thanh tự kinh quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(清字經館) Nơi phiên dịch Đại tạng kinh Phật giáo sang tiếng Mãn châu. Cứ theo Khiếu đình tục lục quyển 1, vào năm Càn long 37 (1772) đời Thanh, vua Nhân tông cho rằng Đại tạng kinh Phật giáo đã được phiên dịch thành tiếng Tây tạng, tiếng Hán, tiếng Mông cổ…, nhưng Thiền ngộ sâu thẳm, các kệ chú trong tạng kinh Hán dịch tuy có thay bằng phiên thiết, nhưng vẫn không thể hiện được ý chỉ kín nhiệm, còn tiếng Mãn châu thì văn ý rõ ràng, thông suốt, lại có thể chứng được Tam muội, vì thế thiết lập Thanh Tự Kinh Quán ở phía trong cửa Tây hoa, ban sắc giao cho Quốc sư Chương gia trông coi tổng quát công việc này với sự phụ tá của chư tăng như Đạt thiên, Liên phiệt… Ròng rã hơn 10 năm, Đại tạng kinh được hoàn thành, đầy đủ 4 thứ tiếng (Hán, Mãn, Mông, Tạng). Bản khắc gỗ lúc đầu được cất giữ trong quán. Về sau, Thanh tự kinh quán đổi làm Thực Lục Quán, cho nên các bản gỗ ấy mới được dời về lầuNgũ phượng. (xt. Tứ Thể Tự Kinh Điển).