thanh tịnh đạo luận

Phật Quang Đại Từ Điển

(清淨道論) Pàli: Visuddhimagga. Luận, 3 quyển, do vị Cao tăng Ấn độ là Phật âm (Phạm:Buddhaghosa) soạn vào thế kỉ V, được thu vào Đại tạng kinh phương Nam tập 62 đến 64. Đây là bộ luận trọng yếu của Thượng tọa bộ thuộc Phật giáo Nam truyền. Thời gần đây, học giả Nhật bản là ông Thủy dã Hoằng nguyên đã dịch ra tiếng Nhật (1937-1940). Tháng 5 năm 1958, ông Diệp quân (Liễu tham) dịch ra tiếng Trung quốc và xuất bản. Toàn sách gồm 23 phẩm, giải thích một cách có hệ thống về giáo nghĩa của Thượng tọa bộ, thứ tự tổ chức và nộidung cũng giống như luận Giải thoát đạo, nhưng trong đó lại có xen lẫn quan điểm phản bác luận ấy. Tác phẩm này trình bày theo thứ tự Giới, Định, Tuệ. Phẩm 1,2 nói về Giới; phẩm 3 đến 13 nói về Định, đồng thời phân tích tỉ mỉ một loạt phương pháp tu tập; từ phẩm 14 đến phẩm 23 nói về Tuệ, trong đó, từ phẩm 14 đến phẩm 17 chủ yếu trình bày về 5 uẩn, 4 đế, 8 chính đạo, 12 nhân duyên…, đồng thời nói khái quát về 3 tướng Vô thường, khổ, vô ngã. Đầu sách cũng như cuối sách trình bày về lí do soạn thuật và kết luận rằng Giới, Định, Tuệ là con đường dẫn đến Niết bàn thanh tịnh. Đây là bộ luận có giá trị rất cao đối với Phật giáo Nam truyền, nội dung với hình thức một bộ Bách khoa toàn thư có thể sánh với luận Đại tì bà sa của Thượng tọa hữu bộ. Ngoài ra, sách chú thích bộ luận này có: Chấn đế khuông (Pàli:Paramatthamaĩjusà), cũng gọi Đại chú (Mahà-ỉìkà), do ngài Đạt ma ba la (Pàli:Dhammapàla) soạn. [X. ThePàli Literature of Ceylon, 1928, byMalalasekera; Vimutimagga and Visuddhimagga, Poona, 1937, by P.V.Bapat; Giải thoát đạo luận dữ Thanh tịnh đạo luận chi tỉ giảo nghiên cứu (Thủy dã Hoằng nguyên, Phật giáo nghiên cứu Q.3, số 2)]. (xt. Nam Truyền Phật Giáo).