thất chủng tự tính

Phật Quang Đại Từ Điển

(七種自性) Cũng gọi Thất chủng tính tự tính. Chỉ cho 7 tự tính của các pháp nhiễm tịnh. Đó là: 1. Tập tính tự tính (Phạm:Samudayasvabhàva), cũng gọi Tập tự tính. Nghĩa là tính gom góp thiện ác mà thành tựu các pháp nhiễm tịnh. 2. Tính tự tính (Phạm: Bhàvasvabhàva):Tính tự giữ gìn của các pháp. 3. Tướng tính tự tính (Phạm: Lakwaịa-svabhàva), cũng gọi Tướng tự tính. Nghĩa là tướng trạng của các pháp mỗi tướng đều có tính khác nhau. 4. Đại chủng tính tự tính (Phạm: Mahà-bhùta-svabhàva), cũng gọi Đại tính tự tính. Nghĩa là cái nhân làm ra tất cả sắc pháp cũng chính là cái tính riêng của mỗi chủng trong 4 đại chủng (đất, nước, lửa, gió). 5. Nhân tính tự tính (Phạm: Hetusvabhàva), cũng gọi Nhân tự tính. Chỉ cho tính của nhân gần sinh khởi các pháp. 6. Duyên tính tự tính (Phạm: Pratyaya-svabhàva), cũng gọi Duyên tự tính. Tức tính của trợ duyên giúp cho việc sinh khởi các pháp. 7. Thành tính tự tính (Phạm: Niwpatti-svabhàva), cũng gọi Thành tự tính. Chỉ cho thực tính của các pháp, tức là tâm Như lai tạng tự tính thanh tịnh thành tựu các pháp thanh tịnh. [X. kinh Lăng già a bạt đa la bảo Q.1; kinh Nhập lăng già Q.1; ăng già kinh thông nghĩa Q.1].