thất chủng sám hối tâm

Phật Quang Đại Từ Điển

(七種懺悔心) Chỉ cho 7 thứ tâm được tỏ bày lúc sám hối, đó là: 1. Sinh đại tàm quí tâm: Sinh tâm rất hổ thẹn. Nghĩa là hổ thẹn rằng mình và đức Thích ca Như lai cùng là phàm phu mà nay đức Thế tôn đã thành Phật trải qua nhiều kiếp, trong khi mình vẫn còn luân hồi sinh tử, không biết đến bao giờ mới ra khỏi.2. Sinh khủngbố tâm: Sinh tâm sợ hãi. Nghĩa là các nghiệp do thân, khẩu, ý của lũ phàm phu như ta tạo tác thường tương ứng với tội lỗi, vì nhân duyên ấy nên sau khi chết sẽ phải đọa vào các đường địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, chịu vô lượng khổ, do đó mà sinh sợ hãi. 3. Sinh yếm li tâm: Sinh tâm chán lìa. Nghĩa là lũ chúng ta trôi lăn trong sinh tử, hư giả chẳng thật, như đám bọt nước chợt nổi chợt tan, trôi chảy qua lại. Hơn nữa, thân này là do các khổ gom lại, tất cả đều nhơ nhớp, do đó mà sinh tâm chán lìa. 4. Phátbồ đềtâm: Phát tâm bồ đề. Nghĩa là muốn thành tựu thân Như lai thì phải nên phát tâm bồ đề để cứu độ chúng sinh, đối với thân mệnh và tài vật đều không sẻn tiếc. 5. Oán thân bình đẳng tâm: Coi kẻ oán người thân đều bình đẳng. Nghĩa là đối với tất cả chúng sinh khởi tâm từ bi, không có tướng mình, người, bình đẳng cứu độ, dùng tâm này để sám hối. 6. Niệm báo Phật ân tâm: Tâm nhớ nghĩ báo ân Phật. Nghĩa là Như lai đã vì chúng ta mà tu hành khổ hạnh trong vô lượng kiếp xa xưa, ân đức ấy thật khó báo đền; cho nên ngay trong đời này phải dũng mãnh tinh tiến, không tiếc thân mệnh, rộng độ chúng sinh, lên ngôi Chính giác, nên luôn nhớ nghĩ như thế. 7. Quán tội tính không: Tính chất của tội vốn không, không có thực thể, chỉ do nhân duyên điên đảo mà sinh. Quán xét như thế thì biết được tội tính xưa nay vốn không, cho nên tội cũng là không. [X. Từ bi thủy sám pháp Q.thượng].