thiền môn sư tư thừa tập đồ

Phật Quang Đại Từ Điển

(禪門師資承襲圖) Cũng gọi Bùi hưu thập di vấn. Tác phẩm, 1 quyển, do ngài Khuê phong Tông mật (780-841) soạn vào đời Đường, được thu vào Vạn tục tạng tập 110. Trangtrongsách này đề là: Trung hoa truyền tâm địa Thiền môn sư tư thừa tập đồ, Nội cung phụng sa môn Tông mật đáp Bùi tướng quốc vấn. Tức sách này là ngài Tông mật trả lời những câu hỏi của quan Tể tướng nhà Đường là Bùi hưu (797-870) về sự truyền thừa và ngôn giáo cạn, sâu của các phái Thiền tông ở thời kì đầu tại Trung quốc. Nội dung sách này, trước nêu Tướng quốc Bùi hưu hỏi, kếnêuThiền sư Tông mật trả lời, sau cùng đến bản văn. Bản văn không chia ra chương tiết, nhưng nay có thể chia làm 3 đoạn để khảo sát như sau:1. Trình bày về nguồn gốc các tông. 2. Nói về giáo chỉ của các tông. 3. Phê bình giáo chỉ các tông. Trong đó, phần nguồn gốc các tông có nói sơ qua sự truyền thừa của các tông như: Tông Ngưu đầu của ngài Tuệ dung (Pháp dung), Bắc tông của ngài Thần tú, Nam tông của ngài Tuệ năng, tông Hà trạch của ngài Thần hội, tông Hồng châu của ngài Đạo nhất… và chủ trương tông Hà trạch là chính thống của Thiền tông. Để thấy rõ hơn về sự truyền thừa ấy nên sách này lại nêu ra hệ phổ như sau: Đạt ma, Tuệ khả, Tăng xán, Đạo tín, Hoằng nhẫn, Tuệ năng, Thần hội, Trí như, Nam ấn, đồng thời ghi thêm đệ tử nối pháp của các nhà. Ngoài ra, sách này lược ghi giáo chỉ của Bắc tông(phụ thêm tông Tịnh chúng của ngài Vô tướng, tông Bảo đường của ngài Vô trụ), tông Hồng châu, tông Ngưu đầu và tông Hà trạch, đối với 3 tông trước có lời bình luận ngắn. Đến việc phê phán giáo chỉ thì trước hết lấy tính chất bất biến và tùy duyên để bàn về các tông, rồi tổng kết (Vạn tục 110, 43 hạ): Nếu nhận ra được minh châu là thể năng hiện thì vĩnh viễn không thay đổi(Hà trạch). Nhưng nói tối là(minh) châu (tông Hồng châu), hoặc chủ trương lìa tối tìm châu (Bắc tông) hoặc nói châu(sáng) và tối đều là không(tông Ngưu đầu), thì đều là chưa thấy châu. Lại y cứ vào sự lập nghĩa của tông Hà trạch mà bàn về đốn ngộ và tiệm tu của các tông để hiển bày ý nghĩa đốn ngộ của tông Hà trạch. [X. Pháp tập biệt hành lục tiết yếu; Thiền sư tưởng sử nghiên cứu 2 (Linh mộc Đại chuyết) – D.T.Suzuki)].