thiện tai

Phật Quang Đại Từ Điển

(善哉) Phạm,Pàli:Sàdhu. Hán âm: Sa độ, Tát. Cũng gọi: Hảo, Thiện, Thiện thành, Thắng, Hoàn, Chính. Lành thay! Tức là lời khen khi hợpvới ý mình. Huyền ứng âm nghĩa quyển 17 cho rằng Tát là tiếng gọi tắt sai lầm của từ Sa độ. Ngày xưa, ở Ấn độ, trong hội nghị, khi biểu quyết1vấn đề gì, đều dùng từ ngữ này để bày tỏ sựtán thành. Đức Thích tôn, hoặc các đức Phật khác, khi tán đồng ý kiến của đệ tử, cũng nói Thiện tai! Như kinh Vô lượng thọ quyển thượng (Đại 12, 266 hạ) ghi: Phật nói: Thiện tai! A nan, điều ông hỏi rất hay!. Ngoài ra, khi tác pháp trì giới cũng dùng Thiện tai. Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma quyển 1 (Đại 24, 456 thượng) nói: Sa độ (Hán dịch: Thiện), hễ khi tác pháp, hoặc tùy thời tác bạch việc gì, đều nói Thiện tai, nếu không, sẽ phạm tộiviệt pháp. [X. phẩm Diệu âm trong kinh Pháp hoa Q.7; phẩm Tam giả trong kinh Đại phẩm bát nhã Q.2; Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma Q.8; luận Đại trí độ Q.53; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.1; Huyền ứng âm nghĩa Q.20; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.5].