thập trí

Phật Quang Đại Từ Điển

(十智) Phạm:Daza jĩànàni. I. Thập Trí. Chỉ cho 10 trí được phân biệt theo tính chất hữu lậu, vô lậu. Đó là: 1. Thế tục trí(Phạm:Saôvftì-jĩàna): Trí thường chấp vào các cảnh thế tục gọi chung làHữu lậu tuệ. 2. Pháp trí (Phạm: Dharma-jĩàna): Trí vô lậu duyên theo lí Tứ đế ở cõi Dục, đoạn trừ các phiền não cõi Dục. 3. Loại trí(Phạm:Anvaya-jĩàna): Trí vô lậu theoPháp trí mà phát sinh, duyên theo lí Tứ đế ở cõi Sắc, cõi Vô sắc và đoạn trừ phiền não của các cõi này. 4. Khổ trí(Phạm: Du#kha-jĩàna). 5. Tập trí (Phạm: Samudaya-jĩàna). 6. Diệt trí(Phạm:Nirodha-jĩàna). 7. Đạo trí(Phạm:Màrga-jĩàna). Bốn trí này theo thứ tự đoạn trừ phiền não của Tứ đế. 8. Tha tâm trí (Phạm: Para-cittajĩàna): Trí biết rõ tâm, tâm sở hiện tại của cõi Dục, cõi Sắc và tâm, tâm sở vô lậu.9. Tận trí(Phạm:Kwaya-jĩàna): Trí tuệ của bậc Thánh ở giai vị Vô học, biết rõ rằng ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo, là trí vô lậu sinh cùng lúc với Đắc của lậu tận. 10. Vô sinh trí (Phạm: Anutpàdajĩàna): Trí tuệ của bậc Thánh ở giai vị Vô học biết ta đã biết khổ, không còn gì để biết; ta đã đoạn tập, không còn gì để đoạn; ta đã chứng diệt, không còn gì để chứng; ta đã tu đạo, không còn gì để tu, là trí vô lậu sinh cùng lúc với Đắc của phi trạch diệt. Kinh Đại bát nhã quyển 489, ngoài 10 trí trên đây còn nêu thêm Như thuyết trí, cộng chung là 11 trí. Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tướng như thuyết của tất cả pháp, thì chính là trí Nhất thiết tướng của Như lai, gọi là Như thuyết trí. [X. luận Câu xá Q.26]. II. Thập Trí. Chỉ cho 10 trí mà hàng Bồ tát Quán đính trụ trong Thập trụ đạt được. Đó là: 1. Trí làm rúng động tất cả vô lượng thế giới. 2. Trícónăng lực chiếu sáng vô lượng thế giới. 3. Trí có khả năng trụ trì vô lượng thế giới.4. Trí có năng lựcđidạo khắp vô lượng thế giới. 5. Trí có khả năng nghiêm trang thanh tịnh vô lượng thế giới. 6. Trí biết rõ tâm hành của vô lượng chúng sinh. 7. Trí biết rõ chỗ tùy tâm hành của chúng sinh. 8. Trí biết rõ căn cơ của vô lượng chúng sinh.9. Trí có năng lực phương tiện độ tất cả vô lượng chúng sinh. 10. Trí có năng lực điều phục hết vô lượng chúng sinh. Trong 10 trí trên thì 5 trí đầu biết rõ thế giới một cách vô ngại, một là tùy tâm xoay chuyển, hai là ánh sáng soi rọi rõ biết, ba là nguyện đẳng trụ trì, bốn là tự tại vào khắp các cõi, năm là đến đâu cũng đều trang nghiêm. Ba trí kế là trí biết tâm hành của chúng sinh, một là biết tâm, hai là biết cảnh của tâm sở hành, ba là biết căn hải. Hai trí sau cùng là trí truyền pháp, một là tùy theo căn cơ mà nói pháp, hai là diệt hoặc thành đức, gọi là Điều phục. [X. phẩm Bồ tát thập trụ trong kinh Hoa nghiêm Q.8 (bản dịch cũ); Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.5]. III. Thập Trí. Chỉ cho 10 trí mà hàng Bồ tát Quán đính trụ trong Thập trụ tu học ở Thắng tiến phần được nói trong kinh Hoa nghiêm quyển 16 (bản dịch mới). Đó là: 1. Tam thếtrí: Trí đối với các pháp trong 3 đời đều thông suốt rõ biết. 2. Phật pháp trí: Trí rõ biết tự tính các pháp, khéo xuất thế gian, hiện các uy nghi, thuyết pháp độ sinh. 3. Pháp giới vô ngại trí: Trí biết rõ tất cả chúng sinh vốn sẵn đủ thể của pháp giới, sự lí dung thông, tính phần giao thoa, không ngăn ngại lẫn nhau. 4. Pháp giới vô biên trí: Trí biết các pháp sắc, tâm của chúng sinh chính là pháp giới, đầy khắp tất cả thế gian, không có ngằn mé.5. Sung mãn nhất thiết thế giới trí: Trí Như lai từ trong định phát khởi diệu dụng rộng lớn, trùm khắp thế gian, chiếu soi tất cả. 6. Phổ chiếu nhất thiết thế gian trí: Đại trí tuệ của Như lai soi sáng khắp vô lượng thế giới. 7. Trụ trìnhất thiết thế giới trí: Trí Như lai có đại thần lực, giữ gìn thế giới, biết rõ căn khí lớn nhỏ của hết thảy chúng sinh để hóa độ. 8. Tri nhất thiết chúng sinh trí: Trí Như lai biết rõ nhân duyên thiện ác của hết thảy chúng sinh được Như lai hóa độ. 9. Tri nhất thiết pháp trí: Trí Như lai đã biết rõ các chúng sinh được hóa độ(sở hóa), cũng lại biết rõ các pháp hóa độ(năng hóa).10. Tri vô biên chư Phật trí: Trí Như lai biết rõ các việc vô biên chư Phật xuất hiện nơi thế gian và thuyết pháp hóa độ hết thảy chúng sinh. IV. Thập Trí. Chỉ cho 10 trí được ghi trong phẩm Bồ tát thập trụ kinh Hoa nghiêm quyển 8 (bản dịch cũ), đó là: 1. Tam thếtrí. 2. Nhất thiết Phật pháp trí. 3. Pháp giới vô chướng ngại trí. 4. Pháp giới vô lượng vô biên trí. 5. Sung mãn nhất thiết thế giới trí. 6. Phổ chiếu nhất thiết thế giới trí. 7. Năng trì nhất thiết thế giới trí. 8. Phân biệt nhất thiết chúng sinh trí. 9. Nhất thiết chủng trí. 10. Phật trí vô lượng vô biên trí. Ngoài ra, phẩm Thập trụ còn liệt kê 10 trí từ Vô ngại trí cho đến Vô thoái trí và 10 trí từ Thị xứ phi xứ trí cho đến Tam thế lậu tận trí. Phẩm Lô xá na Phật kinh Hoa nghiêm quyển 3 (bản dịch cũ) cũng liệt kê 10 trí từ Nhập vô lượng vô biên pháp giới trí cho đến Nhất thiết chư Phật âm thanh trí và 10 trí từ Nhất thiết thế giới hải thành bại thanh tịnh trí cho đến Như lai chủng chủng tự tại trí. [X. phẩm Thập địa kinh Hoa nghiêm Q.24 (bản dịch cũ); kinh Bồ tát bản nghiệp; Hoa nghiêm kinh sớ Q.17; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.5].