thanh tịnh pháp hành kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(清淨法行經) Kinh, 1 quyển, nay đã thất truyền nên không rõđượcnội dung. Cứ theo truyền thuyết thì kinh này rất nổi tiếng vì cho rằng các ngài Lão tử, Khổng tử và Nhan hồi là thân Ứng hóa của ngài Đại ca diếp. Lại theo Quảng hoằng minh tập quyển 8 thì thuyết Phái khiển Tam thánh (sai phái 3 vị Thánh) trong luận Nhị giáo của ngài Đạo an đời Hậu Chu, luận Phá tà quyển thượng của ngài Pháp lâm, Duy ma kinh huyền sớ quyển 1 và Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 6 phần 3, đều cho thấy đã thừa kế từkinh này, do đó ta có thể xét biết thuyết này đã thịnh hành vào thời Nam Bắc triều ở Trung quốc. Có lẽ đã do sự thay đổi của thời đại hoặc văn kinh mà các nhân vật của Phật giáo được ghi trong kinh luận và các nhân vật của Nho gia, Đạo gia mà các vị ấy ứng hóa ra có hơi khác nhau. Như luận Nhị giáo cho rằng ngài Lão tử là sự ứng sinh của ngài Ma ha ca diếp, ngài Khổng tử là sự ứng sinh của bồ tát Nhođồng, ngài Nhan hồi là sự ứng sinh của bồ tát Quang tịnh. Còn Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết thì chủ trương Lão tử là sự ứng hóa của ngài Ca diếp, Khổng tử là sự ứng hóa của bồ tát Quang tịnh và Nhan hồi là sự ứng hóa của bồ tát Nguyệt quang. Theo sự khảo chứng của các học giả thì kinh này là ngụy tạo, được soạn ra nhằm đối lại với kinh Lão tử hóa Hồ do quan Tế tửu đời Tây Tấn là Vương phù soạn. Kinh Thanh tịnh pháp hành này có lẽ đã được soạn vào khoảng đời Lương trở về trước. [X. Lịch đại tam bảo kỉ Q.12, 13; luận Biện chính Q.5, 6; Xuất tam tạng kí tập Q.4].