thiên trúc cửu nghi

Phật Quang Đại Từ Điển

(天竺九儀) Chín phép tắc của Thiên trúc. Tức chỉ cho 9 cách lễ bày tỏ lòng tôn kính của người Ấn độ đời xưa. Đó là: 1. Nói lời thăm hỏi ân cần. 2. Cúi đầu bày tỏ lòng tôn kính. 3. Giơ tay vái chào. 4. Chắp tay ngang ngực. 5. Co đầu gối. 6. Quì thẳng lưng. 7. Tay và đầu gối sát đất. 8. Năm ngón tay đều co lại. 9. Đầu, 2 khuỷu tay và 2 đầu gối đặt sát đất.[X. Đại đường tây vực kí Q.2]. THIÊN TRÚC DẠNG Cũng gọi Đại Phật dạng. Tiếng dùng trong kiến trúc của Nhật bản, là kiểu dáng kiến trúc được truyền đến Nhật bản vào thời đại Liêm thương. Vào thời chùa Đông đại được phục hưng, Tuấn thừa phường Trọng nguyên du nhập kiểu dáng kiến trúc mới của đời Nam Tống ở Trung quốc để xây dựng lại điện Đại Phật, đó là khởi nguồn cho Thiên trúc dạng ở Nhật bản. Thiên trúc vốn chỉ cho Ấn độ, ở đây, để phân biệt với Đường dạng(kiểu kiến trúc của Trung quốc vào đời Đường) vốn đã sớm được du nhập Nhật bản, cho nên gọi là Thiên trúc dạng, chứ thực tế thì chính là kiểu dáng kiến trúc đời Nam Tống.