thập bát không

Phật Quang Đại Từ Điển

(十八空) Phạm:Awỉàdaza-zùnyatà#. Mười tám thứ không được lập ra để phá các loại tà kiến. Đó là: 1. Nội không (Phạm: Adhyàtma- zùnyatà): Chỉ cho 6 chỗ bên trong như mắt… không có ngã, ngã sở và không có các pháp như mắt… 2. Ngoại không (Phạm: Bahirdhàzùnyatà): Chỉ cho 6 chỗ bên ngoài như sắc… không có ngã, ngã sở và các pháp như sắc… 3. Nội ngoại không (Phạm: Adhyàtma-bahirdhà-zùnyatà): Tức nói chung 12 chỗ trong và ngoài như 6 căn, 6 cảnh không có ngã, ngã sở và không có các pháp như 6 căn, 6 cảnh… 4. Không không (Phạm: Zùnyatàzùnyatà): Không bị vướng mắc vào 3 không nói trên. 5. Đại không (Phạm:Mahà-zùnyatà): Tức các thế giới trong 10 phương không có tướng định phương vị đây kia, xưa nay. 6. Đệ nhất nghĩa không (Phạm: Paramàrtha-zùnyatà), cũng gọi Thắng nghĩa không, Chân thực không. Tức lìa các pháp ra thì không có thực tướng Đệ nhất nghĩa đế nào khác, không chấp trước thực tướng. 7. Hữu vi không (Phạm: Saôskftazùnyatà): Tức pháp do nhân duyên sinh ra và pháp tướng của nhân duyên đều không. 8. Vô vi không (Phạm: Asaôskftazùnyatà): Không bám dính vào pháp niết bàn.9. Tất cánh không (Phạm: Atyantazùnyatà), cũng gọi Chí cánh không. Tức dùng hữu vi không, vô vi không phá tất cả pháp, rốt ráo không còn gì. 10. Vô thủy không (Phạm: Anavaràgra-zùnyatà), cũng gọi Vô hạn không, vô tế không, Vô tiền hậu không. Tức tất cả pháp tuy sinh khởi từ vô thủy nhưng cũng xa lìa tướng chấp thủ đối với pháp này(pháp vô thủy). 11. Tán không (Phạm: Anavakarazùnyatà), cũng gọi Tán vô tán không, Bất xả không, Bất xả li không. Tức các pháp chỉ do giả hòa hợp mà có, cho nên rốt cuộc thì không có tướng chia lìa tan diệt. 12. Tính không (Phạm: Prakftizùnyatà), cũng gọi Bản tính không, Phật tính không. Tức tự tính các pháp là không. 13. Tự tướng không (Phạm: Svalakwaịa-zùnyatà), cũng gọi Tự cộng tướng không, Tướng không. Tức tướng tổng biệt, đồng dị của các pháp đều không. 14. Chư pháp không (Phạm: Sarvadharma-zùnyatà), cũng gọi Nhất thiết pháp không. Tức tất cả pháp uẩn, xứ, giới… tự tướng bất định, lìa tướng chấp thủ. 15. Bất khả đắc không (Phạm: Anupalambha-zùnyatà), cũng gọi Vô sở hữu không. Tức trong các pháp do nhân duyên sinh, không có ngã và pháp. 16. Vô pháp không (Phạm: Abhàvazùnyatà), cũng gọi Vô tính không, Phi hữu không. Tức nếu các pháp đã hoại diệt thì không có tự tính, các pháp vị lai cũng vậy. 17. Hữu pháp không (Phạm: Svabhàva-zùnyatà), cũng gọi Tự tính không, Phi hữu tính không. Tức các pháp chỉdo nhân duyên mà có, cho nên cái có ở hiện tại tức chẳng phải có thật. 18. Vô pháp hữu pháp không (Phạm: Abhàva-svabhàva-zùnyatà), cũng gọi Vô tính tự tính không. Tức hết thảy pháp sinh diệt và pháp vô vi trong 3 đời đều không có thật. [X. phẩm Tựa trong kinh Đại phẩm Bát nhã Q.1; kinh Phóng quang bát nhã Q.1; kinh Quang tán bát nhã Q.1; kinh Đại bát nhã Q.479; 480; kinh Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa Q.thượng; luận Đại trí độ Q.31].