thập trụ

Phật Quang Đại Từ Điển

(十住) Cũng gọi Thập địa trụ, Thập pháp trụ, Thập giải. Quá trình tu hành của Bồ tát được chia làm 52 giai vị, trong đó, từ giai vị 11 đến 20 thuộc Trụ vị, gọi là Thập trụ. Đó là: 1. Sơ phát tâm trụ(cũng gọi Ba lam kì đâu ba bồ tát pháp trụ, Phát ý trụ): Hàng Thượng tiến phần thiện căn dùng phương tiện chân chính phát khởi tâm Thập tín, tin thờ Tam bảo, thường trụ trong 8 vạn 4 nghìn Bát nhã ba la mật, thụ trì tu tập tất cả hạnh, tất cả pháp môn, thường khởi tín tâm, không sinh tà kiến, không phạm Thập trọng, Ngũ nghịch, Bát đảo, không sinh vào nơi có tai nạn, thường được gặp Phật pháp, học rộng, nhiều trí tuệ, cầu nhiều phương tiện, mới nhập không giới, trụ nơi giai vị không tính, đồng thời, dùng không lí trí tâm tu tập giáo pháp của cổ Phật, trong tâm sinh ra tất cả công đức. 2. Trị địa trụ(cũng gọi A xà phù bồ tát pháp trụ, Trì địa trụ): Thường theo tâm không, làm thanh tịnh 8 vạn 4 nghìn pháp môn, tâm Bồ tát trong sáng, giống như trong lưu li hiện vàng ròng; vì lấy diệu tâm mới phát làm Địa để tu tập nên gọi là Trì địa trụ. 3. Tu hành trụ(cũng gọi Du a xàbồ tát pháp trụ, Ứng hành trụ): Trí tuệ của Phát tâm trụ và Trị địa trụ ở trước đều đã sáng tỏ, cho nên dạo khắp 10 phương mà không bị ngăn ngại. 4. Sinh quí trụ(cũng gọi Xà ma kì bồ tát pháp trụ): Nhờ diệu hạnh ở trước thầm hợp với diệu lí, đã sinh vào nhà Phật làm con bậc Pháp vương; tức hạnh đồng với Phật, chịu ảnh hưởng khí phần của Phật, như thân trung ấm tự tìm cha mẹ, cả hai thầm hợp, nhập vào chủng tính Như lai. 5. Phương tiện cụ túc trụ(cũng gọi Ba du tambát bồ tát pháp trụ, Tuthành trụ): Tu tập vô lượng thiện căn, lợi mình lợi người, đầy đủ phương tiện, tướng mạo vẹn toàn. 6. Chính tâm trụ(cũng gọi A kì tam bát bồ tát pháp trụ, Hành đăng trụ): Nghĩa là thành tựu Bát nhã thứ 6, cho nên chẳng những chỉ có tướng mạo mà cả tâm cũng đồng với Phật. 7. Bất thoái trụ(cũng gọi A duy việt trí bồ tát pháp trụ, Bất thoái chuyển trụ): Nghĩa là đã vào cảnh giới vô sinh rốt ráo không, tâm thường tu hạnh không, vô tướng, vô nguyện, thân tâm hòa hợp, mỗi ngày một tăng trưởng. 8. Đồng chân trụ(cũng gọi Cưu ma la phù đồng nambồ tát pháp trụ): Nghĩa là từ khi phát tâm trở đi, trước sau không sụt lùi, không khởi tà ma phá hoại tâmbồ đề, đến đây thì 10 thân linh tướng của Phật cùng lúc đầy đủ. 9. Pháp vương tử trụ(cũnggọiDu la xà bồ tát pháp trụ, Liễu sinh trụ): Từ Sơ phát tâm trụ đến Sinh quí trụ gọi là Nhập thánh thai; từ Phương tiện cụ túc trụ đến Đồng chân trụ gọi là Trưởng dưỡng thánh thai; đến Pháp vương tử trụ này thì hình tướng đã đầy đủ, liền ra khỏi thai, giống như từ trong giáo pháp của Phật vương sinh ra hiểu biết mới tiếp nối được ngôi vị của Phật. 10. Quán đính trụ(cũng gọi A duy nhan bồ tát pháp trụ, Bổ xứ trụ): Bồ tát đã là con của Phật, có khả năng gánh vác việc Phật, cho nên Phật đem nước trí tuệ rưới lên đầu (quán đính) Bồ tát, giống như việc quán đính lên ngôi của vị Vương tử dòng Sát đế lợi.VịBồ tát đã đến Quán đính trụ thì có 3 tướng đặc biệt là: a. Độ chúng sinh: Nghĩa là có khả năng tu hành thành tựu 10 thứ trí, độ được các chúng sinh. b. Vào được cảnh giới rất sâu xa mà tất cả chúng sinh cho đến hàng Bồ tát Pháp vương tử trụ cũng không thể tính lường được. c. Học rộng 10 thứ trí, rõ biết tất cả pháp. [X. phẩm Bồ tát thập trụ trong kinh Hoa nghiêm Q.8 (bản dịch cũ); phẩm Thập địa trong kinh Bồ tát bản nghiệp; phẩm Thích nghĩa trong kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.hạ; kinh Thập trụ đoạn kết Q.1- 4; Đại thừa nghĩa chương Q.14].