thành tựu

Phật Quang Đại Từ Điển

(成就) I. Thành Tựu. Phạm: Samanvàgana. Pàli: Samannàgama. Đã được một cái gì đó và hiện tại vẫn còn tiếp tục chưa mất, là 1 trong các loại Đắc(được). Đây là giáo nghĩa của Thuyết nhất thiết hữu bộ. Nhưng các Luận sư trong Hữu bộ cũng có vị chủ trương thuyết khác. Theo luận Câu xá quyển 4 thì Thành tựu và Hoạch đều thuộc về một trong các thứ Đắc. Chưa được hoặc đã mất mà nay được, gọi là Hoạch; đã được mà đến nay vẫn còn tiếp tục không mất, gọi là Thành tựu. Nhưng luận Đại tì bà sa quyển 157 thì cho rằng đắc, hoạch và thành tựu chỉ là khác âm thôi, chứ nghĩa thì đồng. Lại theo luận Đại tì bà sa quyển 162 thì có 7 thuyết về sự khác nhau giữa Đắc và Thành tựu như Chưa được mà được gọi là Đắc, đã được mà được gọi là Thành tựu, Mới được mà được gọi là Đắc; được rồi vẫn tiếp tục gọi là Thành tựu. [X. luận Thuận chính lí Q.12; luận A tì đạt ma hiển tông Q.6; Câu xá luận quang kí Q.4]. (xt. Đắc). II. Thành Tựu. Phạm, Pàli: Saôpanna. Nghĩa là đầy đủ, sở hữu, chi phối. Tức đầy đủ 7 thứ quí báu hoặc giới, định, tuệ và được tự tại đối với các thứ đó, gọi là Thành tựu. Hoặc chỉ cho sự hoàn thành chí nguyện. Mật giáo cho rằng Thành tựu là do dịch ý của từ Tất địa (Phạm:Sidhi). [X. kinh Thành tựu giới trong kinh Trung a hàm Q.5; phẩm Chuyển luân Thánh vương trong kinh Trường a hàm Q.18; kinh A di đà; luận Câu xá Q.4]. III. Thành Tựu. TứcSàdhaịà, tên của một tác phẩm nổi tiếngcủa Ấn độ. Đề mục phụ của sách này là Realization of Life(Hiệnthực cuộc sống), do nhà Văn học, nhà Tư tưởng người Ấn độ thời cận đại là Thái qua nhĩ (Rabindranath, Tagore, 1861-1941) soạn. Sách này do thu góp các bản thảo diễn giảng nhiều lần tại trường đại học Harvard, Hoa kì, vào năm 1913 mà thành. Nội dung sách này bao gồm 8 thiên: Mối quan hệ giữa cá nhân và vũ trụ,Ýthức về linh hồn, Vấn đề cái ác,Vấn đề tự ngã, Sự thực hiện cái đẹp vàSự thực hiện cái vô hạn. Những điều chủ yếu mà tác phẩm nhấn mạnh là: 1. Nền văn hóa đô thị phương Tây đã tạo ra sự đối lập giữa người và ta, giữa người và thiên nhiên; còn văn hóa Ấn độ thì sản sinh ý thức nhất thể dung hợp giữa con người và thiên nhiên. Thế giới hiện tượng tuy thiên sai vạn biệt, nhưng chân lí thì chỉ có một; con người chỉ cần thể ngộ được cái một ấy thì liền hiểu rõ hết tất cả. 2. Bi kịch của kiếp sống con người là do những điều kiện hữu hạn mà lại mong muốn đạt đến kết quả của thế giới vô hạn, vì thế cần phải thể hiện chân lí xả bỏ tất cả để được tất cả trong Áo nghĩa thư. Sự xả bỏ tự ngã mà đức Phật nói giống như nhờ dầu cạn dần mà đèn được sáng. Giải thoátchínhlà từ trong xiềng xích ngu si và tham dục mà thoát ra. Trong tác phẩm tràn đầy nhiệt tình và líluậnphục hưng tinh thần Ấn độ. [X. A. Tagore Reader, 1961, by Maemillan].