thiên nhãn thông

Phật Quang Đại Từ Điển

(天眼通) Phạm: Divya-cakwur-jĩànasàksàtkriyàbhijĩà. Cũng gọi Thiên nhãn trí thông, Thiên nhãn thông chứng, Thiên nhãn trí chứng thông. Năng lực thần thông dùng thiên nhãn (mắt trời)chiếu soi rõ sắc xứ của cõi Dục và cõi Sắc, 1 trong 5 thần thông, 1 trong 6 thần thông. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 141 và luận Đại trí độ quyển 5 thì dùng 4 tĩnh lự căn bản làm chỗ nương mà chứng được nhãn căn tịnh sắc do 4 đại chủng của cõi Sắc tạo ra, gọi là Thiên nhãn. Vì nhãn căn này có năng lực soi thấy các vật xa gần, thô tế… của tự địa và trong 6 đường của hạ địa, cho nên gọilàThiên nhãn thông, lấytuệ tương ứng với nhãn thức làm thể, tính nó vô kí, thuộc vềtríthế tục hữu lậu trong 10 trí. Thiên nhãn có 2 loại là Tu đắc và Báo đắc.Ởcõi người, nhờ tu 4 thiền định mà được tịnh nhãn, gọi là Tu đắc; còn chư thiên sinh về cõi sắc mà tự được tịnh nhãn thì gọi là Báo đắc. Thiên nhãn trong Ngũ thông chỉ do Tu đắc, còn Thiên nhãn trong Ngũ nhãn thì chung cho cả Tu đắc và Báo đắc. Ngoài ra, Thiên nhãn thông còn có năng lực dẫn phát sinh tử trí; Thiên nhãn thông và Sinh tử trí cùng biết rõ trạng huống chết đây sinh kia của hữu tình nên cũng gọi là Tử sinh trí chứng (Phạm: Cyuty-upapatti-jĩànàbhijĩà), gọi tắt là Tử sinh trí thông.