thần thông tự

Phật Quang Đại Từ Điển

(神通寺) Chùa ở cách huyện Tế nam, tỉnh Sơn đông, Trung quốc, khoảng 46km, về phía đông nam. Vào niên hiệu Hoằng thủy năm đầu (351) đời Tiền Tần, ngài Tăng lãng dời đến núi Thái sơn, kết giao với ẩn sĩ Trương trung. Không bao lâu, vua nhà Tần là Phù kiên ban chiếu vời Trương trung, Trương trung vâng mệnh về kinh, nhưng đến núi Hoa âm thì qua đời. Ngài Tăng lãng bèn cất tinh xá, làm thạch thất trong núi Côn luân thuộc hang Kim dư ở phía tây bắc Thái sơn, với vài mươi ngôi nhà trong ngoài, có hơn 100 người nghe tiếng tăm đến ở. Phù kiên, Mộ dung đức, Hiếu vũ đế nhà Tấn… đều kính ngưỡng đức hạnh của ngài Tăng lãng, Phù kiên muốn thỉnh sư, nhưng sư đều từ tạ không đi. Về sau, Mộ dung đức nhân danh là vua Đông Tề cấp cho sưthuế tô của 2 huyện, tiếng tăm của sư càng lừng lẫy. Người đương thời gọi hang núi Kim dư là Lãng công cốc(hang núi ông Lãng), gọi chùa là Lãng công cốc sơn tự. Thời Bắc Chu, chùa bị phá hủy, đến đời Tùy được xây dựng lại, đổi tên là Thần thông tự. Năm Trinh quán 15 (641), ngài Nghĩa tịnh được 7 tuổi, từng ở chùa này thị giả các ngài Thiện ngộ và Tuệ trí, được các ngài dạy dỗ. Về sau, sự thay đổi của chùa như thế nào thì không rõ, còn hiện nay đã hoang vắng, nhưng những di vật thời xưa thì còn rất nhiều, như tháp 4 mặt, tháp Lãng công, các tháp mộ của các vị Trụ trì qua các đời Kim, Nguyên và các bia Nguyên, Minh. Trong đó, tháp 4 mặt bằng đá được kiến trúc vào năm Vũ định thứ 2 (544) đời Đông Ngụy chỉ kém Thạch khuyết kiến trúc bằng đá vào đời Hán. Tháp Lãng công thường được gọi là tháp Long hổ, 4 mặt của cây trụ trong ruột tháp có khắc tượng Phật, có thuyết cho rằng tháp được kiến trúc vào thời Trung Đường, có thuyết lại nói vào cuối đời Đường. Còn trên sườn núi cheo leo lưng chừng núi ở mé tây chùa có Thiên Phật Nhai, khắc vài trăm pho tượng Phật bằng đá lớn nhỏ, là những tác phẩm khoảng đầu đời Đường. Lại có tượng Phậtdo vị tăng tên là Tháp bốn mặt ở chùa Thần Thông Tháp Lãng Công chùa Thần Thông Minh đức khắc tạo, trên có bài minh được khắc vào khoảng năm Trinh quán đời Đường. So với hang đá ở cácnúi Vân cương, Long môn, Thiên long… thì hang đá ở đây ít bị tổn hại hơn, rất được các thức giả kính trọng. [X. Lương cao tăng truyện Q.5; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Thái sơn chí; China Phật giáo sử tích bình giải Q.1].