thập huyền đàm

Phật Quang Đại Từ Điển

(十玄談) Tác phẩm, 1 quyển, do Thiền sư Đồng an Thường sát soạn vào đời Đường, được thu vào Cảnh đức truyền đăng lục quyển 29 và Liên đăng hội yếu quyển 30. Nội dung nói về yếu chỉ của tông môn và chỉ ra con đường quan trọng mà người học phải đi theo. Sách được viết theo thể kệ tụng 7 chữ, chia làm 10 chương, tức 10 Huyền, đó là: Tâm ấn, Tổ ý, Huyền cơ, Trần dị, Phật giáo, Hoàn hương khúc, Phá hoàn hương khúc, Hồi cơ, Chuyển vị và Chính vị tiền. Nhưng theo sự sai khác của bản in Cảnh đức truyền đăng lục (Tổ đình sự uyển, bản đời Tống, bản Cao li, bản chùa Thiên ninh, bản đời Nguyên, bản đời Minh) thì tên gọi Thập huyền có hơi khác. Như bản đời Tống không có Tổ ý, Chuyển vị, bản đời Nguyên gọi Phật giáo là Diễn giáo… Về các bản chú thíchsáchnày thì có: -Thập huyền đàm chú, do ngài Tuyết sầm người Triều tiên soạn. -Thập huyền đàm giả danh chú, do ngài Chỉ nguyệt Tuệ ấn soạn.