thập vô ngại

Phật Quang Đại Từ Điển

(十無礙) I. Thập Vô Ngại. Chỉ cho 10 thứ vô ngại của thế giới hải Hoa tạng trang nghiêm nói trong phẩm Lô xá na Phật kinh Hoa nghiêm. Đó là: 1. Tình sự vô ngại: Tùy theo tình hiển hiện mà sự vượt ngoài tình. 2. Lí sự vô ngại: Tất cả đều là chân tính thì tướng trạng của cõi nước rõ ràng. 3. Tương nhập vô ngại: Một cõi Phật đầy khắp 10 phương, 10 phương vào một cõi mà không thừa. 4. Tương tức vô ngại: Vô lượng thế giới tức là một thế giới. 5. Trùng hiển vô ngại: Trong một hạt bụi thấy tất cả cõi, trong một hạt bụi của cõi ấy thấy các cõi cũng như vậy, cứ thế lớp lớp vô tận như mành lưới của trời Đế thích. 6. Chủ bạn vô ngại: Một thế giới là chủ thì tất cả thế giới là bạn, chủ và bạn không ngăn ngại nhau. 7. Thể dụng vô ngại: Một sát hải ắt có đại dụng, ứng theo cơ nói pháp. 8. Ẩn hiển vô ngại: Nhiễm tịnh ẩn hiển, dị loại ẩn hiển… là y cứ theo duyên mà quyết định. 9. Thời xứ vô ngại: Hoặc ở trong một cõi hiện ra kiếp 3 đời, hoặc ở trong một niệm hiện vô lượng cõi, như thế mà không trở ngại. 10. Thànhhoại vô ngại: Thành chính là hoại, hoại chính là thành, có năng lực hiển hiện một cách vô ngại. Sáu vô ngại trước là nói theo tự thể của cõi nước, còn4 vô ngại sau là y cứvào cái dụng mà bàn, có thể phối với Thập huyền môn. Thập vô ngại nói trên hơi khác với Thập vô ngại nói trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 11. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.3; Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.26]. II. Thập Vô Ngại. Chỉ cho 10 vô ngại của thân Phật Giá na. Đó là: 1. Dụng chu vô ngại: Trong các cõi nước nhiều như bụi, Phật hiện mây thân pháp giới, nghiệp dụng vô biên, trùm khắp tất cả. 2. Tướng biến vô ngại: Trong tất cả thế giới và vô lượng cõi Phật ở 10 phương, Phật hiện các thần biến, đều có Như lai thị hiện tướng thụ sinh, hễ hiện một tướng thì mọi tướng đều đủ, muôn đức tròn đầy. 3. Tịch dụng vô ngại: Phật thường trụ trong định là tịch(vắng lặng) nhưng vẫn không trở ngại việc lợi sinh là dụng; tức định chính là dụng, vô ngại tự tại. 4. Y khởi vô ngại: Phật tuy tịch dụng vô tâm nhưng có thể nương vào năng lực của định Hải ấn mà khởi dụng một cách vô ngại. 5. Chân ứng vô ngại: Chân là chân thân của đức Phật Giá na; Ứng là ứng thân của đức Phật Thích ca. Chân thân là thể, Ứng thân là dụng; toàn thể khởi dụng thì dụng chính là thể, cho nên Thích ca, Giá na viên dung tự tại, vốn không 2 thể. 6. Phần viên vô ngại: Phần chỉ cho các chi phần như chân tay, mắt tai, da lông…; cònViên thì chỉ cho toàn thân. Nghĩa là chi phần không ngăn ngại toàn thân; toàn thân cũng không ngăn ngại chi phần, mỗi mỗi thân phần đủ cả toàn thân. 7. Nhân quả vô ngại: Phật nhờ vào nhân tu hạnh Bồ tát mà chứng được quả Phật Giá na, có năng lực hiện khắp 10 phương, tự tại vô ngại. 8. Y chính vô ngại: Y là y báo, chỉ cho cõi nước trong đó Phật nương ở;Chính là chính báo, chỉ cho sắc thân nương ở của Phật. Nghĩa là y, chính hòa nhập vào nhau, cả 2 đều vô ngại. 9. Tiềm nhiếp vô ngại: Trí của Phật tiềm tàng trongchúng sinh giới, chính là Như lai tạng, tuy làm chúng sinh nhưng không mất tự tính. 10. Viên thông vô ngại: Phật lấy đại pháp giới làm thân, lí đều đầy đủ, sự đều dung nhiếp, không một pháp nào chẳng là thân Phật, đó chính là Pháp giới thân vân đồng nhất vô ngại. [X.Hoa nghiêm kinh sớ Q.1; Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.4]. (xt. Vô Ngại).