thập giới đồ

Phật Quang Đại Từ Điển

(十界圖) Cũng gọi Thậpphápgiới đồ. Chỉ cho tranh vẽ chung cảnh giới 4 Thánh và 6 đường. Bức vẽ được trình bày như sau: Trong một vòng tròn lớn vẽ 10 vòng tròn nhỏ, trong mỗi vòng tròn nhỏ vẽ 10 cõi theo thứ tự Phật, Bồ tát… Ở trung tâm củavòng tròn lớn vẽ một vòng tròn, trong vòng tròn này vẽ chữ Tâm ( ) biểu thị nghĩa 10 cõi chỉ do một tâm tạo ra. Vòng tròn vẽ các cõi này là căn cứ vào bức vẽ Ngũ thú sinh tử luân trong Hữu bộ tì nại da quyển 34 mà diễn rộng ra. Tại Nhật bản, ngoài Thập giới đồ vẽ chung 10 cõi, còn có các bức vẽ riêng mỗi cõi. Như bức tranh Thập giới được cất giữ ở chùa Lai nghinh tại Nhật bản, nguyên do vẽ bức tranh này là khi Thiên hoàng Viên dung xem Vãng sinh yếu tập, ông rất cảm động, bèn ban sắc cho ngài Nguyên tín vẽ sự tướng của 2 cõi Tịnh độ và Uế độ, tất cả có 30 bức. Trong đó, 15 bức Tứ thánh đồ đã bị binh lửa thiêu hủy, nay còn 15 bức Lục đạo giới đồ. Tức 4 bức vẽ 4 địa ngục Đẳng hoạt, Hắc thằng, Chúng hợp, A tị, 3 bức vẽ 3 đường ngã quỉ, súc sinh, A tu la, 4 bức vẽ về cõi người như bất tịnh tướng, khổ tướng, vô thường tướng… và 1 bức vẽ cõi trời, cộng tất cả 12 bức, thành bức vẽ chung về 6 đường. Thêm 2 bức tranh về sự tích kinh Thí dụ, kinh Ưu bà tắc giới và 1 bức vẽ điện vua Diêm ma cộng chung là 15 bức. Thuyết khác cho rằng tương truyền tranh này do Cự thế Kim cương vẽ, là tác phẩm đại biểu cho trường phái tả thực ở thời đại Liêm thương.