thập tứ vô kí

Phật Quang Đại Từ Điển

(十四無記) Cũng gọi Thập tứ bất khả kí, Thập tứ nan.Chỉ cho 14 ý kiến điên đảo mà ngoại đạo gạn hỏi nhưng không được đức Phật giải đáp, đây là Xả trí kí đáp(gác lại không trả lời) trong 4 kí đáp của Phật. Mười bốn ý kiến ấy là: 1. Thế gian là thường? 2. Thế gian là vô thường? 3. Thế gian cũng thường cũng vô thường? 4. Thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường? 5. Thế gian có biên giới? 6. Thế gian không có biên giới? 7. Thế giancũngcó biên giới cũng không có biên giới? 8. Thế gian chẳng phải có biên giới chẳng phải không có biên giới? 9. Sau khi chết, Như lai có? 10. Sau khi chết, Như lai không có? 11. Sau khi chết, Như laicũng có cũng chẳng phải có? 12. Sau khi chết, Như Laichẳng phải có chẳng phải chẳng có? 13. Mệnh(tinh thần) và thân(vật chất) là một? 14. Mệnh và thân là khác? Còn luận Đại trí độ quyển 2 thì nêu 14 điều gạn hỏi mà không trả lời như sau (Đại 25, 74 hạ): Thế giới và ngã là thường? Thế giới và ngã là vô thường? Thế giới và ngã cũng thường cũng vô thường? Thế giới và ngã cũng chẳng phải thường cũng chẳng phải vô thường? Thế giới và ngã có biên giới? Không có biên giới? Sau khi chết, có thần thức đến đời sau? Không có thần thức đến đời sau? Thân và thần thức là một? Thân và thần thức là khác?… Trên đây là nêu chung các tà chấp của ngoại đạo do những vọng kiến về thường và đoạn, một và khác mà sinh khởi; 12 câu trước thuộc về thường, đoạn, 2 câu sau thuộc một, khác. Sở dĩ đức Phật không trả lời các câu hỏi trên đây là vì 3 lí do: 1. Những sự kiện được nêu ra đều là hư vọng, không thật. 2. Các pháp chẳng phải thường có, chẳng phải đoạn diệt. 3. Mười bốn vấn đề trên là đầu mối của các cuộc biện luận, tranh cãi, là sự bàn suông, vô ích, chẳng có lợigì cho việc tu hành thoát khổ cả, vì thế đức Phật gác ra một bên, không đáp. [X. kinh A hàm Q.34; kinh Hoa nghiêm Q.21 (bản dịch mới); kinh Đại phẩm bát nhã Q.14; kinh Đại bát niết bàn Q.39 (bản Bắc); luận Câu xá Q.19, Đại thừa nghĩa chương Q.6]. Chỉ cho 14 công đức vô úy mà bồ tát Quán thế âm giúp cho chúng sinh đạt được, ghi trong kinh Lăng nghiêm quyển 6. Đó là: 1. Bất tự quán âm dĩ quán quán giả: Bất tự quán âm nghĩa là sự thấy biết không theo thanh trầnmà sinh khởi; dĩ quán quán giả nghĩa là chiếu soi lại tự tính. Không sinh khởi thấy biết thì không bị gạt; chiếu soi lại tự tính thì tất cả đều chân thực vắng lặng, không còn khổ não; cho nên giúp các chúng sinh đangchịu khổ được sự quán xét chân thực này thì liền hết khổ, đó là vô úy. 2. Tri kiến toàn phục: Ở nơi tâm gọi là tri(biết), ở nơi mắt gọi là kiến(thấy); tính nóng của tri và kiến thuộc về lửa. Nghĩa là Bồ tát có năng lực xoay chuyển tri kiến trở lại chân không, khiến cho chúng sinh dù có vào lửa thì lửa cũng không đốt được, đó là vô úy. 3. Quán thính toàn phục: Tính của quán(quánxét) và thính(lắng nghe) là động, thuộc về nước. Nghĩa là Bồ tát có năng lực xoay chuyển quán thính trở lại chân không, khiến cho chúng sinh dù bị nước cuốn cũng không chìm được, đó là vô úy. 4. Đoạn diệt vọng tưởng tâm vô sát hại: Bồ tát chứng ngộ thực tính, diệt hết vọng tưởng, phát tâm đại từ, không có ý niệm giết hại, giúp cho chúng sinh dù gặp nạn quỉ La sát thì quỉ cũng tự diệt tâm ác hại, đó là vô úy. 5. Huân văn thành văn lục căn tiêu phục đồng thanh thính: Huân tập tính nghe thuộc về tư, tư duy về âm thanh nghe được thì âm thanh không có thực tính, trở thành cái nghe chân thực; 6 căn hại người hệt như dao gươm. Sáu căn của Bồ tát đều đã tiêu diệt, trở lại chân không, tất cả trần cảnh giống như thanh thính, làm cho chúng sinh lúc đang bị hại thì dao gươm bỗng bị gãy ra từng khúc, đó là vô úy. 6. Văn huân tinh minh minh biến pháp giới: Bồ tát un đúc tính nghe thànhtính tuệ, cực kì trong sáng, chiếu khắp 10 phương, bao trùm pháp giới, bóng tối tiêu tan. Dù chúng sinh bị các Dược xoa trong bóng tối đến gần bên cạnh, nhưng tinh minh của Bồ tát có năng lực làm cho mắt Dược xoa choáng ngợp, tự không thấy được, đó là vô úy. 7. Âm tính viên tiêu quán thính phản nhập: Bị thanh trần hư vọng trói buộc không khác gì gông cùm xiềng xích, nhờ tính động, tĩnh của Bồ tát đều đã bị trừ diệt, nên quán, thính bỏ vọng về chân, giải thoát khỏi thanh trần, có năng lực giúp chúng sinh thân thể không bị trói buộc, đó là vô úy. 8. Diệt âm viên văn biến sinh từ lực: Bồ tát tiêu diệt âm thanh, viên thành văn tuệ, nhờ đó sức từ bi trùm khắp, có năng lực mang lại lợi ích lớn khiến chúng sinh được an vui, cho dù chúng sinh đang đi trên đườnghiểm, gặp giặc cướp thì cũng không làm hại được, đó là vô úy. 9. Huân văn li trần sắc bất năng kiếp: Bồ tát dùng tư tuệ để huân tập nghe thành tính, lìa các vọng trần, không bị sắc trần cướp đoạt, có năng lực làm cho tất cản người có tính đa dâm không sinh tham muốn, đó là vô úy. 10. Thuần âm vô trần căn cảnh viên dung: Tính âm thanh của Bồ tát thuần tịnh, lìa các vọng trần, căn cảnh hòa nhập vào nhau, viên dung vô ngại, có năng lực làm cho những người ôm lòng phẫn hận không sinh bực tức, đó là vô úy. 11. Tiêu trần toàn minh: Bồ tát tiêu trừ tối tăm bụi bặm, trở lại tính sáng, có năng lực làm cho những người ngu độn không có thiện tâm, xa lìa si ám, đó là vô úy. 12. Dung hình phục minh: Hình tướng dung thông thì chướng ngại trừ diệt, trở về tính nghe thì tính nghe chân thực, cho nên đi vào thế gian mà không hoại tướng thế gian, có năng lực biến khắp 10 phương, cúng dường chư Phật nhiều như bụi nhỏ, làm pháp tử thừa kế Chính pháp của các Ngài, đó là vô úy. 13. Lục căn viên thông minh chiếu vô nhị: Sáu căn của Bồ tát viên dung, thông suốt vô ngại, bao hàm pháp giới, như gương tròn lớn, chiếu sáng không hai, nhờ đó có khả năng thừathuận pháp môn, lãnh nhận không để mất, đó là vô úy. 14. Ngã nhất danh dữ lục thập nhị hằng hà sa danh đẳng vô hữu dị: Bồ tát đã được viên thông chân thực, có năng lực làm cho người thụ trì danh hiệu của mình, cùng vớingười thụ trì danh hiệu của vô số Bồ tát, được công đức bằng nhau không khác, đó là vô úy.