nothing more. At that time, the mandarin was speechless, he withdrew and departed.
  • Một lần, có người đến hỏi Bàn Khuê về phương pháp tọa thiền. Sư nói: “Hòa nhập vào tuệ giác minh diệu vốn có từ trước khi khởi tình thức thì gọi là Thiền; lìa khỏi mọi vướng bận trần cấu bên ngoài thì gọi là Tọa. Nếu chỉ ngồi tréo chân và nhắm nghiền mắt lại thì không phải là tọa thiền. Nếu ngồi lặng lẽ suy cứu dòng tư tưởng của mình một cách tinh tế thì mới tạm được gọi là có đôi chút công phu. Mọi phiền não đều xuất phát từ vòng ảo vọng do tâm thức xoay chuyển. Khi cơn giận nổi lên, người ta trở thành ác quỷ. Cũng như thế, dục vọng khiến con người biến thành súc sinh,

và tham lam biến con người thành quỷ đói. Khi nào còn bị phiền não và vọng tưởng trói buộc, chúng sanh vẫn còn lăn trôi trong luân hồi sanh tử, không thể nào đạt đến cảnh giới an lạc và tự tại. Nếu tự mình giải thoát khỏi sự ràng buộc của dòng tư tưởng và tình thức, hành giả sẽ cắt đứt được mối dây phiền não và vượt lên trên các hiện tượng nhân quả vô thường. Nên biết rằng nuôi dưỡng thiện ý là một nhân lành, ắt sẽ gặt được thiện quả; rằng làm việc ác độc và sai trái là một nhân xấu, ắt sẽ nhận lãnh ác báo. Tuy nhiên, tất cả đều là nghiệp quả vô thường. Lìa xa khỏi mọi phiền não vọng tưởng mới chính là con đường thoát ly sanh tử. Nghe những lời này, xin chớ rơi vào chỗ chấp không; kẻ có trí phải biết nương theo lời mà đạt ý. Nên biết rằng cảnh giới Vô Niệm cũng chẳng phải là trạng thái hư không. Cho dù ta không để tâm lắng nghe, tuệ căn tiềm ẩn bên trong mỗi người luôn tỉnh thức giúp ta có thể nghe rõ ràng. Khi chạm tay vào nước hay lửa, ta tự biết lạnh hay nóng, không ai cần phải học cách cảm nhận nóng hay lạnh cả. Hành giả nên nhớ rằng chúng ta hoàn toàn có thể sống mà không cần đến vọng tưởng. Phật tánh vốn bao trùm muôn vật, vượt lên trên mọi khái niệm đối đãi: phải trái, đúng sai, có không, vân vân, của lý luận nhị nguyên, như một tấm gương trong phản chiếu ảnh tượng của muôn vật một cách rõ ràng và vô tư. Vì thế, chúng ta cần gì phải bám víu vào vọng tưởng và tình thức? Có vọng tưởng ắt sẽ phát sinh phiền não. Đạt đến tâm viên giác, hành giả trực nhận sự vật một cách rõ ràng, không bị chi phối bởi tình thức và vọng tưởng nên không vướng bận phiền não. Bởi thế nên nói rằng Tọa với tâm viên giác, và Thiền với tuệ minh sát mới chính là công phu thiền định cao tuyệt nhất.”—Someone asked Zen master Bankei about sitting Zen. He replied: “Harmonization with the ineffable wisdom inherent in everyone before getting involved in thinking and conceptualization is called meditation; detachment from all external objects is called sitting. Just closing your eyes and sitting there is not what I call sitting meditation; only sitting meditation attuned to subtle knowledge is to be considered of value. All confusion is a matter of revolving in vicious circles of delusion because of using thoughts. When angry thoughts come out, you become a titan; craving makes you an animal; clinging to things makes you a hungry ghost. If you die without giving these up, you revolve in routines forever, taking on all sorts of forms, whirling in the flow of birth and death. if you detach from thoughts, there is no confusion, so there is no cause or effect. There being no cause or effect, there is no revolving in routines. As long as you entertain thoughts, when you cultivate good thoughts there are good causes and effects, and when you do wrong there are bad causes and effects. When you have detached from thought and tuned into subtle knowledge, there are no causes or effects of birth or death. When I speak this way, it seems like a vision of nothingness, but it is not so. The reason I say that this is not nothingness is that when I say so, each of you hears it. Even though you do not think of hearing, because of the original knowledge innate in everyone is effectively aware, you can hear distinctly. When you touch water or fire, you know it is cold or hot; yet no one learns to feel cool or heat. This is working beyond thought, so even if there is no thought, it cannot be called nothingness. This inherent subtle knowledge comprehends everything without involvement in the dualistic ideas of being and nothingness, just as a clear mirror reflects the images of things distinctly. So what discursive thought is necessary for this? Discursive thought is there because there is confusion. When you arrive at nondiscursive knowledge, you perceive and distinguish things before discursive thought, so in the end there is no confusion. That is why nondiscursive knowledge is valued. For this reason, sitting meditation with unfabricated subtle knowledge is the highest practice.”

  • Ngày nọ, có người đến gặp Thiền sư Bàn Khuê. Anh ta than rằng mình là người với bản tánh bẩm sinh, rằng mỗi lần lên cơn tức giận thì anh ta không tài nào kềm chế được bản thân mình. Bàn Khuê nói: “A! Anh được trời

phú cho một món quà khá thú vị đấy! Ngay bây giờ anh có mang theo cái bản tánh nóng nảy đó với anh không? Hãy lấy ra cho tôi xem rồi tôi sẽ giúp anh trị lành nó.” Người kia nói: “Ngay lúc này thì không có. Nó chỉ bùng lên thật bất ngờ khi một chuyện gì đó xảy đến với tôi.” Bàn Khuê nói: “Anh thấy đó, vậy thì cái được gọi là ‘bẩm tánh’ ấy chẳng phải là thiên tánh bẩm sinh của anh đâu!”—Once a man came to Zen master Bankei and confessed that, he had been born with a short temper, which he found unmanageable in spite of his attempts to control it. Bankei said, “What an interesting thing you were born with! Do you have short temper right now? If so, show me, and I’ll cure it for you.” The man said, “I don’t have it right at this moment. It comes out unexpectedly, when something happens.” Bankei said, “In that case, your short temper is not something innate in you.”

  • Thời đó có một nhóm hành khất mắc bệnh phong cùi đến đến đạo tràng xin quy y và gia nhập vào đạo tràng của ông. Ông đã vui vẻ chấp nhận họ họ vào Tăng đoàn và chính ông đã đích thân làm lễ thí phác và thọ giới cho họ. Trong khi hành lễ có một nhà quí tộc, đại diện cho một lãnh chúa người đã xây dựng ngôi thiền viện và hết lòng bảo trợ sự nghiệp hoằng pháp của thiền sư Bàn Khuê, đến tham kiến ông. Khi vừa trông thấy ông đang xuống tóc cho những người bị cùi này, nhà quí tộc vội vàng mang một chậu nước thỉnh thiền sư rửa tay. Nhưng thiền sư Bàn Khuê đã từ chối với lời nhận xét: “Thói giả dối của ông còn dơ dái hơn cái đầu lở lói của những người phong cùi này!”—Once a group of beggars afflicted with leprosy came to the assembly of Zen Master Bankei; and Bankei admitted them to his congregation, and when he initiated them, he even washed and shaved their heads with his own hands. At that time, a certain noble person, the representative of a baron who helped build Bankei’s temple, showed up. Revolted by the sight of the Zen master shaving the heads of untouchables, the noble person hurriedly brought a basin of water for Bankei to wash his hands. But the master refused, remarking, “Your disgust is filthier

than their sores.”

  • Một lần nọ, một vị lãnh chúa khác tìm gặp Sư để tham vấn về chỗ dụng tâm của nhà Thiền. Bàn Khuê quở rằng: “Tôi biết ông vừa mới trục xuất một vị học giả chỉ vì không chấp nhận đức độ và tài năng của ông ấy. Như vậy làm sao ông có thể đến đây để hỏi và lãnh hội được chỗ dụng tâm của Thiền gia?”—One time, another lord came to ask Zen master Bankei about Zen “mind art.” Instead of welcoming his inquiry, Bankei upbraided the lord, saying, “I understand you dismissed a secular scholar because you did not recognize his worthiness. How can you even ask and understand about the Zen mind art?”
  • Lại một lần khác, có một vị lãnh chúa trẻ tuổi theo thiền sư Bàn Khuê để tham học lý thiền, vị lãnh chúa này rất mê võ thuật. Có lần vị lãnh chúa cố tình thử phản xạ của thầy bằng cách xuất kỳ bất ý dùng giáo tấn công thiền sư nhân lúc ngài đang tĩnh tọa. Bàn Khuê bình thản dùng tràng hạt gạt ngọn giáo sang một bên, điềm nhiên nhận xét: “Kỹ thuật của con còn non lắm, chiêu thế chưa xuất ra mà tâm đã động rồi!”—Another time, a lord who was young and fond of martial arts, studied Zen from Bankei. One day he decided to test his master’s gut by suddenly attacking him with a lance as he sat quietly. Zen Master Bankei calmly deflected the thrust with his rosary. Then he said to the lord, “Your technique is still immature, your mind moved first.”
  • Có một lần thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác nói chuyện với Tăng chúng: “Khi ta mới phát tâm tìm cầu giác ngộ, vì không tìm được một vị thầy đã giác ngộ nên ta đã tu tập đủ loại khổ hạnh, tiêu hao sinh lực. Có lúc ta đã sống ẩn cư, cắt đứt hết mọi quan hệ với thế nhân. Có lúc ta dùng những bức vách bằng giấy để dựng thiền thất cho mình để có chỗ tịnh tọa. Ta tọa thiền liên tục trong tư thế kiết già không bao giờ nằm ngả lưng xuống cho đến khi đùi ta bị lở loét để lại những vết sẹo vĩnh viễn trên thân thể. Mỗi khi nghe ở đâu đó có sự hiện diện của vị thầy, ta liền đi thẳng đến để gặp. Sau nhiều năm như vậy, ít có chỗ nào trên xứ Phù Tang mà ta chưa từng đặt chân tới. Tất cả việc này đã xảy ra như vậy là vì ta không gặp được một vị thầy giác ngộ. Cho đến một ngày tâm thức ta bừng sáng, lần đầu tiên trong đời ta nhận ra rằng tất cả những năm tháng lao nhọc và gian khổ trước đây đều là vô dụng, và kể từ đó ta đã đạt được an lạc. Giờ đây ta nói cho các ông biết cách làm thế nào để hoàn thành giải thoát ngay trong đời này mà không cần phải lao tâm hành xác, nhưng chưa chắc gì các ông hoàn toàn có đủ lòng tin tưởng vì các ông không thật sự nghiêm túc dốc hết toàn lực trên đường giải thoát của mình”—Once Zen master Bankei said to a group of people, “When I was first inspired to seek enlightenment, because I did not find an enlightened teacher I practiced all sort of austerities, wasting my body away. Sometimes I would cut off all human contact and live in isolation. Sometimes I would fashion a paper enclosure and sit inside it, or I would set up screens and sit in a dark room, sitting in the lotus position without lying down, until my thighs became ulcerated and festered, leaving permanent scars. Then when I’d hear of the existence of a teacher at suchand-such a place in such-in-such a province, I’d go there directly to meet him. After several years of this, there were few places in all of Japan that my footsteps had not reached. All this was due to the fact that I hadn’t met an enlightened teacher. After my mind opened up one day, for the first time I realized how useless my years of toil and pain had been, and I attained peace. Now I tell you all how to attain fulfillment in your present lives without straining yourselves, but you may not completely believe in it. This is because you are not really serious.”
  • Có lần, thiền sư Yui-e, một vị trưởng lão của dòng Thiền Tào Động, tâm sự với thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác: “Tôi đã phát tâm tu hành vào lúc 17 hay 18 tuổi. Suốt trên ba mươi năm, tôi chuyên tâm hành thiền, hiếm khi đặt lưng xuống chiếu, tập trung nhất niệm, nhưng vẫn thấy khó khăn trong việc thanh lọc tạp niệm và vọng kiến. Mãi đến những năm gần đây, tâm trí mới được trong sáng và đạt được niềm an lạc. Về phần ông, ông đã từng dụng công như thế nào?” Thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác đáp: “Khi còn trẻ tôi cũng nỗ lực thực hành thiền quán, nhưng một ngày nọ tôi mới chợt nhận ra rằng tông môn của mình là tông môn của những người với con mắt giác ngộ, và không một ai có thể dựa vào người khác để đạt đến giải thoát. Từ đó trở đi tôi vượt lên khỏi những mối quan tâm khác mà chỉ tập trung vào mục đích kiến tánh mà thôi. Vì lý do đó, tôi đã làm chủ được khả năng nhận biết mức độ chứng đắc của những thiền giả khác trên con đường giác ngộ”—Yui-e, an elder of the Soto school of Zen, came to Zen master Bankei and said, “I was inspired when I was seventeen or eighteen years old. For over thirty years I sat for long periods without lying down, concentrating single-mindedly, but found errant thoughts and false consciousness hard to erase. In recent years my mind and intellect have both become clear, and I have attained peace. How did you concentrate in the past?” Bankei replied, “I too toiled over the occurence of thoughts when I was young, but one day suddenly I realized that our school is the school of the enlightened eye, and no one can help another without clear perception. From that time on I

transcended all other concerns and 

concentrated on working solely on attainment of clear vision. For this reason, I have mastered the ability to see whether other

people have true perception.”

  • Có một thời Thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác thường tìm đến khu hành quyết và tọa thiền ngay dưới cột xử tội trong suốt nhiều đêm để thử Tâm Thiền của chính mình. Sau đó, có khi Sư lại ngả lưng nằm xuống bờ đê bao quanh khu chăn ngựa của quân đội. Một hôm, khi nhìn vào khu chăn ngựa, Sư trông thấy một quân nhân đang vung roi quất ngựa. Sư đứng dậy quát lớn: “Này! Ông nghĩ ông đang làm cái gì vậy?” Người lính nghe tiếng Sư quát nhưng vẫn cứ làm ngơ, vẫn vung roi quất mạnh khi đang phóng ngựa ngang mặt Sư. Sư lại quát lớn: “Này! Ông có biết mình đang làm gì không?” Sự việc xảy ra ba lần như vậy. Cuối cùng người lính dừng lại, xuống ngựa, và tiến gần về phía Sư. Đến lúc đó người lính mới nhận ra Bàn Khuê là một vị Tăng. Người

lính lên tiếng: “Thầy đã quát tôi ba lần, chẳng hay thầy có chuyện gì muốn nói?” Bàn Khuê nói: “Thay vì đánh ngựa một cách tàn nhẫn như vậy, sao ông không nghiêm khắc với chính bản thân và điều phục tâm ý của chính mình?”—Once Zen master Bankei spent several nights sitting under a crucifix in an execution ground, testing his Zen mind. After that, sometimes, he lay down on an embankment surrounding a corral. Now it so happened that there was a warrior in the corral beating a horse. Seeing this, Bankei hollered, “Hey! What do you think you’re doing?” The warrior heard the Zen master shouting but paid no attention. Whipping his horse, he galloped past Bankei. Again the master shouted, “Hey! What do you think you’re doing?” This happened three times before the warrior stopped and got off his horse. Approaching the Zen master, he now saw that Bankei was not an ordinary man. The warrior said, “You were yelling at me. Do you have something to tell me?” Bankei said, “Rather than beat your horse for being unruly, why not chastise yourself and train your own mind right?”

Thiền sư Bàn Khuê thị tịch trong một ngôi chùa thuộc vùng thôn dã vào thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ 17. Trước lúc ngài thị tịch, chúng Tăng xin ngài để lại một bài kệ phó chúc theo đúng truyền thống Phật giáo Thiền tông. Ngài nói: “Ta đã ở lại thế giới này suốt 73 năm, giảng dạy lý Thiền suốt 44 năm trời. Tất cả những gì ta đã làm trong ngần ấy thời gian chính là bài kệ phó chúc của ta, không cần thiết phải có một bài kệ nào khác nữa. Vì sao ta lại phải bắt chước tiền nhân để thú nhận rằng mình đang chuẩn bị cho lần ra đi kia chứ?” Nói xong, ngài ngồi thẳng người mà thị tịch—Zen master Bankei died in a country temple in the last decade of the seventeenth century. At the end, his disciples asked him for a parting verse, according to the ancient Zen tradition. The master said, “I have been in this world for seventy-three years, of which I have spent forty-four years teaching Zen to liberate others. All that I have pointed out to you in over half a lifetime is my parting verse. There is no other parting verse to compose. Why should I imitate everyone else and make a confession on my deathbed?” Having said this, the great Zen master Bankei passed away, sitting perfectly straight.

Bàn Linh: Bàn Vong—Linh Tòa—Altar of the dead.

Bàn Sơn Bảo Tích Thiền Sư (720-814): BanzanHoshaku (jap)—P’an-shan-Pao-chi (Wade-Giles Chinese)—Panshan-Baoji (Pinyin Chinese)—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa nổi tiếng thuộc phái Lâm Tế. Ngài là đệ tử và Pháp tử của ngài Mã Tổ Đạo Nhất. Có rất ít chi tiết về cuộc đời của Thiền sư Bàn Sơn Bảo Tích; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong bộ Truyền Đăng Lục, quyển VI: Thiền sư Bàn Sơn Bảo Tích gốc người ở cổ thành U Châu, gần thành phố Bắc Kinh ngày nay. Sau khi nhận được ấn xác nhận từ Mã Tổ, Bàn Sơn trụ lại trên một ngọn núi tên Bàn Sơn phía bắc Trung Hoa, gần biên giới với phía bắc Triều Tiên. Ngài là một trong những vị thiền sư đầu tiên hoạt động trong khu vực nầy. Tên ngài được nhắc tới trong thí dụ 37 của Bích Nham Lục—Name of a famous Chinese Zen master of the Lin-Chi Sect. He was a disciple and a dharmasuccessor of Zen master Ma-Tsu Tao-I. Few other details about P’an-Shan-Bao-Chi’s life are available in the classical records; however, there is some brief information on him in the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume VI: P’anshan’s home was in ancient Youzhou, near persent-day Beijing City. After receiving the seal of confirmation from Ma-Tsu, he settled in northern China on Mount P’an shan, not far from the present-day border with North Korea. He was one of the few early Zen masters to be active in this area. His name was mentioned in example 37 of the Blue Cliff Record.

  • Câu chuyện thể nghiệm đại giác lần đầu tiên của Bàn Sơn đáng được xem xét trong WuTen Hui-Yuan: “Khi Bàn Sơn đi ngang qua chợ, ngài nghe thấy một người khách đến mua thịt heo nói với anh hàng thịt: ‘Cho tôi miếng nào ngon!’ Anh hàng thịt đặt con dao xuống, khoanh tay lại và nói: ‘Thế ông xem có miếng nào không ngon hay không?’ Nghe đến đó Bàn Sơn bỗng thấy mình trải qua một ánh chớp đại giác.”—It is noteworthy to listent to the story of his first enlightenment experience, as it is recorded in the Wu-Teng Hui-Yuan: “Once Pan shan was crossing the marketplace, he overheard a customer, who was just buying some pork, say to the butcher, ‘Cut me a piece of the good stuff.’ The butcher folded his arms and said, ‘Sir, what here is not the good stuff?’ At these words, Pan shan attained insight.”
  • Sau thể nghiệm đó, Bàn Sơn vẫn chưa được thầy mình xác nhận ngay. Ông phải đợi đến sau đó, khi đã trải qua một đại giác sâu thật rõ rệt mới được xác nhận: “Một hôm ông gặp một dàn nhạc tang và nghe bài hát này: ‘Mặt trời quả cầu đỏ được gọi về lặn ở phía tây. Nhưng còn linh hồn, nó biết đi đâu? Con trai của người chết đi theo sau quan tài khóc nức nở. Mọi thứ đều phù hợp với tập quán, nghĩa là một đám tang giống như mọi đám tang khác diễn ra trong ngày. Nhưng anh chàng Bàn Sơn trẻ tuổi bỗng động lòng vì sức mạnh của quy luật thế gian. Ông nhìn thấy một chu kỳ sống và chết, và cảm thấy trong người dâng lên một luồng ánh sáng mà chu kỳ ấy không với tới được.'”—Pan-shan was not, however, confirmed by his master after this experience. This happened only after a significant deeper realization: “One day, Panshan encountered a funeral procession, and from the chant he picked out these words: ‘For the red orb of the sun, it is a certainty to sink into the west. But the soul, whither will it go?’ Behind the coffin walked the son of the deceased, wailing plaintively. Everything was as custom demanded, one could see this almost everyday. However, it struck the youth Pan-shan with all the force of cosmic law. He saw the cycle of birth and death, and with this, the light arose in him that remains untouched

by this cycle.”

  • Một hôm sư dạy chúng: “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm? Tứ đại vốn không, Phật nương ở đâu? Ngọc tuyền chẳng động, dừng lặng không tỳ; nhìn mặt tranh nhau, lại không việc khác.” Hành giả tu thiền ngày nay cần phải xuyên thấu tận đáy của những lời dạy nầy mà chuyển thân bằng cách nói cái không thể nói, làm cái không thể làm, chứ đừng khởi tình giải là sẽ bị chết chìm ngay những lời nầy của thiền sư Bàn Sơn—One day, P’an-shan said to the community, “There is nothing in the triple world, where can mind be found? The elements are basically empty, how can a Buddha abide? The polar star does not move, quiet and still, without traces, once presented face to face, there is no longer anything else. Nowadays Zen practitioners must transform the body by penetrating all the way to the bottom of these words and say what cannot be said, do what cannot be done. On the contrary, if we try to make an intellectual interpretation of what P’an-shan said, we will just die at his words.”
  • Sau khi Bàn Sơn nhậm chức trụ trì ở U Châu, một vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Bàn Sơn kêu thét lên: “Aaagh!” Vị Tăng nói: “Học trò chưa lãnh hội ý nghĩa của Thầy.” Bàn Sơn nói: “Đi!”—After P’an-shan assumed the position of abbot at a Zen monastery, a monk asked him, “What is the Way?” P’an-shan cried out, “Aaagh!” The monk said, “This student doesn’t understand your meaning.” P’an-shan said, “Go!”
  • Một hôm, Thiền sư Bàn Sơn thượng đường thị chúng rằng: “Tâm mà không có chuyện gì thì vạn tượng không sanh ra. Ý dứt tuyệt huyền cơ, sáu trần làm sao mà lập được? Đạo vốn vô tướng, nhân vì tướng mà lập nên. Đạo vốn không tên, nhân vì tên mà có chủng loại. Nếu mấy ông nói ‘Tâm tức Phật (tâm ấy là Phật)’, thời mấy ông chưa nhập huyền vi. Còn nếu mấy ông nói ‘không tâm, không Phật’, thì mấy ông chỉ đang trỏ vào dấu tích của cực tắc mà thôi. Con đường hướng thượng, ngàn Thánh không truyền. Kẻ học bị hình tướng vò xé, như vượn chộp lấy bóng mà thôi.”‘—One day, Zen Master P’an-shan entered the hall and addressed the congregation, saying, “When there are no affairs in the mind, the myriad things are not born. In the conceivable mysterious function, where would a speck of dust alight? The Way itself is formless, but because of form, names are established. The Way itself is nameless, but because of names, there is classification. If you say, ‘Mind is Buddha,’ then you still haven’t entered the mystery. If you say, ‘No mind no Buddha,’ then you’re just pointing at the traces of the ultimate. Even a thousand saints can’t transmit the higher road to others. You students are tormented by form. You’re like apes grabbing at shadows.”
  • Hôm khác, Bàn Sơn thượng đường thị chúng rằng: “Đại đạo không ở trung tâm, há lại có ở trước hay ở sau. Khoảng trống không vô tận, thế thì làm sao mà nói chuyện đo lường? Cái Không đã như thế, làm sao mình có thể nói bàn về Đạo?”—Another day, Zen Master P’an-shan entered the hall and addressed the monks, saying, “The great way has no center, so how could it have a front or back? Vast space is endless, so why speak of measuring it? Emptiness being thus, how can one speak of the Way?”
  • Thiền sư Bàn Sơn thượng đường thị chúng rằng: “Này, tâm như mặt trăng cô lẽ, vậy mà ánh sáng của nó nuốt cả vạn tượng. Ánh sáng không chiếu cảnh mà cảnh cũng không tồn tại. Nhưng khi cả ánh sáng và cảnh đều tan mất, thì còn là vật gì?”—Zen Master P’anshan entered the hall and addressed the monks, saying, “The moon of mind is solitary and perfect, its light swallowing the myriad forms. Its light does not illuminate realms, for realms do not exist. But when light and realms

are both gone, what is it that remains?”

  • Thiền sư Bàn Sơn thượng đường thị chúng rằng: “Bậc Thiền đức học đạo ví như đất chở núi, không hề biết núi cao chót vót, như đá ngậm ngọc, không hề biết ngọc chẳng có tì vết. Có được như vậy thì mới gọi là ‘xuất gia.’ Cho nên bậc tôn đức mới nói: ‘Pháp vốn chẳng tương ngại, tam tế quá khứ, hiện tại và vị lai cũng như thế. Người vô vi vô sự, giống như chiếc khóa vàng.’ Cho nên linh nguyên độc diệu, đạo tuyệt vô sanh. Siêu việt trí chẳng sáng. Chân không chẳng có dấu tích. Chân như phàm Thánh, đều là lời lẽ trong mộng. Phật cùng Niết Bàn chỉ là lời nói thêm thừa thãi. Cho nên chư Thiền đức phải trực tiếp quan sát lấy mình. Không ai có thể làm việc này cho mình được!”—Zen Master P’anshan entered the hall and addressed the monks, saying, “Zen worthies! To successfully practice the Way is like the earth, which while upholding the mountains is unaware of the solitary peaks. It is like jade that is concealed within stone. The stone is unaware of the jade’s flawless nature. Those who practice in this way may be said to have ‘left home.’ The ancient teachers said, ‘The great way is unimpeded and permeates past, present, and future. Persons without activity or worldly affairs, can golden manacles hold them?’ Thus, the brilliant single numinous Way is absolutely unborn. Transcendent wisdom is not clear. True emptiness leaves no trace. ‘True thusness,’ ‘mundane,’ and ‘sacred,’ are all just talk within a dream. ‘Buddha’ and ‘Nirvana’ are just extra words. Zen worthies! Directly observe for yourself! No one can do

it for you!”

  • Thiền sư Bàn Sơn thượng đường thị chúng rằng: “Ba giới không có một pháp thì cầu tâm ở đâu? Tứ đại vốn không, Phật nương đâu mà trụ? Long lanh bất động. Rỗng lặng không lời. Nếu mấy ông đến mặt đối mặt với nó (cận diện tương trình), rồi thì chẳng có chuyện gì khác. Cẩn trọng!”—Zen Master P’an-shan entered the hall and addressed the monks, saying, “In the three realms there is not a single dharma, so where will you seek mind? The foundation of the four elements is empty, so where does Buddha abide? The firmament is unmoving. It is still and speechless. If you come face to face with it, then there is nothing left to do. Take care!”
  • Khi Thiền sư Bàn Sơn sắp thị tịch, ông nói với đồ chúng rằng: “Có ai vẽ được chân dung của ta không (có ai thừa truyền chân xác giáo pháp của ta không)?” Mọi người đều cố vẽ chân dung trình cho Sư, Sư đều đánh cả. Duy có đệ tử Phổ Hóa bước ra nói: “Con đây vẽ được.” Sư nói: “Sao không trình cho lão Tăng coi.” Phổ Hóa lộn ngược đầu mà đi ra (ý Phổ Hóa muốn nói vẽ chân dung tức miêu tả thừa truyền giáo pháp là một chuyện ngược đời như trồng chuối mà đi vậy). Sư nói: “Cái gã này về sau sẽ điên điên, khùng khùng tiếp dẫn người vậy.” Sau khi nói xong những lời này thì Sư thị tịch. Sắc thụy Ngưng Tịch Đại

Sư, tên tháp là Chân Tế—When P’an-shan was near death, he said to the monks, “Is there anyone among you who can draw my likeness?” Many of the monks made drawings for P’an-shan, but none were to his liking. The monk Puhua stepped forward and said, “I can draw it.” P’an-shan said, “Why don’t you show it to me?” Puhua then turned a somersault and went out. P’an-shan said, “Someday, that fellow will teach others in a crazy manner!” Having said these words, P’an-shan passed away. He received the posthumous name “Great Teacher Crystallized Silence.” His stupa was named “Truth’s Limit.”

Bàn Sơn Tam Giới Vô Pháp: P’an Shan’s There Is

Nothing in the World, example 37 of the Pi-YenLu—Thí dụ thứ 37 của Bích Nham Lục. Một hôm sư dạy chúng: “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm? Tứ đại vốn không, Phật nương ở đâu? Ngọc tuyền chẳng động, dừng lặng không tỳ; nhìn mặt tranh nhau, lại không việc khác.” Hành giả tu thiền ngày nay cần phải xuyên thấu tận đáy của những lời dạy nầy mà chuyển thân bằng cách nói cái không thể nói, làm cái không thể làm, chứ đừng khởi tình giải là sẽ bị chết chìm ngay những lời nầy của thiền sư Bàn Sơn. Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, Hòa Thượng Bảo Tích ở Bàn Sơn , phía Bắc U Châu, là bậc tôn túc dưới Mã Tổ, sau xuất phát một Phổ Hóa. Lúc Sư sắp tịch bảo chúng: “Có người tả được hình ta chăng?” Ai nấy trong chúng đều vẽ hình trình Sư, Sư đều quở đó. Phổ Hóa bước ra nói: “Con tả được.” Sư bảo: “Sao chẳng trình cho lão Tăng?” Phổ Hóa liền nhào lộn một cái rồi đi ra. Sư bảo: “Gã này về sau như kẻ điên tiếp người.” Một hôm Sư dạy chúng: “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm; tứ đại vốn không, Phật nương ở đâu; ngọc tuyền chẳng động, dừng lặng không tỳ; nhìn mặt trình nhau, lại không việc khác.” Tuyết Đậu niêm ra hai câu tụng, hẳn là lẫn lộn vàng ngọc. Chẳng thấy nói: “Bệnh rét cách ngày, chẳng nhờ thuốc lô đà. Sơn Tăng vì sao nói hòa thinh liền đánh, chỉ vì mang gông đi cáo.” Người xưa nói: “Nghe tiếng khen ngoài câu, chớ nhằm trong ý tìm.” Hãy nói kia ý thế nào, liền được chạy nhanh vượt chóng, điện xẹt sao băng. Nếu nghĩ nghị suy lường, dù có ngàn Phật ra đời mò tìm y chẳng được. Nếu là vào sâu trong khuôn vức, tột xương tột tủy, thấy được thấu một trường bại hoại của Bàn Sơn. Nếu nương lời hiểu tông, xoay phải xoay trái thì chỉ được một cây cọc của Bàn Sơn. Nếu là dính bùn kẹt nước, xoay quanh trong khối thinh sắc thì chưa mộng thấy Bàn Sơn. Ngũ Tổ tiên sư nói: “Thấu qua bên kia mới có phần tự do.” Đâu chẳng thấy Tam Tổ nói: “Chấp đó thất độ, ắt vào tà lộ, buông đi tự nhiên, thể không đi đứng.” Nếu nhằm trong ấy nói không Phật không pháp lại là chui vào hang quỉ. Cổ nhân gọi đó là hầm sâu giải thoát, vốn là nhân lành mà chuốc quả dữ. Vì thế nói người vô vi vô sự vẫn mắc cái nạn khóa vàng. Phaỉ là tột cùng đáo để mới được. Nếu nhằm chỗ vô ngôn, chỗ nói được, hành chẳng được, mà hành được, gọi đó là chỗ chuyển thân. Câu “Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm,” nếu ông khởi tình giải thì chết chìm ở dưới lời nói kia—One day, P’an-shan said to the community, “There is nothing in the triple world, where can mind be found? The elements are basically empty, how can a Buddha abide? The polar star does not move, quiet and still, without traces, once presented face to face, there is no longer anything else. Nowadays Zen practitioners must transform the body by penetrating all the way to the bottom of these words and say what cannot be said, do what cannot be done. On the contrary, if we try to make an intellectual interpretation of what P’an-shan said, we will just die at his words.” According to Yuan-Wu in the PiYen-Lu, Master Pao Chi of Mount P’an in Yu Chou in the far north was a venerable adept succeeding to Ancestor Ma. Later he produced on man, P’u Hua. When the Master was about to pass on, he said to the community, “Is there really anyone who can depict my true likeness?” The people all drew likenesses and presented them to the Master. The Master scolded everyone of them. P’u Hua came forth and said, “I can depict it.” The Master said, “Why do you not show it to me?” P’u Hua immediately turned a somersault and left. The Master said, “Later on, this guy will appear crazy to teach others.” One day, he said to the community, “There is nothing in the triple world; where can mind be found? The elements are basically empty; how can a Buddha abide? The polar star does not move, quiet and still, without traces, once presented face to face, there is no longer anything else.” Hsueh Tou takes up two phrases and eulogizes them; this here is raw gold, a rough jewel. Have you not heard it said, “Curing illness does not depend on a donkey-load of medicine.” Why do I say I would have hit him before he finished speaking? Just because he was wearing stocks, giving evidence of his crimes. An Ancient said, “When you hear mention of the phrase beyond sound, do not go seeking it in your mind.” But tell me, what was his meaning? Just like a rushing stream crossing a sword; thunder rolls, a comet flies. If you hesitate and seek it in thought, even though a thousand Buddhas appeared in the world, you would grope around without finding them. But if you are one who has deeply entered the inner sanctum, pierced the bone and pierced the marrow, seen all the way through, then P’an Shan will have suffered a loss. If you are smeared with mud dripping with water, turning about on the pile of sound and form, you have still never seen P’an Shan even in a dream. My late master Wu Tsu said, “Pass beyond the Other Side, and only then will you have any freedom.” Have you not seen how the Third Patriarch said, “Grasp it, and you lose balance and surely enter a false path. Let go naturally; there is neither going nor abiding in essence.” If here you say that there is neither Buddha nor Dharma, still you have gone into a ghost cave. The Ancient called this the Deep Pit of Liberation. Originally it was a good causal basis, but it brings on a bad result. That is why it is said that a non-doing, unconcerned man is still oppressed by golden chains. Still, you must have penetrated all the way to the bottom before you will realize it. If you can say what cannot be said, can do what cannot be done, this is called the place of turning the body. There is nothing in the triple world; where can mind be found? If you make an intellectual interpretation, you will just die at his words. Bàn Sơn Tinh Để Nhục: Công án Bàn Sơn thấy bán thịt mà tỉnh ngộ—The koan of P’an-shan’s overhearing a customer of pork meat—Câu chuyện thể nghiệm đại giác lần đầu tiên của Bàn Sơn đáng được xem xét trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển III: “Khi Bàn Sơn đi ngang qua chợ, ngài nghe thấy một người khách đến mua thịt heo nói với anh hàng thịt: ‘Cho tôi miếng nào ngon!’ Anh hàng thịt đặt con dao xuống, khoanh tay lại và nói: ‘Thế ông xem có miếng nào không ngon hay không?’ Nghe đến đó Bàn Sơn bỗng thấy mình trải qua một ánh chớp đại giác.”—It is noteworthy to listent to the story of his first enlightenment experience, as it is recorded in the Wu-Teng Hui-Yuan (Wudeng Huiyuan), volume III: “Once Pan shan was crossing the marketplace, he overheard a customer, who was just buying some pork, say to the butcher, ‘Cut me a piece of the good stuff.’ The butcher folded his arms and said, ‘Sir, what here is not the good stuff?’ At these words, Pan shan attained insight.”

Bàn Thạch Kiếp: Một kiếp rất dài, ví với ngọn núi đá lớn. Có một ngọn núi đá dài 40 dậm, cứ mỗi trăm năm lại lấy vải áo của chư Thiên (Thiên y hay áo trời) chà vào núi một lần rồi thôi, 100 năm sau mới đến chà vào một lần nữa, cứ chà như thế cho đến khi nào núi mòn hết là xong một Bàn Thạch Kiếp—The rock kalpa, a very long kalpa. Let a rock 40 miles in extent be brushed once in a hundred years by a deva garment, that’s all and then do it again exactly 100 years later. This practice is continue until the rock is completely worn down to nothing (when brushed away the kalpa is ended). A kalpa as measured by the time it would take to wear away an immense rock by rubbing it with a deva-garment (the time it takes to do this is called a ‘rock kalpa.’ Bàn Thờ Phật: Buddha shrine—The altar of the Buddha.

Bàn Thờ Tổ: Altar for the patriarchs.

Bàn Tọa: Ngồi xếp bằng—To sit with folded legs. Bàn Tu Bàn Đầu: See Thế Thân. Bàn Vong: Bàn linh—Linh Tòa—Altar of the dead.

Bàn Xà La:

  1. Pancabhijna (skt): Bàn Xà La—Năm thần thông hay ngũ thông hay ngũ trí chứng—The five supernatural powers—The five mystical powers—See Ngũ Thần Thông.
  2. Bán Già La: Pancala (skt)—Tên của một vương quốc cổ thời đức Phật—Name of an ancient kingdom at the time of the Buddha.
  3. Mật Nghiêm Dạ Xoa: One of the eight Yaksas.

Bản: Một miếng ván: A board—Miếng ván đánh để thông báo giờ cơm trong tự viện: A board struck for calling everybody to gather for meals in a monastery.

Bản Bất Sinh Tế: Prakrti-prabhasvaram (skt)— Bản Nhiên Thanh Tịnh—Tự tánh thường thanh tịnh trong bản thể của nó—Fundamental nature is pure—Self-existent pure mind—Natural purity— The nature of the original nature is always pure in its original essence.

Bản Bật (1606-1665): Master Pan-pu—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Bà Bắc vào thế kỷ thứ XVII—Name of a Chinese monk in He-bei Province in the seventeenth century. Bản Bi: Một loại bia được làm theo hình tháp mang tính đặc thù của Phật giáo—A kind of stele with the shape of a Buddhist stupa.

Bản Chất: Nature—Essence.

Bản Chất Cuộc Đời: The nature of life

Bản Chất Thưc Sự: The true nature

Bản Chất Bất Tịnh: The impurity of its own nature—Những chất đất, nước, lửa, gió tạo nên cơ thể chúng ta đều bất tịnh—Elements of earth, water, fire, air of which our bodies are formed are unclean.

Bản Chất Bất Toại: Unsatisfied nature.

Bản Chất Thường Còn: Permanent entity.

Bản Cụ: See Tánh Cụ.

Bản Đạo (1898-1987): Master Pan-Tao—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese famous monk in Fu-Jian Province in the twentieth century. Bản Đầu: Vị trí giường nằm của chư Tăng trong thiền viện (thủ tọa bản đầu, hậu đường bản đầu, lập tăng bản đầu, tây đường bản đầu) tùy thuộc vào chức vụ của các ngài—Positions of the monks’ beds depend on their functions in the Zen monastery.

Bản Địa: See Bản Thân Năng Hiện.

Bản Địa Pháp Thân: See Bản Địa Thân. Bản Địa Thân: Thân gia trì hay dựa vào sự gia trì mà hiện khởi Phật thân, hay là Ứng Thân—The body which the Buddha depends upon for his manifestation (the nirmanakaya). Bản Địa Thùy Tích: See Bản Thân Năng Hiện.

Bản Điền Nghĩa Anh (1888-1953): Master PanTien I-ying—Tên của một vị Tăng Nhật Bản vào thế kỷ thứ XX—Name of a Japanese famous monk in the twentieth century.

Bản Đường: Điện Phật—Buddha Hall.

Bản Giác: Prakriti-buddhi (skt)—Bổn Minh— Innate enlightenement—Original Bodhi—Chứng ngộ bẩm sinh—Bản giác hay sự giác ngộ có sẳn. Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tướng, sáng tỏ vằng vặc, chẳng phải do tu mà thành; đối lại với “thủy giác” là bản tâm từ vô thủy đến nay bị vô minh che mờ. Thủy giác chính là thể của bản giác (ngoài bản giác không có thủy giác). Có hai loại bổn giác: lý bổn giác và tướng bổn giác—Original awareness or inherent enlightenment in the form of primal intelligence), awareness, wisdom or knowledge, or the immanent mind in all things; as contrasted with initial knowledge (thủy giác). There are two kinds of knowledge: Fundamental Truth and Primal Intelligence (the immanent mind in all things or enlightenment).

Bản Giác Đạo: Bản chất tự chứng của tâm thức nguyên thủy—Intrinsically enlightened character of the original mind.

Bản Giác Huân Tập Vô Minh:

Unenlightenment—Nội Huân, ở trong cái chân như của bản giác, lặng lẽ nung đốt huân tập vọng tâm để sinh ra Bồ Đề Tâm. Còn gọi là Minh Huân. Theo Khởi Tín Luận thì “nội huân” là bản giác huân tập vô minh trong tâm chúng sanh, nhân đó mà khiến vọng tâm chán nỗi khổ sinh tử, để cầu cảnh vui sướng của Niết Bàn—Primal ignorance or unenlightenment, or fumigation within, or inner influence. According to the Awakening of faith, inner censing acts upon original intelligence causes the common uncontrolled mind to resent the miseries of mortality and to seek nirvana.

Bản Hạnh: Root of action—Nghiệp căn hay gốc của hành động—Original action—The method or motive of attainment (Deeds or doings of a Buddha or bodhisattva)—Căn bản hành động của

Phật và Bồ Tát.

Bản Hóa: Những lời giáo hóa trực tiếp với những thực hành và chứng đắc cụ thể—The Buddha’s direct teaching, his real practice, and realization.

Bản Hoài: One’s intention.

Bản Hoặc: Phiền Não Hoặc—Afflictive distress (afflictive passion, temptation, or trouble).

Bản Hữu: See Bổn Hữu.

Bản Không Trà Lam: Phật Nhật Bản Không: giỏ trà—Fo Ru Pen K’ung’s tea basket—Công án nói về cơ duyên vấn đáp giữa Thiền sư Phật Nhật Bản Không (đệ tử nối pháp của ngài Vân Cư Đạo Ưng, thuộc Tào Động tông) và Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội (805-881). Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển XV, và Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển XIII, một hôm, Thiền sư Phật Nhật đem trà đến chỗ làm việc, khua ấm trà phát ra tiếng, Thiền sư Giáp Sơn quay đầu lại nhìn. Phật Nhật bèn nói: “Trà đặc năm ba chén, ý ở bên cái cuốc.” Giáp Sơn nói: “Bình có thể rót trà, trong giỏ được mấy ấm?” Phật Nhật đáp: “Bình có thể rót trà, trong giỏ không một ấm.” Nói xong Phật Nhật liền rót trà—The koan about the potentiality and conditions of questions and answers between Zen master Fo Ru and Jia Shan Shan Hui. According to the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-TengLu), Volume XV, and Wudeng Huiyuan, volume XIII, one day, Zen master Fo-Ru carried with him his tea pot to the working area; he struck the pot to make a sound. Zen master Chia-shan turned around to see what happened. Fo-Ru said,

“Several cups of thick tea, thought is at the hoe.” Chia-shan said, “Tea can be poured from the pot, but how many tea pots are there in the basket?” Fo-Ru replied, “Tea can be poured from the pot, but there is nothing in the basket?” After speaking, Fo-Ru started pouring the tea from the pot.

Bản Kinh Phật: The Buddhist Canon book. Bản Lai: Câu Hữu—Cố hữu, tự nhiên—Inherent

(a).

Bản Lai Diện Mục: Horai-no-menmoku (jap)— Initial form—Original form—Former state of things—Original face or Buddha-nature—Phật Tánh—Một thuật ngữ quan trọng trong nhà Thiền, dùng để chỉ “Phật Tánh,” thực chất cơ bản đã từ lâu bị che mờ bởi luyến chấp vào khái niệm tư tưởng và ngôn ngữ. Thuật ngữ được dùng trong một trong những công án nổi tiếng nhất của nhà Thiền, đó là “Bản lai diện mục từ thời cha mẹ chưa sanh ta ra là cái gì?” Theo Thiền sư Đại Đăng trong ‘Hành Giả Nhập Môn’: “Tất cả Thiền sinh phải chuyên tâm lúc bắt đầu tọa thiền. Ngồi kiết già hay bán già, mắt nhắm hờ, thấy được bản lai diện mục trước khi cha mẹ ra đời. Tức là thấy được cảnh giới trước khi cha mẹ chúng ta sanh ra, trước khi đất và trời tách ra, trước khi mang hình hài con người. Cái gọi là bản lai diện mục sẽ hiện ra. Không màu sắc, không hình tướng. Giống như bầu trời trống không, trong sáng, không hình tướng. Bản lai diện mục vốn không tên, nhưng được chỉ định theo từ ngữ: bản lai diện mục, Thượng Đế, Phật tánh, Chân Phật. Giống như một người sinh ra không tên và sau đó được gán cho nhiều tên khác nhau. Một ngàn bảy trăm công án và đề mục mà các Thiền sinh miệt mài nghiền ngẫm chỉ nhắm giúp họ thấy được bản lai diện mục của mình. Đức Thế Tôn ngồi quán tưởng sáu năm trong tuyết giá giữa núi, thấy sao mai hiện ra và giác ngộ, và đó là thấy được bản lai diện mục của mình. Cứ mỗi lần một tư niệm khởi lên, hãy xua đi… Tư niệm giống như những đám mây. Khi mây tan, trăng sẽ hiện ra. Vầng trăng của chân lý vĩnh cửu là bản lai diện mục.” Theo quyển Ba Trụ Thiền, một hôm Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng thượng đường dạy chúng: “Nếu muốn tự giải thoát khỏi những đau khổ của cõi ta bà, bạn phải học con đường trực tiếp để trở thành Phật. Con đường ấy không khác gì hơn là chứng ngộ tự tâm của bạn. Bây giờ hãy nói cái Tâm là gì? Nó là chân bản tánh của mọi chúng sanh, đã có trước khi cha mẹ chúng ta ra đời, và do đó, trước khi chúng ta ra đời, và giờ đây vẫn đang hiện hữu, bất biến và thường hằng. Người ta gọi nó là Bản lai diện mục, có trước khi cha mẹ chúng ta ra đời. Cái tâm ấy từ bản chất là thanh tịnh. Lúc chúng ta ra đời, nó không mới được tạo tác, khi chúng ta qua đời nó cũng không tàn lụn theo. Cái tâm ấy không phân biệt nam hay nữ, cũng không nhuốm màu thiện hay ác. Không thể so sánh nó với bất cứ điều gì, vì vậy, nó được gọi là Phật tánh. Tuy nhiên, có vô số tư niệm khởi hiện từ cái tự tánh này, như những đợt sóng phát sinh từ đại dương, như những hình ảnh phản chiếu trong gương. Hãy tưởng tượng một đứa trẻ đang ngủ bên cạnh cha mẹ và nằm mơ bị đánh đập và bị tổn thương đau đớn. Dầu đứa nhỏ có đau khổ đến đâu, cha mẹ nó cũng không thể giúp đỡ nó được, vì không ai có thể đi vào một cái tâm đang mơ của người khác. Nếu tự nó, nó có thể tự thức giấc, nó sẽ tự động giải thoát cho chính mình. Tương tự như vậy, người ta nhận ra rằng cái tâm của chính mình là Phật, tức khắc sẽ tự mình giải thoát cho mình khỏi những khổ đau xuất phát từ cái vô minh về luật biến dịch không ngừng của sanh và tử.” Thiền sư Tokugaku đã viết về Bản lai diện mục trong ‘Thiền Thi Trung Nhật’ như sau: “Bản lai diện mục là thực tại của thực tại:

Hãy dang tay ra đến cánh chim đang bay lượn.

Mũi thẳng đứng, mắt nằm ngang, và sao nữa?

Sẽ thế nào nếu tâm thức rỗng không?”

An important term in Zen Buddhism, which refers to one’s buddha-nature (buddhata), the fundamental reality that is obscured by attachment to conceptual thoughts and language. The term is used in one of the best-known Koans, “What is your original face before your parents were born? According to Zen Master Daito (1282-1334) in A First Zen Reader: “All Zen students should devote themselves at the beginning to zazen (sitting in meditation). Sitting in either the fully locked position or the half-locked position, with the eyes half-shut, see the original face that was before father or mother was born. This means to see the state before the parents were born, before heaven and earth were parted, before you received human form. What is called the original face will appear. The original face is something without color or form, like the empty sky in whose clarity there is not form. The original face is really nameless, but it is indicated by such terms as original face, the Lord, the Buddha-nature, and the true Buddha. It is as with man, who has no name at birth, but afterwards various names are attached to him. The seventeen hundred koan or themes to which Zen students devote themselves are all only for making them see their original face. The Worldhonored One sat in meditation in the snowy mountains for six years, then saw the morning star and was enlightened, and this was seeing his original face… Every time a thought arises, throw it away… The thoughts are like clouds, when the clouds have cleared, the moon appears. The moon of eternal truth is the original face.” According to ‘The Three Pilars of Zen’, one day Zen Master Bassui Tokusho (1327-1386) entered the hall to teach the assembly: “If you would free yourself of the sufferings of samsara, you must learn the direct way to become a Buddha. This way is no other than the realization of your own Mind. Now what is this Mind? It is the true nature of all sentient beings, that which existed before our parents were born and hence before our own birth, and which presently exists, unchangeable and eternal. So it is called one’s Face before one’s parents were born. This Mind is intrinsically pure. When we are born it is not newly created, and when we died it does not perish. It has no distinction of male or female, nor has it any coloration of good or bad. it cannot be compared with anything, so it is called Buddha-nature. Yet countless thoughts issue from this Self-nature as waves arise in the ocean or as images are reflected in a mirror… Imagine a child sleeping next to its parents and dreaming it is being beaten or is painfully sick. The parents cannot help the child no matter how much it suffers, for no one can enter the dreaming mind of another. If the child could awaken itself, it could be freed of this suffering automatically. In the same way, one who realizes that his own Mind is Buddha frees himself instantly from the sufferings arising from ignorance of the law of ceaseless change of birthand-death.” Zen Master Tokugaku (fifteenth century) wrote about the original face in Zen Poems of China and Japan as follows:

“Original Face is the reality of realities:

Stretch your hand to the winging bird.

Vertical nose, horizontal eye, and then?

What if your mind is empty?”

Bản Lai Tâm: Original mind—Theo Thiền sư Linh Mộc Tuấn Long trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm, đối với các Thiền sinh, điều quan trọng nhất là không được có những tư tưởng nhị nguyên. Cái “bản lai tâm” của chúng ta bao gồm đủ thứ mọi việc trong đó. Tự nó, nó luôn luôn phong phú và đầy đủ. Đứng đánh mất cái trạng thái tâm tự đầy đủ ấy. Đây không phải là một cái tâm khép kín, nhưng thực sự là một cái tâm trống rỗng và luôn luôn sẵn sàng. Nếu tâm bạn trống rỗng, nó luôn luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ thứ gì; nó luôn luôn rộng mở với tất cả mọi thứ. Trong cái tâm của người nhập môn có rất nhiều thứ có thể; trong khi cái tâm của người có nhiều kinh nghiệm lại có ít hơn—According to Zen Master Shunryu Suzuki in Zen Mind, Beginner’s Mind, for Zen students the most important thing is not to be dualistic. Our “original mind” includes everything within itself. It is always rich and sufficient within itself. You should not lose your self-sufficient state of mind. This does not mean a closed mind, but actually an empty mind and a ready mind. If your mind is empty, it is always ready for anything; it is open to everything. In the beginner’s mind there are many possibilities; in the expert’s mind there are few. Bản Lai Thành Phật: See Bổn Lai Thành Phật.

Bản Lai Thiền Sư (1355-1422): Zen Master PanLai—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa ở tỉnh Giang Tây vào thế kỷ thứ XIV—Name of a Chinese famous Zen master in Jiang-hsi Province in the fourteenth century.

Bản Lai Vô Nhất Vật: From the beginning, nothing has existed—Originally not a thing existing—Before anything existed—Bổn lai vô nhất vật—Xưa nay không một vật, không lại thêm không hay đệ nhứt nghĩa không. Đây là một đề mục thiền quán—Originally not a thing existing, or before any thing existed. This is a subject for meditation—See Huệ Năng Đại Sư. Bản Lai Vô Sự:Không có tạo tác—Not doing— Passive—Inactive, physically or mentally—Noncausative—Not creating—Uncreated—Not being produced—Not becoming.

Bản Lãnh: Skill and spirit.

Bản Lãnh Tu Hành: Cultivating skill and spirit. Bản Luận Chú: Dhatukathapakarana-atthakatha (skt)—See Bổn Luận Chú. Bản Man Sanh: Katakamala (skt)—Truyện cổ Phật giáo—Book on Buddhist legends. Bản Mạng: Jati (skt)—Jiva (skt & p) or Jivitendriya (skt)—Life—See Bản Mệnh.

Bản Mạng Nguyên Thần: Tên của hai vì sao mà người phàm tin là chi phối vận mệnh con người. Trong nhà Thiền, từ nầy dùng để diễn tả bản tánh của chính mình—Name of two stars that ordinary people believe that they govern lives of people. In Zen, the term is used to express one’s own nature. Bản Mẫu Tạng: Matrka (skt)—Hành Mẫu Tạng— See Hành Mẫu.

Bản Mệnh: Jati (skt)—Jiva (skt & p) or Jivitendriya (skt)—Life—Livehood—Đời sống— Theo đạo Phật thì đời sống bao gồm hai phần tinh thần và vật chất. Phần tinh thần bao gồm một sự tổng hợp của Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Vật chất bao gồm một tổng hợp của Đất, Nước, Lửa và Gió. Cuộc đời, theo đạo Phật là biển khổ. Cái khổ thống trị mọi kiếp sống. Nó chính là vấn đề căn bản của cuộc sống. Thế gian đầy khổ đau và phiền não, không ai thoát khỏi sự trói buộc của nỗi bất hạnh nầy, và đây là một sự thật chung mà không một người sáng suốt nào có thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc nhìn nhận sự kiện phổ quát nầy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn mọi lạc thú hay hạnh phúc ở đời. Đức phật, bậc thuyết Khổ, chưa bao giờ phủ nhận hạnh phúc cuộc sống khi Ngài đề cập đến tính chất phổ quát của Khổ— According to Buddhism, life is a combination of Mind and Matter. Mind consists of the combination of sensations, perceptions, volitional actions and consciousness. Matter consists of the combination of the four elements of Solidity, Fluidity, Heat and Motion. Life according to Buddhism is suffering; suffering dominates all life. It is the fundamental problem of life. The world is suffering and afflicted, no being is free from this bond of misery and this is a universal truth that no sensible man who sees things in their proper perspective can deny. The recognition of this universal fact, however, is not totally denial of pleasure or happiness. The Buddha, the Lord over suffering, never denied happiness in life when he spoke of the universality of suffering. Bản Năng: Instinctive tendencies—Instinct— Instintive—Instinctively.

Bản Ngã: Ourselves—Atman—Soul—Ego—Sự tin tưởng vào bản ngã dẫn tới vị kỷ và dục vọng, do đó làm cản trở việc thực chứng về tính đồng nhứt của đời sống cũng như việc đạt được đại giác—The belief in ego creates and fosters egoism and desire, thus preventing the realization of the unity of life and the attainment of enlightenment.

Bản Ngã Tương Hợp: Self-compatible.

Bản Nguyên Chân Tánh: Tánh giác sẵn có nơi mỗi người, xưa nay là Phật tánh—The nature of awareness or the intuitive nature in everyone is originally the Buddha-nature. Bản Nguyện: Purvapranidhana (skt)—Original vow—See Bổn Nguyện.

Bản Nhiên Thanh Tịnh: Prakrti-prabhasvaram (skt)—Fundamental nature is pure—See Tự Tánh Thanh Tịnh.

Bản Nhiên Tịch Diệt: Nirodhatu (skt)—Original tranquil and extinct.

Bản Như (981-1050): Master Pan-Ru—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Triết Giang vào thế kỷ thứ XI—Name of a Chinese monk in ChieJiang Province in the eleventh century. Bản Phận: See Bổn Phận.

Bản Sanh Chú Giải: SeeBổn Sanh Nghĩa Thích.

Bản Sanh Man: See Bổn Sanh Man.

Bản Sanh Ngã Chấp: The natural or instinctive cleaving to the idea of self or soul. Bản Sanh Nghĩa Thích: SeeBổn Sanh Nghĩa Thích.

Bản Sư: See Bổn Sư.

Bản Tài: Master Pan-Ts’ai—Tên của một vị Tăng thuộc tông Lâm Tế Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến vào thời nhà Tống—Name of a Chinese Lin-chi monk in Fu-Jian Province during the Sung dynasty (960-1279).

Bản Tánh: Pakati (p)—Prakrti (skt)—Tự Tánh Đế—Essential original nature—Natural disposition—One’s own nature—The spirit one possesses by nature—The Buddha within—See Chân Như.

Bản Tánh Không: Prakriti-sunyata (skt)— Emptiness of primary nature—See Không Tánh. Bản Tánh Thanh Tịnh: Thanh khiết tự bản tánh—Intrinsically pure.

Bản Tánh Thường: Dharmakaya (skt)—Pháp thân thường hằng của một vị Phật—Eternal nature—See Tam Chủng Thường.

Bản Tâm: Inner self.

Bản Tế: 1) The region of reality, ultimate truth— See Chân Thực; 2) Lớp kim cương nằm sâu trong lòng đất làm nền tảng cho quả địa cầu: Foundation of Earth, the deepest layer of the earth is made of diamond and serves as its foundation; 3) Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến vào thế kỷ thứ VI: Master Pan-chi (562-615)—Name of a Chinese monk in Fu-Jian Province in the sixth century.

Bản Thành: See Phật Thích Ca Thành Đạo.

Bản Thân: Individual—Oneself.

Bản Thân Năng Hiện: Thật tướng pháp thân của chư Phật và chư Bồ Tát (thực thân hay thân vô tướng của Như Lai). Hóa thân sở hiện hay gọi là bản thân có khả năng hiển hiện ra bất cứ ở đâu vào bất cứ lúc nào—Real dharmakaya of Buddhas or Bodhisattvas, which is able to manifest in anywhere at anytime.

Bản Thể: Substance—See Pháp Tánh. Bản Thể Nội Tại: Intrinsic essence—See Chơn Ngã.

Bản Thệ: See Bổn Nguyện.

Bản Thiếp (1517-1570): Master Pan-T’ie—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Vân Nam vào thế kỷ thứ XVI—Name of a Chinese monk in Yun-nam Province in the sixteenth century.

Bản Thủ: See Bản Đầu.

Bản Thụy: Zen Master Pan-Shui—Tên của một vị

Thiền sư thuộc tông Lâm Tế Trung Hoa ở tỉnh

Giang Tây vào thời nhà Minh (1368-1644)— Name of a Chinese Zen master of the Lin-chi sect in Jiang-hsi Province during the Ming dynasty. Bản Thức: Gốc rễ của chư pháp—Original mind, because it is the root of all things—See A Lại Da Thức.

Bản Tích Nhị Môn: See Bổn Tích Nhị Môn.

Bản Tích Thập Diệu: Mười điều huyền diệu của Bản môn và Tích môn trong Kinh Pháp Hoa—The ten wonders or incomprehensibles of the two divisions of the Lotus Sutra into two parts—See Thập Diệu and Bổn Tích Nhị Môn. Bản Tịch Thiền Sư: Sozan Honjaku (jap)—Ts’aoshan Pen-chi—See Tào Sơn Bản Tịch Thiền Sư. Bản Tịnh Thiền Sư (667-761): Zen Master PenCh’ing—See Bổn Tịnh Tư Không Thiền Sư.

Bản Trụ Pháp Tánh: Purvadharmasthitita (skt)— Pauranasthitidharmata (skt)—Originally-abiding truth or reality—Cái chân lý vốn vẫn thường trụ. Bản Viên (1883-1945): Master Pan-Yuan—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở Đài Loan vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in Taiwan in the twentieth century.

Bản Vô: Zen Master Pan-Wu—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa ở Côn Minh vào thời nhà Minh (1368-1644)—Name of a Chinese Zen master in Kun-Ming during the Ming dynasty.

Bạn:

  1. Bạn bè: Friends—Companion—Associate.
  2. Bờ: A path between fields, or boundary. Bạn Chân Thang: Trà nóng mà vị trụ trì hiện tại mời khách Tăng trong ngày cúng kỵ vị thầy mà vị trụ trì nối pháp—Hot tea that the current abbot invites other monks on the dead anniversary of the previous abbot.

Bạn Cùng Tu: See Bạn Đồng Tu.

Bạn Dạ: Vãng Dạ—Đêm cuối cùng chư Tăng thức làm bạn với vị Tăng đã mất—The last night that other monks stay up late to make friend with a deceased monk.

Bạn Đạo: Dharma friends.

Bạn Điệp Bà: Vatya (skt)—Đại phong tai—A great calamitous wind.

Bạn Đồng Tu: Fellow cultivator.

Bạn Hạc Tùy Phong Đắc Tự Do: Nhàn nhã như là làm bạn với cánh hạc theo gió rong chơi. Trong nhà Thiền, từ nầy được dùng để diễn tả cảnh giới giải thoát của Thiền giả như mây hạc tự do tự tại không chướng ngại—As free as a crane that is freely flying with the winds. In Zen, the term is used to express the realm of liberation of Zen practitioners without any obstructions. Bạn Liêu: Vị Tăng được tự do ra vào các liêu xá trong tự viện, thường là vị thủ tọa hay trụ trì—A monk who can enter any rooms in the temple, usually an abbot.

Bạn Tăng: Các vị Tăng đồng tu: Associate or accompanying monks—Phụ tá vị trụ trì: Assistant to the abbot.

Bạn Thiền: Bồi Thiền—Vị Thiền Tăng phụ trách việc giúp Tăng chúng trong các buổi tọa thiền trong thiền viện, thường là vị trụ trì—A Zen monk who is responsible to assist other monks with sitting meditation sessions, usually an abbot. Bạn Thương Mai Tuyền Thiền Sư: Zen master Azegami Baisen—Tên của một Thiền sư Nhật Bản trong thời cận đại—Name of a Japanese Zen master in modern days.

Bạn Trai: Vị Tăng được mời cùng thọ trai với vị trụ trì mới trong Thiền viện—A term used to call a monk who is invited to have lunch with the new abbot.

Bạn Xuất Gia: Dharma colleagues or friends.

Bang: Minh Ngư—Ngư Bản—See Mộc Ngư.

Bang Giao: Relationship.

Bang Trợ: Attha-carya (p)—Arthacara (skt)—To aid—To help.

Báng: Phỉ báng—To speak ill of—To defame— To ridicule—To slander.

Báng Pháp: Phỉ báng giáo pháp (một trong hai loại xiển đề, còn gọi là “Đoạn Thiện Xiển Đề”)— To slander the Truth.

Báng Phật: Hủy báng đức Phật và giáo pháp của Ngài—To slander (defame) the Buddha and His teachings.

Báng Phật Kinh: Slander the Buddhist Sutras— See Hủy Báng Kinh Điển.

Báng Tam Bảo: To vilify the three treasures. Báng Tam Bảo Giới: Hủy báng tam bảo giới—To vilify the rules of the three treasures.

Bàng: Bên cạnh—Near—Adjoining—Side— Dependent—Beside.

Bàng Bảo Linh Chiếu Thiền Sư: P’ang-pao-Lingchiao—See Linh Chiếu Ni Thiền Sư. Bàng Cư Sĩ: Hokoji (jap)—See Bàng Long Uẩn Thiền Sư.

Bàng Cư Sĩ Bất Muội Bản Lai Nhân: Công án Bàng Cư Sĩ không mê lầm nghĩa bổn lai—The koan of P’ang Yun’s not being unclear of original or primary cause.

Bàng Cư Sĩ Hảo Tuyết Phiến Phiến: Công án Bàng Cư Sĩ từng mảnh tuyết rơi đẹp—The koan of P’ang Yun’s statement: “Good Snowflakes; they don’t fall in any other place”—Trong thí dụ thứ 42 của Bích Nham Lục. Cư sĩ Bàng Long Uẩn từ giã Dược Sơn, Dược Sơn sai mười vị thiền khách tiễn nhau đến cổng ngoài. Cư sĩ chỉ tuyết trong không nói: “Tuyết đẹp mảnh mảnh, chẳng rơi chỗ khác.” Thiền khách Toàn hỏi: “Rơi tại chỗ nào?” Cư sĩ đánh cho một tát, thiền khách Toàn bảo: “Cư Sĩ không được thô xuất.” Cư sĩ nói: “Ông thế ấy mà xưng là thiền khách, Diêm Vương chưa tha ông đâu.” Thiền khách Toàn hỏi: “Cư sĩ thì sao?” Cư sĩ lại đánh cho một tát nữa, nói: “Mắt thấy như mù, miệng nói như câm.” (Tuyết Đậu riêng nói: Chỗ mới hỏi, chỉ nắm một hòn tuyết, liền đánh). Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, cư sĩ họ Bàng tham vấn hai nơi Mã Tổ, Thạch Đầu đều có làm tụng. Ban đầu yết kiến Thạch Đầu hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?” Chưa dứt lời bị Thạch Đầu bụm miệng, liền có tỉnh, làm tụng: “Việc hằng ngày không khác, chỉ tôi tự vui hay, vật vật không bỏ lấy, chỗ chỗ không trái bày, đỏ tía gì làm hiệu, núi xanh tuyệt điểm ai, thần thông cùng diệu dụng, gánh nước bửa củi tài.” Sau ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?” Mã Tổ đáp: “Đợi ông dùng miệng hút cạn nước Tây Giang, liến vì ông nói.” Cư sĩ bỗng nhiên đại ngộ, làm tụng: “Mười phương đồng tụ hội, mỗi mỗi học vô vi, đây là trường thi Phật, tâm không được đậu về.” Vì ông là hàng tác gia, sau này trông vào hai nơi đến đâu đều được khen ngợi. Ông qua lại Dược Sơn nhiều lần và ở lâu, từ giã ra về, Dược Sơn rất trọng nên sai mười thiền khách đi tiễn. Khi ấy gặp tuyết rơi, cư sĩ chỉ tuyết nói: “Tuyết đẹp mảnh mảnh, chẳng rơi chỗ khác.” Thiền khách Toàn hỏi: “Rơi tại chỗ nào?” Cư sĩ liền tát. Thiền khách Toàn đã không thể hành lệnh, cư sĩ hành phân nửa. Lệnh tuy hành, thiền khách Toàn đối đáp thế ấy chẳng phải không biết chỗ rơi của ông, chỉ vì mỗi người có cơ phong cuộn tung chẳng đồng. Song vẫn có chẳng đến chỗ cư sĩ, vì thế rơi dưới giá của ông, khó thoát khỏi cái lồng của ông. Cư sĩ đánh rồi lại vì nói đaọ lý: “Mắt thấy như mù, miệng nói như câm.” Tuyết Đậu riêng nói: “Chỗ mới hỏi, chỉ nắm một hòn tuyết,” liền đánh. Tuyết Đậu thế ấy cốt chẳng cô phụ lời hỏi của thiền khách Toàn, chỉ vì căn cơ chậm lụt. Tạng chủ Khánh nói: “Cơ phong của cư sĩ như điện chớp, các ông nắm hòn tuyết, hô lên liền đáp, hô lên liền đánh, mới là dứt bặt.”—In example 42 of the Pi-Yen-Lu, when layman P’ang took leave of Yao Shan, Shan ordered ten Ch’an travellers to escort him to the gate. The layman pointed to the snow in the air and said, “Good Snowflakes; they don’t fall in any other place.” At the time one of the Ch’an travellers named Ch’uan said, “Where do they fall?” The Layman slapped him once. Ch’uan said, “Even a layman shouldn’t be so coarse.” The Layman said, “Though you call yourself a Ch’an traveller this way, the King of Death still won’t let you go.” Ch’uan said, “How about you, Layman?” Again the Layman slapped him and said, “Your eyes see like a blind man, your mouth speaks like a mute.” Hsueh Tou said besides, “When P’ang first spoke I just would have made a snowball and hit him with it.” According to Yuan-Wu in the PiYen-Lu, Layman P’ang called on Ma Tsu and Shih T’ou: at both places he had verses to express his realization. When he first saw Shih Tou he asked, “What man doesn’t keep company with the myriad things?” before he stopped talking, he had his mouth covered by Shih T’ou and had an awakening. He made up a verse saying, “My everyday affairs are no different: Only I myself naturally harmonize. No place is grasped or rejected, nowhere do I go for or against. Who considers crimson and purple honorable? The green mountains have not a speck of dust. Spiritual powers and their wondrous functioning; hauling water and carrying firewood.” Later P’ang called on Ma Tsu. Again he asked, “What man doesn’t keep company with the myriad things?” Ma Tsu said, “Wait till you can swallow all the water in West River in one gulp, then I’ll tell you.” The Layman emptied out in great enlightenment. He made up a verse saying, “The ten directions, a common gathering; everyone studies not-doing. This is the place where Buddhas are chosen; mind empty, they return successful.” Since P’ang was an adept, all the various monasteries later welcomed him, and wherever he went they vied to praise him. After he had gotten to Yao Shan and stayed around there quite a while, he went to take leave of Yao Shan. Shan held him in the highest esteem, so he ordered ten Ch’an travellers to see him off. It happened to be snowing at the time: the Layman pointed to the snow and said, “Good snowflakes; they don’t fall in any other place.” When Ch’an traveller Ch’uan asked, “Where do they fall?” The Layman immediately slapped him. Since Ch’uan was unable to carry out the order, the Layman ordered him to carry out half. Although the order was put into effect, when Ch’an traveller Ch’uan responded in this way, it was not that he didn’t know what P’ang was getting at. They each had a point to their activity, but their rolling up and rolling out were not the same. Even so, in some respects he didn’t come up to the Layman. That is why he fell into his trap and found it difficult to get out of the Layman’s range. After the Layman had hit him, The Layman went on to explain the reason to him saying, “Your eyes see like a blind man, your mouth speaks like a mute.” Besides the previous words Hsueh Tou said, “When he first spoke I just would have made a snowball and hit him with it” Hsueh Tou talked this way, not wanting to turn his back on the question: it’s just that his action was tardy. Librabrian Ch’ing said, “The Layman’s mind is like lightning bolt. If we waited for you to grab a snowball, how long would it take? Only if you hit him while he’s still speaking can you cut him off completely.”

Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục: See Bàng Uẩn Ngữ Lục.

Bàng Cư Sĩ Tuyết Đoàn Đả Tuyết Đoàn Đả:

Công án Bàng Cư Sĩ từng mảnh tuyết rơi đẹp— The koan of P’ang Yun’s statement: “Good Snowflakes; they don’t fall in any other place”— See Bàng Cư Sĩ Hảo Tuyết Phiến Phiến.

Bàng Gia Hành Cước: Hành cước Tăng—Chư

Tăng hành cước đến các Thiền viện khác để tham bái—Itinerant monk—Wandering monk.

Bàng Linh Chiếu: See Linh Chiếu Ni Thiền Sư.

Bàng Long Uẩn Thiền Sư: Hokoji (jap)—Houn (jap)—P’ang Yun—Pangyun—See Long Uẩn

Thiền Sư.

Bàng Luận: Digression—Sự lạc đề—Wandering from the main subject in talking or writing. Bàng Miết Ngữ: Lời nói thoáng qua để lộ yếu chỉ của Thiền sư đối với người học—Flashing over words that display the important meaning of Zen from the Zen master to his students.

Bàng Môn: Cửa hông—Side door. Bàng Môn Tả Đạo: Belonging to external and false cults—Heterodox paths.

Bàng Ngôn: Chuyện thị phi—Gossips.

Bàng Nhân: Bystanders.

Bàng Quan: Spectator—Looker-on—Onlooker. Bàng Sinh: Sanh làm súc vật—Be born as an animal—Sự tái sanh làm súc vật—Rebirth as an animal.

Bàng Thính: Thăm viếng và lắng nghe—To visit and listen.

Bàng Uẩn: Hokoji (jap)—Houn (jap)—P’ang Yun (Wade-Giles Chinese)—Pangyun (Pinyin

Chinese)—See Bàng Long Uẩn Thiền Sư.

Bàng Uẩn Ngữ Lục: Hokoji-goroku (jap)—P’angYun Yulu (chi)—Records of lectures of P’ang- Yun—Records of teachings of P’ang-Yun.

Bảng Trạng Bài Thị: Bảng cáo thị để thông tri tin tức cho Thiền Tăng—Notice board in a Zen monastery.

Bạng Cáp Thiền: Thiền pháp nêu rõ chân diện mục của bậc Thiền sư, giống như thấy rõ ruột gan của con sò—Methods of meditation that clearly state the original form (original face or Buddhanature) of things from the Zen master.

Bành Sở Hành (1908-1983): Master Pan-SuHsing—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Vân Nam vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in Yun-nan Province in the twentieth century.

Bành Thiệu Châu (1740-1796): Master PanShao-Chou—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Giang Tô vào thế kỷ thứ XVIII—Name of a Chinese monk in Jiang-Ssu Province in the eighteenth century.

Bành Trướng Tưởng: Quán xác bị phủ đầy máu mủ (vipuyakas (skt). Tưởng thây chết sình lên đầy dẫy máu mủ và sắp rã, một trong cửu tưởng quán nhằm giúp hành giả thoát ly chấp trước về thân— To contemplate on a corpse covered with pu, one of the nine types of meditation on corpse which helps free us from attachment to the human body—See Cửu Tưởng Quán.

Bao Thiền Phổ: Pao-Ch’an P’u—Name of a monk.

Báo:

(A) Nghĩa của Báo—The meanings of Recompenses:

  1. Đền bù hay Trả lại: Recompense—To give back—To acknowledge—To requite—

Punishment.

  1. Báo ân: To thank.

(B) Phân loại Báo—Có ba loại quả báo— Categories of Recompenses—There are three kinds of recompenses:

  1. Hiện báo: Quả báo hiện đời cho những việc làm trong hiện kiếp—Recompense in the present life for deeds done now.
  2. Đương báo: Quả báo trong kiếp tái sanh cho những việc làm trong hiện tại—Recompenses in the next rebirth for deeds done now.
  3. Hậu báo: Quả báo cho hậu kiếp—

Recompenses in subsequent life. Báo Ân: Báo đáp công ân—To return thanks—To render thanks—Acknowledge or requite favours. Báo Ân Điền: Một trong ba loại ruộng phước (phước điền), cha mẹ, sư trưởng, vân vân, những người có công nuôi nấng dạy dỗ chúng ta. Báo đáp được công ân nầy thì chúng ta sẽ có vô lượng công đức—One of the three sources of felicity, the field for requiting blessings received, i.e. parents, teacher, etc.—See Tam Phước. Báo Ân Huyền Tắc Thiền Sư: Hoon Gensoku

(jap)—Pao-ên Hsuan-t’se (Wade-Giles Chinese)— Bao’en Xuanze (Pinyin Chinese)—Thiền sư Báo Ân Huyền Tắc, đệ tử của Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích. Có rất ít chi tiết về cuộc đời của Thiền sư Báo Ân Huyền Tắc; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong bộ Truyền Đăng Lục, quyển XXV: Thiền sư Báo Ân gốc người Hoạt Châu, bây giờ là vùng phía tây bắc của Hoa Quận, thuộc tỉnh Hà Nam. Ban sơ ông tu tập thiền với Thiền sư Thanh Phong. Kế đó ông tiếp tục học Thiền với Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích. Sư Huyền Tắc giữ chức vụ quan trọng Thiền viện của thiền sư Pháp Nhãn (885-958) vào đầu thế kỷ thứ mười—Zen master Xuanze Bao’en was a disciple of Zen master Fayan Wenyi. Few other details about Xuanze Bao’en’s life are available in the classical records; however, there is some brief information on him in the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XXV: Zen master Bao’en came from Huazhou, now in the northwest portion of Hua County, Henan Province. He first studied under a Zen teacher named Qingfeng. He then continued his practice under Zen master Fayan Wenyi. Hsuan-t’se was one of the chief officials of the monastery under the Zen master Fa-yen, of the early tenth century.

  • Trong lần gặp gỡ Thiền sư Thanh Phong, Báo

Ân hỏi: “Thế nào là tự kỷ của người học trò?” Thanh Phong nói: “Đồng tử Bính Đinh (thần Lửa) lại đi xin lửa.” Huyền Tắc không hội nên bỏ đi. Về sau này gặp Thiền sư Pháp Nhãn và ở lại đây tu tập—Upon meeting Zen master Qingfeng, Bao’en asked, “What is the student’s own self?” Qingfeng said, “It’s the boy of fire coming to seek fire.” Bao’en didn’t understand and left. Later he met Fayan and stayed at his monastery for further practice.

  • Từ khi đến với Thiền sư Pháp Nhãn, Huyền Tắc không bao giờ tham vấn thầy nên một ngày kia Pháp Nhãn gạn hỏi duyên cớ. Huyền Tắc thưa: “Đệ tử đã liễu ngộ Thiền từ ngày còn theo học với thiền sư Thanh Phong.” Pháp Nhãn hỏi: “Ông liễu ngộ thế nào?” Huyền Tắc nói: “Con hỏi ngài Thanh Phong thế nào là Phật, ngài trả lời ‘Cậu bé Bính Đinh đến xin lửa’.” Pháp Nhãn nói: “Đáp hay đó, nhưng chắc ông đã ngộ nhận mất rồi. Ông hiểu thế nào nói ta nghe thử?” Huyền Tắc giảng: “Vâng, Bính Đinh là thần lửa; đã là thần lửa mà đi xin lửa chẳng khác nào con, bổn lai là Phật, mà lại đi hỏi thế nào là Phật. Kỳ thật, không một câu hỏi nào cần phải nêu lên, vì con vốn là Phật kia mà.” Pháp Nhãn nói: “Đó, ta nói có sai đâu, ông vọng tưởng mất rồi!” Huyền Tắc sanh lòng bất bình, giận dữ bỏ ra đi. Pháp Nhãn nói: “Nếu ông ta trở lại may ra còn cứu được, bằng không thì hỏng mất.” Huyền Tắc đi một đoạn xa mới nghĩ rằng dẫn dắt năm trăm Tăng chúng như Hòa Thượng Pháp Nhãn hẵn không thể vô cớ quở trách mình. Sư bèn quay trở về chùa và trình thầy xin khai ngộ. Pháp Nhãn bảo: “Ông hỏi đi, ta đáp cho.” Huyền Tắc hỏi: “Thế nào là Phật?” Pháp Nhãn đáp: “Đồng tử Bính Đinh đến xin lửa.” Lời đáp của Pháp Nhãn mở mắt Huyền Tắc trên chân lý Thiền khác hẳn những gì mà từ trước đến nay ông đã hiểu. Từ nay ông không còn chuyện học nhờ hiểu mượn, mà là một tâm hồn đầy sáng tạo, đầy sinh khí. Thế mới biết Thiền không phải để giải thích, mà là để sống. Bằng không thì luận giải nào cũng chỉ là khái niệm suông, không có nghĩa lý gì đối với Thiền. Pháp Nhãn đã cho Huyền Tắc một cái nhìn mới phóng vào sự vật, một cái nhìn hoàn toàn vượt ngoài phạm vi của tình thức. Đúng ra, cái nhìn mới này mở ra trong khi Huyền Tắc đi đến chỗ cùng lý tuyệt tình. Sư đã vượt ra khỏi giới hạn mà bấy lâu nay Sư luôn có cảm tưởng như bị trói buộc cơ hồ không sao thoát ra được. Thật vậy, đa số hành giả tu Thiền chúng ta đều dừng lại ở giới hạn ấy, chúng ta đã quá dễ dãi để cả quyết rằng chúng ta không thể đi xa hơn. Nhưng với sự trợ giúp của một ai đó có được một cái tâm thấy nội tâm chiếu diệu hơn phóng qua bức màn điên đảo và mâu thuẫn này, sẽ giúp chúng bất thần thấy được. Chính Pháp Nhãn đã giúp cho Huyền Tắc đập vào bức tường trong tuyệt vọng, và cuối cùng bức tường đổ xuống lúc nào không hay, và chính sự giúp đở này của Pháp Nhãn đã giúp mở ra cho Huyền Tắc một thế giới mới lạ làm sao! Những gì từ trước Huyền Tắc coi là tầm thường, giờ đây như kết hợp lại nhịp nhàng làm sao trong một trật tự mới lạ không ngờ! Thế giới giác quan cũ của Huyền Tắc mờ nhạt, và được thế vào đó một cái gì rất mực mới mẽ. Dường như rõ ràng là Huyền Tắc vẫn ở trong khung cảnh khách quan ấy, nhưng bên trong Huyền Tắc cảm thấy một cách chủ quan như mình tươi trẻ lại, như mình vừa mới tái sanh—Since the time he arrived at Fayan, Hsuan-t’se never came to the master to make inquiries about Zen, so one day the master asked him the reason why he did not come. Hsuan-t’se answered, “When I was under Ch’ing-feng

Zen master, I got an idea as to the truth of

Zen.” Fa-yen asked, “What is your understanding then?” Hsuan-t’se said, “When I asked my master who was the Buddha, he said ‘Ping-ting T’ung-tzu comes for fire’.” Fayen said, “It is a fine answer, but probably you misunderstand it. Let me see how you take the meaning of it.” Hsuan-t’se said, “Well, Ping-ting is the god of fire; when he himself comes for fire, it is like myself, who, being a Buddha from the very beginning, wants to know who the Buddha is. No questioning is then needed, as I am already the Buddha himself.” Fa-yen exclaimed, “There! Just as I thought! You are completely off.” Hsuan-t’se got highly offended because his view was not countenanced and left the monastery. Fa-yen said, “If he comes back he may be saved; if not, he is lost.” After going some distance, Hsuan-t’se reflected that a master of five hundred monks as Fa-yen would not chide him without a cause, so he returned to the old master and expressed his desire to be instructed in Zen. Fa-yen said, “You ask me and I will answer.” Hsuan-t’se asked, “Who is the Buddha?” Fa-yen answered, “Ping-ting T’ung-tzu comes for fire.” This made his eyes open to the truth of Zen quite different from what he formerly understood of it. He was now no more a second hand ‘pedant’ but a living creative soul. This shows us that Zen refuses to be explained, but that it is to be lived. Without this all talk is nothing but an idea, which is meaningless to Zen. In this case, Fa-yen did give Hsuan-t’se a new point of view of looking at things, which is altogether beyond our ordinary sphere of consciousness. Rather, this new viewpoint is gained when Hsuan-t’se reaches the ultimate limits of our understanding, within which he thinks he is always bound and unable to break through. As a matter of fact, most Zen practitioners stop at these limits and are easily persuaded that they cannot go any further. But with the help of someone whose mental vision is able to penetrate this veil of contrasts and contradictions will help us gain it abruptly. Fayen himself helps Hsuan-t’se to beat the wall in utter despair, and this help unexpectedly gives way and opens an entirely new world for Hsuan-t’se. Things hitherto Hsuan-t’se regarded as ordinary, are now arranged in quite a new order scheme. Hsuan-t’se’s old world of the senses has vanished, and something entirely new has come to take its place. It seems to be that Hsuan-t’se is clearly still in the same objective surrounds, but subjectively he is rejuvenated, he is born again.

  • Một hôm, Thiền sư Báo Ân nói với đại chúng: “Tất cả các vị Thượng Tọa ai cũng đều sở hữu một vầng nguyệt tròn đầy hằng hữu. Mỗi vị đều có trân bảo vô giá. Chỉ vì mặt trăng bị mây mù che khuất nên không chiếu sáng. Trí tuệ bị che khuất bởi mê vọng, cho nên dầu nó là chân lý đó mà không thể thực chứng được. Lão Tăng không có gì thêm để nói nữa. Mấy ông đã đứng lâu rồi!”—One day, Zen master Bao’en addressed the congregation, saying, “All of you monks fully possess an eternal perfect moon. Each of you possesses a priceless jewel. Because the moon is obscured by fog its luster does not shine forth. Your wisdom is concealed within delusion, and although it is the truth, you haven’t realized it. There’s nothing more to say. You

have been standing too long for nothing!” Một vị Tăng hỏi: “Thế nào là bất động tôn?” Báo Ân nói: “Ghềnh thác nâng lên rồi đâm sầm xuống. Nhật nguyệt bay lượn vù vù.”—A monk asked, “What is the meaning of ‘no movement’?” Bao’en said, “The river rapids heave and crash. The sun and moon swirl in orbit.”

Báo Ân Thí: Bố thí để trả ân—Almsgiving out or gratitude—Giving out of gratitude—Đây là một trong tám loại bố thí theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh. Bố thí để trả ân (vì người ấy đã cho tôi nên tôi bố thí lại). Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá Luận—One gives, thinking: “He gave me something.” . This is one of the eight bases for giving according to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha. Giving out of gratitude or giving in return for kindness received or one gives, thinking: “He gave something.” This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra— See Bát Chủng Bố Thí.

Báo Ân Thiền Sư (1058-1111): Zen Master PaoEn—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ XI, thuộc tông Tào Động. Sư đến từ tỉnh An Huy, từng làm quan trong triều. Về sau xuất gia và tham học Thiền với Thiền sư Nghĩa Thanh Đầu Tử—Name of a Chinese Zen master of the Ts’ao T’ung sect. He came from An-Hui Province. He was an official of the Chinese royal court, when he renounced the world, he studied Zen under Zen master T’ou-tzu I-ch’ing (1032-1083).

Báo Ân Xảo Phương Tiện: Cho tài vật để người khác sinh tâm cúng dường bố thí—Granting wealth to induce grateful offerings and almsgiving.

Báo Chướng: Hindrances of retribution—Những chướng gây nên những quả báo, một trong ba chướng. Màn vô minh làm ngăn ngại thiên căn hay do phiền não hoặc nghiệp mà phải đọa vào ác đạo—Hinderers caused by the retributions, one of the three hinderers. The veil of delusion which accompanies retribution.

Báo Đáp: To acknowledge and thank.

Báo Đắc Thiên Nhĩ: Một lối giải thích tương đương khác cho thiên nhĩ thông—Another equivalent interpretation for deva-ear. Báo Độ: Recompensed Land—Còn gọi là Phật độ hay Thanh Tịnh Độ là nơi chư Phật ngự trị, còn gọi là Hoa Tạng Thế Giới—The land in which a Buddha himself dwells—Land of recompense— The land of reward—The Pure Land. Also called the Pure Land of all Buddhas in their

Sambhogakaya. There are two kinds:

  1. Phật độ hành tự nhiên của đức Phật là kết quả của những công đức của ngài khi còn là một vị Bồ Tát—The Buddha’s land of activity which has been naturally produced as the result of the meritorious acts when he was a Bodhisattva.
  2. Tự Thọ Dụng Báo Độ: Một trong bốn “Báo Độ” của Phật, nơi chúng sanh có thể tự tìm cầu giải thoát lấy mình bằng các tuân thủ tu tập theo giáo pháp của Phật—Reward land of a Buddha in which all beings are able to seek salvation on their own, the third of the four Buddha-ksetra or Buddha-domains, that in which there is complete response to his teaching and powers.
  3. Tha Thọ Dụng Độ: Land of Reward—See

Tha Thọ Dụng Độ.

  1. Quốc độ của Đức Phật (chốn trụ xứ của báo thân Phật)—The land in which a Buddha himself dwells.

Báo Hóa Thân: Báo thân—Reward-body and transformation-body.

Báo Mệnh: Kiếp nầy nhận lãnh phước báo hay sự trừng phạt của những những nghiệp lực đời trước—The life of reward or punishment for former deeds.

Báo Nghĩa: To return thanks—To render thanks to someone.

Báo Nhân: The cause of retribution—Quả thục nhân—Cảm thọ cái nhân thiện ác của quả báo sướng khổ—The rewarding cause or fruit-ripening cause (pleasure or pain caused by good or evil deeds).

Báo Oán Hạnh: Requite hatred—Báo oán hạnh nghĩa là gì—Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đây là một trong bốn hạnh của Thiền giả. Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: “Ta từ bao kiếp trước buông lung không chịu tu hành, nặng lòng thương ghét, gây tổn hại không cùng. Đời nay tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dữ đã gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách chi ai. Như kinh đã nói ‘gặp khổ không buồn.’ Vì sao vậy? Vì đã thấu suốt luật nhân quả vậy. Đây gọi là hạnh trả oán để tiến bước trên đường tu tập.”—According to the first patriarch Bodhidharma, “Requite hatred” is one of the four disciplinary processes. What is meant by ‘How to requite hatred?’ Those who discipline themselves in the Path should think thus when they have to struggle with adverse conditions: “During the innumerable past eons I have wandered through multiplicity of existences, never thought of cultivation, and thus creating infinite occasions for hate, ill-will, and wrongdoing. Even though in this life I have committed no violations, the fruits of evil deeds in the past are to be gathered now. Neither gods nor men can fortell what is coming upon me. I will submit myself willingly and patiently to all the ills that befall me, and I will never bemoan or complain. In the sutra it is said not to worry over ills that may happen to you, because I thoroughly understand the law of cause and effect. This is called the conduct of making the best use of hatred and turned it into the service in one’s advance towards the Path—See Tứ Hạnh.

Báo Phật:

  1. Báo đáp Phật ân: To thank the Buddha.
  2. See Báo Thân.

Báo Phật Bồ Đề: Thập địa viên mãn, chứng niết bàn chân thường—Buddha of parinirvana.

Báo Phục: Return in kind—To retaliate—Pay someone back in his own coin—To return like for like (good for good and evil for evil). Báo Quả: Kết quả sướng khổ trong kiếp nầy do nghiệp nhân thiện ác (những nhân hay hành động thiện ác) trong quá khứ báo đáp—The rewardfruit, or consequences of past deeds. Pain or pleasure resulting in this life from the practices of a previous life.

Báo Sa: Taisa (skt)—Pausa (skt)—Tháng đầu tiên trong ba tháng mùa đông ở Ấn Độ, từ 16th tháng mười của Trung Quốc—The first of the three Indian winter months, from 16th of the 10th Chinese month (between the months of December and January).

Báo Sanh: Karmic retribution—Retribution— Result of an action—See Quả Báo. Báo Sanh Phật: Vipaka-buddha (skt)—Báo Ứng Thân Phật—Recompense Body of the Buddha. Báo Sanh Tam Muội: Mức độ của Bồ Tát Tam muội từ Bát Địa trở lên, trong đó Bồ Tát thành đạt những lực siêu việt, như người nhìn sắc tướng chứ không dùng tâm lực (hiện ra vô số hình tướng, sanh ra vô số công đức)—A degree of bodhisattva samadhi, in which transcendental powers are obtained.

Báo Tạ: To acknowledge and thank.

Báo Thân: Sambhogakaya (skt)—Hoshin (jap)— Recompensed Body Sambhogakaya—

“Sambhogakaya” là từ Bắc Phạn có nghĩa là “Báo Thân.” Một trong ba thân của đức Phật, theo Phật giáo Đại Thừa. Báo Thân là sự hưởng thụ chân lý nơi “Thiên đường Phật.” Đây cũng chính là kết quả của những hành động thiện lành trước kia. Báo Thân thường trụ nơi “Tịnh Độ” và chỉ có những hành giả thâm áo mới nhận biết được Báo Thân này mà thôi—”Sambhogakaya” is a Sanskrit term for “Enjoyment Body.” One of the three bodies of a Buddha, according to Mahayana Buddhology (Buddhist Literature). Body of

Delight, the body of buddhas who in a “BuddhaParadise” enjoy the truth that they embody. This is also the result of previous good actions. The Sambhoga-kaya is said to reside in a “pure land” and is only perceivable by advanced practitioners. Báo Thân Phật: Reward body of the Buddha— See Niệm Niệm Tự Tánh Tự Kiến.

Báo Thông: Reward of karma powers of transformation—See Nghiệp Thông.

Báo Tri: To inform.

Báo Từ Hành Ngôn Thiền Sư: Hoji Gyogon (jap)—Pao-ts’u Hsing-yen (Wade-Giles

Chinese)—Baoci Xingyan (Pinyin Chinese)—

Thiền sư Báo Từ Hành Ngôn, đệ tử của Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích. Ông đến từ Quảng Châu. Có rất ít chi tiết về cuộc đời của Thiền sư Hành Ngôn trong điển lục; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong Truyền Đăng Lục, quyển XXV—Zen master Baoci Xingyan was a disciple of Zen master Fayan Wenyi. He came from Quanzhou. Few other details about Baoci Xingyan’s life are available in the classical records; however, there is some brief information on him in The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XXV.

  • Thiền sư Hành Ngôn nhậm chức trụ trì chùa Bảo Từ ở vùng mà bây giờ thuộc Nam Kinh. Một hôm, Thiền sư Hành Ngôn thượng đường nói với chúng Tăng rằng: “Phàm làm hành cước Tăng, tham yết bậc thiện tri thức, tới mỗi mỗi tùng lâm, buông bình nước và bình bát xuống, có thể nói là đã thi hành đạo Bồ Tát, coi như mọi việc đã xong, hà cớ gì phải đến đây cử luận chân như, Niết Bàn, đó là câu nói không phải lúc. Người xưa có nói về việc này: ‘Giống như đãy cát tìm vàng. Cát sỏi nếu đã gạt bỏ thì vàng ròng tự nhiên hiện ra, liền gọi đó là thường trụ thế gian, cụ túc Tăng bảo.’ Lại cũng như một đám mưa rào, một cuộc đất, sanh sôi muôn vật, lớn nhỏ chẳng đồng nhau, ngọt đắng khác nhau. Mấy ông không thể nói đất quan trọng hơn hay mưa quan trọng hơn. Cho nên, khi nói một phần thì một phần hiện; và khi nói toàn phần thì toàn phần hiện. Việc

này có thể được giải thích thế nào đây? Pháp không lệch thẳng. Khi hiện ra, nó hiện ra tùy theo bất cứ cách mà mấy ông quan sát nó; đó được gọi là ‘đối hiện sắc thân.’ Mấy ông có thấy nó bằng cách này không? Nếu mà không thấy vậy thì đừng lãng phí thời gian ngồi ở đây nữa!”—Zen master Xingyan assumed the abbacy of Baci Monastery in Jiangnan, modern Nanjing. One day, Xingyan entered the hall and addressed the monks, saying, “Everywhere, there are monks on pilgrimage who practice good and perform the observances. When they reach a monastery, they put down their water jug and bowl. You can just call what they are doing ‘following the bodhisattva way.’ Why come here to hear some pointless talk? As for ‘true thusness’ and ‘nirvana’, there’s no good time to speak of them. Still, the ancients had a way of talking about it. They said it’s like spying a treasure in the sand. Clearing away the rocks and pebbles the pure gold itself shines forth. This is called ‘abiding in the world, fully possessing the monk’s treasure.’ Or it’s like having a rain shower, a patch of earth, and the growth of ten thousand things, all of various sizes and assorted sweetness and bitterness. You can’t say that the earth is more important or the rain is more important. Thus, it is said that in the part, the part is revealed, and in the totality, the totality is revealed. How can it be explained? The Dharma has no distortion or straightness. When it is revealed to you in whatever way you observe it, it is called ‘manifested in form.’ Do you see it this way?

If you don’t, then don’t waste time as you sit!”

  • Một vị Tăng hỏi: “Thế nào là chỉ ý Tổ Sư từ Tây lại?” Hành Ngôn nói: “Câu hỏi này không ứng đương (không phải lúc).”—A monk asked, “Why did the First Ancestor come from the west?” Xingyan said, “I don’t deal with

that question.”

  • Một vị Tăng hỏi: “Làm sao để ngồi thiền giống như các tiên sư đã ngồi, để không còn sai đúng nữa?” Hành Ngôn nói: “Ông ngồi thế nào vậy?”—A monk asked, “How can I sit in meditation like the ancestors did, so that there is no right or wrong?” Xingyan said, “How are

you sitting?”

  • Một hôm, Thiền sư Hành Ngôn thượng đường dạy chúng: “Hôm nay, các bậc anh tài và hiền sĩ cùng hội tụ về đây, một chúng hội thật lớn. Không có thứ gì là không cụ bị cho Phật pháp. Nếu mấy ông có thể thấy nhất thiết pháp như cái thấy của các bậc anh giám, thì không cần phải đợi đến lời lẽ. Và tuy là căn bản không có thứ gì để nói, nhưng làm sao lão Tăng tôi có thể giữ im lặng được? Sum la vạn tượng trong vũ trụ, nguồn lớn của chư Phật, hiển minh thì hải ấn tam ma địa chiếu sáng thanh tịnh. Còn nếu mờ mịt thì tình mê và tự hoặc loạn. Nếu chẳng phải là bậc Bồ Tát thông tâm, cao nhân dật cách, thì làm sao trong chư trần phát dương diệu cực, nắm buông vạn tượng, thả nắm sum la, hiển thị sanh cùng chẳng sanh, ứng diệt cùng chẳng diệt; thấu triệt sanh diệt; và nói về chân thường? Nếu ta nói giả tức hình ảnh tản ra khắp ngàn lối. Nếu ta nói thiệt tức trống không chẳng có dấu tích. Chỉ bằng cách nói này, há lão Tăng tôi có thể phơi bày được những thứ hiện hữu và không hiện hữu hay sanh diệt hay sao?”—One day, Zen master Xingyan entered the hall and addressed the crowd, saying, “Today, heroes and eminencies have gathered here, a great crowd. Nothing has been left undone for the sake of Buddhadharma. If you could see all this as mirroring Buddha’s truth, then there would be no need for a speech. And yet, although fundamentally there is nothing to speak of, how can I remain silent? The myriad forms of the universe, the expansive source of all the Buddhas, when revealed clearly, this is the ocean-seal of shining purity. Obscured, it is impassioned delusion and selfdeception. Despite the demand for edification by the distinguished guests here, and the requests of those present of high standing, how dare I, in the midst of this dusty world, presume to expound on the most sublime; roll out things and forms; lay out and gather in phenomena; reveal birth and nonbirth; set out annihilation and nonannihilation; completely penetrate birth and death; and speak about eternal truth? If I speak falsely then shadows will be cast on a thousand paths. If I speak the truth, then the content of my talk will be empty, without any traces. Only by speaking in that way can I try to expose existence and nonexistence, birth and annihilation.”

Báo Từ Văn Khâm Thiền Sư (?-928): HojiBunkin (jap)—Pao-tzu-wen-chin—Tên của một vị thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ mười. Thiền sư Báo Từ Văn Khâm thường dạy chúng: “Ngộ không phải là một tâm thái bệnh hoạn hay tâm lý bất thường. Thật ra không có cái gì bình thường hơn tâm trạng ấy. Như vậy Thiền là bình thường tâm.” Một vị Tăng liền hỏi: “Thế nào là bình thường tâm?” Sư đáp: “Cơm ăn trà uống tùy theo thế. Nước ngắm non xem, thích bấy tình!” Theo thiền sư Báo Từ Văn Khâm, thói thường, khi chúng ta uống trà hay ăn cơm chúng ta cứ tưởng chẳng có gì khác nhau trong hành động uống trà hay ăn cơm của chúng ta. Nhưng ai có thể nói được sự khác biệt giữa người này và người kia trong phong thái và tâm trạng uống trà hay ăn cơm như thế nào? Có thể trong cách uống trà của bạn không có cái gì gọi là Thiền vị hết, còn phong thái của tôi nhuốm đầy sự thích thú của Thiền vị. Lý do rất đơn giản là hành động của người này còn bị kẹt trong khuôn khổ của trí thức suy luận, còn người kia thì đã thoát ra ngoài vòng cương tỏa của suy luận bằng lý trí. Nghĩa là ở người này lý trí ngự trị, tự xác định những quy tắc cứng nhắc nên làm gì cũng bị vướng mắc; còn ở người kia là một con đường mới khai phóng ra, không biết vướng mắc là gì trong khi hành động, cuộc sống của người này không chia thành chủ khách, không phân hóa thành người làm và việc làm. Nên với người ấy, ngay lúc ấy, uống trà là tất cả, là toàn thể vũ trụ. Thiền hiện sinh. Thiền là tự do vậy, trong khi đời sống thường nhật của chúng ta là một vòng kềm tỏa; chính ngộ là bước đầu đưa chúng ta đến tự do tự tại. Theo thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, cánh cửa mở ra ngoài hay mở vào trong là tùy cái ngạch cửa. Nhưng hễ mở được là trong chớp mắt tất cả đổi khác hết, và bạn có Thiền, và bạn thực hiện là toàn bích, là bình thường, và mãi mãi. Mọi hoạt động tâm trí bạn giờ đây chuyển theo một chiều khác, thoải mái hơn, yên tịnh hơn, đầy vui tươi hơn bất cứ gì từ trước bạn đã nếm qua. Phong thái đời bạn cũng đổi thay. Có cái gì đó đang đổi mới trong phong thái đó. Hoa xuân như đẹp đẽ hơn, dòng suối đầu non như trong mát hơn. Cuộc cách mạng bản thân đem đến trạng thái như vậy không thể gọi là bất thường được. Khi đó cuộc sống của bạn trở nên thanh thản và vui tươi hơn, mà còn tự nó mở rộng ra bao trùm cả vũ trụ nữa, vậy thì ngộ Thiền phải là cái gì rất lành mạnh và rất đáng cho người ta nỗ lực đạt đến—Name of a Chinese monk in the tenth century. He always addressed his disciples, saying, “Enlightenment is not a morbid state of mind or an abnormal psychology. In fact, it is a perfectly normal state of mind. Thus, Zen is your everyday thought.” One day a monk asked Pao-tzu, “What was meant by everyday thought?” Pao-tzu said, “Drinking tea, eating rice. I pass my time as it comes; Looking down at the stream, looking up at the mountain, how serene and relaxed I feel indeed!” According to Zen master Pao-tzu Wen-ch’in, usually, when we sip a cup of tea or eat rice, we think the act is apparently alike. But who can tell the differences beween you and me in the way we drink and eat? In your drinking there may be no Zen at all, while mine is full of the enjoyable taste of Zen. The simple reason is, the ones moves in the logical circle and the other is out of it. That is to say, in one case rigid rules of intellection so called are asserting themselves, and the actor even when acting is unable to unfetter himself from these intellectual bonds; while in the other case the subject has struck a new path and is not at all conscious of the duality of his act; in him life is not split into objects and subjects or into acting and acted. The drinking at the moment to him means the whole fact, the whole world. Zen lives and is therefore free, whereas ‘ordinary’ life is in bondage; enlightenment is the first step to freedom. According to Zen master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, First Series (p.265), it all depends upon the adjustment of the hinge whether the door in or out. Even in the twinkling of an eye, the whole affair is changed, and you have Zen, and you are as perfect and normal as ever. More than that, you have in the meantime acquired something altogether new. All your mental activities are now working to a different key, which is more satisfying, more peaceful, and fuller of joy than anything you ever had. The tone of your life is altered. There is something rejuvenating in it. The spring flowers look prettier, and the mountain stream runs cooler and more transparent. The subjective revolution that brings out this state of things cannot be called abnormal. At that time life become more enjoyable and more relaxed and its expanse is as broad as the universe itself, there must be something in enlightenment quite healthy and worth one’s striving after its attainment.

Báo Ứng: Báo Thân—Ứng Thân—Recompense, reward, punishment—See Tam Thân Phật.

Báo Ứng Phật: See Báo Ứng Thân Phật. Báo Ứng Thân Phật: Vipaka-buddha (skt)— Recompense Body of the Buddha.

Bào: A bubble—See Bào Ảnh.

Bào Ảnh: Bong bóng—Bubble and shadow—Ảo ảnh—Ảo tưởng—Tất cả những hiện tượng không thật như người ta tưởng. Chúng tạm bợ, vô thường và không có thực thể. Kỳ thật chúng là những bóng ma ảo ảnh—Things in the phenomenal world are not real or substantial, as ordinary people regard them to be. They are transient, momentary, indefinite, insubstantial, and subject to constant alteration. In reality, they are like phantoms or hallucinations.

Bào Hưu La Lan: Prabhutaratna-Buddha (skt)— Abundant Treasure Buddha—See Đa Bảo Như

Lai.

Bào Thường: Nivasana (skt)—Nê Hoàn Tăng— Nê Phược Ta Na—Quyết Tu La—Nội y của chư Tăng Ni—An inner garment of monks and nuns.

Bào Trù: See Hương Tích Cục. Bảo: Ratanam (p)—Châu Báu—Precious things

(stones).

Bảo Ấn: Precious seal, or symbol.

  1. Pháp Bảo trong Tam Bảo: Dharma, the second of the Triratna.
  2. Tam Pháp Ấn: The three evidences of the genuineness of a sutra—See Tam Pháp Ấn.
  3. Biểu tượng của chư Phật hay chư Bồ Tát: The symbols of Buddhas, or Bodhisattvas.
  4. Chủng tử Phật Ấn: The magical seeds of the Buddhas, i.e., germ-letters, or sounds. Bảo Ấn Bồ Tát: The Bodhisattva of Precious Mudra.

Bảo Ấn Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ Tát Địa

Tạng trong cõi súc sanh, duỗi tay kết bảo ấn Như Ý—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of animals.

Bảo Ấn Tam Muội: Ratnamudra samadhi (skt)— Precious seal concentration—Thực tướng của một trong 108 tam muội—The ratnamudra samadhi, one of the 108 kinds of samadhi. 1) Chư Pháp Vô Ngã: The unreality of the ego.

  1. Chư Hành Vô Thường: The impermanence of all things.
  2. Niết Bàn Tịch Diệt: Nirvana. Bảo Ấn Thủ Bồ Tát: Ratna-mudra-hasta (skt)— Precious-seal grasping Bodhisattva.

Bảo Ba La Mật Bồ Tát: Ratna-parimitabodhisattva (skt)—Precious Perfection

Bodhisattva—Bảo Ba La Mật Bồ Tát, một trong bốn vị nữ Bồ Tát thân cận của Đức Tỳ Lô Giá Na trong Kim Cang Giới, đều do Ngài lưu xuất, mỗi vị là mẹ của một trong bốn vị Phật trong tứ phương—One of the four female attendants on Vairocana in the Vajradhatu, evolved from him, each of them a mother of one of the four Buddhas of the four quarters.

Bảo Bình: Kundi ka (skt)—Bình quý (một thứ đồ dùng của Đức Phật) được dùng trong nghi thức lễ lạc: A pecious vase, vessels used in worship— Bình quán đảnh mà Mật giáo dùng để rưới tịnh thủy trên đầu khi làm lễ quán đảnh: A baptismal vase used by the esoteric sects for pouring water on the head.

Bảo Bình Ấn: Kundi ka-mudra (skt)—Ấn Bình quý (một thứ đồ dùng của Đức Phật) được dùng trong nghi thức lễ lạc—Seal of a pecious vase, vessels used in worship.

Bảo Bình Quán Đảnh: Kalabhisheka (skt)—Thủy quán đảnh—Tịnh bình quán đảnh—Bình quán đảnh mà Mật giáo dùng để rưới tịnh thủy trên đầu khi làm lễ quán đảnh—A baptismal vase used by the esoteric sects for pouring water on the head— Vase initiation—See Abhiseka.

Bảo Bộ: Phước đức nội chứng của Bảo Sinh Như Lai—Jewel Born Buddha’s merit and blessing from inner experience.

Bảo Bức Bích Chi Phật: Ratna-nimi (skt)—La Đát Đa Nễ Nhĩ—Precious Curtain Pratyekabuddha.

Bảo Cái: Ratnasikhi (skt)—Parasol—Lọng trời trang sức bằng ngọc quý, che trên chỗ ngồi của chư Phật—Banners or canopies, decorated with gems.

Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật:

Precious-Canopy-Shine-Space-Sovereign-PowerKing Buddha.

Bảo Cái Phật: Ratnasikhi-buddha (skt)—Bảo Đỉnh Phật—Bảo Kế Phật—Kế Na Thi Khí Phật— Thích Ca Thi Khí Phật—See Bảo Tích Phật. Bảo Cảnh: Hokyo (jap)—Gương báu—A precious mirror.

Bảo Cảnh Tam Muội: Hokyo-zanmai (jap)—Tam muội về kho báu hay tam muội soi gương. Tên của một trước tác của thiền sư Động Sơn Lương Giới, ca ngợi sự thể nghiệm về chân tính của các sự vật, về bản tính thật hay Phật tính của hành giả đang ở trong trạng thái đại giác—Samadhi of the guardian of the region or Treasure House of Mirror-like Samadhi, a written work of the Chinese Zen master Tung-shan Liang-chieh, in which he celebrates the experience of the ‘suchness’ of things, thus their true nature or Buddha-nature.

Bảo Cảnh Tướng Quân: The guardian general of the region.

Bảo Cát Tường Thiên: Candradeva (skt)— Somadeva (skt)—Chiến Đạt La—Tô Ma Đề Bà— The ruler of the moon.

Bảo Châu: Precious—Treasure—Gem—Pearl— Anything valuable.

Bảo Châu Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng trong cõi ngạ quỷ, tay cầm ngọc bảo châu. Một trong sáu vị Bồ tát hóa thân của Ngài Địa Tạng trong nhóm Địa Tạng của Thai Tạng Giới, mỗi vị kiểm soát một trong sáu đường sanh tử— Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of hungry ghosts. One of the six Bodhisattvas in the Ti-Tsang group of the Garbhadhatu, each controlling one of the six ways of sentient existence—See Lục Địa Tạng. Bảo Châu Pháp: Pháp quý như ngọc như ý— Dharma as a Jewel of the thought (a Mani-gem).

Bảo Chí (418-514): Master Pao-Chih—Hoshi (jap)—Chí Công Hòa Thượng—Tên của một vị Tăng nổi tiếng của Trung Hoa dưới thời nhà Lương (502-557)—Name of a Chinese monk who lived in the Liang dynasty.

Bảo Chủ: 1) Vị vua cai trị vùng tây nam châu Diêm Phù Đề: The ruler of the region in the southwest of Jambudvipa; 2) Đài có trang hoàng các thứ quý báu—A platform, ornamented with precious things.

Bảo Chủng: Ratnapani (skt)—Precious race.

Bảo Chủng Bồ Tát: See Bảo Chưởng Bồ Tát. Bảo Chữ: Ratnadvipa (skt)—1) Một hòn đảo nhỏ chứa đầy bảo châu, đồng nghĩa với Niết Bàn: Precious islet, island of pearls or gems; synonym for perfect nirvana; 2) Tên cũ của đảo Tích Lan: An old name for Ceylon.

Bảo Chưởng (?-657): Ratnapani(skt)—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa gốc Ấn Độ vào thế kỷ thứ VII—Name of a Chinese Zen master who was born in India in the seventh century.

Bảo Chưởng Bồ Tát: Ratnapani (skt)—Precious race Bodhisattva—Bảo Chủng Bồ Tát—Bảo Thủ

Bồ Tát.

Bảo Dõng Bồ Tát: The Bodhisattva of Precious Boldness.

Bảo Đàm Thiền Sư (1129-1197): Zen Master Pao-T’an—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa trong tỉnh Tứ Xuyên vào thế kỷ thứ XII—Name of a Chinese Zen master in Si-chuan Province in the twelfth century.

Bảo Đảnh Phật: See Bảo Cái Phật.

Bảo Đao Tỳ Na Dạ Ca: Vajraiaya (skt)—Kim

Cang Điều Phục Thiên—Tối Thắng Kim Cang— Tên của một vị trời—Name of a deity. Bảo Đao Vị Lão: Đao quí chưa cùn, ý nói người lớn tuổi mà tinh thần và thân thể còn minh mẫn và tráng kiện—Precious dagger that is not yet blunt, e.g., an old man whose mind and body are still strong.

Bảo Đạt: Chuông treo trên đỉnh tháp chùa: Bells hung on pagodas—Con cá bằng gỗ tại các chùa được gõ lên để báo giờ thọ thực: Wooden fish (Precious rattle).

Bảo Địa: Pure land—Precious land—Tịnh độ. Bảo Điển: Kinh điển quý báu—The precious records, or scriptures.

Bảo Đỉnh Phật: See Bảo Cái Phật. Bảo Đức Bồ Tát: Ratnasri (skt)—Precious Virtue Bodhisattva.

Bảo Đường Tông: Pao-T’ang Zen Sect—Tên của một tông phái Thiền được Thiền sư Vô Trụ (714774) khai sáng tại Trung Hoa dưới thời nhà Đường—Name of a Zen sect founded by Zen master Wu-chu during the T’ang dynasty (618-

907).

Bảo Giác Tố Tâm Thiền Sư (1025-1100): Kaido Soshin (jap)—Shishin Goshin (jap)—Hui-t’ang Tsu-Hsin—Huitang Zuxin Huanglong—See Hối Đường Tổ Tâm Hoàng Long Thiền Sư.

Bảo Giám Thiền Sư: Zen Master Bảo Giám (?1173)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Trung Thụy, Bắc Việt. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông tới chức “Cung Hậu Xá.” Năm 30 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Đa Vân tại chùa Bảo Phước. Ngài trở thành pháp tử đời thứ 9 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Tại chùa Bảo Phước ngài đã sao chép tất cả kinh điển cho chùa. Theo bộ ‘Thiền Sư Việt Nam’ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thiền sư Bảo Giám luôn nhắc nhở hành giả tu thiền rằng: “Muốn tiến đến tông thừa của Phật là phải siên năng, song thành Phật chánh giác phải nhờ trí tuệ. Ví như nhắm bắn cái đích ngoài trăm bước, mũi tên đến được là nhờ sức mạnh, song trúng được đích hay không thì không phải do sức nữa.” Khi thầy của ngài thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Bảo Phước để hoằng pháp cho đến khi thị tịch vào năm 1173. Ngài thường dạy đệ tử: “Tu tập trí tuệ là kết quả của giới và định. Dù trí huệ quan hệ tới nhân quả. Những ai đã từng tu tập và vun trồng thiện căn trong những đời quá khứ sẽ có được trí tuệ tốt hơn. Tuy nhiên, ngay trong kiếp này, nếu muốn đoạn trừ tam độc tham lam, sân hận và si mê, không có con đường nào khác hơn là phải tu giới và định hầu đạt được trí tuệ ba la mật. Với trí huệ ba la mật, hành giả có thể tiêu diệt những tên trộm nầy và chấm dứt khổ đau phiền não. Trí tuệ là một trong ba pháp tu học quan trọng trong Phật giáo. Hai pháp kia là Giới và định. Tâm định ở mức độ cao là phương tiện để thành đạt trí tuệ. Tuệ bao gồm chánh kiến và chánh tư duy, tức là hai chi đầu trong Bát Chánh Đạo. Trí tuệ giúp chúng ta phá tan lớp mây mờ si mê bao phủ sự vật và thực chứng thực tướng của vạn pháp, thấy đời sống đúng như thật sự, nghĩa là thấy rõ sự sanh diệt của vạn hữu. Hành giả nào có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ.” Theo ngài được thành chánh quả không cần phải ngồi sửng mãi đó mà được. Cách hay nhất là phải đạt cho bằng được trí tuệ, còn bất cứ thứ gì khác chỉ là hoài công vô ích. Vì trí huệ có thể giúp hành giả vẹt được bức màn vô minh. Tương tự như vậy, bậc giác ngộ cũng giống như ánh trăng chiếu sáng khắp các cõi đến vô tận. Ngài đã tóm lược pháp ngữ lục của mình trong những vần kệ sau đây:

“Đắc thành chánh giác hãn bằng tu, Chỉ vị lao lung, trí huệ ưu.

Nhận đắc ma ni huyền diệu lý, Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.

Trí giả du như nguyệt chiếu thiên, Quang hàm trần sát chiếu vô biên.

Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,

Lãnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.” (Được thành chánh giác ít nhờ tu, ấy chỉ nhọc nhằn trí huệ ưu.

Nhận được ma ni lý huyền diệu, ví thể trên không hiện vầng hồng.

Người trí khác nào khác nào trăng rọi không, chiếu soi khắp cõi sáng khôn ngần. Nếu người cần biết, nên phân biệt, khói chiều man mác phủ non chiều).

A Vietnamese Zen master from Trung Thụy, North Vietnam. He was an official in the royal palace with the rank of “Cung Hậu Xá” during the reign of king Lý Anh Tông. When he was 30 years old, he left home and became a disciple of Zen master Đa Vân at Bảo Phước Temple. He spent time to copy all sutras for this temple. According to Zen master Thích Thanh Từ in ‘Thiền Sư Việt Nam’, Zen master Bảo Giám always reminded Zen practitioners that: “Learning the way of Buddha, we must have zeal; to become a Buddha, we need wisdom. Shooting an arrow to a target more than a hundred paces away, we must be strong; however, to hit the target, we need more than strength.” After his master passed away, he continued to stay at Bảo Phước temple to expand Buddhism until he passed away in 1173. He always taught his disciples: “Wisdom is the result from cultivating in precepts and concentration or training in wisdom. Even though wisdom involves cause and effect. Those who cultivated and planted good roots in their past lives would have a better wisdom. However, in this very life, if you want to get rid of greed, anger, and ignorance, you have no choice but cultivating discipline and samadhi so that you can obtain wisdom paramita. With wisdom paramita, you can destroy these thieves and terminate all afflictions. Wisdom is one of the three studies in Buddhism. The other two are precepts and meditation. High concentration is the means to the acquisition of wisdom or insight. Wisdom consists of right understanding and right thought, the first two factors of the path. This is called the training in wisdom. Wisdom helps us get rid of the clouded view of things, and to see life as it really is, that is to see life and things pertaining to life as arising and passing. Here a practitioner who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering.” According to him, we do not need to sit still for long periods of time to attain the complete enlightenment. The best way is to gain wisdom; anything else is only useless effort. For wisdom can help practitioners to eliminate the curtain of ignorance. Similarly, an enlightened one is just like the moon shinning above, lightening all the realms endlessly. He summarized his teachings in the following verses: “You do not need much time for practice, to attain the complete enlightenment. Gaining wisdom is the best way; anything else, the useless effort. Having the jewel, the profound truth, is just like seeing the sun in the sky. The enlightened one is just like the moon shinning above,

Lightening all the realms endlessly.

If you need to know, just need to distinguish this: Heavy fog blankets the high mountain in the

afternoon.”

Bảo Hải Thiền Sư (474-553): Zen Master PaoHai—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa trong tỉnh Tứ Xuyên vào thế kỷ thứ VI—Name of a Chinese Zen master in Si-chuan Province in the sixth century.

Bảo Hành: See Dẫn Chánh Vương. Bảo Hành Vương: Satavahana (skt)—Sa Đa Bà Ha Vương—See Dẫn Chánh Vương.

Bảo Hành Vương Chánh Luận: Ratnavali-sastra (skt)—Satavahana-sastra (skt)—Name of a work of commentary composed by Nagarjuna—See Dẫn Chánh Vương.

Bảo Hành Vương Chánh Luận Sớ: Ratnavalisastra (skt)—Interpretation on the Satavahanasastra.

Bảo Hiền: Manibhadra (skt)—Ma Ni Bạt Đà La— 1) Một trong tám vị tướng trong Thai Tạng Giới:

One of the eight generals in Garbhadhatu; 2) Vua Dạ Xoa, vị bảo hộ khách lữ hành và thương nhân: A king of Yakshas, the tutelary deity of travellers and merchants.

Bảo Hiền Thiền Sư (1909-1987): Zen Master Pao-Hsien—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Sơn Đông vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in Shan-tung Province in the twentieth century.

Bảo Hoa: Deva flowers—Precious flowers—Hoa của các vị trời.

Bảo Hoa Du Bộ Phật: Precious-BlossomWander-Step Buddha—Precious Flower Traveling Buddha.

Bảo Hoa Đức Phật: Ratnamalasri-buddha (skt)— Jewel Flower Virtue Buddha.

Bảo Hoa Nguyện Thiền Sư: Zen master Pao-hua Yuen—Một hôm, có một vị Tăng đến và hỏi thiền sư Bảo Hoa Nguyện về ý chỉ Tây lai của Tổ Sư, Sư trả lời: “Cơn gió mang theo băng giá làm cho những lá rừng rụng xuống.” Khi vị Tăng làm lễ, có lẽ để bái tạ cách dạy không xây dựng của Sư, Sư bèn hỏi: “Ông có hiểu không?” Vị Tăng đáp: “Bẩm không.” Sư bảo: “Không hiểu là được.” Vị Tăng lại hỏi: “Như vậy, xin Hòa Thượng giải thích thế nghĩa là gì?” Sư đáp: “Khi mùa xuân đến, chúng lại nẩy chồi.” Đây là trường hợp các thiền sư trả lời câu hỏi bằng cách nêu lên một vài sáo ngữ vốn hoàn toàn không thể hiểu được bằng những lý lẽ đương nhiên. Trong khi hầu hết những phát biểu rõ ràng là vô nghĩa và không thể nào vói tới được, những câu trả lời ở đây không có quan hệ, dầu là quan hệ rất xa vời, đối với ý nghĩa của vấn đề được nêu lên ở đây. Nhưng quả tình các thiền sư hết sức tận tâm và những người nhiệt tâm cầu đạo thường được khơi dậy ý chỉ nội tại của những nhận định thoát ra từ đôi môi của các thiền sư tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy hành giả chúng ta phải cố gắng nhìn sâu vào phía dưới những sáo ngữ vô nghĩa này—One day, a monk came and asked Pao-hua Yuen concerning the patriarchal visit to which the master’s reply was, “The frostbearing wind causes the forest leaves to fall.” When the monk made a bow, probably thanking him for the uninstructive instruction, the master asked, “Do you understand?” The monk said, “No, master.” Pao-hua Yuen said, “It is all right that you do not understand.” The monk asked again, “So, would you please explain to me the meaning of this.” The master said, “When the spring comes they bud out again.” This is the case where Zen masters answer questions with meaningless remarks which are perfectly incomprehensible to the rational mind. While most statements are apparently meaningless and unapproachable, the answers here has by no manner of means any relation whatever to the main issue, except that the uninitiated are hereby led further and further astray. But Zen masters really try their best to enlighten earnest truth-seekers in accordance with the circumstances. Thus, we, Zen practitioners, should try to look deeper inside these meaningless remarks. Bảo Hoa Phật: Bảo Hoa Đức Phật—Jewel Flower Virtue Buddha.

Bảo Hoa Thái Tử: Bảo Hoa Đức Phật—Jewel Flower Virtue Buddha.

Bảo Hỏa Phật: Precious-Fire Buddha.

Bảo Học: Cái học đã đầy đủ (không cần phải học nữa)—Replete with learning—Fed full with study. Bảo Hộ: To protect—To safeguard. Bảo Hộ Chúng Sanh: To protect other sentient beings.

Bảo Hữu Long Vương: Vasuki (skt)—Hòa Tu Cát—Vua của loài rồng hay cửu thủ long (rồng chín đầu)—Lord of nagas, name of a dragon king, with nine heads.

Bảo Khiếp: Ratna-pitaka or Ratna-karandaka (skt)—Rương đựng bảo châu—A precious box, or box of precious things.

Bảo Kế Phật: Ratnasikhi-buddha (skt)—Bảo Đỉnh Phật—Bảo Cái Phật—Kế Na Thi Khí Phật—Thích Ca Thi Khí Phật—See Bảo Tích Phật. Bảo Kệ: Jewelled gathas—Lời kệ quý báu— Precious gathas—Precious verses.

Bảo Kiếm: Ratnadatta (skt)—Precious sword. Bảo Kiếm Bồ Tát: Ratnadatta-bodhisattva (skt)— Precious sword Bodhisattva.

Bảo Kiến Bồ Tát: The Bodhisattva of Precious Insight.

Bao Kim Thiền Sư (1308-1372): Zen Master PaoJin—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa trong tỉnh Thiểm Tây vào thế kỷ thứ XIV—Name of a Chinese Zen master, of the Lin-chi sect, in ShienHsi Province in the fourteenth century.

Bảo Lâm: Lộ Bảo Thụ nơi cõi Tịnh Độ—The groves, or avenues of precious trees in the Pure Land.

Bảo Lâm Tự: Horin-ji (jap)—Pao-lin-ssu—Tên của một ngôi chùa được khai sơn vào năm 504 tại miền Nam Trung Quốc. Người ta nói Lục Tổ Huệ Năng có thời đã lưu lại tại nơi này. Từ đó trở đi, Bảo Lâm trở thành một trong những tự viện nổi tiếng nhất của Trung Hoa—Name of a temple which was built in 504 in the South of China. It is said that the Sixth Patriarch Hui-Neng stayed there for some time. Since that time it has been one of the best-known monasteries in China. Bảo Lâu Quán: Quán tưởng thấy các cảnh, thấy cây báu, thấy ao báu nơi thế giới Cực Lạc— Visualization of the precious trees, lakes, etc., in the Pure Land—See Thập Lục Quán. Bảo Liên Hoa Thiện Chủ Sa La Thọ Vương Phật: Precious-Lotus-Well-Dwell-in-Sala-TreeKing Buddha.

Bảo Linh Tự: Pao-lin-si—Name of a temple in China.

Bảo Lượng (444-509): Master Pao-Liang—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Sơn Đông vào thế kỷ thứ V—Name of a Chinese monk in Shan-tung Province in the fifth century.

Bảo Man Dụ Kinh: Ratnamalavadana (skt)—Tên của một bộ kinh—Name of a sutra. Bảo Mệnh: Mệnh Bảo hay sự quý báu của cuộc sống, sống để tu tập giải thoát—Precious posession of life.

Bảo Minh: Precious Clairvoyance.

Bảo Minh Đạo Thành: Pao-Ming-T’ao-Cheng (chi)—Tên một vị sư Trung Hoa—Name of a Chinese monk.

Bảo Minh Phật: Ratnavabhasa (p)—Precious Clairvoyance Buddha.

Bảo Nghiêm: Precious Adornment. Bảo Nghiêm Bồ Tát: Ratna-vyuha-bodhisattva (skt)—Precious Adornment Bodhisattva.

Bảo Nghiêm Thúc Chi Thiền Sư: Zen master P’ao-yian—Thiền sư Bảo Nghiêm Thúc Chi, tên của một vị Thiền sư Trung Hoa. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bảo Nghiêm; tuy nhiên, có một cuộc đối thoại giữa Sư và người đệ tử của mình trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển XV: Một hôm có một vị Tăng hỏi Thiền sư Bảo Nghiêm: “Ai là Phật?” Bảo Nghiêm nói: “Thân đất xương gỗ, được trang sức bằng vàng.” Những câu trả lời mà các vị Thiền sư đưa ra cho loại câu hỏi “Cái gì hoặc ai là Phật,” mỗi vị mỗi khác. Tại sao lại như vậy? Ít nhất có một lý do là vì các ngài muốn chúng ta vứt bỏ tất cả những rối rắm và chấp trước từ bên ngoài trói buộc chúng ta như là ngôn tự, ý tưởng, hay dục vọng, vân vân. Đây cũng là một trong những công án thuộc loại giải minh chân lý Thiền bằng những lập trường phủ nhận, hư hóa hay phế bỏ. Với loại công án này, chúng ta thường cáo buộc các Thiền sư là phủ nhận. Nhưng kỳ thật họ chẳng phủ nhận gì cả, những gì họ đã làm chỉ nhằm để vạch rõ ra các ảo tưởng của chúng ta cho vô hữu là hữu, hữu là vô hữu, vân vân. Tuy nhiên, không có loại công án xác nhận hay phủ nhận nào phải là nhất định mà cũng chẳng bất di bất dịch, và cũng không hàm ý rằng chúng hoặc hoàn toàn xác định hoặc là hoàn toàn phủ định. Vì loại công án xác định cũng hàm chứa một yếu tố phủ định; và loại công án phủ định cũng hàm chứa một yếu tố xác định. Không một công án Thiền nào tuyệt đối là loại này hay loại khác. Cái chân lý Thiền mà cả loại minh nhiên xác nhận và mặc nhiên phủ nhận cố lột tả vẫn chẳng bị biến cải hay hủy hoại, bất chấp sự dị biệt bên ngoài của cách trình bày—Zen master P’ao-yian, name of a Chinese Zen master. We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is a dialogue between him and his disciple in The Wudeng Huiyuan, Volume XV: One day, a monk asked Zen master P’ao-yian, “Who is the Buddha?” P’ao-yian said, “One made of clay and decorated with gold.” The answers given by Zen masters to the question of “Who or what is the Buddha?” are full of varieties; and why so? One reason at least is that they thus desire to free our minds from all entanglements and attachments such as words, ideas, desires, etc., which are put up against us from the outside. This is also one of the koans that illustrates Zen-truth through a negating approach with nullifying or abrogating expressions. With this type of koan, we usually accuse the Zen masters of being negatory. But in fact, they did not negate anything. What they have done is to point out our delusions in thinking of the non-existent as existent, and the existent as non-existent, and so on. However, neither the explicit-affirmative nor the implicitnegative type of Zen expressions is definite or irrevocable and does not imply that they are either wholly affirmative or wholly negative. For the affirmative type of koan also contains a negative element, and the negative type an affirmative one. No Zen koan is absolutely one type or the other. The Zen-Truth that both types try to convey has not been modified or mutilated, despite the outward difference of presentation.

Bảo Nguyệt: Precious Moon. Bảo Nguyệt Bồ Tát: Rathachandra (p)—Precious Moon Bodhisattva.

Bảo Nguyệt Phật: Precious-Moon Buddha. Bảo Nguyệt Quang Phật: Precious-Moon-Light Buddha.

Bảo Nhậm: Nhiệm vụ hay phận sự của hành giả sau khi ngộ thiền, còn cần phải gìn giữ và củng cố kết quả tu hành—After attaining of enlightenment, Zen practitioners should try to maintain the outcome.

Bảo Nhiệm: Task—Nhiệm vụ—Phận sự—See Bảo Nhậm.

Bảo Ninh Nhân Dũng Thiền Sư (?-1046): Honei Ninyu (jap)—Pao-ning-Jen-yung (Wade-Giles

Chinese)—Baoning Renyong (Pinyin Chinese)—

Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bảo Ninh Nhân Dũng; tuy nhiên, có một vài chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong Ngũ Đăng Hội Nguyên: Sư đến từ Từ Minh, một nơi trong tỉnh Triết Giang ngày nay. Khi còn nhỏ, Sư đã có một dáng vẻ uy nghiêm và tu chất thông minh khác thường. Thiền sư Bảo Ninh Nhân Dũng vốn là môn đệ của Dương Kỳ Phương Hội. Trước khi theo Thiền, sư là một đại học giả của triết lý

Thiên Thai tông—We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some interesting information on him in The Wudeng Huiyuan: He came from Siming, a place now in Zhejiang Province. As a young man he possessed a remarkably dignified appearance as well as extraordinary intelligence. Zen master Pao-Ning-Jen-Yung was a disciple of Yang-Ch’IFang-Hui. Before he became a Zen devotee he was a great scholar of T’ien-T’ai philosophy.

  • Khi sư đến tìm Tuyết Đậu, một thiền sư lỗi lạc của Vân Môn tông, được nhận ra ngay là có căn khí của thiền. Để phấn khích, Tuyết Đậu vừa kêu vừa diễu: “Này tòa chủ dềnh dàng!” Nhân Dũng vì thế mà phẩn chí, quyết

vượt qua Thiền, vượt Tuyết Đậu, rồi về sau, sư chứng ngộ như dự đoán của Tuyết Đậu— When he came to Hsueh-Tou, who was a great figure in the Yun-Men school of Zen, the master at once recognized in him a future Zen master. To stimulate him, Hsueh-Tou addressed him sarcastically, “O, you great college professor!” The remark stung JenYang to the quick, and he determined to surpass in Zen even this great master. When he finally became a master himself, as HsuehTou had expected.

  • Bảo Ninh bèn hành cước du phương cho đến khi Sư đến chùa của Dương Kỳ Phương Hội nằm trên núi Vân Cái. Người ta ghi lại rằng trong buổi gặp gỡ đầu tiên, Dương Kỳ không cử được một câu trọn vẹn trước khi Bảo Ninh đạt được “Tâm ấn viên giác.” Sau khi ở lại chỗ Dương Kỳ một lúc, thì Dương Kỳ thị tịch, và Bảo Ninh lại cùng với Pháp lữ Bạch Vân Thủ Đoan bắt đầu hành cước du phương khắp nơi. Cuối cùng Sư ổn định và dạy Thiền tại chùa Bảo Ninh trong vùng Cảnh Lâm—PaoNing traveled until he came to Yangqi Fanghui’s temple on Mount Yunkai. It is recorded that at their first meeting, Yangqi did not complete even a single sentence before Pao-Ning attained the “Mind-seal of illuminated awakening” (complete enlightement). After spending time at Mt. Yunkai, Yangqi passed away, and Pao-Ning set off to travel extensively with his Dharma brother and close friend Pai-Yun Shou-tuan. Eventually he settled and taught Zen at the Pao-Ning Temple at Jingling.
  • Một hôm, Thiền sư Bảo Ninh thượng đường dạy chúng. Thị giả đốt hương cúng Phật. Bảo Ninh chỉ vào thị giả và nói: “Thị giả đã thuyết Pháp cho mấy ông rồi!”—One day, Zen master Pao-Ning entered the hall to address the monks. The attendant lit incense to present to the Buddha. Pao-Ning pointed to the attendant and said, “The attendant has already expounded the Dharma for all of

you!”

  • Một hôm, Bảo Ninh nói: “Không có Phật Di Lặc trên cung trời Đâu Suất và cũng không có Phật Di Lặc ở thế gian. Tại sao ngay khi mấy

ông làm bùng vỡ hư không, mấy ông cũng chẳng thể tìm ra Phật Di Lặc?” Bảo Ninh bèn buông thỏng một chân xuống bên dưới tòa và nói: “Mọi người! Mọi người đang đi đâu vậy?”—One day, Pao-Ning said, “There’s no Maitreya Buddha up in the heaven and there’s no Maitreya Buddha in the earth. Why is it that even if you bust open emptiness you still can’t find him?” Pao-Ning then hung a foot down off of his seat and said, “Everyone! Where are you going?”

  • Hôm khác, Bảo Ninh nói: “Nếu mấy ông nói Phật pháp hỗ trợ chúng sanh, mấy ông không tránh cảnh rụng sạch lông mày. Nếu mấy ông nói thế gian pháp hỗ trợ chúng sanh, mấy ông xẹt thẳng vào địa ngục như một mũi tên. Nhưng ngoài hai cách nói này ra, còn cách nào hôm nay lão Tăng có thể nói ra hay không? Ba tấc lưỡi không xài được. Hai tay không không làm được một nắm tay!”— Another day, Pao-Ning said, “If you say the Buddhadharma supports all beings, you won’t avoid having your eyebrows fall out. If you say that the worldly dharmas support all beings, you shoot straight into hell like an arrow. But aside from these two ways of speaking, what can I say today? There’s no use for the three-inch tongue. The two empty

hands can’t make a fist!”

  • Trong một bài pháp, Bảo Ninh Nhân Dũng nói: “Vác một cái túi, mang một cái bát, hơn hai mươi năm tôi đã từng vân du khắp xứ và thăm hỏi hàng chục thiền sư. Nhưng đến giờ tôi chẳng được cái gì gọi là riêng của mình cả. Nếu thật vậy, tôi có thể bảo các ông rằng, tôi không hơn gì một hòn đá tuyệt không tri thức. Và những thiền sư mà tôi đã từng thăm viếng này, chính họ cũng chẳng có cái thành tựu đặc biệt nào để có thể giúp ích cho người khác. Từ bao lâu, tôi vẫn giữ cái ngu dốt dày đặc, chẳng hiểu ra cái gì hết, chẳng có tri thức để lãnh hội cái gì cả. Tuy nhiên tôi lấy thế làm đủ. Bất ngờ ngọn gió nghiệp dong ruổi tôi đến xứ Giang Nam và được chỉ lối đưa đường đến làm tọa chủ Tăng viện khiêm tốn này mà dẫn dắt kẻ khác, lăn lộn cùng với nhân gian. Nói với tư cách một người chủ tôi tiếp đón khách thập phương. Có đủ muối, tương, cơm cháo

đãi đằng họ sung túc. Bận rộn như thế, thời gian lặng lẽ trôi qua, nhưng đối với đạo lý của nhà Phật thì cả đến bóng dáng cũng chưa từng mộng thấy.” Thật tình mà nói, nếu tất cả các thiền sư đều chứng nhận cái quan điểm cao quý này của Phật giáo Thiền tông, ai có thể mãi mãi nối tiếp họ và truyền thừa bất tuyệt kinh nghiệm và giáo thuyết của họ đến hậu lai?—Pao-ning Jen-yang says in one of his sermons: “Shouldering a bag, holding a bowl, I have been pilgrimaging for more than twenty years all over the country and visited more than a dozen masters of Zen. But at present I have no special attainment to call my own . If I have, I can tell you, I am not much better than a piece of rock devoid of intelligence. Nor had those reverend masters of Zen whom I visited any special attainment which might benefit others . Ever since I remain a perfect ignoramus with no knowledge of anything, with no intelligence to understand anything. I am, however, satisfied with myself. Inadvertently carried by the wind of karma I find myself at present in the country of Chiang-nan, and have been made to preside over this humble monastery and to lead others, mixing myself with people of the world. Here thus as a host I serve all the pilgrims coming from various parts of the country. There is enough of salt, sauce, porridge, and rice with which to feed them sufficiently. My time, thus engaged, is passed quietly, but as to the truth of Buddhism there is not even a shadow of it to dream of.” As a matter of fact, if all Zen masters held themselves on to this exalted view of Zen Buddhism, who would ever be able to succeed them and uninterruptedly transmit to posterity their experience and teaching?

  • Sư thường bảo môn nhân: “Nầy, bây giờ ta đang ở trong địa ngục rút lưỡi!” Vừa nói sư vừa làm như lấy tay rút lưỡi và la: “Ớ! Ớ! Ngục nầy dành cho những tên nói dối.” Rồi sư rời đám môn nhân, không nói thêm một lời—

Pao-Ning addressed the monks, saying, “Look! Look! I’ve fallen into ‘Plucking Tongue Hell’ (a hell where people who have spoken deceptively have their tongues yanked out)!” Pao-Ning then pinched his own tongue and cried out, “Aiya! Aiya!” And without another word he came down from the pulpit.

  • Có một vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Bảo Ninh đáp: “Ông không biết mùi thúi của cục phân của chính mình.” Một vị Tăng khác hỏi: “Thế nào là Phật?” Bảo Ninh đáp: “Thêm củi vào lửa.” Vị Tăng lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Bảo Ninh đáp: “Trong bùn có gai.” Vị Tăng laị hỏi: “Thế nào là người trong Đạo?” Bảo Ninh đáp: “Những ai ghét đi đến đó.”—A monk asked Pao-Ning, “What is Buddha?” Pao-Ning said, “You’re not aware of the stink of your own shit.” Another monk asked PaoNing, “What is Buddha?” Pao-Ning said, “Add wood to the fire.” The monk asked, “What is the Way?” Pao-Ning said, “There are thorns in the mud.” The monk asked, “Who are people of the Way?” Pao-Ning said, “Those

that hate walking there.”

  • Có một vị Tăng hỏi: “Cổ nhân nói: ‘Gió lạnh thổi làm héo lá, vẫn vui cổ nhân quay trở lại.’ Ai là cổ nhân?” Bảo Ninh đáp: “Hòa Thượng Dương Kỳ viên tịch đã lâu.” Vị Tăng nói: “Ngay chính lúc này và ở đây, có ai hiểu chuyện này hay không?” Bảo Ninh đáp: “Lão già không mắt trong xóm thầm gật đầu.”—A monk asked, “An old worthy said, ‘Though the cold wind withers the leaves, it is still a joy when an ancient returns.’ Who is an ancient?” Pao-Ning said, “Zen master Yangqi is long gone.” The monk said, “Right here and now, is there someone who can comprehend this?” Pao-Ning said, “The eyeless old villager secretly taps his head.”
  • Có một vị Tăng hỏi Bảo Ninh : “Thế nào là giới của Bảo Ninh?” Bảo Ninh nói: “Vua núi té xuống.” Vị Tăng lại hỏi: “Thế nào là con người trong giới của Bảo Ninh?” Bảo Ninh nói: “Con người không thể có chỉ một lỗ mũi.”—A monk asked, “What is Pao-Ning’s domain?” Pao-Ning said, “The king of the mountain falls down.” The monk asked, “What is a person in Pao-Ning’s domain?” Pao-Ning said, “One can’t have a single

nostril.”

  • Có một vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Bảo Ninh nói: “Cái dùi sắt không lỗ.” Vị Tăng lại

hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Bảo Ninh nói: “Một nồi súp nóng không có chỗ lạnh.”— A monk asked Pao-Ning, “What is Buddha?” Pao-Ning said, “An iron mallet with no holes.” The monk then asked, “What is the great meaning of the Buddhadharma?” Pao-Ning said, “A hot soup pot has no cold place.”

  • Một vị Tăng hỏi: “Lăng Sơn chỉ trăng. Lục Tổ nói về trăng. Nhưng, đệ tử, vẫn chưa biết có cái gì bên dưới cổng của Bảo Ninh?” Bảo Ninh thét lên một tiếng: “AAAaaa!” Vị Tăng nói: “Có hoa vướng trên mặt Hòa Thượng.” Bảo Ninh hét lên. Vị Tăng hỏi: “Con không hỏi về chuyện lượm lá hay tìm cành. Con chỉ hỏi ‘Cái gì cắt thẳng cội nguồn gốc rễ?'” Bảo Ninh nói: “Một con muỗi đậu trên mình trâu sắt.” Vị Tăng nói: “Với những ai biết rõ chuyện cắt thẳng cội nguồn gốc rễ, làm sao Hòa Thượng chỉ ra dòng chảy?” Bảo Ninh nói: “Những dòng mồ hôi trên lưng người đá.”—A monk asked, “Lingshan pointed to the moon. The Sixth Ancestor spoke of the moon. But I, as yet, don’t know what is beneath Pao-Ning’s gate?” Pao-Ning yelled, “Ah!” The monk said, “There are flowers stuck to your face.” PaoNing shouted. The monk asked, “I don’t ask about picking leaves or seeking branches. I just ask, ‘What is it that directly cuts off the source root?'” Pao-Ning said, “A mosquito on an iron ox.” The monk said, “For those who are clear about cutting off the source, how do you point out the flow?” Pao-Ning said, “The

stone man’s back streams with sweat.” Ngài thị tịch năm 1046—He passed away in 1046.

Bảo Ninh Nhân Dũng Thiền Sư Ngữ Lục:

Records of the Words of Zen Master Jen-Yung— Records of lectures of Chinese Zen master PaoNing-Jen-Yang (?-1046)—See Bảo Ninh Nhân

Dũng.

Bảo Nữ: Kanya-ratna (skt)—Người con gái quý, một trong thất bảo của Tứ Thiên Vương—Precious maidens, one of the seven treasures of the Cakravartin.

Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật: Ratnatedjobhyyudgatarajata-raja (skt)—Precious AweInspiring Superior king Buddha.

Bảo Phác Tử: Người ôm gỗ thô, ý nói vị thầy thiền giữ được sự giản dị—He who embraces the unhewn block, implies the master who prefers his simplicity.

Bảo Phan: Ratnadhvaja (skt)—A banner decorated with gems—Phướn quí được trang trí bằng bảo châu.

Bảo Phật Cước: Embracing the Buddha’s feet— Khi gặp trở ngại Phật tử Trung Hoa hay có tục ôm chân Phật mà cầu nguyện—When in trouble, Chinese Buddhists have a custom to embrace the Buddha’s feet.

Bảo Phiệt: A precious raft—Chiếc bè chân lý Phật pháp chuyên chở chúng sanh từ biển sanh tử đến Niết Bàn—The precious raft of Buddha-truth, which ferries over the sea of mortality to nirvana—See Phiệt Dụ.

Bảo Phong Duy Chiếu Thiền Sư: Hoho Isho (jap)—Pao-fêng Wei-chao (Wade-Giles

Chinese)—Baofeng Weizhao (Pinyin Chinese)—

Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Duy Chiếu Bảo Phong; tuy nhiên, có một vài chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong Ngũ Đăng Hội Nguyên: Thiền Sư Duy Chiếu Bảo Phong quê ở Giản Châu (bây giờ là Giản Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Một hôm đọc sách, ông giật mình với câu, “Tánh tương cận dã, tập tương viễn dã.” Sư nói: “Phàm Thánh vốn một thể, do tập nên sai khác, tôi biết đó rồi.” Liền đó sư đến Thành Đô làm đệ tử Sư Thanh Thới ở Lộc Uyển. Sư thọ cụ túc giới năm mười chín tuổi—We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some interesting information on him in The Wudeng Huiyuan: Zen master Wei-ZhaoBao-Feng’s home town was in ancient Jian-Chou (now is Jian-Yang in Si-Chuan province). One day while reading a book, he was startled by the phrase, “One’s self-nature is near, but realizing it is remote.” He then said: “The mundane and the sacred are of one body, but because of habit and circumstances they are differentiated. I know this to be true.” He then hastened to the city of Cheng-  Tu and studied under the teacher Shing-T’ai in Lu-Yuan, receiving full ordaination at the age of nineteen.

  • Một hôm sư Thanh Thới cố dạy sư về “Đại Thừa Khởi Tín Luận,” nhưng Sư thờ ơ với ý tưởng này. Thanh Thới hỏi lý do. Sư thưa: “Đã nói chánh tín Đại Thừa, há ở lời nói mà có thể

rõ.” Sư không nhận lời này rồi cất bước ra đi, với ý định đến tham vấn thiền sư Phù Dung Đạo Giai trên núi Đại Hồng. Trên đường đến yết kiến Phù Dung, một đêm sư đang ngồi thiền bên đường, gặp gió thổi tuyết mỏng tạt vào mình, lại nghe tiếng la “ăn trộm!” Liền đó đại ngộ. Sư lập tức tiếp tục lên đường đi tìm Phù Dung. Tuy nhiên, chỗ của Phù Dung thật khó tìm. Trong khi Bảo Phong đang đi từ Tam Ngô đến Nghi Thủy thì viên trạo phu lạc mất đường đi. Lúc giận Sư cầm gậy gõ viên trạo phu thì hoát nhiên đại ngộ. Sư than: “Đất này đâu không phải Ngao Sơn ư?” Khi Sư đến Nghi Thủy, Phù Dung trông thấy vui vẻ nói: “Tông ta đã có người nối pháp! Sẽ còn nhiều thế hệ nữa tiếp tục nối pháp ta!”—One day, master Ch’ing-t’ai tried to instill in Baofeng a faith in the teaching of “the Awakening of Mahayana Faith,” but Baofeng was indifferent to this idea. When Ch’ing-t’ai questioned him about this he said, “Just proclaiming a belief in the Mahayana, how can these words have any effect?” He then dejectedly went traveling, intending to visit Zen master Furong Daokai at Mount Da Hong. On the way, one night as he sat on a road athunderous snowstorm occurred. He heard someone called out “Thief!” Thereupon experienced a realization. He immediately went on to find Furong. However, Furong’s place at Da-hong was difficult to find. While Baofeng was traveling in a cart from Sanwu to Yishui, the driver became lost. Baofeng, in anger, raised his staff to strike the driver when he suddenly experienced vast enlightenment, exclaiming, “Is the earth not a great tortoise mountain?” Upon arriving at Yishui, Furong observed him and happily exclaimed, “The heir of my Dharma! There will be many generations to follow!” Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Phật xưa nói, ‘Khi ta mới thành Chánh Giác chính thấy chúng sanh trên đại địa thảy đều thành Chánh Giác.’ Sau Ngài lại nói, ‘Sâu thẳm xa xôi không người biết nổi.’ Kẻ không kiến thức, khéo đầu rồng đuôi rắn.” Sư liền xuống tòa—One day Bao-feng entered the hall and addressed the monks, saying: “An ancient Buddha said, ‘When I first gained complete awakening I personally saw that all beings of the great earth are each fully endowed with complete and perfect enlightenment.’ And later he said, ‘It’s a great mystery. No one can fathom it.’ I don’t see anyone who understands this. Just some blowhards.” He then got down from the seat.  Sư thượng đường thuyết pháp: “Chư Phật quá khứ đã nhập Niết Bàn rồi, cả thảy các ngươi không nên quá tưởng nhớ; chư Phật vị lai chưa ra đời, cả thảy các ngươi không nên vọng tưởng; chính hiện ngày nay ngươi là người gì? Hãy tự xét lấy!”—Bao-Feng entered the hall and addressed the monks, saying: “All the Buddhas of bygone have already entered nirvana. You people! Don’t be nostalgic about them. The Buddhas of the future have not yet appeared in the world. All of you, don’t be deluded! On this very day who are you? Study this!

  • Một lần khác sư thượng đường thuyết pháp: “Xưa tự chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt, là chết chẳng được mẫu mực. Nơi đây xuất sanh chốn nầy diệt hết, là hàm sanh chịu quy củ. Bậc đại trượng phu cần phải ở trong dòng sanh tử, nằm trong rừng gai gốc, cúi ngước co duỗi tùy cơ lập bày, hay như thế đó là dùng vô lượng phương tiện trang nghiêm tam muội, cửa đại giải thoát liền mở rộng thênh thang. Nếu chưa như thế, vô lượng phiền não tất cả trần lao đứng sựng trước mặt bít lấp đường xưa.”—Another time, Bao-Feng entered the hall addressed the monks, saying: “The fundamental self is unborn, nor is it annihilated in the present. It is undying. But to be born in a certain place, and to die someplace else, is the rule of being born in a life. Great persons must position themselves in this flow of life and death. They must lie down in the thorny forest. They must be pliable and able to act according to circumstances. If they are thus, then immeasurable expedients, grand samadhis, and great liberation gates are instantly opened. But if they are not yet this way, then defilements, all toilsome dust, and mountains loom before them and block the ancient

road.”

  • Thiền Sư Duy Chiếu Bảo Phong thị tịch năm 1128. Xá lợi của sư lóng lánh như bảo châu ngọc bích. Lưỡi và răng của sư không bị lửa đốt cháy. Tháp thờ xá lợi của sư hiện vẫn còn, bên đỉnh phía tây của tự viện—Zen master Wei-Zhao-Bao-Feng died in 1128. His cremated remains were like jewels and blue pearls. His tongue and teeth were undamaged by the flames. His stupa was placed on the western peak near the temple.

Bảo Phong Khắc Vân (1025-1102): Hobokokumon (jap)—Đâu Phong Khắc Vân—Thiền sư Bảo Phong thuộc dòng Hoàng Long của thiền Lâm Tế ở Trung Hoa, môn đồ và người kế vị của Hoàng Long Huệ Nam. Ông là một trong những thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ XI, thầy của thiền sư Tùng Duyệt—Chinese Zen master of the Huang-Lung Hui-Nan (Oryo) lineage or Lin-Chih Zen (Rinzai), student and dharma successor of Huang-Lung Hui-Nan. He was one of the famous Zen masters in China in the beginning of eleventh century, dharma master of Zen master Doushuai-Conggyue (Tou-shuaiTs’ung-Yueh).

Bảo Phúc Diệu Phong Đỉnh: Pao Fu’s Summit of the Mystic Peak, example 23 of the Pi-Yen-Lu— Thí dụ thứ 23 của Bích Nham Lục. Bảo Phúc và Trường Khánh dạo núi. Bảo Phúc lấy tay chỉ nói: “Chỉ trong đây là ngọn Diệu Phong.” Trường Khánh nói: “Phải thì phải, đáng tiếc thay!” Sau thuật lại cho Cảnh Thanh nghe, Cảnh Thanh nói: “Nếu chẳng phải Tôn Công, liền thấy đầu lâu đầy đất.” Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, Bảo Phúc, Trường Khánh và Cảnh Thanh đều là kế thừa Tuyết Phong. Ba người đồng đắc đồng chứng, đồng kiến đồng văn, đồng niêm đồng dụng, một ra một vào, thay nhau xô đẩy. Bởi những vị nầy đồng điệu sanh nên nói đến liền biết chỗ rơi. Ở trong hội Tuyết Phong thường vấn đáp chỉ có ba vị nầy. Cổ nhân đi đứng nằm ngồi đều lấy đạo làm chỗ niệm, do đó cử đến liền biết chỗ rơi. Một hôm dạo núi, Bảo Phúc lấy tay chỉ nói: “Chỉ trong đây là đỉnh Diệu Phong.” Nếu như thiền Tăng hôm nay hỏi đến thế ấy, miệng tợ tấm biển, cũng may là hỏi Trường Khánh. Ông nói Bảo Phúc nói thế ấy là mong làm gì? Cổ nhân như thế cốt nghiệm kia có mắt không mắt, là người ở trong nhà ấy, tự biết chỗ rơi. Nên đáp: “Phải thì phải, đáng tiếc thay!” Hãy nói Trường Khánh nói như vậy là ý chỉ làm sao? Không thể một bề thế ấy mà đi, giống thì giống, ít được thảnh thơi không một việc, may là Trường Khánh biết phá kia. Tuyết Đậu trước ngữ: “Ngày nay cùng kẻ nầy dạo núi mong làm gì?” Hãy nói rơi chỗ nào? Lại nói: “Trăm ngàn năm sau chẳng nói không, chỉ là ít.” Tuyết Đậu khéo điểm ngực, giống như Hoàng Bá nói “Chẳng nói không thiền, chỉ là không Sư.” Tuyết Đậu nói thế quả là hiểm hóc, nếu chẳng phải đồng thanh tương ứng, thì đâu thể cô nguy kỳ quái như thế. Đây gọi là trước ngữ rơi tại hai bên, tuy rơi hai bên mà chẳng trụ hai bên. Sau thuật lại cho Cảnh Thanh nghe, Cảnh Thanh nói: “Nếu chẳng phải là Tôn Công liền trông thấy đầu lâu đầy đất.” (Tôn Công là tên tục của Trường Khánh). Có vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Thế nào là đỉnh Diệu Phong?” Triệu Châu đáp: “Lão Tăng không đáp câu hỏi nầy của ông.” Vị Tăng lại hỏi: “Tại sao không đáp câu hỏi nầy?” Triệu Châu nói: “Nếu ta đáp, e rằng ông rơi xuống đất bằng.” Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tỳ Kheo Đức Vân ở trên đỉnh Diệu Phong từ lâu không xuống núi. Thiện Tài đến tham vấn bảy ngày không gặp, một hôm tại ngọn khác gặp nhau. Yết kiến xong, Đức Vân vì Thiện Tài nói một niệm ba đời, pháp môn tất cả chư Phật trí tuệ quang minh phổ kiến.” Đức Vân đã từ lâu không xuống núi, tại sao lại gặp nhau ở ngọn núi khác? Nếu bảo Đức Vân xuống núi, trong kinh nói Tỳ Kheo Đức Vân từ lâu không xuống núi, thường ở trên đỉnh Diệu Phong. Đến trong đây, Đức Vân, Thiện Tài quả là ở trong ấy. Về sau, Lý Thông Huyền tạo sắn bìm, tạo rất khéo, nói: “Ngọn Diệu Phong là pháp môn nhất vị bình đẳng, mỗi mỗi đều chơn, mỗi mỗi đều toàn, nhằm chỗ không được không mất, không phải không quấy, riêng bày. Vì thế Thiện Tài không thấy đến chỗ xứng tánh, như con mắt chẳng tự thấy, lỗ tai chẳng tự nghe, ngón tay chẳng tự xúc, dao chẳng tự cắt, lửa chẳng tự đốt, nước chẳng tự rửa.” Đến trong đây, chúng ta thấy trong kinh thật đại từ đại bi có chỗ vì nhau. Vì thế phóng một bước nói về nghĩa môn thứ hai, lập khách lập chủ, lập cơ lập cảnh, lập vấn lập đáp. Do đó nói: “Chư Phật chẳng ra đời, cũng không có Niết bàn, vì phương tiện độ chúng sanh, hiện việc như thế.” Hãy nói cứu cánh làm sao khỏi được Cảnh Thanh, Tuyết Đậu nói thế ấy? Khi đó, nếu không phải cung nhịp tương ưng thì hẳn là người cả quả đất thấy đầu lâu đầy đất. Cảnh Thanh chứng thế ấy tương lai, đôi ba kẻ dụng thế ấy trong tương lai. Về sau này, Tuyết Đậu làm một bài tụng rất rõ ràng:

“Diệu Phong cô đỉnh thảo ly ly Niêm đắc phân minh phó dữ thùy?

Bất thị Tôn công biện đoan đích

Độc lâu trước địa kỷ nhơn tri?”

(Diệu Phong cao vót, cỏ xanh rì Nêu được rõ ràng gởi đến ai?

Chẳng phải Tôn công bàn thấu đáo Đầu lâu khắp đất mấy người hay?).

Once when Pao Fu and Ch’ang Ch’ing were wandering in the mountains, Pao Fu pointed with his hand and said, “Right here is the summit of the mystic peak.” Ch’ing Ch’ang said, “Indeed it is. What a pity!” Hsueh T’ou added a word, saying, “Today what is the purpose of travelling the mountains together with these fellows?” He also said, “Hundreds of thousands of years hence, I don’t say there are none, just that they will be few.” Later this dialogue (between Pao Fu and Ch’ang Ch’ing) was quoted to Ching Ch’ing. Ching Ch’ing said, “If it hadn’t been Mr. Sun (Pao Fu), then you would have seen skulls covering the fields.”According to Yuan-Wu in the Pi-Yen-Lu, Pao Fu, Ch’ang Ch’ing, and Ching Ch’ing were all successors of Hsueh Feng; these three men attained alike and realized alike, saw alike and heard alike, picked up alike and use alike. With one exit and one entrance, they pressed back and forth one after the other. Since they were men born of the same lineage, as soon as one raised something the others knew where it came down. In Hsueh Feng’s congregation it was just these three who always engaged in questioning and answering. Whether walking, standing, sitting or lying down, the ancients were mindful of this path; that is why as it is brought up, they know where it comes down. One day when he was wandering in the mountains, Pao Fu pointed with his hand and said, “Right here is the summit of the mystic peak.” When Ch’an men these days are questioned this way, then they only frown; fortunately it was Ch’ang Ch’ing who was asked. Tell me, when Pao Fu spoke this way, what was his purpose? When the ancient Pao Fu acted like this, he wanted to test whether Ch’ang Ch’ing had eyes or not. Ch’ang Ch’ing was a man of his house, so naturally he knew what Pao Fu was getting at; thus he replied to him by saying, “Indeed it is. What a pity!” But tell me, when Ch’ang Ch’ing spoke this way, what was his meaning? You can’t always go on this way. Though there are those who seem so, actually there is rarely anyone at ease without the slightest concern. Fortunately Ch’ang Ch’ing understood Pao Fu completely. Hsueh Tou added a word saying, “Today, travelling the mountains with these fellows, what is the purpose?” Tell me, where does this come down? Again he said, “Hundreds of thousands of years hence, I don’t say there are none, just that they will be few.” Hsueh Tou knows how to point to himself. This is just like Huang Po’s saying, “I don’t say that there is no Ch’an, just that there are no teachers.” Hsueh Tou speaking this way is also undeniably dangerous and steep. If Hsueh Tou hadn’t answered back with the same voice, how could it have been this unique and marvelous? This is called an added comment; it comes down on both sides, but though it comes down on both sides, it doesn’t remain on either side. Later this was quoted to Ching Ch’ing, He said, “If it hadn’t been Mr. Sun, then you would have seen skulls covering the fields.” Sun is Ch’ang Ch’ing’s lay surname. Haven’t you heard how a monk asked Chao Chou, “What is the lone summit of the mystic peak?” Chao Chou said, “I won’t answer this question of yours.” The monk asked, “Why won’t you answer this question?” Chao Chou said, “I fear that if I answer you, you would fall onto the level ground.” In the teachings it says that the mendicant Meghasri always stayed on the lone summit of the peak of wonder; he never came down from the mountain. Sudhana went to call on him and searched for seven days without encountering him. But then one day they met on a separate peak. When he had seen him Meghasri explained for Sudhana that the three worlds are a moment of thought and the wisdom and illumination of all the Buddhas, the gate of Dharma that appears everywhere. Given that Meghasri never came down from the mountain, why then did they meet on a separate peak? If you say Meghasri must have come down from the mountain, yet in the teachings it says that he never did come down from the mountain, that he was always on the solitary summit of the peak of wonder. At this point, where are Meghasri and Sudhana really? Later, Zen master Hsueh-tou created some complications, and made up a verse quite well:

“The lone summit of the mystic peak

Is the teaching of one-flavor equanimity Each and every one, they’re all real; Each and every one, they’re all complete. Where there’s no gain and no loss No affirmation and no negation.

There it stands alone revealed;

Therefore Sudhana couldn’t see him.” Bảo Phước: See Bảo Phước Tòng Triển.

Bảo Phước Tòng Triển Thiền Sư (?-928):

Hofufu-Juten (jap)—Pao-fu Ts’ung-chan (WadeGiles Chinese)—Baofu Congzhan (Pinyin

Chinese)—Thiền Sư Bảo Phước Tòng Triển, tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ mười. Ngoài việc tên của ông được nhắc tới trong các ví dụ 8, 23, 76, 91 và 95 của Bích Nham Lục, chúng ta còn có một số chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong như trong Truyền Đăng Lục, quyển XIX: Thiền sư Bảo Phước Tòng Triển đến từ cổ thành Phúc Châu. Vào tuổi mười lăm, ông trở thành đệ tử và sau đó là truyền nhân nối pháp của thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn. Ông thọ cụ túc giới năm 18 tuổi tại chùa Đại Trung cũng trong vùng Phúc Châu. Sau một thời gian hành cước du phương đến những vùng khác trong xứ Trung Hoa, ông đã trở về làm thị giả cho Tuyết Phong. Bảo Phước có 25 đệ tử kế thừa Pháp—Zen Master Pao-fu Congzhan, name of a Chinese Zen master in the tenth century. Besides the fact that his name was mentioned in examples 8, 23, 76, 91 and 95 of the Blue Cliff Record, we also have some interesting information on him in the Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XIX: Zen master Pao-fu Congzhan came from ancient Fuzhou. At the age of fifteen he became s student and later a dharma successor of Zen master Hsueh-feng-i-t’sun. He was ordained at the age of eighteen at Dazhong Temple in his native city. After a period of traveling to other areas in China, he returned to become Xuefeng’s attendant. Pao-fu had twenty-five dharma successors.

  • Một hôm, Tuyết Phong bỗng gọi Sư nói: “Có lãnh hội không?” Sư định bước tới gần, Tuyết Phong dùng gậy cản lại. Sư ngay đó lập tức biết chỗ về. Bảo Phước thường hỏi sư huynh của mình là Hòa Thượng Huệ Lăng Trường Khánh về giáo pháp phương tiện xưa và nay. Hoà Thượng Trường Khánh nói: “Lão tăng thà nói ba cái độc của La Hán, chứ không nói Như Lai có hai lời.” Bảo Phước nói: “Thế nào là lời của Như Lai?” Trường Khánh nói: “Kẻ điếc mà cố nghe.” Bảo Phước nói: “Hòa Thượng Khánh đã nói về đầu thứ nhì!” Trường Khánh bỗng hỏi: “Trong trường hợp đó, thế nào là lời của Như Lai?” Bảo Phước nói: “Hòa Thượng đi uống trà đi!” Về sau này, Vân Cư Tích nói: “Đâu là chỗ Trường Khánh hướng về đầu thứ nhì mà nói?”—One day Xuefeng suddenly called Bao-fu, saying, “Do you understand?” Bao-fu wanted to approach Xuefeng, but Xuefeng pushed him away with his staff. Bao-fu thereupon understood. Baofu often inquired of his Dharma brother, Changqing Huileng, concerning ancient and current expedient methods of teaching. Most Venerable Changqing said, “I’d say that an arhat has three poisons, but the Tathagata does not have two ways of speaking. I don’t say that the Tathagata doesn’t speak, just that he doesn’t have two ways of speaking.” Baofu said, “What is the speech of the Tathagata?” Changqing said, “The deaf struggle to hear it.” Baofu said, “Master Qing has spoken of the secondary!” Changqing asked, “In that case, what is the speech of the Tathagata?” Baofu said, “Go drink tea!” Later, Yunju said, “Where is the place that Changqing speaks of the secondary?”
  • Bảo Phước nói nhân cử thuật của Bàn Sơn “Khi tất cả những cảnh được chiếu sáng đều mất thì còn lại cái gì?” và thuật của Động Sơn “Khi tất cả những cảnh được chiếu sáng đều chưa tiêu mất thì còn lại cái gì?” Bảo Phước lại nói: “Theo cái được thuyết bởi hai vị tôn giả thì vẫn còn chưa được tiểu trừ sạch.” Rồi Sư lại hỏi Trường Khánh: “Hòa Thượng sẽ nói thế nào mới được trừ tuyệt?” Trường Khánh im lặng một lúc lâu. Bảo Phước nói: “Thật biết Hòa Thượng hướng về hang quỉ ở núi mà

làm hoạt kế (tìm phương cách nói).” Trường Khánh bỗng hỏi: “Vậy thì ông nói thế nào?” Bảo Phước nói: “Hai tay nâng cày, nước lên quá đầu gối.”—Baofu brought up for consideration Panshan’s statement, “When all illuminated realms are gone, what is it that remains?” and Dongshan’s statement, “When all illuminated realms are undiminished, what else is there?” Baofu then said, “According to what was expounded by these two worthies, there is something left over that isn’t annihilated.” He then asked Changqing, “What would you say now to exterminate it?” Changqing was silent for a long time. Baofu said, “You’re seeking speaking strategies in a mountain spirit’s cave.” Changqing asked, “Then what would you say?” Baofu said, “Both hands on the plough, water above the

knees.”

  • Một hôm, Bảo Phước hỏi một vị Tăng: “Ông từ đâu tới?” Vị Tăng đáp: “Từ Quan Âm Giang Tây.” Bảo Phước hỏi: “Ông có thấy Quan Âm chăng?” Vị Tăng nói: “Thấy.” Bảo Phước hỏi: “Thấy bên trái hay bên phải?” Vị Tăng đáp: “Lúc thấy con không thấy qua phải hay trái.”—One day, Baofu asked a monk, “Where have you come from?” The monk said, “From Kwan Yin in Jiangxi.” Baofu said, “Did you see Kwan Yin?” The monk said, “I saw her.” Baofu said, “Did you see her right side or her left side?” The monk said, “When I

saw her, I didn’t pass her on the right or left.”

  • Vị Tăng nói: “Con mới vào tùng lâm, thỉnh sư chỉ trọn vẹn lối ngộ nhập!” Bảo Phước nói: “Nếu như lão Tăng chỉ bày lối ngộ nhập trọn vẹn cho ông, thì lão Tăng phải lễ bái ông cái đã.”—A monk said, “I’ve just arrived at the monastery. I ask the master to reveal to me the complete entrance.” Baofu said, “If I were to show you the complete entrance, then I would just to you.”
  • Một vị Tăng hỏi Bảo Phước: “Tôi nghe nói muốn biết con đường vô sanh phải rõ ngọn nguồn. Bạch Hòa Thượng, thế nào là ngọn nguồn (như muốn đạt đến cảnh giới vô sanh thì phải nhận thức bổn nguyên, vậy thế nào là bổn nguyên)?” Sư im lặng hồi lâu rồi quay sang hỏi vị thị giả của mình: “Vị Tăng vừa hỏi

ta cái gì?” Vị Tăng lặp lại câu hỏi. Sư phát đuổi vị Tăng ra ngoài vừa hét lớn: “Bộ tôi điếc sao?” Cái “im lặng” của Bảo Phước là một trong những phương tiện thiện xảo khá thông dụng mà các thiền sư thường dùng để giúp đồ đệ của mình. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ ngày trước khi Bồ Tát Văn Thù hỏi cư sĩ Duy Ma Cật về “pháp bất nhị”, Duy Ma Cật im lặng không nói. Người đời sau ca tụng thái độ ấy của Duy Ma Cật là sự “im lặng sấm sét” (mặc như lôi)—A monk came to Pao-fu and asked, “I am told that when one wants to know the path of the uncreate, one should know the source of it. What is the source, master? Pao-fu was quiet for some little while, and then asked his attendant, “What did the monk ask me now?” When the monk repeated the question, the master ejected him, exclaiming, “I am not deaf!” The “silence” of Pao-fu is one of the popularly skilful means that Zen masters use to help their disciples. Surely, we still remember Vimalakirti’s silence in the story of Manjusri and Vimalakirti. Vimalakirti was silent when Manjusri asked him as to the doctrine of nonduality, and his silence was later commented upon by a master as “deafening like thunder.” Bảo Phương: Ratnakala (skt)—Precious place— Bảo Xứ—Tự viện, nơi thường trụ Tam Bảo— Precious abiding, or the abode of the triratna, a monastery.

Bảo Quan: Celestial Crown—Precious Crown—A deva crown, surpassing human thought.

Bảo Quang Bồ Tát: See Bảo Xứ Bồ Tát.

Bảo Quang Phật: Precious-Light Buddha.

Bảo Quang Thiên Tử: Ratnaprabha(skt)— Precious Light heaven king’s son—Một trong Tam Quang Thiên Tử, tức Nhật Thiên Tử, gọi là Bảo Ý là ứng hiện của Đức Quán Âm—Precious light deva, the sun-prince, a manifestation of Kuan-Yin, one of the three kings of precious light.

Bảo Quí: Master Pao-Kwei—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thời nhà Tùy—Name of a Chinese monk in the Sui dynasty (581-618). Bảo Quốc: Pure land—Precious country—Cõi Tịnh Độ.

Bảo Quỳnh (504-584): Tên của một vị Tăng

Trung Hoa trong tỉnh Sơn Đông vào thế kỷ thứ VI—Name of a Chinese monk in Shan-tung

Province in the sixth century.

Bảo Sa Ma Tẩy: Pausamasa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Pausamasa là tháng thứ mười của Ấn Độ, bắt đầu từ 16th tháng chạp của Trung Hoa—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pausamasa is the tenth Indian month, beginning on the 16th of the 12th Chinese month. Bảo Sám Kệ: Precious gathas for repentance— Precious verses for repentance.

Bảo Sanh Như Lai: See Bảo Sanh Phật.

Bảo Sanh Phật: Ratnasambhava (skt)—Bảo

Thắng—“Bảo Sanh Phật” là một trong năm vị Phật siêu việt, mà trú xứ của ngài là Nam Phương Tịnh Độ. Về Tiếu Tượng học, người ta thường phác họa Ngài có da màu vàng kim, ngồi tọa thiền vị thế kiết già, tay bắt ấn “ban phát ước nguyện.” Ở Tây Tạng ngài thường được họa đang quấn lấy Kamaki. Nam Phật còn được biết như người ban bố từ bi. Phật trần thế Kashyapa và Bồ tát siêu việt Bảo Chưởng đều phục tùng Nam Phật. Ngài thường ngồi trên lưng sư tử với cử chỉ chấp thuận những mong ước—Jewel Born Buddha is one of the five buddhas, who presides over a “pure land” in the south. Iconographically, he is generally portrayed with golden skin and sitting in the Yogic Padmasana position, making the “wish-granting” gesture (varada-mudra). In Tibet he is often portrayed embracing his consort Mamaki. Also known as the Compassionate Giver. He is associated with the earthly buddha Kashyapa and a transcendent bodhisattva Ratnapani. RatnaSambhava is always riding a lion or a horse, making the gesture of wish granting. Bảo Sát: Precious ksetra—Phật giới: Buddha realm—Tự viện: Monastery.

Bảo Sinh Phật: See Bảo Sanh Phật.

Bảo Sở: Jewel land—Jewel place—Treasure land—Bảo sở là nơi chứa những châu báu, như Niết Bàn Vô Dư—The place of precious things, i.e. the perfect Nirvana.

Bảo Sơn: Ratna-parvata (skt)—Precious mountain—Tên của đỉnh Bảo Sơn—Name of Mount Ratnaparvata.

Bảo Tác: Pasa(skt)—Sợi dây được làm bằng chỉ năm màu—A string that is made of five-colored threads.

Bảo Tàng: Ratnadhvaja (skt)—Phướn được trang hoàng bởi bảo ngọc: A banner decorated, with gems—Chư Thiên Âm Nhạc trên cõi Trời Đâu Suất: A deva in the Tusita heaven who presides over music.

Bảo Tạng: Precious treasures—Kho chứa châu báu tích lũy: The treasury of precious things— Diệu pháp của Phật có thể cứu giúp chúng sanh thoát khỏi các khổ ách: The wonderful religion of Buddha—See Diệu Trân Tài.

Bảo Tạng Luận: Bộ luận 1 quyển, được Sư Tăng

Triệu soạn vào thời Hậu Tần (384-417)— Commentaries on Precious treasures, one volume, composed by Master Seng-Chao in the Hou Ch’in dynasty.

Bảo Tạng Như Lai: Ratna-garbha (skt)—Vị Phật (Bảo Hải là con gái của Phạm Chí, xuất gia thành đạo hiệu là Bảo tạng Như Lai) mà Phật A Di Đà và Phật Thích Ca đều y vào để phát tâm thành đạo—A Buddha to whom Sakyamuni and

Amitabha are said to have owed their awakening. Bảo Tạng Thần: Jambhala (skt)—Tên của một vị trời—Name of a deity.

Bảo Tạng Thiên: Taraka (p)—Vị thần coi về phước đức cho mọi chúng sanh—A deity who rules on blessings for all beings.

Bảo Tạng Thiên Nữ: Laksmi (skt)—Sri-mahadeva (skt)—Công Đức Thiên—See Cát Tường Thiên Nữ.

Bảo Tạng Thiền Sư (1818-1872): Tên của một vị

Thiền sư Việt Nam đời thứ 40 tông Lâm Tế, quê ở Phú Yên—Name of a Vietnamese Zen master, of the fortieth Lin-chi lineage. He came from PhuYen, Central Vietnam.

Bảo Tánh: Ratnagotra (skt)—Precious nature—

Bảo Tính—Tên khác của Như Lai Tạng, ở trong chúng sanh phiền não mà chẳng hề mất tính chân như thanh tịnh—The precious nature, or Tathagatagarbha, underlying all phenomena, always pure despite phenomenal conditions—See Như Lai tạng.

Bảo Tánh Bồ Tát: Ratnagotra-bodhisattva (skt)— Precious nature Bodhisattva.

Bảo Tánh Luận: Ratnagotra-sastra (skt)— Treatise on Precious nature or Tathagatagarbha— See Như Lai tạng.

Bảo Tánh Thiền Sư: Zen Master Bảo Tánh (?1034)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Viêt. Ngài xuất gia làm đệ tử Thiền sư Định Hương lúc tuổi còn rất trẻ. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ bảy dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thầy mình thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Cảm Ứng để hoằng pháp. Ngài cùng Thiền sư Minh Tâm cùng nhau tụng kinh Pháp Hoa trong 15 năm liền. Vào năm 1034, ngài muốn nhập hỏa quang tam muội. Khi nghe tin nầy, Vua Lý Thái Tông gửi sắc dụ triệu hồi ngài về kinh thuyết pháp cho hoàng gia lần cuối. Sau khi thuyết pháp xong, ngài bèn nhập vào hỏa quang tam muội—A Vietnamese Zen master from Chu Minh, North Vietnam. He left home and became a disciple of Định Hương when he was very young. He became the Dharma heir of the seventh generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After the letter’s death, he stayed at Cảm Ứng Temple to expand Buddhism. He and Zen master Minh Tâm recited the Lotus Sutra for 15 years. In 1034, he wanted to self-immolate his body with the flame of samadhi to enter Nirvana. Upon hearing the news, King Lý Thái Tông sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach the Buddha Dharma to the royal family the last time. Right after the surmon, he self-immolated his body by the flame of samadhi.

Bảo Tát Bồ Tát: Ratnakala-bodhisattva (skt)— Bảo Xứ Bồ Tát—Precious abiding Bodhisattva.

Bảo Tâm: Tâm bảo—Precious mind.

Bảo Thanh (1752-1859): Tên của một vị Thiền sư Việt Nam đời thứ 40 tông Lâm Tế, quê ở Phú Yên—Name of a Vietnamese Zen master, of the fortieth Lin-chi lineage. He came from Phu-Yen, Central Vietnam.

Bảo Thành: Thành chứa đầy bảo vật, như Phật Pháp trong Kinh Niết Bàn—The city full of precious things, in the Nirvana Sutra, i.e. the teaching of the Buddha.

Bảo Tháp: Stupa (skt)—Tháp Bảo hay tháp chứa bảo vật, tháp chứa xá lợi: Precious stupa, or fane for precious things, or relics—Tháp trang nghiêm bằng châu báu hay tháp được trang trí bằng bảo vật: A pagoda adorned with gems, or the stupa ornamented with precious things—Tháp Đa Bảo trong Kinh Pháp Hoa: The shrine of Prabhutaratna in the Lotus.

Bảo Tháp Xá Lợi: Relic chamber—Relic stupa.

Bảo Thắng: Ratnasambhava (skt)—Jewel Victoror Splendor.

Bảo Thắng Bồ Tát: Ratna-priya (skt)—The Bodhisattva Precious Conqueror—Precious

Victory Bodhisattva.

Bảo Thắng Phật: Ratna-priya-buddha (skt)— Precious Victory Buddha.

Bảo Thiên: Ratnadeva (skt)—Tên của một vị Tỳ Kheo, một trong những đệ tử của đức Phật—Name of a monk, one of the disciples of the Buddha.

Bảo Thiên Tỳ Kheo: See Bảo Thiên.

Bảo Thiền Phổ Thiền Sư: Zen master Pao-ch’an Pu—Một hôm, có một vị Tăng đến và hỏi thiền sư Bảo Thiền Phổ về ý chỉ Tây lai của Tổ Sư, Sư trả lời: “Chờ xem hoa mẫu đơn nở là mùa xuân.” Vị Tăng không thể thấu triệt ý nghĩ đó, và thiền sư giúp ông bằng cách giảng giải thêm về bông hoa: “Hoa cúc vàng thì lại nở vào tháng chín mỗi năm.” Vị Tăng có vẻ như thích thú nói: “Nếu thế, tức Hòa Thượng đang gắng sức để dạy người khác vậy.” Bảo Thiền Phổ nói lời cuối: “Ông lầm rồi!” Đây là trường hợp các thiền sư trả lời câu hỏi bằng cách nêu lên một vài sáo ngữ vốn hoàn toàn không thể hiểu được bằng những lý lẽ đương nhiên. Trong khi hầu hết những phát biểu rõ ràng là vô nghĩa và không thể nào vói tới được, những câu trả lời ở đây không có quan hệ, dầu là quan hệ rất xa vời, đối với ý nghĩa của vấn đề được nêu lên ở đây. Nhưng quả tình các thiền sư hết sức tận tâm và những người nhiệt tâm cầu đạo thường được khơi dậy ý chỉ nội tại của những nhận định thoát ra từ đôi môi của các thiền sư tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy hành giả chúng ta phải cố gắng nhìn sâu vào phía dưới những sáo ngữ vô nghĩa này— One day, a monk came and asked Pao-ch’an Pu concerning the patriarchal visit to which the master’s reply was, “As to the tree-peony, we look for its flowers in spring.” The monk failed to get the meaning of this, and the master helped him by this further comment on botany, “As to the yellow chrysanthemum, it blooms in the auspicous ninth month of the year.” The monk who apparently likes to talk, said, “If so, you are exerting yourself for the edification of others.” Pao-ch’an Pu’s final dictum was, “Mistaken!” This is the case where Zen masters answer questions with meaningless remarks which are perfectly incomprehensible to the rational mind. While most statements are apparently meaningless and unapproachable, the answers here has by no manner of means any relation whatever to the main issue, except that the uninitiated are hereby led further and further astray. But Zen masters really try their best to enlighten earnest truth-seekers in accordance with the circumstances. Thus, we, Zen practitioners, should try to look deeper inside these meaningless remarks.

Bảo Thọ Diên Chiểu Trấn Châu Thiền Sư: Hoju Ensho (jap)—Pao-shou Yen-chao (Wade-Giles Chinese)—Baoshou Yanzhao Zhenzhou (Pinyin Chinese)—Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bảo Thọ; tuy nhiên, có một vài chi tiết lý thú về vị Thiền sư này trong Truyền Đăng Lục, quyển XII: Thiền sư Bảo Thọ Diên Chiểu là đệ tử của Thiền Sư Lâm tế Nghĩa Huyền. Ông sống và dạy Thiền ở chùa Bảo Thọ trong cổ thành Trấn Châu—We do not have detailed documents on Zen Master Baoshou Yanzhao; however, there is some interesting information on him in The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume XII: Zen Master Baoshou Yanzhao was a disciple of Zen master Linji I-hsuan. He lived and taught Zen at Baoshou Temple in ancient Zhenzhou.

  • Một vị Tăng hỏi Bảo Thọ: “Muôn cảnh đến tràn ngập mình, thì làm sao?” Bảo Thọ nói: “Đừng kiểm soát nó.” Vị Tăng lễ bái. Bảo Thọ nói: “Đừng vọng tưởng. Ông mà vọng tưởng thì sẽ bị đánh gãy ngang lưng.”—A monk asked Baoshou, “When all realms come forward and overwhelm you, then what?” Baoshou answered, “Don’t control it.” The monk bowed. Baoshou then said, “Don’t move. If you move it will break you in two at

the waist.”

  • Một hôm, Triệu Châu đến viếng tự viện. Bảo Thọ ngồi trong thiền đường, mặt xoay đi hướng khác. Triệu Châu trải tọa cụ và lễ bái. Bảo Thọ đứng dậy và đi vào phương trượng. Triệu Châu xếp tọa cụ và đi ra—One day, Zhaozhou came to visit the monastery. In the meditation hall Baoshou sat down facing away from him. Zhaozhou spread out his sitting cushion and bowed. Baoshou got up and went into the abbot’s quarters. Zhaozhou picked up his meditation cushion and went

out.

  • Bảo Thọ hỏi một vị Tăng: “Ông từ đâu tới?” Vị Tăng nói: “Từ Tây Sơn lại.” Bảo Thọ nói: “Ông có gặp khỉ không?” Vị Tăng nói: “Có thấy.” Bảo Thọ nói: “Chúng khôn lanh thế nào?” Vị Tăng đáp: “Thấy con đây, một chút khôn lanh cũng chẳng có.” Bảo Thọ liền đánh vị Tăng—Baoshou asked a monk, “Where did you come from?” The monk said, “From West Mountain.” Baoshou said, “Did you see the monkey?” The monk said, “I saw it.” Baoshou said, “How clever was it?” The monk said, “I saw that I’m not the least bit clever.” Baoshou hit him.
  • Một hôm, một người nổi tiếng tên Hồ Đinh Giảo đến tham yết Bảo Thọ. Bảo Thọ hỏi: “Có phải ông là Hồ Đinh Giảo không?” Hồ lịch sự nói: “Dạ, không dám.” Bảo Thọ hỏi: “Thử xem ông có thể đóng đinh trên hư không chăng?” Hồ nói: “Thỉnh Hòa Thượng nhổ ra thì con đây sẽ đóng.” Bảo Thọ dùng gậy đánh Hồ. Hồ nói: “Thầy đánh con là đúng đó!” Bảo Thọ nói: “Sau này sẽ có nhiều thầy đả phá ông đấy!” Về sau này, Hồ Đinh Giảo tham yết Triệu Châu và nói lại cho ông ta nghe về cuộc đối thoại giữa mình và Bảo Thọ. Triệu Châu nói: “Ông đã làm gì cho ông ấy đánh ông vậy?” Hồ nói: “Con không biết mình phạm lỗi gì.” Triệu Châu nói: “Giống như chỗ chia mối nối mà Thầy Bảo Thọ không thể nào bỏ qua được!” Ngay những lời này Hồ đại ngộ. Triệu Châu nói: “Chỉ cần đóng lên ngay cái mối viền này.”—One day, a well-known person named Hu Dingjiao (Door-nail Hu) came to visit Baoshou. Baoshou said, “Aren’t you Hu Dingjiao?” Hu said politely, “I dare not say so.” Baoshou said, “Let’s see if you can nail down emptiness!” Hu said, “Please pull the nail out from the emptiness, so I’ll nail it down.” Baoshou then hit him. Hu said, “The master is right to hit me.” Baoshou said, “In the future, a lot of teachers are going to hit you.” Later, Hu visited Zhaozhou and told him of his dialogue with Baoshou. Zhaozhou said, “What did you do to make him hit you?” Hu said, “I don’t know what my error was.” Zhaozhou said, “It was just this split seam that Master Baoshou couldn’t tolerate!” At these words Hu had an insight. Zhaozhou said, “Just

nail up this seam.”

  • Một hôm, có một vị Tăng hỏi: “Muôn dặm không một áng mây thì thế nào?” Bảo Thọ nói: “Trời xanh cũng phải ăn gậy.” Vị Tăng nói: “Con không hiểu tại sao trời xanh lại có lỗi gì.” Bảo Thọ dùng gậy đánh vị Tăng—One day, a monk asked, “When there’s not a single cloud for ten thousand miles, then what?” Baoshou said, “The clear sky also gets the staff!” The monk said, “I don’t understand why the clear sky has an error.” Baoshou hit him.
  • Khi Thiền sư Bảo Thọ đang phỏng vấn một vị Tăng trong phòng phương trượng, Sư đáp lại một câu hỏi: “Trăm ngàn Thánh không ở ngoài căn phòng này.” Vị Tăng nói: “Nghe giống như lời nói của cổ đức ‘vô số thế giới cũng giống như những bong bóng nước trong một đợt sóng biển vậy.’ Con không hiểu nơi mà trăm ngàn Thánh được lộ ra trong căn phòng này.” Bảo Thọ nói: “Các ngài hiển hiện ngay đây.” Vị Tăng nói: “Ai có thể biểu tỏ việc này?” Bảo Thọ ném cây phất tử xuống. Vị Tăng đi từ cánh tây sang cánh đông của căn phòng, rồi đứng ở đó. Bảo Thọ đánh vị Tăng. Vị Tăng nói: “Không tu tập Thiền một lúc lâu, làm sao người ta có thể thực chứng giáo pháp tối thượng được đây?” Bảo Thọ nói: “Ba mươi năm sau, những lời này sẽ nổi tiếng đấy!”—When Baoshou was interviewing a monk in the abbot’s room, he responded to a question by saying, “The hundred thousand saints are not outside of this room.” The monk said, “That sounds like the ancient saying that ‘the innumerable worlds are like the bubbles in an ocean wave.’ I don’t understand where the hundred thousand saints are revealed in this room.” Baoshou said, “They’re manifested right here.” The monk said, “Who can demonstrate this?” Baoshou drew down his whisk. The monk walked from the west side of the room to the east side, and then stood there. Baoshou hit him. The monk said, “Without practicing Zen for a long time, how can someone realize its ultimate teaching?” Baoshou said, “Thirty years from now, these words will be well known!”
  • Một hôm, có một vị Tăng tên Tây Viện Từ Minh đến học Thiền với Thiền sư Bảo Thọ. Tây Viện hỏi: “Khi ‘huyễn thành’ bị phá sập, rồi thì cái gì nữa?” Bảo Thọ nói: “Đừng giết người bằng cách chặt họ ra làm hai.” Tây Viện nói: “Cứ chặt.” Bảo Thọ đánh Tây Viện. Tây Viện vẫn tiếp tục nói: “Cứ chặt! Cứ chặt!” và cứ mỗi lần ông nói là mỗi lần Bảo Thọ đánh ông. Đoạn Bảo Thọ trở về phòng phương trượng và nói: “Ông Tăng mới vừa đến đấy! Lão Tăng đã đánh hắn cho tới đỏ cả thân. Quả là một kẻ báng bổ!”—One day, a monk named Ziyuan Siming came to study with Zen master Baoshou. Xiyuan asked him, “When the ‘illusion city’ is knocked down, then what?” Baoshou said, “Don’t kill people by chopping them in two.” Xiyuan said, “Chop.” Baoshou hit him. Xiyuan continued saying, “Chop! Chop!” and Baoshou struck him each time he spoke. Baoshou then went back to his abbot’s quarters and said, “That monk who just arrived! I beat him until he was red. What a blasphemy!” Bảo Thủ: Khư khư giữ lấy những gì mình có: To conserve—Tay quý, tay làm ra của cải quý báu: Precious hand, the hand which gives alms and precious things.

Bảo Thủ Bồ Tát: Ratnapani (skt)—Precious race Bodhisattva—Bảo Chủng Bồ Tát—Bảo Chưởng Bồ Tát—The Bodhisattva of Precious Hands. Bảo Thủ Hán: The treasure guard—Hành giả tham Thiền mà khởi được nghi tình, tương ứng với lý của Pháp Thân, quấy đục thế giới một mạch được thọ dụng như sóng dâng lên cuồn cuộn, hành giả tận hưởng chỗ thọ dụng này. Tuy nhiên, khi hành giả đến giai đoạn này, anh ta trở nên vướng mắc và hoàn toàn chìm đắm vào kinh nghiện kỳ diệu này. Do vậy, anh ta sẽ không tiến xa được, dầu có đẩy cũng không tiến tới, có kéo lại cũng chẳng thối lui. Kết quả là anh ta không thể nào để hết thân tâm mình vào công phu Thiền tập này được. Anh ta giống như một tên du thủ du thực khám phá được núi vàng. Trong khi biết rõ đó là vàng, tuy nhiên, anh ta không thể nào lấy nó đi và thọ dụng theo ý mình được. Việc này cổ nhân gọi là “Thủ bảo hán”. Theo Thiền sư Bác Sơn trong Bác Sơn Thiền Sư Ngữ Lục, người ấy toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải là Thiền—A practitioner who can bring forth the “doubt-sensation” then conforms with the principle of the Dharmakaya, and the whole world turns into a vortex. Immersed in the tossing waves and surging billows, he will enjoy himself greatly. However, when the Zen practitioner reaches this state, he is apt to become attached to this wonderful experience which so fully absorbs him. Thus he will not progress farther, even if pushed; nor will he turn back, even if he is pulled down. Consequently, he cannot put all his body and mind into the Work. He is like a tramp (beggar) who has discovered a hill of gold. While knowing it clearly to be gold, he nevertheless cannot take it away with him and enjoy it at will. This is what the old Masters called “the treasure guard”. According to Zen Master Poshan in Zen Master Po-shan’s Records of

Teachings, such a man is sick through and through. This is not Zen.

Bảo Thủ Tỳ Kheo: Hiranyapani (skt)—Tên của một vị Tỳ Kheo ở Thiên Trúc, một trong những đệ tử của đức Phật—Name of a bhiksu in India, one of the disciples of the Buddha. Bảo Thụ: Jewel-tree—Cây quý nơi cõi Tịnh Độ— The jewel-trees of the Pure Land. Bảo Thụ Quán: Quán tưởng thấy cây báu, phép quán thứ tư trong thập lục quán—Visualization of precious trees, the fourth in the sixteen kinds of visualizations—See Thập Lục Quán. Bảo Thừa: Precious vehicle—The Mahayana—

Đại Thừa.

Bảo Thừa Pháp Hoa Kinh: The precious vehicle of the Lotus Sutra.

Bảo Tích: Ratna-rasi or Ratna-kuta (skt)—Kontsegs (tib)—Jewelled-accumulation. Bảo Tích Bàn Sơn Thiền Sư (720-814): P’anshan-Pao-chi—See Bàn Sơn Bảo Tích Thiền Sư. Bảo Tích Bồ Tát: Ratnakara-bodhisattva(skt)— The Bodhisattva Store of Treasures—Jewelledaccumulation Bodhisattva.

Bảo Tích Kinh: Ratna-kuta-sutra (skt)—Kinh Đại Bảo Tích—Gem-heap Sutra—See Kinh Đại Bửu Tích.

Bao Tích Phật: Ratnakara-buddha (skt)— Jewelled-accumulation Buddha—Vị Phật tụ tập các pháp bảo trang nghiêm như vô lậu căn lực— Buddha adorned with heaps of treasures, i.e. powers, truths.

Bảo Tích Trưởng Giả Tử: Son of the elders of Vaisali—Con của một vị trưởng giả trong thành Vaisali, người đã dâng tràng phan thất bảo lên Phật Thích Ca, rồi tán thán Đức Phật—The son of the elders of Vaisali, who are said to have offered canopies of the seven precious things to

Sakyamuni in praise of his teaching. Bảo Tinh Phật: Ratnaketu (skt)—See Bảo Tràng Như Lai.

Bảo Tính:

  1. Tên khác của Như Lai Tạng, ở trong chúng sanh phiền não mà chẳng hề mất tính chân như thanh tịnh—The precious nature, or Tathagatagarbha, underlying all phenomena, always pure despite phenomenal conditions.
  2. (?-1034): Tên của một vị Thiền sư Việt Nam đời thứ bảy tông Vô Ngôn Thông, quê ở Châu Minh, Bắc Việt—Name of a Vietnamese Zen master, of the seventh Wu-Yuan-T’ung lineage. He came from Chou-Ming, North Vietnam.

Bảo Tịnh (1899-1940): Master Pao-Ching—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Triết Giang vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in ChieJiang Province in the twentieth century.

Bảo Tòa: Precious throne.

Bảo Tồn: Maintenance—Preservation—

Conservation.

Bảo Tràng: Precious or Dharma banner

(curtain)—Torch of Truth.

Bảo Tràng Như Lai: Ratnaketu (skt)—Bảo Tinh Phật—Nam Phương Bảo Tướng Phật, một trong bảy vị Như Lai (hay bố thí cho ngạ quỷ, ngài trụ tại phương nam)—Ratnaketu Buddha in the South, one of the seven Tathagatas. Bảo Tràng Phật: See Bảo Tràng Như Lai.

Bảo Trì: Gìn giữ: To maintain—Ao Bát Công Đức Thủy nơi cõi Tịnh Độ: The precious lake of the eight virtuous characteristics in the Pure Land.

Bảo Trì Quán: Quán tưởng thấy bát công đức thủy, hay nước tám công đức (see Bát Công Đức Thủy)—Visualization of eight waters of merit and virtue—See Thập Lục Quán. Bảo Triệt Ma Cốc Cầm Gậy Nhiễu Giường: Ma Ku Carrying his Ring Staff—See Ma Cốc Trụ Trượng.

Bảo Triệt Ma Cốc Thiền Sư: Ma-yu-Pao-ch’ê— Mayu Baoche—See Ma Cốc Bảo Triệt Thiền Sư.

Bảo Triệt Ma Cốc Trụ Trượng: Bảo Triệt Ma Cốc Cầm Gậy Nhiễu Giường—Ma Ku Carrying his Ring Staff—See Ma Cốc Trụ Trượng.

Bảo Trụ Địa Ngục: Hell of Embracing Pillar.

Bảo Trượng: Ratnadandin (skt)—Precious staff.

Bảo Trượng Bồ Tát: Ratnadandin-bodhisattva (skt)—Precious staff Bodhisattva (the Bodhisattva of Precious Staff).

Bảo Tụ: Đạo Phật là tôn giáo tích tụ những gì quý báu nên gọi là Bảo Tụ—Jewel-collection; a collection of precious things, e.g. the Buddhist religion.

Bảo Tụ Tam Muội: Một trong 108 tam muội. Vào tam muội này hành giả thất tất cả cảnh giới đều làm bằng những gì quý báu nên gọi là Bảo Tụ— Jewel-collection samadhi, one of 108 kinds of samadhis. When practitioners enter this samdhi, they will see all realms are made of precious things.

Bảo Tùng (1892-1967): Master Pao-Ts’ung—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in FuJian Province in the twentieth century.

Bảo Tư Duy: Ratna-cinta (skt)—Precious reflection—Precious thought.

Bảo Tướng: Tượng Phật trang nghiêm—The precious likeness, or image of Buddha. Bảo Tướng Như Lai: See Bảo Tướng Phật. Bảo Tướng Phật: Maharatnaketou (skt)—Ratnaketu-raja (skt)—Jewel Appearance Buddha—1)

Một trong bảy Như Lai: One of the seven

Tathagatas; 2) Tên của vị Phật mà ngài A Nan sẽ thành trong tương lai: A name of Ananda as a future Buddha; 3) Tên Phật mà 2000 vị đệ tử của Phật sẽ thành sau nầy: The name under which 2,000 of sakyamuni’s disciples are to be reborn as Buddhas.

Bảo Tượng: Tượng Phật làm bằng trân bảo— Buddha statue or the statue of Buddha, made of precious jewels.

Bảo Uyên (466-526): Master Pao-juan—Tên của một vị Tăng Trung Hoa trong tỉnh Tứ Xuyên vào giữa thế kỷ thứ V và VI—Name of a Chinese monk in Si-chuan Province in the fifth and the sixth centuries.

Bảo Ứng Huệ Ngung: Bao-Ying-Hui-Yung (chi)—See Nam Viện Huệ Ngung Thiền Sư.

Bảo Vân (376-449): Ratnamegha (skt)—Jewel Cloud—Precious clouds—Bảo Vân là tên của một nhà sư Trung Quốc vào thời nhà Đông Tấn (317420), quê ở Lương Châu, đã du hành sang Ấn Độ vào khoảng năm 397 sau Tây Lịch, trở về Trường An, thị tịch năm 449, ở tuổi 74—Pao-Yun, a monk of Liang-Chou in the Eastern Chin dynasty, who travelled to India around 397 A.D., returned to Ch’ang-An, and died in 449, at the age of 74. Bảo Vân Kinh: Ratnamegha-sutra (skt)—Sutra on Precious clouds.

Bảo Vân Lỗ Tổ Thiền Sư: Lu-tsu Pao-yun—See Lỗ Tổ Bảo Vân Trì Châu Thiền Sư.

Bảo Võng: Indra-jala (skt)—Ratna-jala (skt)— Jewel Net of Indra—Còn gọi là Đế Võng hay Đế Thích Võng. Lưới bảo châu của trời Đế Thích hay chiếc màn lưới báu treo ở cung Đế Thích, là nơi khởi sanh chư pháp (các vị sư tông Hoa Nghiêm ví nó với duyên khởi trùng trùng vô tận của chư pháp). Còn là tên lời chú của các nhà ảo thuật Thiên Trúc, vì cùng lời chú nầy mà tất cả sự việc hiện ra. Hình ảnh nổi tiếng nầy được dùng để hiển thị sự sư vô ngại trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm—The net of Indra, or Indra’s net of gems, hanging in Indra’s hall, out of which all things can be produced; also the name of an incantation of Indian magicians considered allpowerful. This famous image is meant to describe the unimpeded interpenetration of all and everything in the Flower Adornment Sutra. Bảo Võng Bồ Tát: Indra-jala (skt)—Ratna-jala (skt)—Jewel Net of Indra.

Bảo Vực: Precious region—Trân Vực—Khu Vực quý báu, hay cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—The Pure Land of Amitabha.

Bảo Vương: Vua của Kho Báu: The precious King or King of Treasures—Một danh hiệu của Đức Phật: A title of Buddha—Vị Từ Tôn ngự trị trên lục địa về phía tây của núi Tu Di: The ruler of the continent west of Sumeru—Bảo Chủ: Jewel-lord, or Lord of jewels.

Bảo Vương Tam Muội: Buddha recollection samadhi—Đạt tới Bảo Vương Tam Muội do việc niệm Phật Tam Muội—The King of Treasures samadhi, achieved by fixing the mind on Buddha.

Bảo Xa: Xe quý (trâu trắng) mà Đức Phật đã nói đến trong Kinh Pháp Hoa, được ví với Nhất Thừa hay Đại Thừa—The precious cart (in the Lotus sutra), i.e. the one vehicle, the Mahayana. Bảo Xa Tam Muội: Ecstatic trance or samadhi of Sakyamuni—Samadhi of the precious place, the samadhi by which the Buddha dispensed His powers and riches to all beings. Bảo Xứ: Ratnakala (skt)—Precious abiding— Precious place—SeeBảo Phương.

Bảo Xứ Bồ Tát: Ratnakala-bodhisattva (skt)— Bảo Quang Bồ Tát—Bảo Tát Bồ Tát—Precious abiding Bodhisattva.

Bảo Xứ Tam Muội: Ratnakala-samadhi (skt)— Precious abiding concentration—Tam muội của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Thế Tôn trụ vào tam muội nầy và từ đó Ngài bố thí tiền tài công đức cho chúng sanh—The samadhi of the precious place, the ecstatic trance of sakyamuni by which he dispensed powers and riches to all beings. Bảo Xướng: Master Pao-Siang—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở Giang Tô vào thời nhà

Lương—Name of a Chinese monk in Jiang-Ssu Province in the Liang dynasty (502-557).

Bảo Y: See Bảo Ý.

Bảo Ý: Ratnamati (skt)—Lặc Na Ma Đề—Còn gọi là Lặc Na Bà Đề, dịch là Bảo Ý, một vị Tăng người miền trung nước Thiên Trúc, vào khoảng năm 500 sau Tây Lịch, người đã dịch ba bộ kinh— A monk from Central India, around 500 A.D., who translated three works.

Bảo Hương: Circle-running exercise—Theo Thiền sư Hư Vân, tu “bảo hương” có nghĩa là chạy sau mỗi thời tọa thiền, chứ không đi giống như thiền hành. Khi có tiếng gõ bảng thình lình vang lên làm hiệu ngừng là mọi người phải dừng lại và đứng yên giống như những cây cột chết! Hành giả tu Thiền, hãy tưởng tượng mà xem, trong những tình huống như vậy còn có vọng tưởng hôn trầm nào có thể khởi lên được nữa?—According to Zan master Hsu-yun, to perform “circle-running exercise” means to run after each session of sitting meditation, not to walk like in walking meditation. When the warning board suddenly sounded its stopping signal, everybody must stop and stand still like so many dead poles! Zen practitioners, imagine, under these circumstances how can any drowsiness or distracting thoughts possibly arise? During the “circle-running exercise” you should hold your neck straight so that it touches the back of your collar, and follow the person ahead of you closely. Keep your mind calm and smooth. Do not turn your head to look around, but concentrate your mind on the head-phrase (hua-tou). Bão Kiều Trụ Tháo Tẩy: Hai tay ôm chặt cột cầu mà cùng lúc cũng muốn cọ rửa thân mình, không thể nào có được. Trong Thiền, từ nầy được dùng để chỉ người muốn lãnh ngộ tự thân mà cứ chấp chặt vào giáo điều—Two hands embrace the bridge pillar, but desiring to rub the body at the same time, the impossibilities. In Zen, the term is used to express someone who wants to achieve enlightenment, but at the same time, does not want to release the dogma. Bão Tang Khiếu Khuất: Tay ôm tang vật mà miệng kêu oan. Trong nhà Thiền, từ nầy để diễn tả sự biện giải vụng về—Claiming innocence with proof of fraud in hands. In Zen, the term is used to indicate an awkward reasoning.

Bão Tùng Lâm: Cửu Tham—Cựu Tham—Lão Tham—Người tham thiền học đạo lâu năm—A long-standing Zen practitioner.

Bạo Ác: Evil and brutal.

Bạo Bịnh Bạo Tử: Grave illness and sudden death.

Bạo Tử: Sudden death.

Bát: Attha (p)—Asta (skt)—Hatsu (jap)—Eight.

Bát Ác Giác: Tám loại ác giác: dục giác, sân giác, não giác, thân lý giác (nhớ nhà), quốc độ giác (ái quốc hay nghĩ đến sự lợi ích của quốc gia), bất tử giác (không thích cái chết), tộc tính giác (vì cao vọng cho dòng họ), khinh vụ giác (khi dễ hay thô lỗ với người khác)—Eight wrong perceptions of thought: desire, hatred, vexation with others, home-sickness, patriotism or thoughts of the country’s welfare, dislike of death, ambition for one’s clan or family, and slighting or being rude to others.

Bát Âm: Tám âm thanh của Phật: cực hảo âm, nhu nhuyễn âm, hòa thích âm, tôn huệ âm, bất nữ âm, bất ngộ âm, thâm viễn âm, và bất kiệt âm— Eight qualities of tones, or the eight tones of a Buddha’s voice: beautiful voice, flexible voice, harmonious voice, respect-producing voice, not effaminate voice, unerring voice, deep voice, and resonant voice.

Bát Ba La Di: Parajika (skt)—Eight misbehaviors—Eight grave prohibitions or sins— Bát Đọa—Bát Cực Trọng Cảm Đọa Tội: sát sanh, trộm cắp, ta dâm, vọng ngữ, phế bỏ chánh pháp, phế bỏ bồ đề tâm, ích kỷ trong việc hoằng pháp, và làm tổn hại chúng sanh. Bên cạnh đó, vị tỳ kheo ni bị cấm rờ rẩm, đẩy kéo một người đàn ông; cấm đến gần, nói chuyện, hoặc hẹn hò với một người đàn ông; cấm dấu tội nặng của một ni cô khác; cấm a tòng theo một ni cô khác phạm đại giới—Eight serious sins: killing, stealing, sexual misconduct, lying, discarding the truth, discarding the Bodhi-mind, being mean or selfish in regard to the supreme law, and injuring the living. Besides, a nun should not engage in the action of rubbing, touching, and pressing against a male person; should not approach a man, standing near him, holding a talk with him, or suggesting to go a rendez-vous (date) with him; should not conceal (hide) parajika offences of some other nuns; and should not join in (following) another Bhikhuni who has committed a parajika offence.

Bát Bảo Vô Giá: Eight priceless things.

Bát Bất Chánh Kiến: The eight incorrect views—Bát Tà Kiến.

Bát Bất Định: Eight changeable mental factors— Tám yếu tố khiến tâm bất định. Bát Bất Hiển Thực: The eight negations of the Madhyamika Doctrine—See Bát Bất Trung Đạo. Bát Bất Khả Việt: Tám điều không thể vượt qua được—Eight untranscendables. Bát Bất Nhàn: Eight kinds of no rest—Tám loại náo loạn.

Bát Bất Sinh Pháp: Anutpattikadharma (skt)— Theo Kinh Lăng Già, có tám cách mà quan niệm vô sinh được thiết lập. Khi tám ý niệm về vô sinh nầy được thể chứng thì người ta đạt tới cái nhận biết về sự vô sanh của vạn hữu. Thứ nhất, chư pháp hay các sự vật chưa từng được sinh ra vì ý niệm sinh và diệt không tồn tại trong thực tính. Thứ nhì, từ cái đi trước mà có cái sau, và không có phân biệt nào giữa những cái trước và những cái sau, cũng như không có sự khởi đầu tuyệt đối nào có thể được quy cho sự vật. Thứ ba, nếu bất cứ sự vật nào đã hiện hữu ở đây, thì không có cái gì có thể thay thế nó được trừ phi chúng ta tự cho rằng có sự phát nguồn độc lập, điều nầy không thể xãy ra được (theo 12 nhân duyên thì không có cái gì được gọi là sự phát nguồn độc lập cả). Thứ tư, ý niệm về tự tính phát xuất từ sự tưởng tượng, là thứ không được đặt căn bản trên thực tính. Thứ năm, do bởi sự tùy thuộc tương đối hay y tha khởi hay duyên khởi tính (paratantra) mà chúng ta tin là nguồn gốc tự nhiên, nhưng thực ra không có cái gì có thể được gọi là tự tính. Thứ sáu, sự nhất tính tuyệt đối của trí tuệ toàn hảo hay trí viên thành (parinishpanna) loại trừ cái ý niệm về dị biệt. Thứ bảy, khi cái trí của sự đoạn diệt hoàn toàn (kshayajnana) được thể chứng thì sẽ không bao giờ còn sự xác định về các phiền não nữa. Thứ tám, trong Pháp thân của tất cả chư Phật có cái nhất thể toàn hảo và không có sự cá biệt nào phân khác cả—According to Lankavatara Sutra, there are eight ways in which the conception of no-birth is established. When this eightfold notion of nobirth is realized, one attains the recognition of the birthlessness of all things. First, things have never born because the idea of birth-and-death does not obtain in reality. Second, from that which precedes there is that which follows, and there is no difference between antecedents and consequents, and no absolute beginning can be assigned to anything. Third, if anything is already here, nothing else can take its place unless we assume an independent origin, which is impossible. Fourth, the notion of self-substance which is not based on reality. Fifth, because of relative dependence or paratantra, we assume natural origin, but in reality there is nothing that can be called self-substance. Sixth, the absolute oneness of perfect knowledge or parinishpanna excludes the idea of otherness. Seventh, when the knowledge of complete destruction or kshayajnana is realized, there is never again the assertion of evil passions. Eighth, in the Dharmakaya of all Buddhas there is perfect unity, and no differentiating individuation.

Bát Bất Tịnh: Eight unclean things—Eight impure things—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Bát Bất Trung Đạo: Eight mental complications.

  1. Tổng quan về Bát Bất Trung Đạo—An overview of Eight mental fabrications: Tám phủ định của Ngài Long Thọ, người sáng lập ra Tam Luận Tông. Bát Bất Trung Đạo phủ nhận tất cả những sắc thái hiện hữu. Sự thực Bát Bất Trung Đạo không có một mục đích nào cả. Chúng ta có thể xem nó như một móc tréo càn quét tất cả tám thứ sai lầm gắn liền với thế giới hiện thể, hay sự đào thải hỗ tương của bốn cặp thiên kiến, hay một chuỗi dài

biện luận nhằm gạt bỏ từ sai lầm nầy đến sai lầm khác. Theo cách nầy tất cả những biện biệt về ‘tự’ hay ‘tha,’ về ‘bỉ’ hay ‘thử’ đều đều bị tuyệt diệt—Middle School (the same as ten negations except the last pair). In the Eight Negations, all specific features of becoming are denied. The fact that there are just eight negations has no specific purport; this is meant to be a whole negation. It may be taken as a crosswise sweeping away of all eight errors attached to the world of becoming, or a reciprocal rejection of the four pairs of one-sided views, or a lengthwise general thrusting aside of the errors one after the other. In this way, all discriminations of oneself and another or this and that are done away with.

  1. Cách giải thích thứ nhất: Thứ nhất và thứ nhì, Bất Sanh Bất Diệt (2). Bất sanh diệc bất diệt (không sanh không diệt), nghĩa là không có khởi cũng không có diệt; phá hủy ý niệm khởi bằng ý niệm diệt. Thứ ba và thứ tư, Bất Đoạn Bất Thường (2). Bất đoạn diệc bất thường (không đoạn không thường), nghĩa là không có trường cửu cũng không có bất trường cửu; phá hủy ý niệm về ‘thường’ bằng ‘đoạn.’ Thứ năm và thứ sáu, Bất Nhất Bất Dị (2). Bất nhất diệc bất dị (không giống không khác), nghĩa là không có thống nhất cũng không có phân ly; phá hủy ý niệm về ‘nhất’ bằng ‘dị.’ Thứ bảy và thứ tám, Bất Lai Bất Khứ (2). Bất lai diệc bất khứ (không đến không đi), phá hủy ý niệm về diệt bằng ý niệm ‘đến,’ nghĩa là không có đến mà cũng không có đi; phá hủy ý niệm ‘đến’ bằng ý niệm ‘đi.’—The first explanations: First and second, neither birth nor death. There nothing appears, nothing disappears, meaning there is neither origination nor cessation; refuting the idea of appearing or birth by the idea of disappearance. Third and fourth, neither end nor permanence. There nothing has an end, nothing is eternal, meaning neither permanence nor impermanence; refuting the idea of ‘permanence’ by the idea of

‘destruction.’ Fifth and sixth, Neither identity nor difference. Nothing is identical with itself, nor is there anything differentiated, meaning neither unity nor diversity; refuting the idea of ‘unity’ by the idea of ‘diversity.’ Seventh and eighth, neither coming nor going. Nothing comes, nothing goes, refuting the idea of ‘disappearance’ by the idea of ‘come,’ meaning neither coming-in nor going-out;

refuting the idea of ‘come’ by the idea of

‘go.’

  1. Cách giải thích thứ nhì của bát bất trung đạo: không thủ tiêu, không sinh, không diệt, không vĩnh hằng, không thống nhất, không đa dạng, không đến, không đi—The second explanations of Eight mental complications: no elimination (nirodha), no produce, no destruction, no eternity, no unity (not one), no manifoldness (not many), no arriving(not coming), and no departure (not going).
  2. Tám thứ phức tạp của tâm: bất thủy, bất chung, bất đoạn, bất thường, bất khứ, bất lai, bất phân ly, bất bất phân ly—Eight mental fabrications: without a beginning, without a cessation, without nihilism, without eternalism, without going, without coming, not being separate, not being non-separate. Bát Bất Trung Đạo Quán: Thiền quán về tám phủ định—Meditation on the eight negations— See Bát Bất Trung Đạo.

Bát Bất Tư Nghì: The eight inexpressibles or things surpassing thought—See Bát Kính Giới.

Bát Bất Văn Thời Tiết: Nói tám lần mà người ta vẫn không nghe—Eight times when one doesn’t hear.

Bát Biến Hóa: Tám loại biến hóa hay tám thần thông biến hóa của chư Phật: Thứ nhất là năng tiểu (Animan (skt), có khả năng làm cho nhỏ lại được. Thứ nhì là năng đại (Mahiman (skt), có khả năng làm cho lớn ra được. Thứ ba là năng khinh (Laghiman (skt), có khả năng làm cho nhẹ đi được. Thứ tư là năng tự tại (Vasitva (skt), có khả năng làm cho tự tại được. Thứ năm là năng hữu chủ (Isitva (skt), có khả năng làm cho có quyền vô hạn ở khắp mọi nơi và trên mọi vật. Thứ sáu là năng viễn chí (Prapti (skt), có khả năng đến nơi xa được hay như ý thân. Thứ bảy là năng động, có khả năng làm cho động được. Thứ tám là tùy ý (Prakamya (skt), có khả năng làm tùy theo ý mình—Eight supernatural powers of transformation, characteristics of every Buddha:

First, to shrink self or others (to make self or others smaller), or the world and all things to an atom. Second, to enlarge self or others (to make self or others larger than anything in the world), or the world and all things to fill all space. Third, to make self or others, or the world and all things light as a feather (to make self or others lighter). Fourth, to make self or others any size or anywhere at will. To make everything depends upon oneself, all at will. Fifth, to make everywhere and everthing to be omnipotent. To be able to control all natural laws. Sixth, to be anywhere at will, either by self-transportation or by bringing the destination to himself. To reach any place at will. Seventh, the be able to shake all things. Eighth, to be one or many and at will pass through the solid or through space, or through fire or water, or tranform the four elements at will, i.e. turn earth into water (to be able to assume any shape).

Bát Biện: Tám tài hùng biện của Đức Như Lai— Tám đặc tính của Phật trong lúc nói: bất tê hát biện (không la ó hò hét), bất mê loạn biện (không mê mờ loạn động), bất bố biện (biện luận không tỏ vẻ khiếp sợ), bất kiêu mạn biện (biện luận không tỏ vẻ kiêu mạn), nghĩa cụ túc biện (biện luận với đầy đủ ý nghĩa), vị cụ túc biện (biện luận với đầy đủ hương vị ý vị), bất chuyết sáp biện (biện luận lưu loát, chẳng vụng về cứng nhắt), và ứng thì phân biệt (biện luận đúng lúc đúng thời)— Eight characteristics of a Buddha’s speaking: never hectoring, never misleading or confused, fearless, never haughty, perfect in meaning, perfect in flavor, free from harshness, and seasonable or suited to the occasion. Bát Bố Thí: Eight kinds of charity (dana)—Eight kinds of almsgiving—See Bát Chủng Bố Thí. Bát Bộ: The eight groups of demon—See Thiên Long Bát Bộ.

Bát Bộ Kim Cang: Eight classes of supernatural beings in the Lotus Sutra—Tám chúng sanh siêu nhân trong Kinh Liên Hoa: thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già—The Eight Vajra Deities: deva, naga, yaksa, gandharva, asura, gadura, kinnara, mahoraga. Bát Bộ Lực Sĩ: Samkara (skt)—Sankara (p)— Thương Yết La—Còn gọi là Cốt Tỏa Thiên, hóa thân của Tự Tại Thiên—The bone-chain deva— See Cốt Tỏa Thiên.

Bát Bộ Quỷ Chúng: See Thiên Long Bát Bộ. Bát Bối Xả: Tám bậc giải thoát—Eight stages of release.

Bát Bối Xả Quán: See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Bát Bổng: Tám loại gậy—Eight kinds of staff— Giải lệnh chỉ huyền bổng (gậy phạt), tiếp cơ tùng chính bổng (gậy đáng đánh thì đánh), khảo huyền thương chính bổng (gậy phạt người ưa việc lạ lùng làm tổn thương chánh lý), ấn thuận tông chỉ bổng (gậy thưởng người học tương ưng với tông chỉ của Thầy), thử nghiệm hư thực bổng (gậy không thưởng không phạt, vừa thấy liền đánh để thử sức tu hành của đệ tử), manh gia hạt bổng (gậy đánh bậy vì không sáng mắt), khổ trách ngu si bổng (gậy trách mắng người học ngu si), và tảo trừ phàm thánh bổng (gậy đánh để quét sạch phàm thánh).

Bát Cát Đế: Prakrti (skt)—1) Đàn bà: Woman; 2)

Tên nàng Bát Cát Đế tại giếng nước đã dụ dỗ ngài

A Nan, nhưng sau nầy trở thành một Ni Sư: Prakrti, name of the woman at the well who supplied water to Ananda, seduced him, but later became a nun.

Bát Cát Tường: Astamangala (skt)—Eight auspicious things—Eight great fortunes—Eight auspicious symbols—Tám biểu tượng cát tường— Tám biểu tượng tốt đẹp—Bát Kiết Tường: dù (cao thượng), song ngư (chuyển luân vương), tù và (chiến thắng), hoa sen (thanh khiết), bình thánh thủy (bất tử), cờ chiến thắng (kiểm soát tâm), nút vô tận, pháp luân—Eight good symbols: parasol, two fish, conch shell, lotus blossom, vase of sacred water, banner of victory, knot of eternity, wheel of teaching.

Bát Câu Nghĩa: Tám nguyên tắc căn bản, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái Thiền Tông: Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại Biệt Truyền, Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật. Nancy Wilson Ross viết trong quyển ‘Thế Giới Thiền’: “Mặc dầu Thiền được các môn đồ xem như là một tôn giáo, trong Thiền không hề có những kinh điển thiêng liêng làm luật, không có sách thánh truyền, không có giáo điều cứng nhắc, không có đấng Cứu Thế, không có đấng Thiêng Liêng có thể gia ân và ban cho chúng ta sự cứu rỗi. Không có những nét biểu trưng rất phổ biến ở các hệ thống tôn giáo khác. Thiền có phong vị tự do, và được một số lớn người đương thời cảm thụ. Hơn nữa, với mục tiêu đã được nhắm là dùng những phương pháp đặc biệt để mang lại sự tự hiểu biết sâu sắc về bản thân của mỗi người để mang lại bình an cho tâm thức, Thiền đã lôi cuốn được sự chú ý của nhiều nhà tâm lý học phương Tây. Khó khăn lớn nhất của Tây phương khi thảo luận về ý nghĩa của Thiền là làm sao giải thích ‘Thiền vận hành như thế nào.’ Thiền đặc biệt nhấn mạnh đến việc giáo huấn Thiền nằm ngoài ngôn từ:

‘Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự.

Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’

Để biết rõ về Thiền, và ngay cả để bắt đầu hiểu

Thiền, cần phải tu tập ngay.”—The eight fundamental principles, intuitional or relating to direct mental vision of the Zen School: Correct Law Eye-Treasury; Nirvana of Wonderful and Profound Mind (see Diệu Tâm); Reality is nullity; the Door of Abhidharma; it is not relying on books, or not established on words; it is a special transmission outside the teachings; it points directly to the human mind; through it one sees one’s own nature and becomes a Buddha. Nancy Wilson Ross wrote in The World of Zen: “Zen, although considered a religion by its followers, has no sacred scriptures whose words are law; no fixed canon; no rigid dogma; no Savior or Divine Being through whose favor or intercession one’s eventual Salvation is assured. The absence of attributes common to all other religious systems lends Zen a certain air of freedom to which many modern people respond. Furthermore, Zen’s stated aim of bringing about, through the employment of its special methods, a high degree of knowledge with a resultant gain of peace of mind has caught the attention of certain Western psychologists… The gravest obstacle in discussing Zen’s possible meaning for the West os the difficulty of explaining ‘How it works.’ In its own four statements, Zen emphasizes particularly that its teaching lies beyond and outside words:

‘A special transmission outside the Scriptures;

No dependence upon words and letters;

Direct pointing to the soul of man;

Seeing into one’s nature and the attainment of Buddhahood.’

To know Zen, even to begin to understand it, it is

necessary to practice it.”

Bát Chánh: Sammatta (p)—Eight right factors— See Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo: Astangika-marga (skt)— Ashtangika-Magga (p)—The noble Eightfold Path—Eight sagely way shares—Bát Đạo Phần Thánh Thiện—Bát Thánh Đạo—Bát Thánh Đạo Phần—Tám con đường đúng.

  1. Bát Chánh Đạo, con đường dẫn tới sự chấm dứt đau khổ, mục đích của diệu đế thứ ba trong tứ diệu đế (Đạo đế). Bát Chánh Đạo là tám nẻo trong 37 nẻo bồ đề. Thứ nhất là Chánh Kiến hay hiểu đúng (Samyag-drsti (skt)—Samma-ditthi (p). Chánh kiến là nhận thấy một cách khách quan ngay thẳng; thấy thế nào thì ghi đúng thế ấy, không bị thành kiến hoặc tình cảm ảnh hưởng mà làm cho sự nhận xét bị sai lệch; biết phân biệt cái thật cái giả; nhận thức đạo lý chân chánh để tiến tới tu hành giải thoát. Thứ nhì là Chánh Tư Duy hay nghĩ đúng (Samyag-samkalpa (skt)—Sammsakappa (p). Chánh tư duy là suy nghĩ đúng với lẽ phải, có lợi cho mình, và có lợi cho người khác. Suy nghĩ những hành vi lầm lỗi, những tâm niệm xấu xa cần phải cải sửa. Suy nghĩ giới định tuệ để tu tập giải thoát. Suy xét vô minh là nguyên nhân của mọi sự đau khổ, là nguồn gốc của mọi tội ác; suy nghĩ tìm phương pháp đúng để tu hành giải thoát cho mình và cho người. Thứ ba là Chánh Ngữ hay nói đúng (Samyag-vac (skt)—Samma-vaca

(p). Chánh ngữ là nói lời thành thật và sáng suốt, nói hợp lý, nói không thiên vị, nói thẳng chứ không nói xéo hay xuyên tạc, nói lời thận trọng và hòa nhã; nói lời không tổn hại và có lợi ích chung. Thứ tư là Chánh Nghiệp hay làm đúng (Samyag-karmanta (skt)—Sammkammanta (p). Chánh nghiệp là hành động chân chánh, đúng với lẽ phải, có ích lợi chung. Luôn luôn hành động trong sự tôn trọng hạnh phúc chung; tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình; không làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh dự, và tính mạng của người khác; giữ gìn thân khẩu ý bằng cách luôn tu tập mười nghiệp lành và nhổ dứt mười nghiệp dữ. Thứ năm là Chánh Mạng hay mưu sinh đúng (Samyag-ajiva (skt)—Samma-ajiva (p). Chánh mạng có nghĩa là sinh sống chân chính và lương thiện; không làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác; không đối xử tệ bạc với người khác; không sống bám vào người khác; không mê tín dị đoan; không sống bằng miệng lưỡi mối lái để kiếm lợi. Thứ sáu là Chánh Tinh Tấn hay nỗ lực đúng (Samyag-vyayama (skt)—Samma-vayama (p). Chánh tinh tấn có nghĩa là chuyên cần siêng năng làm lợi mình và lợi người; không làm những việc bất chính như sát hại, gian xảo, đàng điếm, cờ bạc, ác độc và bỉ ổi, vân vân; ngược lại phải chú tâm làm những việc lành, tạo phước nghiệp. Thứ bảy là Chánh Niệm hay chú tâm đúng (Samyag-smrti (skt)—Samma-sati (p). Chánh niệm là nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình và cho người. Thứ tám là Chánh Định hay tập trung tư tưởng

đúng (Samyag-samadhi (skt)—Sammasamadhi (p). Chánh định là tập trung tư tưởng đúng là tập trung vào việc từ bỏ những điều bất thiện và tập trung tinh thần được hoàn tất trong bốn giai đoạn thiền định. Tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến những lợi ích thực sự như tự cải tạo tự thân, vì tu bát chánh đạo là sửa đổi mọi bất chính, sửa đổi mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại, đồng thời còn tạo cho thân mình có một đời sống chân chánh, lợi ích và thiện mỹ; cải tạo hoàn cảnh vì nếu ai cũng tu bát chánh đạo thì cảnh thế gian sẽ an lành tịnh lạc, không còn cảnh khổ đau bất hạnh gây nên bởi hận thù, tranh chấp hay chiến tranh giữa người với người, giữa nước nầy với nước kia, hay chủng tộc nầy với chủng tộc khác, ngược lại lúc đó thanh bình sẽ vĩnh viễn ngự trị trên quả đất nầy; tu bát chánh đạo còn là căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ, là nền tảng chánh giác, là căn bản giải thoát, ngày nay tu bát chánh đạo là gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ Đề để ngày sau gặt hái quả Niết Bàn Vô Thượng—The eight right (correct) ways. The path leading to release from suffering, the goal of the third in the four noble truths. These are eight in the 37 bodhi ways to enlightenment: First, right view is viewing things objectively; seeing them and reporting them exactly as they are without being influenced by prejudice or emotion. Right view helps differentiate the true from the false, and determines the true religious path for attaining liberation. Second, right thought means that our reflection must be consistent with common sense, useful both to others and ourselves. We must strive to correct our faults, or change our wicked opinions. While meditating on the noble formula of “Precept, Concentration, and Wisdom,” we must realize that ‘ignorance’ is the main cause of suffering, the root of all wicked acts; therefore, we must look for a way to get rid of suffering for us and for others. Third, correct or right speech or perfect speech. Right speech implies sincere, sound, impartial, direct, not distorting, cautious, affable, harmless, useful words and discourses. Fourth, right action involves action beneficial to both others and ourselves. We must always act for the happiness of the community, conforming to our sense of duty, without any ulterior motive for damaging others’ interests, occupations, positions, honors, or lives. We must also keep strict control of our “action, speech, and mind,” carrying out ten meritorious actions and avoiding ten evil ones. Fifth, right livelihood means to lead a decent and honest life. We must keep from exploiting or mistreating others or sponging on them. Do not be superstitious; do not act as a go-between to take profit. Sixth, right effort means we must be always hard-working, helpful to others and ourselves. Do not kill, cheat, or lead a wanton, gamble life. On the contrary, always try to perform good deeds for having good karma. Seventh, right mindfulness means to give heed to good deed for our own benefit and that of others. Eighth, correct (right or perfect) meditation or correct concentration. Detached from sensual objects, detached from unwholesome things, and enters into the first, second, third and fourth absorption. Practicing the Noble Eight-fold Path can bring about real advantages such as improvement of personal conditions. It is due to the elimination of all evil thoughts, words, and actions that we may commit in our daily life, and to the continuing practice of charitable work; improvement of living conditions. If everyone practiced this noble path, the world we are living now would be devoid of all miseries and sufferings caused by hatred, struggle, and war between men and men, countries and countries, or peoples and peoples. Peace would reign forever on earth; attainment of enlightenment or Bodhi Awareness. The Noble Eigh-fold Path is the first basic condition for attaining Bodhi Consciousness that is untarnished while Alaya Consciousness is still defiled

  1. Bát Chánh Đạo và hành giả tu thiền—The noble Eightfold Path and Zen practitioners: Hành giả tu thiền nên luôn nhớ một cách đơn giản rằng Bát Thánh Đạo chính là thấy đúng, suy nghĩ đúng, nói năng đúng, hành động đúng, sống đúng, nỗ lực đúng, ghi nhớ đúng, và thiền định đúng. Chánh kiến là từ bỏ cách nhìn hướng về cái ngã của các sự vật và có cái thấy như thật của Đức Phật, nghĩa là vạn sự vạn vật không có tự tánh, không độc lập, mà hiện hữu do sự tổng hợp của nhau, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Chánh tư duy là không thiên về thái độ quy ngã đối với sự vật, mà suy nghĩ về sự vật một cách đúng đắn. Chánh tư duy dạy chúng ta từ bỏ ba cái xấu để có được cái tâm độ lượng như tâm Phật: không tham muốn hay chỉ nghĩ đến sự thủ đắc cho riêng mình; không giận ghét hay không ưa thích khi sự việc xảy ra không như ý mình muốn; và không ác độc hay muốn được theo ý mình trong mọi sự. Chánh ngữ dạy chúng ta sử dụng ngôn từ đúng đắn trong đời sống hằng ngày và tránh bốn thứ xấu ác về miệng như nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời vu khống và nói lời không cẩn thận. Chánh nghiệp là sự ứng xử hằng ngày phù hợp với giới luật của Đức Phật, nghĩa là phải kềm chế ba điều xấu nơi thân, làm trở ngại cho những hành động đúng như sát hại không cần thiết, trộm cắp, và tà dâm. Chánh mạng là thu hoạch thức ăn, quần áo, nhà cửa và các nhu cầu khác trong cuộc sống một cách đúng đắn. Chánh mạng dạy chúng ta kiếm sống bằng công việc không phiền khổ

cho người khác hay những nghề vô ích cho xã hội, mà phải sống bằng sự thu nhập chính đáng bằng nghề nghiệp chính đáng và có ích cho người khác. Chánh tinh tấn là luôn hành sử đúng đắn, không lười biếng hay đi lệnh khỏi con đường chân chánh, tránh những sai lầm như ba điều xấu về ý, bốn điều xấu về miệng và ba điều xấu về thân. Chánh niệm là tu tập bằng cái tâm đúng đắn như Đức Phật đã tu tập, nghĩa là chúng ta phải chú tâm vào vạn sự vạn vật trong vũ trụ bằng cái tâm thanh tịnh và chính đáng. Cuối cùng là chánh định, nghĩa là luôn luôn không bị dao động vì những thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài— Zen practitioners should always remember that the eightfold noble path consists in right view, right thinking, right speech, right action, right living, right endeavor, right memory, and right meditation. Right view means to abandon a self-centered way of looking at things and to have a right view of the Buddha, that is “Nothing has its own self; everything exists due to temporary combination. If this exists, the other exists; if this ceases to exist, the other is in no way to be able to exist.” Right thinking means not to include toward a self-centered attitude toward things but to think of things rightly. Right view teaches us to abandon the three evils of the mind such as coveteousness, resentment, and evilmindedness; and to think of things rightly, with as generous a mind as the Buddha: not to have greedy mind (coveteousness) or not to think only of one’s own gain; not to have the angry mind (resentment) or not to get angry when things do not turn out as one wishes; not to have the evil mind (evil-mindedness). Right speech teaches us to use right words in our daily lives and to avoid the four evils of the mouth such as not to lie (to use false language), not to speak with a double tongue, not to commit ill-speaking, and not to use improper language (careless language). Right action means daily conduct in accordance with the precepts of the Buddha. It is to say one must refrain from the three evils of the body that hinder right action such as needless killing, stealing, and committing adultery or other sexual misconduct. Right living means to gain food, clothing, shelter, and other necessities of life in a right way. Right living teaches us not to earn our livelihood through work that makes trouble for others or through a career useless to society, but to live on a justifiable income that we can obtain through right work and a vocation useful to others. Right endeavor means to engage constantly in right conduct without being idle or deviating from the right way, avoid such wrongs as the three evils of the mind, the evils of the mouth, and the three evils of the body. Right memory means to practice with a right mind as the Buddha did, that is, we must address ourselves to all things in the universe with a fair and right mind. And finally, right meditation means not to be agitated by any change of external circumstances.

Bát Chi: Eight stems—Tám tông phái.

Bát Chi Trai: See Bát Quan Trai.

Bát Chỉ Đầu Đà (1851-1912): Tên của một vị

Tăng Trung Hoa ở Hồ Nam vào thời nhà Thanh— Name of a Chinese monk in Hu-nan Province in the Ch’ing dynasty (1644-1912). Bát Chu: Pratyutpanna (skt)—Hiện tiền (chư Phật hiện tiền)—Present.

Bát Chu Đại Tạng: Panduka(skt)—Một trong bốn đại tạng của xứ Tỳ Đề Ha (tên gọi khác của thành Tỳ Xá Lê và vùng phụ cận Mathava bây giờ)—One of the four great tripitakas of Videha (another name for Vaisali and the region near Mathava).

Bát Chu Tam Muội: Pratyutpanna Samadhi (skt)—Constantly Walking Samadhi—Bát Chu có nghĩa là “Phật lập.” Hành trì môn tam muội nầy có ba oai lực phù trợ: Oai lực của Phật, oai lực của pháp tam muội, và oai lực công đức của người tu. Khi thực hành Bát Chu Tam Muội, phải lấy chín mươi ngày làm một định kỳ. Trong thời gian ấy, ngày đêm hành giả chỉ đứng hoặc đi, tưởng Đức Phật A Di Đà hiện thân đứng trên đảnh mình đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; hay miệng thường niệm danh hiệu Phật, tâm thường tưởng Phật không xen hở. Khi công thành trong tam muội hành giả thấy Đức Phật A Di Đà và chư Phật mười phương hiện ra đứng trước mình khuyến tấn khen ngợi. Bát Chu Tam Muội cũng gọi là “Thường Hành Đạo.” Người tu khi đi, mỗi bước mỗi tiếng đều không rời danh hiệu Phật, ba nghiệp hành trì không gián đoạn như dòng nước chảy. Pháp nầy công đức rất cao, song chỉ bậc thượng căn mới kham tu trì, hạng người trung hạ và tinh lực yếu kém không thể thực hành nổi—When practicing this samadhi, the cultivator has three powers to assist him: the power of Amitabha Buddha, the power of the samadhi and the power of his own virtues. The unit of practice of this samadhi should be ninety days. In that span of time, day and night the practitioner just stands or walks around, visualizing Amitabha Buddha appearing as a body standing on the practitioner’s crown, replete with the thirty-two auspicious marks and the eighty beautiful characteristics. He may also recite Amitabha Buddha’s name continuously, while constantly visualizing Him. When practice is perfected, the cultivator, in samadhi, can see Amitabh Buddha and the

Buddhas of the ten directions standing in front of him, praising and encouraging him. Pratyupanna is also called the “Constantly Walking Samadhi.” As the practitioner walks, each step, each word is inseparable from the name of Amitabha Buddha. His body, speech and mind are always practicing Buddha Recitation without interruption, like a continuous flow of water. This method brings very lofty benefits, but only those of high capacity have the endurance to practice it. Those of limited or moderate capacities or lacking in energy cannot pursue this difficult practice.

Bát Chu Tam Muội Kinh:

Pratyutpannabuddhasammukha-VasthitasamadhiSutra—Sutra on the samadhi of all Buddhas’ Appearance—See Kinh Bát Châu Tam Muội.

Bát Chu Tán: Hymns on the pratyutpannasamadhi—Bài tụng được ngài Thiện Đạo biên soạn để tán thán công đức của đức Phật A Di Đà, và giải thích những thứ khác như sự thọ hình ở địa ngục, sự an lạc ở Tây phương Cực lạc và làm cách nào để được sanh về cõi này—The hymns composed by Shan Tao which eulogize Amitabha’s virtue and explain, among other things, torment in hells, pleasure in Western Pure Land, and the method of attaining birth there— See Bát Chu Tam Muội.

Bát Chúng: Eight assemblies—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám chúng: sát đế lợi, bà la môn, gia chủ, sa môn, tứ đại thiên vương, tam thập tam thiên, thiên ma, và phạm thiên— According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight assemblies: khattiyas, brahmains, householders, ascetics, devas of the realm of the four great kings, the thirty-three gods, maras, and Brahmas. Bát Chủng Bất Tịnh Chi Vật: Eight kinds of impure things—Tám thứ không thanh khiết—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Bát Chủng Bố Thí:

  1. Theo Câu Xá Luận, có tám loại bố thí: tùy chí thí (chỉ bố thí được sự tiện ích ở chỗ gần, có người đến nên bố thí), bố úy thí (vì sợ mà bố thí, vì sợ tai ách mà bố thí), báo ân thí (bố thí để trả ân hay vì người ấy đã cho tôi nên tôi bố thí lại), cầu báo thí (bố thí với ý mong cầu được báo đáp về sau nầy), tập tục thí (bố thí vì thể theo tập tục của tổ tiên cha ông hay vì nghĩ rằng bố thí là tốt), hỷ Thiên thí (vì mong được sanh lên cõi trời mà bố thí), yếu danh thí (vì danh tiếng mà bố thí (nghĩ rằng bố thí sẽ có tiếng đồn tốt), công đức thí (bố thí để giúp cho tâm được trang nghiêm, tập hạnh buông xả và dọn đường cho công cuộc tu hành giải thoát)—According to the Kosa Sastra, there are eight causes of dana or giving: giving of convenience or to those who come for aid (one gives as occasion offers), giving out of fear (giving for fear of evil, one gives from fear), giving out of gratitude (giving in return for kindness received, one gives, thinking: “He gave something.”), seeking-reward (giving or anticipating gifts in return, one gives, thinking: “I give him something now, he will give me back something in the future.”), giving because of tradition or custom (continuing the parental example of giving; one gives, thinking: “It is good to give.”), giving because of hoping to be reborn in a particular heaven, giving for gaining name and fame (giving in hope of an honoured name, one gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation), giving for personal virtue or for the adornment of the heart and life.
  2. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám loại bố thí: tùy chí thí, bố úy thí, báo ân thí, cầu báo thí, bố thí vì nghĩ rằng bố thí là tốt, bố thí vì nghĩ rằng: “ta nấu, họ không nấu. Thật không phải, nếu ta nấu mà ta đem bố thí cho kẻ không nấu”, yếu danh thí, và bố thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight bases for giving: one gives as occasion offer, one gives from fear, one gives, thinking: “He gave me something”, one gives, thinking: “He will give me something”, one gives, thinking: “It is good to give”, one gives, thinking: “I am cooking something, they are not. It would not be right not to give something to those who are not cooking”, one gives and thinks: “If I make this gift I shall acquire a good reputation, one gives, thinking to adorn and prepare one’s heart. Bát Chủng Chúc: Eight kinds of gruel—Tám loại cháo—Eight kinds of congee—Tám loại cháo mà người ta có thể cúng dường cho Phật và giáo đoàn khi các ngài đang an cưu kiết hạ trong tịnh xá Trúc Lâm: bơ, mỡ, hạt gai, sữa, đậu non, đậu hạt khô, hạt mè, và cháo trắng—Eight kinds of gruel served by the citizens to the Buddha and his disciples when in retreat in the bamboo grove of Kasi: butter, fat, hempseed, milk, peas, beans, sesame, and plain gruel.

Bát Chủng Dụ: Tám loại thí dụ—Eight kinds of example.

Bát Chủng Giáo: Eight Teaching classifications—Tám loại giáo pháp. Bát Chủng Khổ: Eight kinds of sufferings—Bát Khổ.

Bát Chủng Thanh Phong: Asta-vimoksa (skt)—

Eight kinds of fresh winds—Eight liberations— Tám ngọn gió mát (tám pháp giải thoát)—Tám Giải Thoát—Những bài tập thiền định về tám giai đoạn tập trung tư tưởng liên tiếp nhằm mục đích giải thoát khỏi mọi vướng mắc của vật thể hay phi vật thể—Meditation exercices that move through eight stages of concentration as an aid to overcoming all clinging to corporeal and noncorporeal factors.

Bát Chủng Thắng Pháp: See Bát Thắng Xứ.

Bát Chủng Thọ Ký: Tám thứ thọ ký (lời tiên đoán của đức Phật): chỉ mình biết, người khác không biết; mọi người đều biết, chỉ mình không biết; mọi người và mình đều biết; mình và mọi người đều chưa biết; gần thì biết, xa không biết; xa biết nhưng gần không biết; gần xa đều biết; gần xa đều không biết—Eight kinds of prediction: made known to self, not to others; made known to others, not to self; made known to self and others; unknown to self or others; the near made known, but the remote not; the remote made known, but not the intermediate; near and remote both made known; near and remote both not made known. Bát Chủng Tùy Hảo: Tám ấn chứng nhỏ—Eight kinds of minor marks.

Bát Chuyển Thanh: Eight cases of nouns in Sanskrit—Tám chuyển thanh trong Phạn ngữ (subanta): thể thanh (chủ cách nói chung về vật thể), nghiệp thanh (mục đích cách) cụ thanh (từ biểu thị công cụ của cái năng tác), sở vi thanh (từ biểu thị sở đối với cái năng tác), sở tòng thanh (từ biểu thị vật đó từ đâu tới), sở thuộc thanh (từ biểu thị vật chủ cách), sở y thanh (từ biểu thị chỗ sở y của vật), và hô thanh (từ biểu thị cách gọi vật thể)—Eight classes of nouns in Sanskrit: nirdesa, upadesana, kartrkarana, sampradana, apadana, svamivacana, samnidhanartha, and amantrana.

Bát Cổ Văn Chương: 1) Bài văn tám vế: An eight-legged essay; 2) Bài văn chỉ có chữ mà không có chất liệu, dụ cho thiền nói chứ không có thực hành: A piece of writing without much substance, i.e., talkative zen without practicing. Bát Công Đức Âm: Eight qualities of the Buddha’s tones—See Bát Phạm Âm. Bát Công Đức Hạnh: Attha-cariya (p)—Eight kinds of beneficial conduct.

Bát Công Đức Thủy: Eight excellent qualities of the water—Eight kinds of water of virtues, or eight virtues—Water of eight merits—Water of eight excellent qualities—Còn gọi là Bát Công Đức Trì, hay Bát Vị Thủy, tức là nước tám công đức. Người ta nói đây là tánh đặc thù của nước trong những ao hồ nơi cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà: trừng tịnh (trong sạch hay lắng sạch), thanh lãnh (trong trẻo và mát mẻ), cam mỹ (ngọt ngào), khinh nhuyễn (nhẹ dịu), nhuận trạch (uy lực rưới mát mọi vật), an hòa (có khả năng làm an lạc và êm dịu mọi tình huống), có khả năng làm dịu những khao khát, và có khả năng cải tiến sự khang kiện và bổ khỏe các căn—Eight waters of merit and virtue. It is said that these are characteristics of water in the lakes and ponds in the Pure Land of Amitabha Buddha: clarity and cleanliness (pure), coolness, sweetness, lightness (smooth), moisturing power (moistening), ability to give comfort (comforting), ablity to quench thirst (thirst-quenching), and ability to improve health and nourishing all roots (nourishing). Bát Cực Trọng Cảm Đọa Tội: Parajika (skt)— Eight misbehaviors—Eight grave prohibitions or sins—Bát Đọa—See Bát Ba La Di. Bát Diện Chu Toàn: Mọi phương tiện đều hoàn tất—All complete.

Bát Diện Linh Lung: Phương tiện thiện xảo— Thủ thuật khéo léo—Skilful means—Skilful methods—Skilful operation.

Bát Diệp Ấn: Ấn hoa sen tám cánh—The eightpetal lotus seal.

Bát Diệp Chi Trung Tôn: Eight Bodhisattvas in the Garbhadhatu—Thai Tạng pháp giới có hình như hoa sen tám cánh, với Đức Tỳ Lô Giá Na ở giữa (trung thai), còn trên mỗi cánh đều có một vị Bồ Tát—The Garbhadhatu (womb treasury) has the shape of an eight-petal lotus with Vairocana in the centre and eight bodhisattvas on each petal. Bát Diệp Liên Đài: Eight leaf lotus meditation— Đài sen tám cánh, tên theo mật giáo để chỉ nhục tâm của chúng ta có hình giống như đóa sen tám cánh—An esoteric name for the heart is the eightpetal fleshly heart, and being the seat of meditation.

Bát Diệp Liên Hoa Quán: Quán tưởng thành hình hoa sen tám cánh, khiến nó từ búp nở xòe ra—To contemplate that we become an eight-petal lotus from bud to blossoming.

Bát Diệp Viện: Central court of the Womb Treasury—Bát diệp trung đài của Thai Tạng giới với Phật Tỳ Lô Giá Na là nhân vật chính—The central court of the Womb Treasury

(Garbhadhatu) with Vairocana as its central figure. Bát Đa La: Patra (skt)—Ứng Lượng Khí—Bát là một loại vật dụng dùng đựng thức ăn cho chư Tăng Ni. Đây là cái bát sắt của Tỳ Kheo dùng đựng thức ăn khi đi khất thực. Bát đựng đủ một phần ăn cho một vị Tăng hay Ni. Người ta nói Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đem chiếc bát của Phật đến Trung Quốc vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch—A bowl

(a vessel, receptacle, an almsbowl). Begging bowl, the utensil corresponding to the dharma, the utensil which responds to the respectful gifts of others; the vessel which corresponds with one’s needs. The almsbowl of the Buddha is said to have been brought by Bodhidharma to China in 520

A.D.

Bát Đạc Thương Na: Badaksan (skt)—Bạt Sáng Na—Một vùng núi thuộc Tukhara. Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch—A mountain district of Tukhara. Name of a small country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D.

Bát Đại Bộ Chúng: Eight great assemblies—Tám bậc đại chúng sanh sanh (chúng sanh siêu nhiên)—Eight classes of supernatural beings— See Bát Chúng.

Bát Đại Khổ: See Bát Khổ.

Bát Đại Linh Tháp: Asta-maha-sri-caityasamskrta-stotra (skt)—Tám ngôi tháp linh thiêng của Phật giáo: thành Ca Tỳ La vệ, nơi Đức Phật đản sanh; Ma Kiệt Đà, nơi đầu tiên Đức Phật giác ngộ; vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên; tịnh xá Kỳ Đà, nơi Đức Phật lộ phép thần thông; Kanyakubja, nơi Phật xuống từ cung trời Đại Phạm; thành Vương Xá, nơi kết liễu của Đề Bà Đạt Đa, và nơi mà Tăng đoàn được thanh tịnh; Tỳ Xá Ly, nơi Phật tuyên bố sẽ nhập Niết bàn; Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn— Eight great spiritual or sacred stupas of Buddhism:

Lumbini Garden, Buddha’s birthplace in Kapilavastu; Magadha, where he was first enlightened; the Deer Park Benares, where he first preached; Jetavana, where he revealed his supernatural powers; Kanyakubja (Kanaui), where he descended from Indra’s heaven; Rajagrha, where Devadatta was destroyed and the sangha purified; Vaisali, where he announced his speedy nirvana; Kusinagara, where he entered nirvana. Bát Đại Linh Tháp Phạn Tán: Treatise on the Eight great spiritual or sacred stupas of Buddhism.

Bát Đại Minh Vương: Eight diamond-kings— Tám Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật Tỳ Lô Giá Na: Kim Cang Thủ Bồ Tát, hiện làm Giáng Tam Thế (Vajrapani (skt), Diệu Kiết Tường Bồ Tát (hiện làm Đại Uy Đức Kim Cương), Hư Không Tạng Bồ Tát (hiện làm Đại Tiếu Kim Cương), Từ Thị Bồ Tát (hiện làm Đại Luân Kim Cương), Quán Tự Tại Bồ Tát (hiện làm Mã Đầu Kim Cương), Địa Tạng Bồ Tát (hiện làm Vô Năng Thắng Minh Vương), Trừ Cái chướng Bồ Tát (hiện làm Bất Động Tôn Minh Vương), và Phổ Hiền Bồ Tát (hiện làm Bộ Trịch Kim Cương Minh

Vương)—The eight diamond-kings, or bodhisattvas as guardians of Vairocana (Đại Nhựt Như Lai): Holder or protector of a vajra, Wonderful and auspicious, Akasagarbha (skt), Maitreya (skt), Avalokitesvara (skt), Tsitigarbha (skt), Aryacalanatha (skt), and Samantabhadra

(skt).

Bát Đại Nhân Giác: Eight Awakenings of Great People—Phật tử nên ngày đêm hết lòng đọc tụng và thiền quán về tám điều giác ngộ lớn mà chư Đại Bồ Tát đã khám phá. Kinh do Sa Môn An Thế Cao dịch sang Hán văn khoảng năm 150 sau Tây Lịch, và Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch sang Việt ngữ vào khoảng thập niên 70. Điều Giác Ngộ Thứ Nhất, giác ngộ rằng cõi thế gian là vô thường, đất nước nguy ngập, bốn đại khổ không, năm ấm không phải ta, luôn sinh luôn diệt thay đổi, hư ngụy vô chủ, tâm là nguồn ác, hình là rừng tội bất tịnh, hãy quán sát như thế mà lìa dần sanh tử. Điều Giác Ngộ Thứ Hai, giác ngộ rằng ham muốn nhiều là khổ nhiều. Tất cả những khổ nhọc trên đời đều do ham muốn mà ra. Những ai có ít ham muốn thì thân tâm được giải thoát tự tại. Điều Giác Ngộ Thứ Ba, giác ngộ rằng tâm chúng sanh không bao giờ biết đủ, chỉ tham cầu nhiều nên tội ác luôn tăng. Bậc Bồ Tát không thế, mà ngược lại tâm luôn biết đủ, luôn thanh bần lạc đạo, luôn lấy trí huệ làm sự nghiệp tu hành. Điều Giác Ngộ Thứ Tư, giác ngộ rằng biếng lười là đọa lạc, nên thường phải tu hành tinh tấn để dẹp tắt tứ ma mà thoát ra ngục ngũ ấm và tam giới. Điều Giác Ngộ Thứ Năm, giác ngộ rằng vì si mê nên phải sinh tử tử sinh không dứt. Vì thế Bồ Tát luôn học nhiều, nghe nhiều để phát triển trí huệ, thành tựu biện tài. Nhờ vậy mà có thể giáo hóa hết thảy chúng sanh vào cảnh giới hỷ lạc. Điều Giác Ngộ Thứ Sáu, giác ngộ rằng nghèo khổ sinh nhiều oán hận giận hờn, từ đó mà ác duyên kết tụ. Bồ Tát bình đẳng bố thí, không phân biệt kẻ oán người thân, chẳng nghĩ đến lỗi xưa, cũng không ghét người đương thời làm ác. Điều Giác Ngộ Thứ Bảy, giác ngộ rằng ngũ dục dẫn đến lỗi vạ. Dù cùng người tục sinh sống mà không nhiễm thói trần tục. Như vị Tỳ Kheo xuất gia, thường chỉ tam y nhất bát, sống thanh bần lạc đạo, giới hạnh thanh cao, bình đẳng và từ bi với tất cả chúng sanh mọi loại. Điều Giác Ngộ Thứ Tám, giác ngộ lửa dữ sanh tử gây ra vô lượng khổ não khắp nơi. Bồ tát phát đại nguyện cứu giúp tất cả chúng sanh mọi loài, cùng chịu khổ với chúng sanh mọi loài, và dẫn dắt chúng sanh đến cảnh giới an lạc—A disciple of the Buddha, day and night, should wholeheartedly recite and meditate on the eight awakenings discovered by the great beings. The sutra was translated from Sanskrit into Chinese by An-ShiKao in about 150 A.D., and Most Venerable Thích Thanh Từ translated into Vietnamese in 70s. The first awakening, the awareness that the world is impermanent. All regimes are subject to fall; all things composed of the four elements that are empty and contain the seeds of suffering. Human beings are composed of five aggregates, and are without a separate self. They are always in the process of change, constantly being born and constantly dying. They are empty of self, without sovereignty. The mind is the source of all unwholesome deeds and confusion, and the body is the forest of all impure actions. If we meditate on these facts, we can gradually be released from the cycle of birth and death (see Tứ Niệm Xứ). The second awakening, the awareness that more desire brings more suffering. All hardships in daily life arise from greed and desire. Those with little desire and ambition are able to relax, their bodies and minds are free from entanglement. The third awakening, the awareness that the human mind is always searching for possessions and never feels fulfilled. This causes impure actions to ever increase. Bodhisattvas, however, always remember the principle of having few desires. They live a simple life in peace in order to practice the Way, and consider the realization of perfect undestanding as their only career. The fourth awakening, the awareness of the extent to which laziness is an obstacle to practice. For this reason, we must practice diligently to destroy the unwholesome mental factors which bind us, and to conquer the four kinds of Mara, in order to free ourselves from the prison of the five aggregates and the three worlds. The fifth awakening, the awareness that ignorance is the cause of the endless cycle of birth and death. Therefore, bodhisattvas always listen and learn in order to develop their understanding and eloquence. This enables them to educate living beings and bring them to the realm of great joy. The sixth awakening, the awareness that poverty creates hatred and anger, which creates a vicious cycle of negative thoughts and activity. When practicing generosity, bodhiattvas consider everyone, friends and enemies alike, as equal. They do not condemn anyone’s past wrongdoings, nor do they hate those who are presently causing harm. The seventh awakening, the awareness that the five categories of desire lead to difficulties. Although we are in the world, we should try not to be caught up in worldly matters. A monk, for example, has in his possession only three robes and one bowl. He lives simply in order to pratice the Way. His precepts keep him free of attachment to worldly things, and he treats everyone equally and with compassion. The eighth awakening, the awareness that the fire of birth and death is raging, causing endless suffering everywhere. Bodhisattvas should take the Great Vow to help everyone, to suffer with everyone, and to guide all beings to the realm of great joy.

Bát Đại Nhiệt Địa Ngục: Eight great narakas— Tám địa ngục nóng: đẳng hoạt (sau khi bị hình phạt thì trở lại như cũ), hắc thằng (kẻ phạm tội bị căng dây thừng đen trước khi hành hình), chúng hợp (phạm nhân cấu xé lẫn nhau thành một khối giữa hai núi rồi cùng rớt xuống vực với nhau), hiệu kiếu (phạm nhân bị hành hình kêu la thảm thiết), đại hiệu kiếu (nơi tiếng kêu khóc càng to hơn khi bị hành hình), đàn nhiệt (phạm nhân bị đốt cháy khi bị hành hình), đại nhiệt (nơi đây sức nóng tăng lên gấp bội), và vô gián (kẻ phạm tội bị hành hình chết đi sống lại không ngừng)—Eight great hot hells: hell of rebirth, hell of black cords or chains, hell in which all are squeezed into a mass between two mountains falling together, hell of crying and wailing, hell of great crying, hell of burning, hell of fierce heat, and unintermitted rebirth into its sufferings with no respite.

Bát Đại Sơn Nhân (1626-1705): Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở Giang Tây vào cuối thời nhà Minh—Name of a Chinese monk in Jiang-Hsi Province in the end of the Ming dynasty (13681644).

Bát Đại Sư: Eight great teachers—Eight ornaments—Tám đại sư trong Đaị Thừa: Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Cầu Na

Ba La Phả, Thích Ca Ba La Phả, và Pháp Xứng— In Mahayana, ther are eight great teachers: Nagarjuna, Aryadeva, Asanga, Vasubandhu, Gunaprabha, Sakyaprabha, Dignaga, and

Dharmakirti.

Bát Đại Tân Khổ: Tám điều khổ lớn—Eight kinds of great bitter suffering—See Bát Khổ. Bát Đại Tử: Bandhyaputra (skt)—Bàn Đại Tử— See Thạch Nữ Nhi.

Bát Đại Tự Tại Ngã: Tám cái ngã tự tại lớn: Thứ nhất là năng thị hiện một thân làm nhiều thân. Thứ nhì là năng thị hiện một trần thân đầy cả đại thiên thế giới. Thứ ba là năng cất thân nhẹ nhàng tới khắp mọi nơi. Thứ tư là thường ở một cõi năng hiện vô lượng loại. Thứ năm là năng dùng các căn thay cho nhau. Thứ sáu là được mọi pháp mà tưởng chừng như không có pháp. Thứ bảy là thuyết nghĩa một bài kệ trải qua vô lượng kiếp. Thứ tám là thân khắp mọi chốn giống như cõi hư không— The eight great powers of personality or sovereign independence: First, powers of self-manifolding. Second, powers of infinite expansion. Third, powers of levitation and transportation. Fourth, powers of manifesting countless forms permanently in one and the same place. Fifth, powers of use of one physical organ in place of another. : Sixth, obtaining all things as if nothing. Seventh, expounding a stanza through countless kalpas. Eighth, ability to traverse the solid as space.

Bát Đàm Ma: Padma (skt)—Raktapadma (skt)— Bát Đặc Ma—Ba Đầu Ma—See Bát Đặc Ma Địa

Ngục.

Bát Đảo: Tám điên đảo—The eight upside-down views—See Bát Điên Đảo. Bát Đạo: The eightfold path—See Bát Chánh

Đạo.

Bát Đạo Phần Thánh Thiện: Astangika-marga (skt)—Ashtangika-Magga (p)—The noble Eightfold Path—Eight sagely way shares—Bát Thánh Đạo—Bát Thánh Đạo Phần—Tám con đường đúng—See Bát Chánh Đạo. Bát Đặc Ma: Padma or Raktapadma (skt)—Ba Đầu Ma—Bát Đàm Ma—Hồng Liên Hoa, một trong những biểu tượng của chân Phật: The red lotus; one of the sign of the foot of a Buddha. Bát Đặc Ma Địa Ngục: Padmanaraka (skt)—Red lotus hell—Hồng liên địa ngục—Địa ngục được gọi theo tên “hồng liên,” là địa ngục thứ bảy trong bát hàn địa ngục, nơi mà da thịt của tội nhân vì quá lạnh mà nở toét ra như những cánh sen đỏ— The hell called after the name of the Padma (red lotus), the seventh of the eight cold hells, where flesh of the sufferers bursts open like red lotuses. Bát Đầu Ma: Padma (skt)—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Bát Đẩu Chi Tài: Tài đức lớn—A great talent. Bát Đế: Satya (skt)—The eight truths (postulates or judgments):

  1. Bốn sự thật thứ nhất: thế gian thế tục đế (vô thật đế), đạo lý thế tục đế (tùy sự sai biệt đế), chứng đắc thế tục đế (phương tiện an lập đế), và thắng nghĩa thế tục đế (giả danh phi an lập đế)—The first four abstract or philosophical: common postulates on reality, considering the nominal as real, common doctrinal postulates (the five skandhas), abstract postulates (the four Noble Truths), and temporal postulates in regard to the spiritual in the material.
  2. Bốn sự thật thứ nhì: thế gian thắng nghĩa đế (thể dụng hiển hiện đế), đạo lý thắng nghĩa đế (nhơn quả sai biệt đế), chứng đắc thắng nghĩa đế (y môn hiển thật đế), và thắng nghĩa thắng nghĩa đế (phế thuyên đàm chỉ)—The second abstract or philosophical four: postulates on constitution and function of the five skandhas, postulates on cause and effect, postulates or the void or the immaterial, and postulates on the pure inexpressible ultimate or absolute.

Bát Địa: Astamaka-bhumi (skt)—Bát Nhân Địa— See Đệ Bát Địa.

Bát Điên Đảo: Tám điên đảo—The eight upsidedown views:

  1. Phàm phu Tứ Điên Đảo: thường điên đảo, lạc điên đảo, ngã điên đảo, tịnh điên đảo—Four upside-down views for ordinary people: heretics believe in permanence, heretics believe in pleasure, heretics believe in personality, and heretics believe in purity.
  2. Nhị Thừa Tứ Điên Đảo: vô thường điên đảo, vô lạc điên đảo (Niết bàn là nơi của an lạc; tuy nhiên tà đạo lại cho rằng mọi nơi kể cả Niết bàn đều khổ chứ không vui), vô ngã điên đảo, vô tịnh điên đảo—Four upside-down views for both Hinayana and Mahayana: heretics believe that nirvana is impermanent (see Vô thường điên đảo); nirvana is a permanent place of bliss, however, heretics believe that everywhere including nirvana as no pleasure, but suffering; heretics believe that nirvana has no pleasure (see Vô ngã điên đảo); and heretics believe that nirvana is also impure (see Vô tịnh điên đảo).

Bát Định: Eight trances—Tám loại nhập định— Tám mức độ trừu tượng cố định, bốn thiền na tương ứng với “tứ thiền thiên;” bốn mức độ trừu tượng cố định tuyệt đối tương ứng với “tứ không xứ”—The eight degrees of fixed abstraction, four dhyanas corresponding to the four divisions in the heavens of form (Tứ Thiền thiên); four degrees of absolute fixed abstraction on the immaterial corresponding to the arupadhatu in the heavens of formless (Tứ Không xứ).

Bát Đọa: Parajika (skt)—Eight falls—Tám sự sa đọa—Bát Cực Trọng Cảm Đọa Tội—Eight misbehaviors—Eight grave prohibitions or sins— See Bát Ba La Di.

Bát Đức: Tám công đức làm cho Phật có khả năng ban phước hạnh cho con người: Thứ nhất là khả năng làm lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh qua thực hành giáo pháp của Ngài. Thứ nhì là khả năng phán đoán một cách chính xác thiện ác chánh tà. Thứ ba là khả năng giáo đạo chính đạo khiến chúng sanh giác ngộ. Thứ tư là khả năng dẫn đạo khiến chúng sanh nhập chánh đạo. Thứ năm là khả năng tránh tâm kiêu mạn. Thứ sáu là khả năng y ngôn thực hành (nói làm như nhứt). Thứ bảy là khả năng hướng dẫn chúng sanh một cách bình đẳng. Thứ tám là khả năng hoàn thành mãn túc chư nguyện—Eight virtues that enable Buddha to bestow blessings and happiness upon the people: First, ability to bring immediate benefits and happiness in the world through practice of His teaching. Second, ability to judge correctly between good and bad, right and wrong. Third, ability to lead people to enlightenment by teach his right way. Fourth, ability to lead and guide people to convert to the right way. Fifth, ability to avoid pride and boasting. Sixth, ability to do what He has spoken. Seventh, ability to lead all people by an equal way. Eighth, ability to fulfill the vows of his compassionate heart.

Bát Giác: Tám loại ác giác: dục giác, sân giác, não giác, thân lý giác (nhớ nhà), quốc độ giác (ái quốc hay nghĩ đến sự lợi ích của quốc gia), bất tử giác (không thích cái chết), tộc tính giác (vì cao vọng cho dòng họ), khinh vụ giác (khi dễ hay thô lỗ với người khác)—The eight wrong perceptions of thought: desire, hatred, vexation with others, home-sickness, patriotism or thoughts of the country’s welfare, dislike of death, ambition for one’s clan or family, and slighting or being rude to others.

Bát Giải Đãi Sự: Kusita-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám sự giải đãi. Cơ hội giải đãi thứ nhất: Ở đây có việc vị Tỳ Kheo phải làm. Vị nầy nghĩ: “Có công việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy bèn nằm xuống, không tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ hai: Ở đây một việc đã được vị Tỳ Kheo làm. Vị nầy nghĩ: “Ta đã làm một công việc. Do ta làm một công việc nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn đạt được điều chưa đạt được, thành tựu điều chưa thành tựu và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ ba: Ở đây có con đường mà vị Tỳ Kheo phải đi. Vị nầy nghĩ: “Đây là con đường mà ta sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựu và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ tư: Ở đây con đường vị Tỳ Kheo đã đi. Vị nầy nghĩ: “Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựu và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ năm: Ở đây vị Tỳ Kheo đi khất thực trong làng hay tại đô thị, không nhận được các đồ ăn loại cứng hay loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: “Ta đi khất thực ở làng hay đô thị, không nhận được đồ ăn loại cứng hay loại mềm đầy đủ như ý muốn. Thân nầy của ta bị mệt mỏi, không lợi ích gì. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không tinh tấn đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựu và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ sáu: Ở đây vị Tỳ Kheo đi khất thực tại làng hay thị xã, nhận được các đồ ăn loại cứng và loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: “Ta đi khất thực tại làng hay tại thị xã, nhận được các thức ăn, loại cứng và loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân ta nặng nề như thể đang mang bầu, không thể làm gì được. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không tinh tấn. Cơ hội giải đãi thứ bảy: Ở đây vị Tỳ Kheo bị bệnh nhẹ. Vị nầy nghĩ: “Nay ta đau bệnh nhẹ, cần phải nằm nghỉ. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựu, và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ. Cơ hội giải đãi thứ tám: Ở đây vị Tỳ Kheo mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: “Ta mới khỏi bệnh không bao lâu. Thân nầy của ta yếu đuối, không làm được việc gì, vậy ta hãy nằm xuống. Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, để thành tựu điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight occasions of indolence. The first occasion of indolence: Here a monk has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but it will make me tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up enough energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The second occasion of indolence: Here, a monk who has done some work, and thinks: “I’ve done this work, now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, and to realise the unrealised. The third occasion of indolence: Here a monk who has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey. It will make me tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, and to realise the unrealised. The fourth occasion of indolence: Here a monk who has been on a journey, and thinks: “I’ve been on this journey. Now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplish, and to realise the unrealised. The fifth occasion of indolence: Here a monk who goes on the alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for almsround in the village or town and don’t get my fill of food, whether coarse or fine. Now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomlished, and to realise the unrealised. The sixth occasion of indolence: Here a monk who goes on alms-round in a village or town and gets his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round in a village or town and get my fill of food, whether coarse or fine, and my body is heavy and useless as if I were pregnant. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The seventh occasion of indolence: Here a monk who has developed some light indisposition, and he thinks: “I’d better have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The eighth occasion of indolence: Here a monk who is recuperating, having not long recovered from an illness, and he thinks: “My body is weak and useless. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

Bát Giải Thoát: Tel wa gye (tib)—Eight forms of liberation—Eight freedoms—Eight samadhis of emancipation—See Bát Giải Thoát Tam Muội. Bát Giải Thoát Tam Muội: Attha-vimokkha

(p)—Asta-vimoksa (skt)—Eightfold liberation— Eight liberations—Tám giải thoát, hay tám phép thiền định giải thoát khỏi sắc dục. Thứ nhất là nội hữu sắc tưởng, ngoại quán sắc giải thoát Tam muội. Tự mình có sắc, thấy có sắc. Trong giai đoạn nầy hành giả tự mình quán thân bất tịnh. Thứ nhì là nội vô sắc tưởng, ngoại quán sắc giải thoát Tam muội. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc bất tịnh. Thứ ba là tịnh thân tác chứng cụ túc trụ giải thoát hay tịnh giải thoát thân chứng Tam muội. Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy để đoạn diệt dục vọng. Thứ tư là không vô biên xứ giải thoát (Không xứ giải thoát Tam muội). Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư: “Hư không là vô biên: chứng và trú Không Vô Biên Xứ, nơi mọi luyến chấp vào vật chất đều bị tận diệt bằng thiền quán. Thứ năm là thức vô biên xứ giải thoát (Thức xứ giải thoát Tam muội). Vượt khỏi hoàn toàn Hư Không vô biên xứ, với suy tư “Thức là vô biên” chứng và trú Thức vô biên xứ, nơi mọi luyến chấp vào “không” đều bị tận diệt bằng thiền định. Thứ sáu là vô sở hữu xứ giải thoát Tam muội. Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì” chứng và trú Vô sở hữu xứ, nơi mọi luyến chấp vào thức hoàn toàn bị tận diệt bằng thiền định. Thứ bảy là phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát Tam muội. Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nơi đây mọi luyến chấp vào hữu đối hoàn toàn bị đoạn tận bằng thiền định. Thứ tám là diệt thọ tưởng định giải thoát (Diệt tận định xứ giải thóat Tam muội). Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Đây là giai

đoạn hoàn toàn tịch diệt hay Niết Bàn— Liberation, deliverance, freedom, emancipation, escape, release in eight forms. The eight types of meditation for removing various attachments to forms and desires. First, possessing form, one sees forms. Liberation when subjective desire arises, by examination of the object, or of all things and realization of their filthiness. In this stage, cultivators remove passions by meditation on the impurity of one’s own body. Second, not perceiving material forms in oneself, one sees them outside. Liberation when no subjective desire arises by still meditating or contemplating of the object or of all things. First contemplating on impurity of external objects, then on purity. Third, thinking “It is pure,” one becomes intent on it, one enters. Liberation by concentration on the pure to remove passions, or to realize a permanent state of freedom from all desires. Fourth, by completely transcending all perception of matter, by the vanishing of the perception of sensereactions and by non-attention to the perception of variety, thinking: “Space is infinite,” one enters and abides in the Sphere of Infinite Space, where all attachments to material objects have been completely extinguished by meditation on boundless consciousness. Liberation on realization of the Sphere of Infinity of Space, or the immaterial. Fifth, by transcending the Sphere of Infinite Space, thinking: “Consciousness is infinite,” one enters and abides in the Sphere of Infinite of Consciousness, where all attachments to void have been completely removed by meditation. Liberation in realization of infinite knowledge or the Sphere of Infinite

Consciousness. Sixth, by transcending the Sphere of Infinite Consciousness, thinking: “There is nothing,” one enters and abides in the Sphere of No-Thingness, where all attachments to consciousness have been completely removed by meditation. Liberation in realization of the Sphere of Nothingness, or nowhereness. Seventh, by transcending the Sphere of No-Thingness, one reaches and abides in the Sphere of NeitherPerception-Nor-Non-Perception (neither thought nor non-thought) where all attachments to nonexistence have been completely extinguished by meditation. Liberation in the state of mind where there is neither thought nor absence of thought (the Sphere of Neither-Perception-Nor-NonPerception). Eighth, by transcending the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception, one enters and abides in the Cessation or extinguishing all thoughts (perceptions) and feelings. Liberation by means of a state of mind in which there is final or total extinction, nirvana.

Bát Giao Đạo: Eight roads in eight directions— Tám con đường trong tám hướng, giao nhau bằng những viền vàng đã được nói đến trong Kinh Pháp Hoa—The eight roads that bounded with golden cords, mentioned in the Lotus Sutra as in certain Buddha-realms.

Bát Giáo: Tám giáo pháp do trường phái Thiên

Thai đặt ra từ những lời giáo huấn của Phật từ lúc Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm, đến Pháp Hoa và Niết Bàn—The eight T’ien-T’ai classifications of Sakyamuni’s teaching, from the Avatamsaka to the Lotus and Nirvana Sutras.

  1. Hóa Pháp Tứ Giáo hay bốn giáo hóa pháp chứa đựng chân lý thích ứng tùy từng khả năng của đệ tử: Thứ nhất là Tam Tạng Giáo. Tam Tạng kinh điển cho Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Thứ nhì là Thông Giáo hay Đốn giáo chứa đựng trong các kinh điển Tiểu và Đại thừa dành cho các hàng Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát được ghi lại trong Du Già Luận của trường phái Trung Đạo. Thứ ba là Biệt Giáo, dành riêng cho Bồ Tát của trường phái Đại thừa. Thứ tư là Viên Giáo, giáo lý phổ cập và hoàn chỉnh cho hàng Bồ Tát được thuyết giảng trong các Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn—The four kinds of teaching of the content of the Truth accommodated to the capacity of his disciples: First, the Tripitaka or Hinayana teaching for Sravakas and Pratyekabuddhas, the Bodhisattva doctrine being subordinate; it also included the primitive sunya doctrine as developed in the Satyasiddhi sastra. Second, the Buddha’s later “Immediate” teaching which contained Hinayan and Mahayana doctrine for

Sravakas, Pratyekabuddhas, and bodhisattvas, to which are attributed the doctrine of

Dharmalaksana or Yogacara and

Madhyamika schools. Third, the Buddha’s differential or separated, bodhisattva teaching, definitely Mahayana. Fourth, The Buddha’s final, perfect, bodhisattva, universal teaching as preached, i.e., the Lotus and Nirvana Sutras.

  1. Hóa Nghi Tứ Pháp: Bốn giáo hóa nghi của Đức Phật: Thứ sáu là Tiệm Giáo, như giáo lý trong Kinh A Hàm, Phương Dẳng và Niết Bàn. Thứ bảy là Bí Thứ năm là Đốn Giáo, giáo lý trực tiếp giảng hết về chân lý như trong Kinh Hoa Nghiêm. Mật Giáo, những lời dạy bí mật mà chỉ có một vài vị đặc biệt mới hiểu được. Thứ tám là Bất Định Giáo, giáo lý chung, từ đó người nghe tùy theo khả năng của mình mà lãnh hội—The Buddha’s four modes of instruction: Fifth, direct teaching without reserve of the whole truth, i.e., the Avatamsaka Sutra. Sixth, gradual or or graded teaching, i.e., Agama and Nirvana Sutras. Seventh, esoteric teaching, only understood by special members of the assembly. Eighth, general or Indeterminate teaching, from which each hearer would derive benefit according to his interpretation.

Bát Giới: Asthanga-sila (skt)—Atthanga-sila (p)— Eight abstinences—See Bát Quan Trai.

Bát Giới Hối Quá: Patidesanniya (skt)—Tám giới Ba La Đề Xá Ni là những vi phạm mà hình phạt phải được Giáo Hội quyết định: Thứ nhất, cấm nếu không đau, không được xin sữa hay đậu. Thứ nhì, cấm nếu không đau, không được xin dầu. Thứ ba, cấm nếu không đau, không được xin mật hoa. Thứ tư, cấm nếu không đau, không được xin đường. Thứ năm, cấm nếu không đau, không được xin bột. Thứ sáu, cấm nếu không đau, không được xin cháo. Thứ bảy, cấm nếu không đau, không được xin đồ ngon. Thứ tám, cấm nếu không đau, không được xin đồ quí (thường là thuốc men để trị bệnh)—Eight rules must be confessed for a Nun: First, it is not proper for a nun who is not ill to ask for milk or beans (curd). Second, it has been stated that it is not proper for a nun who is not ill to ask for oil. Third, it is not proper for a nun who is not ill to ask for honey. Fourth, it is not proper for a nun who is not ill to ask for sugar. Fifth, it is not proper for a nun who is not ill to ask for flour. Sixth, it is not proper for a nun who is not ill to ask for ghee (rice soup). Seventh, it is not proper for a nun who is not ill to as for delicious food (for curing the illness). Eighth, it is not proper for a nun who is not ill to ask for precious things (usually medications for healing the illness).

Bát Giới Trai: See Bát Quan Trai.

Bát Hà: Tám sông lớn ở Ấn Độ vào thời Đức Phật: sông Hằng, sông Diệm Ma La, sông Tát La, sông Di La Bạt Đề, sông Ma Hà, sông Tân Đầu hay Ấn Hà, sông Bác Xoa, và sông tất Đà—Eight big rivers of India at the time of the Buddha: Ganges, Jumna, Sarasvati, Hiranyavati or

Ajiravati, Mahi, Indus, Oxus, and Sita.

Bát Hàn Địa Ngục: Eight cold hells—Tám địa ngục lạnh: Át Phù Đà (ngục quá lạnh nên nổi gai ốc), Ni La Phù Đà (địa ngục lạnh quá làm nứt vỡ da thịt), A Đa Đa (tiếng kêu rên do quá lạnh rét), A Bà Bà (Hoắc hoắc bà, tiếng kêu rít lên vì lạnh), Ẩu Hầu Hầu (Hổ hổ bà, tiếng kêu rên hừ hừ từ trong cổ họng), Ưu Bát La (Ổn bát ma, thanh liên hoa, nơi quá lạnh nên da nứt nở ra như hình cọng sen), Ba Đầu Ma (Bát đặc ma, hồng liên hoa, nơi phạm nhân phải chịu rét đến độ da thịt đỏ lên như sen hồng), và Phân Đà Lợi (Đại hồng liên hoa, nơi phạm nhân bị lạnh đến độ da thịt đau đớn và có hình như những cánh sen lớn)—Eight cold narakas: hell of tumours and blains (arbuda), enlarged arbuda hell, hell of chattering teeth, hell of the only sound to possible to frozen tongues, hell of the only sound to frozen throats, hell where the flesh being covered with sore resmebling it, hell of Red lotus flower (where the flesh being covered with sore resembling it), hell of the great lotus flower (where the flesh being covered with sore resembling it).

Bát Hòa La: Pravarana (skt)—Bạt Hòa La—Bát Hòa Lan—Bát Lạt Bà Lạt Nã—Lễ Tự Tứ—Đồ ăn cúng dường Tam Bảo trong ngày cuối cùng của mùa An Cư Kiết Hạ. Ngày phát lồ sám hối trước chúng của chư Tăng Ni (ngày kiểm điểm lại lỗi lầm hay thiếu sót)—A freewill offering made, or the rejoicings on the last day of the summer retreat. The day of mutual confession. Bát Hòa Lan: Pravarana (skt)—See Bát Hòa La. Bát Hỏa Địa Ngục: Eight burning hells—Tám địa ngục nóng—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục. Bát Hỏa Mích Phù Âu: Bươi trong than hồng tìm bọt nước. Trong Thiền, dụ cho việc điên đảo hoang đường—To search for spumes in live coals (wood-embers). In Zen, this implies fabulous inversions.

Bát Hương: Incense-burner—Incense bowl.

Bát Khất Thực: Beggar-bowl—Begging bowl—

Chiếc bát mà các vị Tỳ kheo thường ôm đi quanh xóm để khất thực cho đến khi đầy bát thì quay trở về tịnh xá độ ngọ. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong quyển “Sự Huấn Luyện của một Thiền Tăng Phật Giáo,” bình bát mà các vị Tăng mang theo có một ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử Thiền tông. Cùng với chiếc “y” (cà sa) nó tượng trưng cho uy quyền của người tu sĩ. Theo truyền thuyết thì khi Lục Tổ Huệ Năng đã chứng ngộ chân lý Thiền, thầy của ông, Hoằng Nhẫn đã trao y bát cho ông để xác chứng rằng đệ tử của thầy có đầy đủ tư cách để trở thành một Thiền sư. Sau đó, một đệ tử khác của Hoằng Nhẫn là Huệ Minh đuổi theo muốn giành lại ý bát. Huệ Năng không hề cố gắng ngăn chận Huệ Minh, ông trải y bát lên trên một hòn đá và yêu cầu Huệ Minh cứ tự nhiên đến lấy mang đi, nhưng vì một lý do huyền bí nào đó mà Huệ Minh không sao nhấc cái bát lên được. Về sau hoàng đế Tống Thái Tông giơ một bình bát lên hỏi tể tướng Vương Thôi: “Hồi xưa ở Đại Dũ Lĩnh bình bát không nhấc lên được, thế sao bây giờ lại nằm gọn trong tay ta?” Vị tể tướng không trả lời được câu hỏi của nhà vua. Khi Nam Tuyền thấy một đệ tử của mình đang rửa bát, Sư giật lấy bình bát. Vị Tăng kia đứng đó với đôi tay không. Thấy thế Nam Tuyền nói: “Bình bát trong tay lão Tăng rồi, nói lắm về nó để làm gì?”—A bowl that Bhikhus hold in by both hands and go around the neighborhood getting their bowls filled with food and return to the monastery to eat before noon. According to Zen master Daisetz Teitaro Suzuki in “The Training of the Zen Buddhist Monk,” the bowl the monks carry has figured very much in history of Zen. Together with the “robe” it symbolizes priestly authority. When Hui-neng had an insight into the truth of Zen, his master, Hungjen is said to have handed his own robe and bowl over to Hui-neng in order to testify that his disciple had the correct understanding of Zen. Later, one of Hung-jen’s disciples wanted to carry the bowl away from Hui-neng. Hui-neng made no special efforts to resist the intruder, but for some mysterious reason the latter could not lift the bowl. Later the Emperor Tai-tsung of Sung held up a monk’s bowl in his hands, and asked Wang Sui, his minister: “Once at Tai-yu Ling the bowl was not to be lifted up, and how that it is now securely in my hands?” The minister failed to answer the Imperial question. When Nan-ch’uan saw one of his disciples washing a bowl, he took it away from him. The monk stood there emptyhanded. Thereupon Nan-ch’uan remarked: “The bowl is in my hands, and what is the use of making so much talk about it?”

Bát Khí: Eight renunciations—Tám sự từ bỏ.

Bát Khổ: Chúng sanh có vô số nỗi khổ. Tuy nhiên, trong “Khổ Đế” của Đức Thế Tôn có tám điều đau khổ căn bản. Thứ nhất là Sanh Khổ. Ngay khi còn trong bụng mẹ, con người đã có ý thức và cảm thọ. Thai nhi cũng cảm thấy sung sướng và đau khổ. Khi mẹ ăn đồ lạnh thì thai nhi cảm như đang bị đóng băng. Khi mẹ ăn đồ nóng, thai nhi cảm như đang bị thiêu đốt, vân vân. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, côn trùng cắn đốt, chỉ biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật thấy rõ những chi tiết ấy, nên ngài xác nhận sanh đã là khổ. Chính vì thế cổ đức có nói: “Vừa khỏi bào thai lại nhập thai, Thánh nhân trông thấy động bi ai! Huyễn thân xét rõ toàn nhơ nhớp. Thoát phá mau về tánh bản lai.” (Niệm Phật Thập Yếu—Hòa Thượng Thích Thiền Tâm). Thứ nhì là Già Khổ. Chúng ta khổ đau khi chúng ta đến tuổi già, đó là điều tự nhiên. Khi đến tuổi già, cảm quan con người thường hết nhạy bén; mắt không còn trông rõ nữa, tai không còn thính nữa, lưng đau, chân run, ăn không ngon, trí nhớ không còn linh mẫn, da mồi, tóc bạc, răng long. Dù cho bực thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên dung, khi đến tuổi nầy âu cũng: “Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa. Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh!” Lắm kẻ tuổi già lú lẩn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu tiện đều nhơ nhớp, con cháu dù thân, cũng sanh nhàm chán. Kiếp người dường như kiếp hoa, luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho hương sắc, nó cũng đem đến cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không vui chút nào, thân người thật không đáng luyến tiếc chút nào! Vì thế nên Đức Phật bảo già là khổ và Ngài khuyên Phật tử nên tu tập để có khả năng bình thản chịu đựng cái đau khổ của tuổi già. Thứ ba là Bệnh Khổ. Có thân là có bịnh vì thân nầy mở cửa cho mọi thứ bịnh tật. Vì vậy bịnh khổ là không tránh khỏi. Có những bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương. Có người vướng phải bệnh nan y như lao, cùi, ung thư, bại xụi. Trong cảnh ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn kém, hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình bị khổ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho quyến thuộc. Cái khổ về bệnh tật nầy nó đau đớn hơn cái đau khổ do tuổi già gây ra rất nhiều. Hãy suy gẫm, chỉ cần đau răng hay nhức đầu nhẹ thôi mà đôi khi cũng không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải chịu đựng cái bệnh khổ nầy. Thậm chí Đức Phật là một bậc toàn hảo, người đã loại bỏ được tất cả mọi ô trược, mà Ngài vẫn phải chịu đựng khổ đau vật chất gây ra bởi bệnh tật. Đức Phật luôn bị đau đầu. Còn căn bệnh cuối cùng làm cho Ngài đau đớn nhiều về thể xác. Do kết quả của việc Đề Bà Đạt Đa lăn đá mong giết Ngài. Chân Ngài bị thương bởi một mảnh vụn cần phải mổ. Đôi khi các đệ tử không tuân lời giáo huấn của Ngài, Ngài đã rút vào rừng ba tháng, chịu nhịn đói, chỉ lấy lá làm nệm trên nền đất cứng, đối đầu với gió rét lạnh buốt. Thế mà Ngài vẫn bình thản. Giữ cái đau đớn và hạnh phúc, Đức Phật sống với một cái tâm quân bình. Thứ tư là Tử Khổ hay sự khổ trong lúc chết. Tất cả nhân loại đều muốn sanh an nhiên chết tự tại; tuy nhiên, rất ít người đạt được thỏa nguyện. Khi chết phần nhiều sắc thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn. Thân đã như thế, tâm thì hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ thân quyến, muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đa phần chúng sanh sanh ra trong tiếng khóc khổ đau và chết đi trong khổ đau gấp bội. Cái chết chẳng ai mời mà nó vẫn đến, và không ai biết nó sẽ đến vào lúc nào. Như trái rơi từ trên cây, có trái non, trái chín hay trái già; cũng vậy, chúng ta chết non, chết lúc tuổi thanh xuân hay chết lúc già. Như mặt trời mọc ở phía Đông và chỉ lặn về phía Tây. Như hoa nở buổi sáng để rồi tàn vào buổi chiều. Đức Phật dạy: “Cái chết không thể tránh được, nó đến với tất cả mọi người chứ không chừa một ai. Chỉ còn cách tu tập để có thể đương đầu với nó bằng sự bình thản hoàn toàn. Thứ năm là Ái Biệt Ly Khổ hay Thương Yêu Xa Lìa Khổ. Không ai muốn xa lìa người thân thương; tuy nhiên, đây là điều không tránh được. Người thân chúng ta vẫn phải chết và chúng ta phải xa họ trong khổ đau tuyệt vọng. Cảnh sanh ly tử biệt với người thân yêu quả là khổ. Nếu chúng ta chịu lắng nghe lời Phật dạy “Cảnh đời có hợp có tan” thì đây là dịp tốt cho chúng ta thực tập hạnh “bình thản”. Thứ sáu là Oán Tắng Hội Khổ. Phải chịu đựng người mà mình không ưa, người mình ghét, người thường hay chế nhạo phỉ báng và xem thường mình quả là khó; tuy nhiên, chúng ta phải luôn chịu cảnh nầy trong cuộc sống hằng ngày. Lại có nhiều gia đình bà con họ hàng thường không đồng ý kiến, nên thường có sự tranh cãi giận ghét buồn phiền lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan gia, thật là khổ! Chính vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta nên cố gắng chịu đựng, và suy nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang gặt hái hậu quả của nghiệp riêng của mình ở quá khứ hay hiện tại. Chúng ta nên cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc cố gắng vượt qua các trở ngại bằng một số phương tiện khác. Thứ bảy là Cầu Bất Đắc Khổ. Lòng tham của chúng ta như thùng không đáy. Chúng ta có quá nhiều ham muốn và hy vọng trong đời sống hằng ngày. Người nghèo thì mong được giàu; người giàu mong được giàu hơn; kẻ xấu mong đẹp; người đẹp mong đẹp hơn; người không con mong được có con. Những ước mong nầy là vô kể, chúng ta không thể nào mãn nguyện đâu. Thế nên cầu bất đắc là khổ. Thứ tám là Ngũ Ấm Thạnh Suy Khổ. Có thân là có bịnh đau hằng ngày. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, còn bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản đây là sự khổ về thân tâm hay sự khổ về sự thạnh suy của thân tâm. Điều thứ tám nầy bao quát bảy điều khổ kể trên: thân chịu sanh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn. Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Ngày trước Thái Tử Tất Đạt Đa đã dạo chơi bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết. Ngài là bậc trí tuệ thâm sâu, cảm thương đến nỗi khổ của kiếp người, nên đã lìa bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát—Human beings have countless sufferings; however, Sakyamuni Buddha explained the eight basic causes of suffering: First, Suffering of Birth or birth is suffering. While still in the womb, human beings already have feelings and consciousness. They also experience pleasure and pain. When the mother eats cold food, the embryo feels as though it were packed in ice. When hot food is ingested, it feels as though it were burning, and so on. The embryo, living as it is in a small, dark and dirty place, immediately lets out scream upon birth. From then on, all it can do is cry when it feels cold, hot, hungry, thirsty, or suffers insect bites. Sakyamuni Buddha in his wisdom saw all this clearly and in detail and therefore, described birth as suffering. The ancient sages had a saying in this regard: “As soon as sentient beings escape one womb, they enter another. Seeing this, sages and saints are deeply moved to such compassion! The illusory body is really full of filth, swiftly escaping from it, we return to our Original Nature.” (The Pure Land

Buddhism in Theory and Practice—Most Ven. Thích Thiền Tâm). Second, Suffering of old age or old age is suffering. We suffer when we are subjected to old age, which is natural. As they reach old age, human beings have diminished their faculties; their eyes cannot see clearly anymore, their ears have lost their acuity, their backs ache easily, their legs tremble, eating is not easy and pleasurable as before, their memories fail, their skin dries out and wrinkles, hair becomes gray and white, their teeth ache, decay and fall out. In old age, many persons become confused and mixed up when eating or dressing or they become uncontrollable of themselves. Their children and other family members, however close to them, soon grow tired and fed up. The human condition is like that of a flower, ruled by the law of impermanence, which, if it can bring beauty and fragrance, also carries death and decayin its wake. In truth, old age is nothing but suffering and the human body has nothing worth cherishing. For this reason, Sakyamuni Buddha said: old age is suffering! Thus, he advised Buddhists to strive to cultivate so they can bear the sufferings of old age with equanimity. Third, Suffering of Disease (sickness) or sickness is suffering. To have a body is to have disease for the body is open to all kinds of diseases. So the suffering of disease is inevitable. Those with small ailments which have an external source to those dreadful diseases coming from inside. Some people are afflicted with incurable diseases such as cancers or delibitating ailments, such as osteoporosis, etc. In such condition, they not only experience physical pain, they also have to spend large sums of money for treatment. Should they lack the required funds, not only do they suffer, they create additional suffering for their families. The sufferings caused by diseases is more painful than the sufferings due to old age. Let imagine, even the slightest toothache or headache is sometimes unbearable. However, like or dislike, we have no choice but bearing the suffering of sickness. Even the Buddha, a perfect being, who had destroyed all defilements, had to endure physical suffering caused by disease. The Buddha was constantly subjected to headaches. His last illness caused him much physical suffering was a wound in his foot. As a result of Devadatta’s hurling a rock to kill him, his foot was wounded by splinter which necessiated an operation. When his disciples disobeyed his teachings, he was compelled to retire to a forest for three months. In a foreston a couch of leaves on a rough ground, facing fiercing cold winds, he maintained perfect equanimity. In pain and happiness, He lived with a balanced mind. Fourth, Suffering of Death or death is suffering. All human beings desire an easy birth and a peaceful death; however, very few of us can fulfill these conditions. At the time of death, when the physical body is generally stricken by disease and in great pain. With the body in this state, the mind is panic-stricken, bemoaning the loss of wealth and property, and saddened by the impending separation from loved ones as well as a multitude of similar thoughts. This is indeed suffering. Sentient beings are born with a cry of pain and die with even more pain. The death is unwanted, but it still comes, and nobody knows when it comes. As fruits fall from a tree, ripe or old even so we die in our infancy, prime of mankind, or old age. As the sun rises in the East only to set in the West. As Flowers bloom in the morning to fade in the evening. The Buddha taught: “Death is inevitable. It comes to all without exception; we have to cultivate so that we are able to face it with perfect equanimity.” Fifth, Suffering due to separation from loved ones (parting with what we love) or parting with what we love is suffering. No one wants to be separated from the loved ones; however, this is inevitable. We still lose our loved ones to the demon of death, leaving them helpless and forsaken. Separation from loved ones, whether in life or through death, is indeed suffering. If we listen to the Buddha’s teaching “All association in life must end with separation.” Here is a good opportunity for us to practice “equanimity.” Sixth, Suffering due to meeting with the uncongennial (meeting with what we hate) or meeting with what we hate is suffering. To endure those to whom we are opposed, whom we hate, who always shadow and slander us and look for a way to harm us is very hard to tolerate; however, we must confront this almost daily in our life. There are many families in which relatives are not of the same mind, and which are constantly beset with disputes, anger and acrimony. This is no different from encountering enemies. This is indeed suffering! Thus, the Buddha advised us to try to bear them, and think this way “perhaps we are reaping the effects of our karma, past or present.” We should try to accommodate ourselves to the new situation or try to overcome the obstacles by some other means. Seventh, Suffering due to unfulfilled wishes (unattained aims). Unabling to obtain what we wish is suffering. Our greed is like a container without the bottom. We have so many desires and hopes in our lives. The poor hope to be rich; the rich hope to be richer; the ugly desire for beauty; the beauty desire for beautier; the childless pray for a son or daughter. Such wishes and hopes are innumerable that no way we can fulfill them. Thus, they are a source of suffering. Eighth, Suffering due to the raging aggregates (all the ills of the five skandhas) or all the illnesses of the five skandhas is suffering. To have a body means to experience pain and diseases on a daily basis. Pain and disease also means suffering. The five skandas or aggregates are form, feeling, perception, volition and consciousness. The skandas of form relates to the physical body, while the remaining four concern the mind. Simply speaking, this is the suffering of the body and the mind. The suffering of the skandas encompasses the seven kinds of suffering mentioned above. Our physical bodies are subject to birth, old age, disease, death, hunger, thirst, heat, cold and weariness. Our mind, on the other hand, are afflicted by sadness, anger, worry, love, hate and hundreds of other vexations. It once happened that Prince Siddhartha having strolled through the four gates of the city, witnessed the misfortunes of old age, disease and death. Endowed with profound wisdom, he was touched by the suffering of human condition and left the royal palace to find the way of liberation.

Bát Kiền Độ Luận: Giải thích về tám uẩn— Treatise on the eight aggregates—See Bát Thức. Bát Kiết Mộc Cửu Ba (1110-1170): Phags-mogru-pa (tib)—Tên của một vị Tăng Tây Tạng vào thế kỷ thứ XII—Name of a Tibetan monk in the twelfth century.

Bát Kiết Tường: Astamangala (skt)—Eight auspicious things—Eight great fortunes. Bát Kiêu: Tám thứ kiêu mạn: Thứ nhất, cậy mình mạnh hơn người nên kiêu mạn. Thứ nhì, cậy nơi gia thế hay tiếng tăm mà kiêu mạn Thứ ba, cậy nơi nhiều tiền lắm bạc mà kiêu mạn. Thứ tư, cậy nơi tự tại hay quyền cao chức trọng mà kiêu mạn. Thứ năm, cậy nơi lớn tuổi mà kiêu mạn. Thứ sáu, cậy nơi thông minh trí tuệ mà kiêu mạn. Thứ bảy, cậy nơi phước đức bố thí thiện lành mà kiêu mạn. Thứ tám, cậy nơi tướng hảo mà kiêu mạn—The eight kinds of pride or arrogance: First, arrogance because of strength. Second, pride because of clan or name. Third, arrogance because of wealth. Fourth, arrogance because of independence or high position. Fifth, pride because of years of age. Sixth, arrogance because of cleverness. Seventh, pride because of good or charitable deeds. Eighth, arrogance because of good looks. Bát Kim Cang Hộ Bồ Tát: Tám Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật. Tám vị Bồ Tát bảo hộ che chở cho con người với lòng đại bi như một chiếc nón sắt bao bọc—Eight diamond-kings or eight Bodhisattvas as guardians of Vairocana. Eight Vajra pala Bodhisattvas, who protect men like a helmet and surrounds them like mail by his great pity.

Bát Kính Giáo: Eight unsurpassed rules of a nun—Bát Kính Giới—Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, ngài A Nan đã đến gặp bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề để trao truyền lại tám giới kính trọng mà Đức Phật đã ban hành cho tỳ kheo ni trước khi gia nhập Ni đoàn. Thứ nhất, dầu trăm tuổi hạ, tỳ kheo ni lúc nào cũng phải tôn kính một vị Tăng dù trẻ và phải nhường chỗ ngồi cho vị ấy, phải đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị nầy chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy. Thứ nhì, không bao giờ nặng lời, mắng chửi hay mạ lỵ một vị Tăng trong bất cứ trường hợp nào. Thứ ba, Tỳ kheo không được sám hối với Tỳ Kheo Ni, nhưng Tỳ Kheo Ni phải sám hối với Tỳ Kheo (nghĩa là Tỳ Kheo Ni không được làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo, nhưng Tỳ Kheo có thể làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo Ni). Thứ tư, một vị Thức Xoa Ma Na phải được cả Tăng đoàn và Ni đoàn thừa nhận vào giáo đoàn thì mới gọi là hợp pháp. Thứ năm, mỗi nửa tháng phải hỏi Tăng đoàn của các Tỳ Kheo chừng nào có lễ Phát Lồ (sám hối điều sái phạm) và giờ nào các Ngài đến họp. Thứ sáu, Thỉnh Tỳ kheo thuyết pháp. Thứ bảy, không bao giờ an cư kiết hạ nơi nào không có các vị Tăng. Thứ tám, sau kỳ an cư kiết hạ, mỗi Tỳ Kheo Ni phải hành lễ Tự Tứ (báo cáo và sám hối) và chánh thức xuất Hạ trước mặt chư Tăng. Tỳ Kheo Ni phải kiểm thảo xem trong ba điểm thấy, nghe, và hoài nghi, coi mình có phạm phải điều nào chăng. Trong một vài kinh khác, kính giáo thứ sáu được thay thế: “Một vị Tỳ Kheo Ni khi đã phạm tội, phải chịu hình phạt trước cả hai Giáo Hội Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni”—In the

Anguttara Nikaya Sutta, Venerable Ananda told Maha Pajapati Gotami about the eight commands laid down by the Buddha, given to a nun before letting her entering the Bhiksuni Order: First, even though a hundred years’ standing by the higher ordination , a nun must always pay respect to a monk, no matter how young he is, offer her seat to him, reverence him, and perform all proper duties towards him though he has just received the Higher Ordination on that very day. Second, never scold (revile, rebuke, or abuse) a monk on no account. Third, Bhiksunis (she could never accuse or speak of a monk’s misdeeds) should not give admonition to Bhiksus, but Bhiksus should admonish Bhiksunis (he may speak of her misdeeds). Fourth, at Bhiksus’ hands obtain reception into the order. A female probationer (sikkhamana), who is trained in the six commandments for two years, should receive both the Higher Ordination from the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis. Fifth, every fortnight a Bhiksuni should ask from the Order of Bhiksus the time when the Bhiksus assemble to recite their fundamental rules (uposatha), and when a Bhiksu would come to admonish them. Sixth, ask the fraternity for a monk as preceptor. Seventh, a Bhikkhuni should never spend a retreat (vassa) in a place where there is no Bhikkhu. Eighth, after the summer retreat, the ceremony of formal termination of the rainy season (pavarana) should be held by a Bhiksuni in the presence of Bhiksus. She must report and ask for a responsible confessor. A Bhikkhuni examine to see if she has ever committed any of the three ways, seeing, hearing, or suspicion. In some other sutras, number 6 is replaced by “A Bhikkhuni who committed a major offence should undergo punishment (manatta) in the presence of the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.” Bát Kính Pháp: Eight unsurpassed rules of a nun—Bát Kính Giới—See Bát Kính Giáo. Bát Kỉnh Pháp: Eight unsurpassed rules of a nun—Tám điều tôn kính của một tỳ kheo ni—See Bát Kính Giáo.

Bát La: See Ba La.

Bát La Da Già: Prayaga (skt)—Vùng đất mà bây giờ là Allahabad—Now Allahabad. Bát La Để Dã: Pratyaya (skt)—Duyên hay nhân gây ra do hoàn cảnh bên ngoài—A concurrent or environment cause—See Duyên.

Bat La Ma Bồ Đề: Param-bodhi (skt)—Giác ngộ bồ đề hay giác ngộ tối thượng—Supreme enlightenment.

Bát La Nhã: Prajna (skt)—See Bát Nhã. Bát La Nhĩ: Parama (skt)—Tối thượng—Highest, supreme, first.

Bát La Tát Tha: Prastha (skt)—Một đơn vị đo lường dịch ra tiếng Hoa là “cân”—A weight, translated as pound in Chinese.

Bát La Xa Khư: Prasaka (skt)—Prasakha (skt)— Giai đoạn thứ năm trong quá trình hình thành của thai nhi, trong giai đoạn nầy chân tay được hình thành—The fifth stage of the fetus, the limbs being formed.

Bát Lạc: Eight pleasures—Tám cái vui thú.

Bát Lan Sa Phược La Đại Đà La Ni:

Parnasavari-dharani (skt)—Một bộ kinh trong Mật giáo—Name of the sutra of Tantrism. Bát Lạt Ca La: Prakarana (skt)—A section or chapter of a sutra—Chương của bộ kinh. Bát Lạt Đặc Kỳ Nã: Padakkhina (p)—Pradaksina (skt)—See Bát Lạt Đặc Kỳ Noa.

Bát Lạt Đặc Kỳ Noa: Padakkhina (p)— Pradaksina (skt)—Đi nhiễu vòng quanh—Going around—Âm Hán Việt của một thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ “Đi nhiễu vòng quanh.” Đi nhiễu vòng tròn về hướng phải của bậc tôn kính. Đây là một trong những sinh hoạt về việc làm phước đức khắp thế giới Phật giáo, phổ cập cả trong sinh hoạt tự viện lẫn ngoài đời sống tại gia. Lối đi nhiễu để đảnh lễ có nhiều hình thức khác nhau, nhưng sự thực hành chính yếu vẫn là đi bộ vòng quanh một thánh địa theo chiều kim đồng hồ (tay phải luôn nằm về phía tôn tượng). Một ngoại lệ với người Tây Tạng không phải là Phật tử, mà theo truyền thống cổ Tây tạng (Bon-Po), thì họ đi ngược chiều kim đồng hồ. Lý do có lẽ do họ tin vòng theo chiều kim đồng hồ đối với lễ là bất tịnh—A Sanskrit term for “Circumambulation.” Circumambulation with the right shoulder towards the object of homage. This is one of the most common merit-making activities throughout the Buddhist world, popular among both monastics and laypeople. It takes different forms, but its central practice is walking a circular route around a holy place in a clockwise direction, an exception to this is the non-Buddhist Tibetan Bon Po tradition, whose members circumambulate in a counter-clockwise. The probable reason for the clockwise orientation for Buddhists is the Indian notion that the left hand is ritually impure. Bát Lạt Để Yết Lạn Đa: Pratikranta (skt)—Đi theo thứ tự—Following in order, or by degrees. Bát Lạt Ê Già Phật Đà: Pratyeka-buddha (skt)— Cause-awakened one—See Duyên Giác. Bát Lạt Ế Già Phật Đà: Pratyeka-buddha (skt)— Cause-awakened one—See Duyên Giác. Bát Lạt Mật Đế: Paramiti (skt)—Pramiti (skt)— See Cực Lương.

Bát Lợi Phạt La Cú Ca: Parivrajaka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, Bát Lợi Phạt La Cú Ca là một tông phái thờ Ma Hê Thủ La Thiên, mặc quần áo màu đất đỏ, đầu cạo gần hết chỉ chừa lại một chóp trên đỉnh đầu—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Parivrajaka is a sivaitic sect, worshippers of Mahesvara, who wear clothes of the colour of red soil and leave a little hair about the crown of the head, shaving off the rest.

Bát Lộ La: Polulo (skt)—Có lẽ là vùng Baltistan—Perhaps Baltistan.

Bát Lộ Nhi: Bolor (skt)—Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển, Bát Lộ Nhi, tên của một vương quốc nằm về phía bắc của dòng Ấn Hà, đông nam của Pamir, có rất nhiều khoáng sản, nơi nầy khác với

Bolor ở vùng Tikhara—According to The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bolor, a kingdom north of the Indus, south-east of the Pamir, rich in minerals; it is to be distinguished from Bolor in Tukhara.

Bát Lộc Ca: Baluka (skt)—Tên của một xứ cổ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch. Dưới thời nhà Hán Bát Lộc Ca cũng được biết đến như là vương quốc Kumo, bao gồm các xứ Paicheng và Aksu thuộc vùng tự trị Tân Cương Uighur—Name of a small ancient country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D. It was also known as the kingdom of Kumo during the Han dynasty, including the present Paicheng and Aksu countries in Sinkiang Uighur autonomous region.

Bát Luân: Eight-spoke wheel—Implies the eight noble paths—See Bát Chánh Đạo. Bát Lượng Bán Cân: Bên tám lạng, bên nửa cân, chỉ cho sức mạnh bằng nhau—Of equal strength. Bat Lý Tát La Phạt Nã: Parisravana (skt)—Túi hay miếng vải lọc nước, để cứu những sinh vật nhỏ, đây là một trong tám món cần dùng của một nhà sư—A filtering bag, or cloth, for straining water to save the lives of insects, part of the equipment of a monk—See Tám Món Cần Dùng

Của Phật.

Bát Lý Thể Phệ: Prthivi (skt)—Kiên mâu địa thần—Đất—Earth-devi—Earth spirit—Land Deities—Địa thần—Địa Thiên—Một trong bốn vị Chấp kim cang thần trong Kim Cang giới—The earth-deva, one of the four with thunderbolts in the Vajradhatu group.

Bát Ma: Tám loại ma—The eight Maras or destroyers.

  1. Tám loại ma: phiền não ma, ngũ ấm ma, tử ma, tha hóa tự tại thiên ma, vô thường ma, vô lạc ma, vô ngã ma, và vô tịnh ma—The eight Maras or destroyers: mara of the passions, skandha-maras, death-mara, mara-king, mara of Impermanence, mara of Joylessness, mara of Impersonality, and mara of Impurity.
  2. Tám loại ma khác: phiền mão ma, thiện tri thức ma, Bồ đề tâm ma, tam muội ma, tha hóa tự tại thiên ma, tử ma, thiên ma, và âm ma— The eight different maras or destroyers: mara of the passions, mara of good-knowing advisor, mara of wishing to attain Bodhicitta, mara of wishing to achieve Samadhi, maraking, mara of death, deva-king mara, and mara of the hell or of the underworld.

Bát Ma La Ca: Padmaraga (skt)—Màu sen đỏ hay hồng ngọc—Lotus-hued, a ruby.

Bát Mạn: Tám loại kiêu mạn: như mạn, mạn mạn, bất như mạn, tăng thượng mạn, ngã mạn, tà mạn, kiêu mạn, và đại mạn—The eight kinds of pride, mana, arrogance or self-conceit: though inferior (to think oneself equal to others in religion), to think oneself superior among manifest superiors, to think oneself not so much inferior among manifest superiors, to think one has attained more than is the fact, self-superiority or self-sufficiency, pride in false views or doings, arrogance, and extreme arrogance.

Bát Mê: Tám thứ mê: sinh, diệt, khứ, lai, nhứt, dị, đoạn, thường—The eight misleadings: birth, death, past, future, identity, difference, annihilation, and perpetuity or eternity.

Bát Mi: Vén lông mày, cách thị cơ trong nhà Thiền, động thái ứng cơ của Thiền Tăng.

Bát Môn: Tám pháp môn hay tám lý luận khôn ngoan trong lý luận Phật giáo: năng lập môn (có thể lập lên được), năng phá môn (có thể phá bỏ đi được), tự năng lập môn (tựa như lập lên được), tự năng phá môn (tựa như phá được), hiện lượng môn (lượng hiện thật), tỷ lượng môn, tự hiện lượng môn, và tự tỷ lượng môn—Eight kinds of syllogisms in Buddhist logic: a valid proposition, an invalid proposition, doubtful or seemingly valid but faulty, seemingly invalid, and assailable, manifest or evidential, inferential, seemingly evidential, and seemingly inferential.

Bát Nan: Eight adversities—Tám điều khó gặp hay nghe được Phật pháp—Tám điều kiện trong đó khó gặp Phật, khó gặp chư Bồ Tát, cũng như khó được nghe Phật pháp: tái sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, bắc cu lô châu (nơi đời sống quá sung sướng nên chúng sanh không còn muốn tu tập giáo pháp), tái sanh vào cõi trời trường thọ (nơi chúng sanh không muốn tu tập giáo pháp), tái sanh làm chúng sanh khiếm khuyết các căn, tái sanh làm người thông minh và có giáo dục cao trong cõi phàm trần, và tái sanh vào thời kỳ chuyển tiếp giữa Phật Tổ và Phật vị lai—The eight conditions under which it is difficult to meet Buddhas and Bodhisattvas or hear the Dharma: rebirth in the hells, rebirth as a hungry ghosts, rebirth as an animal, rebirth in Uttarakuru (where life is so pleasant that people have no motivation to practice the Dharma), rebirth in any long-life heaven (where one is not motivated to seek the Dharma), rebirth with impaired faculties, rebirth as an intelligent, educated person in the mundane sense, rebirth in the intermediate period between a Buddha and his successor.

Bát Nan Xứ: Astaksanah (skt)—Eight places of difficulty—Eight Inopportune situations—Tám hoàn cảnh không may mắn: chấp giữ tà kiến, sanh ra trong vùng đất man rợ, không được sanh ra trong xứ Phật giáo, sanh ra không đủ các căn, sanh vào các cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh, và cõi trời (vì chúng sanh trong cõi trời chỉ lo hưởng phước chứ không tu hành được)—Eight places of difficulty: holding wrong views, being born in a barbaric land, not being born in a Buddhist country, not having all senses, being born in hell realm, being born in hungry ghost realm, being born in animal realm, and being born in god realm. Bát Nạn: Eight adversities—Eight misfortunes— See Bát Nan.

Bát Nê Hoàn: Parinirvana (skt)—Yongs su mya ngan las das pa (tib)—Nhập Niết Bàn—To pass (enter) into Nirvana.

Bát Ngũ Tam Nhị: The four characteristics of the Dharmalaksana sect.

  1. Bát thức: Eight consciousnesses—See Bát Thức.
  2. Ngũ pháp: Five dharmas—See Lý Trí Ngũ Pháp, Sự Lý Ngũ Pháp và Tướng Danh Ngũ Pháp.
  3. Tam Tướng: Three Characteristics—See Tam Tướng Hiện Tượng.
  4. Nhị vô ngã: Two kinds of non-self—See Nhị Vô Ngã.

Bát Nhã: Prajna (skt)—Panna (p)—She rab

(tib)—Hannya (jap)—Bát Lại Nhã—Ban Nhã— Bát La Nhã—Bát Thích Nhã—Bát La Tích Nang—Ba Lại Nhã—Bát Thận Nang—Ba La

Nang—Discernment—Insight—Real wisdom—

Transcendental knowledge—Understanding—

Wisdom—Bát Nhã là âm của thuật ngữ Prajna từ Phạn ngữ có nghĩa là trí tuệ (ý thức hay trí năng). Có ba loại bát nhã: thật tướng, quán chiếu và văn tự. Bát Nhã còn có nghĩa là thực lực nhận thức rõ ràng sự vật và những nguyên tắc căn bản của chúng cũng như xác quyết những gì còn nghi ngờ. Bát Nhã có nghĩa là cái biết siêu việt. Bát Nhã Ba La Mật Kinh diễn tả chữ “Bát Nhã” là đệ nhất trí tuệ trong hết thảy trí tuệ, không gì cao hơn, không gì so sánh bằng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng). Có ba loại Bát Nhã: Thực tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhã, và Phương tiện Bát Nhã. Thực tướng bát nhã là trí huệ đạt được khi đã đáo bỉ ngạn. Quán chiếu bát nhã là phần hai của trí huệ Bát Nhã. Đây là trí huệ cần thiết khi thật sự đáo bỉ ngạn. Phương tiện Bát Nhã hay văn tự Bát nhã. Đây là loại trí huệ hiểu biết chư pháp giả tạm và luôn thay đổi. Đây là trí huệ cần thiết đưa đến ý hướng “Đáo Bỉ Ngạn”—Prajna is a Sanskrit term which means wisdom. There are three kinds of prajna: real mark prajna, contemplative prajna, and literary prajna. Prajna also means the real power to discern things and their underlying principles and to decide the doubtful. Prajna means a transcendental knowledge. The Prajna-paramitasutra describes “prajna” as supreme, highest, incomparable, unequalled, unsurpassed. There are three prajnas or perfect enlightements: The first part of the prajnaparamita. The wisdom achieved once crossed the shore. The second part of the prajnaparamita. The necessary wisdom for actual crossing the shore of births and deaths. The wisdom of knowing things in their temporary and changing condition. The necessary wisdom for vowing to cross the shore of births and deaths. Bát Nhã Ba La Mật: Prajnaparamita (skt)—Trí huệ thù thắng—Enlightened wisdom—Bát Nhã Ba La Mật có nghĩa là quán sát tất cả chư pháp như thật. Trí tuệ khiến chúng sanh có khả năng đáo bỉ ngạn. Trí tuệ giải thoát là ba la mật cao nhất trong lục ba la mật, là phương tiện chánh để đạt tới niết bàn. Nó bao trùm sự thấy biết tất cả những huyễn hoặc của thế gian vạn hữu, nó phá tan bóng tối của si mê, tà kiến và sai lạc—Transcendental wisdom means observing all things as they truly are. The wisdom which enables one to reach the other shore, i.e. wisdom for salvation; the highest of the six paramitas, the virtue of wisdom as the principal means of attaining nirvana. It connotes a knowledge of the illusory character of everything earthly, and destroys error, ignorance, prejudice, and heresy.

Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát: Aryaprajnaparamita (skt)—Prajna Paramita Bodhisattva.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: MahaPrajnaparamita-Hridaya Sutra (skt)— Prajnaparamita-sutra (skt)—Maka-hannyaharamita-shingyo (jap)—Heart-Sutra—See Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Bát Nhã Ba La Mật Kinh: See Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Bát Nhã Bồ Tát: Prajna-Bodhisattva (skt)—Trí Tuệ Kim Cang Bồ Tát—Vị Trung Tôn có hình dáng giống như thiên nữ trong Thai tạng Giới— Wisdom bodhisattva as a female bodhisattva in the Garbhadhatu group. Bát Nhã Cổ: Trống bát nhã—Prajna drum. Bát Nhã Cúc Đa: Prajnagupta (skt)—Một vị sư thuộc trường phái Tiểu Thừa, người Nam Ấn, ông đã viết những bài chống lại trường phái Đại Thừa—A Hinayana monk of southern India, who wrote against the Mahayana. Bát Nhã Đa La (?-457): Prajnadhara (skt)—Bát Nhã Đa La là tổ thứ 27 của Thiền Tông Ấn Độ, quê miền đông Ấn, ngài là thầy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Prajnatara, the 27th patriarch in India, native of eastern India, who laboured in southern India and consumed himself by the fire of transformation, 457 A.D., teacher of

Bodhidharma.

Bát Nhã Đăng Luận:Prajna-pradipa (skt)—Bộ luận về ngọn đèn Bát Nhã, do ngài Thanh Biện soạn—Treatise on the Prajna Lamp, written by Bhavaviveka.

Bát Nhã Đăng Luận Thích: Prajna-dipa-sastrakarika (skt)—Prajna-pradipatika (skt)—Bộ sách giải thích về ngọn đèn Bát Nhã, được soạn bởi Quan Âm Cấm, đệ tử của ngài Thanh Biện— Interpretation of the Treatise on the Prajna Lamp, written by Avalokitavrata, a disciple of Bhavaviveka.

Bát Nhã Đầu: Vị sư đặc trách về việc giảng hay dịch kinh Bát Nhã—The monk in charge of the Prajna-sutra.

Bát Nhã Độ: Prajna-paramita (skt)—Ser chin

(tib)—Enlightened wisdom—Perfection of Knowledge—Perfection of wisdom—Real wisdom—Supreme wisdom—Wisdom leading to the shore of enlightenment—Tiếng Bát Nhã Độ— Trí Độ—Trí tuệ Ba La Mật—Trí huệ Ba la mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đoạn trừ tận gốc rễ bóng tối của si mê. Trong các phiền não căn bản thì si mê là thứ phiên não có gốc rễ mạnh nhất. Một khi gốc rễ của si mê bị bật tung thì các loại phiền não khác như tham, sân, chấp trước, mạn, nghi, tà kiến, đều dễ bị bật gốc. Nhờ có trí huệ Ba La Mật mà chúng ta có khả năng dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh si mê—The prajna-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we eradicate the darkness of ignorance. Among the basic desires and passions, ignorance has the deepest roots. When these roots are loosened, all other desires and passions, greed, anger, attachment, arrogance, doubt, and wrong views are also uprooted. The prajna wisdom which enables one to reach the other shore, i.e. wisdom for salvation.

Bát Nhã Đường: Hannya-do (jap)—Prajna Hall— See Thiền Đường.

Bát Nhã Hạnh: Prajna conduct—See Hạnh Bát Nhã.

Bát Nhã Lực: Prajna force of purpose—Power paramita—See Lực Ba La Mật. Bát Nhã Lưu Chi: Parajnaruci (skt)—Trí Hy— Tên của một nhà sư Ấn Độ. Vào năm 516, thời Bắc Ngụy, Sư đến Trung Hoa, tại đây Sư đã dịch bộ Giải Thoát Luật Kinh—Name of an Indian monk. In 516, during the Northern Wei Dynasty (386-534), he came to China, here he translated the Moksha Sutra.

Bát Nhã Lý Thú Kinh: Prajna-paramitanayasatapanca-satika (skt)—Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Địa Kinh—Sutra on Great joy Diamond of True Non-emptiness Samadhi.

Bát Nhã Phật Mẫu: Trí tuệ giải thoát hay Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của chư Phật—Wisdom for salvation, through wisdom is the mother or source of all Buddhas.

Bát Nhã Phong: Ngọn đao trí tuệ có khả năng cắt đứt phiền não và ác nghiệp—The spear of wisdom, which is able to cut off illusion and evil. Bát Nhã Phương Tiện Quyết Định Thành

Tựu Pháp: Prajna-paya-viniscaya-siddhi (skt)— Bát Nhã Phương Tiện Quyết Định Thành Tựu Pháp, được soạn bởi ngài Anangavajra, con vua Gopala—Prjana skills in means that determine the accomplishment, written by Anangavajra, son of Gopala.

Bát Nhã Quán Chiếu: Một trong ba loại Bát Nhã, dùng trí huệ Phật pháp để xem xét, nhận thức mọi sự việc. Lấy trí tuệ quán chiếu cái lý thực tướng hay nhờ thiền quán mà giác ngộ được chân lý— One of the three kinds of Prajna, the prajna or wisdom of meditative enlightenment on reality— See Tam Trí.

Bát Nhã Quán Đảnh: Prajna-abhisheka (skt)— Wisdom initiation—Wisdom-knowledge initiation.

Bát Nhã Tâm Kinh: Hannya-Shingyo (jap)—

Heart Sutra—The Prajnaparamita Hridaya Sutra— Sutra of the Prajnaparamita—Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—Một trong những bộ kinh ngắn nhất trong kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Tên đầy đủ là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Có lẽ là bộ kinh phổ thông nhất trên thế giới ngày nay.

Tâm Kinh giảng giải nghĩa lý của Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ba La Mật về Trí Tuệ làm cho người ta nhận biết rõ ràng về tánh không của bản ngã và vạn hữu. Tâm kinh là tâm của Bát Nhã Ba La Mật; nó là tâm của gia đình bộ kinh “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.” Theo Thiền Sư Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang trong bộ Thiền Luận, Tập III, một cách phiến diện, cái làm cho chúng ta ngạc nhiên nhất khi theo đuổi ý tưởng trong Bát Nhã Tâm Kinh là hầu như chẳng tìm thấy gì trong đó, ngoài một chuỗi những phủ định, và cái được hiểu như là Tánh Không chỉ là thuyết đoạn diệt thuần túy chỉ nhằm làm giảm mọi thứ xuống vào cái không. Kết luận sẽ là Bát Nhã hay tu tập theo kinh Bát Nhã chỉ nhằm phủ nhận vạn hữu… Và cuối cùng thì tất cả những phủ nhận này chẳng đưa đến tri thức mà cũng không đạt được bất cứ thứ gì cả. Đạt được cái gì có nghĩa là ý thức và chấp trước đối với một sự hiểu biết có được từ kết quả của lý luận tương đãi. Do không có sở đắc nào theo bản chất này, tâm thức được hoàn toàn giải thoát khỏi tất cả mọi chướng ngại, vốn dĩ là những sai lầm và lẫn lộn khởi lên từ sự hoạt động của trí năng, và cũng giải thoát khỏi những chướng ngại bắt rễ trong ý thức hành động và tình cảm của chúng ta, như những sợ hãi và lo âu, những vui và buồn, những từ bỏ và say đắm. Khi chứng ngộ được điều này, là đạt đến Niết Bàn. Niết Bàn và giác ngộ là một. Như thế từ Bát Nhã Ba La Mật Đa chư Phật quá khứ, hiện tại, và vị lai khởi hiện. Bát Nhã Ba La Mật Đa là mẹ của Phật quả và Bồ Tát quả, đó là điều luôn được nhắc đi nhắc lại cho chúng ta trong văn học Bát Nhã Ba La Mật—One of the smallest sutras, contained in the Vast Prajnaparamita. The full title of this sutra is “Heart of Prajna Paramita Sutra.” Probably the most popular sutra in the world today. The Heart Sutra explains the meaning of “Prajna Paramita,” the perfection of wisdom that enables one to perceive clearly the emptiness of self and of all phenomena. The Heart Sutra is the heart of the perfection of wisdom; it is also the heart of the entire family of “Prajna Paramita Sutras.” According to Zen Master D. T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Volume III, what superficially strikes us most while persuing the text of the Hridaya or Heart Sutra of the Prajnaparamita is that it is almost nothing else but a series of negations, and that what is known as Emptiness is pure negativism which ultimately reduces all things into nothingness. The conclusion will then be that the Prajnaparamita or rather its practice consists in negating all things… And at the end of all these negations, there is neither knowledge nor attainment of any sort. Attainment means to be conscious of and be attached to an understanding which is the result of relative reasoning. As there is no attainment of this nature, the mind is entirely free from all obstructions, that is, errors and confusions which arise from intellectualization, and also from the obstruction that are rooted in our cognitive and affective consciousness, such as fears and worries, joys and sorrows, abandonments, and infatuations. When this is realized, Nirvana is reached. Nirvana and enlightenment are one. Thus from the

Prajnaparamita arise all the Buddhas of the past, present, and future. The Prajnaparamita is the mother of Buddhahood and Bodhisattvahood, which is reiterated throughout the Prajnaparamita literature.

Bát Nhã Thang: Prajna Soup—Canh trí tuệ, tên của một loại rượu—The soup of wisdom, a name for wine.

Bát Nhã Thời: Prajnaparamita or Lotus period— Thời kỳ Bát Nhã hay Liên Hoa—Một trong năm thời giáo thuyết của Đức Phật. Thời Bát Nhã chủ yếu giảng Viên giáo nhưng còn liên hệ Thông giáo và Biệt giáo. Do đó nó chưa hoàn toàn viên mãn. Trong 22 năm của thời kỳ nầy, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp Đại Thừa ở cấp cao hơn và bác bỏ sự luyến chấp Tiểu Đại của các hàng đệ tử. Đức Phật đã giảng về tính hư không trong Kinh Bát Nhã—One of the five periods of the Buddha’s teachings. The period of Prajnaparamita-Sutra or Lotus-Sutra. The Time of Wisdom mainly teaches the Round Doctrine and yet is linked with the Common and Distinct Doctrines. Therefore, it is not quite perfect or complete. This phase lasted twenty-two years, in which the Buddha expounded a higher level of provisional Mahayana and refuted his disciples’ attachment to the distinction between Theravada and Mahayana by teaching the doctrine non-substantiality or emptiness. He taught the teachings of shunyata in the

Prajnaparamita-sutra.

Bát Nhã Thuyền: Thuyền Bát Nhã hay thuyền trí tuệ chở chúng sanh vượt qua biển sanh tử sang bờ niết bàn—The boat of wisdom, the means of attaining nirvana.

Bát Nhân Địa: Astamaka-bhumi (skt)—Bát Địa— See Đệ Bát Địa.

Bát Nhẫn: Eight ksanti—Eight tolerances—Tám kiên nhẫn—Tám loại nhẫn nhục hay sức nhẫn nhục trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Bát nhẫn được dùng để đoạn trừ kiến hoặc trong tam giới và đạt đến tám loại trí huệ Bát Nhã—The eight ksanti or powers of patient endurance, in the desire realm and the two realms above it. The eight powers of endurance are used to cease false or perplexed views in trailokya and acquire eight kinds of prajna or wisdom

  1. Tứ pháp nhẫn trong cõi Dục Giới: khổ pháp nhẫn, tập pháp nhẫn diệt pháp nhẫn, đạo pháp nhẫn—The four axioms or truth in the sense of desire: endurance or patience of suffering, endurance or patience of the cause of suffering, endurance or patience of the elimination of suffering, and endurance or patience of cultivation of the Path of elimination of suffering.
  2. Tứ Loại Nhẫn trong cõi Vô Sắc Giới: Trong hai cõi sắc giới và vô sắc giới thì Tứ Pháp Nhẫn được gọi là Tứ Loại Nhẫn—In the realm of form and formless, the above four axioms are called Four Kinds of Endurance (same as in A).

Bát Nhẫn Địa: Eight places for ksanti—Eight places for tolerances—Tám chỗ kiên nhẫn—See Bát Nhẫn.

Bát Niệm: Tám niệm giúp hành giả chống lại ma quân và những cám dỗ xấu ác trong lúc hành thiền: niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả (niệm thí), niệm Thiên, niệm tức (niệm hơi thở), và niệm tử (niệm về cái chết)— Eight lines of thought for resisting Mara-attacks and evil-promptings during the meditation: thought of the Buddha, thought of the Law, thought of the fraternity, thought of the commandments, thought of almsgiving, thought of Devas, thought of the breathing, and thought of the death. Bát Niệm Pháp: Eight patterns of mindfulness— See Bát Niệm.

Bát Niết Bàn: Parinirvana (skt)—Yongs su mya ngan las das pa (tib)—Nhập Niết Bàn—To pass (enter) into Nirvana.

Bát Nột Đắc Ca Vương: Padmantaka (skt)—Mã

Đầu Minh Vương—The horse-head

Dharmapala—See Mã Đầu Quan Âm.

Bát Phạm Âm: Eight qualities of the Buddha’s tones—Bát Công Đức Âm—Tám phẩm chất cao tuyệt của tiếng nói của Phật: vui vẻ, nhu nhuyễn, hòa điệu, trang nghiêm và khôn khéo, đầy nam tính, không lầm lỗi, vang xa sang sảng, và không dứt—Eight superior qualities of the voice of the Buddha: pleasant, soft, harmonious, dignified and wise, masculine, unerring, deep and far reaching, and inexhaustible.

Bát Pháp: Tám pháp, vật hay phương pháp—The eight dharmas, things or methods: (I) Bát Phong: Eight winds—See Bát Phong.

(II) Tám Pháp môn cần thiết: giáo, lý, trí, đoạn, hành, lập, nhân, và quả—The eight essential things: instruction, doctrine, knowledge or wisdom attained through cultivation, cutting away delusion, practice of religious life, progressive status, producing, and the fruit of saintliness.

Bát Pháp Thành Tựu: Eight perfections—Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Mười, có tám pháp thành tựu. Một là lợi ích chúng sanh không mong báo đáp. Hai là thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não. Ba là bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh. Bốn là lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật. Năm là những kinh chưa nghe, nghe không nghi. Sáu là không chống trái với hàng Thanh Văn. Bảy là thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình. Tám là thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi người, hằng nhứt tâm cầu các công đức— According to the Vimalakirti, Chapter Tenth, there are eight perfections: First, benevolence towards doubt and suspicion when hearing (the expounding of) sutras which he has not heard before. Sixth, abstention from opposition to the Sravaka Dharma. Seventh, abstention from discrimination in regard to donations and offerings received with no thought of self-profit in order to subdue his mind. Eighth, self-examination without contending with others. Thus, he should achieve singleness of mind bent on achieving all merits; these are the eight Dharmas.

Bát Pháp Thế Gian: The Eight Worldly Dharmas—See Bát Phong.

Bát Phạt Đa: Parvata (skt)—Tên của một vương quốc cổ hay một tỉnh vùng đông bắc Ấn Độ, 700 dậm về hướng đông bắc của Mulasthanapura, có lẽ bây giờ là vùng Futtihpoor giữa multan và Lahore—An ancient kingdom and province of Takka, 700 miles north-east of Mulasthanapura, perhaps the modern Futtihpoor between Multan and Lahore.

Bát Phệ Xa: Pravesa (skt)—Nhập—Entrance. Bát Phi Thời: Eight bad times—Tám lúc không tốt.

Bát Phiệt: Tám chiếc bè—The eight rafts—Bát Chánh Đạo.

Bát Phong: Attha-vayubheda (p)—

Astalokadharma (skt)—The eight kinds of wind or the eight winds.

(I) Tổng quan về Bát Phong—An overview of the eight winds: Còn gọi là Bát Pháp, hay Bát Thế Pháp. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám ngọn gió khuấy lên dục vọng, làm cản trở hành giả trên bước đường tu tập giác ngộ. Chúng còn được gọi là Bát Pháp Thế Gian vì chúng cứ theo nhau tiếp diễn khi thế giới còn tồn tại. Sự vừa ý khi vinh, khi được, và sự phẫn uất khi nhục khi thua. Sở dĩ gọi là “Bát Phong” vì chúng là tám ngọn gió làm ngăn trở sự phát triển của hành giả trên bước đường giác ngộ và giải thoát:

all living beings with no expectation of reward. Second, endurance of sufferings for all living beings dedicating all merits to them. Third, impartiality towards them with all humility free from pride and arrogance. Fourth, reverence to all

Bodhisattvas with the same devotion as to all

Buddhas (i.e. without discrimination between Bodhisattvas and Buddhas. Fifth, absence of đắc hay được lợi, suy hay thất hay bất đắc hay thua kém, dự hay vinh hay danh văn (tiếng tốt hay vinh dự), hủy hay nhục hay ác văn (tiếng nhơ hay sự hủy báng), xưng hay tán thán hay tiếng khen, cơ hay chê trách, khổ, và lạc. Bát phong thường được các Phật tử dùng để chỉ tám ảnh hưởng hay tám mối quan tâm của thế tục, phiến động lòng tham dục của con người và khiến người ta thành một nô lệ vĩnh viễn trong luân hồi—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the

Buddha, there are eight winds or influences (or worldly conditions) which fan the passions and prevent cultivators from advancing along the right path to enlightenment. They are also called the Eight Worldly States. They are so called because they continually succeed each other as long as the world persists; the approval that has the gain, etc., and the resentment that has the loss, etc. They are so called “Eight Winds” because they prevent people from advancing along the right path to enlightenment and liberation: advantage (gain, prosperity or benefit), loss (decline), fame (honor), bad (defame), praise or laudation, blame (disparagement or ridicule), sorrow (suffering or unsatisfying), and bliss (happiness, joy or pleasure). Eight worldly winds is a term widely used by Buddhists to denote the eight worldly influences or interests that fan the passion and thus drive one on forever as a slave in Samsara.

  1. Tám ngọn gió độc và thi sĩ Tô Đông Pha— Eight winds and Su Tung Po: Vào đời nhà

Tống có vị thi sĩ tên là Tô Đông pha, đã từng nghiên cứu Phật Pháp thâm sâu, nhưng công phu thiền định còn yếu kém. Tuy nhiên, ông cho rằng định lực của mình đã cao. Một hôm, nhân cảm hứng, ông cảm tác bài thơ: “Khể thủ thiên trung thiên. Hào quang chiếu đại thiên. Bát phong xuy bất động. Đoan tọa tử kim liên.” (Khấu đầu lạy chư thiên. Hào quang chiếu đại thiên. Tám gió lay chẳng động. Sen vàng ngồi ngay ngắn). Lúc đó, ông tự nghĩ rằng mình đã khai ngộ, nên muốn có sự ấn chứng của Thiền Sư Phật Ấn. Ông sai người qua sông mang bài kệ tới chùa Kim Sơn. Thiền sư xem qua liền đề bốn chữ: “Đánh giắm! Đánh giắm!” ngay trên bài kệ, rồi đưa cho thị giả mang về. Tô Đông Pha xem xong, lửa vô minh bốc cao ngùn ngụt. Ông giận dữ bảo: “Sao lại có chuyện nầy?” Đây là bài khai ngộ mà Thiền sư bảo là “Đánh giắm” nghĩa là làm sao? Nói xong, ông bèn qua sông tìm Thiền sư Phật Ấn để chất vấn. Khi đến chùa thì Thiền Sư Phật Ấn đã chờ sẵn và cười lớn: “Chào mừng Đại Học Sĩ họ Tô, bát phong không lay chuyển, nhưng lại bị cái đánh giắm đẩy qua sông tới đây! Xin chào!” Tô Đông Pha đang cơn giận dữ, nhưng nghe nói đến đó thấy có lý, nên nhìn nhận công phu của mình hãy còn non kém nên lễ tạ Thiền sư. Từ đó ông bỏ thói “Khẩu Đầu Thiền”. Thế mới biết, công phu thiền định không thể nói suông mà được—Eight winds and Su Tung Po—Tám ngọn gió độc và thi sĩ Tô Đông Pha: In the Sung Dynasty, a poet named Su Tung Po was adept in Buddhist study. Although his skill in Zen concentration was immature, he felt himself to be quite accomplished. One day, feeling exuberant and possessed by a sudden inspiration, he penned a verse: “I pay my respect to the chief of gods, Whose hairmark-light illumines the universe; The Eight Winds blow me not, as I meditate on this purple-golden lotus.” He thought he had already gained enlightenment, and he wanted this enlightenment certified by Zen Master Foyin. Thereupon, he sent his servant to Gold Mountain Monastery across the river from his home. The elderly Zen Master took a look at the verse the messenger handed him and wrote two words on the paper: “Fart! Fart!” and told the attendant to take the message back. Su Tung Po read the reply and blew up in a fit of anger. He thundered, “How dare you! This is my enlightenment testimonial; how dare you call it a fart?” He promptly rowed across the river to talk with the Zen Master. Unexpectedly, as soon as he reached the gate of Gold Mountain, Zen Master Foyin was waiting for him, to say “Oh, welcome! Welcome to the Great Adept Su Tung Po, one who is unmoved by the Eight Winds, but who let a couple of tiny farts blow him all the way across the river. Welcome!” The two were old friends and fellow cultivators, and they were in the habit of joking with each other. Su Tung Po’s vocanic anger, right on the verge of exploding, was cooled off completely by the truth Zen Master Foyin’s statement. All he could do was admit that his samadhi still lacked maturity and bow Master Foyin. He apologized for making a scene, and thereafter he avoided bragging. Zen skill is proven by practice, not by skill of mouth. If we do not practice what we preach, it does not count.

  1. Những lợi ích của thiền quán trong việc làm ngừng những ngọn gió này—The benefits of meditation in stopping these eight winds: Khi tám ngọn gió chướng này thổi lên, con người cảm thấy bị chúng xâu xé, chạy lại đầu này để trốn đầu kia. Nhưng khi tâm đứng yên trong trạng thái an định của thiền quán, nó có thể vững vàng như một quả núi, ngay cả khi phải chịu đựng đủ thứ ngược đãi. Theo Thiền Sư Thanh Sơn Tuấn Đồng trong quyển Chủng Tử Thiền, sanh, lão, bệnh, tử, cũng như phước và họa, được và mất, yêu và ghét, tất cả đều là những công cụ quan trọng để dệt nên tấm thảm nhân sinh. Một tấm thảm không thể chỉ được dệt với một màu duy nhất của hạnh phúc. Thời gian, không gian, và thời cơ, mọi thứ đều “chứa mọi màu sắc.” Đó là cách mà Tịnh Độ và Bỉ Ngạn hiển hiện. Trong thời Đức Phật có một vị đệ tử tại gia thường bỏ bê vợ để tu tập hay đi nghe Đức Phật thuyết pháp. Điều này khiến cho người vợ giận dữ. Bà vợ không những giận chồng mà còn giận luôn cả Đức Phật vì bà cho rằng Đức Phật đã dùng ma lực để cướp mất chồng mình. Một hôm, sau khi người chồng đi nghe pháp về trễ, bà vợ tìm đến la lối và chưởi rủa Đức Phật. Đức Phật chỉ yên lặng ngồi nghe mà không nói một lời. Các đệ tử khác cố đẩy người đàn bà ra, nhưng Đức Phật bảo họ đừng làm như vậy. Người đàn bà tiếp tục la lối và rồi bỏ đi khi đã mệt mỏi. Sau khi người đàn bà đã bỏ đi, Đức Phật bèn hỏi các đệ tử: “Nếu có ai đó đem cho các ông một món quà mà các ông thích, thì các ông sẽ làm gì?” Các đệ tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, chúng con sẽ nhận lãnh món quà ấy.” Đức Phật hỏi tiếp: “Nếu có ai đó đem tặng món quà mà các ông không thích thì các ông sẽ làm gì?” Các đệ tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, chúng con sẽ không nhận nó.” Đức Phật nói thêm: “Nếu các ông không nhận nó, thì món quà đó thuộc về ai?” Các đệ tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, nó vẫn thuộc về người chủ của nó.” Đức Phật tiếp: “Đó là việc của người đàn bà khi nãy. Bà ấy

đem tặng ta một món quà mà ta không thích, nên ta không nhận nó. Vậy thì món quà đó vẫn còn trong tay bà ta.” Như vậy nếu chúng ta không chạy theo những ngọn gió độc của thế gian như được, mất, danh, lợi, chê, khen, vui, buồn, vân vân, thì chúng sẽ không ảnh hưởng gì được với chúng ta cả—When these eight winds blow, men find themselves torn between them, they try to run to one end to flee the other. But when the mind is poised in the tranquil state of meditation, it can remain steadfast like a mountain, even when we are subjected to all kinds of abuse. According to Zen Master Shundo Aoyama in Zen Seeds, birth, old age, illness, and death, as well as happiness and misfortune, gain and loss, love and hate, all these are important tools for weaving the brocade of human life. A brocade cannot be woven with the single color of happiness. Given time, place, and occasion, everything “contains all colors.” It is in this way that the Pure Land, the Other Shore, is made manifest. The Buddha had a lay disciple who often neglected his wife in order to practice the Way or to go to listen to the Buddha’s teachings. This made his wife feel very angry. She was angry not only with her husband, but also with the Buddha. She believed that the Buddha was using some mystical power to steal her husband. One day, after her husband had come home late, she went to the Buddha and yelled at Him with very harsh words. The Buddha sat listening quietly without speaking a word. His disciples tried to push the woman away, but the Buddha instructed them not to do that. The woman continued to yell at the Buddha and then left when she was tired. After she left, the Buddha asked his disciples: “If someone offers you a gift that you like, what would you do?” The disciples replied: “Lord, we would accept it.” The Buddha asked again: “If someone offers you a gift that you do not like, what would you do?” The disciples replied: “Lord, we would not accept it.” The Buddha added: “If you did not accept it, what would become of it?” The disciples replied: “It would remain in the owner’s hands.” The Buddha continued: “Now just that has happened with the woman who was here. She offered me a disagreeable gift, and I did not accept it. So that gift is still in her hands.” Thus, if we do not go after these poisonous winds of gain, loss, fame, defamation, praise, ridicule, sorrow, and joy… there is no way they can impact us.

Bát Phong Suy Bất Động, Nhất Thi Đả Quá

Giang: Eight winds can hardly move a person (SuTung-Po) an inch, but a single puff of wind from the anus (of Zen master Fo-ying) can carry him away—Tô Đông Pha, một trong những ngôi sao văn học lớn làm sáng ngời thế giới văn hóa của nhà Tống, và cũng là một Phật tử mộ đạo. Ông có một người bạn rất thân tên là Phật Ấn, một Thiền sư rất lỗi lạc thời bấy giờ. Tự viện của Phật Ấn nằm trên bờ phía tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Tô Đông Pha trên bờ phía đông. Một hôm, Tô Đông Pha đến thăm Phật Ấn, và thấy Sư đi vắng, Tô Đông Pha ngồi trong thư phòng đợi Sư về. Đợi mãi phát chán, cuối cùng Tô Đông Pha bắt đầu nguệch ngoạc trên một tờ giấy mà ông thấy nằm trên bàn, những dòng chữ cuối cùng là: “Tô Đông Pha, người Phật tử vĩ đại mà dầu cho tám ngọn gió thổi cũng chẳng động được.” Sau khi đợi thêm một lát nữa Tô Đông Pha thấy mệt nên ra về. Khi Phật Ấn về, thấy bản văn của Tô Đông Pha trên bàn, Sư viết thêm giòng chữ như sau: “Nhảm nhí! Những gì ông vừa nói chả hơn gì một phát địch của ta!” và gửi đến cho Tô Đông Pha. Khi Tô Đông Pha đọc lời lăng nhục này, ông nổi trận lôi đình đến nỗi lấy ngay một chiếc thuyền sang sông, và vội vã đến tự viện. Nắm lấy tay Phật Ấn, Tô Đông Pha gầm lên: “Thầy có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Tôi há chẳng phải là một Phật tử mộ đạo chỉ để tâm đến Đạo không thôi hay sao? Quen biết tôi lâu như vậy mà không lẽ thầy lại mù quáng đến như vậy sao?” Phật Ấn lặng lẽ nhìn ông một lúc, đoạn mỉm cười chậm rãi nói: “Tô Đông Pha, người Phật tử vĩ đại mà dầu cho tám ngọn gió thổi cũng chẳng động được ông một tấc, thế mà giờ đây chỉ một phát đánh dắm cũng thổi ông bay qua đến tận bên bờ bên này sông!” Thiền được xem như là một nghệ thuật trong cái ý nghĩa để tự diễn tả, nó chỉ tuân theo những trực giác và nguồn cảm hứng của riêng nó, chứ không phải là những giáo điều và quy luật. Đôi khi nó cũng có vẻ nghiêm trọng và trang nghiêm, đôi khi lại tầm thường và vui vẻ, giản dị và xác thực, hoặc bí ẩn và quanh co. Khi những Thiền sư thuyết giảng không phải các ngài chỉ luôn luôn dạy bằng miệng, mà cả bằng tay chân, bằng những dấu hiệu biểu trưng, hay những hành động cụ thể. Các ngài đánh, hét, đẩy, và khi bị cật vấn các ngài bỏ chạy, hoặc chỉ ngậm miệng giả câm. Những trò khôi hài này không có chỗ đứng trong tu từ học, triết học hay tôn giáo, và chỉ có thể được diễn tả đúng nhất là “nghệ thuật Thiền”. Câu chuyện trên đây là một trong những phong cách của nghệ thuật Thiền mà Thiền sư Phật Ấn dùng để diễn tả cái phong cách và cơ trí Thiền—Su-Tung-Po, one of the greatest literary stars illuminating the cultural world during the Sung dynasty, was a devout Buddhist. he had a very close friend named Fo-ying, a very brilliant Zen master at that time. Fo-ying’s temple was on the west bank of the Yang-tse River, while SuTung-Po’s house stood on the east bank. One day, Su-Tung-Po paid a visit to Fo-ying and, finding himself absent, sat down in his study to await his return. becoming bored with waiting, he began at length to scribble on a sheet of paper that he found lying on the desk, the last words being: “Su-TungPo, the great Buddhist who cannot be moved, even by the combined forces of the Eight Worldly Winds.” After wating for a little longer, Su-TungPo got tired and left for home. When Fo-ying returned and saw Su-Tung-Po’s composition on the desk, he added the following line: “Rubbish! What you have said is no better than breaking wind!” and sent it to Su-Tung-Po. When Su-Tung-Po read this outrageous comment, he was so furious that he at once took a boat, crossed the river, and hurried to the temple again. Catching hold of Foying’s arm, he cried: “What right have you to denounce me in such language? Am I not a devout Buddhist who cares only for the Dharma? Are you so blind after knowing me for so long?” Fo-ying looked at him quietly for a moment, then smiled and said slowly: “Su-Tung-Po, the great Buddhist who claimed that the combined forces of the Eight Worldly Winds can hardly move him an inch, is now carried all the way to the other side of the Yang-tse River by just a single puff of wind from the anus!” Zen is considered as an art in the sense that, to express itself, it only follows its own intuition and inspirations, but not dogmas and rules. At times it appears to be very grave and solemn, at others trivial and gay, plain and direct, or enigmatic and round-about. When Zen masters preach they do not always do so with their mouths, but with their hands and legs, with symbolic signals, or with concrete action. They shout, strike, and push, and when questioned they sometimes run away, or simply keep their mouths shut and pretend to be dumb. Such antics have no place in rhetoric philosophy, or religion, and can be best described as “art”. The above story is one of the manners of Zen art that Zen master Fo-ying utilized to express Zen humour and wit. Bát Phủ Định: Eight negations—Bát Bất Trung Đạo.

Bát Phúc Điền: Eight blessing fields. (I) Tám ruộng phước điền: 1-5) kính điền (Phật điền, thánh nhân, hòa thượng, a xà lê, tăng), 6-7) ân điền (cha, mẹ), 8) bi điền (người bịnh)—The eight fields for cultivating blessedness: 1-5) reverence-field (Buddhas, arhats or saints, most venerable, asarya or teacher, monks and nuns in general (friars); 67) grace or gratitude fields (father, mother); 8) compassion-fields (the sick).

  1. Tám phước điền theo Kinh Phạm Võng: làm đường rộng giếng tốt, bắt cầu, tu sửa những đường xá nguy hiểm, hiếu dưỡng cha mẹ, hộ trì Tăng Già, chăm sóc người bệnh, giúp đở người lâm nạn tai ương, thương xót không sát hại súc sanh—Eight blessing fields according to the Brahma Net Sutra: to make wide roads and good wells, to build bridges across rivers and canals, to repair dangerous roads, to be dutiful to parents, to support monks, to tend the sick, to save and help people who are victims of disasters, and to love and not to kill animals.
  2. Tám ruộng phước điền khác: kính Phật, hộ pháp, trợ Tăng, hiếu kính cha mẹ, hộ trì người biết pháp, hoặc giả xem chư Tăng như những vị Thầy, thương xót và bố thí cho người nghèo, chăm sóc người bệnh, và không sát sanh hại vật—Eight other fields for cultivating blessedness: to revere the Buddha, to protect the Law, to support the Sangha, to be filial (pious) to one’s parents, to support and assist those who understand the Truth and consider the monks as teachers, to love and give alms to the poor, to tend the sick, and not to kill or harm animals.

Bát Phúc Sinh Xứ: Bát Thiện Sanh Xứ—Tám điều kiện tái sanh hạnh phúc khi chúng ta trì giữ ngũ giới thập thiện: tái sanh trong cõi người giàu sang phú quý, tái sanh trong cõi Tứ thiên vương, tái sanh trong cõi trời Đao lợi, tái sanh trong cõi trời Dạ ma, tái sanh trong cõi trời Đâu Suất, tái sanh trong cõi trời Hóa Lạc, tái sanh trong cõi trời Tha Hóa, và tái sanh trong cõi trời Phạm thiên— The eight happy conditions in which one may be reborn so that one can keep the five commandments and the ten good ways and bestows alms: reborn among rich and honorable men, reborn in the heavens of the four deva kings, reborn in the Indra heavens, reborn in the Suyama-heavens, reborn in the Tusita Heaven, reborn in the nirmanarati heaven (the fifth devaloka), reborn in the paranirmita-vasavartin (the sixth devaloka heaven), and reborn in the Brahma-heavens.

Bát Phương: Eight directions—Tám phương vũ trụ: đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc—Eight directions in the universe: east, west, south, north, southeast, southwest, northeast, northwest.

Bát Phương Hiền Thánh: Các vị hiền đức và chư thánh tám phương—Worthies and sages of the eight directions.

Bát Phương Thiên: Chư Thiên tám hướng—Tám cõi Trời và chư Thiên ở tám hướng: trời Đế Thích ở phương đông; trời Diệm Ma ở phương nam; trời Phọc Lỗ Na hay Thủy Thiên ở phương tây; trời Tỳ Sa Môn ở phương bắc; trời Hộ Ma hay Hỏa Thiên ở đông nam; trời Niết Lý Để và La sát Thiên ở tây nam; trời Y-Sá-Ni ở đông bắc; và trời Phọc Dũ và Phong Thiên ở tây bắc—Eight heavens and devas at the eight points of the compass: eEast with Indra or Sakra heaven; south with the Yama heaven; west with the Varuna or Water heaven; north with the Vaisramana or Pluto heaven; southeast with Homa or Fire heaven; southwest with Nirrti and Raksah heaven; northeast with Isana and Siva heaven; and northwest with the Vayu or wind heaven: Tây Bắc với Trời Phọc Dũ và Phong Thiên.

Bát Quan Trai: Astanga-samanvatgatopavasa

(skt)—Asthanga-sila (skt)—Atthanga-sila (p)— Hachikai (jap)—Tám giới đầu trong Thập Giới mà Đức Phật chế ra cho Phật tử tại gia cứ mỗi nửa tháng là phải giữ tám giới nầy trong 24 giờ. Ngày tu tám giới và ăn chay: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống những chất cay độc, không mang đồ trang sức và dầu thơm, không ca hát khiêu vũ, không nằm giường cao và không ăn sái giờ—The first eight of the ten commandments which the Buddha set forth for lay Buddhists to observe 24 hours every fornight. Fasting day in observing the eight precepts: not killing, not stealing, not having sexual intercourse, not telling lie, not drinking intoxicants, not wearing decoration and perfume, not singing and dancing, not sleeping in a raised bed and eating afternoon.

Bát Sắc Phan: Eight colored pennants—Eight pennons of various colours—Phướn tám sắc của Đức Phật A Di Đà, chỉ tám hướng trong không gian: phương Đông phướn trắng, Đông Nam phướn hồng, chính Nam phướn đen, Tây Nam phướn xám, phương Tây phướn đỏ, Tây Bắc phướn xanh, chánh Bắc phướn vàng, Đông Bắc phướn đỏ trắng—The Amitabha eight pennons of various colours, indicating the eight directions of space: white pennon in the East, pink pennon in the Southeast, black pennon in the South, gray pennon in the Southwest, red pennon in the West, blue pennon in the Northwest, yellow pennon in the North, and red and white pennon in the Northeast. Bát Sư: Eight teachers—Tám vị thầy giúp cho chúng ta quán sát những tội lỗi có thể tránh được và những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta: sát (kẻ sát nhân), đạo (kẻ cướp), dâm (kẻ tà dâm), vọng (kẻ láo khoét), ẩm tửu (kẻ say sưa), lão (người già cả), bệnh (người ốm đau), và tử (người chết—They help us contemplate avoidable sins and unavoidable things in our daily life: murder, the Robbery, the adultery, the lying, the drunkard, the aged, the sick, and the death. Bát Sự Tùy Thân: Eight possessions—Tám vật tùy thân của người tu: tam y, nhứt bát, ghế đẩu, đồ lọc nước, kim, chỉ, dao, và bàn chảy—The eight appurtenances of a monk or a nun: three garments, a bowl, a stool, a filter, a needle, thread, knife (chopper), and a brush. Bát Tà: Micchatta (p)—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có tám loại tà: tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, và tà định—According to the Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are eight wrong factors—Eight wrong paths—The Eight Wrongnesses: wrong views, wrong thinking, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration.

Bát Tà Đạo: Eight wrong paths—Tám thực hành theo tà đạo, đi ngược lại với Bát chánh đạo—The eight heterodox or improper practices, the opposite of the eight correct paths—See Bát Chánh Đạo.

Bát Tà Kiến: Tám loại tà kiến: Thứ nhất là ngã kiến, cho rằng có một cái ngã thường hằng. Thứ nhì là chúng sanh kiến, cho rằng chúng sanh không lập thành bởi ngũ uẩn. Thứ ba là thọ mệnh kiến, cho rằng định mệnh quyết định trường thọ hay yểu mệnh. Thứ tư là sĩ phu kiến hay tạo hóa kiến, cho rằng có một đấng tạo hóa. Thứ năm là thường kiến, cho rằng mọi sự mọi vật thường hằng. Thứ sáu là đoạn kiến, cho rằng mọi thứ đều đoạn diệt. Thứ bảy là hữu kiến, cho rằng chư pháp là hiện thực. Thứ tám là vô kiến, cho rằng chư pháp là không thực—The eight incorrect views: First, holding to the idea of the existence of a permanent ego. Second, holding to the idea of the five skandhas as not the constituents of the living. Third, holding to the idea of fate or determination of length of life. Fourth, holding to the idea of a creator. Fifth, holding to the idea of permanence. Sixth, holding to the idea of annihilation. Seventh, holding to the idea of the reality of things. Eighth, holding to the idea of unreality of all things.

Bát Tà Sự: See Bát Tà.

Bát Tam-Ma-Địa: Tám cách thiền định: Thứ nhất là quán thân bất tịnh để trừ dục vọng. Thứ nhì là làm lớn mạnh ý chí giải thoát bằng quán sự bất tịnh của vạn vật. Thứ ba là giải trừ dục vọng bằng quán những khía cạnh thanh tịnh của ngoại vật. Thứ tư là giải trừ vướng mắc bằng quán vô biên thức. Thứ năm là giải trừ chấp không bằng quán vô biên thức. Thứ sáu là giải trừ tri thức bằng quán vô ngã. Thứ bảy là giải trừ chấp vô ngã bằng quán vô tưởng. Thứ tám là giải trừ tất cả tư tưởng để trụ vào chỗ ngưng bặt hoàn toàn—Eight types of meditation for removing various attachments: First, meditate on the impurity of one’s body to remove passions. Second, meditate on the impurity of external objects to strengthen emancipation. Third, removing passions by meditating on pure aspects of external objects. Fourth, removing attachment to material objects by meditating on boundless consciousness. Fifth, removing attachment to void by meditating the boundless consciousness. Sixth, removing attachment to consciousness by meditating on nonexistence. Seventh, removing non-existence by meditating on the state of neither nor non-thought. Eighth, extinguishing all thoughts and perceptions and dwelling in the stage of total extinction. Bát Tàng: Tám loại cất chứa—Eight kinds of matrices.

Bát Tắc Mạc: Pasakamala (skt)—Tràng chuỗi— Dice-chain, i.e. a rosary.

Bát Tâm: Tám loại tâm: tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên—Eight minds: erroneous, correct, true, false, great, small, imperfect, and perfect.

Bát Tâm Pháp: See Bát Thức. Bát Tâm Siêu Thế: Eight kinds of Supermundane Mind—See Tám Tâm Siêu Thế. Bát Thánh: Tám bậc hiền thánh: Eight sages— Eight noble truths: See Bát Chánh Đạo.

Bát Thánh Đạo: Astangika-marga (skt)— Ashtangika-Magga (p)—The noble Eightfold Path—Eight sagely way shares—Bát Đạo Phần Thánh Thiện—Bát Thánh Đạo Phần—Tám con đường đúng—See Bát Chánh Đạo. Bát Thánh Đạo Phần: See Bát Thánh Đạo. Bát Thảo Chiêm Phong: Vén đám cỏ hoang tối tăm để chiêm vọng làn gió huyền diệu của Phật Tổ—To uproot the weeds of ignorance and look for the mystic Buddha-breeze.

Bát Thắng Pháp: See Bát Thắng Xứ. Bát Thắng Xứ: Tám giai đoạn chiến thắng trong thiền định nhằm giúp hành giả vượt thắng dục vọng và luyến chấp của thế giới giác quan. Theo Kinh Phúng Tụng và Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Trường Bộ Kinh, có tám thắng xứ: Thắng Xứ Thứ Nhứt, một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.” Thắng Xứ Thứ Nhì, một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.” Thắng Xứ Thứ Ba, một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.” Thắng Xứ Thứ Tư, một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.” Thắng Xứ Thứ Năm, một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như lụa Ba La Nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh. Như vậy vị nầy quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.” Thắng Xứ Thứ Sáu, giống như Thắng Xứ thứ 5. Thắng Xứ Thứ Bảy, giống như Thắng Xứ thứ 5. Thắng Xứ Thứ Tám, giống như Thắng Xứ thứ 5—The eight victorious stages or degrees in meditation for overcoming desire, or attchment to the world of sense. According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, and the Mahaparinibbana Sutta, there are eight stages of mastery: The first stage of mastery, perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them. The second stage of mastery, perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them. The third stage of mastery, not perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them. The fourth stage of mastery, not perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering them, one is aware that one knows and sees them. The fifth stage of mastery, not perceiving forms internally, one sees external forms that are blue colour, of blue lustre. Just as a flax flower which is blue, of blue colour, of blue lustre, or a Benares cloth smoothed on both sides that is blue colour, of blue lustre, so one perceives external forms that are blue colour, of blue lustre; and in mastering these, one is aware that one knows and sees them. The sixth stage of mastery, same as in the fifth stage of mastery, replace “blue” with “yellow,” and “Flax flower” with “Kannikara Flower.” The seventh stage of mastery, same as in the fifth stage of mastery, replace “blue” with “red,” and “Flax flower” with “Hibiscus flower.” The eighth stage of mastery, same as in the fifth stage of mastery, replace “bule” with “white,” and “Flax flower” with “Flax flower” with “morning-star Osadhi.” Bát Thần Biến: Tám sự biến đổi—Eight transformations.

Bát Thập Bát Kiến Hoặc: Tám mươi tám loại kiến hoặc hay các loại phiền não và cám dỗ khởi lên từ tà kiến —Eighty-eight deluded viewpoints, or perplexities or illusions and temptations arise from false views or theories.

  1. 32 Kiến hoặc trong dục giới—Thirty-two deluded views in the world of desire:

1-10) Mười kiến hoặc này hoạt động liên hệ tới Khổ đế. Đó là tham, sân, si, mạn, nghi, ngã kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, và giới cấm thủ kiến—All ten deluded views operate in relationship to the Truth of Suffering. They are: greed, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong view of self, one-sided view, deviant views, the view of being attached to views, view of grasping prohibitive precepts.

11-17) Bảy kiến hoặc hoạt động liên hệ tới Tập đế. Đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, kiến thủ, và tà kiến—Seven deluded views operate in relationship to the Truth of Accumulating. They are: greed, anger, delusion, arrogance, doubt, the view of being attached to views, and deviant views.

18-24) Bảy kiến hoặc hoạt động liên hệ tới Diệt đế: Seven deluded views operate in relationship to the Truth of Cessation. 25-32) Bảy kiến hoặc hoạt động liên hệ tới Diệt đế. Đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, kiến thủ, tà kiến, và giới cấm thủ—Eight deluded views operate in relationship to the Truth of the Path. They are: greed, anger, delusion, arrogance, doubt, the view of being attached to views, deviant views, and view of grasping prohibitive precepts.

  1. 28 kiến hoặc trong sắc giới—Twenty-eight deluded views in the world of form:

33-60) Trong sắc giới, những kiến hoặc hoạt động liên hệ tới Tứ Diệu Đế cũng giống như trong dục giới, ngoại trừ “sân hận” vì trước khi vào định, người ta phải loại trừ sân hận—In the world of form, the relationship of deluded views to the Four Noble Truths follows the same order as in the world of desire with the exception of “hatred” because hatred must be eliminated before one can enter samadhi in the world of form.

  1. 28 kiến hoặc trong vô sắc giới—Twenty-eight deluded views in the formless world:

61-88)Trong vô sắc giới, những kiến hoặc hoạt động liên hệ tới Tứ Diệu Đế cũng giống như trong dục giới, ngoại trừ “sân hận” vì trước khi vào định của cõi vô sắc giới, người ta phải loại trừ sân hận—In the formless world, the relationship of deluded views to the Four Noble Truths follows the same order as in the world of desire with the exception of “hatred” because hatred must be eliminated before one can enter samadhi in the formless world. Bát Thập Bát Sử: Tám mươi tám mối phiền não—Eighty-eight afflicted mental stages. Bát Thập Chủng Hảo: Anuvyajnana (skt)—Tám mươi tướng hảo của đức Phật—Eighty characteristic physiological marks. Bát Thập Hảo Tướng: See Bát Thập Chủng Hảo. Bát Thập Nhất Pháp: Tám mươi mốt pháp được thuyết trong Kinh Đại Bát Nhã: sắc, tâm, ngũ uẩn, ngũ căn, ngũ lực, thập nhị nhập, thập bát pháp giới, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, bát không, lục độ ba la mật, và tứ trí—Eighty-one divisions in the Maha-Prajna-Paramita Sutra: form, mind, five aggregates or skandhas, five faculties, five powers, twelve means of sensation (twelve entrances), eighteen realms, four noble truths, twelve links of cause and effect, eight sunya, six paramitas, four kinds of wisdom. Bát Thập Tụng Luật: Eighty vinaya recitations— Tám mươi luật tụng.

Bát Thập Tùy Hảo: See Bát Thập Chủng Hảo. Bát Thập Tùy Hảo Tướng: See Bát Thập Tùy Hình Hảo.

Bát Thập Tùy Hình Hảo: Eighty minor characteristics of the Buddha—Eighty minor marks of the Buddha—Eighty notable physical characteristics of the Buddha—Tám mươi tướng tốt của đức Phật.

Bát Thập Ức Kiếp: Tám tỷ kiếp—Eight billion eons.

Bát Thế Duyên: Eight worldly conditions— Eight worldly dharmas—Bát thế pháp—See Bát Phong. Bát Thế Pháp: Jik-ten-ch-gyi (tib)—Bát thế duyên—Eight worldly conditions—Eight worldly dharmas—See Bát Phong.

Bát Thế Phong: Eight worldly conditions—Eight worldly dharmas—Bát thế pháp—See Bát Phong. Bát Thí Sanh: Eight kinds of rebirth due to generosity—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám thí sanh. Thứ nhất, Tâm Nguyện của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Sát Đế Lợi, Bà La Môn Hay Gia Chủ Nhờ Sự Giữ Giới. Có người bố thí cho Sa Môn hay Bà La Môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị nầy bố thí, vị nầy mong được bố thí trở lại. Người nầy thấy người Sát Đế Lợi có nhiều tài sản, người Bà La Môn có nhiều tài sản, hay người gia chủ có nhiều tài sản, được sung mãn, cụ túc, thụ hưởng năm món dục lạc. Vị nầy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh là một trong những người Sát Đế Lợi có nhiều tài sản, người Bà La Môn có nhiều tài sản hay người gia chủ có nhiều tài sản.” Vị nầy nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm nầy được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận, đây là trường hợp của một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới. Thứ nhì, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Vị Tứ Đại Thiên Vương Thọ Mạng Lâu Dài, Đẹp Trai và Nhiều An Lạc Nhờ Sự Thanh Tịnh. Ở đây có người bố thí cho Sa Môn hay Bà La Môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Với những đồ vật bố thí nầy, vị nầy mong được trở lại tái sanh làm một trong những vị trời Tứ Đại Thiên Vương thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc. Phần sau giống như phần sau của Bát Thí sanh (1). Thứ ba, Tâm

Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Chư Thiên Tam Thập Thiên, Sống Lâu, Đẹp Trai Và Nhiều An Lạc. Thứ tư, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Dạ Ma, Sống Lâu, Đẹp Trai Và Nhiều An Lạc. Thứ năm, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Đâu Suất, Sống Lâu, Đẹp Trai và Nhiều An Lạc. Thứ sáu, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Hóa Lạc, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc. Thứ bảy, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Trời Tha Hóa Tự Tại, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc. Thứ tám, Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Phạm Chúng Thiên, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight kinds of rebirth due to generosity: First, the mental aspiration of a moral person which is to wish to become a rich Khattiya, Brahmin or Householder, is effective through its purity. Here, someone gives an ascetic or Brahmin food, drink, clothes, transport, garlands, perfumes and ointments, sleeping accommodation, a dwelling, or lights, and he hopes to receive a return for his gifts. He sees a rich Khattiya or Brahmin or householder living in full enjoyment of the pleasures of the five senses, and he thinks: “If only when I die I may be reborn as one of these rich people!” He sets his heart on this thought, fixes it and develops it. And this thought, being launched at such a low level, and not developed to a higher level, leads to rebirth right there. But I say this of a moral person, not of an immoral one. The mental aspiration of a moral person to become a rich Khattiya, Brahmin, or Householder is effective through its purity. Second, the aspiration of a moral person which is to wish to become a deva in the realm of the Four Great Kings is effective through its purity. Here a person who gives such gifts and, having heard that the devas in the realm of the Four Great Kings live long, are good-looking and lead a happy life, he thinks: “If only I could be reborn there!” Or he simply aspires to rebirth in the heavens the Four Great Kings. The last part is similar to the last part of the first kind of rebirth due to generosity. Third, the aspiration of a moral person which is to wish to be reborn as one of the devas in the heavens of the Thirty-Three God (same as in the first kind of rebirth due to generosity). Fourth, the aspiration of a moral person which is to wish to become one of the devas in the heavens of the Yama devas

(same as in the last part of the first kind of rebirth due to generosity). Fifth, the aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Tusita devas (same as in the last part of the first kind of rebirth due to generosity). Sixth, the aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Nimmanarati devas (same as in the last part of the first kind of rebirth due to generosity). Seventh, the aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Parammita-vasavatti devas (same as in the last part of the first kind of rebirth due to generosity). Eighth, the aspiration of a moral person which is to be rebirth in the world of Brahma (same as in the last part of the first kind of rebirth due to generosity).

Bát Thiên: Tám cõi trời gồm Tứ thiền thiên và Tứ Không xứ—The eight devalokas, which is composed of four dhyana devalokas (Tứ Thiền thiên) of the region of form, and four arupalokas (Tứ không xứ)—See Tứ Thiền Thiên and Tứ Không Xứ.

Bát Thiên Chí Khí: Chí khí cao ngất—Lofty strong will.

Bát Thiên Đại Chú: Abhisamaya-lankara-loka (skt)—Name of a sutra—Tên của một bộ kinh. Bát Thiên Tiểu Chú: Abhisamaya-lankarasphutartha (skt)—Name of a sutra—Tên của một bộ kinh.

Bát Thiên Tụng: Astasahasrika (skt)—Treatise on the “Sunyata” of all things—Bộ luận nói về “Tánh Không” của chư pháp—Sastra explains about the “Sunyata” of all things. Bát Thiên Tụng Bát Nhã Kinh:Tiểu Phẩm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Bản Kinh—Đại Bát Nhã tóm lược, được Cưu Ma La Thập dịch ra Hoa ngữ, 10 quyển—A summarized or abbreviated version of the Maha-Prajna Paramita Sutra, translated into Chinese by Kumarajiva in 10 books.

Bát Thiên Tụng Bát Nhã Thích Hiện Quán Trang Nghiêm Luận: Asta-sahasrika-prajnaparamita-vyakhya (skt)—Name of a work of commentary—Tên của một bộ luận. Bát Thiện Sanh Xứ: See Bát Phúc Sinh Xứ. Bát Thủy Công Đức:Eight excellent qualities of the water—Eight kinds of water of virtues, or eight virtues—Water of eight merits—Eight excellent qualities of water—See Bát Công Đức Thủy.

Bát Thức: Astha-vijnana (skt)—Attha vinnana (p)—Nam shi tsog gye (tib)—Tám thức—Eight consciousnesses—The eight parijnana, or kinds of cognition, perception, or consciousness—Eight levels of consciousnesses:

(I) Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to The Mahayana Awakening of Faith:

  1. Sáu thức đầu: Nhãn thức (Caksur-vijnana (skt), Nhĩ thức( Srotra-vijnana (skt), Tỷ thức (Ghrana-vijnana (skt), Thiệt thức (Jihvavijnana (skt), Thân thức (Kaya-vijnana (skt), Ý thức (Mano-vijnana (skt) hay sự suy nghĩ phối hợp với các căn—The first six-sense consciousnesses: seeing or sight consciouness, hearing or hearing consciousness, smelling or scent consciousness, tasting ot taste consciousness, touch or touch consciousness, and mind or mano consciousness (the mental sense or intellect, mentality, apprehension, the thinking consciousness that coordinates the perceptions of the sense organs).
  2. Hai thức sau: Mạt-Na thức hay Ý căn. Đây là lý trí tạo ra mọi hư vọng. Nó chính là nguyên nhân gây ra bản ngã (tạo ra hư vọng về một cái “tôi” chủ thể đứng tách rời với thế giới khách thể). Mạt Na Thức cũng tác động như là cơ quan chuyển vận “hạt giống” hay “chủng tử” của các kinh nghiệm giác quan đến thức thứ tám (hay tàng thức). A Lại Da thức hay Tàng thức. Tàng thức là nơi chứa đựng tất cả chủng tử của các thức, từ đây tương ứng với các nhân duyên, các hạt giống đặc biệt lại dược thức Mạt Na chuyển vận đến sáu thức kia, kết thành hành động mới đến lượt các hành động nầy lại sản xuất ra các hạt giống khác. Quá trình nầy có tính cách đồng thời và bất tận—The last two-sense consciousnesses: Seventh, Klista-manovijnana or Klistamanas consciousness. The discriminating and constructive sense. It is more than the intellectually perceptive. It is the cause of all egoism (it creates the illusion of a subject “I” standing apart from the object world) and individualizing of men and things (all illusion arising from assuming the seeming as the real). The self-conscious defiled mind, which thinks, wills, and is the principal factor in the generation of subjectivity. It is a conveyor of the seedessence of sensory experiences to the eighth level of subconsciousness. Eighth, Alayavijnana or Alaya consciousness. The storehouse consciousness or basis from which come all seeds of consciousness or from which it responds to causes and conditions, specific seeds are reconveyed by Manas to the six senses, precipitating new actions, which in turn produce other seeds. This process is simultaneous and endless.

(II) Theo Kinh Lăng Già—According to The Lankavatara Sutra: Mạt Na Thức và năm tâm thức tập hợp lại với nhau như các triết gia đã vạch ra. Hệ thống năm căn thức nầy phân biệt cái gì thiện với cái gì không thiện. Mạt Na Thức phối hợp với năm căn thức thủ chấp các hình sắc và tướng trạng trong khía cạnh đa phức của chúng; và không có lúc nào ngưng hoạt động cả. Điều nầy ta gọi là đặc tính sát na chuyển (tạm bợ của các thức). Toàn bộ hệ thống các thức nầy bị quấy động không ngừng và vào mọi lúc giống như sóng của biển lớn. Từ một đến năm (giống như (I)). Thứ sáu, Như Lai Tạng, cũng gọi là A Lại Da Thức. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Nầy Mahamati! Như Lai Tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu, và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả lục đạo (sáu đường hiện hữu) được tạo thành. Nó cũng giống như những diễn viên đóng các vai khác nhau mà không nuôi dưỡng ý nghĩ nào về ‘tôi và của tôi.’” A Lại Da có nghĩa là chứa tất cả. Nó đi chung với bảy thức được sinh ra trong ngôi nhà vô minh. Chức năng của A Lại Da Thức là nhìn vào chính nó trong đó tất cả tập khí (vasana) từ thời vô thỉ được giữ lại theo một cách vượt ngoài tri thức (bất tư nghì— acintya) và sẳn sàng chuyển biến (parinama), nhưng nó không có hoạt năng trong tự nó, nó không bao giờ hoạt động, nó chỉ nhận thức, theo ý nghĩa nầy thì nó giống như một tấm kiếng; nó lại giống như biển, hoàn toàn phẳng lặng không có sóng xao động sự yên tĩnh của nó; và nó thanh tịnh không bị ô nhiễm, nghĩa là nó thoát khỏi cái nhị biên của chủ thể và đối tượng. Vì nó là cái hành động nhận thức đơn thuần, chưa có sự khác biệt giữa người biết và cái được biết. Thứ bảy, Mạt Na thức. Những cơn sóng làm gợn mặt biển A Lại Da thức khi cái nguyên lý của đặc thù gọi là vishaya hay cảnh giới thổi vào trên đó như gió. Những cơn sóng được khởi đầu như thế là thế giới của những đặc thù nầy đây trong đó tri thức phân biệt, tình cảm chấp thủ, và phiền não, dục vọng đấu tranh để được hiện hữu và được sự tối thắng. Cái nhân tố phân biệt nầy nằm bên trong hệ thống các thức và được gọi là mạt na (manas); thực ra, chính là khi mạt na khởi sự vận hành thì một hệ thống các thức hiển lộ ra. Do đó mà các thức được gọi là “cái thức phân biệt các đối tượng” (sự phân biệt thức—vastu-prativikalpa-vijnana). Chức năng của Mạt na chủ yếu là suy nghĩ về A Lại Da, sáng tạo và phân biệt chủ thể và đối tượng từ cái nhất thể thuần túy của A Lại Da. Tập khí tích tập trong A Lại Da giờ đây bị phân ra thành cái nhị biên tính của tất cả các hình thức và tất cả các loại. Điều nầy được so sánh với đa phức của sóng quấy động biển A Lại Da. Mạt na là một tinh linh xấu theo một nghĩa và là một tinh linh tốt theo nghĩa khác, vì sự phân biệt tự nó không phải là xấu, không nhất thiết luôn luôn là sự phán đoán lầm lạc hay hư vọng phân biệt (abhuta-parikalpa) hay lý luận sai trái (hý luận quá ác—prapancadaushthulya). Nhưng nó trở thành nguồn gốc của tai họa lớn lao khi nó tạo ra những khát vọng được đặt căn bản trên những phán đoán lầm lạc, như là khi nó tin vào cái thực tính của một ngã thể rồi trở nên chấp vào ngã thể mà cho rằng đấy là chân lý tối hậu. Vì mạt na không những chỉ là cái tri thức phân biệt mà còn là một nhân tố ước vọng và do đó là một tác giả. Thứ tám là Mạt Na Thức. Chức năng của mạt na thức theo giả thiết là suy nghĩ về mạt na, như nhãn thức suy nghĩ về thế giới hình sắc và nhĩ thức suy nghĩ về thế giới của âm thanh; nhưng thực ra, ngay khi mạt na thức phát sinh ra cái nhị biên của chủ thể và đối tượng do từ cái nhất thể tuyệt đối của A Lại Da thì mạt na thức và quả thực tất cả các thức khác cũng bắt đầu vận hành. Chính vì thế mà trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo: “Niết Bàn của Phật giáo chính là sự tách xa cái mạt na thức phân biệt sai lầm. Vì mạt na thức làm nguyên nhân và sở duyên thì sự phát sinh bảy thức còn lại xãy ra. Lại nữa, khi mạt na thức phân biệt và chấp thủ vào thế giới của các đặc thù ở bên ngoài thì tất cả các loại tập khí (vasana) được sinh ra theo, và A Lại da được chúng nuôi dưỡng cùng với cái ý tưởng về “tôi và của tôi,” mạt na nắm giữ nó, bám vào nó, suy nghĩ về nó mà thành hình và phát triển. Tuy nhiên, trong bản chất, mạt na và mạt na thức không khác gì nhau, chúng nhờ A Lại Da làm nguyên nhân và sở duyên. Và khi một thế giới bên ngoài thực vốn chỉ là sự biểu hiện của chính cái tâm mình bị chấp chặt mà cho là thực, thì cái hệ thống tâm thức (tâm tụ—cittakalapa) liên hệ hỗ tương được sinh ra trong tổng thể của nó. Giống như nhưng con sóng biển, được vận hành bởi cơn gió của một thế giới bên ngoài là thế giới do chính cái tâm người ta biểu hiện ra, sinh khởi và biến diệt. Do đó bảy thức kia diệt theo với sự diệt của mạt na thức.”—This system of the five sensevijnanas is in union with Manovijnana and this muatuality makes the system distinguish between what is good and what is not good. Manovijnana in union with the five sensevijnanas grasps forms and appearances in their multitudinous apsect; and there is not a moment’s cessation of activity. This is called the momentary character of the Vijnanas. This system of vijnanas is stirred uninterruptedly and all the time like the waves of the great ocean. From One to Five (same as in (I)). Sixth, Tathatgata-garbha, also known as Alayavijnana. In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh Mahamati! The Tathagata-garbha contains in itself causes alike good and not-good, and from which are generated all paths of existence. It is like an actor playing different characters without harboring any thought of ‘me and mine.’” Alaya means all-conserving. It is in company with the seven Vijnanas which are generated in the dwelling-house of ignorance. The function of Alayavijnana is to look into itself where all the memory (vasana) of the beginningless past is preserved in a way beyond consciousness (acintya) and ready for further evolution (parinama); but it has no active energy in itself; it never acts, it simply perceives, it is in this exactly like a mirror; it is again like the ocean, perfectly smooth with no waves disturbing its tranquillity; and it is pure and undefiled, which means that it is free from the dualismof subject and object. For it is the pure act of perceiving, with no differentiation yet of the knowing one and the known. Seventh, Manas consciousness. The waves will be seen ruffling the surface of the ocean of Alayavijnana when the principle of individuation known as Vishaya blows over it like the wind. The waves thus started are this world of particulars where the intellect discriminates, the affection clings, and passions and desires struggle for existence and supremacy. This particularizing agency sits within the system of Vijnanas and is known as Manas; in fact it is when Manas begins to operate that a system of the

Vijnanas manifests itself. They are thus called “object-discriminating-vijnana” (vastuprativikalpa-vijnana). The function of Manas is essentially to reflect upon the Alaya and to creat and to discriminate subject and object from the pure oceans of the Alaya. The memory accumulated (ciyate) in the latter is now divided into dualities of all forms and all kinds. This is compared to the manifoldness of waves that stir up the ocean of Alaya. Manas is an evil spirit in one sense and a good one in another, for discrimination in itself is not evil, is not necessarily always false judgment (abhuta-parikalpa) or wrong reasoning (prapanca-daushthulya). But it grows to be the source of great calamity when it creates desires based upon its wrong judgments, such as when it believes in the reality of an egosubstance and becomes attached to it as the ultimate truth. For manas is not only a discriminating intelligence, but a willing agency, and consequently an actor. Eighth, Manovijnana consciousness. The function of Manovijnana is by hypothesis to reflect on Manas, as the eye-vijnana reflects on the world of forms and the ear-vijnana on that of sounds; but in fact as soon as Manas evolves the dualism of subject and object out of the absolute unity of the Alaya, Manovijnana and indeed all the other Vijnanas begin to operate. Thus, in the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “Buddhist Nirvana consists in turning away from the wrongfully discriminating Manovijnana. For with Manovijnana as cause (hetu) and support (alambana), there takes place the evolution of the seven Vijnanas. Further, when Manovijnana discerns and clings to an external world of particulars, all kinds of habit-energy (vasana) are generated therefrom, and by them the Alaya is nurtured. Together with the thought of “me and mine,” taking hold of it and clinging to it, and reflecting upon it, Manas thereby takes shape and is evolved. In substance (sarira), however, Manas and Manovijnana are not differentthe one from the other, they depend upon the Alaya as cause and support. And when an external world is tenaciously held as real which is no other than the presentation of one’s own mind, the mentation-system (cittakalapa), mutually related, is evolved in its totality. Like the ocean waves, the Vijnanas set in motion by the wind of an external world which is the manifestation of one’s own mind, rise and cease. Therefore, the seven Vijnanas cease with the cessation of Manovijnana.”

Bát Thức Qui Củ Tụng: Pa Shih Kuei Chu Sung (chi)—Standard Recitation on the Eight

Consciousnesses—Bộ luận được viết bởi ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII, trong đó giải thích tiêu chuẩn của tám thức, đặc biệt là Đệ Lục Thức liên hệ với ba cảnh trong câu tụng sau đây: “Nó bao hàm ba tính, ba lượng, và ba cảnh.” Câu này diễn tả Đệ Lục Thức bao hàm cả ba tính: thiện, ác, và trung tính; ba lượng: hiện lượng, tỷ lượng, và phi lượng; và ba cảnh: tính cảnh, độc ảnh cảnh, và đới chất cảnh. Như thế, qua “Bát Thức Qui Củ Tụng” chúng ta biết rằng Đệ Lục Thức không phải chỉ duyên các hình ảnh ảo tưởng mà đặc tính là thuộc phi lượng mà còn duyên cả tính cảnh thuộc hiện lượng, và trong vài trường hợp duyên cả với đới chất cảnh—A Commentary written by Hsuan-Tsang (600-664) in the seventh century, that explains the standards of eight consciousnesses, especially the Sixth

Consciousness in relation to the three objectrealms in the following sentence: “It includes the three natures, three measurements, and also three object domains.” This sentence describes the Sixth Consciousness as embracing all the three natures: good, bad, and neutral; the three measurements: direct, indirect, and erroneous; and the three object-realms of nature, of mere shadow, and of the original substance. Thus, through “Pa Shih

Kuei Chu Sung” (Standard Recitation on the Eight Consciousnesses), we know that the Sixth Consciousness functions not merely on the delusive images which characteristically belong to the erroneous measurement but also functions on the object-realms of nature which belongs to the direct measurement, and in some cases on the object of the original substance.

Bát Thức Tâm Vương: Tâm vương của tám thức—Mỗi thức trong tám thức đều có tâm vương và tâm sở. Bản thể của thức là tâm vương còn tác dụng tương ứng với tâm vương mà khởi lên là tâm sở—The fundamental powers of the eight consciousnesses and the eight powers functioning or the concomitant sensations. Bát Thức Thể Biệt: Duy Thức tông cho rằng tám thức đều có thể tính khác nhau—The school of Consciousness believe that the eight consciousnesses are fundamentally discrete. Bát Thức Thể Nhứt: Trái với trường phái Duy Thức cho rằng Bát Thức Thể Biệt, thuyết nầy cho rằng thể tính của cả tám thức đều đồng nhứt—The eight perceptions are fundamentally a unity, opposed by the school of Consciousness with the doctrine that the eight consciousnesses are fundamentally discrete.

Bát Tí Thiên: Eight-arm deva—Trời tám tay, chỉ trời Na La Diên Thiên—An epithet of Brahma as Narayanadeva, creator of men.

Bát Tiết: Tám tiết trong năm: lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân—Eight festivals of a year: beginning of the spring, summer, autumn, winter; summer soltice, autumn soltice, spring equinox and autumn equinox.

Bát Tín Trong Phật Giáo: The Eight Beliefs of Buddhism—Tên của một quyển sách Thiền nổi tiếng của Nhật Bản, được viết bởi Thiền sư Nguyên Điền Tổ Nhạc, một học giả kiệt xuất, một thiền sư nghiêm khắc. Ý nghĩa của nhan đề tác phẩm là “Tám điều có thể tín nhiệm hay tin tưởng của Phật giáo.” Điều thứ nhất là Phật tính vốn đầy đủ. Bạn chính là Phật tính này đây ngay bây giờ, ngay trong khoảnh khắc này! Thế nào là Phật tính vốn có? Và nó ở chỗ nào? Phật tính không những chỉ có một tướng trạng rõ ràng, mà tất cả đều là Phật tính. Phật tính là một đóa hoa, là trăm đóa hoa, là vạn đóa hoa. Thân tâm bạn và bản tính chân thật của bạn có gì khác nhau? Bạn có hay không có bản tính giả? Trong hiện tại, bạn có phải là giả không? Cho dầu nói là bản tính chân thật thì cũng là buồn cười. Vì bản tính thì không thật cũng không giả. Vậy thì bản tính là cái gì? Chuyện này đưa chúng ta đến niềm tin thứ nhì, sự hiểu lầm về tự ngã. Cái “Ngã” này chạy đi chỗ nào? Sự hiểu biết của mình đối với chính mình vẫn còn cái gì đó mê mờ. Những ý niệm mê mờ này phát sinh như thế nào? Chúng ta nhận biết cái gì đó chưa hoàn toàn đầy đủ bà chúng ta không thấy được bản chất thật của sinh mệnh. Điều tin thứ ba là “sự tiếp tục của đời sống trước và sau khi chết.” Nếu sinh mệnh này tiếp tục, thì nó tiếp tục như thế nào? Điều tin thứ tư là “nhân quả tất nhiên.” Điều này tương đối dễ hiểu, mọi sự đều theo luật nhân quả mà phát sinh. Chúng ta thường nói sự việc nào đó xảy ra trùng hợp, nhưng không có việc gì xảy ra mà không có những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp. Điều tin thứ năm là “sự tồn tại của chư Phật.” Có những vị đã phá xuyên qua mê mờ của tự ngã và chứng đắc Phật tính đang tồn tại. Điều tin thứ sáu là “cảm ứng hỗ tương” giữa bạn và chư Phật. Không có sự cảm ứng này thì chúng ta sẽ tu Đạo hay không? Chúng ta sẽ tìm kiếm Niết Bàn hay không? Chẳng những chúng ta đang tìm cầu, mà “Đạo” cũng đang hỗ trợ chúng ta. Chư Phật tồn tại, chúng ta cảm ứng như thế nào với chư Phật? Chư Phật tồn tại nơi nào? Điều tin thứ bảy là “mình và người không hai.” Bạn có tin điều này không? Nếu tin, thì chắc chắn được bao nhiêu? Bạn khẳng nhận như thế nào về sự kiện mọi thứ đều tùy thuộc vào mọi thứ khác mà phát sinh? Điều tin thứ tám là tất cả chúng ta đều đang trong “quá trình thành Phật.” Tất cả chúng ta, không có ngoại lệ, không kể chủng tộc, quốc tịch, giáo dục, vân vân, đều đang trong quá trình thành Phật. Điều thứ nhất nói về Phật tính vốn có và điều thứ tám nói về mọi người đang trên tiến trình thành Phật có quan hệ gì với nhau? Dĩ nhiên, vấn đề không phải là điều thứ nhất và điều sau cùng, vấn đề ở chỗ tiến trình liên tục, không có khởi đầu và cũng không có chấm dứt. Chỉ cần chưa sáng tỏ một trong tám điều tin này, bạn sẽ không hiểu trọn vẹn, và ngược lại. Chỉ cần bạn vững tin một điều thì bạn sẽ vững tin tất cả, bởi vì chúng luôn nối kết với nhau. Tám điều tin này là tám mặt của một sự kiện. Sự kiện ấy là gì? Một định nghĩa khác cho

Niết Bàn là “vô trụ xứ.” “Vô trụ xứ” này là gì? Nói cách khác, trong cuộc sống này chúng ta không bị giới hạn trong bất cứ trạng thái thường xuyên hay cố định nào. Do đó, vô trụ chính là Niết Bàn. Thiền sư Đạo Nguyên muốn chúng ta xem sinh tử là Niết Bàn. Cho rằng sinh tử là Niết Bàn thì không thể vui thích với sinh, cũng không thể vui thích với tử, cũng không muốn phải đắc Niết Bàn. Như vậy, bạn sẽ liễu thoát sinh tử. Đó chính là Niết Bàn vô trụ, bạn có thấy không? Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng Lục Tổ Huệ Năng nhờ nghe tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (không trụ vào đâu mà sinh tâm) trong Kinh Kim Cang mà triệt ngộ. Nói cách khác, đã giải thoát thực sự rồi thì sinh mệnh sẽ tự nhiên mở ra, không mảy may chướng ngại, và đó là Niết Bàn. Phật tính này là Niết Bàn. Chân tính này là hoa sinh mệnh. Thiền sư Đạo Nguyên nói: “Xem sinh Niết Bàn tự nó không khác gì cuộc sống của chúng ta.” Chúng ta phải tự trải nghiệm điều này như thế nào? Sự trải nghiệm như thế cho chúng ta sức mạnh bất hoại; nó cho chúng ta sự tin tưởng và bình an. Sinh mệnh của chúng ta không gì khác hơn là hoa vô trụ và vô chấp. Các bạn phải thực chứng điều này như thế nào?—Name of a famous Japanese Buddhist Zen book, written by Zen master Sogaku Harada, who was a brilliant scholar as well as a tough Zen master. A more literal translation of the title would be “Eight things that we can trust or have faith in Buddhism.” The first belief is intrinsic Buddha nature. You are this nature now, at this very moment! What is intrinsic Buddha nature? Where is it? Buddha nature is not only no other than this very form, it is also everything. It is one blossom, a hundred blossoms, ten thousand blossoms. What is the difference between this body and mind and your true nature? Do you have any false nature? You, being as you are, are you false? Even to say true nature is funny. Nature has no true or false. What is it? This lead us to the second belief, the misconception of the self or ego, “I”. Where does this “I” sneak in? One’s understanding about oneself is somewhat deluded. How do these deluded thoughts occur? We recognize something that is not quite adequate, and we lose the vision of the true nature of life. The third belief is the continuity of life before and after death. If this life continues, how does it continue? And the fourth belief is the sureness of causation. This is relatively easy to understand, everything occurs by causation. We often speak of something as a coincidence or accident, but nothing happens without direct and indirect causes. The next belief is the existence of all Buddhas. There exist those who have broken through the illusion of ego and have realized Buddha nature. The sixth belief is the mutual attraction between you and the Buddhas. Without this mutual attraction, would we practice the Way? Would we seek nirvana? Not only are we seeking, but the Way itself is supporting us. All Buddhas exist, how do you communicate with them? Where and how do they exist? Then, the seventh belief is that you and others are not two. Do you believe this? If you do, how sure are you about it? How can you confirm the fact that everything is dependent upon every other thing? And the eighth belief is that we are all in the process of becoming Buddha. All of us, without exception regardless of race, nationality, education, and so forth, are becoming Buddha. What is the relationship between the first belief of Buddha-nature, that is intrinsic, and the last belief, that we are all accomplishing the Buddha Way? Of course, it is not a matter of first and last, this is a continuous process, without beginning or end. If you do not see even one of these eight beliefs, you do not understand any of them. The reverse is also true.

When you are sure of just one of these beliefs, you understand them all because all are connected. These are eight different aspects or perspectives of one fact. What is this fact? Another definition of nirvana is no dwelling place. What is this dwelling nowhere? In other words, in this life we are not confined to any permanent or fixed state, so dwelling in no place is itself nirvana. Dogen Zenji urges us to take birth and death as nirvana itself. When you do this, you will dislike neither birth nor death, nor will you desire to attain nirvana. Thus, you are free from birth and death. This is the nirvana of no dwelling place, do you see? The Platform Sutra says that the Sixth Patriarch was enlightened upon hearing the line from the Diamond Sutra, “Dwelling in no place, raise the mind.” In other words, being truly free and liberated, your life unfolds naturally, without obstructions, and that is nirvana. So this Buddha nature is nirvana. This genuine nature is the Blossom of your life. Dogen Zenji says: “Consider that nirvana is itself no other than our life.” How do we experience this for ourselves? Such experience gives us indestructible strength; it gives us confidence, conviction, and peace. Our life is nothing but this blossom of non-dwelling, non-attached nirvana. How can you confirm this for yourself?

Bát Tinh Tấn Sự: Arabbha-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám sự tinh tấn. Cơ hội tinh tấn thứ nhất: Ở đây có việc vị Tỳ Kheo phải làm, vị ấy nghĩ: “Có công việc ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc thì không dễ gì ta suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ nhì: Ở đây có vị Tỳ Kheo đã làm xong công việc, vị ấy suy nghĩ: “Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm xong công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ ba: Ở đây vị Tỳ Kheo có con đường phải đi. Vị ấy nghĩ : “Đây là con đường mà ta sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật.

Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được những gì chưa đạt được, để thành tựu những gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ tư: Ở đây vị Tỳ Kheo đã đi con đường. Vị nầy nghĩ: “Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ năm: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn cứng hay đồ ăn mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn mềm hay cứng đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh cần đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ. Cơ hội tinh tấn thứ sáu: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ bảy: Ở đây vị Tỳ Kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: “Ta nay đau bệnh nhẹ, sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh nầy có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Cơ hội tinh tấn thứ tám: Ở đây vị Tỳ Kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: “Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight occasions for making an effort: The first occasion for making an effort: Here a monk who has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up my energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The second occasion for making an effort: Here a monk who has done some work, and thinks: “Well, I did the job, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. So I will stir up sufficient energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The third occasion for making an effort: Here a monk who has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The fourth occasion for making an effort: Here a monk who has been on a journey, and he thinks: “I have been on a journey, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The fifth occasion for making an effort: Here a monk who goes for alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round without getting my fill of food. So my body is light and fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The sixth occasion for making an effort: Here a monk who goes for alms-round in a village or town and gets his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’e gone for almsround and get my fill of food. So my body is strong anf fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The seventh occasion for making an effort: Here a monk who has some slight indisposition, and he thinks: “I get some slight indisposition, and this indisposition might get worse, so I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. The eighth occasion for making an effort: Here a monk who is recuperating from an illness, and he thinks: “I am just recuperating from an illness. It might be that the illness will recur. So I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

Bát Tổ Tương Thừa: See Chân Ngôn Bát Tổ. Bát Tông: Eight schools—Eight sects—Các tông phái của Phật giáo Nhật Bản thời phôi thai: Câu Xá Tông, Thành Thực Tông, Luật Tông, Pháp Tướng Tông, Tam Luận Tông, Hoa nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, và Chân Ngôn Tông—Eight of the early Japanese Buddhist sects: Kusha, Jojitsu, Ritsu, Hosso, Sanron, Kegon, Tendai, and Shingon Sect.

Bát Trai: Eight purifications—Tám sự trai giới— See Bát Quan Trai.

Bát Trai Giới: Eight purifications—Tám sự trai giới—See Bát Quan Trai.

Bát Trí: Tám trí Bát Nhã hiểu biết tường tận về Tứ Pháp Nhẫn và Tứ Loại Nhẫn trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới—The eight kinds of prajna or wisdom which help practitioners understand clearly on the four noble truths in both the desire realm, and the realms of form and formless.

Bát Triền: Tám thứ trói buộc: vô tàm, vô quí, tật đố, xan, bất hối, thụy miên, trạo cử, và hôn trầm— The eight entanglements or evils: to be without shame, to be without a blush, to be envious, mean, to be ungrateful, to be sleepy or indolent, restlessness, and torpor.

Bát Trọng Trân Bảo: Eight truly precious things—Tám điều quí báu thật sự. Bát Trung Châu: Eight continents—Tám châu ở giữa: Nam Thiệm Bộ Châu có Camara và Varacamara. Đông Thắng Thần Châu có Deha và Videha. Tây Ngưu Hóa châu có Satha và Uttaramantrinah. Bắc Cu Lô châu có Kuravah và Kaurava—Each of the four continents has two other continents: Jambudvipa has Camara and Varacamara. Purvavideha has Deha and Videha. Aparagodaniya has Satha and Uttaramantrinah. Uttarakuru has Kuravah and Kaurava.

Bát Trùng Chân Bảo: Eight weighty and truly precious things—Tám lớp chân bảo. Tám loại kim khí tùy thuộc vào vàng để định giá. Ví như vàng là của báu vô giá, nếu không có vàng thì bạc lại là của báu vô giá. Nếu không có bạc thì đồng, thau, chì, vân vân lại lần lượt là của báu vô giá. Trong thế gian thì Phật là vô thượng, tất cả các thứ lớp khác đều sắp ở hạng dưới—The eight weighty and truly precious things. The eight metals, which depend for evaluation on gold, the highest and greatest, used to illustrate the Buddha as supreme and the other classes in grades beneath him. Bát Trước Tiện Chuyển: Một khi được Thầy khải phát, Thiền sinh có căn tánh lanh lẹ lập tức lãnh hội—Once to be explainned by the master, Zen practitioners with keen nature immediately comprehend.

Bát Tư Ba (1239-1280): Chos-rgyal-hphags-pa (tib)—Tên của một vị Tăng Tây Tạng vào thế kỷ thứ XIII—Name of a Tibetan monk in the thirteenth century.

Bát Tự: Eight leading characters—Tám chữ trong phẩm Thánh Hạnh của Kinh Niết Bàn—Sinh Diệt Diệt Dĩ, Tịch Diệt Vi Lạc (sinh diệt diệt rồi, niết bàn là vui)—The eight leading characters in the Nirvana Sutra. The teaching of the sutra is death, or nirvana, as entry into joy.

Bát Tự Bố Thân: Tám chữ phân bố trên thân: Thứ nhất, chữ “A” (thuần bạch) ở giữa tâm. Thứ nhì, chữ “Sa” (Phật bộ) ở dưới ngực. Thứ ba, chữ “Hồng” (Liên Hoa bộ) ở giữa lông mày. Thứ tư, chữ “A” (Kim Cang bộ) ở dưới thắt lưng. Thứ năm, chữ “Phọc” (Địa luân đệ nhất mệnh) ở ngay rốn. Thứ sáu, chữ “La” (Thủy luân) ở ngay tâm. Thứ bảy, chữ “Hồng” (Hỏa luân) ở trán. Thứ tám, chữ “Khư” (Phong luân phẩn nộ hay Không luân) ở trên đỉnh đầu—Eight magic words to be placed on eight parts of the body: First, the letter “A” for purification is placed in the middle of the mind. Second, the Letter “Sa” for Buddhism is placed right under the chest. Third, the leter “Hung” for Lotus is placed between the two eye brows. Fourth, the letter “A” for Vajra is placed under the waist. Fifth, the letter “Phu” for the supreme earth wheel is placed at the navel. Sixth, the letter “Loa” for the water wheel is placed in the centre of the mind. Seventh, the letter “Hung” for Fire wheel is placed in the middle of the front. Eighth, the letter “Suy” for the wind of hatred is placed right on top of the head.

Bát Tự Đả Khai: Mở toang ra, không dấu diếm hay che đậy—Wide open without hiding or covering.

Bát Tự Tại: See Bát Đại Tự Tại Ngã.

Bát Tướng: Eight levels of mind development during the sleep process—See Tám Tướng. Bát Tướng Thành Đạo: Eight periods of Buddha’s life—Eight aspects of Buddha’s life— See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Bát Uế: Eight defilements—Tám thứ uế nhiễm. Bát Uế Hạnh: Eight things which are unclean to a monk or a nun—See Tám Điều Bất Tịnh Cho Kẻ Xuất Gia.

Bát Vạn Tứ Thiên: Tám mươi bốn ngàn pháp môn—Eighty-four thousand dharma-doors.

Bát Vị: Tám pháp giai đoạn di đến Niết bàn của Phật: Quán Hạnh Tức (ngũ phẫm vị đệ tử tại gia), Tương Tự Tức (thập tín vị đệ tử hay phàm Tăng phàm Ni), Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Cứu Cánh Tức— The eight stages towards the Buddha’s nirvana: grade of the five classes or stages of lay disciples, grade of the ten classes of ordinary monks and nuns, ten states of Bodhisattvas or ten grounds, ten practices (ten kinds of practice of Great Enlightening Beings, and ten necessary practices of a Bodhisattva), ten dedications, ten grounds, the fifty-first stage in the 52 stages or Bodhisattva’s stage, and the perfect or Buddha stage. Bát Vị Niết Bàn: Tám pháp vị trong Niết bàn của Phật: Thường trụ, Tịch diệt, Bất lão, Bất tử, Thanh tịnh, Hư không, Bất động, và Khoái lạc. Có người thay thế “Đồng điệu” cho “Hư Không”—The eight savours (pleasures) of the Buddha’s nirvana: eternity or perpetual abode, tranquility or extinction, agelessness or eternal youth, immortality, pureness or purity, absolute freedom of space, firmness or imperturbility, and happiness or joy. Some replaces Harmony for Absolute freedom of space.

Bát Vị Thai Tạng: Tám thời kỳ của thai nhi trong bụng mẹ: Thứ nhất là Yết La Lam, thời kỳ ban sơ đến lúc được bảy ngày. Thứ nhì là Ngạch Bộ Đàm, ngày cuối của tuần thứ hai. Thứ ba là Bế Thi, ngày cuối của tuần thứ ba, đã thành một khối nhỏ của thai nhi. Thứ tư là Kiện Nam, ngày cuối của tuần thứ tư. Thứ năm là thời Bát La Xa Khư, tứ chi thành hình vào tuần thứ năm. Thứ sáu là thời mao phát trảo xỉ: Lông, tóc, móng, răng thành hình vào tuần thứ sáu. Thứ bảy là thời tứ căn thành hình. Thứ tám là thời hình tướng hoàn bị— Eight stages of the human fetus: First, Kalala, the appearance after the first week of conception. Second, Arbuda, at the end of the second week. Third, Pesi, at the end of the third week. There formed a piece, or a mass, of flesh; a foetus. Fourth, ghana, at the end of the fourth week. Fifth, Prasakha, limbs formed during the fifth week. Sixth, hair, nails, and teeth formed during the sixth week. Seventh, the organs of sense, eyes, ears, nose, and tongue formed during the seventh week. Eighth, complete formation during the eighth week.

Bát Viên: Tám thứ viên dung hay tám món tròn đầy trong Viên giáo: giáo viên (phép dạy tròn đầy), lý viên (lý tròn đầy mầu nhiệm), trí viên (trí tròn đầy thông hiểu vạn sự), đoạn viên (dứt trừ mọi phiền não), hạnh viên (hạnh tu hành tròn đầy), vị viên (công đức đủ đầy, quả vị viên mãn), nhơn viên (nhơn duyên tròn đầy góp phần đưa tới quả vị Phật), quả viên (quả vị tròn đầy)—Eight fundamental characteristic of a complete or perfect school of teaching: complete perfect teaching, complete or perfect theory, complete or perfect knowledge or wisdom, complete or perfect extinction of passion and delusion, complete or perfect practicing or cultivating, complete or perfect achievement or attainment, complete or perfect cause, and complete or pefect

Buddhahood.

Bát Vô Ngại: Tám pháp vô ngại—The eight universal powers:

  1. Sáu pháp phổ quát: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức—The universal powers of the six senses: the power of the eye consciousness, the power of the ear consciousness, the power of the nose consciousness, the power of the tongue consciousness, the power of the body consciousness, and the power of the mind consciousness.
  2. Hai pháp sau: Ý Căn và Pháp giới—Two last universal powers: the power of the Mana consciousness and the power of dharmadhatu.

Bát Vu Trước Bính: Lắp thêm tay cầm vào chiếc bình bát. Trong nhà Thiền, từ nầy ám chỉ việc làm dư thừa và phiền phức—To assemble a handle to a begging bowl. In Zen, this implies an unnecessary, complicated and troublesome thing to do. Bát Vương Nhật: Tám ngày vương nhật: lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, và đông chí—Eight royal days: beginning of Spring (first term), Spring equinox (Equinoxes or Equinoctial point), beginning of summer, Summer Solstice, beginning of Autumn, Autumn Equinox, beginning of winter, and Winter Solstice.

Bát Vương Tử: Eight sons of the last shining Buddha—Theo phẩm đầu của Kinh Pháp Hoa, có tám vị vương tử của Đăng Minh Phật, sanh ra trước khi ngài xuất gia trở thành Tăng sĩ— According to the first chapter of the Lotus Sutra, there were eight sons of the last shining Buddha, borns before he left home to become a monk. Bát Xúc: Eight sensations—Tám loại cảm xúc hay cảm giác gây trở ngại trong giai đoạn sơ thiền: Động xúc (trạo cử hay loạn động), Trọng xúc (hôn trầm hay thấy thân thể nặng nề), Trạo xúc (ngứa ngái), Khinh xúc (nhẹ nhàng êm ái), Sáp xúc (thấy thân thể gồ ghề), Hoạt xúc (thấy thân thể êm ái hoặc trơn nhờn), Noãn xúc (thấy thân thể nóng như lửa), Lãnh xúc (thấy thân thể lạnh như nước)—Eight physical sensations which hinder meditation in its early stages: restlessness, heaviness, itching, buoyancy, roughness, smoothness, heat, and coldness.

Bạt Bản: Cứu vãn tổn thất—Vớt vát lại tiền vốn—Save the situation or damage—Scrape together the left-over fund.

Bạt Câu La: Vakkula (skt)—Vakula (skt)—Bạc Củ La—Bạc La Bà Câu La—Tên của vị La Hán Thiện Dung hay Vỹ Hình, một đệ tử thông thái của Đức Phật, người mà trong suốt 80 năm sống không bệnh hoạn hay đau đớn—Vakkula, name of an arhat, an intelligent disciple of Sakyamuni, who during his eighty years of life, never had a moment’s illness or pain.

Bạt Cừ: Varga (skt)—1) Phẩm hay chương của một quyển sách hay quyển kinh: Chapter of a book or a sutra; 2) Loại: A class; 3) Nhóm: A group—; 4) Phẩm chất: Character; 5) Phẩm trật: Rank (class, series).

Bạt Đà: Bhadrapala (skt)—Hiền Hộ Bồ Tát—See Bạt Đà Bà La và Thập Lục Bồ Tát. Bạt Đà Bà La Bồ Tát: Bhadrapala (skt)—Hiền Hộ Bồ Tát—See Thập Lục Bồ Tát.

Bạt Đà Bà La Dữ Thập Lục Bồ Tát Nhập Dục: Bhadrapala and Sixteen Bodhisattvas Go In to Bathe, example 78 of the Pi-Yen-Lu—Hiền Hộ

Bồ Tát, vị Bồ Tát đã cùng với 500 vị khác khinh hủy Phật trong một tiền kiếp, về sau quy-y Phật và trở thành Phật. Thí dụ thứ 78 của Bích Nham Lục. Xưa có mười sáu vị Khai sĩ đến nhà tắm chúng Tăng theo thứ lớp vào tắm, chợt ngộ nhơn nước. Chư Thiền đức làm sao hiểu, Ngài nói: “Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ.” Cũng phải bảy xoi tám phủng mới được. Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, trên hội Lăng Nghiêm, Bồ Tát Bạt Đà Bà La cùng mười sáu vị Khai sĩ, mỗi vị tu phạm hạnh, mỗi vị nói nhơn sở chứng pháp môn viên thông, đây cũng là một trong số hai mươi lăm môn viên thông. Ngài nhơn đến nhà tăm chúng Tăng theo thứ lớp vào tắm, chợt ngộ nhơn nước, nói: “Đã chẳng rửa bụi cũng chẳng rửa thân.” Hãy nói rửa cái gì? Nếu hội được khoảng giữa, an nhiên rỗng rang, ngàn người muôn người gần bên chẳng được. Nếu nói do không sở đắc là chơn Bát Nhã, nếu có sở đắc là tương tợ Bát Nhã. Tổ Đạt Ma bảo Nhị Tổ: “Đem tâm ra, ta vì ông an.” Nhị Tổ thưa: “Tìm tâm trọn chẳng thể được.” Chút ít trong đây là tánh mạng căn bản của thiền khách. Lại thảy chẳng tiêu nhiều thứ sắn bìm, chỉ tiêu cái “Chợt ngộ nhơn nước,” tự nhiên liễu ngộ. “Đã chẳng rửa bụi cũng chẳng rửa thân”, hãy nói ngộ cái gì? Đến loaị điền địa này, một điểm cũng dính chẳng được, nói chữ Phật cũng phải kỵ tránh. Ngài nói: “Diệu xúx tuyên minh thành Phật tử trụ”, chữ tuyên là hiển, diệu xúc là minh. Đã ngộ diệu xúc thành Phật tử trụ, tức là trụ Phật địa. Như người nay cũng vào nhà tắm cũng rửa nước, nhơn xúc thế ấy tại sao chẳng ngộ? Bởi tại trần cảnh che mờ, dính da kẹt xương, vì thế không thể liền tỉnh tỉnh. Nếu nhằm trong này rửa cũng không sở đắc, xúc cũng không sở đắc, nhơn nước cũng không sở đắc. Hãy nói là diệu xúc tuyên minh hay chẳng phải diệu xúc tuyên minh? Nếu nhằm trong đây liền đó thấy được, là diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ. Người nay cũng xúc lại chẳng thấy chỗ diệu chăng? Diệu xúc phi thường xúc, cùng người xúc hiệp thì làm xúc, ly thì phi. Huyền Sa leo núi dập đầu một ngón chân, cho đến gậy của Đức Sơn, há chẳng phải diệu xúc? Tuy nhiên, cũng phải bảy xoi tám phủng mới được. Nếu chỉ nhằm trên thân tìm kiếm thì có gì giao thiệp. Nếu ông bảy xoi tám phủng thì đâu cần vào nhà tắm, liền ở trên một đầu mảy lông hiện cõi Bảo Vương, nhằm trong vi trần chuyển đại pháp luân, một chỗ thấu được, ngàn chỗ muôn chỗ đồng thời thấu. Chớ nên giữ một hang một ổ, tất cả chỗ trọn là cửa Quan Âm nhập lý. Cổ nhân cũng có nghe tiếng ngộ đạo, thấy sắc rõ tâm. Nếu một người ngộ là phải, tại sao mười sáu vị Khai sĩ đồng thời ngộ? Thế nên cổ nhân đồng tu đồng chứng đồng ngộ đồng giải. Hành giả tu thiền phải niêm giáo công án này khiến đến được chỗ diệu xúc ngộ lấy. Hơn nữa, hành giả tu thiền phải nghiệm ra con mắt giáo lý kia, khiến mình thoát khỏi lưới giáo lý che phủ nửa say nửa tỉnh. Từ đó mình liền đó sạch trơn thong dong đi—A Bodhisattva who with 500 others slighted Sakyamuni in a previous existence, was converted and became a Buddha. In olden times there were sixteen Bodhisattvas.

When it was time for monks to wash, the Bodhisattvas filed in to bathe. Suddenly they awakened to the basis of water. All of you Ch’an worthies, how will you understand their saying, “Subtle feeling reveals illumination, and we have achieved the station of sons of Buddha.”? To realize this you too must be extremely piercing and penetrating. According to Yuan-Wu in the PiYen-Lu, at the Surangama Assembly, Bhadrapala and sixteen Bodhisattvas all practiced pure conduct and each related the basis on which he had experienced the Dharma gate of perfect pervasiveness. This is numbered as one among twenty-five kinds of perfect pervasiveness. They related that when it was time for monks to bathe they had filed in to bathe and suddenly awakened to the basis of water. Since they didn’t wash off the dirt, and they didn’t wash their bodies, tell me, what did they wash? If you can understand, then, at peace within, you realize the absence of anything existing. Then a thousand or ten thousand will no longer be able to get near you. As it is said, “Absence of attainment is true wisdom; if there is something which is attained, this is just semblance wisdom.” Haven’t you heard? Bodhidharma said to the Second Patriarch, “Bring out your mind and I will pacify it for you.” The Second Patriarch said, “When I search for my mind, I can’t find it.” This little bit here is the basic root of patchrobed monks’ lives. There’s no more need at all for so many complications: all that’s needed is to speak of suddenly awakening to the basis of water, and you spontaneously understand properly. Since they didn’t wash off the dust, and they didn’t wash their bodies, tell me, what did they awaken to? When you get to this realm, nothing at all is applicable, even the word “Buddha” must be avoided. They said, “Subtle feeling reveals illumination, and we have achieved the station of sons of Buddha.” “Reveals” means “make apparent.” The subtle feeling is illumination. Once you awaken to the subtle feeling, then you achieve the station of sons of Buddha, that is, you are in the stage of Buddhahood. People these days also go in to bathe, they also wash in water and feel it this way. Why then don’t they awaken? They are all confused and obstructed by the objects of the senses: they stick to their skins and cling to their bones. That’s why they can’t wake up immediately then and there. Here, if there’s nothing attained in washing or feeling or in the basis of water, then tell me, is this “Subtle feeling reveals illumination” or not? If here you can see directly, then this is “Subtle feeling reveals illumination, and we achieve the station of sons of Buddha.” People these days feel too, but do they perceive its subtlety? Subtle feeling is not ordinary feeling and feeler, where contact is considered feeling and separation is not. When Hsuan Sha was crossing the mountains and stubbed his toe, thereupon awakening, when Te Shan hits, isn’t this subtle feeling? Although it is so, to realize this you must be extremely piercing and penetrating. If you just search on your body, what connection is there? If you are extremely piercing and penetrating, then what need is there to to in and wash? You will make the jewel king’s realm appear on the tip of a hair and turn the great Dharma Wheel in every speck of dust. If you can penetrate in one place, then you penetrate a thousand places, ten thousand places all at once. Don’t just hold onto a single nook or den, all places are the gates by which Avalokitesvara enters the truth. For the Ancients too there was “awakening to the Path by hearing sounds, illuminating Mind by seeing forms.” If a single man awakens, this is the reason. But why did the sixteen Bodhisattvas awaken at the same time? Because the Ancients practiced together and experienced together, awakened together and understood together. Zen practitioners should pick up the meaning of the koan to make us go to where “Subtle feeling reveals illumination” to understand. In addition, Zen practitioners should go beyond the eye of the teaching so we can avoid being trapped within the net of the teaching, halfdrunk and helf-sober. Thus we can directly become clean, free, and unbound. Bạt Đà Hòa: See Bạt Đà.

Bạt Đà Hòa Bồ Tát: See Bạt Đà.

Bạt Đà Kiếp: Bhadra-kalpa (skt)—Thiện Kiếp—Auspicious kalpa—See Hiền Kiếp.

Bạt Đà Kiếp Tam Muội Kinh: Bhadra-kalpikasamadhi-sutra (skt)—Hiền Kiếp Tam Muội Kinh—Sutra of the samadhi of Lucky Kalpa.

Bạt Đà La:Bhadra-bhiksu (skt)—Thiện Tỳ Kheo—Một trong 16 vị La Hán nhận lệnh của đức Phật tiếp tục trụ thế hoằng pháp độ sanh—One of sixteen Arahants who received instructions from the Buddha to continue to stay in the world to spread the Buddha-Dharma to save sentient beings.

Bạt Đà Nữ:Bhadda (skt)—Bạt đà Nữ, vợ cũ Tổ sư Maha Ca Diếp trước khi ngài xuất gia. Lại cũng có một vị La Hán tên Bạt Đà—Name of the wife of Mahakasyapa before he renounced the world. There is another arhat also had the name of Bhadda.

Bạt Đà Tôn Giả: See Bạt Đà Nữ. Bạt Đề: Bhaddiya (p)—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Bat Đề La Hán: Bhaddiya (p)—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Bạt Đô: Antara-bhava (skt)—Bardo (tib)— Intermediate existence—See Trung Ấm.

Bạt Đội Đắc Thắng Thiền Sư: Bassui Zenji (1327- 1387)—Bassui-Tokusho (jap)—Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng, học trò của Thiền sư Cao Phong Diệu Tổ (Koho Zenji), một trong những thiền sư nổi tiếng của Nhật thuộc tông phái Lâm Tế. Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng là người đã sáng lập ra phái Hướng Ngạc Tự với một hệ thống 69 ngôi chùa ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIV—One of the great Japanese Zen masters of the Lin-Chi school, a disciple of Koho Zenji. He was the founder of the Kogakuji-ha with a system of sixtynine temples in Japan in the fourteenth century.

  • Cái chết của cha ông lúc ông mới bảy tuổi đã khiến cậu bé Bạt Đội theo đuổi tìm hiểu bản chất sâu sắc của linh hồn con người là gì. Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi của cậu đã dẫn cậu tới những thể nghiệm giác ngộ, nhưng Bạt Đội không bao giờ thỏa mãn với những kết quả đạt được, mà lại tiếp tục tìm hiểu ngày càng sâu hơn. Ông bắt đầu tìm kiếm một bậc thầy có khả năng hướng dẫn mình cho đến khi cảm thấy thanh bình trong nội tâm. Ông thọ đại giới vào năm 29 tuổi nhưng không chịu sống trong tự viện, mà làm du Tăng và hành thiền. Ông chọn Cao Phong Diệu Tổ làm thầy vì vị thầy nầy biết cách đưa ông tới đại giác sâu sắc, trong đó tất cả mọi ý niệm, niềm tin và quan điểm đều hoàn toàn bị tiêu tan bởi ngọn lửa bùng cháy trong sự thể nghiệm lạ lùng ấy. Những mối hoài nghi không ngừng của ông đã mất hẳn. Sau khi Cao Phong giao ấn xác nhận cho ông, Bạt Đội lại tiếp tục cuộc hành cước trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, vào tuổi 50, ông lại chịu làm trụ trì cho một thiền viện và ở đó mười năm cho đến khi viên tịch. Bạt Đội để lại rất ít trước tác, những quyển bàn về pháp và những bức thư ông gởi cho một vài đồ đệ vẫn được xem là những bản văn sâu sắc nhất của văn học thiền. Trong một bức thư nhan đề: “Gửi một người Kumasaka”, Bạt Đội viết: “Những vẻ bên ngoài là những ảo ảnh không có hiện thực. Chư Phật và các sinh linh đều giống như những ánh phản chiếu dưới nước. Ai không nhận biết được bản tánh thật của các sự vật sẽ lấy bóng làm hiện thực một cách sai lầm. Trạng thái chân không và yên nghỉ hay những đặc trưng của thiền, bắt nguồn từ sự giảm bớt các ý nghĩ, do đó bị hiểu sai lạc như là ‘bộ mặt gốc’, trong khi thật ra trạng thái đó cũng chỉ là một sự phản chiếu dưới nước mà thôi. Con phải tiến bước vượt khỏi trạng thái trong đó những sức mạnh lý trí vẫn còn giúp con. Cuối cùng khi nào con thật sự không còn biết làm

gì hết, khi đó hãy tự hỏi lấy con: ‘Ai là ông chủ?’ Ông chủ đó sẽ trở thành bạn tâm phúc của con khi con bẻ gẫy chiếc gậy hành hương làm bằng sừng thỏ, hay khi con làm tan được một khối băng trong lửa. Lúc ấy con hãy nói cho ta biết bạn tâm phúc ấy là cái gì? Còn hôm nay là ngày mồng tám và ngày mai mười ba”—The death of his father when Bassui was seven years old drove him to try to resolve the question of his being. His intensive doubtful questioning led him to several enlightenment experiences, but he was never content with what he had attained but rather searched ever deeper. He began searching for a Zen master who could lead him to inner peace. He received monastic ordination at the age of twenty-nine but chose not to live in a monastery, shunning comfort in favor of a life of wandering and meditation. At the age of fifty, however, he consented to become abbot of a Zen monastery, where he remained until his death ten years later. He chose Koho Zenji his Zen master because Koho was right for him and Koho ultimately led him to profound enlightenment, in which all his previous concepts, beliefs, and views were entirely annihilated in the fire of his overwhelming experience, and through which his profound doubt finally vanished. After receiving the seal of realization from Koho, he continued his life of wandering for many more years. Bassui wrote little, nevertheless, his words of dharma and the letters he wrote to a number of students are among the most penetrating writings in the literature of Zen. In a letter to “a man from Kumasaka”, Bassui Zenji wrote: “All phenomena in the world are illusory, they have no abiding substance. Sentient beings no less than Buddhas are like images reflected in the water. One who does not see the true nature of things mistakes shadow for substance. This is to say, in zazen the state of emptiness and quiet which results from the diminution of thought is often confused with one’s Face before one’s parents were born. But this serenity is also a reflection upon the water. You must advance beyond the stage where your reason is of any avail. In this extremity of not knowing what to think or do, ask yourself: ‘Who is the master?’ He will become your intimate only after you have broken a walking stick made from a rabit’s horn or crushed a chunk of ice in fire. Tell me now, who is this most intimate of yours? Today is the eighth of month.

Tomorrow is the thirteenth!”

  • Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng thường dạy chúng đệ tử: “Khi ngồi tọa thiền, đừng xem thường và cũng đừng nâng niu ôm ấp những tư niệm khởi hiện; chỉ cần tìm cho được cái Tâm, nơi khởi nguồn của những tư niệm ấy. Phải hiểu rằng tất cả những gì phát sinh trong ý thức, tất cả những gì lọt vào mắt chỉ là ảo ảnh, không phải là thực thể bền vững. Như thế, không nên sợ hãi cũng không nên để các hiện tượng ấy cám dỗ. Nếu giữ được tâm thức trống rỗng như không gian, không vướng bận những chuyện bên ngoài, không một quỉ thần nào có thể quấy rầy chúng ta được, kể cả khi nằm trên giường chờ chết. Tuy nhiên, trong lúc tham thiền, đừng nhớ đến bất cứ lời khuyên nào trong số những lời khuyên này. Chỉ cần bạn trở thành câu hỏi: ‘Tâm thức này là gì?’ hoặc ‘Cái đang nghe âm thanh này là cái gì?’ Khi chứng ngộ được tâm thức này, sẽ biết rằng đó chính là nguồn gốc của tất cả chư Phật và của tất cả chúng sanh.”—Zen Master Bassui Tokusho always taught his disciples: “In zazen neither despise nor cherish the thoughts that arise; only search your own Mind, the very source of these thoughts. You must understand that anything appearing in your consciousness or seen by your eyes is an illusion, of no enduring reality. Hence you should neither fear nor be fascinated by such phenomena. If you keep your mind as empty as space, unstained by extraneous matters, no evil spirits can disturb you even on your deathbed. While engaged in zazen, however, keep none of this counsel in mind. You must only become the question ‘What is this Mind?’ or ‘What is it that hears these sounds?’ When you realize this Mind you will know that it is the very source of all Buddhas and sentient beings.”
  • Một hôm Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng thượng đường dạy chúng: “Ngày xưa, có một người được bạn mời đến nhà chơi. Lúc nâng ly rượu chủ nhà mời, anh ta tưởng như thấy một con rắn dưới đáy ly. Không muốn làm bạn sượng sùng nếu làm cho mọi người chú ý vấn đề này, nên anh ta không nói gì và can đảm nuốt luôn. Về đến nhà, anh ta cảm thấy dạ dày bắt đầu đau đớn. Đã dùng nhiều thuốc, nhưng tất cả đều vô dụng, bây giờ anh ta càng cảm thấy đau trầm trọng như sắp chết đến nơi. Được tin báo về tình trạng của anh ta, người bạn lại mời anh ta tới nhà chơi lần nữa. Người bạn ấy mời anh ta ngồi vào đúng chỗ lần trước, laị mời anh ta uống một ly rượu và nói rằng đó là thuốc trị bệnh. Lúc nâng ly rượu lên, anh ta lại thấy con rắn con. Lần này, anh ta nói cho người bạn biết. Người bạn không nói gì và chỉ cho anh ta thấy một cái cung treo trên trần nhà. Thình lình người bệnh nhận ra rằng ‘con rắn con’ chỉ là ảnh phản chiếu của cái cung bên trên. Hai người nhìn nhau rồi bật phá lên cười. Cơn đau của bệnh nhân tan biến ngay và anh ta khỏe mạnh trở lại. Tu thành Phật cũng giống như chuyện này. Tổ sư Vĩnh Gia Huyền Giác nói: ‘Khi bạn chứng được chân tánh của vũ trụ, bạn biết rằng không có thực tướng chủ quan mà cũng không có thực tướng khách quan. Ngay vào lúc đó, những tạo nghiệp kéo bạn xuống tận đáy địa ngục sẽ được quét sạch.’ Chân tánh ấy là bản thể căn nguyên của mọi chúng sanh.”—One day Zen Master Bassui Tokusho entered the hall to preach the assembly: “Once a man was invited to the home of a friend. As he was about to drink a cup of wine offered him, he believed he saw a baby snake inside his cup. Not wishing to embarrass his host by drawing attention to it, he bravely swallowed it. Upon returning home he felt severe pains in his stomach. Many remedies were applied but in vain, and the man, now grievously ill, he felt he was about to die. His friend, hearing of his condition, asked him once more to his home. Seating his friend in the same place, he again offered him a cup of wine, telling him it was medicine. As the ailing man raised his cup to drink, once again he saw a baby snake in it. This time he drew his host’s attention to it.

Without a word the host pointed to the ceiling above his guest, where a bow hung. Suddenly the sick man realized that the ‘baby snake’ was the reflection of the hanging bow. Both men looked at each other and laughed. The pain of the sick man vanished instantly and he recovered his health. Becoming a Buddha is analogous to this. The Patriarch Yoka (Vĩnh Gia Huyền Giác 665-713) said: ‘When you realize the true nature of the universe you know that there is neither subjective nor objective reality. At that very moment karmic formations which would carry you to the lowest hell are wiped out.’ This true nature is the root-substance of every sentient being.” Bạt Đội Thiền Sư: See Bạt Đội Đắc Thắng Thiền Sư.

Bạt Già Bà: Bhargava(skt)—Bạt Cà Ba—Vị tiên đầu tiên mà Thái Tử Tất Đạt Đa gặp khi xuất gia—The first rsi prince Siddhartha met when he left home.

Bạt Già Phạm: Bhagavan (skt)—The Blessed One—The Holy Lord—See Thế Tôn.

Bạt Già Phạm Công Đức Bảo Tập Tụng Nạn Thích Ngữ: Bhagavad-ratnaguna-sancayagathana-mapajika (skt)—Luận về những công đức khó tu tập quí báu của bậc Vô Thượng.

Bạt Khế Trừu Đinh: Nhổ đinh tháo nêm. Trong Thiền, từ nầy ám chỉ việc trừ bỏ tục tình mê chướng và vọng tưởng—Pulling out a nail. In Zen, this term implies a task of elimination of obstructions and false thoughts. Bạt Khổ Dữ Lạc: Cứu khổ ban vui—To save from suffering and to give joy. Bạt Kỳ: Vijji (p)—Vajji (skt)—Vrji (skt)—Tên một thành phố ở miền Bắc Ấn vào thế kỷ thứ bảy trước tây lịch, nơi những vị sư thuộc phái mang tên Bạt Kỳ đã khai trừ trưởng lão Da Xá (Yasha) ra khỏi cộng đồng với nhiều lời buộc tội ngài vào lần kết tập kinh điển thứ nhì—Name of a city in North India in the VII B.C.E., where the monks of the Vajji from Vaisali expelled Yasha from the community because of his accusations in the second council.

Bạt Kỳ Tử: Tỳ Kheo thuộc phái Bạt Kỳ—Monks of the Vajji.

Bạt La Sa Đà: Prasada (skt)—Điện—Sảnh đường của tứ chúng—An assembly hall—A temple—A palace.

Bạt Lê Bà Lý: Tapassu (skt)—Đế Lê Phú Bà—Vị đệ tự thứ sáu của đức Phật—The sixth disciple of Sakyamuni Buddha.

Bạt Lê Ca: Bhallika (skt)—Tên của vị đệ tử thứ bảy của đức Phật—Name of the seventh disciple of the Buddha.

Bạt Lợi Sa Kiền Nã: Varsagana (skt)—See Vũ Chúng Ngoại Đạo.

Bạt Lộc Ca Quốc: Baluka (skt)—See Bát Lộc Ca.

Bạt Lộc Yết Cô Bà Quốc: Bharukaccha(skt)— Bạt Lộc Yết Thiếp Bà Quốc—Bạt Lộc Yết Tiêm Bà—Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch. Vương quốc cổ này nằm trong thành Gujara, gần Baruch, bên bờ sông Narbudda—Name of a small country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D. This ancient state in Gujara, near Baruch, on the Narbudda.

Bạt Nan Đà: Sundarananda or Sunanda (skt)— Tôn Đà La Nan Đà—Tôn Đà La Nan Đà—Ưu Bà

Nan Đà—Em trai của Đức Phật, có vợ tên là Tôn Đà Lợi, nên nguời ta gọi ông là Tôn Đà La Nan Đà để phân biệt với ông A Nan Đà—Said to be younger brother of Sakyamuni, his wife’s name being Sundari; thus called to distinguish him from Ananda.

Bạt Nan Đà Long Vương: Hiền Hỷ Long Vương—Sundarananda dragon king—Sunanda dragon king.

Bạt Nghiệp Nhân Chủng Tâm: Mind of selfenlightened ones—Tâm Độc Giác thừa—Thừa nầy thọ hưởng giác ngộ riêng tư, nhưng còn vị kỷ—The Vehicle of the self-enlightened ones (pratyeka-buddha) enjoying self-enlightenment yet falling into egoism, one of the ten stages of spiritual development.

Bạt Nhựt La Bồ Đề: See Kim Cang Trí Bồ Tát.

Bạt Quỷ: Drought-ghost—Phong Bạt Quỷ. Bạt Sáng Na: Badaksan (skt)—See Bát Đạc Thương Na.

Bạt Sơn Cử Đỉnh: Sức mạnh có thể nhổ núi nâng vạc lên được, dụ cho sức mạnh của sự định tâm trong nhà thiền hay định lực thiền quán có thể phá vở mọi loạn tưởng—To have the strength to uproot a mountain and raise tripods, i.e., the power of samadhi (the power of meditation) or the power of abstract or estatic meditation, ability to overcome all disturbing thoughts, the fourth of the five powers (bala) or the power of abstract or estatic meditation, ability to overcome all disturbing thoughts.

Bạt Thiệt Địa Ngục: Địa ngục nơi tội nhân bị hành tội bằng cách kéo lưỡi ra—Hell of Pulling Tongues.

Bạt Trí Tỳ Kheo: Vijjiputta (p)—Name of a monk.

Bạt Triết La Tra Ha Sa: Vajrattahasa (skt)— Thần Ma Hê Thủ La, Tiếu Thiên Vương, một trong những hộ pháp Thiên vương—Siva, the laughing Maharaja, one of the guardians. Bạt Xà: Vrji (skt)—Thành Bạt Xà, bây giờ Vraja hay Braj, nằm về phía tây của Đề Ly và Agra— The modern Vraja or Braj, west of Delhi and Agra.

Bạt Xà Tử Tỳ Kheo: Vrjiputra-bhiksu (skt)—Bạ Xà Tử Tỳ Kheo—Nhóm Bạt Xà Tử Tỳ Kheo đã đưa ra 10 điều phi pháp tại thành Tỳ Xá Ly, nên Da Xá Đà Tỳ Kheo nhân đó đã khuyến khích vua A Dục triệu tập hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai—The ten unlawful acts permitted by the Vrjiputra monks in Vaisali. As a result, they were condemned by Yasoja, who encourage king Asoka to convene the second assembly here.

Báu Linh: The Precious bell.

Báu Vật: Precious things.

Bảy Báu: Sapta ratna (skt)—Seven precious things—See Thất Bảo.

Bảy Cảnh Giới Hữu Phúc: Theo Phật giáo, có bảy cảnh giới hữu phúc: Thứ nhất là cảnh người, cảnh giới trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sanh vào cảnh nầy vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những pháp cần thiết nhằm thành tựu Đạo Quả Phật. Kiếp cuối cùng của chư Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người. Thứ nhì là cảnh Trời Tứ Đại Thiên Vương, cảnh Trời thấp nhất, nơi mà những vị trời canh phòng bốn hướng lưu ngự cùng các đệ tử. Thứ ba là cảnh Đao Lợi Thiên, cung trời của ba mươi ba vị trời trong đó trời Đế Thích là vua. Những ai chuyên tâm bố thí và hành thiện sẽ được sanh vào cảnh trời nầy. Chính ở cung trời Đao Lợi nầy là nơi Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp cho chư Thiên nghe trong ba tháng liền. Thứ tư là cảnh Vô Phiền Thiên, nơi chư Thiên tiêu diệt khổ đau. Thứ năm là cảnh Trời Đâu Suất, nơi những vị Bồ tát đã thực hành tròn đủ các pháp cần thiết để đắc Quả Vị Phật đều lưu ngụ ở cảnh nầy, chờ cơ hội thích nghi để tái sanh vào cảnh người lần cuối cùng. Bồ Tát Di Lặc, vị Phật tương lai, hiện đang ở cảnh trời nầy chờ ngày tái sanh kiếp chót vào cảnh người trước khi thành Phật. Thứ sáu là cảnh Trời Hóa Lạc, cảnh giới của những vị trời cư ngụ trong những cung điện to lớn đẹp đẽ. Thứ bảy là cảnh Trời Tha Hóa Tự Tại, cảnh giới của những vị trời có khả năng tạo thêm những vị khác để phục vụ mình—There are seven happy states (The Buddha and His Teachings): First, the realm of human beings (Manussa (p), the human realm is a mixture of both pain and happiness. Bodhisattvas prefer the human realm as it is the best field to serve the world and perfect the requisites of Buddhahood. Buddhas are always born as human beings. Second, Great Four Deva Kings

(Catummaharajika (p), the lowest of the heavenly realms where the guardian deities of the four quarters of the firmanent reside with their followers. Third, the thirty-three celestial realm of the thirty-three Devas (Tavatimsa (p) where Devas Sakka is the King. Those who perform charitable and good deeds will be reborn in this heavenly realm. It was in this heavenly realm that the Buddha taught the Abhidharma to the Devas for three months. Fourth, the realm of Yama Devas (Yama (p), where devas who destroy pain. Fifth, the realm of delight or Happy-dwellers (Tusita (p), where the Bodhisattvas who have perfected the requisites of Buddhahood reside in this realm until the opportune moment comes for them to appear in the human realm to attain Buddhahood. The Bodhisattva Maitreya, the future Buddha, is residing in this realm awaiting the right opportunity to be born as a human being and become a Buddha. Sixth, Joy-born Heaven (Nimanarati (p), the realm of the Devas who delight in the created mansions. Seventh, Rejoice the creations of others (Paranimmitavasavatti (p), the realm of the Devas who makes others’ creation serve their own ends. Bảy Chi Thiền: Seven jhana factors—See Thất Chi Thiền.

Bảy Công Hạnh Giác Ngộ: The seven practices leading to Enlightenment—See Thất Bồ Đề Phần.

Bảy Diệu Pháp: See Thất Diệu Pháp. Bảy Điều Khó Tránh: The seven unavoidables— See Thất Bất Khả Tỵ.

Bảy Hành Động Ác: Seven evil acts—Seven sins—See Thất Ác.

Bảy Khuynh Hướng Ngủ Ngầm: Theo Kinh

Trường A Hàm và Kinh Tăng Nhất A Hàm, có bảy sự nhiễm ô tiềm ẩn trong tâm chúng ta: tham dục, ác ý, tà kiến, hoài nghi, ngã mạn, luyến ái, và vô minh—According to the Digha Nikaya Sutra and Angutara Nikaya Sutra, there are seven defilements that lie dormant in the recesses of man’s mind: desire (lust), evil thought, wrong view, doubt, pride, attachment, and ignorance. Bảy Loại Châu Báu: Seven jewels—The seven treasures or precious things—Bảy vật báu—See Thất Bảo.

Bảy Loại Cúng Dường Cho Tăng Chúng: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bảy loại cúng dường cho Tăng Chúng: Thứ nhất là cúng dường cho cả hai Tăng Chúng với Đức Phật là vị cầm đầu khi Ngài còn tại thế. Thứ nhì là cúng dường cho cả hai Tăng Chúng sau khi Đức Phật nhập diệt. Thứ ba là cúng dường cho Tỳ Kheo Tăng. Thứ tư là cúng dường cho Tỳ Kheo Ni. Thứ năm là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ sáu là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ bảy là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy— According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are seven kinds of offerings made to the Sangha: First, one gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhnis headed by the Buddha. Second, one gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhunis after the Tathagata has attained final Nirvana. Third, one gives offering to a Sangha of Bhikkhus. Fourth, one gives offering to a Sangha of Bhikkhunis. Fifth, one gives offering and saying: “Appoint so many bhikkhus and Bhikkhunis for me from the Sangha. Sixth, one gives offering, saying: “Appoint so many

Bhikkhus for me from the Sangha.” Seventh, one gives offering, saying: “Appoint so many Bhikkhunis for me from the Sangha.” Bảy Loại Không: Seven sorts of emptiness—See Thất Chủng Không.

Bảy Loại Người Đáng Kính Trọng: Seven persons worthy of offerings—Theo Kinh Tự Hoan Hỷ và Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy loại người đáng kính trọng: câu phần giải thoát, tuệ giải thoát, thân chứng, kiến chứng, tín giải thoát, tùy pháp hành, và tùy tín hành— According to the Sampasadaniya Sutta and Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are seven persons worthy of offerings: the BothWays-Liberated, the Wisdom-Liberated, the

Body-Witness, the Vision-Attainer, the Faith-

Liberated, the Dhamma-Devotee, and the FaithDevotee.

Bảy Loại Nhị Đế: Seven kinds of two truths— Theo Thiên Thai Trí Khải Đại Sư, có bảy loại nhị đế: Thứ nhất, thực hữu là tục đế, diệt thực hữu là chân đế. Thứ nhì, huyễn hữu là tục đế, nhận biết huyễn hữu này thiếu chủ thể là chân đế. Thứ ba, huyễn hữu là tục đế, nhận biết huyễn hữu tức không, tức bất không là chân đế. Thứ tư, huyễn hữu là tục đế, nhận biết huyễn hữu tức không, tức bất không và rằng tất cả các pháp là không và bất không là chân đế. Thứ năm, huyễn hữu và sự đồng nhất của huyễn hữu với không tất cả gọi đều gọi là tục đế; và chẳng hữu chẳng không là chân đế. Thứ sáu, huyễn hữu và sự đồng nhất của huyễn hữu với không tất cả gọi đều gọi là tục đế; và chẳng hữu chẳng không, và rằng tất cả chân lý bao gồm trong chẳng hữu chẳng không là chân đế. Thứ bảy, huyễn hữu và sự đồng nhất của huyễn hữu với không tất cả gọi đều gọi là tục đế; và chân lý bao gồm hữu, bao gồm không, và bao gồm chẳng hữu chẳng không là chân đế—According to T’ien T’ai Great Master Chih-I, there are seven classifications of two truths: First, the mundane truth refers to real existence, and the real truth refers to the extinction of this “real existence”. Second, the mundane truth refers to illusory existence, and the real truth refers to the identifying this illusory existence as empty of substantial Being. Third, the mundane truth refers to illusory existence, and the real truth refers to the identifying this illusory existence as both empty and not empty. Fourth, the mundane truth refers to illusory existence, and the real truth refers to the identity of illusory existence with both emptiness and non-emptiness; that all dharmas are both empty and not empty. Fifth, the mundane truth refers to both illusory existence and the identity of illusory existence with emptiness; and the real truth refers to “neither existence nor emptiness”. Sixth, the mundane truth refers to both illusory existence and the identity of illusory existence with emptiness; and the real truth refers to “neither existence nor emptiness”; that all reality is included in “neither existence nor emptiness”. Seventh, the mundane truth refers to both illusory existence and the identity of illusory existence with emptiness; and the real truth refers to the fact that “reality includes existence, includes emptiness, and includes neither existence nor emptiness”. Bảy Lỗi Lầm: Seven faults—Bảy lỗi lầm: quá nhiều việc trần tục; trì tụng ngoại điển; ham mê ngủ nghỉ; ham mê nói chuyện, luyến chấp giàu sang danh lợi, háo hức làm vừa lòng người, và mơ hồ về Phật đạo—Seven problems for any practitioners: many secular engements, chanting non-Buddhist scriptures, coveting much sleep, indulging in many conversations, attchment to personal riches and gains, excessive eagerness to please people, and confused about the Buddhist Path.

Bảy Luật Bồ Tát: Seven disciplines for Bodhisattvas—Seven rules for Bodhisattvas at the first stage—See Sơ Địa Bồ Tát Thất Hạnh Môn. Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông: Theo A Tỳ Đàm Luận, 75 pháp được Câu Xá Tông phân chia làm năm cấp trong hai loại hữu vi và vô vi—In the Abhidharma, 75 dharmas mentioned by the Kosa school are arranged in five categories and classified into two categories, created and uncreated.

(I) Hữu Vi Tứ Chủng Pháp—Four kinds of created dharmas:

(A) Sắc Pháp: Rupani (skt)—Forms—Có 11 pháp, gồm 5 căn (giác quan), 5 cảnh hay những đối tượng tri giác, và vô biểu sắc:

1-5)Năm căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân—Five sense organs: Eye, ear, nose, tongue, and body.

6-10)Năm cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc—Five sense objects: Form, sound, smell, taste, and touch.

11) Vô biểu sắc: Avijnapti-rupa (skt)—Element with no manifestation.

(B) Tâm Pháp: Citta (skt).

12) Một pháp, đôi khi được chia thành năm pháp tương ứng với năm căn—Consciousness or Mind. This is consciousness itself. Though one, it naturally functions in five ways corresponding to the five sense-organs.

(C) Tâm Sở Pháp: Citta-samprayukta-sanskara or Caitasika (skt)—có 46 pháp, được chia thành 6 cấp—The concomitant mental functions, 46 dharmas. This category of mental faculties is grouped into six classes:

(C1)Biến Đại Địa Pháp (nhiệm vụ tổng quát)— Mahabhumika (skt):

13-22) Mười pháp: Thọ, tưởng, tư, xúc, dục, huệ, niệm, tác ý, thắng giải, và định—General functions or universals, 10 dharmas:

Perception, idea, will, touch, wish, intellect, remembrance, attention, decision, and concentration.

(C2)Đại thiện địa pháp: Kusala-mahabhumika (skt)—General functions of good.

23-32) Mười thiện pháp: Tín, tấn, xả, tàm, quý, vô tham, vô sân, bất hại, khinh an, và bất phóng dật—Ten functions of good: Belief, energy, indifference, shame, bashfulness, nongreediness, non-malevolence, non-injury, confidence, and exertion.

(C3)Đại phiền não địa pháp: General functions of defilement.

33-38)Sáu phiền não địa pháp: Vô minh, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, và trạo cử—

Six general functions of defilement: Ignorance, idleness, indolence, non-belief, low-mindedness, and high-mindedness.

(C4)Đại bất thiện địa pháp: Akusalamahabhumika (skt)—General functions of evil.

38-40)Hai đại bất thiện địa pháp: Vô tàm và vô

quý—Two general functions of evil:

Shamelessness and non-bashfulness.

(C5)Tieu phiền não địa pháp: Upaklesa-bhumika (skt)—Minor functions of defilement.

40-50)Mười tiểu phiền não địa pháp: Phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, huyễn, cuống, và kiêu—Ten minor functions of defilement: Anger, concealment, parsimony, envy, affliction, injury, enmity, deceit, fraudulence, and arrogance.

(C6)Bất định địa pháp: Aniyata-bhumika (skt)— Indeterminate functions.

51-58)Tám bất định địa pháp: Ố tác, thụy miên, tầm, tư, tham, sân, mạn, và nghi—Eight indeterminate functions: Repentance, drowsiness, reflection, investigation, covetousness, hatred, pride, and doubt.

(D) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Cittaviprayukta-sanskara (skt)—Pháp không thuộc sắc, cũng không thuộc tâm—Elements neither substantial forms nor mental functions:

59-72)Mười bốn Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Đắc, phi đắc, đồng phần, vô tưởng quả, vô tưởng định, diệt tận định, mạng căn, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân, và văn thân— Fourteen elements neither substantial forms nor mental functions: Acquisition, nonacquisition, communionship, fruition of thoughtless heaven, thoughtless ecstacy, annihilation trance, life, birth, stability, decay, impermanence, name, sentence, and letter.

(II) Tam Vô Vi Pháp: Asankrta-dharma (skt)— Non-created elements or negative becoming—See Tam Vô Vi Pháp.

  1. Hư không: Akasa (skt)—Space.
  2. Trạch diệt: Pratisamkhya-nirodha (skt)— Extinction through intellectual power.
  3. Phi trạch diệt: Apratisamkhya-nirodha (skt)— Extinction due to lack of productive cause. Bảy Nguyên Nhân Phát Bồ Đề Tâm: Seven causes of awakening the Bodhi-mind—Bảy nguyên nhân phát Bồ Đề tâm: nhờ chư Như Lai dạy dỗ; thấy pháp suy đồi nên phát tâm bảo vệ; vì lòng bi mẫn với chúng sanh; nhờ chư Bồ Tát hướng dẫn; nhờ thấy được Bồ Tát hạnh; sau khi tu tập bố thí; nhìn thấy hảo tướng của chư Như Lai— There are seven reasons that cause people to awaken Bodhi-mind: Tathagatas lead one to awaken the Bodhi-mind; on seeing persihing of the dharma, one awakens the Bodhi-mind to protect it; out of compassion for sentient beings; Bodhisattvas teach one to awaken the Bodhimind; on seeing the Bodhisattvas’ practices; after practicing giving; on beholding the Buddha’s physical characteristics.

Bảy Pháp Bất Thối: Bảy pháp bất thối của chúng Tỳ Kheo—Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, có bảy pháp bất thối cho Tăng chúng: Thứ nhất là thường tham dự hội họp của Tăng chúng trong hòa hợp. Thứ nhì là thực hành các bổn phận trong giáo đoàn trong sự hòa hợp. Thứ ba là không thiết lập những gì trước đó không được ban hành và làm đúng theo giới luật đã được đề ra. Thứ tư là tôn kính, quý trọng, kính lễ và hỗ trợ các vị trưởng lão giàu kinh nghiệm, các vị cha già, các vị lãnh đạo trong giáo đoàn và lắng nghe lời dạy của các vị ấy. Thứ năm là không rơi vào tác động của tham ái để dẫn đến tái sinh. Thứ sáu là thích sống an tịnh độc cư. Thứ bảy là tu tập chánh niệm tỉnh giác—According to the Maha-Parinirvana Sutra, there are seven factors of non-decline of the Bhiksus: First, frequenting the meetings of the Order in concord and harmony. Second, carrying out the duties of the Order in concord. Third, establishing nothing that has not been already prescribed and acting in accordance with the rules as laid down. Fourth, honoring, esteeming, revering and supporting the well-experienced elders, the fathers and leaders of the Order and listening to their words. Fifth, not falling under the influence of craving leading to rebirth. Sixth, delighting in a secluded life. Seventh, training their mind in self-possession. Bảy Phép Quán Thân Bất Tịnh: Thứ nhất là quán cứu cánh bất tịnh, sau khi chết thì thân nầy sình lên và thối rữa. Thứ nhì là quán cơ thể bất tịnh. Thứ ba là quán chủng tử (thai nhi) bất tịnh, do tham ái mà sanh ra. Thứ tư là quán sơ sanh bất tịnh. Thứ năm là quán thọ sanh bất tịnh, do tinh cha huyết mẹ hòa hợp mà thành. Thứ sáu là quán thực đạm bất tịnh. Thứ bảy là quán trụ xứ bất tịnh—Seven types of contemplation on the impure body: First, contemplation that after death the body swelling up and rotting away with flesh and bones in disarray. Second, contemplation on foul odor in profusion. Third, contemplation on the impurity of a fetus. Fourth, contemplation on impure new-born child, emerging from the womb with pus and blood gushing forth. Fifth, contemplation on the impure area. Sixth, contemplation the impurity of drinking the mother’s blood. Seventh, contemplation on the impurity of the dirty area of the womb.

Bảy Thanh Tịnh: Seven Contemplation on the impurity of the dirty area of the womb purifications—Seven kinds of purification for monks and nuns—See Thất Chủng Thanh Tịnh. Bảy Thức: Seven consciousnesses—Ý thức xãy ra khi giác quan tiếp xúc với đối tượng bên ngoài: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức (mạt na thức), và ý căn (a lại da thức). Năm thức đầu tương ứng với năm giác quan. Thức thứ sáu kết hợp khả năng nhận thức của năm giác quan thành những hình ảnh gắn bó nhau và phán đoán về thế giới bên ngoài. Thức thứ bảy là trung tâm hoạt động về lý luận, tính toán, và xây dựng hay tạo dựng những vật thể cá biệt. Nó chính là cội nguồn của vướng mắc và tham dục, và do đó nó là gốc của cái ngã và là nguyên nhân của sự khơi dậy ảo giác, cho rằng cái bên ngoài là thật—

Consciousness refers to the perception or discernment which occurs when our sense organs make contact with their respective objects: sight consciousness, hearing consciousness, scent consciousness, taste consciousness, touch consciousness, mind (mano) consciousness, and alaya (klistamano consciousenss). The first five consciousness correspond to the five senses. The sixth consciousness integrates the perceptions of the five senses into coherent images and make judgments about the external world. The seventh consciousness is the active center of reasoning, calculation, and construction or fabrication of individual objects. It is the source of clinging and craving, and thus the origin of self or ego and the cause of illusion that arises from assuming the apparent to be real.

Bảy Tư Thế Thiền Tọa Của Đức Tỳ Lô Giá Na: Seven Postures of Vairocana—Theo Lạt Ma Khenchen Thrangu, theo Kim cang Thừa, Đại

Nhựt có nghĩa là “cái gì chiếu sáng, cái gì tạo ra sự rõ ràng.” Vì vậy, Đại Nhựt là tư thế thân hình đang ngồi, tư thế nầy giúp cho hành giả phát triển trạng thái thiền định và tạo cho tâm ổn định, rõ ràng. Tâm có trở nên ổn định hay không là dựa vào cái được gọi là luồng gió hoặc những luồng không khí vi tế. Có luồng gió thô, đó là hơi thở mà chúng ta hít vào và thở ra. Nhưng cũng có luồng gió vi tế liên quan đến sự chuyển động của thân và các tư duy. Thân và tâm liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy khi những luồng không khí vi tế nầy trở thành yên tĩnh trong thân thể, tâm cũng trở nên yên tĩnh. Tạo ra những luồng gió vi tế ổn định nầy, bằng cách tiếp tục làm tác động lên những kênh bên trong, mà ngang qua đó các luồng gió chuyển động. Nếu những kênh nầy thẳng và ổn định, các luồng gió trở thành ổn định, và sau đó tâm sẽ trở nên ổn định. Để tạo cho những kênh nầy thẳng và ổn định, hành giả phải có tư thế đúng trong khi thiền tập—According to Lama Khenchen Thrangu in “The Practice of Tranquility and Insight”, Vairocana means “what illuminates, what makes clear.” So Vairocana is the physical posture of sitting that helps one develop a meditative state and makes the mind stable and clear. Whether the mind becomes unstable depends on what are called the airs or subtle winds. There is gross air, which is the breath one inhales and exhales. But there is also a subtle air, which is involved with the movements of the body and the movement of thoughts. Body and mind are closely related, so when these subtle airs become still in the body, the mind also becomes still. One makes these subtle airs stable by working on the inner channels through which the airs move. If these channels are straight and stable, the subtle airs will become stable, and then the mind will become stable. To make these channels straight and stable, one must have proper posture during meditation.

  1. Keeping the spine straight: Giữ cho xương sống thẳng—Giữ cho xương sống thẳng để kênh trung tâm năng lực được thẳng. Năng lực gió hay không khí (vayu) được gọi là “năng lực sinh tồn” (prana) chảy vào trong kênh trung tâm. Năng lực sinh tồn tạo cho thân thể chúng ta ổn định và vững chắc. Nó cũng được gọi năng lực đất bởi vì nó tạo ra sự ổn định và tính nhẫn nại đối với thân thể. Nếu thân thể bị ngã về phía trước trong khi thiền, hoặc có khuynh hướng nghiêng sang bên trái, bên phải, hoặc ngã ra đằng sau, bấy giờ kênh trung tâm nầy sẽ bị cong và năng lực sinh tồn đang chảy trong nó sẽ bị siết chặt lại. Vì vậy, nếu chúng ta giữ xương sống thẳng, năng lực đất sẽ chảy thẳng, và điều nầy sẽ dẫn đến sự ổn định và sự chịu đựng lâu dài. Luồng nước thấm qua thân thể và giữ cho thân thể được ẩm ướt. Nếu các luồng nước nầy chảy trong kênh trung tâm, chúng sẽ tự nhiên được ổn định. Để cho luồng nước chảy vào kênh trung tâm, hành giả phải có đủ bảy tư thế của Đức

Đại Nhựt Như Lai—Keeping the spine straight so that the central energy channel is straight. The life force vayu is called “prana” and flows in the central channel. Prana makes one’s body stable and firm. It is also called the earth vayu because it gives stability and endurance to the body. If the body is bent forward in meditation, or leaning to the left, right, or backward, then this central channel is going to bent and the prana flowing within it will be constricted. Therefore, if one keeps the spine straight, the earth vayu will flow straight, and this will result in endurance and stability. The water flow permeates the body and keeps it moist. If these water flows flow in the central channel, they will naturally be stable. In order to cause the water flows to flow in the central channel, practitioners should have seven postures of Vairocana.

  1. Đặt vị trí hai bàn tay trong tư thế thiền định: Place the hands in a meditative posture.
  2. Hai khủy tay hơi giản ra ngoài: Two elbows slightly sticking out—Luồng lửa tự nhiên đi lên, trong khi luồng nước và đất tự nhiên đi xuống. Để luồng lửa nhập vào kênh trung tâm, hành giả phải có tư thế thứ tư—The fire naturally goes upward, while the earth and water naturally go downward. For the fire to enter the central channel, practitioner must have the fifth posture of Vairocana.
  3. Hạ thấp cằm: Lower the chin slightly—Điều nầy ảnh hưởng về sự ngăn cản luồng lửa bốc lên—This has the effect of preventing the fire from rising upward.
  4. Hai mắt không nên ngó qua ngó lại: Eyes should be unwavering—Luồng gió được nối tiếp với sự chuyển động của thân thể, và hai mắt tự nhiên có sự chuyển động liên minh với các luồng gió nầy. Sự di động của hai mắt sẽ tạo cho tâm dao động. Vì vậy, hành giả nên giữ cho hai mắt yên tịnh, tập trung trong khoảng không gian vượt lên chót mũi. Điều nầy tạo cho tâm trở nên yên tĩnh và luồng gió nhập vào kênh trung tâm—To introduce the air to flow into the central channel, one’s eyes should be unwavering. The air flow is connected with movement of the body, and the eyes naturally have a great deal of movement associated with them. The moving of the eyes will cause the mind to move. So one keeps the eyes still, focused on the space beyond the tip of the nose. This will cause the mind to become still and the air flow to enter the central channel.
  5. Hai môi để hở tự nhiên: Lips are left to rest naturally—Hai môi để hở thư giãn hoàn toàn và tự tự nhiên, lưỡi đang dừng nghỉ chống lại vòm miệng—The lips are left to rest quite naturally, with the tongue resting against the palate.
  6. Ngồi với hai chân trong tư thế kim cương: Sit in full lotus position —Để làm cho vững mạnh luồng thải ra phía dưới—To stabilize the downward-eliminating flow, one sits with one’s legs in the vajra or full lotus position. Bảy Yếu Tố Ác: Seven elements of evil—Bảy yếu tố mất công đức: bất tín, bất hối, bất tàm, không thính pháp, không tinh cần, thất niệm và không phát triển trí huệ—Seven evil acts for a practitioner: non-faith, non-repentence, nonshamefulness, not hearing the dharma, no efforts, not mindfulness, and not developing wisdom. Bảy Yếu Tố Công Đức: Seven elements of virtue—Bảy yếu tố công đức: tín, hối, tàm, thính pháp, tinh cần, niệm và huệ—Seven virtues for a practitioner: faith, repentence, shamefulness, hearing the dharma, efforts, mindfulness, and wisdom.

Bảy Yếu Tố Giác Ngộ: Seven elements of bodhi—See Thất Bồ Đề Phần. Bảy Yếu Tố Phát Triển Trí Huệ: Seven Factors of Enlightenment—Bảy yếu tố giác ngộ—Seven Factors of wisdom—See Thất Bồ Đề phần.

Bắc Bản Niết Bàn Kinh: Đại Bát Niết Bàn Kinh Bắc Bổn (đầy đủ) do Đàm Vô Sấm dịch sang Hoa ngữ vào khoảng những năm 423 sau Tây Lịch— The complete translation of the Mahaparinirvana Sutra, northern book, translated by Dharmaraksa, around 423 A.D.

Bắc Câu Lư Châu: Uttarakuru (skt)—Châu nằm về phương Bắc, là một trong bốn châu nằm quanh núi Tu Di. Người trong cõi nầy còn được gọi là tiên, sống rất an vui và thọ đến 1.000 tuổi). Người ta nói Bắc Cu Lô Châu có hình vuông, mỗi cạnh đo được 20.000 do tha—The northern of the four continents surrounding Sumeru, where life is always pleasant. One of the nine divisions of the world in traditional Indian cosmology. This is the country of the northern continent, situated in the north of India (Jambudvipa), and described as the country of eternal beatitude. It is said to be square, measuring 20,000 yojanas per side. Bắc Chẩm: Northern pillow—Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Ngài nhập diệt, gối hướng về phương Bắc, có nghĩa là giáo pháp của Ngài sẽ được phát triển về phương Bắc—Gối Phương Bắc—The northern pillow, i.e. Sakyamuni, when dying, pillowed his head to the north, pointing the way for the extension of his doctrine.

Bắc Châu: Uttarakuru (skt)—Hokushu (jap)—See Bắc Câu Lư Châu.

Bắc Cu Lô Châu: See Bắc Câu Lư Châu.

Bắc Đài Sơn: Northern T’ai—Bắc Đài—Núi Bắc Đài, như Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, ngọn núi nằm về phía cực Bắc trong bốn ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc—The northern T’ai, i.e. Wu-T’aiShan in Shansi, the northernmost of the four famous Buddhist Mountains. Bắc Đẩu Đường: Hall for worship—Sảnh đường nơi thờ phượng trong tự viện—The hall for worship in a temple.

Bắc Điều Thị: Hojoshi (jap)—Dòng họ Bắc Điều Thị (Nhật Bản).

Bắc Điều Thời Tông: Hojo-Tokimune (jap)—

Phái Bắc Điều Thời Tông (Phật giáo Nhật Bản). Bắc Độ: Facing north—Vị thế của người đệ tử tôn kính Thầy bằng cách nhìn về phương Bắc, nơi thầy ngồi—The pupils’ position in paying respect to his master by facing north where the master sits. Bắc Giản Thiền Sư (1164-1246): Zen Master BeiJian—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ XIII—Name of a Chinese Zen masterin the thirteenth century.

Bắc Giản Thiền Sư Ngữ Lục: Zen Master BeiJian’s Records of teachings.

Bắc Hành: Uttarayana (skt)—Sự đi trịch dần lên phía Bắc của mặt trời giữa đông và hạ chí—The gradual northern ascension of the sun between the winter and summer soltices. Bắc Kiều Tát La: Uttarakosala (skt)—Northern Kosala—See Kiều Tát La (1).

Bắc La: Valabhi (skt)—Phạt Lạp Bì, Vương quốc và thành phố cổ nằm trên bờ biển phía đông của Gujerat, Ấn Độ, còn gọi là Bắc La—Valabhi, an ancient kingdom and city on the eastern coast of

Gujerat, India, also known as northern Lata—See Phạt Lạp Bì.

Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật: Amoghasiddhi or Sakyamuni in the north.

Bắc Phương Phái: Vadagalai (skt)—Tông phái

Phật giáo ở vùng Bắc Ấn do Sư Tử Phạt Ý Tư Na Phạ chia ra vào khoảng thế kỷ thứ hai—A

Buddhist sect in North India, founded by

Srivaisnava in the second century.

Bắc Phương Phật Giáo: Northern Buddhism— Bắc Tông Phật Giáo—Phật giáo phương Bắc, đối lại với Phật giáo Nam phương hay Phật giáo Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa—Northern Buddhism, in contrast with Southern Buddhism (Nam phương Phật giáo—Hinayana). Bắc Phương Thất Diệu Chúng: Seven northern constellations—Chòm sao bảy cái nằm về phương Bắc, đại diện cho bảy vị chư thiên trong Thai tạng

Giới—The seven northern constellations representing seven devas in the Garbhadhatu. Bắc Sơn Trụ Bộ: Uttarasaila (skt)—Thượng Thi La Bộ—Một trong hai mươi bộ phái của Tiểu Thừa, được thành lập khoảng ba thế kỷ sau ngày Phật nhập diệt—One of the sect organized in the third century after the Nirvana. Bắc Tạng: Northern collection of sutras—Toàn bộ kinh điển Bắc Tông, khoảng 1.621 quyển được in ấn tại Bắc Kinh lần đầu tiên vào khoảng những năm tứ 1403 đến 1424. Về sau nầy bộ Bắc tạng được Ngài Thiết Nhãn in lại tại Nhật Bản trong khoảng 1678-1681—The northern collection or edition of 1,621 works (Buddhist sutras) first published in Peking around 1403-1424. Later this edition was published in Japan in 1678-1681 by Tetsugen.

Bắc Thiên: Devas in the North. Bắc Thiên Trúc: Những xứ ở phía bắc Ấn Độ— Regions in northern India.

Bắc Thiền Phanh Ngưu: Lộ Địa Bạch Ngưu—

Con trâu trắng sờ sờ. Thiền tông dùng từ nầy để chỉ trạng thái chứng ngộ—An obvious white ox. In Zen, the term indicates the state of realization or the state of experiences of enlightenment.

Bắc Tiệm Nam Đốn: Northern gradual, Southern immediate—Thiền của hai tông bắc và nam ở trung Quốc. Nam tông được xem như tông đốn ngộ của Lục Tổ Huệ Năng, bắc tông được xem như tông tiệm ngộ của đại sư Thần Tú. Về cách lý giải về hai giáo pháp đốn ngộ và tiệm ngộ được đặt ra trong các tác phẩm của Thiền sư Khuê Phong Tông Mật (780-841), một thiền sư học giả danh tiếng trong lãnh vực luận giải lý Thiền và Kinh Hoa Nghiêm. Theo Thiền sư Tông Mật, Thần Tú dạy: “Mặc dầu chúng sanh vốn có Phật tánh, bởi lẽ vô minh từ vô thủy nên Phật tánh bị che mờ và không thị hiện. Hành giả phải dựa vào lời hướng dẫn của thầy mình, loại bỏ những cảnh giới tình thức, quán tâm và chấm dứt vọng tưởng. Khi vọng tưởng hoàn toàn cạn kiệt, hành giả chứng nghiệm giác ngộ, không có gì mà không liễu ngộ. Điều này giống như một tấm gương mờ tối vì bụi và hành giả nỗ lực lau chùi nó. Khi sạch bụi, gương tự sáng, không có gì mà chẳng soi chiếu.” Trong khi đó, giáo pháp và sự thức ngộ của Huệ Năng được xem là siêu việt hơn bởi lẽ chúng có thể mang đến một sự chuyển biến đột ngột, viên mãn và toàn triệt. Chính lời xác quyết “bổn lai vô nhất vật” trong bài kệ mà Huệ Năng đã được đánh giá là một cách thể hiện giáo pháp về triết lý “tánh không”, cái bản thể trống rỗng, bất sanh bất diệt của vạn pháp. Theo cách lý giải thông thường, hai bài kệ, một của Thần Tú và một của Huệ Năng, thể hiện một mối xung đột quan trọng. Thiền sư Tông Mật tin rằng cách lý giải như vậy dựa trên căn bản giả định rằng Thần Tú và Huệ Năng là hai nhân vật lãnh đạo của hai nhóm Thiền: Bắc tông và Nam tông. Cũng theo Tông Mật, các bản tiểu sử về Thần Tú và Huệ Năng đều cho thấy rằng hai nhân vật lịch sử này không hề có mặt tại Tăng đoàn của Hoằng Nhẫn trong cùng một thời điểm, và có lẽ không ai trong họ đã ở bên cạnh Tổ Hoằng Nhẫn vào giai đoạn gần cuối đời của ngài. Do vậy, chuyện trao đổi kệ giữa Thần Tú và Huệ Năng, hay bất cứ hình thức tranh tài giữa hai người để kế thừa vị trí của Tổ Hoằng Nhẫn đơn giản là chưa hề xảy ra. Hai bài kệ không thể được lý giải một cách đơn giản như là đại diện cho hai lập trường tiệm ngộ và đốn ngộ, thể hiện sự chính xác của loại biểu tượng về giáo pháp của Thần Tú và Huệ Năng. Tất cả chư Tăng của phương Bắc lẫn phương Nam Trung Hoa đều biết rằng Thần Tú không hề cổ xúy cho giáo pháp tiệm ngộ, đúng hơn là ngài đã truyền dạy một giáo pháp “viên ngộ”, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự thường xuyên tu tập. Còn về phía Huệ Năng, mặc dầu ngài cổ xúy cho giáo pháp đốn ngộ, giáo pháp ấy là giáo pháp riêng của dòng Thiền Nam Tông. Kỳ thật, đó cũng chính là giáo pháp được dòng Thiền Bắc Tông tuyên thuyết cho đến khoảng năm 740. Quả là không hợp cách khi hai bài kệ được xem xét một cách riêng lẽ bời vì chúng thành hình một thực thể thống nhất. Nói cách khác, bài kệ được cho là của Huệ Năng vốn không phải là một lời xác quyết hoàn toàn độc lập; nó có tính đối lập vào bài kệ được cho là của Thần Tú. Theo Kenneth Kraft trong quyển “Thiền: Truyền Thống và Sự Chuyển Tiếp,” có lẽ tác giả khuyết danh của bản kinh Pháp Bảo Đàn đã viết hai bài kệ như một cặp kệ đối lập để xác định cho một giáo pháp duy nhất. Kỳ thật, tác giả khuyết danh của bản kinh đã thảo ra hai phiên bản của bài kệ được cho là của Tổ Huệ Năng, cả hai phiên bản đó đều hơi khác so với phiên bản được phổ biến sau này. Hơn nữa, bản kinh văn của Pháp Bảo Đàn đã được viết ra vào khoảng năm 780, tức là sau khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn viên tịch hơn một thế kỷ, và giai thoại về cuộc thi làm kệ để chọn người kế thừa tông phái không hề được biết đến trong bất cứ nguồn tài liệu nào trước đó. Vì thế, hình ảnh của cộng đồng Tăng đoàn của Tổ Hoằng Nhẫn và cuộc thi làm kệ giải ngộ không có giá trị vào cuối thế kỷ thứ bảy, nhưng nói đúng hơn đó chỉ được biết trong văn bản Thiền vào cuối thế kỷ thứ tám. Cuối cùng, có nhiều chứng cứ xác đáng cho thấy rằng hai bài kệ ấy, bao gồm cả dòng kệ nổi tiếng “bổn lai vô nhất vật”, chịu ảnh hưởng mạnh của những tài liệu từ dòng Thiền Bắc tông. Kỳ thật, các học giả ngày nay không còn chấp nhận quan điểm của Thiền sư Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang khi ông gọi câu kệ ấy là “lời tuyên cáo đầu tiên của Tổ Huệ Năng” và cũng là “một quả bom ném vào đồn lũy tinh thần của đại sư Thần Tú và những người kế thừa.” Thiền sư Khuê Phong Tông Mật xem thường sự chống báng lẫn nhau giữa các trường phái Thiền vào thời của ông. Sư cho rằng quan điểm của sự phân chia giữa Bắc “tiệm” và Nam “đốn” là giả tạo từ căn bản. Sư không còn kiên nhẫn với những phương pháp cực đoan mà Sư cho là kết quả của sự quá nhấn mạnh vào pháp môn đốn giáo. Do vậy mà Sư đặc biệt chỉ trích nhánh Thiền Mã Tổ ở Hán Châu và đàn hậu bối của nó, Sư xem thường sự phủ nhận những thực hành Phật giáo đã được thiết lập của một vài vị thầy. Theo sau đây là những giải thích rút ra từ trong bộ “Thiền Nguyên Chư Thuyên” (giải thích về nguồn gốc của Thiền). Thiền là thuật ngữ Thiên Trúc. Từ này xuất phát từ danh từ “Thiền Na” (dhyana). Ở đây, chúng ta nói rằng chữ này có nghĩa là “tu tập tâm” hay là “tịnh lự”. Căn nguyên của Thiền là bản tánh giác ngộ chân thật của chúng sanh, còn gọi là Phật tánh hay tâm địa. Giác ngộ được gọi là “trí huệ.” Tu tập thì gọi là “định.” “Thiền” là sự hợp nhất của hai từ đó (định và tuệ)—The southern of the Sixth Patriarch HuiNeng came to be considered the orthodox Intuitional school or the immediate method, the northern of the great monk Shen-Hsiu came to be considered as the gradual medthod. The interpretation of the two teachings of sudden and gradual enlightenment was first stated in the writings of Zen master Tsung-mi, a noted Ch’an and Hua-yen theoretician. According to Tsung-mi, Shen-hsiu taught: “Although sentient beings are in fundamental possession of Buddha-nature, it is obscured and rendered invisibile because of their beginningless ignorance… One must depend on the oral instructions of one’s teacher, reject the realms of perception, and contemplate the mind, putting an end to false thoughts. When these thoughts are exhausted one experiences enlightenment, there being nothing one does not know. It is like a mirror darkened by dust; one must strive to polish it. When the dust is gone the brightness of the mirror appears, there being nothing it does not illuminate.” While Hui-neng’s understanding is regarded as superior to Shenhsiu’s because it can be achieved by anyone in a sudden and complete transformation. The assertion in Hui-neng’s poem that “fundamentally there is not a single thing” is valued as a practical expression of the teaching of “emptiness” (sunyata), the essential emptiness or nonsubstantiality of all things. In the usual interpretation, two verses, one from Shen-hsiu and one from Hui-neng, represent a significant conflict. Zen master Tsung-mi believed that such interpretation was based on the assumption that Shen-hsiu and Hui-neng were the leading figures of the Northern and Southern groups, respectively.

Also according to Tsung-mi, the biographies of Shen-hsiu and Hui-neng reveal that the two men were not at Hung-jen’s side at the same time, and probably neither of them was with him near the end of his life. Hence an exchange of verses between Shen-hsiu and Hui-neng, or any other form of competition between the two men for succession to Hung-jen’s position simply never happened. The two verses cannot be simplistically interpreted as representing opposed gradual and sudden positions, or as having some kind of symbolic accuracy with regard to the teachings of Shen-hsiu and Hui-neng. All monks in both the Northern and Southern China know that Shen-hsiu did not advocate a gradualist method of approaching enlightenment, but rather a “perfect” teaching that emphasized constant practice. For Hui-neng, although he did espouse the sudden teaching, it was not exclusively a Southern school doctrine. In fact, it was presented in the context of Northern school ideas until the fourth decade of the eighth century. It is really illigitimate to consider the verses separately, since they clearly form a single unit. In other words, the verse attributed to Hui-neng is not an independent statement of the idea of suddenness but is heavily dependent on the verse attributed to Shen-hsiu. According to Kenneth Kraft in “Zen: Tradition and Trasition,” maybe the unnamed author of the Platform Sutra wrote the verses as a matched pair in order to circumscribe a single doctrinal position. In fact, the original author drafted two versions of Hui-neng’s verse, both of which were slightly different from the later version. Furthermore, the Platform Sutra was written around the year 780, more than a century after Hung-jen’s death, and the story of the verse competition is not known in any earlier source. Hence the image of Hung-jen’s community and the contest he supposedly set in motion are not valid for the end of the seventh century, but must rather be understood within the context of late eighth century Ch’an. Finally, there is good evidence that both verses, including the famous line, “Fundamentally there is not a single thing,” were strongly influenced by Northern school sources. In fact, nowadays scholars can no longer accept the view of this phrase expressed by

Zen master D.T. Suzuki when he called it “the first proclamation made by Hui-neng” and “a bomb thrown into the camp of great master Shenhsiu and his predecessors.” Zen master Kuei-feng disdained the sectarianism between Zen schools of his age. He claimed to regard the division between Northern “gradualist” and Southern “sudden” viewpoints as fundamentally artificial. He was impatient with the extreme teaching methods that he felt resulted from overemphasis on “sudden” teaching methods. He thus especially criticized the Hanzhou of Mazu and its descendents, disdaining some teachers’ repudiation of established Buddhist practices. What follow is an excerpt from the introduction to The Complete Compilation of the Sources of Zen. Zen is an Indian word. It comes from the complete word “Cha-na” (dhyana). Here, we say that this word means “the practice of mind” or “quiet contemplation.” These meanings can all be put under the title of “meditation.” The source of Zen is the true enlightened nature of all beings, which is also called “Buddha-nature,” or “mind-ground.” Enlightenment is called “wisdom.” Practice is called “meditation.” “Chan” is the unity of these two terms.

Bắc Tông: Thiền Bắc Tông—The Northern school of the Zen sect—Tưởng cũng nên nhắc lại, từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến ngũ Tổ Hoằng Nhẫn không bị phân chia. Từ Lục Tổ Huệ Năng bắt đầu có sự phân chia: Huệ Năng sáng lập Nam Phái, vẫn còn tồn tại đến bây giờ; trong khi Thần Tú sáng lập Bắc phái đã bị tàn lụi sau vài thập niên. Hoằng Nhẫn là một đại Thiền sư và ngài có nhiều đệ tử ưu tú, nhưng Huệ Năng và Thần Tú vượt hẳn tất cả những đệ tử khác. Đây chính là thời điểm mà Thiền chia thành hai tông Nam và Bắc. Hiểu được Thần Tú và giáo pháp của ông khiến chúng ta nhận định rõ ràng hơn về giáo pháp của Huệ Năng. Nhưng không may, chúng ta có rất ít tài liệu và giáo pháp của Thần Tú, vì sự suy tàn của tông phái nầy kéo theo sự thất tán văn học của ngài. Ngày nay chỉ còn lưu lại thủ bản “Bắc Tông Ngũ Đạo,” không hoàn chỉnh, cũng không phải do chính Thần Tú viết, cốt yếu viết lại những yếu chỉ do môn đệ của Thần Tú nắm được với sự tham khảo ý kiến của thầy họ. Ở đây chữ “Đạo” hay “Đường” hay “Phương tiện” trong tiếng Phạn, không được dùng theo một nghĩa đặc biệt nào, năm đường là năm cách quy kết giáo pháp của Bắc Tông với kinh điển Đại Thừa. Bắc Tông dạy rằng tất cả chúng sanh đều có tính Bồ Đề, giống như bản tánh của cái gương phản chiếu ánh sáng. Khi phiền não dấy lên, gương không thấy được, giống như bị bụi phủ. Theo lời dạy của Thần Tú là phải chế ngự và diệt được vọng niệm thì chúng sẽ ngừng tác động. Khi ấy tâm nhân được sự chiếu sáng của tự tánh không còn bị che mờ nữa. Đây giống như người ta lau cái guơng. Khi không còn bụi, gương chiếu sáng và không còn gì ngoài ánh sáng của nó. Thần Tú đã viết rõ trong bài kệ trình Tổ như sau:

“Thân thị Bồ Đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức

Vật sử nhạ trần ai.”

(Thân là cây Bồ Đề,

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn siêng lau chùi Chớ để bụi trần bám).

Thái độ của Thần Tú và các môn đệ của ngài tất nhiên dẫn đến phương pháp tĩnh tọa. Họ dạy cách nhập định qua sự tập trung và làm sạch tâm bằng cách trụ nó trên một ý niệm duy nhất. Họ còn tuyên bố rằng nếu khởi sự niệm quán chiếu ngoại cảnh thì sự diệt niệm sẽ cho phép nhận thức nội giới—It should be noted that from Bodhidharma to the fifth patriarch Hung-Jen, the school was undivided. From the sixth patriarch Hui-Neng, began a division: Hui-Neng founded the southern school, which prevailed; while Shen-Hsiu established the northern which died out decades later. Hung-Jen was a great Zen Master, and had many capable followers, but Hui-Neng and ShenHsiu stood far above the rest. During that time Zen came to be divided into two schools, the Northern and Southern. When we understand Shen-Hsiu and what was taught by him, it will be easier to understand Hui-Neng. Unfortunately, however, we are not in possession of much of the teaching of Shen-Hsiu, for the fact that this School failed to prosper against its competitor led to the disappearance of its literature. The Teaching of the Five Means by the Northern School, one of the preserved writings of the Northern School, which is incomplete and imperfect in meaning, and not written by Shen-Hsiu. They were notes taken by his disciples of the Master’s lectures. Here the word “Means” or method, upaya in Sanskrit, is not apparently used in any special sense, and the five means are five heads of reference to the Mahayana Sutras as to the teaching in the Northern School. The Northern School teaches that all beings are originally endowed with Enlightenment, just as it is the nature of a mirror to iluminate. When the passions veil the mirror it is invisible, as thought obscured with dust. If, according to the instructions of Shen-Hsiu, erroneous thoughts are subdued and annihilated, they cease to rise. The the mind is enlightened as to its own nature, leaving nothing unknown. It is like brushing the mirror. When there is no more dust the mirror shines out, leaving nothing unillumined. Therefore, Shen-Hsiu, the great Master of the Northern School, writes, in his gatha presented to the Fifth Patriarch:

“This body is the Bodhi tree

The mind is like a mirror bright;

Take heed to keep it always clean

And let not dust collect upon it.”

This dust-wiping attitude of Shen-Hsiu and his followers inevitably leads to the quietistic method of meditation, and it was indeed the method which they recommended. They taught the entering into a samadhi by means of concentration, and the purifying of the mind by making it dwell on one thought. They further taught that by awakening of thoughts an objective world was illumined, and that when they were folded up an inner world was perceived.

Bắc Tông Ngũ Đạo Pháp Môn:

(I) Tổng quan về Bắc Tông Ngũ Đạo Pháp Môn—An overview of the Five Means by the Northern School: Hoằng Nhẫn là một đại Thiền sư và ngài có nhiều đệ tử ưu tú, nhưng Huệ Năng và Thần Tú vượt hẳn tất cả những đệ tử khác. Đây chính là thời điểm mà Thiền chia thành hai tông Nam và Bắc. Hiểu được Thần Tú và giáo pháp của ông khiến chúng ta nhận định rõ ràng hơn về giáo pháp của Huệ Năng. Nhưng không may, chúng ta có rất ít tài liệu và giáo pháp của Thần Tú, vì sự suy tàn của tông phái nầy kéo theo sự thất tán văn học của ngài. Ngày nay chỉ còn lưu lại thủ bản “Bắc Tông Ngũ Đạo,” không hoàn chỉnh, cũng không phải do chính Thần Tú viết, cốt yếu viết lại những yếu chỉ do môn đệ của Thần Tú nắm được với sự tham khảo ý kiến của thầy họ. Ở đây chữ “Đạo” hay “Đường” hay “Phương tiện” trong tiếng Phạn, không được dùng theo một nghĩa đặc biệt nào, năm đường là năm cách quy kết giáo pháp của Bắc Tông với kinh điển Đại Thừa. Bắc Tông dạy rằng tất cả chúng sanh đều có tính Bồ Đề, giống như bản tánh của cái gương phản chiếu ánh sáng. Khi phiền não dấy lên, gương không thấy được, giống như bị bụi phủ. Theo lời dạy của Thần Tú là phải chế ngự và diệt được vọng niệm thì chúng sẽ ngừng tác động. Khi ấy tâm nhân được sự chiếu sáng của tự tánh không còn bị che mờ nữa. Đây giống như người ta lau cái guơng. Khi không còn bụi, gương chiếu sáng và không còn gì ngoài ánh sáng của nó. Thần Tú đã viết rõ trong bài kệ trình Tổ như sau:

“Thân thị Bồ Đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức

Vật sử nhạ trần ai.”

(Thân là cây Bồ Đề,

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn siêng lau chùi Chớ để bụi trần bám).

Thái độ của Thần Tú và các môn đệ của ngài tất nhiên dẫn đến phương pháp tĩnh tọa. Họ dạy cách nhập định qua sự tập trung và làm sạch tâm bằng cách trụ nó trên một ý niệm duy nhất. Họ còn tuyên bố rằng nếu khởi sự niệm quán chiếu ngoại cảnh thì sự diệt niệm sẽ cho phép nhận thức nội giới—Hung-Jen was a great Zen Master, and had many capable followers, but Hui-Neng and ShenHsiu stood far above the rest. During that time Zen came to be divided into two schools, the Northern and Southern. When we understand Shen-Hsiu and what was taught by him, it will be easier to understand Hui-Neng. Unfortunately, however, we are not in possession of much of the teaching of ShenHsiu, for the fact that this School failed to prosper against its competitor led to the disappearance of its literature. The Teaching of the Five Means by the Northern School, one of the preserved writings of the Northern School, which is incomplete and imperfect in meaning, and not written by Shen-Hsiu. They were notes taken by his disciples of the Master’s lectures. Here the word “Means” or method, upaya in Sanskrit, is not apparently used in any special sense, and the five means are five heads of reference to the Mahayana Sutras as to the teaching in the Northern School. The Northern School teaches that all beings are originally endowed with

Enlightenment, just as it is the nature of a mirror to iluminate. When the passions veil the mirror it is invisible, as thought obscured with dust. If, according to the instructions of Shen-Hsiu, erroneous thoughts are subdued and annihilated, they cease to rise. The the mind is enlightened as to its own nature, leaving nothing unknown. It is like brushing the mirror. When there is no more dust the mirror shines out, leaving nothing unillumined. Therefore, Shen-Hsiu, the great Master of the Northern School, writes, in his gatha presented to the Fifth Patriarch:

“This body is the Bodhi tree

The mind is like a mirror bright; Take heed to keep it always clean

And let not dust collect upon it.” This dust-wiping attitude of Shen-Hsiu and his followers inevitably leads to the quietistic method of meditation, and it was indeed the method which they recommended. They taught the entering into a samadhi by means of concentration, and the purifying of the mind by making it dwell on one thought. They further taught that by awakening of thoughts an objective world was illumined, and that when they were folded up an inner world was perceived.

(II) Giáo thuyết của Bắc Tông Ngũ Đạo—The teachings of the Five Means by the Northern

School:

  1. Thành Phật là giác ngộ cốt yếu là không khởi tâm: Buddhahood is enlightenment, and enlightenment is not awakening the mind.
  2. Khi tâm được duy trì trong bất động, các thức yên tĩnh và trong trạng thái ấy, cánh cửa tri thức tối thượng khai mở: When the mind is

kept immovable, the senses are quietened, and in this state the gate of supreme knowledge opens.

  1. Sự khai mở tri thức tối thượng nầy dẫn đến sự giải thoát kỳ diệu của thân và tâm. Tuy nhiên, đây không phải là cảnh Niết Bàn tịch diệt của Tiểu Thừa và tri thức tối thượng do chư Bồ tát thành tựu đem lại hoạt tính không dính mắc của các thức: This opening of supreme knowledge leads to a mystical emancipation of mind and body. This, however, does not mean the absolute quietism of the Nirvana of the Hinayanists, for the supreme knowledge attained by Bodhisaatvas involved unattached activity of the senses.
  2. Hoạt tính không dính mắc nầy có nghĩa là sự giải thoát hai tướng thân tâm, sự giải thoát trong đó chân tướng các pháp được nhận thức: This unattached activity means being free from the dualism of mind and body, wherein the true character of things is grasped.
  3. Cuối cùng đó là con đường Nhất Thể, dẫn đến cảnh giới Chơn Như không biết, không ngại, không khác. Đó là giác ngộ: Finally, there is the path of Oneness, leading to a world of Suchness which knows no obstructions, no differences. This is Enlightenment. Bắc Tông Thiền: Mahayana Meditation—See

Thiền Đại Thừa.

Bắc Truyền Phật Giáo: Mahayana Buddhism or Northern school—Đại Thừa Tông—See Đại Thừa. Bắc Tự Tuyền: Hokujiden (jap)—Tên của một tự viện ở Nhật Bản.

Bắc Viễn (523-592): Tên của một vị danh Tăng Trung Hoa, thuộc tông Địa Luận, vào thời nhà Tùy (581-618)—Name of a Chinese famous monk, of the Ti-Lun School, who lived during the Sui Dynasty in China.

Bắc Viện Thông Thiền Sư: Zen master Pei- yuan T’ung—Một hôm vị Tăng hỏi Sư: “Ý nghĩa của việc Trưởng lão đến từ phương Tây là gì?” Sư trả lời bằng cách viện dẫn những việc không thể có trong thế giới nhân quả tương đối này:

“Bích thương họa khô tùng

Du phong cạnh thái nhụy.” (Tùng khô vẽ trên tường Đàn ong tranh hút nhụy).

Điều kiện vừa kể trên là hi hữu như mọi đối đãi thời không vẫn nguyên dạng đối với tâm thức hữu hạn của chúng ta. Chỉ có thể hiểu chừng nào chúng ta nhảy vào một cảnh giới vượt lên kinh nghiệm đối đãi của mình. Nhưng vì các thiền sư ghê tởm mọi thứ trừu tượng và thuyết lý, nên đôi khi các câu nói của họ quá ư lộn xộn và vô nghĩa; đồng thời những câu trả lời của họ luôn có cái lối độc điệu của chủ trương siêu nghiệm—One day a monk asked Pei-yuan T’ung, “What is the meaning of the patriarch’s coming out of the west?” Peiyuan T’ung replied by utilzing cases where things impossible in the relative world of causation are referred to:

“A dead pine-tree is hung over the wall,

And the bees are busily sucking the flowers.” The above impossible condition so long as spacetime relations remain what they are to our final consciousness; they will only be intelligible when we are ushered into a realm beyond our relative experience. But as the Zen masters abhor all abstractions and theorizations, so their propositions sound outrageously incoherent and nonsensical; at the same time, their answers too, harp on the same string of transcendentalism.

Băng Sinh Vu Thủy Nhi Hàn Vu Thủy: Băng làm ra từ nước nhưng lạnh hơn nước, dụ cho con hơn cha hay trò hơn thầy nhà có phúc (hay tông môn có phúc)—Ice is produced from water, but it is colder than water, i.e., children who are far better than their parents or pupils who surpass their master are a blessing for a family or a sect. Băng Tâm: 1) Sự tinh khiết hay trong trắng: Being chaste; 2) Tịnh tâm, Phạm tâm: Crystal-clear mind, noble mind, pure mind, purification of the mind (see Phạm Tâm).

Băng Thượng Nhiên Hỏa Dụ: Fire-ice analogy— Dụ được ngài Đàm Loan sử dụng để chỉ bày rằng ngay khi hành giả hãy còn chấp trước mà được vãng sanh Tịnh Độ thì ngay đó những luyến chấp ấy sẽ bị tan biến cũng như lửa cháy trên băng sẽ bị dập tắt bởi nước mà lửa nóng đã làm băng chảy ra—An analogy used by T’an Luan to show that even if one has an attached view about the mode of life in the Pure Land, it will be spontaneously removed when one is born there, just as a fire made on ice is spontaneously extinguished by the water produced.

Băng Tuyết: Trong sáng như băng và tuyết, dụ cho không bị ô nhiễm—Bright and clear as ice and snow, i.e., unsullied.

Băng Tuyết Thông Minh: Rất thông minh—Very intelligent.

Băng Yết La Thiên: Pingala (skt)—Tên của con trai của một vị la sát nữ—Name of son of a raksha.

Băng Yết La Thiên Đồng Tử Kinh: Pingala-sutra (skt)—Kinh nói về con trai của một vị la sát nữ— Sutra about a son of a raksha.

Bằng Hữu Kết: Samgaha (p)—Bonds of fellowship—Sự trói buộc của tình bạn bè. Bằng Hữu Thủ Tín: Bạn bè với nhau thì phải giữ lời hứa—Friends must remain faithful to one another.

Bặt Đường Ngôn Ngữ: Sarva-vada (skt)— Stopping of all speech—No longer saying anything—No longer thinking anything.

Bậc Cao Tăng: High-ranking monk (master).

Bậc Đại Giác: The Enlightened One.

Bậc Đại Nhân: A great being.

Bậc Giác Ngộ: Sabbannu(p)—Sarvajna (skt)— Enlightened one—Bậc Giác Ngộ—One of the titles used for Sakyamuni Buddha—Một trong những danh hiệu được dùng cho đức Phật.

Bậc Giác Ngộ Và Trung Đạo: Enlightened One and the Middle Path—Bậc giác ngộ là bậc đã đạt được giác ngộ, hay là bậc đã đạt được cuộc sống hài hòa với chân lý. Tư tưởng và hành vi của người ấy thích hợp một cách tự nhiên với mục đích. Người ấy cũng chọn một lối sống luôn luôn hài hòa với mọi sự trên đời này. Như vậy, theo định nghĩa của giác ngộ, chúng ta không thể nào tìm được “chánh đạo” hay “trung đạo” bằng cách đơn thuần tìm điểm giữa của hai cực đoan. Mỗi cực đoan tiêu biểu cho một sự khác biệt căn bản. Nếu chúng ta cư xử dựa theo chân lý nhân duyên mà không bám chặt vào những ý niệm cố chấp thì chúng ta luôn luôn có thể sống hoàn toàn thích hợp với mục đích của cuộc sống và hài hòa với chân lý, đây là giáo lý trung đạo. Làm thế nào để đạt được một trạng thái tâm thức như thế? Giáo lý mà trong đó Đức Phật dạy chúng ta một cách cụ thể là làm sao để đạt được điều ấy trong đời sống hằng ngày không có gì khác hơn là tám con đường chánh. Một bậc giác ngộ nhìn sự vật với chánh kiến, nghĩa là nhìn sự vật một cách đúng đắn, bậc ấy nói lời đúng đắn, hành động một cách đúng đắn, sống một cuộc sống đúng đắn, nỗ lực một cách đúng đắn, luôn hướng tâm vào chiều hướng đúng đắn và kiên trì tâm một cách đúng đắn và không bao giờ bị giao động vì bất cứ việc gì. Một bậc Giác Ngộ luôn nhắm đến lợi ích cho người khác trong khắp các pháp giới, bậc ấy bố thí hay phục vụ người khác từ tinh thần, vật chất đến thể chất. Để tháo bỏ sự mê mờ của tâm mình, bậc ấy tu tập đúng theo giới luật mà Đức Phật đã dạy, sống một cuộc sống đứng đắn và đạt được năng lực để cứu độ người khác bằng cách toàn thiện chính mình, bậc ấy luôn nhẫn nhục bằng cách chịu đựng những khó khăn và duy trì tịnh tâm mà không kiêu mạn. Bậc ấy luôn tinh tấn tiến thẳng đến mục đích quan trọng mà không bị những sự việc tầm thường làm lệch hướng. Bậc ấy luôn tu tập thiền định để giữ cho mình cái tâm điềm đạm và không bị dao động trong mọi trường hợp. Bậc ấy luôn điềm đạm và tâm không bị lo âu trong mọi hoàn cảnh. Và cuối cùng đạt được trí tuệ có năng lực nhận thức thấu đáo mọi khía cạnh chân thật của vạn hữu—The enlightened one is the person who has really attained enlightenment, or one who attains a way of life that is in accord with the truth. His thought and conduct are naturally fit for the purpose. He can also choose a way of life that is always in harmony with everything in the world.

Thus according to the definition of

“enlightenment,” it is impossible for us to find the “right” or “middle” path simply by choosing the midpoint between two extremes. Each extreme represents a fundamental difference. If we conduct ourselves based on the truth of causation, without adhering to fixed ideas, we can always lead a life that is perfectly fit for its purpose, and one that is in harmony with the truth. This is the teaching of the Middle Path. How can we attain such a mental state? The teaching in which the Buddha shows us concretely how to attain this in our daily life is non other than the doctrine of the Eightfold Noble Path. An enlightened one is the one who looks at things rightly (right view), thinks about things rightly (right thinking), speaks the right words (right speech), performs right conduct (right action), leads a right human life (right living), endeavors to live rightly (right endeavor), constantly aims the mind in the right direction (right memory), and constantly keeps the right mind and never be agitated by anything (right meditation). An Enlightened One always renders service to others in all spheres, spiritual, material, and physical, is donation. To remove illusion from one’s own mind in accordance the precepts taught by the Buddha, leading a right life and gaining the power to save others by endeavoring to perfect oneself, enduring any difficulty and maintaining a tranquil mind without arrogance even at the height of prosperity, is perseverance. To proceed straight toward an important goal without being sidetracked by trivial things is assiduity. To maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances is meditation. And eventually to have the power of discerning the real aspect of all things is wisdom.

Bậc Hiền Triết: The sages Bậc Hiền Thánh: The sages and saints.

Bậc Sô: Bhiksu (skt)—Biku (jap)—Pigu (kor)— Gelong (tib)—Fully ordained monk—See Bật Sô.

Bậc Thức Giả: Learned men.

Bậc Thượng Căn Thượng Trí: Those of highest capacity and wisdom—Those with sharp or keen faculties and endowed wisdom. Bậc Thượng Thiện Nhân: Morally superior beings.

Bậc Thượng Thượng Căn Trí: Beings with supremely high capacities and wisdom.

Bậc Thượng Trung Căn Trí: Beings with moderately capacities and wisdom. Bậc Trí Tuệ: Beings with profound wisdom— Those endowed with profound wisdom.

Bẩm Bạch: To report clearly. Bẩm Cụ: Thọ cụ túc giới—To be fully ordained, i.e. receive all the commandments. Bẩm Giáo: Thọ nhận giáo pháp phụng thờ Đức Như Lai—To receive the Buddha’s teaching.

Bẩm Sanh: See Bẩm Sinh.

Bẩm Sinh: Prakrtja (skt)—Upapatti-pratilambhika (skt)—Sanh Đắc—Thọ Sanh Đắc—Sanh ra đã có sẵn—Congenital—Inborn—Innate—Natural—

Springing from nature.

Bẩm Sinh Chi Dị: Những khác biệt của sự hình thành từ lúc mới sanh ra—Constitutional differences.

Bẩm Tính: Nature—Disposition.

Bân Tông (1911-1958): Master Pên-Ts’ung—Tên của một vị Tăng Trung Hoa ở Đài Loan vào thế kỷ thứ XX—Name of a Chinese monk in Taiwan in the twentieth century.

Bần Cùng Hải: Ý nói nghèo nàn cơ cực sâu rộng giống như là những biển lớn—Poverty is vast as big oceans.

Bần Cùng Phước Điền: Ý nói tất cả những người nghèo nàn cơ cực giống như là những thửa ruộng phước cho người tu—Poverty is a field of offerings and donations for cultivators.

Bần Cùng Sanh Đạo Tặc: Ý nói nghèo nàn cơ cực là nguyên nhân chính của trộm cướp—Poverty is the real cause of thievery and robbery. Bần Cư Náo Thị Vô Nhân Vấn, Phú Tại Thâm Sơn Hữu Khách Tầm: Nghèo thì cho dù có sinh sống ở chợ (làm náo loạn cả chợ) cũng không ai ngó ngàng gì. Ngược lại, giàu có dù ở sâu trong núi cũng có người đến thăm, kể cả kẻ thân người sơ—Poor people have few visitors even if they live in the market place. On the contrary, rich people attract a great many callers, including close relatives and mere acquaintances, even if they live deep in the mountain.

Bần Đạo: Hindo (jap)—1) Cuộc sống thanh bần của chư Tăng Ni: Poor way or the way of poverty of a monk and nun; 2) Thiếu thốn Thánh Đạo như thiếu Phật: A poor religion, i.e. without the Buddha-truth; 3) Một tôn giáo không có chân lý tối thượng mà tín đồ chỉ có niềm tin tưởng mù quáng: A poor religion, a religion without the ultimate truth, its disciples believe in a blind faith.

Bần Hàn: Poor and miserable.

Bần Nhân: Poor man.

Bần Nhi Vô Oán Nam, Phú Nhi Vô Kiêu Dị: Nghèo mà không oán mới khó, chứ giàu mà không kiêu thì dễ thôi—If it is difficult for the poor to complain, it is easy for the rich to avoid being arrogant.

Bần Nhi Vô Siểm, Phú Nhi Vô Kiêu: Nghèo mà không nịnh hót, giàu mà không kiêu căng—Poor without fawning (flattering) on anybody and rich without being inconsiderate of others.

Bần Tăng: Humble monk—Khi một vị Tăng nói về mình, vị ấy nên xưng: “Bần Tăng.” Trong Thiền, đây là con đường tu hành nghèo khổ của một vị Tăng hay lối sống tu của chư Tăng Ni. Tại Nhật Bản, ngày xưa có một ông lão bán trà dạo trong khu phố du ngoạn tại cố đô Kyoto của Nhật Bản. Vào mùa xuân, ông lão thường tìm đến những chỗ có nhiều hoa. Đến hết hạ sang thu, ông lại tìm đến những sườn đồi với cây cối có tàng lá xum xuê. Ông bày ấm tách nấu nước và ghế ngồi đợi khách du sơn ngoạn thủy qua lại. Chẳng mấy chốc, quán trà dạo của ông lão được cả kinh thành biết đến. Tuy nhiên, có ít người biết được ông lão ấy là một vị thiền sư ẩn danh. Ngay từ thời trẻ, ông đã liên tục hành cước đến tham vấn các bậc tôn sư trong xứ. Không vướng bận của cải và thế sự, mà tự nguyện dành hết đời để tham cứu Phật pháp. Sau khi giác ngộ, ông đã dụng công tự hoàn thiện. Sau nhiều năm hành cước không ngừng nghỉ, ông đã trở về quê để phụng dưỡng thầy mình. Khi sư phụ viên tịch, ông đã đề cử một trong những huynh đệ khác làm trụ trì ngôi chùa của thầy rồi âm thầm đi đến Kyoto. Hồi đó, ông đã nói: “Sống theo chánh nghiệp là vấn đề của tâm chứ không phải là dáng vẻ bề ngoài mà được. Tôi không muốn lợi dụng chiếc áo của nhà tu để sống nhờ vào của bố thí của đàn na tín thí.” Từ đó ông đã chọn nghề bán trà dạo để kiếm sống. Ông thường nói đùa với khách hàng của mình: “Lão nghèo nên không thể ăn được thịt cá. Tôi già nên không thể có vợ. Sống bằng nghề bán trà dạo là phù hợp với lão.” Khi dựng quán trà, ông lão đã treo lên một tấm bảng với nội dung như sau: “Tiền trà là bất cứ bao nhiêu bạn có thể để lại cho tôi, từ một trăm lượng vàng đến nửa xu. Nếu thích, bạn có thể dùng trà miễn phí; nhưng tôi không thể cho bạn cái giá nào khác hơn vậy.” Khi ông lão đốt hết dụng cụ bán trà của mình để lui về ở ẩn, ông đã viết lên giỏ của mình những dòng chữ này: “Cả đời ta sống cô độc trong cảnh nghèo, không có lấy một mảnh đất. Các vị đã giúp ta mưu sinh trong việc bán trà trong nhiều năm, các vị đã theo ta lên non xuống suối, các vị đã cùng ta chia sẻ biết bao mùa mưa nắng dưới rặng thông hay bên khóm trúc xanh. Nhờ thế mà ta đã sinh tồn trên cõi đời này cho đến ngày ta hơn tám mươi tuổi. Nhưng bây giờ ta đã quá già để có thể cùng các vị dong ruổi trên đời. Ta sắp kết thúc ngày cuối đời của mình để ẩn thân trên vùng sao Bắc Đẩu. Để tránh cho các vị khỏi phải dằn vặt trong vòng tay buồn vui của trần tục, ta sẽ thưởng cho các vị bằng cách hóa kiếp với ngọn lửa thanh tịnh. Ta có thể nói gì về cuộc chuyển hóa mà các vị sắp trải qua đây? Vạn vật đều được thanh tẩy trong ngọn lửa vô thường; nhưng núi vẫn xanh, vẫn vươn cao lên những đám mây trắng. Giờ đây ta gởi đến các vị ngọn lửa thiêng ấy.” Cuối đời, ông lão đã đốt hết tất cả dụng cụ bán trà và lui về túp lều của mình cho đến khi viên tịch vào năm 1763 ở tuổi 89—When a monk talks about himself, he should title himself: “I, poor monk.” In Zen, this is the Way of poverty of a monk or the way of living of the monk and nun. In Japan, once there was an old man who used to run a floating outdoor tea room in the scenic environs of Kyoto, the ancient imperial capital of Japan. In spring he would search out the places where the flowers were most beautiful, and in autumn he would find the areas where the foliage was best; there he would bring out his tea utensils and set up seats to wait on hikers enjoying the sights. The aesthetes of Kyoto were delighted and used to gather around wherever he set up shop. Before long the Old Tea Seller became widely known in the capital. However, few people knew that the old man was a hidden Zen master. A student of Zen master since boyhood, he had visited Buddhist teachers all over the country. Traveling constantly, he had no material possessions, being entirely devoted to the study of Buddhism. After realizing Zen awakening, he had undertaken a commitment to perpetual study and self-refinement, in order to avoid straying from the path to complete enlightenment by premature assumption of authority. After his extensive travels, the master returned to his native place to help his original Zen teacher. When the teacher died, the master nominated one of the disciples to inherit the abbacy. He himself disappeared and went to Kyoto, leaving ecclesiastic office behind forever. At that time, he said: “Whether one’s livelihood is correct is a matter of mind, not appearances. I do not wish to take advantage of monk’s robes to live on alms at others’ expense.” Thus he began to sell tea to support himself. He used to jokingly tell people, “I’m poor and can’t afford to eat meat, I’m old and can’t please a wife. The livelihood of a tea seller is suitable for me.” When he set up shop, the old man used to hang out this sign: “The price of tea is however much you give me, from a hundred pounds of gold to half a penny. You can drink for free, if you like; but I can’t give you a better bargain than that.” When he ultimately burned his utensils and retired, these were his words to his carrying basket: “I have always been alone and poor, with neither a patch of ground nor a hoe. You have helped me for many a year, accompanying me to the spring mountains and autumn rivers, selling tea under the pines and in the shade of bamboo gorves. Thus I have not lacked money for meals and have lasted for over eighty years. But now I am so old that I haven’t the strength to use you any more. Hiding my body in the North Star, I am about to end my days. Lest you be disgraced in the future by mundane hands, I reward you with the Trance of Fire: now be transformed in the midst of flames. How can we express this transformation? The conflagration ending the aeon clear, everything is consumed; yet the green mountains are there as ever in the white clouds. Now I consign you to the spirit of fire.” Eventually the master burned all his tea paraphernalia and retired. Finally he died in a hermitage in the year 1763, at the age of eightynine.

Bần Tiện: Despicable—Mean—Lợi dụng ai một cách bần tiện: To take a mean advantage of someone.

Bần Tiện Chi Giao Mạc Khả Vong: Bạn hữu trong lúc nghèo nàn chẳng nên quên nhau— Friends of one’s humble days should never be forgotten.

Bần Tử Y Châu: Ngọc quí trên thân kẻ nghèo khổ, ý nói chúng sanh vốn có Phật tánh—Precious pearl in the body of poor people, this implies everybody has the Buddha-nature. Bần Vô Bản, Phú Vô Căn: Nghèo giàu không hề có gốc, ý nói nghèo giàu không do số mệnh— Poverty and wealth have no roots; nobody is fated to be poor or rich all of his life.

Bất: a (skt)—Không—Sự lo lắng, không yên tâm—No—Not—None.

Bất An: Asanki (p)—Asanta (skt)—Discomfort— Unease—Want of tranquility—Anxious—

Apprehensive—Insecure.

Bất An Ổn Nghiệp: Akusala(p & skt)—Bất Thiện Nghiệp—Demeritorious—Evil (wrong— bad) deeds—Điều ác hay Bất Thiện—Điều không lành mạnh (là cội rễ bất thiện) theo sau bởi tham sân si và những hậu quả khổ đau về sau— Unwholesome deeds (anything connected with the unwholesome root or akasula mula) accompanied by greed, hate or delusion and cause undesirable karmic results or future suffering.

Bất Ẩm Tửu: Sura-maireya-madryapramadasthanad-vairamani (skt)—Abstinance from taking fermented liquor—Against alcohol— Không uống rượu, giới thứ năm trong thập giới. Không uống rượu vì nó làm ta mất sự tỉnh giác và tự chủ các căn. Không uống rượu giúp ta tỉnh giác với các căn trong sáng—Abstention from consumption of alcohol. The fifth of the ten commandments. Not to drink liquor because it leads to carelessness and loss of all senses. Not to drink will help us become careful with all clear senses.

Bất Bái: Not to pay homage—Theo truyền thống Phật giáo, Phật tử tại gia có thể không lễ bái thần thánh ngoại đạo; Tăng Ni không lễ bái vua chúa hay cha mẹ (thường thì vị ấy đã lễ lạy cha mẹ lần cuối cùng trước khi xuất gia)—According to Buddhist tradition, lay people may not pay homage to the gods of other religions; monks and nuns may not pay homage to kings or parents (usually they pay homage to their parents the last time before leaving home).

Bất Báng Tam Bảo Giới: Giới không phỉ báng tam bảo—A precept on not to vilify the three treasures.

Bất Bạo Động: Không bạo động—Non-violent.

Bất Bỉ Bất Thử: Neither thus nor otherwise— Không thế này cũng không thế kia—See Phi Bỉ Phi Thử.

Bất Biến: Không thay đổi—Unchangeability. Bất Biến Dịch (Dị) Tính: Bất di bất dịch—Tánh không biến đổi (bản chất không thay đổi). Tính chất không biến dị hay thay đổi—Immutability—

Immutable—Unchanging nature—The bhutatathata.

Bất Biến Chân Như: Unchanging thusness—Tính chân như bất biến, thể của chân như rốt ráo tuyệt đối không biến dịch, so với tùy duyên chân như hay những điều kiện hiện tượng tương đối—Chân tâm bản tánh hay Phật tánh thường trụ—The immutable bhutatathata in the absolute, as compared with the conditioned bhutatathata, such as in relative or phenomenal conditions.

Bất Biến Dịch Tánh: Immutability contra mortality and phenomenal variation.

Bất Biến Tùy Duyên: Tùy duyên không biến— Tuy xúc sở duyên mà hiện vạn hữu nhưng bản thể vẫn bất biến—The conditioned immutable, immutable as a whole, but not in its parts, its phenomenal activity.

Bất Bình: To be discontented—To be displeased. Bất Bình Đẳng: Unequal—Unfair.

Bất Bình Đẳng Nhân: Nhân trái ngược nhau

(nhân mâu thuẫn nhau)—Inconsistent causation— Irregular causation—Unequal causation—Uneven causation.

Bất Bình Đẳng Nhân Luận: Tin rằng nhân quả không giống nhau—Belief that the law of cause and effect is inconsistent.

Bất Bố Biện: Abhaya (skt)—Vô úy—Biện luận không tỏ vẻ khiếp sợ—Fearless. Bất Cảm Bạo Hổ, Bất Cảm Bằng Hà: Không có khí giới khi không dám đánh hùm, không có thuyền thì không dám qua sông—Without weapons, one dares not attack a tiger; without a boat, one dares not cross a river. Bất Can Để: Fukan-Tei (jap)—Trạng thái vượt ra ngoài những lo lắng—The state beyond cares. Bất Canh Ác Xúc Nguyện: Nguyện ngăn chặn sự tái sanh vào các nẻo ác đạo—Vow to prevent rebirth in the evil destinies.

Bất Cân Nhân Thuyết Đích Pháp, Bất Thuyết Tợ Nhân Để Pháp: Không nói pháp gì cho người, không có pháp nào để nói cho người— There is nothing to preach for people—See Bất Thuyết Tợ Nhân Để Pháp, Bất Cân Nhân Thuyết Đích Pháp.

Bất Cận Nhân Tình: Nis-cinta (skt)— Thoughtless—Không suy nghĩ đến việc gì cả— Not thinking—Without regard for others.

Bất Cập: Không bằng—Not equal. Bất Cấu: Amalo (p)—Akalanka (skt)—Không dơ hay không có dấu vết—Without stains or spots— Spotless.

Bất Cấu Bất Tịnh: Không ô trược mà cũng không thanh khiết—Neither defiled nor pure. Bất Chánh: 1) Không chánh đáng: Immorality; 2) Không đúng: Visata (skt)—Falsehood, improper, incorrect, incorrectness.

Bất Chánh Kiến: Asamprajanya (skt)—

Inaccuracy of knowledge, or do not understand in a proper manner—Sự hiểu biết không đúng.

Bất Chánh Tri: Improper knowledge—Incorrect

cognition—Incorrect knowing—Nondiscernment—Bất chánh tri là một trong hai mươi phiền não phụ theo giáo thuyết của Pháp Tướng Tông. Bất chánh tri là một loại ý hành khởi lên từ sự suy nghĩ sai lầm về một đối tượng—One of the twenty secondary defilement elements in the doctrine of the Fa-Hsiang School. Incorrect knowing is a mental action of arising an incorrect view due to a mistaken approach to an object. Bất Chánh Tư Duy: Suy nghĩ không đúng— Improper thought—Incorrect thought. Bất Chân Không Luận: Bài luận về Không của Sư Tăng Triệu (374-414)—See Không Luận.

Bất Chấp: Regardless.

Bất Chí Cảnh: Năm cảnh hay năm pháp, là cảnh giới sở duyên của ngũ căn: sắc, thanh, hương, vị, và xúc—The five objects of the five senses, corresponding to the senses: form, sound, smell, taste, and touch.

Bất Chỉ: Non-stop—Không ngừng.

Bất Chính: Unrighteous.

Bất Chính Thực: Khadaniya (skt)—Kha Đãn Ni—Khư Đà Ni—Khư Xà Ni—Kha Đãn Ni—Khư

Đà Ni—Khư Xà Ni—Đồ ăn có thể xé, nhai, rồi nuốt như gốc, cành, hoa, lá và quả (còn bồ-thiệnni là đồ ăn ngoạm ngậm như cơm, mạch, cơm mạch đậu, bánh)—Food that can be masticated or eaten, i.e., food in fruits.

Bất Chủ Ý Đáo Vọng Niệm: Not to notice to any distracting thoughts—See Vong Ký Vọng Niệm. Bất Chuyển: Immovable—Không di chuyển. Bat Chuyết Sáp Biện: Biện luận lưu loát, chẳng vụng về cứng nhắt, một trong tám tài hùng biện của Đức Như Lai hay tám đặc tính của Phật trong lúc nói—Free from harshness, one of the eight characteristics of a Buddha’s speaking. Bất Chướng Nhân: Non-resistant cause—Đây là một trong sáu nhân sanh ra các pháp hữu vi. Pháp hữu vi sanh ra đều do sự hòa hợp của nhân và duyên—Non-resistant cause, as space does not resist. This is one of the six causes of all conditioned things. Every phenomenon depends upon the union of the primary cause and conditional or environmental cause—See Năng Tác Nhân.

Bất Cô Tửu Giới: Giới không bán rượu, cũng không bảo người khác làm như vậy—A precept on not to sell alcohol or wine; and not to tell others to do so.

Bất Cố Luận Tông: Lập tông theo chủ trương bảo vệ quan điểm của mình mà không cần biết đến quan điểm của người khác—A school that defends its own point of view and does not care about others’.

Bất Cố Tư Nghiệp: Nghiệp được tạo ra do phản xạ, chứ không do suy nghĩ mưu tính trước—Deeds done by a natural reaction, not by a premeditated plot.

Bất Cổ Bất Kim: Không cũ mà cũng không mới—Neither old-fashioned nor modern.

Bất Công: Oan ức—Unjust—Unfair—Injustice.

Bất Cộng: Avenika (skt)—Không tương thích: Incompatible—Không cùng một thứ loại hay không giống nhau: Not in the same class

(dissimilar, distinctive).

Bất Cộng Bát Nhã: Avenika-paramita (skt)—Bát Nhã của học thuyết toàn thiện Bồ Tát, pháp riêng cho Bồ Tát, đối lại với pháp riêng cho Thanh Văn và Duyên Giác—Prajna of the perfect bodhisattva teaching, the things special to Bodhisattvas, in contrast with the things they have in common with Sravakas and Pratyeka-buddhas. Bất Cộng Biến: Vì nghiệp bất cộng của từng người mà biến hiện ra cảnh bất cộng của riêng mỗi người—Varied or individual conditions resulting from karma of his own—Every one is his own transmigration.

Bất Cộng Chủng Tử: Sự khác biệt hay những đặc tính riêng biệt của chủng tử—Distinct or dissimilar characteristics of seeds.

Bất Cộng Giáo: Avenika-paramita (skt)—See Bất Cộng Bát Nhã.

Bất Cộng Hành: Những sự thực hành khác nhau—Distinct practices.

Bất Cộng Môn: Khía cạnh phân biệt—Aspect of distinctiveness.

Bất Cộng Nghiệp: Avenika-karman (skt)— Individual karma—Nghiệp riêng của mỗi người dẫn tới nghiệp quả riêng của từng người ấy— Varied or individual karma—Each causing and receiving his own recompense. Bất Cộng Pháp: Avenika-buddhadharma (skt)—

Bất cộng pháp có nghĩa là công đức, sự thành tựu và giáo pháp của Như Lai chẳng giống với người khác. Theo kinh Duy Ma Cật, chương một, chư Phật đều thấy rõ mọi vật trong đời, vì thương Phật hiện tướng biến nầy. Chư Phật dùng một tiếng diễn nói Pháp, để cho chúng sanh tùy loại thảy đặng hiểu, đều cho rằng Phật đồng tiếng mình, đó là thần lực Pháp bất cộng. Chư Phật dùng một tiếng diễn nói Pháp, chúng sanh chỗ hiểu tùy mỗi hạng, khắp được thọ hành đều lợi ích, đó là thần lực Pháp bất cộng. Chư Phật dùng một tiếng diễn nói Pháp, có người kinh sợ hoặc vui mừng, có kẻ dứt nghi hoặc nhàm chán, đó là thần lực Pháp bất cộng. Chư Phật là đấng Thập Lực đại tinh tấn, đấng đã đặng không chỗ sợ, đấng trụ nơi Pháp bất cộng, đấng Đạo sư của muôn loài. Chư Phật là đấng hay dứt mọi kiết phược, đấng đã đến nơi bờ kia, đấng hay vượt các thế gian, và đấng trọn lìa đường sanh tử. Chư Phật là đấng biết hết chúng sanh tướng đến lui, khéo nói các Pháp được giải thoát, như hoa sen trong đời chẳng nhiễm, thường khéo vào nơi hạnh không tịch. Chư Phật biết rõ các pháp tướng không ngăn ngại, và không nương tợ hư không—Avenika-buddhadharma means the characteristics, achievements, and doctrine of Buddha which distinguish him from all others. According to the Vimalakirti Sutra, Chapter One, all Buddhas as all kings in this world, with mercy they use their ‘ten powers’ to make this change. They proclaim the Dharma with unchanging voice, all beings understand according to their natures saying the Buddhas speak their own languages; this one of their eighteen characteristics. They expound the Dharma in one voice, sentient beings understand according to their versions deriving great benefit from what they have gathered; this is one more of the Buddhas’ eighteen characteristics. They expound the Dharma in one voice, some beings are filled with fear, others are joyful, some hate it while others are from doubts relieved; ‘this is one of His eighteen characteristics. They are the Possessors of ‘ten powers’, who have achieved fearlessness acquiring all eighteen characteristics; and who guide others like a pilot. They have untied all bonds; who have reached the other shore; who can all worlds deliver; and who from birth and death are free. They know how living beings come and go and penetrates all things to win their freedom, who are skillful in nirvanic deeds, cannot be soiled like the lotus. They plumb the depths of everything without hindrance, who are like space and rely on nothing. Bất Cộng Phân Biệt: Sự phân biệt rõ rệt— Distinct discrimination.

Bất Cộng Sinh: Cái không do cộng sinh mà có— Cái không tự sinh cũng không do cái khác sinh ra—Nothing is produced of itself or both other things.

Bất Cộng Tác: Non-cooperation.

Bất Cộng Tam Muội: Apkritsna-samadhi (skt)— Asakrt-samadhi (skt)—A samadhi in more than one formula or mode—Biến cách tam muội— Variant samadhi.

Bất Cộng Trung Cộng: Cái tổng quát trong cái đặc thù hay cái toàn thể trong cái từng phần—The general among the particulars, the whole in the parts.

Bất Cộng Tướng: Sự khác biệt—Những đặc tính riêng biệt—Distinct characteristics—

Dissimilarity—Singularity.

Bất Cộng Tướng Chủng Tử: Sự khác biệt hay những đặc tính riêng biệt của chủng tử—Distinct or dissimilar characteristics of seeds.

Bất Cộng Vô Minh: Độc Đầu Vô Minh—Một trong hai loại vô minh—Distinctive kinds of unenlightenment, results arise from particular evils, one of the two kinds of ignorance. Bất Cụ: Không hoàn bị, không đủ số, hư hỏng— Impaired.

Bất Cụ Tín: Imperfect faith—Theo sư Đàm Loan, bất cụ tín đối lại với Tín Thành Tựu, có ba khía cạnh: niềm tin không thành thật, không nhất tâm, và tín không liên tục—According to T’an Luan, imperfect faith, which is the opposite of perfect faith, has three aspects: insincere faith, mind which is not single, and faith which does not continue.

Bất Cụ Túc: Bất toàn—Bất thành—Incomplete.

Bất Cuống: Không dối trá—Non-deception.

Bất Cửu: Not long (in time). Bất Cửu Nghệ Đạo Tràng: Not long before he visits the place of enlightenment or of truth, he soon will become a Buddha.

Bất Dâm: Không tà dâm, không chìm đắm trong thú vui nhục dục—Abstention from sexual indulgence.

Bất Di Bất Dịch: Immutability—Irremovable—

Tánh không biến đổi (bất biến dị tính).

Bất Dĩ Nhi Dĩ: Hành động bất đắc dĩ mà làm— Unavoidable action.

Bất Dĩ Quy Củ, Bất Thành Phương Viên: Without rules, there can be no perfection—Không có thước quy, thước củ thì chẳng vẽ được hình vuông tròn, i.e., việc tu hành mà không có phương pháp thì không thể thành tựu viên mãn được— Without the protractor and the set-square, no circles and squares can be drawn, i.e., cultivation without methods, there can be no perfect achievement.

Bất Dĩ Sanh Diệt Tâm Hạnh Thuyết Pháp Thực Tướng: Do not use the mortal mind to preach immortal reality—Theo kinh Duy Ma Cật, chương ba, Đức Phật bảo Ma Ha Ca Chiên Diên: “Ông đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.” Ca Chiên Diên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước, Phật nói lược qua yếu chỉ các Pháp cho các Tỳ Kheo nghe, sau khi đó, con diễn nói lại nghĩa ấy, là những nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã, và tịch diệt. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: ‘Thưa ngài Ca Chiên Diên! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói Pháp thực tướng. Ngài Ca Chiên Diên! Các Pháp rốt ráo không sanh, không diệt, là nghĩa vô thường, năm ấm rỗng không, không chỗ khởi nghĩa khổ; các Pháp rốt ráo không có, là nghĩa không; ngã và vô ngã không hai, là nghĩa vô ngã; Pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa tịch diệt. Sau khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy xong, các Tỳ Kheo kia tâm được giải thoát. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông.”—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Three, the Buddha said to Mahakatyayana: “You go to Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.” Mahakatyayana said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquire after his health. For once after the Buddha had expounded the essential aspects of the Dharma to a group of bhiksus, I followed Him to explain to them the meanings of impermanence, suffering, voidness, egolessness and nirvana. “Vimalakirti came and said: ‘Hey, Mahakatyayana, do not use your mortal mind to preach immortal reality. Mahakatyayana, all things are fundamentally above creation and destruction; this is what impermanence means. The five aggregates are perceived as void and not arising; this is what suffering means. All things are basically nonexistent; this is what voidness means. Ego and its absence are not a duality; this is what egolessness means. All things basically are not what they seem to be, they cannot be subject to extinction now; this is what nirvana means. After Vimalakirti had expounded the Dharma, the bhiksus present succeeded in liberating their minds. Hence, I am not qualified to call on him and inquire after his

health.”

Bất Dị: Không khác—Not different.

Bất Diệt: Anirodha or Anishthita (skt & p)—

Sassata (skt)—Sanatana (skt)—Fumetsu (jap)— Bất diệt hay không bị tiêu hủy—Eternal— Everlasting—Immortal—Indestructible—Not destroyed—Not subject to annihilation—No disappearance—Not extinguished—Undying (not dying)—Unextinguished.

Bất Diệt Bất Sinh: Anirodhanutpada (skt)—Vượt khỏi sự sinh và sự diệt (không diệt mà cũng không sanh)—Immortal—Neither dying or being reborn—Neither annihilated nor arisen—No disappearance nor appearance. Bất Diệt Giới: Amata-dhatu(skt)—Deathless realm.

Bất Diệt Kim Cang: Ucchusma—A bodhisattva connected with Arya-Acalanatha-Raja (Bất Động Tôn Minh Vương) who controls unclean demons. Bất Do Tư Trạch: Không dùng cách phân tích hay phê phán—Without using critical analysis.

Bất Do Y Tha: Aparapraneya (skt)—

Aparappaccaya (p)—Bất Do Ư Tha—Mạc Ỷ Lại, không dựa vào người khác—Không ỷ lại (không lệ thuộc vào người khác)—Not depending on others—Not relying on others.

Bất Dục Hành Chướng: Chướng ngại do thiếu sự mong muốn tu tập—No desire to act for the salvation of others—Hindrance of no desire to act.

Bất Dung: Intolerant—Inexcusable—

Unpardonable.

Bất Dụng: Fuyo (jap)—Needless or useless. Bất Dụng Công: Not using efforts—Không phải cố gắng hết sức. Lex Hixon viết trong quyển Sinh Phật Thiền: “Nếu bạn muốn thấy, đừng che mắt lại, hoặc bằng mảnh vải, hoặc bằng tay, hoặc bằng cách nhắm mắt lại. Đôi mắt thịt quí báu của chúng ta vốn sáng ngời và trong trẻo. Chỉ cần chúng ta không bị che đi… Thấy được rõ ràng không phải nhờ vào công sức tuyệt vời của đôi mắt… Mắt không có đòi hỏi riêng biệt nào. Mắt không dựa vào phương pháp thiền quán nào để thấy, cũng không phát nguyện hay thiết lập những động cơ vị tha để thấy. Mắt thấy. Một cách tự nhiên. Một cách tự phát. Một cách hoan hỷ. Trừ phi người ta buồn ngủ hay bị bệnh, người ta không phải có cảm giác hay cố gắng sức cho đôi mắt mở ra. Đôi mắt thấy là đôi mắt mở lớn, đôi mắt mở là đôi mắt thấy. Sau nhiều nỗ lực thiền quán, người ta đạt đến cái chánh kiến không phải nỗ lực, không phải chỉ với đôi mắt thịt nhưng với toàn bộ bản thể. Sau khi đã kéo dây cung, chỉ đơn giản buông tên. Chắc chắn là mũi tên sẽ tự nó bay.”—Lex Hixon wrote in The Living Buddha Zen: “If you want to see, do not cover your eyes with cloth, hands, eyelids. The precious physical eyes are essentially bright and clear. The only need to remain exposed, uncovered. The wonderful merit of clear seeing does not belong to the eyes… The eyes make no separate claim. The eyes are not engaging in any contemplative methods in order to see, nor are they vowing to see or establishing altruistic motives for seeing. They just see. Naturally. Spontaneously. Joyfully. Unless one is very sleepy or ill, there is no sensation of struggling to keep the eyes open. Seeing eyes are open eyes, open eyes seeing eyes. After much meditative effort, one arrives at the effortlessness of direct seeing, not only with physical eyes but with the whole being. After drawing back the blow, simply release the arrow. It will certainly fly by itself.” Bất Dụng Ngôn Ngữ: Not using words—Lời dạy không dựa vào ngôn ngữ văn tự, nhà Thiền dựa vào thực tập hơn là văn tự sách vở. Kinh Lăng Già khẩn thiết bảo chúng ta rằng ngôn ngữ là một phương tiện hoàn toàn thiếu thích đáng để diễn đạt và truyền đạt nội thể của Giác Ngộ. Đành rằng nếu thiếu tiếng nói có thể làm chúng ta bị tệ hại hơn, ít ra là trong cuộc sống hằng ngày; nhưng chúng ta cũng nên triệt để đề phòng đừng quá tin vào ngôn ngữ ngoài phần vụ thích đáng của nó. Bởi vì, theo kinh Lăng Già, ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn biến đổi, không bền, bị chi phối lẫn nhau, và xây dựng trên một nhận định hư giả về thực chất của ý thức. Vì lý do đó, ngôn ngữ không hiển thị được chân tướng của sự vật. Ở đây tưởng không gì thích hợp hơn dùng lời ví với ‘ngón tay chỉ trăng’ để minh thị cái thế tương quan giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giữa biểu tượng và thực tại. Thật vậy, nếu cảnh giới tự chứng của Phật chứa đựng những gì thâm áo quá đến nỗi Phật vẫn không thể bằng ngọn lưỡi biện tài mô tả và minh họa đủ hết được suốt khoảng đời dài và thanh tịnh Ngài đã hiến trọn cho thiền định và hoằng hóa, thì làm sao những người hạ liệt hơn Ngài mong nắm được và cần giải thoát tâm linh? Đây không nhất thiết là để phủ nhận khả năng diễn đạt của ngôn ngữ mà chỉ để tránh sự nguy hiểm của sự mắc kẹt vào ngôn ngữ mà thôi. Người ta khuyên chúng ta nên dùng ngôn ngữ văn tự một cách khéo léo vì lợi ích của người nghe. Đây là một trong những nguyên tắc căn bản, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái

Thiền Tông—According to the Buddha’s teachings in the Lankavatara Sutra, the Zen or intuitive school does “not set up scriptures.” It lays stress on meditation and intuition rather than on books and other external aids. The Lankavatara Sutra tries so hard to tell us that language is altogether inadequate as the means of expressing and communicating the inner state of Enlightenment. Despite the fact that without language we may fare worse at least in our practical life, we must guard ourselves most deliberately against our trusting it too much beyond its legitimate office. The Sutra gives the main reason for this, which is that language is the product of casual dependence, subject to change, unsteady, mutually conditioned, and based on false judgment as to the true nature of consciousness. For this reason language cannot reveal to us the ultimate significance of things. The noted analogy of finger and moon is most appropriate to illustrate the relation between language and sense, symbol and reality. In fact, if the Buddha’s Enlightenment really contained so much in it that he himself could not sufficiently demonstrate or illustrate it with his ‘long thin tongue’ through his long peaceful life given to meditation and discoursing, how could those less than he ever hope to grasp it and attain spiritual emancipation? This is not to discredit words, but to avoid the danger of becoming stuck in them. It is to encourage us to use words as skillfully as possible for the sake of those who hear them. This is also one of the fundamental principles, intuitional or relating to direct mental vision of the Zen School.

Bất Duyệt: Unhappy—Uneasy—Không vui sướng hạnh phúc do bởi những khuấy động của dục vọng, tên gọi khác của loài hữu tình—The disturbing influence of desire, another name for sentient beings.

Bất Dữ Thủ: Adattadana (skt)—Thâu đạo— Theft—Chẳng cho mà cứ lấy, đó là trộm cắp.

Điều nầy đi ngược lại với giới cấm thứ hai— Taking that which is not given. This is against the second commandment.

Bất Đa An Lạc: Không khỏe lắm—Not in good health.

Bất Đan Phật Giáo: Phật giáo ở xứ Bất Đan— Buddhism in Bhutan.

Bất Đãn Không: Middle-way emptiness—Notonly-empty—Not only the void—Từ “Bất Đản

Không” được dùng để diễn tả ý tưởng về vạn hữu giai không, trong khi khía cạnh về “bất không” của chúng chưa được thừa nhận. Ý nói hàng Thanh Văn và Duyên Giác thấy chư pháp đều không, Bồ Tát chẳng những thấy “không,” mà còn thấy cả “bất không.” Đây là giáo thuyết ưu thế được tông Thiên Thai truyền giảng—Not only the void, or non-void. The term expressing the idea that while all things are seen as each being empty, their aspect of non-emptiness has not been recognized. Sravakas and pratyeka-buddhas see only the “void,” Bodhisattvas see also the “non-void.” This is called the “pervasive teaching of emptiness” by the T’ien-T’ai Sect.

Bất Đảo Đơn: Hạnh tu không ngừng nghỉ— Ceaseless cultivation.

Bất Đáp Thoại: Fotuwa (jap)—Không đối đáp— Not conversing.

Bất Đắc: Không thể được—Impossible (a). Bất Đắc Dĩ: Cực chẳng đã—No alternative— Reluctantly—Unwillingly. Bất Đắc Hưng Thịnh: Không thể hưng thịnh được—Unable to prosper.

Bất Đắc Kỳ Tử: Upachedake (p)—Irregular death—Sudden death due to external circumstances—Đây là cái chết vì tai nạn bất ngờ hay những biến cố bên ngoài. Điều nầy giống như đèn tắt vì gió hay người nào đó thổi tắt. Những kẻ bất đắc kỳ tử bởi lửa nước nên không có đủ bình tỉnh chí thành niệm Phật. Đây là một trong mười loại người không thể niệm Phật được lúc lâm chung—Death can be due to external circumstances, such as accidents, untimely happenings. This is likened to the effect of external factors such as the wind or someone blows out the light. Those who meet with sudden death by fire or drowning and lose their calmness and utter sincerity. This is one of the ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at near-death time—See Mười Loại Người Không Niệm Phật Được Lúc Lâm Chung.

Bất Đẳng: Unequal.

Bất Đẳng Quán Bồ Tát: Asamadarsana(skt)— Unequalled contemplation Bodhisattva—The Bodhisattva Beholding All Things As Unequal.

Bất Điên Đảo: Without inversion.

Bất Điệt: Không ngừng nghỉ—Ceaselessly. Bất Đình: Futei (jap)—Không ngừng, thời gian đứng yên ở hiện tại—Not ceasing, the time in the present is not standing still.

Bất Định: Aniyato rasi (p)—Indefinite— Indeterminate—Undecided—1) Không quyết định: Undeterminate; 2) Không cố định: Unfixed; 3) Không ổn định: Unsettled; 4) Không chắc chắn: Uncertain.

Bất Định Chỉ Quán: Irregular mode of samadhi—1) Trí tuệ bỗng nhiên khai ngộ chứ không phải qua tiến trình tiệm tiến: Direct insight without any gradual process of samadhi; 2) Đơn giản và phức tạp dung hòa lẫn nhau, chẳng hạn như ngừng sự suy nghĩ khi nó vừa khởi lên: Irregular dhyana—Irregular, simple and complex mixed, such as stopping every thought as it arises. Bất Định Chủng Tính: Aniyataikatara-gotra (skt)—Bản tánh bất định—Indeterminate nature. Bất Định Địa: Trạng thái không có thiền—State of non-meditation.

Bất Định Địa Pháp: Aniyata-bhumika-dharma

(skt)—Một trong sáu tâm sở, tính chất của nó là phi thiện phi ác—One of the six mental conditions, that of undetermined character, open to any influence good or evil.

Bất Định Giáo: Indeterminate teaching: Indefinite Doctrine—Một trong năm thời thuyết giáo của Đức Phật. Bất Định Giáo hay giáo lý chung, từ đó người nghe tùy theo khả năng của mình mà lãnh hội. Thiên Thai chia giáo pháp của Như Lai ra làm bốn. Bất Định Giáo hay phương tiện mà Đức Như Lai dùng thần lực bất tư nghì để có thể khiến chúng sanh được lợi ích Đại Thừa khi Ngài thuyết về Tiểu Thừa, và ngược lại được lợi ích Tiểu Thừa khi Ngài thuyết về Đại Thừa, tức “đồng thính dị văn, đắc ích bất đồng.” (cùng nghe như nhau, nghe hiểu khác nhau, và lợi ích thu được khác nhau). Giáo lý bất định, không bí mật mà Phật dùng khi có mặt nhiều đệ tử khác trình độ nhau, nhưng đều hiểu lời Phật giảng. Giáo pháp mà Phật tùy theo căn cơ nghi thuyết dạy, chớ không nhứt định là phải thuộc riêng về một căn cơ nào cả—One of the five periods of teaching of the Buddha. General or Indeterminate teaching, from which each hearer would derive benefit according to his interpretation. T’ien-T’ai divides the Buddha’s mode of teaching into four.

Indeterminate teaching means that Buddha, by his extraordinary powers of Upaya-kausalya, or adaptability, could confer Mahayana benefits on his hearers out of his Hinayana teaching and viceversa, dependent on the capacity of his hearers. The Indeterminate Doctrine, non-mystical indeterminate doctrine, in which though the students have different levels, they still understood his words in different ways (all listeners know that all are hearing together and yet they hear differently and understand vaiously). The Buddha used Indefinte Doctrine to teach sentient beings with different levels of understanding—See Ngũ Thời Giáo. Bất Định Giới: Aniyata (p)—Dvyaniyata (p)— Bất Định Pháp—Two indeterminate precepts.

  1. Cấm ngồi nói chuyện với đàn bà nơi chỗ vắng vẻ đáng nghi ngờ, có thể đưa đến những hoạt động về tình dục: Not to sit down together with a woman in a lonely place which can lead to activities of sex.
  2. Cấm ngồi nói chuyện với đàn bà nơi kín đáo riêng tư có thể dẫn đến việc hành dâm: Not to sit down together with a woman in a private, covered place in such a way which may develop into a situation of sexual intercourse. Bất Định Nghiệp: Fujo-Go (jap)—Bất định thọ nghiệp—Indefinite karma. Bất Định Nhân: Nguyên nhân bất định hay

nguyên nhân không đem lại kết quả—

Inconclusive reason.

Bất Định Pháp: Aniyata (p)—Dvyaniyata (p)— Indeterminate dharma—Indeterminate method— Indeterminate precepts—Theo Pháp Tướng Tông, bất định pháp là pháp không thiện không ác— According to the Fa-Hsiang School, an element does not have a good or evil nature. Bất Định Tánh: Indefinite nature—See Bất Định Tính.

Bất Định Tánh Chúng Sanh: No definite order— Những chúng sanh không thuộc đẳng cấp rõ ràng nào—Những chúng sanh có bản chất bất định, vì những chúng sanh nào thuộc đẳng cấp nầy có thể nhập vào một trong ba đẳng cấp vừa kể trên tùy theo hoàn cảnh của mình—Those who belong to no definite order. Those who are of the indeterminate nature. For those who belong to it may take to either one of the above three orders according to their opportunities.

Bất Định Tánh Tụ: Aniyatarasi (skt)— Indeterminate class of nature—Nhóm không rõ rệt.

Bất Định Tâm Sở: Varo-aniata (skt)—

Indeterminate mental functions. Bất Định Thuyết: Thuyết Bất Định—Incomplete theory.

Bất Định Tính: Inconclusiveness—Indecision— Indefinite—Indeterminate nature—Tính bất định hay tính không đem lại kết quả cuối cùng được. Có vài chủng tử vô lậu, nhưng chưa dứt sanh tử luân hồi—Who have some unconditioned seeds, but are not able to attain to non-return to mortality.

Bất Định Tính Tụ: See Bất Định Tánh Tụ.

Bất Định Tội: Aniyada (skt)—Indeterminate wrong-doing.

Bất Định Tụ: Aniyatarasi (skt)—Aniyato rasi (p)—Nhóm không rõ rệt—Indeterminate accumulation—Indeterminate class of nature.

Bất Đọa: Do not fall—Không bị đọa lạc. Bất Đọa A Tu La: Escape from falling into the realm of asuras—Chẳng rơi vào cõi A-Tu-La— Đây là một trong tám loại thắng pháp. Những ai thọ trì bát trai giới sẽ được tám loại công đức thù thắng—This is one of the eight surpassing things. Those who keep the forst eight commandments receive eight kinds of reward—See Bát Thắng Xứ.

Bất Đọa Địa Ngục: Escape from falling into the hells—Chẳng đọa địa ngục—Đây là một trong tám loại thắng pháp. Những ai thọ trì bát quan trai giới sẽ được tám loại công đức thù thắng—This is one of the eight surpassing things. Those who keep the forst eight commandments receive eight kinds of reward—See Bát Thắng Xứ. Bất Đọa Hữu: Do not fall into the extreme view of existence—Không rơi vào cái nhìn cực đoan về sự hiện hữu.

Bất Đọa Lạc: Aparihani (p)—No falling away. Bất Đoạn: Không ngừng nghỉ (không dừng, không đứt đoạn)—Unceasing—Without ceasing.

Bất Đoạn Bất Thường: Neither end nor permanence.

  1. Không đứt đoạn mà cũng không liên tục— Neither interrupted nor constant.
  2. Sự thường hằng không đứt đoạn: Unbroken continuity.
  3. Bất Đoạn Bất Thường hay bất đoạn diệc bất thường (không đoạn không thường), nghĩa là không có trường cửu cũng không có bất trường cửu; phá hủy ý niệm về ‘thường’ bằng ‘đoạn.’: There nothing has an end, nothing is eternal, meaning neither permanence nor impermanence; refuting the idea of

‘permanence’ by the idea of ‘destruction.’

  1. Bất Tuyệt Bất Hằng hay không đoạn không hằng: Neither end nor permanence, one of the ten negations in five pairs.

Bất Đoạn Kinh: Đọc một bộ kinh từ đầu đến cuối không ngừng nghỉ—To recite a sutra from the beginning to the end without any interruptions.

Bất Đoạn Luân: Bất đoạn chuyển luân trong các tự viện bằng cách ngày ngày phúng tụng, cầu nguyện và thiền tập—Unceasing turning of the wheel, as in the monastery by relays of prayer and meditation.

Bất Đoạn Niệm: Sự tỉnh thức liên tục—Unbroken mindfulness.

Bất Đoạn Quang: Ánh sáng liên tục—Unceasing light or glory—Unceasing radiance. Bất Đoạn Quang Như Lai: Buddha of Unending

Light—Perpetual Brightness of Tathagata— Unceasing Light Buddha—Ánh quang minh của Đức Phật, một trong mười hai quang minh của Đức

A Di Đà, vì chiếu sáng mãi không ngừng nên gọi là Bất Đoạn Quang. Đức Phật A Di Đà là một trong 12 vị Phật chiếu sáng hào quang—The Unceasing Light Buddha of Amitabha Buddha. Amitabha Buddha is one of the twelve shinning Buddhas.

Bất Đoạn Thường: Liên tục không bị gián đoạn. Báo thân hay Như thực sắc thân Như lai là liên tục và không bị gián đoạn—Uninterrupted continuity. Buddha’s unbroken eternity or Sambhogakaya. Bất Đoạn Tương Ưng Nhiễm: The stage of purity—Bất đoạn tương ưng nhiễm, hay nhiễm chấp dẫn đến những nguyên nhân của khổ lạc, một trong sáu tâm ô nhiễm—The taint interrelated to the persisting attraction of the cause of pain and pleasure, one of the six mental taints—See Ly Cấu Địa and Lục Nhiễm Tâm.

Bất Đồng: Disagreement.

Bất Đồng Bất Dị: Không giống không khác— Neither identity nor difference. Bất Đồng Phận: Những yếu tố không giống nhau—Factors of dissimilarity.

Bất Đồng Ý Kiến: To disagree—To have different opinion.

Bất Động: Akuppa (p)—Acala (skt)—Niscala (skt)—Vô động—Aksobhya Buddha—The

Immovable Buddha—Firmness—Immobile— Immovable—Imperturbable—Motionless—Not moving—Unchanging—Unmoved—Unmoving— Unshakeable—Unvarying—Unperturbedness—Từ

“Bất Động” được dùng để chỉ sự không thay đổi như cánh sao Bắc Đẩu, sự vô úy, và lãnh đạm trước cám dỗ hay dục vọng. Bất Động Tôn Như Lai hay A Súc Bệ Phật, vị Phật đang ngự trị nơi Thiên đường Đông độ, một trong năm vị cổ Phật (Tỳ lô giá Na, A Súc Bệ Phật, Đa Bảo Như Lai, A Di Đà Phật, và Vô Bố Úy Như Lai). Tên Ngài được những kinh điển Đại Thừa đầu tiên nhắc đến rất nhiều. Sự thờ phụng Ngài chắc hẳn bành trướng rất rộng rải, nhưng thần thoại về Ngài chỉ còn sót lại những đoạn ngắn mà thôi—The term “Imperturbable” means motionless, unvarying, or unchanging as the position of the North Pole Star. The Buddha in the Eastern Heaven of Abhirati, the realm of joy. One of the five Wisdom or Dhyana Buddhas (Vairocana, Aksobhya, Ratnasambhava, Amitabha, and Amoghasiddhi). He is mentioned in quite a number of Mahayana Sutras. His worship must have been fairly widespread, but only fragments of his legend have survived. The term is used for the unvarying or unchanging, for the pole-star, for fearlessness, for indifference to passion or temptation. Bất Động A La Hán: Immovable arhat.

Bất Động An Trấn Pháp: Nguyện cầu Ngài Bất Động Minh Vương hồ trì cửa nhà an ổn—Prayers to Araya-Acalanatha to protect the house. Bất Động Diệt Vô Vi: Acala-nirodha (skt)—Tình trạng không còn bị động tâm bởi vui và khổ nữa— Extinction by a motionless state of heavenly meditation. A state of being unmoved by pleasure or pain.

Bất Động Địa: Acala-bhumi (skt)—Ground of immovability—Eighth ground of Bodhisattva—

The stage of attainment of calm unperturbedness—Giai đoạn hành giả trụ một cách vững vàng và bất động trong chân lý Trung Đạo. Giai đoạn tâm hành giả không còn bị dao động nữa. Cõi không thứ gì có thể làm lay chuyển được. Địa thứ tám trong Thập Địa tiến về Phật Quả toàn thiện. Bất Động Địa hay giai đoạn không chuyển động. Khi vị Bồ Tát đạt đến đây, Ngài trải qua ‘vô sanh pháp nhẫn’ (anutpattikadharma-ksanti), tức là chấp nhận sự bất sanh của tất cả các hiện tượng. Nơi đây Ngài tri nhận sự tiến hóa và thoái hóa của vũ trụ. Trong giai đoạn nầy, vị ấy đoạn trừ phân biệt, hiểu thấu suốt bản chất của hiện hữu, hiểu tại sao hiện hữu giống như huyễn ảo, vân vân, hiểu phân biệt xuất phát từ sự mong mỏi vốn có của chúng ta để được thấy từ sự hiện hữu phân chia chủ khách như thế nào, hiểu tâm và những gì thuộc về tâm bị khuấy động lên như thế nào; thế rồi vị ấy sẽ thực hiện hiện tất cả những gì gắn liền với đời sống của một Phật tử tốt, để từ đó giúp đưa đến con đường chân lý những ai chưa đến được. Đây là Niết Bàn vốn không phải là sự đoạn diệt của một vị Bồ Tát—The stage of immobility in which one dwell firmly in the truth of the Middle Way. Immovable ground, the eighth of the ten stages in a Buddha’s advance to perfection. The immovable land (the stage of immovability), or the ground of immovability. When the Bodhisattva reaches here, he experiences the anutpattika-dharma-ksanti or the acquiescence in the unoriginatedness of all phenomena. He knows in detail the evolution and involution of the universe. In this stage, he gets rid of discrimination and has a thorough understanding of the nature of existence, realizing why it is like maya, etc., how discrimination starts from our inmate longing to see existence divided into subject and object, and how the mind and what belongs to it are stirred up; he would then practice all that pertains to the life of a good Buddhist, leading to the path of truth all those who have not yet come to it. This is the Bodhisattvas’ nirvana which is not extinction.

Bất Động Định: Immovable abstract concentration—Định mà Đức Bất Động Minh Vương trụ trong ấy—The samadhi or abstract meditation in which Araya-Acalanatha abides. Bất Động Giải Thoát: Immovable liberation.

Bất Động Giải Thoát A La Hán: Bất Động A La Hán, vị A La Hán đã đạt đến trạng thái bất động hay giải thoát khỏi sự trói buộc của phiền não trên đời—Immovable liberation Arhat, an Arhat who has attained to the state of being unmoved or liberation from being disturbed by the illusion of life.

Bất Động Giảng: Chúng hội giảng dạy và tán thán công đức của Bất Động Tôn—An assembly for preaching and praising the virtues of Aryacalanatha.

Bất Động Hành: Anenjabhisankharo (p)— Imperturbable karmic formation—Karma arising without activity.

Bất Động Kim Cang Minh Vương: Một đại biểu của Kim Cang, hiện thân của Phật Đại Nhựt Như Lai để cứu độ chúng sanh—The Arya-calanatha as the vajra representative, or embodiment, of Vairocana for saving all sentient beings.

Bất Động Minh Vương: Arya-Acalanatha Raja (skt)—Fudo-Myo-o (jap)—The immovable rajas—Immovable king of hell—Các Minh Vương thân giáo lệnh, nhận giáo lệnh của Đức Tỳ Lô Giá Na, hiện Phẫn Nộ thân để hàng phục chúng ma, một trong ba hình thức của Phật Tỳ Lô Giá Na— Fierce spirits who are the messengers and manifestation of Vairocana’s wrath against evil spirits, one of the three forms of Vairocana. Bất Động Nghĩa: Meaning of immovability—Bất

Động, một trong mười nghĩa của “không.”— Immobility, one of the ten meanings of the “void.” Bất Động Nghiệp: Aninjya-karma (skt)— Immovable karma.

Bất Động Như Lai: See Bất Động Tôn Như Lai.

Bất Động Pháp: Pháp nguyện cầu sự trợ giúp của Bất Động Minh Vương hộ trì cho tai qua nạn khỏi và luôn được phồn thịnh—Prayer for the aid of Arya-Acalanatha to end calamity and cause prosperity.

Bất Động Phật: See Bất Động Tôn Như Lai.

Bất Động Phong Luân: Immovable atmosphere. Bất Động Quang Minh Thần: Immutable Light

Deity (Spirit).

Bất Động Quang Tự Tại Thiên Vương: Freedom of Immutable Light—Vị Thiên Vương được giải thoát môn đại định phương tiện đem lại vô biên sự an lạc cho chúng sanh—Who found the door of liberation through the great practical concentration of bestowing boundless peace and happiness on living beings—See Đại Tự Tại Thiên Vương. Bất Động Sa Môn: Samana-acalo (p)—The unshakeable ascetic.

Bất Động Sinh Tử: Immortality—Nirvana.

Bất Động Sứ Giả: Sứ giả, hóa thân của Bất Động

Tôn Minh Vương—The messenger, a transformation of Arya-Acalanatha—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Tam Muội: Immovable samadhi.

Bất Động Tâm Giải Thoát: Akuppa-ceto-vimutti

(p)—Tâm giải thoát là tâm ở trạng thái bất động— Unshakeable deliverance of mind—Trong Trường

Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Thế nào là một pháp cần được tác chứng? Bất động tâm giải thoát. Đó là một pháp cần được tác chứng.”—In the Long Discourses of the Buddha, the Buddha taught: “Which one thing to be realized? Unshakeable deliverance of mind is one thing which needs be realized.”

Bất Động Thánh Vương: Arya-acala-raja (skt)— Arya-acalanatha (skt)—Imperturbable Holy King—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Thắng Địa: Excellent immovable stage.

Bất Động Thân: Thân bất động vì chúng ma ngoại đạo chẳng động được—The imperturbable body, impossible for demons and false teachers to disturb.

Bất Động Tôn: Acala-vidya-raja (skt)—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Tôn Bồ Tát: Aryacala-bodhisattva (skt)—Immovable Bodhisattva—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Tôn Giả: Pindola-Bharadvja (skt)— Tân Đầu—Tân Đầu Lư—See Tân Đầu Lô Phả La Đọa.

Bất Động Tôn Như Lai: Aksobhya Buddha—The Immovable Buddha—A Súc Bệ Phật, vị Phật đang ngự trị nơi Thiên đường Đông độ, một trong năm vị cổ Phật (Tỳ lô giá Na, A Súc Bệ Phật, Đa Bảo Như Lai, A Di Đà Phật, và Vô Bố Úy Như Lai)— The Buddha in the Eastern Heaven of Abhirati, the realm of joy. One of the five Wisdom or Dhyana Buddhas (Vairocana, Aksobhya,

Ratnasambhava, Amitabha, and Amoghasiddhi). Bất Động Trí: Akuppam-nanam (p)—Immovable knowledge—Tri kiến không phân biệt và không lời, đối lại với động trí được diễn tả bằng lời— Non-distinguished and nonverbal knowledge, in contrast with movable and verbal knowledge.

Bất Động Tự Tại Vương: Immutable Lord. Bất Động Vô Vi: Một trong sáu thứ vô vi, trạng thái bất động khi lìa được cả hai thái cực khổ và lạc—One of the six kinds of inaction, or laissezaller, the state of being unmoved by pleasure or pain—See Sáu Pháp Vô Vi Trong Duy Thức Học. Bất Giả: Không cần—No need—Not necessary.

Bất Giác: Anavabodha (skt)—Nonenlightenment—Not knowing—Unawareness—

Không giác ngộ—Không giác ngộ hay không hiểu mà cho rằng thế giới hiện tượng là hiện thật và vì si mê mà gây tội tạo nghiệp, cũng như chất chồng nghiệp báo trong vòng tử sanh luân hồi. Sự chấp trước của người ta vào tự tính của các thực tính xãy ra do bởi người ta không biết chân lý về những gì được hiển bày ra thế giới bên ngoài chỉ là chính cái tâm của mình mà thôi— Unconsciously, unknowingly, unenlightened or Uncomprehending, without “spiritual” insight, the condition of people in general, who mistake the phenomenal for the real, and by ignorance beget karma, reaping its results, in the mortal round of transmigration. One’s attachment to the selfnature of realities takes place owing to one’s not knowing that the truth that what is presented as an external world is no more than the mind itself. Bất Giác Hiện Hành Vị: Giai đoạn chưa chứng ngộ—Hai địa đầu tiên trong thập địa. Tuy là địa của các bậc Thánh, nhưng trong đó phiền não vẫn còn khởi lên từ sai lầm cho rằng hiện tượng là có thật—Stage of activity of non-enlightenment— The first two of the ten stages of the saint, in which the illusion of mistaking the phenomenal for the real still arises.

Bất Giác Nghĩa: Khía cạnh phi giác ngộ—Aspect of non-enlightenment.

Bất Giác Phàm Phu: Unenlightened ordinary people—Phàm phu luôn tự biết mình chưa giác ngộ—Hạng người ngu dốt tối tăm, nhưng luôn xét mình là một kẻ phàm phu đầy tham sân si, cùng với vô số tội lỗi chất chồng trong quá khứ, hiện tại và vị lai—Ordinary people who always examine themselves and realize they are just unenlightened mortal filled with greed, hatred and ignorance, as well as an accumulation of infinite other transgressions in the past, present and future. Bất Giác Tâm: Unenlightened mind—Si tâm— Vọng Tâm—Ignorance darkens the mind—Vọng tâm gây nên sự phức tạp và phiền não trên đời nầy—The unenlightened mind or heart of all men. The illusion (deluded, wrong, false, or misleading)-mind, which results in complexity and confusion in this world.

Bất Giác Tâm Khởi: Sự khởi lên của cái tâm chưa giác ngộ—Unenlightened mind arises. Bất Giác Tướng: Khía cạnh phi giác ngộ—Aspect of non-enlightenment.

Bất Giải: 1) Không giải quyết được: Insoluble; 2) Không giải thích được: Incomprehensible.

Bất Giảm: 1) Không bớt đi: Undiminished; 2) Không giảm: Non-decreasing; 3) Không bị hoại diệt: Anirodha (skt)—Not destroyed, not subject to annihilation.

Bất Giảm Bất Sanh: Anirodhanupada (skt)— Chẳng tử chẳng sanh (Bất tử)—Neither dying nor being reborn—Immortal. Bất Giảo Đa: Na ná—Look alike—Similar. Bất Hạ Liệt Tâm: Tâm không hạ liệt— Indomitable mind.

Bất Hại: Ahimsa (skt)—Bất Hại— Harmlessness—Not injury—Doing harm to

none—Không tổn hại hay không làm hại đến ai— Bất tổn hại là một trong mười tâm sở trong giáo thuyết Pháp Tướng Tông. Trong Duy Thức Học, tâm sở bất tổn hại là tâm sở nhất thời khởi lên từ tâm sở “vô sân hận.”—Harmlessness or doing harm to none, one of the ten good mental function in the doctrine of the Fa-Hsiang School. In Consciousness-only, the mental function of “not harming others” is a provisionally named function, arising dependent upon the mental function of noanger.

Bất Hại Tưởng: Avihimsa-samjna(skt)— Harmless perception.

Bất Hành Nhi Hành: Không làm mà làm— Without doing yet to do.

Bất Hành Tự Lợi, Bất Hành Tha Lợi: Working neither for one’s own good nor for the good of others—Loại người không hành tự lợi, mà cũng không hành tha lợi—Đây là loại người không đấu tranh để loại bỏ nhược điểm của chính mình, cũng chẳng khuyến khích người khác loại bỏ nhược điểm, cũng không phục vụ người khác—Here a man who works neither for his own good nor for the good of others. It is he who neither strives for the abolition of his own weaknesses, nor does he encourage others to abolish others weaknesses, nor does he do any service to others.

Bất Hạnh: Unhappy—Unfortunate.

Bất Hảo: Xấu xa—Undesirable—Bad. Bất Hiểm Ác: Không hiểm độc—Abstention from malice.

Bất Hòa: Thiếu sự hòa hợp—Disagreement— Discord—Disharmony—Discordant—Not in agreement—Not in harmony. Bất Hòa Hiệp Tánh: Discontinuity—See Bất Hòa Hợp Tính.

Bất Hòa Hợp Tính: Anyathatva (skt)—Tính chất

không hòa hợp—Non-harmonization—

Unharmonizing natures.

Bất Hoạch: Alabdha (skt)—Anupalabdhya (skt)— Unachievable—Unattainable—Bất Khả Đắc—

Không thể đạt được—Không thể thành tựu được.

Bất Hoại: Ajara (skt)—Akkhaya (p)—Avinasa (skt)—Avinasya (skt)—Indestructible—Never decaying—Not to be destroyed—Undecaying—

Không tàn tạ hay mục nát như Chánh Trí và Như Như không thể bị hủy hoại, nên cả hai được xem là viên thành trí—As right knowledge and Suchness are indestructible, for they are regarded as Perfect Knowledge.

Bất Hoại Chơn Như Thật Tế: Bất hoại chơn như thực tế, một trong những hạnh tu của Bồ Tát, vì vào khắp chơn như thực tế hư không tế— Cultivation of the ultimate reality of True Thusness, one of Bodhisattvas’ practices, entering the space of ultimate reality of True Thusness. Bất Hoại Cú: Từ ngữ mà phái Chân Ngôn dùng để nói về chữ “A,” hóa thân bất hoại của Phật Tỳ Lô Giá Na—A term in Shingon for the magic word “A,” the indestructible embodiment of Vairocana. Bất Hoại Đạo: Indestructible way—Con đường bền vững, không thể hủy hoại được.

Bất Hoại Đạo Tính: Tính không hủy hoại được của đạo—Indestructibility of the way.

Bất Hoại Hồi Hướng: Indestructible Dedication— Hồi hướng thứ nhì trong Thập Hồi hướng trong Kinh Hoa Nghiêm. Theo Pháp Tướng Tông thì đây là giai đoạn mà một vị Bồ Tát thấy tánh không một cách dễ dàng chứ không cần phải phân tích sự hiện hữu nữa—The second dedication in the ten dedications in The Flower Adornment Sutra. According to the Fa-Hsiang School, this is the stage where the Bodhisattva sees emptiness easily without analyzing existence—See Thập Hồi Hướng.

Bất Hoại Kim Cang: Indestructible adamantine—Kim cương bền vững, không thể hủy hoại được.

Bất Hoại Kim Cang Minh Vương Tâm Điện:

Tâm điện rực rở của Đức Tỳ Lô Giá Na, một nơi

trong Kim Cang Giới—The luminous mindtemple of the eternal Vairocana, the place in the Vajradhatu, or Diamond realm, of Vairocana as teacher.

Bất Hoại Kim Cang Quang Minh Tâm Điện: See Kim Cang Tâm Điện.

Bất Hoại Lực: Indestructible power—Đây là một trong mười thứ lực của chư Phật mà Đức Phật đã dạy trong Kinh Hoa Nghiêm—Indestructible power. This is one of the ten kinds of might with enormous power of all Buddha which the Buddha taught in the Flower Adornment Sutra.

Bất Hoại Pháp: Indestructible dharma—Pháp vững bền, không thể hủy hoại được—A La Hán thành tựu bạch cốt quán có hai loại—Two kinds of Arhats practise the skull meditation.

  1. Hoại Pháp: Loại độn căn chấp trước ở xương trắng mà quán rằng hễ chết là thành tro bụi— The dull who consider the dead as ashes.
  2. Bất Hoại Pháp: Loại lợi căn chẳng quán người chết thành tro, ngược lại cố gắng tu tập thiền định để đạt được định lực siêu việt—The intelligent who do not consider the dead as ashes, but derive supernatural powers from the meditation.

Bất Hoại Pháp Giới: Indestructible realm of reality—Bất hoại pháp giới là một trong những hạnh tu của Bồ Tát, vì trí huệ hiện biết tất cả pháp—Cultivation of the indestructible realm of reality, one of Bodhisattvas’ practices, directly knowing all phenomena.

Bất Hoại Phật Tánh: Buddha-nature never destroyed—Trong Tu Tâm, Thiền sư Hoàng Mai Hoằng Nhẫn dạy: “Theo Thập Cảnh Kinh, trong con người mọi chúng sanh đều có một Phật tánh bất hoại, như vầng mặt trời, tròn đầy, bao la và vô hạn, nhưng vì bị che lấp bởi mây đen ngũ uẩn, Phật tánh không sáng lên được, giống như một chiếc đèn nằm bên dưới đáy bình. Khi mây và sương mù giăng phủ nơi nơi, thế giới chìm trong bóng tối, nhưng điều đó không có nghĩa là mặt trời đã bị hủy hoại. Tại sao không có ánh sáng? Ánh sáng không bao giờ bị hủy hoại mà chỉ bị mây và sương mù che khuất. Cái tâm thanh tịnh của mọi chúng sanh cũng vậy, chỉ bị che khuất bởi những đám mây u ám, của những ám ảnh về các đối tượng, những tư tưởng độc đoán, những sầu não tâm lý, những quan điểm và ý kiến. Nếu bạn có thể giữ cái tâm tĩnh lặng để không một tư tưởng buông lung nào có thể phát khởi, thực tướng niết bàn sẽ tự nhiên hiện ra. Như thế, chúng ta biết được rằng cái tâm cố hữu của con người từ bổn lai vốn thanh tịnh.”—In Minding Mind, Zen master Hongren taught: “According to The Ten Stages Scripture, there is an indestructible Buddha-nature in the bodies of living beings, like the orb of the sun, its body luminous, round and full, vast and boundless; but because it is covered by the dark clouds of the five clusters, it cannot shine, like a lamp inside a pitcher. When there are clouds and frog everywhere, the world is dark, but that does not mean the sun has decomposed. Why is there no light? The light is never destroyed; it is just enshrouded by clouds and fog. The pure mind of all living beings is like this, merely covered up by the dark clouds of obsession with objects, arbitrary thoughts, psychological afflictions, and views and opinions. If you can just keep the mind still so that errant thought does not arise, the reality of nirvana will naturally appear. This is how we know the inherent mind is originally pure.” Bất Hoại Tâm: Mind of Indestructibility. Bất Hoại Thiền: Indestructible meditations—

Pháp thiền định bền vững.

Bất Hoại Tín: Indestructible beliefs—Niềm tin kiên cố, không hoại diệt được. Bất Hoại Tính: Tính không hủy hoại được—

Indestructibility.

Bất Hoại Tứ Thiền: Tứ thiền thiên nơi mà trong thì tâm giác quán hay tâm Tam ma địa chẳng bị hư hoại, ngoài thì khí giới chẳng bị hoại bởi tam tai—The four dhyana heavens, where the samadhi mind of meditation is indestructible, and the external is indestructible by the three final catastrophes.

Bất Hoại Tướng: Avinasya (skt)—Indestructible character—Indestructible mark—Tướng vững bền, không thể hủy hoại được.

Bất Hoại Ý Lạc: Indestructible aspiration—Sự mong muốn không thể hủy hoại được.

Bất Hoàn: Anagami (skt)—Avivarta or

Anivartana (skt)—Never return—Non-returner— Non-returning—Not to return—Còn gọi là A Na Hàm hay Bất Lai, người không trở lại trong dục giới, mà vượt lên trên cõi trời sắc giới và vô sắc giới. Bất hoàn bắt đầu khi Bồ Tát đến địa thứ tám, khi ấy sẽ không có sự thối chuyển đối với bậc nầy.

Khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh làm

Meghamanava, ngài đã đạt đến tiến trình thứ tư nầy vào thời Phật Nhiên Đăng, vị nầy đã khẳng định sự thành đạt cuối cùng của Phật Thích Ca trên đường chứng quả Bồ Đề. Điều nầy được Phật Sarvabhibhu tái xác nhận khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh ra làm Tỳ Kheo Abhiya. Sau đó, Bồ Tát được sinh ra vô số lần mới vượt qua các bhumis thứ tám và thứ chín. Cuối cùng vị nầy tới địa thứ mười để được sinh ra làm Jyotipalamanava và được Phật Ca Diếp (Kasyapa) ban cấp cho Yauvarajyabhiseka, sau cùng trở thành vị thần trong cung trời Đâu Suất. Vị nầy phải hoàn tất địa thứ mười khi làm Đức Phật Cồ Đàm dưới cội cây Bồ Đề—Also called not to return to the desire world, but rising above it to form-realm or even the formless realm. A non-returning Carya commences with the Bodhisattva reaching the eighth Bhumi when retrogression becomes impossible for him. When Sakyamuni was reborn as Meghamanava, he reached this Carya the time of Dipankara Buddha, who confirmed his ultimate success in attaining Bodhi. It was reconfirmed by Sarvabhibhu Budha when Sakyamuni was born as Abhiya or Abhiji Bhikshu. Subsequently, the Bodhisattva was born innumerable times in order to cross the eighth and ninth bhumis. He ultimately reached the tenth bhumi to be born as Jyotipalamanava and given Yauvarajyabhiseka by Kasyapa Buddha, at last becoming the god of gods in the Tusita Heaven. He was to complete the tenth bhumi as Gautama Buddha under the Bodhi tree at Gaya.

Bất Hoàn Quả: Agamiphala (skt)—Fruit of nonreturner—Quả vị không còn bị quay trở lại nữa— Consummation of the stage of the non-returner— The fruits, fruition, or rewards of the last.

Bất Hoàn Tứ Hướng: Hướng thứ ba trong bốn hướng hay bốn mục tiêu, không còn trở lại dục giới mà còn tiến lên sắc giới hay vô sắc giới—The third of the four directions or aims, nọ to return to the desire-world, but rising above it to the formrealm, or even to the formless realm. Bất Hoạt Úy: Sợ không sống đủ để tiến tu—Sợ mình chẳng thể sống nổi nên chẳng thể bố thí hết những thứ mình có—Fear of not having enough to live on to continue to cultivate—Giving away all lest they should have no means.

Bất Học: Asaika—No longer studying— Graduated—One who has attained—See Vô học. Bất Học Vô Thuật: Không học nên trở thành vô dụng. Phật tử học là nghiên cứu chân lý để dứt được vọng hoặc. Hành giả tu thiền nên luôn nhớ rằng phàm phu, nếu không học thì không biết đâu là đúng đâu là sai để tu tập—Unlearned and thus good at nothing. Buddhists learn religious teachings in order to get rid of illusion. Zen practitioners should always remember that for ordinary men, if they do not learn, will never know what is right and wrong for their cultivation. Bất Hợp: Not suitable—Unfit. Bất Hợp Lý: Không hợp lý—Illogical— Illegitimate—Irrational—Unreasonable. Bất Hợp Pháp: Không hợp pháp—Illegal— Illegitimate—Unlawful—Illicit. Bất Hợp Qui Cách: Không hợp qui cách—

Irregularity.

Bất Hợp Tác: Non-cooperation.

Bất Hợp Thời Nghi: Không hợp thời— Unfashionable.

Bất Hối: Avippatisara (skt)—Not to repent—Not to regret.

Bất Hồi: A Na hàm, người không còn trở lại trong luân hồi sanh tử—Anagamin—One who does not return—One exempt from transmigration—See

Bất Hoàn.

Bất Hồi Hướng: Theo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản, người tu hành không cần hồi hướng cho ai, mà chỉ một lòng niệm hồng danh đức Phật A Di

Đà—According to the Japanese Jodo Shinshu (True Pure Land Sect), practitioners do not have to transfer merits to anyone but do their best to recite Amitabha’s name.

Bất Hội: Fue (jap)—Not understanding— Question of ignorance—Trong Thiền, có loại câu hỏi được gọi là “hỏi vì không hiểu”; ở đây có vẻ không khác với loại câu “Tâm Hành.” Một nhà sư hỏi Huyền Sa: “Tôi là một người mới nhập tòng lâm; mong sư chỉ thị tôi cần phải học tập như thế nào.” Huyền Sa đáp: “Nhà ngươi có nghe dòng suối rì rào kia chăng?” Vị sư đáp: “Bẩm, có!” Huyền Sa nói: “Vậy theo lối đó mà vào.”—In Zen, there is a kind of question called “question of ignorance.” This does not seem to differ from the sixth question. A monk asked Hsuan-Sha: “I am a new comer in the monastery; please tell me how to go on with my study.” Hsuan Sha replied: “Do you hear the murmuring stream?” The monk said: “Yes, master.” Hsuan-Sha said: “If so, here is the entrance.”

Bất Hủ: Không mai một được, dụ cho lý sự của nhà thiền không thể nào ami một được—Immortal, i.e., Zen theories and practices are immortal. Bất Huệ: Người không có trí tuệ—A person without wisdom.

Bat Hư: Không trống rỗng—Non-falsity. Bất Hư Thân: Bất hư thân, vì dùng lý như thật thị hiện thế gian—The nonfalse body, showing the world the truth.

Bất Hư Vọng Tính: Tánh không hư vọng hay là chân tánh—Nature that is not false—Not of false or untrue nature.

Bất Hứa Dạ Hành, Đầu Minh Tu Đáo: Không cho đi đêm, trước khi trời sáng phải đến. Đây là cách nói lạ lùng mà các Thiền sư thường dùng— Do not allow to go out at night, but have to return before dawn. This is a strange way of talking that Zen masters usually use.

Bất Hưu Tức Bồ Tát: Aniksiptadhura (skt)— Never-giving up Bodhisattva—Never retiring Bodhisattva—The Bodhisattva of Unremitting Care—See Càn Đà Ha Đề Bồ Tát. Bất Hưu Tức Căn: Căn không ngừng nghỉ (hưu tức), vì rốt ráo sự việc tất cả chúng sanh— Unceasing faculties, consummating the tasks of all sentient beings.

Bất Hữu Ấm Thượng Vô Phá Ngã Nhân: Còn gọi là Bất Hữu Khiếm Chủ Tể Việt Uẩn hay bất hữu là thiếu chủ tể ngoài các uẩn—Non-existence as the lack of a substantial self beyond the skandha.

Bất Hữu Khiếm Chủ Tể Việt Uẩn: See Bất Hữu Ấm Thượng Vô Phá Ngã Nhân. Bất Hữu Tướng Bất Vô Tướng: Chẳng hữu tướng chẳng vô tướng—Neither with marks nor without marks—Nội dung của đệ nhất nghĩa đế được trình bày với hai dẫn chứng, một là từ Đại Trí Độ Luận: “Chẳng hữu tướng chẳng vô tướng”; và dẫn chứng khác từ Trung Luận: “Tất cả các pháp chẳng có như hữu chẳng không như vô.” Tuy nhiên, sự phát biểu “chẳng có chẳng không” không có nghĩa phủ nhận tất cả hiện tượng và hủy diệt tất cả cảm thọ để chứng ngộ chân lý. Giả và chân là một. Định đề này được giải thích trong những giòng kệ mà một vài người cho là học thuyết của Sư Tăng Triệu:

“Dầu rằng có mặt, chúng là phi hữu.

Dầu rằng không có mặt, chúng là phi vô.”

The content of the “supreme real truth” is illustrated with two quotations, one from the Ta Chih Tu Lun, “All dharmas are neither with marks nor without marks,” and the other from the Mulamadhyamakakarika, “All dharmas are neither exist as substantial Being nor inexist as nothingness.” However, the statement “neither existence nor non-existence” does not mean that one denies all phenomena and suppresses all senses in order to realize the real truth. The conventional and the real are one. This proposition is explained in stanzas which are considered by some to contain the essence of the teaching of Master Seng Chao (374-414): “That though existent they inexist is what ‘non-existent’ means.

That though inexistent thay exist is what

‘not existent’ means.”

Bất Hữu Vọng Tưởng: Bất hữu vọng tưởng hay vọng tướng, trong đó hiện tượng được thấy là có mặt từ vọng kiến, trong khi thực sự chúng không có chủ tể—Non-existence as deluded conceptions or marks, that phenomena are perceived as existing due to deluded conceptualization when in actuality they are empty of substantial Being. Bất Hữu Vô Tính Chi Vô: Bất hữu là sự vắng mặt của thực tại độc lập trong các pháp hữu vi giả danh—Non-existence as the absence of a selfexisting entity within conditioned and conventionally named dharmas. Bất Hỷ Bất Ưu: Không vui cũng không buồn— Neither pleasure nor sorrow—Neither delighted nor disappointed.

Bất Ích Lũ Ni Sư Đàn Tịnh: Adasakamnisidanam (p)—Adasakanisi-danakappa (p)—

Được ngồi tự do khắp nơi—Trong Đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly, 100 năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, các tỳ kheo trong thành Phệ Xá Ly đã chấp nhận luật nầy—In the Second Council was held at Vaisali 100 years after the passing of the Buddha, the Vaisali monks had accepted this rule:

  1. Được phép ngồi các chỗ rộng lớn, không cần phải theo quy định ngày trước của Đức Phật—

Allowing monks and nuns to sit down wherever they like to, not to follow rules set forth by the Buddha before.

  1. Được dùng tọa cụ không có viền tua. Việc nầy trái với Ba Dật Đề thứ 89, cấm dùng tọa cụ không có viền—Allow using a rug which has no fringe. This is contrary to Pacittiya 89 which prohibits the use of borderless sheets.

Bất Khả:

  1. Cannot—May not—Unpermissible—Beyond laying hold of—Unobtainable—Unknowable.
  2. Bất Khả, tên của một Danh Tăng chùa Linh Diệu, đời nhà Đường, đệ tử của Subhakarasimha, một trong những người sáng lập nên trường phái Chân Ngôn—Pu-K’o, the name of a famous monk of the Ling-Miao monastery in the T’ang dynasty, a disciple of Subhakarasimha, one of the founders of the Shingon Sect.

Bất Khả Đắc: Alabdha (skt)—Anupalabdhya (skt)—Anupalambha (skt)—Không thể đạt được— Không thể thành tựu được—Inaccessible— Unachievable—Unattainable—Unattained.

  1. Ngoài tầm nắm bắt: Fukatoku (jap)—Một tên khác của “Không”. Thuật ngữ Nhật Bản

‘fukatoku’ có nghĩa là ‘không thể giữ lại được.’ Tính chất không thể nắm bắt được, hay tính không có bản chất của mọi hiện tượng. Theo sự hiểu biết của Phật giáo, mọi hiện tượng đều gắn liền với những nguyên nhân cụ thể, trực tiếp hay gián tiếp, và đưa tới tình trạng không có bản chất bất biến và tính hư không của vạn hữu—Beyond laying hold of, unobtainable, or unknowable, another name for “Void.” In Japanese, the term ‘fukatoku’ literally means ‘that which cannot be held onto,’ the ‘ungraspable’; insubstantial nature of all phenomena. According to the Buddhist understanding, all phenomena arise dependent upon direct and indirect causes; thus they are devoid of any nontransitory

substance and are ultimately ’empty’.

  1. Tất cả các sự vật đều bất khả đắc hay ở ngoài tầm hiểu biết, vì không có sự vật nào như tự tính và những tướng vẻ bên ngoài của nó cả: All things are beyond the reach of knowledge because there are no such things as selfsubstance and its outward signs.
  2. Ngoài “Tâm” ra thì những ý niệm như Phạm Thiên, vân vân đều bất khả đắc hay không thể biết được: Apart from “Mind-Only” such notions as Brahma, etc, are not to be known.
  3. Chân thực, thực tánh, tự tánh, vân vân là bất khả đắc và không thể hiểu được, vì đây là những tướng trạng của “như như.”—Truth, or reality, or self-nature are unattainable and incomprehensible, for they are the marks of Suchness.

Bất Khả Đắc Không: Anupalambha-sunyata

(skt)—Ngôn Vong Lự Tuyệt Chi Không—

Emptiness of unattainability—Không của cái bất khả đắc—Tức là cái “không” của sự dứt khỏi đường ngôn ngữ tư duy. Không phải vì tâm không bắt được cái ở ngoài tầm tay, nhưng đích thực chẳng có gì đáng gọi là sở tri. Không gợi ý không có, nhưng khi được khoác cho đặc tính bất khả đắc, nó không còn là phủ định suông. Bất khả đắc, chính bởi không thể làm đối tượng cho tư niệm đối đãi qua tác dụng của Thức (Vijnana). Cho tới lúc Thức được nâng cao lên bình diện Trí Bát Nhã, bấy giờ mới nhận ra “không bất khả đắc.” Kinh Bát Nhã e rằng người nghe phải kinh hãi khi nghe kinh đưa ra khẳng quyết táo bạo rằng tất cả đều không, do đó mới nói thêm rằng sự vắng mặt của tất cả những ý tưởng sinh ra từ chỗ đối đãi không chỉ cho cái ngoan không, cái không trống trơn; nhưng đơn giản, đó là cái Không không thể bắt nắm được. Với người trí, Không nầy là một thực tại. Lúc sư tử cất tiếng rống, những thú vật khác hoảng sợ, tưởng tiếng rống ấy là cái rất phi phàm, gần như một thứ mà chúa tể sơn lâm ‘đạt được’ rất hy hữu. Nhưng đối với sư tử, tiếng rống đó chẳng lạ gì, chẳng có gì hy hữu đạt được hay thêm vào. Với kẻ trí cũng vậy, không có ‘cái Không’ trong họ đáng coi như riêng họ bắt được làm đối tượng cho tư tưởng. Chỗ sở đắc của họ là vô sở đắc— The void that is beyond words or thought. This kind of emptiness is known as unattainable (anupamabha). It is not that the mind is incapable of laying its hand on it, but that there is really nothing to be objectively comprehensible. Emptiness suggests nothingness, but when it is qualified as unattainable, it ceases to be merely negative. It is unattainable just because it cannot be an object of relative thought cherished by the Vijnana. When the latter is elevated to the higher plans of the Prajna, the ‘emptiness unattainable’ is understood. The Prajnaparamita is afraid of frightening away its followers when it makes its bold assertion that all is empty, and therefore it proceeds to add that the absence of all these ideas born of relativity does not mean bald emptiness, but simply an emptiness unattainable. With the wise this emptiness is a reality. When the lion roars, the other animals are terrified, imagining this roaring to be something altogether extraordinary, something in a most specific sense ‘attained’ by the king of beasts. But to the lion the roaring is nothing, nothing specifically acquired by or added to them. So with the wise, there is no ‘emptiness’ in them which is to be regarded as specifically attained as an object of thought. Their attainment is really no-attainment. Bất Khả Định Thuyết: Không thể diễn tả được— Indescribable.

Bất Khả Giác Tri: Imperceptible.

Bất Khả Hoại Quan: Invincible Crown. Bất Khả Hữu: Sự hiện hữu của những chúng sanh trọng tội, như những chúng sanh địa ngục—The existence of those who do the forbidden, such as living beings in the hells.

Bất Khả Kháng: Absolute necessity—Irresistible. Bất Khả Khí: Chẳng bỏ đi được—Not to be cast away.

Bất Khả Khước Tỵ: Không thể bác được—

Irrefutable.

Bất Khả Kiến: Kiến Invisible—Vô Kiến—Không thể trông thấy được—Nhất Thật Vô Tướng—Vô tướng là một sự thật không thể phân cách được. Có bốn điều không thể thấy được—The one reality being indivisible is apart from all transient (or empty) forms, and is therefore styled the formless. There are four invisibles.

Bất Khả Kiến Hữu Đối Sắc: Chẳng phải những thứ mà mắt có thể trông thấy được. Pháp do những thứ cực nhỏ tạo thành như âm thanh hay mùi vị— The invisible, perceptible or material things, such as sound, smell, etc.

Bất Khả Kiến Lăng Nghiêm: The Surangama Scripture’s Not Seeing—Thí dụ thứ 94 của Bích Nham Lục. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Khi ta chẳng thấy sao chẳng thấy chổ chẳng thấy của ta. Nếu thấy cái chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải tướng chẳng thấy kia. Nếu chẳng thấy chỗ ta chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải vật, tại sao chẳng phải ông?” Theo Viên Ngộ trong Bích Nham Lục, Tuyết Đậu dẫn văn kinh đến đây mà dẫn chẳng hết. Dẫn hết thì có thể thấy. Kinh nói: “Nếu cái thấy là vật, thì ông cũng thấy được cái thấy của ta. Nếu đồng thấy gọi là thấy cái thấy của ta. Khi ta chẳng thấy sao chẳng thấy chỗ chẳng thấy của ta? Nếu thấy cái chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải tướng chẳng thấy kia. Nếu chẳng thấy chỗ ta chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải vật, tại sao chẳng phải của ông?” Vì lời nhiều chẳng chép hết. Ý Tôn giả A Nan nói: “Thế giới, lồng đèn, cột cái đều nên có tên, cần thiết Thế Tôn chỉ ra cái diệu tinh nguyên minh nầy gọi là vật gì, khiến con thấy ý Phật?” Thế Tôn nói: “Ta thấy đài hương.” A Nan thưa: “Con cũng thấy đài hương, tức là cái thấy của Phật.” Thế Tôn nói: “Ta thấy đài hương thì dễ biết, nếu khi ta chẳng thấy đài hương, ông làm sao thấy?” A Nan thưa: “Khi con chẳng thấy đài hương là thấy Phật.” Thế Tôn bảo: “Ta nói chẳng thấy, tự là ta biết, ông nói chẳng thấy tự là ông biết, chỗ người khác không thấy, ông làm sao biết được?” Cổ nhân nói: “Đến trong đây chỉ nên tự biết, vì người nói chẳng được.” Như Thế Tôn nói khi ta chẳng thấy, sao chẳng thấy chỗ chẳng thấy của ta. Nếu thấy cái chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải tướng chẳng thấy kia. Nếu chẳng thấy chỗ ta chẳng thấy, tự nhiên chẳng phải vật, tại sao chẳng phải ông? Nếu nhận cái thấy là có vật thì chưa có thể phủi dấu “Khi tôi chẳng thấy.” Như con linh dương mọc sừng, tiếng vang dấu vết, khí tức đều tuyệt, ông nhằm chỗ nào dò tìm? Ý kinh trước buông ra để phá, sau đoạt để phá. Tuyết Đậu mở con mắt giáo pháp để tụng, chẳng tụng vật, cũng chẳng tụng thấy cùng chẳng thấy, thẳng thừng tụng thấy Phật—The Surangama Scripture’s Not Seeing, example 94 of the Pi-YenLu. The Surangama scripture says: “When I do not see, why do you not see my not seeing? If you see my not seeing, naturally that is not the characteristic of not seeing. If you don’t see my not seeing, it is naturally not a thing, how could it not be you?”According to Yuan-Wu in the Pi-YenLu, Hsueh Tou here does not quote the entire passage of the scripture; if it is quoted in full, then it can be seen. The scripture says: “If seeing were a thing, then you could also see my sight. If seeing alike were called seeing my seeing, when I don’t see, why don’t you see my not seeing? If you see my not seeing, naturally that is not the characteristic of not seeing. If you don’t see my not seeing, naturally it is not a thing; how could it not be you?” The words are many, and I won’t record them. Ananda intended to say, “The lamps and pillars in the world can be given names; I also want the World Honored One to point out this subtle spiritual fundamental illumination, what can you call it, to let me see the Buddha’s intent?” The World Honored One says, “I also see the incense stand.” Ananda says, “I also seethe incense stand; then this is the Buddha’s sight.” The World Honored One says, “When I see the incense stand, then that can be known; when I do not see the incense stand, then how will you see?” Ananda says, “When I don’t see the incense stand, then this is seeing the Buddha.” The Buddha says, “If I say I don’t see, this is my own knowledge; when you say you don’t see, this is your own knowledge, where another doesn’t see, how can you know?” The ancients said that when you get here, you can only know for yourself; you can’t explain to others. Just as the World Honored One said, “When I do not see, why don’t you see my not seeing? If you see my not seeing, naturally that is not the characteristic of not seeing. If you do not see my not seeing, naturally it is not a thing; how could it not be you?” If you say you acknowledge sight as an existent thing, you are not yet able to wipe away the traces. “When I don;t see” is like the antelope with his horns hung up, all echo of sound, traces of tracks, all breath is utterly gone; where will you turn to search for him? The sense of the scripture is total indulgence in the beginning and total restraint in the end. Hsueh Tou goes beyond the eye of the scriptural teachings to versify: he neither eulogizes things, nor seeing or not seeing; he just eulogizes seeing Buddha.

Bất Khả Kiến Vô Đối Sắc: Chẳng phải những thứ mà mắt có thể trông thấy được. Pháp do những thứ cực nhỏ sanh ra—The invisible, imperceptible or immaterial things.

Bất Khả Lãnh Hội: Ungraspability.

Bất Khả Lượng: Immeasurable.

Bất Khả Minh Kiến Thế Gian Tướng: Inability to understand mundane marks thoroughly, and sever them completely—Không có khả năng thấu suốt tướng thế gian—Dù bạn được muôn duyên rảnh rỗi, có chí tu hành, nhưng đối với tướng thế gian, nếu nhìn không thấu, nắm không vững, dứt không xong, khi xúc đối với ngoại duyên không thể tự chủ, tâm tùy theo cảnh mà điên đảo làm sao yên trí để tu hành?—Even if you are free of all conditions and entangelments and are determined to cultivate the Dharma, unless you can see through mundane marks, understand them thoroughly, and sever them completely, you will not be in control of yourself when faced with external conditions. Your Mind, then, will move erratically, following the environment. How can you have the peace of Mind to cultivate?

Bất Khả Nghị: Inconceivable. Bất Khả Phá: Không thể phản bác được—

Irrefutable.

Bất Khả Phân Tánh: Impartability—Tính bất khả phân.

Bất Khả Thể Nhập Công Án: The impenetrable type of koans—Đây là loại công án ở mức độ nào đó khó hiểu và khó giải thích. Những Thiền Tăng mô tả loại công án này như là loại “bất khả thể nhập,” giống như “những rặng núi bạc và những bức tường sắt.” Nói đúng ra, loại này chỉ có thể được hiểu bởi những hành giả có trình độ cao mà trực giác sâu xa của họ tương xứng với trực giác của những người đề ra công án, như thế họ mới có thể nhận thức được trực tiếp và rõ ràng ý nghĩa của công án mà không cần phải nhờ đến phỏng đoán hay phân tích. Nếu hành giả sẵn sàng không sợ hiểu lầm thì những công án loại này có thể không phải là tuyệt đối không thể hiểu hoặc không thể giải thích được, nhưng đây không phải là điều mong muốn của nhiều hành giả tu Thiền— This is a kind of koan which is somewhat difficult to understand and explain. Zen monks describe this type of koans as the “impenetrable type,” like “silver mountains and iron walls.” This can, strictly speaking, only be understood by advanced practitioners whose profound intuitions match those of the actors, thus enabling them to discern directly and clearly the meaning of the koan without resorting to guesses or analysis. If one is willing to risk missing the point, these koans may not be absolutely unintelligible or unexplainable, but this is not the desirability of many Zen practitioners.

Bất Khả Thuyết: Fukasetsu (jap)— Inexplicable—Indefinable—Inexpressible in words—Unutterable—Unmentionable—Chân lý không thể nói ra, không thể nào diễn tả được, tỷ như khi nói cái ngã không giống mà cũng không khác với ngũ uẩn. Khái niệm của nhà Thiền cho rằng kinh nghiệm giác ngộ không thể nắm bắt được bằng văn tự ngôn ngữ. Việc này quan hệ tới sự định hướng chung của nhà Thiền, nghi ngờ về khả năng làm sai lạc chân nghĩa của ngôn ngữ và khái niệm—Truth that can be thought but not expressed, i.e., the self is neither the same nor different from the five skandhas. The Zen notion that the experience of awakening cannot be captured in words. This is connected with the general orientation of Zen, which is suspicious of the distorting power of words and concepts.

Bất Khả Thuyết Nghĩa: Principle of inexpressibility—Bất khả thuyết nghĩa, vì chẳng chấp tất cả ngữ ngôn. Chư Đại Bồ Tát (theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38), chư Bồ tát an trụ trong pháp nầy thời được nhứt thiết trí vô thượng nghĩa—Principle of according with truth, not clinging to words, realizing that past, present and future are equal. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme principle of omniscience—See Mười Nghĩa Của Chư Đại Bồ

Tát.

Bất Khả Thuyết Phật: Ganendra (skt)—Vị Phật thứ 733 trong 1000 vị Phật trong Hiền Kiếp, trong đó bốn vị đã xuất hiện—The 733rd of the Buddhas of the present kalpa, in which 1,000 Buddhas are to appear, of whom four have appeared. Bất Khả Thuyết Tạng: Anabhilapyakosa (skt)— Unutterable treasure—Tạng chân lý không thể nói ra, không thể nào diễn tả hay giải thích được— Indefinable treasure—Ineffable treasure— Inexplicable treasure—Unmentionable treasure— Treasure of Truth that can be thought but not expressed.

Bất Khả Tri Giác Tính: Non-perceptibility.

Bất Khả Tri Luận: Agnoticism.

Bất Khả Tri Luận Thuyết: Agnosticism (n)—

Thuyết không thể biết về bản chất của chân lý tối thượng. Chủ thuyết cho rằng chỉ có những hiện tượng vật chất có thể biết được, còn kiến thức về chân lý tuyệt đối là bất khả tri—The doctrine that man can never know the nature of Ultimate Reality. The doctrine which claims that only the material phenomena can be known and knowledge of an absolute truth is unacquirable. Bất Khả Tuyết Thượng Gia Sương: Không thể nào thêm sương trên tuyết được. Trong nhà Thiền, từ nầy dùng để nhấn mạnh đến việc bất lập văn tự của Thiền tông—One cannot add more dews on the snow. In Zen, this term is used to emphasize that Zen practice does not establish on words and letters.

Bất Khả Tư: Inconceivable.

Bất Khả Tư Nghì: Acintya (skt).

  1. Không thể nào suy nghĩ được: Hi-shiryo (jap)—Không thể nào hiểu được, vượt ra ngoài tư tưởng và biện luận hay tư tưởng và văn tự—Beyond comprehension—Beyond conception—Beyond thought or description— Beyond thought or discussion—Beyond thought and words—Inconceivable— Inexpressible—Surpassing thought—

Unthinkable.

  1. Cái không thể hiểu được: Fukashigi (jap)— Cái vượt ra ngoài mọi tư duy, mọi quan niệm duy lý, làm cho cái duy lý tự vượt lên; cái tuyệt vời, cái sâu thẳm. Học thuyết thiền xem hiện thực chơn thật hay Phật tính là cái không thể nghĩ bàn, vì nó nằm ở ngoài tư duy. Nhưng nếu hiện thực ấy là không thể hiểu được, thì nó vẫn có thể được cảm nhận trực tiếp. Sự thể nghiệm về cái không thể hiểu được ấy hoàn toàn phù hợp với cái được gọi là đại giác— The unthinkable, that which eludes every thought-conditioned, conceptual comprehension, i.e., which transcends thinking; the wondrous, the essentially inscrutable. According to the teachings of Zen, ultimate reality, true nature, or Buddhanature is beyond thought, i.e., ‘unthinkable’ (fukashigi). But thought it is inconceivable and beyond intellection, it is nevertheless ‘experienceable’. The experience of the unthinkable is what is referred to as an ‘enlightenment’.
  2. Hishiryo (jap): Phi suy tưởng—Thuật ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “bất khả tư nghị” hay “phi suy tưởng” (không có suy tưởng). Thuật ngữ quan trọng đặc biệt trong tư tưởng của Thiền sư Đạo Nguyên, nhằm chỉ trạng thái tâm không còn luyến chấp vào tư tưởng nữa, mà để cho dòng tư tưởng trôi chảy một cách tự do. Người ta nói đây là phương pháp của thức không có khái niệm trong giai đoạn “tiền phản chiếu,” trong đó hành giả mở ra một dãy chứng nghiệm đầy đủ, chứ không lựa chọn những tư tưởng nhất định nào đó để tập trung vào—A Japanese term for “without thinking.” A term that is particularly important in the thought of Dogen Zenji, which refers to a state of mind in which one no longer clings to thoughts, but rather allows them to flow freely. It is said to be a pre-refletive (tiền phản chiếu) and non-conceptual mode of consciousness, in which one is open to the full range of experience, without selecting out certain thoughts and focusing on them.

Bất Khả Tư Nghì Âm: Inconceivable sounds. Bất Khả Tư Nghì Biến: Sự biến hóa không thể nghĩ bàn được—Inconceivable transformation. 1) Sự biến đối không thể nghĩ bàn của chân như dưới vô số hình thức của vạn hữu: The indescribable changes of Bhutatathata in the multitudinous forms of all things.

2) Diệu lý chân như chuyển biến mà thành sự tướng của muôn pháp: The indescribable changes of the bhutatathata in the multitudinous forms of all things.

Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch: Inconceivable transformation—Sự biến hóa không thể nghĩ bàn được.

Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử:

Inconceivable transformation of life in the Pure Land—Do bi nguyện vô lậu mà chuyển biến hướng thượng thân sinh tử lên trên Tam giới (xuất quá tam giới thân)—Ineffable changes and transmigrations to the higher stages of mortality above the traidhatuka or trailokya.

Bất Khả Tư Nghì Biến Dịch Tử:

Acintyaparinamacyuti (skt)—Chết qua sự biến hóa không thể hiểu được. Sự biến dịch của cái chết là không thể nghĩ bàn—Death by inconceivable transformation. The death of mysterious transformation or inconceivable transformation-death.

Bất Khả Tư Nghì Công Đức Chi Lợi: Inconceivable (Unthinkable) benefit from the merit and virtue.

Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát: Sự giải thoát không thể nghĩ bàn được—Inconceivable liberation—See Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì. Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh: 1) Tên khác của Kinh Hoa Nghiêm: Another name for HuaYen Sutra; 2) Tên đầy đủ của Kinh Duy Ma: The full title is also a name for the Vimalakirti Sutra. Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn: Dharma gate of unfathomable liberation—Pháp môn giải thoát không thể nghĩ bàn—Pháp môn tam muội hay giải thoát tâm—The samadhi or liberation of mind, that ensures a vision of the effable.

Bất Khả Tư Nghì Giới: Cõi không thể nghĩ bàn được—Inconceivable realm.

Bất Khả Tư Nghì Huân: See Bất Tư Nghì Huân. Bất Khả Tư Nghì Huệ: See Bất Khả Tư Nghì Trí. Bất Khả Tư Nghì Không: Cái ‘không’ không thể nghĩ bàn—Inconceivable emptiness. Bất Khả Tư Nghì Nghiệp: Hành động không thể nghĩ bàn—Inconceivable activity.

Bất Khả Tư Nghì Nghiệp Tướng: Dấu ấn hành động không thể nghĩ bàn—Inconceivable mark of activity.

Bất Khả Tư Nghì Phật Giới: Inconceivable Buddha-world; the Buddha’s world is beyond human conception—Thế giới Phật bất khả tư nghì.

Bất Khả Tư Nghì Quang Như Lai: Nan Tư Quang Như Lai, danh hiệu của Đức A Di Đà Như Lai—The ineffable Honoured One—The

Tathagata of ineffable light—Title of Amitabha. Bất Khả Tư Nghì Siêu Việt Trí: Cái trí siêu việt không thể nghĩ bàn được—Inconceivable superknowledge.

Bất Khả Tư Nghì Tam Quán: See Nhứt Tâm Tam Quán.

Bất Khả Tư Nghì Tâm: Cái tâm không thể nghĩ bàn được—Inconceivable mind—The mind of inexpressible.

Bất Khả Tư Nghì Tập Khí: Indescribable vasana—Tập Khí bất khả tư nghì—Indescribable

suffusing—Indescribable fuming—Tánh chất không thể nghĩ bàn của những thói quen nghị lực của ký ức (những ý thức và hành động đã làm trong quá khứ) đánh động sự phân biệt và ngăn ngừa sự giác ngộ—Perfuming impression or memory or the indescribable nature of all habitenergy of memory from past actions (recollection of the past or former impression) which ignites discriminations and prevents Enlightenement. Bất Khả Tư Nghì Thần Thông: Thần thông không thể nghĩ bàn được—Inconceivable superpower.

Bất Khả Tư Nghì Thừa: Cỗ xe không thể nghĩ bàn được (Đại thừa Phật giáo)—Inconceivable vehicle.

Bất Khả Tư Nghì Tôn: Một trong 37 danh hiệu của đức Phật A Di Đà—Inconceivable Honourable, one of thirty-seven epithets of Amitabha Buddha.

Bất Khả Tư Nghì Trí: Acintyajnana (skt)— Inconceivable wisdom—Trí tuệ không thể diễn tả được của Đức Phật hay trí trực giác. Cái biết hay cái trí vượt ngoài sự hiểu biết bình thường hay là cảnh giới trí tuệ bất tư nghì của chư Như Lai (bất tư nghì chư Như Lai trí tuệ cảnh giới)—The indescribable Buddha’s wisdom, or intuitive knowledge. The knowledge or wisdom that is beyond the ordinary understanding.

Bất Khả Tư Nghị: Acintya (skt)—Beyond comprehension—Beyond conception—See Bất Khả Tư Nghì.

Bất Khả Việt Thủ Hộ: Durdharsa-Dvarapala (skt)—Nan Thắng Tôn Giả—Vô Năng Kiến Giả.

  1. Vị thủ hộ khó có thể vượt qua được: Intranscendable guardian.
  2. Hai vị hộ pháp tên Nan Trì và Nan Thắng, đứng bên phải Ngài Văn Thù trong Pháp Giới Mạn Đà La—Two guardians of the Law on the right of Manjusri in the Garbhadhatu Mandala.

Bất Khả Xâm Phạm: Inviolable—Inviolability. Bất Khả Xưng Cảnh: Cảnh giới không thể diễn tả được—Indescribable objects.

Bất Khả Xưng Trí: Cognition of the indescribable—Trí biết được điều không thể diễn tả ra—Trí huệ Như Lai trên mọi khía cạnh không thể nghĩ bàn—The Buddha-wisdom that in its variety is beyond description.

Bất Kham: 1) Không làm được: Impossible; 2) Không thể chịu đựng được: Unbearable, unable to endure, unendurable.

Bất Kham Nhẫn Hành: Akkhama-patipada (p)— Progress with impatience.

Bất Khiếp: Dũng cảm, không sợ hãi—Undaunted. Bất Khinh: Không khinh thường—Not despite. Bất Khinh Bồ Tát: Not-Despite Bodhisattva— Thường Bất Khinh Bồ Tát.

Bất Khinh Chi Hạnh: Hạnh tu “Chẳng Dám

Khinh Ai”—The practice of “Never Despite.”—

Practice of not despising others.

Bất Khoan Dung: Thiếu độ lượng—

Intolerance—Lack of tolerance.

Bất Khởi: Do not give rise to—Không dấy sinh lên.

Bất Khởi Pháp Nhẫn: Anutpattikadharmakshanti (skt)—See Vô Sinh Khởi Pháp Nhẫn.

Bất Khởi Phát:Abhuta(skt)—Not real—Not true—Unreal—Hư vọng (không thật).

Bất Khởi Phân Biệt: Refrain (v) from discrimination—Lìa bỏ sự phân biệt.

Bất Khởi Tâm:Vithimutta-cittas (p)—Tâm không sanh khởi—Mind which does not arise within a process.

Bat Khởi Tổn Hại Tâm: Not to give rise to any malice toward sentient beings—Chẳng khởi tâm tổn hại chúng sanh—Đây là một trong mười luật nghi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được luật nghi đại trí vô thượng— Should not give rise to any malice toward sentient beings. This is one of the ten kinds of rules of behavior of great enlightening beings.

Enlightening beings who abide by these can attain the supreme discipline of great knowledge—See Mười Luật Nghi Của Chư Đại Bồ Tát.

Bất Khổ: Non-suffering.

Bất Khổ Bất Lạc: Adukkha asukha (p)—Not happy nor suffering—Without suffering, without happiness.

Bất Khổ Bất Lạc Báo Nghiệp: Adukkha-asukhavedaniya-karma (skt)—Thuận Bất Khổ Bất Lạc Thọ Nghiệp—To receive neither pain nor pleasure in the flow of karma.

Bất Khổ Bất Lạc Thọ: Xả Thọ—Sensation of neither pain nor pleasure—Một trong ba thứ thọ, không khổ không lạc (không khổ không sướng). Đây cũng là một trong năm trạng thái cảm thọ, trạng thái trong đó con người đã xả bỏ sự đớn đau cũng như lạc thú—Neither suffering nor pleasure, one of the three kinds of sensation, the state of experiencing neither pain nor pleasure. This is also one of the five vedanas or sensations, the state in which one has abandon both pain and pleasure.

Bất Khổ Lạc: See Bất Khổ Bất Lạc.

Bất Không: Amogha (skt)—Không, trống rỗng hay vô dụng—Not empty—Not in vain. Bất Không (705-774): Amoghavajra (skt)—Ông là đệ tử xuất sắc của Kim Cương Trí, người Bắc Ấn, thọ Sa Di năm 15 tuổi và đến Quảng Đông cùng với thầy, là người mà ông theo hầu đến tận Lạc Dương, và thọ đại giới năm 20 tuổi. Trong 12 năm, ông thâm hiểu cả giáo tướng và sự tướng của Mật Giáo. Khi thầy mất, ông cùng các đệ tử cả thảy 37 người sang Tích Lan, và tìm đến Pháp sư Phổ Hiền (Samantabhadra) để nghiên cứu về giáo lý của kinh Kim Cang Đảnh Du Già (Vajrasekhara-yoga) và Đại Nhật Thai Tạng (Mahavairocana-garbha-kosa). Ông trở về Tràng An năm 746 với một số kinh điển phong phú đó. Bất Không là quốc sư của ba triều vua: Huyền Tông, Túc Tông, và Đại Tông. Ông dịch cả thảy 110 bộ kinh, gồm 143 quyển trong đó có bộ quan trọng nhất là Kim Cang Đảnh. Ông mất năm 70 tuổi, được vua ban cho thụy hiệu Tam Tạng Đại Biện Chánh Quảng Trí—Amoghavajra (705-774), an able pupil of Vajrabodhi, was from North India. He became a novice at the age of fifteen and arrived in Kuang-Tung together with his teacher whom he followed as far as Lo-Yang, and received ordination at twenty. In twelve years he mastered all the mystical doctrines and practices. When his teacher died he went to ceylon together with his fellow pupils, thirty-seven in all, and visited a teacher, Samantabhadra, from whom he learned the doctrines of the Vajra-sekhara-yoga and Maha-vairocana-garbhakosa. With his rich collections he returned to Ch’ang-An in 746. Amoghavajra was an instructor of Hsuan-Tsung, Su-Tsung and Tai-Tsung, the three successive Emperors. He translated 110 different texts, in 143 Chinese volumes. Among them was the most important text “Diamond Head” (Rita-sangraha or Tattvasabgraha). He died greatly honoured at 70 years of age in 774, twelve years of Tai-Tsung, the third emperor under whom he had served. The festival of feeding the hungry spirits is attributed to him. His titles of Thesaurus of Wisdom and Amogha Tripitaka.

Bất Không Câu Pháp Tự Tại Bồ Tát: Amoghankusa (skt)—Dharma hook of Non-Empty Isvara Bodhisattva.

Bất Không Câu Quán Tự Tại Bồ Tát: Amoghankusa (skt)—Dharma hook of Non-Empty

Isvara Bodhisattva—Bất Không Câu Pháp Tự Tại Bồ Tát.

Bất Không Câu Y Bồ Tát Pháp: Pháp tu của Bất Không Câu Pháp Tự Tại Bồ Tát—Methods of cultivation of Dharma hook of Non-Empty Isvara Bodhisattva.

Bất Không Chân Như: Non-empty Thusness— Bất Không Như Lai Tạng—Chơn như đủ hết thảy các pháp tịnh, như gương sáng hiện lên muôn vẻ. Thế giới hiện tượng, đối lại với phổ chân như hay pháp thân, không thể pha lẫn với phiền não và hiện tượng—The absolute in manifestation or phenomenal (images in the mirror) or the womb of the universe in which are all potentialities. The realm of phenomena, in contrast with the universal bhutatathata or dharmakaya, which is unmingled with the illusion of phenomena—See Nhân Huân Tập Kính.

Bất Không Cúng Dường Bảo Bồ Tát: See Bất Không Cúng Dường Bồ Tát.

Bất Không Cúng Dường Bồ Tát: Aryamoghapurnamani (skt)—Như Ý Kim Cang ở về phía nam trong Pháp Giới mạn đà la—At will Vajra in the Garbhadhatu mandala, the fifth on the south of the court.

Bất Không Đại Quán Đảnh Quang Chân Ngôn: Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, dùng câu chân ngôn của đức Đại Nhật Như Lai trong lễ quán đảnh được dùng để rữa sạch tội chướng và ác nghiệp để đi vào công đức—In Tibetan Buddhism, the true words of Vairocana Buddha (the great baptism) are used on special ocassions for washing away sin and evil and entering into virtue.

Bất Không Giả Danh: Conventional names are not empty—Theo Sư Trí Tạng, khi kinh nói về “Không của sắc tướng” là có ý chỉ sự thiếu vắng tánh chân, trước khi được gọi là “không”. Nó không có nghĩa rằng giả hữu là không. Vì tự tánh rỗng lặng nên gọi là không. Đây là chân đế. Cái bất không của chân lý giả tạm thì gọi là tục đế— According to Master Chi-tsang, when the Sutras speak of “the emptiness of visivle form” this refers to its emptiness and lack of a true substantive nature, therefore it is called “empty.” It does not mean that conventional visible reality is empty or nothingness, therefore it is called empty. This is the real truth. The non-emptiness of conventional reality is called the worldly truth.

Bất Không Kiến Bồ Tát: Amoghadarsana (skt)— Amoghadarsin (skt)—Bất Không Nhãn Bồ Tát— Chánh Lưu Bồ Tát—Chân Như Kim Cang Bồ Tát—Vị Bồ tát đứng hàng thứ hai trong sân Địa Tạng trên Thai Tạng Giới—The unerring seeing bodhisattva, shown in the second place of TiTsang’s court in the Garbhadhatu.

Bất Không Kim Cang: Amoghavajra (skt)—Tên của một vị sư Ấn Độ cùng với thầy là ngài Kim Cang Trí sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VIII. Ông đáp thuyền theo đường Nam Hải đến Lạc Dương vào năm 720. Ông dịch thuật nhiều kinh điển quan trọng của Mật giáo, như Kim Cang Đảnh, vân vân—Name of a monk who came to China with his master, Vajrabodhi, in the eighth century. He sailed to the southern sea and reached Lo-Yang, China, in 720. He translated several important mystical texts, such as the Vajra-sekhara.

Bất Không Kim Cang Bồ Tát: Amoghavajra (skt)—A Mục Cát Bạt Chiết La, một vị Bồ Tát trong Thai tạng Giới—A Bodhisattva in the court of Garbhadhatu.

Bất Không Nhãn Bồ Tát: Amoghadarsana (skt)—Amoghadarsin (skt)—See Bất Không Kiến

Bồ Tát.

Bất Không Nhị Đế Luận: The Treatise on NonEmtiness and the Two Truths—Bộ luận được soạn bởi Sư Hiển Lượng, còn gọi là Trí Lâm (409-487), một vị danh Tăng Trung Hoa vào thời Lưu Tống (420-497): “Kinh nói rằng tất cả các pháp duyên khởi tánh và tướng đều như vậy hoặc có Phật hoặc không có Phật. Tại sao lại nói rằng đó là Không (wu)? Một kinh khác lại nói rằng tất cả các pháp là Không. Đó là thiếu một chủ tể trong tất cả các pháp, một cái nội không hoặc thiếu tự tánh, được gọi là tục đế. Sự thiếu tự tánh trong tất cả các pháp này chính nó là chân đế. Đây là ý của các Luận sư, những người đã thuyết về nhị đế của sự và lý, tục đế như ba nhóm vô vi, và đệ nhất nghĩa đế như 16 chân lý.”—A treatise composed by Hsien-liang, a Chinese famous monk who lived in the Liu Sung Dynasty in China: “A Sutra says the reality of conditioned co-arising is eternal in nature and form whether there is or is not a Buddha. How can one say that it is nothingness (wu)? Another Sutra says that all the dharmas are empty. This lack of a substantive subject in all dharmas, an inner emptiness or lack of substantive subject, is called the worldly truth. This lack of a substantive subject in all dharmas itself is the real truth. This is the intent of the Abhidharmikas who teache the two truths of phenomena and reality, the mundane truth as the three groups of unconditioned things, and the truth of supreme meaning as the sixteen truths.”

Bất Không Như Lai Tạng: Non-empty

Tathagatagarbha—See Bất Không Chân Như.

Bất Không Quảng Đại Minh Vương Quán Thế Âm Bồ Tát: See Bất Không Quyên Sách Quan Âm.

Bất Không Quyên Sách Chú Tâm Kinh:

Amoghapasa-hrdaya-sutra(skt)—Name of a sutra.

Bất Không Quyên Sách Quan Âm: Amoghapasa. (skt)—Bất Không Quyên Sách Quan Âm—Một trong sáu Quan Âm trong Quan Âm Viện của Thai Tạng Giới. Tay cầm vợt bất không để vớt lấy cá của trời người bên bờ Bồ Đề. Hình ngài có ba mặt, mỗi mặt có ba mắt sáu tay—

One of the six forms of Kuan-Yin in the Garbhadhatu group. Catching deva and human fish for the bodhi-shore. The image has three faces, each with three eyes and six arms. The hands hold a net, lotus, trident, halberd, the gift of courage, and a plenipotentiary staff; sometimes accompanied by “the green Tara, Suddhana- Kumara, Hayagriva and Bhrkuti.”

Bất Không Quyên Sách Quan Thế Âm: See Bất Không Quyên Sách Quan Âm.

Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chân Ngôn Kinh: Amoghapasa-kalparaja-sutra(skt)—Name of a sutra.

Bất Không Quyên Tác Quán Âm: Amoghapasa. (skt)—See Bất Không Quyên Sách Quan Âm.

Bất Không Quyên Tác Thần Biến Chân Ngôn Kinh: Amoghapasa-kalparaja-sutra(skt)—Name of a sutra.

Bất Không Tam Tạng: Đại Biện Chính Đại Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hòa Thượng (người nước Chấp Sư Tử Nam Thiên Trúc, sống vào khoảng 458-522 A.D., pháp húy là Trí Tạng, hiệu là Bất Không Kim Cương)—Thesaurus of Wisdom (Amogha Tripitaka)—Amogha Tripitaka Dharma Master.

Bất Không Tánh: Nature of non-emptiness—

Tánh của bất không.

Bất Không Thành Tựu Như Lai: Amogha-siddhi (skt)—Một trong năm vị Phật trong Phật gia trong Kim Cang Giới. Ngài là giáo chủ của Bắc Phương Tịnh Độ, hình vàng rực rỡ, tay trái vung ra, tay phải Ngài bắt ấn “vô úy.” Ngài ngồi trên Kim Cang Tòa, hai chân kiết già, dấp dáng uy nghi, tay trái đặt trong lòng, lòng bàn tay hướng lên; đây là dấu hiệu của hai kim cang chùy hay hai lưỡi gươm; tay phải đưa thẳng lên trong dấu hiệu ban phúc, ngón tay thẳng. Dấu hiệu là đôi Kim Cang màu xanh lá cây, chữ “ah,” bông sen xanh; bên dưới tòa sen có hai Kim Sí Điểu hay Ca Lâu La (loài thần điểu nửa người nửa chim)—The Tathagata of unerring performance, the fifth of the five wisdom of dhyani-buddhas of the diamond realm. He is placed in the north, his image is goldcoloured, left hand clenched, right fingers extended pointing to breast. Also he is seated in “Adamantine” pose, legs closely locked, sole apparent, left hand in lap, palms upwards, may balance a double vajra, or sword; right hand erect in blessing, fingers extended. Symbol double vajra; colour green; word, ah!; blue green lotus; element, earth; animal, garuda; Sakti (female personification), Tara; Manusi-Buddha (human or savior Buddha), Maitreya. Bất Không Thành Tựu Phật: See Bất Không Thành Tựu Như Lai.

Bất Không Vương Quán Thế Âm Bồ Tát: See Bất Không Quyên Sách Quan Âm.

Bất Không Vương Tam Muội: Vajra-rajasamadhi (skt)—Cái định thù thắng (mạnh nhất và tốt nhất) của kim cang—The samadhi of Vajraking, i.e. the strongest, or finest, e.g. a powerful bull.

Bất Khuất: Unyielding.

Bất Khứ Bất Lai: Không đi không đến—Neither coming nor going (neither going nor coming). Bất Khứ Thân: Thân bất khứ, vì nơi tất cả thế gian cầu chẳng được—The nongoing body, impossible to find in any world. Bất Kiệt Âm: Âm vang dội—Resonant voice— Echoing voice—Resounding voice. Bất Kiêu Mạn Biện: Never haughty—Bất kiêu mạn biện hay biện luận không tỏ vẻ kiêu mạn, một trong tám tài hùng biện của Đức Như Lai hay tám đặc tính của Phật trong lúc nói—Never haughty, one of the eight characteristics of a Buddha’s speaking.

Bất Kính: Disrespectful.

Bất Lạc: Furaku (jap)—1) Không rơi vào: Not fall down into; 2) Không thích thú, không vừa ý: Amanapa (skt)—Unpleasant. Bất Lạc Danh Ngôn: Thiền pháp và ngôn tự không có liên hệ gì cả—Zen methods and words have no relation.

Bất Lạc Giai Cấp: Không kẹt vào thứ tự đẳng

cấp, chỉ cho sự giác ngộ tức thì—Sudden enlightenment.

Bất Lạc Hữu Vô: Chẳng rơi vào có và không— Not falling into existence and non-existence. Bất Lạc Nhân Quả: Furaku-Inga (jap)—Không bị rơi vào quả báo nhân quả—No falling subject to karmic retribution.

Bất Lạc Nhân Quả Và Bất Muội Nhân Quả: Not falling to karmic retribution and without ambiguity in the law of cause and effect—Theo thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, bất lạc và bất muội khác nhau ở chỗ nào? Theo truyện Bách Trượng Dã Hồ, “Bất Lạc” là một hành vi luân lý, trong khi “Bất Muội” là một thái độ tri thức. “Bất Lạc” đặt người ta đứng hẳn ra ngoài vòng nhân quả vốn là thế giới vạn biệt nầy và đấy là cái vòng hiện hữu của chúng ta. “Bất Muội” hay không mê mờ, việc xãy ra là sự chuyển hướng của thái độ tinh thần chúng ta hướng về một thế giới ở trên nhân quả. Và do sự chuyển hướng nầy toàn thể viễn quan về đời sống đón nhận một sắc thái mới mẻ đáng được gọi là “Bất Lạc Nhân Quả.” Qua câu chuyện Bách Trượng Dã Hồ, chúng ta thấy vấn đề bất lạc nhân quả và bất muội nhân quả là một vấn đề trọng đại không riêng cho các Phật tử của mọi tông phái mà cho cả các triết gia và những người có đạo tâm. Nói cách khác, đây là vấn đề ý chí tự do, là vấn đề ân sủng, thần thánh, là vấn đề nghiệp báo siêu việt; nó là vấn đề của luận lý và tâm linh của khoa học và tôn giáo, của nhiên giới và siêu nhiên giới, của đạo đức và tín ngưỡng. Nếu bất lạc nhân quả, tức là làm hư toàn bộ kế hoạch của vũ trụ; bởi vì chính luật nhân quả ràng buộc hiện hữu, và nếu không có thực tại của trách nhiệm đạo đức thì căn cơ cốt yếu của xã hội sẽ bị đỗ nhào. Phật tử chúng ta nên hiểu chữ “bất muội” ở đây không phải là không mê mờ về nhân quả, mà là không biết hay không chối bỏ, hoặc xóa bỏ—According to Zen master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Second Series (p.204), what then is the difference between ‘not falling’ and ‘not obscuring’? According to the story of PaiChang and the Fox, “not to fall to the karmic retribution” is a moral deed, and “not to obscure or without ambiguity the law of cause and effect” is an intellectual attitude. “Not to fall to the karmic retribution” makes one stand altogether outside the realm of causation, which is the world of particulars and where we have our being. In the case of “Without ambiguity in the law of cause and effect,” what happens is the shifting of our mental attitude towards a world above cause and effect. An because of this shifting the whole outlook of life assumes a new tone which may be called spiritual “not to obscure.” Through the story of Pai-Chang and The Fox, we see that the question of “Not falling to karmic retribution and without ambiguity in the law of cause and effect” is a big issue, not only for Buddhists of all schools, but also for philosophers and religiously minded people. In other words, it is the question of freedom of the will, it is the question of transcending karma, it is the question of logic and spirit , of science and religion, of nature and super-nature, of moral discipline and faith. Indeed, it is the most fundamental of all religious questions. If “not falling to karmic retribution,” then this will jeopardizes the whole plan of the universe, for “cause and effect” or the law of causation that binds existence together, and without the reality of moral responsibility the very basis of society is pulled down. Buddhists should be careful with the meaning of “bất muội.” Although it is the literal meaning of “not to be obscured,” here the sense is rather “not to negate,” or “not to ignore,” or “not to obliterate.”

Bất Lạc Thần Vẫn: Không rơi vào miệng lưỡi— Not falling into a talkative practice (nasty tongue).

Bất Lai: Anagamin (skt)—A Na Hàm—Noncoming—Not coming back to mortality—Nonreturner—One who does not return—One exempt from transmigration—Never-Returner—Bậc Bất Lai (bậc không quay trở lại)—Bất Lai, dịch từ Phạn ngữ “Anagamin,” (Hoa ngữ A Na Hàm). Đây là một bậc Thánh Tiểu Thừa, vị đã đoạn trừ hết phiền não trong dục giới và không còn phải tái sanh vào thế giới này nữa. A Na Hàm là bậc không còn trở lại, người đã được miễn trừ khỏi dòng sanh tử. Bất lai là quả vị thứ ba trong bốn Thánh quả vị của trường phái Tiểu thừa, người không còn tái sanh trong thế giới nầy nữa. Sau khi lâm chung thì người ấy sẽ vãng sanh Tịnh Độ hay vào cõi trời sắc giới và vô sắc giới cho đến khi đạt được quả vị A La Hán hay niết bàn. Theo Phật giáo Nguyên Thủy, Anagamin là người đã giải thoát khỏi năm ràng buộc đầu tiên là tin vào cái ngã, nghi ngờ, chấp trước vào nghi lễ cúng kiến, ghen ghét và thù oán—A transliteration of the Sanskrit “Anagamin.” This is a Hinayana sage who has fully severed the afflictions of the desire realm and will not again be reborn in this world. Anagamin is one who attains the third stage of Sainthood in Hinayana schools, who is no more reborn in this world. After death he is born in the Pure Lands (Abodes) or in the rupa or arupa heavens until he attains Arhatship or nirvana. According to Theravada Buddhism, anagamin is a person is free from the first five fetters of believing ego, doubt, clinging to rites and rules, sensual appetite, and resentment (who eliminated the first five fetters (samyojana): clinging to the idea of self, doubt, clinging to rituals and rules, sexual desire, and resentment)—See Tứ Thánh Quả (B1).

Bất Lai Bất Khứ: Anagamana-nirgama (skt)— Anaya-vyaya (skt)—Bất Lai Bất Khứ hay bất lai diệc bất khứ (không đến không đi), phá hủy ý niệm về diệt bằng ý niệm ‘đến,’ nghĩa là không có đến mà cũng không có đi; phá hủy ý niệm ‘đến’ bằng ý niệm ‘đi.’ Bất lai bất khứ là một trong những hạnh tu của Bồ Tát, vì ba nghiệp thân, khẩu, ý đều không động tác—Neither coming into nor going out of existence. The orginal constituents of all things are eternal. Nothing comes, nothing goes, refuting the idea of ‘disappearance’ by the idea of ‘come,’ meaning neither coming-in nor going-out; refuting the idea of ‘come’ by the idea of ‘go.’ Cultivation without coming or going is one of Bodhisattvas’ practices, because their physical, verbal, and mental doings have no actions.

Bất Lai Đạo Tâm: Path consciousness of Nonreturning.

Bất Lai Nghinh: Không gọi mà Ngài vẫn đến rước—Without being called he comes to welcome—Tịnh Độ tông tin tưởng rằng Đức Phật A Di Đà đến rước những linh hồn của đệ tử Ngài nếu những người nầy gọi đến Ngài lúc lâm chung—The Pure Land sect believes that Amitabha himself comes to welcome departing souls of his followers on their calling upon him. Bất Lai Quả: A Na Hàm Quả—Quả vị bất hoàn—Stage of non-returner. Bất Lai Quả Tâm: Fruition consciousness of Nonreturning.

Bất Lai Thân: Thân bất lai vì chẳng thọ sanh ở tất cả thế gian—The noncoming body, not being born in any world.

Bất Lai Tức Lai, Bất Kiến Tức Kiến: Not coming means coming; not seeing means seeing— Theo kinh Duy Ma Cật, chương năm, khi ngài Văn Thù Sư Lợi vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên giường mà thôi, khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng “Quý hóa thay! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.” Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: “Phải đấy, Cư sĩ! Nếu đã đến tức là không đến, nếu đã đi tức là không đi. Vì sao? Đến không từ đâu đến, đi không đến nơi đâu, hễ có thấy tức là không thấy.”—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Five, when entering the house, Manjusri saw only Vimalakirti lying on sick bed and was greeted by the upasaka who said: “Welcome, Manjusri, you come with no idea of coming and you see with no idea of seeing.” Manjusri replied: “It is so, Venerable Upasaka, coming should not be further tied to (the idea of) coming, and going should not be further linked with (the concept of) going. Why? Because there is neither whence to come nor whither to go, and that which is visible cannot further be (an object of) seeing.

Bất Lan Ca Diếp: Purana-kasyapa (skt)—Bồ Lạt Na Ca Diếp—Bố Lạt Na Già Diếp—Bố Lạt Nô Ca Diếp Ba—Phô Lạt Nô Ca Diếp Ba Tử—Phú Lan Na Ca Diếp, một trong sáu lục sư ngoại đạo kình chống lại Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông chủ trương “Không Kiến,” cho rằng không có cái gì hiện hữu, tất cả chỉ là ảo tưởng, chứ làm gì có sanh tử, làm gì có thái tử hay đại thần, làm gì có cha mẹ con cái hay bổn phận—One of the six heretics, or Thirthyas, opposed by Sakyamuni. He taught the non-existence of all things, that all was illusion, and that there was neither birth nor death, neither prince nor subject, neither parents nor child, nor their duties—See Lục Sư Ngoại Đạo. Bất Lạn Thiệt: Tongue unconsumed—Thiệt Bất Lạn—Lưỡi không cháy mất, một từ dùng cho ngài Cưu Ma La Thập. Người ta nói khi hỏa táng, cái lưỡi của ngài không bị cháy—A term for Kumarajiva, on his cremation his tongue is said to have remained unconsumed. Bất Lão: Not growing old—Agelessness or eternal youth—To remain ever young.

Bất Lão Bất Tử: Luôn trẻ mãi, không già, không chết—Not growing old (agelessness or eternal youth or to remain ever young), and not dying. Bất Lạp Thứ: Ngồi không theo đúng thứ tự tuổi hạ lạp—Not in order of age (clerical age)— Disorderly sitting—Taking a seat to which one is not entitled.

Bất Lập Nghĩa Giải: Thiền tập vượt khỏi lời nói, ý nghĩa, không cần so sánh hay giải thích—Zen practice is way beyond words and meanings; there is no need to compare or to interpret in Zen practice.

Bất Lập Văn Tự: No establishment of words and letters—Not set up scriptures—Not using words— Teaching that does not establish words and letters.

  1. Nhà Thiền dựa vào thực tập hơn là văn tự sách vở. Ngôn thuyết pháp tướng hay giáo lý bằng ngôn từ trái với sự tự chứng. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Những ai hiểu rõ sự khác biệt giữa thể chứng và giáo lý, giữa cái biết tự nội và sự giáo huấn, đều được tách xa sự điều động của suy diễn hay tưởng tượng suông.” Giáo lý, sự tụng đọc và chuyện kể, vân vân. Chính vì thế mà Đức Phật nhấn mạnh vào sự đạt tự nội cái chân lý mà hết thảy các Đức Như Lai trong quá khứ, hiện tại và vị lai thể chứng, chứ không phải là ngữ ngôn văn tự. Cảnh giới của Như Lai tạng vốn là A Lại Da Thức thì thuộc về chư Bồ Tát Ma Ha Tát theo đuổi chân lý chứ không thuộc các triết gia chấp vào văn tự, học hành và suy diễn suông. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Chính do con người không biết rõ cái bản tánh của các ngôn từ, nên người ta xem ngôn từ là đồng nhất với ý nghĩa.” Trong thuật ngữ Thiền của Nhật Bản có từ ngữ “Ichiji-fusetsu” có nghĩa là “không nói một lời.” “Ichijifusetsu” chỉ sự kiện trong bất cứ lời dạy dỗ nào của Đức Phật, Ngài chẳng bao giờ dùng một lời nào để diễn tả hiện thực tối thượng hay bản chất thật của vạn hữu, vì nó thuộc lãnh vực không thể nói được (bất khả thuyết).

Do hiểu như vậy nên ngay sau khi đạt được toàn giác, Đức Phật đã không muốn thuyết giảng những gì mình liễu ngộ. Tuy nhiên, vì thương xót chúng sanh bị trói buộc trong luân hồi sanh tử nên Ngài đành chấp nhận đi thuyết giảng. Để làm như vậy, Ngài đã phải tự hạ trình độ Đại Giác của mình xuống thành trình độ hiểu biết thông thường. Trong Thiền, tất cả những lời chỉ dạy của Đức Phật có nghĩa là “ngón tay chỉ trăng” chỉ với mục đích mang lại cho những ai ao ước tu tập con đường dẫn đến giác ngộ và đạt được trí tuệ

bát nhã để hiểu được một cách sâu sắc bản chất thật của vạn hữu. Theo truyền thuyết Phật giáo thì sự truyền thụ riêng biệt bên ngoài các kinh điển đã được bắt đầu ngay từ thời Phật Thích ca với thời thuyết giảng trên đỉnh Linh Thứu. Trước một nhóm đông đồ đệ, Phật chỉ giơ cao một bông sen mà không nói một lời nào. Chỉ có đệ tử Đại Ca Diếp bỗng đại ngộ, hiểu được ý Phật và mỉm cười. Sau đó Phật đã gọi Maha Ca Diếp, một đệ tử vừa giác ngộ của Ngài. Ca Diếp cũng chính là vị trưởng lão đầu tiên của dòng thiền Ấn Độ. Người thực tập thiền thường khuyên “bất lập văn tự.” Đây không nhất thiết là để phủ nhận khả năng diễn đạt của văn tự mà chỉ để tránh sự nguy hiểm của sự mắc kẹt vào ngôn ngữ mà thôi. Người ta khuyên chúng ta nên dùng văn tự một cách khéo léo vì lợi ích của người nghe. Vào thế kỷ thứ 2, ngài Long Thọ đã viết bộ Trung Quán Luận, biểu trưng cho ý thức muốn sử dụng ý niệm để đập vỡ ý niệm. Trung Quán Luận không nhắm tới sự thành lập một ý niệm hay một luận thuyết nào hết mà chỉ nhắm tới việc phá bỏ tất cả mọi ý niệm, đập vỡ hết tất cả mọi chai lọ, ống và bình để cho ta thấy nước là cái gì không cần hình tướng mà vẫn hiện thực. Ngài đã phác họa ra một điệu múa cho chúng ta nhằm giúp chúng ta loại bỏ các khuôn khổ ý niệm trước khi đi vào sự thể nghiệm thực tại, để không tự mãn với chính chúng ta bằng những hình ảnh của thực tại. Đây là một trong tám nguyên tắc căn bản, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái Thiền Tông—The Zen or intuitive school does “not set up scriptures.” It lays stress on meditation and intuition rather than on books and other external aids. Word-teaching contrasted with self-realization. In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Those who well understand the distinction between realization and teaching, between inner knowledge and instruction, are kept away from the control of mere speculation.” Teaching, recitation, and stories, etc. Thus the Buddha emphasized the inner attainment of the truth, not the teaching realized by all the Tathagatas of the past, present, and future. The realm of the Tathagatagarbha which is the Alayavijnana belongs to those Bodhisattva-Mahasattvas who follow the course of truth and not to those philosophers who cling to the letter, learning, and mere discourse. Thus, the Buddha taught: “It is owing to his not perfectly understanding the nature of words that he regards them as identical with the sense.” In Japanese Zen terms, the term “Ichiji-fusetsu” means “not a word is said.” “Ichiji-fusetsu” refers to the fact that the Buddha in all his teaching or instruction never made use of a single word to describe ultimate reality, for it is not preachable. In consideration of this fact, after his complete enlightenment, the Buddha did not want to teach at all. However, compassion for beings trapped in the cycle of life and death moved him. In doing this, he had to come down from the level of true insight to that of “everyman’s consciousness.” In Zen, all the teachings and instructions of the Buddha mean a “fingerpoint” for the purpose of giving those who wish to cultivate a way leading to enlightenment and prajna insight into the true nature of reality. According to a Buddhist legend, the special transmission outside the orthodox teaching began with the famous discourse of Buddha Sakyamuni on Vulture Peak Mountain (Gridhrakuta). At that time, surrounded by a crowd of disciples who had assembled to hear him expound the teaching. The Buddha did not say anything but holding up a lotus flower. Only Kashyapa understood and smiled. As a result of his master, he suddenly experienced a break through to enlightened vision and grasped the essence of the Buddha’s teaching on the spot. The Buddha confirmed Mahakashyapa as his enlightened student. Mahakashyapa was also the first patriarch of the Indian Zen. People who practice Zen often advise not using words. This is not to discredit words, but to avoid the danger of becoming stuck in them. It is to encourage us to use words as skillfully as possible for the sake of those who hear them. In the second century, Nagarjuna wrote “The Madhyamika Sastra,” in which he used concepts to destroy concepts. He was not trying to create a new doctrine, but to break all the bottles, all the flasks, all the vases, all the containers, to prove that water needs no form to exist. He outlined a dance for us, a dance for us to drop our categories and barriers so that we can directly encounter reality and not content ourselves with its mere reflection. This is one of the eight fundamental principles, intuitional or relating to direct mental vision of the Zen School— See Bát Câu Nghĩa.

  1. Theo kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm thứ bảy (Cơ Duyên), Lục Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Táo Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết Bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì Ni Cô giải nói. Ni cô mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi.”— According to the Flatform Sutra, the Seventh Chapter (Opportunities & Conditions), the Sixth Patriarch obtained the Dharma at Huang-Mei and returned to Ts’ao-Hou Village in ShaoChou, where no one knew him. But Liu-ChihLiao, a scholar, received him with great courtesy. Chih-Liao’s aunt, Bhikshuni WuChin-Tsang, constantly recited the Mahaparinirvana Sutra. When the Master heard it, he instantly grasped its wonderful principle and explained it to her. The bhikshuni then held out a scroll and asked about some characters. The Master said, “I cannot read; please ask about the meaning.”
  • Ni Cô nói: “Chữ còn không biết, sao có thể

hiểu nghĩa?”—“If you cannot even read, how can you understand the meaning?” asked the Bhikshuni.

  • Tổ bảo: “Diệu lý của chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.”—The Master replied, “The subtle meaning of all Buddhas is not based on language.”
  • Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức trong thôn rằng: “Đây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường.” Khi ấy có cháu bốn đời của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và

dân cư trong làng đua nhau đến chiêm lễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm thành phế tích, mới y nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì nơi đó, không bao lâu thành một ngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèn trốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹt đá được khỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết già và vết nếp y của Tổ vẫn còn, nhơn đó gọi là hòn đá tỵ nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, nên ngài mới ẩn ở hai ấp ấy—The Bhikshuni was startled, and she announced to all the elders and virtuous ones in the village: “Here is a gentleman who possesses the way. We should ask him to stay and receive our offerings.” Ts’ao-Shu-Liang, great-grandson of the Marquis Wu of the Wei dynasty, came rushing to pay homage, along with the people of the village. At that time, the pure dwellings of the ancient Pao-Lin Temple, which had been destroyed by war and fire at the end of the Sui dynasty, were rebuilt on their old foundation. The Master was invited to stay and soon the temple became a revered place. He dwelt there a little over nine months when he was once again pursued by evil men. The Master hid in the mountain in the front of the temple, and when they set fire to the brush and trees, he escaped by crawling into a cave to hide. The rock still bears the imprints of the Master’s knees and of his robe where he sat in lotus posture. Because of this it is called ‘The Rock of Refuge.’ Remembering the Fifth Patriarch’s instructions to stop at Huai and hide at Hui, he went to conceal himself in those two cities.

Bất Lập Văn Tự Giáo: The Ch’an or Intuitive School—See Bất Lập Văn Tự.

Bất Liễu: Incomprehensible—1) Không mang đến tận cùng: Not to bring to a finish; 2) Không hiểu: Not to understand.

Bất Liễu Bất Đáng: Không rành rẽ, việc tham thiền chưa thành công—Not so clear, unfinished entering into meditation. Bất Liễu Nghĩa: Incomplete understanding.

  1. Không am hiểu toàn nghĩa—Not comprehend or understand the whole meaning or truth— Incomprehensible—Partial revelation which adapted expidient means to adjust to the capacity of the hearers.
  2. Kinh điển giấu đi một phần thực nghĩa— Partial or incomplete meaning in scriptures.
  3. Những điều chẳng nói hết thực nghĩa trong kinh điển Tiểu thừa: Imperfect teaching—The Hinayana incomplete teaching. Bất Liễu Nghĩa Giáo: Nhà Thiền cho việc truyền dạy qua ngôn ngữ là Bất Liễu Nghĩa Giáo. Nó khiến người ta không thông hiểu chân lý một cách toàn vẹn—Zen sect believes that transmission through words is an incomplete teaching. It causes an incomplete understanding of whole meaning of the truth.

Bất Liễu Nghĩa Giáo Ngữ: Nhà Thiền chủ trương không cần chữ nghĩa lời nói biểu đạt và cho rằng kinh điển là bất liễu nghĩa giáo ngữ—See Bất Lập Văn Tự.

Bất Liễu Nghĩa Kinh: Kinh sách không chuyên chở hết chân lý mà Phật đã giảng dạy—Texts that do not make plain the Buddha’s whole truth. Bất Liễu Phật Trí: Phật trí bất khả liễu tri—The incomprehensible wisdom of Buddha.

Bất Liễu Tri: Thiếu cái kiến thức hiểu biết thấu đáo—Lacking thorough knowledge. Bất Liệu: Không tiên liệu trước được— Unforeseen.

Bất Loạn: Non-distraction.

Bất Loạn Thí: Chẳng loạn bố thí, vì chư Bồ Tát làm cho được lợi ích mà bố thí—Unconfused giving, causing benefit to be gained. Bất Luật Nghi: Thực tập không dựa theo chân lý, làm điều ác, không làm điều thiện, đó là lối thực tập của tà giáo—Practices not in accord with the rule; immoral or subverted rules—To do evil or to prevent good—Heretical rules and practices. Bất Lực: Inability to work—Powerless— Impotent—Disabled—Unqualified. Bất Lương: Không lương thiện—Dishonest— Người bất lương: Wrong-doer.

Bất Lưỡng Thiệt: Paisunyatvirati (skt)—Not double-tongued—Không ăn nói lật lọng, đổi trái làm phải, đổi mặt ra trái.

Bất Lưu Tích: Mosshoseki (jap)—Leaving no trace—See Vô Lưu Tích.

Bất Ly: Without leaving—Chẳng rời.

Bất Ly Dục Giới: Without leaving the realm of desire—Chẳng rời dục giới—Đại Bồ Tát chẳng rời dục giới mà nhập sắc giới, vô sắc giới thiền định, giải thoát và các tam muội, cũng chẳng nhơn đây mà thọ sanh—In the realm of desire, Bodhisattvas enter the meditations, liberations, and trances of the realms of form and formlessness, yet they are not thereby born in those realms.

Bất Ly Duyên: Avigatapaccayo ti ayamettha patthananayo (p)—Non-disappearance condition. Bất Ly Đương Xứ: Chẳng rời tại chỗ. Ý nói thiền pháp ở ngay tại bản thân mỗi người, mỗi người nên quay lại chính mình mà thiền tập, chứ không cần phải chạy đông chạy tây để tìm cầu Thiền pháp—Not leaving your present position. This implies that one should turn inside and meditate with his own body, and there is no need to go east and west to search for Zen methods.

Bất Ly Khứ Duyên: Non-disappearance condition.

Bất Ly Tính: Inseparability (n)—Tánh bất khả phân hay không thể tách rời—Inseparable (a). Bất Ly Vụ Thị Giả: 1) Thị giả danh dự, tuy có chức vụ nhưng không làm nhiệm vụ thị giả: Honor attendant; 2) Một người thị giả không có trách nhiệm: A nominal assistant or attendant, an attendant who has no responsibilities.

Bất Mãn: Discontented—Dissatisfied—

Displeased—Disagreeable—Disgruntled—See

Bất Như Ý.

Đại Mạn: Extreme arrogance.

Bất Mậu: Không hổ thẹn—Do not feel ashamed. Bất Mê Loạn Biện: Never misleading or confused—Bất mê loạn biện (không mê mờ loạn động), một trong tám tài hùng biện của Đức Như Lai hay tám đặc tính của Phật trong lúc nói— Never misleading or confused, one of the eight characteristics of a Buddha’s speaking.

Bất Minh: Không rõ ràng—Unclear. Bất Muội: Fumai (jap)—Không mê mờ—Not being unclear—Not being unclear about cause and effect, not falling subject to cause and effect. Bất Muội Nhân Duyên, Bất Lạc Nhân Duyên: Không bị mê mờ vì nhân duyên, cũng không để đọa lạc vì nhân duyên—Not being unclear about cause and effect, not falling subject to cause and effect.

Bất Muội Nhân Quả: Fumai-Inga (jap)—Without ambiguity in the law of cause and effect.

Bất Nam: Pandakas (skt)—Impotent males—Có năm loại bất nam (không phải là nam nhân)—The condition of an eunuch. There are five kinds of impotent males or eunuchs—SeeNgũ Chủng Bất Nam.

Bất Năng Đoạn Hoại: Không thể công kích được—Unassailable.

Bất Năng Hiện Khởi: Không thể hiện khởi hay sanh ra được—Unable to produce. Bất Năng Ngữ: Abyakata (skt)—Vô thuyết, vô ngữ—Unexpalined.

Bất Năng Phát: Không thể sinh ra được—Unable to come forth.

Bất Năng Tác: Không thể trở thành được— Unable to become—Unable to do or to make. Bất Năng Xả: Không thể buông bỏ được—Unable to relinquish.

Bất Năng Xứ: Impossible things—Những điều không thể làm được—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm bất năng xứ (năm điều mà một vị Tỳ Kheo không thể làm được)— According to the Sangiti Sutta, there are five impossible things—See Ngũ Bất Năng Xứ.

Bất Nghi: Not in doubt.

Bất Nghi Sát: Không nghi là con vật bị sát hại để làm thực phẩm nuôi mình—Not in doubt that the creature has been killed to feed me—See Bất Tịnh Nhục.

Bất Nghĩa: Faithless—Ungrateful.

Bất Nghịch: Akkodha (p)—Non-enmity.

Bất Ngộ Âm: Unerring voice.

Bất Ngộ Tức Phật Thị Chúng Sanh, Nhất Niệm Ngộ Chúng Sanh Thị Phật: A single enlightened thought, the living being is a Buddha. Unenlightened, the Buddha is a living being—See Nhất Niệm Ngộ Chúng Sanh Thị Phật, Bất Ngộ Tức Phật Thị Chúng Sanh.

Bất Ngôn Chi Giáo: Teaching that does not establish words and letters—Unspoken teachings—See Bất Lập Văn Tự. Bất Ngu Pháp Nhị Thừa: Theo Du Già Sư Địa Luận, hàng Thanh Văn và Duyên Giác lợi căn không mê chấp ở pháp không của Đại Thừa— According to the Yogacaryabhumi-sastra, Sravakas and Pratyeka-buddhas of sharpnesscleverness will not be deluded by the Emptiness Theories of the Mahayana.

Bất Nhã: Thiếu nhã nhặn—Discourteous—Rude.

Bất Nhân: Thiếu lòng nhân đạo—Inhuman. Bất Nhân Bất Quả: Không nhân không quả— Neither cause nor effect.

Bất Nhẫn: Không đành lòng—Unbearable, not to have the heart to do.

Bất Nhập: Apravishtam (skt)—Not entered—Như trăng trong nước, không phải ở trong mà cũng không phải ở ngoài—Like the moon in water, which is neither in it nor out of it. Bất Nhất: Không chuyên nhất—Inconsistent— Inconstant.

Bất Nhất Bất Dị: Neither identity nor difference.

  1. Không phải một mà cũng không khác, tỷ như nước với sóng—Neither unity or diversity, as water and the wave—See Bất Tức Bất Ly.
  2. Bất Nhất Bất Dị hay bất nhất diệc bất dị (không giống không khác), nghĩa là không có thống nhất cũng không có phân ly; phá hủy ý niệm về ‘nhất’ bằng ‘dị.’: Nothing is identical with itself, nor is there anything differentiated, meaning neither unity nor diversity; refuting the idea of ‘unity’ by the

idea of ‘diversity.’

  1. Bất Đồng Bất Dị hay không giống không khác: Neither identity nor difference, one of the ten negations in five pairs. Bất Nhị: Advita (p)—Advaita or Advaya (skt)— Advaya (p).
  2. Không hai: Non-duality.
  3. Tánh đồng nhất của vạn pháp—Như như bình đẳng, không có sự khác biệt giữa cái nầy với cái kia—Non-duality—The unity of all things—No second—The one and undivided truth, the Buddha-truth—The unity of Buddha-nature—The universal Buddhanature—Unique in its kind.
  4. Chân lý Bất Nhị biểu thị vô ngã và vô pháp— The Non-dual Truth represents No-Self and No-Dharma—See Vô Nhị.
  5. Vô Ngã: No-Self—See Vô Ngã.
  6. Vô Pháp: No-Dharma—See Vô Pháp. Bất Nhị Bất Dị: Không hai mà cũng không nhiều—Neither plural nor diverse—Neither two kinds of nature nor difference in form.

Bất Nhị Bình Đẳng: Non-dual equality—Dưới con mắt huệ của đức Phật, tất cả mọi thứ hiện hữu, hữu tình hay vô tình, đều có giá trị tuyệt đối và không thể nào làm cho khác hơn được—Under the eye of the Buddha’s wisdom, all existing things, animate or inanimate, have the absolute value and so are undifferentiated.

Bất Nhị Huyền Chỉ: Bất Nhị Pháp Môn—The cult of the monistic doctrine and the immediacy of entering into the truth.

Bất Nhị Ma Ha Diễn: Đại thừa không hai, thuật ngữ ám chỉ sự tròn đầy của Đại Thừa—Non-dual Mahayana, the term implies the completeness of the Mahayana.

Bất Nhị Mật Chú: Non-dual tantra—Trong Phật giáo Mật tông, bất nhị mật chú liên hệ tới việc chuyển hóa vô minh—In Tantric Budhism, the non-dual tantra is concerned with transforming ignorance.

Bất Nhị Luận: Advayasiddhi (skt)—Sastra on non-duality.

Bất Nhị Môn: Cửa Bất Nhị—The gate of nonduality—The gate of the monistic doctrine and the immediacy of entering into the truth—Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải dạy: “Kinh Kim Cang nói rằng ‘Nếu tâm thức chúng sinh bám chặt vào Phật Pháp, họ sẽ chấp thủ khái niệm về một cái ngã, (một sinh thể và một cuộc sống). Nếu chúng sinh bám chặt vào Vô Pháp, họ vẫn chấp thủ khái niệm một cái ngã, (một sinh thể và một cuộc sống).’ Do đó, chúng ta không nên bám chặt cũng như không nên chấp thủ những khái niệm, về Pháp cũng như về Vô Pháp. Như thế là trì giữ Chân Pháp. Nếu bạn hiểu được luận thuyết này, là một lối giải thoát thực sự, bạn đến được cửa ải ‘Bất

Nhị’.”—Zen Master Huai-Hai taught: “The Diamond Sutra ways: ‘If their mind grasp the Dharma, they will still cling to the notion of an ego (a being and a life); if their minds grasp the non-Dharma, they will still cling to the notion of an ego. Therefore, we should not grasp at and hold onto the notions either of Dharma or of notDharma.’ This is holding to the true Dharma. If you understand this doctrine, that is true deliverance, that, indeed, is reaching the gate of nonduality.”

Bất Nhị Pháp: Chân lý không phân chia sai khác—The one undivided truth—The Buddhatruth—The unity of the Buddha-nature—The Buddha-dharma is no second nor difference.

Bất Nhị Pháp Môn: Bất Nhị Huyền Chỉ—The cult of the monistic doctrine and the immediacy of entering into the truth.

Bất Nhị Và Tánh Không: Nonduality and emptiness—Trong Thiền, khái niệm bất nhị thường đi liền với khái niệm tánh không, và cả hai đều có trong một công án nổi tiếng. Trong cuộc đối đáp nổi tiếng giữa Bồ Đề Đạt Ma và Lương Võ Đế, Lương Võ Đế hỏi Bồ Đề Đạt Ma ông ta có được những công đức gì khi đã làm được nhiều việc phước đức dựng tháp, xây chùa viện. Bồ Đề Đạt Ma đáp: ‘Không một công đức nào cả. Tất cả đều trống không.’ Bồ Đề Đạt Ma muốn nói đến khái niệm không một điều gì có giá trị, mọi hiện tượng đều rỗng không, không ý nghĩa. Nhà vua không hiểu chút nào, vì vậy lại hỏi tiếp: ‘Vậy ai đang đứng trước mặt trẫm đây?’ Bồ Đề Đạt Ma đáp: ‘Bần Tăng không biết.’ Công án này ám chỉ đến tánh không và sự tương quan mật thiết giữa phi tri thức và bất phân li.”—In Zen, the concept of nonduality usually goes with the concept of emptiness, and they are brought together in a well-known koan. In Bodhidharma’s famous interview with Emperor Wu, Wu asked

Bodhidharma what merit had been obtained by all Wu’s good works of building stupas and places of practice. Bodhidharma replied, ‘No merit whatsoever. All empty.’ He was referring to the concept that nothing has any value, that everything is empty and without definition. The emperor didn’t get it at all. So he said, ‘Who is it that stands before me?’ and Bodhidharma said, ‘I don’t know.’ This koan alludes to emptiness and to the intimacy of not knowing, of nonseparation.” Bất Nhị Thành Tựu Pháp: Advaya-siddhi (skt)— Luận Thành Bất Nhị—Name of a work of commentary—Tên của một bộ luận. Bất Nhị Thuyết: Thuyết bất nhị, thuyết không hai—No dualistic explanation—No dualistic theory.

Bất Nhiễm Ô: Vô cấu—Undefiled. Bất Nhiễm Ô Vô Tri: Vô tri hay không biết không do nơi ô nhiễm của sự vật, mà do bởi sự không học từ vô thỉ—Uncontaminated ignorance. Bất Nhiễm Pháp: Pháp không nhiễm ô— Undefiled dharma.

Bất Nhiễm Thế Gian Pháp: 1) Không bị ô nhiễm bởi những pháp của thế gian: Unsullied by the things of the world; 2) Pháp thế gian mà không bị nhiễm ô: Undefiled worldly dharma; 3) Hoa sen: The lotus.

Bất Nhiễm Trước Chư Pháp Tam Muội: The samadhi of purity—Tam muội không bị nhiễm trước hay tam muội thanh tịnh. Đức Văn Thù Sư Lợi trong khi nhập tam muội với biểu tượng bông sen xanh cầm nơi tay trái—Concentration of no defiled attachment to any phenomena. The samadhi which is uncontaminated by any evil things. Manjusri in samadhi holding as symbol of it a blue lotus in his left hand.

Bất Nhiễm Trước Nhất Thiết Thế Gian Tam Muội: Not to be attracted to any world—Tam muội khiến chẳng nhiễm trước tất cả thế gian—Có một loại thiện tri thức khiến hành giả chẳng nhiễm trước tất cả thế gian. Đây là một trong mười loại thiện hữu tri thức mà Đức Phật đã dạy trong Kinh Hoa Nghiêm—There is a spiritual friend who helps cultivators not to be attracted to any world. This is one of the ten kinds of spiritual friends who help them along the path to enlightenment in the

Flower Adornment Sutra—See Thập Chủng Thiện Tri Thức.

Bất Nhiễm Trước Tam Giới Đạo: Chẳng nhiễm trước tam giới đạo—Path of not attached to the three worlds.

Bất Nhiễm Vô Minh: Vô lậu vô minh—Undefiled ignorance.

Bất Nhiễm Vô Tri: Trần sa hoặc, phiền não và cám dỗ trong lúc cứu độ chúng sanh (mê chấp cứu độ chúng sanh để được vào cõi Niết Bàn), lấy trí huệ hạ liệt làm thể—Delusion of “dust and sand”, illusion and temptation through the immense variety of duties in saving others, which takes inferior knowledge as essence. Bất Nhiên: Is not true—Is not so.

Bất Nhiêu Ích: Decline—Suy tàn—

Disadvantageous.

Bất Nhiêu Ích Sự: Disadvantageous circumstances—Hoàn cảnh bất lợi.

Bất Nhuế: Khoan Dung—To tolerate—Tolerance. Bất Nhuế Tưởng: Avyapada-samjna (p)—Good perception—Thiện Tưởng.

Bất Như: Is not like—Does not equal. Bất Như Khứ Tưởng: Tưởng chẳng như khứ— Perception is not gone.

Bất Như Mạn: Nghĩ rằng mình không quá kém trong số những người siêu việt—To think oneself not so much inferior among manifest superiors. Bất Như Mật Đa: Puryamitra (skt)—Tổ thứ 26 của Thiền Tông Ấn Độ. Người ta nói ông là con trai của một vị vua miền Nam Ấn—The twentysixth patriarch. Said to be son of a king in Southern India.

Bất Như Pháp: Không theo đúng giáo lý nhà Phật—Not in accordance with the Buddha-law— Wrong—Improper—Unlawful.

Bất Như Tam Giới, Kiến Ư Tam Giới: Tam giới mà đức Phật thấy khác với tam giới mà phàm nhân thấy. Thiền đề nghị: “Tốt nhất là hãy xem tam giới như là tam giới.”—The triple world which the Buddha sees is different from the triple world which common people see. Zen recommends: “It is best to see the triple world as the triple world.” Bất Như Thực: Không đúng—Incorrect. Bất Như Thực Giản Trạch: Draw incorrect conclusions—Rút ra những kết luận không đúng. Bất Như Vô Tử: Thà là không có con cái—It’s rather not having any children.

Bất Như Ý: Arati (skt)—Bất Mãn—

Discontented—Dissatisfaction—Dissatisfied— Displeased—Disagreeable—Disgruntled—Nãn

chí—Hành giả tu thiền nên luôn nhớ rằng bất mãn hay không hài lòng thuộc về đạo ma quân thứ hai của người tu Phật. Bất mãn với đời sống tịnh hạnh, đặc biệt là với việc hành thiền. Trong một khóa ẩn tu, bạn có thể cảm thấy bất mãn và buồn chán với cái bồ đoàn cứng mà cao, với thức ăn và với những yếu tố nhỏ nhặt khác trong khi thiền tập. Vài vấn đề mà mình góp nhặt, và kết quả là bạn không cảm thấy thoải mái và thích thú trong việc thiền tập. Có thể bạn bắt đầu cho rằng đó là do việc tập thiền mà ra. Muốn chiến thắng sự bất mãn này, bạn phải trở nên một người thích thú và tận tụy trong giáo pháp. Khi đã tìm thấy và thực hành đúng phương pháp, bạn sẽ chế ngự được loại chướng ngại này. An lạc, hoan hỷ và thoải mái tự nhiên sẽ đến từ cái tâm định tỉnh của bạn. Lúc ấy bạn sẽ cảm thấy giáo pháp dễ chịu và vượt trội hơn những lạc thú của trần gian—Zen practitioners should always remember that dissatisfaction belongs to the second army of Mara. Dissatisfaction with the holy life, with the meditation practice in particular. On a retreat, you may find yourself dissatisfied and bored: with the hardness or the height of your cushion, with the food you are given, with any of the elements of your life during the time of practice. Some issues crops up, and as a result, you cannot quite immerse yourself in the delight of meditation. You may begin to feel that this is actually the fault of the practice. To combat this discontent, you must become a person who is delighted in and devoted to the Dharma (abhirati). Having found and implemented the correct method of practice, you begin to overcome the hindrances. Rapture, joy and comfort will arise naturally from your concentrated mind. At this time you realize that the delight of the Dharma is far superior to sense pleasures.

Bất Nữ Âm: Not effaminate voice. Bất Phá Chư Học Xứ Thanh Tịnh Giới: Thanh tịnh giới chẳng phá tất cả học xứ, vì làm tôn chủ trong tất cả nhơn thiên—The pure discipline of not destroying any subjects of study, being honorable leaders among people.

Bất Phạ: Không sợ—Do not fear—Not be afraid (terrified)—Unafraid.

Bất Phạ Niệm Khởi, Chỉ Phạ Giác Trì: Do not worry about the rising of thoughts, but beware if your recognition of them comes too late—Chẳng sợ vọng niệm khởi, chỉ sợ mình nhận biết chúng quá trễ mà thôi. Nếu vọng tưởng có khởi lên, đừng chạy theo nó, mà chỉ nhận ra coi nó là cái gì. Nếu vọng tưởng đến, cho nó đến, mình chẳng hề chú ý đến nó, vọng tưởng tự nhiên phải dứt bặt. Theo quyển Ba trụ Thiền, một hôm Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng thượng đường dạy chúng: “Đừng cố công ngăn cản các tư niệm đang khởi sanh và cũng đừng bám víu vào những tư niệm đã khởi sanh. Cứ để chúng đến và đi như chúng muốn, đừng chống chọi lại chúng. Tất cả những gì bạn cần làm là luôn chân thành tự hỏi: ‘Cái tâm của chính ta là cái gì?’ Tôi nhấn mạnh vào điểm này bởi vì tôi muốn đưa bạn đến sự tự ngộ. Khi bạn kiên trì cố công để hiểu cái nằm bên kia phạm trù của trí năng, là bạn tự trói buộc mình vào một ngõ cụt, hoàn toàn bế tắt. Nhưng haỹ tiếp tục đẩy mạnh lên! Ngồi hay đứng, làm việc hay ngủ, hãy thăm dò không ngừng nghỉ chiều sâu nhất nơi cái tôi của bạn với câu hỏi: ‘Cái Tâm của ta là cái gì?’ Đừng sợ điều gì khác ngoài việc thất bại trong việc trải nghiệm về cái Chân Tánh của mình. Đây chính là tu tập Thiền. Một khi truy vấn quyết liệt ấy bao trùm từng phân tấc của con người bạn và thấm nhập vào tận đáy của tất cả đáy, câu hỏi sẽ bất thần bùng vỡ ra và bản chất của Phật tâm sẽ phát lộ, giống như một chiếc gương được cất dấu trong một chiếc hộp chỉ có thể phản chiếu sự vật quanh nó khi chiếc hộp vỡ ra. Hào quang của tâm thức này sẽ soi sáng mọi xó góc của vũ trụ toàn hảo không một tì vết… Niềm vui của giây phút ấy, không thể nào nói được bằng lời.” Thật vậy, nếu chúng ta nhất quyết giữ cho tâm trong sáng không bị vướng bận bởi tư tưởng, thì các vọng tưởng ấy tự nó tan biến. Đó là một cách tu hành hết sức đơn giản không khổ nhọc gì, chỉ cần nhận đúng như vậy là đã biết tu Thiền rồi. Khi chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm, một ý nghĩ vừa khởi lên, liền biết nó là bóng dáng của vọng tưởng, liền bỏ ngay không theo nó, đó là tu Thiền. Chúng ta không cần phải đợi đến giờ ngồi thiền mới gọi là tu thiền. Như vậy, đối với hành giả tu Thiền chân chánh, chúng ta có thể tu tập vào bất cứ giờ phút nào, và ở bất cứ nơi nào cũng gọi là tu, ở sở hay ở nhà, chỉ cần nhận chân ra chân lý. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng thật là hết sức trọng yếu để giữ cho tâm trong sáng để đạt được trí huệ và gỡ bỏ vô minh. Chúng ta phải dùng trí huệ Bát nhã để nhận chân ra rằng vọng tưởng là giả, là ảo ảnh, và chúng sẽ tan biến một cách tự nhiên—If any distracting thoughts arise, do not follow them up, but just recognize them for what they are. According to ‘The Three Pilars of Zen’, one day Zen Master Bassui Tokusho (1327-1386) entered the hall to teach the assembly: “Do not try to prevent thoughts from arising and do not cling to any that have arisen. Let them appear and disappear as they will, don’t struggle with them. You need only unremittingly and with all your heart ask yourself, ‘What is my own Mind?’ I keep urging this because I want to bring you to Self-realization. When you persistently try to understand what is beyond the domain of intellect, you are bound to reach a dead end, completely baffled. But push on. Sitting or standing, working or sleeping, probe tirelessly to your deepest self with the question ‘What is my own Mind?’ Fear nothing but the failure to experience your True-nature. This is Zen practice. When the intense questioning envelops every inch of you and penetrates to the very bottom of all bottoms, the question will suddenly burst and the substance of the Buddha-mind be revealed, just as a mirror concealed in a box can reflect its surroundings only after the box is broken apart. The radiance of this Mind will light up every corner of a universe free of even a single blemish… The joy of this moment cannot be put into words.” In fact, if we understand this, we can reject false thoughts as soon as they appear. As a matter of fact, if we are determined to keep our mind clear of any thought, false thoughts automatically disappear. This is the simplest way of practicing meditation. When we are walking, standing, sitting or lying down, whenever a thought arises, we recognize it, but do not follow it, that is practicing of meditation. We do not have to wait for the time to sit down in meditation to practice meditation. Thus, for Zen practitioners, we can practice Zen at any time, anywhere, while at work or at home, just realize the truth. Zen practitioners should always remember that it is very crucial that we maintain a clear mind to gain wisdom and remove ignorance. We must use our perfect wisdom to realize that delusions are false, illusory, and they will automatically disappear. Bất Phạ Tử: Không sợ chết—Do not fear death— Not be afraid (terrified) of death.

Bất Phạ Vọng Niệm Khởi: Do not worry about the rising of distracting thoughts—See Không Sợ Vọng Niệm Khởi Lên.

Bất Phạm Giới: Không phạm giới—Non-violation of precepts.

Bất Pháp: Không theo đúng giáo lý nhà Phật—

Not in accordance with the Buddha-law— Wrong—Improper—Unlawful.

Bất Phân: Without distinction.

Bất Phân Biệt: The indivisible—The Middle way.

Bất Phẫn: Bất Phục—Unsubmissive.

Bất Phi Thời Thực: Vikala-bhojanad-viramani (skt)—Không ăn trái giờ, một phần của giới luật thứ sáu trong thập giới, chống lại việc ăn sái thời—Abstention from eating at inappropriate times, part of the sixth of the ten commandments, against eating out of regulation hours—See Thập Giới Đại Thừa.

Bất Phóng Dật: Appamado (p)—No looseness— No slackness.

  1. Bất Phóng Dật Hành: Thận trọng—Vigilant— Staying watchful and alert.
  2. Không tự tiện phóng túng, mà phải tập trung tư tưởng vào những điều thiện lành: No slackness—No looseness—Concentration of mind and will on the good.
  3. Không tự tiện phóng túng, mà phải tập trung tư tưởng vào những điều thiện lành. Bất phóng dật được xem là một thiện tâm sở theo Pháp Tướng Tông. Thiện tâm sở này giúp hành giả đối kháng với những ác pháp và tu tập thiện pháp; tuy nhiên, nó chỉ là tạm thời chứ không phải là một tâm sở thật— Concentration of mind and will on the good. No looseness is one of the good mental function elements in the doctrine of the FaHsiang School. Appamado is a mental function of resisting evil existences and cultivating good ones; however, it’s only a provisional element, not a real one.

Bất Phục: Bất Phẫn—Unsubmissive. Bất Phục Hoàn Thất: Không trở lại—Without ever retrogressing.

Bất Phương: Quả thật—Really—Truly.

Bất Quân: Thiếu quân bình—Unbalanced.

Bất Quy: Aniyato rasi (p)—Bất Định—

Indefinite—Indeterminate—Undetermined— Unsettled.

Bất Quyết: Thiếu quyết tâm—Indecisive. Bất Sám Cử: Một trong tam cử, ác Tỳ Kheo phá giới chẳng chịu sám hối—The excommunication of an unrepentant monk.

Bất Sanh: Anutpatti or Anutapada or Anutpanna (skt)—Asara (p)—Asaru (p)—Fusho (jap)—Chẳng sanh hay chẳng tái sanh—Unborn—Non-birth (not being born)—Not to be reborn—Exempt from rebirth—Uncreated—Non-appearance—Chẳng

sanh hay chẳng tái sanh. ‘Bất sanh’ trong thiền chỉ cái tuyệt đối, hiện thực thật, không biết tới sống và chết, sinh diệt, cũng không biết tới thời gian theo nghĩa niên đại của trước và sau. Theo Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Sự vô minh đã câu thúc phàm phu tạo ra sự phân biệt sai lầm về tự tính. Tức là, vì quá mê đắm vào các phạm trù hữu và phi hữu, sinh và diệt, sự tạo lập và sự hủy hoại, vân vân, vốn là những sản phẩm của phân biệt, nên chúng ta không thể nhìn suốt vào chân lý và thực tính của các sự vật, chúng ta phải thoát ra khỏi sự câu thúc của cái gọi là sự cần thiết thuộc luận lý về những đối lập và quay trở về với kinh nghiệm cơ bản nếu như chúng ta có được mà nhìn thấy và diễn dịch các sự vật bằng cái trí huệ được hiển lộ ở trong kinh nghiệm cơ bản nầy, vốn không thuộc luận lý mà phát sinh do tu tập, mà ta thủ đắc được sự hiện hữu trong ý nghĩa chân thật của nó, tất cả mọi giàn giá và kiến trúc của tri thức do đó mà bị phá vỡ, và điều được gọi là cái trí vô phân biệt sẽ tỏa sáng, và kết quả là chúng ta thấy rằng tất cả các sự vật là không sinh ra, không được tạo lập và không bao giờ tiêu diệt; và thấy rằng mọi tướng trạng đều giống như những hình tượng được tạo ra bằng ảo thuật, hay giống như một giấc mộng, những cái bóng được phản chiếu trên mặt tấm màn của sự tịch tĩnh miên trường. Điều nầy cũng chưa phải là sự thủ đắc toàn hảo. Muốn được toàn hảo thì ngay cả tấm màn thường hằng cũng phải bị loại bỏ, và chỉ có như thế thì vô minh mới bị xua tan vĩnh viễn để cho chúng ta hoàn toàn tự tại, không còn bị trở ngại trong cái thấy và hành động của chúng ta.”—’Unborn’ is a Zen expression for the absolute, the true reality, in which there is no birth, no death, no becoming nor passing away, and no time in a sense of before or after. In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Ignorance always binds the ignorant to wrong discriminations concerning the self-nature of existence. That is to say, because we are so addicted to the categories of being and non-being, birth and disapearance, creation and destruction, etc., which are the products of discrimination, we cannot look into the truth and reality of things; we must disentangle ourselves from this bondage of the so-called logical necessity of opposites and return to the primary experience if there be any such and see and interpret things from the knowledge revealed therein and thereby. By this primary experience which is not logical but issues from a discipline, existence is taken in its truthful signification, all the intellectual scaffoldings and constructions are thus done away with, and what is known as non-discriminative knowledge

(avikalpajnana) shines out, and as a result we see that all things are unborn, uncreated, and never pass away, and that all appearances are like magically created figures, or like a dream, like shadows reflected on a screen of eternal solitude and tranquillity. This is not yet perfect attainment. To be able to perfectly attain, the screen of eternity too must be abolished, for it is only thus that ignorance is forever dispelled, leaving us perfectly free and unhamperedin all our seeings and doings.”

Bất Sanh Bất Diệt: Không Sanh Không Diệt— Neither to be born nor ended—Neither arising nor ceasing—No appearance nor disappearance— Neither birth nor death—Neither born nor dead— Nonproduction and nondestruction—Người nào đó đã cùng tột cái căn nguyên của tưởng, hết cái sinh lý, lưu chỉ xoay vần; sinh diệt tưởng tâm, nay đã dứt bặt, tự nhiên thành cái lý bất sanh diệt. Nhân tâm so đo chấp trước cho là thường. Vì chấp thường, mà mất chánh biến tri, đọa lạc ngoại đạo, mê lầm tính Bồ Đề—Certain person has ended the source of thoughts, there is no more reason for them to arise. In the state of flowing, halting, and turning, the thinking mind, which was the cause of production and destruction, has now ceased forever, and so he naturally thinks that this is a state of nonproduction and nondestruction. As a result of such reasoning, he speculates that this state is permanent. Because of these speculation of permanence, he will lose proper and pervasive knowledge, fall into externalism, and become confused about the Bodhi nature.

Bất Sanh Bất Giảm: Thường trụ—Neither to be reborn nor ended—Permanent—Eternal—Nothing having been created, nothing can be destroyed— See Thường Trụ.

Bất Sanh Bất Tử: Không sanh mà cũng không tử—Neither to be born nor ended—Neither arising nor ceasing—No appearance nor disappearance— Neither birth nor death—Neither born nor dead— See Không Sanh Không Tử.

Bất Sanh Bình Đẳng Tính: Tính bình đẳng của mọi hiện tượng về mặt không sinh khởi—Equality of phenomena in terms of their non-arising. Bất Sanh Đoạn: Cessation through non-arising— Sự cắt đứt những ảo tưởng về sự sanh khởi và đoạn diệt của vạn hữu bằng cách chứng ngộ vạn hữu không thật. Đây là giai đoạn của một vị A La Hán. Một trong Tam Đoạn, khi phiền não không còn khởi lên thì những khổ đau sanh tử trong các đường dữ cũng chấm dứt—Cut off the delusions of arising and destroy of things with realization of the doctrine that all is unreal. One of the three cutting off or excisions, when illusion no longer arises the sufferings of being reborn in the evil paths are ended—See Tam Đoạn (B). Bất Sanh Pháp: Pháp bất sanh—Unarisen phenomena.

Bất Sanh Trí: Trí bất sanh—Unarisen wisdom.

Bất Sát Sanh: Pranatipatad vairamani (virati)— Không sát sanh, giới thứ nhất trong thập giới—The first of the ten commandments, not to kill the living—See Không Sát Sanh.

Bất Sát Sanh Giới: Giới không sát sanh, giới thứ nhất trong thập giới—The first of the ten commandments, not to kill the living—See Không Sát Sanh.

Bất Sân Hận: See Bất Sân Khuể.

Bất Sân Khuể: Abyapada (skt)—Adosa (skt)— Bất sân hận—Không sân hận—Abstention from anger—Non aversion.

Bất Sinh Diệt: Không sinh diệt—Neither arising nor perishing.

Bất Sinh Diệt Tứ Đế: The four noble truths as neither arising nor ceasing (perishing)—Đây là sự nhấn mạnh đến chỗ tất cả là Không. Ngã không đến mà cũng không đi bởi vì không hề có cái gọi là chủ tể cố định. Khổ không thực có, và vì vậy, không thực sự có khổ nhân. Trên đường Đạo không có nhiễm ô để diệt trừ hoặc để làm vơi bớt đi. Tất cả các pháp hữu vi, như định nghĩa, thiếu một cái ngã vĩnh cửu, bất biến và tự tồn. Vì vậy cái gì thực sự luôn sinh diệt? Đây cũng là cách chú giải câu kệ thứ nhì trong Trung Quán Luận: “Ngã thuyết tức thị Không.”—This is the standpoint that emphasizes that all is empty. There is no real coming into Being nor the extinguishing of Being, because there is no substantial Being. Suffering has no real existence, and by extension there is no real cause of suffering. There are no real defilements to extinguish nor to eliminate on the path. All conditioned things, by definition, lack an eternal, unchanging, self-existent being. What, then, can ever truly arise or perish? This is the viewpoint expressed in the second phrase of the Mulamadhyamakakarika verse: “I explained as

emptiness.”

Bất Sinh Đoạn: Delusions no longer arise, therefore, nothing produced to cut off. This is the stage of an Arhat—See Bất Sanh Đoạn.

Bất Tà Dâm: Không Tà Dâm—Prohibition against sexual misconduct.

Bất Tà Kiến: Mithyadrsti-prativirati (skt)—Không có cái nhìn sai trái—Abstention from erroneous views.

Bất Tác Ác Thanh Tịnh Giới: Thanh tịnh giới chẳng làm các điều ác, vì vì với giới này chư Bồ Tát thệ tu tất cả các pháp lành—The pure discipline of not doing any evil, vowing to practice all virtuous principles.

Bất Tác, Bất Thực: Một ngày không làm việc là một ngày không ăn—One day without work, one day without food.

Bất Tác Hành: Không chuyên tâm, không hành, không làm—Non-application.

Bất Tài: Khong có tài—Untalented.

Bất Tài Tịnh: Không khôn mà cũng chẳng tịnh. Trong Thiền, văn tự ngôn ngữ chỉ làm cho cuộc tu của chúng ta ngày càng thêm rối rắm mà thôi— Neither clever nor pure. In Zen, words only make our cultivation more and more complicated. Bất Tạo Tác: Akata (skt)—Inactive physically or

mentally—Not creating—Not doing—

Uncreated—Không có sáng tạo—Vô vi—Vô

Tác—Không được tạo ra, không vì nhân duyên mà sinh ra—See Vô Vi.

Bất Tăng Bất Giảm: Neither increase nor decrease—Bất tăng bất giảm là một trong những hạnh tu của Bồ Tát, vì như bổn tánh. Bất tăng bất giảm là một trong mười chân như. Nói về chân lý thực tướng, không tăng không giảm, không thêm không bớt—Cultivation without increase or decrease is one of Bodhisattvas’ practices, because it is being in accord with fundamental essence. The Unvarying Bhutatathata, one of the ten Bhutatathata. In reference to the absolute reality, neither adding nor subtracting or nothing can be added or taken away.

Bất Tăng Giảm Chân Như: Một trong mười chân như, cũng là địa thứ tám trong thập địa—The unvarying bhutatathata, one of the ten

bhutatathata, also the eighth of the ten grounds— See Thập Địa (A).

Bất Tăng Trưởng Nghiệp: Hành nghiệp nhẹ, không tăng trưởng do cả cố ý lẫn không cố ý— Light and non-developing karmas committed intentionally or unintentionally. Bất Tằng Nhiễm Ô: Chưa từng bị ô nhiễm—There has been no taintedness.

Bất Tận: Boundless—Boundless joy: Niềm vui bất tận.

Bất Tận Thân: Bất tận thân, vì tột thuở vị lai không đoạn tuyệt—The inexhaustible body, never being annihilated.

Bất Tất: Fuhitsu (jap)—Không cần thiết—Not necessary.

Bất Tê Hát Biện: Never hectoring—Bất tê hát biện (không la ó hò hét), một trong tám tài hùng biện của Đức Như Lai hay tám đặc tính của Phật trong lúc nói—Never hectoring, one of the eight characteristics of a Buddha’s speaking—See Bát

Biện.

Bất Tha Sinh: Không có thứ gì được sinh ra từ cái khác—Nothing is produced from other things. Bất Tham Dục: Không tham lam—Abstention from covetousness.

Bất Thanh Tịnh Thí: Impure giving or impure charity.

Bất Thành: Chưa được bày tỏ hay chứng minh: Incomplete, undemonstrated—Không thành công:

Unsuccessful.

Bất Thành Cú: Không ra câu cú gì cả— Ungrammatical.

Bất Thành Khí: Vô dụng—Good for nothing— Useless.

Bất Thành Thoại: Lời lẽ không hợp lý—It makes no sense.

Bất Thành Vấn Đề: Không thành vấn đề—Out of the question—No difficulties.

Bất Thẩm: Fushin (jap)—Không xét rõ—

Unattended—Từ dùng để chào hỏi giữa chư Tăng, có nghĩa là “Tôi không tùy tiện thẩm xét tình trạng của Ngài.”—A term of greeting between monks means “I do not take the liberty of inquiring into your condition.”

Bất Thật Công Đức: Công đức không thật, và không hợp với chân lý—The nonreal meritorious virtue, or meritorious virtue that is not in accordance with the truth.

Bất Thật Thân: Thân không thật, vì thực chứng tất cả thế gian được như thị—The nonreal body, realizing all worlds as they really are.

Bất Thâu Đạo: Adinnadana-veramani (skt)—

Không trộm đạo, giới thứ nhì trong thập giới—Not to steal, the second of the ten commandments— See Không Trộm Cắp.

Bất Thâu Đạo Giới: Injunctions against stealing—Precepts against stealing—Giới không trộm cắp.

Bất Thế Tục: Niramisa (skt)—Unworldly. Bất Thi Đoạt: Bụng không thi đoạt, vì không tham đối với tất cả vật—Non-swindling guts and having no greed for anything.

Bất Thị: Not right.

Bất Thị Bất Phi, Toàn Chân Hiển Lộ: Not this, Not that, the whole truth is manifesting—Không phải không trái (không khẳng định mà cũng không phủ định), toàn chân tự phơi bày ra. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng trong Thiền không có cái gọi là “phê bình”. Thiền luôn chủ ý nắm bắt thực tướng (sự kiện cốt lõi) của cuộc sống, nó không bao giờ có thể được đặt lên bàn mổ xẻ của trí tuệ. Để nắm bắt được thực tướng của cuộc sống, Thiền bị buộc phải đưa ra hàng loạt những câu phủ định. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần phủ định không phải là tinh thần của Thiền, nhưng vì chúng ta quen lối suy nghĩ nhị nguyên, nên sự sai lầm này của trí tuệ cần được đoạn trừ tận gốc rễ. Đương nhiên Thiền sẽ tuyên bố: “Chẳng phải đây, chẳng phải kia, chẳng phải bất cứ thứ gì.” Nhưng chúng ta vẫn thắc mắc sau khi phủ định tất cả những thứ này thì còn lại cái gì, và vào lúc đó có lẽ Thiền sư sẽ cho chúng ta một cái tát tai và nói: “Đồ ngớ ngẩn, đây là cái gì?” Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong quyển “Thiền Học Nhập Môn,” có thể có vài người sẽ cho rằng đó là cái cớ để trốn tránh tình thế khó xử, hoặc chỉ có nghĩa là họ không được dạy dỗ. Nhưng nếu chúng ta lãnh hội được tinh thần thuần túy của Thiền, chúng ta sẽ thấy cái nghiêm túc hay cái thật của tát tai đó. Vì nó chẳng phải phủ định, chẳng phải khẳng định, mà là một sự kiện phân minh, một kinh nghiệm thuần túy, chính là cơ sở của sự tồn tại và tư tưởng của chúng ta. Tất cả rỗng rang tĩnh lặng mà có thể người ta mong muốn đều nằm trong cái tâm thức linh hoạt nhất. Chúng ta sẽ không còn bị lôi cuốn đi bởi những tập khí hay những thứ bên ngoài. Thiền phải được nắm bắt bằng tay không mang găng. Thiền không thể không nhờ đến phủ định, vì vô minh nằm sẵn trong chúng ta, cũng giống như tâm thức bị trói buộc trong thân thể được phủ bên ngoài chiếc áo ướt. Đi tới một chừng mực nào đó thì “Vô minh” hoàn toàn thỏa đáng, nhưng nó không thể vượt qua giới hạn riêng của chính nó. “Vô minh” là một tên gọi khác của nhị nguyên. Tuyết thì trắng, quạ thì đen. Nhưng những thứ này thuộc về thế giới hiện tượng và cách nói vô minh của nó. Nếu chúng ta muốn đạt đến chân lý cuối cùng của vạn hữu, chúng ta phải thấy chúng từ cái điểm nơi mà thế giới này chưa được tạo lập, nơi mà ý thức phân biệt đây và kia chưa khởi lên, và là nơi mà tâm thức vẫn còn ở trạng thái ban đầu, rỗng rang và hư vô. Đây là thế giới phủ định nhưng có thể dẫn đến sự khẳng định cao hơn hay là sự khẳng định tuyệt đối, sự khẳng định trong phủ định. Tuyết không nhất định phải trắng, quạ không nhất thiết phải đen, nhưng tự thân của mỗi loài không đen thì trắng. Đây là nơi mà ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta không truyền đạt được ý nghĩa chính xác khi được lãnh hội bởi Thiền. Vẻ bề ngoài thì Thiền phủ định, nhưng Thiền cũng vẫn đưa ra cái gì đó vốn có ở ngay trước mắt của chúng ta; và nếu chúng ta không tự mình cầm lên xem thì đó là lỗi của chúng ta. Hầu hết người ta đều bị vô minh làm cho tối ám tâm kiến của mình, nhưng lại phớt lờ và từ chối nhìn thẳng vào nó. Họ cho rằng Thiền là chủ nghĩa hư vô chỉ vì họ không thấy được nó—Zen practitioners should always remember that in Zen there is no so-called “criticism.” Zen always aims at grasping the central fact of life, which can never be brought to dissecting table of the intellect. To grasp this central fact of life, Zen is forced to propose a series of negation. Mere negation, however, is not the spirit of Zen, but as we are so accustomed to the dualistic way of thinking, this intellectual error must be cut at its root. Naturally Zen would proclaim, “Not this, not that, not anything.” But we may insist upon asking Zen what it is that left after all these denials, and the master will perhaps on such an occasion give us a slap in the face, exclaiming, “You fool, what is this?” According to Zen master Daisetz Teitaro Suzuki in “An Introduction to Zen Buddhism (p.21),” some may take this as only an excuse to get away from the dilemma, or as having no more meaning than a practical example of ill-breeding. But when the spirit of Zen is grasped in its purity, it will be seen what a real thing that slap is. For here is no negation, no affirmation, but a plain fact, a pure experience, the very foundation of our being and thought. All the quietness and emptiness one might desire in the midst of most active mentation lies therein. Do not be carried away by anything outward or conventional. Zen must be seized with basic hands, with no gloves on. Zen is force to resort to negation because of our innate ignorance, which tenaciously clings to the mind as wet clothes do to the body.

“Ignorance” is all very well as far as it goes, but it must not go out of its proper sphere. “Ignorance” is another name for logical dualism. White is snow and black is the raven. But these belong to the world and its ignorant way of talking. If we want to get to the very truth of things, we must see them from the point where this world has not yet been created, where the consciousness of this and that has not yet been awakened and where the mind is absorbed in its own identity, that is in its serenity and emptiness. This is a world of negations but leading to a higher or absolute affirmation, an affirmation in the midst of negations. Snow is not white, the raven is not black, yet each in itself is white or black. This is where our everyday language fails to convey the exact meaning as conceived by Zen. Apparently Zen negates; but it is always holding up before us something which indeed lies right before our own eyes; and if we do not pick it up by ourselves, it is our own fault. Most people, whose mental vision is darkened by the clouds of ignorance, pass it by and refuse to look at it. To them Zen is, indeed, nihilism just because they do not see it. Bất Thị Phật: Not a Buddha—See Tịnh Cư Ni

Diệu Đạo.

Bất Thị Tâm, Bất Thị Phật, Bất Thị Vật: Not Mind, Not Buddha, Not Beings, example 27 of the Wu-Men-Kuan—Không phải tâm, không phải

Phật, chẳng phải vật, thí dụ thứ 27 của Vô Môn Quan—Một ông Tăng hỏi Hòa Thượng Nam Tuyền: “Có pháp nào chưa dạy nữa không?” Nam Tuyền đáp: “Có.” Ông Tăng lại hỏi: “Pháp chưa dạy là pháp gì vậy?” Nam Tuyền nói: “Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật.” Theo Vô Môn Huệ Khai trong Vô Môn Quan, Nam

Tuyền bị hỏi một câu như thế, phải dốc hết vốn liếng, thật là lận đận. Đây là loại công án “mặc nhiên phủ nhận”, nghĩa là, loại công án giải minh chân lý Thiền bằng lối phát biểu hư hóa hoặc phế bỏ. Với loại công án này, chúng ta thường cáo buộc các Thiền sư là phủ nhận. Nhưng kỳ thật họ chẳng phủ nhận gì cả, những gì họ đã làm chỉ nhằm để vạch rõ ra các ảo tưởng của chúng ta cho vô hữu là hữu, hữu là vô hữu, vân vân—Not mind, not Buddha, not anything. This implies the identity of mind and Buddha or mind is Buddha, the highest doctrine of Mahayana. A monk asked Nan-ch’uan, “Is there a fundamental truth that has never been expounded for people?” Nan-ch’uan said, “There is.” The monk said, “What is the fundamental truth that has never been expounded for people?” Nan-ch’uan said, “It is not mind; it is not Buddha; it is not beings.” According to Wu Men Hui-Kai in the Wu-Men-Kuan, at the question, Nan-ch’uan used up his personal treasure immediately and became quite delibitated. This is an “implicit-negative” koan, a kind of koan that illustrates Zen-Truth through “nullifying” or abrogating expression. With this type of koan, we usually accuse the Zen masters of being negatory. But in fact, they did not negate anything. What they have done is to point out our delusions in thinking of the non-existent as existent, and the existent as non-existent, and so on.

Bất Thị Tâm Phật: Not Mind, Not Buddha, Not

Beings—See Bất Thị Tâm, Bất Thị Phật, Bất Thị Vật.

Bất Thích Nghi: Not suitable.

Bất Thiện: Akusala (p & skt)—Không thiện lành, trái lý và có hại đến đời hiện tại cũng như vị lai—

Unwholesome—Negative—Evil—Not good—

Contrary to the right and harmful to present and future life—Wrong.

Bất Thiện Căn: Ahetuka-citta (p)—Akusala-mula (skt)—Unwholesome root. Bất Thiện Đạo: Akusala-marga (skt)—Evil path—Unwholesome path. Bất Thiện Giới: Unwholesome elements—Theo

Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện giới—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome elements—See Tam Bất Thiện

Giới.

Bất Thiện Luật Nghi: Unwholesome rules and ceremonies—See Luật Nghi. Bất Thiện Nghiệp: Akusala karma—Negative karma—Black path—Unskillful action— Unwholesome deeds will produce painful results—Unprofitable courses of action— Unwholesome kamma—Bất thiện nghiệp sanh ra những hậu quả đau khổ: tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Theo Thanh Tịnh Đạo, được gọi là bất thiện nghiệp vì chúng vừa là bất thiện mà vừa là con đường dẫn đến ác đạo: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong dục vọng, vọng ngữ, ác ngữ, thô ngữ, phù phiếm ngữ, tham, sân, và tà kiến—Unwholesome deeds include the following, but not limited to: greed, anger, stupidity, arrogance, doubt, improper views, killing living things, stealing, or taking what is not given, sexual misconduct, and wandering thoughts. According to The Path of Purification, ten unwholesome deeds are both unprofitable action and courses that lead to unhappy destinies: killing living things, taking what is not given, sexual misconduct, false speech, malicious speech, harsh speech, gossip, covetousness, ill-will, and wrong view. Bất Thiện Nghiệp Đạo: Con đường hành động bất thiện—Path of unwholesome activity. Bất Thiện Pháp Chân Như: Chân như của giáo pháp bất thiện—The bhutathatata as evil— Suchness of unwholesome phenomena. Bất Thiện Tâm: Akusala cittam (p)—

Unwholesome mind—See Tâm Bất Thiện.

Bất Thiện Tầm: Akusala-vitakka (skt)— Unwholesome investigation—Theo Trường Bộ,

Kinh Phúng Tụng, có ba thứ suy nghĩ thiện— According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome investigation—See Tam Bất Thiện Tầm.

Bất Thiện Tư Duy: Unwholesome thought—

Những tư duy bất thiện ở đây là ba nhân căn để của mọi điều ác, đó là tư duy tham dục, tư duy sân hận, và tư duy si mê. Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện tư duy— Unwholesome thoughts are the three root causes of all evil, namely: thoughts of lust (craving), hate and delusion. According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome thought—See Tam Bất Thiện Tư Duy.

Bất Thiện Tưởng: Unwholesome perception—

Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện tưởng—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome perception—See Tam Bất Thiện Tưởng.

Bất Thiệp Giai Thê: Thiền pháp chỉ thẳng tâm người, lập tức giác ngộ, không có ngoại lệ: “Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật”—Zen methods points directly to human mind and enlightenment will be achieved immediately, without any exception: “Point directly to the mind to see your own nature and reach Buddhahood.”

Bất Thiệp Trình Độ: Trong tu tập Thiền, việc chứng ngộ không can hệ đến quá trình tu tập tiến triển dần dần—In Zen practice, there is no relation between the progress of gradual cultivation and realization. Bất Thỉnh: Tự nguyện—Không được mời— Uninvited—Not to request—Voluntary.

Bất Thỉnh Hữu: 1) Những ân nhân không đợi nài xin: Unsolicited benefactors; 2) Bạn không được mời thỉnh: Uninvited friend; 3) Bồ Tát:

Bodhisattva; 4) Thiện hữu tri thức: Good spiritual advisor. This term refers to Bodhisattvas who act as friends and benefactors unsolicited to all sentient beings.

Bất Thỉnh Pháp: Thuyết pháp một cách tự nguyện vì lợi ích của chúng sanh—Uninvited preaching or offering of the law, voluntarily bestowing its benefits.

Bất Thọ Nhứt Thiết Pháp: Giải thoát khỏi sự thọ dụng chư pháp, giải thoát khỏi mọi dục vọng— Free from the receptivity or sensation of things, emancipated from desire

Bất Thọ Tam Muội: Samadhi on no-sensation— Trong phẩm 25 Kinh Pháp Hoa, Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát thừa mệnh Phật trao cho Ngài Quán Âm một tràng bửu hoa, nhưng Ngài Quán Âm không dám nhận, nói rằng chưa có mệnh Phật. Thái độ nầy góp phần cho việc “Bất Thọ Tam Muội” hay “Tất Cánh Không” của Ngài—In the Lotus Sutra, Chapter 25, the Infinite Resolve Bodhisattva obeying the Buddha’s commands, offered KuanYin a jewel-garland, which the latter refused saying he had not received the Buddha’s command to accept it. This attitude is attributed to his free from receptivity of samadhi, the samadhi of utter “voidness” or spirituality.

Bất Thoái: See Bất Thối Chuyển.

Bất Thoái Chuyển: See Bất Thối Chuyển.

Bất Thời: 1) Không đoán được: Unpredictable; 2) Không đúng thời: Untimely.

Bất Thời Giải Thoát: Sự giải thoát không tùy vào thời gian. Những kẻ lợi căn không cần thời gian lâu để đạt được giác ngộ. Đây là bậc có thể nhập định bất cứ lúc nào chứ không phải đợi đến lúc duyên lành nhân tốt. Đây là quả vị A La Hán cao nhất—Liberation which is not contingent on time. The quick or clever who takes “no time” in attaining the vision. This is one who can enter samadhi at any time, the sixth, the highest of the six types of Arhats.

Bất Thối Căn: Căn bất thối, vì tất cả tác sự đều rốt ráo—Nonregressing faculties, consummating all their tasks.

Bất Thối (Thoái) Chuyển: Avaivartika (skt)— Anivattaniya (p)—Never receding—Nonretrogression—Non-Regression—Never retreating but going straight to nirvana. Unceasing devotion, with an unfailing mind—See Hạnh Bất Thối Chuyển.

Bất Thối (Thoái) Chuyển Bồ Tát: Avaivarti Bodhisattva (skt)—A Bệ Bạt Trí Bồ Tát—Bồ Tát luôn hướng về hướng toàn giác—Nonretrogressive bodhisattva—The Bodhisattva in the stage of non-retrogression—A Never Receding Bodhisattva, who aims at perfect enlightenment. Bất Thối Chuyển Hạnh: Never-receding stage— See Hạnh Bất Thối Chuyển.

Bất Thối (Thoái) Chuyển Pháp Luân: Bánh xe pháp chẳng bao giờ quay ngược—The NeverReceding Buddha Vehicle of universal salvation. Bất Thối (Thoái) Địa: A bệ bạt trí—Ground of non-retrogression—Stage of non-regression—Địa vị chẳng lui, địa thứ nhứt trong thập địa Bồ Tát. Đây là cảnh giới không còn bị luân hồi nữa (cảnh giới không còn bị quay trở lại cõi Ta Bà nữa). Nơi đây lúc nào hành giả cũng có chánh nghiệp và chánh tư duy—The first of a bodhisattva’s ten grounds. It is also interpreted by right action and right thought.

Bất Thối Địa Quán Sát: Bất thối địa quán sát, vì ở giai đoạn này vị Bồ Tát đang diệt phiền não vượt khỏi tam giới nhị thừa địa—Observation in the state of nonregression, because in this stage a Bodhisattva is destroying all afflictions and transcending the three worlds and the stages of the lesser vehicles.

Bất Thối (Thoái) Độ: 1) Xứ bất thoái, cõi không còn quay trở lại, quả vị không còn phải luân hồi:

Land of no-retrogression; 2) Tịnh Độ, nơi không còn bị sa đọa vào các đường ác: The Pure Land, from which there is no falling away. Bất Thối Hạnh: Hạnh bất thối—Non-retreat from practice—Không thối chuyển từ những hành động thiện lành đang theo đuổi—Never receding from a right course of action.

Bất Thối Luân: Cổ xe không còn quay trở lại nữa (không còn bị luân hồi sanh tử)—Never turningback wheel.

Bất Thối Lực: Undiminishing power.

Bất Thối Niệm: Non-retreat from mindfulness— Niệm bất thối—Không thối chuyển trong thiền định—Never receding from pursuing a right line of thought or mental discipline.

Bất Thối Quyết Định: Do lực nhẫn nhục các thiện pháp đã tu nhất định chẳng bao giờ bị lùi mất—The certainty of no retrogression to lower conditions—See Lục Chủng Quyết Định. Bất Thối Tâm: Tâm bất thối—Mind of Noretreat—Non-Retrogression Mind—Unretreating mind—Hành giả phải phát lời thề nguyền kiên cố, bất thối chuyển, dù cho thân nầy có bị vô lượng nhục nhằn, khổ nhọc, hay bị thiêu đốt nát tan. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng dầu một hành giả đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả viên giác lại xa vời dẫy đầy gay go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời? Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi lục trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, ngài còn thối thất Đại thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ! Cho nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố. Thề rằng: “Thân nầy dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước đường tu hành.” Dùng lòng bất thối chuyển như

thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm— Cultivators must develop firm vows of nonretrogression, even if this body has to endure infinite degradations, pains, and sufferings; or even if this body is burned to ashes. Zen practitioners should always remember that although a practitioner may have repented his past transgressions and vowed to cultivate, his habitual delusions and obstructions are not easy to eliminate, nor is the accumulation of merits and virtues through cultivation of the six paramitas and ten thousand conducts necessarily easy to achieve. Moreover, the path of perfect Enlightenment and Buddhahood is long and arduous, full of hardship and obstructions over the course of untold eons. It is not the work of one or two life spans. For example, the Elder Sariputra, one of the main disciples of Sakyamuni Buddha, had reached the sixth abode of Bodhisattvahood in one of his previous incarnations and had developed the Bodhi Mind practicing the Paramita of Charity. However, when an externalist (non-Buddhist) asked him for one of his eyes and then, instead of using it, spat on it and crushed it with his foot, even Sariputra became angry and retreated from the Mahayana mind. We can see, therefore, that holding fast to our vows is not an easy thing! For this reason, if the practitioner wishes to keep his Bodhi Mind from retrogressing, he should be strong and frim in his vows. He should vow thus: “Although this body of mine may endure immense suffering and hardship, be beaten to death or even reduced to ashes, I shall not, in consequence, commit wicked deeds or retrogress in my cultivation.” Practicing with such a nonretrogressing mind is called “developing the Bodhi Mind.”

Bất Thối Tâm Trụ: The mind that resides in irreversibility—Định quang phát sáng, tính sáng tiến sâu vào, chỉ có tiến mà không thoái. Đó gọi là bất thối tâm trụ. Đây là trụ thứ bảy trong thập trụ là “Bất Thối Chuyển.”—The light of samadhi emits brightness. When the essence of the brightness enters deeply within, they only advance and never retreat. This is called the mind of irreversibility. This is the seven of the ten stages of never receding or continuous progress. Bất Thối Trụ: Non-retrogression—Thân tâm hợp thành, càng ngày càng thêm lớn. Trong giai đoạn nầy Bồ Tát chứng được tâm thanh tịnh và thường an trụ nơi lý vô ngại giải thoát. Đây gọi là bất thối trụ—Perfect unity and constant progress or dwelling of irreversibility. United in body and mind, they easily grow and mature day by day. In this stage, Bodhisattvas realize serenity of mind and also achieve unimpeded liberation. This is called the dwelling of irreversibility. Bất Thối (Thoái) Tướng: Một trong chín tướng

“vô học,” nơi chỉ có trực giác mà thôi— Charateristics of non-retrogression, one of the nine stages beyond study (asaiksa), where intuition rules.

Bất Thối Vị: Non-retreat from position attained— Vị bất thối—Không thối chuyển từ chỗ đã đạt— Never receding from position attained. Bất Thời Giải Thoát: Người thông minh nhanh nhẹn, không mất nhiều thì giờ vượt thoát khỏi chướng ngại—The quick or clever who take no time to deliver from hindrances. Bất Thủ Chánh Giác Nguyện: Vow not to attain perfect enlightenment. Nguyện Chẳng Thành Phật (thường đặt ở đầu mỗi lời nguyện)—Lời nguyện không thành Phật của Phật A Di Đà (khi Ngài còn là Tỳ Khưu Pháp Tạng) cho đến khi nào bốn mươi tám lời nguyện của Ngài đã thực hiện xong— Amitabha’s vow of not taking up his Buddhahood until each of his 48 vows is fulfilled. Bất Thụ Ngôn Phật: Hiện đời không chịu tiếp thọ và tu tập Phật pháp—In present life not to accept and practice the Buddha’s teaching. Bất Thuận: Vama (skt)—Nghịch—Opposing.

Bất Thuộc Tiệm Thứ: Tức thì lãnh ngộ chứ không cần phải từ từ tu hành—Immediate realization without any gradual cultivation.

Bất Thuyết: Not declared—Undeclared. Bất Thuyết Bồ Tát: Non-preaching

Bodhisattva—See Im Lặng Phi Nhị Nguyên. Bất Thuyết Nhất Tự: Ichiji-Fusetsu (jap)—Bất thuyết nhất tự, lời được Đức Phật nói khi Ngài nhấn mạnh về sự nguy hiểm của lạm dụng ngôn từ. Ngài nói: “Trong bốn mươi chín năm, ta không nói một lời.” Về sau câu nầy trở thành thông dụng khi các Thiền Sư dùng câu nầy để dạy đệ tử tu thiền—Not a word has been said nor declared. This statement was said by the Buddha when he emphasized the danger of abusing words. He said: “In forty-nine years, I haven’t said a word.” Later, this statement has become popular when Zen

Masters using the statement to teach their disciples.

Bất Thuyết Phá: Pu shuo po (chi)—Not to speak too plainly—Không nói quá rõ ràng—Thiền luôn nhấn mạnh đến kinh nghiệm trực tiếp và bác bỏ trí năng thuần túy, vốn trừu tượng và gián tiếp. Những Thiền sư nếu có thể, không thích khuyến khích suy lý về Thiền. Họ không thích nói quá rõ rệt về những gì họ hiểu, vì nếu họ làm như vậy thiên hạ lại chỉ thành hình một loại khái niệm khác về Thiền, lại đưa Thiền trở về cái vòng tệ hại của trí năng và triết lý. Do đó họ dùng bất cứ thủ đoạn hay phương pháp nào để mang đệ tử của họ trực tiếp vào vấn đề chứ không bao giờ nói ra quá minh bạch về Thiền, và điều này khiến Thiền trở thành một truyền thống độc nhất được các đệ tử nâng niu một cách hãnh diện. Điều này không có nghĩa là Thiền sư luôn luôn bí hiểm trong lời ăn tiếng nói của mình. Ngược lại, trong hầu hết mọi trường hợp, các Thiền sư nói rất minh bạch và chân thật. Ngay cả một vài Thiền sư cực đoan như Mã Tổ và Lâm Tế cũng rất minh bạch và dễ hiểu trong nhiều trường hợp. Những lời dạy của các ngài khiến chúng ta nghĩ đến một vị Thầy nhân từ giảng dạy bằng những lời lẽ minh bạch một cách hết sức chân thành. Như thế bởi vì Thiền thực tiễn nhất. Thiền chỉ đem cá nhân trực tiếp đến ngộ. Tuy nhiên, do bởi căn cơ trình độ của từng cá nhân khác nhau nên các Thiền sư phải dùng các phương pháp và giáo lý khác nhau trong những trường hợp khác biệt. Do đó mà phong cách và dụng ngữ Thiền biến thiên rất nhiều, từ những công án bí hiểm và phi lý nhất đến những lời dạy minh bạch và dễ hiểu nhất—Zen always emphasizes direct experience and denounces mere intellection, which is essentially abstract and indirect. Zen masters were unwilling to encourage speculation on Zen if they could help it. They disliked speaking too plainly about what they understood, for if they did so people would simply form another notion about Zen which would lead back into the old vicious circle of intellection and philosophy. Thus to use a method or trick which would bring the disciple directly to the point and never to speak too plainly about Zen became the unique tradition of Zen cherished with pride by all its followers. This does not mean that Zen masters were always obscure in their remarks. On the contrary, they spoke very plainly and sincerely on most occasions. Even some of the extrimists like

Ma-Tsu and Lin-Chi were plain and understandable on many occasions. Their instructions one of some good-hearted teacher preaching in simple words with great sincerity. This is because Zen is most practical. It cares only to bring the individual directly to Enlightenment. However, since individuals vary greatly in their capacities and aptitudes. Zen masters must use different methods and teachings for different individuals in different circumstances. Therefore, Zen styles and expressions vary greatly, from the most enigmatic and irrational koans to the plainest and most undersntadable instructions. Bất Thuyết Thuyết, Bất Văn Văn: Chẳng nói mà nói, chẳng nghe mà nghe. Trong Thiền, việc tiếp nhận pháp Thiền không phải nơi tai mà là nơi tâm—Not a word has been declared nor heard by the mouth and the ear; but a lot has been said and listened by the mind.

Bất Thuyết Tợ Nhân Để Pháp, Bất Cân Nhân Thuyết Đích Pháp: Không nói pháp gì cho người, không có pháp nào để nói cho người—There is nothing to preach for people—Theo Thiền tông, chân lý có thể được suy nghĩ nhưng không thể nói ra, không thể nào diễn tả được, tỷ như khi nói cái ngã không giống mà cũng không khác với ngũ uẩn. Khái niệm của nhà Thiền cho rằng kinh nghiệm giác ngộ không thể nắm bắt được bằng văn tự ngôn ngữ. Việc này quan hệ tới sự định hướng chung của nhà Thiền, nghi ngờ về khả năng làm sai lạc chân nghĩa của ngôn ngữ và khái niệm. Chúng ta hãy quan sát cuộc đối thoại giữa Nam Tuyền và sư huynh của mình là Bách Trượng Duy Chánh: Một hôm Bách Trượng Duy Chánh hỏi Nam Tuyền: “Có pháp gì mà Sư không dám nói cho người không?” Nam Tuyền nói: “Có.” Bách Trượng hỏi: “Thế nào là không có pháp gì để nói cho người?” Nam Tuyền nói: “Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật.” Đây có thể xem là học thuyết tuyệt đối không, nhưng cho dù như thế chúng ta vẫn thấy cái gì đó nhờ phủ định mà được rõ ràng. Chúng ta hãy tiếp tục quan sát cuộc đối thoại tiếp giữa hai vị Thiền sư trên: Bách Trượng nói: “Như thế là huynh đã nói cho người rồi.” Nam Tuyền nói: “Tôi không thể làm tốt hơn như thế. Còn huynh thì sao?” Bách Trượng Duy

Chánh nói: “Tôi không phải là người giác ngộ thì làm sao biết là có nói không nói pháp gì?” Nam Tuyền nói: “Tôi không hội, thỉnh sư huynh nói cho.” Bách Trượng nói: “Tôi đã nói cho ông nhiều quá rồi!” Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển III, Thiền sư Đại Châu Huệ Hải trong lần sư gặp gỡ đầu tiên với Mã Tổ, Tổ hỏi: “Ông từ đâu đến?” Sư đáp: “Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu.” Mã Tổ lại hỏi: “Ông đến đây làm gì?” Sư đáp: “Con đến đây cầu Phật pháp.” Mã Tổ nói: “Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì? Ở đây ta không có một vật, vậy thì ông nghĩ ông cầu Phật pháp gì chứ?” Sư thưa: “Cái gì là kho báu của Huệ Hải?” Mã Tổ nói: “Chính nay ông hỏi ta, là kho báu của ông, đầy đủ tất cả, không thiếu một thứ gì, đâu cần tìm cầu bên ngoài.” Ngay những lời nói này, Sư tự nhận bổn tâm không ngăn ngại bởi suy nghĩ, Sư mừng rỡ lễ tạ sự dạy dỗ của Mã Tổ. Cũng theo Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển III, một hôm, Thiền sư Đại Châu Huệ Hải thượng đường dạy chúng: “Ta chẳng hiểu Thiền, và cũng chẳng có giáo thuyết đặc sắc gì dành cho mấy ông. Vì vậy, mấy ông không cần phải đứng ở đây lâu. Hay nhất là mấy ông hãy tự mình giải quyết vấn đề.” Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng loại trạng thái ý thức nội tại này không thể dùng bất cứ lối trình bày lý luận nào để giải thích được, có hiểu như vậy chúng ta mới có thể bàn luận về Thiền một cách hợp lý được. Đối với trạng thái này thì ngôn ngữ chỉ là ngón tay, và nhờ đó mà chúng ta biết được ý nghĩa của nó, nhưng chúng ta không thể xem ngôn ngữ như là kim chỉ nam chỉ dẫn tuyệt đối. Trước tiên chúng ta phải thử xem tâm trạng mà khi Thiền sư nói những câu thoại này cái đã. Họ không chuyển tải những thứ giống như nhảm nhí này, hoặc giả, có người nói là quái dị hay quỷ quyệt. Nhưng họ đều có nền tảng chân lý vững vàng từ kinh nghiệm cá nhân. Hành trạng của họ có vẻ như điên rồ nhưng thực ra trong đó chân lý quan trọng được họ bày tỏ một cách có hệ thống. Khi thấy được từ chân lý này, thì ngay cả sự di chuyển của sanh trụ dị diệt trong vũ trụ không là cái gì quan trọng hơn cái vo ve của con muỗi hay cái phe phẫy của cây quạt. Điều đáng nói ở đây là phải nhìn thấy cho được tinh thần trôi chảy không ngừng trong tất cả mọi thứ, đó là một loại khẳng định tuyệt đối mà không có một dấu vết nào của chủ nghĩa hư vô—According to Zen,

Truth that can be thought but not preached nor expressed, i.e., the self is neither the same nor different from the five skandhas. The Zen notion that the experience of awakening cannot be captured in words. This is connected with the general orientation of Zen, which is suspicious of the distorting power of words and concepts. Let’s observe the dialogue that took place between Nan-chuan and P’ai-ch’ang Wei-cheng: One day, Nan-chuan was asked by P’ai-ch’ang Wei-cheng, one of his brother monks, “Is there anything you dare not talk about to others?” Nan-chuan said, “Yes.” Whereupon, P’ai-ch’ang Wei-cheng continued to ask, “Then what is this something you do not talk about?” Nan-chuan said, “It is neither mind, nor Buddha, nor matter.” This looks to be the doctrine of absolute emptiness, but even here again we observe a glimpse of something showing itself through the negation. Let’s conitnue to observe the further dialogue that took place between Nan-chuan and P’ai-ch’ang Wei-cheng: P’ai-ch’ang Wei-cheng asked, “If so, you already talked about it.” Nan-chuan said, “I cannot do any better. What would you say?” P’ai-ch’ang Weicheng said, “I am not a great enlightened one, how can I know something to talk or not to talk?” Nanchuan said, “I don’t understand, please tell me.” P’ai-ch’ang Wei-cheng said, “Well, I have already said too much about it.” According to Wudeng Huiyuan, Volume III, upon Ta-chou Hui-hai’ s first meeting with Ma-tsu, Ma-tsu asked, “From where have you come?” Hui-hai said, “From Ta-yun Temple in Yue-chou.” Ma-tsu then asked, “What were you planning to do by coming here?” Hui-hai said, “I’ve come to seek the Buddhadharma.” Matsu then said, “I don’t have anything here, so what ‘Buddhadharma’ do you think you’re going to find here? You haven’t seen the treasure in your own house, so why have you run off some other place?” Hui-hai then said, “What is the treasure of the wisdom sea?” Ma-tsu said, “It is just who is asking me this question, that is your treasury. It is replete, not lacking in the slightest, and if you realize its embodiment then why would you go seeking it elsewhere?” Upon hearing these words, Hui-hai perceived his fundamental mind unobstructed by thinking. He ardently thanked and honored Ma-tsu for his instruction. Also according to Wudeng Huiyuan, Volume III, one day, Zen master Hui-hai entered the hall and addressed the monks, saying, “I do not understand Zen, nor is there any special teaching to give out for your sake. Therefore, there is no need for you to be standing here for so long. It is best for you to get the matter settled with yourselves.” Zen practitioners should always remember that this state of inner consciousness, about which we cannot make any logical statement, must be realized before we can have any intelligent talk on Zen. Words are only an index to this state; through them we are enabled to get into its signification, but do not look to words for absolute guidance. Try to see first of all in what mental state the Zen masters are so acting. They are not carrying on all those seeming absurdities, or, as some might say, those silly trivialities, just to suit their capricious moods. But they have certain firm basis of truth obtained from a deep personal experience. There is in all their seemingly crazy performances a systematic demonstration of the most vital truth. When seen from this truth, even the moving of the whole universe is of no more account then the flying of a mosquito or waving of a fan. The thing is to see one spirit working throughout all these, which is an absolute affirmation, with not a particle of nihilism in it. Bất Thuyết Tứ Chúng Tội Quá: Không nói lỗi của tứ chúng, hay không được kể lỗi của các thành viên khác trong Tăng Già—Abstention from speaking of the faults of members of the Sangha, the prohibition of mentioning the errors and sins of other disciples, cleric or lay.

Bất Thức: Fushiki (jap)—Không biết—Unaware. Bất Thức Lô Sơn Chân Diện Mục: Thành ngữ này bắt nguồn từ bài thơ “Đề Tây Lâm Bích” của Tô Thức. Thấy cảnh vật bên ngoài đẹp đẽ, tác giả đứng trong núi cảm khái làm bài thơ, chứ không sao nhìn thấy toàn cảnh núi Lô Sơn; cũng giống như tình huống của một hành giả tu Thiền bị mê hoặc bởi hiện tượng bên ngoài, chứ không nhận thức rõ bản chất thật của sự vật—A Zen practitioner is attracted to outside circumstances, but does not have a clear understanding of the real nature of things.

Bất Thực Nhục: Vikalabhojana (skt)—Không ăn thịt, một phần của giới thứ sáu trong thập giới— Part of the sixth of the ten commandments— Against eating flesh—See Thập Giới Đại Thừa. Bất Thực Phi Thời: Abstinance from taking food in unprescribed time—Not to eat out of regulation hours—Không ăn sái giờ—Đây là một trong tám giới đầu trong Thập Giới mà Đức Phật chế ra cho Phật tử tại gia cứ mỗi nửa tháng là phải giữ tám giới nầy trong 24 giờ—This is one of the first eight of the ten commandments which the Buddha set forth for lay Buddhists to observe 24 hours every fornight—See Thập Giới Đại Thừa.

Bất Thường: Abnormal—Extraordinary—

Irregular.

Bất Thường Trụ: Không vĩnh viễn, tạm bợ— Non-eternal.

Bất Tích My Mao: Không tiếc lời nói và bất chấp sự trừng phạt—Not sparing one’s words and not caring of the punishment.

Bất Tích Thân Mệnh: Fu-Shaku-Shinmyo (jap)— Cầu đạo vô thượng mà không tiếc thân mạng—To seek the supreme way without regretting body and life.

Bất Tiếc Thân Mệnh: Vị Bồ Tát không tiếc thân mệnh mình trên đường tu tập đạo quả Bồ đề—The bodhisattva virtue of not sparing one’s life for the sake of bodhi—Not be grudging body and life. Bất Tiễn Giai Thê: Thiền pháp được lãnh ngộ tức thời và trực tiếp chứ không qua thứ bậc cao thấp trong hệ thống nhà Thiền—Zen realization is sudden and direct, and not through the seniority in the system.

Bất Tín: Asraddha (skt)—Asvadhya (skt)— Ashraddhya (skt)—Không có lòng tin—To disbelieve—Faithlessness—No faith—Lack of faith—Unbelief—To refuse to believe or unable to believe—Bất tín hay không tín nhiệm hay tin tưởng ai, không tin chánh pháp, hay không tin tưởng nơi Phật pháp. Ngược lại với Tín, bất tín là hành động của tâm từ chối tin tưởng nơi Tam Bảo. Đây là một trong những ô nhiễm lớn, một trong hai mươi phiền não phụ được dạy trong Pháp Tướng Tông—Lack of faith or not to trust or believe in anyone, not to believe in the truth, or not to believe in Buddhist doctrine. The opposite of faith, the action of a mind which refuses to believe in the Three Jewels. This is one of the great defilement elements, one of the twenty secondary defilements in the doctrine of the FaHsiang School.

Bất Tín Đạo: Không chịu tin nơi những gì đã được nói—Not belieiving in what has been said. Bất Tỉnh: Unconscious—To lose consciousness. Bất Tỉnh Nhân Sự: To faint away—To fall down in a faint.

Bất Tịnh: Asobhana (p)—Asubham (p)—Mala or Samklesa (skt)—Không thanh tịnh—Không trong sạch—Defilement—Impurity—Uncleanness— Vile—Sự bất tịnh (không thuần tịnh hay không trong sạch). Bản chất nhiễm trược của tham dục. Bất tịnh có nghĩa là không tinh sạch, không thánh thiện, không đẹp đẽ. Đứng về cả hai phương diện sinh lý và tâm lý, con người là bất tịnh. Đây không phải là một cái nhìn tiêu cực hay bi quan, mà chỉ là cái nhìn khách quan về con người. Thấy được sự cấu tạo của cơ thể, từ tóc trên đỉnh đầu, cho đến máu, mủ, đàm, phân, nước tiểu, những vi khuẩn ẩn náo trong ruột và những bệnh tật cứ chực sẳn để phát sinh, ta thấy phần sinh lý của ta quả là bất tịnh. Phần sinh lý đó cũng là động lực thúc đẩy ta đi tìm sự thỏa mãn dục lạc, do đó nên kinh gọi thân thể là nơi tích tụ của tội lỗi. Còn phần tâm lý? Vì không thấy được sự thật về vô thường, khổ không và vô ngã của sự vật cho nên tâm ta thường trở thành nạn nhân của tham vọng thù ghét; do tham vọng và thù ghét mà chúng ta tạo ra biết bao tội lỗi, cho nên kinh nói “tâm là nguồn suối phát sinh điều ác.”—Defiling nature of the passions. Impurity is the nature of our bodies and minds. Impurity means the absence of an immaculate state of being, one that is neither holy nor beautiful. From the psychological and physiological standpoint, human beings are impure. This is not negative or pessimistic, but an objective perspective on human beings. If we examine the constituents of our bodies from the hair on our head to the blood, pus, phlegm, excrement, urine, the many bacteria dwelling in the intestines, and the many diseases present waiting for the opportunity to develop, we can see clearly that our bodies are quite impure and subject to decay. Our bodies also create the motivation to pursue the satisfaction of our desires and passions. That is why the sutra regards the body as the place where misleads gather. Let us now consider our psychological state. Since we are unable to see the truth of impermanence, suffering, and the selfless nature of all things, our minds often become the victims of greed and hatred, and we act wrongly. So the sutra says, “The mind is the source of all confusion.” Bất Tịnh Chủng Tử: Impure seed—The impurity of its seeds—Chủng tử bất tịnh—Chủng tử tạo nên thân thể của chúng ta bất tịnh vì chúng được tạo nên bởi tinh cha huyết mẹ. Thân nầy do nơi nghiệp dâm dục, từ hạt giống tham ái mà sanh— The seeds of our bodies are impure because they are created from our father’s semen and mother’s blood (egg). This body is born from the karma of lust and attachment.

Bất Tịnh Chướng: Klesavarana (skt)—Những chướng ngại gây nên bởi uế nhiễm—Barrier of temptation, passion or defilement—Hindrance of impurity—Hindrance by impurity—Hindrance on spiritual progress.

Bất Tịnh Cứu Cánh: Impurity of the death—Cứu cánh bất tịnh—Đến khi chết rồi, thân nầy là một đống thịt sình thúi rã rời, mặc cho giòi tửa bò lan hoặc quạ diều tha mổ—After death, the body swelling up and rotting away, with flesh and bones disarray, feeding feelers and crows.

Bất Tịnh Giới: Impure commandments—Thi La Bất Thanh Tịnh—Nếu giới bất tịnh, không ai vào được tam muội—If the sila, or moral state, is not pure, none can enter samadhi.

Bất Tịnh Hành: Hành vi bất tịnh—Impure behavior.

Bất Tịnh Hạnh: Phi phạm hạnh, gồm những việc hèn hạ bất tịnh hay dâm ô—Ignoble or impure deeds, or sexual immorality. Bất Tịnh Khiết Vương: See Uế Tích Kim Cang. Bất Tịnh Khổng: Impure openings—Lỗ hổng bất tịnh trong thân—Đức Phật dạy có chín lổ bất tịnh trong cơ thể chúng ta, từ mỗi lổ nầy luôn rỉ ra mọi thứ cặn bã như đờm nơi cổ họng, mồ hôi từ lổ lông nơi da, vân vân. Không có sự bài tiết nào có thể ngửi, rờ hay nếm cho vô. Tất cả đều bất tịnh—

The Buddha teaches us that there are nine openings in our body and from each of them exudes all kinds of excretions all the the time, i.e., phlegm from throat, sweat from the pores of skin, etc. None of the things excreted are pleasant to smell or touch or taste—See Cửu Khổng (Khiếu) Bất Tịnh.

Bất Tịnh Kim Cang: Ucchuma (skt)—Uế Tích Kim Cương, còn gọi là Ô Sô Sát Ma Minh Vương hay Thần Kim Cang Chấp, chúa tể của những nơi ô uế—The vajra-ruler who controls unclean places—See Bất Tịnh Phẫn Nộ. Bất Tịnh Luân: 1) Bánh xe bất tịnh (chuyển tà pháp, truyền bá tà pháp mà nói là chánh pháp): Impure wheel; 2) Một trong ba điều bất tịnh (vô thường, bất tịnh và khổ): One of the three impurities (impermanence, impurity, and distress). Bất Tịnh Nhục: Impure flesh—Trong giáo lý

Tiểu Thừa, thịt động vật mà thấy giết, nghe giết, nghi ngờ con vật bị giết vì mình. Tiểu Thừa cấm dùng những loại thịt nầy. Trong giáo lý Đại Thừa, bất kể tịnh hay bất tịnh, các loại thịt đều bị cấm— According to the Hinayana, unclean flesh means flesh of animals, fishes, etc., seen being killed, heard being killed, or suspected being killed. Hinayana forbids these. In the Mahayana doctrine, all flesh, pure or impure, is prohibited (Mahayana forbids all flesh).

Bất Tịnh Pháp: Dhamma-asobhana (p)—

Dhamma-asubham (p)—Dharma-samklesa (skt)— Pháp không thanh tịnh (không trong sạch)— Impure dharma.

Bất Tịnh Phẫn Nộ: Ucchusma (skt)—Vị Bồ Tát có quan hệ với Bất Động Minh Vương, vị kiểm soát tất cả những loài quỷ bất tịnh—A Bodhisattva connected with Arya-acalanatha-raja, who controls unclean demons.

Bất Tịnh Quán: See Quán Bất Tịnh. Bất Tịnh Quán Kinh: Tên khác của Kinh Đạt Ma Đa La Thiền—A Sutra of Dharmatrata.

Bất Tịnh Tâm: Impure mind—Tâm Bất Tịnh—

Tâm tạp loạn, xấu ác, tính toán của chúng sanh— The chaotic, evil, calculating, vicious mind of sentient beings.

Bất Tịnh Thân: Impurity of the body—Thân bất tịnh—Đức Phật dạy cách quán thân bất tịnh để trừ dục vọng. Đây là một trong tám cách thiền quán— The Buddha taught meditate or contemplate on the impurity of one’s body to remove passions. This is one of the eight types of meditation for removing various attachments. Bất Tịnh Thí: Sự bố thí không trong sạch—Cho mà mong đòi báo đáp trong kiếp nầy hay kiếp tới thì gọi là bất tịnh thí—Impure charity or impure donation, in which the giver expects something in return for his or her almsgiving—Unclean almsgiving, looking for its reward in this or the next life.

Bất Tịnh Thọ Sanh: Impure birth—See Thọ Sanh Bất Tịnh.

Bất Tịnh Thuyết Pháp (Tà mệnh thuyết pháp): Hoặc thuyết pháp, hoặc thuyết chánh pháp từ ý muốn kiếm tiền để sống là thuyết pháp bất tịnh— Impure teaching—Unclean preaching, to preach, whether rightly or wrongly, from an impure motive for making a living. Bất Tịnh Trụ: Cư trú bất tịnh—Impurity of dwelling.

Bất Tịnh Tưởng: Asubhasanna (p)—Perception of foulness.

Bất Tịnh Vị: Thứ bậc bất tịnh (bất tịnh trong giai đoạn tu hành)—Impure stage. Bất Tịnh Ý: Impure intention—Chủ ý không thanh tịnh (không trong sạch).

Bất Tọa Cao Quảng Đại Sàng:

Anuccasayanamaha-sayana (skt)—Không ngồi giường cao rộng, giới thứ chín trong thập giới— Not to sit on a high, broad, large bed, the ninth of the ten commandments—See Mười Giới Sa Di.

Bất Toàn: Incomplete—Imperfection. Bất Tổn Hại: Avihimsa (skt)—Not to cause damage—Not be harmful.

Bất Tổn Não Hữu Tình Diệt Tịnh: Sự diệt trừ năng lực tri giác vô khổ—Tranquilization of painless sentiency.

Bất Trái Nghĩa Biện Thuyết: Biện thuyết chẳng trái nghĩa—Explanation without violating meaning.

Bất Tranh Đa: Chẳng khác mấy—Not so much different.

Bất Tránh Động Bất Tầm Tĩnh: Not avoiding the excitements and not searching the quietness— Trong một bức thơ trả lời của Thiền sư Hư Vân gửi cho Trần Quí Nhâm, ngài đã nói: “Mỗi lần ông gặp phải náo động mà không có cách nào lẫn tránh được, ông nên biết đây là lúc tốt nhất để ra sức tu tập Thiền. Nếu, thay vì vậy, ông ra sức đè nén hay chỉnh sửa tư tưởng của mình, ắt lại càng xa Đạo hơn. Việc tệ hại nhất mà một Thiền sinh có thể làm là cố thử chỉnh sửa hay đè nén tư tưởng của mình trong những hoàn cảnh mà người ấy không thoát ra được. Nhiều Thiền sư thời trước đã nói:

‘Phân biệt bất sinh,

Hư minh tự chiếu.’

Hãy nhớ lấy điều này trong tâm, hãy nhớ lấy điều này trong tâm! Nếu ông dùng một chút sức mạnh để làm một chút nỗ lực đạt được giác ngộ, thì cũng giống như người dùng tay mình mà nắm lấy hư không, chỉ là vô dụng và mất thì giờ mà thôi!”—In a letter to respond to his disciple Chen Chi Jen, Zen master Hsu-yun wrote: “When you are involved in turmoils and excitements which you have no way of avoiding or eschewing, you should know that this is the best time to work at Zen. If, instead, you make an effort to suppress or correct your thoughts, you are getting far away from Zen. The worst thing a student can do is to apptempt to correct or suppress his thoughts during inescapable circumstances. Masters in ancient times have said: ‘There is no distinction.

Only the void-illumination

Reflects all forms within oneself.’

Bear this in mind, bear this in mind! If you use one iota of strength to make the slightest effort to attain Enlightenment, you will never get it. If you make such an effort, you are trying to grasp space with your hands, which is useless and a waste of

time!”

Bất Trắc: Uncertainty—Emergency.

Bất Tri:

  1. Không hiểu biết: Ajnana (skt)—Không có nhận thức—Ngu si về tâm linh—Noncognizance—Spiritual ignorance.
  2. Làm cho một bên nhìn nhận rằng tâm trí mình không bình thường khi xảy ra tranh chấp: Amudha-vinaya (skt)—Irresponsibility— Mental derangement—Make a monk admit that he was not in his normal mind when the point of dispute arose.

Bất Tri Tâm Thị Phật Tâm: The mind of not knowing is Buddha-mind—See Nhất Tướng Tâm Thị Phật Tâm.

Bất Tri Túc Giả: Một người không biết đủ—A person who is not content with any kind of requisites.

Bất Tri Yếm Túc: Insatiable—Never satisfied— Không biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có ngay trong lúc nầy—Never satisfy with what we have at this very moment.

Bất Trị: Incurable—Incorrigible.

Bất Triệt: Không ngừng—Unceasingly.

Bất Tróc Trì Sinh Tượng Kim Ngân Bảo Vật:

Jatarupa-rajata-pratigrahanad-vairamani (skt)—

Giới luật thứ mười trong thập giới là không được cầm nắm cất giữ tiền, vàng bạc, hay châu báu— The tenth commandment, not to take or possess uncoined or coined gold and silver, or jewels— See Mười Giới Sa Di.

Bất Trụ Bái: Lễ bái không ngừng (theo Thiền Lâm Tượng Khí Tiên, dầu đã được thầy ấn chứng, vị đệ tử luôn lễ bái thầy ứng hợp với lối lễ bái thường dùng)—Unceasing practice of bowing

(prostrating).

Bất Trụ Bố Thí: Chẳng trụ bố thí, vì chẳng cầu quả báo—Giving without dwelling, not seeking reward.

Bất Trung: 1) Không đúng: Not correct; 2) Không trung thành: Unfaithful, disloyal, faithless.

Bất Trước Hương Hoa Phát-Bất Hương Đồ Thân: Mala-gandha-vilepana-dharana-mandalavibhusana-sthanad-vairamani (skt)—Giới thứ tám—Không trang điểm tràng hoa hay dùng nước hoa—Abstention from self-adornment with scents or cosmetics, the eighth commandment against adorning the body with wreaths of fragrant flowers, or using fragrant unguents—See Mười

Giới Sa Di.

Bất Trước Thánh Phàm: Không dính mắc vào kiến giải phân biệt đối đãi bậc Thánh với kẻ phàm—Not be attached to the idea of discrimination the differences between the sages and ordinary people.

Bất Trước Thị Phi: Không dính mắc vào thị phi phải quấy—Not be attached to gossips of right and wrong.

Bất Trước Tiện: Không được điều kiện thuận lợi hay hoàn cảnh may mắn—Not to have favorable conditions or lucky circumstances.

Bất Tu Ngoại Đạo: Một trong mười loại ngoại đạo, sáng lập bởi San-Xà-Dạ-Tỳ-La-Đê-Tử, cho rằng chẳng cần tu đạo, một khi đã trải hết kiếp sanh tử thì hết khổ và tự đắc niết bàn—One of the ten kinds of “heresies” founded by Sanjayan Vairatiputra, who taught that there is no need to seek any other truth (the right path), as when the necessary kalpas have passed, mortality ends and nirvana naturally follows.

Bất Tuân: Disobey—Non-observance.

Bất Túc: Chưa đủ—Insufficient—Not enough.

Bất Tùng Nghiệp Sinh: Karma-prabhava (skt)— Nakarmaprabhva (skt)—Không phải được sinh ra do nghiệp hay hành động—Not karma-created. Bất Tùy Thế: Asamkhata (skt)—According to the worldly situations or circumstances.

Bất Tuyên: Không rõ—Unclear.

Bất Tuyệt: Không dứt—Endless—Interminable Bất Tuyệt Bất Hằng: Không đoạn không hằng— Neither end nor permanence.

Bất Tư Duy: Not thinking—Không suy nghĩ gì cả. Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253) dạy trong quyển Tu Tâm: “Hãy nghĩ những gì không suy nghĩ. Nhưng làm thế nào nghĩ được đến những gì không suy nghĩ? Không suy nghĩ gì cả. Đó là yếu chỉ của Thiền.”—Zen Master Dogen taught in Minding Mind: “Think of what does not think. How do you think of what does not think? It is not thinking. This is the essential art of sitting

meditation.”

Bất Tư Lượng Để: See State beyond thinking. Bất Tư Lượng Tâm: Fushiryo (jap)—Not thinking (a state of non-awareness).

Bất Tư Nghì: Acintya (skt)—Beyond thought and words—Beyond conception—Inaccessible to reason—Bất Khả Tư Nghì. Bất Tư Nghì Âm: Inconceivable sounds.

Bất Tư Nghì Biến: Diệu lý chân như chuyển biến mà thành sự tướng của muôn pháp—The indescribable changes of the bhutatathata in the multitudinous forms of all things.

Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử: Acintyaparina-macyuti (skt)—Inconceivable transformation of death—1) Quả báo Tịnh độ giới của nghiệp vô lậu. Đây là sự sanh tử của các bậc

Thánh đã đoạn hết kiến tư hoặc: The inconceivable transformation life in the Pure Land, the transformation of the arhats and other saints; 2) Do bi nguyện vô lậu mà chuyển biến hướng thượng thân sinh tử lên trên Tam giới (xuất quá tam giới thân): Ineffable changes and transmigrations to the higher stages of mortality above the traidhatuka or trailokya. The inconceivable transformation of life in the Pure Land.

Bất Tư Nghì Biến Dịch Tử:

Acintyaparinamacyuti (skt)—Cái chết thuộc về sự biến hóa kỳ diệu của chư Bồ Tát, hay cái chết thuộc sự sự biến hóa không thể quan niệm được xãy ra bên trong tâm, làm cho tâm hiểu được các sự vật đặc thù bên ngoài—The death of mysterious transformation or inconceivable transformation-death. This has nothing to do with corporeal existence. It happens only to such spiritual beings as Bodhisattvas. A mysterious transformation that takes place within the mind, making it comprehend an external world of particular objects.

Bất Tư Nghì Cảnh Giới: See Bất Tư Nghì Giới. Bất Tư Nghì Chân Ngôn Tướng Đạo Pháp: The practice of the presence of the invisible Dharmakaya in the esoteric word.

Bất Tư Nghì Dụng Tướng: Inconceivable, beneficial functions and uses from the pure wisdom—Do tịnh trí tướng mà hiện ra hết thảy mọi cảnh giới làm lợi ích chúng sanh. Bất Tư Nghì Duyên Khởi: Cảnh giới duyên khởi không thể nghĩ bàn—Inconceivable dependent origination.

Bất Tư Nghì Giải Thoát: Inconceivable liberation—Sự giải thoát không thể nghĩ bàn được. Bất Tư Nghì Giải Thoát Kinh: Grand sutra on inconceivable emancipation—The Hua-Yen Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm. Bất Tư Nghì Giới: Acintyadhatu—Tên khác của chân như—Chân như vượt trên tư tưởng và văn tự—The realm beyond thought and words, another name for Bhutatathata (Chân Như). Bất Tư Nghì Huân: Inconceivable permeation—

Bất tư nghì huân là sự thẩm thấu của sự ngu si hay trí tuệ vào tự tánh thanh tịnh trong tâm của chân như rồi sau đó xuất hiện trong thế giới hiển hiện để tạo thành phiền não. Theo Khởi Tín Luận thì Bất Tư Nghì Huân là ảnh hưởng huân tập của căn bản vô minh trên chân như tạo thành phiền não— The permeation of the pure self-essence of the mind of true thusness by ignorance or wisdom which then appears in the manifest world. According to the Awakening of Faith, the indescribable vasana or the influence of primal ignorance on the bhutatathata, producing all illusions.

Bất Tư Nghì Huân Biến: Acintyaparinama (skt)—Mysterious transformations.

Bất Tư Nghị Huệ Bồ Tát: Acintyamatidatta(p)— Tên của một vị bồ Tát trong Thai tạng giới— Name of a Bodhisattva in the Garbhadhatu.

Bất Tư Nghì Huệ Đồng Tử: Acintyamati (p)— Một trong tám đồng tử của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—The youth of ineffable wisdom, one of the eight youths in the Manjusri court of the Garbhadhatu.

Bất Tư Nghì Không: Đệ nhứt nghĩa không—Cái “không” mà chư Phật và chư Bồ Tát chứng được là cái “không” đã dứt hẳn Hữu Vô, vượt ngoài vòng vật chất—The void beyond thought or discussion—A conception of the void, or that which is beyond the material, only attained by Buddhas and bodhisattvas.

Bất Tư Nghì Không Trí: Wisdom of inconceivable emptiness—Trí tuệ mà khi đạt được thì mọi ưu phiền ảo ảnh đều tan biến—The wisdom thus attained which removes all distresses and illusions.

Bất Tư Nghì Kiếp: Kiếp là một khoảng thời gian rất dài, không thể tính toán được nên bất khả tư nghì, chỉ có trí huệ Phật mới hiểu được—Aeon is an infinitely long time, unmeasurable, so we call inconceivable kalpa (aeon), only the Buddha’s wisdom can thoroughly understand it. Bất Tư Nghì Lực: Power inconceivable to any worldlings—Tất cả thế gian bất tư nghì lực. Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng: Nghiệp tướng làm lợi cho chúng sanh không thể nghĩ bàn, nghiệp tướng dụng bất khả tư nghì ứng với cơ loại của chúng sanh mà khiến họ được đủ thứ lợi ích. Một loại nghiệp luôn luôn mang lại lợi lạc cho chúng sanh—Inexpressible karma merit always working for the benefit of the living. A kind of merit that always works for the benefit of the living.

Bất Tư Nghì Phật Độ: Inconceivable Buddhalands—The size of the Buddha-lands or the bound of the Buddha realm is beyond human conception—Phật độ cảnh giới bất khả tư nghì. Bất Tư Nghì Quang Bồ Tát Sở Thuyết Kinh: Acintya-prabhasa-bodhisattva-nirdesa-sutra (skt)—Name of a sutra.

Bất Tư Nghì Quang Phật: Inconceivable Light Buddha, one of the twelve lights of Amitabha Buddha—Nan Tư Quang Phật.

Bất Tư Nghì Tát Đỏa: Inconceivable Beings— Gọi là Bất Tư Nghì Tát Đỏa vì nơi một niệm mà Thành Phật—Enlightening Beings are called Inconceivable Beings because they become

Buddhas in an instant.

Bất Tư Nghì Tâm: Inconceivable mind—Cái tâm không thể nghĩ bàn được.

Bất Tư Nghì Thân: Inconceivable body—Do bi nguyện vô lậu mà chuyển biến hướng thượng thân sinh tử lên trên Tam giới (xuất quá tam giới thân)—Ineffable changes and transmigrations to the higher stages of mortality above the traidhatuka or trailokya. The inconceivable transformation of life in the Pure Land. Bất Tư Nghì Thừa: The ineffable vehicle— Buddhism.

Bất Tư Nghì Trí: Acintya-jnana (skt)—Trí huệ bất khả tư nghì (trí hiểu biết bằng trực giác), Trí huệ bất khả tư nghì của Phật, một khi đạt được thì mọi ảo ảnh khó chịu liền tan biến—Intuitive knowledge—Inconceivable wisdom, the indescribable Buddha-wisdom—The wisdom thus attained which removes all distresses and illusions.

Bất Tư Nghì Trí Huệ Thiên Vương:

Inconceivable Wisdom—Một trong mười Dạ Ma Thiên Vương—See Dạ Ma Thiên Vương.

Bất Tư Nghì Trí Tướng: Trí tướng không thể nghĩ bàn—Inconceivable, beneficial functions and uses.

Bất Tư Nghì-Tư Nghì Sinh Diệt Tứ Giáo: Bốn giáo pháp về bất tư nghì và tư nghì được định nghĩa bởi Thiên Thai Trí Khải Đại Sư: Thứ nhất là tư nghì sinh diệt, tương ưng với Tạng giáo. Bậc thứ nhất, nói về những lối hiểu biết thuộc khái niệm như sinh diệt, chỉ cho giáo lý căn bản về nhân quả, nhân lành đưa đến quả lành, nhân dữ đưa đến quả dữ. Trí Khải nói rằng giáo pháp này dùng để đối trị những tính điều của ngoại giáo về một đấng sáng thế, hoặc thượng đế, hoặc chủ trương pháp sinh khởi một cách tự nhiên, hoặc không hề có nhân. Đây là giáo thuyết nói về các hiện tượng sinh diệt, và không có điều gì lưu giữ được nguyên vẹn hình thái trong mỗi sát na kế tiếp. Thứ nhì là tư nghì bất sinh bất diệt, tương ưng với Thông giáo. Bậc thứ hai, gồm lối hiểu theo khái niệm như là “chẳng sinh chẳng diệt,” tức Không. Chẳng có thứ gì gọi là sinh cũng chẳng có thứ gì gọi là diệt. Tất cả mười hai nhân duyên từ vô minh cho đến lão tử đều không có chủ tể. Trí Khải dẫn chứng một đoạn trong Kinh Kim Quang Minh:

“Tướng vô minh là tướng thiếu chủ tể. Nó chỉ có mặt như một sự hội tụ của những ý niệm mê vọng liên quan đến sự sinh khởi từ nhân duyên.” Thứ ba là bất tư nghì sinh diệt, tương ưng với Biệt giáo. Bậc thứ ba, giải thích về duyên khởi vượt trên lối hiểu khái niệm về sinh diệt, tức là Giả. Chỗ này khác với cái hiểu về thế giới hiện tượng hoặc giới nội ở bậc thứ nhất, và chỉ cho cảnh giới vượt trên vọng niệm hoặc giới ngoại, và là cảnh giới giới của chư Bồ Tát và chư Phật. Hành trạng của chư vị A La Hán, Bồ Tát, và Phật thì không như hành trạng của cõi luân hồi là kết quả của nghiệp báo trói buộc, nhưng mà là thanh tịnh và vô nhiễm. Nội dung của cảnh giới này không được ngài Trí Khải định nghĩa rõ ràng, có thể vì sự giới hạn của ngôn từ. Đây là cảnh giới của chư vị A La Hán và Duyên Giác, là những bậc đã phá được những mê vọng phàm tình, nhưng vẫn chưa đến được cõi Niết Bàn viên diệu của chư Bồ Tát và chư Phật. Trong giáo thuyết Tiểu thừa, một vị A La Hán đã diệt được tất cả vọng tưởng và trói buộc, nhưng theo Đại thừa thì vị ấy vẫn còn một chặng đường phải vượt qua trước khi đến được quả vị giác ngộ viên mãn như chư Phật. Thứ tư là bất tư nghì bất sinh bất diệt, tương ưng với Viên giáo. Bậc thứ tư, hiểu về nhân duyên vượt lên trên khái niệm, và chẳng sinh chẳng diệt chỉ cho tánh hội nhập của Lý và Sự. Giác tức Mê: đây là ý nghĩa Phật tánh như liễu nhân Bồ Đề. Nếu mê đồng với giác thì con người vốn sẳn có trí tuệ như trí tuệ Phật. Giải thoát tức nghiệp nhân: đây là ý nghĩa của Phật tánh như duyên nhân Bồ Đề. Nếu nghiệp nhân đồng với giải thoát từ nghiệp quả thì con người vốn có khả năng tu tập để chứng ngộ Bồ Đề. Pháp thân tức khổ: đây là ý nghĩa của chánh nhân Bồ Đề. Nếu khổ không có thực tánh nhưng chỉ là một phần của thực tại Không và Giả đồng thời, thì con người là Một với chân lý này, và hội nhập với pháp thân Phật. Như vậy, ở đỉnh cao Viên giáo, tam đạo (phiền não, nghiệp, và khổ) đồng với tam đức (bát nhã, giải thoát, và pháp thân). Cái hiểu rốt ráo về nhân duyên là cái hiểu vi diệu—The four modes of teaching, defined by the T’ien-T’ai Chih I Great Master: First, conditioned co-arising conceptually understood as arising and perishing, corresponding to the Tripitaka Teaching. The first level, which consists of conceptually understanding as “arising and perishing,” refers to the basic teaching of the law of cause and effect in which good deeds lead to good effects, and evil deeds lead to evil effects. Chih-I says that this teaching supposedly counteracts the non-Buddhist beliefs in a creator/God, or that things arise spontaneously, or that there are no causes at all. It is the teaching that phenomena are constantly arising and perishing and that nothing remains the same from one instant to the next. Second, conditioned co-arising conceptually understood as neither arising nor perishing, corresponding to the Shared Teaching. The second level, which consists of conceptually understanding as “neither arising nor perishing,” refers to the stand point of emptiness. There is nothing which either arises or perishes. All twelve links of conditioned coarising, from ignorance to decay-and-death, are without substantial being. Chih I quotes the Suvarnaprabhasa Sutra: “The essential mark of ignorance is that of inherently lacking substantial Being. It has existence only as the confluence of deluded conceptualizations concerning that which conditionally arises.” Third, conditioned co-arising as beyond conceptual understanding yet as arising and perishing, corresponding to the Distinct Teaching. The third level, which consists of interpreting dependent arising (pratiyasamutpada) as beyond conceptual understanding yet as arising and perishing, refers to the standpoint of conventional existence. This is different from the understanding of worldly phenomena at the first level, and refers to the realm which is beyond delusions and is the level of the Bodhisattva’s and Buddha’s involvement in the world which is beyond conceptual understanding. The activity and existence of Arhats, Bodhisattvas, and Buddhas is not that of this samsaric world which involves karmic deeds and passionate attachments, but is pure and free of defilements such as delusions and passions. The content of this realm is not defined very well by Chih I, which may be excused by the fact that it is supposed to be “beyond conceptual understanding.” The purpose which it plays in Chih-I’s scheme is to define the attainment of the Arhat and pratyekabuddha, who have transcended the ordinary realm of passions and delusions but have not attained the perfect nirvana of Bodhisattvas and Buddhas. In Hinayana teachings the Arhat is said to have severed all delusions and attachments, but for the Mahayana the Arhat still has a way to go before attaining the same perfect enlightnement of the Buddha. Fourth, conditioned co-arising as beyond conceptual understanding and as neither arising nor perishing, corresponding to the Perfect Teaching. The fourth level, which consists of understanding dependent arising

(pratiyasamutpada) as beyond conceptual understanding and neither arising nor perishing, refers to the integration of reality and phenomena appearances. Enlgihtenment is identical with passions: this is the meaning of Buddha-nature as the complete cause of Buddhahood. If passions are fundamentally the same as enlightenment, then one is already endowed with the wisdom of Buddhahood. Liberation is identical with karmic deeds: this is the meaning of Buddha-nature as the conditional causes of Buddhahood. If karmic deeds are fundamentally the same as liberation from karmic effects, then one is capable of cultivating the practices necessary for realizing Buddhahood. The Dharma Body is identical with suffering: this is the meaning of Buddha-nature as the direct cause of Buddhahood. If suffering has no substantial reality but is merely a part of reality which is simultaneously ampty and conventionally existent, then we are One with this reality and integrated with the Dharma Body of the Buddha. Thus at this highest level of the Perfect Teaching, the threefold path of ignorance (passions, karmic deeds, and suffering) is identical to the three virtuous qualities (wisdom, liberation, and the Dharma Body) of the Buddha. The last understanding of conditioned co-arising is the one which is truly subtle—See Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo.

Bất Tư Nghĩa: Fushi-Gi (jap)—Not to think intellectually.

Bất Tư Thiện Bất Tư Ác: Fushizen-fushiaku (jap)—Neither Good Nor Evil—See Không Nghĩ Thiện Không Nghĩ Ác.

Bất Tư Thiện Bất Tư Ác. Thập Ma Thị Bản Lai Diện Mục?: With no thoughts of good and with no thoughts of evil, at just this moment, what is your original face?—See Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác, Chính Khi Ấy Cái Gì Là Bản Lai Diện Mục?

Bất Từ: Không quản ngại—Unhesitant.

Bất Tử: Deathless—Immortal—Immortality (n)— Imperishable—No death—Undying—The state of deathlessness—Pháp giới bất tử không chỉ đạt được sau khi lâm chung, mà kết quả của việc thanh lọc thân tâm ngay trong đời nầy kiếp nầy. Kẻ tin theo thường biên kiến tin rằng có sự hiện hữu thật của sự vật, và có những thứ hiện hữu đời đời—The deathless realm is considered to be gained not at the end of one’s individual life, but as a result of spiritual refinement which may be continued along the life span. Eternalism believes that there is true existence of real being in objects, or that there is some entity that exists forever. Bất Tử Bất Khả Đắc: Không thể nào không chết—No death is unattainable (inaccessible, unachievable).

Bất Tử Cam Lộ: Một thứ nước dùng trong lễ quán đảnh của trường phái Chân Ngôn—Sweet dew of immortality—A baptism water of Shingon.

Bất Tử Dược: Thuốc bất tử, còn gọi là Sa ha, mọc trên dãy Tuyết Sơn (Hi Mã Lạp Sơn), ban cho bất cứ ai thấy được nó một cuộc sống bất tận và không đau khổ—Medicine of immortality, called So-ho, which grows on the Himalayas and bestows on anyone seeing it endless and painless life. Bất Tử Giác: Không thích cái chết—Muốn sống đời trường thọ, một trong tám loại ác giác— Dislike of death, one of the eight wrong perceptions of thought, the desire for long life. Bất Tử Môn: Cửa vào chỗ Bất Tử hay Niết Bàn— The gate of immortality or nirvana. Bất Tử Tướng: Immortal mark—One of the nine grades of arhats.

Bất Tử Tửu: See Bất Tử Cam Lộ.

Bất Tử Xứ: Cõi bất tử—Place of immortality. Bất Tự Sinh: Cái không do tự sinh—Nothing is produced by itself.

Bất Tự Tại: Aisvara (skt)—Không được như như tự tại—Not independent—Not one’s own master—Under governance. Bất Tức Bất Ly: Không giống không khác— Neither same nor different—Neither the thing itself, nor something apart, as water and the wave—See Bất Nhất Bất Dị. Bất Tức Lưu: Không thu hoạch—Without harvesting.

Bất Tương Quan: Không thích đáng—

Irrelevance.

Bất Tương Ưng Duyên: Dissociation condition. Bất Tương Ưng Duyên Hệ: Vippayuttapaccayo (p)—Dissociation condition—Duyên phân tán. Bất Tương Ưng Hành: Hành động và tâm không tương ứng với nhau—Action non-interrelated with mind.

Bất Tương Ưng Pháp (skt): Citta-viprayuktasamskara (skt)—Giả Lập Pháp—Hypothetic categories—Things that are not associated with mind—Tâm bất tương ưng hành pháp—Dharmas that have no connection with form or mind—Trong số các pháp hữu vi, còn có 14 pháp không tương ứng với tâm hay vật. Chúng chẳng phải là sắc mà cũng chẳng phải là tâm—Among the created, or conditioned elements, there are those which have no connection with form or mind. They are neither matter nor mind:

  1. Sự thủ đắc: Prapti (skt)—Acquisition—Sự thủ đắc là năng lực ràng buộc một vật thể đạt được với kẻ đạt được nó—Acquisition is the power that binds an acquired object to the one who acquires it.
  2. Bất Thủ Đắc: Aprapti (skt)—Nonacquisition—Bất thủ đắc là năng lực làm phân ly một vật thể với sở hữu chủ của nó—Nonacquisition is the power that separates an object from the possessor.
  3. Chúng đồng phần: Sabhaga (skt)—

Communion- ship—Chúng đồng phần là năng lực tạo ra những đặc loại hay bộ loại để có những hình thức tương tự như cuộc sống— Communionship is the power that causes a species or a class to have similar forms of life.

4-6) Những Kết Quả, Không Tư Tưởng và Không Điều Kiện chỉ đạt được bằng thiền định: From 4 to 6 are Thoughtless, Conditionless, and Effects attained by meditation.

7) Mạng căn hay sinh lực là những năng lực kéo dài đời sống: Life or Vital Power: Jivitaindrya (skt)—Life or Vital power is the power that gives longevity.

8-11)Từ 8 đến 11 bao gồm sự sống và sự chết của sinh thể, tỷ như những làn sóng sinh hóa (sanh, lão, bệnh, tử): From 8 to 11 are elements that imply the life and death of being, i.e., the waves of becoming and expiration (birth, old age, sickness, and death).

12-14)Từ pháp 12 đến pháp 14 là những bộ phận của danh, cú và văn. Tất cả đều liên hệ đến ngôn ngữ: From 12 to 14 are elements of names, sentences and letters. They all related to speech.

Bất Tương Ứng Tâm: Tâm không bị phiền não— Mind which is not associated with affliction—The non-interrelated mind.

Bất Tương Vi Sự: Không muốn tham thiền nhập định—To have no desire of practicing meditation. Bất Tường: Bad—Unlucky.

Bất Ưng Tác Nghiệp: Ayoga-vihita-karma (skt)— Not to produce karma—Không tạo nghiệp bởi ba thứ thân, khẩu, và ý vì chúng là nhân tạo ra những điều kiện trong tương lai—Not to produce karma, either by action of body, words, and thought, which educe the kernel of the next rebirth because these deeds or character as the cause of future conditions.

Bất Văn: Fumon (jap)—Not hearing.

Bất Văn Ác Danh Nguyện: Vow not to hear of evil repute—Nguyện không nghe lời ác, lời nguyện thứ mười sáu trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, rằng Ngài sẽ không thành Phật nếu trời người hãy còn nghe tiếng chẳng lành—The sixteenth of Amitabha’s fortyeight vows, that he would not enter final Buddhahood as long as anyone of evil repute existed—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của

Đức Phật A Di Đà.

Bất Văn Pháp: Phương pháp không được viết ra—Unwritten methods—See Bất Lập Văn Tự. Bất Vi Nhi Vi: Không làm mà làm—Without doing yet to do.

Bất Vị Tư Lợi Cầu Pháp: Vì lợi mình, lợi người, cũng như lợi tất cả chúng sanh mà cầu pháp, chứ chẳng vì tư lợi—Quest for truth to benefit self and others, all sentient beings, not just helping themselves.

Bất Vị Văn Tự Cầu Pháp: Not questing for truth to take pleasure in literature—See Nhập Trí Huệ Cầu Pháp.

Bất Viên: Thiên—Không hoàn hảo, không hoàn toàn—Imperfect.

Bất Viên Mãn: Bất cụ túc—Incomplete.

Bất Viễn Ly Đạo: Không rời xa đạo—Do not leave the path.

Bất Vong Thiền: Thiền không quên, loại thiền quán luyện tập trí nhớ—Meditation of not forgetting.

Bất Vong Tổng Trì: Tổng trì chẳng quên— Perfect memory power.

Bất Vọng Báo: Không mong cầu hậu quả— Without expecting reward.

Bất Vọng Ngữ: Mrsavadaviratih (skt)— Musavada-veramani (p)—Against lying, deceiving and slandering—Refraining from lying speech— Not to lie, deceive or slander—Không nói dối hay nói lời bịa đặt, giới thứ tư trong ngũ giới (Lời nói không thành thật gọi là nói dối, nói sai sự thật. Đó là việc phải nói quấy, việc quấy nói phải, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, vân vân, cho đến chưa chứng quả mà tuyên bố mình đã chứng quả, chưa thành công mà nói thành công)—No false speaking—Not lying, the fourth commandment in the five commandments.

Bất Vọng Thiền: Thiền quán để chế ngự vọng tưởng—The meditation against forgetfulness. Bất Vô: Chẳng phải không—Not non-existence. Bất Vô Nhân Sinh: Không có cái gì sinh ra mà không do nhân—Nothing is produced without cause.

Bất Vũ Hoa Do Lạc, Vô Phong Nhứ Tự Phi: Không mưa hoa vẫn rơi, không gió tơ tự bay. Từ này ám chỉ sự vô thường của vạn hữu—Flowers fall without rain; cotton silk flies without wind. This term implies the impermanence of all things. Bất Xả A-Luyện-Nhã: Chẳng bỏ nơi tu hành tịch tỉnh—Chẳng bỏ đời sống tịnh hạnh—Never losing the monastic forest life (aranyaka). Bất Xả Bồ Đề Tâm: Chẳng bỏ Bồ Đề tâm— Never losing the bodhi-mind. Bất Xả Kham Nhẫn: Chẳng bỏ kham nhẫn— Never losing perseverance in progress. Bất Xả Không: Anavakara-sunyata (skt)—Tán Không—Emptiness of dispersion.

Bất Xả Ly Không: See Bất Xả Không. Bất Xả Thệ Ước: Lời nguyện không bỏ sót một chúng sanh nào không sanh vào cõi nước của Ngài—Amitabha’s vow of non-abandonment, not to enter Buddhahood till all were born into his Paradise.

Bất Xả Thiện Tri Thức: Chẳng bỏ thiện tri thức—Never losing good-knowing advisors. Bất Xuất Sở Liệu: Không ra ngoài sự dự đoán— Within prediction.

Bất Xuyên Nhĩ Tịnh Xá: Avidhakarnasamgharama (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, đây là tên của một tự viện cổ gần thành Ba La Nại.

Bất Xứng: Dis-symetry—Theo giáo sư Soothill trong Thuật Ngữ Phật Giáo Trung Anh, đây là tên của một tu viện cổ gần thành Ba La Nại— According to Eitel in The Dictionary of ChineseEnglish Buddhist Terms composed by Professor Soothill, Avidhakarna was the name of an ancient monastery near Benares (near Yodhapatipura).

Bất Ý: By accident.

Bất Ỷ Ngữ: Sambinnapralapatprativirati (skt)— Bất Ỷ Ngữ—Không dùng lời thêu dệt—Không nói lời không đúng đắn. Không nói lời thiếu tao nhã. Không nói lời không thích hợp. Không nói lời sáo ngữ—Not to speak indecent speech. Not to speak unrefined speech. Not to speak improper speech.

Not to speak smart speech.

Bật: To fly back.

Bật Sô: Bức Sô.

  1. Tên khác của Tỳ Kheo: Another name for Bhiksu.
  2. Một loại cỏ thơm, biểu tượng của cuộc sống nơi tự viện—A fragrant plant, emblem of the monastic life.
  3. Bậc Sô: Bhiksu (skt)—Biku (jap)—Pigu (kor)—Gelong (tib)—Fully ordained monk—

Bức Sô—Đại Tăng (vị tăng đã thọ đại giới)— Một vị Tăng đã thọ giới đầy đủ và nghiêm trì giới luật—A full monk as opposed to a novice.

Bật Sô Ni: A Buddhist nun—See Tỳ Kheo Ni. : Kaula (skt)—Raft—A ferryboat—Trong Phật giáo Đại thừa, giáo pháp Phật giống như chiếc bè; khi đã đến đích, thì bè cũng nên bỏ lại. Giáo pháp chỉ là phương tiện chứ không là cứu cánh—In Mahayana Buddhism, the teaching is likened a raft; when the goal, the other shore, is reached, then the raft is left behind. The form of teaching is not final dogma but an expedient method. Bè Lau: Reed raft—Bè sậy—Đám sậy bị chặt gẫy mà người ta nói Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dùng để vượt sông Dương Tử từ Nam Kinh—The snappedoff reed on which Bodhidharma is said to have crossed the Yangtsze from Nanking.

Bè Pháp: Raft of Dharma—See Pháp Phiệt.

Bèo Mây: Lentil and clout—To be unstable.

Bế: Đóng—To close—To stop—To block. Bế Lê Đa: Preta (skt)—Ngạ quỷ—Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ.

Bế Lô: Ngưng không đốt lò sưởi vào mùa xuân (Thiền tông hàng năm vào ngày 30 tháng 3 thì đóng lò sưởi)—To cease lighting the stove in spring.

Bế Môn Bất Vấn Thiên Hạ Sự: Đóng cửa, không ngó ngàng gì đến chuyện của thiên hạ—Turn one’s back on the world.

Bế Nhãn Tác Dạ: Nhắm mắt lại rồi cho đó là màn đêm—Close the eyes and say it’s a night fall (a curtain of darkness).

Bế Quan: Heikan (jap)—Đóng cửa tinh thần để tu tập thiền định. Trong Thiền, từ nầy có nghĩa là muốn tu tập thiền thì phải đóng cửa tâm lại để tránh khỏi những xao lãng và phải rèn luyện sự tập trung bên trong để đạt được tâm giác ngộ. Nhưng ‘Bế quan’ không có nghĩa là phải đừng nhìn thấy những sự kiện bên ngoài nữa, hay đừng quan tâm tới những lợi ích hoặc những nghĩa vụ ngoài đời của mình nữa. ‘bế quan’ chỉ có nghĩa là đừng để tiếp tục bị những lo âu, đau khổ và đam mê của trần tục cầm tù nữa, cũng như đừng phế bỏ sự tập luyện tinh thần. Nghĩa căn bản của ‘Bế quan’ được nói lên rất rõ trong một bài thơ nổi tiếng của một thi sĩ Trung Hoa mang nặng màu sắc Đạo giáo (Đào Tiềm hay Đào Minh Nguyên). Thường được trích dẫn trong thiền, bài thơ bất đầu như thế nầy: “Ta xây ngôi nhà của ta giữa thành phố mọi người Thế nhưng ta chẳng nghe thấy tiếng vó ngựa hay tiếng xe chở hàng

Người ta hỏi: ‘Làm sao lại có thể như thế được?’

Nếu tâm người tách khỏi mọi thứ,

Thì ngôi nhà cũng có thể như thế…”

To ‘shut in’; or to isolate oneself for meditation. In Zen, the term means in Zen practice, one should close the gate of distraction, cultivate inner concentration and obtain an enlightened mind. However, ‘to shut in’ does not mean that a practitioner no longer perceives external circumstances and thus is no longer able to tend to worldly needs and duties. It only means that one no longer permits oneself to be captivated by worldly cares, pains, and passions and thus to be distracted from spiritual practice. The basic sense of ‘to shut in’ is conveyed by a poem by the Taoistinfluenced Chinese poet T’ao Yuan Ming (T’aoch’ien 365-427) that is often quoted in Zen. It begins with these lines: “My house I built in the midst of people’s dwellings

But I do not hear the noise of horse and wagon.

You ask, how could that be possible? Once your heart is resolved, then the place where you live is also peaceful.”

Bế Thi: Pesi (skt)—Tệ Thi—Tỳ La Thi—Tỳ Thi—Giai đoạn thứ nhì trong tám giai đoạn thành lập của thai nhi. Có sách nói đây là thai nhi thời kỳ thứ ba trong năm thời kỳ, cái thai đến ngày thứ 37, kết lại thành hòn thịt—The second stage of the eight stages of the human fetus. According to some other sources, this is the embryo in the third of its five stages, a thirty-seven days’ fetus, a lump of flesh—See Bát Vị Thai Tạng.

Bể: Xương bắp vế—The pelvic bones.

Bể Lạc Ba A Ngạt: Virupaksa (skt)—Tỳ Lưu Bác Xoa—Tây Thiên Vương—The western of the four Maharajas—See Tứ Thiên Vương (3). Bệ Bạt Trí: Vaivartika (skt)—Thối chuyển—To recede—To fall back—To backslide. Bệ Đà: See Veda in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bệ Lệ Đa: Preta (skt)—Ngạ quỷ—Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ.

Bệ Rạc: Wretched—Deplorable.

Bệ Sái: Dược—Thuốc—Medicine—Chemicals. Bến Giác: The landing stage of Enlightenment— Shore of liberation.

Bệnh: Vyadhi (skt)—Bệnh—Disease—

Sickness—See Bịnh.

Bệnh Đạo Sư: Vị thầy tầm thường—An ordinary master.

Bệnh Hạ: Nghỉ dưỡng bệnh—To be on sick leave.

Bệnh Khổ: Suffering of Disease (sickness)—See Bát Khổ.

Bệnh Nhập Cao Hoang: Complaint has entered the vital region—Trong Thiền, đây là loại Thiền bệnh hết phương chữa trị—In Zen, this is a kind of trouble which is hopeless.

Bệnh Tăng Khẩu Từ: Di ngôn của vị Tăng bệnh và sắp thị tịch—Last words from a sick monk who is passing away (on the verge of death). Bệnh Tăng Niệm Tụng: Tụng niệm để hồi hướng cho vị Tăng sắp viên tịch—To chant the sutra and to recite the Buddha’s name in order to dedicate to the sick monk who is passing away.

Bệnh Tử: See Bịnh Tử.

Bêu Xấu: Phỉ báng—To dishonor—To huminliate—To discredit—To disgrace. Bi: Karuna (skt)—Bi tâm hay lòng bi mẫn—Pity— Active sympathy—Heart of pity—Tiếng Phạn là Phả Li Nê Phược, tức là cái tâm hay tấm lòng bi mẫn thương xót cứu vớt người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Lòng bi là lòng vị tha, không vì bản ngã, mà dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Khi thấy ai đau khổ bèn thương xót, ấy là bi tâm. Lòng bi mẫn có nghĩa là tư duy vô hại. “Karuna” được định nghĩa như “tính chất làm cho trái tim của người thiện lành rung động trước những bất hạnh của người khác” hay “tính chất làm khơi dậy những cảm xúc dịu dàng trong một người thiện lành, khi nhìn thấy những khổ đau của người khác. Độc ác, hung bạo là kẻ thù trực tiếp của lòng bi mẫn. Mặc dù sự buồn rầu hay sầu khổ có thể xuất hiện dưới dạng một người bạn, nó vẫn không phải là Karuna thật sự, mà chỉ là lòng trắc ẩn giả dối, lòng trắc ẩn như vậy là không trung thực và chúng ta phải cố gắng phân biệt tâm bi thật sự với lòng trắc ẩn giả dối nầy. Người có lòng bi mẫn là người tránh làm hại hay áp bức kẻ khác, đồng thời cố gắng xoa dịu những bất hạnh của họ, bố thí sự vô úy hay đem lại sự an ổn cho họ cũng như cho mọi người, không phân biệt họ là ai—Karuna means sympathy, or pity (compassion) for another in distress and desire to help him or to deliver others from suffering out of pity. The compassion is selfless, non-egoistic and based on the principle of universal equality. ‘Karuna’ means pity or compassion. In Pali and Sanskrit, ‘Karuna’ is defined as ‘the quality which makes the heart of the good man tremble and quiver at the distress of others.’ The quality that rouses tender feelings in the good man at the sight of others’ suffering. Cruelty, violence is the direct enemy of ‘karuna’. Though the latter may appear in the guise of a friend, it is not true ‘karuna’, but falsely sympathy; such sympathy is deceitful and one must try to distinguish true from false compassion. The compassionate man who refrains from harming and oppressing others and endeavors to relieve them of their distress, gives the gift of security to one and all, making no distinction whatsoever.

Bi Cảm: Moving—Touching. Bi Đề: Sunita (skt)—Một trong những đệ tử của Đức Phật—One of the Buddha’s disciples.

Bi Điền: Field of compassion—Bi Điền hay ruộng “bi” nơi hành giả thực tập giúp đở người hoạn nạn, một trong những phước điền. Thương xót những người nghèo hay cùng khổ, đây là cơ hội cho bố thí—The field of pity, cultivated by helping those in trouble, one of the three fields of blessing. Pitiable, or poor and needy, as the field or opportunity for charity—See Tam Phước. Bi Đức: Đức lợi tha thương xót chúng sanh—Pity virtue obtained through practicing. Bi Hoa Kinh: Karuna-pundarika (skt)—Sutra on Pity Lotus flower.

Bi Hoan: Grief and joy.

Bi Khổ: Deplorable.

Bi Kịch: Tragedy.

Bi Mẫn: Pitying thought for the happiness of all creatures—Tư tưởng bi mẫn vì hạnh phúc của chúng sanh. Đức Phật hy sinh hạnh phúc riêng mình, cũng như để lại tam tạng kinh điển cho hậu thế tiếp tục phổ độ chúng sanh—The Buddha died at 80 instead of 100. He left 20 years of his own happiness to his disciples, and also the Tripitaka for universal salvation.

Bi Mẫn Bồ Tát: Karunamreditah (skt)—Bi Triền Nhuận Bồ Tát—Name of a Bodhisattva.

Bi Mẫn Thần Nữ: Avalokitesvara (skt)— Goddess of Mercy—Nữ thần Bi Mẫn—Trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa, Nữ thần Bi Mẫn ám chỉ Đức Quán Âm (được người đời xem như một vị Bồ Tát từ bi lân mẫn dưới dạng một nữ thần)—In Chinese Buddhism tradition, Goddess of Mercy implies Kuan-Yin.

Bi Môn: Bi tâm của Phật hay con đường dẫn tới cứu độ chúng sanh (bao gồm tất cả các đức lợi tha)—The Buddha-pity or the way of pity directed to others.

Bi Nguyện: Đại bi nguyện của chư Phật và chư Bồ Tát là cứu độ chúng sanh—The great pitying vow of Buddhas and bodhisattvas is to save all beings.

Bi Niệm: Karunamrditamati (p)—Mindfulness on pity.

Bi Quan: Pessimism.

Bi Quan Hay Lạc Quan: Optimism or

Pessimism—See Lạc Quan Hay Bi Quan.

Bi Quán: Dùng ba phép quán: chân quán, thanh tịnh quán, và quảng đại trí huệ quán để quán về những điều kiện đáng thương của chúng sanh để cứu độ chúng sanh—Meditation on pitifulness, or the pitiable condition of the living, and by the three meditations of meditation on the reality of the void, meditation on the purity, and meditations on the wider and greater wisdom in order to meditate on the salvation of living beings. Bi Quán Từ Quán: Bi quán nhằm cứu độ chúng sanh; từ quán nhằm ban vui cho mọi loài—The pitying contemplation for saving beings from suffering, and merciful contemplation for giving joy to all beings.

Bi Sầu: Sad—Melancholy—Grievous.

Bi Tăng Bồ Tát: Bồ Tát đại bi tăng thượng, vì thương xót chúng sanh mà trụ lâu trong đời để hóa độ, chứ chẳng một mình đắc quả Bồ Đề—Superior in pity for others and devotion to their salvation. Bi Tâm: Karuna (skt)—Compassion—Mind or

heart of pity—Active sympathy—A compassionate heart—A heart of pity, of sympathy, or sadness—Bi tâm là lòng bi mẫn, là tâm se lại trước sự đau khổ của chúng sinh khác. Lòng mong muốn loại bỏ những đau khổ của chúng sinh khác. Tiếng Phạn là Phả Li Nê Phược, cũng có nghĩa là cái tâm hay tấm lòng bi mẫn thương xót cứu vớt người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Lòng bi là lòng vị tha, không vì bản ngã, mà dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Khi thấy ai đau khổ bèn thương xót, ấy là bi tâm. Tâm bi là tâm thiện với những tư tưởng tư tưởng thiện lành, mong cho người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Tâm bi chẳng những mang lại hạnh phúc và an tịnh cho người khác mà còn mang lại cho mình nữa. Tâm bi giúp ta loại bỏ những tư tưởng bất thiện như giận hờn, ganh ghét và đố kỵ. Bi tâm mở rộng không phân biệt chúng sanh mọi loài. Tuy nhiên, bi tâm phải đi kèm với trí tuệ, để có được kết quả đúng đắn—Karuna means sympathy, or pity (compassion) for another in distress and desire to help him or to deliver others from suffering out of pity. The compassion is selfless, non-egoistic and based on the principle of universal equality. A compassionate mind is a mind with wholesome thoughts which always wishes others to be released from their sufferings and afflictions. A compassionate mind does not only bring forth happiness and tranquility for others, but also to ourselves. The compassionate mind also helps us dispel our negative thoughts such as anger, envy and jealousy, etc. Compassion extends itself without distinction to all sentient beings. However, compassion must be accompanied by wisdom in order to have right effect—See Tứ Vô Lượng Tâm. Bi Thủ: Bàn tay bi mẫn—A pitying hand.

Bi Thuyền: Phật và Bồ Tát nguyện được ví với chiếc thuyền cứu độ chúng sanh—Buddhas’ and Bodhisattvas’ vow to save all sentient beings is compared with the boat for ferrying beings to salvation.

Bi Thương: Mournful and pitiful. Bi Toàn Nhuận Bồ Tát: Karunamreditah (skt)— Bi Triền Nhuận Bồ Tát—Name of a Bodhisattva.

Bi Tráng: Dramatic.

Bi Trí: Bi và trí là hai đặc tính của chư Bồ Tát trên bước đường tu tập đại giác và cứu độ chúng sanh. Bi là dưới thì hạ hóa chúng sanh. Trí là thượng cầu Bồ Đề hay Phật đạo. Theo Phật Giáo Đại Thừa, điển hình của bi là Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát; còn Ngài Đại Thế Chí là điển hình của trí. Theo Chân Ngôn Giáo thì Bi là Thai Tạng giới, trong khi Trí là kim cang giới—Pity and wisdom, the two characteristics of a bodhisattva seeking to attain perfect enlightenment and the salvation of all beings. Karuna or compassion means below is to save sentient beings. Jnana or wisdom means above is to seek Bodhi. In Mahayana Buddhism, Pity is typified by Avalokitesvara and wisdom by Mahasthamaprapta. In the esoteric sects, pity is represented by the garbhadhatu or the womb treasury, while wisdom is represented by the vajradhatu or the diamond treasury.

Bi Trí Nhị Môn: Two doors of compassion and wisdom—Bi và trí là hai cửa giúp hành giả với hai mục tiêu: thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Đây cũng là một trong những đại nguyện của một vị Bồ Tát—Two doors of Karuna and Jnana help practitioners with two aims: above to seek bodhi, below to save (transform) beings. This is also one of the great vow of a Bodhisattva. 1) Bi Môn: Bi tâm Phật hướng đến cứu độ tha nhân (cửa từ bi hay lòng thương xót chúng sanh. Thấy chúng sanh mê lầm sa ngã, đớn đau khổ não và hoạn nạn thì thương xót và dùng mọi phương tiện để giúp họ được vui. Lòng từ bi của chư Phật và chư Bồ Tát vô cùng vô tận bủa khắp mười phương nên gọi là Đại Bi. Những bậc Bồ Tát trải qua vô lượng kiếp thực hành đại hạnh từ bi này rồi sau mới đắc quả vô thượng Bồ Đề)—Buddha-pity, or Bodhisattva-pity, the way of pity directed to others.

2) Trí Môn: Trí tuệ Phật dẫn đến giác ngộ Bồ Đề

(cửa trí huệ. Tu theo Phật là tu pháp môn trí huệ, nghĩa là dùng trí huệ sáng suốt mà soi xét và đoạn trừ những phiền não tối tăm, những hoặc chướng vô minh; dùng trí huệ để phân định chánh tà, sự lý viên minh. Hành giả tu tập cuối cùng sẽ đạt được trí huệ tối thượng hay nhứt thiết trí, hay trí huệ Phật)—Wisdom gate or Buddha-wisdom, or the way of enlightenment.

Bi Triền Nhuận Bồ Tát: Karunamreditah (skt)— Bi Mẫn Bồ Tát—Name of a Bodhisattva.

Bi Vô Lượng Tâm: Karuna-apramana-cittani (skt)—Boundless pity—Immeasurable

Compassion—A mind of great pity—Một trong tứ vô lượng tâm, khởi lòng từ bi vô lượng với hết thảy chúng sanh. Tâm cứu khổ cho chúng sanh. Ở đây vị Tỳ Kheo với tâm đầy lòng bi mẫn trải rộng khắp nơi, trên, dưới, ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy luôn an trú biến mãn với tâm bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Bi vô lượng tâm còn làm tâm ta rung động khi thấy ai đau khổ. Tâm ao ước mong muốn loại trừ đau khổ của người khác, đối lại với sự tàn ác— Infinite pity for all, one of the four immeasurable minds (catvari-apramanani). Boundless pity, to save from suffering. Here a monk, with a heart filled with compassion. Thus he stays, spreading the thought of compassion, above, below, across, everywhere, always with a heart filled with compassion, abundant, magnified, unbounded, without hatred or ill-will. Compassion also makes the heart quiver when other are subject to suffering. It is the wish to remove the suffering of others, and it is opposed to cruelty. : 1) Bí mật: Secret, occult, esoteric, profound; 2) Tối ám: Obstructed.

Bí Áo: Bí mật—Mysterious—Secret—Sâu sắc, bí ẩn, huyền diệu, trái với nông cạn—Deep, profound, and abstrue, in contrast with “shallow.” Bí Ấn: Ấn khế bí mật do Mật giáo lưu truyền— Esoteric signs or seals.

Bí Ẩn: Hidden—Concealed—Occult—

Mysterious.

Bí Bảo: Kho báu bí mật—Concealed or mysterious treasure.

Bí Điển: Terma (skt)—Secret scriptures—Dịch từng chữ thì chữ ‘terma’ có nghĩa là ‘kho báu được cất dấu’. Những ngữ lục của chư Đại Bồ Tát cất dấu và về sau nầy được tái khám phá ra. Chúng có thể là những kinh điển thật sự hay từ trên trời được truyền qua hình thức Báo Thân—Literally, hidden treasure. Works which were hidden by Great Bodhisattvas and later rediscovered. They might be actual texts or they may come from the ‘sky’ as transmission from the sambhogakaya. Bí Điển Phát Kiến Sư: Terton (tib)—Vị thầy trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, người đã khám phá ra kho bí điển được những vị đại sư trong quá khứ cất dấu—A master in Tibetan tradition who discovers treasures which are teachings concealed by great masters of the past.

Bí Giáo: Mật Giáo—Esoteric doctrine. Bí Kinh: Terma (skt)—Secret scriptures—See Bí

Điển.

Bí Kinh Nghĩa Nhập Môn: Tantrarthavatara (skt)—Tantric Meanings for Beginners. Bí Mật: Guhya (skt)—Bí là bí áo, nghĩa là sự huyền diệu sâu sắc của pháp môn. Mật là ẩn mật, nghĩa là việc không dễ dãi dạy cho người khác— Secret—Esoteric—Occult—Mysterious. Bí Mật Ẩn Hiển Câu Thành Môn: Bí mật ẩn hiện đồng thời thành tựu là môn giải thích về duyên trong mười pháp môn huyền diệu—The secret which is concealed and revealed in explanations of the ten mysterious gates or ten profound approaches—See Thập Huyền Môn. Bí Mật Bất Phiên: Vì bí mật nên có vài kinh điển không thể phiên dịch được—Because of the mysteries, some sutras cannot be translated. Bí Mật Chi: The Esoteric—Vì huyền bí thâm mật nên không phiên dịch được mà chỉ phiên âm như Chú Đà La Ni. Một trong năm loại từ ngữ chẳng phiên dịch được do Ngài Huyền Trang đời Đường quy định—Esoteric terms which cannot be translated such as Dharani mantras, one of the five kinds of terms which Hsuan-Tsang did not translate but transliterated.

Bí Mật Chú: Tên gọi chung Chân Ngôn Đà La Ni hay mật chú được dùng trong trường phái Mật Tông—The mantras or incantations of the Yogacara sect (Mật tông).

Bí Mật Chủ: Vajrasattva (skt)—Tên gọi đầy đủ là Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ, tức là ngài Kim Cương Tát Đỏa, vua của loài Dạ Xoa, và cũng là vị hộ trì những bí mật của chư Phật (theo Đại Nhật Kinh Sớ, Kim Cương Bí Mật Chủ, bàn tay cầm cây chày Kim Cương. Ở tây phương gọi Dạ Xoa là bí mật, bởi thân khẩu ý của ngài nhanh chóng, ẩn kín, khó có thể biết được. Ngài Bí Mật Chủ tức là Dạ Xoa Vương, tay cầm chày Kim Cương, đứng thị vệ bên Phật)—King of Yaksas and guardian of the secrets of Buddhas.

Bí Mật Chủ Bồ Tát: Channa-dorje (tib)— Vajrapani-bodhisattva (skt)—See Kim Cang Thủ

Bồ Tát.

Bí Mật Du Già: 1) Tên gọi chung các pháp môn của Chân Ngôn tông: The Yoga rules of the esoteric sect; 2) Tên gọi của Du Già tông: A name for the Yogacara, or esoteric sect. Bí Mật Đàn: Đàn tràng tu bí mật pháp (gồm hộ ma đàn, quán đảnh đàn, và mạn đồ la đàn)—The altars of the Esoteric sect.

Bí Mật Giáo: 1) Mật Giáo: The teaching of the esoteric sect; 2) Một trong bốn tông được Thiên Thai đề cập trong Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo: One of the four modes of teaching defined by T’ien-T’ai; 3) Tên khác của Thiên Thai Viên Giáo: Another name for the T’ien-T’ai’s Complete or Final teaching; 4) Mật giáo, những lời dạy bí mật mà chỉ có một vài vị đặc biệt mới hiểu được. Mật giáo dạy cho thính chúng vô hình mà những người khác trong pháp hội chẳng thấy: Gyu (tib)—Esoteric teaching, only understood by special members of the assembly. Esoteric teaching to an audience invisible to the other assembly.

Bí Mật Giới: Giới luật của Mật giáo, hay Mật tam muội da giới—The commandments of the esoteric sect.

Bí Mật Giới Mạn Đà La: Guhyasadhatu-mandala (skt)—Mạn đà la cảnh giới của Mật giáo— Mandala of the realms of the esoteric sect.

Bí Mật Hiệu: tên gọi khác của bài chú Đà La Ni được dùng trong Mật giáo—Dharanis used in the esoteric sects.

Bí Mật Kết Tập: Sang pa dus pa (tib)—Cuộc kết tập kinh điển của Bí Mật bộ, gồm mật chú và tổng trì Đà La Ni trong Kinh Đại Thừa của các bộ Kim Cang và Thai Tạng giới, do ông A Nan và ngài Kim Cang Tát Đỏa kết tập—The collection of mantras, dharanis, etc., and of the Vajradhatu and Garbhadhatu literature, attributed to Ananda, or Vajrasattva, or both.

Bí Mật Kinh: Kinh điển của Mật giáo, hay Chân Ngôn tông—The sutras of the esoteric sect.

Bí Mật Quán Đảnh: Guhya-bhisheka (skt)—Lễ quán đảnh theo truyền thống Mật tông—Secret initiation—The baptism of the esoteric sect.

Bí Mật Tạng: Tạng trí huệ thâm diệu nói về diệu pháp của chư Phật—The treasury of the profound wisdom, or mysteries, variously interpreted. Bí Mật Tập Hội: Cuhya-samaja-tantra (skt)— Guhya-samaij (skt)—Bí Mật Tập Hội Được ngài Long Thọ biên soạn—Collection of same categories of tantra, composed by Nagarjuna. Bí Mật Tập Hội Chú: Guhyasamaja-tantra (skt)—Sang pa dus pa (tib)—See Mật Tập Hội

Chú.

Bí Mật Thừa Thiền: Vajrayana meditation—

Trong Mật thừa Thiền, có hai giai đoạn thiền: giai đoạn phát triển tâm linh và giai đoạn thành tựu— In the Vajrayana meditation, there are two stages of meditation: the development and the completion stage.

Bí Mật Thượng Thừa: Tiếng gọi giáo pháp của tông Chân Ngôn, tức Thừa Giáo Bí Mật Tối Thượng—The esoteric superior vehicle, i.e. the esoteric sect, a name for the Shingon. Bí Mật Tông: The esoteric Matra, or Yogacara sect—See Mật Giáo.

Bí Mật Trang Nghiêm Tâm: Mind of disciples of the Diamond Vehicle—Tông chỉ của Chân Ngôn tông hay Kim Cang Thừa. Theo quan điểm của Chân Ngôn tông, Kim Cang thừa đứng trên các thừa khác, đó là tối thượng thừa về Mật Giáo— The Diamond Vehicle as held by the Shingon School. According to the Shingon idea, the Diamond Vehicle stands above all others; it is the supreme Vehicle of mysticism, one of the ten stages of spiritual development.

Bí Mật Vương Tam Muội: Theo kinh Viên Giác, đây là loại Tam Muội thắng diệu nhứt trong tất cả các thứ tam muội—According to the Sutra Of Perfect Enlightenment, this is the king of samadhi, the highest degree of samadhi. Bí Pháp: Những giáo pháp bí mật của Mật giáo (có hai loại Thông và Biệt. Thông giáo chỉ chung các việc hộ ma, tụng niệm mà không để cho người khác thấy. Biệt giáo gồm Đại pháp, Chuẩn Đại pháp, Bí pháp, và Thông Đồ pháp)—The mysteries of the esoteric sect. Bí Phật: Tượng Phật không trưng bày công khai— Secret Buddha statue which is not openly displayed.

Bí Quyết: Khẩu quyết bí mật (phương pháp bí mật)—Secret method, or magical incantations. Bí Sô: Bhiksu (skt)—Biku (jap)—Pigu (kor)—

Gelong (tib)—Bật Sô—Bức Sô—Tỳ Kheo, một vị sư đã thọ cụ túc giới—A fully ordained monk.

Bí Sô Ni: Bhiksuni (skt)—Nun—See Tỳ Kheo Ni. Bí Sự: Esoterical—Esoteric—See Bí Truyền.

Bí Tạng: Secret store—Secret treasure—Kho tạng bí mật hay những giáo pháp mà phàm phu khó bề hiểu nỗi. Trong Mật giáo, bí mật tạng được giải thích bằng pháp thân của Đức Đại Tỳ Lô Giá Na—Teachings that unenlightened people cannot easily understand. In the Esoteric Teaching, that which is explained by the dharma-body of Mahavairocana Buddha.

Bí Thuật: Magic art.

Bí Tích: Secret prestige.

Bí Tông: Mật giáo—Trường phái Mật Tông xem Phật Tỳ lô Giá Na là vị Phật chính để thờ phượng—The esoteric Mantra or Yogacara sect which considered Vairocana as the chief object of worship.

Bí Truyền: Esoterical—Esoteric—Bí mật— Hidden—Occult—Secret—Secret The teaching was not revealed to those unworthy or unfit to receive it.

Bí Văn: Secret document.

Bí Yếu: 1) Bí mật và trọng yếu: Profoundly important, secret and important; 2) Pháp môn thiết yếu: The essence, secret and essence.

: Da—Skin.

Bì Cách: Da thuộc—Leather—Hide.

Bì Đại: Cái túi da, ám chỉ thân người—Skin bag, implies the body—See Khả Lậu Tử (2). Bì Hạ Hữu Huyết: Dưới da có máu, ý nói có tâm huyết trong việc tu hành—To have a strong will in one’s cultivation.

Bì Hạ Vô Huyết: Dưới da không có máu, ý nói không có tâm huyết trong việc tu hành—To have no desire in one’s cultivation.

Bì Khả Lậu Tử: See Bì Xác Lậu Tử. Bì Kiết La Đại Tướng: Vikarala (skt)—See Tỳ Yết La Đại Tướng.

Bì Nhục Cốt Tủy: Hi-Niku-Kotsu-Zui (jap)—See Bồ Đề Đạt Ma Bì Nhục Cốt Tủy. Bì Phiền Não: Phiền não gây nên bởi những ham muốn của sự xúc chạm hay chướng ngại bởi ngoại cảnh, một trong tam chướng—Passion of the skin or delusions from external objects, one of the three hinderers.

Bì Xác Lậu Tử: Bì Khả Lậu Tử—Vỏ da rò rỉ— Thân thể hình hài của con người—The body— Skin and shell leaking.

Bì Xác Lậu Tử Thiền: See Bì Đại.

Bì Y: 1) Quần áo bằng da thuộc: Clothing of hide; 2) Tên y phục của chư Tăng Ni, ám chỉ sự thô thiển và đơn giản: A name for a monk’s garments, implying their roughness and simplicity. Bỉ: Cái kia, đối lại với “thử” là cái nầy—The other, in contrast with “this”.

Bỉ Bỉ Duyên: Hết thảy các loại duyên—All kinds of conditions.

Bỉ Bỉ Không: Itaretara (skt)—Emptiness of Reciprocity—Cái không về sự hỗ tương—Cái không về sự hỗ tương nghĩa là gì? Khi bất cứ một tính chất nào mà một sự vật có, nhưng tính chất nầy lại không có trong một sự vật khác, thì sự thiếu vắng nầy được gọi là không. Chẳng hạn như trong nhà của Lộc Mẫu không có voi, trâu, bò, cừu, vân vân, ta bảo cái nhà nầy trống không. Điều nầy không có nghĩa là không có các Tỳ Kheo ở đây. Các Tỳ Kheo là các Tỳ Kheo, nhà là nhà, mỗi thứ đều có đặc tính riêng của nó. Còn về voi, ngựa, trâu, bò, vân vân chúng sẽ được tìm thấy ở nơi riêng dành cho chúng, chúng chỉ không có mặt ở nơi được dành cho mọi người ở đây. Theo cách như thế thì mỗi sự vật có những đặc trưng riêng của nó mà nhờ đó nó được phân biệt với sự vật khác, vì những đặc trưng ấy không có trong các sự vật khác. Sự thiếu vắng ấy được gọi là cái không hỗ tương—What is meant by Emptiness of Reciprocity? When whatever quality possessed by one thing is lacking in another, this absence is designated as emptiness. For instance, in the house of Srigalamatri there are no elephants, no cattle, no sheep, etc., and I call this house empty. This does not mean that there are no Bhiksus here. The Bhiksus are Bhiksus, the house is the house, each retaining its own characteristics. As to elephants, horses, cattle, etc., they will be found where they properly belong, only they are absent in a place which is properly occupied by somebody else. In this manner, each object has its special features by which it is distinguished from another, as they are not found in the latter. This absence is called Emptiness of Reciprocity. Bỉ Bỉ Thân: Nhiều thứ thân khác nhau—Various bodies.

Bỉ Đoạn Phương Tiện: Bỉ Đoạn Phương Tiện Đế—Cutting of suffering and its cause. Bỉ Độ Đắc Sinh: Sinh vào thế giới khác—To be born in another world.

Bỉ Đồng Phận: Sabhaga (skt)—Being in the same division—Đồng phận.

Bỉ Kiếp: Kalpantara (skt)—Kiếp khác—Another kalpa.

Bỉ Mặt: To despite—To scorn.

Bỉ Ngạn: Para (skt)—Bờ bên kia—Bên kia bờ của dòng luân hồi sanh tử hay Niết Bàn—The other shore, nirvana—Paramita—Opposite shore—The other (yonder) shore of stream of transmigration, i.e. nirvana—Bỉ ngạn hay bờ giải thoát bên kia, trạng thái giải thoát vượt ra ngoài vòng luân hồi sanh tử—The shore of nirvana, the state of emancipation or beyond the realm of samsara— See Nhị Ngạn Trung Lưu.

Bỉ Ngạn Đạo Phẩm: Paraya-navagga (p): Ultimate position—Cứu Cánh Vị, Tương Ưng Bộ V—Chapter on the Way to the Far Shore, Samyutta Nikaya V.

Bỉ Ngạn Hội: Hi-gan-e (jap)—Hội đưa đến bờ bên kia. Theo truyền thống Thiền Nhật Bản, mỗi năm Phật tử tổ chức “Lễ Thí Thực cho các Ngạ Quỷ” hai lần trong mùa “Bỉ Ngạn Hội.” Sự tổ chức lễ lạc do đó là một trong những thêm thắt từ bên ngoài; nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thừa nhận ý tưởng cảm thông giữa tất cả mọi chúng sanh và các chúng sanh được xem là đã qua đời được ghi nhận ở đây. Hình thức là để nuôi các ngạ quỷ, nhưng, như chúng ta có thể rút ra được từ phương thức cầu nguyện, trên thực tế đó là sự phân chia thức ăn, tham dự vào cùng một ban tham mưu của đời sống, tượng trưng cho cái ý niệm của một cộng đồng lớn gồm tất cả các linh hồn hữu hình và vô hình—In Japanese Buddhist tradition, Buddhists celebrate the “feeding of the Hungry Ghosts” twice a year during the Higan Season. The celebration is thus one fo the experiences added from the outside; but at the same time the idea of a communion may be said to be noticed here, which is recognized to exist between all living beings and those who are supposed to have passed away. The form is to feed the hungry ghosts, but, as we can glean from the prayer-formula, the feeding is in reality sharing food, participating in the same staff of life, which symbolizes the idea of one grand community comprising all the spirits seen and unseen.

Bỉ Sắc Tư Phong: Inferior on one count, superior on another—Cái này hơn, cái kia kém—In nature, things have a tendency to compensate one another.

Bỉ Trà: Pitaka (skt)—See Tam Tạng.

Bĩ Thái: Misfortune and fortune.

Bĩ Vận: Bad luck—Misfortune.

Bị: 1) Chịu khổ: To suffer; 2) Đắp lại: To cover; 3) Mền: A quilt, coverlet; 4) Thụ động: Sign of the passive.

Bị Ám Ảnh: To be obsessed. Bị Ác Duyên Khuấy Động: Disturbed by evil environment.

Bị Cảnh Duyên Khuấy Động: Disturbed by (external) environment.

Bị Chế Ngự: To be conquered. Bị Diệp Y Quán Âm: Đức Quán Âm mặc đồ bằng lá cây—Kuan-Yin clad in leaves. Bị Đầu Đà: Bizuda (jap)—Gensha-Shibi (jap)— Ascetic Bei—See Huyền Sa Sư Bị Thiền Sư.

Bị Đọa Tam Đồ Trong Vô Lượng Kiếp: Sunk (fallen) into the three evil paths for countless eons.

Bị Giáp Hộ Thân Ấn: A digital or manual sign, indicating mail and helmet—See Giáp Trụ Ấn.

Bị Hủy Diệt: To be destroyed.

Bị Khuất Phục: To be subdued. Bị Lạm Dụng: To be abused.

Bị Lệch Hướng: To be side-tracked.

Bị Ma Ám: Ghost-haunted—To be deluded—Tu

hành mà bị ma ám, xúi dục làm điều xằng bậy, trái với đạo đức, thì kể như tàn một đời— Cultivators who have a deluded mind (delusive thoughts), which steers him to toward doing things contrary to the way; it’s considered over with the wholesome path for this entire lifetime. Bị Nhãn Ngại: Hi-Gan-Ke (jap)—Bị ngăn trở bởi mắt. Trong Thiền, thuật ngữ có nghĩa là một thứ trạng thái trong đó mắt không thể tránh được chuyện nhìn mọi vật như chúng là—Being obstructed by the eyes. In Zen, the term means the state in which eyes inevitably see all things as they are.

Bị Vị: Hi-I (jap)—1) Vật trải ra để tọa thiền: Covered seat for meditation; 2) Chỗ ngủ riêng của các vị Tăng trong Thiền Đường: The place where the monks sleep in the Zazen Hall.

Bia: Stele.

Bích: 1) Bức tường: A wall, partition-wall, screen; 2) Màu xanh biếc: Jade-green, or blue.

Bích Chi Ca La: See Chi Phật. Bích Chi Phật: Pacceka-buddha (p)—Pratyekabuddha (skt)—Rang sang gye (tib)—Solitary Buddha—See Chi Phật.

Bích Chi Phật Thân: Body of a pratyekabuddha—Chi Phật—Phật Độc Giác—Một chúng hữu tình mà mức độ giác ngộ gấp một ngàn lần một vị A-la-hán, nhưng chưa lớn bằng một vị Bồ Tát. Tuy nhiên, nói chung, cả ba đều đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Theo tông Hoa Nghiêm thì đây là một trong mười thân Phật. Bích Chi Phật là người thấu hiểu mười hai nhân duyên, và do đó đạt được trí huệ. Bậc nầy đã đạt được Bích Chi Địa. Đây là những bậc tu hành tìm cầu giác ngộ cho chính mình, được định nghĩa trong Kinh Pháp Hoa là những vị tinh chuyên hành trì, thích nơi vắng vẻ yên tĩnh, tu hành viên mãn mà không có thầy bạn dạy bảo, một mình tự nhiên giác ngộ, chứ không cứu độ tha nhân như mục đích của các vị Bồ Tát (quán sát hoa bay lá rụng và 12 nhân duyên mà đạt đến giác ngộ). Các nhà Thiên Thai thì cho rằng “Chi Phật” hay “Độc Giác” là loại ngộ đạo khi đời không có Phật, tự mình giác

ngộ, không nhờ thầy bạn, và cũng không cứu độ ai—An enlightened being whose level of enlightenment is one thousand times greater than that of a Arhat, but not as great as that of a Bodhisattva. However, generally speaking, three of them are equal because they have attained liberation from the cycle of life and death. According to the Hua-Yen sect, this is one of the ten Buddha-bodies. Pratyeka-buddha who understands the twelve nidanas, or chain of causation, and so attains to complete wisdom. His stage of attainment is Pratyeka-buddha stage. One who seeks enlightenment for himself, defined in the Lotus sutra as a believer who is diligent and zealous in seeking wisdom, loves loneliness and seclusion, and understands deeply the nidanas. It is a stage above Sravaka and is known as the middle vehicle. T’ien-T’ai distinguishes as an ascetic in a period without a Buddha, as a pratyeka-buddha. He attains his enlightenment alone, independently, of a teacher, and with the object of attaining nirvana and his own salvation rather than that of others, as is the object of a bodhisattva.

Bích Chi Phật Thừa: Một trong tam thừa, trung thừa—The middle vehicle, that of the pratyekabuddha, one of the three vehicles.

Bích Định: Bức tường định kiên cố thì ác phong không thể lọt vào được—Wall meditation, steady not restless meditation, no way any wind of evil can penetrate.

Bích Giác Lạc Đầu: Nơi hoang vu hẻo lánh— Desolate place.

Bích Họa: Tranh tường—Wall painting. Bích Lạc: Bức tường—A wall—Partition-wall— Screen.

Bích Lập Vạn Nhẫn: Vách đứng vạn dặm— Thousand miles of standing wall—See Ngân Sơn Thiết Bích.

Bích Nham Lục: Bi-Yan-Lu (chi)—Pi-Yen-Lu

(chi)—Hekigan-roku (jap)—Blue Cliff Records— Blue Rock Collection—Một trong những tập sách thiền nổi tiếng nhứt của Thiền phái Lâm Tế, gồm một trăm công án do thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052) soạn vào thế kỷ thứ XI, với lời bình bằng kệ đi kèm của thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063-1135). Tập sách lấy tên theo một cuộn giấy có viết hai chữ Hán “Bích” (xanh) và “Nham” (đá), ngẫu nhiên treo nơi chùa nơi mà nó được biên soạn, nên thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển đã dùng hai chữ đó làm nhan đề cho tác phẩm của mình (see Trùng Hiển Tuyết Đậu Thiền Sư). Về sau nầy khi Đại Huệ thấy đây cũng chính là mối nguy hiểm tiềm ẩn trong hệ thống công án. Người ta có thể cho rằng tu Thiền chẳng qua chỉ có vậy thôi, mà quên rằng mục đích thật sự của Thiền là mở ra sinh mệnh nội tại của chính mình. Nhiều người đã bị rơi vào cạm bẫy này, và kết quả của nó chính là sự suy vi tàn lụn của Thiền. Thiền sư Đại Huệ quá hiểu về chuyện các đệ tử của mình chỉ thích thú với việc học thuộc tập sách nầy hơn là hành nên đã ra lệnh thu hồi và đem đốt hết. May mắn là đa số văn bản nầy vẫn còn, dầu không đầy đủ, nhưng vẫn được Trương Minh Viễn khôi phục lại vào thế kỷ thứ 14. Ngày nay, Bích Nham Lục đã trở thành bộ sách Thiền học quan trọng nhất cho chúng ta hiện nay. Kỳ thật, nó là bộ giáo điển có thẩm quyền và thường xuyên được giới nghiên cứu Thiền học sử dụng để giải trừ nghi hoặc. Đối với người ngoại đạo, Bích Nham Lục được xem như một bộ chiếu thư. Trước tiên, Bích Nham Lục không phải được biên soạn theo văn cổ, mà toàn là những đoạn văn bạch thoại vào hai thời Đường Tống, mà ngày nay những đoạn văn bạch thoại này cũng chỉ được tìm thấy trong những điển tích Thiền được viết một cách hùng hồn mà thôi. Thứ nhì, phong cách của Bích Nham Lục vô cùng độc đáo, và tư tưởng cũng như cách biểu hiện trong đó vượt quá sự dự đoán của đọc giả nào mong tìm thấy được danh tướng Phật giáo thông thường, hoặc ít ra cũng thuần thục được với thể văn cổ điển. Bên cạnh những khó khăn thuộc về văn chương, Bích Nham Lục là tác phẩm đầy Thiền vị. Tuy nhiên, những ai muốn biết những đệ tử Thiền đã hành xử công án như thế nào sẽ được nhiều lợi lạc khi xem qua bộ sách này—One of the most famous Zen book of Lin-Chi Zen sect, consisting of one hundred koans compiled by Zen master Hsueh-Tou-Ch’ung-Hsien (980-1052) in the eleventh century, with is own commentary in verse accompanying each koan, by Zen master Yuan-Wu (1063-1135). The book derived its name from a scroll containing the Chinese characters for “blue” and “rock” which happened to be hanging in the temple where the collection was compiled, and which the compiler decided to use as a title for his work. Later when Ta-Hui, Yuan-Wu’s student, seeing that this is where lurks the danger of the koan system. One is apt to consider it as everything in the discipline of Zen, forgetting the true object of Zen, which is the unfolding of a man’s inner life. There are many who have fallen into this pitfall and the inevitable result has been the corruption and decay of Zen. Zen master TaHui was quite comprehensive that his students were more interested in reading this book than practicing the dharma, ordered to collect all the copies of Pi-Yen-Lu to be burned. Fortunately the greater part of this text was preserved in a few copies, though not entirely complete, and was able to be reconstructed by Chang Minh-Yuan in the 14th century. Nowadays, Pi-Yen-Lu has become one of the most important treatise on Zen; indeed, it is a standard text and authority, to which appeal is still made to settle points of doubt in the study of Zen. To outsiders it is a sealed book; in the first place the Chinese is not after the classical model but is filled with colloquialisms of the T’ang and Sung periods, which can now be traced only in Zen literature, while it is most vigorous written. Secondly, the style is peculiar to this kind of work, and its thoughts and expressions seem to be so unexpected as to stagger the reader who expects to find in it ordinary Buddhist nomenclature or at least tame classicalism. Besides these literary difficulties, the Pi-Yen-Lu is naturally full of Zen. However, those who want to know how koans are handled by Zen followers will do well to consult the book.

Bích Nham Tập: Bi-Yan-Ji (chi)—Pi-Yen-Lu (chi)—Hekigan-roku (jap)—Blue Cliff Records— Blue Rock Collection—See Bích Nham Lục.

Bích Nhãn Hồ: Người Hồ mắt biếc, chỉ ngài Bồ

Đề Đạt Ma—The blue-eyed barbarian,

Bodhidharma.

Bích Nhãn Hồ Tăng: Những vị Tăng người Hồ mắt biếc, chỉ ngài các vị Tăng các xứ Tây Vực— The blue-eyed barbarian monks from Western countries.

Bích Quán: Pi-kuan—Hekikan (jap)—Tên của một loại Thiền của Thiền tông Trung Quốc. Ngài Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn, quay mặt vào tường tọa thiền trong suốt chín năm liền. Ngài nói: “Khi tinh thần ngưng trụ trong cái định của ‘Bích Quán’ thì không còn thấy có ta có người. Thánh phàm một bực như nhau; nếu một mực kiên cố không lay chuyển, rốt ráo không lệ thuộc vào văn giáo và không còn tâm tưởng phân biệt nữa. Trong 9 năm trường, Ngài ngồi nhập định trước một vách tường, công phu “bích quán”. Ngài không hề nói với ai; ngài chỉ ngồi. Đến một hôm, có một vị sư người Hoa tên Thần Quang đến gần và xin được chỉ giáo, nhưng Bồ Đề Đạt Ma vẫn im lặng. Vị sư người Hoa lại hỏi xin chỉ giáo lần thứ nhì và thứ ba, nhưng Bồ Đề Đạt Ma vẫn tiếp tục im lặng. Vị sư người Hoa tiếp tục nài nỉ nhiều lần nữa, song Bồ Đề Đạt Ma vẫn không nhúc nhích. Sau cùng, thấy sự chân thành của nhà sư người Hoa, Bồ Đề Đạt Ma nhận thấy đây là người có thể nhận được giáo pháp của Ngài. Ngài quay lại nhìn vị sư và hỏi: “Ông muốn làm gì?” Thần Quang đáp: “Lâu nay con công phu quán tưởng để cho tâm con được an tịnh. Nhưng mỗi lúc quán tưởng, con bị phiền não quấy nhiễu khiến tâm con không an. Xin thầy từ bi chỉ cho con cách an tâm!” Bồ Đề Đạt Ma mỉm cười đáp lại: “Đem cái tâm ấy ra đây, ta sẽ vì ông mà an nó cho.” Thần Quang dừng lại, tìm kiếm tâm mình một hồi lâu, đoạn nói: “Con tìm tâm con mãi mà không thấy.” Bồ Đề Đạt Ma tuyên bố: “Đó, vậy thì ta đã an nó cho ông rồi!” Nghe những lời này, tâm mê mờ của Thần Quang bỗng sáng ra. Một bức màn được vén lên. Thần Quang liền giác ngộ. Khi ông cho tâm là có thật, thì cái tâm vọng động quấy nhiễu ông khi ông quán tưởng. Nhưng nay ông không tìm thấy cái tâm vọng động đó, ông nhận ra chính tâm chính là vô tâm, rằng không có cái gì có thể quấy nhiễu. Và từ cái vô tâm đó ông nhận ra nhất tâm. Kể từ đó Thần Quang trở thành đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma với Pháp hiệu là Huệ Khả. Sau khi tổ Bồ Đề Đạt Ma thị tịch, Huệ Khả được truyền y bát và trở thành Nhị Tổ Thiền Tông Trung Hoa—Name for the meditation of the Ch’an school in China. The wall-gazer, applied to Bodhidharma, at TsaoLinn monastery in Tsung Shan mountain, who is said to have gazed at a wall for nine years. He said: “When concentration in the ‘Meditating facing the wall,’ one will see neither selfhood nor otherness, that the masses and the worthies are of one essence. If one firmly holds on to this belief and never moves away from it, he will not be depended on any literary instructions, free from conceptual discrimination.” For nine years he sat in meditation facing the wall (wall contemplation). He never talked to anyone; he just sat there. Then one day a Chinese monk named Shen-Kuang approached him and asked for instruction. Bodhidharma remained silent. A second and third time the monk asked, a second and third time Bodhidharma remained silent. Again and again the monk begged to be taught, but still the Master did not budge. Finally, seeing the sincerity of the monk, Bodhidharma realized that here was a man capable of receiving the Dharma. He turned to the monk and said: “What do you want from me?” Shen-Kuang replied: “For a long time I have tried to keep my mind calm and pure by practicing meditation. But when I meditate, I become bothered by many thoughts and cannot keep my mind calm. Would you please tell me how to pacify my mind?” Bodhidharma smiled and answered :”Bring me that mind, and I will help you pacify it.” Shen-Kuang stopped, searched within looking for his mind, and after a time he said: “I am looking for my mind, but I could not find it.” Bodhidharma declared: “There, I have already pacified it!” With these words, ShenKuang’s obscured mind is suddenly clear. A veil lifted. He was enlightened. When he took the mind to be real, then the wandering mind disturbed him in his meditation. But now that he could not find that wandering mind, he realized the mind is no-mind, that nothing can be disturbed. And from that time on Shen-Kuang became the disciple of Bodhidharma and received the Buddhist name Hui-Ke. After Bodhidharma passed away, Hui-Ke inherited the robe and bowl and became the Second Patriarch of Chinese Zen Buddhism.

Bích Quán Bà La Môn: Hekikan-Baramon (jap)—Một danh hiệu của Tổ Bồ Đề Đạt Ma— Wall-gazing Brahman, a title of Bodhidharma.

Bích Thủy: Greenish water.

Bích Trung Hữu Nhĩ: Tai vách mạch rừng, hay rừng có mạch vách có tai—Walls have ears.

Biếm Bác: Bác bỏ—To reject. Biên: 1) Bính đuôi sam: A plait, a queue; 2) Bờ mé: Extreme, edge, margin, border; 3) Biên bản: To record; 4) Ghi danh: To enroll; 5) Bện kết, thắt bính: To compile or to plait.

Biên Bản: Minutes—Report.

Biên Bức: Con dơi—A bat.

Biên Bức Tăng: Ô Thử Tăng—Loại Tăng ngày ngũ đêm đi ăn như dơi (Tăng phạm những tội Ba La Di)—A bat monk—See Tứ Đọa.

Biên Cảnh: Border—Boundary.

Biên Châu: Những xứ nằm giáp ranh hay bên ngoài Ấn Độ—The countries bordering on, or outside of India.

Biên Chấp Kiến: Cách nhìn cực đoan (biên chấp)—View of attachment to extremes.

Biên Dịch: To translate.

Biên Địa: Border region of the Pure Land, land of indolence and pride—1) Những xứ nằm bên góc của châu Diêm Phù Đề: The countries bordering on Jambudvipa; 2) Cũng được gọi là Thai cung hay biên giới (vùng xa xôi hẻo lánh): Also called womb-palace, and border realm. Biên Địa Ngục: Pratyeka-naraka (skt)—Cô Độc Địa Ngục—Solitary hells—Solitary hells.

Biên Giới: Bound—Boundary—Border—Frontier.

Biên Kiến: Antagnahadrsti (skt)—Biased views— Extreme views—One-sided standpoint—Onesided views—Tình trạng bám víu vào một bên hoặc hai bên trong thế giới tương đối, chẳng hạn như bám víu vào sự thường hằng, vô thường, hiện hữu hay không hiện hữu. Biên kiến còn là một trong ngũ kiến, hoặc là đoạn kiến, hoặc là thường kiến. Biên kiến là ý kiến nghiêng về một bên hay cực đoan. Những người theo biên kiến nghĩ rằng người chết đầu thai làm người, thú đầu thai làm thú. Một lối biên kiến khác cho rằng chết là hết, hay không còn gì hết sau khi chết. Lối nầy thuộc tư tưởng của nhóm duy vật triết học, chẳng tin nơi luật nhân quả—The state of clinging to one of the two extremes in the world of relativity, such as clinging to permanence, impermanence, being or non-being, etc. These views are also the two extreme views of annihilation and personal immortality, one of the five sharp wrong views. This is a biased viewpoint tending to favor one side. Those who conceive this way think that practicing Buddha’s teachings is equivalent to not practicing it. Another biased one claims that, after death man will be reborn as man, beast as beast, or that there is nothing left after death. The last view belongs to a materialistic philosophy that rejects the law of causality—See Ngũ Kiến Vi Tế. Biên Lai: Receipt.

Biên Ngục: Biên Địa Địa Ngục—The side hells, or lokantarika hells.

Biên Niên Sử Phật Giáo Nam Truyền: Dipavamsa (p)—Biên Niên Sử Pali—Biên Niên

Sử Pali, có lẽ được viết vào khoảng thế kỷ thứ 4, có ý nghĩa kể lại lịch sử Phật giáo Sri Lanka. Biên niên bắt đầu kể từ thời Đức Phật và chấm dứt vào thời vua Mahasena—An anonymous Pali chronicle, probably written around the fourth century, that purports (có ý nghĩa) to recount the history of Buddhism in Sri Lanka. Its account begins with the life of Sakyamuni Buddha and ends with the reign of king Mahasena (334-361). Biên Phát: Bện tóc hay kết tóc—To plait the hair, or roll it into conch-shape. Biên Soạn: To compile.

Biên Tập: See Biên soạn.

Biên Tế: Đến cực điểm hay điểm cuối cùng— Final—Ultimate—Utmost limit.

Biên Tế Định: Định đến cực điểm hay điểm cuối cùng—Final samadhi—Ultimate samadhi.

Biên Tế Trí: Trí tuệ của Đẳng Giác Bồ Tát (ở cạnh ngôi Diệu Giác)—The perfect wisdom of a bodhisattva who has attained complete enlightenment.

Biên Tội: See Tứ Biên Tội.

Biên Vô Biên Luận: Commentaries on Finite and Infinite—Theo Kinh Đại Bát Nhã, năm uẩn duyên với tứ biên làm thành hai mươi kiến giải. Bốn kiến giải của sắc bao gồm sắc là hữu biên, sắc là vô biên, sắc là cả hữu lẫn vô biên, sắc phi hữu phi vô biên. Bốn kiến giải của Thọ bao gồm thọ hữu biên, thọ vô biên, thọ hữu lẫn vô biên, thọ phi hữu phi vô biên. Bốn kiến giải của Tưởng bao gồm tưởng hữu biên, tưởng vô biên, tưởng là hữu lẫn vô biên, tưởng phi hữu phi vô biên. Bốn kiến giải của Hành bao gồm hành hữu biên, hành vô biên, hành cả hữu lẫn vô biên, hành phi hữu phi vô biên. Bốn kiến giải của Thức bao gồm thức hữu biên, thức vô biên, thức cả hữu lẫn vô biên, và thức phi hữu phi vô biên—According to the Maha-Prajna Sutra, five skandhas under the four considerations to their space or extension, considered as present time, whether each is finite, infinite, both, or neither to make another 20 views. Four views of Form include form is finite, form is infinite, form is both finite and infinite, form is neither finite nor infinite. Four views of Sensation include sensation is finite, sensation is infinite, sensation is both finite and infinite, and sensation is neither finite nor infinite. Four views of Perception include perception is finite, perception is infinite, perception is both finite and infinite, and perception is neither finite nor infinite. Four views of Volition or Mental formation include volition is finite, volition is infinite, volition is both finite and infinite, and volition is neither finite nor infinite.

Four views of Consciousness include consciousness is finite, consciousness is infinite, consciousness is both finite and infinite, consciousness is neither finite nor infinite.

Biến: Sarvatraga (skt)—Khắp nơi—On every side—Universal—Everywhere—All—The whole.

Biến Ảo: To change.

Biến Báo: To inform everywhere.

Biến Bất Nam: Hermaphrodite—Hoàng môn—

Biến Bất Nam hay loại gặp nam thì nữ căn khởi, mà gặp nữ thì nam căn khởi. Một trong năm loại bất nam—One of the five kinds of impotent males or eunuchs.

Biến Cách Tam Muội: Asakrt-samadhi (skt)— Bất Cộng Tam Muội—A samadhi in more than one formula or mode—Variant samadhi.

Biến Cái Bồ Tát: See Phổ Hiền.

Biến Cát: Biến Cát là tên khác của Phổ Hiền Bồ Tát—Universally auspicious, another name for Samantabhadra.

Biến Chất: To denaturize or change the nature.

Biến Châu: Khắp nơi—Universal—Everywhere. Biến Châu Pháp Giới: Khắp pháp giới— Universal—Everywhere.

Biến Chế: To embody.

Biến Chiếu: Hào quang pháp thân Phật chiếu rọi khắp mọi nơi—Universally shining—Everywhere illuminating.

Biến Chiếu A-Tu-La Vương: Universal Shining, one of the ten kings of titans—Một trong mười ATu-La Vương—See A-Tu-La Vương. Biến Chiếu Kim Cang: Một trong ba hình thức của Phật Tỳ Lô Giá Na—Universally Shining Vajrasattva, one of the three forms of Vairocana.

Biến Chiếu Như Lai: Mahavairocana (skt)— Universally Shining Buddha—Tên gọi khác của Đức Đại Nhật Như Lai. Mặt trời chiếu sáng khắp cả, tên của một vị cổ Phật Tỳ Lô Giá Na, là đối tượng—Universally Shining Tathagata, i.e. another name of Vairocana. The sun, shining everywhere, name of an antique Buddha Vairocana. The chief object of worship of the Shingon sect in Japan thờ phượng chánh của phái Chân ngôn bên Nhật.

Biến Chuyển: To change.

Biến Chứng: Complication.

Biến Cố: Event—Happening—Occurrence.

Biến Dạng: To transfigure—To transform. Biến Dịch: Vikara (skt)—To change—To transmute—See Biến Hình.

Biến Dịch Sanh Tử: Thân biến dịch trong vòng sanh tử—Mortal changes or a body that is being transformed from mortality.

Biến Dịch Thân: Thân biến dịch sinh tử là chánh báo của bậc Thánh nhân Tam Thừa, được hưởng thụ nơi cõi Tịnh Độ—Bodies that are transformed in a Pure Land—Transformed bodies.

Biến Đổi: Parinam (skt)—Thay đổi—Chuyển hóa—To change—To transform—To alter—To be changed or transformed into. Biến Giác: Toàn giác của Đức Phật—The omniscient, absolute enlightenment, or universal awareness of a Buddha.

Biến Giới: Khắp vũ trụ—The whole universe. Biến Giới Bất Tằng Tàng: See Đường Đường Mật Mật.

Biến Hành: Sarvatraga (skt)—Hoạt động khắp nơi, có mặt khắp nơi—Universally operative— Omnipresent.

Biến Hành Nhân: Sarvatragahetu (skt)—The law of generality—Omnipresent causes—Biến hành nhân luôn luôn liên hệ với những tà kiến, hoài nghi hay vô minh, tạo ra tất cả những sai lầm của con người. Biến hành nhân là luật tổng quát có thể áp dụng vào một số đặc tính tâm thức làm căn bản chung cho các đặc tính khác, hay tà kiến là nhân ảnh hưởng mọi hành động. Đây là một trong sáu nhân sanh ra các pháp hữu vi. Pháp hữu vi sanh ra đều do sự hòa hợp của nhân và duyên—The universally prevalent cause, a cause always connected with wrong views, doubts or ignorance which produces all the errors of men. Omnipresent causes, the law of generality, which is applicable to certain mental qualities making the common ground for others, or universal or omnipresent cause of illusion, as of false views affecting every act. This is one of the six causes of all conditioned things. Every phenomenon depends upon the union of the primary cause and conditional or environmental cause—See Lục Nhân. Biến Hành Tâm Sở: Inseparable mental factors. Biến Hình: Bỗng chốc thay hình đổi dạng, đặc biệt là chư Phật và chư Bồ Tát (để cứu độ chúng sanh)—To transform, to metamorphose, to transfigure, to change into, to become, especially the mutations of Buddhas and Bodhisattvas.

Biến Hình Luận: Transformism.

Biến Hóa: Nimmana (p)—Nirmana (skt)—To transform—Transformation of things—1) Biến đổi, giáo hóa, hướng dẫn vào đạo Phật: Conversion by instruction into Buddhism or magic power of transformation; 2) Tu là chuyển tư tưởng xấu thành tốt: Practice Dharma is to transform bad karma into good karma

Biến Hóa Âm Thiên Vương: Sound of Magical Displays—See Đại Phạm Thiên Vương. Biến Hóa Độ: Land of transformation—Quốc độ nơi chư Phật và chư Bồ Tát an trụ và giác ngộ, có thể là Tịnh Độ hay bất tịnh độ—The land where they (Buddhas and Bodhisattvas) dwell, whether the Pure Land or any impure world where they live for its enlightenment.

Biến Hóa Gia Trì: Nirmitadhishthana (skt)—

Được hộ trì bởi năng lực của một vị có khả năng (được) hóa hiện—Being sustained by the power of the transformed one.

Biến Hóa Luận: Transformism. Biến Hóa Lực Quang Minh Thiên Vương: Light of the Power of Transformation and Emanation— Một trong mười Hóa Lạc Thiên Vương—See Hóa Lạc Thiên Vương.

Biến Hóa Nhân: Biến thành người—Becoming men.

Biến Hóa Pháp Thân: Nirmakaya (skt)—The body of unlimited power of transformation—Pháp thân phụ thuộc vào sự biến đổi hay thân biến hóa vô hạn của Như Lai, hễ có cảm là có hiện, có cơ là có ứng. Một trong năm Pháp Thân Phật—Body of reality which is subject to transformation. The dharmakaya in its power of transmutation, or incarnation, one of the five kinds of Buddha’s dharmakaya—See Ngũ Chủng Pháp Thân. Biến Hóa Sinh: Hóa sinh chứ không phải sinh từ trong bào thai (theo Kinh Pháp Hoa thì các chúng sanh đã trừ được dâm dục chỉ thuần nhất là biến hóa sanh)—Birth by transformation, not by gestation—See Hóa Thân.

Biến Hóa Thân: Nirmanakaya (skt)—Hóa Thân—The body of unlimited power of transformation—Biến hóa pháp thân, một trong ba thân Phật, hóa thân biến hiện thành loài hữu tình trong ba nẻo sáu đường để tế độ chúng sanh— Transformation-body, or incarnation-body, one of the Buddha’s threefold body—See Tam Thân

Phật.

Biến Hóa Trang Nghiêm: Biến hóa trang nghiêm, vì nơi thân một chúng sanh thị hiện thân bằng số tất cả chúng sanh, khiến tất cả chúng sanh đều thấy biết cầu nhứt thiết trí không thối chuyển—The adornment of mystic manifestations, showing in the body of one being as many bodies as there are sentient beings, causing all sentient beings to perceive them and seek all-knowledge without regressing.

Biến Hóa Tràng Thiên Vương: Baner of Miraculous Displays—Một trong mười Biến Tịnh Thiên Vương—See Biến Tịnh Thiên Vương. Biến Hoại: Hư hoại—Turned bad—Spoilt—

Destroyed.

Biến Hoại Tướng: Đặc tính của sự phân hủy— Characteristics of disintegration.

Biến Kế: Parikalpita (skt)—Conceptualization— Sự khái niệm hóa—Vọng tình của phàm phu, suy tính khắp các pháp và cho rằng chúng có thật. Khi “thọ” đã khởi lên thì tưởng liền xảy ra—Imagining or counting everything as real, the way of the unenlightened. Once feeling arises, conceptualization occurs.

Biến Kế Chấp: Parikalpana (skt)—False judgment.

Biến Kế Sở Chấp: Parikalpita-svabhava (skt)— Pervasively discriminatedImagined nature—Biến Kế Sở Chấp là sự phân biệt sai lầm của sự phán đoán, và xuất phát từ sự hiểu đúng bản chất của các sự vật, bên trong cũng như bên ngoài và hiểu đúng mối liên hệ giữa các sự vật như là những cá thể độc lập hay thuộc cùng một loại. Đó là nhận thức về chủ thể và khách thể, do kinh nghiệm mà chúng ta coi mình như chủ thể tách biệt với những khách thể của thế giới bên ngoài. Đây là bản tánh tưởng tượng, là loại hiện hữu mà người không giác ngộ nhận thức trong thế giới thông thường hằng ngày. Nó không hiện thực, và chỉ có hiện hữu thông thường, được phóng ra từ cái tâm không giác ngộ. Nó chỉ là sản phẩm của hoạt động sai lạc của ngôn ngữ tạo nên nhị nguyên trong dòng chảy của chư pháp lệ thuộc lẫn nhau. Những hiện tượng nhị nguyên này thật ra chỉ là tưởng tượng mà thôi— Svabhavas is known as the Parikalpita or wrong discrimination of judgment, and proceeds from rightly comprehending the nature of objects, internal as well as external, and also relationship existing between objects as independent individuals or as belonging to a genus. It is the perception of subject and object, characterized by our experience of ourselves as separate, discrete beings in opposition to an objective external world. This is the imagined nature, the kind of existence which the unenlightened person ascribes to the everyday world. It is unreal, and only has a conventional existence, which is projected by the activity of an unenlightened mind. It is the product of the falsifying activity of language which imputes duality to the mutually dependnet flow of mental dharmas. These dualistic phenomena are really only imagined.

Biến Kế Sở Chấp Pháp: Pervasively imagined phenomena.

Biến Kế Sở Chấp Tính: Parikalpita (skt)—Huyễn Giác—Phán xét sai lầm—Phân Biệt Sai—Sự tưởng tượng—Imagination—Imaginative construction—Wrong judgment—Vọng tình của phàm phu so đo tính toán hết thảy các pháp (cho vô ngã là ngã, vô pháp là pháp, chỉ nhìn chư pháp bằng dáng vẻ bề ngoài), cho các pháp huyễn giả là thật—Nature of pervasive imagination, the nature of the unenlightened, holding to the tenet that everything is calculable or reliable, or that maintains the seeming to be real, i.e. is what it appears to be.

Biến Kế Sở Khởi Sắc: Pháp Xứ Sở Nhiếp—Được bao gồm trong lãnh vực khái niệm—Included in the field of conceptualization.

Biến Kiến: Ability to see thoroughly.

Biến Nhập Bồ Tát: Vajra-ghanta (skt)—Kim Cang Linh Bồ Tát—Triệu Nhập Bồ Tát—Vị Bồ

Tát tay cầm chuông trong Kim Cang Mạn Đồ La—A Bodhisattva holding a bell in the Vajradhatu mandala.

Biến Nhất Thiết Xứ: Omnipresent—Đầy khắp mọi nơi trong hư không, tên tiếng Phạn của Pháp thân Phật Tỳ Lô Giá Na—Pervaiding everywhere—An epithet or Sanskrit name for Vairocana.

Biến Nhất Thiết Xứ Tâm: Cittam-hi-sarvam (skt)—Mind pervades in all places—Tất cả đều là tâm, tâm tỏa tràn khắp mọi nơi, trong mọi thân thể. Phàm phu nhận thức cái đa phức, nhưng không có cái gì có thể được nêu định trong Duy Tâm—All is mind, mind pervades in all places, in all the bodies. The ignorance perceive multiplicity, but there is nothing predicable in Mind-Only.

Biến Pháp Giới Thân: Chân thân của Phật (chân thân đó vô lượng vô biên và có khắp trong pháp giới). Đây cũng là hư không pháp thân của Phật. Pháp thân Như Lai rộng lớn tràn đầy khắp cả hư không. Pháp thân của Như Lai dung thông cả ba cõi, bao trùm tất cả các pháp, siêu việt và thanh thịnh—The universal dharmakaya, i.e. the universal body of Buddha, pan-Buddha. This is also the dharmakaya of a Buddha; it is as being like space which enfolds all things, omniscient and pure—See Ngũ Chủng Pháp Thân. Biến Phân Biệt: Parikalpa (skt)—Parikappa

(p)—Wrong judgment, imagination construction— Tính chất của những phán đoán sai lầm, sự kiến lập từ trí tưởng tượng—See Biến Kế Sở Chấp. Biến Phiền Não Thành Bồ Đề: Turn afflictions into bodhi.

Biến Quán Nhất Thiết Sắc Thân Tưởng Quán: Phật Thân Quán—Đây là phép quán thứ chín trong thập lục quán: Quán tưởng thấy tỏ rõ chơn thân mà Đức Phật A Di Đà đã thị hiện nơi cõi Cực Lạc, nghĩa là thân Phật với 32 tướng hảo—This is the ninth in the sixteen kinds of contemplation: Visualization of the Reward body of Amitabha Buddha, i.e. the form in which he appears in the Pure Land; it is to say the Buddha’s body (his body with thirty-two signs and eighty-four marks).

Biến Thái: Metamorphosis—Metabolic.

Biến Tham: Hensan (jap)—Dò xét rộng khắp (hành cước Tăng đi khắp nơi để tham học với thiện tri thức để có thêm sự hiểu biết, xét thấu mê với ngộ, vọng với chân của việc lớn sanh tử)— Pervasively fathom or thorough exploration. Biến Thành: Trở thành hay hoàn thành cuộc tu bằng cách thực hiện hết thảy mọi chi tiết—To fulfil in every detail—To change into—To become—To turn into—To be transformed into— To complete wholly, fulfil in every detail.

Biến Thành Chư Hạnh: Thành tựu hết thảy các hạnh—To accomplish all kinds of conducts. Biến Thành Nam Nhân: Biến hình dạng thành một nam nhân (từ một nữ nhân). Tất cả chư Phật đều có lời nguyện biến tất cả chúng sanh nữ thành chúng sanh nam—To be transformed from a female to a male. Every Buddha is supposed to vow to change all women into men. Biến Thành Nam Tử: See Biến Thành Nam

Nhân.

Biến Thành Vương: Một trong những chúa ngục hay phán quan nơi địa ngục (một trong mười vị Diêm Vương cai quản địa ngục). Vị nầy cai quản ngục Đại Khiếu Hoán dưới núi Ốc Tiêu nơi biển bắc, ngục rộng 500 do tuần, bốn phía có 16 tiểu địa ngục—Pien-Chêng-Wang, one of the kings or judges of Hades.

Biến Thân: Henshin (jap)—Thân khắp nơi—The everywhere body.

Biến Thể: Variant—Variation.

Biến Thiên: To change.

Biến Thực Chân Ngôn: Transforming The Food True Words.

Biến Tính: Degeneration—Devolution—To denature—To denaturize.

Biến Tịnh: Khắp nơi đều thanh tịnh—Sự thanh tịnh viên mãn—Perfect purity—Universal purity. Biến Tịnh Thiên: Subhakina (p)—Heaven of universal purity—Tầng trời thanh tịnh cùng khắp—Có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc. Đây là tên của tầng trời thứ ba trong Tam thiền Thiên thuộc sắc giới (trên cõi trời nầy chỗ nào cũng tỏa khắp một thứ ánh sáng thanh tịnh)—Experience only perfect happiness or universal purity Deva, or the heaven of universal purity, the third of the third dhyana heavens.

Biến Tịnh Thiên Vương: Kings of Heavens of Universal Purity—Chư Thiên Vương nầy đều đã an trụ pháp môn rộng lớn, siêng làm lợi ích cho thế gian (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 1)—They were all already abiding securely in the great teaching and worked diligently to benefit all worlds.

Biến Tịnh Vương: Vua của cõi Trời Biến Tịnh (cõi trời thứ ba trong cõi tam thiền thuộc sắc giới)—King of Univeral Purity.

Biến Tri: Parijna (skt)—Full understanding— Thorough knowledge—See Liễu Tri.

Biến Trí: 1) Như Lượng Trí: Experiential wisdom; 2) Trí có thể biết đến khắp nơi: Universally reaching knowledge; 3) Nhất thiết phổ trí— Universal knowledge, or omniscience. Biến Trụ Nhứt Thiết Thần: Dwelling

Everywhere Deity (Spirit).

Biến Tướng: Dấu hiệu của sự biến đổi—Mark of transformation.

Biến Vãng Chư Phật Quốc Độ Đại Tam Muội: The Great Concentration of successive journeying to the Buddha-lands.

Biến Xuất Ngoại Đạo: Một phái ngoại đạo khổ hạnh, thoát ly hoàn toàn khỏi gia đình thế tục (theo Duy Thức Thuật Ký, có phái ngoại đạo tên Ba Lợi Đát La Câu Ca, tức biến xuất hay thoát ly khỏi thế tục)—Ascetics who entirely separate themselves from their fellowmen.

Biến Xứ: Kasina (p)—Khắp mọi nơi— Everywhere—Universal—Đề mục hành thiền Kasina—’Kasina’ là từ Nam Phạn chỉ “lãnh vực toàn diện,” phạm trù của những đề mục dùng trong thiền Nguyên Thủy như những căn bản đi vào “định.” Lãnh vực được dùng làm đối tượng hay thoại đầu trong nhà thiền nhằm giúp cho sự tập trung tinh thần. Tinh thần lúc nào cũng chỉ bị một đối tượng xâm chiếm cho tới đại định. Hành giả nhất tâm tập trung vào một ngoại vật đặc biệt nào đó như là một hình ảnh chuẩn bị cho tới khi nào hành giả nhắm mắt mà đề mục vẫn hiện lên, chừng đó hành giả đã đạt được giai đoạn đầu của thiền định. Có mười lãnh vực trong thiền định: đất, nước, lửa, gió, màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, không gian và ý thức (trong Vi Diệu Pháp là “Ánh Sáng”)—Objects of meditation which support the concentration of the mind. ‘Kasina’ is a Pali term for “complete field,” a category of meditative objects used in Theravada meditative tradition as bases for developing the ability to enter into meditative absorptions (jhana or dhyana). Total field served as objects of meditation as supports for concentration of the mind. The mind is exclusively and with complete clarity filled with this object until reaching samadhi. The meditator concentrates onepointedly on a particular external objects as the preparatory image (parikamma-nimitta) until it appears even when the eyes are closed, at which point it is called an “acquired image” (uggahanimitta). When one is able to concentrate singlemindedly on the meditative object, one enters into the first jhana. There are ten kasinas: The Earth Kasina, the Water Kasina, the Fire Kasina, the Wind (air) Kasina, the Blue Kasina, the Yellow Kasina, the Red Kasina, the White Kasina, the Space Kasina, and the Consciousness Kasina (in Abhidharma, it’s the Light Kasina).

Biến Y Viên: Ba tính: Thứ nhất là tính biến kế sở chấp, coi những cái không thật là thật. Thứ nhì là tính y tha khởi, coi chư pháp khởi lên từ những cái khác. Thứ ba là tính viên thành thực, quan điểm nhìn chư pháp bằng thực tính của chúng—The three points of view: First, the view which regards the seeming as real. Second, the view which sees things as derived. Third, the view sees things in their true nature.

Biển: Sagara (skt)—Ocean—Sa Kiệt La— Ocean—Ocean of nagas—See Hàm Hải.

Biển Ái: Ocean of love—Ocean of desire.

Biển Hữu Lậu: The ocean of existence. Biển Khánh: Một loại chuông cầm tay nhỏ— Small hand bell.

Biển Luân Hồi: Sea of births and deaths.

Biển Nghiệp: Sea of karma.

Biển Nghiệp Mênh Mang: Vast ocean of karma.

Biển Nghiệp Mênh Mang, Không Gì Khó Đoạn Bằng Ái Dục; Cõi Trần Man Mác, Không Gì Dễ Phạm Bằng Sát Sanh: In the vast ocean of karma, love attachment is the most difficult thing to rid of; in the great wide world, killing is the most common commitment. Biển Phật Pháp: The ocean of teachings of all Buddhas.

Biển Tâm: See Tâm Hải.

Biển Thức Mênh Mông: Vast sea of consciousness.

Biện: Vibhaya (skt)—1) Biện biệt: To distinguish, to discriminate; 2) Biện luận: To discuss, to argue, to confute; 3) Chuẩn bị: To prepare; 4) Làm việc: To carry out; 5) Một phần của quả dưa: A section, or division of a melon.

Biện Âm Bồ Tát: The Bodhisattva Discerner of Sound.

Biện Bác: To refute—To confute.

Biện Bạch: To expose clearly.

Biện Biệt: To distinguish.

Biện Chân Luận: Tattva-sandesa-sastra (skt)— Treatise of Reasoning on the Truth.

Biện Chơn Luận: See Biện Chân Luận.

Biện Chứng: To prove—To argue.

Biện Cơ: Master Pien-ch’i—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thời nhà Đường—Name of a Chinese monk in the the T’ang dynasty (618-907). Biện Đạo: Bendo (jap)—Thực hành giáo pháp hay giới luật trong đạo—To carry out religious duty or discipline.

Biện Đạo Công Phu: Bendo-Kufu (jap)—Theo Thiền sư Đạo Nguyên, biện đạo công phu hay dụng công tầm cầu chân lý chính là tọa thiền— According to Zen Master Dogen, effort (striving) in pursuit of the truth is zazen itself.

Biện Đạo Pháp: Bendo ho (jap)—Bendo wa

(jap)—Giáo pháp giúp thực hành hay trì giới trong đạo—Dharma which helps practitioners carry out religious practices or maintain discipline. Biện Đích: Làm cho rõ ràng, phân biệt rõ ràng— To clearly discriminate.

Biện Giải: Kathavatthu (p)—To explain—See Bộ Ngữ Tông.

Biện Hộ: To defend—To plead.

Biện Huệ: Có tài biện luận hay giảng nói Phật pháp—Have the ability to reason or to lecture the Buddha-dharma.

Biện Hương: Nhang có hình múi giống như những múi dưa—Incense with sections resembling a melon.

Biện Luận: See Biện (1).

Biện Lực: Reasoning—Sức hùng biện chánh

pháp. Một trong thập đại lực có thể đạt được bởi

một vị Bồ Tát—One of the ten great powers obtainable by a Bodhisattva—See Thập Lực Bồ

Tát (C).

Biện Minh: To explain.

Biện Minh Luận: Bemmeiron (jap)—Treatise on elucidation.

Biện Pháp: Measure.

Biện Quang: Master Pien-kuang—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thời nhà Đường—Name of a Chinese monk in the T’ang dynasty (618-907). Biện Sự: Sắp xếp công việc—To transact affairs—To attend to—To arrange.

Biện Tài: Citrakathi (p)—Vaco-patu (skt)—Nói năng hay thuyết pháp lưu loát tài giỏi, một trong tứ vô ngại biện tài—Eloquent—Skilled in speech—Ability to discuss, argue or debate, one of the four unobstructed eloquences.

Biện Tài Lực: Sức biện tài của vị Bồ Tát dùng để khéo thọ trì các pháp—Bodhisattvas’ power of intellect, because they can hold all truths.

Biện Tài Tam Muội: Eloquent samadhi.

Biện Tài Thanh Tịnh: Biện tài thanh tịnh vì chư Bồ Tát khéo nói vô biên Phật pháp—Purity of intellectual powers, skillfully explaining boundless Buddha teachings.

Biện Tài Thiên: Sarasvati-deva (skt)—Một trong những chư Thiên trong họ Càn Thát Bà—One of the devas, of the gandharva order. Biện Tài Thiên Nữ: Sarasvati (skt)—Diệu Âm Nhạc Thiên Nữ hay Biện Tài Thiên Nữ. Thiên nữ có tài đại biện và âm nhạc—The goddess of music and poetry or goddess of eloquence. The goddess of speech and learning; also called the goddess of rhetoric. She is represented in two forms:

  1. Vị có hai tay và một ống sáo: One with two arms and a lute.
  2. Vị có tám tay: One with eight arms. Biện Tài Vô Ngại: Ready-wit—Bồ Tát có thể thuyết nói không ngăn ngại hay ngằn mé— Bodhisattva’s Power of unhindered discourse (perfect freedom of speech or debate).

Biện Tài Vô Ngại Lực: See Biện Tài Vô Ngại.

Biện Tài Vô Ngại Trí: Patibhanapatisambhida

(p)—Unobstructed eloquence in intelligence— Theo giáo thuyết Nguyên Thủy (Thanh Tịnh Đạo), trí biết về các loại trí gọi là trí biện tài vô ngại. Khi một người xét lại và lấy bất cứ loại nào trong các loại trí trên làm đối tượng cho hiểu biết của mình, thì bất cứ sự hiểu biết nào của vị ấy có đối tượng là trí thì gọi là trí biện tài vô ngại— According to Theravada Doctrine (The Path of Purification), knowledge about kinds of knowledge is discrimination of perspicuity. When a man is reviewing and makes any of the foregoing kinds of knowledge the object of his knowledge, then any knowledge in him that has knowledge as its object is discrimination of perspicuity, and so is any knowledge about these aforesaid kinds of knowledge, which is concerned with details of their individual domains, functions, and so on.

Biện Tâm: Mind-oriented training—Đây là cách tu hướng nội cho người Phật tử, bất kể là Tăng Ni hay Phật tử tại gia—This is a mind-oriented training for every Buddhist, whether he is a monk, or she is a nun, or a lay person—See Cư Trần Lạc Đạo.

Biện Thể: To discern the essence of the sutra— Ngài Trí Khải lập ra năm tầng nghĩa huyền vi khi giải thích một bộ kinh: Thứ nhất, thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh. Thứ nhì, biện luận thể chất của bộ kinh. Thứ ba, nói về tôn chỉ của bộ kinh. Thứ tư, nói về lực dụng của bộ kinh. Thứ năm, nói về giáo tướng của bộ kinh—Great Master T’ienT’ai Chi-I established five layers of mystic meaning when one explicates the text of a sutra: First, to explain the title of the sutra. Second, to discern the essence of the sutra. Third, to explain the guiding principle of the sutra. Fourth, to explain the sutra’s powerful function. Fifth, to explain forms of the Buddhist teaching in the sutra.

Biện Tích Bồ Tát: Jnanakara (skt)—Prajna-kuta

(skt)—Pratibha-nakuta (skt)—Huệ Tích Bồ Tát— The Bodhisattva Store of Rhetoric—See Trí Tích

Bồ Tát.

Biện Trung Biên Luận: Madhyanta-vibhangasastra (skt)—Benchubenron (jap)—Trung Biên Phân Biệt Luận. Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Đức Phật Di Lặc—Treatise on the Discriminating between the middle and the extremes. The sastra was composed by

Vasubandhu on the Coming Buddha, Maitreya. Biện Trung Biên Luận Sớ: Madhyanta-vibhangatika (skt)—Commentary and explanation on the Treatise on the Discriminating between the middle and the extremes.

Biện Trung Biên Luận Tụng: Madhyantavibhanga-kanka(skt)—Hymns of the Treatise on the Discriminating between the middle and the extremes.

Biện Trường (1162-1238): Master Pien-Ch’ang— Tên của một vị Tăng Tịnh Độ Tông Nhật Bản vào thế kỷ thứ XIII—Name of a Japanese Pure Land monk in the thirteenth century.

Biện Tướng: Master Pien-Hsiang—Tên của một vị Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI—Name of a Chinese monk in the sixth century.

Biện Viên: Bennen (jap)—Thiền sư Viên Nhĩ

Biện Viên—Thiền Sư Biện Viên của Phật giáo Nhật Bản (1202-1280), thuộc tông Lâm Tế—Zen Master Bennen, Rinzai School—See Thánh Nhất Quốc Sư.

Biện Vô Ngại Giải: Pratibhana (skt)—Biện thuyết không chướng ngại, lời lẽ trôi chảy hợp với chánh lý—Pleasure in speaking or argument of the law. Unobstructed (unlimited) eloquence in delight or pleasure in speaking or argument. Biện Ý Trưởng Giả Sở Vấn Kinh: Pratibhanamati- pariprccha (skt)—Name of a sutra. Biện Ý Trưởng Giả Tử Kinh: Pratibhana-mati- pariprccha (skt)—Name of a sutra.

Biết:

  1. Tánh giác (n): Buddhi (skt)—Knowledge— Awareness—Acquaintance.
  2. Giác (v): Budh (skt)—To know—To be aware of—To be acquainted with.
  3. Biết có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức: Vijanati (p)—Vijna (skt)—To discern—To distinguish.
  4. Sự biết (có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức): Vijananam (p)—Vijnanana (skt)— Discerning—Distinguishing—Knowing— Understanding.

Biết Cách Dụng Tâm: To know how to utilize one’s mind.

Biết Mình Biết Người, Trăm Trận Trăm Thắng: Knowing ourselves as well as our adversaries, we win every battle. Biết Mình Nặng Nghiệp: To know one’s karma was heavy.

Biết Rõ Tự Tánh: To be aware of one’s own nature.

Biết Thuần Tịnh: Buddhi-samsuddha (skt)—Biết trong sự tỉnh lặng của vô niệm—Completely purified awareness.

Biết Vọng: To know (realize) false thoughts. Biệt: 1) Khác Biệt: Diferent, differentiate, part from, separate; 2) Đặc Biệt: Special. Biệt Báo: Quả báo do nghiệp riêng của mỗi người có khác nhau. Biệt báo tùy thuộc vào những hành động đời trước. Sự khác biệt của con người trong đời nầy là hậu quả của những đời trước— Differentiated rewards according to previous deeds. The differing conditions of people in this life resulting from their previous lives.

Biệt Báo Nghiệp: Full karma—Full fruit—Mãn quả—Còn gọi là Biệt Báo Nghiệp, Mãn Nghiệp, hay Viên Mãn Nghiệp. Nghiệp dựa vào nhau để đưa đến những chi tiết của cái quả trong kiếp tái sanh, như lục căn thiếu đủ, thân thể mạnh yếu, sang hèn, thọ mệnh dài ngắn, vân vân, để phân biệt với “dẫn nghiệp” hay tổng báo là nghiệp chủ yếu tạo thành quả báo, khiến chúng sanh phải tái sanh vào cõi nào, như trời, người, hay thú, vân vân (dẫn nghiệp được ví như người thợ vẽ, trước vẽ tổng thể trời, người hay súc sanh; mãn nghiệp được ví như là sự hoàn tất bức họa, phải tô điểm các nét đẹp xấu)—The fruit or karma, which fills out the details of any incarnation, as distinguished from the integral or direction of karma which determines the type of that incarnation, i.e. deva, man, or animal, etc.

Biệt Cảnh: Different realms—Các cảnh giới riêng biệt khác nhau, cũng là biệt cảnh tâm sở (tâm sở của những cảnh riêng biệt). Theo Duy Thức Học, biệt cảnh là những ý tưởng hay trạng thái tâm thức khởi lên khi tâm được hướng về những đối tượng hay điều kiện khác nhau. Theo Pháp Tướng Tông, biệt cảnh là những yếu tố của tâm sở bao gồm năm thứ: dục, thắng giải, niệm, định và huệ— Different regions, states or conditions. According to the Mind-Only theories, different realms mean the ideas, or mental states which arise according to the various objects or conditions toward which the mind is directed. According to the Fa-Hsiang School, this group of elements falls under the general category of “mental function” which has five elements: desire, verification, recollection, meditation, and wisdom.

Biệt Cảnh Tâm Sở: Vibhavana (skt)—Từ dùng đối lại với “Biến Hành Tâm Sở”—Ý tưởng hay tình trạng tâm thần khởi lên do những đối tượng hay điều kiện khác nhau mà tâm được hướng về, chứ tâm sở không tự dấy lên với tất cả các cảnh (nếu tâm hướng về một đối tượng lý thú thì dục vọng khởi lên)—The ideas or mental states, which arise according to the various objects or conditions toward which the mind is directed (if toward a pleasing object, then desire arises). Biệt Chúng: Duskrta (skt)—Vì một tội lỗi hay hành động xấu xa phạm phải mà một vị Tăng bị biệt chúng—A monk is to separate oneself in religious duties from his fellow monks for his offence or wickedness.

Biệt Giải Thoát Giới: Pratimoksa-samvara

(skt)—Giới giúp chư Phật tử giải thoát bằng cách tránh làm các điều ác—Commandments which help Buddhists liberate by avoidance of evil. Biệt Giải Thoát Kinh: Pratimoksa-sutra (skt)— Code of monk’s rules—Disciplinary code—Kinh

Biệt giải thoát giới—Giới luật (giới bổn)—Kinh Biệt Giải Thoát là cốt lõi của Tạng Luật. Đây là phần cổ xưa nhất của Luật Tạng bằng tiếng Ba Li. Phạn ngữ có nghĩa là “Cá nhân giải thoát” hay “Biệt giải thoát.” Ba La Đề Mộc Xoa, còn gọi là Kinh Giải Thoát, một phần của Vinaya-pitaka, chứa đựng các qui tắc kỷ luật gồm giới luật cho tỳ kheo và tỳ kheo ni. Các qui tắc nầy được nhắc lại trong Tăng hay Ni đoàn mỗi lần làm lễ bố tác (Uposatha) và đây là dịp cho chư tăng ni xưng tội về những thiếu xót đã phạm phải. Tuy nhiên, luật đòi hỏi vị Tăng hay vị Ni nào phạm tội phải nhận tội và chịu kỹ luật của giáo đoàn. Các trường phái khác nhau có giới luật khác nhau, và số giới luật thay đổi từ 227 đến 348. Phật giáo Đại Thừa, Tỳ kheo có 250 giới và Tỳ kheo Ni có 348 giới; trong khi Phật giáo Nguyên Thủy, Tỳ kheo có 227 giới và Tỳ kheo Ni có 348 giới—Pratimoksa sutra is the nucleus of the Vinaya-pitaka. It is the oldest part of the Pali Pitaka. “Pratimoksa” is a Sanskrit term for “Individual liberation.” Called Sutra of emancipation or part of the Vinaya-pitaka that contains precepts for bhiksus and bhiksunis. These precepts are recited in an assembly of the whole Order of monks and/or nuns at every Uposatha or and this is the opportunity for the monks and nuns confess any violations of these rules. However, the rules required a monk or nun who is guilty of any of these offenses is required to confess the matter and submit to the appropriate discipline or penalty from the Order. Different traditions have different Pratimoksas, and the number of rules for monks and nuns varies between 227 and 348. In Mahayana Buddhism, Bhiksus have 250 rules and Bhiksunis have 348 rules; while in Theravada, Bhiksus have 227 rules and Bhiksunis have 348 rules.

Biệt Giáo: Separated doctrine—Biệt giáo của trường phái Hoa Nghiêm và Liên Hoa dựa vào Nhất thừa hay Phật thừa. Liên Hoa Tông quyết đoán rằng Tam Thừa kỳ thật chỉ là Nhất Thừa, trong khi Hoa Nghiêm Tông lại cho rằng Nhất Thừa khác với Tam Thừa, vì thế Liên Hoa Tông được gọi là “Đồng Giáo Nhất Thừa,” trong khi đó thì Tông Hoa Nghiêm được gọi là Biệt Giáo Nhất Thừa. Biệt giáo là một trong tám loại thuyết giáo của Đức Phật. Đây là học thuyết thuần nhất Đại Thừa và chỉ dành riêng cho Bồ Tát. Tạng giáo và Thông giáo chỉ giảng về cái “không” phiến diện hay “thiên không,” Biệt giáo giảng về Trung Đạo, và do đó nó riêng biệt. Có người nói Biệt Giáo là pháp dạy riêng cho mỗi căn cơ hoặc Thượng, hoặc Trung, hoặc Hạ, cùng ba thừa, hoặc riêng cho Tiểu Thừa Thanh Văn, hoặc riêng cho Trung Thừa

Duyên Giác, hoặc riêng cho Đại Thừa Bồ Tát— The different teaching of the Avatamsaka sect and Lotus sect is founded on One Vehicle, the Buddha Vehicle. The Lotus school asserts that the Three Vehicles are really the One Vehicle, the Hua-Yen school that the One Vehicle differs from the Three Vehicles; hence the Lotus school is called the Unitary, while the Hua-Yen school is the Differentiating school. One of the eight types of teaching of the Buddha. The Distinct Doctrine or special teaching for Mahayana Bodhisattvas. The Doctrine of Pitakas and the Doctrine Common to all teach the simple one-sided “Void” while this doctrine teaches the Middle Path, and, therefore, is distinct and separate. Someone says that Specific Doctrine include teachings geared specifically to each level of High, Intermediate, or Low of the three vehicles which include Sravakas or Lesser Vehicle, or Pratyeka-Buddhas or Intermediate Vehicle, or Mahayana Bodhisattvas or Greater Vehicle—See Thiên Thai Ngũ Thời

Bát Giáo.

Biệt Giáo Nhất Thừa: Single Vehicle teaching— See Biệt Giáo.

Biệt Hoặc: See Biệt Kiến.

Biệt Hướng Viên Tu: Cultivation of the Perfect School—Y theo sự phân tích tứ giáo của tông Thiên Thai, những đức hạnh tu hành từ địa vị Biệt Giáo Bồ Tát cho đến Thập Hồi Hướng, sự lý hòa dung, dần dần xứng đáng với đức tính của viên giáo—Based exactly on the analyses of the T’ienT’ai sect, the Separatist or Differentiating School, is the cultivation of the Perfect School. When the Bodhisattva reaches the stage of the transference of merit, he has reached the stage of cultivation of the perfect nature and observance according to the Perfect School.

Biệt Kiến: Biệt hoặc hay ảo ảnh khởi sanh sự phân biệt, cho những hiện tượng là thật. Những biệt kiến nầy được các vị Bồ Tát từ từ loại bỏ trong sơ địa Bồ Tát—Unenlightened or heterodox views—Delusion arising from differentiation, mistaking the seeming for the real. These delusions are gradually eradicated by the

Bodhisattva during his first stage—See Tà Kiến. Biệt Kiếp: Antara-kalpas (skt)—Small or intermediate kalpas.

Biệt Ly: Separated.

Biệt Nghiệp: Differentiated karma—Nghiệp nhân riêng biệt của mỗi chúng sanh, đi theo mỗi chúng sanh mà tạo thành các quả báo khác nhau, đối lại với tổng nghiệp—The cause of different resultant conditions, in contrast with general karma. Biệt Nghiệp Vọng Kiến: The meanings of Specific karma and delusional views—Biệt nghiệp Vọng kiến là cái thấy biết sai lầm khác nhau của mỗi loài tùy theo nghiệp lực và sự thọ thân hiện hữu. Biệt nghiệp tức là tội nghiệp riêng biệt trong quá khứ của một người, một nhóm người, một chúng sanh, hay một nhóm chúng sanh. Vọng kiến là cái thấy biết sai lầm. Đức Phật dạy: “Tùy theo nơi nghiệp lực, tội báo, trí huệ cùng sắc thân, mà mọi loài chúng sanh đều có sự thấy biết khác nhau gọi là “Biệt Nghiệp Vọng Kiến.”—Specific karma and delusional views are the different false perceptions and knowledge of each classification of sentient beings depending on the karmic power and the body each inhabits at the present time. Specific karma means a particular and distinctive actions accumulated from the past of a person, a group of people, a sentient being, or a group of sentient beings. Delusional views mean false and mistaken perception and knowledge. The Buddha taught: “Depending on each individual’s karmic power and retribution for transgressions, as well as wisdom and body, each person will have a different perception and knowledge (perspective).

That different perception and knowledge is called

Specific karma and delusional views.”

1) Biệt nghiệp Vọng kiến của súc sanh— Specific karma and Delusional views of Animals: Trong Kinh Nghiệp Báo, Đức Phật dạy: “Chúng sanh xoay vần lên xuống trong

ba nẻo sáu đường, kiếp kiếp đều thay dạng đổi hình, nguyên do mắc nợ nần phải trả, hoặc luân hồi đền mạng lẫn nhau. Cho nên vật loại mang lông đội sừng ngày hôm nay, biết đâu chúng nó cũng là loài người trong kiếp trước.” Lại nữa, do nơi nghiệp báo và sự thọ thân sai biệt, hoặc thú, hoặc cầm thú mà các loài súc vật có cái nhìn hoàn toàn khác với loài người—The Karmic Retribution Sutra taught: “Sentient beings are constantly cycling, going up and down in the three worlds and six paths, with each reincarnation faces change and bodies alter in appearance. The reason depends on whether debts need to be repaid, or the cycle of rebirths leads people to repay with their lives, etc. Therefore, animals with furs, horns, and antlers of the present could very well be people in a former life.” Moreover, due to the nature of karmic retributions and inhabiting an animal’s body, various animals have different views and perspectives (perceptions and knowledge) from humans.

  1. Như cùng một con mắt thấy, mà loài cá nhìn bùn, đất, sông, nước là nhà nên sống an vui thoải mái nơi đó. Ngược lại khi bị bỏ lên bờ và không khí, chúng sẽ cảm thấy sự khó chịu nóng bức, và chúng không thể nào sống được bao lâu: With the same eyesight, yet fish view mud, dirt, sand, water as their homes. If taken on land and air, they will feel uneasy and hot, and they cannot survive for very long.
  2. Cũng cùng một con mắt thấy, mà loài dã thú như cọp, beo, rắn, rít, khỉ vượn, hươu nai thì xem chốn núi rừng, lùm bụi, hang hóc là nơi cư trú tốt đẹp, mà không hề biết đến các nhà cửa cao rộng nguy nga của loài người: With the same eyesight, yet wild animals, such as tiger, cougar, snake, centipede, monkey, antelope, etc. view mountains, forests, bushes, trees, caves, etc. as large homes and never know of any other kinds of magnificent

palaces of the human realm.

  1. Với cùng một con mắt thấy, mà loài chó nhìn đầu tôm xương cá hôi thúi là thức ăn ngon, trong khi loài người thì thấy đó là một chất nhớp nhúa dơ bẩn: With the same eyesight, yet dogs view the foul and odorous matters such as shrimp’s head, fish bones, and other fecal material as delicate and delicious foods, whereas people consider those things to be filthy and disgusting.
  2. Cũng cùng một con mắt, mà loài sâu bọ, ruồi muỗi, rận rệp, dòi tửa xem các thứ lá cây, ổ kén, chốn ẩm thấp, chật hẹp, tối tăm, cống rãnh, phân tiểu, vân vân, là nhà cửa hoặc thức ăn ngon, mà không bao giờ nghĩ đến các điều chi khác: With the same eyesight, yet various worms, bugs, mosquitoes, ticks, maggots, etc. view leaves, nest, cocoon, low, moist, and congested areas, darkness, sewer, outhouse as their homes or great tasty foods and never know anything different.

2) Biệt nghiệp Vọng kiến của loài người— Specific karma and Delusional views of

Human Beings: Người là một sinh vật tối linh hơn tất cả bởi lẽ trong tâm con người có đầy đủ hạt giống Bồ Đề. Người là chỗ kết tập của phần lớn các nghiệp lành thuộc bậc trung và thượng, cho nên có thể trong hiện đời nếu gặp được minh sư và chánh pháp rồi một lòng tuân giữ và tu tập theo ắt sẽ được chuyển phàm thành Thánh. Vì vậy cho nên loài người đặc biệt có một sự thấy biết cao siêu, hoàn toàn hơn hẳn các loài chúng sanh khác. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng đều thấy biết giống như nhau, mà trái lại còn tùy thuộc vào nơi nghiệp lực, tội báo, hoặc quả vị chứng đắc do công phu tu tập—Human beings are the epitome of all living beings because their minds are complete with the seeds of the Bodhi Mind. Humans are the accumulation of all wholesome karma; therefore, in this present life, if they are able to encounter wise teachers and the proper Buddha Dharma and then sincerely maintain and cultivate what they learn, it is possible to transform themselves from unenlightened beings to enlightened or saintly beings. For this reason, human beings have a unique ability in that their perception and knowledge is the deepest and most complete, unequal to any other realms of existence. However, it is not necessarily true that everyone in the human realm will have the same identical view and perception, but will also depend on each individual’s karmic powers, trasgressions, retributions, or their level of spiritual achievements through cultivation and practice of the former lives.

a) Biệt nghiệp Vọng kiến nơi phàm phu— Specific karma and Delusional views in ordinary people:

  1. Loài người chẳng thấy có không khí bao quanh mình và sống an lành nhởn nhơ trong đó, nhưng nếu bị đem bỏ vào nước thì cảm thấy ngộp thở và sẽ chết ít phút sau đó: Human beings do not see the air surrounding them and live peacefully and contentedly in it, yet if put in water they will feel suffocated, lose their breath, and die within minutes if they cannot break free from this medium.
  2. Cũng cùng một con mắt thấy mà loài người nhìn biết đó là món ăn ngon, trong khi loài ngạ quỷ lại thấy đó là sỏi cát, lửa than; còn chư Thiên thì thấy đó là những chất nhơ bẩn, hôi hám trộn lẫn với nhau: With the same eyesight, human beings see something as great delicacies, yet the hungry ghosts view the same objects as dirt, sands, fires, coals, but the Heavenly Beings view those things as a mixture of filthy and odorous matter. iii) Cũng cùng một cái thấy, nhưng loài người thì bị tường vách làm cản trở, trong khi ma quỷ thì không thấy tường vách làm cho chướng ngại. Người thấy bùa phép không chướng ngại, nhưng loài ma quỷ thì thấy bùa phép ngăn cản họ lại như gặp bức tường cao, hoặc là bị nhốt trong lao ngục: With the same eyesight, human beings see walls and fences as obstructions, yet ghosts and demons do not see such walls to be any kind of an obstruction. People do not see magic and spells as an obstruction, yet ghosts and demons view magic and spells as obstructions similar to being impeded by a high wall or being locked and confined in a space.

b) Biệt nghiệp Vọng kiến của bậc Giải Thoát— Specific karma and Delusional views of the

Liberated: Bậc thoát tục là những vị tu hành đã được chứng đắc các quả vị giải thoát. Các bậc nầy có một sự biết phi thường mà hàng phàm phu bạt địa chúng ta không thể nào suy lường đến được. Tuy nhiên, cái thấy biết của những bậc phi thường nầy lại còn tùy thuộc vào các công phu tu tập và quả vị chứng đắc cao thấp khác nhau nữa, chớ không phải là luôn luôn đồng nhất: The liberated are cultivated beings who have attained some form of spiritual awakenings. They have an extraordinary knowledge and understanding that we unenlightened beings cannot possibly imagine. Even so, the perception and knowledge of these extraordinary beings will depend on their cultivation and the various levels of their spiritual achievements. Otherwise, they are not always equal in every aspect.

  1. Thần tiên chỉ thấy giới hạn trong cõi Bồng Lai—Those who dwell in the realm of gods and fairies, their views are limited to the Fairylands (see Bồng Lai).
  2. Bậc Thiên Tiên hay Tiên đạo được sanh về cõi Trời chỉ thấy giới hạn trong một cõi Trời, một châu thiên hạ mà thôi. Ngoài phạm vi đó ra, các vị ấy không còn thấy biết chi nữa. Đây cũng ví như lấy ống nhỏ nhìn trời thì thấy trời bằng ống nhỏ, nhìn bằng ống lớn thì thấy trời lớn: The views of those who are Heavenlyfairies are limited to a single and one continent of human existence. Outside of those domains, these beings do not see or know of it. This is similar to looking at the sky with a small tube, with a bigger tube, the sky will be large, etc.
  3. Bậc chứng Sơ Quả Tu Đà Hoàn với sự thấy biết rõ ràng chỉ giới hạn trong phạm vi của một tiểu thế giới, gồm A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, tứ đại châu, một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng, lục dục Thiên, và một cõi trời Sơ Thiền: First Fruit of Srotapanna Enlightenment with the clear perception and knowledge limited to a World System, which includes the four unwholesome realms, four great continents, one Mount Sumeru, one sun, one moon, sic Heavens of Desires, a First

Dhyana Heaven, and that is all—See Tứ

Thánh Quả (1).

  1. Nhị Quả Tư Đà Hàm với sự thấy biết giới hạn trong một tiểu thiên thế giới, bao gồm một ngàn tiểu thế giới: Second Fruit of Sakadagami Enlightenment with the perception and knowledge limited to a Small World System, consisting of 1,000 World Systems—See Tứ Thánh Quả (2).
  2. Tam Quả A Na Hàm với sự thấy biết giới hạn trong một trung thiên thế giới, gồm một ngàn tiểu thiên thế giới: Third Fruit of Anagama Enlightenment with the perception and knowledge limited to a Medium World System, consisting of 1,000 Small World Systems—See Tứ Thánh Quả (3).
  3. Tứ Quả A La Hán với sự thấy biết gồm thâu trong một đại thiên thế giới, bao gồm một ngàn trung thiên thế giới: Fourth Fruit of Arhat Enlightenment with the perception and knowledge limited to a Great World System, consisting of 1,000 Medium World Systems— See Tứ Thánh Quả (4).
  4. Bậc Sơ Địa Bồ Tát với đạo nhãn thấy biết được 100 cõi Phật, 100 Đức Phật, và chứng được 100 tam muội. Phóng hào quang làm rung động 100 cõi Phật, đi khắp cả 100 cõi Phật không bị chướng ngại: First Ground Maha-Bodhisattva with the Dharma Eyes which are capable of seeing and knowing 100 different Buddhalands, attaining 100 samadhi. Their auras shine to all 100 Buddhalnds, and they are capable of traveling to the 100 Buddha-lands freely and without any hindrance.
  5. Bậc Nhị Địa Bồ Tát đạo nhãn thấy được 10.000 cõi Phật: Second Ground MahaBodhisattva with their Dharma eyes which are capable of penetrating 10,000 Buddhalands. ix) Bậc Tam Địa Bồ Tát với đạo nhãn thấy được

100.000 cõi Phật: Third Ground MahaBodhisattva with their Dharma Eyes which are capable of penetrating 100,000

Buddhalands.

x) Cứ như thế lần lượt tăng lên gấp 10 lần cho đến Thập Địa Bồ Tát thì thần thông đạo lực của quý ngài không thể nghĩ bàn, bao hàm vô lượng vô biên mười phương quốc độ. Nhưng như thế cũng chưa phải là đủ, vì nếu đem so sự thấy biết của hàng thập địa Bồ Tát nầy với chư Phật thì cũng tỷ như hạt bụi vi trần cực nhỏ sánh với núi Tu Di: Thus, in this way, the Maha-Bodhisattva’s spiritual achieving will increase ten times with each succeeding stage until the Tenth Ground Maha-Bodhisattva is reached. At this level , the spiritual and religious power of infinite and endless worlds in the ten directions. Even then that is not truly perfect. When comparing the perception, view, and knowledge of those at the tenth ground Maha-Bodhisattva to the Buddhas, this is similar to using a grain of sand to compare to Mount Sumeru, respectively. Biệt Ngũ Thời: Five Periods and Eight Teachings of the T’ien T’ai school—See Thiên Thai Ngũ

Thời Bát Giáo.

Biệt Nguyện: Lời nguyện đặc biệt, như là tứ thập bát nguyện của Phật A Di Đà hay thập nhị nguyện của Phật Dược Sư, đối lại với “Tổng Nguyện” của chư Bồ Tát—Special vow, as the forty-eight of Amitabha, or the twelve of Yao-Shih-Fo (Bhaisajya), as contrast with general vows taken by all Bodhisattvas.

Biệt Ngữ: Trong công án đưa ra đã có lời ứng đáp, thiền sư lại có thêm một lời đáp khác—The second response for a koan from a Zen master. Biệt Niệm Phật: Niệm hồng danh một vị Phật đặc biệt để tập trung tư tưởng hay nhứt tâm—To intone the name of a special Buddha to gain concentration or singleminded. Biệt Pháp: Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là pháp có đối tượng được đặc biệt phán định—According to The Flower Ornament Scripture, this is a particular objective dharma.

Biệt Phật: Buddha on the great precious Lotus throne—Dứt bỏ 12 phẩm vô minh nhập vào ngôi vị Diệu Giác, ngồi ở chính tòa đại bảo hoa, dưới gốc cây bồ đề thất bảo của Liên Hoa Tạng thế giới, mà hiện báo thân viên mãn, đây chính là Đức Tỳ Lô Giá Na nói đến trong Kinh Phạm Võng— The Buddha on the great precious Lotus throne under the Lotus realm bodhi-tree. This is the Vairocana mentioned in the Brahma Net Sutra. Biệt Phong Tương Kiến: To meet on a separate peak—Gặp nhau tại đỉnh Biệt Phong—Công án này nói về nhân duyên Thiện Tài Đồng Tử gặp tỳ kheo Đức Vân tại ngọn Biệt Phong được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Kinh dạy: “Tỳ Kheo Đức Vân ở trên đỉnh Diệu Phong từ lâu không xuống núi. Thiện Tài đến tham vấn bảy ngày không gặp, một hôm tại ngọn núi khác gặp nhau. Yết kiến xong, Đức Vân Tỳ Kheo vì Thiện Tài nói một niệm ba đời, pháp môn tất cả chư Phật trí tuệ quang minh phổ kiến.” Đức Vân đã từ lâu không xuống núi, tại sao lại gặp nhau ở ngọn núi khác? Nếu bảo Đức Vân xuống núi, trong kinh nói Tỳ Kheo Đức Vân từ lâu không xuống núi, thường ở trên đỉnh Diệu Phong. Đến trong đây, Đức Vân, Thiện Tài quả là ở trong ấy chăng?—In the Flower Adornment Sutra, it says that the mendicant Meghasri always stayed on the lone summit of the peak of wonder; he never came down from the mountain. Sudhana went to call on him and searched for seven days without encountering him. But then one day they met on a separate peak. When he had seen him, Meghasri explained for Sudhana that the three worlds are a moment of thought and the wisdom and illumination of all the Buddhas, the gate of Dharma that appears everywhere. Given that Meghasri never came down from the mountain, why did they meet on a separate peak? If you say Meghasri must have come down from the mountain, yet the teachings it says that he never did come down from the mountain, that he was always on the solitary summit of the peak of wonder. At this point, where are Meghasri and Sudhana really?—See Bảo Phúc Diệu Phong Đỉnh.

Biệt Phong Vân Thiền Sư: Zen Master Pie-FêngYun—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thời nhà Tống (960-1279), thuộc phái Dương Kỳ. Sư trụ trì tại chùa Chi Đề Phước trong tỉnh Phúc Kiến—Name of a Chinese Zen master of the Yangchi branch during the Sung dynasty. He was the abbot of Ji-Ti-Fu Temple in Fu-Jian Province. Biệt Tha Na: Vestana (skt)—Tên của một vị Trời—Name of a deva.

Biệt Thể Tam Bảo: See Hóa Tướng Tam Bảo and Ngũ Giáo.

Biệt Thị Nhất Càn Khôn: Có trời đất riêng khác, ý nói cảnh giới khai ngộ siêu việt tình thức

phân biệt trong nhà Thiền—The realm of enlightenment in which there is no more emotional discrimination.

Biệt Thỉnh: Đặc biệt mời một vị Tăng đến nhà Phật tử tại gia là đi ngược lại với nếp sống tịnh hạnh nơi Tịnh xá. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp thí chủ có thể biệt thỉnh bằng cách không lựa chọn người, mà theo ngôi thứ trong Tăng giới—Special deference paid by singling out or inviting a monk or one member of the community to the house of lay people. This against the monastic life. Howver, in case of emergency, a patron of Buddhism can make a special invitation, not by choosing the person, but invitation in according to their years of ordination. Biệt Thời Niệm Phật: Niệm Phật trong một thời khắc đặc biệt. Đây là một phương pháp thực tiển và hữu hiệu nhứt cho Phật tử, nhứt là Phật tử tại gia. Khi những cách tu tập bình thường không hữu hiệu, nên người tu tịnh độ lấy kỳ hạn một ngày, hai ngày, ba ngày, cho tới bảy ngày, hoặc mười ngày cho tới 90 ngày chuyên cần niệm Phật, như thế gọi là “Biệt Thời Niệm Phật.”—To call upon Buddha at special time. The most practical and effective way for all Buddhists, especially lay followers. When the ordinary religious practicies are ineffective the Pure Land sect call upon Buddha for a period of one to seven days, or ten to ninety days.

Biệt Thời Thuyết: Đức Như Lai dùng ý thú biệt thời để thuyết pháp—The Buddha gives a special preaching at a sepcial time.

Biệt Thuyết: Special preaching.

Biệt Tiếp Tâm: Lý thuyết mà tông phái dựa vào (Nhân Minh Học có ba chi, chi thứ nhất là Tông Pháp gồm Tông thể và Tông Y)—The method of proposition on which a sect depends.

Biệt Truyền: Betsuden (jap)—Separately handed down—Biệt truyền, bất lập văn tự mà dùng tâm truyền tâm trong truyền thống nhà Thiền—Mindto-mind transmission in Zen tradition or oral tradition—To pass on the teaching from mind to mind without writing, as in the Zen or Intuitive school.

Biệt Truyền Diệu Vận: Tên của một vị Thiền sư Nhật Bản, gốc người Trung Hoa, thuộc tông Lâm Tế vào thời nhà Nguyên (1280-1368). Khoảng năm 1341, Sư đến Nhật Bản truyền bá giáo pháp của tông Lâm Tế—Name of a Japanese Lin-Chi monk in the Yuan dynasty. He was from China. In 1341, he came to Japan to spread the Lin-chi’s teachings.

Biệt Tuyển Sở Cầu: Chọn riêng một cảnh giới theo chỗ mong cầu đặc biệt nào đó (Phật Thích Ca Mâu Ni vì phu nhân của của vua Tần Bà Sa La là

Vi Đề Hy mà hiện ra các cõi Tịnh Độ của chư Phật)—To choose a special realm for a certain need.

Biệt Tự: Biệt tự nói về duyên khởi đặc thù của bản kinh—Specific opening referring to the circumstances in which the sutra was produced. Biệt Tướng: Visesa (skt)—Particulars—Parts or Speciality—Những bộ phận đặc biệt tạo thành một toàn bộ hay. Dù chư pháp đều có chung một căn bản vô thường, chúng vẫn có những phẩm chất đặc biệt riêng. Các căn bản của các loại người khác nhau đều có riêng “đặc dị tính” theo nghĩa đặc trưng hay năng lực độc nhất. Mọi người đều có đôi mắt, nhưng không có đôi mắt nào có cùng năng lực như nhau cả—Speciality is the special parts constituting the whole. Though all things have the universal basis of impermanence, they have particular qualities (earth-solidity, heat of fire, etc). The organs of different human beings have ‘speciality’ in the sense of unique character or power. All have eyes, but not all eyes have the same power.

Biệt Tướng Niệm Trụ: Hàng Thanh Văn trước khi đạt đến giai đoạn Kiến Đạo, phải tu tập riêng từng trụ một trong “Tứ Niệm Trụ”—All Sravakas, before reaching the stage of “beholding the truth”, must cultivate one at a time each stage of the fourfold stage of mindfulness (four kinds of mindfulness).

Biệt Tướng Pháp Thân: The diversity of dharmakaya.

Biệt Tướng Tam Bảo: See Hóa Tướng Tam Bảo and Ngũ Giáo.

Biệt Tướng Tam Giáo: Ba phép quán được Biệt giáo làm rõ. Vì giữa cái không và cái giả có khoảng cách và không dung hợp với nhau—The three views of the Different Teaching in regard to the absolute, the phenomenal, the medial as void, unreal, as separate ideas.

Biệt Tướng Tam Quán Thiên Thai:SeeKhông Giả Trung.

Biệt Viện: Ngoại trừ bổn sơn của một tông phái, các tự viện được thiết lập ở các nơi khác đều được gọi là biệt viện—Branch institute. Biệt Vô Âm Tín: Vắng bặt, không có tin tức chi cả—There is absolutely no news from someone— Gone and never heard from again. Biệt Xứ: Những tự viện chi nhánh phụ thuộc vào một tự viện chính ở Nhật Bản—Branch monasteries that belong to one major Zen temple or monastery in Japan.

Biệt Y: Nghĩa lý làm chỗ dựa riêng cho một kinh thì gọi là biệt y, đối lại với nghĩa lý làm chỗ dựa cho các kinh thì gọi là tổng y—The secondary texts or authorities, in contrast with the principal texts of a school.

Biểu: Bày tỏ—To indicate—To express—To manifest—To expose.

Biểu Bạch: To explain—To expound—To clear up—Trước Phật bày tỏ nguyện vọng mục đích xin với Tam bảo chứng giám, hay cáo bạch sự việc lên chư Phật và chư Bồ Tát—To show one’s vows or resolutions in front of a Buddha’s image; or to inform, to make clear, especially to inform the Buddhas and Bodhisattvas.

Biểu Đồng Tình: To express agreement—To show sympathy—To be in accord with—To agree

with

Biểu Đức: Tỏ lộ đức hạnh—Thể hiện công đức bằng những hành động và tư tưởng thiện lành như đã được giảng dạy trong kinh Hoa Nghiêm, đối lại với đè nén dục vọng hay “già tình.”—To manifest virtue (positive in deeds and thoughts as expounded in the Avatamsaka Sutra—Kinh Hoa

Nghiêm), in contrast with to repress the passions. Biểu Đức Hiệu: Đạo Hiệu—Tên đạo của một vị Tăng—The literary name of a monk.

Biểu Hiển: Cái biểu lộ bên ngoài, thường là vẻ mặt hay dấu vết của lời nói—A reveal, usually appearance or traces of speech.

Biểu Lộ: See Thị Hiện.

Biểu Lý: Hyo-Ri (jap)—Bên ngoài và bên trong, hình thức và nội dung—Outside and inside—Form and content.

Biểu Nghiệp: Manifest activities—Hiện Hành— A Lại Da có khả năng sinh ra nhất thiết pháp hay chủng tử. Từ chủng tử nầy mà sinh ra pháp tâm sắc hay hiện hành—Now going, or proceeding; present activities.

Biểu Quyết: To decide by vote. Biểu Sát: Trụ cờ trên nóc chùa—The flagpole on a pagoda.

Biểu Sắc: Một trong ba loại hình sắc. Biểu sắc là biểu thị tích cực qua cách đi, đứng, nằm, ngồi, vân vân; hai thứ sắc khác là màu sắc đỏ, xanh, và hình thể dài, ngắn—Active expression, as walking, sitting, standing, bending, stretching, taking, refusing, etc; one of the three forms, the other two being the colours, red, blue, etc., and shape, long, short, etc—See Tam Tướng.

Biểu Sấn: Chia vật cúng dường đều ra cho Tăng chúng—To divide the offerings equally among the assembly.

Biểu Tắc: Gương mẫu—An example.

Biểu Thị: Vijnapti (skt)—Tỳ Nhã Để— Information—Communicating—Chỉ rõ hay giải thích rõ ràng—To indicate—To explain. Biểu Thuyên: Patent or positive—Định nghĩa tích cực theo “tri kiến giác chiếu.” Đây là một thuật ngữ của Pháp Tướng Tông, một trong hai loại “Thuyên”: Biểu Thuyên là biểu thị đầy đủ mọi đức tính; và Già Thuyên là ngăn chặn lỗi lầm—A positive statement, this is a term of Dharmalaksana school, one of the two kinds of exposition: Positive or open exposition, and Negative or hidden exposition. Biểu Tử: Thẻ để nhận vật bố thí—A card which is issued to the poor so they can receive donation. Biểu Tượng: Emblem—Symbol—To symbolize. Biểu Vô Biểu: See Hữu Biểu Nghiệp and Vô Biểu Nghiệp.

Biểu Vô Biểu Giới: Tác Giới Vô Tác Giới.

  1. Biểu Giới: Người thọ giới bước lên giới trình bày về ba nghiệp thân khẩu ý mà chính mình được thụ đắc—The expressed (letter) moral law. The receiver of commandments will express the commandments on the body, speech and thought which he or she receives.
  2. Vô Biểu Giới: Người thọ giới trong thân thể phát ra mà không biểu hiện ở giới thể của ba nghiệp—The unexpressed moral law or the spirit.

Bịn Rịn: To be attached to.

Bịn Rịn Gia Đình: To be attached to the family. Binh: 1) Bảo vệ: To defend; 2) Binh lính: Troop.

soldier.

Binh Thư: Military manual.

Bính: 1) Cái cán: A handle; 2) Lửa: Fire; 3) Quyền bính: Power, authority; 4) Sức nóng: Heat; 5) Hướng Nam: South; 6) Can thứ ba trong mười can: The third of the ten stems.

Bính Đinh: A junior.

Bính Đinh Đồng Tử: Byojo-Doji (jap)—Người thiếu niên tham dự vào buổi lễ rước đèn (liên hệ với ‘lửa’). Trong Thiền, thuật ngữ này ám chỉ hết thảy chúng sanh đều có Phật tính mà lại đi tìm kiếm từ bên ngoài—The boy who attends to the lamps which are associated with the fire. In Zen, the term implies all beings have Buddha-nature, but always try to seek it from outside. Bính Ngữ: Bài tiểu tự của các sớ đọc trong nhà chùa—Authoritative or pivotal words.

Bình: Bằng—Even—Level.

Bình An: Peace.

Bình An Vô Sự: To be safe and sound—Freedom from anxiety.

Bình Bát: Oryoko (jap)—Bowl.

Bình Bát Trong Tay: With bowl in hand. Bình Bình Thiếp Thiếp: Rất bình thường—Very ordinary.

Bình Cà Sa: Nhất sắc thất điều sà sa—One coloured robe of seven pieces. Bình Cát Tường: Bhadra-kumbha (skt)—See

Hiền Bình.

Bình Chú: Phê bình—To criticize—To comment on.

Bình Chùy Ngạnh Tợ Thiết: Trái cân cứng như sắt. Trong Thiền, từ nầy dụ chỉ cơ phong cứng rắn, khó tiếp nhận, ứng đối trong Thiền viện có thể gây trở ngại trong việc tu hành—A club which is as hard as iron. In Zen, the term is used to imply the lack of understanding among Zen practitioners in a Zen monastery that can cause obstacles in cultivation.

Bình Cử: Trong Thiền, thuật ngữ này có nghĩa là “trực tiếp xướng tụng”—In Zen, the term means to recite directly (to directly intone sutras).

Bình Đẳng: Sama or samata (skt)—Byodo (jap)—

Equal—Evenness—Everywhere the same—

Impartial—Without partiality—Thái độ của Đức Phật bao la, không thiên vị và bình đẳng với tất cả chúng sanh. Bình đẳng là khí giới của Bồ Tát, vì dứt trừ tất cả phân biệt. Chư Bồ Tát an trụ nơi pháp nầy thời có thể diệt trừ những phiền não, kiết sử đã chứa nhóm từ lâu của tất cả chúng sanh. Thái độ của Đức Phật bao la, không thiên vị và bình đẳng với tất cả chúng sanh—The Buddha’s attitude is universal, impartial and equal towards all beings. Impartiality is a weapon of enlightening beings, removing all discrimination. Enlightening Beings who abide by these can annihilate the afflictions, bondage, and compulsion accumulated by all sentient beings in the long night of ignorance. The Buddha’s attitude is universal, impartial and equal towards all beings.

Bình Đẳng Chánh Giác: Samyak-sambodhi—Trí tuệ hay chính giác toàn thiện của chư Phật hay đại giác tuyệt đối, chánh giác nầy không phân biệt cao thấp, cạn sâu—Complete perfect knowledge—Buddha-knowledge, omniscience— The bodhi of all Buddhas—Absolute universal enlightenment.

Bình Đẳng Chúng Sanh Giới: The universal realm of living beings.

Bình Đẳng Duyên: Universal circumstance—Tất cả chư Phật đều nguyện độ tận chúng sanh. Do sức đại bi các Ngài thường huân tập vào tâm chúng sanh một cách tự nhiên và bình đẳng, không bỏ sót một chúng sanh nào. Tùy theo sự ưa muốn nghe thấy của chúng sanh, chư Phật liền ứng hiện thân để giáo hóa.

Bình Đẳng Đại Bi: Tâm từ bi thương xót chúng sanh một cách bình đẳng của chư Phật và chư Bồ Tát. Đại bi là lòng thương xót vĩ đại của chư Phật và chư Bồ Tát. Đại bi còn có nghĩa là lòng cứu độ chúng sanh đau khổ, chỉ chư Phật và chư Bồ Tát—

The Great Compassion of the Buddhas and Bodhisattvas. To be full of compassion (greatly pitiful). Mahakaruna means the Great Compassion of the Buddhas and Bodhisattvas. Also means a heart that seeks to save the suffering (great compassion), applied to all Buddhas and

Bodhisattvas.

Bình Đẳng Đại Huệ: Bình đẳng đại huệ đã được một vị cổ Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tuyên bố, mọi chúng sanh rồi sẽ đạt được trí huệ Phật—Universal great wisdom (the declaration by the ancient Buddha in the Wonder Lotus-Sutra, that all would obtain the Buddha-wisdom). Bình Đẳng Đồng Nghĩa: Meaning of universal— See Bình Đẳng Nghĩa.

Bình Đẳng Giác: Tánh giác tuyệt đối hay chánh giác của chư Phật vượt ra ngoài luật phân biệt cao thấp nông sâu thường tình—A Buddha’a universal and impartial perception (his absolute intuition above the laws of differentiation). Bình Đẳng Giáo: Teaching of equality—Giáo lý bình đẳng. Một trong hai trường phái được Ngài Ấn Pháp Sư sáng lập vào đầu đời nhà Đường (chỉ Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết Kinh Hoa nghiêm thuyết về Nhất Phật Thừa, một cách bình đẳng cho chúng sanh mọi loài, chứ không thuyết vì căn cơ sai biệt)—One of the two schools founded by YinFa-Shih early in the T’ang dynasty.

Bình Đẳng Hộ Dục Chúng Sanh Thần: Equally Support and Educate Sentient Beings Deity

(Spirit).

Bình Đẳng Không Sai Khác: Equality with both faithful and scornful beings—See Bình Đẳng Vô

Sai Biệt.

Bình Đẳng Lân Mẫn: Lòng thương người bao la bình đẳng bất kỳ ở bình diện nào—Kindness that is equal from every perspective. Bình Đẳng Liên Mẫn: See Bình Đẳng Lân Mẫn. Bình Đẳng Lực: 1) Khả năng cứu độ chúng sanh của chư Phật là siêu việt và bình đẳng: Universal power or omnipotence to save all beings (Buddha); 2) Danh hiệu của một đức Phật: A title of a Buddha.

Bình Đẳng Lưu: The equal or universal currents or consequences.

Bình Đẳng Nghĩa: Meaning of universal—Tánh chân như nơi chư pháp là bình đẳng ở khắp mọi nơi—The meaning of universal, that bhutatathata (chân như) is equally and everywhere in all things. Bình Đẳng Nguyện: Phổ nguyện của chư Phật— The universal vows common to Buddhas. Bình Đẳng Pháp: Samatadharma (skt)—Nhất thiết chúng sanh bình đẳng thành Phật (chân lý phổ quát rằng tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật)—The universal or impartial truth that all becomes Buddha.

Bình Đẳng Pháp Tánh: Pháp Tánh Bình Đẳng— Tính chất bình đẳng của bản chất thực tại— Equality of the nature of reality. Bình Đẳng Pháp Thân: Undifferentiated realitybody—Pháp tính pháp thân Bồ Tát từ bát địa trở lên (tịch diệt bình đẳng)—Universalized dharmakaya (a stage in bodhisattva development above the eighth).

Bình Đẳng Phật Quả: Phật quả bình đẳng, theo luật nhà Phật là ai cũng có thể đạt thành Phật quả—Equality in Buddhahood, the Buddha-law by which all may attain to Buddhahood.

Bình Đẳng Quả: Nhân nào quả nấy, nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu—Like effects arise from like causes (good from good, evil from evil). Bình Đẳng Quán: Byodo kan (jap)—Meditation on equality—Sự quán sát về tính chất bình đẳng của vạn pháp. Đó là quán sát sự không thật và vô thường của chư pháp. Một trong ba pháp quán của tông Thiên Thai. Giả quán hay quán sự hòa nhập vào lý một cách bình đẳng. Từ nầy cũng có nghĩa là “Không Quán” hay quán về tánh không tuyệt đối của vạn hữu—Meditation on equality of all things, that is the beholding of all things as equal (as unreal and immaterial). One of the three T’ien-T’ai meditations. The phenomenal being blended with the noumenal or universal. The term is also used for meditation on the universal, or absolute.

Bình Đẳng Tam Muội: Thiền định phát triển tâm bình đẳng—Samadhi of impartial mind—A meditation to develop the impartial mind. Bình Đẳng Tam Nghiệp: Giữ cho ba nghiệp thân khẩu ý đồng thời thanh tịnh, chúng ta không khác chư Phật ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ lúc nào—By keeping the karma of body, speech and mind pure, we will be no different from Buddhas anywhere any places.

Bình Đẳng Tánh: Sama or samata (skt)—

Equality—Bình đẳng tánh của một bậc Như Lai. Trong Phật giáo, từ bình đẳng chỉ sự thiếu vắng sự phân biệt giữa vạn hữu khi chúng được nhìn từ quan điểm tánh không—The equal and universal characteristics of the one Tathagata. In Buddhism, “equality” refers to the lack of discrimination between things when they are seen from the standpoint of emptiness.

Bình Đẳng Tánh Trí: Samatananna (p)—

Samatajnana (skt)—See Bình Đẳng Tính Trí.

Bình Đẳng Tâm: Equal mind—Equality Mind— The Mind of Equanimity—Bản chất tinh thần giống nhau nơi tâm của mọi chúng sanh. Một người có tâm bình đẳng không thiên vị cá nhân. Người ấy không thương mà cũng không ghét ai. Đức Phật có dạy: “Tất cả chúng sanh đều cùng có chung một Phật tánh, là cha mẹ lẫn nhau trong đời quá khứ và cũng sẽ là chư Phật ở thuở vị lai.” Vì vậy cho nên đối với các chúng sanh khác chúng ta phải sanh tâm bình đẳng và tôn trọng, xem họ như là những vị Phật tương lai. Trong khế kinh, Đức Phật khuyên dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai.” Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta nên tuân lời Đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm—Mind of the same mental characteristics, the universal mind common to all. A person with an impartial mind has no respecter of persons. He does not love one nor hate another. The Buddha taught about the equality mind as follows: “The Buddha Nature is common to all sentient beings; they are the fathers and mothers of each other in the past and are the Buddhas of the future.” Therefore, while associating with other sentient beings, we must develop an equal and respectful mind to look upon them as the Buddhas of the future. In the sutras, Sakyamuni Buddha stated: “All sentient beings possess the Buddha Nature; they are our fathers and mothers of the past and the Buddhas of the future.” The Buddhas view sentient beings as Buddhas and therefore attempt, with equanimity and great compassion, to rescue them. Sentient beings view Buddhas as sentient beings, engendering afflictions, discrimination, hatred and scorn. The faculty of vision is the same; the difference lies in whether we are enlightened or not. As disciples of the Buddhas, we should follow their teachings and develop a mind of equanimity and respect towards sentient beings; they are the Buddhas of the future and are all endowed with the same Buddha Nature. When we cultivate with a mind of equanimity and respect, we rid ourselves of the afflictions of discrimination and scorn, and engender virtues. To cultivate with such a mind is called “developing the Bodhi

Mind.”

Bình Đẳng Tâm Kinh: Samacitta-suttanta (p)— Sutra on Equality Mind.

Bình Đẳng Thí: Bố thí một cách bình đẳng vì chư Bồ Tát chẳng lựa chúng sanh để bố thí—Impartial giving, not discriminating among sentient beings. Bình Đẳng Tính: Sama or samata (skt)—Tánh bình đẳng—Equality—Evenness—The universal nature (Chân như—bhutatathata)—See Bình Đẳng Tánh.

Bình Đẳng Tính Trí: Samata-jnana (skt)—Evenhandedness—Wisdom of understanding the equality of all things—The wisdom of Equality— The universal wisdom of Ratnaketu.

  1. Cái trí vượt ra ngoài sự phân biệt Tôi Anh, do đó mà dứt bỏ được cái ý niệm về ngã. Cái trí xem mọi sự mọi vật đều bình đẳng như nhau. Nhờ có trí này mà người ta khởi lên tâm đại bi. Theo lý thuyết Duy Thức, một khi bình đẳng tánh trí khởi lên thì bốn thứ ô nhiễm tự ái, tự kiến, kiêu mạn và si mê đều tan biến: The wisdom of rising above such distinction as I and Thou, thus being rid of the ego idea. Wisdom in regard to all things equally and universally. Depending on this wisdom, one arises the mind of great compassion. According to the Mind-Only Theory, once the mind of equality arises, the four defilements of self-love, self-view, pride and ignorance are extinguished.
  2. Cái trí biết tánh bình đẳng của vạn hữu: Cognition of essential identity.
  3. Cái trí xem mọi sự mọi vật đều bình đẳng như nhau: Wisdom in regard to all things equally and universally.
  4. Quán Đảnh Trí: Mật Giáo thì gọi là Quán Đảnh trí hay trí của Bảo Sanh Phật ở phương

Nam—The esoteric school calls it the Ratnasambhava wisdom.

  1. Trí chuyển từ Mạt Na thức mà được, là trí tạo thành tác dụng bình đẳng của các pháp, tương ứng với lửa và Nam Phật ở Nam Độ—The wisdom which derived from manovijnana or mano consciousness, wisdom in regard to all things equally and universally, corresponds to fire and is associated with Ratnasambhava and the south.

Bình Đẳng Trí: Samatajnana (skt)—1) Trí hiểu biết sự vật hay trí nhìn sự vật một cách bình đẳng như nhau: Wisdom of the equality in nature, common knowledge which only knows phenomena, wisdom of universality or sameness; 2) Trí nắm lấy nguyên lý của sự bình đẳng: The knowledge that grasps the principle of sameness. Bình Đẳng Từ: Universal or equal mercy toward all beings without distinction.

Bình Đẳng Tương Tục: Of the same nature or character—Connected as cause and effect. Bình Đẳng Vô Sai Biệt: Equality with both faithful and scornful beings—Bình đẳng không sai khác—Đối với hai hạng chúng sanh kính tín và hủy báng, tâm đại bi của chư Phật vẫn bình đẳng không khác—Buddhas universally regard both faithful and scornful beings with great compassion, impartially, without any discrimination.

Bình Đẳng Vương: Yama (skt)—Biệt danh của Diêm Ma Vương, vị nầy làm nhiệm vụ coi xét về tội phước. Đây cũng ám chỉ tên của một trong Thập Ngục Vương, khác với Diêm Ma Vương. Bình Đẳng Vương cũng là tên của người lập ra dòng dõi Sát Đế Lợi của họ Thích Ca—The impartial or just judge and awarder. The name is also applied to one of the Ten Rulers of the underworld, distinct from Yama. Name of the founder of the Ksatriya caste, to which the Sakyas belonged.

Bình Địa: Vô cớ—Without motive—Without reason.

Bình Địa Ba Đào: Đất bằng dậy sóng— Unexpected disturbance.

Bình Địa Hãm Nhân: Vô cớ hại người—To hurt other people without any motive (without any reason).

Bình Địa Khởi Cốt Đống: Đất bằng nổi phần mộ. Trong Thiền, cụm từ này dụ cho hành vi hư vọng uổng công—False and waste act. Bình Địa Ngật Giao: Vấp té trên đất bằng—To tumble on the level ground.

Bình Địa Quật Khanh: Đào xới đất bằng thành một chuỗi hầm hố—To turn level ground into series of holes.

Bình Địa Thượng Can Qua: Vô cớ phát động chiến tranh, dụ chỉ hành vi dư thừa, uổng công vô ích—To launch a war without any reason. In Zen, this term is used to indicate a useless and wasteful action.

Bình Đựng Nước Cam Lồ: The vase of ambrosia. Bình Giao: Việc giao tế bình đẳng, không phân biệt trên dưới—An equal and non-discriminative relationship.

Bình Hoài: Tâm bình đẳng là tâm không phân biệt hay thiên vị, không thương người nầy mà lại ghét người kia—An impartial mind, not loving one and hating another.

Bình Hữu Đức: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền Bình.

Bình Kiết Tường: Bhadra-kumbha (skt)—See

Hiền Bình.

Bình Luận: Arthakatha (skt)—Luận Giải—To comment and explain—To discuss. Bình Man Tảo Thị (1747-1830): Tên của một vị

Thiền sư Việt Nam đời thứ 36 tông Lâm Tế, quê ở Quảng Ngãi—Name of a Vietnamese Zen master, of the thirty-sixth Lin-chi lineage. He came from Quang Ngai, Central Vietnam.

Bình Nhân: Người vô tội—An innocent person. Bình Như Ý: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền

Bình.

Bình Phục: To recover—To recuperate—To get well again.

Bình Quyền: Equal rights.

Bình Sa: Bimbisara (skt)—See Bình Sa Vương. Bình Sa Vương: Bimbisara (skt)—Vị vua của vương quốc Ma Kiệt Đà trong thời Phật còn tại thế. Ông là một Phật tử thuần thành và là người đã cúng dường Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và giáo đoàn—Bimbisara is the name of the king who ruled the ancient kingdom of Magadha during the Buddha’s time. He was an enthusiastic supporter of Buddhism and presented the Bamboo Grove Monastery to the Buddha for the use of the assembly of Buddhist monks. Bình Sanh: Throughout life—During one’s life time—All one’s life.

Bình Sanh Nghiệp Thành: Nghiệp tạo thành trong lúc bình sanh—The formation of karma throughout life or during one’s life time. Bình Tăng: 1) Vị Tăng mới xuất gia: A novice; 2) Vị Tăng chưa được giao phó nhiệm vụ nối pháp: A monk who is not given the responsibility to carry on the lineage.

Bình Tháp: Drona-stupa (skt)—Tháp Đột Lộ Nã. Đột Lộ Nã là tên một vị Bà La Môn, người đã lãnh phần chia đều xá lợi của Phật để ngăn chận sự tranh chấp của các quốc vương thái tử—Drona is the name of a Brahman who is said to have divided the cremation remains of the Buddha to prevent strife for them among contending princes. Bình Thật Ngữ: Lời nói bình thường chân thật— An ordinary (usual, comon) and honest speech. Bình Thiếp: Bình yên—Safe and sound.

Bình Thường: Ordinary—Usual—Common. Bình Thường Ẩm Trác: Ăn uống bình thường, đây là thái độ sinh hoạt bình thường của người ngộ thiền—Normal diet, this is the attitude of normal living activities of an experienced Zen practitioner.

Bình Thường Tâm: Byojo-Shin (jap)—The normal mind—The everyday mind. Bình Thường Tâm Thị Đạo: Heijoshin-kore-do (jap)—Everyday mind is the truth—The normal mind is the Way—Ordinary mind is the way—

Nam Tuyền được nhắc tới trong các thí dụ 14, 19, 27 và 34 của Vô Môn Quan, cũng như trong các thí dụ 28, 31, 40, 63, 64 và 69 của Bích Nham Lục. Chúng ta hiểu về tâm của ngài nhiều hơn qua những công án nầy hơn là qua những dữ kiện lịch sử về cuộc đời của ngài. Ở đây, trong Vô Môn Quan 19, nói về tình tiết đưa đến giác ngộ của người tuổi trẻ Triệu Châu lúc 18 tuổi trong cuộc vấn đáp với ông. Một hôm, Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Thế nào là Đạo?” Nam Tuyền đáp: “Bình thường tâm thị đạo.” Triệu Châu lại hỏi: “Con có thể tự mình đến thẳng đó hay không?” Nam Tuyền nói: “Nghĩ đến là đã đi ngược lại với sự tu tập của chính mình.” Triệu Châu tiếp: “Nếu không nghĩ đến thì làm sao biết đó là Đạo?” Nam Tuyền nói: “Đạo không thuộc chuyện biết hay không biết. Biết là ảo vọng, không biết là sự trống không. Nếu quả thật ông đến được Đạo, bấy giờ cũng như thái hư, trống không bao la. Làm sao có thể bàn luận phải trái được?” Với những lời này, Triệu Châu liền ngộ. Khi Nam Tuyền bị Triệu Châu phát hỏi, Sư đã không để mất thì giờ làm cho ngói bể băng tan, phân biện không được. Triệu Châu dầu cho có ngộ rồi, cũng phải tham thiền thêm ba mươi năm nữa mới được. Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều biết việc này. Ngày nào chúng ta cũng đều ăn, mặc, đi, đứng, nghỉ ngơi, chẳng có việc gì mà không làm trong đạo. Chỉ vì chúng ta lúc nào cũng chấp trước, không biết tự tâm là Phật. Một hôm, các vị Tăng xin Bách Trượng cho họ nghe một bài thuyết pháp. Bách Trượng bảo họ đi làm chuyện đồng án cho xong rồi ngài sẽ nói cho nghe về một chủ đề lớn về Phật giáo. Những vị Tăng vâng lời, lo chuyện canh tác xong, quay về sẵn sàng nghe thầy giảng. Lúc bấy giờ, đứng trước mặt đại chúng và không một lời, ngài Bách Trượng chỉ dang rộng hai tay ra. Nếu những sự việc này vẫn được xem như là chưa hoàn toàn thoát khỏi những chướng ngại tri kiến, thì bạn nghĩ sao về trường hợp sau đây của Quốc Sư Huệ Trung ở Nam Dương: Một hôm, sư gọi thị giả, vị thị giả trả lời. Quốc sư tiếp tục gọi thị giả ba lần, và thị giả đều trả lời trong cả ba lần. Quốc sư nói: “Như vậy là ta cô phụ ngươi, hay ngươi cô phụ ta?” Quốc sư lại nói thêm: “Tưởng đâu ta phụ ngươi, hóa ra ngươi phụ ta.” Đoạn vấn đáp này có đủ đơn giản hay không? Lời bình sau rốt của Quốc Sư theo quan điểm luận lý bình thường không phải là dễ hiểu lắm đâu, nhưng một người gọi và người khác đáp lại là việc bình thường và thực tiễn nhất trong đời sống hằng ngày. Thiền cho rằng chân lý ở ngay trong đó, vì thế chúng ta có thể thấy rõ Thiền là việc bình thường như thế nào. Không có bí hiểm nào ở bên trong, sự kiện mở ra cho tất cả mọi người: Tôi gọi bạn và bạn gọi lại; một người nói “Hello”, người kia đáp lại “Hello”, chỉ đơn giản vậy thôi. Xét cho cùng, có lẽ không có gì huyền bí trong Thiền. Mỗi hiện tượng đều phơi bày ra trước ánh sáng trong mắt chúng ta. Nếu bạn biết ăn, biết mặc tươm tất, làm ruộng, trồng lúa, trồng rau, bạn đã làm được tất cả những gì người ta kỳ vọng nơi bạn trên cõi đời này và ngay trong bạn, bạn đã đạt được cái vô lượng. Thiền sư Mã Tổ dạy: “Đạo không cần đến công phu tu tập, chỉ cần đừng làm nó ô nhiễm. Làm ô nhiễm là thế nào? Khi nào tâm thức của bạn còn dao động với những lo toan, thủ đoạn và dối trá, tất cả những thứ đó là ô nhiễm. Nếu bạn muốn hiểu Đạo một cách trực tiếp, cái tâm bình thường chính là con đường Đạo của bạn. Cái tâm bình thường mà tôi muốn nói đến là cái tâm không có sự giả dối, không phán xét chủ quan, không nắm giữ hay chối bỏ.” Một hôm, một vị Tăng nói với Triệu Châu: “Con mới vào thiền viện, xin Thầy dạy cho.” Triệu Châu nói: “Ông đã ăn xong phần cháo của ông chưa?” Vị Tăng trả lời: “Bạch Thầy, đệ tử đã ăn xong.” Triệu Châu nói: “Tốt. Ông đi rửa cái chén đi.” Lúc đó vị Tăng giác ngộ—NanCh’uan appears in examples 14, 19, 27, and 34 of the Wu-Men-Kuan, and in examples 28, 31, 40, 63, 64 and 69 of the Pi-Yen-Lu. We learn more about the mind of Chao-chou from these koans than from all historical data concerning his life and significance. Here, for instance, is example 19 of the Wu-Men-Kuan, regarding the incident that led to the enlightenment of the eighteen-year-old Chao-chou in a mondo (questions and answers) with him (master Nan-Ch’uan). One day, Chaochou asked Nan Chuan, “What is the Way?” Nan Ch’uan replied, “The ordinary mind is the Way.” Chao-chou asked, “Should I try to direct myself toward it?” Nan-ch’uan said, “If you try to direct yourself you betray your own practice.” Chaochou asked, “How can I know the Tao if I don’t direct myself?” Nan-ch’uan said, “The Tao is not subject to knowing or not knowing. Knowing is delusion; not knowing is blankness. If you truly reach the genuine Tao, you will find it as vast boundless as outer space. How can this be discussed at the level of affirmation and negation?” With these words, Chao-chou had sudden realization. Questioned by Chao-chou, Nan-ch’uan lost no time in showing the smashed tile and the melted ice, where no explanation is possible. Though Chao-chou had realization, he could confirm it only after another thirty years of practice. Look! We all do understand this. In reality we have always been in the Tao (Way), eating, dressing, walking, standing, relaxing, etc. No activity in which we are engaged can be separated from Tao. Our fault is that we cling to things all the time; thus we cannot realize the the self-mind is Buddha. On being requested by the monks to deliver a sermon, Hyakujo Nehan (Paichang Nieh-p’an) told them to work on the farm, after which he would give them a talk on the great subject of Buddhism. They did as they were told, and came to the master for a sermon, when the latter, without saying a word, merely extended his open arms towards the monks. If these incidents are regarded as not entirely free from intellectual complications, what would you think of the following case of National Teacher Chung, the national teacher of Nan-yang: One day the National Teacher called to his attendant. The attendant responded. The National Teacher called three times, and three times the attendant responded. The National Teacher said, “Have I been ungrateful to you, or have you been ungrateful to me?” The National Teacher further said, “I thought I was not fair to you, but it was you that were not fair to me.” Is this not simple enough? Just calling one by name? Chung’s last comment may not be so very intelligible from an ordinary logical point of view, but one calling and another responding is one of the commonest and most practical affairs of life. Zen declares that the truth is precisely there, so we can see what a matter-of-fact thing Zen is. There is no mystery in it, the fact is open to all: I hail you, and you call back; one “hallo!” calls forth another “hallo!” and this is all there is to it. Perhaps there is after all nothing mysterious in Zen. Everything is open to your full view. If you eat your food and keep yourself cleanly dressed and work on the farm to raise your rice or vegetables, you are doing all that is required of you on this earth, and the infinite is realized in you. Zen Master Ma-Tsu taught: “The Way does not require cultivation, just don’t pollute it. What is pollution? As long as you have a fluctuating mind fabricating artificialities and contrivances, all of this is pollution. If you want to understand the Way directly, the normal mind is the Way. What I mean by the normal mind is the mind without artificiality, without subjective judgments, without grasping or rejection.” One day, a monk told Chao-chou, “I have just entered the monastery. Please teach me.” Chao-chou asked: “Have you eaten your rice porridge?” The monk replied: “I have eaten.” Chao-chou said: “Then you had better wash your bowl!” At that moment the monk was enlightened. Bình Thường Thị Đạo: Heijoshin-kore-do (jap)— Ordinary Thing is the Tao—Câu trả lời nổi tiếng của Triệu Châu cho câu hỏi của một nhà sư về ý nghĩa của việc Bồ Đề Đạt Ma đến từ phương Tây. Hành giả tu thiền nên luôn nhớ rằng chính tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chỉ ra ý nghĩa của câu “Bình thường thị đạo” bằng thông điệp với những dòng chữ sau đây: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng khi nào mà chúng ta còn lắng nghe thông điệp của Sơ Tổ, còn thấy “Tính,” chúng ta vẫn ở trong Thiền; gánh củi, xách nước, ngủ, nghỉ, đi, đứng, làm việc, tất cả những hành vi thường nhật đã trở thành sự thực hiện Thiền một cách huyền diệu. Như thế “bình thường thị đạo” là “ở đây và bây giờ.” “Bình thường thị đạo” còn có nghĩa là làm chủ được cái kho tàng Bát Nhã vô giá, người ấy còn cần gì nữa? Chính vì vậy mà một Thiền sư nổi tiếng Bàng Long Uẩn đã nói: “Vác củi và xách nước là thần thông diệu dụng; Ta và chư Phật ba đời cùng thở một lỗ mũi.” Cái nhìn dũng cảm và táo bạo này quả thật là tuyệt đỉnh của Thiền—Chao-chou’s famous answer to a monk’s question about the meaning of Bodhidharma’s coming out of the west. Zen practitioners should always remember that Bodhidharma himself showed the meaning of the sentence “Ordinary Mind is the Tao” with a special message which is summed up in the following lines: “A special transmission outside the scripture; no dependence upon words and letters; direct pointing at the mind of man; seeing into one’s nature and attainment of Buddhahood.” Zen practitioners should always remember that as long as we listen to the First Patriarch’s message, as long as we have this view within ourselves, we are in Zen; carrying wood, fetching water, sleep, rest, walking, standing, working, all our daily activities have become the miraculous performance of Zen. Thus the “Ordinary Thing is the Tao” is “here and now.” “Ordinary Thing is the Tao” also means we, Zen practitioners, possess an invaluable treasure of Prajna-Truth, what else do we need? This is why the outstanding Zen master, Pang Wen, said, “Carrying wood and fetching water are miracles; and I and all the Buddhas in the Three Times breathe through one nostril.” This high-spirited, bold view is truly the pinacle of Zen—See Bình Thường Tâm Thị Đạo.

Bình Tính: Tính bình đẳng—The equality.

Bình Tĩnh: Calm—Unruffled.

Bình Trầm: Lún sụt—To sink—To subside.

Bình Trị: Sắp xếp—To arrange.

Bình Triển: Làm lộ rõ bộ mặt thật của sự việc. Trong thiền, từ nầy có nghĩa là thiền sư chấp nhận kiến giải của đệ tử và để cho đệ tử tự do phát triển cơ duyên ngộ đạo của chính họ. Trong tắc thứ 22 của Bích Nham Lục, Thiền sự Viên Ngộ Khắc Cần đẽ đưa ra lời bình: “Nếu ông bình triển, lão Tăng để cho ông bình triển; nếu ông đả phá, lão Tăng cũng để cho ông đả phá.”—To reveal the real face of things. In Zen, the term means Zen masters accept the comprehension or understanding of their students and allow them to liberally develop their opportunities and conditions toward their own enlightenment. In the twenty-second case of the Pi-Yen-Lu, Zen master Yuan-Wu commented: “If you spread it evenly, I let you spread it out evenly; if you break it up, I

let you break it up.”

Bình Trung Vô Thủy: Trong bình không có nước, ám chỉ pháp Không Quán của Tam Luận Tông— There’s no water in the vase, the term implies the method of contemplation of emptiness (meditation on Emptiness) of the San-Lun Sect.

Bình Xuất: Tương đương—Equivalent.

Bình Xuyên Chương (1915- ): Master PingShuan-Ch’ang—Tên của một vị Tăng Nhật Bản vào thế kỷ thứ XX—Name of a Japanese famous monk in the twentieth century.

Bình Xướng: Tuyên thuyết bàn luận về hạnh của các bậc cổ đức—Lecturing and discussing on the morale of the old virtues. Bỉnh: Giữ chặt—To lay hold of—To grasp.

Bỉnh Cự: Cầm đuốc trong buổi trà tỳ (phép hỏa táng chư Tăng Ni)—To carry the torch for cremation.

Bỉnh Pháp: Điều thứ nhất trong bốn pháp Yết

Ma—The first in the four Karmas—See Yết Ma. Bỉnh Phất: Cầm phất trần, thường là người đứng đầu trong chúng hội, năm vị Tăng đứng đầu trong tự viện mới có đặc quyền nầy—To hold the flybrush, or whisk, the head of an assembly, the five heads of a monastery have this privilege. Bỉnh Trì: Nghiêm trì giới luật—To hold firmly to the discipline or rules.

Bịnh: Vyadhi (skt)—Bệnh—Disease—Sickness—

Trong đạo Phật, một người chưa giác ngộ là một người bệnh. Phương thức và tiến trình chữa bệnh là đi vào ước vọng đạt được đại giác—In Buddhism, a person who is not enlightened is “ill” by definition. The healing process into the aspiration to attain enlightenment.

Bịnh Căn: Cause of illness.

Bịnh Cố Chấp: Problem (disease) of grasping.

Bịnh Khổ: Cái khổ do bệnh hoạn gây ra—

Sickness(disease/to fall ill) is suffering— Suffering of disease—Suffering from illness—See

Bát Khổ.

Bịnh Ma: Demonic disease.

Bịnh Nan Y: Incurable disease.

Bịnh Nội Thương Hiểm Nghèo: Inside (inner) dreadful diseases.

Bịnh Tòng Khẩu Nhập, Họa Tòng Khẩu Xuất: Bệnh hoạn vào đằng miệng, mà họa cũng ra đàng mồm. Hành giả phải luôn nhớ lời đức phật daỵ: “Chẳng phải cậy nhiều lời mà cho là người có trí, nhưng an tịnh không cừu oán, không sợ hãi mới là người có trí. (Dharmapada 258)”—Diseases enter by the mouth, calamities also come from it too. Practitioners should always remember the Buddha’s teaching: “A man is not called a learned man because he talks much. He who is peaceful, without hatred and fearless, is called learned and wise.”

Bịnh Tử: Illness and Death—Bịnh và chết là những nguyên nhân tự nhiên của những biến cố xãy ra trong đời sống chúng ta. Để tránh khổ đau người Phật tử phải chấp nhận chúng trong hiểu biết. Theo Kinh Niết Bàn, Đức Phật thương những kẻ phàm phu nặng nghiệp nhiều, cũng giống như người mẹ thương đứa con nghèo khó bệnh tật nhiều nhất—Both illness and death are natural causes of events in our life. To prevent suffering, Buddhists must accept them with understanding. According to the Nirvana Sutra, just as a mother loves the sick child most, so Buddha loves the most wicked sinner.

Bỏn Xẻn: Avaricious—Stingy—Stinginess. Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Người tham lam bỏn xẻn không thể sanh lên cõi trời, người ngu si không ưa tán dương việc bố thí, nhưng người trí thấy bố thí lại tùy hỷ công đức và tương lai họ sẽ dự hưởng phần an lạc.”—The Buddha taught in the Dharmapada Sutra, verse 177: “Misers cannot go to the heaven, fools cannot indeed praise charity. A wise man rejoices in alsmgiving and thus becomes happy thereafter.” Bong Bóng Nước: A water bubble.

Bóng: Abhasa (skt)—Shadow. Bóng Ảo Tưởng Của Vũ Trụ: The bubble of the universe

Bóng Dáng: Abha or Paribimba (skt)—Shadow— Reflected image.

Bố: 1) Vải: Cloth; 2) Phân bố: To spread; 3) Lo sợ: Uttras or Santras (skt)—Fear, afraid. Bố Bào: Hình thức thay đổi của áo cà sa (được dùng trong Phật giáo Nhật Bản)—The alteration form of the monk’s robe or cassock—See Cà Sa. Bố Đa Ngoại Đạo: Bhasman (skt)—Pamsupatas, or Pasupatas (skt)—Đồ Hôi Ngoại Đạo—Đồ Khôi Giáo—Đồ đệ của phái ngoại đạo bôi tro— Followers of Siva, Saiva ascetics; a class of heretics who smeared themselves with ashes.

Bố Đại: See Bố Đại Hòa Thượng.

Bố Đại Hòa Thượng (?-916): Budai (chi)—Great Reverend—Pu-Tai Ho-Shang—Bố Đại Hòa

Thượng, nhà sư Trung Quốc vào thế kỷ thứ 10. Ngài được mang tên nầy vì ngài luôn mang trên lưng một bị ăn xin trong khi du hành từ phố nầy sang phố khác. Chỉ đến lúc mất, ngài mới tiết lộ mình là ai: Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Trong các tu viện Phật giáo Trung Hoa, Ngài là biểu hiện của vị Phật Cười. Một vị Tăng Trung Hoa vào thế kỷ thứ 10, tên thật của ngài là Đinh Trường Tử hay Chi Tử, thường được người ta nghĩ rằng ngài là hiện thân của Đức Di Lặc, Đương Lai Hạ Sanh Phật. Thường được gọi là “Phật Cười,” Bố Đại thường được họa là một con người mập mạp với bức tượng bán thân và bụng phệ, ngồi với chân phải hơi giơ lên (vị hòa thượng có hình dáng đẩy đà chậm chạp, trán nhăn bụng phệ, đi đâu lũ trẻ cũng thường hay bu theo chọc ghẹo Ngài). Người ta cũng họa ngài đứng với hai cánh tay đưa lên khỏi đầu, lòng bàn tay ngửa lên trời; ngài thường có nụ cười thật rộng trên mặt và thường bị đám trẻ vây quanh. Người ta nói ngài mang một cái túi vải từ trong đó ngài để quà cho trẻ con. Nguồn gốc của sự liên hệ giữa Bố Đại và Đức Di Lặc dường như từ một bài kệ ngắn trước khi ngài thị tịch, trong đó ngài ám chỉ ngài là Phật Di Lặc. Ở Nhật Bản ngài được kêu là “Hotai,” và là một trong bảy vị thần may mắn, và sự liên hệ với Đức Di Lặc thường không được nhấn mạnh—Hempen sack, a Chinese monk said to have lived in the 10th century. His name comes from his wandering through the towns with a hempen beggar’s sack on his back. Only at the time of his death did he reveal his true identity as an incarnation of the future buddha: Maitreya. In Chinese monasteries, he is represented as a Laughing Buddha. Clothbag monk, an erratic monk (in the tenth century, usually depicted, scantily clad and surrounded by children). A tenth-century Chinese Buddhist monk, whose real name was Ting Ch’ang Tz’u or Ch’i-Tz’u, popularly thought to have been a manifestation of Maitreya, the future Buddha. Often referred to as the “Laughing Buddha,” PuTai is commonly depicted as a corpulent (béo mập) man with a bare torso (tượng bán thân) and bulging belly (bụng phệ), sitting with his right leg slightly raised. He is also depicted standing up with arms above his head, palms upward; he generally has a broad smile on his face and is often surrounded by children. He was said to have carried a hemp sack from which he gave presents to children. The origin of the connection between Pu-Tai and Maitreya appears to be a short poem he spoke shortly before his death, in which he implied that he was Maitreya. In Japan he is referred to as Hotai, and is one of the “seven divinities of fortune,” and the connection with Maitreya is not commonly stressed.

Bố Đát Na: Putana (skt)—Bố Đơn Na—Phú Đa— Đà Na—Đơn Na—Một loại quỷ cái làm hại trẻ, một loại quỷ đói hôi hám, và thành công nhứt trong các loài quỷ—A female demon poisoning or the cause of wasting in a child; interpreted as a stinking hungry demon, and the most successful of demons.

Bố Đạt Lạp: Potala (skt)—Phổ Đà La—Tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô La Sa—The monastery of the Dalai Lama in Lhasa. Bố Đơn Na: Putana (skt)—A female demon—See

Bố Đát Na.

Bố Đốn (1290- 1364): Bu Ston (tib)—Tên của một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng trong buổi ban sơ, người đã viết bộ lịch sử Phật giáo rất có ảnh hưởng ở Ấn Độ và Tây Tạng, với nhan đề “Lịch Sử Phật Pháp.”—Name of one of the great early scholars of Tibetan Buddhism, who wrote an influential history of Buddhism in India and Tibet, entitled “History of

the Dharma.”

Bố Đốn Phật Giáo Sử: History of the Dharma—

Bộ lịch sử Phật giáo rất có ảnh hưởng ở Ấn Độ và Tây Tạng, với nhan đề “Lịch Sử Phật Pháp” được viết vào năm 1322 bởi ngài Bố Đốn—An influential history of Buddhism in India and Tibet, entitled “History of the Dharma,” written in 1322 by Bu Ston.

Bố Giáo: Truyền bá giáo pháp ra ngoài—To publish—To spread abroad the doctrine.

Bố Giáo Sư: Dharma expounder—An expounder—Teacher.

Bố Hàm: Pusan (skt)—Nuôi dưỡng vạn vật—To rear all other beings.

Bố Hoa Như Vân Thần: Spreading Flowers Like Clouds Deity (Spirit).

Bố La Phược Hạ Noa: Probhakta (skt)—Before food—See Thực Tiền.

Bố Lợi Ca: Purika (skt)—Một loại bánh—A kind of cake.

Bố Lỗ Ba: See Bố Lỗ Bà Bì Đề Ha.

Bố Lỗ Bà Bì Đề Ha: Purva-Videha or Videha (skt)—Một trong những đại châu ở về phía đông núi Tu Di—One of the great continents east of Sumeru.

Bố Lỗ Na Bạt Đà La: Purnabhadra (skt)—Một trong tám tên tướng của Dạ Xoa—One of the eight yaksa generals.

Bố Lộ Sa: Purusa (skt)—Bố Lỗ Sa—Bổ Lô Sa—

Người—Trượng phu—Sĩ phu—Man—Mankind— A Man—Man as Narayana the soul and origin of the universe—The soul—Supreme being. Bố Lộ Sa Bố La: Purusapura (skt)—Tên của một thị trấn ở vùng Bắc Ấn Độ nơi ngài Thế Thân sinh ra—Name of a town in northern India where Vasubandhu was born.

Bố Ma: Sát Tặc—Phá si—Terrorizing Demons— Làm cho ma quỷ sợ hãi, một từ dùng để gọi Tỳ Kheo. Người đã tiêu diệt hết ma chướng não phiền. Đây là một trong ba loại ngoại ma. Bố ma là loài ma ưa khủng bố làm cho người kinh sợ. Thứ ma nầy thường hóa hình cọp, sói, rắn, rít, hoặc các loài thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát người tu. Những hình tướng nầy biến huyễn vô cùng, hoặc không đầu, nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt; hoặc mình người đầu thú, mình thú đầu người, hoặc cầm khí giới, hoặc phun lửa đỏ. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá làm mất chánh niệm, lắm khi sanh điên cuồng. Gặp cảnh nầy, nên nghĩ các tướng đều giả dối, ma chỉ có thể hủy diệt huyễn thân chớ không thể phá hoại được chân tâm. Suy xét như thế rồi bình tĩnh không sợ chết, an nhiên chuyên tâm thiền định nó sẽ tự rút lui—To terrorize the demons or Scare-demon or frighten demons, a term used to call Bhiksu. A killer of the demons of ignorance or a slayer of the enemy. This is one of the three external demons. These are ghosts that like to frighten and terrorize people. They usually take the form of tigers, wolves, deadly serpents, poisonous snakes or other ferocious beasts or hallucinatory, diabolic apparitions to scare the cultivator. Their forms change and infinitude. They may have no head or many heads, many hands, many eyes, or a halfhuman, half-bestial body. They may brandish weapons or spit fire. If the practitioner is frightened, he loses his right thought and often goes insane. Faced with these occurences, we should reflect that all forms and marks are illusory, and that demons can only destroy the illusory body, not the True Mind. Meditating this way, we should remain calm and unafraid of death, peacefully concentrating on meditation. The demons will then retrest of their own accord.

Bố Mao Thị Giả Thiền Sư: Zen Master Pu-MaoShih-Je—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thời nhà Đường (618-907), thuộc tông Ngưu Đầu—Name of a Chinese Zen master of the NiuT’ou Sect during the T’ang dynasty. Bố Nạp: 1) Áo vá của chư Tăng: Monks’ patchy robes; 2) Lão Nạp: See Nạp Tử.

Bố Như Điểu Phạt Da: Punyopaya (skt)—Na Đề—Nadi (skt)—Một vị sư miền Trung Ấn, được kể lại như là vị đã mang sang Trung Hoa 1.500 kinh sách Đại và Tiểu Thừa vào khoảng năm 655 sau Tây Lịch. Đến năm 656 ông được gửi sang đảo Côn Lôn trong biển Nam Hải (có lẽ là Côn Sơn của Việt Nam) để tìm một loại thuốc lạ—A monk of central India, said to have brought over 1,500 texts of the Mahayana and Hinayana schools to China 655 AD. In 656 AD he was sent to Pulo Condore Island in the China Sea for some strange medicine.

Bố Như Na Đề: Nadi (skt)—Punyopaya (skt)—A noted monk of central India—Na Đề—See Bố Như Điểu Phạt Da.

Bố Phát Yểm Nê: Trải tóc trên bùn—Thời xa xưa, đức Phật Thích Ca đã từng trải tóc trên bùn để đức Phật Nhiên Đăng có thể bước qua trên con đường khô ráo hơn—To spread the hair on the mud. Once upon a time, Sakyamuni Buddha spread his hair on the mud so that Dipankara Buddha can step on a drier path.

Bố Sá Bà Lâu: Potthapada (p)—Du Sĩ Ngoại Đạo—Những người tu tập theo ngoại đạo rày đây mai đó—Wandering practitioners from heretical sects.

Bố Sắt Trí Ca: Pustika (skt)—Lò hình vuông tượng trưng cho “Tăng Ích Pháp” hay làm tăng phúc, một trong năm loại Hộ Ma—Square brazier for prosperity, one of the five kinds of braziers. Bố Sắc Trừng Ca: Paustika (skt)—Tăng ích hay Tăng vinh có nghĩa là tăng trưởng. Một trong năm loại tu pháp—For success or prosperity. One of the five kinds of esoteric ceremonial. Bố Sứ: Pausa (skt)—The tenth month in India. Bố Sử Nguyệt: Pausa (skt)—Taisa (skt)—See Báo Sa.

Bố Tát: Upavasatha—posadha—Uposana (skt)— Uposatha (p)—Fusatsu (jap)—Bố Sa Tha—Bố Sái Tha—Bao Sa Đà—Bố Tát Đà Bà—Ưu Bổ Đà

Bà—Bát La Đế Đề Xá Da Mị (Pratidesaniya)— Tiếng Hán dịch là Tịnh Trụ, Thiên Trúc hay Trưởng Dưỡng. Theo phép của người xuất gia cứ nửa tháng một lần (vào ngày rằm, 29 hoặc 30), chúng Tăng Ni tập hợp thuyết giới kinh, khiến cho mọi người đều trụ trong tịnh giới và trưởng dưỡng thiện pháp. Trong khi đó người tại gia thì giữ tròn tám giới trong sáu ngày chay để đoạn trừ ác nghiệp và trưởng dưỡng thiện pháp. Theo Luật Tạng thì lễ tụng giới này phải được tụng và phát lồ sám hối trước chúng. Nhưng trên thực tế thì phần này đã bị bỏ đi và thường thì lễ phát lồ được diễn ra riêng tư trước bàn thờ Phật. Trong khi đó người tại gia thì giữ tròn tám giới trong sáu ngày chay để đoạn trừ ác nghiệp và trưởng dưỡng thiện pháp. Lễ nầy chủ yếu cũng giúp đưa người tại gia vào sống đời tu tập của người xuất gia trong một ngày một đêm. Trong suốt hai mươi bốn giờ nầy, Phật tử tại gia đến chùa nghe pháp, giữ tròn tám giới, ăn một ngọ, và tụng kinh cũng như thiền định suốt ngày. Lễ nầy được tiến hành mỗi tháng hai lần trong các thiền viện và dùng để thay đổi những lời cầu mong. Lễ Bố Tát đòi hỏi phải sám hối về sự vi phạm đối với giới luật và chấp nhận hậu quả của những nghiệp nầy—The nurturing or renewal of vows by abiding in retreat for spiritual refreshment. The Buddhist monks and nuns should meet at the new, full moons, 29th and 30th to read the Pratimoksa Sutra for their moral edification. Also disciples at home should observe the fast days (1st, 15th, 29th, 30th ) and the eight commands. According to the Vinaya, the recitation should be preceded by a public confession of transgressions. In practice, this part of the service is often omitted, as confession is usually done privately before the altar. They were kept as fast days in pre-Buddhist times, and were utilized by the early Buddhists as days for special meetings of the

Order to recite sutras and to publicly confess all wrong doings. During this period of twenty-four hours, laypersons gather at a monastery where they participate in worship and expositions of the teaching and vow to observe eight precepts (the rules of moral discipline), taking just one meal at noon time, reciting sutras as well as practicing meditation all the time. Uposatha is held twice monthly in a Zen monastery, in which certain vows are renewed. It requires confession of violation against Buddhist rules and acceptance of the karma resulting from them. Bố Tát Đường: Uposatha Hall—See Bố Tát.

Bố Tát Hộ: Từ ngữ dùng gọi Bố tát Giới Trai cho người tu tại gia, vì ưu bà tắc và ưu bà di tại gia giữ tám giới mà thành Bố Tát (tại tâm thì gọi là hộ, tại thân khẩu thì gọi là giới)—A term for the lay observance of the first eight commandments on fast days, and it is used as a name for those commands.

Bố Tát Kiền Độ: Uposatha-khandaka (skt)—

Thuyết giới kiền độ—Tụng thuyết về giới luật và quy luật tự viện—Reciting on commandments and monastic rules.

Bố Tát Nhựt: Những ngày Bố Tát là những ngày rằm, 29 và 30 trong tháng—The fast days are the 15th, 29th, and 30th of the moon.

Bố Tát Thực: Thức ăn uống thanh tịnh trong những ngày Bố Tát là những ngày rằm, 29 và 30 trong tháng—The pure food during fast days are the 15th, 29th, and 30th of the moon. Bố Tát Viên: Uposatharama (skt)—Uposatha Garden—See Bố Tát.

Bố Thí: Dana (skt)—To give alms—Alms

(money, food, clothes offered to the poor)— Generosity—Charity—To bestow—Theo từ Hán

Việt, Bố có nghĩa là rộng lớn hay không có giới hạn, Thí có nghĩa là cho. Bố Thí là cho một cách rộng lớn, cho không giới hạn. Bố thí thực phẩm hay pháp giáo, đưa đến lợi lạc cho đời nầy và đời sau trong kiếp lai sanh, xao lãng hay từ chối không bố thí sẽ có hậu quả ngược lại. Đức Phật dạy: “Tham lam chính là đầu mối của các sự khổ đau trong vòng luân hồi sanh tử. Vì hễ có tham là có chấp giữ; có chấp giữ là còn bị trói buộc; còn bị trói buộc tức là chưa giải thoát; chưa giải thoát tức là còn luân hồi sanh tử; còn luân hồi là còn làm chúng sanh; còn làm chúng sanh là còn tiếp tục chịu các cảnh khổ đau phiền não.” Vì thấy các mối nguy hại của tham lam, nên Đức Phật đã nhấn mạnh với chúng sanh về pháp môn bố thí. Theo Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253) trong quyển Ánh Trăng Trong Giọt Sương, “Đức Phật đã nói: ‘Nếu bạn tu tập để mưu cầu cho mình một điều gì, bạn sẽ đồng thời mang lại bao nhiêu điều khác nữa cho cha mẹ, vợ con của bạn.’ Vì thế, bạn cũng nên biết rằng mưu cầu cho mình một điều gì đó cũng là một cách bố thí. Mưu cầu cho gia đình cũng là bố thí. nếu bạn chỉ bố thí một hạt bụi, bạn vẫn nên vui sướng với hành động của bạn bởi vì bạn đã truyền lại công đức của chư Phật một cách đúng đắn và đó cũng chính là lần đầu tiên bạn thực hiện một hành vi của Bồ Tát. Tâm thức của chúng sanh khó mà biến cải được. Cần phải cố công để thay đổi tâm thức của chúng sinh ngay từ lúc đầu tiên, khi họ mới chỉ là một hạt nhỏ nhất cho đến khi họ đạt được Đạo. Điều đó nên bắt đầu từ bố thí. Vì lẽ đó, bố thí đứng đầu trong Lục Độ Ba La Mật. Tâm thức không đo được. Điều ta bố thí cũng không đo được. Hơn nữa, trong lúc bố thí, tâm thức làm biến đổi tặng vật và tặng vật làm biến đổi tâm thức.”—According to Vietnamese-Chinese terms, Bố means wide or unlimited, Thí means giving. Bố Thí means to give without any limits. Almsgiving of food or doctrine, with resultant benefits now and also hereafter in the form of reincarnation, as neglect or refusal will produce the opposite consequences. The Buddha taught: “Greed is the origin of various pains and sufferings in the cycle of births and deaths. For if there is greed, there is attachment; if there is attachment, there is bondage; if there is bondage, there is the cylcle of briths and deaths; if there is a cycle of rebirths, one is still a sentient being; if one is still a sentient being, there are still pains, sufferings, and afflictions.” Realizing the calamities from greediness, the Buddha emphasized a dharma door of generosity. According to Zen Master Dogen in Moon In A Dewdrop, the Buddha said, “If you are to practice giving to yourself, how much more so to your parents, wife, and children.” Therefore you should know that to give to yourself is part of giving. To give to your family is also giving. Even when you give a particle of dust, you should rejoice in your own act, because you correctly transmit the merit of all Buddhas, and for the first time practice an act of a Bodhisattva. The mind of a sentient being is difficult to change. You should keep on changing the minds of sentient beings, from the first moment that they have one particle, to the moment that they attain the way. This should be started by giving. For this reason giving is the first of the six perfections (paramitas). Mind is beyond measure. Things given are beyond measure. Moreover, in giving, mind transforms the gift and the gift transforms mind.

Bố Thí Ba La Mật: Dana-paramita (skt)— Charitable Giving-Paramita—Paramita-charitable giving—Perfection of generosity—Chúng ta phải bằng mọi cách giúp đở lẫn nhau. Khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thí vô điều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Bố thí Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà trong từng giây phút, chúng ta làm cho chúng sanh hoan hỷ cũng như làm trang nghiêm cõi Phật; nhờ Bố thí Ba la mật mà chúng ta chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh lìa bỏ tánh tham lam bỏn xẻn— One should help other people, as best as one can, to satisfy their needs. When giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equality basis. Dana paramita is also a gate of Dharma-illumination; for with it, in every instance, we cause creatures to be pleasant, we adorn the Buddhist land, and we teach and guide stingy and greedy living beings.

Bố Thí Cúng Dường:To give alms and to offer.

Bố Thí Đáo Bỉ Ngạn: See Bố Thí Ba La Mật.

Bố Thí Độ: See Bố Thí Ba La Mật. Bố Thí Hòa Tu: Offering of Countenance—Nụ cười hiền hòa—Ban cho một nụ cười hiền hòa êm dịu—To offer a soft countenance with smile to others.

Bố Thí Kệ:Danagatha (skt)—Daksinagatha (skt)—Đà Na Già Tha—Kệ về lời khẩn nguyện của người bố thí—The verse or utterance of the almsgiver.

Bố Thí Mắt: Offering of eyes—See Nhãn Thí.

Bố Thí Nhiếp: Dana (skt)—Charity—Cho những thứ mà người khác cần (chúng sanh nào thích của thì thí của, chúng sanh nào thích pháp thì thí pháp) hầu giúp họ có được yêu thương và hiểu thông chân lý—Giving, charity, or generosity—Giving unsparingly what others need in order to lead them to love and receive the truth.

Bố Thí Pháp: Dhamma-danam (p)—Dharmagiver—Giver of spiritual gift—To preach Buddhadharma—Nhận biết sự hiểm nguy của sanh tử nên nhắc cho người khác biết những lời Phật dạy với hy vọng cuối cùng họ sẽ hiểu và vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử—Realizing mortal danger so to preach others about Buddha’s teachings with the hope that they will eventually understand and be able to escape the cycle of births and deaths. Bố Thí Tam Tịnh Tâm: Three minds with which one should practice giving—Ba loại tâm bố thí thanh tịnh: Bồ đề tâm vì thương sót chúng sanh mọi loài, tâm giữ Phật pháp, và tâm không cầu lợi dưỡng phước báu—Three minds with which one should practice dana: Bodhi-mind because one pities all sentient beings, keeping the Buddhadharma close to one’s heart, and not seeking reward.

Bố Thí Tâm: The mind of Almsgiving—Sự bố thí về tâm linh. Đây là bố thí tấm lòng bi mẫn cho tha nhân—The spiritual offering. This is to offer a compassionate heart to others.

Bố Thí Thân: Physical offering—Dùng thân mình để phục vụ—This is to offer service by one’s labor.

Bố Thí Thủ: Tay bố thí, có người đến cầu, tùy chỗ họ muốn đều làm cho được đầy đủ—Hands of giving, satisfying all those who seek, according to their desires.

Bố Thí Vô Sở Trụ: No Attachment in acts of charity—Theo Kinh Kim Cang, Đức Phật nhắc nhở Tu Bồ Đề về Bố Thí Vô Sở Trụ như sau: “Bồ Tát thực hành phép bố thí phải nên “Vô sở trụ.” Nghĩa là không nên trụ vào sắc mà làm bố thí, không nên trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà làm bố thí. Ông Tu Bồ Đề! Tại sao mà Bồ Tát không nên trụ vào sắc tướng mà bố thí như thế? Vì nếu Bồ Tát không trụ vào hình sắc mà bố thí, thì phúc đức đó không thể suy lường được.”— According to the Diamond Sutra, the Buddha reminded Sibhuti about “acts of charity without attachment” as follows: “Bodhisattvas in truth have no attachment in acts of charity. One should not attach to sight while giving. One should not attach to sound, smell, taste, touch, or conciousness in giving. Subhuti ! Bodhisattvas should give without attachment. Why ? If they do, the merits and virtues are immeasurable.” Bố Tự Quán: Phép quán các mẫu tự Phạn của tông phái Chân Ngôn, bằng cách viết chữ “a” hoặc các chữ khác lên thân thể hành giả—A Shingon meditation on the Sanskrit letter “a” and others, written on the devotee’s own body.

Bố Úy: Vibhisana (skt)—Fear—Sợ hãi. Bố Úy Bất Hành Xứ Hạnh: Vì sợ sệt mà người ta làm sai, một trong bốn bất hành xứ hạnh (hành xử sai trái) theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh—One goes wrong through fear, one of the four ways of going wrong according to the Sangiti Sutta in he Long Discourses of the Buddha.

Bố Úy Thí: Bố thí bằng cách giúp người trút bỏ nỗi lo âu sợ hãi—Almsgiving to remove one’s fear.

Bố Y Chi Giao: Tình bạn từ thời còn áo vải cơ hàn—Friendship that began when both lived in humble circumstances.

Bồ: Cỏ bồ—A kind of fragant grass.

Bồ Câu Đi Thơ: Carrier-pigeon.

Bồ Công Anh: Dandelion.

Bồ Đề: Bodhi (skt)—Awakening— Enlightenment—Awakening one’s own Buddha nature—Perfect wisdom—The illuminated or enlightened mind—Bồ Đề bắt nguồn từ thuật ngữ Bodhi, được rút ra từ gốc Phạn ngữ “Budh” có nghĩa là “tri thức,” “hiểu biết,” hay “toàn trí.” Thuật ngữ thường được các nhà phiên dịch Tây phương dịch là “Giác Ngộ,” có nghĩa đen là “Tỉnh Thức.” Giống như thuật ngữ “Buddha,” được rút ra từ gốc Phạn ngữ “buddh,” có nghĩa là “tỉnh thức,” và trong Phật giáo từ này chỉ một người đã tỉnh thức khỏi giấc ngủ si mê, trong đó hầu hết chúng sanh đang trải qua. Theo truyền thuyết Phật giáo,

Đức Phật thành đạt đạo quả Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo

derived from the Sanskrit root buddh, “to wake (Bodhi tree has been no tree) up,” and in Buddhism it indicates that a person has The mirror bright is nowhere shinning,

Tràng trong khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề— “Budh,” meaning “knowledge,” “Understanding,” or “Perfect wisdom.” A term that is often translated as “enlightenment” by Western translators, but which literally means “Awakening.” Like the term BUDDHA, it is “awakened” from the sleep of ignorance in which most beings spend their lives. According to Buddhist legend, the Buddha attained bodhi in the town of BODHGAYA while sitting in meditation under the Bodhi Tree or Bodhi-Vrksa.

Bồ Đề Bất Khả Đắc: Enlightenment is ungraspable.

Bồ Đề Bổn Vô Thọ: Bodhi tree has been no tree—Tác giả của câu kệ nầy là một cư sĩ chuyên lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bữa củi, giã gạo cho chùa. Diện mạo người quá tấm thường đến nỗi không mấy ai để ý, nên lúc bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi sửng sốt. Nhưng Tổ thì thấy ở vị Tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lãnh đồ chúng sau nầy, và nhất định truyền y pháp cho người. Người đó chính là Lục Tổ Huệ Năng. Nguyên bài kệ được viết như sau: Bồ đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệt phi đài, Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai ?

(Bồ đề vốn không cây,

Gương sáng cũng chẳng đài,

Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi bặm?) Nếu hành giả chúng ta xem đây là một loại công án, thì nó phải là một trong những công án thuộc loại giải minh chân lý Thiền bằng những lập trường phủ nhận, hư hóa hay phế bỏ. Với loại công án này, chúng ta thường cáo buộc các Thiền sư là phủ nhận. Nhưng kỳ thật họ chẳng phủ nhận gì cả, những gì họ đã làm chỉ nhằm để vạch rõ ra các ảo tưởng của chúng ta cho vô hữu là hữu, hữu là vô hữu, vân vân—The writer of this line was an insignificant layman in the service of the monastery, who spent most of his time inpounding rice and splitting wood for the temple. He has such an unassuming air that nobody ever thought much of him, and therefore the entire community was now set astir to see this challenge made upon its recognized authority. But the fifth patriarch saw in this unpretentious monk a future leader of mankind, and decided to transfer to him the robe of his office. That man was the Sixth Patriarch Hui-nêng. The whole verse is written as follow: The Bodhi is not like the tree,

(The shining mirror was actually none)

As there is nothing from the first, (From the beginning, nothing has existed) Where can the dust itself accumulate?

(How would anything be dusty?) If we, Zen practitioners, consider this is a koan; it must be one of the koans that illustrates Zen-truth through a negating approach with nullifying or abrogating expressions. With this type of koan, we usually accuse the Zen masters of being negatory. But in fact, they did not negate anything. What they have done is to point out our delusions in thinking of the non-existent as existent, and the existent as non-existent, and so on. Bồ Đề Cổ: Pippala-vrksa (skt)—Tân Phát Lợi Lực Xoa—Còn gọi là Bồ Đề Thụ, tức là cây Bồ Đề mà dưới gốc nầy Đức Phật đã giác ngộ—The bodhidruma, or the bodhi-tree under which Sakyamuni obtained insight.

Bồ Đề Đa La: Bodhitara (skt)—See Bồ Đề Đạt Ma.

Bồ Đề Đạo: See Xuất Thế Gian Đạo.

Bồ Đề Đạo Đăng Luận: Bodhipatha-pradipa (skt)—Giác Đạo Đăng Luận—Name of a work of commentary written by Atisa—Tên một bộ luận được ngài A Để Sa trước tác.

Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận: Patha-krama (skt)— Lam rim (tib)—Stages of the path—Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận—Những giai đoạn của con đường hay tiến trình giác ngộ, con đường tìm thấy trong Phật giáo Tây Tạng, một thí dụ xưa nhất là “Bảo Châu Trang Nghiêm Giải Thoát.” Lam Rim cũng là hệ thống thiền tập chủ yếu của trường phái

Gelukpa—A Tibetan term for “Stages of the path,” found in all orders of Tibetan Buddhism, the oldest example of which is Gampopa (1079-1153) “Jewel Ornament of Liberation.” Lam rim is also central to the meditative system of the Gelukpa order. The lam rim tradition conceives of the path to Buddhahood in hierarchically ordered stages, and trainees are expected to master each stage before moving on. The meditative training involves progressively eliminating negative mental states and tendencies while simultaneously engaging in virtuous actions and training in accordant attitudes. Tsong Khapa (1357-1419), the founder of the Gelukpa, wrote several works of this type, the most comprehensive being his “Great Exposition of the Stage of the Path” (Lam rim chen mo).

Bồ Đề Đạo Tràng: Bodhimanda (skt)—Bodhi Gaya (skt)—Buddha-Gaya (skt)—Bồ đề đạo tràng, gần bên bờ Ni Liên Thiền thuộc bang Bihar trung Ấn, còn gọi là Giác Thành vì đây là nơi Đức Phật đã đạt thành chánh quả. Bồ đề đạo tràng tọa lạc gần thành phố Gaya. Người ta nói nó là trung tâm địa cầu; chư Bồ Tát trước khi thành Phật đều phải ngồi tại chỗ nầy. Riêng đối với Phật tử thuần thành, thì không có nơi nào đáng chú ý và thiêng liêng hơn nơi Đức Phật thành đạo: Bồ Đề Đạo Tràng. Nhiều lăng tẩm và đền đài nguy nga đã được dựng lên khắp nơi quanh đây. Tập ký sự của nhà hành hương Phật Giáo trung Hoa là Huyền Trang đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về sự huy hoàng của thánh địa nầy trong thời quá khứ. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Huyền Trang cho rằng ngôi đền Bồ Đề (Bodhi) ban đầu là do vua A Dục dựng lên. Theo một trong những bia ký, sau khi lên ngôi được mười năm, vua A Dục đã đến chiêm bái nơi nầy mà tên gọi trong bia là Sambodhi, và rất có nhiều khả năng là nhà vua đã cho dựng lên ngôi đền trên thánh địa nầy. Tuy nhiên, ngày nay không thể tìm ra một dấu tích nào của ngôi đền nầy nữa. Ngôi đền nầy đã được hồi phục và tân tạo nhiều lần. Qua sự mô tả của Huyền Trang thì ngôi đền, chủ yếu là qua hình dạng và dáng vẻ bề ngoài hiện nay của nó, đã có từ thế kỷ thứ 17. Đền Đại Bồ Đề ở Miến Điện là một nguyên mẫu của ngôi đền lớn nầy. Theo như chúng ta thấy hiện nay thì đền Mahabodhi ở Bodh-Gaya cao gần 50 mét và gồm một thân thẳng hình kim tự tháp. Đền có nhiều tầng khác nhau. Đền có một tượng Phật mạ vàng, chạm vào mặt đất để tượng trưng cho sự thành đạo thiêng liêng. Xung quanh ngôi đền nầy hiện nay còn vô số di tích mà trong đó quan trọng nhất là những đoạn lan can bằng đá đại diện cho hai thời kỳ xây dựng khác nhau, thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, và thời kỳ sau vào đầu triều đại Gupta. Trong vùng kế cận có bảy thánh địa khác mà theo truyền thuyết là những nơi Đức Thế Tôn đã trải qua bốn mươi chín ngày tĩnh tịch sau khi chứng đắc Phật quả—A place near the bank of Nairanjana River in Central India (Bihar), also called the Citadel of Enlightenment because it was where the Buddha attained enlightenment or supreme wisdom (bodhi). Bodhi-Gaya is located near the town of Gaya. It is said to be diamond-like, the navel or centre of the earth; every bodhisattva sits down on such a seat before becoming Buddha. To the devout Buddhists, there is no place of greater interest or sanctity than the holy spot of the Buddha’s enlightenment: Bodh-Gaya. Sacred shrines and stately monuments were raised all around and the account of the Chinese pilgrim, Hsuan-Tsang, gives us a glimpse of the past splendor of this sanctified place. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Hsuan-Tsang ascribes the erection of the original Bodhi shrine to Emperor Asoka. According to one of his rock edits, Asoka visited this place, which is called Sambodhi in the inscription, when he had been consecrated ten years, and it is more than probable that the great emperor constructed a shrine on this holy spot. However, no vestiges os such a shrine can be found at present. This shrine has been restored and renovated many times. From the description of Hsuan-Tsang, it appears that the shrine, essentially in its present shape and appearance, existed already in the seventh century A.D. The Mahabodhi temple in Burma is a prototype of this grand temple. As it now stands, the Mahabodhi shrine at Bodh-Gaya is approximately 160 feet high and consists of a straight pyramidal tower with many storeys. The shrine enshrines a great gilded figure of the Buddha touching the earth which symbolizes the supreme event of enlightenment. Around the shrine lie innumerable remains of which the most important are portions of the stone railing which represent two different periods of construction, the earlier going back to about the second century B.C., and the latter to the early Gupta period. In the immediate vicinity are situated seven sacred sites, which, according to tradition, were identical with those where the Buddha is said to have passed seven tranquil weeks in the enjoyment of his Buddhahood.

Bồ Đề Đạt Ma: Bodai Daruma (jap)— Bodhidharma (skt)—P’u-t’i Ta-mo (Wade-Giles Chinese)—Puti Damo (Pinyin Chinese)—Bồ Đề Đa La—Bồ Đề Đạt Ma vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura Nam Ấn. Ông là một Tăng sĩ học giả uyên thâm người Ấn, thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ngài vâng lời Thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara) đến triều đình Trung quốc vào khoảng năm 520 sau Tây lịch, với mục đích phổ biến hệ thống triết học của ông. Sau một thời gian ngắn ngủi định truyền bá học thuyết ở đó không có kết quả, ông tiếp tục đi lên Lạc Dương ở miền bắc Trung Hoa và quyết định ở lại tu viện Thiếu Lâm trên núi Tống Sơn. Ở đó ông thực hành an thiền trong chín năm, được biết đến như là chín năm quay mặt vào tường. Tại đây, Huệ Khả, vị trưởng lão thứ nhì sau này của Thiền tông Trung Hoa đã gặp và được ông nhận làm học trò sau khi chứng tỏ rất rõ ý chí nhận thức chân lý. Người ta không biết rõ là ông đã thị tịch ở đó hay đã rời tu viện sau khi truyền chức trưởng lão cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết khác, Bồ Đề Đạt Ma bị đầu độc khi ông 150 tuổi và được chôn trên núi non Hà Nam. Ít lâu sau khi ông thị tịch, một người hành hương tên Tống Vân đi sang Ấn Độ tìm các bản kinh để mang về Trung Hoa, người nầy đã gặp Bồ Đề Đạt Ma trên vùng núi Turkestan khi ông trở về nước. Vị thầy Ấn Độ chỉ mang một chiếc dép nói rằng ông đang trên đường về Ấn Độ. Người kế vị Pháp ở Trung Hoa vẫn tiếp tục truyền thống của ông. Sau khi về nước, Tống Vân kể lại với những học trò của sơ tổ chuyện ông gặp Bồ Đề Đạt Ma. Các đệ tử bốc mộ ra và thấy trong mộ rỗng không, chỉ còn thấy một chiếc dép của ông ở đó mà thôi—Bodhidharma was the third son of the King of Kancipura, South India. He was a deeply learned Indian Buddhist monk at that time. He was a man of wonderful intelligence, bright and far reaching; he thoroughly understood everything that he ever learned. He obeyed the instruction of his teacher, Prajnatara, Bodhidharma started for the East in China in 520 A.D., with the special purpose of propagating his system of philosophy. After a brief unsuccessful attempt to spread his teaching there, he wandered further to Lo-Yang in north China and finally settled at the Shao-Lin Monastery on Sung-shan Mountain. Here he practiced unmovable zazen for nine years, known as nine years in from of the wall. Here, Hui-K’o, later the second patriarch of Zen in China, found his way to the master, after an impressive proof of his ‘will for truth’, was accepted as his disciple. It is not certain whether he died there or again left the monastery after he had transmitted the patriarchy to Hui-K’o. According to another legend, Bodhidharma was poisoned at the age of 150 and buried in the mountains of Honan. Not long after his death, the pilgrim Sung Yun, who had gone to India to bring the sutra texts back to China, met Bodhidharma on his way home in the mountains of Turkestan. The Indian master, who wore only one sandal, told the pilgrim he was on his way back to India; a Chinese dharma heir would continue his tradition. Upon his return to China the pilgrim reported this encounter to the disciples of Bodhidharma. The opened his grave and found it empty except for one of the patriarch’s sandals.

  • Qua cuộc đối thoại với Võ Đế, ta thấy rõ rằng cốt lõi chủ thuyết của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là triết lý “Không Tánh” (sunyata), mà cái không thì không thể nào chứng minh được. Do đó, Bồ Đề Đạt Ma cũng đã đối đáp dưới hình thức phủ định. Khi nói về ảnh hưởng của đạo Phật trên đời sống và nền văn hóa của người Trung Hoa, chúng ta không thể không nói đến khuynh hướng bí hiểm nầy của triết lý Bồ Đề Đạt Ma, vì rõ ràng là khuynh hướng nầy đã tác động nhiều trên sự hình thành tinh thần Phật giáo Trung Hoa, và từ đó xuất hiện Phật giáo Thiền tông—As is clear from the dialogue between the emperor and Bodhidharma, the essential core of

Bodhidharma’s doctrine is the philosophy of emptiness (sunyata), and sunyata is beyond demonstration of any kind. Therefore, Bodhidharma also replied in the negative form. When we speak of the

Buddhistinfluence on the life and literature of the Chinese people, we should keep this mystic trend of Bodhidharma’s philosophy in mind, for there is no doubt that it has had a great deal to do with the moulding of the spirit of Chinese Zen Buddhism.

  • Theo các sử gia thì Bồ Đề Đạt Ma bác bỏ việc đọc tụng kinh điển. Do đó hệ thống triết học của ông khiến cho các tu viện ít chú trọng về kiến thức mà thiên về trầm tư thiền định nhiều hơn. Theo Bồ Đề Đạt Ma, Phật tử nên

để ý đến thiền, vì chỉ cần hành thiền là có thể đạt đến giác ngộ. Do đó ông chỉ dịch có mỗi quyển Đại Bát Niết Bàn Kinh Luận (Mahaparinirvana-sutra-sastra). Ông là vị tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là sơ tổ của dòng Thiền Trung Quốc. Các học giả vẫn còn không đồng ý với nhau về việc Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa từ lúc nào, ở lại đó bao lâu, và mất vào lúc nào, nhưng nói chung giới Phật tử nhà Thiền chấp nhận rằng Bồ Đề Đạt Ma đến Nam Trung Hoa bằng thuyền vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch, sau một nổ lực không kết quả để thiết lập giáo thuyết của mình tại đây, ông đã đến Lạc Dương thuộc miền bắc Trung Hoa, và cuối cùng ông định cư tại chùa Thiếu Lâm. Ngài đã mang sang Trung Quốc một thông điệp thù thắng, được tóm gọn trong mười sáu chữ Hán sau đây, dù rằng người ta chỉ nhắc đến thông điệp nầy về sau thời Mã Tổ:

“Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật.”

According to historians, Bodhidharma denied canon reading, and his system therefore made the Buddhist monasteries much less intellectual and much more meditative than they were ever before. According to Bodhidharma, Buddhists should stress on meditation, because by which alone enlightenment can be attained. Bodhidharma was the 28th Indian (in line from the Buddha) and first Zen Patriarch in China. Scholars still disagree as to when Bodhidharma came to China from India, how long he stayed there, and when he died, but it is generally accepted by Zen Buddhists that he came by boat from India to southern China about the year 520 A.D., and after a short, fruitless attempt to establish his teaching there he went to LoYang in northern China and finally settled in Shao-Lin Temple. Bodhidharma came to Chine with a special message which is summed in sixteen Chinese words, even though Zen masters only mentioned about this message after Ma-Tsu:

“A special tranmission outside the scriptures;

No dependence upon words and letters

Direct pointing at the soul of man; Seeing into one’s nature and the

attainment of Buddhahood.”

  • Tổ Bồ Đề Đạt Ma và môn đệ của ông, Huệ

Khả, người mà tổ đã truyền pháp, luôn là đề tài của công án Thiền Vô Môn cũng như bức tranh nổi tiếng của Sesshu, một họa sĩ lừng danh của Nhật Bản. Huệ Khả, một học giả nổi tiếng thời bấy giờ, tìm đến Bồ Đề Đạt Ma lúc ông đang tọa thiền, phàn nàn với ông rằng mình không an tâm và làm thế nào để tâm được an. Bồ Đề Đạt Ma đuổi Huệ Khả đi, bảo rằng muốn đạt được an tâm phải tu lâu và khó nhọc không tự phụ và nản lòng. Sau khi đứng hàng giờ dưới tuyết, Huệ Khả bèn chặt đứt bàn tay trái của mình để dâng lên Bồ Đề Đạt Ma. Bấy giờ tin chắc vào lòng chân thành và quyết tâm của Huệ Khả, Bồ Đề Đạt Ma nhận Huệ Khả làm môn đệ—Bodhidharma and Hui-K’e, his disciple to whom he had transmitted the Dharma, are always the subject of koan in the “No Gate Zen” as well as of a famous painting by Sesshu, Japan’s greatest painter. Hui-K’e, a scholar of some repute, complains to Bodhidharma, who is silently doing meditation, that he has no peace of mind and asks how he can acquire it. Bodhidhrma turns him away, saying that the attainment of inward peace involves long and hard disciple and is not for the conceited and fainthearted. Hui-K’e, who has been standing outside in the snow for hours, implores Bodhidharma to help him. Again he is rebuffed. In desperation he cuts off his left hand and offers it to Bodhidharma. Now convinced of his sincerity and determination, Bodhidharma accepts him as a disciple.

  • Câu chuyện trên đây nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà các thiền sư buộc vào kẻ khao khát sự an tâm vào việc tọa thiền, vào lòng chân thành và khiêm tốn, sự kiên nhẫn và nghị lực như là những tiên đề trong sự đạt thành đạo vô thượng. Vì thương kẻ tinh thành nên Tổ bèn chỉ cho chân đạo: “Bích quán là phép an tâm (see Bích Quán) , tứ hạnh là phép phát hạnh (see Tứ Hạnh), phòng ngừa sự

chê hiềm là phép thuận vật, và đừng chấp trước là phương tiện tu hành cũng như cứu độ chúng sanh.”—This story emphasizes the importance which Zen masters attach to the hunger for self-realization, to meditation, and to sincerity and humility, perserverance and fortitude as prerequisites to the attainment of the highest truth. He was moved by the spirit of sincerity of Hui-K’o, so he instructed him: “Meditating facing the wall is the way to obtain peace of mind, the four acts are the ways to behave in the world, the protection from slander and ill-disposition is the way to live harmoniously with the surroundings, and detachment is the upaya to cultivate and to

save sentient beings.”

  • Khi ở chùa Thiếu Lâm, Tổ thường dạy nhị tổ bằng bài kệ sau:

“Ngoài dứt chư duyên

Trong không toan tính

Tâm như tường vách

Mới là nhập đạo.”

Ngài cũng trao lại cho môn đồ của mình bài kệ phó pháp này:

“Ta vốn qua Trung thổ

Trao pháp cứu mê tình

Một hoa năm cánh trổ

Trái kết tự nhiên thành.”

When he lived at Shao-Lin temple, he always taught the second patriarch with this verse:

“Externally keep you away

From all relationships,

And, internaly,

Have no hankerings in your heart;

When your mind is like unto

A straight-standing wall

You may enter into the Path.” The following is also the gatha from Bodhidharma to his disciples: “The original reason of

My coming to this country

Was to transmit the Law

In order to save the confused;

One flower with five petals is unfolded,

And the bearing of fruit

Will by itself comes.”

Bồ Đề Đạt Ma Bì Nhục Cốt Tủy: Bodhidharma’s skin, flesh, bone and marrow—Sau chín năm ở Thiếu Lâm, Tổ muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi môn nhân đến bảo: “Ngày ta lên đường sắp đến, các ngươi thử trình xem chỗ sở đắc của mỗi người về Đạo Thiền.” Bấy giờ ông Đạo Phó bạch: “Theo chỗ thấy của tôi, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của đạo.” Tổ nói: “Ông được phần da của ta.” Ni Tổng Trì bạch: “Chỗ hiểu của tôi nay như Khánh Hỷ (A Nan) nhìn vào nước Phật A Súc (Bất Động Như Lai), thấy một lần không thấy lại được.” Tổ nói: “Bà được phần thịt của tôi.” Đạo Dục bạch: “Bố đại vốn không, năm ấm chẳng thật, chỗ thấy của tôi là không có gì sở đắc hết.” Tổ nói: “Ông được phần xương của tôi.” Sau cùng, Huệ Khả đến đảnh lễ Tổ, xong cứ thế mà đứng thẳng, chứ không nói gì. Tổ nói: “Ông được phần tủy của tôi.” Những ngày cuối cùng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Quốc không ai biết rõ, sư đi đâu và thị tịch hồi nào. Có người nói sư băng qua sa mạc trở về Ấn Độ, cũng có người nói sư qua Nhật—After nine years at Shao-Lin temple, the Patriarch wished to return to India. He called in all his disciples before him, and said: “The time is come for me to depart, and I want to see what your attainments are.” Tao-Fu said: “According to my view, the truth is above affirmation and negation, for this is the way it moved.” The Patriarch said: “You have got my skin.” Then Nun Tsung-Ch’ih said: “As I understand it, it is like Ananda’s viewing the Buddhaland of Akshobhya Buddha: it is seen once and never again.” The Patriarch said: “You have got my flesh.” Tao-Yu said: “Empty are the four elements and nonexistent the five skandhas. According to my view, there is not a thing to be grasped as real.” The Patriarch said: “You have got my bone.” Finally, Hui-K’o reverently bowed to the master, then kept standing in his place and said nothing. The Patriarch said: “You have my marrow.” Nobody knows his whereabout and when he passed away. Some people say that he crossed the desert and went to India, and others say that he crossed the sea to go to Japan.

Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp: Bodhidharma’s Zen methods—Hình thức thực hành thiền định do Bồ Đề Đạt Ma dạy vẫn còn đậm nét trong Phật giáo Ấn Độ. Những lời dạy của ông phần lớn dựa vào các kinh điển Phật giáo Đại thừa. Bồ Đề Đạt Ma đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh Lăng Già. Thiền theo lối Trung Hoa là kết quả một sự pha trộn thiền định Phật giáo được Bồ Đề Đạt Ma đưa vào Trung Hoa và Đạo giáo chính thống tại đây, và nó được mô tả như là sự “truyền thụ riêng biệt, nằm ngoài các bản kinh chính thống’, được tổ thứ sáu là Huệ Năng và những vị thầy thiền thời Đường kế tục sau nầy phát triển— The form of meditative practice the Bodhidharma taught still owed a great deal to Indian Buddhism. His instructions were to a great extent based on the traditional sutra of Mahayana Buddhism; he especially emphasized the importance of the Lankavatara Sutra. Typical Chinese Zen, which is a fusion of the Dhyana Buddhism represented by Bodhidharma and indigenous Chinese Taoism and which is described as a “special transmission outside the orthodox teaching,” first developed with Hui-Neng, the sixth patriarch of Zen in China, and the great Zen masters of the T’ang period who followed him.

Bồ Đề Đế Thích: Indrabodhi (skt)—Giác Đế Thích—Tên của một trong 16 vị vua của xứ Ấn Độ, người đã trở thành một bậc thầy thành tựu viên mãn trong thời đức Phật—Name of one of sixteen Indian kings who became an accomplished master during the time of the Buddha.

Bồ Đề Già Da: Bodhimanda (skt)—Bodhi Gaya (skt)—Buddha-Gaya (skt)—See Bồ Đề Đạo

Tràng.

Bồ Đề Hành Kinh: Bodhicaryavatara (skt)— Sutra on Entrance of Bodhisattvas’ practices— Nhập Bồ Tát Hạnh Kinh.

Bồ Đề Hành Luận: Bodhicaryavatara-sastra (skt)—Sastra on Entrance of Bodhisattvas’ practices—Nhập Bồ Tát Hạnh Luận hay “Nhập Bồ Tát Hạnh,” một tác phẩm Đại Thừa quan trọng được viết bởi ngài Santideva, tập trung vào những việc làm và tu tập của một vị Bồ Tát, lý tưởng của

Phật giáo Đại Thừa—Sastra on Entrance of Bodhisattvas’ practices or “Entry into Bodhisattva Deeds,” an important Mahayana work by Santi Deva (650- 750), which focuses on the career and practices of the Bodhisattva, the ideal of Mahayana Buddhism.

Bồ Đề Hành Kinh Luận: See Bồ Đề Hành Kinh.

Bồ Đề Hạnh Kinh: See Bồ Đề Hành Kinh.

Bồ Đề Hạnh Luận: See Bồ Đề Hành Luận.

Bồ Đề Lực: Bodhi-bala (skt)—Năng lực thức tỉnh cho mọi chúng sanh giác ngộ. Với lực Bồ Đề, vị Bồ Tát có thể làm cho tất cả chúng sanh phát tâm thành Phật không đoạn tuyệt—The power of awakening every being in enlightenment. With power of enlightenment, a Bodhisattva is able to inspire all sentient beings to seek enlightenment and become Buddhas, without end. Bồ Đề Lưu Chi: Bodhiruci (skt)—Bồ Đề Cốt Lộ Chi—Đạo Hy.

Bồ Đề Lưu Chi Bắc Ấn: Northern Indian Bodhiruci—Một nhà sư, cũng là một nhà dịch thuật kinh điển, đến Lạc Dương, Trung quốc vào cuối đời Bắc Nguỵ hoặc đầu đời nhà Đường, vào khoảng năm 508 sau Tây lịch. Ông đã cùng với cùng với Ratnamati, Buddhasanta và vài người khác dịch bộ Dashabhumika Sutra sang tiếng Hoa. Theo lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, thì vị Bồ Đề Lưu Chi nầy đã lập ra Thập Địa Tông (Dasabhumika school)—North Indian Buddhist monk, also a sutra translator, who came to LoYang, China during the end of Wei or early T’ang dynasty, around 508 AD. Together with Ratnamati, Buddhasanta and some other people, he translated Sahambhumika sutra into Chinese. According to Chinese Buddhist legends, he was the one who founded the Dasabhumika school. Bồ Đề Lưu Chi Nam Ấn: Southern Indian Bodhiruci—Giác Ái (571-727)—Một vị Tăng thuộc miền Nam Ấn vào thế kỷ thứ bảy. Vào thời gian đầu triều đại nhà Đường, nhiều tu sĩ Phật giáo nổi danh từ Tích Lan và Ấn Độ đến Trung Hoa. Bồ Đề Lưu Chi thuộc số tu sĩ Phật giáo ngoại quốc đến ở lâu dài tại Trung Hoa. Tên Ngài là Đạt Ma Lưu Chi (Dharmaruci), được Vũ Hậu cho đổi thành Bồ Đề Lưu Chí. Ông đã dịch 53 bộ kinh vào những năm 693-713 sau Tây Lịch—A monk from Southern India in the seventh century. During the days of the early T’ang dynasty, many renowned Buddhist monks came to China from Ceylon and India. Bodhiruci was among those foreign Buddhists who came to settle permanently in China. His original name was Dharmaruci. His name was changed to Bodhiruci by the order of the Empress Wu. He translated 53 works in 693713 A.D. He passed away in 727, at the age of 156.

Bồ Đề Mạn Đà La: Bodhi Seat—Way-place—Bồ

Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật đã đạt được đại giác.

Bồ Đề Tọa hay chỗ ngay dưới cây Bồ Đề nơi mà Đức Phật đã Chứng ngộ. Bồ đề đạo tràng, gần bên bờ Ni Liên Thiền thuộc bang Bihar trung Ấn, còn gọi là Giác Thành vì đây là nơi Đức Phật đã đạt thành chánh quả. Bồ đề đạo tràng tọa lạc gần thành phố Gaya—Truth Plot, holy site, place of Enlightenment—The place where the Buddha attained Enlightenment. The spot or place under the Bodhi Tree where Sakyamuni Buddha had His Realization. A place near the bank of Nairanjana River in Central India (Bihar), also called the Citadel of Enlightenment because it was where the Buddha attained enlightenment or supreme wisdom (bodhi). Bodhi-Gaya is located near the town of Gaya

Bồ Đề Môn: Cửa giác ngộ; cửa đông trong bốn cửa của nghĩa địa—The gate of enlightenment; east gate of the four gates of a cemetery. Bồ Đề Ngữ: Bodai-Go (jap)—Speaking bodhi— Words of the truth.

Bồ Đề Nhân Quả Thể Nghĩa Dụng: The essence, meaning and function of Bodhi—Theo Paul L. Swanson trong quyển Nến Tảng Triết Lý Tông Thiên Thai, Trí Khải Đại Sư so sánh nhân quả Bồ Đề trong giáo lý “hiện tại” của kinh Pháp Hoa với những giáo lý trong “quá khứ” qua ba thứ thể, nghĩa và dụng. Đối với nhân, thể Bồ Đề “dài lâu” trong giáo lý Pháp Hoa, và “ngắn ngủi” trong những giáo có trước; nghĩa Bồ Đề sâu rộng trong giáo lý Pháp Hoa, và chật hẹp trong những giáo lý thời trước; dụng Bồ Đề siêu việt trong giáo lý Pháp Hoa, và đơn giản trong những giáo lý thời trước. Quả Bồ Đề cũng được phân tích giống như vậy. Thêm vào đó, nhân quả Bồ Đề được mô tả như “thể sâu rộng”, nghĩa thâm sâu và quả vị chứng đắc nổi bật (vị trường), và dụng siêu việt— According to Paul L. Swanson in the Foundation of T’ien T’ai Philosophy (p.126), Chih-I compares the “present” teachings of the Lotus Sutra of those of the “past” in terms of the causes and effect of Buddhahood and in terms of essence, meaning and function. As for causes, the essence of Buddhahood is “long” in the Lotus Sutra, and “short” in the past teachings; the meaning of Buddhahood is vast in the Lotus Sutra and narrow in the past teachings; and the function of Buddhahood is superior in the Lotus Sutra and inferior in the past teachings. The same analysis is made for the result of Buddhahood. In addition, with regard to cause and effect of Buddhahood, the teachings of the Lotus Sutra are described as vast in essence, deep meaning and eminent in levels of attainment, and superior in function. Bồ Đề Ni: Bhojaniya (skt)—Còn gọi là Bồ Thiện Ni, là những thức ăn chính của Tăng Ni—To be eaten, edible; what is suitable as the fare of monks and nuns, proper food.

Bồ Đề Pháp Trí Ma: Bồ Đề pháp trí ma, vì chẳng chịu xả lìa—The demon of phenomenon of enlightenment, because of not wanting to relinquish it.

Bồ Đề Phần: Bodhipakkhika (p)— Bodhipakkhipa

(p)—Bodhyanga (skt)—Giác Chi—Bodhi shares— The seven branches of bodhi-illumination—Theo

Phật giáo, nghĩa của bồ đề phần là sự hiểu biết hay thấy được bốn chân lý và Bát Chánh Đạo— According to Buddhism, the meaning of bodhi is the knowledge that comprehends or sees the Four

Noble Truths, and the Eightfold Noble Path—See Thất Bồ Đề Phần.

Bồ Đề Phần Pháp: See Thất Giác Chi.

Bồ Đề Sở: See Bồ Đề Tự.

Bồ Đề Tát Đỏa: Bodhisattva—A being of enlightenment—Bồ Tát, một chúng sanh giác ngộ, và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh—One who has Bodhi or perfect wisdom as his essence. One whose beings or essence is bodhi whose wisdom is resulting from direct perception of Truth with the compassion awakened thereby. Enlightened being who is on the path to awakening, who vows to forego complete enlightenment until he or she helps other beings attain enlightenment—See Bồ

Tát.

Bồ Đề Tâm: Bodhicitta (skt)—Bodhi mind—The great mind—The mind for or of Bodhi—The Mind of Enlightenment.

(I) Nghĩa của Bồ Đề Tâm—The meanings of Bodhi-mind:

  1. Theo Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã dạy: “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát lòng Vô Thượng Bồ Đề là ‘khởi lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi lòng khắp cầu chánh pháp, tất cả không sẻn tiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu nhứt thiết trí. Khởi

lòng đại bi vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát Nhã Ba La Mật. Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật. Khởi lòng thực hành y như lời nói, để tu đạo Bồ Tát. Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai. Khởi lòng nguyện cầu nhứt thiết trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không dừng nghỉ. Bồ Tát dùng những công đức Bồ Đề Tâm nhiều như số bụi nhỏ của cõi Phật như thế, nên được sanh vào nhà Như Lai. Nầy thiện nam tử! Như người học bắn, trước phải tập thế đứng, sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo nhứt thiết trí của Như Lai, trước phải an trụ nơi Bồ Đề Tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu, song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ Tát tuy mới phát Bồ Đề tâm tu Bồ Tát hạnh, song tất cả bậc kỳ cựu hàng nhị thừa đều phải kính trọng nể vì. Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã đủ tướng trạng của vua, các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chỗ xuất sanh tôn quý. Cũng thế Bồ Tát tuy đối với tất cả nghiệp phiền não chưa được tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ Đề, hàng nhị thừa không thể sánh bằng, bởi nhờ chủng tánh đứng vào bậc nhứt. Thiện Nam Tử ! Như người máy bằng gỗ, nếu không có mấu chốt thì các thân phần rời rạc chẳng thể hoạt động. Cũng thế, Bồ Tát nếu thiếu Bồ Đề tâm, thì các hạnh đều phân tán, không thể thành tựu tất cả Phật pháp. Thiện nam tử ! Như chất kim cương tất cả vật không thể phá hoại, trái lại nó có thể phá hoại tất cả vật, song thể tánh của nó vẫn không tổn giảm. Bồ Đề tâm của Bồ Tát cũng thế, khắp ba đời trong vô số kiếp, giáo hóa chúng sanh, tu các khổ hạnh, việc mà hàng nhị thừa không thể muốn làm đều làm được, song kết cuộc vẫn chẳng chán mõi giảm hư.”—According to the Avatamsaka Sutra, the Buddha taught: “Good Buddhists! In Bodhisattvas arise the Bodhi-mind, the mind of great compassion, for the salvation of all beings; the mind of great kindness, for the unity with all beings; the mind of happiness, to stop the mass misery of all beings; the altruistic mind, to repulse all that is not good; the mind of mercy, to protect from all fears; the unobstructed mind, to get rid of all obstacles; the broad mind, to pervade all universes; the infinite mind, to pervade all spaces; the undefiled mind, to manifest the vision of all Buddhas; the purified mind, to penetrate all knowledge of past, present and future; the mind of knowledge, to remove all obstructive knowledge and enter the ocean of all-knowing knowledge. Just as someone in water is in no danger from fire, the

Bodhisattva who is soaked in the virtue of the aspiration for enlightenment or Bodhi mind, is in no danger from the fire of knowledge of individual liberation. Just as a diamond, even if cracked, relieves poverty, in the same way the diamond of the Bodhi mind, even if split, relieves the poverty of the mundane whirl. Just as a person who takes the elixir of life lives for a long time and does not grow weak, the Bodhisattva who uses the elexir of the Bodhi mind goes around the mundane whirl for countless eons without becoming exhausted and without being stained by the ills of the mundane whirl.

  1. Tâm Bồ Đề là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quả và Phật tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật:

The awakened or enlightened mind is the mind that perceives the real behind the seeming, believes in moral consequences, and that all have the Buddha-nature, and aims at Buddhahood.

  1. Bồ Đề Tâm liên hệ tới hai chiều hướng—The spirit of enlightenment, the aspiration to achieve it, the mind set on Enlightenment. It involves two parallel aspects:
  2. Thượng cầu Phật Đạo: The determination to achieve Buddhahood—Above is to seek

Bodhi.

  1. Hạ hóa chúng sanh: The aspiration to rescue all sentient beings—Below is to save or transform all beings.

4) Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói: “Bồ Đề Tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh.” Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả vô thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thực hành; và kế đó tùy sở thích căn cơ mà lựa chọn các pháp môn hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật làm phương tiện tu tập. Phương tiện với nghĩa rộng hơn, còn là trí huệ quyền biến tùy cơ nghi, áp dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hành Bồ Tát đạo. Cho nên Bồ Đề Tâm là mục tiêu cần phải nhận định của hành giả, trước khi khởi công hạnh huân tu—The Mahavairocana Sutra says:

“The Bodhi Mind is the cause

Great Compassion is the root

Skillful means are the ultimate.”

For example, if a person is to travel far, he should first determine the goal of the trip, then understand its purpose, and lastly, choose such expedient means of locomotion as automobiles, ships, or planes to set out on his journey. It is the same for the cultivator. He should first take Supreme Enlightenment as his ultimate goal, and the compassionate mind which benefits himself and others as the purpose of his cultivation, and then, depending on his references and capacities, choose a method, Zen, Pure Land or Esoterism, as an expendient for practice. Expedients, or skillful means, refer, in a broader sense, to flexible wisdom adapted to circumstances, the application of all actions and practices, whether favorable or unfavorable, to the practice of the Bodhisattva Way. For this reason, the Bodhi Mind is the goal that the cultivator should clearly understand before he sets out to practice.

5) Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp.” Lời nầy xét ra rất đúng. Ví như người cất bước khởi hành mà chẳng biết mình sẽ đến đâu, và đi với mục đích gì, thì cuộc hành trình chỉ là quanh quẩn, mỏi mệt và vô ích mà thôi. Người tu cũng thế, nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình lợi sanh, thì bao nhiêu hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước nhơn thiên, chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ, nghiệp ma vẫn còn. Như vậy phát tâm Bồ Đề lợi mình lợi người là bước đi cấp thiết của người tu—The Avatamsaka Sutra says: “To neglect the Bodhi Mind when practicing good deeds is the action of demons.” This teaching is very true indeed. For example, if someone begins walking without knowing the destination or goal of his journey, isn’t his trip bound to be circuitous , tiring and useless? It is the same for the cultivator. If he expends a great deal of effort but forgets the goal of attaining Buddhahood to benefit himself and others, all his efforts will merely bring merits in the human and celestial realms. In the end he will still be deluded and revolved in the cycle of Birth and Death, undergoing immense suffering. If this is not the action of demons, what, then, is it? For this reason, developing the Supreme Bodhi Mind to benefit oneself and others should be recognized as a crucial step.

(II) Đặc tánh của Bồ Đề Tâm—Special characteristics of Bodhicitta:

1) Theo Thiền Sư Suzuki trong Đại Thừa Phật Giáo Khái Luận, Bồ Đề tâm là đặc tánh quan trọng nhất của Bồ Tát, nên thuyết giảng về siêu việt tánh của Bồ Đề Tâm trong Triết Học Trung Quán của Ngài Long Thọ có nhấn mạnh về các đặc tánh của Bồ Đề Tâm như sau—According to Zen Master Suzuki in the Outlines of Mahayana Buddhism, Bodhicitta is the most important characteristic of Bodhisattva, thus on the basis of Nagarjuna’s Discourse on the Transcendentality of the Bodhicitta, he gives a detailed description of Bodhicitta as thus:

  1. Bồ Đề Tâm siêu việt tất cả mọi hạn định của ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới. Nó không phải cá biệt mà là phổ quát: The Bodhicitta is free from all determinations, the five skandhas, the twelve ayatanas, and the eighteen dhatus. It is not particular, but universal.
  2. Từ bi chính là bản chất của Bồ Đề Tâm, vì thế tất cả Bồ Tát coi Bồ Đề tâm là lý do tồn tại của họ: Love is the esence of the Bodhicitta, therefore, all Bodhisattvas find their reason of

being in this.

  1. Bồ đề tâm cư ngụ trong trái tim của bình đẳng tánh, tạo nên những phương tiện giải thoát cho cá nhân: The Bodhicita abides in the heart of sameness (samata) creates individual means of salvation (upaya).

2) Trong Học Đạo Dụng Tâm Tập, Thiền sư Đạo Nguyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát Bồ Đề Tâm. Thiền sư Đạo Nguyên đã diễn tả một cách tuyệt đẹp: “Chúng ta phát Bồ Đề tâm không chỉ một lần, là trăm lần, ngàn lần, vạn lần. Nhất định phải phát Bồ Đề Tâm!” Mỗi người đều đang phát Bồ Đề Tâm! Thế nào là Bồ Đề Tâm? Bồ Đề Tâm nghĩa đen là tâm khai ngộ, tâm tỉnh ngộ. Lần đầu tiên phát Bồ Đề Tâm bạn phải tìm ra cách tốt nhất để sống, đó là tâm ban đầu, tâm tươi mới, tâm sớm nhất, và tâm hoàn toàn mới! Và mỗi lần bạn tìm cách sống tốt hơn, chính là lúc bạn đang phát Bồ Đề Tâm. Khi phát Bồ Đề Tâm chính là đang đánh thức chính mình. Giây phút lần đầu tiên bạn phát Bồ Đề Tâm ấy, là ngay giây phút mà bạn cảm nhận được Đạo. Tâm tìm cầu giác ngộ cũng chính là Bồ Đề Tâm. Phát tâm thấy được vô thường của cuộc sống cũng là phát Bồ Đề Tâm—In the Precautions on Practicing the Way, Zen master Dogen emphasizes the importance of raising the Bodhi-mind. Zen master Dogen expresses it beautifully: “We raise the Bodhimind not just one time but a hundred times, a thousand times, ten thousand times. Raise that Bodhi-mind!” All of you are raising the Bodhi-mind. What is Bodhi-mind? It literally means enlightened mind, awakened mind. The very first time that you decide to seek the best way to live is beginner’s mind, very fresh, first mind. Brand-new mind! And each time that you seek the very best way to live, you raise the Bodhi-mind. When you raise the Bodhi-mind, at that time you are awakening yourself. When you raise the Bodhi-mind the first time, at that very moment the Way is perceived. The mind with which you seek enlightenment is also the Bodhi-mind, the mind of enlightenment. Seeing the impermanence of life is also raising the Bodhi-mind.

(III) Phân loại Bồ Đề Tâm—Categories of BodhiMind:

  1. See Nhị Chủng Bồ Đề.
  2. Tam Chủng Bồ Đề: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, đem công đức niệm Phật để cầu phước lợi nhỏ nhen ở thế gian, tất không hợp với bản hoài của Phật, cho nên hành giả phải vì sự thoát ly khỏi vòng sống chết luân hồi mà niệm Phật. Nhưng nếu vì giải thoát cho riêng mình mà tu niệm, cũng chỉ hợp với bản hoài của Phật một phần ít mà thôi. Vậy bản hoài của Phật như thế nào? Bản hoài đích thực của Đức Thế Tôn là muốn cho tất cả chúng sanh đều thoát vòng sanh tử, đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên người niệm Phật cần phải phát Bồ Đề tâm. Bồ Đề nghĩa là “Giác.” Trong ấy có ba bậc— Three kinds of Bodhi-minds—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, exchanging the virtues of Buddha Recitation for the petty merits and blessings of this world is certainly not consonant with the intentions of the Buddhas. Therefore, practitioners should recite the name of Amitabha Buddha for the purpose of escaping the cycle of Birth and Death. However, if we were to practice Buddha Recitation for the sake of our own salvation alone, we would only fulfill a small part of the Buddhas’ intentions. What, then, is the ultimate intention of the Buddhas? The ultimate intention of the Buddhas is for all sentient beings to escape the cycle of Birth and Death and to become enlightened, as they are. Thus, those who recite Amitabha Buddha’s name should develop the BodhiMind or the Aspiration for Supreme

Enlightenment. The word “Bodhi” means “enlightened.” There are three main stages of Enlightenment—See Tam Chủng Bồ Đề Tâm.

  1. Thanh Văn Bồ Đề: The Enlightenment of the Sravakas or Hearers.
  2. Duyên Giác Bồ Đề: The Enlightenment of the Pratyeka Buddhas or the Self-Awakened.
  3. Phật Bồ Đề: Người niệm Phật phát tâm Bồ Đề, chính là phát tâm cầu quả giác ngộ của Phật; quả vị ấy cùng tột không chi hơn, siêu cả hàng Thanh Văn Duyên Giác, nên gọi là Vô Thượng Bồ Đề. Tâm nầy gồm hai chủng tử chính, là từ bi và trí huệ, hay phát xuất công năng độ thoát mình và tất cả chúng sanh—The Enlightenment of the Buddhas. What Pure Land practitioners who develop the Bodhi Mind are seeking is precisely the Enlightenment of the Buddhas. This stage of Buddhahood is the highest, transcending those of the Sravakas and Pratyeka Buddhas, and is therefore called Supreme Enlightenment or Supreme Bodhi. This Supreme Bodhi Mind contains two principal seeds, compassion and wisdom, from which emanates the great undertaking of rescuing oneself and all other sentient beings.
  4. See Lục Tâm.
  5. See Tám Cách Phát Bồ Đề Tâm.

(IV) Làm cách nào để phát Tâm Bồ Đề?—How to develop the Bodhi Mind?—Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, không phải chỉ nói suông “Tôi phát Bồ Đề Tâm” là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện, gọi là đã phát Bồ Đề Tâm. Muốn phát Bồ Đề Tâm hành giả cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thật, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình. Có những người xuất gia, tại gia mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật đều quỳ đọc bài hồi hướng: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não…” Nhưng rồi trong hành động thì trái lại, nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê biếng trễ, bữa kia nói xấu hay chê bai chỉ trích người, đến bữa khác lại có chuyện tranh cãi gây gổ buồn ghét nhau. Như thế tam chướng làm sao tiêu trừ được? Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức, chứ ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng hực, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát của Đức Phật đã chỉ dạy. Cho nên ở đây lại cần đặt vấn đề “Làm thế nào để phát Bồ Đề Tâm?” Muốn cho tâm Bồ Đề phát sanh một cách thiết thực, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm như sau (see Lục Tâm)—Awakening the Bodhi Mind, as indicated earlier, can be summarized in the four Bodhisattva vows as follows:

“Sentient beings are numberless,

I vow to save them all;

Afflictions are inexhaustible,

I vow to end them all;

Dharma foors are boundless,

I vow to master them all;

Buddhahood is unsurpassable,

I vow to attain it.”

However, according to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Pure Land Buddhism in Theory and Practice, it is not enough simply to say “ I have developed the Bodhis Mind,” or to recite the above verses every day. To really develop the Bodhi Mind, the practitioner should, in his cultivation, meditate on and act in accordance with the essence of the vows. There are cultivators, clergy and lay people alike, who, each day, after reciting the sutras and the Buddha’s name, kneel down to read the transference verses: “I wish to rid myself of the three obstructions and sever afflictions” However, their actual behavior is different, today they are greedy, tomorrow they become angry and bear grudges, the day after tomorrow it is delusion and laziness, the day after that it is belittling, criticzing and slandering others. The next day they are involved in arguments and disputes, leading to sadness and resentment on both sides. Under these circumstances, how can they rid themselves of the three obstructions and sever afflictions? In general, most of us merely engage in external forms of cultivation, while paying lip service to “opening the mind.” Thus, the fires of greed, anger and delusion continue to flare up, preventing us from tasting the pure and cool flavor of emancipation as taught by the Buddhas. Therefore, we have to pose the question, “How can we awaken the Bodhi Mind?” In order to develop a true Bodhi Mind, we should ponder and meditate on the following

six critical points—See Lục Tâm. Bồ Đề Tâm Luận: Bodhicitta-sastra (skt)—Bodhihrdaya-sastra (skt)—Giải thích về sự siêu việt của Bồ Đề Tâm, được ngài Tịch Thiên biên soạn— Explanation on the Transcendence of Bodhicitta, written by Shantideva.

Bồ Đề Tâm Luận: Bodhi-hrdaya-sastra (skt)— Bodhi-citta-sastra (skt)—Giải thích về sự siêu việt của Bồ Đề Tâm, được ngài Tịch Thiên biên soạn—Explanation on the transcendence of bodhicitta—Treatise of the transcendence of bodhicitta, written by Shantideva. Bồ Đề Tâm Lý Tướng Luận: Laksana-vimaktabodhi-hrdaya-sastra (skt)—Luận về pháp vô vi vô sanh vô diệt của người có tâm Bồ Đề—Treatise on Bodhi mind’s phenomena (noumenal in a Bodhi mind) which is neither being born nor being destructed.

Bồ Đề Tâm Ma: The mara of wishing to attain Bodhicitta.

Bồ Đề Tâm Tập Khí: Tập khí của Bồ Đề tâm—

The habit energy of determination for enlightenment.

Bồ Đề Tâm Thí Cúng Dường: Papadesana (skt)—Một trong tám chương trong Bồ Đề Hành Kinh—Offering from the transcendence of bodhicitta, one of the eight chapters in the Sutra on Entrance of Bodhisattvas’ practices—See Bodhicaryavatara.

Bồ Đề Thân: Chánh Giác Phật hay Vô Trước Phật—Thân Bồ Đề, vì vị Bồ Tát tùy thích tùy thời thành chánh giác. Vì thành tựu chánh giác nên không dính mắc vào sanh tử; tuy nhiên vì trụ ở thế gian nên không dính mắc vào Niết Bàn—The body of enlightenment, achieving true awareness at any time, as desired. Bodhi-body in possession of complete enlightenment.

Bồ Đề Thọ: Bodhidruma, Bodhitaru, or Bodhivrksa (skt)—Đạo Thọ—Giác Thọ—Bodhitree—Tên thật của cây Bồ Đề—The real name for Bodhi-tree.

Bồ Đề Thọ Hạ Hàng Ma Thành Đạo Tướng: Đức Phật thành đạo dước gốc cây Bồ Đề sau 6 năm khổ hạnh—The Buddha accomplishes the Way under the Bodhi Tree after six years suffering and subduing mara—See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật.

Bồ Đề Thọ Thần: Vị Thần Nữ hộ trì cây Bồ Đề. Đây cũng là cây Bồ Đề hay cây Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, theo tên khoa học là “ficus religiosa” dưới cội cây này, người ta nói Tất Đạt Đa Cồ Đàm, đức Phật lịch sử, đã ngồi thiền định trong 49 ngày đêm, trong khi ngài hoàn tất sự tìm kiếm Phật quả của ngài—The goddess-guardian of the Bo-tree. This is also the “Tree of Awakening” in Bodhgaya, classified in botanical terms as “ficus religiosa” under which Siddhartha Gautama, the historical Buddha, is said to have sat in meditation for forty-nine days, during which he completed his quest for buddhahood. Bồ Đề Tràng: bodhimanda (skt)—Bồ Đề Đạo Tràng—Nơi Đức Phật thành đạo là Kim Cang Tọa dưới cội Bồ Đề, bên bờ sông Ni Liên Thiền, nước

Ma Kiệt Đà—A place, plot, or site of enlightenment in Magadha, especially

Sakyamuni’s under the bodhi-tree.

Bồ Đề Trí: Knowledge of enlightenment.

Bồ Đề Tử: Dùng làm chuỗi—Used for rosaries.

  1. Hạt Bồ Đề cứng, lấy từ một loại cỏ ở Hy Mã Lạp Sơn: Bodhi seeds or beads, the hard seeds of a kind of Himalayan grass.
  2. Hạt Bồ Đề lấy từ cây Bồ Đề trên núi Thiên Thai: Seeds of a tree at T’ien-T’ai.

Bồ Đề Tự: Bodhi-Vihara (skt)—Chùa Bồ Đề, một tên được đặt cho nhiều tự viện—Temple of or for Enlightenment, a name used for many monasteries.

Bồ Đề Viên: Bodai-En (jap)—Nghĩa trang của tự viện—The bodhi garden—The temple cemetery. Bồ Đoàn: Futon (jap)—A sitting mat—Vật dụng để ngồi thiền hay quỳ lạy. Bồ đoàn là cái gối được độn đầy bằng vỏ cỏ bồ, hay bông gòn, hình tròn (nên gọi là bồ đoàn); thỉnh thoảng nó là một chiếc chiếu vuông, đủ lớn cho một người ngồi theo tư thế kiết già với cả hai đầu gối nằm trọn trên gối. Thường thì gối được làm bằng bông gòn có phủ một miếng vải màu xanh đậm. Ở Nhật, chiếu ngồi thiền thường là một mảnh vuông, nhét đầy gòn, được bao lại bằng vải xám hay bất cứ màu nào, chỉ dùng để tọa thiền. Nó còn là vật dụng để ngủ cho mỗi vị Tăng là một tấm mền nhồi bông gòn và len, rộng khoảng sáu bộ vuông, vị Tăng chỉ cần cuộn mình trong đó, ngay cả trong mùa đông, và ngủ từ 9 giờ tối đến 3:30 sáng. Để gối đầu thì vị Tăng ấy có một cái gối nhỏ khoảng hai bộ vuông, ban ngày thì vị ấy dùng nó như chiếc bồ đoàn để tu tập thiền. Ngay khi thức dậy, đồ ngủ được để lên kệ, nhưng bồ đoàn vẫn ở nguyên vị trí để tiếp tục tu tập thiền. Ở Việt Nam hay Trung Quốc, bồ đoàn là vật dụng để ngồi thiền hay quỳ lạy—A sitting mat, rush cushion, or hassock. A mat usually filled with kapok and covered with dark blue fabric, on which the practitioner sits when practicing meditation. It is usually round; sometimes, the sitting mat is square and just big enough for a person sitting in the lotus position to fit bottom and knees on it. The mat is usually filled with kapok and covered with dark blue fabric. In Japan, a sitting mat is usually a square mat, generally filled with cotton and covered with gray cloth, or any other colors, used only for seated meditation. It is also the bedding given to each monk is one broad sitting mat (futon) or quilt wadded with cotton-wool, which is about six feet square in size. He wraps himself in this only, even in the midst of the cold winter, and sleeps from 9:00 p,m. till about 3:30 a.m. in the morning. For the pillow he uses a pair of small cushions, each about two feet square, on which during the daytime he sits and keeps up his meditation. As soon as he wakes, the bedding is put up to the common shelf overhead, but the cushion will stay where it is for continuing meditation practice. In Vietnam or China, it is a sitting mat, rush cushion, or hassock for sitting when practicing meditation or bowing.

Bồ Hòn: Soapberry, which is very bitter. Bồ Liễu: Tên của hai loại cây có cọng mềm yếu, ý nói bản chất của sự mềm yếu của phụ nữ— Names of two plants which have slender stalks— Nature of delicate constitution of a woman or girl. Bồ Tát: Bodhisattva (skt)—Bồ Đề Tát Đỏa—A being of enlightenment—Enlightening beings— One who has Bodhi or perfect wisdom as his essence—Bồ Tát, một chúng sanh giác ngộ, và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh—One whose beings or essence is bodhi whose wisdom is resulting from direct perception of Truth with the compassion awakened thereby. Enlightened being who is on the path to awakening, who vows to forego complete enlightenment until he or she helps other beings attain enlightenment—See

Bodhisattva.

Bồ Tát Bất Khả Đắc: Enlightening Beings are ungraspable.

Bồ Tát Bổn Nghiệp Anh Lạc Kinh:

Bodhisattva’s Original Actions Ying-Lo-Ching.

Bồ Tát Bổn Nguyện: Bodhisattva vow.

Bồ Tát Bổn Nguyện Anh Lạc Kinh:

Bodhisattva’s Original Resolves Ying-Lo-Ching.

Bồ Tát Bổn Sanh Man Luận: Jatakamala-sastra (skt)—Garland of Jatakas—Bản Sanh Man Luận—Luận Túc Sanh Truyện—Phật Giáo Cố Sự

Tập.

Bồ Tát Cảnh Giới Phấn Tấn Pháp Môn Kinh:

Bodhisattva-gocaropayavisaya-vikurvana-nirdesa (skt)—Đại Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh— Sutra for Mahasatya-Nirgrantha.

Bồ Tát Cân: Mạo Tử—Đầu Cân—Đầu Tụ— Thiền Cân—Cái nón làm bằng lông thú—A fur hat.

Bồ Tát Câu Hội Tại Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên để Nghe Phật Thuyết Kinh Hoa Nghiêm:

These bodhisattvas are among the five hundred Bodhisattvas gathered in the Garden of

Anathapindaka in the Jeta Gorve to hear Sakyamuni Buddha to preach The Flower

Oranment Scripture.

Bồ Tát Chuẩn Đề: Cunde (skt)—Hóa thân của Quán Âm Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa. Vị Bồ tát có 18 tay tiêu biểu cho lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), lục đại (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), và lục thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý)—A transformation body of the Avalokitesvara MahaBodhisattva. This Maha Bodhisattva has 18 arms which symbolizes 6 faculties (sight,hear, smell, taste, touch, mind), 6 elements (form, sound, scent, flavor, bodily sensation, and all other elements in general) , and 6 consciousnesses (sight, hearing, smell, taste, touch, and mind).

Bồ Tát Có Thể Vào Ra Sanh Tử Mà Không Bị Chướng Duyên Nhiễu Loạn: Bodhisattvas are free to enter and exit births and deaths unhindered and uniterrupted by obstructing conditions. Bồ Tát Di Lặc: Đương Lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật—Nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát—Buddha-to-be— Maitreya Bodhisattva—One-life Bodhisattva.

Bồ Tát Diệu Kiến: Wonderful Sight Bodhisattva.

Bồ Tát Du Già Hành KinhTứ Bách Luận Thích:

Bodhisattva-yoga-cara-catuhsatakatika (skt)— Explanation of four hundred practices of

Bodhisattvas in the Yogacara sect.

Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm: Kuan Shi Yin Bodhisattva of Great Compassion—See Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền: Bồ Tát thực hiện hạnh nguyện siêu việt của chư Phật, thường cỡi voi sáu ngà tượng trưng cho lục Ba La Mật. Ngài nổi tiếng với mười hạnh nguyện mà chúng ta hằng trì tụng trong Kinh Nhật Tụng—Universal Worthy, Bodhisattva of Great Conduct—Samantabhadra Bodhisattva foremost in practice. Bodhisattva who personifies the transcendental practices and vows of the Buddhas, usually depicted seated on a sixtusked elephant (six paramitas). He is best known for his ten great vows which we recite every day in Daily reciting Sutra—See Thập Hạnh Nguyện

Phổ Hiền.

Bồ Tát Đại Sĩ: Những Bồ Tát lớn như Văn Thù,

Quán Âm, Phổ Hiền, Thế Chí—BodhisattvaMahasattva (skt)—A Great Bodhisattva (Manjusri, Kuan Shi Yin, Samantabhadra,Mahasthamaprapta, etc).

Bồ Tát Đại Thế Chí: Mahasthama-prapta Bodhisattva—Vị Bồ Tát đã đạt được đại lực— Bodhisattva who has attained Great Strength.

Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi: Manjushri Bodhisattva of Great Wisdom (foremost in wisdom).

Bồ Tát Đạo: Bodhisattva path, or the way or discipline of the bodhisattva.

  1. Tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn: To benefit self and benefit others, leading to Buddhahood.
  2. Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh:

Above to seek bodhi, below to transform all beings.

Bồ Tát Địa: Bodhisattva-bhumi (skt)— Bodhisattva levels—Bodhisattva stages—Những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ. Có mười giai đoạn trong đại thừa và 13 giai đoạn trong Mật giáo—The stages a bodhisattva goes through to reach enlightenment. There are ten stages in Mahayana sects and thirteen stages in the Tantric sects—See Thập Địa.

Bồ Tát Địa Luận: Treatise on Yogacara-bhumi— Bộ luận viết bằng chữ Bắc Phạn bởi ngài Vô Trước, một trong những nhân vật nổi bật của trường phái Du Già Ấn Độ. Bộ luận này phác họa con đường đi đến Phật quả của một vị Bồ Tát và diễn tả cách thực hành để đạt được con đường này trong chương 15 của bộ luận nhiều tập, bộ Du Già Địa Luận. Đây là tác phẩm đại thừa của Asanga mô tả sự tiến thân của một vị Bồ tát. Có mười Bồ Tát Địa, đi dần lên dòng tiến của sự phát triển tâm linh của vị Bồ Tát, mà đỉnh là sự thể chứng Phật tánh—A Sanskrit treatise by Asanga, one of the leading figures of the Indian Buddhist Yogacara tradition. It outlines the path to buddhahood followed by the Bodhisattva and describes the practices pertaining to the path. It is the fifteenth section of his voluminous Levels of Yogic Practice (Yogacara-bhumi). Land of Bodhisattva. This is the Mahayana work of Asanga which describes the course of development of a bodhisattva. There are ten Bodhisattva-bhumi, grading the upward course of the Bodhisattva’s spiritual development, which culminates in the realization of Buddhahood.

Bồ Tát Địa Tạng: Ksitigarbha—Earth Store Bodhisattva, one with foremost in vows)—See Địa Tạng Bồ Tát.

Bồ Tát Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh:

Ksitigarbha-pranidhana-sutra (skt)—Sutra on the Earth Store Bodhisattva’s original vows—See Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện and Địa Tạng Bổn Nguyện.

Bồ Tát Địa Trì Kinh: Bodhisattva-bhumi-sutra (skt)—Địa Trì Kinh—Du Già Sư Địa Luận Trung Bồ Tát Địa—Sutra on Bodhisattva’s controls earthly possessions.

Bồ Tát Độ: Stages of Bodhisattva—See Bồ Tát Địa.

Bồ Tát Giai Vị: Bodhisattva-bhumi (skt)— Bodhisattva levels—Bodhisattva stages—See Bồ

Tát Địa.

Bồ Tát Giới: Bodhisattva-sila (skt)—Lay Moral rules of Bodhisattva—Bodhisattvas’ Precepts— Giới cho chư Bồ Tát, gồm mười giới trọng và 48 giới khinh—The commandments for

Bodhisattvas—The commandments or prohibitions for bodhisattvas and monks, including ten primary and 48 secondary precepts.

Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ: Commentary on the sutra of the doctrine of Bodhisattva precepts—

Luận về ý nghĩa của kinh Bồ Tát Giới.

Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ: Luận về các ý nghĩa của giới luật Bồ Tát—Commentary on the doctrine of the Bodhisattva precepts.

Bồ Tát Giới Tại Gia: Lay Bodhisattvas’ precepts—Precepts of lay Bodhisattvas.

Bồ Tát Hải Hội: Great assemblage—The assemblage of Bodhisattvas in the Pure Land—

Hải Hội của chư bồ Tát trong cõi Tịnh Độ.

Bồ Tát Hành: Bodhisattva practice (cult)—Công đức mà một vị Bồ Tát hành trì để đạt đến giác ngộ—Acts of merits to be performed by a Bodhisattva for the attainment of Enlightenment— See Bồ Tát Hạnh.

Bồ Tát Hạnh: Bodhisattva practice (cult)—Tất cả Bồ Tát hạnh du hí thần thông đều được tự tại là cung điện của Bồ Tát, vì giỏi du hí các thiền, giải thoát, tam muội trí huệ. Bồ Tát Hạnh theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa (một vị Bồ Tát muốn thực hành Bồ Tát Hạnh phải trước hết phát tâm Bồ Đề, đối với chúng hữu tình phải có đầy đủ tâm từ bi hỷ xả không ngằn mé. Ngoài ra, Bồ Tát phải luôn thực hành hành nguyện độ tha với lục Ba La Mật. Cuối cùng vị ấy phải lấy Tứ Nhiếp Pháp trong công việc hoằng hóa của mình)—Persisting in all practices of Enlightening Beings, freely exercising spiritual powers and attaining mastery of them all, is a palace of enlightening beings because they autonomously and skillfully exercise the knowledge of meditations, liberations, and concentrations. Bodhisattva practice (Bodhisattva’s practising) according to the tradition of Northern Buddhism.

1) Phát Bồ Đề Tâm: To to vow to devote the mind to bodhi (bodhicita)—See Bồ Đề Tâm. 2) Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm: To practise the four immeasurables—See Tứ Vô Lượng Tâm.

3) Thực hành Lục Độ Ba La Mật: To practise the six Paramitas—See Lục Độ Ba La Mật. 4) Thực hành Tứ Nhiếp Pháp: To practise the four all-embracing virtues—See Tứ Nhiếp

Pháp.

Bồ Tát Hạnh Nguyện: Bodhisattva-caryapranidhana (skt)—Bodhisattvas’ practices and vows.

Bồ Tát Hộ Pháp: Dharma Protector Bodhisattva.

Bồ Tát Kim Cang Trí: See Kim Cang Trí Bồ Tát. Bồ Tát Long Thọ: Bodhisattva Nagarjuna. Bồ Tát Lớn: Đại Bố Tát—Bodhisattva Mahasattva.

Bồ Tát Lục Chủng Tính: Six gem-natures of Bodhisattva development.

1-5) Từ 1 đến 5 thì giống như trong Ngũ Chủng Tính: From 1 to 5 are the same as in the five germ-natures—See Ngũ Chủng Tính.

6) Diệu Giác Tính: Giác ngôn viên mãn vi diệu—The Buddha stage of a wonderful enlightenment.

Bồ Tát Ma Ha Tát: Bodhisattva-Mahasattvas (skt)—Great Bodhisattva—Great Enlightening Beings—Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa—Đại Chúng Sanh—Giác Hữu Tình (dịch mới) hay những Bồ Tát Địa Thượng, cao hơn tất cả chúng sanh, ngoại trừ Phật—Bodhisattva Mahasattva is the perfect Bodhisattva, greater than any other being except a Buddha.

Bồ Tát Mã Minh: Asvaghosa (skt) Ashvaghosha (p) Bodhisattva.

Bồ Tát Mãn Sanh Man Luận: Jatakamala-sastra (skt)—Garland of Jatakas—Bản Sanh Man

Luận—Luận Túc Sanh Truyện—Phật Giáo Cố Sự Tập.

Bồ Tát Ngũ Chủng Sinh: Năm cách sinh của chư Bồ Tát—Five rebirths or states or conditions of a bodhisattva’s rebirth—See Ngũ Sinh. Bồ Tát Nguyện: Bodhisattva-pranidhana (skt)— Bodhisattva-pranihita (skt)—Bodhisattvas’ vows—The fundamental vow of a Mahayana Bodhisattva to save all sentient beings from delusion and eventually bring them to

Buddhahood—Bổn nguyện của Bồ Tát Đại Thừa là cứu độ chúng sanh vượt thoát si mê và cuối cùng đưa họ lên quả vị Phật. Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu: Universal Moonlight Brilliance Bodhisattva.

Bồ Tát Nhẫn: Bodhisattva-endurance— Bodhisattva-patience—Bodhisattva-tolerance—Sự nhẫn nhục của chư Bồ Tát: không chưởi mắng người chưởi mắng mình; không đánh lại người đánh đập mình; không làm khổ người làm khổ mình; không giận người giận mình.

Bồ Tát và Nhị Thừa: Bodhisattva and the Two Vehicles—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc

Mahamati về sự khác biệt giữa Bồ tát và hàng Nhị Thừa như sau: “Này Mahamati, sự khác biệt giữa Bồ Tát và hàng Nhị Thừa như sau: Nhị Thừa không thể tiến qua địa thứ sáu và tại đó chư vị nhập Niết Bàn. Trong khi vị Bồ Tát ở địa thứ bảy, đi qua một kinh nghiệm tâm linh hoàn toàn mới, được gọi là anabhogacarya và có thể được dịch là một đời sống vô mục đích hay vô công dụng. Nhưng được hộ trì bởi thần lực chư Phật là cái năng lực nhập vào các đại nguyện mà vị Bồ Tát thiết lập đầu tiên khi ngài mới khởi đầu sự nghiệp của ngài và giờ đây ngài thiết định nhiều phương pháp cứu độ khác hẳn nhau nhằm lợi lạc cho chúng sanh u mê lầm lạc của ngài. Từ quan điểm tuyệt đối về chân lý tối hậu mà vị Bồ Tát đạt được, thì không có sự tiến bộ của tâm linh như thế trong đời sống của ngài, vì ở đây quả thực không có tầng bậc, không có sự thăng tiến tương tục mà riêng chân lý là không có tướng trạng và tách ly hoàn toàn với sự phân biệt—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, the distinction between the

Bodhisattva and the Two Vehicles is emphasized, as the latter are unable to go up further than the sixth stage where they enter into Nirvana. At the seventh stage, the Bodhisattva goes through an altogether new spiritual experience known as anabhogacarya, which may be rendered “a purposeless life.” But , supported by the majestic power of the Buddhas, which enters into the great vows first made by the Bodhisattva as he started in his career, the latter now devises various methods of salvation for the sake of his ignorant and confused fellow-beings. But from the absolute point of view of the ultimate truth in the Lankavatara Sutra,attained by the Bodhisattva, there is no such graded course of spirituality in his life; for here is really no gradation (krama), no continuous ascension (kramanusandhi), but the truth (dharma) alone which is imageless (nirabhasa), and detached altogether from discrimination.

Bồ Tát Nhị Tướng: Two categories of

Bodhisattvas—See Nhị Tướng Bồ Tát.

Bồ Tát Nhựt Quang Biến Chiếu: Universal

Sunlight Brilliance Bodhisattva Bồ Tát Pháp Giới: Pháp giới của chư Bồ Tát— The Dharma Realm of Bodhisattvas.

Bồ Tát Phổ Hiền: Bodhisattva Samantabhadra— See Phổ Hiền Bồ Tát.

Bồ Tát Quán Thế Âm: Avalokitesvara (skt)— Tchenrezigs (tib)—Bồ Tát của lòng Đại Bi và tầm thinh cứu khổ. Cũng còn được gọi là Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, một trong ba vị Đại Sĩ của Tịnh

Độ. Hai vị khác là A Di Đà và Đại Thế Chí— Bodhisattva of compassion and deep listening (observer of the world’s sounds). Also called Kwan Yin,The bodhisattva of compassion—One of the three Pure Land Sages. The others being

Buddha Amitabha and Bodhisattva

Mahasthamaprapta (Đại Thế Chí). Bồ Tát Phật Quảng: Bodhisattva Universally Expansive.

Bồ Tát Quyền Phương Tiện: Quyền phương tiện của chư Phật và chư Bồ Tát—Expedients of Buddhas and Bodhisattvas.

Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả: Bodhisattvas fear (are afraid of) causes; living beings fear effects (results or consequences)—Bồ Tát vì sợ quả ác về sau, cho nên chẳng những tránh gieo ác nhân trong hiện tại, mà còn tinh tấn tu hành cho nghiệp chướng chóng tiêu trừ, đầy đủ công đức để cuối cùng đạt thành Phật quả. Còn chúng sanh vì vô minh che mờ tâm tánh nên tranh nhau gây tạo lấy ác nhân, vì thế mà phải bị nhận lấy ác quả. Trong khi chịu quả, lại không biết ăn năn sám hối, nên chẳng những sanh tâm oán trách trời người, mà lại còn gây tạo thêm nhiều điều ác độc khác nữa để chống đối. Vì thế cho nên oan oan tương báo mãi không thôi—Because the Bodhisattvas are afraid of bad consequences in the future, not only they avoid planting evil-causes or evil karma in the present, but they also diligently cultivate to gradually diminish their karmic obstructions; at the same time to accumulate their virtues and merits, and ultimately to attain Buddhahood. However, sentient beings complete constantly to gather evil-causes; therefore, they must suffer evil effect. When ending the effect of their actions, they are not remorseful or willing to repent. Not only do they blame Heaven and other people, but they continue to create more evil karma in opposition and retaliation. Therefore, enemies and vengeance will continue to exist forever in this vicious cycle.

Bồ Tát Tại Gia: Layperson Bodhisattva— Layperson-precept Bodhisattva.

Bồ Tát Tạng: Bodhisattva-pitakam (skt)—Tên chung của các kinh điển Đại Thừa, như Pháp Hoa hay Hoa Nghiêm, hàm chứa phép tu chứng quả Bồ Tát—The Mahayana scriptures or canon (the Lotus sutra, or the Hua-Yen sutra), i.e. those of the Bodhisattva schools.

Bồ Tát Tạng Chánh Pháp Kinh: The Mahayana correct dharma scriptures or canon.

Bồ Tát Tăng: Bodhisattva-sangha (skt)— Chư Tăng Đại Thừa, có tranh cải cho rằng chư Tăng

Tiểu Thừa cũng là những Bồ Tát Tăng— Mahayana monks, though there has been dispute whether Hinayana monks may be included. Bồ Tát Thanh Tịnh Đại Hải chúng: Bodhisattva of Ocean-Wide Assembly.

Bồ Tát Thánh Chúng: Bồ Tát Thánh là những vị Bồ Tát từ sơ địa trở lên, đã cắt đứt mê lầm phiền não, đối lại với Bồ Tát phàm là những vị chưa cắt đứt mê hoặc—The Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards, as contrasted with ordinary Bodhisattvas. Bồ Tát Thân: Body of Bodhisattvas—Thân Bồ Tát vì làm cho thành tựu Đại thừa—Enlightening beings’ bodies to foster the accomplishment of the Great Vehicle.

Bồ Tát Thập Địa: The ten stages in a

Bodhisattva’s progress.

Bồ Tát Thập Nhơn Minh Liễu Pháp: Ten kinds of understanding of truth of great enlightening beings—See Mười Pháp Minh Liễu Của Chư Đại

Bồ Tát.

Bồ Tát Thập Pháp Trì: SeeMười Pháp Trì Của Chư Đại Bồ Tát.

Bồ Tát Thập Trụ: The ten grounds. Bồ Tát Thập Vô Tận Pháp Môn: Ten kinds of inexhaustible qualities of Enlightening Beings— See Mười Pháp Môn Vô Tận Của Chư Đại Bồ Tát. Bồ Tát Thập Xảo Mật Ngữ: Ten kinds of unexcelled skillful esoteric speech of Great Enlightening Beings—See Mười Xảo Mật Ngữ

Của Chư Đại Bồ Tát.

Bồ Tát Thập Y Chỉ Xứ: Ten kinds of reliance of Great Enlightening Beings—See Mười Y Chỉ Xứ Của Chư Đại Bồ Tát.

Bồ Tát Thế Thân: Vasubandhu—See Thiên

Thân.

Bồ Tát Thiên: Bodhisattva-deva (skt)— Transcendent Bodhisattva.

Bồ Tát Thiện Tài: Sudhana (skt)—Good Wealth Bodhisattva.

Bồ Tát Thủ: Hand of Great Enlightening Beings—Tay của chư Đại Bồ Tát—See Mười Tay Của Chư Đại Bồ Tát.

Bồ Tát Thừa: Bodhisattvayana (skt)— Bodhisattva-vehicle—Bodhisattva-yana—Một

trong ngũ thừa dạy tu hành theo Lục độ Ba la mật để tự giác và giác tha (nhị lợi: tự lợi lợi tha). Mục đích chính là cứu độ chúng sanh và thành Phật quả. Vì mục đích của Bồ Tát thừa là đạt tới Phật tánh tối thượng, nên Bồ Tát Thừa cũng còn được gọi là Phật Thừa hay Như Lai Thừa—Bodhisattva way—One of the five vehicles which teaches the observance of the six paramitas the perfecting of the self and the benefits of others. The objective is the salvation of all beings and attaining of Buddhahood. The aim of Bodhisattvayana is the attainment of Supreme Buddhahood. Therefore, it is also called the Buddhayana or Tathagatayana. Bồ Tát Tính: Bodhisattva-nature, or character— Có chủng tử vô lậu, dứt đoạn sanh tử để nảy sanh quả Phật—Bodhisattva for Buddhahood.

Bồ Tát Tọa: Bosatsu-za (jap)—Hanka-fuza (jap)—Half-lotus posture—Half-lotus sitting—See Bán Già Phu Tọa.

Bồ Tát Trọng Giới: Major Bodhisattva

Precepts—Giới trọng của Bồ Tát—Phật đã dạy chúng đệ tử rằng: “có Mười giới trọng cho Bồ Tát. Nếu ai thọ giới mà không giữ, người đó không phải là Bồ Tát, người đó cũng không có chủng tử Phật. Ngay cả Phật mà còn Phải trì tụng những giới nầy. Tất cả chúng Bồ Tát đã học giới trong quá khứ, sẽ học trong tương lai, hay đang học trong lúc nầy. Ta đã giải thích những điểm chánh của Bồ Tát giới. Mấy ông phải học và hành Bồ tát giới trong chính tâm mình.”—The Ten Major Precepts or the ten weighty prohibitions. In the Brahma-Net Sutra, the Buddha said to his disciples, “There are ten major Bodhisattva precepts. If one receives the precepts but fails to keep (observe/practice) them, he is not a bodhisattva, nor he is a seed of Buddhahood. I, too, recite these precepts. All Bodhisattvas have studied them in the past, will study in the future, and are studying them now. I have explained the main characteristics of the Bodhisattva precepts.

You should study and observe them with all your

heart.”

Bồ Tát Thượng Thiện: In the Western Pure Land, all have the highest level Bodhisattvas—See

Thượng Thiện Bồ Tát.

Bồ Tát Trí: Wisdom of Bodhisattvas—Bồ Tát hiểu thâm sâu, có được trí tuệ biết tứ đế là nhất đế, và dùng nhất đế để hiểu thực tại. Trí tuệ Bồ Tát luôn bén nhạy nên họ luôn có được bi tâm quảng đại—Bodhisattvas understand profoundly, they have the insight that the four noble truths to understand the true aspects of reality. Bodhisattvas use the one truth to understand the true aspects of reality. The wisdom of the Bodhisattva is always acute, so they often have a broad compassionate mind. Bồ Tát Tứ Pháp: Four dharmas—See Tứ Pháp.

Bồ Tát Tứ Vô Úy: Bodhisattva’s four kinds of fearlessnesse—Thứ nhất là tổng trì bất vong, thuyết pháp vô úy. Bồ Tát có khả năng nghe hiểu giáo pháp và ghi nhớ các nghĩa mà chẳng quên, nên thuyết pháp không hề e sợ trước đại chúng. Thứ nhì là tận tri pháp dược cập chúng sanh căn dục tâm tính thuyết pháp vô úy. Bồ Tát biết cả thế gian và xuất thế gian pháp, cũng như căn dục của chúng sanh nên Bồ tát chẳng sợ khi thuyết pháp ở giữa đại chúng. Thứ ba là thiện năng vấn đáp thuyết pháp vô úy. Bồ Tát khéo biết hỏi đáp thuyết pháp chẳng sợ. Thứ tư là năng đoạn vật nghi thuyết pháp vô úy. Bồ Tát có khả năng dứt mối nghi ngờ cho chúng sanh nên thuyết pháp chẳng e sợ—First, Bodhisattva-fearlessness arises from powers of memory and ability to preach without fear. Second, Bodhisattva-fearlessness arises from powers of moral diagnosis and application of the remedy. Third, Bodhisattvafearlessness arises from powers of ratiocination. Fourth, Bodhisattva-fearlessness arises from powers of solving doubts.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Bodhisattva Manjusri— Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

Bồ Tát Vô Tận Ý: Boundless Mind Bodhisattva. Bồ Tát Vô Trước: See Asangha Asamgra

Bodhisattva.

Bồ Tát Xuất Gia: Bodhisattva Sangha.

Bồ Thiện Ni: See Bồ Đề Ni. Bồ Xà Ni: See Bồ Đề Ni.

Bổ: Bắt giữ: To arrest, to catch—Vá, sửa, phục hồi lại: To patch, to repair, to restore.

Bổ Ca La: Pudgala (skt)—See Phú Già La. Bổ Đà: Potala (skt)—Tên của một ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc—Name of a famous mountain in China.

Bổ Đà Lạc Ca: Potala, or Potalaka (skt).

  1. Tên một hải cảng thời cổ thuộc cửa sông Ấn Hà, có người gọi là Thattha, người ta nói rằng đây là quê hương của tổ tiên Phật Thích Ca: An ancient sea-port on the Indus, identified by some with Thattha, said to be the ancient home of Sakyamuni ancestors.
  2. Quang Minh Sơn nằm về phía đông nam của Malakuta, ở đó có vị Bồ Tát tên là Quán Thế

Âm: A mountain south-east of Malakuta, reputed as the home of Avalokitesvara

Bodhisattva.

  1. Hải Đảo Sơn, nằm về phía đông Ningpo, trung tâm của Ngài Quán Âm: The island of Pootoo, east of Ningpo, the Kuan-Yin centre.
  2. La Sa Phổ Đà ở Tây Tạng, nơi trú ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tái sanh của Ngài Quán Âm Bồ Tát—The Lhasa Potala in Tibet, the seat of the Dalai Lama, an incarnation of Avalokitesvara Bodhisattva.

Bổ Đắc Lão Thử, Đả Phá Du Ủng: Bắt được con chuột, đập bể bình dầu. Ý nói có được thì có mất, lợi không bù được hại—To catch a rat and to break the oil bottle at the same time. This implies that what one gains cannot compensate what one loses.

Bổ Đặc Già La: Pudgala (skt)—Puggala (p)—Số thủ thú—Bổ đặc ca la—Bổ Đặc Già La—Ego— Individual—Personality—Self—Cái ta, cái tôi, cái tự ngã—See Ngã.

Bổ Già La: Pudgala (skt)—See Phú Già La. Bổ Hát: Bokara (skt)—Tên của một xứ nhỏ ở vùng Bắc Ấn trong thời Ngài Huyền Trang hành hương các xứ Tây Vực, khoảng năm 627 sau Tây lịch—Name of a small country in North India at the time when Hsuan-Tsang visited the Western countries, around 627 A.D. Bổ Khuyết: To complete—To complement. Bổ La Phạ Tịnh Xá: Pubbarama (skt)—Đông Phương Tự—See Đông Viên Tự. Bổ La Phược: Purva (skt)—See Bổ La Phược Vĩ

Nễ Hạ.

Bổ La Phược Vĩ Nễ Hạ: Purva-videha (skt)— Đông Thắng Thần Châu—The eastern continent— See Tứ Châu (4).

Bổ Lặt Nã: Purna (skt)—See Phú Lâu Na.

Bổ Lư Sa: Purusa (skt)—Còn gọi là Bô Sa, Bố Lộ Sa, Bổ Lũ Sa, Phú Lâu Sa, Phú Lũ Sa, Phù Lưu Sa, nghĩa là trượng phu hay người—Man personified—Man collectively or individually— The soul of the universe.

Bổ Nhiệm: Appointment.

Bổ Sa: Pusya (skt)—Sao quỷ, một trong 28 ngôi sao—The demonous asterism—See Twenty eight constellations.

Bổ Sa Phật: Pusya-buddha (skt)—Để Sa Phật— Phất Sa Phật—Tên một vị cổ Phật—Name of an ancient Buddha.

Bo Sắt Trí: Paustika (skt)—Còn gọi là Báo Sắt Trí Ca, hay Bổ Sắt Ca, có nghĩa là tăng ích pháp— Promoting advancement, invigorating, protective.

Bổ Tâm: To fortify the heart.

Bổ Xứ: Fusho (jap)—The ultimate state.

  1. Người sửa chữa và chiếm cứ nơi trống trải: One who repairs, or occupies a vacated place.
  2. Sau khi vị Phật trước đã nhập diệt, vị sau thành Phật mà bổ sung vào đó, thì gọi là bổ xứ, như Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ra đời tiếp nối Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: A Buddha who succeeds a Buddha, as Maitreya is to succeed Sakyamuni.

Bổ Yết: Bukhara (skt)—Vị trí mà bây giờ gọi là Bokhara—The present Bokhara. Bổ Yết Sa: Paulkasa, Pukkasa, or Pulkasa (skt)— Còn gọi là Bốc Yết Sa.

  1. Tên một giống người hạ tiện ở Ấn Độ ngày xưa, cha thuộc giai cấp thủ đà la, mẹ thuộc giai cấp sát đế lợi: An aboriginal, or the son of a “sudra” father and of a “kshatriya” mother, interpreted as low caste, scavenger.
  2. Còn ám chỉ những người không tin luật nhơn quả của nhà Phật: Also an unbeliever in the Buddhist doctrine of law of retribution. Bộ: 1) Bộ Anh: Foot; 2) Bộ phận: Division, section; 3) Bước đi: (Pada (skt)—Step, pace; 4) Cuốn sổ: A notebook; 5) Sổ bộ: Register. Bộ Chấp: Chấp kiến của tông phái—The tenet of a sect, or school.

Bộ Chấp Dị Luận: Samayabhedo Sutra (skt)— See Di Bộ Tông Luân Luận Kinh.

Bộ Chất Ngữ: Discourses of Elements—Giới Thuyết Luận—See Dhatukatha.

Bộ Chủ: Vị tổ khai sáng ra tông phái—The founder of a sect, or school, or group. Bộ Cú La: Vakula (skt)—Tên của một đệ tử thông thái của Phật: Name of an intelligent disciple of sakyamuni—Tên của một loài quỷ: Name of a demon.

Bộ Dẫn Đà: Thủy tinh hay sao Thủy: The planet Mercury—Phật: A Buddha.

Bộ Đa: Bhuta (skt).

  1. Bản hữu: Elements of living being: Originally or fundamentally existing—Primal existence—The source and substance of all phenomena—The present life.
  2. Dĩ sanh: Become—Lúc hiện hữu hay ngay trong hiện tại—The moment just come into existence, the present moment.
  3. Bộ đa có nghĩa là đã sinh ra: Been, become, produced, formed, being, existing, etc. interpreted as the consciously existing;
  4. Bộ đa cũng có nghĩa là tứ đại đất, nước, lửa, gió, được nắm bắt bởi sự xúc chạm: The four great elements, earth, fire, wind, water, as apprehended by touch.
  5. Bộ đa lại có nghĩa là loài quỷ tự sinh (loài quỷ do cha mẹ sinh ra gọi là dạ xoa): Bhuta also means a kind of demon produced by metamorphosis.
  6. Chân như: The bhutatathata.

Bộ Giáo: Bộ và giáo (lời dạy của Đức Phật thuận theo thứ tự thời gian, cũng như sự nông sâu của giáo thuyết)—The sutras, or canon, and their exposition.

Bộ Giáp Tinh Tấn: Vigor through a Bodhisattva’s robe—Hành giả luôn mặc áo đại giáp của Bồ Tát, không còn sợ tai ương gì nữa (theo Luận Thành Duy Thức)—Practitioners should enter the world with a Bodhisattva’s robe, and without and fear of calmities, i.e. to go on a Bodhisattva path (according Mind-Only-Sastra).

Bộ Hành Bất Kỵ Câu: Đi bộ không cưỡi con ngựa của mình. Ý nói chúng sanh có Phật tánh mà không biết lại đi tìm cầu bên ngoài như người có ngựa không biết cưỡi lại chịu đi bộ—To walk with a horse by side. This implies that all sentient beings possess the Buddha-nature, but still try to go east and west to look for it.

Bộ La Hán: A set of Arahants.

Bộ Loại: Anga (skt)—Sự phân chia giáo pháp của Đức Phật ra làm 12 phần—The division of the teaching of the Buddha into twelve angas or limbs. Bộ Ngữ Tông: Kathavatthu (p)—Thuyết Sự hay những điểm tranh luận, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này bác bỏ các quan điểm dị giáo của các trường phái Phật giáo khác. Người ta nói rằng bộ sách nầy được viết bởi ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu, người chủ trì cuộc kết tập kinh điển tại thành Hoa Thị vào năm 250 trước tây lịch—Points of Controversy, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This book is about the subjects of controversy, the refutation of the heterodox views of other Buddhist schools. It is said that this book was written by Maggaliputta Tissa who presided the Buddhist Council in Pataliputra in 250 B.C.

Bộ Nhân Chế Định: Puggalapannati (p)—Nhơn Thi Thuyết hay những danh tính cá nhơn, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này phân tích những loại tính tình, bằng những nhân tố khác nhau gồm từ một đến mười nhân tố—The Book on Individuals, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This is the description of personalities, the analyses of human character types, by various factors that range in number from one to ten. Bộ Phái: Môn phái—School—Sect. Bộ Phái Phật Giáo: Môn phái Phật Giáo—Buddhist Schools (sects).

Bộ Tập: Sacred canon—Thánh Điển.

Bộ Tha: Phật Đà—Buddha.

Bộ Tộc Sân: Dvesakula (skt)—Tribe of the anger. Bộ Tộc Thích Ca: Tribe of Sakya—Tên của một bộ tộc tại Bắc Ấn trong đó Cồ Đàm hay Phật Thích Ca Mâu Ni được sanh ra dưới tên Thái tử Sĩ Đạt Đa—Sakya tribe—Name of a tribe dwelling in Northern India in which Gotama, or Sakyamuni Buddha was born as Prince Siddhartha.

Bốc Đạc: Dùng phàm trí của thế tục để chú giải sự bất khả tư nghì của Thiền là điều không thể— To utilize the worldly ordinary knowledge to interpret the inconceivable Zen is impossible. Bộc: Dòng thác: A torrent, a cataract, a cascade— Nô bộc: A servant.

Bộc Đội Thiền Sư (?-426): Zen Master Pu-Tui— Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thời nhà Tấn (265-420)—Name of a Chinese Zen master during the Chin dynasty.

Bộc Lộ: To disclose.

Bộc Lưu: Ogha (skt)—Dòng thác hay dòng thác của dục vọng và phiền não—A torrent, the stream of passion, or illusion—See Tứ Bộc Lưu. Bộc Na: Dấu tréo ngón tay, cách thứ tư trong mười hai cách đặt những bàn tay vào nhau—A digital sign; the fourth of the twelve ways of placing the hands together.

Bộc Phát: To break out suddenly.

Bôi: Cái tách—A cup.

Bôi Độ: Pei-Tu—Một vị sư vào thế kỷ thứ năm. Tương truyền sư thường qua sông bằng một cái tách hay một cái chén, nhân đó người ta gọi ông là Bôi Độ—A fifth century Buddhist monk said to be able to cross a river in a cup or a bowl, hence his name.

Bôi Độ Sơn: Mount Pei-Tu—Tên của một ngọn núi có liên hệ tới Phật giáo Trung Hoa trong tỉnh Quảng Đông, bây giờ thuộc Hồng Kông—Name of a mount related to Buddhism in China, located in Kuang-T’ung Province; it belongs to Hongkong in the present days.

Bối: Sankha (skt)—1) Vỏ sò: A shell, a conch; 2) Có giá trị: Valuables, riches; 3) Loa pháp, cái loa bằng vỏ ốc dùng trong pháp sự, thổi báo hiệu thời gian tiến hành pháp sự hay tập họp đại chúng: A large trumpet sounded to call the assembly together; 4) Lưng: Back, behind; 5) quay lưng lại: To turn the back on, to go contrary to; 6) Mang trên lưng: To carry on the back. Bối Chính: Quay lưng ngoảnh mặt với Phật Pháp—To turn the back on Buddha-truth. Bối Chung: Loa vỏ ốc và chuông—Conch and bell.

Bối Chứng: Đã hiểu được trọn vẹn—Fully acquired.

Bối Chứng Đắc: Đã chứng đắc trọn vẹn—Fully realized.

Bối Diệp: See Bối Đa.

Bối Đa: Pattra (skt)—Tên một loài cây kè mọc tại xứ Ma Kiệt Đà, dùng làm vật liệu viết sách (cao từ sáu đến bảy trượng, mùa đông không rụng lá, lá mỏng và mịn có thể dùng để viết chữ)—Palm leaves from the Borassus flabelli-formis, grown in Magadha, used for writing material. Bối Đa La Diệp: Pattra (skt)—Palm leaves used for writing material—See Bối Đa. Bối Điệp: Kinh văn được viết trên lá bối—Pattra tablets, sutras written on palm leaves. Bối Giới: Toàn bộ các giới luật—Full set of precepts.

Bối Hiển: Hiển lộ trọn vẹn—Fully express.

Bối Niệm: Chán ghét sanh tử, muốn sống yên ổn nơi Niết Bàn—To turn one’s back on the transmigration life and abide quietly in the nirvana-mind.

Bối Quang: Halo—Nimbus—See Hào Quang.

Bối Thọ: Tala (skt)—Tala-tree. Bối Túc Bi Mẫn: Lòng bi mẫn tràn đầy—Fully compassionate.

Bối Túc Thành Tựu: Đã đạt được trọn vẹn— Fully achieved.

Bối Túc Trụ: Trú hoàn toàn—Fully abiding. Bối Tương Ứng: Tương ứng hoàn toàn—Fully corresponding.

Bối Văn: Kinh văn được viết trên lá bối—The scriptures written on palm leaves—See Bối Đa. Bối Xả: Vứt bỏ ham muốn của thế tục—To turn the back on and leave the world.

Bồi Đường: 1) Nhà ăn cho khách Tăng: Dinning room for guest monks; 2) Phụ tá Giới Đàn Sư: Assistant to the monk who is responsible for the altar of the law.

Bồi Lộ: Repair dangerous roads—Tu sửa những đường xá nguy hiểm. Đây là một trong tám ruộng phước điền theo Kinh Phạm Võng—This is one of the eight fields for cultivating blessedness, according to the Brahma Net Sutra—See Bát Phúc Điền.

Bồi Sấn: Tăng thêm phần vật cúng dường cho những vị tu hành cật lực—Increase offering rations for those who diligently cultivate. Bồi Thiếp: Những vật cúng dường khác ngoài thức ăn, thức uống, y phục, vân vân trong Thiền viện—Offering articles other than foods, drinks, and robes, etc., in the Zen monastery. Bồi Thực: Tiếp đãi ăn uống. Trong nhà Thiền, vào ngày kỵ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, vị trụ trì không đến trai đường ăn cháo mà ở Pháp đường ăn cháo để tiếp đãi Tổ Sư—Entertain someone with foods and drinks. In a Zen monastery, on the day of anniversary of the death of Bodhidharma

Patriarch, the abbot does not go to the dinning hall to have rice soup. He will offer the First Patriarch with rice soup in the Dharma Hall. Bồi Thường: To compensate—To make up for. Bội: Đi theo: To accompany, associated with— Thêm vào: To add—Trợ giúp: To assist.

Bội Ân: Ungrateful—False-hearted—

Unthankful—Thankless-Ingratitude. Bội Đạo: To abjure—To abandon one’s original religion—To apotatize.

Bội Giáo: See Bội Đạo.

Bội La Phược: Bhairava (skt)—Tên của các vị Thần Siva, Visnu, hay các chư Thiên, hay của Kim Cang Thần—The terrible name of Siva, also of Visnu and other devas, and of the guardian spirits of the Buddhist order.

Bội Lý: Irrationality—Bất hợp lý—Một trong tám đặc tánh của giác ngộ trong Thiền. Chứng ngộ không phải là một kết luận mà người ta đạt được bằng suy luận; nó coi thường mọi xác định của trí năng. Những ai đã từng kinh nghiệm điều nầy đều không thể giải thích nó một cách mạch lạc và hợp lý. Một khi người ta cố tình giải thích nó bằng ngôn từ hay cử chỉ, thì nội dung của nó đã bị thương tổn ít nhiều. Vì thế, kẻ sơ cơ không thể vói tới nó bằng những cái hiển hiện bên ngoài, mà những ai đã kinh nghiệm qua một lần chứng ngộ thì thấy rõ ngay những gì thực sự không phải là nó. Kinh nghiệm chứng ngộ do đó luôn luôn mang đặc tính ‘bội lý,’ khó giải, khó truyền. Theo Thiền sư Đại Huệ thì Thiền như là một đống lửa cháy lớn; khi đến gần nhất định sém mặt. Lại nữa, nó như một lưỡi kiếm sắp rút ra khỏi vỏ; một khi rút ra thì nhất định có kẻ mất mạng. Nhưng nếu không rút ra khỏi vỏ, không đến gần lửa thì chẳng hơn gì một cục đá hay một khúc gỗ. Muốn đến nơi thì phải có một cá tính quả quyết và một tinh thần sung mãn. Ở đây chẳng có gợi lên một chút suy luận lạnh lùng hay phân biệt thuần túy siêu hình, nhận thức; mà là một ý chí vô vọng quyết vượt qua chướng ngại hiểm nghèo, một ý chí được thúc đẩy bởi một năng lực vô lý hay vô thức nào đó, ở đằng sau nó. Vì vậy, sự thành tựu nầy cũng xem thường luôn cả trí năng hay tâm tưởng—One of the eight chief characteristics of ‘satori.’ In Zen. Satori is not a conclusion to be reached by reasoning, and defies all intellectual determination. Those who have experienced it are always at a loss to explain it coherently or logically. When it is explained at all, either in words or gestures, its content more or less undergoes a mutilation. The uninitiated are thus unable to grasp it by what is outwardly visible, while those who have had the experience discern what is genuine from what is not. The satori experience is thus always characterized by irrationality, inexplicability, and incommunicability. Listen to Ta-Hui once more: “This matter or Zen is like a great mass of fire; when you approach it your face is sure to be scorched. It is again like a sword about to be drawn; when it is once out of the scrabbard, someone is sure to lose his life. But if you neither fling away the scabbard nor approach the fire, you are no better than a piece of rock or of wood. Coming to this pass, one has to be quite a resolute character full of spirit. There is nothing here suggestive of cool reasoning and quiet metaphysical or epistemological analysis, but of a certain desperate will to break through an insurmountable barrier, of the will impelled by some irrational or unconscious power behind it. Therefore, the outcome also defies intellection or conceptualization—See Tám Đặc Điểm Chính

Của Ngộ.

Bội Nghĩa: Ungrateful—Unthankful—Thankless.

Bội Nghịch: To revolt—To rebel.

Bội Nguyện: To break one’s vow.

Bội Phản: To betray.

Bội Thệ: To break one’s oath.

Bội Thực: 1) Ăn quá nhiều nên bị chứng khó tiêu hóa: To have an indigestion; 2) Cùng ăn với ai: To keep one company at meals.

Bội Tín: breach of trust.

Bội Ước: To break one’s words (promises).

Bôn: Chạy trốn—To run away.

Bôn Đồ Lợi Ca: Pundrika (skt)—1) Bạch liên hoa: The white lotus; 2) Địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục lạnh lớn: The last of the eight great cold hells.

Bôn Lưu Độ Nhẫn: Dòng nước chảy xiết, ý nói sự việc xảy ra chớp nhoáng—A fierce torrent, this implies something happens with lightning speed. Bôn Na Già: Puspanaga (skt)—Cây Long Hoa hay Long Thọ, mà dưới gốc nó Đức Phật Di Lặc đã giác ngộ thành Phật—The flowering dragontree under which Maitreya is said to have attained enlightenment.

Bôn Na Phạt Đàn Na Quốc: Pundra-vardhana (skt)—An ancient kingdom—See Bôn Na Phạt Đơn Na.

Bôn Na Phạt Đơn Na: Pundra-vardhana (skt)— Một vương quốc cổ trong xứ Bengal—An ancient kingdom and city in Bengal.

Bôn Nhưỡng Sá La: Punyasala (skt)—Nhà tế bần hay nơi trú ngụ cho người bệnh và người nghèo— Almshouse or asylum for sick and poor.

Bôn Sấn: Bắt kịp—To keep up with.

Bốn: Catvari (skt)—Four.

Bốn Cách Diễn Tả Niết Bàn: Four ways of description of a Nirvana—Chữ Niết Bàn có nghĩa là “đoạn diệt” và từ đó dẫn đến thanh tịnh. Một vấn đề được nêu lên ở đây là có phải Niết Bàn chỉ là trạng thái biến đổi của trí tuệ hay nó là một chiều khác của thực tại. Chữ Niết Bàn được dùng cho cả trạng thái tâm lý biến đổi lẫn một trạng thái siêu hình học. Trong giáo điển Phật giáo đã có đầy dẫy những diễn đạt cho thấy Niết Bàn là một trạng thái biến đổi của nhân cách và ý thức. Sự biến đổi này được mô tả bằng những từ ngữ phủ định như đoạn diệt ái dục và luyến chấp, nhưng cũng có khi từ ngữ này được dùng trong khẳng định như sản sanh trí tuệ siêu việt và an bình. Theo triết lý Phật giáo, có bốn cách để diễn tả Niết Bàn. Thứ nhất là cách diễn tả phủ định. Mô tả theo lối phủ định là phương thức thông thường nhất. Niết Bàn là bất tử, bất biến, bất diệt, vô biên, vô tác, vô sanh, vị sanh (chưa sanh), bất thệ, không bị hủy hoại, bất tạo, vô bệnh, vô lão, không còn đọa lạc vào chốn trầm luân, vô thượng, chấm dứt khổ đau, và giải thoát tối hậu. Thứ nhì là cách diễn tả khẳng định. Niết Bàn là an bình, cực lạc, trí tuệ siêu việt, thanh tịnh và an ổn. Kỳ thật tất cả mọi thứ hữu hạn đều là vô thường. Bản chất chủ yếu của nó là sanh và diệt. Nó sanh ra rồi lại bị hủy diệt. Sự đoạn diệt của nó đem lại thanh tịnh và an lạc. Sự đoạn diệt cũng có nghĩa là chấm dứt tham ái và khổ đau trong trạng thái tâm an tịnh. Nói theo cách khẳng định, Niết Bàn cũng có nghĩa là cực lạc, là trí tuệ siêu việt, sự chiếu sáng, và ý thức thuần túy trong sáng. Thứ ba là cách diễn tả nghịch lý. Phương thức này thường được tìm thấy nhiều nhất trong Bát Nhã Ba La Mật Đa hay trong các giáo điển Trung Quán. Niết Bàn trụ trong cảnh giới vô sở trụ. Con đường duy nhất để đạt đến mục đích này là chứng nghiệm rằng theo nghĩa tối hậu thì không có bất cứ mục đích nào để đạt đến. Niết Bàn là thực tại mà thực tại lại là không tánh. Thứ tư là cách diễn tả tượng trưng. Sự mô tả theo cách tượng trưng khác với cách mô tả nghịch lý, nó tránh né lối diễn tả trừu tượng và thay vào đó lại sử dụng những hình ảnh cụ thể. Từ quan điểm này, Niết Bàn là chỗ an trú mát mẻ, là hòn đảo trong vùng ngập lụt, là bến bờ đằng xa, là Thánh thành, là nơi về nương, là chỗ che chở, là nơi dung thân an toàn—The word “Nirvana” literally means “extinguished” and therefore “tranquil.” A question is raised whether Nirvana is only a transformed state of mind or whether it is another dimension of being. The word has been used both for a transformed psychological state and for a metaphysical status. Buddhist literature is full of statements which go to show that Nirvana is a transformed state of personality and consciousness. The transformation is described in negative terms as a destruction of craving and attachments and in positive terms as the emergence of transcendental wisdom and peace. According to Buddhist philosophy, there are four ways of description of a Nirvana. The first way of description of a Nirvana is the way of negative description. The negative description is the most common. Nirvana is deathless, unchanging, imperishable, without end, non-production, extinction of birth, unborn, not liable to dissolution, uncreated, free from disease, unaging, freedom from transmigration, utmost, cessation of pain, and final release. The second way of description of a Nirvana is the way of positive description. Nirvana is peace, bliss, transcendental wisdom, pure and security. Impermanent, indeed, are all conditioned things. It is their very nature to come into being and then to cease. Having been produced, they are stopped. Their cessation brings peace and ease. Cessation also means extinction of craving and cessation of suffering with a state of calm. In a positive way,

Nirvana also means the supreme bliss, transcendental wisdom, illumination, and pure radiant consciousness. The third way of description of a Nirvana is the way of paradoxical description. This statement is mostly found in Prajnaparamita or Madhyamika literature. Nirvana is abiding in a state of non-abiding. The only way of reaching the goal is to realize that in the ultimate sense there is no goal to be reached. Nirvana is reality which is void (sunya). The fourth way of description of a Nirvana is the way of symbolical description. Symbolical description differs from the paradoxical in avoiding to speak in abstractions and using concrete images instead. From this standpoint, Nirvana is the cool cave, the island in the flood, the further shore, the holy city, the refuge, the shelter, and the safe asylum. Bốn Cách Đối Trị Tham Sân Si: Nghiệp tham sân si biểu hiện dưới nhiều hình thức, không thể tả xiết! Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có bốn cách đối trị tham sân si. Tùy theo trường hợp, hành giả có thể dùng một trong bốn cách nầy để đối trị tham sân si. Thứ nhất là dùng Tâm đối trị. Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt: tịnh là chư Phật, nhiễm là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ, đủ thần thông trí huệ; chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc, bị luân hồi sanh tử. Tu Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ bản tâm, chứng lên quả vị Phật. Vậy trong niệm Phật, nếu thấy bất cứ một vọng niệm vọng động nào khác nổi lên, liền phải trừ ngay và trở về tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm để đối trị. Thứ nhì là dùng Lý đối trị. Nếu khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngăn trừ không nổi, phải chuyển sang giai đoạn hai là dùng đến quán lý. Chẳng hạn như khi tâm tham nhiễm nổi lên, quán lý bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Tâm giận hờn phát khởi, quán lý từ, bi, hỷ, xả, nhẫn nhục, nhu hòa, các pháp đều không. Thứ ba là dùng Sự đối trị. Những kẻ nặng nghiệp, dùng lý đối trị không kham, tất phải dùng sự, nghĩa là dùng đến hình thức. Thí dụ, người tánh dễ sân si, biết rõ nghiệp mình, khi phát nóng bực hay sắp muốn tranh cãi, họ liền bỏ đi và uống từ một ly nước lạnh để dằn cơn giận xuống. Hoặc như kẻ nặng nghiệp ái, dùng lý trí ngăn không nổi, họ lựa cách gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa ra để quên lãng lần tâm nhớ thương, như câu châm ngôn “xa mặt cách lòng.” Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, cảnh đã vắng tức tâm mất chỗ nương, lần lần sẽ phai nhạt. Thứ tư là dùng Sám Tụng đối trị. Ngoài ba cách trên từ tế đến thô, còn có phương pháp thứ tư là dùng sám hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, trì chú hoặc tụng kinh, mà giữ cho đều đều, có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Vì thế thuở xưa có nhiều vị trước khi thọ giới hay sắp làm Phật sự lớn, thường phát nguyện tụng mấy muôn biến chú Đại Bi, hoặc một tạng kinh Kim Cang Bát Nhã. Thuở xưa, các cư sĩ khi họp lại Niệm Phật Đường để kiết thất, nếu ai nghiệp nặng niệm Phật không thanh tịnh, hay quán Phật không được rõ ràng, vị Pháp sư chủ thất thường bảo phải lạy hương sám. Đây là cách đốt một cây hương dài, rồi thành kính đảnh lễ hồng danh Phật sám hối, cho đến khi nào cây hương tàn mới thôi. Có vị suốt trong thời kỳ kiết thất bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày, toàn là lạy hương sám—The karma of greed, anger and delusion manifest themselves in many forms, which are impossible to describe fully. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are four basic ways to subdue them. Depending on the circumstances, the practitioner can use either one of these four methods to counteract the karma of greed, anger and delusion. First, suppressing afflictions with the mind. There are only two points of divergence between the deluded and the enlightened, i.e., Buddhas and Bodhisattvas: purity is Buddhahood, defilement is the state of sentient beings. Because the Buddhas are in accord with the Pure Mind, they are enlightened, fully endowed with spiritual powers and wisdom. Because sentient beings are attached to worldly Dusts, they are deluded and revolve in the cycle of Birth and Death. To practice Pure Land is to go deep into the Buddha Recitation Samadhi, awakening to the Original Mind and attaining Buddhahood. Therefore, if any deluded, agitated thought develops during Buddha Recitation, it should be severed immediately, allowing us to return to the state of the Pure Mind. This is the method of counteracting afflictions with the mind. Second, suppressing afflictions with noumenon. When deluded thoughts arise which cannot be suppressed with the mind, we should move to the second stage and “visualize principles.” For example, whenever the affliction of greed develops, we should visualize the principles of impurity, suffering, impermanence, and no-self. Whenever the affliction of anger arises, we should visualize the principles of compassion, forgiveness and emptiness of all dharmas. Third, supressing afflictions with phenomena. People with heavy karma who cannot suppress their afflictions by visualizing principles alone, we should use “phenomena,” that is external forms. For example, individuals who are prone to anger and delusion and are aware of their shortcomings, should, when they are on the verge of bursting into a quarrel, immediately leave the scene and slowly sip a glass of cold water. Those heavily afflicted with the karma of lust-attachment who cannot suppress their afflictions through “visualization of principle,” should arrange to be near virtuous Elders and concentrate on Buddhist activities or distant travel, to overcome lust and memories gradually as mentioned in the saying “out of sight, out of mind.” This is because sentient beings’ minds closely parallel their surroundings and environment. If the surroundings disappear, the mind loses its anchor, and gradually, all memories fade away. Fourth, suppressing afflictions with repentance and recitation. In addition to the above three methods, which range from the subtle to the gross, there is also a fourth: repentance and the recitation of sutras, mantras and the Buddha’s name. If performed regularly, repentance and recitation eradicate bad karma and generate merit and wisdom. For this reason, many cultivators in times past, before receiving the precepts or embarking upon some great Dharma work such as building a temple or translating a sutra, would vow to recite the Great Compassion Mantra tens of thousands of times, or to recite the entire Larger Prajna Paramita Sutra, the longest sutra in the Buddha canon. In the past, during lay retreats, if a practitioner had heavy karmic obstructions and could not recite the Buddha’s name with a pure mind or clearly visualize Amitabha Buddha, the presiding Dharma Master would usually advise him to follow the practice of “bowing repentance with incense.” This method consists of lighting a long incense stick and respectfully bowing in repentance while uttering the Buddha’s name, until the stick is burnt out. There are cases of individuals with heavy karma who would spend the entire seven or twenty-one days retreat doing nothing but “bowing with incense.”

Bốn Cách Hàng Phục Phiền Não: Four ways for a Buddhist to subdue afflictions—See Hàng Phục Phiền Não.

Bốn Cách Nhìn Về Pháp Giới: The fourfold Dharmadhatu—See Tứ Pháp Giới.

Bốn Cách Phát Triển Chánh Niệm: Four ways to develop mindfulness—Theo Thiền sư Sayadaw U. Pandita trong quyển “Ngay Trong Kiếp Sống Này,” có bốn cách phát triển chánh niệm. Thứ nhất là chánh niệm và tỉnh giác. Chữ “Satisampajnana,” thường được dịch là “chánh niệm và tỉnh giác.” Trong từ này “sati” nghĩa là chánh niệm trong khi tọa thiền, hành giả quan sát đề mục chính cũng như những diễn tiến khác. Chữ “Sampajnana” có nghĩa là chánh niệm rõ ràng trong khi đi, co duỗi, uốn éo, xoay, nhìn một bên hay những hoạt động khác trong cuộc sống hằng ngày. Thứ nhì là tránh người không chánh niệm. Không giao du với người không có chánh niệm là cách thứ hai nhằm phát triển chánh niệm. Nếu bạn cố gắng hết sức mình để được chánh niệm, nhưng cứ gặp mãi những người không có chánh niệm trong những buổi nhàn đàm hý luận. Thử nghĩ xem chánh niệm của bạn sẽ bị tan biến nhanh chóng như thế nào. Thứ ba là lựa bạn hữu có chánh niệm. Cách thứ ba nhằm phát triển chánh niệm là giao du thân cận với những người có chánh niệm. Những người như thế có thể là nguồn khích lệ mạnh mẽ. Chỉ thân cận với họ, trong môi trường mà chánh niệm được xem là có giá trị thì chánh niệm của bạn có thể được đào sâu và lớn mạnh thêm. Thứ tư là hướng tâm về chánh niệm. Cách thứ tư nhằm phát triển chánh niệm là hướng tâm vào chánh niệm. Điều này có nghĩa là đặt chánh niệm lên hàng đầu, luôn nhắc nhở tâm quay trở về với chánh niệm trong mọi hoàn cảnh. Điều này rất quan trọng; nó giúp hành giả tạo nên thói quen không quên lãng hay thất niệm. Bạn nên cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt, tránh những hoạt động không đưa đến chánh niệm sâu xa. Là một hành giả bạn chỉ có một việc để làm, đó là luôn luôn giữ chánh niệm về những gì đang xảy ra trong hiện tại. Trong một khóa ẩn tu, bạn phải dẹp qua một bên tất cả những giao tiếp ngoài xã hội, không viết hay đọc sách, ngay cả không đọc kinh điển. Lúc ăn nên đặc biệt cẩn trọng để không rơi vào thói quen thất niệm. Bạn nên xem coi thời gian, địa điểm, số lượng và loại thực phẩm bạn ăn có cần thiết cho mình hay không. Nếu không thì bạn nên tránh lặp lại thói quen không cần thiết— According to Zen master Sayadaw U. Pandita in “In This Very Life,” there are four ways to develop mindfulness. First, mindfulness and clear comprehension. The word “Satisampajnana,” usually translated as “mindfulness and clear comprehension.” In this term, “sati” is the mindfulness activated during formal sitting practice, watching the primary object as well as others. “Sampajnana,” means clear mindfulness of walking, stretching, bending, turning around, looking to one side, and all the other activities that make up ordinary life. Dissociation from persons who are not mindful is the second way of developing mindfulness as an enlightenment factor (avoiding unmindful people). If you are doing your best to be mindful, and you run across an unmindful person who corners you into some long-winded argument, you can imagine how quickly your own mindfulness might vanish. The third way to cultivate mindfulness is to associate with mindful persons (choosing mindful friends). Such people can serve as strong sources of inspiration. By spending time with them, in an environment where mindful is valued, you can grow and deepen your own mindfulness. The fourth method is to incline the mind toward activating mindfulness. This means consciously taking mindfulness as a top priority, alerting the mind to return to it in every situation. This approach is very important; it creates a sense of forgetfulness, of non-absentmindedness. You try as much as possible to refrain from those activities that do not particularly lead to the deepening of mindfulness. As a practitioner, only one task is required of you, and that is to be aware of whatever is happening in the present moment. In an intensive retreat, this means you set aside social relationships, writing and reading, even reading scriptures. You take special care when eating not to fall into habitual patterns. You always consider whether the times, places, amounts and kinds of food you eat are essential or not. If they are not, you avoid repeating the unnecessary patterns.

Bốn Cách Trả Lời Câu Hỏi: Four ways of answering questions—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn cách trả lời câu hỏi: trả lời câu hỏi một cách dứt khoát, trả lời câu hỏi bằng cách phân tích, trả lời câu hỏi bằng cách chất vấn, trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ hay bỏ qua— According to the Sangiti Sutta, there are four ways of answering questions: the question to be answered directly (ekamsa-vyakaraniyo-panho), requiring an explanation (vibhajja-vyakaraniyopanho), requiring a counter-question (patipucchavyakaraniyo-panho), and to be set aside

(thapaniyo-panha).

Bốn Cảnh: Four sights—See Tứ Cảnh.

Bốn Cảnh Giới Sinh Tồn: Theo Vi Diệu Pháp của Ngài Bhikkhu Bodhi thì có bốn cảnh giới sinh tồn. Thứ nhất là những cảnh giới bất hạnh: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và a tu la. Thứ nhì là nhữngcảnh hữu phúc của dục giới: người, trời tứ thiên vương, trời ba mươi ba tầng, trời dạ ma, trời đâu suất, trời hóa lạc, và trời tha hóa tự tại. Thứ ba là cảnh sắc giới gồm cảnh sơ thiền: phạm chúng thiên, phạm phụ thiên, và đaị phạm thiên; nhị thiền: thiểu quang thiên, vô lượng quang thiên, và quang âm thiên; cảnh tam thiền: thiểu tịnh thiên, vô lượng tịnh thiên, và biến tịnh thiên; cảnh tứ thiền: quảng quả thiên, vô tưởng thiên, và tịnh cư thiên (vô phiền, vô nhiệt, thiện hiện, thiện kiến, và sắc cứu cánh). Thứ tư là cảnh vô sắc giới bao gồm không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ—According to Bhikkhu Bodhi in the Abhidharma, there are four planes of existence. First, the woeful plane: hells, hungry ghosts, animals, and asuras. Second, the sensuous blissful plane: the human realm, the realm of the four great kings, the realm of the thirty-three gods, the realm of the yama gods, the delightful realm (tusita), the realm of gods who rejoice their own creations, the realm of the gods who lord over the creations of others. Third, the fine-material sphere planes, which include the first jhana plane: the realm of brahma’s retinue, the realm of brahma’s ministers, and the maha brahma realm; the second jhana plane: the realm of minor lustre, the realm of infinite lustre, the realm of radiant lustre; the third jhana plane: the realm of minor aura, the realm of infinite aura, the realm of steady aura; the fourth jhana plane: the realm of reat reward, the realm of non-percipient beings, the pure abodes (the durable realm, the serene realm, the beautiful realm, the clearsighted realm, and the highest realm). Fourth, the immaterial-sphere planes, which include the realm of infinite space, the realm of infinite consciousness, the realm of nothingness, and the realm of neither-perception nor non-perception.

Bốn Chân Lý Cao Thượng: Tứ diệu đế: khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế—The four Noble Truths: the Truth of suffering: the Truth of the cause of suffering, the Truth of the end of suffering, and the Truth of the Path that leads to the end of suffering.

Bốn Chỗ Tái Sanh: Bốn phương cách tái sanh. Thứ nhất là tái sanh vào cảnh khổ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và a tu la. Thứ nhì là tái sanh vào nhàn cảnh. Thứ ba là tái sanh vào cảnh sắc giới: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền. Thứ tư là tái sanh vào cảnh vô sắc giới: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ—There are four ways of rebirth. First, rebirth-linking in the woeful plane: hells, hungry ghosts, animals, and asuras. Second, rebirthlinking in the sensous blissful plane. Third, rebirthlinking in the fine-material sphere: first dhyana (jhana), second dhyana, third dhyana, and fourth dhyana. Fourth, rebirth-linking in the immaterial sphere: the realm of infinite space the realm of infinite consciousness, the realm of nothingness, and the realm of neither-perception-nor-nonperception.

Bốn Cõi Duy Tâm: Chỉ một tâm nầy mà có đủ đầy bốn cõi. Thứ nhất là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Nơi tất cả chúng sanh, từ Thánh đến phàm trong sáu đường, cùng cư ngụ (từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhơn, Thiên, Bồ Tát, Phật). Cõi này bao gồm cõi Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ và cõi Phàm Thánh Đồng Cư Uế Độ (như là cõi Ta Bà trong quốc độ nầy có phàm có Thánh ở chung lẫn, mà phàm và Thánh đều có hai hạng). Thứ nhì là cõi Phương Tiện Hữu Dư, nơi cư ngụ của các bậc A La Hán và Bồ Tát cấp thấp. Thứ ba là cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại hay Thực Báo Tịnh Độ, nơi cư ngụ của các bậc Bồ Tát ở cấp cao. Thứ tư là cõi Thường Tịch Quang, nơi cư ngụ của chư Phật—This single mind encompasses the four kinds of lands in their totality. First, the land of common residence of beings and Saints. The Land of Common Residence of Beings and Saints, or the land where all beings, saints and Ordinary Beings of the six lower worlds, dwell together (hells, hungry ghosts, animals, asuras, men, devas, Bodhisattvas, abd Buddhas). This land includes the Common Residence Pure Land and the Common Residence Impure Land where all ordinary beings and saints reside together. Second, the land of Expediency or the Land of Expediency, inhabited by Arhats and lesser Bodhisattvas. Third, the land of True Reward (the Land of Reward), inhabited by the highest Bodhisattvas. —Fourth, the land of Eternally tranquil light serenity and illumination (the Land of Eternally Quiescent Light, in which the Buddhas dwell).

Bốn Cõi Tịnh Độ: Four realms of pure lands— See Bốn Cõi Duy Tâm.

Bốn Cõi Trời Hữu Sắc: Four heavens of form— Tứ Sắc Thiên—See Sắc Giới Thập Bát Thiên. Bốn Cõi Trời Vô Sắc: The four heavens of the formless realm—See Tứ Vô Sắc Giới Thiên. Bốn Dòng Thác Sanh Tử: Bốn dòng thác sanh tử của phàm nhân tục tử. Người trí muốn đến bến bờ giác ngộ phải vượt qua những dòng thác nầy—The four torrents which sweep off ordinary people in the cycle of births and deaths. In order to reach liberation and enlightenment, one (wise people) must cross over these torrents: (A) Bốn dòng thác của Tham Dục, Sân Hận, Tà Kiến, và Si Mê—The four torrents of desires, anger, wrong views, and ignorance.

  1. Bốn dòng thác của Kiêu Mạn, Nghi Hoặc, Tà Kiến, và Si Mê—The four torrents of Pride, Doubts, Wrong Views, and Ignorance.
  2. Bốn dòng thác của Sát Hại, Đạo Tặc, Dâm Dục, và Tà Vọng—The four torrents of harming or killing other sentient beings, stealing, lust, and wrong views. Bốn Đại Sự Trong Đời Tu: Có bốn đại sự trong đời tu của một hành giả. Đại sự thứ nhất là Tâm. Phật dạy tâm yên cảnh lặng. Như vậy, sự quyết định trong tâm cũng là sự quyết định Phật quả trong tương lai. Đại sự thứ nhì là Nghiệp. Có thể nghiệp đời trước hay đời nầy. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Thanh Từ, một thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại đã khẳng định: “Tu là chuyển nghiệp.” Như vậy nhân tạo nghiệp của bất cứ đời nào, đều có thể chuyển được. Đại sự thứ ba là Nhân. Dụng công tu hành sao cho không tạo thêm nhân mới. Cổ đức dạy: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Dù hãy còn là phàm phu, chúng ta nên biết sợ nhơn để không hái quả. Đại sự thứ tư là Duyên. Duyên là những hoàn cảnh bên ngoài. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được, như lời của Lục Tổ Huệ Năng: “không phải phướn động, cũng không phải gió động, mà chính tâm mình động.” Như vâng giữ đúng theo lời tổ dạy, thì không có duyên nào có thể làm phân bón cho kiếp luân hồi được—There are four serious matters in any cultivator’s life. The first serious matter is the Mind (citta (skt). The Buddha taught: “When the mind is still, all realms are calm.” Therefore, the issue of certainty is a determination of our future Buddhahood. The second serious matter is the Karma. Can be previous or present karma. However, Most Venerable Thích Thanh Từ, a famous Zen Master in recent Vietnamese Buddhist history confirmed that: “Cultivation means transformation of karma.” Therefore, no matter what kind of karma, from previous or present, can be transformed. The third serious matter is the Cause (hetu (skt). Try to zealously cultivate so that we establish no causes. Ancient sages always reminded that “Bodhisattvas fear causes, ordinary people fear results.” Even though we are still ordinary people, try to know to fear “causes” so that we don’t have to reap “results.” The fourth serious matter is the Conditions (pratyaya (skt). Conditions are external circumstances. If our cultivation power is weak, we can be attracted by external conditions; however, if our cultivation power is strong, no external environments can attract us. The sixth patriarch told the monks in Kuang Chou that: “It is not the wind moving, and it is not the flag moving, it is our mind moving.” So if we follow the teachings of the sixth patriarch, no external environments can be fertilizers to our cycle of births and deaths.

Bốn Đặc Tánh Của Phật Tánh: Bốn đặc tánh của Phật tánh khi nó thị hiện như toàn giác: sáng chói và trong suốt, thanh tịnh, có đặc tánh của sự giác ngộ của Phật, và không có sự hiện diện của sự phán đoán của khái niệm và phân tích—Four characteristics of Buddha nature when it manifests as complete enlightenment: lucid clarity, purity, possessing Buddha characteristics of enlightenment, and the presence of nonconceptual and analytical judgment. Bốn Đề Mục Thiền Vô Sắc: The four immaterial states—See Tứ Không Xứ.

Bốn Điều Cần Thiết Cho Cuộc Sống Xuất Gia: Ăn, mặc, ở bịnh là bốn điều cần thiết cho cuộc sống xuất gia. Thứ nhất là một vị Tỳ Kheo chỉ nên khất thực để thọ dụng. Thứ nhì là một vị Tỳ Kheo chỉ nên mặc y bá nạp bằng những vải cũ rách. Thứ ba là nhà của một vị Tỳ Kheo qua đêm là dưới gốc cây hay trên phiến đá. Thứ tư là một thuốc của một vị Tỳ Kheo làm bằng lá cây (có chỗ nói nước đái)—Food, clothes, dwelling and medicine are four necessaries of a monk. First, a Bhikhsu should get his food through alms-begging. Second, a Bhikhsu should wear old and cast-off garments. Third, home for a Bhikhsu is where night finds as under a tree or on a rock. Fourth, a Bhikhsu should use medicine made from leaves (in some sutras mentioned Urine).

Bốn Điều Không Thể Đạt Được: Có bốn điều không thể nào đạt được: trẻ mãi không già, không ốm đau bịnh hoạn, sống trường cửu, và bất tử— The four unattainables: perpetual youth, no sickness, perenial life, and no death. Bốn Điều Không Thể Xem Thường: Có bốn thứ không được xem thường. Thứ nhất là một vị thái tử trẻ, dù bây giờ trẻ, nhưng ngày nào đó ông ta có thể trở thành một vị vua cai trị cả vương quốc. Thứ nhì là một con rắn con, dù nhỏ nhưng nọc độc của nó thể giết chết con người. Thứ ba là một đám lửa nhỏ, dù nhỏ thế mấy trong lúc nầy, nhưng một hai giờ sau hoặc một hai ngày sau nó có thể tàn phá cả một khu rừng. Thứ tư là một chú tiểu, tuy bây giờ làm tiểu nhưng có thể trở thành một vị La Hán hay Bồ Tát về sau nầy—Four things which may not be treated lightly. First, a young prince, even though he is young now, but someday he may become a king and rule the whole kingdom. Second, a small snake, though small but its poison can kill people. Third, a tiny fire, even though it is small at this very moment, but the next hour or next day, it can destroy the whole immense forest. Fourth, a novice, even though a beginner at this time, but he may become an arhat or a bodhisattva later.

Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Đâm Thọc: Bốn điều kiện cần thiết để tạo nghiệp đâm thọc (Đức Phật và Phật Pháp): có những người sẽ là nạn nhân của sự chia rẽ, ý muốn phân ly những người ấy hay muốn lấy lòng một người, cố gắng thực hiện tình trạng phân ly, và thốt ra những lời đâm thọc—Four conditions that are necessary to complete the evil of slandering (The Buddha and His Teaching): persons that are to be divided, the intention to separate them or the desire to endear oneself to another, corresponding effort, and the communication by using slandering words. Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Nói Dối:Bốn điều kiện cần thiết để tạo nghiệp nói dối: có sự giả dối, có ý muốn gạt người (làm người khác hiểu sai lạc), thốt ra những lời giả dối, và sự lừa dối thật sự— Four conditions that are necessary to complete the evil of lying (The Buddha and His Teaching): an untruth, deceiving intention, utterance of lying words, and actual deception.

Bốn Điều Kiện Tạo Nghiệp Tà Dâm: Bốn điều kiện cần thiết để tạo nghiệp tà dâm: ý nghĩ muốn thỏa mãn nhục dục, cố gắng tạo nghiệp tà dâm, tìm phương tiện để đạt mục tiêu, và hành động tà dâm—Four conditions that are necessary to complete the evil of sexual misconduct: the thought to enjoy, consequent effort, means to gratify, and gratification (act of sexual misconduct).

Bốn Điều Người Phật Tử Mong Đợi Nơi Chư Phật và chư Bồ Tát: Phật tử mong đợi nơi chư Phật và chư Bồ Tát bốn điều. Thứ nhất là chư Phật và chư Bồ Tát khuyến hạnh những tín đồ, giúp họ xa lìa tham, sân, si, bảo vệ họ chống lại những ma quỷ và những người có thể quấy nhiễu những sự tu tập về tâm linh. Thứ nhì là chư Phật và chư Bồ Tát ban cho những lợi lộc vật chất. Chư Phật và chư Bồ Tát vì lòng từ bi vô lượng, dĩ nhiên, và một cách nào đó, chắc chắn sẽ quan tâm đến những lời cầu xin của tín đồ mình, bảo vệ số phận trần gian của họ, ngăn ngừa những tai ương. Quán Thế Âm chẳng hạn, bảo vệ thương nhân khỏi nạn trộm cướp, thủy thủ khỏi đắm thuyền, những kẻ phạm tội khỏi bị hành hình. Nhờ Ngài mà những thiếu phụ có những đứa con mà họ mong ước. Người ta chỉ cần nghĩ tới Ngài Quán Thế Âm, lửa sẽ tắt, gươm giáo sẽ gẫy vụn, quân thù sẽ trở nên nhân ái, xiềng xích sẽ tan biến, những lời nguyền rủa sẽ trở về lại nơi xuất phát, ác thú tìm đường trốn tránh, rắn rết hết nọc độc. Khía cạnh này của đạo Phật thường được dùng để trấn an những kẻ sơ cơ gặp cơn hoạn nạn mà thôi. Thứ ba là chư Phật và chư Bồ Tát trở thành một đối tượng của ước vọng yêu thương cho các tín đồ. Thứ tư là chư Phật và chư Bồ Tát cung cấp những điều kiện thuận lợi cho chúng sanh đạt tới giác ngộ và giải thoát cho chư Phật tử—Buddhist followers expect of the Buddhas and Bodhisattvas in four things. First, the Buddhas and Bodhisattvas promote the virtues of the followers, help them remove greed, hate and delusion, and protect them from ghosts and men who may maliciously try to interfere with their spiritual practices. Second, the Buddhas and Bodhisattvas bestow material benefits. Since the Buddhas and Bodhisatvas are all-merciful, it was natural, and, in some ways, logical to assume that they should concern themselves with the wishes of their adherents, protect their earthly fortunes and ward off disasters. Avalokitesvara, for example, protects caravans from robbers sailors from ship wreck, criminals from execution. By his help women obtain the children they wish. If one but thinks of Avalokitesvara, fire ceases to burn, swords fall to pieces, enemies become kindhearted bonds are loosened, spells revert to where they came, beasts flee, and snakes lose their poison. However, this aspect of Buddhism is only used to help calm the mind of Buddhist beginners who encounter problems. Third, the Buddhas and Bodhisattvas become an object of desire to love for all Buddhist followers. Fourth, the Buddhas and Bodhisattvas provide favorable conditions for the attainment of enlightenment and liberation for Buddhist followers.

Bốn Điều Quan Tâm Của Một Pháp Sư: Bốn điều mà một Pháp Sư phải luôn quan tâm. Thứ nhất là một Pháp Sư phải luôn để ý đến tác phong của mình. Thứ nhì là một Pháp Sư phải lựa ngôn từ thích hợp cho thính chúng. Thứ ba là một pháp sư phải quan tâm đến nguyện vọng chính mình và mục tiêu mà mình muốn đạt được. Thứ tư là một Pháp Sư phải luôn quan tâm đến lòng đại bi—Four things a Dharma-Master must concern. First, a Dharma-Master must be concerned about his own behavior. Second, a Dharma-Master must be concerned about his choice of words when he approach and teach people. Third, a DharmaMaster must be concerned about his motive and the end he wishes to accomplish. Fourth, a Dharma-Master must be concerned about the great compassion.

Bốn Điều Tham Chiếu Lớn: Mahapadesa (p)— Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, trong khi đi lang thang từ làng nầy qua làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài đã dạy Bốn Đại Giáo Pháp hay bốn điều tham chiếu lớn, mà y cứ theo đó chúng ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ những lời giáo huấn của Đức Phật. Thứ nhất là một vị Tỳ Kheo có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã thốt ra như vầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Những lời ấy không nên được chấp nhận , cũng không nên bị loại bỏ ngoài tai. Không chấp nhân, không gạt bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đối chiếu và so sánh với kinh điển và giới luật. Nếu khi so sánh kỹ càng mà thấy rằng nó không phù hợp với Kinh Luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, cần nên loại bỏ. Khi so sánh và đối chiếu, thấy những lời ấy phù hợp với kinh điển và giới luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn. Thứ nhì là một vị Tỳ Kheo lại có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo. Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế nầy: “Đây là Giáo Lý, đây là Giới Luật, đây là lời Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận ngay, mà cũng không nên chối bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu, so sánh với kinh luật, nếu thấy không phù hợp, thì có thể kết luận đây không phải là Phật ngôn, cần phải loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu, so sánh , mà thấy những lời ấy phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn. Thứ ba là một vị Tỳ Kheo lại cũng có thể nói rằng trong cảnh chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao Tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh Luật và Pháp Yếu và chính tôi nghe các vị ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Khi nghe như vậy, không nên chấp nhận, cũng không nên chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu và so sánh với kinh luật. Nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận chắc chắn đây không phải là Phật ngôn, nên loại bỏ. Nếu sau khi đối chiếu so sánh, thấy những lời ấy phù hợp, có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn. Thứ tư là một vị Tỳ Kheo lại cũng có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có vị Tăng cao hạ, học rộng và thông suốt giáo lý, hiểu rộng kinh luật và các pháp yếu. Tôi có nghe vị Tăng cao hạ ấy nói như vầy: “Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.” Nghe xong những lời nầy, không nên chấp nhận hay chối bỏ, mà phải nghiên cứu tường tận từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu và so sánh với kinh luật, nếu thấy những lời ấy không phù hợp với kinh luật, thì có thể kết luận rằng đây không phải là Phật ngôn, phải loại bỏ. Ví bằng sau khi đối chiếu so sánh với kinh luật mà thấy chúng phù hợp, thì có thể kết luận chắc chắn đây chính là Phật ngôn—On his way to preach, the Buddha passed from village to village. One day he arrived at Bhoganagara and there he taught the four great citations or references by means of which the word of the Buddha could be tested and clarified. First, a monk may say thus, from the mouth of the Buddha himself have I heard, have I received thus: “This is the doctrine, this is the discipline, his is the teaching of the Master.” The monk’s words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, one should study throroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the Buddhist sutras (discourses) and vinaya (disciplinary rules). If when so compared, they do not harmonise with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the conclusion that this is not the word of the Exalted One, this has wrongly grasped by the monk, now you should reject it. If when compared and contrasted, the harmonise with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a conclusion that this is the word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the monk. Second, again a monk may say thus, in such a monastery lives the Sangha together with leading Theras. From the mouth of that Sangha have I heard, have I received thus: “This is the doctrine, this is the discipline, this is the Master’s teaching.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable, them compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonize with the discourses and do not agree with the disciplinary rules, then you may come to the certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, this has been wrongly grasped by the monk, you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the discourses and agree with the disciplinary rules, you may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. Third, again a monk may say thus, in such a monastery dwell many Theras and Bhikkhus of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of those Theras have I heard, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the teaching of the Master.” His words should never be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, you should study thoroughly every word and syllable, then compare and contrast them with the sutras and disciplinary rules. If, when so compared and contrasted, they do not harmonize with the discourses and do not agree with the vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted One, then you should reject them. If, when compared and contrasted, they harmonize with the sutras and agee with the Vinaya, you then may come to a certain conclusion that this is the word of the Exalted One. Fourth, again a monk may say this, in such a monastery lives an elderly monk of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dharma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of that Thera have I hard, have I received thus: “This is the Dharma, this is the Vinaya, this is the Master’s teaching.” His words should neither accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study throughly every word and syllable, then compare and contrast them with the discourses and the disciplinary rules. If, when compared and contrasted, they do not harmonize with sutra and vinaya, you may come to a certain conclusion that this is not the word of the Exalted one. If, it should be rejected. If, when compared and contrast, they harmonise with the Sutra and agreed with the Vinaya, you may come to a certain conclusion that this is the Master’s teachings.

Bốn Điều Tiên Quyết: Four requisites for obtaining transcendental powers—Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy có bốn điều tiên quyết để thủ đắc kinh Pháp Hoa sau khi Ngài nhập diệt: đặt mình dưới sự hộ trì của chư Phật, vun trồng thiện căn, nhập vào trạng thái chánh định, và mong mỏi cứu độ tất cả chúng sanh—In the Lotus Sutra, the Buddha taught about four requisites for anyone to obtain the Lotus Sutra after his extinction: to be under the guardianship of the Buddhas, to plant the roots of virtue, to enter the stage of correct concentration, and to aspire the salvation for other living beings.

Bốn Đối Tượng Thích Hợp Cho Việc Tập Trung Tư Tưởng: Theo Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo của Hòa Thượng Dhammananda, trong

Thiền Phật Giáo có bốn mươi đối tượng thích hợp mà bạn có thể phát triển tập trung; tuy nhiên, ngài đã đề nghị bốn đối tượng. Thứ nhất là đối tượng phải trung tính; nếu nó gợi lên bất cứ cảm nghĩ mạnh mẽ về tham, sân, vân vân, bạn không thể làm tâm bình tĩnh mà còn bị bồn chồn và khích động. Thứ nhì là đối tượng có thể ở trong hay ở ngoài. Đối tượng ở trong là bên trong bạn. Thí dụ đối tượng ở trong như hơi thở, lòng từ ái, từ bi vân vân. Đối tượng bên ngoài có nghĩa là đối tượng ở bên ngoài bạn như hình Đức Phật, một đóa hoa, ngọn núi, vòng ánh sáng, một ngọn lửa của ngọn nến vân vân. Thứ ba là đối tượng phải vừa ý, tâm có thể chấp nhận được; nếu tâm luôn bác bỏ đối tượng, sự tập trung sẽ bị yếu đi. Thứ tư, hành giả nên luôn nhớ rằng đối tượng có lúc thích hợp với bạn nhưng rất có thể không được tâm chấp nhận vào lúc khác. Thí dụ, sau một cơn thịnh nộ, rất khó khăn cho bạn sử dụng lòng từ ái như một đối tượng để tập trung. Vào những lúc như thế, cảm xúc nóng giận tự nó có thể dùng là đối tượng tốt để tập trung—According to The Gems of Buddhism Wisdom written by Most Venerable Dhammananda, in Buddhist meditation there are forty objects of meditation that you can use to develop concentration; however, he recommended four objects. First, the object must be neutral; if it evokes any strong feelings of lust, hate, etc., then you cannot calm your mind but will only make it restless and agitated. Second, the object can be either internal or external. An internal is inside you. Examples of internal objects are breathing, loving-kindness, compassion, etc. An external object means an object that is outside of you. Examples of external objects are an image of the Buddha, a flower, a mountain, a circle of light, a circle of light, a candle flame, etc. Third, the object must be pleasing and acceptable to the mind; if the mind constantly rejects the object, the concentration will be weak. Fourth, practitioners should always remember that the object that suits you at one time may not be acceptable to the mind at another time. For example, after an outburst of anger, it is difficult to use loving-kindness as an object of your concentration. At such time, the emotion of anger itself might serve as a better object of concentration.

Bốn Động Lực Giác Ngộ: Có bốn động lực giúp hành giả đạt đến giác ngộ: tự lực, tha lực, nghiệp lực tiền kiếp, và ngoại lực—Four powers for attaining enlightenment: independent personal power, power derived from others, power of good past karma, and power arising from environment. Bốn Giai Cấp Ở Ấn Độ Trong Thời Đức Phật: Four classes in Indian society during the time of the Buddha—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ. Bốn Giai Đoạn Của Đời Sống: Shi-U (jap)— Sanh hữu, bổn hữu, tử hữu, và trung hữu—Four stages of life: birth-existence, original existence, death-existence, and middle-existence. Bốn Giai Đoạn Của Một Đơn Vị Tư Tưởng: Bốn giai đoạn của một đơn vị của thức: sanh, trụ, dị, và diệt—Four instants of each unit of consciousness: arising or genesis, state of development, state of Dying-down, and cessation or dissolution.

Bốn Giai Đoạn Phát Triển Thiền Tông: Four stages of development of Zen in Zen Sect—Theo

Edward Conze trong Tinh Hoa và Phát Triển Phật Giáo, có bốn giai đoạn phát triển của Thiền tông. Thứ nhất là giai đoạn hình thành bắt đầu vào khoảng năm 440 sau Tây lịch với nhóm học Tăng của bản kinh Lăng Già bằng Hoa Ngữ của Đức Hiền. Vào khoảng năm 520 chúng ta có chân dung thần thoại của Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó, một nhóm Tăng sĩ qui tụ xung quanh những thiền sư như Tăng Xán với bài kệ thị tịch Tín Tâm Minh, là một trong số những bài thuyết minh hay nhất về Phật giáo mà ta được biết, và Huệ Năng, người miền Nam Trung Hoa, được hậu thế coi như một người thất học, nhưng với tinh thần thực nghiệm, đã đi đến chân lý bằng con đường đốn ngộ. Nhiều truyền thống về cựu sử của Thiền tông là những phát kiến của thời gần đây. Tuy nhiên, nhiều câu thoại đầu và nhiều bài kệ của các vị tổ được truyền thừa đến chúng ta, là những tài liệu lịch sử và tâm linh rất có giá trị. Thứ nhì là giai đoạn sau khoảng năm 700 sau Tây lịch, Thiền tông tự lập thành một tông phái biệt lập. Năm 734, Thần Hội, một đệ tử của Huệ Năng, thành lập một phái ở Nam Trung Hoa. Trong khi ngành Thiền Bắc tông suy tàn vào giữa thời nhà Đường (khoảng năm 750), tất cả những phát triển sau này của Thiền tông đều bắt nguồn từ phái của Thần Hội. Chư Tăng của Thiền tông từ trước đến bấy giờ vẫn sống trong những tịnh xá của Luật tông, nhưng vào năm 750 Bách Trượng Hoài Hải đặt ra cho họ một qui luật riêng và một tổ chức độc lập. Đặc điểm cách mạng nhất của Luật tông Bách Trượng là sự du nhập công việc tay chân: “Một ngày không làm, một ngày không ăn.” Dưới triều đại nhà Đường (618-907), Thiền tông dần dần lấn át những tông phái khác. Một trong những lý do là nó tồn tại hơn những tông phái khác sau cuộc ngược đãi tàn bạo năm 845. Năm Thiền sư trong nhóm đệ tử của Huệ Năng mở đầu cho một loạt những Thiền sư đời nhà Đường và đó là thời kỳ oanh liệt và sáng tạo của Thiền tông. Thứ ba là giai đoạn vào khoảng năm 1000, Thiền tông đã làm lu mờ tất cả mọi tông phái Phật giáo ở Trung Hoa, trừ phái Di Đà. Trong Thiền tông, phái Lâm Tế giữ vai trò lãnh đạo. Phương pháp phái này bây giờ đã được hệ thống hóa. Trong hình thức mật ngôn và thoại đầu bí hiểm, thường nối kết với các Thiền sư đời Đường, những chuyên thư được trước tác vào thế kỷ thứ 12 và 13. Những mật ngôn theo thuật ngữ công án. Đây là một thí dụ: Một hôm vị Tăng hỏi Động Sơn “Phật là gì?” Động Sơn trả lời “Ba lạng vải gai.” Thứ tư là giai đoạn kết thúc thời kỳ thấu nhập vào văn hóa Viễn Đông nói chung, trong nghệ thuật và trong tập quán sống. Nghệ thuật thời Tống là một biểu thị của triết học Thiền. Đặc biệt ở Nhật Bản, ảnh hưởng văn hóa của Thiền rõ rệt nhất. Thiền tông được mang vào Nhật Bản vào năm 1200. Tính chất đơn giản và anh hùng mã thượng của nó đã lôi cuốn những người ở giai cấp võ sĩ. Kỷ luật Thiền giúp họ vượt được sự sợ hãi về cái chết—According to Edward Conze in Buddhism: Its Essence and Development, there are four stages of development of the Zen School. First, the formative period began about 440 A.D. with a group of students of Gunabhadra’s Chinese translation of the Lankavatara Sutra. About 520 A.D., we have the legendary figure of Bodhidharma. After that, a few groups of monks round Zen masters like Seng-T’san (?-606), whose poem, called Hsin Hsin Ming (On Believing in Mind) is one of the finest expositions of Buddhism we know of, and Hui-Neng (637-713), of South China, who is held up to posterity as an illiterate, practically-minded person, who approached truth abruptly and without circumlocution. Much of the traditions about the early history of Zen are the inventions of later age. Many of the Sayings and Songs of the patriarchs which are transmitted to us are, however, very valuable historical and spiritual documents. The second stage of development of the Zen School is the period after 700 A.D. Zen established itself as a separate school. In 734, Shen-Hui, a disciple of Hui-Neng, founded a school in the South of China. While the Northern branch of Zen died out in the middle of the T’ang dynasty (750A.D.), all the later developments of Zen issue from Shen-Hui’s school. Whereas so far the Zen monks had lived in the monasteries of the Lu-Tsung (Vinaya) sect, about 750 A..D. Pai-Chang provided them with a special rule of their own, and an independent organization. The most revolutionary feature of Pai-Chang’s Vinaya was the introduction of manual work. “A Day Without Work, A Day Without Food.” Under the T’ang Dynasty (618907), the Zen sect slowly gained its ascendancy over the other schools. One of the reasons was the fact that it survived the bitter persecution of 845 better than any other sects. The five Great Masters among Hui-Neng’s disciples initiated a long series of great T’ang masters of Zen, and this was the heroic and creative period of Zen. The third stage of development of the Zen School is the period around 1,000 A.D., Zen had overshadowed all Chinese Buddhist sects, except Amidism. Within the Zen school, the Lin-Chi sect had gained the leadership. Its approach was now systematized, and to some extent mechanized. In the form of collections of riddles and cryptic sayings, usually connected with the T’ang masters, special text books were composed in the Twelfth and Thirteenth centuries. The riddles are technically known as Kungan (Japanese Koan), literally “official document.” An example of this one: Once a monk asked Tung-Shan: “What is the Buddha?” Tung-Shan replied: “Three pounds of flax.” Fourth, the final period is one of permeation into the general culture of the Far East, its art and the general habits of life. The art of the Sung Period is an expression of Zen philosophy. It was particularly in Japan that the cultural influence of Zen made itself felt. Zen had been brought to Japan about 1,200 by Eisai and Dogen. Its simplicity and straightforward heroism appealed to the men of the military class. Zen discipline helped them to overcome the fear of death. Many poems were composed testifying to the soldier’s victory over death. Bốn Giới Quan Trọng: Bốn giới quan trọng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: đoạn dâm, đoạn, sát, đoạn đạo, và đoạn vọng—Four important precepts in the Surangama Sutra: cutting off lust, cutting off killing, cutting off stealing, and cutting off false speech.

Bốn Hạng Người: Đức Phật phân chia tất cả nhân loại thành bốn hạng—The Buddha has classified all mankind into four kinds—See Tứ Chủng Nhân. Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Không Nên Xem Là Bạn: Four types of people who can be seen as foes in disguise—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có bốn hạng người mà Phật tử không nên xem là bạn. Thứ nhất là người mà vật gì cũng lấy phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình. Có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem như không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình: người gặp bất cứ vật gì cũng lấy, người cho ít mà xin nhiều, người vì sợ mà làm, người làm vì mưu lợi cho mình. Thứ nhì là người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình. Có bốn trường hợp người chỉ biết nói giỏi phải được xem như không phải là bạn: tỏ lộ thân tình việc đã qua, tỏ lộ thân tình việc chưa đến, mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ, khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Thứ ba là người Người khéo nịnh hót phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình. Có bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem như không phải là bạn: đồng ý các việc ác, không đồng ý các việc thiện, trước mặt tán thán, sau lưng chỉ trích. Thứ tư là người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình. Có bốn trường hợp người tiêu pha xa xỉ phải được xem như không phải là bạn, dầu họ tự cho là bạn của mình: là bạn khi mình đam mê các loại rượu, là bạn khi mình du hành đường phố phi thời, là bạn khi mình la cà đình đám hý viện, là bạn khi mình đam mê cờ bạc—According to the Sigalaka Sutra, there are four types of people who can be seen as foes in disguise. First, the man who takes everything, can be seen to be a false friend for four reasons: he takes everything; he wants a lot for very little; what he must do, he does out of fear; he seeks his own ends. Second, the great talker. The great talker can be seen to be a false friend for four reasons: he talks of favours in the past; he talks of favours in the future; he mouths empty phrases of goodwill, when something needs to be done in the present, he pleads inability owing to some disaster. Third, the flatterer. The flatterer can be seen to be a false friend for four reasons: he assents to bad actions; he dissents from good actions; he praises you to your face; he disparages you behind your back. Fourth, the fellow-spendthrift. The fellow-spendthrift can be seen to be a false friend for four reasons: he is a companion when you indulge in strong drink; he is a companion when you haunt the streets at unfitting times; he is a companion when you frequent fairs; he is a companion when you indulge in gambling.

Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Nên Xem Là Bạn Trung Kiên: Four types of people who can be seen to be loyal friends—Theo Kinh Thi Ca La

Việt, có bốn hạng người mà Phật tử nên xem là bạn trung kiên. Thứ nhất là người bạn giúp đở phải được xem là bạn chân thật. Có bốn trường hợp , người bạn giúp đở phải được xem là bạn chân thật: che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đở của cải cho bạn gấp hai lần những gì bạn thiếu. Thứ nhì là người bạn chung thủy trong khổ cũng như vui phải được xem là bạn chân thật. Có bốn trường hợp người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: nói cho bạn biết điều bí mật của mình, giữ gìn kín điều bí mật của bạn, không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn, và dám hy sinh thân mạng vì bạn. Thứ ba là người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật. Có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn: ngăn chận bạn không cho làm điều ác, khuyến khích bạn làm điều thiện, cho bạn nghe điều bạn chưa nghe, cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Thứ tư là người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật. Có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn, hoan hỷ khi bạn gặp may mắn, ngăn chận những ai nói xấu bạn, và khuyến khích những ai tán thán bạn—According to the Sigalaka Sutra, there are four types of people who can be seen to be loyal friends. First, the friend who is a helper. The helpful friend can be seen to be a loyal friend in four ways: he looks after you when you are inattentive; he looks after your possessions when you are inattentive; he is a refuge when you are afraid; when some business is to be done he lets you have twice what you ask for. Second, the friend who is the same in happy and unhappy times. The friend who is the same in happy and unhappy times can be seen to be a loyal friend in four ways: he tells you his secrets; he guards your secrets; he does not let you down in misfortune; he would even sacrifice his life for you. Third, the friend who points out what is good for you. The friend who points out what is good for you can be seen to be a loyal friend in four ways: he keeps you from wrongdoing; he supports you in doing good; he informs you of what you did not know; he points out the path to Heaven. Fourth, the friend who is sympathetic. The sympathetic friend can be seen to be a loyal friend in four ways: he does not rejoice at your misfortune; he rejoices at your good fortune; he stops others who speaks against you, he commends others who speak in praise of you.

Bốn Hạng Người Mộ Đạo: Có bốn hạng người được xem là mộ đạo: Tăng, Ni, Ưu bà tắc, và Ưu bà di—Four kinds of devotees to Buddhism: Bhiksus (Monks), Bhiksunis (Nuns), Upasakas (Laymen), and Upasikas (Laywomen). Bốn Hạng Vũ Trụ: Four states of universe—See Tứ Chủng Vũ Trụ, and Tứ Pháp Giới.

Bốn Hoàn Cảnh Dẫn Đến Thiền Công Án: Four circumstances that lead to the koan exercise— Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, sự canh tân của lối tu tập công án chắc chắn do bởi bốn hoàn cảnh. Thứ nhất, nếu Thiền học cứ trôi đều theo đà của nó, nó đã đi đến chỗ tự tiêu diệt do bản chất thượng lưu về học vấn và kinh nghiệm của nó. Thứ nhì, bởi vì dần dần Thiền đã cạn nguồn sáng tạo trong vòng hai hay ba trăm năm phát triển sau thời Lục Tổ Huệ Năng, nên đã cần phải có một sinh khí mới mẻ bừng tỉnh dậy để có thể sống còn, bằng cách ứng dụng một phương pháp triệt để nào đó khả dĩ khuấy mạnh tâm thức Thiền. Thứ ba, trải qua một thời gian hoạt động sáng tạo, các chất liệu đã được tập đại thành gọi là ‘thoại đầu,’ ‘cơ duyên,’ hay ‘vấn đáp,’ chúng tạo thành cốt cách của lịch sử Thiền; nhưng những cái nầy lại mở ngỏ cho giải thích của trí thức, có hại cho sự chín mùi của kinh nghiệm Thiền. Thứ tư, sự sinh trưởng như tằm ăn dâu của thứ mặc chiếu Thiền kể từ khởi thủy của sử Thiền là mối đe dọa hiểm nghèo nhất cho kinh nghiệm sống động của Thiền. Cả hai xu hướng, chủ trương tịch mặc hay phái ‘mặc chiếu,’ và chủ trương trực giác hay kinh nghiệm trí năng, ngay từ đầu đã tranh chấp nhau, nếu không công khai thì cũng âm thầm—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, the innovation of the koan exercise was inevitable owing to the four circumstances. First, if the study of Zen had run its natural course it would soon have come to its own extinction owing to the aristocratic nature of its discipline and experience. Second, as Zen gradually exhausted its creative originality in two or three hundred years of the development after the time of the Sixth Patriarch Hui-Neng, it found that a new life must be awakened in it, if it were to survive, by using some radical method which would vigorously stir up the Zen consciousness.

Third, with the passing of the age of creative activity there was an accumulation of materials known as ‘stories,’ or ‘conditions,’ or ‘questions and answers,’ which made up the bulk of Zen history; and this tended to invite intellectual interpretation, ruinous to the maturing of the Zen experience. Fourth, the rampant growth of Zen quietism since the beginning of Zen history most dangerously threatened the living experience of Zen. The two tendencies, quietism or the school of ‘silent illumination,’ and intuitionalism or the school of noetic experience, had been from the beginning , covertly if not openly, at war with each other.

Bốn Loài: Catur-yoni (skt)—Chatur-yoni (skt)— See Tứ Sanh.

Bốn Loại Chúng Sanh: Caturyoni (skt)—Four categories of beings—Bốn Loại Sanh Tử—See Tứ Chủng Chúng Sanh.

Bốn Loại Chướng Ngại: Four obstacles—Theo Kinh Thắng Man và Đại Bảo Tích, một vị A La Hán hay bậc vô lậu vẫn còn bốn chướng ngại trước khi chứng đắc Bồ Đề. Đó là duyên của căn bản vô minh và tác ý, sinh nhân, ý sinh thân, và hoại là một loại bất tư nghì biến dịch tử—

According to the Srimaladevi and

Ratnagotravibhaga Sutras, Arhats, or those who have no outflows of passions, still have four abstacles to attaining Buddhahood. These are the condition of fundamental ignorance, which combines with volitional activity, cause of further rebirth, a mind-born body (the death of these mind-born bodies is, in contrast to the death suffered by ordinary mortals), and destruction which is an inconceivable transformation. Bốn Loại Giới Luật Cao Thượng: Theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, một vị Tỳ Kheo phải giữ bốn giới luật cao thượng. Vị nào phạm một trong bốn trọng giới kể trên phải chịu tội “bất cộng trụ” và đương nhiên không còn là Tỳ Kheo nữa. Nếu muốn trở lại đời sống tu hành, vị ấy phải xin xuất gia và trở lại làm Sa Di: Ba La Đề Mộc Xoa (giới luật căn bản mà một vị Tỳ Kheo phải trì giữ), giới Thu Thúc Lục Căn, giới Thanh Tịnh, và giới về cách xử dụng vật dụng hằng ngày—According to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teachings, a monk is expected to observe the four kinds of higher morality. If a monk violates any one of the above precepts, he becomes defeated or parajika, and automatically ceases to a a Bhikkhu. If he wishes, he can re-enter the order and remain as a Sramanera or a novice: the fundamental moral code, various rules which a monk is expected to observe (patimokkha Sila (p), morality pertaining to sense-restraint (indriyasamvara sila (p), morality pertaining to purity of livelihood (ajivaparisuddhi sila (p), and morality pertaining to the use of the necessaries of life

(paccayasannissita sila (p).

Bốn Loại Hạnh Phúc Của Người Cư Sĩ: Four kinds of bliss for lay-people—See Tứ Chủng Hạnh Phúc.

Bốn Loại Nghiệp: Kammacatukkam (p)—Four types of kamma (karma)—See Tứ Chủng Nghiệp. Bốn Loại Nghiệp Luân Hồi: Kammacatukkam (p)—See Tứ Chủng Luân Hồi Nghiệp.

Bốn Loại Sanh Tử: Four kinds of rebirth dependent on present deeds—See Tứ Chủng Sanh

Tử.

Bốn Loại Tâm Vương: Catubbidha-citta (p)— Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có bốn loại tâm vương—According to the Abhidharma, there are four classes of consciousness:

  1. Tâm thuộc Dục Giới—Kamavacaram (p)— Sense-sphere consciousness—See Tâm Dục

Giới.

  1. Tâm thuộc Sắc Giới: Rupavacaram (p)—Finematerial-sphere consciousness—See Tâm Sắc

Giới.

  1. Tâm thuộc Vô Sắc Giới: Arupavacaram (p)— Immaterial-sphere consciousness—See Tâm

Vô Sắc Giới.

  1. Tâm Siêu Thế: Lokutaran (p)—

Supermundane consciousness—See Tâm Siêu

Thế.

Bốn Loại Trói Buộc: Ganthas (p)—Có bốn loại trói buộc: tham muốn, oán ghét, ham chuộng nghi lễ cúng kiến, và cố chấp trong thành kiến, khư khư chấp rằng thành kiến của mình là đúng (kiến thủ)—There are four kinds of ties (The Buddha and His Teachings—Chapter 39): coveteousness (abhijjha (p), ill-will (vyapada (p), indulgence in wrong rites and ceremonies (sila-bataparamasa (p), and adherence to one’s preconception as truth (idam-saccabhinivesa (p).

Bốn Loại Vũ Trụ: See Tứ Chủng Vũ Trụ, and Tứ đánh, kiêu mạn không thỉnh pháp, khinh ngạo

Pháp Giới. không dạy Pháp cho những người đang cầu hiểu

Bốn Mươi Đề Mục Hành Thiền: Theo Vi Diệu pháp giới, không tu tập giáo pháp Đại Thừa, tri Pháp, có bốn mươi đề mục hành thiền—According chúng vụng về, riêng thọ lợi dưỡng (tất cả của to The Abhidharma, there are forty meditation cúng dường phải thuộc về Tăng già hay chùa viện, subjects. vì thế nhận cúng dường riêng là một hình thức ăn

1-10) Thập Đại: Kasina (p)—Ten kasinas—See cắp của chùa viện), thọ biệt thỉnh (không được

Thập Đại. nhận cúng dường riêng dù được mời đặc biệt đến

11-20)Mười Đề Mục về Bất Tịnh: Ten Asubha nhà Phật tử tại gia, vì làm như vậy cũng là một

(p)—See Mười Đề Mục Bất Tịnh.

21-30) Mười Đề Mục Suy Niệm: Anussati (p)— Ten recollections—See Mười Đề Mục Suy Niệm.

31-34)Tứ Vô Lượng Tâm: Four illimitables—See Tứ Vô Lượng Tâm.

  1. Một Đề Mục Quán Tưởng: Sanna (p)—Một đề mục về tri giác—One perception—See

Nhất Quán (2).

  1. One Analysis: See Một Đề Mục Phân Tách. 37-40)Bốn Đề Mục về Thiền Vô Sắc: Four subjects on the immaterial states—See Tứ Không Xứ.

Bốn Mươi Sáu Mùa An Cư Kiết Hạ Của Đức Phật: Forty-six rainy season retreats of the Buddha—1) Rsi-patana, 2-4) Vương Xá: Rajagrha (skt), 5) Tỳ Xá Ly: Vaisali, 6) Mankula-parvata, 7) Đao Lợi Thiên: Trayastrimsa Heaven, 8) Bhesakalavana (gần Summanra-giri), 9) Kiều Thường Di: Kausambi, 10) Parikeyyaka, 11) Nala, 12) Veranja, 13) Caliya-parvata, 14) Tịnh Xá Kỳ Hoàn trong thành Xá Vệ: Jetavana in Sravasti, 15) Thành Ca Tỳ La Vệ: Kapilavastu, 16) Alavi, 17) Thành Vương Xá: Rajagrha, 18-19) Caliyaparvata, 20) Thành Vương Xá: Rajagrha, 21-46) Tịnh Xá Kỳ Hoàn trong thành Xá Vệ: Jetavana in Sravasti.

Bốn Mươi Tám Giới Khinh: Bốn mươi tám giới khinh theo kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới: kính thầy bạn, không uống rượu, không ăn thịt, không ăn ngũ vị tân, không phát tâm dạy người sám hối, không cúng dường thỉnh pháp, không đi nghe pháp, phế bỏ Đại Thừa, không chăm sóc người bịnh, chứa chấp khí cụ sát sanh, đi sứ, buôn bán phi pháp, hủy báng Phật pháp, phóng hỏa, dạy giáo lý ngoài Đại Thừa, vì lợi mà giảng pháp lộn lạo, cậy thế lực để quyên góp tiền của, không thông hiểu mà làm thầy truyền giới, lưỡng thiệt, không phóng sanh, đem sân trả sân đem đánh trả hình thức ăn cắp của Tăng già), biệt thỉnh Tăng, tà mạng nuôi sống (không được làm thương mại trong bất cứ hoàn cảnh nào), quản lý thương mại cho cư sĩ (bạch y), không mua chuộc lại hình tượng Phật (khi thấy kẻ gian lấy trộm và đem bán hình tượng Phật, Phật tử thuần thành phải bằng mọi cách mua lại), tổn hại chúng sanh (không mua bán dao, búa, gậy gộc; không lợi dụng địa vị để tịch thu tài sản của dân chúng, không nuôi chó mèo và các loại gia súc khác), tà nghiệp giác quán (không nhìn những hành động tà vạy như đánh lộn, bài bạc, hay nghe nhạc, nghe đàn, sáo, vân vân), tạm bỏ Bồ Đề tâm (tạm thời phế bỏ tâm Bồ đề là một giới khinh cho hàng phật tử, nhứt là chư Tăng Ni), không phát nguyện, không phát thệ (thà uống nước đồng sôi hay quấn mình trong lưới sắt nóng, hay nuốt banh sắt, nằm trên sắt nóng, hay nhảy vào vạc dầu sôi, hay chân cẳng bị đao búa nóng chặt đứt, hay mắt bị trăm ngàn đao kiếm đâm thủng, vân vân, chứ thệ quyết không phá giới), vào chỗ hiểm nạn, trái thứ tự tôn ti, không tu phước huệ, không bình đẳng truyền giới, vì tư lợi mà thuyết giảng, vì danh mà giảng giới cho kẻ ác, cố mống tâm phạm giới, không cúng dường kinh luật, không giáo hóa chúng sanh, thuyết pháp không đúng pháp (Phật tử thuần thành nhứt là chư Tăng Ni phải luôn phát đại bi tâm hóa độ chúng sanh), chế hạn phi pháp (lợi dụng chức vị trong Tăng đoàn mà chế hạn giới luật đi ngược với Phật pháp), vì danh lợi mà phá diệt Phật Pháp—Forty Eight Secondary or Lighter Precepts which the Buddha taught all Bodhisattvas in the Brahma-Net Sutra: respect toward Teachers and Friends, not to Drink Intoxicant Substances, not to Deliberately Eat Meat, not to eat the Five Pungent Herbs (tỏi— garlic, hẹ—chives, kiệu—leeks, hành—onions, hưng cừ—càri—asafoetida), not to Be Willing to Teach Repentence, not to Fail to Request the Dharma or Make Offerings, not to Fail to Attend Dharma Lectures, not to Deliberately Turn Away from the Mahayana, failing to Care for the Sick (both physical and mental), not to Store Deadly Weapons, not to Serve as an Emissary, not to Do Unlawful Businesses, not to Slander the Buddha

Dharma, not to Start Wildfire, not to Teach NonMahayana Dharma, not to Expound External Theories for Own Gaining, not to Rely on Others’ Powers such as Officials to raise funds, not to serve as a Dharma Transmission Teacher while not understanding sufficiently the Dharma and the Moral Codes, not to Speak with Double-Tongued Speech, fail to Liberate Sentient Beings, not to Return Anger for Anger, Blow for Blow, being Arrogant (Refuse instructions on the sutras and moral codes from Dharma Master on account of his own intelligence) and Refuse to request the Dharma, not to Arrogantly refuse to Answer Dharma Law to Those Who Seek the meaning of Sutras and Moral Codes, fail to Practice Mahayana Teachings, to Serve as an Unskilled Abbot or Unskilled Leadership of the Assembly, not to Accept Personal Offerings. All offerings should belong to the Sangha or monasteries. Therefore, to accept personal offerings is a form of stealing the possessions of the Sangha, not to Accept any offerings from Personal Invitations because to do so is also to steal the possessions of the Sangha, laypersons not to Issue Discriminatory Invitations, not to Persue Improper Livelihoods such as engaging in the worldly businesses under any circumstances, not to Handle any Business Affairs for the Laity, when Seeing Evil People

Steal and Sell Statues or Paintings of Buddhas,

Devoted Buddhist must try to repurchase (Buy Back) Clerics Along with Sacred Objects, not to Harm Sentient Beings (selling knives, clubs, bows, arrows, Abusing governmental position to confiscate people’s possessions, rasing cats, dogs, or any animals), not to Watch Improper Activities such as fighting, gambling or to listen to sounds of conch shells, drum, horns, guitars, flutes, songs or other music, etc, it is a Secondary Offense for a Buddhist to Temporary Abandoning of Bodhi Mind, especially monks and nuns, fail to Make Great Vows, fail to Take Solemn Oaths (would rather jump into a raging blaze, wrap self a thousand times with red-hot iron net, swallow redhot iron pellets and drink molten iron, lie on a bonfire or burning iron, be impaled for eons by hundred of spears, jump into a caudron of boiling oil and roast for hundreds of thousands of eons, be pulverized from head to toe by an iron sledge hammer, have both eyes blinded by hundreds of thousands of swords, etc., should never break the precepts), not to Travel in Dangerous Areas, not to Sit in the Improper Order Within the Assembly, fail to Cultivate Merits and Wisdom, discrimination in Conferring the Precepts, teaching for the Sake of Personal Profits, reciting the Precepts to Evil Persons with a greed of fame, thoughts of Violating the Precepts, fail to Honor the Sutras and Moral Codes, fail to Teach Sentient Beings, preaching in an Inappropriate Manner. A devoted Buddhist, especially monks and nuns, should always have a mind of Great Compassion to teach and transform sentient beings, abuse high official position in the Order to undetermine the moral code of the Buddhas and set Regulations Against the Dharma, to Destroy the Dharma For Fame or Profit.

Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di

Đà: Tứ Thập Bát Nguyện—Forty-eight Amitabha’s vows.

(A) Lịch sử và đại cương của 48 lời nguyện— History and overview of the forty-eight vows:

  1. Bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ. Ngài đã thệ nguyện khi còn là Bồ Tát Pháp Tạng. Theo trường kinh A Di Đà, Bồ Tát Pháp Tạng nguyện tạo cõi Phật nơi đó ngài sẽ ngự khi thành Phật. Theo Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật A Di Đà là tối yếu vì sức mạnh nơi những lời nguyện của Ngài. Sức mạnh nầy vĩ đại đến nỗi ai nhất tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật,” khi lâm chung có thể vãng sanh Cực Lạc, và thành Phật từ nơi cõi nước nầy. Chỉ cần niệm Hồng Danh Phật là được—The forty-eight vows of Amitabha that he would not enter into his final nirvana or heaven, unless all beings share it. The vows which Amitabha Buddha made while still engaged in Bodhisattva practice as Bodhisattva Dharmakara. According to Longer Amitabha Sutra, Bodhisattva Dharmakara wished to create a splendid Buddha land in which he would live when he attained Buddhahood. Also according to Amitabha Sutra (The Sutra of Infinite Life), Amitabha Buddha is foremost. This is because of the power of his vows. This power is so great that when you singlemindedly recite “Nam Mo Amitabha Buddha,” after death you can be reborn in the Western Pure Land, and become a Buddha from there. All you need to do is recite the Buddha’s name.
  2. Thệ nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng, vị Bồ Tát sắp thành Phật, hay ngay cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được biểu lộ đầy đủ bằng 48 lời nguyện, trong đó lời nguyện thứ 12 và 13 nói về Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ: “Nếu ta không chứng được Vô Lượng Quang và Vô

Lượng Thọ, ta sẽ không thành Phật.” Khi Ngài thành Phật, Ngài có thể tạo nên cõi Phật tùy ý. Một Đức Phật, lẽ dĩ nhiên là trụ tại “Niết Bàn Vô Trụ,” và do đó có thể ở bất cứ nơi nào và khắp cả mọi nơi. Nguyện của Ngài là lập nên cõi Cực Lạc cho tất cả chúng sanh mọi loài. Một quốc độ lý tưởng trang nghiêm bằng bảo vật, có cây quý, có ao quý, để tiếp dẫn những thiện tín thuần thành. Nguyện thứ 18 được xem là quan trọng nhất, hứa cho những ai y chỉ hoàn toàn nơi Phật lực với trọn tấm lòng thanh tịnh và chuyên niệm Phật hiệu, sẽ được thác sinh về cõi Cực Lạc nầy. Nguyện thứ 19, nguyện tiếp dẫn trước giờ lâm chung cho những ai có nhiều công đức. Nguyện thứ 20 nói rằng những ai chuyên niệm danh hiệu Ngài với ý nguyện thác sanh vào nơi quốc độ của Ngài thì sẽ được như ý: The vow, original to Dharmakara, the wouldbe Buddha, or even to Sakyamuni Buddha himself, is fully expressed in the forty-eight vows in the text. Vows numbered 12 and and 13 refer to the Infinite Light and the Infinite Life. “If he cannot get such aspects of Infinite Light and Life, he will not be a Buddha.” If he becomes a Buddha he can constitute a Buddha Land as he likes. A Buddha, of course, lives in the ‘Nirvana of No Abode,’ and hence he can live anywhere and everywhere. His vow is to establish the Land of Bliss for the sake of all beings. An ideal land with adornments, ideal plants, ideal lakes for receiving all pious aspirants. The eighteenth vow which is regarded as most important, promises a birth in His Land of Bliss to those who have a perfect reliance on the Buddha, believing with serene heart and repeating the Buddha’s name. The nineteenth vow promises a welcome by the Buddha himself on the eve of death to those who perform meritorious deeds. The twentieth vow further indicates that anyone who repeats his name with the object of winning a rebirth in His Land will also be received.

(B) Nội dung của 48 lời nguyện—Contents of the forty-eight vows:

  1. Vô Tâm Ác Thú Nguyện (nguyện không còn ba nẻo ác): Nếu tôi được làm Phật, mà trong cõi nước còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if there would still be the planes (realms) of hell-dwellers, hungry ghosts, and animals in my land (When I become a Buddha, if, in my land, there are still the planes of hell-dwellers, hungry ghosts, or animals, I will not ultimately take up supreme enlightenment).
  2. Bất Cánh Ác Thú Nguyện (nguyện chúng sanh chẳng còn phải sa vào ba nẻo ác): Nếu tôi được làm Phật, mà trời, người trong nước sau khi thọ chung, còn phải trải qua ba nẻo dữ, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings, especially the devas and humans from my land would fall to the three miserable planes (realms) of existence in other lands.
  3. Tất Giai Kim Sắc Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều màu vàng ròng): Nếu tôi được làm Phật, mà trời, người trong nước chẳng hệch như màu vàng y hết cả đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if the sentient beings, especially the devas and humans in my land would not be endowed with a complexion of

genuine gold.

  1. Vô Hữu Hảo Xú Nguyện (nguyện không còn kẻ đẹp người xấu): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong nước hình sắc chẳng đồng, còn có người đẹp kẻ xấu, xin chẳng giữ lấy

ngôi chánh giác—I shall not attend supreme enlightenment if there would be such distinctions as good and ugly appearances among the sentient beings in my land, especially among the devas and humans.

  1. Túc Mệnh Trí Thông Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được túc mệnh thông): Nếu tôi được làm Phật, mà trời, người trong nước chẳng biết túc mạng, trở xuống chẳng biết trăm ngàn ức Na-do-tha việc các kiếp đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humans, would fail to achieve the power to remember the past lives of himself and others, even events that happened hundreds of thousands of millions of billions of myriads of kalpas ago.
  2. Thiên Nhãn Trí Thông Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được thiên nhãn thông): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong nước chẳng được thiên nhãn, trở xuống nghe tiếng trăm ngàn ức Na-do-tha các cõi Phật đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humans, would not be endowed with the deva-eye, enabling him to see hundreds of thousands of millions of billions of myriads of Buddha-lands.
  3. Thiên Nhĩ Trí Thông Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được thiên nhĩ thông): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong nước chẳng được thiên nhĩ, trở xuống nghe tiếng trăm ngàn ức Na-do-tha chư Phật thuyết pháp mà chẳng thọ trì tất cả đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humans, would fail to obtain the deva-ear, enabling him to hear the Dharma expounded by another Buddha hundreds of thousands of millions of billions of myriads of leagues away.
  4. Tha Tâm Trí Thông Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được tha tâm thông): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong nước chẳng được thấy tha tâm trí, trở xuống chẳng

biết trăm ngàn ức Na-do-tha tâm niệm của chúng sanh trong các cõi Phật đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especiall the devas and humans, would not be endowed with the power of knowing others’ minds, so that he would not know the mentalities of the sentient beings in hundreds of thousands of millions of billions of myriads of other Buddha-lands.

  1. Thần cảnh Trí Thông Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được thần túc thông): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong nước chẳng được thần túc, ở trong lối một niệm trở xuống chẳng vượt qua được trăm ngàn ức Na-do-tha các nước Phật đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humans, would fail to achieve the perfect mastery of the power to appear anywhere at will, so that he would not be able to traverse hundreds of thousands of millions of billions of myriads of Buddha-lands in a flash of thought.
  2. Tốc Đắc Lậu tận Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều chóng lậu tận): Nếu tôi được làm Phật mà trời người trong cõi nước còn khởi tưởng niệm tham, tính chuyện riêng thân mình đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humas, would entertain even a single the notion of “I” and “mine.”
  3. Trụ Chính Định Tự Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều trụ trong chính định): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong cõi nước chẳng trụ nơi định-tụ, rồi diệt độ đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land, especially the devas and humans, would not certainly achieve supreme enlightenment and realize great nirvana.
  4. Quang Minh Vô Lượng Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được vô lượng quang minh): Nếu tôi được làm Phật, mà quang minh có hạn lượng trở xuống chẳng chiếu được trăm ngàn ức Na-do-tha các cõi Phật đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if my light would be so limited as to be unable to illuminate hundreds of thousands of millions of billions of myriads (or any number) of Buddha-lands.
  5. Thọ Mệnh Vô Lượng Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được vô lượng thọ mệnh): Nếu tôi được làm Phật, mà thọ mạng có hạn lượng, trở xuống tới trăm ngàn ức Nado-tha Kiếp đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attaint enlightenment if my life span would be limited to even hundreds of thousands of millions of billions of myriads of kalpas, or any countable number of kalpas. 14) Thanh Văn Vô Số Nguyện (nguyện có vô số chúng Thanh Văn): Nếu tôi được làm Phật, mà bậc Thanh Văn trong cõi nước có thể đếm lường được, cho chí chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới đều thành Duyên giác, ở trăm ngàn ức Kiếp tính đếm cọng lại biết được cái số (Thinh văn) đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if anyone would be able to know number of Sravakas in my land. Even if all sentient beings and Pratyeka-buddhas in a billion-world universe exercised their utmost counting power to count together for hundreds of thousands of years, they would not be able to know it.
  6. Quyến Thuộc Trường Thọ Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì thọ mạng của trời người trong cõi nước không hạn lượng được; trừ ra bổn nguyện của họ dài, vắn đều được tự tại. Nếu chẳng được vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land would have a limited life span, except those who are born due to their vows.
  7. Vô Chư Bất Thiện Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều không có các điều bất thiện): Nếu tôi được làm Phật, mà trời người trong cõi nước cho đến nghe có tiếng chẳng lành đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my lands, especially the devas and humans, would have a bad reputation.
  8. Chư Phật Xưng Dương Nguyện (nguyện mười phương đều được chư Phật khen ngợi): Nếu tôi được làm Phật, mà vô lượng chư Phật ở mười phương thế giới chẳng đều nức nở xưng danh hiệu cõi nước của tôi đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if my land would not be praised and acclaimed by inumerable Buddhas in countless Buddha-lands.
  9. Niệm Phật Vãng Sanh Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh mười phương chí tâm tín lạc, muốn sanh về nước tôi, cho đến mười niệm mà chẳng sanh đó, Xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác. Chỉ trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp—When I realize supreme enlightenment, there will be sentient beings in the Buddha-lands who, after hearing my name, dictate their good roots to be born in my land in thought after thought. Even if they had only ten such thoughts, they will be born in my land, except for those who have performed karmas leading to

Uninterrupted Hell and those who speak ill of the true Dharma or saints. If this would not be the case, I shall not attain enlightenment.

  1. Phát Bồ Đề Tâm Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều phát bồ đề tâm): Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh mười phương phát tâm Bồ đề, tu các công đức, chí tâm phát nguyện, muốn sanh về nước tôi; tới lúc lâm mạng chung thời, như tôi chẳng cùng đại chúng hầu quanh hiện ra ở trước người ấy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, I shall appear with an assembly of monks at the deathbeds of sentient beings of other Buddha-lands who have brought forth bodhicitta, who think of my land with a pure mind, and who dedicate their good roots to birth in the Land of Utmost Bliss. I shall not attain supreme enlightenment if I would fail to do so.
  2. Phát Tín Tâm Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều phát tín tâm): Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh mười phương nghe danh hiệu của tôi, đem lòng tưởng niệm đến nước tôi, trồng các cội đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về nước tôi, như chẳng quả toại lòng đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác— When I become a Buddha, all the sentient beings in countless Buddha-lands, who, having heard my name and dedicated their good roots to be born in the Land of Utmost Bliss, will be born there. Otherwise, I shall not attain supreme enlightenment.
  3. Tam Thập Nhị Tướng Nguyện (nguyện hết thảy chúng sanh đều được 32 tướng hảo): Nếu tôi được làm Phật mà trời người trong cõi nước chẳng đều thành mãn 32 tướng của bực đại nhân đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any bodhisattva in my land would fail to achieve the thirty-two auspicious signs.
  4. Tất Chí Bổ Xứ Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì các chúng Bồ Tát ở các cõi Phật các phương khác sanh lại nước tôi, rốt cuộc ắt tới Nhứt sanh bổ xứ. Trừ ra cái bổn nguyện của mình, tự tại hóa ra, vì cớ chúng sanh muốn được cứu độ nên thệ nguyện rộng lớn, kiên như áo giáp sắt, chứa chan cội đức, độ thoát hết thảy, du hành đến các cõi Phật, tu hạnh Bồ tát, cúng dường chư Phật Như Lai mười phương, khai hóa cho vô lượng chúng sanh đông như cát sông Hằng, khiến cho lập nên cái đạo chánh chơn, không chi trên được, cao tột hơn cái hạnh của các địa vị tầm thường, hiện ra mà tu tập cái đức Phổ Hiền. Nếu chẳng được vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh gíac—I shall not attain supreme enlightenment if any Bodhisattvas in my land on their way to great bodhi would fail to reach the stage of being only one lifetime away from Buddhahood. This excludes those Bodhisattvas with great vows who wear the armor of vigor for the sake of sentient beings; who strive to do beneficial deeds and cultivate great nirvana; who perform the deeds of a Bodhisattva throughout all Buddha-lands and make offerings to all Buddhas, the Tathagatas; and who establish as many sentient beings as the sands of the Ganges in supreme enlightenment. This also excludes those who seek liberation by following the path of Samantabhadra, devoting themselves to Bodhisattvas’ practices even more than those who have attained the stage of being only one lifetime away from Buddhahood.
  5. Cúng Dường Chư Phật Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, mà Bồ Tát trong cõi nước nương vào thần lực của Phật, muốn cúng dường chư Phật, trong khoảng một bữa ăn, chẳng khắp tới được vô số vô lượng ức Na-do-tha các cõi Phật đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if the Bodhisattvas in my land would not, by the awesome power of the Buddha, be able to make offerings to countless hundreds of thousands of millions of billions of myriads of

Buddhas in other Buddha-lands every morning return to their own land before mealtime.

  1. Cúng Cụ Như Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì Bồ Tát ở trong cõi nước, trước chư Phật, hiện ra cội đức của mình, những đồ mình cầu muốn cúng dường, nếu chẳng như ý đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if the Bodhisattvas in my land would not possess every variety of offering they need to plan good roots in various Buddha-lands.
  2. Thuyết Nhất Thiết Trí Nguyện: Nếu tôi được làm Phật mà Bồ Tát trong nước chẳng diễn thuyết được “hết thẩy mọi trí” đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if the Bodhisattvas in my land would not be skilled in expounding the essence of the Dharma in harmony with all-knowing wisdom.
  3. Na La Diên Thân Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, mà Bồ Tát trong cõi nuớc chẳng đặng cái thân kim cang Na-la-diên đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if the Bodhisattvas in my land would not have enormous strength of a Narayana.
  4. Sở Tu Nghiêm Tịnh Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì trời người trong cõi nước và hết thảy muôn vật đều nghiêm tịnh sáng đẹp, hình sắc tinh diệu, không thể cân lường cho xiết được. Từ các chúng sanh cho chí các bậc đã được thiên nhãn, nếu ai biện được tên và số cho rành rẽ đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, no one will

be able to describe completely the articles of adornment in my land; even one with the deva-eye will not be able to know all their varieties of shape, color, and brillance. If anyone could know and describe them all, I shall not attain supreme enlightenment.

  1. Kiến Đạo Tràng Thụ Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, mà từ Bồ Tát trong cõi nước chí đến kẻ ít công đức chẳng thấy biết được cái vẻ sáng chiếu vô lượng của cây Đạo Tràng cao bốn trăm muôn dặm đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if in my land there would be Bodhisattvas with inferior roots of virtue who could not know the numerous kinds of trees, four hundred thousand leagues high, which

will abound in my land.

  1. Đắc Biện Tài Trí Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì Bồ Tát trong cõi nước nếu ai thọ đọc kinh pháp, phúng, tụng, trì, thuyết, mà chẳng đặng cái biện tài trí huệ đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if those sentient beings in my land who read and recite sutras and explain them to others would not acquire superb eloquence.
  2. Trí Biện Vô Cùng Nguyện: Nếu tôi được làm Phật mà trí huệ, biện tài của Bồ Tát trong cõi nước còn có thể hạn lượng được, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any Bodhisattva in my land would be unable to achieve limitless eloquence.
  3. Quốc Độ Thanh Tịnh Nguyện: Nếu tôi được làm Phật thì cõi nước thanh tịnh đều chiếu thấy vô lượng vô số thế giới chư Phật mười phương chẳng thể nghĩ bàn, dường như tấm gương sáng soi thấy bộ mặt vậy. Nếu chẳng được như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, my land will be unequaled in brightness and purity; it will clearly illuminate countless, numberless Buddha-lands, inconceivable in number, just as a clear mirror reveals one’s features. If this would not be so, I shall not attain supreme enlightenment.
  4. Quốc Độ Trang Sức Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì từ dưới đất trở lên tới chốn hư không, cung điện, lầu quán, ao hồ, hoa, cây… hết thảy muôn vật ở trong cõi nước, đều dùng vô lượng của báu góp lại và trăm ngàn các thứ hương mà hiệp cộng thành ra, sửa soạn cho thiệt lạ lùng mầu nhiệm, hơn hết các cõi trời và cõi người; mùi hương của các vật ấy huân khắp thế giới mười phương; hễ chư Bồ Tát ngửi mùi đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác— When I become a Buddha, there will be inumerable kinds of incense on land and in air within the borders of my land, and there wil be hundreds of thousands of millions of billions of myriads of precious censers, from which will rise the fragrance of the incense, permeating all of space. The incense will be superior to the most cherished incense of humans and gods, and wil be used as an offering to Tathagatas and Bodhisattvas. If this would not be the case, I shall not attain supreme enlightenment.
  5. Xúc Quang Nhu Nhuyễn Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì vô lượng các loài chúng sanh trong thế giới chư Phật mười phương chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc, đều nhờ ánh quang minh của tôi chạm vô mình của họ, thân tâm trở nên nhu nhuyễn trội hơn trời và người. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác: When I become a Buddha, sentient beings in countless realms, inconceivable and unequaled in number, throughout the ten directions who are touched by the awesome light of the Buddha will feel more secure and joyful in body and mind than other humans or gods. Otherwise, I shall not attain supreme enlightenment.
  6. Văn Danh Đắc Nhẫn Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, mà các loại chúng sanh trong thế giới chư Phật mười phương vô lượng chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc, đều nghe danh tự của tôi, nếu chẳng đặng đức vô sanh pháp nhẫn và các thâm tổng trì của bực Bồ Tát, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment If Bodhisattvas in countless Buddha-lands, inconceivable and unequaled in number, would not realize the truth of non-arising and acquire dharanis after they hear my name.
  7. Phế Nữ Nhân Thân Vãng Sanh Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì vô lượng thế giới chư Phật mười phương chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc, trong đó hễ có người phái nữ nào nghe danh tự của tôi mà hoan hỷ tin vui, phát tâm Bồ đề, chán ghét nữ thân, thế mà sau khi qua đời, còn phải làm hình con gái nữa, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, all the women in numberless Buddha-lands, inconceivable and unequaled in number, who, after hearing my name, acquire pure faith, bring forth bodhicitta, and are tired of the female body, will rid themselves of the female body in their future lives. If this would not be the case, I shall not attain supreme enlightenment (I refuse to enter into final nirvana or final joy until every woman who calls on my name rejoices in enlightenment and who, hating her woman’s body, has ceased to be reborn as a woman).
  8. Thường Tu Phạm Hạnh Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì vô lượng chúng Bồ tát trong thế giới chư Phật mười phương chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc, hễ nghe danh tự của tôi, thì sau khi qua đời, thường tu phạm hạnh cho tới khi thành Phật đạo. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if Bodhisattvas in countless Buddha-lands, inconceivable and unequaled in number, who attain doctrine of non-arising after hearing my name would fail to cultivate superb, pure conduct until they attain great bodhi.
  9. Thiên Nhân Trí Kính Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì vô lượng chư thiên, nhân dân các cõi thế giới chư Phật mười phương chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc, hễ nghe danh tự của tôi, thì năm thể (đầu, hai cùi chỏ và hai đầu gối) đầu địa, dập đầu làm lễ, hoan hỷ tin vui, tu hạnh Bồ Tát, trời và người không ai chẳng đem lòng kính. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if, when I become a Buddha, humans and gods would not pay homage to all the Bodhisattvas of numberless Buddha-lands who, after hearing my name, prostrate themselves in obeisance to me and cultivate the deeds of Bodhisattva with a pure mind.
  10. Y Phục Tùng Niệm Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì trời người trong cõi nước muốn được đồ y phục, ý vừa dứt thì đồ liền tới, y như đồ mặc mầu nhiệm ứng pháp mà đức Phật khen, tự nhiên ở nơi mình. Nếu ai còn phải cầu lấy sự may vá, nhuộm, giặt, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, sentient beings in my land will obtain the clothing they need as soon as they think of it, just as a man will be spontaneously clad in a monastic robe when the Buddha says, “Welcome, monk !” If this would not be the case, I shall not attain supreme enlightenment.
  11. Thụ Lạc Vô Nhiễm Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, mà sự khoái lạc của trời người trong cõi nước thọ hưởng chẳng bằng bậc Tỳ Kheo lậu tận, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in my land would not at birth obtain the necessities of life and become secure, pure, and blissful in mind, like a monk who has ended all defilements.
  12. Kiêm Chư Phật Độ Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì Bồ Tát trong cõi nước tùy ý muốn thấy vô lượng cõi Phật mười phương nghiêm tịnh, tức thì như nguyện, từ trong cây báu chiếu thấy đủ hết, dường như tấm gương sáng ngó thấy bộ mặt. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, if sentient beings in my land wish to see other superbly adorned, pure Buddha-lands, these lands will immediately appear to them among the precious trees, just as one’s face appears in a clear mirror. If this would not be the case, I shall not attain supreme enlightenment.
  13. Chư Căn Cụ Túc Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng trong các cõi ở các phương khác nghe danh tự của tôi, cho đến khi được làm Phật mà các căn còn thiếu thốn, chẳng đầy đủ đó, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if any sentient beings in any other Buddha-lands, after hearing my name and before attaining bodhi, would be born with incomplete organs or organs restricted in function.
  14. Trụ Định Cúng Dường Phật Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng trong các cõi ở các phương khác nghe danh tự của tôi, đều kịp tới được cảnh Tam Muội “Thanh tịnh giải thoát” hết cả. Trụ ở cảnh Tam muội ấy, trong một khoảnh vừa phát ra ý tưởng, thì cúng dường vô lượng, chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc số chư Phật Thế tôn, thế mà chẳng lạc mất cái ý định. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, any Bodhisattva in any other Buddha-lands, after hearing my name, will be able to know distinctly the name of superb samadhis. While in remaining in samadhi, they will be able to make offerings to countless, numberless Buddhas, inconceivable and unequaled in number, in a moment, and will be able to realize great samadhis instantly. If this would not be the case, I shall not attained supreme enlightenment.
  15. Sinh Tồn Quý Gia Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng ở trong các cõi phương khác nghe danh tự của tôi, sau khi qua đời, sanh vào nhà tôn quí. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if, when I become Buddha, any Bodhisattva in any other Buddha-lands who has heard my name would not be born in a noble family after death.
  16. Cụ Túc Đức Bản Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì Bồ Tát chúng trong các cõi phương khác nghe danh tự của tôi, vui mừng hớn hở, tu hạng Bồ Tát, trọn đủ cội đức. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if when become a Buddha, any Bodhisattva in any other Buddha-lands would not immediately cultivate the Bodhisattva practices, become purified and joyful, abide in equality, and possess all good roots after he hears my name.
  17. Trụ Định Kiến Phật Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng trong các cõi ở các phương khác nghe danh tự của tôi, đều kịp tới cảnh Phổ Đẳng Tam Muội. Trụ ở cảnh Tam muội ấy cho tới khi thành Phật, thường thấy hết thảy vô lượng chư Phật chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—When I become a Buddha, Bodhisattvas in other Buddha-lands will achieve the Samadhi of Equality after hearing my name and will, without regression, abide in this samadhi and make constant offerings to an inumerable, unequaled number of Buddhas until those Bodhisattvas attain bodhi. If this would not be the case, I shall not attain supreme enlightenment.
  18. Tùy Ý Văn Pháp Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì Bồ Tát trong cõi nước tùy theo cái nguyện của mình, hễ muốn nghe pháp, tự nhiên được nghe. Nếu chẳng như vậy, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if Bodhisattvas in my land would not hear at will the Dharma they wish to hear.
  19. Đắc Bất Thối Chuyển Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng trong các cõi các phương khác nghe danh tự của tôi, mà chẳng được tới nơi Bất Thối Chuyển tức thì xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if, when I become a Buddha, any Bodhisattva in any other Buddha-lands would regress from the path to supreme enlightenment after he hears my name.
  20. Đắc Tam Pháp Nhẫn Nguyện: Nếu tôi được làm Phật, thì chư Bồ Tát chúng trong các cõi các phương khác nghe danh tự của tôi, mà chẳng tới được liền bậc Pháp nhẫn thứ nhứt, thứ nhì và thứ ba, đối với pháp của chư Phật liền chẳng được nơi Bất Thối Chuyển, xin chẳng giữ lấy ngôi chánh giác—I shall not attain supreme enlightenment if, when I become a Buddha, any Bodhisattva in any other Buddha-lands would not acquire the first, the second or the third realization as soon as he heard my name, or would not instantly attain nonregression with regard to Buddha-Dharmas.

Bốn Mươi Tám Nguyện: Forty-eight vows—See Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà.

Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật:Forty-eight Aspects of Buddha Recitation.

Bốn Mươi Tâm Bồ Tát: Forty bodhisattva positions in Brahma-Net Sutra—See Tứ Thập Vị. Bốn Nét Đặc Trưng Của Thiền Tông: Four special characteristics of Zen Buddhism—Theo Edward Conze trong Tinh Hoa và Sự Phát Triển Của Đạo Phật, có bốn nét đặc trưng của Thiền tông. Thứ nhất là trong Thiền tông, những nét cổ truyền của Phật giáo bị nhìn một cách thù địch. Ảnh tượng và kinh điển bị khinh miệt, những ước lệ bị cố ý chế diễu. Thiền tông bày tỏ một tinh thần thực tiễn triệt để rất giống tinh thần của Royal Society ở Anh vào thế kỷ thứ 17. Châm ngôn của họ là “Đừng nghĩ mà hãy thử!” Và “với sách vở họ xen vào tất cả để chỉ thấy cái mà những kinh nghiệm đã thử trước họ.” Thiền tông nhắm truyền đạt trực tiếp Phật tánh ngoài truyền thống văn tự. Sự nghiên cứu kinh điển do đó bị xao lãng. Trong những tịnh xá người ta đặt ra kinh điển sát cạnh nhà cầu phòng khi ngẫu nhiên tham khảo tới. Bàn luận về những sớ giải, lục lọi kinh điển, nghiền ngẫm văn tự bị coi như mò kim đáy biển: “Đếm những của cải của kẻ khác ích lợi gì?” “Để thấy tự tính là Thiền.” Chỉ có cái đó mới đáng kể. Những sử gia thường qui những thái độ này vào phong thể thực tiễn của dân tộc tính Trung Hoa. Điều này không hoàn toàn đúng, bởi chủ trương phi truyền thống đã tràn ngập toàn thể thế giới Phật giáo giữa những năm 500 và 1000 và Mật tông Ấn độ về phương diện này cung ứng nhiều tính chất song phương với Thiền tông. Thứ nhì là Thiền tông đối nghịch với sự suy lý siêu hình, nó ghê tởm lý thuyết và nhằm phế bỏ lý luận. Trực giác được đề cao hơn màng lưới vi tế của tư tưởng tế nhị rất nhiều. Chân lý không được phát biểu bằng thuật ngữ trừu tượng và tổng quát, nhưng hết sức cụ thể. Những thiền sư đời Đường nổi tiếng vì những câu sấm ngữ bí hiểm cũng như những hành vi kỳ dị và độc đáo. Giải thoát được tìm thấy trong những sự vật thông thường của đời sống hằng ngày. Huyền Kiến giác ngộ khi bổn sư của ngài thổi tắt một ngọn nến, người khác giác ngộ khi thấy hòn gạch rơi, người khi chân bị gẫy. Đó không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Trưởng Lão Kệ và Trưởng Lão Ni Kệ bằng tiếng Pali chứng minh rằng trong Cổ Phái trí Tuệ những việc ngẫu nhiên tầm thường cũng có thể làm phát khởi sự thức tỉnh tối hậu. Những Thiền sư phô trương sự bất đồng với truyền thống bằng những hành động kỳ cục. Họ đốt những tượng phật bằng gỗ, giết mèo, bắt tôm cá. Thiền sư trợ giúp đệ tử bằng “hành động trực tiếp” như kéo mũi, dùng thiên trượng đánh hay hét vào tai thiền giả nhiều hơn là bằng những lời nói khôn ngoan. Công án, nền tảng và trợ lực của thiền định, gồm mật ngữ và những chuyện bí hiểm mà người ta phải suy niệm cho đến khi sự kiệt quệ tinh thần đưa đến sự thấu hiểu thình lình ý nghĩa của chúng. Nhưng công án cũng không phải là một sản phẩm riêng của tinh túy Trung Hoa. Đó chỉ là hình thức Trung Hoa của khuynh hướng chung của Phật giáo, cùng thời đó, xuất hiện ở Bengale, nơi Mật tông Sahajiya giảng dạy bằng những mật ngữ và thuật ngữ bí hiểm, một phần để giữ bí mật cho tư tưởng, một phần để tránh những suy lý trừu tượng bằng biểu tượng cụ thể. Thứ ba là Đốn ngộ là biểu ngữ đặc biệt của Thiền tông phương Nam. Sự giác ngộ theo Huệ Năng và những vị Tổ kế tiếp ngài là một tiến trình chớp nhoáng, chứ không phải tiệm tiến. Thâm ý của giáo lý này thường bị hiểu lầm. Thiền sư không có ý nói rằng sự sửa soạn không cần thiết và Giác Ngộ được đạt tới trong một thời gian nhanh chóng. Các vị nhấn mạnh tới chân lý thần bí chung cho rằng sự giác ngộ xãy ra trong một khoảnh khắc phi thời gian, nghĩa là ngoài thời gian, trong vĩnh cửu, và đó là một hành vi của chính tuyệt đối, không phải việc làm của chúng ta. Người ta không thể làm bất cứ điều gì để trở nên giác ngộ hết. Trông đợi những khổ hạnh hay thiền định mang lại giải thoát chẳng khác nào “mài gạch làm gương.” Giác ngộ xãy ra, không có sự can thiệp của bất cứ một điều kiện hay ảnh hưởng rõ rệt nào, ta có thể nói nó giống như một biến cố hoàn toàn tự do. Không phải sự thu thập dần dần công đức nhưng một hành vi lãnh hội hốt nhiên tạo ra giác ngộ. Giáo lý này, trong yếu tính, thuộc chính thống giáo. Thiền tông chỉ ra ngoài chính thống giáo khi kết luận rằng người ta không cần câu chấp những chỉ thị thứ yếu của luật, và do đó vun trồng một thái độ lãnh đạm luân lý cho phép nó chìu theo những yêu sách của chủ trương quân phiệt Nhật Bản. Thứ tư là như Di Đà giáo, Trung quán và trong một giới hạn nào đó, như Mật tông, Thiền tông tin tưởng rằng sự viên mãn của đời sống Phật giáo chỉ có thể tìm thấy trong sự phủ nhận nó. Đức Phật ẩn trong những sự vật tiềm tàng của cuộc sống thường nhật. Chúng đến như thế nào, thì mình nhận như thế ấy, thế là giác ngộ. “Với những thiền giả, khi họ trông thấy cây gậy, họ gọi nó đơn giản là cây gậy. Nếu họ muốn đi là họ đi; nếu họ muốn ngồi, họ ngồi. Họ không được bối rối hay điên đảo trong bất cứ cảnh ngộ nào.” Hoặc: “Kỳ diệu siêu phàm thay! Và tuyệt vời thay! Ta kéo nước lên, ta vác củi này!” Hay: “Mùa xuân hoa nở, và mùa thu trăng thanh. Mùa hạ gió mát thổi, và mùa đông tuyết rơi. Ta còn cần gì hơn nữa? Mỗi giờ là một phút giờ hân hoan.”— According to Edward Conze in Buddhism: Its Essence and Development, there are four specific features of Zen Buddhism. First, the traditional aspects of Buddhism are viewed with hostility. Images and scriptures are held up to contempt, conventions are derided by deliberate eccentricities. Zen evinces a spirit of radical empiricism, very similar to that shown by the Royal Society in England in the seventeenth century. There also the motto was, “Don’t think, try!” and “With books they meddle not farther than to see what experiments have been tried before.” Zen aimed at a direct transmission of Buddhahood outside the written tradition. The study of the scriptures was for occasional reference in close proximity to the restroom. To discuss commentaries, ransack the scriptures, brood over words is regarded like investigating the needle at the bottom of the sea. “What use is the count the treasures of other people?” “To see one’s own nature is Zen.” By comparison with that, nothing else matters. Historians have often attributed these attitudes to the practical turn in the Chinese national character. This cannot be the whole truth because anti-traditionalism pervaded the whole Buddhist world between 500 and 1,000, and the Indian Tantra in this respect offers many parallels to Zen. Second, Zen is hostile to metaphysical speculation, averse to theory and intent on ablishing reasoning. Direct insight is prized more highly than the elaborate webs of general terms, but as concretely as possible. The T’ang masters were renowned for their oracular and cryptic sentences, and for their curious and original actions. Salvation is found in the ordinary things of everyday life. Hsuan-Chien was enlightened when his teacher blew out a candle, another when a brick dropped down, another when his leg got broken. This was not altogether new phenomenon. The Pali Psalms of the Brethen and Psalms of the Sisters show that also in the Old Wisdom School trivial Incidents could easily start off the final awakening. The Zen masters flaunt their disapproval of mere tradition in starting actions. They burn wooden statues of the Buddha, kill cats, catch shrimps and fishes. The master assists the pupil not so much by the wise words which issue from his mouth, but by the “direct action” of pulling at his nose, hitting him with the staff, or shouting at him. The Koans, which are the basis and support of meditation, consist of riddles and puzzling stories which one should think about, until intellectual exhaustion leads to a sudden realization of their meaning. Again, the koan is not, as is so often asserted, a peculiar creation of the Chinese genius. It is nothing but the Chinese form of a general Buddhist trend which, at the same time, is clearly visible in Bengale, where the Tantric Sahajiyas taught by riddles and enigmatic expressions, partly to guard the secrets of their thoughts, partly to avoid abstractions by concrete imagery. Third, sudden enlightenment was the distinctive slogan of the Southern branch of Zen. Enlightenment according to instantaneous process. The purport of this teaching has often been misunderstood. The Zen masters did not intend to say that no preparation was necessary, and that enlightenment was won in a very short time. They just laid stress on the common mystical truth that enlightenment takes place in a “timeless moment,” i.e. outside time, in eternity, and that it is an act of the Absolute itself, not our own doing.

One cannot do anything at all to become enlightened. To expect austerities or meditation to bring forth salvation is like “rubbing a brick to make it into a mirror.” Enlightenment just happens, without the mediacy of any finite condition or influence, and it is, as we might put it, a totally “free” event. It is not the gradual accumulation of merit which causes enlightenment, but a sudden act of recognition. All this teaching is, in its essence, impeccably orthodox. The Zen sect deviated from orthodox only when it drew the inference that one need not adhere to the minor prescriptions of discipline, and thus cultivated a moral indifference which enabled it to fall in with the demands of Japanese militarism. Fourth, like Amidism, the

Madhyamikas, and to some extent the Tantra, Zen believes that the fulfilment of the Buddhist life can be found only in its negation. The Buddha dwells hidden in the inconspicuous things of daily life. To take them just as they come, that is all that enlightenment amounts to. “As regards the Zen followers, when they see a staff they simply call it a staff. If they want to walk, they just walk; if they want to sit, they just sit. They should not in any circumstances be ruffled and distracted.” Or: “How wondrously supernatural! And how miraculous this! I draw water, I carry fuel!” Or, once more: “In spring, the flowers, and in autumn the moon. In summer a refreshing breeze, and in winter the snow. Each hour to me is an hour of

joy.”

Bốn Nền Tảng Đặc Biệt: Smrtyupasthana (skt)— Fourfold stage of mindfulness—Four kinds of mindfulness—Four special foundations—Bốn phép quán sát căn bản—See Tứ Niệm Xứ. Bốn Nguyên Nhân Của Sự Chết: Theo truyền thống Phật Giáo và theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, có bốn nguyên nhân đưa đến cái chết. Thứ nhất là Mạng Triệt, nghĩa là mạng căn hay thọ mạng của mỗi loài đã hết. Điều nầy giống như đèn tắt vì hết tim. Thứ nhì là Nghiệp Dĩ, nghĩa là năng lượng nghiệp gây nên sự sanh của người chết đã kiệt. Điều nầy giống như đèn tắt vì dầu trong đèn đã cạn. Thứ ba là Mạng Triệt Nghiệp Dĩ Đồng Thời, nghĩa là sự chấm dứt cùng lúc của mạng triệt và nghiệp dĩ. Điều nầy giống như đèn tắt vì cạn dầu tim lụn. Thứ tư là Bất Đắc Kỳ Tử (vì tai nạn bất ngờ hay những biến cố bên ngoài). Điều nầy giống như đèn tắt vì gió hay người nào đó thổi tắt—According to the Buddhist traditions and also according to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teachings, death can occur in one of the four ways. The first cause of death is the Ayukkhaya (p). Death can be due to the exhaustion of the life span assigned to beings of that particular species. This is likened to the wick in the lamp burns up. The second cause of death is the Kammakkhya (p). Death can be due to the exhaustion of the Kammic energy that caused the birth of the deceased. This is likened to the consumption of the oil in the lamp. The third cause of death is the Ubbayakkhaya (p). Death can be due to the exhaustion of both the life span and kamma energy. This is likened the consumption of the oil in the lamp and the burning off of the wick at the same time. The fourth cause of death is the Upachedake (p). Death can be due to external circumstances, such as accidents, untimely happenings. This is likened to the effect of external factors such as the wind or someone blows out the light.

Bốn Nguyên Nhân Gây Nên Ác Nghiệp: Four causes of evil actions—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có bốn nguyên nhân gây nên ác nghiệp. Thứ nhất là ác nghiệp làm do tham dục. Thứ nhì là ác nghiệp làm do sân hận. Thứ ba là ác nghiệp làm do ngu si. Thứ tư là ác nghiệp làm do sợ hãi. Vì thế Đức Phật dạy tiếp: “Này gia chủ tử, vì vị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên vị ấy không làm ác nghiệp theo bốn lý do.”—According to the Sigalaka Sutra, there are four causes of evil actions. First, evil action springs from attachment. Second, evil action springs from ill-will. Third, evil action springs from ignorance. Fourth, evil action springs from fear. Thus the Buddha further taught: “If the Ariyan disciple does not act out of attachment, ill-will, folly or fear, he will not do evil from any one of the the four causes.” Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn: Four causes which cause the eye-sense to be awakened—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đã nhắc Mahamati về bốn nguyên nhân khơi dậy nhãn căn—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati about the four causes that cause the eye-sense to be awakened. (I) Nội dung của “Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy

Nhãn Căn.” Thứ nhất là chấp vào thế giới sở kiến, không biết rằng đấy là do tâm tạo nên. Thứ nhì là bám chặt vào các hình sắc do bởi tập khí của những suy luận không vững chắc và những kiến giải sai lầm từ vô thỉ. Thứ ba là tự tính của chính cái thức. Thứ tư là quá ham muốn cái phức tính của các hình sắc và tướng trạng—The content of “Four causes that cause the eye-sense to be awakened.” First, being attached to the visible world, not knowing it is mind-made. Second, the tenaciously clinging to forms due to the habit-energy of unwarranted speculations and erroneous views from beginningless time. Third, the self-nature of the Vijnana itself. Fourth, an eager desire for the multitudinousness of forms and appearances.

(II) Lời Phật dạy về “Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn”—The Buddha’s teachings on “Four causes that cause the eye-sense to be awakened”: Đức Phật nhắc nhở: “Này Mahamati! Do bởi bốn nguyên nhân khơi dậy nhãn căn nầy mà các con sóng của các thức phát sinh được vận động ở trong A Lại Da tuôn chảy như những dòng nước giữa biển. Này Mahamati, cũng như trường hợp nhãn căn, các căn khác cũng vậy, sự nhận thức về thế giới đối tượng xãy ra đồng thời và đều đặn

trong tất cả các căn, các nguyên tử, và các lỗ chân lông; cũng như tấm gương phản chiếu hình ảnh, và này Mahamati, giống như gió làm biển động, biển tâm xao động bởi gió của cảnh giới và những con sóng lồng lên không dứt. Nguyên nhân và sự biểu hiện về hoạt động của nó không tách rời nhau, và vì khía cạnh nghiệp của thức được nối kết chặt chẽ với khía cạnh bổn nguyên nên tự tính về hình sắc hay một thế giới đối tượng không được xác quyết đúng đắn, và này Mahamati, do đó mà hệ thống năm thức phát sanh. Này Mahamati, khi kết hợp năm thức nầy, thế giới đối tượng được xem như là lý do của sự sai biệt và các đối tượng được nêu định rõ ràng thì bấy giờ chúng ta có Mạt Na Thức. Do đó mà có sự sinh ra của thân thể hay hệ thống các thức. Tuy nhiên, các thức ấy không nghĩ rằng chúng phụ thuộc vào nhau mà gắn chặt vào thế giới sở kiến hay thế giới sinh khởi từ chính cái tâm của người ta hay tự tâm sở hiện, và được cái tâm ấy phân biệt. Các thức và Mạt Na Thức sinh khởi đồng thời, phụ thuộc vào nhau, và không bị phá vỡ, mà mỗi thứ tự nhận lấy môi trường thể hiện riêng—The Buddha reminded Mahamati: “Oh, Mahamati! Owing to the four causes, the waves of the evolving Vijnanas are set in motion in the Alaya which flows like the water in the midst of the ocean. Oh Mahamati, as with the eyesense, so with the other senses, the perception of the objective world takes place

simultaneously and regularly in all the senseorgans, atoms, and pores; it is like the mirror reflecting images, and oh Mahamati, like the wind-tossed ocean, the ocean of mind is disturbed by the wind of objectivity and the Vijnana-waves rage without ceasing. The cause and the manifestation of its action are not separated the one from the other; and on account of the karma-aspect of the Vijnana being closely united with the original-aspect, the self-nature of form or an objective world is not accurately ascertained, and, o Mahamati, thus evolves the system of the five Vijnanas. When together, oh Mahamati, with these five Vijnanas, the objective world is regarded as the reason of the differentiation and appearances are definitely prescribed, we have the Manovijnana. Caused by this is the birth of the body or the system of the Vijnanas. They do not, however, reflect thus: ‘we, mutually dependent, come to get attached to the visible world which grows out od one’s own mind and is discriminated by it.’

The Vijnanas and Manovijnana rise simultaneously, mutually conditioning, and not broken up, but each taking in its own field of representations.

Bốn Nguyên Tắc Thiền:Tun mong gi ngon dro shi (tib)—Four foundations of meditation—Tứ Thường Niệm Pháp—See Tứ Niệm Xứ.

Bốn Nhân Sanh Tử Của Con Cái: Theo quan điểm Phật giáo, có bốn nhân sanh tử của con cái. Thứ nhất là báo ân làm con đã mang với cha mẹ từ đời trước. Để trả ân đứa nhỏ phải sanh ra làm con và trọn đời phục dịch lao khổ. Thứ nhì là báo oán hay đòi quả báo đối với những sai lầm đời trước của cha mẹ. Để đòi quả báo cho những việc sai lầm của cha mẹ đời trước, trẻ con sanh vào gia đình cha mẹ để làm con. Khi còn nhỏ chúng đã ngỗ nghịch, lúc lớn thì gây họa và làm lụy đến mẹ cha. Khi cha mẹ còn sống thì không nuôi dưỡng, mà còn làm nhục lây đến tổ tiên khi cha mẹ đã chết rồi. Thứ ba là vì trả nợ đã thiếu cha mẹ từ đời trước nên sanh làm con, nếu nợ nhiều thì trả đến mãn đời song thân, nếu nợ ít thì trả xong rồi đi. Thứ tư là đòi nợ đời trước mà cha mẹ đã thiếu mình bằng cách sanh vào làm con. Nếu nợ ít thì cha mẹ chỉ lo nuôi nấng, ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả. Nếu nợ to thì lắm khi đứa con ăn xài phung phí phá tan sự nghiệp—According to Buddhist points of view, children are born from four causes. First, repaying past kindness which the child incurred a debt of gratitude to the parents in previous lifetime. To repay it, the child has come to be born in the parent’s household and will attend painstakingly to their needs throughout their life. Second, repaying the past wrongs which the parents committed in their previous life. To seek retribution, the children have come to be born in their household. Thus when they are still young, they are so unruly and when grown they will create misfortunes and calamities implicating their parents. In old age the parents will be left in want, and their treatment after the parents’ death will not only dishonor them, but the shame will extend to the ancestors as well. Third, for repaying past debts, the children have come to be reborn in their parents’ household. If it is a great debt, repayment can be for the parents’ entire lifetime. If the debt is small, repayment can cover part of the parents’ lifetime before the children die. Fourth, to claim past debts, the children have come to be reborn in the family. If the debt is small, the parents will merely have to spend money to feed, clothe, education, health and helping them getting married. If the debt is big, the children may sometimes deplete all the parents’ assets.

Bốn Niềm Tin Chắc Thật: Có bốn niềm tin chắc chắn. Thứ nhất là tin rằng đại giác toàn hảo thế nào cũng đến với mình. Thứ nhì là tin rằng mọi uế trược đều bị xóa trắng. Thứ ba là tin rằng sẽ vượt qua mọi chướng ngại. Thứ tư là tin rằng Phật pháp là con đường đúng giúp ta rời bỏ ta bà—There are four certainties (a characteristic mark of a Buddha). First, certainty that the Buddha’s perfect enlightenment is irreversible. Second, certainty that all defilements are exhausted. Third, certainty that all obstacles have been overcome. Fourth, certainty of Buddha dharma is the right way of abandoning samsara.

Bốn Pháp Cần Phải Chứng Ngộ: Four things to be realised—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn pháp cần phải chứng ngộ. Thứ nhất là túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Thứ nhì là sanh tử cần phải chứng ngộ bởi thiên nhãn. Thứ ba là tám giác ngộ cần phải chứng ngộ bởi thân. Thứ tư là lậu tận cần phải chứng ngộ bởi tuệ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four things to be realised. First, former lives to be realised by recollection. Second, passing-away and re-arising to be realised by divine eye. Third, eight deliverances, to be realised with the mental body. Fourth, the destruction of the corruptions, to be realised by wisdom.

Bốn Pháp Tất Đàn: See Tứ Tất Đàn.

Bốn Phần Của Thức: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Pháp Tướng Tông chủ trương mỗi thức có bốn phần với bản chất liên đới. Thứ nhất là Tướng Phần. Đối tượng bị thấy hay là hình bóng của đối tượng ngoại tại phản ảnh trên mặt tâm thức. Thứ nhì là Kiến Phần. Chủ thể soi chiếu hay nhìn thấy và kinh nghiệm nó. Thứ ba là Tự Chứng Phần. Tự chứng phần nhận thức hay biết được chủ thể hay kiến phần đã thấy đối tượng (tướng phần) hay chỉ là hình ảnh của đối tượng. Thứ tư là Chứng Tự Chứng Phần. Chứng tự chứng phần hoàn thành tác dụng của tâm thức—According to Prof. Junjiro Takakusu in “The Essentials of Buddhist Philosophy,” the Dharmalaksana School believes that each of the consciousness has four functional divisions of interdependent nature. The first functional division of interdependent nature is the Laksana-bhaga (skt) or the objective or the seen portion. The objective is a shadow image of an outer object reflected on the mind-face. The second functional division of interdependent nature is the Darsana-bhaga (skt). The subjective or the seeing portion illumines, sees and experiences the outer object. The third functional division of interdependent nature is the Saksatkari-bhaga (skt). The self-witness or the self-assuring portion. The self-assuring portion see and acknowledge the subjective function. That is to say, the self-assuring portion will know the subject has seen the object or the shadow-image. The fourth functional division of interdependent nature is the rewitnessing of self-witness or the reassuring portion. The rewitnessing of the selfwitness completes the mental faculty.

Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới: Attabhava-patilabha (p)—Four ways of getting a new personality—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn phương cách được tự thể mới. Thứ nhất là tự thể có được do ý chí của mình, không do ý chí của người khác. Thứ nhì là tự thể có được do ý chí của người khác, chứ không do ý chí của mình. Thứ ba là tự thể có được do cả ý chí của mình lẫn ý chí của người khác. Thứ tư là tự thể có được không do ý chí của mình, cũng không do ý chí của người—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four ways of getting new personality. First, there is an acquisition of personality that is brought about by one’s own volition, not another’s. Second, there is an acquisition of personality that is brought about by another’s volition, not one’s own. Third, there is an acquisition of personality that is brought about by both one’s own volition and another’s. Fourth, there is an acquisition of personality that is brought about by neither one’s own volition, nor another’s.

Bốn Phương Pháp Cứu Độ Chúng Sanh: Four ways the Buddha used to save sentient beings— Phật Cứu Độ Chúng Sanh Bằng Bốn Phương Pháp—Theo Đạo Xước (562-645), một trong những tín đồ lỗi lạc của Tịnh Độ Tông, trong An Lạc Tập, một trong những nguồn tài liệu chính của giáo pháp Tịnh Độ, chư Phật cứu độ chúng sanh bằng bốn phương pháp. Thứ nhất là bằng khẩu thuyết như được ký tải trong Nhị Thập Bộ Kinh. Thứ nhì là bằng tướng hảo quang minh. Thứ ba là bằng vô lượng đức dụng thần thông đạo lực, đủ các thứ biến hóa. Thứ tư là bằng các danh hiệu của các Ngài, mà, một khi chúng sanh thốt lên, sẽ trừ khử những chướng ngại và chắc chắn sẽ vãng sanh Phật tiền—According to Tao-Ch’o (562-645), one of the foremost devotees of the Pure Land school, in his Book of Peace and Happiness, one of the principal sources of the Pure Land doctrine. All the Buddhas save sentient beings in four ways. First, by oral teachings such recorded in the twelve divisions of Buddhist literature. Second, by their physical features of supernatural beauty. Third, by their wonderful powers and virtues and transformations. Fourth, by recitating of their names, which when uttered by beings, will

remove obstacles and result their rebirth in the presence of the Buddha.

Bốn Quan Điểm Về Luật Nhân Quả: Four views of causality—Theo Ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận, có bốn loại quan điểm về luật nhân quả—According to Nagarjuna in the Madhyamaka Sastra, there are four views about causality—See Nhân Quả Tứ Quan Điểm.

Bốn Quốc Độ: Four realms—See Bốn Cõi Duy Tâm.

Bốn Sắc Thái Tín Ngưỡng Di Đà: Theo Tịnh Độ tông, Phật Di Đà thù thắng hơn cả trong số Ngũ Trí Như Lai mặc dù quốc độ của Ngài ở Tây Phương chứ không ở Trung Ương, Ngài là một trong những vị Phật chính trong Phật giáo. Do vậy chúng ta thấy được các quan niệm của các tông phái Di Đà về vấn đề Phật Đà Luận của Đại Thừa. Theo thuyết “Tánh Cụ” của tông Thiên Thai và “Lưỡng Bộ Bất Nhị” của tông Chân Ngôn, nguyên lý “một trong tất cả và tất cả trong một” đã được sẳn sàng chấp nhận. Trong số Ngũ Trí Như Lai, Đức Phật Di Đà ở phương Tây có thể đồng nhất với Trung Ương Đại Nhật Như Lai, là Đức Phật của pháp giới thể tánh. Các bản nguyện của Ngài, sự chứng quả Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, và sự thiết lập Cực Lạc Quốc Độ được mô tả đầy đủ trong Kinh A Di Đà. Lẽ đương nhiên khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong Kinh Pháp Hoa, ẩn dụ cho các đệ tử rằng không nên xem Ngài như vị Phật 80 tuổi già với vóc người nhỏ thó, bởi vì Ngài thực sự là một vị Phật lâu đời lâu kiếp, và hiện thân đầy khắp vũ trụ; phải coi Ngài như là một với Đức Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Phật Thích Ca đã nhấn mạnh vào đức tin tuyệt đối nơi Phật A Di Đà. Tín tâm là phương tiện duy nhất để giải thoát. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, tín ngưỡng Di Đà gồm có bốn sắc thái. Thứ nhất là sắc thái Thiên Thai và Chân Ngôn, theo đó Phật Di Đà là một trong Ngũ Trí Như Lai, ngự ở Tây phương, có Đức Đại Nhật Như Lai ở giữa. Thứ nhì là sắc thái dung thông niệm Phật theo đó, giá trị của một người tin tưởng nơi Phật A Di Đà có thể truyền đến người khác và ngược lại. Nghĩa là một tôn giáo hỗ tương hỗ trợ bằng đức tin. Thứ ba là sắc thái của Tịnh Độ tông, theo đó tín ngưỡng Di Đà độc nhất chỉ được giảng theo nơi tam kinh Tịnh Độ, đặc biệt căn cứ trên những lời nguyện của

Đức Phật A Di Đà. Thứ tư là sắc thái của tông Chân Ngôn, theo đó tín ngưỡng nầy được giảng dạy một cách chặt chẽ theo nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà, mô tả trong kinh Trường Di Đà— According to the Pure Land Sects, Amitabha Buddha is more than one of the five Buddhas, although his land is laid in the Western Quarter; instead, he is one of the principal Buddha in Buddhism. Thus we see the ideas of the Amitabha schools concerning the Buddhological principle of Mahayana. According to the theory of “original immanence” of T’ien-T’ai and the “two essences in one” theory of the Shingon, the principle of “one-is-all and all-are-one” will be readily admitted. Of the five Wisdom Buddhas, Amitabha of the West may be identical with the cenral Mahavairocana, the Buddha of homo-cosmic identity. Amitabha’s original vows, his attainment of Buddhahood of Inifite Light and Life, and his establishment of the Land of Bliss are al fully described in the Sukhavati text. It is but natural that Sakyamuni Buddha, who hinted to his disciples in the Lotus Sutra not to regard Amitabha Buddha as a Buddha of eighty years of age with a small stature, for he is in reality a Buddha of remote ages and of world-wide pervasions, should be identified with the Budha of Infinite Light and Life. A complete reliance on such a Buddha’s power will be a reasonable outcome of this teaching. Sakyamuni Buddha insisted on an absolute faith in Amitabha Buddha because faith alone being the cause of salvation. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Amitabha-pietism is of four aspects. First, the aspect of T’ien-T’ai and Shingon, in which Amitabha Buddha is one of the five Wisdom Buddhas (Dhyani-Buddhas) governing the Western Quarter, having Mahavairocana (the Great Sun Buddha) at the center. Second, the aspect of combining reciting Amitabha Buddha’s name and cultivating

(Yuzunembutsu), in which the value of one’s faith in Amitabha is transferable to another or vice versa, i.e., religion of mutual help with faith. Third, the aspect of the Pure Land Sect, in which Amitabha Buddha’s faith is taught exclusively in accordance with the three Sukhavati texts of the school, especially based on the Buddha’s vows. Fourth, the aspect of the Shingon Sect, in which the faith is taught strictly in accordance with the eighteeth vow of Amitabha Buddha described in the larger Sukhavati text.

Bốn Sứ Mệnh Của Thiền Tông Khi Chấp Nhận Lối Tu Tập Công Án: Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, các Thiền sư ở thế kỷ thứ 10 và 11 đã chấp nhận lối tu tập công án cốt để thực hiện những sứ mệnh sau đây. Thứ nhất là đại chúng hóa Thiền tông để chận đứng bản chất thượng lưu nó đưa Thiền đến chỗ tự hủy. Thứ nhì là mang lại một kích thích mới mẻ cho dòng phát triển tâm thức Thiền, có thế mới thúc đẩy được sự thuần thục của kinh nghiệm Thiền. Thứ ba là bẻ gãy sự gia tăng của chủ trương duy trí trong Thiền. Thứ tư là cứu Thiền khỏi bị chôn sống trong bóng tối của chủ trương tịch mặc—According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, the koan exercise adopted by the Zen masters of the tenth and eleventh centuries was designed to perform the following functions. First, to popularize Zen in order to counteract native aristocracy which tended to its own extinction. Second, to give a new stimulus to the development of Zen consciousness, and thus to accelerate the maturing of the Zen experience. Third, to check the growth of intellectualism in Zen. Fourth, to save Zen from being buried alive in the darkness of quietism.

Bốn Sự Sanh Khởi Ái Dục: Bhavuppattiyo (p)— Tứ Khởi (Tứ Ái Sanh)—Bốn thứ làm khởi dậy ái dục cho chư Tăng Ni: ăn, mặc, ở và quà cáp— Four sources of affection for a bhiksu or bhiksuni:

food, clothes, bedding, and gifts. Bốn Sự Thanh Tịnh Của Các Loại Cúng Dường: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thứ nhất là cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng người nhận không thanh tịnh. Ở đây người cho giữ gìn giới luật, theo thiện pháp, còn người nhận theo ác giới, ác pháp. Như vậy, đây là loại cúng dường thanh tịnh bởi người cho, nhưng không thanh tịnh bởi người nhận. Thứ nhì là cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không thanh tịnh bởi người cho. Ở đây người cho theo ác giới, ác pháp, còn ngươi nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Thứ ba là cúng dường không thanh tịnh bởi người cho, cũng không thanh tịnh bởi người nhận. Ở đây người cho theo ác giới, theo ác pháp; và người nhận cũng theo ác giới và ác pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Thứ tư là cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Ở đây người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy dây là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are four kinds of purification of offering. First, the offering that is purified by the giver, not by the receiver. Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified by the giver, not by the receiver. Second, the offering that is purified by the receiver, not by the giver. Here the giver is immoral, or evil character, and the receiver is virtuous, of good character. Thus the offering is purified by the receiver, not by the giver. Third, the offering that is purified neither by the giver nor by the receiver. Here the giver is immoral, of evil character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified neither by the giver nor by the receiver. Fourth, the offering that is purified both by the giver and by the receiver. Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is virtuous, of good character. Thus the offering is purified both by the giver and by the receiver. Bốn Sự Thật: Four truths. (A) Four Holy Truths: Four Noble Truths—See Tứ Diệu Đế.

(B) Lại có bốn sự thật khác trên thế gian nầy. Thứ nhất là tất cả chúng sanh khởi lên từ vô minh. Thứ nhì là mọi đối tượng của dục vọng hay dục vọng đều vô thường, không chắc thật (biến dịch) và đau khổ. Thứ ba là những gì đang tồn tại cũng vô thường, biến dịch và đau khổ. Thứ tư là không có cái gì gọi là “ngã” (ta) cũng không có cái gì gọi là “ngã sở” (cái của ta)—There are also four other truths in this world. First, all living beings rise from ignorance. Second, all objects of desire are impermanent, uncertain and suffering. Third, all existing things are also impermanent, uncertain and suffering. Fourth, nothing that can be called an “ego,” and there is no such thing as “mine” in the world. Bốn Sự Tỉnh Giác: Smrty-upasthana (skt)—Tứ Niệm Xứ Quán—See Tứ Niệm Xứ. Bốn Thánh Tích: The four sacred places—See Tứ Động Tâm.

Bốn Thứ Đại Trí Phong Luân: Four kinds of atmosphere of great knowledge of the

Enlightened—See Tứ Chủng Đại Trí Phong Luân. Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả: Four courses of attainment or the four Caryas—Theo

Kinh Đại Sự, có bốn tiến trình tiến đến Phật Quả. Tiến trình thứ nhất là Sơ Hành. Trong đó người tu hành phải biết vâng lời cha mẹ, vâng lời các sa môn cùng các Bà La Môn, và tôn kính người già, phải làm việc thiện, phải khuyên người khác cúng dường và phải thờ cúng Đức Phật. Khi còn ở ‘sơ hành’ thì người đó chỉ là một người thường chứ chưa phải là Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca đã trải qua sơ hành từ thời Đức Phật Aparajitadhvaja. Tiến trình thứ nhì là Quyết Tâm Đạt Quả Bồ Đề. Ở đây bao gồm sự quyết tâm của một người để đạt đến quả Bồ Đề theo đúng trình tự. Đức Thích Ca Mâu Ni đã năm lần có quyết tâm nầy trong quá nhiều kiếp sống của ngài. Tiến trình thứ ba là Sở Đắc Phẩm Hạnh Phật. Đây là sự nối tiếp của sự quyết tâm đạt quả Bồ Đề; giai đoạn nầy bao gồm sở đắc những phẩm hạnh cần thiết để trở thành Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu sở đắc những phẩm hạnh Phật vào thời Đức Phật Samitavi. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba, một vị Bồ Tát sở đắc các phẩm hạnh nói đến trong Jatakas và tiến từ địa thứ nhất lên địa thứ tám. Đức Thích Ca Mâu Ni đã lên địa thứ bảy khi ngài sinh ra làm Hoàng Tử Kusa. Tiến trình thứ tư là

Bất Hoàn. Đây gọi là bất hoàn. Bắt đầu khi Bồ Tát đến địa thứ tám, khi ấy sẽ không có sự thối chuyển đối với bậc nầy. Khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh làm Meghamanava, ngài đã đạt đến tiến trình thứ tư nầy vào thời Phật Nhiên Đăng, vị nầy đã khẳng định sự thành đạt cuối cùng của Phật Thích Ca trên đường chứng quả Bồ Đề. Điều nầy được Phật Sarvabhibhu tái xác nhận khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh ra làm Tỳ Kheo Abhiya. Sau đó, Bồ Tát được sinh ra vô số lần mới vượt qua các bhumis thứ tám và thứ chín. Cuối cùng vị nầy tới địa thứ mười để được sinh ra làm Jyotipalamanava và được Phật Ca Diếp (Kasyapa) ban cấp cho Yauvarajyabhiseka, sau cùng trở thành vị thần trong cung trời Đâu Suất. Vị nầy phải hoàn tất địa thứ mười khi làm Đức Phật Cồ Đàm dưới cội cây Bồ Đề—According to the Mahavastu, there are four courses of attainment. The first course of attainment is the Prakrticarya (skt). In this carya, an individual is expected to be obedient to his parents, to the Sramanas and Brahmins, and to the elders, to perform good deeds, to instruct others to offer gifts, and to worship the Buddhas. While a being is in this carya, he is just a common being and not a Bodhisattva. Sakyamuni Buddha practised this Carya from the time of Aparajitadhvaja Buddha. The second course of attainment is the Pranidhi (skt). This consists in a being’s resolving to attain Bodhi in due course. Sakyamuni took this resolution five times in the course of his many existences as the ancient Sakyamuni Buddha, whose life extended over aeons. The third course of attainment is the Anuloma (skt). It is a continuation of the previous Carya, and consists in acquiring the virtues necessary to become a Buddha. Sakyamuni began this Carya at the time of Samitavi Buddha. During the second and third Caryas, a Bodhisattva acquires the virtues mentioned in the Jatakas and advances from the first to the eight bhumi. Sakyamuni reached the seventh bhumi, when he was born as prince Kusa. The fourth course of attainment is the Avivarta or Anivartana (skt). This is called a non-returning Carya. It commences with the Bodhisattva reaching the eighth Bhumi when retrogression becomes impossible for him. When Sakyamuni was reborn as Meghamanava, he reached this Carya the time of Dipankara Buddha, who confirmed his ultimate success in attaining Bodhi. It was reconfirmed by Sarvabhibhu Budha when Sakyamuni was born as Abhiya or Abhiji Bhikshu. Subsequently, the Bodhisattva was born innumerable times in order to cross the eighth and ninth bhumis. He ultimately reached the tenth bhumi to be born as Jyotipalamanava and given Yauvarajyabhiseka by Kasyapa Buddha, at last becoming the god of gods in the Tusita Heaven. He was to complete the tenth bhumi as Gautama Buddha under the Bodhi tree at Gaya.

Bốn Tội Căn Bản: Bốn tội căn bản của hành giả: sát sanh, trộm cắp, nhục dục và nói dối—The four deadly sins: killing, stealing, carnality, and lying. Bốn Trạng Thái Bất Hạnh: Theo Phật giáo, có bốn trạng thái bất hạnh. Thứ nhất là Địa ngục, nơi chúng sanh phải chịu những hình phạt đau khổ để trả quả bất thiện đã tạo ra trong quá khứ. Khi đã trả hết nghiệp, có thể vì thiện nghiệp đời trước mà được sanh về cõi Cực Lạc. Thứ nhì là Ngạ Quỷ hay những người tuyệt đối không có hạnh phúc. Ngạ quỷ có dị hình mà mắt thường chúng ta không thể thấy được. Ngạ quỷ không có trú xứ riêng mà thường chúng ở nơi rừng rú hay những nơi dơ bẩn. Thứ ba là Súc sanh. Phật tử tin có sự tái sanh vào cảnh súc sanh vì đã tạo nghiệp xấu. Tuy nhiên, nếu có tích trữ thiện nghiệp thích đáng, từ cảnh súc sanh, cũng có thể tái sanh vào cảnh người. Thứ tư là A Tu La. Đây cũng là chúng sanh khác khổ đau tương tợ như ngạ quỷ—According to Buddhism, there are four states of unhappiness. First, hells or woeful states, where beings are subject to sufferings to repay for their unwholesome deeds in the past. Upon the exhaustion of the evil karma, there is a possibility for beings to be reborn in blissful states as the result of their past good actions. Second, peta-yoni (p) or hungry ghosts (departed beings or those absolutely devoid of happiness). They are not disembodied spirits or ghosts. They possess deformed physical forms of varying magnitude, generally invisible to the naked eye. They don’t have their own abode, but live in forests and dirty surroundings. Third, tiracchana-yoni (p) or animal kingdom. Buddhist believe that beings are reborn as animals on account of evil karma; however, the possibility for animals to be reborn as human beings as a result of good karma accumulated in the past. Fourth, asura-yoni (p) or asura-demons. This is another class of unhappy beings similar to the Petas.

Bốn Tướng Của Âm Thanh Của Đức Như Lai: Four charateristics of Buddha’s voice—Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Như Lai Xuất Hiện (37), âm thanh của Đức Như Lai có bốn tướng. Tướng thứ nhất của âm thanh Như Lai: Âm thanh của Đức Như Lai, chẳng từ thân phát ra, chẳng từ tâm phát ra, mà có thể làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Tướng thứ hai của âm thanh Như Lai: Ví như tiếng vang do hang núi và âm thanh mà phát ra không có hình trạng, chẳng ngó thấy được, cũng không phân biệt mà có thể theo dõi tất cả ngữ ngôn. Cũng như vậy, âm thanh của Đức Như Lai không có hình trạng, chẳng thấy được, chẳng phải có phương sở, chẳng phải không phương sở, chỉ tùy nơi duyên dục giải của chúng sanh mà phát ra. Tánh âm thanh nầy rốt ráo, không nói không bày, chẳng tuyên thuyết được. Tướng thứ ba của âm thanh Như Lai: Ví như chư Thiên có pháp cổ lớn tên là ‘giác ngộ.’ Lúc chư Thiên tử nếu ham vui phóng dật, thời pháp cổ nơi hư không phát ra tiếng bảo chư thiên đó rằng ‘Chư Thiên tử nên biết tất cả dục lạc thảy đều vô thường, hư vọng, điên đảo, giây lát đã biến hoại, chỉ kẻ cuồng ngu mới tham luyến. Chư Thiên tử chớ phóng dật, nếu phóng dật về sau sẽ đọa ác thú ăn năn dã muộn.’ Chư Thiên tử nghe âm thanh nầy lòng rất kinh hãi, liền bỏ những sự dục lạc trong thiên cung, cùng nhau đến chỗ Thiên vương cầu pháp tu hành. Tiếng của Thiên cổ không chủ, không làm, không khởi không diệt, mà có thể lợi ích vô lượng chúng sanh. Phải biết Đức Như Lai lại cũng như vậy, vì muốn giác ngộ chúng sanh phóng dật mà phát ra vô lượng diệu pháp âm thanh. Đức Như Lai dùng những âm thanh nầy khắp trong pháp giới để khai ngộ chúng sanh: tiếng vô trước, tiếng chẳng phóng dật, tiếng vô thường, tiếng khổ, tiếng vô ngã, tiếng bất tịnh, tiếng tịch diệt, tiếng Niết Bàn, tiếng vô lượng tự nhiên trí, tiếng Bồ Tát hạnh bất khả hoại, tiếng trí địa vô-công-dụng của Như Lai đến tất cả chỗ. Vô số chúng sanh được nghe âm thanh nầy đều rất hoan hỷ siêng tu pháp lành. Đều ở nơi tự thừa mà cầu xuất ly. Những là hoặc tu Thanh Văn thừa, hoặc tu Độc Giác thừa, hoặc tu Bồ tát vô thượng đại thừa. Nhưng âm thanh của Như Lai vẫn không trụ ở phương sở, không có ngôn thuyết. Tướng thứ tư của âm thanh Như Lai: Ví như Tự Tại Thiên Vương có Thiên thể nữ tên là Thiện Khẩu. Nơi miệng Thiên nữ nầy phát ra một âm thanh hay hòa cùng với trăm ngàn thứ nhạc, trong mỗi thứ nhạc lại có trăm ngàn âm thanh sai khác. Thiên nữ Thiện Khẩu từ nơi miệng phát ra một âm thanh mà thành vô lượng âm thanh. Phải biết Đức Như Lai cũng như thế, từ trong một âm thanh phát ra vô lượng âm thanh, tùy theo tâm sở thích sai khác của chúng sanh thảy đều đến khắp, đều làm cho được hiểu—According to The Flower Ornament Scripture, Chapter Manifestation of Buddha (37), there are four characteristics of Buddha’s voice. The first characteristic of Buddha-s voice: Buddha’s voice does not come from the body or from the mind, yet it can benefit infinite sentient beings. The second characteristic of Buddha’s voice: Just as an echo arises due to mountains, valley, and sound, and has no form, cannot be seen, and though it has no discrimination can follow all words, so also is the voice of Buddha; it has no form, cannot be seen, has no direction or location yet it is not without direction and location; it just emerges according to the conditions of sentient beings’ inclinations and understandings. Its nature ultimately has no words, no information, and cannot be explained. The third characteristic of Buddha’s voice: It is like the heavens’ great drum of law, called awakener: when the celestials act without restraint, the drum produces a voice in the sky saying, ‘You should know that all pleasures are impermanent, unreal, illusory, changing and disintegrating in a moment. They only fool the ignorant, causing attachment. Don’t be indulgent, for the unrestrained fall into bad ways, and it is of no use to regret afterward.’ The indulgent celestials, having heard this voice, are greatly distressed and frightened; they leave the pleasures in their own abodes, go to the king of gods, seek the truth and practice the way. The sound of that drum has no master, no maker, no origin, no destruction, yet it can benefit infinite sentient beings. Know that the Buddha likewise utters the voice of infinite sublime truths in order to awaken indulgent beings. These voices pervade the cosmos, awakening the beings therein the voice of non-attachment, the voice of nonindulgence, the voice of impermanence, the voice of suffering, the voice of selflessness, the voice of impurity, the voice of annulment, the voice of Nirvana, the voice of measureless spontaneous knowledge, the voice of incorruptible enlightening practices, and the voice of allpervasive effortless knowledge of Buddhas. Countless sentient beings, having heard these voices, all become joyful and diligently cultivate good ways, each seeking emancipation by their respective vehicles of emancipation; that is, some practice the vehicle of listeners, some practice the vehicle of individual awakening, and some practice the unsurpassed Great Vehicle of enlightening beings. Yet the voice of Buddha does not remain in any place; it has no speech. The fourth characteristic of Buddha’s voice: It is like the case of the celestial concubine of the great lord god, name beautiful Mouth, whose voice corresponds to a hundred thousand kinds of music, within each of which are also a hundred thousand different tones. Just as that of goddess Beautiful Mouth produces countless sounds in one utterance, in the same way Buddha produces innumerable voices in one utterance, according to the differences in mentalities of sentient beings, reaching them all and enabling them to gain understanding.

Bồn: Cái chậu—A Basin—A bowl. Bồn Hội: The All-Souls anniversary—See Vu Lan Bồn.

Bổn:

  1. Gốc: Chánh yếu—Radical—Fundamental— Original—Principal—One’s own.
  2. Bổn sách: A volume of a book.
  3. Chính Đức Phật, chứ không phải là những dấu tích của Ngài—The Buddha himself, contrasted with “traces” left by him among men to educate them.

Bổn Bất Sinh Tế: Trạng thái vô sinh nguyên thủy, mỗi con người đều có một cái tâm thanh tịnh tự nhiên, bất sinh bất diệt, không tùy thuộc vào những hệ lụy của luân hồi sanh tử—The original status of no rebirth, every man has a naturally pure heart, which is independent of the bonds of mortality.

Bổn Cao Tích Hạ: Phật vì bổn nguyện độ sanh mà thị hiện trong hình tướng thấp hơn như làm Bồ Tát chẳng hạn—The higher Buddha manifesting himself in lower form, i.e. as a Bodhisattva. Bổn Chất: Bản chất sự vật, như nhãn thức duyên vào sắc cảnh, ảnh tượng bên ngoài hiện ra nơi nhãn thức, còn sự thật sắc pháp do chủng tử của A Lại Da thức sanh ra, là sở thác của ảnh tượng, gọi là bản chất—Original substance—The substance itself or any real object of the senses. Bổn Cứ: Mulagrantha (skt)—The original text, or a quotation from it.

Bổn Duyên: Duyên nguyên thủy của mọi hiện tượng—The original cause of any phenomenon.

Bổn Đại Nguyện: Fundamental great vow—Chư Phật trụ nơi bổn đại nguyện—All Buddhas abide in the fundamental great vow. Bổn Địa: Native place—Natural position.

Bổn Địa Môn: Tự tánh pháp thân của Đức Đại Nhựt Như Lai, là pháp thân thường trụ trong ba đời, lý trí pháp tính đầy đủ hết thảy nhân quả và tròn đầy muôn đức—The uncreated dharmakaya of Vairocana is eternal and the source of all things and all virtue.

Bổn Địa Thân: See Bổn Pháp Thân.

Bổn Địa Thùy Tích: See Bổn Tích.

Bổn Giác: Prakriti-buddhi (skt)—Hongaku (skt)— Hongaku (jap)—Original bodhi—Original enlightenment—Bổn Minh—Original Bodhi (Bản giác hay sự giác ngộ có sẳn)—Bổn giác là trí huệ hay sự hiểu biết tuyệt đối bên trong hay Bồ Đề vốn sẳn có trong mỗi người, một trong bốn thứ giác ngộ theo Đại Thừa Khởi Tín Luận. Tâm thể của chúng sanh bản lai trong sáng và trống rỗng như hư không. Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tướng, sáng tỏ vằng vặc, chẳng phải do tu mà thành; đối lại với “thủy giác” là bản tâm từ vô thủy đến nay bị vô minh che mờ. Thủy giác chính là thể của bản giác (ngoài bản giác không có thủy giác). Thuật ngữ này đặt biệt quan hệ với Không Hải (Kukai) và Chân Ngôn tông, nhằm chỉ rằng tất cả chúng sanh đều có “Phật tánh” và đã đều giác ngộ. Tuy nhiên, sự kiện này bị vô minh che mờ từ bấy lâu nay. Thật ra, chúng ta không chỉ cần phải ý thức mà còn cần phải thường xuyên cảnh giác để không bị rơi vào mê muội với những khái niệm thông thường và những ngoại diện thế tục. Ngay cả những từ ngữ tán dương chỉ thẳng như Thiền hay Đại Đạo cũng có thể biến thành những qui ước hay chỉ là những qui định. Đây cũng giống như bồi thêm những mắc xích bằng vàng vào những mắc xích bằng sắt vậy thôi. Những từ ngữ thông dụng về “nam” hay “nữ” chẳng hạn, chỉ là những chỉ định qui ước, không liên hệ gì đến sự kiện căn bản của sự ý thức. “Ngã” và “Tha” (ta và người), hữu tình và vô tình, tất cả những từ ngữ liên quan với nhau đó tạo ra những phân chia không có thật đối với Bổn Giác. Nếu người ta cứ bị ám ảnh bởi những văn hóa và thói quen cá nhân về tư tưởng và nhận thức, tất cả mọi sắc tướng đều biến thành sự mù lòa, kể cả pho tượng Phật bằng vàng đẹp đẽ—Original bodhi is an absolute eternal wisdom, or bodhi which possessed by everyone, one of the four intelligences or apprehensions mentioned in the Awakening of Faith. The immanent or space-like mind in all things (dharmakaya Pháp thân). Original awareness or inherent enlightenment in the form of primal intelligence), awareness, wisdom or knowledge, or the immanent mind in all things; as contrasted with initial knowledge (thủy giác). This term is particularly associated with Kukai and the Shingon school, which implies that all beings and possess the “buddha-nature” and so are already awaked. This fact, however, is obscured by ignorance. In fact, we must not simply be aware but beware, through constant vigilance, of falling in love with conventional conceptions and mundane appearances. Even the exalted terms that point directly, such as Zen or Great Way, can become mere convention, mere stipulation. This is adding gold chains to iron chains. The common terms ‘male’ and ‘female’, for instance, are conventional designations, unrelated to the basic fact of awareness. ‘Self’ and ‘other,’ ‘sentient’ and ‘nonsentient’, such correlative terms indicate divisions that do not exist at all for Original Awakeness. If one becomes obsessed with cultural and personal routine of thought and perception, all forms can become blindness, including the beautiful golden Buddha. Bổn Giác Chân Như: Căn cứ vào tướng mà nói thì gọi là bổn giác, căn cứ vào thể mà nói thì gọi là chân như. Bản giác là trí năng chứng, còn chân như là lý sở chứng. Hai thứ lý trí nầy là toàn thể pháp thân Như Lai—The bhutatathata is the corpus, or embodiment which is the fundamental truth (lý); the original bodhi is the form of primal intelligence which is the knowledge or wisdom (trí) of the bhutatathata. Together they form the whole embodiment of the Buddha-dharmakaya. Bổn Giáo: The fundamental doctrine (of One Vehicle as declared in the Lotus Sutra). Bổn Hành: Hongyo (jap)—Original practice or practice—Practice done in original situation or in the past or in past lives.

Bổn Hạnh: Original action or practice—The root of action—Nghiệp căn hay gốc của hành động. Căn bản hành động của Phật và Bồ Tát—The method or motive of attainment. Deeds or doings of a Buddha or bodhisattva.

Bổn Hạnh Bồ Tát Đạo: The original practice of Bodhisattvas.

Bổn Hạnh Tâm Địa Quán: Tâm địa quán là căn bản tu tập của Phật và Bồ Tát—Mind-ground contemplation is the root of actions of Buddhas and Bodhisattvas.

Bổn Hạnh Tập Kinh: A sutra of method or motive of attainment.

Bổn Hình: Hình tướng nguyên thủy—Original form or figure—The substantive form. Bổn Hoặc: Căn Bổn Hoặc—Căn Bổn Phiền Não—Căn bản phiền não chiêu cảm lấy mê quả— The root or origin of delusion.

Bổn Hưng Thiền Sư: Honko Zen master—Name of a Japanese Zen master—Bổn Hưng là một vị thiền sư có kỳ tài khác thường, nổi tiếng học rộng và có trí tuệ siêu phàm. Thầy của ông là thiền sư Shigetsu, một học giả vĩ đại trong Thiền tông Nhật Bản. Bổn Hưng thường tự mình du hành thuyết giảng Thiền và được nhiều đạo tràng khắp các miền xứ Phù Tang mời thỉnh. Trong số những bộ sách luận giải của thiền sư Bổn Hưng để lại cho đời sau, người ta thường nhắc đến bộ luận giải trứ danh “Shobogenzo” (Chánh Pháp Nhãn Tạng), là một tuyệt tác của thiền sư Đạo Nguyên vào thế kỷ thứ 13. Chánh Pháp Nhãn Tạng cũng là bộ sách Phật học đầu tiên và duy nhất được viết bằng cổ văn Nhật Bản. Khi Bổn Hưng đang tiến hành viết luận giải về bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng, có một vị Tăng đang nghiên cứu luận lý học đến xin sư giảng cho nghe một đoạn kinh văn rất thâm áo rút ra từ kinh Lăng Nghiêm viết bằng Hoa ngữ. Ngay lập tức, Bổn Hưng đặt bộ kinh Lăng Nghiêm lên phía trái của bàn viết, bên phải là bộ Chánh Pháp Nhãn tạng, và chính giữa là một xấp giấy trắng. Sau đó sư trích giảng kinh Lăng Nghiêm cho vị Tăng nghe, đồng thời đọc cả bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng và luận giải về tác phẩm này. Sư làm ba công việc này cùng lúc mà không bị lẫn lộn. Chứng kiến sự việc này mọi người đều kinh ngạc, và tin đồn đã truyền đi rằng thiền sư Bổn Hưng là hóa thân của một vị Thánh—Honko was an unusually talented Zen master, irrepressibly outstanding, with a wide learning and a powerful memory. His own Zen teacher Shigetsu had been one of the greatest scholarly masters. Honko himself used to travel around lecturing on Zen at the invitation of centers all over the country. Among Honko’s voluminous writings is a commentary on parts of the redoubtable Shobogenzo, which is the magnum opus of the great thirteenth-century Zen master Dogen. The first and only great Buddhist work written in classical Japanese, Shobogenzo is one of the most difficult works in the canon. While Honko was working on his commentary on Shobogenzo, a monk involved in the study of logic came to him requesting that he expound the Surangama-sutra, a most abstruse and complex work in the Chinese language. At once the Zen master placed the Surangama-sutra on the left side of the desk, set the Shobogenzo on the right, and put a piece of paper in the middle. Then he proceeded to lecture on the Surangama-sutra while simultaneously reading the Shobogenzo and writing a commentary on it, keeping his attention on all three tasks without confusion. Those who observed this were astounded, and rumors began to circulate that Honko was an incarnation of a spirit or a saint.

Bổn Hữu: Hon-U (jap)—1) Sanh: Birth, born—2) Thành tố tạo nên chúng sanh: Elements of living beings—3) The original or fundamental existing (primal existence, original dharma which is complete in each individual. The present body and mind-The source or substance of all phenomena— 4) Đời Hiện Tại: The present life—5) Thức Thứ

Tám: The eighth consciousness (Alaya-vijnana

(skt).

Bổn Hữu Chủng Tử: The seed or latent undivided moral force immanent in the highest of the Alaya consciousness—See Danh Ngôn Chủng Tử. Bổn Hữu Gia: Phái Bổn Hữu, một hệ phái của Pháp Tướng Tông—A division of Dharmalaksana school.

Bổn Hữu Tu Sanh:

  1. Bổn Hữu: Phàm phu Thánh giả vốn dĩ đều như thế, đầy đủ không thiếu đức chân như pháp tính: Chân Như Pháp Tính Đức và Cụ Túc Vô Khuyết—The original dharma which is complete in each individual: The virtue of the bhutatathata dharma-nature and Being complete without lack.
  2. Tu Sanh: Do lực quán hạnh mà khai phát đức “Bản Hữu” nầy, dần dần tu tập cho Phật tính hiển hiện: The development of this original mind in the individual , whether saint or common man, to the realization of Buddhavirtue.

Bổn Lai: Prakriti (skt)—Coming from the root— Originally—Fundamentally—Original or natural form of something—Original or primary

substance—Bản thể đầu tiên: Original nature— Bản thể gốc: Original essence—Hình thái cơ bản:

Fundamental form—Nguồn cội: Original sources—Bản lai là điều kiện hay hình thái gốc, hay bản thể đầu tiên của bất cứ thứ gì. Phật tánh xưa nay là bản tánh thật của chư pháp: Original or primary substance is an original or natural form or condition of anything. The original or Buddhanature, which is the real nature of all things. Bổn Lai Diện Mục: Original face—Former state of things—Original form—Initial form—See Bản Lai Diện Mục.

Bổn Lai Không: Chư pháp tùng bổn lai không hay chân như—All things come from the Void or Absolute (Chân như).

Bổn Lai Pháp Nhĩ: Tự Thủy Tự Nhiên—Vốn dĩ như thế, xưa nay vẫn thế, tự nhiên từ đầu—So from the beginning.

Bổn Lai Thanh Tịnh Phật Tánh: Buddha-nature in all beings is originally pure—Thiền sư Hoằng Nhẫn dạy, “Một khi chúng ta biết rằng Phật tánh trong mọi chúng sanh vốn thanh tịnh như mặt trời ẩn sau những đám mây, nếu chúng ta giữ cho chân tâm căn bản trong sáng toàn hảo, mây mù của những tư niệm buông lung sẽ tan biến và mặt trời trí tuệ xuất hiện; có cần phải nghiên cứu thêm tri kiến của những đau khổ sanh tử, hoặc học thuyết này nọ, và những chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai hay không? Giống như khi lau bụi trên tấm gương; vẻ trong suốt sẽ hiện ra ngay khi những hạt bụi biến mất. Như vậy bất cứ thứ gì mà bạn học trong cái tâm vô minh đều không có giá trị. Nếu bạn có thể giữ được sự tỉnh thức nhạy bén một cách trong sáng, tất cả những gì học được trong cái tâm chân thực của bạn sẽ là những cái học chân thật. Nhưng dầu tôi có gọi nó là cái học chân thật, cuối cùng chẳng có gì được học cả. Tại sao vậy? Tại vì cả cái ngã và Niết Bàn vốn trống rỗng; không có hai, mà cũng không có một. Như thế chẳng có thứ gì được học; nhưng dầu cho vạn pháp chủ yếu là không tánh, cần phải giữ cái chân tâm trong sáng toàn hảo, bởi vì khi đó những tư niệm mê hoặc không khởi hiện, và lòng tư kỷ và tính tư hữu biến mất. Kinh Niết Bàn nói: ‘Những ai biết rằng Phật không giảng dạy điều gì, người ta gọi họ là những bậc toàn thức.’ Đây là cách chúng ta giữ được chân tâm căn bản là nguồn gốc của mọi kinh điển.”—Zen Master Hongren said, “Once we know that the Buddha-nature in all beings is as pure as the sun behind the clouds, if we just preserve the basic true mind with perfect clarity, the clouds of errant thoughts will come to an end, and the sun of insight will emerge; what is the need for so much more study of knowledge of the pains of birth and death, of all sorts of doctrines and principles, and of the affairs of past, present, and future? It is like wiping the dust off a mirror; the clarity appears spontaneously when the dust is all gone. Thus whatever is learned in the present unenlightened mind is worthless. If you can maintain accurate awareness clearly, what you learn in the uncontrived mind is true learning. But even though I call it real learning, ultimately there is nothing learned. Why? Because both the self and nirvana are empty; there is no more two, not even one. Thus there is nothing learned; but even though phenomena are essentially empty, it is necessary to preserve the basic true mind with perfect clarity, because then delusive thoughts do not arise, and egoism and possessiveness disappear. The Nirvan Scripture says, ‘Those who know the Buddha does not preach anything are called fully learned.’ This is how we know that preserving the basic true mind is the source of all

scriptures.”

Bổn Lai Thành Phật: Lúc đứng ở “Kiến Địa” vạn vật nhất như thì chúng sanh và Như Lai đồng nhất không khác (nếu giác ngộ thì phiền não là Bồ Đề, chúng sanh là Như Lai) All things being of Buddha become Buddha.

Bổn Lai Vô Nhứt Vật: Xưa nay không một vật, không lại thêm không hay đệ nhứt nghĩa không. Đây là một đề mục thiền quán—Originally not a thing existing, or before any thing existed. This is a subject for meditation.

Bổn Lai Vô Sinh Pháp Tính: Tính cốt yếu nguyên lai không sinh ra—Originally unborn essential nature.

Bổn Luận: Giáo lý căn bản—Main tenet.

Bổn Luận Chú: Dhatukathapakarana-atthakatha (skt)—Chú giải giáo lý căn bản, một trong những bộ sách của Bộ Luận Tạng của trường phái Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ sách này dựa trên những phân tích về các uẩn, giới, và tiến hành bằng phương cách vấn đáp—Interpretation on the main tenet, one of the books of the Theravadin Abhidhamma Pitaka. This is the discussion of the elements, based on the skandha and ayatana analyses, and proceeding by means of questions and answers.

Bổn Mạt: Honmatsu (jap)—1) Gốc và ngọn: Root and twigs, root and branch; 2) Khởi thủy và Kết Thúc: First and last, beginning and end.

Bổn Mẫu: Upadesa or Matrka (skt)—Ưu Ba Đề Xá—Ma Đát Lý Ca—Tập hợp các kinh nghĩa nghị luận lại mà thuyết minh, từ đó sinh ra các nghĩa riêng biệt của các kinh—The original mother or matrix—The original mother or matrix, or the original sutra or work.

Bổn Mẫu Tạng: See Bổn Mẫu.

Bổn Mệnh Đạo Tràng: Đền thờ sao bổn mệnh của nhà vua, với ý tưởng bảo vệ hoàng gia và đất nước—Temple for worship of the emperor’s birthstar, for the protection of the imperial family and the state.

Bổn Mệnh Nguyên Thần: The year of birth (the year of one’s birth-star).

Bổn Mệnh Tinh: Sao bổn mệnh, đặc biệt là một trong bảy vì sao (Thất Hùng Tinh) chế ngự năm sanh—The life-star of an individual, the particular star of the seven stars of Ursa Major which is dominant in the year of birth.

Bổn Mệnh Tú: Chòm sao mà mình sanh ra—The constellation or star-group, under which an individual is born—See Bổn Mệnh Tinh. Bổn Minh: The original light—The potential enlightenment in all beings.

Bổn Môn: Law of Original—Giáo pháp căn bản của Phật trong mười bốn chương sau của Kinh Pháp Hoa. Theo Kinh Pháp Hoa, Bổn môn là giáo lý biểu hiện mối quan hệ giữa Đức Phật và con người, tức là sự cứu độ con người của Đức Bổn Phật. Sự cứu độ này tùy thuộc vào lòng từ bi của Đức Phật và lòng từ bi này là tinh yếu của Bổn Môn. Bổn môn tuyên bố rằng Đức Phật Thích Ca vẫn tiếp tục giảng dạy chúng sanh trong khắp vũ trụ kể từ thời vô thỉ, nói một cách khác, đức Phật là chân lý của vũ trụ, tức là, cái nguyên lý cơ bản hay năng lực cơ bản khiến cho mọi hiện tượng trong vũ trụ, gồm mặt trời, các vì sao khác, con người, loài vật, cây cỏ, vân vân, sống và hoạt động. Do đó, theo Bổn môn thì đức Phật đã hiện hữu khắp nơi trong vũ trụ từ lúc khởi đầu của vũ trụ—The original or fundamental Buddha’s teachings, the last fourteen chapters of the Lotus Sutra. According to the Lotus Sutra, the law of origin is the teaching expressing the relationship between the Buddha and man, that is, the salvation of man through the Original Buddha. This salvation depends on the benevolence of the Buddha, and the benevolence is the essence of the Law of Origin. The Law of Origin declares that Sakyamuni Buddha has continually taught people throughout the universe since the infinite past. In other words, the Buddha is the truth of the universe, that is, the fundamental principle or the fundamental power causing all phenomena of the universe, including the sun, other stars, human beings, animals, plants, and so on, to live and move. Therefore, according to the Law of Origin, the Buddha has existed everywhere in the universe since its beginning.

Bổn Môn Bổn Tôn: The especial honoured one of the Nichiren Sect, Svadi-devata, the Supreme Being, whose mandala is considered as the symbol of the Buddha as infinite, eternal, universal.

Bổn Môn Pháp Hoa: Original Buddha’s teaching—See Pháp Hoa Bổn Môn. Bổn Môn Sự Quán: Pháp Hoa Tông ở Nhật có pháp thiền Bổn Môn Sự Quán, quán phổ tánh Phật đồng với mọi hiện tượng trong thế giới lập dị, tất cả chân lý nằm trong năm chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh—The Nichren Sect has a meditation on the universality of the Buddha and the unity in the diversity of all his phenomena, the whole truth being embodied in the Lotus Sutra, and in its title of five words Wonderful-Law Lotus-Flower Sutra (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh), which are considered to be the embodiment of the eternal, universal Buddha.

Bổn Môn Thập Diệu: Mười thứ vi diệu của giáo thuyết Phật: Bổn nhân, Bổn quả, Quốc độ, Cảm ứng, Thần thông, Thuyết pháp, Quyến thuộc, Phúc đức, Thọ mệnh, và Niết bàn—Ten wonders of the Buddha’s teachings: The initial impulse or causative stage of Buddhahood; its fruit or result in eternity, joy, and purity; Buddha’s realm; His response to human needs; His supernatural powers; His preaching; His supernatural retinue; His blessings; His ternal life; and Nirvana. Bổn Môn Tích Môn: Law of Original and Law of appearance—See Bổn Môn and Tích Môn.

Bổn Nguyên: Original.

Bổn Nguyên Tự Tính Thiên Chân Phật: The Original Primeval Buddhahood—Nói về cái tự tánh bổn nguyên là Chân Phật, một hôm Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác thượng đường thị chúng bằng một bài kệ:

“Vô minh thực tính tức Phật tính,

Huyễn hóa không thân tức Pháp thân.

Pháp thân giác liễu vô nhất vật.

Bổn nguyên tự tính thiên chân Phật.” (Thật tính vô minh là tính Phật, Thân không huyễn hóa là Pháp thân. Ngộ Pháp thân rồi không một vật, Tự tính bản nguyên là Chân Phật).

Thật vậy, nếu hành giả tu Thiền chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ hốt nhiên thâm nhập vào chỗ mà tâm và tư tưởng không thể đến được, thấu được cái Pháp thân vô nhất vật. Đó là chỗ mà con người giải thoát khỏi sanh tử. Con người ta thường trú ngụ trong hang ổ của tư tưởng và trí năng. Vừa nghe ai đó nói “hãy rũ bỏ suy nghĩ”, là mình liền hoang mang ngơ ngác chẳng biết nơi nào mà đi. Họ có biết đâu rằng ngay lúc hoang mang ngơ ngác đó, chính là lúc để mình giải thoát thân mệnh—Talking about the Original Primeval Buddhahood, one day, Zen master Yung-chia Hsuan-chiao entered the hall to address the monks with a verse, saying:

“The real nature of blindness is the real nature of Buddha.

This illusory physical body is the Dharmakaya itself.

When one realizes the Dharmakaya, he sees that nothing exists.

This is called ‘The Original Primeval

Buddhahood.'”

In fact, if we, Zen practitioners, with this understanding, will abruptly throw our mind into the abyss where mind and thought cannot reach, we will then behold the absolute, void Dharmakaya. This is where one emancipates oneself from Samsara. People have always been abiding in the cave of thought and intellection. As soon as they hear someone says “Get rid of thinking,” they are dazed and lost and do not know where to go. They should know that the moment when this very feeling of loss and stupefaction arises is the best time for them to attain realization (literally, for them to release their body and life). Bổn Nguyện: Purvapranidhana (skt)—Original vow—Lời nguyện từ nguyên bổn của một vị Bồ Tát khi Ngài khởi đầu sự nghiệp theo Bồ Tát Đạo của Phật Giáo Đại Thừa. Các ngài nguyện thành Phật và giáo hóa chúng sanh mọi loài—An original vow made by a Bodhisattva when he begins his career to follow Bodhisattvayana in the Mahayana Buddhism. They vow to become

Buddhas and save all sentient beings.

Bổn Nguyện Dược Sư: The twelve vows of Bhaishajya-Guru-Buddha (Medicine Master Buddha)—See Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Bổn Nguyện Dược Sư Kinh: Kinh nói về mười hai lời bổn nguyện của Phật Dược Sư—The sutra that mentioned about the twelve vows of Bhaishajya-Guru-Buddha—See Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Bổn Nguyện Lực:Purvapranidhana (skt)—The power of original vow—Primal vow power—The endless power produced by Amitabha’s Primal vow to fulfill it.

Bổn Nguyện Nhất Thừa: One-vehicle teaching of the primal vow—See Nhất Thừa. Bổn Nguyện Nhất Thực Đại Đạo: Pháp Môn Tha Lực Niệm Phật—Đại bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn những ai tin và niệm hồng danh của Ngài—The great way of the one reality of Amitabha’s vows, i.e. that of calling on his name and trusting to his strength and not one’s own. Bổn Nhị: Vợ của vị tỳ kheo trước khi xuất gia— Wife of a monk before his retire from the world. Bổn Nhiên: Rosho-no-memmoku (jap)—Cái tự nhiên ban đầu, cái tự nhiên đã từng tồn tại trước giai đoạn thơ ấu—The primordial naturalness, the one that existed even before the childlike innocence.

Bổn Nhiên Thanh Tịnh: Prakrtiprabhasvaram

(skt)—Original purity—Self-existent pure mind— Sự thanh tịnh nguyên thủy hay tự tính thanh tịnh.

Tự tánh thường thanh tịnh trong bản thể của nó— The nature of the original nature is always pure in its original essence.

Bổn Nhiên Tịch Diệt: Nirodhatu (skt)—Original tranquil and extinct.

Bổn Pháp Thân: Bổn Thân—Bổn Địa Thân—

Bản Pháp Thân tức là thực tướng pháp thân, để phân biệt với hiện thân tạm thời—Fundamental person or embodiment of a Buddha or bodhisattva, as distinct from his temporal manifestation.

Bổn Phận: Duty—To do one’s duty. Bổn Phận Kiềm Chùy: Phương thức mạnh mẽ của Thiền sư khi tiếp dẫn người mới học thiền—

Strong methods that a Zen master uses to welcome a new student.

Bổn Phận Nhân: Thiền nhân lão luyện—An experienced Zen practitioner.

Bổn Phận Sự: Bổn phận sự chính của hành giả tu Thiền là đạt được chứng ngộ—The main duty of a Zen practitioner is to achieve enlightenment. Bổn Phận Thảo Liệu: Lộ bày ra sở trường—To display one’s strong points.

Bổn Phật: Phật tánh nơi mỗi người—The Buddhanature within oneself—The original Buddha. Bổn Sanh Chú Giải: Jataka-tthakatha (skt)—

Jataka-tthavannana (p)—Bổn Sanh Nghĩa Thích— The interpretation of the meanings of the Jataka Sutra.

Bổn Sanh Đồ: Đồ hình cuộc sống trong quá khứ— Past life image.

Bổn Sanh Kinh: Jataka (skt)—Honsho-Kyo

(jap)—Kinh nói chi tiết về tiền thân Đức Phật, các đệ tử cũng như những kẻ chống phá Ngài. Kinh chỉ bày những hành động trong tiền kiếp ảnh hưởng thế nào đến những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại theo đúng luật nghiệp quả—Narratives of birth stories detail past (previous) lives of the Buddha and of his followers and foes. The sutra shows how the acts of previous lives influence the circumstances of the present life according to the law of karma—See Kinh Bổn Sanh. Bổn Sanh Man: Jatakamala (skt)—Katakamala

(skt)—Xã Đắc Ca Ma La—Bản Man Sanh—

Truyện cổ Phật giáo. Tên của các bài tán tụng (tập hợp các chuyện về sự tu khổ hạnh của Đức Phật)—Book on Buddhist legends. A garland of incarnation stories in verse.

Bổn Sanh Man Luận: Jatakamala-sastra(skt)— Garland of Jatakas—Luận Túc Sanh Truyện—

Phật Giáo Cố Sự Tập.

Bổn Sanh Nghĩa Thích: Jataka-tthavannana (p)— Jataka-tthakatha (skt)—Bổn Sanh Chú Giải—The interpretation of the meanings of the Jataka Sutra. Bổn Sanh Thuyết: The stories thus told—See Bổn Sanh Kinh and Bổn Sự Kinh.

Bổn Sanh Truyện: Jataka (skt)—Xà Đà Dà— Birth Stories or Past Lives Sutra—Collection of the stories of the Buddha’s former births—Túc Sanh Truyện—Túc Sanh Truyện hay truyện tiền thân của Đức Phật là một tập gồm có 547 câu chuyện làm sáng tỏ về những cuộc phiêu lưu của Đức Phật trong những tiền kiếp của Ngài—The Jatakas or previous birth stories of the Buddha are a collection of 547 edifying tales about the adventures of the Buddha in his previous lives. Bổn Sắc Đạo Nhân: Thiền Tăng Chân Chính— True Zen monk.

Bổn Sắc Kiềm Chùy: Bản lãnh vững vàng của bậc Thiền sư Chân Chính—Firm skill and spirit of a true Zen monk.

Bổn Sơ: Thoạt kỳ thủy—In the beginning—

Originally.

Bổn Sơ Bổn Phật: See Bổn Sơ Phật.

Bổn Sơ Giác Giả: See Tối Thắng Phật. Bổn Sơ Phật: Adi-buddha (skt)—Primordial Buddha—See A Đề Phật Đà.

Bổn Sơn: Native hill—A monk’s original or proper monastery.

Bổn Sư: Honshi (jap)—Tsa way lama (tib).

  1. Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni.
  2. Thầy Bổn Sư: Vị thầy mà hành giả nhận huấn lệnh và khả năng cho phép làm thành cốt lõi tu tập của mình. Phật tử nào cũng có một vị thầy bổn sư, vị thầy mà chúng ta quyy khi trở thành Phật tử. Vị Thầy này cực kỳ quan trọng trong tiến trình tu tập của chúng ta vì một người hiền lành có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi một vị thầy xấu và đi theo con đường không có đạo đức một cách dễ dàng—The original teacher or master. A teacher from whom one has received the instructions and empowerments that form the core of one’s practice. Any Buddhist must have an original master, the master we took refuge when we first became a Buddhist. This master is extremely important in our cultivation process for a gentle person can easily become influenced by a dubious master and to follow a less moral path.

Bổn Sư Hòa Thượng: Upadhyaya.

  1. Thầy Bổn Sư hay vị sáng lập ra tông phái: An original teacher or founder.
  2. Danh Hiệu Phật A Di Đà: A title of Amitabha.

Bổn Sự: Itivrttaka or Ityukta (skt)—See Kinh Bổn

Sự.

Bổn Sự Kinh: Itivrttaka or Ityukta (skt)— Narratives of past lives of the Buddha’s disciples—See Kinh Bổn Sự.

Bổn Tam Muội Da Ấn: Ấn Tam Muội đầu tiên cho người tu khi đang tu tập, dùng hai bàn tay làm thành hình hoa sen—The first samaya-sign to be made in worship—The forming of the hands after the manner of a lotus.

Bổn Tánh Không: Prakriti-sunyata (skt)— Emptiness of primary nature—See Bản Tánh

Không.

Bổn Tánh Phật: The Buddha of Fundamental Nature.

Bổn Tánh Thường: Phật tánh hay Pháp thân— Buddha nature or Dharmakaya.

Bổn Tắc: Base rule—Quy tắc căn bản (công án). Bổn Tâm: The original heart or mind—The inner self—One’s own heart—The inner self—Bản tánh của tâm từ nguyên thủy. Khi mà người ta từ bỏ chấp trước, tưởng tượng và sự phân biệt, chừng đó người ta mới có khả năng lấy lại được sự thanh tịnh cho bổn tâm, và chừng đó cả thân lẫn tâm đều vượt thoát những ô nhiễm và khổ đau của cuộc sống. Theo kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm thứ nhất, khi Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bản tánh mới bảo rằng: “Chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích, nếu biết được bổn tâm mình, thấy được bổn tánh mình, tức gọi là trượng phu, là thầy của trời người, là Phật.” Canh ba thọ pháp, người trọn không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt.” Tổ lại bảo Huệ Năng hãy nghe Ngài nói kệ:

‘Người có tình đến nên gieo giống

Nhơn nơi đất quả lại sanh

Vô tình cũng không có giống

Không tánh cũng không sanh.’

When one gives up their attachment, imagination, false discrimination, and so on, one restores the purity of their original mind, then both body and mind would be free from defilement and suffering. According to the Flatform Sutra, the First Chapter, when the Fifth Patriarch knew of Hui Neng’s enlightenment to his original nature and said to him, “Studying the Dharma without recognizing the original mind is of no benefit. If one recognizes one’s own original mind and sees one’s original nature, then one is called a great hero, a teacher of gods and humans, a Buddha.” He received the Dharma in the third watch and no one knew about it. The Fifth Patriarch also transmitted the Sudden Teaching, the robe and bowl saying, “You are the Sixth Patriarch. Protect yourself carefully. Take living beings across by every method and spread the teaching for the sake of those who will live in the future. Do not let it be cut off.” Listen to my verse:

‘With feeling comes,

The planting of the seed.

Because of the ground,

The fruit is born again

Without feeling, There is no seed at all. Without that nature,

There is no birth either.’”

Bổn Tâm Thanh Tịnh: Fundamental Purity of the Mind—Tính thanh tịnh căn bản của tâm—Theo Phật giáo, dù trong hiện tại chúng ta có thể mê lầm rối ren đến đâu, bản chất căn bản của tâm vẫn là thanh tịnh. Cũng thế ấy, mây có thể tạm che khuất mặt trời, chứ không thể phá hủy cái khả năng chiếu sáng của nó, tương tự như vậy, những khổ đau phiền não của thân tâm trong giai đoạn, cũng như tâm trạng lo âu bối rối và nỗi khổ mà nói gây ra, chỉ có thể tạm che mờ chứ không thể phá hủy hay động đến bản chất thanh tịnh căn bản của tâm mình. Mục đích cuối cùng của mọi pháp tu, dù thuộc hệ phái nào, đều cốt làm hiển lộ cái bản chất ấy, nghĩa là tiếp xúc lại với cái bản tánh thanh tịnh ấy. Theo thuật ngữ Phật Giáo, mục đích cuối cùng của sự tiến hóa nhân loại là giác ngộ, thành Phật. Điều này hiển lộ khi tất cả mê muội tham sân si và những gì che mờ tâm thức được tận trừ, và khi tất cả thiện tính trong ta hoàn toàn được phát triển. Sự thành tựu viên mãn áy, sự tỉnh thức trọn vẹn ấy mang đặc tính là tuệ giác vô biên, và lòng bi mẫn vô hạn và năng lực hay phương tiện vô cùng—According to the Buddhist teachings, no matter how confused or deluded we may be at the moment, the fundamental nature of being is clear and pure. In the same way, clouds can temporarily obscure but cannot damage the light-giving power of the sun, so does the temporary afflictions of body and mind. The ultimate goal of all Buddhists, regardless of sects, is to uncover and make contact with this fundamental pure nature. According to Buddhist terminology, the ultimate goal of our individual human evolution is enlightenment or Buddhahood. This state can be achieved by everyone. This state can be achieve when all the delusions, greed, hatred, ignorance, etc presently obscure our mind have been completely removed. Bổn Tập Kinh: Kinh nói về phương cách và động lực để đạt thành hay hành động của một vị Phật hay Bồ Tát—A sutra of method or motive of attainment or deeds of a Buddha or bodhisattva.

Bổn Thân: Oneself—See Bổn Pháp Thân.

Bổn Thể: Original form.

  1. Bổn hình: Substantive form—Hình tướng nguyên thủy—Original figure—The substantive form.
  2. Bản lai diện mục: The former state of things—Initial form.

Bổn Thể Luận: Hữu tình học—Môn học nghiên cứu về bản chất của vạn vật cũng như đặc trưng và qui luật của chúng—Ontology—A branch of metaphysics dealing with nature of beings. Bổn Thệ: Thệ nguyện căn bản của mỗi vị Phật hay Bồ tát (thệ nguyện mà chư Bồ Tát lập ra khi trụ nơi “Nhân Địa”)—Original Covenant or Vow made by every Buddha or Bodhisattva.

Bổn Thời: Thời kỳ Đức Phật đạt được đại giác— The original time, the period when Sakyamuni obtained enlightenment.

Bổn Thư: Giáo Thư Bổn Môn—The foundation books of any school.

Bổn Thức: Một trong 18 tên của A Lại Da thức, là căn bản của hết thảy các pháp hữu vi và vô vi (gốc của tất cả các pháp)—The fundamental vijnana, one of the 18 names of the Alaya-vijnana, the root of all things—See A Lại Da Thức. Bổn Thường Lý: Đạo lý bất biến xưa nay— Always immutable morality.

Bổn Tích: Bồ Tát và Phật do có pháp thân từ sơ địa trở lên do thực thân của mình biến thành nhiều thân ứng hóa để hóa độ chúng sanh, như Phật Quán Âm với ba mươi ba hình tướng khác nhau— The original Buddha or Bodhisattva and his varied manifestations for saving all beings, i.e. Kuan-Yin with thirty-three forms.

Bổn Tích Nhị Môn: Hai môn bổn tích trong Kinh Pháp Hoa—A division of the Lotus Sutra into two parts:

  1. Pháp Hoa Tích Môn: Mười bốn chương đầu trong Kinh Pháp Hoa liên hệ đến giai đoạn đầu cuộc đời Đức Phật và những giáo thuyết trước đó—The first fourteen chapters which related to the Buddha’s early life and previous teaching.
  2. Pháp Hoa Bổn Môn: Mười bốn chương sau liên hệ đến giai đoạn sau khi Phật Thích Ca thành đạo cho đến chúng hội Pháp Hoa, cũng như những giáo thuyết cho Bồ Tát—The following fourteen chapters which related to the final revelation of the Buddha as eternal and Bodhisattva doctrines.

Bổn Tịch: Thiền Sư Bổn Tịch (?-1140)—Zen Master Bổn Tịch—Thiền sư Việt Nam, quê ở Tây Kết, Bắc Việt. Lúc còn rất nhỏ ngài đã thông minh một cách lạ thường. Ngài xuất gia làm đệ tử và thọ cụ túc giới với Thiền sư Thuần Chân. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau đó ngài dời về chùa Chúc Thành để hoằng pháp. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1140—A Vietnamese Zen master from Tây Kết, North Vietnam. He was extraordinarily intelligent when he was very young. He left home and became one of the most outstanding disciples of Zen master Thuần Chân. After he received complete precepts and became the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect, he went to stay at Chúc Thành Temple to expand Buddhism. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1140.

Bổn Tịch Thiền Sư (840-901): Sozan Honjaku (jap)—Ts’ao-shan Pen-chi—Caoshan Benji—See Tào Sơn Bản Tịch Thiền Sư.

Bổn Tính: 1) Bản Tánh Tự Nhiên: The spirit one possesses by nature, one’s own nature; 2) Tự Tánh Bản Lai: The Buddha-nature within.

Bổn Tính Trụ Chủng Tính: Immanent abiding original good seed-nature—Bản tính tự nhiên từ vô thủy.

Bổn Tịnh: Primal pure.

Bổn Tịnh Thiền Sư: Zen Master Bổn Tịnh (11001176)—Thiền sư Việt Nam vào thế kỷ thứ XII, quê ở Vĩnh Khương, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Mãn Giác tại chùa Giáo Nguyện. Ngài là pháp tử đời thứ 9 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Thoạt tiên, ngài lên núi Chí Linh và trụ tại am Bình Dương để tu thiền. Về sau, ngài nhận lời thỉnh cầu của Thành Dương Công về trụ tại chùa Kiền An để tiếp tục chấn hưng và hoằng pháp cho đến khi ngài thị tịch năm 1176, thọ 77 tuổi. Ngài thường dạy đệ tử: “Thân này không thật mà chỉ là huyễn giả. Tất cả những hiện tượng không thật như người ta tưởng. Chúng tạm bợ, vô thường và không có thực thể. Kỳ thật chúng là những bóng ma ảo ảnh. Hành giả nên nhớ chỉ có chánh kiến mới đoạn trừ những vọng tưởng điên đảo nầy, và giúp người ta nhận ra bản chất thật nằm trong mọi giả tưởng. Chỉ khi nào con người thoát ra khỏi đám mây mù ảo tưởng và điên đảo nầy thì con người mới chói sáng với chánh trí, giống như ánh trăng rằm thoát khỏi đám mây đen vậy.” Ngài đã tóm lược pháp ngữ lục của mình qua những vần kệ sau đây: “Huyễn thân bổn tự không tịch sanh, Du như cảnh trung xuất hình tượng.

Hình tượng giác liễu nhất thiết không,

Huyễn thân tu du chứng thật tướng.” (Thân huyễn vốn từ không tịch sanh, Dường tợ trong gương hiện bóng hình.

Bóng hình giác rõ không tất cả, Thân huyễn chớp mắt chứng tướng chân). A Vietnamese Zen master in the 12th century. He was from Vĩnh Khương, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Mãn Giác at Giáo Nguyên Temple. He was the dharma heir of the ninth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. First, he went to Mount Chí Linh to stay at a small temple named Bình Dương to practise meditation. Later, he accepted the invitation of Thành Dương Công to stay at Kiền An Temple to revive and expand Buddhism until he passed away in 1176, at the age of 77. He always taught his disciples: “This body is not real but an illusion. Things in the phenomenal world are not real or substantial, as ordinary people regard them to be. They are transient, momentary, indefinite, insubstantial, and subject to constant alteration. In reality, they are like phantoms or hallucinations. Zen practitioners should remember right understanding alone can remove these illusions and helps man to cognize the real nature that underlies all appearance. It is only when man comes out of this cloud of illusions and perversions that he shines with true wisdom like the full moon that emerges brilliant from behind a black cloud.” He summarized his teaching in the following verses:

“This illusory body was originally born from emptiness and stillness, Just like images appearing in a mirror.

Realizing that all forms are all empty, Instantly in this illusory body, you realize the true form.”

Bổn Tịnh Tư Không Thiền Sư (667-761): Zen Master Pen-Ch’ing Shi-K’ung—Tên của một vị Thiền sư Trung Hoa vào thế kỷ thứ bảy. Hiện nay chúng ta không có nhiều tài liệu chi tiết về Thiền sư Bổn Tịnh; tuy nhiên, có một vài chi tiết nhỏ về vị Thiền sư này trong Truyền Đăng Lục, quyển V: Thiền sư Bổn Tịnh, người Giáng Châu, họ Trương. Sư xuất gia tại Tào Khê và thọ giới tại chùa Vô

Tướng trên núi Tư Không—Zen Master PenCh’ing, name of a Chinese Zen monk in the seventh century. We do not have detailed documents on this Zen Master; however, there is some brief information on him in The Records of the Transmission of the Lamp (Ch’uan-Teng-Lu), Volume V: Zen master Pen-Ch’ing was from JianChou, his last name was Chang. He became a monk at Tsao-Chi, and was ordained at WuHsiang Temple on Mount Shi-K’ung.

Bổn Tịnh Vô Lậu: Primal pure. Bổn Tôn: Satyadevata (skt)—Sa Dã Địa Đề Phạ Đa—1) Vị tối tôn tối thắng trong cõi xuất thế gian: The Original Honoured One, the Most Honoured of all Buddhas; 2) Trong chư tôn lấy Bổn Tôn làm căn bản để tôn sùng: Chief object of worship in a group, the specific Buddha being served. Bổn Trí: Mulajnana (skt)—Original wisdom—See

Căn Bản Trí.

Bổn Trụ Pháp: Purvadharmasthitita or

Pauranasthitidharmata (skt)—Cái chân lý vốn vẫn thường trụ—Originally-abiding truth or reality.

Bổn Trụ Pháp Tính: See Bổn Trụ Pháp. Bổn Trụ Pháp Tướng: Bản chất của sự vật— Essence of things.

Bổn Trược: Sai lầm căn bản—Fundamental fault.

Bổn Tự: See Bổn sơn.

Bổn Vị: Originally established. Bổn Vô: Original non-Being—See Bất Chân Không Luận (3).

Bồng Bềnh: Floating freely.

Bồng Lai: Fairyland—Bồng lai Tiên đảo, chỗ ở của các bậc tu tiên theo Lão giáo đắc đạo. Người phàm phu thế gian không thể thấy và đến được. Cõi nầy ở nơi bảy lớp núi vàng hay “Thất Kim Sơn” bao bọc ở vòng ngoài núi Tu Di, hoặc là các hải đảo trong biển Hương Thủy quanh núi Tu Di— Fairyland is the dwelling area of those who cultivate and attain the path of Taoism. Human beings of this world cannot physically see nor get there. These domains are situated on the seven layers of “Golden Mountains” surrounding the Mount Sumeru or the various islands in the Fragrance Ocean (an ocean surrounding Mount Sumeru).

Bổng: 1) Bổng trên cao: High in the air; 2) Cây gậy: A stick; 3) Dâng hay nhận bằng hai tay: To hold in both hands, offer, receive. Bổng Giáo: Bon (tib)—Truyền thống Tây Tạng có nguồn gốc từ trước thời kỳ Phật giáo được tu tập tại xứ này, nó liên hệ đến việc sùng bái các vị vua tiên khởi của xứ Tây Tạng. Truyền thống này hấp thụ nhiều giáo thuyết và cách thực hành của phật giáo, nhưng những người gắn bó với truyền thống vẫn xem truyền thống này khác biệt với Phật giáo Tây Tạng. Theo nguồn gốc của Bổng Giáo, thì truyền thống này đến từ Taksik, chỉ vùng Persia. Shenrap, vị sáng lập thuyền thoại của truyền thống này đã mang tôn giáo từ vùng Taksik đến với vương quốc Shangshung, có lẽ là một vùng nằm về phía Tây của Tây Tạng với ngọn núi

Kailash ở trung tâm. Từ đó nó được truyền bá vào Tây Tạng—A Tibetan tradition that traces its history back to pre-Buddhist practices associated with the cult of early Tibetan kings. It has absorbed many Buddhist practices and doctrines, but it adherents consider Bon to be distinct from Tibetan Buddhism. According to Bon sources, the tradition came to Tibet from Taksik, which appears to refer to roughly the area of Persia. Shenrap, the mythical founder of Bon, brought the religion from Taksik to the kingdom of Shangshung, which was probably an area in western Tibet with Mount Kailash at its center. From there it was disseminated into Tibet.

Bổng Hát: Đánh và hét—Trong nhà Thiền, các Thiền sư thường dùng tiếng hét hoặc gậy đánh để tiếp dẫn đệ tử mới—To whip and to cry aloud—In Zen, Zen masters usually welcome new students by whipping or crying aloud. Bổng Hát Thiền: Thiền đánh và hét—Khi Lâm Tế đến hỏi Hoàng Bá: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Hoàng Bá liền dùng gậy đánh Lâm Tế. Sau đó Lâm Tế đến tham vấn Đại Ngu và lãnh ngộ được yếu chỉ của Hoàng Bá. Sư trở về gặp Hoàng Bá lại bị Hoàng Bá đánh, nhưng lần nầy sư liền hét thật to. Về sau nầy Lâm Tế tiếp dẫn người học thường dùng cách đánh và hét xen lẫn nhau, nên ngày nay người ta gọi đây là đòn cảnh tỉnh người còn mê chấp—See Lâm Tế Nghĩa Huyền Thiền Sư and Lâm Tế Tứ Hát.

Bột Đà: Buddha (skt)—See Phật Đà.

Bột Già Di: Bhagai (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Bột Già Di là một thành phố nằm về phía nam Khotan, nơi có tượng Phật với đủ đầy 32 tướng tốt, được mang đến đây từ Cashmere—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Term, Bhagai is a city south of Khotan with a Buddha-statue which exhibits all the thirty-two signs (laksanani), brought there from Cashmere. Bột Lợi Cáp Tư Phạ Đế: Brhaspati (skt)—Mộc Tinh—The planet Jupiter.

Bột Phát: To burst out.

Bột Sa: See Phất Sa.

Bờ Đại Giác: The shore of Enlightenment—Shore of liberation.

Bờ Mê: The shore of delusion.

Bới Lông Tìm Vết: To find fault with—To be over critical.

Bùi Huyền Chứng: Pei-hsuan Ch’eng—Tên của một vị cư sĩ Trung Hoa vào thời nhà Tùy. Ông tự tập hợp một số đông đồ chúng và tu tập theo đạo hạnh của Thường Bất Khinh Bồ Tát—Name of a Chinese layman during the Sui dynasty (581-618).

He himself gathered a lot of laypeople and practice in accordance with the moral conducts of Never Despite (Never Slighted) Bodhisattva.

Bùi Hưu (797-870): Haikyu (jap)—Pei-hsiu—

Quan tướng quốc Bùi Hưu đời nhà Đường là người ham một đạo Thiền, theo học Thiền với Tổ Hoàng Bá—Pei-hsiu was a state minister of the T’ang dynasty, was a devoted follower of Zen master Huang-Po-Hs’i-Yun.

  • Ngày nọ, ông trình lên Hoàng Bá một bản thủ bút ghi lại chỗ thấy của ông về đạo Thiền. Hoàng Bá cầm lấy, để trước mặt, không liếc qua, im lặng giây lâu rồi hốt nhiên hỏi: “Ông hiểu không?” Búi Hưu nói: “Không hiểu.” Hoàng Bá nói: “Nếu có hiểu là có Thiền. Còn bằng vào giấy trắng mực đen thì tông môn tôi không có ở đó.” Thiền phải thật sự là một sự kiện sống chỉ có trong việc xử kỳ tiếp vật với cái sống. Trí thức cũng vậy, chỉ thật, chỉ linh hoạt, chỉ đáng kêu gọi đến khi nào nó trào thẳng ra từ mạch sống. Bằng không, không một sự tinh thông văn học nào, không một sự phân tách thông thái nào có thể dùng vào đâu được trong việc tu tập thiền định—One day he showed Huang-Po a manuscript in which his understanding of Zen was stated. The master took it, and setting it down beside him, made no movement to read it, but remained silent for some little while. He then said, “Do you understand?” Pei-hsiu said, “Not quite.” “If you have an understanding here,” said Huangpo, “there is something of Zen. But if it is committed to paper and ink, nowhere is our religion to be found.” Zen is really being a living fact, only where living facts are handled. Appeal to the intellect is real and living as long as it issues directly from life.

Otherwise, no amount of literary accomplishment or of intellectual analysis avails in the study of Zen.

  • Khi còn làm thứ sử Tây An (trước khi được bổ nhiệm làm quan tướng quốc), có lần ông đến viếng một cảnh chùa, vào chánh điện dâng hương cúng Phật. Trụ trì tiếp đón. Bùi Hưu thấy trên tường có một bức họa bèn hỏi hình ai. Vị trụ trì bảo đó là chân dung của một bậc cao Tăng. Bùi Hưu hỏi: “Chân dung đây còn cao Tăng đâu?” Tăng chúng không đáp. Bùi

Hưu lại hỏi: “Trong đây có Thiền nhân nào không?” Một vị Tăng đáp: “Gần đây có một người mới đến ở chung, hiện lo tạp dịch, ông ta có vẻ là người Thiền lắm.” Bùi Hưu nói: “Xin mời ra cho tôi hỏi thăm một chút có được không?” Vị Tăng mới đến liền được thỉnh ra trước mặt Bùi Hưu. Bùi Hưu vừa thấy liền hớn hở lên tiếng ngay: “Hưu tôi có một điều muốn hỏi, ngặt chư vị ở đây không đáp, vậy thỉnh đại nhân ban cho một lời.” Vị Tăng nói: “Mời tướng công cứ hỏi.” Bùi Hưu lặp lại câu hỏi trên: “Còn cao Tăng đâu?” Vị Tăng hét chát chúa: “Bùi Hưu! Trả lời mau!” Bùi Hưu nói: “Dạ! Bẩm thầy!” Vị Tăng hỏi lại: “Còn cao Tăng đâu?” Ngay dưới câu phản vấn này Bùi Hưu có thể đọc được đáp án của câu hỏi đầu tiên của mình và tức khắc nhận ra chân lý Thiền—When he was a local governor in Hsian (before he was appointed a state minister), he once visited a Buddhist monastery in his district. While going around in the premises of the monastery, he came across a fine fresco painting and asked the accompanying monk whose portrait this was. “He was one of the high monks,” the monk answered. The governor now turned towards all the monks and questioned, “Here is his portrait, but where is the high monk himself?” All the monks did not know how to answer him. He then further asked if there were any Zen monks about here. The replied, “We have recently a newcomer in this monastery, he does some menial work for us and looks very much like a Zen monk.” The newcoming monk was then brought in the presence of the governor, who at once said to him, “I have one question in which I wish to be enlightened, but the gentlemen here grudge the answer. May I ask you to give me a word for them?” “I humbly wish you to ask,” politely requested the newcoming monk. Peihsiu repeated the first question, whereupon the monk loudly and clearly called out, “O Pei-hsiu!” Pei-hsiu responded at once, “Here, sir!” “Where is the high monk now?” crossquestioned the newcoming monk. This opened the governor’s eye to the sense of the monk’s counter-question, in which he could now read the solution of his first quiery and immediately realize the truth of Zen.

Bùi Phất Lược: Vaipulya (skt)—See Phương Quảng, and Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh in Vietnamese-English Section.

Bụi Trần: Guna (skt)—Visayo (p)—Vishaya

(skt)—Những việc trần thế làm mờ bản tánh sáng suốt, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp— Worldly dust—All mundane things that can cloud our bright self-nature. These include form, sound, scent, taste, touch and dharmas—See Trần Ai. Buộc Tâm Vào Một Điểm: To concentrate exclusively on one point; try to focus on this point and nothing else.

Buông: To let go—To release.

Buông Bỏ: Nissarana (skt)—Vividisha-samnyasa (skt)—Letting go—Release—Giáo pháp căn bản của Đức Phật chỉ dạy chúng ta cách trấn an và khống chế “Ý mã.” Khi chúng ta buồn ngũ, chỉ cần nằm xuống, tắt đèn là buông thỏng thân tâm— A basic teaching of the Buddha on how to calm and rein in the “monkey” mind. When we feel asleep, just lie down in a quiet place, put the lights out and let go our minds and bodies.

Buông Bỏ Tư Tưởng: Letting go of thoughts— Theo Thiền sư Nội Sơn Hưng Chính trong quyển Mở Vòng Tay Tư Duy: “Hãy tưởng tượng chúng ta đặt một tảng đá bên cạnh một người đang tọa thiền. Vì tảng đá là một vật vô tri giác, dầu chúng ta có để nó ở đó bao lâu đi nữa, sẽ không bao giờ một tư tưởng nảy sinh được nơi tảng đá. Không giống như tảng đá, con người ngồi tọa thiền bên cạnh tảng đá là một con người đang sống. Dầu chúng ta ngồi im lìm bất động như tảng đá, vẫn không thể nói rằng không một tư tưởng xuất hiện. Ngược lại, nếu không một tư tưởng nào khởi lên, chúng ta phải nói rằng người đó không còn sống nữa. Nhưng, dĩ nhiên, chân lý cuộc sống không bao giờ có nghĩa là để rơi vào cảnh vô hồn giống như tảng đá như thế. Vì lý do đó, việc tư tưởng không phát sinh không phải là trạng thái lý đối với một cuộc tọa thiền. Tư tưởng xảy đến là chuyện hoàn toàn tự nhiên, tuy vậy, nếu chúng ta chạy theo những tư tưởng và chúng ta suy nghĩ là không còn tọa thiền nữa. Vậy chúng ta phải chọn thái nào? Nói gọn lại, vẫn đặt mục tiêu là duy trì tư thế tọa thiền bằng cốt nhục (thân xác) của chúng ta, và hãy buông bỏ những tư tưởng, đó là cách diễn tả thích hợp nhất để diễn tả thái độ tọa thiền của chúng ta. Buông bỏ tư tưởng như thế nào? Khi chúng ta suy nghĩ, chúng ta suy nghĩ về một cái gì đó. Suy nghĩ về một cái gì đó có nghĩa là nắm bắt một cái gì đó bằng tư tưởng. Tuy nhiên, trong lúc tọa thiền chúng ta mở bàn tay tư tưởng đang cố nắm bắt một cái gì đó, và tránh nắm bắt. Đó là buông bỏ tư tưởng.”—According to Zen Master in the Opening the Hand of Thought: “Imagine placing a large rock next to a person doing zazen. Since this rock is not alive, no matter how long it sits there, a thought will never occur to it. Unlike the rock, however, the person doing zazen next to it is a living human being. Even if we sit as stationary as the rock, we cannot say that no thoughts will occur. On the contrary, if they did not, we would have to say that that person is no longer alive. But, of course, the truth of life never means to become lifeless like the rock. For that reason, thoughts ceasing to occur is not the ideal state of one sitting zazen. It is perfectly natural that thoughts occur. Yet, if we chase after thoughts, we are thinking and no longer doing zazen. So what should our attitude be? Briefly, aiming at maintaining the posture of zazen with our flesh and bones, letting go of thoughts, is the most appropriate expression for describing what our attitude should be. What is letting go of thoughts? Well, when we think, we think of something. Thinking of something means grasping that something with thought. However, during zazen we open the hand of thought that is trying to grasp something, and simply refrain from

grasping. This is letting go of thoughts.” Buông Lời: To utter words.

Buông Lung: Give free rein to one’s emotion.

Những lời Phật dạy về “Buông Lung”—The Buddha’s teachings on “Giving free rein to one’s emotion”

  1. Không buông lung đưa tới cõi bất tử, buông lung đưa tới đường tử sanh; người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma—Heedfulness

(Watchfulness) is the path of immortality. Heedlessness is the path of death. Those who are heedful do not die; those who are heedless are as if already dead (Dharmapada 21).

  1. Kẻ trí biết chắc điều ấy, nên gắng làm chứ không buông lung. Không buông lung thì đặng an vui trong các cõi Thánh—Those who have distinctly understood this, advance and rejoice on heedfulness, delight in the Nirvana (Dharmapada 22).
  2. Không buông lung, mà ngược lại cố gắng, hăng hái, chánh niệm, khắc kỷ theo tịnh hạnh, sinh hoạt đúng như pháp, thì tiếng lành càng ngày càng tăng trưởng—If a man is earnest, energetic, mindful; his deeds are pure; his acts are considerate and restraint; lives according to the Law, then his glory will increase (Dharmapada 24).
  3. Bằng sự cố gắng, hăng hái không buông lung, tự khắc chế lấy mình, kẻ trí tự tạo cho mình một hòn đảo chẳng có ngọn thủy triều nào nhận chìm được—By sustained effort, earnestness, temperance and self-control, the wise man may make for himself an island which no flood can overwhelm (Dharmapada

25).

  1. Người ám độn ngu si đắm chìm trong vòng buông lung, nhưng kẻ trí lại chăm giữ tâm mình không cho buông lung như anh nhà giàu chăm lo giữ của—The ignorant and foolish fall into sloth. The wise man guards earnestness as his greatest treasure (Dharmapada 26).
  2. Chớ nên đắm chìm trong buông lung, chớ nên mê say với dục lạc; hãy nên cảnh giác và tu thiền, mới mong đặng đại an lạc—Do not indulge in heedlessness, nor sink into the enjoyment of love and lust. He who is earnest and meditative obtains great joy

(Dharmapada 27).

  1. Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc Thánh Hiền khi bước lên lầu cao của trí tuệ, nhìn lại thấy rõ kẻ ngu si ôm nhiều lo sợ, chẳng khác nào khi lên được núi cao, cúi nhìn lại muôn vật trên mặt đất—When the learned man drives away heedlessness by heedfulness, he is as the wise who, climbing the terraced heights of wisdom, looks down upon the fools, free from sorrow he looks upon sorrowing crowd, as a wise on a mountain peak surveys the ignorant far down on the ground (Dharmapada 28).
  2. Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến bỏ lại sau con ngựa gầy hèn— Heedful among the heedless, awake among the sleepers, the wise man advances as does a swift racehorse outrun a weak jade (Dharmapada 29).
  3. Nhờ không buông lung, Ma Già lên làm chủ cõi chư Thiên, không buông lung luôn luôn được khen ngợi, buông lung luôn luôn bị khinh chê—It was through earnestness that Maghavan rised to the lordship of the gods. Earnestness is ever praised; negligence is always despised (blamed) (Dharmapada 30).
  4. Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta ví họ như ngọn lửa hồng, đốt tiêu tất cả kiết sử từ lớn chí nhỏ—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, advances like a fire, burning all his fetters both great and small (Dharmapada 31).
  5. Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta biết họ là người gần tới Niết bàn, nhất định không bị sa đọa dễ dàng như trước—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, he is in the presence of Nirvana (Dharmapada 32).
  6. Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trí và giải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được—Mara never finds the path of those who are virtuous, careful in living and freed

by right knowledge (Dharmapada 57).

  1. Chớ nên theo điều ty liệt, chớ nên đem thân buông lung, chớ nên theo tà thuyết, chớ làm tăng trưởng tục trần—Do not follow the evil law, do not live in heedlessness. Do not embrace false views, do not be a worldupholder (Dharmapada 167).
  2. Hăng hái đừng buông lung, làm lành theo Chánh pháp. Người thực hành đúng Chánh pháp thì đời nầy vui đời sau cũng vui— Eagerly try not to be heedless, follow the path of righteousness. He who observes this practice lives happily both in this world and in the next (Dharmapada 168).
  3. Nếu buông lung thì tham ái tăng lên hoài như giống cỏ Tỳ-la-na mọc tràn lan, từ đời nầy tiếp đến đời nọ như vượn chuyền cây tìm trái—Craving grows like a creeper which creeps from tree to tree just like the ignorant man wanders from life to life like a fruitloving monkey in the forest (Dharmapada 334).

Buông Lung Thương Ghét, Là Tự Kết Án Mình Vào Hầm Lửa Vạc Dầu: To let delusive thoughts of love and hate freely arise is to be condemned ourselves to the firepit and the boiling cauldron. Buông Lung Trong Tham Đắm Dục Lạc: To devote onself entirely (wallow) in endless greed and lust.

Buông Xả: Upeksa (skt)—Thỏng tay—Buông bỏ—Detachment—Abandonment—To desert—To drop—To foresake—Letting go—Giáo pháp căn bản của nhà Phật là phải trấn tỉnh kềm cột tâm viên ý mã. Khi buồn ngủ thì tìm chỗ yên tĩnh, tắt đèn và nằm xuống nghỉ ngơi cả thân lẫn tâm. Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe nói về buông xả và không bám víu vào thứ gì. Như vậy Đức Phật muốn dạy gì về buông xả? Ngài muốn nói trong cuộc sống hằng ngày không cách chi mà chúng ta buông mọi vật mọi việc. Chúng ta phải nắm giữ sự việc, tuy nhiên đừng cố bám víu vào chúng. Thí dụ như chúng ta phải làm ra tiền cho chi tiêu trong đời sống, nhưng không bám víu vào việc làm ra thật nhiều tiền mà bất chấp đến việc làm ra tiền bằng cách nào. Hành giả làm bất cứ việc gì cũng nên làm với cái tâm xả bỏ. Đừng nên kỳ vọng sự đền đáp hay tán dương. Nếu chúng ta xả bỏ một ít, chúng ta sẽ có một ít bình an. Nếu chúng ta xả bỏ được nhiều, chúng ta sẽ có nhiều bình an. Nếu chúng ta xả bỏ hoàn toàn, chúng ta sẽ được bình an hoàn toàn. Trong Thiền, hành vi ‘buông bỏ’ chỉ cho đức tính dũng cảm dám mạo hiểm; nó giúp hành giả nhảy vào cái xa lạ nằm ngoài cương giới của nhận thức tương đối. Điều này có vẻ dễ dàng thực hiện, nhưng thực tình đó là khả năng hành động chung quyết của một hành giả, vì nó chỉ được thực hiện bao lâu chúng ta hoàn toàn xác tín rằng không còn đường lối nào khác để giải quyết cục diện. Chúng ta luôn biết mình có một sợi dây ràng buộc, tưởng là mong manh, nhưng đến lúc bức thử mới hay nó chắc biết dường nào. Nó cứ níu kéo chúng ta không dứt khi chúng ta muốn buông bỏ. Hành giả nên luôn cẩn trọng!—A basic teaching of the Buddha on how to calm and rein in the “monkey” mind. When we feel asleep, just lie down in a quiet place, put the lights out and let go our minds and bodies. In Buddhism, we have always been hearing about letting go and not clinging to anything. What does the Buddha mean on letting go? He means in daily activities, no way we can let go everything. We have to hold on things; however, try not to cling to them. For example, we try to make money for our living expenses, but not try to cling on making a lot of money to accumulate regardless of the means of making the money. Practioners do everything with a mind that lets go. Do not expect any praise or reward. If we let go a little, we will have a little peace. If we let go a lot, we will have a lot of peace. If we let go completely, we will know complete peace and freedom. In Zen, this ‘abandonment’ means the moral courage of taking risks; it helps practitioners plunging into the unknown which lies beyond the topography of relative knowledge. This ‘abandonment’ may seem an easy thing to do, but after all it is the last thing any practitioner can do, for it is done only when we are most thoroughly convinced that there is no other way to meet the situation. We are always conscious of a tie, which we thought it’s slender, but we will see how strong it is when we try to cut it off. It is always holding us back when we wish to let go. Zen practitioners should always be careful!

Bút: Cây viết—A pen—Ghi chép: To write. Bút Đàm: Brush talks—Pen conversation—Thiền pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp xúc cá nhân trong quá trình truyền dạy giữa thiền sư và môn đệ hơn là việc nghiên cứu kinh văn. Chính vì vậy mà các thiền giả Nhật Bản ở thời kỳ đầu có khuynh hướng học tiếng Trung Hoa hay ít nhất học viết được Hán tự với mức độ thông thạo đủ để thực hiện bút đàm với các vị sư Trung Hoa—Zen stresses the importance of personal contact betweenmaster and disciple rather than the study of written texts. Thus, early Japanese monks had a strong incentive to learn to speak Chinese, or at least to write the colloquial language with sufficient fluency to be able to carry on “brush talk’ with their masters.

Bút Ký: Note—Records.

Bút Pháp Thâm Thúy: Abstruse manner.

Bút Tháp: Tên của một ngôi chùa, tên khác của chùa Ninh Phúc, chùa tọa lạc về hướng tây của thôn Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội chừng 17 dậm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ trong tỉnh Hà Bắc—Name of a temple, another name for Ninh Phúc Tự, located in the west of Bút Tháp hamlet, Đình Tổ village, Thuận Thành district, about 17 miles from Hanoi. This is one of the ancient temples in the area. Bút Thí: Thấy ai phát tâm sao chép kinh điển liền phát tâm Bố Thí viết để giúp duyên cho họ chép kinh—Giving of pens to write the sutras.

Bút Thọ: 1) Ghi lại: To record; 2) Nhận được bằng văn bản: To receive in writing; 3) Viết chánh tả: Write down from dictation.

Bút Tích: Ink mark—Lời văn hay chữ viết do các vị thiền sư viết để lại.

Bụt: See Phật.

Bức: Cưỡng bức—To press—To constrain—To harass—To urge.

Bức Bách: Bắt buộc hay áp lực mạnh mẽ—To compel—To force—To constrain—To bring strong pressure to bear.

Bức Bách Xảo Phương Tiện: Đối với những kẻ phạm giới thì có hình thức trừng phạt khiến họ lìa bỏ ác pháp—Rebuking and punishing people with a like object.

Bức Sô: See Bật Sô.

Bức Sô Ni: See Tỳ Kheo Ni.

Bức Tạc: Thiền sư dùng phương tiện thiện xảo chặt đứt ngôn ngữ tri giải của người học Thiền— Zen masters utilize skilful means to cut off words from Zen practitioners.

Bức Tắc: Sung mãn—Abundant—Affluent.

Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật: Priceless Message from the Buddha—Thông điệp vô giá của Đức Phật hay Tứ Diệu Đế là một trong những phần quan trọng nhất trong giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật đã ban truyền thông điệp này nhằm hướng dẫn nhân loại đau khổ, cởi mở những trói buộc bất toại nguyện để đi đến hạnh phúc, tương đối và tuyệt đối (hạnh phúc tương đối hay hạnh phúc trần thế, hạnh phúc tuyệt đối hay Niết Bàn). Đức Phật nói: “Ta không phải là cái gọi một cách mù mờ ‘Thần linh’ ta cũng không phải là hiện thân của bất cứ cái gọi thần linh mù mờ nào.

Ta chỉ là một con người khám phá ra những gì đã bị che lấp. Ta chỉ là một con người đạt được toàn giác bằng cách hoàn toàn thấu triệt hết thảy những chân lý.” Thật vậy, đối với chúng ta, Đức Phật là một con người đáng được kính mộ và tôn sùng, không phải chỉ như một vị thầy mà như một vị Thánh. Ngài là một con người, nhưng là một người siêu phàm, một chúng sanh duy nhất trong vũ trụ đạt đến tuyệt luân tuyệt hảo. Tất cả những gì mà Ngài thành đạt, tất cả những gì mà Ngài thấu triệt đều là thành quả của những cố gắng của chính Ngài, của một con người. Ngài thành tựu sự chứng ngộ tri thức và tâm linh cao siêu nhất, tiến đến tuyệt đỉnh của sự thanh tịnh và trạng thái toàn hảo trong những phẩm hạnh cao cả nhất của con người. Ngài là hiện thân của từ bi và trí tuệ, hai phẩm hạnh cao cả nhất trong Phật giáo. Đức Phật không bao giờ tự xưng mình là vị cứu thế và không tự hào là mình cứu rỗi những linh hồn theo lối thần linh mặc khải của những tôn giáo khác. Thông điệp của Ngài thật đơn giản nhưng vô giá đối với chúng ta: “Bên trong mỗi con người có ngủ ngầm một khả năng vô cùng vô tận mà con người phải nỗ lực tinh tấn trau dồi và phát triển những tiềm năng ấy. Nghĩa là trong mỗi con người đều có Phật tánh, nhưng giác ngộ và giải thoát nằm trọn vẹn trong tầm mức nỗ lực và cố gắng của chính con người.”—Priceless Message from the Buddha or the Four Noble Truths is one of the most important parts in the Buddha’s Teachings. The Buddha gave this message to suffering humanity for their guidance, to help them to be rid of the bondage of “Dukkha” and to attain happiness, both relative and absolute (relative happiness or worldly happiness, absolute happiness or Nirvana). These Truths are not the Buddha’s creation. He only re-discovered their existence. The Buddha said: “I am neither a vaguely socalled God nor an incarnation of any vaguely socalled God. I am only a man who re-discovers what had been covered for so long. I am only a man who attains enlightenment by completely comprehending all Noble Truths.” In fact, the Buddha is a man who deserves our respect and reverence not only as a teacher but also as a Saint. He was a man, but an extraordinary man, a unique being in the universe. All his achievements are attributed to his human effort and his human understanding. He achived the highest mental and intellectual attainments, reached the supreme purity and was perfect in the best qualities of human nature. He was an embodiment of compassion and wisdom, two noble principles in Buddhism. The Buddha never claimed to be a savior who tried to save ‘souls’ by means of a revelation of other religions. The Buddha’s message is simple but priceless to all of us: “Infinite potentialities are latent in man and that it must be man’s effort and endeavor to develop and unfold these possibilities. That is to say, in each man, there exists the Buddha-nature; however, deliverance and enlightenment lie fully within

man’s effort and endeavor.” Bửu Ấn Thủ Thần: Precious Symbol Deity

(Spirit).

Bửu Chí: Hoshi (jap)—Paochi—Tên của một vị sư nôỉ tiếng trong Phật giáo Nhật Bản—Name of a famous monk in Japanese Buddhism. Bửu Diệm Hoa Quang Thần: Jewel Flame

Flower Light Deity (Spirit).

Bửu Hạnh: Tên của một vị Thiền sư Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII, đời thứ 35 tông Lâm Tế, quê ở Huế, Trung Việt—Name of a Vietnamese Zen master, of the thirty-fifth Lin-chi lineage. He came from Hue, Central Vietnam.

Bửu Hưng: Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa đã được xây từ lâu lắm, có lẽ vào giữa thế kỷ thứ 18. Trong chánh điện có ba tấm bao lam chạm trổ rất công phu. Pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ, cao 2 mét 5, do triều đình Huế gửi cúng dường cho chùa. Bên phải chùa có một số tháp mộ của các Hòa Thượng Giác Châu, Bửu Thành, và Giáo Đạo—Name of a famous ancient pagoda located in Hòa Long village, Lai Vung district, Sa Đéc province, South Vietnam. The pagoda was built a long time ago, probably in the middle of the eighteenth century. In the Main Hall, there are three drafts carved painstakingly. A wooden statue of Amitabha Buddha, 2.5 meters high, offered by Huế Court, is worshipped in the Main Hall. On the right-habd side of the pagoda stand the tomb stupas of Most Venerable Giác Châu, Bửu Thành, and Giác Đạo. Bửu Lâm: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc ở thôn Bửu Hội, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường 3 thị xã Mỹ Tho). Chùa do bà Nguyễn Thị Đại xây dựng vào năm 1803. Chùa đã trải qua 10 đời truyền thừa, các Hòa Thượng Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, Chơn Minh, Tỳ Kheo

Ni Diệu Đạt, Hòa Thượng Tịnh Tính, Đại Đức Lệ Tín, và Hòa Thượng Huệ Thông—Name of an ancient pagoda, located in Bửu Hội hamlet, Kiến Hòa district (now is third quarter, Mỹ Tho town), Định Tường province, South Vietnam. Ms. Nguyễn Thị Đại started to build the pagoda in 1803. Bửu Lâm Pagoda has passed through ten successive Heads as Most Venerable Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, and his disciple Chơn Minh, as well as Venerable Bikkhuni Diệu Đạt, Most Venerable

Tịnh Tính, Reverend Lệ Quảng, Most Venerable

Huệ Thông.

Bửu Nhãn: Jewel Eye.

Bửu Oai Lực: Jewel Energy.

Bửu Phong: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh lam thắng cảnh, tọa lạc trên đồi Bửu Long, xã Tân Bửu, thành phố Biên Hòa, Nam Việt Nam—Name of a famous ancient pagoda, a spectacular scenery, located on Bửu Long Hill, Tân Bửu hamlet, Biên Hòa City, South Vietnam. Bửu Phong Khai Hoa Thần: Jewel Peak Bloom- ing Flower Deity (Spirit). Bửu Phong Quang Diệu Thần: Jewel Peak

Radiance Deity (Spirit).

Bửu Phong Tịnh Nguyệt Thiên Vương: Clear Moon on a Jewel Peak—Một trong mười Đâu Suất Thiên Vương—See Đâu Suất Thiên Vương.

Bửu Quang: Jewel Light.

  1. Tên của một ngôi chùa mới được xây dựng về sau nầy, tọa lạc trong thị xã Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa được Hội Phật Học Sa Đéc xây dựng trong thập niên 1950—Name of a recently built pagoda located in Sa Đéc town, South Vietnam. It was built in the 1950s by the Buddhist Studies Association of Sa Đéc.
  2. Tên của một ngôi chùa nổi tiếng của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, tọa lạc tại ấp Gò Dưa, xã Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây dựng từ năm 1939 đến 1940. Một nhóm Tăng Ni và cư sĩ đã trụ tại đây để phiên dịch kinh điển Pali. Cũng từ ngôi chùa nầy mà Đại Đức

Hộ Tông đã du nhập vào Việt Nam và một số chùa được ngài kiến lập như chùa Bửu Quang, Kỳ Viên. Đến năm 1957, một Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy được thành lập. Đại Đức Hộ Tông là vị Tăng Thống đầu tiên—Name of a famous Theraveda Pagoda, located in Gò Dưa hamlet, Tam Bình village, Thủ Đức district, Saigon City, South Vietnam. It was built from 1939 to 1940. A group of Vietnamese Buddhist monks and lay people have lived there and studied Hinayana, edited, translated many Pali Buddhist Canonical books into Vietnamese and established Sùng Phúc Pagoda, known as the Patriarch Theravada Temple built in Cambodia by Vietnamese. It is from this pagoda that the Theravada Sect has penetrated into Vietnam. Afterwards, other Theravada pagodas were built in Vietnam as Bửu Quang and Kỳ Viên. Up to 1957, Vietnam Theravada Buddhist Association was founded. Venerable Hộ Tông was its first chairman.

Bửu Quang Tràng Danh Xưng Thiên Vương: Jewel Light Banner Fame—Một trong mười Đao Lợi Thiên Vương—See Đao Lợi Thiên Vương.

Bửu Tạng: Jewel Matrix.

Bửu Thắng: Jewel Splendor.

Bửu Thắng Như Lai: Jewel Nature Thus Come One—Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát, phẩm thứ chín, Đức Phật dạy: “Hằng hà sa số kiếp về thuở quá khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Bửu Thắng Như Lai. Như có người nam người nữ nào được nghe danh hiệu của đức Phật đây, phát tâm quy-y với Phật trong khoảng khảy móng tay, người nầy trọn hẳn không còn thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”—According to the Earth Store Bodhisattva Sutra, Chapter 9, the Buddha taught: “In the past, as many aeons ago as there are grains of sand in the Ganges River, a Buddha named Jewel Nature Thus Come One appeared in the world. If a man or woman hears the name of this Buddha and in the space of a finger-snap decides to take refuge, that person will never retreat from the unsurpassed path. Bửu Thọ Quang Minh Vương: King of Jewel Tree Light (king of Kinnara). Bửu Tràng: Jewel Torch.