thệ

Phật Quang Đại Từ Điển

(誓) Phạm: Svabhàva hoặc Bhàva. Pàli:Sabhàva hoặcBhàva. I. Thể. Chỉ cho thực thể hoặc thể tính, là bản chất của pháp, cũng là điều kiện căn bản để pháp tồn tại. Tại Ấn độ đời xưa, học phái Số luận chủ trương thể của tất cả các pháp là một; còn phái Thắng luận thì chủ trương ngược lại là thể của tất cảcác pháp đều khác. Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng cho rằng thể củacác pháp đều khác, đều là có thật; tông Duy thức thì chủ trương tất cả các pháp có 3 tính khác nhau là Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thực và cho tính Viên thành thực là thể tính chân thật của tất cả pháp. Ngoài ra, các bộ luận như luận Thập bát không, luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính, luận Đại thừa khởi tín… thì chủ trương Chân như là thực thể của hết thảy các pháp. II. Thể. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho danh từ trước(tiền trần) của Tông(mệnh đề) trong luận thức Nhân minh. Như trong mệnh đề Âm thanh là vô thường thì âm thanh là Thể, vô thường (danh từ sau của Tông) là Nghĩa. Vì danh từ trước và danh từ sau chỉ biểu thị sự khác nhau về vị trí chứ không thể biểu thị tác dụng và sự quan hệ giữa 2 Tông y(chỗ nương của Tông thể, tức danh từ trước và danh từ sau), cho nên các học giả Nhân minh mới lập riêng tên gọi Thể và Nghĩa để nêu rõ tác dụng và mối quan hệ giữa các Tông y. Lập Tông là dùng nghĩa trong danh từ sau để nêu rõ thể của danh từ trước; như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì dùng vô thường(Nghĩa) để nêu rõ tính năng, đặc sắc của âm thanh (Thể), đồng thời cũng để phân biệt với vật khác. Thể có 3 tên là Tự tính, Hữu pháp và Sở biệt; Nghĩa cũng có 3 tên là Sai biệt, Hữu pháp và Pháp. Trong đó, tự tính và sai biệt, hữu pháp và pháp, sở biệt và năng biệt đều đối nhau, được trình bày như sau: 1. Tự tính và sai biệt: Có 3 tiêu chuẩn để phân biệt giữa tự tính và sai biệt: a. Cục thông đối: Lấy cục và thông làm tiêu chuẩn để phân biệt giữa tự tính và sai biệt. Những điều được trình bày trong danh từ trước(Tiền trần) chỉ hạn cuộc ở Tông chư không quán thông ngoài Tông, vì thế danh từ trước còn được gọi là Tự tính; còn những điều được trình bày trong danh từ sau (Hậu trần) thì thông suốtđến ngoài Tông, cho nên danh từ sau cũng được gọi làSai biệt. Tự tính chỉ hạn cuộc ở Tông, cho nên phạm vi hẹp hơn sai biệt. Như mệnh đề (Tông): Âm thanh là vô thường thì âm thanh(danh từ trước) chỉ hạn cuộc ở Tông, không quán thông đến sắc, hương… ở ngoài Tông; còn Vô thường(danh từ sau) thì không chỉ hạn cuộc ở Tông mà quán thông đến các vật khác ngoài Tông. Nghĩa là không phải chỉ có âm thanh là vô thường mà cái bàn, cái ghế… cũng có tính vô thường, cho nên phạm vi của sai biệt rộng hơn phạm vi của tự tính. Cứ theo đó thì Tự tính và Sai biệt được dùng để nêu rõ sự quan hệ Thể hẹp Nghĩa rộng. b. Tiên hậu đối: Thể(danh từ trước) là phần đầu của Tông thể mà đặc sắc và chủng loại được nói rõ trong danh từ sau, trước Thể không có danh từ nào khác, cho nên nó được gọi là Tự tính. Nghĩa(danh từ sau) là phần cuối của Tông thể, tác dụng của Nghĩa là nói rõ tính loại biệt của danh từ trước, vì thế được gọi là Sai biệt. Danh từ trước mới chỉ nói âm thanh chứ chưa nói rõ đặc sắc cũng như chủng loại của âm thanh, cho nên được gọi là Tự tính; đến khi nói ra vô thường thì đặc sắcvà chủng loại của âm thanh mới được nêu rõ ràng; vô thường trong danh từ sau đã phân biệt âm thanh trong danh từ trước từ các loại khác và cũng đặt âm thanh vào chủng loại của chính nó, cho nên danh từ sau được gọi là Sai biệt. Cứ theo đó thì mục tiêu của Tự tính và Sai biệt là nêu rõ tác dụng phân loại giữa Thể và Nghĩa. c. Ngôn hứa đối: Ngôn chỉ cho ngôn trần, tức những điều được trình bày rõ ràng qua ngôn ngữ; Hứa chỉ cho ý hứa, tức những điều ý ngầm chấp nhận(chứ không nói rõ ra bằng lời). Nhưng đứng trên quan điểm tương đối giữa Tự tính và Sai biệt mà nói thì Ngôn trần là chỉ cho những điều mà lời nói trình bày và những điều mà ý ngầm chấp nhận đã nhất trí với nhau; còn Ýhứa là chỉ cho những điều mà lời nói trình bày và những điều mà ý ngầm chấp nhận không hoàn toàn nhất trí với nhau. Ngôn trần thì trong ngoài khớp nhau nên gọi là Tự tính; Ý hứa thì trong ngoài khác nhau nên gọi là Sai biệt. Bởi vì giữa Tự tính và Sai biệt được thành lập theo Ngôn hứa đối với Tự tính và Sai biệt được thành lập theo Thông cục đối và Tiên hậu đối, tên gọi tuy giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau. Tự tính nói trong Thông cục đối và Tiên hậu đối nhất định là Thể; Sai biệt nói trong Thông cục đối và Tiên hậu đối nhất định là Nghĩa; còn Tự tính nói trong Ngôn hứa đối thì có thể là Thể, mà cũng có thể là Nghĩa, Sai biệt nói trong Ngôn hứa đối có thể là Nghĩa, mà cũng có thể là Thể. Nếu điều được trình bày trong Thể nhất trí với Ý hứa thì Thể là Tự tính, nếu không nhất trí thì Thể là Sai biệt. Còn điều được nói trong Nghĩa không nhất trí với Ý hứa thì cố nhiên là Sai biệt, nhưng, nếu nhất trí thì Nghĩa cũng là Tự tính. 2. Hữu pháp và Pháp: Danh từ trước cũng gọi là Hữu pháp, danh từ sau cũng gọi là Pháp. Pháp có 2 nghĩa: 1. Năng trì tự thể(có công năng giữ gìn được tự thể của nó). 2. Quĩ sinh tha giải(cái khuôn phép khiến người khác nhìn thấy là hiểu được), phải có đủ 2 nghĩa trên mới được gọi là Pháp. Như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì âm thanh(danh từ trước) tuy giữ gìn được tự thân, nhưng không giới hạn được việc khác, không thể từ đó có được sự hiểu biết khác; còn vô thường(danh từ sau) thì chẳng những giữ gìn được tự thân vô thường, mà còn có thể giới hạn âm thanh (danh từ trước), giúp người ta nảy sinh hiểu biết mới(tức vô thường chẳng phải là thường trụ). Do đó, danh từ sau vừa có nghĩa trì lại đủ nghĩa quĩ, nên được gọi là Pháp. Còn âm thanh(danh từ trước) tuy không là Pháp nhưng lại có thuộc tính vô thường nên gọi là Hữu pháp. Theo đó có thể nói danh từ trước là năng hữu, danh từ sau là sở hữu. 3. Sở biệt và năng biệt: Danh từ trước cũng gọi là Sở biệt, danh từ sau cũng gọi là Năng biệt. Như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì dùng vô thường để bàn về âm thanh, nêu rõ âm thanh thuộc loại vô thường và khác với loại thường trụ, cho nên âm thanh là sở biệt, vô thường là năng biệt. Tên gọi này do suy diễn theo Tiên hậu đối của Tự tính và Sai biệt mà có, chia Sai biệt thành Năng và Sở để gọi là Nghĩa và Thể.