thập chủng tam pháp

Phật Quang Đại Từ Điển

(十種三法) Chỉ cho 10 loại Ba pháp, đó là: Ba đạo (hoặc, nghiệp, khổ), Ba thức(Am ma la thức, A lê da thức, A đà na thức), Ba Phật tính (Chính nhân Phật tính, Liễu nhân Phật tính, Duyên nhân Phật tính), Ba Bát nhã(Thực tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhã, Văn tự bát nhã), Ba bồ đề(Thực tướng bồ đề, Thực trí bồ đề, Phương tiện bồ đề), Ba Đại thừa(Lí đại thừa,Tùy đại thừa, Đắc đại thừa), Ba thân (Pháp thân, Báo thân, Ứng thân), Ba Niết bàn (Tính tịnh niết bàn, Viên tịnh niết bàn, Phương tiện niết bàn), Ba ngôi báu(Phật, Pháp, Tăng), Ba đức(Pháp thân đức, Giải thoát đức, Bát nhã đức). Trong các kinh luận, có rất nhiều trường hợp nói về 3 pháp, căn cứ vào 10 loại 3 pháp liệt kê ở trên để thuyết minh thủy chung của nhân quả, nếu lấy vô minh làm đầu thì theo thứ tự từ 3 đạo cho đến 3 đức; nếu lấy pháp tính làm đầu thì thứ tự sẽ ngược lại là từ 3 đức cho đến 3 đạo. Trong Pháp hoa huyền nghĩa quyển 5, hạ, ngài Trí khải đem 3 quĩ là Chân tính, Quán chiếu và Tư thành phối hợp với 10 loại 3 pháp, chẳng hạn như Pháp thân phối với Chân tính quĩ, Bát nhã phối với Quán chiếu quĩ, Giải thoát phối với Tư thành quĩ. Cứ theo đó thì các loại 3 pháp, tên khác nhau mà nghĩa thì giống nhau. Lại cứ theo Kim quang minh huyền nghĩa quyển thượng thì 10 loại 3 pháp về mặt không gian có vô hạn ý nghĩa, trong 1 loại 3 pháp đồng thời có đủ 9 loại 3 pháp kia. Còn về mặt thời gian thì phối hợp với 3 vị: Bản hữu(3 đạo, 3 thức), Đương hữu(3 thức, 3 ngôi báu) và Hiện hữu(6 loại 3 pháp kia).