thắng phật đỉnh

Phật Quang Đại Từ Điển

(勝佛頂) Phạm: Jayowịìwa. Tạng: Rgyal-ba#i-gtsug-tor. Hán âm: Dục ô sắc ni sái. Cũng gọi Thắng đính luân vương, Thắng Phật đính chuyển luân. Vị tôn ngồi ở ngôi thứ 2 phía dưới đức Trung tôn Thích ca mâu ni trong viện Thích ca trên Hiện đồ mạn đồ la Thai tạng giới của Mật giáo, là 1 trong 5 vị Phật đính, 1 trong 8 vị Phật đính. Phẩm Cụ duyên, phẩm Bí mật mạn đồ la trong kinh Đại nhật, Mạn đồ la do A xà lê Thiện vô úy truyền, Thai tạng đồ tượng,Thai tạng cựu đồ dạng… đều cho rằng vị tôn này là quyến thuộc của đức Phật Thích ca. Trong các Mạn đồ la Phật đính như kinh Đại diệu kim cương, Tôn thắng Phật đính quĩ, kinh Nhất tự Phật đính luân vương… đều có nêu bày vị tôn này. Vì vị tôn này đã đoạn trừ gốc rễ vô minh, diệt hết nguồn của Ngũ trụ nhị tử, cho nên Niết bàn mà vị tôn này chứng ngộ được là Niết bàn hoàn toàn vắng lặng của Như lai, khác xa với niết bàn tịch tĩnh của Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác, vì thế gọi là Thắng Phật đính. Mật hiệu của vị tôn này là Đại tôn kim cương, Vô tỉ kim cương. Về hình tượng của vị tôn này thì các kinh quĩ nói có khác nhau. Cứ theo sự miêu tả trong Thai tạng hiện đồ và Thai tạng đồ tượng thì thân vị tôn này màu vàng, hình tướng Bồ tát, ngồi kết già trên hoa sen đỏ, tay phải cầm hoa sen búp, tay trái nắm lại thành quyền, cầm hoa sen nở, trên hoa dựng 1 thanh kiếm chung quanh phát ra ánh lửa, mặt xoay về bên phải. Chủng tử là (zaô) biểu thị đức Niết bàn vắng lặng, hình Tam muội da là kiếm trên hoa sen, hoặc dao trên hoa sen, hoặc hình báu trên hoa sen. Theo phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật thì ấn khế của vị tôn này là Hư tâm hợp chưởng (chắp tay để rỗng ở giữa), ngón cái và ngón trỏ của 2 tay chấm đầu vào nhau, tức là Đao ấn, Đại tuệ đao ấn. Cứ theo Tứ bộ nghi quĩ thì chân ngôn của vị tôn này là: Nam ma tam mạn đa bột đà nam (Qui mệnh phổ biến chư Phật) thiêm (zaô, chủng tử) nhạ dục ô sắc ni sái (jayowịìwa, Thắng Phật đính) sa phạ hạ (svàhà). Nhưng Nhất tự đính luân vương quĩ thì chép là: Na mạc tam mạn đa bột đà nam a bát la để ha đa (apratihata, bất hoại, vô gián đoạn) xá sa na nam (wasananàm, sát lục) án (oô) nhập phạ la (jvala, quang minh) nhạ du sắt ni sa (jayowịìwa, Thắng Phật đính) sa phạ hạ (svàhà). [X. kinh Bất không quyên sách Q.9; kinh Nhất tự Phật đính luân vương Q.4; Đại nhật kinh sớ Q.10].