thất chủng lễ phật

Phật Quang Đại Từ Điển

(七種禮佛) Bảy cách lễ Phật. Cứ theo phần Nghi thức bộ thứ 7 trong Pháp uyển châu lâm quyển 20 thì Tam tạng Lặcna ma đề ở TrungẤn độ truyền đến Trung quốc 7 cách lễ Phật, trong đó có đúng sai, sâu cạn khác nhau, muốn cho người ta biết 2 cách lễ ngã mạn và cầu danh trong đó là sai, còn 5 cách kia là đúng. Bảy cách lễ Phật ấy là: 1. Ngã mạn lễ: Người lễ Phật tuy thân lễ lạy nhưng trong lòng thì ngã mạn. 2. Cầu danh lễ(cũng gọi là Xướng họa lễ): Người lễ Phật chỉ vì cầu danh chứ không có tâm ân trọng. 3. Thân tâm lễ: Người lễ Phật, miệng xướng danh hiệu Phật, tâm quán tưởng tướng tốt đẹp của Phật, thân nghiệp ân cần, cung kính cúng dường, không có niệm khác. 4. Phát trí thanh tịnh lễ: Người lễ Phật, tuệ tâm sáng suốt, đạt đến cảnh giới Phật, trong ngoài thanh tịnh, rỗng suốt vô ngại, khi lễmột đức Phật tứclàlễ tất cả các Phật, lễ tất cả các Phậtchính là lễ một đức Phật, vì pháp thân chưPhậtthể vốn dung thông, cho nênhễlễ một lạy thì cùng khắp pháp giới, lễ Phật như thế, lễ pháp, lễ tăng cũng giống như thế. 5. Biến nhập pháp giới lễ: Người lễ Phật, quán xét các pháp như thân tâm của chính mình, từ xưa đến nay không lìa pháp giới, chư Phật chẳng lìa tâm ta, tâm ta chẳng lìa chư Phật, tính tướng bình đẳng, vốn không thêm bớt, nay lễ một đức Phật tức lễ khắp các đức Phật, giống như trong ngôi nhà treo trăm, nghìn tấm gương, có người đến soi gương thì gương đều hiện bóng, không tấm gương nào không soi, không hình bóng nào không hiện, chính quán như thế thì công qui về pháp giới, đức dụng thì vô biên. 6. Chính quán tu thành lễ: Người lễ Phật nhiếp tâm chính niệm, tuy đối trước thân Phật nhưng đó chính là mình lễ thân Phật trong thân của chính mình. 7. Thực tướng bình đẳng lễ: Người lễ Phật, trong chính quán vừa nói trên vẫn còn có lễ có quán, mình, người khác nhau, một lễ ở đây bây giờ là không mình không người, phàm thánh là một, lễ dụng chẳng hai.